Pages

Monday, July 30, 2012

PHI CƠ KHÔNG NGƯỜI LÁI


Những máy bay 
không người lái tối tân của Mỹ.


Máy bay do thám tàng hình RQ-170 Sentinel mà Iran tuyên bố đã bắn hạ được gây xôn xao dư luận chỉ là một trong sáu máy bay không người lái tối tân mà quân đội Mỹ được trang bị.

Dưới đây là 6 loại máy bay không người lái (UAV) đang được quân đội Mỹ sử dụng:

1 .Máy bay không người lái RQ-7 Shadow



Đây là loại máy bay tàng hình mới nhất và được mệnh danh là "đôi mắt của chỉ huy", có thể cho phép người chỉ huy "phát giác đầu tiên, nắm bắt tình hình đầu tiên, và hành động đầu tiên".

Chiếc RQ-7 Shadow có chiều dài 3,6m, sải cánh 6,1 m, có thể hoạt động liên tục trong vòng 9 giờ và phát giác mục tiêu cách trung tâm tác chiến 125 km.

2.Máy bay không người lái Global Hawk
 
Dài 13,4 m, sải cảnh 35,5 m, tốc độ tối đa đạt 740 km/h và có thể bay trong suốt 42 giờ đồng hồ.
Global Hawk có thể bay từ lãnh thổ Mỹ tới bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất để trinh sát hoặc do thám mục tiêu trên không ở độ cao 5.500 km trong vòng 24 giờ, sau đó trở về căn cứ. Giá một chiếc Global Hawk là 70 triệu USD, trong đó 48 triệu USD là giá thành sản xuất cộng thêm chi phí nghiên cứu và phát triển.

3.Máy bay do thám không người lái UAV MQ-9 Reaper“Tử thần”

 
UAV MQ-9 "Tử thần" là một loại máy bay không người lái vừa có khả năng sát thương, vừa có khả năng tình báo, giám sát và trinh sát. Ngay sau khi vừa kiểm tra hoạt động của MQ-9, không quân Mỹ đã quyết định đưa máy này vào chiến đấu, đồng thời thành lập phi đội tấn công UAV "Tử thần" vào tháng 3 năm ngoái, ngoài ra còn thành lập tổ công tác đặc trách UAV "Tử thần" để khai tri3ên chiến thuật, đào tạo phi hành đoàn và diễn tập.

4.Máy bay không người lái Predator
Máy bay Predator có chiều dài 8,27 m, sải cánh 14,87 m, bán kính hoạt động lên tới 3.700 km, tốc độ bay là 240 km/h và có thể bay trong thời gian là 60 tiếng. Mỹ đã sử dụng hai máy bay không người lái Predator trong chiến tranh Kosovo để thực hiện trinh sát các tiểu khu hoặc thung lũng.

5.Máy bay không người lái Switchblade.
Công ty hàng không Mỹ đã cho ra mắt loại máy bay không người lái cỡ nhỏ, có tính sát thương Switchblade. Switchblade còn được trang bị một đầu đạn loại nhỏ, chỉ cần các nhà chỉ huy quân sự xác định mục tiêu tấn công, Switchblade sẽ lập tức thu cánh lại, biến thành một hoả tiển mini, lao thẳng về phía mục tiêu.
Switchblade có độ sát thương thấp, đặc biệt là dùng trong tác chiến ở thành phố.
6.Máy bay do thám tàng hình RQ-170 Sentinel.
RQ-170 Sentinel là một máy bay tàng hình không người lái do Công ty Lockheed Martin chế tạo. Hiện máy bay này đang được Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Lực lượng Không quân Hoa Kỳ dùng để do thám trong các cuộc tấn công bằng hoả tiển ở Afghanistan và khu vực phía tây bắc Pakistan.
Mặc dù Mỹ chưa công bố chi tiết về Sentinel nhưng theo các chuyên viên phân tích, Sentinel có sải cánh rộng khoảng từ 20-27 m, và trọng tải trọng khoảng 3,8 tấn và bay được ở độ cao tối đa 15 km.

XEM VIDEO UAV MỸ - AFGANISTAN

link: http://www.youtube.com/watch_popup?v=gvox1Sr64lU


RAH-66 quân bài tẩy của không quân Mỹ

RAH-66 quân bài tẩy của không quân Mỹ
Mặc dù đã tuyên bố chấm dứt chương trình chế tạo RAH -66 “Comanche” - máy bay trực thăng trinh sát tấn công đa năng do Công ty liên doanh “Boeing” và “Sikorsky” chế tạo. Nhưng mới đây, theo nguồn thông tin quân sự thì Mỹ đang sở hữu ít nhất là 100 máy bay loại này để thực hiện các nhiệm vụ tấn công tối mật.


Dù đã tuyên bố chấm dứt chế tạo RAH-66, nhưng hiện Mỹ vẫn đang sở hữu ít nhất là 100 chiếc máy bay loại này.


Đã có thời RAH-66 được coi là niềm tự hào mới của quân đội Mỹ.



Theo kế hoạch quân đội Mỹ sẽ có 650 máy bay loại này vào năm 2015.


Nhưng vì cắt giảm chi tiêu cho quân sự nên chương trình chế tạo RAH-66 buộc phải dừng lại, nhưng quân đội Mỹ vẫn được cho rằng đang sở hữu khoảng 100 chiếc loại này để phục vụ cho những nhiệm vụ tấn công bí mật.


RAH-66 là loại máy bay trinh sát tấn công có tính năng tàng hình hiện đại nhất của Mỹ.


Hình ảnh 3D của một chiếc RAH-66


Hình vẽ mô phỏng RAH-66.


Đây là loại trực thăng có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ từ trước tới nay.




Mặc dù nhiệm vụ chính là trinh sát nhưng loại máy bay này vẫn được trang bị hỏa lực mạnh



RAH-66 có tốc độ tối đa lên tới 317km/h và phạm vi hoạt động 2.335km.



Bảng điều khiển của RAH-66



Mô phỏng hoạt động của RAH-66



Chiều dài của RAH-66 là 14,43m, chiều cao 3,39 m, trọng lượng cất cánh 4.218kg



Cận cảnh RAH-66 "Comanche"


RAH-66 quân bài tẩy của không quân Mỹ
Những 'con mắt thần' Mỹ do thám Triều Tiên

Mỹ và Triều Tiên vừa đạt được thỏa thuận quan trọng về việc Bình Nhưỡng ngừng chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ lương thực, nhưng không vì thế mà các chuyến bay do thám của phi cơ U-2 chấm dứt.
> Thắt lưng buộc bụng, Mỹ dùng máy bay của năm 50


Một pha hạ cánh của máy bay do thám U-2. Ảnh:
Một pha hạ cánh của máy bay do thám U-2. Ảnh: Keprtv

Khi chiếc U-2 đen bóng trở về sau một nhiệm vụ, những chiếc xe Pontiac phóng vù vù trên đường băng để giúp nó hạ cánh với một phương pháp cổ lỗ vốn được áp dụng từ hơn nửa thế kỷ trước, khi chiếc phi cơ thời Chiến tranh Lạnh này là một "siêu phẩm".

"Ai cũng biết hạ cánh là một việc khó khăn mà", viên phi công nói khi trèo ra khỏi buồng lái.

Tuy nhiên, đừng vội "trông mặt mà bắt hình dong". Chiếc máy bay do thám U-2 Dragon Lady vẫn là một trong số những tài sản giá trị nhất của Mỹ tại mặt trận cuối cùng còn sót lại từ thời Chiến tranh Lạnh. Được bơm cả núi tiền để đại tu, bộ ba phi cơ có phi công điều khiển này đang chứng tỏ rằng chúng vẫn có thể cạnh tranh với những máy bay không người lái thế hệ tương lai trong một nhiệm vụ quan trọng: do thám Triều Tiên.
Video máy bay do thám U-2
"Mắt thần" tin cậy

Hơn 35 năm qua, U-2 là một trong những "mắt thần" đáng tin cậy nhất của Mỹ để theo dõi các hoạt động quân sự bên trong Triều Tiên, quốc gia bí ẩn nhất trên thế giới. Không giống như các vệ tinh, những chiếc U-2 có thể bay lòng vòng phía bên trên các khu vực mục tiêu. Tháng trước, không quân Mỹ đã hoãn các kế hoạch thay thế U-2 bằng mẫu máy bay do thám không người lái Global Hawk tới tận năm 2020.

Khi cả thế giới dõi theo những dấu hiệu bất ổn có thể xảy ra trong quá trình chuyển giao quyền lực ở Triều Tiên, những chuyến bay của các chiếc U-2 càng trở nên quan trọng hơn gấp bội.

Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên bị đặt trước dấu hỏi lớn trong thời gian qua, khi Bình Nhưỡng tức giận trước những cuộc tập trận chung bắn đạn thật giữa Hàn Quốc và Mỹ. Triều Tiên cảnh báo rằng nước này sẵn sàng cho một "cuộc chiến tổng lực" và "những cuộc tấn công trả đũa không khoan nhượng" nếu cần thiết. Lời đe dọa có phần khoa trương của Bình Nhưỡng không đề cập tới những chiếc U-2, nhưng Triều Tiên vốn vẫn thường lên án những hành động do thám nước này.


Một chiếc Pontiac G8 chuyên làm nhiệm vụ
Một chiếc Pontiac G8 chuyên làm nhiệm vụ "hoa tiêu" cho những pha hạ cánh của phi đội U-2 tại căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc. Ảnh: Flickr

Tuy nhiên, ngoài việc phàn nàn, Bình Nhưỡng không làm được gì nhiều để ngăn cản những chuyến bay do thám của phi đội U-2.

Ba chiếc phi cơ cánh dài có hình dáng giống tàu lượn đang được triển khai tại căn cứ không quân Osan ở Hàn Quốc, tức là cách biên giới với Triều Tiên chỉ 80 km. Không quân Mỹ từ chối bình luận về việc những chiếc máy bay do thám này bay tới đâu. Tuy nhiên, trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi, chỉ huy phi đội này nói rằng nhiệm vụ của những chiếc U-2 thường là ra khỏi căn cứ Osan mỗi ngày.

"Chúng tôi là sợi dây nối, là tai là mắt của Hàn Quốc", vị chỉ huy nói trên cho hay, với điều kiện ông chỉ được định danh qua cấp bậc và tên (trung tá Deric) vì những lý do an ninh. "Độ cao cực lớn và những khả năng trinh thám của các chiếc U-2 khiến chúng tôi khó bị phát hiện".

Từng được vận hành bởi Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), U-2 đã trở thành một biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh trong một sự kiện quốc tế kịch tính, sau khi Liên Xô cũ bắt được phi công người Mỹ Francis Gary Powers vào năm 1960. Chương trình máy bay do thám được chuyển cho không quân Mỹ, nhưng nó vẫn được phủ một lớp màn bí mật như trước đó. Tên đầy đủ của tất cả các phi công luôn được giữ kín.

Hơn một nửa trong số 1,2 triệu binh sĩ Triều Tiên được cho là đóng quân ở phía nam thủ đô Bình Nhưỡng. Các chuyến bay của những chiếc U-2 đã cung cấp những hình ảnh chi tiết của các cuộc chuyển quân, các công sự và bất cứ dấu hiệu nào tiềm ẩn sự bất ổn ở phía bắc của khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Mỹ, cùng với Hàn Quốc ký thỏa thuận ngừng bắn với Triều Tiên vào năm 1953 để kết thúc 3 năm chiến tranh giữa hai miền, hiện còn 28.000 quân đồn trú ở Hàn Quốc. Triều Tiên coi sự hiện diện quân sự của Mỹ là lý do chính cho việc nước này phát triển các vũ khí hạt nhân. Bình Nhưỡng cũng cho rằng hoạt động của các máy bay do thám Mỹ là sự chuẩn bị cho một cuộc chiến mới. Hai năm trước, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Triều Tiên cho rằng việc sử dụng các máy bay U-2 cho thấy Mỹ quyết tâm đến thế nào trong việc do thám các cơ sở quân sự của nước này.
Các phi hành gia hạ cánh kiểu "thủ công"

Các phi công thuộc phi đội Osan xuất kích 4 ngày một lần trong các nhiệm vụ kéo dài tới 12 giờ. Những chiếc U-2 có thể bay ở độ cao lớn hơn 21,3 km, tức là gấp đôi độ cao của một máy bay chở khách thông thường. Điều này khiến nó gần như không thể bị ngăn chặn hoặc theo dõi, đồng thời vẫn có khả năng quan sát một khu vực mục tiêu rộng hơn so với một máy bay ở tầm thấp hơn.



Trung tá phi công Colby mặc bộ đồ và đội mũ theo kiểu phi hành gia tại căn cứ không quân Osan hôm 16/2. Ảnh: AP

Tuy nhiên, ở độ cao kể trên, các phi công sẽ rất dễ bị hội chứng độ cao và phải mang những bộ đồ, cũng như đội những chiếc mũ theo kiểu của các phi hành gia vũ trụ. Một giờ trước khi xuất kích, các phi công được đặt trong điều kiện ôxy tinh khiết, nhằm giảm lượng nitơ trong máu. Trong trường hợp xấu nhất, máu của một phi công có thể bị sôi khi chạm ngưỡng giới hạn về độ cao. Các thức ăn tinh khiết được cung cấp cho các phi công, nhưng họ chỉ có thể đưa vào cơ thể bằng các ống hút.

"Mối quan tâm chính của chúng tôi là các hội chứng giảm áp và hydrat hóa", thiếu tá phi công Carl nói. "Việc bay trên không trung không hề dễ dàng".

Để giúp chiếc U-2 nhẹ hơn và vì thế có thể bay cao hơn, hai bánh xe được lắp cố định vào phần cánh sẽ tự động tách ra khi máy bay cất cánh. Điều này có nghĩa khi trở lại đường băng, các phi công sẽ chỉ có hai cặp bánh được lắp dọc phần thân máy bay.

Tại căn cứ không quân Osan, những chiếc xe Pontiac G8 màu trắng chạy dọc đường băng với tốc độ hơn 200 km/giờ, để bắt kịp các pha hạ cánh và hướng dẫn cho các phi công. Các "phi công mặt đất" ước tính khoảng giữa đường băng và chiếc máy bay, rồi báo cho phi công trên chiếc U-2 bằng bộ đàm. Họ đếm ngược "5... 4... 3..." cho tới khi chiếc máy bay ngừng hoạt động ở khoảng cách nhỏ hơn 1 m so với mặt đất. Chiếc U-2 sau đó về cơ bản là rơi xuống đường băng.



Chiếc U-2 này đáp xuống đường băng ở căn cứ không quân Osan hôm 16/2/2012, phía xa là một chiếc Pontiac G8 vừa hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn hạ cánh. Ảnh: AP
Thoát cảnh "về hưu"

Không lực Mỹ hiện có tổng cộng 31 chiếc U-2 đang hoạt động, trong khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ có hai chiếc. Mặc dù các biệt đội máy bay do thám cũng được bố trí tại đảo Síp ở Địa Trung Hải hoặc ở tây nam của châu Á, nhưng vai trò chủ yếu nhất của dòng máy bay U-2 hiện này là ở Triều Tiên, với sứ mệnh gìn giữ huyền thoại của chiếc phi cơ do thám.

Trong suốt những năm qua, U-2 đã chứng minh được sự linh hoạt gây bất ngờ. Từ năm 1994, không quân Mỹ đã tiến hành một quá trình làm mới có trị giá tới 1,7 tỷ USD, nhằm "thay da đổi thịt" cho dòng máy bay do thám này, nhưng vẫn giữ lại tên gọi cũ.

Các cảm biến của U-2 có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Những dữ liệu mà phi cơ này thu lượm được có thể được truyền qua vệ tinh bằng một phương thức gần như là trực tiếp theo thời gian thực tới các binh sĩ ở mặt đất.

"Hầu hết các máy bay do thám này thực sự khá mới mẻ", viên chỉ huy phi đội U-2 nói trên cho biết. "Những chiếc mà chúng tôi đang điều khiển đã có từ những năm 80 thế kỷ trước. Tuy nhiên, chúng đã được làm lại động cơ, đi lại dây, lắp đặt buồng lái mới và có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Tất nhiên, những cảm biến thường xuyên được nâng cấp và cập nhật. Loại phi cơ do thám này thực sự vượt trội hơn tất cả".

Tuy vậy, không quân Mỹ những năm qua luôn ám chỉ việc ngày "về hưu" của những chiếc U-2 chẳng còn bao xa nữa. Người ta đã lên kế hoạch đưa mẫu máy bay do thám không người lái Global Hawk thay thế hoàn toàn U-2 sau năm 2015. Global Hawk hiện được sử dụng phổ biến tại Iraq và Afghanistan. Tuy nhiên, không quân Mỹ tháng trước quyết định rằng việc thay thế nói trên là quá tốn kém, và U-2 sẽ chỉ phải "nhận sổ hưu" sau năm 2025.

Nhà phân tích Loren Thompson, thuộc Viện Lexinton ở hạt Arlington của bang Virginia (Mỹ), việc duy trì sự hoạt động của những chiếc U-2 cho thấy không quân Mỹ quan tâm nhiều hơn tới Triều Tiên, và tất nhiên cả việc tiết kiệm chi phí nữa, hơn là giám sát những khu vực khác.


Thiết bị "Lê Lai cứu chúa" của chiến đấu cơ Mỹ
 


Các chiến đấu cơ không chỉ sử dụng hỏa tiễn, súng đạn hay các phương thức tàng hình để tự vệ, mà còn có thể đánh lạc hướng tên lửa phòng không đối phương bằng một cái “đuôi” giả. “Người bạn nhỏ” (Little Buddy) ALE-50 sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

ALE-50 giúp các chiến đấu cơ vô hiệu hóa tên lửa phòng không, không đối không bằng cách “liều mình cứu chúa”. Có nghĩa là, ALE-50 trực tiếp hy sinh, trở thành mục tiêu của tên lửa thay cho chiến đấu cơ.
Mỗi “mục tiêu giả” và bộ gây nhiễu được đặt trong một hộp kín và có thời gian bảo quản 10 năm. Sau khi được phóng đi, mục tiêu giả sẽ tiếp tục duy trì “mối liên hệ” với hộp điều khiển bằng một dây cáp. Mục tiêu giả được kéo theo sau chiến đấu cơ và trở thành mồi cho tên lửa, pháo phòng không của đối phương.
Mục tiêu giả là một hệ thống hoạt động độc lập, có bộ thu phát, bộ khuếch đại và bộ điều biến riêng. Tuy nhiên, năng lượng của mục tiêu giả sẽ do hộp chứa và hộp điều khiển cung cấp.
ALE-50 được lắp đặt trên nhiều loại chiến đấu cơ của Mỹ
Nguyên tắc hoạt động của ALE-50 khá đơn giản. Sau khi nhận được tín hiệu phát từ radar của đối phương, mục tiêu giả khuếch đại tín hiệu đó và phát ngược trở lại cho máy thu của radar đối phương. Điều đặc biệt là tín hiệu do mục tiêu giả phát trở lại được mô phỏng giống hệt tín hiệu từ một chiến đấu cơ.
Kết quả là radar của đối phương sẽ nhận được cùng lúc 2 tín hiệu phản hồi. Một tín hiệu yếu từ mục tiêu thật là chiến đấu cơ. Một tín hiệu mạnh hơn do chính mục tiêu giả sau khi đã khuếch đại phát ngược trở lại. Tín hiệu mạnh sẽ được radar mặt đất hoặc đầu đạn tự dẫn của đối phương nhận biết nhầm là tín hiệu phản xạ từ mục tiêu thật.
Bộ điều khiển phóng tiêu chuẩn của ALE-50 là bộ điều khiển phóng đa nền tảng (MPLC). Bộ điều khiển này được sử dụng phổ biến trên các chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18E/F của Hải quân Mỹ, các máy bay ném bom hạng nặng của Không quân Mỹ như B-1B Lancer. Bộ phận vô tuyến của hệ thống tác chiến điện tử Raytheon AN/ALQ-184(V)9 cũng sử dụng bộ điều khiển này.
Với khả năng linh hoạt, mục tiêu giả ALE-50 có khả năng thích nghi với mọi loại máy bay chiến thuật và không quân bảo đảm tác chiến. Nhờ giá thành rẻ và độ tin cậy cao, ALE-50 còn được ứng dụng trên nhiều loại vũ khí khác. Hiện tại loại mục tiêu giả này được trang bị phổ biến hco F-16, F/A-18E/F và B-1B.

left align image

Mục tiêu giả ALE-50 là một trong những biện pháp đối phó quan trọng nhất trước tên lửa phòng không của đối phương. Loại vũ khí đặc biệt này đã chứng minh hiệu quả bảo vệ các chiến đấu cơ trong các cuộc chiến ở Kosovo, Afghanistan và Iraq.
Lần đầu tiên ALE-50 được ứng dụng là trong chiến tranh Nam Tư. Khi đó những chiếc B-1B của Mỹ trong thành phần chiến đấu của NATO đã được trang bị loại mục tiêu giả này. Trong cuộc chiến này, các mục tiêu giả ALE-50 đã khiến Nam Tư “mất oan” hàng chục tên lửa phòng không. Các máy bay F-16 được sử dụng tấn công Nam Tư cũng được trang bị loại mục tiêu giả này.
Raytheon hiện đang cho sản xuất loại mục tiêu giả được kéo bằng sợi quang. Loại mục tiêu giả này được trang bị bộ cảm biến cảnh báo bức xạ radar. Thông tin thu thập được sẽ chuyển cho một máy gây nhiễu đặc biệt. Sau đó, máy gây nhiễu này sẽ phát tín hiệu nhiễu qua các sợi cáp quang đến mục tiêu giả.
Giải pháp này giúp giảm đáng kể giá thành sản xuất mục tiêu giả. Tín hiệu giả được “chế” ngay trên mục tiêu thật. Mục tiêu giả do đó chỉ đóng vai trò như một thiết bị truyền tín hiệu. Nhờ đó, mục tiêu giả có cấu tạo đơn giản và rẻ hơn. Khi bị tiêu diệt, mục tiêu giả cũng không khiến “khổ chủ” phải xót xa vì giá thành rẻ rúng của nó.
Mỹ hiện đang phát triển loại mục tiêu giả ALE-55 đơn giản, giá còn rẻ hơn nhưng lại hữu hiệu hơn ALE-50 do Không quân, Hải quân Mỹ và hãng Raytheon phối hợp sản xuất. Với hiệu quả đã được chứng minh, loại mục tiêu giả này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tác chiến điện tử của Mỹ. Mỗi mục tiêu giả ALE-50 hiện có giá khoảng 22.000 USD. Tất cả đã có 26.489 mục tiêu giả được sản xuất trong những năm qua.
ĐT theo DefenseIndustryDaily.com

Last edited by NgV; 03-25-2012 at 17:28.

Thiết kế xong niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ

Cách đây đúng một năm tập đoàn Boeing chính thức dành chiến thắng trong chương trình đấu thầu cung cấp máy bay tiếp dầu trên không KC-46 cho Không quân Mỹ.

Theo đó bản hợp đồng sơ bộ ban đầu có giá trị và 3,5 tỷ USD, nhằm phát triển kỹ thuật, sản xuất và giao lô hàng đầu tiên là 18 máy bay của chương trình KC-X, được gọi là KC-46 vào năm 2017.

Sau đó, Không quân Mỹ sẽ chi khoảng 30 tỷ USD nữa trong nhiều năm để mua tổng cộng là 179 chiếc KC-46 nhằm hiện đại hóa đội bay tiếp dầu của mình.

Mới đây, hãng Boeing tuyên bố họ đã hoàn thành cơ bản phần thiết kế của KC-46, theo đó những chiếc KC-46 sẽ được phát triển trên cơ sở của máy bay Boeing 767, một máy bay thân rộng hai động cơ.

Chiếc máy bay tiếp dầu trên không mới này sẽ thay thế cho KC-135, phát triển trên thiết kế cơ sở của Boeing 707.

Thực ra trong quá khứ, Boeing và tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu EADS đã có cuộc cạnh tranh trong gần một thập kỷ qua cho chương trình phát triển máy bay tiếp dầu trên không KC-X của Không quân Mỹ.

Như để khẳng định sự thành công của KC-46 trong tương lai, ông Maureen Dougherty, Phó Giám đốc phụ trách chương trình phát triển KC-46 đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sự giám sát cần thiết để đảm bảo việc hoàn thiện KC-46 không có bất kỳ trục trặc nào.

Chúng tôi rất mong nhận được thông tin từ Không quân Mỹ về tính hiệu quả của loại máy bay mới này trong tương lai không xa, KC-46 sẽ trở thành niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ…”. 



Máy bay KC-46

Không chỉ được trang bị cho quân đội Mỹ trong tương lai mà một số quốc gia đồng minh của Mỹ cũng thực sự “hứng thú” với loại máy bay tiếp dầu hiện đại này của Mỹ, và Singapore là quốc gia đầu tiên đánh tiếng muốn loại máy bay quân sự mới này.

Theo Aviation Week, ngân sách quốc phòng năm 2012 của Singapore đạt khoảng 10,6 tỉ USD, chiếm 5,2% GDP.

Nguồn ngân sách dồi dào này cho phép quân đội Singapore có khả năng thực hiện các đơn hàng quân sự lớn trong tương lai gần.


Hiện tại, Singapore đang tìm kiếm máy bay tiếp liệu trên không mới để thay thế cho cho các đơn vị KC-135R hiện có.

Dự kiến, gói thầu tìm kiếm đối tác cung cấp máy bay tiếp liệu mới sẽ được mở giữa năm 2012 và công bố kết quả vào đầu năm 2013.

Do có liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật không quân và là đối tác của Mỹ, Singapore muốn sở hữu máy bay tiếp dầu thế hệ mới KC-46 do hãng Boeing phát triển.

Tuy nhiên, do đơn hàng của quân đội Mỹ, Singapore chỉ có thể đặt hàng máy bay tiếp liệu mới từ năm 2018 mà thôi.
Thiết kế xong niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ

Cách đây đúng một năm tập đoàn Boeing chính thức dành chiến thắng trong chương trình đấu thầu cung cấp máy bay tiếp dầu trên không KC-46 cho Không quân Mỹ.

Theo đó bản hợp đồng sơ bộ ban đầu có giá trị và 3,5 tỷ USD, nhằm phát triển kỹ thuật, sản xuất và giao lô hàng đầu tiên là 18 máy bay của chương trình KC-X, được gọi là KC-46 vào năm 2017.

Sau đó, Không quân Mỹ sẽ chi khoảng 30 tỷ USD nữa trong nhiều năm để mua tổng cộng là 179 chiếc KC-46 nhằm hiện đại hóa đội bay tiếp dầu của mình.

Mới đây, hãng Boeing tuyên bố họ đã hoàn thành cơ bản phần thiết kế của KC-46, theo đó những chiếc KC-46 sẽ được phát triển trên cơ sở của máy bay Boeing 767, một máy bay thân rộng hai động cơ.

Chiếc máy bay tiếp dầu trên không mới này sẽ thay thế cho KC-135, phát triển trên thiết kế cơ sở của Boeing 707.

Thực ra trong quá khứ, Boeing và tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu EADS đã có cuộc cạnh tranh trong gần một thập kỷ qua cho chương trình phát triển máy bay tiếp dầu trên không KC-X của Không quân Mỹ.

Như để khẳng định sự thành công của KC-46 trong tương lai, ông Maureen Dougherty, Phó Giám đốc phụ trách chương trình phát triển KC-46 đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sự giám sát cần thiết để đảm bảo việc hoàn thiện KC-46 không có bất kỳ trục trặc nào.

Chúng tôi rất mong nhận được thông tin từ Không quân Mỹ về tính hiệu quả của loại máy bay mới này trong tương lai không xa, KC-46 sẽ trở thành niềm tự hào của không lực Hoa Kỳ…”. 



Máy bay KC-46

Không chỉ được trang bị cho quân đội Mỹ trong tương lai mà một số quốc gia đồng minh của Mỹ cũng thực sự “hứng thú” với loại máy bay tiếp dầu hiện đại này của Mỹ, và Singapore là quốc gia đầu tiên đánh tiếng muốn loại máy bay quân sự mới này.

Theo Aviation Week, ngân sách quốc phòng năm 2012 của Singapore đạt khoảng 10,6 tỉ USD, chiếm 5,2% GDP.

Nguồn ngân sách dồi dào này cho phép quân đội Singapore có khả năng thực hiện các đơn hàng quân sự lớn trong tương lai gần.

Hiện tại, Singapore đang tìm kiếm máy bay tiếp liệu trên không mới để thay thế cho cho các đơn vị KC-135R hiện có.

Dự kiến, gói thầu tìm kiếm đối tác cung cấp máy bay tiếp liệu mới sẽ được mở giữa năm 2012 và công bố kết quả vào đầu năm 2013.

Do có liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật không quân và là đối tác của Mỹ, Singapore muốn sở hữu máy bay tiếp dầu thế hệ mới KC-46 do hãng Boeing phát triển.

Tuy nhiên, do đơn hàng của quân đội Mỹ, Singapore chỉ có thể đặt hàng máy bay tiếp liệu mới từ năm 2018 mà thôi.


Mỹ: Thử Đạn Bắn Bằng Điện Từ Mau 20 Lần Tốc Độ Âm Thanh

WASHINGTON - Hải quân Hoa Kỳ sắp thử vũ khí tương lai, gọi là railgun.
Tuần này, các viên chức tiết lộ: đạn bắn bằng nam châm thay vì chất nổ có thể đạt tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Đô đốc Matthew Klunder, giám đốc nghiên cứu của ONR (là phòng thí nghiệm phát triển súng điện từ từ năm 2005), tuyên bố "Đây là thí dụ về tiềm năng khoa học kỹ thuật của hải quân (cả trong điều kiện ngân sách khó khăn) đáp ứng nhu cầu gia tăng của quân đội". Ông Klunder cho biết thêm "Railgun không chỉ bắn nhanh hơn và xa hơn, mà cũng là hệ thống hiệu quả về tài chính".
Phóng viên báo cáo: đạn của railgun nặng không hơn 20 pound là gọn nhẹ hơn phi đạn, cũng không tốn chỗ cất chứa so với vũ khí truyền thống. Hơn nữa, railgun không cần thuốc súng là hoá chất, nhưng đạt tốc độ 5000 dặm/giờ và bắn tới tầm xa 1000 hải lý trong 5 phút.
Theo ONR, railgun có thể phát triển để bắn xa 220 hải lý. Theo lời đô đốc Klunder, tầm bắn tương lai có thể tăng gấp 4 lần.
Hôm 26-2, ONR loan báo sẵn sàng bắn thử mẫu railgun đầu tiên do nhà thầu BAE chế tạo, tại Dahlgren (Virginia) - 1 mẫu khác, do hãng General Atomis phát triển, sẽ được đưa tới Dahlgren trong vài tuần.
nguồn: việt báo hải ngoại
__________________

máy bay dò tìm thủy lôi bằng laser

Hệ thống ALMDS được trang bị trên các loại máy bay trực thăng, máy bay vận tải cánh cố định tuần tra trên biển và máy bay không người lái. Khi phát hiện được bom, mìn, thủy lôi, vật nổ, hệ thống truyền tín hiệu về trung tâm, hệ thống máy tính tính toán và xác định vị trí tọa độ mục tiêu.
 


ALMDS



Kết cấu bên trong của tổ hợp ALMDS.



Mô phỏng khả năng tìm kiếm của tổ hợp ALMDS




Một chiếc trực thăng được trang bị ALMDS trên đường thực hiện nhiệm vụ.



Nguyên lý vận hành của tổ hợp ALMDS.



Tổ hợp ALMDS được lắp trên trực thăng.



Tổ hợp ALMDS được trang bị trên trực thăng của Quân đội Hoa Kỳ và đã chứng tỏ được khả năng của mình.




Tổ hợp ALMDS được trang bị trên trực thăng.




Tổ hợp ALMDS sẽ giúp cho tàu thuyền yên tâm di chuyển trên biển mà không lo dính thủy lôi.



Trực thăng Nhật được lắp tổ hợp ALMDS.


Australia dùng máy bay không người lái để bảo vệ người đi tắm biển

Thứ Bảy, 25 tháng 2 2012

Phil Mercer | Sydney



Máy bay không người lái sẽ được sử dụng để tuần tra các bờ biển Australia nhằm bảo vệ người đi tắm biển gặp nguy hiểm. Lần đầu tiên trên thế giới một công cụ quân sự loại này được sử dụng cho mục tiêu dân sự.
..... .................................................. ......Hình: Reuters
 
.................................................. ..............Máy bay không người lái



Loại máy bay này sải cánh chỉ có 1 mét và chỉ nặng độ 1 ký. Trên mình nó có gắn các camera để trực tiếp truyền đi những hình ảnh ghi nhận được cho các màn hình máy tính dưới đất, giúp nhân viên cứu hộ ngồi ở bàn giấy có thể theo dõi người đi tắm biển ở các khu vực héo lánh.



Máy bay không người lái được thiết kế cho những vùng có chiến tranh bây giờ lại có nhiệm vụ bảo vệ người tắm biển, người lướt sóng, hay ngư dân trong vùng biển Queensland.



Giai đoạn thử nghiệm sẽ được tiến hành ở đảo Stradbroke, phía đông của Brisbane. Các toán cứu hộ nói các máy bay này cũng giúp họ đi tìm những người đi bộ trên núi bị lạc, cháy rừng, và theo dõi cá mập.



Công ty V-TOL Aerospace chế tạo các máy bay này nói giống như chúng ta có thêm những cặp mắt ở trên trời, giúp phối hợp, đáp ứng cứu trợ. Nói một cách đơn giản, chúng ta có những camera biết bay.



Các máy bay này có thể phụ trách một khu vực rộng 36 kilomet vuông trong vòng 1 giờ đồng hồ và bay ở cao độ thấp hơn các máy bay bình thường.



Trong tương lai, chúng có thể được cải tiến để trở thành một cái phao, thả xuống nước để giúp những người lâm nạn trên biển.



Từ tháng 7 năm 2010 đến cuối tháng 6 năm 2011, có 315 người chết đuối trên các giòng sông của Australia, nhiều nhất nếu tính từ 2003.



Thống kê cũng cho biết phái nam có nguy cơ chết đuối gấp ba lần rưỡi phái nữ, và trong số những người nam này, độ tuổi 18-34 chết đuối đông nhất.




VOA
Sát Thủ diệt tàu ngầm của Hàn Quốc

Được biết Hongsangeo là ngư lôi dạng tên lửa phóng thẳng đứng trên các chiến hạm với tầm hoạt động vào khoảng 30km, gấp 6 lần loại ngư lôi hiện nay.


Bản thiết kế tên lửa Hongsangeo.



Cận cảnh tên lửa Hongsangeo.



Tên lửa Hongsangeo.



Hình ảnh ghi lại toàn bộ quá trình tên lửa Hongsangeo được phóng đi theo phương thẳng đứng



Mô phỏng quá trình tìm diệt mục tiêu của tên lửa Hongsangeo.



Một biến thể khác của họ tên lửa Hongsangeo có trọng lượng nhẹ hơn.



Tên lửa Hàn Quốc là khắc tinh của tầu ngầm Bắc Triều Tiên



Tên lửa Hàn Quốc thực sự trở thành mối nguy đối với đội tàu ngầm đông về số lượng nhưng yếu về khả năng phòng vệ của Bắc Triều Tiên



Tên lửa Hongsangeo luôn là vũ khí không thể thiếu trên khu trục hạm Hàn Quốc.



Tên lửa Hongsangeo rời bệ phóng.



Tên lửa Hongsangeo rời tầu khu trục.



Tên lửa Hongsangeo trong một lần được phóng thử.
__._,_.___