Wednesday, October 19, 2016

HÀ THÚC SINH - PHAN - HUY PHƯƠNG - SƠN TRUNG

Sunday, March 24, 2013

HÀ THÚC SINH * TRUYỆN CŨ

Hà Thúc Sinh
Truyện Cũ
 
Tính chàng cẩn thận, đi đâu khoá cửa trước sau, huống hồ tủ giả ngăn kéo trong nhà; vậy mà một chiều mùa Đông từ toà báo về, lười nấu, ghé quán ăn bậy tô mì, tính rút điện thoại ngủ sớm, vừa mở cửa thấy ngay nàng ngồi nơi bàn viết, mặc tấm áo vàng chàng tặng khi xưa nay thời gian đã làm ố bạc phần nào. Nàng ngồi kín đáo khép chân, tưởng như sự phát phì đã nuốt trửng phong cách khiêu khích cũ. Đàn bà, chàng nghĩ, chỉ thời gian hạ nổi sự cường dã nơi họ!
Nàng lên tiếng trước, giọng mệt, khá mềm mỏng:
“Ngạc nhiên?”
Chàng cởi áo khoác móc trên giá:
“Tài ha, vào cách nào vậy em?”
“Anh không từng bảo em luôn sống giữa tim anh?”
 
Cải lương! Chàng cười thầm, xoa tay, hỏi lảng:
“Sao không vặn sưởi cho ấm?”
“Thành tro lâu rồi còn biết gì lạnh!”
 
Lại dỗi! Nhưng nhờ đó chàng lại hiểu rõ hơn một điều. Thời gian chỉ làm mòn nét đẹp nàng nhưng không làm mòn được cá tính. Nàng chúa gây. Và đó là một cách gây. Nhưng thôi. Ba năm rồi ít gì. Gặp lại con mèo lạc người ta còn thương, huống hồ tình cũ.
 
Chàng đến bên đặt khẽ tay trên vai nàng. Nàng không chống mà vói một tay chận trên tay chàng. Giữa lúc chàng bâng khuâng nhìn làn da tay nàng nhăn nhúm khác thường thì nàng đột ngột ngửa mặt cười; chàng cố cười theo, giọng đấu dịu:
“Nhiều lúc nhớ em...”
“Những tối không có lũ đào non quấy rầy?”
“Đừng...”
“Lạ gì bọn đàn ông các anh.”
“Nữa.”
“Chúa ích kỷ.”
 
Chàng thả người xuống chiếc ghế kế bên, giọng giả lả:
“Sao, ích kỷ sao, nói nghe.”
“Văn mình vợ người. Ấy chứ đứa nào chim vợ mình không phạm tội giết người cũng toan tội tự tử!”
 
Thấy bất nhẫn, chàng toan ôm lấy nàng thì nàng hơi dạt ra, nhẹ khoa tay, giọng thương cảm bất ngờ: “Thôi em rút lại. Em nào phải vợ anh. Mười năm sống ba năm xa.”
 
Nàng đặt hai tay trên đùi, cúi nhìn chiếc bụng đẫy đà trên đôi hông nở nang, thở dài: “Em xộc xệch quá rồi anh hả. Bị quên cũng đáng đời. Nhưng chớ nghĩ em quên anh đâu đấy. Báo anh giờ hàng đầu. Chiến lắm. Hôm nay không dưng nhớ, ghé thăm, nhưng đừng lo, chẳng nhờ đăng hiếu hỉ miễn phí đâu.”
 
Thế là:
“Chai nào ngon em?”
Nàng cười:
“Người có danh rượu vanh có tuổi, chai nào quên lâu nhất sẽ đậm đà nhất!”
Căn phòng bít bùng ba năm qua lại đầy khói thuốc lá, rượu, tiếng cười, tiếng khóc, và dường như có hơn hai con người.
 

 
Rượu nắm tay chàng dẫn đến sự ngả ngớn nhưng nàng thì không, mặt cứ sạm dần như bụi phủ.
Nàng bảo:
“Anh hứa mình sẽ sống với nhau tròn ba mươi năm. Ba mươi năm phải là ba mươi chương đời thấm thía.”
“Sao?”
“Anh làm hỏng em, bôi bẩn lên tường đời một bệt và bảo đó là chữ yêu.”
“Anh...”
 
Nàng thở dài:
“Chẳng trách giận đâu, nhưng bao giờ anh bỏ được thói hư đó?”
Chàng nốc chút cặn rượu, nói kiểu chữa ngượng:
“Đời có những thói hư chưa kịp sửa đã già!”
“Chạy làng đấy!”
 
Đột ngột nàng đứng lên lặng lẽ nhìn ra bóng đêm ngoài cửa sổ, lâu lắm mới thầm thì: “Dãy lê kia đã nhìn em với bao mùa Đông trôi qua!”
 
Chàng khẽ nhắm mắt, đầu nổi những chòm cây lấm tấm hoa trắng như lũ bạc đầu, bất giác nghĩ cần an ủi cho sự bẽ bàng của người đàn bà chàng quá hiểu vì đâu đâm dang dở.
Chàng nói khẽ:
“Anh xấu quá, phải không?”
Nàng quay phắt lại, mắt có ngấn lệ, giọng cay đắng hẳn:
“Nhưng anh là đàn ông!”
“Thà làm người đàn bà đẹp hơn làm người đàn ông xấu!”
 
Nàng chưng hửng:
“Vẫn thói ngạo mạn! Nhưng tệ là anh không làm theo điều anh nghĩ. Anh phá huỷ em. Đến sự hiện hữu của em anh còn chẳng thiết, nữa là đẹp.”
“Nhảm nào. Có điều...”
“Lại biện bác.”
“Không, thật đấy. Anh thề anh muốn em sống mãi, đẹp mãi, nhưng...”
“Trăm sự có phải vì anh tham, anh lý tưởng?”
“Có thể, nhưng em ơi, em cần biết mọi dự tính đều thần tiên lúc khởi đầu nhưng ác quỷ xuất hiện trong chi tiết.”
“Và vì thế giày chật vứt giày đi, không gọt chân mình được?”
“Anh...”
 
Chàng nói ngập ngừng như kẻ ngọng, rồi úp mặt vào lòng nàng không rõ để cầu hoà hay giấu khổ sở. Nghe giọng nàng biết. Xỉn đến nơi. Trời đêm bên ngoài bê bết màu đèn vàng lạnh. Biết có nói, có kể, thậm chí có rên xiết cũng bằng thừa, nàng lặng lẽ lấy gối kê đầu chàng, đi thu dọn ly tách chai lọ, lau bàn, sắp xếp gọn ghẽ mọi thứ như một người vợ hiền. Rồi nàng ra soi trước gương, phủi nhẹ ít nếp nhăn trên tấm áo khoác vàng, thở dài ngửi thấy mùi bụi mốc. Ngủ lại với chàng chăng? Nàng tự hỏi. Trời ơi nàng chưa quên chút nào những tật xấu của chàng khi ân ái, nhưng cũng vì đó nàng say đắm chàng. Yêu xong chàng hay vói tay lấy gói thuốc chỗ đó, bật diêm, gác chân lên thành giường chỗ kia, rít sâu từng hơi, mắt đăm chiêu như cố hình dung lại một thân thể nào đó trong lũ đào non của chàng. Nhưng đêm nay rõ chàng đã già, mới nửa chai vanh đã lăn như cái lọ thế này còn nước non gì! Nàng quyết định ra về với mối sầu chịu đựng. Lần cuối liếc qua bàn, nàng đọc trúng câu thơ chàng viết dở, ngẫm nghĩ giây lâu.
Câu thơ viết:
...
Ô hô ai tai!
Ô hô ai tai!
 
(Có nhiều gạch xoá.)
 
Những cánh buồm xưa giờ đã rách,
không còn ủ được gió tương lai (*)
...
Nghĩa là sao vậy nhỉ? Thốt nhiên nàng phát giận đùng đùng. Nàng phun vào bàn viết chàng một tràng những từ không đẹp đẽ. Rồi như phải tìm cho ra kẻ xúi giục chàng bệ rạc, bỏ bê mình, nàng nhìn quanh, khi bất lực, điên tiết nàng gạt luôn một xấp báo của chàng vào thùng rác, đẩy mạnh cửa bước ra ngoài trời sương.
 
Có giọng nhừa nhựa dễ ghét nói với theo:
“Khoá trái giùm anh, cưng nhé!”
 

 
Gần sáng lạnh ngắt nhưng men rượu khiến chàng thèm nàng, thèm khủng khiếp. Chàng vòng tay ôm lấy nàng, mò mẫm trong ngực nàng, bất giác thất kinh. Đâu mà gầy nhanh thế. Lạnh gáy nghĩ có người đàn bà lạ vừa xâm nhập phòng mình, chàng bật đèn, ngơ ngác thấy trên giường chỉ một khối cô đơn, vài quyển sách vụn vặt, dăm tờ báo lem nhem. Nhưng lạ, không hiểu sao trên bàn viết lại nằm xộc xệch chồng bản thảo đã dày bộn chàng cất đâu trong ngăn kéo mấy năm qua; đó là bản thảo một tiểu thuyết viết dở dang, một tiểu thuyết chàng từng mơ một thời, ước một thủa.
 
Ngồi xuống ghế, rà nhẹ bàn tay trên bìa sách vàng ố có những vết mực cũ loang như máu mắt, chàng lắng mãi vẫn chưa định được ngoài trời gió nổi hay lòng vừa chộn rộn một nỗi ray rứt, u hoài./.
___
(*) thơ Trần Kiêu Bạt
 
Alhambra 1-96
 

PHAN * XIN NGƯỜI CỨ GIAN DỐI

Tôi xin người cứ gian dối...

- Phan
Những người không liên can nên thái độ vừa phải nhất là lắng nghe một người đang hùng hồn biện luận “thật thà là cốt lõi của hạnh phúc”. Nhân vật phản biện của anh ta lại là một nữ lưu; cô ta cũng lắng nghe bằng hết sức kềm chế của một trái bom định vị đang dò tìm mục tiêu. Rồi hành vi cuộn cuốn báo trong tay cô thành một ống tròn và vỗ cái ống giấy ấy vào lòng bàn tay trái vừa xoè ra của cô - báo hiệu mục tiêu đã được phát giác, nên tôi lắng nghe!
Cô nói: “Không, không nên thật thà trong tình yêu...”
Căn phòng trở nên yên lặng đáng buồn cho không khí đang vui nhộn. Một người khác đề nghị: “dẹp quách cái microphone đi cho rảnh; ba cái karaoke này chỉ toàn lời nhảm nhí mà sao nhiều người lại thích quảng bá không công cho nó chớ!...” 
Rồi chẳng ai lên tiếng nữa, chẳng lẽ chỉ một lời nhạc, “tôi xin người cứ gian dối, nhưng xin người đừng lìa xa tôi...” lại có thể dập tắt được một cuộc vui đang tới hồi hứng khởi bởi rượu bia? Nhất là tiệc đầu năm; tiệc mừng trăng mới - Nguyên tiêu của những người nguyên thủy còn sót lại trong xã hội đèn LED, có ai còn nghĩ đến trăng đâu! Riêng tôi nghĩ không ra đồng loại của mình:

 Có ai thật thà với ai bao giờ, ai cũng thừa biết điều ấy là sự thật! Nhưng người ta thay vì đi tìm hung thủ thì lại ru ngủ mình bằng ước mong một hôm, một ngày nào đó sẽ có người thật thà với mình - đó là người yêu lý tưởng - người chắc chắn sẽ đem đến hạnh phúc vô bờ cho ta. Nếu không chung sống được với người ấy thì đời này vô nghĩa... tôi giật mình không biết mình đã nghĩ đến đâu rồi, nên vội vàng quay lại với đồng loại. Con người khi thấy ai có vẻ thật thà với mình thì lấy làm mãn nguyện như một sự thành đạt; một ân sủng trong đời không bằng, đi tạ ơn trên với thỏa mãn lòng tự trọng của con người nhân đức hạnh nhất trần gian-là mình. Thế bỏ đâu cho hết những tội lỗi, sai lầm, mà ta cứ cố che đậy bao nhiêu thì người khác lại tài giỏi hơn ta trong việc phơi bày ra cho mọi người thấy rõ ta là ai và cũng là biết họ là ai...
Trở lại với bàn tiệc. Gần hơn quan hệ xã hội, đồng nghiệp là quan hệ nam-nữ; trong tình yêu đôi lứa, người ta không suy xét gì trước khi tự lừa dối mình rằng hai người phải thật thà với nhau thì mới yêu nhau được chứ! Sao lại quá nhiều người nghĩ và tin như thế là lẽ phải? Trong khi thật thà và yêu đương như hai nhánh của chữ “Y”, càng thật thì tình càng xa nhau theo chiều lên; Trong khi hạnh phúc là chiều xuống- nếu hai người biết giữ gìn sự thật bản thân một chút thì tình chìm nghỉm trong hạnh phúc chung đường... về địa ngục.
Không ngờ những suy nghĩ thầm lặng của tôi trùng khớp với lý luận của vị nữ lưu đang trình bày, và khiến người đàn ông tranh luận với cô ta nổi nóng, “Một người xinh đẹp, học thức như cô mà lại nói ra được những câu phi truyền thống như thế thì tôi chịu!”
Tôi chả biết anh ta muốn nói đến truyền thống nào của dân tộc; chả lẽ bốn ngàn năm văn hiến chỉ hun đúc nên một con vẹt, (đã đi tu mà không bị đi tù đã là may mắn; chả biết anh ta có mấy ý thức về trường hợp mình!) Một người rành về anh ta nói cho tôi nghe như thế! Đúng là chuyện riêng của người này là bùa hộ mạng của người khác trong xã hội đương đại. Người ta để dành những bí mật của người khác như một thứ vũ khí khi đối phương chưa động chạm đến mình - thì người ta cũng đã có thể phun ra để khẳng định mình.
Tôi chỉ thấy người hùng biện điên tiết nói, “Nếu không có sự thật thà trong quan hệ xã hội thì nhân loại đi về đâu, làm gì có tình yêu, tình bạn; sự cao đẹp và những giá trị thiêng liêng! Ngay cả hạnh phúc cũng là hoang tưởng...”
Chúa ơi! Giá đừng nghe người bên cạnh vừa cho biết thông tin cá nhân của người đàn ông đang (trở thành cái rốn của vũ trụ đêm nay) thì tôi đã tưởng Chúa lại đến với thế giới tội lỗi để cứu rỗi nhân loại thêm một lần trước khi bom nguyên tử hủy diệt hết loài người. Trong khi vợ anh ta hân hoan giãn nở chân mày tưởng thưởng người chồng uyên bác và đức độ. Sự tương phản với nét ngây ngô của cô vợ người học thức làm hằn học thêm đôi chân mày nhíu lại của nữ lưu đang tranh luận với chồng cô ta. Nữ lưu hớp hớp vang sành điệu như một nhà ngoại giao uống nước lã trong phòng họp của Liên hiệp quốc. Cô ấy từ tốn nhả chữ: “Yêu nhau là một việc mà thật thà với nhau lại là một việc khác. Tôi cho là không nên trộn chúng vào nhau để thăng hoa tình yêu của mình bởi sự trộn chung thiếu kiến thức về hóa chất sẽ gây ra một vụ nổ; sự hòa quyện thành thật vào ái tình khi chưa hiểu hết đối tác là nguy hiểm. Mà đối tác của tình ái, hôn nhân trong thời đại này đều là những người uyên bác, tài ba, anh ạ!...”
Cô ngưng nói, nhưng chưa hết ý nên đối phương im lặng lịch sự, hay cũng chỉ là một cái thùng rỗng kêu to bị đậy nắp bất tử nên ú ớ! Người đàn ông sầm mặt xuống như cái rổ méo. Rồi cô ta tiếp lời với đám đông: “Tôi thành thật với người yêu của tôi, làm lộ ra những điều anh ấy muốn biết mà không tiện hỏi, hay đang chờ dịp để hỏi... đều bất lợi cho tình yêu của hai người; bất lợi cho hạnh phúc gia đình nếu đã cưới nhau! Đơn giản là tôi kể về người bạn trai trước khi quen biết anh, hạnh phúc của tôi và anh không thăng hoa do sự thành thật tôi vừa kể ra mà chỉ hao mòn từ ý nghĩ trong anh cũng vừa xuất hiện: anh chỉ là người đến sau! Vậy! Sao tôi không giữ kín kỷ niệm, những hình ảnh đẹp về người bạn trai trước của tôi. Điều đó cũng đồng nghĩa với giữ gìn hạnh phúc đang có...”

Dường như đây là một ý tưởng không mới, nhưng người ta quá bận rộn với những điều sáo mòn nên quên; nên chả ai ý kiến theo kinh điển nghe tốt hơn nói trước đám đông. Và nữ lưu kia lại thuyết, “Điều tối kỵ nhất là hỏi han chồng tôi về những người bạn gái xưa cũ của anh. Có khác nào đưa anh vào khó xử: Một. Nói thật cho tôi biết thì không được, vì đổ vỡ có thể do anh gây ra thì sao! Mà nói không thật thì xúc phạm đến người xưa, nhỡ quả đất tròn-gặp lại; nhỡ tôi biết ra anh nói láo thì sự tín nhiệm trong hôn nhân hao mòn... còn một điều, người đàn ông khó tha thứ là xúc phạm đến tự trọng của anh, là điều chắc chắn nhất! 

Đơn giản là tình yêu của tôi với anh đã đi đến đám cưới; đừng thắc mắc gì về sự đổ vỡ của những cuộc tình đã qua của cả hai người. Trong hôn nhân, không nên biết quá nhiều về người phối ngẫu, đặc biệt là những điều người phối ngẫu không muốn nói thì đừng hỏi; thậm chí có tự nói theo kiểu không đánh mà khai khi ái tình làm u mê lý trí con người thì ta cũng không nên nghe, bởi sự thật (thật thà) không giúp ích gì cho hạnh phúc. Sự ích kỷ cố hữu khiến người ta muốn biết hết kho tàng của người tình, nhưng kho tàng ấy luôn chứa ít châu báu hơn khổ đau, chính là cái sự ham biết ấy đấy! Chúng ta lầm tưởng sự rộng lượng của mình đủ để bảo tồn hạnh phúc, nhưng kỳ thực sự rộng lượng với người khác cơ! Sự rộng lượng thừa thãi trong mỗi chúng ta chỉ là sự rộng lượng với chính mình. Nội việc bao che cho cái sĩ diện hão của mỗi mình đã không xong thì rộng lượng với ai được mà lầm tưởng mãi...”

Căn phòng im lặng, mỗi người đều ra vẻ trầm tư. Vị nữ lưu không để ý tới sự trầm tư của mọi người là thật hay chỉ là một phép lịch sự trên bàn tiệc. Cô ta chỉ đọc được ý nghĩ của vài người đang trách khứ cô ta: Sao lại đưa ra những vấn đề người ta cố tránh trong đời sống bây giờ; trong bữa tiệc vui đang tới hồi hoan ca...

Cô ấy thật đáo để, liền kể một câu chuyện về người bạn thân của cô ấy. Nhưng tôi là người đẻ ngược nên tôi nghĩ cô ấy đang kể chuyện mình với một người bạn thân của cô ấy! Chuyện kể của nữ lưu như sau: “Tôi có cô bạn thân, từ khi còn đi học chung. Khi cô ấy có bạn trai, lúc hai người đang cặp kè thì tôi cũng thường được ăn ké họ. Tôi chả có lý do gì từ chối cái chức dâu phụ trong hôn lễ của cô bạn. Vai trò tương lai của tôi đang sắp lên chức mẹ đỡ đầu của con cô bạn thân thì cô ấy không còn tươi vui như xưa... Một hôm tôi không hỏi, nhưng cô ấy tự nói: Tau rủ mày đi sắm đồ cho con tau, con đỡ đầu của mày. Lẽ ra không nên nói chuyện buồn. Nhưng kỳ thực, nếu còn kịp thì tau bỏ cái thai này!

Tôi nghe như sấm sét kinh hoàng! Sau phút bàng hoàng, tôi hỏi ra cho cặn cẽ mới biết, sự thật thà của chúng tôi với nhau thật đáng quý trong tình bạn; nhưng sự thật thà là hung thủ trong hôn nhân của cô bạn! Nguyên là, một hôm được chồng chở đi khám thai, hai người đang vui vẻ tính chuyện đi ăn, đi chơi cho hết buổi chiều lãng mạn. Bỗng cái thai chòi đạp làm cô ấy mệt. Họ trở về nhà để chẳng làm được gì hơn là nằm khoèo trên giường mà thoa bóp như dỗ con ngủ ngoan cho mẹ đỡ đau...

Anh chồng tự sự chuyện ngày xưa, trước khi quen được bạn tôi, anh có yêu một người bạn gái cùng khoa. Nhưng tình cảm ấy của anh không được đáp lại vì nhiều lý do khó hiểu... Anh mang ấm ức đến khi quen biết bạn tôi thì nguôi ngoai dần. Cho đến khi chỉ còn bạn tôi trong trái tim anh ta là lúc anh ta đề nghị làm đám cưới. Và sẽ muôn đời anh chỉ có một người đàn bà trong tim là bạn tôi... Cô bạn tôi ngây ngất hạnh phúc, mong ước đứa con chòi đạp trong bụng sớm ra đời để làm bằng chứng tình yêu trọn vẹn của hai người.

Nhưng chỉ từ chiều về khuya hôm ấy, cô bạn tôi thức giấc không thấy chồng bên cạnh nên đi tìm. Thì ra anh ta đang vò đầu, bứt tóc ngoài garage - với chai rượu mạnh lại chẳng cần đến cái ly nhỏ; cứ nốc từng ngụm rồi vò đầu bứt tóc...
Nguyên nhân là: “Sao em không kể chuyện tình của em trước khi quen biết anh cho anh nghe!” Bạn tôi thương chồng đến chả cần ý tứ về sự thành thật và hạnh phúc dễ xung đột! Cô ấy kể cho chồng nghe, người bạn trai đầu tiên của em là từ thời còn đi trung học. Chúng em đi đại học khác nhau nên chỉ liên lạc thơ từ một thời gian, rồi gián đoạn vì việc học, việc làm, v.v... Sau đứt đoạn luôn khi em báo tin cho anh ta hay là em đã có bạn trai, là anh. Anh ta gởi lời chúc mừng. Bẵng đi một thời gian, thì anh ấy gởi lời báo tin là anh ta cũng đã có bạn gái. Em cũng gởi lại lời chúc mừng và lời hứa xem nhau như bạn tốt trong đời... Nói thế chứ có gặp lại nhau bao giờ vì hai đứa hai nơi, hai tiểu bang ở Mỹ đâu phải gần, nhất là khi mỗi người đều đã có gia đình riêng...

Sự thật thà cuối cùng làm tràn tự ái người chồng, vì những thật thà trước chỉ tạo khoảng cách như em giúp bạn vài trăm được không anh; em giúp em của em vài ngàn mua xe được không anh; em giúp... Từ đó, người chồng của bạn tôi đã không còn là người đàn ông lý tưởng trong đầu óc và trái tim cô ta nữa! Anh ấy thường biểu lộ khinh bỉ người phối ngẫu, mà trầm trọng nhất là sự thiếu trong sạch trong hôn nhân của anh ấy! Bạn tôi chỉ còn là một người nữ đã hoen ố trong tình yêu, (dù thời trung học không biết cô ấy chỉ yêu tưởng tượng với người bạn trai cũng giàu tưởng tượng vào thời mới lớn). Anh chồng của cô bạn tôi thường có những lúc xuất thần vô biên để chất vấn, sỉ nhục người phối ngẫu, mà sau đó anh xin lỗi là không tự chủ được với vết thương lòng quá sâu trong anh.

Quý vị có hiểu không, người đàn ông có khả năng lừa dối chính họ để sai trái, nhưng không bao giờ tin, chả phải thiếu hiểu biết mà đó là bí mật của đàn ông. Cũng có những vị may mắn là họ thật sự không đủ sức, nhưng lừa mình dư can đảm nên làm liều; ai dè, thiên thời, địa lợi, nhân hòa đúng lúc, làm cho họ thành công, thì đó là tài ba chứ không có hên gì hết! Đàn ông không mê tín dị đoan nhưng lại rất dị ứng với sự thật!

Đó là nguyên nhân bạn tôi muốn bỏ cái thai trong bụng để dễ bề giải quyết mọi vấn đề. Nhưng sự hủy bỏ một sinh linh đã hình thành trong mình không dễ với phụ nữ... là điều chính phụ nữ nhiều khi cũng không hiểu về mình như bệnh háo thắng mà sợ (trốn) trách nhiệm ở đàn ông.
Từ cuộc sống gia đình đang hạnh phúc, chỉ một phút thành thật mà đổ vỡ ra từng mảnh vụn lòng tin của người chồng đến đổ vỡ hôn nhân của hai người... Quý vị có hiểu không?”
Câu chuyện của nữ lưu như đã lấy lại được phần nào cảm tình của thính giả; nhiều gương mặt thượt ra vì có hiểu gì đâu, nhưng người ta vẫn thế! Những tiếng thở dài thừa thãi lại thường vang lên không đúng lúc, đúng chỗ cũng là người ta cả. Con người dễ có động thái xót thương cho người khác nhưng thương xót một con người lại cần những thứ khác hơn. Người ta vẫn không đủ biện lý để chối cãi chân lý nên hành vi phi lý ấy đã tồn tại trong văn minh nhân loại vì cái gì lặp lại nhiều lần thành thói quen, thành phong tục, thành văn hóa, rồi thành chân lý trong cõi dư thời gian này. 

Tôi châm cho nữ lưu ly vang như que diêm châm vào dây pháo nịnh. Thiên hạ nổ điếc tai luôn! Người góc này ý kiến: “Cái anh đàn ông ấy quá đáng, vừa nhỏ nhặt lại vừa ghen tuông thường tình, cớ gì khi mình cũng có bạn gái trước hôn nhân; thì vợ mình có bạn trai trước hôn nhân cũng là lẽ thường; ai chả có tuổi trẻ; ai chả phải giúp đỡ người thân... như tôi!” (Bà vợ ông liền rời mắt khỏi danh mục những bài hát karaoke để lắng nghe). Ông nín dứt như thằng bé đói đang khóc nhè thì gặp mẹ cả vú đã đi chợ về... ông ấm ớ cho qua chuyện: Miễn sao sau hôn lễ, hai người cùng vun đúc cho hạnh phúc gia đình là hơn không? Tay điên ấy đi ghen bóng ghen gió với vợ để tới đổ vỡ gia đình thì anh ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn...”

Quý hóa quá - một ông chánh án từ bi đến chẳng ai tin. Nhưng sự đồng tình tương tự với ông của nhiều người lại vang lên. Bữa tiệc vui vẻ trở lại. Người đàn ông ban đầu đấu lý với nữ lưu cáo từ gia chủ ta thăng vì lý do sức khỏe; Sự hiện diện của ông tan biến trong tiếng nhạc trỗi lên, dàn karaoke hoạt động trở lại... chỉ riêng nữ lưu chìm đắm trong ly vang hạnh phúc tràn đầy những khổ đau. Không. Chỉ là sự tương phản màu nho lên đôi mắt long lanh bởi ánh sáng đèn màu chứ không phải cô ấy khóc ra máu... đó là người vợ đã trót thật thà với chồng đang tưởng nhớ một đoạn đời; một chuyện tình; một kịch tác gia tiêu biểu nhất trong vở kịch thật thà và hôn nhân của cô ta...
Phan

HUY PHƯƠNG * CHI TIÊU VÀ DỐI TRÁ

Chỉ tiêu và con đường dối trá

HUY PHƯƠNG
Từ ngày vào trại tập trung cộng sản, tôi mới nghe nhiều đến hai tiếng “chỉ tiêu”, và cũng khốn khổ vì hai tiếng này. Người tù ăn theo định mức nhưng làm theo chỉ tiêu. Mỗi ngày theo lệnh trại, dưới sự quản chế của cai tù, nhất là với sự đốc thúc của những tên đội trưởng chỉ huy, đội phó kế hoạch, mà trước đây chính là “chiến hữu” của mình, theo dõi, kiểm soát. Một người tù phải lao động vất vả để hoàn tất mỗi ngày việc vun 6 luống khoai, 15 hố sắn, chặt đủ 12 cây luồng, 2 bó củi hay cuốc nửa sào đất tùy theo “lệnh” mỗi ngày. Chỉ tiêu chưa đủ, tranh thủ làm thêm. Nghĩ đến phải đào những cái hố sắn, mỗi bề chỉ có 8 tấc, trên những ngọn đồi đất đá, mỗi lần nhát cuốc chạm vào những hòn đá, sức mạnh bật ngược trở lại cái thân thể ốm đói của người tù, như những ngọn roi tra tấn khó quên. Người lính thất trận hao gầy, ốm yếu theo năm tháng tù đày, và không ít người đã nằm lại trên những vùng đồi núi, không bao giờ trở về.

Chế độ Cộng Sản dùng chỉ tiêu để cai trị và dùng thành tích để khoa trương, lừa dối dân chúng. Chỉ tiêu này đã nhiều lần vấy máu, mà dù lịch sử đã được những người cộng sản viết lại cũng không bao giờ rửa hết mùi tanh. Cuộc “cải cách ruộng đất” tại vùng đất “độc lập-tự do-hạnh phúc” Bắc Việt từ năm 53-56, theo “chỉ tiêu” thỏa thuận của cố vấn Tàu và Trường Chinh, tổng bí thư đảng, trưởng ban chỉ đạo cuộc đấu tố “cải cách ruộng đất”, là phải có 5% địa chủ trên tổng số nông dân. Theo tài liệu của Vũ Thư Hiên, con số địa chủ bị thảm sát rất khó thống kê, ước tính từ 4,000 đến 5,000 người.

Hai tiếng “chỉ tiêu” đã giết và cầm tù bao nhiêu người dân. Chỉ tiêu “làm sạch tệ nạn xã hội” không căn cứ vào thực trạng của mỗi địa phương, mà đảng ra lệnh mỗi xã bao nhiêu dân thì phải có bao nhiêu thành phần cần tập trung vào trại “cải tạo,” do đó đã xảy ra không biết bao nhiêu số phận oan khuất.

Năm 1980, ở trại tù Phú Sơn, Bắc Việt, tôi đã được gặp một người tù trẻ tuổi, nhưng khuôn mặt già cỗi và thân hình ốm yếu, nhỏ bé của em khó có thể đoán được tuổi đời. Em cho biết tuổi của em là 13, nhưng đã có 5 tuổi tù, bị đày đọa qua nhiều trại “cải tạo”, bây giờ chẳng còn biết cha mẹ là ai, nhà cửa ở đâu. Năm em lên 8 tuổi, tại trường học, chỉ vì đánh lộn với một thằng bé, con trưởng công an xã, nhân lấy cho đủ chỉ tiêu, em được liệt vào thành phần băng đảng xã hội, chúng giật em ra khỏi vòng tay của cha mẹ, cho em làm người tù không bản án. Từ đó đến nay, mỗi lúc nhớ đến những trại tù cộng sản, tôi lại nhớ đến hình ảnh của em. Thực tâm, tôi không mong là em còn sống trên đời này, khi cuộc sống còn thua một con chó, khi tôi trông thấy em lần mò dưới những chiếc bàn để kiếm một miếng xương vịt của những người “tù cải tạo” chúng tôi vừa nhả ra, trong một bữa ăn “bồi dưỡng” trước khi phải lên đường chuyển đến một trại tù khác.

Chính vì chỉ tiêu và chiến dịch thi đua, vượt chỉ tiêu trước ngày hạn định nên những công trình xây dựng chỉ chuộng hình thức, ngay cả những phương tiện liên quan đến sự chết sống của dân, như những cây cầu, những hầm xuyên núi, những con đường, những đập chắn nước, chưa khánh thành đã phải tu sửa. Các công trình này chỉ cố gắng làm cho nhanh để hoàn tất trước thời hạn và chỉ tiêu được cấp trên giao phó, mà không chú trọng đến chất lượng...

Cần đạt được chỉ tiêu để báo cáo thành tích, nên con người phải gian dối cho vừa lòng cấp trên của chế độ. Thời chiến tranh, dân nghèo miền Bắc, mỗi năm ngày lễ Tết, dân nghèo mới có được một bát cơm trắng, mà Nguyễn Văn Tý cũng đẻ ra được một “Bài Ca 5 Tấn” để ca tụng thành tích của nông dân.

Chỉ một việc “hạn chế đà gia tăng dân số” tại Việt Nam đã là một chuyện buồn cười. Được trung ương giao “chỉ tiêu”, suốt hai năm liền, huyện Châu Thành A, Hậu Giang, dẫn đầu tỉnh về phong trào triệt sản. Một người triệt sản được phát 2 triệu đồng, không có tiền thì quy ra gạo. Có người đàn ông độc thân cũng được ghi danh triệt để lãnh tiền. Có người đã có con, vợ đã bị mổ tử cung, không còn sinh nở được nữa cũng có tên trong danh sách tình nguyện triệt sản. Nguyên tắc triệt sản là tự nguyện và không ai đi vận động những người chưa có gia đình hay chưa có con. Chính quyền địa phương, điển hình là huyện Châu Thành A, Hậu Giang, vận động không đúng người hay gian dối để “vượt chỉ tiêu” bằng cách ghi tên một phụ nữ không còn sinh nở được nữa vào danh sách những người tình nguyện triệt sản. Do đó địa phương này đã “vận động” được 329 trường hợp, có thị trấn trong khi chỉ tiêu là 8, nhưng vượt chỉ tiêu đến 98. Vừa được bằng khen vì thành tích, vừa có cơ hội kiếm tiền, đó là “ưu điểm” của những tên “đầy tớ của nhân dân”.

Giáo dục hẳn là quan trọng đối với một quốc gia. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vừa công bố “chỉ tiêu” đào tạo tiến sĩ ở ngoại quốc theo đề án 911 năm 2013, là 1.100 người. Hèn chi Hà Nội ngày nay tiến sĩ chạy đầy đường như xe gắn máy!

Trong các trường học, thầy, cô giáo chỉ chú trọng đến vấn đề làm sao tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cao vượt qua chỉ tiêu đã đặt ra, để vượt qua các trường bạn, kết quả là học sinh nào cũng tốt nghiệp, dẫn đến hiện tượng một nhà giáo tốt nghiệp đại học, với kiến thức “canh gà Thọ Xương” cũng đại loại như “bánh cuốn Thanh Trì” hay “nem Thủ Đức!”. Đạt chỉ tiêu để “lập công dâng đảng” là điều quan trọng, còn chất lượng, kiến thức thì sao?

Không nghe nói đến “chỉ tiêu” vơ vét của cấp lãnh đạo thì bao nhiêu cho đủ và các ông đã vượt chỉ tiêu, nâng thành tích lên được bao nhiêu? 16 tấn vàng vu oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu đem ra nước ngoài, được chở về Bắc, các đồng chí trong bộ chính trị, mỗi người “cấu” một ít, hay 5 tấn vàng sau vụ đánh tư sản, mại bản miền Nam, hơn 5 nghìn ký vàng trong vụ đuổi người Tàu ra khỏi nước, không tính kim cương, hột xoàn, bất động sản, xe cộ, tàu bè... đã chia chác với nhau ra sao, để cho đảng giàu dân đói. Nhưng hiện nay đa số dân chúng nghèo, mà bộ chính trị và quan chức nhà nước thì giàu “nứt đố, đổ vách”.

Chỉ tiêu của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đưa ra trong Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976, rất khiêm nhường là mỗi gia đình có được một cái “phích” nước và bữa ăn có nước chấm, nay đã vượt bực rồi. Nhưng làm sao hạn chế, đừng để gian dối, bất nhân, vô đạo “vượt chỉ tiêu,” may ra mới cứu được đất nöôùc naøy.

SƠN TRUNG * CHÍNH LUẬN 14

 

 SƠN TRUNG CHÍNH LUẬN 14

Đặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào vừa nhậm chức đã sang thăm Mỹ. Như vậy là các ông này muốn duy trì mối thân hữu với Mỹ. Nay Tập Cận Bình vừa nhậm chức đã  đi thăm Nga và châu Phi. Điều này cho thấy Tập Cận Bình không còn muốn thân thiện với Mỹ nữa, mà trái lại đang chuẩn bị đối phố với Mỹ bằng cách liên minh với Nga.  Ông cũng muốn tái chiếm châu Phi vì sau các cuộc cách mạng Hoa Lài tại châu Phi, Trung Cộng ủng hộ độc tài nên mất chỗ đứng
  http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130322-tap-can-binh-sang-maxcova-tim-doi-tac-chong-my

RFI cho biết Ông Tập Cận Bình kỳ vọng vào nguồn năng lượng của nước Nga để củng cố guồng máy kinh tế và sự hỗ trợ ngoại giao của Vladimir Putin nhằm ngăn chận chính sách tái định vị của Hoa Kỳ tại châu Á Thái Bình Dương. Nhưng giới trẻ Trung Quốc bày tỏ tâm lý chống Nga. Ông Dương Khiết Trì là người chủ trương là cần phải buộc Hoa Kỳ không dấn thân vào châu Á, mà đặc biệt là trong hồ sơ tranh giành chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông và biển Đông. Trên thế cờ đối đầu với Mỹ, ban lãnh đạo Trung Quốc trông cậy vào Nga. 

Tình cảnh trớ trêu này là do người TRung Quốc đã chịu ảnh hưởng chống Nga của Mao Trạch Đông mà nay Tập Cận BÌnh chịu hậu quả. Nga gần Trung Quốc nhưng xưa nay tâm lý Trung Cộng ghét Nga nên không thân thiện lắm. Nay tình thế mới, nếu xảy ra chiến tranh, mất dầu xăng châu Phi và Trung Đông thì phải cần đến năng lương Nga để duy trì kinh tế và chiến tranh. Đó là mục đich rõ ràng của Tập Cận Bình. Và chính từ điểm này, ta thấy Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh chống Mỹ và xâm lược thế giới. Sự thực thì từ thời chiến tranh vùng Vịnh cho đến nay, , Nga và Trung Cộng liên minh chống Mỹ tại hội đồng Liên Hiệp quốc.
Theo tin RFI, hôm 07/03/2013 Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu tham gia cuộc tập trận tại biển Ả Rập, nhằm phô trương khả năng chống khủng bố và hải tặc.
Than ôi, chó mèo chơi chung ư? Đó là trò bịp trong chính trị và quân sự, người ta vỗ vai, tay bắt mặt mừng trước khi tặng nhau vài nhát dao chí tử..
  Đài VOA loan tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu,  công du Việt Nam trong hai ngày 4 và 5 tháng 3 để thảo luận tăng cường các mối quan hệ quân sự Việt-Nga, theo tin hãng thông tấn Itar-Tass
 Sau đó, dài VOA cũng loan tin hãng Hàng không Việt Nam sẽ chính thức mở đường bay trực tiếp từ Phi trường Quốc tế Cam ranh đến Phi trường Domodedovo ở Moskova vào ngày 5 tháng 4.
http://m.voatiengviet.com/a/1624487.html

  Phải chăng Việt Cộng đã bán Cam Ranh cho Nga?  Họ dùng Nga ngăn Trung Cộng hay chống Mỹ?
Nguyển Chí Vịnh cam đoan không để ngoại quốc đặt căn cứ tại Việt Nam. Trung cộng chống Mỹ nhưng có bằng lòng cho Nga ở biển Động không?

 

Theo RFI, hôm qua, 21/03/2013, chính quyền Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại về sự “thụt lùi” của Việt Nam về mặt nhân quyền, đồng thời khẳng định việc thúc đẩy các quyền tự do cá nhân là trọng tâm trong chính sách của Mỹ ở Châu Á. Theo AP, phát biểu trước tiểu ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ, Phó Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á Dan Baer nêu lên ví dụ về cách đối xử của chính quyền Hà Nội đối với các blogger, bị truy tố về những điều luật liên quan đến an ninh quốc gia.
Việt Cộng nay càng tỏ ra  dã man tàn bạo  khi họ chuẩn bị đưa luật bắn bỏ người dân nếu họ muốn.
RFA  cho biết  Bộ công an vừa trình dự thảo cho phép được bắn đối với ai chống lại người thi hành công vụ, ngay lập tức dư luận lên tiếng chống đối mạnh mẽ và cho rằng luật này sẽ gây thêm nhiều vụ giết người vô tội nữa. 
Ngày nay công an được đảng cướp cho công khai  đánh dân biểu tình, cho công an thẳng tay sát hại nhân dân. Mấy năm nay, công an bắt người về đồn rồi đánh chết  mà không bị trừng phạt. Nay bọn họ lại đưa ra dự luật bắn dân chúng. Trong dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chận và xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ Bộ Công an đề xuất nếu đối tượng vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được phép nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ.
Càng áp bức thì sức phản kháng càng mạnh. Ngày phán xử cuối cùng sẽ đến, bọn cộng sản phải trả nợ máu trước tòa án Quốc tế và tòa án nhân dân. 
VIệt cộng tự hào nước họ " văn minh giàu mạnh" nhưng thực tế là chẳng văn minh và chẳng giàu mạnh. Không biết trên thế giới có ai trong một đêm muốn biến thành người Việt Cộng văn minh giàu mạnh, để được công an đạp vào mặt, và tra tấn cho đến chết?

RFA loan tin ngày 24-3-2013, tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-ships-shoot-to-fire-lysons-fishingboat-03242013091326.html
Trước sự bạo hành của Trung Cộng, Việt Cộng cúi đầu và im miệng? Ôi tinh thần "bách chiến bách thắng" đâu cả rồi?Ôi các  đại tướng, các anh hùng, chiến sĩ thi đua nay ở đâu hay đã trăm tuổi ngủ yên với đại tướng Võ Nguyên Giáp?

 Đài VOA loan tin ngày 23-3- 2013 rằng  tình thế nghiệm trọng ở Biển Đông sẽ đưa đến chiến tranh mà nguyên do chính là tinh thần dân tôc. Vì tinh thần dân tộc mù quáng, Trung cộng muốn cướp biển Đông , vì tinh thần dân tộc, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn , Úc châu sẽ chống Trung Cộng xâm lược.
 Ông Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, nói:
“Điều chúng ta đang chứng kiến là việc châu Á hiện đang dần chuyển mối quan tâm về sự phồn thịnh kinh tế sang các mối quan ngại về an ninh", ông nói.
"Các quốc gia từng chú tâm vào vấn đề thương mại thì giờ họ lại bàn về chủ nghĩa dân tộc, ngân sách quốc phòng hay thậm chí cả những thái độ khiêu khích, mà ví dụ điển hình là các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông Trung Hoa và biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”.

Trong bối cảnh đó, ông Royce cho rằng Hoa Kỳ ‘cần phải nhanh chóng hành động’ đồng thời nói rằng ‘không có ai giành phần thắng trong các cuộc chạy đua vũ trang hay trong các cuộc xung đột’.

Theo lời vị dân biểu đại diện tiểu bang California, Hoa Kỳ ‘cần phải thay đổi hướng tiếp cận ngoại giao cũ, trong đó tiến trình tiếp xúc chính trị và kinh tế bị tách biệt’.

Trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ về mối lo ngại có thể xảy ra một cuộc xung đột vũ trang xuất phát từ các tranh chấp ở biển Đông, ông Royce nói rằng mục tiêu của Mỹ là thúc giục chính phủ các nước không sử dụng các tuyên bố mang tính dân tộc thái quá, có thể dẫn tới đối đầu.

Các nhà quan sát chính trị nhận định rằng tinh thần dân tộc và tâm lý bài Trung Quốc ở Việt Nam ngày càng gia tăng trước các tuyên bố đòi chủ quyền có tính chất quyết liệt của nước láng giềng phương bắc.

Tương tự như vậy, nhiều cuộc xuống đường cũng diễn ra tại Tokyo và Bắc Kinh liên quan tới tranh chấp lãnh hải giữa hai quốc gia ở biển Hoa Đông.

Trong khi đó, mới đây, ông Tom Donilon, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Barack Obama, cho rằng các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông sẽ trắc nghiệm cấu trúc an ninh và chính trị của khu vực.

“Chỉ có nỗ lực hòa bình, hợp tác và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế, mới có thể mang lại các giải pháp lâu dài, phục vụ mọi lợi ích của tất cả các nước tuyên bố chủ quyền cũng như các quốc gia khác tại khu vực quan trọng này”.Tom Donilon, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Barack Obama, nói.

  Trung Quốc tưởng rằng họ đã mạnh, đủ sức gạt Mỹ và ngồi vào vị trị lãnh đặo quần hùng. Họ cậy mạnh bất chấp. Cộng sản không bao giờ yêu chuộnbg hòa bình và công lý. Họ dùng sức mạnh quân sự và mưu mánh lừa bịp. Nói hòa bình và pháp lý với Trung Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn là nói với kẻ điếc.  Rõ ràng là Phi Luật Tân đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế thì Trung Cộng phủ nhận. Trung Quốc muốn gạt Mỹ khái Biển Đông để cho họ mặc tình xâm chiếm biển Đông làm của riêng,  Một bên xâm lược thì các nước phải bảo vệ chủ quyền, họ lấy tinh thần dân tộc chính đáng lại tinh thần dân tộc của Trung Cộng. Làm sao mà bỏ tinh thần dân tộc? Người Mỹ nói đúng là cần tôn trong pháp lý quốc tế thì mới giữ hòa bình để xây dựng kinh tế, còn chiến tranh chỉ gây đổ vỡ. Đó là điều chính đáng cho chính nghĩa Mỹ. Nhưng giảng đạo lý làm gì với bọn cướp. Cuối cùng thì cũng đưa đến chiến tranh để giải quyết hơn thua. Ta muốn hòa bình mà Trung Cộng gây hấn thì đành chịu.
Chúng ta chờ ngày quyết chiến mà thôi.  Ai làm nô lệ Trung cộng thì cứ việc. Còn ai chống Trung Cộng bảo bảo vệ Tổ quốc và thế giới thì hãy sẵn sàng.

THƠ XƯỚNG HỌA

 
HOÀNG SA
(Tưởng nhớ ngày 19 tháng 1 năm 1974)
Xướng
Thao thức đêm trường nhớ biển đông
Xót cơn nước bạc rẽ chia dòng
Giận quân gian xảo bày mưu kế
Ghét kẻ ngông cuồng tiếp nội công
Lau mặt lệ nhòa đau xót đảo
Trông mây tim thắt tái tê lòng
Thương con sóng vỗ than hồn nước
Giữa chốn ngàn trùng réo núi sông!
Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
HẬN LOÀI XÂM LƯỢC
Họa
Hận quân ngang ngược quậy trời đông
Cùng hướng bỗng dưng rẽ ngược dòng
Chiếm đảo giả vờ sang bảo vệ
Lấn bờ toan tính đến làm công
Thù nầy hả dạ - moi phanh cốt
Nợ đó sôi gan - móc lấy lòng
Thề quyết một mai ta lớn mạnh
Diệt loài xâm lược cứu non sông !

Võ Làng Trâm
HOÀNG SA
TÀU VÀ MỸ

Họa
Ký rồi chờ Mỹ tếch trời đông
Lặng lẽ cho quân hạm thẳng dòng
Bắn cháy tàu ra chưa rõ việc
Bắt gom người sót đã thành công
Hoàng Sa nuốt gọn theo thâm dạ
Ma Gạc phá luôn bởi  phản lòng
Đế quốc bắt tay ngầm  đổi  tráo
Máu xương dân Việt đã thành sông 

Nha Trang,20.03.2013 
Võ Sĩ Quý
TRẮC ẨN !!!
Họa
Lòng mong xuân đến mấy mùa đông
Gom ý dân đen hạ ít dòng :
"Tụi Mỹ tham tàn còn đuổi tới
Bọn Tàu lấn lướt lại thu công "
"Chờ cho vửng mạnh thì tan nước (xác)
Chống cự hơn thua mới hả lòng "
Đất tổ mất dần, sao nhịn được?
Ngán Tây, sợ Mỹ ! tội non sông !!!
LV Hạt ,
Saigon
HOÀNG SA BỨC TỬ
Họa
Hoàng Sa bức tử... một ngày đông
Tổ Quốc lâm nguy, lệ chảy dòng
Cũng bởi "bạn bè" chơi xỏ lá
Cho nên Tàu cộng mới thành công
Hận sầu đất mất-  tím bầm ruột
Thương xót  nhà tan- đau đớn lòng
Mong một ngày mai trời lại sáng
Xua thù, giành trọn vẹn non sông ! 
MAR. 21st. 2013
motthoi
HOÀNG SA
Họa
Nhân tâm trăn trở biển trời đông.
Từ độ Bắc kinh diễn ngược dòng.
Căm hận bá quyền quân cướp nước.
Khinh nhờn ô lại lủ tranh công.
Biên cương xâm lấn đau hồn nước.
Hải đảo tiêu hao xót tấc lòng.
Con Lạc cháu Hồng đâu chí cả.
Ai người lèo lái cứu non sông!

Hồ Trọng Trí
 
Kim long

HỒN NỨỚC
Mưu đồ thôn tính biển phương đông
“Môi hở lạnh răng” ký lệch dòng!
Căm bọn  ngoại bang bày kế sách
Ghét  bầy nội gián chực tâng công
Giặc còn tham vọng sao cam dạ
Ta quyết hợp châu (2) mới hả lòng
Hào khí Đông A hồn đất việt
Âm vang sát thát dậy non sông !...
Lê Đăng Mành
(2) Châu về hợp phố

HOÀNG SA
Họa
Tàu to súng lớn với dân đông
Muốn cướp HOÀNG SA để xẻ dòng
Căm bọn quân gian bày kế hiểm
Thù bầy giặc xảo đặt mưu công
Trời NAM đoàn kết không lùi bước
Đất VIỆT cùng nhau lại một lòng
Thề quyết đấu tranh trừng trị chúng
Bảo toàn hải đảo giữ non sông
Trần Ngộ 
 Lâm Đồng
TƯỞNG NIỆM
CÁC TỬ SĨ HOÀNG SA


Họa

Ngồi buồn ngẫm nghĩ chuyện Tây, Đông,
Như lúc thời gian chảy ngược dòng…
Hào kiệt dẫu nguy  không lép vế,
Anh hùng dù khuất chẳng quên công.
Trung quân đại đảm nêu cao nghĩa,
Vị quốc vong thân khắc đáy lòng.
Quân tử, thất phu xin ráng nhớ,
Bao người liều chết giữ non sông.

Dương Hồng Kỳ
NHỚ HOÀNG SA

Họa
Trời Tây man mác nhớ phương Đông
Chạnh tưởng Hoàng Sa lệ ứa dòng
Hận cũ dân Nam hoài tạc dạ
Gương xưa sử sách mãi ghi công (1)
Nam Quan vời ngóng tim se thắt
Hải đảo trông sang nhức nhối lòng
Di sản tổ tiên truyền hậu thế

Cớ nào đành đoạn tách non sông!
Duy Trà - OKC

 (1) Hải Quân VNCH.


QUÊ TA
Họa
Sấm chớp vang rền một cõi Đông
Triều dâng, sao thác chửa khơi dòng ?
Vần xoay thế cuộc do con tạo
Suy thịnh chu kỳ luật Hóa Công
Bản Giốc gió gào đau rát ruột
Hoàng Sa sóng thét hận sôi lòng
Quê ta, sao Chệt tung hoành nhỉ?
Đứng dậy mà đòi núi với sông !
Ngô Minh Hằng
HOÀNG SA
Đất trời ta rộng tây sang đông, 
Lịch sử ngàn năm chảy thuận giòng.
Căm giận Cộng quân rày cướp đảo,
Ngậm ngùi chiến sĩ đã ra công.
Xót đoàn ngư phủ nghe bầm ruột,
Thương đám đấu tranh đến nát lòng,
Ta quyết đứng lên đòi đất tổ,
Rồi ta xây dựng lại non sông.
Sơn Trung

RFA * QUYỀN CÔNG DÂN CỦA VIỆT NAM

 Quyền công dân trong thực tế ở Việt Nam

Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2013-03-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8090526-305.jpg
Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012.
AFP


Quyền công dân là quyền lợi rất quan trọng đối với người dân một đất nước, quyền này luôn được ghi nhận một cách trang trọng trong bản Hiến pháp mỗi quốc gia. Liệu giữa lý thuyết và thực tế ở Việt Nam có khoảng cách nào không, các công dân ở quốc gia này đã nhìn nhận và suy nghĩ như thế nào về các quyền của mình?

Tác động của chính quyền

Khi bàn luận về quyền công dân tức đã đề cập đến vấn đề người dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhằm tác động không chỉ đến cơ quan dân cử mà còn qua các đơn vị nhà nước khác.
Được hỏi có suy nghĩ như thế nào về quyền công dân, ông Nguyễn Lân Thắng, một facebooker nổi tiếng trong cộng đồng cư dân mạng Việt Nam cho chúng tôi biết:
“Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi, từ trước đến nay, có rất nhiều người khi có những bức xúc, khi có các vấn đề thì lúc ấy người ta mới đặt câu hỏi. Chứ tự quyền công dân cũng giống như quyền con người, đây là các quyền tồn tại hết sức là tự nhiên. Thế cho nên để định nghĩa về quyền công dân, tôi nghĩ là sẽ tìm được rất nhiều ý kiến. Nhưng trước hết, quyền công dân là những quyền của chúng ta có ý kiến và có tham gia với nhà nước ở trong một xã hội.
Có những người trong lòng có suy nghĩ cụ thể, nhưng người ta không dám phát biểu lên những ý kiến của mình, vì họ lo sợ những sự đàn áp.
Nguyễn Lân Thắng
Đó là sự lựa chọn của mỗi người, tùy theo trình độ nhận thức, tùy theo quan điểm… Và thậm chí là tùy theo sự tác động của chính quyền đối với người dân. Bởi vì có những người trong lòng có suy nghĩ cụ thể, nhưng người ta không dám phát biểu lên những ý kiến của mình, vì họ lo sợ những sự đàn áp.”
Quyền công dân được hiểu theo nhiều cách khác nhau, do đó trước cùng một sự việc, các công dân sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Cũng câu hỏi được hiểu như thế nào về quyền công dân, ở góc độ khác, một phụ nữ không tiện nêu tên ở Hà Nội cho biết:
“Thực ra đối với tôi hay có lẽ, đối với rất nhiều người dân ở Việt Nam, khái niệm quyền công dân cũng rất là mơ hồ. Bởi vì cũng chẳng có ai được dạy trong trường phổ thông hay ở đâu đó; hay được phổ biến trên phương tiện truyền thông về quyền công dân là gồm những thứ gì. Cho nên chúng tôi chỉ biết là chúng tôi phải có một cái quyền rất chung chung thôi, chứ còn nói một cách chặt chẽ thì khó phát biểu được quyền công dân – nó là cái gì.
Trong Hiến pháp có nói một vài những cái quyền, nhưng cái quyền ở trong Hiến pháp đấy có gọi là quyền công dân hay không; hay ngoài ra nó còn có những quyền gì khác nữa thì chúng tôi cũng không được biết một cách rõ ràng.”

Một khái niệm trừu tượng

bieu-tinh-22-07-pic-11-250.jpg
Người dân biểu tình bị công an ngăn chặn tại góc đường Điện Biên Phủ, Trần Phú - Hà Nội hôm 22-07-2012. File photo.
Quyền công dân trong thực tế được thể hiện qua nhiều hình thức cụ thể, như: quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền cư trú, quyền đi lại, quyền được biểu tình.v.v. Nếu không được áp dụng vào đời sống thường nhật, quyền công dân chỉ còn là một khái niệm trừu tượng. Sự việc này đồng nghĩa với trạng thái giá trị dân sự cơ bản của con người bị trắng trợn tước đoạt. Liên hệ với một hoạt động bày tỏ quyền công dân, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết thực tế đang diễn ra ở Việt Nam, như sau:
“Giữa quyền công dân và quyền biểu tình, thì quyền biểu tình chỉ là một phần nhỏ trong quyền công dân thôi. Ở Việt Nam, quyền biểu tình hoàn toàn đang bị nhà nước ngăn cấm bằng rất nhiều hình thức; từ biện pháp đe dọa cho đến việc ban hành những văn bản trái với Hiến pháp, để ngăn chận một trong các quyền công dân đó.”
Xem ra các quyền hiến định của người dân có vẻ bị hạn chế bởi các văn bản pháp luật có giá trị thấp hơn Hiến pháp. Để hiểu rõ hơn, chúng tôi được người phụ nữ Hà Nội ẩn danh tiếp tục cho ý kiến:
“Tôi thấy là từ xưa nay ở Việt Nam, người dân đều quen như thế rồi. Không mấy ai giở quyển Hiến pháp ra để mà đọc. Cho dù là có đọc đi chăng nữa thì cũng không hiểu rằng là đem kiến thức đấy ra áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, liệu phỏng có hiệu quả gì hay không. Cho nên không có mấy ai vận dụng đến Hiến pháp.
Gần đây người ta cũng nói nhiều đến Hiến pháp, đến quyền và nói nhiều đến những quốc luật. Nhưng như mọi người cũng nhìn thấy là các cơ quan, các bộ ngành đưa ra những luật nọ luật kia. Chẳng hạn như vừa rồi, đội mũ bảo hiểm dởm ra ngoài đường thì sẽ bị phạt; hoặc ngày trước có lần quy định ngực lép thì không được đi xe máy; hay gần đây, những anh công an bụng phệ thì không được đứng đường để làm giao thông… Những quy định như thế, thực ra chẳng ai hiểu là vậy thì chúng có hợp với những quyền của họ hay quyền của công dân hay không.”
Hiện tượng lạm quyền nảy sinh trong xã hội xuất phát từ nguyên nhân thiếu tôn trọng pháp luật của nhiều cơ quan chức năng, song mặt khác, sự tồn tại của hiện tượng này còn là hệ quả của tình trạng thiếu hiểu biết về chính trị xã hội từ không ít người dân hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lân Thắng, nguyên nhân không chỉ đơn giản là như vậy:
Chỉ có được thông tin khi có sự trao đổi, tranh luận; có sự bàn bạc. Thế bây giờ một chủ đề bị nhà nước ngăn cản việc trao đổi, làm sao mà mọi người dân có thể có thông tin.
Nguyễn Lân Thắng
“Điều này là hoàn toàn chính xác. Ngay như tôi là một người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, gia đình tôi có bố mẹ đều là đảng viên. Lớn lên, tôi được đi học ở Việt Nam, từ tiểu học lên đến đại học. Tất cả những điều mà trong những năm gần đây, ở Việt Nam nảy ra những tranh luận và thảo luận các vấn đề chính trị xã hội, dần dần tôi mới được biết. Những người không có điều kiện học rộng thì chắc chắn khó có những hiểu biết về chuyện ấy.
Bởi vì toàn bộ các phương tiện truyền thông, báo chí là do nhà nước kiểm soát. Họ không bao giờ đề cập các vấn đề tranh luận về chính trị xã hội, không bao giờ đưa ra các tranh luận về chủ đề chính trị xã hội. Người ta chỉ có được thông tin khi có sự trao đổi, tranh luận; có sự bàn bạc. Thế bây giờ một chủ đề bị nhà nước ngăn cản việc trao đổi, làm sao mà mọi người dân có thể có thông tin, có hiểu biết về vấn đề đó được.”
Thừa nhận hiện tượng lạm quyền xảy ra trong xã hội, một phần xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân. Người phụ nữ ẩn danh Hà Nội còn cho biết cảm nghĩ về những áp lực thường trực trong cuộc sống thực tế như sau:
“Sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn rất là ít. Bởi vì một thời gian rất là dài trong đời sống hằng ngày, các cơ quan nhà nước cứ đưa ra các quy định một cách tùy tiện, người dân thì cứ cam chịu nghe theo. Thành ra người dân nghĩ rằng, dù có viện vào luật nào thì cũng không đem lại hiệu quả gì. Nên người dân không có thói quen là kiểm tra xem những điều quy định đó có phù hợp hay không.”
Một khi người công dân không nhận thức rõ được quyền của mình thì sẽ khó tránh được tình trạng bị các cơ quan công quyền thao túng. Trong quá trình quản trị xã hội, ngoài chức năng điều tiết vận hành các hoạt động quốc gia, cơ quan công quyền còn phải có trách nhiệm thực hiện và bảo vệ quyền của các công dân.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fact-of-citizens-s-rights-in-vn-nk-03222013114913.html

 
 Về việc công an được quyền nổ súng
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-03-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cảnh công an đang đánh người.
Cảnh công an đang đánh người.
Photo courtesy of Nữ vương Công lý


Trong mấy ngày qua, công luận tiếp tục xôn xao và phản ứng mạnh mẽ về việc Bộ Công An đề xướng biện pháp công an được quyền nổ súng “nếu thấy” nghi can “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.
Trong thời gian gần đây, những bi cảnh trong nước khiến công luận phẫn nộ phát xuất từ “kiêu binh công an” xem chừng như ngày càng gia tăng đáng ngại – mà, nói theo lời nhạc sĩ Tô Hải, “người dân vào đồn công an là người sống, ra khỏi đồn công an thành người chết”; nói theo nhà văn Thùy Linh, “người dân vào trụ sở công an đã không trở về thì khá nhiều”; nói theo Trịnh Kim Tiến có thân phụ bị công an đánh chết tức tưởi, “Người chết không biết cãi, người sống không thể cãi khi luật trong tay kẻ mạnh, nắm quyền lực, khi tội ác vẫn đang bị bao che lấp liếm, dung túng”; nói theo blogger Ngô Minh, “có rất nhiều vụ… bị bắn chết, đập chết ở đồn, hoặc vào đồn rồi không trở về nữa.
Người dân chết do công an đánh, bắn diễn ra khắp nơi như Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Gia Lai, Sài Gòn, Hải Phòng.v.v… không thể kể xiết”…, thì mới đây, Bộ Công An lại đề xuất cho “công an được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm” để vô hiệu hóa các trường hợp gọi là “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.

Giấy phép giết dân

Đề xướng ấy lập tức bị công luận đồng loạt lên án bằng đủ thứ ngôn từ quan ngại và phẫn nộ. Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn lên tiếng:
"Xu hướng của thế giới ngày nay, của xã hội ngày nay là phải đi đến dân chủ hóa và tôn trọng các quyền con người, tôn trọng sinh mạng của nhân dân. Nhưng Bộ Công an và Nhà nước CSVN lại tùy tiện đưa ra một nghị định để trình Quốc hội và có thể trở thành luật hóa và thực thi trong bối cảnh như vậy khiến dân chúng trong nước, khiến những người có lương tri hết sức căm phẫn, bởi vì nó đi ngược lại nguyên tắc nhân quyền cùng sự tôn trọng sinh mệnh, quyền sống của nhân dân. Nếu như dự luật này được thông qua thì rất nguy hiểm vì đã trao cho công an sự lạm quyền, sự lũng đoạn và sự tùy tiện để vận dụng quyền được bắn thẳng vào nhân dân."
Trước “hung tin” như vậy, ông Nguyễn Quang Phục, cha của nạn nhân Trần Quốc Bảo tử vong về tay công an, chua chát rằng:
"Chúng ta phải hỏi các cơ quan chính đảng của ta đã bảo vệ được cái quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa? Và pháp luật của nước VN này đã bảo vệ quyền và tính mạng của người dân hay không?"
trinh-xuan-tung-250.jpg
ÔngTrịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng.
Là người trực tiếp phải chịu cảnh thương tâm tột cùng và mãi mãi do cái chết trong dằn vặt đau đớn, đói khát, oan khuất về tay công an của thân phụ Trịnh Xuân Tùng, Trịnh Kim Tiến bày tỏ quan ngại rằng nếu đề xuất này của Bộ Công an được duyệt, thì không biết rồi đây sẽ có thêm “bao nhiêu người mẹ mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng, bao nhiêu người con mất cha một cách oan ức” giống như chính nạn nhân Kim Tiến. Cách nay ít lâu, khi đề cập tới tình trạng công an giết người, nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva báo động:
"Đó là cái gì? Là sự khuyến khích của nhà nước dẫn tới tình trạng CA hành hung người dân. Chưa bao giờ số người dân bị CA giết chết nhiều như vậy."
Nhà báo Huy Đức nhận xét rằng “Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an, thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân (bị cho là) chống người thi hành công vụ.”
Đó là cái gì? Là sự khuyến khích của nhà nước dẫn tới tình trạng CA hành hung người dân.
Nhà báo Nguyễn Minh Cần
Nhà báo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh báo động đề xướng của Bộ Công an như vậy chẳng khác nào là một hình thức “giấy phép giết dân” với một điều kiện đơn giản dành cho phía công an là “nếu thấy”, như ghi trong dự thảo đề nghị “nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm”.
Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, thì câu trả lời cho sự “nếu thấy” ấy của công an khiến tái diễn “những Trịnh Xuân Tùng, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Công Nhựt, Trần Văn Tân… khác của năm 2013, 2014, 2015”, và về sau nữa!
Hai từ “nếu thấy” đó – tức dựa vào mức độ tùy tiện và cảm tính cá nhân - để mở đường cho công an nổ súng bắn dân là điều đáng ngại và nguy hiểm nhất. Trong khi Mẹ Nấm nêu lên câu hỏi rằng thế nào là “nếu thấy” của công an, thì nhà văn Thùy Linh lưu ý rằng “ngay khái niệm chống người thi hành công vụ” cũng rất mơ hồ.
Nhà văn Thùy Linh nêu lên một loạt câu hỏi rằng thế nào là chống người thi hành công vụ? Ở mức độ nào được phép nổ súng? Thái độ của người thi hành công vụ khi tham gia xử lý các vụ việc cần tuân thủ nguyên tắc làm việc nào giữa lúc người dân hiện nay “có quá nhiều bất bình với lực lượng hành pháp này”.
Và nhà văn Thùy Linh không khỏi thắc mắc rằng đề nghị ấy của Bộ Công an có thực sự phát xuất từ yêu cầu thực tế hay không, hay chỉ là cách mà giới cầm quyền chuẩn bị ứng phó sự bất bình ngày càng dâng cao của dân chúng?

Đứng trên luật

duong-van-bac-250.jpg
Anh Dương Văn Bắc bị trung tá công an Trần Bảo Lâm, thuộc phường Trần Phú, dùng dùi cui đánh vào mặt do không đội mũ bảo hiểm ngày 04/04/2012.
Theo blogger Ngô Minh, dự thảo nghị định ấy của Bộ Công an “mới nghe đã kinh hồn, bạt vía”, vì, nếu nghị định được quyền nổ súng này có hiệu lực, thì “không còn pháp luật nữa”, do tiếng súng giết người của công an đã biến tất cả những ai bị cho là “chống người thi hành công vụ” thành tử tội trực tiếp mà không cần xử án. Blogger Ngô Minh nhân tiện nhắc tới chuyện những người biểu tình yêu nước chống TQ xâm lược từng bị công an cho là “gây mất trật tự công cộng” và rồi “chống người thi hành công vụ”; hoặc những người có tâm huyết với vận nước chỉ vì đến theo dõi các phiên toà gọi là “xét xử công khai” với những bản “án bỏ túi” đã từng bị công an ngăn chận và quy chụp “chống người thi hành công vụ”.
Do đó, theo blogger Ngô Minh, nếu công an được phép nổ súng bắn chết người, nghĩa là không cần xét xử, như vậy là “xử án không cần luật”. Nói cách khác, lúc đó “công an đứng trên luật, ngoài luật”.
Theo luật gia Giang Quyết thì “không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác”, không thể chỉ vì một hành vi “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ” mà có thể tước đoạt ngay tức khắc mạng sống con người.
Nhà văn Đào Tuấn thì cảnh báo về “một cái quyền to quá liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người” mà chỉ được quy định chung chung trong một nghị định, do một bộ soạn thảo, mà bộ đó lại chính là cơ quan đặc trách điều tra, xử lý một khi xảy ra cảnh “người dân vào đồn công an là người sống và ra khỏi đồn công an thành người chết”.
 
 

Thêm một người chết tại đồn công an tỉnh Dak Nông

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
hoang-van-ngai-305.jpg
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.
Hình do thính giả gửi cho RFA


Thêm một trường hợp tử vong ngay tại đồn công an dù nạn nhân là người khỏe mạnh trước khi bị đưa vào đó. Vụ việc được ghi nhận tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông.

Người khỏe bị nhốt tại đồn công an và chết

Nạn nhân được người nhà cho biết là ông Hoàng Văn Ngài, sinh năm 1974, cư ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa tỉnh Dak Nong. Ông này qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.
Ông này cùng người em là ông Hoàng Văn Tá và một người thân bán lại rẫy cho hai anh em là ông Sùng A Tú, cùng vợ của cả hai anh em bị công an xã và thị trấn Gia Nghĩa đến bắt đi khi họ đang dọn khu rẫy đó hồi ngày 14 tháng 3 vừa qua. Lý do mà phía cơ quan chức năng nêu ra để bắt giữ tất cả là vì họ phá rừng.
Sau hai ngày giam giữ hai người vợ của hai anh em Hoàng Văn Ngài và Hoàng văn Tá được cho về; trong khi đó những người đàn ông vẫn bị giam giữ tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.
Việc bắt giam được tiến hành mà không có lệnh gì hết như lời ông Hoàng Văn Tá cho biết vào ngày 22 tháng 3 như sau:
“Họ bắt đột xuất, không có giấy tờ báo lệnh bắt về điều gì cả. Những ngày tạm giam họ cũng không có quyết định gì cả. Họ giam hai anh em chúng tôi cùng hai bà vợ: vợ anh Ngài và vợ tôi nữa.”
Dù bị bắt chung nhưng mỗi người đều bị nhốt riêng ở một phòng khác nhau. Ông Hoàng văn Tá kể lại sự việc dẫn đến cái chết của người anh Hoàng văn Ngài như sau:
Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.
Anh Hoàng văn Tá
“Vào ngày 16, khoảng 17 giờ, họ thả vợ tôi cùng vợ anh Ngài ra về rẫy. Đến ngày chủ nhật 17, công an thị xã Gia Nghĩa có thả anh Ngài và tôi ra dọn vệ sinh, lau nhà, rửa xe. Đến khoảng 3 giờ chiều, khi đang điều tra tại phòng anh Ngài, nghe có tiếng ồn, va đập vào tường rất nhiều, ồn ào. Khoảng 16 giờ tôi xin cán bộ công an ra ngoài đi tiểu. Công an dẫn tôi ra ngoài đi tiểu; nhưng tôi không nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài như mọi khi. Khi tiểu xong về, tôi nhìn qua cửa sổ phòng anh Ngài, loại cửa làm bằng kính, đóng kín. Tôi thấy anh Ngài đưa hai tay như là cầu cứu. Tôi xin công an cho tôi đứng lại để xem anh Ngài cần thiết cái gì, công an bảo tôi phải đi vào phòng nhanh, không ngó gì hết. Công an đưa tôi vào phòng.
Một lát sau, công an đi đá bóng về, một công an đi trước chạy về bảo rằng ‘Ôi, ông này chắc chết rồi’. Một lúc sau họ gọi điện xe taxi Mai Linh đến trước cửa trụ sở công an. Họ kéo anh Ngài ra đưa lên xe taxi bốn chỗ, đi cấp cứu. Lúc đó tôi thấy tình hình không ổn, tôi đập cửa nói họ cho tôi ra ngoài để tôi đi thăm nuôi anh tôi. Họ nghiêm cấm, đóng chặt cửa phòng, không cho tôi ra ngoài để thăm nuôi anh tôi. Tôi khóc và ngất khoảng 30 phút; sau đó tôi xin cho tôi ra ngoài để đi theo anh Ngài, thăm nuôi anh. Tôi chắc anh Ngài chết rồi; nhưng họ ngăn tôi đến ba giờ sáng không cho tôi đi thăm anh Ngài.
Đến sáng hôm sau, 5 giờ sáng tôi dậy sớm và nói với công an cho tôi về thăm anh Ngài. Nhưng họ ngăn tôi đến 8 giờ sáng họ mới đưa tôi lên. Có một công an gọi tôi lên phòng trực ban, hội trường của cơ quan. Tôi cùng một công an lên đó, và gặp người nhà ở đó nói là ‘anh chưa biết anh Ngài chết à?’. Vậy là tôi mới biết anh Ngài chết thật, như hôm qua. Họ đưa xác anh Ngài vễ chỗ nhà tang lễ của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Dak Nong. Họ mổ thi thể của anh Ngài không có sự chứng kiến của gia đình. Họ lấy một người cũng bị giam giữ trong phòng đứng ra chứng kiến việc mổ thi thể anh Ngài. Họ tự mổ thi thể mà không có sự đồng ý của người nhà. Kết quả khám nghiệm không có thương tích gì. Ông Ngài tự tử.”
Ông Sùng A Tú cũng xác nhận việc ông Hoàng Văn Ngài bị chết tại trụ sở Công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nong khi ông này cũng bị giam tại đó dù rằng không tận mắt thấy được sự việc:
“Vâng, chết tại phòng công an luôn đó. Công an cũng giữ cả tôi.Tôi nghe thấy tiếng ghế kêu, ghế động, không thấy tiếng người kêu.”

Công an trốn tránh

Chúng tôi đã nhiều lần cố gắng liên lạc với ông Châu, phó trưởng Công an thị xã Gia Nghĩa. Vào tối ngày 22 tháng 3, sau hai lần bắt máy, ông này nói không nghe rõ điện thoại vì đang dự liên hoan của một ngân hàng tại đó.
Sang đến chiều ngày 23 tháng 3, chúng tôi gọi lại, máy tắt không thể liên lạc được.

Quyết đòi công lý

hoang-van-ngai-250.jpg
Anh Hoàng Văn Ngài qua đời ngay tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Dak Nông. Hình do thính giả gửi cho RFA.
Trước cái chết ngay tại trụ sở công an, rồi việc khám nghiệm tử khi không được thông báo cho gia đình nạn nhân đến để chứng kiến, những người thân của nạn nhân Hoàng Văn Ngài đều cho rằng họ phải đòi hỏi công lý cho người chết. Ông Hoàng Văn Tá nói về điều đó vào tối ngày 22 tháng 3:
“Đây là vấn đề bức xúc vì anh Ngài chết tại phòng Công an. Đề nghị các cấp xem xét, xem lại việc anh Ngài bị chết tại cơ quan công an để lấy công bằng cho công dân Việt Nam chúng tôi, thì chúng tôi mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, chính quyền địa phương. Gia đình đang đòi hỏi sự công bằng, hợp lý của Nhà nước Việt Nam. Đòi hỏi nguyên nhân làm sao anh Ngài chết; mà anh Ngài là một người khỏe mạnh khi công an đến chở anh Ngài từ lán đi. Trước đây anh Ngài không hề có bệnh tật mà sao lại chết tại cơ quan công an?”
Suốt mấy năm qua tại nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra những vụ chết ngay tại trụ sở Công an và cơ quan này cho rằng nạn nhân hoặc đột tử, hoặc tự tử mà chết. Thế nhưng người thân của những nạn nhân đều cho rằng giải thích đó của công an không thỏa đáng, và họ nghi ngờ chính những người giam giữ đã gây ra cái chết cho thân nhân của họ. Một số gia đình quyết đưa vụ việc đến các cơ quan chức năng để khiếu kiện, nhưng phần thua thiệt bao giờ cũng thuộc về gia đình nạn nhân có người thân đã mất.
 

No comments: