Wednesday, October 19, 2016

CỘNG SẢN - BÌNH NHƯỠNG- BIỂN ĐÔNG

Tuesday, April 16, 2013

THẾ PHƯƠNG * VỨT BỎ CỘNG SẢN

Đằng nào thì đảng Cộng sản VN cũng sẽ bị liệng vô thùng rác của lịch sử

Thế Phương (Danlambao) - ... Vì phe đồng chí X đã tuyên bố như thế, đây là cơ hội hiếm có, không thể bỏ qua mà phải HÀNH ĐỘNG. Các phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ cho VN, các phương tiện truyền thông lề Dân không nên có thái độ thờ ơ, nghi ngờ hay ngồi chờ hy vọng mà nên cùng bắt tay "ủng hộ" đồng chí X mạnh mẽ bằng cách...
*
Tham nhũng là bệnh bẩm sinh trong chế độ độc đảng, độc tài toàn trị cộng sản. Truớc 1975, cộng sản VN còn đóng cửa và theo nền kinh tế XHCN, không có tư bản nước ngoài vào đầu tư nên vấn đề tham nhũng gần như không có, không đặt thành vấn đề. Vào những năm đầu sau năm 1986 khi CSVN sắp chết nên bắt buộc phải mở cửa cho tư bản vào đầu tư thì vấn đề tham nhũng chưa xuất hiện. Nhưng kể từ năm 1990 khi nhiều nước ồ ạt vào đầu tư thì tham nhũng bắt đầu xuất hiện và càng ngày càng phát triển mạnh. 
Nói thế để thấy rằng, ngày nào Việt Nam còn bị thống trị bởi độc đảng, độc tài toàn trị của ĐCSVN thì ai lên làm thủ tướng thì cũng thế, cũng tham nhũng, cũng sắt máu, lừa bịp, mị dân như nhau. Do đó, tại thời điểm nầy, “đồng chí X” vì đang tranh ăn, đấu đá, muốn hạ bệ các bộ sâu khác trong BCT đảng nên “đồng chí X” đang ra chiêu
Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý. 
Vì phe đồng chí X đã tuyên bố như thế, đây là cơ hội hiếm có, không thể bỏ qua mà phải HÀNH ĐỘNG. Các phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ cho VN, các phương tiện truyền thông lề Dân không nên có thái độ thờ ơ, nghi ngờ hay ngồi chờ hy vọng mà nên cùng bắt tay "ủng hộ" đồng chí X mạnh mẽ bằng cách: 
- Xuống đường ủng hộ đồng chí X. Đòi tiếp cận đồng chí X để trao các bản: Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về Sửa đổi Hiến pháp
- Các phương tiện truyền thông lề trái, các diễn đàn điện tử công khai phổ biến các tài liệu về Quyền Con Người, Quyền Hiến Định, Quyền Phúc Quyết của nhân dân và các Hiến Pháp tiên tiến của các nước tư do, dân chủ đa đảng cho nhân dân VN trong nước đọc. 
- Từ chối, bất hợp tác với hành vi cưỡng ép ký nhận “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” và những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý và xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người dân. 
Sử dụng "gậy ông đập lưng ông", biết đâu đồng chí X vì muốn tự cứu mình và gia đình mà "tới luôn" như Gorbachev (Gorbachev đâu muốn xóa bỏ đảng CS Liên Xô, nhưng do áp lực của nhân dân Liên Xô và thế giới, cộng với tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ mà đã đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô và khối CS Đông Âu). Dàn dựng được "chiến trận" như thế nầy thì chắc chắn sẽ đưa đến một kết quả nào đó. 
Sau màn đấu này, kẻ nào thắng chắc chắn sẽ lập "Tổng Thống chế", đúng ra là độc tài cá nhân. Đằng nào thì Đảng Cộng Sản VN cũng sẽ bị liệng vô thùng rác của lịch sử
Thời buổi nhiễu nhương ly loạn như hiện tại (Nhị Thập Sứ Quân, bất ổn định), sẽ được tạm kết thúc bằng sự lên ngôi của cá nhân với đặc tính chính trị mạnh (Đinh Bộ Lĩnh, ổn định). Đây là kết quả của hệ thống đang tìm kiếm sự ổn định, từ vị thế bất ổn định. 
Tuy nhiên, chế độ dân chủ tự do mới thực sự là mục đích cuối cùng của hệ thống chính trị, một thế ổn định lâu dài cho dân tộc

NGUYỄN HƯNG QUỐC * KARL MARX

Những quái thai của Marx 
 Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân (Kim Jong Un).  

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Chính Ân (Kim Jong Un).
15.04.2013
Có rất nhiều điểm tôi không đồng ý với Karl Marx, nhưng thành thực mà nói, tôi rất phục ông, và có lúc, rất thích ông. Với tôi, ông là triết gia tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng, bằng thuyết biện chứng và duy vật lịch sử, xây dựng một đại tự sự (grand narrative) hoàn chỉnh về lịch sử và thế giới, qua đó, giải thích hầu như toàn bộ mọi khía cạnh lớn liên quan đến đời sống xã hội và sự phát triển của loài người. Tham vọng ấy được bổ sung bằng một tham vọng khác lớn không kém: muốn thay đổi thế giới. Đằng sau hai tham vọng ấy là một khao khát mang đầy tính đạo lý về sự công bằng và công chính cho tất cả mọi người.

Về hai tham vọng của Karl Marx, các nhà hậu hiện đại (postmodernist) đã chứng minh đó chỉ là một ảo tưởng khi cho thời đại của các đại tự sự đã qua; lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa từ Đông Âu đến châu Á chứng minh thêm: đó là một ảo tưởng đầy tai họa dẫn đến những cái chết thảm khốc của cả hàng trăm triệu người và sự đau khổ của cả tỉ người khác. Xuất phát từ sự khao khát công bằng và công chính cho mọi người, lý thuyết của Marx lại đẻ ra những chế độ độc tài và tàn bạo không thua bất cứ một chế độ độc tài và tàn bạo nào trong lịch sử.

Tuy nhiên, ở đây lại có hai vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, về phương diện lý thuyết, bất chấp vô số những khiếm khuyết, Marx vẫn là một trong những triết gia có ảnh hưởng lớn nhất trong nửa sau thế kỷ 19 và gần trọn thế kỷ 20; hơn nữa, nhiều quan điểm triết học và chính trị của Marx, cho đến nay, vẫn có những giá trị nhất định. Jacques Derrida có lần, trong cuốn Spectres de Marx, từng viết: “Sẽ là một sai lầm nếu [chúng ta] không đọc, đọc lại và thảo luận về Marx” (Dẫn theo Marcello Musto, “The rediscovery of Karl Marx”, IRSH số 52, 2007, tr. 496). Thứ hai, nói như Terry Eagleton, không nên bắt Marx phải chịu trách nhiệm về những vụ tàn sát tập thể, các trại cải tạo, các phong trào đại nhảy vọt và các cuộc thanh trừng đẫm máu dưới các chế độ Cộng sản, cũng giống như việc không thể bắt Chúa Jesus phải chịu trách nhiệm về các Tòa án xử những người bị xem là dị giáo (Inquisition) thời Trung cổ.

Thật ra, nghĩ cho cùng, không thể phủ nhận toàn bộ trách nhiệm của Karl Marx được. Rõ ràng, quan điểm về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của ông đã là nền tảng lý thuyết làm nảy sinh sự độc tài và tàn bạo của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông cũng như vô số các nhà lãnh đạo Cộng sản khác. Bởi vậy, dù có ý thức hay không, Marx cũng đã để lại nhiều đứa con tinh thần, trong đó, có nhiều kẻ có thể xem là những quái thai. Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu (ở Rumania) là những quái thai như thế. Và dĩ nhiên, không thể không kể đến dòng họ Kim ở Bắc Triều Tiên, từ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) đến Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) và gần đây, Kim Chính Ân (Kim Jong-un).

So với các lãnh tụ Cộng sản khác, dòng họ Kim hoàn toàn không thua kém về mức độ độc tài và tàn bạo, về “thành tích” giết người và đày đọa dân chúng. Họ còn hơn hẳn những người khác trong việc duy trì một chế độ cha truyền con nối kéo dài, đến nay là ba đời, trên 60 năm (ở Cuba, Fidel Castro “truyền ngôi” lại cho em ruột, Raul Castro; tổng cộng thời gian trị vì của cả hai, đến nay, mới hơn 50 năm). Họ cũng nổi bật hơn hẳn những người khác về “tài” gây chú ý trên thế giới. Cứ vài ba năm một lần, họ lại làm cho cả thế giới thót tim hồi hộp theo dõi nhất cử nhất động của họ. Mới nhất, trong tháng Tư này, họ lớn tiếng đe dọa tấn công Nam Triều Tiên và cả Mỹ bằng vũ khí hạt nhân. Giới bình luận chính trị và có lẽ cả giới lãnh đạo Tây phương đều cho đó là những lời nói khoác lác. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người ta không căng mắt ra theo dõi từng động thái ở Bình Nhưỡng. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng Tư, tên “North Korea” đứng hàng thứ ba trong số các từ được sử dụng phổ biến nhất trên Twitter, chỉ sau “Easter” và “Good Friday”. Các cuộc điều tra dư luận cho thấy khoảng 36% người Mỹ theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Bắc Triều Tiên và 56% dân chúng cho sự đe dọa của Bắc Triều Tiên là nghiêm trọng.

Các lãnh tụ của Nam Triều Tiên, Mỹ và Nhật đều cố gắng tỏ ra bình tĩnh nhưng cũng không giấu được sự căng thẳng.

Một số nhà bình luận chính trị quốc tế gọi cha con Kim Chính Nhật và giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói chung là những bậc thầy trong nghệ thuật khiêu chiến (master of brinkmanship) và là những bậc thầy trong những cú đánh lừa (master of rope-a-dope). Kim Chính Ân có vẻ muốn nối gót cha mình, nhưng chưa ai dám chắc lần này ông có thành công hay không.

“Bậc thầy”, nghe rất sang trọng. Mà cũng phải. Những “bậc thầy” ấy đã thắng nhiều trận. Năm 1993, sau một lần đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, họ được Mỹ hứa hẹn viện trợ lương thực để cứu đói dân chúng. Năm 2003, khi rút tên ra khỏi Hiệp ước phi hạt nhân (Non-proliferation Treaty, NPT), họ lại được dỗ dành. Năm 2005, khi từ chối tham gia vào cuộc Hội nghị sáu bên (Six Party Talks) về vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân, họ cũng lại được dỗ dành. Năm 2006, khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ nhất, họ cũng được dỗ dành. Năm 2008, khi trục xuất phái đoàn điều tra vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc ra khỏi Bắc Triều Tiên, họ cũng được dỗ dành. Năm 2009, khi thử hạt nhân lần thứ hai, họ cũng được dỗ dành. Năm 2010, họ đánh chìm tàu thủy của Nam Triều Tiên, giết chết 46 thủy thủ, Nam Triều Tiên và Mỹ cũng đều nhường nhịn, không có một phản ứng nào cả. Cứ mỗi lần như thế, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên lại huênh hoang cho là họ đã thắng cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ.

Nhưng tất cả đều là những phép thắng lợi tinh thần theo kiểu AQ của Lỗ Tấn. Nghèo kiết xác, lúc nào cũng bị người trong làng khinh bỉ, nhưng AQ vẫn tự hào là con cháu mình sau này sẽ giàu có hơn hẳn người khác. Bị người ta đánh, không dám đánh trả, AQ vẫn cứ tự hào “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói!” Thế là hắn lại hớn hở ra vẻ đắc thắng.

Bộ máy tuyên truyền Bắc Triều Tiên không ngừng tô vẽ các gã AQ chễm chệ trên đỉnh cao quyền lực ở nước họ như những thần linh. Ngày Kim Chính Nhật chào đời có hai chiếc cầu vồng lấp lánh xuất hiện trên bầu trời. Ra đời được ba tuần, ông đã biết đi; tám tuần đã biết nói. Khi học đại học, trong vòng ba năm, ông viết được trên 1.500 cuốn sách và sáu bản opera. Các bản nhạc này được giới phê bình Bắc Triều Tiên khen là “hay hơn bất cứ một bản opera nào từng được viết trong lịch sử âm nhạc thế giới”. Các trạng thái tâm lý của Kim Chính Nhật có thể ảnh hưởng đến thời tiết: ông buồn, thời tiết xấu đi, ông vui, trời sẽ đẹp và ấm hơn. Người ta lại nói: cả đời ông không hề đi tiêu hay đi tiểu. Lần đầu tiên chơi golf, ông đã lập được kỷ lục thế giới và vì đã lập được kỷ lục nên ông không thèm chơi nữa. Bằng cách nhét miếng thịt vào giữa hai lát bánh mì để cầm ăn cho dễ, ông được lịch sử Bắc Triều Tiên ghi công là đã phát minh ra hamburger, sau đó, Tây phương bắt chước. Ngày ông chết, cả trời đất cũng tiếc thương: các mảnh băng tự động tan ra; chim chóc cất lên tiếng khóc.

Những chuyện như vậy, ở Tây phương, người ta xem như những chuyện buồn cười, lố bịch (ridiculous), thậm chí, điên khùng (crazy), nhưng ở Bắc Triều Tiên, do chính sách ngu dân và nhồi sọ triền miên, cả triệu người vẫn xem các quái thai ấy như những bậc thần thánh.

Kết quả là gì? Trước đây, trong bài “Nam và Bắc Hàn”, tôi có so sánh các thành tựu giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên từ sau năm 1953. Trên báo chí Tây phương thời gian vừa qua, nhân vụ đe dọa mới nhất của Kim Chính Ân, nhiều người cũng lại làm điều ấy. Cùng trải qua ba năm nội chiến (1950-1953) với những đau thương mất mát như nhau, mấy chục năm sau, trong khi Nam Triều Tiên, với thu nhập bình quân đầu người 32.000 Mỹ kim/năm, là một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất thế giới, Bắc Triều Tiên, với thu nhập đầu người 1.800 Mỹ kim/năm, vẫn là một trong những nước cực kỳ lạc hậu và nghèo nàn. Tuổi thọ trung bình ở miền Nam là 79.3; ở miền Bắc là 69.2; tỉ lệ tử vong trên 1.000 bé sơ sinh, ở miền Nam là 4.08, ở miền Bắc là 26.21; tỉ lệ sử dụng internet, ở miền Nam là 81.5%, ở miền Bắc là dưới 0.1%; số tiền đến từ xuất cảng mỗi năm ở miền Nam là 552.6 tỉ, ở miền Bắc là 4.71 tỉ. Kinh tế Bắc Triều Tiên yếu đến độ chỉ riêng thu nhập của công ty Samsung ở Nam Triều Tiên (247 tỉ năm 2011) đã nhiều gấp sáu lần tổng sản lượng nội địa của Bắc Triều Tiên!

Trong khi chính quyền Bắc Triều Tiên đổ tiền ra chế tạo vũ khí hạt nhân và không ngừng khiêu khích thế giới, dân chúng lúc nào cũng chìm đắm trong đói khổ. Năm nào cũng có người chết đói. Riêng năm 2010, có vùng số người chết đói đến ba phần trăm (hay 30 người trên mỗi 1.000 dân). Liên Hiệp Quốc ước lượng, trong năm 2011, khoảng một phần ba trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Với tư cách người Việt Nam, chúng ta chú ý đến sự nghèo đói, độc tài, tàn bạo và nguy hiểm của Bắc Triều Tiên cũng như những sự cách biệt một trời một vực giữa hai miền Bắc và Nam của Triều Tiên không phải chỉ là một tò mò bình thường. Mà còn là một nhu cầu nhận thức: Những sự khác biệt ấy, tự bản chất, là những khác biệt thuộc về chế độ.

Mà chế độ là một lựa chọn.Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được phép, trên thực tế, lựa chọn chế độ. Nhưng chúng ta có thể bắt đầu sự lựa chọn ấy, trước hết, bằng nhận thức.

Ít nhất đủ để nhận diện được các quái thai chung quanh ta. Có khi rất gần với chúng ta.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

TIN TỨC GẦN XA

 

Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?

Cập nhật: 09:14 GMT - thứ hai, 15 tháng 4, 2013
Tưởng niệm các quân nhân Việt Nam từ cả hai phía hy sinh ở Hoàng Sa - Trường Sa
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.

Quốc gia duy trì chủ quyền

Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca.
Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor.
Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.
Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.
Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó.
Trên lý thuyết, nếu chứng minh được từ năm 1954 đến 1975 chỉ có một quốc gia, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia đó, thì điều đó cũng đủ là cơ sở cho lập luận pháp lý của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trên thực tế, thứ nhất, chưa chắc chúng ta sẽ chứng minh được điều đó; thứ nhì, chính phủ Việt Nam ngày nay sẽ khó chấp nhận một chiến lược pháp lý dựa trên giả thuyết này.
Vì vậy, chiến lược khả thi hơn cho lập luận pháp lý của Việt Nam cần dựa trên điểm then chốt là từ năm 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Phân tích này sử dụng ba khái niệm sau.
Đất nước, là một khái niệm địa lý, bao gồm một vùng lãnh thổ với dân cư. Chính phủ, là cơ quan hành pháp và đại diện. Quốc gia (trong bài này từ “quốc gia” được dùng với nghĩa State/État), là một chủ thể chính trị và pháp lý.
Trong Công ước Montevideo 1933, một quốc gia phải có lãnh thổ, dân cư, chính phủ, và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Thực chất, trong công pháp quốc tế chỉ có định nghĩa quốc gia như một chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi (tức là có các quyền và nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ luật quốc tế) và chính phủ là thành phần của chủ thể đó, chứ không có khái niệm đất nước.

Một lãnh thổ - hai quốc gia

Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự. Mặc dù không chia Việt Nam thành hai quốc gia, Hiệp định đã tạo ra một ranh giới tại vĩ tuyến 17 giữa hai chính phủ đang tranh giành quyền lực, và ranh giới đó đã tạo điều kiện cho sự hiện hữu của hai quốc gia.
Việc VNCH không chấp nhận thực hiện tổng tuyển cử vào năm 1956 đã làm cho ranh giới đó trở thành vô hạn định.

Một cơ sở của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa
Sự hiện hữu của hai chính phủ hai bên một ranh giới vô hạn định ngày càng củng cố sự hình thành và hiện hữu trên thực tế của hai quốc gia trên lãnh thổ đó.
Điều có thể gây nghi vấn về sự hiện hữu của hai quốc gia là hiến pháp của VNDCCH và VNCH có vẻ như mâu thuẫn với sự hiện hữu đó.
Tới năm 1956, Hiến Pháp VNDCCH viết “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”, và Hiến Pháp VNCH viết “Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan” và “Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.”
Nhưng sự mâu thuẫn đó không có nghĩa không thể có hai quốc gia.
Hiến pháp của Bắc Triều Tiên viết Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên là đại diện cho dân tộc Cao Ly, hiến pháp của Nam Hàn viết lãnh thổ của Đại Hàn Dân Quốc là bán đảo Cao Ly và các hải đảo, nhưng Bắc Triều Tiên và Nam Hàn vẫn là hai quốc gia.

Như vậy, có thể cho rằng từ năm 1956 hay sớm hơn đã có hai quốc gia, trên lãnh thổ Việt Nam, với vĩ tuyến 17 là biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia đó.
Việc có hai quốc gia là cơ sở để cho rằng VNCH có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ gì đối với hai quần đảo đó.
Khi Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) ra đời ngày 8/6/1969, có thể cho rằng trong quốc gia với tên VNCH, về mặt pháp lý, có hai chính phủ cạnh tranh quyền lực với nhau: chính phủ VNCH và CPCMLT.

Khi VNDCCH công nhận CPCMLT là đại diện hợp pháp cho phía nam vĩ tuyến 17 thì có nghĩa VNDCCH công nhận trên diện pháp lý rằng phía nam vĩ tuyến 17 là một quốc gia khác.
Nhưng tới năm 1969 CPCMLT mới ra đời, và cho tới năm 1974 mới có một tuyên bố chung chung về các nước liên quan cần xem xét vấn đề biên giới lãnh thổ trên tinh thần bình đẳng, vv, và phải giải quyết bằng thương lượng.
Vì vậy, nếu chỉ công nhận CPCMLT thì cũng không đủ cho việc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ thập niên 1950.

Quá trình thống nhất

Ngày 30/4/75, VNCH sụp đổ, còn lại duy nhất CPCMLT trong quốc gia phía nam vĩ tuyến 17. CPCMLT đổi tên quốc gia đó thành Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), nhưng đó chỉ là sự thay đổi chính phủ và đổi tên, không phải là sự ra đời của một quốc gia mới.

Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
Năm 1976, trên diện pháp lý, hai quốc gia trên thống nhất lại thành một, và từ đó Việt Nam lại là một quốc gia với một chính phủ trên một đất nước (lãnh thổ).
Sự thống nhất này đã không bị Liên Hiệp Quốc hay quốc gia nào lên tiếng phản đối.
Năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được chấp nhận tham gia Liên Hiệp Quốc.
CHXHCNVN kế thừa vai trò của hai quốc gia VNDCCH và VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế, kế thừa lãnh thổ và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, và mặc nhiên có quyền kế thừa Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.

Lịch sử pháp lý trên nghe có vẻ sách vở, nhưng thực tế của nó là bom đạn, xương máu, và nhiều cảnh huynh đệ tương tàn.
Mặc dù lịch sử pháp lý đó đã kết thúc bằng một quốc gia trên đất nước (lãnh thổ) Việt Nam thống nhất, nó là một cuộc bể dâu làm đổ nhiều xương máu.
Nhưng quá khứ thì không ai thay đổi được, và tương lai thì không ai nên muốn đất nước Việt Nam lại bị chia đôi thành hai quốc gia lần nữa.
Cuộc bể dâu đó cũng đã góp phần làm cho Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, và để lại cho Trung Quốc một lập luận lợi hại, rằng trước 1975 Việt Nam không tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và đã công nhận chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo này.
Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.
Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.
Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần phải hạn chế tối đa những gì Trung Quốc có thể lợi dụng để tuyên truyền rằng CHXHCNVN ngày nay chỉ là VNDCCH, chẳng hạn như không nên đổi tên nước thành VNDCCH.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Dương Danh Huy, Phạm Thanh Vân và Nguyễn Thái Linh từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Các tác giả cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã góp ý cho bài.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130411_hoangsa_truongsa_vn_vnch.shtml

 

  Bắc Triều Tiên ra tối hậu thư cho Hàn Quốc

Lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un trước ảnh ông nội Kim Il-sung, người sáng lập chế độ Bắc Triều Tiên.
Lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un trước ảnh ông nội Kim Il-sung, người sáng lập chế độ Bắc Triều Tiên.
REUTERS/KCNA

Thụy My
Hôm nay 16/04/2013 Bình Nhưỡng đã ra tối hậu thư cho Seoul, đe dọa sẽ tấn công nếu Hàn Quốc không xin lỗi về những cuộc biểu tình thù địch với chế độ Bắc Triều Tiên. Trong khi đó Hoa Kỳ cho biết sẵn sàng thương lượng với Bình Nhưỡng nếu tỏ thiện chí.

Cảnh báo của Bắc Triều Tiên được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kết thúc chuyến công du Đông Bắc Á bốn ngày, để bày tỏ sự ủng hộ với các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời yêu cầu Trung Quốc gây áp lực lên quốc gia láng giềng.
Hôm qua 15/4, nhân kỷ niệm lần thứ 101 sinh nhật Kim Il Sung (Kim Nhật Thành), người sáng lập Nhà nước Bắc Triều Tiên và là ông nội của lãnh đạo đương nhiệm, khoảng bốn chục người biểu tình ở Seoul đã đốt chân dung các lãnh tụ Bình Nhưỡng, từ Kim Il Sung, Kim Jong Il đã qua đời cho đến Kim Jong Un.
Cho rằng đây là những hành động “khủng khiếp” và “đáng nguyền rủa gấp ba lần”, Tổng tư lệnh tối cao quân đội Bắc Triều Tiên hôm nay cảnh cáo, “hành động trả đũa của Bình Nhưỡng sẽ bắt đầu ngay từ bây giờ mà không cần báo trước, nếu các hành động tội phạm xúc phạm đến danh dự lãnh tụ Bắc Triều Tiên tiếp diễn tại Seoul”.
Từ nhiều tuần qua, cộng đồng quốc tế lo ngại Bình Nhưỡng sẽ mừng ngày sinh nhật lãnh tụ 15/4 bằng cách bắn hỏa tiễn. Nhưng quân đội Bắc Triều Tiên chỉ đưa ra tối hậu thư cho Hàn Quốc, nói thêm rằng nếu Seoul thực sự muốn đối thoại và thương lượng thì cần phải xin lỗi về các hành động thù địch.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng lời tuyên bố trên là “đáng tiếc”, nhắc lại là Seoul sẽ “có những biện pháp trả đũa nghiêm khắc và kiên quyết trong trường hợp bị khiêu khích”. Hôm qua từ Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh “Hoa Kỳ vẫn mở cửa cho các cuộc đối thoại trung thực và đáng tin cậy về giải trừ hạt nhân”, nhưng “quả bóng đang ở phần sân của Bình Nhưỡng”.
Kim Yong Hyun, chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Dongguk University tại Seoul ghi nhận có một sự mềm dẻo tương đối trong tuyên bố của Bình Nhưỡng, với việc nhấn mạnh điều kiện tái lập thương thảo. Cho đến nay, Bắc Triều Tiên vẫn luôn bác bỏ việc mở ra đối thoại, chẳng hạn cho rằng lời kêu gọi thương lượng về khu công nghiệp Kaesong từ Seoul là “xảo trá”.
Tại Washington, Nhà Trắng hôm qua khẳng định các điều kiện tái lập thương thuyết với Bình Nhưỡng vẫn không thay đổi. Hoa Kỳ cũng đã mời Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đến viếng thăm ngày 7/5, và cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai nguyên thủ Mỹ-Hàn sẽ giúp tiếp tục phối hợp để “giải trừ hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên và chống lại mối đe dọa từ phương Bắc”.
Tình hình bán đảo Triều Tiên trở nên hết sức căng thẳng sau khi Liên Hiệp Quốc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới vì Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ ba ngày 12/2. Tức giận trước cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, Bắc Triều Tiên đã đe dọa “chiến tranh nhiệt hạch” đối với Hoa Kỳ và Hàn Quốc, “ngọn lửa hạt nhân” cho Nhật Bản.
Cũng trong hôm nay, một trực thăng của quân đội Mỹ chở 16 người tham gia tập trận, đã bị rơi gần biên giới liên Triều, nhưng không có ai bị thương.
Theo tình báo Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên vừa triển khai ở bờ biển phía Đông hai hỏa tiễn Musudan, có tầm bắn lý thuyết từ 3.000 đến 4.000 km, có thể bay đến Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Guam của Hoa Kỳ.
Ngân sách quốc phòng Hàn Quốc hôm nay đã được bổ sung 217,4 tỉ won (tương đương 150 triệu euro), chủ yếu tập trung cho các thiết bị quân sự tại các hòn đảo gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên, và duy trì một “đội quân trên mạng” có nhiệm vụ chống lại các vụ tấn công tin học từ phương Bắc.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130416-bac-trieu-tien-ra-toi-hau-thu-cho-han-quoc


 Mỹ sẵn sàng thương lượng với Bắc Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chuyện với các nhân viên sứ quán Hoa Kỳ tại Tokyo, 15/04/2013
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chuyện với các nhân viên sứ quán Hoa Kỳ tại Tokyo, 15/04/2013
REUTERS

Anh Vũ
Trong lúc cả thế giới đang nghi ngại Bình Nhưỡng có thể bắn thử tên lửa nhân kỷ niệm ngày sinh Kim Nhật Thành, hôm nay 15/4/2013, Hoa Kỳ tỏ ý sẵn sàng đàm phán với Bắc Triều Tiên. Họp báo tại Tokyo trước khi kết thúc vòng công du châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố : « Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng cho các cuộc thương lượng thành thật và khả tín về vấn đề giải trừ hạt nhân, nhưng trái bóng đang ở bên sân của Bình Nhưỡng ».

Chuyến công du ba nước châu Á của Ngoại trưởng Mỹ nhằm tìm cách hạ nhiệt trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời, trấn an đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. Lãnh đạo ngoại giao Mỹ nhấn mạnh : « Có điều chắc chắn là chúng tôi đoàn kết ». Trước đó, khi tới Seoul, ông John Kerry cũng đã khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn của Washington với đồng minh Hàn Quốc trước những đe dọa « hủy diệt hạt nhân » từ Bắc Triều Tiên.
Washington đã nhiều lần nhắc lại chỉ nói chuyện với Bình Nhưỡng trong khuôn khổ vòng đàm phán 6 bên về hồ sơ giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên, gồm hai miền Triều Tiên, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Lần này, ông Kerry tiếp tục nhấn mạnh thiện chí thương lượng, đồng thời cũng gợi ý về khả năng mở ra các hướng đàm phán mới.
Tại Bình Nhưỡng lúc này đang tràn ngập không khí kỷ niệm sinh nhật thứ 101 của Kim Nhật Thành, người sáng lập chế độ và là ông nội của Kim Jong Un. Trong khi đó, ở bên ngoài Bắc Triều Tiên, cộng đồng quốc tế đang lo ngại Bình Nhưỡng có thể bắn thử tên lửa nhân dịp kỷ niệm này. Đó là việc làm mà ông John Kerry đánh giá là một « sai lầm lớn » của Bình Nhưỡng.
Hôm qua, 14/04, Bình Nhưỡng cũng đã bác bỏ đề nghị đàm phán về việc mở lại khu công nghiệp Kaesong của Seoul.
Trong cố gắng tìm cách kiềm chế Bắc Triều Tiên, tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ đã thúc giục Trung Quốc gây sức ép mạnh hơn với người đồng minh cộng sản. Ông Kerry cho rằng, giải quyết vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là có lợi cho tất cả các bên liên quan.
Trước đây ít hôm, tại diễn đàn Bác Ngao, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có phát biểu được giới quan sát cho là ngầm gửi Bắc Triều Tiên, nói rằng, không một ai có quyền « đẩy châu Á vào hỗn loạn ».
tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hoa Kỳ - Hỏa tiễn - Khủng hoảng - Mỹ - Quân sự - Quốc tế - Tên lửa
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130415-my-san-sang-thuong-luong-voi-bac-trieu-tien

 

Không đàm phán giả tạo với Bắc Hàn'

Cập nhật: 12:55 GMT - thứ hai, 15 tháng 4, 2013
Ngoại trưởng John Kerry nói Hoa Kỳ sẽ không bước vào một vòng mới "các cuộc đàm phán giả tạo" với Bắc Hàn quanh chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, và muốn chính quyền Bắc Hàn phải có "những bước đi thực sự".
Trong chuyến công du Đông Á, ông Kerry nói với phóng viên BBC Kim Ghattas rằng những hành động gần đây của Trung Quốc, đồng minh chính về mặt ngoại giao của Bắc Hàn, cho thấy đã có sự quở trách rõ ràng đối với Bắc Hàn.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/04/130415_john_kerry_nkorea.shtml

 

Liệu Hoa Kỳ có để Bắc Hàn “làm tiền”?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
image.jpg
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (P) tham dự một cuộc họp song phương tại Seoul hôm 12/4/2013
AFP photo
Nghe bài này

Tải xuống - download
Giữa lúc Bắc Hàn đe dọa tiếp tục thử nghiệm hoả tiễn cũng như đe dọa tấn công Nam Hàn và Hoa Kỳ bằng võ khí nguyên tử, thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 15/4 gởi một thông điệp là sẵn sàng đối thoại với Bắc Hàn. Nhưng trong quá khứ, Bắc Hàn từng giở trò đe dọa nguyên tử để làm tiền Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và cả những nước phương Tây. Câu hỏi nêu lên là liệu thông điệp vừa rồi của Ngoại trưởng John Kerry có lại tạo điều kiện cho Bình Nhưỡng tiếp tục trò làm tiền đó hay không?

Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng thuận

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại Học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, cho biết:
Nếu nhìn vào những lời tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Kerry, thì chúng ta thấy có 2 điều đáng để ý:
Điều thứ nhất là Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều đồng ý biến Bán Đảo Triều Tiên thành một vùng không có võ khí nguyên tử - có nghĩa là phải giải giới nguyên tử, trong đó có Bắc Hàn. Hai cường quốc này đã đồng ý rõ rệt chuyện đó rồi, và đó là mục tiêu mà họ sẽ tiến tới.
Điều thứ hai mà Ngoại trưởng Kerry đã khuyến cáo là nếu như Bắc Hàn sợ an ninh của họ bị đe dọa, sợ bị tấn công thì Bình Nhưỡng nên quay trở lại bàn hội nghị đa phương để thảo luận chuyện đó với Mỹ.
Bởi vì trước kia Bắc Hàn cũng từng đòi ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ; Bắc Hàn muốn nói chuyện với Mỹ chứ không muốn nói chuyện với Nam Hàn. Như vậy, nếu có điều đình thì phải có đi, có lại. Nếu Bắc Hàn có những hành động cụ thể hướng tới những mục tiêu mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đồng ý, tức là giải giới võ khí nguyên tử, thì Bắc Hàn chắc chắn sẽ được viện trợ.

Thanh Quang: Giáo sư vừa nhắc tới Trung Quốc, thì theo Ngoại trưởng John Kerry, ông cũng được Trung Quốc cam kết hợp tác với Hoa Kỳ cùng những đồng minh của Mỹ để giúp làm giảm tình hình căng thẳng tại Bán Đảo Triều Tiên. Nhưng lâu nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc “đánh trống bỏ dùi”, cứ bao che, dung túng cho những hành động “làm tiền” của đàn em Bắc Hàn. Như vậy, liệu Bắc Kinh lần này “cam kết” như Ngoại trưởng Kerry vừa nói có thể là một sự hứa suông, thậm chí “lường gạt” Mỹ nữa không ?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc không những cam kết giúp làm giảm căng thẳng vùng đó, mà còn cam kết biến vùng Bán Đảo Triều Tiên này thành vùng phi nguyên tử. Vì lý do an ninh của chính mình, Trung Quốc rõ ràng là không muốn có chiến tranh ở Bán Đảo Triều Tiên, và cũng không muốn cho Bắc Hàn bị sụp đổ. Nhưng những hành động gần đây của Bình Nhưỡng có thể đưa vùng này gần hơn đến hiểm hoạ chiến tranh, khiến chiến tranh có thể xảy ra do rủi ro hoặc do tính toán sai lầm, hay do hiểu lầm lẫn nhau. Thì cam kết của Trung Quốc biến Bán đảo Triều Tiền thành vùng phi nguyên tử là cam kết thật vì đó là quyền lợi của Trung Quốc. Còn Bắc Kinh thực hiện cam kết này tới đau, đó lại là chuyện khác. Có thể có người nghĩ rằng sự tính toán của Trung Quốc là nhằm cầm chân Mỹ ở vùng Bắc Á để Bắc Kinh có thể rảnh tay ở Đông Nam Á và vùng Biển Đông. Đây là một sự liều lĩnh có tính toán. Nhưng nếu để cho Bắc Hàn làm quá đà khiến chiến tranh xảy ra, thì an ninh của Trung Quốc sẽ bị đe dọa, bởi vì quân Mỹ sẽ đến ngay vùng biên giới của Trung Quốc. Như vậy thì lời hứa của Trung Quốc như nêu trên không phải là lời hứa suông, mà Trung Quốc có những khó khăn trong việc thực hiện lời hứa đó bởi vì trong số những mục tiêu của họ, có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau.

Bắc Hàn lỡ leo lưng cọp

Thanh Quang: Trở lại những lời đe dọa trong mấy ngày qua của Bắc Hàn mà công luận đặc biệt theo dõi, đó là việc Bình Nhưỡng đe dọa lại phóng hoả tiễn, thì hiện có nhiều ý kiến tin rằng Bắc Hàn, rốt cuộc, sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm nguyên tử lần thứ tư. Giáo Sư nghĩ vấn đề này như thế nào ? Liệu Hoa Kỳ, Nam Hàn và cả Nhật Bản nữa có thể ứng phó hiệu quả gì không với hành động như vậy của Bắc Hàn?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Lần này thì cả Mỹ, Nam Hàn lẫn Nhật Bản đều đã chuẩn bị và đều đưa ra những lời tuyên bố rất cứng rắn. Họ đã nói rõ rằng nếu mà hoả tiễn Bắc Hàn hướng về phía họ thì họ sẽ bắn rơi. Thành ra Bắc Hàn hiện nay chẳng khác nào leo lên lưng cọp; muốn xuống thì phải có đường xuống mà không để bị mất thể diện. Cái đường “xuống lưng cọp” đó có thể là, hiện nay, nhân lúc Bắc Hàn đang kỷ niệm sinh nhật của người sáng lập chế độ Bình Nhưỡng, ông Kim Il-Sung( Kim Nhật Thành – ông nội của đương kim chủ tịch Kim Jong-Un), thì họ có thể bắn hoả tiễn gọi là “mừng” dịp lễ này; họ bắn ra biển. Và đạn đạo đó, Mỹ cho biết là chỉ cần vài phút là có thể tính nó đã đi được tới đâu; và bắn ra biển như vậy thì cũng là thử hoả tiễn mà lại không có làm gì ai cả. Đó có thể là một cách mà Bắc Hàn thực hiện.

Thanh Quang: Thưa Giáo sư, do hành động khiêu khích đáng ngại của Bắc Hàn mà lực lượng Mỹ và Nam Hàn hiện đang trong tình trạng báo động, trong khi Nhật Bản đã bố trí hệ thống hoả tiễn Patriot chống hoả tiễn ở quanh thủ đô Tokyo, giữa lúc Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân đội Mỹ tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương trong những tuần gần đây. Như vậy, hành động khiêu khích, đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn có vô tình tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ cùng các đồng minh của Mỹ không, xét về mặt hợp tác quân sự, chiến lược ?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều này nói chung là đúng. Nhưng nó cũng tạo cho Mỹ một số tổn thất bởi vì mỗi lần Hoa Kỳ cho bay máy bay tàng hình B-2 thì tốn rất nhiều tiền, nhất là trong lúc Mỹ đang gặp phải “sequestration” khiến cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Do đó, nếu Hoa Kỳ hướng về phía vùng này nhiều quá thì sẽ chỉ còn những ngân khoản hạn hẹp để hướng về những khu vực khác vốn cũng quan trọng không kém.

Thanh Quang: Vâng, chẳng hạn như vùng Biển Đông. Thưa Giáo sư, một cách tổng quát thì Giáo sư nhận định như thế nào về tình hình Bán Đảo Triều Tiên và vùng Biển Hoa Đông (East China Sea) có thể ra sao?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Theo ý tôi thì tình trạng ở đó hiện nay rất căng thẳng, cần phải xuống thang. Tình trạng này thuộc trong khuyến cáo cua mọi quốc gia, trừ Bắc Hàn thôi. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn đều đã chuẩn bị. Mà như Ngoại trưởng John Kerry đã nói rõ – và cả Bắc Hàn cũng biết rõ – là nếu xảy ra chiến tranh, Bình Nhưỡng sẽ nắm chắc phần thua và sẽ bị tàn phá. Đây là điều mà cả Trung Quốc cũng không muốn xảy ra. Thế thì trừ phi Bắc Hàn tính toán sai hoặc là họ bị mất lý trí, chứ còn tình trạng căng thẳng sẽ phải giảm xuống, và cuộc điều đình sẽ phải xảy ra. Bắc hàn sẽ phải tìm một cớ nào đó để xuống thang những hành động và lời tuyên bố quá khích của mình mà không mất thể diện.
Tôi nghĩ là các quốc gia sẽ mở đường như vậy cho Bắc Hàn và Trung Quốc cũng sẽ tìm cách cho Bắc Hàn làm được điều đó.

Thanh Quang: Cảm ơn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-allow-nk-blackmail-again-tq-04162013174202.html

 
Nhật - Việt chuẩn bị hợp tác an ninh trên biển 
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (T), hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, 16/01/2013, tại Hà Nội
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (T), hội đàm với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, 16/01/2013, tại Hà Nội
REUTERS/Luong Thai Linh/Pool

Tú Anh / Đỗ Thông Minh
Theo hãng tin Kyodo, vào tháng 5 tới đây tại Hà Nội, sẽ có một cuộc họp giữa Nhật Bản và Việt Nam về khả năng hợp tác bảo vệ an ninh trên biển, trong bối cảnh Trung Quốc tranh giành biển đảo từ Hoa Đông cho đến Biển Đông. Rất có thể, Tokyo sẽ cung cấp hải thuyền võ trang cho Việt Nam như trong kế hoạch viện trợ cho Philippines.

Thông tín viên Đỗ Thông Minh từ Tokyo
15/04/2013
Từ Tokyo, thông tín viên Đỗ Thông Minh cho biết thêm chi tiết :
« Theo Kyodo, các quan chức Nhật Bản cho biết là vào ngày 13/04/2013 vừa qua, Nhật Bản và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận lần đầu tiên tổ chức một buổi họp tham vấn về các vấn đề an toàn hàng hải song phương và sẽ được tổ chức chính thức vào tháng 5 2013 tại Hà Nội . Điều này nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên và đồng thời cũng là hành động gián tiếp để phần nào chế ngự bớt sự bành trướng của Trung Quốc…. …. »

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130415-nhat-ban-va-viet-nam-chuan-bi-hop-tac-an-ninh-tren-bien 

 


Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ tăng cường lực lượng ở châu Á

Người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố sách Trắng Quốc phòng, họp báo tại Bắc Kinh, 16/04/2013.
Người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố sách Trắng Quốc phòng, họp báo tại Bắc Kinh, 16/04/2013.
REUTERS/China Daily

Thanh Phương
Trong Sách trắng về quốc phòng được công bố hôm nay, 16/04/2013, Trung Quốc ngầm chỉ trích Hoa Kỳ là đang gây mất ổn định châu Á - Thái Bình Dương, qua việc tăng cường các liên minh quân sự và gởi thêm chiến hạm, chiến đấu cơ và quân lính đến khu vực này.

Trong « Sách trắng về việc sử dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc », Bộ Quốc phòng nước này nhấn mạnh : « Trung Quốc còn phải đối phó với nhiều thách thức và mối đe dọa phức tạp đối với an ninh của mình ». Sách trắng này viết tiếp : « Quân đội Nhân dân Giải phóng và 2,3 triệu binh lính sẽ đặt ưu tiên hàng đầu cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia. »
Trong Sách trắng, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn khẳng định : « Một số quốc gia đang tăng cường các liên minh quân sự trong khu vực và điều này thường xuyên khiến căng thẳng gia tăng ».
Tuy không nói rõ đó là những nước nào, nhưng rõ ràng là Bộ Quốc phòng Trung Quốc ám chỉ trước hết Hoa Kỳ, bởi vì gần đây Washington đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tại Úc và khu vực Đông Nam Á, đồng thời củng cố các liên minh quân sự với những nước như Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí thắt chặt quan hệ quân sự với những quốc gia không phải là đồng minh như Việt Nam.
Đặc biệt, do tình hình căng thẳng với Bắc Triều Tiên, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai các oanh tạc cơ B-2 và B-52, cũng như máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đến Hàn Quốc, đồng thời điều động các chiến hạm chống tên lửa đến khu vực bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch đặt các dàn phòng không bắn chặn tên lửa để bảo vệ đảo Guam trước mọi cuộc tấn công từ phía Bắc Triều Tiên.
Chính sách « xoay trục » sang châu Á của Hoa Kỳ dự trù là từ đây đến năm 2020 sẽ triển khai 60% lực lượng Hải quân của Mỹ đến vùng châu Á - Thái Bình Dương. Đối với Bắc Kinh, chính sách này thực chất là nhằm ngăn chận đà lớn mạnh của Trung Quốc về mặt ngoại giao, kinh tế và quân sự.
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc cũng ngầm chỉ trích Nhật Bản là đã « gây ra các vấn đề trên quần đảo Điếu Ngư ( tức quần đảo Senkaku hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc giành chủ quyền ). Quan hệ Nhật - Trung hiện đang ở mức thấp nhất do tranh chấp chủ quyền quần đảo này. Bắc Kinh thường xuyên đưa tàu đến khu vực này, bất chấp khả năng đụng độ với các tàu tuần tra của Nhật.
Theo lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, mục đích của việc công bố Sách trắng này là nhằm trình bày rõ ràng hơn sự phát triển của các lực lượng vũ trang Trung Quốc với công chúng trong nước và nước ngoài, để chứng tỏ là họ không che giấu điều gì. Bắc Kinh vẫn thường xuyên khẳng định là họ không có mưu đồ bành trước, mà chỉ muốn được tiếp tục « phát triển trong hòa bình ».
Nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng gia tăng chi tiêu quân sự và vào tháng trước, Bắc Kinh vừa công bố ngân sách quốc phòng 2013, với mức tăng 10,7%. Quân đội Trung Quốc đang được hiện đại hóa nhanh chóng, với việc tiếp nhận chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm ngoái, cũng như việc phát triển chiến đấu cơ tàng hình và các vũ khí diệt vệ tinh nhân tạo.
tags: Hoa Kỳ - Mỹ - Phân tích - Quân sự - Trung Quốc
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130416-trung-quoc-chi-trich-hoa-ky-tang-cuong-luc-luong-o-chau-a
 
 Kinh tế Trung Quốc lộ nhược điểm 
Công trường xây dựng cao ốc ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, ngày 07/04/2013
Công trường xây dựng cao ốc ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, ngày 07/04/2013
REUTERS/Barry Huang

Tú Anh
Tăng trưởng của Trung Quốc trong quý một 2003 là 7,7%, thấp hơn dự kiến của các nhà phân tích. Hiện tượng tăng trưởng chậm bắt nguồn từ cấu trúc mong manh của nền kinh tế thứ hai thế giới mà các giải pháp tình thế đầu tư ồ ạt không mang lại kết quả mong muốn.

Trong cuộc chạy đua theo tỷ lệ tăng trưởng GDP, với 7,7 % trong ba tháng đầu năm 2013,Trung Quốc vẫn là quán quân thế giới. Tuy nhiên, đại cường kinh tế số hai địa cầu đã để lộ một số nhược điểm đáng lo ngại.
Theo dự tính của hàng chục chuyên gia Trung Quốc và ngoại quốc tại Bắc Kinh thì kinh tế Trung Quốc phải tăng mạnh trong quý đầu của năm 2013 ít nhất là 8%. Sở dĩ có dự báo lạc quan này, vì sau 7 quý liên tục bị trì trệ, kinh tế Trung Quốc đã bắt lại nhịp độ tăng trưởng trong ba tháng cuối năm 2012 với 7,9%. Thế nhưng, thực tế không phải như vậy. Hôm nay 15/04/2013, Văn phòng Thống kê Quốc gia nhìn nhận, guồng máy kinh tế hạng nhì thế giới bị giảm tốc độ tăng trưởng từ 2% của quý tư 2012 xuống 1,6% trong quý một 2013.
Tại sao Trung Quốc gặp kết quả không tốt đẹp này ?
Trước hết, theo giải thích của Văn phòng Thống kê Quốc gia thì do tình hình « bất ổn và phức tạp » trong môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại.
Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng : Nới nhẹ chính sách tiền tệ và điều kiện vay tín dụng, khuyến khích tiêu dùng nội địa làm sức đẩy tăng trưởng. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 6 tháng qua phần lớn là nhờ vào lượng tiền tín dụng gia tăng 60% trong năm ngoái.
Vấn đề là dùng tín dụng để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng chỉ là biện pháp tình thế. Alister Thorton, kinh tế gia của IHS Global Insight tại Bắc Kinh nhận định là giới phân tích không còn tin vào khả năng tăng trưởng vững mạnh của kinh tế Trung Quốc vì hiệu năng của chính sách bơm tín dụng sẽ ngày càng ít đi.
Theo giải thích của một số chuyên gia tại Bắc Kinh và Thượng Hải được AFP trích dẫn, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn sự mong đợi của thị trường tài chính. Điều này chứng tỏ « kinh tế thật » của Trung Quốc không có nền tảng vững chắc và do vậy sẽ tiếp tục khập khiễng trong tương lai.


Theo một bài phân tích của Merril Lynch Bank of America, nguyên nhân thứ ba làm cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị yếu đi là do « tiêu thụ trong nước giảm mà tình trạng này bắt nguồn từ chính sách của ban lãnh đạo mới cấm cán bộ, quan chức mua sắm hàng xa xí phẩm » để tránh khoa trương giàu sang.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục được kích thích bằng tư bản cố định mua máy móc, xây dựng hạ tầng mà số vồn tung ra đã lên gần 1.000 tỷ đôla trong ba tháng đầu năm nay , tức là gần một nửa GDP của Trung Quốc.
Trong khi đó, môi trường kinh tế thế giới cũng bất lợi cho kinh tế Trung Quốc hiện vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu. Chính sách tiền tệ, thắt lưng buộc bụng của các nước Tây phương gây khốn đốn cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Thứ Tư tuần trước, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới đã gây kinh ngạc cho giới quan sát khi thông báo cán cân thương mại bị thâm thủng 880 triệu đôla thay vì phải xuất siêu theo dự báo 14,7 tỷ trong tháng 3/2013.
Kết quả xấu này đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm là điều hợp lý và đáng lo ngại cho Trung Quốc. Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần cảnh báo, nếu kinh tế Trung Quốc rơi xuống dưới 8% mỗi năm thì khó tránh nguy cơ bất ổn xã hội.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130415-kinh-te-trung-quoc-lo-nhuoc-diem

tags: Châu Á - Kinh tế - Phân tích - Trung Quốc
  

TQ chôm công nghệ tàu cao tốc của Nhật?

Cập nhật: 13:41 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013
Tàu CRH của TQ giống hệt tàu E2 Series Hayate Shinkansen của Nhật, chỉ khác nước sơn
Nhật Bản lâu nay vẫn cáo buộc Trung Quốc đã vi phạm sở hữu trí tuệ đối với công nghệ tàu cao tốc nổi tiếng thế giới của Nhật.
Bị coi là quốc gia đánh cắp sáng chế, nhưng có người Trung Quốc lại coi việc này là điều tốt cho thế giới.
Trang tin Bấm CNNMoney dẫn lời Li Daokui, một kinh tế gia hàng đầu Trung Quốc tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu Tân Kinh tế nói: “Chớ có lo lắng quá về việc các công ty Trung Quốc bắt chước quý vị,” bởi điều đó rốt cuộc sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường và khiến mọi người đều được hưởng lợi.
Người Nhật không nghĩ vậy.
Kawasaki Heavy Industries (KHI) sau khi ký hợp đồng chuyển giao công nghệ với nhà sản xuất Trung Quốc CSR Sifang thì nói họ vô cùng hối tiếc về mối quan hệ hợp tác nay đã không còn tồn tại.

Hàng nhái

Trong năm 2004 và 2005, hãng KHI cùng năm hãng nữa của Nhật hợp tác với đối tác Trung Quốc nhằm sản xuất chung 960 toa tàu cho 120 đoàn tàu theo mô hình tàu Hayate của Nhật (E2 Series), rồi cung cấp cho Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhanh nhảu đi đăng ký sáng chế cho một loại tàu trông rất giống với tàu Hayate E2 Series, chỉ khác mỗi phần sơn quét, theo tường thuật trên trang tin Bấm Japan News Today.
Hãng KHI lúc đó đã định thưa kiện đối tác về tội vi phạm bản quyền, nhưng gần đây lại thôi.
Giới phân tích cho rằng việc rút lại chuyện kiện cáo và rút khỏi thị trường Trung Quốc của KHI là một quyết định khôn ngoan.
Lý do khá đơn giản.
Bởi vấn đề bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực sở hữu công nghệ ở Trung Quốc là rất non yếu, cho nên các hãng nước ngoài nếu muốn chiếm thị phần đều phải chấp nhận rủi ro.

Cạnh tranh

Shinkansen của Nhật hoạt động gần 50 năm mà chưa hề có vụ tai nạn chết người nào
Nhưng đối tác Trung Quốc không chỉ dừng ở việc vi phạm bản quyền, mà còn muốn đem bán công nghệ chôm được ra toàn thế giới.
Nay, không chỉ Nhật Bản mà cả các hãng xe lửa châu Âu cũng lâm vào tình thế phải cạnh tranh quyết liệt với các cựu đối tác Trung Quốc trong việc giành các hợp đồng mới, cả ở trong và ngoài Trung Quốc.
Từng là nhà cung cấp rất hấp dẫn cho các khách hàng nước ngoài nhờ các hệ thống xe lửa chạy nhanh, an toàn, đáng tin cậy, nhưng nay Nhật đứng trước đối thủ Trung Quốc với các hợp đồng chào giá chỉ bằng một nửa.
Tàu cao tốc huyền thoại Shinkansen đã trải qua 50 năm hoạt động, phục vụ trên 300 triệu lượt hành khách mỗi năm và chưa từng xảy ra một vụ tai nạn chết người nào.
Ấn tượng mạnh mẽ về mức độ an toàn của công nghệ tàu cao tốc Nhật Bản, Anh quốc đã ký thỏa thuận trị giá 540 tỷ yen với Hitachi, nhà sản xuất Shinkansen, nhằm cung cấp tàu cao tốc tới năm 2016.
Nhưng ở các thị trường khác ngoài Anh, hãng Nhật dễ dàng bị Trung Quốc cạnh tranh.
CNNMoney dẫn lời ông Harada Takuma từ hãng KHI, người từng làm việc trong liên doanh với phía Trung Quốc, nói rằng theo thỏa thuận cấp phép giữa hai bên thì Trung Quốc chỉ được sử dụng kỹ năng chuyên môn và thiết kế được trao cho các ứng dụng nội địa.
Vụ tai nạn Ôn Châu khiến Bắc Kinh ra thanh tra toàn diện ngành hỏa xa Trung Quốc
“Chúng tôi tham gia dự án bởi tin rằng các điều khoản và điều kiện về chuyển giao công nghệ phải được tuân thủ. Chúng tôi có thỏa thuận pháp lý, chúng tôi cảm thấy được bảo vệ,” ông nói.
Giới chức Trung Quốc chả thấy có vấn đề gì.
Bắc Kinh tất bật đi đăng ký bản quyền ở nước ngoài, và nói Trung Quốc đã tự phát triển được công nghệ tàu cao tốc nhờ vào việc “nghiên cứu” công nghệ của Nhật và Đức.
Thậm chí hồi 2007, phát ngôn nhân của Bộ Đường sắt Trung Quốc trong một buổi họp báo tại Trung Quốc từng nói rằng tàu cao tốc của Trung Quốc vượt trội hơn nhiều so với tàu Shinkansen của Nhật, theo tường thuật trên trang Bấm China Daily.
Bất chấp một thực tế nhiều người khác, trong đó có cả những kỹ sư Trung Quốc, thừa nhận rằng thực ra tàu của Bắc Kinh chả có tí mới mẻ nào, mà chỉ đơn thuần là sản phẩm “đứng trên vai những người khổng lồ”, theo lời một kỹ sư hỏa xa.
Và bất chấp một thực tế là tàu cao tốc Trung Quốc khiến người ta vô cùng quan ngại về mức độ an toàn, đặc biệt là sau vụ Bấm tai nạn thảm khốc Ôn Châu khiến hàng chục người thiệt mạng hồi cuối tháng Bảy 2011.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130416_china_pirated_bullet_train_technology.shtml

Vì sao người giàu ở TQ bỏ nước ra đi?

Cập nhật: 11:40 GMT - thứ bảy, 13 tháng 4, 2013

Trung Quốc đang đối diện ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố.
Tạp chí The Atlantic mới có bài nhận định an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, và hạ tầng chỉ là vài nguyên nhân khiến một số người Trung Quốc có tiền của cân nhắc bỏ đất nước ra hải ngoại định cư. BBC giới thiệu cùng quí vị.
Dữ liệu được đưa lên cổng thông tin Sina ở Trung Quốc cho thấy hơn 150 ngàn công dân Trung Quốc rời Trung Quốc ra nước ngoài định cư trong riêng năm 2011.
Điểm đến hàng đầu của họ là New Zealand, nơi 13% người di cư quyết định tới định cư, tiếp theo là Canada, Úc, và Hoa Kỳ.
Nhập cư theo dạng có trình độ cao và diện du học chiếm đa số trong khi cũng có cách nhập cư theo các dạng khác.
Người giàu có và người có học vấn cao là nhóm lớn nhất trong xu hướng di cư này.
Một báo cáo của China Merchants Bank và Bain & Company cho thấy "Trong số những chủ doanh nghiệp tại Hoa lục có hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 16 tỷ USD), 27% đã di cư khỏi Trung Quốc, trong khi 47% số người khác đang cân nhắc việc di cư".
Trên thực tế, người giàu tại Trung Quốc cân nhắc di cư không chỉ gồm những người từ các thành phố lớn nhất của Trung Quốc mà cũng có cả dân từ một số thành phố hạng hai như Đại Liên và Trùng Khánh.

‘Đổi hộ chiếu’

Đây không phải là lần đầu Trung Quốc đã chứng kiến một làn sóng di cư.
Một số người Trung Quốc đã quyết định chuyển ra nước ngoài trong những năm đầu của thời cải cách và mở cửa, là giai đoạn tự do hóa nền kinh tế bắt đầu vào năm 1978.
"Không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc"
Làn sóng di cư kéo dài một thập niên bắt đầu từ cuối những năm 1980, nhóm này gồm chủ yếu là các sinh viên du học ở nước ngoài, và các điểm đến chủ yếu là Đài Loan, Hồng Kông và các nước châu Á.
Trong khi làn sóng di dân Trung Quốc trước đây được thúc đẩy bởi lực lượng lao động trình độ giản đơn như người làm nhà hàng ăn, thợ may và thợ cắt tóc, và sau đó là nhóm sinh viên, làn sóng di dân mới ngày nay bao gồm những người Trung Quốc "có chỗ đứng tốt" về nghề nghiệp, chẳng hạn như kỹ sư, kế toán và các luật sư, cũng như những người siêu giàu.
Thực ra không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc.
Thậm chí sự bất tiện khi mang cuốn hộ chiếu Trung Quốc, vốn làm khó khăn khi du lịch quốc tế, có thể là động cơ khiến một số người tìm kiếm cuốn hộ chiếu khác để đi lại dễ dàng hơn.
Làn sóng di dân này không tránh khỏi sự gièm pha từ một số người không thể rời Trung Quốc trong khi một số người khác lại bày tỏ sự cảm thông.

‘Cảm giác an toàn’

Tài phiệt Trung Quốc
Giới tài phiệt Trung Quốc đang quan tâm đầu tư tài chính sang phương Tây
Một người viết trên trang Sina Weibo, rằng "Tiền bạc ngày càng được chuyển ra nước ngoài, để lại một mớ hổ lốn ở trong nước". Một người khác nhận xét, "Với giá nhà đất cao, hệ thống giáo dục và y tế méo mó, và thực trạng môi trường ngày càng tồi tệ ... ngay cả quyền sinh sản cơ bản cũng đã bị tước mất. Với tất cả những điều này, bạn không thể đổ lỗi cho những di cư ra nước ngoài, họ chỉ muốn tìm một môi trường có sự công bằng và phù hợp cho cuộc sống. "
Ren Zhiqiang, một ông trùm bất động sản cực kỳ có ảnh hưởng trong dư luận tại Trung Quốc có thể chỉ ra các lý do tâm lý thực sự đằng sau làn sóng di dân mới nhất này:
Ông nói “Có rất nhiều lý do cho làn sóng di dân, nhưng quan trọng nhất là cảm giác an toàn. An toàn trong cuộc sống, tài sản, thực phẩm, không khí, giáo dục, và các quyền khác.
“Việc thiếu cảm giác an toàn là một trong những lý do quan trọng tại sao có là sự bất ổn xã hội. Chỉ bằng cách cho công dân một cảm giác an toàn thì người ta mới có thể được thiết lập một xã hội ổn định”, ông bình luận.
Với nhiều rời khỏi Trung Quốc vì những lý do đã nói ở trên, di dân đã trở thành một vấn đề chính trị.
Trong tháng 11/ 2011, Nhân dân Nhật báo của nhà nước có bài xã luận với tựa "Chúng ta nên gây khó hơn cho người giàu di cư", đã thu hút một số lượng lớn độc giả và tiếp tục lan truyền trên các mạng xã hội tại Trung Quốc.

‘Thuế vượt biên’

"Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc, một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc"
Bài báo đề xuất một thứ "thuế thoát" đánh vào người Trung Quốc giàu rời khỏi đất nước.
Nhiều người tham gia bình luận trên mạng đồng ý rằng đó là một biện pháp sẽ mang lại lợi ích cho phần lớn người Trung Quốc, trong khi hạn chế dòng vốn chảy ra nước ngoài.
Có một người bình luận, "Một khi đã có tiền bạc và quyền lực, người ta không còn yêu nước nước nữa. Hãy nghĩ xem tiền và quyền từ đâu mà ra? Những người đó chỉ thuần túy là những kẻ phản bội thời bình."
Các cư dân mạng cũng đặt câu hỏi về ý nghĩ cho rằng di cư tương đương với việc bỏ rơi đất nước hay không. Một người viết trên Weibo:
"Di cư có những điểm tốt và điểm xấu. Di cư có nhất thiết có nghĩa là bạn không yêu đất nước này? Người Trung Quốc di cư không mang lại lợi ích cho đất nước này hay sao?
“Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc, một thời rời đất nước ra đi, đã và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đã mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc? Người Trung Quốc ở nước ngoài không thể trở thành đối tượng tốt để cải thiện quyền lực mềm của Trung Quốc hay sao?"
Bấm Trở về đầu trang
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130413_china_rich_leaves.shtml


 

Sinh viên VN đông thứ 8 tại Mỹ

Cập nhật: 14:45 GMT - thứ ba, 16 tháng 4, 2013
Sinh viên
Cha mẹ tại Việt Nam chi tiền tỷ để gửi con đi du học nước ngoài
Việt Nam là trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với TQ đứng đầu danh sách này.
Hiện nay 10 quốc gia có số lượng sinh viên học đông nhất tại Mỹ là theo thứ tự sau: đứng đầu là Trung Quốc, kế tiếp là Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Mexico và Iran.
Năm nay, lần đầu tiên, số sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ vượt số sinh viên Ấn Độ hơn 200 người.
Cũng giống với các sinh viên quốc tế khác, số lượng sinh viên Hàn Quốc tại các ký túc xá của trường tăng 67% kể từ năm 2008. Tuy nhiên, số sinh viên Trung Quốc tăng gần 400% trong thời gian đó, với tổng số sinh viên đăng ký học lên tới 1.642 sinh viên vào mùa thu năm 2012.
Bà Cristen Casey, Giám đốc Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế, cho biết có một vài lý do tại sao số sinh viên quốc tế đang ngày càng tăng lên.
"Đôi khi có một giáo sư trong trường đang tuyển sinh từ một nước nào đó trên thế giới", bà nói. "Chúng tôi cũng thấy một số khoa của trường muốn tuyển sinh từ một nước nhất định nào đó trên thế giới. Có khi chính chúng tôi trên phương diện là một trường đại học cũng chủ động trong việc tuyển sinh. "
Trần Trà, một kinh tế gia trẻ và là chủ tịch của Mạng lưới Văn hóa, Giáo dục Hữu nghị Việt Nam (VINCEF), cho biết hiện tại có 30 thành viên đang hoạt động trong tổ chức này, và con số này được cho là sẽ tăng thêm. VINCEF là một tổ chức sinh viên khá mới mẻ, hình thành vào tháng Tám năm ngoái sau khi nhóm này tham gia Tuần quốc tế.

Kết nối


Văn phòng sinh viên quốc tế hoạt động nhằm kết nối sinh viên quốc tế với nhà trường và tham gia vào các tổ chức sinh viên qua việc tham gia nhiều sự kiện hơn, bà Casey nói.
Sự đa dạng của sinh viên quốc tế trong trường là một cánh cổng để sinh viên trong nước có điều kiện giao lưu kết nối trên phạm vi lớn hơn, bà Casey nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng", bà nói. "Tôi xem đây là một cách thức để thu hẹp và xóa bỏ định kiến và tạo các kết nối mà nhờ đó sẽ cho phép tất cả mọi người trở nên mạnh mẽ hơn trong kinh doanh, trong cuộc sống riêng tư cũng như trong nghề của họ."
Sinh viên quốc tế qua cộng đồng của mình có thể tìm cách tiếp cận với lớp sinh viên đi trước, bà Casey nói. Trong năm ngoái, tiền học bổng từ các cựu sinh viên tặng cho sinh viên đang theo học tăng lên, đa phần có thể được cho là nhờ tiếp cận qua cộng đồng sinh viên, bà nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng."
Cristen Casey, Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế
Có nhiều cơ hội để sinh viên quốc tế kết nối với cộng đồng sinh viên, bà nói. Các trường trung học và tiểu học địa phương mời các sinh viên quốc tế tới "Ngày văn hóa" của trường để nói về kinh nghiệm của họ.
Đàm Đức, sinh viên năm thứ hai kinh tế và điều phối viên giáo dục của VINCEF, cho biết Việt Little Brother, một chương trình mùa hè tại Việt Nam, đã giúp người ta biết về việc đi học ở Mỹ nhờ các cựu sinh viên kể về các chương trình thực tập và cơ hội phát triển ở Mỹ.
Một mặt trường đại học đang nỗ lực trong việc kéo sinh viên quốc tế tham gia các hoạt động ở trường, thì Văn phòng Học giả và Sinh viên Quốc tế (ISSO) cũng làm việc để khuyến khích sinh viên bản xứ tiếp cận với cộng đồng sinh viên quốc tế, bà Casey nói.
"Hầu hết sinh viên quốc tế đều thực sự phấn khởi và đầy hào hứng muốn hiểu biết về người Mỹ", bà nói. "Nhìn chung, chúng tôi thấy sinh viên quốc tế đều tìm cách kết bạn với sinh viên Mỹ, và họ đang rất cởi mở về trong chuyện đó."

No comments: