Friday, October 21, 2016

DƯƠNG DANH DY - CẤN THỊ BICH NGỌC - LIÊN TÔN

PHỎNG VẤN DƯƠNG DANH DY

Ông Dương Danh Dy phân tích các 'tử huyệt' của hải quân TQ ở Biển Đông



Thứ sáu, 31 Tháng 5 2013 03:16



BienDong.Net: Theo NNC Dương Danh Dy, về tiềm lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là rất mạnh nhưng họ cũng có nhiều “gót chân Asin”.


Từ nửa đầu năm 2013, Trung Quốc đã đột ngột tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như những hoạt động tập trận trái phép tại Biển Đông - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Động thái này của Bắc Kinh không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông mà còn đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực, khiến cộng đồng ASEAN, đặc biệt là các quốc gia ven Biển Đông rất quan ngại.


Gần đây nhất, ngày 24/5 vừa qua Trung Quốc đã kết thúc cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải ở Biển Đông với 5 binh chủng chủ lực tham gia, một động thái chưa từng có.
Trước những hoạt động quân sự dồn dập của Trung Quốc trên Biển Đông, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi ngắn với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, xung quanh động thái này cũng như nhận định của ông về điểm mạnh và điểm yếu của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.


NNC Dương Danh Dy, nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc


PV: Theo ông tại sao Trung Quốc lại chọn “đột phá khẩu” xuống phía Nam và nhằm vào Biển Đông thay vì chọn hướng vươn ra Tây Thái Bình Dương từ Biển Hoa Đông?


NNC Dương Danh Dy: Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng cá nhân tôi cho rằng Trung Quốc chọn Biển Đông mà không phải Hoa Đông làm đột phá khẩu để bành trướng sức mạnh quân sự trên biển là vì mấy lý do sau:


Thứ nhất, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và tấp nập hàng đầu thế giới hiện nay, là huyết mạch của nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc - Đài Loan, ai kiểm soát được tuyến hàng hải này có thể kiểm soát cả khu vực. Về điều này xin phép không nói nhiều vì nhiều học giả trong và ngoài nước đã phân tích sâu và kỹ.


Thứ hai, mặc dù cả hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đều bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp, đồng thời đang tranh chấp với láng giềng, nhưng ở Hoa Đông là Nhật Bản, một cường quốc số 2 Châu Á, không dễ để Trung Quốc bắt nạt.


Trong khi đó tại Biển Đông, tranh chấp ở quần đảo Trường Sa rất phức tạp với 5 nước 6 bên, về thực lực phải nói thẳng rằng các nước này không mạnh bằng Trung Quốc, kể cả về quân sự, kinh tế. Trung Quốc có thể và đang thông qua việc chia rẽ nội khối ASEAN hòng làm mưa làm gió ở Biển Đông, điều này với họ dễ hơn nhiều khi họ đương đầu với Nhật Bản ở Hoa Đông.


Thứ ba, nếu chọn Hoa Đông làm đột phá khẩu thì Trung Quốc không chỉ phải đối phó với Nhật Bản mà sau lưng Nhật Bản là siêu cưòng Mỹ.


Chỉ riêng “vòng vây thứ nhất” Mỹ thiết lập bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines, Trung Quốc đã không dễ vượt qua. Mặt khác, Tây Thái Bình Dương là địa bàn hoạt động chiến lược truyền thống của hải quân Mỹ, Washington không dễ gì và cũng không thể nhường Bắc Kinh ở đây. Có lẽ vì vậy mà Trung Quốc chọn Biển Đông để bành trướng trước.


PV: Theo nhận định của ông thì hải quân Trung Quốc ở Biển Đông rất mạnh, vậy có điểm yếu nào không thưa ông, và những điểm yếu đó nếu có là gì?


NNC Dương Danh Dy: Về tiềm lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông tôi cho là rất mạnh nhưng họ cũng có nhiều “gót chân Asin”.


Đầu tiên, dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở Biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại Trường Sa, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển Trường Sa rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến.

Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục “tử huyệt” này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong.


Thứ hai, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở Biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hầu hết diện tích Biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực…


Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, Bắc Kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được.


Mặt khác, như nhiều lần tôi đã nói, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Tôi cho rằng Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.. sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.


Thứ ba, tàu của Trung Quốc sẽ là miếng mồi ngon cho tên lửa và không quân của các nước có liên quan. Nhiều nguời còn nhớ, trong cuộc chiến tại quần đảo Falkland năm 1982 giữa Arhentina và Anh, chỉ cần một quả tên lửa đất đối hạm, Arhentina đã bắn chìm một thiết giáp hạm 10000 tấn tối tân của Anh.


Thứ tư, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ 1 con.

Lứa tuổi trên 18 - 20, tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưỏng thành. (6 ngưòi là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại) cậu nào, dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường.

Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông - Trường Sa nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án, ngoài ra những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép.

PV: Xin chân thành cảm ơn ông!

BDN (Theo GDV

BIÊNĐONGNET

Friday, May 31, 2013

CẤN THỊ BÍCH NGỌC* LẤY CHỒNG ĐÀI


Giấc mơ bình dị của một cô gái Việt Nam... 
Viết theo tâm sự của một cô dâu Việt Nam nhân một chuyến thăm Đài Bắc.

Tôi nằm bên chồng, nghe tiếng ngáy đều của anh mà thấy lẻ loi, cô độc vô cùng. Chợt thấy thương má, thương mình. Má đã bao nhiêu năm nằm một mình, hẳn má thấy lạnh lẽo, cô đơn trong đêm về tịch mịch. Nhưng còn tôi, hơi thở của chồng xoắn xít quanh đây mà sao sương đêm vẫn hoang lạnh?

Tôi phải tập yêu chồng tôi, vị cứu tinh cho đời sống chật vật của gia đình tôi. Điều này trên lý thuyết cũng không khó lắm. Nhưng trong trái tim ngoan cố của tôi, cho đến bây giờ sự biết ơn vẫn còn rõ nét hơn nỗi rạo rực yêu thương.

Tôi như hàng vạn người con gái Việt Nam về quê hương chồng Đài Bắc này để tìm một lối thoát cho cuộc sống vô vọng đã đeo đuổi chúng tôi ngay từ thuở lọt lòng. Quê mẹ nghèo quá, bàn tay mẹ gầy guộc quá, vì thế dù lòng mẹ có thật bao la cũng không giữ được lũ con gái chúng tôi ở lại vùng đất quê hương.

Tôi ra đời sau thời chinh chiến. Nhưng má luôn đăm chiêu thở dài, hòa bình đã về nhưng sao đất nước lại đìu hiu tiêu điều hơn lúc nào hết. Ánh mắt má ngày càng da diết nỗi sầu muộn. Sau ngày thống nhất là ngày hận thù được thăng hoa, ba phải đi vào tù cải tạo. Má là cô giáo một trường tiểu học. Đất nước thanh bình, ai cũng nghèo, người ta cần gạo cơm chứ đâu cần chữ nghĩa nữa. Má như một kẻ thua trận, gồng gánh đưa lũ con về quê ngoại. Má giã từ Sài Gòn nhốn nháo, giã từ dĩ vãng, giã từ cuộc sống an bình ngày xưa. Má tảo tần nuôi con, nuôi chồng. Rồi ba cũng về sau những tháng ngày lao tù học làm người của xã hội chủ nghĩa. Rồi tôi ra đời. Và rồi ba lại ra đi kiếm tìm tự do trên những con tàu chơi vơi. Ba đi tìm tương lai cho cả gia đình, nhưng ba đã không bao giờ trở lại. Ba đã yên nghỉ trong lòng đại dương. Đã không còn phiền não, không còn trầm tư trong đôi mắt ôn nhu ngày nào. Chỉ thương cho Ba, ra đi trước khi được về thăm quê nội ở bên kia bờ Bến Hải. (Tôi đã được nghe chuyện kể về một dòng sông nhỏ nhưng đã có một thời là lằn ranh ngăn cách lãnh thổ độc tài phía Bắc và vùng đất tự do phương Nam). Ba ghé nhân gian ngắn ngủi nhưng để lại nỗi đau dài cho người cô phụ. Nụ cười hiếm hoi trên môi má đã tắt lịm từ ngày ba vĩnh viễn ra đi. Má vượt qua nỗi chết của tâm hồn, gắng gượng sống cho đàn con.

Má tôi vẫn mặc cảm, sợ lũ con thất học, cho nên vẫn cố gắng dạy chúng tôi học. Tựa như trong thời buổi gạo châu, củi quế, má bất lực không tìm được thức ăn đưa vào miệng mồm nên để bù lại má ra sức nhồi chữ nghĩa vào đầu chị em tôi. Bây giờ đôi khi nghĩ lại tôi vẫn thầm trách má làm những việc tào lao. Chút vốn liếng sách vở đã không đem được sự no ấm cho gia đình chúng tôi, có chăng chỉ rọi sáng tâm tư khắc khoải, nỗi hoài nghi trong một xứ sở đã thống nhất thanh bình. Nỗi bâng khuâng ngày càng lan tỏa, và cái nghèo túng như những mạng lưới chằng chịt, dù đã vùng vẫy chúng tôi vẫn không tài nào thoát khỏi sự bủa vây của túng quẫn, nhọc nhằn. Chị em tôi bó gối nhìn nhau, nhìn má ngày càng võ vàng vì những cơn bệnh trầm kha không phương tiện chữa trị. Để rồi một ngày, tôi vùng mình đứng dậy, đốt hết những giấc mơ vốn dĩ rất đơn giản đến tội nghiệp của mình, nhắm mắt, khép lòng đi tìm tương lai trong những nơi chốn lạ lùng. Ở đó chúng tôi đã hết là người, đơn thuần là những món hàng, quên hết kiêu hãnh ngượng ngùng, tôi đứng trơ khoe bày tấm thân thể ngà ngọc, danh từ má gọi yêu thương ngày nhỏ. Tại nơi chốn bát nháo đó, nơi mà ranh giới người và vật đã thật mờ nhạt, tôi gặp chồng tôi.

Chồng tôi thoát chết sau một cơn cháy lúc còn bé. Tai nạn này đã để lại những vết tích không xoá được trên gương mặt nhăn nhúm của anh làm cho anh có vẻ dữ dằn, hung tợn.

Cũng may là còn đôi mắt lấp lánh tình người, đôi mắt thật đôn hậu tương phản với nét cau có gây nên bởi những vết sẹo phỏng năm xưa. Cũng may là ngày đầu gặp gỡ, giữa chốn chợ người, anh đã không sờ soạng, nắn bóp tôi cho tôi quên đi cái mặc cảm mình là món hàng biết khóc, biết nói, biết đau, biết tủi.

Mãi sau này tôi mới biết tại sao chồng tôi đã chọn ngay tôi gìữa bao nhiêu cô gái khác. Tôi đã biết tại sao anh đã chọn tôi mà không cần vạch mắt, căng miệng tôi ra khám xét như những người đàn ông khác. Tôi không đẹp nhưng tôi có cái may mắn nhang nhác giống cô láng giềng mà anh thầm yêu trộm nhớ ngày xưa. Sau này anh tâm sự, ngay khi chạm mặt tôi lần đầu anh đã giật mình tưởng được tao ngộ cùng cố nhân. Tất nhiên cố nhân đã thật xa ngoài tầm tay với của anh. Tất nhiên, người con gái ngày xưa đã chẳng bao giờ đoái hoài đến cậu thanh niên tật nguyền, dị dạng. Và bây giờ chồng tôi tìm niềm an ủi bên tôi. Đã bao nhiêu lần, tôi vẫn cám ơn thượng đế về sự trùng hợp huyền diệu này. Nó đã cho tôi cơm ăn, áo mặc, tiền thuốc men cho má và một mái gia đình với một người chồng dù dị hình, xấu xí, dù không đồng ngôn ngữ, không đồng quá khứ, dù gia đình chồng nhìn tôi bằng những ánh mắt lãnh đạm, đôi khi rõ nét miệt khinh. Mà có sao đâu những cuộc hôn nhân lệch lạc, má vẫn nói nghĩa vợ chồng bền chặt hơn tình yêu lãng mạn, mong rằng tôi và chồng tôi vẫn sóng bước đồng hành để trong đời sống của tôi không phải chỉ có những mất mát. Tôi nhớ ơn chồng nhưng chưa yêu anh được. Cho đến bây giờ mỗi lần ân ái, tôi vẫn phải nhắm nghiền mắt để che dấu nỗi e dè, ngại ngùng khi khuôn mặt nứt nẻ những vết thẹo dọc ngang của anh thật cận kề. Có lẻ vì chưa yêu nên tôi chẳng hề ghen tuông với người trong mộng của chồng. Hay khi người ta đã quá nghèo khổ, quá cơ cực, quá tuyệt vọng thì điều chúng ta băn khoăn nhất không phải là những yêu ghét giận hờn. Vả lại, ở xứ sở này, trong hoàn cảnh chúng tôi, cứ hãy ngu ngơ như cỏ cây, và phẳng lì như phiến đá để tâm hồn được an tịnh hơn là để những suy tư chao động cho lòng thêm chất ngất những niềm đau.

Tuy nhiên cái nghèo đói quá độ cũng có những khuyết điểm của nó. Cái nghèo đã như màn đêm dày dặc chôn kín giấc mơ tươi đẹp thời con gái. Những cánh đóm lập loè trên cánh đồng chết không có đủ sức để thắp sáng những giấc mơ đầu đời. Và những ngọn gió èo uột đã không chở nổi những suy tư của chúng tôi ra khỏi tầm hạn cơm gạo đói no. Hình như vì thế tôi đã đánh mất thói quen mơ mộng, có lẽ như thế lại hay.

Có những buổi chiều ra chợ, tôi thoáng gặp những đồng hương. Những cô gái thất thểu, mỏi mệt lạc lõng giữa rừng người. Tim tôi luôn nao nao nỗi xúc cảm, không phải vì đôi khi phát giác ra những vết tím bầm trên mí mắt vành môi của một hai chị bạn mà là nét đặc thù của nhân dáng Việt Nam trên thành phố Đài Bắc này; những chiếc bóng xiêu xiêu chịu đựng, những ánh mắt thảng thốt, hoang mang và buồn vô tận. Tôi tưởng tượng trong vô vàn cảnh vật, tôi khó mà lẫn lộn được những hình hài tang thương và lẻ loi đó. Các chị nhìn tôi ước ao thèm muốn: chị may mắn, một chồng một vợ. Còn tụi tui không hơn một món hàng hết qua tay người này lại đến tay người khác. Riết rồi không còn biết ai mới thật là chồng…Hay là: kiếp trước tui ở ác, nên bây giờ phải chịu nghiệp quả. Mà thật, tôi đã quá may mắn, tôi không bị đánh đập, không bị chuyền tay từ người đàn ông này qua người đàn ông khác. Nhưng tim tôi vẫn khắc khoải, hồn tôi vẫn cô đơn, tâm tư tôi vẫn chia sẻ niềm tủi nhục của những chị bạn. Có nơi nào trên trái đất tuổi đôi mươi đồng nghĩa với những đường cùng ngõ hẹp như ở quê hương tôi? Tất cả chúng tôi đều ôm ấp một niềm đau, chúng tôi đã không bao giờ có tuổi thanh xuân. Hạnh phúc là một từ trừu tượng, tương lai đồng nghĩa với bấp bênh, vực bẫy. Có ai hiểu những khuấy động trong tâm hồn đã chịu nhiều thương tổn của lũ con gái chúng tôi mà xót xa tội nghiệp?? Chúng tôi thường đọc thấy những nét rẻ khinh trong mắt người bản xứ, tôi thường phân vân tự hỏi mình đã làm gì nên tội ngoài cái tội dám mơ ước thoát cảnh khốn cùng. Chỉ mong sao những người cùng tiếng nói đừng khinh miệt những cánh chim phiêu bạt đáng thương của lũ chúng tôi.

Có những chiều nhìn từng đàn chim bay về cuối trời, đôi khi nghe tiếng cánh vỗ chấp chới hai tiếng “về đâu”, “về đâu”; tim tôi rưng rưng khóc. Ở quê nhà tôi cũng nghe tiếng chim kêu trong nắng chiều chập choạng nhưng không thê lương như ở quê chồng. Về đâu, biết đâu mà về. Chúng tôi đã nhận nơi này làm quê hương nhưng tại nơi này biết bao nhiêu thân phận đàn bà Việt Nam đã bị vùi dập. Còn quê nhà tuy không xa tít mịt mờ nhưng như đã khép lối. Tôi nhớ hoài những ngày tuổi nhỏ, bên thân cầu, nhìn đám lục bình lênh đênh giữa dòng sông, lòng cứ thầm hỏi những cánh hoa tim tím này sẽ trôi về đâu. Bây giờ, bâng khuâng nhớ lại những cánh lục bình ngày xưa, tôi chợt ngậm ngùi, số phận mình đã như đám lục bình nổi trôi. Ôi những mảnh đời trôi giạt giữa dòng đời vô tình, biết sẽ ra sao ngày mai.

Thật ra tôi vẫn còn quyến luyến quê hương mình. Một quê hương đã không biết nuôi dưỡng, bảo vệ những người con gái yếu đuối, đa cảm. Để trong đêm về trên thành phố Đài Bắc, có bao tiếng khóc Việt Nam, tỉ tê nức nở, khóc cho mình, cho những giấc mơ sớm bị tàn lụi. Lỗi về ai, trách nhiệm về ai? Trên đất nước với ngọn cờ máu, không ai có can đảm nhận. Và từng đàn thiếu nữ tựa những thiêu thân vẫn cứ ào ạt ra đi như nước tràn thác lũ. Có bao nhiêu thiêu thân đã cháy rụi trong ngọn lửa hững hờ, và có bao nhiêu người được sự may mắn tình cờ như tôi.

Dẫu nhiều cay đắng, dẫu lắm oan khiên, quê hương ta đó, làm sao quên được.

Đến một ngày, tôi không có tháng, người uể oải, chếnh choáng với những cơn nôn mửa bất chợt. Rồi giật mình, mình sắp có con. Tôi nhớ mãi cái cảm giác ngất ngây trước những diệu kỳ của đời sống. Lần đầu tiên trong đời, lạc lõng nơi thành phố này, trong tôi có sự kết tạo, có nỗi chờ mong và một tình cảm tuy đang manh nha nhưng đã thật dạt dào, mãnh liệt. Đêm đã thôi âm u trầm mặc, ngày đã bớt lê thê muộn phiền. Tiếng khóc chào đời của con chưa rơi xuống trần, nhưng ước mơ hạnh phúc đã vội vã vươn cao. Ôi cái sinh linh nhỏ bé đang nhỏ từng giọt hồi sinh nhiệm mầu trên tâm hồn héo úa của tôi. Ngọn lửa đã được khơi dậy từ những tàn tro. Tôi đã sống dậy từ bao nỗi chết. Trong tôi bao phác họa muôn màu về một ngày mai khi đứa con bé nhỏ của tôi bước những bước thơ ngây vào đời. Tôi lại bắt đầu nuôi dưỡng những giấc mơ. Rồi từng ngày tháng trôi đi trong háo hức lẫn băn khoăn tư lự. Con chưa mở mắt, nhưng tim đã ấp ủ bao lời tâm sự của má. Quê hương Việt Nam ngàn trùng xa mà những điệu hò ru con đã rất nồng nàn quanh đây. Con sẽ được nuôi dưỡng bằng dòng sữa mẹ, bằng trái tim tha thiết tình hoài hương. Ước ao sao con sẽ yêu thương quê ngoại như má luôn trân trọng nơi chốn má chào đời.

Nếu một ngày nào, theo bước của ba, con về quê ngoại tìm người bạn đời. Con hãy nhìn bằng mắt và bằng tim. Đừng sử dụng đôi tay mà gây vỡ vụn những trái tim mảnh khảnh, nhỏ nhít, đáng thương. Tội lắm cho người con gái. Con có biết sau những nụ cười gần như vô cảm là những tiếng nỉ non, thút thít đến não nề, ai oán. Con có hay sau những thân thể toàn vẹn là những tâm hồn tơi tả với những đắn đo, sợ hãi, tủi hờn bởi quá nhiều giông bão chung quanh.

Má ao ước, một ngày con lớn khôn, má để dành được tiền, ta về quê thăm ngoại. Về quê má, con sẽ hỏi tại sao quê ngoại nghèo quá, sao quê ngoại tiêu điều, buồn bã quá. Sao những người quê ngoại mang đôi mắt xa xăm, u hoài, như mắt của má. Má cũng như con đã không bao giờ biết đến một thời trên quê ngoại, mùa giáp hạt cũng là mùa nụ cười nở trên môi mọi người. Tiếng sáo diều dập dìu trên khắp nẻo quê hương, tiếng cười đùa trẻ thơ đã gảy nên những tấu khúc tuyệt vời của làng quê năm cũ, những năm quê ta chưa có ngọn cờ đỏ. Ta có sẽ bao giờ nghe được giọng hò trong thanh trên những cánh đồng thênh thang trĩu nặng bông lúa vàng của những ngày đất nước thật sự thanh bình. Ngày ấy có những thanh niên thiếu nữ sẽ để giấc mơ đầu đời, giấc mộng tình yêu bay bổng vươn cao qua gió ngàn, mênh mang trải trên những cánh đồng bát ngát để thấy tình mình cũng đơm hoa như những cánh đồng ngập lúa. Ôi những giấc mơ no ấm, an hòa bao giờ ta sẽ có…

Lời ngoại kể về quê hương êm đềm của ngày xưa cũ như một chuyện cổ tích. Nhưng má vẫn nuôi niềm mơ ước về một ngày mai quê ta hết nghèo đói cho những người đàn bà Việt Nam không phải thân cò lặn lội đường xa, làm dâu xứ lạ với những ê chề như những người trong thế hệ sinh sau ngày chiến thắng của phương Bắc.

Má sẽ đặt tên con là Sinh, sự Hồi Sinh của niềm hy vọng tưởng đã lụn tắt sau bao gió bão. Má sẽ dạy cho con làm người Việt Nam thật sự, những người sanh ra từ bên này biển Thái Bình với tâm tư chất chứa hồn Quốc Toản, Bắc, Giang. Qua bao đói no thăng trầm, qua bao hệ lụy thử thách, xa quê hương, hướng về quê mẹ, má chợt thấy mình chín chắn trưởng thành, lòng yêu mến quê cha đất tổ trỗi dậy thắm thiết. Hơn bao giờ hết má thấy mình thật gắn bó với quê nhà lận đận.

Việt Nam, Việt Nam, quê hương xa xôi quá, còn có bao giờ nhớ đến chúng tôi ? Xin một ngày quê tôi thật sự an bình để những người con Việt Nam có thể trở về nơi đất mẹ. Ngày ấy những giấc mơ sẽ thật sự được trổi mầm, cho trái tim Việt Nam được xanh một màu hy vọng, cho con người Việt Nam được kết sáng những giấc mơ kiêu hãnh. Ngày ấy đêm Đài Bắc sẽ thôi không còn tiếng khóc của những thiếu nữ lạc loài. Ngày ấy chúng tôi thôi hết kiếp luân lưu nhục nhằn.

Xin một ngày, giấc mơ trở thành hiện thực!
Cấn Thị Bích Ngọc

Thursday, May 30, 2013

CUỘC HỌP NĂM TÔN GIÁO


Trang Chủ

Bài viết mới nhất

Các chức sắc 5 tôn giáo họp mặt tại DCCT

VRNs (30.05.2013) – Sài Gòn – Các tôn giáo phản đối hành động vô đạo đức và phi pháp của công an.
Sáng hôm qua, ngày 29.05, khi thấy hai an ninh vào trong khu vực nhà thờ DCCT Sài Gòn, 38 Kỳ Đồng, phía Đức Mẹ, ngồi quay lưng vào trong, với thái độ bất kính với nơi tôn nghiêm của tôn giáo, cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT đã đến mời hai anh an ninh này ra ngoài. Anh an ninh mặc áo thun sọc đen trắng ngang phản ứng mạnh mẽ, đưa tay chỉ và xỉa xói cha Thoại. Lúc đó, phóng viên Huyền Trang của VRNs cũng đến để làm việc, và nhận ra chính anh an ninh này là người đã đánh cô Huyền Trang dã man trong đồn công an vào ngày xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình.
Viên an ninh này không chịu ra, với lý do tự nhận mình là người Công giáo. Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, bề trên chánh xứ, đến mời anh ta ra, anh ta cũng lập lại mình là người Công giáo, và không chịu ra. Cha Bề trên hỏi: “Anh tên thánh gì?” “Gioan”, viên an ninh trả lời. Cha bề trên hỏi “Gioan nào?” Viên an ninh ấp úng không trả lời được. Anh ta tự nhận mình là người xóm 3, cha xứ yêu cầu anh ra khỏi nhà thờ và mời bố mẹ ra gặp cha xứ nói chuyện, nếu là người Công giáo. Anh ta lấy xe đi ra một cách tức tối, tiếp tục chỉ vào cha Thoại nói năng thô tục và nặng lời.
Khi các chức sắc của Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài giáo Tây Ninh đến, nhiều nhân viên an ninh khác lại xuất hiện ở khu vực nhà sách. Một anh tiếp tục tỏ thái độ không phù hợp với nơi thờ tự, cha chánh xứ lại mời ra. Anh này cương quyết không ra, phải đợi đến khi thầy Phêrô Phạm Công Thuận, giáo sư Anh ngữ, đến kéo tay, dẫn anh ta ra ngoài mới chịu ra.
Hết ý với an ninh!
Cũng sáng nay, Hòa thượng Thích Không Tánh, tổng vụ trưởng vụ Từ thiện xã hội, Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất đã gọi điện thoại báo cho VRNs biết là công an bao vây chùa Liên Trì, không cho thầy ra khỏi nhà. Cũng tương tự như vậy, mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, từ sáng sớm đã ra bến xe để đi Sài Gòn, nhưng công an đã gây áp lực cho bà mục sư, và buộc bà phải gọi ông mục sư về để đợi công an gọi đi làm việc. Một lần nữa, công an Việt Nam giới thiệu mình là những người xâm phạm quyền tự do đi lại của các công dân, chức sắc tôn giáo.
Cụ Lê Quang Liêm
Cụ Lê Quang Liêm
Phản ứng với sự việc này, cụ Lê Quang Liêm, Hội trưởng Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy nói: “Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa bị sách nhiễu nhiều, không cho ông tham gia Hội đồng liên tôn, để lên tiếng về vấn đề nhân quyền cho VN. Chính công an đã cản trở. Chính mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, tối hôm qua đã nói với tôi sẽ đi, nhưng sáng nay công an ngăn chặn. Cộng sản VN viết Hiến pháp là công dân được tự do đi lại, nhưng chính cộng sản đã phản bội HP của mình, vậy viết làm gì?” Cụ Hội trưởng cũng đề nghị các tổ chức Nhân quyền của LHQ phải chú ý vấn đề này. Quý vị ra tuyên bố nhân quyền mà không có chế tài với những nước không thực hiện như VN thì cũng không ích gì.
Ông Chánh trị sự Hứa Phi, Hội thánh đại đạo, Tam kỳ phổ độ tòa thánh Tây Ninh nói: “Chúng tôi các chức sắc tôn giáo hẹn với nhau đến DCCT Sài Gòn để bàn với nhau cách hướng dẫn các tín đồ tôn giáo đi vào con đường chân thiện mỹ để cho xã hội để ngày càng văn minh hiện đại… Hòa thượng Thích Không Tánh và mục sư Nguyễn Hoàng Hòa đã bị cản trở không đến được. Như vậy tôi xét rằng nhà nước VN đã vi phạm vào quyền công dân VN. Ngăn cản các chức sắc tôn giáo hội họp với nhau là nhà nước vi phạm tự do tôn giáo”.
Ông chánh trị sự Hứa Phi (bên phải)
Ông chánh trị sự Hứa Phi (bên phải)
Bà Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng cho biết: “Chúng tôi đến với nhau để bàn về niềm tin các tôn giáo, để đấu tranh cho bất công trong xã hội, và làm cho đất nước VN có tự do dân chủ. Việc cấm Hòa thượng Thích Không Tánh và Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đến với chúng tôi là nhà nước VN vi phạm các điều 17, 18 và 19 trong Bản tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, tức là quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội. Qua việc ngăn cản này, chúng tôi thấy VN vi phạm trầm trọng những gì mình đã ký kết”.
Bà chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng
Bà chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại cho biết: “Tôi được giáo dân báo là an ninh đến rất đông, bao vây quanh cổng nhà thờ và vào ngồi bên trong hành lang nhà thờ. Đích thân tôi đã mời một an ninh ra khỏi nhà thờ, vì đây là nơi tôn nghiêm, không có chuyện đến đây để quan sát theo dõi. Anh an ninh này rất hung hăng, như thể muốn hành hung cả tôi. Chúng tôi thách thức cơ quan công an chứng minh được chúng tôi vi phạm pháp luật. Còn nếu chúng tôi không vi phạm pháp luật thì chúng tôi lên án hành vi lạm quyền của công an, xâm nhập vào khu vực nhà thờ bất hợp pháp”.
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại (bìa phải)
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại (bìa phải)
Ông Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, tộc đạo Châu Thành, Vĩnh Long nói: “Chúng tôi lên án nhà đương cuộc thường rêu rao có tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, nhưng sáng nay mục sư Nguyễn Hoàng Hoa đã bị ngăn không đến được nhà thờ DCCT để cùng chúng tôi bàn về vấn đề xã hội và nhân nghĩa. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng bị ngăn cản không ra khỏi chùa được. Đây là bằng chứng xác thực và hùng hồn nhất là nhà đương cuộc Đảng CSVN nói một đàng, làm một nẻo”.

Ông Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân
Ông Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân
Những nội dung thảo luận cụ thể của các chức sắc thuộc 5 tôn giáo trực tiếp sáng nay và qua điện thoại sẽ được chúng tôi công bố trong thời gian sớm nhất.
PV. VRNs
*****
Nguồn:

TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY

Buổi nói chuyện của chương trình
TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY
vi
http://ledinh.ca/2012%20Bai%20PV%20Co%20Pham%20Thanh%20Nghien.jpg
Cô PHẠM THANH NGHIÊN
Xin bấm link để nghe
 
MỘT ĐÓA HOA, MỘT TÀ ÁO VÀ HAI CHẾ ĐỘ
Đau xót, phẫn nộ, cảm phục và tự hào… là cảm xúc của những con người có lương tri khi phiên tòa xử hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vừa kết thúc. Sẽ còn nhiều nữa những lời ca ngợi dành cho hai em, đồng nghĩa với việc nhà cầm quyền phải đứng trước một sự phán xét nghiêm khắc của những người yêu tự do và công lý.
 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjLZ43rNKAuFYtaLjXEX1H4XSamG_qmUd-Vgo74cqRJ2MWOrMFRyn9lA-sMk2vpz3wUC6ErxxJAtFlpVNpmrqheG99ziG3hzmLvuWCbczTrNCA2fPjf5Ug_Oe4-7cZibIkl3QBIlalk1PTF/s320/ChungTa-Free-UyenKha.jpg
Sự việc Uyên không được mặc chiếc áo dài truyền thống để ra tòa làm tôi liên tưởng đến một “giai thoại” rất đẹp về một người con gái đã đi vào thơ ca và được chế độ này ca tụng. Tất nhiên, cũng có không ít người cho rằng, người con gái ấy chỉ là một nữ khủng bố hay một nhân vật không có thực, được dựng lên nhằm “tô son điểm phấn” cho những mưu đồ chính trị. Người viết bài này tạm công nhận giả thiết đây là một nữ anh hùng: Võ Thị Sáu.
Thời cắp sách, tôi đã phải học thuộc lòng những câu thơ sau của Tố Hữu, để rồi cũng có khi mơ mộng: nếu đất nước có giặc, mình cũng sẽ hiên ngang như thế. 
“Người con gái trẻ măng
Giặc đem ra bãi bắn
Đi giữa hai hàng súng
Vẫn ung dung mỉm cười
Ngắt một đóa hoa tươi
Chị cài lên mái tóc
Đầu ngẩng cao bất khuất
Ngay trong phút hy sinh.
Bây giờ dưới gốc dương
Chị nằm nghe biển hát.”
Theo miêu tả của những người cộng sản thì những tên giặc Pháp nói chung và những tên cai tù thời Pháp nói riêng đều vô cùng tàn bạo và khát máu. Còn những người cộng sản ( và chế độ cộng sản) thì tất nhiên rồi, là hiện thân của Chân- Thiện - Mĩ. Là những gì tốt đẹp, nhân văn và đáng ca ngợi nhất. Tên thực dân năm xưa đã kết án tử hình kẻ đã ném lựu đạn làm chết cai tổng và bị thương 20 tên lính Pháp.
Thành tích của chị Sáu hơn sáu mươi năm trước hẳn là niềm mơ ước của quân đội Hoa Kỳ ngày nay. Trước khi mở một chiến dịch truy quét quân khủng bố, quân đội Hoa Kỳ với vũ khí tối tân hiện đại, chưa kể trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới cũng phải “nát óc” tính toán làm sao để vừa tiêu diệt được những tên khủng bố, vừa hạn chế đến mức thấp nhất thương vong dành cho dân thường. Thế mà vẫn không tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn. Để rồi chịu sự chỉ trích của dư luận thế giới và của chính người dân Mỹ. Chị Sáu quả là tài …thánh hoặc ít ra, quả lựu đạn mà chị sử dụng có một khả năng đặc biệt: giết người theo ý muốn. Xin nhắc lại, địa điểm chị Sáu chọn để hành động là chợ Đất Đỏ, nơi người dân qua lại mua bán tấp nập. Không hiểu sao tên cai tổng và hai mươi tên lâu la của y lại ùn ùn kéo nhau đi chợ để rồi “từ chết đến bị thương” trong khi người dân không ai hề hấn gì. Khi áp giải chị Sáu ra pháp trường, những tên cai tù khét tiếng tàn ác đó lại cho phép, thậm chí ngoan ngoãn …đứng đợi để chị làm cái việc rất …đỏm dáng là “ngắt một đóa hoa tươi, chị cài lên mái tóc” nữa. Còn gì đẹp hơn hình ảnh của một thiếu nữ được chết cho Tổ Quốc trong sự ngạo nghễ, lãng mạn như thế. Đó là câu chuyện của 61 năm về trước.
Hôm nay, trong một phiên tòa “công khai và công bằng” của một chế độ “nhân đạo” và “dân chủ gấp triệu lần nước Mỹ”. Hai “ bị cáo” tuổi đời còn rất trẻ đã nhận bản án tổng cộng 14 năm tù giam, 7 năm quản chế cho cái gọi là “ tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Mặc dù trong số 90 triệu người dân Việt Nam chưa một ai được may mắn chiêm ngưỡng bản mặt của nhà nước xã hội chủ nghĩa nó thế nào.Tại vì bây giờ vẫn đang ở… “thời kỳ quá độ”( đảng bảo thế). Tức  đang trong giai đoạn trung gian, chuyển tiếp, nói trắng ra là …chửa thành hình. Ngay đến anh hai Tàu khựa trình độ vượt bậc chú em, cũng chỉ dám nhận mình là “đang tiến lên CNXH” ( chưa đến đích). Nhà nước CHXHCN Việt Nam không hề tồn tại trên thực tế. Giống như tôi và nhiều người trước đó, Uyên và Kha đã bị buộc tội “chống một thứ không có thực”. Một bài thơ bày tỏ lòng yêu nước, chống quân xâm lược Trung Quốc và một khẩu hiệu mang nội dung: “ Tầu khựa hãy cút khỏi biển Đông” được đem ra làm bằng chứng kết tội “bị cáo” chống nhà nước, chống lại dân tộc mình. Những kẻ kết tội Kha và Uyên đã ngang nhiên và trắng trợn thừa nhận khát vọng được trở thành nô lệ của kẻ xâm lược.
Những tên cai tù khét tiếng độc ác của một chế độ “vô nhân đạo” còn cho chị Sáu …làm dáng trước khi chết. Chúng cũng không cấm chị “ngẩng cao đầu” và “mỉm cười” khi ra pháp trường, cử chỉ được coi là thách thức và hạ nhục đối phương. Thế mà, một chế độ (mạo nhận) nhân đạo hàng đầu thế giới lại từ chối không cho Đinh Nguyên Kha mặc một bộ đồ đẹp, cấm Phương Uyên mặc chiếc áo dài truyền thống, niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam để đứng trước tòa. Không những thế, mẹ của Phương Uyên đã phải trải qua một hành trình đầy gian khổ, tranh đấu để đòi cho con gái được hưởng cái quyền….đeo kính vì mắt Uyên bị cận nặng. Chưa bao giờ hai chữ “nhân đạo” lại trở nên xấu xa đến thế.
Người Pháp dựng lên nhà tù Côn Đảo để giam giữ người cộng sản. Người cộng sản dựng lên nhà tù để cầm tù Dân tộc mình.
Hãy xem người cộng sản định nghĩa về nhà tù Côn Đảo:
“Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm về phía Đông Nam nước ta. Năm 1858, sau khi Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại cửa biển Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta đến ngày 28/1/1861, Pháp đưa ra bản Tuyên cáo chiếm lĩnh Côn Đảo. Ngày 1/2/1862, Pháp bắt đầu xây dựng tại đây một hệ thống nhà tù lớn nhất Đông Dương để nhằm thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng bằng khổ sai, nhục hình, đói khát, bệnh tật; chúng tìm mọi cách để thủ tiêu nhân cách, xóa bỏ nhân phẩm, giam hãm con người trong tình cảnh sống nhưng tuyệt vọng, sống cũng như chết.”
Thế nhưng, trong chốn “địa ngục trần gian” ấy, người cộng sản vẫn thành lập được các chi bộ cộng sản. Điển hình, Tôn Đức Thắng lập ra “Hội những người tù đỏ” và “hoạt động khá tích cực”. Nếu những gì người cộng sản kể và viết lại là sự thật, thì cái nhân quyền trên “thiên đường XHCN” còn thua xa cái “ngục quyền” mấy chục năm về trước dưới thời thực dân Pháp. Một đôi mắt kính, một bộ trang phục tươm tất còn “không được phép”, nói chi đến quyền lập hội, lập đảng ( cho dù các quyền này đã được hiến định).
Cái sự hiên ngang, bất khuất của chị Sáu trong giờ phút hy sinh không biết do ai kể lại. Nhưng khí phách của hai bạn trẻ Uyên và Kha thì có hàng trăm người chứng kiến. Hãy nghe tuyên bố của Đinh Nguyên Kha: “ Tôi trước sau vẫn là người yêu Nước, yêu Dân tộc tôi. Tôi không hề chống Dân tộc tôi. Tôi chỉ chống đảng cộng sản. mà chống đảng thì không phải là tội”.
Và hãy nghe Nguyễn Phương Uyên: “ Tôi là sinh viên yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước. Nếu một sinh viên , tuổi trẻ như tôi  mà bị kết án tù vì yêu nước thì thực sự tôi không cam tâm.”
Tôi sẽ không bình luận thêm về lời tuyên bố đĩnh đạc và đanh thép của hai em. Nhưng, muốn nhắn nhủ với Phương Uyên rằng sẽ có nhiều những bạn trẻ khác  không vì bản án 14 năm tù của hai em mà sợ hãi. Chính dáng đứng hiên ngang và gương mặt rạng rỡ của Uyên và Kha trước tòa sẽ tạo nguồn cảm hứng, thôi thúc tuổi trẻ Việt Nam “đứng lên đáp lời sông núi”.
Người cộng sản vô thần nhưng có biết bao nhiêu câu chuyện linh thiêng về những “liệt sĩ cộng sản” đã và đang được kể lại. Nếu chị Sáu quả thực “linh thiêng” như lời đồn đại thì xin chị hãy phù hộ để ai cũng được “nghe biển hát”. Vì hiện nay, khi mà người cộng sản bắt bớ, bỏ tù những người đồng bào của mình chỉ vì dám bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc trước sự xâm lược của ngoại bang. Biển sẽ không hát mà đớn đau, thét gào và cuồng nộ. Kết thúc bài viết này, xin nhắn nhủ với hai em Kha, Uyên, vói bạn bè yêu quý của tôi và với chính mình rằng: những người vì Dân tộc mình mà tranh đấu, những người vì Tự do và Công bằng mà tranh đấu sẽ không bao giờ thất bại.
(Phạm Thanh Nghiên, số nhà 17, Phương Lưu 8, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng.)
http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRqK6JkyqwmurqjKXQqYzqUWXJz0pDA4jkrGK2W8M9o9nv5Pf6H

CHUYỆN NHỎ CỦA TÔI 

. .http://nguyentuongthuy2012.files.wordpress.com/2012/10/img_06131-e1350316800358.jpg?w=500&h=375
Hưởng ứng cuộc thi viết về quyền con người của "Con Đường Việt Nam". 
Tôi xin được phép kể vài mẩu chuyện nhỏ về việc nhà cầm quyền Việt Nam thực thi sứ mệnh bảo vệ nhân quyền cho một công dân như tôi:
Kết tội:
Tôi bị bắt với một lý do rất… cười: tọa kháng tại nhà với biểu ngữ (được phía Cơ quan An ninh điều tra kết luận rằng mang nội dung xấu): “Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam. Phản đối công hàm bán nước ngày 14/9/1958 của Phạm VănĐồng”. Hơn 16 tháng sau ra tòa, tôi nhận bản án 4 năm tù giam, thêm 3 năm quản chế về cái gọi là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” mà không hề dính dáng đến việc “tọa kháng”, hành vi trực tiếp được nhà cầm quyền làm lý cớ bắt bỏ tù.
Hai chứng nhân “quan trọng” được đưa từ Thanh Hóa vào làm công cụ buộc tội bị cáo. Ông Nhiểm, ông Kính trông tội nghiệp với bộ mặt méo mó, khắc khổ ngồi lọt thỏm, bị bao vây giữa vô vàn những mật vụ dưới hàng ghế dự khán, thay vì ở vị trí dành cho người làm chứng theo quy định một phiên tòa: “Nếu thời gian quay trở lại hoặc có cơ hội khác, tôi vẫn sẽ giúp đỡ họ - những ngư dân Thanh Hóa - dù tôi biết trước có thể những con người này sẽ quay lại kết tội tôi. Họ buộc phải làm thế. Và tôi sẵn sàng tha thứ cho họ.” Tôi đã nói những lời này trước tòa dành cho những ngư dân Thanh Hóa tôi đã gặp và giúp đỡ hồi cuối tháng hai năm 2008.
Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, tôi sẽ không tường thuật lại chuyến đi Thanh Hóa cùng Ngô Quỳnh. Bạn đọc nào quan tâm và muốn tìm hiểu sự thật, xin tìm đọc bài viết “Uất ức - biển ta ơi!”tôi viết năm 2008. Tôi tin rằng, nếu ai còn là người Việt Nam thì không thể không đau xót trước việc đồng bào mình bị bắt giết ngay trên lãnh hải của Tổ Quốc mình, cũng như không thể phủ nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Chỉ vì vạch trần và tố cáo một sự thật bị Đảng và Nhà nước giấu nhẹm, chỉ vì đòi quyền lợi chính đáng cho những nạn nhân, ngư dân Thanh Hóa mà tôi và Ngô Quỳnh đã bị tước mất tự do - dù là một thứ tự do đang hấp hối.
Biệt giam:
Những ngày đầu, tôi bị giam chung với các nữ tù hình sự khác. Trong cuộc vật lộn mưu sinh, trở thành đủ lọai tội phạm (họ vẫn thường tự hào rằng phải rất bản lĩnh mới dám thách thức pháp luật) thì sự xuất hiện của một cô gái nhỏ bé bị gán tội “chống Nhà Nước…” là điều ngoài sức tưởng tượng. Từ ngạc nhiên, tò mò rồi thiện cảm, chúng tôi trở nên gần gũi với nhau. Được vài hôm, những ánh mắt thân thiện, cảm mến biến mất. Thay vào đó là thái độ dè dặt, lảng tránh pha chút sợ sệt. Chính sách cô lập bắt đầu có hiệu quả!
Sắp đến giờ cơm chiều. Tiếng ổ khóa vang lên chát chúa. Tiếp đó là giọng nói lạnh tanh của quản giáo: “Phạm Thanh Nghiên chuẩn bị nội vụ!”. Mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi, lo lắng, thương cảm, hoảng hốt: “Chết rồi, bị đi ép cung rồi”, “chị ơi! Biệt giam rồi. ”, “khổ thân, người bé như cái kẹo, chịu sao nổi cháu ơi”. Mỗi người góp một tí, từ chai mắm, gói lạc, ít bột canh, cuộn băng vệ sinh… tất cả được đùm vào một túi ni-lông, ấn vội vào tay tôi. Tôi không đủ thời gian đùn đẩy. Nhận cũng tốt. Đây sẽ là vốn liếng giúp tôi “cầm cự”, chờ đợi đến lúc nhận được quà tiếp tế từ gia đình. Tôi không sợ biệt giam, không sợ bị ép cung. Tôi sợ những ánh mắt thương cảm của họ. Những tình cảm rất con người mà vì một sức ép đáng sợ nào đó, họ đã buộc phải thủ tiêu đi.
Tôi bước ra cửa, không ngoái lại nhìn. Sau lưng, vài giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Nhà tù, thì ra vẫn còn chỗ cho tình thương yêu và lòng nhân ái.
 Dẫn tôi đi là người cán bộ tên C. Sau này tôi được nghe nhiều chuyện về ông ta, chủ yếu thành tích làm giầu bất chính và đánh tù. Tôi cắp túi quần áo, chân đất đi trên những con hẻm nhếch nhác vì mưa phùn, qua những dãy nhà giam lạnh ngắt và cũ kỹ. Trong những bức tường lặng câm kia là những sự chờ đợi và tuyệt vọng. Chờ đợi để được phán xử không theo cách của con người, rồi hiến mình cho sự khổ ải và hao mòn trong các trại cải tạo.
Khu giam giữ mới có khoảng sân khá rộng. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, C giao tôi cho đồng nghiệp. Tôi đi theo K, cảm giác như đang bị nuốt vào một đường hầm. Lần đầu tiên kể từ khi bị bắt, tôi mới thực sự thấy hết cái âm u của chốn ngục tù. Chỉ khi dừng lại, tôi mới biết mình đang đứng trước một cánh cửa. Cửa mở, hai đồng tử của tôi giãn ra: đây là nơi dành cho con người ư?
Cái gọi là buồng giam rộng chừng 6m2. Hai bệ xi-măng đối diện nhau (chừa một lối đi hẹp ở giữa, tù quen gọi là “xa lộ”) dùng làm chỗ nằm. Từ cửa đến chân bệ nằm còn khoảng trống nho nhỏ để đồ ăn. Trong buồng không có nhà vệ sinh nên phải dùng bô. Chỗ để bô cách chỗ để đồ ăn chừng 3 bước chân. Một trong hai bệ nằm có gắn cố định một cùm sắt, dùng để cùm chân những người tù bị kỷ luật hoặc tử tù chờ ngày thi hành án. Tôi vào sau L vài ngày, đương nhiên phải nằm chung với cái cùm. L thường mắng tôi vì tội hay cho chân vào cùm. Bảo tôi không chịu kiêng kỵ, có ngày bị cùm thật cũng nên. Hàng ngày tôi đi bộ dọc trên “xa lộ”, coi như tập thể dục. Đoạn đường ngắn mấy bước chân, đi vài vòng phải nghỉ một lần để khỏi chóng mặt.
Mỗi ngày hai lần: sáng và chiều, công an mở cửa cho tù nhân ra ngoài làm vệ sinh cá nhân và lấy cơm. Mỗi lần chừng 20 đến 30 phút. Hầu như ngày nào tôi cũng phải đi cung nên mọi việc, từ giặt giũ, đổ bô, lấy cơm, rửa bát… L phải kiêm hết. Có hôm, chưa làm vệ sinh xong, điều tra viên đã đứng đợi ngoài cửa. Chắc chỉ có tù nhân lương tâm chúng tôi mới phải trải qua tình trạng ngồi bệ xí trong sự chờ đợi và thúc giục của cả cai tù lẫn điều tra viên mà thôi. Gần 4 tháng biệt giam, tôi phải đi cung hàng chục lần, chưa kể thời gian ở buồng chung hơn một năm. Chuyện này xin được kể trong một dịp khác.
L có tật xấu, đi ngoài vô tội vạ, không theo giờ giấc. Nhiều hôm cứ đóng cửa buồng cô nàng mới đi, mỗi lần như thế lại chữa ngượng: “Em luyện mãi mà không được, cứ nhìn thấy công an là nó lại thụt vào. Hình như c*t sợ công an chị ạ”. Hai cái bô chứa đầy “sản phẩm” của L. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Đã thế, cô nàng còn lên lớp tôi: “Chị phải uống thật nhiều nước mới tốt cho sức khỏe, người đâu mà gầy đét, trông chán lắm”. Tôi bảo: “Có hai cái ngai vàng, mày ngự cả hai, chị uống nhiều nước thì chứa vào đâu?”. Cô nàng nhe hàm răng ám khói thuốc cười trừ. Nhìn L, tôi thấm thía hai câu thơ (được cho là của ông Hồ): “Cửa tù khi mở không đau bụng, đau bụng thì không mở cửa tù”.
Cánh cửa sắt, may quá có sáu lỗ thông hơi (to bằng quả trứng chim cút) - thứ duy nhất làm chúng tôi tạm quên mình đang ở trong một cái hộp. Hàng ngày được ra ngoài, tôi thường vãi cơm ra sân để dụ lũ chim sẻ đến. Qua sáu cái lỗ thông hơi quý giá đó, tôi và L luân phiên nhau chiêm ngưỡng, ngắm nghía chúng. L ước: “Giá biết bay như chúng, em sẽ bay về ôm hôn thằng Cu cho thật đã”. Rồi như tiếc rẻ “Nhưng làm con chim bay được thì lại không lắc, không phê được. Làm người như em, tuy tù tội nhưng được biết mùi đời. Sướng thân! Như chị thì thiệt, chả biết đếch gì. Chán chết”. Tôi không thích tranh cãi với L những lúc như thế. Lũ chim vô tâm, chúng nhặt nhạnh những hạt cơm cuối cùng rồi bay đi, mặc kệ tôi ngẩn ngơ. Không có cách nào gọi chúng lại. Tôi tủi thân, đâm ra giận chúng, hôm sau không vãi cơm cho chúng nữa. Theo thói quen, lũ chim bay đến ngơ ngác, tìm kiếm rồi bỏ đi. Tôi buồn! Từ đó không dám tự trừng phạt mình nữa.
Một lần đi cung: 
Một vật gì giống như con rắn nằm lù lù giữa sân. Vừa nhận ra thứ đó dành cho mình, một luồng hơi lạnh chạy dọc sống lưng. Sau cái rùng mình, mặt tôi nóng ran, hai thái dương giật liên tục. Không thể để cơn phẫn nộ được dịp bung ra. Tôi sẽ luồn chân vào đó. Phải nếm trải hết mọi cay đắng của người tù. Tôi đứng im, ngoan ngoãn cho K xiềng chân mình. Nét ái ngại lộ rõ trên gương mặt anh ta: “Chị Nghiên đi chậm thôi, sẽ đỡ đau”. Tôi hít một hơi thở sâu chờ K mở cửa. Ánh mắt tôi đập vào ánh mắt người điều tra viên. Dù cố tỏ ra tự nhiên, nhưng tôi biết anh ta chứ không phải tôi đang bị chi phối bởi cái xiềng chân. Tôi không đi chậm như lời khuyên của K. Bị thôi thúc bởi lòng kiêu hãnh, tôi bước thật nhanh bất chấp hai vòng xích đập vào mắt cá chân đau điếng. Tôi không cho phép anh ta có cơ hội thấy tôi trong bộ dạng chậm chạp và đáng thương. Chỉ thể hiện ở bước đi thôi chưa đủ, tôi bông phèng:
- Này anh, giúp tôi một việc được không?
- Việc gì chị?
- Nhờ anh đăng ký với kỷ lục ghi-nét, công nhận tôi là người phụ nữ có cái lắc chân to và độc nhất thế giới nhé?
Bị bất ngờ, anh ta im lặng. Sau một hồi, tính háo thắng trỗi dậy, anh ta trả đũa:
- Nếu bây giờ tôi bắc thang cho chị trèo tường về, chị có về không?
- Sao nghiệp vụ anh kém thế?
- Gì cơ?
- Tôi bảo nghiệp vụ anh kém vì anh đi điều tra tôi mà không hiểu gì về tôi. Này nhé, tôi vào đây một cách đường hoàng thì cũng đường hoàng rời khỏi đây. Không phải các anh tùy tiện bắt rồi thả vô tội vạ là được.
 Có lẽ anh ta thấy tiếc về câu hỏi vừa rồi. 
Một cán bộ trực trại và một điều tra viên khác đã chầu sẵn ở buồng hỏi cung. Chờ tôi ngồi xuống, trực trại rướn người qua mặt tôi, kéo thanh sắt vốn được bắt vít cố định nơi tay vịn, khóa lại. Động tác rất dứt khoát với vẻ mặt rất nghiêm trọng. Chắc đấy là thứ công cụ được phát minh ra để bảo vệ các nhân viên điều tra khi hỏi cung những tên tội phạm thuộc diện đặc biệt nguy hiểm. Thế ra, tôi được liệt vào loại “đặc biệt nguy hiểm” cơ đấy. Tôi quan sát việc liên quan đến mình như một kẻ thực sự bị thuần phục. Xong việc, viên trực trại lui về đứng phía sau tôi (chắc sẵn sàng tung đòn cứu đồng đội nếu đối tượng manh động). Hai điều tra viên đặt hồ sơ lên bàn:
 - Chúng ta bắt đầu làm việc!
Tôi lơ đễnh nhìn lên trần nhà.
- Chúng ta làm việc thôi chị Nghiên.
- Anh bảo gì cơ?
Vẻ ngoan ngoãn lúc đầu của tôi khiến họ không chuẩn bị tâm lý đối phó cho sự phản công.
- Chúng ta vào việc…
- Làm gì có chuyện ấy. Các anh nghĩ tôi sẽ làm việc với các anh trong tình trạng này sao?
- Đây là quy định của…
- Là quy định của các anh thôi. Nguyên tắc của tôi là không làm việc với các anh trong tình trạng này.
 Hai điều tra viên nhìn tôi chằm chằm. Tôi tiếp tục nhìn lên trần nhà, lưng dựa ra sau, các ngón tay gõ gõ vào thanh sắt chắn ngang trước mặt, chân đung đưa khiến cái xiềng cọ xuống nền nhà phát ra thứ âm thanh khô khốc, nghe đến sốt ruột. Cuối cùng, một trong hai người điều tra viên phải ra hiệu cho trực trại mở xiềng chân và thanh sắt chắn ngang ra. 
Tôi thôi nhìn lên trần nhà:
- Đây sẽ là lần đầu và cũng là lần cuối tôi cho phép các anh làm thế. Nếu việc này còn tái diễn thì các anh sẽ chỉ nhận được một thứ duy nhất từ tôi, đó là sự im lặng. Mong các anh nhớ cho.
 Trở về buồng giam, tôi mệt mỏi nằm vật xuống. Nhìn L với đôi mắt đỏ hoe, tôi đâm cáu. Cô nàng mặc cho tôi mắng mỏ, cứ sấn vào xoa xoa bóp bóp chỗ đau cho tôi. Tôi hắt hủi cô nàng để khỏi phải thương hại mình. Tôi nghĩ đến chú Nghĩa, đến Ngô Quỳnh và các anh em khác bị bắt cùng đợt với tôi. Không biết họ bị đối xử ra sao? Nhưng tôi tin, dù ở trong hoàn cảnh nào thì những người anh em ấy (sẽ không cáu gắt bạn tù vô lối như tôi) mà sẽ ngạo nghễ và nở nụ cười nhân ái vì nhà tù là sự lựa chọn “bất khả kháng”, là cánh cửa duy nhất để đến với tự do.
Phạm Thanh Nghiên, viết sau những ngày mới ra tù 

Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ về Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/944227_655876617772395_550665934_n.jpghttps://fbcdn-sphotos-a-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/970281_336492896454066_1998828264_n.jpg

Chúng tôi quan ngại về việc một toà án Việt Nam đã kết án Đinh Nguyên Kha 8 năm tù giam và Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù giam với các tội danh chống chính quyền.
 Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích
chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.
Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng
như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.
 Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà.

Hai sinh viên Việt chống Trung Quốc bị án tù về tội "chống nhà nước"

image

Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
image
 

TRÈ RANH LUẬN CHÍNH



CHUYỆN NƯƠC NON
Quanh vụ nhà báo Trương Duy Nhất bị công an"" vồ""
Công An từ Hà nội bay vô Đà Nẵng vồ nhà báo Trương DuyNhất đem ra tầu bay dẫn độ về Hà nội với tội danh phạm điều 258 bộ luật hình sư.Có điều lạ nhà báo Trương Duy Nhât bị bắt đưa ra phi trương Đà Nặng măt mày cư hơn hơn trong khi hai công an đi áp tải mặt mũi lại ỉu sìu,Tin trên mạng cho biết ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước  là người đã   yêu cầu bộ công an bắt nhà báo Trương Duy Nhất vì nhà báo này đưa lại những tin tức của trang ""Tư Sang Nham Hiểm""nói ông Trương Tấn Sang tiền đâu mà cho con trai là Trươg tấn Sơn đi du học Anh quốc tốn 6 tỷ tiền học phí mua nhẫn kim cương [hạt soàn ]cho vợ tới 10 tỷ và có 6 cái nhà và căn hộ ở quận 1 và  2 trị giá hơn trăm tỷ.Cũng tin trên mạng nói  ông NguyễnPhú TrọngTổng bí thư Đảng Cộng Sản VN thấy việc làm của đồng minh Trương Tấn Sang""chuế"" quá đã yêu cầu bộ công an cố gắng nghiên cứu tìmcách  thả nhà báo Trương Duy Nhất trong khi đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại không có ý kiến gì về chuyện bắt hay thả nhà báo Trương Duy Nhất
CHXHCNVN nợ công""khủng'""
Theo Qũi Tiền Tệ Quôc Tế ,Ngân Hàng Thế Giới cũng như LiênHiệpQuôc thì nợ công củaViệt Nam hiện đang ở mức""khủng""90 phần trăm GDPngang Hi Lạp ở Âu Châu.Tuy nhiên phát ngôn viên chính phủ VN lại quả quyết nợ công ở VN vẩn an toàn ở mức 54 phần trămGDP.Nói nợ công ở VN đang trong mức""khủng""là do cách  tính gom nợ của các tập đoàn kinh tế nhà nươcvay do chánh phủ bảo lãnh thành nợ công
Bảng Phong Thần
Trang blog của nhà văn Phạm Viêt Đào vừa tiết lộ các Tỷ tỷ phú Đăng Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm những Lã Bất Vi của thời nay ở VN ,những người đang  đầu tư vào nhân vật Trương Tấn Sang đã mua các nhà báo cầm các ở VN với lương tháng rất""khủng"" .sau đây là danh sách quí nhà báo cầm các đã cầm tiền của những Lã Bất Vi thời đại
1-      Thuận Hữu ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản VN Tổng biên tập nhật báo Nhân Dân cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản VN lãnh mỗi tháng 80 triệu đồng
2-      Hữu Ứớc trung tướng Cộng An  Phó tổng Cục Trưởng Tổng Cục Xây Dưng Bộ Công An Tổng Biên tập báo Công An Nhân Dân cơ quan ngôn luận của Bộ Công lãnh mỗi tháng 50 triệu đồng
3-       Thiếu Tướng Lê Phúc Nguyên Tổng Biên Tập Quân Đội nhân Dân cơ quan ngôn luận của Quân Đội Nhân Dân 25 triệu đồng mỗi tháng
4-      Ông Đào Văn Hội  Tổng Biên Tập báo Pháp Luật  VN cơ quan ngôn luận của bộ Tư Pháp 25 triệu đồng mỗi tháng
5-      Ông Nguyễn Xuân Minh quyền Tổng Biên Tập báo Saigon Tiếp Thị 25 triệu đồng mỗitháng
Bảng phong thần trên được tung ra làm cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang hết cựa quậy.
Truyện dài đấu đá trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng CSVN
Qua hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản VN  khóa XI giới  quan sát  đã thấy rằng rõ ràng ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản VN đang làm phá sản  đường lối chánh trị dân chủ tập  trung và cung cách tổ chức cơ cấu nhân sự của cả  Bộ Chánh Trị lẫn Ban bí thư và ban tổ chức Trung ương Đảng CSVN.
.Chứng cớ là khi Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra trước hội nghị bản danh sách ba nhân vật Nguyễn Bá Thanh,Vương Đình Huệ,Ngô Xuân Lịch mà Bộ Chánh Tri Ban Bí Thư cùng  Ban Tổ Chưc Trung Ương đã cơ cấu vào Bộ Chánh Trị xin ý kiến hội nghị 7.Thật bất ngờ hội nghị 7 đã giới thiệu thêm hai nhân vật ra tranh cử chức danh  Ủy viên Bộ Chánh Trị Đảng CSVN là ông Nguyễn Thiện Nhân  và bà  Nguyễn Thị Kim Ngân đồng thời quyết định bỏ phiếu lựa chọn tân ủy viên Bộ Chánh Tri .Kết quả cuộc bỏ phiếu ông Nguyễn Thiện Nhân ủy viên trungương Đảng hiên đang là Phó Thủ Tương Chánh phủ đạt 90 phần trăm phiếu bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân  bí thư trung ương Đảng Phó Chủ Tịch Quốc hội đươc 70 phần trăm  phiếu bầu,các ông Nguyễn Bá Thanh,Vương      Đình Huệ Ngô Xuân Lịch chỉ đươc 40 phần trăm phiếu bầu  coi như cả ba rớt hết.
Trươc   tình hình này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đành giới thiệu hai ứng viên vào ban bí thư làcác ông Trần Quốc Vương ủy viên trung ương Đảng Chánh Văn phòng Ban Chấp hành trung ương Đảng và ông Tạ Ngọc Tân ủy viên trung ương Đảng Tổng biên tập tạp chí Cộng Sản  đãđươc Bộ Chánh Trị Ban bí thư và Ban Tổ chưc trung ương Đảng cơ cấu vào Ban bí thư xin ý kiến hội nghị kết quả hội nghị7quyết bỏ phiếu tín nhiệm  ông Trần Quốc Vương  đươc 80 phần trăm phiếu bầu ông Tạ Ngọc Tân không tới 40 phần trăm ông Tân rớt
Ban chấp hành trung ương Đảng không những""chơi""phá sản đường lối chánh trị Tập trung dân chủ   và cung cách tỗ chức cơ cấu nhân sự của Bộ Chánh Trị Ban Bí Thu và Ban Tổ Chức trung ương Đảng mà còn ""chơi""lật nhào luôn chủ trương dành quyền toàn trị về tay Bộ Chánh Tri Ban Bí Thư khi bác bỏ không thông qua dự thảo nghị quyết củaBộ   Chánh Trị 
Ban Bí Thư với nhan đề""Đổi mới hệ thống chánh trị"" theo yêu cầu củaTổng bí thư NguyễnPhú Trọng .Lý do là nghị quyết này cho phép Bộ Chánh Trị,Ban Bí Thư vàcác ban ngành chức năng của Đảng can thiệp trưc tiếp  xâu và rộng hơn vào   các hoạt động của các cơ quan lập pháp hành pháp tư pháp thiết lập chế độ Bộ Chanh Trị Ban Bí Thư toàn trị từ Đảng tới Nhà nước
.Như vậy là rõ ràng Ban Chấp Hành Trung  Ương Đảng Cộng Sản VN đã  không nhất nguyên với Bộ Chánh Trị Ban Bí Thư Đảng CSVN,Thiên hạ đồn rằng Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN đang bị các nhóm lơi ích thao       túng và nhóm lợi ích đang thao túng mạnh nhất ban chấp hành trung ương Đảng CSVN chính là nhóm lợi ích chung quanhthủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Dù sao thì ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản VN  đã tư chuyển biến dành quyền làm chủ Đảng CSVN từ tay Tổng bí thư Bộ Chánh Trị và Ban bí thư đã là điều đáng mừng rồi
Nhóm lơi ích quanh thũ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vô bộ chánh trị là để chuẩnbị chohai nhânvật nàylàm ứng viên thủ tướng khóa 12 khi đó ông Nguyễn Tấn Dũng có khả nănglên ngôi Tổng bí thư hoăc Tổng Thống
Theo nhà báo Kami đài Áchâu tự do thì sau hôi nghị 7 các phe phái trong Đảng CSVN dã thỏa hiệp sẽ họp đai hội Đảng giữa nhiệm kỳ để Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi nhưng thủ tương Nguyễn TấnDũng ở lại hết nhiệm kỳ
Trương hơp ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh từỦy viên trung ương Đảng bí thư Thành Phố Đà Nẵng được Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra Hà nội làm trưởng ban Nội Chính Trung Ương Đảng với hứa hẹn sẽ được đưa vô Bộ Chánh Trị và sau khi lật được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ lên chức thủ tướng chánh phủ.Ông Thanh vừa nhậm chức trưởng ban  Nội Chính đa hung hăng con bọ xít tuyên bố vung vít là nắm xong ban Nội Chính  ông sẽ ""hốt""không nương tay những kẻ ông thấy là"" lem nhem ""trong Đảng nhất là những đảng viên cao cấp trong ngành ngân hàng,nhưng ôngThanh lại quên rằng con ếch chết     chính  là  vì cái  miệng.
Thế là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tay liền cho Thanh Tra của chánh phủ công bố kết quả thanh tra về đất đai ở Đà Nẵngmà ông Thanh và bộ xậu quanh ông lem nhem hơn ba ngàn tỷ  đồng rồiđài phát thanh Áchâu Tư Do công bố ông Thanh có 70 tỷ usd để ở nước ngoài.Thế là ông Thanh ra Hà nội làm trưởng ban Nội Chính trung ương Đảng,nhưng rớt không vô được bộ chánh trị coi như sự nghiệp chánh trị hai năm mươi.
Nhận định về thảm bại của ông Thanh giáo sư Tương Lai nói với đài BBC rằng ông Thanh thua trắng tay là phải thôi vì ông chỉ biết có Đảng quên Tổ Quôc Nhân Dân khi tuyênbố ta cần phải theo Trung Quốc vì Trung Quốc do Đảng Cộng Sản lãnh đạo[ông Thanh quên là Đảng CS Trung Quốc đã bỏ chủnghĩa Mác Lê và theo  đương lối Mèo Trăng MèoĐen mèo nào bắt đươc chuột đều tốt hết nghĩa là Tư Bản Cộng Sản không thành vấn đề cái gì làm dân giầu nước mạnh đều tốt]
Dư luận về chuyện ông Đinh Tiến Dũng đươc bổ nhiệm làm tân bộ trương tài chính
Ngay khi ông Đinh Tiến Dũng đươc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm tân bộ trưởng Tài Chánh ,quôc hội bỏ phiếu thông qua với 70 phần trăm số phiếu tán thànhtrang nhà văn Phạm Viết Đào đã đăng thắc mắc của  dư luận.Như có dư luận cho rằng trước khi ông Đinh tiến Dũng rời khỏi ghế Tổng kiểm toán nhà nước ông đã ký quyết định cho 300 cán bộ lên làm lãnh đạo các cấp phòng ban với giá mỗi quyết đinh chung chi từ 20.000 tới 50.000usd.
Ly kỳ nhất là có một giao viên cấp 2 ở Băc Giang chẳng học về tài chánh cũng như kiểm toán một ngày nào đó là ông Hoàng Hồng Lạc đươc ông Tổng kiểm toán Đinh Tiến Dũng phong chức Phó Tổng kiểm toán nhà nước
Trần Mạnh Hảo có thơ ca tụng  Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên cô sinh viên đai học Saigoin 20 tuổi chỉ vì làm thơ và rải truyền đơn đòi dân chủ và chống Trung Quốc xâm lươc mà bị tòa án nước CHXHCNVN kết án 6 năm tù giam ba năm quản chế đã đươc nhà thơ Trần Mạnh Hảo làm bài thơ ca ngợi""hết ý"" Trẻ Ranh xin trích nguyên văn như sau
Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời

Em không phải là hoa mặt trời

Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh

Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen

Trái tim yêu nước thắp đèn

Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa

Em là nụ em là hoa

Bởi yêu nước em phải ra tòa em ơi

Đưa tay chúng tính che trời

Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên

Tự do tuyên án bạo quyền

Cảm ơn mẹ sinh Phương Uyên tuyệt vời

Bỏ tù hoa bỏ tù người

Bỏ tù đất nước giống nòi quê hương

À ơi nươc Việt đau thương

Ngủ đi những đóa hoa đương ngồi tù

Saigon ngày 17-5-2013

Trần Mạnh Hảo
Điều đáng chú ý là Nguyễn Phương Uyên làm thơ rất hay nhất là bài thơ khiến cô phải đi tù.Để rộng đương dư luận Trẻ Ranh xin trích nguyên văn tác phẩm thi ca tuyệt vời  có tựa đề
Ôi đồng bào Việt Quốc 
của Nguyễn Phương Uyên
Đất nước không chiến tranh

Cớ chi đau thắt ruột

Sự tự hào ngộ nhận

Một chế độ bi hàisau chiến tranh

Bọn cương quyền gian manh cơ hội

Đào bới bóc lột dân lành

Núp  dưới bóng cờ máu Bác Đảng

Âm thầm bán từng mảnh đất quê hương

Tổ quốc thân yêu ơi

Đồng bào thân yêu ơi

Ôi ta thương quá đi thôi

 Vết sẹo hằn xâu và ,trải dài theo năm tháng

Xuyên qua chiến tranh có những đống mồ hùng vĩ

Người phơi thây ngã xuống mắt trừng trừng nhìn nhau

""Hậu thế ơi hãy giữ gìn non sông""

Ôi đất nước giờ tả tơi từng mảnh trao cho giặc

Sự hi sinh bất công!

Xứ sở linh thiêng có còn không?

Phật khóc Thánh rơi lệ

Công lý lưu lạc để đức tin chìm vào đáy biển

Tràn ngập  hôn mê

Ôi thanh niên Việt Quốc

Chúng ta là ai

Hãy đứng lên trước vận mệnh Tổ Quốc

Giặc đang tràn tới ngõ

Hãy đứng lên đi

Đứng lên niềm tự hào để sử sách lưu danh

Đứng lên đi cho cho tự do tỏa sáng

Đứng lên đi dành lại nước của dân lành

Hỡi tất cả những ai là đồng bào Việt quốc

Hãy chung tay gìn giữ cội nguồn cho con cháu mai sau

Nguyễn Phương Uyên

Không phải ca dao mà là thơ Lưu Quang Vũ
Ông ban già Văn Quang trong mục Lẫm Cẩm SaigonThiên hạ sự ngày 20 tháng 5  vừa rồi có trích mấy câu "" Tiền là Tiên là Phật/Là sưc bật tuổi trẻ /Là sưc khỏe tuổi già/Là cái đà danh vọng/Là cái lọng che thân/Là cán cân công lý"" và bảo rằng đó là ca dao thời đại.
Trẻ Ranh xin lỗi ông bạn già mấy câu này là thơ Lưu Quang Vũ tác  giả này đã  đưa vào vở kịch  Nhân Danh Công Lý của chính tác giả chứ không phải cadao  đâu .Cái gì của Ceéar xin trả lại cho César.
Nhân vật cuối cùng của bộ biên tập báo Ngày Nay đã ra đi về cõi vĩnh hằng
Bác sĩ Nguyễn Tương Bách [bút hiệu Viễn Sơn] vừaqua đời vì bệnh già ở Mỹ lúc 14 giờ 15 phút chiều ngày 11 -5 ông sinhnăm 1916 tại Cẩm Gìang Hải Dương quê gốc Quảng Nam gia đình gồm 7 anh chị đó là Nguyễn Tường Thụy[thân sinh của   nhà văn Tường Hùng]Nguyễn Tương Cẩm[hoa sĩ Cát Tường tác giả áo dài Lemur] Nguyễn Tường Tam [nhà văn Nhất Linh] Nguyễn Tường Long[nhà văn Hoàng Đạo]Nguyễn thị Thế[thân mẫu hai nhà văn DuyLam và Thế Uyên] Nguyễn Từơng Lân[n hà văn Thạch Lam[.Như vậy   là 7anh chị em nhà bác sĩ Nguyễn Tương Bách trừ anh cả Nguyễn Tường Thụy làm công chưc thì còn lại tất cả  đều cầm bút người thì vẽ người thì viết văn viết báo,viết ít nhất   là Nguyễn Thị Thế cũng có một tập hồi ký.Bác sĩ Nguyễn Tương Bách có một tập truyện dài đó là cuốnTrên Sông Hồng Cuồn Cuộn,hai tập hồi ký Việt Nam một thế kỷ qua[gồm hai tập, tập 1 viết về giai đoạn từ 1916 tới 1946 tập 2 viết về 54 năm lưu vong[1946 -1988 ở Trung Quôc  và 1988 tới 2000  ở Mỹ]
Bác sĩ Nguyễn Tường Bách  năm 1942 làm giám đốc nhà xuất bản Đời Nay của Tự Lưc Văn Đoàn rồi năm1945 làm giám đốc tuần báo Ngày Nay giai đoạn mới, năm tiếp theo 1946 làm giám đốc nhật báo Việt Nam cơ quan ngôn luận của Viêt Nam Quôc Dân Đảng ông là Uỷ viên trung ương VNQDĐ và là ngươi sáng lập Quôc Gia Thanh Niên Đoàn và làm đoàn trưởng  lưu vong sang Mỹ ông hoạt động chính trị và văn hóa cho tới khi qua đời ông cũng là người sáng lập Mạng Lưới Nhân Quyền VN
Tang lễ bác sĩ Nguyễn Tường Bách đươc gia đình Nguyễn Tường tổ chức trọng thể ở California[Mỹ quốc]và sau đó an táng tại nghĩa trang Rose Hill Memorial bang California nhà thơ Cao Mỹ Nhân ở Mỹcó bài thơ ""điếu ""khá hay xin trích nguyên văn
Sông Hồng cuồn cuộn sóng xa khơi

Thương nhớ quê hương suốt cả đời

Nắng xế hoàng quyên kêu khản giọng

Rừng chiều đỗ vũ khóc tàn hơi

Mong manh khói tỏa 10 phương Phật

Lướt thướt mây bay một nẻo Trời

Tiền bối lên đường về cõi Phúc

Nguyễn Tường đại tộc lệ đầy vơi
Tác giả bài hát nổi tiếng Ai về sông Tương không còn nữa
Nhạc sĩ Văn Gỉang [Thông Đạt]tác giả bản nhạc tình lừng danh Ai về sông Tương và Qua đèo vừa qua đời tại thành phố Footscray tiểu bang Victoria[Úc] ngày 9 tháng 5 năm 2013 hương thọ 89 tuổi.Nhạc sĩ Văn Gỉang[Thông Đạt]sinh năm1924 tại Huế học cao học về nhạc ở Hawaii vàBloomington rồi về Huế làm giám đôc trương Quop6c gia âm nhạc Huế.Têt Mậu thân [1968]thây nhạc sỉ Tăng Duyệt bị thảm sát chạy vào Saigon năm 1975 bị kẹt tại VN  năm 1981 vươt biên qua ở đảo tại Inđô nê xia  và1982 tới đinh cư tại Úc đai lợi
Quay 180 độ
Theo nhà báo Ngô Nhân Dụng viết trên báo mạng thì diễn văn bế mạc Hội Nghị 7 ban chấp hành trung ương Đảng CSVN của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dài 4812 chữ không có chữ nào nhắc tới chủ nghĩa Mác Lê cảVẫn theo nhà báo   Ngô Nhân Dung thì có lẽ sau khi thua đau phe""trục lợi"" của thủ tướng Nguyễn Tấn ông Trọng đang muốn quay 180 độ chăng
Chuyện ông đại tướng Trần Thiện Khiêm làm CIA
Nhà báo Lão Móc vừa kể chuyện tiếu lâm về ông đại tướng Trần Thiện Khiêm mà Lão Móc quả quyết là CIA chính  cống.Theo Lão Móc thì cái ông đại tướng VNCH Trần Thiện Khiêm này ăn nói lung tung lắm ông năm nay 88 tuổi nhưng nhìn còn rât tráng kiện tháng 9 năm 2010 ông tuyên bố một câu xanh rờn về chế độ Hà nội""Dù Cộng Sản hay không Cộng Sản thì họ cũng có tinh thần yêu nước.Kết án họ bây giờ hẳn có sự sai lầm chăng
""Tới ngày 30 tháng 4 năm 2013 ông lại tuyên bố rất ngon lành về chế độ Hà nội""Các anh trật đường ray.Xã Hội Chủ Nghĩa không thể thành công đem đến cho dân tộc tự do và hạnh phúc.Còn Cộng Sản sẽ không có Tự Do Dân Chủ thực sự.
Sự sai lầm của các anh sẽ làm đât nươc rơi vào tay Cộng Sản Tầu'""Làm CIA thì phải nói theo lệnh CIA chư sao
Hộ khẩu lá bùa hộ mệnh
Quốc hội nước CHXHCNVN họp thảo luận đề xuất sửa đổi luât cư trú của bộ Công An do đại tươngTrần Đai Quang bộ trưởng Công An trình bầy nhiều đai biểu quôc hội gọi bản hộ khẩu là bùa hộ mệnh. và ta thán nhiều.Đặc biệt đai biểu quôc hội Trần Du Lịch thắc mắc là trên hành tinh này còn bao nhiêu quốc gia ""quản lý""dân bằng bản hộ khẩu
Đại biểu quốc hội Trương Trọng Nghĩa đáp rằngcả hành tinh này chỉ cón ba quốc gia còn quản lý dân bằng bản hộ khẩu đó là Băc Triều Tiên,Trung Quốc và CHXHCNVN
Bố láo thật
Nông  dân VN làm ra hạt gạo nhưng thu nhập thấp khủng khiếp bình quân đầu người nhiều nơi không tới một triệu đồng một tháng[dươi mưc nghèo].Đông bằng sông Cửu Long là vựa lúa củacảnươc mà lại la nơi đông hộ nghèo nhất nước.Trong khi đó lương lãnh đaotập đoàn Vinafood  tập đoàn chuyên xuât khẩu gạoớ VN lãnh tói70 triệu đồng một tháng còn cao hơn cả lãnh đao tậpđoàn dầu khi bố láo đến thế là cùng
Xài sang như TPHCM
TPHCM vừa chi ra 1043 tỷ đồng xây dưng Cảng Hiệp Phước ở huyện Nhà Bè thay thế cảng Nhà Rồng nhưng xây xong thì bỏ đó.Lý do là cảng Hiệp Phước không còn hợp thời nữa cần phải di dời cảng nhà Rồng tới chỗ hợp thời hơn,đúng là sài sang như TPHCM
TRẺ RANH

No comments: