Monday, October 17, 2016

PLEIKU - HÀ THỊ CẦU

Tuesday, March 5, 2013

NGUYỄN MẠNH TRỊNH * PLEIKU

Pleiku và những nhà văn Phố Núi

Nguyễn Mạnh Trinh

Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành phố nhỏ miệt rừng núi cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng lãng mạn.
Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi thì huyền ảo mộng mơ với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai, nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt với những ngõ phố tràn ngập lính viễn chinh tìm vui trong gái đẹp và men say. Con đường từ phố đến Camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt. Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền
Read more...

THƯ GỬI BẠN TA (2 tháng 3)

Bùi Bảo Trúc
Ngày 25 tháng 2 năm 2013
Bạn ta,
Cụ Tản Đà hồi còn theo đuổi sách đèn để thi vào trường hậu bổ chắc không học môn luận lý học của Triết Tây nên có vài ba lần nghe cụ lý luận người ta thấy rất là vòng vo, kỳ cục. Thí dụ lần cụ phát biểu về chuyện ăn uống sao cho ngon chẳng hạn. Cụ nói đại khái rằng đồ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon, người ngồi ăn không ngon thì không ngon; đồ ăn ngon, người ngồi ăn cùng ngon, chỗ ngồi ăn không ngon, không ngon; chỗ ngồi ăn ngon, người ngồi ăn không ngon, không ngon…
Thực ra, cụ chỉ cần nói chuyện ăn ngon có 3 yếu tố là đồ ăn phải ngon, người cùng ăn phải ngon và chỗ ngồi ăn phải ngon, thiếu một trong 3 yếu tố ấy thì ăn không thể ngon được.
Chuyện ăn, do đó, không phải cứ có đồ ăn ngon là ngon. Chuyện uống cũng vậy. Lâm Ngữ Đường trong cuốn Nhân Sinh Đích Nghệ Thuật cho biết cuốn Trà Sớ có nói rõ rằng không nên uống trà nếu người hầu trà tính tình cau có, bẳn gắt.
Read more...

Làm việc và nghỉ ngơi

-
Huy Lâm
Mới đây, người viết có dịp nói chuyện với vài người bạn và làm một so sánh giữa thời gian sống ở Mỹ và Việt Nam, và điều không ngờ là đối với một số đông chúng ta, thời gian sống ở Mỹ dài hơn thời gian ở Việt Nam. Điều không ngờ nữa là thời gian ở Mỹ tuy dài nhưng chúng ta lại cảm thấy nó đi qua mau và nhanh hơn rất nhiều. Có lẽ lý do là vì
Read more...

Chiếc đồng hồ bạc

- Phan
Dường như không gian khóc và thời gian buông tiếng thở dài hằng đêm là hai điều duy nhất có trong căn phòng trọ. Lão vẫn đi về theo cái máy đếm thời gian tích tắc trên bàn, đó là vật duy nhất lão còn lại sau cuộc tình tàn, cái đồng hồ để bàn chả đáng bao nhiêu nhưng nó đã trở thành vật bất ly thân của lão từ hôm lão lang thang trong thành phố này; vào một chiều cuối tuần xưa cũ, hôm chồi non lá mới ngoài khung cửa sổ nơi lão làm việc chợt báo xuân sang; lão quyết định chiều nay ra phố thưởng xuân, nếu tiện (gặp) thì mua đôi giày để đi làm vì đôi giày của lão đã đứt dây sáng nay. Thời độc thân của lão dài vô tận vì đến nay đã tắt ngọn lửa lập gia đình trong lòng mà lão vẫn còn cô đơn. Lão chỉ thấy chiều xưa như còn vương trên những góc phố thân quen; đúng vào chiều xưa ấy, lão đã mua cái đồng hồ để bàn của cô gái không quen, không hành nghề bán quà lưu niệm trong Galleria Mall; nhưng cô ta đã nhờ lão trả cho chút tiền với vật duy nhất cô ấy có trong tay là cái đồng hồ để bàn. Lão không thể nào tin cô gái là người bán rong những món quà lưu niệm ở những chỗ đông người, vì phong thái con người khi làm một việc bất thường, thường không được tự nhiên. Lão càng mất hồn hơn là khó xử với sức thu hút mãnh liệt của cô gái. Trong khi cô ấy chỉ thoáng bất ngờ khi thấy lão móc túi và đưa hết số tiền có trong bóp cho cô gái. Sau phút ngỡ ngàng và cảm kích người đàn ông rộng lượng, cô ấy cảm ơn và cáo biệt nhanh rồi biến mất trong dòng người đang tuôn ra cửa. Sự thôi thúc lạ kỳ trong lão đã khiến đôi chân lão chạy như bay theo cô gái; lão không có ý đòi tiền lại; không hy vọng gì gặp lại cô gái nhưng không thể không đuổi theo cái ma lực hấp dẫn lão lạ kỳ!
Read more...

Cõi Thơ Xuân Nguyễn Bính


Nguyễn Mạnh Trinh

Tôi nghiệm thấy một điều, ở những thi sĩ còn tồn tại với văn học sử và không bị thời gian đào thải và quên lãng, tôi thấy có một lãnh thổ riêng như một quốc gia thi ca đã được định hình. Thí dụ, như ở Đinh Hùng, một lãnh địa của tình yêu, của những đất đai mà sương khói làm lẫn lộn giữa mộng và thực. Hay, như ở thơ Cao Tần, của những nỗi niềm ở người lưu vong xa xứ cứ mênh mang và quằn quại trong nếp sống thúc ép xứ người...
Với Nguyễn Bính, dù ông làm thơ rất nhiều và rất dễ dàng, nhưng cái đáng nhớ của thi ca ông, cái lãnh địa mà ông đã chiếm cứ, vẫn là những bài thơ gợi đến cuộc sống quê mùa nơi thôn dã. Cuộc sống ấy, lâu lắm rồi, như trong chuyện cổ tích. Thế mà, trong thơ Nguyễn Bính, cái mà nhà phê bình văn học Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam đã gọi là “chân quê” ấy đã làm cho người đọc thơ sau hơn nửa thế kỷ nhớ lại và bồi hồi về một thời đã qua.
Thơ Nguyễn Bính viết về nhiều đề tài. Trong Tuyển tập Nguyễn Bính nhà xuất bản Văn học in năm 1986, khi mới bắt đầu “cởi trói” văn học, dày 200 trang, chọn trong 11 tập thơ, mỗi tập chừng vài bài. Ở trong đó, có những bài viết cho mục tiêu tuyên truyền như tán dương lãnh tụ (Thư gửi về cha) với những câu như:

Cha già phương Bắc xa xôi
Lần tay tính lại tuổi người sáu ba
Có ai về tới cha già
Dừng chân tôi gửi kính Cha đôi lời...

Hoặc những bài như bài vè, là lắp ráp những từ ngữ vào cho đầy để phục vụ cho mục tiêu đã được ấn định như bài thơ Chung một lời thề:

Read more...

Các Tin Khác

Tướng công an Nguyễn Văn Hưởng “bị” nghỉ hưu

Tướng công an Nguyễn Văn Hưởng “bị” nghỉ hưu
Cổng thông tin điện tử của Chính phủ VN đã phổ biến văn bản Quyết định của Thủ tướng CSVN về việc nghỉ hưu của ông Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Phái viên Tư v...

Kinh tế Canada tăng trưởng chậm trong 6 tháng liền

Kinh tế Canada tăng trưởng chậm trong 6 tháng liền
Báo cáo của Thống kê Canada hôm thứ Sáu 01/03 cho thấy kinh tế Canada liên tiếp trong 6 tháng có mức tăng trưởng chậm.Tăng trưởng kinh tế của Canada trong ba th...

Vàng và Máu của Thế Lữ

Vàng và Máu của Thế Lữ
Hoàng Yên Lưu Trong nền tân-văn-học tiền bán thế kỷ XX, Thế Lữ nổi bật trên nhiều lãnh vực từ thi ca, kịch nghệ tới tiểu thuyết. Được đánh giá là một nhạc...

Pleiku và những nhà văn Phố Núi

Pleiku và những nhà văn Phố Núi
Nguyễn Mạnh Trinh Có người nói thơ văn đã choàng vòng nguyệt quế cho thành phố ở nơi heo hút địa đầu của Tây Nguyên mang danh Phố Núi. Pleiku, một thành ...

Monday, March 4, 2013

VĨNH BIỆT NGHỆ SĨ HÀ THỊ CẦU

 
NGHỆ SĨ HÀ THỊ CẨU, CHỨNG NHÂN CỦA LỊCH SỬ
Bà Hà Thị Cầu đã thất lộc vào ngày 3-3 năm 2013 tại nhà riêng ở Ninh Bình, thọ 86 tuổi. Đài BBC và báo chí trong nước đều đưa tin và tỏ lòng thương tiếc một nghệ cuối cùng của nghề hát xẩm.

 

Trong Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh lộ bộ mặt Cáo già, tuân lệnh Nga Hoa mở cuộc đấu tố giết người thị uy, sau đó bọn chúng thu đất đai lập nông trường, HTX, bắt nhân dân phải làm nông nô.

Cộng sản cúi đầu tôn thờ Marx, coi trọng lao động nhưng chúng hoàn toàn giả dối, vì bọn Cộng sản trước và sau khi cướp chính quyền chỉ là bọn phá hoại, chúng giả dạng công nhân, lập đảng cộng sản nhưng chúng không phải là vô sản, chúng lợi dụng danh từ vô sản để tuyên truyền nhân dân lao động. Bọn chúng làm tay sai cho đệ tam quốc tế, chuyên đi phá hoại, không phải là lao động sản xuất. Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Hoan, Trường Chinh chỉ là điệp viên tay sai Nga Tàu. Trừ Hồ Chí Minh lúc nhỏ cày bừa, sau ra ngoại quốc làm bồi, còn Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tay chưa cầm cây cày, cây cuốc, làm sao mà xưng là vô sản, là lao động? Sau này cầm quyền, trong khi dân chúng cày bừa trong các HTX, bọn cộng sản chỉ đi loanh quanh, uống trà, uống
 bia, chỉ tay năm ngón, chẳng hề tốn giọt mồ hôi

.

Chủ nghĩa Marx thiển cận, hiểu sai ý nghĩa lao động. Không phải thợ thuyền trong các hãng xưởng tư bản mới lao động. Nông dân, thợ thủ công, người buôn bán , thầy giáo cũng là lao động. Phải hiểu rằng xã hội tiến bộ là do lao động trí óc. Nhờ lao động trí óc mà ta có máy nước khỏi cần gồng gánh, mang xách nước từ sông vào nhà. Nhờ lao động trí óc mà ta có xe hơi, máy bay, tàu hỏa tiện lợi cho việc giao thông. Nhưng không phải ai cũng lao động giống nhau. Người yếu kẻ mạnh, người khoẻ kẻ bệnh tật, phải lao động khác nhau. Cộng sản gây căm thù trong nhân dân. Chúng hiểu sai ý nghĩa lao động và chúng không có lòng nhân ái nên đã thù ghét nhà văn, nghệ sĩ ca hát, thầy thuốc vì cho rằng hạng người này không sản xuất, và chúng đã tàn ác với hạng người này. Chúng đày đọa thầy bói, thầy thuốc, chúng tàn ác với các đào nương và người hát rong. Bởi vậy mà bà Hà Thị Cầu, Quách Thị Hồ đã bị đọa đày và bị bọn cộng sản gian ác nguyền rủa. Trước đây cho đến bây giớ, bọn Cộng sản bao giờ cũng tự hào chúng yêu nước, thương dân, trọng lao động thương vô sản và chửi rủa nhân dân là tay sai thực dân đế quốc, phong kiến. Các đào nương, các người hát xẩm bị cộng sản kết tội ăn bám, phản động, đồi trụy, tay sai thực dân, phong kiến, tàn dư xã hội cũ...Người ta tàn tật , già cả chúng cũng hành hạ, bắt đi lao động. Nay chúng lộ bộ mặt gian ác, cướp nhà cướp đất nhân dân, bán nước ta cho Trung Cộng, toàn là một lũ phản quốc hại dân.

Đến khi thấy người Pháp tỏ lòng yêu thích và tôn trọng nghệ thuật cũ, chúng vội vàng tô son điểm phấn cho các đào nương. Nhưng việc làm của cộng sản bao giờ cũng giả dối. Chúng cũng tỏ ra yêu chuộng nhân tài không thua Anh, Pháp Mỹ nên chúng ban tặng bằng khen với danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân nhưng tiền thì đừng hòng, chúng chẳng thí cho ai một xu vì bao nhiêu tiền chúng bỏ túi:

Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời cộng sản mà thương dân nghèo!

Cộng sản chuyện chạy theo ngoại quốc. Chúng chỉ trích Kiều, vua Gia Long nhưng khi thấy người Nga tổ chức kỷ niệm Nguyễn Du và Gia Long thì chúng vội vàng tổ chức kỷ niệm Nguyễn Du, Gia Long cho trước Nga. Chính những tên giáo điều và nịnh hót như Tố Hữu đã lạm dụng oai quyền mà giết chết văn nghệ.Tố Hữu đã chỉ trích kịch thơ, cải lương cho nên bọn đàn em tuân theo mà đàn áp tàn nhẫn. Chính bọn cộng sản đã giết văn nghệ cho nên sau gần nửa thế kỷ hòa bình, thơ nhạc lãng mạn xã hội chủ nghĩa vẫn chưa ngóc đầu lên được trong khi dân chúng chán chường Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, và Mẹ Suốt.

Cộng sản trọng lao động ư?Chúng bắt dân ta nuôi một lũ đảng ăn cướp, hàng trăm ngàn cán bộ bất tài, và hàng triệu tên công an phi sản xuất . Đất nước như thế làm sao mà khá?

Chúng đã phá chùa chiền, đốt sách vở, nhục mạ tổ tiên nay chúng sơn phết qua loa các di tích để lấy tiền du lịch và tiền cơ quan văn hóa quốc tế. Chúng còn khóc lóc thương xót các nghệ sĩ mà chúng đã đọa đày. Toàn là nước mắt cá sấu!
Sơn Trung 

Vĩnh biệt nghệ sỹ hát xẩm Hà Thị Cầu

Cập nhật: 12:31 GMT - thứ hai, 4 tháng 3, 2013
Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, qua đời ngày 3/3 tại nhà riêng ở Ninh Bình, thọ 86 tuổi.
Truyền thông Việt Nam cho hay nghệ nhân được mệnh danh là tiếng hát xẩm cuối cùng của thế kỉ 20 sinh tại Nam Định trong một gia đình có ba đời hát xẩm.
Bà Cầu (tên thật là Hà Thị Năm), đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật hát xẩm và đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian (25/12/2004).
Báo chí tại Việt Nam nói "Mặc dù có nhiều đóng góp và danh hiệu trong nghệ thuật hát xẩm nhưng tới cuối đời bà vẫn sống cuộc đời nghèo khổ, túng thiếu".
BBC tiếng Việt trân trọng cảm ơn công ty Truyền thông Tứ Vân đã cho phép chúng tôi sử dụng một phần của phim tư liệu hãng đã làm về cuộc đời bà  Hà Thị Cầu.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/03/130304_hathicau.shtml


Hà Thị Cầu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Hà Thị Cầu (1928[1] - 3/3/2013) là một nghệ nhân hát xẩm. Bà được coi là nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20. [2]

Mục lục

Cuộc đời

Bà tên thật Hà Thị Năm (Cầu là cách gọi theo tên con trai cả ở vùng Yên Mô, Ninh Bình), sinh năm 1928 tại huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong một gia đình 3 đời hát xẩm. Cha mất sớm, bà cùng mẹ về sinh sống tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Năm 2013 bà qua đời ở tuổi 86.
Khoảng tám tuổi, bà đã đã bê chiếc thau đồng theo bố mẹ lê la khắp các chợ quê để hành nghề hát xẩm kiếm sống. Định cư sống tại Yên Mô (Ninh Bình), hai mẹ con bà nương nhờ học hát tại nhà ông trùm xẩm Chánh Trương Mậu khi đó hiện là trưởng 6 gánh hát ở Ninh Bình. Sau đó bà trở thành người vợ thứ 18 [3] của ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu (biệt danh là Chánh Trương Mậu). Năm đó, ông Mậu 49 tuổi, từng chung sống với 17 người đàn bà, trong đó có 8 bà chính thức. Khi bà gần 40 tuổi thì ông Mậu qua đời, để lại cho bà 7 người con, 4 người lần lượt bị mất vì bệnh đậu mùa. Bà mất 3/3/2013 tại nhà riêng, xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình. Con rể bà làm nghề đánh cá còn con gái buôn bán rong các chợ Bút, chợ Ninh, chợ Nam Dân ở Ninh Bình.[4]

Sự nghiệp

Năm 1977, sau ngày thống nhất, bà viết bài Theo Đảng trọn đời. Sau đó bà đã được tham dự nhiều hội diễn văn nghệ quần chúng toàn quốc, đoạt được nhiều huy chương vàng, giải thưởng đặc biệt. Năm 1981 -1982, bà được Nhạc viện Hà Nội mời tham gia phụ trách chương trình nghệ thuật chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Bà đã nhận được bằng khen năm 1998 của Đài Tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt "Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình" trong Liên hoan trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc.
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà đã được đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông và đã nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực của nhiều người hảo tâm. Những làn điệu xẩm cùng giọng hát của bà là những di sản quý giá còn lại của nghệ thuật xẩm. Bà đã được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào ngày 25 tháng 12 năm 2004 và đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Năm 2008, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã nhận được giải thưởng Đào Tấn, giải thưởng cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc.
Mặc dù những giải thưởng và danh hiệu, nhưng cuộc sống của bà vẫn vô cùng khổ cực. Đến cuối đời, bà vẫn chưa một ngày thoát khỏi cảnh nghèo khó và gia đình bà Cầu thuộc diện những hộ dân nghèo nhất xã Yên Phong. [5]

Tôn vinh

Giải thưởng

  • Nghệ sĩ ưu tú.
  • Nghệ nhân dân gian.
  • Giải thưởng Đào Tấn.[6]

Bộ phim Xẩm đỏ

“Xẩm đỏ” là tên một bộ phim mới nhất về nghệ nhân Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là “báu vật nhân văn sống” của môn nghệ thuật hát xẩm. Bộ phim dài 35 phút của đạo diễn Lương Đình Dũng đã tái hiện được một phần nào cuộc đời vất vả, khổ cực của bà Cầu qua những câu hát xẩm…[7] Hoàn thành sau 2 năm bấm máy, với 1.200 phút hình ảnh tác giả chỉ chọn ra 35 phút để dựng thành phim "Xẩm đỏ". Bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ” đã ra mắt khán giả vào ngày 18/8/2011.

Đề cử hát xẩm là di sản thế giới

Ngày 26/11/2011, Nhà hát Chèo Ninh Bình đã tổ chức lễ khai trương công trình khôi phục, bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát xẩm nhằm sưu tầm, biên soạn, truyền dạy và phổ biến các bài hát xẩm theo các làn điệu cổ truyền, dàn dựng chương trình hát xẩm, bảo tồn, phát triển nghệ thuật hát xẩm. Các nghệ sĩ đã sưu tầm các làn điệu, các bài hát xẩm cổ truyền, biên soạn chương trình và trực tiếp truyền dạy nghệ thuật hát xẩm cho các diễn viên, nhạc công Nhà hát Chèo Ninh Bình và các diễn viên quần chúng ở xã Yên Phong (Yên Mô) - quê hương của nghệ nhân Hà Thị Cầu. Theo kế hoạch, đến tháng 12-2011 Dự án sẽ được báo cáo phần khung với lãnh đạo tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, thông qua các hoạt động của Dự án cũng chính là bước đệm để trình UNESCO công nhận hát xẩm là Di sản văn hóa phi vật thể của Thế giới.

Đĩa nhạc

  • VCD Giai điệu 4 mùa
  • CD Xẩm chợ - Hồ Gươm Audio phát hành
  • CD Hát xẩm - Viện âm nhạc

Chú thích

  1. ^ 'Người hát xẩm cuối cùng' qua đời. VnExpress.
  2. ^ Hà Thị Cầu - người hát xẩm cuối cùng/
  3. ^ Người hát xẩm cuối cùng dừng bước giang hồ
  4. ^ Trà Ngọc Hằng tiên phong học hát xẩm, Phương Trịnh (Ảnh: A.Van), Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống (phunutoday.vn) của báo điện tử nguoiduatin.vn, Thứ Ba, 10/01/2012, 15:16 [GMT+7]
  5. ^ Cuộc đời lay lắt của một nghệ nhân hát xẩm
  6. ^ Vietnemnet - trang "Văn hóa". Nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu qua đời (Chủ nhật, 3/3/2013, 14:48 GMT+7)
  7. ^ Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu lên phim

Liên kết ngoài

Một đời 'giời đày'


(VTC News) – Í ò… tiếng líu (cái nhị) rên nhại sau mỗi chập trầu túa miệng, chập rượu tướt môi, bà ngừng lời xẩm xối. Nay tiếng bà đã ngừng mãi giữa thinh không. Í ò ơi! Có thực là hết rồi, thật không?
Mấy năm trước, khi thực hiện một đề tài về âm nhạc dân gian, tôi có dịp về Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, tìm tới nhà bà, thỉnh nghe “báu vật dân gian”, Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu.


Một đời 'giời đày'
Nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu. 
Bữa đó, căn nhà tuềnh toành lắm, lối ngõ phên rào chẳng đóng, thi thoảng đám gà bén mảng, bà từ trong nhà “hù” ới ra mà đuổi vì chẳng buồn nhấc gót.
Sức đuối, đâm lười, nhưng bà đùa: “Chẳng đến nỗi như chàng “Rể lười” đuổi gàkhông thèm đuổi bằng roi, hai chân anh giãy lên đành đạch, cái miệng không ùi mà gà đi…”
Hết gà thì đến... đám trẻ, chúng ùn ùn kéo nhau vào nhà bà “đòi nợ”. Bà cười phân bua: “Hôm trước có đám khách Tây về nghe tôi hát, vì bận không “hầu” được đám trẻ, tôi lỡ miệng hẹn tụi nó ở ngã ba nhưng rồi cũng không ra được. Chiều nay chúng kéo qua bắt đền”.


Thế rồi bà lôi cây líu xuống, đám trẻ ngồi quây tròn, nghe bà kể chuyện răn đời bằng hát xẩm. Chúng cười lăn lóc với “Chuyện ngược đời”, “Rể lười”,  rồi có khi rầu rầu với khúc bi ai “Trương Chi”, ngấm từng lời nhắc nhở phận làm con phải trọn đạo hiếu trong “Thập ân”...
Vài ba đứa nghe bà hát thì đế theo từng đoạn chúng thuộc, những đứa còn lại say sưa nghe như uống từng lời, nghe như lần đầu nghe bà hát vậy, mặc dầu đây đã như cái thú lâu nay giữa đám trẻ và bà.
Ngày bà Cầu bằng tuổi đám trẻ, bà đã bắt đầu kiếm tiền từ nghề hát rong. Nghe bà kể, ông cụ thân sinh ra bà lúc sinh thời có ngón đàn bầu hay đáo để. Chỉ tội mắt lòa rồi ông cụ mất năm bà lên 11 tuổi. Còn mẹ bà, nức tiếng cả vùng với ngón hát xẩm hay ôi thôi rồi. Mẹ chính là người dạy bà Cầu nhập thân vào câu hát ngay từ lúc còn bỏ bà vào thúng, quẩy đi muôn nơi. 


11 tuổi, bà cùng mẹ vượt dòng sông Đáy sang đất Ninh Bình hành nghề kiếm sống. Bà biết uống rượu, ăn trầu từ đó, lâng lâng điệu hát khắp các vùng trời, lời ca như vận vào người: “Một đời đánh phấn đeo hoa. Một đời khổ ải cũng qua một đời”.
Bà Cầu không biết chữ, bài xẩm cũng chẳng nhớ mình thuộc bao nhiêu, chỉ biết lúc hát là vanh vách vọng ra. Tiếng ca của bà khoẻ, có thừa chất dân dã, phóng khoáng mà không phải người hát xẩm nào cũng có được. 
Ngày xưa đi hát, bà thường mang theo một cái chậu thau để đựng tiền, một chiếc chiếu trải ra một góc chợ hay đầu con ngõ nào đó rồi miệng hát, chân phách, tay sênh, tay kia gõ trống mảnh. Lời ca khi ấy còn thanh mảnh chưa đậm chất xẩm như sau này nhưng người xem vẫn xúm đông, hết lời thán phục.

Có nhiều người biết đến bà đã theo bà về học nhưng chẳng thành vì hát xẩm vốn của lớp người kẻ chợ, lam lũ, mỗi lời than là tiếng vọng tâm hồn, nếu không đồng cảm thì khó mà học được.
“Gừng càng già càng cay”, lời hát của bà dần dà có những thanh âm của thời gian, có sự học hằn trên thanh đới quản khi bà bước qua cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, có những quãng giật nghỉ, rồi đột ngột buông, thả vào sâu thẳm ca từ đầy triết lý nhân sinh: “Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần/ Làm thân con nhện mấy lần vương tơ/ Chắc về đâu trong đục mà chờ/ Hoa thơm mất tuyết, biết nương nhờ vào đâu”.

Một đời 'giời đày'
Giếng dân gian đứt một mạch ngầm
Không biết, có phải vì ông Mậu (chồng bà) bỏ bà và 3 đứa con nhỏ mà đi lúc bà 33 tuổi, lời xẩm mới nhuốm điệu trách thân? Tôi hỏi bà, bà lắc đầu: “Thân tôi trách gì, cả đời giời đày, gieo cho cái nghề ngồi lề, chải chiếu, kéo líu ê a”.
 
Năm bà Cầu 16 tuổi, bà theo ông Mậu - trùm xẩm Yên Mô - về làm vợ lẽ. Nhưng sau này bà khăng khăng: “Ngày đó chẳng qua, ông ấy bỏ “bùa” mới rước được tôi”.
Thực tình, nghe bà Cầu kể thì ông Mậu cũng tài tử lắm. Sáo, nhị, bầu… thổi, kéo, trổ được tuốt. Ông Mậu cũng đào hoa lắm. Mắt lòa, mặt rỗ, cặp kề tuổi 50 vẫn xúi được bà Cầu về làm vợ thứ 18.
“Các cụ sấm, cấm có sai: “Tham giàu lấy chú biện tuần/ Tuy rằng bóng bẩy nợ nần chan chan/ Thà rằng lấy chú xẩm xoan/ Công nợ không có hát tràn cung mây””- Bà Cầu lý giải cái tình duyên của bà.
Ông Mậu mất, để lại cho bà chỉ trống phách, nồi niêu. Bà ở vậy nuôi ba đứa con bằng nghề hát xẩm.
Đói vẫn hoàn đói, đói cướp mất của bà một đứa con, một đứa khác phải đem đi cho, mãi về già mới tìm lại được. 


Đói vẫn hoàn đói, đến căn nhà cũng mãi về già mới dựng lên được. Ngặt nỗi, tuềnh toàng gió thống, bay bay cả dàn bằng khen giăng ngang mắc cửi. Đôi khi nhìn vào chúng, bà tặc lưỡi: “Giá cái “Nghệ nhân” vặn ra mà ăn dưỡng già được thì đỡ cho con Mận phải bán gà, bán lợn nuôi mẹ...
Cả đời “giời đày” là vậy!”.
Thoắt đi mấy năm, có bữa hay tin bà nhận giải Đào Tấn vì công lao gìn giữ những giá trị nghệ thuật dân tộc, tôi mừng rơi nước mắt. Có bữa hay tin bà ốm liệt, tôi buồn ơi là sầu!
Hôm rồi, đương bụng bảo về thăm bà, thăm căn nhà tuềnh toàng, thăm đám trẻ ỉ ôi bắt đền. Nhân thể kéo chúng sang vây quanh bà để buồn vui lẫn vào trong mắt, nghe bà khoe gia tài còn lại chính là đám trẻ, là chiếc đài bán dẫn hay cái líu bịt bằng da kỳ đà mà khi hát hết bài dừng lại, bao giờ nó cũng nhại tiếng người, xiết lên í ò và bà giải thích: “Nghĩa là hết rồi!”.


Vậy mà... hết rồi thật!
Chưa kịp về, bà đã theo ông Mậu lên giời. Lên để hỏi vì sao ông giời nỡ tay “đày” bà đến thế?
Ơi hỡi ông giời ơi! Chắp tay khấn biệt bà mà trong lòng quặn thắt. Giếng dân gian vừa đứt một mạch ngầm. Kẻ chợ lê bồi mất một giọng than, lay vạn kiếp người cùng qua dâu bể.
Thành phố Vinh đêm 03 tháng 03 năn 2013
Hà Thành

  



 

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC * BỎ ĐIỀU 4

Hội đồng Giám mục Việt Nam đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp

Nguyễn Phú Trọng : bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Nguyễn Phú Trọng : bỏ Điều 4 Hiến pháp là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.

Thanh Phương
Sáng ngày 01/03/2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam trao thư góp ý về Hiến pháp cho Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Trong thư góp ý này, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi nên bỏ Điều 4 quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong bản nhận định và góp ý với tư cách công dân, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trước hết yêu cầu là Hiến pháp mới phải nêu rõ hơn về các quyền của con người, chẳng hạn như về quyền tự do ngôn luận, phải ghi rõ thêm là « mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do trình bày quan điểm và niềm tin của mình ».
Về quyền tự do tôn giáo, Hội đồng Giám mục yêu cầu Nhà nước không tuyên truyền tiêu cực về tôn giáo và không can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, như đào tạo, truyền chức, thuyên chuyển, . . .
Đặc biệt trong phần nói về quyền làm chủ của nhân dân, các giám mục đặt lại vấn đề về Điều 4 Hiến pháp quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục viết : « Để tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân. »
Các giám mục Việt Nam còn cho rằng cần phải có sự độc lập giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, để tránh tình trạng lạm quyền và lộng quyền. Theo Hội đồng Giám mục, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn chưa có sự phân biệt giữa đảng cầm quyền và Nhà nước. Các giám mục cũng thắc mắc là bản dự thảo Hiến pháp không có chương nào nói về Tổng bí thư đảng cầm quyền, trong khi đây là người nắm quyền hành cao nhất ở Việt Nam, chiếu theo dự thảo Hiến pháp. Do đó, Hội đồng Giám mục yêu cầu « xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào ».
Những ý kiến của Hội đồng Giám mục như vậy là có nhiều điểm tương đồng với những ý kiến của các vị nhân sĩ trí thức trong bản Kiến nghị được đưa ra ngày 19/01/2013 và nay đã thu được hơn 6000 chữ ký ủng hộ.
Trong buổi làm việc với tỉnh ủy Vĩnh Phúc ngày 25/02/2013 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng những ý kiến đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, có thể được quy là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Sau đó, phát biểu với các lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày 27/02/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo về việc “ lợi dụng việc lấy ý kiến về Hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước ». Theo ông Hùng, hành động đó là « ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn ».
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130301-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-doi-bo-dieu-4-hien-phap

No comments: