Sunday, September 2, 2012

NGUYỄN THỊ CỎ MAY * THÁNG TÁM

Lần giở trang báo cũ ...
____________________________________________________________________________________
Nguyễn thị Cỏ May
Nhớ một ngày tháng 8 ... Và một người vừa ra đi
Cỏ May có nhiều liên hệ với xứ Miệt Dưới phải chăng vì đầu năm 1978, vượt biển tới Mã-lai, Cỏ May ghi tên với Đại diện Cao Ủy tỵ nạn chỉ xin đi Úc tỵ nạn, quốc gia duy nhứt, không có chọn lựa thêm quốc gia thứ hai mà không được đi ? Không xin đi Pháp mà được đi Pháp . Số phận an bày . Rồi cũng yên . Ngày nay có nhiều dịp tới Úc, không phải kiếm cơm mà cũng có cơm ăn . Nhờ Trời Phật thương, như cá sống nhờ nước . Như vậy có lẽ khá hơn . Nếu trước kia đi Úc theo nguyện vọng thì còn phải " lao động " may ra mới được " vinh quang " nhưng vẫn chưa chắc .
Ngày này nhớ lại ..., tức muốn nhắc lại ngày 20 tháng 8 năm 1995 tại " Thủ đô tỵ nạn của người Việt nam " tại Tiểu bang NSW .
Từ hai hôm nay, để cho một người bạn mượn, Cỏ May ra sức tìm lại quyển Bí Danh của Lâm Ngữ Đường do nhà báo Từ Chung, Tổng Thư ký Nhựt báo Chính Luận của Ông Đặng văn Sung, dịch . Theo người bạn của Cỏ May, Ông Từ Chung bị việt cộng ám sát vì đã dịch quyển này ? Và vài tài liệu Văn học khác như Trăm Hoa Đua Nở, số tháng 4 và 5/1958, Văn Nghệ sĩ Miền Bắc của Mạc Đình, Trần văn Giàu, ..., bổng bắt gặp một tập báo xuất bản ở Miệt Dưới như Việt Luận, Dân Việt, Chiêu Dương, Việt nam Thời Nay, Tiếng Nói Người Việt, Nhơn Quyền và Nhựt báo Thời Luận ở Los Angeles, Huê kỳ, ... Cỏ May theo thói quen bèn dừng lại lật ra đọc . Tất cả các báo này đều cùng tường thuật 2 cuộc hội thảo về Việt nam lần lượt tổ chức ở NSW năm 1995 . Liên Minh Dân chủ tổ chức với chủ đề " Việt nam : từ phản kháng tới đối lập " vào ngày 22 tháng 2 năm 1995, còn Bán Tuần báo Việt Luận và Trung Tâm Văn hóa Đồng Tâm tổ chức vào ngày 20 tháng 8 năm 1995 với chủ đề " Hậu quả 50 năm cầm quyền của tập đoàn cộng sản hồ chí minh ". Xếp báo lại mà Cỏ May vẫn còn giữ lại trong trí nhớ khá rỏ hình ảnh của những ngày ở Úc mười bảy nắm trước .
Một thời vang bóng
Liên Minh Dân chủ tổ chức hội thảo với chủ đề " Việt nam : từ phản kháng đến đối lập " vào buổi tối một ngày giữa tuần, theo Tuần báo Dân Việt số 81, ngày 2 tháng3/1995, mà cũng được gần cả 3 trăm người tham dự . Tuần báo Dân Việt cho rằng đó là " một thành công lớn của Ban tổ chức và Đồng bào Sydney ; một sức đẩy quan trọng cho việc yểm trợ các phong trào phản kháng và đối lập trong nước " . Cũng theo Dân Việt, thành phần quan khách tham dự gồm đông đủ đại diện các Giáo hội Phật giáo, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành, các Tổ chức trong Cộng đồng Người Việt nam và đông đảo đồng bào tại địa phương . Thuyết trình viên gồm những người quen thuộc trong Cộng đồng Người Việt Hải ngoại tới từ Huê kỳ, Canada, Pháp và tại Úc . Họ nhận định phong trào phản kháng trong nước chống lại chánh sách độc tài của chế độ là phù hợp với tinh thần dân chủ, với luật pháp quốc tế, đòi hỏi Hà nội phải thừa nhận sự phản kháng ôn hòa và ban hành qui chế đối lập, đòi hỏi Hà nội trả tự do ngay những người tù chánh trị, ... Sau hội thảo, Ban Tổ chức phổ biến Lời Kêu gọi tóm lược nội dung chương trình hội thảo .
Qua hôm sau, Liên Minh Dân chủ tổ chức hội thảo tiếp tại Quốc Hội ở Camberra và hợp báo ở Melbourne . Trong những người tham dự ngày đó nay có người không còn nữa . Như Cụ Cựu Ngoại trưởng Trần văn Lắm, ...
Riêng Liên Minh Dân chủ Việt nam ngày nay, dầu sao đi nữa, vẫn còn giữ được cho mình một thời vang bóng ...
Ngày này nhớ lại .
Khi nói " Ngày này nhớ lại " là ý muốn nhắc lại kỳ Hội thảo thứ hai vì thời điểm " tháng 8 " gợi nhớ ở Cỏ May khi Cỏ May lần giở những trang báo cũ trong lúc tìm những tài liệu cho bạn mượn . Nhớ sâu đậm hơn khi bắt gặp một cái tên trong danh sách thuyết trình viên mà hồi tháng ba vừa qua, trong dịp thăm viếng bạn ở Melbourne, gặp lại người ấy đứng trên bến xe điện, sát cửa xe, để đón bạn xuống xe trong lúc các bạn khác đứng xa hơn . Tay bắt, mặt mừng, cùng đi sát nhau, nhắc lại lần gặp gở, quen biết nhau hồi năm 1995 tại Sydney, trong buổi hội thảo do Tuần báo Việt Luận và Trung Tâm Văn hóa Đồng Tâm tổ chức . Anh hỏi thăm các Ông Bùi Tín, Võ Nhơn Trí lớn tuổi nay còn được mạnh giỏi, đi đứng dể dàng không ? Anh cho biết anh vẫn theo dỏi hoạt động của hai người này và ghi nhận những biến chuyển quan trọng trong tư tưởng của họ . Nói chuyện với anh, thấy trong lòng quí mến anh vì phong cách của anh nhưng Cỏ May vẫn chưa nhớ ra anh rỏ ràng . Biết tên anh vì anh tự nhắc lại . Và anh với Cỏ May là hai người tới quán ăn sau các anh khác vì mải mê nói chuyện . Tại bàn ăn, ngồi cách cây cột và nhạc quá ồn nên lại không nói chuyện tiếp được . Rồi ra về .
Trong tuần vừa qua, Việt Luận vừa Cáo phó và Phân ưu Anh Nguyễn văn Hưng . Việt Luận còn có thêm một bài dài nhắc lại Anh Hưng với những đóng góp lớn, tích cực và cụ thể của Anh cho Cộng đồng người Việt lúc mới tới định cư ở Úc .
Cỏ May điện thoại hỏi anh Dũng, Chủ báo, anh Nguyễn văn Hưng vừa mất, có phải là Anh Hưng tham dự trong thuyết trình đoàn hồi 95 không ? Tháng trước, Cỏ May được báo tin Anh Hưng cùng gặp nhau hôm ở Melbourne bịnh nặng . Anh Dũng đi vào bịnh viện thăm . Cho tới lúc được tin anh ấy mất nhưng vẫn chưa biết rỏ đó là Anh Hưng của năm 1995 ở Sydney, tức Tiến sĩ Hóa học Nguyễn văn Hưng, người nói chuyện hôm ấy về " Tuổi trẻ và 50 năm cộng sản " .
Nay biết đúng Anh sau một tuần Anh mất ! Biết đúng là Anh nhờ lần giở lại những trang báo cũ và anh Dũng xác nhận .
Hậu quả của 50 năm cầm quyền
Bán Tuần báo Việt Luận, Trung Tâm Văn hóa Đồng Tâm và Lực lương yểm trợ Phục quốc tổ chức hội thảo chánh trị ngày 20 tháng 8 năm 1995 tại Sydney . Trước đó Ông Lê Linh Thảo qua Paris gặp 2 Ông Bùi Tín và Võ Nhơn Trí tại tư gia một người bạn ở ngoại ô Paris để hội ý với nhau về chương trình . Sau buổi gặp gở, tất cả đều đồng ý về đề tài nói chuyện và mọi việc khác một cách vui vẻ .
Chương trình hội thảo diển ra suốt ngày 20/08, từ 9giờ30, với nghi thức khai mạc, Ban Tổ chức nhận định tình hình việt nam tổng quát, 15giờ30 thảo luận và đúc kết sau khi nghe 5 thuyết trình viên lần lược trình bày đề tài của mình, để 17giờ 30 bế mạc .
Nhận thấy nội dung những bàì thuyết trình của 17 năm trước nay, về căn bản, vẫn còn giá trị cho hiện tình việt nam nên Cỏ May trích lại dưới đây vài ý chánh .
- Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách nói về " Cách mạng việt nam : công và tội " . Ông lấy lại khẩu hiệu " Độc lập, Tự do, Hạnh phúc " trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đọc trước Công trường Ba đình, không quên trích dẩn xuất xứ, và đối chiếu với thực tế 50 cộng sản cai trị Việt nam để đi đến kết luận " Tình hình hiện tại ở trong nước, lề lối sinh hoạt của nhân dân và nhất là lối sống và nếp suy tư của cấp lãnh đạo cũng như cách làm việc của thiểu số vi-ti này đều chứng tỏ Cách mạng việt nam không phải là một cuộc cách mạng đích thực . Những cố gắng và hi sinh vô bờ bến của nhân dân việt nam - năm sáu triệu người chết và cả chục triệu người bị thương trong cuộc chiến tranh 30 năm - vẫn chưa đưa đất nước ra khỏi Thời đại phong kiến .
Độc lập, Tự do, Hạnh phúc vẫn chỉ là những cái bánh vẽ khổng lồ " .
- Tiến sĩ Võ Nhơn Trí phân tích và phê phán chánh sách đổi mới hiện nay ( năm 1995) của đảng cộng sản hà nội . Học ở Pháp và Anh, cũng như một số trí thức Tây phương lúc bấy giờ có xu hướng khuynh tả, ông gia nhập đảng cộng sản Pháp, năm 1960, về Hà nội phục vụ chế độ cộng sản, góp công giải phóng và xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội . Ông kẹt với chế độ làm hoang phí cho ông và bà vợ hết 23 năm dài . Với kinh nghiệm sống về cộng sản, sau khi trở qua được Pháp, ông vạch trần bản chất của chế độ một cách biện chứng dựa ngay trên những tài liệu của chế độ . Theo ông, ông phải nói ra cho nhiều người hiểu rỏ cộng sản vì biết mà không nói là mang tội nặng . Nhận định về chánh sách đổi mới của Hà nội, ông quả quyết không có đổi mới và Hồ Chí Minh không có tư tưởng đổi mới gì cả . Hà nội đổi mới chỉ là bắt chước rặp khuôn theo Bắc kinh . Ông kết luận " Càng đổi mới, càng giống như củ, tức thứ chuyên chính vô sản tồi tệ " .
- Tiến sĩ Nguyễn văn Trần trình bày " Hồ Chí Minh : con người và sự nghiệp " . Về con người, Hồ Chí Minh là một con người có ngoại hình vô cùng đơn giản, một thứ đơn giản " sáng chói " rất dể thu hút quần chúng . Trong giao tiếp, ông có khả năng biểu lộ những tình cảm tế nhị . Ông dể mê hoặc người đối thoại bằng sự lịch sự và sự mềm mỏng, có thể đóng vai trò một nhơn vật đáng tín nhiệm nhờ tác phong đạo mạo . Ông thích quyến rủ . Nhưng ông cũng tỏ ra "cạn tào ráo máng " với đối phương, có khi là bạn, là đồng chí, là đồng bào, ... Ông không khoang nhượng khi quyền lợi của đảng cộng sản bị phương hại . Tính gian xảo từ đó xuất hiện trở thành nét nổi bật của bản chất ông .
Về sự nghiệp, có lẽ nên mượn giai thoại này để hình dung " Tháng 6/1944, Hồ Chí Minh và Tướng Salan dừng chân ở Ấn độ . Trong lúc đang viếng Điện Taj Mahal, Tướng Salan trầm trồ vẻ đẹp của kiến trúc thì Hồ Chí Minh nói tôi bị quyến rủ thật nhưng xin đừng mời tôi chiêm ngưởng những đề tài thể loại này . Chúng tôi phải khởi đi từ mảnh đất trống trơn . Chính từ mảnh đất trống, sạch trơn đó, chúng tôi sẽ đút kết tinh hoa cách mạng sau khi đã thanh toán quá khứ " .
Thì ngày nay Hồ Chí Minh và kế nghiệp, đảng cộng sản thực thi tư tưởng hồ chí minh đã thành công phá sạch đất đai, quá khứ, tiêu diệt sạch những giá trị nhân bản để biến Việt nam sẽ trở thành một dân tộc trơ trọi vô hồn .
- Nhà báo Bùi Tín chọn đề tài " Đối thoại và bao dung " . Ông cho rằng 50 năm sau cách mạnh tháng 8 và 20 năm sau thống nhứt là bài học sâu đậm qua đó phải thấy Dân chủ là một yêu cầu cấp bách, là điều kiện và lực thúc đẩy để phát triển, là Diển đàn cho tinh thần đối thoại và bao dung . Tuổi trẻ là một lực lượng lao động đông đảo vì chiếm đa số dân số .
Theo ông, Dân chủ là con đường duy nhứt đưa dân tộc đến ấm no, giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc .
Trả lại quyền dân chủ cho nhân dân, cho xã hội là món nợ của thế lực cầm quyền . Đây là lẽ phải, không phải là sự ban ơn .
Trong xu thế đấu tranh, thời cơ và tình thế để chuyển biến sẽ đến . Trong thực tế xã hội, với muôn hình vạn trạng, cuộc đấu tranh đang diển ra sôi nổi và sáng tạo . Ánh sáng dân chủ đã ửng hồng ở chân trời Tổ quốc . Một thời kỳ lịch sử mới chói sáng tự do đang đến, làm rạng rỡ giang sơn gấm vóc của đất nước Vìệt nam ta "
- Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng " Năm mưoi năm ... Đời ta có đảng hay Tuổi trẻ và cái lầm to thế kỷ " . Ông nói về tuổi trẻ, tức về giá trị và khả năng con người nên ông tố cáo Hồ Chí Minh đưa ra khẩu hiệu " ... Vì lợi ích trăm năm trồng người " là ông chôm nguyên câu nói của người xưa, chớ hoàn toàn không phải của ông . Ông Hưng xác nhận dân tộc việt nam là một dân tộc rất trẻ và hỏi đảng cộng sản đã làm được gì cho tuổi trẻ " trong 50 năm đời ta có đảng " khi " đống xương vô định đã cao bằng đầu " ?
Ông tố cáo sự tàn ác dã man của chánh sách cải cách ruộng đất ở Miền Bắc " Địa hào đối lập ra tro, Lưng chừng phản động đến giờ tan xương " ( Xuân Diệu ) và chánh sách nướng thanh thiếu niên miền bắc ở chiến trường thôn tín miền nam với khẩu hiệu " Sanh Bắc tử Nam " .
Về mặt xã hội, ông Hưng phơi bày đất nước " nghèo mạt rệp vẫn hoàn ...mạt rệp " . Thế mà cái loa tuyên truyền vẫn ra rả tâng bốc vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản quang vinh .
Ông kết luận " ...trong thời bình, thời cách mạng tin học này, đảng cộng sản không lừa dối được ai . Cái tài xách động dân chúng và đặt ra khẩu hiệu, phương châm thật kêu bây giờ không hợp thời nữa. 50 năm trồng người của đảng chẳng đi đến đâu cả, ta có nên chờ tới trăm năm hay không ?
Có lẽ đã đến lúc xọt rác lịch sử phải được mở rộng để chủ nghĩa cộng sản chui vào . Đã đến lúc Việt nam nên hướng tầm mắt theo các quốc gia Đông Âu mà nhìn rỏ chủ nghĩa cộng sản là một cái lầm to thế kỷ " .
Ông Nguyễn văn Hưng, nhà nghèo, nhờ học giỏi được học bổng Chánh phủ Sài gòn qua Úc học ( Plan Colombo) . Trong lúc còn đang học, ông bắt đầu tranh đấu trong hàng ngũ sinh viên để làm sáng tỏ chánh nghĩa của Miền nam trong chiến tranh . Miền nam đánh giặc để bảo vệ Miền nam chống lại giặc xâm lược cộng sản hà nội có mặt trên lảnh thổ Miền nam đánh phá Miền nam . Sau khi Sài gòn mất, ông tranh đấu quyết liệt hơn, tố cáo trước dư luận quốc tế tội chống nhơn loại của cộng sản hà nội . Đồng thời, ông nổ lực hoat động về mặt xã hội, giúp đở đồng bào mới tới Úc tỵ nạn .
Ông Nguyễn văn Hưng khác với nhiều người cùng lứa tuổi hay lớn hơn, tới Úc du học bằng chương trình Colombo, có người đã là sĩ quan trong Quân đội Sài gòn, lại chạy theo cộng sản, hoạt động cho Hà nội, chống lại Miền nam . Cho tới ngày nay, những người này vẫn còn lơ láo vì muốn theo việt cộng mà việt cộng lại không nhận . Công hản mã vẫn chưa được bề trên một lần đải ngộ .
Nghĩ thật tội nghiệp cho sự vô minh của chúng sanh !
Nguyễn thị Cỏ May

No comments: