Friday, October 21, 2016

NGÀY CỦA CHA - BIỂU TÌNH

CÔNG ƠN CHA


Ghi nhớ công ơn Cha

Hôm nay, người Mỹ cũng như dân chúng ở khoảng năm mươi quốc gia trên thế giới sửa soạn đón mừng Father’s Day, Ngày lễ cho Cha, năm nay nhằm ngày 15 tháng 6.
Thy Nga, phóng viên đài RFA
2008-06-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Father-and-Son-305.jpg
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.
AFP PHOTO
Từ mấy tuần nay, các cửa tiệm rao mời những món quà để khách mua cho dịp Father’s Day, tuy nhiên quà cho đàn ông thì hơi khó.
Các ông hay diễu rằng mang tiếng là được quà nhưng lại khiến phải làm lụng thêm, ví dụ như thùng quà, mở ra là bộ dụng cụ để chữa xe, sửa nhà, làm vườn, ...

Tình Cha

Thế, các bạn đã mua quà cho Bố mình chưa? xin mách với bạn nào để dành được nhiều tiền, là giải Bóng đá Euro 2008 vừa khai diễn tối hôm qua, còn kéo dài ba tuần nữa đấy. Hay là… bạn kêu gọi các anh chị em chung tiền, biếu Bố cái TV tân tiến nhất với hình ảnh sắc nét để Bố xem cho đã mắt?
Theme “Euro 2008” …
Nói cho vui thế chứ tuổi già đâu cần quà mà chỉ mong con cháu đến thăm, và vui khi thấy đại gia đình quây quần.

FatherDayClinton250.jpg
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng con gái Chelsea trong ngày Father's Day. Photo: AFP
 “Ai bằng tình Cha” sáng tác của Phạm Mạnh Đạt, Hoàng Quân trình bày … Mỗi quốc gia có nét văn hóa riêng, do đó, mừng lễ theo tập tục xứ mình. Với Father’s Day cũng thế, Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha.
Các quốc gia có lệ này thì cũng tùy theo tập tục xứ họ, như người Đài Loan dành ngày 8 tháng 8 hằng năm làm “Ngày cho Cha” vì tiếng Quan Thoại phát âm số 8 là “bá” nghe giông giống như tiếng gọi “Ba Ba”.
Dân Thái Lan thì lấy sinh nhật 5 tháng 12 của đức Vua Bhumibol đương trị vì, làm “Ngày lễ cho Cha” vì họ tôn sùng, kính yêu nhà vua như với Cha của họ vậy.

Sâu nặng ơn Cha

 “Sâu nặng ơn Cha” Bích Ngọc đang trình bày đến quý thính giả …
Người viết bài này là nhạc sĩ Minh Duy, vốn là một nhà giáo.
Từ Melbourne bên Úc, nơi ông cùng gia định định cư từ 27 năm nay, Minh Duy cho biết cảm xúc khi viết ca khúc “Sâu nặng ơn Cha”:
Thưa Chị, tôi viết nhạc phẩm “Sâu nặng ơn Cha” là để nhớ ơn thân phụ của tôi sau khi người qua đời mà tôi không được gặp mặt. Đồng thời cũng để vinh danh tất cả những người cha đáng yêu, đáng quý trên đời này.
Thy Nga: Tự cổ chí kim, trên khắp thế giới, ai cũng có thể thấy là văn chương, thi họa, ca nhạc về người Cha thì rất ít, trong khi về Mẹ thì nhiều, không kể xiết. Cho nên, có một nhạc bản về Cha như sáng tác của anh, thật là quý.
Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ.
Nhạc sĩ Minh Duy
Nhạc sĩ Minh Duy: Thưa Chị, cũng để đóng góp thêm một tài liệu về Cha, sau khi tôi đã vinh danh người mẹ qua tác phẩm “Mẹ” trong một CD của tôi.
Theo tôi nghĩ, từ trước đến nay, Mẹ là chỗ dựa tình cảm, mẹ thường gần gũi con, an ủi con, và hy sinh cho con, nên được con yêu quý và ca tụng nhiều. Trong khi đó, Cha thường là chỗ dựa tinh thần hướng dẫn, tinh thần xông pha và chịu đựng gian khổ. Con cái kính trọng Cha, sợ Cha hơn sợ Mẹ, nhưng không nhiều người yêu mến Cha nồng nàn như yêu mến Mẹ. Đó là lý do vì sao tới nay, tác phẩm văn nghệ nói về Mẹ vượt trội hẳn số tác phẩm về Cha, nếu không nói là rất khó tìm tài liệu về lòng thương Cha.  
Ca khúc “Papa” Tuấn Ngọc hát lời Việt …

Lịch sử Father’s Day

Bên Úc, Father’s Day vào Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là tháng đầu mùa Xuân ở Nam bán cầu. Với người Tây phương, theo tôi nghĩ, thì cái tình cảm đối với Cha Mẹ, họ bộc lộ rõ rệt hơn người Việt Nam. 
Thy Nga: Lễ Father’s Day bắt nguồn từ Mỹ và sự kiện như sau:

FatherSon-Japanese-200.jpg
Hai cha con người Nhật trong ngày lễ đón mứng năm mới. AFP PHOTO
Vào năm 1909 khi mọi người mừng Mother’s Day, lễ cho Mẹ, thì bà Sonora Smart Dodd bùi ngùi liên tưởng đến cha, là ông William Smart. Mẹ bà chết khi sanh đứa con thứ sáu, để lại gánh nặng gia đình cho người chồng cựu chiến binh. Ông Smart vừa làm lụng mưu sinh, vừa nuôi dạy đàn con gồm một trẻ sơ sinh và năm đứa nhỏ.
Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.
Nhà văn Võ Hồng
Đến khi lớn khôn, hiểu ra được sự hy sinh ấy, Sonora vận động với giới chức chính phủ, xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà. Đến năm 1966 thì tổng thống Lyndon Johnson công bố dành Chủ Nhật thứ 3 trong tháng 6 hằng năm, làm Father’s Day.   
Tới nay thì trên thế giới, ít ra có 44 quốc gia từ Mỹ sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày đó.
Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu mùa Xuân, như nhạc sĩ Minh Duy vừa nói, làm Father’s Day.
 “Người cha”
Trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao của Cha, như Thiên Kim trình bày trong bản “Người cha” quý vị đang nghe …
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng. Xin trích đoạn để chia sẻ cùng quý thính giả:
 “… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng.                                                                                               
Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng, cha phải giữ kỷ cương.  Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực …”
 “Cha và Con” ...
Ca khúc “Cha và Con” của ban nhạc Bức Tường khép lại chương trình hôm nay. Thy Nga mến gửi lời chúc hạnh phúc vui tươi đến tất cả các thính giả, độc giả phái nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/FatherDayMusic_ThyNga-06082008105608.html 

 NHỮNG BÀI CA VỀ CHA
PAPA -TAM CA ÁO TRẮNG  - Paul Anka- -
KHUC HÁT CHA YÊU - LÝ HẢI
 

Nho Cha 02 Ngoc

  

NHỚ CHA -THANH NGÂN


“Father and Son” by the Artist Formerly Known as Cat Stevens

 
 “Love Without End, Amen” by George Strait

“Papa Was a Rolling Stone” by The Temptations


“Daughter” by Loudon Wainwright III


“Cat’s in the Cradle” by Harry Chapin

 

 “Color Him Father” by the Winstons




“A Boy Named Sue” by Johnny Cash




“My Father’s Eyes” by Eric Clapton

.

“Just the Two of Us” by Will Smith




“The Living Years” by Mike + the Mechanics


VŨ HOÀNG * NHỮNG Ô CỬA XANH


Những ô cửa xanh: ca khúc đặc biệt cho Cha

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-06-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
050_ONLY_0062144-305.jpg
Ảnh minh họa chụp ở TPHCM năm 2011.
AFP


Lại một Ngày Của Cha nữa đã đến và trong ngày lễ đặc biệt này, chương trình âm nhạc cuối tuần xin dành gửi đến những bậc làm cha bài hát giàu ý nghĩa Những Ô Cửa Màu Xanh của nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh.

Ca khúc nhẹ nhàng nhưng sâu sắc

Trong số nhiều ca khúc viết về cha, nhạc phẩm Những Ổ Cửa Màu Xanh được đánh giá là ca khúc nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, đặc tả tình cảm thân thương mà người con trai dành cho cha của mình, ở đó, những kỷ niệm ấu thơ được tác giả xâu chuỗi như một cuốn phim chiếu chậm.

Người nghe bắt gặp đâu đó hình ảnh của mình khi còn nhỏ, đó là thời của 20 năm về trước, khi cha mẹ đi làm, thường để anh em tự chơi với nhau trong nhà, ngước nhìn bầu trời qua những khung cửa xanh, lũ trẻ ước mơ về một thế giới xa xăm, kỳ diệu. Và giờ đây, cũng qua những khung cửa xanh ấy, tác giả hồi tưởng về những ký ức đã cùng anh sống với cha khi còn thơ trẻ.

Trong nhạc phẩm, người nghe thấy hình ảnh của những ô cửa màu xanh được lặp đi lặp lại nhiều lần, như thể những kỷ niệm xa xưa ấy vẫn đau đáu và luôn hiện hữu trong tâm trí của con, để con biết rằng dù cha có đi xa, nhưng tình thương yêu ba dành vẫn luôn là vĩnh cửu.
Ca khúc Những Ô Cửa Xanh là một ca khúc dành tặng cho cha, dựa vào hoàn cảnh riêng của gia đình Quỳnh, bố mẹ không sống chung với nhau từ khi Quỳnh học cấp 2 ở VN.
-Nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh
Nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh cho biết:
“Ca khúc Những Ô Cửa Xanh là một ca khúc dành tặng cho cha, dựa vào hoàn cảnh riêng của gia đình Quỳnh, bố mẹ không sống chung với nhau từ khi Quỳnh học cấp 2 ở Việt Nam. Sau khi bố mẹ chia tay, Quỳnh sống với mẹ, bố thường xuyên đến thăm. Ca khúc này là sự tưởng nhớ lại quá khứ khi mình tương đối bé, trong tuổi thanh thiếu niên, muốn đi đâu vẫn chưa được tự do, vẫn phải chờ bố đến đón để cùng đi chơi với bố.

Ca khúc này mở đầu bằng sự hồi nhớ lại lúc tuổi thơ khi còn có cả bố và mẹ, tưởng tượng mình ở trong ngôi nhà có bầy chim trắng, có những chậu hoa như bạn thân của mình, ngồi gần bố được bố đọc cho từng trang sách lật qua, đưa con chạm đến những vương quốc xa. Và đến khi lớn lên thì nhận ra cuộc sống đôi khi buồn tênh, năm qua vụt qua không là cổ tích và đôi khi tình yêu lìa xa.
Khi mình viết ca khúc Những Ô Cửa Xanh đó là lúc nghĩ lại những kỷ niệm, những giây phút tương đối ngắn ngủi khi ở bên cha, và cùng cha nói về đủ mọi thứ trên đời, nói chuyện đời sống về người thân, về mẹ, về đời sống xa xôi, ý tổng kết lớn nhất đối với Quỳnh và cũng là bài học lớn nhất học được từ cha là bất chấp những khó khăn nhọc nhằn trong cuộc sống, người cha vẫn giữ được lạc quan và đặt tất cả những hi vọng vào người con của mình và dặn dò con như trong phần cuối bài hát mình viết: dù là giấc mơ tình yêu vỡ òa, nhưng cha mong con như dòng sông đi xa hơn nữa, và dù có gì xảy ra thì cũng hay yêu cuộc sống này, như cha đã từng yêu, rất yêu những giờ gần con. 


000_Hkg464885-250.jpg

Ảnh minh họa chụp ở TPHCM năm 2007. AFP PHOTO.
Khi mình lớn lên trưởng thành, qua tuổi 20 lại ra nước ngoài sống và làm việc và thời gian sống ở bên cha khi đã trưởng thành rồi rất ngắn, mặc dù bố con vẫn trao đổi với con qua điện thoại, email, nhưng thời gian sống gần nhau rất ngắn và thêm nữa là bố Quỳnh ra đi rất đột ngột, khi ấy Quỳnh đang ở nước ngoài và sự ra đi của bố rất nhanh, cũng không ai đoán trước được, cho nên giờ cảm giác khi nghĩ đến bố có rất nhiều tiếc nuối thưa anh. Cảm giác nghĩ về bố đối với Quỳnh có rất nhiều sự tiếc nuối và bây giờ, khi mình đã làm cha, con của Quỳnh đã được 4 tuổi, khi nhìn cháu chơi với bố mẹ hay với những người thân khác, cứ lại nghĩ giá mà, giá như ông nội còn sống đến bây giờ, vì lần cuối ông nhìn cháu thì cháu chưa đầy 2 tuổi. 


Bây giờ cứ nghĩ là giá như ông còn ở đây thì chắc là ông nội vui lắm, nhưng đó chỉ là sự ước gì thôi, thế nên mình chỉ biết nói rằng tình cảm con người, tình cảm bố con hay mẹ con với nhau, nhiều khi rất mong manh. Và hôm nay, khi mình đang có những niềm vui với con của mình hay với bố của mình, và nếu ngày mai có chuyện gì đột ngột xảy ra thì chắc hẳn sẽ có nhiều ân hận, vậy cho nên, trong khả năng có thể được, mỗi người nên gọi điện nếu ở xa hay ngồi uống cà phê với cha nói rằng bố ai, nếu có gì xảy ra thì bố hãy biết rằng con yêu bố rất nhiều. Nếu có thể nói một câu như vậy, thì Quỳnh tin rằng, những người cha của mình sẽ cảm thấy được an ủi, được hạnh phúc hơn rất nhiều. 
Về mặt giai điệu và tiết tấu thì đây không phải là một ca khúc quá phức tạp, có một số đoạn hơi nhiều chữ, nhưng Quỳnh nghĩ rằng bài hát này khá dễ hát. Ba bạn ca sĩ chính đã từng hát bài này đều là những giọng nam đầu tiên là Nguyễn Phi Hùng, sau đó là Hồ Trung Dũng và gần đây là Đức Tuấn. Mình nghĩ rằng cả 3 người đều hát được tất cả bằng tất cả những tấm lòng chân thành. Đức Tuấn trong một buổi diễn gần đây đã quá xúc động, mặc dù mình biết là bố mẹ của Đức Tuấn vẫn đều đang sống ở dương thế, vì lý do nào đó quá xúc động đã khóc, quả thực là một điều đặc biệt đối với Quỳnh. Nhìn chung lại mình thấy cả 3 người đều đã lột tả được đúng tâm trạng của bài hát.


Có một điểm rất thú vị không ngờ đến, bài hát này là tâm sự của một người con trai, nhưng tình cờ một hôm, một người bạn của mình không phải là ca sĩ chuyên nghiệp email cho mình và muốn thử hát ca khúc ấy. Đến lúc nghe lại, thì cảm giác lạ lắm vì không bao giờ nghĩ rằng một cô gái hát ca khúc này, vì thế cảm giác rất đặc biệt, vì thế mình thấy có một niềm an ủi là ca khúc ấy có độ truyền tải rộng, vượt qua cả vấn đề giới tính của ca sĩ, nên đó cũng là một kỷ niệm đẹp.”


 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/blue-windows-song-4-father-s-day-vh-06152013084356.html

THU NGA * FATHER'S DAY

“Father’s Day” - Ngày của Cha

Chủ Nhật 19 tháng Sáu này là Father’s Day, ngày lễ vinh danh Cha.
Thy Nga, phóng viên RFA
2011-06-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
fatherhood_bbq_greet_LJ-0086-305
Tổng thống Barack Obama chào khách đến tham dự bữa tiệc ngoài trời ngày Father's Day tại Nhà Trắng hôm 21/6/2010
White House Photo by Lawrence Jackson

Lịch sử ngày Father’s day

Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane, bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd. Các ông bố đến nhà thờ dự lễ được trao đóa hồng đỏ. Người nào mà cha mình đã từ trần, thì cài hoa hồng trắng.
Câu chuyện thế nào?
Vào năm 1908, người dân Mỹ hân hoan mừng Mother’s Day, ngày lễ vinh danh Mẹ, vừa được lập ra. Vị tu sĩ tại nhà thờ ở Spokane, nơi bà Sonora Smart Dodd cư ngụ, trong bài giảng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò người mẹ. Sau buổi lễ, Sonora tiến đến thưa với vị tu sĩ là những điều ông nói về người mẹ rất hay tuy nhiên, vai trò của người cha thì sao, người cha cũng xứng đáng được ghi công ơn chứ, phải không ạ.
Thời đó ở Mỹ, người đàn ông trong gia đình bị mang tiếng là chỉ ngồi hút píp và uống rượu say sưa trong khi vợ con làm lụng vất vả. Tới nỗi có bài hát nói về tình trạng ấy: đó là bài “Everybody works but Father”. Điều này khiến Sonora bất bình vì cha bà là hình ảnh khác hẳn và hơn thế nữa, là tấm gương cho các con ngưỡng phục.
Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane, bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd.
Mùa Đông năm 1898, mẹ của Sonora chết khi sanh đứa con thứ sáu. Sonora nhớ lại là sau khi đưa đám mẹ, một đứa em trai đã chạy ra ngoài vườn để khóc trong đêm lạnh giá. Cha đã nén đau thương đưa em vào dỗ dành. Cảnh tượng ấy khiến Sonora xúc động vô cùng.   
Thời đó, nếu như ông William Smart đưa đàn con gồm 5 đứa và một trẻ sơ sinh, nhờ họ hàng nuôi nấng, hoặc ngay cả nếu ông bỏ chúng vào viện mồ côi thì cũng là chuyện thường tình nhưng Không! ông nhất quyết lo toan. Sonora là con gái lớn và duy nhất, khi ấy 16 tuổi, giúp Bố trông nom các em nhưng chỉ được một năm thì cô đi lấy chồng, lập gia đình với anh John Dodd. Như vậy là ông bố vừa làm lụng mưu sinh, vừa lo nuôi dạy đàn con nhỏ trong đó, có một đứa còn ẵm ngửa. Trường hợp của ông William Smart có thể coi là hiếm có vào thời đó.                                                            
000_Was3128000-200
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, phu nhân Michelle cùng con gái Sasha hôm 27/5/2010 tại Nhà Trắng. AFP PHOTO/Mandel NGAN
Đến khi trưởng thành, hiểu ra được sự hy sinh ấy, sự quên mình của cha, Sonora vận động xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà.
Năm sau đó, yêu cầu của Sonora Dodd được giới chức thành phố Spokane và bang Washington chấp thuận, tuy nhiên bà còn ước muốn là toàn nước Mỹ dành ra một ngày trong năm để vinh danh các người cha.                                    
Gay go hơn cuộc vận động lập ra Mother’s Day rất nhiều vì dân chúng vẫn chưa coi trọng vai trò của người cha bằng người mẹ nhưng Sonora không sờn lòng, đi vận động lên chính phủ trung ương. Mãi đến năm 1966, Tổng thống Johnson mới ra tuyên cáo vinh danh người Cha, và công bố dành Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 hằng năm làm Father’s Day. Tới năm 1972 thì sự việc này được Tổng thống Nixon ký thành luật. Khi ấy, Sonora Dodd đã 90 tuổi!
Như thế, Father’s Day có từ một trăm năm nay, tất cả là do lòng ngưỡng phục cha của đứa con gái mà thành.
Trong đôi mắt con trẻ, Bố là nguồn hiểu biết diệu vợi, chỉ bảo mọi điều, hướng dẫn mọi việc cho con. Bố dìu dắt con trên bước đường đời, nâng con dậy mỗi khi con vấp ngã, và luôn bảo bọc con. Bố là anh hùng của con!
Tục lệ này của người Mỹ khá dễ thương nên đã lan truyền ra khoảng 50 quốc gia từ Mỹ châu sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày, là Chủ Nhật thứ 3 trong tháng Sáu.
Trong đôi mắt con trẻ, Bố là nguồn hiểu biết diệu vợi, chỉ bảo mọi điều, hướng dẫn mọi việc cho con. Bố dìu dắt con trên bước đường đời, nâng con dậy mỗi khi con vấp ngã, và luôn bảo bọc con. Bố là anh hùng của con!


Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là đầu mùa Xuân ở Nam bán cầu, làm Father’s Day.
Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha. Có lẽ vì trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao của Cha.
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng, trong đó có đoạn:                                                                        
“… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ trên đầu che mưa che nắng ...”                                                                                               
Dịp Father’s Day, các ông bố, ông nội, ông ngoại, chú, bác, anh lớn (tức là các vị mang vai trò người cha) đều được biếu quà. Thế ... các bạn đã mua quà chưa nào...

Tin, bài liên quan

VÕ HỒNG * LỜI SÁM HỐI


“Lời sám hối của cha”...

Trong dịp lễ Father’s Day năm nay, mời quý vị thưởng thức tác phẩm “Lời sám hối của cha” của nhà văn Võ Hồng.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-06-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Father-and-Son-305.jpg
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008.
AFP PHOTO

Võ Hồng vừa là tên thật vừa là bút danh. Ông sinh năm 1921 tại Tuy An, Phú Yên. Ngoài bút danh được nhiều người biết tới là Võ Hồng, ông còn có các bút danh khác là Ngân Sơn, Võ An Thạch và Võ Tri Thủy.
Ông từng làm bí thư tòa Tổng Ðốc 4 tỉnh miền Nam Trung Việt dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim. Trước năm 1950, ông cùng vợ dạy học ở Trung Học Lương Văn Chánh, Phú Yên trong một thời gian dài, sau ông làm hiệu trưởng trường này.
Sau 1975 Võ Hồng chỉ sinh hoạt văn nghệ nơi địa phương Khánh Hòa và giới hạn ngòi bút của mình trong đề tài giáo dục và tuổi thơ. Cho đến nay Võ Hồng đã viết hơn 8 tiểu thuyết, trên 70 truyện ngắn. Ông cũng sáng tác các thể loại tùy bút, bút ký. Ông còn có nhiều tập truyện viết cho thiếu nhi cùng với hơn 40 bài viết, khảo cứu, phê bình.
Nhân ngày Father‘s Day, chúng tôi xin giới thiệu một tác phẩm rất cảm động của ông mang tên: “Lời sám hối của Cha” đăng trong tập truyện Một Bông Hồng cho Cha do nhà An Tiêm xuất bản.
Bài đọc được góp tiếng bởi Nam Nguyên, Việt Long và Thanh Quang, mới quý vị thưởng thức sau đây.
“Ðã đến lúc cha viết những lời sám hối chân thành gởi con. Chắc con rất ngạc nhiên. Con đang xót xa vì thương cha cô đơn, ân hận vì không được ở gần cha để săn sóc tuổi già, cũng có thể tưởng tượng cha đang nhẹ nhàng trách con... Vậy mà làm sao có sự ngược đời. Con hãy bình tĩnh nghe cha nói.
Là con gái lớn của một gia đình mất mẹ, con đã chịu bao nỗi thiệt thòi. Mẹ chết khi con mới lên chín và gia đình chỉ gồm một người cha và ba đứa con dại. Đâu có còn ai để trông cậy nhờ vả? Thường thì một người nghèo khó nhất cũng có ông hay bà, chú bác hay cô dì cậu mợ, không họ gần thì họ xa, ở kề cận láng giềng. Ðằng này gia đình ta vừa định cư ở thành phố mới được một năm, chỗ láng giềng qua lại không hơn hai hay ba nhà lân cận.
Cha đi dạy học ở trường tư, lương tính trả theo giờ, nghỉ dạy giờ nào miễn trả giờ ấy. Ðã vậy mà chỗ dạy đâu có gì bảo đảm. Ai cũng có thể thay thế cha được bất cứ lúc nào. Nhà trường là một cơ sở của Hội Phật Giáo mà má con và phía ngoại con lại là người Thiên Chúa Giáo. Rồi thằng em của con, mãi lên tám mới được chính thức đi học và phải cho học ở một trường tư thục gần nhà. Lại nhằm một trường của Thiên C
vo-hong-200.jpg
Nhà văn Võ Hồng. Photo courtesy of Mang Viên Long's blog.
húa Giáo. Cha biết có bao nhiêu khó khăn rối rắm cứ tuần tự dệt thành tấm lưới bủa vây cha. Cứ mỗi cuối năm học là chuẩn bị nhận một bức thư "cám ơn" của Ban quản trị nhà trường. Cứ đầu năm học là hồi hộp chờ đợi coi niên khóa này mình được phân phối cho dạy bao nhiêu giờ một tuần. Có những lần phiền muộn, cha lặng lẽ ra ngồi ở cuối sân, lần nhổ những bụi cỏ dại, cho quên đi, cho lắng xuống, cho tan loãng... Cha tránh không dám gặp các con ngay lúc đó, sợ đang cơn bực bội phiền muộn, nếu lỡ gặp điều trái ý mà không giữ được bình tĩnh. Vậy mà cái "lỡ" đã xảy ra. Hôm đó cha vừa về, vừa bỏ mũ, vừa tháo nịt thì con chạy lên mét cha nghe cái gì đó. Ðang uất ức vì việc ở trường, con lại gây thêm điều rắc rối nên sẵn cái nịt trên tay cha vụt con một cái. Cha vội vàng dừng lại, nhìn con mở to mắt, mặt nhăn đau đớn... Con ơi, hình ảnh đó cứ theo mãi cha, ám ảnh cha suốt hơn ba mươi năm nay.
Có thể là con đã quên, chắc chắn là con không giận, nhưng mà cha thì cha cứ nhớ. Con có lỗi, bắt nằm xuống đánh năm roi ba roi, cách phạt đó ngó vậy mà vẫn thanh nhã. Vì đánh có kèm lời dạy, có nảy sinh lời hứa. Cái roi bẻ từ một cành cây còn dính đôi lá xanh non vẫn được nhìn như một người bạn chơi của đứa nhỏ phạm lỗi. Chớ cái nịt! Nó được chế tạo ra hàng loạt để cột, để siết để bó... nó lạnh lùng, nó vô tri, nó mang dáng vẻ một dụng cụ giảo hình.
Sao cha nỡ có hành động tàn bạo như vậy với con? Mới lên chín, con đã nhận trách nhiệm lo lắng cho gia đình. Con tính tiền chợ, con trả tiền điện, con đưa tiền rác, con ngó chừng em, nhắc chị Hai tắm em, tự tay bôi thuốc vào mụn lở cho em. Rồi cái nhìn đi xa hơn một chút: dọn dẹp cái này cho gọn gàng, xếp đặt cái kia cho tươm tất.
Con đâu có hưởng nhiều êm đềm tuổi thơ với cha? Lúc nhỏ thì con lúc thúc bên gối ông bà. Có lẽ đó là những ngày ngọt ngào nhất của con bởi ông bà thương vồ vập, đòi cái gì cũng có, muốn cái gì cũng cho. Sáu tuổi theo cha mẹ về Ðà Lạt con phải một mình coi chừng em giúp mẹ. Rồi mẹ con bệnh, gia đình bị xé nát, con lại theo ông bà về quê, cha đưa mẹ xuống Sài Gòn chữa bệnh. Ba năm sau mẹ con mất, con biến thành người quản lý của một gia đình.
Chín, mười tuổi là cái tuổi nhớ trước quên sau, cái tuổi miệng hay ăn vặt và hát nghêu ngao, là dàn bày đồ chơi ra rồi bỏ vãi đó không dẹp, là tuổi đi chơi phố có mẹ cầm tay. Con thì không, con phải đứng vững như một thân cây che hai cây nhỏ đứng kề. Không có mẹ nhẹ nhàng vuốt ve và nói lời dịu ngọt, không có kinh nghiệm về cái không khí yêu thương, con phải tự tìm lấy. Ði chợ qua hàng trứng vịt lộn, thấy có cái trứng quá già bị nứt phát ra tiếng kêu chíp chíp từ bên trong, con nài nỉ mua về gỡ con vịt bé xíu ra nuôi. Ngày hè năm đó cha có việc phải đi Quảng Ngãi nửa tháng, nhà vắng cha, con ghé chợ mua về một con heo để nuôi cho vui nhà, săn sóc chơi đùa với heo để quên niềm cô quạnh.
Sao nỡ giận con, trách con mà tàn bạo với con? Ðâu có dễ để xử sự minh bạch, giải quyết rạch ròi ở đời? Thì ngay chính cha: chị Hai cầm cũng số tiền đó đi chợ mà có bữa cho ăn được, có bữa chẳng ra chi, nhưng cha biết nói sao? Con thúc cha nói nhưng cha cứ ngại ngùng, sợ lỡ chị giận, chị bỏ đi nơi khác. Từ khi mẹ con mất, cha thêm rụt rè cam phận, đã có quá nhiều âu lo và bổn phận dành cho cha rồi mà. Thằng em của con mới vừa bị sốt, cha vẫn phải đi dạy cho hết buổi rồi đạp xe hấp tấp về nhà, kêu xích lô chở nó đi bác sĩ. Ðầu năm, con út bị chó nhà bạn cắn nơi đùi, vậy là cha suốt đêm nằm lo lắng, mãi đến khi trở mình mới hay nước mắt đã chảy đầm đìa.
Cha có cảm tưởng là chưa bao giờ con nhận một sự dịu dàng nào từ cha. Một người đàn ông nghiêm trang thật khó biết nên dịu dàng như thế nào. Không thể pha chế giọng nói, "biên tập" câu nói, hoa hòe điều nói. Cha chân tình thường chỉ lo nghĩ đến bổn phận nên nhiều khi quên mất sự dịu dàng. Thương yêu tha thiết trong lòng nhưng khó tìm cách để biểu hiện cho tinh tế, tránh xa công thức, thành ra cha con ta sống âm thầm, cha gắng lo sao cho các con không thiếu thốn về vật chất, được đầy đủ về học vấn. Nhưng còn về tình cảm thì, mất đi một người mẹ là tối sầm hết một nửa bầu trời. Cha cố gắng giữ cho nửa còn lại được sáng bằng cách ở vậy nuôi con. Nếu tục huyền, sợ chỉ còn một phần tư còn sáng. Nhưng giữ cho được một nửa cũng không dễ, bởi bao nhiêu thiếu sót, bao nhiêu khuyết điểm phần cha! Chỉ cần một nét mặt trầm ngâm, một cái nhíu mày u uất là đủ làm tắt đi nụ cười nơi mắt các con. Chỉ lỡ dùng một tiếng la rầy hơi nặng là tiếng đó cứ đè nặng dài ngày trên tâm hồn các con.
Bức thư ân hận của nhà văn Livingstone Larnod đã làm xúc động những người cha. Người cha trong truyện đã rầy con vì cách con lau mặt, mắng con vì giầy không đánh bóng, la con vì trong bữa ăn sáng đã bị đổ sữa, ngồi tì tay lên bàn, nhai không kĩ càng. Khi con chào đi học, cha lại rầy "đi thẳng lưng". Trên đường ở trường về con lại bị rầy vì chơi bi dọc đường để làm rách bí tất. Buổi tối con bước vào phòng, giọng cha còn bất bình hỏi "Cái gì?", và bất ngờ con chạy lại ôm chặt cổ cha, đầy tình thương yêu rồi bỏ chạy lên gác. Người cha bất giác thấy cái tâm hồn đại lượng của con, thấy cái hẹp hòi của mình, - con còn con nít mà cha bắt làm người lớn,- cha ngồi bên giường nhìn con ngủ mà lòng đầy ân hận.
Con ơi, những cái lỗi dồn dập trong một ngày của người cha Larnod vẫn quá nhẹ so với chỉ một cái vụt dây nịt của cha. Và nhã nhặn quá, đẹp quá, cái hôn của đứa nhỏ so với cái nhăn mặt đau đớn của con. Cuộc sống của họ sung túc nên dẫu khuyết điểm mà chúng vẫn thuộc loại sang. Chúng như được son phấn điểm trang, như được bọc trong nhung lụa: giày đánh bóng, ngồi bàn ăn làm đổ sữa, như nàng công chúa đầm đìa nước mắt khóc vì cành hoa héo. Phần cha con ta thì niềm đau lớn hơn, bởi cuộc sống thường ngày của một đứa nhỏ chín tuổi mồ côi mẹ đã phải mang chằng chịt những vết roi vô hình.
fatherandsoninjapan200.jpg
Cha và Con vào ngày lễ đầu năm tại Nhật. AFP PHOTO.
Mẹ con chết, cha ở vậy nuôi con, người ta khen cha và mừng cho các con. Thì cũng có đúng, nhưng mấy ai tìm hiểu sâu để thấy cho bao nhiêu cái khó khăn. Dẫu không làm ra đồng tiền đi nữa, không đẹp như á hậu, không giỏi như bà Curie, dẫu ốm đau không giúp ích được gì cho chồng cho con, nhưng sự có mặt của mẹ tựa viên đường làm cho chén nước mắm thêm ngon, như ngọn gió làm cho căn phòng thêm mát. Những đêm mưa sụt sùi, những đêm gió ào ào, mưa từng trận vã rào rào trên lá cây ngoài hiên, tiếng gió rít qua khe cửa, ba đứa con chắc thèm mong có được mẹ ngồi giữa, ba đứa bu quanh, hơi ấm từ mẹ tỏa ra, bàn tay mẹ vuốt ve, tiếng nói mẹ êm nhẹ... Tất cả những cảnh đó, mỗi đứa con có thể đang nằm trong chăn mà tưởng tượng, hai đứa lớn dễ tưởng tượng hơn vì có thời gian sống cạnh mẹ, tội cho con út, chỉ biết mặt mẹ qua tấm hình. Thiếu thốn nhiều lắm. Mùa hè ngọt ngào với đủ thứ trái cây chín bày đầy chợ: xoài, thơm, cam, mít, vú sữa... nhưng ai nhớ cho, ai lưu ý mua giùm cho các con ăn? Cha thì chỉ lo được cái bao quát, làm được cái đại khái. Ðặt vào thực tế, nhiều khi thiệt thà lúng túng như con rùa bị lật ngửa. Ai lại đi tin lời bà bán hàng, mua pyjama con trai đem về cho con gái bận. Hoặc vô tâm tới mức đi chợ Tết, cứ tuột quần thằng con lên bảy, mặc thử cái quần mới để trả mua. Nhưng rồi năm tháng lặng lẽ trôi, các con lớn lên và cha già đi. Kỷ niệm gần nhất là kỳ cha bị bệnh, con chạy lo hết mọi mặt để đưa cha vào bệnh viện. Cha được thong thả không ngờ, chỉ cần làm theo lời con, đưa tay lên, hả miệng ra, co chân lại, đứng thẳng dậy, bước chầm chậm. Khỏi lo khỏi nghĩ, khỏi cân nhắc tính toán, khỏi trù liệu trước sau. Trời ơi sao mà dễ chịu vậy! Khỏi phải tìm đến Niết Bàn, Thiên Ðường, cứ được thế này đã là hạnh phúc quá rồi. Con đang đóng vai người Mẹ và cha trở thành đứa nhỏ lên bốn lên năm.
Sau một tháng lành bệnh trở về, cha nhìn những đứa nhỏ gặp trên đường với con mắt khác. Dẫu nó ốm o ghẻ lở, mẹ nó vừa ẵm vừa phát vô đít, dẫu nó đi lững chững cha nó vừa dắt vừa la, dẫu nó nằm ngo ngoe trong nôi vừa khóc ằng ặc... thì cha cũng cứ tưởng tượng vài chục năm sau đứa nhỏ đó sẽ lớn sẽ khôn, sẽ dìu trở lại người cha hôm nay, sẽ bế trở lại người mẹ hôm nay đi bệnh viện, lo lắng bữa cơm, chạy mua hộp thuốc. Chắc không đứa con nào giận cái phát vào đít, cái trót ngang lưng.
Gần đây một cô hàng xóm tổ chức mừng sinh nhật, bùi ngùi nhớ lại mới ngày nào. Cô nói: "Mới ngày nào... hồi em lên 12 tuổi... má em tắm cho em... Da em không được trắng, "Bả" cứ tưởng còn đất, "Bả" cứ kỳ hoài..." Mười hai tuổi mà còn được mẹ tắm? Lòng cha xúc động cơ hồ nước mắt muốn rơi, vì cha nghĩ đến con, đến đứa nhỏ mới lên chín đã phải quằn vai trách nhiệm, và đã nhận sự bất công tàn bạo của người cha, dẫu chỉ một lần.
Này con, mỗi cơn mưa, nước cuốn đi chỉ bỏ sót lại một viên sỏi, nhưng sau ba mươi năm đủ thành một đống sỏi lớn rồi.
Hãy thứ lỗi cho người cha cô đơn tự xét thấy mình đầy khuyết điểm.”
Quý vị vừa thưởng thức tác phẩm “Lời sám hối của Cha” của nhà văn Võ Hồng. Hy vọng rằng ngày Father’s Day năm nay, nhiều người cha sẽ nghe được tác phẩm này và thêm thương yêu con của mình hơn nữa.

RFA * CÂU CHUYỆN BUỒN

Câu chuyện buồn của những người con không Cha

Nhiều quốc gia trên thế giới đều dành một ngày đặc biệt trong năm để những người con tôn vinh Cha của mình.
Hòa Ái, phóng viên RFA
2012-06-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này




bill-clinton-and-daughter-200.jpg
Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton cùng con gái Chelsea trong ngày Father's Day. AFP photo.
Ngày lễ Father’s Day dành cho những người Cha ở Mỹ được tổ chức vào ngày chủ nhật của tuần thứ 3 trong tháng 6 hằng năm. Bên cạnh ngày lễ Vu Lan báo hiếu, người Việt trong nước hiện nay cũng du nhập ngày lễ dành cho Mẹ và ngày lễ dành cho Cha của Hoa Kỳ. Nhân ngày Father’s Day năm 2012, Hòa Ái gửi đến quý thính giả câu chuyện của những người con không Cha. Mời quý thính giả cùng nghe. Ở Việt Nam, trong ngày lễ Vu Lan của Phật Giáo, có rất nhiều người không phải là Phật Tử thường đến chùa để cúng bái, khẩn cầu sức khỏe, bình an cho Cha Mẹ. Thường thì những người con may mắn còn có Mẹ sẽ được cài một bông hoa hồng đỏ trên ngực áo. Và những người con mà thân mẫu không còn trên trần thế sẽ được cài một bông hồng trắng. Dù không bước chân đến những ngôi chùa nhưng trong không khí ngày lễ Vu Lan báo hiếu này cũng khiến cho rất nhiều người con bùi ngùi nhớ đến các vị thân sinh của mình.
Trong thời buổi dễ thở hơn của nền kinh tế thị trường cũng như Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế, người dân trong nước có xu hướng du nhập những ngày lễ hội văn hóa của nước ngoài như ngày lễ Tình Nhân, ngày lễ Mother’s Day cũng như ngày Father’s Day. Ngày lễ Father’s Day năm nay dù kinh tế có khó khăn nhưng vẫn không ít những bó hoa tươi thắm, những món quà nho nhỏ, những chuyến du lịch cùng cha mẹ và cả bữa cơm đầm ấm trong gia đình cùng với những tâm tình buồn vui giữa những người Cha và những đứa con.

Mồ côi

Bên cạnh giây phút sum vầy của nhiều gia đình trong ngày Father’s Day, dường như ngày lễ dành cho Cha làm dâng trào những nỗi niềm của nhiều phận đời kém may mắn không có Cha. Trong số 35 em nhỏ được nuôi nấng ở ngôi chùa Bửu Châu, tại Pleiku - Gia Lai, sư cô Minh Nguyên cho biết:
Có em thì mẹ sanh rồi bán ở bệnh viện, quý bác đạo hữu mua đem vào chùa. Có em bỏ ngoài đường, có em bỏ nghĩa địa, người ta nhặt đem về chùa cho mình nuôi.
Sư cô Minh Nguyên
“Mồ côi hẳn thì có hai mươi mấy em. Nuôi mới lọt lòng ra là 8 em. Có em thì mẹ không nuôi, trực tiếp vô thưa cho. Có em thì mẹ sanh rồi bán ở bệnh viện, quý bác đạo hữu mua đem vào chùa. Có em bỏ ngoài đường, có em bỏ nghĩa địa, người ta nhặt đem về chùa cho mình nuôi. Không biết nữa, nhưng mấy em cho là con gái mới lớn lên, đi làm, đi học…rồi không nuôi.”
Sư cô Minh Nguyên chia sẻ rằng các em còn quá bé để nhận thức được thân phận của mình. Được sống trong môi trường yêu thương, được cho học hành, các em cũng thật hồn nhiên vô tư. Chưa bao giờ các em than phiền hay tỏ ra buồn bã vì thân phận côi cút theo năm tháng dần trôi. Tuy vậy, khi trưởng thành, bước chân vào đời, các em phải đối diện với cảm giác bị bỏ rơi và vào những ngày lễ càng khiến cho các em chạnh lòng, tủi phận. Hy vọng có một ngày được gặp lại Cha hay Mẹ của mình vẫn dai dẳng đeo mang suốt cuộc đời của những thân phận mồ côi này và không có ai để chia sẻ nỗi niềm.

Con lai

father-and-son-250.jpg
Hai cha con cổ động viên Bồ Đào Nha trên cầu trường Euro 2008. AFP PHOTO.
Có nhiều người vẫn còn nhớ đến câu chuyện cổ tích đi tìm Cha của cô ca sĩ “con lai” Phương Thảo gần 20 năm về trước. Cô đã tìm lại được Cha ruột của mình tận bên kia bờ đại dương sau 28 năm có mặt trên cõi đời mà không hề có tin tức gì về người cha ấy. Cũng là thân phận “Mỹ lai” nhưng không được may mắn như vậy, chị Khỏe được sinh ra 3 ngày ở bệnh viện Từ Dũ thì được cha mẹ nuôi đón về. Bắt đầu cuộc trò chuyện với những giọt nước mắt dâng trào: “Thì đời của Khỏe nói ra, nước mắt tràn đầy… Cũng buồn lắm. Bởi vậy chan nước mắt ăn cơm. Nhằm khi cũng muốn có một người an ủi mình mà đâu có.”
Chị Khỏe kể về một tuổi thơ đầy cơ cực và buồn tủi dù cha mẹ nuôi yêu thương chị hết lòng. Do bị kỳ thị mà chị không thể học hành. Phải dọn nhà đến những vùng sâu vùng xa, phải lội sông đến trường có lần bị chết đuối, phải sống trong tủi cực, bị khinh miệt, bị dụ dỗ lừa gạt đến mang thai…
“Nỗi buồn của Khỏe thì cha mẹ trước kia cũng khá lắm, rồi bỏ xứ này xứ kia đi đó, cũng vì Khỏe thôi mà riết cũng nghèo. Chỗ này ở vài năm phải dọn đi. Chỗ kia ở vài năm phải dọn đi. Thấy cha mẹ mình vậy cũng tủi thân.”
Theo chương trình nhân đạo con lai, chị Khỏe chia lìa với gia đình của cha mẹ nuôi để về quê hương của người Cha ruột ở Hoa Kỳ. Quê hương thứ hai với những chuỗi ngày dài nhớ nhung, lạc lõng. Dù không bị kỳ thị, dù cuộc sống vật chất đầy đủ hơn nhưng cuộc sống tinh thần không có gì bù đắp được. Chị Khỏe chia sẻ là luôn da diết nhớ đến người Cha nuôi đã hết lòng thương yêu nuôi nấng chị nhưng bao giờ cũng có hy vọng mong manh mong được gặp mặt người Cha ruột của mình dù chỉ một lần. Chị tâm tình:
“Cũng mơ ước mà không biết Cha ruột mình ra sao, rồi tên tuổi cũng không biết, số quân này kia cũng không biết thì làm sao tìm kiếm ra được. Mà có kiếm ra cũng làm khổ cho Cha mình thôi tại vì chắc Cha mình cũng có vợ, có con. Khỏe chỉ biết ước ao cầu nguyện cho Cha mình được trường thọ vậy thôi.”
Chị Khỏe cho rằng số phận ông Trời sắp đặt cho chị ra sao thì chị chịu vậy mặc dù trong lòng vẫn luôn cháy bỏng nỗi khát khao được sinh ra và sống trong một gia đình với cha mẹ và anh chị em ruột thịt của mình.

Không đầy đủ

Chị Vân, một người con có khuôn mặt thanh tú của Cha cùng đôi mắt thật đẹp của Mẹ, sinh ra đời được 7 ngày tuổi thì Cha Mẹ phân ly do Mẹ chị phát hiện ra Cha mình có người phụ nữ khác. Dù được Mẹ yêu thương và chăm lo đầy đủ nhưng dường như chị vẫn luôn có cảm giác buồn mỗi một ngày qua đi trong cuộc đời. Chị Vân chia sẻ:
“Cuộc sống cũng buồn. Tại vì nhìn vô thì người ta Cha Mẹ đầy đủ, mình không cần biết người Cha đó có tốt hay không nhưng trước mắt là đầy đủ nên có sự tình cảm, ấm cúng hơn là sự thiếu thốn của mình rồi. Trong lòng cũng có suy nghĩ nếu như mình không biết sự thật Cha mình bạc bẽo như vậy thì có lẽ chắc trong lòng mình cũng mơ ước mình sẽ tìm lại Cha, mình sẽ gặp lại Cha. Sự khao khát như vậy chứ không phải là không có.”
Tại vì nhìn vô thì người ta Cha Mẹ đầy đủ, mình không cần biết người Cha đó có tốt hay không nhưng trước mắt là đầy đủ nên có sự tình cảm, ấm cúng hơn là sự thiếu thốn của mình rồi.
Chị Vân
Chị còn nhớ như in một câu chuyện xảy ra khi còn bé: một hôm va vấp với một cô cùng trang lứa ở trường, Cha của cô học trò nhỏ này đã hùng hổ đến định tán chị một bạt tay lại chính là Cha đẻ của chị. Ánh mắt giận giữ và cái vung tay mạnh bạo của ông theo chị suốt cuộc đời. Chị cũng cam tâm là phận con cái thì không trách cứ Cha Mẹ mình nhưng chị luôn mang trong lòng một nỗi đau không thể nào mô tả và không bao giờ tha thứ được. Chị Vân luôn dâng trào nỗi phẫn nộ mỗi khi nhớ đến Cha mình. Hình ảnh Cha ruột của chị cùng dắt dìu những đứa con líu lo ở cổng trường luôn là một câu hỏi mà vẫn mãi không có lời đáp.
“Thành thử sự mất Cha rất là hụt hẫng. Tôi cũng muốn nói với cuộc đời rằng khi mình là bậc Cha Mẹ thì mình phải thật sự yêu thương dù cho mình không có hòa hợp nhau nhưng mình phải nghĩ rằng trước khi có sự tan rã thì chính mình khao khát tạo ra những đứa con, những sự yêu thương, những thiên thần này mà tại sao bỏ nó rơi rớt như vậy? Tôi chỉ muốn cảnh tỉnh những người Cha như vậy thôi.”
Dù lặng lẽ trong cuộc đời không biết thổ lộ cùng ai, dù lặng thầm nguyện cầu cho người Cha chưa một lần gặp gỡ, dù uất ức tủi hờn với người Cha vô trách nhiệm nhưng chắc rằng trong lòng những người con này sẽ luôn ám ảnh hình ảnh một người Cha cho đến ngày họ nhắm mắt xuôi tay. Ngày Father’s Day thật sự có ý nghĩa đặc biệt đối với họ bởi vì những người con không Cha có đến 365 ngày trong một năm để nhớ đến Cha mình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/stories-ofthose-who-donot-have-father-hai-06172012134121.html

BIỂU TÌNH CHỐNG TẬP CẬN BÌNH



The overseas Vietnamese demonstrate on June 7 & 8, 2013 at Palm Springs, Southern California to protest against President Xi Jinping of China in his two-day Summit with President Obama

The Viet Democratic Side’s International Forum


Thousands of overseas Vietnamese from Orange County, Los Angeles County and other places in California gathered at Palm Springs, Southern California on June 7 and June 8, 2013 to protest against Xi Jinping, on the occasion of the Obama - Xi Jinping Summit, re China’s occupation of the Paracel and Spratly Islands of Vietnam and its "bull - tongue-shaped line".


Not only is it the Vietnamese who took part in the two-day protests, but also the Tibetans, the Filipinos, and members of the Falun Dafa. The demonstrations took place at the corner of Bob Hope Dr. and Gerald Ford Dr., City of Rancho Mirage, CA.


The Organizing Committee included Mr. Phan Ky Nhon (Chairman), Lawyer Nguyen Xuan Nghia (Vice Chairman), with the contribution of many youth groups, such as the Yellow Flag Youth Group (Thanh Nien Co Vang), the Pho Duc Chinh Youth Group and others. They departed from Westminster, CA (14550 Magnolia St. at Harzard) at 1PM on Friday June 7, 2013 in big passenger buses. These are commercial buses but one company (called Xe Do Hoang) supported the community for this event without charge. Some Vietnamese fast food suppliers in the Little Saigon area also supplied Vietnamese sandwiches and bottled water without charge to the organizers and demonstrators. Many participants used their family cars or vans. The Mayor of Westminster: Ta Tri, Deputy Mayor of Fountain Valley: Michael Vo, Most Ven. Thich Chon Thanh (Lien Hoa Pagoda) took part in the departure ceremony at King Hung Temple (Den Hung, Magnolia/Harzard). Vietnamese American media and TV stations were also participating in the event (ref: Ngo Ky).


At the scene of the demonstration, banners and posters were everywhere, some typical ones are:
- China must respect U.N.C.L.O.S. - Stop murdering Vietnam’s fishermen
- Boycott "MADE IN CHINA!" - Down with Red China!
- Back Off! ...
A lot of demonstrators stayed at Palm Springs during the night of June 7 to continue the next day’s protest (June 8).


Few Vietnamese demonstration events against China get supports from the community and businesses like this event in the occasion of the Obama - Xi Jinping Summit on 7 and 8 June 2013 at Palm Springs.

As the temperature at Palm Springs was high at the two-day Summit and there were high spirits in the demonstrators of all groups, we cited below a few pictures showing the success of the protests on the part of the Vietnamese. Due to space limitations, we can only post 4 pictures here. More pictures can be seen at the following websites:
 
                                                                  
BieuTinh 2.970


BieuTinh 3.970

BieuTinh 4.970
BieuTinh 5.970
BieuTinh 6.970
PalmSprings1.970
PalmSprings2.970
PalmSprings6.970

No comments: