Wednesday, October 19, 2016

LÀNG LÝ HÒA - NHÀ ĐẶC BIỆT - DÂN OAN

Tuesday, March 26, 2013

LÀNG LÝ HÒA - QUẢNG BÌNH

Làng Lý Hòa

Hiện nay, hơn nửa số hộ dân có nhà từ 2 tầng trở lên. Thu nhập bình quân hộ từ 20-30 triệu đồng/năm. Một làng mà có đến 24 chiếc xe tải lớn, 16 xe khách, 6 xe con và hàng chục xe vận tải nhỏ.


Làng có 11 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh đa ngành. Chỉ riêng doanh thu về nghề cá không thôi, thì năm 2005 Lý Hòa đạt 14 tỷ đồng.
Trong cuốn “Phủ biên tạp lục” được Lê Quý Đôn viết khi làm Hiệp trấn Thuận Hóa (1776) có đoạn nói về làng Lý Hòa như sau: “Làng Lý Hòa là làng đông dân cư và giàu có vào hạng nhất, nhì của tỉnh Quảng Bình. Làng ấy là làng văn vật...” (Bản dịch của Lê Xuân Giáo-Sài Gòn-trang 186). Gần 250 năm sau khi cụ Lê Quý Đôn viết câu ấy, chúng tôi trở về làng Lý Hòa.
Từ nổi danh buôn lậu
Theo lời của cụ Hồ Ly (Lý Hòa) kể lại rằng: Vào năm 1705, ở làng Cương Gián (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) một số người dân không chịu nổi ách cai trị của Chúa Trịnh nên đã bàn nhau bỏ quê tha hương.
Ra đi, họ có 57 người, thuộc 3 dòng họ. Họ Hồ, họ Nguyễn và họ Phan. Đoàn người đi trên 7 chiếc thuyền câu do ông Hồ Văn Chanh, một quan lại triều đình Hậu Lê dẫn đầu.
Họ đi về hướng Nam và gặp một cửa sông, kế đó có một bãi đất không rộng, sát cửa sông, địa thế thuận lợi nên họ neo lại và chọn làm đất định cư. Nghề của họ chủ yếu lúc ấy là đánh cá gần bờ, lên núi lấy mây, củi, gỗ...
Ngày đầu họ sống biệt lập, nên họ đặt tên cho làng là làng Cô. Cuộc sống thuận lợi, làm ăn khấm khá nên hàng năm họ về quê tảo mộ và rủ thêm dân làng cùng vào, làng trở nên đông đúc và sầm uất. Họ đổi tên làng là Thuận Cô.
Đời sống ngày càng dư dật, dân số tăng nhanh, Thuận Cô của hai bên bờ sông tách ra làm Thuận Cô Nam và Thuận Cô Bắc. Năm 1775, đời Cảnh Hưng thứ 36, riêng Thuận Cô Bắc đã có 172 hộ với 868 nhân khẩu của 12 dòng họ, sống trên diện tích 2 km vuông và để ghi nhận sự phồn thịnh của làng, họ đã đặt tên làng là Lý Hòa cho đến ngày nay...
Người Lý Hòa cũng nổi tiếng xưa nay với nghề đánh bắt cá, vận tải biển và buôn bán. Mươi năm về trước, cứ nói đến người Lý Hòa, giới thương nhân xa gần đều “tâm phục, khẩu phục” về sự gan lỳ, táo bạo và “nhanh như chớp” của họ trong các thương vụ... buôn lậu.
Lúc đó Lý Hòa nổi lên như là một trung tâm hàng lậu không chỉ của miền Trung. Những con thuyền máy, bất chấp sóng to, gió cả và “chấp” luôn cả lực lượng chống lậu, họ vẫn đều đặn “tời” hàng về từ Nhật Bản, Hồng Kông...
Nhưng con người ở đây đã sớm “hoàn lương” trở lại cái “Lý” để “Hòa” của mình với một tư duy làm ăn mới, ráo riết, năng động, quyết liệt hơn...
Đến làng cá, làng học
Chủ tịch xã Đặng Quang Xuyến, tự hào khi nói về Lý Hòa bây giờ. Hơn 2.000 hộ, với trên 10 ngàn nhân khẩu, bám chặt vào vùng đất hẹp từ thuở lập làng, sau lưng là núi, trước mặt là sông, Lý Hòa như rồng thêm vây, thêm cánh.
Hơn nửa số hộ dân có nhà từ 2 tầng trở lên. Thu nhập bình quân hộ từ 20 - 30 triệu đồng/ năm. 120 thuyền đánh cá mà phân nửa là đánh bắt xa bờ.
Một làng mà có đến 24 chiếc xe tải lớn, 16 chiếc xe khách, 6 chiếc xe con và hàng chục xe vận tải nhỏ. Làng có 11 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh đa ngành. Chỉ riêng doanh thu về nghề cá không thôi, thì năm 2005 Lý Hòa đạt 14 tỷ đồng.
Lý Hòa bây giờ sôi động với một loạt ngành nghề mới. Đã có nhiều người tìm đất lập trang trại. Nhiều người bỏ vốn đầu tư dây chuyền hiện đại chế biến thủy, hải sản.
Thương mại, dịch vụ, khai thác vật liệu xây dựng, mộc, nề và đóng sửa tàu thuyền... đang rầm rộ phát triển. Hàng năm, làng làm nghĩa vụ ngân sách cho Nhà nước từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng. Một con số ấn tượng...
Hồ Ánh, chủ doanh nghiệp Nhất Linh, lý giải “vui” với chúng tôi rằng: Sở dĩ Lý Hòa nhà cao tầng nhiều như sao sa là vì... không có đất. Chưa đầy 2 km vuông, hơn 10 ngàn người đang sống thì hơn nửa là nghĩa địa của các dòng tộc gần 300 năm nay.
Tiếng là làng, nhưng không có nhà nào dám... xa xỉ có vườn, dù chỉ vài mét vuông. Tìm đất làm công viên cho người già và trẻ nhỏ chỉ còn cách... xây kè lấn sông.
Rồi Hồ Ánh đưa ra dự định tự bỏ vốn xây dựng tại làng một ngôi trường tư thục chất lượng cao, mời thầy ta, thầy Tây về dạy hẳn hoi cho xứng với truyền thống văn vật của làng.
Sử làng có chép lại rằng, làng có cụ Tế Tửu Nguyễn Duy Miễn, sinh 5 con trai thì cả 5 đều đỗ đạt cao. 1 đỗ Hoàng giáp; 1 đỗ Phó bảng; 1 đỗ Tiến sỹ và 2 đỗ Cử nhân.
Từ năm Minh Mạng thứ 10 mở đại khoa đầu tiên cho đến khoa thi cuối cùng (1919) riêng dòng họ Nguyễn Duy của làng Lý Hòa đã đóng góp 5 vị đại khoa (Tiến sỹ).
Đó là điều hiếm gặp trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Thống kê chưa đầy đủ của làng bây giờ, Lý Hòa có 10 người là Tiến sỹ, Giáo sư, phó Giáo sư; 140 người là Thạc sỹ, kỹ sư.
Cán bộ lãnh đạo cấp Trung ương trên 20 người, cấp tỉnh 20 người; cán bộ cấp tá, cấp tướng trên 50 người. Còn doanh nhân thành đạt người gốc Lý Hòa thì không kể hết...
Muốn nghe hết chuyện làng Lý Hòa, nghe các giai thoại “độc nhất vô nhị” của người dân ở đây thì hãy xuống xe, ghé lại thăm làng. Trong mùi mực nướng thơm nức, bên chén rượu tăm, các cụ cao niên sẽ nhẩn nha chuyện người, chuyện làng đến hết... tháng Giêng.
Minh Toản
Việt Báo (Theo_Tien_PhonG
Một góc làng Lý Hòa 
 
Lang trieu phu Ly Hoa

|
Một góc làng Lý Hòa

GÓP PHẦN TÌM HIỂU THÊM VỀ ‘‘VĨNH PHƯỚC TỰ’’

Dưới thời các chúa Nguyễn, việc xây dựng tu sửa các chùa chiền diễn ra liên tục. Đến thời các vua Nguyễn sự phát triển của nho giáo, song song với các hoạt động này thì vai trò của các ngôi chùa làng trở thành một loại tôn giáo được người dân ưa chuộng. Do vậy chùa Vĩnh Phước ở Lý Hòa cũng ra đời trong thời điểm ấy.



Theo tư liệu thì trước đây (vào khoảng 1738), chùa được làm bằng tranh, đến thời vua Gia Long chùa đã được xây dựng bằng gạch, vôi, lợp ngói. Ngày nay dấu tích còn lại của chùa là cái cổng Tam Quan đề “Vĩnh Phước tự”. Vị trí của chùa ở vào đầu làng xung quanh là nhiều cây cối rậm rạp, không khí tĩnh mịch. Năm Bính tý (1936) mới dựng thêm một cái lều để các đạo hạnh sư ở. Trong chùa thờ “Tam thế thờ Phật” ở giữa thờ Phật “Thích Ca Mâu Ni” Hai bên tả hữu thờ “Văn thư Bồ Tát”. Ở ngoài cùng thờ “Đức quan thế âm Bồ Tát”. Hai bên phía trong thờ “Đại Trung Vương” và “Quan Thánh Đế quan”. Sát hai bên là “Thập điện Minh Vương” có minh họa các hình phạt mà các tội nhân phải chịu xử ở địa ngục. Sát cổng ra vào là hai bức tượng “hộ pháp”. Năm 1938 (Mậu Dần) xây thêm cái bệ thờ “Đức Thánh quancông” ở bên phải.
Trong chùa có một cái chuông (cư dân gọi là boong) đề “Lý Hòa chung tự” bằng đồng. Bài tựa khắc tên chuông kín cả 4 mặt miêu tả lại cảnh quan chùa, năm xây dựng, đúc chuông, những người công đức đóng góp tiền của làm chuông. Sau này chuông đã bị bom phá vỡ một mảng. Bài tựa bằng chữ Hán bị nhiều vết xước, có dòng chữ nhưng vẫn còn nguyên dòng chữ “Nguyễn triều Gia Long vạn vạn niên chi thập bát”, chuông được làm từ năm Gia Long thứ 18 (1819). Điều đó chứng tỏ phật giáo ở Lý Hoà từ trước đó đã rất thịnh hành, chùa rất khang trang, các vị sư sẽ không ngừng tụng niệm mà còn dạy chữ Hán. Rất tiếc là các phủ ý, tài liệu về chức năng này, hiện còn ở làng Qui Đức chúng tôi chưa tra cứu được. Một ít phủ ý nói lên rằng cư dân ở nơi xa về đều đến chùa lễ phật, đặc biệt là 2 ngày lễ chính 08 tháng 04 và 02 tháng 12 là ngày vía sinh và vía tử phật thích ca. Tương truyền rằng: “Tiếng chuông chùa rất trong và to vang dội cả một vùng, thời kỳ giặc Tàu Ô lảng vảng ngoài biển thì dân làng đem giấu xuống vùng đất ngập mặn trước cửa chùa. Sau khi vớt lên thì không còn ngân trong và xa như trước nữa”.
 

Chùa Phật "Vĩnh Phước Tự" - làng Lý Hòa (Phần đầu)

Sách “Phủ Biên Tạp Lục” của ngài Lê Quý Đôn thời nhà Lê có viết: “Lý Hòa là làng thương thuyền, giàu nhất nhì tỉnh Quảng Bình, làng ấy còn là làng Văn Vật” Làng văn vật là làng có hệ thống văn hóa Tâm Linh, đền thờ các Linh Thần và Nhân Thần đầy đủ theo truyền thuyết văn hóa giân gian và có thật trước nước hoặc tại làng quê. Hội tụ bởi hai chữ Tâm Linh. Theo các vị Nho sỹ uyên bác xưa của làng Lý Hòa truyền lại:           Làng Lý Hòa xưa (Hải Trạch nay) có tới ba mươi đền thờ, miếu thờ các vị Linh Thần và Nhân Thần. Tâm linh của làng Lý Hòa tập trung ở chùa Phật và đình làng thờ Thành Hoàng. Đó là hai con mắt của rồng. Với làng Lý Hòa có thế “Hổ phục, rồng chầu”
  Chùa Phật là con mắt Phật biểu thị sự hướng thiện, hiền từ, đức độ của người dân Lý Hòa.
  Đình làng là mắt thần biểu thị cho ý chí của người dân Lý Hòa kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, anh dũng chiến đấu chống lại kẻ thù tàn bạo xâm lược. Lao động cần cù sáng tạo, xây dựng bảo vệ tổ quốc để mãi mãi sinh tồn, hưng thịnh.
          Mắt Phật và Mắt Thần phải trong sáng của “Rồng Chầu” thì phát tích cho làng Lý Hòa về học vấn khoa bẳng văn hiến, giàu đẹp, anh hùng, đời đời thịnh vượng. Sáng danh với Lý Hòa: “ĐỊA LINH SINH NHÂN KIỆT”
          Thể hiện ở bốn câu đối về truyền thống mọi mặt của làng Lý Hòa mà tổ tiên và các vị tiền bối lưu quang lại cho con cháu phát huy:
LÝ HỮU ĐA NHÂN ĐỊA LINH SINH NHƠN KIỆT
HÒA VI ĐẠI QUÝ HIỂN SÓNG XUẤT ANH TÀI. TỔ TIÊN THẢO HIỀN QUY LỘC CON CHÁU VUI TỔ ẤM LÝ HÒA HIỀN TỪ ĐỨC ĐỘ VINH HIỂN GIỐNG RỒNG TIÊN những căn cứ trên, Chùa Phật Vĩnh Phước Tự không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân Lý Hòa hiền từ, đức độ đã lâu đời.

 


Chùa Phật “Vĩnh Phước Tự” được xây dựng vào năm Đinh Tỵ 1737 thời vua Lê Y Tông (Duy Thuận) niên hiệu Vĩnh Hữu thứ ba, bằng tranh tre đơn sơ với khu viên rộng trên hai héc ta. Gồm có khu chùa thờ Phật, khu vườn sau chùa, khu hò sen.
  Đến năm Canh Dần 1770 thời vua Lê Hiển Tông (Duy Diêu) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31 chùa được làm bằng cột, kèo, đòn tay, rui, mèn, cửa ra vào bằng gỗ tốt, tường xây gạch, lợp ngói vảy tương đối khang trang.
  Năm 1941, thời vua Bảo Đại, chùa được trùng tu lại cùng lúc với đình làng. Họa tiết đẹp đẽ, khang trang và uy nghi.
   Trong chiến tranh chống Mỹ, chàu bị máy bay địch bắn phá hư hỏng, chỉ còn lại cổng chùa, đất quanh khu viên chùa. Dặc biệt là đất vườn phía sau chùa đất hồ sen đã bị dân lấn chiếm làm nhà ở sau năm 1975.
          Chùa Phật “Vĩnh Phước Tự” là nơi hướng thiện của dân làng Lý Hòa thiên về văn hóa dân gian, không có tổ chức phật tử như các nơi khác.
  Năm 1947, giặc Pháp đóng tại đồn Đôống Bơi đinh tổ chức hội Phật học tại chùa “Vĩnh Phước Tự” để chống lại phong trào kháng chiến của ta đã bị sư thầy trụ trì Đặng Gia Khien từ chối theo sự chỉ đạo của Việt Minh tại Lý Hòa.
“Vĩnh Phước Tự là một công trình văn hóa kiến trúc được xây dựng từ thời nhà Lê, trùng tu thời nhà Nguyễn nên năm 1962, UBND tỉnh Quảng Bình công nhận xếp hạng di tích văn hóa kiến trúc cùng với đình làng được gắn biển công nhận di tích bằng thép mạ kẽm. Chùa “Vĩnh Phước Tự” chẳng nhữn luôn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người dân Lý Hòa mà còn gắn liền với lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Lý Hòa xưa và Hải Trạch nay.
  Thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 36 (Ất Mùi 1775) có ngài Nguyễn Văn Duyệt thuộc họ Nguyễn Duy ở Lý Hòa được vua Thành Thái (1901) sắc phong “Tiền hiền khai khẩn duyệt hòa hầu dực bảo trung hưng linh phò chi thần”. Vua Khải Định niên hiệu năm thứ 9 (1924) gia tặng “ĐOAN THÚC TÔN THẦN”.
 Ngài cùng vợ là bà Hoàng Thị Lý giàu có trong làng đã bỏ ra một trăm quan tiền làm quỹ cho nhà chùa, ba mươi quan tiên khai phá ba đám ruộng tại đầm lầy trước mặt chùa, thuê người canh tác thu lợi cúng cho chùa hương khói. Khi ông bà mất được thờ trong chùa. Từ “Ruộng chùa” (Ruộng tam bảo) hai chữ Lý Hòa ra đời. 里和
Trong đó chữ Lý bao gồm: chữ 田(điền - ruộng) và chữ (thổ - đất) ghép lại
Chữ Hòa bao gồm chữ (mễ - lúa gạo) và chữ (khẩu - miệng) ghép lại
>(Lưy ý, máy cần cài Font tiếng Hoa để hiển thị font chữ Hán Nôm)
Với ý nghĩa: Có điền thổ (có ruộng đất)
Làm ra lúa gạo, mồm ăn của trời Phật thì phải nói giọng hòa thuận. Đó là lý do hai chữ Lý Hòa ra đời. Đổi tên làng Lý Ninh thành làng Lý Hòa và từ đây:
Làng Lý Hòa
Sông Lý Hòa
Biển Lý Hòa
Đèo Lý Hòa
Cầu Lý Hòa
Mãi mãi khắc sâu trong tâm khảm của người dân Lý Hòa thế hệ này đến thế hệ khác, Lý Hòa trở thành địa danh, địa lý và lịch sử của đất nước trên con đường QL 1A xuyên suốt Bắc Nam theo chiều dài đất nước.
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy Ánh - Sưu tầm và biên
|

Chùa Phật "Vĩnh Phước Tự" - làng Lý Hòa (Phần cuối)

Từ “Ruộng tam bảo” (ruộng chùa) trước cửa Phật có hai câu ca ra đời nói lên truyền thống đoàn kết, thương yêu, đối nhân xử thế của dân làng Lý Hòa.
LÝ MÀ THUẬN BỞI LÝ TÌNH LÝ NGHĨA
          Đầu năm 1947, giặc Pháp đổ bộ chiếm đóng Quảng Bình. Làng Lý Hòa bị giặc pháp đóng đồn vây quanh và trở thành vùng địch hậu. Chùa “Vĩnh Phước Tự” là nơi che giấu cán bộ Việt Minh hoạt động trong lòng địch, đồng thời là cầu nối liên lạc của lãnh đạo xã Hải Trạch lớn (Gồm: Hải Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch) với lãnh đạo thông Lý Hòa để chỉ đạo kháng chiến chống Pháp của các thôn địch hâu: Quy Đức, Đồng Cao, Thuận Phú.
          Đầu tháng 4 năm 1947, chi bộ Quý Hòa (tiền thân của chi bộ Hải Trạch lớn) do đồng chí Nguyễn Duy Sò làm bí thư họp tại chùa “Vĩnh Phước Tự” để tổ chức thành lập phân chi bộ thôn Lý Hòa để lãnh đạo nhân dân thôn Lý Hòa kháng chiến chống Pháp trong lòng địch hâu.
          Cũng tại “Vĩnh Phước Tự” đội thiếu niên cứu quốc đã tổ chức cho một số đội viên dưới dạng tu hành tại chùa để làm liên lạc, canh gác, bảo vệ cán bộ Việt Minh về hoạt động ban đêm và ban ngày. Trong thôn Lý Hòa có từ năm 1947 đến năm 1952. Đến năm 1953 thì địch thua to ở chiến trường, bắt lính ráo riết. Lãnh đạo thôn Lý Hòa đưa toàn bộ thiếu niên cứu quốc lên chiến khu Bố Trạch học tập văn hóa tại trường cấp I & II Troóc (Phúc Trạch). Việc bảo vệ, che giấu cán bộ Việt Minh hoạt động trong lòng địch thôn Lý Hòa do sư thầy Đặng Gia Khiêm tiếp tục thực hiện dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo thôn Lý Hòa.
           Trong kháng chiến chống Mỹ, chuông chùa “Vĩnh Phước Tự” được đưa ra đình làng làm kẻng báo động máy bay để nhân dân vào hầm trú ẩn và dân quân, du kích sẵn sàng chiến đấu bắn máy bay Mỹ đến bắn phá xóm làng.
          Gắn liền với “Vĩnh Phước Tự” còn có giếng chùa hình vuông xây bằng các phiến đá dài 2m có cạnh 0,2 x 0,2m nặng tới hàng trăm kg ghép thành. Đây là kiến trúc mang dáng dấp của người Chăm - Chiêm Thành xưa.
Các chứng cứ lịch sử, truyền thống cách mạng trên cộng với di tích văn hóa kiến trúc được xếp hạng năm 1962 thì chùa “Vĩnh Phước Tự” cũng xứng danh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa như đình làng đã được xếp hạnh di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1992.
          Di tích lịch sử chùa “Vĩnh Phước Tự” còn lại:
  • Cổng chùa và khu tường thành bao quanh khuôn viên chùa.
  • Chuông chùa (nặng 500kg) đúc thời vua Đồng Khánh.
  • Giếng chùa hình vuông theo kiến trúc Chăm - Chiêm Thành.
  • Ruộng chùa (ruộng tam bảo) tuy đã bị dân lấn chiếm và xã cấp để làm nhà ở nhưng ấn tượng “Ruộng chùa” mãi mãi vẫn còn trong lòng người dân Lý Hòa.
Chùa “Vĩnh Phước Tự” bị tàn phá do bom Mỹ, chỉ còn lại một cổng chùa sừng sững với đất trời mà người dân Lý Hòa luôn luon hướng về chà Phật để hướng thiện, Cứ đến ngày mọt một, ngày rằm hàng tháng có nhiều người dân đến thắp hương tại cổng chùa để kính Phật và hướng thiện.
Sau khi đình làng được xây dựng lại năm 1997 thì nguyện vọng của người dân Hải Trạch cần xây dựng lại chùa để hướng thiện là điều bức thiết về mặt văn hóa tâm linh.
          Ông Phan Hải và bà Phạm Thị Dung, người con của làng Lý Hòa sinh sống tại TP Hồ Chí Minh là gia đình kinh doanh thành đạt có nguyện vọng đầu tư kinh phí hoàn toàn để xây dựng lại chùa Phật “Vĩnh Phước Tự” để nhân dân quê hương có nơi hướng thiện. Nhân dân Hải Trách rất cảm kích nghĩa cử cao đẹp của ông và tin tưởng với sự tạo điều kiện của các cơ quan chức năng huyện và tỉnh nhà thì chùa “Vĩnh Phước Tự” sẽ nhanh chóng được xây dựng trong thời gian giần nhất.
Mắt Phật sẽ tỏa sáng và phát tích cho nhân dân Lý Hòa nhiều hơn về mọi mặt: học vấn, khoa bảng, văn hiến, giàu đẹp, an hùng trong thời kỳ đổi mới của đất nước, trong thời đại Hồ Chí Minh vĩ đại. |

Ruốc quê mình

Đã là người Lý Hòa không ai lại quên mùi vị của ruốc biển quê mình, những ngày mưa, những ngày đông lạnh giá bên mâm cơm có chén ruốc với ít khế, chuối chát, cà tím để chấm thì quả là không gì bằng. Với những người xa quê, mỗi khi có bà con gửi cho lọ ruốc làm từ quê thì quả là món quà quý.
Ruốc là một loại thuộc họ tôm. Thân rất nhỏ, chỉ dài khoảng 2cm. Sinh sống gần bờ biển. Phân bố rất nhiều ở vùng biển Quảng Bình. Cá thể ruốc không phải xuất hiện thường xuyên. Mỗi năm chỉ xuất hiện vài ba lần. Cư dân Lý Hòa thường xuyên bám biển nên họ biết khi nào có ruốc. Làn ruốc xuất hiện thường khoảng làn nước từ rạn vào đến gần bờ, có khi nó vào sát chân sóng. Cách đánh bắt ruốc thường có ba dạng chủ yếu là: Giã, lặn và cào tre (Người ta làm như cái rủi ở đầu mũi thuyền rồi cho thuyền chạy tới để “xúc” ruốc - cách này ở Lý Hòa không thấy, chỉ thấy vùng Đồng Hới và Nhân Trạch). Giã ruốc là cách làm năng suất nhất, phương thức cũng như giã cá thông thường. Đặc điểm của ruốc giã là rác nhiều, con ruốc không được đẹp nên ruốc giã thường bán không được giá bằng ruốc lặn. Lặn ruốc có lẽ là một trong những nghề cực nhọc nhất, hao tổn sức khỏe nhất! Có nhiều người lặn ruốc lên là hộc cả máu mồm, máu mũi. 
Do nắm bắt được đặc tính của ruốc là thích quần tụ quanh những vật xám màu nên từ lâu lắm người Lý Hòa sáng tạo ra công cụ gọi là “lánh”. Cơ bản nó là một đoạn lưới cuộn tròn lại như con trăn, dài chừng 8 đến 10 sải tay. Khi đi đánh bắt ruốc, người ta thả cái lánh xuống vùng nước nghi có nhiều ruốc, sau khi thấy ruốc kéo đến thì bắt đầu dùng một cái vợt để bắt ruốc. Vợt dùng để lặn ruốc cũng rất đặc biệt. Miệng không tròn như những loại vợt thông thường mà là hình dài khoảng 60cm, cong hai đầu. Nghe những người cao tuổi kể thì có khi chỉ cần lặn hết chiều dài lánh thì đã đầy vợt (khóa vợt). Những khi trúng “hòn ruốc” thì mỗi người lặn có khi kiếm được hơn một tạ. Lặn ruốc là một nghề gian nan vất vả nhưng chế biến nó cũng cầu kỳ và vất vả không kém. Công việc này thường do người phụ nữ đảm nhận.
 Theo những người có kinh nghiệm thì chế biến ruốc lời gấp đôi chi phí. Ngoài việc muối ruốc, người ta còn phơi khô để mùa đông, biển động đem ra rang rồi dầm khế hoặc dùng nấu canh chua. Ruốc mang về được nhặt hết rác (không được rửa lại bằng nước ngọt) rồi trộn với muối theo tỉ lệ thể tích là 13 ruốc; một muối. Tùy theo người chế biến, có khi tỉ lệ này chỉ là 8/1. Đem bỏ vào thau, chậu hoặc vại khoảng một đêm cho ngấm muối. Sau đó vắt một phần ruốc để lấy nước, lượng nước này chỉ cần vừa đủ để gạn cát sỏi cho số ruốc còn lại. Công đoạn gạn lọc này cần phải làm kỹ càng, cẩn trọng, nếu không sau này ăn sẽ có cát. Tiếp đến là dùng tay hoặc công cụ nào đó vắt khô ruốc, vắt càng khô càng tốt. Nước trong con ruốc chảy ra được hứng cẩn thận để sau này còn dùng. 
Con ruốc sau khi vắt được đem phơi. Gặp ngày nắng to chỉ cần phơi một nửa ngày là được. Với những người có kinh nghiệm, người ta cầm con ruốc lên và cảm giác lúc nào là được để tiếp công đoạn giã nhuyễn. Ruốc phải giã kỹ, càng lâu càng tốt, đây là công việc khá vất vả. Trước kia người ta chuyên giã bằng cối, chày. Bây giờ hiện đại hơn người ta xay bằng máy. Theo kinh nghiệm thì ruốc xay máy sau này ăn sẽ không ngon bằng giã thủ công. Có người cẩn thận hơn thì sau khi xay máy về lại giã thủ công thêm nữa cho con ruốc có độ nhuyễn, sau này ăn sẽ ngon hơn. Những ngày ruốc nhiều, các mẹ các chị chế biến hàng tạ ruốc trong ngày nên phải đem đi xay, có người đi từ buổi chiều mà quá nửa đêm mới về do lượng người xay quá đông. Sau công đoạn này là cơ bản hết việc nặng nhọc.
 Người ta trộn ruốc đã giã nhuyễn với số nước lần trước ép từ ruốc ra, khuấy đều rồi cho vào thau, chậu hoặc chum vại để phơi nắng. Lúc này lo nhất là trời không có nắng. Nếu không “được nắng” ruốc sẽ kém chất lượng, tệ hơn nữa là hỏng hoàn toàn. Nếu trời nắng đẹp chỉ cần phơi năm ngày đến một tuần là được. Thông thường, mới phơi khoảng hai ngày đã nghe mùi thơm đặc trưng của ruốc muối. Những ngày phơi nắng phải chăm khuấy đảo để ruốc được tiếp xúc đều với nắng. Khi chưa có nắng hoặc tắt nắng phải che đậy cẩn thận, tránh ruồi. Một hũ ruốc muối được gọi là ngon nếu độ mặn vừa phải, màu sắc đỏ tươi, không quá loãng, quá đặc. Bây giờ ruốc muối đã mang ra dùng được, muốn cất lại dự trữ thì phải bỏ vào lọ, hũ... che đậy cẩn thận.
   Hương vị của ruốc muối có lẽ luôn đi theo những người con Lý Hòa, trong ký ức và hoài niệm quê hương có lẽ không ai không nhớ về món ăn quê hương.

  http://www.youtube.com/watch?v=hbkqkHn1X5A.


Video thứ 2 là một phim tài liệu về làng Lý Hòa: http://www.youtube.com/watch?v=-GJBSIbKO

THƠ NGHIÊU MINH

(photo Huynh My Thuan)
 
Chờ Một Chuyến Đi

Ngồi kiểu nước lụt vấn thuốc rê
Mặc thế sự tuần hoàn chen lấn
Bập một hơi khói mù địa chấn
Ta ngồi đây đợi một chuyến về
...
Nói về thiền như nói hư vô
Cứ cười cười hiểu sao thì hiểu
Như mắc nợ mà chẳng chịu thiếu?
Thiên đường địa ngục nổ bình hơi!

Ai cũng biết tu là cõi phúc
Tình là giây oan hay giây...thun
Nhưng tu hết kiếp, lòng vẫn đục
Còn tình, ôi thôi, khổ mà ...rung!

Thánh thần giờ cũng có "cell phone"
Ơi ới nhau "wireless" vô hồn
Cõi trên cõi dưới đầy hư ảo
Mạng này mạng nọ như hầm chông

Mạt ngươn chỉ nghe gà mái gáy
Âm thanh nổi vang động ba chiều
Quỷ ma cũng phách tán hồn xiêu
Nhìn nhân gian tỉnh bơ nghễnh ngãng!

Điếu thuốc tàn cháy da. Trời sáng
Đổi kiểu ngồi văn mọi ra văn minh
Một ngày mới cà phê hẹn bạn
Lại chờ thêm một chuyến hành trình...

NGHIÊU MINH
 
To:
nghieuminhmusic@aol.com
SUY GẪM
 
Hơn nữa đời banh mắt nhìn trời
Giờ khép lại gẫm suy con tạo
Từ nhiểu nhương đến thời bát nháo
Cứ chen lấn thở được bở hơi
...
Nhìn ai vinh danh, ai cùng cực
Lòng rau đậu cuối kỳ bất an
Làm sao biết giữa giả và thực
Như hình bóng trộn bụi trần gian!

Thời trai trẻ kỷ cương sáng tỏ
Tờ giấy trắng mực tím từng trang
Giờ mực tím trở thành mực đỏ
Giấy-thấm-lợi-danh ngày một loang!

Ai mài kiếm nghe hoài như thiệt
Ai phục quốc, nước miếng liêu trai
Giờ ngồi đây bốn mùa tẩm liệm
Nhìn thế cờ hết chạy rồi bay!

Mưa cứ mưa và nắng cứ nắng
Thỉnh thoãng nghe cơn bão trôi người
Trái tim buồn then cài cửa đóng
Hé mắt nhìn trời, trời vẫn tươi!

Trời chưa kêu, chắc ăn dạ trước
Khi trời kêu ta kịp thay áo quần
Vì thời gian đầy dịch-cúm-ô-trược
Áo quần mục, sợ mục cả châu thân!
 
NGHIÊU MINH
 

VŨ VŨ * NHỮNG NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT


Những căn nhà xây từ vật liệu kỳ lạ nhất thế giới

Tận dụng sân bay, tàu chiến hay hầm tên lửa hạt nhân, nhiều người có những cách rất riêng để khiến cuộc sống của họ trở nên độc đáo.

Thị trấn Barr Nunn, Wyoming của Mỹ thực tế được xây dựng lên trên nền một sân bay cũ có tên Wardwell Field. Như bạn có thể quan sát trên những bức ảnh, đường xá tại đây chính là những đường băng vốn dành cho máy bay. Thậm chí cả đèn báo cạnh đường cũng vẫn còn nguyên vẹn.
Khu vực này tại Nga vốn đã từng xuất hiện trong game chiến đấu nổi tiếng Call of Duty. Số là rất nhiều người chiếm dụng đất đã đến và xây dựng những tòa nhà cao tầng nhếch nhác tại nơi này. Và chính vì sự chiếm dụng bất hợp pháp, họ không thể thuê kiến trúc sư để quy hoạch khu đất, dẫn đến nhiều nơi còn chẳng hề có ánh sáng mặt trời trong suốt cả năm. Ước tính tại đây có tới 300 khối nhà liền nhau với đủ sự lộn xộn, bẩn thỉu.
Trong thế chiến hai, rất nhiều ụ súng trên Biển Bắc đã được Vương quốc Anh xây dựng để chống lại máy bay ném bom của Đức. Một trong số đó nay đã bị "chiếm" bởi Paddy Roy Bates - người đàn ông mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền với ụ súng này và thành lập quốc gia với tiền tệ, hộ chiếu riêng... Dĩ nhiên chính phủ Anh muốn thu hồi ụ súng này, song họ đã quên mất rằng vị trí của nó nằm trong khu vực lãnh hải quốc tế nên hành vi của Bates là không hề phạm pháp.
Để có một cuộc sống tu hành tránh xa trần thế, các nhà sư tại Xuan Kong Si, Trung Quốc đã xây dựng một ngôi chùa với kiến trúc không tưởng. Đó là họ sử dụng những thanh gỗ cứng khoan sâu vào nền đá núi để dựng lên ngôi chùa. Đáng nói là nó đã xây dựng từ thế kỷ XVI và hiện vẫn còn sử dụng được bình thường.
Sau chiến tranh Ả-rập - Israel lần hai năm 1956, 15 chiếc tàu chiến đã bị bỏ hoang. Trải qua những ngày thảnh thơi làm nhiệm vụ thư giãn hay câu cá, các thủy thủ đã quyết định biến chúng thành những khu vực giải trí đầy thú vị như thành rạp chiếu phim, sân vận động trên tàu...
Những ngôi chùa ở Xuan Kong Si có thể khiến nhiều người ái ngại về mức độ an toàn, song thế chưa là gì so với độ chịu chơi của người dân vùng Setenil de las Bodegas, Tây Ban Nha. Hàng trăm năm qua, họ đã xây dựng những ngôi nhà bên trong các kẽ đá mà khối lượng có thể lên tới hàng triệu tấn. Truyền thống này hiện nay vẫn còn được tiếp diễn, bất chấp những cảnh báo an toàn liên tiếp được chính quyền đưa ra.
Khi những người Tây Ban Nha chinh phục người Aztec năm 1951 và thành phố Mexico City, họ đã quyết định mở rộng nó bằng cách rút nước khỏi các hồ chứa và xây dựng các công trình bên trên. Tuy nhiên, đây có thể là một sai lầm khi trận động đất năm 1985 xảy ra đã cho thấy nền đất ở đây quá yếu để chống chọi lại các biến động địa tầng.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô luôn hướng tên lửa hạt nhân về phía nhau để sẵn sàng cho một cuộc chiến hủy diệt có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Do đó, có rất nhiều hầm chứa tên lửa hạt nhân ở Mỹ đã được xây dựng và đành bỏ phí theo thời gian. Khá nhiều trong số chúng đã được người dân mua lại để làm nhà ở, mặc dù dĩ nhiên là họ không thể sở hữu quả tên lửa vốn đã từng có mặt ở đây.
Neft Dashlari là thành phố trên biển được Nga xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước. Nó được xem là trạm trung chuyển của khu vực khai thác dầu với hàng tá dàn khoan được kết nối bằng mạng lưới cầu chằng chịt. Tuy chỉ là những khu nhà đơn giản, song nơi đây chứa đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho cuộc sống với cả hiệu làm bánh, khách sạn hay bar rượu. Mặc dù vậy, khoảng 75% công trình đã bị rỉ sét nhưng người dân từ chối rời đi do dầu chưa được khai thác hết (ước tính còn tới 30 năm nữa).
Vũ Vũ
Theo listverse/ Infonet

DÂN OAN VIỆT KIỀU



“DÂN OAN VIỆT KIỀU HỒI HƯƠNG” MANG XE HƠI VỀ NƯỚC
ĐÃ BỊ CÔNG AN VIỆT NAM ĐẾN TRẤN LỘT TỊCH THU !


California (VietPress USA): “Dân oan” là những người dân trong nước Việt Nam bị Đảng và Nhà Nước VN cướp ruộng đất và tài sản phải kéo nhau đi biểu tình khiếu nại năm nầy qua năm khác. Thế nhưng lần đầu tiên, một số người Mỹ gốc Việt đã mở cuộc tiếp xúc với Truyền Thông Báo Chí Hoa Kỳ để tố cáo rằng thân nhân của họ là các “Việt Kiều Hồi Hương” đã trở thành “Dân Oan” khi họ mang tài sản hồi hương về nước đã bị Nhà Nước VN tìm cách cướp trắng!
Một gia đình người Mỹ gốc Việt định cư tại Tiểu bang Texas đưa ra trang Cáo Phó đăng trên báo và nói rằng thân nhân của họ là Bà VÕ THỊ T. đã làm đủ các thủ tục hồi hương hợp pháp hợp lệ và đúng theo quy định trong Thông Tư số 522010TT-BCA của Bộ Công An và Nghị Định số 562010/NĐ-CP ngày 24-5-2010 về cư trú.
Theo các quy định của Chính Phủ VN thì các người Việt Nam ở nước ngoài được phép hồi hương sau khi hoàn tất cả thủ tục hồi tịch và được mang theo tài sản của cá nhân từ nước ngoài về Việt Nam.
Nhà nước VN cho phép mỗi người hồi hương được phép mang theo về nước một chiếc Xe Hơi trong số tài sản của mình để đăng ký bảng số hợp lệ làm phương tiện di chuyển trong nước hoặc tuỳ nghi có quyền bán nhượng. 
image
Nạn nhân bị Công An đến trấn lột xe hơi mang về theo diện hồi hương
đã uất ức mà chết ngày 25-1-2013 tại Texas. Để tôn trọng sư nghỉ an của anh
                                                  linh người quá cố, chúng tôi xóa tên của người đã mất và thân nhân.
Bà Võ Thi T. đã gom góp tiền bạc của bà và vay mượn thêm tiền bạc của con cháu, bạn bè để mua một chiếc xe tương đối có giá trị để đưa về nước. Chiếc xe của bà Võ Thị T. mua từ đại lý (Dealer) xe hơi ở Hoa Kỳ, có giấy tờ hợp lệ hóa đơn, có đóng đầy đủ các sắc thuế của Hoa Kỳ, thuế xuất cảng của Mỹ, có bảo hiểm vận tải.. Khi xe về đến cảng Hải Phòng Việt Nam thì đã đóng đủ các khoản thuế nhập khẩu, đóng đủ các khoản phí tồn kho, cảng vụ. Sau đó đóng đủ các khoản thuế và phí về kê khai xin đăng ký đăng bạ biển số, thuế lưu hành, v.v.. 
Bà Võ Thị T. đã đóng đầy đủ mọi sắc thuế theo quy định của Chính Phủ VN; đã có giấy đăng ký xe hợp lệ, mang biển số xe hợp lệ và đã đưa xe về nhà sử dụng một thời gian ngắn thì bị Công An Hà Nội đến tịch thu xe vì lý do nói là nghi “Giấy Tờ Giả mạo ở Mỹ” tình nghi xe gian ở Mỹ mang về để kinh doanh trái phép! 
Nhiều cán bộ Công An đã đến đòi tiền trà nước để trông coi giúp xe khỏi bị tháo gỡ thay đổ dỗm.. Bà Võ Thị T. làm đơn gởi khắp nơi nhưng không được cứu xét.. Nhiều ông lớn cho người đề nghị bà bán xe với giá rẻ cho họ nếu không sẽ bị tịch thu trắng tay! 
Bà Võ Thị T. gom góp tiền già dành dụm ở Hoa Kỳ, mượn thêm tiền của người khác với hy vọng mua một chiếc xe tương đối có giá trị đưa về nước rồi sau đó có thể bán ra hợp pháp theo luật lệ Việt Nam quy định, hầu kiếm được phần tiền lời sai biệt để sống nốt những ngày cuối đời ở quê hương.. Thế nhưng nay bà trở thành “Dân Oan Việt Kiều Hồi Hương” bị Công An Nhà Nước VN đến trấn lột cướp sạch trắng tay không còn cách nào để sống nữa!
Giữa cảnh bị nợ đòi, bị Công An hù dọa, ngày đêm đòi tiền trà nước..bà Võ Thị T. buồn bã trở về Mỹ và bị khủng hoảng gây nhồi máu cơ tim nên đã chết vào ngày 25-1-2013 tại Dallas, Texas, USA. Người nhà nạn nhân Võ Thị T. cho biết trước khi chết, bà trối lại với con cái là phải lên tiếng vì có ít nhất 40 người khác đang bị cướp xe mang theo hồi hương như hoàn cảnh của bà!
Cùng lên tiếng trong đợt nầy, có 12 gia đình khác cũng có người nhà là cha mẹ, cô chú bác cao niên hồi hương mang theo Xe Hơi về Việt Nam và bị Công An Saigòn, Hải Phòng, Hà Nội, Cần Thơ và vài tỉnh khác tìm cách tịch thu cướp trắng. Ông Howie Lê nói rằng, người bác của ông đưa xe về tỉnh sau khi đã qua hết các thủ tục nhập cảng, đóng đủ mọi sắc thuế và mang biển số Việt Nam, giấy phép lưu hành của Việt Nam rồi nhưng lại bị Công An ở tỉnh đến xét giấy và tịch thu xe với lý do nói rằng “Sao gia đình ông nghèo mà đi xe sang quá thấy chướng mắt!”
Công An đề nghị nên bán lại xe cho con trai của ông Bí Thư Tỉnh! Các gia đình “Dân Oan Việt Kiều Hồi Hương” cho biết đang làm thủ tục kêu cứu với Bộ Ngoại Giao, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ để khiếu nại về tình trạng thân nhân, cha mẹ của họ là người Mỹ gốc Việt hồi hương đã bị Công An cấu kết với chính quyền địa phương tại các thành phố, tỉnh, thành ở Việt Nam dùng quyền lực trấn lột cướp trắng tài sản!
VẠN MỘC BÌNH

Dân này đâu phải dân oan,
Tự chui miệng cọp còn than nỗi gì!
Thiên đường có lối không đi,
Ra khỏi địa ngục còn về là sao?
Cho mình có trí tuệ cao,
Bị quỷ làm thịt mà nào có hay!
Ai ơi ăn ở cho ngay,
Tham danh, tham lợi có ngày mạng vong!
Việc đời lấy đó mà trông!

Các cụ ta có phước mà không biết hưởng.
Các cụ được sang Âu Mỹ là một phước.
Trời cho thọ trên 65 là hai phước.
Được chính phủ cấp tiền hưu, tiền già khoảng 1000 một tháng. cũng là phước, nhất là dân nghèo, thất nghiệp, được mỗi tháng  chín trăm, một nghìn là quý lắm! Ở Mỹ, Canada tiền nhà, tiền thuốc, tiền ăn uống, xe cộ là vừa đủ. Các cụ ta muốn hơn chứ không muốn đủ. Các cụ ta làm bài tóan trong đầu còn nhanh hơn máy toán IBM. 

Này nhé, về Việt Nam ăn một trăm đô, thuê nhà 100 đô , tiền nọ kia một trăm đô nữa, vị chi ba trăm đô. Nhiều lắm là 500 đô, còn lại cũng 4 hay năm trăm đô một tháng. Một năm năm ngàn, mười năm là 50,000 đô dễ như chơi! Mua xe hơi, về bán cũng lãi 5 ngàn, mười ngàn hay hai ba chục ngàn nữa! Đại lợi. Nhưng quỷ nó cũng thấy các cụ là mồi ngon, chúng trấn lột là chắc chắn. Tại sao các cụ già mà còn tham, đã chạy trốn Cộng sản mà còn tin lời đường mật của Cộng sản. Công sản nói một đường làm một nẻo, tin chi lời hứa và pháp luật cộng sản!
Các cụ ơi, nên thủ phận, tham lam là chết!

 Có cụ về Việt Nam, vui vẻ được một thời gian thì hết tiền,cuối cùng cũng bị con cháu hay nhà chùa, nhà thờ  đuổi về Mỹ!
Các cụ ỏng ẹo quen thói, bắt con cháu hầu hạ. Ở bên này,  con đi làm, cháu đi học, có ai rảnh đâu mà ngày đêm hầu các cụ. Vào nhà già các cụ chê buồn, chê ăn đồ Mỹ ngán, than không biết tiếng tây tiếng u! Về Việt Nam có con Năm,  thằng Ut nó săn sóc. Các cụ giận bỏ về Việt Nam, xé cả giấy tờ, thề một đi không trở lại! Nhưng được it lâu cũng chạy về Canada vì về  Việt Nam lâu thì bị cắt tiền thuốc,( tiền thuốc mỗi tháng ba, bốn năm trăm đô), ở Canada mổ xẻ vài chục ngàn đô nhà nước chịu trả. Còn vào bệnh viện Việt Nam mỗi bước là mỗi tiền, rốt cuộc  bị mổ xẻ cũng vài chục hoặc vài trăm triệu, con Tám, thằng Tư ban đầu tích cực gọi bố mẹ về ở với chúng con, đến đây thì oải quá là oải, thôi bố mẹ về Mỹ để anh Hai bên ấy lo cho...
 Thế là:
"Đồng nát lại về Cầu Nôm,
Chửi bới to mồm rồi cũng Mã Quy!"

ĐOÀN DỰ *MỐI TÌNH ĐẸP * CON NGƯỜI CÓ SỐ



MỐI TÌNH ĐẸP * CON NGƯỜI CÓ SỐ
 

Tên hắn là Khải. Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương, Gò Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. Hình như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn, sau lên Sài Gòn, trông coi giúp Cha sở ở nhà thờ Ngã năm Bình Hòa, Gia Định. 
Rồi hắn lên Sài Gòn, nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn... để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy hắn ngoan ngoãn, lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui lòng.
Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới mở, dạy tới lớp Đệ Nhị (tức lớp 11 bây giờ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho hắn học miễn phí để chuẩn bị đi thi Tú tài I. Phần vì trường mới mở đang cần học sinh, phần vì nể lời Cha nên ông Phan Ngô cũng đồng ý. Ngoài ra, Cha thấy hắn ham học ngoại ngữ, giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng cho tiền hắn học thêm Anh văn cao cấp ở Hội Việt-Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Tân Định. 
Như vậy, ngoài việc học ở trường Tân Phương vào các buổi sáng, cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân Định để học tại Hội Việt-Mỹ. Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha.
Trường hợp tôi thì lại khác. Nhà tôi cũng nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt nhưng tôi thi đậu hạng nhì vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Trãi nên được học bổng, mỗi tháng 300 đồng, tương đương với một chỉ vàng lúc bấy giờ, việc sách vở, học hành đỡ phải lo lắng. 


Ba năm sau, khi bắt đầu lên đến lớp Đệ Ngũ (lớp 8), tôi và hai bạn khác trong lớp rủ nhau “học nhảy”: Trường Nguyễn Trãi lúc đó chưa có cơ sở nên phải học nhờ tại trường Tiểu học Đa Kao ở số 94 đường Phan Đình Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Tất cả các lớp đều học buổi chiều, còn buổi sáng thì học sinh trường Đa Kao học. 

Buổi sáng được nghỉ, ba đứa chúng tôi đóng học phí học lớp Đệ Tứ (lớp 9) trường Cộng Hòa của giáo sư Phạm Văn Vận ở đường Pasteur để thi Trung học Phổ thông, nếu đậu sẽ sớm được một năm, cái đó kêu là “học nhảy”. Nhà nghèo, nên dù học thêm lớp Đệ Tứ trường tư nhưng tôi vẫn tiếp tục học lớp Đệ Ngũ trường công để được học bổng và đề phòng nếu rớt Trung học thì vẫn có chân trong trường công. 

Cuối năm ấy, cả ba đứa chúng tôi đều đậu Trung học, rồi thi vào lớp Đệ Tam (lớp 10) trường Hồ Ngọc Cẩn, tức lại trở lại trường công. Tôi đậu hạng 5 trong số 52 học sinh thi đậu, hơi thấp, không được học bổng vì Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ cho mỗi lớp có 3 người, từ hạng 1 tới hạng 3.
Hai anh bạn yên tâm học lớp Đệ Tam tại Hồ Ngọc Cẩn, còn tôi, nhảy được một năm nhưng mất học bổng, tôi ân hận lắm.
Đúng lúc ấy ông Phan Ngô mở trường Tân Phương có tới lớp Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ – thời đó trường tư chưa trường nào có lớp Đệ Nhất, học xong lớp Đệ Nhị, đậu xong Tú tài I được quyền xin vào Đệ Nhất trường công, bắt buộc trường công phải nhận, thời ông Diệm là như thế, rất ưu tiên cho học sinh).

Ông Phan Ngô là hiệu trưởng trường Tân Thịnh ở đường Đinh Công Tráng, Tân Định. Người em con chú con bác với ông là ông Phan Thuyết làm giám đốc. Trường dạy giỏi, nổi tiếng nên rất đông học sinh. Nhưng không hiểu hai anh em có chuyện xích mích gì đó nên bán trường, ông Phan Thuyết về mở trường Đạt Đức ở Phú Nhuận, còn ông Phan Ngô mở trường Tân Phương ở Gò Vấp.

 
 Ông cho người phát quảng cáo, mời học sinh thi cũng gọi là học bổng vào lớp Đệ Nhị nhưng khác với học bổng của Bộ Quốc gia Giáo dục là lấy 3 người, người hạng nhất và hạng nhì được miễn học phí, người hạng ba được giảm 50%, còn những người khác thì được cứu xét, nếu nghèo sẽ được giảm. (“Học bổng” của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng vậy, chỉ được miễn hay giảm học phí chứ không có tiền. Sinh viên học giỏi mà nghèo thì có thể vay, tối đa mỗi tam cá nguyệt được 400 ngàn đồng tức khoảng 20 đô-la Mỹ, một năm được 1.6 triệu, tức 80 đô-la, sau khi tốt nghiệp, đi làm sẽ phải trả lại).
Học sinh thi khá đông. Tôi lại đậu hạng nhì nên được miễn học phí.
Vào học lớp Đệ Nhị trường Tân Phương, tôi quen với hắn rồi dần dần hai đứa trở thành thân thiết với nhau.
Tôi chưa từng thấy một người bạn nào nghèo như vậy. Ngày nào đi học hắn cũng mặc một bộ đồ duy nhất: chiếc áo sơ mi cũ màu cháo lòng có hai miếng vá, một miếng ở lưng, một miếng ở vai; chiếc quần ka ki cũng cũ, vá một miếng lớn ở mông. Có lẽ hắn tự vá lấy bằng chỉ đen, đường chỉ vụng về trông thô kệch chẳng ra sao cả. Chân hắn đi đôi dép Nhật mòn vẹt, sứt mẻ, một quai màu xanh, một quai màu đỏ, cột bằng dây kẽm. Có lần tôi hỏi sao hai quai dép lại bên xanh bên đỏ? Hắn cười, hơi mắc cỡ: “Tại mình nhặt được trong thùng rác ấy mà. Nó bị đứt, họ vứt đi, mình kiếm được hai cái quai cột vô đi tạm chứ chẳng lẽ đi học lại đi chân không”. 

Hắn nghèo, cả lớp ai cũng biết nhưng ai cũng thông cảm, chẳng ai chê cười. Nhất là các chị, nhiều khi giấm giúi cho hắn tiền uống nước. Ngày tết, trường tổ chức cắm trại, thi đấu bóng chuyền và văn nghệ ở trong sân, mỗi lớp có một cái quầy nho nhỏ cung cấp bánh mì, kẹo bánh và nước ngọt cho lớp của mình. Mỗi bạn trong lớp đóng mỗi người 10 đồng, hắn không có tiền, định không tham dự, các chị bàn nhau không bắt hắn đóng.

 
Cuối năm ấy, lớp chúng tôi có 51 người, thi đậu ngay trong khóa 1 là 13 người, trong đó có tôi và hắn. Tỉ lệ như vậy là khá cao, bởi vì thi tú tài thời đó rất khó, trường tư giỏi lắm cũng chỉ đậu khoảng 10% là cùng, đằng này đậu tới hơn 25%. Thầy Phan Ngô mừng lắm, thầy nói: “Trường Tân Phương là nhứt, không khác gì trường Tân Thịnh ngày trước”.
Sau khi đậu xong Tú tài phần I, các bạn người Nam thì đa số nộp đơn vào học lớp Đệ Nhất (lớp 12) trường Petrus Ký, còn tôi và hắn là người Bắc nên nộp đơn vào trường Chu Văn An. Tôi từ trường công lại trở lại trường công, “nhảy” được hai năm. Còn hắn, có sự tiến bộ: ông trùm nhà thờ Ngã năm Bình Hòa cho hắn mượn một chiếc xe đạp cũ. Hội Phụ huynh học sinh Chu Văn An cứu xét, thấy hắn nghèo, cho hai kỳ học bổng, mỗi kỳ 500 đồng và một bộ quần áo may sẵn, hơi ngắn. 
Cuối năm ấy, đậu xong Tú tài phần II, tôi thi vào Đại học Sư Phạm còn hắn thì thi vào trường Kỹ sư Phú Thọ nhưng rớt. “Cậu ngốc lắm, giá thi Sư Phạm với tớ có lẽ đã đậu, thi Kỹ sư Phú Thọ khó muốn chết, tớ không dám nghĩ đến”. “Tại tớ thi ngành Điện nên mới rớt chứ giá thi Công chánh hay Công nghệ thì đỡ hơn”.

 
Hắn rớt, đáng lẽ bị kêu đi sĩ quan Thủ Đức nhưng có người anh cũng đã ở trong quân đội nên được hoãn. “Tớ phải về Cái Sắn làm giấy tờ nộp hồ sơ hoãn dịch cậu ạ”. “Hoãn thì được rồi nhưng làm sao có tiền đi xe?”. “Cha có cho. Cha dặn làm giấy tờ xong, nhớ lên xem người ta có cho thi vào ngành nào thì thi chứ không lại lỡ mất một năm học”.
Hôm lên, hắn đến nhà tôi chơi và hỏi những ngày hắn về Cái Sắn, ở Sài Gòn họ có cho thi gì không. Tôi nói Tổng nha Cảnh sát ra thông cáo cho thi lấy 50 người vào học khóa Biên tập viên cảnh sát, học bổng mỗi tháng cũng 1,500 đồng giống như Đại học Sư phạm và Quốc gia Hành chánh. “Biên tập viên cảnh sát là làm gì?”. “Tớ không rõ, họ nói cũng học 3 năm, ra làm phó quận cảnh sát”.
“Được đấy, có lẽ tớ sẽ nộp đơn thi Biên tập viên cảnh sát”. Thời chúng tôi, con nhà nghèo, thi vào ngành nào thì phải nhắm có học bổng chứ nếu học những trường không có học bổng như Y khoa, Dược khoa, Luật, Văn khoa, Khoa học v.v..., tuy không phải thi tuyển nhưng không có tiền ăn học suốt bao nhiêu năm. 
Giữa lúc hắn đang lo làm đơn thi Biên tập viên cảnh sát thì có tin Bộ Quốc gia Giáo dục ra thông cáo, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO cho hai học bổng, một thi tiếng Anh, du học tại Mỹ, một thi tiếng Pháp, du học tại Pháp hay Thuỵ Sĩ gì đó, tất cả mọi khoản đều do Liên Hiệp Quốc đài thọ, học tiến sĩ kinh tế, sau này sẽ ra làm cho Liên Hiệp Quốc, giúp đỡ các nước nghèo. “Cậu đã biết tin đó chưa?”. “Chưa, tớ không biết gì hết, nhà thờ đâu có radio mà nghe. Cậu có nộp đơn không?”. “Không, Tú tài II tớ đậu Bình Thứ chứ đâu phải hạng Bình như cậu.
Họ bắt phải từ hạng Bình trở lên mới được thi”. 
Thời chúng tôi, thi tú tài I hay tú tài II, kết quả thi đậu có 5 hạng gọi theo tiếng Pháp: đậu thường gọi là hạng Thứ (Passable); trên Thứ là Bình Thứ (Assez Bien); trên Bình Thứ là Bình (Bien); trên Bình là Ưu (Honorable); rồi đến Tối Ưu (Très Honorable) là hết mức, môn nào cũng phải đạt tối đa khoảng 20 điểm. Hắn đậu Bình, cao hơn tôi một bậc.
“Nộp thì nộp vậy thôi chứ cả Anh văn lẫn Pháp văn mới lấy có hai người, khó lắm, chắc tớ không đậu được đâu”. “Biết đâu đấy, cứ nộp đơn đi, may mà giờ vinh quang đã điểm thì bọn cắc ké nghèo mạt rệp như tụi mình cũng ngon lành ra phết”. “Vậy tớ nộp đơn cả bên UNESCO lẫn bên Biên tập viên cho chắc ăn”.
Hắn nộp đơn xong, khoảng hai tháng sau thì dự cuộc thi của UNESCO. Hắn kể rằng, đợt thứ nhất, hơn 200 người cả Anh văn lẫn Pháp văn, thi viết, loại bớt còn 50 người. Đợt thứ nhì, 50 người lại loại lần nữa, còn lại 10 người trong đó có hắn. Rồi 5 người trong nhóm Anh văn bọn hắn vào “sát hạch” tại tòa đại sứ Mỹ, còn 5 người nhóm Pháp văn thì sát hạch tại tòa đại sứ Pháp hay Thuỵ Sĩ, hắn không để ý. 
Hắn kể, giám khảo nhóm Anh văn của hắn gồm ba giáo sư, một ông người Mỹ, một ông người Canada, một ông người Úc hay Tân Tây Lan gì đó hắn không biết rõ, tất cả đều nói tiếng Anh.
Họ thay đổi nhau quay hắn về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, về vai trò của một nhà kinh tế học đối với các nước nghèo như ở châu Phi chẳng hạn.
Cuối cùng, vị giáo sư người Úc hay Tân Tây Lan hỏi hắn quê ở đâu, cha mẹ làm nghề gì, từ nhỏ tới lớn sống như thế nào..., hắn nói thật rằng quê hắn ở Nam Định, di cư vào Nam năm 1954, ở trại định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Long Xuyên, bố mẹ hắn rất nghèo, làm nghề trồng cói và dệt chiếu ở Cái Sắn, còn hắn thì kéo chuông và hầu hạ trong Nhà thờ Bình Hòa để có chỗ ăn học.
Tất cả ba vị giám khảo đều trợn tròn mắt, không ngờ một học sinh được vào chung kết của một cuộc thi quan trọng như vậy mà gia đình lại nghèo đến thế.
“Dám cậu thắng mấy người kia nhờ cái nghèo của cậu lắm ạ! Người Tây phương họ có cái nhìn khác lắm, sẵn sàng ưu tiên cho người nghèo nếu thấy thực sự đó là người giỏi chứ không khinh bỉ người nghèo như bên Việt Nam mình”.
 “Tớ cũng hy vọng như vậy. Trông nét mặt ba vị giám khảo thấy họ có vẻ có cảm tình với tớ lắm. Nhưng thôi, kệ, muốn đến đâu thì đến. Tớ cam đoan với cậu thi Biên tập viên cảnh sát tớ đậu là cái chắc. Làm phó quận trưởng cảnh sát cũng bảnh ra phết!”.
Trong khi tâm sự, hắn kể với tôi rằng bữa đi mua giấy tờ lập hồ sơ thi du học, hắn mua ở tiệm sách Thanh Trúc gần Ngã tư Phú Nhuận. Cô con gái bà chủ cỡ chừng 15 – 16 tuổi, xinh lắm và rất tốt bụng.
Thấy hắn vét túi mà vẫn không đủ tiền trả, cô ta cười rồi cho luôn, không tính một đồng nào cả.
“Cô bé cỡ 15 – 16 tuổi, vậy là cô em. Cô chị lớn hơn, khoảng 17 – 18 tuổi, mặt tròn, cũng đẹp nhưng không xinh bằng cô em”.
“Ủa, thế cậu cũng biết tiệm đó?”.
“Biết chứ, tớ là dân Phú Nhuận mà, vẫn mua sách ở tiệm đó”.
Tôi kể cho hắn nghe bà mẹ còn tốt hơn nữa. Hồi tôi được phần thưởng cuối năm ở trường Tân Phương, trong số các cuốn sách lãnh thưởng có cuốn Triết Học Nhập Môn của tác giả gì tôi quên mất tên.
Cuốn sách đó nghiên cứu về triết học nói chung chứ không phải sách lớp Đệ Nhất dạy về triết học để đi thi tú tài II. Tôi đem đến tiệm Thanh Trúc nhờ bà chủ đổi cho cuốn Luận Lý Học của tác giả Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư triết trường Chu Văn An.
Bà coi qua cuốn sách của tôi rồi cười: “Sách người ta tặng cho các trường để phát phần thưởng thường là sách khó bán nên họ mới tặng. Tiệm tôi không bán loại này. Nhưng thôi, cậu được phần thưởng như vậy là quý, muốn đổi thì tôi cũng đổi để cậu may mắn, năm tới thi đậu. Một vài cuốn sách chẳng đáng bao nhiêu...”.
Cuốn Luận Lý Học của giáo sư Trần Bích Lan đắt hơn cuốn Triết Học Nhập Môn một chút nhưng bà chủ tiệm cũng cho luôn, không bắt trả tiền chênh lệch. 
Tôi kết luận rằng bà mẹ tốt bụng như thế nên các cô con gái cũng tốt là một chuyện thường.
Hắn thở dài, nét mặt hơi buồn: “Nhà họ giàu, tiệm sách có tới mấy tầng lầu ở ngoài mặt đường, còn mình thì nghèo rớt mồng tơi không đáng xách dép cho họ. Tớ nói thật, nếu tớ được học bổng đi du học bên Mỹ kỳ này, đậu xong tiến sĩ tớ sẽ trở về, quỳ xuống dưới chân cô ấy, nói với cô ấy rằng nhờ cô cho giấy tờ lập hồ sơ nên tôi mới được du học, không bao giờ tôi dám quên ơn cô...”. 
 Tôi bật cười: “Cậu ngốc thấy mẹ, nếu đậu thì đến báo tin từ trước khi đi cho người ta còn chờ đợi chứ đậu xong tiến sĩ, hàng chục năm trời, họ lấy chồng mất tiêu rồi thì lúc ấy có ngồi mà khóc!”.
“Ừ há, mình cũng ngu thật. Nhưng biết họ có đợi hay không?”.
“Tại sao lại không? Vấn đề là cậu có thắng được mấy người kia hay không chứ nhà giàu thì họ khôn lắm, họ dư biết giá trị của một thằng học sinh nghèo được học bổng du học bên Mỹ”.
Và tôi nói thêm: “Ngoài ra, sang đấy ăn ở ra sao, học hành thế nào cậu luôn luôn viết thư về cho em chứ đâu phải như Kinh Kha sang Tần, một đi là không trở lại”. “Ờ há, vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ phải ghi địa chỉ tiệm sách nhà em mới được”.
Thế rồi hắn đậu thật, hơn 200 người, lấy có 2 người, khó chứ không phải dễ. Tội nghiệp, trước khi đi hắn vẫn còn nghèo bởi vì sang bên ấy, vào học trường nào rồi người ta mới trả lại tiền vé máy bay và bắt đầu cho lãnh học bổng chứ không phải họ đưa trước.
Mọi thứ chi phí như mua sắm va-li, giày dép, quần áo mặc trong mùa lạnh, kể cả tiền vé máy bay v.v... đều là của Cha (LM) cho. Cha còn nói hôm hắn đi, Cha bận không đưa tiễn được nhưng sẽ cho tài xế chở hắn ra phi trường.
“Rồi ông cụ bà cụ cậu ở dưới Cái Sắn có lên không?”.
Hắn lắc đầu, vẻ mặt buồn buồn: Không, gia đình tớ nghèo lắm, không có bà con anh em gì ở trên này. Bố mẹ tớ nói lên đây vừa tốn tiền lại vừa làm phiền Cha, không có chỗ ở chẳng lẽ lại ở nhờ Cha trong nhà thờ”.
Tôi tưởng tượng ra cảnh hôm hắn đi, chắc chỉ có mình tôi và người tài xế của Cha đưa hắn ra phi trường. Nhưng ra đến đấy người tài xế sẽ quay trở lại chứ đâu có tiễn làm gì, chung quy chỉ có mình tôi mà thôi.
-        “Cậu đã đến từ biệt cô bé chưa?”.
-        “Có, tớ có đến nhưng cô ấy mắc đi học, chỉ gặp bà mẹ. Tớ kể cho bà ấy nghe chuyện cô bé cho giấy tờ làm đơn, nhờ đó tớ mới được du học, tớ đến chào từ biệt và gửi lời nhờ bà cám ơn cô bé giùm”. “Bà ấy có nói gì không?”. “Có, bà ấy xuýt xoa, thế ạ, quý hóa quá nhỉ, tôi không biết gì hết chứ nếu biết tôi đã mời cậu đến nhà dùng bữa cơm thân mật.
-        Bao giờ cậu đi? –
-         Dạ, thưa sáng mai. –
-        Sáng mai, sớm vậy sao? Vậy là không kịp rồi, cậu không đến đây từ trước. – 
Bà ấy tiếc lắm. Tớ cám ơn bà ấy rồi đi...”. “Đó, cậu thấy chưa, tớ đã nói nhà giàu, nhất là một tiệm sách quen với chữ nghĩa, họ không dại gì mà không biết giá trị của con người”, và tôi giục:
-        “Cậu đến nữa đi, phải gặp cô bé bằng được và dặn cô ấy chờ đợi, học xong cậu sẽ trở về”. Hắn lắc đầu:
-        “Không dám đâu, đến sợ lại gặp bà ấy nữa tớ mắc cỡ lắm. Dù sao cô ấy cũng hãy còn nhỏ...”.
-        “Trời đất ơi, 15-16 tuổi mà nhỏ cái gì! Sang đấy cậu phải học cử nhân, cao học, tiến sĩ, ít nhất cũng 8 năm nữa. Lúc ấy cậu khoảng 28, cô bé 24, chả nhỏ một tí nào cả”. Hắn khẽ thở dài:
-        “Nói thật với cậu, từ bé tới lớn tớ khổ sở quá nên không dám nghĩ tới chuyện cao xa. Trước khi ra đi, tớ chỉ mong được nhìn thấy cô ấy một lần, được nghe thấy cô ấy nói một tiếng là sung sướng lắm rồi. Sang đấy tớ sẽ cố gắng học hành để đền đáp ơn nghĩa cô ấy...”.
Thật kỳ cục, có đáng gì đâu mấy tờ sơ yếu lý lịch, mấy tờ mẫu đơn tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh để nộp cho cơ quan UNESCO mà tên bạn tôi lại đặt nặng vấn đề đến thế?
Nếu cô bé không xinh xắn, tính tình không vui vẻ và không có lòng thương người thì hắn có mê cô ta đến mức đó hay không?
Tưởng tượng tới cảnh hắn lên máy bay chẳng có ai đưa tiễn, tôi nghĩ ra cách là ngay buổi chiều hôm đó đến tiệm sách kể hết mọi chuyện với bà mẹ. Có cả cô bé cũng có ở đấy. Nghe tôi kể, cô chỉ cúi mặt mỉm cười, hai gò má ửng hồng còn bà mẹ thì rất chú ý.
Cuối cùng, bà cười dễ dãi: “Hồi sáng cậu ấy có đến đây, tôi có biết mọi chuyện. Ý cậu là muốn nhờ em Trúc đi tiễn cậu ấy giùm phải không?”.
“Vâng ạ”.
“Mấy giờ thì cậu ấy lên máy bay?”.
“Dạ thưa 11 giờ 30, nhưng phải đến sớm ít nhất 2 tiếng đồng hồ để nó còn vào làm thủ tục”.
“Có, tôi biết. Sáng mai Chủ nhật em Trúc đi được. Vậy khoảng 8 giờ 30 cậu đến đây đi cả với em cho vui. Chắc có em Thanh cũng đi nữa”.
Tôi đoán Thanh là tên người con gái lớn của bà.
“Dạ, vâng ạ”.
Cô bé vẫn cúi mặt cười, tay cầm cây bút Bic không mở nắp vẽ vẽ bâng quơ trên mặt tủ kính quầy hàng cho đỡ mắc cỡ, chắc cô cũng quên không nhớ mặt hắn.
Sáng hôm sau, tôi đến. Hai cô con gái mặc juýp theo kiểu đơn giản thời đó, cô lớn juýp trắng, cô bé juýp hồng nhưng cũng rất đẹp.
Nhất là cô chị, cô có thoa chút phấn hồng nên lại càng đẹp, tôi nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm của phấn son hay của hương trinh nữ? 
Ôi chao, đời đẹp quá, tôi, một thằng sinh viên bắt đầu học năm thứ nhất ĐHSP, nhà nghèo, mẹ làm thợ dệt nhưng đứng bên cô, ngửi mùi hương ngan ngát đó tôi vẫn thấy đời đẹp như thường.
Chắc cô cũng có cảm tình với tôi, thấy trong lúc đợi xe taxi, cô đứng sát bên cạnh tôi. Bà mẹ tiễn ra tận vỉa hè. Bà đưa tiền cho cô lớn: “Đây, tiền đây, nhớ trả tiền cho anh, đừng để anh trả nghe con!”. Cô không cầm, giọng con gái Bắc ngọt như mía lùi: “Con có rồi mẹ!”.
Chúng tôi đến. Hắn đang đứng một mình bên cạnh chiếc va-li hơi cũ, có lẽ của Cha cho mượn và một chiếc túi xách để trên mặt chiếc va-li đó.
Thấy chúng tôi tới, hắn cứ ngớ ra coi bộ hết sức ngạc nhiên. Tôi cười, giới thiệu:
-        “Đây là cô Thanh, chị của cô Trúc. Còn đây là cô Trúc, người bạn vẫn nhớ ơn đó. Các cô thân hành ra đây tiễn bạn...”. Hắn không ngờ mình được hân hạnh đó nên lúng túng như gà mắc giay thun, mỉm cười khẽ gật đầu chào. Các cô chào lại. Cô chị nói:
-         “Chúng em đến tiễn anh, chúc anh lên đường mạnh giỏi. Thỉnh thoảng anh nhớ viết thư về cho Trúc”.
-         “Vâng, cám ơn các cô, thế nào tôi cũng phải viết”. Tôi cười:
-        “Được viết thư cho người đẹp sướng thấy bố rồi lại còn phải viết với không phải viết. Sao nào, nếu học xong tiến sĩ kinh tế, có trở lại thăm cô Trúc không nào?”.
Hắn cười, mặt đỏ bừng, bây giờ tôi mới thấy hắn nói được một câu có thể coi là thông minh:
-  “Có chứ, đó là mơ ước lớn nhất trong đời mình, nếu hai cụ nhà cho phép và cô Trúc sẵn sàng chờ đợi”. Cô chị hỏi: “Học tiến sĩ thì mất chừng bao lâu hả anh?”.
Hắn nói: “Khoảng chừng 8 năm, sớm nhất cũng phải 6 năm. Bên Mỹ nếu cố gắng vẫn có cách học vượt thời gian như vậy. Bên mình thường thường là phải 10 năm...”. Cô chị nói:
-        “Lúc ấy Trúc mới 22 hay 24 tuổi, còn sớm chán”. Tôi cười, nói đùa:
-        “Sao, ‘cô bé đẹp’, có đợi được không thì cho biết ý kiến?”. Cô bé chỉ cúi mặt cười, không nói gì cả. Tôi hỏi gặng quá bắt buộc cô phải trả lời: 
-        “Dạ được”. “Được thì ngoéo tay đi, hắn là dân Công giáo, đã nói là sẽ giữ lời, có tôi làm chứng!”. Cô chị cười: “Em cũng làm chứng luôn”. 
Mọi người cùng cười, hắn đã bạo dạn nên đưa tay ra ngoéo tay cô bé khiến cô đỏ mặt nhưng cũng ngoéo lại. Trời đất ơi, phải chi tôi được ngoéo tay cô chị nữa thì đỡ quá! Nhưng nhà tôi nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt, tôi 20 tuổi, còn cô thì khoảng 18 tuổi, kém tôi 2 tuổi, làm sao tôi có điều kiện lấy vợ trong lúc còn đang đi học mặc dầu cô cũng có vẻ quý mến tôi, luôn luôn đứng sát cạnh tôi.
 Cuộc tiễn đưa chỉ có thế. Ba năm sau, tôi tốt nghiệp, đi dạy. Thời đó chúng tôi học Đại Học Sư Phạm theo régime 3 năm, các ban khoa học đều phải học bằng tiếng Pháp, thi cử cũng bằng tiếng Pháp. 

Sau khóa của tôi thì được đổi sang régime 4 năm và đã được chuyển ngữ, học bằng tiếng Việt. Ngoài ra, thời đó các trường trung học đệ nhị cấp dạy tới lớp 12 rất ít, ở các tỉnh lớn mới có, nên tôi đậu hạng 5 mà phải đi xa, Bac Lieu cách Sài Gòn gần 300 cây số, vài tháng lễ, tết mới về nhà một lần.
Có lẽ cũng đến 5-6 năm, một lần tôi về, thấy trên mặt bàn có tấm thiệp của hắn làm đám cưới với Thanh Trúc. Hai chị em nhà đó có cái lạ là cô em tên Thanh Trúc, cô chị tên Trúc Thanh, ngược lại với nhau.
Phong bì bên ngoài đã có vẻ cũ, bám bụi. Tấm thiệp bên trong đề ngày cưới cách đấy đã hơn hai tháng. “Thằng Khải nó về rồi hở mẹ?”. “Ừ, cậu ấy về, nghe đâu đã đậu tiến sĩ, về làm đám cưới với cô con gái tiệm sách ở gần ngã tư Phú Nhuận.
Cả hai cô cậu ấy đến chơi, đem thiệp cưới đến mời anh nhưng tôi nói anh dạy học ở mãi Bạc Liêu, chắc không về kịp.
Cậu ấy nói cưới xong sẽ đưa cô ấy sang Mỹ, bao giờ có dịp về sẽ gặp anh sau”. Thời chúng tôi, người Việt ở bên Mỹ rất ít, nên họa hoằn lắm, hễ có ai về Việt Nam cưới vợ thì sau khi cưới xong, đem đi rất dễ chứ không khó khăn, phải làm đủ thứ giấy tờ bảo lãnh mới được đi như bây giờ. Cái thằng đó giỏi thật, lúc nó ra đi thì tôi bắt đầu vào Sư Phạm, học xong 3 năm, đi dạy 6 năm, tức mới 9 năm mà nó đã đậu đạt, đi làm, để dành được tiền về cưới vợ, giỏi thật. Tôi rất phục nó. 
Thế rồi tôi được đổi về trường Trung học Dĩ An, Biên Hòa, cách Thủ Đức khoảng 10 cây số. 
 
Năm năm sau, 1975, miền Nam sụp đổ, các giáo viên – giáo sư trung học bây giờ gọi là giáo viên – của 7 trường thuộc hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu chúng tôi phải đi cải tạo tại K4 Long Khánh. 

Người cán bộ giáo dục về tiếp thu các trường thuộc hai huyện đó thấy người ta cách ly các sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát thuộc hai tỉnh Bình Dương và Biên Hòa tại hai trường An Mỹ và Trịnh Hoài Đức, có du kích gác, rồi sẽ đưa đi học tập cải tạo thì bắt các nam giáo viên chúng tôi đi học tập cho... có tinh thần yêu nước vậy thôi. Hơn sáu tháng trời cải tạo tại K4 Long Khánh, tôi suýt bỏ mạng tại đấy

Bởi vì cơ thể tôi ưa lạnh chứ không ưa nóng. Cứ hễ trời nóng là tôi ho rũ rượi, ở nhà thường uống Terpin-Codein, một thứ thuốc rất rẻ do Việt Nam chế tạo. Đi học tập, trong trại không có thuốc men, lại ăn uống kham khổ nên tôi ho liên tục, ban đêm không ngủ được, thân hình gầy xác như con cá mắm. 
Sáu tháng sau, các giáo viên được thả về. Sài Gòn buồn thê thảm và nghèo không thể tưởng tượng nổi. Mẹ và em gái tôi nói chuyện người ta đánh tư sản mại bản (nghĩa là tư sản mất gốc), các tiệm lớn ở Phú Nhuận bị tịch thu nhà cửa, hàng hóa, gia đình bị đuổi đi kinh tế mới, tiếng khóc như di.
Còn ở Chợ Lớn, các tiệm người Tàu sợ quá, ném những cây vải còn nguyên cả xấp và các đồ đạc xuống đường, kệ ai muốn nhặt thì nhặt nhưng chẳng ai dám nhặt. 
Em tôi kể thêm: “May hồi trước anh Khải về làm đám cưới với cô con gái thứ hai tiệm sách Thanh Trúc rồi đưa cô ấy sang Mỹ chứ không thì bây giờ bị kẹt, tiệm đó bị đánh, muốn cưới cũng chẳng được”. Tôi ngạc nhiên:
 “Sao, tiệm sách Thanh Trúc cũng bị đánh? Người ta bán sách chứ có làm gì đâu mà đánh?”. “Có, cả nhà may Bảo Toàn cũng bị đánh, tiệm bị tịch thu, nghe đâu người ta đuổi ông bà ấy lên cái gác xép nhỏ tí mãi tuốt tầng ba trên lầu, bây giờ nghèo lắm”. 
 
Bảo Toàn là nhà may lớn nhất Phú Nhuận, trước đây tôi thường may quần áo ở đấy nên cũng khá quen, ông bà Bảo Toàn rất tốt, đối đãi với khách hàng rất niềm nở, ân cần.
“Tiệm sách Thanh Trúc còn một cô con gái lớn nữa tên là Thanh. Cô có nghe nói gì về cô con gái lớn đó không?”. 
“Họ nói cô ấy lấy chồng, có bầu, nhà chồng là một tiệm vàng cũng ở gần đấy.
Hôm đánh tư sản, cả hai tiệm bị tịch thâu, cô ấy buồn quá định tự tử nhưng người ta cứu được...”. Miệng tôi đắng ngắt. Tôi nhớ đến hôm tiễn Khải ra phi trường, có cả cô chị cùng đi, cô thường đứng sát bên cạnh tôi, cái mùi son phấn thơm thơm sang trọng tôi không thể nào quên được.
Rồi chúng tôi được Ty Giáo dục Sông Bé – Dĩ An trước thuộc Biên Hòa, bây giờ thuộc tỉnh Sông Bé – cho đi học tập chính trị hè sau đó cho đi dạy lại. Nghèo lắm. Lương tôi trước 63 ngàn, bây giờ chỉ còn 41 đồng, nghèo không chịu nổi.
Rồi tôi lấy vợ. Nhà tôi cũng dạy cùng trường nhưng môn Anh văn, tốt nghiệp ĐHSP sau tôi 6 năm. Năm ấy tôi 32 tuổi.
Lương của hai vợ chồng cộng lại chưa đầy 80 đồng. Nhà tôi dạy thêm Anh văn buổi tối cho các học sinh gia đình sắp đi vượt biên hoặc được bảo lãnh. Còn tôi, lúc rảnh tôi dịch truyện bán cho các nhà xuất bản ở trên Sài Gòn, buổi tối giữ con cho vợ dạy học. Giáo viên chúng tôi anh nào cũng gầy như cò bợ, quần áo ngày trước mặc vừa, bây giờ rộng thùng thình, áo thì mặc được còn quần cài dây nịt dúm dím, mặc không được. 

Một hôm tôi nghĩ ra cách là khi về nhà ở Phú Nhuận, Sài Gòn thì đem hai chiếc quần tây đến tiệm Bảo Toàn, leo lên cái gác xép tận trên lầu ba theo cái cầu thang bên cạnh, nhờ ông Bảo Toàn sửa lại giùm. Ông đo người tôi, xem kỹ hai chiếc quần tây rồi nói: “Sửa không được đâu. Bây giờ phải tháo hết các đường chỉ ra, ủi cho thẳng rồi cắt lại như cắt quần mới chứ sửa đâu có được”. Tôi hỏi giá cả, ông nói: “Ông là người quen, tôi tính ông mỗi chiếc ba đồng gọi là có thôi”.
Tôi mừng quá, cám ơn rối rít. Ông nói: “Ông thấy tôi khổ như vậy đó. Ngày trước tiệm tôi lớn nhất Phú Nhuận, ngay cả may đồ cho khách tôi cũng chỉ trông nom chứ đã có thợ, đâu phải nhúng tay vào. Bây giờ thì đi may lại chiếc quần, kiếm ba đồng bạc...”
. “Hình như tiệm sách Thanh Trúc bên kia cũng bị đánh tư sản như bên tiệm bác?”. “Có chứ, tiệm nào hơi có máu mặt một chút mà chả bị đánh. Họ bảo bán sách là toàn các thứ phản động, đáng lẽ họ đuổi đi kinh tế mới nhưng cô Thanh cô ấy tự tử, họ cho cả nhà ở tạm cái bếp ở phía đằng sau”. 

Rồi ông nói thêm:
“Nhà bà ấy cũng bị tịch thu hết, nghèo lắm. May nhờ có vợ chồng cô Trúc ở bên Mỹ gửi quà về nên mới sống được”. Tưởng tôi không biết gì về vợ chồng Khải, ông kể:
“Nghe nói người chồng cô Trúc đậu tiến sĩ kinh tế, trước làm trong cơ quan Liên Hiệp Quốc, sau làm giáo sư dạy đại học tại California”. Rồi ông kết luận: 
“Con người ta có số cả. Lúc lấy chồng, cô Trúc mới hăm mấy tuổi, gia đình lại khá giả nhưng vẫn quyết định đi, bây giờ đang bảo lãnh cho cả nhà sang bên ấy đấy. Tôi thấy họ đi được là đúng, gia đình bà ấy đối xử với ai cũng tốt lắm”.
Con người có số hay không tôi không biết, nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa.
Chuyện kể của Đoàn Dự
http://www.thoibao.com/index.php/en/van-hoa/van-nghe/9846-nhu-chuyen-co-tich-cua-mot-thoi-da-qua

No comments: