Saturday, October 30, 2010

MỸ & ASEAN

VOA * Ngoại trưởng Clinton nói Mỹ có vai trò trong an ninh Đông Á

Tại Hội nghị Cấp cao Đông Á vừa diễn ra sáng hôm nay tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nêu lên trách nhiệm và quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ an ninh khu vực. Từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, Tấn Chương có bài tường trình chi tiết sau đây.

Secretary of State Hillary Clinton observe the signing ceremony between Vietnam Airlines and Boeing in Hanoi.
Hình: Tấn Chương - VOA

Ngoại trưởng Hillary Clinton của Hòa Kỳ tại lễ ký hợp đồng chuyển đổi B787-9 giữa Vietnam Airlines với hãng Boeing tại Hà Nội, ngày 29 tháng 10, 2010.

Chia sẻ

Tin liên hệ

Hội nghị Cấp cao Đông Á diễn ra trong bối cảnh tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở vùng Đảo Senkaku/Ngư Đài giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên căng thẳng, cũng như tình hình tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa giữa Bắc Kinh với Hà Nội và một số nước khác trong khu vực.

Ngoại trưởng Hillary Clinton của Hòa Kỳ đến dự Hội nghị Cấp cao Đông Á sáng nay với tư cách là khách mời đặc biệt của hội nghị. Vị khách mời này cũng có một tiếng nói đặc biệt được các bên có liên quan trong những tranh chấp lãnh hải vừa nêu nóng lòng muốn lắng nghe.

Bà Clinton nói: “An ninh biển là một lãnh vực mà tất cả chúng ta đều hưởng lợi bằng cách hợp tác chặt chẽ với nhau. Hoa kỳ cùng với tất cả mọi quốc gia xem quyền tự do đi lại và hoạt động thương mại trên biển không hạn chế là một quyền lợi quốc gia. Khi xảy ra tranh chấp biên giới lãnh hải, chúng tôi cam kết giải quyết các tranh chấp trong hòa hoãn dựa theo thông lệ quốc tế.

Liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa, chúng tôi rất phấn khởi với những bước hành động mới đây của Trung Quốc tham gia thảo luận với các nước ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử có tính bắt buộc và chính thức hơn.”

Việc thủ tướng của Trung Quốc và Nhật Bản không gặp nhau bên lề hội nghị ASEAN vào chiều tối hôm qua khiến cho dư luận cảm thấy bầu không khí quan hệ giữa hai nước thêm phần căng thẳng. Trả lời các phóng viên báo chí hồi chiều nay, Ngoại trưởng Clinton lập lại quan điểm của Hoa Kỳ phải bảo vệ đồng minh Nhật Bản.

Bà Clinton nói: “Về vần đề dãy đảo Senkaku, Hoa Kỳ không đưa ra quan điểm về chủ quyền, nhưng chúng tôi đã nêu rõ rằng dãy đảo này nằm trong khuôn khổ trách nhiệm của hiệp ước song phương của chúng tôi, trách nhiệm của chúng tôi bảo vệ Nhật Bản. Chúng tôi khuyến khích Nhật Bản và Trung Quốc mưu tìm một giải pháp hòa bình cho bất cứ bất đồng nào trong chuyện này cũng như bất cứ vấn đề nào khác. Chúng tôi cũng đề nghị với cả hai bên rằng Hoa Kỳ rất sẵng lòng đứng ra chủ trì một tiền trình đàm phán ba bên để ngoại trưởng của ba nước có thể ngồi lại đàm phán với nhau về hàng loạt vấn đề.”


Ngoại trưởng Clinton cũng nhắc lại rằng việc tham gia diễn đàn khu vực này cho thấy Hoa Kỳ chú trọng đến quan hệ với Việt Nam và khu vực.

Bà Clinton nói: “Như một số quý vị cũng biết, đây là chuyến thăm Hà Nội lần thứ hai của tôi trong năm nay. Và đó là một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng mà Hoa Kỳ đặt ra đối với Việt Nam, Đông Nam Á và toàn bộ khu vực Đông Á.”

Ngoại trưởng Clinton cũng lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực phải giữ một vai trò tích cực trong việc đối phó với mối đe dọa từ các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và Iran, cũng như việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, và tiền trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/hanoi-report-chuong-106370654.html

RFA * Chủ đề biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN
2010-10-30

Việt Nam đang chủ trì các hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước khác trong khu vực cùng với sự có mặt của Hoa Kỳ và Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

AFP PHOTO / Na Son Nguyen / POOL

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) hội đàm cùng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội ngày 30/10/2010.

Biển Đông luôn là chủ đề nóng được mang ra thảo luận tại các hội nghị này. Chủ đề biển Đông đang được các nước bàn thảo ra sao tại các buổi họp ở Hà Nội trong những ngày qua?

Các nước đã đạt được thỏa thuận chung gì liên quan đến biển Đông tại các hội nghị này? Ngọc Trân có bài tường trình.

Phải giải quyết trong hòa bình

Khác với Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng được tổ chức tại Hà Nội cách đây hơn hai tuần, chủ đề biển Đông đã được các nước đưa ra thảo luận tại các cuộc họp thượng đỉnh ở Hà Nội trong tuần qua.

Nỗ lực của chúng tôi là để bảo đảm hòa bình, ổn định trên Biển Đông trước tiên, giải pháp hòa bình này thông qua đối thoại và ngoại giao giữa các nước.

Ô. Marty Natalegawa

Mặc dù Indonesia là nước không có tranh chấp trên biển Đông, thế nhưng nước này đã lên tiếng phản đối thái độ hiếu chiến của Trung Quốc qua việc tranh chấp với các nước trong khu vực. Hồi tháng Bảy vừa qua, Indonesia đã gửi công hàm phản đối bản đồ “lưỡi bò” của Trung Quốc bao trùm khắp biển Đông, cũng như các tuyên bố gần đây cho thấy Indonesia ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa, trên cơ sở đa phương.

Tại cuộc họp báo ở Hà Nội hôm thứ Tư vừa qua, ông Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Indonesia nói rằng, chính phủ nước ông muốn thấy hòa bình và ổn định trên biển Đông, cũng như các vùng biển khác trong khu vực, và vì thế bất kỳ cuộc xung đột nào đều phải được giải quyết thông qua đối thoại.

Ông nói: “Nỗ lực của chúng tôi là để bảo đảm hòa bình, ổn định trên Biển Đông trước tiên, giải pháp hòa bình này thông qua đối thoại và ngoại giao giữa các nước có tuyên bố chủ quyền tài phán trên biển Đông”.

Ông Natalegawa cho biết, các cuộc hội đàm giữa các nước ASEAN và các nước khác, trong đó có Trung Quốc hôm thứ Năm vừa qua, các bên đã tập trung thảo luận những vấn đề khu vực, như các tuyên bố chồng lấn trên biển Đông.

Ngoại trưởng Indonesia cũng đã nêu lên lập trường của nước này về biển Đông như sau:


Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng (trái) chúc rượu lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các nước đối tác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga , Hàn Quốc và Australia tại Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO / POOL / BARBAR
Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng (trái) chúc rượu lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN và các nước đối tác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga , Hàn Quốc và Australia tại Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO / POOL / BARBARA WALTON.


“Không nên có chỗ cho chính trị vũ lực và chính sách ngoại giao pháo hạm. Tất cả phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình…Chúng ta nhận ra rằng, hòa bình và ổn định trong khu vực là quý giá và do đó các tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình, phải được giải quyết thông qua ngoại giao và phải được giải quyết theo quy định của luật pháp quốc tế”.


Ngược lại với ý kiến của Ngoại trưởng Indonesia, ông Hun Sen, Thủ tướng Cambodia phản đối việc quốc tế hóa biển Đông. Theo tin từ Tân Hoa xã cho biết, hôm thứ Năm, ông Hun Sen đã nói với ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc rằng, chính phủ Campuchia không ủng hộ vấn đề quốc tế hóa hay đa phương hóa biển Đông.


Ông Hun Sen nhấn mạnh rằng các bên có liên quan nên sử dụng các cơ chế hiện có để giải quyết vấn đề biển Đông, thông qua tham vấn và không gây áp lực với Trung Quốc bằng cách liên minh với Hoa Kỳ hay Nhật Bản.


Giải quyết bằng tình hữu nghị?
Các ngoại trưởng ASEAN muốn thấy cuộc thảo luận về các nguyên tắc hướng về phía trước.
TS. Surin Pitsuwan

Cũng theo tin từ Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp gỡ giữa ông Ôn Gia Bảo, với ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, hôm thứ Năm tại Hà Nội, ông Ôn kêu gọi xử lý đúng đắn vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Ông Ôn nói rằng, xử lý đúng đắn vấn đề biển Đông là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển ổn định và bền vững trong quan hệ Việt – Trung.


Thủ tướng Trung Quốc lưu ý, hai nước Việt – Trung đã thành lập một cơ chế đàm phán để giải quyết vấn đề, ông hy vọng hai nước sẽ thảo luận và ký một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản, hướng dẫn việc giải quyết các vấn đề trên biển trong thời gian sớm nhất.


Ông Ôn Gia Bảo cũng nói thêm, tình hữu nghị và hợp tác là vấn đề chi phối mối quan hệ Việt – Trung kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ cách đây 60 năm. Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc sẽ duy trì các mối quan hệ cấp cao với Việt Nam, thiết lập một đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước, và tăng cường tham vấn giữa các bộ, ngành nhằm gia tăng sự tin cậy lẫn nhau, giải quyết các tranh chấp một cách thích hợp để thúc đẩy lợi ích chung.


Ông Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với các ý kiến trên của ông Ôn Gia Bảo và nói rằng, Việt Nam coi trọng việc thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, và đó cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.


Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) lắng nghe bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (trên màn hình) cùng với các đại biểu khác tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 13 công ba, tại Hà Nội ngày 29 tháng 10

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) lắng nghe bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (trên màn hình) cùng với các đại biểu khác tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 13 công ba, tại Hà Nội ngày 29 tháng 10 năm 2010. AFP PHOTO / POOL / Satoru Iizuka.



Thủ tướng Việt Nam cho biết, Việt Nam sẽ duy trì các chuyến thăm cấp cao và giao lưu hữu nghị ở mọi cấp với Trung Quốc, gia tăng sự tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị giữa hai nước, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng như các vấn đề trong khu vực, và đóng góp tích cực vào hòa bình và phát triển chung ở khu vực Đông Á.
Hướng tới bộ quy tắc ứng xử

Ngoài việc nêu quan điểm của các nước, các cuộc họp lần này cũng đã đề cập đến việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử (CoC) trên biển Đông. Tiến sĩ Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN, nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng, các nước ASEAN sẽ có cuộc họp với Trung Quốc vào tháng 12 để chuẩn bị cho bộ quy tắc ứng xử nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các bên trên biển Đông.


Ông Pitsuwan cho biết: “Các ngoại trưởng ASEAN muốn thấy cuộc thảo luận về các nguyên tắc hướng về phía trước. Họ chờ đợi ngày dự kiến thảo luận của các nhóm làm việc ở thời điểm nào đó trong tháng 12 năm nay, ở một nơi nào đó tại Trung Quốc”.


ASEAN luôn mong muốn xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (CoC), mang tính ràng buộc nhiều hơn là Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DoC). Tuyên bố này đã được ký kết giữa Trung Quốc với các nước ASEAN tại Phnom Penh hồi năm 2002 với mục đích duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông, thế nhưng tuyên bố này không mang tính ràng buộc và Trung Quốc không thực hiện những điều mà họ đã ký.


Theo dòng thời sự:

Mỹ khẳng định sự trở lại ASEAN trong vai trò lãnh đạo
Ngoại trưởng Hillary Clinton yêu cầu VN cải thiện nhân quyền
Khai mạc Hội nghị Cấp cao Đông Á lần 5 tại Hà Nội


  • Ngoại trưởng Hoa Kỳ công du Châu Á
  • Mỹ thách thức Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông?
  • Ngoại trưởng Hillary Clinton phát biểu tại Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN – Mỹ
  • Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Việt Nam
  • Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng quan sát hải quân Trung Quốc
  • Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights res

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-are-the-South-China-Sea-Issues-at-ASEAN-Summits-in-Vietnam-NgTran-10302010090030.html


    RFI*Ngoại trưởng Clinton: "Các tranh chấp trên biển phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế"


    Ngoại trưởng Mỹ Hillarry Clinton và trợ lý Kurt Campbell tại Hà Nội (Ảnh / Đức Tâm RFI)
    Ngoại trưởng Mỹ Hillarry Clinton và trợ lý Kurt Campbell tại Hà Nội (Ảnh / Đức Tâm RFI)
    Anh Vũ

    Theo AFP, tại Hà Nội, ngoại trưởng Mỹ lại thu hút sự chú ý khi một lần nữa khẳng định rằng các tranh chấp về lãnh hải phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Tuyên bố của bà Hillary Clinton có thể sẽ gây khó chịu cho Trung Quốc, vốn không muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên biển và chỉ muốn giải quyết tay đôi giữa các bên tranh chấp.

    Trước các lãnh đạo của 16 nước châu Á đang dự hội nghị Đông Á tại Hà Nội ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định « Hoa Kỳ có lợi ích trong vấn đề tự do lưu thông và tự do thương mại hàng hải » đồng thời bà nói rõ là « khi xuất hiện các tranh chấp về lãnh hải, chúng tôi (Hoa Kỳ) cam kết tham gia giải quyết các tranh chấp đó một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp và tập quán quốc tế ».

    Các phát biểu trên của ngoại trưởng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh vấn đề tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đang bao trùm các cuộc thảo luận của hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Về phần mình, hôm nay, ngoại trưởng Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ « thận trọng » khi đề cập đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc , đồng thời ông kêu gọi Hoa Kỳ « tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, tránh đưa ra những tuyên bố sai lầm ».

    Nhiều nước Đông Nam Á và Nhật Bản hiện vẫn đang có tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc. Từ nhiều tháng nay Washington đã công khai ủng hộ Asean giải quyết các bất đồng về lãnh thổ thông qua đàm phán đa phương.

    Liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, trước khi lên đường sang Hà Nội, trong một thông cáo báo chí bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Mỹ sẽ lại nêu vấn đề về những vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến, đấu tranh ôn hòa và ngăn chặn sử dụng internet hay vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam.

    Bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á, liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, hôm nay ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : Cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là vấn đề cốt lõi nếu Việt nam muốn phát triển tiềm năng của mình ». Sau cuộc gặp ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam bà Clinton phát biểu « Hoa Kỳ quan ngại về những vụ bắt giữ và kết án những người bất đồng chính kiến ôn hòa, các vụ trấn áp nhằm vào những nhóm tôn giáo và hạn chế tự do trên internet ».

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101030-ngoai-truong-clinton-cac-tranh-chap-tren-bien-phai-duoc-giai-quyet-bang-luat-phap-


    VOA * Ngoại trưởng Mỹ nêu vấn đề nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam
    U.S. Secretary of State Hillary Rodham Clinton gestures during a news conference with Vietnamese Foreign Minister Pham Gia Khiem at the ASEAN summit in Hanoi, 30 Oct 2010
    Hình: AP

    Các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền. Chia sẻ Tin liên hệ

    Hoa Kỳ cho biết hôm thứ 6 là họ sẽ nêu lên mối quan tâm về nhân quyền với Trung Quốc và Việt Nam, kể cả trường hợp của khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm hai nước này.

    Theo tin của hãng thông tấn Pháp, các nhà lập pháp Mỹ cùng với các nhân vật hoạt động tích cực cho nhân quyền đã hối thúc bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ hơn về nhân quyền trong lúc chính phủ của Tổng thống Barack Obama ra sức vun bồi tình thân hữu với Việt Nam và cải thiện các mối quan hệ với Trung Quốc.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Philip Crowley cho hay Ngoại trưởng Clinton đã đến Việt Nam hôm thứ 6 để tham dự một hộïi nghị thượng đỉnh khu vực, và bà đã thảo luận với phía Việt Nam về nhiều vấn đề khác nhau kể cả vấn đề nhân quyền.

    Ông Crowley cho báo chí biết rằng hồi gần đây đã xảy ra những trường hợp bắt giữ các nhà báo, các blogger và những nhân vật tranh đấu ở Việt Nam, và chính phủ Hoa Kỳ cho rằng điều này đi ngược với cam kết của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về quyền con người được quốc tế công nhận, trong đó có quyền tự do ngôn luận.

    Ông Crowley không cho biết là bà Clinton có đề cập tới vấn đề nhân quyền với Trung Quốc khi đến thăm đảo Hải Nam trong tuần này hay không. Nhưng ông nói rằng những mối quan tâm về nhân quyền chắc chắn sẽ được nêu lên trong chuyến viếng thăm sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ. Ông nói rằng Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trao tặng giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba và điều này chắc chắn sẽ được đề cập tới trong các cuộc thảo luận với phía Trung Quốc.

    Trước đó trong ngày thứ 6, Hội Ký Giả Không Biên Giới, RSF đã gửi thư cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhân chuyến đi Việt Nam, kêu gọi bà hối thúc nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho các nhà báo và các blogger đang bị cầm tù; đồng thời gợi ý bà can thiệp các trường hợp cụ thể của các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Phạm Minh Hoàng.

    Thông cáo báo chí của RSF cho hay luật sư Lê Công Định, một người có bài viết trên mạng đang lãnh án tù 5 năm.
    Nguyễn Tiến Trung, một blogger hoạt động dân chủ đang thọ án tù 7 năm. Cả hai sẽ bị quản chế 3 năm sau khi mãn án.

    Phạm Minh Hoàng, một blogger mang song tịch Pháp Việt đã bị chính thức khởi tố ngày 29 tháng 9 sau khi bị giam 6 tuần. Vợ của ông Hoàng nói rằng lý do chính khiến chồng bà bị bắt là vì ông phản đối công ty Trung Quốc khai thác mỏ bô-xít ở cao nguyên, gây nguy hại cho môi trường.

    Các nhà báo và blogger khác nói về đề tài này cũng bị giam, trong đó có ông Bùi Thanh Hiếu.

    RSF nói rằng trong bài diễn văn lịch sử hồi tháng giêng vừa qua, bà Clinton xác định rõ ràng Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do phát biểu ý kiến online; và Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ công cụ này để phát triển kinh tế và xã hội.

    RSF kêu gọi bà hãy bênh vực các nguyên tắc này trong khi tiếp xúc với nhà chức trách Việt Nam, quốc gia đang là nhà tù lớn thứ nhì về giam cầm cư dân mạng với tổng cộng 16 người viết bài trên mạng và 3 nhà báo đang bị giam cầm.




    BBC * Việt Nam 'cần cải cách chính trị'
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói hôm thứ Bảy rằng Việt Nam cần có cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền để có thể phát huy hết tiềm năng.

    Bà nói: "Hoa Kỳ lo ngại về vụ bắt giữ và kết án những người bất đồng theo phương cách hòa bình, các cuộc tấn công các nhóm tôn giáo và hạn chế tự do internet."

    "Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là một phần không thể thiếu để phát huy hết tiềm năng đó."

    Bà nói với báo chí sau cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm.

    Trong tuần lễ trước khi bà Clinton đến Việt Nam, chính phủ nước này đã kết án tù ba nhà hoạt động cho quyền của công nhân, đưa ra xử sáu giáo dân trong vụ Cồn Dầu và bắt giữ một nhà đối kháng, ông Vi Đức Hồi.


    Ngoại trưởng Mỹ bắt tay Chủ tịch Nguyễn Minh Triết


    Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/10/101030_clinton_vietnam_update.shtml



    THƠ THANH THANH





    BỮA ĂN

    Xin Thượng-Đế ban cho con hạnh-phúc
    Trong mâm cơm thanh-đạm dọn trên bàn!
    Con đã từng nước mắt thế canh chan,
    Nuốt chợt cổ những tô toàn củ chuối.

    Nếu có lúc bưng cơm và với muối,
    Con vẫn vui vì đủ bữa qua ngày!
    Con chỉ xin được mãi như hôm nay,
    Trước hạt ngọc của Trời ban sớm tối,

    Trong tâm-tưởng con sẽ quỳ xuống gối,
    Chắp hai tay, mắt ngước Đấng Trên Đầu,
    Miệng lâm-râm thành-khẩn đọc kinh cầu:
    Đây kết-quả của những giờ bán sức,

    Trong phiên chợ cung/cầu không đúng mức
    (Nên lắm khi con đã phải bù thêm
    Buổi nghỉ ban ngày, giấc ngủ ban đêm,
    Bầu máu uất với những dòng lệ tủi).

    Con cam nhận điều may trong sự rủi:
    Vịn chân thang mà ngó xuống mương bùn:
    -- Ôi những giấc mơ hoa bướm ngày xuân,
    Với những niềm tin dại-khờ tuổi trẻ!

    Hãy để lại cho con vài lý lẽ
    Khi thâu lui ý-nghĩa mọi danh-từ
    Đủ cho con giới-hạn những lầm-hư
    Mà cuộc thế đã gieo vào kiếp sống!

    Đây, kết-quả của nửa đời đỡ chống
    Từ tiền-đồn của ảo-mộng vàng-son
    Về hậu-phương của thực-tế suy-mòn!
    Xin Thượng-Đế ban cho con hạnh-phúc:

    Những lúc ngừng tay cơm đơm, cháo múc,
    Con không buồn vì ý-tưởng chua cay:
    Một mai kia mất nốt miếng ăn này
    Xin Thượng-Đế ban cho con hạnh-phúc!

    THANH-THANH
    Văn-Nghệ Tiền-Phong số 114, ngày 24-8-1961

    TRUNG CỘNG TRẢ LỜI BẠCH THƯ VIỆT NAM



    Trung Cộng trả lời về quyển Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam ( tháng 10.1979)

    - Bản dịch từ Pháp Ngữ : Nhữ đình Hùng & Trương Tấn Trung




    PHẦN THỨ NHẤT


    Một bản tự thú tội cho nhũng việc làm bậy của họ
    Nói về bạch thư của Bộ Ngoại Giao Việt Nam về mối bang giao Việt-Hoa



    Công luận điều biết rằng trong lịch sử của những bang giao Hoa – Việt trong ba mươi năm qua, thì tình hữu nghị và sự hợp tác được đặt trên hết.
    Chỉ từ hai năm sau này giới thẩm quyền Việt Nam mới công khai chống đối lại Trung Quốc và mối bang giao Hoa Việt bị suy giảm, ngoài ý muốn của chánh quyền và nhân dân Trung Hoa.

    Dù rằng mối bang giao của hai bên đã xuống cấp để đi đến mức độ như hiện nay,chúng tôi đã thể hi ện sự tự chế và xin miễn tranh cãi về mối bang giao song phương trong quá khứ.Nhưng sự tuyên truyền bài Hoa của giới chức Việt Nam đã gia tăng ngày một và vẫn tiêp tục leo thang.

    Thật thế,vào ngày 4 tháng mười 1979,bộ ngoại giao Việt Nam đã cho ấn hành một Bạch Thư dưới tựa đề "La vérité sur les relations vietnamo-chinoises durant les trente dernières années"(Sự thật về mối quan hệ Việt Hoa trong 30 năm qua),tài liệu trong đó họ đã phỉ báng Trung Hoa trong mọi lãnh vực bằng cách ngụy tạo lịch sử. Như thế,chúng tôi bị đưa vào tình cảnh phải trả lời để tái lập sự thật lịch sử.

    Lịch sử không thể bị ngụy tạo và bóp méo,đó là một thực tế khách quan.Mối bang giao Hoa-Việt ngày nay bị suy sụp, nhưng chẳng bao giờ người ta có thể trình bày lịch sử sự hợp tác hữu nghị hoa-việt như là lịch sử được thêu dệt bằng mối bang giao thù nghịch,như là giới thẩm quyền Việt Nam đã làm bằng cách lấy một vị thế thuộc về « chủ nghĩa lý tưởng lịch sử ».

    Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng đó đã là một nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân Trung Hoa để đem lại một sự giúp đỡ cho nhân dân Việt Nam.Và sự giúp đỡ mang tính cách hỗ tương.Chúng tôi chẳng bao giờ hối tiếc đã giúp đỡ nước này trong quá khứ,ngay như hiện nay dù có sự chống đối của giới thẩm quyền Việt Nam đối với Trung Quốc.Bởi vì,những điều kiện lịch sử lúc đó đã đòi hỏi chúng tôi phải hành xử như thế.

    Bạch thư của Bộ ngoại giao Việt Nam chỉ là một thứ tạp nham và là một thú nhận sự chối bỏ toàn di ện tình thân hữu hoa việt.Đó cũng là một hành vi đáng khinh bỉ,một điều hiếm có trong các biên niên của bang giao quốc tế.


    Trong cuốn Bạch Thư dài hơn 40.000 chữ,giới thẩm quyền Việt Nam đã nỗ lực ngụy tạo lịch sử,bằng cách trình bày bang giao giữa hai nước trong suốt ba mươi năm,mối bang giao thiết yếu, mang đặc tính thân hữu và hợp tác,như là lịch sử các ý đồ của Trung Hoa nhằm kiểm soát Việt Nam không hơn không kém.Trung Hoa bị kết án kể từ lúc thành lập Cộng Hoà Nhân Dân cho đến ngày nay.


    Các đồng chí Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai cũng như các nhà lãnh đạo Trung Hoa hiện nay đã bị công kích đích danh.Giới thẩm quyền Hà Nội tìm cách làm cho người ta tin rằng kể từ 1949,các nhà lãnh đạo Trung Hoa tìm cách thôn tính nước Việt Nam và từ điều này,họ đã đi đến chỗ toa rập trước tiên là với Pháp, sau đó là với Hoa Kỳ. Những kết luận của họ như sau : trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp,trong thời kỳ kháng chiến chống sự đánh chiếm của Mỹ và sau khi thống nhất Việt Nam,"Trung Hoa đã ba lần phản bội nhân dân Việt Nam,lần sau thâm độc hơn và hèn hạ hơn lần trước ".


    Nhu thế,các giới thẩm quyền Việt Nam đã chà đạp dưới chân những lời xác nhận nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh nói về mối bang giao Hoa-Việt, biểu lộ "sự chiếu cố sâu xa,sự trung thành mẫu mực và một tình thân hữu bền vững",và Việt Nam và Trung Hoa đã là "vừa là đồng chí vừa là anh em". Hà Nội cũng đã vứt vào quên lãng những lời tuyên bố trang trọng thường xuyên đề cao tình hữu nghị và hợp tác Hoa-Việt.Người ta còn nhớ đến những lời tuyên bố lập đi lập lại của Lê Duẫn "không có sự giúp đỡ của Trung Hoa,cách mạng Việt Nam không thể phát triển được","không có sự chi viện của đảng cộng sản Trung Hoa và chủ tịch Mao,chúng ta không thể đạt được chiến thắng".

    Ngày 20 tháng mười một 1977,lấy lại một phát biểu của cố thủ tướng Chu Ân Lai, ông ta hãy còn nói ở Bắc Kinh :"Những người cộng sản và nhân dân Việt Nam hãnh diện vì đã có sát cánh những bạn đường tranh đấu đảng cộng sản và nhân dân Trung Hoa,những anh em đã coi việc chi viện cho cuộc đấu tranh ái quốc của nhân dân Việt Nam chống lại sự gây hấn Mỹ và chi viện cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa như là nghĩa vụ quốc tế vô sản của họ".

    Thế mà,trong cuốn Bạch Thư,giới thẩm quyền Hà Nôi cho rằng nước Trung Hoa chưa bao giờ là một bạn đường chiến đấu cũng chẳng phải là anh em với Việt Nam,mà chỉ là một "Machiavel","thâm độc","đê hèn","không biết tự kiếm chế" và "xảo quyệt".

    Bằng cách ngụy tạo như thế các sự kiện lịch sử và bằng cách coi là "phản bội"sự giúp đỡ của Trung Hoa đã đóng góp vào chiến thắng của Việt Nam đối với thực dân Pháp và bọn gây hấn Mỹ, họ đả đặt chủ tịch HCM và Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam thời đó vào một vị thế khó xữ, trong khi chính chủ tịch HCM và Ủy Ban Trung Ương lúc đó nắm toàn quyền quyết định về mọi vấn đề liên hệ đến sự bang giao Hoa-Việt ? Theo luận cứ của giới thẩm quyền VN hiện tại, thì hóa ra, chủ tịch HCM và các người lãnh đạo Việt Nam khác, phải chăng đã trở thành đồng loã cho "hành vi phản bội" của Trung Hoa? .

    Lê Duẩn và đồng bọn kể lể một cách hãnh diện trong Bạch Thư bằng cách nào bọn chúng đã kháng cự nhiều lần việc "áp đặt" của Trung Hoa, điều này chẳng có gì khác hơn là một sự bịa đặt,nhưng điều này đã chứng tỏ,ngoài ý muốn của các tác giả,rằng Lê Duẩn và đồng bọn,đã dấu mặt trá hình trong nội bộ Đảng CSVN ,(ghi chú người chuyển ngữ), và chơi trò hai mang, chống lại nguyên tắc hợp tác và hữu nghị với Trung Hoa khi chủ tịch Hồ Chí Minh áp dụng một cách chặt chẽ .


    Kể từ 1978,bọn chúng đã công khai từ bỏ nguyên tắc này và đã công khai điên cuồng chống lại Trung Hoa. Điều này đánh dấu sự chấm dứt một tiến trình lịch sử đã đưa Lê Duẩn và đồng bọn,những kẻ phá hoại ở hậu trường những mối bang giao Hoa Việt,chiếm lấy hàng đầu trong tấn tuồng bài Hoa.Đây là một thảm kịch cho đảng (cộng sản) Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập cũng như cho nhân dân Việt Nam,rất gắn bó với tình hữu nghị Việt Hoa.

    Trong cộng đồng quốc tế đương thời,sự biến tính của giới thẩm quyền Việt Nam thật đáng kinh ngạc.Âm mưu,dối trá,lợi dụng các cuộc di cư có tổ chức của người tị nạn,bọn chúng đã có một danh tiếng vững chắc trên thế giới.Bộ ngoại giao Việt Nam,bằng cách bóp méo các sự kiện lịch sử đã được thế giới biết đến trong cuốn Bạch Thư,đã chỉ gieo thêm một tai tiếng xấu trong mối bang giao quốc tế hiện tại. Điều này chỉ khiến những ai có công việc với chúng phải đề cao cảnh giác.

    Người ta tìm thấy trong Bạch Thư một giải thích ng ụy biện về chánh sách nổi tiếng "cây gậy và củ cà rốt".Khi nước Trung Hoa cho Việt Nam một sự chi viện đồ sộ,chính là nước này dùng "củ cà rốt" để ve vãn Việt Nam ! Và Trung Hoa bị cáo buộc đã đe doạ Việt Nam với "cây gậy" khi không thể thoả mãn hoàn toàn một yêu cầu viện trợ quá đáng của nước này ! Nói tóm lại, từ lúc mà quý vị không đồng ý nữa với chánh sách gây hấn và bành trướng của giới thẩm quyền Việt Nam,sự giúp đỡ của quý vị trong quá khứ,dù rằng to lớn hay giới hạn,đều trở thành "tội ác". Đó là lô gích của giới thẩm quyền Việt Nam.Điều này sẽ đem lại sự suy tư cho những quốc gia đang giúp đỡ Việt Nam hay sẵn sàng để làm điều này.

    Phương cách của Việt Nam để bóp méo và ngụy tạo các tài liệu lịch sử trong cuốn Bạch Thư,thật hiếm hoi trong các biên niên về bang giao quốc tế và các nước có quan hệ với Hà Nội cần phải dè dặt.Ngày hôm nay,qúy vị đưa cho chúng biết một ý kiến,và ngày mai,chúng sẽ kể ra ở ngoài khuôn khổ, bóp méo theo ý muốn và kể cả cho thêm vào đó một vài bịa đặt của chúng,rồi chúng đem trình bày trước công luận dưới hình thức Bạch Thư.Chúng còn đi đến chỗ bóp méo các sự kiện lịch sử được thế giới biết đến,như là việc Trung Hoa cương quyết ủng hộ Samdech Norodom Sihanouk sau vụ đảo chánh của Lon Nol vào năm 1970 ở Cambodge. Bạch Thư khẳng định rằng Trung Hoa đã "yểm trợ" Lon Nol và "bỏ rơi ông Sihanouk".

    Trong lúc đó, trong hồi ký của mình, ông Hoàng Sihanouk nhắc lại rằng thủ tướng Chu Ân Lai đã mời tất cả các trưởng phái bộ ngoại giao tiếp đón ông Hoàng tại phi trường và Chu đã nói với ông Hoàng là : « Ngài vẫn là Quốc Trưởng, vị Quốc Trưởng duy nhất – chúng tôi không bao giờ nhìn nhận ai khác ». Thật ra, không ai ngạc nhiên khi nghe những nhà báo quốc tế tại Hà Nội nói về quyển Bach Thư, nhận xét rằng chính Hà Nội cũng không biết làm cách nào để biến đổi những điều nói dối của họ để có thể tin được.


    Tại sao lại ấn hành một Bạch Thư vào lúc này?Lời giải đáp của câu hỏi này phải được tìm kiếm trong những điều tối cần bắt buộc của chánh sách đối nội và đối ngoại của họ.

    Trên bình diện đối nội,mục tiêu nhắm đến là để lừa bịp nhân dân Việt Nam,xoá bỏ kỷ niệm tình hữu nghị Hoa Việt và làm giảm thiểu sự bất mãn đối với cuộc sống hiện tại và đối với chánh sách bài hoa áp đặt của giới thẩm quyền Việt Nam.Trong những năm chiến tranh,khi nhân dân Việt Nam chiến đấu cho sự giải phóng quốc gia,lương thực,y phục và nhiều đồ dùng thường ngày của biết bao nhiêu bộ đội,cán bộ và dân chính là do Trung Hoa cung cấp,kể cả những vũ khí mà họ sử dụng.Bây giờ hãy còn những xe vận tải Jiefang do Trung Hoa cung cấp chạy trong các thành phố cũng như tại nông thôn,những công trình xây cất nhờ ở viện trợ Trung Hoa rất nhiều ở phiá bắc vĩ tuyến 17,và rất nhiều người Trung Hoa "vị nghĩa hi sinh" (martyrs) được chôn cất ở trên đất Việt.


    Nói chung,nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam đã thắm đượm những kỷ niệm tình hữu nghị Hoa-Việt. Điều này tạo thành một trở ngại lớn cho việc áp dụng chánh sách bài Hoa của giới thẩm quyền Việt Nam.Nếu như những người này ngày nay coi nước Trung Hoa chưa bao giờ là một người bạn,nhưng là một kẻ thù của nhân dân Việt Nam "từ nhiều thế hệ qua ",chính bởi vì chúng cố biện minh chánh sách bài Hoa của chúng.

    Trên bình diện quốc tế,bọn chúng tìm kiếm,bằng cách làm như thế,để ra khỏi tình trạng bối rối tạo ra do việc gây hấn chống lại Kampuchea và việc chúng chiếm đóng Lào,do việc bành trướng của chúng trong những nước Đông Nam Á.

    Hà Nội muốn làm thay đổi công luận.Hiện nay, khoảng 200.000 người Việt ở Kampuchea đã lập trận tuyến để tung ra một cuộc tấn công trong mùa khô,và đe dọa nghiêm trọng an ninh biên giới Thái Lan.Giới thẩm quyền Hà Nội tự thấy bị công luận thế giới lên án nghiêm trọng.Trong tình huống này,các tác giả của Bạch Thư nổ lực gieo rắc sự bất hoà giữa Trung Hoa và những nước khác,đặc biệt là những nước Đông Nam Á,bằng cách reo rắc tin đồn rằng Trung Hoa muốn chinh phục toàn bộ Đông Nam Á , và rằng "Đông Nam Á trong lịch sử đã là một mục tiêu truyền thống của chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa".

    Họ ước tính rằng những lời buộc tội vu khống đó có thể khỏa lấp được tiếng súng đại bác vang rền trong vùng biên giới Kampuchea-Thái Lan và những tiếng rên rỉ của hằng ngàn và hằng ngàn người dân xứ Kampuchéa bị đặt dưới ách bọn chiếm đóng người Việt. Điều này làm nghĩ đến việc một tên trộm tự bịt lỗ tai để khỏi điếc tai khi ăn cắp chuông.

    Bạch Thư cho thấy việc Việt Nam tìm kiếm bá quyền trong vùng Đông Nam Á và việc theo đuổi chánh sách bài Hoa là hai khía cạnh của một vấn đề. Giới thẩm quyền Việt Nam toan tính làm bá chủ trong vùng Đông Dương và Đông Nam Á.Trung Hoa không hỗ trợ bọn chúng.Như thế bọn chúng thù nghịch chúng tôi và chống lại Trung Hoa

    .Đó là nguồn gốc tranh chấp Hoa-Việt.Mong muốn có được một sự chi viện quốc tế,bọn bá quyền khu vực Việt Nam chỉ có được Liên Bang Sô Viết. Nhưng cái giá phải trả cho sự hậu thuẫn này,chính là việc chống đối lại Trung Hoa ở mỗi trường hợp,biến thành "Cuba châu Á" và phục vụ cho chánh sách Nam tiến của bá quyền Sô viết.Nếu giới thẩm quyền Việt Nam đã bóp méo theo ý họ lịch sử bang giao Hoa-Việt và cao giọng trong sự tuyên truyền bài Hoa của họ đến một mức độ xuẩn động như thế,chính là vì sự tìm kiếm bá quyền khu vực,của Việt Nam,đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ trong cũng như ở ngoài nước.Bạch Thư là một cuốn cẩm nang , xét một cách tiêu cực, giúp người ta thấy rõ được bản chất cường đạo của bọn bá quyền khu vực Việt Nam và biết rõ hơn hạnh kiểm đáng phỉ nhổ trong mối bang giao quốc tế.Nó trở thành một bài học hữu ích cho tất cả những ai có công việc với thẩm quyền Hà Nội.

    (14 tháng mười một 1979)

    • Bản văn pháp ngữ







    UN AVEU DE LEURS MEFAITS — A propos du Livre blanc du ministère vietnamien des Affaires étrangères sur les relations Viet Nam-Chine (I)

    Il est de notoriété publique que dans l'histoire des relations sino-vietnamiennes des trente dernières années, c'est l'amitié et la coopération qui ont prévalu. C'est seulement depuis ces deux dernières années que les autorités vietnamiennes se sont opposées ouvertement à la Chine et que les rapports sino-vietnamiens se sont dé­tériorés, indépendamment de la volonté du gouvernement et du peuple chinois.

    Bien que les relations entre les deux pays se soient dégradées pour en arriver au point où elles en sont aujourd'hui, nous faisons preuve de retenue et nous nous dispensons d'épiloguer sur les rap­ports bilatéraux du passé. Mais la propagande antichi­noise des autorités vietnamiennes s'est intensifiée chaque jour davantage et a poursuivi son escalade.

    En effet, le 4 octobre 1979, le ministère vietnamien des Affaires étrangères a publié un Livre blanc sous le titre de "La vérité sur les relations vietnamo-chinoises durant les trente dernières années", document dans lequel il dif­fame la Chine dans tous les domaines en falsifiant l'his­toire. Nous nous trouvons donc dans l'obligation de ré­pondre pour rétablir la vérité historique.

    L'histoire ne peut être falsifiée et déformée, c'est une réalité objective. Les relations sino-vietnamiennes se sont aujourd'hui détériorées, mais jamais on ne pourra présenter l'histoire de la coopération d'amitié sino-viet-namienne comme une histoire tissée de rapports d'ani-mosité, comme l'ont fait les autorités vietnamiennes en adoptant une position qui relève de l'idéalisme histori­que.

    Nous sommes toujours d'avis que c'était un devoir internationaliste pour le peuple chinois d'apporter une aide au peuple vietnamien. Et que l'aide était réciproque. Nous ne regretterons jamais l'aide que nous lui avons apportée dans le passé, même si l'heure présente est marquée par l'opposition des autorités vietnamiennes à la Chine. Car les conditions historiques d'alors exigeaient que nous agissions ainsi.

    Le Livre blanc du ministère des Affaires étrangères du Viet Nam n'est qu'une pacotille et un aveu du complet reniement de l'amitié sino-vietnamienne. C'est aussi un acte méprisable, un événement rare dans les annales des relations internationales. . »
    Dans ce Livre blanc de plus de 40 000 mots, les autorités vietnamiennes s'évertuent à falsifier l'histoire, présentant les relations entre les deux pays durant les trente dernières, années, relations qui furent essentielle­ment caractérisées par l'amitié et la coopération, comme n'étant ni plus ni moins que l'histoire des tentatives chi­noises de contrôler le Viet Nàm! La Chine y est con­damnée depuis la fondation de la République populaire jusqu'à nos jours. Les camarades Mao Zedong et Zhou Enlai ainsi que les dirigeants chinois actuels sont atta­qués nommément. Les autorités de Hanoï tentent de faire croire aux gens que dès 1949, les dirigeants chinois cherchaient à annexer le Viet Nam et que, pour ce faire, ils sont entrés en collusion d'abord avec la France, en­suite avec les Etats-Unis. Leurs conclusions sont donc les suivantes: au cours de la guerre de résistance contre les colonialistes français, au cours de la guerre de résis­tance contre l'agression américaine, et après la réunifi­cation du Viet Nam, la Chine a "par trois fois trahi le peuple vietnamien, la fois suivante étant toujours plus perfide et plus vile que la précédente".

    Ainsi, les autorités vietnamiennes foulent aux pieds les célèbres affirmations du président Ho Chi Minh qui avait dit, à propos des relations sino-vietnamiennes, qu'il s'y manifestait "une bienveillance profonde, une fidélité exemplaire et une amitié durable", et que Vietnamiens et Chinois étaient "à la fois des camarades et des frères". Hanoï a aussi jeté aux oubliettes ses fréquentes déclara­tions solennelles exaltant l'amitié et la coopération sino-vietnamiennes. On se souvient encore des déclarations répétées de Le Duan: "Sans l'assistance de la Chine, la révolution vietnamienne n'aurait pu se développer", "sans l'aide du Parti communiste chinois et du président Mao, nous n'aurions pu remporter la victoire". Le 20 no­vembre 1977, il a encore dit à Beijing: "Les communistes et le peuple du Viet Nam sont fiers d'avoir pour proches compagnons d'armes le Parti communiste et le peuple chinois, des frères qui 'considèrent l'aide à la lutte patrio­tique du peuple vietnamien contre l'agression américaine et l'aide à son œuvre d'édification socialiste comme leur devoir international prolétarien', pour reprendre une expression du regretté premier ministre Zhou Enlai."

    Or, dans leur Livre blanc, les autorités de Hanoï prétendent que la Chine n'a jamais été un compagnon d'armes ni un frère du Viet Nam, mais bien un "Machiavel" "perfide", "vil", "effréné" et "rusé".

    En falsifiant ainsi les faits historiques et en quali­fiant de "trahison" l'aide de la Chine qui a contribué à la victoire du Viet Nam sur les colonialistes français et les agresseurs américains, dans quelle position n'ont-elles pas mis le président Ho Chi Minh et le Comité central du Parti vietnamien d'alors qui avaient le pouvoir de dé­cision sur tous les problèmes concernant les rapports sino-vietnamiens? Selon la logique des autorités viet­namiennes d'aujourd'hui, le président Ho et d'autres dirigeants vietnamiens ne seraient-ils pas devenus des complices des "actes de trahison" de la Chine?

    Le Duan et consorts racontent avec fierté dans leur Livre blanc comment ils ont résisté à plusieurs reprises à la "mainmise" chinoise, ce qui n'est rien d'autre qu'une invention, mais qui prouve, à l'encontre de la volonté de ses auteurs, que Le Duan et consorts, dissimulés au sein du Parti vietnamien et recourant au double jeu, s'oppo­saient au principe de coopération et d'amitié avec la Chine quand le président Ho Chi Minh l'appliquait avec fermeté. A partir de 1978, ils ont publiquement aban­donné ce principe et se sont ouvertement déchaînés contre la Chine. Cela marque la fin d'un processus his­torique qui a conduit Le Duan et consorts, saboteurs en coulisse des relations sino-vietnamiennes, à occuper le devant de la scène antichinoise. C'est une tragédie aussi bien pour le Parti vietnamien fondé par le président Ho Chi Minh que pour le peuple vietnamien, très attaché à l'amitié vietnamo-chinoise.

    Dans la communauté internationale contemporaine, la dégénérescence des autorités vietnamiennes est stupé­fiante. Complotant, mentant, profitant de l'exode orga­nisé des réfugiés, elles se sont déjà acquis une solide réputation mondiale. Le ministère vietnamien des Affaires étrangères, en déformant des faits historiques connus du monde entier dans son Livre blanc, n'a fait qu'engendrer un honteux scandale dans les relations inter­nationales actuelles. Cela ne peut que mettre en garde" tous ceux qui ont affaire à elles.


    On trouve dans ce Livre blanc une explication spé­cieuse de la fameuse politique: "le bâton et la carotte". Quand la Chine donnait au Viet Nam une aide massive, c'est qu'elle se servait de la "carotte" pour séduire ce dernier! Et elle est accusée d'avoir menacé le Viet Nam avec le "bâton" quand elle n'arrivait pas à satisfaire com­plètement une demande d'aide excessive de ce dernier! En un mot, à partir du moment où vous n'êtes plus d'ac-cord avec la politique d'agression et "d'expansion des autorités vietnamiennes, votre assistance passée, qu'elle ait ( été grande ou limitée, devient d'emblée "criminelle" ! Voilà la logique des autorités vietnamiennes. Cela don­nera matière à réflexion aux pays qui sont en train d'as­sister le Viet Nam ou qui sont prêts à le faire.

    Le procédé par lequel le Viet Nam déforme et falsifie des documents historiques dans son Livre blanc, est rare dans les annales des relations internationales et tout pays qui a affaire à Hanoï doit s'en méfier. Aujourd'hui, vous lui faites part d'une opinion, et demain, il la citera hors du contexte, la déformera à sa guise et même y intro­duira quelque invention de sa part; puis il la présentera à l'opinion publique sous forme de Livre blanc. Il va jusqu'à déformer des faits historiques universellement connus, tels que le ferme soutien de la Chine à Samdech Norodom Sihanouk à la suite du coup d'Etat monté par Lon Nol en 1970 au Cambodge. Le Livre blanc affirme que la Chine a "soutenu" Lon Nol et "abandonné M. Sihanouk"!

    Cependant, dans ses .mémoires, ce dernier rappelle que le premier ministre Zhou Enlai avait invité tous les chefs de mission diplomatique à l'accueillir à l'aéro­port et qu'il lui avait dit: "Vous êtes toujours le chef de l'Etat, le seul chef de l'Etat. Nous ne reconnaîtrons jamais personne d'autre comme tel." En fait, il n'est donc, rien d'étonnant à ce que des journalistes étrangers à Hanoï aient dit à propos du Livre blanc que les autorités viet­namiennes ne savaient même pas par comment rendre leurs mensonges crédibles.

    Pourquoi publier un Livre blanc à l'heure actuelle? La réponse à cette question est à chercher dans les im­pératifs de leur politique intérieure 'et étrangère.

    Sur le plan intérieur, le but recherché est de duper le peuple vietnamien, d'effacer le souvenir de l'amitié sino-vietnamienne et d'apaiser le mécontentement à l'é­gard de la vie actuelle et à l'égard de la politique antichi­noise imposée par les autorités vietnamiennes. Dans les années de guerre, quand le peuple vietnamien luttait pour la libération nationale, la nourriture, les vêtements et les articles d'usage courant de nombreux militaires, cadres et civils étaient fournis par la Chine, de même que les armes dont ils se servaient. Encore maintenant, des camions Jiefang fournis par la Chine roulent dans les villes comme à la campagne, les constructions dues à l'aide chinoise sont nombreuses au nord du 17e paral­lèle, et beaucoup de martyrs chinois sont enterrés sur le sol vietnamien. En somme, les divers aspects de la vie du peuple vietnamien sont imprégnés du souvenir de l'amitié sino-vietnamienrie. Cela constitue un grand obstacle pour l'application de la politique antichinoise des autorités vietnamiennes. Si celles-ci prétendent aujourd'hui que la Chine n'a jamais été une amie, mais une ennemie du Viet Nam "depuis des générations", c'est parce qu'elles tentent précisément de justifier leur poli­tique antichinoise
    .
    Sur le plan international, elles cherchent, en agissant de la sorte, à sortir de la situation embarrassante créée par leur agression contre le Kampuchea et leur occupation du Laos, par leur expansion dans des pays du Sud-Est asiatique. Hanoï veut donner le change à l'opinion publi­que. , Actuellement, environ 200 000 Vietnamiens au Kampuchea sont mis en ligne pour lancer une offensive pendant la saison sèche, et menacent sérieusement la sécurité de la frontière thaïlandaise. Les autorités de Ha­noï se voient sévèrement condamnées par l'opinion mon­diale. Dans ces circonstances, les auteurs du Livre blanc s'efforcent de semer la discorde entre la Chine et d'autres pays, les pays de l'Asie du Sud-Est en particulier, en répandant le bruit que la Chine désire conquérir toute l'Asie du Sud-Est,,et que "l'Asie du Sud-Est a été dans l'histoire un objectif traditionnel de l'expansionnisme chinois". Ils estiment que ces accusations calomnieuses sont en mesure de couvrir le vacarme des coups de canon de la région frontalière Kampuchea-Thaïlande et les gé­missements des milliers et des milliers de Kampuchéens accablés sous le joug des occupants vietnamiens. Cela fait penser à un voleur qui se bouche les oreilles pour voler une cloche.

    Le Livre blanc montre que la recherche de l'hégé­monie par le Viet Nam dans la région du Sud-Est asiatique et la poursuite de sa politique antichinoise sont deux aspects d'un même problème. Les autorités vietna­miennes tentent de conquérir l'hégémonie dans la région de l'Indochine et du Sud-Est asiatique. La Chine ne les soutient pas. Elles nous sont donc hostiles et s’opposent à la Chine. Voilà l'origine du conflit sino-vietnamien. Désireux de trouver une aide internationale, les hégé-monistes régionaux vietnamiens n'ont pu l'obtenir que de l'Union soviétique. Mais le prix à payer pour ce soutien, c'est de s'opposer à la Chine à chaque occasion, de se transformer en "Cuba asiatique" et de servir la politique d'avance vers le Sud de l'hégémonisme soviétique. Si les autorités vietnamiennes ont déformé à leur guise l'histoire des relations sino-vietnamiennes et élevé le ton de leur propagande antichinoise à un degré aussi absurde, c'est justement parce que la recherche de l'hégémonie régionale, par le Viet Nam, s'est heurtée à une vive ré­sistance provenant de l'intérieur comme de l'extérieur du pays. Le Livre blanc est un bon manuel qui, par la négative, aide les gens à discerner la nature de bandits des hégémonistes régionaux vietnamiens et à mieux con­naître leur conduite méprisable dans les relations inter­nationales. Il constitue une utile leçon pour tous ceux qui ont affaire aux autorités de Hanoï.
    (14 novembre 1979)

    Đọc các bài | 1 | 2 | 3 |




    PHẦN THỨ HAI
    Theo Quyển Bạch Thư thì Trung Hoa đã tìm "cách ngăn cản nhân dân Việt Nam để không đạt được chiến thắng toàn diện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp » vào giữa thập niên 50, đã tìm cách ngăn cản nhân dân Việt nam « tăng cường cuộc đấu tranh vũ trang tại Miền Nam » đầu thập niên 60, đã tìm cách « bật đèn xanh cho phép một cuộc gây hấn trực tiếp của Mỹ vào Việ t Nam" khoảng giửa thập niên 60 và "tìm cách ngăn chận nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam » vào thập niên 70. Quyển Bạch Thư còn quả quyết rằng « Trung Hoa còn toa rập với các đế quốc trước là Pháp, sau đó là Mỹ để gây trở ngại hầu làm suy yếu cuộc cách mạng Việt Nam và bắt Việt Nam phài khuất phục » . Do đó, nó vu khống Trung Hoa đã hai lần "phản bội ViệtNam", lúc chiến đấu chống thực dân Pháp và lúc Mỹ gây hấn....

    • Những bang giao Hoa Việt trong thời kỳ Việt Nam chống thực dân Pháp và chống Mỹ gây hấn
    - Bản dịch từ Pháp Ngữ: Trương Tấn Trung -

    Trong suốt 30 năm sau nầy, chính phủ và nhân dân Trung Hoa đã giúp không suy xuyển cho cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Vào lúc đó, Trung Hoa đã viện trợ cho Việt Nam về quân sự, kinh tế và ngoại tệ tự do, mà tổng số trị giá hơn 20 tỷ mỹ kim. Việt Nam đã thụ hưởng hơn ai hết, nói về số lượng, thời hạn, và trong vô số địa hạt khác nhau, trong sự viện trợ quốc tế của Trung Hoa. Tuy thế, nhân dân Trung Hoa vẫn cảm thấy nâng đỡ và giúp cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh cách mạng là một nghĩa vụ quốc tế mà nhân dân Trung Hoa nhận đảm trách và sự trợ giúp đó có qua có lại. Vì thế chúng tôi tự nhận thấy không cần phải nói đến một cách đặc biệt

    Trong khi đó, quyển Bạch Thư phát hành mới đây của bộ ngoại giao Việt Nam, « sự thật về bang giao Hoa Việt trong suốt 30 năm sau nầy » đã lật lọng và bóp méo toàn bộ lịch sử của sự ủng hộ và sự trợ giúp tích cực của chính phủ và nhân dân Trung Hoa đã cho Việt Nam trong suốt 30 năm sau nầy trong cuộc đấu tranh của họ chống thực dân Pháp, chống Mỷ gây hấn, và vì sự thống nhất tổ quốc .

    Theo đó, thì Trung Hoa đã tìm "cách ngăn cản nhân dân Việt Nam để không đạt được chiến thắng toàn diện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp » vào giữa thập niên 50, đã tìm cách ngăn cản nhân dân Việt nam « tăng cường cuộc đấu tranh vũ trang tại Miền Nam » đầu thập niên 60, đã tìm cách « bật đèn xanh cho phép một cuộc gây hấn trực tiếp của Mỹ vào Việ tNam" khoảng giửa thập niên 60 và "tìm cách ngăn chận nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam ViệtNam » vào thập niên 70. Quyển Bạch Thư còn quả quyết rằng « Trung Hoa còn toa rập với các đế quốc trước là Pháp, sau đó là Mỹ để gây trở ngại hầu làm suy yếu cuộc cách mạng Việt Nam và bắt Việt Nam phài khuất phục » . Do đó, nó vu khống Trung Hoa đã hai lần "phản bội Việt Nam", lúc chiến đấu chống thực dân Pháp và lúc Mỹ gây hấn .

    Trước những lời mạ lị của Hà Nội, chúng tôi thiết nghĩ phải nhìn lại quá khứ cũa lịch sử bang giao Hoa Việt trong thời kỳ chiến đấu của Việtnam chống thực dân Pháp và thời kỳ chiến đấu chống sự gây hấn của Mỹ, đó là để phản bác các điểm nói láo của Hà Nội trước công luận

    • « Ngăn cản nhân dân Việt Nam để không đạt được chiến thắng toàn diện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp » hay là hỗ trợ hoàn toàn nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến đó ?

    Khi thành lập một nước TânTrung Hoa cách đây 30 năm, thì nhân dân Việt Nam đã từng trải qua vài năm kháng chiến chống chiến tranh gây hấn do thực dân Pháp khởi xướng .

    Trong một mối tương quan lực lượng rõ ràng bất lợi, nhân dân Việt Nam « đã lấy gậy để chống lại phi cơ và đại bác của địch » (trích dẫn lời của chủ tịch Hồ Chí Minh ). Vào thời đó, chính Trung Hoa, cũng là nạn nhân chịu đựng sự phong tỏa của đế quốc và trước cuộc tái thiết đất nước khó khăn phải làm, đã không do dự « đãm nhận nghĩa vụ quốc tế », theo đó Trung Hoa phải góp phần ủng hộ và yểm trợ toàn lực công cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Năm 1950, do lời thỉnh cầu của chủ tich HCM, Trung Hoa đã gởi một đoàn cố vấn quân sự, đoàn này đã giúp Việt Nam chiến thắng một số trận địa, mà trong đó có trận chiến tại biên giới . Từ tháng 12/1953 đến tháng 5/1954, đoàn cố vấn đó đã giúp quân đội và nhân dân Việt nam tổ chức và phát động trận Điện Biên Phủ, nổi tiếng toàn cầu.Toàn bộ súng đạn, máy móc truyền tin , lương thực và thuốc men..v..v.. xử dụng trong chiến cuộc đó đều do Trung Hoa cung cấp. Nhờ sự lãnh đạo của Ủy Ban Trung Ương Đảng ( CS) Việt Nam với chủ tịch HCM, nhờ những cố gắng của quân đội và nhân dân VN và nhờ sự yểm trợ mạnh mẽ của TH, trận chiến kết thúc bằng một cuộc đại thắng đã làm chấn động toàn thế giới. Nhưng dựa trên cơ sở nào để có quyệt định đúng để phát động trận chiến đó ? và với phương cách nào đã đem lại chiến thắng ? Giới chức thẩm quyền Việt Nam không hề nhắc đến một chữ nào về việc trợ giúp của Trung Hoa đã chứng tỏ sự « bất lương » của họ.

    Chiến thắng quân sự đã đóng góp cho giải pháp chính trị. Điện Biên Phủ đã tạo ra những điều kiện cho một giải pháp tạm thời và ôn hòa cho vấn đề Đông Dương tại bàn hội nghị, nó đã đưa tới sự giải phóng của Bắc phần VN. Tại hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương, từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1954, những phái đoàn các nước Xã Hội Chủ Nghĩa đã phối hợp công tác và đấu tranh trong sự thống nhất, điều đó đã đưa những phái đoàn tham dự đi đến một thỏa ước cho hòa bình tại Đông Dương, ký kết một tuyên ngôn chung cuộc và một hiệp ước chấm dứt các cuộc tranh chấp tại ba quốc gia Đông Dương .

    Còn về câu hỏi rằng nhân dân VN có khả năng giải phóng cả nước VN hay không , căn cứ vào các tương quan lực lượng thời đó thì chúng ta chỉ cần có một đầu óc bình thương là có thể suy xét được. Trong cuộc gặp gỡ với chủ tịch Mao Trạch Đông vào tháng 10 năm 1965, thủ tướng Phạm văn Đồng đã nói : « Trận chiến Điện Biên Phủ chỉ có thể giải phóng một phân nửa lãnh thổ của chúng tôi » . Sự ước lượng đó rất thực tế.
    Sau hội nghị Genève, đảng ( Cộng sản) VN và các vị lãnh đạo đã nhiều lần đánh giá cao các kết quả của hội nghị cũng như sự cộng tác chặt chẽ giữa VN và TH trong lúc hội nghị. Trong một tuyên ngôn vào tháng 7 năm 1954, chủ tịch HCM đã nói: « Nhờ sự đấu tranh của phái đoàn chúng ta và với sự hợp tác của các phái đoàn Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chúng ta đã đoạt được một thắng lợi lớn tại hội nghị, chính quyền Pháp đã công nhận nền độc lập, chủ quyền, sự nhất thống và nguyên vẹn lãnh thổ của nước chúng ta, họ đã chấp nhận rút các lực lượng vũ trang Pháp ra khỏi lãnh thổ VN ».

    Trong một quyết nghị của Đại Hội kỳ 3 Đảng Lao Động VN vào năm 1960 đã có đề cập « chúng ta đã đoạt được thắng lợi qua kết luận của hội nghị Genève tái lập lại hòa bình tại Đông Dương ». "Từ ngày Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn , cách mạng VN bước vào một giai đoạn mới" . Ủy Ban Trung Ương Đảng Lao Động VN lại có gởi thêm một thông điệp cho Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Hoa trong đó nói lên những lời « cám ơn chân thành » TH "đã hết sức giúp đỡ" VN "trong cuộc kháng chiến và trong cuộc đấu tranh ngọai giao tại Genève".

    Vậy mà, trong quyển Bạch Thư của bộ ngoai giao VN thì lại nói rằng :« Nhân dân VN đủ sức giải phóng toàn bộ đất nước » , rằng các lãnh tụ TH "đã toa rập vói đế quốc Pháp để đi đến một sự thỏa thuận, một giải pháp cho sự tranh đấu có lợi cho TH và Pháp, bất lợi cho VN, Lào và Kampuchia", rằng TH đã có mục đích « hạn chế thắng lợi của VN, chia rẽ nhân dân ba nước này, làm suy yếu và thôn tính 3 nước này, để dùng ba nước này làm bàn đạp cho sự bành trướng của TH tại Đông Nam Á ». « Dưới sự áp chế của TH, VN đã phải chấp nhận giải pháp ».
    Qua những luận cứ sai đó, họ đã không ngại ngùng « bóp méo » lịch sử của hội nghị Genève, chà đạp một cách thô bỉ lời nhận xét về hội nghị của chủ tịch HCM và đảng VN. Vì nhu cầu của vị thế chống TH, nhà cầm quyền VN đã tự tiện dựng đứng những huyền thoại về một hội nghị mà thế giới đều biết đến, Đúng là một sự suy đồi thê thảm !

    • « Ngăn cản nhân dân Việt Nam tăng cường cuộc đấu tranh vũ trang tại miền Nam » hay là « yểm trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Nam VN?
    Sau ngày tái lập hòa bình tại VN năm 1954, TH không những đã cung cấp một sự viện trợ đáng kể cho sự tái thiết Bắc Việt, trên bình diện chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế, mà lại còn yểm trợ vững chắc cho nhân dân Nam Việt trong công cuộc đấu tranh có chính nghĩa, đặc biệt là cuộc đấu tranh vũ trang được tuần tự phát triển vào những năm sau của thập niên 50. Khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã được thành lập vào tháng 12 năm 1960, chính quyền TH là chính quyền đầu tiên nhìn nhận MT. Sáu tháng sau, Phạm văn Đồng dẫn đầu một phái đoàn của đảng và chính quyền VN đã đến thăm viếng TH. Khi tiếp đón họ, chủ tịch Mao Trạch Đông đã ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Việt và đã nói đến sự yểm trợ vững chắc của mình cho cuộc đấu tranh đó.

    Mùa Hè 1962, chủ tịch HCM và đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã qua TH để thỉnh cầu một sự viện trợ quân sự cho các lực lượng võ trang của nhân dân miền Nam. Chỉ trong một chuyến giao hàng, TH đã cung cấp cho họ 90.000 vũ khí nhẹ. Trong những năm sau đó, TH đã cung cấp một sự viện trợ to lớn hơn với súng trường, súng đại bác, cũng như vải vóc, thóc lúa ..v..v.. Sự viện trợ quân sự gia tăng theo nhịp leo thang của chiến tranh.Sự hỗ trợ của TH cho cuộc chiến đấu vũ trang của nhân dân miền Nam hoàn toàn vô vụ lợi. Vào những lúc khó khăn, khi nhân dân miền Nam bị sự phong tỏa của Mỹ ngoài biển cả cũng như trên không phận, sự phong tỏa này đã cắt đứt các đường tiếp tế thóc lúa, các thủy thủ TH, bất chấp những hiểm nguy chết người dưới sự dội bom của Mỹ đã lèo lái các tàu ngoài khơi bờ biển Nam Việt và thả những bao gạo, bọc kín trong bao nhựa. Chính thủy triều dâng lên đã đưa những món quà đó của nhân dân TH đến cho nhân dân Nam VN. Có những thủy thủ TH đã hy sinh tính mạng trong công tác đó.

    Đó là những sự kiện lịch sủ. Nhưng trong khi đó quyển Bạch Thư lại nói rằng TH đã "làm áp lực" đối với VN, bắt buộc VN để cho « bọn Mỹ Diệm đàn áp một cách man rợ nhân dân miền Nam », TH đã « ngăn cản nhân dân VN tăng cường tăng cuộc đấu tranh vũ trang tại miền Nam », và TH muốn Băc Việt bỏ nhân dân Miền Nam chiến đấu đơn độc. Phải chăng đó là những đặt điều khả ố?

    • « Bật đèn xanh cho Mỹ gây hấn Việt Nam » hay là đáp lời thỉnh cấu của Việt Nam bằng cách gởi quân đội sang yểm trợ cuộc đấu tranh chống Mỹ gây hấn ?

    Quyển Bạch Thư của bộ ngoại giao VN đã viết : « … Đế quốc Mỹ đã lăn xả vào cuộc phiêu lưu quân sự tại VN sau khi dựng đứng cái gọi là ‘cuộc xung đột vịnh Bắc Bộ‘ vào tháng 8/1964 . Một trong những lý do chính: « họ đã yên tâm về các phản ứng của các nhà lãnh đạo TH ». Về phần họ, « những dữ kiện về bang giao Việt Hoa » xuất bản đầu năm nay bởi nhà cầm quyền VN đã có ghi : « Nhiều nhà lãnh đạo TH vào thời đó đã tuyên bố rằng : ’ nếu người ta ( Mỹ) không đánh mình, mình sẽ không tấn công họ’ và ghi thêm ‘TH sẽ không chiến đấu bên ngoài biên giới của mình’. Những lời tuyên bố đó , trong thực tế, đã kín đáo cổ võ Đế quốc Mỹ tiếp tục gây chiến với VN ».

    Sự thật lịch sử « không thể bị ngụy tạo »

    Ngày 5/8/1964, Mỹ gởi máy bay hải quân đi oanh tạc vài thị xã ven biển Bắc Việt. Liền ngay hôm đó, thủ tướng Chu Ân Lai và tướng Tổng tham mưu trưởng Luo Ruiqing, đồng gởi một thông điệp cho chủ tịch HCM, cho thủ tưóng Phạm văn Đồng, cho tướng Tổng tham mưu trưởng Văn tiến Dũng, trong đó đã có đề nghị : « Làm sáng tỏ tình thế, đề ra một phương cách đối phó nhằm phản ứng một cách thích hợp hơn ».
    Ngày hôm sau, chính phủ TH đã công bố một tuyên cáo, nói lên một cách trang trọng: « Mỹ tấn công Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức là Mỹ cũng tấn công TH và trước sự thể đó, nhân dân TH không thể khoanh tay đứng nhìn ». « Chính Mỹ là nước đã châm ngòi lửa chiến tranh chống Việt Nam. Hành động đó cho phép Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam cái quyền phản công, và tất cả các nước bảo vệ hiệp định Genève có quyền yểm trợ CHDCVN trong cuộc đấu tranh chống việc gây chiến ».

    Điều đó có nghĩa là sau việc Mỹ dội bom Bắc Việt, TH có quyền ủng hộ VN. Và trong 5 ngày kế tiếp, 20 triệu người Trung Hoa đã tập hợp biểu tình bày tỏ sự liên đới với VN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gây chiến và để cứu quốc.

    Đầu tháng 2/1965 , Mỹ lại dội bom một lần nữa xuống Bắc Việt và đồng thời gởi quân vào Nam VN . Vào thời điểm mấu chốt trong cuộc leo thang của Mỹ, thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố long trọng nhân dịp một cuộc tụ họp quần chúng tại Tirana ( TinParis. Thủ đô Albanie) rằng : « Đáp lại tuyên ngôn và lời kêu gọi gần đây của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam , nhân dân TH sẽ giúp cho nhân dân Nam VN mọi sự viện trợ vật chất cần thiết, kể cả vũ khí và mọi quân nhu khác. Mặt khác, chúng tôi sẵn sàng gởi người của chúng tôi, nếu nhân dân miền Nam VN cần , để cùng sát cánh đấu tranh ».

    Đầu tháng 4/1965, Lê Duẩn cầm đầu một phái đoàn VN đến Bắc Kinh, thỉnh cầu chính phủ TH gởi quân lính sang hổ trợ cho VN. Ông ta tuyên bố vào dịp đó : « Chúng tôi muốn có những phi công tự nguyện, những chiến sĩ tự nguyện…và những nhân sự cần thiết, kể cả nhân sự chuyên về ngành tái thiết đường xá và cầu cống ». Để đáp lại những đòi hỏi của VN, chính phủ TH và VN đã ký những công ước. Từ tháng giêng 1965 đến tháng 3/1968, TH đã gởi qua VN trên 320.000 binh lính vào những đơn vị phòng không, công binh, hỏa xa và tiếp liệu, có lúc đến 175.000 người trong một năm. Hòa hợp với nhân dân VN, các binh sĩ TH tại VN, đã đem xương máu và sinh mạng của mình ra để bảo vệ không phận Bắc Việt, bảo đảm sự thông trên các trục lộ Bắc Việt. Điều đó đã cho phép quân đội nhân dân VN gởi một số quan trọng bộ đội để chiến đấu tại miền Nam. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quốc tế, binh lính TH đã rút toàn bộ về nước vào tháng 7/1970. Hàng ngàn liệt sĩ TH đã được mai táng trên đất Việt. Ngày 13/04/1966, Lê Duẩn đã tôn vinh nhưng kỳ công của quân đội TH trước sự hiện diện của thủ tướng Chu Ân Lai " và phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình" . Ông ta đã nhấn mạnh : "Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng TH gần gủi chúng tôi nhất, và sự viện trợ của TH là đáng kể nhất và cũng là đầy đủ nhất ». « Không có sự ủng hộ rộng lượng đó, chúng tôi phải mất thêm 2 hoặc 3 triệu người nửa mới thì mới đạt được chiến thắng ».

    Mọi người đều biết rỏ vị thế của TH trong công cuộc viện trợ cho VN vì cuộc chiến đấu của họ chống Mỹ gây chiến . Gởi quân đội để yểm trợ cho VN không phải là một điều bí mật. Khi tìm cách làm sai đi lịch sử về chuyện này, chính quyền VN chỉ bộc lộ ra sự kém cỏi và cái ngu xuẩn của mình.


    • « Ngăn cản nhân đân Việt Nam giải phóng toàn bộ miền Nam Việt Nam » Hay là tận lực yểm trợ cho sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt nam?

    Quyển Bạch Thư của bộ ngoại giao VN truyền rãi sự dối trá theo đó vào năm1968, các nhà lãnh đạo TH đã dọa nạt giảm thiểu, ngay cả việc cắt đứt viện trợ cho VN, và ngưng sự bang giao giữa hai đảng và hai nước, cốt để « cổ võ Mỹ tăng cường các cuộc dội bom tại Bắc Việt » « và làm cho VN yếu đi ». Bạch Thư cũng khẳng định rằng sau khi ký kết hiệp định Ba Lê năm1973 về VN, các nhà lãnh đạo TH đã "hoàn toàn ngưng mọi viện trơ quân sự" và « họ cản trở cuộc đấu tranh của nhân dân VN nhằm đánh bại những mưu toan Mỹ-ngụy phá hoại hiệp định Ba Lê, ngõ hầu giai phóng toàn bộ miền Nam và thống nhất đất nước »..v..v..

    Đâu là sự thật ?

    Cứ lấy thí dụ năm 1968, một năm mà nhà cầm quyền VN hay làm rùm beng. Chính vào năm đó, nhân dịp cuộc trao đổi quan điểm với chủ tịch HCM về tình hình quân sự tại VN, chủ tich Mao Trạch Đông đã khuyên HCM hảy áp dụng chiến tranh tiêu diệt tai Nam VN bằng cách tổ chức những quân đoàn nhằm cướp lấy thắng lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ gây hấn. Chủ tịch Hồ đã đồng ý với lời đề nghị của chủ tich Mao và đã truyền lại đúng thời điểm về VN.Chính vào năm đó, chính quyền TH đã ký kết với VN 10 hiệp ước cho không viện trợ và đã thực thi các điều đó. Trong bốn năm, từ 1969 đến 1972, chính quyền TH đã đồng ý và thực thi khoảng 30 hiệp ước viện trợ vô điều kiện cho VN trong các lãnh vực kinh tế và quân sự. Những lời vu khóng của VN, theo đó TH đã hăm dọa cắt đứt viện trợ và đã bớt nhiều số lượng viện trợ cho VN hoàn toàn là những điều nói láo.

    Chính những năm 1967-1968, Chủ tịch HCM đã lưu lại một thời gian dài tại TH để chữa bệnh và chinh phủ TH đã gởi đến những y sĩ giỏi nhất để trị liệu. Trong thời kỳ đó, nhà cầm quyền VN thường muốn triệu tập những thành viên của bộ chỉ huy Nam VN về Hà Nội , hay gởi những giới chức hữu trách vào Nam VN để bàn cãi về những chiến thuật phải làm, nhằm phối hợp đấu tranh vũ trang với cuộc đàm phán Việt-Mỹ. Cũng vậy, khi phía VN có lời thỉnh cầu, chính phủ TH đã tổ chức, nội trong một năm, nhiều chuyến bay đặc biệt để chuyên chở các nhà hữu trách VN khi ghé qua TH như Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Võ Chí Công và Nguyễn Văn Linh. Năm 1968, phó thủ tướng Việt Nam Lê Thanh Nghị, đã đến TH để bàn về cuộc viện trợ cho VN. Ông đã được tiếp đãi một cách nồng hậu. Thì tại sao các sự kiện đó lại có thể bị điễn giải như là một ý đồ của TQ nhằm « cắt đứt bang giao giữa hai đảng và hai quốc gia ? »

    Sau cuộc ký kết hiệp định Ba Lê vào tháng giêng 1973, các nhà lãnh đạo VN, khi họ viếng TH hay tạm ghé qua nhân dịp xuất ngoại, họ đã từng trao đổi với các nhà lãnh đạo TH những quan điểm về các nguyên tắc chiến lược cần áp dụng trong thời kỳ mới này. Chủ tich Mao Trach Đông và thủ tướng Chu Ân Lai đã chứng minh với họ rõ ràng rằng Mỹ có rút ra khỏi VN, thì vẫn còn phải dựa vào cuộc đấu tranh vũ trang để giải quyết tận gốc vấn đề vì Nguyễn Văn Thiệu vẫn còn nhiều đoàn quân ngụy , lên đến vài trăm ngàn quân, và đã cam đoan rằng TH vì lẽ đó, sẽ tiếp tục viện trợ cho VN. Với tinh thần đó, TH đã giúp VN một tổng số lượng viện trợ tiếp sau đó tương đương với nhiều tỷ đồng tiền TH (yuan), dù chiến tranh đã giảm sút cường độ. TH đã ủng hộ và rộng lượng yểm trợ nhân dân VN trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu và thống nhất tổ quốc. Nhà cầm quyền VN không bao giờ có thể phủ nhận những điều đó, dù có phải dùng đến việc nói láo chăng nữa.

    Chính phủ và nhân dân TH đã giảm những chi phi cần thiết của mình , và không quản ngại đổ mồ hôi và xương máu, họ đã chấp nhận hy sinh tối đa tại quốc nội đễ giữ lời đã hứa, lời hứa giúp đỡ VN. Về phía mình, chủ tịch Mao Trạch Đông và thủ tướng Chu ân Lai đã không quản ngại tận tình giúp đỡ .
    Đã từ nhiều năm, các lãnh đạo VN đã không sót cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn đối với TH. Năm 1975, năm của sự giải phóng toàn diện lãnh thổ VN, Lê Duẫn nói :" Điều hiển nhiên, VN không thể có được như ngày nay nếu không có TH, nơi mà cách mạng đã thành công. Đó là sự tất yếu của lịch sủ. ».
    Ngày 22/07/1977 tại Bắc Kinh Lê Duẩn nói với chủ tịch Hoa Quốc Phong : « Hôm nay tôi xác nhận với đồng chí Hoa Quốc Phong rằng chúng tôi, những người VN, chúng tôi luôn xem những người Hoa như là những người bạn quý. Chúng tôi là những người em luôn luôn bên cạnh các anh. Đối với chúng tôi, không có một sự lựa chọn nào khác. Vào thời lúc của chủ nghĩa xét lại của Liên Xô đang gây hấn với TH, chúng tôi đã ở bên cạnh các anh và chúng ta đã cùng chống lại những hành động đó. »

    Trong khi các lời đó còn vang dội trong tai của chúng tôi, các lãnh tụ VN đã chối bỏ hôm nay những gì hôm qua họ đả xác định và họ còn coi như là « kẻ thù » « truyền kiếp », những người Trung Hoa mà chủ tịch HCM đã từng gọi là: "vừa là đồng chí, vừa là anh em" thúc đẩy bởi lòng ưu ái thâm sâu, một lòng trung thành gương mẫu và một tình hữu nghị bền lâu »

    Sự trở mặt đó cho thấy rõ ràng là chính nhà cầm quyền VN, và không ai khác, đã phản bội tình hữu nghị Hoa-Việt, nhân dân VN và nhân dân Trung Hoa, và chủ nghĩa Mác Lê.


    (20-11-1979)



    PHẦN III
    Trung Cộng trả lời về quyển Bạch Thư của Bộ
    Ngoại Giao Cộng sản Việt Nam ( tháng 10.1979)



    .... Rõ ràng là trong những năm cuối,những cuộc tranh chấp quân sự không gián đoạn, sự thiếu vắng một cuộc sống bình thường cho nhân dân Đông Dương, sự xáo trộn ở Đông Nam Á và sự suy thoái trong bang giao Hoa Việt đã là nguồn gốc chính yếu chánh sách bá quyền khu vực do giới thẩm quyền Việt Nam áp dụng có sự hỗ trợ và khuyến khích của Liên Bang Sô Viết....


    • Tại sao những quan hệ Hoa Việt suy thoái sau khi nước Việt Nam được thống nhất ?
    - Về cuốn Bạch Thư của Bộ Ngoại giao Việt Nam về Bang Giao Việt Hoa ( III )

    - Bản dịch từ Pháp Ngữ: Nhữ đình Hùng -

    Trong cuốn Bạch Thư nhan đề "Sự thật về Bang Giao Việt Hoa trong ba mươi năm qua", giới thẩm quyền Việt Nam trình bày lịch sử việc leo thang liên tục trong chánh sách chống lại Trung Quốc kể từ khi thống nhất Việt Nam như là lịch sử "cuộc phản bội lần thứ ba" của Trung Hoa đối với Việt Nam kể từ 1975.

    Bọn chúng đẩy trách nhiệm việc suy thoái trong bang giao Hoa Việt về phía Trung Hoa,cho rằng nước này đã "đón tiếp với sự cáu kỉnh và thịnh nộ" việc thống nhất Việt Nam, vì nó đã "không yểm trợ cho nhân dân Việt Nam trong việc tái thiết đất nước mình" nhân giai đọan này, rằng "nó đã cố ý phá hoại" "bằng đủ mọi cách" tình hữu-nghị Hoa-Việt và nó thi hành một"chủ nghĩa bá quyền của một đại cường" v.v. và v.v
    .
    Quả đúng như thế không?Vậy thì hãy nói cho chúng tôi,nếu như quý vị có thể,những tổn hại mà nhân dân Trung Quốc đã gây ra cho nhân dân Việt Nam sau khi, hay trước khi,thống nhất Việt Nam. Trong Bạch Thư ,giới thẩm quyền Việt Nam. cáo buộc nước Trung Hoa đả từ khước mọi yêu cầu mới của Việt Nam" kể từ 1975.Nhưng sự thật là từ lúc đó,mặc dù có những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế do Lâm Bưu và "tứ nhân bang" ,và dù rằng việc chấm dứt cuộc kháng chiến của Việt Nam chống lại bọn gây hấn Mỹ đã có thể cho phép nước Trung Hoa lấy lại hơi thở,bởi sự chi viện cho việt Nam đè nặng,nuớc Trung Hoa đã làm hết sức mình để thực hiện mỗi năm từ 50 hay 60 dự án xây dựng ở Việt Nam,trong khuôn khổ sự viện trợ của nó.

    Các dự án này không phải chỉ thuộc về loại dân sự - kỹ nghệ nặng ,kỷ nghệ nhẹ và kỷ nghệ dệt, vận tải và giao thông, bệnh viện,vân vân...,mà còn gồm cả các công tác quân sự -công trường sửa chữa các phóng lôi hạm, xưởng làm súng liên thanh hạng nhẹ và hạng nặng,xưởng chế tạo đại liên phòng không 12,7mm ,công tác mở rộng xưởng chế tạo súng và đạn v.v.

    Điều này cho thấy một cách đầy đủ rằng sau cuộc thống nhất Việt Nam,nhân dân Trung Quốc,cũng như trong quá khứ,luôn luôn coi nhân dân Việt Nam như một đồng chí và là một anh em,tiếp tục cung ứng một sự viện trợ vô vị lợi và hy vọng rằng nhân dân Việt Nam sẽ phục hồi bằng cách băng bó các vết thương do cuộc chiến dai dẳng gây ra và sẽ tiến trên con đường phồn thịnh. Có thể nào nghĩ rằng viện trợ nhân dân Trung Quốc dành cho Việt Nam về mặt kinh tế và quân sự có mục tiêu làm "suy yếu" và để "chinh phục" Việt Nam và "cố ý phá hoại" tình thân hữu Hoa Việt?

    Sự suy thoái nhanh chóng trong mối bang giao Hoa Việt sau thống nhất Việt Nam không phải do chính sách "thù nghịch" của Trung Hoa đối với Việt Nam thống nhất như là giới thẩm quyền Việt nam suy nghĩ,nhưng là do chánh sách chống đối Trung Quốc mà giới thẩm quyền Việt Nam theo đuổi để thực hiện tham vọng chủ nghĩa bá quyền khu vực.

    Sau cuộc thống nhất Việt Nam,giới thẩm quyền Việt Nam đã coi thường khát vọng mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam, khi họ đã chịu đựng chiến tranh trong ba mươi năm, muốn hưởng đôi chút nghỉ ngơi và để băng bó các thương tích chiến tranh, đã lạm dụng bạo lực quân sự, lao mình gây hấn và bành trướng ở nước ngoài, đeo đuổi bá quyền với sự cuồng nhiệt, rồi thì bọn chúng dàn dựng "Liên Bang Đông Dương",vơ vét trong vùng vịnh Xiêm-la và dòm ngó Đông Nam Á.Bọn chúng đã tuyên bố : "Sự xuất hiện một nước Việt Nam hùng mạnh sẽ mở ra,một cách chắc chắn, một trang mới của lịch sử và sẽ đóng góp trong việc thay đổi rộng tình hình chánh trị trong vùng Đông Nam Á, vùng đã từ lâu được coi như một hậu phương và như là một nơi tranh chấp của các thế lực đế quốc ".

    Chính các nước Kampuchea và Lào, lân bang của Việt Nam, đã là những nạn nhân đầu tiên của sự bành trướng và gây hấn của giới thẩm quyền Việt Nam.Vào tháng sáu 1975, chối bỏ các lời hứa hẹn,lập đi lập lại nhiều lần trong những năm 60, về việc tôn trọng các vạch ranh giới hiện tại giữa hai nước, giới thẩm quyền Việt Nam đã gửi các lực lượng hải quân và lục quân chiếm đảo Koh Way của Kampuchea ; từ đó,chúng không ngưng xâm phạm lãnh thổ Kampuchea thuộc phiá nam vùng vịnh Xiêm La.

    Giới thẩm quyền Việt Nam đã đưa ra các hoạt động thoán nghịch và xâm nhập ở Kampuchea từ 1975 đến 1978 trong mục tiêu lật đổ chánh quyền Kampuchea Dân Chủ. Cùng thời gian ấy,nhân danh "mối quan hệ đặc biệt", giới thẩm quyền Việt Nam, nhờ ở nhiều chục ngàn binh sĩ trong quân đội, một số đông công chức,cố vấn và điệp viên,đã nắm quyền kiểm soát các phân bộ Đảng,hành chánh và quân sự của Lào,từ thượng tầng đến hạ tầng. Bọn chúng đã làm một cuộc thanh trừng tàn bạo,ngược đãi và đàn áp các công chức và những người dân yêu nước.


    Nước Lào đã bị chiếm đóng một cách ngang nhiên.

    Một phần của lãnh thổ Trung Hoa trở thành đích nhắm của việc gây hấn của bọn chúng.Vào tháng tư 1975, lợi dụng cơ hội cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam ,chúng đã từ bỏ vị thế mà bọn chúng vẫn luôn theo đuổi nhắm vào việc thừa nhận các đảo Xisha và các đảo Nansha như là phần lãnh thổ hoàn toàn thuộc về Trung Hoa, và đã gởi một các toán quân chiếm đóng sáu trong các đảo Nansha.

    Bọn chúng đã làm một cuộc tuyên truyền rộng rãi trên thế giới để tạo ra tin tưởng rằng Nansha và Xisha thuộc về Việt Nam.Hơn thế nữa,bằng một ngàn lẻ một cách,bọn chúng đã gây ra các tranh chấp biên giới hoa-việt và đã gậm nhấm lãnh thổ Trung Hoa.Cùng một lúc,bọn chúng đã tiến hành việc « thanh lọc các vùng biên giới » trong những tỉnh Việt Nam phụ cận Trung Hoa bằng cách đẩy luì về Trung Hoa,theo một kế họach đã thiết lập,một số lớn công dân Việt Nam đã sống trong những vùng này từ nhiều đời.

    Nhắm vào việc duy trì tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Hoa và Việt Nam và những bang giao thân hữu giữa hai nước,phía Trung Hoa đã lấy một thái độ tự chế và ôn hòa.Tuy nhiên, giới thẩm quyền Việt Nam biểu hiện một sự ngạo mạn quá sức và coi sự tự chế của phía Trung Hoa như một dấu hiệu yếu kém,thay vì ngưng lại các hoạt động thù nghịch đối với Trung Hoa, lại đẩy mạnh thêm.

    Trong lúc giới thẩm quyền Việt Nam tung ra một cuộc gây hấn quân sự chống lại Kampuchéa ngõ hầu thôn tính,Trung Hoa đã đứng về phía nhân dân Kampuchea và không ở về phiá giới thẩm quyền Việt Nam,vì thế đã tạo ra sự giận dữ. Đó là một trong những yếu tố then chốt đã đưa đến sự suy thoái nhanh chóng trong bang giao Hoa -Việt.

    Kể từ tháng chín 1977,giới thẩm quyền Việt Nam đã gởi những lực lượng quân sự quan trọng nhiều lần vượt biên giới để tung ra các trận chiến đại qui mô chống lại Kampuchéa;bọn chúng đã đi đến chỗ vận-dụng hơn một trăm ngàn bộ đội để dùng bạo lực chiếm đóng Phnom Penh và các lãnh thổ bao la của Kampuchéa.Đứng trước sự gây hấn này, đương nhiên là Trung Quốc, một quốc gia xã hội, dành cảm tình và sự hỗ trợ cho nhân dân Kampuchéa trong cuộc chiến đấu chánh-đáng chống lại sự gây hấn của nước ngoài.

    Điều này đã tạo ra một căm hận dữ dội của giới thẩm quyền Việt Nam,đã coi nước Trung Hoa như trở ngại chánh cho việc gây hấn của chúng và cho việc bành trướng của chúng ở nước ngoài,đã dùng những biện pháp bài Hoa còn cứng rắn hơn nữa. Kể từ tháng tư 1978,bọn chúng đã cuồng nộ đưa ra một chiến dịch xua đuổi kiều dân Trung Hoa về Trung Quốc, và chống đối Trung Quốc .

    Hiện giờ, có trên 200000 người Việt và kiều dân Trung Hoa bị ngược đãi, đã bị đẩy về Trung Quốc.Hơn thế ,tại biên giới Việt Hoa,giới thẩm quyền Việt Nam đi đến chỗ cố ý gây ra những vụ tranh chấp,để gậm nhấm lãnh thổ Trung Hoa,tạo ra các đụng chạm đẫm máu và cả việc giết hay làm thương tích các binh sĩ và thường dân người Hoa, như thế đã đe dọa nghiêm trọng hoà bình và an ninh trong vùng biên giới Trung Hoa.

    Giới thẩm quyền việt Nam không lùi bước trước bất cứ phương tiện nào để chống đối cuồng nhiệt Trung Hoa, tiếp tục bình thường các dự án xây dựng với viện trợ Trung Hoa trở thành việc không thể làm được,đó là cách giải thích duy nhất việc Trung Hoa đã phải quyết định vào giữa năm 1978, ngưng các viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam và gọi về nước các công nhân và kỹ thuật gia Trung Hoa đang làm việc ở đấy.

    Vào tháng hai 1979, giới thẩm quyền Việt Nam không ngừng đẩy mạnh các cuộc leo thang gây hấn quân sự chống lại Trung Hoa đi đến chỗ vượt qua "các giới hạn có thể chịu đựng, và các toán quân bảo vệ biên giới của chúng tôi,bị dồn vào đường cùng, đã phải dấn thân vào một cuộc giao tranh trả đũa, cần thiết nhưng hạn chế,để bảo vệ các vùng biên giới.Thế mà hiện nay,giới thẩm quyền Việt Nam đã gán lý do việc suy thoái các bang giao Hoa Việt cho các biện pháp mà Trung Hoa bị bó buộc phải dùng để để chống lại các khiêu khích của Hà Nội.Thật là đảo ngược nhân và quả.Đáng kinh tởm!

    Nhân cuộc phản công tự vệ, nhân dân Trung Hoa đã hiểu được một điều.Ngay khi cuộc chiến tranh kháng cự lại Hoa Kỳ vừa mới chấm dứt,giới thẩm quyền Việt Nam đã lợi dụng các vật liệu do Trung Hoa cung cấp để xây dựng các thành lũy chống lại Trung Hoa ở ngoài biên giới Hoa Việt nơi mà họ đã chôn dấu vũ khí,đạn dược và ngũ cốc với số lượng lớn, để chuẩn bị cuộc chiến chống ại Trung hoa.Nhận thấy tình trạng này, phải chăng Trung Hoa nên ngưng viện trợ cho Việt Nam.?

    Sau khi thống nhất Việt Nam,các biến cố xảy ra ở tại Đông Dương và trong bang giao Hoa Việt cho thấy rằng, rốt cuộc, ai theo đuổi "các mục tiêu bành trướng và bá quyền", "nhằm thôn tính" toàn bộ Đông Dương,ai không ngừng đưa ra các hoạt động bành trướng hướng về Đông Nam Á và có một chánh sách thù nghịch « máy móc ». Trung Hoa hay chính là giới thẩm quyền Việt Nam ?

    Rõ ràng là trong những năm cuối,những cuộc tranh chấp quân sự không gián đoạn, sự thiếu vắng một cuộc sống bình thường cho nhân dân Đông Dương, sự xáo trộn ở Đông Nam Á và sự suy thoái trong bang giao Hoa Việt đã là nguồn gốc chính yếu chánh sách bá quyền khu vực do giới thẩm quyền Việt Nam áp dụng có sự hỗ trợ và khuyến khích của Liên Bang Sô Viết.

    Sự suy thoái trong bang giao hoa Việt tỉ lệ với sự gia tăng tham vọng bá quyền khu vực của giới thẩm quyền Việt Nam và, vì bọn chúng coi Trung Hoa như một trở ngại cho việc thực hiện bá quyền của chúng, nên mối thù nghịch của chúng đối với Trung Hoa leo thang.Đây mới là lô gích đã ngự trị sự diễn tiến của những bang giao trong những năm sau nầy,và chính đó mới là sự thật quan trọng mà cuốn bạch Thư của Việt nam đã nỗ lực ngụy trang.

    Chánh sách bá quyền khu vực mà giới thẩm quyền Việt Nam theo đuổi sau khi thống nhất Việt Nam đã đặt chúng trong tình trạng khó khăn dù ở trong hay ngoài nước, tình trạng khó khăn đi đến chỗ trầm trọng.Chính điều này làm cho giới thẩm quyền Việt Nam càng tin tưởng hơn là sự chống đối lại Trung Quốc là thuốc trị bá bệnh để ra khỏi tình trạng này.Ví dụ,ở trong nước,chúng dùng sự chống đối lại Trung Hoa để làm dịu sự bất mãn của nhân dân tranh đấu chống chánh sách mở rộng gây hấn ra nước ngoài bằng cách coi thường đời sống quần chúng;ở nước ngoài,bọn chúng hành động sao cho làm lệch hướng sự chú tâm của dư luận và che dấu các chiến dịch quân sự ở biên giới Kampuchea-Thái Lan nơi mà bọn chúng tung ra cuộc tấn công đại qui mô,điều này khiến cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ .Ngoài ra,việc gây hấn ở nước ngoài đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ của Liên Sô, sự chống đối Trung Hoa như thế trở thành một phương tiện để có được viện trợ sô viết.Những điều này,Bạch Thư đã tránh né đủ mọi cách.

    Chính trong khi đề cao sự yểm trợ của Liên Bang Sô Viết, nước lớn bá quyền, mà các giới thẩm quyền Việt Nam,sau khi thống nhất đất nước, đã giám làm một cách điên cuồng việc gây hấn và bành trướng kiểu bá quyền.Thực ra, nước thứ nhất (tinparis chú thích : Liên Bang Sô Viết) đã dùng nước thứ hai ( Việt Nam) như một quân cờ trong việc bành trướng ở Đông Nam Á, trong kế hoạch bành trướng toàn cầu của nó,và nước thứ hai coi nước thứ nhất như một sự nương tựa trong việc theo đuổi bá quyền ở Đông Nam Á.

    Họ lợi dụng lẫn nhau và tâm đồng ý hợp, như thế đã tạo nguy hiểm nghiêm trọng cho hoà bình,an ninh và ổn định trong vùng này.Trước sự kiện được mọi người biết đến,nhà cầm quyền Việt Nam định dùng Bạch Thư để vu cáo Trung Quốc bằng cách nói rằng nước này "áp dụng chủ nghiả bá quyền của đại cường" và dùng vấn đề bang giao hoa Việt để che dấu gây hấn và bành trướng Việt-Sô trong những vùng Đông Dương và Đông Nam Á.Tuy nhiên,những nỗ lực để bịp nhân dân đông Nam Á là chuyện vô tích sự.

    Giới thẩm quyền Việt Nam đã biến Việt Nam,ngày xưa là một quốc gia xã hội nạn nhân của sự gây hấn,trở thành một nước bá quyền đi xâm lược một nước khác,điều này đã làm mờ đi uy tín của Việt Nam và đã làm nước này bị cô lập cùng cực,trong khi nó được cảm tình thế giới.Giới thẩm quyền Việt Nam đã đi ngược lại dòng lịch sử,chà đạp dưới chân những điều thủ đắc trong cuộc chiến mà nhân dân Việt Nam đã theo đuổi trong hàng chục năm,đấy là sự phản bội đích thực.

    Coi là kẻ thù không đội trời chung người anh em và bạn đồng đội đã chiến đấu vai kề vai và đã chia xẻ số phận của nhân dân Việt Nam trong hàng chục năm,đó là sự phản bội đích thực.

    Cuốn Bạch Thư dày cộm của Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ngụy tạo tùy tiện các sự kiện lịch sử mà cả thế giới đều biết, điều này đã buộc chúng tôi phải cho chúng một câu trả lời cần thiết.Tuy thế,Bạch Thư là một sự pha trộn các dối trá thô lỗ đến độ nó không đáng để phản bác.Bạch thư tiêu biểu kỷ lục đáng khinh về thâm hiểm và tồi bại chánh trị mà giới thẩm quyền Việt Nam đã đạt tới trong bang giao quốc tế ; sau khi đã xem qua, người ta sẽ để nó rơi vào quên lãng!
    [ HẾT ]


    • Bản văn pháp ngữ



    POURQUOI LES RELATIONS SINO-VIET­NAMIENNES SE SONT-ELLES DETERIOREES APRES LA REUNIFICATION DU VIET NAM? — A propos du Livre blanc du ministère vietnamien des Affaires étrangères sur les relations Viet Nam-Chine (III) Dans le Livre blanc intitulé "La vérité sur les rela­tions vietnamo-chinoises durant les 30 dernières années", les autorités vietnamiennes présentent l'histoire de l'es­calade continuelle de leur politique d'opposition à la Chine depuis la réunification du Viet Nam comme l'his­toire de la "troisième trahison" de la Chine vis-à-vis du Viet Nam depuis 1975. Elles rejettent la responsabilité de la détérioration des relations sino-vietnamiennes durant ces dernières années sur la Chine, prétendant que cette dernière a "accueilli avec hargne et rage" la réuni­fication du Viet Nam, qu'elle "n'a pas soutenu le peuple vietnamien dans la reconstruction de son pays" lors de cette étape, qu'elle "a délibérément saboté" "par tous les procédés" l'amitié sino-vietnamienne et qu'elle pratique un "hégémonisme de grande puissance", etc., etc. En est-il vraiment ainsi? Dites-nous alors, si vous le pouvez, les préjudices que le peuple chinois a causés au peuple vietnamien après, ou avant, la réunification du Viet Nam. Dans le Livre blanc, les autorités vietnamiennés accusent la Chine d'avoir "rejeté toute nouvelle de­mande d'aide faite par le Viet Nam" depuis 1975.

    Mais la vérité est que depuis lors, malgré les sérieuses diffi­cultés économiques causées par Lin Biao et la "bande des Quatre", et bien que la fin de la guerre de résistance du Viet Nam à l'agression américaine eût dû permettre à la Chine de reprendre haleine, car l'aide au Viet Nam pesait lourd, la Chine a fait de son mieux pour mettre en train chaque année 50 ou 60 projets de construction au Viet Nam, dans le cadre de son assistance. Ces projets étaient non seulement d'ordre civil — industrie lourde, industries légère et textile, transports et communications, hôpitaux, etc., mais comprenaient aussi des travaux militaires — chantier de réparation de torpilleurs, usines de mitrail­leuses légères et lourdes, usines de mitrailleuses anti­aériennes de 12,7 mm, travaux d'extension d'usines de fusils et de balles, etc. Cela montre pleinement qu'après la réunification du Viet Nam, le peuple chinois, comme par le passé, a toujours considéré le peuple vietnamien comme un camarade et un frère, a continué de lui octroyer une assistance désintéressée et a espéré que le peuple vietnamien se rétablirait en pansant les blessures que lui avait infligées une guerre prolongée, construirait une vie heureuse et s'engagerait dans la voie de la prospérité.

    Est-il concevable que l'aide accordée par le peuple chinois au Viet Nam en matière économique et militaire ait eu pour objet d'"affaiblir" et de "conquérir" le Viet Nam et de "saboter délibérément" l'amitié sino-vietnamienne?
    La détérioration rapide des relations sino-vietnamien-nes après la réunification du Viet Nam n'est pas due à la politique d'"hostilité" de la Chine envers le Viet Nam unifié comme les autorités vietnamiennes le prétendent, mais à la politique d'opposition à la Chine que les autorités vietnamiennes poursuivent pour réaliser leurs am­bitions d'hégémonisme régional.

    Après la réunification du Viet Nam, les autorités vietnamiennes, au mépris des aspirations les plus vives du peuple vietnamien, qui a souffert de la guerre pendant trente ans, à goûter quelque repos et à panser ses blessu­res de guerre, abusent de la force armée, se livrent à l'agression et à l'expansion à l'étranger, recherchent l'hé­gémonie avec frénésie, puis elles échafaudent "la Fédé­ration indochinoise", font main basse sur le golfe de Siam et convoitent le Sud-Est asiatique. Elles ont déclaré: "L'apparition d'un Viet Nam fort ouvrira, à coup sûr, une nouvelle page de l'histoire et apportera une contribution aux profonds changements de la situation politique dans la région du Sud-Est asiatique, région considérée depuis longtemps comme un arrière et comme un lieu que les forces impérialistes se disputent."

    Ce sont le Kampuchea et le Laos, voisins du Viet Nam, qui ont été les premières victimes de l'expansion et de l'agression des autorités vietnamiennes. En juin 1975, rejetant la promesse, faite maintes fois dans les années soixante, sur le respect du tracé actuel de la frontière entre les deux pays, les autorités vietnamiennes en­voyaient des forces navales et terrestres occuper l'île Koh Way du Kampuchea; dès lors, elles ne cessaient de violer le territoire kampuchéen qui donne au sud sur le golfe de Siam. Les autorités vietnamiennes se sont livrées à des activités de subversion et d'infiltration au Kampuchea de 1975 à 1978 dans le but de renverser le gouvernement du Kampuchea démocratique. Dans le même temps, au nom des "rapports spéciaux", les autorités vietnamiennes, grâce à des troupes se montant à des dizaines de milliers d'hommes, à quantité de fonctionnaires, de conseillers et d'agents secrets, se sont assuré le contrôle des départe­ments du Parti, de l'administration et de l'armée du Laos, ceci du sommet jusqu'à la base.

    Elles ont mené une épu­ration cruelle, persécuté et réprimé les fonctionnaires et les gens du peuple patriotes. Le Laos est occupé de façon flagrante.
    Une partie du territoire chinois est devenue une visée de leur agression. En avril 1975, profitant de l'occasion que leur donnait la libération du Sud-Viet Nam, elles ont abandonné la position qu'elles avaient toujours adoptée consistant à reconnaître les îles Xisha et les îles Nansha comme partie intégrante du territoire chinois, et ont en­voyé des troupes occuper six des îles Nansha. Elles ont fait une large propagande dans le monde pour faire croire que les îles Nansha et les îles Xisha appartiennent au Viet Nam. Qui plus est, elles ont, par mille et un moyens, provoqué des conflits à la frontière sino-vietnamien-ne et grignoté le territoire chinois. En même temps, elles ont procédé à la "purification des régions frontalières" dans les provinces vietnamiennes voisines de la Chine en refoulant en territoire chinois, selon un plan établi, un grand nombre de citoyens vietnamiens qui résidaient de­puis des générations dans ces régions. En vue de pré­server l'amitié entre les peuples chinois et vietnamien et les relations amicales entre les deux pays, la partie chi­noise a adopté une attitude de retenue et de modération. Cependant, les autorités vietnamiennes, affichant une ar­rogance démesurée et prenant la retenue de la partie chinoise pour un signe de faiblesse, au lieu de mettre un frein à leurs activités d'hostilité envers la Chine ne firent que les intensifier. Alors que les autorités vietnamiennes lançaient une agression armée contre le Kampuchea afin de l'annexer,la Chine s'est tenue du côté du peuple kampuchéen et non du côté des autorités vietnamiennes déclenchant ainsi leur colère. C'est là un des facteurs clé qui ont conduit à la détérioration rapide des relations sino-vietnamiennes. Dès septembre 1977, les autorités vietnamiennes ont envoyé d'importantes forces armées franchir maintes fois la frontière pour lancer des attaques d'en­ vergure contre le Kampuchea; elles sont allées jusqu'à mobiliser plus de cent mille hommes de troupe pour oc­cuper par la force Phnom-Penh et d'immenses territoires du Kampuchea.

    Devant cette agression, il est naturel que la Chine, pays socialiste, accorde sa sympathie et son soutien au peuple kampuchéen dans sa juste lutte contre l'agression étrangère. Cela a suscité une haine farouche des autorités vietnamiennes qui, considérant la Chine
    comme le principal obstacle à leur agression et à leur ex­pansion à l'étranger, ont pris des mesures antichinoises encore plus dures. A partir d'avril 1978, elles ont dé­chaîné fébrilement une large campagne de refoulementdes ressortissants chinois et d'hostilité à la Chine. Main­tenant, il y a plus de 200 000 Vietnamiens et ressortis­sants chinois persécutés qui ont été refoulés en Chine.

    Qui plus est, sur la frontière vietnamo-chinoise, les au­torités vietnamiennes en sont venues à provoquer délibérément des conflits, à grignoter le territoire chinois, à créer des incidents sanglants et même à faire tuer ou blesser des militaires et civils chinois, menaçant ainsi sérieusement la paix et la sécurité des régions frontaliè­res chinoises. Les autorités vietnamiennes ne reculant devant au­cun moyen pour s'opposer fiévreusement à la Chine, la poursuite normale des projets de construction avec l'aide chinoise est devenue impossible; c'est la seule explication, au fait que le côté chinois a été forcé de décider, au 'milieu de l'année 1978, de cesser son aide économique et , technique au Viet Nam et de rappeler les ouvriers et les techniciens chinois qui y travaillaient encore.

    En février 1979, les autorités vietnamiennes n'ont cessé de pousser l'escalade de leur agression armée contre la Chine jus­qu'à ce qu'elle dépasse les "limites tolérables, et nos trou­pes de la défense-frontière, poussées à bout, se sont enga­gées dans un combat de riposte, nécessaire mais limité, pour défendre les régions frontalières. Or maintenant, les autorités vietnamiennes ont attribué la raison de la dé­térioration des relations sino-vietnamiennes aux mesures que la Chine a bien été obligée de prendre contre les pro­vocations de Hanoï. C'est inverser cause et effet. Mé­prisable !
    Lors de la contre-attaque d'auto-défense, le peuple chinois a compris une chose: A peine la guerre de résis­tance contre les Etats-Unis avait-elle touché à sa fin que les autorités vietnamiennes ont profité du matériel fourni par la Chine pour construire des fortifications contre la Chine en deçà de la frontière sino-vietnamienné où elles ont stocké armes, munitions et céréales en quan­tité pour préparer la guerre contre la Chine.

    Vu ces cir­constances, la Chine ne devait-elle pas suspendre l'aide au Viet Nam?.
    Après la réunification du Viet Nam, les événements qui se sont produits en Indochine et dans les relations sino-vietnamiennes montrent qui, en fin de compte, pour­suit "des objectifs d'expansion et d'hégémonie", qui "tente d'annexer" toute l'Indochine, qui ne cesse de me­ner des activités d'expansion vers le Sud-Est asiatique et qui pratique une politique hostile systématique. La Chine ou les autorités vietnamiennes elles-mêmes? Il est bien évident que ces dernières années, les conflits armés inin­terrompus, l'absence de vie normale pour les peuples in-dochinois, les bouleversements en Asie du Sud-Est et la détérioration des relations sino-vietnamiennes ont pour cause fondamentale la politique d'hégémonie régionale appliquée par les autorités vietnamiennes soutenues et encouragées par l'Union soviétique. La détérioration des relations sino-vietnamiennes est proportionnelle à la crois­sance des ambitions d'hégémonie régionale des autorités vietnamiennes et, étant donné qu'elles considèrent la Chine comme un obstacle à la réalisation de leur hégé­monie, c'est l'escalade dans leur hostilité envers la Chine. Voilà la logique qui a régi l'évolution de ces relations ces dernières années, et c'est justement la plus importante vérité que le Livre blanc vietnamien s'efforce de camou­fler. La politique d'hégémonisme régional que les autorités vietnamiennes ont poursuivie après la réunification du Viet Nam les a placées dans une situation difficile tant à l'intérieur qu'à l'extérieur, situation difficile qui va en s'aggravant. C'est ce qui fait que les autorités viet­namiennes sont de plus en plus persuadées que l'opposi­tion à la Chine est la panacée pour les sortir de cette situa­tion.

    À l'intérieur du pays, par exemple, elles utilisent l'opposition à la Chine pour apaiser le mécontentement du peuple qui combat leur politique d'extension de l'agres­sion à l'étranger au mépris de la vie des masses; à l'exté­rieur, elles agissent de la sorte pour détourner l'attention du public et camoufler leurs opérations militaires à la frontière Kampuchea-Thaïlande où elles lancent une at­taque de grande envergure, ce qui entraîne la condamna­tion énergique de la communauté internationale.

    En outre, leur agression à l'étranger exigeant le soutien puissant de l'Union soviétique, l'opposition à la Chine est donc de­venue un moyen pour obtenir l'aide soviétique. Tout cela, le Livre blanc l'élude par tous les moyens.
    C'est en se prévalant du soutien de l'Union soviéti­que, hégémoniste de grande puissance, que les autorités vietnamiennes ont osé se livrer, après la réunification de leur pays, si furieusement à l'agression et à l'expansion et rechercher l'hégémonie. En fait, ce premier pays se sert du second comme d'un pion dans son expansion en Asie du Sud-Est, qui fait partie de son plan pour l'hégémonie mondiale, et le second considère le premier comme un appui dans sa recherche pour l'hégémonie en Asie du Sud-Est.

    Ils s'utilisent l'un et l'autre et s'entendent com­me larrons en foire, mettant ainsi gravement en danger la paix, la sécurité et la stabilité dans cette région. Devant ces faits connus de tous, les autorités vietnamiennes ten­tent d'utiliser un Livre blanc pour calomnier la Chine en disant que celle-ci "pratique l'hégémonisme de grande puissance", et de se servir du problème des relations sino-vietnamiennes pour dissimuler l'agression et l'expansion vietnamo-soviétiques dans les régions indochinoises et en Asie du Sud-Est. Cependant leur effort pour duper les peuples d'Asie du Sud-Est est peine perdue.
    Les autorités vietnamiennes ont transformé le Viet Nam, jadis pays socialiste victime de l'agression, en un pays hégémoniste qui envahit un autre pays, ce qui a terni le prestige du Viet Nam et l'a rendu extrêmement isolé, alors qu'il avait gagné la sympathie universelle.

    Les autorités vietnamiennes vont à Pençontre du courant his­torique, foulent aux pieds les acquis de la lutte que le peuple vietnamien a menée pendant des dizaines d'années, voilà la trahison authentique! Considérer comme un ennemi juré le frère et le compagnon d'armes qui a combattu épaule contre épaule et qui a partagé le sort du peuple vietnamien pendant des dizaines d'années, voilà la trahison authentique!
    Ce copieux Livre blanc du ministère vietnamien des Affaires étrangères a falsifié à son gré des faits historiques que tout le monde connaît, ce qui nous oblige à lui donner la réponse nécessaire. Pourtant, le Livre blanc est un amalgame de mensonges si grossiers qu'il ne mérite pas de réfutation. Le Livre blanc symbolise le record mé­prisable de perfidie et de dégénérescence politique qu'ont atteint les autorités vietnamiennes dans les relations in­ternationales; après y avoir jeté un coup d'œil, on le mettra bientôt aux oubliettes ! (26 novembre 1979)