Thursday, October 20, 2016

CÁC TƯỚNG VNCH- CHIM ĐẸP

NGUYỄN KHẮP NƠI * TƯỚNG DƯƠNG VĂN ĐỨC

Trung Tướng Dương Văn Đức, Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần



Thứ sáu, 01 Tháng 2 2013 15:38 Nguyễn Khắp Nơi – Nguyen Everywhere. / Chuyện tù cải tạo

Lời giải thích của người viết:

Tôi viết lên đây, những gì đã được Huynh Trưởng Lê Phước Khánh (khoá 13 Thủ Đức) đã kể lại những sự việc tai nghe mắt thấy ở trại tù cải tạo Hoàng Liên Sơn, nhất là về Trung Tướng Dương Văn Đức.
Đã viết thì tôi bắt buộc phải viết lại y hệt những gì tôi đã nghe. Nếu không, tôi sẽ có lỗi với HT Khánh.
Nếu không ghi lại trung thực lời nói và viết của Trung Tướng Dương Văn Đức, tôi sẽ có lỗi với ông Tướng: Vì ông ta đã dám viết và dám kể lại, mà tôi lại không dám viết đúng những gì ông đã viết và đã nói.
Hơn nữa, câu chuyện này chỉ có giá trị ở những chữ mà ông đã ghi trong sổ tay mà thôi. Nếu không ghi đúng, câu chuyện sẽ mất hết cả lý thú đi, sẽ không còn là câu chuyện của Tướng Đức nữa.
Xin quý độc giả thông cảm, đừng cho rằng tôi viết bậy!

Những Huynh Trưởng nào, cũng ở cùng trại Hoàng Liên Sơn, cũng cùng chỗ với Trung Tướng Đức, cũng đã được nghe chính ông kể lại lời phê bình của ông về chiến thắng Điện Biên Phủ này, nhưng lại được biết thêm nhiều chi tiết hơn, xin liên lạc với ông Khánh, với chúng tôi, để chúng ta có một câu chuyện trọn vẹn hơn.
Một bữa kia (vào khoảng tháng 4 2005), khi đang ngồi viết về đề tài: “Các Cựu Quận Nhân Miền Nam Việt Nam, làm cách nào để được Hội Cựu Chiến Binh Úc chấp nhận là đã phục vụ tổ quốc mình, và được cho hưởng tiền trợ cấp cựu chiến binh Úc”, một . . . Phe ta - Huynh Trưởng Lê Phước Khánh, đại diện cho Hội Cao Niên Tỵ Nạn Đông Dương – Indochinese Elderly Refugee Association Victoria Incoprated (ICERA VIC INC) - đã đến gặp tôi, đưa tấm ngân phiếu tặng Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ Úc Việt Victoria $1,000.

Vào bữa tiệc gây quỹ lần thứ ba (29 04 05) xây đài tưởng niệm, anh Khánh đã đấu giá được bản sao bức hình bản đồ Việt Nam (bản chánh đã được in vào năm 1967, có đầy đủ cả Ải Nam Quan lẫn Mũi Cà Mâu, các quần đảo Hoàng Sa, Tây Sa). Anh Khánh trao tiền nhưng lại có ý muốn tặng lại Đài Tưởng Niệm bức bản đồ để bán đấu giá tiếp.

 Nhân dịp này, tôi và anh đã cùng ngồi nói dăm ba câu chuyện về thời “Ba lô nón sắt” của mình, và về cuộc tù cải tạo của anh. Khi biết tôi cũng là một trong những:
“Biệt Động Quân, Vì Dân Chiến Đấu”, tức là cũng đã một thời:

“Mũ Nâu, Mầu Áo Hoa Rừng,
Anh đi Biệt Động Lẫy Lừng Bốn Phương”

Nên đã kể cho tôi nghe câu chuyện chết đi sống lại của một Biệt Động Quân và câu chuyện của Trung Tướng Dương Văn Đức, ở trại tù cải Tạo Hoàng Liên Sơn, như sau:


HUYNH ĐỆ CHI BINH.


Trại tù số 3, Hoàng Liên Sơn - ở vùng Vĩnh Phú, Hà Nam Ninh, gần biên giới Trung Cộng và Bắc Việt - đã giam giữ một số lớn những quân nhân cấp Tướng và Tá của QLVNCH và những vị Bộ Trưởng trong chính quyền cũ. Điều đặc biệt là những quân nhân đủ mọi cấp bực thuộc Phòng 7 Tổng Tham Mưu cũng được giam giữ ở đây (có lẽ VC cho là cơ quan này rất quan trọng). Trong trại, ngoài những vị Tướng Tá, Bộ Trưởng, còn có Thiếu Tá Hoà, Biệt Động Quân, Thiếu Tá Nghiêm của Nhẩy Dù và có Trung Tướng Dương Văn Đức.

Vào khoảng tháng Tám gì đó của năm 1979, mối giao hảo giữa Trung Cộng và Việt Cộng đã trở thành gây cấn, hai bên anh em nhà nó đã sửa soạn đánh nhau tùm lum lên, nhưng trong trại tù thì không ai biết cả. Chỉ có một lần, khi đi ngang qua trạm kiểm soát, mọi người nhìn thấy bọn VC có treo một tấm bích chương, nội dung ghi: “Trung Quốc là kẻ thù còn nguy hiểm hơn Đế Quốc Mỹ”.

Về trại, anh em lén họp bàn với nhau rất là sôi nổi. Mọi người đã đoan quyết rằng, TC và VC đã trở thành kẻ thù với nhau, sẽ và có thể đã đánh nhau lỗ đầu sứt trán rồi. Cuối cùng, anh Hoà và Nghiêm đã đi đến kết luận: Nếu chúng đã trở thành kẻ thù với nhau rồi, ta cứ việc trốn trại, đi thẳng tới biên giới tới Trung Cộng, chắc chắn đám này sẽ tiếp đón mình với tư cách dân tỵ nạn, như vậy là có đường “Mưu sinh thoát hiểm”. Anh em khuyên hai anh hãy thận trọng, suy nghĩ kỹ rồi hãy làm, vì chung quanh đây, dân chúng đã bị tuyên truyền, bị nhồi sọ, chắc chắn sẽ không che chở cho chúng ta.

Khoảng một tuần sau thì hai anh trốn trại!

Đám quản giáo tá hoả, tìm đủ mọi cách để truy tìm hai kẻ đào thoát và dấu diếm câu chuyện vượt tù này không cho lan chuyền trong trại và qua những trại khác.
Đã hơn một tháng rồi, không nghe động tĩnh gì cả, anh em đã hy vọng là hai anh Hoà và Nghiêm đã vượt thoát thành công qua Trung Cộng, có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có những đám khác sửa soạn vượt trại nữa.

Đùng một cái, vào một ngày không đẹp trời tí nào cả, hai anh Hoà và Nghiêm bị bắt dẫn trở về trại! Anh Hoà còn có vẻ đứng vững, nhưng anh Nghiêm thì xỉu lên xỉu xuống, ra vẻ bệnh rất nặng.

Bọn VC rất tàn ác và nguy hiểm, chúng kết tội hai anh trốn trại rồi sau đó xúi dục dân chúng dùng cây giang (giống như cây tre nhưng đặc ruột) đánh anh Hoà tới tấp. Anh Hoà to con lớn tướng, nhưng đã suốt hơn tháng trời đói khát thì làm sao chịu cho thấu, anh xỉu ngay trong lần đánh hội chợ đầu tiên của đám dân tay sai. Bọn VC làm bộ xoa dịu lòng dân, can ra:

“Thôi, tên gian ác đã bị trừng phạt rồi, đồng bào hãy khoan hồng cho nó”.
Nhưng chúng để anh tỉnh lại được một lúc thì lại xúi dân nhẩy vào đánh tiếp. Cứ như thế, anh Hoà chịu được ba lần đánh đập dã man thì chết dập người ra, chúng cho đem đi chôn ngay.

Bọn chúng không đụng tới anh Nghiêm, vì tin rằng anh bệnh đường ruột, cứ vứt đó, chỉ vài ngày sau là cũng chết, chẳng cần đánh đập làm chi!
Anh em lén đem đồ ăn tiếp tế cho anh Nghiêm, hỏi rõ lý do tại sao mà bị bắt trở lại? Anh Nghiêm thều thào cho biết:
“Đã đi đúng đường, biết chắc chỉ còn cách biên giới khoảng 5 tới 7 cây số nữa mà thôi. Nhưng tôi bịnh quá, đi không nổi nữa, đành bảo anh Hoà bỏ tôi đó mà đi thoát một mình. Anh Hoà không chịu, nói rằng:

“Anh em đồng sinh đồng tử, đã cùng nhau đi tìm tự do, tôi đâu có thể bỏ anh chết ở đây để thoát thân một mình!”
Anh đã dìu tôi đi thêm một ngày nữa, nhưng tôi không chịu nổi, anh đành mò ra nhà dân để tìm cách chữa chạy cho tôi, vì thế mới bị bắt”.

Tình “Huynh Đệ Chi Binh” của người lính VNCH nó là thế đấy, bạn ạ!
Vui cùng hưởng, họa cùng chung. Chết thì chết, chứ không bao giờ bỏ rơi anh em! (Nói thế chứ nhiều tên qua đây được, đã có cuộc sống ấm no nhưng quá ích kỷ, quên cả tình nghĩa đồng đội chi binh đối với đồng đội và thuộc cấp bị thương tật khốn khổ còn ở quê nhà, chúng làm lơ một đồng cũng không giúp, chỉ kiếm cớ nói loanh quanh.)


Trời không phụ lòng người. Anh Hoà chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng, anh vẫn gắng gượng vùng lên để sống. Sống để nhìn thấy ngày tàn của bọn đã hành hạ anh!
Đến khi tôi (Khánh) được trở về sau 9 năm tù đầy, thì anh Hoà và Nghiêm vẫn còn bị ở lại, khoảng 3 năm sau nữa mới hết kiếp lưu đầy.

Anh Khánh và tôi mong nhận được tin tức của Thiếu Tá Hòa, Thiếu Tá Nghiêm. Hai anh, nếu còn trên cõi đời này, nếu đang định cư ở Úc, và nếu có đọc bài báo này, xin liên lạc với chúng tôi qua báo Việt Luận.


SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN - TRUNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN ĐỨC.


Huynh Trưởng Khánh đã kể tiếp câu chuyện ở Trại Cải Tạo Hoàng Liên Sơn như sau:
Cố Trung Tướng Dương Văn Đức

Cũng nằm chung trại với chúng tôi, có nhiều Tướng Lãnh VNCH lắm. Có những vị Tướng lúc nào cũng giữ tư cách Tướng, anh em rất nể phục. Nhưng cũng có những Tướng Lãnh rất là nhàm chán. Tướng Đức là một trong ba Tướng . . . mồ côi, tức là không có thân nhân thăm viếng (Hai vị Tướng kia là Tướng Lam Sơn (Phan Đình Thứ) và Tướng Hồ Trung Hậu).


Từ khi còn ở ngoài đời, sau vụ đảo chánh TT Diệm, sau vụ các Tướng Lãnh chỉnh lý lẫn nhau, Tướng Đức đã được coi như là một Tướng . . . Mát giây (điên). Chính tôi đã mục kích một lần, ông đứng ở góc đường Hồng Thập Tự và Thống Nhất, ngay góc Dinh Độc Lập, mà chửi bới Tướng Thiệu. Tuy nhiên, ông chửi bằng tiếng Pháp, nên tôi không rõ ông chửi những gì?


Trong một buổi sinh hoạt đặc biệt của trại tù, để kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một Đại Tá Việt Cộng, tên là Cao Nham, đã được Bộ Nội Vụ của chúng chỉ định đến trại để nói chuyện với các trại viên về chiến thắng này.

Từ sáng sớm, anh em đã phải thức dậy lo quét dọn, xếp ghế ngồi để chờ tên cán ngố này đến. Cũng như thường lệ, anh em chúng tôi, dù là ở trong trại tù, vẫn giữ quân phong quân kỷ của riêng mình, nên các Tướng Lãnh được xếp ngồi trước, rồi mới tới hàng Tá, Úy . . .


Tên Nham (nhở) nói chuyện vung cán cuốc, văng nước miếng tùm lum, ba hoa về cái mà chúng gọi là chiến thắng ĐBP.
Nham vung tay la hét:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh,
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng to lớn của đảng cộng sản việt nam,
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp...

********



Trong khi hoa chân múa tay, y để ý thấy Tướng Đức có cuốn sổ tay, đã lúi húi ghi chép những lời nói của y.

Y thấy vậy lại càng sung sướng, nghĩ bụng:
“Tên Tướng này . . . học tập tốt, nó phục tài ăn nói của mình nên mới ghi chép kỹ lưỡng như vậy, chứ thường thì mấy thằng tù cải tạo đâu có thèm để ý gì tới những lời nói của mình!”
Vì thế, thay vì nói có hai tiếng, tên này hăng tiết chó mà nói thêm cả tiếng đồng hồ nữa.

Khi nói xong, y theo thông lệ là tự vỗ tay khen thưởng một mình, rồi trịnh trọng hỏi các anh em Cải Tạo:

“Các anh ngồi hàng đầu, chắc là cấp bậc “Tướng”, phải không?"

Khi được xác nhận như vậy, hắn vừa nói vừa chỉ tay vào Tướng Đức:

“Tôi thấy có anh gì đây này, học tập tốt lắm, ghi chép cẩn thận! Có vậy mới mong được chóng về với gia đình chứ! Anh tên là gì nhỉ?"

Tướng Đức vẫn ngồi, trả lời lên:

“Tôi tên Đức.”

Tên Nham hăng hái:

“Anh đã ghi được những gì trong bài nói chuyện của tôi? Anh có thể đọc lại cho tất cả hội trường cùng nghe được hay không?”
“Ấy, không được đâu! Tôi ghi chỉ cho một mình tôi thôi! Để tôi hiểu một mình tôi thôi, không ai được biết đâu!”

Nham nghĩ rằng, Tướng Đức còn khiêm nhường, nên thúc giục:


“Anh cứ việc đọc cho mọi người cùng nghe đi! Nếu có thiếu sót gì thì tôi bổ túc thêm cho anh, có gì đâu mà phải ngại ngùng! Đảng và nhà nước biết các anh chưa thấu triệt được những cái ưu việt của xã hội chủ nghĩa, nên không bắt lỗi gì đâu! Vì thế các anh mới phải học tập, chứ nếu các anh đã quán triệt rồi, đâu cần gì nữa! Cứ đọc cho mọi người nghe đi, tôi bảo đảm, không làm phiền gì anh đâu!"


Tướng Đức nhắc lại:

“Tôi đã nói tôi viết thì chỉ có một mình tôi hiểu, một mình tôi đọc mà thôi! Tôi sợ đọc lên, mỗi người lại một ý kiến, phiền lắm! Thôi, cán bộ cho tôi miễn đi!"

Tên Nham đang ở lúc cao hứng, đâu dễ gì buông tha:

“Thôi, nếu anh không muốn đọc, cứ đưa đây cho tôi vậy! Tôi sẽ xem qua và đọc lại cho mọi người nghe để cùng hiểu cho rõ!"
Tướng Đức nói lần cuối:


“Được, tôi đồng ý đưa cho cán bộ xem. Nhưng tôi nói trước, đây là ý kiến riêng của tôi đó nha! Người khác muốn đọc, ráng mà hiểu, ráng mà chịu, đừng có đổ thừa tui”

Một tên quản giáo vội vàng chạy lại nhận cuốn sổ tay của Tướng Đức, khúm núm đưa lên cho tên Nham. Tên này hớn hở tiếp lấy, sửa soạn đọc những lời vàng ngọc của y mà Tướng Đức đã ghi.

Mọi người hồi hộp chờ đợi! Không biết Tướng Đức đã ghi những gì ở trong đó!

Tên Nham vừa mới há miệng ra định đọc, thì mặt mày y đột nhiên tái xám lại! Miệng y mở ra mà không đóng lại được nữa, cứ há hốc ra, khoe những cái răng đen thui bám đầy khói thuốc lào!

Tay y run lên, nước miếng từ trong miệng chẩy ra nhễu nhão! Mặt y đanh lại, cặp mắt quắc lên căm hờn! Y thở không ra hơi, nói không ra tiếng!

Cả hội trường nín thở theo y!

Một lúc sau, tên Nham mới bật ra được vài tiếng lắp bắp:

“Bắt . . . Bắt . . . lấy tên phản động này!

Bắt ngay lập tức!

Đánh . . . Đờ . . . Đờ . . . Đánh cho nó chết rồi đem chôn!”

Nó . . . Nó . . . dám hỗn láo với cách mạng! Nó dám chửi đảng cộng sản!

Bắt . . . Bắt! Các đồng chí đâu?

Bắt nó ngay lập tức cho tôi!”

Những tên vệ binh đứng gác chung quanh vội vàng chạy lại chỗ Tướng Đức, chĩa súng vào ông, lên đạn rốp rốp, làm như chúng bắn ông ngay lập tức.

Tướng Đức vẫn ngồi yên, bình tĩnh trả lời tên Nham:

“Đánh chết rồi . . . đem ra . . . ăn thịt thì mới đáng nói!

Chứ đánh chết rồi đem chôn thì có gì là lạ đâu!


Tôi đã nói trước cho cán bộ rồi, tôi viết thì chỉ mình tôi đọc thôi, ai muốn đọc thì nấy ráng chịu!

Cán bộ cứ muốn đọc thì tôi đưa! Sao cán bộ còn bắt lỗi tôi làm chi?”

Tên Nham lại một lần nữa phùng mang trợn mắt, lắp bắp nói chẳng nên lời!

Y ta cứ đứng đó, mặt mày tím bầm lại, mắt trợn trắng lên mà nhìn Tướng Đức, như muốn ăn tươi nuốt sống ông ta vậy.

Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, với tư cách là Trưởng Phòng tù cải tạo, đã vội vã đứng lên xin cho Tướng Đức:


“Xin cán bộ bỏ qua cho, không nên chấp nhất những ghi chú của anh Đức làm gì, anh bị . . . MÁT đấy mà, trong trại ai cũng biết cả!”

Tên Nham gằn giọng hỏi lại:

“Mát là cái gì?”

“Mát tức là . . . điên, là khùng đó mà! Hồi xưa, anh Đức đã chửi cả Tổng Thống Thiệu, Phó Tổng Thống Kỳ nữa đó! Ông Thiệu cũng đã giận dữ đòi bỏ tù anh Đức. Nhưng khi biết anh ta bị khùng, nên lại tha!

Xin cán bộ cứ hỏi tất cả anh em ở đây thì biết!”

Thế là cả trại nhao nhao lên, ai cũng nói:

“Anh Đức . . . Mát đấy mà, cán bộ chấp làm chi!”

Tên Nham thấy cả trại đồng lên tiếng, cho rằng Tướng Đức . . . khùng, không lẽ y còn chấp nhất làm chi! Một người khùng, dù có chửi đảng cộng sản, cũng không có gì đáng nói. Nếu cho Tướng Đức là tỉnh, lời ông ta chửi sẽ bay đi khắp các trại tù khác, còn nguy hiểm gấp mấy!

Suy tính một hồi, hắn . . . dịu giọng:

“Thôi, nếu các anh nói anh Đức này khùng điên, thì tôi cũng chẳng chấp nhất anh ấy làm gì! Các anh đem anh ta về trại, trị bệnh cho anh ta chóng khỏi, để mà học tập cho tốt!”

Rồi y chậm rãi xé nhỏ cuốn sổ tay của Tướng Đức đi.

Thế là buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ĐBP của bọn vc bế mạc không kèn không trống!

Mấy ngày hôm sau, nhân một dịp đi làm lao động, vào lúc nghỉ trưa, anh em đã tụ họp chung quanh Tướng Đức để hỏi là, ông đã viết cái gì trong cuốn sổ tay, mà làm cho tên việt cộng tức giận tột cùng như vậy?


Tướng Đức chậm rãi trả lời:

Mấy em có nhớ cái thằng VC đó nó nói gì không?

Nó nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng thần thánh”, goa (Qua) móc sổ ra ghi:

“CON CẶC!”

Rồi đóng sổ lại.

Tới khi nó nói tiếp: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Sản VN” goa lại móc sổ ra ghi:

“CON CẶC!”

Rồi lại xếp sổ lại.

Rồi nó lại nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh nhào Đế Quốc Pháp”, goa lại móc sổ ra ghi:

“CON CẶC!”

Rồi lại đóng sổ lại.

Nó muốn đọc, goa đã nói trước rồi, không nên đọc, goa chỉ viết cho goa đọc mà thôi. Nhưng nó cứ muốn đọc, thì ráng mà chịu, bắt lỗi goa đâu có được!”

Tất cả anh em có mặt lúc đó đều cười nghiêng cười ngửa vì những ghi chú mà Tướng Đức đã ghi trong sổ tay của ông.
Hèn chi khi tên Nham há miệng ra định đọc những giòng chữ này thì bị mắc quai. Hắn ta đã tức tối xám mày xám mặt lại mà không biết làm gì!


Cả bọn đã cười như chưa bao giờ được cười, không cần biết lúc đó đang đứng ở đâu? Và có ai rình mò gì hay không?
Ai cũng muốn nói ra, viết ra câu trả lời giống như Tướng Đức đã trả lởi, nhưng đã không dám nói, không dám làm.
Chỉ có Tướng Đức mới dám nói, dám viết!

Một người trong bọn lại hỏi thêm:

“Trung Tướng không sợ nó trả thù, nó . . . giết Trung Tướng hay sao?”

Tướng Đức đã khẳng khái trả lời, không có vẻ mát chút nào hết:

“SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN!

Khi còn sống thì goa làm Tướng, có chết đi thì goa cũng thành Thần, sợ chi cái tụi gủy (quỷ) này!

Hồi còn cầm quân đánh VC, goa cứ đem quân đi gom tụi nó lại một chỗ, rồi kêu pháo binh bắn tụi nó tan nát ra! Trận nào không gom được tụi nó, goa kéo lính về nghĩ khoẻ, chẳng chết người nào hết! Chỉ tiếc rằng hồi đó goa gom tụi nó hổng hết, để nay mới bị như dzầy!"


Hào hùng thay lời nói của Tướng Dương Văn Đức!

Trong chốn tù tội, có những ai dám viết ra những giòng chữ ngạo mạn, chửi bọn VC như Tướng Đức đã làm?

Tính mạng đang ở trong tay bọn VC khát máu, đã có bao nhiêu người đã ngang nhiên trả lời bọn VC, như Tướng Đức đã trả lời bọn chúng?

Tôi nghe xong câu chuyện, cho rằng Tướng Đức xứng đáng được duyệt xét và chấp nhận là . . . “Đã phục vụ Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà”.


Tiếc rằng Tướng Đức đã không có dịp qua định cư tại Úc.

Bọn VC không dám giết Tướng Đức ở trại tù cải tạo, chúng đã thả ông ra và tìm cách giết ông một cách lén lút, rất là hèn hạ. Chúng đã cho người đi rình mò và đánh chết ông, dìm xác ông ở dưới cầu Hàng Xanh.


Nguyễn Khắp Nơi – Nguyen Everywhere.

http://batkhuat.net/tl-tuong-dvd.htm


*************************************************************


Trung Tướng Dương Văn Đức- Tài Liệu:

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trung tướng Dương Văn Đức (1927 - 1983) là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, nguyên Tư lệnh Quân đoàn IV. Ông được biết đến với vai trò chỉ huy một cuộc đảo chính lật nhằm lật đổ Nguyễn Khánh vào ngày 14 tháng 9 năm 1964. Ông là người ủng hộ Đại Việt Quốc dân đảng, một phong trào chính trị Công giáo Rôma.


Mục lục


1 Cựu binh Quân đội Quốc gia Việt Nam

2 Bình định Miền Tây

3 Đại sứ tại Nam Hàn

4 Về nước

5 Tư lệnh Quân đoàn IV

6 Binh biến chống tướng Nguyễn Khánh

7 Xuất ngũ và tù đày

8 Tham khảo


Cựu binh Quân đội Quốc gia Việt Nam

Tháng 7 năm 1946 ông học tại Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông tại Đà Lạt. Trường chỉ khai giảng một khóa duy nhất, với 16 sĩ quan tốt nghiệp. Những sĩ quan tốt nghiệp trường này gồm có hai đại tướng Nguyễn KhánhTrần Thiện Khiêm; trung tướng Trần Ngọc Tám và Dương Văn Đức; các thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm (chánh võ phòng của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu); Lâm Văn Phát; Bùi Hữu Nhơn; Cao Hảo Hớn; và Dương Ngọc Lắm [1].


Khi Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập, ông là một trong những chỉ huy chiến trường. Năm 1952 ông giữ chức Thiếu tá, Chỉ huy trưởng Bảo an tỉnh Sóc Trăng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 BVN, ứng chiến lưu động nổi tiếng tại chiến trường miền Tây. Ông có tiếng là làm nhiều hơn nói, ít noí, uy nghiêm, chỉ là một quân nhân thuần túy.

Năm 1954 ông giữ cấp bậc Đại tá.


Bình định Miền Tây

Trong những ngày đầu của Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, ông được trọng dụng, làm Chỉ huy trưởng Phân khu Sóc Trăng. Ngày 23.5.1955, chính phủ quyết định cho thành lập Khu Chiến Miền Tây bao gồm ba Phân Khu Vĩnh Long, Cần Thơ và Sóc Trăng. Ông được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Khu Chiến này. Nhiệm vụ Khu Chiến này là bình định miền Tây.


Ngày 5.6.1955, Đại Tá Đức được cử chỉ huy Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng bình định miền Tây Nam Phần. Ông cho quân tiến chiếm Cái Vồn (Cần Thơ), phá tan đại bản doanh của Tướng Trần Văn Soái. Ngày 29.6.1955 ông tiến vào núi Ba Chúc, tấn công lực lượng của Tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt. Do địa bàn chiến dịch quá rộng nên chưa thể giành thắng lợi ngay. Cố vấn Ngô Đình Nhu sốt ruột và đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Ngọc Thơ tìm chỉ huy khác thay thế. Ngày 29.12.1955, ông Diệm đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do ông chỉ huy và cho Đại tá Dương Văn Minh lên thay. Để bù lại Thủ tướng Ngô Đình Diệm phong Đại Tá Đức lên Thiếu tướng.


Đại sứ tại Nam Hàn

Tướng Đức tỏ vẽ bất bình về chuyện chấm dứt công tác một cách đột ngột này. Do đó, ngày 10.6.1956, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải cử ông đi làm Đại Sứ tại Nam Hàn. Tại đây ông quen và cưới vợ người Đức là nhân viên Tòa đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Nam Hàn.


Về nước

Năm 1958 sau khi đi học khóa chỉ huy và tham mưu ở Mỹ về ông nhận chức Tổng Thư ký Thường trực Quốc Phòng thay tướng Dương Văn Minh.


Sau đó, ông đã có vấn đề cá nhân với Tổng thống Ngô Đình Diệm nên từ chức và sống lưu vong ở Pháp, trước khi trở về sau vụ bắt giữ và sát hại hai anh em Ngô Đình Diệm sau một cuộc đảo chính năm 1963.


Tư lệnh Quân đoàn IV

Ông là một trợ tá của tướng Lê Văn Kim, một tướng trong chính quyền quân sự cầm quyền, nhưng đã được mời tham gia vào một âm mưu đảo chính bởi các tướng Nguyễn Khánh, Trần Thiện KhiêmĐỗ Mậu. Vào thời điểm đó, Pháp đã ủng hộ cho miền Nam Việt Nam trở nên trung lập, và sự rút lui của Hoa Kỳ. Đức sử dụng kinh nghiệm của ông về Pháp để soạn thảo văn bản giả mạo nội dung chính quyền quân sự Dương Văn Minh muốn thuận theo đề nghị của Pháp. Các tài liệu này được trình cho người Mỹ để đảm bảo họ sẽ hỗ trợ và Khánh lật đổ Minh trong tháng 1 năm 1964 mà không có một cuộc giao chiến.

Dương Văn Đức đã được tưởng thưởng với hàm Trung tướng, Chỉ huy Quân Đoàn IV giám sát khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ Định Tường đến Cà Mau, trước khi bị cách chức trong tháng 9, cùng với người chỉ huy của Quân Đoàn III và Bộ trưởng Nội vụ Lâm Văn Phát.


Binh biến chống tướng Nguyễn Khánh
Điều này khiến hai người tiến hành một cuộc đảo chính chống lại Nguyễn Khánh vào ngày 13 tháng 9. Ngày 13 tháng 9 năm 1964, Trung tướng Dương Văn Đức, thiếu tướng Lâm Văn Phát và đại tá Huỳnh Văn Tồn từ Cần Thơ, chỉ huy Quân đoàn 4 về làm binh biến. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu trong vai trò tham mưu trưởng liên quân đã yêu cầu tướng Nguyễn Chánh Thi đem quân về dẹp tan cuộc binh biến này. Ban đầu họ chiếm đô thành Sài Gòn không phải giao chiến, nhưng tướng Khánh trốn thoát, và sau khi nhận được xác nhận hậu thuẫn từ Hoa Kỳ, đã đánh bại những kẻ âm mưu đảo chính.


Ngày 15 tháng 9, tướng Nguyễn Khánh trở về Sài Gòn, tuyên bố cách chức và buộc giải ngũ tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát và một số sỹ quan cao cấp chỉ huy đảo chính. Tuy vậy, không ai trong số họ bị bắt giữ và vẫn được tự do.Tại phiên tòa quân sự sau đó, các cáo buộc đã bị hủy bỏ.

Cuối cùng tướng Nguyễn Khánh phải rời bỏ chính trường Việt Nam Cộng hòa.


Xuất ngũ và tù đày

Sau đó ông từ bỏ các hoạt động liên quan đến chính trị.

Năm 1975 chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, ông bị Chính quyền Cách mạng bắt giam 8 năm trong đó 1 năm tù tại miền nam, 7 năm biệt giam tại các nhà tù miền bắc. Ông luôn tỏ ra can đảm, bất khuất.

Ông mất không lâu sau khi ra tù.



Sơ Lược ĐHCTCT Đà Lạt
Văn Phòng Liên Lạc

Copyright © 2013 Bản quyền thuộc về Tổng Hội Chiến Tranh Chín

NGUYỄN LÝ TƯỞNG * TƯỚNG LÃNH VNCH

Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần


Tudo4VN: Nhân ngày QLVNCH chúng tôi sẽ đăng một loạt bài về QLVNCH và Quân Dân Cán Chính VNCH để tưởng nhớ tới những người chiến sĩ QLVNCH vì nước vì dân.
Xin xem: Tài Liệu Quân Sử VNCH
Tác Giả: Nguyễn Lý Tưởng


Khởi đi từ việc quân Pháp đã cho tàu chiến đến gây hấn và đánh chiếm nước ta vào thế kỷ 19 và những nhà ái quốc đã hô hào duy tân tự cường, nâng cao dân trí để cùng đấu tranh dành lại độc lập cho đến khi Hồ Chí Minh đem chủ nghĩa Cộng sản áp đặt lên đất nước ta, gây nên cuộc nội chiến giữa những người quốc gia yêu chuộng tự do và những người Cộng Sản chủ trương bành trướng chủ nghĩa duy vật, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng. Kết quả là ngày Quốc hận 30-4-1975 và sự có mặt của gần 2 triệu người Việt Nam ở hải ngoại hiện nay. Vì không thể sống chung với chế độ Cộng Sản độc tài, họ đã bỏ hết nhà cửa tài sản, bỏ cả quê hương mồ mả tổ tiên, bạn bè, người thân v.v. để vượt biển đi tìm tự do. Cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền vẫn được tiếp tục nhằm xóa bỏ chế dộ Cộng Sản tại Việt Nam.

Trong biến cố 30 tháng 4, 1975, Cộng Sản VN đã thắng về quân sự, nhưng chúng không thắng được chí khí bất khuất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và toàn thể nhân dân Miền Nam. Vì thế chúng đã lập ra các nhà tù cải tạo để giam giữ, hành hạ những người đã phục vụ cho chế độ VNCH trước đây. Chúng đã đày đọa anh em chúng ta tận những nơi rừng thiêng nước độc ở miền Bắc. Ðói rét, bệnh hoạn, xa gia đình, xa quê hương, một số anh em đã bỏ xác trong các trại tù tập trung cải tạo, một số sống sót sau hàng chục năm bị ngược đãi, đã được trở về trong cảnh gia đình tan nát, đất nước lầm than.
Nhờ sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc, của các quốc gia yêu chuộng tự do và nhất là các phong trào đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, nên sau 15 năm dưới chế độ CS, một số các cựu sĩ quan, viên chức của chế độ VNCH cùng với gia đình đã được đoàn tụ với thân nhân ở nước ngoài hoặc được định cư tại Mỹ.
Thực tế đã cho chúng ta thấy rõ, chủ nghĩa CS đã đem lại cho Việt Nam một nền kinh tế suy sụp, dân chúng phải sống trong cảnh nghèo đói, bị áp bức. Nền luân lý, đạo đức, văn hóa của tổ tiên hoàn toàn bị suy đồi, con người sống với nhau không còn tình cha con, tình vợ chồng, tình làng xóm nữa, mà đã trở thành những kẻ gian dối, phản bội, hận thù giai cấp, duy vật, mất niềm tin vào Thượng Ðế, vào các tôn giáo nhất là đạo thờ kính ông bà tổ tiên.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta không quên công lao và xương máu của chiến sĩ đồng bào đã đổ ra vì tự do, độc lập và để ngăn chận chủ nghĩa CS vô thần.
Trong số những anh hùng vô danh đó, có một số người đã được báo chí, sử sách nêu tên như các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ và một số sĩ quan, binh sĩ đã lấy tấm thân đền nợ nước, thà chết vinh hơn sống nhục, đã tự tử không chịu đầu hàng, không chịu trao thân cho kẻ thù bắt bớ, giam cầm, tù tội. Tuy thân xác họ ngày nay đã ra tro bụi, nhưng tên tuổi của họ, tinh thần của họ vẫn còn sống mãi trong sử sách, sống mãi trong lòng mọi người.
Cứ mỗi lần kỷ niệm ngày quốc hận 30 tháng 4, báo chí, đài phát thanh và qua các cuộc họp mặt của đồng bào trong các buỗi lễ, các cuộc meeting, người ta lại nhắc nhở đến họ, vinh danh họ.
Người xưa thường nói: “Sinh vi tướng, tử vi thần” nghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ). Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung v.v. là những anh hùng trong sử sách Việt Nam, tuy đã chết nhưng vẫn còn được sùng kính như những vị thần thánh của các tôn giáo. Họ là những vị thần của dân tộc Việt Nam và sẽ phù hộ cho chúng ta trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, chống CS, đem lại tự do, thanh bình và thịnh vượng cho dân tộc.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta hãy nhớ đến một số các vị anh hùng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất trước kẻ thù, đã nêu gương trung liệt đối với tổ quốc và đồng bào. Hôm nay, chúng tôi xin được phép nói về “Ngày Quốc Hận 30-4″ bằng nhắc lại cuộc sống và những giây phút cuối cuộc đời của những vị tướng đã hy sinh mạng sống mình để chứng tỏ lòng trung thành với tổ quốc bất khuất trước kẻ thù:

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Vùng IV Chiến Thuật tại Cần Thơ

Ông là một người xuất thân từ một dòng họ danh giá ở đất Thừa Thiên (Huế), tổ tiên từ đời nầy qua đời khác có công giúp chúa Nguyễn mở mang bờ cõi trong cuộc Nam tiến, đánh dẹp loạn lạc, đem lại thái bình cho dân chúng. Sử sách còn nhắc đến Quan Nội Tán Nguyễn Khoa Ðăng có công phá được giặc cướp ở Truông Nhà Hồ qua câu ca dao mà dân gian thường truyền tụng:
“Yêu em, anh cũng muốn vô,
Sợ Truông nhà Hồ, ngại phá Tam Giang”
Ðó là lời người con trai ở Ðàng Ngoài nhắn gởi cho người con gái ở Ðàng Trong và người con gái đáp lại:
“Phá Tam Giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ Nội Tán dẹp yên”.
Nguyễn Khoa Nam lớn lên là một người con hiếu thảo, đạo đức, một học sinh tốt, một sĩ quan có tinh thần trách nhiệm. Ông ở bất cứ đơn vị nào cũng được anh em binh sĩ và cấp chỉ huy kính phục. Với nhiều công lao trên các chiến trường, từ thiếu úy ông đã được thăng dần lên tới Thiếu Tướng và được làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV, bộ chỉ huy đóng tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Miền Tây (Ðồng bằng sông Cửu Long) là nơi dân cư đông đúc, ruộng đất phì nhiêu, là một vùng chiến lược quan trọng.
Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương rồi trốn chạy ra ngoại quốc, cụ Trần Văn Hương cũng từ chức vào trao quyền lãnh đạo quốc gia cho Ðại Tướng Dương Văn Minh. Dương Văn Minh đã phản bội lại lời cam kết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tuyên bố đầu hàng CS mà không có một nỗ lực chiến đấu nào mặc dầu quân đội vẫn còn, lãnh thổ vẫn còn, chưa mất hết tất cả. Trước lệnh buông súng đầu hàng của Dương Văn Minh, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã bình tĩnh, tập họp quân đội dưới cờ, thông báo tình hình. Sau đó ông đã ngồi tại văn phòng tư lệnh, dùng súng tự sát để trở về với tổ tiên anh hùng, cương quyết không để cho tấm thân làm tướng phải bị sỉ nhục bởi quân thù.
Tất cả sĩ quan, binh lính và đồng bào nghe tin đó đều không cầm được nước mắt. Tướng Lê Văn Hưng, Tự Lệnh Phó cũng đã tự tử theo vị chỉ huy của mình để tỏ rõ cái chí bất khuất của một vị tướng lãnh anh hùng của quân đội VNCH. (Ghi chú của Tòa Soạn: Theo các nhân chứng và tài liệu đáng tin cậy, Tướng Hưng tự sát TRƯỚC Tướng Nam. Căn cứ vào bài viết của Bà Phạm Thị Kim Hoàng, phu nhân của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng thì ông tự sát hồi 8 giờ 45 tối 30/4/75, lúc đó Tướng Nam còn sống, có gọi điện thoại chia buồn và an ủi. Sách Nguyễn Khoa Nam cho biết Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát vào khoảng 7 giờ sáng ngày 1/5/75).

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng

Sinh năm 1933 tại Hóc Môn, Gia Ðịnh, xuất thân từ trong một gia đình trung lưu, nhưng gương mẫu đạo đức, được cha mẹ giáo dục nên người trung, tín, hiếu, để. Là học sinh giỏi tại trường Trung Học Huỳnh Khương Ninh, Ða Kao, Saigòn, lớn lên trong cảnh chiến tranh, ông nhập ngũ theo lệnh tổng động viên năm 1954 trước hiệp định Genève (20-4-1954), tốt nghiệp sĩ quan và phục vụ quân đội dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm từ 1954 đến 1963 chỉ huy từ đại đội đến tiểu đoàn. Năm 1967, ông chỉ huy Trung Ðoàn với cấp bậc Trung tá, năm 1968 lên Ðại Tá, năm 1971 tư lệnh sư đoàn 5. Năm 1972 ông có công bảo vệ tỉnh Bình Long, giải tỏa áp lực Việt Cộng bao vây tỉnh nầy và được báo chí thời đó gọi là “anh hùng tử thủ Bình Long-An Lộc”, tiêu diệt hàng chục ngàn lính Việt Cộng. Năm 1973 tư lệnh sư đoàn 21 Bộ binh ở miền Tây. Năm 1974 ông làm Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn IV dưới quyền tướng Nguyễn Khoa Nam.
Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi được tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Việt Cộng, các tướng ra đầu hàng hoặc chạy trốn, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lịnh vùng IV tự tử, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng trở về nhà gặp vợ con và bạn bè, sĩ quan, binh sĩ dưới quyền, ông đã tự tử tại tư dinh của Phó Tư Lệnh Quân Ðoàn vào lúc 8 giờ 30 tối hôm đó để lại một người vợ và bốn ngươi con, ba gái, một trai.

Thiếu Tướng Phạm Văn Phú

Xuất thân từ một gia đình trung lưu tại miền Bắc Việt Nam. Sau khi học hết chương trình Trung học, ông tình nguyện vào trường võ bị Ðalat, là trường đào tạo sĩ quan hiện dịch, mãn khóa với cấp bực thiếu úy và được chọn vào binh chủng nhảy dù, một binh chủng thiện chiến của quân đội. Năm 1954, trong lúc tình hình chiến sự rất sôi động tại các chiến trường miền Bắc, ông được thả dù xuống căn cứ Ðiện Biên Phủ, nơi có khoảng hai mươi ngàn lính Pháp Việt đang trấn giữ và bên ngoài có khoảng 60.000 lính Việt Minh đang bao vây tấn công. Tại đây ông được thăng Trung Úy tại mặt trận. Ngày 7 tháng 5, 1954, căn cứ Ðiện Biên Phủ bị Việt Minh chiếm, ông và các sĩ quan, binh sĩ bị Cộng Sản bắt làm tù binh. Sau hiệp định Genève 20-7-1954, nhờ sự can thiệp của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến tại Ðông Dương can thiệp, ông và các bạn được trao trả và được trở về miền Nam.
Dưới thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, ông giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng của Lực Lượng Ðặc Biệt do Ðại Tá Lê Quang Tung chỉ huy. Sau 1963, ông được đưa ra Quảng Ngãi giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn 2 Bộ binh. Năm 1966, ông được thuyên chuyển về Huế làm Tư Lệnh Phó cho Chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng tại Sư Ðoàn 1 Bộ Binh. Sau Tết Mậu Thân 1968, ông làm Tư lệnh biệt Khu 44 tại Ðồng Tháp Mười, năm 1970, ông trở về Huế làm Tư lệnh Sư Ðoàn 1 Bộ binh với cấp bậc Chuẩn Tướng, sau đó được thăng Thiếu Tướng. Sau các trận đánh của VC vào vùng giới tuyến Quảng Trị mùa hè 1972, ông được về làm Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung gần Saigon, sau đó lại về làm Tư Lệnh Vùng II Chiến Thuật, Bộ Chỉ Huy đóng tại Pleiku, vùng núi rừng Cao Nguyên miền Trung.
Sau hiệp định Paris 1973, Việt Cộng lợi dụng quân Mỹ rút, đã tăng cường xâm nhập quân lính, xe tăng từ Bắc vào Nam theo đường Trường Sơn và dọc biên giới Lào đã tạo áp lực nặng nề cho vùng cao nguyên Pleiku, Ban mê thuột. Năm 1974, Việt Cộng đánh chiếm tỉnh Phước Long và vùng Ba Biên Giới Việt-Miên-Lào, tháng 3, 1975, Việt Cộng tấn công vào thị xã ban Mê Thuột đồng thời chiếm Quảng Trị. Trước tình hình đó, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Tướng Phạm Văn Phú triệt thoái khỏi Pleiku để giữ vùng Duyên Hải. Quyết định sai lầm đó đã khiến cho cả một quân đoàn VNCH tan rã, hàng triệu cán bộ, công chức và gia đình cũng như đồng bào phải bỏ nhà cửa, tài sản chạy thoát thân, gây nên tình trạng hỗn loạn toàn miền Trung.
Nhân đà thắng lợi đó, Cộng Sản Hà Nội ra lệnh đem quân ào ạt tiến vào miền Nam…Ngày 30 tháng 4, 1975, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú đang nằm điều tri tại bệnh viện Ðồn Ðất (Grall) Saigòn, nghe tin Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã trốn ra khỏi nước, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền cho Dương Văn Minh và Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tướng lãnh, sĩ quan, các cấp chính quyền, dân chúng mạnh ai nấy chạy thoát thân, ông quyết định tự tử để trọn lòng trung với quốc gia. Trước mặt vợ con, bạn bè ông đã nói lời từ giả, căn dặn mọi người đừng hợp tác với CS, sau đó ông uống thuốc độc tự tử, không để cho CS bắt ông lần thứ hai. Vợ con, bạn bè của ông, những người đã chứng kiến giây phút đau lòng đó không ai là không cảm thương cho một vị tướng khi sa cơ thất thế, chỉ có đem cái chết đền nợ non sông mà thôi.
Sau khi ông chết rồi, Việt Cộng đã tịch thu hết nhà cửa, tài sản của ông khiến cho vợ con phải cảnh không nhà của, tiền bạc, đành tìm đến nương tựa bà con bạn bè rất nhục nhã. Người biết chuyện, không ai mà không thương mến ông.

Thiếu Tướng Trần Văn Hai

Xuất thân từ một gia đình trung lưu, sau khi học hết Trung Học, tình nguyện vào quân đội, trải qua các đơn vị được tiếng là một người tư cách, gương mẫu, tận tụy phục vụ cho quốc gia. Ông cũng có tác phong một người cách mạng, ngày từ tuổi trẻ ông đã gia nhập đảng Ðại Việt để tranh đấu giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, xây dựng cho đất nước một chế độ tự do dân chủ.
Ông đã từng giữ các chức vụ Tỉnh Trưởng, Tư Lệnh Biệt Ðộng Quân và Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia. Trải qua các chiến trường, ông chứng tỏ là một cấp chỉ huy có khả năng và trong sạch. Sĩ quan và binh sĩ dưới quyền ai cũng thương và phục ông.
Ngày 30 tháng 4, 1975, sau khi nghe tin Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng và Việt Cộng trên đường tiến vào Saigòn, ông trở về nhà tắm rửa sạch sẽ, thay áo quần mang đầy đủ quân phục, huy chương và quân hàm Thiếu Tướng, rồi cho gọi vợ con, thân nhân lại, nói rõ ý định và tự tử bằng súng. Trước khi chết, ông cũng đã chuẩn bị chỗ nằm xứng đáng với danh giá của một vị tướng. Ðược tin đó, bà con bạn bè cũng như nhiều người đã từng phục vụ dưới quyền ông rất thương tiếc và chạy đến thăm viếng. Cùng với cái tang của đất nước, gia đình ông cũng chịu một đại tang của người chồng, người cha, người anh đã sống cuộc đời trong sạch, gương mẫu đạo đức, nêu cao tiết nghĩa, trung thành với quốc gia dân tộc. Những hạng người như thế, trên đời nầy đã dễ gì có được.

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ

Sinh trưởng trong một gia đình Nho học, danh giá tại thị xã Sơn Tây, dòng họ Lê nhiều người đỗ đạt, đã từng giữ chức vụ lớn trong chính quyền quốc gia như Trung Tướng Lê Nguyên Khang v.v…
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ là con đầu trong một gia đình gồm hai em gái cùng mẹ và một em trai cùng cha khác mẹ, hiện còn ở Việt Nam. Ông gia nhập quân đội và được đưa vào học trường Ðập Ðá Huế, tốt nghiệp với cấp bậc chuẩn úy (1951), về phục vụ tại tiểu đoàn 19 BVN dưới quyền chỉ huy của Ðại Úy Ðỗ Cao Trí (sau nầy là Trung Tướng), lên đại úy được đi làm quận trưởng Bến Cát (Bình Dương) sau lên đến Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 8 thuộc Sư Ðoàn 5, năm 1972 Phụ Tá hành Quân cho Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc. Ông là người đầu tiên dùng M.72 hạ xe tăng của Việt Cộng tại mặt trận Bình Long An Lộc, từ đó binh sĩ mới thêm tin tưởng trong việc sử dụng loại vũ khí mới nầy. Sau đó được thăng cấp Ðại tá về làm tư lệnh phó Sư Ðoàn 21, bị thương trong khi ngồi trên trực thăng quan sát hành quân, máy bay bị bắn rơi, gãy chân phải nằm bệnh viện. Khoảng 1974 về làm Tư lệnh Sư Ðoàn 5 thay tướng Trần Quốc Lịch.
Trung Tá Văn, Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Ðoàn 5, đã kể lại cho ông Lê Nguyên Hoàng (anh con bác của Tướng Lê Nguyên Vỹ) giờ phút cuối của chuẩn tướng như sau:
Ngày 30 tháng 4, 1975, khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng thì chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đã họp Bộ Tham Mưu và các trưởng phòng lại và nói với anh em rằng:”Mặc dầu có lệnh trên, nhưng tôi cương quyết không đầu hàng. Tôi sẽ có cách tự xử trí riêng đối với tôi. Anh em ai lo thân nấy, chạy được thì chạy”. Trong khi bên ngoài, Việt Cộng bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng ông vẫn bình tĩnh và ra lệnh cho nhà bếp tổ chức một bữa tiệc rượu mời anh em. Sau khi ăn uống no say, ông đứng dậy đi vào phòng bên cạnh. Lát sau có tiếng súng nổ, mọi người chạy vào thấy ông ăn mặc quân phục tề chính, mang huy chương và quân hàm chuẩn tướng nằm chết trên giường. Ông đã dùng súng bắn xuyên cằm lên đầu, tự tử. Tất cả sĩ quan đều có mặt khi Việt Cộng vào, tướng Việt Cộng thấy như vậy đã nói :”Ðây mới xứng đáng là con nhà tướng”.

Anh em xin đem chôn tại sân bộ tư lệnh bên cạnh cột cờ, nhưng Việt Cộng không cho. Cuối cùng phải đem chôn trong vườn cao su, ở ngoài đồn.
Trong lúc chiến trận xảy ra thì vợ con của ông đã chạy theo dòng người di tản ra ngoại quốc. Hai ngày sau khi ông chết, người vợ của Trung Tá Tuân (quận trưởng Bến Cát, là anh ruột bà Lê Nguyên Vỹ) đi gặp Việt Cộng, nói dối là vợ của ông Lê Nguyên Vỹ, xin nhận xác chồng về chôn. Bà con đã đào mộ, lấy xác đem về chôn ở Hạnh Thông Tây, có lập bia mộ rõ ràng. Năm 1987, bà mẹ của ông ở Bắc vào cùng ông Lê Nguyên Hoàng đi cải táng, lấy cốt của chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ đem thiêu để mang về thờ ở từ đường họ Lê tại quê nhà ở Sơn Tây. Ông Lê Nguyên Hoàng đã quan sát kỹ thấy sọ của chuẩn tướng có vết đạn xuyên qua.

Chúng tôi viết lại mấy dòng nầy, qua lời kể của ông Lê Nguyên Hoàng hiện đang sinh sống tại thành phố Garden Grove, California.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng tôi xin đốt nén hương tưởng niệm các bậc anh hùng “sinh vi tướng, tử vi thần” và những sĩ quan, binh sĩ cũng như những người yêu nước và đồng bào vô tội đã chết trong ngày 30 tháng 4, 1975 và trong suốt cuộc chiến từ 1945 đến nay. Sau ngày 30-4-1975, máu của những người yêu nước vẫn còn đổ ra trong các cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Gương trung dũng của quí vị là gương sáng cho muôn đời noi theo.

Nguyễn Lý Tưởng

PHÙNG CUNG & NGUYỄN CHÍ THIỆN * TRUYỆN TÙ

Hai Truyện Tù – Two Prison Life Stories
Nguyễn Chí Thiện’s Prose In Bilingual Text
Phùng Cung, C/N 2010/11/10

Giữa lúc cuộc chiến với người Mỹ đang vào giai đoạn khốc liệt nhất thì có hai tù nhân trong sơn ngục ở Phong Quang cũng đang uống trà và làm thơ. Họ phải khắc ghi sáng tác của mình vào trong tâm trí bởi vì những người tù của cộng sản không được phép sử dụng bút viết. Ðược phóng thích năm 1977, thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã bị bắt giam lại lần nữa khi ông mang thi phẩm « Hoa Ðịa Ngục » của ông đến toà đại sứ Anh Quốc vào thời điểm cuộc xâm lăng của người Việt vào Cao Miên và chiến tranh với người Trung Hoa đang ở đỉnh cao của những năm 1978-1979. Ðấu tranh sinh tồn một cách khó khăn sau hơn muời hai năm bị giam cầm trong tổng số 27 năm trong tù ngục, cuối cùng vào năm 1991, sự sụp đỗ của liên bang Xô Viết đã tạo nên một xu hướng thời đại dẫn đến sự trao trả hoàn toàn tự do cho cá nhân ông. Sinh sống tại Hà Nội, phục hồi sức khoẻ một cách chậm chạp với trọng lượng cơ thể chỉ 42 Kg, thi sĩ đã cố gắng tìm kiếm những người bạn tù tài trí trong thập niên 1970 ở Phong Quang.
« Tình bằng hữu kết giao trong tù thật là vô giá. Bất chấp mọi sự đe doạ, canh chừng bí mật và chụp ảnh lén lút của các cán bộ cai ngục, chúng tôi vẫn tiếp tục quan hệ với nhau công khai ».
Tựa những làn khói từ ống thuốc lào của họ, thơ của Phùng Cung đã tuôn chảy, thực sự nâng cao và bảo tồn nền thi ca Việt Nam.
Trăng Nước Sông Hồng
Hai tử tù ở trại giam Hoả Lò tại trung tâm Hà Nội, còn được gọi là Hà Nội Hilton từ khi những phi công người Mỹ đặt tên cho nơi đó, đang được giam cạnh nhau và chờ ngày xử quyết. Người thứ nhất là một đàn ông độ tuổi 30 bị kết án đã trộm cắp tài sản của nhà nước. Người thứ hai là một thiếu nữ vào khoảng 19, bị bắt vì đã phóng lửa đốt nhà, giết chết một kẽ đã xách nhiễu và bắt người nữ tù đày lên vùng Kinh Tế Mới. Thế rồi người đàn ông già bị giam trong căn ngục kế bên đã kể cho cô gái nghe về niềm tin và ý nghĩa của cuộc sống. Gã tử tù này không hy vọng gì vào kiếp sau nhưng khi quan sát người nữ tù qua khe cửa gió, gã đã yêu cô. Họ thề nguyền cưới nhau trong xà lim.
* * * * *
Tea and poetry in the jungle prison of Phong Quang, two prisoners commit their work to memory -not allowed pen or paper by their Communist jailers- during the height of the American war. Released in 1977, the poet Nguyễn Chí Thiện is arrested again bringing his manuscript « Hoa Ðịa Ngục » to the British Embassy at the height of the Vietnamese invasion of Cambodia and Chinese wars of 1978-1979, Barely surviving twelve more years in prison - for a total of twenty-seven years of his life-the collapse of the Soviet Union in 1991 creates the climate for his final release. Living in Hanoi, slowly regaining strength from weight of only 42 kg, the author seeks his intellectual friends from Phong Quang prison days of the 1970s.
« The friendship forged in prison was really precious. In defiance of all the intimidation, secret watching and furtive photographing by the security policy, we continued to openly interact with each other ».
The Moon and Waters of the Red River
Two death-row inmates at the Hoả Lò Prison in central Hanoi - known forever as the Hanoi Hilton since the American pilots named it - are side-by-side awaiting execution. One is a man in his thirties condemned for stealing from government warehouses. The second is a maiden of nineteen, condemned for burning the home of a cadre who had harassed her and forced her to a New Economic Zone, killing him. The Old Man in the cell on the other side of the Maiden speaks to her of life's meaning and hope. Death-Row despairs of eternity, but falls in love with the Maiden watching her through the high barred opening. They marry each other in prison with their pledge.
Like the smoke from their water-pipe, the poetry of Phùng Cung drifts through this true tale of the elevation and preservation of Vietnamese poetry.

Hoả Lò & Hai Truyện Tù có bán tại tiệm sách
Internet Bookselling
1222 Fulton Street
Palo Alto, CA 94301 USA
FAX 650-618-8603
Quý vị có thể mua qua Internet www.atozproductions.com/Vietnamese_Titles.html hoặc www.vietamreview.net/Hanoi_Hilton_Stories.hrml
---o0o---
Thông Tin Báo Chí
Sách mới của Nguyễn Chí Thiện ấn hành bằng song ngữ
Hai Truyện Tù – Câu truyện về hai mãnh đời trong tù bằng Việt và Anh ngữ.
Sách bìa mỏng, dày 170 trang, giá bán 20 Mỹ Kim.
Nguyễn Chí Thiện đã là một tù nhân chính trị của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt gần 27 năm. Ông đã nhận được giải thưởng Thi Văn Thế Giới năm 1985 trong lúc không một ai biết ông còn sống hay đã chết. Ông đã bị cùm xích tại Nhà Lao Hoả Lò (Hanoi Hilton) vì đã tuồn thoát bản thảo tập thơ Hoa Ðịa Ngục của ông đến toà đại sứ Anh Quốc vào năm 1979.
Quyển sách là một một phương thức tuyệt hảo để học hỏi cho cả hai ngôn ngữ Việt – Mỹ. Truyện cũng đáp ứng cho giới trẻ, những người cần biết sự thật từ những chứng nhân lịch sử còn sống sót dưới chế độ cộng sản bằng sức mạnh của tinh thần và ý chí.
Sách cũng thích hợp cho phụ huynh của họ, những người đã vượt thoát cuộc hành trình nguy hiểm bằng thuyền đễ trở thành những người tỵ nạn và xây dựng đời sống mới với nỗi đau quá khứ không bao giờ quên lãng. Truyện cũng giúp ích cho những sinh viên Việt Nam lớn lên dưới chế độ cộng sản, những kẽ đã khước từ tìm hiểu về các tác phẩm văn học của những trí thức chính trị bị chế độ giam cầm.
Biên tập Anh Ngữ và xuất bản do Jean Libby, Palo Alto, California.
Trình bày và hiệu đính Việt ngữ do CN Trần Trung Ngọc, San Jose.
Bài Phỏng vấn Nguyễn Chí Thiện từ phóng viên Bùi Văn Phú được ấn bản bằng Việt ngữ cùng với sự trao trả bản thảo gốc tập thơ của ông từ Anh Quốc năm 2008.
Quyễn sách đang bán trên Amazon.com, the Vietnamese Canadian Federation Centre in Ottawa (Giá 20 CAD), và ở Arlington, Virginia, tại Cành Nam Press. Hai Truyện Tù – Two Prison Life Stories của Nguyễn Chí Thiện được tài trợ từ Australian Vietnamese Federation và cũng đang được bán tại Úc.
Ðể mua sách trực tiếp và miễn cước phí bưu điện, xin đặt sách tại địa chỉ trên Net www.AtoZproductions.com hay gửi email đến editor@vietamreview.net This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it Xin chú ý dùng chữ "Viet Am" (Vietnamese Americans) không phải "Viet Nam”.
Jean Libby, Editor
Allies For Freedom Publishers
1222 Fulton Street, Palo Alto, CA 94301
www.AtoZproductions.com
Press Release : New book by Nguyen Chi Thien, in bilagual text 
Hai Truyen Tu – Two Prison Life Stories in Vietnamese and English. 170 pages, paperback, $20 USD. Date of publication : October 20, 2008.
Nguyen Chi Thien was a political prisoner in Communist North Vietnam for twenty-seven years. He won the International Poetry prize in 1985 while it was not known if he were alive or dead. He was in chains at the ‘Hanoi Hilton’ for smuggling his manscript of poems “Hoa Dia Nguc” into the British Embassy in 1979.
This book is excellent for language learning in both directions – English and Vietnamese. It is suitable for youth who want to learn the true Vietnamese history of surviving the Communist regime by force of will and spirit. It is suitable for their parents who survived the perilous journey by boats to become refugees who have built their new lives while not forgetting the old one. It is suitable for students who have grown up in Vietnam under the Communist regime who are denied learning about the intellectual political prisoners of the regime and their literature.
The editor and publisher is Jean Libby, of Palo Alto, California. The Vietnamese language and graphics editor is CN Tran Trung Ngoc of San Jose. An interview of Nguyen Chi Thien by the BBC journalist Bui Van Phu is published in Vietnamese, including the return of his original manuscript from London in 2008.
The book is available online at Amazon.com. the Vietnamese Canadian Federation Centre in Ottawa (price 20 Canadian dollars), and in Arl ;ington, Virginia, at Canh Nam Press. Hai Truyen Tu – Two Prison Life Stories by Nguyen Chi Thien is supported by the Australian Vietnamese Federation and is in stock now in Australia.
To order direct and receive free shipping and group discount, go online to www.AtoZproductions.com or send an email to editor@vietamreview.net This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it Please notice the spelling is “Viet Am” (Vietnamese Americans) and not “Viet Nam”.
Jean Libby, editor
Allies for Freedom publishers
1222 Fulton Street, Palo Alto, CA 94301
www.AtoZproductions.com
---o0o---
Đôi Dòng Tiểu Sử Nhà Thơ Đối Kháng Nguyễn Chí Thiện
Nguyễn Chí Thiện sinh ngày 27/02/1939 tại Hà Nội. Thân phụ ông, ông Nguyễn Công Phụng (1898-1976), làm Lục Sự Toà Án Hà Nội. Thân mẫu ông, Bà Nguyễn Thị Yến (1900-1970) vừa là một người nội trợ truyền thống vừa là một nhà tiểu thương. Gia đình ông tản cư khỏi Hà Nội đến làng quê Mỹ Tho, Quận Bình Lực 4, Tỉnh Hà Nam, Miền Bắc Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 và trở về Hà Nội năm 1949. Năm 1956, sau khi hoàn tất bậc Trung Học tại các trường tư thục, Thiện cùng thân phụ ông đến Hải phòng sống với người chị cả và gia đình. Mắc bệnh lao, Thiện tự học và bắt đầu làm thơ cùng bạn bè. Những bài thơ của ông va chạm càng ngày càng nghiêm trọng đến chế độ khi chính phủ Cộng sản đang đè nặng áp bức lên người dân và phát động chiến tranh chống Miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Chí Thiện là một tù nhân chính trị đã qua nhiều trại tù cải tạo và Khám Lớn Hoả Lò của chế độ Cộng Sản 27 năm, giữa 1961 và 1991. Trong thời gian tù tội, ông đã làm thơ bằng ký ức vì không được phép sử dụng giấy bút. Một thời gian ngắn sau khi được tha, ông chép lại những bài thơ này và ngày 16 tháng Bảy, 1979, mang bản viết tay dày 400 trang, “Hoa Địa Ngục » đến Toà Đại Sứ Anh. Ông bị từ chối tỵ nạn và bị bắt ngay trước cửa toà đại sứ. Ông bị giam giữ mười hai năm, lần giam giữ này khắc nghiệt nhất trong các lần tù tội của ông.
Bản viết tay của ông được gởi đến Giáo Sư Patrick Honey (1925-2005), Đại Học Luân Đôn. Năm 1980, thơ ông được người Việt Nam tỵ nạn tại Hoa Kỳ đăng tải trên nhiều báo chí và sách vở. Năm 1982, tổ chức Hành Động Cho Dân Chủ Việt Nam, “Quê Mẹ,” xuất bản Ngục Ca bằng Anh ngữ, Pháp ngữ, và Việt ngữ. Năm 1984, Huỳnh Sanh Thông trường Đại Học Yale dịch Hoa Địa Ngục ra Anh ngữ và tổ chức Lạc Việt xuất bản tập song ngữ. Năm 1985, Nguyễn Chí Thiện được Giải Thưởng Thơ Quốc Tế tại Rotterdam. Lúc đó, người ta không biết ông còn sống, đã chết, hay đang bị giam cầm đâu đó - trong thực tế thì ông đang bị giam tại Khám Lớn Hoả Lò Hà Nội từ năm 1979. Ông được đưa tới giữa rừng già năm 1985, gần chết vì đói và biệt giam.
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế bắt đầu chiến dịch vận động viết thư vào đầu năm 1981, lúc tên của Nguyễn Chí Thiện đứng đầu danh sách của những Tù Nhân Lương Tâm tại miền Bắc Việt Nam. Năm 1988, sau khi nghe trình bày về việc bắt giữ ông năm 1979, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế và Quan Sát Nhân Quyền phổ biến rộng rãi cảnh ngộ khốn khổ của ông. Chị của ông, bà Nguyễn Thị Hảo (1924-2004) gởi ảnh của ông đến người tỵ nạn Việt Nam ở Hải Ngoại yêu cầu giúp đở. Nhiều thư phản đối được gởi đến chính phủ Việt Nam, Chủ Tịch Leopold Senghor của Senegal, Vua Hussein của Jordan, và Thủ Tướng John Major của Anh Quốc. Năm 1990, Thiện được đưa đến trại tù Ba Sao và được chăm sóc thuốc men. Trong tháng 10/1991, ông được tha về dưới sự săn sóc của chị ông ở Hà Nội, ngay lúc trước cuộc thanh tra của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế.
Nguyễn Chí Thiện di cư đến Hoa Kỳ ngày 01/11/1995 với sự săn sóc tận tình của người anh ruột Nguyễn Công Giản (1932-), Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà, và cũng là cố vấn tại Hiệp Ước Hoà Bình Ba Lê năm 1972. Ông Giản là người độc nhất trong gia đình ông di cư vào Nam trong khoảng thời gian biên giới bỏ ngỏ năm 1954-1955. Nguyễn Chí Thiện bị giam cầm 13 năm sau năm 1975. Hoạt động đầu tiên của ông Thiện là viết lại và phổ biến những bài thơ ông đã sáng tác trong tù từ năm 1979 trong tập Hoa Địa Ngục thứ nhì. Những bài thơ này ông Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia dịch ra và xuất bản trong những tập song ngữ năm 1996.
Trong năm 2005, Nguyễn Chí Thiện, tác giả nỗi bật đầu tiên trong Kế Hoạch Văn Chương Việt Nam, đã viết “tự truyện” của ông bằng Anh ngữ (www.vietnamlit.org), và được xuất bản trong Beyond Words : Asian Writers on Their Works bởi Ban Báo Chí của Đại Học Hawai (Manoa Journal). Năm 2006, cơ quan East Coast USA Vietnamese Publishers Consortium xuất bản bằng Việt ngữ một tuyển tập toàn bộ 700 bài thơ Hoa Địa Ngục sáng tác từ năm 1957 đến năm 1996.
Năm 1998, Nguyễn Chí Thiện nhận Giải Thưởng Hội Nhà Văn Quốc Tế (International Parliament Of Writers Award), lưu lại tại Pháp 3 năm và sáng tác Hoả Lò Tập Truyện. Bảy câu chuyện của nhiều biến cố và nhân vật có thật bằng Việt ngữ đã được xuất bản năm 2001 tại Virginia và tái bản nhiều lần. Các bản dịch bằng Anh Ngữ đã được Cơ Quan Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu, Đại Học Yale, xuất bản dưới nhan đề Câu Chuyện Hoả Lò / Hà Nội Hilton năm 2007. Hai trong các câu chuyện này đã được Allies For Freedom Publishers tại Palo Alto, California xuất bản bằng song ngữ Anh-Việt năm 2008 dưới nhan đề Hai Truyện Tù- Two Prison Life Stories ;Nguyễn Chí Thiện Prose Bilingual Text. ISBN 978-0-3638-6-5.
Nhà thơ, từ năm 2004, là một công dân Mỹ hiện cư ngụ tại Orange County, California. Vào đầu năm 2008, bản gốc viết tay của nhà thơ đã được những thân hữu người Việt tại Luân Đôn nhận được từ Giáo Sư Patrick Honey thuộc Đại Học Nghiên Cứu Phi Châu và Đông Phương trước khi ông qua đời năm 2005 hoàn lại. Bản viết tay nay bình an thuộc về sở hữu chủ của người sáng tác, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Jean Libby, chủ bút
VietAm Review
November 2008
(Người dịch : Huỳnh Khuê)
Brief Biography Of Nguyen Chi Thien, Vietnamese Dissident Poet
Nguyen Chi Thien was born in Hanoi on February 27, 1939. His father, Nguyen-Cong Phung (1898-1976), was a clerk in the Hanoi Tribunal. His mother : Nguyen-Thi Yen (1900-1970), was a traditional housewife and little merchant. The family fled war in Hanoi to their natal village My-Tho, in the district of 4 Binh-Luc, Ha-Nam Province, northern Viet Nam on December 19, 1946, and returned in 1949. In 1956, after completing high school at private academies (very common for the time), Thien and his parents moved to Haiphong to live with his elder sister and family. Ill with tuberculosis, Thien read his own education and began to compose poetry for his friends. These poems became more and more critical of the Communist regime as that government grew more repressive on its citizens and waged war on South Vietnam.

Nguyen Chi Thien was a political prisoner of the Communist regime in “re-education” prison camps and the Hanoi Central Prison for twenty-seven years between 1961 and 1991. During this time he composed poems in his memory, denied paper and pen. During a brief period of release Chi Thien wrote down and brought his manuscript of 400 poems, “Hoa Dia Nguc,” to the British Embassy in Hanoi on July 16, 1979. He was refused asylum and arrested outside the gate. He was imprisoned for a period of twelve years, the harshest of his incarceration.

The manuscript was sent to the University of London, in care of Professor Patrick Honey (1925 – 2005) In 1980 the poems were published in newspapers and books by Vietnamese exiles in the USA. In 1982 “Prison Songs” were published in English, French, and Vietnamese by Que Me (Action for Democracy in Vietnam). In 1984 "Hoa Dia Nguc" (Flowers from Hell) was translated into English by Huynh Sanh Thong of Yale University and a bilingual edition which re-established the Vietnamese Studies program (Lac Viet #1) published. In 1985 Nguyen Chi Thien received the International Poetry Award in Rotterdam. It was not known if he were alive or dead, or where he was imprisoned – in fact at the Hanoi Central Prison since 1979. He was moved to the interior jungle in 1985 and nearly died of starvation and solitary confinement.
Amnesty International began a letter-writing campaign as early as 1981, when the name of Nguyen Chi Thien headed their list of Prisoners of Conscience in North Vietnam. In 1988, after a hearing about his arrest in 1979, his plight was broadly publicized by Amnesty International and Human Rights Watch. His sister, Nguyen Thi Hao (1924 – 2004) sent his photograph to Vietnamese refugees abroad asking for help. Many letters of protest were sent to the Vietnamese government, including the President of Senegal Leopold Senghor (also a prison poet), King Hussein of Jordan, and Prime Minister John Major of the United Kingdom. By 1990 Thien was moved to the Ba Sao prison camp and given medical attention. In October 1991 he was released to the care of his sister in Hanoi, just ahead of inspection by the International Red Cross. Nguyen Chi Thien immigrated to the USA on November 1, 1995, in the care of his brother, Nguyen Cong Gian (1932 -), who had been a Lieutenant Colonel in the South Vietnamese army and an adviser at the Paris Peace Accords in 1972. Mr. Gian was the only member of the family to migrate to South Vietnam in the 1954-1955 open border period. He was imprisoned for thirteen years after 1975. Mr. Thien’s first action was to write down and publish the poems he composed in prison since 1979 in a second Hoa Dia Nguc. They were translated and published in bilingual editions by Nguyen Ngoc Bich of Virginia in 1996.
In 2005 Nguyen Chi Thien was the first featured author in the Viet Nam Literature Project, writing his “Autobiography” in English (www.vietnamlit.org), which has since been published in Beyond Words : Asian Writers on Their Work by the University of Hawaii Press (Manoa Journal). In 2006 a complete edition of the 700 “Hoa Dia Nguc” poems composed from 1957 to 1996 were published in Vietnamese by the East Coast USA Vietnamese Publishers Consortium.
Nguyen Chi Thien received an International Parliament of Writers Award in 1998, living in France for three years and writing in prose, Hoa Lo Tap Truyen. The seven stories of actual events and persons were published in Vietnamese in 2001 in Virginia and reprinted many times. English translations were published by Yale University Southeast Asia Studies as the Hoa Lo / Hanoi Hilton Stories in 2007. Two of these stories are published in bilingual English and Vietnamese text by Allies for Freedom publishers of Palo Alto, California, in 2008, entitled Hai Truyen Tu – Two Prison Life Stories ; Nguyen Chi Thien’s prose in bilingual text. ISBN 978-0-3638-6-5.
The poet is, since 2004, a U.S. citizen, living in Orange County, California. In early 2008 his original manuscript was returned by Vietnamese friends in London who obtained it from Professor Patrick Honey at the School of Oriental and African Studies before he died in 2005. The manuscript is now safely in the possession of the creator, poet Nguyen Chi Thien.
Jean Libby, editor
VietAm Review
November 2008

LÝ TUYẾT LÊ * CÂU CHUYỆN VƯỢT BIỂN

Lý Tuyết Lê
Thay cho lời giới thiệu:

Một số lớn những người Việt tha hương (tỵ nạn) và những người đang lê lết một cuộc đời cùng khổ, đầy bất công, áp bức dưới chế độ CS tại quê nhà đều có những quảng đời - là những cuốn phim mà không một cuốn phim nào dầu chiếm được hàng bao giải thưởng cũng không sao sánh bằng; là những tập truyện mà không một tập truyện nào dầu thuộc loại bán chạy nhất cũng không làm sao qua mặt được.

Những quãng đời đó dầu có thực sự được quay thành phim, viết thành truyện cũng không bao giờ có thể lột tả, nói lên được tất cả những gì đã xảy ra chung quanh họ, và những gì đã diễn ra trong lòng họ. Do đó chỉ có chính họ, là những người trong cuộc, là những chứng nhân, là những nhân vật trong cuốn phim, trong tập truyện của đời mình mới cảm nhận được tất cả những sự âu lo, phiền muộn, những nổi buồn xót xa, câm nín, những niềm hy vọng mong manh, thoáng chốc, những nỗi tuyệt vọng não nề, buông xuôi cho số kiếp, những sự sợ hãi, kinh hoàng đến chết ngất, những cơn đói khát vật vã, rã rời, những nỡi uất nghẹn đắng cay đến tột cùng, những nỗi tủi nhục tối tăm sâu thẳm, những nỡi mừng vui nghẹn ngào đầy nước mắt, những nỡi đớn đau quằn quại có lúc chất ngất trong lòng có lúc ray rức kéo dài như vô tận... Quãng đời họ là những cuốn phim không cần đạo diễn dàn dựng, là những tập truyện không cần hư cấu bởi nhà văn, là những câu chuyện sống thực cùng với nhịp tim, hơi thở và những cảm xúc của một đời người.

---o0o---

Câu chuyện xảy ra cách đây hơn 28 năm, tuy vậy ký ức tôi vẫn còn ghi rõ, vì đó là một kinh nghiệm đau thương, hãi hùng nhất trong cuộc đời tôi..

Trưa hôm đó (10/09/1980/ ) một buổi trưa gần cuối Thu, trời Đà Nẵng bổng dưng mây kéo về đen kịt, và mưa đổ không ngớt, tôi đang khe khẽ hát những câu ca dao ru con ngủ, nhìn con ngủ mà lòng xót xa, nghĩ rằng tương lai nó sẽ mù mịt như bầu trời ngoài kia, vì nó không may sanh ra trong một đất nước không có tự do. Nhà nội nó thì bị nhà nước trưng dụng, cả gia đình nội phải dồn vào một nhà kho chật hẹp tối tăm ẩm thấp để sinh sống. Không chỗ nương thân ba mẹ nó phải bồng nó chạy về nhà ngoại để tá túc... 
Thình lình tiếng chuông trước cổng nhà vang lên cắt đứt dòng tư tưởng, tôi nhẹ nhàng xỏ vội đôi dẹp nhựt đi xuống lầu thì đã thấy má tôi mở cửa đón khách vào nhà. Đó là một chàng thanh niên, anh ta là người bà con với ông chủ tàu mà gia đình tôi có dịp bàn tính chuyện vượt biên. Sau khi được trấn an là không có ai khác ngoài má tôi, ông ngoại và tôi, thì người thanh niên này vô đề liền: "Bây giờ mưa to gió lớn và biển đang động, công an biên phòng không nghĩ rằng có ai to gan dám vượt biên trong thời tiết này, nên mình phải nắm lấy cơ hội". Rồi người thanh niên này bắt đầu cho biết giờ giấc, điểm hẹn và cách gặp người dẫn đường, xong anh ta vội vã đội mưa ra về.

Không khí trong nhà trở nên căng thẳng vì lòng mỗi người đầy những nỗi lo âu: chồng tôi đi làm chưa về, 2 em trai cũng không có mặt tại nhà, không có cách nào liên lạc được, còn ngoài kia trời mưa như thác lủ, vượt biên trong lúc này có nghĩa là đem mạng đi nạp cho thần biển. Trong lúc má tôi và tôi đang rối lên không biết toan tính như thế nào, thì ông ngoại tôi bảo quỳ xuống để ông cầu nguyện. Khi ông ngoại tôi vừa dứt lời cầu nguyện thì hai em trai của tôi về tới, lúc đó gần ba giờ chiều. Và chúng tôi lại thêm một phen sốt ruột chờ chồng tôi nữa, rất may hôm đó chồng tôi về nhà sớm hơn mọi khi vì trời mưa nên bạn bè không rũ đi nhậu, cuối cùng rồi mọi người cũng về đầy đủ, cuộc hành trình của chúng tôi bắt đầu từ đó.

Theo như lời người thanh niên lúc trưa căn dặn, tôi và hai em trai tôi đi phà qua sông Hàn, lúc đó khoảng gần 5:30 giờ chiều, sau khi phà cập vào bến quận Ba, An Hải, chúng tôi phải đảo mắt kiếm người thanh niên nào có mang dây chuyền hình cái neo, trời lúc đó nhá nhem tối và mưa rất lớn nên rất khó cho chúng tôi tìm người mà mình chưa bao giờ biết mặt. Người dẫn đường nhận ra được dáng điệu dáo dác của chúng tôi, nên anh ta tiến tới trước mặt chúng tôi không nói gì hết rồi lặng lẽ bước đi (đó là mật hiệu), chúng tôi thấy nơi cổ của anh có sợi dây chuyền hình cái neo, do đó người này đi đâu chúng tôi cũng phải bám sát theo để không bị lạc. 
Vì nhằm giờ cao điểm kẻ tan trường, người tan sở nên việc bám sát theo người này cũng rất khó, nhiều lần bị lạc, chúng tôi ngẫn ngơ quýnh quáng không biết mình đang ở đâu, tim chúng tôi đập thình thịch vì sợ công an nghi ngờ đến bắt, nhưng rồi người dẫn đường quay trở lại kiếm được chúng tôi. Sau đó anh đi vào quán bún bò Huế ven đường, chúng tôi cũng vào theo, sau này tôi mới hiểu, thì ra phải chờ thêm một nhóm năm người con của bạn ba tôi nữa. Sợ chủ quán nghi ngờ tôi gọi ba tô bún bò Huế cho ba chị em tôi, nhưng bún đem lên chưa kịp ăn thì người thanh niên dẫn đường đứng dậy rời quán vì đã thấy nhóm năm người kia sắp bước vào, chúng tôi vội vã trả tiền và rời theo làm chủ quán cũng ngơ ngác. 
 Rời quán bún, người dẫn đường đưa chúng tôi đến một khu nghĩa địa, anh bảo chúng tôi phải ở đó chờ người khác dẫn đường tiếp. Ba chị em chúng tôi núp ở một ngôi mộ có tấm bia thật lớn, thình lình người trong xóm cầm đuốc đi kiếm gà của họ bị lạc. Một lần nữa ba chị em chúng tôi lại một phen sợ hãi, tay chân run rẫy, tim hầu như ngưng đập vì thấy người đàn bà đó càng lúc càng tiến về nơi chúng tôi đang núp, ba chị em chúng tôi nhắm nghiền mắt và ôm chặt lấy nhau, hình ảnh nhà tù cộng sản hiện lên trong trí tôi thật kinh khiếp, nước mắt chúng tôi tuôn trào, không ai bảo ai chúng tôi cắn chặt môi cố nén tiếng khóc. Nhưng lạ lùng thay, Chúa đã ngăn trở bước đi của người đàn bà đó, khi tiếng chân của người đàn bà đến gần nơi chúng tôi ẩn núp trong gang tấc thì bà bắt được con gà của bà. Tiếng kêu oang oác của con gà làm chúng tôi bừng tỉnh lại, chúng tôi chỉ biết cúi đầu thầm tạ ơn Chúa.

Bây giờ thì trời đã tối hẳn, có một người thanh niên khác tìm đến nơi chúng tôi ẩn núp, anh ta không nói gì ngoài ba tiếng “đi theo tôi”. Anh dẫn chúng tôi đi qua những con đường đất ngoằn nghèo rồi cuối cùng dẫn chúng tôi vào một căn nhà nào đó mà bây giờ tôi không tài nào nhớ được, vì lúc đó trời tối đen như mực, ngay cả chị em chúng tôi cũng không nhìn thấy mặt nhau. Họ để ba chị em chúng tôi tại đây cho đến khoảng 12 giờ khuya (sau này tìm hiểu tôi mới biết khoảng giờ đó) thì họ dẫn ba chị em tôi ra bờ biển thuộc vùng Thọ Quan, nơi đó có sẵn một cái thúng lớn, người này lật thúng lên thì đã có một người nằm chờ dưới thúng ngồi dậy, và họ đưa chúng tôi ra tàu cá đang chờ sẵn ngoài khơi. Nhưng ra đến nơi thì chúng tôi không thấy bóng dáng chiếc tàu cá đâu hết, chung quanh chúng tôi là vùng biển rộng mênh mông với một màu đen tối rợn người. 
 Chúng tôi ngồi trên thúng chồng chềnh theo làn sóng mà lòng bồn chồn lo lắng, rồi lần lượt những thúng khác chở ăm ắp người cũng chèo đến, gần hai tiếng đồng hồ sau thì tàu mới xuất hiện. Khi lên tàu rồi thì việc đầu tiên là tôi kiếm chồng và con tôi, vì hai người được dẫn đi đường khác. Thấy tôi, chồng tôi lên tiếng để trấn an, chồng tôi khen con tôi rất ngoan, tuy mới hơn ba tuổi nhưng dặn nó không được hỏi, không được nói, không được khóc nếu sợ bóng tối, thì nó rất ngoan ngoãn không lên tiếng trong suốt cuộc hành trình trong bóng đêm, có lẽ nó cũng cảm nhận được sự nguy hiểm vây quanh cha con nó.

Hai giờ sáng tàu bắt đầu chạy ra cửa biển, ra đến cửa biển sóng có phần êm hơn. Tàu chạy một lúc xa thì trời hừng sáng, mọi người thấy an tâm vì thoát được sự kiểm soát của công ban biên phòng. Bắt đầu từ đó tàu chúng tôi lênh đênh không định hướng, vì tài công là một thanh niên trẻ chỉ biết lái tàu đi đánh cá chứ không biết nhắm hướng cũng không biết xem la bàn. Trên tàu ngoài gia đình tôi năm người, năm người con của bạn ba tôi, chín người của gia đình ông chèo thúng đưa khách, ba người anh bà con của tôi và hai con trai của họ, còn có một số thanh niên nam nữ bạn của người tài công trẻ chạy theo. Do đó số người trên tàu lên đến bốn mươi lăm người kể cả mười đứa con nít dưới mười tuổi. Trong khi đó thực phẩm chỉ tính đủ cho hai mươi lăm người chính thức có trong kế hoạch vượt biên này mà thôi. Đã vậy, sau này mới vỡ lẽ ra là trước đó, gần ngày vượt biên một số lương thực bị mất cắp.

Qua đến ngày thứ ba, một cơn bão biển suýt nhận chìm chiếc tàu mỏng manh của chúng tôi giữa lòng biển cả. Tôi không thể nào quên được cơn hãi hùng này, chiều hôm đó mây đen phủ kín cả vòm trời, gió mạnh như cơn lốc, và sóng biển cuồn cuộn trổi lên, vợ chồng tôi và cháu nhỏ cùng hai em trai tôi và vài người nữa đang còn ngoài khoang tàu trong khi hầu hết mọi người khác được ở trong cabin. Cửa cabin lúc ấy bị đóng chặt, chúng tôi đập cửa khóc lóc kêu gào thảm thiết. Có lẽ những người bên trong không dám mở cửa cabin trong lúc này vì sợ nước biển tràn vào, một phần có lẽ tiếng gió và tiếng gầm thét của những đợt sóng khổng lồ át đi tiếng kêu gào của chúng tôi. 
Mãi đến 10 phút sau, gió càng mãnh liệt và sóng càng dữ dội hơn thì họ mở cửa cho chúng tôi vào ẩn mình. Trong những giờ phút ngoài khoang tàu, tôi vô cùng kinh khiếp khi nhìn thấy từng đợt sóng khổng lồ nâng bổng chiếc tàu nhỏ bé của chúng tôi lên thật cao, rồi ném chiếc tàu nhỏ bé của chúng tôi xuống vực sâu tối ngòm, nhìn lên tôi thấy đợt sóng khác tới nó vươn lên như một bức tường thật cao và đổ ập xuống như muốn nhận chìm chiếc tàu của chúng tôi, nước văng tung toé, tay tôi ôm chặt thanh gỗ nơi cửa vào cabin vừa khóc vừa kêu gào thảm thiết. Nhiều khi nghĩ lại, tôi tự hỏi làm sao chồng tôi có thể vừa giữ chặt con vừa bám chặt vào mạng thuyền, và tất cả chúng tôi ngoài khoang tàu không bị sóng biển ném tung ra khỏi tàu, làm sao chiếc tàu nhỏ bé của chúng tôi có thể sống còn qua cơn bão đó, chắc chắn phải có bàn tay vô hình nào đó che chở chúng tôi, bàn tay vô hình đó chính là bàn tay của Thượng Đế.

Trong những ngày đầu còn dầu, thì tài công không biết định hướng đi đến Hong Kong, anh ta cứ nhắm hướng mặt trời mọc mà chạy cho đến khi cạn không còn dầu để chạy nữa thì lúc đó chúng tôi thấy dãy núi mờ mờ từ đàng xa. Thì ra tàu chúng tôi trôi giạt đến Nha Trang mà tưởng rằng đang ở gần đảo Hải Nam, lương thực và dầu đã cạn, có ba người thanh niên đưa ý kiến, ai có vàng hoặc tiền bạc, đồng hồ đeo tay thi giao cho họ, họ sẽ đi thúng vào dãy núi đó mua dầu và lương thực đem ra để đi tiếp. Đó là niềm hy vọng cuối cùng nên mọi người có vàng đưa vàng, có đồng hồ đưa đồng hồ, tôi cũng cởi chiếc nhẩn cưới đưa cho ba người này (sau này đến được bến bờ tự do, chúng tôi mới hay rằng ba người này đi thúng vào bờ và bị công an bắt tại Nha Trang).

Ngày lại ngày trôi qua, nhưng bóng dáng 3 người đi mua dầu và lương thực vẫn biệt tăm. Chúng tôi chi biết cầu nguyện và phó thác đời sống mình cho Chúa. Không thức ăn, nước uống, chúng tôi phải uống nước tiểu và nước biển có bỏ đường hóa học để sống qua ngày, nhờ năm người con của bạn ba tôi có mang theo đường hóa học. Nói chung, gia đình tôi và năm người con của bạn ba tôi vì tin tưởng chủ tàu chuẩn bị lương thực chu đáo nên chúng tôi không mang theo bất cứ một lương thực nào, ngoài trừ chồng tôi trước khi đi anh có giấu được một lon sữa đặc trong túi quần cho con tôi và năm người kia có giấu theo một gói nhỏ đường hóa học. Hơn nữa, cũng để tránh cặp mắt nghi nghờ của mọi người, chúng tôi không mang theo bất cứ quần áo hay vật dụng cá nhân nào, trên người chúng tôi vỏn vẹn mỗi người chỉ có một bộ áo quần mình đang bận.

Hơn mười ngày trôi qua không thức ăn, nước uống, trẻ con khóc lóc kêu gào thảm thiết, con tôi chỉ nước trên biển mà trách chúng tôi tại sao nước trên biển nhiều như vậy mà không cho nó uống, lòng tôi đau như đứt từng đoạn ruột khi nhìn thấy con tôi và những trẻ con khác rã rời, quằn quại, rên xiết vì đói và khát. Rồi 1, 2, 3, 4, đứa con nít dần dần ra đi. Đêm hôm đó là đêm thứ mười sáu trên biển, tôi ôm con tôi vào lòng tuyệt vọng, thình lình một cơn mưa thật lớn đổ xuống, mọi người đều mừng rỡ, chồng tôi mau mắn hứng được một bình nước nhỏ, gắng sức trườn người vào cabin đưa cho tôi để tôi cho con uống, vì quá mừng nên tôi hút một hơi thật mạnh để nước chảy vào một ống nhỏ, xong tôi chuyền ống nhỏ đó vào miệng con tôi với hy vọng con mình sẽ được nuôi sống, nước vào miệng quá nhanh con tôi không kịp nuốt thì tắt thở ngay trên tay của tôi vì sức lực nó không còn nữa. 
Quá đau khổ, tôi ôm con chặt vào lòng và khóc, khóc thật nhiều nhưng hầu như không có một giọt nước mắt nào tuôn ra. “Khi con người quá đau khổ thì không còn nước mắt để khóc", tôi nghe câu nói này nhiều lần nhưng cứ nghĩ rằng đó chỉ là một câu trong văn chương thôi, bây giờ thì tôi thật sự kinh nghiệm về điều đó. Sáng hôm sau, một tay ẳm xác con, một tay chống đỡ lê lết tấm thân kiệt sức của mình để đem xác con ra ngoài khoang tàu cho chồng và hai người cậu nó thấy mặt lần chót. Vì chồng tôi và hai cậu nó ở cuối mõm thuyền, do đó con tôi được chuyền qua một vài người trước khi đến tay chồng tôi. Khi ở trên tay những kẻ xa lạ tôi không thấy điều gì lạ xảy ra, tuy nhiên khi chồng tôi vừa đưa tay ẳm lấy con tôi, thì tự nhiên môi con tôi sùi bọt nước miếng, và máu thật tươi tuôn ra từ lỗ mũi và hai lỗ tai của nó. Con tôi biết giờ đây nó được nằm trong vòng tay yêu thương của ba nó, một mối liên hệ phụ tử thiêng liêng được bày tỏ qua một thân xác không còn sự sống.

Dầu yêu thương con đến mức nào đi nữa cũng không thể nào giữ được xác con trong vòng tay của mình, chúng tôi đành lòng phải bỏ xác nó xuống lòng biển cả. Đặc biệt cái chết của con tôi được nhiều người thương và lo chu đáo, vài người trên tàu gỡ hai tấm ván nhỏ từ chiếc tàu của chúng tôi, họ đóng lại như hình chữ thập, đặt xác con tôi nằm trên đó, rồi dùng lưới cá quấn quanh thân hình nhỏ bé của con tôi. 
Họ nói rằng phải đóng ván theo hình chữ thập thì mới thăng bằng không bị sóng đánh lật úp mặt nó xuống biển cá sẽ đến rĩa ăn, họ cho rằng nếu con tôi may mắn gặp một tàu cá nào đó, họ sẽ làm phước vớt đem vào bờ để chôn vì lúc đó chúng tôi vẫn còn thấy dãy núi mờ mờ từ đàng xa, nên chúng tôi chỉ biết hy vọng như vậy, (trong một bản tóm tắt chuyến vượt biên của chúng tôi bằng tiếng Anh có một sơ sót nhỏ là con tôi được cột vào cục đá để bỏ xuống biển thay vì cột vào 2 tấm ván thuyền). Sau đó một người anh bà con của tôi có mang theo quyển Kinh Thánh, anh mở ra đọc vài câu trong Kinh Thánh rồi cầu nguyện trước khi thả xác con tôi xuống biển, lúc đó tôi ngoảnh mặt đi nơi khác vì không muốn chứng kiến cảnh đau lòng này.

Nước mưa hứng được đêm đó đã tạm nuôi sống chúng tôi trong một thời gian ngắn. Rồi một hôm (06/10/1980/ ) tôi nằm chờ chết trong cabin vì sức tôi đã quá kiệt quệ, 26 ngày không một chút gì trong bao tử ngoại trừ nước tiểu vì nước mưa hứng được hôm trước đã không còn một giọt. Thình lình có tiếng chồng tôi và vài người nữa ngoài cabin “có máy bay, có máy bay”, tôi nhìn ra thấy chồng tôi đang dùng cái áo thun trắng đã cũ mèm để vẩy ra hiệu, nhưng tôi vẫn không một chút hy vọng nào, vì đã bao lần chúng tôi thấy máy bay bay xa thật xa trên bầu trời nhưng họ nào có thấy chúng tôi đâu
. Nhưng rồi tiếng máy bay trực thăng dần dần nghe rõ dần, và tiếng mọi người mừng rỡ, hình như có một lực nào thật mạnh trong tôi vực tôi dậy và tự nhiên tôi có sức để bò ra ngoài khoang tàu. Tôi thấy chiếc máy bay trực thăng từ từ hạ thấp xuống, lúc đó một người trên tàu chúng tôi viết hàng chữ bằng tiếng Anh “Don't drop any food, Please rescue us”, thì ngay lập tức một quân nhân Mỹ trên máy bay trực thăng viết hàng chữ bằng tiếng Việt “chờ năm phút sẽ có tàu đến”. Rồi họ bắt đầu bắn những trái khói màu quanh tàu của chúng tôi để định vị trí cho tàu lớn đến cứu. Vài phút sau qua làn khói màu tản mác, từ đàng xa chúng tôi nhìn thấy một vật nhỏ di động rồi từ từ lớn dần, chẳng mấy chốc trước mặt chúng tôi sừng sững một chiếc tàu chiến khổng lồ cách tàu chúng tôi ở một khoảng cách an toàn. 
Đó là chiếc Soái Hạm (Command Ship) của Đệ Thất Hạm Đội có tên là “Blue Ridge LCC19”. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ như được sinh lại lần thứ nhì. Đoàn thuỷ thủ bắt đầu bỏ thang dây xuống và đi ca-nô qua tàu chúng tôi. Trên ca-nô có 4 người lính Hải Quân mang phao cá nhân, và nổi bật hơn hết là lá cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tung bay trước gió, nhìn lá cờ mà lòng tôi bồi hồi xúc động vì nó biểu tượng cho Tự Do và tình nhân loại. Họ dùng loa yêu cầu chúng tôi giữ bình tỉnh, anh Hải Quân cầm tay lái cố gắng điều khiển chiếc ca-nô cặp sát vào tàu chúng tôi, trẻ em và phụ nữ được ưu tiên di chuyển qua tàu chiến trước, sau cùng là nam giới. Các thuỷ thủ, một tay kẹp chúng tôi và một tay chụp lấy thang dây để leo, hàng chục cánh tay thòng xuống kéo chúng tôi lên. Đối với tôi, đó là giờ phút vô cùng thiêng liêng và vô cùng xúc động, nó cho tôi thấy chỉ có những người của chủ nghĩa Tự Do mới thể hiện được tình yêu thương nhân loại và cảm thông được những đau thương mất mát của những người vì 2 chữ Tự Do mà liều mình vượt biển.

Khi tất cả chúng tôi được an toàn đưa lên chiếc Soái Hạm này rồi, thì điều đầu tiên là họ cho chúng tôi mỗi người 1 ly súp lỏng (clear soup) đang còn nóng hổi và sau đó họ bắt đầu khám tim mạch từng người. Tôi và em tôi cùng một vài phụ nữ khác vì quá yếu nên được chuyển lên Medical Clinic. Tại đây chúng tôi được chăm sóc sức khoẻ thật chu đáo, họ bồng chúng tôi đi tắm, dĩ nhiên là họ rất tôn trọng phụ nữ chúng tôi, nên họ chỉ mở nước điều chỉnh ở độ ấm vừa phải và dạy chúng tôi cách dùng thuốc gội đầu đặc biệt để giết chí, rồi họ đứng canh ngay cửa phòng tắm để đề phòng trường hợp chúng tôi bị té hay bất cẩn gì đó. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân ái bao la của những người lính Mỹ khác màu da, họ không màng đến thân hình xơ xác bẩn thỉu hôi hám của chúng tôi, trong khi chí trên đầu rơi rớt đồm độp, nhưng họ ôm chúng tôi vào lòng, bồng ẳm chúng tôi khi chúng tôi cần những phương tiện vệ sinh cá nhân. Sau đó họ phát cho chúng tôi mỗi người 1 áo thun trắng và đồ lót để bỏ đi những áo quần hôi hám mà suốt 26 ngày đêm dầm với mồ hôi, dầu nhớt, nước tiểu và nước biển mặn.


Tôi còn nhớ rõ một kỷ niệm rất buồn cười mà tôi đã làm những người trong đội y tế một phen cười nứt bụng, đó là ngay sau khi uống cạn ly súp đầu tiên khi vừa mới được chuyển lên tàu, một anh y tá hỏi tôi rằng “How do you feel”?, tôi trả lời ngay không chút suy nghĩ “I feel healthy” (ý tôi muốn nói là “tôi cảm thấy Khỏe”) tức thì cả đội y tế ôm bụng cười ngặc nghẻo trong khi đó thân hình tôi không khác nào bộ xương người chết. Thật ra, từ lúc bắt đầu được tàu Mỹ vớt thì bao nhiêu vốn liếng từ ngữ Anh Văn mà tôi học ở những năm trung học chưa có cơ hội thực hành thì giờ đây nó lần lượt kéo đến trong tâm trí tôi, chỉ có điều chữ nào thoáng đến trong đầu là tôi vụt nói liền không cần để ý đến văn phạm. 
Nhưng rồi sau đó tôi rất ngại nói, nên tôi luôn dùng bút viết xuống những gì tôi cần nói, vì khi viết tôi có thì giờ sắp xếp câu kéo cho đúng văn phạm hơn. Nhờ có chút vốn liếng Anh Ngữ nên tôi có cơ hội gần gũi với vị thuyền trưởng, các bác sĩ trong đó có 1 bác sĩ người Nhật, và các y tá, đặc biệt là anh Hải Quân đầu bếp (Mr. Clinton A. Eastwood), anh thường xuyên trò chuyện với tôi, hỏi thăm những món ăn anh nấu có ngon không, tôi có thích không (và anh cũng là người sau này thường xuyên liên lạc thư từ với gia đình tôi khi chúng tôi được đưa vào tạm cư ở trại tỵ nạn Palawan Philippines, nhờ đó mà tôi có được những bài báo và hình ảnh chụp được trong lúc được tàu vớt, và năm 1982 khi chiếc Soái Hạm Blue Rigde LCC19 đến cảng Sydney cách nơi tôi cư ngụ khoảng gần 1 tiếng lái xe, thì anh cũng tìm đến thăm gia đình chúng tôi, khi đó tôi vừa mới sanh được cháu thứ nhì khoảng mười lăm ngày (đứa thứ nhất đã mất trên biển)).


Trở về câu chuyện trên chiếc Soái Hạm, thì một hôm có phái đoàn báo chí bay trực thăng đến thăm người tỵ nạn trên tàu và để phỏng vấn. Trước khi phái đoàn đến, tôi được khuyến khích để được quay một đoạn phim ngắn trong buổi phóng vấn nhỏ này vì tôi cứ lắc đầu từ chối, tôi cứ lấy tay che mặt và nói rằng “Tôi xấu lắm, tôi không muốn người khác thấy tôi trên truyền hình và tôi cũng không biết nói tiếng Anh nhiều”, nhưng anh y tá Hải Quân người luôn kề cận chăm sóc tôi (anh Robin) đưa cho tôi một cái gương và một cái lược, anh chãi đầu cho tôi và bảo tôi nhìn trong gương rồi anh nói “Look! You're beautiful!” (tôi chưa bao giờ thấy Chung Vô Diệm nhưng tôi tự nghỉ rằng mình cũng xấu như vậy) rồi anh nói tiếp “We're going to ask you a very very simple question, so don't worry, OK”. Thế rồi trong phút chốc phái đoàn báo chí đến có luôn vị Tham Mưu Trưởng của Đệ Thất Hạm Đội nữa, và rồi hàng loạt đèn sáng choang chiếu thẳng đến cái giường tôi đang được đỡ ngồi, một anh phóng viên cầm máy nói gì nhiều lắm nhưng tôi không để ý vì tâm trí bận suy nghĩ không biết họ sẽ hỏi tôi điều gì. Thế rồi người phóng viên đó chậm rãi hỏi tôi từng chữ một “Why did you escape from Vietnam”? Tôi chỉ trả lời vỏn vẹn “About freedom” và câu thứ hai là “How do you feel now?” lần này tôi đang tìm chữ nào khác với chữ “healthy” của hôm nọ thì anh y tá Hải Quân này mau mắn cất giọng hỏi khéo “Better”? nên tôi liền nói “Yes, I feel better”.


Năm ngày tạm trú trên chiếc Soái Hạm này rồi cũng phải đến ngày chia tay, ngày cuối trước khi chúng tôi chia tay với vị Hạm Trưởng cùng toàn thể các thuỷ thủ, tôi được vinh dự đi cùng vị Tham Mưu Trưởng đến từng giường bệnh để phát cho họ mỗi người một bản danh dự “Anh Hùng Vượt Biển” và một số tiền là 32 Mỹ Kim cho mỗi đầu người, số tiền này là do sự đóng góp của vị Hạm Trưởng và của toàn thể các thuỷ thủ trên chiếc Soái Hạm này. Tôi cũng được vinh dự đại diện cho nhóm người ty nạn trên phòng y tế này để ngỏ lời tri ân và bày tỏ lòng cảm kích của chúng tôi trước sự chăm sóc không hề mệt mỏi của toàn thể các thuỷ thủ trong các ngành. Chúng tôi luôn nhớ ơn nhân dân Mỹ nói chung và toàn thể mọi người trên chiếc Soái Hạm này nói riêng, lòng nhân đạo của họ là ngọn đuốc, là ánh sáng của thế giới Tự Do, nó sẽ chiếu sáng mãi mãi trong lòng chúng tôi, lòng của những người dân Việt tỵ nạn.


Qua những kinh nghiệm đau thương trong suốt cuộc hành trình vượt biển này, chúng tôi nhận biết rằng mạng sống con người thật quý báu, nhưng Tự Do là điều quý báu hơn hết. Lòng nhân đạo của nhân dân Mỹ đã để lại trong chúng tôi niềm cảm kích và sự tri ân sâu xa, tấm gương sáng này đã chứng minh được chỉ có con người của chủ nghĩa Tự Do mới có được những đức tính đó, chúng tôi đã học được từ quý vị lòng nhân ái, vị tha, và tình thương yêu nhân loại và những hình ảnh cao đẹp này sẽ không bao giờ phai nhạt trong lòng người dân Việt tỵ nạn yêu Tự Do của chúng tôi. Chúng tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu xa đến vị Tham Mưu Trưởng của Đệ Thất Hạm Đội (Chief of Staff for Commander SEVENTH Fleet) ông Lewis W Chatham, vị Hạm Trưởng (Commanding Officer) ông John D Chamberlain, cùng toàn thể thuỷ thủ đoàn của chiếc Soái Hạm Blue Ridge LCC19 (dĩ nhiên trong đó có cả anh Hải Quân đầu bếp Clinton A. Eastwood và anh Robin). Hình ảnh của những vị đó sẽ không bao giờ nhạt nhòa trong ký ức chúng tôi. Chúng tôi luôn ao ước có cơ hội gặp lại những vị ân nhân này bằng xương bằng thịt để một lần nữa ngỏ lời tri ân đến họ và cũng để họ nhìn thấy gia đình chúng tôi - kết quả của việc làm nhân đạo quý báu mà họ đã thực hiện cách đây hơn 28 năm.

Tóm lại, vì quen sống trong một đất nước Tự Do Dân Chủ, vốn thừa hưởng được tất cả những quyền cơ bản của một con người, nên kể từ khi Miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản thì tâm trí chúng tôi không ngừng nghỉ đến việc trốn thoát khỏi chế độ này. Vượt biên là con đường duy nhất và cái giá chúng tôi phải trả có thể là sự chia lìa (kẻ ở người đi, vợ xa chồng, con xa cha, ....), sự tù đày (chính bản thân mình và người thân cũng bị liên luỵ), cái chết (chính mạng sống mình và ngay cả mạng sống của những người thân yêu). 
Bằng nhiều cách, chồng tôi trước đây đã vượt biên 2 lần, anh đi một mình vì chủ tàu không nhận con nít, tôi đành để chồng ra đi và ở lại với con. Tôi nghĩ thoát được người nào hay người đó, để chồng ra đi một mình là tôi chấp nhận sẽ vĩnh viễn mất chồng vì thời gian đó chính quyền Việt Nam chưa có sự bang giao với các nước ngoài về vấn đề “Đoàn Tụ Nhân Đạo”. Nhưng hai lần vượt biên đó không thành công, lần thứ nhất bị lộ anh chạy thoát được nên không bị tù, còn lần thứ nhì thì đi với người em nhưng khi ra đến bến tàu, người chủ tàu thay đổi ý kiến chỉ nhận một người thôi nên chồng tôi nhường cho người em và người này đã đến được bến bờ Tự Do. Lần này là lần thứ ba chồng tôi được đi với vợ con vì người chủ tàu này nhận con nít, tưởng rằng lần ra đi này trọn vẹn không bỏ lại sau lưng người thân yêu của mình, nhưng cuối cùng chúng tôi vĩnh viễn mất đứa con yêu quí đầu lòng của mình, nỗi đau xót đó mãi theo chúng tôi đến cuối cuộc đời và đó chính là cái giá cho sự Tự Do mà chúng tôi đã chọn.

Hiện nay chúng tôi đang định cư tại Úc Đại Lơi, một quốc gia đầy lòng nhân ái, người dân ở đây đã mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận và cưu mang gia đình chúng tôi trong suốt 28 năm qua và còn tiếp tục cho đến đời các con cháu của chúng tôi nữa. Không một lời nào đủ để diễn tả tấm lòng biết ơn sâu xa của gia đình chúng tôi đến với chính phủ và toàn thể nhân dân của đất nước này. Chúng tôi nguyện ghi khắc ơn sâu nghĩa nặng cho đến muôn đời.


Lý Tuyết Lê
(Viết tại Sydney ngày 09/03/09)

CHIM RỪNG VIỆT NAM

1 2011 11:35 
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy

Không có gì phải nghi ngờ khi nói rằng loài công là vua sắc đẹp trong thế giới loài chim. Ở Việt Nam, địa bàn sinh sống của chúng là các khu rừng vùng Nam Trung bộ.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Bói cá sông, còn gọi là bồng chanh trông thật bắt mắt với bộ lông óng ánh xanh của mình. Loài chim này có ở khắp các núi từ vùng đồng bằng đến vùng núi của Việt Nam
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Không chỉ nổi tiếng về vẻ đẹp, uyên ương còn là điển hình mẫu mực về sự thủy chung trong thế giới loài chim. Có thể bắt gặp chúng ở miền Bắc Việt Nam trong mùa đông, khi chúng di cư từ phương Bắc xuống để tránh rét.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Chim vàng anh làm tổ ở miền Bắc nhưng đến mùa đông lại bay vào miền Nam. Trông chúng nổi bật giữa rừng xanh với màu vàng tươi của mình.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Với cẳng chân hồng, ức cam và nâu, thân mình đỏ với lông đốm trắng, mặt xanh lam,gà lôi tía được coi là một trong những loài chim trĩ đẹp nhất thế giới. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ gặp ở độ cao trên 2.000m của tỉnh Lào Cai.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Cùng thuộc họ nhà trĩ, trĩ đỏ khoang cổ gây ấn tượng mạnh mẽ với bộ lông quý phái của mình. Loài này phân bố ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Đúng như tên gọi của mình, chim xanh Nam Bộ (còn được gọi là chim xanh cánh lam) sở hữu bộ lông màu xanh biếc rất dịu mắt.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Sinh sống ở miền Nam, cu xanh chân vàng có màu sắc khá sặc sỡ,trái với sự giản dị của đa số các loài chim cùng thuộc họ bồ câu.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Đôi cánh ngũ sắc của vịt mồng (phân bố ở miền Nam) có thể làm thay đổi quan niệm của mọi người về sự cục mịch của loài vịt.
Đẹp tuyệt sắc chim rừng Việt Nam, Đi đâu - Xem gì, chim rung, chim rung viet nam, chim viet nam, chim quy
Rất nhỏ bé nhưng hút mật họng tím cũng góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của các khu rừng miền Đông Nam bộ bằng màu sắc rực rỡ của mình.
 
image


Tác giả Lê Hoài Phương sinh năm 1961, là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ông đoạt nhiều giải thưởng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mà ông tham gia: nhiếp ảnh, điện ảnh và bảo vệ môi trường.

Lê Hoài Phương sở hữu hơn 10.000 bức ảnh mô tả các loài thú, chim, bò sát và côn trùng rất sống động, đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế như ảnh báo chí của Tổ chức Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP), giải nhất ảnh báo chí toàn quốc "Khoảnh khắc vàng"...

Tác giả từng đoạt giải nhất Liên hoan phim Môi trường toàn quốc 2007 với bộ phim tài liệu "Vàng Anh - loài chim huyền thoại". Năm 2010, với phim "Tội ác rừng xanh" ông đã vinh danh giành giải thưởng lớn "Giải Việt Nam xanh" tại Liên hoan phim môi trường lần thứ 4 cho phim tài liệu, giải Cánh diều vàng cho phim và giải cho đạo diễn phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2010.
image 

image
Chim hồng vũ bé nhỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
image
Chim khách phân công nhiệm vụ để chăm lo chim non.

image

image

image

image
Chim giẻ cùi mỏ đỏ.

image
Chim ưng bụng hung đang săn mồi.

image
Một tổ chim ưng xám làm tổ trên một cây vông nem có gai nhọn.
image
Chim vàng anh khăn mỏ quạ.

image
"Hồng vũ là loài chim "gia trưởng", thể hiện tính gia trưởng trong phân công nhiệm vụ. Tính "gia trưởng" luôn bộc lộ rõ ngay khi bước vào mùa sinh sản, chim trống luôn quyết định vị trí làm tổ. Trong quá trình lót tổ, chim trống bay đi hướng nào thì chim mái phải bay theo hướng đó"

image
"Chim giẻ cùi sống thành bầy đàn, nên đôi khi chúng dựa vào sức mạnh số đông để tiến hành các cuộc trộm trứng và con non của những loài chim khác theo kiểu "ăn cướp". Nhưng thông thường chúng vẫn thực hiện những cuộc trộm cắp đơn lẻ, trong lén lút bí mật. Khi bị các "gia chủ" phát hiện và rượt đuổi, chúng tháo chạy thục mạng"

image

"Hẳn chúng ta ai cũng biết câu chuyện cổ tích về cô Tấm xinh đẹp bước ra từ quả thị, rồi sau đó biến thành chim vàng anh biết nói thần kỳ. Đa số người Việt từng đọc câu chuyện huyền thoại Tấm Cám ấy, nhưng không phải ai cũng hình dung ra hình dáng của cô Tấm như thế nào. Và "cô Tấm hiện sống ra sao trong rừng?

image

"Chim trảu là loài có đặc tính di cư. Khoảng tháng ba tháng tư hàng năm là đến mùa chim trảu làm tổ. Từng đàn trảu đông đúc hàng trăm con tụ tập nhau lại, cùng bay đi tìm những nơi có vực sâu, vách đất dựng đứng hiểm trở, rồi chúng dùng mỏ đào những cái hang sâu từ 1 đến 1,5m để làm tổ"

image

"Ưng bụng hung có tầm vóc khá lớn. Mắt chúng có thể nhìn xa, rõ từng chi tiết đến 500m. Chúng có khả năng bay rất nhẹ nhàng, khi đến gần con mồi thì bất ngờ tăng tốc, lao đi với vận tốc lên đến 250km/h. Ưng bụng hung thực sự là loài chim thuộc bộ cắt dũng mãnh nhất. Chúng được mệnh danh là "chúa tể bầu trời"
image 

image 

image 

image 
image 

image
Ảnh: Lê Hoài Phương

 
Chim Hồng vũ bé nhỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Chim hồng vũ bé nhỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Chim Giẻ cùi mỏ đỏ.
Chim giẻ cùi mỏ đỏ.
Chim Ưng bụng hung đang săn mồi.
Chim ưng bụng hung đang săn mồi.
 
Chiếc tổ Ưng xám được xây trên một cây Vông nem có gai nhọn tua tủa và trơ ra giữa nắng gió.
Chiếc tổ ưng xám được xây trên một cây vông nem có gai nhọn tua tủa và trơ ra giữa nắng gió.
Chim Khách phân công nhiệm vụ để chăm lo cho chim non.
Chim khách phân công nhiệm vụ để chăm lo chim non.
Chim Vàng Anh khăn mỏ quạ.
Chim vàng anh khăn mỏ quạ.
Ảnh: Lê Hoài Phương

Newsflash

Cuộc thi ảnh môi trường được tổ chức bởi Viện Chartered, London dành cho dân chuyên nghiệp hoặc chưa chuyên nghiệp vừa công bố một loạt bức ảnh đoạt giải môi trường năm 2011.
Bức ảnh “Vô gia cư” xuất sắc đoạt giải nhất chung cuộc trong cuộc thi ảnh môi trường năm 2011. Bức ảnh thuộc thể loại “Chất lượng cuộc sống”, tác giả là nhiếp ảnh gia Hong Kong Chan Kwok Hung. Anh chụp lại hai trẻ đang an ủi nhau trong bãi phế liệu ở Kathmandu, Nepal. Bức ảnh "Vô gia cư" gây xúc động mạnh và đánh bại những bức ảnh “nặng ký khác”.

No comments: