Tuesday, October 18, 2016

THƠ, TRUYỆN-

Wednesday, March 20, 2013


THANH THANH * LỆ CHÂU

      LỆ CHÂU

Đã mấy thu rồi, hả bể dâu ?
Những hình bóng cũ nay về đâu ?
Có ai đốt lại lò hương ấy
Mà nhớ vô cùng, hỡi Lệ Châu !
Ta nhớ em như nhớ tháng ba (1):
Ngày giờ có đó, nghĩ không ra!
Chính ta chẳng hiểu mơ hay tỉnh;
Ta ở đây mà nhớ chính ta!
(1) 29/03/1975: Đà Nẵng (thủ-phủ Miền Trung) thất-thủ.
Ta nhớ ta là một tiếng im,
Con thuyền không bến, máu không tim,
Không hoa cho một làn hương quyện,
Không tổ nương nhờ một cánh chim!
Ta có đầu ta – một thánh-thư:
Biết đường, đâu ngại ngã ba, tư!
Lòng ta có lửa mà không bếp,
Như thiếu trùng dương cho hải-ngư!
Thiếu một thần-giao, một cảm-thông;
Đời không tri-kỷ, không tâm đồng;
Bơ-vơ như trận kình-nghê-chiến:
Biển cả tung-hoành một lão-ông!
Rồi bỗng đâu đây giữa gió khơi
Có em bỗng gọi, có ta "ơi!"
Thuyền như nhắm bến, chim tìm tổ,
Đêm muốn hừng đông, hận muốn vơi ...
Em đến – gần mà như muôn trùng,
Không tên, không lấy cả hình dung...
Nhưng em đã đến, bằng xương thịt,
Đã sưởi lòng ta ...  ấm la.-lùng!
Em có là tiên... hay là... ma
Thì em cũng đã có yêu ta!
Tình em là một nguồn thi-hứng:
Bút rỉ mười năm... lại nở hoa!
Em đã theo ta mỗi bước chân,
Hòa trong hơi thở, nhập trong gân!
Có em là bạn... nên từ đó
Ta có niềm vui tự bản-thân...
Nhưng, bỗng tư bề nổi bão đêm:
Kình-ngư còn lại bộ xương lem!
Đất thành hoang đảo! dân thành rợ!
Ngư-phủ vào tù, lạc dấu em...
Nỗi nước khôn khuây, lại nỗi nhà,
Nỗi mình khắc-khoải một mình ta!
Bao nhiêu kỷ-niệm vào tro bụi
Như những kê vàng, quá-khứ xa ...
Ôi! Những ngày xanh, những ước mơ
Tan như ảo-ảnh mống trời mưa!
Thời-gian liệm lấp vào quên-lãng
Những mộng vàng son hóa mộng hờ!
Rồi có hôm nào như hôm nay:
Gió nào gợn sóng, lá nào bay ...
Cho ta gợi lại trong tâm-tưởng
Một thoáng ân-tình, thoáng rượu say ...
           Trại Kho Đạn (Đà Nẵng), 1980-81
                    THANH-THANH
(tạp-chí "Cỏ Thơm" [Reston, VA. USA] số 62 Mùa Xuân 2013)




THƠ





 NHỚ EM GÁI Ở BERLIN
     (Tặng :em Mỹ)
           -----
"Hôm nay mùng 8 thàng 3
Tôi giặt hộ Bà cái áo của Tôi"  
      -Ca dao mới
              *
Cứ tưởng là "đi Tây"
Thì "đổi đời : sung sướng !
-Mất cả chồng, cả con
lấy cuộc đời vất vưởng...
  Tường Berlin sụp xuống
   Hóa công dân hạng hai
  "Thất nghiệp" ăn trợ cấp
  "Chạy chợ" trốn lủi hoài
Quê hương xứ Mặt trời
Sang lặn lội xứ Tuyết
Tóc xanh đã bạc rồi
Ngày về xa biền biệt...
  Mẹ cha nghèo đã chết
  Anh chị cũng đã già
  Thương một cô em gái 
  Lủi thủi phương trời xa.
      Quê Bắc Ninh, gần ngày 8-3-2013
             Nguyễn Khôi


 


Di Chúc Nhau
Thân em mười hai bến nước
Thân tôi cũng bến nước hàng trăm
Thôi thì một trăm mười hai miếng vải nhăn
May làm một, đấp chung chăn đời này
...
Thân em như tấm lụa đào
Thân tôi như mãnh vải bao bố tời
Thôi thì hai mãnh lứa đôi
Làm hai áo gối gác hờ bên nhau!

Thân em bảy nổi ba chìm
Thân tôi chục cái linh đinh hang hầm
Thôi thì hai đứa hai thân
Gộp chung làm một nợ nần cho vui!

Một mai hai đứa hết...xui
Mình xây kim tỉnh lại ...vùi tro nhau!

NGHIÊU MINH
http://youtu.be/iwCuuvpH60Y

Tuesday, March 19, 2013


TRẦN ĐỖ CUNG * CHUYỆN VƯỢT BIỂN

Những Chuyện Vượt Biển ĐôngTrần Đỗ Cung, C/N 2010/03

Sau biến cố thê thảm tháng 04/1975 dân chúng thấy rõ sự dã man độc ác của Việt Cộng. Những người không may mắn ở lại cố gắng thích ứng với tình thế trước cảnh chướng mắt của một lũ mán rừng kiêu căng đầu đội nón cối đi hôi của. Rồi những chỉ thị của ban quân quản Sài Gòn về đổi tiền, tem phiếu, đi kinh tế mới, trình diện cải tạo học tập đã làm cho nhiều gia đình tìm đường đào thoát. Có những người len lỏi đường bộ gian truân hướng về biên giới Cao Mên qua Thái Lan. Phần đông chọn đường bể chạy dài hàng ngàn cây số mà Việt Cộng chưa kiểm soát nổi.

Danh từ Thuyền Nhân chỉ hàng vạn người Việt Nam đã liều mình chạy trốn sự cai trị tàn ác của Việt Cộng trên những con thuyền bé nhỏ mỏng manh vượt biển và sóng gió, hy vọng tìm đến bờ bến tự do. Nhiều gia đình đã bỏ mạng trong khi các gia đình khác đến được các xứ Đông Nam Á để thấy là chỉ được tạm dung. Ngoài ra bọn Việt Cộng lợi dụng tình thế đặt ra vụ đi bán chính thức với mục đích trục xuất người Việt gốc Hoa, cướp tài sản của họ và thu vàng cho họ ra bể rồi để mặc cho sóng gió. Theo ước tính thì khoảng 50 % số người thoát ra khơi đã chết trên bể vì sóng gió. Bao nhiêu người chết thảm vì thuyền bị hải tặc Thái luân phiên cướp rồi dìm đắm. Nhiều phụ nữ và gái trẻ bị hãm hiếp xong rồi bị tụi hải tặc giết phi tang hay bị bán cho các ổ chứa điếm Thái Lan. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và nhiều nước Âu Tây đã đón nhận hầu hết các thuyền nhân trong những năm 1975-1980 khi thảm cảnh thuyền nhân đã đánh thức lương tâm nhân loại. Từ 1975 đã có 840 ngàn người Việt đến được các nước Đông Nam Á và Hồng Kông, trong số đó hơn 755 ngàn đã định cư tại các nước Âu Mỹ.

Trong số các con thuyền định mệnh, cá nhân tôi được biết vài trường hợp đại bất hạnh. Ông Nguyễn Huy Minh là dược sĩ khá giả có công ty dược phát đạt và nhà là một biệt thự sang trọng trên đường Pasteur. Minh là bạn học tôi ở Lycée Khải Định và là em ruột giáo sư Triết nổi tiếng Nguyễn Huy Bảo của trường. Tôi đã gặp anh hai tuần trước khi Việt Cộng vào Sài Gòn lúc tôi đã cho được vợ con đi lậu đến Clark Field. Anh cho tôi biết đang đóng tầu sửa soạn hải hành và mời tôi nếu cần có thể cùng đi. Về sau tôi được biết thuyền anh đã bị đắm cả gia đình mất xác, có thể do sóng gió và cũng có thể vì tài sản anh đem theo.

Một trường hợp éo le khác là gia đình vợ chồng cháu Liên Châu con gái thứ nhì của Liên-Thuật. Vợ chồng cháu cùng hai cháu bé sửa soạn gọn nhẹ cho chuyến ra khơi với một nhóm khác. Lúc đến bãi thì vì động chiếc thuyền lớn vội rời bến. Anh chồng là Dược Sĩ Hoàn trên Đà Lạt vội nhẩy lên nắm kịp thang mạn thuyền trong khi cháu gái bé được một người bạn giúp tung lên sàn tầu. Liên Châu sợ hãi, tay bế con nhỏ lúng túng đã để rớt con xuống bãi nên vội vã bỏ tay tụt xuống túm lấy con. Trong khi ấy chiếc thuyền từ từ ra khơi nên hai mẹ con bị bỏ rơi lại nhìn theo chồng con đi lòng đau như cắt để vào tù Việt Cộng trong vài tháng.

Tôi phải kể trường hợp may mắn của Trần Huy Tuấn là cháu ruột của tôi, con nhỏ em thứ năm của tôi tên là Trần Đỗ Lộc. Cháu Tuấn 14 tuổi được cho xuống Rạch Giá đi theo một gia đình vượt biển năm 1978. Khi ra khơi cháu coi như một cuộc đi chơi kỳ thú và không có tý quan niệm về sự nguy hiểm sẽ xẩy đến. Đi được ít ngày thì có vấn đề, con thuyền mỏng manh bị nước tràn vào và vỡ tan. Huy Tuấn vớ được một tấm ván và cứ thế nổi trên mặt bể, vớt rong biển nhai cầm hơi. Bỗng nhiên chiếc tầu thám thính South Cross Mỹ nhìn thấy và vớt cháu lên kịp. Tuấn được đưa vào Singapore, ở khách sạn của Hải Quân và vì nhớ thuộc lòng địa chỉ của tôi nên đã liên lạc được với tôi cấp kỳ qua Navy Postal Office. Chúng tôi bảo đảm cháu về Monterey đi học và hiện tại cháu đã thành công với hãng Google.

Còn phải kể sự bất hạnh thật vô duyên của gia đình dược sĩ Quản Trọng Lạng. Sửa soạn kỹ lưỡng cho chuyến vượt biển, gia đình đã ra đi trót lọt ngoại trừ những lo âu phải có khi rời bến. Khi đến bờ Mã Lai Á và thuyền cập bến thả neo thì ông dược sĩ quá mừng vội nhẩy xuống nước. Chẳng may rơi vào một hũng sâu anh ta bị hụt cẳng chết đuối trước sự chứng kiến của vợ con.

Trong những trường hợp vượt bể thành công sau nhiều ngày hiểm nguy tính mạng phải kể đến gia đình anh Nguyễn Đình Cường một giáo sư trung học trên Đà Lạt. Tôi gặp anh Cường lần đầu tiên năm 2004 nhân đi dự buổi giỗ tổ thuộc giòng họ Nguyễn Đình của nhà tôi dưới Nam California. Mới biết anh Cường có vai vế trên trong họ và thành trưởng tộc Nguyễn Đình tại xứ Mỹ. Tuy anh còn trẻ nhưng là một người hoạt bát và năng động đa tài, ngâm thơ và văn nghệ đầy đủ. Tôi được biết thêm về chuyến vượt bể tìm tự do đầy gian khổ của gia đình anh. Câu chuyện được viết gọn theo lời kể của anh, một câu chuyện có thể tiêu biểu cho mọi chuyến vượt biển thành công đến đất này.

Anh nói : “chúng tôi phải dự nhiều lớp chính trị để bị nhồi nhét lý thuyết cộng sản và Mác-Xít. Mỗi kỳ nghỉ hè sau khi học xong trong bốn tuần lễ chúng tôi phải viết phúc trình về những điều chúng tôi đã học để được chấm điểm. Ngoài ra tình hình kinh tế mỗi ngày mỗi tồi tệ, trong hoàn cảnh như vậy đâu có khác gì sống trong địa ngục. Bởi vậy chúng tôi phải tìm đường thoát ra khi có cơ hội".

Anh Cường có một số bạn tại vùng Cao Nguyên Đà Lạt, cách xa Sài Gòn 300 cây số về hướng Bắc. Các bạn đang dự tính đào thoát chung nhau mua bí mật một chiếc thuyền đánh cá bỏ neo trên một nhánh sông Mékong. Nếu công việc bại lộ thì tất nhiên sẽ bị công an còng tay đưa vào xà lim. Tất cả nhóm là 16 người gồm 5 phụ nữ, 10 đàn ông và con nhỏ của anh mới 27 tháng. Đêm 27/06/1977 họ nhổ neo đi về hướng Đông Nam để đến Mã Lai.

"Con thuyền đánh cá nhỏ bé của chúng tôi chỉ dài có 9 thước và bề ngang có hai thước rưỡi. Trang bị một động cơ mười mã lực thì làm sao ra biển được ? Tuy nhiên người ngư phủ giúp chúng tôi sửa soạn hành trình nói rằng nếu thời tiết tốt và bể tương đối lặng thì có thể đến Mã Lai trong vòng mười ngày. Lúc ấy là thời điểm cuối của mùa tốt trời nên chúng tôi phải cấp tốc ra đi không còn chần chờ được".

Trước ngày định mệnh phải tìm cách bí mật chuyển dần xuống thuyền các bình nhựa chứa nước ngọt và một bao gạo đủ dùng. Khi thuyền ra đến bể thì đi về Đông Nam để sau sẽ chuyển hướng qua Tây Nam. Đi được một ngày yên lành thì đến sáng ngày 27 gặp ngay một trận bão khá mạnh, gió to sóng cả và bể trở nên dữ dằn. Không thể giữ vững hướng cho con thuyền bé bỏng nên bị thổi dạt về phương Bắc. "Mười giờ khuya cùng ngày chúng tôi phải tìm cách bỏ neo nhưng chẳng may giây thừng neo to gần bằng cổ tay vướng vào chong chóng làm cho động cơ chết. Sáng hôm sau dò trên bản đồ chúng tôi thấy ở gần đảo Phú Quý cách mũi Varella khoảng 150 cây số và như vậy thì thuyền trôi dạt trên biển Nam Hải".

Mọi người bất lực khi động cơ im bặt, cần chờ cho thời tiết khá lên để cắt giây thừng vướng máy. Thế nhưng trong mười ngày liền gió vẫn không giảm và chiều ngày mồng Năm tháng Bẩy thì cả thừng lẫn neo rơi luôn xuống đáy bể. Tình trạng hoàn toàn vô vọng, con thuyền trôi dạt không biết đi đâu. "Chúng tôi hoàn toàn mất hướng, không ai có tí chút kinh nghiệm điều khiển thuyền và cũng chẳng ai biết cách sửa chữa "

Số lương thực đem theo được dự trù cho hai mươi ngày công với 400 lít nước ngọt. Nhưng hầu hết đã bị nhiễm dầu cặn và nước bể khi dầu nhớt bị chẩy ra từ những bình chứa bằng nhựa. Sau một tuần lễ thì hết lương thực và số nước uống cũng chỉ còn tí chút vì nhiều bình chứa bị nứt. Sau 20 ngày lênh đênh chúng tôi không còn một chút đồ ăn nào hết. Chúng tôi sống cầm hơi bằng đôi chút nước dơ còn lại trong vài can và nhắm mắt uống để sống còn. Tôi đã để dành phòng hờ chút gạo sống cho cháu bé trong hai hộp thiếc nhỏ, Sáng rồi tối tôi nhá gạo và đút cho nó chừng hai thìa cầm hơi. Thêm mấy trận bão thổi đến với những ngọn sóng cao như nhà hai từng. Con thuyền bé bỏng nhô lên cao rồi bị thả xuống liên hồi trong ba tiếng đồng hồ. Rất may là nó còn vững chắc nên không tan ra thành mảnh vụn. Cánh đàn ông phải ra sức tát nước ra khỏi mạn thuyền chớ không thì đã làm mồi cho Hà Bá rồi.

Vợ tôi ôm chặt con và tôi ôm cả hai, chúng tôi hoàn toàn ướt sũng. Song phải cám ơn Thượng Đế đã ban cho các trận cuồng phong này để có nước sạch hứng bằng áo mưa. Chúng tôi trở nên yếu hơn và tôi nghĩ là nếu vợ con chết thì tôi sẽ tự vẫn chết theo. Người chúng tôi ghẻ lở kinh khiếp và tinh thần hoàn toàn suy nhược chỉ còn trông mong bàn tay cứu nạn của Đức Phật hay Thượng Đế. Chúng tôi trông mong thấy một chiếc tầu nào nhìn thấy cảnh vô vọng và dơ tay cứu độ. Có chừng ba mươi tầu đi qua nhưng chỉ có mỗi một chiếc dừng lại. Họ hỏi có vấn đề gì không, tôi cố cắt nghĩa tình hình tuyệt vọng của chúng tôi. Nhưng có lẽ viên thuyền trưởng không hiểu nên gần một giờ sau họ bỏ đi, chẳng cho chút gì cả. Quá thất vọng khi thấy rằng cái chết gần kề, chúng tôi chỉ còn chờ một Phép Lạ. Và Phép Lạ đã đến vào ngày thứ 27 của cuộc hải hành kinh hoàng. Ngày đó là 22/07.

Chiều 22/07, sau trận bão to thì thời tiết khá lên cho thấy rõ chân trời xa xa. Khoảng ba giờ chiều một chiếc tầu nhìn thấy chiếc cờ nhỏ SOS báo hiệu và tiến lại gần. Anh Cường gắng sức leo lên thang giây để trần tình với vị thuyền trưởng. Ông ta nhận thấy mọi người đều quá yếu và có thể chết nếu không được cứu giúp ngay. Lúc ấy đáy thuyền có khe nứt và nước bể bắt đầu rò vào. Cùng một lúc trời tối sầm lại và mưa bắt đầu rơi vì một trận bão khác đang tiến đến. Ông ta quyết định cho vớt. Tất cả 16 người leo lên tầu lúc 5 giờ rưỡi chiều của một ngày lịch sử trong đời. "Ngày 22/07/1977 chúng tôi đứng trên boong tầu cứu mạng nhìn xuống thấy chiếc thuyền bé nhỏ như chiếc lá tre trôi trên mặt nước, và chúng tôi đi theo đến Nam Dương. Lối 7 giờ tối vị thuyền trưởng mời tôi vào phòng và nói rằng ông vừa nhận điện tín thời tiết báo là một trận bão lớn đến từ Phi Luật Tân mà trung tâm ở ngay toạ độ ông vừa cứu chúng tôi. Anh Cường ôm chầm lấy ông và khóc rưng rức khi nói lời cám ơn đã giúp cả bọn khỏi chìm xuống đáy đại dương

Phải mất 16 ngày cho tầu Đại Hàn đến đảo Bangka để thuỷ thủ và lao công bản xứ chất những cây gỗ nặng đem về nước họ chế biến. Anh Cường ngồi thảo một lá thư cho Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ trình bầy hoàn cảnh của cả nhóm. Ngày thứ 16 Tiến Sĩ Samphat Kumar đến từ Kuala Lumpur và lên tầu phỏng vấn. Ông xếp loại cả bọn thuộc thành phần tỵ nạn chính trị. Chúng tôi từ giã chiếc tầu Đại Hàn mắt nhoà lệ và lên một chiếc ca-nô nhỏ đi đến đảo Bangka. Từ đó chúng tôi đáp phi cơ đến Jakarta. Tiến Sĩ Kumar chia tay chúng tôi vì ông đã làm xong nhiệm vụ sau khi chúng tôi được chuyển cho chính phủ Nam Dương sống trong trại tạm cư Bogor trong 6 tháng trước khi được vào Mỹ.

Một trường hợp thành công khác là của gia đình bạn Tôn Thất Uẩn tuy đã kéo suốt mấy năm trời để hoàn toàn đoàn tụ. Bạn Uẩn trước kia làm Giám Đốc Tài Ngân Điện Lực Việt Nam và là bạn học với tôi tại Lycée Khải Định. Đầu năm 1975 bạn thôi việc Điện Lực và vào làm cho Sovigaz (nôm na là hãng Gió Đá) là một công ty sản xuất dưỡng khí, hơi acetylene và các đũa hàn bán sỷ và lẻ. Nhà máy chính đặt tại Khánh Hội có 2 chi nhánh đặt tại Cần Thơ và Nha Trang. Tháng 04/1975 hãng cử Uẩn làm đại diện miền Tây Sovigaz ở Cần Thơ trong khi gia đình khá đông vợ con và cháu nội ngoại tất cả 17 mạng phải ở lại Sài Gòn. Trước biến cố 30/04, anh không làm cách nào lo cho gia đình di tản.

Vì Sovigaz là một bộ phận ở Viễn Đông của đại công ty Pháp Air Liquide nên Việt Cộng để yên không gọi đi học tập cải tạo. Chỉ một thời gian ngắn sau Sovigaz bị quốc hữu hoá và trở thành công ty Hoá Chất trực thuộc Cục Hoá Chất. Tuy nhiên cũng còn may khi họ cần đem một bộ máy sản xuất dưỡng khí tử Biên Hoà đi Cần Thơ và giao cho Uẩn phụ trách thiết kế. Trong suốt thời gian bà Uẩn vẫn tìm đường ra khỏi Sài Gòn. Trong bốn năm dài ấy tình hình gia đình hầu như khánh kiệt.

Cơ may xẩy đến khi Uẩn được một đại lý cho Sovigaz Cần Thơ ở tỉnh Bạc Liêu giới thiệu cho một chủ thuyền đang tổ chức vượt biển tại Hộ Phòng, Bạc Liêu. Nhóm này đều là người Việt gốc Hoa thuộc Triều Châu đã làm nghề đánh cá ở đây lâu đời, thạo nghề biển và giỏi đóng tầu cũng như đi biển. Họ tổ chức đi bán chính thức nghĩa là khi đi ra bể có cả ca-nô công an hộ tống cho đến khi đến hải phận quốc tế thì mạnh ai nấy lo cũng như các thuyền nhân khác. Uẩn giao họ làm giấy giả người Hoa cho mình và ba trai một bé gái vì chỉ còn đủ chút tiền chung đậu, số còn thiếu sẽ trả sau khi ra đến nước ngoài. Nhóm đi bán chính thức gồm tất cả 270 người chen chúc xuống chiếc thuyền to chiều giài 20 thước, ngang và sâu ba thước. Có nghĩa là ngồi bó gối dưới đáy, boong trên và mạn thuyền, không có chỗ ngả lưng.

Thực phẩm đều do chủ thuyền lo liệu hết tuy nhiên nếu không phải là người sống trên biển thì ai nấy đều ói mửa mật xanh mật vàng đâu còn thiết ăn. Gia đình chỉ đem theo ít gói mì và nước uống phòng hờ cho 3 hay 4 ngày dự trù đến Mã Lai. Ra đi ngày 05/06/1979 từ Hộ Phòng, Bạc Liêu, gặp hải tặc Thái nhưng thật ra chỉ là ngư phủ kiếm ăn dễ dàng, lột vàng bạc châu báu chớ không đánh đập hiếp đáp. Trong nhóm đi có đến 4, 5 chục trai tráng và hải tặc chỉ độ tám tên nhưng không ai dám tự vệ vì không có chỉ huy. Mà nếu có muốn cưỡng lại thì phải nhớ rằng thuyền hải tặc to lớn hơn nhiều và nếu chúng ủi lại thì chỉ mất cả người lẫn của thôi. Đến Cherating trên bờ phía Đông Mã Lai thì cảnh sát Mã Lai đưa lên bờ ăn ở một tháng chớ không phải một trại tạm cư như mong đợi bởi vậy ai nấy hết sức lo âu. Thực phẩm do UNHCR đem ra như đồ hộp và gạo, nấu nướng bằng nồi chảo chủ thuyền cho mượn. Tối ngủ thì đã có các lều bạt ni lông xanh căng lên dùng dài ngày. Tuy đảo này là nơi Club Méditerranéan chọn làm trại nghỉ mát vì cảnh trí đẹp nhưng ai nấy lo âu sợ hãi vì sao họ không đưa mình vào trại tỵ nạn ? Sau một tháng bị bỏ lên nhiều con thuyền cũ của nhóm đi trước rồi kéo ra biển trôi dạt không biết về đâu. May gặp tầu Ile de Lumière (tầu Ánh Sáng) của Médecins Sans Frontières (Y Sĩ Không Biên Giới) vớt về Singapore. Thật ra cũng không hiểu tại sao mà gặp tầu Tây ở đây, vì tình cờ hay là chính phủ Mã Lai đã thu xếp ?

Khi đến Pháp thì 5 cha con được đưa lên tỉnh kỹ nghệ Lille. Họ bắt tay ngay vào làm đủ thứ việc vất vả hầu mong dành chút ít lo cho những người thân bên nhà. Chính phủ Pháp chỉ giúp cho một tháng trợ cấp và phải tự túc từ tháng thứ nhì trở đi có nghĩa là phải đến Tết Congo mới giúp được 13 người thân còn kẹt lại. Bởi vậy khi được tin là Vương Quốc Anh sẽ giúp đỡ trong một thời gian và cấp cho nhà ở, gia đình anh đã được Ủy Ban Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cho sang London định cư cho đến nay. Anh Quốc không cần người bảo đảm phải chứng minh khả năng tài chính. Chỉ hai năm sau vợ cùng năm con và bẩy cháu nội ngoại đã xum họp đầy đủ tại xứ sương mù này để trở thành những công dân tự do và bác ái.

Chắc nhiều người đã biết quyển sách Thép Đen mà tác giả Đặng Chí Bình là điệp viên trẻ 22 tuổi đơn độc ra công tác tại Hà Nội. Sau khi xong nhiệm vụ ngắn hạn anh ta bị lộ và bắt vào nhà pha Hoả Lò rùng rợn trong sáu nắm trời khổ hạnh trần ai. Lúc ra toà anh bị xử thêm 12 năm tù cải tạo chuyển qua nhiều địa danh ác độc. Mãn hạn anh được tha về Sài Gòn với ba năm mất quyền công dân để tìm lại cha già đã lẩm cẩm và bà mẹ đã mù loà. Sống chật vật không hộ khẩu, sáng tối lo trình diện công an, ở tuổi gần 40 anh đã lập gia đình với một thiếu phụ trẻ và có hai con nhỏ. Thế rồi nhận thấy tương lai quá đen tối không lối thoát anh can đảm tìm đường vượt biển với sự đồng ý của vợ và khuyến khích của bố mẹ già. Lần đầu cô vợ chở bằng xe đạp đến điểm hẹn xe Lam đi Minh Hải, Bạc Liêu. Tối xuống thuyền sửa soạn ra khơi thì giữa đêm đen như mực công an có chó gọi cập bến khám xét. Bình liền bí mật chuồn xuống nước lặn tránh mũi đánh hơi của chó rồi mò qua lau sậy gai góc đến Hộ Phòng bán một miếng nhẫn vàng giấu trong đáy quần xà lỏn thuê xe Lam về Sài Gòn.

Lần thứ hai khi anh được giới thiệu làm thợ nề sửa sang Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hoà anh đã cùng đi với vị Bác Sĩ điều trị trẻ tuổi trên chiếc thuyền nan trôi dần ra bể giữa đám lục bình dầy đặc. Thế mà anh trót lọt leo lên thuyền lớn đến Nam Dương sau nhiều ngày sôi nổi. Sống nhiều tháng tại trại tạm cư này, làm đủ việc cho trại rồi cuối cùng anh được phỏng vấn đi Mỹ định cư tại Boston để hằng ngày vào thư viện đại học UMA ngồi viết 1400 trang Thép Đen mong làm một ngọn nến thắp sáng cho các nạn nhân còn đau khổ trong ngục tù tối tăm của Việt Cộng. Anh đã bảo đảm cho vợ con qua Mỹ sinh sống trong khung cảnh ấm cúng nơi địa danh tôm hùm Maine nổi tiếng. Có lẽ tôi cần kể thêm câu chuyện của một nữ giai nhân đa tài đa sắc một thời. Đó là bạn học của tôi ở Lycée Khải Định năm 1939, Ngọc Trâm thuộc loại lá ngọc cành vàng của cố đô Huế xa xưa. Nàng kẹt lại Sài Gòn cùng mấy con nhỏ với Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước. Không sống nổi với bọn côn đồ Việt Cộng nàng tìm cách vượt biển tìm tự do. Khi Nhạc Sĩ Tước nhất định không chịu đi vì anh cho là người Việt Nam thì sống chết ở đây không đi đâu hết, Ngọc Trâm nhất định theo con đường của mình vì 2 con lớn Bửu Minh hiện ở bên Đức còn con gái Trang đang ở bên Pháp. Ngoài ra một con gái lấy Hà Thúc Cần buôn bán đồ cổ ở Singapore công thêm một con nhỏ theo chồng là một sĩ quan không quân định cư ở San Francisco.

Cùng 3 con nhỏ, Ngọc Trâm tức ca sĩ tài sắc một thời Minh Trang quyết định đi theo một nhóm vượt biển. Bốn mẹ con phải nộp cho chủ tầu mấy chục lượng vàng và đi bằng xe Lam đến Cà Mâu chờ trong một chiếc nhà sàn để được ghe nhỏ chở dần ra ghe lớn. Nói là ghe lớn nhưng hơn 150 mạng đi chỉ có đủ chỗ ngồi bó gối không cựa quậy gì được. Sau mấy ngày lênh đênh trên bể Nam Hải, say sóng ói mửa, thuyền bị hải tặc Thái cướp 2 lần, trấn lột, bắt há mồm cạy cả răng vàng nhưng may là không bị hiếp đáp gì cả. Lên bờ biển Liên Xinh, Thái Lan, đêm Giáng Sinh, ướt sũng chỉ còn bộ quần áo mong manh trên người, Ngọc Trâm điện thoại được cho con gái ở Singapore và ngay hôm sau nhận được tờ 100 Mỹ Kim quá đẹp. Bốn mẹ con bèn mua ngay một chiếc nhà chòi trên bãi bể để sống thoải mái trong 6 tháng trời chờ được giấy vào định cư tại Mỹ. Đêm đêm nghe sóng vỗ rì rào trên bãi cát vắt tay suy nghĩ trong chiếc nhà sàn mộng ảo không biết Minh Trang có nghe thoáng điệp khúc lãng mạn của Đêm Tàn Bến Ngự quyện vào giòng nước trong xanh của Blue Danube ?

Lại kể thêm tình tiết của một cặp vợ chồng chuyên gia tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng Pháp. Bà là Bác Sĩ Nguyễn Thị Đảnh phục vụ tại bộ Y Tế Sài Gòn còn ông Nguyễn Văn Thảo là một chuyên viên tài chính ngân hàng giữ chức thanh tra ngân hàng tại Ngân Hàng Quốc Gia. Hai ông bà không hề tham gia chính trị cũng như quân sự tại miền Nam. Khi lỡ chuyến ra khơi của tầu Việt Nam Thương Tín toàn gia bị kẹt lại Sài Gòn. Ông nói, "chắc chắn chính thể mới sẽ cần đến bàn tay của chúng ta để xây dựng lại xứ sở rách nát này". Nhưng thật sự trái ngược lại khi ông Thảo bị gọi trính diện học tập và đưa đi các trại khổ sai độc địa Bắc Thái. Bà BS Đảnh chứng kiến cảnh các cán bộ Hà Nội đến cơ quan y tế lấy từ các cục gôm, bút chì đến các tập vở chất đầy xe nhà binh chở về Bắc.

Bà Đảnh phải tìm cách đem con ra khỏi xứ. Khi đi thăm nuôi lang quân tại miền Bắc bà nhìn thấy cảnh Hà Nội nghèo nàn cùng cực nên đã quyết tâm cho chồng biết. Nhưng nói sao trước mặt lũ cán bộ ngồi chứng kiến ? Ông Đảnh sửng sốt khi nghe bà nói sẽ đưa các con đi vùng kinh tế mới làm lại cuộc đời và gặp lại các bà dì. Chợt hiểu là các bà dì đã định cư lâu ngày ở quốc ngoại ông yên tâm hơn và dặn dò, "em nhớ đừng để các con đi một mình vì chúng còn quá trẻ". Về Sài Gòn bà đã cùng các con vượt biển trên một chiếc thuyền nhỏ, lợi dụng khi chúng nó mải mê liên hoan trong ngày lễ 01/05. Bà may mắn gặp chiếc tầu chở dầu Na Uy vớt mẹ con đưa vào định cư tại xứ sở đẹp đẽ này. Về sau gia đình đã bảo trợ cho ông chồng qua Na Uy xum họp. Đến phi trường tuyết phủ trắng xoá ông đã tuyên bố với báo chí : "Tôi không còn cần gì nữa ; tôi có vợ con đầy đủ quanh tôi. Các con tôi được sống trong xứ sở đẹp đẽ này để trở thành những người tốt. Như vậy là tôi đã quá mãn nguyện rồi ".

Nói đến Vượt Biển phải nói đến tình trạng cùng cực của các anh em quân cán sống lao tù trong các trại khổ sai Việt Cộng. Phải chờ đến 1979 khi Tổng Thống Ronald Reagan cử Đặc Sứ John Vessey đến Hà Nội mới thấy hé mở tia hy vọng. Lúc ấy là cao điểm của phong trào Vượt Biển mà hằng chục vạn người đã bỏ xác dưới đáy Thái Bình Dương đánh động lương tri nhân loại. Các nước bắt đầu cho lệnh các tầu bè của mình phải tiếp cứu các nạn nhân. Rồi những tầu Ile de Lumière của Pháp, Aznavour của Đức, tầu Bịnh Viện của Mỹ, tầu chiến Hải Quân Hoa Kỳ, tầu South Cross cũng sẵn sàng ra tay cứu độ.

Hà Nội bằng lòng thoả thuận chương trình nhân đạo HO để cho Mỹ nhận các tù cải tạo vào định cư. Lũ lượt hằng loạt cựu tù qua Mỹ định cư với gia đình và được hưởng các sự giúp đỡ, tiền già, tiền tàn tật, tiền nhà, bảo trợ y tế ... Bây giờ danh từ HO được thay thế bằng danh xưng đẹp hơn Cựu Tù Nhân Chính Trị. Thế nhưng sau những chuyến bay dồn dập vượt đại dương đến các phi trường quốc tế Mỹ với sự đón tiếp cảm động của đồng bào bây giờ lại đến các chuyến cũng dồn dập không kém trở ngược lại Tân Sơn Nhất.

Trí nhớ quá ngắn của con người chăng ? Hay là lập luận nông cạn cho rằng Mỹ bỏ mình thì phải có bổn phận cưu mang mình, một lập luận ngây ngô do Việt Cộng mớm lời ? Các bạn hưởng được vài trăm mỗi tháng thêm tiền nhà tiền bảo hiểm y tế mà không đóng xu teng thuế nào hết ? Đừng nói đó là tiền của Mỹ mà phải nói là tiền của tất cả mọi người đóng thuế, bươn chải quanh năm để đến ngày 15/04 chạy đôn chạy đáo đến bưu điện bỏ chi phiếu vào thùng thơ cho đúng hạn kỳ

Không, các bạn biết lắm chớ và các bạn biết rõ là luật lệ chỉ cho các bạn đi du hý trong vòng 90 ngày để khỏi bị cắt tiền phúc lợi. Cho nên sau 90 ngày phè phỡn đủ thứ ôm ở Đại Sài Gòn, bạn lại trở về Tiểu Sài Gòn tích luỹ vốn liếng nhờ thêm con cái tiếp sức để xênh xang về bển trả thù mấy năm tù cải tạo trần ai mà bạn đã quên khuấy. Vừa thôi các bạn ơi, với thời buổi kinh tế suy thoái khó khăn, chúng tôi mong các bạn bình tâm suy nghĩ lại.
Trần Đỗ Cung, VanTuyenNet 2009/06/21

PHƯƠNG DUY * THĂM NUÔI

Lặn lội đường xa


Vào truyện – Trên khu cải tạo Bù Gia Mập có một con đường đất đỏ dài trên dưới hai mươi cây số, chạy dài từ khu kinh tế mới Minh Hưng, quận Bù Đăng, đi vào sóc Bombo,vòng qua Đức Hạnh, Bù Đốp. Con đường được thiết lập từ thời Đệ Nhất cộng Hoà của Chính Phủ Ngô Đình Diệm với dự tính khẩn hoang lập ấp, thành lập các khu dinh điền, vừa để chế ngự một an toàn khu của phe Cộng Sản VN. Kế hoạch đã bị bỏ dở sau sự sụp đổ nền Đệ nhất Cộng Hoà. Con đường bị bỏ hoang. Nhiều đoạn, cây rừng mọc lan ra che phủ hết,đi dưới đường nhìn lên không thấy bầu trời.. Con đường nắng lên đầy bụi đỏ, mưa xuống lại lầy lội trơn trợt. Đàn bà con gái lặn lội thăm con thăm chồng, tất cả đều phải ba lô trên vai, dép guốc cầm tay mới ráng lết đi được... Trong truyện ngắn này, người viết xin ghi lại một vài hình ảnh nhỏ bé như một lời tri ân của đứa con đến các bà mẹ, lòng biết ơn của người chồng đến các bà vợ Việt Nam tuyệt vời, một đời vất vả hy sinh cho người thân yêu của họ 
trong khoảng thời gian cùng quẫn khó khăn nhất của xã hội miền Nam.
X X X

Nhận được thư của Thoại gửi về qua tay chị Trang, chị mới đi thăm chồng về, Giang cảm thấy lo lắng. Nói là lá thư cho có vẻ trang trọng. Thực ra, đó chỉ là một mảnh giấy nhỏ nhàu nát. Trong thư, Thoại thăm hỏi gia đình và mẹ con nàng vài câu, thêm vài câu vắn tắt cho biết anh đang bệnh nhiều, cần thuốc thang chữa trị. Thời buổi khó khăn, tìm kiếm cái ăn cho hai mẹ con đã thật vất vả. Mà cả nước đều thế, chứ đâu riêng gì gia đình nàng. Mấy năm trời đi tù cải tạo, Thoại biết hoàn cảnh gia đình không khá, anh chưa bao giờ đòi hỏi xin xỏ gì. Nay tình hình chắc phải tồi tệ lắm mới có chuyện viết thư nhắn gửi như vầy. 
Vậy nàng phải thu xếp lên rừng một chuyến. Không đi, lỡ chồng có mệnh hệ gì, có lẽ sẽ ân hận suốt đời. Công việc làm ăn của Giang bây giờ càng lúc càng khó khăn. Ngành may mặc lúc trước gia công cón có đồng ra đồng vào. Kể từ khi bị buộc vào tổ hợp, rồi tiến lên hợp tác xã, chỉ còn đồng lương cố định chết đói hàng tháng cộng với ít tem phiếu mua gạo hẩm, nước mắm thối. Dạo sau này, đến gạo hẩm cũng không còn. Tháng tháng mang tem sổ đến chỉ mua được khi thì ít mì sợi, lúc vài ký bo bo loại thực phẩm cho ngựa ăn. Nhà nước gọi nó là cao lương, nhưng nuốt vào miệng thế nào thì ỉa ra nguyện hột thế ấy. Vậy mà có khi cũng không có, phải nhận mớ ngô vàng cứng như đá hoặc bao củ lang củ sắn (khoai mì) hư thối hơn nửa. Thời những năm bốn mươi lăm, nghe nói miền Bắc người chết đói hàng loạt, nhưng hồi ấy nàng chưa sinh ra nên chẳng biết. Còn lớn lên ở cái miền Nam nhiều lúa lắm gạo này, nàng chưa thấy có thời kỳ nào thế thảm như vậy. 
  Lại còn cái vụ phải xin phép nghỉ vài ngày để đi thăm chồng. Rắc rối chứ đâu có đơn giản. Có nên về nhờ vả bố mẹ tí chút nào không? Cả hai bên bố mẹ đều đã già, ruộng vườn co cóp mấy chục năm đã bị tịch thu hết ngay từ những ngày đầu xã hội chủ nghĩa. Số còn lại giờ cũng phải vào tập đoàn làm ăn tập thể, chả còn gì mà trông mong. Lấy gì để mua sắm lên thăm Thoại đây? Giang đành ngó quanh quất trong nhà coi có gì còn tí chút giá trị, có thể tải được ra chợ. Của đi thay người, nàng ngẫm nghĩ. Cái khánh vàng với bốn chữ Trăm Năm Hạnh Phúc lớn có con rồng và con phượng bao quanh thật lộng lẫy. Quà cưới của bạn bè tặng Thoại ngày xưa, dễ có được vài chỉ, đem bán đi chắc Thoại buồn, nàng cũng buồn. Nhưng thời buổi, cái khó bó cái khôn. Túng phải tính cứ biết làm sao? Giang ngậm ngùi lôi nó ra khỏi cái khung kiếng. Kể từ ngày “giải phóng”, số phận nó cũng giống như Thoại, phải chui vào nằm trong một xó kín trong nhà, không được ngồi trong tủ chè nữa.
 Chưng ra cho chúng nó dòm ngó, có mà chết. Hôm nay trong lúc túng cùng, thôi thì vĩnh. biệt. Giang gói nó lại bỏ vào giỏ rồi đem ra chợ. Vấn đề tài chánh coi như giải quyết xong. Không phải cầu cứu tới ai, nhưng cũng nên cho bố mẹ Thoại biết một tiếng. Thoại đang đau ốm cần giúp đỡ. Bố Thoại có nghề y tá dạo, ông biết về thuốc men, thế nào chả có chút đỉnh cho con, còn mẹ ít nhất cũng có ít thức ăn cây nhà lá vườn cho con trai bà sống cầm cự qua ngày. Tiện thể, nàng kéo thằng Quốc, em trai nàng đi theo. Nó còn trẻ, mạnh khoẻ nhanh nhẹn đỡ đần tay chân chút ít bớt vất vả. Kinh nghiệm của kỳ đi thăm nuôi lần trước vẫn còn nguyên trong trí. Dạo ấy Giang đi cùng mẹ chồng, may mắn liên lạc được ít gia đình rủ cùng đi chung, nương tựa, giúp đỡ khuyến khích nhau. Nếu không chắc đã bỏ về nửa đường. Xe đò từ Sài Gòn đi Phước Long, tới ngã tư Minh Hưng là điểm dừng cuối. 
Từ đây không còn xe chở khách, ngoại trừ xe bộ đội. Nhưng xe của “quân đội nhân dân” thường ít khi cho nhân dân đi quá giang. Có lẽ có muốn cũng không còn chỗ, vì hàng ngày chả có mấy chuyến. Và chuyến nào trên xe cũng thường đầy ắp. Tới Minh Hưng trời đã xế chiếu. Muốn vào tới các trại cải tạo lao động ở trong rừng còn phải cuốc bộ rất xa theo con đường Mười. Trại của Thoại ở gần nhất cũng cách trên mười cây số. Tay xách nách mang, có gia đình còn mang theo con nhỏ không biết làm sao để đi. Cuối cùng phải nhờ vả đến người dân địa phương, những người trong vùng kinh tế mới. Họ rành rẽ đường đi nước bước. Họ, có lẽ, trước đây cũng từ các thành phố đến, nhưng sau một thời gian cực khổ, đã quen lam lũ. Vả lại, đó là cơ hội cho họ kiếm thêm được ít đồng tiền đã trở nên rất hiếm hoi quý giá trên rừng này. Trẻ nhỏ thì dẫn đường. Người lớn thì nhận chuyên chở giùm hành lý. Họ chịu hy sinh nhiều giờ để vừa giúp đỡ vừa có thêm phần phụ giúp gia đình. Giá cả thỏa thuận xong. 
Có gia đình cả nhà cùng đi làm hướng dẫn viên một loạt. Đoàn người bắt đầu cất bước từ lúc xế chiều, khi nắng còn đổ gay gắt. Thi thoảng, một chiếc molotova chạy ngang làm tung bụi đỏ mịt mù. Cứ cách quãng dăm bảy trăm thước, đoàn người phải dừng lại nghỉ. Đến được láng trại đầu tiên thì trời đã tối mịt. Mọi người mệt mỏi rã rời. Đoạn đường chỉ hơn mười cây số mà đi tới gần năm tiếng. Đã vậy, khi còn choạng vạng trời lại đổ ập cơm mưa. Đường đồi lên xuống đã gập ghềnh, bây giờ thành trơn như bôi mỡ. Người đi thăm nuôi toàn là đàn bà con gái chưa quen với những con đường đất trơn trợt, guốc dép cởi ra cầm trên tay mà vẫn té lên ngã xuống, thật khổ ải. Ba lô trĩu nặng bờ vai nhỏ, Mưa lạnh đường trơn, chân đất vương Lặn lội thân cò pha nắng bụi,  
Đường xa lặng lẽ đến thăm chồng. Lần này, chuyến đi đột xuất, không có ai cùng đi, Giang nghĩ mình nên chuẩn bị kỹ lưỡng. Nàng về quê mang theo lá thư của Thoại cho bố mẹ đọc, cũng may quê Thoại gần thành phố, chỉ chừng hơn tiếng đồng hồ đi xe đò, có thể đi về trong ngày. Gần như dự đoán của Giang, Bố Thoại biết tình trạng sức khoẻ của con, có dự trữ sẵn mớ thuốc Thoại cần, nàng sẽ mua thêm. Ông gửi kèm theo mấy hộp sữa đặc, một mặt hàng khá hiếm lúc này, cho con trai bổi dưỡng. Bà mẹ thì chuẩn bị một ít ruốc, một hộp mỡ, đậu phộng cây nhà lá vườn. Bà còn bảo mang theo ít cây trái trong vườn. Giang bảo mẹ chồng: - Mẹ đã thấy rồi. Đường xá đi lại rất khó khăn, Con đâu thể mang vác nhiều. - Thì cũng phải có gì cho nó chứ. Chả lẽ lên thăm nuôi chồng tay không. - Bây giờ thế này. Mẹ biết gia đình con, con cái còn nhỏ dại, đời sống cũng khó khăn lắm. Bố mẹ bây giờ già quá rồi. 
Thời buổi này chẳng làm gì ra tiền. Thằng Thoại cũng cần chút ít phòng thân. Mẹ không có tiền cho, con cố mang ít quà của mẹ. Phần mày không cần mua sắm nữa, ráng chạy vạy dấm duí cho nó vài đồng. Bà nói mãi. Giang đành chấp nhận mang theo quà của mẹ, ngoại trừ trái cây hoa quả quá nặng nề. Nhưng bà bắt buộc cầm đi mấy cân bột, đậu xanh và ít đường thẻ. Bà bảo trong tù chúng nó thiếu thốn nên thèm ngọt. Nhà có sẵn, ráng mang đi cho bạn bè anh em nó có dịp “liên hoan”. Thằng Quốc đang lúc rảnh rỗi, cũng sẵn sàng lên rừng. Có nó đi theo giúp đỡ, Giang quyết định cho con đi cùng. Thằng Xuân chưa đầy ba tuổi nhưng lanh và ngoan, có thể yê n tâm. Nên cho nó biết mặt bố. Kỳ trước lên rừng, nó chưa được đi vì nàng chưa biết rõ đường đi nước bước. Bây giờ đã có kinh nghiệm, thêm thằng Quốc bên cạnh. thêm tay thêm chân. Thoại chỉ mới gặp con một lần ở Trảng Lớn. Lúc ấy, thằng Xuân mới mấy tháng chưa biết gì. Hai cái ba lô đã chất cứng, đồ đạc bên ngoài vẫn còn nhiều, không biết nhét vào đâu. Thứ nào nàng cũng thấy cần cho chồng. Quà cáp của bố mẹ và thuốc men tối cần thiết không thể thiếu, dầu ăn, bột ngọt,tôm khô mặt hàng tồn trữ chiến lược không thể bỏ lại.
 Còn mấy gói thuốc lá và bánh thuốc lào này thì tính sao? Giang thấy dạo sau này Thoại ngày càng ốm yếu, ho hen luôn miệng, muốn khuyên chàng bỏ hút thuốc đi mà biết nói như thế nào? Rừng núi khí hậu thời tiết lạnh lẽo, thân phận người tù, xa vắng gia đình, cha mẹ vợ con đã nhiều năm, rượu chè đã không có, chỉ còn làn khói thuốc cho ấm lòng, vơi đi nỗi nhớ nhung gia đình. Bỏ thì thương, vương thì tội. Vả lại, không có thuốc lào thuốc lá thật thì họ lại đi hút vớ vẩn những lá cây rừng độc hại thì còn nguy hiểm hơn. Thoại đã chẳng từng kể anh và các bạn tù đã dùng xác bã trà làm thuốc hút đó ư? Trà khô được pha uống đến khi nước pha trắng gần như nước lã mới đem phơi khô, tẩm vào nước điếu đen thui để thành thuốc hút, chẳng ngon thì, “không mỡ xài đỡ đèn cầy”, cũng tạm ấm lòng “ngục sĩ trong khi vắng nhà”. Xong được mấy món đồ lại lo chuyện giấy tờ. Việc làm trong tổ hợp và đơn nghỉ phép đã có Thu lo giùm. Con nhỏ bạn gái chưa chồng, còn thong thả nên giúp bạn nhiệt tâm. 
Còn lại cái giấy phép đi đường từ mấy ông ‘kẹ’ ngoài phường là khá rắc rối. Ai đời cả năm mới xin phép đi thăm nuôi chồng một, hai lần mà y như rằng, cứ thấy nàng ló mặt ra tới là chúng hạnh hoẹ đủ thứ. Nào là mọi việc đã có nhà nước lo, cô không phải lo, phải để cho chồng yên tâm học tập mới có kết quả, cứ thậm thụt lên xuống thăm nuôi thế thì làm sao tiến bộ? Nào là đi hoài như thế mất bao nhiêu công lao động. Ai cũng như cô thì còn ai xây dựng đất nước? Lần nào cũng phải đấm mõm cho bọn chúng, khi thì vài gói Samít, lúc dăm bao trà Thái Đức chúng mới chịu cấp giấy cho, còn ra giọng nhân nghĩa: - Nể lắm mới ký cho đó. Mấy phường khác thì còn lâu nghe chửa… Ra khỏi cánh cổng ủy ban, nàng còn nghe tiếng cười đểu của bọn chúng: - ĐM lũ nguỵ quân Sài Gòn Chúng nó ăn bơ thừa sữa cặn của đế quốc quá nhiều. Hèn chi vợ con chúng đứa nào cũng trắng da dài tóc. Từ nay cho chúng bay chết cả nút… Xong xuôi giấy tờ, Giang chuẩn bị đi ngay. Nàng cùng em và con ra bến xe thật sớm.
Thời buổi này, cái gì cũng của dân, do dân làm chủ, nhưng chủ chỉ đuợc phép ngó, không được phép rờ. Phải ưu tiên cho đầy tớ của dân là cán bộ, bộ đội. Bỏ tiền ra mua vé xe cũng ưu tiên cho cán bộ, thừa ra mới tới dân. Không sao, Giang biết cách xoay xở. Chỉ cần bỏ ra ít tiền lẻ cho người bán dạo hàng quanh bến xe là có vé chợ đen. Bọn cửa hàng thông đồng với đám viên chức cán bộ lợi dụng sự ưu tiên để mua giành hết vé, đem tuồn ra ngoài kiếm lời chia nhau, thành ra dân có chầu chực ba bốn ngày liền cũng chưa chắc có vé. Chuyện đểu cáng thế nhưng lúc nào bọn chúng cũng giả bộ liêm chính, miệng lưỡi toàn là đạo đức cách mạng. Rặt một bọn vô liêm sỉ. Chiếc xe khách dồn người nêm như cối, không còn chỗ cựa. Hành khách leo lên ngồi cả trên mui, mừng vì may mắn có được một chỗ. Chị em Giang và con bị nhét vào giữa lòng xe nên không nhìn thấy quang cảnh bên đường. Của đáng tội, sau vài năm “giải phóng”, đất nước rặt một màu xám tro. Có còn gì khác để mà nhìn ngắm. Đâu đâu cũng một cảnh nhà cửa điêu tàn, cây cối 
xác xơ.



Càng đi xa Sài Gòn càng thấy sự hoang sơ tiêu điều của những vùng được mệnh danh là vùng kinh tế mới. Thật là thành quả. Giang nghĩ: hoa hôi kết thành quả đắng. Chiếc xe cũ kỹ già nua, bò ì ạch, thở hổn hển. Mãi rồi cũng lết được tới khu kinh tế mới Minh Hưng, điểm đến cuối cùng khi mặt trời đã bắt đầu ngả về Tây. Xuống xe, 
Giang cùng em và con bước vào một quán nước bên đường. Nỗi lo lắng bắt đầu dâng lên. Khi còn ở nhà, vì hăm hở muốn gặp chồng để biết đau ốm ra sao, phần vì những lo âu khác, nàng quên đi cái khó khăn này: đường còn xa, phương tiện chuyên chở không có, phải xoay xở ra sao? Phải ngủ trọ lại một đêm rồi sáng mai lên đường? Vùng này kiếm ra một chỗ trọ cho ba người không dễ. Thằng Quốc liều mạng bàn là cứ đi, mười giờ đêm đến là cùng chứ gì? Thấy được nỗi khó khăn của người đàn bà trẻ, người chủ quán thương hại: - Để tôi hỏi thằng con trai tôi coi nó chịu dẫn đường giúp không? Nó vẫn hay giúp đỡ bà con mình ở thành phố lên. Có nó quen đường quen xá ở xó rừng này mới đi được.
 Tội nghiệp thằng nhỏ. Lâu nay chịu cực chịu khổ đã quen. Có hôm nó phải đi suốt đêm, gần sáng mới về tới nhà. Giang mừng rỡ theo chủ nhà đi điều đình với người con. Giá cả thoả thuận xong xuôi, họ ăn uống qua loa rồi chuẩn bị lên đường ngay. Cậu con trai dẫn đường cùng Quốc mỗi người một ba lô, còn Giang bế con. Thỉnh thoảng mỏi tay lại cho thằng Xuân xuống đi bộ. Chỉ mới hơn năm giờ chiều mà trời đã choạng vạng. 
Ở rừng trời mau tối, người ta bảo vậy. Nàng rất mệt mà vẫn không dám nghỉ nhiều, con đường như dài vô tận. Hai chị em lúc này luân phiên thay đổi, khi thì đeo ba lô, khi bồng thằng Xuân. Nàng hơi hối hận đã mang con theo. Hai tay mỏi rã rời, hai chân như buộc chì không cất lên nổi. Đoạn đường, theo cậu dẫn đường chưa được phần ba. Trời đã thẫm màu. Cậu dẫn đường đi chặt nứa làm đuốc. Kinh nghiệm đi rừng, lúc nào cũng phải có dao trên tay, cậu bảo thế. Đêm đã về,thằng Xuân sợ hãi không rời mẹ ra nữa. May mắn có một chiếc xe chạy ngang. Chiếc xe quân đội trên sư (đoàn) đi công tác bị hư dọc đường, khách đã chuyển qua xe khác về trước. Bây giờ xe mới sửa chữa xong quay về.
 Chiếc xe trống rổng dừng lại cho quá giang. Người bộ đội lái xe còn đủ tình người để thông cảm cho đám người bơ vơ giữa rừng đêm. Giang cám ơn và trả tiền cho cậu bé dẫn đường để cậu quay về nhà, còn ba người leo lên xe. Đến trại cải tạo Thoại đang ở, trời đã hoàn toàn tối mịt, sương đêm rơi xuống ướt lạnh bờ vai, người lái xe dừng lại cho ba người xuống. Giang không quên lục tìm gói thuốc thơm biếu, cám ơn anh đã giúp đỡ. 
Người bộ đội cười nói không có chi, chúc gặp người thân vui vẻ rồi từ giã phóng xe đi. Anh về sư, còn phải đi thêm một quãng nữa. Giang nhìn quanh. Bên tay phải ngay chỗ xuống xe, mấy dãy nhà lợp tôn. Là bộ phận khung (khung=ban chỉ huy một trại cải tạo thường cấp tiểu đoàn). Những tấm tôn mà kỳ thăm nuôi trước, Thoại đã kể cho nàng nghe: đó là những tấm tôn vấy máu anh em cải tạo. Số là khi còn ở tại trại tập trung cải tạo Trảng Lớn, trại tù này trước đây do sư đoàn 25 bộ binh Mỹ thiết lập, sau năm 1972, họ rút về nước đã trao lại cho sư đoàn 25 bộ binh quân lực VNCH sử dụng làm căn cứ. 
Sau tháng Tư 1975, quân chính quy Bắc Việt tiếp thu đã sử dụng làm một trong những trại tập trung cải tạo Sĩ Quan Miền Nam VN trình diện tại Sài Gòn và vùng phụ cận. Gần hai năm trời tại trại với rất nhiều biến chuyển, những ông cai tù, người từ phía bên kia nhìn thấy cảnh ‘phồn vinh giả tạo’ của miền Nam đã có rất nhiều sáng tạo. Khởi đầu là phong trào “tam đê” gồm có đài, đồng, đạp. Mỗi người phấn đấu để có một xe đạp làm chân, một đồng hồ trên tay và cái đài trên vai. Đó là thế hệ xã hội chủ nghĩa nhuốm màu tư bản sơ khởi. Khi phong trào đã lắng dịu thì đến chiến dịch “bốn vê”: vào, vơ,vét, về. Sau một thời gian vơ vét hết mọi thứ, kể cả những mảnh vụn kim khí từ những chiếc trực thăng, mang về cho một lực lượng lao động”chùa” khổng lồ, đám sĩ quan tù cải tạo giũa gọt, vẽ khắc, đánh bóng, làm thành những món quà quý giá như gương lược, kẹp trâm, những bộ điếu cày chạm trổ tinh vi. 
Đến cả những tấm ghi sắt lót làm sân bay cũng được gỡ sạch để phục vụ cho các “anh hùng cách mạng.” Khi không còn gì để vơ vét, đêm nằm vắt trán suy nghĩ, nhìn lên nóc nhà họ thấy toàn là tôn. Hướng mắt về phía cửa sổ, bên ngoài là những bãi mìn phòng thủ nằm giữa những lớp kẽm gai, cỏ tranh mọc tốt cao quá đầu người. Lại suy nghĩ. Cỏ tranh này miền Bắc có lợp nhà thật tốt. Ở đây bọn Mỹ Nguỵ toàn lợp mái bằng tôn. Giời ơi! Nghĩ ra rồi, của ở trên đầu này chứ còn ở đâu nữa. Trong đầu của người cán bộ, những tấm tôn đã biến thành những hòm lớn hòm nhỏ, mai này đi phép mang về nhà thì quý vô cùng, tiện lợi lại bền hơn gỗ. Miền Bắc hiếm tôn thì chắc chắn có giá. Đúng là sáng tạo. 
Cụ Mác cụ Lê nói thì chẳng sai. Cám ơn các cụ. Nhờ tư tưởng của các cụ đã soi sáng cho đàn cháu biết tư duy. Bộ phận khung nhất trí soạn thảo kế hoạch. Chỉ tiêu được đề ra: thi đua lao động lập thành tích mừng sinh nhật ‘Bác’. Quyết tâm đạt được mười ngàn bó tranh. Sau khi đã cắt hết tranh phía trong trại, kể cả quanh sân bay cũng chỉ được một phần ba, bộ phận cho lệnh tiến công ra ngoài rào, tức đi vào khu vực có gài mìn bẫy. Tranh tai đây cao và rất dầy. Cắt được hết thì không phải tới mười nghìn, mà có thể năm bẩy chục nghìn cũng có dư. Còn mìn bẫy thì sao? Có người hỏi. Dễ lắm, thủ trưởng nói: bảo đám tù cẩn thận, vừa cắt tranh vừa để mắt cảnh giác một tí có sao. Chính trị viên tiểu đoàn còn mạnh miệng hơn: Bọn nguỵ quân nguỵ quyền tội ác ngập đầu, được tha chết đã may mắn nhiều. Chúng mình ngày trước còn gian lao nguy hiểm gấp vạn lần ấy. Rồi có sao đâu. Thôi. cứ thế mà làm. 
  Lên giao ban nhận lệnh từ khung, anh em tù giật nẩy mình. Vài người đi vào bãi có sơ đồ, có dụng cụ dò mìn còn lo lắng, huống chi hàng mấy trăm con người hỗn độn đi vào lao động trong một vùng cỏ dầy chi chit che kín hết các dấu hiệu mìn bẫy, lẫn vào cỏ không nhìn thấy nhau, chết là chắc. Lệnh trên đưa ra không thể không thi hành, bị ghép vào tội nổi loạn, chống lại cách mạng tập thể cũng chết. Thi hành thì. Mọi người vô cùng lo lắng, cầu trời khấn phật sao cho tai hoạ không xảy đến cho mình. Thật ích kỷ nhưng trước một cái chết vô lý chắc chắn biết nói gì? Hậu quả của buổi sáng lao động hôm ấy thật kinh hồn: chỉ sau hai giờ làm việc, một tiếng nổ long trời lở đất, tám mạng người ra đi, không ai trong số còn nguyện vẹn thi thể. Sự sợ hãi lên đến cao độ khi nhận lệnh đi thu nhặt xác bạn bè tử nạn. Cũng may tiếng nổ làm quang đi vùng cỏ chung quanh. Buổi lao động được hủy bỏ. Sau ít ngày nghỉ ngơi cho công tác chôn cất những người xấu số, người sống sót lấy lại tinh thần, cán bộ khung vẫn tiến hành kế hoạch với một phương thức khác an toàn và nhân đạo hơn. Họ dùng xe chở đán người tù cải tạo đi về phía Cà Tum,Núi Bà. Ở vùng này có rất nhiều đồi tranh, xa xôi, tốn kém xăng dầu nhưng đỡ tốn máu.
Bạn tù cải tạo (ảnh minh hoạ)
Nguồn: Journey from the Fall/Ham Tran

Dù mở miệng ra là nêu cao chuyên chính vô sản, ca tụng sự tốt đẹp cũa con người xã hội chủ nghĩa, bản năng tham tư của cán bộ bộ đội ngày càng phát triển mạnh hơn. Càng ở lâu thì càng tham. Khi có lệnh chuyển trại lên rừng, các doanh trại được giao lại cho đơn vị khác, số tranh chưa cắt đủ thay thế tôn, nhưng tôn vẫn được tháo gỡ xuống hết để mang theo. Số tranh có sẵn được giàn trải ra thật mỏng cho đủ che kín mái. Vì vậy, khi hoàn thành, ở trong nhà không khác chi ở ngoài trời.
Khi đơn vị mới tới, làm sao họ ở? Có anh ngứa miệng hỏi. Đó là việc của họ, cán bộ trả lời, dĩ nhiên, họ lại sáng tạo, lao động vinh quang là ở chỗ này. Tôn mang lên rừng để lợp mái cho bộ phận khung, để gò thành hòm lớn hòm nhỏ cho cán bộ. Làm nhà cho khung xong mới tranh thủ dựng trại cho anh em. Lại sáng tạo. Không có cỏ tranh, nhưng rừng có đầy tre nứa, lồ ô. Đốn tre đốn gỗ về dựng nhà, mái và vách lợp bằng nứa đập dập đan vào nhau thành những tấm phên. 
Đó là cảnh những ngày đầu mới lên rừng lao động. Thoại đã kể cho nàng nghe như thế. Nàng đã ngậm ngùi thương cảm những người bất hạnh và gia đình của họ. Những người thân mãi mãi không bao giờ trở về chỉ vì những tấm tôn chẳng đáng giá là bao. Giờ sau vài mùa mưa nắng, những tấm tôn lợp trên khung đã bắt đầu han rỉ, trông như một chứng tích đẫm máu của tám người bạn tù nằm xuống trên đất Trảng năm nào. Giang bước vào dãy nhà lợp tôn được gọi là bộ phận khung, hay ban chỉ huy trại để trình giấy tờ xin thăm nuôi đột xuất. 
Được biết thật bất ngờ là hầu hết anh em tù cải tạo đã có nhiệm vụ mới, được chuyển đến một vị trí sâu hơn phía trong cho công tác chuẩn bị xây dựng một nhà máy làm bột củ sắn (khoai mì) lớn nhất Động Nam Á Châu. Họ đã di chuyển cách đây hai ngày, chỉ còn một số ít anh em ở lại phụ giúp tháo gỡ (lại tháo gỡ) bộ phận khung mang đến vị trí mới. Hoàn tất xong sẽ đi sau. Họ cho phép gia đình nàng tạm trú ngụ trong khu nhà thăm nuôi gọi là nhà khách, đồng thời khuyến cáo hôm sau nên quay trờ về vì đợt thăm nuôi chính thức chưa đến. Thật đau lòng biết bao. Chịu đựng đũ mọi gian khổ cốt để gặp chồng lại không toại nguyện. Giang ôm con vào lòng mà khóc. Có lẽ trời còn thương. Một số anh em cải tạo còn ở lại thấy khu nhà khách có ánh lửa thì họ mò đến. May mắn hơn nữa, trong đó có Quang, người bạn lính cùng đơn vị với Thoại ngày xưa. Chính hai người đã cùng nhau đi trình diện cải tạo, do đó đang ở tù chung một trại. 
Quang sắp xếp chỗ ăn ở cho gia đình nàng. Cơm nước của tù chẳng có gì, ít bo bo và củ mì ăn với nước muối và lá tàu bay. Giang đem con xuống dòng suối rửa ráy qua loa. Nước suối lạnh như nước đá, dù bụi bám đầy người cũng chẳng tắm rửa nổi. Thấy bọn Quang loay hoay với nồi sắn luộc, nàng bảo Quốc lấy trong ba lô ra con gà rán sẵn thơm phức, gói xôi đậu xanh cùng ít bánh nếp mẹ chồng làm, bà biết Thoại thích bánh này của mẹ. - Mời anh Quang, các anh đến dùng cơm với chúng em. - Thôi chị ạ! Gia đình chị cứ tự nhiên đi, Quang nói. Tụi tui kham khổ quen rồi. Với lại, để phần cho thằng Thoại nữa chứ. Vợ con lên thăm mà không có gì nó buồn chết. - Đừng ngại các anh ạ! Các thứ này Giang mang theo để dùng trong ngày thôi. 
Đến mai sẽ thiu thối hết. Các anh ăn thì cũng như anh Thoại thôi. Ảnh không được ăn là tại số ảnh xui không có mặt hôm nay. Vả lại, em có ít thuốc men và đồ khô, không gặp được chồng thì có lẽ phải nhờ mấy anh chuyển đến giùm. Quốc ơi! chị có mang cà phê trong túi, em mang ra pha mời các anh uống đi em. Quang và các bạn không khách sáo nữa. Tất cả cùng ngồi xuống vừa hỏi thăm chuyện thành phố, tin tức bên ngoài, vừa thưởng thức cái bùi của nắm xôi, miếng thịt gà vừa béo vừa thơm. Thích nhất vẫn là hương vị của ly cà phê đen thật đậm kèm theo điếu thuốc thơm ấm cúng. Nước sôi nấu trong hộp qui gô có quai xách, vợt lọc cà phê làm bằng bao cát, vẫn không kém phần thú vị giữa cái lạnh núi rừng. Tin tức vẫn chẳng có gì lạ. “Vũ như Cẫn” Thời gian như ngưng lại. Đời sống khó khăn hơn. Mọi việc ngày càng xấu đi. 
  Quang thấy mẹ con nàng lặn lội thật vất vả mới lên được tới đây mà không gặp đuợc chồng thì quá tội nghiệp. Anh nhất định cùng các bạn bàn cách để hai người gặp gỡ nhau. Họ bàn thảo một hồi. Cuối cùng đi dến quyết định. Ngày mai Quang thức dậy thật sớm, khoảng bốn giờ sáng đi lên trại mới. Đường đất khá xa, đi và về cũng mất hơn ba giờ. Quang sẽ báo cho Thoại biết có gia đình lên thăm. Trại mới chưa có nhà cửa rào dậu gì, chắc chắn mọi người đang trong công tác chặt cây, lấy gỗ về làm nhà. Quang bảo: - Tao sẽ ráng đi nhanh chân để về sớm trước giờ lao động. Tuy nhiên, lỡ có về muộn chút đỉnh thì tụi bay tìm cách bao che. Được rồi, chị Giang chuẩn bị ngay một mớ đồ dùng vào ba lô tôi mang đi trước cho Thoại. Riêng chi sau tám giờ lên khung xin lấy lại giấy tờ, cho họ biết không gặp được chồng, chị quay trở về nghe không? Nhớ làm sao đừng để họ nghi ngờ và đoán biết kế hoạch của chúng ta, lôi thôi lắm. Sau đó chị giả vờ đi ngược trở về phía Minh Hưng.
 Khi đã đi xa thoát khỏi tầm mắt của họ, tôi sẽ đón chị đi vào rừng, chúng ta dùng lối mòn mà chúng tôi thường đi lao động ở phía sau trại, khoảng chừng hai cây số lại trổ ra con lộ lớn. Tới đây đã khá an toàn.Tôi đưa chị đi thêm một quãng đường nữa rồi quay trở lại. Chị cứ tiếp tục đi tiếp. Trong khi Thoại ở đầu bên kia đi ngược trở lại. Trên đường đi, chị sẽ gặp một trại cũ, anh em cải tạo đã dơì đi,
 bây giở trở thành một đơn vị sửa chữa công xa. Bộ đội đóng ở đây ít khi hỏi han tới tù cải tạo, dường như họ không có nhiệm vụ với tù. Sát lề đường gần cổng trại này có một quán nước gọi là căng tin. Chủ quán là người dân thường được phép đến làm ăn liên hệ với bộ đội, thỉnh thoảng tiếp cả khách cải tạo nếu ai có dịp đi qua., bộ đội cũng không ngăn cấm. Chị vào quán ngồi uống nước quay mặt ra đường. Ai hỏi chuyện cứ bịa đại là thăm chồng đi nghĩa vụ. Khi nào Thoại đi qua, nó liếc vào quán sẽ thấy chị ngay. Tôi sẽ dặn nó khi đi qua quán, nhìn thấy chị rồi cứ tiếp tục đi thẳng. 
Chờ cho Thoại đi xa khoảng hơn trăm mét, chị hãy trả tiền rồi ra khỏi quán đi theo. Làm sao để nếu có người ngồi trong quán lúc đó không nghi ngờ. Ở một vườn sắn thật rậm rạp um tùm cách đó khoảng nửa cây số có một cái chòi nhỏ nằm rất sâu bên trong. Cái chòi do bọn tù cải tạo chúng tôi dựng lên tránh mưa nắng khi đi lao động, bây giờ bỏ hoang, có sửa sang lại để làm điểm hẹn bí mật cho những chuyện thăm nuôi đột xuất như vầy. Chòi nằm giữa rẫy nên rất kín đáo. Thoại sẽ đón chị vào đó. Nhớ đừng để ai nhìn thấy chị gặp Thoại. Cũng nhớ nhìn trước nhìn sau truớc khi bước vào bìa rừng. Bây giờ bọn mình về trại cho chị và cháu nghỉ ngơi. Cố làm theo đúng kế hoạch. Bây giờ chị đưa ba lô hành lý đây tôi mang đi truớc. Quang và các bạn chào tạm biệt ra về. Kế hoạch được tiến hành như dự định.
 Quang báo cho Thoại biết trước và trở lại kịp giờ lao động, rồi đưa gia đình Giang đi vào lối mòn tắt trong rừng. Sau đó ra lộ đi kèm thêm một đoạn nữa rồi phải từ giã. Hai chị em tiếp tục con đường. Thằng Quốc dường như qua một ngày vất vả hôm trước, không còn bao nhiêu sức, Giang phải chia bớt túi đồ cho nó, trong khi vẫn phải trông chừng con. Đường đồi lên đèo xuống dốc thật khổ. Đi vài chục bước lại phải dừng lại thở. Mãi rồi cái quán bên đường cũng hiện ra. Mừng vui hiện lên khoé mắt, Giang dẫn em và con vào giải khát, nghỉ ngơi, chờ chồng. Bên trong có mấy người bộ đội ngồi uống nước trà hút thuốc đưa đẩy cười nói với cô gái bán quán trông còn rất trẻ. Thấy bọn Giang bước vào, họ ngưng nói, mắt hướng về nàng có ý nghi ngờ. 
Nhưng họ không nói gì. Giang ngồi vào cái bàn ngay cạnh cửa, giả bộ chăm sóc con ăn uống. Kỳ thực, đôi mắt cứ liếc nhìn ra đường trông ngóng. Thỉnh thoảng, một hai người tù cải tạo ăn mặc rách rưới, trông thật tang thương, trên tay ai cũng có một dao rựa lớn đi lướt qua nhưng không phải Thoại. Ngồi đã khá lâu, nàng cảm thấy bồn chồn. Đám bộ đội cũng đã bỏ đi. Đến lúc ấy, Thoại mới chợt hiện ra, cũng áo quần rách bươm, cũng con dao rựa trên tay. Anh liếc nhẹ vào quán rồi tỉnh bơ đi thẳng. Quốc thì thầm: “Ảnh tới rồi đó, chị thấy chưa?” 
  - Thấy rồi! Đừng nói gì hết. Để anh đi một quãng xa đã, kẻo tụi nó nghi. Nhìn thân hình tiều tuỵ trong bộ đồ ăn xin của chồng, Giang thật mủi lòng. Những kỳ thăm nuôi chính thức trước dù sao cũng còn khá tươm tất. Lúc này đang giờ lao động, phải ăn mặc như người đi lao động không thì lộ chuyện. Thật là buồn. Vợ lên thăm chồng mà gặp nhau không dám gọi. Nàng muốn bật khóc mà không dám, chỉ đưa nhẹ khăn tay lên lau mắt như có hạt bụi vướng vào. Ôi! Có thời đại nào người hãi sợ người như cái thời đại này. Vợ chồng thân yêu đầu ấp tay gối, gặp nhau phải làm ngơ như người xa lạ. Chờ cho Thoại đi khuất, nàng mới trả tiền bước ra khỏi quán. Tính đi ngược lại với hướng của Thoại một đoạn rồi mới băng rừng trở ra như dự tính, nhưng sao chân lại cứ theo bước chân chàng. Thì, một liều ba bảy cũng liều, đến đâu hay đến đó. Thoại dường như cũng không kiềm chế nổi tình cảm, anh đã quay lại, đến gần vợ con, nắm lấy cái túi xách trên vai nàng kêu khẽ: - Em! Con! Giang thổn thức: “ 
Anh ơi!” rồi nước mắt tuôn rơi. Thoại vội lên tiếng an ủi: - Đừng khóc, tụi nó nghi ngờ là khổ cả lũ. Để anh xách túi đồ đi trước vào vườn sắn. Em cứ thế mà đi theo nhé! Rồi anh bỏ đi trước. Vườn sắn bỏ hoang, cỏ dại cao hơn đầu người mọc chằng chịt xen lẫn với cây sắn. Đang cố vạch đường tìm vào cái chòi giữa vườn, anh bỗng giật nẩy mình dừng lại. Loáng thoáng có tiếng người ở phía chòi. Hoá ra là mấy tay bộ đội đi săn. Bọn họ lần theo dõi dấu heo rừng về đào phá củ mì và tìm ra cái chòi. Thật là tiện cho họ, có chỗ để ẩn nấp rình mồi. Thật may, Thoại nghĩ, gia đình mình chưa vào tới, không thì đã lộ tẩy.
 Không thể dùng chòi được nữa. Anh quay lui lại bảo Giang đừng tiến vào sâu nữa. Đáng buồn, vợ con lên thăm mà không có một nơi chỗ yên ổn để mừng rỡ, thăm hỏi, nói gì đến san sẻ tình nghĩa yêu thương. Đưa nhau đi đâu bây giờ? Trở lại căng tin, mỗi cách ấy. Vừa đi vừa nói chuyện. Anh dặn nàng nếu bị tra hỏi cứ trả lời túi xách nặng quá nhờ anh mang hộ nên đãi anh ly nước, hai người không có quan hệ, Một tên bộ đội chạy đến trước mặt anh lên tiếng hạch sách rất hách dịch như muốn ra uy: - Anh kia là cải tạo phải không? Đang giờ lao động sao lang thang ở đây? Có phải móc nối với gia đình thăm nuôi lén lút chứ gì?  
Thoại tránh tiếng. Anh đưa con dao rựa ra trước mặt: - Tôi đang đi lao động trong rừng kiếm cây về làm cột. Gặp chị ấy con nhỏ lãi mang xách nặng nề nên giúp một tay, chứ không có liên hệ. Giang cũng đỡ lời: - Em lên sư đây cán bộ ơi! Sắp tới sư chưa? Cán bộ chỉ giùm. Đang mang xách nặng quá chưa biết làm sao thì có anh này giúp mang hộ. Tính lại quán mời ảnh cốc nước trả công ý mà! Anh chàng bộ đội được người đàn bà gọi là cán bộ, ra vẻ mát lòng đổi thái độ: - À cũng sắp tới rồi, đi vài quãng nữa thôi. Chị có cần tôi giúp một tay? 
  - Thôi, gần tới rồi thì không dám làm phiền cán bộ. Hắn bỏ đi miệng lầm bầm: “cha nào trên sư tốt số thế! Cứ như múi mít ấy”. Thoại không nói gì, nhìn chăm chú vào ly nước trên tay. Chờ hắn đi xa, anh nói nhỏ: - Đi đâu cũng gặp kỳ đà cản mũi, chán thật. Trong quán này tai vách mạch rừng, nói chuyện nguy lắm. Thôi mình đi ra, vừa đi vừa nói chuyện được đâu hay đó. Thuốc men đồ dùng Quang đã đưa cho anh rồi. Gặp nhau lén lút thật bất tiện. Bố mẹ ra sao? Cả bố mẹ em nữa? Quốc lớn bộn ha?Làm ăn thế nào? Cho anh gửi lời thăm hỏi sức khoẻ mọi người. Nói ông bà cứ yên tâm, anh sẽ ráng giữ gìn sức khoẻ, ráng sống để về với em và con, với gia đình.
 Thôi, đưa em và con về. Có ở thêm cũng không gặp gỡ nói chuyện được. Theo anh biết, hàng ngày quán này có chuyến xe ra vào thị xã, không biết phía Minh Hưng hay Đức Hạnh. Em thử lại điều đình với chủ quán xem sao? - Đã lâu không gặp anh. Chưa nói với nhau gì hết đã bảo đi về? Anh đau ốm ra sao?Nói thật cho em biết để em liệu. Giang khóc, “Chả lẽ vừa gặp nhau đã từ biệt ngay?” - Đành chịu vậy! Hoàn cảnh này em biết. Anh thèm muốn được ôm em và con vào lòng một chút mà đâu dám. Tụi nó bắt gặp là cùm chân biệt giam, khổ vô cùng. Em hãy về. Chủ yếu mang thuốc men đến được tay anh để có hy vọng chống chỏi bệnh tật, mới có ngày về với em. Thôi chịu thua số phận đi, đợi dịp thăm nuôi chính thức mình gặp nhau lâu hơn. Nói bố mẹ đừng lo lắng thái quá. Anh nhất định sẽ trở về. Thoại đã nói thế, Giang còn biết nói sao. Nàng đứng dậy trả tiền, tiện thể hỏi thăm về chuyến xe hàng sắp tới để xin đi theo. Sáng mai mới có. Vậy lại phải cuốc bộ ra thị xã chiều nay. Giữa rừng, chỗ đâu mà trú.Mọi người kéo nhau ra khỏi quán. Đi bộ một quãng,nhìn chung quanh vắng lặng không có ai, Thoại choàng tay qua vai vợ hôn nhẹ lên mái tóc đượm mùi cháy nắng của nàng, ghì vội con vào lòng thì thầm với nó: Xuân con ơi! Ba nhớ thương mẹ và con thật nhiều. 
Con lên thăm mà ba không thể nói chuyện với con ba thật đau lòng. Thôi con về nhớ ngoan ngoãn cho mẹ vui nghe không? Nói với ông bà nội ngoại là ba nhớ ông bà lắm. Mi tạm biệt ba cái coi nào! Thằng bé còn đang ngẩn ngơ dãy dụa trên tay anh, người đàn ông đối với nó vẫn còn xa lạ, gầy gò, rách rưới, lôi thôi như người ăn xin nó thường thấy ngoài chợ. Ông lại còn ôm mẹ con nó vào lòng. Chưa kịp cất tiếng khóc, bỗng dưng xuất hiện lù lù hai người bộ đội, một người hai mẹ con mới gặp lúc sáng. Anh này quắc mắt lên: - A ha! Láo lếu thật. Lũ nguỵ dám qua mặt cách mạng. Vậy mà chúng nó bảo là không có quan hệ. 
  Tội lừa dối nhân dân, lừa gạt nhà nước nặng lắm có biết không? Đúng là bản chất Mỹ Nguỵ khó mà gột rửa. Cần phải cho đi cải tạo mút chỉ mới sáng mắt. Cách mạng đã cách ly gia đình để tạo cơ hội yên tâm học tập, mà còn lén lút móc ngoặc với nhau. Này anh kia! Vi phạm nội qui của trại là mang tội có âm mưu chống đối cách mạng, không thành tâm hối cải… Hắn còn đang thuyết giảng, Thoại vội buông thằng bé xuống đất, quay qua nói nhanh với vợ, “Kiếm đường về đi”, rồi chụp vội con dao dưới chân nhãy phắt vào buị rậm trước mặt. Giang ôm lấy con, cùng đứa em trai đứng ngơ ngác, bơ vơ giữa con đường đất đỏ bụi mờ. Thoại có lủi kịp không? Về trại có sao không? Còn nàng, con nhỏ trên tay, về đâu đêm nay giữa núi rừng bao la với sương đêm lạnh buốt?
Phương DuyCuối năm 2002( sửa chữa 05/2008)

No comments: