Monday, September 26, 2011

MỘT NGÀY TẠI VN QUA BÁO CHÍ, TRUYỀN HÌNH

MỘT NGÀY TẠI VN QUA BÁO CHÍ, TRUYỀN HÌNH

Ngày nọ qua tháng kia, tôi phải lo kiếm sống, lo bổn phận công dân là đóng thuế để “xây dựng đất nước”, chưa kể các thứ thuế hàng ngày về cầu đường khi lưu hành trên lộ, nhất là khi chẳng may gặp chú CS giao thông buồn buồn thổi toét một tiếng, mà điều này…khó tránh khỏi! Có khi chẳng có gì đáng tội, nhưng cái giấy kiểm định xe bị…mờ, đang lúc rảnh rang không có…mối, chú CSGT tình cờ “vớ” được, thì lại mất toi mấy trăm ngàn như chơi,còn“buộc phải phạm tội”nữa! (Dù tội này ở VN rất được khuyến khích, nếu không nói là bắt buộc, và là “bổn phận công dân” trong XHCN: TỘI ĐƯA HỐI LỘ!).

Hôm nay tôi được nghỉ xả hơi một ngày, định làm một việc gì hữu ích. Buổi sáng thức dậy, tôi đọc một tờ báo, rồi đi một vòng ra chợ mua chút đồ cần dùng để “nếm thử” cái mùi “bão giá”, tối xem truyền hình một khúc, mà tôi choáng váng nhức đầu, đêm mất ngủ, nằm mơ ác mộng, trong người thì ấm ức, tâm trạng rối bời khiến tôi muốn bệnh! Vì sao vậy?

Trên các tờ báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Saigon Gỉai Phóng, với đầy các “tít” lớn bé như múa loạn: -“ Các trường Đại Học chuẩn bị đóng cửa, vì không có sinh viên (do thi không đủ điểm đậu!). – Hàng vạn thí sinh thi tốt nghiệp đạt điểm…“hột vịt” môn Sử!.

- Các bệnh viện quá tải, bệnh nhân nằm tràn lan ngoài hành lang, người ngồi chờ khám bệnh đông như dự hội! – Để “giảm tải” ở bệnh viện, quan chức cấp lãnh đạo ngành y tế đưa biện pháp TĂNG VIỆN PHÍ, có thể lên gấp 10 lần!. – Gửi nhà trẻ, cháu bé bị hôn mê, rồi tử vong!. Bệnh nhân chết oan vì bác sĩ lơi là!.

– Đinh tặc lộng hàng, chính quyền…bó tay!. – Hiệp sĩ bắt cướp, bị cướp hành hung mà không ai trợ giúp!. – Đáp lời chính quyền, dân tố cáo tham nhũng bị trả thù chí tử, nhiều lần!. – Năm tháng trời tiêu tùng hơn 2000 hecta rừng, về tay ai? Các dự án thủy điện do nhà thầu TQ: CHẬM tiến độ, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NẶNG!!!

Về tin quốc tế thì có các tựa: TQ phản đối Ấn Độ khai thác dầu chung với VN trên phần biển của VN!. – TQ coi đảo Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ đương nhiên của họ!... - TQ đưa tàu 1000 tấn đến đảo Trường Sa hoạt động thủy sản, trong khi thường xuyên có 500 tàu TQ đánh cá ở Trường Sa. – Thủ Tướng Philippine đi thăm đảo Trường Sa. – Lãnh đạo cấp cao Đài Loan đi thăm Hoàng Sa…!(Đất nước của mình, nhà của mình có “giấy tờ chủ quyền” đàng hoàng, mà người đứng đầu đất nước không hề bước tới, còn kẻ chiếm nhà chiếm đất thì đi thăm …đất chiếm một cách “nồng nhiệt”!).

Trong khi đất nước dầu sôi lửa bỏng như vậy thì lại còn thêm các “tin vui giải trí” như tin về các quan chức lớn nhà nước ăn chơi kiểu đại gia: thuê hẳn ca nô hay du thuyền hàng chục triệu một ngày, để đi nhậu lênh đênh trên sông nước hữu tình, với các người đẹp chân dài! .-

Một “người đẹp” chết đuối khi đi tắm (không biết tắm “tiên” hay tắm “quỷ”!) trong lúc nhậu nhẹt, ngao du với các đại gia hữu quyền trên sông!. – Các quan chức TP. HCM thường xuyên đi “tắm tiên” cùng các chân dài trên các bãi biển vắng ở đảo Phú Quốc, sau khi nằm “tiên” trên bãi cát đã rồi cùng “biến mất trong các bụi rậm”!

Vì các “thượng cấp lãnh đạo” như thế, nên kéo thêm một lũ “hạ cấp thần dân” ăn theo: các thiếu nữ với các cách chụp ảnh “nhộng” để…bảo vệ môi trường; các nam nữ ca sĩ gân cổ lên phát biểu nhảm nhí, thiếu văn hóa ; những “nghệ sĩ trẻ” trai có gái có, đua nhau phô hết mọi phần thân thể với các kiểu cọ uốn éo, “giải phóng” toàn bộ các chỗ kín cho nó được hưởng…chế độ tự do, khiến gây nhức nhối bực dọc cho người bất đắc dĩ phải ngó thấy!

Nổi trội nhất là đã “nẩy nòi” được một số “hoa quả” đặc trưng của thời đại, những “tinh hoa” của XHCNVN hôm nay, là những “sát thủ giết người mỗi lúc một…trẻ hóa” (như báo Thanh Niên bình luận)! Điển hình như cậu thiếu niên LUYỆN của vùng núi rừng hiền hòa miền thượng du Bắc Việt, đã giết một lúc 3 mạng người, chặt cụt tay một cháu bé để cướp tiệm vàng,… làm gì không biết! Nhu cầu tiền thì chưa thấy cậu cần,nhưng máu hung bạo giết người thì cậu ta dư thừa, vượt bực, bởi vì đâu?

Chưa hết! Còn các tin cũng không kém phần “tra tấn” cái đầu người dân như : - Khai thác khoáng sản…vô tội vạ; khai thác titan bừa bãi lấp hết ruộng vườn nhà của người dân, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn nước…do các doanh nghiệp được phép lẫn không phép, cả công ty lẫn tư nhân, có cả các quan chức nhà nước khai thác tự do, công khai, không phép! Sản phẩm thô đem bán bừa cho TQ tăng thêm thu nhập vào… ngân quỹ riêng, đặc biệt nghiêm trọng là ở tỉnh Bình Thuận!

Bên cạnh những người dân đầu tắt mặt tối vì cuộc sống lầm than, bão giá, khổ sở vì xã hội nhiễu loạn, là những “tiên ông tiên bà” thảnh thơi đi du hí, dành “tiền may quần áo” vào việc ăn nhậu, thuê tàu du lịch, để tự do thể hiện nếp sống “thời tiền sử” mình trần trụi giữa thiên nhiên!


Bên cạnh những hình ảnh cao quý của nhiều bạn trẻ yêu nước đi biểu tình chống xâm lăng, bị công an đạp thẳng vào mặt, bị khiêng như khiêng heo quăng lên xe đem đi nhốt, bị CA theo về tận nhà sách nhiễu, bị đuổi việc, đuổi nhà…, là các cô cậu con quan đi xe xịn, ăn chơi trác táng; và cả những thanh niên “nghèo giáo dục”, dửng mỡ lo phô bày cái cần giữ kín cho riêng mình, làm trò cười cho thiên hạ, và làm bẩn mắt người còn chút lương tri!

Bên cạnh những “tư bản đỏ” bất lương, cỡi trên những chiếc xe siêu hạng, ở những ngôi nhà như lâu đài vua chúa, là những người tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm phải “ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt”, những trẻ em bơi sông lội suối đến trường tìm “cái chữ” lo cho tương lai, mà chỉ thấy tương lai như đêm tối! Và còn nhiều những quả phụ, cô nhi đầu quấn khăn tang, cõi lòng tan nát vì chồng, cha bị công an đánh chết không cần lý do!

Nghĩ gì đây? Cái đầu con người thì có hạn, mà hàng trăm hàng ngàn các tin. ..tức chết người kiểu đó, như những nhát búa bổ vào đầu người dân, làm sao mà nghĩ nổi? Có còn sống được nữa không mà nghĩ?

Tôi chỉ còn thấy uất hận mà muốn hét lên rằng: CÁC NGƯỜI LÀ CÁI GIỐNG GÌ MÀ SAO ÁC THẾ? MÀ SAO VÔ LƯƠNG TÂM THẾ? MÀ SAO DỐT NÁT ĐẦN ĐỘN THẾ? MÀ SAO VÔ TRÁCH NHIỆM ĐẾN THẾ?!

Đã dốt mà lại còn cố đấm ăn xôi, tham quyền cố vị, không trả lại cho người dân, nhất là những người có trí, có tài, có tâm, để họ lèo lái con thuyền quốc gia qua cơn hiểm nguy này!

Có ai mà dã tâm và ngu xuẩn đến độ đi ký cái công hàm khốn kiếp công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, trong khi đó đang là của VNCH, như Phạm Văn Đồng, thủ tướng VC không? Có kẻ nào mà gian ác, quỷ quyệt, tham quyền vị đến độ bỏ quên nguồn cội, coi rẻ lương tâm, dẫn quỷ sứ về nhà, giao cho nó cả vùng thượng du, vùng Tây Nguyên cho đến đồng bằng, để nó đưa binh lính giả dạng công nhân vào lập làng xã, phá rối đất nước như nhà cầm quyền này không?

Có kẻ khốn nào lãi vác mặt đi cúi luồn, vâng phục bọn cướp nước để “dẹp tan biểu tình yêu nước” như bọn Hồ Xuân Sơn, Nguyễn Chí Vịnh? Có cái chính quyền nào lại ngu muội và vô trách nhiệm đến độ làm cho cả một nền giáo dục sụp đổ, bên cạnh một nền kinh tế thối rữa, dân đói, sinh viên ăn mì gói quanh năm, đại học đóng cửa vì không có sinh viên đủ điểm đậu, môn sử thì hầu hết thí sinh đạt điểm 0?

Đó là những cái tát nẩy lửa giáng vào mặt bọn cầm quyền mà vô nhân tính, thiếu giáo dục, mù tịt về kinh bang tế thế! Chỉ có một nhúm kẻ bất lương rải đinh phá xe của người lưu thông trên đường hầu kiếm chút tiền vá xe, mà không dẹp được, thì còn làm được gì mà đòi lãnh đạo? Hỏi các cháu tiểu học nó cũng còn nghĩ ra cách dẹp đinh tặc!

Thế mà báo chí…báo hại ngày nào cũng tốn bao nhiêu giấy mực đưa tin, khiến gây sốc cho người đọc! Điểm sử đạt số 0 vì là SỬ GIẢ, SỬ DỐI, học không vô, ngoại trừ tác dụng khôn lường của việc dạy cho học sinh cách nói gian, nói dối, làm láo, bóp méo sự thật! Thày giáo gian, dâm, Luật sư chạy án, Bác sĩ buôn thuốc giả, để bệnh nhân chết oan, dân buôn gian làm giả vì sao? Còn lương tâm đạo đức đâu nữa mà sợ tội, sợ quả báo?

Các ông bà lớn chẳng từng làm những “THÀY DẠY” MÔN ĐẠO ĐỨC GIẢ hay PHẢN ĐẠO ĐỨC này là gì? Dạy rất xuất sắc nữa ấy chứ! “Văn giáo” đâu bằng “thân giáo”?Tòa án, công an…, là những THÀY DẠY MÔN BẤT LƯƠNG, BẤT NHÂN, giết người như giết ngóe! Đất nước tan hoang vì bọn quan tham đã vắt đất ra tiền, phá rừng kiếm của! Bản chất “bất lương” ấy hầu như đã thấm nhập trong lòng những con người “cố chui bằng được” vào cái guồng máy chính quyền CS này để thể hiện cái bản chất cướp bóc, hối lộ, nhũng lạm…

Vì thế mới có cái tin “cắt gân” trên báo: trong khi giá cả tăng chóng mặt, dân đói, thì “Ngày 14/7/2011, chỉ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký quyết định xây tượng đài Mẹ VN anh hùng với kinh phí 430 tỷ đồng”! Kẻ chủ trương xây tượng đài này còn huênh hoang: “Không những nó lớn nhất VN, mà còn lớn nhất cả Đông Nam Á”!

0600598075259f7c62aa8725fd1812c1_35504328.mevn.jpg

Thưa quý ông có trí tuệ lùn mà “MÊ hạng NHẤT”! VN ta hiện đã có nhiều cái NHẤT thật kinh khủng rồi: DÂN NGHÈO NHẤT, CHÍNH QUYỀN GIÀU NHẤT VÀ THAM NHŨNG NHẤT; ĐẤT NƯỚC NGHÈO NHẤT, CHẬM TIẾN NHẤT, MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM NHẤT;THIẾU TỰ DO, VI PHẠM NHÂN QUYỀN NHẤT!...

Còn chưa đủ sao, mà còn tính chuyện khoét đục “tượng đài” để đưa vào túi riêng, vừa kiếm danh, kiếm lợi?! Cần lo cho “tượng đài sống” gồm trên 45 ngàn bà mẹ VN anh hùng đang gần sắp xuống lỗ đi gặp con, mà còn bị lấy cả chỗ ở, hay bị tù đày, bị đánh chết kìa!!!
Mẹ....jpg

Trong khi đất nước lâm nguy, điêu tàn, có bao tấm lòng vì nước vì dân sẵn sàng gánh vác, bao người hiền tài sẵn sàng sửa sang xây dựng nước, nhưng bọn bán nước nào có cho?

Cái ức của người dân là NHÀ THÌ SẮP SẬP, MÀ MÌNH KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN SỬA CHỮA! Ai muốn chữa nhà thì phải vào tù, hàng vạn tù nhân lương tâm điển hình là Cha Lý, LS Vũ đó! Ai muốn chung tay xây dựng đất nước thì bị chặt tay, anh Điếu Cày đó! Ai dám ngẩng cao đầu, cất cao giọng để đả đảo quân xâm lược TC thì bị đạp vào mặt, bị mất việc, bị đuổi nhà, như anh Đức, em Phương… đó! Những mầm non ưu tú của đất nước, những người con yêu của Tổ Quốc, thì trở thành kẻ thù không đội trời chung của bè lũ Việt gian bán nước, và bị tiêu diệt dần mòn, như các LS Định, thạc sĩ Tiến Trung, Duy Thức, Thăng Long… và các bạn trẻ CG ở Vinh đó!

Các bệnh nhân thì được TỰ DO ĐI TÌM CÁI CHẾT, vì bệnh viện TĂNG PHÍ ĐỂ GIẢM TẢI (?)! Các học sinh, sinh viên thì bị …GIẢI PHÓNG KHỎI NHÀ TRƯỜNG, tha hồ mà đứng đường vì học phí cao, nhiều khoản phụ thu không có sức mà đóng, hay thi không đủ điểm! Đám người trẻ sẽ được tung ra …chợ trời mà học buôn gian bán lận, học mánh lới, hay học trên game cách giết người như một trò tiêu khiển, và tiến thẳng đến một TƯƠNG LAI “SÁNG LẠN” TRÊN THIÊN ĐƯỜNG XHCN như hiện tại!!!

Ôi tôi điên đầu mất, vì MỘT NGÀY NGHỈ ĐẦY KHỦNG KHIẾP!

Tối đến, tôi chợt ngó qua TV đang có đoàn nghệ sĩ trình diễn một nhạc cảnh đánh thức lòng yêu nước và trách nhiệm của người dân khi nước nhà lâm nguy: bản nhạc “HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG”. Tiếng trống chiêng thúc giục, với lời ca bi hùng như một bài hịch tướng sĩ: “Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến, hận thù đằng đằng, nên hòa hay chiến?…”. Rồi tiếng “dân” đồng thanh dõng dạc: “QUYẾT CHIẾN! QUYẾT CHIẾN!”, “HY SINH! HY SINH!”, khiến toàn thân tôi rung lên vì súc động!

Bất giác trên màn hình, máy quay chĩa về phía khán thính giả, một cảnh tượng thật…hãi hùng (Vâng! Đối với tôi là quá kinh hoàng!): các quan chức nhà nước đang ngồi đầy trên các hàng ghế đầu, cả công an mặc sắc phục, mặt nào mặt nấy ngơ ngơ như không có hồn, có kẻ còn ngó qua ngó lại như không có gì đang “lọt” vào mắt, vào tai! Lạ thật! Có lẽ họ miễn cưỡng phải ngồi “trình diễn” ở đây, nhưng lòng dạ còn đang mải nghĩ về cái ghế, túi tiền ở nhà? Hay họ đang mơ màng đến ngày cuối tuần sẽ đi…tắm tiên ở đâu, với em chân dài nào? Có thể vậy được sao??? Bổng đứa con tôi ngồi bên cạnh bật lên câu nói: “Trông những cái mặt phì nộn ngơ ngơ thấy mà phát…ớn! Không biết mấy người có hiểu người ta (các nghệ sĩ đang trình diễn) muốn nói với các người gì không?” Ôi! Tôi nóng cả mặt, muốn đập tan cái TV cho rồi!

Tôi thiếp đi vì một ngày nghỉ quá…mệt! Tôi rơi vào một ác mộng kinh hoàng: bọn giặc cướp đông đảo giống bọn Tàu ô đang cầm giáo mác xông thẳng vào tôi! Và tôi hét lên: “Cướp! Cướp! Cứu tôi! Cứu tôi!”, khiến con tôi hoảng hốt chạy vào hỏi: “Mẹ làm sao thế mẹ?”. Tôi tràn nước mắt , lắc đầu!
Ôi! Đất nước tôi! Ai cứu dân tôi, nước tôi bây giờ?!

NGƯỜI VỌNG CÔNG LÝ
__._

ẨM THỰC

Monday, September 26, 2011
ẨM THỰC


Không có tình yêu nào chân thật hơn tình yêu với ẩm thực”, nhà văn người Anh George Bernard Shaw từng nói như vậy. Ăn cái gì, ăn thế nào luôn là điều mà bất kỳ người dân nào trên thế giới quan tâm, hàng ngày.
Ngày nay, do điều kiện di chuyển, đi lại tốt hơn nên nhu cầu trao đổi văn hóa, ẩm thực giữa các nền văn hóa ngày càng lớn. Dài truyền hình CNN vừa chọn ra 50 món ăn hàng ngày ngon nhất thế giới. Không phải bào ngư, tay gấu gì cả, toàn những món ăn quen thuộc.
Ngoài phở và gỏi cuốn là hai món ăn của Việt Nam được xếp trong tốp 50 này, SGTT xin giới thiệu một số món ăn được CNN xếp hạng mà bạn đọc có thể dễ dàng tìm thử ở ngay Việt Nam hay ở các nước lân cận.



CNN xếp món cà-ri Massaman của Thái Lan là "vua của các món ăn". Món này xuất phát ở cộng đồng Hồi giáo ở phía Nam Thái Lan, gồm bò hoặc gà vịt với một số gia vị, trong đó cà-ri là gia vị chính. Ngoài món Massaman, CNN khá "ưu ái" Thái Lan khi xếp 3 món khác của nước này vào danh sách: Som tam, Nam tok moo, Tom yum goong.


Pizza kiểu Napoli được xếp thứ 2. Trên thế giới có nhiều nơi làm pizza, nhiều kiểu làm pizza nhưng không kiểu pizza nào ngon hơn kiểu người thành phố Napoli ở Ý làm.


Nhật Bản làm ra nhiều thứ rất phức tạp song có lẽ không có gì phức tạp bằng sushi. Món này gồm cá và cơm là chính nhưng kết hợp hai thứ này với nhau thì có hàng trăm kiểu.


Vịt quay Bắc Kinh đứng thứ 5 trong danh sách là xứng đáng. Ai cũng có thể quay vịt được nhưng quay thế nào cho mềm, thơm ngon thì đó là bí quyết của người Hoa.



Món Rendang của Nam Duong xếp hạng 11. Bò được ninh nhỏ lửa cùng nước cốt dừa, nước chanh, nghệ, gừng, ớt... Nghe khá đơn giản, ai cũng làm được.


Bánh trứng nhiều nước làm, tuy nhiên bánh trứng Hongkong có nghệ thuật riêng là vỏ rất giòn.

Bánh sừng bò của Pháp (croissant) có trong tuổi thơ của nhiều người. Một chiếc bánh sừng bò và một ly cà phê nóng cũng tạo nên bữa sáng lý tưởng rồi.


Lasagna là món ăn xếp hạng nhì ở đất nước thích ăn ngon Ý, chỉ sau pizza.


Phở Việt Nam xếp hạng 28 còn gỏi cuốn xếp hạng 30 trong danh sách này. Với người Việt Nam thì ai cũng biết 2 món này. Năm tới, sẽ có thêm vài món Việt nữa lọt vào danh sách?


Đậu phụ nhự hay còn gọi là đậu phụ thối hoặc chao là món xuất hiện ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam. Đậu phụ để ráo nước, lên men tự nhiên, sau đó cho thêm các gia vị vào. Người phương Tây gọi món này là "pho mai châu Á".

Cơm gà được coi là "quốc thực" ở đất nước bận rộn Tân Gia Ba. Bà nội trợ Việt Nam nào cũng có thể làm món này, chỉ cần lưu ý: lấy nước luộc gà để nấu cơm.

Bạn có thể thấy món Kebab này ở rất nhiều nhà hàng. Nó gồm thịt bò, gà, vịt, heo... xâu vào một cây dài với ớt xanh, cà chua... rồi nướng lên. Món này có xuất xứ từ vùng Trung Đông.

LUÂN HỒI

LUÂN HỒI



Luật Luân hồi với những người nổi tiếng

Trên thế giới có nhiều người tin vào sự Luân hồi. Một số chỉ tin một cách hời hợt mơ hồ, nhưng cũng không ít người hiểu Luân hồi là một quy luật của sự sống, và quy luật ấy có ý nghĩa rất sâu xa.

Henry Ford

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 1)

Henry Ford (30/7/1863 – 7/4/1947) là người sáng lập Công ty Ford Motor, là một trong những người giàu nhất thế giới
“Tôi biết thuyết Luân hồi từ khi tôi 26 tuổi. Thiên tài chính là kinh nghiệm. Một số người nghĩ rằng nó là một món quà hay là tài năng, nhưng thực ra là kết quả của kinh nghiệm lâu dài trong nhiều kiếp sống”.
Benjamin Franklin

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 2)

Benjamin Franklin (17/01/1706 – 17/ 4/1790) là một trong những nhà lập quốc của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in,
một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu
“Tôi nhìn nhận cái chết cũng cần thiết đối với chúng ta như giấc ngủ vậy. Chúng ta sẽ sống dậy khỏe khoắn vào buổi sáng…”
“Tôi tin rằng tôi sẽ luôn luôn tồn tại, ở dạng này hay dạng khác”.
Jack London

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 3)

Jack London (12/1/1876 – 22/11/1916) là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới
“Tôi không bắt đầu khi tôi được sinh ra, cũng không phải khi được thụ thai. Tôi lớn lên, phát triển, qua hàng vạn thiên niên kỷ không thể tính đếm. Tất cả bản ngã trước đây của tôi đều có tiếng nói, tiếng vọng của họ, đang thúc giục trong tôi. Ồ, tôi sẽ lại được sinh ra vô số lần nữa”.
Napoleon

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 4)
Hoàng đế Napoleon (15/8/1769 – 5/5/1821) của nước Pháp
Napoleon thích nói với các tướng lĩnh của mình rằng ông tin vào Luật Luân hồi và thậm chí còn kể họ nghe ông tin mình đã từng là những ai trong các
tiền kiếp của mình.
Mark Twain

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 5)
Samuel Langhorne Clemens (được biết đến với bút hiệu Mark Twain; 30/11/1835 – 21/4/1910) là một nhà văn, nhà diễn thuyết nổi tiếng Hoa Kỳ
“Tôi đã được sinh ra nhiều lần hơn bất kỳ ai, ngoại trừ Krishna”
Leo Tolstoy, tác giả bộ “Chiến tranh và hòa bình”
Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 6)
Nhà văn Nga vĩ đại Leo Tolstoy (9/9/1828 – 20/11/1910) còn là nhà viết kịch và nhà cải cách giáo dục có ảnh hưởng rất lớn
“Cũng như chúng ta trải qua hàng ngàn giấc mơ trong cuộc đời hiện tại của mình, cuộc đời hiện tại của chúng ta chỉ là một trong hàng ngàn cuộc đời mà chúng ta tiến nhập vào, từ cuộc đời khác thực hơn rồi quay trở về sau khi chết. Cuộc đời của chúng ta chỉ là một trong những giấc mơ của cuộc đời thực hơn ấy, và do đó nó là vô tận, cho đến tận cuộc đời cuối cùng, cuộc đời rất thực của Thần”.
Johann Wolfgang von Goethe

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 7)
Johann Wolfgang von Goethe (28/8/1749 – 22/3/1832) là nhà văn và học giả Đức hết sức nổi tiếng. Ông được xem là một thiên tài kiệt xuất của văn học Đức. Ông làm việc trong lãnh vực thơ ca, kịch nghệ, văn học, triết học và khoa học
“Chừng nào bạn chưa biết định luật liên miên của Sự chết và Tái sinh, bạn chỉ là một vị khách mơ màng trên Trái đất tối tăm”.
Mahatma Ghandi

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (I) - Tin180.com (Ảnh 8)
Mahatma Ghandi (2/10/1869 – 30/1/1948) là nhà lãnh đạo kiệt xuất, anh hùng của dân tộc Ấn Độ
“Tôi chẳng thể nghĩ về sự thù địch lâu dài giữa người với người, và tôi tin ở thuyết luân hồi, tôi sống trong hy vọng rằng nếu không phải trong kiếp này, thì trong kiếp nào đó khác tôi sẽ có thể ôm tất cả nhân loại trong vòng tay thân ái”.
Đại tướng George S. Patton

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 1)
George Smith Patton Jr. (11 tháng 11, 1885 – 21 tháng 12, 1945), còn được gọi là George Patton III, là một tướng lĩnh, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng của Lục quân Hoa Kỳ
“Như khi tôi nhìn xuyên qua một tấm gương, tôi thấy mờ mịt cuộc xung đột trường kỳ, khi tôi chiến đấu trong nhiều cái vỏ, nhiều cái tên, nhưng luôn luôn là tôi”.

Ralph Waldo Emerson

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 2)
Ralph Waldo Emerson (25/5/1803 –27/4/1882) là một giảng viên, nhà văn, nhà thơ lớn của Hoa Kỳ thế kỷ 19
“Linh hồn từ bên ngoài đi vào trong thân thể, như là vào trong một nơi trú ngụ tạm thời, và nó đi ra khỏi đó, nó lại chuyển vào những nơi cư trú khác, bởi vì linh hồn là bất tử”.
“Đó là bí mật của thế giới, rằng mọi thứ tồn tại và không chết đi, mà chỉ ra khỏi tầm nhìn đôi chút và sau đó quay trở lại. Không gì chết cả; người ta tưởng mình chết, và bắt chước nhau chịu đựng những đám ma…”

Walt Whitman

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 3)
Walt Whitman (31/5/1819 – 26/3/1892) – nhà thơ, nhà báo, nhà nhân văn lớn của Hoa Kỳ và thế giới
“Tôi biết mình bất tử. Tôi không hề nghi ngờ rằng mình đã chết cả chục ngàn lần trước đây. Tôi cười vào cái mà bạn gọi là cái chết…”

Jalalu Rumi

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 4)
Jalalu Rumi (30 /12/1207 – 17/12/1273) là nhà thơ Ba Tư nổi tiếng thế kỷ 13
“Tôi đã chết khi là một khoáng vật và trở thành cây, tôi đã chết khi là một cái cây và trỗi dậy thành động vật, tôi đã chết khi là động vật và tôi thành người”.

Carl Jung

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 5)

Tiến Sĩ Carl Gustav Jung là một nhà khoa học rất có tên tuổi, là cha đẻ của khoa Phân tâm học, là một nhà tư tưởng tiên phong, và còn giỏi về nhiều ngành khoa học khác nữa. Ông tin tưởng sâu sắc vào sự Luân hồi.
“Cuộc đời tôi đối với tôi thường giống như một câu chuyện mà không có khởi đầu và không có kết thúc. Tôi có cảm giác rằng mình là một mảnh lịch sử, là một đoạn trích mà phần văn bản phía trước và phía sau đang thiếu vắng. Tôi có thể đoán được một cách hợp lý rằng mình đã từng sống trong những thế kỷ trước đây và ở đó tôi đã gặp phải những câu hỏi mà tôi chưa thể trả lời được; rằng tôi đã được sinh ra lần nữa bởi vì tôi chưa hoàn thành sứ mệnh được trao”.

Socrates

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 6)
Socrates (469 TCN –399 TCN) là triết gia vĩ đại của Hy Lạp và thế giới
“Tôi tin chắc chắn rằng thực sự có một điều như là sống lại lần nữa, rằng cái sống xuất hiện từ cái chết, và rằng linh hồn của người chết đang tồn tại”.

Voltaire

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 7)

François-Marie Arouet (21/11/1694 – 30/5/1778), nổi tiếng dưới bút danh Voltaire là một nhà văn, nhà sử học và triết gia lừng danh người Pháp,
và cũng là một nhà ủng hộ tích cực cho tự do và dân chủ“Được sinh ra 2 lần chẳng có gì đáng ngạc nhiên hơn 1 lần; mọi thứ trong tự nhiên đều phục sinh”.
Honore Balzac
Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 8)
Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”
“Tất cả loài người đều phải trải qua tiền kiếp… Ai biết được bao nhiêu thể xác thịt mà người kế thừa thiên đường chiếm giữ trước khi ông ta có thể hiểu được giá trị của sự im lặng tĩnh mịch của các thế giới thần thánh?”

Paul Gauguin

“Khi cơ thể vật lý vỡ tan, linh hồn vẫn sống sót.Nó sẽ chiếm lấy một thân thể khác”.

George Harrison

“Bạn bè tất cả đều là những linh hồn mà chúng ta đã biết ở các kiếp khác. Chúng ta đã được kéo lại gần nhau.Thậm chí nếu tôi chỉ biết họ một ngày, cũng không sao cả. Tôi sẽ không chờ cho đến khi tôi biết họ được 2 năm, bởi vì dù sao đi nữa, chúng ta phải đã gặp nhau đâu đó trước kia rồi, bạn biết đấy”.

Pythagoras

Luật Luân há»i và những ngðá»i ná»i tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 9)
Pythagoras (Khoảng 570 TCN – 495 TCN) là nhà toán học và triết gia lỗi lạc của nhân loại
Ở Hy Lạp cổ đại, luân hồi là một học thuyết liên hệ gần gũi với các môn đệ của nhà toán học – triết gia Pythagoras. Theo Pythagoras, linh hồn sống sót sau cái chết vật lý và luân hồi có hạn.
Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” đã lỗi thời, và câu hỏi “Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà chỉ khi chịu khó đi tìm người ta mới có thể mở ra được.
Minh Trí
(tổng hợp)

Photos
Download All

*
ATT00001
*
ATT00002
*
ATT00003
*
ATT00004
*
ATT00005
*
ATT00006
*
ATT00007
*
ATT00008
*
ATT00009
*
ATT00010
*
ATT00011
*
ATT00012
*
ATT00013
*
ATT00014
*
ATT00015
*
ATT00016
*
ATT00017

TÌNH MẪU TỬ

This is a true story of Mother’s Sacrifice during the Japan Earthquake.


After the Earthquake had subsided, when the rescuers reached the ruins of a young woman’s house, they saw her dead body through the cracks. But her pose was somehow strange that she knelt on her knees like a person was worshiping; her body was leaning forward, and her two hands were supporting by an object. The collapsed house had crashed her back and her head.
With so many difficulties, the leader of the rescuer team put his hand through a narrow gap on the wall to reach the woman’s body. He was hoping that this woman could be still alive. However, the cold and stiff body told him that she had passed away for sure.
He and the rest of the team left this house and were going to search the next collapsed building. For some reasons, the team leader was driven by a compelling force to go back to the ruin house of the dead woman. Again, he knelt down and used his had through the narrow cracks to search the little space under the dead body. Suddenly, he screamed with excitement,” A child! There is a child! “
The whole team worked together; carefully they removed the piles of ruined objects around the dead woman. There was a 3 months old little boy wrapped in a flowery blanket under his mother’s dead body. Obviously, the woman had made an ultimate sacrifice for saving her son. When her house was falling, she used her body to make a cover to protect her son. The little boy was still sleeping peacefully when the team leader picked him up.
The medical doctor came quickly to exam the little boy. After he opened the blanket, he saw a cell phone inside the blanket. There was a text message on the screen. It said,” If you can survive, you must remember that I love you.” This cell phone was passing around from one hand to another. Every body that read the message wept. ” If you can survive, you must remember that I love you.” Such is the mother’s love for her child!!
~~~~~~~~~~~
Lược dịch:

Đây là một câu chuyện thật về
Sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản.
Sau khi trận động đất đã qua đi, khi các nhân viên cứu hộ đến tàn tích của 1 ngôi nhà của một người phụ nữ trẻ, họ nhìn thấy thân thể cô ấy qua các khe hở. Nhưng cách tạo hình cơ thể của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện, cơ thể nghiêng về phía trước, và có một vật gì đó được hai tay của cô đỡ lấy. Ngôi nhà bị sụp và đổ ập lên lưng và đầu cô.
Người đội trưởng đội cứu hộ đã rất khó khăn khi luồn tay mình qua khoảng cách hẹp trên tường để chạm tới cơ thể của người phụ nữ. Anh ấy đã hy vọng rằng người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Nhưng, cơ thể lạnh và cứng của cô nói với anh rằng, cô ấy chắc chắn đã qua đời.
Đội cứu hộ rời khỏi ngôi nhà và tìm kiếm tại những toà nhà sụp đổ khác. Nhưng không hiểu sao, người đội trưởng dường như bị một lực hút kéo trở lại căn nhà sụp đổ của người phụ nữ đã chết. Một lần nữa, anh quỳ xuống, và lần tìm qua những khe nứt hẹp một chút không gian dưới cơ thể đã chết. Rồi đột nhiên, anh hét lên đầy phấn chấn : "Một đứa bé!!!! Có một đứa bé!"
Cả đội cùng nhau cẩn thận bỏ từng cái cọc trong đống đổ nát xung quanh xác người phụ nữ. Có một bé trai 3 tháng tuổi được bọc trong một tấm chăn hoa ngay bên dưới xác người mẹ. Người phụ nữ rõ ràng đã có thực hiện sự hi sinh cuối cùng để cứu con trai mình. Khi ngôi nhà của cô rơi xuống, cô đã dùng cơ thể của mình để làm tấm chắn bảo vệ con trai mình. Cậu bé vẫn ngủ một cách yên bình khi đội trưởng đội cứu hộ nhấc bé lên.

Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khoẻ cậu bé. Sau khi ông mở tấm chăn, ông nhìn thấy một chiếc điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn văn bản trên màn hình, nói rằng, "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con" ...

Chiếc điện thoại này đã đi từ hết bàn tay này đến bàn tay khác qua bàn tay khác. Tất cả những người đọc tin nhắn đã khóc. "Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng... mẹ rất yêu con..."...

NHÀ SÁCH KHAI TRÍ

NHÀ SÁCH KHAI TRÍ


Image
Ông Nguyễn Hùng Trương ( Chủ nhà sách Khai Trí )

NHÀ SÁCH KHAI TRÍ

Nhà sách Khai Trí là một cơ sở thương mại lớn bán sách ở Sài Gòn từ năm 1952 đến 1975. Tiệm sách này cũng đóng góp trong một số hoạt động văn hóa, đáng kể nhất là việc xuất bản Tập san Sử Địa với sự hợp tác của nhiều văn sĩ và chuyên gia của Viện Đại học Sài Gòn. Thành lập Nhà sách Khai trí được thành lập năm 1952 do doanh nhân Nguyễn Hùng Trương khởi lập, tọa lạc ở số 62 trên Đại lộ Bonard, Sài Gòn.[1] Con đường này sau năm 1954 đổi tên thành Đại lộ Trần Hưng Đạo. [sửa] Hoạt động Ngoài hoạt động chính là tiệm sách lớn, nhà sách Khai Trí còn sưu tầm nhiều sách báo ngoại ngữ cũng như các bản thảo bằng tiếng Việt của các soạn giả nổi tiếng như Nguyễn Hiến Lê,[2] Nguyễn Ngu Í.

Bắt đầu từ năm 1971, Khai Trí cũng bắt đầu ra sách riêng, chủ yếu là sách thiếu nhi. Điển hình là tuần báo Thiếu nhi do nhà văn Nhật Tiến chủ trương. Khai Trí cũng hỗ trợ một số cơ quan truyền thông khác như tờ báo Sống do Chu Tử chủ nhiệm. Nhà sách Khai Trí còn bảo trợ cho Tập san Sử Địa, một tập san nghiên cứu uy tín do giáo sư Nguyễn Nhã điều hành. Sau khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, năm 1976 dưới chính quyền mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong đợt "cải tạo văn hóa", cơ sở Khai Trí bị truất hữu và tịch thu. Kho sách 60 tấn bị tiêu hủy.[3] Chủ nhân Nguyễn Hùng Trương thì bị bắt trong chiến dịch Tháng Tư 1976[4] và đưa đi cải tạo vì tội "biệt kích văn nghệ".[5]

Hiệu sách Khai Trí đổi tên thành nhà sách Sài Gòn và Phahasa.[6][7] Năm 1991 Nguyễn Hùng Trương được xuất cảnh sang Hoa Kỳ đoàn tụ nhưng đến năm 1996 thì trở về Việt Nam sống. Ông cố xin lại một phần sở hữu từ trước năm 1975 nhưng không thành. Ông mất ngày 11 Tháng Ba năm 2005, thọ 80 tuổi.
WIKIPEDIA


Vĩnh biệt ông Khai Trí - người mê sách

Ông luôn có mặt trong các buổi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dù lớn hay nhỏ trong nội ô Sài Gòn: dự triển lãm tranh, giao lưu thơ ca, nói chuyện chuyên đề... Đến lặng lẽ và về âm thầm, tuy nhiên sự có mặt của ông đủ làm cho không khí hứng khởi thêm. Nhưng từ hôm nay, bóng dáng quen thuộc ấy không còn nữa...
Ông Khai Trí (phải).
Ông Khai Trí (phải).

Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam. "Ông Khai Trí" tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức. Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần.

Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói. Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.

Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo... Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu. Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.

Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị. Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam... Con người có niềm đam mê mãnh liệt với sách báo ấy đã không còn nữa. Ông ra đi lúc 5h15 ngày 11/3, linh cữu hiện quàn tại nhà riêng (237 Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM), lễ động quan lúc 6h ngày 14/3, hỏa táng tại Bình Dương. Nguyện vọng của gia đình là gửi tiền phúng điếu vào quỹ từ thiện thành phố.



Ông KHAI TRÍ

Tôi có ngươì chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đưòng Lê Lợi . Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 Tiệm sách : ThanhTuan số 56 , PhucThành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 - 62 . Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khơỉ nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy ( như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ ) . Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Chasseloup Laubat đường Hồng Thập Tự . Tôi nghe kể lại vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở Z30C Hàm Tân Buổi sáng Tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có một Ông già lúc nào cũng với bộ quần áo trắng đã ngã qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân Bắc cuả tù đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết Ông là ai .

Ông Nguyễn Hùng Trương ( Chủ nhà sách Khai Trí )

Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.

Ông Khai Trí tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức.
Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè xẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.

Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.

Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...
Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.


Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.

Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.
Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...

Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:


"Ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức, Gia Định, mất hồi 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Ất Dậu, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lý", nay mang tên Phahasa của nhà nước.
Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.


Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.
Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.

..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa.

Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?

Ông cười chua chát:

- Phải đến năm 3000 thì may ra..

Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.

Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phan thanh Giản cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đình ông.

...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau. ---------

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ ẤN ĐỘ

TS.NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ ẤN ĐỘ


ẤN ĐỘ : KINH TẾ PHÁT TRIỂN

TRONG MÔI TRƯỜNG DÂN CHỦ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 30.03.2010. Cập nhật 21.09.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Cập nhật 21.09.2011 :

Tóm tắt nội dung Bài này là Bài phỏng vấn của Đài RFI truyền thanh về Việt Nam ngày 30.03.2010. An Độ là một tỉ dụ cụ thể cho Chủ trương Phát triển Kinh tế trong Môi trường Chính trị-Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique adéquat), đầu đề mà chúng tôi đã trường kỳ khai triển với 3 cuốn sách liên tiếp trong những năm 2009, 2010, 2011 và đã xuất bản tại Ventura, California : (i) DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN ĐỂ PHÁT TRIỂN (xb 2009, 216 trang) ; (ii) DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ (xb 2010, 305 trang) ; (iii) DÂN TRÊN ĐƯỜNG NỔI DẬY DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN (xb 2011, 465 trang).

Trong thời gian hiện nay, Việt Nam bắt tay với An Độ trong việc khai thác Biển Đông. Chúng tôi thấy rất hợp thời cập nhật Bài này và đăng như một hướng NỔI DẬY dứt bỏ một Cơ chế độc tài Chính trị nắm độc quyền Kinh tế, để toàn Dân có thể phát triển Đất Nước và chống lại xâm lăng Trung quốc.

Nguyễn Phúc Liên

Viết về ẤN ĐỘ, một cường quốc Kinh tế tương lai, như một bài học dưới Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ, chúng tôi dựa trên những bài báo hòan tòan có tính cách thời sự :

* Le Monde 09.03.2010: UNE LECON INDIENNE par Martin WOLF

* The Wall Street Journal 10.03.2010: INDIA’S MICROLENDERS TO SHARE DATA by Eric BELLMAN

* Financial Times 10.03.2010: SUGAR SUFFERS AS INDIA RAISES OUTPUT ESTIMATE by Chris BLOOD

* Financial Times 11.03.2010: PUTIN SEEKS TO BOLSTER LINK WITH NEW DELHI by James LAMONT

* The Wall Street Journal 11.03.2010: INDIA: WOMEN AND DEMOCRATY

* Le Monde 11.03.2010: EN INDE, GUERRES DES TERRES ENTRE PAYSANS ET INDUSTRIELS par Julien BOUISSOU

* Le Monde 11.03.2010: LES DEPUTES INDIENS VOTENT L’INSTAURATION D’UN QUOTA DE FEMMES AU PARLEMENT par Julien BOUISSOU

Hai Quốc gia đông dân nhất và nhì Thế giới, đó là Trung quốc và Aán độ. Cả hai thuộc Á-châu và được Thế giới xếp vào những nước bắt đầu phát triển mạnh (Pays émergents). Nếu việc phát triển Kinh tế Trung quốc lấy độc đảng làm gốc và hiệu quả của phát triển là cho một nhóm người, thì Aán Độ lấy dân làm gốc cho phát triển và hiệu quả của phát triển là cho dân. Nền Kinh tế Aán Độ phát triển song hành với xây dựng Dân chủ. Đó là bài học qúy giá cho Chủ đề DÂN CHỦ HÓA KINH TẾ của chúng tôi áp dụng cho Việt Nam.

Chính Kinh tế gia Martin WOLF cũng lấy tựa đề bài viết của Oâng trong Le Monde 09.03.2010 là “UNE LECON INDIENNE“ (BÀI HỌC ẤN ĐỘ). Vào thập niên 1970, Kinh tế gia Martin WOLF là người Trách Nhiệm chính của Ngân Hàng Thế Giới tại Aán Độ. Oâng là bạn thân từ 39 năm nay của Kinh tế gia Montek Singh AHLUWALIA, Phó Chủ tịch ỦY BAN KẾ HỌACH KINH TẾ ẤN ĐỘ, đứng sau Thủ tướng MANMOHAN SINGH.

Viết chính yếu về Kinh tế Aán độ như một bài học tích cực cho Việt Nam cần được áp dụng, chúng tôi cũng nhắc đến Kinh tế Trung quốc, với những nan đề đang gặp phải hiện nay, làm một bài học cho Việt Nam, nhưng là bài học tiêu cực cần phải tránh.

Chúng tôi đề cập đến những điểm sau đây :

=> Kinh tế Trung quốc, một bài học phải tránh

=> Kinh tế An độ: Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ

=> An Độ: Dân chủ hóa Chương trình phát triển Kinh tế bền vững

Kinh tế Trung quốc,

một bài học phải tránh

Kinh tế Trung quốc là Kinh tế hướng ngọai, lệ thuộc vào thăng trầm của những nước ngòai, nhất là những cường quốc Kinh tế đã phát triển. Chính Thủ tướng ÔN GIA BẢO, trong Diễn văn trước Quốc Hội Nhân dân ngày 14.03.2010, đã tuyên bố rằng 60% xuất cảng của Trung quốc là từ những Công ty nước ngòai liên doanh sản xuất tại Trung quốc do Nhân lực rẻ. (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Chúng tôi xin trích ra đây đọan tóm tắt rất gọn và xác thực về Kinh tế Trung quốc, đăng trong Financial Times 09.03.2010, trang 10, để độc giả so sánh với việc Phát triển Kinh tế Aán độ mà chúng tôi sẽ viết dài trong hai phần sau đó:

“It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries”

(Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy. Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay). (Financial Times 09.03.2010, p.10)

Đó là nền Kinh tế sản xuất những “gadgets” để mau chóng xuất cảng mua vui cho những người tiêu thụ tại những xứ khác, do một nhóm đảng tổ chức thu tiền nhanh vào cho mình và rồi chuyển những tiền ấy ra đặt tại những xứ giầu Tây phương. Người dân chỉ được hưởng một phần rất nhỏ hiệu quả Kinh tế qua đồng lương bóc lột. Đó là Kinh tế Trung quốc.

Bình thường, thì những Lãnh đạo chính trị độc tài bưng bít không dám nói ra những khuyết điểm của một nền Kinh tế do chính mình điều hành Kế họach Phát triển. Nhưng lần này, ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội Nhân dân, một Thủ tướng đành phải thú nhận những đe dọa cho Kinh tế Trung quốc có thể dẫn đến những bất ổn Xã hội và Chính trị. Oân Gia Bảo nói rõ rệt như sau:

“L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement”

(Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Lạm phát (Inflation)

Trung quốc đang lo sợ lạm phát. Tháng hai vừa rồi lạm phát tăng 2.7% và Nhà nước đang lo sợ rằng lạm phát tòan năm có thể lên 2 con số. Chính Oân Gia Bảo đã nhắc lại rằng năm 1989, vụ đẫm máu tại Thiên An Môn là do lạm phát tăng lên hai con số.

Sự phân phối không đồng đều những thu nhập

(Redistribution inéquitable des revenus)

Đúng theo hình ảnh Kinh tế Trung quốc mà Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, đã tóm tắt như trên đây. Đó là Kinh tế Mafia đảng CSTQ, bóc lột nhân lực đại đa số dân Trung quốc mà không cho họ hưởng tương xứng với thu nhập, đám Mafia đảng trở thành giầu sụ và tiền thu nhập lại chuyển ra nước ngòai đầu tư chứ không đầu tư trong nước để đa số dân nghèo có thể được hưởng. Đồng Nhân Dân Tệ là tiền của Tầu mà chính đám Mafia giầu có lại sợ giữ tiền Tầu, nên mua đồng Đo-la để trữ. Tờ Le Monde ngày 16.03.2010, trang 16 viết:

“La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.”

(Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)

Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16)

Tham nhũng (Corruption)

Tham nhũng mọi cấp tràn lan. Không cho hối lộ, thì công việc không chạy. Đó là lời nhận xét của một doanh nhân nước ngòai làm việc với Trung quốc. Ký giả Jamil ANDERLINI từ Bắc kinh đã viết trên tờ FINANCIAL TIMES ngày 27.01.2010, trang 17, viết về con trai của Oân Gia Bảo, Oân Yunsong, và con trai của Hồ Cẩm Đào, Hồ Heifeng, nhờ quyền hành của Bố mình mà hòanh hành tham nhũng.

Tác hại đến ổn định Xã hội, ngay cả ổn định Nhà nước

(Affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement)

Oân Gia Bảo đã nói trước Quốc Hội Nhân Dân rằng những sự việc trên đây đang diễn ra trong nền Kinh tế Trung quốc và sẽ đưa tới sự bất ổn Xã Hội và Chính trị. Sự nổi dậy của khối dân nghèo nếu có lạm phát làm họ thiếu ăn. Những bóc lột sức lao động đã làm giầu cá nhân thuộc đảng CSTQ đến một lúc sẽ làm nhân công không thể chịu đựng được và nổi dậy. Sự tị hiểm, uất hận sẽ tăng lên trong giới trẻ và trí thức khi nhìn những tệ đoan, bất công trên đây. Hình ảnh nổi dậy Thiên An Môn là một tỉ dụ cụ thể lịch sử.

Thú nhận những điểm như trên đây rồi, Oâng Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên:

“Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” (Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16)

Trong bài viết về tương lai phát triển Kinh tế Trung quốc, Tác giả Minxin PEI (Chuyển ngữ: Minh Huy) đã viết:

“Kiểu phát triển ăn xổi của Trung Cộng là dựa vào năng lượng giá rẻ và không có chi phí cho môi sinh sẽ không còn đứng vững trong tương lai gần.”

Tác giả Ian BREMMER, trong một bài mới nhất đăng trên tờ Financial Times 29.03.2010, đã viết về sự lệ thuộc của Kinh tế Trung quốc vào Hoa kỳ và việc tự ý thức phải tạo Mãi lực nội địa để Kinh tế có độc lập. Tác giả viết:

“This rethink began when the western financial meltdown put millions of Chinese out of work in early 2009”

“China saw the US as indispensable to its rise”

“China is signalling that it wants its model of growth to rely more on its growing consumer base. Some Chinese officials predict Beijing can create a truly consumption-driven economy in five years (?). But it will not happen this rapidly, for political and structural reasons.”

(Việc nghĩ lại (Tầu) đã bắt đầu khi mà việc đổ vỡ tài chánh Tây phương đã làm cho những triệu người Trung quốc mất việc trong năm 2009.

Trung quốc đã thấy rằng Hoa-kỳ là cần thiết cho việc đứng lên của mình.

Trung quốc đang cho biết rằng mô hình phát triển của họ lệ thuộc vào căn bản mãi lực của chính họ. Một số nhân viên chính quyền tiên đóan rằng Bắc Kinh có thể tạo một nền Kinh tế tự tiêu thụ trong vòng 5 năm (?). Nhưng việc này không xẩy ra nhanh chóng như vậy được bởi những lý do chính trị và tổ chức cơ sở) (Financial Times 29.03.2010, trang 9)

Kinh tế An độ:

Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ

Kinh tế Trung quốc, nói là Kinh tế Tự do và Thị trường, nhưng thực chất vẫn là Kinh tế Tập quyền trực tiếp hay gián tiếp và một đảng duy nhất. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường thực sự đòi hỏi một Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp (Environnement Politico-Juridique Démocratique Adéquat). Nền Kinh tế Aán độ được phát triển song hành với Môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ.

Qua những bài báo liệt kê trên đây liên quan đến Phát triển Kinh tế Aán Độ, nhất là bài của Kinh tế gia Martin WOLF, chúng tôi ghi nhận những điểm như sau.

Người dân và tính tình

Dân Aán Độ ít ồn ào hơn dân Trung quốc. Người ta thường nói rằng người Aán Độ thuộc lọai người suy tư đầu óc, chiêm ngưỡng (contemplatifs). Con số bí hiểm 0 (zéro) được phát sinh từ Aán Độ chứ không phải từ A-rập. Người ta không hiểu “zéro“ là gì, mặc dầu nó hiện hữu. Có người cắt nghĩa đó là ý niệm Niết Bàn. Phật Giáo được phát sinh từ Aán Độ, một Tôn giáo lấy giải thóat cá nhân và tự mình giải thóat làm trọng. Tính chiêm ngưỡng (contemplatif) và ảnh hưởng Tôn giáo là nền tảng tính tình dân Aán Độ. Ngày nay, người ta thường nhận thấy dân Aán Độ rất giỏi về ngành điện tử.

Nền tảng Dân chủ

Dân chủ chỉ là một Nguyên Tắc giải quyết tương đối những tranh chấp khi mà những cá nhân sống chung với nhau thành một cộng đồng. Như vậy CÁ NHÂN CHỦ là nền tảng để từ đó mới xây dựng nguyên tắc dân chủ. Một xã hội nào biết tôn trọng cá nhân, thì tự động họ xây dựng nguyên tắc DÂN CHỦ. Tôn giáo tại Aán Độ đã un đúc cho dân tinh thần phải tôn trọng CÁ NHÂN CHỦ. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận ngụy biện của Cộng sản cho rằng dân trí còn ngu nên không thể cho Dân Chủ. Thực vậy, Dân Chủ không phải là kết quả của Dân trí mà là nguyên tắc thực tiễn giải quyết giữa những cá nhân chủ khi có va chạm.

Cái tinh thần tôn trọng cá nhân luôn luôn đòi hỏi việc xây dựng hệ thống quản trị Xã hội theo nguyên tắc Dân chủ:

=> Phân quyền, tránh tập trung quyền hành để dễ dẫn đến độc tài. Aán Độ theo hệ thống phân quyền dưới thể chế Liên Bang.

=> Khi quyền hành được tản ra, thì những tranh chấp chính trị cũng đỡ hẳn tính cách gay gắt, ác độc. Một chủ trương tập quyền như Cộng sản chẳng hạn, thì đó là nguồn gốc tranh chấp, thậm chí đến thanh trừng nội bộ một các tàn nhẫn.

Xã hội Aán Độ được xây dựng, phát triển theo những nguyên tắc Dân chủ. Nó khác với Xã hội Trung quốc hiện nay. Thực vậy, nếu phải so sánh từ cách thế đấu tranh đến quản trị xã hội, chúng ta cũng nhận thấy sự khác nhau giữa Trung quốc và Aán độ:

* Aán độ dành Độc lập do một cuộc đấu tranh bất bạo động. Thánh GANDHI chủ trương cuộc đấu tranh không bằng lực lượng võ khí, mà bằng sức đòan kết của tòan dân cô đọng trong tinh thần bất bạo động. Đây là cuộc đấu tranh không phải từ một nhóm đảng dùng sức mạnh mà đặt để, nhưng là hợp nhất tinh thần của tòan dân đứng sau Thánh GANDHI để Nước Anh phải trả lại Độc Lập cho Dân. Trong khi ấy, Trung quốc dành lại quyền hành do một nhóm đảng Chính trị dùng sức mạnh dành dựt lấy quyền hành cho nhóm đảng mình. Đó là cuộc đấu tranh nặng tính cách nhóm đảng tranh chấp quyền hành.

* Từ ngày dành lại Độc Lập đến nay, Aán độ dứng ở vị trí Khối không liên kết (non-alignés) giữa những tranh chấp Ý thức hệ Cộng sản hay Tự do. Nhà Nước nghĩ đến Dân của họ và xây dựng Dân chủ theo những điều kiện của Dân của họ. Trong khi ấy, từ ngày MAO TRẠCH ĐÔNG nắm quyền dến bây giờ, Dân chúng Trung quốc luôn luôn phải sống dưới chế độ độc tài theo Ý thức hệ Cộng sản. Ý thức DÂN CHỦ bị bóp chết tại Trung quốc, trong khi đó Ý thức này được mỗi ngày mỗi khai triển cho Dân Aán độ.

* Cũng phải lưu ý rằng tinh thần mở rộng của giới Lãnh đạo Aán độ có môi trường phát triển hơn vì sự rộng lớn của Thuộc địa Anh. Trong khi ấy, giới Lãnh đạo Trung cộng mang tinh thần kép kín trong nội địa của mình. Việc khép kín này tiếp tục, trừ việc mở cửa kinh tế mang tính chộp dựt ăn xổi ở thì.

An độ: Dân chủ hóa

Chương trình phát triển Kinh tế bền vững

Ơû phần đầu, khi nói về Kinh tế Trung quốc, chúng tôi đã viết rằng đó là Kinh tế Mafia nhóm đảng, lệ thuộc vào nước ngòai, không tạo mãi lực nội địa và làm mất Độc lập Kinh tế của mình.

Kinh tế Aán độ nhằm người dân của mình, tạo mãi lực cho dân Aán độ để có Độc lập Kinh tế. Việc phát triển độc lập này mang tính cách bền vững của nền Kinh tế.

Phát triển Kinh tế bởi cá nhân và cho cá nhân

Chính cá nhân là tác nhân Kinh tế chính và cá nhân làm kinh tế trước tiên là phục vụ cho chính mình chứ không phải hy sinh cả cuộc đời để phục vụ cho một Lý thuyết trừu tượng, một Chủ nghĩa Xã hội để những người nhân danh Chủ nghĩa mà bóc lột cá nhân. Cá nhân có sống, thì Chủ nghĩa mới có. Cá nhân chết, thì Chủ nghĩa trở thành trống rỗng. Ai cũng lo lắng đến cái bụng đói của mình trước tiên. Và rất hiếm người lo đến cái bụng đói của người khác trước khi nghĩ đến cái bụng của mình. Vậy hãy để cho mỗi cá nhân làm ăn để lo lắng trước tiên đến việc nuôi sống thân xác mình.

Một xã hội mà nền Kinh tế được tản ra cho từng cá nhân, nền kinh tế ấy mới có nhiều sáng kiến và sự thăng bằng phát triển mới bền vững và lâu dài. Nền Kinh tế được đặt trên nền tảng cá nhân, những công ty gia đình, những công ty nhóm nhỏ... mà tiến lên là nền Kinh tế phát triển có nhiều sáng kiến và bền vững nhất.

Tôn trọng cá nhân, lấy cá nhân trách nhiệm, phát triển những nguyên tắc dân chủ để giải quyến, nền Kinh tế Aán Đo,ä dù không ồn ào, yên lặng tiệm tiến, sẽ phát triển trong bền vững và lâu dài.

Một tỉ dụ điển hình mà chúng tôi thường lấy ra làm tỉ dụ, đó là sự đổi hướng của Kinh tế Ý cách đây 30 năm. Thời ấy, nền Kinh tế Ý dựa trên những đại Công ty. Tình trạng đình công xẩy ra như cơm bữa làm Kinh tế Ý tê liệt. Người Ý mang tinh thần tôn trọng gia đình cao nhất Aâu châu. Từ nền Kinh tế Đại Công ty bị tê liệt, dân Ý đã chuyển Kinh tế về hệ thống Gia đình. Mọi người trong Gia đình phải tuân theo MAMA mà làm việc, không được đình công, nếu không MAMA không cho ăn Spaghetti nữa. Nền Kinh tế đặt nền tảng trên Gia đình đã dần dần phát triển lớn mạnh đến ngày nay.

Chương trình Phát triển Kinh tế An Độ

Theo tinh thần trên đây lấy cá nhân làm tác nhân kinh tế chính, một Chương trình phát triển Kinh tế đã được họach định cho cả nước. Kinh tế gia Martin WOLF đã tóm tắt Chương trình ấy ở những điểm sau đây:

“Les Infrastructures, l’Agriculture, la Reglementation du Travail, le Secteur Bancaire, l’Energie, l’Education et le Commerce de détail“

(Những hạ tầng cơ sở, NÔNG NGHIỆP, LUẬT LỆ LAO ĐỘNG, Lãnh vực Ngân Hàng, Năng lượng, Giáo dục và THƯƠNG MẠI NHỎ) (Le Monde 09.03.2010, p.2)

Việc xây dựng hạ tầng cơ sở là lãnh vực của Nhà Nước. Chúng tôi viết chữ hoa cho một số lãnh vực để độc giả lưu ý rằng Kế họach Kinh tế này đặt trọng tâm vào người nghèo và những đơn vị Kinh tế nhỏ làm căn bản:

=> NÔNG NGHIỆP :

Đó là lãnh vực ưu tiên đầu tiên của Kế họach. Việc phát triển nông nghiệp là tạo cho đa số dân nghèo có đủ miếng ăn, rồi sau đó tạo cho dân nghèo có khả năng tiêu thụ để mới có thể sản xuất công kỹ nghệ phục vụ cho chính trong nội địa. Đó cũng là tạo độc lập về Kinh tế. Kinh tế Trung quốc hiện giờ không có độc lập vì nó lệ thuộc vào xuất cảng phục vụ ngọai quốc.

=> LUẬT LỆ LAO ĐỘNG:

Đây cũng là sự lo lắng cho khối người nghèo phải đi bán sức lao động của mình để nuôi thân. Phải có những luật lệ cho công bằng, tránh những tình trạng bóc lột lao động.

=> THƯƠNG MẠI NHỎ:

Đây cũng là chủ trương đi từ những đơn vị nhỏ thương mại mà tiến lên. Từ tiểu thương, rồi tiến dần lên đại thương. Săn sóc, hỗ trợ những Thương mại nhỏ để phân phối các nơi. Hãy nhìn Kinh tế Việt Nam để thấy khác biệt giữa hai chủ trương. Trong bao chục năm trường, Nhà Nước Việt Nam bỏ rơi Nông Nghiệp, một lãnh vực mà chúng ta có cả khả năng thiên nhiên để phát triển cho 75% dân số nghèo tại nông thôn. Nhà Nước Việt Nam chỉ nhằm bán Lao động cho tài phiệt nước ngòai, rồi xuất khẩu Lao động phục vụ ngọai quốc mà không lo phát triển những Luật lệ bảo vệ công bằng cho giới Lao động. Về thương mại, mỗi thành phố chỉ chuyên lo khuếch trương Siêu thị mà ít nâng đỡ những Tiểu thương, thậm chí còn tàn nhẫn đi hốt những người nghèo buôn thúng bán mẹt ở những góc phố. Tìm cách nâng đỡ họ. Họ là những Tiểu thương đấy, để họ có chỗ buôn bán độ thân và tiến dần lên Trung thương hoặc có thể là Đại thương sau này.

Hệ thống Tiểu Tài chánh “Microfinance“

Hệ Tiểu Tài chánh “Microfinance“ đi song hành rất nhịp nhàng với việc khuếch trương Nông Nghiệp và việc nâng đỡ các Tiểu thương. Hệ thống Tài chánh này cũng nhằm nâng đỡ tính năng động và sáng kiến của tuổi trẻ. Tính đa dạng của nền Kinh tế tùy thuộc vào tuổi trẻ. Trong những năm làm Tài chánh cho những Dự án, chúng tôi thường đưa ra một số tỉ dụ để công kích chính những Ngân Hàng lớn. Tỉ dụ sau đây thường được đưa ra khi phải chạm trán với Ngân Hàng:

Một sinh viên trẻ mới học xong. Anh đang mang cả bầu nhiệt huyết để thực hiện Dự án mà trong suốt thời gian học anh mơ mộng. Anh viết Dự án. Xử dụng môn học Phân tích Chi tiêu Xí nghiệp (Analyse des Charges Industrielles) để tính tóan rất kỹ. Xử dụng môn Marketing và Ước lượng Thu nhập để cho thấy rằng Lợi nhuận từ mỗi chặng thực hiện Dự án là bao nhiêu. Đọc Dự án, tôi cảm phục anh sinh viên nghèo mới ra trường này.Nhưng phải có VỐN thì mới thực hiện được Dự án. Anh can đảm đến Ngân Hàng để trình bầy Dự án với những Chi—Thu đã tính tóan kỹ.

Anh xin Ngân Hàng cho vay vốn để thực hiện Dự án của mình. Anh chấp nhận mọi kiểm sóat của Ngân Hàng. Ngân Hàng khen anh, nhưng trả lời rằng:“Vậy Bank Guarantee hay Standby Letter of Credit của anh đâu để làm Collateral cho vốn vay ?“. Anh sinh viên nghèo chua chát ra đi và nghĩ: thực là ngược ngạo ! Để lấy được Bank Guarantee hay Standby Letter of Credit, thì anh phải có tiền đặt trong Ngân Hàng làm Deposit. Mà nếu anh đã có tiền rồi để làm Deposit, thì anh cần gì phải đến Ngân Hàng kia để xin vay. Có lẽ anh phải đi làm vất vả trong 10 năm để có tiền làm Deposit. Nhưng 10 năm sau, thì sức lực anh đã giảm, anh không muốn theo đuổi Dự án như lúc mới ra trường.

Tôi rất khâm phục ý tưởng đặc biệt của Aán Độ đã thiết lập hệ thống Microfinance, nghĩa là cho những người nghèo, những cá nhân muốn làm ăn vay. Hệ thống này đã trở thành thời danh mà vị sáng lập đã được khen tặng giải Nobel Hòa Bình.

Chương trình Phát triển Kinh tế Aán Độ đặt trọng tâm vào những người nghèo muốn làm việc: Nông dân, Lao động và Tiểu thương. Cùng với Chương trình nghĩ đến người nghèo như vậy, Aán Độ đã có sáng kiến tổ chức hệ thống Tiểu Tài chánh “Microfinance“ để giúp phương tiện làm ăn cho dân nghèo thiếu vốn như anh sinh viên trên kia. Đó là hai ngả giúp hữu hiệu cho phát triển Kinh tế từ nền tảng. Xin lưu ý: thống kê cho thấy rằng dân nghèo vay nợ làm ăn là dân hòan vốn rất chu đáo “Bon payeur“ !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 30.03.2010. Cập nhật 21.09.2011

Web: http://vietTUDAN.net

CHƯƠNG TRÌNH OBAMA:

THÂU THUẾ NGƯỜI GIẦU CHO NGÂN SÁCH

HAY

THU PHIẾU NGƯỜI NGHÈO CHO BẦU CỬ ?

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 22.09.2011

Web: http://VietTUDAN.net

Năm 2008, nợ cá nhân Địa ốc Mỹ là nguyên cớ trực tiếp cho Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế lan tràn cả Thế giới. Năm 2011, nợ công của Nhà Nước đang gây Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế cho hai đầu tầu Kinh tế Thế giới là Hoa kỳ và Liên Aâu. Đồng Dollar và đồng Euro đang yếu đi. Tất cả là vì cá nhân hay nhà nước tiêu xả láng tiền tương lai (monnaie virtuelle) qua những phát hành tín dụng dễ dãi qua hệ thống ngân hàng. Đồng tiền bỏ ra chi tiêu hôm nay là thực, còn đồng tiền mong thâu vào được trong tương lai (monnaie virtuelle) có những rủi ro do những điều kiện kinh tế cho phép thâu được hay không.

Bây giờ các Nhà Nước đã trót tiêu rồi mà tương lai tăng trưởng Kinh tế để thâu nhập thì đen tối. Hoa kỳ và Liên Au mang nợ nần công chồng chất, nên các nhà nước chạy vắt chân lên cổ nghĩ kế để cân bằng tiêu và thâu cho những năm sắp tới. Đó là những Chương trình (i) một đàng thắt lưng buộc bụng giảm chi tiêu; (ii) một đàng tìm mọi cách tăng mức thuế từ dân mặc dầu độ tăng trưởng kinh tế đi xuống.

Khủng hoảng Tài chánh sôi động

trong hai tuần gần đây nhất tại Liên Âu

Từ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2011 cho đến nay, các chỉ số chứng khoán khắp Thế giới giao động trong chiều đi xuống mất mát nhiều. Nhưng trầm trọng hơn cả là vùng Euro bị đe doạ tan rã vì một số nước đứng bên bờ vỡ nợ. Giới Tài chánh ghi nhận những biến động quan trọng sau đây:

1) Lần đầu tiên, cấp Tín dụng Hoa kỳ bị Tổ chức Thâm định Standard & Poor’s hạ từ cấp AAA xuống AA+, nghĩa là Tín dụng Mỹ mang rủi ro hơn và do đó phải trả cao hơn về Lãi suất.

2) Tín dụng Hy Lạp bị mất hẳn giá và nợ công Hy Lạp đứng rõ rệt bên bờ vỡ nợ không thể tránh. Các quốc gia vùng Euro, nhất là Đức và Pháp, và Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF/ FMI) phải hợp lực cứu vớt Hy Lạp. Qua đàm phán cấp bách tay ba MERKEL-SARKOZY-PAPANDREOU ngày thứ Tư 14.09.2011, Đức và Pháp như buộc lòng phải cứu Hy Lạp, không phải vì tình thương mến nhau, mà vì sự sống còn của vùng Euro trong đó có những quyền lợi của chính Đức và Pháp. Cuộc họp các Bộ trưởng Tài chánh tại Ba Lan cuối tuần vừa rồi vẫn chưa giải quyết hẳn cách thế cứu vớt bởi lẽ tất cả đều đòi buộc Hy Lạp phải có những điều kiện khách quan và đứng đắn khôi phục Kinh tế tương lai, thắt chặt chi tiêu hiện tại và biện pháp cấp bách thâu thuế lúc này. Đã hai đợt cứu vớt Hy Lạp rồi, nhưng với cả hai đợt Hy Lạp không tôn trọng đủ những điều kiện đặt ra. Chính vì vậy mà lần này Hy Lạp đang bị nghi ngờ về Chương trình thắt lưng buộc bụng và những biện pháp thâu nhập làm cân bằng từ từ Ngân sách. Các Thị trường Chứng khoán vẫn giao động theo chiều giảm những chi số vì việc cứu vớt Hy Lạp vẫn chưa được quyết định minh bạch.

3) Trong khi việc cứu vớt nợ công Hy Lạp vẫn bấp bênh, thì tình trạng nợ công của Ý-đại-lợi trở thành điểm nóng thứ hai. Ngaỳ thứ Hai, 19.09.2011, Tổ chứ Moody’s đã quyết định hạ cấp bực Tín dụng của Ý-đạ-lợi xuống. Nước Ý nằm trong G7 các nước giầu đã Kỹ nghệ hóa và là nước đứng hàng thứ ba về Kinh tế trong Liên Au. Việc hạ Tín dụng Ý xuống không phải hoàn toàn là do số nợ công lớn, mà vì hai lý do chính sau đây:

* Ý-đại-lợi không có một chương trình khơi động Kinh tế rõ rệt. Độ tăng trưởng của Ý cho năm tới chỉ ước lượng tới mức 0.6% quá thấp nếu phải nói Kinh tế là chỉ số đo mức độ tiến tới cân bằng Ngân sách.

* Tình trạng Chính trị Ý bị phân tán vì đời tư của Thủ tướng BERLUSCONI. Khuynh hướng đòi buộc Thủ tướng BERLUSCONI từ chức tăng lên mạnh. Ngoài ra có sự chia rẽ trong dân chúng giữa Nam và Bắc Ý-đại-lợi. Tình trạng nợ công, khả năng Kinh tế và chia rẽ Chính trị của Ý-đại-lợi có thể mang hậu quả trầm trọng cho vùng Euro, Liên Au.

4) Các Ngân Hàng lớn của Liên Aâu bị xuống cấp vì các Ngân Hàng này đứng trước những khách hàng Nhà nước đang bị đe dọa vỡ nợ công như: Hy Lạp, Ý-đại-lợi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Pháp. Cả hai cuộc Khủng hoảng 2008 và 2011 về nợ tư hay nợ công đều do hệ thống Ngân Hàng cổ võ và cung cấp phương tiện Tín dụng (Monnaie virtuelle) một cách dễ dãi để thâu vào mau chóng Lợi nhuận cho Ngân Hàng. Bây giờ Khủng hoảng tới, thì hệ thống Ngân Hàng phải chịu trận đầu tiên vậy.

Trong bài này, chủ yếu nói về Chương trình phục hồi Ngân sách của Hoa kỳ và Chương trình giảm Thất nghiệp của TT.OBAMA, nhưng chúng tôi trình bầy thêm ở trên những điểm nóng đang làm nát óc những Lãnh đạo Liên Aâu. Chúng tôi tiếp tục theo rõi những điểm này trong những bài kế tiếp để xem giải quyết ra sao.

Những Chương trình Thâu thuế và

Giảm Thất nghiệp của Tổng thống OBAMA

Nợ nần công tại Aâu châu chồng chất. Thất nghiệp tại một số lớn các nước Liên Au tăng mạnh: 25% tại Hy Lạp, 23% tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 15% tại Pháp. Thất nghiệp các nước Đông Aâu tràn sang phía Tây Au. Tất nhiên các Chính quyền phải giải quyết hai vấn đề Nợ công và Thất nghiệp. Hoa kỳ cũng không thể không quan tâm giải quyết hai vấn đề này: tiến trình cân bằng nợ công và tạo công ăn việc làm để giảm Thất nghiệp.

Tổng thống OBAMA đã tuyên bố về hai giải quyết này:

1) Chương trình USD.447 tỉ để giảm Thất nghiệp

Tổng thống OBAMA chỉ tuyên bố tổng quát số chi USD.447 tỉ, nhưng chưa đi vào chi tiết cụ thể việc chi tiêu và ước lượng hiệu qua thâu được. Có hai vấn đề đặt ra ở đây : (i) Kiếm nguồn tiền ở đâu cho ra USD.447 tỉ trong lúc nợ công đang chất chồng; (ii) Chi tiêu vào những lãnh vực nào để có hiệu quả ngắn hạn, cấp bách vì nợ công đang thôi thúc. Về những Chương trình STIMULUS Plans theo Lý thuyết của KEYNES, phải có những chi tiết tính toán chi tiêu trong những Lãnh vực để việc chi tiêu và hiệu quả thau nhận trở thành một chu trình khép kín, tránh những thất thoát.

Chúng tôi nhớ lại một số STIMULUS Plans của TT.OBAMA thời Khủng hoảng 2008. Những Chương trình này lỏng lẻo và hiệu quả không nhìn thấy khách quan. Có thể những Chương trình này đã góp phần vào việc làm tăng nợ công tại Hoa kỳ hiện nay.

2) Chương trình tăng thuế người giầu để cân bằng Ngân sách

Thứ Hai, ngày 19.09.2011, từ Vườn Hồng của Tòa Bạch ốc, Tổng thống đã tuyên bố Chương trình tiến đến cân bằng hóa Ngân sách, nghĩa là giảm tiêu và tăng thu. Việc tăng thu được mọi người lưu ý nhất, đó là TĂNG MỨC THÂU THUẾ CHO NHÀ GIẦU VÀ NHỮNG CÔNG TY LỚN.

Tờ THE WALL STREET JOURNAL 20.09.2011, trang nhất, viết tóm tắt:

“President Barack Obama on Monday offered a plan to reduce the US deficit by US$ 3.6 trillion, almost half of which would come from tax increases, including a new tax on millionaires.“ (Tổng thống Barack Obama hôm thứ Hai đã đưa ra một chương trình giảm thiếu hụt ngân sách tới US$3.6 ngàn tỉ, mà chính yếu một nửa trong đó sẽ do việc tăng thuế, thậm chí thuế mới trên những triệu phú).

Tờ The Wall Street Journal tóm tắt như sau:

* US$ 580 billion from cuts to mandatory spending

(US$ 580 tỉ từ việc cắt đi những chi tiêu bó buộc)

* US$ 1'500 billion in tax revenue targeting the wealthy, oil and gas firms and corporate-jet-owners

(US$ 1'500 tỉ thâu từ thuế đánh trên những người giầu, những công ty dầu và khí đốt và những chủ công ty máy bay)

* US$ 1'100 billion down from Iraq and Afganistan wars

(US$ 1'100 tỉ giảm đi từ chiến tranh Iraq và A-phú-hãn

* US$ 430 billion from interest savings

(US$ 430 tỉ từ tiết kiệm tiền lời)

Phản ứng tức thời đối với

Chương trình tăng thuế

Tại Aâu châu, tất cả những Chương trình tăng mức thuế đều bị công kích, thậm chí bằng những cuộc biểu tình lớn từ khối dân chúng, thợ thuyền. Dân chúng ngày nay tại những nước Kỹ nghệ hóa đều hiểu rằng việc tăng thuế dù cho người giầu và những công ty đều mang những hậu quả trên giá cả tiêu dùng mà chính đại đa số quần chúng tiêu thụ phải gánh chịu một phần.

Việc tăng thuế, thậm chí thuế mới trên những người giầu, những công ty dầu, khí đốt và những chủ máy bay đã gặp phản ứng tức khắc tại Hoa kỳ, nhất là từ phía Cộng hòa.

Chủ tịch Hạ Viện, Oâng John BOEHNER, đã cho rằng đây là Chương trình làm chia rẽ dân Mỹ : “Pitting one group of Americans against another is not a leadership“ (Đào hố sâu giữa nhóm người Mỹ này với nhóm khác, đó không phải là lãnh đạo) (FINANCIAL TIMES 20.09.2011, p.1).

Đứng về khía cạnh Kinh tế và Tài chánh, Oâng Paul RYAN, Chủ tịch Ủy Ban Ngân sách Hạ viện nói: “If you tax job creators more, you get less job creation. If you tax investment more, you get less investment“ (Nếu ông đánh thuế nhiều trên những người tạo công ăn việc làm, ông sẽ có ít việc được tạo ra. Nếu ông đánh thuế nhiều trên đầu tư, ông sẽ có ít đầu tư. “ (THE WALL STREET JOURNAL 20.09.2011, p.9)

Thượng Nghị sĩ Mitch McCONNELL, Trưởng khối Cộng Hòa Thượng viện, đã nhận định:

“Une hausse massive des impôts, des économies en trompe l’oeil et un renvoi de la balele sur la question, ce n’est pas une recette pour une croissance de l’économie ou de l’emploi, ou même une réduction significative des déficits “ (Việc tăng lên từng đống thuế, những nền kinh tế lừa dối con mắt và việc đẩy trái banh sang vấn đề của những chương trình xã hội, đó không phải là thu nhập cho việc tăng trưởng kinh tế hay tăng công ăn việc làm hoặc ngay cả việc giảm những những thiếu hụt ngân sách.) (LE FIGARO 20.09.2011, p.21).

Nhận định tổng quát của chúng tôi về

Chương trình Giảm Thất nghiệp và

Chi-Thu cân bằng Ngân sách

Cũng như tại Liên Au lúc này, Hoa kỳ ở trong tình trạng yếu kém về Kinh tế và nợ công chồng chất đến nỗi phải bị hạ thấp cấp bậc Tín dụng từ AAA xuống AA+. Chính hôm nay, Chủ tịch Dự trừ Trung ương FED, Giáo sư Tiến sĩ BERNANKE, đã nhận định về tình trạng chưa phục hồi Kinh tế sau Khủng hoảng 2008 để Giáo sư đưa ra những biện pháp chuyển đổi những Công phiếu dài hạn sang ngắn hạn và vẫn giữ lãi suất chỉ đạo thấp trợ lực cho những Công ty sản xuất và làm cho Thị trường Địa ốc dễ thở hơn.

Nhận định của chúng tôi liên quan đến những khía cạnh sau đây:

* Những nguyên tắc Kinh tế Chính trị làm nền tảng nhận định

* Căn bản của Lý thuyết Keynes cho Chương trình giảm Thất nghiệp

* Những rủi ro của Chương trình tăng thuế lên người giầu

* Chương trình Thâu thuế người giầu hay Thu phiếu người nghèo ?

Những nguyên tắc Kinh tế Chính trị

làm nền tảng nhận định

Chương trình Giảm Thất nghiệp và Chương trình Chi-Thu cân bằng Ngân sách gồm những Biện pháp thuộc Chính trị Kinh tế (Mesures de la Politique Economique) nên phải được thẩm định dựa trên những Nguyên tắc của Kinh tế Chính trị khách quan (Principes objectifs de l’Economie Politique), chứ không quy chiếu theo những tiêu chuẩn khác về Khuynh hướng Luân lý (Tendance Moraliste), Khuynh hướng Xã hội (Tendance Socialiste), Khuynh hướng Nhân bản (Tendance Humaniste), vân vân…

Những Chương trình mà Tổng thống OBAMA mới đưa ra thuộc vào Chi-Thu cho Thất nghiệp hay cho Ngân sách và được tóm tắt bởi công thức tổng quát sau đây:

E = R - D

(Hiệu quả) = (Thu) - (Chi)

Có ba trường hợp xẩy ra cho E (Hiệu quả):

=> Nếu R (Thu) lớn hơn D (Chi) thì E (Hiệu quả) > 0 : Hiệu quả dương, tích cực, tốt

=> Nếu R (Thu) nhỏ hơn D (Chi) thì E (Hiệu quả) < 0: Hiệu quả âm, tiêu cực, xấu

=> Nếu R (Thu) chỉ bằng D (Chi) thì E (Hiệu quả) = 0: Hiệu quả cân bằng

Theo Nguyên tắc căn bản ở công thức tổng quát về Chi-Thu trên đây, chúng tôi nhìn những Biện pháp Chính trị Kinh tế mà Tổng thống OBAMA đưa ra trong những Chương trình để xem có những rủi ro nào về Thu (R), Chi (D) và Hiệu quả (E) của những Biện pháp Chi-Thu ấy ra sao. Chi-Thu Kinh tế được đo lường bằng lượng tiền gọi là Thủy triều Tài chánh (Flux Financier).

Chi (D) hay Thu (R) chỉ là cách nhìn lưỡng diện của một thực thể Thủy triều Tài chánh triền miên chảy khắp nơi, đến và đi cho mọi người và từ mọi người. Chi một lượng Tài chánh của một người cũng là Thu lượng Tài chánh ấy của người khác. Cái Thủy triều Tài chánh là một, nhưng nhìn theo khía cạnh Thu và Chi. Chính vì vậy mà giữa Sản xuất để Thu Tài chánh và Tiêu thụ phải Tiêu Tài chánh có sự hỗ tương liên hệ vì Thủy triều Tài chánh lưu chuyển chỉ là một thực thể cho cả hai phía. Thu Tài chánh vào thì phải Chi Tài chánh ra, dòng nước Tài chánh mới không bị tắc nghẽn. Chính về điểm này mà người ta có thể công kích thái độ làm Kinh tế của Trung quốc là làm tắc nghẽn Kinh tế toàn cầu. Thực vậy Trung quốc chỉ nghĩ đến Sản xuất để Thu Tài chánh, rồi tích lũy cất kỹ lượng dữ trữ USD.3'000 tỉ mà không tiêu để thả lượng Tài chánh ấy ra cho dòng sông làm nước sông cạn. Kinh tế gia Don PATINKIN, cựu Khoa trưởng Kinh tế Đại học Tel Aviv, gọi đây là túi tiền không sinh lời (Encaisse oisive). Trung quốc làm tắc nghẽn Thủy triều Tài chánh vậy.

Trở lại một số Nguyên tắc về Chi-Thu Kinh tế và Hiệu quả được tóm tắt trong công thức trên đây:

* Chi tiêu ở đây là Chi tiêu Kinh tế chứ không phải Chi tiêu Xã hội hay hoang phí vất tiền qua cửa sở. Chi tiêu Kinh tế phải hiểu theo câu tục ngữ: “Làm ra tiền đã khó, mà chi tiêu tiền còn khó hơn “. Phải đứng ở quan điểm Chi tiêu Kinh tế thì mới hiểu đúng được câu tục ngữ này, nghĩa là Chi tiêu tiền cũng là làm Kinh tế. Trước khi quyết định chi tiêu một đồng, thì phải tính toán kỹ xem việc chi tiêu ấy có thu vào được lượng tiền cao hơn một đồng hay không, rồi mới quyết định tiêu. Nếu thấy không thu vào được Hiệu quả (E ) tích cực, thì đó không phải là chi tiêu Kinh tế. Chúng tôi nhắc lại Nguyên tắc chi tiêu Kinh tế này để thẩm định ở trong những đoạn dưới đây về Chi tiêu Xã hội, Chi tiêu Đạo Đức, Nhân bản…

* Về Thu nhập, cũng có nguyên tắc Kinh tế của nó. Câu tục ngữ : “Không ai giầu một mình“. Người ta thường nghĩ rằng Sản xuất hàng hóa, bán ra thật nhiều, bán càng với giá cao càng hay, thậm chí moi móc từng đồng xu của người Tiêu thụ để Thu vào thật nhiều tích lũy cho giầu có của mình. Tác giả KOTLER, ông tổ của Martketing, đã định nghĩa môn Marketing như sau: “Marketing là môn học phân chia đồng đều những quyền lợi giữa người sản xuất và người tiêu thụ “ (Marketing est une étude de la répartition équitable des intérêts entre le Producteur et le Consommateur). Thực vậy, người Tiêu thụ là nguồn Thu cho người Sản xuất. Phải nuôi dưỡng Mãi lực cho người Tiêu thụ, thì việc Thu của người Sản xuất mới sống lâu dài. Đứng về phương diện nuôi dưỡng Tiêu thụ, chúng ta lấy tỉ dụ Lịch sử của Plan Marshall USD.173 tỉ tái thiết Aâu châu sau Thế chiến thứ II. Đây là việc làm tăng Mãi lực Aâu châu để Hoa kỳ có thể bán hàng của mình. Về phương diện này, chúng ta thấy Trung quốc đã moi móc Mãi lực Mỹ và Aâu châu trong suốt những chục năm. Câu nói của Henry FORD cũng theo hướng này: “Tôi trả lương cao cho Thợ để họ mua xe của tôi“

* Về Hiệu quả, chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng đây là Hiệu quả Kinh tế chứ không phải là hiệu quả Xã hội, Đạo Đức hay Tình người. Những quyết định Kinh tế phải lấy Hiệu quả Kinh tế làm tiêu chuẩn quyết định. Chúng tôi đã có dịp dậy học về môn Quản trị Xí nghiệp, nhất là Quản trị Nhân lực. Có một sự khác biệt giữa Quản trị Nhân lực của Mỹ và của Aâu châu (Pháp). Quản trị Nhân lực theo quan điểm Mỹ là theo Hiệu quả (Efficacité), còn Quản trị Nhân lực theo quan điểm của FAYOLL (Pháp) còn kể đến tình người với người. Tỉ dụ sau đây cho thấy sự khác biệt ấy. Một công nhân làm việc cho Công ty, đã nhiều năm mang lời lại cho Xí nghiệp. Đến một thời gian, nhân công ấy trở thành cản trở trong công việc ở chuỗi nhân lực được sử dụng. Sa thải nhân công đó hay không ? Fayoll trả lời rằng phải kể đến tình người trong việc quyết định sa thải. Quan điểm quản trị của Mỹ chỉ kể đến việc nhân công còn Hiệu quả Kinh tế hay không để sa thải. Aâu châu coi rằng việc sa thải nhân công kia của Mỹ là thiếu tình người. Quan điểm Mỹ thì nói rằng chính Mỹ mới có tình người vì nếu không sa thải công nhân mất Hiệu quả thì Lợi nhuận của Xí nghiệp hạ xuống và có thể đi đến phá sản. Lúc ấy, Xí nghiệp không những phải sa thải chỉ một mình nhân công kia, mà phải đóng cửa sa thải cả hàng trăm nhân công khác.

Dựa trên những Nguyên tắc Kinh tế tế Chính trị vừa nêu trên liên hệ đến Chi-Thu và Hiệu quả, chúng tôi đưa ra một số nhận định cho Chương trình Chi tiêu USD.447 tỉ và Chương trình tăng thuế người giầu để Thu cho Ngân sách mà Tổng thống OBAMA mới đưa ra.

Căn bản của Lý thuyết Keynes

cho Chương trình giảm Thất nghiệp

Sau cuộc Đại Khủng hoảng Kinh tế 1929-30, Kinh tế Gia KEYNES đưa ra lý thuyết Chi tiêu để kích cầu Kinh tế, giảm Thất nghiệp. Cuộc Khủng hoảng 1929-30 gặp phải đường xoắn ốc Giảm giá (Spirale déflationniste). Dân chúng kiệt quệ, không còn Mãi lực để mua hàng tiêu thụ. Giảm giá đến nỗi các Công ty phải thiêu huỷ hàng hóa. Một số nhà Đạo Đức đã công kích rằng trong khi dân không có tiền tiêu thụ, tại sao không phân phát hàng hóa cho dân, mà đem đốt hàng hóa đi ? Những Nhà Kinh tế trả lời rằng phải đốt hàng hóa đi để làm cho phía CUNG khan hiếm và làm cho giá cả ở Thị trường tăng lên, thì Sản xuất mới tiếp tục được.

Trong tình trạng dân kiệt quệ Mãi lực như vậy, KEYNES chủ trương Nhà Nước phải Chi tiêu, một hình thức phân phát tiền bạc làm cho dân chúng có Mãi lực. Khi dân chúng có Mãi lực, thì Tiêu thụ (Consommation) tăng và do đó kích thích Sản xuất (Production). Như vậy Kinh tế mới có thể quật ngược lại Đường xoáy Giảm giá (spirale déflationniste). Lý thuyết này đã được thực hiện và mang Hiệu quả thực sự cho Hoa kỳ.

Những Chương trình STIMULUS Plans Chi tiêu để giảm Thất nghiệp lấy Lý thuyết của KEYNES làm căn bản. Theo Lý thuyết này, Chi tiêu phải nhằm vào giới có cường độ Tiêu thụ mạnh, thì việc Chi tiêu của Nhà Nước mới mang lại Hiệu quả lớn và mau chóng. Cái Hiệu quả có thể nhân lớn lên nhiều lần sánh với số Chi tiêu ban đầu. Người ta gọi đó Số nhân bội của Keynes được tóm tắt trong công thức:

1

K = -----------

1 - c

c = cướng độ tiêu thụ (propension marginale à consommer). Số Chi tiêu ban đầu của Nhà Nước cũng là số Thu nhập của dân chúng. Dân chúng dành một cường độ Tiêu thụ trên số Thu nhập của mình. Nếu cường độ Tiêu thụ của dân chúng yếu, thì Hiệu quả của Chi tiêu kích thích Kinh tế sẽ nhỏ. Nếu cường độ Tiêu thụ của dân chúng cao, thì Hiệu quả Chi tiêu ban đầu kích thích Kinh tế sẽ lớn.

Tỉ dụ hai trường hợp c = 0.5 và c = 0.75 và số Chi tiêu kích cầu Kinh tế để giảm Thất nghiệp là USD.447 tỉ.

Hiệu quả của trường hợp c = 0.50 sẽ là :

1

K x USD.447 tỉ = ----------- = 2 x USD.447 tỉ = USD.894 tỉ

1 – 0.50

Hiệu quả của trường hợp c = 0.75 sẽ là:

1

K x USD.447 tỉ = ----------- = 4 x USD.447 tỉ = USD.1'788 tỉ

1 – 0.75

Vì vậy vấn đề hệ trọng là việc Kích cầu Kinh tế để giảm Thất nghiệp bằng Chi tiêu USD.447 tỉ phải nhằm vào giới dân chúng có cường độ Tiêu thụ (propension marginale à consoomer) cao. Thực vậy nếu Chương trình Kích cầu USD.447 tỉ chi tiêu vào tay những Công ty lớn, giới Ngân Hàng hay giới Trung lưu dễ dãi, thì cường độ tiêu thụ (c) nhỏ và Hiệu quả Kích cầu sẽ thấp. Giới có cường độ chi tiêu lớn là dân nghèo thợ thuyền và trẻ trung. Vì vậy, việc Kích cầu USD.447 tỉ phải nhằm vào những Công ty Trung bình hoặc nhỏ, sử dụng nhiều nhân công.

Chính KEYNES đã chú thích điểm quan trọng là Mãi lực do Tiêu thụ Kích cầu tạo ra không được thất thoát ra ngoài, mà phải sử dụng để Tiêu thụ trong nước. Vì vậy mà phải lưu ý những điểm sau đây:

* Nếu nhân công là người nước ngoài, họ sẽ mang Mãi lực về Tiêu thụ tại nước họ. Tỉ dụ dân Mễ Tây cơ nhận được lương Kích cầu, họ dễ dàng mang Mãi lực về tiêu thu tại Mễ tây cơ. Đây là Mỹ kích cầu cho Mễ tây cơ, chứ không phải cho chính nước Mỹ.

* Cũng vậy, nếu nhân công Mỹ nhận được lương kích cầu, lại đem Mãi lực mua hàng hóa Trung quốc rẻ và tràn lan tại Mỹ, thì Hoa kỳ chiêu tiêu USD.447 tỉ là để kích cầu cho Kinh tế Trung quốc, chứ không phải cho Kinh tế Mỹ.

Những rủi ro của Chương trình

tăng thuế lên người giầu

Việc chắc ăn nhất của Nhà Nước mà chế độ Cộng sản chủ trương trước đây là triệt hạ những nhà giầu, tịch thu hết tài sản của họ để làm một Thế giới vô sản, mọi người đồng đều. Nhưng chế độ Cộng sản vô sản đã thất bại về Kinh tế vì chế độ Kinh tế như vậy đã thiêu rụi một yếu tố rất quan trọng cho những hoạt động Kinh tế là yếu tố KÍCH THÍCH (stimulation) làm Kinh tế của cá nhân.

Chính vì vậy, việc thu thuế đánh vào nhà giầu động chạm đến việc làm giảm yếu tố KÍCH THÍCH làm Kinh tế này. Trong cuộc Khủng hoảng 2008, một số những Nhà Nước muốn can thiệp vào những sinh hoạt Kinh tế kiếm Lợi nhuận cao bằng cách đặt số lương và tiền thưởng cho những Chủ Ngân Hàng, những Xí nghiệp lớn hạ thấp xuống. Việc can thiệp đặt mức thu nhập trần nhà này đã khiến thất thoát những tài năng Kinh tế ra nước ngoài.

Chương trình OBAMA tăng thâu thuế những người giầu, những Công ty dầu khi, khí đốt và chủ máy bay có thể gặp những rủi ro thất thoát Thủy triều Tài chánh Hoa kỳ chảy ra nước ngoài để trốn thuế. Hoa kỳ có nhiều những đại Công ty liên quốc gia. Hoạt động của họ nằm phần lớn ngoài lãnh thổ Hoa kỳ. Nếu thuế tăng tại Mỹ cho họ, thì một phần những Lợi nhuận thu được từ nước ngoài, có thể sẽ không được mang về Mỹ để chịu đóng thuế.

Không phải chỉ nguyên tại Hoa kỳ, mà các nước có nhiều người giầu luôn luôn đặt ra vấn đề trốn thuế bằng cách chuyển tiền ra để tại những Ngân Hàng các nước khác. Ở thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc chuyển tiền ra giữ tại nước ngoài nhằm trốn thuế trở thành dễ dàng mà các Nhà Nước khó lòng kiểm soát. Tại mỗi châu lục, đều có những nơi để cất giữ tiền trốn thuế mà người ta gọi là những “Thùng rác Tài chánh“ để tích lũy số vốn gọi là “Offshore Funds“ trốn thuế: Singapore cho Á châu, Dubai cho Trung Đông, Nassau cho Hoa kỳ, Aâu châu có Andora, Liechenstain, Monaco và Thụy sĩ.

Còn những “Thùng rác Tài chánh“ ít được nhắc đến thường xuyên, nhưng đầy bí mật. Chúng tôi xin kể ra đây:

* ILES ANGLO-NORMANDES (Anh quốc)

* LUXEMBOURG/ AUTRICHE (Aâu châu)

* GIBRALTAR (Anh quốc)

* DELAWARE (Hoa kỳ)

600000 Công ty ghi danh thương mại tại đây với dân số chỉ có 865000 người. Trong Tiểu bang Mỹ này, những Cổ phần viên và những Sở hữu Công ty có thể hoàn toàn được dấu danh tánh.

* BERMUDES (Hoa kỳ)

Đây là Thiên đàng Thuế khóa tuyệt hảo. Không đánh thuế trên thu nhập. Không thuế TVA. Nơi dành ưu đãi cho Bảo Hiểm.

* ILES CAIMANS (Aâu châu)

* ILES VIERGES BRITANNIQUES (Anh quốc)

Chì có 22 ngàn dân, nhưng với 500 ngàn Công ty bình phong ghi danh tại đây. Thuế : 0% trên thu nhập, tài sản hay thừa kế. Đây là đền thánh thế giới cho trốn thuế.

Việc tuyên bố tăng thuế nhà giầu sẽ tạo một làn sóng thất thoát vố Hoa kỳ ra nước ngoài TỴ NẠN (Boat Monney)

Chương trình Thâu thuế người giầu

hay Thu phiếu người nghèo ?

Sau khi Tổng thống OBAMA tuyên bố từ Vườn Hồng Tòa Bạch Oác về Chương trình Chi-Thu cân bằng Ngân sách bằng tăng thuế cho giới giầu, người ta thấy ngay đây là Chương trình không mang thuần túy Kinh tế theo những Nguyên tắc Thu-Chi và Hiệu quả như chúng tôi đã trình bầy trên đây để làm căn bản nhận định. Tại Hoa kỳ cũng như tại Aâu châu, người ta nhìn thấy dài hạn ý nghĩa “Định hướng Xã hội “ và ngắn hạn đó là Chương trình đấu tranh Chính trị nhằm THU PHIẾU cho cuộc bầu Tổng thống năm tới.

Chương trình này không phải là Chi tiêu mang thuần túy Hiệu quả Kinh tế. Đây là Chi Tiêu Xã Hội nhằm lấy phiếu từ đa số dân nghèo. Việc Chi-Thu không thuần túy Kinh tế sẽ không những không mang lại Hiệu quả Kinh tế mà Hoa kỳ đang cần lúc này, mà còn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nợ nần của Mỹ.

Trong bài trả lời cho Phỏng vấn của Đài RFI thú Năm tuần vừa rồi, chúng tôi đã phân tích những Chi tiêu Xã hội mang lại hậu quả tình trạng nợ công cho các Quốc gia thuộc châu lục này.

Nợ công của các Nhà Nước, nhất là Liên Au, có những nguyên nhân chi tiêu tích lũy như sau:

=> Các Chính trị gia, nhất là khuynh hướng Xã hội Chủ nghĩa, trong những chục năm trường, đã chủ trương chi tiêu xã hội với mục đích lấy phiếu của số đông. Nhà nước phát hành những Công phiếu nhận nợ dài hạn để có tiền chi tiêu cho những vấn đề xã hội, chứ không phải là chi tiêu kinh tế nhằm thu lợi nhuận thực tiền bạc vào. Chi tiêu xã hội nhiều chỉ thu vào cái lợi có phiếu bầu cho mình, trong khi ấy chi tiêu kinh tế mới có lợi nhuận tiền bạc.

=> Khuynh hướng Xã hội tại Âu châu đã kéo dài mấy chục năm trường, cổ võ bảo hiểm sức khỏe do Nhà nước chịu, rút vắn giờ làm việc cho nhân công, đẩy mạnh những Nghiệp đoàn đấu tranh xã hội cho giới thợ thuyền.

=> Liên Au từ đầu thành lập đã từng tuyên bố rằng đó là một Tổ chức “Europe social” (Au châu Xã hội), nhấn mạnh đến những chi tiêu mang tính cách xã hội.

Tiện đây, chúng tôi muốn nói thêm rằng những Chính trị gia đã chi tiêu xã hội quá nhiều để rơi vào tình trạng nợ công chồng chất. Khi nợ công sắp rơi vào tình trạng vỡ nợ, thì họ cuống cuồng đưa ra những Chương trình thắt lưng buộc bụng. Giới thợ thuyền, các Nghiệp đoàn đã quen với những chi tiêu xã hội dễ dãi, nay gặp phải những Chương trình thắt lưng buộc bụng, nhất là phải làm việc nhiều hơn, lương bị hạ thấp xuống, rồi thuế lại tăng cao, tất nhiên họ xuống đường phản đối những Chương trình ấy. Quen ăn uống ngon rồi, bây giờ phải chắt bóp ăn uống kham khổ, thì xuống đường biểu tình phản đối vậy.

Kinh tế Hoa kỳ đang cần những Chi-Thu mang HIỆU QUẢ thuần túy Kinh tế. Những Chi-Thu “định hướng xã hội “, nhất là thêm ngầm ý đấu tranh Chính trị lấy phiếu có thể gây đối kháng thất lợi cho nước Mỹ.

Chủ tịch Hạ Viện John BOEHNER có lý để công kích rằng đây là Chương trình làm chia rẽ dân Mỹ : “Pitting one group of Americans against another is not a leadership“ (Đào hố sâu giữa nhóm người Mỹ này với nhóm khác, đó không phải là lãnh đạo) (FINANCIAL TIMES 20.09.2011, p.1).

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 14.09.2011

Web: http://VietTUDAN.net

TÀI LIỆU VỀ HỒ CHÍ MINH

HỒ SƠ SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH


Bùi Tín, Hoàng Tranh, Trần Gia Phụng, Nguyễn Gia Kiểng, Michael Võ, Phạm Thanh Phương, Hoàng Tùng, Tú Gàn, Tuổi Trẻ, Nguyễn Minh Cần, Hồ Đinh,


Hồ Chí Minh như tôi thấy ....
Thư mật cuộc đời Hồ Chí Minh Đơn xin học nội trú trường thuộc địa
Mở hồ sơ tội ác Hồ Chí Minh Nội dung di chúc thật của Hồ Chí Minh
Tìm hiểu sự thật bài huyền thoại Hồ Chí Minh Về Hồ Chí Minh ...
Chuyện chưa ai nhắc đến Tăng Tuyết Minh
Sự tích : Con yêu râu xanh ở Việt Nam Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh và hội Tam Điểm Về huyền thoại Hồ Chí Minh
Dân tộc ám ảnh hải hùng vì Hồ Chí Minh
Chuyện xác ướp cộng sản ...
Đọc và suy luận về Hồ Chí Minh
Một bí ẩn bức tử Miền Nam Việt Nam 30-4-1975 Chuyện bán cụ Phan Bội Châu
Tài liệu tuyệt đối bí mật
Lịch sử sự thật
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hoàng văn Hoan tố Lê Duẫn
Hoàng văn Hoan, kẻ tử thù của Lê Duẫn
Một cách lý giải về chuyện Hồ Chí Minh
Bí ẩn chung quanh chuyện Hồ Chí Minh
Thách luận chiến




http://huynh.tamh.free.fr/ho%20chi%20minh/000_ho_chi_minh.htm

HỘI LUÂN CÙNG VŨ THƯ HIÊN

HỘI LUÂN CÙNG VŨ THƯ HIÊN
Ông Vũ Thư Hiên

Hội Luận Cùng Nhà Văn Vũ Thư Hiên

Qúy vị nào từng đọc qua Đêm Giữa Ban Ngày của nhà văn Vũ Thư Hiên để thấy tác phẩm của ông vạch trần tội ác của CS trên từng trang sách. Màn đêm buông xuống thường hay xuất hiện những tội ác là chuyện thường tình, bóng tối đồng lõa cùng tội ác. Nhưng đau thương cho cả một dân tộc Việt Nam, ngay cả ban ngày giữa ánh sáng chói chang của mặt trời, tội ác vẫn hoành hành tại đất nước này. Được biết nhà văn Vũ Thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh, từng làm bí thư cho Hồ Chí Minh.

Cuộc hội luận với nhà văn Vũ Thư Hiên trong suốt 5 tiếng đồng hồ tại Diễn Đàn Hội Luận Phỏng Vấn Hiện Tình VN, do phóng viên ChimQuốcQuốcVNCH thực hiện ngày 22/9/2011 được diễn ra rất sôi động. Nhiều chi tiết đặc biệt trong 5 phần audio clip này, mong rằng qúy vị không thể bỏ qua:

http://www.4shared.com/audio/OiFHYu9a/Paltalk_20110922_HL_VuThuHien1.html
http://www.4shared.com/audio/-KKdj6Lw/Paltalk_20110922_HL_VuThuHien2.html
http://www.4shared.com/audio/wnMKIk-C/Paltalk_20110922_HL_VuThuHien3.html
http://www.4shared.com/audio/68-mTmO_/Paltalk_20110922_HL_VuThuHien4.html
http://www.4shared.com/audio/pWGIiPDg/Paltalk_20110922_HL_VuThuHien5.html

KÝ NGUYỄN NGỌC GIÀ

Nhân chuyện đổi tiền
nghỉ về Sài Gòn Một Thưở

Lời nói đầu: có thể đối với thế hệ trẻ ngày nay, nội dung dưới đây sẽ khó để mường tượng về một chút gì đó của Saigon xưa, vì người viết bài không phải là nhà văn chuyên nghiệp để có bút lực mạnh mẽ, sâu sắc cùng ngôn từ xác đáng, nhằm giúp cho họ thêm một góc nhìn lịch sử đau thương của đất nước. Chỉ mong bài viết như một chút tâm tình của người Saigon cho những ai còn yêu mến và nhớ thương về Saigon một thuở. Từ đó, mong tất cả mọi người chung tay giúp người dân trong nước đấu tranh cho nền tự do dân chủ mau chóng đến với Quê hương chúng ta.

Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo có bài "Tự dưng lại nghĩ đến tiền" để phản ánh tâm trạng lo âu, chán ngán của người dân trước vấn đề lạm phát tồi tệ nhất tại Việt Nam tính trong 3 năm qua. Từ đó ông hồi tưởng đến câu chuyện đổi tiền ngày xưa đã mang lại thảm họa cho toàn dân cách đây hơn 25 năm - lần đổi tiền tính từ năm 1985. Nhân đó, có độc giả muốn tìm hiểu về thực trạng và hệ lụy khủng khiếp của vấn nạn đổi tiền làm tiêu điều nền kinh tế đất nước cũng như kéo theo nhiều hậu quả tai hại về nhân cách con người tha hóa theo các đợt đổi tiền. Rất tiếc, người viết bài không có đủ tư liệu để giải đáp thỏa đáng thắc mắc quan trọng, chính đáng nhưng vô cùng khó khăn này, vì vậy chỉ xin làm công việc "ôn cố tri tân" như một giây phút tưởng niệm về Saigon xưa, qua một góc nhìn nhỏ bé về hiện trạng kinh tế - xã hội VN ngày xưa và cho hôm nay.


Bồi hồi nhớ lại những ngày của mấy mươi năm về trước trong các đợt đổi tiền, thật thê lương và ảm đạm, khiến tôi không khỏi rợn mình về một thời quá vãng!

Những ngày vui mừng ngắn ngủi dành cho hòa bình mau chóng đi qua. Tiếng đại bác ầm ì trong những đêm khuya dội về thành phố (1) không còn nữa, và... không gian Saigon đầy sức sống, khá giàu có, tiện nghi, nhộn nhịp lại an bình mau chóng nhường chỗ cho một... "THÀNH PHỐ CHẾT"!!! Một Thành phố đìu hiu, vắng lặng, khẽ khàng, nhẹ bỗng theo từng bước chân người. Những bước chân mạnh dạn, khỏe khoắn, vô tư đã lui bước trước những bàn chân bỗng nhẹ tênh theo từng thân người sụt ký vì đói! Những bước chân trở nên rón rén mà vội vàng tội nghiệp!.

Má tôi - sau 2 năm "giải phóng" - gặp lại một người quen trên đường và nhận được ánh nhìn thương hại mà khó hiểu: "Trời! chị Tư! Sao chị ốm dữ vậy?!". Má tôi gượng cười không biết trả lời ra sao. Chẳng lẽ nói: "Vì đói!". Không thể tin được một bà chủ độ tuổi 57, cao một mét năm mươi lăm, cân nặng hơn 75kg, giờ (hình như) chỉ còn không đầy 55kg! Một bà chủ của một cơ ngơi nổi tiếng lại than: "Đói!". Sự thật là vậy! Tôi nhớ má tôi nói với tôi: "Đói đến nỗi mà má thấy đi ngoài đường cứ liêu xiêu trước cơn gió lớn!".

Thành phố với những tuần cúp điện 5 cho đến 6 ngày từ 5 giờ chiều cho đến 11 giờ đêm. Thành phố mà việc cúp điện của ngày xưa (trước 1975) là điều làm cho trẻ con reo lên mừng rỡ mỗi khi ánh sáng từ các bóng đèn huỳnh quang vụt tắt, để chúng được thắp lên ngọn nến lung linh mà vui đùa trong chốc lát và tiếc nuối khi quãng thời gian đó mau chóng qua đi trong chừng mười lăm phút (vì hầu như cúp điện ở SG do sự cố kỹ thuật là chính).


Còn bấy giờ, người Saigon cứ cầu mong mau mau có điện để còn làm những việc không tên cho gia đình, cầu mong chút ánh sáng le lói mỗi khuya để tranh thủ làm hàng gia công (chằm nón lá, móc len, làm hộp giấy, se cói làm mành, se sợi cho bao bố... nhiều lắm những công việc mà người Saigon không thể nào hình dung tại sao một thời mình có thể sống và vượt qua hay đến vậy?!).


Trong khi đó, bọn trẻ không còn mừng vui để sống trong ánh nến mà vùi đầu bên ngọn đèn hột vịt tù mù để học từng con chữ bên trang giấy đen xì, nhám rột mà cây bút mực tím động vào đâu là mực nhòe nhoẹt vào đấy, viết đến đâu là vội vàng dùng giấy chậm ngay vào đấy một cách cẩn thận nếu muốn đọc được và không để cô giáo bực mình la mắng vì tính cẩu thả; những ngọn đèn tù mù thiếu sáng giúp chúng tranh thủ gọt những trái cóc héo, những trái ổi teo tóp, ngâm vào một lọ nước cho tươi tắn để ngày mai đem bán trên các ngã phố giúp cha mẹ có thêm đồng tiền mua gạo (ở chợ đen). Dù không phải là những quà vặt ngon lành gì, nhưng chúng không phải là thứ thực phẩm đầy chất độc hại như bây giờ, người ta bán cho con trẻ trước cổng trường vào những giờ tan học!

Tuổi thơ bây giờ coi vậy mà đầy nguy cơ rình rập với chúng nhiều hơn so với cách đây vài chục năm!!!

Nhà mặt tiền cũng như nhà trong hẻm. Một không gian ủ dột và đìu hiu trải dài khắp các con phố và ngõ ngách Saigon. Nhà đúc hay nhà mái tôn cũng vậy, khắp nơi biến thành những chuồng heo trong nhà để tranh thủ nuôi heo cải thiện cuộc sống, những cái ghế xích đu, những giàn hoa ti gôn trên những sân thượng nhường chỗ cho những dây bầu, dây mướp để có chút rau trong bữa ăn. Dưới những giàn bầu, giàn mướp đấy là những chuồng gà mà bọn trẻ con ngồi trông ngóng những quả trứng nóng hổi của những con gà mái đẻ ra để vội vàng chộp ngay vì sợ con gà mẹ vô tình dẫm lên sẽ làm mất một bữa ăn tươi cho gia đình...

Những con heo làm sao mau lớn, mạnh khỏe, bán được giá... trở thành đề tài bàn tán chính cho các gia đình hàng xóm, thay cho những cuốn tiểu thuyết, những bộ phim, hay một vở thoại kịch Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, La Thoại Tân, Tùng Lâm hay một tuồng cải lương của Bạch Lê (chị ruột của Thành Lộc), Thanh Thế, Thanh Nga... nói về nhân nghĩa ở đời, công ơn của đấng sinh thành, tình thầy trò, nghĩa bằng hữu, tính quân tử, cao thượng, vị tha....


Câu chuyện học hành, cúp cua, phá phách... của bọn trẻ trở thành thứ yếu sau những con heo, con gà cùng giàn mướp, dây bầu. Bọn trẻ dễ dàng được cảm thông, xí xóa để lên lớp dù nhiều lần không làm bài cô giáo giao vì các lý do vô cùng chính đáng như: tối qua phải phụ má bán bánh cuốn đến mười một giờ khuya, hôm qua phải xếp hàng đi lấy bia hơi về cho chị bán, hôm khác phải xếp hàng mất 5 tiếng để mua dầu hôi, mua than bùn, than đá cho cả nhà có cái mà xài... hàng trăm lý do, cái nào cũng đúng, cũng thật. Ai cũng vậy! Thầy nào, cô nào nỡ trách, nỡ phạt! Học hành cứ thế mà tuột dốc thảm hại từ năm này qua năm kia! Trách ai! Cho bọn trẻ ở lại lớp sao? Nói vậy chứ, bọn trẻ lúc đó lại tỏ ra trách nhiệm và cố gắng hết mình, cả trong việc kiếm tiền phụ gia đình cho đến việc học. Sĩ diện và lòng tự trọng còn nhiều lắm không như bây giờ! Chắc từ trong gian khổ mà chúng thấm thía hơn, cố học để mong đổi đời! Ba tôi thường nói một thuở!

Thầy cô nghèo quá, mang cả bánh kẹo vào trường bán cho học trò vào giờ ra chơi. Học trò tiện tặn chút tiền còm mua giùm cô giáo khi thì cái kẹo, lúc thì miếng bánh... Có Thầy đi đạp xích lô, có Cô đi bán nón, chạy bán thuốc tây, thuốc lá, bỏ mối ba cái hàng lưỡi lam, xà bông cục (nhớt nhợt có 75% dầu), có thầy cô tận dụng nghề hóa học hùn nhau làm bột giặt bán ra... để kiếm tiền mua chút gạo, chút sữa cho con (loại sữa bột của LX, vừa đóng cục, vừa đầy mùi mỡ) Thầy. Cô. Trò. Trường... cứ thế mà trôi tuồn tuột theo cái miếng ăn, cái áo, cơn bệnh. Đạo đức từ đó xuống hàng thứ yếu! Nếp nhà từ đó chỉ còn biết làm sao no cái bụng, ấm cái thân trước đã!

Thật đau buồn, khi tôi đang diễn tả cuộc sống phần lớn dân Saigon ngay tại một quận trung tâm Saigon, không phải vùng quê xa lắc nào đó!

Những chiều mưa thê lương và xám xịt cả vùng trời rộng lớn, ôm cái bụng đói meo, nhiều trẻ em đã phải lang thang nhiều ngã phố để mời khách mua những cái bánh làm từ khoai mì (vì khẩu phần lương thực thời đó hầu như khoai mì, khoai lang, bo bo, mì gói vụn, mì vắt mốc là phần nhiều, có thể nói chiếm khoảng 70% - 80% trong khẩu phần mà nhà nước ban cho mỗi đầu người) vì ăn ngán quá, người dân chế biến ra đủ thứ món vẫn chưa hết ngán, thế là sáng tạo ra đủ thứ loại bánh để bán cho nhau. Không hiểu sao những năm sau 1975, trời mưa nhiều lắm và lạnh lắm vào mùa hè. Càng lạnh càng đói cồn cào. Những củ khoai mì luộc nóng (dù bị sượng và bị sùng nhiều lắm) chấm muối suông cũng giúp người dân ấm lòng trong cái lạnh co ro...

Tôi nhớ, dân thường thì khẩu phần 9kg/tháng, những ai làm việc trí óc hưởng khẩu phần 13kg/tháng, lao động trực tiếp như công nhân bốc xếp, công nhân vệ sinh, các công nhân làm trong những nơi trực tiếp thì được 18kg/tháng. Thời của "trí thức là cục phân" được tính qua khẩu phần 13kg/tháng. Xin nói rõ, 13kg/tháng nghĩa là quy ra gạo thôi, trong 13 kg đó, ai cũng hiểu 70% - 80% là các loại: bo bo (thứ mà LX viện trợ vì nhà nước VN xin mà nói dối với họ là để phát triển chăn nuôi), khoai sùng, mì mốc... Thằng em tôi lúc ấy chừng mười mấy tuổi, cái tuổi đang ăn, đang lớn, ngày nào cũng bo bo, nó đứng khóc ròng. Má tôi dỗ dành: "ráng đi con! không ăn thì đâu có cái gì ăn!". Nhớ nó lúc đó trệu trạo nhai bo bo mà tội! Bo bo là loại thực phẩm dân Saigon chưa bao giờ biết tới trước đây. Rất nhiều người đã khổ sở và loay hoay để làm sao chế biến nó như một món ăn cho gia đình. Khổ lắm! Khó mà nói hết bằng lời!

Thành phố không còn những ánh điện sáng choang, vui tươi trên các ngã phố, nói chi là những panel, những bảng hiệu, những ánh sáng đầy màu sắc mà các bạn trẻ đang thấy bây giờ... Cả một thành phố tăm tối, lặng lẽ và u sầu!

Ba đợt đổi tiền tại Việt Nam tính từ 30/4/1975 đã tàn phá tan hoang đất nước như nhiều người trong thế hệ không còn trẻ đã thấy sau từng đợt đổi tiền. Nó đã làm tan nhà nát cửa nhiều gia đình, không ít người đã chọn cách quyên sinh để bộc lộ sự phẫn uất trước tài sản mồ hôi nước mắt bị cướp giựt trắng trợn chỉ sau một ngày, nhiều người hóa điên chỉ sau một đêm, những người khác tìm đủ mọi cách vượt biên để thoát khỏi thảm họa điêu linh nói chung và sự tàn mạt từ các đợt đổi tiền nói riêng, nhiều người khác co rúm lại thủ thân trong vỏ ốc gia đình, những trường hợp khác nữa thì song song vừa mất tài sản vừa bị khuyến dụ hay cưỡng bức theo cái gọi là "kinh tế mới" với lời kêu gọi ngọt ngào, thắm tình quê hương từ phía "nhà nước" để dấn thân về những vùng quê khô cằn hẻo lánh với một ít lương thực và công cụ nhằm đi... xây dựng cuộc sống mới (!).

Nhiều gia cảnh của các gia đình thuộc chính quyền VNCH lâm vào cảnh kiệt quệ về kinh tế, khủng hoảng tinh thần, bởi lẽ lớp vừa lo sinh kế ngày hai bữa với khoai lang sùng và khoai mì thối; với bo bo và gạo mốc, với mì khô và bánh mì cứng đến nỗi người ta nói đùa nhau rằng: "chọi vào chó, nó cũng lỗ đầu"; lớp vừa lo làm sao có đủ lương thực, thực phẩm gói ghém tiện tặn để lo cho chồng, cho cha, cho anh em đang vùi mình nơi các trại cải tạo kéo dài từ Bắc chí Nam... mà những chuyến xe đi thăm tù cải tạo không phải muốn đi là dễ! Những chuyến xe chạy bằng than(*)rong ruổi trên khắp nẻo đường mà từ người đi buôn chuyến cho đến khách và những thân nhân tù nhân phải chen chúc nhau trong một không gian vừa nóng, vừa bẩn, vừa sợ phỏng (vì bình đựng than treo lộ thiên ngay sau đuôi xe và khá to như bình gaz loại lớn ngày nay, cao chừng 1,2m, phi tròn khoảng 40 - 50cm). Khi xe chạy, những hòn than nho nhỏ rơi vãi dọc đường, vì quá trình đốt nóng để có năng lượng cho xe chạy làm nó nhỏ hơn cái miệng chứa cũng là nơi để thoát nóng cho "bình than"!

Biết bao là cơ man những mảnh đời quặn thắt tâm can người dân một thời mà nhiều người bồi hồi nhớ lại để ngồi rơi lệ ru người, ru mình, ru cho dân tộc một giấc ngủ bình an trong một nghĩa trang lạnh lùng nào đó từ những cánh rừng hoang sơ, thâm u, cùng cốc hay trên những mảnh đất tình người nơi xứ lạ.

Không khỏi chạnh lòng và nghẹn ngào để nghĩ về một thời bão tố cuồng điên táp qua mảnh đất dẻo dai, trong khi người dân vẫn kiên gan chịu đựng để sống âm thầm, lặng lẽ, để chờ đợi một ngày nói cho thế hệ mai sau một kiếp đời lầm than, cơ cực mà người Việt Nam vốn dĩ không đáng phải gánh chịu vì sự ngu dốt, tham lam và tàn ác của CSVN.

* * *

Tôi - một người sinh ra trong gia đình Cộng sản nòi (sau 75 tôi mới biết). Cha tôi là biệt động thành hoạt động thuộc cánh Trần Hải Phụng. Chỉ dám xem mình là một chứng nhân (dù không đầy đủ) về một thời điêu linh của dân Việt, để nói cho thế hệ trẻ về một phần sự thật mà tôi biết cũng như từ chiêm nghiệm cá nhân. Tôi viết như một lời sám hối thay cho gia đình tôi, dù biết rằng cha tôi, anh tôi là những người bị CS lừa đảo và mất trắng tất cả, nhưng dù sao họ cũng đã từ nạn nhân biến thành tòng phạm cùng CSVN hãm hại, đày đọa dân tộc này.

(còn nữa)

Nguyễn Ngọc Già

Tác giả gửi tới Dân Luận

(1)

_________________________

p/s: không biết cách kể chuyện của tôi có chán không? nếu quý độc giả muốn nghe tôi xin tiếp trong phần sau.

(*) Một loại xe đò (một thời) chạy đường dài, nhưng chạy bằng than bùn (loại than vụn như mạt cưa lại ướt nhão nhoẹt (còn tệ hơn đất sét, vì đất sét còn dễ nắn hơn nhiều. Thật khó để diễn tả loại than này, nếu ai có cách diễn đạt tốt hơn thì vui lòng diễn giải thêm) được nắn từng nắm tay, sau đó đem phơi nắng để khô lại và sử dụng), (nếu tôi nhớ không lầm người ta còn gọi là than quả bàng). Loại xe này bây giờ không thể tìm thấy.

.