Tuesday, October 25, 2016

GẠO THÁI LAN - BẢN ĐỒ HOÀNG TRƯỜNG SA - NGƯỜI VIỆT CÔNG

riday, July 26, 2013

VỀ GẠO THÁI LAN NHIỄM ĐỘC


Thái Lan: lo ngại gạo nhiễm độc 
 Thứ Sáu,  19/7/2013, 16:11 (GMT+7)
 Phóng to Thu nhỏ Add to Favorites In bài Gửi cho bạn bè
  

(TBKTSG Online) - Một tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tiết lộ rằng một số bao gạo của Thái Lan bị nhiễm chất methyl bromide với liều lượng cao. Phát hiện này buộc các quan chức y tế phải nhanh chóng kiểm soát việc sử dụng hóa chất bảo quản gạo, khôi phục lòng tin của người dân vào các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của nước này. Methyl bromide là một loại thuốc diệt côn trùng, có tác dụng diệt các loại “mọt” ăn gạo.
Báo The Nation (Thái Lan) hôm qua 18-7 cho biết, thứ Sáu tuần trước Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Thái Lan (FDA) đã thu thập mẫu gạo hiệu Ko-ko để xét nghiệm hóa chất nông nghiệp và chất methyl bromide; hôm thứ Hai, kết quả xét nghiệm cho thấy mỗi ki lô gam gạo có chứa 94,2 miligram chất methyl bromide, cao gấp nhiều lần mức cho phép của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO).
Tuy nhiên, kết quả này do Quỹ vì Người tiêu dùng Thái Lan (FC) công bố trong khi FDA vẫn im lặng khiến người ta nghi ngờ chính phủ đang giấu giếm điều gì đó.
Trước phản ứng của dư luận, FDA đã ra lệnh cho công ty Siam Grains thu hồi các bao gạo mang thương hiệu Ko-ko và Siam Grains ra khỏi các siêu thị và yêu cầu Bộ y tế ban hành quy định hạn chế sử dụng ba loại hóa chất nguy hiểm, gồm methyl bromide, hydrogen phosphide và sulfuryl fluoride trong sản phẩm gạo. Đây là lần đầu tiên Thái Lan kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong chế biến gạo.
FDA cũng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp chế biến gạo tuân thủ các nguyên tắc thực hành sản xuất tốt (GMP), bảo đảm sự sạch sẽ của quy trình sản xuất, đóng gói gạo trước khi đưa ra thị trường. Bộ trưởng y tế Pradit Sintavanarong hôm qua đưa ra cam kết: “Trong vòng 5 tháng, chúng tôi sẽ thúc giục các doanh nghiệp gạo nhanh chóng điều chỉnh quy trình sản xuất”.
Ông bộ trưởng y tế cũng cho biết, từ ngày 1-1 năm tới, mọi bao gạo xuất xưởng đều phải phù hợp với tiêu chuẩn GMP và việc sử dụng chất methyl bromide sẽ bị cấm triệt để trong vòng 2 năm nữa.
Tổng thư ký FDA, tiến sĩ Boonchai Somboonsook nói rằng cơ quan của ông đang kiểm tra quy trình sản xuất của công ty chế biến gạo và yêu cầu thu hồi các bao gạo đang bày bán cho đến khi cuộc điều tra kết thúc. Bộ Nông nghiệp Thái Lan cũng đang thu thập và xét nghiệm mẫu gạo Ko-ko của công ty Siam Grains để đối chứng với kết quả xét nghiệm do FC đưa ra.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua nói rằng, các tổ chức khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau về dư lượng hóa chất trong gạo, và tuyên bố chính phủ của bà sẵn sàng trả lời các mối lo ngại của người dân. Trả lời câu hỏi của phóng viên, liệu tin gạo nhiễm độc có ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo hay không, bà Yingluck nói mọi người không nên “vơ đũa của nắm”.
(theo The Nation)

Thái Lan bác thông tin gạo thành phẩm bị nhiễm độc



Thứ Bảy, 20/07/2013 19:01 | In bài viết

Gạo Thái Lan đóng gói bị yêu cầu điều tra

Ngày 20/7, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã chính thức bác bỏ thông tin trước đó nói rằng sản phẩm gạo đóng gói của nước này có chứa methyl bromide, một loại hóa chất thường được sử dụng để diệt mối mọt.

 
 
Bà Yingluck cùng một số quan chức ăn cơm để chứng minh rằng gạo Thái không bị nhiễm độc - Nguồn: thailandnewsworth
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, bà Yingluck khẳng định gạo Thái Lan không có vấn đề như thông tin đã đưa. Bà cũng cho biết đã chỉ đạo kiểm tra chất lượng gạo thành phẩm nhằm xoa dịu lo ngại của người tiêu dùng.


Trong trường hợp phát hiện gạo có chất hóa học, Thái Lan sẽ cho điều tra tổng thể quy trình sản xuất để xác minh xem gạo bị nhiễm độc trong công đoạn xay xát, đóng gói hay vận chuyển.

Bà Yingluck cam kết chính phủ sẽ cung cấp thông tin rõ ràng về kết quả kiểm tra, đồng thời chỉ đạo Bộ Y tế giám sát chặt chẽ chất lượng gạo.

Trước đó, Quỹ vì người tiêu dùng Thái Lan đã kêu gọi chính phủ nước này điều tra sản phẩm gạo đóng gói sau khi phát hiện có tới 74% mẫu gạo xét nghiệm chứa methyl bromide.

Quỹ này cho biết trong 46 mẫu thu thập ngẫu nhiên của 36 nhãn hiệu gạo đóng gói tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị từ ngày 19-27/6, có tới 34 mẫu chứa chất methyl bromide, trong đó 1 mẫu có dư lượng 67,4 mg/kg, vượt quá mức an toàn 50mg/kg theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO).

Sau khi có các thông tin trên, đích thân Thủ tướng Yingluck đã thị sát một nhà máy sản xuất gạo của Tập đoàn CP ở tỉnh miền Trung Ayutthaya, nơi sản xuất và phân phối gạo mang thương hiệu Royal Umbrella nổi tiếng của Thái Lan.

Trong chuyến thị sát, nữ Thủ tướng Thái Lan đã trực tiếp giám sát toàn bộ quy trình sản xuất gạo, từ khâu xay xát, lưu kho, kiểm tra, đóng gói đến phân phối. Bà Yingluck cho biết quy trình sản xuất này đáp ứng mọi tiêu chuẩn an toàn và chất lượng của Thái Lan.

CP là tập đoàn sản xuất gạo hàng đầu của Thái Lan. CP cho biết việc gạo Royal Umbrella bị nghi ngờ nhiễm độc, không đáp ứng tiêu chuẩn đã làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với thương hiệu gạo nổi tiếng này.

LINH THƯ * BẢN ĐỒ HOÀNG SA TRƯỜNG SA

Từ chuyện bộ bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa 13.000 USD

- 5 tháng vùi đầu vào mạng ebay, kỹ sư Việt kiều bất ngờ về kho bản đồ cổ của phương Tây và Trung Quốc, cho thấy cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam…

5 tháng nửa cuối năm 2012, Trần Thắng vùi đầu vào máy tính trong phòng làm việc ở Mỹ. Không phải tìm kiếm, nghiên cứu thông tin cho công việc liên quan sản xuất động cơ máy bay mà anh đang làm cho hãng Pratt&Whitney của Mỹ. Mà để… mua bản đồ.
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc

Một cuốn atlas do Trung Quốc xuất bản, trong đó chỉ rõ cực nam của nước này là đảo Hải Nam
Trong chừng đó thời gian, kỹ sư cơ khí Việt kiều Mỹ này “vét” được 150 bản đồ xịn nhất từ những nhà sưu tập bản đồ cổ khắp nơi trên thế giới bán trên mạng ebay. Anh tự hào về thành quả: 150 bản đồ kéo dài khoảng 400 năm từ 1618 đến 2008, gồm trên 100 nhà xuất bản từ 7 quốc gia: Hà Lan, Anh, Pháp, Đức, Ý, Mỹ và Nga. Trong 100 bản đồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc chào bán, anh mua được 80 chiếc.

Bản đồ vẽ Hoàng Sa của Việt Nam có 70 cái, anh mua được 50 và sở hữu 3 cuốn atlas (tập bản đồ chính thức) do các nhà nước Trung Quốc xuất bản trong các năm 1908, 1919 và 1933.
Ý tưởng tìm mua bản đồ cổ của phương Tây và cả Trung Quốc về lãnh thổ Trung Quốc như những bằng chứng xác thực chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc chủ quyền của nước này đến bất ngờ với kỹ sư Việt kiều này.


Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trần Thắng - nhà sưu tầm bản đồ cổ về chủ quyền Việt Nam

 
Cuối tháng 7/2012, khi đọc tin trên mạng TS Mai Hồng tặng bản đồ cổ của Trung Quốc mà ông sưu tầm được cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, anh đã thử vào ebay và bất ngờ thấy kho bản đồ cổ về lãnh thổ Trung Quốc rất phong phú.
Bất ngờ nữa, những bản đồ này đều vẽ cương giới cực nam của quốc gia này chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam như nước này luôn tự nhận chủ quyền đầy phi lý. Trong số đó có những bản đồ hiếm như hai cuốn atlas 1919 và 1933 mà Trần Thắng đồ rằng “chưa chắc có ở Trung Quốc”.

Có một chuyện vui là người bán cuốn atlas 1919 ở Ba Lan cho anh đã sưu tầm và sở hữu nó 10 năm. Anh là người đầu tiên hỏi mua cuốn này. Họ hét giá 10.000 USD do giá trị cổ. “Thấy mắc quá nhưng nếu mình không mua thì có thể họ lại bán cho ai đó ở Trung Quốc. Vậy là tôi nhờ người ta để dành để kiếm đủ tiền thì mua đứt. Hay như cuốn atlas 1933 rao bán ở Đài Loan, vừa đến New York hai tuần tôi tình cờ biết được và tới mua ngay” - Trần Thắng kể.
Giá trị nhất trong 150 bản đồ lẻ là bản đồ về Năng lượng khí đốt và tài nguyên của lãnh thổ Trung Quốc, do Cục Môi trường và Bộ Nội vụ Mỹ phát hành năm 1975.


Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Bản đồ giá trị nhất trong bộ sưu tập 150 bản đồ do Việt kiều Trần Thắng tặng

Thời điểm đó, Mỹ đến Trung Quốc nghiên cứu thời kỳ phát triển công nghiệp, bản đồ này ghi tất cả các nguồn khoáng sản, nguồn năng lượng đặt trên lãnh thổ Trung Quốc. Theo anh, bản đồ này có giá trị về mặt khoa học, pháp lý và lịch sử.

Tổng số tiền anh bỏ ra mua bản đồ 13.000 USD, trong đó 3.000 USD là của huyện Hoàng Sa quyên, 5.000 USD của bạn bè quyên và phần còn lại tiết kiệm từ thu nhập cá nhân. Hòm hòm kho bản đồ, anh liên lạc với giới nghiên cứu ở Việt Nam để tặng toàn bộ.

Toàn bộ 150 bản đồ, 3 cuốn atlas này sau khi được các nhà nghiên cứu thẩm định giá trị đã được Bộ Thông tin và Truyền thông gom như một phần tư liệu cho cuộc trưng bày tài liệu, thư tịch cổ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa lớn nhất từ trước đến nay, đang trưng bày tại triển lãm của Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở Hà Nội.

Tư liệu phong phú
Tại cuộc triển lãm, các nguồn bản đồ và tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây được đặt cùng nhau dễ dàng có thể kiểm chứng, làm tăng thêm giá trị, độ chuẩn xác.

Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc

 
Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược, đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ 16 đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, bộ tư liệu về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng. Trong đó, mảng tư liệu bản đồ và thư tịch cổ của phương Tây, tuy sưu tập chưa hết, cũng đã có đến vài trăm bản.

Ông Ngọc kể trong một chuyến công tác tại Pháp, ông từng chụp được hơn 100 bản đồ có liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo để nghiên cứu, do thiếu kinh phí chưa mua đứt được. Ông hy vọng trong thời gian sớm nhất Nhà nước có thể mua lại để có thể tham khảo, thẩm định và đưa ra trưng bày cho công chúng.

TS Trần Đức Anh Sơn, Viện phó Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng kể, sau khi kỹ sư Việt kiều Trần Thắng liên hệ với anh để đưa bộ sưu tầm bản đồ, tư liệu về Việt Nam, các kiều bào ở Hà Lan, Đức cũng gửi bản đồ về.

Có lẽ với các nhà nghiên cứu Việt Nam, điều thiếu nhất không phải là nguồn tư liệu, thư tịch ở cả trong và ngoài nước. Vấn đề lớn là thời gian. Thời gian để sưu tầm và thẩm định vì nguồn tư liệu quá phong phú.

Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các cơ quan chức năng sẽ đưa các bản sao về đầu mối và đặt trong tổng thể để đánh giá đầy đủ các giá trị, nghiên cứu và giám định.
Bộ cũng sẽ sớm hoàn thành “mềm hóa” bộ tư liệu, thư tịch, bản đồ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này dưới dạng CD để làm tài liệu bỏ túi cho bất cứ người dân, cơ quan, tổ chức ban ngành nào có thể sử dụng. Một số hình ảnh tại triển lãm:
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc
Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, Trung Quốc 
Linh Thư - Hồng Nhì- Ảnh: Lê Anh Dũng

BIẾT MẤY TỰ HÀO VIỆT NAM TỔ QUỐC TA

Hãnh Diện Là Người CHXHCN VN ?


Người Việt XHCN thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người XHCN Việt Nam không?”
(Câu hỏi của báo Thanh Niên trong nước)

Ở Malaysia
Trong bài “Ðêm Của Những Cánh Bướm Việt Ở Malaysia” đăng trên nhật báo Người Việt (2009) trước đây, ký giả Ðông Bàn đã vô tình nhắc lại câu nói của giới taxi Kuala Lumpur, “Con gái Việt Nam đẹp lắm!”. Thủy, một “cánh bướm đêm” tại Beach Club đã cay đắng hỏi lại những người ký giả cùng quê hương với cô: “Người ta nói vậy, các anh có hãnh diện không?”
Beach club Kuala Lumpur - “Toàn là mấy cô Việt Nam. Rẻ lắm!”

Câu trả lời tất nhiên là không! Ai lại hãnh diện khi có đồng bào, con em của mình, dù được khen là đẹp phải thất thân đi làm gái mại dâm. Không những được khen đẹp lắm, mà dân địa phương còn một “lắm” nữa, khi nói: “Con gái Việt Nam rẻ lắm!”
Khi Ðông Bàn đang đứng trên đất Malaysia, hẳn ông không thể nào hãnh diện là người XHCN Việt Nam.
Ở Ðài Loan.
Chúng ta cũng không hãnh diện là người XHCN Việt Nam, nếu chúng ta đang ở Ðài Loan.
Theo số liệu thống kê kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người Ðài Loan trong 14 năm (1995-2008) đã có 117,679 trường hợp, chiếm 82% tổng số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Trong một đảo quốc nhỏ như Ðài Loan đã có hơn 10,000 phụ nữ Việt bỏ xứ sang đây làm vợ người, dù hạnh phúc hay khốn khổ, thì cũng vì thân phận nghèo đói, tương lai mờ mịt, có vinh dự gì cho đất nước khi đàn bà phải ly hương, với những cuộc hôn nhân không tình yêu chỉ vì đồng tiền. Ðiều khốn nạn nhất là trong tâm ý của người dân đồng bằng Cửu Long, “lấy chồng Ðài Loan” là chuyện mơ ước của tất cả mọi người. Một đôi vợ chồng đem con gái về thăm quê được một người bà con buột miệng khen: “Úi, con bé này ngộ quá, lớn chút nữa lấy chồng Ðài Loan được à nghen!”

quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội

Cũng ở Ðài Loan, năm người lao động Việt Nam làm thuê ở một công ty thủy sản địa phương đã hợp lực khiêng lồng đi bắt hai con chó của dân địa phương bỏ vào bao tải, dìm xuống biển cho chết, sau đó mang lên làm thịt.
Ngoài việc phải quỳ hai giờ cúi lạy bàn thờ chó để tạ tội và để quần chúng giảm cơn thịnh nộ, năm người lao động Việt Nam này còn bị phạt 10,000 tiền Ðài Loan.
Ở Nhật.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nhật.


Trên nhiều diễn đàn của Nhật, nhiều người Nhật “cực đoan” kêu gọi tẩy chay người Việt XHCN, đuổi hết người Việt XHCN về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho CS Việt Nam. Có người so sánh viện trợ cho CS Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “dòi bọ” ở Việt Nam, sau những vụ: PCP, một tập đoàn cung cấp dịch vụ của Nhật bị CS Việt Nam đòi hối lộ 15% để được trúng thầu các dự án dùng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam; Nhân viên, tiếp viên hàng không và phi công Vietnam Airlines, tổ chức đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật để vận chuyển hàng gian về tiêu thụ tại Việt Nam; Các tu sinh Việt Nam trước khi sang Nhật đã bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động CSVN bóc lột thậm tệ; Lãnh sự quán CS Việt Nam ở Nhật tại Osaka tổ chức bán giấy thông hành CHXHCN Việt Nam.
Trong một số siêu thị tại Nhật, có bảng cảnh cáo dành cho người Việt XHCN về chuyện ăn cắp vặt sẽ bị vào tù! Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt XHCN ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt XHCN đã để lại ấn tượng xấu xa trong mắt người Nhật khi xuất ngoại sang đất nước của họ.
Ở Singapore.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Singapore.

Trang mạng với tên gọi là Craigslist có mặt tại Singapore đưa thông tin rằng khách hàng có thể lựa chọn “gái Việt còn trinh,” giá khoảng $3,000 một tuần, ngay tại sân bay, khách sạn hoặc bất cứ nơi nào khách hàng yêu cầu. Tình trạng các cô gái Việt Nam bán trinh tại Singapore dường như công khai, ai cũng hay biết. Cảnh sát Singapore cho biết, hầu hết các cô gái Việt còn trinh đều ở độ tuổi từ 16 đến 17, đến và “làm việc” qua nhân vật trung gian, và năm ngoái, tại đây, một cô gái Việt Nam 17 tuổi cũng đã rao bán trinh tiết với giá $1,500!
Ở Nga.
Câu trả lời cũng là không, nếu chúng ta đang ở Nga.
Cảnh ‘trại nô lệ’ người Việt XHCN ở Moscow. Ảnh: BBC
Các đường dây buôn người đưa hàng nghìn phụ nữ Việt Nam vào các nhà chứa Nga, nhưng Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Nga từ chối trả lời câu hỏi của BBC cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền để nói về việc này. Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng: “Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt XHCN được bao che bởi một số giới chức ở Tòa Ðại Sứ Việt Nam ở Nga, thậm chí họ thành Hiệp Hội May Dệt dưới sự bảo trợ của Tòa Ðại Sứ CS Việt Nam.”
Cảnh sát Nga vừa khám phá một xưởng may “đen” dưới lòng đất tại khu chợ Cherkizov ở thủ đô Moscow, bắt hằng trăm di dân lậu Việt Nam. Nạn buôn lậu của người Việt XHCN tại Nga là chuyện xảy ra hằng ngày, có lẽ bởi nguyên nhân trong 80,000 người Việt XHCN ở Nga đã có 80% làm nghề buôn bán, phần lớn là chợ trời, mánh mung.
Ở Ba Lan:
Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia.” (Ðài báo Weltspiegel Ðức)
Còn nhiều nữa, Ở Âu Châu : Anh, Pháp, Đức v.v. Bọn CA Vc có sự « nhúng tay » của sứ quán vẹm, tổ chức buôn người, trồng cần sa, gái điếm Việt …


Câu trả lời là không, ở mọi nơi trên thế giới.
 
Trên VietNamNet, người Việt XHCN sinh sống ở Nhật, ở Nga, ở Anh, ở Úc, ở Nam Phi, ở Mozambique và ngay cả ở California, đã trình bày những những mẩu chuyện về người Việt XHCN đọc xong chỉ muốn “độn thổ,” với bao nhiêu thói hư, tật xấu khác của người Việt XHCN từ trong nước đến như trộm cắp, gian dối, đái bậy, khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, ăn uống thô tục, tranh giành, chen lấn nơi công cộng, không biết nói cảm ơn, xin lỗi khi cần. Nói về chuyện ăn cắp và ăn cắp vặt thì Việt Nam chắc hẳn bỏ xa đàn anh Trung Quốc. Ngay cả cuộn giấy đi cầu trong khách sạn, khách người Việt XHCN cũng không tha.
Một người Việt làm nghề thông dịch cho tòa án và cảnh sát ở Úc, cho biết phần lớn thủ phạm ăn cắp trong siêu thị và trồng cần sa trong nhà là những người mới định cư, đặc biệt những người từ Bắc CS Việt Nam và du học sinh. Mỗi lần người này đi dịch là anh ta khổ tâm vì cảm thấy nhục nhã cho dân tộc mình.
Trong khi trao đổi chuyện này với một phụ nữ trong nước, bà này đã viết cho chúng tôi: “Năm 2008 vào dịp Tết Nguyên Ðán, tôi được con trai cho di du lịch Doha (Qatar,) sẵn dịp công ty của con bảo lãnh qua chơi Dubai. Nhưng đến chiều về lại Doha thì bị giữ lại phi trường vì nghe nói có chuyện gì xảy ra ở một siêu thị mà có người Việt mình dính vô. Trong khi cả đoàn ‘check in’ thì riêng tôi bị giữ lại vì mang passport CHXHCN Việt Nam. Mang hộ chiếu CHXHCN Việt Nam đi nước ngoài buồn lắm ông ơi!!!”
Lâu nay, người ta nhắc đến hai chữ Việt Nam hơi nhiều, không phải vì “tiếng tăm” mà vì “tai tiếng!”
Như vậy cũng không nên trách câu phát biểu của Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu CHXHCN Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.”
Nhân câu nói này, các cơ quan truyền thông tại CHXHCNViệt Nam đã chỉ trích, lên án ông và đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông.
Tôi thì nghĩ khác, vì yêu nước nên ông Ngô Quang Kiệt mới cảm thấy nhục nhã. Tôi cũng không hãnh diện lắm về chuyện làm người CHXHCN Việt Nam, nhưng không phải như vậy là tôi không yêu nước, mà có thể vì lòng yêu nước, biết đâu có tác giả sẽ cho ra đời một cuốn sách mang tên “Người Việt Nam Xấu Xa”.
Chúng ta đang nói chuyện người Việt XHCN dưới chế độ Cộng Sản. Ðể công bằng chúng ta nên có thêm một cái nhìn về người Việt Nam ở Mỹ. Ngoài những chuyện được đề cao là làm “vẻ vang dân tộc Việt,” không có gì hơn là xin trích dẫn lời của ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu thống đốc ngân hàng VNCH:
“Những năm tiếp theo đó ở nước Mỹ, tôi lại càng thêm ngao ngán và tuyệt vọng. Ngoài một số thành tích sáng chói của sinh viên Việt Nam và một vài thành công đáng kể của các chuyên gia Việt Nam trẻ tuổi, thì cộng đồng người Việt di tản đã gây nên tai tiếng xấu xa trong cái xã hội đã dung dưỡng họ: Bên cạnh những người đang cố gắng làm lụng để nuôi nấng con cái, một số người di tản lại đem qua đây những thói xấu cũ, lừa đảo và chôm chỉa bất cứ khi nào có dịp. Không phải chỉ có những người nghèo khổ phải sống bằng tiền trợ cấp, mà cả những tầng lớp trên (bác sĩ, dược sĩ, những người môi giới cổ phần, mua bán bất động sản, v.v.). Một ngày nọ tại Westminster, bang California, người ta trông thấy 80 vị bác sĩ và dược sĩ Việt Nam bị còng tay dẫn đi sau một toán cảnh sát Mỹ. Xấu hổ thay cho cộng đồng người Việt chúng ta ở đây, và xấu hổ lây cho cả quê hương đất nước chúng ta bên kia nữa!” (“Lời Nói Ðầu” - “Làm việc với các nhân vật danh tiếng thế giới” hồi ký, XB 2004.)
Như vậy, sau một người có tên tuổi trong nước là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cảm thấy “nhục nhã,” bây giờ một người ngoài nước, lại là một viên chức cao cấp của hai nền Cộng Hòa Việt Nam, cảm thấy “xấu hổ,” một phụ nữ bình thường thì than “buồn lắm!” Thế mà không biết sao thời “chống Mỹ” báo chí miền Bắc lại phịa ra câu chuyện một anh chàng “bá vơ” nào đó tuyên bố: “Mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình được trở thành một người... Việt Nam!”
Ông Nguyễn Hồi Thủ khi dịch cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí” đã có nhận xét: “Thường trong lịch sử Việt Nam vốn đã rất ít người thật tình có can đảm và trung thực để tìm hiểu, phê bình, những cái xấu, cái dở của dân tộc mình. Gần đây lại chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Thậm chí lại có cả người lãnh đạo lấy tên giả viết sách để ca ngợi cá nhân mình, có cả nhà văn bịa tên một người nước ngoài để ca ngợi dân tộc mình.”
Một chuyến bay của Vietnam Airlines cất cánh tại phi trường Ðà Nẵng.
Nhân viên hãng này từng bị tố cáo đánh cắp hàng hóa trong các siêu thị Nhật vận chuyển về Việt Nam.
( HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Báo Thanh Niên trong nước đã đặt câu hỏi: “Người Việt XHCN thông minh, chăm chỉ và anh hùng, thế bạn có hãnh diện là người CHXHCN Việt Nam không?”
Thưa, các yếu tố thông minh, chăm chỉ và nhất là kiểu “ra ngõ là gặp anh hùng,” chưa đủ để tạo thành một con người tử tế và một đất nước tử tế để cho thế giới tôn trọng và yêu mến!


 

LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN



Bn Tin Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện
cho nhà báo Điếu Cày bị biệt giam có thể chết vì tuyệt thực
          Trong một Thông cáo/Kháng thư phổ biến ngày 24 tháng 7 năm 2013 trên Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù bày tỏ mối quan tâm sâu xa về sự an toàn tính mạng của nhà báo và tác giả viết nhựt ký điện tử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Theo nguồn tin gia đình, ông Điếu Cày đã tuyệt thực từ ngày 23 tháng 6 để phản đối những điều kiện giam nhốt vô cùng khắc nghiệt và nhứt là ông bị biệt giam vì ‘’vi phạm kỷ luật’’. Ông Điếu Cày đã bị phạt vì người trí thức yêu nước thương dân, quý trọng tự do, dân chủ và công bằng xã hội như ông nhứt quyết không chịu ký tên ‘’nhận tội’’. Ngày 20 tháng 7, bà Dương Thị Tân không được vào chỗ thăm tù. Chỉ có người con là Nguyễn Trí Dũng được vào nói chuyện với ông khoảng 5, 10 phút, dưới sự canh chừng của công an. Ông Nguyễn Trí Dũng không cầm được nước mắt khi nói với bà Dương Thị Tân: ‘’Con không nhận ra bố con, mẹ ơi !’’. Sức khỏe của ông Điếu Cày hầu như kiệt quệ. Ông ngồi không thể thẳng người lên được, hai tay ông phải chống để đỡ lấy cái đầu. Có hai người tù kè ông, không cho ông nói nhiều với con ông. Giọng ông thì thào nhưng cương quyết : ‘’Bố tuyệt thực’’. Cộng sản đã cố giấu tin ông Điếu Cày tuyệt thực mấy tuần qua. Theo bà Dương Thi Tân, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bạn tù của Điếu Cày đã báo cho bà Nguyễn Thị Nga là vợ ông biết Điếu Cày tuyệt thực bốn tuần rồi. Công an đã bịt miệng không cho ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói tiếp rồi kéo ông vào trại. Dường như bọn công an đã hành hung ông sau đó. Nhờ sự can đảm và tình bạn hữu của chồng bà mà bà Nguyễn Thị Nga đã có thể chuyển tin cộng sản cấm đó cho bà Dương Thị Tân.
         
Trong Thông cáo/Kháng thư, Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do cho nhà báo Điếu Cày, tức khắc và vô điều kiện, vì ông chỉ sử dụng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm.
          Văn Bút Quốc Tế yêu cầu các văn thi hữu Văn Bút tận dụng tất cả những phương tiện kỷ thuật truyền thông đại chúng để
- bày tỏ mối quan tâm sâu xa về sức khỏe, sự an toàn nhân cách và thân thể của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Phải nhấn mạnh rằng nhà báo tù nhân đang bị bệnh nặng vì là hậu quả của cuộc tuyệt thực, sự đối xử vô nhân đạo và không có đầy đủ sự chăm sóc y tế trong trại tù;
- thúc giục nhà cầm quyền cộng sản trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà báo độc lập chỉ sử dụng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm. Phải nhắc cho nhà cầm quyền cộng sản nhớ rằng khi giam nhốt ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà nước cộng sản vi phạm không thể chối cãi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết;
- đồng thời báo động công luận thế giới về thảm trạng có rất đông những nhà văn và nhà báo hiện đang bị câu lưu hoặc giam nhốt trong các trại tù ở Việt Nam. Những người cầm bút đó đều bị bắt giữ chỉ vì phát biểu và thể hiện quan điểm một cách ôn hòa, và
- trên quan điểm đó, đòi nhà nước cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả những nạn nhân của chính sách đàn áp và cầm tù.
Thông Cáo/Kháng Thư Anh ngữ của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù
PEN_INTERNATIONAL_LOGO_BLACKPEN International – Writers in Prison Committee
RAPID ACTION NETWORK
        24 July 2013                                                                                                 RAN 27/13
VIET NAM: Journalist and blogger Dieu Cay ill-treated; fears for safety.
PEN International is gravely concerned for the health of blogger Nguyen Van Hai (aka Dieu Cay), who has been on hunger strike since 23 June 2013 in protest at his detention conditions. He is held in solitary confinement without access to family visits. Nguyen Van Hai who wrote articles and blogs critical of the authorities is serving a 12-year sentence for “conducting propaganda against the state’.  PEN calls for his immediate and unconditional release, as he is held solely for peacefully expressing his opinions and on humanitarian grounds.
        TAKE ACTION: Share on FaceBook, Twitter and other social media
Please send appeals:
- Expressing grave concern for the health and safety of blogger Nguyen Van Hai, who is reported to be seriously ill as a result of a hunger strike, poor treatment and lack of medical care in detention;
- Calling for his immediate and unconditional release as he is held solely for peacefully expressing his opinions, in violation of Article 19 of the International Covenant of Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a state party, and on humanitarian grounds.
- Expressing alarm at the large number of writers and journalists currently detained or imprisoned in Vietnam for the peaceful expression of their views, and calling for the immediate and unconditional release anyone held solely for such reasons.
Appeals to be sent to: H.E. Truong Tan Sang, President of the Socialist Republic of Vietnam,c/o Ministry of Foreign Affairs Hanoi Vietnam.
Please note that there are no fax numbers available for the Vietnamese authorities, so you may wish to ask the diplomatic representative for Viet Nam in your country to forward your appeals. It would also be advantageous to ask your country’s diplomatic representatives in Viet Nam to intervene in the case.
For some Vietnamese embassies in the world: http://www.embassiesabroad.com/embassies-of/Vietnam - - Please send appeals immediately. Check with PEN International if sending appeals after 20 August 2013.
Background Information
According to PEN’s information, Nguyen Van Hai has been on hunger strike in prison for the past 30 days in protest against the adverse conditions and treatment he and his fellow inmates are receiving from the jail guards and officers inside Prison Camp No. 6 in Thanh Chuong District, Nghe An Province in Central Viet Nam. Dieu Cay has been held at 10 different prisons and camps since his arrest in October 2008. His current prison camp is very far from his family home, making visits very difficult.
On 16 July 2013, a family member attempted a monthly visit, but was told that Nguyen Van Hai was being punished for “disturbing order” and was not allowed visits. He was also said to have been on hunger strike since mid-June 2013, and to have been held in solitary confinement for three months and denied medical care.  Nguyen Van Hai’s family is gravely concerned for his health and safety. His previous hunger strike in 2012, also conducted in protest against the inhumane detention conditions, lasted about 28 days and almost killed him due to the adverse effects on his organs. Prison Camp No. 6 has no adequate medical facilities, and it is situated in a remote, mountainous region some 70 kilometres from Vinh, the nearest town. If Nguyen Van Hai’s health suffers as a result of a prolonged hunger strike, he would not have access to urgent medical treatment.
Nguyen Van Hai (aka Nguyen Hoang Hai/Dieu Cay), prominent blogger and founder of the “Club of Free Journalists of Viet Nam”, who is well-known for his online writings calling for greater respect for human rights and democratic reforms, has been continuously detained since 19 April 2008. He was first convicted in 2009 on trumped-up charges of “tax evasion” after a manifestly unfair and closed trial. Instead of being released upon completing his sentence in 2010, Mr. Dieu Cay was charged with a second offence of “conducting propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” (Article 88 of the Criminal Code) based on his online writings for the Free Journalist Network in Viet Nam, published prior to his arrest in 2008. Article 88 is among several repressive provisions in Vietnamese law that are routinely used to criminalise free speech and imprison peaceful dissidents. He was detained incommunicado for over a year. Nguyen Van Hai is an honorary member of PEN Canada.
PEN International – Writers in Prison Committee .
Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER.
Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339
_______________________________________________________________
Nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải sinh năm 1953, bút hiệu Hoàng Hải và bút ký điện tử Điếu Cày, nhà báo độc lập và tác giả nhựt ký điện tử. Ông, bị bắt ngày 20 tháng 4 năm 2008 về cái gọi là ‘’tội danh trốn thuế’’ và bị kết án 2 năm 6 tháng tù ngày 10 tháng 9 năm 2008. Nhưng trong Kháng thư ngày 23 tháng 9 năm 2008 (RAN 47/08 Mạng Lưới Hành Động Khẩn Cấp), Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù đã cực lực lên án bản án tù, khẳng định rằng ông Điếu Cày bị trừng phạt vì những bài ông viết chỉ trích đường lối chính sách của nhà cầm quyền hiện nay, nhứt là thái độ của các lãnh tụ CS Hà Nội đối với những kẻ cầm đầu ở Bắc Kinh. Ông công khai tán trợ phong trào đòi hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền. Ông còn phạm nhiều ‘’tội’’ khác nữa đối với chế độ. Như là người đồng sáng lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và thành lập trang nhà Dân Báo của hội này. Ông đã tham gia nhiều cuộc tuần hành biểu tình tố cáo và lên án chủ nghĩa bành trướng và hành động gây hấn của Trung Cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như ở Tây Tạng. Văn Bút Quốc Tế còn tố cáo rằng trong thời gian xảy ra vụ án ‘’Điếu Cày’’, CSVN leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến và dân chủ đối kháng. Nhiều nhà văn có mặt trong số những người bị bắt giữ, cô lập hoặc sách nhiễu hung bạo. Biến cố này được coi là một phần thuộc về chiến dịch trấn áp qui mô của nhà cầm quyền CS nhắm vào những cuộc phản kháng được tiến hành trên khắp nước. Nạn nhân nói chung là các nhà báo độc lập, các nhà tranh đấu cho Nhân Quyền, các nhà bất đồng chính kiến và dân chủ đối kháng sử dụng Internet, luật sư bênh vực quyền tự do tôn giáo và Dân Oan. Những người bị bắt được biết nhiều gồm có hai bà Phạm Thanh Nghiên và Lê Thị Kim Thu, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Nguyễn Mạnh Sơn, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Văn Tính và Nguyễn Kim Nhàn. Trong trại tù lao động khổ sai, nhà báo Điếu Cày đã bị tra tấn, đối xử thật tồi tệ. Sau vụ án tù, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) trao tặng ông Điếu Cày Giải Tự do Phát biểu Lillian Hellman/Dashiell Hammet năm 2009. Ông được bầu làm hội viên danh dự của Trung Tâm Văn Bút Gia Nã Đại.
          Lẽ ra ông Nguyễn Văn Hải đã phải được rời trại giam địa ngục Z30A Xuân Lộc - Đồng Nai để về với gia đình từ ngày 20 tháng 10 năm 2010 sau khi mãn hạn tù bất công. Nhưng ông bị CS lén lút giải về nhốt tại cơ quan an ninh điều tra ở số 4, đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận từ ngày 16 tháng 10 năm 2010.
          Theo Văn Bút Quốc Tế, khi nhà cầm quyền CSVN cố ý tiếp tục giam nhốt bất công nhà báo Điếu Cày viện lẽ ông vi phạm điều 88 Hình luật CSVN thì rõ ràng họ chỉ có thể ngoan cố dựa vào những bài ông viết và phổ biến trên Trang Thông Tin điện tử của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do trước ngày ông bị bắt lần đầu hồi năm 2008. Văn Bút Quốc Tế tố cáo rằng từ ngày 18 tháng 10 năm 2010, nhà báo Điếu Cày đã bị biệt giam tại một nơi bí mật. Gia đình không được thăm viếng, không được gởi thư từ, cung cấp thuốc men và thức ăn mà chắc chắn tù nhân rất cần. Thân nhân và bạn hữu của nhà báo Điếu Cày đã từng sống qua những ngày tháng đó với những nỗi lo ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe, sự an toàn nhân cách và thân thể của con người bất khuất trước bạo lực ngụy quyền.
          Nhiều tháng sau, gia đình mới biết ông Điều Cày sẽ bị cáo buộc vào điều 88 luật hình sự. Các cáo buộc đó được cho là căn cứ vào các bài viết trên Internet của ông trước khi ông bị bắt vào năm 2008 nhằm cổ xúy cho Câu lạc bộ Nhà báo Tự do Việt Nam. Một mực xác quyết mình vô tội, ông bị nhốt kín ở một nơi không ai biết. Ông bị tước quyền được gặp gia đình tới thăm nom. Ông không được quyền nhận thư từ, thuốc men và thực phẩm từ ngày 18 tháng 10 năm 2010 cho tới ngày 2 tháng 5 năm 2012. Sức khoẻ của ông vốn đã yếu kém lại càng suy giảm thêm sau khi ông tuyệt thực 28 ngày đầu năm 2012. Ông bị hôn mê. Sợ ông chết, cai ngục B14 phải đưa ông vào bệnh viện công an cấp cứu, mất bốn ngày. Công an tìm cách giấu kín chuyện đó. Công luận biết nhiều và quan tâm hơn về tình trạng lao tù của nhà báo Điếu Cày cũng nhờ sự tranh đấu, vận động, kêu oan, cầu cứu không ngừng nghỉ của người vợ đầu của ông là bà Dương Thị Tân. Phải kể thêm, nhứt là cháu trai Nguyễn Trí Dũng và cháu gái Nguyễn Thị Hoàng Yến. Mượn cớ tìm bằng chứng để kết tội ông Điếu Cày dù ông không trú ngụ tại nhà bà Dương Thị Tân, công an đã từng ngang nhiên vào nhà bà khám xét, đập phá, thu giữ, cướp bóc tài sản. Trả lời một cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 23 tháng 9 năm 2012, bà Dương Thị Tân có kể lại: 
‘’ Lúc ông Hải mới bị bắt, họ có đưa tôi vào thuyết phục. Sau thấy không đạt được mục đích thì họ bắt đầu cấm. Từ tháng 6/2009 đến nay họ hoàn toàn cấm không cho tôi nhìn thấy ông Hải. Lúc nào ông ấy (ông Hải) cũng tin tưởng vào việc mình làm. Ông tin rằng một lúc nào đó những việc đó sẽ được mọi người công nhận.Bên ngoài sức khỏe của ông tương đối ổn nhưng trong người rất nhiều bệnh. Họ (công an) cũng không giấu diếm gì. Ông Hải đã kể rằng một trung tá có tên Hoàng Văn Dũng đã từng nói rằng ‘tao sẽ làm cho mày suy kiệt mà chết’ và họ thật sự đã làm như thế. Người tù sống bằng sự thăm nuôi tiếp tế của người thân. Riêng ông Hải ở thời kỳ đầu luôn không cho gặp người nhà để gửi đồ thăm nuôi tiếp tế. Ông bị tước đoạt rất nhiều thứ. Thậm chí đến cây bút và giấy để khiếu nại họ cũng không cho. Ông lớn tuổi phải đeo kính mới nhìn thấy chữ nhưng họ cũng tước đoạt luôn.
Gia đình tôi luôn tin tưởng vào ý chí đấu tranh cũng như lý tưởng của ông. Chúng tôi luôn tự hào và ủng hộ ông vì có những việc mà ông Hải làm cho đến giờ này nhà cầm quyền mới dám nói như biển đảo và những gì đã mất vào tay Trung Quốc.
Ông luôn nghĩ những việc ông làm là vì đất nước này và không có gì là tội lỗi.’’
          Từ tháng 4 năm 2012, ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do gồm có nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà luật học Tạ Phong Tần (tác giả nhựt ký điện tử Công Lý và Sự Thật) nhà báo Phan Thanh Hải (tác giả nhựt ký điện tử Anh Ba Sài Gòn), đã bị cáo buộc "tiến hành tuyên truyền chống lại nhà nước theo Điều 88 luật hình sự. Cả ba người đều bị lên án vì cho đăng các bài viết trên các trang web Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị cấm và trên nhựt ký điện tử riêng của họ. Phiên toà cộng sản Việt Nam theo kiểu thời kỳ bạo chúa Staline để xử tội họ đã bị hoãn lại nhiều lần. Chế độ CS công-an trị chẳng hề tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về một nền tư pháp công minh và độc lập. Ba nhà cầm bút bị giam cầm trước khi xét xử từ một năm (Công Lý và Sự Thật) đến hai năm (Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn), trong những điều kiện lao tù khắc nghiệt. Ngày 24 tháng 9 năm 2012, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị phạt 12 năm tù giam và 5 năm tù quản chế, bà Tạ Phong Tần (Công Lý và Sự Thật) 10 năm tù giam và 5 năm tù quản chế, ông Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) 4 năm tù giam và 3 năm tù quản chế. Ba nhà báo này bị kết tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’ vì những bài họ viết chỉ trích chế độ và những trang nhựt ký điện tử của họ. Cộng sản tiếp tục đối xử tàn bạo bằng cách lưu đày xa xứ các tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm. Những người này bị đổi trại giam nhiều lần mà gia đình không hề được thông báo trước. Nhiều nhứt là nhà báo Điếu Cày - 10 lần - hiện bị biệt giam tại trại số 6, xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách biên giới Lào-Việt 20 cs. Bà Tạ Phong Tần cũng vậy, từ trại Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai, bà bị đưa ra Bắc Trung Phần, giam tại trại số 5, Thống Nhất, Yên Định, Thanh Hóa. Nhà thơ Trần Khải Thanh Thủy, bà Lê Thị Công Nhân và bà Phạm Thanh Nghiên từng trải qua những năm tù đày nghiệt ngã ở trại giam số 5 này.
                        Nhà báo Điếu Cày  
Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc Genève và Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á Châu – Thái Bình Dương. Tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Genève ngày 24 tháng 7 năm 2013
Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu). 



Bn Tin Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện
cho nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu
Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu chiều ngày 28 tháng 3 năm 2013, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe quá đổi suy yếu của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục giam nhốt một nhà thơ, một nghệ sĩ và một nhà tranh đấu cho Nhân Quyền.
Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế nêu lên lý do nhân đạo vì ông Nguyễn Hữu Cầu có cơ nguy lớn sẽ chết trong trại giam nếu không được khẩn cấp trị bệnh và được tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết. Văn Bút Quốc Tế còn nhấn mạnh rằng khi giam nhốt ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà nước cộng sản vi phạm không thể chối cãi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết.
          Người cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu, biệt hiệu Quảng Kiên, sinh năm 1945, nguyên quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông vốn là một nhà thơ, soạn nhạc cùng viết lời ca tiếng hát. Tháng tư năm 1975, ông bị quân đội cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh cho đến năm 1980. Ông trở về quê hương bị chiếm đóng, sống qua ngày. Ông chứng kiến xã hội thời cộng sản đi dần lên đỉnh cao của bất công, áp bức, vong thân, nhũng lạm...Ông tiếp tục sáng tác, làm thơ và viết nhiều bài hát để bày tỏ tâm tư, ghi lại những chứng tích của bạo lực và tội ác. Đã là ngụy quyền, nhứt là cộng sản, thì không bao giờ chấp nhận những ngòi bút chân chính, liêm sĩ và bất khuất. Năm 1981, ông Nguyễn Hữu Cầu viết đơn, làm thơ tố cáo nhiều hành vi tội ác của viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tháng 10 năm 1982, theo lệnh của hai kẻ tội phạm, công an cộng sản làm chứng cớ giả mạo để bắt ông Nguyễn Hữu Cầu. Ông bị đánh đập, tra tấn, bỏ đói để buộc phải nhận tội. Ngày 19 tháng 5 năm 1983, tòa sơ thẩm Kiên Giang tuyên án tử hình ông về tội ‘’phá hoại’’. Cần nhắc lại, sau tháng tư năm 1975, cộng sản Bắc Việt cho áp dụng tại miền Nam bộ ‘’luật rừng’’ của cái gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Người dân sống trong một nước không có điều luật hợp pháp nào, trên nguyên tắc (thôi), đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Bộ hình luật CHXHCNVN chỉ mới được đưa ra năm 1986, dưới áp lực quốc tế, tiếp theo cuộc sụp đổ của ý thức hệ cộng sản Âu châu và hậu quả Liên Sô ngưng viện trợ các nước chư hầu. Nhưng trong thực tế, vẫn chỉ có luật của đảng cộng sản cốt để bảo vệ chế độ độc tài tham nhũng, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của người dân, bịt miệng Công lý và chà đạp Tự do và Nhân quyền. Điều luật ‘’còng số 8’’ là một thí dụ điễn hình quái dị và ghê tởm. Trở lại vụ án tù tử hình của ông Nguyễn Hữu Cầu, gia đình ông, nhứt là bà mẹ ông, cương quyết kháng án. Cuối cùng, ngày 25 tháng 5 năm 1985, tòa phúc thẩm cộng sản cải án tử hình thành tù giam chung thân. Ông Nguyễn Hữu Cầu bị lưu đày, hành hạ, đối xử khắc nghiệt tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho đến nay. Bị nhốt mấy chục năm, nhứt là biệt giam, nhà thơ tù chung thân mắc nhiều thứ bệnh. Đau dạ dày, áp huyết cao, tim suy yếu. Mắt mờ, tai điếc, răng rụng gần hết. Thế giới đều biết dưới chế độ Việt cộng, một khi bị kết án, hầu hết các tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Họ bị giam kín hoặc bị nhốt chồng chất trong những phòng giam bẩn thỉu, cùng với các tù nhân đại hình có thái độ hiềm thù hung dữ khác. Họ sẽ phải chịu đựng tra tấn, nhục hình, đối xử dã man, vô nhân tính hoặc làm hạ thấp phẩm giá con người. Tình trạng sức khỏe của phần đông những người tù chính trị hoặc ngôn luận và lương tâm đều rất xấu tệ. Trong những điều kiện giam cầm vô nhân đạo như trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu và một số bạn tù từng trải qua thì sự kiện người tù chung thân còn sống sót để chờ ngày về với gia đình phải là một phép lạ mới được.
          Ba mươi năm qua, ông Nguyễn Hữu Cầu đã viết hàng trăm đơn khiếu nại về bản án tù bất công và vô nhân đạo. Từng bị bạo lực phi nhân nghĩa bắt làm tù binh, trải qua ba thập niên hành trình vạn lý tận cùng khốn khổ, người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu vẫn luôn luôn là một kẻ sĩ. Cho nên ông không nhận có tội và không xin khoan hồng, ân xá. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới sẽ ghi chép rằng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của tân đế quốc bành trướng Bắc Kinh, chỉ muốn nhà thơ nhân bản, yêu nước, thương đồng bào, dấn thân và bất khuất đó – nhà thơ lớn và nhà nghệ sĩ tài hoa, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Công Bằng xã hội Nguyễn Hữu Cầu –  phải chết trong lao tù tối tăm, giữa rừng sâu nước độc, vì tàn tạ, kiệt sức, với đôi mắt mù lòa nhìn đời quên lãng ông. Không, guồng máy trấn áp khổng lồ và kinh khiếp của cộng sản sẽ không bao giờ khuất phục được Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu với bản án tù chung thân áp đặt bằng bạo lực. Hỡi những cai tù, chủ ngục goulag Việt Nam và những ủy viên bộ chính trị cộng sản nào còn một chút điểm sáng trong lương tâm mỗi con người. Hãy vận động trả lại tự do cho nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, tức khắc và vô điều kiện. Mong rằng Khổ nạn ông đang gách vác, cũng như những bạn tù tử hình đã gục ngã trước hay sau ông, xuyên qua hai thế kỷ đau thương của dân tộc, với hàng ngàn câu thơ và tiếng hát viết trong ngục tù sẽ trở thành một di sản văn hóa trân quý cho quê hương trong trí nhớ và cho bạn bè, văn thi hữu ở khắp năm châu. ‘’Bạn hỡi bè ơi ! hồi sinh đời lên men’’ (thơ Nguyễn Hữu Cầu). *
          Trong mấy ngày vừa qua, người con gái của nhà thơ tù chung thân, bà Nguyễn Thị Anh Thư cũng như em trai của bà là ông Trần Ngọc Bích, cả hai chị em đồng thanh lên tiếng báo động với bà con, thân hữu về tình trạng sức khỏe kiệt quệ nguy kịch của người cha thân yêu của mình. Đi thăm hồi đầu tháng, bà Nguyễn Thị Anh Thư được người cha cho biết ông đau tim nặng, máu không lên não, ông bị xỉu nhiều lần. Ông nói ít và thở nhiều, đi đứng rất mệt mỏi. Đôi mắt ông hầu như không còn nhìn thấy rõ gì nữa. Ông có thể sẽ chết trong trại tù cộng sản, như người tù thế kỷ Trương Văn Sương hay là người bạn tù nhân giam 15 năm Nguyễn Văn Trại và còn nhiều người nữa...Trừ phi ông Nguyễn Hữu Cầu được ra khỏi trại tù tức khắc để được chữa trị tại một bệnh viện tim chuyên khoa, có sự chăm sóc của thân nhân.
Chúng tôi được biết Văn Bút Quốc Tế đã gởi Kháng Nghị thư đến nhà cầm quyền Hà Nội. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút sớm gởi Kháng Nghị thư tương tự để
* bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của nhà thơ và nhà tranh đấu cho Nhân Quyền Nguyễn Hữu Cầu, đồng thời đòi cho ông được tiếp nhận tất cả những sự trị liệu, chăm sóc y tế cần thiết, coi như là một vấn đề vô cùng khẩn thiết;
* thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân vì lý do nhân đạo và viện dẫn Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.
                   Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
và Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương.
Genève ngày 28 tháng 3 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.
* * * Ghi chú theo Thông cáo/Kháng Nghị thư của Văn Bút Quốc Tế
Đính kèm để giới thiệu vài bài thơ và ca khúc của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu
viết trong trại tù (NHBV Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại)
-----------------------------------
Thơ Nguyn Hu Cu
Khe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe
Mai mốt ta về ta mua một con bò
Rồi ta sẽ đi đi lên trên núi cao
Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài
Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau.
Khỏe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe....
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Rừng xanh hiện ra ngàn hoa rừng thơm ngát
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Buồn ơi chào mi lòng ta giờ tươi mát
Đón gió bát ngát ta ca vang vang
Từng khúc nhạc vang
Bò ơi đừng lo, vừa đi vừa ăn cỏ.
Hỏi thăm bò ơi, mệt không thì ta nghỉ
Ta không bắt bò làm việc gấp hai
Ta không bắt bò phải vượt chỉ tiêu
Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...
Ta hát tình ca, ta hát tù ca
Ta đi lên trên non cao trăng thanh gió mát
Hương hoa bát ngát
Ta hát tình ca cho quê hương cho bạn bè
Một thời tù đày bên nhau
Một thời tù đày gian lao
Một thời cộng xiềng thương đau
Một thời cộng xiềng thương đau...
Ta hát những khúc tù ca
Núi ứa lệ ra
Ta hát về bạn tù ta
Lá hoa trên rừng
Nghe qua ngậm ngùi
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra.
Mai mốt ta về...
Ta sẽ nói về những người tử tù Kiên Giang
Ta sẽ nói về những người tử tù xứ Huế
Những người tử tù Quảng Nam
Những người tử tù Phương Bắc
Những người tử tù Phương Nam
Những người tử tù Tiền Giang
Những người tử tù Long Xuyên
Tử hình vô số ba miền
AK cướp mạng Nhân quyền rác rơm ...
Mai mốt ta về
Ta mua một con bò
Rồi ta sẽ tìm tranh tìm tre
Rồi che nhà bên suối
Bò à từ từ  gần nhà nhiều cỏ lắm
Cỏ ngon lành cứ tự nhiên
Rồi ta nằm mơ
Từ căn nhà bên suối
Hòa bình về rồi
Hòa bình đã về tới
Tới nơi rồi chú bò ơi !
Mừng vui gặp cha gặp mẹ gặp thôn xóm
Bạn hỡi bè ơi hồi sinh đời lên men
Hòa bình rồi Hòa bình rồi thật đó nhé
Thằng bé đứng cười nhe hàm răng sún
Bụng lồi rún đen
Hỡi quê hương ta đã quay về
Bạn ơi bè ơi rồi Nhân quyền sẽ có
Bò ơi đừng lo rồi Ngưu quyền cũng có
Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...
Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu
                                      (Trích Thơ Người T Tù Kiên Giang)
            ***************************************************************
 
Thông cáo/Kháng Nghị thư bằng Anh ngữ
Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù
(PEN International CODEP/WIPC).
PEN_INTERNATIONAL_LOGO_BLACK
RAPID ACTION NETWORK
28 March 2013 RAN 14/13
VIETNAM: Fears for the health of imprisoned writer and activist.
PEN International is seriously concerned for the health of writer and activist Nguyen Huu Cau, who is seriously ill and denied adequate medical care in the prison camp where he is serving a life-time sentence for his critical writings. PEN International protests his imprisonment, and demands his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory.
According to PEN’s information, Nguyen Huu Cau, 67, is a poet, songwriter, human rights defender and anti-corruption activist. He was arrested by public security police on 9 October 1982 for having authored an ‘incriminating’ manuscript of songs and poems. Nguyen Huu Cau had reportedly noted allegations of rape and bribery committed by the two high level officers on the back of the pages of the original manuscript.
Nguyen Huu Cau was accused of committing ‘destructive acts’ that were supposedly ‘damaging’ to the government’s image and on 23 May 1983, he was sentenced to death. His mother submitted an appeal on his behalf and a year later, on 24 May 1985, the Court of Appeals commuted his capital sentence into life imprisonment. The manuscript was reportedly not used as evidence in the trial against him, in order to protect the two officers concerned.
In the many years since, Nguyen Huu Cau has reportedly been held in harsh solitary confinement. He has apparently now lost most of his vision and is almost completely deaf. Nguyen Huu Cau suffers from a serious heart condition, which is worsening because of the lack of adequate medical attention and the deplorable prison conditions. He was recently reported to be in very poor health, according to his daughter returning from an authorized periodical visit to the camp deep in the jungle. Concerns for his well-being are acute. Nguyen Huu Cau is being held at forced labour camp K2 Z30A Xuan Loc, Dong Nai province, Vietnam.
Samples of Nguyen Huu Cau’s poems and songs are attached, translated from the Vietnamese by Nguyen Hoang Bao Viet of Suisse Romande PEN
Please send appeals:
* Expressing serious concern for the health of imprisoned writer and activist Nguyen Huu Cau and urging that he is given full access to all necessary medical care as a matter of urgency;
* Calling for his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the ICCPR to which Vietnam is signatory.
(...)  PEN International Writers in Prison Committee
Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER.
Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339 www.pen-international.org .
Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).
 ***************************************************************
Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
*******************************************************


No comments: