Thursday, October 20, 2016

30-4-75- CHU TỬ - QUÂN ĐOÀN IV - KHÁNG CHIẾN QUÂN

Sunday, April 21, 2013

VIÊN LINH * 30-4-1975 CHU TỬ

Kỷ Niệm 30 tháng 4, Nhớ Chuyện 75 Di Tản Buồn

E-mail Print
Read 1523 times.
User Rating: / 0
PoorBest 

Xin mời quý bạn đọc về nhà văn Chu Tử... 


 Nhà văn Chu Tử ra đi năm 1975 vào những giờ cuối của VNCH, và những ngày Tháng Tư nghiệt ngã ấy, tàu tôi đi bị mắc cạn tại đoạn gần ngã ba sông Nhà Bè, mà một hướng nước chảy về Cát Lái, một ngã nước xuôi dòng ra sông Lòng Tảo, nhưng rồi được tàu bạn cứu bồ kéo ra để đi tiếp, mặc dù súng của địch quân bắn xa xa nghe vọng trên đường chúng tiến quân đánh chiếm Sài gòn. Cũng trên con sông Lòng Tảo ấy, nhà văn HQ Lê Bá Thông kể chuyện di tản xưa về Chuyến Hải Trình Định Mệnh:
http://thuvien.maivoo.com/Hoi-Ky-Tuy-But-c21/Chuyen-Hai-Trinh-Dinh-Menh-d2587

Trên đường di tản, nhà văn Chu Tử chẳng may lâm nạn và đã qua đời, xin quý ACE xem bài viết của hay nhà văn Hoàng Hải Thủy và Viên Linh kể chuyện về Chu Tử...
Nhà văn Chu Tử chết và sống, Hoàng Hải Thủy: http://hoanghaithuy.wordpress.com/2009/11/30/chu-tu-chet-va-song/

Nhà văn Chu Tử (trái), họa sĩ Vũ Hối (phải), 1967
Nhà văn Chu Tử (trái), họa sĩ Vũ Hối (phải), 1967

Viên Linh ghi nhận:
Trong giới văn nghệ sĩ, 30 Tháng Tư mở đầu bằng một cái tang, cái tang đúng ngày 30 Tháng Tư: đó là cái chết của nhà văn Chu Tử. Ðúng 58 năm trước, anh ra đời cũng vào Tháng Tư, ngày 17.

Nhà văn Chu Tử (17.4.1917-30.4.1975).
Vào ngày 16 Tháng Tư 1966, nhà văn Chu Tử bị ám sát bằng 4 viên đạn xuyên qua cổ, răng, miệng, nhưng đã không chết, có thể vì đối với ông, đạn súng lục quá nhỏ. Chín năm sau, 30 Tháng Tư 1975, ông chết vì một viên đạn lớn hơn, một viên B40 từ bờ bắn lên tàu Việt Nam Thương Tín, khi con tàu này đang từ sông Lòng Tảo, Vũng Tàu, chạy ra khơi.
Tàu Việt Nam Thương Tín
Tàu Việt Nam Thương Tín


Nhiều thế lực ở đằng sau mũi súng không thích những Sự Thật do Chu Tử viết ra trên báo Sống hay các báo do ông chủ trương. Ở lần ông bị bắn năm 1966, chúng tôi đã viết một bài ngắn đăng trên Tuần báo Nghệ Thuật mà sau này được ông trích đăng lại trong cuốn Không Hận Thù, như sau: "Ðối với bản thân tác giả Yêu, hẳn nhiên những sự đưa đến cái chết, và chính cái chết là một vấn đề Sống. Sống theo quan niệm của một người trí thức hành động. Người trí thức hành động Chu Tử đã đối đầu với những vấn đề nguy hiểm, nhưng đó là những vấn đề ông có thể kiểm soát nổi. Nếu ông tin rằng người ta không thể giết ông vì những điều ấy, thì niềm-tin-chu-tử không phải niềm tin của một tâm hồn thơ ngây, nhưng là của một tâm hồn tràn trề hy vọng ở một cuộc sống tốt đẹp, cuộc sống ao ước. Ao ước và hy vọng dĩ nhiên lại là những gì mà chúng ta không có cách kiểm soát được..." (1)

Nhà văn Chu Tử có tên khai sinh là Chu Văn Bình, ra đời ngày 17 Tháng Tư năm 1917 tại làng Mía, Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Theo lời tự thuật của ông, vì bạn bè trong lớp sỉ nhục, sau khi đậu tiểu học, ông chỉ mất có ba năm thì thi đậu tú tài. Mất thêm mấy năm nữa, ông học Luật tới năm thứ ba, rồi nghỉ một thời gian, không rõ vì sao. Sau nghe ông đậu cử nhân Luật và trở thành một trong vài người đậu cử nhân hồi những năm cuối thập niên ba mươi, đầu thập niên bốn mươi tại tỉnh Sơn Tây. Tham gia sinh hoạt đấu tranh từ nhỏ, trong khi còn học lớp nhất trường Hưng Hóa, Chu Tử, vào đêm nổi dậy của Việt Nam Quốc Dân Ðảng năm 1930, đã theo đàn anh Nguyễn Khắc Nhu, biệt danh Xứ Nhu, phó đảng trưởng, đi hạ đồn Hưng Hóa. Thất bại, bơi qua sông trên đường rút lui, tới được bờ thì quá mệt, và quá vui, nhà cách mạng 13 tuổi ngủ một giấc, và từ đó mất liên lạc với Xứ Nhu. Ông bị tù thời Pháp, sau đó còn bị tù thời Nhật, thời Ngô Ðình Diệm, như ông viết. Tuy vậy thời Việt Minh, ông có lần ngồi xử án một vài phiên tòa địa phương.


Hồi thanh niên Chu Tử mở trường dạy học, học trò rất đông. Nhưng lòng ông không ở đó. Ông dừng lại ở văn chương, ở báo chí, văn, ông đã cho xuất bản một loạt các truyện dài mà nhan đề chỉ có một chữ: Yêu (Ðường Sáng, Saigon, 1963, tái bản 3 lần trong một năm), Sống, tức Loạn I (Ðường Sáng, 1963), Loạn (Ðông Bắc, 1964). Cuốn nào cũng là truyện dài, và truyện nào cũng đăng báo trước khi in thành sách. Thường là đăng báo của ông, như tờ Sống, hay báo do ông chủ trương, như Dân Việt, Ðời, Sóng Thần, vì với ngòi bút công phá tàn khốc, Chu Tử không còn được phép đứng tên làm chủ nhiệm một tờ báo nào nữa, sau tờ Sống.



Trong sinh hoạt báo chí, tôi ít có dịp làm việc với Chu Tử, trừ một thời gian ngắn phụ trách phần điện ảnh cho báo Sống của anh, và thời gian viết truyện dài Gió Thấp cho báo Sóng Thần do anh chủ trương. Tờ báo sau cũng gây nhiều sóng gió, và là mục tiêu của một cuộc xung đột nghề nghiệp, hay xung đột chủ trương, đến mức tàn khốc. Một trong những chuyện xảy ra, làm rung chuyển giới truyền thông lúc ấy, là vụ bắn bỏ Vân Sơn Phan Mỹ Trúc, chủ nhiệm tờ Ðông Phương. Lúc ấy tôi cũng đang viết một truyện dài cho Ðông Phương. Hai tờ báo ở cùng một con đường Võ Tánh, tờ bên số lẻ, tờ bên số chẵn, đi bộ chỉ vài phút. Hai tờ báo ấy lại đang bút chiến với nhau. Ðến Ðông Phương ngồi viết xong đoạn truyện đủ in cho báo ngày hôm sau, tôi đi qua Sóng Thần ngồi làm việc tương tự, ở cái bàn ngay cửa phòng sắp chữ. Bao giờ tôi cũng lại Sóng Thần sau, vì thích cà kê ở đây lâu hơn. Ở quãng giữa hai tờ báo là phở Hà Nội, nơi các ký giả gặp nhau, cũng là nơi tôi ghé vào bảo họ lát nữa mang lên Sóng Thần cho tôi một chai bia Larue có hình trái dứa và một ly đá. Lùi về phía sau là nhà thờ Huyện Sĩ, nơi có một quán cà phê bí tất, chéo góc với quán xôi lạp xưởng của mấy mẹ con một bà người Bắc.


Một hôm đang ngồi ăn nhậu trong quán cà phê bí tất với bạn bè, Vân Sơn Phan Mỹ Trúc bị dí súng vào đầu. Một tiếng nổ. Kẻ lạ mặt, do đồng bọn chở bằng Honda hai bánh từ ngoài bước vào, giữa ban ngày, rút súng xử tử chủ nhiệm Ðông Phương, rồi rảo cẳng đi ra, leo lên sau xe Honda, mất dạng. Cái tin gây lặng ngắt trong chỗ tôi ngồi uống bia. Tôi không đi đưa đám Vân Sơn, nhìn vành khăn trắng trên đầu một phụ nữ não nùng, tôi thù ghét tên mặt tái. Theo mô tả, đó là kẻ sát nhân. Tôi nghĩ tôi đã gặp y nhiều lần. (2)


Trong không khí đó, những cuộc xung đột trong làng báo không còn là những bài báo xuông nữa. Ngay trong nội bộ cũng gay cấn. Anh Chu Tử, tuy là người đứng chủ trương nhật báo Sóng Thần, nhưng lại không thoải mái khi tới tòa soạn. Rồi chẳng bao giờ anh tới nữa, nằm nhà lãnh lương, rút xì phé. Có khi chỉ có ba người, chúng tôi cũng vẫn rút, cho anh đỡ buồn. Nhất là khi trong ba người lại có một anh Việt Cộng hồi chánh như Kim Nhật - tác giả cuốn Cục R - cò gỗ mổ cò thật như hôm đó, thì chán biết nhường nào? Anh nhắc tôi kể chuyện phim ráng viết cho dài, như một cái truyện ngắn, vì tôi thường viết ngắn, chủ trương đủ ăn thì thôi, hôm nay đong gạo hôm nay, chuyện mai mai tính.

 Một hôm anh bảo tôi, khi tôi đã leo lên cái xe Lambretta định đi. "Này cái chuyện phim hôm rồi cậu viết dài hơn nửa trang như thế là được, tuy nhiên cậu lại không viết nhan đề. Tôi thấy tên phim là La Chevauchée, tôi đặt là Ðoàn Kỵ Mã đấy. Ðược không?" Dĩ nhiên là được. Chị Gilberte Nguyễn Văn Lợi, chủ hãng phim Columbia tại Sài Gòn đưa cho tôi tờ Ciné-Revue, trong có thuật chuyện phim này, sắp chiếu ở Eden hay Ðại Nam gì đó, tôi phải chuyển ra Việt ngữ, tôi đã xem phim đó đâu mà nói được hay không được. Tôi cũng chẳng nhớ nội dung câu chuyện như thế nào, vì tài tử cưỡi ngựa bắn súng cỡ Randolphe Scott là tài tử tôi chỉ xem qua một lần rồi bỏ.


Nhà văn Chu Tử lìa đời trên sông Lòng Tảo, trên thuyền Việt Nam Thương Tín. Hôm đó là ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Khi chiếc thương thuyền đang hướng ra hải phận quốc tế thì bị trúng một trái đạn pháo từ trong bờ bắn ra. Trong mấy ngàn người, Chỉ có Chu Tử thiệt mạng. Cháu Chu Sơn, con trai anh, mà cũng là phóng viên trang 3 của chúng tôi trong tờ nhật báo Tiền Tuyến, đứng bên bố nhưng không nguy hại gì. Theo Trung Tá Phạm Hậu kể lại: "Có tiếng pháo kích từ bên bờ sông mé phải bắn qua. Ðạn đại bác của xe tăng hay đạn B40, B41 quái quỉ gì đó... rơi lõm bõm trên sông. Một viên đạn bay qua đầu chúng tôi, rơi trúng vào chiếc tầu to lớn - tầu Việt Nam Thương Tín chở hàng hóa và hành khách dân sự - đang vùn vụt chạy rất nhanh ở phía trái chúng tôi. Khói bốc lên nghi ngút trong chốc lát. Sau mới biết chính quả đạn này đã sát hại nhà văn Chu Tử..." (3)
Theo cháu Chu Sơn kể lại với tôi, thi hài Chu Tử được bó vải, thả xuống Thái Bình Dương ngày hôm sau. Anh là thuyền nhân đầu tiên được thủy táng. Anh là nhà văn lưu vong đầu tiên vẫn trong hải phận quê hương. Và như thế, có bao giờ anh rời xa Ðất Nước? Từ lúc viết văn đến khi từ trần, anh hoàn tất ý niệm ban đầu của một người cầm bút, mấy ai có thể làm được như anh?
Tháng 4, 1997 (Trong Chiêu Niệm Văn Chương, chưa in)
Chú thích:
1. Viên Linh, nhà văn Chu Tử, vấn đề sống, Tuần báo Nghệ Thuật, số 28, tháng 4, 1966, trang 5.

2. Duyên Anh viết rất rõ về vụ ám hại này trong hồi ký của ông, đã xuất bản.

3. Phạm Hậu, 30.4.75, Từ sông Lòng Tảo tới Subic Bay, (theo Khởi Hành số 42, 4.2000, trang 9). Viên Linh

VƯƠNG HỒNG ANH * TỬ THỦ SAIGON

Tử Thủ Sau Lệnh Đầu Hàng: Giết 1,000 VC, Diệt 32 Xe Tăng CS
Viet Bao -Vương Hồng Anh
30/4/1975: LỰC LƯỢNG VNCH TỬ CHIẾN TẠI THỦ ĐÔ SÀI GÒN

Lờøi tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm "Ngày 30-4-1975", nhìn lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo.
* Hơn 1 ngàn Cộng quân tử trận, 32 chiến xa CSBV bị bắn cháy trong trận chiến sáng ngày 30-4-1975 tại phòng tuyến Sài Gòn
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi, thì tại mặt trận vòng đai Sài Gòn và ngay trong Thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, người lính Quân lực VNCH từ anh binh nhì cho đến các trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng... thuộc các binh đoàn bộ chiến, vẫn giữ vững tay súng tử chiến với Cộng quân đến phút cuối cùng.
Từ 0 giờ sáng đến 10 giờ ngày 30/4/1975, trên các cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn, những người lính Bộ binh, Nhảy Dù, Biệt kích Nhảy Dù, Biệt động quân, Thiết giáp, Thủy quân Lục chiến... đã đánh trận cuối cùng trong đời lính của họ: 32 chiến xa và gần 30 quân xa Cộng quân bị bắn cháy, hơn 1,000 Cộng quân tan xác... Đó là chiến tích của người lính VNCH tại mặt trận Thủ Đô Sài Gòn trong buổi sáng cuối cùng của cuộc chiến, trước khi ông Dương Văn Minh ra lệnh Quân lực VNCH buông súng vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 30/4/1975. Trong những giờ phút cuối cùng này, tại Sài Gòn, trái tim của Việt Nam Cộng Hòa, có rất nhiều sự kiện diễn ra dồn dập, những trận đánh hào hùng và bi tráng của một số đơn vị Nhảy Dù, Biệt Cách Nhảy Dù... trước giờ G.
* Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH, những giờ cuối cùng:
Trưa ngày 29 tháng 4/1975, các vị tướng có thẩmquyền tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ra đi. Đại tướng Viên rời Việt Nam từ chiều 28/4/1975 cùng với Chuẩn tướng Thọ (trưởng phòng 3); Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu kiêm Tổng cục trưởng Tiếp vận ra đi vào lúc 11 giờ 30 ngày 29/4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệtkhu Thủ đô cũng đã "chia tay" với các cộng sự viên của mình từ sáng ngày 29/4/1975. Để có tướng lãnh chỉ huy Quân đội, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số tướng lãnh và cựu tướng lãnh giữ các chức vụ trọng yếu: Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng; Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, đã về hưu từ tháng4/1974, làm Phụ tá Tổng tham mưu trưởng; cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát, được cử làm Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô; chuẩn tướng Lê Văn Thân, nguyên Tư lệnh phó Quân khu 2,làm Tư lệnh phó phụ giúp Tướng Phát; Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Công binh, Thứ trưởng Định cư trong Nội các Nguyễn Bá Cẩn, giữ chức Tổng cụctrưởng Tiếp vận.
Sau khi nhận chức Tổng tham mưu trưởng, chiều 29/4/1975, Trung tướng Vĩnh Lộc đã triệu tập một cuộc họp với các tướng lãnh và sĩ quan cao cấp đang còn ở lại Sài Gòn tại phòng họp bộ Tổng Tham Mưu và yêu cầu "mọi người đừng bỏ đi, hãy ở lại để làm việc vớitất cả trách nhiệm".
* Trận chiến tại các cửa ngõ vào Sài Gòn:
Tại phòng tuyến Củ Chi, tối 29/4/1975, toàn bộ quân trú phòng và bộ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh mở đường máu về Hóc Môn. Riêng Chuẩn tướng Lý Tòng Bá, Tư lệnh Sư đoàn và một Thượng sĩ cận vệ tên Ngọc đã phải thay nhau làm khinh binh với chiến thuật cá nhân để thoát khỏi vòng vây của Cộng quân. Cuối cùng vị tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh bị lọt vào tay địch khi ông và người cận về gần đến Hóc Môn.
Tại mặt Nam của Sài Gòn, ngay từ ngày 28/4/1975, bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô không còn quân trừ bị để giải tỏa áp lực của Cộng quân. Một liên đoàn Biệt động quân đang hành quân dọc theo quốc lộ 4 phía nam Bến Tranh đã được điều động về quận lỵ Cần Đước theo liên tỉnh lộ 5A vào buổi trưa và đặt dưới quyền điều động của bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Liên tỉnh lộ nối liền Chợ Lớn và Cần Đước cũng bị cắt nhiều đoạn nên các lực lượng VNCH không thể phá vỡ được các chốt chận của Cộng quân tại cầu Nhị Thiên Đường (khu vực này bị Cộng quân chiếm từ rạng sáng ngày 29/4/1975).
Trong khi trận chiến xảy ra tại nhiều nơi thì kho đạn Thành Tuy Hạ lại bị pháo kích nặng nề nên phát nổ nhiều nơi. Hệ thống truyền tin liên lạc với bộ chỉ huy Kho đạn bị mất vào lúc 1 giờ chiều. Xe tăng Cộng quân xuất hiện tại Cát Lái và bắn vào cầu tàu chất đạn chưa được bốc dỡ.
Tại cụm phòng tuyến khu vực từ ngã tư Quân Vận (gần trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến cầu Tham Lươn Bà Quẹo; Bình Thới-Ngã ba Bà Quẹo; Bảy Hiền-Lăng Cha Cả, đơn vị Nhảy Dù phòng ngự tại đây đã nỗ lực ngăn chận Cộng quân. Những người lính Dù không hề nao núng, bình tĩnh chuẩn bị cho trận đánh giờ thứ 25.
Tại vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu, một chiến đoàn thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy đã dàn quân chận địch, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng, chiến đoàn này đã bắn cháy 6 chiến xa Cộng quân và nỗ lực đánh bật địch ra khỏi trậnđịa.
* Những trận đánh trước giờ G...
Từ sáng sớm ngày 30 tháng 4, tại các mặt trận quanh Sài Gòn và Biên Hòa, các đơn vị của Sư đoàn 5BB, Sư đoàn 18BB, Lữ đoàn 3 Thiết kỵ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân... đều đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng chiến để chận đánh Cộng quân. Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích Cộng quân đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
Trong khi các đơn vị VNCH đang nỗ lực đẩy lùi Cộng quân ra khỏi bộ Tổng tham mưu, thì vào 10 giờ 15 phút, tân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngưng chiến. Trước đó vài phút, chiến đoàn Biệt Cách Dù đang tung các đợt phản công để đánh bật địch quanh vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu. Khi nhận được lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù đã lấy xe jeep vào Bộ Tổng Tham Mưu, ông được anh em binh sĩ gác cổng cho biết là Trung tướng Vĩnh Lộc, Tân Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi lúc 6 giờ sáng, tất cả tướng lãnh và các đại tá đã họp với Thiếu tá Tài về kế hoạch phòng thủ Tổng hành dinh bộ Tổng Tham mưu trong đêm 29/4/1975, cũng không còn ai.
Trước tình hình đó, Thiếu tá Tài đã bốc điện thoại quay số gọi về văn phòng Tổng Tổng phủ, gặp Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ở đầu giây. Ông Hạnh hỏi Thiếu tá Tài là ai? Vị chiến đoàn trưởng đã trả lời: "Tôi là chiến đoàn trưởng Biệt cách Nhảy Dù đang trách nhiệm bảo vệ bộ Tổng tham mưu, tôi xin được gặp Tổng thống". Vài giây sau, thiếu tá Tài nghe tiến ông Dương Văn Minh nói ở đầu máy: "Đại tướng Dương Văn Minh nghe đây, có chuyện gì đó?" Thiếu tá Tài trình bày: 
"Tôi đang chỉ huy cánh quân tử chiến với Cộng quân ở Bộ Tổng Tham mưu thì có lệnh ngưng bắn, nhưng Cộng quân vẫn tiến vào, tôi đã liên lạc với bộ Tổng Tham mưu nhưng không có ai, nên muốn nói chuyện với Tổng thống là Tổng Tư lệnh Tối cao của Quân đội để xin quyết định." Tướng Minh trả lời: "Các em chuẩn bị bàn giao đi!". Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại: "Bàn giao là như thế nào thưa Đại tướng, có phải là đầu hàng không?", Tướng Minh đáp: Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập. Nghe tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá Tài nói ngay: "Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu Tổng thống". Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước 2 ngàn cảm tử quân đang tử chiến với Cộng quân ở bộ Tổng tham mưu." Tướng Minh trả lời: "Tùy các anh em".
Theo lời Thiếu tá Tài, sau này, khi bị CQ giam trong trại tù, ông đã găp trung tá Võ Ngọc Lan, Liên đoàn trưởng Liên đoàn phòng vệ Tổng thống Phủ. Trung tá Lan nói với Thiếu tá Tài: "Lúc đó, moa đứng cạnh ông tướng Minh, moa nghe toa nói vào cứu Tổng thống."Thiếu tá Tài giải thích: "Tổng thống là vị lãnh đạo tối cao của Quân lực, phải cứu ông ra để có người chỉ huy Quân đội."

PHẠM CƠ THẦN * QUÂN ĐOÀN IV

    Những giờ phút cuối cùng của Quân Ðoàn IV 
 Phạm Cơ Thần
 Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV + Quân Khu 4
30 tháng 4 1975

   Sau những hốt hoảng hoang mang sau lịnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Quân Khu 4, đã trãi qua những giờ phút cuối cùng yên lặng và chờ  đợi những gì sẽ xảy đến.


Lúc 10.30 giờsáng một  buổi họp tham mưu  của Quân Ðoàn tại Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn IV Quân Khu 4, tại trại Lê Lợi nằm ngày trung tâm thành phố Cần Thơ trên đại lộ Hoà Bình, với sự có mặt của các sĩ-quan tham-mưu , các trưởng phòng và trưởng ban còn ở lại và với sự hiện diện đầy đủ của các vị tư-lệnh của 3 sư-đoàn bộ binh 7, 9 và 21 cùng với các chỉ-huy trưởng của các quân binh chủng nằm trong Vùng 4 chiến thuật. 

Thiếu tướng Tư-lệnh Nguyễn Khoa Nam đã lặp lại những gì tổng thống mới nhận chức Dương Văn Minh đã nói :" Các anh giữ yên vị trí và chờ bàn giao".Xong buổi họp các sĩ-quan trở về đơn vị của mình ra lệnh lại cho đơn vị trực thuộc thi hành lệnh trên.


 Riêng tại BTL/QÐIV các công vào bộ tư lệnh  vẫn còn lính quân cảnh đứng gác và các yếu điểm phòng thủ xung quanh Quân Đoàn do sĩ-quan , HSQ và binh sĩ thuộc quân đoàn vẫn còn giữ nguyên vị trí, một số anh em thuộc dưới quyền của tôi từ iền đồn Xóm Chày bên kia bờ sông Cần thơ gọi về xin lịnh được trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn nhưng lênh của Trung tá Chánh Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Quân đoàn bắt các quân nhân này phải ở yên vị trí; tôi thấy rất vô lý vì đã đầu hàng rồi còn ở tiền đồn để làm gì nữa nên tội liên -lạc với gia-đình của quân nhân liên hệ để lo mướn ghe đò để đưa các anh về.


Cách vài tháng trước tháng 4 1975 thiếu tướng Nam đã cho thành lập Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn do đại tá Nguyễn Thành Vinh chỉ huy đồng thời tăng cường quân số thêm 1 trung-đoàn bộ binh cho mỗi sư đoàn, quân số này được lấy từ các đơn vị địa phương quân của 16 tiểu-khu thuộc vùng 4 chiên-thuật; lý do tăng cường thêm quân số cho các Sư Ðoàn vì với tính chất lưu động của Sư Ðoàn bộ binh đánh địch rất hiệu quả hơn là đơn vị cố định địa-phương.



Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn IV được tạm thời đăt tại tư dinh cũ của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh cạnh Quân Ðoàn IV. Ngoài ra, tướng Nam còn chỉ thị xây lại các công sự phòng thủ kiên cố tại trại Cữu Long cạnh Sân Vận động Cần Thơ, doanh trại này trước đây của quân đội Mỹ để lại; ưu điềm của doanh trại này là kế cận sân Vận động có nhiều bải đáp cho máy bay trực thăng và gần bộ tư lệnh Quân đoàn và quân y Phan Thanh Giản.







Trong một buổi họp mật của Bộ Tham Mưu Quân Đoàn , tướng Nam cho biết trại Cữu Long sẽ là điểm di tản của Quân Đoàn nếu vì tình hình chiến sự chính quyền trung ương phải rút về Cần Thơ ; tất cả sẽ di tản đến một nơi khác, chưa được tiếc lộ; môt số người dự đoán sẽ là môt nơi nào đó ở Thái Lan; Tướng Nam còn chỉ thị Tiểu-Đoàn Truyền Tin Quân Ðoàn IV làm một lá cờ trắng và phòng 4 lo một máy phát thanh di động nhỏ, tôi được giao lo phần kỹ thuật của máy này để sẳn-sàn xử dụng phát sóng khi đài phát thanh Sài-gòn mất về tay địch.




Lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh buộc Tướng Nam thì hành theo. Sau buổi họp Quân Ðoàn mọi người nhốn nháo chạy ngượi chạy xuôi hoang mang đến cùng cực ; riêng tôi cũng như một số sĩ quan khác chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV; thật ra một tuần trước đó tôi có ý định ra đi , đi theo số nhân-viên dân sự của Toà Tổng Lảnh Sự Hoa-Kỳ tại Cần Thơ, trong những ngày sắp ra đi  nghĩ đến phải  bỏ lại đồng-đội, gia-đình,  cha mẹ anh chị em và thân quyến mà không biết ngày nào gặp lại làm tôi lòng đau như cắt, đó là chưa kể nếu Miền Nam không mất thì mình bị mang tội đào ngũ ! 



 Trước 30-4 vài ngày có một số sĩ quan Quân đoàn trốn đi bằng phi cơ di tản của Hoa kỳ tại Saigon, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam trong một buổi họp tham mưu ông nói : Tôi biết có một số anh đã ra đi, một số có ý định sẽ đi nhưng tôi hỏi các anh các anh ra nước ngoài các anh làm được gì?  Không ai lột vỏ sống đời ! thì tại sao không chọn ở lại với viên đạn cuối cùng để bảo vệ quê hương. lời tướng Nam đã giúp cho tôi dứt khoát bỏ ý định ra đi.



Sáng ngày 29-4 1975 Toà tổng lảnh sự Cần thơ với ông Tổng lảnh sự Francis Terry Macnamara đã không theo lệnh di tản bằng trực thăng của tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn,, ông này đã gan dạ tự tổ chức di tản  bẳng đường sông, theo dòng sông Bacsac để đi ra biển bắt tay với Hạm đội Hoa Kỳ bằng ghe chở  lúa và một tàu LCM cũ chứa một số nhân-viên Hoa-Kỳ và hơn 300 nhân viên và gia-đình người Việt thoát đi từ Cần Thơ.


Ðêm 29-4 tôi ngũ tại chổ làm , doanh trại Quân Ðoàn IV, khoảng 9 giờ đêm chuông điện-thoại reo lên một người bạn học cũ của tôi Nguyễn Văn Duyệt vừa cho hay :

  -Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi sắp đi mày hảy về mang vợ xuống đây cùng đi với tao , hiện tao thấy có nhiều sĩ quan quân đoàn 4 có mặt tại đây có cả ông Tư lệnh của mày nữa.

Tôi trả lời :

-   Tao không tin có ông tướng Tư lệnh đi , mày check kỹ lại xem.

Duyệt trả lời :

Ông Tướng này đeo có 1 sao và to con.



Tôi biết ra ngày là ai :Chuẩn Tướng Chếch Dzềnh Quay Tham mưu Trưỡng Quân Ðoàn 4; tôi trả lời Duyệt là tôi đã dứt khoát ở lại không đi; và rồi Duyệt cũng không xuống tàu đi lại vì vợ con còn kẹt lại ở Miền Trung.



Khoảng 4 gìờ chiều ngày 30 tháng 4 1975  tối thấy Chuẩn tướng Tư Lệnh Phó Lê Văn Hưng đi tới đi lui trước các văn phòng của Phòng 1, Phòng 6 và Trung Tâm Truyền Tin Quân Ðoàn; vài phút sau toán quân canh gát của Tổng Hành Dinh tập họp lại  và chuẩn bị làm lể hạ quốc kỳ xuống. Buổi lể này giống buổi lể hạ quốc kỳ hàng ngày vào buổi chiều, thông thường buổi hạ quốc kỳ vào buổi chiều  không có các sĩ quan nào muốn tham dự, nhưng chiều nay mọi người hiện diện tại quân đoàn bây giờ đều linh cảm đây là buổi chào cờ lần cuối cùng sẽ không bao giờ có dịp nhìn thấy lá quốc kỳ thân yêu một lần nữa.





Tất cả không hẹn đều tự động đến sắp hàng tham dự , Tướng Hưng đứng ngay giữa sân đối diện với cột cờ các sĩ-quan và hạ-sĩ quan cùng binh sĩ đứng hai hàng hai bên .Lá Quốc Kỳ từ từ được hạ xuống trên gương mặt mọi người đều rưng rưng nước mắt
Tư-lệnh và Tư-lệnh Phó ở lại , các sĩ-quan Tham Mưu tuy một số đã ra đi nhưng đa số còn ở lại; phòng 6 Quân đoàn các sĩ quan  Truyền Tin ở lại đầy đủ; phòng 3 , phòng 2 , phòng 1 tôi thấy khá đông sĩ quan còn ở lại.







Ngay lúc đó nếu tướng Nam muốn di tản chiến thuất cả quân đoàn như kế-hoạch di tản đã chuẩn bị trước đây vẫn còn kịp vì sư hiện diện đầy đủ của 3 Sư Ðoàn Bộ Binh và các quân binh chủng . Vùng 4 với 16 tiểu khu và một đặc khu Phú quốc vẫn còn nguyên vẹn lảnh thổ, ngay cả tiểu khu Chương Thiện kế cận mật khu U Minh của cộng-sản vẩn chưa làm gì được.Về Truyền Tin , Phòng 6 cho biết các hệ thống liên lạc đến các Sư đoàn và tiểu khu vẫn hoạt đồng điều hòa tính đến chiều tối ngày 30-4. 






Trong hồi ký " Sự Thật về Cái Chết Của tướng Lê Văn Hưng "của bà Phạm thi Kim Hoàng phu-nhân của chuẩn tướng Lê Văn Hưng trong đó bà kể vì sự phản bội của 1 đại tá An Ninh Quân đội đã mang theo kế hoạch hành quân di tản của Quân đoàn 4 với phóng đồ hành quân và đặc lệnh Truyền Tin nên nên tướng Nam và tướng Hưng không thể hành quân được ! .





 Theo tôi nghĩ việc này không đúng vì An Ninh Quân Ðội không thể là cơ quan phụ trách làm kế-hoạch hành quân; mọi cuộc hành quân được quyết định bởi tư lệnh của cấp đơn vị đó như trong trường này cuộc hành quân cấp Quân Ðòan phải do Tư Lệnh Quân Ðoàn quyết đinh sau khi có y-kiến của Bô tham mưu:Phòng 3 nắm rỏ tình hình các đơn vị bạn Phòng 2 báo cáo tình hình và vị trí địch, Phòng 4 phụ trách tiếp vận, phòng 6 lo về liên-lạc truyền tin . Phòng 3 làm lịnh hành quân ban hành ra trên giấy tờ mật với phóng đồ hành quân và nhiệm vụ của từng đơn vị tham dự, phòng 6 làm đặc lệnh tuyèn tin .Thông thường lịnh miệng được đưa ra trước tư-lệnh quân đoàn ra lệnh miệng trực tiếp với các tư lệnh sư-đoàn và quân binh chủng tham dự, các phòng ban liên hệ của Quân Ðoàn và Sư Ðoàn cũng lạc liên-lạc bằng điện-thoại  nhanh chóng thông báo cuộc hành bằng những ám hiệu mật trước khi gửi giấy hay công điện xác nhân sau.





 Xin mở một dấu ngoặc ở đây về tin tức khởi đầu cuộc hành quân được tuyệt đối giữ bí mật, ở cấp Quân Ðoàn và Sư Ðoàn, các tư-lệnh được trang bị một máy điên thoại Bảo Mật do Hoa-kỳ cung cấp điện thoại này dùng như điện thoại thông thường khác nhưng có thêm một bộ phân đặc biệt có một nút mật trên máy .Khi cần nói chuyện mật thì ấn nút này xuống tiếng nói được mã-hoá (encoding) trước khi chuyển đi qua các đường liên-lạc , nếú có bị địch chận đường dây để nghe lén thì không nghe được gì cả , vì âm thanh đã bị trộn lẩn lộn cao thấp nghe như tiếng hú .   Máy bảo mật ở người nhận sẽ làm nhiệm vụ bạch-hoá (decoding) đổi âm thanh nhận được thành tiếng nói nghe được như bình thường.







Tóm lại tướng Nam muốn làm một cuôc hành quân di-tản ngay trong ngày 30-4 1975 vẫn còn kịp và nếu ông mang cả cánh quân thuộc Quân Đoàn IV với 3 Sư-đoàn mà quân số còn nguyện vẹn và còn bao đơn vị tinh nhuệ khác để di tản ra Phú Quốc hay đi qua  Thái Lan (qua ngỏ Châu-đốc tiến lên tỉnh Kampot , khoảng 120 km, của Cambodia, để đến các tỉnh Thái Lan nằm cạnh Vịnh Thái Lan hay biên giới Thai Cambodia).  Nếu điều này xảy ra Chiến tranh Việt Nam chắc sẽ còn kéo dài và chuyện gì sẽ xảy ra với hơn 100 ngàn quân của VNCH tử thủ tại đảo Phú Quốc hoặc biên thùy Thái Miên? và rồi liệu người ban đồng minh Hoa kỳ có nhỏ giọt viện trợ như họ đã từng làm trong quá khứ hay không ?: bất cứ chổ nào có cuốc nổi dậy thật sự để chống cộng-sản đều có được Hoa Kỳ có họ trợ giúp.




6 giờ tối ngày 30-4-75.
Tôi và một số quân nhân ngồi tại câu lạc bộ Quân Ðoàn, giờ này câu lạc bộ vẫn còn đông người như thường lệ mỗi ngày. Khoảng 1 giờ sau đó có người vào báo tin quân Việt cộng đã vào đến Dinh tỉnh trưởng, gần Bộ tư lệnh Quân đoàn, tôi vội thay thường phục và láy xe về nhà dọc đường phố bắt đầu có vài biểu ngư hoan-hô Việt Cộng.

       

Chuẩn tướng Lê Văn Hưng              Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam

  Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam và Tư lệnh Phó chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã tự sát trong đêm 30-4-75, những Phan Thanh Giản của thế kỷ 20, đã nằm xuống với khí phách anh dũng, bất khuất và  kiên cường của người chiến sĩ Công-Hoà thề chết để bảo vệ quê hương . Miền Nam mất,  tự-do , dân chủ và dân quyền  , ngục tù của quỹ đỏ cộng sản bắt đầu trùm lên đầu nhân dân từ đây.

Sau 30 năm nhớ lại Quân Ðoàn IV, nơi mà tôi đã phục vụ hơn 9 năm, không khỏi bùi ngùi thương nhớ bạn bè, đơn vị và Cần thơ yêu dấu, thương tiếc và tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đã bỏ mình để bảo vệ quê hương Việt Nam, bảo vệ tiền đồn của thế giới tư do ngăn chận làn sóng đỏ tàn bạo tràn xuống các nước Ðông Nam Á. Nếu không có tiền đồn Việt Nam Cộng Hòa thì các nước lận cận như Thái Lan, Mã Lai và Indonesia sẽ khó tránh khỏi thảm họa cộng sản xâm chiếm trong những thập niên 50 -60.
Ngày nay Ðế quốc đỏ Liên-sô đã bị  tan rả mà không một ai có thể đoán trước, Chũ-nghĩa Cộng-sản bị đại bại nhanh chóng khắp nơi, các nước Ðông Âu đã mau chóng cởi bỏ chũ nghĩa độc tài tàn bạo cộng sản để trở về thế giới tự-do. Các nước này đã nhanh chóng từ bỏ chế độ cộng-sản vì khi cộng-sản Liên sô tiến chiếm đến đâu bắt họ phải theo nên khi Liên sô tan rả thì họ quay mặt rất nhanh khác với nước cộng sản còn sót lại như  Cuba , Trung cộng  và Việt Nam đã tự động đem chủ nghĩa này về  áp đặt lên đất nước của mình.
Cầu mong rồi đây  Cộng-sản Trung quốc , Việt Nam và Cuba cũng tan rả luôn  .Tự-do,dân chủ và nhân quyền sẽ sớm trở lại  cho  nhân dân  Viêt nam.

 Phạm Cơ Thần
 20-4-2005

 

                 

 
 

Chi tiết về cái chết  oai hùng của tướng Nam và tướng Hưng xin đọc trong những websites sau đây :

Hồi Ký Của Một Tùy Viên của Lê Ngọc Danh


  Sự Thật Về  Cái Chết Của Tướng Hưng của bà Lê Văn Hưng http://www.generalhieu.com/lvhung-u.htm

KHUYẾT DANH * HỒI KÝ MỘT KHÁNG CHIẾN QUÂN

Hồi Ký 1 Kháng Chiến Quân Sau 30-04-75 Tại Việt Nam.

21/06/2012 by: hh75



 

                                              
         Sau 4 tháng đất nước miền Nam VNCH bị CS thống trị, người dân ít nhiều cũng đã nhận ra bản chất phi nhân lừa dối của CS, lần lượt các cựu quân dân cán chính miền Nam đã bị chúng lừa bịp đưa đi tập trung cải tạo, không khí Sàigòn lúc bấy giờ chìm trong ảm đạm dưới bàn tay CS, mọi người giờ đây mới hiểu thế nào là TỰ DO nhưng đã quá muộn màng; họ lại mong chờ một sự thay đổi trở lại như xưa, mong mõi MỸ trở lại để giúp lật ngược lại thế cờ. Các phong trào chống đối bắt đầu nhen nhúm và tổ chức móc nối đưa người vào rừng tiếp tục chống CS đã được rĩ tai nhau lan truyền mọi nơi mà khó ai có thể phân biệt thực hư, cũng như tin đồn quân ta vẫn còn tập trung ở trong rừng đánh nhau với bọn VC, những tin đồn ít nhiều cũng đã nhen nhúm cho dân chúng "một tia sáng ở cuối đường hầm".



        Vào một sáng sớm đầu tháng 9/75, bạn Phạm xuân Sơn cùng F30 đã đưa tôi ra điểm hẹm là ga xe lửa SÀIGÒN lúc 6h sáng để lên đường, sau khi tôi đã tìm được đường dây đưa người vào rừng gia nhập với 1 tổ chức Phục Quốc ở Hố Nai do 1 linh mục lãnh đạo tên là TRẦN HỌC HIỆU, chuyến ra đi định mệnh nay diễn ra êm thắm theo sự sắp xếp đã đưa tôi đến Biên Hòa bằng xe lữa, xuống đây cả nhóm (2 l/l. viên gồm 1 nữ 1 nam cùng với tôi và 2 người khác) đi bộ ra QL1 để đón xe lam đi lên Hố Nai 4, trên đường đi mọi người cải trang như dân đi làm rừng để tránh sự dòm ngó. 


Sau hơn tiếng từ QL1 vào tới rừng Hố Nai, tôi đã gặp quân ta đón chờ sẵn. Đơn vị này đa số là quân dân người Hố Nai gồm các quân nhân đủ các thành phần binh chủng với đa số là BĐQ và dân sự khoãng hơn 50 người võ trang không đầy đủ, đặc biệt có 1 phụ nữ xinh đẹp đã có mặt ở đây từ trước, hỏi thăm thì được biết chị ấy trước 30/4 là 1 vũ nữ nhan sắc có tiếng tăm tên là Lệ Hãi, cũng là nhân tình cuã Đ/tá Hoàng thụy Nhu ?(BĐQ), sở dĩ chị vào đây là muốn theo sống với ông Đ/tá này vì chị nghe nói có Đ/vị BĐQ của ông ta rút vào rừng và hơn tuần sau chị ấy đã nhờ dân đi rừng đưa trở ra ngoài khi đ/vị chúng tôi di chuyển ngang Trãng Bom.


 Tổ chức được sự giúp đở về lương thực và tài chính của các giáo dân vùng Hố nai thời bấy giờ và thỉnh thoảng xâm nhập vào các địa phương quanh vùng Hố Nai để quấy rối cũng như xử tử các tên "CS khát máu" ở trong vùng theo sự chỉ điểm của dân chúng. Đây là đòn của chúng đã áp dụng trước kia ở các vùng xôi đậu vào thời VNCH.


      Sau thời gian hoạt động quấy rối liều lỉnh ở Hố Nai, bọn CS bắt đầu tập trung lực lượng để truy đuổi đơn vị chúng tôi cũng như các tổ chức kháng chiến đơn độc khác, do đó đ/vị bắt đầu triệt thoái về hướng Gia kiệm bằng cách vượt qua Trãng Bom, Bàu Hàm, Bàu Cá…, lúc này vào mùa mưa nên cuộc sống trong rừng rất là cực khỗ, nhiều khi băng qua những đầm lầy, nước ngập ngang cổ khiến phải lần dò từng bước theo người đi trước, chỉ ngừng lại nghỉ mệt đôi chút và lần gở các con vắt no máu bám ở cổ chân, bụng, rốn hay nách…(đây là kẻ thù số 2 sau VC!) rồi lại di chuyển tiếp kể cả ban đêm để tránh sự phát giác của CS và hơn tuần lễ, chúng tôi đã đến Gia Kiệm.  


     Đóng quân trong 1 bìa rừng liền những rẫy chuối trùng trùng điệp điệp, đơn vị đã móc nối lại được với cảm tình viên ở Gia Kiệm và l/l được với Trung Ương là Tướng Ng.châu Á dưới miền Tây?(theo lời l.m. Hiệu); trong thời gian này chúng tôi nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe để chuẫn bị cho thời gian chiến đấu cam khổ lâu dài trước mắt khoảng được tuần lễ thì bắt đầu nghe loa phóng thanh của VC kêu gọi dân chúng không được mặc "đồ lính ngụy" khi đi vào rừng cũng như ra lịnh giới nghiêm vào ban đêm, như vậy chúng đã bắt đầu phát giác ra chúng tôi?

     Thế là đơn vị quyết định phải ra tay trước chúng; và ngày N đã đến, vào đêm Rằm Trung Thu 75, chúng tôi lặng lẽ xuất quân hướng về xã Gia Kiệm theo sự dẫn đường của các dân địa phương( trong đó có 1 Phụ nữ gan dạ, sau đó bà đã bị VC bắt tra tấn dã man, do chịu không nổi nên bà đã dẩn chúng vào rừng bắt được một l/l viên tên Mai xuân Bìnhlà th/uý Th/giáp đang nằm chờ chúng tôi trở lại Gia Kiệm để đưa đ/vị rút sâu vào trong theo sự chỉ thị từ bên ngoài. (Tôi đã gặp anh này trong tù ở LongGiao và hai chúng tôi lại bất ngờ gặp nhau trên cùng chuyến xe lam ở chợ Kẻ sặt, Hố nai trong ngày tôi được thã ra ở Suối Máu, còn anh ta thì từ Gia Rai tha về). Trời chưa sập tối, đ/vị men theo bìa rừng tiến vào rừng chuối từng người một, yên lặng và hồi hộp cho cuộc đột kích sắp tới…


 Qua khỏi các rừng chuối thì trời cũng đã tối, mới hơn 9h, ai nấy phân tán vào khu rừng cà phê nghĩ mệt chờ tới giờ G. Ngồi núp dưới các tàn cây cà phê rậm rạp, đêm trăng rằm thật là sáng và đẹp (lúc bấy giờ tôi tự nghỉ là có quá nguy hiểm khi đột kích vào thời điểm sáng trăng?), thỉnh thoảng nghe tiếng trống múa lân Trung Thu theo con gió từ xa vọng lại làm cho tôi thật là nhớ nhà và các anh chị em tôi quá đi thôi, nhưng tiếng loa phóng thanh vang lên" kể từ hôm nay ch/qy. cấm dân chúng tuyệt đối vào rừng vì đã có "tàn quân" xuất hiện đã làm cho tôi đối diện thực tế sống còn với kẻ thù trong đêm nay.


      Giờ G đã đến, lịnh xuất kích truyền tới từng người, chúng tôi chia làm 4 toán tiến theo 3 hướng về trụ sở UBND xã Gia Kiệm là  mục tiêu. Tôi được phân theo toán chỉ huy để bảo vệ L/mục, trên đường di chuyển, chó sủa thật nhiều và dân chúng có người hé cữa ra nhìn thấy rồi im lặng tắt đèn làm tăng thêm sự căng thẳng. Khi sắp tới mục tiêu đột kích, tôi lại được (hay là bị???) giao nhiệm vụ mang lá cờ VNCH để cắm ở trụ sở UB xã (vì biết tôi là  dân VÕBỊ nên vị chỉ huy nói tôi phải là người cắm cờ) "tần số rrun…lại tăng thêm trong tôi". Bậm gan cầm cây cờ mà cũng teo lắm, nhưng sau khi cùng quân ta reo hò "Tiểu Đoàn Quyết Thắng xung phong" và nổ súng tấn công vang dội giữa đêm thanh vắng, mọi người hừng chí trong khói súng tiến công đồng loạt làm cho bọn VC trong U.B. bỏ chạy trốn như lũ chuột hèn nhát mất tiêu mà không dám bắn trả lại một phát súng!!!


      Men say chiến thắng giúp cho anh em manh dạn xông thẳng vào trụ sở U.B.lục soát; còn tôi phải hoàn thành nhiệm vụ "cắm cờ VNCH" trước hết rồi mới cùng quân ta lục soát cũng như tịch thu chiến lợi phẫm, liếc nhìn lá cờ tung bay trong gió đêm tôi thấy vui vui trong lòng và nghỉ rằng tụi VC chắc sẽ rất tức tối khi thấy cờ VNCH vẫn còn ngạo nghể tung bay trước mặt chúng. Việc đột kích này thành công hơn dự đoán, 3 tên VC bị bắn chết tại chỗ, còn bên ta thì mọi người an toàn. Sau khi hoàn tất lục soát, chúng tôi mang theo tất cã những gì có thể mang được như súng đạn và nhất là gạo(nguyên kho gạo đầy ắp và tiền bạc chúng đã thu gom lại đễ chuẫn bị đỗi tiền cũng như súng đạn chúng đã tịch thu cũa quân ta trước đó).

      Vượt qua QL20, đ/vị băng qua xã Gia Kiệm an toàn, sau khi qua Túc Trưng chúng tôi hướng về LaNgà, dọc theo lộ trình đôi khi băng qua những vùng ẫm thấp, thì gặp "kẻ thù số 2 "lúc nhúc từ dưới đất cho tới trên cành cây ai nấy ít nhiều đều đổ máu dù cho có bịt kín thân thể và đi nhanh cánh nào đi nữa, thật là đáng sợ!!! Đến bờ sông LaNgà thì ra nơi đây từng là mật khu an toàn của chúng trước đây, chúng cất nhà dọc theo 2 bờ sông thật là nhiều và lợp lá dầu còn rất mới, trên đường di chuyển tôi thấy rất nhiều hố bom cách khoảng nhau chứng tỏ B52 cũng đã chiếu cố nơi này. 

      Chúng tôi tạm thời đóng quân ở mật khu này khoảng hơn tháng, vì có lẻ VC ở đây quá lâu nên số 2 cũng phải trốn chạy số 1, nhờ thế anh em đỏ phải bị mất máu vì vắt. Sau đó đ/vị cử người trở lại GiaKiệm liên lạc và tổ chức thành lập "Phong trào Phục quốc VN", đ/vị lúc này đã có cương lĩnh, cờ hiệu với quân phục màu nâu, một số người đã được Mặt trận thăng cấp tưởng thưởng và tôi vẫn còn nhớ mãi bài ca "VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG" mà tổ chức đã chọn nó làm QUỐC CA. Dần dà theo ngày tháng, gạo bắt đầu cạn, măng rừng cũng không còn, muối cũng tiêu mà chẳng thấy thêm tin gì mới đưa vào, "đói thì đầu gối phải bò", thế là bắt đầu tìm đường ra các rẫy của dân gần đó để xin khoai, xin bắp hay chuối về ăn qua ngày, ăn vụng riết thì cũng có người ghét. Thế là VC bắt đầu tung quân vào lùng sục.


      Vào một sáng sớm chủ nhật, (trước đó vào mỗi sáng chủ nhật ngài đều làm lễ cho mọi người) sau khi L/m Hiệu làm lễ và ban phép lành cho anh em chiến sỉ, đ/v bắt đầu băng rừng hướng trở về GiaKiệm theo tin mới đưa vào. Toán của tôi đi đầu mở đường, đi được hơn 1 giờ thì có lịnh dừng quân nghỉ mệt (lúc này anh em vì đói nên rất xuống sức), tôi cố thuyết phục toán mình ráng băng qua con suối trước mặt rồi hãy nghỉ cho nó an toàn, khi vừa băng qua suối tôi đang bỏ balô súng đạn ra để tìm giết "kẻ thù số 2" thì nghe súng nổ vang phía bên kia suối là nơi mà các toán đi sau đang nghỉ mệt, quay nhìn lại tôi thấy một vài người chạy thoát qua phía chúng tôi cho hay VC đã tấn công bất ngờ vào nơi anh em đang nghỉ mệt làm tử thương một số không rõ, một số người chạy ngược về phía sau thì mất l/l luôn. Tập hợp số còn lại hơn 30 người, chúng tôi phải cắt rừng mà đi về hướng đã định trước.


      Lúc này anh em rất căng thẳng về việc vừa xảy ra nên rất chú tâm vừa đi vừa nghe ngóng quan sát xung quanh cũng như giữ im lặng tuyệt đối, tôi còn nhớ lúc đó trời  nắng rất gắt, mọi người mệt nhoài nhưng vẫn cố gắng lòn lách qua cây, qua bụi mà đi cho thật nhanh ra khỏi khu vực trên càng xa càng tốt. Mãi cho lúc trời xẫm tối và biết chắc VC đã mất dấu chúng tôi, đoàn quân mới tạm dừng quân bố trí canh gác để nghỉ ngơi. Ăn uống qua loa và bớt mệt, mọi người khoác ba lô súng đạn lên đường về nơi quân ta đang chờ ở Gia Kiệm. Đơn vị cố tránh chạm súng tối đa vì biết VC đang bủa vây khắp vùng để tiêu diệt, với ít tay súng còn lại cộng với sự mệt mõi đói khát làm cho mọi người càng im lặng. Bấy giờ, tôi thấy nét mặt của ngài l/mục rất lo lắng nhưng vẫn cố gắng khuyến khích mọi người vững bước tiếp tục cuộc hành trình cam go nguy hiểm này. 


      Trưa ngày hôm sau, khi đoàn quân tới một vạt rừng thưa thì lại chạm súng, quơ vội vài phát súng trả đũa, biết ở lại cầm cự thì chúng sẽ kéo tới đông thêm nên chúng tôi vừa bắn trả vừa rút lui từ từ và 1,2,3, dzọt thiệt là nhanh. Chạy đi mới hay mình đang ở giữa rừng tre gai, nhủ thầm trong đầu là hết đường rồi nhưng chân vẫn không dừng, chạy một chốc là đụng suối nhảy xuống lội qua bờ bên kia leo lên chạy lòn dưới các lùm tre gai chằng chịt như sóc cho tới khi xa ngược hướng súng bắn theo của chúng thì anh em dừng lại kiểm điểm quân số, may mắn quá, chỉ có một người bị thương nhẹ ở đầu gối. Nghĩ lại lúc đó sao mà hay quá vì bình thường gặp tre gai là mở đường đi mệt muốn chết, mà khi gặp nguy biến thì chạy tỉnh queo qua rừng tre gai đó mà không bị một vết xước, chắc có ông bà độ mạng… 


Qua hai ngày lội rừng không nghỉ vì muốn đi cho nhanh về điểm hẹn, sau khi băng suốt đêm qua các cánh rừng khoai mì cao hơn dầu người (ai đâu mà trồng quá trời nhiều?), gần sáng thì ai nầy đều đuối sức cho nên khi thoáng thấy các lùm cây trước mặt cứ nghỉ đã tới bìa rừng, thế là tạm dừng nghỉ mệt cái đã cho khõe rồi đi tiếp.
 Buông mình xuống là ai nấy ngủ thiếp đi liền, đến khi giật mình nghe có tiếng người lao xao, tôi chợt thấy vài bóng người lách chạy đi mới biết mình bị lộ rồi, có lẻ dân thân cộng thấy nên chạy đi báo cho tụi VC rồi. Kêu gọi anh em thức dậy để di chuyển cho nhanh thì hởi ôi thấy đêm qua cả bọn chui vô vườn cà phê ngũ chớ đâu phải là rừng chi mô!!! Dzọt trở ngược ra thì đụng ruộng lúa chín vàng thì làm sao mà đi, nhìn về bên phải thoáng thấy rừng cây bèn rẽ qua đó thì ra là rừng cao su, nhưng cũng phãi tới vì hết đường rồi. Sau khi vượt qua con suối thật sâu, toán của tôi phãi tạm núp trong các lùm tranh ven suối chờ đêm xuống tìm cách đi tiếp vì trước mặt là các lô cao su ngay hàng thẳng lối. Số đi sau thì núp dưới các lùm cây rậm rạp dọc theo lòng suối. 


       Nắng lên cao đỉnh đầu, nằm ngữa nhìn trời mà đầu óc nhớ tới BaMá và anh em, nhớ thật là nhớ, không gian thật im lặng như chờ đợi một cái gì đó thật khó hiểu sắp tới. Đang thiếp đi thì lại bị đánh thức bởi có tiếng nói từ bên kia suối vọng lại, vạch lá tranh nhìn xuống thì thấy các tên du kích trong bộ đồ màu xanh dương đang đứng ở bờ bên kia chỉ chỏ xuống suối có vẻ như họ đã thấy dấu chúng tôi rồi, mấy thằng VC đang trong tầm ngắm mà mình không dám hạ vì sợ bị lộ, lòng ai nấy đều mong cho chúng bỏ đi cho rồi, nhưng súng đã nổ rền vang từ phía chúng, anh em nào núp dưới suối làm lộ rồi nên VC cứ thế mà thẳng tay tàn sát.


 Nóng ruột nhìn mà không giúp được, cả bọn nhắc nhau giử bình tỉnh và kiên nhẩn chờ cơ hội mà rút vì cho tới lúc này bọn nó chưa phát hiện ra nhóm chúng tôi nằm trên này, hơn nữa tiếng xe và người từ ngoài vườn cao su nghe càng gần, như vậy chúng đã đổ quân xuống 2 mặt để tấn công. Thế là cùng đường, nghe tiếng súng ngày càng gần vế phía mình. tôi ép mình rạp thật sát xuống cỏ để tránh được miểng đạn tối đa và sự phát hiện, cứ sau từng đợt bắn càn, chúng dừng lại lục soát và bắt loa "HÀNG SỐNG CHỐNG CHẾT" vang trời cũng như tiếng tra hỏi những ai bị bắt nghe kế bên tai nhưng tôi chỉ nghe tiếng trả lời "không biết" hay "không thấy" của anh em, thật đáng khen!. Thủ tục này được lập đi lập lại vài lần thì hướng đạn nổ càng gần về phía mình, cố trân mình chịu đựng dưới làn đạn thù, tôi tự nhủ ráng chịu lên với hy vọng mong manh là sẽ vượt qua được để đi tiếp chớ không hàng. 


Cuối cùng sau khi nghe chúng bắt được viên th/tá chỉ huy tên Nguyễn bá Đề và 2 người bạn thân cận trong nhóm, vẫn nghe những câu đối đáp gan dạ của người bại trận là "không biết", chúng điên tiết bắn dồn dập về phía tôi và l/m Hiệu ẩn nấp, đạn nổ ngày càng sát bên khiến đất cát phủ đầy người nhưng may mắn là tôi và l/m không hề hấn, cả 2 chúng tôi đành phải dơ tay cho chúng trói vì tôi nghỉ lúc đó là các bạn đả bị bắt hết, nếu còn mình tôi trốn thoát được mà không biết địa thế thì cũng sớm muộn chúng sẻ giết được, thôi thì chịu chung số phận với mọi người với hy vọng biết đâu có ngày mai. Mặc dù đứng dậy hàng với hai bàn tay không, chúng vẩn sợ nên chĩa mủi súng sát trán tôi còn 2 tên khác đè ra trói quặt hai tay ra sau vòng lên cổ họng như con heo chờ chọc tiết, thế là chấm dứt. 


      Sau đó, chúng thảy ai còn sống lên các chiếc GMC, nhìn quanh trên xe tôi đếm được 12, 3 người đã chết, 1 anh tên Quang (cùng nhóm)đang hấp hối vì đạn trúng ngay giữa ngực, thấy anh ta sắp chết l/m Hiệu kêu anh em trên xe đọc kinh cầu nguyện cho anh ấy, hơn phút sau thì a.Quang tắt thở. Khi chúng chở mọi người về 1 đổn của chúng, còn các người chết thì chúng chở đi đâu không rõ, thương thay cho các anh hùng vô danh, chết cho lý tưởng tự do một cách thầm lặng không ai tiễn đưa, không một nấm mồ, xin hãy trân trọng dành một phút mặc niệm cho các sự hy sinh cao cả này! 


      Thế là từ đây ngục tù chờ đón chúng tôi trước mặt, đến hơn 7h tối, chúng chở anh em bị bắt về trại của Thị đội tỉnh Long Khánh để tra tấn và xét hỏi từng người ai đã bắn chết 3 tên VC trong đêm đột kích UBND xã GiaKiệm; khi chúng lôi tôi ra ngoài thì thấy một đàn quỷ đỏ vây quanh tên chỉ huy ngồi ở chiếc bàn ngoài sân, sau khi tôi trã lời lý lịch bãn thân, thì 1 tên VC lùn tịt khoãng ngoài 40 (nhớ mãi đến chết!!!) tiến tới hỏi "mày có biết ai bắn chết 3 người của CM?", tôi nói:" tôi không biết."; nó liền hăm dọa: " nếu mày không khai thì tao đem cha mẹ mày ra bắn cùng với mày để đền tội cho 3 người kia". 


Nhưng nó lầm, bản tánh tôi xưa nay sẽ nổi xung lên và đánh ngay bất kỳ ai đem cha mẹ tôi ra mà chửi, thế mà ở đây nó lại đòi lôi cha mẹ tôi ra bắn, cơn nóng giận bùng nổ ngay lập tức, tôi sẵn giọng đốp chát với thằng quỷ lùn: " Tao làm tao chịu, Ba Má tao có tội gì mà mày đòi đem ra bắn?", hắn nổi xung thiên nhãy tới đạp tôi ngã nhào ra đất tiếp tục đánh tôi ngất ngư bằng những bá súng của chúng. 


       Sáng hôm sau, chúng đưa về Biên Hòa nhốt cả bọn trong nhà tối, ngoài ô cửa nhỏ lúc nào cũng thấy 1 thằng ôm súng canh chừng, suốt ngày đêm hai tay bị  trói quặt cộng dây thòng lọng ngang cổ rất ư là khó chịu, chúng chỉ mở cữa vào mỗi sáng đễ đi vệ sinh cũng như mỡ trói khi chúng đem cơm vào, tôi còn nhớ có một lần thật là may cho tôi là như sau: vì nhốt lâu ngày nên chúng chỉ trói chặt 1 tay, còn đầu kia thắt thòng lọng cho chúng đở mất công buộc, biết dễ mở trói theo cách này nên vài đêm sau tôi tự lòn tay để mở trói 1 tay ra xong cuộn tròn tấm chiếu lại ngũ ngon lành vì biết chúng không vào sau buổi cơm chiều, mãi cho đến 1 đêm linh tính tự nhiên nghĩ rằng: "thôi trói tay lại để nó mà vô thì chết", vừa tự đút tay vô lại thì cánh cữa ầm bật mở bất ngờ, chúng xông vào kiểm soát các dây trói từng người, thật là hú vía. 

Hơn tháng trời trong bóng tối ngục tù thì bọn CA dưới Saigòn lên làm giấy tờ gì đó, lợi dụng cơ hội dẩn giãi chúng tôi lên thẩm vấn, bọn vệ binh khốn nạn dọng bá súng vào lưng theo từng bước chân đi. Lúc này thì bọn gác ngục biết rõ lý lịch, nên khi tên chuẫn úy phụ trách biết tôi là SVSQ trường VõBị, tôi nghe chúng xầm xì chĩ chõ tôi, liền sau đó hắn


       Vài hôm sau, chúng lại chuyển tất cả người còn lại đi lên trại tù binh GK3 ở Xuân Lộc, trước đó chúng đã mang cha Hiệu và th/tá Đề ra xử bắn cũng như mang một số sĩ quan đi biệt tích. Đến trại này được đón chào bằng tên thượng úy hắc ám, khuôn mặt hắn lạnh như tiền không bao giờ nở nụ cười. Hắn đưa chúng tôi vào căn phòng( trại này có 2 dãy nhà của khu gia binh củ, đã có hơn 100 sỉ quan QLVNCH bị bắt khắp nơi trước 30/4 đưa về ), sau khi phát cho mỗi người một tấm vãi đắp+mùng xong, ra lịnh ngồi xuống và không bao giờ được đứng lên nhìn ra ngoài, tên vệ binh mang tới 1 đống dây lòi tói sắt để xiềng 2 chân của mỗi người và dính chùm cả đám. 

Mỗi sáng chúng tới mở xiềng ra đi vệ sinh xong về là khóa xiềng lại ngay, một tuần được ra giếng 5 phút dội nước cho mát, còn cơm thì anh em nhà bếp mang vào với khẩu phần rất là ít, cuộc sống vô cùng thê thảm nhưng trời cũng thương nên không ai bịnh tật gì nguy tới tánh mạng. Một hôm chúng lùa thêm vào trại một số quân nhân ở địa phương nhân cuộc bầu cử QH của chúng sắp tới, trong số người này tôi nhận ra n/tr. Lê văn Quốc F28, 2 anh em người trong kẻ ngoài nhưng cùng số phận chỉ biết nhìn nhau ứa lệ, N/tr. đã nhanh trí xung phong nấu bếp vì chỉ có nhà bếp mới được phép ra vào phòng biệt giam của chúng tôi mang cơm nước mà thôi nếu ai bị chúng thấy liên hệ sẽ bị biệt giam nên mọi người ở ngoài chỉ biết ngó nhìn mà thôi. 



Nhờ nấu cơm, nên mỗi ngày N/tr. Quốc mang cơm vào chuyện trò an ũi dăm câu cũng như vét thêm cơm cặn dưới đáy chão tiếp tế, mới hay tình Võ Bị anh em thương yêu gắn bó biết dường nào. Trãi dài cuộc sống tù tội khắc nghiệt trên tole (nóc nhà) dưới cũng là tole (lót lưng bằng các tấm tole còn nguyên sóng) với 2 cổ chân luôn bị xiềng khóa lại làm chai mất cả cảm giác suốt hơn năm trời, chúng đưa mình tôi lên trại Long Giao lao động khổ sai.


      Ngồi trên chiếc Molotova cùng với các tù sỉ quan, chúng vẩn chưa buông tha tôi giây phút nào là đè tôi ra để trói quặt hai tay ra sau tiếp tục, xuống xe tập hợp, lần đầu tiên được đứng ngoài trời hít thở sau thời gian dài bị biệt giam, đảo mắt nhìn quanh thấy đông ơi là đông các tù sỉ quan bị chuyển về từ khắp nơi, mọi người nhìn tôi một cách tò mò vì chỉ có mình tôi mặc bộ đồ tù sọc đỏ nhuộm đen với 2 tay bị trói thúc ké ra sau cộng thêm khuôn mặt non choẹt tái xanh. 


Phãi chịu thêm 1 đêm ngũ trần với hai tay còn trói, tôi lại gặp 3 sỉ quan củng bị bắt trong rừng như mình ở chung phòng, đó là tr/uý Thăng k2/CTCT, th/uý Bình Th/giáp như đã nói ở trên và th/uý Hạnh SĐ5 là 1 đơn vị nhỏ cấp đ/đ tiếp tục rút vào rừng chống cộng suốt sau ngày 30/4 cho đến khi bị chúng đánh tan rã. Sáng hôm sau, bọn quãn giáo mở trói và phân bổ vào ở chung với các sỉ quan đi trình diện ở Hố Nai, tôi nhớ có anh th/uý tên Công người Bắc Hố nai phát biểu trong buổi họp kiểm điểm hàng tuần với quản giáo chủ trì: khi anh ở trại cũ, quản giáo có tuyên bố với những ai chuyển tới trại Long Giao lao động là những thành phần tốt, tiến bộ sắp được về. Thế mà ở đây trại lại để anh Sơn (tôi)là thành phần xấu phản động ở chung tổ… giờ này nhớ lại tôi không hiểu tại sao anh chàng ngu si đần độn này lại là sỉ quan của QLVNCH.


     Ở Long Giao, tôi lại có dịp gặp gỡ các đàn anh VB thật nhiều, k.27 có N.cao SángF27 tuy khác trại nhưng khi có dịp n/tr Sáng cũng mang quà , $ qua giúp, K26 có Ng.tấn Mười, Vũ thế Môn, K25 có Ng.Hàm, Ng thế Hùng, Trương Ẩn, k23 có N/tr Trí….đặc biệt  có Tr/uý Luận phòng CTCT của trường thường hay mỗi chiều sau giờ cơm chiều xong thường hay xuống tìm tôi trò chuyện thăm hỏi, những tình cảm mà các đàn anh đã mang đến cho tôi trong tù thật là trân trọng đáng quí biết bao.


 Ngoài ra còn có các đàn anh khác tuy không cùng trường nhưng vẫn đùm bọc giúp đở tôi thật nhiều như anh em ruột thịt như Tr/uý Đỗ kiến Hưng, Trịnh Hoành Khoát…, thật là quí cho tình người trong cuộc sống tù đày. Trãi qua 2 năm lao động nặng nhọc ở đây, tôi lại bị chuyển về Suối Máu, đầu tiên ở chung nhà có 3 n/tr. k.19, sau đó được biết thêm nhiều n/tr. khác , nhỏ nhất có Đ.v.Quang, Vũ đ. Thức K.29 cho đến n/tr.Lê bá Độ K.10, n/tr.Lành k.18 lại thêm một lần nữa tôi được sống trong tình VB anh em thân thương.


 Trong thời gian ở đây, không có đi lao động nhiều như trước nên cũng đở cực thân. Khi phong trào phục quốc ở bên ngoài do L/m Vàng chủ xướng phát động, trong trại cũng đã có tổ chức đưa vào để gây dựng thêm và lúc đó n/tr. Quyến k.24, n/tr. Thuận k.24, n/tr. Quang k.29 và tôi cùng tham gia phong trào đó nhưng sau đó vì CS đã dẹp tan ở bên ngoài nên trong tù cũng phải giải tán theo. Sau đó, vào tháng 3/80 tôi lại bị đưa lên lao động trên Bình Long cho tới tháng 12/80 mới được chúng thả về.
      Cầm tờ giấy ra trại về tưởng đâu đã bắt đầu cuộc sống yên thân làm ăn, nhưng khi trình diện địa phương bọn CA đã không chấp nhận cho tôi đăng ký ở vì trong giấy ghi tội danh" Sau Giải Phóng theo tàn quân", bọn chúng lần nữa dồn tôi vào đường cùng. 


Phải tìm mọi cách mà sống, tôi lần nữa lại tìm đến 1 tổ chức Phục Quốc khác nhưng sau khi tìm được l/l rỏ ràng tôi đã không theo các anh em đang hoạt động trong thành phố nữa vì cãm thấy quá nguy hiểm cho mình nếu chẳng may sa cơ lần thứ hai. Bỏ th/phố, lên ẩn thân trong trại cưa trên Hốc Môn được 2 năm thì trại cưa đóng cửa, trôi dạt theo các trại mộc kiếm sống qua ngày với cuộc sống mờ mịt không lối thoát. Nhưng ở hiền thì gặp lành, đến 95 tôi cũng thoát ra khỏi VN một cách đàng hoàng theo diện HO 42 .
Filed under: HỒI KÝ

VIỆT BÁO * NGUYỄN CAO KỲ

Ông Nguyễn Cao Kỳ nói về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn

Ong Nguyen Cao Ky noi ve nhung ngay cuoi cung cua che do Sai Gon
Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập Sài Gòn 30/4/1975 ảnh: Văn Bảo


Những năm đầu sau khi di tản sống ở Mỹ, ông Nguyễn Cao Kỳ đã viết cuốn hồi ký : “Chúng ta đã thất bại ở miền Nam như thế nào?”
Sau đây là một phần nhỏ của quyển sách ông Kỳ nói về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn – bắt đầu từ sau khi thất thủ Buôn Ma Thuột.
Tôi đã định làm đảo chính

Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, tôi đề nghị tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham mưu trưởng – NV) tập trung pháo binh, không quân cùng hai trung đoàn dù, hoặc biệt động quân thiện chiến, và tôi tình nguyện chỉ huy chiến dịch tái chiếm này.
Tướng Viên đồng tình với tôi, nhưng nó đã bị Tổng thống Thiệu bác bỏ. Nguyên nhân của sự thất bại này là sự bất đồng giữa Bộ Tổng Tham mưu và Tổng thống Thiệu.

Tướng hai sao Nguyễn Cao Kỳ đã từng giữ các chức Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tư lệnh Không quân của chế độ Sài Gòn. Ngày cuối cùng trước khi Quân giải phóng đánh chiếm Phủ Tổng thống Sài Gòn ông mới di tản.
Gần đây ông đã trở về Việt Nam với những lời nói và động thái muốn hướng về cội nguồn.
Tướng Viên tỏ ra khổ tâm vì Thiệu đã không tham khảo, mà còn bác bỏ các ý kiến của cơ quan tham mưu. Vừa mất Buôn Ma Thuột, Thiệu liền triệu tập ngay cuộc họp kín với một số tướng lĩnh thân cận ở Cam Ranh và ra lệnh cho tướng Phạm Văn Phú (Tư lệnh Quân khu 2 – Quân đoàn 2) rút khỏi Pleiku và Kon Tum lui về trấn giữ phòng tuyến ở phía Đông Buôn Ma Thuột để phản kích chiếm lại thị xã sau này.


Nhưng sai lầm của Thiệu là biến một cuộc rút lui chiến thuật thành một cuộc tháo chạy tán loạn, kết cục là một sự tan rã của một đạo quân có hơn 1 triệu người được trang bị hiện đại. Không bao lâu sau khi Quân khu 2 – Quân đoàn 2 rút khỏi Tây Nguyên cùng với hàng chục vạn người tị nạn trong cảnh hoảng loạn, cuộc bại trận cuối cùng ở miền Nam đã bắt đầu.

Kể từ đó tình trạng hoang mang, dao động, mất tin tưởng lan tràn trong quân lực và lây lan nhanh như một cơn dịch. Mất Tây Nguyên đến lúc tướng Ngô Quang Trưởng (Tư lệnh Quân khu 1, Quân đoàn 1) tập trung lực lượng về co cụm giữa Đà Nẵng) và một số trọng điểm ven biển, nhưng binh lính không còn biết mình chiến đấu cho ai, để làm gì ?


Sĩ quan thì miệng kêu gọi lính tử chiến, nhưng lại thúc giục gia đình di tản. Rốt cuộc cả Quân khu 1 – Quân đoàn 1 nơi có lực lượng mạnh nhất gồm 3 sư đoàn lính dù, lính thủy đánh bộ và bộ binh, với xe tăng thiết giáp, không quân hùng hậu nhất đã vỡ trận và thất bại thảm hại. Tướng Trưởng đào thoát ra biển để tháo chạy trước khi Việt Cộng chiếm Đà Nẵng.
Ong Nguyen Cao Ky noi ve nhung ngay cuoi cung cua che do Sai Gon
Tướng hai sao Nguyễn Cao Kỳ
Tình hình ngày càng xấu đi, vì thế để cứu vãn tình thế, tôi đã nghĩ ngay đến việc đảo chính lật đổ Thiệu. Nhưng đại sứ Martin không ủng hộ tôi và tỏ thái độ chúng tôi sẽ gặp rắc rối nếu tiến hành đảo chính trong lúc này. Martin còn bắn tin qua tướng Nguyễn Văn Minh – Tư lệnh không quân do tôi bổ nhiệm trước đó (Minh nhỏ), rằng nếu tôi làm đảo chính CIA sẽ giết tôi. Martin đang theo dõi tôi đấy! 
Sau đó người Mỹ đến mua chuộc, thuyết phục tôi. Họ bảo nếu tôi nghe họ thì dù miền Nam có thua trận, họ vẫn bảo đảm cho cả gia đình tôi ra nước ngoài và chu cấp suốt đời. Vào giữa tháng 4/1975 Martin và tướng CIA Timmes đã đến gặp tôi tiếp tục thuyết phục trong hai giờ liền.


Nhưng tôi vẫn giấu Martin về ý định của mình – nếu có lực lượng, tôi sẽ dùng không quân và lính dù làm đảo chính lật đổ Thiệu.
Đến ngày 20/4, nhiều tin đưa về Bộ Tổng Tham mưu nói rằng có tới 15 sư đoàn Bắc Việt đã áp tới gần vành đai phòng thủ bên ngoài Sài Gòn, một số đơn vị đặc công đã tiến vào khống chế sân bay Biên Hòa – lớn thứ hai ở miền Nam, ngoài ra còn 3 sư đoàn Bắc Việt cũng đã tới gần phía Tây Nam Sài Gòn.
am, đồng thời trấn an nội các Sài Gòn rằng cứ bình tĩnh, thủ đô (Sài Gòn) không hề lâm nguy. Rồi Timmes lại bất ngờ đến gặp tôi để thăm dò việc Mỹ đưa Dương Văn Minh (Minh lớn) ra thay Thiệu để làm bình phong thương lượng với Hà Nội. Tôi nghĩ nước cờ quái gở này là một phần trong chính sách của Nhà trắng đã được vạch sẵn – thể hiện đã tới hồi Mỹ bỏ rơi miền Nam. Martin đã buộc Thiệu phải từ chức hôm 21/4.



Nhớ lại, tôi không quên khi đó Thiệu – 52 tuổi, tuyên bố trong bài diễn văn thật thống thiết rằng Thiệu bị buộc phải từ chức, đồng thời cùng lúc ấy từ dinh Độc lập chúng tôi đã nghe thấy tiếng đại bác của Việt Cộng đã nổ ở ngoại ô Sài Gòn. Kế vị Thiệu là Phó Tổng thống Trần Văn Hương; một ông già chân tình nhưng không sáng suốt, thiếu bản lĩnh.
Sự cáo chung
Tiếp theo đó là một tuần lễ cuối cùng kinh hoàng và hỗn loạn. Đến ngày 26/4, quân đội Bắc Việt đã cắt đứt Sài Gòn với đồng bằng Sông Cửu Long – nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chính và nằm trong kế hoạch quân đội Sài Gòn sẽ lui về giữ đồng bằng miền Tây một khi Sài Gòn thất thủ. Thế là Sài Gòn bị cô lập.


Tiếp theo, chiều 28/4 Việt Cộng đã dùng máy bay phản lực A37 của Mỹ dội bom vào căn cứ Tân Sơn Nhất, càng gây nên sự hỗn loạn không thể nào vãn hồi được trật tự. Tới lúc này tôi cảm thấy những tai họa khủng khiếp sẽ xảy ra nếu chúng tôi không đầu hàng.
Song dẫu tuyệt vọng, tôi vẫn nuôi hy vọng thuyết phục Trần Văn Hương – tân Tổng thống bổ nhiệm tôi nắm lấy và chỉ huy quân đội để cứu vãn tình thế. Nhưng ông ta không chấp nhận.
Điều này cũng có nghĩa là trong hàng ngũ tướng lĩnh chúng tôi không ai có thể làm gì được nữa. Và rồi sau một tuần làm Tổng thống, với áp lực của người Mỹ, Trần Văn Hương lại phải giao chức lại cho Dương Văn Minh, 59 tuổi, người được đại sứ Martin che chở và yêu cầu lưỡng viện Quốc hội ủng hộ.
Sài Gòn chính thức phê chuẩn Minh lớn làm tổng thống ngày 28/4. Cùng ngày, lúc gần 10 giờ đêm, quân đội Bắc Việt bắt đầu nã đại bác và tên lửa vào nhiều nơi trong thành phố Sài Gòn.


Tiếp theo sáng 29/4 quân đội Bắc Việt lại nã pháo dữ dội vào đường băng chính của sân bay Tân Sơn Nhất và trúng kho nhiên liệu bùng phát những đám lửa và cột khói lớn, nhiều máy bay trên đường băng nổ tung.
Không nghi ngờ gì nữa, đợt tấn công cuối cùng đánh chiếm Sài Gòn đã mở màn, giờ cáo chung của chế độ Cộng hòa Nam Việt Nam đã điểm, không cách gì ngăn cản nổi. Lúc này tôi chợt nghĩ và tự hỏi – phải chăng người Mỹ ngây thơ tin rằng Minh lớn “có giá” để Hà Nội chấp nhận thương lượng!
Trước tình thế quá quẫn bách không còn biết làm cách nào để đối phó hãm đà tấn công của Cộng sản lại, tôi vội vã đánh xe lao ngay tới Đại sứ quán Mỹ – thì bên ngoài một cảnh hỗn loạn, nhốn nháo, hốt hoảng chưa từng có trước một sứ quán của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới - mà đội quân bảo vệ sứ quán – những tay súng thủy quân lục chiến Mỹ hộ pháp với khẩu M16 lăm lăm trên tay vẫn đành bất lực.
Lúc này là cuối ngày 29/4, mặc dù hết sức cố trấn tĩnh để trấn an nội các mới của tướng Minh lớn, nhưng đại sứ Martin đã không giấu nổi cảnh tuyệt vọng đang diễn ra ngay trước sứ quán của ông – người đại diện cao nhất của Hoa Kỳ ở Sài Gòn lúc này.
Được biết Martin còn cố nán lại để chờ thông tin từ trại David xem có hy vọng gì về sự chấp nhận thương lượng của Bắc Việt không. Nhưng rồi tất cả đều đã muộn và đổ vỡ. Hà Nội tiếp tục lệnh cho các cánh quân thần tốc đánh vào nội đô, và mờ sáng hôm sau Martin đành phải lao lên trực thăng trên sân thượng của sứ quán Mỹ để ra tàu của hạm đội 7 đang neo đậu chờ ngoài khơi theo lệnh của tổng thống Ford từ Nhà trắng.
Tôi lại đánh xe đến Bộ Tổng tham mưu, nhưng lúc này, tướng ba sao Đồng Văn Khuyên, Tổng tham mưu trưởng chính thức vừa được Minh lớn bỏ nhiệm thay tướng bốn sao Cao Văn Viên – cũng đã bổ nhiệm Sở tháo chạy và rời Sài Gòn ít giờ trước đó. Lúc này cả ngày 29 và đêm sáng 30/4 trên bầu trời Sài Gòn đầy rẫy từng đàn trực thăng Mỹ lao vào, lao ra như con thoi để chở các quan chức Mỹ di tản, nhưng cao xạ của Việt Cộng không cần bắn vào những kẻ đã bỏ chạy.


Đến lúc này tôi thực sự cảm nhận một cách cay đắng rằng mọi hy vọng đều đã tiêu tan. Và, tôi tự lái chiếc trực thăng riêng của mình ra chiếc tàu của hạm đội 7 để cùng di tản với ông Martin sáng hôm 30/4, còn gia đình tôi thì đã rời Nam Việt Nam trước đó mấy ngày.
Bùi Đình Nguyên tóm lược
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)


TIÊU NHƠN LẠC * MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN ĐÊM 30/4/1975

MỘT KỶ NIỆM KHÓ QUÊN ĐÊM 30/4/1975

Hồi Ký của Tiêu Nhơn Lạc (MĐC67)



Tôi và bà xã đang ăn cơm, lúc đó khoảng 7 giờ tối ngày 30/4/75, thì có một toán VC mặc đồ đen,dép râu, nón tai bèo, mang súng AK và M16, cổ quấn khăn rằn màu TQLC.

Tôi nghe bước chân họ nện trên sàn cement, vừa đi vừa nói chuyện lung tung (sau khi đã "tiếp thu" xong thị xã An Xuyên Cà Mau vào buổi trưa), đi ngang qua nhà tôi đang trú ngụ (Tôi mướn nhà của thương phế binh VNCH). Tôi vội ngừng đũa và ngẩng mặt nhìn ra phía cửa, vừa lúc đó một anh "giải phóng quân" nhìn ngoái lại phía tôi, rồi vội vã bước vào trong nhà tôị. Anh ta mỉm cười thật tươi, như mừng rỡ khi gặp lại người thân quen, anh ta ấp úng:

- Ông... Thiếu úy Lạc phải hông? Tôi thoáng chút ái ngại và đề phòng thận trọng.

- Dạ, phải! Tôi đây. (Người này không biết tôi đã thăng cấp bậc Trung úy từ năm 1972 rồi)

- Thiếu úy không nhận ra em hả? Em là Hấu ở Đại đội 473 năm Th/úy làm Đại đội phó đó

Tôi lấy lại chút bình tĩnh khi nghe người "giải phóng quân" tự xưng là em. Tôi liền cho bộ não của tôi "phản hồi" dòng ký ức thật nhanh về những ngày tháng cũ khi tôi làm ÐĐP/ÐĐ473 thuộc CK/ Hải Yến Cà Mau. Tôi tự tin khi nhớ chính xác ra ngay tên Lê văn Hấu là một âm thoại viên thuộc Trung đội 1 của Chuẩn úy Khánh đã đào ngũ trong một phiên gác đêm tại tiền đồn ở CK/ Hải Yến cách nay đã 3,4 năm rồi... Đêm hôm đó, vị trí Hấu từng gác mỗi đêm bị bỏ trống khi anh Trung Sĩ Nhu đi tuần tra phát hiện được. Lục lọi, hỏi han trong trung đội chẳng thấy bóng dáng Hấu đâu, thì ra Hấu đã "chuồn" ra khỏi trung đội qua lối cửa hậu (không có gài lựu đạn và trái sáng) mà không ai hay biết Hấu đã ra đi từ lúc nào trong phiên gác của Hấụ. Kiểm điểm lại thì thấy máy PRC25 vẫn còn nằm phía trên giường ngủ của Hấu và của Ch/úy Khánh, chỉ mất một M16 với 2 cấp số đạn cùng vàì trái lựu đạn cá nhân của Hấu mang thôi.

Trước măt tôi bây giờ, Hấu vẫn còn mang dáng nét của một người lính nông dân, mộc mạc, thật thà. Hấu lại mỉm cười lần nữa như muốn nhắc nhở tôi một sự việc đã xảy ra cách nay vài năm, trong lúc tôi vừa nhận ra Hấu trong tức khắc.

À! Tôi nhận ra Hấu rồi... Tôi dã lã bước tới vỗ vai Hấu, ỡm ờ như thân thich. Liền khi dó, hai người "giải phóng quân" trẻ khác từ ngoài sân bước vào trong nhà tôi, nhỉn thấy cảnh 2 người tôi như thân mật. Họ gật đầu chào tôi. Lúc này, tôi đang mặc bộ đồ bà ba đen của Xây Dựng Nông Thôn trông cũng giống đồ lính giải phóng quân lắm, tôi gật đầu chào lại. Họ mà trong lòng quá ư hồi hộp vì không biết việc gì sẽ đến với tôi đêm nay. Thình lình, Hấu quay qua 2 người giải phóng quân giới thiệu tôi:

- Ông.. Thiếu úy Lạc, đai đội phó đại đội 473 của tao hồi trước đó. Nghe qua lời giới thiệu của Hấu xong, tôi thoáng "lạnh xương sống". Phải chi, giữa ba quân của ta mà được giới thiệu như vậy thì cũng không có gì để nóí; đàng này, ngay giữa đêm 30/4/75 trong lúc "trắng đen, vàng thau" lẫn lộn, mình lại là kẻ "sa cơ" mà nghe qua lời giới thiệu thật "rùng mình", cơ hồ như mồ hồi đang "rịn" ra . Tôi còn nhớ, lúc đó tôi nhăn nhó khó chịu lắm và cảm thấy không chút thiện cảm, ân cần nào khi bỗng nhiên phải giáp mặt với những người anh, em phía bên kia; trong lúc tôi chưa kịp chuẩn bị tinh thần để đối phó. Màn giới thiệu của Hấu xong, Hấu giục tôi đừng ăn cơm nữa, "đi chơi" với Hấu đêm nay, vừa nói với tôi mà cũng vừa nói để bà xã tôi nghe. Tôi nhìn qua thấy bà xã tôi đứng thẫn thờ như kẻ mất hồn mà không mở miệng được lời nàọ. Tôi quay bước định vào buồng trong lấy ít tiền đem theo, Hấu nhanh nhẩu lên tiếng:

- Thiếu úy đừng lấy gì theo hết, em có tiền mà...! Tôi đành quay phắt trở lại và nói với bà xã tôi vài lời trước khi theo mấy anh, em phía bên kia "đi chơi".

Vừa đi song song với Hấu qua các dãy phố đêm trong thị xã Cà Mau dưới ánh đèn điện vàng nhạt không đủ sáng,sau lưng là 2 anh lính giải phóng quân; tôi ngỡ như mình đang bị "áp tải" đến một cơ quan nào trong đêm nay vậy. Tôi đi như người bị "mộng du". Thật ra, tôi cũng chưa biết được ý định của Hấu như thế nào đối với tôi - một cấp chỉ huy cũ - khác chiến tuyến với Hấu. Trong lúc nàỵ tôi tự xét lòng mình thấy không có gì "phiền phức, buồn lòng" với người anh em phía bên kia khi tôi còn là ĐÐP/ĐÐ473; giữa 2 chúng tôi khi xưa cũng không xảy ra chuyện gì để phải lưu tâm, hận thù. Tôi yên chí đi bên Hấu, nhưng cũng không làm sao "trấn an" được lòng mình. Hấu dẫn tôi cùng 2 người bạn phía bên kia đi lòng vòng qua nhiều khu phố mà đêm nay nhộn nhịp như hội chợ. Các hàng quán còn bán buôn "ỳ xèo" như cùng mừng "trong ngày vui đại thắng". Tôi cũng không dám hỏi Hấu nguyên nhân tại sao Hấu bỏ đơn vị ra đi theo phía bên kia, ngược lại, Hấu hỏi han tôi rất nhiều về các anh, em trong ĐÐ473 và Hấu nói cũng dã từng theo dõi "bước hành quân" của ĐÐ473. Hấu nói nhiều như để lấp đầy khoảng trống "ngột ngạt" của buổi tao ngộ bất đắc dĩ này... Tôi được Hấu đưa đi ăn uống no nê mà Hấu cứ giục tôi ăn thêm gì nữa đi: Thiếu úy đừng lo, em có tiền mà!! Cứ mỗi câu nói: Thiếu úy đừng lo, em có tiền mà ... làm tôi thêm "ngượng ngùng". Dần dà, tôi lấy lại được chút bình tĩnh, khi tôi tạm đánh giá đêm hội ngộ này là không có vấn đề "ân oán", mà tôi luôn nhủ rằng Hấu là "bạn" của tôi xa nhau lâu ngày mới gặp lại. Hấu đưa tôi vào một tiệm chụp hình. Tôi hết sức lưỡng lự mà không sao từ chối được. Tiệm chụp hình đêm nay cũng "hốt bạc", vì người anh em phía bên kia vào, ra chụp hình như đi trẩy hội...

Vào khoảng gần 12 giờ đêm, Hấu đưa tôi trở về nhà. Tội nghiệp bà xã tôi ở nhà trông đợi mỏi mòn, lòng bà xã như lửa đốt, đứng, ngồi không yên. Thấy tôi trở về an toàn với Hấu, bà xã lặng thinh rướm nước mắt.

- Thiếu úy ở nhà nghỉ. Đừng đi ra ngoài nghe. Sợ nhóm khác tụi nó làm ẩu

Nghe qua lời căn dặn ân cần của Hấu, thực tình tôi biết ơn tấm lòng của Hấu lắm. Nghĩ cho cùng ,Hấu đối với tôi đêm nay rất chân tình như huynh đê chi binh... Lời dặn dò của Hấu như muốn bảo vệ, che chở cho tôi trong cái "quyền hữu hạn" của một người lính giải phóng quân hèn mọn trong ngày "tiếp thu" thị xã Cà Mau còn biết thương, yêu một cấp chỉ huy cũ của mình nay đã "xuống ngựa". Bắt tay tôi từ giã Hấu nói thòng thêm một câu:" Nếu ngày mai em còn ở lại thị xã, em ghé qua thăm Thiếu úy lần nữa."

Tôi quay trở vào trong nhà mà lòng nghe bối rối, tôi bàn với bà xã là sáng sớm ngày mai (1/5/75), Tôi phải tức tốc rời khỏi thị xã Cà Mau về quê quán của tôi là Trà Vinh trước, bà xã tôi ở lại lo thu xếp đồ đạc gởi nhà bà con bên vợ tại Cà Mau rồi về Trà Vinh sau. Vài ngày sau bà xã tôi về đến Trà Vinh với gương mặt hốc hác như người bị bịnh lâu ngàỵ. Tôi đươc biết, từ sau ngày tôi rời Thị xã Cà Mau, thì Hấu cũng không đến nữa; trong khi đó ban quân quản ra lệnh đuổi tất cả những gia đình trú ngụ trong các dãy nhà thương phế binh trong vòng 1 tuần lễ, nên bà xã tôi tất tả "di tản" bỏ lại tài sản của tôi tại dãy nhà TPB cho "kách mạng".

TIÊU NHƠN LẠC

Cuu SVSQ K6/68/TB/TD

Newyork City

No comments: