Sunday, September 9, 2012

SƠN TRUNG * PHÙNG CUNG

truyện ngắn
Phùng Cung
( 1928 - 1997)

     SƠN TRUNG


Phùng Cung sinh  ngày 18 tháng 7 năm 1928 tại  Kim Lân, Hồng Châu, Yên Lạc, Vĩnh Yên,
là con trưởng trong một gia đình đông con và khá giả. Thân phụ  ông bị cộng sản .quy là
địa chủ bị giam  tại Thái Nguyên  mà chết.   Lúc trẻ , ông trọ học tại Sơn Tây,  đến 1945 thì
tham gia kháng chiến chống Pháp, được bầu làm chủ tịch liên xã Hồng Châu -  Liên Châu
 lúc 17 tuổi. Vốn có tài văn nghệ,ông ở trung ban Văn Nghệ ở Việt Bắc, chung với các ông
 Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan.  . . Sau 1954 về Hà Nội, tham
gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, viết truyện ngắn ’’ Con ngựa già của chúa Trịnh’’,
 đăng trong Nhân V?n số 4 vào tháng 10, 1956. Vì bài này, Phùng Cung bị đưa ra cơ quan
 đấu tố, đình ch? công tác, rồi đưa đi  cải tạo học tập , làm một tù nhân không án gần 12 n?m
(từ tháng 5, 1961 đến tháng 11, 1972), trải qua các trại nổi tiếng độc ác và tàn bạo như 
Tuyên Quang, Lai Khê. Trong tù, Phùng Cung đau yếu liên miên, lao phổi và loét dạ
dày, lắm phen tưởng đã phảiHỏa Lò, Bất Bạt, Yên Bái, Phong   chết trong tù. Đến tháng
 11, 1972, PhùngCung được cho về với gia đình, nhưng không có công ăn việc làm lại bị
‘’rút phép thôngcông’’ nghĩa là không được giao thiệp với ai, và chẳng ai dám giao thiệp.
Công an luôn đến nhà tra vấn đủ thứ chuyện.
Trước khi ông bị tù, còn là hội viên hội Văn Nghệ Việt Nam, ông cũng như Trần Dần
đã bị đảng can thiệp vào vấn đề hôn nhân của ông. Hội Văn Nghệ cử Kim Lân, Hoàng Thượng
Khanh, Lê Thọ Hợp về quê điều tra lý lịch, và kết luận gia đình người yêu của Phùng Cung
không thuộc diện địa chủ nhưng lại liên hệ với phong kiến. Phùng Cung bất chấp ý kiến phản
bác của Đảng, làm lễ cưới ở Hà Nội, do Phan Khôi. đùng chủ hôn.
Khoảng 1991, Phùng Quán đã đi thăm Nguyễn Hữu Đang và Phùng Cung. Ông đã
xem thơ Phùng Cung và ông lấy làm thích thú, bèn đi khắp Việt Nam quyên một số tiền
để in thơ Phùng Cung. Nguyễn Hữu Đang cũng đem số tiền bốn triệu do bằng hữu tặng
để in thơ họ Phùng. Đó là tập thơ Xem Đêm , gồm 200 bài thơ.
Vào khoảng 1986, Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí Thư , bắt chước Trung Quốc
mở cửa, và chủ trương ‘’ cởi trói’’ cho văn nghệ sĩ. Nhờ vậy mà Phùng Quán và Nguyễn
Hữu Đang đã giúp đỡ tiền bạc và giấy phép để nhà xuất b?n Văn Hóa-Thông tin cho
in tập thơ ‘’Xem ?êm’’ gồm 200 bài thơ tả cảnh tả tình. Nguyễn Hữu Đang có viết một
bài phê bình tỉ mỉ tập thợ này, trong đó có những bài được ông cho là kiệt tác.
Tập thơ này đã ra đời năm 1995, sau khi Phùng Quán mất, vào lúc Phùng Cung 66 tuổi.
               Phùng Cung bị bệnh ung thư dạ dày, mất ngày 9 tháng 5 năm 1997 lúc 2 giờ tại
 Hà Nội, thọ 68 tuổi, đám tang cử hành ngày 11 tháng năm, an táng tại cánh đồng làng
 Đông Ngạc, ở ngoại ô Hà nội.
Gần đây bà Lâm Thu Vân, Trung Tâm Dân Ch? Cho Vi?t Nam/ Montréal và nhà xuất bản
Văn Nghệ ấn hành sách "Phùng Cung, truy?n và th? (Ch?a h? xu?t b?n)" vào tháng
12/2003. Sách gồm 10 truyện ngắn và tập thơ ‘’TrăngNgục’’ với 35 bài thơ đặc s?c của
nhà văn Phùng Cung .
Đây là 10 truyện ngắn viết sau ‘’Con ngựa già của Chúa Trịnh’’:
Mạt kiếp Cốc, tháng 8, 1957
Ván cờ khai xuân Rau Cốc, Xuân đinh dậu 1958
Chiếc mũ lông Hà Nội, tháng 7, 1958
Con muông nòi Hà Nội, tháng 9, 1958
Biệt tích Hà Nội,10 tháng 9, 1958
Giải thoát Hà Nội, tháng 12, 1958
Mộ phách Hà Nội, tháng 12, 1958
Phòng tuyên truyền địa ngục . Hà Nội, tháng 4, 1959
Dạ ký Hà Nội, tháng 9, 1959
Hương Dạ hợp Hà Nội cuối tháng 10, 1959
Điều này chứng tỏ rằng chế độ cộng sản đã không chận đứng nổi sức sáng tác
của Phùng Cung. Trăng Ngục, gồm 35 bài thơ sáng tác lúc Phùng Cung bị đày đọa
trong các trại tù Bắc Vi?t, và về sau được ông chép tay trên giấy học trò, lúc đã ra khỏi trại
tù. Đó là Những bài thơ sáng tác từ 1961 tới 1972, lúc bị biêt giam trong các trại Yên Bái,
Lào Cai, Bảo Thắng, Bất Bạt....
Tác phẩm trên ra đời tại hải ngoại là do Phùng Hà Phủ con trai của tác giả mang
từ Việt Nam sang Canada cho bác sĩ Lâm Thu Vân, nhưng nó lại bị ngăn cách bởi
một người khác. Phải một thời gian khó khăn, nay di cảo của Phùng cung mới ra
mắt độc giả hải ngoại.
Năm 2004, bà Lâm Thu Vân cho tái bản tập Phùng Cung dày 375 trang, ta có thể
chia làm bốn phần:
Phần I. Truyện: gồm mười truyện trên, thêm Con ngựa già của chúa Trịnh
Phần II. Tập thơ Trăng Ngục , 35 bài thơ.
Phần III .Tập thơ Xem Đêm , 72 bài thơ.
Phần IV. Phụ Lục. Các bài viết vê Phùng Cung. Đặc biệt là bài viết của Nguyễn
Chí Thiện và Nguyễn Hữu Đang.
Tóm lại, lần tái bản, thêm truyện Con ngựa già của chúa Trịnh , còn về thơ bổ
sung Thơ Xem Đêm. Chúng tôi tham khảo quyển sau vì tài liệu nhiều hơn.
Mãy chục năm trước, ông nổi tiếng với truyện Con ngựa già của chúa Trịnh,
đăng ở Nhân Văn số 4 tháng 10 năm 1956, nên ông bị cộng sản bỏ tù. Ông trải qua
nhiều trại tù. Ông đã sống tại trại tù Thanh Phong, Yên Bái với Nguyễn Chí Thiện.
Năm 1977, Nguyễn Chí Thiện và Phùng Cung được phóng thích, ra tù phải sống
trong nghèo khổ. Ông trở về làm đinh mà sinh sống. Và ông vẫn tiếp tục làm thơ.
Mười một truyện ngắn của Phùng Cung được viết trong khoảng 1956 đến 1959,
nghĩa là viết trước khi ông bị tù. Truyên Con ngựa già của Chúa Trịnh , viết xong
tháng 10-1956, được đăng trên Nhân Văn số 4, ngày 5-11-1956. Còn các truyện
khác thì chưa đăng báo.
Truyện ngắn Con ngựa già của Chúa Trịnh đã làm Phùng Cung nổi tiếng trong
văn học, nhưng chính nó cũng là oan khiên của đời ông. Đây là một truyện loài vật,
mang tính chất ngụ ngôn, kể một con chiến mã của chúa Trịnh được đem dùng
làm ngựa kéo xe cho chúa. Con ngựa đưọc ăn uống dầy đủ trở nên béo phì, và
sức khoẻ cũng kém với tuổi già cho đến một ngày nó ngã xuống vì không đủ sức kéo.
Ngụ ý truyện này chỉ tríc bọn cộng sản sau khi về Hà Nội đã quen cuộc sống hưởng
thụ và làm nô lệ đảng. Chúng trở thành hèn yếu, chỉ biết mù quáng tuân lệnh chủ để
được vinh thân phì gia.. .
Trước tiên, Phùng Cung đã nêu lên những thành tích oai hùng của con ngựa chiến:
Một buổi sáng, trên các ngả đường, nhân dân các vùng lân cận nghe tin, lũ lượt đổ
về xem như nước chảy. Hàng nghìn ngựa tốt từ các nơi đem về được sắp hàng tề
chỉnh bên cạnh những kỵ binh nai nịt gọn gàng. Con Kim Bông ngơ ngác trước
quang cảnh mới lạ,lòng nó rộn ràng, mắt nó đăm đăm nhìn thẳng phía cuối đua trường
: như để dương oai với đồng loại, nó nén hơi, tóp bụng, cất tiếng hí dài, lanh lảnh
nghe sởn óc [. . .]. Sau ba hồi trống lệnh, các kị binh lên yên, ra roi, bắt đầu rời vạch.
Đoàn ngựa lồng lên trong bụi lốc mịt mù, những miếng đất bắn ra tứ phía như mưa
rào, nhân dân reo hò vang dậy. Chỉ trong chớp mắt con Kim Bông đã vượt lên
hàng đầu, vừa hí, vượt lên, chân trước khoăm lại như móc sắt, đuôi bay như giải
phướn, tưởng như chân nó không hề chạm đất. Ở phía xa ngườI ta nhìn nó chỉ
còn thấy một bóng trắng lấp lánh, oằn lên, oằn xuống như một con rồng trắng
uốn khúc. Nó bay tới phía nào là tiếng reo hò phía ấy vang lên không ngớt. . .
Sau một thời gian tham gia các trận đánh, con Bạch Long thiên lý mã đã lập được
nhiều chiến công, và được chúa Trịnh yêu quý, cho nó vào trong vương phủ. Chúa chọn
nó làm mã lệnh, sai lập hồ tắm riêng, suốt ngày sống sung sướng, không còn phải xông
pha nguy hiểm:
Một buổi sáng, nó đang đứng trong mã đài, hai con mắt đăm đăm vọng ra ngoài
bức thành cao ngất, nó bỗng thấy một mã phu nai nịt gọn ghẽ, khác ngày thường, đến
dắt nó ra đứng dưới mái hiên, phía tả hành lang. Nó sửng sốt, tưởng phen này lại được
xung trận. Một mã phu khác trải lên lưng nó một tấm gấm điều, xung quanh thêu kim
tuyến. Nó ngoái cổ lại, bỗng thấy mình đẹp như phụng hoàng. Hai mã phu nữa mang
đến đàng sau nó một vật gì vuông vắn giống như một nhà lầu, gấm vóc xanh đỏ phủ
quanh. Một mã phu nữa mang cương đóng vào gáy nó. Bộ cương quý giá và đẹp
đẽ làm sao! Đời nó chưa từng nhìn thấy. Hàm thiếc bằng bạc: hai đầu nạm vàng
sáng lóe. Nó sung sướng gục đầu xuống nhạp hàm thiếc một cách ngoan ngoản.
Khi mã phu buông tay, lạ lùng lắm, nó thấy hai vật gì to bằng hai cái lá đa che
ngang hai bên mắt, khiến nó chỉ nhìn thẳng phía trước mà thôi. Rồi một mã phu
đẩy nó lùi lại, đứng giữa hai càng gỗ sơn son thiếp vàng.Được chúa thương yêu,
cho vào vương phủ, được hưởng đặc ân, được phủ bề ngoài hào nhoáng, con ngựa
thấy mình đẹp đẽ, oai vệ vô cùng. Một đôi khi nó cũng có cảm giác xấu hổ, buồn tủi
vì mất tự do, mất cái thú tung hoành ngang dọc, nhưng nỗi buồn đó chỉ thoáng
qua, mà cái tự hào, thỏa mãn ngự trị mạnh mẽ hơn:
Bỗng dưng hai càng gỗ dúi mạnh một cái, cổ nó bệt xuống, miệng nó gần
chạm đất, nó vừa ngóc được lên thì giây cương đã ghìm thẳng. Nó cất bước thấy nặng;
cái nặng quái gở, như bóp nghẹt lấy cổ, có lúc bềnh bồng nhẹ đi một chút nhưng rồi
gáy nó càng như lún xuống. Nó phải lấy gân bốn bó mới giữ được cái thế đứng đường
bệ. Rồi bỗng có một ngọn roi da quất nhẹ vào mông, nó cắm cổ đi. Khi nghe tiếng
bánh xe nghiền mặt đá, nó mới biết là nó đang kéo xe cho chúa. Nó gục đầu đầu
xuống, lủi thủi kéo chiếc xe qua sân, hai mắt nó lờ đờ nhìn thẳng, mỏi mệt,
chán ngán.
Nhưng chẳng bao lâu, những chậu thóc trộn mật vừa ngọt, vừa bùi, những bó
lá trúc quân tử vừa thơm vừa ròn sậm sựt đã cùng những buồn tủi sầu muộn, cùng
những ước mơ trôi qua ruột, tống ra ngoài trả lại cho quá khứ. Con thiên lý mã quen
dần với chức vị. Nó thấy mình phải phò chúa cho đến hơi thở cuối cùng mới xứng
danh thiên lý mã.
Cuộc đời luôn luôn thay đổi, quân Trịnh đã thất bại tại chiến trường sông Gianh, chúa Trịnh muốn đem thiên lý mã ra thao trường tập dượt trước khi ra trận, song mấy lâu nay sống thanh nhàn, không luyện tập, vả lại tuổi già sức yếu, con Thiên lý mã cuối cùng đã ngã xuống sau một lúc gắng sức trổ tài:
Con thiên lý mã được dịp ra đua trường. Hai cái lá đa đã đuợc cất đi. Nó bàng hoàng nhìn trời, nhìn đất, mắt nó hoa hoa, đầu nó choáng choáng. Cảnh vật như quay chong chóng, cây như mọc ngược, núi như đổ xuống. Vưà gặp đồng loại một cái, nó cố gắng dóng hai tai, tóp bụng lại lấy hơi hí một tiếng để dương oai. Nhưng tiếng hí của nó vừa hé ra thì cụt lủn như có vật gì nút lấy mõm. Các đồng loại của nó cũng nhe răng ra cười rồi cùng cất tiếng hí làm cho nó càng uất. Không chờ nghe tiếng trống lệnh, nó đã lồng lên, tức thì các đồng loại của nó cũng bỏ vạch rượt theo. Tiếng trống liên hồi, con thiên lý mã càng cắm đầu cắm cổ chạy. Nó đã tưởng mình thắng cuộc, nó đắc chí ngoảy đầu lại thì bọn ngựa chiến đã tới sát đàng sau. Chỉ trong chớp mắt nó bị tụt lại. Không chịu nó càng lồng lên. Bỗng nó thấy nhói một cái ở trong ngang bụng như bị một nhát gươm chém mạnh nó ngã vật xuống, vùi đầu trong bụi lốc của đàn ngựa bay qua, nó biết là đứt ruột, không thể sống được. . .
Vì Phùng Cung gọi bọn cộng sản bằng loài ngựa kéo ,làm tôi mọi cho chế độ, một chế độ độc tài, quan liêu và thối nát như thời vua Lê chúaTrịnh cho nên bọn chúng căm tức, bỏ tù ông. Trong chế độ dân chủ khác, bài viết của ông không đem lại phiền hà cho ông như trong chế độ cộng sản. Cộng sản bao giờ cũng dùng người này đánh người kia, cài vào cái thế mọi người nghi ngờ, thù hận nhau như lời Phùng Cung đã nói trong Trăng Ngục:
Ôi! Tay chúng cầm lê
Đâm người - dấu mặt
Lại vội lau tay - vu cáo - gây thù
Cha con nghi ngờ
Vợ chồng cảnh giác
Già trẻ xóm giềng
Nhìn nhau len lén
Di họa đứng rình
Trong tối lửa tắt đèn
(xuống đường)
Họ đã dùng những người trong Nhân Văn, Giai Phẩm như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt để tra hỏi, vu khống và kết tội Phùng Cung. Những người yếu đuối dễ ngã lòng và cúi đầu làm theo cộng sản. Theo lời khai của Hoàng Cầm thì chính Hoàng Cầm đã góp ý kiến với họ Phùng khi ông viết truyện này, làm sao cho con ngựa đáng ghét. Truyện này, chỉ là một ngụ ngôn, nhắm châm biếm những sủng thần của chế độ, được địa vị cao, hưởng bổng lộc trọng nên mất hết khả năng, tài lực. Họ chỉ là những bị thịt, những túi cơm giá áo. Hạng này đầu hiện hữu trong mọi chế độ. Bài này làm cho những kẻ như Tố Hữu, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Huy Cận. . . phải nóng mặt vì họ nghĩ Phùng Cung đã ám chỉ họ, cho rằng bọn họ có chút tài năng nhưng nay tham miếng đỉnh chung, cam tâm làm con ngựa phục vụ chúa, đuợc ‘ gấm vóc xanh đỏ phủ quanh,.. .hai cái lá đa che ngang hai bên mắt, khiến [họ] chỉ nhìn thẳng phía trước mà thôi.. .mà nay thì mất hết tài năng, chỉ còn những thơ văn nịnh hót, giả dối, không hồn. Bài này nếu được viết dưới thời quân chủ hoặc thời Pháp thuộc, thì độc giả chỉ nở một nụ cười thích thú mà nhà cầm quyền cũng chẳng để ý đến những điều nhỏ nhặt trong văn học. Nhưng khổ thay, Phùng Cung đã sinh ra dưới thời cộng sản cho nên mỗi câu văn, mỗi chữ viết đều là tội. . .Nguyễn Chí Thiện cho rằng truyện Con ngựa gìà của chúa Trịnh của Phùng Cung là đặc sắc nhất về hình thức cũng như về nội dung[1].
Ông bị cộng sản bắt giam 12 năm. Tháng 7 năm 1979, Nguyễn Chí Thiện bị bắt trở lại và phải ngồi tù 12 năm vì tội trao tập thơ của ông cho tòa đại sứ Anh tại Hà Nội. Năm 1991, Nguyễn Chí Thiện dược thả, 1992, Nguyễn Chí Thiện và Phùng Cung viết thiệp mời các văn nghệ sĩ và Đỗ Mười, Lê Đức Anh dự lễ mừng thọ Nguyễn Hữu Đang 80 tuổi. Ngày Phùng Quán mất, Phùng Cung đã đứng ra tổ chức tang lễ khiến cho cộng sản lo ngại vì người tham dự qua đông với hàng chữ Một kẻ sĩ bất khuất!
Ngoài tài viết truyện, Phùng Cung cũng có tài làm thơ. Thơ của ông rất xuất sắc. Thơ của ông phản chiếu trung thực cuộc đời ông và xã hội ông.
Trước khi đưa ông vào tù, bọn Tố Hữu đã đưa ông ra đãu tố. Buồn nhất là chúng đã đưa các bạn ông là Trần Dần, Lê Đạt và Hoàng Cầm tố ông. Con trai ông, Phùng Hà Phủ, khi sang Canada đã viết như sau về cuộc đãu tố này:
Chủ trì buổi đấu tố gồm các ông Võ Hồng Cương, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Hoài Thanh. Cảm tưởng xót xa và ngỡ ngàng nhất đối với bố tôi là những bạn thường ngày chơi thân với bố tôi đều tham gia vào việc đấu tố. Ngày hôm đó, ông Trần Dần là người đứng lên tố để hai ông Lê Đạt và Hoàng Cầm làm chứng dối. Tội chính mà bố tôi bị tố là mang lòng hận thù cách mạng sau cái chết của bố mình (bị quy là địa chủ bị giam đên chết trong trại tù), lôi kéo người khác cùng về hùa để lăng mạ lãnh đạo... (xv-xvi).
Bài thơ ‘’Cảm ơn’’(296) của Phùng Cung và truyện ‘’Dạ ký’’ (223-248) có nhắc đến cuộc đãu tố này :
Bùn trát đầytôi
Đá nặng xô tôi.
Dưới vực thẳm
Tôi vẫn thấy trời xanh lắm.
Tôi chân thành cảm ơn
Ba bạn Dần, Cầm, Đạt
Đã giùm tôi
Cất gánh nặng luân hồi
(C?m ?n)
Vũ Thư Hiên viết về việc cộng sản ‘’ xuyên nguyên giục bị’’để cho bạn bè, anh em tố nhau rồi thù nhau:
. . . những nhà lãnh dạo của ta rất gỉỏi xui nguyên dục bị. Sau trận đánh, hàng ngũ văn nghệ sĩ tan tác, người nọ sợ người kia, người này hận người khác, mọi người nói xấu nhau.. . . Trong không khí chỉnh huấn, con người có thể bị biến đổi do tự kỷ ám thị trong một tập thể tự kỷ ám thị như trong cuộc lên đồng.
(Đêm Giữa Ban Ngày 116-117)
Sau khi mãn tù, Phùng Cung kể lại cho vợ con biết rằng mặc dù là đối tượng bị kiên giam biệt lập, nhưng khi biết rõ Phùng Cung là tác giả của ‘’Con ngựa già của chúa Trịnh’’ thì rất nhiều tù nhân khác tìm đến thăm hỏi, xem mặt, động viên, giúp đỡ. Nhất là thời gian đau ốm, được các bạn tù chăm sóc tận tình.
Tô Hoài, một trung thần của chế độ, trong Cát Bụi Chân Ai đã tỏ thái độ hằn học với các văn nghệ sĩ miền Nam như Hiếu Chân, Doãn Quốc Sỹ, Phan Nhật Nam và lộ vẻ mỉa mai trịch thượng với Phùng Cung :
Đọc truyện ngắn ‘’ Con ngựa già của chúa Trịnh đăng trên báo của Nhân Văn tôi cũng gật gù đại khái ‘’thằng này viết được’’ . Nhưng còn hộc máu ra mới nên cơm cháo đãy, con ạ’’ Cũng điếu đóm tập tành như mình ngày xưa, đâu đã mà có sừng có mỏ ngay!’’
Mười truyện còn lại hầu hết mang tính chất tố cáo.Những truyện này tấn công trực diện vào bản chất gian manh và tàn ác của chủ nghĩa cộng sản. Một số truyện còn dài hơn Con ngựa già của chúa Trịnh. Còn nội dung có thể bằng hoặc sâu cay hơn. Những truyện này mang tính cách tượng trưng và ẩn dụ.
Ván cờ khai xuân mang tính cách ẩn dụ. Không gian của truyện là làng Việt, ngụ ý là đất nước Việt Nam. Nhân vật chính trong truyện là ông Ba, là hình ảnh của Hồ Chí Minh :
Ông Ba dạt đi từ bao giờ, làm gì, ở đâu, chẳng ai biết. Người làng Việt chỉ thấy ông Ba bỗng nhiên xuất hiện ở làng từ trước ngày Nhật đảo chính Pháp. . .Khi ấy ông ba đã bước sang tuổi già, nhưng còn tráng kiện lắm.! Giọng nói của ông hơi lơ lớ hạ phang hoặc mán, Thổ . . ( 68)
Ông Ba là một kẻ gian manh khoác bộ mặt đạo đức. Ông tỏ ta là người thanh cao, giản dị, thich quảng giao,thích gần gũi mọi người và mến trẻ con (68-69). Ông giảng đạo đức cho con ông nhưng ông lại làm trò lừa đảo với cả con ông, một đứa trẻ con mới mười hai tuổi. Bị con ông vạch trần âm mưu gian lận, ông xấu hổ, ông dùng biện pháp đàn áp dã man để khủng bố con mình.
Giải thoát cũng là một truyện tố cáo lãnh tụ cộng sản gian manh. Nhân vật chính là ông Cả Miêng ( Miêng tức là Minh ). Ông là trùm phường chèo và cũng là trùm cờ gian bạc lận, và cũng là một tay đạo đức giả. Ông Cả Miêng đem đoàn chèo đi trình diễn khắp nơi, được mọi người trong đoàn coi như là một thứ ‘’ Bố Cái đại vương của làng Vân Ô ‘’ (143). Ông gian lận cờ bạc nhưng tự an ủi rằng ông đánh bạc với mục đích rất cao cả là
‘’ cướp của kẻ giàu san sẻ cho người nghèo’’ (144). Một mùa xuân, trong tnhững đêm tổ tôm tại làng Mai Khê, ông thua nhẵn, đang đêm ông bèn lấy trộm tiền bạc của các anh em trong gánh chèo để gỡ gạc, và càng đánh, ông càng thua cháy túi!
Con muông nòi nhằm châm biếm chủ trương tuyên truyền khoác lác của cộng sản. Nhân vật chính là lão Năm Xuân, người ổ Nha, đi chợ Đợ mua chó. Khi về gặp ông Ba Đường di bán bánh kẹo, Năm Xuân khoác lác về những hiểu biết về nuôi chó. Y quả quyết và tự hào về con chó mới mua :
- Nó mến tôi lắm đãy! Bây giờ tôi có buông dây, nó vẫn cứ kéo ống chạy theo cho mà xem. .
-Ấy chớ! Ba Đường vốn cẩn thận- Chó mới mua, ta cũng nên ‘’cẩn tắc vô áy náy’’ thì hơn!
Lời khuyên của Ba Đường chẳng những không vào tai Năm Xuân, lại ngầm sự thách thức, kích động lòng tự ái , xúc phạm sự uyên thâm, từng trải của bực thầy. Năm Xuân kéo Ba Đường dừng bước :
-Đây tôi buông xích cho bác xem (118).
Kết thúc là một màn bi kịch:
Con chó thấy Năm Xuân thong thả bước tới, nó cũng thong thả kéo xích bước đi, thấy lão đi nhanh, nó cũng đi nhanh , Năm Xuân thoáng thấy bối rối , lão dùng mẹo nhãng nhanh định dẫm lấy đầu dây, nhưng trượt chân lão ngã ngồi. Con chó chồm lên phi nước đại ( 119).
Dạ ký là những ác mộng của tác giả, và là những nét hý họa về các văn nghệ sĩ cộng sản. Ông đề cập phớt qua về các nhà văn Kim Lân, Tô Hoài, Xuân Diệu, Hoàng Càm, Lê Đạt. Phùng Cung kết hợp nghệ thuật cũ và mới cho nên truyện của ông vừa mang tính trào phúng lẫn ngụ ngôn. Ông hóm hinh kể cho ta nghe về Viện luyện lưỡi với hai trường phái Nam Hải và Đông Phương tại Hà Nội :
Sau mấy tiếng hò hét của hai vị giáo sư - giáo sư viện trưởng vươn ra một cái lưỡi đỏ, dài hàng trượng và hơn thế nữa.Cái lưỡi cứ ngoằn ngoèo lượn như xiếc Trung Hoa múa lụa vậy. Mấy hàng học viên do giáo sư này chỉ huy cũng phóng lưỡi đỏ, cũng ngoằn ngoèo nhưng còn ngắn hơn giáo sư nhiều- Còn vị phó giáo sư thì phóng một loại lưỡi khác thẳng đơ như dùi cao su, bề dài cũng hàng trượng, có kém cũng không đáng kể- Cái lưỡi của vị phó giáo sư không múa liệng mà cứ đập lên đập xuống, cái lối dẽo cứng. Theo tôi đúng là một trăm phần trăm cao su nhân tạo hay thiên nhiên thì không biết.- Mãy hàng học viên dưới sự huấn luyện của vị giáo sư này cũng phóng lưỡi ra cũng đập lên đập xuống, tất nhiên so với phó giáo sư còn kém nhiều (235).
Phần cuối của truyện là cảm nghĩ của tác giả về cuộc sống của các văn nghệ sĩ dưới ách cộng sản. Ông viết với một giọng đầy cay đắng về bản chất dối trá và nịnh hót của văn nghệ sĩ khi bẻ cong ngòi bút phục vụ cường quyền:
Tôi nghĩ sau này tôi phải viết một bài ‘’Cứt tụng’’. Dầu ai có chê bai cũng đành chịu vậy thôi. Trong đầu tôi mới xuất được một tứ : Cứt không thèm với tay vịn gió đổi mùi, nguyện hôi thối hết mình để người đời khỏi ngộ nhận!. . .(246)
Phòng tuyên truyền địa ngục nói hết về những thủ đoạn tuyên truyền dối trá của cộng sản để dẫn dụ những kẻ thiếu kinh nghiệm. Truyện Biệt tích, Mộ phách trình bày nỗi đau khổ của người dân bị cộng sản cưỡng bức , đàn áp bắt giam và giết hại.
Nói tóm lại, truyện của Phùng Cung là những bức tranh rất thực, rất sống động về xã hội cộng sản. Tại đây dân chúng bị lừa bịp, một số hiểu rõ bộ mặt thật tàn bạo và xảo trá của cộng sản thì họ đã mất mọi thứ tự do, bị đàn áp , khủng bố và giết hại. Bản thân của Phùng Cung cũng là một trường thiên tiểu thuyết về địa ngục cộng sản.

No comments: