====
Con gà , con chó, con mèo và trâu bò là những người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Vì 85% dân chúng Việt Nam sống về nghề nông, trâu bò trở thành công cụ sản xuất.
Một số những người khác không phải là nông dân, hoặc là vì quá nghèo nên không nuôi trâu bò. Nhưng tuyệt đại đa số đều nuôi chóùmèo và gà.Mỗi loại gia súc đều có nhiệm vụ riêng:
Chó giữ nhà, mèo bắt chuột
Chó giữ nhà, gà gáy sáng
Trong bài này, chúng tôi chú trọng đến vai trò con gà trong đời sống Việt Nam.
Tổng quát, con gà là hình tượng, là âm thanh của quê hương. Đi đến một làng , một bản xa, nghe tiếng gà gáy tức làta sắp đến một nơi đông đúc dân chúng cư ngụ. Tiếng gà gáy, và tiếng chó sủa tiêu biểu cho sức sống của một làng, một xóm, một xã. Đa số chúng ta đều rời bỏ làng xóm lên thành phố học hành và làm việc, do đó mà chúng ta xa thiên nhiên. Chúng ta không có cơ hội nhìn dòng sông trôi, hay lên khe suối tắm mát. Chúng taít cóthời gian nhìn cánh đồng lúa chạy dài đến chân trời và nghe tiếng chó sủa và gà gáy trong thôn xóm. Nếu ta đi đến một nơi, hoàn toàn im vắng, không có tiếng gà gáy, tiếng chó sủa và tiếng chim ca, thì hãy đề phòng. Có thể nơi đó đang có chiến tranh, thần chết đang lởn vởn, hay một biến cố nào sắp xảy ra. . .
Con gà rất ích lợi, rất cần thiết cho con người.
Ích lợi thứ nhất là đo thời gian. Ngày xưa chúng ta chưa có đồng hồ. Chúng ta lấy mặt trời làm tiêu chuẩn thời gian. Mặt trời mọc một cây sào. Mặt trời đứng bóng. Mặt trời sắp lặn. Người ta còn dùng tiếng gà gáy để đo thời gian. Tiếng gà gáy sáng. Tiếng gà gáy trưa. Tiếng gà gáy chiều. Tiếng gà gáy nhiều nhất là lúc vừa sáng tức canh năm, khoảng năm ,sáu giờ sáng, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, là lúc mọi người phải thức dậy để làm việc.
Ích lợi thứ hai là cúng giỗ. Đa số dân ta có tục thờ tổ tiên, lấy ngày cha mẹ, ông bà mất làm ngày giỗ. Người ta nuôi gà là để cúng giỗ. Ít nhất cũng có mâm xôi, con gà. Bậc huynh trưởng có nhiệm vụ lo thờ tự, lo cỗ bàn trong ngày giỗ. Anh chị em, con cháu mỗi nhà góp phần một mâm xôi, một con gà. Triều Nguyễn muốn phong tục giản kiệm, nên ra lệnh cúng giỗ chỉ có xôi và thịt. Nhà giàu hoặc giỗ lớn ( tức giỗ họ đại tông tại nhà thờ lớn) con cháu đông, có thể thịt heo hoặc bò, còn giỗ nhỏ, thường là thịt gà. Luộc một con gà, để nguyên con ( cóø đầu, cánh) để lên trên một mâm xôi tròn. Cúng thần ở đình làng nhiều khi cũng cúng xôi gà.
Ich lợi thứ ba là kinh tế. Con gà cũng là kinh tế gia đình. Nhà khá hơn thỉ nuôi heo, nhất là nuôi heo nái. Một mẹ sinh năm sáu heo con, có thể bán kiếm lời. Nguời ít vốn hơn thì nuôi gà. MộÄt con gà cho chín mười trứng. Trước là vui cửa vui nhà, sau bán gà con kiếm lời chút đỉnh. Nuôi gà hay nuôi heo cũng là cách bỏ ống. Nuôi heo tốn tiền mua cám tấm cho heo, nhưng nhà nông thì cần nhất là nuôi heo lấy phân trồng lúa khoai , rau .
Trong mục đích kinh tế, người ta nuôi gà để lầy thịt. Ở thôn quê ngàyxưa, người ta ít ăn thịt. Thỉnh thoảng ngày giỗ, ngày Tết mới ăn thịt gà, thịt heo, còn quanh năm rau dưa, cà mắm.
Trong kháng chiến và trong xã hội chủ nghĩa, chính phủ cộng sản ra lệnh tăng năng xuất, bắt dân chúng làm ruộng hai mùa, phá rừng khai hoang và nuôi gà, nuôi heo. Ai ăn trứng gà, ai giết gà vịt đều bị kết tội phá hoại sản xuất. Thành thử có con gà, muốn cúng giỗ hay ăn thịt phải giết trộm. Đi chợ mua thịt gà, thit heo cũng phải giấu diếm, đừng để người ngoài biết, họ sẽ đem ta ra thôn xã hoặc cơ quan phê bình hoang phiù và phá hoại chính sách tăng gia sản xuất của đảng và nhà nước. Chỉ ăn thịt một con gà mà bị phê bình là phá hoại chính sách, là phản quốc, là đáng bị xử tử!
Ích lợi thứ tư là giải trí. Người ta còn nuôi gà để đá. Ngày xưa, có nhiều người say mê đá gà mà hết cảđiền sản. Nhưng đa số ở thôn quê chỉ là đá chơi như là đá dế, đácá lia thia. Chỉ là những thú vui của tuổi ấu thơ. Chỉ là những dịp tập họp vui đùa một cách ngây thơ và hạnh phúc củatuổi trẻ Việt Nam ngày xưa.
Ich lợïi thứ năm là y học. Y học cổ truyền dùng gà con với thuốc để bó gãy xương.
Nuôi gàcũng vui mà cũng mệt vì gà vào phóng uế bừa bãi trong nhà ngoài sân, và gà thường bươi cào làm chết các cây hoa và vườn rau. Một đàn gà mười con cuối cùng chỉ còn vài con vì bị bệnh, bị chồn, hoặc diều hâu bằt mất. Trên tầng trời cao xanh ngất, một vài con diều bay lượn thong dong, thực ra là đang săn mồi. Chúng nó đang theo dõi đàn gà con ở dưới đất. Bỗng một con diều hâu lao xuống, một tiếng gà con thét lên. Gà mẹ vội vàng chạy tới nhưng con gà con đã bị con diều hâu quặp chặt bay lên cao. Diều hâu ân cần săn đuổi gà con như là hình ảnh chàng theo đuổi nàng:
Có gà, diều mới lượn vành,
Có em, anh mới xây quanh chốn này!
Ở thành phố còn có nạn mèo và chuột cống bắt gà con. Tiếng gà con chinh chích là một kích thích lớn đối với mèo và chuột. Gà còn phá các ruộng lúa. Thôn quê người ta thường chửi nhau vì gà sang hàng xóm quấy phá. Thôn quê còn có nạn trộm gà. Người tachửi nhau, thù nhau vì một con gà.
Người Việt Nam dùng hết các bộ phận con gà. Thịt đễ ăn, lông gà để làm chổi. làm quạt. Chân gà để xem bói.
Thịt gà thuộc loại thịt trắng rất tốt. Thịt gàcũng như thịt heo, thịt bò dễ ăn, không như thịt trâu dai, thịt cừu hôi, và thịt rắn có mùi khét. . . Thịt gà thì được dùng nhiều cách. Luộc, chiên,hấp, nướng đều tốt.Ngoài ra, người ta làm phở gà, hoặc phở bò gà, miến gà, bún thang. . . cũng ngon. Ngày nay, có hai loại gà. Một loại gà thả rong ( gà vườn, gà quê) thịt chắc, ăn ngon. Và loại gà thủ công nghiệp, nhốt trong chuồng trại, gà nhiều thịt nhưng bệu, không ngon bằng gà vườn. Có người chê gà vườn xương nhiều, ốm nhách, ăn không ngon bằng gà Mỹ!
Aên thịt gà, người xưa cho rằng " Nhất phao câu, nhì đầu cánh" hoặc "" Nhất bì, nhì cốt" nghĩa là ngon nhất là da, ngon nhì là xương. Clinton tỏ ra sành ăn khi ăn thịt gà ông ăn cả da chứ không bỏ da, bỏ mỡ như dân Bắc Mỹ! Dân miền Bắc và Trung ít ăn trứng gà.HọÏ để gà đẻ trứng và cho nở thành con. Dân Nam thích ăn trứng gà, nhất là trứng vịt lộn, gà lộn. Chịu ảnh hưởng văn minh Pháp, cái món ăn gà ốp- la ăn với bánh mì trong buổi sáng đã phổ biến ở Sài gòn
Dân miền Nam, như dân Long Xuyên, gặp khách quý, nhất là khách nhậu thì mời đầu, cổ và cánh. Còn khách thường thì mời thịt. Dân Bắc chặt thịt gà thành từng miếng đặt vào đĩa trông vuông vích đẹp mắt. Người Trung và Nam thường xé phay để nấu cháo hoặïc cho con nít ăn vì bị mắc xương gà dễ chết như chơi, không thầy nào chữa kịp! Nửa khuya, anh em, bạn bè tụ họp, làm nồi cháo gà thì ngon tuyệt!
Aên thịt ga øthường là ăn chung với lá chanh non thái mỏng, chấm với nước mắm hay muối vắt thêm múi chanh. Nấu cháo gà, làm gỏi gà hay gà xé phay thường trộn rau răm! Người Việt có câu ca dao về hết hợp thịt với rau như sau:
Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn, mua hành cho tôi!
Con chó khóc đứng khóc ngồi,
Mẹ ơi đi chơ ïmua tôi đồng riềng!
Tại sao không nói thịt gà với rau răm?
Con gà trống là hình ảnh một chiến sĩ anh dũng và đa tình. Con gà trống trông rất hùng dũng, lông nhiều màu sắc như là mang một bộ giáp trụ rực rỡ củacác vị tướng ngày xưa. Không bao giờ gà trống chịu sống cô đơn. Nếu vườn nhà không có mái nào thì chú gà trống phải đi sang hàng xóm tìm bạn tri âm. Khi bắt được miếng ngon, gà trống nhường cho nàng và kêu gọi rối rít. Ai cũng khen bồ câu hòa bình làsai lầm. Bồ câu độc tài và tham ăn. Bồ câu đàn áp phụ nữ và không biết mời bạn gái ăn uống. Bồ câu không biết galant và dụ dỗ như gà!Thực phẩm chính của gà cũng như của dê cừu trâu bò la øngũ cốc và rau quả ( nghĩa là chúng hoàn toàn ăn chay trọn đời ) thế mà gà cũng như trâu bò, dê cừu vẫn khoái tranh đấu và dâm dục!Tuy nhiên, gà, trâu bò không sắt máu và tàn bạo như cọp, beo và bò rừng!
Gà mái biểu tượng cho mẹ hiền. Nhìn con gà mẹ xoe øcánh che chở mưa nắng và ấp ủ cho con thơ và dương lông cánh cự với chó mèo và diều hâu, ta thấy được tất cả lòng can đảm và hy sinh nhẫn nại của người mẹ hiền!
Gà đã đi vào văn chương văn thế giới và văn chương Việt Nam.
Trong kho tàng truyện cổ châu Âu, mà nguồn gốc dường như là châu Á, có truyện gà đẻ trứng vàng. Một nông dân nuôi được một con gà rất quý, mỗi ngày nó đẻ cho anh một trứng bằng vàng. Anh nổi lòng tham, muốn tiến nhanh tiến mạnh trên đường giàu sang nên bắt gà làm thịt để lấy hết kho vàng trong bụng con gà. Than ôi, con gà chết, mà trứng thì còn non, chưa hóa thành vàng!
Theo La Fontaine, gà trống là một kẻ xấu, tham danh háo thắng và ưa nịnh. Một hôm, con chồn đói meo, thấy chú gà trống đậu trên cành tre, miệng ngậm miếng bánh thơm phức. Chồn bèn lại gần, kiếm lời tâng bốc gà trống.
Chao ôi, bộ lông của chú đẹp quá. Giọng hát của chú lại tuyệt vời! Chú thật là thanh sắc vẹn toàn! Chú vui lòng biểu diễn cho tôi nghe một bài được không?
Gà khoái chí, nhắm tít mắt và há mỏ hát. Miếng bánh rơi xuống đất, con chồn mgoạm miếng bánh, chào con gà và bỏ đi!
Đông Châu Liệt Quốc kể truyện Mạnh Thường Quân hiếu khách, trong nhà thường nuôi ba bốn ngàn tân khách, đủ hạng sang hèn. Sau, Mạnh Thường Quân lãnh sứ mạng của vua Tề sang Tần làm sứ giả. Vua Tần thấy Mạnh Thường Quân tài giỏi theo lời tả hữu muốn giết đi. Kinh Dương Quân báo tin cho Mạnh Thường Quân. Mạnh Thường Quân đem tân khách trốn qua cửa Hàm Cốc, nhưng đêm khuya, cửa thành còn đóng chặt. Bọn tùy tùng có kẻ giả tiếng gà gáy, khiến cho gà trong thành theo nhau mà gáy ran. Lính canh tưởng là trời đã sáng nên vội mở cửa thành. Mạnh Thường Quân và đòan tùy tòng thoát được ra ngoài.
Trong văn chương Việt Nam, có nhiều hình ảnh của con gà. Đó là hình ảnh chùa Thiên Mụ:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Canh gàø ở đây là tiếng gà gáy trong canh khuya ( đêm năm canh, ngày sáu khắc) ở Thọ Xương chứ không phải chicken soup đâu!
Ngàyxưa, người con trai phải đến nhà gái làm rể. Ban đêm chàng và nàng hẹn hò nhau. Cô gái dặn:
Chuột kêu rúc rích trong rương,
Anh đi cho khéo kẻo đụng giường mẹ nghe.
Nhưng ban đêm trong bóng tối, anh đụng giường em vợ. Cô em cất tiếng hỏi:
Nửa đêm gà gáy o o,
Hỡi người quân tử anh mò đi đâu?
Và đây là chuyện Xã hội chủ nghĩa. Gia đình trò Năm nuôi được ba con gà lớn và năm con gà con. Cộng là 8 con gà.Trò Năm báo cáo: nuôi được 8 con gà.Chi Tư và anh Ba mỗi người cũng báo cáo nuôi được 8 con gà. Cha của trò Năm làm việc ở xã, cũng báo cáo nuôi được 8 con gà. Tổng cộng bốn người nuôi dược 32 con gà! Đó là báo cáo của xã hội chủ nghĩa!
Sau khi chia ruộng đất cho dân nghèo được mấy tháng, đảng bèn lập hợp tác xã, nghĩa làlấy lại ruộng, tiêu diệt tư hữu, bắt mọi người phải làm chung, ăn chung, đảng làm chủ, còn tất cả chỉ là nông nô. Cộng sản bao giờ cũng mưu mánh. Họ xúi dục nông dân giết hại nhau, cưỡng bách nhau dưới danh từ dân chuû, thiểu số phục tùng đa số á. Trong buổi họp đầu tiên, cộng sản vận động góp ruộng đất vào HợÏp Tác xã. Không ai dám phản đối. Buổi thứ hai, góp trâu bò vào Hợp tác xã. Không ai dám phản đối. Tư Ròm tích cực nhất giơ cả hai tay đồng ý đưa trâu bò vào Hợp Tác xã. Hôm thứ ba, họp để vận động đưa gà vịt vào Hợp Tác xã. Tư Ròm cương quyết phản đối. Sau buổi họp, các bạn bè xúm lại hỏi Tư Ròm:
Hôm qua anh đồng ý đưa trâu bò vào Hợp Tác xã, sao hôm nay lại không chịu đem gà vịt vào?
Tư Ròm đáp:
Trâu bò là của người khác nên tôi đồng ý dễ dàng. Còn gà vịt là của tôi, làm sao tôi chịu đem vào Hợp tác xã!
Trước 1945, Ngô Tất Tố là một nhà nho, đỗ cử nhân Hán học, lại có tư tưởng xã hội. Ông viết Tắt Đèn, Việc Làng nhằm tố cáo tục ăn uống và tục mua quan bán tước ở thôn quê. Sau 1945, ông theo kháng chiến. Năm 1954-1955, ông bị đấu tố mà chết trong chính sách cải cách ruộng đất. Trong quyển Việc Làng, ông kể việc nuôi gà rất ư là công phu để cúng thần. Khi cúng thần xong, một con gà được chia ra 83 phần, 13 mâm cỗ, mỗi phần được cắm vào một cái tăm! Nghĩa làmỗi người được một miếng thịt bao gồm ruột, gan, xương không bằng một đốt lóng tay! Tội nghiệp cho dân ta, cho các cụ quan viên trong làng ngày xưa ăn uống quá kham khổ, đạm bạc, thế mà còn bị tố cáo đủ thứ tội, chả bù cho các đồng chí xã thôn tỉnh huyện ngày nay, sẵn lúa gạo trong kho, sẵn tiền bạc công ty, một bữa nhậu tốn hàng chục triệu bạc!
Năm nay ất dậu. Từ lâu người ta tin vào sấm Trạng Trình:
Mã đề dương cước anh hùng tận,
Thân dậu niên lai kiến thái bình.
Cách đây gần 10 năm, tôi đã nghiên cứu các lời tiên tri của thánh nhân Việt Nam, và đăng trên Đối Lực, với kết luận năm 2005 Việt Nam sẽ thật sự thái bình.
Thật vậy, năm canh ngọ (1990) và tân mùi (1991ø Liên Xô và ĐôngÂu sụp đổ là điều chứng tỏ các vị anh hùng tận số rồi. Cái râu ria Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba cũng sẽ dũ sổ thôi. Lúc nào? Nhiều người nói.: Thân dậu nào mới được chứ? Thưa rằng thân dậu sau khi Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng chết:
Khi nao đá nổi lông chìm,
Đồng khô, Hồ cạn, búa liềm ra tro.
Thực tế chính trị cũng cho biết ngày nay các nhà tranh đấu càng ngày càng mạnh. Nội bộ cộng sản chia rẽ thành phe Võ Nguyên Giáp và phe Lê Đức Anh. Cuộc đấu tranh ngày càng quyệt liệt, đưa đến việc tiêu trừ chủ nghĩa cộng sản, bọn tham quan ô lại và bọn bán nước.
Chúng ta hãy lắng nghe tiếng gà gáy sáng, báo hiệu đêm tối cộng sản sắp tàn lụi và bình minh dân tộc sẽ bừng sáng trong năm ất dậu (2005).
====
No comments:
Post a Comment