Thursday, October 20, 2016

VIỆT CỘNG

VIỆT CỘNG THAM NHŨNG

Tài liệu "Khó Tin" nhưng có THẬT :
VN có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la
Một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt - Mỹ tiết lộ đảng CSVN được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới vào năm 1995 với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla…VN hiện nay có khoảng từ 80 đến 100 người có tài sản trên 300 triệu đô la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng.

“Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ sau 3 tuần lễ thăm VN để tính chuyện làm ăn buôn bán, phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các bộ trưởng và thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty. Theo ông J Shapiro, do việc chính phủ cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500000 đô la, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi.

"Vẫn theo ông Shapiro, có khoảng 700 đảng viên CSVN có tài sản từ 100 đến 300 triệu đô la. Đây là con số do một nhân vật cao cấp của ngân hàng trung ương cung cấp cho ông. Những đảng viên có tài sản từ 50 đến 100 triệu đô la khoảng 2000 người…Tất cả những con số về tài sản của đảng CSVN là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế. Số tài sản lớn lao trên do thân nhân của đảng viên cao cấp ở nước ngoài làm sở hữu chủ. Ông Shapiro cũng nêu lên nhiều thí dụ điển hình như vợ bé của tổng cục phản gián làm ăn rất lớn ở Âu châu, em ruột của trung tướng VC, tổng cục phó tổng cục phản gián đang kinh doanh rất lớn ở Nam Cali, vợ con của Giám đốc tổng cục kinh tế và thân nhân của Đỗ Mười thủ đắc những tài sản nhiều triệu đô la ở Vancouver, Canada và cả ở New York, Houston. 
Trong niên khóa 94-95, hàng trăm du học sinh là con cái đảng viên tự túc. Niên khóa 95-96, con số này tăng lên gấp 3…” Một tài liệu khác trong website mà tôi tạm dịch là mạng điểm ( cf. địa điểm, thời điểm) Hận Nam Quan tháng 5/2002 tựa là “ Giai cấp mới trong các chế độ CS “ cho biết : "Theo tin của hãng thông tấn Reuter đánh đi từ Hà nội ngày 4 tháng 3 năm 2002 thì ĐCSVN sau khóa họp TƯ Đảng từ 18-2-đến 2-3-2002 đã chính thức ban hành một chính sách mới về kinh tế rất táo bạo: Đảng viên CS được phép làm kinh doanh tư nhân. Phạm Chi Lan, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và kỹ nghệ tuyên bố với phóng viên của hãng thông tấn Reuter rằng:”… Đại hội đã quyết định là các đảng viên đang quản trị các xí nghiệp tư nhân có quyền ở lại trong Đảng". 
"Thật ra thì từ nhiều năm nay, các đảng viên cao cấp tuy không chính thức sở hữu một xí nghiệp tư nào cả nhưng thân nhân bà con của họ đã là chủ nhân của những xí nghiệp tư lớn nhất trong nước.
"Cứ hỏi vợ con các ông Phan văn Khải, Võ văn Kiệt, Đỗ Mười, Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng…là sẽ biết ai là chủ nhân của các sân golf, các khách sạn hạng sang, hãng xe taxi, hãng hàng không, nhà máy chế biến hải sản, hãng xuất nhập cảng, siêu thị lớn nhất nước.
"Ai mà không thấy sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo CS tại VN. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô la tiền mặt. Giới tư bản đỏ nhờ phù phép XHCN đã biến tài sản của quốc gia thành tư sản một cách thần tình, biển thủ công quỹ, buôn lậu hàng quốc cấm thế mà cứ hò hét diệt tham nhũng đến cùng.

"..
Theo tài liệu FYI ( Poliburos network) ngày 19/12/2000 thì các cán bộ và nhân viên cao cấp của nhà nước CS Hà nội hiện làm chủ những số tiền to lớn gửi tại các ngân hàng ngoại quốc cộng với những bất động sản tọa lạc trong nước.

- Lê Khả Phiêu : cựu tổng bí thư ĐCSVN và gia đình có 5 khách sạn (2 ở Hànội và 3 ở Saigon), tài sản và tiền mặt trị giá 1 tỉ 170 triệu Mỹ kim (US$ 1.170.000.000)- Trần Đức Lương: Chủ tịch nước CHXHCNVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 137 triệu MK- Phan Văn Khải: Thủ tướng chính phủ, gia đình có 6 khách sạn ở Saigon, tài sản 1 tỉ 200 triệu MK.- Nguyễn Tấn Dũng: Đệ 1 Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 480 triệu MK
 - Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, tài sản 1 tỉ 150 triệu MK- Phạm Thế Duyệt: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, tài sản 1 tỉ 173 triệu MK- Tướng Phạm Văn Trà : Bộ trưởng Quốc Phòng, tài sản gồm có 10 tấn vàng và tiền mặt 1 tỉ 360 triệu MK.- Trương tấn Sang: Chủ tịch Ủy ban Kinh tế TƯ Đảng CSVN, tài sản và tiền mặt 1 tỉ 124 triệu MK. Ngoài ra, còn một số cán bộ và công chức có 1 tỉ và trên 100 triệu MK trong danh sách liệt kê của bảng FYI này là hơn 20 người nữa.
Gần đây nhất, theo điện thư Câu lạc bộ dân chủ số 39 tháng 2/2005 trong mạng điểm Y kiến thì:



"Một nguồn tin tuyệt mật đã được tiết lộ mới đây từ một quan chức cao cấp Bộ Công an cho biết số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp VN gửi tại ngân hàng Thụy sĩ. Đáng chú ý là:
 
Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh hơn 2 tỉ USD cộng 7 tấn vàng;Cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười 2 tỉ USD;Đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Phạm văn Trà 2 tỉ USD cộng 3 tấn vàng;Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu 500 triệu USD;Đương kim Chủ tịch nước Trần Đức Lương 2 tỉ USD;Đương kim Thủ tướng Phan văn Khải hơn 2 tỉ USD;Đương kim Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn tấn Dũng hơn 1 tỉ USD;
Đương kim Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 1,3 tỉ USD;Đương kim chủ tịch Quốc hội Nguyễn văn An hơn 1 tỉ USD; 
Cựu phó ủy ban thể dục thể thao Quốc gia Lương quốc Đống 500 triệu USD;Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn mạnh Cầm hơn 1 tỉ USD;Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại Mai văn Dậu hơn 1 tỉ USD.Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết một danh sách dài các quan chức có số tiền gửi hàng trăm triệu USD…”
 Tôi phải đưa ra 3 nguồn khác nhau để anh và các bạn trong nước thấy, báo chí trong nước nếu biết cũng không dám đăng vì toàn là “bí mật quốc gia”, internet thì không phải ai cũng có để coi, lại bị tường lửa ngăn chặn hay bị theo dõi khi dùng máy điện toán công cộng.http://www.thienlybuutoa.org/Misc/NguoiLinhGia.htm
http://minht.free.fr/tham%20nhung%20001/mat%20tran/no%20le%20che%20do%20001.html 
Quan chức cao cấp của chế độ CSVN gởi tiền ở ngoại quốc 
Sunday, September 11, 2005

* CSVN ra luật chống rửa tiền nhưng ...

GENEVA 11-9 (NV) - Một số cán bộ được tin cậy của đám quan chức cao cấp của chế độ Hà Nội đã được giao cho nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị các tài sản khổng lồ của họ có được nhờ tham nhũng hối lộ gửi tại các ngân hàng ngoại quốc. Một nhân vật (yêu cầu dấu tên) từng giao tiếp với một số người này ở một số ngân hàng Thụy Sĩ tiết lộ như vậy trong một cuộc tiếp xúc với báo Người Việt mới đây.“Chưa kể tại ngân hàng các nước khác ở Âu Châu và Á Châu, riêng tại Thụy Sĩ, tôi biết có hai người ở các ngân hàng thành phố Lausane và hai người ở thành phố Geneva, làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản do xếp của họ gửi.” Nhân vật trên tiết lộ.


Lương bổng của đám quan chức cao cấp của đảng và nhà nước CSVN, theo sự mô tả của một viên chức ngoại giao Tây Phương thì “không đủ để họ sống 10 ngày”, nhưng họ có tiền phải gửi, hay nói đúng hơn, giấu đút, ở các ngân hàng ngoại quốc là một điều hiển nhiên bất bình thường. Cho tới nay, lương căn bản của cán bộ đảng viên CSVN chỉ có 290,000 (tương đương khoảng $18 đô la) rồi nhân theo chỉ số cao thấp tùy chức vụ, cấp bậc. Nhưng có lần Vũ Khoan, phó thủ tướng CSVN, khi thăm một xí nghiệp quốc doanh đã so sánh và thấy một viên chức nhà nước chức vụ rất cao như ông còn kém lương của một người thợ chuyên môn. Ðiều này cho thấy lương bổng cán bộ công chức CSVN, dù là quan chức cao cấp, cũng không là bao nhiêu và không đủ sống.

Theo lời nhân vật trên tiết lộ, mỗi một số viên chức cao cấp của chế độ đều sử dụng một số thuộc cấp tín cẩn vào công việc chuyển ra ngoại quốc số tài sản khổng lồ mà họ vơ vét được qua các “phi vụ” tham nhũng hối lộ.Số tiền họ gửi mỗi lần khoảng bao nhiêu, cách bao lâu gửi một lần, các cán bộ có trách nhiệm chuyển đô la và vàng dưới nhiều hình thức khác nhau đến các ngân hàng ngoại quốc, không tiết lộ. Nhưng nếu đó không phải là các số tiền lớn bạc triệu đô la thì người ta không cần đến người chuyên trách “chuyển khoản” cũng như quản trị xuất nhập các số tiền này, ông nói.“Họ luôn luôn có trách nhiệm đi đi về về”, ông tiết lộ tiếp. “Giữa không những Việt Nam và Châu Âu mà còn cả từ Việt Nam đến một số ngân hàng ở Á Châu cũng như cả Nga và Ðông Âu.”Tại sao đám quan chức CSVN lại đem tiền gửi cả tại nước Nga là nước có hệ thống ngân hàng thuộc loại bấp bênh nhất trên thế giới?“Họ gửi tiền cả ở ngân hàng Nga vì tin tưởng nguyên tắc khôn ngoan này:

 Không bao giờ bỏ tất cả các quả trứng vào chung một giỏ.” Ông giải thích rằng nếu một quả trứng chẳng may bị vỡ, có thể những quả trứng khác vỡ theo. Ðây là sự khôn ngoan chung của đám quan chức cao cấp của chế độ khi họ rải số tiền kiếm chác được ra nhiều nơi trên thế giới. Theo ông, có rất nhiều người khác nhau làm nhiệm vụ chuyển tiền và quản trị tài sản của “xếp” ở ngoại quốc. Nhưng cũng có những người là vợ, con, hay thân quyến của đám cán bộ đảng viên tham nhũng đóng vai trò giấu đút tiền tham nhũng hối lộ khi họ đi ra ngoại quốc.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn viết một bài có tính cách “mách bảo” cho cán bộ đảng viên tham nhũng trong nước cách thức gửi tiền ở hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ với tựa đề “Gửi tiền ở nhà băng Thụy Sĩ”. Bài báo này được báo điện tử VNExpress lấy lại và phổ biến ngày Thứ Bảy 10-9-2005 mở đầu với câu hỏi “Có thể mở tài khoản ẩn danh - anonymous account - ở ngân hàng Thụy Sĩ không?” Bài báo này giải thích khá tỉ mỉ về thế nào là tài khoản ẩn danh dưới hình thức “tài khoản mang số nào đó thay vì mang tên khách hàng.”

 Và “tài khoản số hạn chế sự hiểu biết về chủ nhân của nó...” Bài báo phục vụ loại độc giả nào, khách hàng ngân hàng nào ở trong nước, người ta có thể hình dung ra ngay khi mà lợi tức trung bình đầu người chỉ có khoảng $500 đô la một năm.Ngày 8-6-2005, CSVN theo áp lực của Hoa Kỳ khi lôi kéo Hà Nội hợp tác đối phó với khủng bố, rửa tiền ma túy, buôn lậu trên thế giới, ra nghị định số 74/CP để chống rửa tiền. Nghị định này buộc “Các ngân hàng, các định chế tài chính phải báo cáo về các giao dịch trong một ngày của một cá nhân hay một tổ chức có tổng trị giá từ 200 triệu đồng (khoảng $12,400 đô la) trở lên.” Theo sự tường thuật trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-6-2005. Tờ báo này kể tiếp rằng: “Tuy nhiên, các qui định có tác động lớn nhất là các ngân hàng buộc phải báo cáo về những khách hàng có lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng từ 500 triệu đồng (khoảng $31,000 đô la) trở lên tại một ngân hàng.

 Lượng tiền 500 triệu đồng là tổng các khoản tiền gửi của cá nhân đó chứ không phải là một lần gửi tiết kiệm có trị giá 500 triệu đồng."Nhân vật trên kể cho hay, cách đây mấy năm, ông chánh văn phòng của Hội đồng Bộ Trưởng Chính phủ CSVN có lần đã thua bạc tại một casino ở Geneva “mấy trăm ngàn đô la trong một đêm”. Ðiều này, số tiền tham nhũng hối lộ mà đám quan chức CSVN giấu đút ở ngoại quốc phải “vô cùng lớn.”Khóa họp Quốc hội CSVN hồi tháng Tư vừa qua, một dự thảo luật chống tham nhũng được bàn cãi nhưng rồi vẫn không có biểu quyết và được loan báo sẽ thảo luận trở lại vào khóa họp thứ hai của năm nay dự trù vào tháng 11 tới. Hàng năm, các khóa họp quốc hội Hà Nội đều có thảo luận chuyện chống tham nhũng và họ nhìn nhận tham nhũng đã trở thành “quốc nạn”.

Bán Hoặc Cho Thuê Nguyễn đình Lộc, đại biểu quốc hội và nguyên là Bộ trưởng Tư Pháp CSVN nói với báo chí trong nước rằng tham nhũng chỉ bị lộ diện khi “nội bộ tham nhũng” tố cáo lẫn nhau. Trong một cuộc điều trần trước quốc hội, Phan văn Khải, thủ tướng Hà Nội, nhìn nhận tham nhũng đã “xà xẻo” khoảng 30% các dự án xây dựng, phát triển. Phần lớn các dự án này được tài trợ từ các khoản tín dụng ngoại quốc. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết viện trợ, tài trợ cho các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam năm 2005 là $3.4 tỉ đô la. (NT).

Saturday, May 11, 2013

TIN TỨC GẦN XA


Việt Nam : Hội nghị Trung Ương 7 tập trung tuyên truyền chính trị và quản lý thông tin

Ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân : Hai gương mặt mới trong bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 05/2013.
Ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân : Hai gương mặt mới trong bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 05/2013.
Wikipedia

Anh Vũ
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin sáng nay 11/5/2013, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau 10 ngày làm việc và đã « hoàn thành toàn bộ chương trình » như dự kiến. Đúng như các thông tin không chính thức được tung ra từ những ngày đầu làm việc hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung 2 thành viên vào Bộ Chính trị khóa XI, và một người vào Ban Bí thư.

Hai nhân vật mới được vào Bộ Chính trị là Phó thủ tướng, Ủy viên Trung ương đảng Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương đảng, Phó chủ tịch Quốc hội. Chánh văn phòng Trung ương đảng ông Trần Quốc Vượng được bầu vào Ban Bí thư Trung ương khóa 11.
Kết qủa này hòan tòan đúng như thông tin của các trang blog không chính thức, loan báo ngay hôm mùng 4/5, ngày diễn ra các cuộc bầu bán được mô tả là trong không khí cực kỳ căng thẳng của một cuộc tranh giành phe cánh nội bộ.
Bản tin của Việt Nam Thông tấn xã, được hầu hết các báo chính thức đăng lại nguyên văn, đã tóm tắt lại các vấn đề được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 7 bao gồm : Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ; tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận ; dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ; sơ kết một năm thực hiện nghị quyết xây dựng đảng ; công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo đảng cho tương lai ; ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên môi trường.
  Về nội dung đổi mới hệ thống chính trị, kết luận của Hội nghị Trung ương 7 nhấn mạnh : « Hoàn thiện thể chế phải gắn liền với đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng ». Tuy khẳng định vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Nhà nước, nhưng Trung ương đảng cũng thừa nhận trong tình hình hiện nay có « rất nhiều vấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ đảng viên và nhân dân ». Vì vậy Hội nghị Trung ương lần này đã ra nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, nhằm củng cố lòng tin của dân chúng với chế độ.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có lẽ là nội dung được dư luận quan tâm hơn cả. Theo bản tin Thông tấn xã Việt Nam, Hội nghị Trung ương lần này không đưa ra những kết luận nào cụ thể và chỉ khẳng định lại việc « Trung ương kiên quyết, phê phán bác bỏ » các « quan điểm sai trái, những luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch » trong những ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp.
Đối với những nhà quan sát chính trị tại Việt Nam, như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thì các kết luận Hội nghị Trung ương 7 không có gì đáng ngạc nhiên và ông cho rằng sẽ không có sự chuyển biến nào sắp tới ngoài việc tăng cường tuyên truyền chính trị và thắt chặt quản lý thông tin.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết :
 Tiến sĩ Nguyễn Quanq A


11/05/2013
by Anh Vũ
 
More 

Vui buồn sau Hội nghị Trung ương 7

Cập nhật: 14:57 GMT - thứ bảy, 11 tháng 5, 2013
Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn củng cố lại sức mạnh của Đảng Cộng sản và niềm tin vào Đảng của quần chúng
Một số nhà quan sát trong nước đưa ra những nhận định ban đầu về Hội nghị Trung ương 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc họp kín đã bế mạc hôm 11/5, với thông báo có thêm hai tân ủy viên Bộ Chính trị: ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Trao đổi với BBC từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ, cho rằng việc hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ không trúng ghế ủy viên Bộ Chính trị là "tin mừng".
"Xu hướng vừa rồi khi Ban Chấp hành Trung ương bác bỏ phương án ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị, riêng cá nhân tôi nhìn nhận đó là một bước phát triển đáng mừng," ông nói với BBC Việt ngữ hôm 11/5/2013.
Ông Tương Lai cáo buộc: “Nếu như ông Nguyễn Bá Thanh tiếp tục hỗ trợ quan điểm đi với Trung Quốc, thì sẽ giữ được Đảng, và giữ được chế độ, đấy là quan điểm người ta cho rằng ưu tiên, cách tư duy ấy thể hiện một cái nhìn gây phẫn nộ trong giới trí thức và trong truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cả dân tộc.”
Từ Hà Nội, luật sư đối kháng Nguyễn Văn Đài cho rằng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân"không thuộc phe nào".
Ông nói: "Hai người này theo tôi có quan điểm trung dung, không thuộc một phe phái nào lớn ở trong Đảng. Họ được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị, tôi cho rằng đây là thắng lợi của nhóm lợi ích trong Đảng."
"Họ đã cố tình bầu cho những người không có vai trò gì trong cuộc chiến chống tham nhũng hay mong muốn cải cách đất nước, đây là một điều hết sức thất vọng cho toàn thể nhân dân Việt Nam."
'Thiếu kinh nghiệm'
Trong khi đó, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng lý do mà hai lãnh đạo ở các ban Nội chính Trung ương và Kinh tế Trung ương không được bầu là vì ông Thanh thiếu kinh nghiệm lãnh đạo ở phạm vi quốc gia, còn ông Huệ chưa có kinh nghiệm ở địa phương.


"Trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng Ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh (phải) đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Ông Doanh nói: "Vấn đề là ông Nguyễn Bá Thanh đã không kinh qua một nhiệm vụ nào ở Trung ương cả, cho nên xét về một Ủy viên Bộ Chính trị, có nhiều đồng chí trung ương cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh mới có kinh nghiệm ở địa phương chứ chưa có ở trung ương.
"Và điều nữa, có lẽ điều này mọi người đều đã biết, là trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng Ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định."
Giữa việc Đảng bổ sung nhân sự cao cấp ở Bộ Chính trị, Ban Bí thư và biến đổi, chuyển biến trên thị trường, kinh tế trong nước, Tiến sỹ Doanh nói ông không thấy có liên hệ gì rõ rệt giữa hai vấn đề, vì theo ông kinh tế thị trường không chịu chi phối quyết định nào từ những bàn cãi về phê và tự phê.

'Bưng bít thông tin'

Một người khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, phê phán cách thức mà Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản tổ chức Hội nghị Trung ương 7 lần này cũng như các sự kiện chính trị, Đại hội, hội nghị BCH Trung ương quan trọng hàng đầu khác từ trước.
Ông nói: "Lẽ ra với tư cách một Đảng chính trị có tư cách rất lớn trong cuộc sống chính trị của đất nước, thì bất kỳ đảng chính trị nào cũng phải hoạt động một cách công khai, một cách minh bạch."
"Và cái kiểu mà vẫn bưng bít thông tin, tạo ra một sự thống nhất giả tạo và để cho người bên ngoài thấy như một cái hộp đen, và thực sự không biết rằng bên trong hộp đen đó thế nào, thì đấy là một điều rất đáng suy ngẫm và cần thay đổi triệt để."
Về cung cách Đảng họp các Hội nghị trung ương, hôm thứ Bảy, luật sư Nguyễn Văn Đài cững chỉ trích Đảng vẫn còn "giữ bí mật" với nhân dân và đây là một điểm mà người dân cần nhận thức để thay đổi.
Ông nói: "Từ khi đảng nắm được quyền lãnh đạo từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở trên toàn bộ đất nước, thì mọi hội nghị hay cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đều rất bí mật,
Hội nghị của Đảng Cộng sản bầu thêm hai ủy viên Bộ Chính trị
"Chỉ những bài phát biểu khai mạc và bế mạc được truyền hình trực tiếp cho người dân biết, còn toàn bộ những cuộc tranh luận hay các cuộc đấu đá diễn ra trong nội bộ của họ thì người dân không được biết, tất cả những gì dân biết, chỉ qua những tin đồn."
Ông Đài cho rằng điều này hoàn toàn trái ngược với điều Đảng Cộng sản nói với người dân là dân có quyền kiểm tra, giám sát tất cả những gì mà Đảng làm, hay các quy định quyền giám sát của người dân đối với Chính quyền và Đảng cầm quyền.
"Quyền lực thực sự vẫn nằm hoàn toàn trong tay hai trăm ủy viên trung ương, trong đó 175 ủy viên chính thức, 25 ủy viên dự khuyết. Họ quyết định mọi vấn đề của đất nước và người dân Việt Nam chỉ có nghĩa vụ chấp hành," ông nói với BBC.
Hôm 11/5, Bấm Báo Điện tử của Đảng Cộng sản đưa tin: "Sáng 11/5, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra."
"Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nội dung các nghị quyết, kết luận của Hội nghị," trang thông tin điện tử của Đảng cho hay.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/05/130511_7th_plenum_comments.shtml

 

Tổng Bí thư đã đi sai mấy nước cờ?

Blogger, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi sai nước cờ ngay từ đầu khi sử dụng trở lại một số chiêu thức cũ với mưu toan chỉnh đốn lại đảng, khi dựng lại các Ban đã bị đóng cửa.
Ông cho rằng nước cờ sai này có quan hệ tới sự 'thất thế' hiện nay, sau Hội nghị Trung ương 7, của hai người được ông Trọng và các cộng sự muốn cơ cấu nhưng không được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị là các ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ.
Ông Nguyễn Trọng Tạo cũng bình luận các vấn đề liên quan tới tương quan lực lượng giữa điều được ông cho là các phe nhóm, phe cánh hay cá nhân đang cạnh tranh trong nội bộ lãnh đạo của Đảng và khả năng các cuộc cạnh tranh này có thể dẫn đất nước tới đâu.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130514_nguyentrongtao_on_nguyenphutrong.shtml

 

Việt Nam, ngôi sao sắp tắt'


Cập nhật: 15:40 GMT - thứ sáu, 10 tháng 5, 2013


Dự đoán tăng trưởng của VN cho năm 2014 đã bị giảm bớt xuống 5,2%
William Pesek, người phụ trách cột báo thường xuyên Bloomberg View của hãng tin tài chính Bloomberg, vừa có bài nhận định riêng về kinh tế Việt Nam với tựa đề "Việt Nam, Ngôi sao sắp tắt" (Vietnam’s Star Is Dimming). BBC Tiếng Việt xin giới thiệu cùng quý vị:
Giống như các nên kinh tế có thể thành cọp, Việt Nam đang phải đối diện với những mối đe dọa mới: một cuộc khủng hoảng đang làm tê liệt châu Âu, một nước Mỹ đang sa sút, và một nước Nhật đang bị vung tay quá trán.

Thế nhưng, mối rủi ro lớn nhất cho tương lai Việt Nam có lẽ chính là sự hoài cổ.

Đã 27 năm trôi qua kể từ khi Hà Nội bắt đầu công cuộc Đổi Mới, theo đó các công ty tư nhân được tham gia vào nền kinh tế, các lĩnh vực then chốt được mở cửa, chẳng hạn như nông nghiệp.

Sự phát triển nhanh chóng sau đó đã đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, biến đổi vùng đất từng là vùng chiến sự trở thành một điển hình cho sự phát triển và giảm đói nghèo.

Tuy nhiên, nay hướng đi hồi 1986 của Việt Nam nhằm có một "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" đang trở nên cũ kỹ.

Các số liệu gần đây cho thấy chiến lược từng đưa Việt Nam tiến xa - sự phụ thuộc nặng nề giống như mô hình Trung Quốc vào các doanh nghiệp quốc doanh và kế hoạch hóa tập trung - nay đang khiến đất nước bị trì trệ.

Việt Nam đang hụt hơi trong bảng cạnh tranh toàn cầu, trong lúc mức tăng trưởng đã chững lại ở mức chừng 5%, thấp nhất kể từ 1999 trở lại nay.

Để phục hồi, đất nước cần phải làm chính xác là những gì họ đã từ chối làm cho tới nay: xây dựng một lĩnh vực tư nhân thực sự mạnh mẽ và sáng tạo, có thể tạo đa dạng hóa cho sự tăng trưởng và đem lại sự thịnh vượng.

Không được đảm bảo


"Việc điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế sẽ là việc cần thiết nhằm đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ trở lại," Vaninder Singh, một kinh tế gia thuộc tập đoàn ngân hàng Royal Bank of Scotland Group Plc, làm việc tại Singapore nói. "Điều này không được đảm bảo bởi nó sẽ đòi hỏi sự thay đổi to lớn trong cấu trúc công ty và những cải thiện về hiệu quả sản xuất."


Tác giả William Pesek nói tham nhũng đang xói mòn tính chính danh của Đảng Cộng sản


Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liệu có mong muốn chính trị nhằm hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam trị giá 124 tỷ đô la hay không? Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tỏ ra nghi ngờ điều này.

IMF gần đây đã giảm dự đoán phát triển của Việt Nam năm 2014 nhiều hơn mức giảm đưa ra đối với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, xuống mức 5,2%.

Tỷ lệ đó có thể là ghê gớm trên thế giới, khi mà nhóm các nước hùng mạnh nhất về kinh tế, G7 đã hầu như không phát triển được thêm.

Nhưng với nền kinh tế 90 triệu dân đang ở giai đoạn phát triển của Việt Nam, điều đó trở thành đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng.

Khi tiến hành cải tổ, các lãnh đạo Hà Nội tin rằng họ đang đi theo mô hình Trung Quốc, vốn đã rất thành công. Cách tiếp cận của Việt Nam còn từ từ, thận trọng hơn cả Đặng Tiểu Bình.

Nhưng những khó khăn nói chung là giống nhau, và cả hai nay bắt đầu vấp phải những vấn đề giống nhau.

Mô hình Trung Quốc


Giống Trung Quốc, Việt Nam đang phải gánh chịu một hệ thống phân phối tín dụng bị méo mó, với sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước. Các quyết định cho vay cẩu thả đã gây ra những bong bóng bất động sản và chôn vùi các ngân hàng dưới hàng núi nợ không có khả năng xử lý.

Khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng nhanh chóng. Căng thăng giữa người lao động muốn được trả lương cao hơn và giữa các ngành công nghiệp muốn có lao động rẻ cũng gia tăng nhanh chóng.

Các vụ thu hồi và tư hữu hóa đất khuất tất vốn làm giàu cho những ai có quan hệ chính trị đến nay đã khiến cho công chúng giận dữ. Nạn tham nhũng tràn lan đang làm xói mòn tính chính danh của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Đất nước không thể tiến lên nếu không tái cơ cấu các doanh nghiệp quốc doanh, vốn chiếm tới gần 40% tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Các kinh tế gia tại McKinsey & Co ước tính rằng Việt Nam cần phải nâng hiệu suất làm việc lên hơn 50% mới có thể duy trì được mức tăng trưởng lành mạnh.

Người ta không cần phải xuất chúng gì cũng có thể thấy rằng chỉ có mảng tư nhân mới có thể làm được điều này.

Nguyên nhân gây lo lắng


Hồi tháng Hai, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung hứa hẹn chính phủ sẽ đưa ra một kế hoạch rà soát kỹ càng toàn bộ 52 tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước, chậm nhất là đến tháng Sáu.

Việc cho vay bừa bãi đã tạo những bong bóng bất động sản

Nhưng dựa vào những kinh nghiệm trước đây, có lý do khiến người ta tin rằng việc cải tổ là thiếu cụ thể.

Chính phủ đã lỡ mất mục tiêu thành lập một công ty quản lý tài sản nhằm xử lý nợ ngân hàng. Các cam kết kiềm chế các khoản đầu tư công, các hoạt động cho vay và các doanh nghiệp nhà nước thì không chỉ tương tự vậy mà chúng còn trở thành tệ hơn thế.

Câu hỏi là liệu chính phủ của ông Dũng có thể triển khai một cách đáng tin cậy bất kỳ sự cải thiện nào hay không, chứ đừng nói là cả ba cùng lúc.

Chớ ai coi nhẹ vai trò của tham nhũng ở đây.

Giống như Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, ông Dũng đang phải đối diện với một vấn đề chỉ có ở đất nước cộng sản: quá nhiều quan to trở nên giàu có trong mô hình hiện nay của Việt Nam. Điều đó khiến người ta không có động lực phải thay đổi.

Nạn ăn hối lộ đã tăng tỷ lệ nghịch với tình hình kinh tế.

Trong Chỉ số về tình trạng tham nhũng năm 2012 do tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra, Việt Nam tụt xuống vị trí 123 trên tổng số 176 nước, so với vị trí 112 hồi năm 2011, tệ hơn cả Sierra Leone và Belarus.

Thế còn trong Chỉ số mức cạnh tranh toàn cầu mới nhất do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra, Việt Nam tụt 10 bậc, xuống vị trị thứ 75, sau cả Uruguay và Ukraine.

Hướng tới tương lai


Thách thức đối với Việt Nam dẫu sao cũng nằm trong tầm kiểm soát hơn so với Trung Quốc: các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nhỏ hơn, đầu tư bớt dàn trải hơn.

Nhưng nay không còn là lúc có thể làm từng bước được nữa.

Nay là lúc đất nước phải phát triển mô hình riêng của mình, một mô hình phải xóa bỏ nạn tham nhũng, đầu tư nhiều hơn nữa vào giáo dục và các lĩnh vực phát triển then chốt như sản xuất công nghệ, và trao quyền lực cho các doanh nghiệp để bước tới bậc thang tạo giá trị gia tăng.

Trong nhiều năm, các quốc gia nhỏ khác ở Đông Nam Á, như Miến Điện và Campuchia, đã nhìn vào Việt Nam để tìm ý tưởng cải tổ kinh tế. Việt Nam có thể sẽ lại trở thành điển hình mẫu. Chỉ cần Việt Nam hướng tới tương lai, thay vì hoài niệm quá khứ.
 Thuyền nhân Việt Nam vượt biển qua Úc tăng vọt 

Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép vào Úc trên đảo Christmas
Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép vào Úc trên đảo Christmas
DIAC Images - Wikipedia

Trọng Nghĩa
Phải chăng vấn đề thuyền nhân Việt Nam lại nóng bỏng trở lại ? Trong một bản tin đề ngày hôm qua, 10/05/2013, hãng tin Mỹ AP cho biết là riêng trong 4 tháng đầu năm nay, đã có khoảng 460 người Việt Nam, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, dạt vào bờ biển nước Úc. Số lượng này đã cao hơn hẳn số người Việt vượt biển qua Úc trong 5 năm trước đó cộng lại. Làn sóng thuyền nhân tăng vọt bất ngờ này thu hút mối quan tâm về tình hình nhân quyền xấu đi tại Việt Nam, cho dù các khó khăn kinh tế hiện tại cũng có thể giải thích lý do vượt biên.

Theo hãng AP, nhiều nhân chứng trên bờ cho biết là chiếc thuyền gần đây nhất chở người vượt biên Việt Nam đến Úc đã dạt vào đảo Christmas vào tháng trước. Biển số trên vỏ tàu cho thấy đây là một tàu đánh cá đăng ký tại tỉnh Kiên Giang, miền Nam Việt Nam, ở cách đảo Christmas của Úc hơn 2.300 km.
Rất nhiều thuyền nhân Việt Nam vượt biên qua Úc đã bị biệt giam. Chính phủ Úc không cho biết chi tiết về tôn giáo và nơi xuất xứ của những người này tại Việt Nam, hai thông tin có thể giúp hiểu rõ về lý do tại sao các thuyền nhân này lại vượt biên qua Úc tị nạn.

Trả lời hãng AP qua điện thoại, một người Việt tại Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp Villawood ở vùng ngoại ô Sydney, không tiết lộ chi tiết về trường hợp của mình nhưng xác định : « Tôi thà chết ở đây hơn là bị buộc phải trở về Việt Nam ».
Thanh niên 23 tuổi này đã rời Việt Nam cách đây 5 năm, nhưng trên đường qua Úc đã bị giam giữ tại Indonesia 18 tháng trời. Theo anh, nếu chỉ để kiếm tiền nhiều hơn, thì không nên vượt biên, thế nhưng : « Nếu một người đang phải sống khổ cực, lại phải đối mặt với các sự đe dọa và đàn áp của chính quyền, thì người đó nên đi ».

Theo hãng AP, một số người Việt Nam đến Úc qua Indonesia, theo cùng một tuyến đường với những người tị nạn đến từ các nước xa xôi hơn tận Nam Á và Trung Đông. Một số người khác thì khởi hành trực tiếp từ Việt Nam, trong một hành trình xa hơn và rủi ro hơn.
Trong những thông báo riêng biệt, hai chính phủ Úc và Việt Nam khẳng định là tuyệt đại đa số - nếu không muốn nói là tất cả các thuyền nhân đều thuộc diện di tản vì lý do kinh tế, do đó không đủ điều kiện xin tị nạn chính trị.
Quan điểm trên đây đã bị một số người đấu tranh trong cộng đồng người Việt tại Úc và các luật sư từng đại diện cho các người xin tị nạn đến từ Đông Nam Á phản bác. Họ cũng hoài nghi về tính chất đúng đắn của tiến trình phân loại mà chính quyền Úc đang sử dụng. Những người này cũng nêu bật thái độ quan ngại về tương lai bấp bênh của các thuyền nhân này, không được Úc cho định cư trong lúc lại không được Việt Nam sẵn lòng nhận lại.
Cùng với những người đến từ các nước khác, thuyền nhân Việt Nam đang bị tạm giam trên đất liền, trên đảo Christmas gần Indonexia hơn là gần Úc, hay trên các đảo xa xôi vùng Thái Bình Dương như Nauru và Manus. Theo các luật sư và giới hoạt động nhân quyền, trong số 101 người Việt Nam đến Úc vào năm 2011, chỉ có sáu người cho đến nay bị trả lại cho Việt Nam, trong lúc chỉ có rất ít là họa may đã được cấp quy chế tị nạn.
tags: Úc - Việt Nam - Xã hội

NHIỀU TÁC GIẢ * NHÀ VĂN AN KHÊ



 

                          BIẾN NGŨ NHY (15/8/1886 - 22/7/1973) - nhà văn, nhà thơ

Tiểu sử

Nhà văn Biến Ngũ Nhy tên thật là Nguyễn Bính sinh năm 1886 tại Trà Vinh (không phải thi sĩ Nguyễn Bính - tác giả tập thơ Lỡ Bước Sang Ngang). Ông học tại trường Collège Le Myre de Vilers Mỹ Tho, rồi trường Thuốc Hà Nội, là bạn đồng học với bác sĩ Diên Hương Trần Ngọc Án. Ông tốt nghiệp y sĩ Đông Dương khóa đầu tiên của trường Thuốc Hà Nội. Khi còn đi học, ông có làm thơ Đường và viết sách lấy bút hiệu là Biến Ngũ Nhy - dùng những chữ trong tên Nguyễn Bính sắp xếp thứ tự lại.

Từ khoảng 1915, ông đã giữ mục "Mật thám truyện" trên Công Luận báo, chuyên dịch các tác phẩm trinh thám nước ngoài ra tiếng Việt như Chuyện Ác Lai Ác Báo, in đến kì 51, ra ngày 19/4/1917, chưa kết thúc; Chúa Bọn Sở Khanh khởi đăng từ số 304, kéo dài từ ngày 9/4/1920 cho đến số 326, ra ngày 6/7/1920. Tác phẩm sáng tác hoàn chỉnh đầu tiên là Kim Thời Dị Sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc (khởi in trên Công luận báo từ năm 1917 đến 1920) đã được đánh giá rất cao của văn giới đương thời qua những bài bình, bài luận trên các báo. Truyện được xem là truyện trinh thám đầu tiên của VN, ông được xem là nhà văn trinh thám đầu tiên và sớm nhất của Việt Nam. Nhân vật chính trong truyện là Ba Lâu - bị ảnh hưởng rất lớn từ Arsene Lupin của M. Leblanc - chuyên cướp của người giàu bất chính để tặng cho các trại trẻ mồ côi, chuyên đánh cảnh cáo những kẻ bất lương, bênh vực người yếu thế. Kết cấu của tiểu thuyết này khá hiện đại, cũng như một số tác phẩm khác cùng thời như Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu, Phan Yên ngoại sử (1910) của Trương Duy Toản, Ai làm được (1922) của Hồ Biểu Chánh…, nó đã vượt qua tính chương hồi, biền ngẫu; mà mãi sau này, người ta còn nhìn thấy trong tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, sáng tác năm 1925.

Ngoài ra Biến Ngũ Nhy cũng còn mấy tác phẩm trinh thám in báo dang dở là Một người ăn cắp bạc nhà nước (1918), Kim thời dị sử - Chủ nợ bất nhơn (khởi đăng 1921), Vị lai tân truyện - Cái nhục ngàn năm (khởi đăng ngày 19/9/1919). Toàn bộ, Biến Ngũ Nhy có 12 tác phẩm cho các thể loại sáng tác, dịch, nghiên cứu, nay đã sưu tập được đầy đủ. Riêng về sách y khoa, ông chuyên viết về khoa học tình dục, như các cuốn Phong tình bịnh chứng, Nam nữ hôn nhân – Sanh dục vệ sinh…

Ông mất ngày 22/7/1973, tại Phú Nhuận, Sài Gòn. Ông có tất cả 11 người con (4 trai, 7 gái). Trong số đó có ông Nguyễn Bính Tiên - dược sĩ kiêm tiến sĩ khoa học, từng có nhà thuốc tên Pharmacie Tiên ở đường Bonard (sau nầy là Lê Lợi) ngang bịnh viện Saigon - và ký giả, nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh,

Tác phẩm
   - Kim Thời Dị Sử (Imp. Moderne L. Héloury S. Moutégout SAIGON, 1921)

Nguồn:
- Ký ức ký giả Nguyễn Ang Ca
- Văn học trinh thám ở Nam bộ đầu thế kỉ 20 - Lý Đợi
- Tư liệu sưu tầm vuhatue:
BIẾN NGŨ NHY THI TẬP
Tập thơ của bác sĩ Nguyễn Bính, bút hiệu Biến Ngũ Nhy. Tác giả tự in tặng bạn bè, năm 1967

Kể chuyện làng báo Sài gòn 35 năm về trước

Nguyễn Ang Ca
Cố văn sĩ Bình Nguyên Lộc có nói: «Trong làng báo có ba cây viết vừa nhà báo, vừa nhà binh cùng mang tật nói lắp. Đó là Nguyễn Bính Thinh, Nguyễn Đạt Thịnh và Nguyễn Ang Ca, cả ba đều cà lăm khi gặp phải chuyện xúc động hoặc trước... phụ nữ đẹp »


Hình: Nguyễn Ang Ca [1989]


Quả thật An Khê và tôi có lắm sự trùng hợp ngẫu nhiên. Cùng họ Nguyễn và bút hiệu bắt đầu bằng chữ An, tuy chữ Ang của tôi có G, nhưng phần lớn khi biên thư, các bạn hay gọi tôi là An Ca. Anh An Khê và tôi cùng giống nhau giấy căn cước: sanh tại làng Tân Hưng, tỉnh Sa Đéc. Khi chánh thức lãnh lương nhà báo, mang danh xưng ký giả chuyên nghiệp trùng một năm:1950. Tôi và anh An Khê có một người anh chung trong nghề nghiệp, một «nghĩa huynh» mà chúng tôi kính yêu như cùng chung huyết thống: anh Bình Nguyên Lộc. Chưa hết, anh An Khê và tôi cưới vợ một lượt năm 1950.

Anh An Khê tên thật là Nguyễn Bính Thinh, con trai của cố bác sĩ Nguyễn Bính (không phải là nhà thơ Nguyễn Bính), gốc người Trà Vinh. Bác sĩ Nguyễn Bính là vị y sĩ Đông Dương xuất thân khóa đầu tiên ở trường Thuốc Hà Nội. Khi còn đi học, bác sĩ Nguyễn Bính làm thơ Đường và viết sách lấy biệt hiệu là Biến Ngũ Nhy.


Ông bà bác sĩ Nguyễn Bính (bà vốn là cô đỡ ở nhà thương Phủ Doãn, Hà nội) có tất cả 11 người con (4 trai, 7 gái). Trong số anh trai của An Khê có người anh thứ tư là dược sĩ kiêm tiến sĩ khoa học, ông Nguyễn Bính Tiên, từng có nhà thuốc tên Pharmacie Tiên ở đường Bonard (sau nầy là Lê Lợi) ngang bịnh viện Saigon. Xuất thân từ báo Đọc Thấy và Đời Mới của cụ Trần Văn Ân, viết hai loại truyện dã sử (ký tên Cửu Lang) và tình cảm (ký Vân Nga). Có một thời, độc giả rất say mê theo dõi loạt truyện dã sử của Cửu Lang như Xương máu Phiên Ngung, Người anh hùng mặt sắt (Mai thúc Loan), Đoàn quân ma (Trần Quốc Toản), Ngai vàng sụp đổ. Còn loại truyện tình cảm của Vân Nga như: Ánh sáng đô thành, Cây kiếng vàng…rất được nữ độc giả hoan nghinh.


Khi giã từ anh Huỳnh Hoài Lạc (gốc người Long Xuyên), chủ nhiệm báo Thời Cuộc (thay cố chủ nhiệm Đinh Xuân Tiếu bị ám sát chết một lượt với ký giả Nam Quốc Cang), tôi sang đầu quân cho nhựt báo Tiếng Chuông của ông Đinh Văn Khai, cũng gốc người Long Xuyên.


Còn anh An Khê thì chia tay với cụ Trần Văn Ân (gốc người Thốt Nốt, Long Xuyên) sang giúp cho báo Dân Đen của ký giả Nguyễn Duy Hinh. Thời kỳ 1950-60, ký giả Nguyễn Duy Hinh có biệt tài viết phóng sự điều tra, rất sôi nổi, anh Hinh lại có tài «quậy», tạo nên nhiều tin giựt gân, hấp dẫn độc giả.


Ngoài ra, anh An Khê còn lãnh viết feuilleton cho báo Buổi Sáng của Tam Mộc Mai Lan Quế và báo Công Nhân của ký giả Trần Tấn Quốc (chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Trần Quốc Bửu cho mượn manchette). Vào thời nầy, anh chị Đinh Văn Khai rất phiền Nguyễn duy Hinh vì đang cộng tác và được ưu đãi ở nhựt báo Tiếng Chuông, anh Hinh tách ra lập báo Dân Đen và đăng một loạt bài công kích anh Đinh Văn Khai một cách kịch liệt.


Anh chị chủ nhiệm báo Tiếng Chuông cũng rất buồn anh Tam Mộc, bởi anh chủ nhiệm báo Buổi Sáng, ở phụ tranh hài hước, với bút hiệu Tám Móc hay phụ họa theo anh Nguyễn Duy Hinh để soi mói đời tư của anh chị Đinh Văn Khai. Lúc đó, người em thúc bá với Tam Mộc là tướng Mai Hữu Xuân có nhiều quyền uy, nên tuy tức tối, anh chi Khai chẳng dám có phản ứng gì!

Trong lúc An Khê có đất dụng võ ở ba tờ báo lớn, anh suýt chút nữa lại làm bể nồi cơm của một phóng viên. Số là ngoài bút hiệu Vân Nga, tên con gái đầu lòng, truyện tình cảm của An Khê viết cho Buổi Sáng, anh còn ký tên vợ là Trương Thanh Vân.


Ở tòa soạn báo Tiếng Chuông có phóng viên kiêm nhiếp ảnh viên Quốc Phượng (có khuôn mặt và nụ cười rất giống với tôi, nên tại tòa soạn báo Tiếng Chuông thường xảy ra lắm chuyện nực cười khi nữ độc giả đi tìm tên thiệt của Trương Thanh Vân). Thường chủ báo buộc cộng tác viên không được viết cho báo khác (ngoại trừ tiểu thuyết gia viết feuilleton và thông tín viên ăn tiền từng bản tin), huống chi báo Tiếng Chuông đang căng thẳng với báo Buổi Sáng, nên anh chị Đinh Văn Khai cằn nhằn Quốc Phượng» ăn cây nào sao không rào cây đó» lại nỡ «ăn cơm tôi mà lại tiếp tay kẻ khác để hại tôi».


Quốc Phượng thề bán mạng là tên Trương Thanh Vân trên báo Buổi Sáng không phải của anh, nhưng chủ nhiệm báo Tiếng Chuông nhứt định không tin, cho người móc nối với thợ sắp chữ Buổi Sáng đem bản thảo của Trương Thanh Vân về coi, nhưng vì bản thảo đánh máy nên oan tình của Quốc Phượng vẫn không giải tỏa, có miệng mà chẳng thể kêu oan, mà có kêu nào ai tin!


Một hôm Quốc Phượng nhờ An Khê chở đi sân Cộng Hòa xem đá banh, vì chiếc xe Lambretta của Quốc Phượng bị hỏng máy. Nhìn cái plaque ở xe mô tô của An Khê có mang tên chủ xe là Trương Thanh Vân, hỏi rõ, Quốc Phượng la lên :

- Trời ơi, ông báo hại tôi bị nghi oan, suýt bể nồi cơm đây, ông nội ơi!
Rồi thay vì nhờ An Khê đưa vào sân Cộng Hòa, Quốc Phượng kêu An Khê chở về đường Gia Long, đến tòa soạn Tiếng Chuông để làm sáng tỏ nỗi oan…Thị Kính.

Sau nầy, khi có dịp tâm sự với tôi, Quốc Phượng kể lúc ông bà Đinh Văn Khai giận, nếu không có sự can thiệp của họa sĩ Phạm Thăng và ký giả Phong Đạm (cũng như các anh Huyền Vũ, Lê Tân, Phong Đạm người gốc Phan Thiết, chuyên phụ trách trang trong. Nhỏ con mà kết duyên một lượt với hai chị em, sản xuất trên chục con…) thì QP đã bị tống ra khỏi báo Tiếng Chuông rồi !

Chỉ trong khoảng thời gian từ 1958-1972, An Khê đã viết trên 200 loạt truyện đủ cỡ, đủ loại, và có lúc, anh dám lãnh viết feuilleton một ngày cho…13 tờ báo. Nhiều anh em trong làng thấy mỗi ngày, anh và con gái anh thay nhau chạy giao bài cho các báo, có lúc phải đưa thẳng bản thảo cho nhà in, vì ấn công đang ngóng cổ đợi bài, anh em đã gọi đùa An Khê là phụng hoàng Lê Thành Các, cua rơ đại tài của làng xe đạp đã tạo nhiều kỷ lục phi thường trên lộ trình có nhiều đèo cao dốc cả!

Mà quả thật, trong làng văn làng báo từ xưa đến lúc đó, chưa ai viết nhanh, viết khỏe như An Khê, và trong cuộc đời sở trường viết feuilleton của An Khê, có lắm giai đoạn thật ly kỳ đặc biệt mà anh em chúng tôi còn nhớ kỹ.


Hại anh Trần Tấn Quốc gần nổi khùng
Viết truyện trinh thám, gián điệp, sau Phú Đức Nguyễn Đức Nhuận (Châu về hiệp phố), Viên Hoành, Nam Đình…nhưng trước Phi Long (Bàn tay máu), Bùi Anh Tuấn (Z28) rất lâu; anh An Khê dành bút hiệu Nguyễn Bính Long (tên một người anh đã qua đời) viết một loạt truyện điệp báo, mật vụ, phản gián (X30 trong lưới nhện)


Sau 1975, Cộng Sản có cho phát hành một cuốn truyện trinh thám và chúng đã mượn tên X30 của Nguyễn Bính Long. Đó là quyển X30 phá lưới có nhắc lại thời kỳ ông Thiệu khi còn là trung úy, tùng sự ở Huế. Quyển truyện nầy nghe đâu do nhà văn Nguyễn Minh Lang ở Hà Nội viết, nhưng về sau lại có hai người khác giành quyền tác giả với Nguyễn Minh Lang.

Sau đây tôi nhắc lại chuyện anh An Khê đáp lời mời của ký giả Trần Tấn Quốc viết truyện Rừng Sát hấp hối cho báo Công Nhân. Lúc đó là trào chánh phủ Ngô Đình Diệm, cụ Ngô mới dẹp xong Bình Xuyên, đang xúc tiến tổ chức quốc hội lần 2. An Khê về Rạch Giá ứng cử dân biểu, nhưng bị ăn gian nên lọt sổ. Vì kẹt ở Phú Quốc nên phải viết bài gởi về qua « Air VN » cho nhà báo. Thay vì đề Trần Tấn Quốc, chủ nhiệm nhật báo Công Nhân, 216 Gia Long Saigon, An Khê lại viết chình ình ngoài phong bì: Rừng Sát hấp hối, rồi địa chỉ nhà báo. Có lẽ An Khê nghĩ rằng đề phong bì như vậy, anh chủ nhiệm khi được thơ khỏi phải mở ra coi mà đưa thẳng cho ấn công để tranh thủ thời gian không bị trể bài.

Bấy giờ Bộ Thông Tin uy quyền rất rộng lớn, chế độ kiểm duyệt báo chí khắt khe, ngoài giám đốc báo chí trực thuộc Bộ Thông Tin, anh em làng báo còn bị đè nặng do áp lực của cơ quan Mật vụ. Cơ quan nầy cũng có văn phòng đặc trách báo chí mà các ông chủ báo rất ngán hai ông Thái Đen, Thái Trắng còn hơn thợ săn đêm ngán gặp cọp.


Tại Tổng Nha Bưu Điện, nhân viên soạn thơ, kiểm duyệt thơ thấy có một phong bì dầy cộm có đề chữ Rừng Sát hấp hối, sợ hỏa tam tinh nên báo cáo lên trưởng phòng. Ông nầy ớn da gà không dám mở ra xem mới trình lên chánh sự vụ, ông nầy cũng phát hoảng hớt ha hớt hải đi trình ông phó giám đốc. Ông Phó đưa phong bì cho ông giám đốc xem.


Trong lúc đó, ở tòa soạn, anh Trần Tấn Quốc ngóng đợi bài của anh An Khê, vì anh em ấn công thúc hối, đang sốt ruột cả mấy bữa thì được thư mời khẩn lên gặp Giám đốc Bưu Điện Saigon. Đến chừng anh Quốc gặp ông giám đốc Nhà Dây Thép, thư được mở ra, mới biết đó là truyện dài của An Khê. Lòng vòng cả tuần lễ và dĩ nhiên anh chủ nhiệm báo Công Nhân phải thay chuyện Rừng Sát hấp hối bằng một chuyện khác.


Trong làng báo lúc bấy giờ, anh Trần Tấn Quốc nổi tiếng có tay nghề cứng, lại vô cùng tôn trọng độc giả mà phải để bài đăng dang dở, lại thêm phải mất công mặc đồ lớn đi gặp chánh quyền khi đang bù đầu «mise » tờ báo, khiến anh Quốc gần phát khùng, nổi sùng An Khê luôn!


Thoạt đầu, Nguyễn Bính Thinh rất bất mãn anh Bình Nguyên Lộc

Phi Vân nghỉ Tiếng Chuông đi làm cho báo Dân Chúng, Nguyễn Kiên Giang được ông bà Đinh Văn Khai mời về làm Tổng thơ ký. Kiên Giang liền mời An Khê về thay Phi Long (tức Ngọc Sơn) để viết truyện gián điệp. Nhưng chủ nhiệm báo Tiếng Chuông lại muốn An Khê viết chuyện dã sử ký là Cửu Lang vì bút hiệu nầy được nhiều độc giả các báo quen biết.

An Khê đánh máy 25 trang bài tóm lược câu chuyện đưa cho tòa soạn Tiếng Chuông. Y ngày hẹn, An Khê đến tòa báo, hỏi điều kiện thì chủ nhiệm và chủ bút Tiếng Chuông đưa An Khê đi gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc. Khi đó, Bình Nguyên Lộc vừa về xem trang trong cho Tiếng Chuông, sắp xếp lại bài vở, phụ trang. Gặp An Khê, anh Lộc nói :


- Tôi có đọc các truyện của anh, từ gián điệp đến dã sử. Theo tôi, anh viết truyện tình cảm ướt át lâm ly và hấp dẫn lắm. Anh lại có «fond» hơn bà Tùng Long nhiều, anh yên chí và tự tin đi. Tuần sau, anh đem bài truyện tâm tình đến tôi.


Khi đó, An Khê trong bụng oán trách anh Bình Nguyên Lộc vì từ chủ nhiệm đến chủ bút đều OK cốt chuyện, tại sao anh Lộc lại còn làm khó dễ? Anh Bình Nguyên Lộc còn góp ý :


- Bút hiệu Vân Nga, Trương Thanh Vân đã cũ, Nguyễn Bính Long thì có vẻ đấm đá quá! Anh nên lấy một bút hiệu mới, không ai biết…là ai mới được! Mình phải tạo cho độc giả yếu tố bất ngờ, tò mò, tìm hiểu...

Rồi chính anh Bình Nguyên Lộc đề nghị :
- Anh là một sĩ quan từng chết hụt trên đoạn đường Qui Nhơn-Pleiku cùng với tướng Nguyễn Khánh. Theo tôi, anh nên chọn bút hiệu An Khê để kỷ niệm cuộc vào sanh ra tử trong cuộc đời binh nghiệp.


Sau nầy, tại tòa soạn báo Tiếng Chuông, có lần anh An Khê nói cho tôi biết :
- Anh Bình Nguyên Lộc đã chơi đòn tâm lý, nói tôi không lẽ lại chẳng thể viết bằng Ngọc Linh, Sĩ trung, Thanh Thủy, Dương Hà, Trọng Nguyên hay sao? Và khi tiểu thuyết Người vợ hai lần cưới được đăng ở báo Tiếng Chuông dưới bút hiệu An Khê, báo Tiếng Chuông tăng số bán ở đô thành lên cả ngàn số. Anh Đinh Văn Khai tươi rói nét mặt, cả anh Bình Nguyên Lộc và tôi cũng không ngờ kết quả khả quan ngoài sức tưởng tượng.

Ba mươi năm trước, tôi còn là một ký giả trẻ trung, nhanh nhẹn hay chọc đùa anh em ở tòa soạn. Mỗi lần thấy anh An Khê cỡi mô tô lại tòa báo giao bài, tôi gọi Việt Quang, Trường Sơn, Phong Đạm, Phạm Thăng rồi nói:

- Ê, người vợ chưa từng tắm lại kìa !!


Về sau, soạn giả Thái Thụy Phong điều đình với An Khê để lấy cốt chuyện Người vợ hai lần cưới dựng thành vỡ tuồng Hai chuyến xe hoa cho Thanh Minh, Thanh Nga. Tại rạp Hưng Đạo, dù trời mưa, đoàn TMTN đã diễn vỡ tuồng nầy trọn 19 đêm, đợt sau ba tuần lễ mà vẫn đông khách nhờ tiểu thuyết đã đăng báo Tiếng Chuông và tài diễn xuất của nữ nghệ sĩ Thanh Nga.

Bạn Hoàng Anh Tuấn nhanh tay lấy cốt chuyện quay phim và nhà xuất bản Sống Mới cũng hốt bạc bộn bàng khi xuất bản quyển Người vợ hai lần cưới.


Một tiểu thuyết thứ hai của An Khê cũng được đưa lên sân khấu Thanh Minh, đó là truyện Bơ vơ, do Nhị Kiều dựng, mà tôi thường gọi đùa là Bỏ vợ. Một đêm nọ, khi gặp tôi trong hậu trường Thanh Minh Thanh Nga, An Khê khều tôi bảo nhỏ :


- Nè, từng mê «kỳ nữ» Kim Cương, đừng có làng chàng đến «tài nữ» Thanh Nga nghe, tía nó !


Tôi phá lại An Khê :
- Còn anh? Coi bộ anh cũng mê mệt bà Bầu Thơ lắm đó nhe. Và anh nên nhớ là tôi lớn hơn Thanh Nga nhiều.

An Khê lắc đầu:
- Mà anh lại nhỏ tuổi và bảnh tẽn hơn…Đổng Lân ! Anh có đọc truyện nầy không ? «Xin đừng gọi anh bằng… chú»!

Không chịu thua, tôi hù An Khê :


- Anh mà chạy theo Bà Bầu, coi chừng tướng Lam Sơn. Ỏng dữ lắm, hay bắn bậy lắm đấy!
Vợ tôi đứng bên cạnh nghe nói, cằn nhằn:
- Anh An Khê thật thà lắm, đừng phá ảnh.
An Khê phát cà lăm:


- Nè, bồ gi..ỡn điệu đó, bà xã tôi nghe được bã đô.. ốt xe mô..m.tô của t.. ôi đó !

Những cuộc «đảo chánh» trong làng báo

Ngoài đời, có những cuộc đảo chánh, binh biến để giành quyền lực, còn trong làng báo cũng có những cuộc đảo chánh nữa sao?


Từ thập niên 1960-1970, trong làng báo miền Nam có xảy ra hai cuộc đảo chánh làm chấn động dư luận.
Cuộc đảo chánh thứ nhứt do anh Nguyễn Kiên Giang chủ động. Từ vai tuồng Tổng thơ ký tòa báo Tiếng Chuông, « anh Hai » chiêu dụ Trường Sơn và mấy cây viết chủ lực về giúp anh Dương Chí Sanh làm một tờ báo mới (dường như tờ Saigon Thời Báo?). Nghĩ rằng không phải ký giả chuyên nghiệp như các anh Nam Đình, Trần Tấn Quốc, Phạm Việt Tuyền, Vũ Ngọc Các, Tam Mộc, Hồ Anh, Hà Thành Thọ…, nên nếu tòa soạn mất thành phần chủ lực, anh Đinh Văn Khai sẽ phải sập tiệm tức khắc. Anh Nguyễn Kiên Giang còn điều đình các cây bút chuyên viết feuilleton cúp ngang xương truyện đang viết cho Tiếng Chuông để sang viết cho tờ báo mới ra lò.


Nhưng anh Giang quên rằng trong làng báo, có nhiều người tuy không phải là thợ viết, nhưng lại có lắm sáng kiến, có tài tổ chức, biết cách điều hành tờ báo. Trong số nầy có bạn Trương Hồng Sơn (tổ chức biên tập cho báo Tin sáng) và anh Đinh Văn Khai.


Có gần gũi anh Đinh Văn Khai mới biết được biệt tài của anh. Biết khai thác các tin «local», theo dõi từng feuilleton từ báo nhà đến báo người để xem bộ truyện nào ăn khách, và các bài xã luận đều do ý anh đề ra. Anh cũng đích thân xem «bản vỗ cuối cùng» trước khi đem trình bộ Thông tin kiểm duyệt, duyệt xét lại cái «tít» bài, để khỏi sơ suất có thể bị đóng cửa (vì ấn công, đa số còn trẻ, hay trửng giỡn như trường hợp một tờ báo kia có cái tít : «Cuộc kinh lý của Tổng Thống Ngô Đình… Chậu», báo hại tờ báo suýt bị sạt nghiệp)

Để phá anh Đinh Văn Khai, vợ chồng Nguyễn Kiên Giang đến nhà An Khê bảo đem tiểu thuyết «Người yêu không thể cưới» đang đăng dở dang ở Tiếng Chuông sang Thời Báo. Biết An Khê là người tình cảm, rất yêu quý bạn bè, Nguyễn Kiên Giang cầm tay bị thương của anh và nói :

- Tụi mình là bạn nối khố, không bao giờ bỏ nhau!
An Khê đang lưỡng lự chưa dứt khoát thái độ thì anh chị Đinh Văn Khai đi đòn tâm lý cao đến năn nỉ bác sĩ Nguyễn Bính, thân phụ của An Khê, nhờ can thiệp vì nếu Người yêu không thể cưới bỏ ngang Tiếng Chuông mà sang cưới nhau ở Thời Báo thì Tiếng Chuông chắc chết.


Cha mẹ An Khê từ lâu là độc giả Tiếng Chuông khuyên anh ăn ở sao cho phải đạo.
Tình cờ gặp tôi, An Khê hỏi :
- Ca ơi, mỏa phải làm sao? Anh chị Khai rất điệu với mỏa, còn Nguyễn Kiên Giang là bạn cũ, cùng dân Rạch Giá, cùng lận đận từ thời Đọc Thấy của anh hai Ân.

Tôi đáp :
- Anh và tôi là hai thằng…duy tâm. Chủ trương của anh em mình giống như đại ca Bình Nguyên Lộc, thà người phụ mình chớ mình đừng phụ người.

Anh Bình Nguyên Lộc cũng lên tiếng :
- Có một giải pháp tốt, không ai phiền hà anh hết. Cứ để nguyên Người yêu không thể cưới cho Tiếng Chuông, anh viết một truyện khác cho Nguyễn Kiên Giang.


Thế là An Khê viết một tiểu thuyết mới tựa là « Người đàn bà hai tim » cho Thời Báo.
Ngày nào báo ra, hai bà Dương Chí Sanh, Nguyễn Kiên Giang đều đọc trước phê bình :
- Tiểu thuyết mới cũng hay mà sao không mùi mẫn hấp dẫn như Người yêu không thể cưới.

Còn cuộc đảo chánh thứ hai xảy ra ở báo Dân Ta của anh Nguyễn Vỹ.

Người chỉ huy cuộc đảo chánh là Nguyễn Thế Trung, cựu phát hành viên và quản lý báo Lẽ Sống. Anh Trung không phải là ký giả, nhưng có tài phát hành báo, giao dịch mật thiết với các nhà phát hành như Nam Cường, Đồng Nai, Thống Nhứt và cặp rằng phân phối báo.

Là quản lý của Dân Ta, thấy tờ báo đang bán mạnh, Nguyễn Thế Trung điều đình với Nguyễn Minh Châu (anh Châu đã có giấy phép xuất bản Dân Tiến mà chưa có phương tiện ra báo nên nhường quyền khai thác cho Nguyễn Thế Trung) để ra báo Dân Tiến và kéo cả ban biên tập Dân Ta về Dân Tiến.

Buổi sáng, Nguyễn Vỹ ôm cartable đến tòa báo làm việc, chưng hửng khi thấy tòa soạn vắng tanh, trước sự việc như vậy chỉ còn biết kêu trời. Báo Dân Ta phải tự đình bản cả tuần, nhưng khi tái bản bị mất trớn, mất độc giả, lỗ lả nặng nề.

 

NGUYỄN THIÊN THỤ * AN KHÊ & TRẦN VĂN AN


Trong khi đa số nhà văn hải ngoại viết về nhà tù cộng sản, một số ít viết về nhà tù thời Pháp thuộc. Đó là trưòng hợp các nhà cách mạng lão thành đã bị Pháp giam giữ như An Khê và Trần Văn Ân.

An Khê sau khi sang Pháp đã viết hồi ký về những ngày tháng trong nhà tù của Pháp tại Sài gòn và Côn Đảo. Đó là cuốn Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo do Làng Văn Canada xuất bản năm 1992. Sách dày 223 trang, chia làm hai phần. Phần đầu là hồi ký của An Khê, phần sau là hồi ký của Trần Văn Ân, nhan đề Khám Lớn Sài Gòn Trong ThờI Ngồi Tù của Trần Văn Ân (1941) viết xong ngày 10-6-1991.
Trước đây, Nguyễn An Ninh đã viết Ngồi Tù Khám Lớn , nay An Khê và Trần Văn Ân cũng viết về nhà tù này. Tác phẩm này tố cáo những hành vi tàn ác của thực dân Pháp tại Khám Lớn và tại Côn Đảo. An Khê gọi Khám Lớn ‘ là nấm mồ kín đáo bao lấp biết bao cơ man uất hận của hàng vạn con người mang thân chim lồng cá chậu, trong thời kỳ đô hộ suốt 80 năm của thực dân Pháp (36)..
Theo An Khê, nhà tù này chứa khoảng 3000, gồm thường phạm và chính trị phạm. Ngày 8-3-1953, thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đã cầm cuốc phá viên gạch đầu tiên của Khám Lớn để ngày 3-7-1956 xây dựng thư viện quốc gia.
An Khê là một chiến sĩ thuc đảng phái cách mạng quốc gia, bị bắt năm 1941 vì tội hoạt động chống Pháp sau bị đày ra Côn Đảo, đến 1945 thì được trở về gia đình. Trước tiên, ông bị giam tại bót Catina, sau bị đưa về Khám Lớn.
Bót Catinat, nơi chuyên dùng điều tra can phạm, nơi chứa đựng tội ác của lũ cầm quyền, cũng là địa ngục.
Bị chuyển từ địa ngục này sang địa ngục khác mà chúng tôi mùng như được tái sinh. Một là vì đuợc chỗ ở rộng
rãi hơn, khỏi phải cảnh ngột ngạt, ép mắm trong những phòng giam nhỏ, đứng ngồi cả trên đồ phóng uế, nửa
đêm thỉnh thoảng lại nghe kêu ơi ới:’ Bác khám ơi, có một thằng chết rồi đây(37).
Đệ nhất hung thần là lão Bazin. An Khê tả việc Bazin đánh đập võ sĩ Tạ Bá Tòng:
Một tên lính kín cầm một khúc tầm vông, loại tre ruột gần như đặc và cứng rắn không thua gỗ, đập thẳng cánh
vào đầu nạn nhân. Đập vừa giập khúc tầm vông ấy, gã thay đổi khúc tầm vông khác.Tên cò Bazin bỉu môi, bảo:
‘ Làm cho gọn, dơ quá vậy!’ Gã lính kín càng giáng mạnh tay hơn, quát:’ Hứng vô quần, mầy!’ Nạn nhân khép
đầu vào vai, cho máu đổ tuôn xuống chiếc quần đùi đã ướt dẫm máu (41).
Tại Khám lớn, một tên lại ngục có quốc tịch Pháp là Paul Hiền nổi danh tàn ác. An Khê viết về tên này:
Paul Hiền hành hạ chúng tôi, bắt ngồi trần truồng trước gió chiều rét lạnh một lúc rồi mới điểm danh bằng lối đọc
thoáng nhanh như gió:’ Băm hai mười tám. . . băm hai mười chín. .. băm hai hăm mốt. . .Con c! ĐM. cố tổ nhà
bây coí nghe tao đọc tên không?. . . Trong nhóm thanh niên có một anh nọ còn trẻ tuổi, ốm nhom, không hiểu
tội gì, bị bắt từ bao lâu mà còn mang bịnh lậu. Paul Hiền giận cá chém thớt, bỏ chúng tôi xốc lại bên anh trai nọ,
xỉa xói:’ Đ.M.! Ở tù còn bày đặt chơi bời. Ham đ. đĩ cho mang bệnh lậu nơi đầu thằng cha mầy đây hả? Chơi dĩ
sướng lắm hả? Tao cho mày sướng luôn!’ Hắn vừa nói vừa dòm dáo dác rồi chạy lại bên thùng rác nhặt một vỏ
bao thuốc lá. Hắn cầm vỏ bao thuốc quệt vào nơi chảy mủ của anh trai tội nghiệp nọ mà trét vào hai mắt anh ta!
Hành động tàn nhẫn vô nhân đạo của tên lại ngục dân tây nọ khiến chúng tôi trông thấy mà sửng sốt và hãi hùng
(46).
An Khê cho ta thấy pháp luật đôi khi sai lầm, phạt oan, giam oan như ba cha con người thợ rèn vì rèn poignard cho lính Nhật . Mãy người lính này dùng dao đâm lộn với cảnh sát Sài gòn. Mãy anh này bị bắt, khai ra ông thợ rèn làm dao. Ba cha con ông thợ rèn bị bắt về tội chế vũ khí ám sát nhân viên công lực (65).

Trong khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, An Khê cũng tố cáo tội ác của cộng sản. Mặc dù cùng là tù nhân, nhưng bọn cộng sản nham hiểm bí mật hoặc công khai tiếp tay với thực dân Pháp để đày ải, hoặc giết hại những đảng phái quốc gia không theo chúng. Nói rõ hơn, cộng sản mưọn tay Pháp thủ tiêu đảng phái quốc gia để sau này chúng không còn đối thủ. tiện bề thực thi chính sách độc tài đảng trị. Ngay trong tù, thái độ của tù cộng sản và tù quốc gia, sư cộng sản và sư quốc gia khác nhau. Sư Thiện Chiếu là cộng sản được tiếp tế nhiều nhưng không bố thí cho các anh em bạn tù. Sư lại chỉ trích việc anh em tù nhặt thuốc lá. Sư Thiên Chiếu và Tâm Chiếu lập trường quốc cộng khác nhau, và tính tình cũng khác nhau. Sư Tâm Chiếu cười khẩy:

Đạo huynh không nhặt tàn thuốc lá vì đại huynh ôm kè kè bịch thuốc lá và gói quà căng tin bên người, có cho
ai chút gì đâu? Cả khám không thuốc hút, một mình đạo huynh nằm gác tréo chân hút thuốc phì phà, làm dân
ghiền ngáp trật quai hàm! Trong khám có người nứt lở mình mẩy chân tay, không ăn được đồ biển, đạo huynh
có thịt chà bông, có tóp mỡ, có đường tán. . . đạo huynh có cho ai chút nào? Đạo huynh xưng là tiến bộ, là cộng sản, sao còn bo bo vật tư riêng? (129)

An Khê viết rất nhiều về hành vi và thủ đoạn của những người tù cộng sản. Trước kia khi ở trong Khám Lớn, bọn chúng đã bao phen ngồi liên hoan với chúng tôi. để cổ võ chiêu bài chúng đưa ra : Quốc Cộng liên minh! Ngưòi quốc gia và cộng sản phải liên kết chặt chẽ, cùng sát cánh nhau để cứu nước. Ôi tình đồng chí, đồng tù mặn nồng, thắm thiết biêt bao! Chúng phải làm thế vì ở Khám Lớn, phe cộng là thiều số. Nhưng khi ra Côn đảo, họ đông hơn, có thế lực núp bóng cai tù, nên trở mặt, bảo: Trên đảo chỉ cò màu đỏ, không màu vàng. Người quốc gia muốn yên thân trả nợ tù, phải nhum đỏ! Không cộng sản tức là kẻ thù, không có khác, cũng không được lưng chứng!. . . (141).

Chính bọn cộng sản cũng mưu hại An Khê song người Nhật đã đến kịp thời cứu ông (140-142).
Trong Khám Lớn Sài gòn Trong Thời Ngồi Tù của Trần Văn Ân(1941), Trần Văn Ân cũng nói rõ việc Cộng sản đã hành hạ , đầu độc Nguyễn An Ninh ở Côn đảo. Ông Ninh ở tù bị bọn cộng sản cô lập, không cạo tóc cho, không cho ai nói chuyện với ông, giúp đỡ ông một việc cỏn con nào. Ông Ninh bị thủng, phải nằm khám nhà thương. Chúng không cho thuốc, lại giả làm tù mới ở đất liền ra phao đồn vợ ông Ninh không còn ở phụng dưỡng cha nữa. Ông Ninh rất có hiếu với cha, nghe kể thế rất đau buồn. Chúng lại bảo bịnh ông muốn khỏi, nên ăn gan con vích sống hay uống máu vích thì chóng khỏi. Chúng đem gan vích và máu vích cho ông,ông dùng xong thì mất (165).

Ông cũng kể cho chúng ta biết cộng sản âm mưu đầu độc tù nhân quốc gia bằng cách xúi dục người ‘pha nước bẩn vào nước uống, bỏ cát, xác ruồi vào cơm và thức ăn’ (219).
Trần Văn Ân cũng nhắc đến việc Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn giết Bùi Quang Chiêu( bác của bà Trần Văn Văn, và cậu của Luật sư Dương Văn Giáo) khoảng tháng 9-1945 ở Tân An, và luật sư Dương Văn Giáo là mt nhà cách mạng, bạn của Nguyễn Thế Truyền, cùng lãnh tụ Cao Đài Lê Kim Ty và mấy chục lãnh tụ đệ tứ nơi sông Lòng Sông gần Phan Thiết vào năm 1946 ( 159)..

Thực dân Pháp tàn ác, song Cộng sản càng tàn ác hơn. Cộng sản bắt tù nhân trồng sắn mà ăn, không bao giờ cho ăn cơm trong khi Pháp vẫn cho ăn cơm, có thức ăn dù là khô mục với canh đậu xanh (175). Khi bắt người, Pháp tỏ ra lịch sự hơn cộng sản (146-149). Tù thời Pháp được thân nhân vào thăm nuôi bất cứ thứ bảy ,chủ nhật nào , còn cộng sản sau này mới có lệ cho thăm nuôi, và thân nhân chỉ được thăm nuôi khi có giấy phép gửi về. Tù nhân dưới chế độ Pháp thuộc biết mình tội gì và hạn tù của mình, còn tù cộng sản thì không biết mình bị ghép tội gì và ngồi tù đến khi nào.

An Khê là một nhà văn viết rất nhiều nhưng các tác phẩm của ông xuất hiện trên báo, dường như ít xuất bản thành sách. Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo là một tác phẩm có giá trị lịch sử, có giá trị tố cáo thực dân và cộng sản. Đây là nỗi khổ đau của người quốc gia, luôn bị thực dân và cộng sản đọa đày và giết hại.
  
 
Thêm hồi ký nhà báo trong tù của nhà văn An Khê
Wednesday, May 08, 2013 4:02:44 PM




Viên Linh



Gần đây người viết bài này được biết thêm một hồi ký về nghề báo chưa từng đọc, được đăng lại trong một cuốn sách mới xuất bản nhan đề “An Khê Nguyễn Bính Thinh.” An Khê là ai?

Ðộc giả hải ngoại có thể không có bao nhiêu người biết đến nhà văn này, nhưng nếu nói đến tuồng cải lương “Bơ Vơ,” “Tuyệt Tình Ca” hay “Hai Chuyến Xe Hoa” mà đoàn Thanh Minh Thanh Nga đã trình diễn suốt 21 đêm tại Sài Gòn thì có lẽ có thêm nhiều người nhớ đến An Khê, vì tuồng đó đã soạn từ cuốn tiểu thuyết “Người Vợ Hai Lần Cưới” của ông. Xin đừng nhắc đến cuốn phim “Hai Chuyến Xe Hoa” mà đạo diễn Hoàng Anh Tuấn dựng theo vở cải lương và cuốn tiểu thuyết này, vì nó thất bại hoàn toàn, chính An Khê đã phát biểu như thế, và còn kể lại trong hồi ký nhà đạo diễn đã phải xin lỗi tác giả ra sao.

Nhà văn An Khê ngồi bên mộ ký giả Nguyễn Ang Ca, Bruxelles, Bỉ. (Hình: Võ Ðức Trung, Pháp)



An Khê (1925-1994) tên khai sinh là Nguyễn Bính Thinh, gia nhập làng báo năm 1950, biên tập viên báo Ðọc Thấy, có tiếng từ khi viết cho báo Ðời Mới của ký giả Trần Văn Ân sau đó vài ba năm. Những năm '60 ông là tác giả cực kỳ ăn khách, được các báo chèo kéo, mua chuộc, đến nỗi ông trở thành nhà văn viết tới 13 truyện từng kỳ trên 13 tờ nhật báo trong một ngày, vượt cả ông thầy của ông là nhà văn Bình Nguyên Lộc, người viết 12 truyện từng kỳ cho 12 tờ báo lúc trước đó. Gọi Bình Nguyên Lộc là ông thầy vì bút hiệu An Khê là do Bình Nguyên Lộc đặt cho tác giả Người Vợ Hai Lần Cưới, và chính Bình Nguyên Lộc bảo An Khê hãy viết loại tiểu thuyết tình cảm thôi, loại đó hợp với văn phong và vốn sống, kiến thức, của An Khê hơn là loại tiểu thuyết võ hiệp lịch sử hay trinh thám gián điệp, là hai loại mở đầu của Nguyễn Bính Thinh, ký các bút hiệu Cửu Lang, Trương Vân Anh,... An Khê vốn là tên ngọn đèo An Khê ở Pleiku, nơi Thiếu Tá Nguyễn Bính Thinh đụng trận với Việt Minh, và là nơi chấm dứt cuộc đời binh nghiệp của ông, vì từ sau đó, bị tàn phế nặng nề, ông chỉ còn sử dụng được hai ngón tay để gõ máy chữ, và hoàn toàn mưu sinh, nuôi gia đình, bằng nghề văn nghề báo.

Khoảng 1964, 1965, làm thư ký tòa soạn nhật báo Dân Tiến ở Sài Gòn, tôi trông coi các trang trong, một trong năm tiểu thuyết của tờ báo phải có một truyện dài của An Khê, chính trong dịp này tôi đã gặp anh. Nếu trí nhớ không lầm, mấy truyện bên cạnh là của Ngọc Linh, Sĩ Trung. Vì Dân Tiến nhằm vào độc giả gốc miền Nam, nên tôi cũng đã mời hầu hết các đồng nghiệp viết văn Nam cộng tác với Dân Tiến, như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Kiên Giang Hà Huy Hà (kịch trường), Hoàng Trúc Ly (truyện cổ tích). Truyện bằng tranh cũng phải mời họa sĩ miền Nam, là Diệp Ðình. Nếu những nhà văn Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Kiên Giang, Hoàng Trúc Ly tới tòa báo, đặt trên đường Phạm Hồng Thái chạy xéo từ Ngã Sáu đâm vào cạnh nhà ga xe lửa, thì An Khê xẹt qua bằng xe mô tô. Anh to lớn, vạm vỡ, nhưng khi đi đứng, người ta biết ngay anh là thương phế binh hạng nặng. Hạng nặng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: anh là cựu thiếu tá phó chủ tịch Hội Thương Phế Binh Việt Nam. Khoảng sau 1990, anh đoàn tụ gia đình tới Pháp, và ít lâu sau có gửi cho tôi một lá thư khá dài, giấy mỏng, khổ giấy legal ở Mỹ.


An Khê là thiếu niên yêu nước, người tranh đấu, nhà hoạt động cách mạng chống thực dân, việc này đã khiến anh trở thành phạm nhân chính trị, bị Pháp bỏ tù vào năm 1942, mới đầu ở Khám Lớn Sài Gòn, sau bị đưa ra giam tại Côn Ðảo. Ở Côn Ðảo, An Khê được biết rõ các phạm nhân cộng sản đã bắt tay với cặp-rằn Pháp hay tay sai cho Pháp để giết hại các chiến sĩ quốc gia, điều này lại khiến anh trở thành một chiến sĩ quốc gia chống Cộng sản: những điều này tôi chỉ biết nhờ vào phần hồi ký của anh, nhan đề “25 Năm Vinh Nhục Trong Làng Báo Việt Nam trước 1975,” và nói rộng ra, qua bài của nhiều người khác trong cuốn “An Khê Nguyễn Bính Thinh, Hoài Niệm.”


“Trước kia khi ở trong Khám Lớn, bọn chúng (cộng sản) đã bao phen ngồi liên hoan với chúng tôi, để cổ võ chiêu bài chúng đưa ra: Quốc Cộng liên minh. Người quốc gia và cộng sản phải liên kết chặt chẽ, cùng sát cánh nhau để cứu nước. [...] Chúng phải làm thế vì ở Khám Lớn, phe Cộng là thiểu số. Nhưng khi ra Côn Ðảo, họ đông hơn, có thế lực núp bóng cai tù, nên trở mặt, bảo: ‘Trên đảo chỉ có màu đỏ, không màu vàng. Người quốc gia muốn yên thân trả nợ tù, phải nhuộm đỏ.’ Không cộng sản tức là kẻ thù, không có khác, cũng không được lưng chừng.” (An Khê, Từ Khám Lớn tới Côn Ðảo, tr.141, trích lại trong An Khê NBT, Hoài Niệm, phần Nguyễn Thiên Thụ)


“Ðối với tôi, Côn Ðảo có nhiều phần thiêng liêng còn ở lại mãi trong tâm hồn tôi. Và ác độc, dã man nhứt là những tên cựu tù cộng sản tại Hà Nội, lắm tên đã ở Côn Ðảo hay Lao Bảo, [...]thế nhưng khi chúng nắm chính quyền trong tay, chúng lại thực dân hơn cả thực dân cũ, lập thêm khắp nước những nhà tù, hành hạ tù nhân tàn khốc, ác độc hơn. (An Khê, sđd, tr. 223, phần Hoàng Ngọc Hiển.)


“Về sau này, anh Lê Tấn Thông, người chính trị phạm quốc gia làm đường ở ê kíp Ma-thi-ơ Côn Ðảo kể lại: ‘Ông Nguyễn An Ninh khi ngồi tù, bị anh em phiền trách sao ông để cho cộng sản lợi dụng tên tuổi ông... ’ (Sđd, tr.165) Ở một chỗ khác cho biết, Nguyễn An Ninh chết vì nghe theo hai tên cán bộ cộng sản, chúng đưa cho hai con vích, bảo ăn thì sẽ hết bệnh!”


Trong văn chương sách vở xuất bản ở hải ngoại, loại sách hồi ký rất hữu ích, cho dù được viết bởi một ngòi bút không chuyên nghiệp, nữa là hồi ký của một nhà văn nổi tiếng như An Khê.

Cuốn “An Khê Nguyễn Bính Thinh, Hoài Niệm,” do Võ Ðức Trung chủ biên, với sự góp mặt của Hoàng Ngọc Hiển, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Thiên Thụ, Nguyễn Ang Ca, Nguyễn Song Anh, Nguyễn Tánh Ðệ, Trần Minh Tâm. Sách dầy 300 trang, do Hương Cau Paris xuất bản, liên lạc qua Nhóm Văn Hóa Pháp Việt, (*) Alleé des Peupliers, 59320 Hallennes Les Haubourdin, France. Chú thích:

(*) Xuất hiện trong “Văn Hóa (France Vietnam Culture) số các tháng 11 và 12.1994, tháng 8.1995, 12.1995 và 1.1996; in lại trong “An Khê Nguyễn Bính Thinh - Hoài Niệm” của Võ Ðức Trung và nhiều tác giả, Hương Cau, Paris, 4.2013.
 

No comments: