Friday, October 21, 2016

TRUNG CỘNG- QUỐC NỘI- HẢI NGOẠI - BIỂN ĐÔNG

Sunday, June 23, 2013

HUY PHƯƠNG * NGƯỜI TRUNG QUỐC

“Người Trung Quốc Xấu Xí”

hup0220613



Người Trung Quốc Xấu Xí” (Xú Lậu Đích Trung Quốc Nhân) là nhan đề một cuốn sách của nhà văn Bá Dương (Bo Yang), người Đài Loan, do ông Nguyễn Hồi Thủ – một người Việt sống ở Bắc Kinh và Ba Lê – dịch và xuất bản ở Mỹ năm 1999.

Trong lời nói đầu, dịch giả đã phân bua rằng “tùy mạch văn, khi thì ông dùng chữ xấu xí, khi thì dùng chữ xấu xa”, nhưng theo tôi, ông đặt đề tựa cho cuốn sách là sai nghĩa nguyên của tác giả. Trong suốt cuốn sách, ông Bá Dương chỉ muốn nói đến cái tính tình và thứ văn hóa “xấu xa”, chứ không có đoạn nào nói đến hình thể và nhan sắc “xấu xí” của người Trung Hoa, vì trong lịch sử nước Tàu có rất nhiều đại mỹ nhân nổi tiếng.

Trong tiếng Việt, tĩnh từ “xấu xa” nói đến tính cách, “xấu xí” để chỉ hình thức, như vậy một người “xấu xa” chưa hẳn đã là một người “xấu xí”. Trong truyện Kiều những tay như Mã Giám Sinh, Sở Khanh phải là những người có bề ngoài đẹp đẽ mới dễ lừa người. Chỉ tiếc là khi xuất bản cuốn sách này ở Mỹ, người họa sĩ trình bày bìa đã đưa hình ảnh hai mẹ con một người Trung Hoa thiểu số với bộ mặt lem luốc (xấu xí hay dơ bẩn) trái hẳn với nội dung cuốn sách là muốn nói đến tính cách xấu xa của người Tàu.


Báo chí vừa nhắc đến một chuyện xấu xa, vô văn hóa của người Trung Quốc. Một người khách du lịch Trung Quốc tên Yuwen đã cho phổ biến một bức ảnh chụp tại đền Luxor ở Ai Cập, một bức phù điêu 3.500 năm tuổi đã bị viết nguệch ngoạc lên dòng chữ: “Ding Jinhao đã ở đây”. Ông Yuwen cho rằng đó là khoảnh khắc buồn nhất trong thời gian ông đang du lịch Ai Cập, và ông cảm thấy hết sức xấu hổ, khi nhận ra một người dân của nước ông, khi đến đây, đã vô ý thức viết bậy lên một di tích lịch sử của Ai Cập.


Bức ảnh nhanh chóng lan truyền trên net, đã gây sự phẫn nộ trên mạng, và cuối cùng người ta tìm ra “Ding Jinhao” chính là một học sinh trung học, 15 tuổi, người Nam Kinh, là thủ phạm đã viết lên dòng chữ này.


Nhiều người chỉ trích hành động của Ding làm cho Trung Quốc xấu hổ. Gia đình của học sinh này đã bày tỏ hối tiếc trên một tờ báo địa phương và “muốn nói lời xin lỗi với người dân Ai Cập cũng như những người Trung Quốc đã quan tâm đến trường hợp này”. Trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Nam Kinh, cha của Ding nói: “Con tôi đã phạm một lỗi lầm và trách nhiệm chính thuộc về chúng tôi là cha mẹ, đã không dạy dỗ và trông nom con cái không giám sát con cái tốt!”



Theo China Daily, một việc tương tự khác đã xảy ra vào tháng 3 năm 2009 khi một người đàn ông đến từ tỉnh Giang Tô khắc tên của mình trong một hòn đá ở Yehliu Geopark của Đài Loan, và cũng vào thời gian này, một người khách khác đã khắc tên mình trong một cái vạc tại Bảo tàng Cung điện của Bắc Kinh. Mặc dù người phạm tội đã rời khỏi nơi này, các bảo tàng đã đăng những bức ảnh về các di tích đã bị bôi bẩn để làm xấu mặt những du khách đã phạm lỗi.


Một hướng dẫn viên du lịch người Nhật Bản đã mô tả chuyện một nhóm khách du lịch Trung Quốc đến thăm một hang động ở Thái Lan đã hút thuốc, ồn ào, la hét và gây phiền nhiễu du khách khác. Họ cũng đã xả rác bừa bãi, bỏ qua quy tắc ăn mặc trong các đền thờ Phật giáo, hát hò và say rượu. Du khách Trung Quốc tham gia các nhóm, toán du lịch thường xuyên bị chỉ trích vì có những hành vi thô lỗ. Ở Nhật, người ta viết bảng nhắc nhở bằng tiếng Tàu, sau khi đi cầu nhớ dội nước. Ở Hong Kong, cha mẹ người Tàu cho con đái ngay trên xe điện ngầm. Khách Trung Quốc đi từng đoàn thường kéo nhau ào ào khi cửa thang máy vừa mở mà không đợi người ở trong ra hết. Trước những hình ảnh “phản cảm” này, cơ quan du lịch Trung Quốc phải phổ biến cẩm nang ghi 8 điều cấm kỵ cho người Tàu khi du lịch ra nước ngoài, để khỏi mất thể diện.


Nhân vụ “Ding Jinhao”, Phó Thủ tướng Trung Quốc Wang Yang lên án những gì ông gọi là “hành vi thiếu văn hóa” của một số khách du lịch đã mang lại những hình ảnh xấu xa cho đất nước ông. Ông kêu gọi mọi người cố gắng tạo “một hình ảnh tốt đẹp của du khách Trung Quốc” và ủng hộ cho Luật Du lịch của quốc gia, để giải quyết các vấn đề như cạnh tranh bất chính, tăng giá hàng và nài ép khách mua.


Ông cũng trích dẫn một số hành vi mà ông muốn người Trung Quốc giảm thiểu như nói chuyện lớn tiếng ở nơi công cộng, vượt đèn đỏ khi qua đường, khạc nhổ…
Đây là bất lợi cho hình ảnh của đất nước Trung Quốc và để lại một ấn tượng xấu xa cho mọi người.

Trong mấy năm gần đây, số khách du lịch từ Trung Quốc ra nước ngoài đã tăng rất nhanh.
Năm 2000 chỉ có 10 triệu người Trung Quốc ra nước ngoài. So với năm 2011 số du khách Trung Quốc du lịch năm ngoái đã tăng 40% với 83 triệu du khách chi ra 102 tỷ, vượt nước Đức để trở thành nước chi tiêu lớn nhất trong ngành du lịch quốc tế.


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2015 sẽ có 100 triệu người khách du lịch mang passport Trung Quốc.
Quả thật, ngày nay dân Trung Quốc giàu có hơn ngày xưa, nhưng như nhận xét của Nhật Báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc: “Ngày nay, người dân ở Trung Quốc không còn thiếu thực phẩm và quần áo, và thậm chí cả trong các cửa hàng sang trọng ở nước ngoài, có những áp phích quảng cáo cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người cũng cảm thấy như thể họ “bàn tay đầy tiền nhưng tâm hồn thì rỗng tuếch”.


Ngay ở Mỹ, tại các địa điểm du lịch, chúng ta thường thấy dân du lịch Trung Quốc đi từng đoàn, tuy ăn mặc khá tươm tất, nhưng cười nói ồn ào, chen lấn, mất trật tự, chẳng kiêng dè, để ý gì đến người chung quanh. Nhiều quốc gia được chia sẻ mối lợi từ dân du lịch Trung Quốc, nhưng liệu có chịu đựng những hành vi “vô văn hóa” của những người này hay không?


Những chuyện xảy ra hôm nay thực ra không có gì là mới mẻ, vì trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” ông Bá Dương đã mô tả gần như hết cả rồi.


Đọc “Người Trung Quốc Xấu Xí”và nói đến những thói hư tật xấu của người Tàu khi ra nước ngoài, chúng ta lại chạnh lòng nghĩ đến người Việt Nam hôm nay, một dân tộc cũng “na ná” như người Tàu, đang để lại nhiều hình ảnh không mấy tốt đẹp dưới mắt người ngoại quốc!


Huy Phương

CẨU NHẬT TÂN * NGƯỜI TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

Bao nhiêu người Trung Quốc loại này đang ở Việt Nam?


Cầu Nhật Tân - Sân bến xe khách Giáp Bát một buổi trưa hè nóng như rang, đi sau một trung niên tay xách nách mang cùng 2 con nhỏ đang lơ ngơ giữa đám đông, tôi bèn ngỏ lời vác giúp đồ để anh có thể dắt 2 đứa trẻ. Thật may là chúng tôi lại cùng chuyến xe trật như nêm về Hà Tĩnh. Khó có thể đoán anh bạn đồng hành người tỉnh nào vì giọng nói pha chút Hà Tĩnh nhưng tiếng Việt lại na ná như người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, qua cách mặc cả rất thành thạo của anh với nhà xe thì tôi lại tự quả quyết anh này là người Kinh chắc đi làm ăn xa mạn Lai Châu, Hà Giang gì đó. Quê tôi Hà Tĩnh vẫn vậy mà, ruộng đất ít, cả làng tứ tán khắp nơi. Có khi anh em ruột cùnggia đình mà gần 10 năm mới gặp nhau vì kẻ thì đi làm cửu vạn chui tận Thái Lan còn người thì đi thợ đào vàng tận miền núi phía Bắc… Anh chàng ngồi cạnh có vẻ kiệm lời nên tôi chủ động hỏi chuyện.
Hóa ra anh họ Từ, quê ở rất xa tận một làng tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Quê anh kinh tế cũng rất khó khăn. Dân làng phần lớn phiêu bạt đi kiếm ăn tận Phúc Kiến, Quảng Đông, đảo Hải Nam… Phận làm thợ nên chỉ đủ ăn mà không có tích lũy. Tuy là con một nhưng đã gần 40 mà anh không lấy nổi vợ vì gia cảnh khó khăn và ở Trung Quốc thì ít con gái. Cách đây 8 năm, đang bơ vơ thất nghiệp vì nhà máy anh làm tại Quảng Đông sa thải công nhân, lại không có tiền về quê với bố mẹ già, anh được một tay bạn cùng quê dắt theo sang Việt Nam làm việc chui. Cùng đi còn có gần 50 người khác, toàn bộ đều chưa lập gia đình. Điểm đầu tiên anh đến là làm thợ phụ xây dựng cho nhà thầu Trung Quốc tại một nhà máy điện ở Quảng Ninh. Công việc vất vả, thu nhập thì bèo bọt như bên Trung Quốc nhưng đổi lại – như anh nói – có cơ hội lấy được vợ Việt Nam. Nói đến đây anh khì khì cười rất khoái.
Sau đó, anh phiêu bạt đến làm thợ tại khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), tính chuyện ở đây ít bữa rồi theo lũ bạn cùng quê vào Đắc Nông vì nghe nói trong đó trả công hậu hơn. Ban đầu anh làm xây dựng, sau đó chuyển sang làm thợ cho một doanh nghiệp Trung Quốc tại Vũng Áng. Duyên phận thế nào mà anh se duyên được với một cô gái Hà Tĩnh nhà ở ngay Kỳ Anh, thế là ở lỳ đến nay. Mới gần 6 năm mà vợ chồng anh sinh liền 2 đứa con trai. Nhà vợ lại cho đất làm nhà. Hộ khẩu cho cả nhà đã xong. Đứa lớn sắp đi học. Chỉ mất ít “thủ tục” cho cán bộ địa phương – như anh nói – là đâu vào đó. Bố mẹ đẻ của anh bên Hồ Nam vui lắm.

Anh bảo về bên Trung Quốc, không những khó lấy vợ mà lại còn không được sinh thêm con thứ 2. Nhỡ mà có thai con thứ 2, chính quyền địa phương cưỡng chế đi phá thai ngay. Nói đến đây anh khoe thêm là vợ anh đang mang bầu đứa thứ 3 nên chuyến đi về quê Hồ Nam lần này chỉ có anh và 2 con. Tới đây, anh có kế hoạch đưa bố mẹ già sang Việt Nam để tiện phụng dưỡng. Hóa ra anh vừa dắt con về thăm quê và sang lại Việt Nam. Anh cũng “bật mí” là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đang tốt đẹp nên ngày càng có nhiều trai làng Trung Quốc như anh chọn sang Việt Nam theo cách này. Ngay làng của anh ở Hồ Nam bây giờ có hơn 20 người đang ở Đắc Nông và đều đã may mắn kiếm được vợ. Anh nói đi lại giữa hai nước qua biên giới bây giờ tiện lắm. Chỉ mất phí hơn trăm tệ (Nhân dân Tệ) là có đường dây đưa qua biến giới rất an toàn đến tận Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà chẳng cần giấy tờ nhiêu khê gì cả.
Nghe chuyện của anh Từ, tôi chợt chạnh lòng bởi 2 đứa em tôi dời bỏ quê Hà Tĩnh phiêu bạt sang Thái Lan cõng hàng thuê ở chợ đã hơn 4 năm nay chưa về. Chúng kém may hơn anh Từ nhiều lần vì ở ngay chính Tổ quốc của mình chúng đã bị cắt hộ khẩu khi Công an xã rà soát, phát hiện chúng vắng mặt tại địa phương trên 6 tháng. Không có hộ khẩu sẽ không có chứng minh thư, không có hộ chiếu, không được xã xét cấp đất giãn dân (thực ra là phải mua), không cho đăng ký kết hôn… còn sinh con đẻ cái nữa chứ… Lũ trẻ sinh ra sẽ trở thành vô thừa nhận ngay trên chính quê hương mình…

Thursday, June 20, 2013

KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG


Sức sống Little Saigon qua một phần tư thế kỷ




Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2013-06-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bên trái là sáu trong các vị "sáng lập viên" của Little Saigon, và cựu dân biểu Trần Thái Văn đang chia sẻ kỷ niệm của nơi này 25 năm trước.
Bên trái là sáu trong các vị "sáng lập viên" của Little Saigon, và cựu dân biểu Trần Thái Văn đang chia sẻ kỷ niệm của nơi này 25 năm trước.
Hình: Thiên An/Người Việt
Nghe bài này
Cộng đồng người Việt tại miền Nam California vừa tưng bừng tổ chức lễ hội chào mừng 25 năm thành lập Little Saigon tại trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ thuộc thành phố Westminster, nơi được ấn định là khu vực Little Saigon đầu tiên tại Hoa Kỳ, vào chiều Thứ Bảy, 15 Tháng Sáu, 2013.


Little Saigon, một niềm hãnh diện
25 năm trước, vào ngày 18 Tháng Sáu, năm 1988, Thống Đốc George Deukmejian cắt băng khánh thành 13 bảng hướng  dẫn từ xa lộ 405 và 22 vào Đặc khu kinh tế Little Saigon ở vùng Orange County. Sự kiện này được xem là mở màn cho hàng loạt khu thương mại Little Saigon khác với tầm cỡ nhỏ hơn được thành lập tại San Diego, San Jose, Oakland, Sacramento thuộc California và 17 tiểu bang khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ cũng có nhiều khu thương mại mang tên Little Saigon, như một niềm hãnh diện, tự hào cho sự hiện diện của cộng đồng Việt Nam nơi đây.
Sau năm 1975, theo làn sóng di dân, người Việt bắt đầu có mặt tại thành phố Wesmtinster, nơi chỉ là những ruộng dâu, cơ xưởng kỹ nghệ cũ và các bãi đất  trống. Nhưng ngày nay, Little Saigon đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, quan trọng tại Quận Cam. Thống kê cho biết có gần 4,000 cơ sở thương mại của người Việt tại Nam California, mà tập trung đông đảo nhất trên những đại lộ chính, từ hai thành phố Westminster và Garden Grove đã lan rộng đến các thành phố Fountain Valley, Santa Ana, Stanton và Anaheim.
Nhưng ngày nay, Little Saigon đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, quan trọng tại Quận Cam. Thống kê cho biết có gần 4,000 cơ sở thương mại của người Việt tại Nam California
Thống kê dân số năm 2010 cho biết có hơn 1.5 triệu người Mỹ gốc Việt đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Riêng tiểu bang California có khoảng hơn 590 ngàn người Việt. Riêng tại Quận Cam có khoảng 189,500 người, con số này đã gia tăng hơn 200,000 người theo thời gian, trở thành nơi có mật độ người Việt đông nhất  ngoài Việt Nam.
Bốn thành phố Garden Grove, Westminster, Fountain Valley và một phần phía nam của Santa Ana có số người Việt đông nhất, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, giáo dục và ảnh hướng khá quan trọng đến chính trị tại địa phương.
Cựu dân biểu tiểu bang California, Luật Sư Trần Thái Văn, một trong những người có mặt trong ban vận động thành lập khu vực Little Saigon từ 25 năm trước, cho biết:
“Phải nói rằng 25 năm đi quá nhanh. Chúng tôi còn nhớ như là tuần trước vậy đó. Là vào Tháng Sáu năm 1988, khi ông Thống Đốc George Deukmejian xuống thành phố Westminster để khánh thành và ấn định khu vực này là khu vực Little Saigon đầu tiên tại Hoa Kỳ thì lúc đó chúng tôi còn là một sinh viên năm chót tại đại học UC Irvine. Song song với công việc học hành thì chúng tôi cũng là một phụ tá lập pháp cho ông thượng nghị sĩ Ed Roy giữ liên lạc cũng như vận động cùng với cộng đồng để mà được những bản chỉ định ‘Little Saigon Next Exit’ đầu tiên tại miền Nam California. 


LS Nguyễn Quốc Lân thông dịch phần phát biểu của dân biểu liên bang Loretta Sanchez. Phía sau là đông đảo đại diện cộng đồng các cấp

LS Nguyễn Quốc Lân thông dịch phần phát biểu của dân biểu liên bang Loretta Sanchez. Phía sau là đông đảo đại diện cộng đồng các cấp. Photo: Thien An/Nguoiviet

25 năm đã qua, nhìn lại chúng tôi nhận thấy sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng chỉ trong vòng một thế hệ mà thôi. Phải nói rằng vượt bực từ mọi phương diện, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, cũng như văn nghệ...
Luật Sư Trần Thái Văn
Đó là một ngày lịch sử và một ngày vui. 25 năm đã qua, nhìn lại chúng tôi nhận thấy sự trưởng thành và lớn mạnh của cộng đồng chỉ trong vòng một thế hệ mà thôi. Phải nói rằng vượt bực từ mọi phương diện, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, cũng như văn nghệ nên chúng tôi rất là vui khi cùng với các đồng hương, đồng bào ngày hôm nay có mặt chung vui mừng 25 năm thành lập Little Saigon tại miền Nam California.”
Là một cư dân ở thành phố Ontario, thuộc San Bernardino County, cách Little Saigon khoảng 30 phút lái xe, nhưng ông Võ Trường Xuân lại là người có nhiều ký ức về vùng đất “Sài Gòn Nhỏ” này:
“Tôi còn nhớ tôi qua Mỹ Tháng Bảy năm 1975. Hai năm sau, khoảng năm 77-78 người Việt bắt đầu dọn về Santa Ana, Westminster. Ở Westminster chẳng có một cái gì hết. Từ năm 78 đến 80, 85 thì băng đảng, giết người nhưng cảnh sát có bao giờ để ý đến điều đó đâu, thành ra nói đến Santa Ana, nói đến Westminster là một sự sợ hãi. Điều may mắn sau này là mình nhờ có những vị dân cử Việt Nam thì đời sống khá đỡ hơn. Bây giờ thì nó đỡ lắm rồi.”
Nhìn lại chặng đường một phần tư thế kỷ từ khi tên gọi Little Saigon chính thức được công nhận, ông Xuân cảm nhận “đó là một sự thay đổi lớn.”
Đó là một sự thay đổi quá lớn. Ngay cả người Mỹ nhìn lại hình ảnh từ những năm 1975, khi chú bước đến thành phố này đến hôm nay, thì những business hoàn toàn thay đổi, nó lại trở thành một điểm du lịch và nó nằm trong tinh thần của một hiệp chủng quốc, và mỗi sắc dân vẫn còn những cá biệt của họ. Nó là cái đẹp của nước Mỹ
ông Võ Trường Xuân
“Đó là một sự thay đổi quá lớn. Ngay cả người Mỹ nhìn lại hình ảnh từ những năm 1975, khi chú bước đến thành phố này đến hôm nay, thì những business hoàn toàn thay đổi, nó lại trở thành một điểm du lịch và nó nằm trong tinh thần của một hiệp chủng quốc, và mỗi sắc dân vẫn còn những cá biệt của họ. Nó là cái đẹp của nước Mỹ.”
Cũng là một trong những thành viên có mặt trong cuộc kiên trì vận động cho danh xưng Little Saigon khi đó là giáo sư Nguyễn Tư Mô, một bác sĩ nhãn khoa trước năm 1975, nay đã 92 tuổi.
Tôi rất vui mừng sau 25 năm thành lập Little Saigon. Quý vị nào ở đây trên 25 năm thì đã thấy khu vực Little Saigon phát triển một cách rõ rệt từ các ruộng ngô ruộng dâu thành ra các cơ sở sầm uất, như khu của Bác Sĩ Phạm Đặng Long Cơ lớn như thế ngày xưa là một khu bán cây cảnh, hay khu Đồng Khánh ngày xưa là một khu đầm lầy. Tôi rất vui mừng là sau 25 năm, năm nay tôi 92 tuổi, tôi hãy còn được trông thấy sự phát triển này.”
Có mặt tham dự lễ hội mừng Little Saigon 25 năm có vợ chồng ông Anh Phan, người quyết định trở lại sinh sống  nơi đây sau nhiều năm sống tại tiểu bang Florida, nêu cảm nghĩ:
“Trước đây tôi đã ở đây rồi nhưng một thời gian ngắn thôi, rồi sang Florida, rồi lại trở về đây vì thấy hợp với tuổi của mình. Hơn nữa giờ tôi đã nghĩ làm rồi, nên thấy thoải mái, thấy cộng đồng người Việt ở đây cũng vui vẻ.”
Cũng chọn Little Saigon làm nơi dừng chân sau hơn 30 năm sinh sống tại tiểu bang Massachusetts, ông Giàu Mai cảm nhận được sự khác biệt một cách rõ ràng cuộc sống tại đây:
“Ở đây cộng đồng có nhiều dịch vụ, đầy đủ hết trơn. Ở kia không bằng đây. Tất cả vấn đề như là kinh tế, mua bán rau cải giá cả bên kia gấp đôi ở đây, ở đây rẻ, đầy đủ dịch vụ, đầy đủ phương tiện chú thích lắm. Về đây từ thời tiết cho tới tình người, đầy đủ hết, không thiếu thốn gì hết.”
Bà Dung Đào, người quyết định chọn Little Saigon làm chặng dừng chân cuối đời, sau nhiều năm sống ở Chicago, nhận xét:
Ở đây cuộc sống thấy vui vẻ hơn, với lại ăn uống gì cũng có, cũng đầy đủ. Bên đó thì lạnh quá, đi đâu cũng xa. Mỗi lần muốn đi đâu như chợ búa cũng xa, ở đây thì cái gì cũng có cũng vui. Chắc tôi ở đây cho hết cuộc đời còn lại.”
Little Saigon tại miền Nam California, biểu tượng cho sức sống và sự trưởng thành của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, đón mừng tuổi 25 của mình trong tình cảm thân thương và quý mến như thế đó.

TIN TỨC GẦN XA

 

Mỹ định vị toàn diện tại Châu Á Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trong phiên họp toàn thể đầu tiên ở Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á: "Đối thoại Shangri-La" tại Singapore hôm 01/06/2013.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trong phiên họp toàn thể đầu tiên ở Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á: "Đối thoại Shangri-La" tại Singapore hôm 01/06/2013.
REUTERS / Edgar Su
Tú Anh
Chiến lược « chuyển trục » của Hoa Kỳ tại châu Á - Thái Bình Dương không chỉ giới hạn trong lãnh vực an ninh quân sự. Washington đang nỗ lực phát huy những lợi ích khác của siêu cường số một từ ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục để « tái quân bình » ảnh hưởng trong khu vực năng động nhất thế giới nhưng đang bị đe dọa vì tham vọng bá quyền của Bắc Kinh.
Theo nhận định của ông Curtis Chin, nguyên là đại sứ của Hoa Kỳ bên cạnh Ngân hàng Phát triển châu Á từ 2007-2010 thì chiến lược « chuyển trục » của Mỹ đang được Washington từng bước thực hiện sâu rộng hơn chứ không chỉ tập trung trong vấn đề quân sự.
Đầu tháng sáu vừa qua, sự hiện diện của bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel tại cuộc thảo luận về an ninh khu vực Shangri-La, được tổ chức hàng năm ở Singapore có lẽ đã trấn an được nhiều nhân vật lãnh đạo Á châu trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày càng hung hăng.
Mặc dù tại quốc hội Mỹ đang diễn ra trận chiến « ngân sách quốc phòng » nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đưa thêm hải-lục-không quân sang châu Á.
Chương trình tập trận chung giữa Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực vẫn được tôn trọng. Nhật Bản, Úc, các nước Đông Nam Á tiếp tục đón tiếp các đơn vị tăng cường của Mỹ một cách an nhiên. Washington đã thận trọng gửi thông điệp đến Bắc Kinh là Hoa Kỳ xem trọng « đối thoại » để tránh xảy ra hiểu lầm, tránh diễn giải sai trái.
Bên cạnh những động thái quân sự, Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến lược « chuyển trục » từ kinh tế, thương mại cho đến văn hóa và giáo dục.
Sau bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, đến lượt ngoại trưởng John Kerry sẽ sang Brunei tham dự hội nghị An ninh khu vực ARF vào cuối tháng 6 này.
Tháng 7, tiến trình đàm phán xây dựng đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, không có Trung Quốc, sẽ khai mở.
Để đối phó với trận thế phức tạp, Trung Quốc không khoanh tay thụ động. Nhật Bản, với sức mạnh kỷ nghệ đã khôn khéo tạo một chỗ đứng chiến lược, hưởng lợi trong mọi hoàn cảnh. Nhược tiểu như Miến Điện cũng đã lanh trí tiến hành một phương án thông minh thoát gọng kềm Trung Quốc.
Để tìm hiểu thêm về cấu trúc kinh tế thương mại trong chiến lược « chuyển trục » của Hoa Kỳ, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney :
Nhà phân tích Lưu Tường Quang, từ Sydney
20/06/2013
« … Nếu chúng ta bắt đầu bằng chuyến viếng thăm Singapore của bộ trưởng quốc phòng mới Chuck Hagel, tham dự hội nghị Shangri-La hồi đầu tháng 6 thì rõ ràng chiến lược an ninh quốc phòng của Mỹ được gọi là tái phối trí hay tái cân bằng tại châu Á đã được cụ thể hóa hơn… Ngoài việc chuyển 60% lực lượng hải quân trở lại châu Á Thái Bình Dương, tân bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng xác nhận về không lực thì Hoa Kỳ cũng tiếp tục duy trì 60% lực lượng tại châu Á Thái Bình Dương… nhưng đây chỉ là một mặt của một vấn đề toàn diện hơn…Nếu Việt Nam sáng suốt….như Miến Điện ….. »
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130620-my-dinh-vi-toan-dien-tai-chau-a-thai-binh-duong

 

Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông

Cập nhật: 09:51 GMT - thứ năm, 20 tháng 6, 2013


Hoa Kỳ và Philippines sẽ tổ chức tập trận chung ở Biển Đông vào tuần tới, tại khu vực giữa đảo chính Luzon và một rặng san hô mà cả Băc Kinh lẫn Philippines tuyên bố chủ quyền, hải quân Philippines nói hôm thứ Năm.
Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ 27/6 đến 2/7 và hai đồng minh sẽ triển khai hoạt động ở cách bãi cạn Scarborough chừng 108km, phát ngôn viên của hải quân Philippines, thiếu tá Gregory Fabic nói với hãng tin AFP.
Các tàu của chính phủ Trung Quốc được cho là vẫn đang tuần tra ở vùng nước quanh bãi cạn này sau một thời gian đối đầu kéo dài với phía Philippines hồi năm ngoái, với kết quả là Manila rút lui.
"Việc này đã được lên kế hoạch từ hồi 2010. Tất cả những gì diễn ra sau đó đều đơn thuần là sự trùng hợp ngẫu nhiên," ông Fabic nói khi được hỏi phải chăng việc tập trận là cách để Philippines tái khẳng định chủ quyền đối với vùng bãi cạn.

Việc tập trận sẽ được tổ chức trong vùng biển rộng 12.347 km vuông, ông nói thêm.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích ở Biển Đông, kể cả những nơi nằm rất xa phần đất liền của Trung Quốc và ngay sát vùng duyên hải của các quốc gia Đông Nam Á.
Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền từng phần ở Biển Đông, và nơi này từ hàng chục năm nay đã được coi như ngòi nổ tiềm tàng cho cuộc xung đột quân sự lớn trong khu vực.
Từ tháng trước, hải quân Philippines cũng đã theo dõi các tàu Trung Quốc ở Biển Đông neo ở vùng biển do Philippines kiểm soát mà nước này gọi là bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa
Ông Fabic nói một lượng không xác định các tàu hải quân, lính thủy quân lục chiến và phi cơ Hoa Kỳ sẽ tham gia tập trận cùng các tàu tuần duyên và phi cơ Philippines, bên cạnh thủy quân lục chiến, hải quân và các đội tuần duyên đặc nhiệm của Philippines.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/06/130620_us_philippines_naval_exercises_.shtml

Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á

Mỏ than lộ thiên của Kazakhstan.
Mỏ than lộ thiên của Kazakhstan.
Getty Images/Christopher Herwig

Thu Hằng
Đặc phái viên nhật báo kinh tế Les Echos từ Astana phân tích chiến lược hợp tác của Trung Quốc tại nước láng giềng Kazakhstan trong bài phóng sự đề tựa « Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á ». Kazakhstan nằm giữa hai ông khổng lồ : một bên là Nga - nước lớn nhất, bên kia là Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất.

Nắm quyền sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, tổng thống hiện nay của Kazakhstan đã từ bỏ thủ đô cũ Almaty, cho xây dựng một thủ đô mới, Astana, gần với người anh em đồng bào Kazakh hơn. Việc di chuyển thủ đô cách xa Trung Quốc hơn cũng nhằm tránh khỏi những tham vọng của Bắc Kinh.
Để thỏa mãn nhu cầu dầu lửa và khí đốt, Trung Quốc ngược theo con đường tơ lụa và đặc biệt quan tâm tới Kazakhstan, đất nước có diện tích lớn thứ 9 trên thế giới, với 17 triệu dân, mà trong lòng đất chứa đầy nguồn tài nguyên tự nhiên. Nước Nga đã không thể bỏ qua trước mối lợi này, nhưng hiện giờ phải chia món mồi béo bở đó với Trung Quốc.

Kazakhstan chứa khoảng 3% tổng trữ lượng dầu mỏ và khoảng 1,7% trữ lượng khí đốt trên thế giới. Tổng thư ký Tổ chức quốc tế Energy Charter đánh giá « Từ giờ tới năm 2015, Kazakhstan sẽ lọt vào top 10 các nhà sản xuất dầu lửa thế giới và về mặt địa lý, nước này nằm giữa hai người tiêu thụ năng lượng nhiều nhất : châu Âu và Trung Quốc ». Kazakhstan cũng là nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới. Đất nước này trở thành đầu tầu kinh tế tại khu vực Trung Á, chiếm 75% tổng GDP trong vùng.
Cách đây 2 năm, ông Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc thời đó, ca ngợi « bùng nổ quan hệ song phương » giữa hai nước. Trao đổi mậu dịch sẽ tăng gấp đôi từ giờ tới năm 2015. Bắc Kinh đã đầu tư nhiều tỉ đô la vào Kazakhstan. Vào năm 2013 hoặc 2014, một công ty liên doanh của hai nước sẽ xây dựng hệ thống ống dẫn khí để hàng năm cung cấp cho Trung Quốc khoảng 40 tỉ mét khối khí đốt. Chủ tịch tập đoàn KazMunaisGas bình luận rằng dự án này sẽ cho phép « đa dạng hóa về lựa chọn xuất khẩu của chúng tôi. Trước đây, chúng tôi xuất khẩu chỉ thông qua Gazprom (tập đoàn Nga) »
Đối với nước Nga, sự thâm nhập của Trung Quốc vào sân sau của họ là một mối thách thức rõ ràng. Ngay giữa những năm 2000, một đường ống dẫn dầu đã nối những mỏ dầu Kazakhstan với vùng Tân Cương. Và người Trung Quốc đang tìm cách mua lại cổ phần của nhà sản xuất dầu lửa Mỹ ConocoPhillips trong tập đoàn khai thác mỏ Kashagan. Nằm tại biển Caspi, Kashagan có trữ lượng ước chừng 30 tỉ thùng dầu, trong đó từ 8 đến 12 tỉ thùng có thể khai thác được.
Trung Quốc thay đổi chiến lược đầu tư
Trung Quốc còn quan tâm tới nhiều nguồn tài nguyên khác, đầu tiên là mỏ quặng. Năm ngoái, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã dành một 1,5 tỉ đô la cho Kazakhmys, nhà khai thác mỏ khổng lồ của Kazakhstan, để phát triển quặng đồng Aktogay. Chủ tịch SB Capital cho biết : « Từ một năm nay, người Trung Quốc không chỉ quan tâm tới dầu mỏ và khí đốt, mà còn đa dạng hóa các mối quan tâm của họ, bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hay ngành nông nghiệp ».
Trung Quốc và Kazakhstan ký kết một thỏa thuận để xây dựng 1200 km đường sắt nối hai thủ đô, cũ và mới, của Kazakhstan. Và không xa thủ đô cũ Almaty (gần Trung Quốc), sẽ mọc lên một công trình gồm khách sạn và sòng bạc, đúng theo kiểu Ma Cao, để phục vụ cho khách hàng từ tây bắc Trung Quốc tới.
Kazakhstan muốn trở thành trung tâm của Trung Á. Trung tuần tháng 6, đất nước vui mừng làm hồi sinh con đường tơ lụa nhờ tuyến đường sắt nối Trung Quốc và châu Âu. Từ giờ trở đi, một xe container chỉ mất 15 ngày để vượt 15 nghìn km từ Trùng Khánh sang Duisburg (thuộc vùng Ruhr của Đức), trong khi đó, bằng đường thủy phải mất 45 ngày.
Trung Quốc quan tâm với Trung Á cũng vì lý do an ninh
Khu vực này nằm ngay cửa ngõ của vùng Tân Cương. Người Ngô Duy Nhĩ thiểu số sống ở khu vực tây bắc Trung Quốc không phải là người dễ bảo. Trong khi đó, bên kia biên giới là người Thổ và người Hồi giáo. Bắc Kinh sợ người dân thiểu số dễ bị kích động. Họ cũng sợ những bất ổn hay khủng bố các công trình đầu tư của mình tại đây.
Hai lý do giải thích cho sự lo ngại này là Khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) rút khỏi Afghanistan, như vậy các tổ chức Hồi giáo cực đoan sẽ phát triển hơn, và người kế nhiệm tổng thống Nazarbayev sẽ là ai. Chính vì thế, Bắc Kinh sử dụng lá bài Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, chủ yếu nhằm vào việc đảm bảo an ninh, được thành lập năm 2001, bao gồm Trung Quốc, Nga và 4 nước Trung Á (Kazakhstan, Kirghizistan, Tadjikistan và Ouzbékistan).
Sự can thiệp của Trung Quốc vào Trung Á vấp phải hai trở ngại: Mát-xcơ-va và lo ngại của dân chúng địa phương. Mặc dù thường phối hợp ăn ý với nhau trên trường quốc tế, nhưng trong khu vực, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với Nga. Bắc Kinh kêu gọi thỏa hiệp mậu dịch nhưng Nga làm ngơ và đặt rào cản thuế quan Nga-Kazakhstan-Belarus. Kazakhstan cố gắng cân bằng cán cân Nga-Trung Quốc, nhưng về mặt chính trị thì sẽ ưu ái mối quan hệ với người Nga.
Còn người dân Kazakhstan lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc, thậm chí là bài trừ. Cán bộ một doanh nghiệp nước ngoài tại đây cho biết: « Đúng là hành động bài Trung Quốc đang tăng nhanh, nhưng sao phải ngạc nhiên? Họ hung tợn và ngạo nghễ và coi chúng tôi như một nước hạng hai nơi mà mọi thứ đều có thể mua được ». Về việc bán đất nông nghiệp cho người Trung Quốc, dân Kazakhstan phản đối vì với họ các dự án này chỉ có lợi cho công nhân Trung Quốc « nhập khẩu ». Thế nhưng, bóng của người khổng lồ Trung Quốc sẽ còn in lâu dài trên thảo nguyên mênh mông Kazakhstan.
Điện Elysée sắp đón các siêu sao doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc
Các doanh nghiệp Trung Quốc thể hiện quyết tâm chinh phục thị trường châu Âu. Ngày hôm qua, Hoa Vi làm một « show » lớn quảng bá điện thoại thông minh của mình tại Luân Đôn. Từ ngày 25 tới ngày 30 tháng 6 tới, các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc sẽ có chuyến công du tại Pháp theo lời mời của tổng thống Pháp François Hollande. Báo Le Monde thông tin về sự kiện này.
Phái đoàn thăm nước Pháp sẽ có 42 chủ doanh nghiệp Trung Quốc do ông Liễu Truyền Chí, nhà sáng lập thương hiệu Lenovo, tổ chức. Chuyến thăm được hai nước Pháp, Bỉ và Câu lạc bộ doanh nhân Trung Quốc (China Entrepreneur Club) khởi xướng. Trong danh sách, ngoài trưởng đoàn Liễu Truyền Chí, còn có những tên tuổi sắp đi vào truyền thuyết Trung Quốc như Jack Ma - người sáng lập website Alibaba, hay đồng chủ tịch người Trung Quốc của công ty Fosun (cổ đông của Club Méditerrannée).
Qua chuyến viếng thăm này, các ông chủ Trung Quốc muốn tập trung vào « nền kinh tế mới » và dành thời gian để gặp gỡ giới lãnh đạo doanh nghiệp hay chuyên gia Pháp. Trong buổi họp báo tại Sứ quán Pháp tại Trung Quốc, trưởng đoàn Liễu Truyền Chí cho biết, ngoài các lĩnh vực truyền thống Pháp-Hoa như nguyên tử và hàng không, chuyến công du này nhằm « tìm kiếm các đối tác và các hướng bổ sung », như thực phẩm, tài chính hay hàng xa xỉ, cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Một số ông chủ lớn Trung Quốc sẽ suy nghĩ để đầu tư vào thị trường Pháp, một số khác sẽ nghiên cứu nền kinh tế nước chủ nhà để tìm kiếm đối tác hay giải pháp cho hoạt động của công ty họ tại Trung Quốc.
Ngoài tổng thống Pháp, đoàn doanh nghiệp Trung Quốc sẽ gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng như Ngoại trưởng Laurent Fabius, hay chủ tịch các tập đoàn lớn, cũng như thăm tập đoàn Dassault Système. Từ khi số lượng tỉ phú Trung Quốc không ngừng tăng, tập đoàn này mong muốn sẽ cung cấp cho giới nhà giàu của nước này máy bay hạng sang Falcon.
Cũng liên quan tới sự tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp Trung Quốc, báo Les Echos cho biết tập đoàn Vạn Đạt mới mua lại Sunseeker, tập đoàn sản xuất du thuyền hạng sang của Anh, mà du thuyền của hãng này đã nổi tiếng trong loạt phim của điệp viên 007. Còn báo Le Figaro cho biết « Hoa Vi tuyên bố quan tâm đến hãng Nokia ».
Nhật Bản ca ngợi ngành nguyên tử của mình dựa vào bài học Fukusima
Báo Le Monde cũng đề cập tới tình hình Nhật Bản sau khi phát hiện lượng phóng xạ cao trong nước ngầm tại Fukusima trong bài « Nhật Bản dựa vào « bài học » rút ra từ Fukusima để ca ngợi ngành nguyên tử của mình »
Nhân chuyến thăm chính thức tại Vác-xa-va, thủ tướng Nhật Bản quyết định tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nguyên tử dân sự với các đồng nhiệm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary.
Sau Trung Đông, Việt Nam và Ấn Độ, Đông Âu trở thành một trong những thị trường được ngành công nghệ nguyên tử Nhật Bản nhắm tới. Trước khi thảm họa Fukusima xảy ra, Nhật Bản chỉ xuất khẩu công nghệ nguyên tử hạt nhân và các trang thiết bị. Nhưng hiện nay, chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe sẽ thực hiện các dự án « chìa khóa trao tay »: xây dựng các lò phản ứng, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng, trong đó có quản lý các thiệt hại và bồi thường nếu tai nạn xảy ra.
Để quảng bá cho các dự án trên, thủ tướng Shinzo Abe đưa ra lý do chính phủ Nhật Bản rút kinh nghiệm từ bài học Fukusima, song điều này trái với mong ước của người dân Nhật là ngừng các lò phản ứng hạt nhân. Chính phủ của ông một mặt loại bỏ dự án của người tiền nhiệm là loại bỏ hạt nhân tại Nhật Bản trước cuối năm 2030, mặt khác cho hoạt động trở lại các lò phản ứng hạt nhân bị ngừng. Trong chuyến thăm của tổng thống Pháp tại Nhật Bản vừa qua, nhà lãnh đạo hai nước đã công bố tăng cường hợp tác hạt nhân, cũng như tại thị trường các nước thứ ba.
Pháp: Vấn đề hưu trí và việc làm tại Hội nghị xã hội
Quay lại tình hình tại Pháp, « Hội nghị xã hội » lần thứ hai do tổng thống Pháp làm chủ tọa diễn ra ngày hôm nay là chủ đề được các nhật báo quan tâm.
Hội nghị xã hội được tổ chức nhằm tìm cách thỏa hiệp với các đối tác xã hội những cải cách trong tương lai, đặc biệt là vấn đề hưu trí. Báo Libération cho biết sáu chủ đề được thảo luận bàn tròn là việc làm, sức khỏe lao động, các ngành cho tương lai, vấn đề hưu trí, dịch vụ công và châu Âu xã hội.
Vấn đề đau đầu cho chính phủ Pháp là tình hình hưu trí. Báo La Croix đặt câu hỏi : « Hưu trí, liệu có thể cải cách một lần cho mãi mãi ? » và đánh giá hồ sơ này mang nhiều rủi ro cho tổng thống François Hollande. Còn báo L’Humanité nhận định là « một cuộc hội nghị dưới sức ép lớn » vì « các chủ đề tranh luận là các vấn đề kinh tế và xã hội khẩn cấp ».
Về phần mình, tờ báo thiên hữu Le Figaro, đằng sau thông tin về hội nghị xã hội về việc làm và hưu trí, đặt một câu hỏi thách thức: « Hollande: hội nghị thượng đỉnh xã hội để làm gì? ». Tờ báo cũng tranh thủ vấn đề này để nêu lên tình trạng tân cử nhân Pháp, đặc biệt là tốt nghiệp các trường « lớn », thường rời Pháp để kiếm việc làm ở nước ngoài.
Nhật báo kinh tế Les Echos thì ái ngại cho bối cảnh diễn ra hội nghị, trong bài « Hội nghị xã hội chìm trong khoảng hoảng ». Phóng viên của báo cũng cho biết thêm chính phủ muốn tránh tập trung vào cải cách hưu trí, nhưng khó khăn để thuyết phục trên vấn đề việc làm. Được biết, tỉ lệ thất nghiệp tại Pháp hiện nay là 10,8%, và tỉ lệ này còn cao hơn đối với thanh niên độ tuổi từ 15-24 lên tới 26,4%.
tags: Châu Á - Kazakhstan - Kinh tế - Nga - Quốc tế - Trung Quốc - Điểm báo

‘Nhiều công nhân xuất khẩu Việt Nam chịu cảnh lao động khổ sai’

Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng nhiều công nhân Việt Nam 'bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần'.Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng nhiều công nhân Việt Nam 'bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần'.

Một phúc trình mới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố cho biết Việt Nam là điểm xuất phát của nhiều công nhân xuất khẩu lao động sang nhiều quốc gia trên khắp thế giới như Đài Loan, Malaysia hay Hàn Quốc, và nhiều người trong số đó phải làm việc như lao động khổ sai.

Theo báo cáo có tên gọi ‘Phúc trình thường niên về nạn buôn người’, nhiều công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam mà đa phần có liên hệ tới các tập đoàn nhà nước cùng với các công ty trái phép đã lấy tiền môi giới đi làm việc ở nước ngoài với giá cao.

Điều này khiến các công nhân xuất khẩu lao động của Việt Nam vướng vào cảnh nợ nần chồng chất thuộc loại cao nhất trong các công nhân xuất khẩu lao động châu Á, nên họ dễ bị buộc phải lao động khổ sai.

Anh Trần Ngọc Sơn, một công nhân lao động Việt Nam ở Nam Triều Tiên, cho biết có tình trạng người lao động phải bỏ ra số tiền ‘quá nhiều so với quy định của nhà nước’.

Anh nói: “Một số người nhà có điều kiện, họ không phải vay mượn gì. Nhưng đối với một số gia đình điều kiện còn hơi nghèo một chút, thì họ không có một số tiền, không đủ chi phí trang trải, họ phải vay mượn. Một số người đi theo các đường dây (đưa người ra nước ngoài), thì tất nhiên họ phải chạy chọt này nọ. Đa số ai cũng bảo phải mất từ 6 tháng, và nếu như người nào nhiều là một năm, để trả nợ số tiền đã vay. Tùy từng trường hợp”.
Một số người nhà có điều kiện, họ không phải vay mượn gì. Nhưng đối với một số gia đình điều kiện còn hơi nghèo một chút, thì họ không có một số tiền, không đủ chi phí trang trải, họ phải vay mượn.
Theo báo cáo về nạn buôn người, nhiều lao động Việt Nam phải làm việc trong điều kiện tồi tệ.

Phúc trình có đoạn: “Nhiều công nhân bị buộc phải làm việc trong các điều kiện thiếu tiêu chuẩn nhưng lại được trả lương ít hay thậm chí không được trả tiền dù còn vướng nợ nần”.

Công nhân Trần Ngọc Sơn đồng ý với nhận định này. Anh nói có tình trạng người lao động phải làm việc thêm giờ mà không được trả tiền, nhất là những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh bắt thủy sản ở Hàn Quốc, nhưng giờ không còn phổ biến như xưa.

Anh cho hay: “Bên công nghiệp thì hầu như không có vì bây giờ nhân quyền ở các nước phát triển khá là mạnh. Các tổ chức phi chính phủ hay các trung tâm giúp đỡ người lao động ngoại quốc hoạt động cũng khá mạnh cho nên những trường hợp (phải làm thêm giờ mà không được trả tiền) rất là ít. Nói chung so với ngày xưa thì giảm rất nhiều”.

‘Phúc trình thường niên về nạn buôn người’ của Hoa Kỳ còn cho rằng nhiều công ty tuyển dụng Việt Nam chỉ cho phép các công nhân đọc các hợp đồng ngay trước ngày lên đường đi làm việc ở nước ngoài.

Báo cáo còn cho hay, một số công nhân phải ký vào các hợp đồng viết bằng ngôn ngữ mà họ không thể hiểu được cũng như không được trợ giúp trong khi xảy ra các tình thế bất ngờ.

Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng gần như tất cả người lao động phải trả phí tuyển dụng cao.
Điều đó là đúng vì mình phải bôn ba ra ngoài để kiếm ăn, kiếm đồng tiền, nhưng mà đánh đổi với sự gò bó, sự chèn ép một chút đấy, thì mình có đồng tiền đáng giá hơn ở Việt Nam với sức mình bỏ ra như vậy.
Nhiều người lao động bị buộc phải trở về Việt Nam sớm, thường sau một hay hai năm, thì không thể trả khoản tiền nợ đã vay để ra nước ngoài làm việc.

Anh Sơn nói các công xuất khẩu lao động  phải đánh đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Anh nhận xét: “Đi làm thuê ở nước ngoài, tất nhiên mình phụ thuộc vào họ, và mình làm thuê cho họ, thì tất nhiên cũng khổ hơn ở nhà với bố mẹ. Điều đó là đúng vì mình phải bôn ba ra ngoài để kiếm ăn, kiếm đồng tiền, nhưng mà đánh đổi với sự gò bó, sự chèn ép một chút đấy, thì mình có đồng tiền đáng giá hơn ở Việt Nam với sức mình bỏ ra như vậy. Có một số người khi về họ đổi đời. Họ kiếm được số tiền, họ lo cho anh em, bố mẹ cuộc sống sung túc hơn”.

Ngoài vấn đề lao động nhập cư, phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ còn đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của nạn buôn người ở Việt Nam như mãi dâm, tội phạm có tổ chức hay tình trạng lạm dụng tình dục.

Phúc trình cho hay, các nhóm tội phạm Anh và Trung Quốc có liên quan tới việc trẻ em người Việt bị buộc phải làm việc tại những nơi trồng cần sa ở Anh.

Đây là một trong những vấn đề mà cả London và Hà Nội cũng quan tâm và đang tìm cách giải quyết.

Về quyết tâm của chính phủ Việt Nam, phúc trình của Hoa Kỳ nói rằng Việt Nam vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn với các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người, nhưng hiện đang nỗ lực để thực hiện điều đó.

Các món nợ tại Việt Nam, Trung Quốc

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-06-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8686356-305.jpg
Sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Trung Quốc được triển lãm tại Hà Nội hôm 12/6/2013
AFP photo


Bản phúc trình về "Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu" vừa được Ngân hàng Thế giới công bố hôm 13 Tháng Sáu có chi tiết gây chú ý là khoản nợ quá cao của tư nhân tại Việt Nam và cao nhất là tại Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau, hàng loạt tin tức quốc tế lại nói đến rủi ro của một vụ sụp đổ ngân hàng tại Trung Quốc chưa từng thấy trong lịch sử. Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa giải thích rằng đấy là một hậu quả của hiện tượng ông gọi là "tầm tô".

Trái bóng tín dụng TQ

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu có gây chú ý đến một hiện tượng đáng ngại là mức nợ quá cao của tư nhân tại một số quốc gia đang phát triển. Thuộc loại cao nhất thì có Việt Nam nay đã mắc nợ đến 110% Tổng sản lượng, còn Trung Quốc thì lên tới 160%. Ngay sau đó, nguồn tin tài chính quốc tế nói đến trái bóng tín dụng của Trung Quốc có thể vỡ và gây ra một vụ khủng hoảng ngân hàng lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử thế giới. Ông nghĩ sao về tin này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta vừa chứng kiến một vụ khủng hoảng tài chính bùng nổ năm năm trước tại các nước công nghiệp hóa Âu-Mỹ vì nạn vay tiền quá nhiều nên đến hồi trả nợ và hậu quả là nạn suy trầm kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn suy trầm, nhiều quốc gia cố gắng kích thích kinh tế qua biện pháp tăng chi và bơm tín dụng với lãi suất rẻ và lại gây ra nạn bong bóng đầu cơ khi người ta vay tiền quá dễ mà bất kể đến rủi ro về sau.
Riêng tại Việt Nam và Trung Quốc là hai nước ngụy danh xã hội chủ nghĩa mà thực chất là có nền chính trị độc tài và chính sách kinh tế lý tài thì người ta còn gặp một hiện tượng kinh tế chính trị học gọi là "tầm tô", là đi tìm lợi nhuận bất chính nhờ thế lực chính trị. Hiện tượng ấy gây thêm rủi ro tài chính và kinh tế vì những kẻ tầm tô có thế lực đã trở thành nhóm lợi ích có thể cản trở mọi giải pháp ứng phó. Rốt cục thì ta có "thảm kịch Hamlet" là mọi người cùng chết!
Vũ Hoàng: Cuối tháng trước, trên một nhật báo Việt ngữ tại California ông viết về hai hình thái kinh doanh của hai nhân vật vào đầu và cuối thời Chiến Quốc bên Tầu, để giải thích hiện tượng "tầm tô". Bây giờ ông nhắc đến bi kịch Hamlet của Shakespeare để bảo là ai cũng chết! Ông hay trình bày đề tài kinh tế khô khan theo lối ví von, nhưng thưa ông, tầm tô là gì?

Trong giai đoạn suy trầm, nhiều quốc gia cố gắng kích thích kinh tế qua biện pháp tăng chi và bơm tín dụng với lãi suất rẻ và lại gây ra nạn bong bóng đầu cơ khi người ta vay tiền quá dễ mà bất kể đến rủi ro về sau.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta gọi kinh tế học là khoa học u ám và nói về chuyện u ám với thuật ngữ chuyên môn khó hiểu thì thính giả của chúng ta càng dễ nản chí nên tôi cố trình bày chuyện khô khan bằng hình tượng phổ biến, may ra kích thích được sự theo dõi của mọi người.
Đầu thời Chiến Quốc, Phạm Lãi là nhân vật ai cũng có thể biết. Sau khi  giúp Việt Vương Câu Tiễn diệt xong nước Ngô thì ông từ giã chính trị đi kinh doanh rất thành công ở xứ khác để thành nhà tư tưởng của phái "kế hoạch gia" tức là kinh tế. Vào cuối thời Chiến Quốc thì Lã Bất Vi nổi tiếng về kinh doanh chính trị, nôm na là nghề buôn vua, và có thể là bố đẻ của Tần Thủy Hoàng Đế nhưng rồi bị bạo Tần giết chết vì tội chuyên quyền. Tôi lấy hai hình tượng khá quen thuộc đó để nói về hai hình thái kinh doanh. Thứ nhất là tạo ra của cải và nhờ đó làm giàu, theo kiểu Phạm Lãi hay Đào Chu Công, là một tên khác của ông ta. Thứ hai là kiếm lời mà chẳng tạo ra của cải là kiểu của Lã Bất Vi, chỉ vì nhờ tạo cái thế chính trị.
Kinh tế học gọi lối kinh doanh nhờ gây dựng thế lực là "đi tìm tô" hay "tầm tô". "Tô" chỉ có nghĩa là tiền thuê, mà được hiểu rộng là lợi nhuận nhờ làm chủ một phương tiện sản xuất. Trong trường hợp ở đây, phương tiện sản xuất đó cũng chẳng là của mình, mà có thể sang đoạt nhờ cái quyền độc tài chính trị để trở thành độc quyền kinh doanh!

Kinh doanh tầm tô

035_pau822622_10-250.jpg
Trụ sở chính của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) tại Bắc Kinh hôm 12/5/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Chúng tôi hiểu ra ẩn dụ của ông khi nhớ đến một phương tiện sản xuất là đất đai và chuyện cướp đất như Ô Khảm tại Trung Quốc, Văn Giang hay Tiên Lãng ở Việt Nam. Trở lại thói "tầm tô" như ông nói thì trên lý thuyết, kinh tế học định nghĩa thế nào về việc kinh doanh như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lề lối kinh doanh thông thường và phổ biến là tạo ra của cải trước đó chưa có nhờ một sáng kiến khai thác tài nguyên, sản phẩm hay một cơ hội sản xuất mới, rồi chia của cải đó cho mình và cho người theo một tỷ lệ có giá trị lâu dài. Hình thái kinh doanh đó góp phần cho phát triển xã hội và quốc gia. Ngược lại, tìm cách tác động vào môi trường chính trị, luật lệ hay xã hội để kiếm lời mà chẳng đóng góp gì cho sản xuất là loại kinh doanh tầm tô.
Hiện tượng đó thật ra xuất hiện ở mọi nơi nhưng dễ phát triển trong xã hội chuyên chính là nơi mà quyền lực chính trị không bị giới hạn nên dễ bị lũng đoạn từ bên trong. Tại các nước dân chủ với luật lệ rõ ràng bình đẳng trước sự phán xét của công luận, những ai muốn mua chuộc chính trường để kiếm lời thường khó làm ăn và dễ vào tù. Chỉ trong các nước độc tài, chuyện tầm tô mới dễ phát đạt. Một xứ độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc mà theo kinh tế thị trưởng hay kinh tế tư bản giả hiệu thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc ăn bám vào hệ thống tư bản nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và mở ra cơ hội tầm tô.
Vũ Hoàng: Thưa ông, ngày xưa khi hai xứ này còn theo đường lối tập trung quản lý bằng kế hoạch của nhà nước thì hiện tượng tầm tô có xảy ra không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng cái thói cậy thể để kiếm tiền thì nơi nào cũng có cả. Nhưng trong các nước cộng sản u mê thì tài sản chẳng có là bao và còn bị hủy hoại nên khi cả nước còn ở vào hoàn cảnh mà các cụ ta gọi là "ăn mắm mút giòi" thì chỉ có một thiểu số ra vào cửa hàng mậu dịch Tôn Đản của lãnh đạo còn có thể chấm mút chút đỉnh chứ chưa có thể phát triển ra lề lối kinh doanh phổ biến. Đặc lợi của lãnh tụ hay tay chân thật ra chẳng thầm vào đâu nếu so với mức sống của giới trung lưu tại các nước tự do, nhờ vậy mà họ càng dễ tuyên truyền về nếp sống an bần lạc đạo, về đạo đức cách mạng linh tinh. Riêng tại Việt Nam, sự thể nó còn éo le hơn.
Một xứ độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc mà theo kinh tế thị trưởng hay kinh tế tư bản giả hiệu thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc ăn bám vào hệ thống tư bản nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và mở ra cơ hội tầm tô.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Nó éo le ở chỗ nào thưa ông?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tầng lớp lãnh đạo thời trước kêu gọi cả nước cùng hy sinh vì lý tưởng ái quốc là tinh thần độc lập. Nhờ vậy họ lừa được quần chúng u mê và họ còn coi sự lầm than khắc khổ là một đức tính, so với sự thịnh vượng của miền Nam mà họ gọi là "phồn vinh giả tạo".
Sau khi chiến thắng và có toàn quyền áp dụng lý luận cộng sản về xây dựng xã hội chủ nghĩa thì họ làm quốc gia phá sản và kinh tế khủng hoảng nên mới phải đổi mới, tức là du nhập lý luận tư bản và áp dụng kinh tế thị trường. Nhưng gian ý của chế độ là chỉ chấp nhận tự do kinh tế có chọn lọc và vẫn giữ độc quyền chính trị nên nay mới rơi vào cái bẫy tầm tô một cách phổ biến. Chuyện éo le là họ không thể vận dụng tinh thần độc lập và ái quốc như xưa. Vì nói đến ái quốc hay độc lập là cả nước nghĩ đến mối nguy Trung Quốc tức là điều bị tuyệt đối cấm kỵ.
Lãnh đạo Hà Nội thời nay từ bỏ tinh thần đạo đức cách mạng của thế hệ trước mà vẫn nắm chặt ách độc tài đi cùng quyền quản lý đất đai, kiểm soát thông tin, với hệ thống đàn áp toả rộng. Họ tạo ra môi trường bất thường là nơi mà các phần tử gọi là khôn ngoan của xã hội đều tránh nói đến chính trị mà làm giàu nhờ tác động vào một hệ thống chính trị không ai có quyền phán xét. Đó là những kẻ tầm tô, hợp tác với chế độ để kiếm ăn và là thành phần hữu cơ của bộ máy quyền lực từ Thủ tướng trở xuống. Và họ đang làm chính sách kinh tế quốc dân cho quyền lợi riêng.

Việt Nam học được gì?

000_Hkg8635618-250.jpg
Một tàu vận tải Việt Nam tại cảng Hải Phòng hôm 27/5/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Thưa ông, hình như trường hợp của Trung Quốc cũng như vậy, có phải không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là nơi xuất phát khá nhiều gương xấu cho Việt Nam!
Lãnh đạo của họ cũng khoác áo đạo đức mà con cháu đều nắm giữ vị trí then chốt về kinh tế và kinh doanh và dùng vị trí ấy lũng đoạn thượng tầng. Hậu quả là tình trạng mà kinh tế học gọi là "ỷ thế làm liều", nôm na là bất kể đến rủi ro vì tin là có thể làm lệch phép nước cho tư lợi.
Nhờ cái thế chính trị quá lớn như vậy, những kẻ tầm tô tại Việt Nam và Trung Quốc đều làm giàu rất nhanh, được dư luận quốc tế ngơi ca là đại gia, là tỷ phú. Nhưng thảm kịch ở đây khiến mọi người cùng chết là quảng đại quần chúng ở dưới khó kinh doanh hay cạnh tranh trong cảnh bất cân xứng như vậy. Cho nên, muốn thoát nghèo khốn thì phải chạy theo ảo vọng một vốn bốn lời và cũng lại cầm cố tài sản đi vay tiền đánh bạc bên các đại gia. Họ đi vay lãi rất cao vì tin rằng kiếm lời còn cao hơn nữa nên đang bị rủi ro rất nặng khi cả kiến trúc bất thường này sụp đô. Vì vậy, các trung tâm thông tin và thẩm định của quốc tế mới nói đến nguy cơ khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Một cách ngắn gọn vì thời lượng có hạn của chương trình, xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta biết rằng quốc tế nói ra những gì về những nguy cơ đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tập đoàn Fitch chuyên về thẩm định rủi ro tài chính vừa báo động là từ năm năm qua, khối tín dụng tại Trung Quốc đã tăng từ chín ngàn lên 23 ngàn tỷ đô la, là mức cực lớn nếu so với con số lạc quan nhất về sản lượng kinh tế của xứ này là khoảng tám ngàn tỷ.
Nhờ cái thế chính trị quá lớn, những kẻ tầm tô tại Việt Nam và Trung Quốc đều làm giàu rất nhanh, được dư luận quốc tế ngơi ca là đại gia, là tỷ phú.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nói đến tín dụng là nói đến vay tiền mà có vay thì phải có trả. Mối nguy là do hệ thống tài chính và ngân hàng mờ ảo của họ, nhiều khoản tài trợ lại nằm ngoài lĩnh vực ngân hàng, thiếu sổ sách rõ ràng và trút vào hình thái kinh doanh đầy rủi ro của nào là tư nhân, nào là công ty đầu tư của các địa phương hay các quỹ quản lý tài sản, nôm na là quỹ đầu cơ. Vì ỷ thế làm liều, người ta đã vay tiền đầu cơ và chất lên một núi nợ cao gấp đôi sản lượng kinh tế quốc dân. Khi núi nợ sụp đổ mà chắc chắn là phải sụp, chúng ta sẽ thấy sự phá sản dây chuyền còn kinh hoàng hơn những gì đã xảy ra tại Hoa Kỳ năm năm về trước. Một chỉ dấu tiên báo là hôm Thứ Sáu 14 vừa qua, Bộ Tài chính Trung Quốc thất bại khi bán công khố phiếu dưới chỉ tiêu về số lượng và với phân lời cao hơn. Nghĩa là các thị trường tài chính đã bắt đầy hoài nghi về Trung Quốc.
Tại Việt Nam thì đã đành là tình hình kinh tế cũng chẳng sáng sủa hơn mà tranh chấp chính trị giữa các thế lực "tầm tô" đang làm chính quyền bị tê liệt. Ngày xưa, người ta cứ nói đến tinh thần "tầm sư học đạo", ngày nay, chính quyền mới nêu gương về cái đạo ăn cắp bằng lối tầm tô và nay mới bó tay chờ cơn khủng hoảng.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rent-seeking-economics-nxn-vh-06192013114420.html


No comments: