Pages

Wednesday, August 31, 2011

TRẦN BÌNH NAM * LÊ DUẨN



LÊ DUẨN VÀ TRUNG QUỐC

Trần Bình Nam

Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là một khuôn mặt về mưu mô và thao lược có lẽ chỉ đứng sau ông Hồ Chí Minh. Đó là một trong những lý do Hồ Chí Minh chọn ông làm Bí thư thứ nhất sau cuộc cải cách ruộng đất nhiều tai tiếng. Là một người cộng sản, Lê Duẩn kiên trì theo đuổi đường lối của Hồ Chí Minh là thống nhất Việt Nam và đặt cả nước dưới chế độ cộng sản. Ông đã chống lại một cách có kết quả chính sách của Mao Trạch Đông không muốn thấy miền Bắc chiếm miền Nam dù bằng hiệp thương bầu cử hay bằng vũ lực.


Lê Duẩn.gif


Đối với Trung quốc một Việt Nam chia đôi, miền Bắc không thể mạnh để thành một mối lo cho Trung quốc, đồng thời làm trái độn ở biên giới phía Nam tránh sự tiếp cận với các lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Từ khi bị áp lực của Trung quốc ký Hiệp định Geneve chia đôi dất nước, Lê Duẩn thấy rõ chính sách của Trung quốc đối với Việt Nam trong hơn một ngàn năm qua không có gì thay đổi, và nếu có thay đổi chăng là thay đổi lối nói mồm miệng, từ “thiên triều và thuộc quốc” thành “anh em trong khối xã hội chủ nghĩa” môi hỡ răng lạnh giả dối.


Theo hồi ký “Cuối đời nhớ lại” của ông Nguyễn Thành Thơ một đảng viên từng có chân trong Trung ương đảng ghi lại rằng, khoảng cuối năm 1978 khi tình hình biên giới Việt - Kampuchia và Việt –Trung căng thẳng, quân lính Kampuchia thường vượt biên giới cướp của và giết người mà Việt Nam không có đối sách gì. Trong một dịp Tổng Bí thư Lê Duẩn đi thăm huyện Cần Giờ tháp tùng bởi Huyện ủy và 30 cán bộ cao cấp khác, Nguyễn Thành Thơ ghi: “Lê Duẩn nói ‘Các anh có gì hỏi tôi giải đáp’ . Anh em phấn khởi rộ lên ‘Xin hỏi K nó quấy rối biên giới ta, tàn sát cướp phá rất dã man điên cuồng, sao ta đối phó rất lôi thôi, chúng tôi khó hiểu’.

Anh Lê Duãn trả lời ‘Các đồng chí hỏi đúng là một tình hình cả nước đều quan tâm, chúng tôi đau đầu lắm ngủ không được, không phải là vấn đề Khmer đỏ, vấn đề Pôn Pốt mà là vấn đề ai đằng sau Khmer đỏ, Pôn Pốt. Lần này ta có đưa đại quân đâu, bọn nó làm sao chống ta nổi, nhưng ta đánh nó, Trung quốc đánh ta thôi, nhưng ta không chiếm K, Trung quốc cũng không chiếm ta.” (Cuối Đời Nhớ Lại của Nguyễn Thành Thơ)

Nhưng để hiểu trọn vẹn cái nhìn của Lê Duẩn đối với Trung quốc trong suốt thời gian từ những năm 1949 sau khi Mao chiếm Trung hoa lục địa thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung quốc, chúng ta cần đọc bài nói chuyện của Lê Duẩn với các tướng lãnh quân đội cộng sản Việt Nam (?) vào một thời điểm trong năm 1979 sau khi Trung quốc tấn công vào biên giới Việt Nam. Bài nói chuyện này được lưu trữ tại Thư viện Quân đội Nhân dân ở Hà Nội và do Christopher Goscha có được và dịch ra Anh ngữ cho Chương trình Thu thập Tài liệu về Chiến tranh Lạnh (Cold War International History Project – CWIHP) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Woodrow Wilson ở Washington D.C. [TBN:
1. giáo sư Gosha tốt nghiệp tiến sĩ sử học đại học Sorbonne, Paris chuyên nghiên cứu lịch sử cận đại các nước Đông Nam Á.

2. Chúng ta đang nghiên cứu một bài nói chuyện của một Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, nên ngôn từ trong những đoạn trích dẫn sau là ngôn từ của một lãnh tụ cộng sản Việt Nam sau khi vừa chiến thắng Hoa Kỳ, có lúc rất tự phụ, và không phải là ngôn từ và cách nhìn bây giờ của đại đa số. Cốt lõi ở đây là chắt lọc cái nhìn của ông Lê Duẩn đối với Trung quốc để rút ra những kinh nhiệm đáp ứng trong hoàn cảnh Việt Nam đang bị áp lực nặng nề của Trung quốc] Lê Duẩn cho biết sau Hiệp định Geneve và sau khi không có hiệp thương chuẩn bị bầu cử như Hiệp định dự liệu, Trung quốc gây sức ép cho Bắc Việt Nam không được khởi động cuộc chiến tranh tại miền Nam, nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn cương quyết phát động cuộc chiến.

Lê Duẩn không nói ra, nhưng ai cũng biết đảng cộng sản Việt Nam có thể làm vậy vì có hậu thuẫn của Liên xô. Lê Duẩn nói với các cán bộ : “Khi chúng ta ký Hiệp Định Geneve, rõ ràng là Chu Ân Lai đã [ép] chia đất nước ta làm hai. Sau đó ông ta gây sức ép buộc chúng ta không được làm gì đối với miền Nam Việt Nam. Họ ngăn chúng ta đứng lên nhưng họ không thể làm gì để ngăn cản chúng ta” Theo Lê Duẩn, sau khi miền Bắc đã phát động chiến tranh du kích tại miền Nam, biết không ngăn được nên Mao Trạch Đông đổi cách suy nghĩ, lợi dụng cuộc chiến tại miền Nam để đưa quân vào Bắc việt dòm ngó chuẩn bị cho chương trình xâm lấn Việt Nam về sau: Trích bài nói của Lê Duẩn:

“Sau khi chúng ta chiến đấu và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta có thể chiến đấu hiệu quả, đột nhiên Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội đến giúp chúng ta xây dựng đường sá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta và từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác. Chúng ta biết rõ ý đồ này, nhưng phải cho phép họ vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gửi người, nhưng quân lính của họ đã đến cùng với súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này.

Sau đó, Mao bắt chúng ta phải nhận 20.000 quân của ông ta đến xây một con đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam Bộ. Tôi từ chối. Họ tiếp tục yêu cầu nhưng tôi không nhượng bộ. Họ gây áp lực với tôi cho quân của họ vào nhưng tôi đã không chấp thuận. Họ tiếp tục gây sức ép nhưng tôi vẫn không chịu. Tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy họ có âm mưu cướp nước ta từ lâu và âm mưu đó ác độc như thế nào.”

Năm 1960 khi chiến tranh du kích tại miền Nam bắt đầu có cường độ, tại đại hội 3 của đảng cộng sản Việt Nam, [TBN: từ 5-10/9/1960 tại Hà Nội, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn giữ danh vị Chủ tịch đảng.] Trung quốc đã thuyết phục đảng cộng sản Việt Nam khuyến cáo Pathet Lào trả hai tỉnh giáp biên giới Việt Nam cho chính phủ Vientaine, nói là để tránh Mỹ đổ quân vào Lào, nhưng ý đồ thật của Mao là cắt tay cắt chân của Việt Nam, và sau này dùng chi viện phủ phê mua chuộc Lào bủa một gọng kềm bên trái cùng với gọng kềm bên phải của căn cứ hải quân Yulin nằm ở cực nam đảo Hải Nam làm hai gọng kềm kẹp Việt Nam vào giữa.

Lê Duẩn nói với các cán bộ của mình: “Khi chúng ta chuẩn bị chiến tranh du kích tại miền Nam sau khi ký Hiệp định Geneve, Mao Trạch Đông đã nói với Đại hội Đảng của chúng ta rằng, ngay lập tức, chúng ta phải buộc Lào chuyển hai tỉnh đã được giải phóng cho chính phủ Viêng Chăn. Nếu không, người Mỹ sẽ tiêu diệt hai tỉnh này, một tình huống rất nguy hiểm theo cái nhìn của Trung Quốc!

Mao đã bức hiếp chúng ta và chúng ta đã phải làm điều đó.” Lê Duẩn giải thích sở dĩ Hoa Kỳ đổ quân vào miền Nam Việt Nam vì Liên xô và Trung quốc bất hòa nhau, và chính sách của Liên xô và Trung quốc về Việt Nam đối nghịch nhau. Liên xô muốn Hà Nội khởi động chiến tranh tại miền Nam, Trung quốc thì không muốn. Lê Duẩn dẫn chứng năm 1961 khi Liên xô, Trung quốc, Việt Nam còn là một khối (dấu hiệu bất hòa chưa hiện ra bên ngoài) tổng thống Kennedy đã không dám can thiệp vào Lào nên cùng với Nga và Trung quốc trung lập hoá Lào và lập chính phủ liên hiệp quốc cộng tại Vientaine. Hoa Kỳ và Trung quốc có cùng mục tiêu trong việc trung lập hóa Lào, chủ yếu là chắn con đường tiếp vận quan trọng từ bắc Việt Nam vào miền Nam để giảm thiểu khả năng xâm lăng miền Nam của Bắc việt.


Lê Duẩn nói: “Nếu Trung Quốc và Liên Xô thống nhất với nhau, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta hay không. Nếu hai nước thống nhất và liên kết với nhau để giúp chúng ta, không chắc Hoa Kỳ có dám đánh chúng ta cái cách mà họ đã đánh. Họ sẽ do dự ngay từ đầu. Họ sẽ do dự như thời Kennedy. Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô, tất cả đã giúp Lào và ngay lập tức Mỹ ký một hiệp ước với Lào. Họ không dám gửi quân Mỹ sang Lào, họ để cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tham gia chính phủ ngay lập tức. Họ không dám tấn công Lào nữa. Sau đó, khi Liên Xô và Trung Quốc xung đột với nhau, Mỹ được Trung Quốc thông báo là họ có thể tiến tới và tấn công Việt Nam mà không sợ sự trả đũa của Trung Quốc.”

Trong một đoạn khác Lê Duẩn phán đóan rằng nếu không có sự đồng ý của Trung quốc, Hoa Kỳ đã không dám gài mìn phong tỏa hải cảng Hải phòng mùa hè năm 1972 và dùng B52 bỏ bom Hà Nội tháng 12 năm đó. Lời Lê Duẩn: “… Tuy nhiên, Trung quốc và Hoa Kỳ đã thảo luận làm thế nào để đánh chúng ta mạnh hơn, gồm các cuộc tấn công bằng bom B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Rõ ràng là như thế..” Buổi nói chuyện của Lê Duẩn đã giải thích tại sao Hà Nội phát động cuộc chiến tranh vào các thành phố và trung tâm dân cư miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân. Cường độ và địa bàn tấn công, gồm cả tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài gòn đã làm cho bộ tham mưu của tướng Westmoreland ngạc nhiên.


Ngạc nhiên không phải vì không đoán trước Bắc việt sẽ tấn công. Tình báo Hoa Kỳ đã ghi nhận sự chuyển quân của Bắc việt. Ngạc nhiên vì tướng Westmoreland và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ nghĩ rằng bộ đội cộng sản sẽ đánh các đơn vị quân đội Mỹ sau Tết [TBN: Victory At any Costs by Cecil B. Currey, page 266-267]. Ngoài ra song hành với cuộc tấn công Mậu Thân nhiều sư đoàn thiện chiến của Bắc việt bao vây căn cứ Khe Sanh, và các chiến lược gia Hoa Kỳ vẫn còn bình luận về mục tiêu chính của Bắc việt là thu đoạt một thắng lợi dứt điểm tại Khe Sanh như họ đã thắng trước đây tại Điện Biên Phủ hay tấn công đồng loạt vào các trung tâm dân cư để tạo một cuốc nổi dậy. Lê Duẩn cho thấy Hà Nội không có ảo tưởng hạ căn cứ Khe Sanh trước hỏa lực của Hoa Kỳ. Bao vây Khe Sanh chỉ là kế “điệu hổ ly sơn” [TBN: đúng hơn là “điệu trâu lên rừng”].


Hà Nội cũng không có ảo tưởng gì nhân dân miền Nam sẽ nổi dậy. Vào năm 1967 Hoa Kỳ có hơn 500 nghìn quân tại Việt Nam. Quân đội chính quy Bắc việt đã chạm trán với quân đội Hoa Kỳ trong thung lũng Ia Drang trong năm 1965 và phải trốn qua biên giới Lào để khỏi bị tiêu diệt nên biết rằng không thể đụng trận mãi với các sư đoàn quân Hoa Kỳ được. Lê Duẩn và Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam tính rằng nếu Hoa Kỳ đưa thêm quân vào Việt Nam thì trước sau Bắc việt cũng thất bại. Nên chiến lược của Lê Duẩn là đánh một trận xả láng vào các thành thị miền Nam bất chấp quy ước, chấp nhận mọi tổn thất để tạo xúc động tâm lý tại Hoa Kỳ để Hoa Kỳ ngưng tăng quân và dọn đường thương thuyết.


Mục tiêu của Lê Duẩn đã đạt được. Bắc Việt đã tổn thất nặng nề về mặt quân sự, nhưng thắng lợi hoàn toàn về mắt chính trị. Tổng thống Johnson đã không gởi thêm quân theo yêu cầu của tướng Westmoreland và đề nghị thương thuyết. Trớ trêu là lúc đó Trung quốc ngăn cản không cho Hà Nội thương thuyết.

Trung quốc hứa sẽ gởi thêm súng đạn, đồng thời xúi dục Hoa Kỳ đổ thêm quân vào. Trung quốc muốn Việt Nam đánh để kiệt quệ đến người lính cuối cùng. Lời Lê Duẩn: “Sau khi Mỹ đưa hàng trăm ngàn quân vào miền Nam Việt Nam, chúng ta đã phát động cuộc tổng tấn công vào năm 1968 để buộc họ giảm leo thang. Để đánh bại Hoa Kỳ, một điều cần phải biết là làm thế nào để họ từ từ giảm leo thang. Đó là chiến lược của chúng ta. Chúng ta chiến đấu chống một kẻ thù lớn, kẻ thù với dân số 200 triệu người và thống trị thế giới. Nếu chúng ta không thể làm cho họ giảm leo thang từng bước, thì chúng ta sẽ thất bại và không thể tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta phải đấu tranh để làm nhụt ý chí họ để buộc họ phải đi đến bàn đàm phán với chúng ta mà không cho phép họ đưa thêm quân.


Đến lúc Hoa Kỳ muốn thương lượng với chúng ta, đại sứ Trung quốc tại Hà Nội Ho Wei đã viết một bức thư cho chúng tôi, nói rằng: “Các anh không thể ngồi xuống đàm phán với Hoa Kỳ. Các anh phải dụ quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam để đánh với họ”. Ông ta gây áp lực với chúng ta làm cho chúng ta bối rối vô cùng. Đây không phải là vấn đề đơn giản mà rất mệt mỏi. Chúng ta không nghe lời của Ho Wei. Chúng ta ngồi xuống ở Paris.


Trong thời gian đó, Trung Quốc đã thông báo với Mỹ: ‘Nếu các ông không tấn công tôi, tôi sẽ không tấn công các ông. Các ông muốn đưa vào Việt Nam bao nhiêu lính, tùy các ông’. Lê Duẩn cho biết rằng có một lần Mao giả vờ không nhớ sử để cảnh cáo Lê Duẩn rằng, quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh bị Việt Nam đánh bại, nhưng quân Mao sẽ thôn tính Việt Nam, và Lê Duẩn đã phản ứng bằng cách cảnh giác rằng Việt Nam cũng sẽ đánh thắng quân Mao. Lê Duẩn thuật lại cho các cán bộ nghe một mẫu chuyện giữa ông ta có mặt Trường Chinh với Mao và Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh năm 1963.

“Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á”. Ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam! Cũng trong dip đó: Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?


Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông. Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?
Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu! Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!
Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?
Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.
Mao hỏi: Có bao nhiêu người?
Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!


Mao nói: Trời! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan! Mao không hỏi thẳng về Việt Nam, nhưng gián tiếp hỏi tôi.: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?”

Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Hiểu ý của Mao, tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Chúng tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?” Qua bài nói chuyện của Lê Duẩn chúng ta thấy Trung quốc, dù thuộc thể chế nào, vương triều, dân chủ hay cộng sản đều có mộng thôn tính Việt Nam. Và Việt Nam dù thuộc thể chế chính trị nào cũng cảnh giác manh tâm của Trung quốc.

Quá trình cảnh giác của người cộng sản Việt Nam bắt đầu từ những năm 1954 khi Trung quốc ép ông Hồ Chí Minh ký Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước. Và chính quyền hiện nay cũng có sự cảnh giác cao độ. Tuy nhiên không gian xoay xở mỗi thời mỗi khác, và cách đáp ứng của chính quyền hiện nay chưa được xem là thích ứng với hoàn cảnh. Thời đại của Hồ Chí Minh Hà Nội dễ xoay xở hơn vì có Liên xô đối trọng với Trung quốc. Và cho đến năm 1975 Trung quốc còn yếu kém về cả hai mặt kinh tế và quân sự so với Hoa Kỳ.

Bối cảnh hôm nay khác hẵn. Liên xô sụp đổ Hà Nội phải dựa vào Trung quốc hơn để tồn tại. Kinh tế Trung quốc hiện chỉ thua Hoa Kỳ, với một lực lượng quân sự hùng mạnh gấp nhiều lần quân đội cộng sản Việt Nam. Về mặt lãnh đạo, Lê Duẩn vừa có tài thao lược vừa có quyền quyết định (ngay cả khi ông Hồ Chí Minh còn sống vì được Hồ Chí Minh tin cậy) nên tuy có lúc ông phải nhượng bộ áp lực Trung quốc, ông vẫn rất cứng rắn trước các đòi hỏi của Trung quốc mà ông cho là thiệt hại cho sự vẹn toàn của đất nước.


Sau khi Lê Duẩn chết, các Tổng bí thư kế tiếp không ai có mưu lược và có nhiều quyền quyết định như Lê Duẩn. Nhất là từ đại hội 9 năm 2001 khi Nông Đức Mạnh lên Tổng bí thư, sự lãnh đạo tại Hà Nội càng ít bén nhạy hơn, và hiện nay với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không có gì khá hơn. Về mặt chiến lược từ tháng 4/2006 Hà Nội đã tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ một cách dè dặt để tìm thế đối trọng với Trung quốc. (Quan Hệ Việt Trung 1991-2008). Nhưng về mặt chiến thuật cung cách đối đáp của Hà Nội trước áp lực của Trung quốc không thích hợp và được xem là nhu nhược đến độ người ta nghi ngờ Trung quốc đã nắm trọn Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam trong tay.

Nước nhỏ cạnh nước lớn cẩn trọng về ngoại giao là cần, nhưng không được để cho sự cẩn trọng làm quốc gia bại liệt. Phải biết phản ứng khi cần thiết. Không thể để cho Trung quốc bắn giết ngư dân hay cấm đánh cá trong vùng biển quốc tế mà không mạnh mẽ lên tiếng hay đưa nội vụ ra trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dù biết Trung quốc sẽ dùng phiếu phủ quyết. Không thể để cho tàu hải giám Trung quốc húc chìm thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam mà không dám minh danh tố cáo Trung quốc mà chỉ nói là “tàu lạ”.


Không thể nể Trung quốc mà không đưa vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa ra trước tòa án quốc tế trong khi Việt Nam có nhiều bằng chứng pháp lý chủ quyền, dù biết rằng tòa án quốc tế không thể thụ lý vì Trung quốc sẽ không đồng ý kiện về chủ quyền đất đai. Việt Nam cần nghiên cứu các án lệ kiện chủ quyền đất đai trên thế giới để chuẩn bị cần làm gì để có nhiều may mắn thắng trước tòa quốc tế. Việc chính quyền Hà Nội vì tế nhị ngoại giao không lên tiếng chính thức và kịp thời trước các vụ lấn đảo lấn biển của Trung quốc có thể là một bất lợi về sau. Và lệnh cấm nhân dân biểu tình chống hành động xâm lấn của Trung quốc cũng có thể là một bất lợi pháp lý khác. Trong bài nói chuyện Lê Duẩn có nói đến khung cảnh quốc tế mới để chứng minh rằng Trung quốc không thể đánh Việt Nam mà không bị phản ứng của thế giới.


Ông nói: “Bây giờ Trung Quốc có âm mưu đánh nước ta để mở rộng xuống phía Nam. Nhưng trong thời đại hiện nay họ không thể đánh một cách dễ dàng. [Đầu năm nay] Trung Quốc chỉ đánh Việt Nam có vài ngày mà cả thế giới đã hét lên: “Không được đụng đến Việt Nam”! Thời đại hiện nay không giống như thời xưa. Bây giờ cả thế giới đang gắn chặt với nhau. Loài người vẫn chưa hoàn toàn đi vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa, nhưng đây là lúc mọi người đều muốn độc lập và tự do. Ngay cả trên các đảo nhỏ, người dân cũng muốn độc lập, tự do.”


Ông Lê Duẩn nói đúng. Nhưng quan hệ giữa Liên xô và Hoa Kỳ bấy giờ và bây giờ đối với Việt Nam khác nhau. Năm 1979 Việt Nam có Hiệp ước an ninh vừa ký với Liên xô và Liên xô là một đồng minh tin cậy được. Khi Trung quốc đánh Việt Nam Liên xô đã đưa hạm đội đến đóng ngoài khơi Thanh Hóa Nghệ An, và Hồng quân Liên xô sẵn sàng mở mặt trấn biên giới phía bắc Trung quốc nếu Trung quốc tiến sâu hơn vào Hà Nội.

Hiện nay Việt Nam chỉ có quan hệ lỏng lẻo với Hoa Kỳ. Nhưng dù có liên minh chặt chẽ Hà Nội cũng không thể hoàn toàn tin cậy vào quyết tâm của Hoa Kỳ. Hai nước vừa đánh nhau (1965-1975) và bài học của Việt Nam Cộng Hòa còn nóng hỗi. Giả thuyết Hoa Kỳ và Trung quốc chia đôi thiên hạ để cùng thống trị thế giới không phải chỉ là một giả thuyết suông. Nó có thể trở thành hiện thực và Việt Nam sẽ là con bò sữa làm lễ tế thần.

Nhưng nếu vào thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa bó tay chịu chết khi Nixon và Kissinger nói chuyện với Mao và Chu Ân Lai trên đầu mình, thì hiện nay Hà Nội có thế xoay xở hơn. Trước hết Hà Nội cần liên minh chặt chẽ và cụ thể với Hoa Kỳ. Sau đó Hà Nội có thể mở một mặt trận ngoại giao và “lobby” để cảnh giác Hoa Kỳ rằng nếu Hoa Kỳ thông đồng với Trung quốc để bỏ Việt Nam thì ngày đó cũng là ngày tàn của siêu cường Hoa Kỳ.

Tương quan Hoa Kỳ – Trung quốc của thế kỷ 21 khác với tương quan đầu thập niên 1970 thế kỷ trước. Đối nội các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam cần huy động nội lực của nhân dân qua một chương trình cải tổ chính trị và chỉnh đốn vũ trang với chiến thuật du kích trên không, trên biển và đất liền.

Hoàn cảnh Việt Nam hôm nay có khó, nhưng không phải Việt Nam không có đường thoát ra khỏi nanh vuốt Trung quốc. Những anh hùng như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung thời nào cũng có.
Trần Bình Nam Sept. 1, 2011
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

NHỮNG SỰ THẬT VỀ THÊ GIỚI CHÚNG TA




LTS
Thế giới của ta có nhiều đau khổ. Những thiếu nữ này có tội gì mà bị xử tử? Điều này rất quan trọng nhưng không ai cho ta biết. Xét về hình thức, nhà tù này rất rộng và sạch so với nhà tù Việt Cộng.



Chuyện những nữ tử tù bị phá trinh
đêm trước hành hình

>Người ta mô tả những tiếng gào thét thảm thiết của thiếu nữ Iran trước khi bị hành quyết, tiếng gào thét không phải vì sợ hãi bóng ma của cái chết, mà bởi một nghi thức đáng sợ hơn cả cái chết: nghi thức phá trinh.

Một bài báo của Israel đã gây rúng động dư luận khi tiết lộ, là một nước còn nặng thần quyền, pháp luật Iran quy định không tử hình trinh nữ, nhưng cũng không cho miễn án tử hình. Và để hợp thức hóa bản án, người ta thường biến thiếu nữ thành thiếu phụ trước khi hành hình họ.

Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh

Một trinh nữ Iran sau song sắt


Theo tiết lộ của một thành viên giấu tên thuộc Tổ chức hỗ trợ nhân đạo, do Iran quy định không được tử hình trinh nữ, vào đêm trước khi hành hình, những người cai ngục tổ chức nghi lễ “kết hôn giả”, để người chồng giả - thường là một quản giám - ăn nằm với nữ phạm nhân, và sáng hôm sau tiễn cô dâu mới ra đi hợp với luật pháp Iran.

Nhân viên này tâm sự, anh gia nhập tổ chức này khi mới 16 tuổi, được cấp trên tin tưởng, anh đã được giao thực hiện “nhiệm vụ vinh quang” trong nghi thức “kết hôn giả” khi mới 18 tuổi.


Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh


Những thiếu nữ này sợ bị phá trinh còn hơn là tử hình, họ liều chết chống lại hành động này. Việc phá trinh trong lễ kết hôn giả trước khi hành hình thường gặp khó khăn khi các nữ tù nhân cố gắng phản kháng và từ chối "hôn lễ" một cách quyết liệt; để tiến hành thuận lợi, các nhân viên này nhiều khi phải cho thuốc ngủ vào thức ăn của "cô dâu".

Người đàn ông này chia sẻ, anh cảm thấy lương tâm cắn rứt và hối hận sau khi thực hiện "nhiệm vu cao cả", dù biết cuộc hôn nhân này nhằm giải thoát họ.


Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh
Những trinh nữ sợ bị phá trinh hơn bị hành hình


"Tôi còn nhớ mỗi lần chuẩn bị kết hôn giả với những trinh nữ, họ đều rất hoảng sợ và kêu gào thảm thiết lắm. Tôi mãi mãi không thể quên hình ảnh thảm thương của một thiếu nữ khi cô ấy kêu gào và lấy tay cào rách mặt và cổ, cào xé bản thân rất đáng thương."

Lương tâm cắn rứt và hiểu được nỗi khổ của những xử nữ Hồi giáo này, có lần, anh đã bí mật cải trang và thả một thiếu nữ 15 tuổi cùng một thiếu niên 13 tuổi; sau khi bị phát hiện, anh đã tự giác nhận tội và bị giam trong một căn phòng...

Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Iran hồi tháng 6 năm ngoái, với cuộc bạo loạn biểu tình trên phố nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua, nhiều phụ nữ đã bị bắt ngồi tù.

Một số hình ảnh về phụ nữ Iran trong tù:

Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh
Những trinh nữ Iran trong ngục tù

Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh
Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh
Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh
Cách bố trí một phòng giam


Chuyen nhung nu tu tu bi pha trinh dem truoc hanh hinh

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP & NGƯỜI MỸ


Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kêu gọi Việt Nam và Hoa Kỳ tránh những 'sự cố' làm ảnh hưởng tới bang giao hai nước và tăng cường quan hệ, nhất là trong giáo dục, theo các điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội mà Wikileaks công bố.

Đại sứ Hoa Kỳ Raymond Burghardt đã có cuộc gặp gỡ từ biệt Tướng Giáp khi kết thúc nhiệm kỳ hồi tháng 9/2004 và Đại sứ Michael Michalak đã gặp vị tướng huyền thoại để bàn về giáo dục hồi tháng 4/2008.

Trong hai bức điện đánh đi từ Hà Nội, các quan chức từ Đại sứ quán Hoa Kỳ không nhất quán khi nói về tuổi của Tướng Giáp. Họ nói vị tướng này 92 tuổi hồi năm 2004 và 97 tuổi khi đề cập tới cuộc gặp hồi năm 2008.

Theo điện tín gửi đi hôm 7/9/2004, Đại sứ Burghardt cùng một số quan chức của đại sứ quán đã tới chào từ biệt Tướng Giáp hôm 3/9.

Vị tướng đã mời đại sứ mở đầu trước và ông Burghardt đánh giá quan hệ Việt - Mỹ 'tiến triển tốt' nhưng 'còn nhiều việc cần làm'.

Với cả người Việt ở Mỹ

Ông cũng nói Hoa Kỳ và Việt Nam từng giao tranh và có một lịch sử đau thương nên tiến bộ chậm và từng bước là 'có thể hiểu được'.

Ông Burghardt nói quan hệ quân sự đã bình thường hóa với chuyến thăm của Tướng [Phạm Văn] Trà, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Hoa Kỳ và hai tàu hải quân của Mỹ đã thăm Việt Nam.

Ông cũng nói ông gặp Tướng Trà trong tuần trước đó và ông Trà đã đưa ra những ý tưởng để cải thiện quan hệ quân sự Việt - Mỹ.

Đại sứ Hoa Kỳ nói Hoa Kỳ muốn mở rộng hơn nữa quan hệ quân sự với Việt Nam cũng như hy vọng có thể phá vỡ được sự nghi kỵ và phát triển quan hệ với cảnh sát Việt Nam.

"Sự cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Đông Nam Á, và Tướng Giáp cảm ơn Đại sứ đã cố gắng trong lĩnh vực này trong ba năm qua."

Điện tín của Đại sứ quán Hoa Kỳ

Ông cũng nói Việt Nam cần có sự hòa giải tốt hơn nữa với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ cho dù đã có nhiều cố gắng trong vấn đề này.

Về phần mình, Tướng Giáp nói ông "không phải là nhà ngoại giao" và ông sẽ nói chuyện thẳng thắn.

Người dẫn dắt quân đội Bắc Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ nói Việt Nam chia sẻ mong muốn tiếp tục cải thiện quan hệ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Ông nói hai bên cần tránh các "sự cố", cho dù là lớn hay nhỏ, có thể làm quan hệ xấu đi.

Tướng Giáp nói đã có những "sự cố và vụ việc" không đáng xảy ra trong mấy năm vừa qua.

Ông cũng nhắc tới Hiệp định Paris năm 1973 mà trong đó, theo ông, có điều khoản buộc Hoa Kỳ có trách nhiệm giúp đỡ Việt Nam khắc phục những thiệt hại mà chiến tranh gây ra, bao gồm cả những vấn đề "nhân đạo và truyền thống".

Đại tướng nói ông muốn chính phủ Hoa Kỳ cố gắng hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề chất độc Da cam. Tướng Giáp kể ông đã gặp Đô đốc [Elmo] Zumwalt, người ra lệnh rải chất Da cam ở đồng bằng sông Mekong trong cuộc chiến Việt Nam.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội năm 1995

Ông nói những người lính của cả hai bên, trong đó có cả con của Đô đốc Zumwalt, đã bị phơi nhiễm chất độc và vị Đô đốc "đã đồng ý rằng chính phủ Hoa Kỳ phải hợp tác với Việt Nam" để "giải quyết vấn đề".

Về các nội dung trao đổi khác, điện tín của Hoa Kỳ cũng viết: "Ông Giáp bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực và trợ giúp về khoa học về công nghệ.

"Đào tạo con người là cách có ích nhất để giúp đỡ nhau, ông Giáp nói, và lại nhấn mạnh một lần nữa rằng cả hai phía phải giảm thiểu các "sự cố" để đảm bảo quan hệ phát triển mạnh hơn.

"Sự cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Đông Nam Á, và Tướng Giáp cảm ơn Đại sứ đã cố gắng trong lĩnh vực này trong ba năm qua.

"...Tướng Giáp nói chính cháu gái ông đã theo học trường ở Virginia, và, trở lại vấn đề người Mỹ gốc Việt, nói đa số họ đều muốn về "quê hương", và chính sách của Việt Nam là ngày càng "cởi mở", cả về chính trị và kinh tế.

"Kiều hối từ Hoa Kỳ [gửi về Việt Nam] cũng tăng hàng năm.

"Dĩ nhiên, có những kẻ "phản bội tổ quốc"," tướng Giáp nói tiếp, những chuyện này nước nào cũng có.

"Tuy nhiên hầu hết người Việt Nam là "yêu nước" và ông hy vọng chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để "giúp đỡ" Việt kiều trở về nước thường xuyên hơn."

Tuyên ngôn độc lập

Vị Đại tướng cũng nhắc với Đại sứ Burghardt rằng mọi người đều biết Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam trích lời lẽ từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.

Ông nói Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều điểm chung và Việt Nam không quên rằng "đa số người Mỹ" phản đối chiến tranh Việt Nam.

Đại tướng nói người dân Việt Nam không bao giờ quên những điều tốt mà người khác làm cho họ và luôn tôn trọng độc lập và chủ quyền của các nước.

Ông nói văn hóa người Việt Nam rất yêu nước nhưng cũng yêu hòa bình và độc lập.

"[Chủ tịch] Hồ Chí Minh mong muốn hòa bình và độc lập không chỉ cho Việt Nam mà còn cho toàn thể các dân tộc trên thế giới," điện tín trích lời Tướng Giáp.

Đại sứ Burghardt nói với Tướng Giáp ông tới làm việc ở Việt Nam lần đầu tiên là tại Đại sứ quán ở Sài Gòn khi Việt Nam còn chiến tranh.

Tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc năm  1950-hình tư liệu của Getty Images

Tướng Giáp (góc trên bên trái) nổi tiếng hơn cả với cuộc Kháng chiến chống Pháp nhưng về cuối đời bị mất quyền

Còn trong lần công tác này của ông, Việt Nam đã hòa bình và đang phát triển.

Tướng Giáp nói Việt Nam "anh hùng và đang phát triển" nhưng vẫn còn nghèo trong khi Hoa Kỳ giàu hơn nhiều.

Đại sứ Burghardt nói Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam giàu hơn và đang cố gắng giúp đỡ bằng cách khuyến khích đầu tư và trợ giúp cho Việt Nam.

Ông cũng nói Hoa Kỳ muốn thấy một nước Việt Nam mạnh và giữa hai nước không có xung đột chiến lược mà thực tế có nhiều lĩnh vực trong đó hai bên có sự tương đồng chiến lược.

'Ghi âm Đại tướng'?

Bức điện tín về cuộc gặp thứ hai của Tướng Giáp với Đại sứ Michael Michalak mà Wikileaks công bố được đánh đi hôm 5/5/2008 có tựa đề "Vẫn còn minh mẫn ở tuổi 97: Tướng Giáp nói chuyện giáo dục với Đại sứ".

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói Đại sứ Michalak đã đề nghị có cuộc gặp, vốn kéo dài 40 phút, để bàn về vấn đề trao đổi giáo dục.

Phần tóm tắt cuộc gặp của điện tín nói Tướng Giáp cho thấy ông là người ngưỡng mộ các định chế giáo dục của Hoa Kỳ.

Theo điện tín, Tướng Giáp mặc quân phục, ngồi trong phòng khách, và không đứng lên khi Đại sứ và các tùy viên chính trị của đại sứ quán bước vào.

Không có đại diện báo chí nào có mặt nhưng trên bàn có máy thu âm ghi lại cuộc nói chuyện.

Theo Đại sứ quán nhận định, điều này cho thấy các quan chức của Đảng vẫn cảm thấy phải theo dõi những gì Tướng Giáp nói với khách nước ngoài dù tuổi ông đã rất cao.

Bức điện tín cũng có chú thích:

"Sau khi gạt bỏ Tướng Giáp khỏi Bộ Chính trị hồi năm 1982, mà lý do được cho là ông phản đối đưa quân vào Campuchia, các đối thủ trong Đảng tiếp tục giám sát các hoạt động và câu chuyện của vị Tướng."

Tướng Giáp nói trong cuộc gặp rằng Chính phủ Việt Nam chú trọng tới cải thiện giáo dục và khoa học và "nhân tố con người" là quan trọng nhất.

Ông nói một trường đại học của Hoa Kỳ nên có cơ sở ở Việt Nam, có thể là theo hình thức đại học liên doanh Việt - Mỹ.

Đại sứ Michalak nói với Tướng Giáp chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn một trường của Hoa Kỳ có chi nhánh ở Việt Nam và Hoa Kỳ muốn tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ.

Ông Michalak nói trong điện tín rằng vị tướng nói lẫn một số lần trong cuộc gặp nhưng nói rất rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục.

Điện tín kết thúc với câu: "Với bằng tiến sỹ kinh tế và cựu giáo viên trung học, người có con gái và các cháu học ở các trường đại học của Hoa Kỳ, vị Tướng nói rõ rằng ông coi các định chế giáo dục của Hoa Kỳ là quan trọng đối với tương lai của Việt Nam."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110829_general_giap_wikileaks.shtml

BÌNH LUẬN CỦA VẠN MỘC CƯ SĨ

Việt Nam quốc nội có lắm nhân tài và bậc đạo đức cao siêu. Về cá nhân, nhiều người đề cao đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhạc sĩ Phạm Tuyên. Về tập thể thì có Quốc hội Việt Nam cộng sản. Tất cả cá nhân và tập thể này đã đạt mức độ tối cao của chữ nhẫn. Chữ nhẫn có bao nhiêu nghĩa thì những người này đều có hết dù là nhẫn nhục hay nhẫn tâm.

Theo Vũ Thư Hiên và nhiều người, đại tướng tỏ ra nhẫn nhục cao độ, trong khi Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ chặt chân tay của ông, ông vẫn đi học đàn như thường.Nhất là Lê Duẫn đã chơi đểu , đã đạp ông ra khỏi ủy viên trung ương đảng và phong cho ông chức Trưởng ban ngừa thai cai đẻ. Người nhẫn nhục thứ hai là nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hồ Chí Minh đã giết bố ông là Phạm Quỳnh, ông vẫn hồn nhiên, tự nhiên như người Hà Nội, ca reo trong ngày 30-4-1975"Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng."

Tập đoàn nhẫn nhục đến độ bất cố liêm sỉ là bọn quốc hội Việt cộng im miệng không hề động tâm khi bọn Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh bán nước và quân Trung Quốc ngang nhiên chiếm Hoàng sa, Trường Sa, Bản Dốc, Nam Quan...Một tập thể thứ hai thực hành nhẫn theo nghĩa nhẫn tâm chính là bọn công an và bộ chính trị Hà Nội đã nhẫn tâm đánh dập những người đòi chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa và đòi dân chủ.

Trong tin tức trên, đài BBC đã cho chúng ta biết đường lối của cộng sản Việt Nam trong khoảng 2004-2008. Đại sứ Mỹ đến thăm Võ Nguyên Giáp là do phía Mỹ, được đảng cộng sản chấp thuận và ra mệnh lệnh cho Võ Nguyên Giáp một số nội dung và chi tiết.

Qua bản tin trên, ta thấy Võ Nguyên Giáp đã tuân mệnh bọn đầu gấu mà chuyển đến cho người Mỹ hai điều quan trọng mà họ đã thất bại, nay họ vẫn tiếp tục đòi hỏi, kêu nài.

Trong thời gian từ 1977 đến 1978 Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán bình thường hóa quan hệ nhưng không thành, một phần do Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường những tổn thất, thiệt hại mà họ đã gây ra ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ đã bác bỏ.Sau 1975, tổng thống Mỹ Carter đã chìa bàn tay thân hữu với Việt Nam những các sứ giả Việt Nam tuân lệnh Lê Duẫn đòi Mỹ bồi thường 3 ,2 tỷ Mỹ kim như hiệp định Paris hứa hẹn. Nhưng Việt Cộng đánh Kampuchia, Mỹ lấy cớ đó tuyên bố từ chối sự bồi thường này.Đây là giấc mộng lớn của Lê Duẩn. Lê Duẩn tuyên bố sau 1975 dân Việt Nam sẽ có mỗi nhà một xe hơi, một TV, một tủ lạnh. Giấc Mộng này là do hơn 3 tỷ Mỹ kim này chứ không phải do thành quả xây dựng XHCN, hoặc do bàn tay cộng sản tài ba biến sỏi đá thành cơm, và giấy vụn, sắt vụn thành nhà lầu, xe hơi như Tố Hữu đã nói. Dầu có 5 tỷ hay mười tỷ, tất cả cũng chui vào dạ dày vĩ đại của tập đoàn cộng sản thống trị, người dân chẳng được xơ múi gì, vì nay hải ngoại gửi về 5, 6 tỷ, tiền quốc tế viện trợ và cho vay thế mà ngân hàng trống trơn, cộng sản mắc nợ như chúa chổm!

Trần Quang Cơ cựu thứ trưởng Ngoại giao Việt Cộng viết về việc này:

Ngày 2-3.6, đàm phán vòng 2, Mỹ nêu lại các đề nghị hồi tháng 5. Ngày 19.7.77, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (LHQ), Mỹ quyết định rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào LHQ. Sau vòng 2, anh Phan Hiền đã phải bay về Hà Nội báo cáo và xin chỉ thị, thực chất là đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẻo hơn, nhưng nghe nói cả 4 vị lãnh đạo chủ chốt của ta lúc đó đều nhất trí lập trường trên. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20.12.78), Mỹ đề nghị nếu chưa thoả thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng quyền lợi thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận, song ta vẫn giữ lập trường cũng nhắc đòi giải quyết “cả gói” 3 vấn đề....Đến lúc này khi ta quyết định rút bỏ đòi hỏi “Mỹ phải bồi thường chiến tranh – viện trợ 3,2 tỷ đô la mới bình thường hoá quan hệ” và nhận công thức “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ thì đã muộn. ” (TRẦN QUANG CƠ * HỒI KÝ I )

Vấn đề thứ hai mà đại tướng Võ Nguyên Giáp đòi hỏi là bồi thường chất độc da cam. Ngày 31 tháng 1 năm 2004, nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin là Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam (The Vietnam Association of Victims of Agent Orange/Dioxin - VAVA) đã kiện 37 công ty Mỹ phải bồi thường do trách nhiệm gây ra thương tích vì đã sản xuất chất hóa học này. Dow Chemical và Monsanto là hai công ty sản xuất chất độc da cam (CĐDC) lớn nhất cho quân đội Hoa Kỳ đã bị nêu tên trong vụ kiện cùng các công ty khác. Cho đến nay, vụ kiện đã qua hai phiên tòa sơ thẩm Tòa án liên bang tại quận Brooklyn và tòa phúc thẩm ở Tòa kháng án liên bang khu vực 2 ở New York bác đơn kiện của nguyên đơn với lý do chính: bên nguyên chưa có bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ giữa bệnh tật của họ với chất dioxin, không có căn cứ pháp luật quốc tế, các công ty hóa chất chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ nhưng chính phủ Mỹ lại có quyền miễn tố. Do đó ngày 2 tháng 3 năm 2009 tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn Việt Nam.

Trong khoảng thời gian 2004-2008 là giai đọan mà Việt Cộng hy vọng vào món tiền này. Cộng sản hy vọng và có lẽ cũng nghe lời luật sư mà tin tưởng sẽ được vài tỷ Mỹ kim, nếu không thì cũng vài trăm triệu dư sức chia chác, con cháu của họ sẽ mua xe hàng triệu Mỹ kim đi khắp phố phường Hà Nội - Saigon cho thiên hạ lác mắt.

Cái số của đại tướng là số làm tay sai, làm cha hờ. Theo Trần Nhu, đại tướng là "tướng đi đêm", bị tụi đầu sõ ở sau giật giây! Ông yều cầu Mỹ bồi thường chất độc da cam thì nghe ra được vì lúc này tòa án Mỹ đang xử. Nhưng đại tướng quên mất một điều là bên Mỹ hành pháp, tư pháp độc lập, không như bên cộng sản, tòa án và công lý do bọn tàn ác và ngu dốt cầm đầu.

Còn vụ bồi thường chiến tranh 3 ,2 tỷ Mỹ kim thì thật vô ích vì ông cố sức mở cánh cửa đã đóng chặt. Tội nghiệp cho ông, suốt đời phải vâng lệnh cộng sản đàn em, cúi đầu làm một nô lệ mà không có chút tự do bởi vì ông bị các đồng chí ông, đàn em ông và chế độ do ông phục vụ đã dùng vợ con ông mà uy hiếp ông (Xem TRẦN NHU * TƯỚNG ĐI ĐÊM )

Còn một vấn đề nữa mà đại tướng đề cập là vấn đề giáo dục Mỹ. Đây cũng là tâm lý chung của các ông Việt Cộng cao cấp. Ông nào cũng căm thù Mỹ đế quốc xâm lược, tên tư bản đầu sõ, kẻ thù của giai cấp vô sản nhưng bản thân họ thích học Anh Pháp, đi công tác hoặc lao động tại các nước tư bản. Nay thì con cháu của họ hàng ngàn, hàng vạn đứa sang Âu Mỹ du học. Cháu của đại tướng cũng đi du học Mỹ kia mà! Những kẻ bé cổ thấp miệng thì đi Malaysia, Singapore du học, không ai hoặc rất it đi Nga, Trung Quốc. Tại sao vậy?Nhật, Mỹ, Pháp, Anh đã cung cấp học bổng cho du sinh Việt Nam nhưng một số mang danh du sinh để rồi đi làm chui, buôn bạch phiến, một số ở lại lấy chồng, lấy vợ ngoại quốc như vậy thì họ có yêu Việt Nam, yêu chủ nghĩa cộng sản không hở đại tướng? Trong trườp hợp một đi không trở lại, đại tướng mong mỏi gì ở những người này và ông có thực coi các định chế giáo dục của Hoa Kỳ là quan trọng đối với tương lai của Việt Nam."?

Ý tưởng của đại tướng về phát triển giáo dục với Mỹ là đúng ngay boong nhưng cũng vẫn là một giọng cầu tài, xin tiền. Đó là cái thuật căn bản trong chính sách đối nội, đối ngoại của cộng sản, nghĩa là bóc lột và lừa đảo để lấy tiền bạc, địa vị.

Ba điều này khác nhau nhưng vẫn là một chữ TIỀN! Đúng là trong chế độ cộng sản "Tiền là tiên là Phật" mặc dầu Mao cho rằng trong chế độ cộng sản tiền, vàng bạc trở thành vô giá trị, kim cương, châu ngọc chỉ để lót cầu tiêu!

Ngoài ra bản tin trên còn cho chúng ta hai điều cần thảo luận.

(1).Đại tướng nói về Việt kiều rằng " Việt Nam cần có sự hòa giải tốt hơn nữa với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ cho dù đã có nhiều cố gắng trong vấn đề này. ....người Mỹ gốc Việt, nói đa số họ đều muốn về "quê hương", và chính sách của Việt Nam là ngày càng "cởi mở", cả về chính trị và kinh tế".

Nhân dân Việt Nam đã từng bị cộng sản lường gạt cụ thề là bọn Giải Phóng Miền Nam,nhưng sau 1975 thì bị đá văng và giai cấp vô sản tiên phong thì trở thành giai cấp bị cộng sản bóc lột. Cộng sản thực tâm hòa giải nghĩa là quên hận thù, từ bỏ chính sách tàn ác thì mới gọi chân thật. Hòa giải sao được thì cộng sản cướp nhà, cướp đất của các giáo hội và nhân dân?Hòa giải làm chi khi mà cộng sản cướp đoạt mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân? Hòa giải có giá trị gì khi cộng sản phá hoại các cộng đồng người Việt? Hòa giải hay không là do cộng sản Việt Nam, là do bọn đầu sõ Hà Nội, tại sao đại tướng không nói thẳng với Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng mà nói với người Mỹ? Nước Mỹ là nước tự do, cộng đồng hải ngoại cũng có tự do. Chính phủ cộng sản có quyền bắt dân đi lính, bắt dân vào HTX, bắt dân sang Kampuchia nhưng Chính phủ Mỹ không thể ra lệnh cho người Việt hải ngoại phải đi về Việt Nam , hoặc bắt họ cúi đầu làm tay sai bọn Việt Cộng phản quốc hại dân. Nếu quả thật Việt Nam cởi mở, có tự do, dân chủ thì người Việt hải ngoại sẽ về luôn chứ không phải chỉ về thăm rồi đi!

(2). Ông nói người Việt Nam rất yêu nước nhưng cũng yêu hòa bình và độc lập. Điều này rõ ràng là tuyên truyền. Trong khi Việt Cộng kết tội Bảo Đại theo Pháp, Ngô Đình Diệm theo Mỹ thì Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh và bản thân ông đã coi Trung Quốc và Liên Xô là mẫu quốc. Có lẽ ông cũng như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng đã sang Trung Quốc ký các hiệp định bán nước để cho Trung Cộng viện trợ cố vấn,binh sĩ và vũ khí. cho phe ông theo cái lợi trước mắt. Ông nghĩ sao về việc Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng bán nước. Lúc họ làm vậy thì có ông ở đó, ông cúi đầu tức là ông cam tâm làm nô lệ Trung Cộng. Thế mà ông bảo Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản yêu nước ư?(Xem TRẦN NHU * TƯỚNG ĐI ĐÊM )

Ông bảo kinh tế, chính trị Việt Nam tiến bộ ư? Ông nói nói thật ư?Chúng tôi thấy không phải như vậy. Ông không nghe vụ Vinashin, Công ty dầu khí, Air Vietnam suy sụp ư? Năm 2010 thì công khai thâm thủng nhưng sự kiện tham nhũng ăn cắp của công, bè phái, trộm cướp thì thiên hạ đã biết từ lâu, ông thật không biết ư?

Ông là quốc lão nhưng thực tế là kẻ tù bị giam lỏng, mọi hành vi của ông cũng bị đảng của ông giám sát. Con ông Võ Điện Biên bị cộng sản giam cầm, phải vào tù ra khám. Con gái lớn của ông bị nghi làm gián điệp Mỹ và cái chết của bà đã tạo ra nhiều nghi vấn trong dân Hà Nội. Việc đặt máy ghi âm trong phòng khách của ông khi tiếp đại sứ Mỹ là một bằng chứng cho thấy Cộng sản Việt Nam giám sát ông chặt chẽ. Như vậy ông có tự do không? Nhân dân Việt Nam có tự do, hạnh phúc không?Ông là đại tướng mà người ta bắt ông đi ngửa thai cai đẻ mà ông không thấy nhục ư? Ông là đại tướng mà khốn khổ như vậy thì hạng dân đen sống ra sao? Ông chỉ là con vẹt thuộc lòng những câu nói của Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh. Ông chỉ là con rối bị giật dây.

Việc đặt máy thâu âm cũng là một lối sống phổ biến trong chế độ cộng sản. Nếu đảng cộng sản không ra lệnh đặt máy ghi âm thì chính đại tướng hoặc vợ con đại tướng cũng phải làm việc này. Nhất là nhà báo, nhà văn phỏng vấn ai thì phải có dụng cụ đầy đủ theo nguyên tắc "Nói có sách, mách có chứng" . Như việc NHẬT HOA KHANH * GẶP TỐ HỮU , ông đã cẩn thận thu băng không thì đã bị ở tù mục xương! Đại tướng phải thâu băng để rồi có ai bảo rằng ông giao thiệp bí mật với Mỹ thì ông có chứng cớ là nói theo lời Tổng bí thư, không sai một chữ. Người ta thường chê mấy tay cộng sản, ngu quá, lúc nói phải cầm giấy. Điều này cũng đúng một phần nhưng cái chính là họ phải nói đúng từng chữ của Tổng bí thư dù rằng bài viết sẵn này không liên hệ gì đế câu hỏi của các nhà báo!

Sau vụ án Xét lại hiện đại, danh dự của đại tướng bị chôn vùi. Trong khi bọn Duẩn Thọ lông hành bắt bớ văn nghệ sĩ, hãm hại các đảng viên cộng sản cao cấp, ông vẫn điềm nhiên tọa thị . Vũ Thư Hiên trong tác phẩm "Đêm Giữa Ban NGày" đã nói rằng dân Hà Nội không còn hy vọng gì về tướng Giáp. Còn quần chúng nhân dân thì làm đủ câu thơ ca mỉa mai về sự nghiệp của đại tướng:

"Khi xưa đại tướng cầm quân,

Bây giờ đại tướng cầm chân đàn bà"

"Khi xưa đại tướng công đồn...

Bây giờ đại tướng sờ.....chúng em.."

Tuy nhiên, sau khi đại tướng viết thư phản đối vụ Bauxit Tây Nguyên, người ta thấy đại tướng chưa chết hẳn. Đài BBC 2009 đã cho ông là nhà lãnh đạo tinh thần của Việt Nam (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/06/090622_vonguyengiap_opinion.shtml)

Năm 2011, Võ Nguyên Giáp tròn trăm tuổi. Không biết ông còn sống hay đã chết nhưng đám Hà Nội tổ chức sinh nhật của ông xôm tụ. Trong lễ sinh nhật này, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng ngày sinh lần thứ 100 của Anh Văn - đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân tộc, được nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế yêu mến, ngưỡng mộ. http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/lanh-dao-dang-nha-nuoc-chuc-tho-dai-tuong-vo-nguyen-giap/

Có thật ông là người được toàn đảng toàn dân ngưỡng mộ không?

Người cộng sản luôn luôn dối trá. Người ta dựng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, lợi dụng huyền thoại này bắt Võ Nguyên Giáo làm tay sai như việc Lê Đức Thọ đã phế bỏ địa vị của Võ Nguyên Giáp nhưng lúc cần họ bắt ông phải sang Bắc Kinh cầu thân sau khi họ đã trở mặt với thầy Trung Cộng (Xem TRẦN NHU * TƯỚNG ĐI ĐÊM ). Họ cũng lợi dụng ông sai ông tiếp ông sư bà vãi Nhất Hạnh và Chân Không trong màn kịch lừa đảo thế giới.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Chân Không

Cả cuộc đời ông là cuộc đời bị người lợi dụng, ông chỉ là cái tượng gỗ sơn son thiếp vàng. Cánh quân đội thuộc phe Võ Nguyên Giáp thì ca ngợi thầy mình, còn cánh Văn Tiến Dũng thì nói xấu Võ Nguyên Giáp. Chính Việt Cộng khinh Võ Nguyên Giáp. Trong CCRD, HỒ Chí Minh đã chặt chân tay Võ Nguyên Giáp. Tiếp theo Lê Duẩn, Lê Đức Thọ muốn gạt Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp để đưa Nguyễn Chí Thanh lên làm chủ tịch nước ( Xem Nguyễn Văn Trấn, Thư Gửi Cho Mẹ và Quốc Hội). Chính Lê Duẩn, Lê Đức Thọ tống Võ Nguyên Giáp ra khỏi trung ương đảng. Ban đầu quyển Mùa Xuân Đại Thắng đứng tên Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, sau in lần thứ hai chỉ có tên Văn Tiến Dũng. Ý kiến quân sự của ông bị gạt bỏ. Báo chí lúc bấy giờ nêu lên việc ông chống ý kiến Lê Duẫn, Lê Đức Thọ chiếm miền Nam, theo ông nên tiến đến Nha Trang mà thôi! Và ông cũng chống đối ý kiến Lê Đức Anh đánh Kampuchia. Vì các lý do trên, ông mất chức bộ trưởng Quốc phòng và trở thành trưởng ban ngừa thai cai đẻ.

Sự thật ý kiến của Võ Nguyên Giáp là khôn nhưng Thiên ngoại hữu thiên,.Một khi từ Quảng Trị, Huế Nha Trang, Bình Thuận bỏ trống, CS dại gì mà không thừa thắng xông lên. Lại nữa, không đánh Kampuchia sao được khi quân Khmer đỏ tấn công các tỉnh miền Nam? Việt Cộng tất nhiên sẽ sa vào kế không thành của Mỹ để rồi Mỹ có lý do chính đáng phủi tay 3,2 tỷ Mỹ kim!

Những điều đó cho thấy rằng không phải toàn đảng, toàn dân tin tưởng Võ Nguyên Giáp! Chính cộng sản đã coi khinh thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp. Lê Duẩn đã hành sử như mắng vào mặt Võ Nguyên Giáp: "Mày không đáng làm tướng, mày chỉ đáng sờ mu rùa!" ...Lại nữa, cách đầy vài năm, vụ Tổng cục 2.Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam tức Tổng cục Tình báo quốc phòng được thành lập trên cơ sở Cục Tình/Quân báo (Cục 2), Bộ Quốc phòng năm 1995 và hoạt động theo Pháp lệnh tình báo do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 14 tháng 12 năm 1996 và nghị định 96/CP do Thủ tướng Võ Văn Kiệt kí ngày 11 tháng 9 năm 1997.

Vụ Tổng Cục 2 nổ ra bắt nguồn từ lá thư của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ngày 3/1/2004 gửi cho Ban chấp hành TW, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm Tra TW dài 7 trang, trong đó lần đầu tiên tương Giáp dùng từ “Siêu nghiêm trọng ” để chỉ Vụ án Tổng cục 2. Tướng Giáp yêu cầu giải thể ngay TC 2, đưa nó trở về chỗ cũ, là Cục Quân Báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu.

Còn vụ T4 là vụ do TC2 của Nguyễn Chí Vịnh bịa ra rằng họ đã cài được một nội gián trong CIA Mỹ mang bí danh T4, và T4 cho biết hàng loạt các vị như: Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần văn Trà, Lê Khả Phiêu, Nguyễn văn An, Võ Văn Kiệt , Võ thị Thắng … đều làm việc, công tác với CIA.

Vu án Siêu nghiêm trọng TC 2 bị bóp chết, ỉm đi, chủ yếu là do Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cùng Đỗ Mười và Lê Đức Anh cùng nhau duy trì hiện trạng ổn định bên ngoài, theo ý muốn của Bắc Kinh.

Điều này cho thấy chính trị Việt Nam đen tối, bản thân ông và các nguyên lão cộng sản cũng bị các đồng chí đàn em trong đó có Nông Đức Mạnh, Nguyễn Chí Vịnh đe dọa nghiêm trọng. Và đó cũng thuộc sách lược cộng sản từ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, hễ nghi ngờ là giết, hễ e ngại là giết không cần bằng chứng, Biện Pháp thông thường là vu khống rồi giam giữ hay giết để trừ hậu hoạn.
Vụ Tổng CỤc 2 cho thấy Võ Nguyên Giáp không phải là người được đảng cộng sản tín nhiệm và tôn sùng.

Ngày nay chúng ta không biết rõ là đại tướng còn sống hay chết nhưng đảng cộng sản vẫn dùng ông như người ta dùng cái hình nộm của Khổng Minh để an lòng binh sĩ và hù dọa đối phương. Trung Quốc có sợ Võ Nguyên Giáp không?

Trong khoảng 1954, Võ Nguyên Giáp đạt đỉnh cao danh vọng. Chính cái danh vọng này, huyền thoại này đã hại ông vì Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đều sợ ông lên cao mà đá văng họ theo chủ trương và xu thế Liên Xô xét lại và dạp đổ thần tượng Stalin ..Hồi ký của các nhà lãnh đạo Việt Minh trong đó có Tướng Giáp, Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, có Ðặng Văn Việt, Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 174, con Hùm Xám của Ðường Số 4 biên giới, đều nói tới nguồn viện trợ duy nhất và thiết yếu này nhưng nói tương đối ít. Những chiến thắng của Việt Minh từ các trận Ðông Khê và Cao Bằng trong chiến dịch Việt Bắc tới trận Ðiện Biên Phủ theo các chỉ huy người Việt này là do sự hoạch định chiến lược và chiến đấu của chính người Việt. Các cố vấn Trung Quốc trong tập hồi ký của La Quý Ba đã nói ngược lại. Họ cho rằng họ cho không mọi thứ như súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng, soạn thảo tài liệu huấn luyện, tái tổ chức lại quân đội với chủ trương đặt nặng vai trò của chinh trị trong quân đội, thành lập và võ trang những đại đơn vị mới như các Ðại Ðoàn 316, 320, 325, 351 và một trung đoàn công binh bên cạnh các đại đoàn 304, 308, 312 và một số trung đoàn đã có từ trước, mà còn giúp Việt Minh giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chánh, đặc biệt là về tiền tệ, lương thực để Việt Minh từ thế gần như thụ động, bị bao vây trên nhiều mặt trở thành quân đội mạnh mẽ.. .Nói thẳng ra, quân Việt Cộng không là gì cả, đánh Pháp thắng lợi là do công lao, xương máu Trung Cộng.

Võ Nguyên Giáp không là gì cả đưới mắt Trung Quốc bá quyền . Hiện tại Trung Cộng chỉ hù dọa để bọn Việt Cộng nhường đất, nhường biển, nhường bát cơm của dân Việt cho hổ đói Trung Cộng. Trong tương lai, Trung Cộng đánh chiếm Việt Nam và các nước khác hay không , đánh lúc nào là do kế hoạch của họ. Nếu họ e ngại là e ngại Mỹ sẽ kiếm cớ nhảy vào chứ không phải sợ cái hình nộm Võ Nguyên Giáp! Dù ông còn sống thì cũng là một tấm thân tàn phế, bất động, không thể đánh đấm cũng không thể chỉ huy, so với cái xác chết nào có khác gì! Dù ông có mạnh khoẻ, trẻ trung ở lứa tuổi 30-40, thì chủ nhân Trung Cộng cũng không thể nào kính trọng một thằng tôi tớ, huống hồ cọp già đã rã xương! Ai thắng lợi Điện Biên? Thiên hạ ca tụng Việt Nam và Võ Nguyên Giáp nhưng Trung quốc vỗ ngực bảo là Việt Nam vô dụng, Võ Nguyên Giáp bất tài , thắng lợ sự thực đó là xương máu của quân Trung Quốc, tướng Trung Quốc, vũ khí Trung Quốc và mưu lược Trung Quốc. Việt Nam chỉ là cha hờ, là con rối của Trung Cộng!

Các cán bộ dưới quyền của Võ Nguyên Giáp giận lắm, trả lời rằng đại tướng là thiên tài quân sự. Trung Cộng chủ trương " biển người" để chiến đấu và chiến thắng, nhưng nhờ Võ Đại tướng thương lính nên không áp dụng chiến thuật này!
Trái với những lời biện hộ và hằn học của đàn em, trong quyển "Hồi Ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp'", đại tướng tỏ ra rất là ngoại giao và chính trị, cho rằng tình cảm Việt Hoa rất thắm thiết, như các đoạn sau đây nói về trận Điện Biên Phủ:
“Dọc đường, tôi tiếp tục theo dõi sự chuyển quân của các đơn vị trên các mặt trận, đặc biệt chú trọng những diễn biến mới ở Điện Biên Phủ. Tôi thường xuyên thông báo tình hình mới ở các chiến trường với anh Vi Quốc Thanh. Giữa chúng tôi tiếp tục có những cuộc trao đổi ý hợp tâm đầu. Anh Vi và tôi đều thống nhất cách tốt nhất để giải quyết tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là tiến hành tiêu diệt dần từng trung tâm đề kháng.” (trang 86-87).

Sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954, Văn phòng thông báo cuộc họp Đảng uỷ Mật trận. Trước cuộc họp, tôi bảo đồng chí Hoàng Minh Phương, trưởng đoàn phiên dịch của Bộ, chuẩn bị cho tôi gặp ngay đồng chí Trưởng đoàn Cố vấn quân sự. Đồng chí Vi Quốc Thanh ngạc nhiên nhìn nắm ngải cứu trên trán tôi. Đồng chí ân cần hỏi thăm sức khoẻ, rồi nói:
Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình tới lúc này ra sao? Tôi đáp:
Đó cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng chí Trưởng đoàn. Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy không thể đánh theo kế hoạch đã định… Tôi nói tiếp ba khó khăn lớn của bộ đội, rồi kết luận:
Nếu đánh là thất bại.
Vậy nên xử trí thế nào?
Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công lại theo phương châm “đánh chắc tiến chắc”. Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí Vi nói:
Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn.” (trang 107-108)

Phía các cố vấn Trung Quốc thì viết khác. Thực tế thì cho thấy ban đầu Võ đại tướng cũng có ý kiến tranh luận với các tướng Trung Cộng như La Quý Ba, Vy Quốc Thanh, Trần Canh trong trận biên giới và Điện Biên Phủ. (Hồi Ký cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ III * VU HÓA THẦM) cho biết "Trước khi đoàn cố vấn vào Việt Nam, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử La Quý Ba làm đại diện liên lạc, trung tuần tháng 3 đã đến trụ sở của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thảo luận nhiều lần với Việt Nam về vấn đề phát động chiến dịch biên giới, quyết định vùng Cao Bằng biên giới đông bắc Việt Nam giáp Quảng Tây làm hướng tấn công chính của chiến dịch... . . Phía Việt Nam đã làm rất nhiều việc chuẩn bị cho chiến dịch, nhưng chưa thống nhất ý kiến đối với cách đánh trong chiến dịch, càng chưa hình thành phương án tác chiến. Lúc này, không ít tư tưởng chỉ đạo trong Quân đội Nhân dân vẫn câu nệ ở chỗ được mất một thành phố này một địa phương kia, mà không chú trọng vào tiêu diệt sinh lực địch. Vì vậy họ chủ trương đánh Cao Bằng trước ... .Sự phân tích có hệ thống, thấu đáo đó của Trần Canh thuyết phục người lãnh đạo phía Việt Nam. Qua thảo luận, lãnh đạo Việt Nam nhất trí, đồng ý ý kiến của Trần Canh. Căn cứ vào đó, Đoàn cố vấn quân sự giúp cụ thể Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam vạch kế hoạch tác chiến chiến dịch biên giới. .. Sau khi cuộc chiến đấu kết thúc điều tra ra, quân địch đóng giữ Đông Khê chỉ có hơn 2 đại đội, không đến 400 tên, quân đội Việt Nam với binh lực 7000 người, tấn công hai đêm, thương vong 500 người mới thắng. Mặc dù cái giá rất lớn, nhưng mục tiêu bước đầu của chiến dịch đã đạt được, tức là một thắng lợi không nhỏ.(Hồi Ký cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ III * VU HÓA THẦM) ).

Rốt cuộc, lệnh Mao và Hồ quyết đánh Đông KHê, Thất Khê, ý kiến của Võ Nguyên Giáp bị cho vào sọt rác. Như vậy là Võ Nguyên Giáp phải theo chủ trương đánh đường số bốn và theo chiến thuật " biển người" của Trung Cộng!

Sau khi thắng lợi biên giới, Trung Cộng và Việt Cộng mở rộng chiến tranh. Đánh chỗ nào? Hai bên mâu thuẫn nhau. Hồi Ký cho biết:

"Sau chiến thắng lớn biên giới, phát triển thắng lợi như thế nào là vấn đề Vi Quốc Thanh suy nghĩ trước tiên. Ở Bắc Bộ Việt Nam, có hai chiến trường có thể lựa chọn. Một là vùng đồng bằng sông Hồng, ở đây dân cư đông đúc của cải dồi dào, giao thông thuận tiện, là khu vực phòng thủ trọng điểm của quân Pháp. Một là vùng Tây Bắc, núi cao rừng rậm, dân cư thưa thớt, giao thông bất tiện quân Pháp phòng ngự tương đối yếu. Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh, Đặng Dật Phàm đều cho rằng : mở chiến trường Tây Bắc, đánh mấy chiến dịch, giành lấy vùng Tây Bắc làm cho nó liền một dải với căn cứ địa Việt Bắc, tiến có thể công thoái có thể thủ, tương đối có lợi. Nhưng kiến nghị này không được phía Việt Nam chấp nhận.(Hồi Ký cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ III * VU HÓA THẦM)

Cuối cùng, Việt Cộng phải tuân phục Vy Quốc Thanh. Sau đó là chiến dịch trung du, hai bên cũng mâu thuẫn. Hồi Ký trên cũng ở đoạn trên cho biết:

"Sau chiến dịch Trung Du, Vi Quốc Thanh đề xuất với Việt Nam, kết quả của chiến dịch Trung Du cho thấy, tác chiến với quân Pháp ở vùng đồng bằng có rất nhiều điều bất lợi, không dễ đánh tiêu diệt chiến, chi bằng chuyển sang vùng Tây Bắc, mở chiến trường Tây Bắc. Ý kiến của Vi Quốc Thanh vẫn không được phía Việt Nam chấp nhận. (Hồi Ký cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ III * VU HÓA THẦM)

Theo hồi ký trên sau mấy tháng , Việt Cộng vẫn thất bại, sau một tháng chiến đấu giết được 1.100 quân địch, còn Cộng sản mất 1.700 người. Trận Ninh Bình, Hòa Bình, Việt Cộng cũng thua. Trần Canh về nước. Đến tháng 9-1951, Hồ Chí Minh bí mật sang Trung Quốc, Liên Xô và nhận lênh của Mao mở mặt trận Tây Bắc. Trần Canh được lệnh sang Việt Nam Võ Nguyên Giáp cũng không đồng ý.

TRong khioảng tháng 3-1953-đến tháng 5-1954, Navarre sang Việt Nam. Tướng Võ Nguyên Giáp lại không tuân lệnh Trung Quốc, chủ trương đánh vùng đồng bằng sông Hồng. La Quý Ba báo tin cho Mao, Mao gọi Hồ, cuối cùng Việt Cộng tuân lênh Mao Trước hết tiêu diệt địch ở vùng Lai Châu, giải phóng miền Bắc và miền Trung nước Lào, sau đó từng bước đẩy chiến trường sang Nam Lào và Cao Miên, uy hiếp Sài Gòn. (Hồi Ký cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ III * VU HÓA THẦM)

Hồi Ký La Quý Ba đoạn trên cho biết ý nghĩ của họ về Võ Nguyên Giáp và tướng lãnh Việt Cộng như sau:

"Mao Trạch Đông nói : “ La Quý Ba điện về nói Hồ Chí Minh tán thành kiến nghị đó, Bộ Chính trị cũng đã ra quyết định, nhưng kế hoạch tác chiến mùa đông của quân đội Việt Nam vẫn chần chừ chưa vạch ra được là sao ? ”. Vi Quốc Thanh nói : “ Trước chiến dịch Tây Bắc năm ngoái, trong cán bộ trung, cao cấp quân đội Việt Nam, có thể nói là đa số người không muốn đi Tây Bắc tác chiến. Chủ yếu là sợ gian khổ, sợ khó khăn, thiếu tầm nhìn chiến lược, cho rằng Tây Bắc đất rộng người thưa, là nơi nghèo, có giải phóng cũng không có ý nghĩa lớn bao nhiêu. Người phụ trách chủ yếu Tổng cục hậu cần quân đội Việt Nam lại nói Đoàn cố vấn tích cực chủ trương giải phóng Tây Bắc là vì có lợi cho Trung Quốc, có thể tiêu diệt tận sào huyệt tàn quân phỉ Quốc dân đảng ở đó, không quấy rối biên giới Vân Nam Trung Quốc nữa. Họ cho rằng, chỉ có giải phóng đồng bằng sông Hồng thì mới đã nghiện, mới có thể giành được kháng chiến thắng lợi. Qua làm công tác tư tưởng này lúc bây giờ về cơ bản được uốn nắn. Bây giờ quân địch đã rút khỏi Nà Sản, họ lại để mắt chằm chằm vào sông Hồng. Đó là bệnh cũ tái phát ”.(Hồi Ký cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ III * VU HÓA THẦM)

Vi Quốc Thanh trở lại Việt Nam, Hồ Chí Minh ôm hôn họ Vy và nói:

Hồ Chí Minh nói luôn : “ Rất tốt, rất tốt, hoàn toàn nhất trí với suy nghĩ của tôi ; đồng chí phải giúp đồng chí Võ Nguyên Giáp vạch ra kế hoạch tác chiến thật nhanh, đưa Bộ chính trị thảo luận thông qua. Việc này giao cho đồng chí ”..(Hồi Ký cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ III * VU HÓA THẦM)

Lời này chẳng khác gì bậc phụ huynh xin lỗi thượng khách về lỗi lầm của con em mình và xin khách tha thứ và dạy dỗ cho con em ngỗ nghịch nên người! Kết cuộc rồi Võ Nguyên Giáp cũng xếp giáp quy hàng Trung Cộng, bởi lẽ tớ không có quyền cãi lại chủ. Kể ra đại tướng lúc trẻ cũng hào hùng, ngang bướng, nhưng mình nhờ cậy người từ súng đạn, lương thực, kế hoạch, quân lính, tướng tá người ta, nhất là người ta dân đông thế mạnh, sao dám chống lại người ta. Ông Giáp không bị giết, bị cách chức là may phước!

Vương Nghiên Tuyền chỉ trích Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh Việt Nam dám chống đối, dám
hoài nghi đối với năng lực chỉ huy tác chiến của đồng chí Trần Canh, là một biểu hiện tự cho mình hơn người của số ít cán bộ quân đội Việt Nam. (Hồi Ký Cố Vấn Trung Quốc. HỒI KÝ IV * VƯƠNG NGHIÊN TUYỀN )


Năm 1951, quân đội Việt Nam chưa chấp nhận kiến nghị đặt hướng phát triển chiến lược nhằm vào Tây Bắc, Lào đặt hướng phát triển chiến lược ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam có trọng binh quân Pháp đóng giữ, đánh phá cái gọi là phòng tuyến “boongke” của quân Pháp, nhiều lần không đạt được mục đích chiến dịch, không những không thể thay đổi tình hình đồng bằng Bắc Bộ, mà còn hầu như đánh mất quyền chủ động chiến trường Bắc Bộ Việt Nam đã giành được qua chiến dịch biên giới, ngược lại quân Pháp đã chuyển từ thế thủ sang thế công, đánh chiếm vùng Hoà Bình lần nữa. Mùa đông năm 1952 quân đội Việt Nam bắt đầu chấp nhận kiến nghị của Chủ tịch Mao Trạch Đông, sử dụng chủ lực vào vùng Tây Bắc Việt Nam có vị thế chiến lược quan trọng, binh lực địch suy yếu, đã giành được thắng lợi của chiến dịch Tây Bắc mùa đông năm 1952, chiến dịch Thượng Lào mùa xuân 1953, làm cho tình hình chung trên chiến trường Đông Dương bắt đầu có thay đổi, bất lợi cho quân Pháp, có lợi cho quân đội Việt Nam.


Tháng 9/1953, trong cán bộ lãnh đạo Việt Nam, có một số người nêu ra ý kiến khác với hướng chiến lược và tiếp tục nhằm vào Tây Bắc, Lào, nảy sinh dao động lại muốn sử dụng bộ đội chủ lực vào đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Rất may là, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên trì áp dụng kiến nghị của Chủ tịch Mao Trạch Đông, tiếp tục đưa chủ lực nhằm vào Tây Bắc, Lào và giành được thắng lợi rất lớn trong tấn công chiến lược đông xuân 1953-1954, không những làm rối loại bố trí chiến lược của quân Pháp, giành quyền chủ động về chiến lược, mà còn giữ chân quân Pháp ở Điện Biên Phủ, tạo điều kiện cho quân đội Việt Nam tiến hành quyết chiến chiến lược với quân Pháp (Hồi Ký Cố Vấn Trung Quốc.HỒI KÝ VI* VƯƠNG NGHIÊN TUYỀN)


NÓi chung, ngay tự ban đầu, tướng lĩnh Trung Quốc đã miệt thị Võ Nguyên Giáp và các tướng tá Việt Nam. Họ cho rằng nhờ vũ khí, nhân sự, xe cộ và kế hoạch của Trung Quốc mà Việt Nam thắng Pháp. Quân đội Việt Nam yếu, thiếu tinh thần chiến đấu, không có Trung Quốc là thua to. Thành thử bây giờ dùng hình nộm Võ Nguyên Giáp để hù Trung Quốc là trò trẻ con. Đối với Trung Quốc Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường, Chinh, Hoàng Văn Hoan chỉ là tôi tớ hèn mọn, không là gì cả. Còn ông Hồ có thể là người Trung Quốc chánh hiệu, cũng có thể là tay sai đặc hạng. Chỉ cần nắm ông Hồ là họ nắm cả nước Việt Nam.

Sau khi đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho bộ chính trị, người ta cũng đã bớt khinh miệt ông. Tuy nhiên những thức giả khác thì bảo nhau ông với bọn Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh cũng là một duộc. Ông làm bộ yêu nước, ông chẳng có tài cán gì, khả năng gì để chống Trung Quốc xâm lược. Từ Duẩn Thọ, ông đã xếp giáp rồi. Tuổi trẻ không hành động, già 80- 90 rồi còn làm được gì mà mong?

CỘNG SẢN VÀ TỪ THIỆN




LTS
Mấy chục năm nay, bọn lưu manh và bọn cộng sản thường nấp dưới danh nghĩa từ thiện để lường gạt đồng bào hải ngoại. Một số người hiền lành, nghe kêu gọi thì cũng góp tiền hoặc về Việt Nam làm việc thiện, nhưng tất cả đều bị cộng sản và bọn lưu manh cướp đoạt.

Bài này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh, đừng nghe bọn lưu manh và cộng sản mà làm giàu cho chúng. Ngày nay tại Việt Nam, già trẻ, lớn bé đa số theo chủ nghĩa ăn cướp, cướp trắng trợn, cướp công khai, cướp tinh vi. Thằng to bán nước, cướp đất, thằng bé thì cướp cơm chim, lọ là phải hỏi, phải ngạc nhiên. Một số rất it là còn tâm lành. Tại hải ngoại, dân VIệt thất nghiệp, không nhà cửa, tàn tật, nghèo khổ cũng nhiều, xin đoái đến họ hỡi những người từ tâm!


Việt Kiều làm việc từ thiện ở VN .

Những chuyện tương tự như vầy đã xảy ra lâu lắm rồi, mãi đến bây giờ mới được đưa lên báo?
Lần đến Việt Nam với Cha Má, Jr. và Wifey có theo Cha Má đến một trung tâm tình thương ở Đồng Đế, Nha Trang để tặng chút quà và tiền cho các trẻ em mồ côi, người già cả bị bỏ rơi không ai chăm sóc và người lớn tuổi tật nguyền.

Những việc xảy ra mà Jr. chỉ thấy ở Việt Nam:
Khi làm quà để mang đến phát cho từng người, Jr. có phụ Má packed nên nhớ rõ: 1 phần cho người lớn gồm có 1 cái khăn lau mặt, 1 cái khăn tắm, 2 cục xà bông tắm loại tiệt trùng, 2 chai dầu gội đầu, 2 lon condensed milk, 2 hộp bánh ngọt, 1 ký đường, 20 gói mỳ ăn liền, 1 bịch xà bông giặt áo quần. Còn cho các em thì có thêm 10 cuốn vở, school supplies như viết, thước, hộp đựng viết, và 3 cuốn sách truyện tranh (TinTin, Lucky Luke, v.v.)
Khi packed quà vô bịch nylon thì Má có danh sách là 224 người cả thảy. Má cẩn thận mua đủ để packed luôn 250 phần, dư ra cho bảo đảm nếu mà họ đếm thiếu người.

Sáng hôm sau khi Jr.và Cha loaded quà lên xe thì đếm đủ là 250 phần. Khi đến nơi, có ông tài xế và mấy người làm trong trung tâm đó phụ unloaded. Khi unloaded xong thì tập hợp mọi người (đi từng khu một) để phát. Lúc phát tới khu cuối cùng mới khám phá ra là chỉ còn có 238 phần (12 phần bị ăn cắp mất lúc nào, chỗ nào, ai ăn cắp mình không biết!)

Cũng may là họ đưa danh sách chỉ đếm thiếu hai cụ nên vẫn còn đủ để tặng cho mỗi người một phần. Chỗ dư ra thì Má tặng cho mấy bà nấu ăn và mấy cô phụ việc ở đó.
Tặng quà xong, Cha Má phát cho mỗi người lớn $100,000 tiền Việt Nam (~ 7, 8 dollars) để tiêu vặt. Mấy em nhỏ thì được $50,000.
Sau đó, cả nhà đi tham quan hết các phòng ốc thì thấy quá sức bẩn thỉu và mất vệ sinh vì những người già họ không dọn dẹp được. Có người bị bệnh nằm tè ị luôn ngay tại chỗ, lâu ngày nhiều tháng nên sàn nhà dơ dáy, có nhiều phòng còn đọng vũng nước tiểu nhèm nhẹp dưới đất, ruồi bay tùm lum trong phòng rất khủng khiếp trong cái nóng ẩm giữa mùa hè ở xứ nhiệt đới. Mền, gối, chiếu, mùng của các cụ già này thì cũ, rách, hôi thúi và dơ khủng khiếp vì đã quá lâu ngày không được giặt. Kinh khủng đến nỗi mà vô cái phòng đầu tiên là Wifey ói lên ói xuống gần chết.

Vậy là Cha Má về lại nhà huy động bạn bè và kêu gọi con em họ góp tay "làm từ thiện" với chương trình là sẽ trở lại trung tâm này để dọn dẹp, lau chùi phòng ốc, giặt giũ mền mùng, thay chiếu và gối mới cho các cụ. Nhất là cần người tắm rửa, gội đầu cho những cụ quá già không tự mình tắm gội được đã lâu, có nhiều cụ tóc dính lại một chùm và mình mẩy vừa dơ vừa hôi phát sợ!

Cha Má ngồi ôm phone gọi khắp nơi, gọi tùm lum cả một ngày nhưng không có một người nào hưởng ứng lời kêu gọi của Cha Má. Ai cũng làm "ông này bà nọ" và ở Việt Nam hễ là "ông này bà nọ" thì không có làm mấy cái chuyện của tôi tớ hạ tiện này. Họ cũng không cho phép con cái họ tham gia làm những chuyện xã hội như thế này vì theo họ là "tào lao" và sợ lây bệnh!

Cuối cùng mất 3 ngày Cha Má mới mướn được một nhóm sinh viên từ Đại Học Hải Sản Nha Trang và họ đòi tiền công là $200,000/ngày mới chịu làm. (Lúc đó nghe đâu lương kỹ sư xây dựng chỉ 2-3 triệu/tháng) Rất mắc cười vì nghe mấy cô sinh viên xinh đẹp đòi tiền công là Cha cười phì rồi OK liền. Sau ngày làm việc rất mệt và vui đó, Cha không trả $200,000 mà trả luôn $50 dollars cho một người và còn khao họ bữa ăn tối ngoài biển rất vui.

Ngày trở lại cái trung tâm này thì không có announced trước nên mấy người quản lý họ khá là bất ngờ khi thấy Cha Má và ba chiếc xe van chạy vô sân chất đầy nghẹt cả đống mền, mùng, chiếu, gối mới cộng với mấy thùng thuốc lau nhà tẩy trùng... theo đuôi là một đoàn người làm chuyện dọn dẹp. Bà quản lý có lẽ vì nể mặt Cha Má nên không đuổi ra, và bà cho phép cả đoàn cứ thoải mái dọn dẹp, nếu cần thì bà sẽ kêu thêm người phụ giúp, hướng dẫn.


Bữa đó cả nhà làm janitor rất mệt nhưng rất vui. (Tội cho Wifey không biết tiếng Việt mà mấy người sinh viên lại quá dở tiếng Anh nên phải team với Jr. là cánh đàn ông làm toàn việc nặng!) Đến cuối ngày hoàn thành mọi việc xong, mọi người rất hài lòng và vui. Nhưng chỉ 5 phút sau thì hết vui và giận vô cùng khi Cha Má được các cụ già và các em cho biết là tiền tặng hôm trước thì hôm sau bị mấy người quản lý đè cổ móc túi tịch thu hết. Coi lại thì phần quà tặng của mỗi người cũng bị tịch thu mất một nửa!


Chút quà tình thương cho người già cùng khổ và trẻ em mồ côi chẳng bao nhiêu mà nỡ lòng ra tay ăn cắp, chỉ vài đồng bạc tặng cho họ cũng ăn cướp. Thật không thể nào tưởng tượng được.
Về lại hotel, mấy hôm sau Cha Má vẫn còn bực lắm nên khi đi ăn có nói với mấy người bạn. Họ đều cười, "Việt Nam là vậy đó. Chuyện thường ngày ở huyện!"


Và còn bị họ mắng xối xả vô mặt là tiến sĩ, Việt Kiều, kỹ sư mà ngu như bò tót nên mới đi lau nước đái, dọn cứt, chùi cầu tiêu, giặt giũ, tắm rửa cho mấy cái người đó! Chắc phải là Việt kiều dỏm (may là chưa được ưu ái nựng nịu đeo cho cái mác "Việt Kiều ăn cắp eo phe"! LOL!)


Đâu là lòng nhân ái, là tương thân tương trợ, là "lá lành đùm lá rách", là chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam hôm nay?
Nhớ lại và nghĩ lại vẫn còn ngao ngán và kinh sợ! (Chỉnh sửa lần cuối bởi guardasigilli, jr. vào 13-08-2011 lúc 07:32 PM Lý do: typos).

Kính thưa Khách Viếng Thăm,
Không phải là Cha Má không nghĩ và không biết tìm bà quản lý để mà chất vấn. Có một vấn đề khác đau lòng hơn để Cha Má không thể làm điều đó. Vì Cha, Jr., Wifey và hai anh sinh viên phải dựng hết các giường lên để chà rửa sàn nhà và xịt thuốc tẩy trùng lên mấy cái nẹp giường nên phòng phải hoàn toàn clear, tức là mọi người phải ra khỏi phòng trong thời gian mình dọn dẹp. Khi dọn dẹp sạch sẽ và các cô vào set-up giường, mùng, chiếu, gối đâu ra đó cả rồi thì mới cho các cụ vô lại phòng.

Và "phe ta" thì ra giếng rửa tay rửa mặt sạch sẽ xong xuôi, wrapping things up là vô lại từng phòng để chào chia tay các cụ. Lúc này các cụ mới có dịp hỏi han mình nọ kia phải nói là rất thân mật và chân tình. Lạ lùng là lúc đó mình tới phòng nào là ngoài cửa đi qua đi lại có mấy người trong ban quản lý. Họ lảng vảng giống như là đi theo rình. Hễ thấy bóng mấy người đó thì mấy cụ im hết.

Nhưng Cha Má cũng được các cụ và các em cho biết cái gì xảy ra, nói xong là dặn tới lui mấy lần là Cha Má đừng có nói gì với mấy người quản lý, vì nói là các cụ và các em sẽ bị đánh đập! Họ cũng cho biết thêm là trường hợp của Cha Má là lần đầu tiên. Trước đây, những người hảo tâm đến tặng quà cáp hay tiền bạc xong là họ đi mất, không quay trở lại. Vì vậy mà những món quà hay những đồng tiền các cụ và các em nhận xong đều bị tướt đoạt ngay ngày hôm đó, hôm sau, hay một khi mà những người hảo tâm này bước ra khỏi cổng. Họ không biết cái gì đã xảy ra với những món quà tặng!

Má kể là khi tắm rửa cho vài cụ Má cũng thấy vết đòn bầm còn trên thân thể. Má hỏi và khi nghe sự thật (giằng co không chịu đưa tiền nên bị đánh) Má đã đau lòng đến mức vừa tắm cho các cụ mà vừa khóc. Sao lại có những con người độc ác, sao họ có thể đối với nhau tàn nhẫn như vậy, nhất là đối với người già và trẻ em? *Bổn cũ soạn lại. Hai ngày sau, Cha Má, Jr. và Wifey lại đến tặng quà và tiền cho một trung tâm người mù ở gần một cái chợ. Nói "trung tâm" là quá đáng. Cha nói, chỗ này ngày xưa là một cái chùa nhỏ (chừng 2,500 sq-ft tổng cộng diện tích mặt bằng) không có sân vườn gì cả.

Sau tháng tư, 1975, Việt Cộng đuổi hết các nhà sư đi kinh tế mới và tịch thu làm thành cơ quan nhà nước. Bây giờ thì thành "trung tâm người mù".Lúc đó, họ cho Má biết ở trung tâm này có 128 người mù. Đa số là các phụ nữ già yếu (trên 65 tuổi) và hầu hết là họ sống ở chỗ khác, ngày ngày đến đó để làm chổi quét nhà. Một cái chổi họ được trả công là $1,000 tiền Việt Nam (lúc đó 1 tô phở, Jr. còn nhớ, là $5,000, gạo là $5,800/kg. Nhớ giá vì tối tối hay dắt cả đám nhóc đi ăn phở gõ và được Má sai đi mua cả tấn gạo cho chùa). Mỗi ngày một cụ có thể làm được 3-4 cái chổi, tức là $3,000-$4,000 (20 - 30 cents).Điều kiện làm việc phải nói là man rợ. Vật liệu làm chổi chà (hay chổi đót?) Nó như vầy:




Cái chánh điện chùa chất hàng đống cọng đọt ("đọt" là đúng từ không?), bụi mù mịt và các cụ phải ngồi bệt dưới đất, vừa hít bụi và phải mò mẩm tết từng cọng chổi lại với nhau, rồi dùng dây kẽm quấn lại. Có vài cụ bị cắt tay máu chảy tùm lum mà vì mù nên không biết, vẫn cứ làm việc chăm chỉ rất tội. Cũng như lần đi trung tâm tình thương, Má làm 150 phần quà mang đến cho con số 128 người. Đến nơi thì chỉ có 67 người. Lý do là vì mấy cụ kia ở xa chưa biết tin để đến nhận (dù Cha Má đã hẹn 3, 4 ngày trước).

Không lẽ đã mang cả đống quà đến nơi rồi lại vác về hotel? Sau khi phát quà và tiền xong, trước mặt tất cả mọi người, Cha Má nói xin gởi quà và tiền lại đó cho ông quản lý, và nhờ ông ta chuyển lại cho những cụ già nào không có mặt hôm đó để nhận sau. Chia tay ra về mà cả Cha lẫn Má không nghĩ là mình "giao trứng cho ác." (Cha luôn là một "eternal optimist", luôn tin rằng bản chất con người là tốt, cái Thiện luôn thắng cái Ác, sự tử tế luôn cảm hóa được con người. Bởi vậy khi ở Việt Nam Jr. cứ nghe mấy người bạn của Cha mắng Cha mấy câu này hoài: "Đồ điên!", "Già đầu mà khờ câm!" và "Giao trứng cho ác!").

Sáng hôm sau, Jr. đưa Má và Wifey đi chợ. Mua vài bó hoa cắm trong phòng và vài món trái cây xong hãy còn sớm nên Má đòi ghé lại vô trung tâm người mù để thăm các cụ, và vì Má cũng muốn học xem coi cách làm chổi từ đầu đến cuối nó ra làm sao. (Má rất thích mấy cái món arts and craft này). Lạy Chúa! Vô đến nơi thì cái đống quà hôm qua biến đâu mất tiêu. Hai lão quản lý cũng biến mất!

Hóa ra hai lão đang ở trên gác - chẳng khác gì Thượng Đế Dép Râu - vừa uống rượu vừa nằm phưỡn ra cho hai ông mù khác làm massage! (Lúc đó chỉ mới 9 giờ sáng!) Má giận đến nỗi ngọng luôn không nói được một câu nào, lôi hai vợ chồng Jr. đi về ngay tại chỗ. Về tới hotel Má kể lại với Cha. Vậy là Cha lôi cổ Jr. chạy lại trung tâm đó để học bài học "tình đời". Cha hỏi mấy người hàng xóm quanh cái chùa thì được biết ra là ngay sau khi Cha Má và Jr. đi về thì hai lão kêu mấy bà chủ sạp hàng trong chợ tới bán đổ bán tháo cái đống quà sạch sẽ. Cũng như cái trung tâm tình thương, số tiền $100,000 đồng Việt Nam cho mỗi cụ già mù cũng bị móc túi "tịch thu" ngay sau đó.

Một trăm ngàn là họ phải làm 100 cái chổi, là tiền lương còm cõi cho một tháng lao động cật lực! Đây là câu chuyện thứ hai (còn tới mười mấy chuyện như thế này nữa Jr. trải nghiệm khắp bốn vùng chiến thuật. Ở Nha Trang thì còn cái lần đến trung tâm tình thương có tên là Hướng Dương của các "Ma-Sơ" quản lý và một cái chùa ở Cam Ranh cũng "equal opportunity" ê chề, chán ngán trước lòng tham và gian dối. Nhưng Jr. kể chỉ hai chuyện ở Nha Trang thôi là đủ giúp buồn ở đây rồi!) Có một điều quý giá Jr. học được từ những lần đến thăm viếng và làm từ thiện ở Việt Nam muốn chia xẻ, đó là giá trị của "human contact." Không thể diễn tả được sự xúc động khi ôm những con người bất hạnh này trong lòng và cảm nhận được những thân thể nhỏ bé kia rung lên. Dường như họ bị bỏ quên, bị quăng ra ngoài lề xã hội từ rất lâu.

Và sự khao khát một chút âu yếm, dịu dàng của họ là vô tận. Sự quan tâm, sự cảm thông, tình thương giữa người-và-người bày tỏ qua vòng tay ôm siết, cái nắm tay, choàng vai, hay những cái vuốt đầu, những cái hôn lên tóc, lên trán, lên má... tuy đơn giản và tầm thường nhưng là món quà quý hơn tất cả những gì mình có thể trao cho những người già cô đơn, những em nhỏ mồ côi thiếu thốn tình thương, chăm sóc này. Đừng chỉ tặng họ tiền bạc hay vật chất - không đủ - hãy trao tặng thêm cho họ một nghĩa cử của tình thương: some human contact. Sáu tuần ở Việt Nam là sáu tuần nặng nề, khó thở. Và buồn, buồn rã rượi. Không thể nào quên .