Tuesday, October 25, 2016

SÁCH MỚI -TS VÕ ĐÌNH TUẤN - TRUYỆN KÝ-TƯỞNG NĂNG TIẾN - VIỆT CỘNG

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu
hai tác phẩm mới xuất bản của
NGỌC AN
RU THẦM TIẾNG GỌI VIỆT NAM
Tuyển tập thơ của Nguyễn Phan Ngọc An
Sách dày 334 trang, khổ 5.5"x8"
Bìa do họa sĩ ViVi trình bày
Ngoài gần 200 bài thơ của tác giả
còn có một số bài dịch qua thơ tiếng Anh của
và một số bài dịch qua tiếng Anh lẫn tiếng Pháp của 
Duy Tuong (Giáo Sư/Tiến Sĩ  Nguyễn Trọng Bình)
Nữ thi sĩ tâm sự:
Thơ tôi kết tự óc tim này
Gửi tiếng lòng theo với gió mây
Vận nước vận đời bao khổ lụy
Kệt thành thi phẩm tặng người đây
LỬA MÀU XANH
Tuyển tập truyện ngắn của Nguyễn Phan Ngọc An
Sách dày 372 trang, khổ 5.5"x8"
Bìa do họa sĩ Trương Thị Thịnh trình bày
Gồm hơn 30 truyện ngắn đắc ý của
cây bút nữ quen biết tại miền Bắc Bang California

*
Cả 2 ấn phẩm nói trên đều do Xây Dựng xuất bản,
được đăng bạ Thư Mục Quốc Tế và
Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

*
[Tho Van] Thiệp Mời tham dự Tình Khúc Hạ Hồng của NP Ngoc An                                                                      
From An Nguyen
THIỆP MỜI
Trân trọng kính mời quý quan khách, quý truyền thông, quý hội đoàn, quý văn thi hữu, thân hữu và đồng hương đến tham dự chương trình thơ nhạc TÌNH KHÚC HẠ HỒNG giới thiệu hai tác phẩm mới của tác giả Nguyễn Phan Ngọc An đến từ miền Bắc California .
Tuyển tập thơ : Ru Thầm Tiếng Gọi Việt Nam
Tuyển tập truyện ngắn : Lửa Màu Xanh
Tại Hội trường nhật báo Việt Báo vào lúc 10:30 sáng chủ nhật ngày 14/7/2013
Địa điểm : 14841 Moran Street Wesminster CA 92683 - Tel (714) 894-2500
Sự hiện diện của quý vị là niềm hân hạnh cho tác giả và Ban Tổ Chức.
Chương trình văn nghệ phong phú do nhạc sĩ, ca nghệ sĩ Miền Nam Cali trình diễn.
Ban Tổ Chức và tác giả trân trọng kính mời :
Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm (714) 721-0878    
Giáo Sư Lê Tinh Thông (714) 891-6216
Bích Huyền (714) 200-9817      
Mai Văn Chớ (714) 534-2659     
Bích Ty (714) 726-4002   Ngọc An (408) 802-5767
*

 Xin trân-trọng giới-thiệu
tác-phẩm mới của Nhà Thơ/Nhà Văn
DƯƠNG HUỆ ANH
 
"... Nhân dịp in tập san Xuân Thu năm 2000, ban chủ trương cơ sở quyết định ra một số đặc biệt về Nguyễn Du và Truyện Kiều, với sự tham gia của các văn hữu Đặng Cao Ruyên, chuyên nghiên cứu về Kiều, Hà Thượng Nhân, Diệu Tần, Nguyễn Bá Triệu, và một số văn, thi hữu khác cùng chúng tôi.
        Ngoài ra, Liên Nhóm Xuân Thu – Lạc Việt, nhân dịp này, cũng hợp tác với các cơ sở thơ văn địa phương tổ chức một Ngày Kỷ Niệm Nguyễn Du và Truyện Kiều ở San Jose, California, để vinh danh nhà thơ và tác phẩm nổi danh ở ngoại quốc này.
        Sau đó, về phần riêng, chúng tôi đã sửa soạn in một tập nghiên cứu về Truyện Kiều nhằm cung ứng cho những bạn trẻ và bậc cao niên không có điều kiện đọc những ấn phẩm dầy, nhiều trang. Dự thảo này bị bỏ quên vì chúng tôi quá đa đoan công việc. Gần đây nhờ có duyên may, hốt nhiên, (một buổi) chúng tôi nhớ đến tập dự thảo Truyện Kiều (mười năm trước) và nghĩ nên đem ra hoàn thiện, giúp cho những bạn yêu mến tác phẩm bất hủ này có một cơ hội tốt đọc lại nó.
        Điểm may mắn nữa là nhờ có những phương tiện thuận lợi mới, chúng tôi cảm tác thêm được hơn 70 bài thơ diễn lại sự chuyển biến (từng giai đoạn) của Truyện Kiều, tiếp theo trên một chục bài khác đã đóng góp vào thời gian trước. Đa số, thơ làm theo thể Đường luật, cho ngắn gọn, dễ nhớ..."
                          DƯƠNG HUỆ ANH & THÁI UYỂN
Địa-chỉ tác-giả:
3008 Via Montez, San Jose, CA  95132

KHOA HỌC GIA VIỆT NAM


Synectics chọn là một trong số 100 thiên tài đương thời thế giới. 

Một khoa học gia người Việt được chọn vào danh sách 100 thiên tài đương thời thế giới Tác giả: VietnamNet Bridge-Công đồng VN Đại kỷ Nguyên Nhờ vào những thành quả nghiên cứu xuất chúng, ông Võ Đình Tuấn, tiến sĩ vật lý gốcViệt vừa được Công ty Tư vấn Toàn cầu Creator 
Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ) Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.

Năm 17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại Hoa kỳ vào năm 1975.

Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987 khi sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại. Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải trong quá trình làm việc trong ngày. Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã phát minh những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) 
Điểm đặc biệt là qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ đã trở thành thực dụng vì các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang học (dùng laser và quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc theo dõi không cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết  ( by Text-Enhance">biopsy) Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ ( by Text-Enhance">US Patent and Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.

Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển (R &D)vào các năm 19811987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.

Tuy là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất khiêm nhường khi cho rằng “các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích góp phần làm giảm bớt những đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.

Nhà khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị.

Sunday, July 14, 2013

NGUYỄN THIÊN THỤ * CON CÁO NHÂN NGHĨA

CON CÁO NHÂN NGHĨA
NGUYỄN THIÊN THỤ

Hoàng công là một quan tri huyện ở Thừa Thiên lại là người nhân hậu. Một hôm ông lên kinh đô có việc quan, khi về thấy một thanh niên nằm gục bên đường. Biết sơ qua y học, ông bắt mạch thì biết thanh niên chẳng qua bị cảm mạo lại bị đói nhiều ngày nên bất tỉnh mà thôi. Ông bèn vào quán cơm, mua bát cháo cho cậu ta ăn. Sau đó, cậu ta tỉnh lại, bèn hỏi gia thế cậu. Người thanh niên bèn nói anh tên là Đinh Mão, gia đình ở Bắc, cha mẹ chết hết, vì cả vùng mất mùa, đói kém nên cậu phải đi khất thực hoặc đi làm thuê. Nhưng làm thuê thì không ai mướn, còn ăn xin thì không ai cho những chàng trai mạnh khoẻ. Quan huyện bèn hỏi chàng muốn về làm gia nhân cho ông không. Chàng thanh niên đồng ý, ông cho Đinh Mão về dinh giúp việc làm vườn. Thỉnh thoảng gặp ngày mùa, ông phái Đinh Mão về quê phụ với người nhà lo việc cấy cày.


Quan huyện thích tu đạo tiên, đêm đêm ngồi thiền. Người thanh niên cũng là kẻ có tâm đạo, đêm đêm cũng ngồi thiền, bắt ấn, bắt quyết. Vì cùng chung sở thích, quan càng thường mến người thanh niên này.

Đến ngày rằm tháng giêng, quan huyện và dân các làng sở tại thường làm lễ cầu an. Đây là ngày lễ nguyên tiêu, đạo Phật, đạo Tiên đều tổ chức lễ hội, nam thanh nữ tú nô nức dập dìu. Quan huyện gọi Đinh Mão để sửa soạn lễ vật tế trời đất, quỷ thần thì không thấy Đinh Mão đâu.
Ít tháng sau, Đinh Mão trở về. Quan huyện hỏi anh đi đâu thì anh không nói. Quan cũng bỏ qua, nghĩ rằng chắc chàng trai say mê bóng sắc giai nhân mà bỏ nhà ra đi. Năm sau cũng vào ngày nguyên tiêu, Đinh Mão bỏ đi, quan nghĩ rằng chắc lần này Đinh Mão bỏ đi biệt theo tiếng gọi của ái tình. Nhưng vài tháng sau, Đinh Mão lại trở về.

Quan huyện căn vặn mãi, Đinh Mão mới thú thật rằng anh không phải là người mà là hồ ly. Anh bị tai nạn giữa đường vì bị kẻ thù đánh đuổi may mà gặp quan cứu vớt. Tuy nhiên, anh là hồ ly nên phải theo luật hồ ly, cứ vào ngày thượng nguyên thì phải trở về núi cũ học tập đường lối, chính sách và nghệ thuật của trung ương. Quan là người tu tiên nên tâm hồn phóng khoáng , không chấp người , chấp hồ, không thù hận, không thiên kiến. Ông cho muôn loài là chúng sinh, là con của thượng đế toàn năng, đại từ đại bi, là hồ, là người chẳng quan hệ.

Năm sau nữa, lại đến lễ nguyên tiêu, Đinh Mão bỏ đi gần nửa năm. Quan nghĩ rằng lần này thì y đi luôn rồi. Không ngờ gần cuối năm y trở về. Quan mừng rỡ, hỏi anh đi đâu mà lâu thế. Anh nói rằng anh về lần này là để nói lời từ biệt với ân nhân. Ông hỏi anh có việc gì mà bỏ gia đình ông mà đi, phải chăng anh đã có vợ con, có nhà cửa và nghề nghiệp mới? Anh thú thật rằng anh đuợc trung ương biệt phái sang Trung Quốc học chiến thuật, chiến lược. Anh cho biết mùa thu năm nay toàn thế giới sẽ có đổi thay, nhất là kinh đô Huế. Anh khuyên ông nên liệu mà thu xếp về núi rừng hay thôn quê mà ẩn lánh.. Phú ông hỏi nữa thì anh nói:-"Thiên cơ bất khả lậu". Cuối cùng anh ra đi.

Quan huyện nghe lời anh thì bán tín bán nghi. Ông bèn đi thăm một ông bạn giỏi tử vi để xem qua lá số cho ông. Ông bạn bảo số ông đang vào hạn không kiếp sẽ gặp hiểm nguy nhưng có song hao, tuần triệt thì phải thay đổi sự nghiệp và nơi ở. Quan huyện tin lời Đinh Mão , và tin lời bạn, xin từ chức, bán cơ ngơi định sang Pháp định cư vì quan gốc là dân tây.
Tháng sau, quan chưa đi Pháp thì người làng của quan cho biết Đinh Mão đã chết trên đường ra Quảng Trị, trên ngực có bản án ghi rõ:" Bị tử hình vì tiết lộ bí mật của tổ chức!"
NGUYỄN THIÊN THỤ * NHỮNG CON CÁO ĐỎ

TƯỞNG NĂNG TIẾN * CHUYỆN TÙ

                      Chuyện Tù & Chuyện Đùa -
                                                 Tưởng Năng Tiến


 
Những trại cải tạo lao động mà tôi đã sống qua, hồi cuối thập niên 1970, đều không có điện. Mọi sinh hoạt, do vậy, được phân chia rõ rệt: từ lúc mặt trời mọc cho đến khi lặn là thời gian dành cho “công tác.” Giữa khoảng thời gian này, trại viên được “tùy nghi.”
Phải sống trong cảnh tối tăm mới thấy đêm dài, nhất là những đêm đông. Có đêm, tôi khều thằng bạn nằm bên – hỏi nhỏ:
- Theo mày thì lúc nào, hay nơi nào, được coi là hạnh phúc nhất trên đời này?
- Bắc Mỹ Thuận!
Nó đáp nhẹ nhàng, không một giây do dự. Tôi ngớ người ra một lát – và chỉ một lát thôi – rồi nhớ ngay đến sông Tiền Giang, với những đám lục bình lơ lửng trên dòng nước đẫm màu phù sa, đang cuồn cuộn trôi nhanh trong nắng chiều vàng rực, giữa bến bờ xanh um, xa tầm ngút mắt.
Trong lúc cả đoàn xe xếp hàng dài, chờ đến luợt xuống phà, hành khách tấp nập ra vào những quán ăn nằm san sát bên đường. Không khí thơm lừng mùi gà nuớng, tôm nướng, heo nướng, bò nướng, cá nướng, chuột nướng…Không gian rực rỡ màu sắc của đủ loại trái cây quen thuộc, của miền Nam: khóm, mận, ổi, nhãn, soài, măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, cam, quýt…
Duới phà chen lẫn với hành khách là những em bé bán hàng rong: xôi vị, cốm dẹp, bánh bèo nước dừa, bánh tằm bì, chuối nướng, chè đậu, gỏi gà, cháo vịt, nem nướng, chả chiên, mía hấp, bì cuốn, bún mắm, chả giò, đậu phụng, cà rem, trà đá, ốc gạo hấp lá gừng, ốc leng xào dừa, chim mía rô ti…
Tôi nuốt nước miếng cùng với ý nghĩ rằng: thằng khốn nạn này … đang đói, và đói lắm. Nói tình ngay, vào thời điểm đó (những năm đầu sau ngày “giải phóng,” và gần cả hai thập niên sau nữa) cả nước đều đói cả – và đói lả – chứ chả riêng gì mấy đứa chúng tôi.
Thời đó, may quá, đã qua rồi. Cái đói, cũng như miếng ăn, không còn là điều ám ảnh thường trực đối với người dân Việt nữa. Bắc Mỹ Thuận cũng không còn hiện hữu. Cầu Mỹ Thuận, tân kỳ và tráng lệ, đã lạnh lùng đưa những chuyến “phà ngang” đi vào… lịch sử!
Hôm nay, ngồi đọc bài viết của nhà văn Phạm Đình Trọng (“Đi Thăm Cù Huy Hà Vũ”) qua trang Dân Luận – vào hôm 24 tháng 3 năm 2012 – mà (cảm động) muốn rơi nước mắt. Đất nước đã bước vào thời kỳ đổi mới. Sự đổi thay thấm dần vào đời sống của những người đang bị giam cầm. Cảnh thăm tù ở quê hương xa xôi giờ đây (sao) giản dị, dễ dàng, và.... sung túc quá:
“Chín giờ xe chúng tôi đã dừng trước trụ cổng cao có tấm biển nhỏ màu xanh với hai hàng chữ trắng: Trại giam số 5. Phân trại 3. Mặt đỏ ửng vì khấp khởi sắp được gặp người chồng thân yêu, Dương Hà cầm sổ thăm nuôi và tập giấy chứng minh của những người đi thăm nuôi bước vào khung cổng nhỏ trước vọng gác…”
“Tôi hỏi thầy Phạm Toàn: Anh đoán xem họ có cho ta được vào gặp Cù Huy Hà Vũ không? Thầy Phạm Toàn lại nheo mắt, lom lom nhìn vào mặt tôi, chờ tôi phải trả lời chính câu hỏi của tôi. Tôi đành nói: Theo em, họ chỉ giải quyết cho ta đươc một nửa mong muốn thôi, tức là chỉ có mẹ con Dương Hà được vào gặp chồng, gặp cha, còn em với anh thì đừng hi vọng. Quả đúng như vậy. Người mang phán quyết của chỉ huy trại phóng xe máy ra. Đồ thăm nuôi trong chiếc túi lớn hai người khiêng phải bày ra bàn cho ba viên công an xăm soi kiểm tra rồi lại xếp vào túi, đưa lên xe ba gác. Buồng giam có hai người. Đồ thăm nuôi Cù Huy Hà Vũ phải mang cho cả hai dùng trong một tháng...”
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Ảnh: hoạ sĩ TTLan
Tôi trộm nghĩ (vì nói ra nghe hơi kỳ) rằng ở tù như vậy thì ... sướng thiệt! Với “một xe ba gác thực phẩm thăm nuôi” thì tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có thể sống ung dung đến nửa năm, chứ không phải là cả tháng.
Tuy nhiên, chỉ vài hôm sau – hôm 27 tháng 3 năm 2012 – cũng trên trang Dân Luận, tôi lại đọc được “Thông Báo Tình Hình Án Phạt Của Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ” do phu nhân của ông nhờ nhiều cơ quan truyền thông phổ biến, như sau:
“Kính gửi Quý Báo,
Tối hôm qua, 26/3/2012, gia đình tôi nhận được một phong bì thư, có dấu ngày 23/3/2012 của bưu điện Thống Nhất (nơi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang bị biệt giam), không đề tên người hoặc cơ quan gửi. Bên trong phong bì là Thông báo tình hình chấp hành án phạt tù của Ts Cù Huy Hà Vũ ghi ngày 30/01/2012. Kính nhờ Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm đến Ts Cù Huy Hà Vũ được rõ.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Báo.
Nguyễn Thị Dương Hà”
Cứ theo như “thông báo” này thì người bị giam “được đánh giá là cải tạo kém” nên “trại giam số 5 thông báo để ông/bà và gia đình biết và đề nghị tiếp tục quan tâm phối hợp động viên, giáo dục anh Cù Huy Hà Vũ học tập rèn luyện tiến bộ.”
Trong một cuộc nói chuyện với BBC, vào ngày 28 tháng 3 năm 2012, bà Nguyễn Thị Dương Hà nói giấy thông báo trên giống như một “trò đùa.” Chồng con người ta bị giam cầm mà “đùa” như thế e hơi thiếu phần... tế nhị. Tuy nhiên, tôi (lại) trộm nghĩ thêm rằng tinh thần hài ước của những người điều hành trại giam hiện nay dù sao cũng có cái hay, nó giúp cho thân nhân người tù được thư giãn phần nào – nếu so với không khí căng thẳng, và thù hận, của những trại giam ở Việt Nam, mấy mươi năm trước.
Hãy nghe một người tù nổi tiếng hồi thập niên 60, ông Nguyễn Hữu Đang, nói qua (chút đỉnh) về nội qui trại giam của mình:
"Án bao nhiêu năm chẳng quan trọng, chẳng đáng kể. Không một mối liên hệ với bên ngoài, không thư từ, không thăm nom, không tiền hay quà hay lương thực gửi tới – không, anh không nhận được chút gì của bạn bè hay gia đình. Anh không có quyền nhận thăm nom, không tiếp xúc với bên ngoài.Anh chỉ sống chuyên giữa các anh với nhau, những người tù, những tù nhân chính trị. Thế giới của anh, nhân loại đối với anh là 200 người tù – không có những người đồng tổ quốc, đồng công dân; với anh, không có gì hết, chỉ có 200 người đồng ngục cùng một số phận…"
Và đây là lời của một người tù nổi tiếng (không kém) khác, cũng bị bắt giam vào năm 1959, ông Kiều Duy Vĩnh:
"Mẹ tôi đến Bộ Công An ở phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra hồ Thiền Quang chưa đến 1 km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.
Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ trại tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết...”
Nói tóm lại, vẫn theo lời ông Nguyễn Hữu Đang:
“Trại này có truyền thuyết là ‘vào thì không ra’, đến đây là phải bỏ xác chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của chính miền Bắc.”
Đến thập niên 70 thì tình trạng ở trại giam ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tử tế hơn thấy rõ. Thân nhân người tù được cho biết nơi giam giữ và được cho phép vào thăm nom, và chuyện trò qua sự giám sát của cán bộ quản giáo – theo lời của người tù Bùi Ngọc Tấn:
“Hắn bước lên bậc cấp. Người đầu tiên hắn nhìn thấy là ông Thanh Vân. Vợ hắn và Bình ngồi ở phía cuối chiếc bàn hình chữ nhật to dài. Ông Thanh Vân ngồi đầu này.
- Báo cáo ông, tôi có mặt.
Ông Thanh Vân chỉ tay vào một cái ghế ở giữa:
- Anh ngồi xuống. Trại giải quyết cho anh được gặp chị ấy, nhưng anh không được nhận đồ tiếp tế.
Lại thế nữa. Nhưng thôi. Không đề nghị, không van xin. Đồ tiếp tế là những thứ cứu sống mình nhưng cũng không là gì cả. Điều quan trọng là được gặp vợ, hai vợ chồng đôí thoại. Được nhìn nhau. Được nhìn Bình, người bạn không bao giờ bỏ hắn.
Những câu đối thoại không biết bắt đầu từ đâu, luôn bị ám ảnh bởi sợ hết giờ. Những câu đối thoại có sự hiện diện của ông quản giáo, chỉ là những điều dối trá. Thì thôi, hãy nói cho nhau nghe những điều dối trá. Chúng ta đã học cách nghe những lời dối trá để qua đấy biết được sự thật. Ông Thanh Vân đã lại lúi húi vào quyển sách giáo khoa. Lần này là quyển Vật lý lớp 10. Ông là một người vừa thâm canh, vừa quảng canh trí tuệ.
Vợ hắn lên tiếng trước:
- Anh có khoẻ không?
Hắn nhìn vợ. Nhìn thẳng vào mắt vợ. Vợ hắn cũng nhìn vào mắt hắn. Hai người nhìn nhau. Họ đọc trong mắt nhau tình yêu thương, nỗi khổ cực, sự đau đớn, niềm tin, sự phẫn uất, nỗi tuyệt vọng, lòng xót thương không bờ bến, sự khao khát bên nhau và nỗi hận không làm được cả vũ trụ nổ tung lên...
Hắn thở dài.
Hắn không muốn thở dài trước những ông quản giáo, vì hắn cho rằng tiếng thở dài của người tù sẽ đem lại niềm vui cho họ. Hắn không muốn tỏ ra mềm yếu trước mặt người khác. Nhưng lúc này tiếng thở dài là cái van xả xúp-páp an toàn. Nếu không người hắn sẽ nổ tung lên mất. Cả người hắn như một quả núi lửa, nghẹn ngào...
Ngọc giàn giụa nước mắt, những dòng nước mắt lặng lẽ. Hắn nhìn vợ không bằng lòng. Cái nhìn ấy muốn nói: Đừng khóc em. Có ai thương chúng mình đâu. Những giọt nước mắt của em anh không trả được.
Ông Thanh Vân rời quyển sách Vật lý lớp 10, đứng lên:
- Thôi. Hết giờ gặp. Anh Tuấn chuẩn bị về trại...”
( Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Hoa Kỳ: 2000, 31- 34).
Qua đến thế kỷ đầu thập niên thứ hai (của thế kỷ 21) thì người tù được thăm viếng, truyện trò, và nhận quà thoải mái – theo như ghi nhận của nhà văn Phạm Đình Trọng, qua bài viết thượng dẫn:
“Đồ thăm nuôi trong chiếc túi lớn hai người khiêng phải bày ra bàn cho ba viên công an xăm soi kiểm tra rồi lại xếp vào túi, đưa lên xe ba gác. Buồng giam có hai người. Đồ thăm nuôi Cù Huy Hà Vũ phải mang cho cả hai dùng trong một tháng...”
Hệ thống nhà tù của nước CHXHCNVN, rõ ràng, mỗi ngày một bớt phần... man rợ. Hay nói một cách lạc quan hơn, và tích cực hơn, là mỗi lúc một thêm văn minh và tiến bộ. Tuy thế, phu nhân của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (bà Nguyễn Thị Dương Hà) xem chừng vẫn còn hơi thất vọng về cung cách làm việc “như đùa” của ban điều hành Trại Giam Số 5 – ở Thanh Hoá.
Tôi e rằng bà Nguyễn Thị Dương Hà đã có những kỳ vọng (hơi) cao quá. Việt Nam (chả may) là một quốc gia tụt hậu, và đang bị nhân loại bỏ lại phía sau – như bỏ rơi một đôi dép rách. Trong hoàn cảnh đó, ở những nơi giam cầm tối tăm mà tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn còn nguyên vẹn chân tay (tưởng) đã là ... may mắn lắm rồi!
Đã thế, họ còn chịu khó gửi “thông báo về tình hình chấp hành án phạt tù” của người bị giam cho thân nhân nữa. Theo tôi, bà Dương Hà nên coi đây lấy một dấu hiệu đáng mừng. Đây là một chuyện đùa (cho vui) chỉ có thể xẩy ra trong giai đoạn đất nước đã bước vào thời đổi mới.
Tưởng Năng Tiến

THUYỀN TRƯỞNG * CỘNG SẢN ĐÁNH CHÌM TÀU CƯỚP CỦA

 
Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: CSVN Đánh Chìm Tàu Chi Mai Để Cướp Của

Nay xin đăng lại vụ tàn sát tàu Chi Mai. Rủi khi chúng ta quên hoặc chưa biết chuyện thương tâm này.

Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông: Csvn Đánh Chìm Tàu Chi Mai Để Cướp Của.
(03/15/2009)
Tác giả: Thuyền Trưởng Tàu CSG-92

LTS: Trong suốt 8 thập niên kể từ khi thành lập vào năm 1930, CSVN đã gieo rắc không biết bao nhiêu tội ác trên quê hương Việt Nam. Có thể nói, trên từng tấc đất, ngọn cỏ, lá cây, hòn đá... của quê hương Việt Nam, dưới mỗi mái gia đình, trong mỗi thân phận người Việt, đều có những dấu ấn ghi lại những tội ác kinh tâm động phách do người cộng sản gây ra. Đặc biệt, sau khi ngang nhiên vi phạm Hiệp Định Geneva, xâm lăng và chiếm đóng Miền Nam kể từ 30 tháng 4 năm 1975, CSVN đã thực hiện hàng loạt chiến dịch đàn áp, khủng bố, thủ tiêu, bắt bớ... dã man trên khắp lãnh thổ Miền Nam, để một mặt ăn cướp trắng trợn tài sản của người dân, mặt khác nghiền nát mọi sức đề kháng, chống đối của những người yêu nước, khiến hàng triệu người dân Miền Nam phải vượt biển, vượt biên tìm tự do.
 Hậu quả, trong thời gian hơn hai thập niên kể từ sau 1975, hàng trăm ngàn người Việt, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, ông bà già,... đã bị thảm tử trên biển cả, trong rừng sâu, ngoài hoang đảo.... sau khi phải trải qua những bi kịch kinh tâm động phách, muôn vạn phần đau đớn. Không những thế, ngay cả với những người sống sót, những bi kịch kinh tâm động phách đó vẫn còn mãi mãi tiếp tục ám ảnh, giầy vò, tra tấn họ, cho dù họ có sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, có đi đến bất cứ chân trời góc biển nào... Để có thể tái tạo một trong muôn vàn tội ác của cộng sản Việt Nam đối với người vượt biên tìm tự do, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả những đoạn hồi ký trích trong "Chuyện Kể Hành Trình Biển Đông".

Hy vọng, qua những dòng chữ được viết bằng máu và nước mắt của chính những người trong cuộc, qúy độc giả, với tấm lòng xót xa và những giọt nước mắt đau đớn của những người tỵ nạn cộng sản cùng cảnh ngộ, sẽ hiểu được, tội ác của chánh phạm CSVN đằng sau muôn ngàn bi kịch rùng rợn của người vượt biển. Qua đó, chúng ta sẽ thức ngộ được, lần đầu tiên trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc VN, và có thể nói lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tội ác của một chế độ đối với chính người dân của chế độ, như chế độ CSVN, quả thực đã vượt khỏi biên cương quốc gia, tung hoành trong mỗi gia đình, mỗi cuộc đời, để rồi tiếp tục tràn lan trên khắp bề mặt địa cầu...
*
May mắn cho tôi là khi vượt biên vô cùng thuận buồm xuôi gió, nhưng ngược lại, tôi là chứng nhân cuả một vụ cướp của giết người thật là rùng rợn do bọn cộng sản Việt Nam thực hiện vào năm 1977 tại căn cứ Hải quân Cát Lái cũ cuả QLVNCH.

Lúc bấy giờ tôi làm công nhân cho thuỷ đội Cảng Sàigòn, trên chiếc tàu kéo CSG 92 (Soài Rạp). Vào khoảng tháng 1 năm 1977 tàu chúng tôi chạy lên con sông Sàigòn tới phía sau nhà máy nhiệt điện Thủ Đức và kéo chiếc tàu tên là Chi Mai về Kinh Tân Thuận (kinh đôi) để cơ xưởng cảng Sàigòn gắn thêm một số máy phụ như máy charge gió (air compressor), máy bơm nước lườn, cũng như gắn thêm một số ống gió thông hơi từ boong tàu xuống tận 3 tầng dưới hầm máy.

Tôi thấy cách thiết kế vô cùng lạ mắt và không có một chút gì là an toàn cho việc vận hành, cũng như an toàn thoát hiểm tối thiểu cho một con tàu di chuyển trên sông nước. Tôi có hỏi chú sáu Bền người công nhân đầu não của xưởng nầy về việc lạ lùng này thì chú trả lời rằng: "Chú đâu biết gì đâu. Nghe nói rằng thành uỷ thuê xưởng sửa chữa làm một số việc và nhà nước đôi bên thanh toán cho nhau. Chú chỉ là lính lác nên đâu biết gì việc cuả họ".

Con tàu nầy có máy chính hiệu của Đức chế tạo, công suất 900 horse power. Con tàu nầy dài khoảng chừng 22m rộng 5, 5 mét, chiều sâu tính từ mớm nước khoảng 3, 3 mét, nhưng nếu tính từ trên mặt boong (deck) khoảng 5 mét là cùng. Khi tàu nầy gần ra khỏi ụ sửa chữa nó được hàn thêm một số miếng sắt chữ V loại 6mm làm một boong giả thêm nữa, cao hơn mặt boong khoảng 1.70 mét.

Bấy giờ những người Hoa kiều trong Chợ Lớn thường tấp nập vào tầu nầy xem xét cúng bái và họ thường mang trái cây hoặc thịt thà qua biếu cho chúng tôi ăn. Sau vài lần họ muốn thuê chú hai Lâm Văn Tới làm máy trưởng cho tàu nầy. Họ nói dối rằng đấy là tàu khách chạy từ sài Gòn đi Cần Thơ. Nhưng chú khước từ, vì tàu CSG 62 cuả chú cũng sửa chữa sắp xong để hoạt động kéo xà lan nước đi Vũng Tàu cung cấp cho các tàu chiến cũng như đánh cá đang neo tại vùng cảng ấy. Sau họ bảo thật là đi vượt biên chính thức và sẵn lòng chi 15 lượng vàng và cho hết 6 người trong gia đình chú đi luôn không phải trả một xu nào cả, nhưng chú vẫn khước từ.

Sau đó tôi thấy tên Út Lương tên thật là Lương Văn Út thuyền trưởng tàu khách An Giang chạy từ Tân Châu -Long Xuyên -Sài Gòn và ngược lại, nhận lời. Tên Úc nầy là Việt kiều Kampuchia hồi hương về VN năm 69 hay 70 gì đó. Năm đó là năm Quân Lực VNCH hành quân vô Kampuchia tấn công và san bằng cục R cuả VC và cứu vớt Việt kiều khỏi bị bọn Lon Nol và Khmer Đỏ cáp duồn thả trôi sông Cửu Long về Việt Nam.

Út Lương có nước da sậm nâu, gần giống như Miên. Không hiểu hắn xoay ở đâu ra bằng Tài Công hạng nhất của Bộ giao thông và Bưu điện cấp cho hắn. Bằng màu đỏ hẳn hòi, còn mới cứng, chứ thằng nầy nó dốt như Hồ Chí Minh, tiếng Tây thì quẹt quẹt, tiếng Miên thì good, tiếng Việt và tiếng Tàu thì cũng khá khá, nhưng về hải nghiệp nó là con zéro to tướng. Nội việc khử từ trường cho hải bàn khi tàu sửa chữa, hay trang bị thêm chi tiết nó cũng không biết, làm floating radar, hoặc tâm phương qua tín hiệu kiểm báo nó cũng mù tịt, thì nói chi đến tính toán sai biệt trục địa cầu hàng năm để cộng thêm vào hướng đi, hoặc trừ bớt cho đúng với hướng thật sự muốn đi. Nhưng hắn vẫn nhận trách nhiệm đưa tàu đến Cát Lái.

Giờ đây tôi không chắc nhớ rõ ngày tháng sự vụ xảy ra, tôi chỉ nhớ lúc ấy trời nắng gắt lắm khoảng tháng 4 hay 5 gì đấy, bấy giờ tôi kéo xà lan chở nước xuống kho dầu Shell ở Nhà Bè bơm cho tàu dầu Hasukha của Liên Xô, và sau đó kéo ủi yểm trở cho hoa tiêu đưa tàu vào cặp cảng kho Esso Nhà Bè. Việc xong xuôi, tôi cặp xà lan nước đã giao hàng xong, kéo về lại cảng Sàigòn. Nhưng khi tàu sắp quanh vào khúc đèn xanh đỏ của sông Sàigòn, thì tôi thấy người trôi nổi lặn hụp bơi ngửa, bơ xấp đủ kiểu hết. Họ có áo phao bằng styro foam hoặc bằng túi hơi như loại hàng không phát cho hành khách. Cũng có người ôm bẹ dừa nước thả ngửa trên sông.

Tôi co giảm vận tốc tàu lại và yêu cầu anh em thuỷ thủ ở tàu kéo cũng như xà lan thả các thang dây trên tàu và xà lan xuống tận mé nước đồng thời lấy các phao tròn cột dây vào quăng ra cho họ bám vào để kéo họ lên các thang dây của tàu và xà lan.

Lúc bấy giờ là nước ròng chảy ra biển, và ngay chỗ nầy là mối tiếp giáp giữa 3 con sông Nhà Bè, Sàigòn và Đồng Nai nên mực nước luôn chảy nghịch lẫn nhau tạo thành dòng nước xoáy. Tôi sợ nạn nhân có thể bị lót lườn tàu và xà lan, vướng vào chân vịt, nếu họ luýnh quýnh và không hiểu biết. Vì vậy tôi chỉ để số vòng quay của chân vịt đủ mức cho tàu đứng yên một chỗ để đón cứu họ.

Lúc bấy giờ các ghe đóng đáy giàn xây (dòng xoay) tại ngã ba của ba con sông cũng túa ra cứu giúp họ. Khi đó, trên tàu và xà lan của chúng tôi đã cứu được 18 người. Bỗng phía bên sông Nhà Bè (Rạch Bảy) có nhiều tiếng súng nổ chát chúa và canô công an VC tuần tra trên sông từ hướng nhà máy dầu Navioil cũng như trên Cát Lái chạy đổ xuống, xuôi theo dòng chảy, chúng bắn vào nạn nhân bơi trên sông không một chút thương tiếc, và đuổi theo bắn tận nhà máy Silico gần đến vàm sông Phú Xuân, nơi có căn cứ của bộ đội biên phòng đóng giữ.

Riêng tàu của chúng tôi bị một tầu tuần tiễu có khoảng 6 công an nhảy lên bắt những nạn nhân này trói lại bằng dây ở những chiếc phao họ mang trên người, rồi đẩy họ té xuống tàu tuần cảnh, thấp hơn mặt boong xà lan ít nhất 2 mét. Khi không còn chỗ chứa các nạn nhân, chúng xô họ trở lại dòng sông lúc đó đang chảy xiết.

Tôi la lên cản ngăn chúng, nhưng chúng bắt tôi vào trong phòng lái tàu và yêu cầu tôi chạy về cầu bến phá Cát Lái. Trên đoạn đường không đầy 2 cây số này tôi thấy vô số các túi sách may bằng nhựa simili và giỏ đệm trôi bồng bềnh trên mặt nước. Chúng ra lệnh cho tàu chạy chậm lại và dùng vợt chúng tôi thường dùng để vớt lon nhôm thực phẩm hoặc thức uống của tàu ngoại quốc thường vứt bỏ trôi nổi trên sông Sàigòn, để vớt những chiếc giỏ căng phồng này. Chúng tranh nhau mở ra lục lọi lấy vàng, đô la, đồng hồ... rồi chia chác nhau ngay tại chỗ.

Vì phải chạy chậm để tụi công an vớt những chiếc giỏ trên mặt sông nên 2 giờ sau, tàu chúng tôi mới cặp được bến phà Cát Lái trong khi đoạn đường không đến 2 cây số mà vận tốc bình thường của tầu tôi là 16 hải lý giờ (khoảng 25 cây số giờ).

Khi tàu vừa cập bến, tụi công an bắt chúng tôi lên bờ, lục soát trên tàu, xà lan và khám xét thân thể của chúng tôi. Đến khoảng 10 giờ tối thì tên đại tá công an trưởng phòng cứu hỏa đến hỏi chúng tôi có thấy điều gì hay không, có muốn khiếu nại gì không? Chúng tôi dư hiểu chúng muốn gì, nên ai cũng phải lắc đầu, "thưa không nghe, không thấy, không biết cũng như không khiếu nại điều gì". Chúng tôi chỉ xin chúng báo cáo về đội an ninh bảo vệ của bến cảng Sàigòn là tàu chúng tôi bị vướng lưới nên phải lặn gỡ, vì vậy về trễ. Chúng bằng lòng gọi phôn giúp cho việc ấy.

Khi chúng tôi được thả trở lại tàu, trên bến phá, tụi công an đã cho lập vòng rào an ninh cấm tất cả nhân dân cùng những người không có trách nhiệm lui tới khu vực ấy. Vòng đai này được kéo bằng kẽm concertina, phía trong ở giữa bến phá chúng dùng nhưng manh cót quây tròn lại, che kín những xác người nằm ngổn ngang ít nhất là 150 người. Những xác người được xếp dài khaỏng 30 mét nằm kế bên nhau như cá trong hộp thành 3 hàng. Còn các túi hành lý được chất ngay lên xe truck cuả công an mà loại này trước năm 1975 dùng để tịch thu báo chí khi báo chí có nội dung xuyên tạc vu khống chính phủ VNCH, để làm lợi cho cộng sản.

Sau đó hai ngày, đội thủy của cảng Sàigòn được lệnh điều động tàu của chúng tôi kéo cần cẩu 100 tấn (có sức mạnh kéo nổi 100 tấn). Cần cẩu nầy nguyên là của quân vận Mỹ bàn giao lại cho chính phủ VNCH, và sau chuyển lại cho cảng Sàigòn xử dụng. Chúng tôi kéo cần cẩu nổi này ra đến Cát Lái khoảng 10 giờ sáng và người nhái công an (Bắc Kỳ) lặn xuống choàng dây cáp 16 mm qua tàu Chi Mai để cho cần cẩu trục lên.

Nhưng không biết loay hoay như thế nào đó họ làm mãi không xong, và phải xin toán người nhái của cảng Sàigòn đến giúp đỡ. Toán người nhái ốm đói nầy vốn là những công nhân trên 45 tuổi trước 1975 thuộc Ty Cảng Vụ cảng Sàigòn, có nhiệm vụ lặn kiểm tra các đế phao neo (con rùa) trên sông Sàigòn, cùng như kiểm tra chân đế cầu tàu trong cảng Sàigòn. Nhờ toán người nhái của Sàigòn trước 1975 , công việc trôi chảy, tôi nổ máy đẩy cần cẩu nổi ra xa, để neo căng cả 4 phiá và kéo tàu Chi Mai lên....

Khi dây cáp được kéo lên chưa được 3 mét, từ dưới mặt nước nổi vọt lên những xác người như nhưng trái ngư lôi vừa thoát khỏi bệ phóng. Máu từ mũi tai cuả họ trào ra trông thật thảm khốc. Chú hai Giỏi, cần cẩu trưởng, người to như cảnh sát motor cycle của Mỹ, cũng phải rụng rời tay chân không thể tiếp tục giữ cần LIFT và dừng tay lại ngay vị trí nầy. Bọn công an trên cầu phà bụm tay lại làm loa ra lệnh kéo tiếp nên anh Sanh phải nhảy lên phòng điều khiển thay thế chu hai Giỏi...

Dây được kéo lên từ từ thật chậm từng tấc cáp mỗi lần chuyển dịch, xác người tiếp tục vọt nổi lên, Tôi không nhớ rõ lắm vì cảm giác đã chết cứng tê dại, mắt mở nhưng hình như không còn biết gì cả. Vì đấy là xác người vô tội bị VC xua đuổi, hoặc lừa đảo, nên họ phải trốn ra nước ngoài. Họ là những người giàu có, có nhà cửa khang trang, cơ sở máy móc sản xuất, mà bọn công sản Bắc Kỳ xâm lược đang thèm thuồng muốn chiếm lấy làm cuả riêng, nên đã lừa họ mang của cải xuống tàu rồi tìm cách giết họ để chiếm đoạt của cải.

Khi tàu nhô cột cờ lên khỏi mặt nước, một thảm cảnh mà suốt 16 năm sống xuôi ngược trên các dòng sông cuả VN, bờ duyên hải VN và Philippines tôi chưa bao giờ trông thấy cảnh tượng như thế. Qúy vị à! Một phụ nữ tay ôm chặt đứa bé gái khoảng một tuổi đã sình chương cuộn tròn như một quày dừa non. Chiếc áo Badesuite bằng thứ vải nylon dầy chắc vướng vào các móc dùng để móc cờ hiệu của tàu hoặc tín hiệu. Trên mặt của nạn nhân bị tôm cá rỉa mất gần hết một bên mặt....

Tàu Chi Mai tiếp tục được kéo lên, trên mặt boong không còn gì tồn đọng. Trong cabin lái, xác hai cô gái trẻ ôm nhau chết cứng. Tàu Chi Mai tiếp tục được đưa lên cao, nước tràn ra từ các lỗ Abblouse (lỗ có kính tròn để cho thuỷ thủ có thể quan sát bên ngoài hay mở ra để nhận lấy gió khi những ngày biển êm gió lặng). Nước chảy tràn ra cho thấy bên trong, xác người dằn xẹp xuống như cá được đóng vào hộp vậy....

Cuối cùng tàu Chi Mai được đặt trên boong cần cẩu 100 tấn, sau khi các kè được chêm chặt hai bên hông tàu Chi Mai. Chúng tôi thấy bên hông phía tay phải của tài Chi Mai có một lỗ thủng to hình dạng tròn méo mó phần phía trước của lổ thủng bị tét ép vào phía trong thân tàu chứng tỏ khối thuốc nổ được đặt từ bên ngoài. Xác người bên trong chắc phải còn đủ cả vì lỗ thủng nầy, xác người không thể trôi ra được, vì tàu bị chìm nghiêng về phía nầy, bùn non và đất sét còn bám chặt cả một bên thân tàu.

Xác nguời được đưa ra khỏi tàu Chi Mai đưa lên bến phà Cát Lái lập tức các túi hành lý bị tụi công an VC tịch thu đem lên xe cây ngay lập tức, không có thân nhân hay bất cứ ai léo hánh ở khu vực nầy. Chỉ huy bốc dỡ các tử thi nầy là Đại tá VC Đinh Mười, truởng phòng cảnh sát phòng cháy chửa cháy thành phố Sàigòn; và một tên đại tá khác của phòng cảnh sát trên sông. Lúc bấy giờ bí thư thành uỷ là Võ Văn Kiệt.
Tổng cộng xác chết được đem ra là 426 xác cả nam lẫn nữ. Tôi đã không dám ăn thịt cá tôm cua hơn nửa năm trời mặc dù lúc bấy giờ công nhân kỹ thuật thuộc tổng cục đường biển như tôi mỗi tháng chỉ mua được 2 kí thịt heo cho nhu yếu phẩm mà thôi.

Thằng Lương Văn Út tài công chiếc tàu Chi Mai còn sống nhăn răng tại Sài Gòn. Sau vụ nổ tàu Chi Mai, Cộng Sản không có cách gì che giấu được, vì hơn 170 hành khách nhà nghèo loại đóng 5 cây vàng cho một đầu người, phải chịu cảnh đứng ngồi như cá hộp. Họ hiểu đi tàu trong hoàn cảnh đó sẽ bị ướt lạnh khi trời mưa giông, vì cả hai thứ nước mưa và nước sóng biển. Họ chắc chắn hiểu được thân phận, và những rủi ro có thể mang đến cho họ khi bị say sóng, hoặc sóng to chụp phủ lên tàu có thể cuốn họ xuống biển, nên họ chịu rất nhiều tổn phí để kiếm mua phao vì thời ấy của đó là hàng quốc cấm, không có chợ nào được bày bán cả.

Ngay cả như tôi, thuyền trưởng tàu kéo cấp ba (có công suất trên 1200 mã lực) là loại chỉ đếm trên đầu ngón tay vào năm 1989, vẫn không có áo phao cho cá nhân của mình nửa đó. Chỉ cấp loại xốp bình cà rem (Styro foam) nhét vào áo khỉ (monkey vest) như áo bộ đội mang băng đạn AK vậy, nhưng vẫn phải ghi tên và chức vụ bằng nước sơn đỏ, và điều nầy phòng vật tư của Công Ty làm sẵn phát cho tàu, nếu bị mất phải làm báo cáo và kiểm điểm như mất súng vậy.
 Chính các phao nầy đã giúp cho hầu hết những nguời trên boong nầy thóat ra khỏi tàu Chi Mai ngay lúc nó nghiêng chìm. Chỉ có những người thông thuộc với sông nước nên ỷ lại không mặc vào, có thể bị chết, hoặc thoát, hay tù sau vụ chìm nầy. Điều tôi nói đây có kiểm chứng, vì 4 ngày sau đó, những xác chết trôi nổi trên sông Nhà Bè, Phú Xuân, Soài Rạp, Lòng Tàu, cũng như trôi dạt vào những miệng đáy đóng trên sông để bắt tôm cá. Người dân đã báo cho chính quyền đem đi mai táng hoặc trả xác lại cho thân nhân.

 Còn cảnh công an VC bắn vào người vượt biên hôm đó, chính mắt những người đóng đáy thấy, thủy thủ tàu CSG 92 và xà lan 64 thấy, công nhân nhà máy Vavioil và những cư dân trên bờ sông nhà bè phía đèn xanh đều thấy hết. Chưa hết đâu! Những người đi "đăng ký", tập trung tại bến xe Văn Thánh ngoài ngã ba Hàng Xanh để cho xe bus đưa vào bên phà Cát Lái, nhưng còn hai xe bus chót chưa vào tới bến phà Cát Lái thì mìn đã nổ. Không biết rằng vì xe bus đến chậm hay thằng công an tay nghề quá zỏm, gài kim định giờ không chính xác?! Điều nầy từng xảy ra trong thời chiến qua các vụ đặc công VC đánh các cầu Bình Triệu, Bình Lợi, Tân Cảng... Đặc công VC ôm mìn lội ven sông để gài giật xập cầu, nhưng lội chưa tới nơi thì mìn phát nổ. Báo chí phổ biến tin tức, lính địa phương quân giữ cầu đều biết chuyện nầy!
Việc Cộng sản bắn chết người thường dân vô tội đâu có phải là điều hiếm hoi ở trong thời chiến cũng như thời bình. Hơn nữa VC đã dán bản cáo trạng khắp hai miền đất nước rằng "VƯỢT BIÊN LÀ PHẢN QUỐC". Vì vậy chúng sợ ai không dám bắn?! Hơn nữa VC bắn để cướp của, vì người bị chúng bắn là thành phần tư bản, bị VC ghép vào tội phản quốc bóc lột.
Còn 2 chiếc xe bus chở người vượt biên đến sau, khi thấy tàu Chi Mai bị phát nổ, bọn công an liền ra lệnh cho quay đầu lên hướng nhà tù Thủ Đức tạm trú qua đêm và sáng hôm sau chở thẳng lên Bù Đóp nhốt cho đến gần 4 tháng. Sau đó, chúng đưa xuống cù lao Rồng ở Mỹ Tho cho đi bán chính thức, với điều kiện thêm 3 cây một đầu người.
Ngoài ra, còn vụ cho chìm tàu khách Vũng Tàu tại ngã ba Thiềng Liềng năm 1979 để cướp tiền cướp của nữa. Vụ này VC bán bãi xong, trở giọng lật lọng bắt khách ra đi đa số là Bắc di cư năm 1954 và giáo dân ở giáo xứ Tân Định, Bà Chiểu, trong đó có con của nhạc sĩ Lê Văn Thiện, hòa âm cho ban nhạc Shootgun của ca sĩ Thanh Thuý.

HOÀNG THANH TRÚC * TƯ DUY THÚ VẬT CỦA CỘNG SẢN

Cộng sản Việt Nam: Chế độ không còn tư duy “người”


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Sự khác biệt quá lớn, cộng sản Việt Nam (CSVN) không thể hoàn thiện về nhân cách của một giai cấp cầm quyền, thì đó lại càng không thể là biểu tượng ‘nhà nước’ của một dân tộc 95 triệu người có lịch sử 4000 năm Văn Hiến - Việt Nam” 
“Chủ nghĩa XH/CS là khát
vọng của nhân dân ta”!?
- Liên Xô, đế chế hùng mạnh hàng đầu thế giới, lãnh đạo CS quốc tế và toàn khối CS Đông Âu cũng như các quốc gia XHCN vệ tinh, 90% những chế độ một thời theo CS ấy, đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, vứt bỏ tư tưởng Mác, đạp đổ tượng đài Lê Nin để hội nhập với trào lưu tiến hóa “đa nguyên dân chủ văn minh” của nhân loại, cụ thể như thế giới hiện nay, mà đảng CSVN đã và đang chứng kiến suốt hơn 20 năm qua.

Ngược lại, CSVN vẫn lấy đó làm: “Chủ nghĩa XH/CS là khát vọng của nhân dân ta” (Bộ cai trị CSVN). Một khát vọng, ngu xuẩn, điên rồ lạc hậu, thủ phạm gây nên nhiều tội ác khủng khiếp mà phần đông nhân loại đã nguyền rủa chôn lấp nó... Không nhận diện ra điều này thì liệu có còn “tư duy người”?. 
Malaysia (thành viên Asean, GDP cao gấp 10 lần Việt Nam = 11. 160 USD /2005 – Wikipedia)

Vong bản và thiếu “lòng tự trọng” Nhân quyền và chính trực
“…Điều tôi lo sợ là nếu dân chúng thôi, không còn chỉ trích và phê phán (chính phủ) thì xã hội sẽ thối rữa. Đất nước nên có một chính phủ mạnh, song đừng quá mạnh đến 90% số ghế trong Quốc Hội... Chúng ta cần có một phe đối lập đủ mạnh để nhắc nhở chúng ta mỗi khi chúng ta sai lầm. Khi không bị đối lập, ta sẽ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” (Cựu thủ tướng, CT/ đảng cầm quyền UMNO Malaysia, Mahathir Mohamad). 
- CS/XHCN/VN (thành viên Asean), mang danh QH/nhân dân nhưng 98% Đại Biểu là đảng viên CS, cũng là “nhà nước CS” đang giam cầm “nhiều nhất” các PV nhà báo, Blogger và những công dân phản biện xã hội bất đồng chính kiến, chỉ trích ôn hòa, chống TQ xâm lược lãnh hải, với nhà nước và đảng CSVN!?.
Vì sao lại khác biệt? bởi, không còn trong nhân cách “tư duy người”.
- Dù dẫn đầu đảng liên minh cầm quyền CH Czech (Tiệp Khắc) từ năm 2010 và từng vượt qua tám cuộc bỏ phiếu xác định tín nhiệm. Nhưng ngày 17/6/2013 Thủ tướng CH Czech, Petr Necas tuyên bố xin từ chức do một trợ lý văn phòng thủ tướng của ông bị cáo buộc tội nhận hối lộ, tự tin từ lòng tự trọng, bình thản ông nói trong cuộc họp với báo chí ở thủ đô Prague: “Tôi hiểu rõ trách nhiệm chính trị của mình, tôi xin từ chức thủ tướng kể từ 17-6-2013 - Khi tôi từ chức, toàn bộ nội các chính phủ cũng sẽ từ chức theo đúng như quy định của hiến pháp” – (AFP).

“Rời ghế ngay tức khắc” - Thủ tướng CH Czech, Petr Necas, “Bám ghế bằng mọi giá!”- Đ/C “X” Thủ Tướng VN. Và... CS/XHCN/VN – (Bạn thân, “đồng chí” với Tiệp Khắc một thời).
Tham nhũng, bòn rút của công: Vinashin hơn 4 tỷ USD, Vinaliner gần 2 tỷ USD (giá trị tương đương hàng trăm máy bay hay nữa tá tàu ngầm). 20 tổng CT/tập đoàn nhà nước làm “bốc hơi, tan chảy” gây nợ hơn 1. 000. 000 tỷ đồng, hết khả năng thanh lý. Hệ thống ngân hàng chỉ còn là cái “xác”. Llạm phát nhất thế giới... là quốc gia có số dân nghèo thu nhập dưới 2 USD/ngày gần đứng đầu khối Asean (sau Campuchia)... Đồng chí “X” đương nhiệm thủ tướng chịu trách nhiệm hoàn toàn...
Khi người dân chân phương, mộc mạc “thiệt tình” phản ứng, dù được đề nghị cấp bằng khen có chữ ký của ngài TT/CP: “Tôi không muốn trong nhà có chữ ký của (thủ tướng CP) người đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, tôi xem sự hiện diện (chữ ký) đó trong nhà tôi như là một điều xúc phạm” (thư của nữ nghệ sĩ Kim Chi gởi Hội Điện ảnh Việt Nam).
Và “âm thanh” trung thực từ QH trực tiếp với ngài (đ/c X) thủ tướng: Đây là lúc không còn là “xin lỗi, nhận trách nhiệm” mà là thể hiện sự văn minh cao đẹp của “văn hóa từ chức”! (ĐB/QH- Dương Trung Quốc). 
Thì ngài Thủ tướng “đ/c X” vẫn thản nhiên nhe rằng cười trước Quốc Hội biện minh rằng: “Với 50 tuổi đảng, tôi chưa bao giờ từ chối nhiệm vụ nào mà đảng giao cho”!?
Sự tham quyền cố vị ấy có đến tận đáy của mạt hạng về nhân cách chưa!? – Liệu có còn “tư duy người”?
Còn ngài Tổng Trọng, để được đ/c X và “bầy đàn” trong bộ Cai Trị nhất trí bỏ phiếu cho ngồi lên cái ghế Tổng Bí Thư, tổng Trọng hiên ngang trước QH “bóp cổ Pháp Luật” hùng hồn tuyên bố: “Vụ việc Vinashin bộ Chính Trị đảng xét thấy không cần thiết phải kỷ luật một ai”! Khi (điều 4 Hiến Pháp của “đảng ta”) qui định: “Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”!?. Với Tổng Trọng, không có, trong, ngoài gì hết mà đồng hóa “đảng là pháp luật” và ngược lại!? Đó là “tư duy người”?

“Chỉ biết còn đảng, còn mình”!? Còn nhân dân mới còn mình!
Giám Đốc Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Cho Hyun Oh, cuối đầu trước nhân dân mình xin tha lỗi và tự nguyện từ chức vì sơ sót, thiếu trách nhiệm, không chu toàn trách nhiệm với “một ngươi dân”.

Thì CA/CSVN “Chỉ biết còn đảng, còn mình”!? Một mai đảng chết “mình” bỏ mẹ cha và 95 triệu nhân dân, đang nuôi mình “quyên sinh” theo cho “tận trung”!??.
Liệu đi cùng trời cuối đất trên thế gian này có một LL/CA, Cảnh Sát quốc gia nào có cái tư duy “hoang dã” như CA/CSVN thế này không!?
Chỉ có thể là không còn “tư duy người”.
Những viện dẫn nói trên, không mới, nhưng lập lại, để nhận diện, dẫn chứng bản chất của một “nhà nước, đảng CS” thiếu vắng tư duy mang tính con “người”.
Thật vậy, chúng ta nghiệm xem. Chỉ loài “cẩu, khuyển” mới có trực giác “còn chủ còn mình” nó trung thành vô điểu kiện với bất cứ ai cho nó ăn, nó hoàn không có tư duy của con người để nhận ra nguồn thức ăn đó từ đâu mà có và quan trọng là ai sinh ra nuôi dưỡng nó nên hình hài, vì vậy tiếng “sủa” của nó duy nhất, của con vật mang âm thanh “chỉ biết còn chủ còn mình”...
Gần gặn giống vậy, khi CN/XH/CS như một món ăn ôi thiu độc địa, thiên hạ nôn thốc tháo ra ngoài, họ, những người gọi là lãnh đạo CSVN đã “ngửi ” và “nhìn” tận mắt nhưng như không còn “tư duy người” để phân biệt, họ cứ cho là “thơm ngon” bắt dân ta cứ nuốt vào!?
Nếu nói tư duy là tư cách, là hoạt động tâm lý bậc cao nhất chỉ có ở con người và nó là kết quả của quá trình lao động sáng tạo mang lại thực tiễn “chân thiện mỹ” cho chính đối tượng là con nguời thì CNCS nói chung và cụ thể là chế độ CSVN hiện tại không còn “tư duy người” để đồng đẳng với nhân loại bởi “thành quả” máu xương từ quá khứ và “bạo quyền” hiện tại rất “cá biệt” không giống ai như nói trên chứng minh.
Họ, CSVN, như thuộc một chủng loài khác, với bản năng “hoang dã bầy đàn” không còn, hay có cùng “tư duy người” với lòng tự trọng và biết liêm sĩ như dân tộc đồng bào Việt Nam chúng ta...
Hoàng Thanh Trúc

TÔ VĂN TRƯỜNG * SỞ HỮU TOÀN DÂN

SỞ HỮU TOÀN DÂN

Tô Văn Trường
 http://www.phapluatvn.vn/dataimages/201212/original/images665508_2012_277_10_A.jpg
            GS Nguyễn Lang viết bài “Về chế độ sở hữu đối với đất đai” đăng trên Tầm nhìn, có ý kiến cho rằng phải xem lại khái niệm sở hữu toàn dân vì nghĩ đó là quan điểm không thể thực hiện được (non-operational concept). 
Trong bài viết của GS Nguyễn Lang có nói đến lịch sử nhân loại bắt đầu bằng đất đai công hữu, rồi đất đai thuộc nhà vua như ở Việt Nam,  vua tạm ban cho quan lại có công, nhất là khi vua không có chính sách thu thuế để trả lương. Như vậy, đất đai sơ khởi là của tập thể, vì lúc đầu của nhân loại phải hợp quần săn bắt, hái trái nên phải hoạt động chung. Nhưng khi có thặng dư thì rõ ràng đất đai thuộc về kẻ có quyền lực và nắm được quyền lực. Công hầu bá tước ở Trung Quốc và ở châu Âu đều có đất đai riêng. Họ cho nông nô cấy rẽ. Ở Việt Nam  thì chủ yếu đất đai thuộc làng xã, hay thuộc vua, không có công hầu bá tước. Quan hay vương thời nhà Trần cũng chỉ được tạm chia quyền xử dụng để lấy tô mà sống. 
Theo chúng tôi hiểu, dù ở châu Âu, Trung Quốc hay Việt Nam đó là mầm mống của tư hữu. Quyền tài sản tư thuộc một nhóm người. Hoàn toàn không có cái quan điểm là đất đai là của toàn dân. Khi xã hội phát triển thêm, có công nghiệp và cần tôn trọng tư hữu thì quan điểm tư hữu cá nhân ra đời. Từ đó nó nối liền với quyền con người, quyền được bảo vệ cái mình làm ra, tức là bảo vệ tư hữu. Như vậy xã hội hiện nay, ở mọi nơi đều có quyền tư hữu cá nhân, tư hữu tập thể và tư hữu nhà nước (hay gọi là công hữu cũng được). Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa.
          Ở Mỹ đối với người da đỏ thì khi giữ quyền tư hữu tập thể thì là có lợi nhất cho họ. Hiện nay do việc Hiến pháp Mỹ cho phép họ tự lập và tự làm ra luật của họ, họ đã đem đất cho thuê làm sòng bạc. Họ không thể phân chia vì không biết làm gì với đất. Như vậy không có tư hữu cá nhân vì nó chẳng lợi gì, đất của họ so với dân thì thừa mứa.
 http://changevietnam.files.wordpress.com/2013/07/cede6-1116.jpg?w=750
          Trao đổi ý kiến trên với GS Nguyễn Lang được ông giải thích cần phân biệt sở hữu cá nhân đối với tư liệu tiêu dùng và đối với tư liệu sản xuất chủ yếu. Sở hữu cá nhân về tư liệu tiêu dùng không có ai phủ nhận. Với sở hữu cá nhân đối với những tư liệu sản xuất không phải là chủ yếu như xe máy của người làm nghề xe ôm, vận chuyển hàng hóa, không ai phủ nhận quyền sở hữu cá nhân. Phạm trù sở hữu với các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được xác nhận ngay từ đời chế độ nô lệ, qua Luật La mã và tới nay vẫn được vận dụng.
          Hiến pháp và đường lối của Đảng đều công nhận ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân (ngay cả đối với tư liệu sản xuất). Vấn đề sở hữu của toàn dân là một thực thể đã hình thành trong các nước, tuy cách gọi có khác nhau. Đơn giản là các tài sản được xây dựng bằng vốn ngân sách là thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải thuộc sở hữu nhà nước. Sở dĩ như vậy vì ngân sách là do toàn dân góp để hình thành và giao cho Nhà nước (thực ra là hệ thống cơ quan hành pháp) quản lý và sử dụng chứ không giao cho hệ thống cơ quan này quyền sở hữu đối với tài sản đó. Mặt khác, những di sản văn hóa lịch sử, những thắng cảnh, những khu bảo tồn sinh thái (chùa Một cột, đền thờ vua Hùng, Vịnh Hạ Long, khu rừng quốc gia Cát Tiên vv….) cũng thuộc sở hữu toàn dân. Trước dó, các tài sản này thuộc về sở hữu của các cộng đồng. Khi nhà nước ngày càng phát triển thì vai trò của cộng đông ngày càng bị thu hép để thay bằng vai trò của nhà nước. Do đó, không có vấn đề tranh cãi là có sở hữu toàn dân không vì đó là điều tất yếu. Công hầu, bá tước phương Tây có quyền sở hữu đất đai mà họ chiếm hữu nhưng tại VN không có tình hình đó. Tại VN, vua giao đất phong hầu nhưng không có nghĩa là đất đó thuộc quyền sở hữu của nhà vua mà đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng làng xã.. Đây cũng là một vấn đề liên quan đến đặc điểm của phương thức sản xuất Á đông mà Mác-Ăng ghen có đề cập đến nhưng lại không có điều kiện nghiên cứu làm rõ. Bản báo cáo “Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai” do Bộ Tài nguyên & Môi trường soạn thảo tháng 9/2012 có giới thiệu chế độ sở hữu Nhà nước về đất đai tại một số nước như Israel, Nam phi, chế độ sở hữu hoàng gia tại Anh, Nhật, Brunei,  Campuchia, Indonêxia, Malaxia. Như vậy, giữa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bên cạnh sự dị biệt cụ thể, vẫn có sự tương đồng với chế độ sở hữu Nhà nước và chế độ sở hữu hoàng gia với tư cách là “chế độ sở hữu chung về đất đai”.
          Vấn đề rắc rối là muốn không công nhận quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai chứ không phải là phủ nhận quyền sở hữu toàn dân nói chung, cũng không phải là quay ngược lại lịch sử mà thể hiện quá trình vận động ít nhiều có tính quy luật đối với chế độ sở hữu. Sở dĩ như vậy vì đòi hỏi phải thực hiện quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Trong thực tế, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai vẫn được xác nhận dưới hình thức quyền sở hữu hạn chế, một hình thức sở hữu được luật pháp các nước công nhận, trước hết là qua bộ Luật hình sự. Do đó, cần làm rõ quyền sở hữu hạn chế của tư nhân đối với đất đai là như thế nào ?
          Đối với đất đai, ngoài chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, còn có chế độ sở hữu hạn chế của tư nhân đối với đất đai qua việc giao cho tư nhân quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất nói riêng, quyền sử dụng tài sản nói chung là một lọai hàng hóa được lưu hành trên thị trường từ dưới chế độ nô lệ (nên có thể đó là nguyên nhân dẫn đến việc Luật La Mã phải đề cập đến chế độ sở hữu và ba quyền liên quan). Việc mua-bán quyền sử dụng tài sản được hợp thức hóa và Luật hóa trong bộ Luật hình sử của tất cả các nước, trong đó có VN. Khi một người cụ thể đã mua (hoặc được giao) quyền sử dụng tài sản đó thì người đó có quyền chiếm hữu quyền sử dụng tài sản (không phải là chiếm hữu quyền sở hữu tài sản), quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đó. Phương Tây xác định đó là quyền sở hữu hạn chế của người chỉ có quyền sử dụng tài sản để phân biệt với quyền sở hữu của người có quyền sở hữu đối với tài sản đó.
          Ở Mỹ, không có ý niệm sở hữu toàn dân. Chỉ có đất đai thuộc về: 1) Nhà nước trung ương (Liên bang)  2) Nhà nước địa phương (bang, tỉnh, thành phố). Thuộc về ai thì nơi đó được sử dụng hoặc được quyền bán hẳn sở hữu hay bán quyền sử dụng trong một thời hạn, được hưởng lợi tức cũng như chịu mọi trách nhiệm về chi phí bảo tồn, quản lý. Địa chỉ trách nhiệm như vậy hết sức rõ ràng. Nếu chỉ bán quyền sử dụng thì người sở hữu đất vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng (nếu như để người sử dụng làm ô nhiễm môi trường chẳng hạn), và không thể đổ lỗi cho người sử dụng. 
          Về tư hữu của hoàng gia thì hoàng gia được toàn quyền thu món lợi cho gia đình họ (thí dụ như hoàng gia Anh). Rõ ràng đó là tư hữu tập thể. Ngay ở VN, có đất thuộc vua, có đất thuộc làng và có đất thuộc cá nhân. Đó cũng là hình thức tư hữu (của vua, của tập thể hoặc cá nhân). Của vua hay hoàng tộc thì không ai được động đến và không thể nhân danh “toàn dân”. 
Quốc hội đã và đang thảo luận về sửa Luật đất đai, cần thấu hiểu bản chất của khái niệm sở hữu toàn dân, hình thức tư hữu. Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa. Cần phân biệt rõ ràng thấu đáo các chính sách thu hồi đất đai dưới các danh nghĩa khác nhau với trưng mua theo thị trường để không đẩy người dân vào các cuộc khiếu kiện liên miên gây bất ổn xã hội như vừa qua.
13/7/13
*****
Nguồn:

TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI

 

Mỹ khuyến cáo Trung Quốc chớ ‘áp bức’ ở Biển Đông

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

CỠ CHỮ
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 11/7 khuyến cáo Trung Quốc chớ nên dùng võ lực uy hiếp trong các tranh chấp Biển Đông với các nước láng giềng.

Trong cuộc gặp giới chức cấp cao Trung Quốc tại Washington nhân 2 ngày đối thoại các vấn đề chiến lược-kinh tế, ông Obama cũng kêu gọi Trung Quốc dùng giải pháp ôn hòa đối với các tranh chấp.

Phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc 2 ngày đối thoại, Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách đối ngoại của Trung Quốc, Dương Khiết Trì, tuyên bố Trung Quốc ủng hộ quyền tự do hàng hải trên mọi vùng biển và kiên quyết tiếp tục thực thi chính sách của mình.

Ngày 12/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ giữ đúng lời hứa không đứng về một bên nào có liên quan trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh nói Bắc Kinh quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hàng hải cũng như giữ vững cam kết giải quyết tranh chấp với các nước liên quan thông qua thương lượng.

Vẫn theo lời người phát ngôn, Trung Quốc cũng hy vọng các nước giữ cam kết và giải quyết thích hợp các tranh chấp thông qua thương lượng song phương với Bắc Kinh.

Những tuyên bố của Bắc Kinh đáp lại khuyến cáo của Tổng thống Mỹ được đưa ra không bao lâu sau khi có thêm 2 tàu cá của Việt Nam bị lực lượng Trung Quốc tấn công, cướp phá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, gây thương tích và thiệt hại nặng nề.

Chính phủ Việt Nam chưa chính thức lên tiếng về vụ việc.

Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, Võ Văn Trác, nói với VOA Việt ngữ ngư dân Việt trên Biển Đông chưa được các cơ quan chức năng của nhà nước bảo vệ hữu hiệu, nhu cầu và những khó khăn ngày càng lớn của họ chưa được đáp ứng.

Vụ tấn công mới nhất xảy ra trong lúc Việt-Trung đang chuẩn bị thành lập đường dây nóng để giải quyết các va chạm trên Biển Đông sau một vụ tấn công tương tự hồi cuối tháng 5 khi một tàu cá khác cũng thuộc tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm vỡ tại Hoàng Sa.

Việt-Trung vừa lặp lại cam kết giải quyết tranh chấp ôn hòa bằng thương lượng và đối thoại với các văn kiện vừa ký nhân Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang công du Trung Quốc hồi tháng trước

Trong cuộc họp báo hôm 11/7 về kết quả chuyến đi của ông Sang, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Khổng Huyễn Hựu, nhận xét chuyến thăm thúc đẩy sự phát triển toàn diện giữa hai nước với các thỏa thuận đạt được.

Ông Khổng nói tồn tại duy nhất giữa quan hệ Việt-Trung là vấn đề trên biển và tuy còn bất đồng, nhưng trong chuyến thăm này, đôi bên đã nhất trí các biện pháp xử lý để vấn đề Biển Đông không làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương.

Đại sứ Trung Quốc không nêu rõ các biện pháp xử lý được hai bên thống nhất là gì, nhưng công luận Việt Nam đang ngày càng bất bình về cách ứng phó của Hà Nội trước các hành động lấn lướt của Bắc Kinh tại Biển Đông kể cả các vụ cướp, đánh ngư dân Việt.

Nguồn: AFP/Xinhua/VOA Interview
 http://www.voatiengviet.com/content/my-khuyen-cao-trung-quoc-cho-ap-buc-o-bien-dong/1700615.html
  
Đội tàu Trung Quốc đi ngang vùng biển phía bắc Nhật Bản
Đội tàu của Trung Quốc gồm hai tàu khu trục lớn, hai tàu khu trục nhỏ, và một tàu tiếp tế.
Đội tàu của Trung Quốc gồm hai tàu khu trục lớn, hai tàu khu trục nhỏ, và một tàu tiếp tế.
CỠ CHỮ
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, một đội tàu của Trung Quốc hôm Chủ nhật lần đầu tiên đã đi ngang qua eo biển quốc tế Soya nằm giữa Nhật Bản và vùng viễn đông của Nga.
Đội tàu này gồm hai tàu khu trục lớn, hai tàu khu trục nhỏ, và một tàu tiếp tế.

Các tàu này đã tham gia cuộc diễn tập quân sự với Nga tại Vladivostok từ 5 đến 12 tháng 7.
Thông tấn xã Kyodo của Nhật dẫn lời một giới chức bộ quốc phòng nói rằng chưa rõ tại sao đội tàu này đi ngang qua eo biển Soya.
Trung Quốc và Nga vừa chấm dứt cuộc diễn tập hải quân, giữa lúc sức mạnh hàng hải của Trung Quốc ngày càng mở rộng.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Bàng Phong Huy nói rằng cuộc diễn tập giữa Nga và Trung Quốc “không nhắm vào một nước thứ ba nào.”

Nguồn: AFP, Financial Times 

Hạm đội Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Nhật Bản

Khu trục hạm loại 052 C của Trung Quốc (ảnh: wikipedia.org)
Khu trục hạm loại 052 C của Trung Quốc (ảnh: wikipedia.org)

Trọng Nghĩa
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào hôm nay, 14/07/2013, lần đầu tiên từ trước đến nay, một hạm đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã băng qua một eo biển quốc tế nằm giữa miền bắc Nhật Bản và miền Viễn Đông Nga. Đây là eo biển Soya, còn được gọi là kênh La Perouse, phân tách đảo Sakhalin của Nga với đảo Hokkaido vùng cực bắc Nhật Bản.

Theo nguồn tin Nhật Bản, hạm đội Trung Quốc bao gồm hai tàu khu trục trang bị tên lửa, hai hộ tống hạm và một tàu tiếp liệu từ vùng biển Nhật Bản, đã băng qua eo biển Soya để đến biển Okhotsk vào sáng sớm hôm nay. 
Năm chiếc tàu Trung Quốc này đã tham gia cuộc tập trận hải quân với Nga từ ngày 05 đến ngày 12/07 ngoài khơi cảng Vladivostok, miền Viễn Đông Nga. 
Hai tàu hải quân Trung Quốc khác, vốn cũng tham gia cuộc tập trận thì đã đi về hướng Biển Hoa Đông Trung Quốc vào hôm qua.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, một quan chức của Bộ Quốc phòng Nhật xác nhận rằng mục đích của hạm đội Trung Quốc khi băng qua eo biển Soya vẫn chưa được biết, nhưng vào hôm qua, đã có một hạm đội hải quân Nga gồm 16 chiếc tàu đi qua eo biển Soya để tiến vào biển Okhotsk. 
Xin nhắc lại mới đây Trung Quốc và Nga vừa tổ chức một cuộc tập trận hải quân hỗn hợp lần thứ hai, trong bối cảnh khu vực càng lúc càng lo ngại trong về sức mạnh hải quân gia tăng của Trung Quốc.
Tình hình căng thẳng đã gia tăng do tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các nước láng giềng khác.

Trung Quốc: Dư luận vẫn hoài nghi quyết tâm chống tham nhũng

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân ra tòa tại Bắc Kinh vì tội tham nhũng. Ảnh chụp qua truyền hình ngày 09/06/2013.
Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân ra tòa tại Bắc Kinh vì tội tham nhũng. Ảnh chụp qua truyền hình ngày 09/06/2013.
REUTERS/CCTV via Reuters TV

Trọng Nghĩa
Khi đưa ra bản án tử hình treo nhắm vào một cựu Bộ trưởng hôm 08/07/2013, chính quyền Trung Quốc muốn chứng tỏ quyết tâm bài trừ tham nhũng của mình. Thế nhưng, theo nhận xét của giới chuyên gia phân tích cũng như cư dân mạng thì chế độ Cộng sản Trung Quốc đã hoài công vô ích.

Vào đầu tuần này, phiên tòa xét xử tham nhũng lớn đầu tiên thời Tập Cận Bình, khởi sự từ tháng Ba vừa qua, đã kết thúc với một bản án được cho là nghiêm khắc : Cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân (Liu Zhijun) đã bị kết án tử hình « treo », một bản án thường được giảm xuống thành tù chung thân.
Được bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan đầy uy lực tại Trung Quốc này vào năm 2003, ông Lưu Chí Quân đã bị buộc tội nhận hối lộ đến 64,6 triệu nhân dân tệ tiền trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2011 để thăng cấp hay cung cấp hợp đồng cho những người đút lót.
Theo luật pháp Trung Quốc, những ai phạm tội nhận hối lộ từ 100.000 nhân dân tệ trở lên đều có thể bị án tử hình, nhưng trong trường hợp vị cựu Bộ trưởng Bộ Đường sắt, Tòa án Bắc Kinh cho rằng họ đã « khoan hồng » vì bị cáo đã « thú nhận tội ác của mình » và hợp tác với các nhà điều tra. 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, bản án được mạnh danh là mẫu mực đó lại thất bại trong việc đánh dấu bước khởi đầu của một tiến trình trong sạch hóa chế độ. Chủ trương bài trừ tham nhũng đã được lãnh đạo mới lên tại Trung Quốc Tập Cận Bình hô hào trong những tháng gần đây, kêu gọi mọi người đấu tranh « không thương tiếc » chống tệ nạn này. 
Giáo sư Trịnh Vũ Thạc (Joseph Cheng), một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Thành phố Hồng Kông (City University of Hong Kong) giải thích : « Những gì mà người dân mong đợi là việc thiết lập các rào cản tham nhũng thực thụ, các cơ chế bền vững, thay vì một chiến dịch mới » phù du, chỉ làm cho giới tham nhũng « im hơi lặng tiếng một thời gian » mà thôi. 
Phải nói là người dân Trung Quốc càng lúc càng bất bình trước tệ nạn tham nhũng đang hoành hành ở tất cả các cấp chính quyền. Nhằm xoa dịu công luận, chính quyền Bắc Kinh trong thời gian qua đã không ngớt phô trương các thành tích trong cuộc chiến chống lại các cán bộ tham nhũng.
Truyền thông trong tay Nhà nước đã liên tục nêu lên những cuộc điều tra nhắm vào một số quan chức cao cấp, trong đó có ông Lưu Thiết Nam (Liu Tienan) - cựu Phó Giám đốc cơ quan giám sát kinh tế cao nhất của Trung Quốc, cũng như nhiều lãnh đạo địa phương. Nhiều viên chức cấp thấp hơn cũng đã bị sa thải sau khi các hành vi tham ô của họ bị vạch trần trên mạng Vi Bác. 
Liên quân đến bản án đối với ông Lưu Chí Quân, Tân Hoa Xã đã mau mắn ca ngợi quyết tâm « của các cấp lãnh đạo cao nhất », muốn trừng trị cả những « con hổ » ở thượng tầng Nhà nước, lẫn những « con muỗi » ở tận cùng bậc thang xã hội. 
Thế nhưng, trên một đất nước mà hàng ngàn người bị hành quyết mỗi năm, nhiều người Trung Quốc lại thấy rằng chính quyền vẫn khoan dung cho giới quyền thế. 
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiết lộ rằng nhà tù Tần Thành (Qincheng) gần Bắc Kinh, dành riêng cho việc giam giữ các những kẻ quyền thế, lại có buồng giam tiện nghi hơn rất nhiều so với các nhà giam khác, trong lúc các tù nhân được đối đãi tử tế hơn. 
Nhìn chung, theo ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia chính trị học người Pháp, hiện làm việc tại Đại học Hong Kong Baptist University, vụ án Lưu Chí Quân đã được xét xử một cách « bình thường », và việc đánh giá chiến dịch chống tham nhũng hiện nay sẽ tùy thuộc vào số « con hổ » khác bị bắt giữ và mức độ các bản án dành cho họ. 
Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, theo ông Cabestan, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao đạt được một « sự cân bằng tế nhị" trong chiến dịch chống tham nhũng, sao cho « không làm chế độ mất ổn định, đồng thời không tạo ra sự hoài nghi quá mức ».
Riêng ông Kerry Brown, giáo sư Chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney (Úc) thì có quan điểm khác bi quan, cho rằng chính quyền Bắc Kinh khó hoàn thành được tốt chiến dịch chống tham nhũng, cho dù đã hứa đi hứa lại nhiều lần. 
Trả lời AFP, chuyên gia này ghi nhận : « Các tân lãnh đạo Trung Quốc đã phải hao công tổn sức hô hào chống tham nhũng đến mức mà khó có thể xẩy ra tình trạng thiếu kết quả ». Cho dù vậy, giáo sư Brown vẫn hoài nghi : « Trái tim tôi muốn tin vào điều đó, nhưng lý trí của tôi lại bảo rằng đó vẫn chỉ là một chiến dịch chính trị ».

Nỗi thống khổ của du khách Trung Quốc tại Paris

Những du khách Trung Quốc đến Pháp năm 2004. Đến 2013, đối với nhiều blogger Trung Quốc, nên tránh đi du lịch Pháp (AFP / PIERRE ANDRIEU)
Những du khách Trung Quốc đến Pháp năm 2004. Đến 2013, đối với nhiều blogger Trung Quốc, nên tránh đi du lịch Pháp (AFP / PIERRE ANDRIEU)

Minh Anh
Paris tráng lệ nói riêng và nước Pháp « lãng mạn » nói chung cho đến giờ, vẫn luôn là điểm du lịch lý tưởng cho các cặp uyên ương Trung Quốc hưởng tuần trăng mật. Thế nhưng, từ hai năm gần đây, hiện tượng du khách người Hoa và rộng hơn nữa là du khách Châu Á trở thành đối tượng của bọn trộm cắp, móc túi hay hành hung đang trở nên khá phổ biến, khiến cho hình ảnh nước Pháp « đẹp như mơ » dần bị hoen ố trong con mắt của người Trung Quốc.

Với hình vẽ nhân vật Arsène Lupin, tên trộm đào hoa trong tác phẩm cùng tên của tiểu thuyết gia Maurice Leblanc, chống lại võ sư Trung Hoa, các tác giả bài phóng sự trên báo Le Monde - « Nỗi thống khổ của du khách Hoa tại Paris »- xác định nạn trộm cắp móc túi du khách lộng hành đến mức trở thành một hiện tượng đáng ngại. Thậm chí, vào tháng Tư năm nay, các nhân viên Bảo tàng Louvre đã đình công, do quá mệt mỏi vì phải chạy theo bọn tội phạm tại các sảnh trưng bày bức họa La Joconde và tượng Vệ Nữ Milo nổi tiếng.
Bàn về nguyên nhân các vụ bạo hành hay móc túi du khách, các tác giả cho hay, thói quen mang theo người một lượng lớn tiền mặt của du khách Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính. Việc du khách thường xuyên để lộ cho thấy những xấp tiền mặt đôi khi lên đến hàng ngàn euro chỉ để chi trả những khoản ít ỏi như một tách cà phê 2,5euro đã thu hút sự chú ý của bọn trộm cắp.
Ngoài ra, bọn tội phạm hay chú ý vào khách du lịch Trung Quốc là vì đây cũng là những khách hàng « sộp » nhất tại các cửa hàng trên đại lộ Champs-Elysée, nơi hiện diện của nhiều thương hiệu sang trọng nổi tiếng như Gucci, Vuitton… Du khách Hoa mỗi khi rời các cửa hiệu trên tay cầm đầy túi hàng đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm dễ dàng xác định « con mồi ».
Hiện tượng trấn lột du khách đến từ cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới tại các khách sạn ở ngoại ô cũng bắt đầu diễn ra táo bạo. Giữa thanh thiên bạch nhật, chúng dám chặn đứng các đoàn xe buýt đón khách Trung Quốc từ sân bay quốc tế Charles De Gaulles về Paris để cướp bóc tiền bạc, giấy tờ và nhiều vật dụng quý giá.
Nhìn về phía Paris, trước hiện tượng tấn công có mục tiêu ngày càng gia tăng, chính quyền thành phố đã cho tăng cường công tác an ninh tại các điểm du lịch ưa thích của du khách Châu Á.
Tuy nhiên, cảnh sát Paris vẫn tỏ ra khá lúng túng trong công tác chống loại tội phạm này ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Theo điều tra của cảnh sát, các băng đảng tội phạm tại Paris thường sử dụng các đối tượng trẻ chưa đến tuổi thành niên đến từ các nước Đông Âu và không có giấy tờ hợp pháp. Do đó, cảnh sát buộc phải thả chúng ra, sau khi bắt.
Thái độ thiếu hợp tác của du khách cũng là một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc theo dõi tội phạm của cảnh sát. Hiếm khi du khách Châu Á đệ đơn kiện tại các sở cảnh sát ngay sau khi xảy ra sự cố.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, bài điều tra của Le Monde còn cho rằng hiện tượng « bài ngoại » cũng góp phần gây bất an cho du khách. Tờ báo nhắc lại vụ sáu sinh viên Trung Quốc ngành rượu vang bị tấn công tại Bordeaux hồi trung tuần tháng 6 vừa qua.
Không những sự việc xảy ra làm cho mối bang giao hai nước trở nên khá căng thẳng, mà còn tạo ra cảm giác « phản cảm » ở Trung Quốc. Trong con mắt của người dân ở đây, nước Pháp ngày càng được cảm nhận như là một nơi « nguy hiểm ». Đến mức mà nhân chuyến viếng thăm Paris hồi cuối tháng Sáu rồi, các đại doanh nhân Trung Quốc được hưởng một quy chế bảo vệ đặc biệt « dành cho cấp Nhà nước » từ phủ tổng thống Pháp.
Theo các tác giả, đối với người Trung Quốc, các hiện tượng tấn công lặp đi lặp lại đó là bằng chứng cho thấy có sự « bài ngoại » tại Pháp. Và hiện tượng này được nuôi dưỡng bởi chính sự bất lực của chính quyền Paris trong việc tạo ra việc làm cho một bộ phận dân chúng trong nước.
Cuối cùng, các tác giả khuyên rằng về lâu dài, du khách Trung Quốc và Châu Á nói chung cần phải thay đổi thói quen giữ nhiều tiền mặt bên mình. Công tác đánh động dư luận đã được thực hiện tại các đại sứ quán Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như tại hãng du lịch hay Công ty quản lý giao thông công cộng Paris (RATP).
Khi các sắc tộc thiểu số thách thức người khổng lồ Trung Quốc
Nhìn sang Trung Quốc, thời gian gần đây, tại hai khu tự trị lớn nhất là Tây Tạng và Tân Cương, thường xuyên xảy ra các vụ tự thiêu hay xung đột giữa cảnh sát và tộc người Duy Ngô Nhĩ. Chuyên mục Địa-Chính trị của báo Le Monde dành hẳn ba trang báo, phân tích rằng , các chính sách « sắc tộc thiểu số » của Bắc Kinh trong suốt 30 năm qua rõ ràng đã thất bại.
Với bài viết đề tựa « Trung Quốc : Các sắc tộc thiểu số dưới sự kiểm soát », Brice Pedroletti, thông tín viên báo Le Monde tại Bắc Kinh nhận thấy các vụ tự thiêu hàng loạt tại Tây Tạng, xung đột giữa cảnh sát với dân bản xứ tại Tân Cương gia tăng, việc tìm lại cội nguồn tôn giáo và bản sắc của một số trí thức và giới trẻ Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ tăng vọt, cũng như sự gắn bó vào một ngôn ngữ có nguy cơ mai một đang là những tín hiệu báo động « đỏ » tại hai khu vực tự trị « ảo » này.
Theo tác giả, chính sách đàn áp kèm theo chính sách phát triển kinh tế theo kiểu « thực dân » áp dụng từ những năm 1970, dưới thời Đặng Tiểu Bình, đang đi vào ngõ cụt.
Dù mang danh là « mở cửa » từ hơn 30 năm qua, nhưng hai khu vực trên vẫn luôn nằm trong vòng kềm tỏa của Bắc Kinh về chính trị, tôn giáo và văn hóa.
Hệ quả là một loạt các vụ biểu tình đã xảy ra tại Tây Tạng trong khoảng thời gian 1987-1989, phong trào Thánh chiến Hồi giáo trong vùng Barin năm 1990 tại Tân Cương. Nhất là đợt khủng hoảng cuối cùng trong hai năm 2008-2009 ghi đậm dấu ấn bởi hai cú sốc : Cuộc nổi dậy tại các khu vực có đông người Tây Tạng sinh sống và vụ bạo động đẫm máu tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương làm thiệt mạng 200 người.
Thế nhưng, thay vì lắng nghe tiếng nói của họ, Bắc Kinh thời gian đầu đã đáp lại bằng một chính sách gieo rắc « khiếp sợ ». Hàng loạt các vụ bắt bớ diễn ra. Hàng trăm sinh viên, blogger, nhà báo, ca sĩ bị bắt giữ, tra tấn và bị kết án tù nặng.
Song song với chính sách hà khắc về tôn giáo và văn hóa, chính quyền trung ương còn cho triển khai chính sách hiện đại hóa khu vực thông qua các chính sách hỗ trợ kinh tế hay đầu tư. Vấn đề là các chính sách đó chỉ mang lại nhiều lợi cho đại đa số người Hán hay tầng lớp cán bộ quản lý địa phương.
Theo quan sát của một nhà nghiên cứu Pháp, đây chính là một chính sách « thực dân hóa bằng nhân khẩu », tức cho di dân Hán ồ ạt lên các khu tự trị. Nhà nghiên cứu Pháp này cho rằng « thay vì phải đàm phán, Bắc Kinh lại đi theo hướng áp đặt. Mỗi một sắc tộc có một bản sắc văn hóa, tôn giáo và quan niệm thế giới riêng biệt. Do đó, họ muốn tự mình quyết định mô hình hiện đại hóa tuân theo những nét đặc trưng của từng vùng và từng nhu cầu của mỗi sắc tộc. Và chính phủ Bắc Kinh nói riêng và người Hán nói chung sẽ là một đối tác kinh tế. Đằng này, trong con mắt của người bản xứ, chính phủ lại cho thực hiện mô hình hiện đại hóa tai hại bằng cách dựa vào sự bó buộc và gieo rắc nỗi sợ ».
Không những thế, chính quyền Trung Quốc cho tăng cường và hoàn thiện hơn nữa công tác giám sát. Theo tiết lộ của tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Right Watch vào năm 2012, chính quyền địa phương tại hai khu tự trị thông báo thành lập một hệ thống « lưới » kiểm soát. Nghĩa là, thiết lập cấp độ kiểm soát bán hành chính, một dạng mạng « lưới » có khả năng thu thập mọi kiểu thông tin (thông qua gián tiếp, giữa người này với người khác, caméra, nghe lén điện thoại và xem lén thư điện tử…). Nhân sự cho hệ thống lưới kiểm soát đó bao gồm từ thường dân và công chức. Đồng thời, hệ thống này vận hành được nhờ vào cả một mạng lưới đồn cảnh sát khu vực (theo số thống kê của HRW đưa ra vào tháng 12/2012 là 676).
Nhưng theo nhận định của tác giả thì các biện pháp đó dường như không còn mấy hiệu quả. Trên thực tế, Bắc Kinh có thể phòng ngừa trước các vụ biểu tình rầm rộ hay các vụ xung đột đẫm máu như trong quá khứ, nhưng không thể tránh được các vụ bạo động hay tự thiêu lẻ tẻ trong thời gian gần đây.
Các vụ ám sát và tấn công đồn cảnh sát đã xảy ra liên tục. Và lẽ đương nhiên là những hành động đó đều bị chính quyền Bắc Kinh cũng như người Hán tại hai khu vực đó lên án là « cực đoan, ly khai và khủng bố ».
Tại Fukushima, xử lý nước nhiễm xạ - bài toán nan giải
Đến với Nhật Bản, hôm qua thứ Tư 10/07/2013, Tập đoàn khai thác điện hạt nhân Tepco thông báo nồng độ chất phóng xạ trong nước ngầm tại một giếng khoan thăm dò nằm giữa các lò phản ứng và bờ biển tăng vọt bất thường. Nồng độ chất césium 137 trong mạch nước ngầm đã đạt đến mức 22000 becquerel/lít nước và 11000Bq/l cho chất césium 134, cao gấp gần 90 lần so với lần lấy mẫu trước đó ba ngày. Chủ đề này được ba tờ nhật báo Le Monde, Les Echos và La Croix quan tâm đến qua các hàng tựa « Tại Fukushima, bài toán hóc búa nước nhiễm xạ », « Nước nhiễm xạ của Fukushima đổ ra ra biển » và « Tại Fukushima, e ngại nước biển nhiễm chất phóng xạ ».
Nhìn chung, cả ba tờ báo đều cho rằng dù hai năm rưỡi đã trôi qua, nhưng tập đoàn khai thác điện hạt nhân Tepco vẫn còn vất vả trong việc làm chủ tình hình. Thông báo hôm qua rõ ràng cho thấy giờ đây Tepco khó có thể mà tiếp tục phủ nhận nước nhiễm xạ tràn ra biển.
Theo các báo, giờ đây, việc xử lý nước nhiễm xạ đối với Tepco quả thật là bài toán hóc búa. Từ hai năm nay, ba lò phản ứng các tâm lò phản ứng số 1, 2 và 3 đã tan chảy hoàn toàn và chìm ngập trong biển nước. Bởi vì, để làm nguội chúng, Tepco phải bơm liên tục vào đó 5m3 nước ngọt mỗi giờ cho mỗi lò phản ứng. Tính đến nay, số lượng nước bơm bơm vào trong các bể chứa đã lên đến 300 ngàn m3 nước. Con số này sẽ còn nhân đôi vào năm 2015.
Như vậy, mỗi ngày có hàng trăm tấn nước chảy trong các tầng hầm của tòa nhà, các hành lang và rãnh nước của toàn bộ Trung tâm điện hạt nhân. Bình thường, các khối lượng nước khổng lồ đó phải được xử lý trước khi được đổ lại vào hệ thống làm nguội.
Thế nhưng, với toàn bộ chiều dài gần 4 km nằm nổi hay ngầm dưới đất, việc phát hiện các điểm rò rỉ là một điều hết sức khó khăn. Mặt khác, do trung tâm được xây dựng phía trên tầng nước ngầm, do đó, rất có thể mạch nước này cũng đã bị nhiễm xạ vào thời điểm xảy ra tsunami. Chính vì thế mà mẫu nước trong giếng khoan mà Tepco lấy những ngày gần đây có chứa hàm lượng chất phóng xạ cao đến thế.
Mục tiêu hiện nay của chính quyền Nhật Bản và nhà khai thác điện là làm sao không cho nước nhiễm xạ đổ ra biển. Dù là nước biển có khả năng hòa tan nhiều yếu tố hạt nhân, nhưng nguy cơ nồng độ các hạt phóng xạ cao có thể ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất thực phẩm như cá hay các loài sò biển.
Hiện tại, nhằm ngăn chặn nước biển bị ô nhiễm chất phóng xạ, Tepco đã cho xây dựng bức tường chống thấm. Thế nhưng, công trình này chỉ hoàn thành vào giữa năm 2014. Trong lúc chờ đợi, tập đoàn này tập trung bơm vào lòng đất một loại hóa chất giống như xi-măng để ngăn chặn sự lan tràn ra biển.
Cuối cùng, các báo còn cho nhận định rằng không chỉ có vấn đề xử lý nước nhiễm chất phóng xạ, Tepco còn phải đối đầu với việc xử lý các bể chứa các thanh nhiên liệu, hay thu hồi các thanh đã nóng chảy và cuối cùng là việc tháo dỡ. Để hoàn tất các công việc đó, Tepco cũng phải mất đến 40 năm nữa. Không biết là Việt Nam có hình dung hết những khó khăn này chưa khi quyết định hợp tác với Nhật Bản xây dựng Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Cuối tuần này, một bộ phim tài liệu nói về tác hại tiềm tàng của nhà máy điện hạt nhân trên một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Việt Nam sẽ được trình chiếu tại Liên hoan phim Châu Á Fukuoka, Nhật Bản, diễn ra từ 04/07 đến 14/07/2013.
Mont-Saint-Michel nổi giận
Nhiệt độ tại Pháp những ngày gần đây có khi lên đến gần 30°C. Thế nhưng, tại hòn đảo Mont-Saint-Michel, một xã tỉnh Manche, thuộc vùng hành chính Basse-Normandie, được UNESCO xếp hạng di sản thế giới vào năm 1979 có lẽ nhiệt độ còn cao hơn nữa. Bởi vì, một cuộc đình công, với sự tham gia của người dân, các doanh nghiệp cũng như các dân biểu đã diễn từ đầu tháng Sáu rồi. Lối vào chủng viện trên đảo bị cấm vào các ngày thứ Ba và thứ Tư trong tuần. 
Theo nhật báo Công giáo La Croix, từ ngày 03/06 đến giờ, cổng vào chủng viện hoàn toàn miễn phí cho hầu như tất cả các ngày trong tuần, ngoại trừ hai ngày thứ Ba và thứ Tư. Nguyên nhân 45 nhân viên làm việc tại chủng viện thay phiên nhau đình công.
Người dân cũng như các nhân viên làm việc trên đảo tỏ ra bất bình do chính quyền hủy bỏ chuyến xe buýt dành riêng cho những người sinh sống và làm việc nơi đây. Kể từ giờ, họ phải dùng chung xe buýt dành cho khách du lịch, và phải xuống tại một điểm cách chân thành đến 300m. 
Ngoài ra, những người đình công còn phản đối việc công ty Transdev tăng giá vé bãi đỗ xe tại Le Mont từ 8,5€ lên 12€ cho một phương tiện. Người dân ở đây nhận thấy là kể từ khi đưa vào hoạt động hai bãi đỗ xe mới cách đảo 2 km, lượng du khách đã giảm đến 25% so với năm rồi. Theo địa phương ở đây, mức tăng từ 40% đến 70% tùy theo từng mức giá, là không thỏa đáng. 
Dù gì đi nữa, vào lúc xảy ra đình công, chỉ có du khách là những « ngư ông đắc lợi ».
tags: Du lịch - Pháp - Trung Quốc - Điểm báo

Châu Phi đối mặt với hiểm họa Trung Quốc

Biểu tượng Diễn đàm hợp tác Trung - Phi lần thứ 12
Biểu tượng Diễn đàm hợp tác Trung - Phi lần thứ 12
REUTERS

Trọng Thành
Chuyên mục « Xung quanh câu hỏi » của RFI Pháp ngữ mới đây giới thiệu cuốn sách đáng chú ý, do Galimard ấn hành, về các hiểm họa Trung Quốc đối với Châu Phi, mang tựa đề « Le jaune et le noir - Da vàng và da đen ». Đây là tác phẩm của nhà kinh tế và nhân học Tidiane N'Diaye, chuyên gia về lục địa đen. Nhà khoa học người Pháp gốc Senegal, làm việc cho INSEE, cũng đồng thời là một nhà văn. Nhìn về lịch sử mối quan hệ Trung Quốc – Châu Phi là để hiểu hơn hiện tại. RFI phỏng vấn tác giả.

Ông Tidiane N'Diaye nhận xét : « Người Trung Quốc không sáng tạo ra môn cờ vua. Nhưng từ 4.000 năm nay, với môn « cờ vây » (cờ « go »), họ có trong tay một trò chơi đáng sợ với các quy tắc rất tinh vi. Hai đối thủ của cuộc chơi đặt các quân đen và trắng trên một bàn cờ 361 ô. Mục tiêu của trò chơi là chiếm được tối đa lãnh thổ, tức các ô trên bàn cờ. Cũng với nghệ thuật cờ vây này, mà người Trung Quốc đang chơi ván cờ chống lại những cường quốc thực dân cũ - các đổi thủ chính của họ ở Châu Phi. Nói một cách khác, đế chế Trung Hoa đang áp dụng một chiến lược chính xác và tính toán đến từng chi tiết, để đẩy các đối thủ phương Tây ra khỏi Châu Phi. Cuộc chính phục của Trung Quốc dường như đang thành công ».
Hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc được chỉ đạo từ Bắc Kinh
Nhận định đầu tiên của nhà nhân học Pháp trong cuộc phỏng vấn là, trước khi có làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc tràn sang Châu Phi, các doanh nghiệp phương Tây chủ yếu làm việc theo đợn đặt hàng của các doanh nghiệp Phi Châu. Hiện nay, thì ngược lại, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Châu Phi là các doanh nghiệp Nhà nước, họ thâu tóm hoàn toàn thị trường, đẩy bật các doanh nghiệp phương Tây, với việc đưa ra các giá thầu thấp hơn 30-50% so với đối thủ. Và thường thì các doanh nghiệp Trung Quốc không có các thỏa thuận đối tác với các doanh nghiệp Châu Phi, không mang lại việc làm cho các nước Phi Châu, nơi thất nghiệp có thể lên đến 60-70%.
Phản biện lại một quan niệm phổ biến trong giới kinh tế cho rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc hành động một cách đơn lẻ, nhà kinh tế Pháp khẳng định là mọi phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp đều được lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng từ Bắc Kinh. Trung Quốc có các nhà khoa học, gồm các nhà nhân học, tâm lý học, nghiên cứu kỹ về tâm lý của người Phi Châu. Trong những vũ khí chinh phục mà người Trung Quốc sử dụng, có các biện pháp « hối lộ » đáng sợ, làm hư hoại nhiều quốc gia Châu Phi.
Trung Quốc từng có ý đồ chinh phục Châu Phi
Theo nhà khoa học Pháp gốc Senegal, cần xua tan một số định kiến và nhìn nhận sai lầm hiện nay đối với mối quan hệ giữa cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới với lục địa đen. Trước hết là hai quan điểm liên quan đến lịch sử. Thứ nhất là luận điểm khẳng định Trung Quốc luôn luôn có một chính sách hòa bình đối với Châu Phi, và không bao giờ chủ trương chinh phục lục địa này, thứ hai là Trung Quốc không bao giờ bắt người Phi Châu làm nô lệ. Về hai vấn đề này, ông Tidiane N'Diaye cho biết :
« Trung Quốc phát triển một quan điểm rất tinh vi, theo đó, họ là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân phương Tây, là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc… Trong khi thực tế họ đã có thể làm những điều tồi tệ. Tôi muốn nhấn mạnh đến cuộc viễn du của Trịnh Hòa (Zhang He), rời cửa sông Dương Tử vào năm 1405 để thực hiện, cái mà theo quan điểm chính thức gọi là ‘‘cuộc thăm viếng các nước bạn’’. Cần nhấn mạnh là Trịnh Hòa là người đầu tiên vượt qua eo biển Magellan và đi vòng xuống mũi Hảo vọng, cực nam Châu Phi. Theo đa số các sách sử, thì nhà du hành Bồ Đào Nha, Barthélémy Dias, là người đầu tiên đi tới nơi này vào năm 1447, và sau đó ít lâu là Vasco de Gama. Nhưng trên thực tế người Trung Quốc đã thám hiểm khu vực này trước.
Hạm đội của Trịnh Hòa, với 200 chiếc thuyền đã tới đây. Sử Trung Quốc ghi nhận rất đông các nhà khoa học, nhà buôn, thợ thủ công, phiên dịch viên đã đổ bổ lên Châu Phi. Điều khó giải thích liên quan đến thành phần 30.000 người tham gia vào cuộc viễn du của Trịnh Hòa. Ngoài con số 5.000 các nhà chuyên môn kể trên, khoảng 25.000 còn lại rất có thể là các binh sĩ. Người ta đã tìm được nhiều dấu vết cho thấy đoàn viễn du Trung Quốc đã đi qua khu vực mũi Hảo Vọng, cụ thể là các đồ gốm sứ Trung Quốc, có niên đại khoảng thế kỷ XIII… Hạm đội của Trịnh Hòa đã đưa về Trung Quốc hươu cao cổ và sư tử Châu Phi.
Điều khiến Trung Quốc không tiếp tục cuộc chinh phục Châu Phi là do cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn tại triều đình nhà Minh vào thời điểm đó. Phe ủng hộ bành trướng đối đầu với phe bế quan tỏa cảng. Phe bế quan tỏa cảng có một quan điểm rất có sức nặng là : Trung Hoa trước hết phải đối phó với nguy cơ từ người Mông Cổ thiện chiến ở phương Bắc. Cuối cùng phe bế quan tỏa cảng đã chiến thắng, đặc biệt sau khi hoàng đế thứ ba của nhà Minh qua đời. Vua Minh Vĩnh Nhạc được coi là người rất giỏi về hàng hải.
Hiện nay, Trung Quốc nói rằng họ không bao giờ có ý định xâm chiếm Châu Phi, thì đây là một luận điểm sai lầm ».
Người nô lệ da đen đã có mặt ở Trung Quốc từ thế kỷ 12
Luân điểm thứ hai liên quan đến việc Bắc Kinh thường xuyên cho rằng, với Trung Quốc hoàn toàn không có chuyên bắt người da đen làm nô lệ. Cuốn sách của nhà kinh tế học, văn sĩ Pháp gốc Senegal cho thấy một điều ngược lại.
« Trung Quốc suýt nữa đã tiến hành chinh phục Châu Phi. Hiện nay, khi Trung Quốc khẳng định họ là đồng minh của những người Châu Phi, nạn nhân của chủ nghĩa thực dân và nạn buôn nô lệ, thì những điều này rõ ràng hoàn toàn phi lịch sử. Liên quan đến nạn bắt người làm nô lệ, ngay từ năm 860, theo các chứng cứ thu được tại Java, đã nói đến việc những người da đen ở miền đông Châu Phi, được bán sang Trung Quốc để làm nô lệ. Và trong khoảng thời gian từ 1590 đến 1610, khi tô giới Macao rất thịnh vượng, với việc xuất khẩu tơ lụa, có rất nhiều người da đen nô lệ trốn khỏi Macao và tỵ nạn tại khu vực Quảng Châu. Còn theo « Ling-wa-taita » (Tcheou Kin Fei), một cuốn sách Trung Quốc ra đời năm 1178, có nghĩa là ba thế kỷ trước khi những người da đen đầu tiên bị đưa sang Tân thế giới, có đến hàng nghìn người da đen gốc Madagascar đã bị bắt làm nô lệ tại Trung Quốc ».
Trở lại hiện tại, bình luận về việc mới đây Trung Quốc có ý định đưa hàng trăm binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Mali, điều mà trước đây họ thường phản đối như một can thiệp từ bên ngoài, nhà khoa học Pháp nhận xét : Tham vọng của Bắc Kinh không có gì là bí mật với bất kỳ ai. Đó là chiếm lĩnh vị trí đứng đầu về kinh tế trên thế giới. Mà không thể là một nước số một về kinh tế nếu không phải là một cường quốc quân sự. Vả lại Trung Quốc vừa đe dọa xâm chiếm Nhật Bản, đây là điều không xảy trong nhiều thập niên. Cạnh tranh về quân sự với Hoa Kỳ là tham vọng hiện nay của Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Pháp cũng lưu ý rằng, mặc dù Trung Quốc đang trên đường trở thành một sức mạnh kinh tế số một thế giới, nhưng cũng không nên quên rằng quốc gia này vẫn còn là một nước nghèo. Bên cạnh 50 triệu người giàu, 1/3 dân Trung Quốc sống trong bần cùng. Thu nhập bình quân của Trung Quốc chỉ đứng thứ 100 trên thế giới. Điều này giải thích vì sao « Trung Quốc là một quái vật đói khát tài nguyên », gây ra một làn sóng khai thác nguyên nhiên liệu chưa từng thấy cho đến nay, một cuộc cướp đoạt được hợp pháp hóa tại Châu Phi. Châu Phi lại là nơi chiếm đến 1/3 tài nguyên khoáng sản thế giới, và giá cả khai thác dầu lửa lại rất thấp, bên cạnh đó, còn có đến 60% đất trồng trọt được chưa được khai thác. Đây chính là những cái đích mà Trung Quốc nhắm đến.
Kết thúc cuộc phỏng vấn nhà khoa học Pháp nhấn mạnh, mô hình phát triển Trung Quốc hoàn toàn không phải là một mô hình nên mơ ước, đặc biệt bởi vì nền kinh tế này không tôn trọng môi trường, xây dựng trên cơ sở các hàng hóa giả mạo, với từ 15-30 % hàng hóa Trung Quốc là hàng giả, nạn tham nhũng tràn lan, chính quyền không chịu trách nhiệm trước xã hội.
tags: Châu Phi - Kinh tế - Trung Quốc
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130714-chau-phi-doi-mat-voi-hiem-hoa-trung-quoc
 
 

Nông dân bỏ vườn vì trái cây Trung Quốc

Nhóm phóng viên từ VN
2013-07-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
nguoilamvuonlienketvoituodulichdebantraicay-305.jpg
Người dân bán lẻ trái cây phục vụ khách du lịch ĐBSCL, ảnh chụp hôm 08-06-2013.
RFA PHOTO


Chi phí quá cao

Theo một tour du lịch, chúng tôi ghé thăm những nhà vườn ở Cần Thơ, đương nhiên đây là những khu vườn điểm với diện tích trên hai mươi hecta, trồng đủ các loại cây trái, từ cây quất miền Trung cho đến cây dừa Nam Bộ, cây sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thanh long ruột đỏ, xoài tượng, ổi xẻ, mãng cầu… Có thể nói rằng mọi thứ trái cây, vật nuôi theo mô hình vườn ao chuồng đều có mặt ở miệt vườn miền Tây. Nhưng không hiểu sao ông chủ miệt vườn lại không vui. Hỏi ra mới biết, ông luôn đối diện với thua lỗ.
Ông Thiết, chủ vườn cây mà chúng tôi đến thăm ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ chia sẻ với chúng tôi rằng dường như tất cả mọi chủ miền vườn miền Tây Nam Bộ đều đối diện với nguy cơ thay đổi ngành nghề, bỏ vườn đi làm thuê hoặc kinh doanh. Vì làm vườn thời bây giờ không có ăn, giá dịch vụ, phân, tro quá cao, so với cách đây một năm, giá phân, tro, thuốc đã đội lên gấp năm lần nhưng giá sản phẩm chỉ nhích lên một chút.
Giải thích cho vấn đề này, ông Thiết nói thêm là mọi thứ hàng hóa của Việt Nam đều hiếm hoi, ví dụ như các nhà máy sản xuất phân bón hết 80% dùng công nghệ Trung Quốc để sản xuất, chỉ cần sử dụng chừng ba năm thì công nghệ xuống cấp, uống điện như uống nước lã, buộc nhà sản xuất phải đôn giá, mà đây là tình hình chung, mọi thứ dịch vụ điện, nước, xăng, nguồn nguyên liệu, lương công nhân đều tăng giá nên nhà sản xuất buộc phải nâng giá, và họ cũng nhân cơ hội này đẩy giá lên cao để bù vào những cổ phần ma cũng như những khoản chung chi khác.
Kết cục, người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là nông dân, vì xét cho cùng, trong thị trường Việt Nam, mua bất cứ thứ gì cũng đều có thuế trong đó, mua một bó rau cải, tưởng là không có thuế nhưng trên thực chất, nó đã gánh thuế của thuốc trừ sâu, phân bón và tiền điện tưới nước hằng ngày, đó là chưa nói đến chỗ ngồi để bán cũng có vài ngàn đồng tiền thuế mỗi ngày.
vuonthanhlongruotdo-250.jpg
Vườn cây Thanh Long, loại có ruột đỏ ở Miền Tây, ảnh chụp hôm 08-06-2013. RFA PHOTO.
Song song với vấn đề này lại là chuyện nguồn trái cây từ Trung Quốc nhập qua Việt Nam nhiều vô kể, thượng vàng hạ cám đều có, giá cả cũng rất rẻ. Ông Thiết nói rằng cho đến thời điểm bây giờ ông vẫn không hiểu được vì sao trái cây của Trung Quốc lại có giá thành quá thấp, đè bẹp thị trường trái cây Việt Nam trong khi trồng và duy trì một mùa trái không hề dễ dàng một chút nào. Đặc biệt là trái cây Trung Quốc còn cõng thêm chi phí vận chuyển từ nước họ sang Việt Nam, nhưng vẫn đè giá xuống thấp còn chưa đầy 50% giá trái cây nhà vườn miền Tây, chính vì thế, nông dân miền Tây chỉ còn một lựa chọn là bỏ vườn, mặc cho nó phát triển theo tự nhiên, đợi khi nào ra trái thì thu hoạch, để thời gian và tiền bạc đi buôn bán.
Một chủ vườn trái cây khác, tên Tư Hưng hiện đang là thương lái trái cây trên chợ nổi Cái Răng, than thở với chúng tôi rằng làm thương lái trên chợ nổi mỗi ngày kiếm được từ hai trăm đến bốn trăm ngàn đồng, kể ra số tiền này cũng đủ để trang trải mọi chuyện trong gia đình, nhưng mỗi khi nghĩ đến miệt vườn rộng gần ba chục hecta bỏ cỏ mọc của mình, ông rất đau lòng. Hiện tại, người làm công cho ông đã trôi dạt tứ xứ để kiếm sống, mà phần lớn lao động miệt vườn bây giờ đã kiếm chỗ làm ở nơi khác vì họ nhận thấy làm vườn quá bấp bênh, thu nhập cũng không hấp dẫn, suốt ngày ngồi làm cỏ trong vườn cây hay cắt tỉa cây cối, chẳng có cơ hội tiếp xúc với ai. Công việc vừa buồn lại vừa cho thu nhập thấp.

Thương lái TQ chơi khăm

Cạnh tranh không nổi với thương lái Trung Quốc Ông Tư Hưng cho biết thêm là hiện tại, ông không thể nào cạnh tranh nổi với thương lái Trung Quốc, ông mua trái cây ở chợ nổi Cái Răng, di chuyển lên miệt Sài Gòn bỏ mối, lên đây ông đụng đầu với thương lái Trung Quốc và thật sự bị họ chơi khăm.
Mietvuonmientay-250.jpg
Nhà vườn ở Miền Tây, ảnh chụp hôm 08-06-2013. RFA PHOTO.
Chúng tôi lấy làm lạ vì sao lại có chuyện thương nhân Trung Quốc hoạt động dọc ngang  trên bến sông và các chợ Sài Gòn, ông Tư Hưng cười chua chát nói rằng không cần người Trung Quốc nói xí lô xí la đến các chợ Sài Gòn buôn bán thì mới là thương lái Trung Quốc đâu.
Người Việt Nam, nói tiếng Việt, ăn cơm Việt, gốc Việt hoàn toàn nhưng lại sang áp phe với thương lái Trung Quốc để đưa trái cây về Việt Nam, ép giá thương lái Việt Nam, làm cho thị trường trái cây Việt Nam trở nên rối loạn và thương lái Việt Nam phải điêu đứng, nhà vườn Việt Nam phải bỏ vườn hoang, thì đó đích thị là thương lái Trung Quốc rồi chứ Việt Nam gì nữa!
Ông còn nói thêm rằng không hiểu sao người Việt Nam lại dễ bị dụ và kém ý thức dân tộc đến vậy, mặc nhiên bỏ lơ những người đồng bào của mình phải điêu đứng nhìn vườn cây mà lắc đầu vì thua lỗ, cứ thế mà tuồn hàng Trung Quốc qua xâm chiếm thị trường Việt Nam, mà trái cây Trung Quốc thì đầy rẫy chất độc trong đó, nhất là những loại trái mọng nước như cam, táo tàu, nho, nhãn, vải… Đó là chưa nói đến thuốc độc khác dùng để xử lý trái cây lâu bị thối trong quá trình vận chuyển.
Một thương lái khác tên Trung, nói rằng nếu chỉ cần trên thị trường giảm đi một nửa lượng trái cây Trung Quốc thì nhà vườn có thể sống được, có thể có lợi nhuận. Còn trong đà này, nguy cơ sẽ có những nhà vườn Trung Quốc tại Việt Nam là chuyện chắc chắn.
Giải thích thêm, ông Trung nói rằng trong tình hình hiện nay, muốn cạnh tranh với trái cây Trung Quốc, nhà vườn Việt Nam buộc phải xử dụng hóa chất và kỹ nghệ của Trung Quốc để làm cho cây đậu nhiều trái, mau thu hoạch và chu kỳ ra trái dày hơn bình thường. Muốn vậy, bắt buộc phải dùng hóa chất Trung Quốc. Ông Trung cũng biết rằng có một số nhà vườn miền Tây bắt đầu dùng phương pháp này để duy trì vườn trái cây.
Ông Trung lắc đầu chua chát nói rằng trên đà này, người Việt Nam sẽ thụ động nhận vào cơ thể một lượng chất độc hóa học rất cao thông qua trái cây, và lúc đó, người nông dân Việt Nam sẽ biến thành người nông dân Trung Quốc, không chừng, chúng ta lại tự tiếp tay cho người Trung Quốc để giết hại đồng tộc bằng những trái ngọt và cuộc đời nông dân chân lấm tay bùn. Đó là điều đau xót và kinh hãi nhất!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/give-up-orchards-due-to-cheap-cn-fruits-07122013085644.html

No comments: