Friday, October 21, 2016

TRẦN TIẾN - VIỆT CỘNG- HEO SỮA

Monday, June 24, 2013

TRẦN TIẾN * NGẪU HỨNG

Ngẫu hứng Trần Tiến 18

 Trần Tiến ( Bản đã sửa chữa) 
Mùa này, bằng lăng nở tím bãi trước, đẹp lắm Lập ạ.
Chẳng biết anh sinh tật ngắm hoa tự bao giờ,”sến”thật ! Chẳng nhẽ đến tuổi chán nhìn người chăng. Chợt nhớ ra chuyện “mối tình tím “của lão đánh cá. Anh kể em nghe

Lão đánh cá đặt ngang đèo chỗ ngọn hải đăng chục cái đó. Lại chèo về đèo sau, khúc con ma áo trắng vẫn ngồi hàng đêm, đặt hơn chục cái đó nữa. Vớt lên. Vài con cá nhãi, tanh tưởi, lão vứt hết xuống biển, rồi chửi : cứt !

Lão ra đầu mạn thuyền,vạch quần đái xuống Vũng. Vừa đái,vừa chửi  Cứt, đời là cứt. Cứt chó.
Vào mùa này, anh hay hái hoa mang về bày ở phòng cho có chút mùi đàn bà..Nhưng bây giờ thì không.
Lão có thằng đệ tử tên Chín mé gì đó kể lại câu chuyện này. Chuyện của lão đánh cá nghèo mà mơ mộng.
Nghèo quá, lão nghĩ ra kế lấy nhà mình tập kết dân vượt  biên. Công an bắt được, bắt dỡ nhà. Lần cuối, khi thuyền của người yêu lão đã khuất phía sương mù Vũng biển, Lão phá nhà, ra đi biệt tăm…
Chín mé mách: Lão có vợ rồi, mà một hôm thế nào, gặp nàng dưới hàng bằng lăng mơ mộng dọc đường Trần phú. Mẻ lưới hôm đi thuyền với tôi, lão cho nàng hết. Từ ngày nàng đi,lão cứ hoa bằng lăng, nguyên khúc Trần phú, bẻ hết, giống anh. Lão dịu dàng bỏ từng nhành hoa xuống dưới chân tảng đá anh hay ngồi viết ấy. Lầm bầm gì đó. Bằng lăng trôi, lão ngắm hàng giờ. Phía anh ngồi là nơi mặt trời lặn xuống, đẹp nhất Vũng tàu.

Sau này bạn chài kể, chỗ tảng đá ấy, có dòng hải lưu từ “bển” sang đây, rồi lại vòng qua “bển”. Có nhiều cá Mỹ lạc vào đấy,nhiều người câu được cá lạ,không biết vì sao, lão biết. Biết từ lâu, dấu nhẹm. Té ra, lão nhờ dòng hải lưu gửi hoa cho nàng.

Không biết nàng bên bờ Mỹ có thấy bằng lăng đường Trần phú không. Hay thuyền chở nàng không tới bờ, hay nàng đã chết. Cứ đến mùa này, lão lại ra tảng đá thả hoa và lầm bầm…
Cách đây bốn năm, lão mất. Hình như hơn anh bốn, năm tuổi gì đó.
Anh ngồi trên tảng đá, di tích cuối cùng của cái nền nhà lão đánh cá. Giờ này, bằng lăng mới nở, nhưng ở những cành cao lắm. Mà thôi, nhớ lại chuyện Chín mé. Buồn chết mẹ. Chẳng hái nữa.
Tình yêu, dù chẳng ra đâu vào với đâu,vẫn là tình yêu. Nhiều người thèm có nó,dù chỉ một mảnh tình vắt vai, dẫu rách rưới còn hơn không. Không có tình yêu,trông mặt người ngớ ngẩn lắm.Đi trên đời mà như cái cột di động, vô hồn.Chắc chẳng còn hi vọng gì, lão đi là phải.


Anh ngờ rằng, Lão lại ra đầu mũi thuyền nhảy xuống cái lỗ đen dưới biển Vũng. Ở đâu trên cõi đời này mà chả có những lỗ đen. Nơi tích tắc, người ta bước sang ,một vũ trụ khác.
Ngồi trên tảng đá của lão ngày xưa, anh thấy như mình ngồi cùng tinh cầu với Hoàng tử bé của Saint Exupery. Ngắm những thế kỷ tàn phai trôi qua.

Anh biết chắc một điều, trước khi nhảy xuống lỗ đen,thế nào lão cũng chửi:
Mẹ nó, cuộc đời là cứt.
Cứt chó,thối lắm,ngửi không được.
Tác giả gửi Quê Choa
QUÊ CHOA

NGUYỄN VĂN BÔNG * VIỆT CỘNG ĐÀN ÁP HÒA HẢO


An Giang: Hàng trăm CA đàn áp dã man tín đồ PGHH tại chùa Quang Minh tự


Tu sỹ Nguyễn Văn Bông (Danlambao) - Ngày 25/6/2013 tức 18/5 âm lịch, ngày Đức Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH tại miền Tây Nam bộ trên 50 năm. Hôm 17/5 6 âm lịch, các tín đồ PGHH đã đến chùa Quang Minh tại huyện Chợ Mới, An Giang do Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm trụ trì. Công an đã bao vây ngôi chùa và ngăn chặn tín đồ PGHH vào bên trong.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động...

CTV Danlambao - Có những phát ngôn mang nhiều dấu ấn. Có những dáng đứng thật hình tượng. Ấntượng đó trình làng rõ nét chân dung, bản chất của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Từ những ngày đầu năm với bài viết "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" và phán với toàn dân rằng “...chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc…”; ám chỉ những ai đó trong đảng “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để chọc gậy bánh xe, thậm chí để cõng rắn cắn gà nhà...” cho đến những ngày vừa qua, tại Bắc Kinh, dáng đứng của CTN Trương Tấn Sang đã thêm một lần nữa chứng minh cho câu nói đã rất xưa nhưng vẫn còn rất mới: “đừng nghe... mà hãy nhìn...”

...


An Giang: Hàng trăm CA đàn áp dã man tín đồ PGHH tại chùa Quang Minh tự

 
Tu sỹ Nguyễn Văn Bông (Danlambao) - Ngày 25/6/2013 tức 18/5 âm lịch, ngày Đức Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH tại miền Tây Nam bộ trên 50 năm. Hôm 17/5 6 âm lịch, các tín đồ PGHH đã đến chùa Quang Minh tại huyện Chợ Mới, An Giang do Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm trụ trì. Công an đã bao vây ngôi chùa và ngăn chặn tín đồ PGHH vào bên trong.
Khi đoàn người đã xong phần nghi thức lập bàn hương án tại nhà Thân Mẫu của Thầy Võ Văn Thanh Liêm và di chuyển vào làm lễ tại Quang Minh tự, cách đó khoảng 500m. Khoảng 100 tên gồm công an, mật vụ, dân phòng đã tấn công vào đoàn rước lễ, chúng đánh đập Tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm cùng khoảng 20 người tín đồ PGHH trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Nhiều tín đồ nữ PGHH bị ngất xỉu vì bị đánh đập dã man. Chúng còn lấy nước cống hôi thối xịt vào những người bị thương đang nằm la liệt trên đường đi. Riêng tu sỹ Võ Văn Thanh Liêm bị khoảng 20 tên thay phiên nhau đánh vào bụng, ngực và đầu làm Tu sỹ phải gục xuống chúng mới thôi. 




Sau năm 1975, cộng sản Việt Nam âm mưu xóa sổ đạo PGHH tại miền Tây Nam bộ tuy nhiên cộng sản không thể thực hiện được cho đến thời điểm này. Trước đó, vào năm 1947, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ bị thọ nạn tại Đốc Vàng (Đồng Tháp) do hai tên cộng sản Trần Văn Giàu và Bửu Vinh lập mưu ám hại. Khi Đức Huỳnh Phú Sổ thọ nạn, tín đồ PGHH chỉ tầm 2 triệu người, đến hôm nay PGHH phát triển lên đến 7 - 8 triệu tín đồ tại miền Tây Nam bộ. 
Cộng sản Việt Nam luôn nói với dư luận quốc tế là nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Ngày hôm nay việc tấn công vào tín đồ PGHH tại Quang Minh là bằng chứng cho thấy lời nói của nhà cầm quyền CSVN là sự dối trá, lường gạt dư luận quốc tế. 
Được biết, nhiều tín đồ PGHH bị công an bao vây nhà, như cư sỹ Nguyễn Văn Hoa, Trương Kim Long, Tô Văn Mãnh, Trần Văn Thiệp, Bùi Thị Kim Phượng... huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Nhà cư sỹ Võ Văn Bửu, cư sỹ Lê Văn Triết... tại Chợ Mới, An Giang. Ngày mai 18/5 âm lịch là Chánh Lễ Khai sáng đạo, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến vụ việc cộng sản đàn áp tín đồ PGHH miền Tây Nam bộ. 
Làng Hào Hảo, An Giang 

DÂN LÀM BÁO * TRƯƠNG TẤN SANG CÚI MÌNH

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động...

CTV Danlambao - Có những phát ngôn mang nhiều dấu ấn. Có những dáng đứng thật hình tượng. Ấntượng đó trình làng rõ nét chân dung, bản chất của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Từ những ngày đầu năm với bài viết "Phải biết hổ thẹn với tiền nhân" và phán với toàn dân rằng “...chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc…”; ám chỉ những ai đó trong đảng “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để chọc gậy bánh xe, thậm chí để cõng rắn cắn gà nhà...” cho đến những ngày vừa qua, tại Bắc Kinh, dáng đứng của CTN Trương Tấn Sang đã thêm một lần nữa chứng minh cho câu nói đã rất xưa nhưng vẫn còn rất mới: “đừng nghe... mà hãy nhìn...”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phát ngôn và hành động...
“Đảng và Nhà nước Việt Nam không lùi bước trong vấn đề biển Đông. Việc gìn giữ hòa bình trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, từ ý thức đến hành động đều hết sức đầy đủ. Nhưng đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia vẫn tiến hành thường xuyên không có gì thay đổi”.
“Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chín lô dầu khí, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam thì cơ quan trung ương phản đối rất nhiều lần. Lãnh đạo cấp cao gặp nhau nói thẳng ra rồi. Và chúng ta vẫn tiến hành thăm dò bình thường”.
“Tuy không thể đến từng xóm chài, thăm từng hộ ngư dân trên cả nước, nhưng lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tạo điều kiện và tin tưởng bà con ngư dân bám biển... Bà con phải đoàn kết, giữ vững truyền thống, kiên trì, xây dựng nghiệp đoàn tốt gắn bó nơi biển xa. Cái gì chưa tốt ở tầm chiến lược biển Việt Nam chúng tôi sẽ sửa chữa. Cái gì không công bằng thì phải đấu tranh...”
Bằng mọi cách phải bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của đất nước. Các hoạt động đánh bắt hải sản, hoạt động khai thác dầu khí, các hoạt động của các doanh nghiệp, vận tải biển, nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam phải hết sức an tâm. Điều này hết sức hệ trọng...”
Người dân lo lắng, bức xúc về tình hình Biển Đông là đúng. Đó là lòng yêu nước và tinh thần độc lập đã được trao chuyền qua bao thế hệ. Đảng và Nhà nước ta chủ trương như thế nào cũng phải trên cơ sở lòng dân làm gốc. Lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông được luật pháp quốc tế thừa nhận và bảo vệ theo Công ước Luật Biển 1982...”
“Lập trường của Đảng và Nhà nước ta rất rõ ràng, không bao giờ từ bỏ chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là chuyện nhất quán, bất di bất dịch... Người dân cần hết sức bình tĩnh, đừng vì nghe thông tin một chiều, không chính thống mà mất niềm tin vào chính quyền...”
“Ta đấu tranh theo hướng đoàn kết, dựa vào luật pháp quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Thế giới cũng rất đồng tình với cách xử sự đúng mực của chúng ta. Đấu tranh ôn hòa không có nghĩa là hữu khuynh, nhu nhược...”
"Chắc chắn rằng bà con ngư dân ra khơi không phải là tự bơi một mình, mà nhà nước luôn theo dõi và hỗ trợ. Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng phương tiện đánh bắt của ta vẫn tăng, phương tiện đánh bắt xa bờ cũng tăng, công ăn việc làm nhiều hơn, sản lượng đánh bắt cũng tăng. Đặc biệt, giờ đây ngư dân ta cũng không đánh bắt đơn lẻ nữa, mà tổ chức thành đoàn, vừa hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn, vừa tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm. Các ngành liên quan tới biển như thủy sản, khai thác dầu khí, hàng hải… vẫn phát triển ổn định... Như vậy là ta đã kiên trì thực hiện có hiệu quả mục tiêu hòa bình, độc lập chủ quyền, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kinh tế - xã hội phát triển ổn định...”
“Chúng ta không tranh chấp với ai. Biển của ta, ta giữ, ta khai thác. Các đối tác đến với Việt Nam, làm ăn theo pháp luật Việt Nam thì Việt Nam hết sức hoan nghênh...”
“… nhưng chúng ta cũng cần phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiền liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc… Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ luôn luôn rình rập mọi sơ hở để chống đối, để “chọc gậy bánh xe”, thậm chí để “cõng rắn cắn gà nhà”…”
*
“Tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung vô cùng quý giá của nhân dân hai nước do các thế hệ lãnh đạo tiền bối và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chúng ta đều có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy...”

“Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...”

“Việt Nam hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, coi đây là chính sách cơ bản, nhất quán, lâu dài và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam...”

“Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước”
“Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Tổng hợp 25.06.2013

THỰC PHẨM VIỆT NAM

Heo sữa quay & Thạch rau câu

image
Món ăn khoái khẩu mà hiện nay người dân thưởng thức phần lớn được làm từ những con heo sữa bị bệnh, không kiểm dịch…

Gom tất

“Cả nhà tui chưa bao giờ ăn thịt heo quay”- ông Mẫn ở Hóc Môn (TPHCM) cho biết. Từng là lái heo, ông Mẫn hiểu rõ đường đi của những con heo vào lò quay nên mỗi lần nhắc đến món ăn này, ông ngán tận cổ. “Lúc vào mùa dịch bệnh, mua heo bệnh, heo chết rẻ như mua rau. Nhưng dân Sài Gòn vẫn đổ về Đồng Nai, Bình Dương lùng sục.




Số heo bệnh, chết gom được đều đưa về xử lý sau đó đưa đi các lò quay”. Mỗi ký heo bệnh, heo chết theo ông Mẫn chỉ 5.000-10.000 đồng/kg, tuy nhiên khi được “tân trang”, nó được bán lên 80.000-100.000 đồng/kg. Trong khi heo nguyên con chỉ có giá vài chục nghìn nhưng sau khi tẩm gia vị, quay lên, bán nguyên con cho các đám tiệc vài trăm nghìn/con.


Bà Năm, một hộ nuôi heo có tiếng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi (TPHCM) cho biết, gặp những lúc trái gió trở trời heo ngã bệnh, thương lái gom ngay. “Heo khỏe có giá khác, heo bệnh và heo chết có giá khác, bao nhiêu họ cũng gom” – bà Năm nói.


Theo Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, mỗi ngày có khoảng 50.000 con heo sữa vào TPHCM tiêu thụ, đó là chưa kể hàng nghìn heo sữa lậu khác ngụy trang đủ kiểu để vào các lò quay. Bà Đặng Thị Tuyết- Trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức cho biết, do tiêu thụ mạnh nên heo sữa không kiểm dịch, heo bệnh và cả heo chết giá rẻ từ các tỉnh miền Trung đổ về TPHCM.




Mới đây, ngày 19/7, qua kiểm tra trên tuyến Quốc lộ 1A, trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện xe tải BKS 54T-0064 do ông Hồ Hữu Trường Giang điều khiển đang vận chuyển 3 thùng xốp đựng hơn 110 kg thịt heo sữa. Số thịt heo này không có giấy tờ chứng minh, thịt heo đã bốc mùi.


Ông Giang cho biết số heo sữa trên do ông nhận chở thuê cho ông Trần Minh Vũ từ ngã ba Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai về nhà số 9/13 Ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh để vào lò quay bán cho các quán ăn. Trong khi vừa chặn đứng số heo sữa không nguồn gốc trên, thì chiều cùng ngày một xe chở thịt heo sữa khác có BKS 57L-2281 vận chuyển 250kg thịt heo sữa ướp đá bốc mùi. Tài xế là ông Nguyễn Trọng Anh khai số thịt heo sữa này được gom từ Quảng Ngãi vào TPHCM tiêu thụ.




Một lượng thịt heo bệnh bị phát hiện trước khi chúng được bán đi cho một lò quay ở huyện Bình Chánh.


Muôn nẻo vào… lò


“Hầu hết heo sữa không được kiểm dịch đều là heo bệnh do thương lái mua lại ở các tỉnh miền Trung, sau đó lén lút đưa vào các lò quay ở TPHCM” – một đầu nậu chở heo bị Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phát hiện mới đây khai nhận.




Hiếu, nhân viên đã nghỉ việc ở lò heo quay số 46/4 Âu Cơ, quận Tân Bình cho biết, nếu heo lành thì mổ thịt bán tươi, còn heo chết, bệnh và heo sữa khi đưa về đây sau khi xử lý đều được ngâm tẩy trắng, sau đó dùng phẩm màu công nghiệp, phụ gia, hương liệu mua ở chợ Kim Biên về ngâm tẩm rồi đưa vào quay. “Chết hay thối rữa, bệnh xuất huyết da hay tai xanh, tai đỏ, bầm tím gì sau khi quay đều ngon như heo khỏe”- Hiếu nói.




Anh này cho biết, có nhiều người đặt heo quay để cúng, đặt heo quay để đi lễ cưới…giá cao từ 500.000- 1 triệu đồng nhưng có khi đó cũng là heo bệnh hoặc chết. Theo các cửa hàng, mỗi con heo sữa quay có giá không dưới 500.000 đồng, trong khi heo quay nguyên con trên 15kg có giá từ 1,2 triệu đến 1,5 triệu đồng/con. Hỏi về nguồn gốc cũng như kiểm dịch các cửa hàng đều lắc đầu: “Vào lò quay cả nghìn độ C thấy đâu dấu kiểm dịch”.




Tại lò quay trên đường Phạm Văn Chiêu, phường 12, quận Gò Vấp mới đây Chi cục thú y quận phát hiện gần 100 con heo sữa đang phân hủy, bốc mùi hôi thối được chủ lò chuẩn bị cho vào quay. Trong khi trên sàn lò mổ, một lượng thịt khác đang ngâm phẩm màu công nghiệp chuẩn bị vào lò.





Sản xuất thạch rau câu bẩn kinh người




Mùa hè nóng bức, những chiếc thạch rau câu hoa quả xinh xinh, đủ màu sắc, hương vị từ socala, nho, cam, dứa, bạc hà… ăn cùng với nước cốt dừa sánh ngọt, ngầy ngậy kèm theo hạt trân châu dẻo quánh, chút dừa tươi và vị vani thơm dịu sẽ là món ăn khoái khẩu của bất kỳ dân teen nào. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sau đó là cả một quá trình chế biển bẩn đến kinh người.




Thạch rau câu: “Lợn ăn còn tiêu chảy huống chi người”
Nằm cách trung tâm Hà Nội 12km, từ bao đời nay, La Phù vẫn được coi là làng nghề sản xuất bánh kẹo lớn nhất của Hà Tây (cũ) với các chủng loại hàng phong phú, đa dạng, số lượng lớn, giá cả bình dân… Thời điểm này, để chuẩn bị cho mùa hè nóng nực sắp tới, các cơ sở đã tạm ngừng sản xuất các mặt hàng quen thuộc như ngô cay, các loại kẹo béo, kẹo dẻo,… để tập trung cho các loại thạch phục vụ nhu cầu đồ uống phong phú, giải nhiệt cơn khát của người dân.

Mới đây, chúng tôi có dịp được mục kích những hình ảnh không mong muốn về quy trình sản xuất thạch rau câu ở La Phù – Hoài Đức – Hà Nội.





Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người.
Không biển hiệu quảng cáo, cơ sở sản xuất bánh kẹo của gia đình ông T. nằm khuất trong một con phố nhỏ. Bước vào căn phòng tuy rộng lớn nhưng ẩm thấp, đập vào mắt pv là cảnh tượng la liệt với các vật dụng được vất ngổn ngang, trông chẳng khác nào một “chiến trường” bừa bãi.
Những chiếc thùng đựng nước bột cáu bẩn, vẩn màu loang lổ, thoạt nhìn, ai cũng cảm thấy ghê người. Hàng đống thạch rau câu đã đóng túi giấy bóng trắng bên ngoài được đổ tràn ra nền nhà, các nhân công làm việc tại đây tay không đeo găng, chân trần vô tư giẫm cả lên trên sản phẩm. Phía ngoài, gần cửa ra vào là hàng chục tấn hàng đã đóng chặt trong các thùng carton đổ đống cao chất ngất.




Một nhân viên nữ đang ngồi rạch túi bóng bao bì ngoài của những chiếc thạch rau câu hỏng để tận dụng lại “phần ruột”. Khi chúng tôi hỏi: Phần thạch hỏng này “bán cho lợn à”, một cô công nhân khác nửa đùa nửa thật: “Hỏng bỏ đi cho lợn ăn sẽ tiêu chảy… Em ăn còn tiêu chảy nữa là lợn”.

Quả thật, nhìn dung dịch màu vàng sền sệt nước được các bàn tay nhơm nhớm của các công nhân nữ bóp, nặn và gom vào một cái thùng cũ, bám đầy cặn đen, chúng tôi không khỏi gai người sợ hãi. Chỉ quan sát thông thường đã thấy những tiêu chuẩn về vệ sinh quang cảnh, trang phục người công nhân ở đây đều không đạt yêu cầu. Có cô quần ống thấp, ống cao, tay lấm lem đất cát vẫn tự nhiên nhúng tay vào nồi nước, khuơ khoắng những vỏ ni lông, gom lại để “lần sau sử dụng tiếp”. Khi được hỏi, không một ai nắm được những qui định về VSATTP.





Mặc dù vậy, ông T. – chủ của hộ sản xuất này vẫn luôn miệng khẳng định: “Mua ở đây là yên tâm” về chất lượng. Ông T. cho biết: Mỗi vụ, cơ sở của ông cung cấp ra thị trường khoảng hơn 200 tấn hàng hóa, trong đó, bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ kẹo cứng, kẹo béo, kẹo dẻo cho tới thạch rau câu. Tùy từng thời điểm, mùa vụ mà gia đình ông lựa chọn sản phẩm sản xuất và kinh doanh cho mình. Hiện tại, mới chớm mùa hè, doanh số mỗi ngày cơ sở sản xuất được khoảng 2 tấn thạch rau câu, phân phối cho các đại lý, chợ lớn và các mối đặt hàng “khủng”, chủ yếu trong TP. HcM.




Máy móc cáu bẩn, lâu ngày không được cọ rửa.
“Trước đây, tôi đã từng bán cho 2 mối hàng ở Đắc Lắc và Chợ Lớn, thậm chí cung cấp cho các địa chỉ ở tận Đồng Tháp. Phần lớn đều là mối làm ăn lớn, có người sẵn sàng gửi trước 200 triệu đồng để “làm tin” trước khi lấy hàng”, ông T. tự hào giới thiệu.
Tuy nhiên, nếu chứng kiến cảnh chế biến mất vệ sinh như thế này, chúng tôi cũng không dám chắc khách hàng có ai can đảm ăn một miếng thạch rau câu này không?


Giá siêu rẻ

Trong cuộc trò chuyện với công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất thạch rau câu của ông T., chúng tôi được biết: Nguyên liệu được làm thạch rau câu ngô chủ yếu bao gồm: Hương ngô và bột thạch. “Nếu thích thạch rau câu có hương gì thì người sản xuất có thể cho vào tinh dầu hương vị đó”, ông T cho biết.

“Ban đầu, tôi cứ nghĩ thạch rau câu trái cây cũng như kẹo trái cây phải được chiết xuất, tinh chế từ những loại quả trái cây, nhưng sự thực thì lại không phải như thế. Kẹo ngô nhưng không phải được làm từ những hạt ngô, kẹo ổi cũng hoàn toàn không hề có sự góp mặt của quả ổi”, chị Thu Hoài – đại lý bán bánh kẹo trong nội thành Hà Nội từng rất bất ngờ khi phát hiện ra sự thật này.




Tại phố Hàng Buồm (Hà Nội), chỉ cần hỏi nguyên liệu để làm thạch rau câu trái cây hoặc nguyên liệu để làm kẹo trái cây, hầu hết các chủ cửa hàng đều hỏi: “Lấy tinh (hương) hay lấy phẩm màu?”. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Loại tinh (hương) ngô, tinh ổi, tinh dâu… để làm thạch trái cây thực chất là một dung dịch màu trong suốt có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, giá bán dao động từ 300.000 – 350.000 đồng/lít. Mua thử một ít và ngửi thử, mùi hương của chúng giống hệt mùi thơm mà khách hàng vẫn thường cảm nhận được khi ngửi thạch trái cây hay kẹo trái cây.
“Tinh ngô thì giống nhau nhưng pha chế ngon hay không lại là do mình”, một chủ tiệm sản xuất thạch rau câu, bánh kẹo hướng dẫn. Theo đó, chỉ cần một hàm lượng rất nhỏ, tinh (hương) trái cây này có thể dậy mùi cho một khối lượng lớn thành phẩm là thạch rau câu và kẹo trái cây.




Về giá cả, các mặt hàng ở đây đều thuộc dạng “siêu rẻ”. Đối với thạch rau câu ngô, cơ sở của ông T. (La Phù, Hà Nội) ra giá: 94.000 đồng/thùng (mỗi thùng bao gồm 12 gói), tính ra mỗi gói 1kg có giá khoảng gần 8.000 đồng. Trong khi đó, giá cả bình quân trên thị trường khoảng 13.5000 đồng/gói. Tuy nhiên, khi chúng tôi buột miệng kêu đắt, ông chủ hộ liền rào đón: Nếu mua nhiều, cứ 10 gói, khách hàng sẽ được khuyến mại thêm một gói.


Công cuộc thương lượng giá cả diễn ra một cách chóng vánh. Dễ thấy, thạch rau câu cũng như một số loại bánh kẹo khác được sản xuất ở La Phù có giá “siêu rẻ” đều được sản xuất theo công nghệ thủ công, chưa tuân thủ nghiêm những qui định về VSATTP. Các hộp đựng phẩm màu, chất phụ gia đã cáu bẩn, xếp gọn trong góc nhà vẫn được lôi ra sử dụng. Thậm chí, không ít người tiêu dùng hoài nghi: Để giảm giá thành sản phẩm, liệu các chủ hàng có thường xuyên mua các loại nguyên liệu giá rẻ nhập từ Trung Quốc về để sử dụng hay không?


Với mục đích tìm hiểu về việc đảm bảo VSATTP của các hộ sản xuất và việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng tại đây, pv báo Giáo dục Việt Nam đã tìm đến UBND xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi trình giấy giới thiệu và biết được nội dung mà chúng tôi quan tâm, bộ phận văn phòng đã điện thoại hỏi ý kiến lãnh đạo. Sau một cuộc điện thoại ngắn, họ quay sang hẹn chúng tôi: Đầu tuần sau quay lại với lý do: Lãnh đạo bận họp, trong khi ngày hôm đó mới là thứ Tư.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, BS. Nguyễn Xuân Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM cho biết: Theo quy định của Bộ Y tế, một số hương liệu, tinh dầu vẫn được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải xem xét tỷ lệ sử dụng như nào cho phù hợp và không vượt mức cho phép. “Nếu nhà sản xuất sử dụng quá mức giới hạn, thành phẩm đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn chúng”.




Thêm vào đó, vấn đề VSATTP luôn được đặt lên hàng hầu. Trong năm, Thanh tra của Sở Y tế Hà Nội vẫn thường xuyên kiểm tra và phát hiện và xử lý những cơ sở vi phạm trong việc không đảm bảo vệ sinh trong sản xuất, chế biến.





Ngày 17/6/2010, tại Hà Nội, Đội chống hàng giả, Phòng cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội đã phát hiện hơn 2 tấn thạch rau câu trộn lẫn đường hóa học Sodium Cyclamate – hóa chất bị cấm dùng trong thực phẩm. Quản lý xưởng sản xuất cũng thừa nhận số đường trên được trộn cùng với các phụ gia khác tạo thành các sản phẩm thạch rau câu và thạch sữa chua…


Loại đường này có thành phần chính là Aspartame, một chất làm ngọt nhân tạo, đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm do ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì nó ngọt hơn đường thông thường 30-70 lần, thậm chí là 200-600 lần nên nhiều cơ sở vấn cố tình vi phạm.

Sunday, June 23, 2013

TƯỞNG NĂNG TIẾN * CỦA NỢ VÀ CỦA GIẢ

sổ tay thường dân

Tưởng Năng Tiến

Của Nợ & Của Giả



1 cua no

Từ đó ai nấy ra đường đều lấm la lấm lét, cái nón bảo hiểm là phương tiện bảo vệ con người giờ giống như cái của nợ …!
Nguyên Anh
——————————————–


Sáng cuối tuần, đọc một bài báo ngắn được ghi lại nơi trang web của blooger Đào Tuấn mà bần thần suốt buổi:
“Nguyễn Như Phụng, sinh năm 1993, nghỉ học từ năm lớp 6 để giúp cha mẹ lo việc gia đình và chăm em nhỏ. Một ngày nào đó, cô mượn xe máy của người bà con, chở cô bạn hàng xóm 15 tuổi đi xin việc.
Không đội mũ bảo hiểm. Phụng bị CSGT bắt giữ. Không có bằng lái. Cô bị phạt 2,5 triệu đồng và giữ xe.
“Khi bị công an giữ xe, Phụng gọi điện về kể và nói 2 đứa đã xin được phụ bưng bê cho một quán phở ở thị trấn Chư Ty. Con bé nói để nó làm hết tháng, lúc nào nhận lương thì sẽ chuộc xe về trả cho người thân”- người cha đau đớn nói với PV Dân trí.
Không ai biết hai cô gái nhỏ đã khủng hoảng thế nào, chỉ biết rằng sau đó cả hai đã rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự tử. Dường như sau một tháng làm việc vất vả, cô đã không đủ tiền chuộc xe. Phụng đã chết tám ngày sau đó.”

Bên dưới bài báo thượng dẫn có vài chục cái phản hồi, xin trích dẫn lại đôi/ ba cho rộng đường dư luận:
Dân Nam Bộ
Tháng Năm 3, 2013 at 10:39 chiều
Võ trung ngôn:”Người thực thi luật pháp cần phải có tâm”. Nếu có tâm thì đã không phải là CA gương mẫu của cộng sản. Nói theo kiểu Tổng Trọng,những người có tâm, kể cả CA là những người “suy thoái đạo Đức về chính trị”
Trả lời
gocomay
Tháng Năm 4, 2013 at 2:49 chiều
Thưa bác Trung Ngôn! Bác có nằm mơ giữa ban ngày không mà mong “Người thực thi luật pháp cần phải có tâm” ở cái xứ thiên đường “dân chủ gấp vạn lần…” này kia chứ?
Xin hỏi bác, nếu bác đặt địa vị là một chiến sĩ CSGT kia, mỗi ngày phải lo cho đủ định mức phạt do cấp trên qui định, sau đó mới là phần ăn chia theo “chỉ tiêu” đặt ra của nhóm công tác. Khi các tiêu chí đó chưa hoàn thành thì cái “tình” và “tâm” làm gì có chỗ ở đây mà bác đòi? Bác tưởng chỉ dùng nước bọt mà “ấm chân” được ở các xuất đứng đường cầm còi (CSGT) này chắc? Không thần thế thì đều phải đầu tư (mua bằng tiền) khá đậm cả đấy thưa bác!!!
Vậy bác đừng trách những “con sâu” nhỏ bé tự sinh sôi ở hạ tầng làm gì cho mất công. Ở trên thượng tầng, TBT Trọng lại vừa phát như đinh đóng cột (lim) hôm 1/5 – Khai mạc Hội nghị 7 rằng: ” kiên định xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của đảng” là gì. Ngay như Đào tiên sinh (chủ blog) giàu lòng trắc ẩn và mẫn cán này, muốn chia xẻ với những “bi kịch của cái nghèo” mà không treo cao “Kính Đảng, trọng chế độ, yêu bác Hồ” thì các anh còn đảng còn tiền có để yên cho mà chia xẻ hay đồng cảm không?
2 cua no
An toàn xa lộ. Ảnh: tienphong
 
Tuy không treo bảng như blogger Đào Tuấn nhưng tôi cũng tâm niệm y như thế. Chả bao giờ dám lăn tăn vào những vùng cấm kỵ có dính dáng xa/gần với Đảng, chế độ, và Bác (kính yêu) của tất cả chúng ta. Nói dại: mất việc là còn may, thiếu gì kẻ đã mất tích hay mất mạng luôn ấy chứ. Thôi thì có kiêng có lành, cho nó chắc ăn.
Tuy nhiên, sau cái chết thương tâm của cháu Nguyễn Như Phụng như vừa kể, và cũng nhân lúc toàn dân đang nô nức đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi dự thảo hiến pháp, tôi xin phép được “ăn theo” bằng một kiến nghị (vô cùng) nhỏ là mong mỏi chính phủ hủy bỏ quy định bắt buộc người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm, khi tham gia giao thông trên đường bộ – trong điểm i, khoản 3, điều 9 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP.
Cứ theo PGS.TS, bác sĩ Dương Minh Mẫn – trưởng khoa chấn thương sọ não Bệnh viện Chợ Rẫy – trong một vài tháng sau khi quy định bắt buộc đội MBH (tháng 12-2007) có hiệu lực, tình trạng bệnh nhân bị chấn thương sọ não giảm đáng kể. Thế nhưng sau đó, và đặc biệt là gần đây, số người gặp tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não tăng trở lại, bằng hoặc chỉ kém hơn chút ít so với trước.
Và thay vào con số “kém chút ít” này là vô số nạn nhân bị công an đánh đập đến thương tật hay vong mạng chỉ vì quên đội mũ bảo hiểm. Trước khi phải vào tù (vì hay phát biểu linh tinh) blogger Tạ Phong Tần cũng đã có lần đề cập đến vấn đề này:
“... cái mũ bảo hiểm đội trên đầu người đi xe máy, suy cho cùng chỉ là bảo vệ cho cái đầu của chính người đội nó. Nếu không đội thì bản thân người đó gặp nguy hiểm mà không hề làm ảnh hưởng đến người xung quanh, thì lại bị “truy bức đội mũ” một cách quyết liệt, khiến cho không ít người thiệt mạng vì bị ‘công an ta’ đánh cho vỡ đầu do không chịu đội mũ bảo hiểm. Người dân không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy 100 lần xác suất chưa chắc có 1 lần tai nạn vì không đội mũ, nhưng rủi gặp ‘quân ta’ thì lăn ra chết.
Vấn đề (e) không giản dị là cái mũ bảo hiểm chỉ liên quan đến sự an nguy bản thân của chính chủ, như cô em Tạ Phong Tần đã tưởng. Tưởng như thế là tưởng năng thối. Đã có nhiều trường hợp rất gia trọng, gây thương tích cho cả đống người chứ không phải một – như tin (“Không Đội Mũ Bảo Hiểm Cả Nhà Bị Đánh”) của báo Pháp Luật, số ra ngày 24 tháng 1 năm 2013:
“Tối 29-12-2012, Tâm chạy xe máy trở về nhà sau khi ra ngoài đầu hẻm mua card điện thoại. Tâm không đội nón bảo hiểm và khi đi ngang qua chốt văn phòng KP 2 thì bị mấy bảo vệ dân phố (BVDP) đang ngồi nhậu ngoắc tay kêu vào. Tâm không dừng lại mà chạy luôn về nhà.
Khoảng 10 phút sau, có ba BVDP đến và định xông vào nhà. Khi đó, anh của Tâm là Võ Hoàng Sang đang dọn dẹp đồ đạc trước cửa cổng hỏi: ‘Các anh vào nhà làm gì?’ Những người này cho rằng chính Sang đã chạy xe máy không đội nón bảo hiểm lúc nãy và đòi vào khám xét nhà. Sang không đồng ý thì bị các BVDP dùng dùi cui đánh vào đầu. Sang gục xuống vì choáng váng nhưng họ vẫn tiếp tục đánh túi bụi. Bấy giờ, có người em họ đến chơi, vào can ngăn cũng bị BVDP đánh bầm mặt.”

‘Tôi và hai con gái đã vào ngăn cản không cho BVDP đánh Tâm nữa. Đúng lúc, cảnh sát khu vực đến cầm dùi cui đánh vào gáy tôi và dùng roi điện chích vào người chúng tôi. CSKV còn gọi điện thoại về công an phường kêu đem súng xuống trấn áp, họ chỉa súng vào chúng tôi và hăm dọa sẽ bắn chết. Tất cả những người này đều có hơi men. Sự việc xảy ra gây náo loạn cả khu phố, nhiều người chứng kiến nhưng chỉ đứng nhìn chứ không dám vào can thiệp vì sợ bị vạ lây. Đến nay, hộ khẩu gia đình và chiếc xe máy để gia đình đi lại cũng bị thu giữ mà không có biên bản gì cả…’ – mẹ của Tâm kể lại.
Trước đó một tuần, vào ngày 2 tháng 1 năm 2013, báo Dân Trí cũng đi tin:
Một sản phụ đang phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng chấn thương sọ não, nguy cơ hỏng thai, chị Tống Thị Sen (SN 1990) kêu cứu việc chị bị một chiến sĩ CSGT huyện Yên Dũng dùng gậy vụt thẳng vào đầu do không đội mũ bảo hiểm.
Kể trên chỉ là đôi ba câu chuyện nhỏ có liên quan đến mũ bảo hiểm thứ thiệt mà thôi. Và phần xịn này chỉ là một phần rất nhỏ của một tảng băng sơn, phần lớn thì đều là đồ dởm – đội chơi cho nó vui thôi – như tường trình của báo báo Dân Trí, số ra ngày 26 tháng 3 năm 2013:
“70% mũ bảo hiểm không có chức năng… bảo hiểm! Đó là con số ước tính của Cục Quản lý Thị trường sau ngày ra quân kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn thủ đô… Theo cơ quan QLTT, các loại mũ này được người dân ưa thích vì rẻ, bắt mắt và tiện mua dọc đường, nhưng hoàn toàn không có chức năng cơ bản là bảo vệ cho người đi môtô, xe máy… Thực tế, đoàn kiểm tra đã tiến hành ‘thí nghiệm’ ngay tại các điểm bán, kết quả cho thấy chỉ gõ nhẹ hai cái mũ vào nhau là mũ đã nứt toác.”
Thanh lịch cỡ người Tràng An mà đại đa số cũng chỉ đội lên đầu những nồi cơm điện giả thì nói chi đến đám dân chúng sống ngoài chốn kinh kỳ. Bộ Trưởng Khoa Học Công Nghệ Nguyễn Quân đã có nhận định vô cùng chính xác là thiên hạ “đội mũ chỉ để đối phó với công an, không phải để bảo vệ đầu của mình.”

Mà muốn “bảo vệ cái đầu của mình” cũng chưa chắc được đâu nha. Đã “không có chức năng” gì, “mũ bảo hiểm còn có thể gây ung thư nữa mới chết mẹ chớ – theo như “phát hiện” đọc được trên trang web Ung Thư Việt Nam:
“Ngày 5/11, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM công bố kết quả kiểm nghiệm mũ bảo hiểm (MBH) nhãn hiệu Attila của Công ty TNHH TM Nhựa Duy Tân (quận Bình Tân) không đạt yêu cầu về độ an toàn và đặc biệt nguy hiểm là lớp lót trong của mũ có chất gây ung thư.
3 cua no

Nguồn ảnh: thanhnien.com
 
Trời ơi, sao mà khổ dữ vậy nè? Thôi thì chi bằng cứ bỏ mẹ nó cái vụ mũ nón này đi cho nó đỡ lôi thôi và phiền phức. Tất nhiên, đây chỉ là cái nhìn rất chủ quan, và hoàn toàn có tính cách cá nhân của một anh thường dân (vớ vẩn) như tôi thôi.
Ở bình diện quốc gia thì các đồng chí lãnh đạo còn phải xem xét vấn đề ở nhiều góc độ vĩ mô khác nữa: nhu cầu tăng gia ngân sách, quyền lợi của những nhà sản xuất, quyền uy cũng như lương/lậu của giới công nhân viên nhà nước … Không có lý do gì để chận xe “làm luật,” hay để đánh vỡ đầu thiên hạ (cho nó sướng tay) thì mấy ai còn muốn ra đứng đường làm công an giao thông nữa – đúng không?
Tưởng Năng Tiến


HOÀNG YÊN LƯU * ĐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ

Đại Nam Quấc âm tự vị

dainamtuvi01506 


Văn học sử Việt Nam ghi nhận công của các tạp chí Đông dương và Nam phong trong việc củng cố nền tảng và phát triển chữ quốc ngữ, khiến nó xứng đáng trở thành một thứ văn tự của một quốc gia có bốn ngàn năm văn hiến và xây dựng lâu đài văn học chữ quốc ngữ độc lập với văn học Trung hoa.

Nhưng nói tới công lao tài bồi chữ quốc ngữ buổi đầu phải kể tới các cây viết ở Lục tỉnh Nam kỳ vào cuối thế kỷ XIX. Họ gồm các nhà văn cũng như các học giả hoặc sáng tác tiểu thuyết hoặc viết báo đã góp những viên đá đầu tiên xây dựng nền tảng cho thứ văn tự mới như Nguyễn Trọng Quản

(1865-1911), Lê Hoằng Mưu (1879-1942), Nguyễn Chánh Sắt (1869-1947) và Gilbert Trần Chánh Chiếu (1868-1919). Tuy nhiên, công lao hãn mã giúp cho thế hệ sau có thể dùng chữ quốc ngữ xây dựng nền tân văn học phải kể hai học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1897) và Huỳnh Tịnh Của (1834-1907).

Sự nghiệp của học giả Pétrus Ký chúng tôi sẽ có dịp nói vào một dịp khác. Lần này vì muốn giới thiệu sơ lược bộ tự vị chữ quốc ngữ khai sơn phá thạch, chúng tôi xin kể vài nét sơ lược về công nghiệp của cây bút lớn họ Huỳnh.

Huỳnh Tịnh Của, còn gọi là Tịnh Trai, có tên thánh là Paulus, nên thường được gọi là Paulus Của, hay Paulus Huỳnh Tịnh Của, sinh năm 1834 tại làng Phước Thọ, Huyện Ðất Ðỏ, tỉnh Bà Rịa, nay là Phước Tuy, Nam phần, và mất năm 1907 tại Bà Rịa hưởng thọ 73 tuổi.

Paulus Huỳnh Tịnh Của tinh thông cả Hán Văn và Pháp Văn. Khi còn thanh niên, ông theo học trường công giáo ở Pulau-Penang, Mã Lai. Năm 1861, ông đuợc bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, trông coi việc phiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn. Trong một thời gian ngắn, ông đã từng thay Trương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh Báo.
Vốn có nền cổ học uyên thâm, lại tiếp thu ảnh huởng văn hóa Pháp khá sâu sắc, Paulus Huỳnh Tịnh Của rất chú trọng tới văn chương cổ truyền và việc truyền bá học thuật Âu Tây cho người Việt. Nhắm mục đích này, Paulus Của đã dùng quốc ngữ biên soạn dịch thuật nhiều áng văn chương cổ và soạn một bộ tự vị, được coi như cuốn đầu tiên bằng chữ quốc ngữ có tên là Đại nam quốc âm tự vị.

Theo nhà khảo cứu CORDIER trong Văn tuyển tác giả Việt (Morceaux choisis d’Auteurs annamites-Hanoi: 1932) thì Huỳnh Tịnh Của sáng tác khá nhiều và tác phẩm có thể xếp thành hai loại: loại biên khảo và loại phổ biến văn hóa cũ.



Loại biên khảo gồm có:

1. Chuyện giải buồn, 2 tập, 112 truyện, in năm 1880 và 1885
2. Maximes et proverbes, in năm 1882
3. Gia lễ, in năm 1886
4. Sách bác học sơ giai, in năm 1887
5. Sách quan chế, in năm 1888
6. Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị, 2 cuốn, in năm 1895 và 1896
7. Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn, in năm 1897
8. Câu hát góp, in năm 1904.
9. Ca trù thể cách, in năm 1907



Loại bảo tồn văn hóa cổ gồm có:
1. Quan âm diễn ca, in năm 1903
2. Trần Sanh diễn ca, in năm 1905
3. Chiêu Quân cống Hồ truyện, in năm 1906
4. Bạch Viên, Tôn Các truyện, in năm 1906
5. Văn Doanh diễn ca, in năm 1906
6. Thoại Khanh, Châu Tuấn truyện, in năm 1906
7. Thơ mẹ dạy con, in năm 1907.



Trong kho tàng văn phẩm khá phong phú trên, bộ Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị được hậu thế trân trọng và cũng nhờ nó mà cái danh của học giả trường tồn và vị trí của ông trên “kỳ lân các” của lâu đài chữ quốc ngữ ở nơi tôn quý nhất.
Paulus Của soạn Đại nam quấc âm tự vịkhi nào? Có thể học giả đã cặm cụi trứ tác cuốn tự vị này khi còn giong ruổi trên hoạn lộ vì trong bài tựa, viết vào 1893 tác giả tâm sự: “nhơn khi rỗi rảnh ta cứ việc làm theo tiếng ta, chữ ta, viết đi chép lại, ngày đêm khó nhọc, hơn bốn năm trời mới thành công việc.”

Theo Thanh ba Bùi Đức Tịnh trong lời tựa lần tái bản Đại nam quấc âm tự vị năm 1998 cho biết thì: “Lúc đầu ông (Paulus Của) có ý định dịch các mục từ (đã soạn) ra tiếng Pháp nhưng sau nghe lời khuyên của A. Landes một nhà Đông phương học có học chữ Nho và từng làm Giám đốc Trường thông ngôn ở Sài Gòn từ năm 1885, ông đã nghĩ: ‘hễ có tiếng nói ắt phải có tự vị làm chuẩn thằng’. Và theo lời khuyên của A. Landes, bấy giờ là đổng lý văn phòng của toàn quyền Lanessan, ông đã làm thủ tục xin Thống đốc Nam kỳ xuất công quỹ để xuất bản bộ từ vị.”

Soạn tự vị, Paulus Của nhằm vào độc giả cuối thế kỷ XIX ở Nam Kỳ. Những độc giả này đều có vốn liếng Hán văn, và biết chữ Nôm, muốn đi sâu vào chữ quốc ngữ cần có một tài liệu tham khảo, có chữ Hán, chữ Nôm và chữ Việt.Đại nam quấc âm tự vịđã đáp ứng nhu cầu này.

Ông đã theo phương pháp nào để biên soạn tự vị? Như trang đầu của cuốn tự vị ghi rõ: “tham dụng chữ Nho có giải nghĩa, có dẫn chứng, mượn 24 chữ cái phương Tây làm chữ bộ.”

Tác giả cũng nhấn mạnh tới tác phẩm của ông là một cuốn tự vị nhắm thu thập rộng rãi và quy mô tiếng ta chứ không chú ý nhiều tới việc giảng giải điển cố.

Ông viết: “Có kẻ hỏi tự điển, tự vị khác nhau thế nào? Sao sách ta làm kêu là tự vị mà không gọi là tự điển?... Tự điển, tự vị khác nhau có một sự rộng hẹp. Tự điển phải có chú giải, mỗi chữ, mỗi tiếng đều phải dẫn điển, dẫn tích, nguyên là chữ sách nào, nguyên là lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy; chí như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ, cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển tích gì.”

Công trình của Paulus Của khá đồ sộ, sách gồm hai tập, tập 1, từ vần A đến hết vần L, in vào năm 1895; tập 2, từ vần M đến hết vần X, in vào năm 1896.

Theo ấn bản mới nhất in vào năm 1998, cả hai tập là 1210 trang, tập 1 gồm 608 trang, tập 2 gồm 602 trang.



Giá trị của Đại Nam Quấc âm tự vị

Như đã trình bày trên, bộ tự vị tiếng Việt đầu tiên này được biên soạn theo phương pháp khoa học:

- Dùng 24 chữ cái của tiếng Pháp làm tiêu chuẩn tra cứu. Cũng nên nhớ khi xưa tự điển chữ Hán như Khang Hy tự điển dùng bộ thủ để tra chữ rất là phức tạp.

- Mỗi chữ nếu là tiếng ta thì kèm chữ “Nôm” phía trước phần giải thích bằng chữ quốc ngữ. Còn nếu có gốc “Hán Việt” thì ghi thêm chữ Hán và cả những thành ngữ Hán Việt quen thuộc.



Tác giả là người học rộng, hiểu nhiều, lại dày công nghiên cứu ngôn ngữ Việt nên Đại nam quấc âm tự vịlà:

- Một kho tàng tiếng Việt, gồm rất nhiều đơn tự, rất nhiều tiếng miền Nam, nhiều cách diễn tả thuần Việt mà các tự vị, tự điển xuất hiện sau này kể cả Tự điển tiếng Việt của hội Khai trí tiến đức (1931) và Tự điển tiếng Việt (nhóm Hoàng Phê 1995) không sánh bằng.

- Cách giải thích đơn giản và khá chính xác dùng làm nền tảng cho nhiều cuốn tự điển sau này.

- Thu thập được nhiều tiếng địa phương hơn hẳn các bộ tự điển sau nó.

- Bồi bổ kiến thức văn hóa dân tộc một cách hữu hiệu nhất và lý thú nhất.



Một thí dụ lấy trong Đại nam quấc âm tự vị để chứng tỏ những khẳng định trên:

Tra âm “cá” trang 85 của tự vị thì thấy tác giả trình bày như sau:

Trước hết “cá” ghi bằng chữ “Nôm” ghép chữ “ngư” (chỉ loài cá) với chữ Hán Việt “cá” để ghi âm.

Sau đó tác giả giải thích rành rọt các loại cá: cá mú, cá sông, cá sót, cá dứa, cá trèn, cá phèn, cá chốt, cá lòng tong, cá lăng, cá ngát, cá úc, cá biển, cá bẹ, cá chim, cá rựa, cá thu, cá gún, cá mòi, cá ngừ, cá chét, cá đồng, cá lóc, cá trâu, cá trê, cá rô, cá sặc, cá nàng hai, cá khô, cá mặn, cá tươi, cá rồng rồng…

Nhân chữ “cá”, tác giả giảng các thành ngữ liên quan đến chữ “cá” như: cá chậu chim lồng, thơ cá, tin cá, nậu hàng tôm hàng cá, bặt tin nhàn cá, bắt cá hai tay…

Để thuận tiện cho người tra cứu của ở cả ba miền nước Việt, tác giả quan tâm tới tình trạng đa dạng trong cách phát âm một số tiếng Việt trong buổi đầu sử dụng chữ quốc ngữ để ghi lại. Đó là lý do khiến các từ “chánh” và “chính”, “nhất” và “nhứt”, “phúc” và “phước”, “thật”, “thiệt” và “thực”, mỗi từ đều được ghi là một mục từ và giảng giải riêng.

Tuy nhiên, Đại nam quấc âm tự vịxuất hiện trước đây hơn một thế kỳ khi quy tắc chính tả thống nhất của Tiếng Việt chưa hình thành nên có thể gặp nhiều từ viết theo lối cổ, thí dụ: Quốc có thể ghi là Quấc, Huỳnh ghi là Huình, Leng keng ghi là Len ken. Ngoài ra, có nhiều từ cổ ngày nay không dùng nữa thí dụ: húm chỉ âm hộ; quân chỉ đơn vị đo lường; cắt măm, chặt măm chỉ chặt nát ra; ngoai chỉ thắt vặn cho săn…

Thế hệ sau nghiên cứu chữ quốc ngữ và thưởng thức danh văn miền nam như thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường, Bùi Hữu Nghĩa, Phan văn Trị, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hồ Hữu Tường… không thể không có Đại nam quấc âm tự vị như sách quan trọng trong việc tham khảo và tra cứu nghĩa từ và cách diễn tả chân chất nhưng đầy hình tượng của đồng bào miền Ánh sáng. Còn những ai muốn hiểu gốc chữ (etymology) Việt và muốn học chữ Nôm, chữ Hán cũng cần tìm Đại nam quấc âm tự vị như sách gối đầu giường.

Hoàng Yên Lưu

PHAN * CĂN BỆNH TRẦM KHA

Góc của Phan: Căn bệnh trầm kha

gocuaphan0300413 

Trong những chuyện từ trong nước bay ra hải ngoại, nay đã trở thành đề tài quen thuộc trong những cộng đồng, nghe riết đến mức thành nhàm là chuyện các ông Việt kiều về quê khoe khoang. Ông là bác sĩ – mà bác sĩ giải phẫu tim, giải phẫu thẩm mỹ chứ không phải là bác sĩ gia đình xoàng xĩnh, ông là kỹ sư chế tạo máy bay cho hãng Boeing hay phi thuyền con thoi, máy bay không người lái, máy bay tàng hình cho NASA, chẳng phải thứ kỹ sư điện tử bèo trong hãng lắp ráp linh kiện điện tử ...



Mấy ông này, sau vài tuần nói cho sướng miệng ở Việt Nam trở về Mỹ với cái nghề đích thực của mình là đi bấm thẻ trong hãng xưởng, đi giũa nail, đi lượm sắt vụn, hoặc rất có thể là nằm chèo queo ở nhà vì đang ăn tiền thất nghiệp tới tiền đổ xăng để ra đường cũng khó .

Nhìn ở một góc cạnh nào đó thì những lời nói ra –chẳng có tí nào đúng sự thật của những ông Việt kiều đó lại rất đúng với ước mơ của họ. Những thứ ước muốn trong tầm tay thì người ta thường để bụng cho đến khi thực hiện được; như muốn mua cho mình, cho bà xã một cái điện thoại đời mới chừng vài trăm đô la, số tiền không nhỏ nhưng trong khả năng nếu bớt xài vài tuần, vài tháng; hoặc cái xe đời mới thì tiện tặn vài năm cũng trả xong tiền xe... Những điều trong tầm tay ấy đối với một người sống ở Mỹ hoàn toàn có thể làm được nên người ta không nói trước cho đến hôm thấy họ xài cái điện thoại tối tân vào bậc nhất ở Mỹ; thấy họ lái cái xe bóng loáng, mới toanh...

Nhưng đồng tiền bấm thẻ của người đi làm công ở Mỹ cùng lắm cũng chỉ mua được cái điện thoại, cái xe đời mới, tới cái nhà để ở là hết mức. Nhưng những ước mơ không có cửa nào để vào nên nó tràn ra miệng – thành lời không thật mà từ bình dân gọi là: nổ. Người trong nước gọi là Việt kiều dỏm.

Với giới bình dân nhưng may mắn được xuất cảnh đi định cư ở Mỹ, và không thực hiện được hoài bão nên đành nổ cho đỡ ghiền cơn mộng giàu sang. Loại người này hằng hà, ở đâu cũng nghe chuyện về họ.

Còn một giới ngược lại là những người sinh sống trong nước nhưng may mắn có cơ hội hơn triệu người nghèo khổ khác. Họ làm ăn thành đạt (bất luận là công chính hay đi đêm với giới chức quyền trong nước), đi ra nước ngoài một chuyến để ký hợp đồng làm ăn với những công ty nước ngoài; đi mua nguyên vật liệu đem về trong nước để sản xuất và xuất cảng ngược ra ngoại quốc... Họ có nổ không là câu hỏi tôi đã tự đặt ra để tìm tòi giải đáp thắc mắc – đối ngược với người ở hải ngoại về nước bị mang danh hiệu “Việt kiều dỏm” thì người trong nước đi ra hải ngoại chỉ để nổ sẽ phải gọi là gì để đối xứng với danh hiệu của Việt kiều dỏm?

Công trình để ý của tôi đã có tuổi, nghĩa là lâu rồi. Tôi có tiếp xúc với những người trong nước ra hải ngoại vì chuyện làm ăn thôi chứ họ không cần định cư. Tựu trung họ khiêm tốn thái quá hay bởi mình sống ở hải ngoại thoải mái đã lâu nên thấy họ khách sáo và... phật phật ma ma thế nào ấy!

Những điều nghĩ không tốt cho người khác đã là không tốt, lại càng không tốt khi mình chưa thực sự hiểu họ mà đã đưa ra những nhận xét thiếu thiện cảm thì quá hồ đồ.

Tôi để bụng cho đến hôm gặp một người trong nước ra đã để lại cho tôi những thiện cảm. Chuyện về anh đơn giản như chính tôi vì tôi và anh lớn nhỏ hơn nhau có một tuổi thì nhằm nhò gì. Ngồi trò chuyện về cái thời của chúng tôi thì đương nhiên chúng tôi tâm đắc và không có gì để bàn cãi với nhau. Chỉ có hai tương lai của hai người hai lối. Tôi trở thành tôi bây giờ. Còn anh, sau những lần vượt biên thất bại thời ấy, làm tiêu tùng vốn liếng bà già, bản thân thì tiền hết, của không có, đã đi làm công cho một ông cán bộ có cơ sở gia công chế biến đồ gỗ. Anh cũng không ngờ đời anh trở thành thợ mộc sau vài năm từ thợ phụ lên thợ chánh đóng tủ bàn ghế. Rồi ông cán bộ hết thời thì về vườn. Anh làm gì để sống ngoài cái việc đóng tủ bàn ghế để bán kiếm lời bằng đồng vốn nhỏ nhoi còn lại của mẹ anh. Anh đã đi từ thợ phụ lên thợ chánh, rồi làm chủ lấy thương vụ nhỏ nhoi của mình.

Điều may mắn nhất trong đời anh đã đến là người vợ giỏi giang mà trời đã ban cho. Từ quen biết nhau, rồi duyên nợ đến, chị đã tận dụng vốn riêng của chị để thành lập cái công ty hai người. Chị có tài buôn bán nên tủ bàn ghế do chính anh làm ra không đủ bán. Chị lại có tài nhìn xa trông rộng nên mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất; mướn người giúp việc để nâng ông bồ mình lên giám đốc công ty sản xuất đồ gỗ. Chị là người phụ nữ đáng nể qua lời tâm sự của anh, làm tôi liên tưởng đến câu “anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng”. Chị chỉ lấy chồng làm giám đốc công ty nên phải xây dựng và đặt anh vào cái ghế giám đốc rồi mới làm đám cưới.

Họ có hai mặt con, anh chị trở thành đôi vợ chồng có tên tuổi trong ngành sản xuất đồ gỗ ở Xuân Lộc. Cái nguyện vọng của chị – là lý do anh đến Mỹ, và đang ngồi trò chuyện với tôi. Chị tính tới việc qua Mỹ mua gỗ đưa về Việt Nam làm tủ bàn ghế rồi xuất sang Mỹ trở lại vì Việt Nam đã hết gỗ. Cho dù cứ trả giá cao cho người có chức quyền đốn gỗ lậu thì cũng không còn gỗ cho họ đốn lậu.

Lúc hai vợ chồng bắt tay vào kế hoạch lớn nhất trong sự nghiệp của họ thì riêng chị bắt tay tử thần với cái xét nghiệm dương tính về ung thư. Anh phải tạm ngưng kế hoạch làm ăn để làm chồng, sống hết với vợ ba năm cuối đời và bây giờ là anh đang thực hiện lời hứa với vợ trước khi chị ra đi: Anh sẽ sang Mỹ mua gỗ…

Câu chuyện của anh vừa thấm thía cái nghĩa đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn; vừa để lại trong tôi sự thương cảm và thân mến nhẹ nhàng. Anh chị sống theo tinh thần thuần Việt là không trộm cắp, không ức hiếp người khác; cũng không luồn cúi ai để vinh thân mà cứ giữ lấy sự trung thực, lòng nhân ái trong mọi quan hệ. Quan quyền không khinh, không ghét nên không làm khó mình là được; thuộc cấp, thầy thợ không oán than về ông bà chủ là được; khách hàng của công ty không càm ràm là được…

Có thể cái công ty của anh không khiêm nhường ở mức vài triệu đô la trị giá như anh trả lời câu hỏi của tôi mà nó phải là mấy chục triệu hay hàng trăm triệu. Tôi chỉ nhớ mãi anh là người khiêm tốn, dễ kết bạn với mọi người vì anh không... nổ.



Nhưng trong số những người từ trong nước ra mà tôi cũng đã gặp một anh khác. Và anh này đã để lại cho tôi hình ảnh lạ! Anh chỉ đến Dallas để dự một buổi “Hội nghị khách hàng” của một công ty Mỹ ở Dallas mời. Ôi thôi cái ông thần nước mắm nước mặm này, ông ấy tự tổ chức một cuộc họp báo ở Dallas để nói về công ty của ông ấy ở Việt Nam mới ghê. Ông này biết xài tiền nên nhanh chóng có những người thấy sang bắt quàng làm họ.

Lúc buổi họp báo bắt đầu thì ông là tổng giám đốc công ty... xuyên quốc gia lớn nhất ở Việt Nam; nhưng chỉ sau vài câu chất vấn nhè nhẹ của báo chí, ông đã xuống chức trưởng phòng kinh doanh. Đến chiều, ra tới nhà hàng khoản đãi thì ông chỉ là anh bảo vệ của công ty nhờ được lòng bà chủ nên được thay mặt công ty đi dự buổi hội nghị mà chả ông chủ nào có thời giờ tham dự. Anh cảm ơn mọi người có mặt trong buổi họp báo đã giúp anh hoàn thành chí nguyện của bà chủ tử tế!

Tôi gọi anh là gì đây? Việt gian thì oan cho anh vì anh chỉ nổ thôi; Việt cộng thì anh người Việt thôi chứ đâu có cộng... Sở Khanh thì anh đâu có dụ nổi bà chủ mà tại bà chủ mê anh trẻ trung, đẹp trai, sức lực dồi dào…

Dường như bệnh nổ không chỉ một chiều từ hải ngoại về nước mới nổ mà từ trong nước đi ra hải ngoại cũng nổ. Căn bệnh trầm kha của những người không thực hiện được ước mơ giàu sang phú quý thì hay nói quá lời cho đỡ thèm về sự huy hoàng của mình. Và trong hay ngoài nước cũng đều có những người biết tôn trọng người khác bằng sự thành thật của mình. Đó là những người có đức tin, có tự trọng và có nhân cách. Tuy đời nay ngày càng ít đi những người ấy, nên đâu cũng đầy rẫy những người mang bệnh trầm kha…

Phan

HUY LÂM * VIẾT TỪ DALLAS

Viết từ Dallas: Mai mối trên mạng

 dating0106 

 Có thể nói một trong những phát minh quan trọng của nhân loại trong thế kỷ 20 là internet. Và kể từ khi được bắt đầu sử dụng một cách rộng rãi khoảng độ hai chục năm nay, nó đã phát triển không ngừng và dần dà len lỏi vào trong từng ngõ ngách sinh hoạt của cuộc sống con người. Bây giờ mà muốn làm bất cứ chuyện gì thì khó có thể tránh mà không đụng đến internet. Mặc dù có một vài mặt trái nhưng so với những tiện nghi mà internet mang lại thì không thấm vào đâu.

Trong nhà chỉ cần bắt một đường dây internet là nó sẽ biến căn nhà của chúng ta thành một trung tâm điều khiển. Nói cách khác, internet giúp ta làm được rất nhiều công việc mà trước đây bắt buộc chúng ta phải bước ra khỏi nhà, đi tới chỗ này, ghé qua chỗ kia. Còn không, nếu ở nhà thì ít nhất là phải làm việc qua điện thoại, nói chuyện với người ở đầu dây bên kia, nhiều khi phải cố gắng giải thích cho thật rõ ràng, cặn kẽ. 
 
Nói chung là rất mất thì giờ. Mà nhất là đối với người Việt lúc mới đến định cư, tiếng Anh tiếng u còn chưa thông mà gặp phải trường hợp trên, nếu không cẩn thận, hỏi gà mà nghe tưởng vịt thì dễ gặp tai nạn như chơi. Nay thì không còn phải lo chuyện rắc rối đó nữa, chỉ cần nối vào mạng, làm việc qua màn ảnh máy tính, có điều gì không hiểu thì đọc kỹ lại tất sẽ hiểu, cứ nhẩn nha, không gì phải gấp rút bởi màn ảnh của máy tính không bao giờ tỏ ra khó chịu hay tìm cách gây áp lực tới cái người đang ngồi trước nó.

Nhiều công việc hiện nay không đòi hỏi nhân viên phải bước chân tới sở mà chỉ cần ở nhà nối máy tính vào mạng của công ty là có thể làm việc ngay tại bàn làm việc ở nhà, trên ghế xa lông, trên giường hay bất cứ chỗ nào thuận tiện nhất. Người nhân viên đó không phải dậy sớm lái xe đi làm, do đó tránh được nạn kẹt xe, tiết kiệm chi phí nhiên liệu, tránh rủi ro gây tai nạn và bớt gây ô nhiễm môi trường.

Cần đi chợ nhưng lười ra ngoài. Không sao, chỉ cần truy cập vào mạng rồi chọn một siêu thị nào đó, sau đó lựa những thực phẩm cần mua và trả tiền bằng thẻ tín dụng. Vài tiếng đồng hồ sau là có người mang giỏ thức ăn đặt ngay trước cửa nhà.

Muốn đặt vé máy bay đi du lịch ư? Hãy cứ vào trang mạng của một hãng hàng không nào mà bạn tin tưởng là có vé ngay. Muốn mướn xe hay đặt phòng khách sạn ư? Thì cứ nối kết vào mạng rồi sau đó tha hồ lựa chọn kiểu xe hay loại phòng trọ nào bạn ưa thích. Đặt bàn ở nhà hàng ư? Vào mạng đi là bạn sẽ được toại nguyện ngay.

Mướn phim, mượn sách thư viện, đọc báo, v.v…, internet có thể giúp chúng ta làm được hầu hết những chuyện đó. Người sử dụng chỉ cần hiểu biết một chút căn bản về internet và với vài cái nhấp chuột là chúng ta sẽ nhận được những dịch vụ mà chúng ta đòi hỏi.

Tuy nhiên, vai trò của internet chưa chịu dừng hẳn ở đây mà còn tiếp tục tiến xa hơn nữa, từ từ len lỏi vào trong cuộc sống tình cảm của con người, làm trung gian cho những cuộc mai mối. Một trang mạng xã hội, một trang blog hay điện thư trở thành nơi chốn hay cơ hội cho người ta gặp gỡ nhau. Hơn nữa, ngày càng có nhiều trang mạng mở những dịch vụ mai mối (online dating) cho những người độc thân đang tìm kiếm tình yêu.
 
 Loại dịch vụ này không hẳn mới mẻ nhưng trong vài năm qua, con số người nhờ đến những trang mạng này (điển hình như eHarmony hay Match.com) càng ngày càng tăng. Người ta ước tính trong số các cặp vợ chồng lấy nhau khoảng mười năm đổ lại đây thì có tới hơn 1/3 là quen nhau qua internet, mà trong số ấy có khoảng một nửa là nhờ những trang mạng mai mối trên. Lý do chính là vì nó tiện lợi và thích hợp với thói quen sinh hoạt của một số đông người. Có thể vì người đó do công việc bận rộn không có nhiều thì giờ để ra ngoài nên ít có cơ hội gặp gỡ người này người kia. Hoặc có thể vì người đó có tính khép kín, không thích chỗ đông người, ồn ào, náo nhiệt. 
 
Thế nên, tìm đến những trang mạng có dịch vụ mai mối là thích hợp nhất. Các trang mạng này luôn cố gắng tạo điều kiện dễ dàng cho khách hàng nên không cần phải mất nhiều thì giờ. Điền một cái đơn, tự lập cho mình một hồ sơ cá nhân bao gồm các chi tiết như giới tính, chủng tộc, chiều cao, cân nặng, tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích, tôn giáo, khuynh hướng chính trị v.v... Sau đó thì chỉ việc ngồi chờ để trang mạng làm công việc môi giới, tìm những đối tượng thích hợp nhất, xong đâu đó là sẽ chuyển tới khách hàng của họ những hồ sơ cá nhân của những đối tượng thích hợp để khách hàng lựa chọn. Nếu mọi chuyện thuận lợi thì hai người có thể liên lạc qua thư từ hoặc điện thoại. Rồi nếu tiến xa hơn nữa là hẹn gặp nhau để mặt đối mặt.

Một trong những câu chuyện gây chú ý gần đây là câu chuyện về bà Martha Stewart, chủ nhân của công ty Martha Stewart Living Omnimedia. Stewart là một người giàu có và đầy danh vọng, không mấy người Mỹ nào mà không biết đến tên bà. Mặc dù năm nay đã 71 tuổi nhưng bà nhìn còn mặn mà lắm và hiện đang độc thân. Nhờ một người bạn mách bảo, tháng năm vừa qua bà thử ghé vào trang mạng Match.com và tạo một hồ sơ cá nhân cũng như tuyên bố cho bàn dân thiên hạ biết là Martha đang tìm tình yêu. Không ngờ là chỉ mấy ngày sau khi đưa hồ sơ cá nhân lên mạng đã có hơn 20 ngàn gã đàn ông hồi âm và tình nguyện nâng khăn sửa túi cho bà, tạo nên cơn sốt Martha trong mấy tuần lễ.

Trước đây, nhiều người cho rằng loại tình cảm “mì ăn liền này” sẽ không lâu bền, nó chỉ có tính cách giai đoạn, chơi cho vui cho biết vậy thôi. Mà quả thật, internet trở thành công cụ giúp cho người ta quen nhau quá dễ dàng. Chưa gặp mặt nhau nhưng người ta đã quen nhau qua màn ảnh máy tính, nó thay đổi quan niệm về quan hệ tình cảm giữa người này với người kia ngay từ phút khởi đầu. Nhìn sơ qua những gì ghi trong hồ sơ thấy hợp tính, nhìn ảnh kèm theo thấy hợp nhãn và thế là tiến tới. Internet giúp người ta quen nhau dễ dàng nhưng cũng đồng nghĩa với việc nó giúp người ta làm quen người khác cũng dễ dàng như thế. Do đó, người ta sẽ không còn quý trọng mối quan hệ đang có vì biết rằng nếu đổ vỡ thì vẫn có thể dễ dàng kiếm một mối quan hệ khác để thế vào. Chỉ cần một cái nhấn chuột là có thể tìm cho mình một người xứng hợp - nghĩa là tương lai của của mối quan hệ đang thành hình đã có nguy cơ bất ổn.

Bởi vì quen nhau dễ dàng nên khi có chuyện bất hoà, dù rất nhỏ, cũng dễ làm người ta bỏ nhau, vì cả hai người trong cuộc biết trước rằng họ sẽ không phải mất nhiều thời gian hay gặp khó khăn để quen người mới. Cho dù đó là trang mạng mai mối, mạng xã hội hay điện thư - tất cả đều liên quan tới một sự thật là internet tạo điều kiện để con người có thể liên lạc và kết nối với nhau, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, một cách hết sức dễ dàng mà chưa từng thấy trước đây.

Tốc độ của kỹ thuật hiện nay đã làm đảo lộn hết trật tự và quy luật trong sinh hoạt tình cảm của chúng ta đã có sẵn từ bao lâu. Những mối quan hệ khởi đầu bằng sự làm quen trên mạng thường xảy ra rất nhanh. Sự quen biết trải qua giai đoạn tìm hiểu nhau qua điện thư và điện thoại. Đến khi hai người mặt đối mặt thì hiển nhiên cả hai đã có sẵn một mức độ thân mật rồi. Thế nên, có người nói rằng sự khác biệt giữa quen biết qua mạng và gặp gỡ thật sự ngoài đời là người quen qua mạng luôn mang cảm giác gấp gáp.

Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới đây của trường đại học Chicago dưới sự hướng dẫn của giáo sư John Cacioppo, lại đưa ra một kết quả hoàn toàn khác với những gì người ta thường lo sợ đối với những cuộc tình khởi đi từ trên mạng. Kết quả nghiên cứu với khoảng gần 20.000 người đã lập gia đình trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2012, cho thấy những cặp vợ chồng quen biết nhau theo lối truyền thống có tỉ lệ ly dị hoặc ly thân là 7,6%, so với những cặp vợ chồng quen biết nhau qua mạng thì tỉ lệ ly dị hoặc ly thân chỉ là 5,9%. Dựa vào kết quả trên tạm thời ta có thể nói rằng các cặp vợ chồng quen nhau qua mạng sống hạnh phúc hơn so với những cặp vợ chồng khác.

Sự khác biệt trên vẫn còn là một ẩn số chưa được giải thích. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đưa ra một vài điều khả dĩ có thể đã đưa đến sự khác biệt, ví dụ, động cơ để đi tìm người bạn đời với những cặp quen biết trên mạng có thể mạnh hơn và nghiêm túc hơn những cặp khác, hoặc có lẽ là nhờ ở con số đông người tụ tập trên mạng cho phép người ta có nhiều lựa chọn hơn để tìm cho mình một ý trung nhân.

Chuyện tình cảm của con người, hay nói rõ hơn là chuyện tình yêu, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng hay một cách nào để đo lường mức độ nhiều hay ít. Thế nên, một nơi chốn gặp gỡ hay cách thức mà người ta quen biết nhau dù là tự hai người tìm đến với nhau hay qua mai mối bởi một nhân vật thứ ba hoặc qua mạng, thiết tưởng không phải là điều quan trọng cho một khởi đầu để đi tới hạnh phúc. Cái quan trọng vẫn là những gì xảy ra sau đó.

Huy Lâm

VĂN QUANG * NGƯỜI LAO ĐỘNG TRUNG QUỐC

Vấn Nạn Lớn về Người Lao ĐộngTrung Quốc tại Việt Nam


March 26, 2013
0 Bình Luận

Những băn khoăn, bất bình và không kém phần hài hước về những luật lệ và quy định mới toanh tại VN, còn nhiền chuyện cần phải bàn, xin để bàn sau. Trước mắt, trong thời gian này là chuyện người lao động Trung Quốc (TQ) đã và đang xâm nhập vào hầu hết các công trình, các nhà máy, xí nghiệp từ Bắc vào Nam. Trong khi đó tại biển Đông, bọn bành trướng Bắc Kinh vẫn không ngừng xâm lấn chiếm đóng những hòn đảo vốn thuộc chủ quyền của VN, man rợ hơn chúng thẳng tay khủng bố, bắt giữ, chém giết ngư dân VN kiếm sống trên lãnh hải nước mình.


Trung Quốc ngày càng hung hãn trắng trợn hơn tại biển Đông
Thời gian gần đây, TQ tiến hành một loạt các hoạt động tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, trong đó có việc phê duyệt thành lập đài phát thanh và truyền hình của cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đài truyền hình vệ tinh “Tam Sa”; cử Biên đội tàu Hải giám 83 cùng trực thăng Hải giám B-7103 và các tàu Hải giám 262 và 263 tiến hành tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.


Theo Tân Hoa xã, hai tàu cá của người dân Việt Nam mang số hiệu QNg 96417TS và QNg 96382TS đã bị hai tàu hải giám 262 và 263 xua đuổi khỏi vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Hành động này được chính một phóng viên Tân Hoa xã có mặt trên tàu hải giám Trung Quốc tường thuật. Hãng tin nhà nước Trung Quốc cho hay hai tàu cá Việt Nam bị xua ra khỏi vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa vào lúc 10 giờ (9 giờ, giờ Việt Nam) sáng 13-3 vừa qua.

Theo tin từ truyền thông Trung Quốc, cùng với tàu hải giám 83 và trực thăng hải giám B-7103, hai tàu 262 và 263 đang thực hiện hoạt động tuần tra phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thông tin được chính truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa ra là bằng chứng không thể chối cãi về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.

Tin cho biết, chiếc tàu có tải trọng 1,500 tấn này đã đến khu vực quần đảo Trường Sa vào hôm 18 tháng Ba mà theo lời Trung Quốc là để “làm công tác khảo sát khoa học”, nhưng không nói rõ là công tác gì. Và ngày 20-3, Hải quân Trung Quốc vừa bắt đầu cuộc diễn tập xa bờ trên Biển Đông và khu vực tây Thái Bình Dương với 4 tàu chiến hạng nặng. Các hoạt động quân sự, đặc biệt là hải quân, của Trung Quốc thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh Trung Quốc đang có các tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng ở các vùng Biển Đông và Hoa Đông. Phải chăng là một cuộc phô trương sức mạnh bành trướng?

Cái mộng bá quyền của TQ không còn lừa bịp được ai trên toàn thế giới này nữa. Với tình hình này, người Việt chúng ta đang phải đối đầu với nguy cơ “thù trong giặc ngoài” rất rõ, không còn nghi ngờ gì nữa. Dù ai “nói Đông nói Tây”, dù vì lý do ngoại giao hay bất cứ thứ lý do nào khác, người VN bây giờ luôn đề phòng hiểm họa xâm lăng cực kỳ thâm độc đó. Bốn chữ vàng “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, bây giờ đã trở thành một trò cười lố bịch nhất thời đại. Và khẩu hiệu 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” đã đánh rơi mặt nạ, trơ ra bộ mặt trâng tráo phản bội, hướng đến mục đích thôn tính anh “đồng chí tốt” láng giềng, chưa nói đến toan tính cả những nước khác như Phillippines, Malaysia, Thái Lan, Singapore…

Trở về đất liền của VN, TQ còn có những âm mưu đen tối hơn, không từ một thủ đoạn nào không làm. Thế nhưng rất tiếc vẫn còn có một vài địa phương tỏ ra quá thờ ơ hay quá “ngây thơ” với những thủ đoạn này.
Chuyện hai năm trước đến nay vẫn giống y chang
Bất kỳ một người VN nào dù ở trong nước hay ngoài nước đều nhìn rất rõ tham vọng của tập đoàn lãnh đạo TQ dù cũ hay mới, chúng vẫn đi theo một con đường như nhau. Vậy mà ở một số nơi, người lao động TQ vẫn có mặt và vẫn hoành hành ngang dọc, vì lọt sổ, ví quản lý quá yếu kém hay được quan chức một số địa phương “ưu ái” vì lẽ này hay lý khác?!

Tôi thật sự ngạc nhiên đến kinh ngạc với những tin tức nóng hổi trong tuần này về tình trạng những người lao động TQ hiện nay đang có mặt tại Phú Yên (miền Trung) và tại huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).

Tôi kinh ngạc bởi cách đây hơn 2 năm, dư luận tại VN đã lên án mạnh mẽ về vấn đề này, từ chuyện có tới cả ngàn người lao động làm việc tại nhà máy phân đạm Cà Mau là lao động “chui’, không cần thông hành, không xin phép, qua mặt nhà chưc trách tỉnh này dễ như đi chơi phố. Và tôi cũng đã có bài trả lời độc giả một số báo, nêu ra trường hợp cụ thể về hơn 200 lao động TQ có mặt tại Khu công nghiệp (KCN) Long Giang thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cùng những hệ lụy của nó như dùng tiền làm hư con gái mới lớn, đánh nhau với lao động Việt khiến quê nghèo trở nên xáo trộn, làm tan nát nhiều gia đình đang êm ấm.

Tưởng rằng các địa phương đã nhìn thấy hiểm họa khôn lường đó, ngăn chặn đến nơi đến chốn tình trạng này, không còn có thể xảy ra thêm một lần nào nữa.

Vậy mà giờ đây tình trạng này vẫn còn xảy ra đúng như “bi hài kịch” tôi đã tường thuật với bạn đọc ngày 2 năm trước (ngày 18-8-2011). Lúc đó tôi chỉ trả lời độc giả của một hai tờ báo tôi cộng tác thường xuyên, nay tôi nhắc lại những vấn đề chính để nhiều bạn đọc cùng biết và so sánh.



Quê nghèo xáo trộn vì người lao động TQ

Trước hết mời bạn đọc nguyên văn bi hài kịch có thật sau đây ở một thôn xóm nghèo nay biến thành Khu Công Nghiệp do TQ làm chủ. Chuyện xảy ra từ những năm 2010.


Từ khi bắt đầu khởi động việc xây dựng, KCN Long Giang đã có rất nhiều công nhân người TQ đến làm việc. Hơn 200 lao động TQ có mặt tại Khu công nghiệp (KCN) Long Giang thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, dùng tiền làm hư con gái mới lớn, làm tan nát nhiều gia đình đang êm ấm, đánh nhau với lao động Việt khiến quê nghèo trở nên xáo trộn.

Nhiều chị em đã có chồng, thấy mấy anh công nhân người nước ngoài này vừa đẹp trai vừa có tiền liền đem ra bàn cân để so sánh với chồng. Đó là mở đầu cho bi kịch của nhiều gia đình. Còn mấy cô gái trẻ cũng mê tít mấy tay công nhân ngoại quốc này, mặc cho thiên hạ dèm pha, chê bai… Và đây là chuyện có thật

Gái 1 con, bỏ chồng theo anh Tàu đáng tuổi ông nội

Chị T – sinh năm 1986, cao 1,73m với làn da trắng ngần, được coi là hoa khôi của xã Tân Lập 1 (huyện Tân Phước). 20 tuổi, chị yêu anh V – công nhân gần nhà, chỉ vì anh hiền lành, ăn nói có duyên. Cưới nhau được đầy năm, gia đình nhỏ của họ có thêm đứa con trai bụ bẫm, cuộc sống gia đình càng đầy ắp tiếng cười. Khi KCN Long Giang bắt đầu hoạt động, anh V mở quán cà phê , chị T bán thêm rượu bia và vài món ăn bán cho khách.

Trong nhóm công nhân kỹ sư người Trung Quốc là “mối ruột” của quán, có một người đàn ông dáng cao lớn, bệ vệ, gần 60 tuổi luôn hào hứng “chi đẹp” khi chị T ra tính tiền. Chỉ sau một tháng người đàn ông này ghé quán, chị T chuyển từ chiếc xe gắn máy Tàu sang xe tay ga Air Blade nhập khẩu từ Thái với giá lên đến hơn 60 triệu đồng.

Anh V gặng hỏi, chị T mặt nặng mày nhẹ bóng gió chê chồng lâu nay bất tài nên chị thua thiệt với người ta. Và chiếc xe này là “quà tặng” làm quen của một người đàn ông ngoại quốc vì khen chị nấu ăn ngon!

Đến khi anh V phát hiện vợ mình “tòm tem” với gã kỹ sư đáng tuổi ông nội, anh mới ngã ngửa khi lâu nay không để ý tới những biểu hiện khác thường của vợ. Lúc này chị V ném lá đơn ly hôn ra bắt anh ký và… đuổi anh khỏi nhà.

Thương vợ, thương con, anh V cố nhịn nhục và hứa cố gắng làm thật chăm chỉ để vợ con sung sướng. Thế nhưng, anh V càng xuống nước năn nỉ chị T càng coi thường chồng. Chị công khai qua lại với gã đàn ông kia mà không cần biết tâm trạng của chồng mình ra sao.


Uất ức, anh V canh vợ chạy xe trên đường rồi cho xe tông vào để “cả hai cùng chết”. Cú tông khá mạnh, cả hai phải vào bệnh viện cấp cứu. Cả hai không chết, khi ra bệnh viện, anh V đồng ý ly hôn và dọn đồ ra khỏi nhà. Còn người vợ đầu ấp tay gối với anh lâu nay lấy tiền của người tình cất thêm căn nhà khang trang bên cạnh căn nhà cũ để vui vầy duyên mới. Còn gì cay đắng hơn!



Mẹ cặp bồ, con cũng “lên đời” theo

Một người thợ VN làm tại đây cho biết, lương của những công nhân nước ngoài tại KCN Long Giang cả chục triệu đồng, còn bậc kỹ sư thì thu nhập vài chục triệu đồng một tháng. Do vậy, họ chi xài rất thoải mái so với những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn trong xã. Với mẽ ngoài bảnh bao, tiền bạc rủng rỉnh họ nhanh chóng hạ gục những phụ nữ muốn “lên đời”.

Ông Ba K – ở ấp 4, có cô con gái mới 16 tuổi dáng vẻ phổng phao, đã lọt vào tầm ngắm mấy tay công nhân ngoại quốc. Thấy cô con gái ông K phải tắm ngoài cầu ao, đám công nhân chi ngay 20 triệu đồng làm nhà tắm cho “nàng”. Khi thấy cô gái mới lớn xiêu lòng, cả nhóm thay nhau ve vãn, hết anh này “chia tay” lại tới lượt anh khác “nhào dô”…


Còn bà M ở ấp 5, thấy mình “hết lửa” khó cặp bồ với mấy tay công nhân ngoại, nên xúi đứa cháu gái chưa tới 18 tuổi “dụ” tay công nhân ngoại quốc lớn hơn tuổi bà, về ăn ở trong nhà như vợ chồng. Chưa hết, cũng tại ấp 4, có trường hợp cả hai mẹ con cùng cặp bồ với đám công nhân ngoại. Họ bất chấp mọi thứ, “miễn có tiền là được”. Thậm chí, bà còn rước đứa cháu mới 16 tuổi ở Kiên Giang đem lên mai mối cho một anh chàng xấp xỉ 50 tuổi.


Nhất quyết xin ly hôn để công khai qua lại với bồ mới
Theo một viên chức hộ tịch xã Tân Lập 1, chỉ riêng ấp 4, nơi có KCN, đã có hơn chục trường hợp các bà vợ tự ý xin ly hôn với chồng. Tất cả đều hòa giải bất thành vì các bà nhất quyết bỏ chồng với lý do chồng không biết làm ăn, say xỉn, quan điểm bất đồng… Ông này nói: “Ly hôn bữa trước, bữa sau đã thấy các chị công khai qua lại với mấy ông chồng hờ ngoại quốc”.

Ông Lê Văn Rớt – viên chức tư pháp xã Tân Lập 1, cho biết: “Tình hình phụ nữ cặp bồ với mấy ông công nhân Trung Quốc hồi mới thành lập KCN Long Giang gây xôn xao dư luận dữ lắm, nhưng bây giờ lắng dịu rồi. Theo tôi biết, chỉ có 2 trường hợp làm đám cưới, còn lại là họ sống theo kiểu chồng hờ vợ tạm, hết hợp đồng lao động mấy ổng bỏ về nước, mấy chị trót bỏ chồng phải chịu thiệt thòi. Dư luận thì nhiều nhưng tôi biết chỉ khoảng chục trường hợp xin ly hôn thôi…”.

Đánh công nhân Việt

Không chỉ ve vãn đàn bà con gái, một số công nhân ngoại quốc còn đánh nhau với công nhân Việt. Anh Nguyễn Văn Thảnh kể lại: Mất hết đất sản xuất, tui với mấy ông bạn xin vào KCN làm phụ hồ. Cùng phận “cu-li” như nhau nhưng lương của mấy ông Trung Quốc cao gấp 3-4 lần chúng tôi, tới 350.000 đồng/ngày.

Có lần tôi đang trộn hồ thì một công nhân tên A Sịn tự dưng cầm cán cuốc gõ vào đầu tôi, miệng xí xô tiếng Tàu. Đau quá, tôi cầm cái vá trộn hồ quật luôn vào chân A Sịn. Anh ta quăng cuốc bỏ chạy. Tôi tưởng vậy là thôi, nào ngờ A Sịn vác ra cây búa và tụ tập mấy công nhân khác đòi ăn thua đủ với tôi. May mà sự việc sau đó được can ngăn kịp thời, nếu không sẽ có án mạng.


Mới đây, một nhân công người Việt tên Danh C, khi làm việc trong KCN gây ra lỗi. Thay vì giải quyết theo Luật Lao động, một nhóm công nhân TQ đã lôi Danh C vào phòng, đánh cho một trận thâm tím mặt mày.

Chuyện ngày nay tại Phú Yên
Thưa bạn đọc, đó là “thảm cảnh” làng quê đã từng xảy ra từ nhiều năm trước và bây giờ đang “diễn” lại. Trong tuần này một số báo chí tại VN đã thông tin về chuyện lao động TQ vẫn hoành hành tại những công trình do họ đấu thầu được ở các tỉnh.

Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 được xây dựng tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân – Phú Yên do Công ty CP VRG Phú Yên (Tập đoàn Cao su Việt Nam) làm chủ đầu tư với tổng vốn trên 500 tỉ đồng. Sau khi trúng thầu trọn gói từ thiết bị đến thi công, liên doanh nhà thầu Chiết Giang 1 (Trung Quốc) đã đưa hàng trăm lao động nước này sang làm việc. Nhà máy dự tính hoàn thành vào đầu năm 2012 nhưng hiện tại vẫn chưa xây dựng xong đường hầm!

Chạy xe ẩu, quan chức địa phương chỉ biết phàn nàn
Người dân sống dọc 2 bên đường từ thị trấn La Hai đến xã Phú Mỡ cho biết vào những lúc chiều mát, họ rất ngại ra đường vì sợ xe của người Trung Quốc tông phải. Anh Hiệp ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân kể lại: “Đường quê, nhiều trẻ em chơi đùa nhưng họ chẳng quan tâm, phóng xe như chỗ không người”.

Theo anh Hiệp, trước đây cũng đã từng xảy ra trường hợp lao động Trung Quốc lái xe hơi tông chết bò của người dân địa phương rồi chạy mất. Ông La Lan Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ, cho biết xã này đã phải khuyến cáo người dân sống gần đường cần đề phòng khi có xe của lao động Trung Quốc. Ông Dũng nói: “Họ chạy xe ẩu lắm, không cẩn thận là dễ gặp tai họa”.

Như thế là các quan chức địa phương cũng “chịu thua” mấy anh thợ TQ muốn làm gì thì làm? Luật lệ đâu chẳng thấy, chỉ thấy dở luật lệ với dân mình vốn hiền lành ngoan ngoãn.
Nhiều lao động “chui”
Phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở Lao Động -Thương Binh -Xã Hội tỉnh Phú Yên) cho biết lúc cao điểm, Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 có đến hơn 200 lao động Trung Quốc làm việc. Trong đó, sở này chỉ cấp giấy phép lao động cho hơn 150 người, còn lại là lao động “chui”.

Ông Nguyễn Tài Soa, Trưởng Phòng Việc làm – An toàn lao động, giải thích: “Chúng tôi chỉ cấp phép cho những người có đủ bằng cấp và hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên”. Theo ông Nguyễn Xuân Ngân, cán bộ Phòng Việc làm – An toàn lao động, trên thực tế, các ngành chức năng rất khó xác định có bao nhiêu lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2. Ông nói: “Chúng tôi chỉ kiểm tra dựa trên danh sách lao động mà nhà thầu đã đăng ký, còn ngoài danh sách thì rất khó”.

Như vậy là ông Ngân thừa nhận nhưng không cho biết tại sao cơ quan có chức năng kiểm soát người lao động lại gặp khó? Khó ở chỗ nào? Ai làm khó?


Theo quy định, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải là những chuyên gia, lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Thế nhưng, tại công trình thủy điện La Hiêng, lao động Trung Quốc làm đủ các công việc, kể cả nấu ăn, thợ hồ… Ông Ngân lại nói. “Khi kiểm tra, chúng tôi đã phát hiện trường hợp này nhưng chủ thầu cho biết công nhân Trung Quốc làm được nhiều việc, từ tay nghề cao đến phổ thông nên rất khó xử lý”.
Té ra chủ thầu TQ nói sao quan chức đại diện cho nhà nước VN đều nghe hết? Lạ thật.

Đến người Lao động TQ ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng được xem là địa phương có đông người Trung Quốc sinh sống và làm việc nhất VN. Kể từ khi dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng được thực hiện (năm 2005) đến nay, cùng với việc các công ty Quảng Tây, Hồ Bắc và Đông Phương của Trung Quốc trúng thầu thi công và lắp đặt thiết bị thì hàng ngàn lao động Trung Quốc kéo đến làm việc tạo nên các làng Trung Quốc, phố tàu dọc các xã Tam Hưng, Ngũ Lão.

Giống hệt như những gì đã xảy ra ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, người lao động Trung Quốc thường nhậu nhẹt say xỉn, gây gổ đánh nhau với dân địa phương; thậm chí còn tán tỉnh ve vãn sinh con với phụ nữ địa phương.


Ông Đỗ Quang Hảo, trạm trưởng Cảnh sát xã Tam Hưng cho biết: “Quá đông người nước ngoài làm việc, sinh sống gây cho chúng tôi nhiều khó khăn, bất đồng ngôn ngữ là một rào cản lớn. Nhiều đêm thấy họ về quá muộn, uống rượu say, mình nhắc nhở nhưng họ chẳng nghe. Ngoài số lao động chính thức, rất khó để quản lý số lao động “chui”. Có những vụ người Trung Quốc sau khi gây án, công an điều tra thì họ đã về nước…”.

Theo Sở Lao Động -Thương Binh -Xã Hội Hải Phòng, trước Tết Quý Tỵ có khoảng hơn 2.000 người nước ngoài làm việc tại Hải Phòng, trong đó quá nửa là người Trung Quốc. Số lao động này hầu hết tập trung tại các dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, KCN Đồ Sơn, KCN Thâm Việt (huyện An Dương). Ngoài ra, còn hàng chục doanh nghiệp da giày, hóa chất, xây dựng… có người lao động Trung Quốc làm việc. Thực tế, trong hàng ngàn lao động Trung Quốc đang làm việc tại Hải Phòng, đa số làm những công việc phổ thông như phụ hồ, thợ xây, thợ hàn… trong khi rất nhiều lao động phổ thông tại địa phương đang thất nghiệp.

Không nhũng thế họ còn quyến rũ phụ nữ VN, ăn ở sinh con cái dây dưa. Thật ra mấy anh lao động nghèo ở TQ kiếm vợ rất khó nên họ tìm đủ cách quyến rũ con gái Việt bất kể có chồng con hay chưa. Làng xóm Thủy Nguyên yên bình bỗng trở nên xáo trộn chẳng khác nào ở Long Giang huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang những năm trước.

Hồi chuông báo nguy


Có phải vì lạm phát, vì cơn bão giá làm đời sống khó khăn nên vùng quê hẻo lánh xa xôi cũng chịu ảnh hưởng lớn lao tới mức này? Đúng là xã hội đang xuống cấp kinh khủng. Đã có những hồi chuông báo nguy từ lâu, nhưng sao mọi chuyện vẫn cứ tiếp diễn? Các địa phương phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc này và các ngành, các bộ của chính phủ cần kiểm soát gắt gao, kỷ luật thật


www.vietthuc.org

No comments: