Friday, October 21, 2016

SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN - VIỆT CỘNG

Tuesday, June 18, 2013

TƯỞNG NĂNG TIẾN * VĂN HÓA THỔ TẢ

Văn Hoá Thổ Tả


1 le dinh dang


Nhược điểm lớn nhất của thể chế chính trị của chúng ta là gì? Là chế độ đảng trị, chuyên chế và mất dân chủ rất nặng nề.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
————————————-
Khi mới bước chân vào đến miền Nam, có người đã “nẩy ra” một ý tưởng (hơi) ngộ nghĩnh như sau:
Quan sát cảnh vật và sinh hoạt của con người từ Bắc vào Nam, tôi nảy ra ý khái quát này: từ Bắc vào Nam là đi từ miền đất nghèo đến nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay lụt lội là đói khát, đến nơi dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá ê hề, muốn chết đói cũng khó. 
 Nhưng mặt khác, đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hoá cao đến nơi văn hoá thấp.” (Hồi Ký Của Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh).
Cách “khái quát này” này đã khiến cho nhà thơ Thiếu Khanh , một người sinh trưởng ở miền Trung, buồn lòng thấy rõ:
Đó là khẩu khí của một bậc đại trí thức ở đất kinh kỳ ngàn năm văn vật nhìn về miền đất tuổi đời non nớt mới ba trăm năm, một cách bao dung và rộng lượng, như một hoàng đế ở trung nguyên nhìn ra man di bốn cõi...”

Nói sao (nghe) đắng cay dữ dội vậy Trời ? Bắc/Nam/Trung gì cũng một nhà hết trơn mà, đúng không?
Tôi e là có đôi chút hiểu lầm giữa ông nhà thơ và ông nhà giáo thôi. Khi đưa ra nhận xét về “độ chênh” của hai nền văn hóa Bắc/Nam (chắc) ý giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chỉ muốn đề cập đến những nét nền nã của vùng đất cũ (so với miền đất mới) chứ ông không có ý đề cao văn hoá cộng sản – hay còn gọi là văn hóa công nôngvăn hóa vô sảnvăn hoá A.K… – chỉ mới xuất hiện, vài chục năm qua, ở đất nước chúng ta.
Và sự hiểu lầm này – phần nào – có thể là do cái “khẩu khí” của kẻ phát ngôn (thuộc bên thắng cuộc) và cái màng nhĩ (vốn đã mỏng tang) của người buộc phải lắng nghe, bên phe thua cuộc.
Trên một chuyến tầu xuôi Nam khác, một cây bút khác, thuộc thế hệ khác, không có dính dáng chi nhiều đến chuyện thắng/thua trong cuộc chiến vừa qua, đã ghi lại tỉ mỉ một mẫu đối thoại của hai người đồng hành, cùng với nhận xét (rất) khác về văn hoá Bắc/Nam:
- Tên chị là gì?
- Thưa em tên Mơ.
- Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ?
- Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu…
- Quê quán ở đâu vậy?
- Em ở Thạch Thất, Hà Tây.
- Chị công tác ở cơ quan nào?
- Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình.
- Chắc chưa vào Ðảng…?
- Vâng, em mới phấn đấu ở cương vị đoàn…
- Chị lập gia đình chưa?
- Em chưa lập, nhưng đối tượng thì có rồi!
- Các cụ nhà ta còn cả chứ?
- Vâng, thầy u em vẫn còn.
- Gia đình được mấy anh chị em nhỉ?
- Thưa, được tám cả thảy…

- Chị đi đâu mà hành lý cồng kềnh thế này?
Nơi em về trời xanh không em…?” Bên này vĩ tuyến 17 không có một câu hỏi thơ mộng, lãng mạn như vậy … Vì vậy những lời yêu đương được mở đầu bằng “Ðồng chí công tác ở cơ quan nào ?” (Thế Giang. Thằng Người Có Đuôi. Westminster, CA: Nguời Việt, 1987).
Chúng ta, tất nhiên, cũng “không nên” chỉ vì vài câu đối thoại (ghi trên) mà lại “nẩy ra cái ý khái quát” ngược lại rằng “đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hoá thấp đến nơi văn hoá cao” – nơi mà người ta gặp nhau chỉ để hỏi (chơi) xem:
Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em?
Hay:
Anh đi về đâu mà bụi đường vương trên mái tóc?
Sau một niên học, hay một trại hè – không chừng – dám có những những câu hỏi sát sườn hơn nhưng tuyệt đối vẫn không liên quan gì (ráo) đến lý lịch của nhau:
Anh ơi nếu mộng không thành thì sao?
Nói tóm lại, và nói nào ngay, là thái độ sống nghi kỵ, dò xét không thuộc vô cái nền văn hóa (chết tiệt) nào hết trơn hết trọi – của cả bốn miền, tính luôn miền núi. Hoặc giả, nếu có, đó cũng chỉ là cái thứ văn hóa chi bộvăn hoá đảng ủy,văn hoá lý lịchvăn hoá công anvăn hóa điềm chỉ, hay nói tóm lại là là văn hóa đảng trị mà thôi.
Tôi không tin rằng giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có chút (xíu xiu) nào thích thú hay hãnh diện gì về cái loại văn hoá thổ tả này, vì chính ông cũng đã (đôi lần) suýt bị “gay go” với nó:
“Vào năm 1983, tôi còn bị đánh một trận nữa. Người ta đánh một bài viết của tôi chưa hề được công bố. Hồi ấy cuộc xung đột ta với Tầu ở biên giới còn nóng hổi. Anh Nguyên Ngọc vừa ở chiến trường ra, được đề bạt làm bí thư đảng đoàn Hội nhà văn, chủ trương làm một cuộc cách mạng trong đời sống văn học, đặc biệt là chống Maoít.
Hôm ấy nhân có một cuộc họp của giới lý luận phê bình văn học ở trụ sở báo Văn nghệ, Nguyên Ngọc và Nguyễn Khải đến hô hào chúng tôi dũng cảm nói sự thật, đảm bảo không sợ bị ‘tai nạn lao động’.
Một số người phát biểu hưởng ứng, trong đó có Hoàng Ngọc Hiến và tôi. Thấy ý kiến nghe được, anh Từ Sơn ở báo Văn nghệ đề nghị viết thành bài để đăng báo.
Bài của Hiến chính là bài ‘hiện thực phải đạo’ nổi tiếng, được coi như mở đầu cuộc đổi mới văn học. Bài đăng được ít lâu thì bị phê phán quyết liệt cùng với bản Đề cương của Nguyên Ngọc.
Vì thế bài của tôi đã lên khuôn vội rút về. Nhưng nhiều người cứ đồn bài này còn táo tợn hơn cả bài của Hiến, và lời đồn đại này cứ lan rộng mãi.
Hoàng Trung Thông lúc bấy giờ là Viện trưởng viện văn học phát biểu trong một cuộc hội nghị ở Viện, nói tôi đã đối lập tư tưởng chính trị với tư tưởng Văn nghệ.
Chuyện này tôi chẳng quan tâm làm gì nếu không liên quan đến kỳ phong học hàm phó giáo sư của tôi lúc bấy giờ. Hồi ấy, người đăng ký phong học hàm, trước khi được đưa ra bầu bán về chuyên môn, phải thông qua đảng uỷ của cơ quan công tác về tư tưởng. Trường hợp của tôi trở thành gay go vì tiếng đồn về bài viết của tôi đã vang đến đảng uỷ trường đại học Sư phạm và đảng bộ khoa văn.”
1983 – 2013: hơn một phần tư thế kỷ đã qua, cả đống nước sông, nước suối, nước mắt, nước mưa – cùng với vô số máu lệ – đã (ào ạt) tuôn ngang qua cầu và qua cống. Tuy vậy, cái thứ văn hoá phong chức thì vẫn còn nguyên vẹn (ở trường Đại Học Sư Phạm, Hà Nội) theo như tường thuật của Nhóm Phóng Viên Điều Tra, thuộc báo Người Cao Tuổi.
Đây là một bài tường trình rất dài, vô cùng luộm thuộm vì quá nhiều điệp ngữ cũng như điệp ý, được đăng thành nhiều kỳ từ hôm 22 đến 30 tháng 5 năm 2013 (và đã được in lại trên trang Dân Luận, vào ngày 1 tháng 6) nhưng chỉ cần xem qua vài câu, trong phần kết luận, người đọc vẫn có thể hiểu được khái quát vấn đề:
“Hội đồng phong giáo sư Ngành Vật lý gồm các giáo sư danh tiếng đầu ngành đã loại ứng viên Nguyễn Văn Minh khỏi danh sách phong chức danh Giáo sư, vì ông Minh không thể là nhà khoa học chân chính, khi ‘man khai, thiếu trung thực’ vi phạm đạo đức nhà giáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…. Bản lí lịch bí ẩn của gia đình, ông Minh cố tình che dấu, đã bị lộ rõ có 2 thế hệ (4 người) tham gia nguỵ quân nguỵ quyền phản cách mạng.”
Sự việc rõ ràng, đã đến lúc Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng xem xét lại có nên để ông Minh làm Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, thậm chí ông Minh không xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam vì man khai lí lịch.”
2 nguyen van minh
Ông Nguyễn Văn Minh nhận chức Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội. Ảnh: nguoicaotuoi.
Ông Minh, phen này, chắc chết – chết chắc. Nếu may mà sống sót e cũng khó có thể hết ngóc đầu lên nổi. Cụm từ này (“ngóc đầu lên nổi”) tôi cóp lại từ  phản hồi của một độc giả, với bút danh TM 1111, bên dưới bài viết (“Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Gian dối trong hồ sơ tranh cử Hiệu trưởng của PGS,TS Nguyễn Văn Minh”) trên trang Dân Luận:
“Chiến tranh huynh đệ tương tàn đã kết thúc gần 40 năm. Nhà nước VN vẫn ra rả ngày từ ngày đầu về chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc. Nếu đến năm 2013 mà cách xét hồ sơ xem một người trí thức có thể đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng một trường ĐH để phục vụ đất nước vẫn phải quyết liệt phân biệt địch-ta bạn-thù, vẫn phải soi mói, sắt máu và sùng sục căm thù, vẫn phải truy tìm từng người bà con thân thuộc xem có người nào là ngụy quân, ngụy quyền, ác ôn, nợ máu, v.v., thì đất nước này làm sao có thể ngóc đầu lên nổi?”
Ủa, có ai nói gì đến chuyện “đất nước này … ngóc đầu lên nổi” hồi nào đâu, cha nội? Chỉ có ông Tiến Sĩ Vũ Minh Khương nói thế này thôi, và cũng đã lâu rồi:
“Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.”
Với chế độ hiện hành, cùng với nền văn hoá thổ tả đảng trị hiện nay – có lẽ – ngay cả đến bác Hồ cũng không biết làm cách nào để “chúng ta không lùi tiếp nữa.” Dù sao, vẫn còn điều may mắn là “đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.” Giời ạ!
Tưởng Năng Tiến

PHẠM HỒNG SƠN PHỎNG VẤN LÊ HỒNG HÀ

Phỏng vấn Lê Hồng Hà

 – Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội

Tháng 3 6, 2012

pro&contraÔng Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người đã tham dự Khóa I cho người Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952. Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956. Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”). Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành) và bị vào tù một thời gian.
Phạm Hồng Sơn thực hiện
Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?
 
Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca. Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.
Thứ hai là tình hình xã hội hiện nay ở mức độ xấu chưa từng có, kể từ năm 1975 đến giờ. Sự xuống cấp của đất nước hầu khắp mọi lĩnh vực từ an ninh, đạo đức, văn hóa, giáo dục, xã hội, hay chính trị. Chính trị nghĩa là uy tín của của ĐCSVN đã xuống thấp chưa từng có, gần như không còn ai tin vào cái Đảng này nữa. Như vậy xã hội hiện nay, theo tôi, đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện mà nguyên nhân là do đường lối của ĐCSVN về phát triển là sai.
Thứ ba là vấn đề Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang ráo riết thực hiện những kế hoạch dữ dội, xâm nhập, ảnh hưởng, chèn ép, bao vây trên mọi lĩnh vực, kinh tế, an ninh, quốc phòng, lãnh thổ, nhằm thực hiện ý đồ cuối cùng là thôn tính Việt Nam. Còn về phía Việt Nam thì nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lại đã và đang bị Trung Quốc mua chuộc và khống chế. Tất cả những điều đó đều là một quá trình liên tục từ Đại hội VI của ĐCSVN đến nay. Thái độ nói chung của lãnh đạo Việt Nam hiện nay về Trung Quốc lại lờ phờ, không rõ ràng. Đó là một vấn đề hết sức nguy hiểm.
Phạm Hồng Sơn: Vậy ĐCSVN còn đóng vai trò gì đối với đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Trước đây Đảng đã từng giữ vai trò tiền phong trong xã hội, thúc đẩy tiến bộ cho xã hội ở một số phương diện. Nhưng đến nay Đảng không còn giữ được những vai trò đó nữa vì Đảng vẫn đi theo hệ tư tưởng Marx-Lenin. Còn về đội ngũ của Đảng, đặc biệt là hàng ngũ cầm quyền, đã bị tha hóa, tham nhũng, xoay sở, vô cảm với đất nước, xã hội. Vì vậy Đảng hiện nay chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội thôi.
Phạm Hồng Sơn: Vừa rồi ĐCSVN đã có Hội nghị Trung ương 4 và tiếp theo là một Hội nghị toàn quốc về chỉnh đốn Đảng, ông có kỳ vọng gì?
Lê Hồng Hà: Nói đúng ra thì những Hội nghị được tổ chức rất ghê gớm đó họ đã có những phát hiện cũng có ích chứ không phải là vứt đi nhưng nó không trúng vấn đề chính, không đi vào nguyên nhân gốc. Nhiều cán bộ lâu năm đã có những bộc bạch là nếu cứ ra những nghị quyết kiểu như thế thì sẽ “chẳng giải quyết được cái quái gì cả”. Họ chỉ dựa vào những biểu hiện, rồi tập trung phân tích vào những hư hỏng bên ngoài. Họ chưa nhận ra hoặc không dám nhận ra nguyên nhân gốc của những hư hỏng đó thì làm sao có thể chỉnh đốn được.
Phạm Hồng Sơn: Tại sao họ “không dám nhận ra”?
Lê Hồng Hà: Nếu họ phải thừa nhận sai lầm từ gốc nằm ở cương lĩnh, ở đường lối, ở hệ tư tưởng thì tức là họ phải chấp nhận rằng công tác tuyên huấn là bịp bợm còn công tác lý luận là bế tắc, họ sẽ phải tự cách chức hết, tự nghỉ hết, tức là sự tự “lật đổ”, sự thay đổi hoàn toàn. Mà hiện nay họ vẫn tỏ ra phải giữ quyền lực, địa vị, giữ lợi ích của họ, nghĩa là họ phải giữ những đường lối đó. Không những thế, vừa rồi họ vẫn còn cho rằng ai phê phán đường lối chính trị của họ là sai lầm là đều thuộc lực lượng “chống đối, thù địch”, nghĩa là những gì chúng ta trao đổi từ nãy đến giờ là thuộc lực lượng “thù địch” rồi. Do đó trong tình hình muốn tạo thế chuyển biến cho đất nước Việt Nam thì phải dựa vào dân, chứ dựa vào Đảng, mong muốn đổi mới cái Đảng này cho nó mạnh lên, nó sạch lên thì không có. Trong tình hình hiện nay của đất nước thì cái Đảng này không thể đổi mới được. Chỉ dân mới có thể tạo ra đổi mới. Nếu cái Đảng này có làm được cái gì tiến bộ thì cũng phải dựa vào sức ép của dân. Nhân dân sẽ là người bắt Đảng phải thay đổi.
Phạm Hồng Sơn: Xin ông đánh giá về lực lượng tiến bộ hiện nay?
Lê Hồng Hà: Vì đất nước, xã hội đang lâm vào một cuộc tổng khủng hoảng nên chính điều đó đang tạo ra một đòi hỏi phải thay đổi của bản thân xã hội, của các thành phần trong xã hội. Những vận động, đấu tranh cho tiến bộ đã được nhiều người thực hiện liên tục từ hàng chục năm qua với nhiều bước thăng trầm. Nhưng khoảng 1 đến 2 năm nay phong trào đang lên mạnh với sự xuất hiện của nhiều nhân vật mới, đang trồi lên liên tục và là tổng hợp của rất nhiều cái cụ thể. Nếu lấy mốc thì tôi lấy mốc là Vụ án Cù Huy Hà Vũ, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và một loạt những kiến nghị tập thể, phải kể đến nhất là Kiến nghị có chữ ký ban đầu của 85 vị ở cả trong Nam và Bắc, rồi Kiến nghị của hơn 20 trí thức, rồi Kiến nghị về Bauxite, rồi cả các Kiến nghị của ông Trần Văn Huỳnh (bố Trần Huỳnh Duy Thức).
 Nói chung lực lượng tiến bộ đang trồi lên với nhiều hình, nhiều vẻ và với những quan điểm rất khác nhau. Vấn đề hiện nay là vẫn chưa có ai tổng hợp được về những lực lượng đối lập đang nổi lên ở trong nước, gồm những ai, như thế nào. Việc này cần quan tâm để đánh giá cho chính xác, để hiểu rõ họ như thế nào. Ví dụ nhóm Minh Triết của Nguyễn Khắc Mai, rồi Khối 8406, hay những người đang nằm trong hệ thống như Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết, Tương Lai, Nguyễn Trung, họ phát biểu còn dè dặt thì đánh giá thế nào, rồi Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi hiện tượng ở Phú Yên hay là Nguyễn Xuân Diện đi thăm Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Quang Vinh đưa tin về Tiên Lãng, Ba Sàm điểm tin hàng ngày, hay Nguyễn Huệ Chi đi thăm Cù Huy Hà Vũ, rồi Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng đòi thả Bùi Thị Minh Hằng. Rồi ở ngoài nước, tôi thấy có nhiều phát biểu cũng rất giỏi, nhiều hoạt động rất tích cực. Như vậy hiện nay đang có rất nhiều tiếng nói, hoạt động, rất đa dạng, rất phong phú, rất khác nhau, rất phức tạp, rất ghê gớm. Tôi đang quan tâm nhưng chưa tài nào tổng hợp được.
Phạm Hồng Sơn: Ông tiên liệu gì về phản ứng của ĐCSVN trước những “trồi lên” đó?
Lê Hồng Hà: Họ sẽ đi đến chỗ phải đàn áp. Mà một trong những biểu hiện của nó là Đảng vừa ra 19 điều cấm kỵ đối với đảng viên, nghĩa là nó chuẩn bị đàn áp đấy. 19 điều cấm là tước quyền công dân của đảng viên, vi phạm luật pháp. Nhưng điều đó cũng thể hiện Đảng đang ở tâm trạng bất lực. Một biểu hiện bất lực rõ nữa là tháng trước ông TBT Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra mời gặp các cán bộ lão thành trong Nam và ngoài Bắc. Hoạt động đó cách đây khoảng 2-3 năm là một chế độ thường niên, nhưng mỗi lần gặp thì lại bị các cán bộ lão thành phê phán, góp ý kiến rất “lộng óc” nên sau đó Đảng đã bỏ đi, không tổ chức nữa. Nhưng rồi dư luận kêu ca nhiều quá nên vừa rồi lại phải tổ chức lại nhưng lại chỉ dám mời những cán bộ lão thành cao cấp như kinh qua Ban Bí thư, kinh qua Thủ tướng, không dám mời mở rộng và cũng không dám nghe hết các ý kiến. Như vậy là Đảng đang muốn xoa dịu, đang muốn tỏ ra có sự đoàn kết, gắn bó giữa lãnh đạo hiện nay với lớp về hưu, nhưng thực tế cho thấy sự chia rẽ, mất đoàn kết trong Đảng là hiện tượng phổ biến.
Phạm Hồng Sơn: Ông là người đã tiếp thêm tiếng nói mạnh mẽ về việc phải bạch hóa và minh oan cho những nạn nhân trong “Vụ án xét lại chống Đảng” thời những năm cuối 1960 đầu 1970. Theo ông, những tấm gương nạn nhân năm xưa đó có ý nghĩa gì với lịch sử và đặc biệt có ý nghĩa gì trong bối cảnh đất nước hiện nay?
Lê Hồng Hà: Đó là những con người xứng đáng với bản lĩnh anh hùng, xứng đáng là tấm gương cho thế hệ hiện nay noi theo. Xã hội cần phải tiếp tục công việc để đòi ĐCSVN phải tuyên bố sửa sai, đòi minh oan cho những con người lịch sử đó để bảo vệ chân lý, bảo vệ pháp luật và trả lại thanh danh cho những con người anh hùng đó.
Phạm Hồng Sơn: Với tư cách là một người đi trước hay nói theo cách thường thấy là một “lão thành cách mạng”, giả thiết nếu có lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay đến tham vấn, ông sẽ nói gì với họ?
Lê Hồng Hà: Tôi sẽ nói với họ đúng như những gì đã nói ở trên.
Phạm Hồng Sơn: Ông có những lời khuyên cụ thể nào không?
Lê Hồng Hà: ĐCSVN cần phải họp lại với nhau để thôi hệ tư tưởng Marx-Lenin đi. Tôi không kêu gọi thủ tiêu “anh” nhưng “anh” muốn tồn tại thì phải thực hiện đa đảng, dân chủ, để mà tồn tại.
Phạm Hồng Sơn: Trân trọng cảm ơn ông Lê Hồng Hà.
Bài đăng ngày 06.3.2012
© 2012 pro&contra

HIỀN SỸ * CỘNG SẢN BÁN NƯỚC

Chuẩn! Chúng tao bán nước đó!


Hiền Sỹ (Danlambao)
Theo lời kể về câu chuyện đi biểu tình của mình, chị Trần Thị Nga, một người yêu nước ở Phủ Lý, Hà Nam đã cho ta thấy bộ mặt bán nước trơ trẽn của đảng cộng sản. Đến mức chính viên công an cộng sản có tên Nguyễn Đức Trung, số hiệu 195-456 đã thẳng thừng tuyên bố “Chuẩn!” khi bị chất vấn về việc công an cộng sản làm tay sai cho Tầu.
Trên thực tế, tất cả các cuộc biểu tình của đồng bào trong nước chống giặc Tầu cho đến hôm nay đều bị đảng cộng sản đàn áp dã man. Những kẻ trực tiếp thi hành lệnh của đảng đó là những tên công an, an ninh, côn đồ khoác lên mình khẩu hiệu “Còn đảng còn mình, còn đảng còn tiền”. Nhưng từ trước đến nay, chưa môt tên công an nào dám đối mặt với người dân nói thẳng chúng làm tay sai cho Tầu mà chỉ mị dân bằng luận điệu “giữ hòa bình ổn định, đã có đảng và nhà nước lo”. Câu chuyện ngày 2/6 tại trại giam Lộc Hà của chị Trần Thị Nga đã cho thấy sự trơ trẽn đến mức bỉ ổi của đội ngũ công an nhà cầm quyền cộng sản. Đội ngũ này đang sống nhờ mồ hôi nước mắt của người dân Việt nhưng lại bán linh hồn cho giặc.
Cụ thể, câu chuyện của chị Nga có đoạn, khi chị Nga chất vấn công an tại trại Lộc Hà: "Tại sao chúng tôi đi biểu tình phản đối TQ xâm lược, đánh, bắt, giết ngư dân VN mình mà các anh bắt, đánh đập, giam giữ chúng tôi? Có phải ngành công an các anh đang bảo kê cho TQ xâm chiếm biển đảo, đánh, giết ngư dân hay sao?". Công an viên có tên Nguyễn Đức Trung có số hiệu 195-456 đã trả lời “Chuẩn!”(1). 
Nghe câu nói đó, thật sự chúng ta xót xa cho một dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra những người anh hùng như Lê Lợi, Quang Trung lại có thể sản sinh ra một lũ bán nước hại dân như công an cộng sản ngày nay. Lời trả lời của tên công an đã xác nhận đảng cộng sản là một lũ bán nước thật sự chuẩn xác như chính lời xác nhận của tên Trung. Bản chất hèn với giặc ác với dân đã được chính miêng công an của đảng cộng sản xác nhân, điều này cũng cho thấy bản chất trơ trẽn, không biết xấu hổ trước tổ tiên, trước đất nước và trước triệu đồng bào Việt Nam của đảng cộng sản. Và thật đáng buồn riêng cho cha mẹ của tên công an Nguyễn Đức Trung số hiệu 195-456, vì họ đã sinh nhầm một tên bán nước hại dân mà rồi đây lịch sử sẽ ghi vào sách vở như một trong hàng triệu Lê Chiêu Thống của đảng cộng sản. 
Nhưng lần giở những chuỗi sự kiện từ lâu nay, chúng ta có thể thấy rằng những phát ngôn như của tên Nguyễn Đức Trung cũng không có gì xa lạ. Chỉ có điều, nghe nó như một nhát dao cứa vào tim, vào niềm tự hào dân tộc của chúng ta. Hãy nhìn đảng cộng sản giao Hoàng Sa – Trường Sa cho Tầu bằng một công hàm trơ trẽn của Phạm Văn Đồng mà đứng đầu là Hồ Chí Minh. Hãy nhìn những Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm mất bởi đảng cộng sản vào tay Tầu. Hãy nhìn từng đợt biểu tình bị đàn áp dã man thì chúng ta thấy rõ ràng lời của tên Nguyễn Đức Trung như một sự khẳng định của đội ngũ công an “Chúng tao bán nước đó! Làm gì được nào?”.
Lịch sử đã chứng minh, Hồ Chí Minh khi đem chủ thuyết cộng sản về gây di họa cho Việt Nam thì đã từng 2 lần là đảng viên đảng cộng sản Trung cộng(2). Bởi vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi đảng cộng sản Việt Nam tiếp nối tư tưởng làm chư hầu cho Trung cộng mà Hồ Chí Minh mong muốn. Để đến hôm nay, những cháu ngoan của Hồ Chí Minh như tên Nguyễn Đức Trung đã thừa nhận sự thật bán nước của đảng cộng sản là “Chuẩn”!
Đảng cộng sản cuối cùng cũng đã lòi cái đuôi bán nước và bản mặt trơ trẽn làm tay sai cho giặc ra trước bàn dân thiên hạ bằng câu nói của tên công an mang tên Nguyễn Đức Trung. Nó như một cái chốt cuối cùng đã bung để lộ ra bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của một tên mafia không hơn, không kém. Chính vì vậy, không còn cách nào khác, người dân Việt Nam nếu không muốn Bắc thuộc thêm một lần nữa cần phải đứng lên dẹp bỏ đảng cộng sản Việt Nam. Vì đảng cộng sản Việt Nam chính là con nuôi của Trung cộng. Chỉ có chặt được cánh tay nối dài của giặc Tầu thì dân tộc Việt Nam mới có thể thoát khỏi thảm cảnh một Tây Tạng thứ hai. 
Người dân Việt Nam ngày hôm nay đã không còn u mê như gần 1 thế kỷ trước khi chấp nhận một chủ thuyết hoang tưởng và một lũ phản quốc làm lãnh đạo dân tộc. Những âm mưu bẩn thỉu “hèn với giặc, ác với dân” cuối cùng cũng đã và đang lộ ra trước ánh sáng. Không còn cách nào khác, nhân dân Việt Nam phải đồng lòng, chung tay vạch trần thêm những âm mưu thâm hiểm của đảng cộng sản để có một sức phản kháng cần thiết lật đổ chế độ cộng sản. Chi có như vậy Việt Nam chúng ta mới thực sự trường tồn .
17/6/2013.

SƠN TRUNG * CHÍNH LUẬN 21

THƯỢNG ĐỈNH VÀ  THƯỢNG ĐẲNG

Cuộc họp mặt giữa Obama và Tâp Cận Bình đã diễn ra vào hai ngày 7 và 8 tháng 6 năm 2013 tại khu an dưỡng Sunnylands ở phía đông nam bang California, Mỹ. Một số nhà bình luận lạc quan cho rằng "các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã làm việc với nhau gần 8 giờ đàm phán trong bầu không khí được cho là khá thoải mái và cởi mở với một số lượng ít các thành phần tham dự. Hai nhà lãnh đạo đã nói với các phóng viên rằng Mỹ và Trung Quốc thống nhất xây dựng các mối quan hệ mới dựa trên lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau. Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon nhận định, các cuộc gặp nói trên là “đáng chú ý, tích cực và xây dựng”.


Một số nhà bình luận viết rằng hai bên đã giải quyết một số vấn đề:

-Hai bên sẽ làm việc cùng nhau để tạo ra các quy chế về an ninh mạng.
-Hai bên sẽ thúc đẩy trao đổi song phương ở tất cả các cấp, bao gồm cả hoạt động quân sự.
-Trong ngày làm việc thứ hai, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về quan hệ kinh tế giữa hai nước, đặc biệt các “ấm ức” lâu nay của Mỹ về việc Trung Quốc vi phạm bản quyền và định giá đồng nhân dân tệ quá thấp khiến kinh tế Mỹ thiệt hại hàng trăm tỷ đô la và cán cân buôn bán của Mỹ với Trung Quốc bị thâm hụt.

-Tuy hai nhà lãnh đạo không công khai nhắc đến vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông sau hội đàm, nhưng Cố vấn An ninh quốc gia Tom Donilon cho biết bên lề là Tổng thống Obama đã nhắc ông Tập rằng Trung Quốc cần tìm kiếm giải pháp hạ nhiệt khu vực trên thông qua kênh ngoại giao.

Ngược lại, theo lời cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, người có mặt trong buổi làm việc giữa hai nguyên thủ, ông Tập Cận Bình đã lập tức trả lời ông Obama rằng Trung Quốc sẽ “kiên quyết bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của mình”.

Sau ngày đầu tiên, hai nhà lãnh đạo đã cho các phóng viên biết, Mỹ và Trung Quốc thống nhất xây dựng các mối quan hệ mới dựa trên lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau. Hai bên nhất trí cần gây thêm áp lực để buộc Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân, không công nhận Triều Tiên là nhà nước vũ trang hạt nhân.

Tuy nhiên một số bi quan, cho rằng giữa hai bên còn có nhiều cách biệt. Giới quan sát tỏ ra hoài nghi : Liệu những biểu hiện bề ngoài vui vẻ, thoải mái giữa tổng thống Barack Obama và chủ tịch Tập Cận Bình có giúp hai bên vượt qua những hố sâu bất đồng trên nhiều vấn đề quan trọng hay không ? Dân biểu Chris Smith, thuộc đảng Cộng hòa, ở New Jersey, chủ tịch tiểu ban nhân quyền Hạ Viện lại thất vọng về cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức Mỹ-Trung. Tuy có nêu vấn đề nhân quyền ngay trong phần đầu bài diễn văn, nhưng lẽ ra, tổng thống Obama nên mở đầu mối quan hệ với chủ tịch Tập Cận Bình bằng việc đòi trả tự do cho các nhà ly khai Trung Quốc đang bị cầm tù, trong đó có giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba. Theo thiển kiến, ông Obama nói sơ lược thế là đủ, người quân tử phải có cung cách tế nhị trong buổi sơ ngộ, không nên yêu cầu thế này, đòi hỏi thế nọ như mấy anh vô văn hóa mà ở địa vị cao.

Mai Vân của RFI bình luận rằng quan hệ Mỹ-Trung là vỏ hòa dịu bọc những cái gai (1)

Lẽ tất nhiên trong các cuộc ngoại giao, dù căng thẳng, bất đồng, ngôn ngữ lịch sự bao giờ cũng là cuộc họp diễn tiến trong không khí hòa dịu, hai bên đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Trung Cộng và Mỹ là đối thủ. Từ lâu, Từ thời Mao Trạch Đông, Trung Cộng đã muốn tiêu diệt đế quốc Mỹ để Trung Cộng trở thành đế quốc mới ngồi vào cái ghế "sen đầm quốc tế" của Hoa Kỳ. Nhất là từ thời Hồ Cẩm Đào, Trung Cộng lộ rõ bộ mặt hiếu chiến,  chiếm biển đông, nghĩa là chiếm Thái Bình Dương, đoạt các đảo của nhiều quốc gia Á châu và ngăn cản sự lưu thông của Mỹ trên Thái Bình Dương. Chiếm biển Đông, tuyên bố chủ quyền biển Đông, nghĩa là Trung Cộng chiếm Á Châu và  đe dọa Mỹ. Tất nhiên, Mỹ khó tha thứ.

Đầu năm 2013, Tập Cận Bình đi Nga trong khi đó các vị tiền nhiệm của ông ta thường là đi Mỹ như Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Tại Mạc Tư KHoa, Tập Cận Bình hung hăng chỉ trích Mỹ. Thế mà nay ông lại đi Mỹ, như vậy cuộc Mỹ du của ông có mục đich gì?


Như trên đã trình bày, trong hội nghị thượng đỉnh kỳ này, hai bên hứa hẹn sẽ giải quyết những vấn đề nổi cộm trong quan hệ song phương, song những vấn đề đó đem ra trên bàn ngoại giao thì cũng vài năm chưa xong, mà kết thúc tốt đẹp là phải dùng cú đấm. Trong 8 giờ cũng chỉ đi vòng vo, cũng chỉ là hứa hẹn tương lai. Thực chất phải là vấn đề khác.

Phải chăng trước khi đấu võ, người ta cũng dùng đấu văn, hoặc thăm dò tình hình và thái độ kẻ thù và đồng minh kẻ thù. Tập Cận Bình muốn nuốt các nước Á châu nên đến Mỹ để thăm dò thái độ của Mỹ. Nếu Mỹ tỏ ra hèn yếu, sợ hãi thì Trung Cộng sẽ mạnh mẽ xông lên" phanh thây uống máu quân thù".Điều này Đặng Tiểu Bình đã làm trước khi đánh Việt Nam. Trong cuộc họp thượng đỉnh này, Obama bảo Tập Cận Bình phải xuống thang ở Biển Đông. Lời nói nhẹ nhàng nhưng rất là kẻ cả, và như thế, Obama đã tỏ thái độ chống việc Trung Cộng xâm chiếm  biển Đông và tấn công  các  nước Á Châu. Tập Cận Bình và bọn thủ hạ của ông phải hiểu thế.

Có thể Tập Cận Bình có mục đích khác rất quan trọng. Sống thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã thấy cái tệ hại của cộng sản là ngồi lỳ và nắm nhiều quyền hành. Vì vậy mà ông phân chia các chức vụ trọng yếu cho nhiều nhân vật khác nhau và định kỳ các chức vụ. Việc này cũng có mục đich tránh sự tranh giành, chém giết nhau trong đảng.Thế mà nay, đảng Cộng sản Trung Quốc lại gạt bỏ nguyên tắc phân nhiệm và định kỳ do Đặng Tiểu Bình đặt ra mà trao cho Tập Cận Bình toàn quyền như Mao Trạch Đông. Thế là đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao thanh kiếm lệnh và Tập Cận Bình đã đăng đàn bái tướng. Qua việc này, chúng ta thấy đảng Cộng sản Trung Quốc đã trao quyền tướng soái cho Tập Cận Bình để ông có sức mạnh đối nội và đối ngoại, nhất là đối ngoại, nghĩa là xâm chiếm Á châu và đánh Mỹ




Người Trung Quốc cao ngạo, cho mình là trung tâm vũ trụ. Các tiểu quốc phải chầu thiên tử chứ thiên tử không bao giờ hạ cố đến các tiểu quốc. Mao Trạch Đông không bao giờ rời ngai vàng trung tâm vũ trụ của ông. Chỉ có bọn đàn em của ông vì tình thế bắt buộc mà phải sang Mỹ. Bây giờ, quyền uy là thế, khí thế  ngất trời như thế mà Tập Cận Bình phải sang Mỹ? Tại sao ?

Các báo Việt Nam như Đất Việt  (2), Tin 247 (3) đều cho rằng Tập Cận BÌnh phải ’uống chén đắng’ khi sang Mỹ. Chén đắng đó là Tập Cân Bình yêu cầu Mỹ Nhật ngưng tập trận nhưng Mỹ Nhật vẫn làm ngơ. Ngoài ra, ta thấy Tập Cận Bình phải uống nhiều chén đắng chứ không phải một. Tập Cận Bình không được tiếp tại tòa Bạch ốc.Thế là tư thế của Tập Cận Bình coi bộ yếu kém, phải xuống nước, phải  chịu cảnh hạ phong chứ không được cái ưu thế thượng đẳng.  Nhưng vì cần thiết mà phải nhịn nhục như Hàn Tín lòn trôn!


Việc cần thiết cho Trung Cộng là gì? Đó là vấn đề kinh tế.Nhiều báo chí trên thế giới đã nói nhiều vệ sự suy thoái kinh tế của Trung Cộng.Tú Anh của RFI trong bài "Kinh tế Trung Quốc mất đà" có đoạn :"Hàng loạt chỉ số về sản xuất, thương mại được Bắc Kinh công bố cuối tuần qua xác định cường quốc kinh tế thứ hai thế giới đang bị mất trớn. Các thông tin thất vọng này gây ra những tin đồn giảm lãi suất tín dụng với những hệ quả không hay.(4)


Hiện nay, Hoa Kỳ đang cùng các nước đồng minh thảo luận về Hiệp định Hợp  tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TTP).. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Việt Nam và chín quốc gia khác như Nhật Bản, Brunei, Chile, New Zealand, Singapore , Australia, Malaysia, Peru, Mexico ..đang trên bàn đàm phán về tự do thương mại cấp cao, đề cập tới những vấn đề thương mại mới và những thử thách của thế kỷ 21. Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là cơ hội dành cho tất cả các nền kinh tế lớn phát triển nhanh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương - các nước phát triển và đang phát triển - hợp nhất thành một khối kinh tế đại diện cho khoảng 30% GDP toàn cầu. Sự thành công của Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương sẽ đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, xóa tan rào cản về thương mại và đầu tư, tăng xuất khẩu và tạo thêm các cơ hội việc làm cho mọi người.


Bộ Công thương và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ vừa tổ chức hội thảo khoa học "Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình dương (TPP), ý nghĩa và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam”. Hiện tại, TPP đã đi được 16 vòng đàm phán và dự kiến kết thúc vào cuối năm 2013. TPP được kỳ vọng là sẽ tạo ra chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, trong đó Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều. Tuy nhiên, hội thảo cũng đặt ra cho doanh nghiệp Việt những thách thức cần vượt qua để hòa nhập sân chơi mới này. Không biết Việt cộng suy nghĩ như thế nào. Nhiều người thấy ham vì được chơi với tư bản Mỹ nhưng lại sợ khó mà chơi trò ma quỷ gian lận với thế giới, và nhất là sợ Trung Quốc không cho phép bỏ ngũ!


Trước cuộc Hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương này, Trung Cộng cũng nóng mặt muốn chọi lại Mỹ cho nên Trung Cộng cũng mở ra một cuộc chơi khác do Trung Cộng làm chủ. Đó là tổ chức HƠP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC- viết tắt là  RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership)

Được bàn thảo từ 2006, nay RCEP bao gồm 16 quốc gia trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương
Các thành viên gồm 10 quốc gia ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Campuchia), Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc (gọi tắt là ASEAN+6) . RCEP không có sự hiện diện của Hoa Kỳ


Theo Trung Cộng, mục đích của RCEP là củng cố thêm hiệp định tự do Thương mại trong khối ASEAN lẫn các quốc gia không nằm trong khối nhằm cân bằng và tạo thêm sức ảnh hưởng lên các hiệp định thương mại này .RCEP có thể giúp thúc đẩy thương mại Việt Nam vượt xuyên ra khu vực châu Á–Thái Bình Dương. Nói văn hoa kiểu tuyên truyền là vậy, nhưng thực chất là  tổ chức này có mục đich  cạnh tranh với Mỹ và kéo các tiểu quốc theo Trung Cộng, tôn Trung Cộng làm minh chủ.


Tuy nhiên, thời gian gần đây Hà Nội thường xuyên có những mối lo ngại lớn hơn về mặt chiến lược đối với sự áp đảo ngày càng gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt các vụ tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông. Gần đây Hà Nội đã hoan nghênh tiếp nhận những lời đề nghị mang tính hợp tác từ phía Hoa Kỳ, nhưng những bước tiến này vẫn chưa đủ mạnh đến mức có thể làm Trung Quốc phiền lòng.

Nếu không có sự đối trọng đến từ Hoa Kỳ, Việt Nam có thể sẽ mắc phải sự chi phối kinh tế từ Bắc Kinh, đặc biệt khi Việt Nam vẫn là nước tiêu thụ lượng hàng nhập khẩu rất lớn từ Trung Quốc.


Xem danh sách thì hai bên có khoảng 10 nước tham dự, lực lượng Trung cộng đông hơn. Nhưng thực tế một số nước đứng hai chân như Việt Nam, Lào, Campuchia... Một số là đồng minh của Mỹ. Và một số là kẻ thù của Trung Cộng như Philippines,  Nhật, Ấn Độ...Trung Cộng mời Nhật, Ấn vì lịch sự mà họ đồng ý chứ một khi anh đem quân cướp của, đe đọa tài sản người ta thi đời nào  người ta chịu đồng minh với anh ?

Trong buôn bán phải có sự hòa bình, thân thiện. Trung Quốc có câu:" Hòa khí sinh tài." Việt Nam, Lào, Miên có thể cúi mặt làm y công hay làm công tác giữ nhà, nhưng Nhật Bản, Ấn Độ thì không đời nào giao thương với với quân gian manh và cướp giựt.  Giả sử Trung Cộng không lộ bộ mặt ăn cướp, cách buôn bán gian manh, ăn cắp công trình sáng tạo của người ta, chế tạo hàng giả, hàng độc hại cũng đủ cho người ta chạy làng. Hơn nữa, Trung Cộng thực chất là lạc hậu, nghèo hèn mặc dầu nay mới vươn lên nhưng cung cách của Trung Cộng là cung cách của anh trọc phú ngu dốt  tàn bạo. Cổ nhân ta có câu " Thà làm đầy tớ thằng khôn hơn làm bạn với  thằng dốt" Trung Cộng quả là nghèo hèn, tàn ác và vô văn hóa. Chẳng ai thích làm bạn với những thứ đó.

Thiếu Nhật Bản, Ân Độ, Mỹ thì cái lực lượng này chỉ lả con số không to tướng. Muốn giao thuơng với Nhật, Ấn và các nước Á châu, sao Trung Cộng không giữ thái độ hòa bình , buôn bán thành thật?. Ai dám chơi với bọn ăn cướp cầm dao, cầm súng. Trung Quôc là quê hưong của Tôn Tử,  Khổng Minh, nhưng ai đã bày mưu cho Trung Cộng vừa giơ đao, vừa kêu gọi hiệp tác với Nhật, Ấn?

 Họ tưởng như thế là khôn ngoan sao? Cái ông quân sư nào mà bày ra cái  RCEP quả là đầy tự ái và ngu ngốc vì một khi họ hăm dọa Nhật Bản và Ấn Độ thì hai nước này làm sao mà " công xy" với Trung Cộng?  Công ty lớn, muốn cạnh tranh với Mỹ mà không có Nhật Ân thì làm sao mà cạnh tranh với Mỹ. Thiếu Nhật, Ấn, Mỹ, công ty của Đại Hán trở thành công ty con chuột nhắt. Im lặng thì thôi, còn bày đặt ra chỉ thêm xấu hổ.  Thôi, ông Tập Cận Bình ơi, hai đường phải chọn một. Thương gia phải biết tính toán, giữ chữ tín và thành thật. Còn làm ăn cướp thì phồng mang trợn mắt, hua đao phóng kiếm, hung hãn tàn bạo.  Ăn cướp mà làm thương gia chắc là không thành! Hoặc là ông phải buông đao xuống, cạo trọc đầu và ăn chay vài năm thì may ra gia đạo ông bình an, đất nước ông dù nghèo nhưng không đến nổi máu chảy thành sông, xương chất thành núi.

Một số dân ta chống Mỹ, chê Mỹ, kể cả các quan lớn VNCH nay ngã theo Việt Cộng chống Mỹ cứu nước. Các ông tiến sĩ kinh tế Pháp và Mỹ ơi, dù Mỹ gian ác, nhưng đồng đô la Mỹ thơm lắm, chính các ông đã làm tay sai cho đế quốc Mỹ, và nay các ông đang sống ở Mỹ và Pháp, trên đất tư bản bóc lột, khi các ông dạy học trò cũng là dạy kinh tế tư bản, và  các ông chống Mỹ  nhưng cũng hiểu  thực tế trên đường kinh doanh thương mại, không có Mỹ thì không được. Buôn bán lợi lộc là nhờ dân Mỹ tiêu thụ. Không xuất cảng hàng hóa sang Mỹ và châu Âu thì chẳng nên cơm cháo gì đâu. Hợp tác mà thiếu Nhật Mỹ Ấn coi như bất thành.  Mỹ là khách sộp. Còn bọn Việt Nam, Lào Campuchia, Bắc Hàn, bụng nhỏ, túi không tiền, tiêu thụ có là bao? Malaysia, Philippines, Miến Điện cũng vậy.


Có lẽ thấy thất bại, cho nên Tập Cận Bình sang Mỹ để xin xỏ kiều ăn mày không bị gậy. Ở thôn quê ta, thấy nhà người có đám giỗ mà họ không mời mình, chàng ta liền sang tìm con gà, con chó hay mượn con dao, xin tí lửa để người ta nhìn thấy mình mà mời ăn cỗ... Nguyễn Tất Thành cũng vậy. Câu Ba làm đơn xin học trường Thuộc Địa, thực dân không cho, cậu bèn gửi thư cho Toàn Quyền, cho Khâm sứ Pháp nhờ gừi tiền cho cha cậu, hoặc hỏi thăm tin tức cha cậu..

 Tại sao phải gửi thư cho Khâm sứ Pháp trong khi Nguyễn Tất Khiêm cũng làm việc tại tòa Khâm sứ Pháp tại Huế? .. Đó chẳng qua là cách nhắc khéo Toàn quyền Pháp về cái đơn xin học của cậu , may ra Pháp nhớ lại mà cho cậu vào trường  thuộc địa làm tay sai cho Pháp để tìm đường cứu nước như cậu và bọn đàn em thổi phồng! Cậu Ba chuyên mơ ước viễn vông. Sức học của cậu chỉ lớp ba trường làng, chưa đổ tiểu học, viết cái đơn bằng tiếng Pháp không thông, Anh văn, Pháp văn đều là ngôn ngữ bồi thì làm sao mà vào trường thuộc địa? Muốn làm tay sai cho Pháp cũng phải cử nhân Hán học, Tú tài Pháp Việt như Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim chứ cái thứ bồi như cậu Ba mà đòi ăn xôi gấc sao?

Tập Cận Bình cũng vậy. Đang lúc Mỹ hội nghị về TTP, ông ghé vào xem thử Mỹ có mời ông tham gia TTP hay không. Lần đầu,  họ Tập nói trời nói đất, kỳ tới sẽ vào thẳng xin gia nhập TTP.


Thiên hạ vào TTP mà gạt Trung Cộng ra rìa thật là một điều bất lợi cho Trung Cộng. Vấn đề này là sinh tử của Trung Cộng cho nên Việt Long của RFA đã thấy rõ khi ông đặt nhan đề cho bài phỏng vấn của ông : Hiệp định TPP và Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Trung Quốc , và ông đã đặt cậu hỏi:


Trở lại hồ sơ Xuyên Thái Bình Dương, chúng ta biết là có bốn nước nguyên thủy là Brunei, Chile, New Zealand; rồi thêm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam từ năm 2008; sau đó có Malaysia, Mexico và Canada rồi mới đến Nhật và sau này sẽ còn vài xứ Thái Bình Dương khác. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc chưa được mời tham gia. Liệu trong thượng đỉnh lần này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đôi bên có thể thỏa thuận về việc đó không? (5)

Lê Thành trong Tuần Việt Nam viết như sau
Muốn khẳng định chỗ đứng và vai trò "minh chủ" của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, dù là Washington hay Bắc Kinh cũng đều cần xây dựng một thể chế kinh tế chung đặt dưới sự lãnh đạo của mình và có những luật chơi do mình viết nên. Đánh vào lợi ích kinh tế luôn là một nước cờ vô cùng cần thiết cho những toan tính lâu dài của hai siêu cường. Vậy nên bên cạnh chiến lược củng cố đồng minh quân sự và mở rộng các cam kết hợp tác quốc phòng, yếu tố kinh tế chính là thành tố quan trọng thứ hai đối với chiến lược "trở lại châu Á" của Hoa Kỳ. Và cũng bởi lý do đó, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang thu hút sự chú ý không phải của riêng các nhà hoạch định Hoa Kỳ, mà từ cả giới lãnh đạo Trung Quốc.


Ta khó có thể trách các học giả Trung Quốc khi đa số đều có quan điểm Hiệp định TPP chính là một phần công cụ mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến lược kiềm chế sự trỗi dậy của "con rồng châu Á". Một hiệp định nối liền hai bờ Thái Bình Dương, nối liền Châu Mỹ với khu vực kinh tế Đông Á giàu tiềm năng, mà lại do Hoa Kỳ dẫn đầu thì chắc chắn phải khiến cho người Trung Quốc dè chừng và có phần lo sợ.(6)


Trung Quốc lỡ bộ rồi. Muốn buôn bán thì phải giữ hòa khí. Còn làm ăn cướp thì không ai chơi với mình. Tập Cận Bình phải xuống thang Biển Đông, rút lại bản đồ lưỡi bò, và phải cam chịu sự kiểm soát của quốc tế, từ bỏ gian lận thì mới vào được  gia nhập TTP. Nhưng không gian lận thì làm sao có lời? Đi ăn cướp là làm nghề không vốn thì nhẹ nhàng và mau giàu nhất. Có lẽ con cháu Lã Bất Vy hiểu rõ hơn ai hết lời dạy của tổ tông họ: "Vi nhân bất phú, vi phú bất nhân"..Có lẽ đó là con đường mà Trung Cộng đã vạch sẵn và dễ đi nhất, dễ làm giàu nhanh chóng nhất! Nhưng than ôi đó cũng là con đường bất đắc kỳ tử của Tập Cận Bình và Trung Cộng vì " ba đánh một không chột cũng què" !


________

(1). http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130610-quan-he-my-trung-vo-hoa-diu-boc-nhung-cai-gai
(2).http://www.baodatviet.vn/the-gioi/binh-luan/201306/ong-tap-can-binh-phai-uong-chen-dang-khi-sang-my-2348247/
(3).http://www.tin247.com/d4ng_tap_can_binh_phai_1463buong_chen_dang1463b_khi_sang_my-2-22297604.html
(4). http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130610-kinh-te-trung-quoc-mat-da
(5). . ww.rfa.org/vietnamese/in_depth/tpp-n-sino-us-summit-nxn-06052013122742.html
(6). http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-06-09-cau-noi-giua-hai-sieu-cuong-

No comments: