Saturday, October 22, 2016

NGUYỄN THIÊN THỤ * TRẦN ĐỨC THẢO

NGUYỄN THIÊN THỤ * TRẦN ĐỨC THẢO

 Triết gia Trần Đức Thảo - Niềm tự hào lớn của chúng ta[*]

TRẦN ĐỨC THẢO, 
MỘT TRIẾT GIA DỞ HƠI
 Trong kiếp nhân sinh, con người ai cũng có ưu và khuyết điểm. Trần Đức Thảo là một danh nhân của Việt Nam cho nên sau khi đã đây nắp ván thiên, nhiều người đã viết về Trần Đức Thảo. Chúng tôi đã viết về Trần Đức Thảo trong bộ Văn Học Hiện đại xuất bản năm 2006. Trên tạp chí Bên Kia Bờ Đại Dương, cũng như trong bộ "Nhân Văn Giai Phẩm Toàn Tập " chúng tôi cũng ghi lại bài biên khảo về Trần Đức Thảo.  Bài viết này là cái nhìn tổng quát về triết gia Trần Đức Thảo.

I. ƯU ĐIỂM CỦA TRẦN ĐỨC THẢO

Chúng ta nhận thấy khá rõ con người Trần Đức Thảo. Trần Đức Thảo có năm ưu điểm.


1. Ông là người thông minh , học gỉỏi

Ông sinh năm 1917 tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, đỗ tú tài năm 17 tuổi. Thời này it nơi mở trường Trung học  và rất ít người đỗ tú tài. Thi chương trình tú tài trường Pháp Việt hay trường Pháp đều khó.. Giỏi như Phạm Quỳnh, đậu bằng Thành Chung, tức bằng Trung học đệ nhất cấp của VCNCH hoặc học hết trường Phổ thông cấp hai của cộng sản.  Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn  cũng ở trình độ đó, sau cả ba tốt nghiệp trường Thông ngôn ra làm việc hành chánh cho Pháp.  Thời đó những ai đỗ bằng tiểu học là hạng khá,  có thể  ra làm việc tại các cơ quan của Pháp hoặc Nam triều. Đa số nhà văn có bằng Thành Chung. Hiếm hoi lắm mới có người đỗ tú tài.

Trần Đức Thảo  đỗ Tú tài, được học bổng sang Pháp, học trường Sư Phạm là một ngành rất khó, nhất là trường Sư Phạm phố Ulm (école Normale Supérieure de la Rue d’Ulm), một trường lấy toàn sinh viên giỏi. Lúc ra trường lại phải làm luận án Thạc sĩ. , Ông đậu  bằng Thạc sĩ triết học (Agrégation de Philosophie, ngang điểm với Jules Vuillemin) tại Pháp lúc mới 26 tuổi (1943)., đó cũng là một thành tích vẻ vang về sự học của ông mà it người kể cả người Pháp đạt được như vậy.

 
2. Ông nổi danh  được tôn là triết gia.


Trần Đức Thảo đỗ Thạc Sĩ chứ chưa đậu tiến sĩ, ông chỉ viết vài quyển sách mà đã vang danh . Trong thập niên 1940, ông cho ra đời tác phẩm Hiện Tượng Học và Biện Chứng Pháp Duy Vật (Phenomenology and Dialectical Materialism ). Các tác phẩm của ông phần lớn viết bằng tiếng Pháp, liên kết Hiện tượng học với chủ nghĩa Marx và được người Pháp như Jacques Derrida và Jean-Francois Lyotard ngưỡng mộ. và người Pháp đã coi ông là một triết gia. Ông có quan hệ học thuật gắn bó với nhiều tên tuổi lớn trong giới triết học như Alexander Kojeve (người Pháp gốc Nga), Jean Paul Sartre (Pháp), Daniel J Herman (Anh), Robert Cohen (Mỹ), Vincent von Wroblewsky (Đức), Feruccio Rossi - Landy (Ý), Ubajenhi Lurektop (Liên Xô)... Trong số những người viết những dòng đánh giá cao Trần Đức Thảo còn có: Roger Gaurudy - cựu sinh viên Cao đẳng Sư phạm phố Ulm, Ủy viên Bộ Chính trị, lý luận gia của Đảng Cộng sản Pháp, Andre’ Haudicuort - nhà ngôn ngữ học tài danh, Lucien Sève - nhà nhà triết học có tiếng của Pháp....Trong Từ điển triết gia thế giới,  tên ông chiếm gần hai trang. Đó cũng là một thành công rực rỡ mà Việt Nam ta chỉ có ông là được như vậy.

3. Ông có cái học vững vàng triết học kiêm văn học và lịch sử

Trần Đức Thảo cũng như Trương Tửu đã dùng Marx mà phân tích văn chương Việt Nam. Vẫn là đấu tranh giai cấp, là chống phong kiến. Tuy nhiên Trần Đức Thảo có quan điểm khác với những tay Marxist cực đoan. Ông cho rằng không nên khắt khe với các tác phẩm cổ điển vì những tác phẩm này ra đời trước Marx tất nhiên sẽ có quan điểm khác với Marx. Và khác với Trương Tửu, ông cho rằng Nguyễn Du cũng chống phong kiến.

Mở đầu  Nội Dung Xã Hội "Truyện Kiều" , ông viết: Tính chất, tác dụng chống phong kiến là giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. Nhưng tính chất và tác dụng đó bắt nguồn từ đâu, thực hiện lập trường nào và đạt được mức độ nào? Giải quyết vấn đề này là quy định thái độ thông cảm, nhận định phần đóng góp thực sự của thơ Nguyễn Du trong công cuộc đấu tranh của chúng ta bây giờ. Tính chất và tác dụng chống phong kiến căn cứ vào nội dung xã hội được diễn tả. Nội dung xã hội không phải chỉ là những sự việc được kể, nhưng là nội dung mâu thuẫn, ý nghĩa của những sự việc ấy đối với cuộc đấu tranh giai cấp đương thời, ý nghĩa đó thể hiện trong cách trình bày của tác giả, trong nghệ thuật văn chương.Và ông kết luận về truyện KIều:

Về phần lý luận, Truyện Kiều biện hộ chế độ thống trị, nhưng trong cảm hứng thi văn, Nguyễn Du lại chuyển sang phe nhân dân, phản ứng thực tế xã hội đương thời với những nét thối nát và những lực lượng tiến bộ của nó, đề cao những giá trị nhân đạo chân chính: tự do, công lý, chính nghĩa. Mà vì Truyện Kiều là một trước tác văn nghệ, không phải là một cuốn sách lý luận, phần tiến bộ phải được coi là phần chủ yếu, vì chính đấy là phần có giá trị thi văn, phần mà chúng ta thông cảm và thưởng thức.

 4. Ông có tinh thần bất khuất, tranh đấu cho tự do, dân chủ

Trong phong trào  Nhân Văn Giai Phẩm, ông cùng các văn nghệ sĩ và trí thức yêu nước đã lên tiếng chỉ trích chủ nghĩa cộng sản qua hai bài báo đăng trong NHân Văn Giai Phẩm.Nỗ lực phát triển tự do đăng ở Nhân Văn số 3 ngày 15-10-1956 , và bài Nội Dung Xã Hội và Hình Thức Tự Do, đăng trong Giai Phẩm Mùa Đông tập 1, năm 1956 là hai bài báo có giá trị nhất của ông và của trí thức Việt Nam trong trận chiến cho tự do, dân chủ. Trong hai bài này, ông đã phê phán đảng cộng sai lầm trong cải cách ruộng đất, đòi hỏi cộng sản Việt Nam phải thực thi dân chủ.

Trước tiên, ông cho rằng cộng sản đã bóp chẹt tự do của nhân dân Việt Nam. Tiếp theo, ông chứng minh rằng cộng sản đã có những sai lầm, và đã vi phạm quyền tự do của nhân dân. Cũng như Nguyễn Mạnh Tường, ông phê phán đường lối độc tài và tàn ác của cộng sản trong Cải cách ruộng đất, và chỉnh đốn đảng. Cải cách ruộng đất là một cách cướp tài sản dân chúng và khủng bố dân chúng. Còn Chỉnh đốn đảng là một cách loại bỏ các viên chức, đảng viên, cán bộ thuộc giai cấp không phải là vô sản, mà lại được xếp vào hạng kẻ thù của nhân dân như con cái quan lại, tư sản, địa chủ. . .

Họ đưa những nông dân thất học lên nắm quyền theo chủ trương vô sản chuyên chính.Họ bắt giam, giết, và cách chức hàng loạt các cán bộ, sĩ quan theo họ, và bảo là cơ sở bị địch lồng vào phá hoại. Trong bài này, ông đã nhấn mạnh 'những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hóa' Ông cho rằng trong những việc trên, đảng đã gây ra 'một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hóa' là do những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông quan liêu, những ông Sĩ diện, những Ông Bè phái... Và ông nói rằng mọi sự trở nên tồi tệ vì ta thiếu tập quán tự do, việc phê bình công khai. . .(Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, 289- 290).
Kết thúc bài này, Trần Đức Thảo đã mượn lời Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ các lãnh đạo cộng sản Việt Nam: Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân. Đảng không có quyền xưng vương, xưng bá trên đầu nhân dân.

5. Sau 1975, ông chỉ trích chủ nghĩa Marx

Tác phẩm cuối cùng của Trần Đức Thảo là quyển "Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người (Le Problème de l'homme et l'antihumanisme théorique) xuất bản lần đầu năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 174 trang, có viết thêm và được tác giả dịch ra tiếng Pháp. Nhà xuất bản giới thiệu là tác phẩm ra đời do đại hội 6 (1986) của đảng cộng sản Việt Nam. Mở đầu, theo truyền thống và nghi lễ cộng sản, ông dựa vào diễn văn của Gorbachev đọc tại hội nghị trung ương đảng Cộng sản ngày 28-2-1988 về vấn đề ''chống tha hóa giải phóng con người'' để viết tác phẩm này. Trước đây Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản tha hóa con người, nay Trần Đức Thảo lại thêm vào một loại tha hóa thứ hai là '' sự tha hóa sinh ra trong xã hội XHCN từ những năm 1930, do cơ chế hành chánh mệnh lệnh, tệ sùng bái cá nhân, chủ nghĩa quan liêu, giáo điều. Sự tha hóa này được giải quyết trong quá trình đổi mới, cải tổ có tính cách mạng đương tiến hành từ 3 năm nay ''(tr.23).

Trần Đức Thảo định nghĩa '' sự tha hóa của con người'' nghĩa là sự phủ định con người tức là con người bị đặt trong tình trạng bất nhân '' (tr.25).Trần Đức Thảo cho rằng Althusser và Mao Trạch Đông kết hợp với nhau tạo thành phái ''lý luận không có con người.'' (TDT,33). Althusser lập nên phái lý luân không con người vì ông theo Marx. Althusser dẫn lời Marx:-Phương pháp phân tích của tôi không phát xuất từ con người mà từ giai cấp xã hội trước mắt về phương diện kinh tế . Tư bản I, 3 (52) -xã hội không phải do những cá nhân hợp thành'' Marx,Grundrisse, tr. 176 (TDT,49). Trần Đức Thảo cho rằng Althusser là trích dẫn thiếu vì đoạn dưới Marx có câu: xã hội là biểu hiệu sự tổng hợp sự liên hệ, quan hệ trong ấy những cá nhân đứng người nọ đối với người kia'' (62) Và Trần Đức Thảo phê bình Althusser đã vận dụng quan điểm giai cấp một cách máy móc [..]. không hiểu hệ thống giai cấp xuất phát từ đâu (50).Dù bênh Marx, Trần Đức Thảo đưa ra những sai lầm trầm trọng của cộng sản hiện đại.  Cộng sản coi một số người là kẻ thù giai cấp, coi họ không còn là con người.Ông phê phán quan điểm giai cấp của cộng sản là lối lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân.

II. KHUYẾT ĐIỂM CỦA TRẦN ĐỨC THẢO

1. Triết Lý Đã Đi Đến Đâu?

 Ở Việt Nam lần đầu tiên người ta được đọc tác phẩm bằng tiếng Việt của một triết gia  Việt Nam lừng danh thế giới đó là  quyển Triết Lý Đã Đi Đến Đâu? Où en Est-On Aujourd'hui avec la Philosophie?. Paris: Minh Tân, 1950.  Thật đáng buồn! Về hình thức, quyển sách  của một triết gia lừng danh quốc tế mà chỉ độ chục trang mỏng manh ! Nội dung chỉ nói nhăng nói cuội chẳng ra đâu vảo đâu!  Nhiều người im lặng không phát biểu vì thấy cái danh ông to quá!Hình thức như thế, nội dung như thế thật là đáng buồn nôn!  Một vấn đề to tát như vậy mà viết như vậy ư? Thật là hòn núi sinh con chuột nhắt

2.Hiện Tượng Luận

Trong phần nghiên cứu thứ hai của tác phẩm Recherches sur l'origine du langage et de la conscience, dưới nhan đề: ngôn ngữ hỗn tạp (Le langage syncrétique), Trần Đức Thảo mở đầu từ một khái niệm của Jakobson: "Ý nghĩa của một tín hiệu là một tín hiệu khác, nhờ đó tín hiệu mới được thông diễn" và phê phán: Nếu tất cả ý nghĩa của những tín hiệu là đi từ tín hiệu này qua tín hiệu khác, chứ không bao giờ liên hệ trực tiếp với sự vật thì như vậy, một cách thực tiễn, chúng ta bị vây kín trong thế giới những tín hiệu và không thể thấy được sự vật muốn nói gì. Đó là một sai lầm nghiêm trọng vì ngay trên bình diện phân tích những tín hiệu, không thể chối bỏ sự hiện hữu của một tín hiệu cơ bản, mà ý nghïa rõ ràng xác minh "một liên hệ trực tiếp giữa từ ngữ và sự vậ: đó là tác động của dấu chỉ (le geste de l'indication), ở đó chúng ta chỉ ngón tay trên chính sự vật.. . [1].

Hiện tượng học không nghiên cứu xa xôi mà nghiên cứu sự vật trước mặt như hiện tượng đứa bé giơ tay chỉ trỏ, hoặc kêu ‘’ma ma’’.Hiện tượng học nghiên cứu bề ngoài của sự vật, hoặc sự vật hiện ra trong kinh nghiệm của chúng ta, hoặc theo cách thức mà mình kinh nghiệm. Hiện tượng học nghiên cứu những kinh nghiệm có ý thức như là kinh nghiêm của chủ thể hay quan điểm của người đầu tiên . Hiện tượng học khác biệt hoặc liên hệ tới nhiều lãnh vực triết học khác như bản thể học, nhận thức học, luận lý học và đạo đức học (Literally, phenomenology is the study of "phenomena": appearances of things, or things as they appear in our experience, or the ways we experience things, thus the meanings things have in our experience. Phenomenology studies conscious experience as experienced from the subjective or first person point of view. This field of philosophy is then to be distinguished from, and related to, the other main fields of philosophy: ontology (the study of being or what is), epistemology (the study of knowledge), logic (the study of valid reasoning), ethics (the study of right and wrong action)

 Trần Đức Thảo đã nghiên cứu hiện tượng, ý thức, ngôn ngữ, cử chỉ của người vượn, trẻ sơ sinh, tại sao ông không thấy những hiện tượng, ngôn ngữ và hành động biểu thị ý thức gì trong chủ nghĩa Marx và tìm một giải thích cho ông và cho nhân loại? Những từ ngữ ‘’Đấu tranh giai cấp’’,‘’ vô sản chuyên chính’’,‘’đấu tố’’; '' trí thức không bằng cục phân'' ', ''giết lầm hơn bỏ sót'', ' trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ'' ; hiện tượng Liên Xô chiếm đất Trung Quốc, Trung Quốc chiếm đất Việt Nam; hiện tượng Stalin giết Trostky và nhóm đệ tứ quốc tế, hiện tượng Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, các đảng viên và nhân dân trong cách mạng văn hóa; hiện tượng Hồ Chí Minh tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân Đảng, giết Hùynh giáo chủ , Lý Đông A và các văn nhân thi sĩ khác mang ý nghĩa gì trong lịch sử và triết học? Có lẽ ông không quên khoảng 1950 ông là đảng viên cộng sản Pháp và bị đảng cộng sản Pháp thanh trừng làm cho ông sợ hãi?

Và ông khi về Việt Nam, người ta có trao cho ông chức vụ gì quan trọng trong đảng không? Có lẽ ông chỉ là đứa con nuôi hay kẻ nô lệ, hay văn nô của chế độ, và được khoác chiếc áo giáo sư , hay người dịch thuật mà thôi. Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu coi họ là Marxist chính tông, còn ông chỉ là kẻ tà giáo dù họ và ông thờ một giáo chủ. Họ xem ông chẳng biết gì về Marx và không đóng góp, và hành động cụ thể như họ. Người ta phỉnh nịnh ông, lợi dụng ông, nhưng trong lòng, họ khinh bỉ ông, một cục phân tanh hôi! Ông yên lặng thì người ta để yên. Ông chống đối là cả một thế lực tàn bạo sẵn sàng chụp xuống ông những cơn sấm sét. Vì vậy mà sau 1956, ông bị Cộng sản Việt Nam giam hãm.Ông có thấy đó là những hành động, là những hiện tượng đặc thù trong xã hội cộng sản đã ăn sâu trong đời ông và một nửa nhân loại? Những hiện tượng đó không riệng lẻ mà mang tính toàn cầu, tạo thành một đặc thù phổ quát trong thế giới cộng sản là tệ sùng bái cá nhận, độc tài, tham ô, cửa quyền, mất dân chủ, nhất là tội diệt chủng. Tại sao ông không thấy tai hại của chủ nghĩa Marx trong triết học và thực tế xã hội và chính trị? Tại sao ông vẫn ôm ấp cái xác tan vữa của Marx mà không vứt bỏ nó đi? Ông là kẻ ''cuồng chữ'' hay là một kẻ cuồng tín? Hay là một kẻ dở hơi?


3. Đấu tranh giai cấp 

Trong các tác phẩm , ông thường tô đậm "đấu tranh giai cấp". .Đó là dấu ấn của ông, căn cuớc của ông, kinh nhật tụng của ông cũng như bao đảng viên cộng sản khác. Trong khi nghiên cứu Truyện Kiều, Trần Đức Thảo đã đứng trên quan điểm đấu tranh giai cấp. Trong "Vấn Đề Con Người và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người , là tác phẩm mới nhất của ông, ông viết:":Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản (122).

Trong Chủ Nghïa Hiện Sinh và Duy Vật Biện Chứng Pháp, ông ca tụng vai trò của vô sản trong cuộc đấu tranh giai cấp: Điều đáng để ý nữa là nhận định rằng các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học chưa bao giờ trông cậy vào loại luận cứ lý thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản. Người ta có thể nói rằng thế giới tư sản là một thế giới tha hoá, rằng ở đó cả nhà tư sản lẫn người vô sản đều bị huyễn hoặc, lừa phỉnh. Thứ luận cứ này chỉ có thể mang tới một sự dấn thân cửa miệng, và kinh nghiệm cho ta thấy với một sự đều đặn đáng kể, rằng nó cũng sẽ chỉ dẫn đến sự phản bội lúc phải hành động quyết liệt. Một giá trị chỉ được đảm nhận thực hiệu nếu nó nảy ra từ hoàn cảnh thực hiệu. Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường, không phải nhờ những cuộc đàm luận trí thức, mà qua một sự kiện khách quan thiết yếu cho sự tiến hoá của xã hội tư bản : sự vô sản hoá các giai tầng trung lưu. (Phạm Trọng Luật dịch)<http://www.viet-studies.org/TDThao>.

Trần Đức Thảo có bốn sai lầm trong đoạn văn trên.

(1).Sai lầm thứ nhất là ông cho rằng  giai cấp vô sản được tăng cường..Theo Marx sau khi vô sản đứng lên diệt tư sản  mọi người bình đẳng, thế giới không còn giai cấp thì sao ông lại bảo giai cấp vô sản được tăng cường? 
Thực tế, giai cấp vô sản không được tăng cường. Sau khi nắm quyền, đảng cộng sản trở thành giai cấp đặc quyền, đặc lợi, giai cấp mới mà người ta gọi là tư sản đỏ. Giai cấp vô sản không còn được Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân , Hồ Cẩm Đào nhắc nhở. Đảng Cộng sản Trung Quốc nay không còn là đảng vô sản, đảng công nông mà nay giai cấp tư sản trở thành trụ cột của đảng. Và trong trung ương đảng đã có vài trăm triệu phú, tỷ phú,  trong bộ chính trị quá bán là tư sản đỏ, đâu còn chỗ ngồi cho vô sản mà ông bảo là phát triển, là tăng cường?

 (2). Sai lầm thứ hai là khi ông viết Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường,...qua một sự kiện khách quan thiết yếu cho sự tiến hoá của xã hội tư bản
Câu nói của ông mơ hồ.  Theo Marx, xã hội loài người nhất định sẽ tiến lên theo 5 giai đoạn lịch sử, sau giai đoạn lịch sử phát triển thành  phong kiến, sẽ tiến lên tư bản chủ nghĩa , rồi giai đoạn sau cùng là cộng sản chủ nghĩa. Phát triển cộng sản chủ nghĩa là quy luật tất yếu của lịch sử. Đó là quy luật của duy vật lịch sử , là sự kiện khách quan thiết yếu . Suy nghĩ như vậy cho nên Marx và  một số  nhà văn mơ mộng viễn vông cho rằng sau khi cướp chính quyền, cướp tài sản nhân dân, bỏ tù bọn tư sản thì xã hội tự nhiên biến thành xã hội tự do tuyệt đối, không còn vua chúa, không  còn chủ nô, không còn người bị trị, người cai trị, nghĩa là vô chính phủ.

Điều này hoàn toàn sai lầm vì khi cộng sản cướp chính quyền , bộ máy nhá nước vẫn tồn tại, vẫn có anh lính gác cửa, anh cần vụ, vẫn có quan dân với bao cách biệt. Hơn nữa bộ máy nhà nước được tăng cường với  lực lượng quân đội và công an lớn gấp mấy lần thời Nga hoàng, thời Mãn Thanh và thời thực dân Pháp. ( Xem Trần Độ). Như vậy là lực lượng cộng sản được tăng cường chứ không phải vô sản  được tăng cường. Nên phân biệt cộng sản với vô sản. Cộng sản là bọn gian manh tàn ác, khi chưa nắm chính quyền thì họ lơi dụng danh nghĩa vô sản, nhưng khi thắng lợi, họ trở thành giai cấp mới,  ngồi trên đầu trên cổ nhân dân, còn vô sản trước sau vẫn là người lao động cùng khổ, bị bòc lột thậm tệ hơn thời quân chủ và thực dân.

Trần Đức Thảo cũng cho rằng theo quy luật khách quan của duy vật lịch sử mà cho rằng giai cấp vô sản sẽ tăng cường là do sự vô sản hoá các giai tầng trung lưu. Ông cũng như Marx luôn khoe khoang chủ nghĩa Marx, triết lý Marx là khách quan, khoa học, Cuộc cách mạng vô sản, sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản là sự kiện khách quan thiết yếu. Nếu quả thật  đó là sự kiện khách quan thiết yếu nghĩa là tự nhiên biến hóa như nước đến một trăm độ là sôi,  thì cách mạng cộng sản không cần không phải đấu tranh, không cần phải tuyên truyền, không cần phải cướp chính quyền, không cần chiến tranh, không cần baọ động... Nếu theo ý nghĩa này thì trái với thuyết đấu tranh giai cấp của Marx, vì đằng khác Marx cũng nói cách mạng vô sản là dùng bạo lực trên khắp thế giới. Marx mâu thuẫn và Trần Đức Thảo cũng vậy.

Cái duy vật lịch sử của Marx và Trần Đức Thảo hoàn toàn sai. Sai ở hai điểm.
(1). Trên cơ sở duy vật biện chứng Marx cũng theo Hegel là thầy ông và các triết gia thượng cổ như Đức Phật, Lão Tử, Khổng Tử mà cho rằng vạn vật biến chuyển không ngừng, cái sau thay thế cái trước, thế mà Marx, Engels lại bảo sau cộng sản thì thế giới đứng yên, không thay đổi gì nữa.. Như vậy rõ là các tổ sư cộng sản tự mâu thuẫn, trước sau không giống nhau.

(2). Thực tế cho thấy từ  năm 1999, cộng sản Liên Xô, Đông Âu tan rã, trở lại chủ nghĩa tư bản, và Trung Quốc cũng theo tư bản chủ nghĩa mà buôn bán với tư bản, và dẹp bỏ  kinh tế chỉ huy.mặc dù họ vẫn để yên các xác thối của Mao Trạch Đông và mang lá cờ máu búa liềm.


(3). Ông còn mơ hồ khi cho rằng giai cấp vô sản được tăng cường do sự vô sản hóa của giai cấp trung lưu.  Ông cũng như Marx dùng chữ  rất lung tung. Có lúc thì vô sản là công nhân có tay nghề cao trong các hãng xưởng tư bản. Lúc thì gọi vô sản là dân nghèo. Và họ còn gọi  vô sản là cộng sản.  Trong Tuyên Ngôn công sản, Marx cho rằng vì tư bản bóc lột cho nên các cấp trung lưu trở thành nghèo đói mà gia nhập vào hàng ngũ vô sản. Như vậy giai cấp trung lưu là đồng minh của vô sản, thế mà Marx lại bảo giai cấp trung lưu là lưng chừng,. có thể là phản động. Marx nói giai cấp trung lưu gia nhập hàng ngũ vô sản là khi tư bản mạnh, còn khị cộng sản đã giết giai cấp tư sản thì giai cấp trung lưu như văn nghệ sĩ, tu sĩ. nông dân, buôn thúng bán mệt,  thợ thủ công... đều bị cộng sản coi là tiểu tư sản, tư sản, phong kiến, phản động., dịa chủ ... là kẻ thù của cộng sản.  Nếu khi cộng sản thành công như khi ông về hầu hạ Hồ Chí Minh  mà ông bảo giai cấp vô sản được tăng cường là do giai cấp trung lưu phát triển mà thành thì chắc chắn ông sẽ bị cộng sản  chỉ trích kịch liệt, cho ông là một kẻ ngu muội, điên khùng vì họ phải tranh đấu, phải tốn xương máu mới thành công chứ đâu có  phải do trên trời rơi xuống, đậu có do giai cấp trung lưu phát triển mà thành!

 Trong cuộc cách mạng vô sản, trong thế giới cộng sản, đảng viên cộng sản trở thành giai cấp mới, giai cấp tư sản đỏ, còn giai cấp vô sản ngày càng nghèo càng tăng cường nhân số vì họ thất nghiệp phải đi làm nô lệ khắp nơi trên thế giới, họ bị cướp nhà cướp đất. Trong ý nghĩa này thì mới nói rằng giai cấp vô sản được tăng cường, từ 20% dân số nghèo nay tăng lên 80% dân số nghèo, từ mang áo vá nay đóng khố hay ở truồng. Đó là sự phát triển trong xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo  của đảng cộng sản phản quốc hại dân!


(4).Trần Đức Thảo tự hào về chủ nghĩa Mar "chưa bao giờ trông cậy vào loại luận cứ lý thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản ". Ông là một thạc sĩ triết học, một triết gia Marxist mà ăn nói thua cả một anh nông dân vừa được nghe giảng một, hai lớp về triết học Marx.  Một sự kiện mà ai cũng biết Marx nổi danh về triết thuyết cộng sản của ông. Trong các tác phẩm của ông, kể cả Tư Bản Luận và Tuyên Ngôn của đảng Cộng sản, Marx mạ lị các triết gia cổ kim, ông vỗ ngực cho rằng thuyết của ông là khách quan khoa học, còn ra là chủ nghĩa xã hội phong kiến, chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội tư sản, chủ nghĩa xã hội phản động. Cộng sản xưng là duy vật nhưng thực tế rất chú trọng tư tưởng,  lý luận. Trong thế giới cộng sản việc tuyên truyền chủ nghĩa Marx, việc nhồi sọ, việc tẩy nảo là cần thiết, thế mà Trần Đức Thảo lại bảo rằng không cần tranh luận, không cậy vào lý thuyết nào! Ai bước vào thế giới cộng sản phải bước vào khóa Macxit Lenin nit, thế mà Trần Đức Thảo lại bảo cộng sản không trông cậy vào loại luận cứ lý thuyết để mộ quân cho chính nghĩa của giai cấp vô sản " . Ông học giỏi nhưng đa thư loạn tâm. Ông mà tự hào vô lối như thế chẳng trách các ông chưa học hết lớp ba trường làng mà đã vỗ ngực xưng là trí tuệ đỉnh cao loài người. Ở điểm này, Trần Đức Thảo mang hai tội: tôi  kiêu mạn và tội nói dối hoặc u mê.

Sau 1975, Trần Đức Thảo vẫn cho quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. Đó là một điều chắc chắn cho ta thấy Trần Đức Thảo vẫn mê muội, luôn luôn mê muội. Chính ông đã nếm mùi vị của đấu tranh giai cấp mà ông vẫn cứ ca tụng nó! Không biết cái tài hoa, thông minh của ông để đâu!Cái thạc sĩ triết học, cái danh triết gia của ông đi đâu mất rồi?

Marx là một kẻ gian dối. Trong thời ông, tư bản chưa hình thành ngoại trừ nước Anh đang phát triển kỹ nghệ. Giai cấp tư bản chưa xuất hiện, kỹ nghệ chưa ra đời, công nhân theo nghĩa của Marx phải là thợ thuyền trong các hãng xưởng tư bản cũng rất non nớt. Tai Việt Nam, trước 1945, thợ thuyền chỉ chiếm khoảng 150,000 người so với dân chúng 20 triệu . Trong tình hình đó làm sao có mâu thuẫn tư bản vô sản? Hơn nữa trong lịch sử có nhiều cuộc đấu tranh chứ không phải giai câp đấu tranh.  Đức đánh Nga, Pháp, Mỹ cũng chỉ là hai phe tư bản đánh nhau chứ không phải tư bản đánh vô sản. Thời Trung Cổ, chiến tranh tôn giáo cũng không phải đấu tranh giai cấp. Nga Hoa đánh nhau, là hai anh cộng sản đánh nhau, Việt Khmer, Việt Hoa giết nhau là các ông cộng sản giết nhau, không phải đấu tranh giai cấp...Stalin giết Trotsky, Mao giết Lưu Thiếu Kỳ không phải đấu tranh giai cấp. Hai anh em trong truyện cậy khế đấu tranh là do lòng tham chứ không phải đấu tranh giai cấp. Trước và sau đệ nhị thế chiến, giai cấp công nhân Âu Mỹ không theo cộng sản, còn cộng sản thành công tại Á châu là do tinh thần quốc gia chứ không phải tinh thần vô sản. Cộng sản Á châu đã lợi dụng chiêu bài giải phóng dân tộc để chiến thắng.

Chính Trần Đức Thảo tự mâu thuẫn. Ông dựa vào Marx, dựa vào đấu tranh giai cấp nhưng ông cũng nhận thấy chủ nghĩa Marx vô nhân đạo. Thật vậy cộng sản vô nhân đạo, giết người cướp của và che đậy bằng đấu tranh giai cấp, giải phóng giai cấp, xây dựng xã hội công bằng ấm no, nhưng sự thật, cộng sản là chủ nghĩa bóc lột và cướp của giết người. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông , Hồ Chí Minh dùng đấu tranh giai cấp để cướp tài sản nhân dân, bắt nhân dân làm nô lệ trong các công trường nông trường. Trí thức có tội gì? Ai là địa chủ bóc lột? Cuộc CCRD ở Trung Quốc, Việt Nam cho thấy nông dân nghèo đã bị giết, bị giam với tội danh địa chủ, phú nông.

Trần Đức Thảo đã thấy cái dã man, tàn ác và phi lý trong  đấu tranh giai cấp .Dù bênh Marx, Trần Đức Thảo đưa ra những sai lầm trầm trọng của cộng sản hiện đại.

  1. Cộng sản coi một số người là kẻ thù giai cấp, coi họ không còn là con người.Ông phê phán quan điểm giai cấp của cộng sản là lối lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân:Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. Nhưng nếu tuyệt đối hóa quan điểm giai cấp, tựa hồ như ngoài giai cấp thì không còn gì nữa, tức là phủ định con người theo nghĩa chung của loài, phủ định con ngừơi nói chung (122).

Ông cho rằng chỉ có lối lý luận ''có con người'' hay chủ nghĩa nhân đạo mới giải phóng con người. Ông viết:Trong tình cảnh như thế thì chỉ có danh nghĩa con người, là có thể bảo đảm cho người bị quy oan một chỗ đứng tối thiểu để tự thanh minh. Bất cứ người nào cũng là một con người. Và không ai có thể tước đoạt cái định nghĩa ấy của bất kỳ ai (122)

2.Trong chế độ cộng sản, chữ ''giai cấp'' hay ''kẻ thù của giai cấp'' được dùng tùy tiện. Cộng sản lợi dụng từ '' giai cấp'' và dùng các danh từ '' phản động'', ''kẻ thù giai cấp'' để chụp mũ những ai mà họ không ưa thích, ngay cả đồng chí họ. Stalin giết Trotsky, Mao giết Lâm Bưu, Lưu Thiếu Kỳ, bỏ tù Đặng Tiểu Bình và gán cho họ tội đi theo tư bản chủ nghĩa, là kẻ thù của giai cấp. Trần Đức Thảo đã đưa ra một thí dụ:Ví dụ trong một cơ quan, một cán bô không đồng ý với thủ trưởng, và do một số điều kiện hay sự kiện nào đãy thì sự bất đồng phát triển thành mâu thuẫn nghiêm trọng, đối kháng gay gắt. Thế là thủ trưởng nói:'' Anh không nghe tôi, tức là anh không chịu quyền lãnh đạo của đảng. Tức là anh không cộng nhận quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. Như thế là anh chống nhân dân [..]. Anh chống nhân dân, tức là anh là kẻ thù của nhân dân (123).

Trần Đức Thảo  thông minh nhưng ông cũng như Nguyễn Mạnh Tường,  Dương Bạch Mai, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Văn Trấn, Lê Văn Hảo, Nguyễn Văn Hảo , Trương Như Tảng,  đã bị cộng sản lợi dụng rồi bị đuổi, bị đày đọa mà chết hay phải trốn chạy.  Nếu ông ở lại Pháp, đừng theo cộng sản, thì tài năng triết học của ông phát triển. Nhưng ông đã mê cái mùi mắm tôm của Marx cho nên ông phải theo Marx, theo Việt cộng để rồi nhận lấy quả báo thảm thương do sai lầm của ông dù ông là một trí thức thượng đẳng!  Về Việt Nam, ông chỉ là một ông giáo nghèo, một tên thư ký,làm việc dịch thuật cho Hồ CHí Minh, Trường Chinh.

Tại sao sống với cộng sản đã tuột xuống hạng cầm thú mà ông  vẫn căm thù tư bản, cho rằng thế giới tư sản là một thế giới tha hoá. Và lúc đó ông vẫn giữ nguyên giọng điệu Marx , Lenin, Stalin thời trước, và   giống giọng điệu Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng  sau này cho rằng tư bản dẫy chết, giai cấp vô sản sẽ đào mồ chôn tư bản, vô sản trên toàn thế giới sẽ đại thắng, kinh tế tư bản khủng hoảng, công nhân tư bản  thất nghiệp ,đói khổ, hàng vạn công ty, xí nghiệp phá sản trong khi bên xã hội chủ nghĩa kinh tế phát triển, dân chúng ấm no,. hạnh phúc. Ông viết:" Giai cấp vô sản sẽ được tăng cường, ..qua một sự kiện khách quan thiết yếu ....

Người ta là lãnh tụ, là tổng bí thư phải lớn lối để lừa bịp, còn ông có gì mà phải lên gân. Sư  hồ hởi phấn khởi của ông chỉ cho người ta thấy  ông  u mê hoậc ninh hót. .Là một triết gia thượng thặng thế mà tư tưởng của ông thua xa bà bán cá ở chợ Đông Ba, bà bán rau ở chợ Cầu Muối, thua Dương Thu Hương, thua Trần Mạnh Hảo, thua Trần Độ, thua Nguyễn Kiến Giang. Lẽ dĩ nhiên thua xa hoà thượng Thích Huyền Quang, hoà thượng Quảng Độ, thượng tọa Thích Thiện Minh, hội trưởng Lê Quang Liêm, linh mục Nguyễn Văn Lý. linh mục Phan Văn Lợi, luật sư Cù Huy Hà Vũ, nhạc sĩ Việt Khang, sinh viên Lê Phương Uyên và bao nhiều người yêu nước ở Việt Nam....



Cùng lúc này, ông tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, và bị sa thải năm 1958, và bị lao động cải tạo cho đến 1960. Sau đó ông bị tuyệt thông như bao văn nghệ sĩ trong Nhân Văn Giai Phẩm. Con ông chết, vợ ông ôm cầm sang thuyền khác. Ông rất tây, xách va li cho vợ đưa vợ về nhà viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. Chuyện vợ chồng bỏ nhau là chuyện thường thế gian, nhưng trong xã hội cộng sản, mang một ý nghĩa khác. Muốn tồn tại, con phải đấu cha, vợ phải tố chồng, hoặc bỏ chồng, bỏ người yêu.  Phải làm như vậy mới chứng tỏ mình trung thành với cộng sản, đã dưt khoát tư tưởng, quyết tâm đứng về phía cộng sản chống lại kẻ thù dù kẻ thù đó là cha me, anh em, vợ chồng hay người yêu! Có đoạn tuyệt với phản động, chấm dứt liên hệ với kẻ thù của nhân dân thì mới được cộng sản để cho sống. Sau 1954, tại Việt Nam xuất hiện tình trạng này nhiều lắm. mà cụ thể là bà Trần Đức Thảo bỏ chồng, Xuân Diệu tố cha mẹ, Trường Chinh giết cha mẹ...Hàng ngàn, hàng vạn trường hợp chứ không phải riêng vợ Trần Đức Thảo và Xuân Diệu...

Trong khoảng 1965 đến 1987, ông không viết tác phẩm nào. Vai trò của ông suy giảm, ông chỉ viết được quyển Tìm Hiểu Nguồn Gốc Ngôn Ngữ và Ý Thức (Investigation into the Origin of Language and Consciousness), quyển này ra đời năm 1973 tại Pháp, viết về chủ nghĩa Marx và ý thức. Trong khoảng 1980, Việt Nam muốn lấy lòng Pháp để xin tiền, họ cho ông trở lại Pháp để chữa bệnh. Tại đây, ông gặp lại nhiều bạn cũ. Nhưng gặp mặt ai, ông cũng được công an cầm súng canh gác! Ông đã nói và trả lời như thế nào? Trả lời theo các câu văn cộng sản viết sẵn cho ông hay ông được tự do phát biểu?  Tôi nghĩ rằng lúc này ông đã lẩm cẩm, ông lạc lối mất rồi vì hơn mấy chục năm ông đã  đoạn tuyệt với xã hội Tây phương, với xã hội loài người.. Bọn trí thức Pháp thấy Việt cộng canh gác ông chặt chẽ, và thấy ông dở hơi nên chán nản bỏ về! Ông mất tại Paris ngày 24 tháng 4 năm 1993 , hỏa thiêu tại nghĩa trang Père-Lachaise . .Tro cốt ông được đưa về Việt Nam. Phùng Quán viết:

Về đến Hà Nội, vì không gia đình vợ con và không có cơ quan nào và trường đại học nào trước đây triết gia đã từng công tác và giảng dạy nhận về để thờ hoặc quản, nên triết gia phải tạm trú dưới cái gầm cầu thang của nhà tang lễ thành phố 125 phố Phùng Hưng, Hà Nội.[2]

Nguyễn Bân viết: Tới khi người lữ hành vất vả đã đi trọn con đường của mình, lọ tro hài cốt từ bên Pháp gửi về được quản ở nhà tang lễ 125 Phùng Hưng, người vợ cũ chẳng hiểu sao bỗng nhớ tới tình xưa nghĩa cũ, khăng khăng kiến nghị đòi đưa lọ tro vào nghĩa trang Mai Dịch, chẳng hiểu do động lòng thương xót hay muốn nhân đó phủ thêm chút hào quang lên nhân cách của mình. Nhưng cái lý do đó có thể tồn tại. Muốn vào Mai Dịch, phải có Huân chương Độc lập hạng Nhất hoặc cao hơn hoặc theo tiêu chuẩn khác, Tang chế chí đã ghi rõ, trong khi đó người lữ hành vất vả chỉ được huân chương độc lập Hạng Ba. Dùng dằng hơn bốn mươi ngày lưu lại ở 125 Phùng Hưng cuối cùng lọ tro đành đưa ra khu A nghĩa trang Văn Điển.![3]

Khi ông sống, người ta đầy đọa ông. Sau khi ông chết 7 năm, năm 2000, người ta trao giải thưởng cho ông. Đúng là: Khi sống thì chẳng cho ăn/ Đến khi chết mới làm văn tế ruồi! .
Đó là một mai mỉa cho đảng cộng sản, và cũng là một mai mỉa cho ông, một trí thức tài ba chạy theo cộng sản. Con người học giỏi, lừng danh quốc tế thế mà bó thân về với cộng sản phản quốc hại dân.

Thân ông khổ đến thế tại sao ông vẫn tôn thờ Marx, vẫn dựa vào đấu tranh giai cấp? Tại sao ông không thấy cái tai hại của đấu tranh giai cấp và vô sản chuyên chính ? Ông là một anh cuồng chữ hay một người dở hơi? Tôi nghĩ rằng sau 1967, ông phải quăng bàn thờ Marx ra đường, đốt hàng ngàn trang bản thảo của ông, rồi kết thúc cuộc đời như  Tam Ich, Phạm Thiều, hoặc là ông ẩn dật cam phận sống thừa, hoặc vào chùa  để nghĩ đến những ngày tháng sôi nổi chạy theo Marx và cộng sản Việt Nam.  Sau 1952, ông về Việt Nam điếu đóm cho Hồ Chí Minh, Trường Chinh, sau  1985, ông chưa tỉnh ngộ lại còn xách cặp cho Nguyễn Văn Linh, cũng là một tên bán nước, ôm chân Trung Cộng. Say mê Marx nhưng có lúc ông cũng tỉnh giấc, can đảm tranh đấu cho tự do dân chủ. Tuy nhiên cái tiến bộ của ông chưa đúng mức, ông vẫn còn nhiều mê lầm.   Ông  làm hại thân ông, hơn nữa ông còn làm haị dân tộc này vì theo cộng sản là ông theo cái ác, tiếp tay cho bọn gian, tuyên truyền cho cho đạo tặc.
 Nào có ra gì thạc sĩ triết! 
Hay ho gì Marxit với hiện sinh! 
Ô hô Trần Đức Thảo!
Một kiếp điêu linh
Một đời  lầm lạc  
Một đời theo Marx!
_____

 CHÚ THÍCH

(1). Đặng Phùng Quân. Đọc lại Trần Đức Thảo. (Văn Học, 96, 98,th.4.6. 1994 CA ; Bên Kia Bờ Đại Dương Vol.5, N0 92 <http://www.%20sontrung.com;
(2).Phùng Quán.Hành trình cuối cùng của một triết gia.(Nhớ Phùng Quán, NXB Văn học – 2004).(Phạm Trọng Luật, Thư Mục Trần Đức Thảo,
http://www.viet-studies.info/TDThao/TranDucThao_HanhTrinh_PhungQuan.htm
(3).Nguyễn Bản. Trần Đức Thảo - Sự ngơ ngác của người lữ hành vất vả.. Văn Nghệ số 44 ngày 1.11.2003 < http://www.viet-studies.inf
ĐỀ TÀI LIÊN HỆ:
Bên Kia Bờ Đại Dương số 93, Aug 15, 2008
Sơn Trung Thư Trang .http://sontrung.blogspot.com/

TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 268

No comments: