Friday, October 21, 2016

TRUNG CỘNG - TRUNG CỘNG- TRANH ĐẰNG GIAO

TRUNG CỘNG XẤU XA

  

Hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông bị lên án tại Thượng viện Mỹ


Một tàu hải giám Trung Quốc chạy gần tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Một tàu hải giám Trung Quốc chạy gần tàu tuần duyên Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
REUTERS/Kyodo/Files

Trọng Nghĩa
Trong một dự thảo nghị quyết trình ra Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 10/06/2013, ba Thượng nghị sĩ Mỹ đã tố cáo một loạt hành động của Bắc Kinh trong thời gian gần đây nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Dự thảo nghị quyết cũng yêu cầu các nước có tranh chấp thông qua một bộ quy tắc ứng xử để tránh không cho xung đột bùng lên.

Nghị quyết lên án Trung Quốc mang ký hiệu S. Res. 167 đã được ba Thượng nghị sĩ có uy tín tại Mỹ đồng ký tên : Robert Menendrez (đảng Dân chủ, tiểu bang New Jersey), chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ; Ben Cardin (đảng Dân chủ, tiểu bang Maryland), thành viên Ủy ban Đối ngoại ; và ông Marco Antonio Rubio (đảng Cộng hòa, tiểu bang Florida), một Thượng nghị sĩ có uy thế, thường được xem là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa vào năm 2016.
Mang tựa đề « Tái khẳng định hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ cho việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trong vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương », văn kiện này không ngần ngại lên án đích danh Trung Quốc là tác giả của một loạt hành động hù dọa hay dùng võ lực nhắm vào các nước từ Philippines, Việt Nam cho đến Nhật Bản.
Về các hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông, bản dự thảo nghị quyết nêu rõ các vụ việc bị coi là « nguy hiểm và dễ gây mất ổn định », từ vụ tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam hồi tháng 5 năm 2011, cho đến vụ tàu Trung Quốc chặn lối vào bãi Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vào tháng Tư năm 2012.
Văn kiện cũng nêu lên sự kiện là kể từ ngày 08 tháng Năm 2013, chiến hạm và tàu hải giám Trung Quốc bắt đầu hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second Thomas Shoal, chỉ cách đảo Palawan của Philippines khoảng 105 hải lý về phía tây bắc, và đang có quân đội Philippines đồn trú bên trên.
Hai hành động quyết đoán khác của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông cũng bị nêu bật trong dự thảo nghị quyết : Việc Bắc Kinh phát hành một bản đồ chính thức xác định đường 9 đoạn mà họ vẽ ra trên Biển Đông là biên giới quốc gia của Trung Quốc, cũng như việc nâng Tam Sa lên cấp thành phố để quản lý toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền, và cho đặt một đơn vị quân đội đồn trú trong khu vực.
Các hành động hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Nhật Bản tại vùng quần đảo Senkaku/Điếu ngư ngoài biển Hoa Đông cũng bị các Thượng nghị sĩ Mỹ vạch trần.
Dự thảo nghị quyết do đó đã yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án « việc sử dụng các biện pháp ép buộc, đe dọa, hoặc lực lượng hải quân, hải giám, tàu đánh cá và máy bay quân sự hay dân sự… » để khẳng định chủ quyền trên các vùng biển đang tranh chấp hoặc để thay đổi hiện trạng.
Nghị quyết cũng yêu cầu các bên tranh chấp tự kiềm chế, tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả việc thông qua trọng tài quốc tế.
Văn kiện dĩ nhiên ủng hộ hoàn toàn các nỗ lực của chính phủ cũng như quân đội Hoa Kỳ nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-hanh-dong-hung-hang-cua-trung-quoc-tai-bien-dong-bi-len-an-tai-thuong-vien-my

 

Trung Quốc đòi kiểm duyệt thô bạo truyền thông Pháp ngay tại Pháp

Cyril Payen, phóng viên đài FRANCE 24
Cyril Payen, phóng viên đài FRANCE 24
DR

Trọng Nghĩa
Sự kiện đã xẩy ra từ đầu tháng Sáu, và vào hôm qua, 12/06/2013, đài truyền hình Pháp FRANCE 24 công khai loan báo : Đài đã bác bỏ yêu sách của chính quyền Trung Quốc, muốn FRANCE 24 hủy bỏ việc phát đi một phóng sự do một thông tín viên của đài tại Bangkok bí mật thực hiện ở Tây Tạng. Hành động gây sức ép của Bắc Kinh - đồng nghĩa với việc kiểm duyệt một phương tiện truyền thông không thuộc quyền quản lý của mình - đã gây phẫn nộ trong báo giới Pháp.

Trong bản tin trên trang web của mình, đài FRANCE 24 nói rõ là phóng sự truyền hình mang tựa đề là « Bảy ngày ở Tây Tạng » của Cyril Payen đã được phát hình ngày 30/05 vừa qua. Trong phóng sự này, thông tín viên của FRANCE 24 đã thẳng thắn tố cáo sự kiện người dân Tây Tạng bị đàn áp dưới ách cai trị của Trung Quốc. Kết luận của nhà báo Payen rất rõ ràng : chính sách « diệt chủng văn hóa » từng bị lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng là đức Đạt Lai Lạt Ma lên án vào năm 2008 vẫn đang được Trung Quốc áp dụng.

Phóng sự này đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phẫn nộ. Theo đài FRANCE 24, chỉ vài ngày sau khi tài liệu được phát sóng, quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã đến trụ sở của đài, để đòi hủy bỏ việc phát phóng sự này kể cả trên trang web của FRANCE 24.
Dĩ nhiên là đòi hỏi quá đáng của chính quyền Trung Quốc đã bị từ chối. Trong một bản thông cáo gởi đến nhà báo của đài, ông Marc Saikali, Giám đốc biên tập của FRANCE 24 xác định : « Ban Giám đốc đã không hề lùi bước trước các hành vi hù dọa, và vẫn duy trì phóng sự này trên cả chương trình phát sóng lẫn trên các phương tiện đa truyền thông », như internet, điện thoại di động...

Hành động can thiệp thô bạo của sứ quán Trung Quốc tại Pháp dĩ nhiên đã được lập tức báo cáo. Ông Saikali cho biết : « Ban Giám đốc (đài FRANCE 24) đã báo cáo lên cấp cao nhất của chính phủ Pháp, cũng như cho các tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền nói chung, và các nhà báo nói riêng ».
Lời báo động của đài FRANCE 24 không phải là thừa, vì hành động hù dọa của chính quyền Trung Quốc không chỉ nhắm vào đài mà còn vào cả bản thân nhà báo đã thực hiện phóng sự đó.

Tại Bangkok, nơi anh là thông tín viên thường trú của FRANCE 24, Cyril Payen đang bị Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan tích cực săn lùng. Họ đã dò tìm được số điện thoại cá nhân của anh, và liên tục gọi điện hay gởi tin nhắn để triệu mời anh đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok để giải thích về việc anh đã « gian lận » để có visa nhập cảnh Trung Quốc.
Thật vậy, Payen đã vào Trung Quốc với một thị thực du lịch, và đã tranh thủ một lúc lơi lỏng kiểm soát để lên vùng Tây Tạng, bí mật thực hiện phóng sự của mình. Phải nói là kể từ khi nổ ra các vụ bạo động tại Tây Tạng vào năm 2008, Trung Quốc đã bị cấm không cho nhà báo lên vùng này, và chỉ cho người nước ngoài đến khu vực đó một cách nhỏ giọt.

Cyril Payen đã nêu cụ thể các hành vi hù dọa mà sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan đã tiến hành : « Tôi trở lại Bangkok ngày 4 tháng 6, và từ đó đến nay, diễn biến xẩy ra dồn dập. Một nhà ngoại giao nữ Trung Quốc đã để lại cho tôi một tin nhắn trên điện thoại của tôi và đã tỏ rõ thái độ hù dọa. Cô ta yêu cầu tôi đến đại sứ quán để giải thích về những « lời nói dối » mà tôi đã nêu lên trong phóng sự của tôi. Sau cùng, cô ta còn đe dọa tôi như sau : « Nếu ông không đến Đại sứ quán trước ngày 11 tháng 6, thì ông sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả ».

Sự kiện chính quyền Bắc Kinh áp dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với truyền thông Trung Quốc, dù đáng chê trách, nhưng có thể giải thích được. Thế nhưng việc đòi truyền thông một nước khác phải kiểm duyệt theo ý Bắc Kinh, lại còn hù dọa nhà báo đã viết sai ý mình, đó là một phản ứng bị coi là quá hống hách.
Trong một bản thông cáo công bố hôm 11/06 vừa qua, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã không ngần ngại đánh đồng hành động của các quan chức ngoại giao Trung Quốc với hành vi của các nhóm mafia.
Phóng viên Không Biên giới ghi rõ : « Các phương pháp không thể chấp nhận được đó là của giới trộm cướp hơn là của các công chức cao cấp. Sự kiện một đại sứ quán bày tỏ quan điểm bất đồng về một phóng sự là điều có thể chấp nhận. Nhưng khi các nhà ngoại giao tìm cách hù dọa để đòi thay đổi một nội dung biên tập, đả kích, triệu mời một nhà báo với mục đích được tuyên bố là để hỏi cung, điều đó đã vượt quá giới hạn của những gì có thể chấp nhận được ».
 

Thêm một tu sĩ Tây Tạng tự thiêu phản kháng Trung Quốc

Các nhà sư Tây Tạng biểu tình tại cổng vào tu viện Dzamthang Jonang, nơi người phụ nữ Tây Tạng Kalkyi tự thiêu phản đối Trung Quốc tại Barma, ngày 16/05/2013.
Các nhà sư Tây Tạng biểu tình tại cổng vào tu viện Dzamthang Jonang, nơi người phụ nữ Tây Tạng Kalkyi tự thiêu phản đối Trung Quốc tại Barma, ngày 16/05/2013.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Tú Anh
Vụ tự thiêu thứ 120 diễn ra vào trưa thứ Ba 10/06/2013 tại tu viện Nyitso, tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc nhân đại lễ Jan Gunchoe, quy tụ hơn 5.000 tu sĩ từ 50 tu viện trong khu vực.Chính quyền Trung Quốc khẩn cấp phong tỏa hệ thống điện thoại di động và internet. Đức Đạt Lai Lạt Ma không loại trừ khả năng một nữ Bồ tát hóa thân kế vị.

Tổ chức Tây Tạng Tự Do chưa rõ danh tính vị nữ tu biến thân làm đuốc ngày thứ ba vừa qua tại Linh Thước Tự, huyện Đạo Phù, tỉnh Tứ Xuyên. Do hệ thống điện thoại di động và internet trong khu vực đã bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa cho nên tổ chức nhân quyền này chỉ biết đây là một vị ni cô và đã được đưa vào bệnh viện chăm sóc.
Từ năm 2008 đến nay, tổng số người dân Tây Tạng sử dụng đường lối bất bạo động tuyệt đối để phản đối chính sách đàn áp và cảnh tỉnh chế độ Trung Quốc lên đến 120 người.
Hôm nay, trong cuộc họp báo tại Sydney nhân ngày đầu tiên viếng thăm và hoằng pháp tại nước Úc, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết là ngài « rất đau buồn ». Tuy nhiên vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng lưu vong nhận định là phương thức đấu tranh bằng tự thiêu « không tác động » gì đến chính sách của chính quyền Trung Quốc : thay vì điều tra tìm hiểu căn nguyên nguồn cội thì Bắc Kinh lại quy trách nhiệm cho người khác kể cả Đạt Lai Lạt Ma ».
Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài « cảm thông » với hành động biến thân làm đuốc nhưng « không khuyến khích ».
Cũng trong cuộc họp báo tại Sydney, Đức Đạt Lai Lạt Ma không loại trừ khả năng một vị nữ tu sẽ kế vị ngài trong tương lai : « nếu nhân duyên đầy đủ thì một nữ Lạt Ma sẽ ra đời ».
Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, khi được hỏi về một số tuyên bố kỳ thị phụ nữ trong chiến dịch bầu cử Quốc hội tại Úc, lý giải rằng : thế giới đang đương đầu với một cuộc khủng hoảng tinh thần vì những bất bình đẳng kinh tế, xã hội và khổ đau cho nên cần những người lãnh đạo dễ thương, đáng mến. Về mặt sinh học, người phụ nữ có nhiều tiềm năng và tinh tế hơn là nam giới.
tags: Châu Á - Tây Tạng - Trung Quốc - Tự thiêu
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130613-them-mot-tu-si-tay-tang-tu-thieu-phan-khang-trung-quoc
 

Những lá phổi bị thiêu cháy của con rồng Trung Quốc

Ông Xu Zhihui và những tấm phim X quang chụp hình phổi.
Ông Xu Zhihui và những tấm phim X quang chụp hình phổi.
AFP

Thụy My
Khi Trung Quốc lao vào siêu tăng trưởng kinh tế, họ là hai trăm người đàn ông đã rời ngôi làng êm đềm ở Song Khê thuộc miền trung, để đi xây dựng các tòa nhà chọc trời và những thành phố mới. Nay thì một phần tư trong số họ đã chết, những lá phổi bị bụi tàn phá, và khoảng một trăm người khác đang chờ đợi lưỡi hái của tử thần.

Khi trở về căn nhà nằm giữa những ruộng lúa và những ngọn đồi xanh cây cỏ, Xu Zuoqing bước vài bước trước nhà, gương mặt nhăn nhó do đau đớn vì cố sức. Trong khi anh ráng lấy lại nhịp thở, người vợ vội vã mang lại cho chồng một chiếc ghế đẩu.
« Hai lá phổi của tôi giống như là bị dính lại vậy…Ngực tôi cứ nặng chình chịch ». Người đàn ông 44 tuổi, trong đó có 15 năm làm việc trên công trường, cho biết như thế. Anh tâm sự : « Tôi chỉ muốn chết đi mà không phải đau đớn…nhưng cuối cùng thì tôi lại không muốn phải từ giã cõi đời này ».
Trong hơn ba mươi năm qua, Trung Quốc đã chiếm được vị trí thứ hai trên đấu trường kinh tế thế giới, nhờ tỉ lệ tăng trưởng liên tục khoảng 10% một năm. Sở dĩ Bắc Kinh đạt được thành tích này là nhờ có nguồn lao động dự trữ khổng lồ với giá rẻ, từ 230 triệu lao động dư thừa ở nông thôn, thường được gọi là « mingong » tức « dân công », những người lao động nhập cư.
Tiêu chuẩn an toàn không được ngó ngàng đến
Nhưng các tiêu chuẩn an toàn, nếu có, thường không được ngó ngàng đến. Các chuyên gia ước lượng hiện nay có nhiều triệu người Trung Quốc bị mắc bệnh bụi phổi như anh Xu – một chứng bệnh không thể chữa được – như bệnh phổi nhiễm silicone của thợ mỏ hay phổi nhiễm amian.
Thống kê chính thức của Trung Quốc ghi nhận được 676.541 trường hợp, trong đó có 90% là bệnh nghề nghiệp. Nhưng các tổ chức phi chính phủ tổng kết được đến 6 triệu trường hợp, trong đó có hơn một triệu người đã tử vong.
Bệnh bụi phổi có thể không bị phát hiện trong nhiều năm trời. Thế nên nhiều công nhân làm việc ở các hầm mỏ, trên những công trường khai thác vật liệu xây dựng, tại các nhà máy hay các công trường khác thường tiếp tục làm việc cho đến khi họ không thể lao động được nữa, sau đó là không đi lại được, và tiếp đến là không còn thở được.
Chứng bệnh này khiến các gia đình nông thôn không còn cơ sinh nhai, trong khi họ phải trả những chi phí y tế nặng nề. Nhà nước Trung Quốc chỉ thanh toán những chi phí căn bản, và các doanh nghiệp hiếm khi trợ cấp cho các công nhân bị những chứng bệnh nghề nghiệp.
Geoff Crothall, phát ngôn viên của China Labour Bulletin, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hồng Kông, chuyên đấu tranh cho quyền lợi người làm công ăn lương tại Trung Quốc, giải thích : « Bạn có thể làm chậm lại những diễn tiến của căn bệnh nhờ thuốc men và điều trị, nhưng cơ bản là bạn đã bị kết án tử hình ».
« Từ ba đến bốn thế hệ đã bị ảnh hưởng bởi sự mất mát nguồn thu nhập chính của gia đình. Và thường thì không chỉ là một thành viên trong gia đình, mà trong nhiều trường hợp, cả người cha cùng với những người anh em trai, cậu, chú, em họ đều bị mắc bệnh ». Có đến mấy trăm hộ gia đình ở Song Khê thuộc tỉnh Hồ Nam ở miền trung, hầu như cả gia đình đều bị bệnh bụi phổi. Và các bệnh nhân lần lượt qua đời, hết người này đến người khác. Định mệnh thật nghiệt ngã.
Những chiếc khẩu trang giá rẻ
Có một người mẹ đã bị mất đi bốn trong số năm người con trai. Hai người anh em trai của bà cũng qua đời. Một người không chịu đựng nổi tình cảnh đã tự sát vào tháng trước, bằng cách uống thuốc quá liều.
Người anh của Xu đã chết hồi tháng Hai, để lại hai đứa cháu 5 và 12 tuổi cho người bà nuôi. Còn Xu ray rứt nghĩ đến số phận của hai đưa con mình, năm nay 10 và 12 tuổi. Trong hơi thở nghẹn, anh nói: “Tôi hy vọng rằng chúng nó sẽ học được hết chương trình phổ thông, và chúng lớn nhanh một tí”.
Nơi mà những người đàn ông ở Song Khê thích đến làm việc là Thâm Quyến, thành phố đi đầu trong quá trình bùng nổ kinh tế, ở gần Hồng Kông. Tại đó, họ làm việc với những cỗ máy khoan, trong những cơn lốc xoáy bụi mù, trước khi bộ phận chuyên môn đặt chất nổ tại công trường để đào hố móng. Với dụng cụ bảo hộ lao động duy nhất là những chiếc khẩu trang giá chỉ ba xu.
Mối nguy hiểm chết người rình rập họ chỉ xuất hiện từ cuối những năm 2000, khi lần lượt từng công nhân bỗng trở nên quá yếu ớt để có thể làm việc, và nạn nhân đầu tiên đã chết.
Tuy vậy, trong số các nạn nhân, những người đàn ông của Song Khê vẫn thuộc loại tốt số.
Năm 2009, họ đã có một quyết định táo bạo là trở lại Thâm Quyến để đòi hỏi phải được bồi thường, và tổ chức một cuộc biểu tình ngồi. Đông đảo người dân ủng hộ họ. Sau nhiều tháng thương lượng, nhiều người đã nhận được từ 70.000 đến 130.000 nhân dân tệ (tương đương 11.000 đến 21.000 đô la) từ Nhà nước. Và một số ít còn được lãnh đến 290.000 nhân dân tệ, từ một quỹ bảo hiểm.
Nhưng trong phần còn lại của đất nước, chỉ có từ 10 đến 20% nạn nhân của bệnh bụi phổi là được bồi thường. Còn đối với đa số, khi chứng bệnh xuất hiện thì họ đã bị mất các giấy chứng nhận việc làm, công ty nơi họ làm việc đã đổi chủ, hay từ chối nhìn nhận sai lầm của mình. Số tiền được đền bù nhanh chóng tan biến đi theo hàng đống thuốc men, chi phí thở máy hay những chuyến nhập viện liên tục.
Cao Jieshi đã phải vay mượn 40.000 nhân dân tệ (6.500 đô la) từ người thân, bạn bè để trả các phí tổn điều trị. Năm nay 45 tuổi, khuôn mặt nhăn nheo khô gầy, đầu quặt về phía sau, anh đau đớn cố sức thở. Anh thầm thì: “Ngay cả việc tắm rửa, vợ tôi cũng phải làm giùm cho tôi. Tôi nghĩ là không còn sống được quá ba, bốn năm nữa”.
Xu Zhihui, 53 tuổi, thì đang ở giai đoạn cuối cùng. Ông đã sụt mất 15 kg và bơi trong chiếc áo vét, cái thân hình gầy giơ xương run rẩy vì một cơn ho khan. Ông nói bằng một giọng khô khốc: “Hồi trước rất dễ kiếm được từ 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ mỗi năm. Bây giờ thì chúng tôi phải chi ra ít nhất từ cũng 20.000 đến 30.000 nhân dân tệ một năm. Vợ tôi cứ lặp đi lặp lại: Một anh chàng đẹp trai như anh, bây giờ cứ nhìn thử xem nhân dạng anh, không còn trông ra hình người nữa!".
tags: An toàn lao động - Châu Á - Môi trường - Ô nhiễm - Trung Quốc - Xã hội
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130609-nhung-la-phoi-bi-thieu-chay-cua-con-rong-trung-quoc

Các nước Phi Châu ngày càng bất mãn với Trung Quốc

Một số người ở Phi Châu tin họ đang bị thua thiệt vì xuất khẩu sang Trung Quốc những tài nguyên thiên nhiên có giá nhưng lại không nhận được gì nhiều từ Trung Quốc trên phương diện công ăn việc làm hay nguồn thu.
Một số người ở Phi Châu tin họ đang bị thua thiệt vì xuất khẩu sang Trung Quốc những tài nguyên thiên nhiên có giá nhưng lại không nhận được gì nhiều từ Trung Quốc trên phương diện công ăn việc làm hay nguồn thu.

CỠ CHỮ
Anne Look

Ghana cố chặn đứng làn sóng tìm vàng của người Trung Quốc

Rất nhiều mỏ vàng lậu tại Ghana, nước xuất khẩu vàng đứng thứ nhì châu Phi.
Rất nhiều mỏ vàng lậu tại Ghana, nước xuất khẩu vàng đứng thứ nhì châu Phi.
AFP / Adadevoh David

Thụy My
Với các vụ bắt giữ và trục xuất, Ghana hiện đang nhắm vào những người Trung Quốc đến khai thác lậu các mỏ vàng của nước mình. Nhưng sự đổ xô khai thác vàng bất hợp pháp dường như khó thể thực sự chặn đứng, khi các đường biên giới có nhiều kẽ hở và các viên chức thì tham nhũng. Những người thợ mỏ Trung Quốc thì tố cáo bạo lực tại Ghana và sự thờ ơ của chính quyền Bắc Kinh.

Ghana, quốc gia xuất khẩu vàng đứng thứ nhì tại lục địa châu Phi - chỉ sau Nam Phi, và là vùng đất ổn định của Tây Phi, đang phải đối phó với đợt sóng khổng lồ những người từ nước ngoài đến đây khai thác các mỏ vàng nhỏ một cách bất hợp pháp.
Chỉ riêng hôm 01/06/2013, đã có 168 người đã bị bắt giữ tại nhiều khu vực khác nhau, một tháng sau khi Tổng thống John Dramani Mahama tung ra một chiến dịch quy mô chống lại nạn đào vàng bất hợp pháp, đặc biệt là tại vùng Ashanti ở miền trung. Hầu hết những người bị bắt là người Trung Quốc.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ghana thông báo sẽ tạo điều kiện hồi hương những công dân có dính líu vào việc khai thác lậu các mỏ vàng, và hơn 200 người đã tự động đến trình diện – theo ông Francis Palmdeti, phát ngôn viên cơ quan nhập cư Ghana. Một cán bộ tòa đại sứ Trung Quốc ở Accra là Yu Jie đảm bảo rằng công dân nước mình sẽ rời các khu vực khai thác vàng tại Ghana. Còn về tổng số người Trung Quốc có liên quan đến việc đào vàng lậu, ông ta nói rằng không có khả năng ước lượng.
Những năm gần đây, nhiều người Trung Quốc đổ xô đến Ghana, đất nước có 27 triệu dân ở châu Phi. Không chỉ là nước xuất khẩu vàng quan trọng, Ghana còn có công nghiệp dầu lửa mới khai sinh, bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2010. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec cũng vừa mới giành được quyền thực hiện một dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống khí đốt.
Giấc mộng đổi đời nhờ vàng
Nhưng về phía thợ mỏ, hàng ngàn người Trung Quốc nghèo khổ, ra đi với giấc mộng làm giàu tại các mỏ vàng ở Tây Phi, ngày nay cảm thấy giấc mơ của họ đã vỡ tan tành sau các đợt bắt bớ kèm theo bạo lực, và theo họ, thì đôi khi còn gây chết người.
Tuần này, thân nhân của Zhuo Haohe đã chôn cất bình đựng tro thiêu của ông trên một cánh đồng gần nhà, tại làng Shanglin. Con trai ông đã mang về từ Ghana chiếc bình đựng tro cốt của người cha, trong số hành lý. Theo anh thì Haohe đã bị giết chết trong một cuộc tấn công của các băng nhóm vũ trang.
« Chúng tôi đã giúp đỡ người dân tại chỗ làm giàu, và một khi đã trở nên giàu có, họ lại đi mua vũ khí để cướp bóc chúng tôi ». Zhang Guofeng, anh vợ của người quá cố, bắt chước cử chỉ một người bóp cò súng, đã lên án như trên.
Sự kém may mắn của những thợ mỏ Shanglin tiêu biểu cho sự căng thẳng ngày càng cao, do làn sóng người đông đảo lao động Trung Quốc tại châu Phi tạo ra. Trong khi đó tại Trung Quốc, dân chúng đòi hỏi phải công dân phải được bảo vệ tốt hơn ở nước ngoài.
Với những ngôi nhà nhỏ bé lợp ngói trắng, làng Shanglin ở Quảng Tây thuộc miền tây nam, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, cách xa những tòa nhà chọc trời của các thành phố lớn. Những người đàn ông ở đây trở thành thợ mỏ kinh nghiệm tại những miền lạnh giá ở đông bắc Trung Quốc, được mở cửa cho thăm dò trong thập niên 90.
Cách đây hơn một chục năm, nhiều người đã ra đi tìm cơ hội tại Ghana, nơi mà một số người đã trở nên giàu có nhờ các hầm mỏ nhỏ tại những khu vực mà các tập đoàn phương Tây không quan tâm. Khi quay về Trung Quốc, họ đã mua những chiếc xe hơi nhập ngoại và những ngôi nhà xinh đẹp.
Thế là sau đó một làn sóng nhập cư ồ ạt đã dấy lên : theo ước lượng của chính quyền địa phương, trên 10.000 dân làng Shanglin đã lên đường đi Ghana, quốc gia có sản lượng vàng đứng thứ nhì tại châu Phi. Zhang khẳng định : « Trước khi đi Ghana, chúng tôi chỉ vừa đủ khả năng để lo được một bữa ăn thực sự trong ngày ».
Bối cảnh ban đầu có vẻ thuận lợi, vì Trung Quốc đầu tư hàng loạt trên toàn bộ lục địa châu Phi, để chinh phục các thị trường mới và chiếm được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Những người thợ mỏ ở Shanglin thuộc về một cộng đồng nhỏ gồm những tiểu chủ, thương nhân và nông dân Trung Quốc đến châu Phi theo những hợp đồng lớn của Nhà nước, nhưng đôi khi họ bị lên án là bóc lột và trả lương thấp. Hơn 150 thợ mỏ đã bị bắt tại Ghana vì làm việc bất hợp pháp trong các mỏ - theo như Accra. Luật pháp Ghana cấm tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại các hầm mỏ.
Bắc Kinh kiểm duyệt thông tin
Nhưng tại Shanglin, các thân nhân những lao động nhập cư nói rằng người Trung Quốc là mục tiêu của bạo động. Họ càng cay đắng hơn khi cả Ghana lẫn Trung Quốc đều không xác nhận những vụ thiệt mạng. Theo họ, những người mặc quân phục đã tham gia các vụ bạo động. Zeng Guanqiang, trở về từ Ghana hồi tháng Năm cho biết : « Trước đây họ cướp bằng súng săn, nay thì họ sử dụng AK-47 ». Các cựu thợ mỏ thì khẳng định họ không làm việc bất hợp pháp mà có sự đồng ý của các chủ nhân ở địa phương, thường là những thủ lãnh bộ tộc.
Hàng ngàn người Trung Quốc đã phải trốn vào rừng và trên các đồi núi xung quanh để tránh bị trục xuất. Người dân cho rằng Bắc Kinh không ý thức được hết sự nguy hiểm của tình hình. Dân làng trưng ra những tấm ảnh mà thân nhân của họ ở Ghana chụp bằng điện thoại di động. Trong ảnh là những người lao động Trung Quốc trong các xà-lim, hay các thợ mỏ chui rúc trong những căn lều tồi tàn ở miền quê.
Zhuo Shengwen, 20 tuổi, là cháu của người quá cố. Anh đã đăng những tấm ảnh này lên các mạng xã hội, và đã được tải về hơn một triệu lần. Anh nói : « Chúng tôi muốn sử dụng internet để lôi kéo sự chú ý ».
Đại sứ quán Trung Quốc hôm Chủ nhật loan báo trên trang mạng của mình là 190 công dân bị bắt sẽ được trả tự do và hồi hương. Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông được lệnh không công bố con số ước tính về số người bị bắt giữ. Một nhà báo Trung Quốc giấu tên cho AFP biết về việc kiểm duyệt : « Chính quyền ra lệnh cho các tổng biên tập phải đăng theo thông tin của Tân Hoa Xã. Có rất nhiều chi tiết mà chúng tôi không được phép đưa vào ».
Khó diệt được nạn đào vàng lậu vì tham nhũng
Tháng vừa rồi, các nhân viên một lực lượng đặc biệt phối hợp giữa cảnh sát, cơ quan nhập cư và cơ quan an ninh quốc gia Ghana đã bố ráp các mỏ vàng để truy lùng những người khai thác vàng lậu, mà chính quyền cáo buộc đã làm ô nhiễm các dòng sông và làm cho môi trường bị xuống cấp.
Nhà phân tích tài chính Sydney Casely-Hayford khẳng định, sự trấn áp không thể chặn đứng được việc khai thác vàng lậu, vì nhiều lãnh đạo địa phương ở Ghana thông đồng với các doanh nhân. Tương tự, Vladimir Antwi-Danso, giám đốc Trung tâm Legon về Ngoại thương và Ngoại giao cho rằng, thực chất vấn đề là nạn tham nhũng của các viên chức địa phương đã giúp cho các mỏ vàng lậu sinh sôi nảy nở tại Ghana.

Biển Đông và nguy cơ tăng xung đột

Cập nhật: 13:00 GMT - thứ năm, 13 tháng 6, 2013
Từ tháng Giêng cho tới tháng Năm vừa qua, cuộc tranh cãi biển Đông tiếp tục đi theo chiều hướng tiêu cực, với việc các bên, đặc biệt là Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, quyết giữ quan điểm riêng về chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán, khiến các bên khác phản đối, cây viết Ian Storey nhận định trong bài viết đăng trên trang Bấm AsiaTimes mới đây.
Về mặt quốc tế, Liên hợp quốc đã chỉ định hội đồng thẩm phán xem xét hồ sơ khiếu nại của Philippine đối với các tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền ở biển Đông.
Trong mối quan hệ khu vực, Bắc Kinh cùng khối ASEAN đã có kế hoạch thảo luận Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC).
Tuy nhiên, các diễn biến đó không hề làm dịu bớt mức căng thẳng trước mắt cũng như không tạo ra một môi trường tích cực để tìm giải pháp trung hạn hoặc dài hạn, tác giả bài viết bình luận.

Cuộc chiến pháp lý

Về việc Philippines hôm 22/01 đơn phương đệ đơn kiện Trung Quốc lên Liên hợp quốc liên quan tới đường lưỡi bò và việc Bắc Kinh hôm 19/02 chính thức bác bỏ khiếu nại của Manila là "đưa ra những cáo buộc sai trái", tác giả bài viết nói rằng hành động của Trung Quốc không khiến người ta ngạc nhiên, nhưng lại làm nhiều chuyên gia pháp lý thất vọng.
Chẳng hạn, giáo sư luật Jerome Cohen được dẫn lời, theo đó lập luận rằng với việc khước từ tham gia tiến trình phân xử của Liên hợp quốc, Trung Quốc đang tự tạo nên hình ảnh là một bên "bắt nạt" và "vi phạm" luật quốc tế.
Một cây viết khác, Peter Dutton, cho rằng Trung Quốc đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng để đảm bảo "với các láng giềng đang ngày càng lo lắng rằng [Bắc Kinh] cam kết tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp dựa trên luật pháp thay vì trên sức mạnh".
Chưa kể, việc khước từ đó không làm thay đổi được thực tế là việc phân xử pháp lý sẽ vẫn được tiếp tục, với bước đầu tiên là hội đồng thẩm phán sẽ xác định xem đơn kiện của Philippines có thuộc thẩm quyền xét xử của hội đồng hay không, dự kiến sớm nhất là trong tháng Bảy.
Nếu câu trả lời là "có", thì các bước xét xử tiếp theo cũng mất vài năm mà phán quyết đưa ra tuy có giá trị ràng buộc nhưng lại không thể cưỡng chế thi hành.
Tuy nhiên, nếu phán quyết nói rằng các đòi hỏi của Trung Quốc là không phù hợp với luật biển của Liên hợp quốc thì đó sẽ là thắng lợi cả về pháp lý lẫn tinh thần của Philippines, và sẽ khiến Trung Quốc phải có trách nhiệm giải thích về các cơ sở cho đòi hỏi trên biển của mình.
Điều đáng nói là tuy đã khước từ tham gia tiến trình tố tụng, Bắc Kinh dường như khó có thể phớt lờ nội dung phán quyết, tác giả bài viết nhận định.

Hướng đi ngoại giao

Về mặt ngoại giao, gần đây cũng đã có ít nhiều tin tức đáng khích lệ trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN liên quan tới CoC.
Các bên đã ký Tuyên bố về Ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DoC) từ 2002 nhưng cho tới cuối 2011, Trung Quốc mới đồng ý bắt đầu thảo luận cùng ASEAN, để rồi giữa năm 2012 Bắc Kinh lại nói "thời điểm chưa chín muồi" khi, theo lời Bắc Kinh, là chả có lý gì để bàn bạc khi mà Việt Nam và Philippines liên tục vi phạm DoC.
Tác giả điểm lại các sự kiện, từ việc Brunei, chủ tịch ASEAN năm 2013, và tân Tổng thư ký Lê Lương Minh, đưa CoC lên cao trong nghị trình làm việc, tới việc Singapore và Indonesia cùng thúc đẩy vấn đề, và đưa ra nhận định là bước đột phá chỉ xảy ra khi Trung Quốc bật đèn xanh cho các cuộc đối thoại.
Hôm 2/4, tại cuộc họp tham vấn lần thứ 19 các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, tân ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với các vị khách rằng không nên để tranh chấp biển Đông làm xói mòn quan hệ ASEAN - Trung Quốc, và Bắc Kinh sẵn lòng bắt đầu thảo luận về CoC.
"Bắc Kinh dường như đã thay đổi quan điểm nhằm tránh áp lực từ các nước trong khối ASEAN để chuyển hướng tập trung vào cuộc tranh cãi Senkaku/Điếu ngư ở Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh coi là nghiêm trọng hơn nhiều so với vấn đề Trường Sa"
Ngày 11/4, các ngoại trưởng ASEAN đã nhóm họp ở Brunei để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 vào cuối tháng, và sau cuộc họp này, Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa thông báo tới báo giới rằng Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu thảo luận, tuy Bắc Kinh không chính thức đưa ra xác nhận.
Trong hội nghị thượng đỉnh, dẫu không tạo được gì mới nhưng khác với sự thất bại bẽ bàng hồi tháng 7/2012 khi không ra được bản tuyên bố chung, lần này ASEAN đã đưa ra được nội dung rằng các nhà lãnh đạo của khối đã yêu cầu các bộ trưởng "tiếp tục tích cực làm việc với Trung Quốc nhằm hướng tới việc sớm có kết luận về [CoC] trên cơ sở đồng thuận".
Vài tuần sau đó, Ngoại trưởng Vương Nghị lần đầu tiên công du Indonesia, Thái Lan, Singapore và Brunei trong cương vị mới, cũng là dịp ông tuyên bố Trung Quốc đồng ý thảo luận về CoC. Thậm chí các bên đã đạt được thỏa thuận về tiến trình thảo luận "từng bước" nhằm triển khai DoC.
Tuy không phải là việc chứng tỏ Trung Quốc hậu thuẫn hoàn toàn cho CoC, nhưng ít nhất nó thể hiện những tiến bộ đạt được sau gần một năm đứt quãng.
Điều quan trọng là nó cho thấy Bắc Kinh dường như đã thay đổi quan điểm nhằm tránh áp lực từ các nước trong khối ASEAN để chuyển hướng tập trung vào cuộc tranh cãi Senkaku/Điếu ngư ở Biển Hoa Đông, nơi Bắc Kinh coi là nghiêm trọng hơn nhiều so với vấn đề Trường Sa, theo tác giả bài viết.
Tuy nhiên, tiến trình đàm phán về CoC vẫn diễn ra một cách nhọc nhằn, chậm chạp, và có vẻ như sẽ là phi thực tế nếu như ai đó kỳ vọng vào việc các bên sẽ sẵn sàng ký CoC trong kỳ họp thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc vào tháng Mười tới.

Tranh chấp tài nguyên

Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy hồi cuối tháng Ba
Cuộc cạnh tranh về năng lượng và nguồn cá vẫn là một trong những nguyên nhân chính trong cuộc tranh cãi ở biển Đông.
Trong năm tháng đầu năm, hoạt động đánh bắt cá của ngư dân tại vùng biển tranh chấp đã gây ra một số vụ đụng độ nghiêm trọng, gồm cả một vụ gây chết người.
Trong số các vụ nổi cộm, đáng kể là vụ ngày 20/3 các tàu Trung Quốc bắn cảnh cáo bốn tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa khiến một tàu bốc cháy. Hà Nội lên án vụ việc là "sai trái và vô nhân đạo" nhưng Bắc Kinh bác bỏ đòi hỏi bồi thường cho các gia đình ngư dân từ phía Việt Nam.
Nghiêm trọng hơn nữa là vụ nổ súng của lực lượng tuần duyên Philippines khiến một ngư dân Đài Loan thiệt mạng hôm 09/05.
Đài Bắc giận dữ, đòi Manila phải chính thức xin lỗi, điều tra và trừng phạt những người có trách nhiệm, bồi thường cho gia đình ngư dân và có các cuộc đàm phán về nghề cá nhằm tránh các vụ việc tương tự trong tương lai.
Thậm chí Đài Loan còn tiến hành cuộc phô trương chưa từng có sức mạnh hải quân, không quân và tuần duyên ở gần vùng biển xảy ra vụ việc, rồi bác bỏ hai lời xin lỗi từ Manila mà Đài Bắc cho là "không chân thành", và áp dụng 11 biện pháp trừng phạt.
Trong số này gồm cả việc không thuê nhân công Philippines nữa và khuyến cáo người Đài Loan không tới thăm Philippines. Căng thẳng chỉ dịu xuống vào cuối tháng, khi hai bên đồng ý tiến hành điều tra song song về vụ việc.
Trước khi xảy ra vụ nổ súng chết người, Đài Loan có vai trò khá mờ nhạt trong cuộc tranh cãi ở biển Đông, tuy đang chiếm giữ đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình, hay còn gọi là đảo Itu Aba.
Đài Loan đã tiến hành phô trương sức mạnh sau vụ một ngư dân bị phía Philippines bắn chết
Thái độ mạnh mẽ của Đài Bắc dường như xuất phát từ một số yếu tố, tác giả Ian Storey nhận định.
Bên cạnh việc muốn phản ánh sự tức giận chính đáng của người dân Đài Loan quanh cái chết của ngư dân đồng bào, chính phủ của ông Mã Anh Cửu cũng muốn thể hiện sự khó chịu về việc bị loại khỏi các cuộc đàm phán về tranh chấp với các bên khác, hậu quả của chính sách "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh.
Chưa kể ông Mã có thể cũng muốn hướng sự chú ý trong nước ra khỏi vấn đề tăng trưởng kinh tế kém, đồng thời muốn nâng mức tín nhiệm của mình lên, hiện đang ở mức thấp.
Bắc Kinh cũng nhanh chóng thể hiện sự ủng hộ về tinh thần với Đài Bắc, tuy điều này không giúp tăng mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Nguy cơ đụng độ

Các cuộc đụng độ thêm nữa trên biển trong vài tháng tới không phải là điều không thể xảy ra.
Hôm 16/05, Trung Quốc đã áp lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, kéo dài ba tháng, ở mạn bắc vĩ tuyến 12, điều mà Hà Nội liên tục coi là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Chỉ trước đó một tuần, một đội gồm 30 tàu cá và tàu vận tải đã từ đảo Hải Nam ra khơi, tới Trường Sa trong chuyến đi kéo dài 40 ngày.
Còn trước đó một tháng, trong chuyến viếng thăm Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn với các ngư dân nước mình là sẽ bảo vệ họ nhiều hơn nữa.
Các hành động của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh rất quyết tâm duy trì hoạt động đánh bắt cá thương mại ở Trường Sa, kể cả dùng vũ lực, nếu cần, để đảm bảo thực hiện quyết tâm này.
Với những gì đã diển ra trong nửa đầu năm 2013, có thể thấy bất chấp các cam kết hướng tới CoC của Trung Quốc và ASEAN, cuộc tranh cãi trên biển Đông đang tiếp tục đi sai hướng.
Nếu như các nước có vai trò chính trong cuộc chơi này tiếp tục hành động thuần túy vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và không chịu nhân nhượng trong các tuyên bố chủ quyền cũng như trong việc cạnh tranh về tài nguyên biển, thì khó có khả năng cuộc tranh cãi đó sẽ đổi hướng trong thời gian tới, tác giả bài viết kết luận.
Ian Storey là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore và là tác giả cuốn sách Southeast Asia and the Rise of China: The Search for Security (Routledge, May 2011). Ông đã trả lời BBC Tiếng Việt về chủ đề an ninh Biển Đông hồi tháng 5/2012 (xem video trong bài).

NGUYỄN DƯ * PHIẾU TÍN NHIỆM

Lấy phiếu tín nhiệm: Chỉ là một trò đùa của quốc hội CS mà thôi!

Nguyễn Dư (Danlambao) - Như chúng ta biết về cách điều hành của cộng sản Việt Nam trong mỗi một cuộc họp, từ họp tổ dân phố cho đến họp đoàn, từ các ban ngành cho đến họp quốc hội. Trong mỗi lần họp, thường thì có màn phê và tự phê, những lúc như thế có nhiều khi cãi vã nữa cũng nên. Nhưng xong chuyện rồi thì cũng đâu lại vào đấy, tức là chả có mang lại kết quả gì khả quan cho những việc làm sau này.

Dẫn chứng: Ông Nguyễn Tấn Dũng là một thủ tướng điều hành kinh tế quốc gia tồi tệ nhất so với những người tiền nhiệm của ông. Rồi ông cũng được phê, bị phê và tự phê, rồi cũng rút kinh nghiệm, rồi cũng hứa khắc phục... Thế rồi sau này bằng một khả năng khiêm tốn, ông làm được gì với những lời hứa rút kinh nghiệm, hứa khắc phục đó? Ý tôi muốn nói rằng cần phải có biện pháp để chế tài hoặc bãi nhiệm chứ không thể nào họp bàn khơi khơi rồi thì sau đó đâu cũng lại vào đấy, cũng "vũ như cẩn".
Tôi xin trích một đoạn: Trả lời phóng viên về việc lấy phiếu tính nhiệm của quốc hội, ông Vũ Mão nguyên chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của quốc hội nói rằng: "Con người ai cũng có tự trọng, có danh dự của mình. Kết quả thì đã được Quốc hội biểu quyết thông qua rồi. Vậy thì ở đây có vấn đề gì? Theo tôi, cần phải làm rõ, chỉ ra cho các chức danh chịu nhiều phiếu tín nhiệm thấp là họ đang còn những hạn chế gì, những gì chưa làm được ở vị trí và chức trách của mình. Tôi nghĩ rằng, kết quả này là tương đối khách quan, bởi ở một mặt nào đó, đại biểu chưa có điều kiện tiếp cận đầy đủ nên chưa hiểu thấu đáo về chức danh mình đánh giá". 
Đi vào trọng tâm của vấn đề, tôi muốn nói rằng lần này quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, lựa chọn kiểu này thì cũng chỉ để... chơi mà thôi; chẳng khác nào phê và tự phê, chỉ ra khuyết điểm, chỉ ra sai sót rồi thì rút kinh nghiệm, hứa khắc phục. 
Nói cho ông Vũ Mão biết: Danh dự và lòng tự trọng không thôi cũng chưa đủ, cái quan trọng hơn thế nữa là phải có khả năng thì mới làm được việc. Cái chuyện thấy sai, người khác chỉ ra cho mình sai, biết là sai đấy nhưng đầu óc đặc sệt cỡ như tên y tá thì làm sao đòi leo lên làm bác sĩ cho được hả ông?
Còn ông nói dân chủ theo cái kiểu lấy phiếu tín nhiệm như hiện thời là một bước tiến lớn trong nền dân chủ của nước ta hiện nay (!). Ông Mão ơi là ông Mão, nền dân chủ theo như ông nói là nền dân chủ theo kiểu trong một gia đình gồm cha mẹ và con cái; thì cũng giống như trong "gia đình" đảng của ông mà thôi. Ông nên nhớ rằng sống cho gia đình mình không thôi thì chưa đủ đâu; còn phải biết đến hàng xóm và láng giềng của mình nữ chứ phải không ông? Tức là, ý tôi muốn nói rằng còn nhiều tôn giáo, đảng phái, nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội thì như thế mới đúng nghĩa là dân chủ ông ạ!
Đầu óc của các ông giống như Ba Ếch ngồi đáy giếng thì làm sao mà ngắm được trời sao hả ông?!

FB NGUYỄN VĂN TUẤN * PHIẾU TÍN NHIỆM

Lấy phiếu tín nhiệm: Lại thêm một cách làm phi chính thống

FB Nguyễn Văn Tuấn - Xin nói cho rõ, “phi chính thống” ở đây là unorthodoxy, là cách làm chẳng theo một qui tắc khoa học nào cả. Tôi đang nói về cái thang điểm lấy ý kiến tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam. Theo thang điểm này, mỗi đại biểu có thể đánh giá thành viên Chính phủ bằng cách chọn một trong 3 điểm như sau: 
• Tín nhiệm cao
• Tín nhiệm 
• Tín nhiệm thấp
Những ai am hiểu khoa học xã hội nhận ra ngay rằng đây là thang điểm Likert. Xin nhắc lại (vì có người hiểu lầm rằng Likert là lấy từ chữ Like!) rằng người phát kiến ra thang điểm này tên là Rensis Likert, một nhà tâm lí xã hội học. Likert đề xuất thang điểm này vào năm 1932 và sau đó hoàn thiện vào năm 1934. Thang điểm này dùng để đánh giá thái độ, hành vi, sở thích, v.v. của con người. Đây là những biến khó định lượng, nên phát kiến của Likert rất quan trọng, dù nó rất ư đơn giản. 
Nhưng thang điểm Likert là thang điểm hai chiều – bipolar scale. Nói cách khác, thang điểm này phản ảnh tất cả những thái độ đi từ tiêu cực đến tích cực. Chẳng hạn như trong trường hợp lấy ý kiến tín nhiệm, thì thang điểm Likert có thể là 4 điểm như: 
• Rất tín nhiệm (very trustworthy) 
• Tín nhiệm (trustworthy) 
• Không tín nhiệm (untrustworthy) 
• Rất không tín nhiệm (very untrustworthy) 
Còn đằng này, Quốc hội chỉ dùng thang điểm chẳng giống ai, vì chỉ có 1 chiều! Ngay cả cách soạn câu trả lời (“Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, “Tín nhiệm thấp”) đã là bất bình thường. Cái điểm “Tín nhiệm” có nghĩa là gì? Tại sao không cho đại biểu bày tỏ sự “Không tín nhiệm”? Đúng là những kiểu lấy ý kiến như thế này chẳng có ý nghĩa gì và rất khó diễn giải kết quả. Chẳng có ý nghĩa là vì nó không phản ảnh được tâm tình và thái độ của đại biểu. Kết quả khó diễn giải là vì thang điểm chỉ có 1 chiều. 
Vậy thì kết quả lấy phiếu tín nhiệm nên được hiểu như thế nào? Tôi nghĩ vì vấn đề phương pháp, nên chúng ta chỉ có thể mô tả mà thôi. Qua mô tả, chúng ta có thể so sánh giữa các thành viên trong Chính phủ. Để so sánh, chúng ta cần phải tổng hợp 3 giá trị “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm”, và “Tín nhiệm thấp” thành một điểm tổng hợp (điểm quân bình). Nhưng vấn đề là làm sao tính điểm trung bình cho từng cá nhân? 
Báo chí có vẻ lấy số phần trăm “Tín nhiệm cao” để so sánh, nhưng cách làm này không công bằng. Để minh hoạ, chúng ta có thể xem hai trường hợp sau đây: Ông Nguyễn Tấn Dũng, có tỉ lệ “Tín nhiệm cao” là 43%, và ông Nguyễn Văn Hiện cũng có tỉ lệ “Tín nhiệm cao” 43%. Chúng ta có thể xem hai vị này cùng thứ hạng? Câu trả lời là không. Lí do là vì ông Dũng có 25% phiếu “Tín nhiệm”, thấp hơn ông Hiện với 52% phiếu “Tín nhiệm”. Do đó, để đánh giá và xếp hạng công bằng, cần phải định lượng thang điểm. 
Tôi nghĩ có cách định lượng thực tế hơn. Ở đây, mấy người trong Quốc hội chỉ cho các điểm “tích cực” (tín nhiệm), nhưng chúng ta có thể hiểu rằng những người đánh giá điểm “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “Không tín nhiệm” và “Rất không tín nhiệm”. Những người cho điểm “Tín nhiệm” có thể phản ảnh cả đánh giá “Không tín nhiệm”. Giả định đằng sau của thang điểm Likert là có một biến số liên tục. Trong trường hợp chúng ta đang bàn, từ “Rất không tín nhiệm” đến “Rất tín nhiệm” là một dãy số liên tục từ -1 đến +1 (trung bình là 0). 
• Rất tín nhiệm cao: trọng số từ 0.5 đến 1 (trung bình là 0.75). 
• Tín nhiệm: trọng số từ 0 đến 0.5 (trung bình 0.25)
• Tín nhiệm thấp: trọng số 0 đến -1 (trung bình -0.50)
Do đó, trong trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng, với 210 phiếu “Tín nhiệm cao”, 122 phiếu “Tín nhiệm”, và 160 “Tín nhiệm thấp”, chúng ta có thể tính điểm quân bình là: 
(210*0.75 + 122*0.25 – 160*0.50) / 492 = 0.22
và ông Hiện: 
(210*0.75 + 253*0.25 – 28*0.50) / 491 = 0.42
Nói cách khác, điểm của ông Dũng trên trung bình chỉ 0.22, và “điểm thật” của ông Hiện cao gần gấp 2 lần điểm ông Dũng. Tính tương tự, và xếp hạng, tôi có bảng số liệu sau đây. Theo bảng này thì bà Kim Ngân có điểm cao nhất (0.61), kế đến là bà Trương Thị Mai, ông Phùng Quang Thanh, ông Uông Chu Lưu, Nguyễn Sinh Hùng, và Trương Tấn Sang. Năm người có điểm thấp nhất là ông Nguyễn Văn Bình (0.02), ông Phạm Vũ Luận (0.07), bà Nguyễn Thị Kim Tiến (0.13), ông Hoàng Tuấn Anh (0.16), và bà Phạm Hải Chuyền (0.19). 
Nhưng tất cả chỉ là vui thôi, chứ số liệu thu thập theo kiểu phi chính thống, bất chấp qui tắc khoa học, và 1 chiều thì rất khó diễn giải. Dù sao đi nữa, những số liệu này cũng nói lên một điều là các thành viên trong Chính phủ có độ tín nhiệm thấp. Người cao nhất cũng chỉ 0.61, tức chỉ hơn trung bình 0.11 điểm! 
0.61 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
0.58 Bà Trương Thị Mai
0.57 Ông Phùng Quang Thanh
0.56 Ông Uông Chu Lưu
0.55 Ông Nguyễn Sinh Hùng
0.54 Ông Trương Tấn Sang
0.54 Bà Tòng Thị Phóng
0.53 Ông Phùng Quốc Hiển
0.52 Ông Nguyễn Hạnh Phúc
0.52 Ông Phan Trung Lý
0.52 Bà Nguyễn Thị Nương
0.51 Ông Nguyễn Kim Khoa
0.50 Ông Nguyễn Văn Giàu
0.50 Bà Nguyễn Thị Doan
0.50 Ông Trần Đại Quang
0.49 Ông Trần Văn Hằng
0.47 Ông Ksor Phước
0.47 Ông Đào Trọng Thi
0.46 Ông Phạm Bình Minh
0.45 Ông Huỳnh Ngọc Sơn
0.45 Ông Phan Xuân Dũng
0.45 Ông Nguyễn Xuân Phúc 
0.43 Ông Vũ Đức Đam
0.42 Ông Nguyễn Văn Hiện
0.42 Ông Bùi Quang Vinh
0.42 Ông Nguyễn Hòa Bình
0.40 Ông Trương Hòa Bình
0.37 Ông Nguyễn Bắc Son
0.37 Ông Hoàng Trung Hải
0.37 Ông Hà Hùng Cường
0.35 Ông Nguyễn Thiện Nhân
0.35 Ông Cao Đức Phát
0.33 Ông Vũ Văn Ninh
0.32 Ông Nguyễn Minh Quang
0.31 Ông Giàng Seo Phử
0.31 Ông Nguyễn Quân
0.29 Ông Đinh La Thăng
0.28 Ông Huỳnh Phong Tranh
0.24 Ông Nguyễn Thái Bình
0.23 Ông Vũ Huy Hoàng
0.23 Ông Trịnh Đình Dũng
0.22 Ông Nguyễn Tấn Dũng
0.19 Bà Phạm Thị Hải Chuyền
0.16 Ông Hoàng Tuấn Anh
0.13 Bà Nguyễn Thị Kim Tiến
0.07 Ông Phạm Vũ Luận
0.02 Ông Nguyễn Văn Bình

Wednesday, June 12, 2013

PHAN ANH DŨNG * TRANH ĐẰNG GIAO

SÁNG TẠO TRONG TRANH SƠN MÀI CỦA ĐẰNG GIAO - Biên soạn: Phan Anh Dũng PDF Print E-mail
 
         Họa Sĩ Đằng Giao trước tác phẩm Xuân Bất Tận - tháng 2 năm 2007
" Bước vào lãnh vực hội họa từ hơn  gần 50 năm nay,  Đằng Giao vẫn luôn giữ cho mình một chỗ đứng riêng biệt với những nét sáng tạo độc đáo. Sự sáng tạo đó đã được thực hiện một cách cụ thể hơn cả qua việc tự học hội họa của anh, không qua một trường lớp nào.
Sau thời trung học tại trường Chu Văn An, được nhận vào Đại Học Kiến Trúc  năm 1959, nhưng Đằng Giao đã quyết định đi theo con đường làm báo mà anh rất say mê. Anh là tổng thư ký  nhật báo Sống, của nhà văn Chu Tử, người sau đó trở thành nhạc phụ của anh.
Đằng Giao kể là ngay từ những năm còn trong tù Cộng Sản, anh đã quyết định trọn đời gắn bó với hội họa. Từ trại tù trở về vào năm 1983, qua nhà thơ Hà Thượng Nhân và nhà báo Hiếu Chân, anh tìm đến với nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí, một bậc thầy về ngành sơn mài. Tuy nói là học, nhưng chỉ là học...chay, tức chỉ có lý thuyết vì Đằng Giao lúc đó còn đang trong hoàn cảnh khó khăn, không có tiền mua sơn và vật liệu làm sơn mài. Thời kỳ này, mỗi buổi sáng anh còn phải đạp xe đi mua cải để vợ muối dưa bán trước của nhà trên đường Công Lý. Và chiều chiều còn phải mang củi ra chẻ để nấu ăn ngay trước cửa!
Sau khi theo học cụ Trí một thời gian, Đằng Giao ghi nhận được một số căn bản để tự học, tự khai thác cho nên hoàn toàn không bị ảnh hưởng nào về hội họa của cụ Trí.  Cũng như cụ Nguyễn Gia Trí đã cho biết , cụ chỉ  chỉ dẫn cho anh  những kinh nghiệm đã trải qua  mà khuyên anh  nên giữ những nét đặc thù của riêng mình. Nhất là phải nghĩ ra một cái gì mới, tức là cần phải khai thác đầu óc sáng tạo của mình. Anh vẫn nhớ mãi lời của cụ Trí từng nói: "Chừng nào anh vẽ được một bức tranh, người ta khỏi phải nhìn anh , khỏi nhìn chữ ký mà cũng biết là của anh. Thế là anh thành công!"
Ap dụng câu nói của cụ Trí, Đằng Giao đã thành công ngay từ bước đầu với những bức sơn mài khổ nhỏ, trong thời kỳ anh còn gặp phải rất nhiều hạn chế. Tranh sơn mài Đằng Giao dần dà thu hút được một số khách ngoại quốc, đặc biệt là những khách hàng ở Singapore. Nhờ đó tình trạng kinh tế của gia đình anh khá hơn phần nào. Như Đằng Giao đã tâm sự thành thật, là nhờ có "thực" nên anh đã "vực" được cái đạo hội họa sơn mài của mình lên tới mức cao hơn trước rất nhiều.

Vào năm 2003, anh quyết định mang một số tranh sơn mài sang Mỹ triển lãm.  Từ tháng 10 năm 2003, tranh của anh được trưng bầy tại phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt vùng Little Saigon. Trong suốt 10 ngày triển lãm, sơn mài Đằng Giao, với mầu sắc rạng rỡ và linh hoạt, đã thu hút được một số lượng người kỷ lục. Họ tấm tắc, họ xuýt xoa trước những hoạ phẩm thực hiện bằng sơn mài, khác hẳn những bức sơn mài cổ điển họ từng mang ấn tượng trong đầu trước đó.  Ngoài Orange County, cuộc triên lãm họa phẩm sơn mài khác của Đằng Giao ở San Jose vào cuối năm 2003 cũng được những người yêu nghệ thuật đón nhận một cách rất nhiệt tình. 
Trở lại Sài Gòn sau lần triển lãm ở Mỹ vào năm 2003, Đằng Giao lại tiếp tục miệt mài với thế giới mầu sắc của mình thể hiện bằng sơn mài với những kỹ thuật càng ngày càng cao. Sự phối hợp giữa nghệ thuật hội họa và kỹ thuật sơn mài đã khiến cho những tác phẩm của ông trở nên sắc xảo hơn, linh hoạt hơn. "Chất Đằng Giao" đã hiện rõ nét qua hình ảnh của những nàng thiếu nữ mảnh mai như bay lượn, qua những bông hoa mai, hoa đào tươi thắm hoặc qua những bức tĩnh vật rất có hồn. Nhìn vào, biết ngay là của Đằng Giao.

Sau 3 năm say mê với cọ, với sơn, Đằng Giao đã thực hiện thêm được khoảng 100 họa phẩm sơn mài. Trong đó lớn nhất là tác phẩm "Xuân Bất Tận" với kích thước 2m x 3m. Tất cả đã được chuyển sang Mỹ để trưng bày trong những cuộc triển lãm của anh. Buổi triển lãm đầu tiên vừa diễn ra tại thành phố Houston, được chính thức khai mạc vào lúc 11 giờ sáng ngày 06 tháng 01 năm 2007 tại Hội Quán Văn Hóa của đài phát thanh Saigon-Houston, thuộc trung tâm thương mại Saigon-Houston Plaza. Sau Houston, một lần nữa Đằng Giao sẽ trưng bầy những họa phẩm sơn mài của mình tại Orange County, tại Việt Báo Gallery.  Cuộc triển lãm được chính thức khai mạc vào ngày 28 tháng 01 năm 2007 và sẽ kéo dài khoảng 10 ngày. 
Tranh sơn mài Đằng Giao tới  lần này diễn ra vào những ngày nhộn nhịp đón Xuân, hẳn sẽ thu hút được rất nhiều khách thưởng lãm tranh.  Và nơi  phòng khách gia đình hẳn sẽ rạng rỡ tươi mát hơn nêu có sự hiện diện của  một họa phẩm sơn mài Đằng Giao,  đầy mầu sắc truyền thống rực rỡ mà cũng đầy tính sáng tạo"
Trích bài tường thuật của Trường Kỳ


                                      ÁO LỤA HÀ ĐÔNG

                                                         BẾN VẮNG

                                                             CA TRÙ
    
                GÁNH HÀNG HOA                                                   HOA CÚC DẠI

                                                        KÊNH TÀU HŨ

                                                    LỄ CHÙA ĐẦU NĂM

                                                      MONG MANH

                                                       NGÃ BA ÔNG TẠ

                                                       NGUYỆT CẦM

                                                        NHÀ VEN SÔNG

                                                             SEN HẠ
             
                                                       CHIỀU HOANG
                                            Thành thật cảm tạ:- Thi Sĩ Mùi Quý Bồng (Houston, Texas) đã gởi bộ hình thật đẹp và quý báu này
- Thi Sĩ Miên Du Đà Lạt (Westminster, California) đã gởi hình Họa Sĩ Đằng Giao chụp ở Việt Báo Gallery

 

Họa sĩ Ðằng Giao nói về nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam


CỠ CHỮ
Hôm 6 tháng Giêng vừa qua, họa sĩ Đằng Giao đã khai trương cuộc triển lãm tranh sơn mài lần thứ tư của ông trong chuyến đi qua Mỹ lần thứ nhì tại hội Quán Văn Hóa ở Sài Gòn Houston Plaza trên đường Bellaire, thành phố Houston, bang Texas.

 
Trong chuyến đi lần trước, ông đã mở 3 cuộc triển lãm, một tại trung tâm sinh hoạt của tờ báo Người Việt tại quận Cam, miền nam California, một tại thành phố San Jose ở mạn bắc California và một ở vùng phụ cận thủ đô Washington. Lần này cuộc triển lãm tại Houston sẽ kéo dài khoảng hai tuần và qua trung tuần tháng Giêng, ông sẽ mở thêm một cuộc triển lãm nữa tại quận Cam, California.
Tranh của ông được giới người Việt hải ngoại nồng nhiệt đón nhận vì các tác phẩm mang nặng đường nét Á Ðông, và đặc biệt nhiều bức thể hiện bản sắc đặc thù của Việt nam và đưa người xem trở về một thời xưa cũ ở mãi tận quê nhà.


Có một số tranh của ông đã được chụp và in thành những tấm postcard, và một trong những tấm lôi cuốn sự chú ý của chính người phỏng vấn ông hôm nay, bức Vườn Xưa, màu sắc thật đẹp, vẽ người con gái áo dài nhung tím dịu dàng, khăn quàng cổ màu kim nhũ thơ thẩn trong một góc vườn nào đó mà người thưởng lãm cảm nhận ngay đấy là một nơi chốn chỉ có ở quê nhà Việt Nam.
Về lịch sử tranh sơn mài, từ xa xưa, người Việt đã biết dùng loại sơn đặc biệt này để trang hoàng tại các đền chùa, miếu mạo, cung đình, nhưng theo họa sĩ Đằng Giao, loại sơn này đã được chính thức đi vào nghệ thuật nước nhà kể từ khi lớp nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo từ trường Mỹ Thuật Đông Dương đã đưa sơn mài vào những sáng tác nghệ thuật của họ. 
Từ lúc khởi đầu đến khi hoàn tất được một bức tranh sơn mài đòi hỏi rất nhiều công phu, có những bức phải mất cả nửa năm trời mới xong. Khi nói đến nghệ thuật thì chắc chắn là phải có sáng tạo, nhưng ngay cả dến kỹ thuật của tranh sơn mài, người nghệ sĩ cũng phải tự tìm tòi và sáng tạo rất nhiều, giả tỉ như màu trắng trong tranh sơn mài phải tạo từ vỏ trứng gà hay trứng vịt chẳng hạn.
Họa sĩ Đằng Giao cũng cho biết ông là một người tự học vẽ, trước kia ông đã vẽ tranh sơn đầu, tranh lụa, nhưng sau năm 1975 và sau 7, 8 năm tù cải tạo trở về, ông có nhiều thời giờ và đến học hỏi, nghiên cứu thêm về nghệ thuật với các họa sĩ tiền bối. Trong số này có nhà danh họa đã qua đời của Việt Nam là cụ Nguyễn Gia Trí. Hiện nay, các tác phẩm của cụ được xếp vào hàng quốc bảo và không được phép đem ra khỏi Việt Nam.
Họa sĩ Đằng Giao cho biết cụ Nguyễn Gia Trí đã chỉ dẫn rất nhiều cho ông về ngành nghệ thuật này, và kể từ năm 1985 cho tới nay, ông đã đi chuyên sâu về nghệ thuật sáng tác tranh sơn mài.
 http://www.voatiengviet.com/content/a-19-2007-01-15-voa9-81453867/479088.html

THƠ SONG NGỮ * NGUYỄN THỊ BICH NGỌC-THANH THANH

 CON NHỚ NGÀY CHA ÐI TÙ 

Con nhớ ngày cha đi tù               
mắt mẹ ướt thâm quầng đêm khó ngủ
gặm củ sắn mẹ dành cho chưa đủ          
con đói cha ơi!                                  
Trạc phân bò năm ấy đội qua sông
nước ngập ướt tràn xuống môi con mặn
sông vô tình vẫn trôi bình lặng
bão tố cha ơi! Bão tố tơi bời!                
Lũ lụt đi qua, rơm ướt mẹ phơi
cong người xuống, mẹ gồng trên vai hẹp
gánh cả giang sơn, đầu trần, không dép 
mẹ thẫn thờ, lảo đảo gọi tên cha
Năm tháng đi qua, năm tháng đi qua
mẹ vẫn nép cuộc đời trong rơm rạ            
con giấu tuổi thơ vào nỗi buồn lớn quá 
gánh tháng ngày tát cạn biển thời gian

                NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

                                 (Việt Nam)

THE DAYS DAD GOT IMPRISONED

How harrowing were the days Dad got imprisoned:
Mom could hardly sleep, got her eyes wet, rings wizened. 
Gnawing the tiny rootstock Mom spared for me: how sad!
I was so hungry, Dad!
The cow feces I bore on my head across the river,
Wetted, dripped from the basket, salted my lips.
The heartless stream was still flowing to make me shiver.
Oh Dad! such storms had risen to break life into chips.
After the flood, Mom dried the damp hay nearly kaput;
Humping her back, she carried on either slender shoulder
The burden of family responsibility, bareheaded, barefoot;
She staggered, listlessly calling for Dad, the householder...
Months had thus slipped away, and years gone by;
Mom still hid and rested her life in thatch, straw and slime.
I concealed my youth in such sadness as the immense sky,
Shouldering my days struggling to drain the sea of time.
               
                           Original by NGUYEN THI BICH NGOC

                            Verse translation by THANH-THANH

No comments: