Saturday, September 8, 2012

TS. MAI THANH TRUYẾT 8 MÔI TRƯỜNG

UNICODE
RFA – Tạp chí Khoa học & Môi trường:
Bối cảnh Lịch sử của Chiến dịch Ranch Hand/ Historic Background of The Operation Ranch Hand
Dr. Mai Thanh Truyet

Một trong những tài liệu về chiến tranh Việt Nam đã được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giải mã gần đây, đó là tập tài liệu “ A review of the herbicide program in South Việt Nam”. Trong tập tài liệu nầy, ý định và lý do việc phun xịt hóa chất khai quang trong những khu rừng rậm và khu thưa dân cư được chính phủ Hoa Kỳ giải thích tương đối rõ ràng. ÝÙ định đầu tiên về chiến dịch khai quang ở Việt Nam đã nảy sinh từ tháng 7 /1961. Giới hữu trách Hoa kỳ lúc bấy giờ dã nghĩ rằng phương pháp khai quang có thể sử dụng để gia tăng khả năng và tầm quan sát dọc theo các trục lộ giao thông và đồng thời chận đứng đường tiếp tế lương thực của địch quân.
Hỏi 1: Trước hết xin TS MTT cho biết diễn tiến của chiến dịch nầy từ lúc ban đầu.
Đáp 1: Sau khi đề nghị sử dụng thuốc khai quang ở Việt Nam được chấp thuận, TrungTâm Thí Nghiệm Phát Triển Chiến Đấu (The Combat Development Test Center) bắt đầu nghiên cứu mức độ khả thi của chiến dịch khai quang tại miền nam Việt Nam.
Và ngày 7/1/62, ba trong sáu chiếc C-123 được chuyển về phi trường Tân Sơn Nhứt, Saigon. Và từ đó chương trình khai quang được lấy tên là Chiến Dịch Ranch Hand với nhiệm vụ chính là thử nghiệm xem việc sử dụng thuốc diệt cỏ có cơ sở vững chắc không, ấn định độ nồng của thuốc, và phải thực hiện như thế nào.
Ngày 12/1/62, chiến dịch Ranch Hand bắt đầu công tác thử nghiệm dọc theo quốc lộ 15 về hướng tây bắc của Saigon.. Ngoài việc sử dụng các phi cơ thuộc chiến dịch Ranch Hand, Việt Nam Cộng Hòa cũng đã dùng phi cơ vận tải C-47 và nhiều trực thăng H-34 để trắc nghiệm quan niệm sử dụng thuốc diệt cỏ. Nhiều cuộc thử nghiệm khác cũng được thực hiện tại vùng Cà Mau. Các cuộc thử nghiệm đó kéo dài đến ngày 20-3-62 thì chấm dứt để chờ kết quả lượng giá xem ảnh hưởng của chất hóa học đối với cây cỏ như thế nào.
Hỏi 2: Kết quả của việc thử nghiệm và lượng giá ảnh hưởng lên cây cỏ như thế nào thưa TS?
Đáp 2(MTT): Để trả lời câu hỏi nầy, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu GS Trần Cảnh Xuân, Chủ tịch HĐQT Hội KH&KT Việt Nam, trụ sở tại Nam Cali trình bày vấn đề nầy, vì đây cũng là đề tài thuyết trình của GS trong ngày Hội thảo về Vụ Kiện Chất Da Cam của Việt Nam ngày 12/12/04 tại đây. Xin mời GS TCX.
Đáp 2(TCX): Kính chào Quý thính giả của Đài ACTD và xin cám ơn TS MTT. Xin thưa rằng sự vụ nhế thế nầy. Một tướng lãnh quân đội Hoa Kỳ đã đến Việt Nam ngày 4-12-62, hướng dẫn một phái đoàn chuyên viên về thuốc diệt cỏ thuộc Quân Đoàn Hóa Học để xác định tính cách khả thi của việc sử dụng chất hóa học bằng cách dùng phi cơ để xịt từ trên không và đồng thời sử dụng các phương tiện xịt thuốc dưới đất nhằm tiêu hủy các loài thảo mộc vùng nhiệt đới tại vài nơi được lựa chọn làm mục tiêu thí điểm tại miền Nam.
Vấn đề đáng lưu tâm nhất của phái đoàn chuyên viên hóa học là làm thế nào để gia tăng tầm nhìn xa trên các trục lộ giao thông và trong các khu rừng rậm để dễ dàng kiểm soát từ trên không và dưới đất các mạch lộ được địch quân sử dụng để chuyển quân và tiếp vận nhằm giảm thiểu các vụ đột kích của địch và khám phá dễ dàng nơi đóng quân của đi.ch.
Đoàn chuyên viên đã thẩm định 21 mục tiêu tại 11 vùng thí điểm với kết luận là sự xịt thuốc từ trên không có hiệu quả 70% và xịt từ dưới đất có hiệu quả 60% về phương diện “thấy rõ” nhìn theo chiều đứng từ trên không và nhìn theo chiều ngang trên mặt đất. Đoàn chuyên viên còn khuyến cáo là nên tăng nồng độ thuốc diệt cỏ và kiện toàn phương tiện xịt thuốc.
Hỏi 3: Sau khi nghe khuyến cáo và thẩm định mức hiệu quả, chiến dịch Ranch Hand đã tiếp diễn như thế nào thưa GS?
Đáp 3(TCX): Tiếp theo lời khuyến cáo của phái đoàn lượng định, hai phi cơ C-123 được điều chỉnh để gia tăng khả năng phun xịt thuốc lên đến 1,5 gallons cho mỗi acre (3600m2). Vào tháng 8-1962, việc xịt thuốc diệt cỏ được phép áp dụng tại sáu vùng dọc theo các kinh đào tại Cà Mau. Các vụ thử nghiệm trên đạt thành quả tốt đẹp với mức độ từ 90 đến 95 % “thấy rõ” (visibility) dọc theo các kinh đào. Vào tháng 12,1962, các mục tiêu xịt thuốc đươc chọn dọc theo các thông lộ tại vùng núi gần thành phố Qui Nhơn. Sau đó chiến dịch khai quang tạm ngưng để chờ cho đến mùa mưa bắt đầu từ tháng sáu vì thuốc diệt cỏ có hiệu quả cao nhất trong mùa mưa khi cây cỏ tăng trưởng ma.nh.
Hỏi 4: Sau đó thì chiến dịch lan rộng đến đâu thưa GS?
Đáp 4(TCX): Đến tháng 6 và 7-1963, chiến dịch khai quang được tiếp tục tại các kinh đào trong vùng Cà Mau và dọc theo đường dây dẫn điện Đa Nhim từ Đà Lạt về đến Saigon. Cũng trong thời gian nầy thiết lộ xe lửa từ Saigon đến Phan Thiết và nhiều thông lộ và kinh đào cũng được khai quang.
Hỏi 5: Trong suốt thời gian phun xịt vừa kễ trên, đã có cuộc tổng kết nào được thực hiện không thưa GS?
Đáp 5(TCX): Vào tháng 9-1963, Bộ Quốc Phòng Mỹ tổng kết những kết quả của các cuộc thử nghiệm bắt đầu từ tháng 9-1962 đến tháng 9-1963.Kết quả của chiến dich cho thấy giá trị quân sự rất rõ rệt trong chiến thuật chống địch, do đó chiến dịch khai quang được lệnh tiếp tục thi hành. Cả hai Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ đồng ý tăng cường chiến dịch rộng rải hơn. Sau tháng 9-1964, các cố vấn Mỹ cấp quân đoàn được ủy quyền thi hành chiến dịch xịt thuốc bằng tay.
Vào tháng 7-1964, chiến dịch Ranch Hand bắt đầu xịt các mục tiêu trong vùng rừng đước tỉnh Gò Công. Lúc đó Việt Cộng kiểm soát hầu hết cả vùng, và các chuyến bay thường bị địch quân xạ kích. Chiến dịch khai quang tại Gò Công kết thúc vào ngày 22-7-1964. Chiến dịch Ranch Hand kéo dài được hai năm rưỡi với 800 phi vụ và với lượng thuốc diệt cỏ là 250 ngàn gallons trên một diện tích gồm 80 ngàn acres(32 ngàn mẫu).
Hỏi 6: Chính phủ cũng như quân đội Hoa Kỳ có điều tra về ảnh hưởng lên môi trường của chiến dịch nầy không? Và nếu có thì kết quả ra sao?
Đáp 6(TCX): Độ 5 năm sau khi chiến dịch Ranch Hand bắt đầu từ tháng 1-1962, một cuộc nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng lâu dài của thuốc diệt cỏ đến sinh thái tại Việt Nam đã được Viện Nghiên Cứu Miền Trung Tây( The Midwest Research Institute) tại Hoa Kỳ thực hiê.n. Cuộc nghiên cứu đã thu thập các dữ kiện gồm hơn 1500 bài liên hệ trong các tạp chí khoa học và tài liệu của hơn 140 nhân vật có thẩm quyền trong chánh phủ, các trường đại học, và các cty kỹ nghệ hóa chất. Mục tiêu căn bản của việc nghiên cứu là tìm hiểu hậu quả sinh thái của hóa chất diệt cỏ đã được sử dụng trên bình diện qui mô và tác dụng của thuốc còn đọng lại trong đất và ảnh hưởng lâu dài đến thực vật, động vật và môi trường vật chất.
Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy các hóa chất sử dụng không tồn tại trong đất lâu dài. Với nhiệt độ trung bình và mưa nhiều của vùng nhiệt đới như Việt Nam, chất màu cam tiêu tan trong một thời gian rất ngắn vào khoảng một tháng; chất màu xanh cũng tan biến trong một thời gian ngắn như chất màu cam; còn chất màu trắng thấm vào đất từ 2 đến 6 feet và tồn tại lâu hơn. Một điều đáng lưu ý là các hóa chất đó không độc (non- toxic), không ăn mòn (non-corrosive), và nói chung không hại đến sinh mạng của người và thú vâ.t. Tại Hoa Kỳ, các loai hóa chất khai quang nói trên được sử dụng hằng năm trên một diện tích hơn 400 triệu acres trong suốt 20 năm mà không có ảnh hưởng tai hại nào.
Hỏi 7: Trở qua TS MTT. Về vụ kiện do Hội NNCDC Việt Nam kiện 37 cty hóa chất Hoa Kỳ tại tòa án Brooklyn New York từ đầu năm 2004, cảm tưởng của TS như thế nào sau những lời trình bày của GS TCX qua tập tài liệu của Bộ QP Hoa Kỳ.
Đáp 7(MTT): Thưa anh, vào tháng 1/2004, Việt Nam qua Hội trên đã kiện 37 cty hóa chất Hoa Kỳ, nhưng thật sự từ năm 1962, Việt Nam đã bắt đầu xách động chiến dịch tố giác HK phun xịt chất Da cam làm chết người. Ngay khi chiến dịch Ranch Hand phát động được vài tháng, ngày 10/12/1962, GS Trần Hữu Tước ở Hà Nội đã kêu gọi trên Đài phát thanh Hà Nội bằng Anh ngữ như sau: ”Chúng tôi kêu gọi các nhà khoa học trên thế giới rằng Mỹ Diệm đã xử dụng chất hóa học ở miền Nam. Đó là chất màu xám như khói, và chất màu trắng như hơi nước tàn phá mùa màng, cây cỏ, rừng, và gây thương tích và làm thiệt mạng người và thú vâ.t. Đối với cây cỏ, trong vòng 14 tiếng đồng hồ sau khi thuốc được rãi xuống, là cây rừng vàng úa và rơi rụng; loại cây nhỏ chết ngay từ ngọn đến rễ. Cây ăn trái như cam quít bị chứng khô và chết. Người lớn bị ảnh hưởng chất hóa học bị nghẹt thở, ói mữa, ngất xỉu, hoặc ngã bịnh từ 20 tiếng dồng hồ đến 4 ngày. Trẻ con bị bịnh, xuất huyết hay chết. Gà, vịt, heo, chó và các thú vật khác uống nhầm nước có chất độc đều bị chết.”
Và tin tức được suy diễn như sau, ngay sau bảng tin trên:” Cho đến nay, gần 500.000 (năm trăm ngàn) người, hầu hết dân số của tỉnh Kiến Hòa (dân số của tỉnh Kiến Hòa theo “thấng kê” của Hà Nội) đều bị ảnh hưởng ít nhiều hay trầm tro.ng. 46 ngàn nạn nhân hầu hết là trẻ con, đàn ba,ø và người già đang trong tình trạng nguy ngập, bị ngứa cả người, ói mửa và sưng cả người. Thân thể của bà Khai tại GiồngTrôm bị sưng phù không thể đi đứng đươ.c. Các con của ông Tài, 2 trai và 1 gái đã chết vì ăn nhầm trái cây bị nhiễm độc v. v...”
Thưa anh, đây là kết quả rất “chính xác”của phía Hà Nội về ảnh hưởng của chất Da Cam ngay trong giai đoạn đầu tiên!
Hỏi 8: Như vậy kết luận của TS về vấn đề nầy như thế nào?
Đáp 8: Như chúng tôi đã thưa chuyện cùng thính giả trên chương trình Tạp chí KH&MT, trong hơn 20 lần phát thanh vào năm 2004 về đề tài liên quan đến chất Da cam Việt Nam trong chiến dịch Ranch Hand, chúng tôi đã khơi mở từng góc cạnh của vấn đề cũng như loan tải những thông tin khoahọc về vấn nạn trên. Chúng tôi không phủ nhận tính độc hại của chất Dioxin, một phụ gia trong quá trình sản xuất chất diệt cỏ 2,4,5-T và có nồng độ từ 1 đến 2 phần triê.u. Do đó tổng lượng Dioxin được ước tính là 170 đến 180 Kg trải rộng trên một diện tích phun xịt là 23.500 Km2 từ vỹ tuyến 17 đến mũi Cà Mau. Với thời gian phun xịt gần hay trên 40 năm, chúng tôi không nghĩ là chất Dioxin trong chiến dịch Ranch Hand còn ảnh hưởng đến ngày nay. Việc 4,8 triệu nạn nhân được Việt Nam mô tả là nạn nhân của chất da cam cần phải được duyệt xét laị nếu quả thật có một số lượng lớn nạn nhân nêu trên. Việt Nam trong thời gian phát triển nông ngư nghiệp và kỹ nghệ ồ ạt từ 1986 trở đi, và qua việc xử dụng hàng năm trên 9,5 triệu tấn hóa chất cùng phân bón, cũng như trên 300.000 tấn đủ loại các thuốc diệt cỏ dại, trừ sâu rầy. Phần lớn các loại hóa chất nầy được xếp vào loại dioxin-tương đương và có ảnh hưởng độc hại lên sức khỏe và môi trường tương đương như dioxin. Thiết nghĩ, đây là câu trả lời rốt ráo của vấn đề nếu Việt Nam thực sự có trên 4,8 triệu nạn nhân.
Kính chào Quý thính giả của Đài ACTD.


No comments: