Thursday, October 20, 2016

NHÂN QUYỀN- TIỂU TỬ - VIỆT NAM - HÒA HẢO

Wednesday, May 8, 2013

LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN


Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
kính chuyển
Thông cáo của Phóng Viên Không Biên Giới cực lực tố cáo và lên án Công an cộng sản

dùng bạo lực đánh đập dã man và bắt giữ, tra vấn trái phép những tác giả Nhựt Ký điện tử (blogueurs) trong các buổi thảo luận ngoài trời về Nhân Quyền tại nhiều thành phố ở Việt Nam trong ngày 5 tháng 5 năm 2013.

Genève ngày 8 tháng 5 năm 2013

--------------------------------------------------------------------------------
De: asie2@rsf.org [mailto:asie2@rsf.org] De la part de Benjamin Ismaïl

Envoyé : mercredi, 8. mai 2013 11:55

À: S. Asie

Objet : VIETNAM : Police use violence against bloggers at human rights picnics (ENG / FRA)

REPORTERS WITHOUT BORDERS / REPORTERS SANS FRONTIERES

PRESS RELEASE / COMMUNIQUÉ DE PRESSE

05.08.2013
ENG : http://en.rsf.org/vietnam-police-use-violence-against-08-05-2013,44586.html
FRA : http://fr.rsf.org/vietnam-violent-raid-policier-contre-des-08-05-2013,44585.html
Images intégrées 2


VIETNAM

Police use violence against bloggers at human rights picnics


Bloggers and netizens who took part in “picnics to discuss human rights” in public places in several Vietnamese cities on 5 May were violently attacked by police and many were briefly detained.


“We firmly condemn this deliberate police violence against news providers and we are very disturbed to see that such unacceptable violence seems to be the automatic and systematic response from the authorities to any attempt to use freedom of expression,” Reporters Without Borders said.


“The authorities should take firm and exemplary disciplinary measures against the police officers responsible for this violence.”


Organized via Facebook, the picnics were due to take place in Saigon, Hanoi, Nha Trang and other cities. In Nha Trang, the public security department quickly blocked access to the designated venue in a park. Barbed wire was deployed around the park and the police hit participants with sticks and steel bars.


The police were present in large numbers in Hanoi but did not prevent the participants from gathering beside Lake Hoan Kiem, in the city centre.


Pham Thanh Nghien, a blogger who has been under house arrest in Hai Phong since her release in September 2012, after four years in prison, tried to show her support for the movement by organizing a picnic in her garden with her mother.


But when she began reading the Universal Declaration of Human Rights out loud, she and her mother were attacked by the police officers responsible for keeping them under surveillance.
In Saigon, the bloggers Nguyen Sy Hoanh (“Hanh Nhan”) and Nguyen Hoang Vi were able to organize a gathering in a public park and distribute copies of the Universal Declaration of Human Rights in Vietnamese. They were allowed to talk in small groups for an hour until evicted by municipal employees in civilian dress on the pretext that the grass needed watering.

The municipal employees used force when they objected to being made to leave. Hoanh and Vi were badly beaten and arrested. The police held Vi at a police station until 3 a .m. on 6 May and confiscated her smartphone and tablet computer without issuing any receipt.
Police officers also beat Vi’s sister, Nguyen Thao Chi, and mother, Nguyen Thi Cuc, breaking three of Chi’s teeth and causing Cuc to lose consciousness. A policeman then stubbed a cigarette out on her forehead. The blogger Vo Quoc Anh was also arrested, questioned and beaten by the police.


Other bloggers such as Nguyen Ngoc Nhu Quynh (“Me Nam”) whose homes are closely watched were prevented from attending these gatherings. Their Internet and phone connections were disconnected in advance.
Image : danlambaovn.blogspot.fr
______________________________________
VIETNAM
Violent raid policier contre des blogueurs


Le 5 mai 2013, plusieurs blogueurs et net-citoyens, qui s’étaient donné rendez-vous dans plusieurs villes du pays pour un “pique-nique de discussion autour des droits de l’homme”, ont été violemment agressés par la police. Nombre d’entre eux ont été arrêtés avant d’être relâchés.


“Nous condamnons avec force les violences délibérées perpétrées par les forces de l’ordre contre ces acteurs de l’information. Nous sommes profondément inquiets de constater que ces violences inacceptables semblent être la réponse automatique et systématique des autorités à toute initiative en faveur de la liberté d’expression”, a déclaré Reporters sans frontières.


“Les autorités doivent prendre des mesures disciplinaires fermes et exemplaires à l’encontre des policiers responsables de ces violences”, a ajouté l’organisation.


Ces pique-niques, organisés grâce à Facebook, devaient se tenir dans plusieurs villes du pays, parmi lesquelles Saigon, Hanoï, et Nha Trang. A Nha Trang, la sécurité publique a rapidement bloqué les accès au lieu de rendez-vous. Des barbelés ont été installés autour du parc, et la police a frappé les participants à coups de barres de fer et de bâtons.


A Hanoï, les participants ont pu se réunir au bord du lac Hoàn Kiếm, au centre de la ville. Les forces de l’ordre, bien que massivement présentes, n’ont pas empêché la tenue du rassemblement. En revanche, la blogueuse Pham Thanh Nghien, assignée à résidence à Hai Phong depuis sa libération en septembre 2012 au terme de quatre années de prison, souhaitant s’associer symboliquement au mouvement, a organisé un pique-nique dans son jardin avec sa mère. Tandis qu’elle lisait à haute voix la Déclaration universelle des droits de l’homme, les deux femmes ont été violemment agressées par des policiers en charge de leur surveillance.


A Saigon, les blogueurs Nguyen Sy Hoanh (Hanh Nhan) et Nguyen Hoang Vi ont pu organiser un rassemblement dans un jardin public, et distribuer la version vietnamienne de la Déclaration universelle des droits de l’homme. Les échanges en petits groupes ont pu se dérouler durant une heure avant que les employés municipaux ne les chassent, sous prétexte d’arroser les pelouses. Face à leur refus de quitter les lieux, des agents en civil ont employé la force. Nguyen Sy Hoanh et Nguyen Hoang Vi ont été sévèrement battus, avant d’être arrêtés. Hoang Vi a été retenue au poste jusqu’à 3 heures du matin le 6 mai, et les agents ont confisqué son smartphone et sa tablette, sans établir de procès-verbal. Sa soeur, Nguyen Thao Chi, et sa mère, Nguyen Thi Cuc, ont également frappées par des policiers. Thao Chi a eu trois dents cassées et Thi Cuc a perdu connaissance suite à un coup. Un policier lui a par la suite écrasé une cigarette sur le front. Le blogueur Quoc Anh a également été arrêté, interrogé, et violemment frappé par les forces de sécurité.


Me Nam, ainsi que d’autres blogueurs, dont les domiciles sont étroitement surveillés, ont été empêchés de se rendre sur les lieux de rassemblement. Leurs connexions Internet et téléphonique ont été coupées avant la tenue de ces rassemblements.
Image : danlambaovn.blogspot.fr


Benjamin Ismaïl
Head of Asia-Pacific Desk
Reporters Without Borders
Paris - France


+33 1 44 83 84 70
Twitter: @RSFAsiaPacific, @RSF_Asia (中文)
Facebook : facebook.com/reporterssansfrontieres
Skype: rsfasia


Website: http://en.rsf.org/asia,2.html


******************************************

TIỂU TỬ * NỘI


 
nội


- Nội xuống kìa!
- Nội xuống! Ê! Nội xuống!
- Nội xuống!
Bầy con tôi reo mừng, chạy ùa ra ngõ. Ngoài đó, tiếng xích lô máy cũng vừa tắt.
Trong buồng, vợ tôi gom vội mấy giấy tờ hồ sơ nhét vào xắc tay, nhìn tôi, im lặng.Tôi hiểu: bà già xuống như vậy, làm sao giấu được chuyện tôi và hai đứa lớn sẽ vượt biên? Sáng sớm mai là đi rồi …
Tôi choàng tay ôm vai vợ tôi, siết nhẹ:
- Không sao đâu. Để anh lựa lúc nói chuyện đó với má.
Khi vợ chồng tôi bước ra hiên nhà thì bầy nhỏ cũng vừa vào tới sân. Đứa xách giỏ, đứa xách bao, đứa ôm gói, hí hửng vui mừng. Bởi vì mỗi lần bà nội chúng nó từ Gò Dầu xuống thăm đều có mang theo rất nhiều đồ ăn, bánh trái thịt thà… Những ngày sau đó, mâm cơm dưa muối thường ngày được thay thế bằng những món ăn do tay bà nội tụi nó nấu nướng nêm-nếm. Nhờ vậy, mấy bữa cơm có cái phong vị của ngày xưa thuở mà miền Nam chưa mất vào tay Việt Cộng… Mấy con tôi thường gọi đùa bà Nội bằng «trưởng ban hậu cần» hoặc chị «nuôi» và lâu lâu hay trông có bà nội xuống. Và lúc nào câu chào mừng của chúng nó cũng đều giống như nhau: «Nội mạnh hả Nội? Nội có đem gì xuống ăn không Nội?» Mới đầu, tôi nghe chướng tai, nhưng sống trong sự thiếu thốn triền miên của chế độ xã hội chủ nghĩa, lần hồi chính bản thân tôi cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn thôi!
Con gái út tôi, mười một tuổi, một tay xách giỏ trầu của bà nội, một tay cặp-kè với bà nó đi vào như hai người bạn. Bà nó cưng nó nhứt nhà. Lúc nào xuống, cũng ngủ chung với nó để nghe nó kể chuyện. Nó thích bà nội ở điều đó và thường nói: «Ở nhà này chỉ có nội là thích nghe em kể chuyện thôi!» Thật ra, nó có lối kể chuyện không đầu không đuôi làm mấy anh mấy chị nó bực. Trái lại, bà nó cho đó là một thi vị của tuổi thơ, nên hay biểu nó kể chuyện cho bà nghe, để lâu lâu bà cười chảy nước mắt.
Tôi hỏi má tôi:
- Sao bữa nay xuống trưa vậy nội?
Vợ chồng tôi hay gọi má tôi bằng «nội» như các con. Nói theo tụi nó, riết rồi quen miệng. Lâu lâu, chúng tôi cũng có gọi bằng «má» nhưng sao vẫn không nghe đầm-ấm nồng-nàn bằng tiếng «nội» của các con. Hồi cha tôi còn sống, tụi nhỏ còn gọi rõ ra «ông nội» hay «bà nội». Cha tôi mất đi, ít lâu sau, chúng nó chỉ còn dùng có tiếng «nội» ngắn gọn để gọi bà của chúng nó, ngắn gọn nhưng âm thanh lại đầy trìu mến.
Má tôi bước vào nhà, vừa cởi áo bà ba vừa trả lời:
- Thôi đi mầy ơi!… Mấy thằng công an ở Trảng Bàng mắc dịch! Tao lên xe hồi sáng chớ bộ. Tới trạm Trảng Bàng tụi nó xét thấy tao có đem một lon ghi-gô mỡ nước, vậy là bắt tao ở lại. Nói phải quấy bao nhiêu cũng không nghe. Cứ đề quyết là tao đi buôn lậu!
Rồi má tôi liệng cái áo lên thành ghế bàn ăn, nói mà tôi có cảm tưởng như bà đang phân trần ở Trảng Bàng:
- Đi buôn lậu cái gì mà chỉ có một lon mở nước  Ai đó nghĩ coi! Nội tiền xe đi xuống đi lên cũng hơn tiền lon mỡ rồi. Đi buôn kiểu gì mà ngu dại vậy hổng biết 

- Ủa? Rồi làm sao nội đi được? Bộ tụi nó giữ lại lon mỡ hả nội? Con gái lớn tôi chen vào.
- Dễ hôn! Nội đâu có để cho tụi nó «ăn» lon mỡ, con! Mỡ heo nội thắng đem xuống cho tụi con chớ bộ.
Ngừng lại, hớp một hớp nước mát mà con út vừa đem ra, xong bà kể tiếp, trong lúc các con tôi quây quần lại nghe:
- Cái rồi … cứ dan ca riết làm nội phát ghét, nội đổ lì, ngồi lại đó đợi tụi nó muốn giải đi đâu thì giải.
Nghe đến đây, bầy con tôi cười thích thú. Bởi vì tụi nó từng nghe ông nội tụi nó kể những chuyện «gan cùng mình» của bà nội hồi xưa khi cùng chồng vào khu kháng chiến, nhứt là giai đoạn trở về hoạt động ngầm ở thành phố sau này, trước hiệp định Genève…
Con út nóng nảy giục:
- Rồi sao nữa nội?
- Cái rồi… lối mười một mười hai giờ gì đó nội hổng biết nữa. Ờ… cở đứng bóng à. Có thằng cán bộ đạp xe đi ngang. Nó đi qua khỏi rồi chớ, nhưng chắc nó nhìn thấy nội nên hoành xe lại chào hỏi: «Ũa? Bà Tám đi đâu mà ngồi đó vậy?» Nội nhìn ra là thằng Kiểu con thầy giáo Chén ở Tha-La, tụi bây không biết đâu. Kế nội kể hết đầu đuôi câu chuyện cho nó nghe. Nó cười ngất. Rồi nhờ nó can thiệp nên nội mới đi được đó. Lên xe thì đã trưa trờ rồi… Ti! Kiếm cây quạt cho nội, con!
Ti là tên con út. Cây quạt là miếng mo cau mà má tôi cắt, vanh thành hình rồi đem ép giữa hai tấm thớt dầy cho nó bớt cong. Má tôi đem từ Gò Dầu xuống bốn năm cây quạt mo phân phát cho mấy cháu, nói: «Nội thấy ba má tụi con gỡ bán hết quạt máy, nội mới làm thứ này đem xuống cho tụi con xài. Kệ nó, xấu xấu vậy chớ nó lâu rách.»
Con út cầm quạt ra đứng cạnh nội quạt nhè nhẹ mà mặt mày tươi rói : tối nay nó có «bạn» ngủ chung để kể chuyện! Vợ tôi đem áo bà ba của má tôi vào buồng mấy đứa con gái, từ trong đó hỏi vọng ra:
- Nội ăn gì chưa nội?
- Khỏi lo! Tao ăn rồi. Để tao têm miếng trầu rồi tao với mấy đứa nhỏ soạn đồ ra coi có hư bể gì không cái đã.
Rồi mấy bà cháu kéo nhau ra nhà sau. Tôi nhìn theo má tôi mà bỗng nghe lòng dào dạc. Từ bao nhiêu năm nay, trên người má tôi chẳng có gì thay đổi. Vẫn loại quần vải đen lưng rút, vẫn áo túi trắng ngắn tay có hai cái túi thật đặc biệt do má tôi tự cắt may: miệng túi cao lên tới ngực chớ không nằm dưới eo hông như những áo túi thường thấy. Mấy đứa nhỏ hay đùa: «Cha… bộ sợ chúng nó móc túi hay sao mà nội làm túi sâu vậy nội?» Má tôi cười: «Ậy! Vậy chớ túi này chứa nhiều thứ quí lắm à bây.» Những thứ gì không biết, chớ thấy má tôi còn cẩn thận ghim miệng túi lại bằng cây kim tây!
Tôi là con một của má tôi. Vậy mà sau khi cha tôi chết đem về chôn ở Gò Dầu, quê tôi, má tôi ở luôn trên đó. Nói là để châm sóc mồ mả và vườn tược cây trái. Thật ra, tại vì má tôi không thích ở Sài Gòn, mặc dù rất thương mấy đứa cháu. Hồi còn ở chung với vợ chồng tôi để tránh pháo kích - dạo đó, Việt cộng hay bắn hỏa tiễn vào Gò Dầu về đêm – má tôi thường chắc lưỡi nói: «Thiệt… không biết cái xứ gì mà ăn rồi cứ đi ra đi vô, hổng làm gì ráo.» Cái «xứ» Sàigòn, đối với má tôi, nó «tù chân tù tay» lắm, trong lúc ở Gò Dầu má tôi có nhà cửa đất đai rộng rãi, cây trái xum xuê, và dù đã cao niên, má tôi vẫn thường xuyên xách cuốt xách dao ra làm vườn, làm cỏ. Vả lại chung quanh đất má tôi, là nhà đất của các anh bà con bên ngoại của tôi, thành ra má tôi qua lại cũng gần. Các anh chị bà con tới lui thăm viếng giúp đỡ cũng dễ. Cho nên, dù ở một mình trên đó, má tôi vẫn không thấy cô đơn hiu quạnh. Lâu lâu nhớ bầy con tôi thì xuống chơi với chúng nó năm bảy bữa rồi về. Má tôi hay nói đùa là «đi đổi gió»!
Mấy năm sau ngày mất nước, cuộc sống của gia đình tôi càng ngày càng bẩn chật. Cũng như thiên hạ, vợ chồng tôi bán đồ đạc trong nhà lần lần để ăn. Má tôi biết như vậy nên xuống thăm mấy đứa nhỏ thường hơn, để mang «cái gì để ăn» cho chúng nó. Nhiều khi nằm đêm tôi ứa nước mắt mà nghĩ rằng lẽ ra tôi phải nuôi má tôi chớ, dù gì tôi cũng mới ngoài bốn mươi lăm còn má tôi thì tuổi đã về chiều. Vậy mà bây giờ, mặc dù là công nhân viên nhà nước xã hội chủ nghĩa với lương kỹ sư «bật hai trên sáu», tôi đã không nuôi nổi má tôi, mà trái lại chính má tôi phải cắt-ca cắt-củm mang đồ ăn xuống tiếp tế cho gia đình tôi, giống như má tôi mớm cơm đút cháo cho tôi thuở tôi còn thơ ấu! Thật là một «cuộc đổi đời» (Việt Cộng thường rêu rao: «Cách mạng là một cuộc đổi đời»). Nhưng cuộc đổi đời của mẹ con tôi thì thật là vừa chua cay vừa hài hước!
Lắm khi tôi tự hỏi: «Rồi sẽ đi đến đâu?» Bấy giờ tôi đã trở thành «trưởng ban văn nghệ» của cơ quan, một lối đi «ngang» mà nhờ đó tôi còn được ở lại với sở cũ. Bởi vì mấy chục năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp chánh của tôi, nhà nước cách mạng cho là vô dụng, không «đạt yêu cầu». Thành ra, tối ngày tôi chỉ lo cho đoàn «nghiệp dư» của cơ quan tập dượt hát múa. Thật là hề. Còn về phần các con tôi, tương lai gần nhứt là đi đánh giặc Kampuchia, tương lai xa hơn thì thật là mù mịt!
Trong lúc tôi không có lối thoát thì một người bạn đề nghị giúp chúng tôi vượt biên, nhưng chỉ đi được có ba người. Vậy là chúng tôi lấy quyết định cho hai đứa lớn đi theo tôi. Chuyện này, chúng tôi giấu má tôi và mấy đứa nhỏ, kể cả hai đứa đã được chọn. Phần vì sợ đổ bể, phần vì sợ má tôi lo. Ai chẳng biết vượt biên là một sự liều lĩnh vô cùng. Rủi đi không thoát là bị tù đày chẳng biết ở đâu, may mà đi thoát cũng chưa chắt là sẽ đến bờ đến bến. Người ta nói trong số những người đi thoát, hai phần ba bị mất tích luôn. Thành ra, «vượt biên» là đi vào miền vô định…
Theo chương trình thì sáng sớm ngày rằm cha con tôi đi xe đò xuống Cần Thơ rồi từ đó có người rước qua sông ông Đốc để xuất hành ngay trong đêm đó. Tôi thắc mắc hỏi: «Tổ chức gì mà đi chui nhằm ngày rằm cha nội?» Bạn tôi cười: «Ai cũng nghĩ như anh hết. Tụi Việt Cộng cũng vậy. Cho nên hể có trăng sáng là tụi nó nằm nhà nhậu, không đi tuần đi rỏn gì hết. Hiểu chưa?»
Bữa nay là mười bốn ta nhằm ngày thứ bảy, vợ chồng tôi định không nói gì hết, chờ sáng sớm mai gọi hai đứa lớn dậy đi với tôi xuống Cần Thơ. Như vậy là chúng nó sẽ hiểu. Và như vậy là kín đáo nhứt, an toàn nhứt. Rồi sau đó vợ tôi sẽ liệu cách nhắn tin về cho má tôi hay. Chừng đó thì «sự đã rồi»…
Bây giờ thì má tôi đã có mặt ở đây, giấu cũng không được .Đành phải nói cho má tôi biết. Nhưng nói lúc nào đây? Và nói làm sao đây? Liệu má tôi có biết cho rằng tôi không còn con đường nào khác? Liệu má tôi có chấp nhận cho tôi không giữ tròn đạo hiếu chỉ vì lo tương lai cho các con? Liệu má tôi… liệu má tôi… Tôi phân vân tự đặt nhiều câu hỏi để chẳng thấy ở đâu câu trả lời…
Tôi ngồi xuống thềm nhà, nhìn ra sân. Ở đó, bờ cỏ lá gừng xanh mướt ngày xưa đã bị chúng tôi đào lên đấp thành luống để trồng chút đỉnh khoai mì, một ít khoai lang, vài hàng bắp. Không có bao nhiêu nhưng vẫn phải có. Cho nó giống với người ta, bởi vì nhà nào cũng phải «tăng gia» cho đúng «đường lối của nhà nước». Thật ra, trồng trọt bao nhiêu đó, nếu có… trúng mùa đi nữa, thì cũng không đủ cho bầy con tôi «nhét kẻ răng»! Vậy mà tên công an phường, trong một dịp ghé thăm, đã tấm tắc khen: «Anh chị công tác tốt đấy chứ. Tăng gia khá nhất khu phố đấy! Các cháu tha hồ mà ăn». Anh ta không biết rằng mấy nhà hàng xóm của tôi, muốn «tăng gia», họ đã phải đào cả sân xi-măng hoặc sân lót gạch, thì lấy gì để «làm tốt»?
Khi tôi trở vào nhà thì con út đang gãi lưng cho nội. Nó vén áo túi nội lên đến vai, để lộ cái lưng gầy nhom, cong cong và hai cái vú teo nhách. Tôi tự hỏi: «Lạ quá! Chỉ có mình mình bú hồi đó mà sao làm teo vú nội đến như vậy được?» Rồi tôi bồi hồi cảm động khi nghĩ rằng chính hai cái núm đen đó đã nuôi tôi lớn lên với dòng sữa ấm, vậy mà chẳng bao giờ nghe má tôi kể lể công lao. Tôi cảm thấy thương má tôi vô cùng. Tôi len lén từ phía sau lòn tay măn vú má tôi một cái. Má tôi giựt mình, rút cổ lại:
- Đừng! Nhột!Thằng chơi dại mậy!
Rồi má tôi cười văng cốt trầu. Con Ti la lên:
- Má ơi! Coi ba măn vú nội nè!
Tôi cười hả hê thích thú. Trong khoảnh khắc thật ngắn ngủi đó, tôi bắt gặp lại những rung động nhẹ nhàng sung sướng khi tôi măn vú mẹ thuở tôi mới lên ba lên năm…Và cũng trong khoảnh khắc đó, tôi đã quên mất rằng má tôi đã gần tám mươi mà tôi thì trên đầu đã hai thứ tóc! Và cũng quên mất rằng từ ngày mai trở đi, có thể tôi sẽ không bao giờ còn gặp lại má tôi nữa, để măn vú khi bất chợt thấy má tôi nhờ cháu nội gãi lưng như hôm nay…
Chiều hôm đó, khi ngồi vào bàn ăn, mắt bầy con tôi sáng rỡ. Bữa cơm thật tươm tất, đầy đủ món ăn như khi xưa. Có gà nấu canh chua lá giang, một loại giây leo có vị chua thật ngọt ngào mà hình như chỉ ở miệt quê tôi mới có. Món này, bà nội mấy đứa nhỏ nấu thật đậm đà. Bà thường nói: «Canh chua phải nêm cho cứng cứng nó mới ngon». Mà thật vậy. Tô canh nóng hổi, bốc lên mùi thơm đặc biệt của thịt gà lẫn với mùi chua ngọt của lá giang, mùi mặn đằm thấm của nước mắm và mùi tiêu mùi hành… Húp vào một miếng canh chua, phải nghe đầu lưỡi ngây ngây cứng cứng và chân tóc trên đầu tăng tăng, như vậy mới đúng. Nằm cạnh tô canh chua là tộ cá kèo kho tiêu mà khi mang đặt lên bàn ăn nó hãy còn sôi kêu lụp-bụp, bốc mùi thơm phức vừa mặn vừa nồng cay lại vừa béo, bỡi vì trong cá kho có tóp mỡ và trước khi bắt xuống, bà nội có cho vào một muỗng mỡ nước gọi là «để cho nó dằn» ! Đặc biệt, khi làm cá kèo, bà không mổ bụng cá, thành ra khi cắn vào đó, mật cá bể ra đăng đắng nhẹ nhàng làm tăng vị bùi của miếng cá lên gấp bội. Ngoài hai món chánh ra, còn một dĩa măng luộc, tuy là một món phụ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn nhờ ở chỗ sau khi luộc rồi măng được chiên lại với tỏi nên ngã màu vàng sậm thật là đậm đà…
Sau khi và vài miếng, vợ tôi nhìn tôi rồi rớt nước mắt. Nội hỏi:
- Bộ cay hả?
Vợ tôi “dạ”, tiếng “dạ” nằm đâu trong cổ. Rồi buông đũa, mếu máo chạy ra nhà sau. Tôi hiểu. Bữa cơm này là bữa cơm cuối cùng, bữa cơm mà cả gia đình còn xum họp bên nhau. Rồi sẽ không còn bữa cơm nào như vầy nữa. Gia đình sẽ chia hai. Những người đi, rồi sẽ sống hay chết? Còn những người ở lại, ai biết sẽ còn tan tác đến đâu? Tôi làm thinh, cắm đầu ăn lia lịa như mình đang đói lắm. Thật ra, tôi đang cần nuốt thật nhanh thật nhiều, mỗi một miếng nuốt phải thật đầy cổ họng… để đè xuống, nén xuống một cái gì đang trạo trực từ dưới dâng lên. Mắt tôi nhìn đồ ăn, nhìn chén cơm, nhìn đôi đũa, để khỏi phải nhìn má tôi hay nhìn bầy con, ngần đó khuôn mặt thân yêu mà có thể tôi sẽ vĩnh viễn không còn thấy lại nữa. Trong đầu tôi chợt hiện ra hình ảnh người đang hấp hối, trong giây phút cuối cùng lưỡi đã cứng đơ mắt đã dại, vậy mà họ vẫn nhìn nuối những người thương để rồi chảy nước mắt trước khi tắt thở. Rồi tôi thấy tôi cũng giống như người đang hấp hối, không phải chết ở thể xác mà là chết ở tâm hồn, cũng một lần vĩnh biệt, và cũng sẽ bước vào một cõi u-minh nào đó, một cõi thật mơ hồ mà mình không hình dung được, không chủ động được!
Má tôi gắp cho tôi một cái bụng cá to bằng ngón tay cái:
- Nè! Ngon lắm! Ăn đi! Để rồi mai mốt hổng chắc gì có mà ăn!
Ý má tôi muốn nói rằng ở với Việt Cộng riết rồi đến loại cá kèo cũng sẽ khan hiếm như các loại cá khác. Nhưng trong trường hợp của tôi, lời má tôi nói lại có ý nghĩa của lời tống biệt. Nó giống như: Má cho con ăn lần này lần cuối. Ăn đi con! Ăn cho ngon đi con!” Tôi ngậm miếng cá mà nước mắt trào ra, không kềm lại được. Nếu không có mặt bầy con tôi, có lẽ tôi đã cầm lấy bàn tay của má tôi mà khóc, khóc thật tự do, khóc thật lớn, để vơi bớt nỗi thống khổ đã dằn vật tôi từ bao nhiêu lâu nay… Đằng này, tôi không làm như vậy được. Cho nên tôi trạo trực nuốt miếng cá mà cảm thấy như nó thật đầy xương xóc!
Má tôi nhìn tôi ngạc nhiên:
- Ủa? Mày cũng bị cay nữa sao?
Rồi bà chồm tới nhìn vào tộ cá. Các con tôi nhao nhao lên:
- Đâu có cay, nội.
- Con ăn đâu thấy cay. Hai có nghe cay hôn Hai?
- Chắc ba má bị gì chớ cay đâu mà cay.
- Con ăn được mà nội. Có cay đâu?
Các con tôi đâu có biết rằng cái cay của tôi không nằm trên đầu lưỡi, mà nó nằm trong đáy lòng. Cái cay đó cũng bắt trào nước mắt!
Tôi đặt chuyện, nói tránh đi:
- Hổm rày nóng trong mình, lưỡi của ba bị lở, nên ăn cái gì mặn nó rát.
Rồi tôi nhai thật chậm để có thời gian cho sự xúc động lắng xuống. Miếng cơm trong miệng nghe như là sạng sỏi, nuốt không trôi…
Sau bữa cơm, bà cháu kéo hết vào buồng tụi con gái để chuyện trò. Thỉnh thoảng nghe cười vang trong đó. Chen trong tiếng cười trong trẻo của các con, có tiếng cười khọt khọt của nội, tiếng cười mà miếng trầu đang nhai kềm lại trong cổ họng, vì sợ văng cốt trầu. Những thanh âm đó toát ra một sự vô tư, nhưng lại nghe đầy hạnh phúc. Lúc này, có nên nói chuyện vượt biên với má tôi hay không? Tội nghiệp bầy con, tội nghiệp nội… Ngoài phòng khách, tôi đi tới đi lui suy nghĩ đắn đo. Vợ tôi còn lục đục sau bếp, và cho dù vợ tôi có mặt ở đây cũng không giúp gì tôi được với tâm sự rối bời như mớ bòng bong. Tôi bèn vào buồng ngủ, trải chiếu dưới gạch-từ lâu rồi, vợ chồng tôi không còn giường tủ gì hết- rồi tắt đèn nằm trong bóng tối, gác tay lên tráng mà thở dài…
Thời gian đi qua… Trăng đã lên nên tôi thấy cửa sổ được vẽ những lằn ngang song song trắng đục. Trong phòng bóng tối cũng lợt đi. Không còn nghe tiếng cười nói ở phòng bên và tôi nghĩ chắc đêm nay vợ tôi ngủ với hai đứa lớn ngoài phòng khách, để trằn trọc suốt đêm chờ sáng.
Bỗng cửa phòng tôi nhẹ mở, vừa đủ để tôi nhìn thấy bóng má tôi lom khom hướng vào trong hỏi nhỏ:
- Ba con Ti ngủ chưa vậy?
Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng cũng trả lời nho nhỏ vừa đủ nghe:
- Dạ chưa, má.
Má tôi bước vào đóng cửa lại, rồi mò mẫm ngồi xuống cạnh tôi, tay cầm quạt mo quạt nhè nhẹ lên mình tôi, nói:
- Coi bộ nực hả mậy?
- Dạ. Nhưng rồi riết cũng quen, má à.
Tôi nói như vậy mà trong đầu nhớ lại hình ảnh tôi và thằng con trai hè hụi tháo gỡ mấy cây quạt trần để mang đi bán. Im lặng một lúc. Tay má tôi vẫn quạt đều. Rồi má tôi hỏi:
- Tụi bây còn gì để bán nữa hông?
- Dạ…
Tôi không biết trả lời làm sao nữa. Chiếc xe hơi bây giờ chỉ còn lại cái sườn, không ai chịu chở đi. Trong nhà bây giờ chỉ còn bộ bàn ăn, cái tủ thờ nhỏ và bộ xa-long mây “sứt căm gãy gọng”. Ngoài ra, trên tường có chân dung “Bác Hồ” dệt bằng lụa và nhiều “bằng khen”, “bằng lao động tiên tiến”… những thứ mà nhà nào cũng có hết, cho, chưa chắc gì có ai thèm lấy! Bỗng tôi nhớ có một hôm tôi nói với bầy con tôi: Ba tự hào đã giữ tròn liêm sỉ từ mấy chục năm nay. Bây giờ, đổi lấy cái gì ăn cũng không được, đem ra chợ trời bán cũng chẳng có ai mua. Sao ba thấy thương các con và tội cho ba quá!” Lúc đó, tôi tưởng tượng thấy tôi đứng ở chợ trời, dưới chân có tấm bảng đề “Bán cái liêm sỉ, loại chánh cống. Bảo đảm đã hai mươi năm chưa sứt mẻ.” Thật là khùng nhưng cũng thật là chua chát!
Nghe tôi “dạ” rồi nín luôn, má tôi hiểu, nên nói:
- Rồi mầy phải tính làm sao chớ chẳng lẽ cứ như vầy hoài à? Tao thấy bầy tụi bây càng ngày càng trõm lơ, còn mầy thì cứ làm thinh tao rầu hết sức.
Má tôi ngừng một chút, có lẽ để lấy một quyết định:
- Tao xuống kỳ này, cốt ý là để nói hết cho mầy nghe. Tao già rồi, mai mốt cũng theo ông theo bà. Mày đừng lo cho tao. Lo cho bầy con mầy kìa. Chớ đừng vì tao mà bắt mấy đứa nhỏ phải hy sinh tương lai của tụi nó. Mầy liệu mà đi, đi! Kiếm đường mà kéo bầy con mầy đi, đi! Ở đây riết rồi chết cả chùm. Không chết trận trên Miên thì cũng chết khùng chết đói. Thà tụi bây đi để tao còn thấy chút đỉnh gì hy vọng mà sống thêm vài năm nữa. Mày hiểu hôn?
Nghe má tôi nói, tôi rớt nước mắt. Chuyện mà bao lâu nay tôi không dám nói với má tôi thì bây giờ chính má tôi lại mở ngỏ khai nguồn. Và tôi thật xúc động với hình ảnh bà mẹ già phải đẩy đứa con duy nhứt đi vượt biên để vui mà sống với ít nhiều hy vọng! Thật là ngược đời: có người mẹ nào lại muốn xa con? Chỉ có ở chế độ xã hội chủ nghĩa mới xảy ra những chuyện “đổi đời” như vậy!
Tôi nắm bàn tay không cầm quạt của má tôi, lắc nhẹ:
- Má à! Lâu nay con giấu má. Bây giờ má nói, con mới nói. Sáng sớm mai này, con và hai đứa lớn sẽ xuống Cần Thơ để vượt biên.
Tôi nghe tiếng cây quạt mo rơi xuống gạch. Rồi yên lặng. Một lúc lâu sau, má tôi mới nói:
- Vậy hà…
Tôi nghe có cái gì nghẹn ngang trong cổ. Tôi nuốt xuống mấy lần, rồi cố gắng nói:
- Con đi không biết sống hay chết. Con gởi má vợ con và ba đứa nhỏ, có bề gì xin má thương tụi nó …
Nói tới đó, tôi nghẹn ngào rồi òa lên khóc ngất. Tôi nghe có tiếng quạt phe phẩy lại, nhanh nhanh, và bàn tay má tôi vuốt tóc tôi liên tục giống như hồi nhỏ má tôi dỗ về tôi để tôi nín khóc.
Một lúc sau, má tôi nói:
- Thôi ngủ đi, để mai còn dậy sớm.
Rồi bước ra đóng nhẹ cửa lại. Sau đó, có tiếng chẹt diêm quẹt rồi một ánh sáng vàng vọt rung rinh lòn vào khuôn cửa, tôi biết má tôi vừa thắp đèn cầy trên bàn thờ. Tiếp theo là mùi khói nhang, chắc bà nội mấy đứa nhỏ đang cầu nguyện ngoài đó.
Tôi thở dài, quay mặt vào vách, nhắm mắt mà nghe chơi vơi, giống như đang nằm trong một cơn mộng…
Năm giờ sáng hôm sau, má tôi kêu tôi dậy đi. Hai con tôi đã sẵn sàng, mỗi đứa một túi nhỏ quần áo. Chúng nó không có vẻ gì ngạc nhiên hay xúc động hết. Có lẽ mẹ tụi nó đã gọi dậy từ ba bốn giờ sáng để giảng giải và chuẩn bị tinh thần. Riêng tôi, thật là trầm tĩnh. Nước mắt đêm qua đã giúp tôi lấy lại quân bình. Thật là mầu nhiệm!
Tôi vào buồng hôn nhẹ mấy đứa nhỏ đang ngủ say, xong ôm vợ tôi, ôm má tôi. Hai người thật là can đảm, không mảy may bịn rịn.
Tôi chỉ nói có mấy tiếng:
- Con đi nghe má!
Rồi bước ra khỏi cổng.
-oOo-

Lần đó, tôi đi thoát.
Rồi phải ba bốn năm sau, tôi mới chạy chọt được cho vợ con tôi rời Việt Nam sang sum họp với tôi ở Pháp. Má tôi ở lại một mình.
Mấy ngày đầu gặp lại nhau, vợ con tôi kể chuyện “bên nhà” cho tôi nghe, hết chuyện này bắt qua chuyện nọ. Bà Nội được nhắc tới nhiều nhứt và những chuyện về bà nội được kể đi kể lại thường nhứt.
Tụi nó kể:
“Ba đi rồi, mấy bữa sau cơ quan chỗ ba làm việc cho người đến kiếm. Tụi con trốn trong buồng, để một mình nội ra. Nội nói rằng nội nhờ ba về Tây Ninh rước ông Tư xuống bởi vì trên đó đang bị Cao Miên pháo kích tơi bời, tới nay sao không thấy tin tức gì hết, không biết ba còn sống hay chết nữa. Nói rồi, nội khóc thật mùi-mẫn làm mấy cán bộ trong cơ quan tin thiệt, họ an ủi nội mấy câu rồi từ đó không thấy trở lại nữa.”
Rồi tụi nó kết câu chuyện với giọng đầy thán phục: “Nội hay thiệt!”
Nghe kể chuyện, tôi bồi hồi xúc động. Tôi biết lúc đó má tôi khóc thiệt chớ không phải giả khóc như các con tôi nghĩ. Bởi vì, trong hai trường hợp dù sự việc xảy ra có khác nhau, nhưng hoàn cảnh sau đó vẫn giống nhau y hệt. “Ba con Ti đi không biết sống hay chết” vẫn là câu hỏi lớn đè nặng tâm tư của má tôi. Bề ngoài má tôi làm ra vẻ bình tĩnh để an lòng con dâu và cháu nội, nhưng là một cái vỏ mỏng manh mà trong khi kể chuyện cho các cán bộ, nó đã có dịp bể tung ra cho ưu tư dâng đầy nước mắt…
“Rồi sau đó -tụi con tôi kể tiếp- nội ở lại nhà mình để chờ tin tức và cũng để ra tiếp chuyện hàng xóm và chánh quyền địa phương, chớ má thì ngày nào cũng đi chùa, còn tụi con nội sợ nói hé ra là mang họa cả đám. Lâu lâu, nội về Gò Dầu bán đồ rồi mua thịt thà đem xuống tiếp tế cho tụi con. Thấy nội già mà lên lên xuống xuống xe cộ cực nhọc quá, tụi con có can ngăn nhưng nội nói nội còn mạnh lắm, nội còn sống tới ngày con Ti lấy chồng nội mới chịu theo ông theo bà!”
Tôi biết: má tôi là cây cau già - quá già, quá cỗi - nhưng vẫn cố bám lấy đất chỉ vì trên thân cây còn mấy dây trầu… Hình ảnh đó bỗng làm tôi ứa nước mắt. Thương má tôi và nhớ cả quê hương. Cái quê hương tuyệt đẹp của tôi mà Việt Cộng đã cướp mất. Cái quê hương mà trên đó tôi không còn quyền sống như ý mình muốn, phát biểu những gì mình nghĩ, ca tụng những gì mình thích. Ở đó, ở quê hương tôi, tôi còn bà mẹ già, bà mẹ tám mươi đã cắt ruột đuổi con đi, bỏ quê hương mà đi, để bà còn chút gì hy vọng sống thêm vài ba năm nữa! Bây giờ, vợ con tôi cũng đã đi hết. Má tôi còn lại một mình. Thân cây cau giờ đã nhẵn dây trầu, thêm tuổi đời một nắng hai mưa. Tôi biết ! Má ơi! Con biết: cây cau già bây giờ đang nhớ thắt thẻo mấy dây trầu non…
Theo lời các con tôi kể lại, hôm tiếp được điện tín của bạn tôi ở Pháp đánh về báo tin tôi và hai đứa lớn đã tới Mã Lai bình yên, cả nhà tưng bừng như hội. Tụi nó nói: “Nội vội vàng vào mặc áo rồi quì trước bàn thờ Phật gõ chuông liên hồi. Đã giấu không cho ai biết mà nội gõ chuông giống như báo tin vui cho hàng xóm!”
“Mấy hôm sau, bỗng có công-an phường lại nhà. Công an đến nhà là lúc nào cũng có chuyện gì đó cho nên nội có hơi lo. Thấy dạng tên công an ngoài ngõ, trong này nội niệm Phật để tự trấn an. Sau đó, nội cũng kể chuyện ba về Tây Ninh rồi nội kết rằng ba đã chết ở trên đó. Rồi nội khóc…”
Mấy con tôi đâu biết rằng đối với má tôi, dù tôi còn sống, sống mà vĩnh viễn không bao giờ thấy lại nhau nữa thì cũng giống như là tôi đã chết.
“Sau đó nội than không biết rồi sẽ ở với ai, rồi ai sẽ nuôi nội, bởi vì má buồn rầu đã bỏ nhà đi mất. Nghe vậy, tên công an vội vàng an ủi:
- Bà cụ đừng có lo! Rồi chúng cháu sẽ đem bà cụ về ở với chúng cháu. Cứ yên chí!” Sau khi tên công an ra về, nội vào buồng kể lại chuyện đó cho tụi con nghe, rồi nói: “Nội nghe thằng công an đòi đưa nội về nuôi mà nội muốn xỉu luôn! Không phải vì cảm động mà vì sợ! Ở với tụi nó, thà chết sướng hơn!”
Vợ con tôi được đi chánh thức nên hôm ra đi bạn bè thân quyến đến chia tay đầy nhà. Lúc mẹ con nó quì xuống lạy má tôi để giả biệt -hay đúng ra để vĩnh biệt- tất cả mọi người đều khóc. Đó là lần cuối cùng mà má tôi khóc với bầy cháu nội. Và tôi nghĩ rằng má tôi khóc mà không cần tìm hiểu tại sao mình khóc, chỉ thấy cần khóc cho nó hả, chỉ thấy càng khóc thân thể gầy còm càng nhẹ đi, làm như thịt da tan ra thành nước mắt, thứ nước thật nhiệm mầu mà Trời ban cho con người để nói lên tiếng nói đầy câm lặng.
Bầy bạn học của các con tôi đứng thành hai hàng dài, chuyền nước mắt cho nhau để tiễn đưa tụi nó ra xe ngoài ngõ. Tôi hình dung thấy những cặp mắt thơ ngây mọng đỏ nhìn các con tôi đi mà nửa hồn tê-dại, không biết thương cho bạn mình đi hay thương cho thân phận mình, người ở lại với đầy chua xót…
Mấy con tôi nói: ”Nội không theo ra phi trường. Nội ở nhà để gõ chuông cầu nguyện.”
-oOo-

Tôi làm việc ở Côte d'Ivoire ( Phi Châu ), cách xa vợ con bằng một lục địa, và cách xa mẹ tôi bằng nửa quả địa cầu. Những lúc buồn trống vắng, tôi hay ra một bãi hoang gần sở làm để ngồi nhìn biển cả. Mặt nước vuốt ve chân cát, tiếng sóng nhẹ nghe như thì thào… những thứ đó làm như chỉ dành cho riêng tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như được dỗ về an ủi. Những lúc đó, sao tôi nhớ má tôi vô cùng. Trên đời này má tôi là người duy nhứt an ủi tôi từ thuở tôi còn ấu thơ cho đến khi trên đầu tôi đã hai thứ tóc. Ngay đến đêm cuối cùng trên quê hương, cũng chính trong vòng tay khẳng khiu của má tôi mà tôi khóc, khi gởi vợ gởi con… Lúc nào tôi cũng tìm thấy ở má tôi một tình thương thật rộng rãi bao la, thật vô cùng sâu đậm, giống như đại dương mà tôi đang nhìn trước mặt.
Bây giờ tôi hiểu tại sao tôi hay ra ngồi đây để nhìn biển cả…
Tiểu Tử
__._,_





CHUYỆN HÀNG NGÀY TẠI VIỆT NAM

  
 


CAFE  CHẾT  MÁY
Thời gian gần đây, trên đoạn đường từ Đồng Nai về Vũng Tàu có rất nhiều quán "Cafe Chết Máy". Hiện tượng như sau: Khi khách hàng tấp vào một quán nước ven đường nào đó, sau khi uống nước xong, ra lấy xe thì đề máy không nổ nữa, mặc dù trước đó xe hoàn toàn bình thường. Và mới chiều qua, ngày 28/04, tôi cũng là nạn nhận của mô hình cafe chết người này...

Chuyện xảy ra khoảng 4h chiều, ngày 28/4, đang cùng bà xã đi trên đoạn từ Đồng Nai về Tp. HCM, đến đoạn thuộc xã Long Phước thì trời chuyển mưa to. Thấy vậy tôi cho xe ghé vào một quán nước bên đường để uống nước và trú mưa. Gọi một trái dừa ra và nằm trên chiếc võng, tôi quay mặt vô còn vợ thì ngồi qua ra đường. Không lâu sau thì trời cũng bớt giông, tôi lên xe và đề máy nhưng đề mãi vẫn không nổ. Tôi vẫn tiếp tục đề thử lại nhiều lần vì trước giờ xe tôi chưa bao giờ có hiện tượng lạ như vậy. Đang loay hoay có một thanh niên đứng gần đó bước lại hỏi:

- Hết xăng à, đề không nổ à?

Tôi: Ờ...

- Để xem nào.

Nói đế đây, anh thanh niên lạ mặt này tiến sát hơn tới chiếc xe của tôi và nắm hai tay vào tay cầm định đề giúp. Lúc này thì trực giác mách bảo tôi có chuyện không ổn. Những kinh nghiệm về body language cho tôi biết kẻ lạ mặt này không phải người tốt. Tôi lập tức phản ứng:

- Thôi được rồi, không cần anh giúp đâu.

Vừa nói, tôi vừa hất tay hắn ra không cho chạm vào xe tôi, bạn cũng lưu ý, đây là quyết định hết sức quan trọng, bạn đừng bao giờ dại dột cho người lạ mặt nào cầm vào tay lái xe mình, có thể họ sẽ chạy mất trong vòng 1 giây. Thấy thái độ hơi khó chịu của tôi, hắn diễn tiếp:

- Không cần giúp thì thôi, làm gì ghê vậy.

Bà xã tôi cũng hết sức bất ngờ trước phản ứng của tôi.

Lúc này, tôi có dịp quan sát hắn kỹ hơn, cách ăn mặc của hắn đúng là rất giống một tên cướp, lại chạy một chiếc ecxiter, và đi cùng một thanh niên khác đứng gần đấy như sẵn sàng hỗ trợ.

Tôi quay sang hỏi bà xã: "Nãy giờ em có thấy có người nào đi lại gần chiếc xe mình không?"

Chắc do mất bình tĩnh, bã xã tôi chẳng nghĩ ra được gì cả.

Nói xong, tôi quyết định dắt bộ. Ngay cạnh quán nước là một tiệm sửa xe, chỉ cần vài bước là tới. Nhưng tôi dắt đi luôn mà không ghé tiệm này.

Bà xã tôi lại một phen bất ngờ:

- Ơ, sao anh không dắt vô tiệm này sửa?

Tôi giải thích:

- Xe chết máy một cách bất thường, sau đó thì xuất hiện hai thanh niên lạ mặt, dấu hiệu rất khả nghi, lại nhiệt tình giúp đỡ người lạ sửa xe, rồi ngay cạnh quán lại có sẵn một cái tiệm sửa xe nữa chứ. Em nghĩ, đây có phải là một kịch bản không?

Bà xã tôi nghe xong nhưng chắc là chưa hiểu lắm nhưng cũng ậm ừ nghe theo. Thường những lúc thế này bx luôn tôn trọng những quyết định của tôi.

Thế là tôi quyết định dắt xe đi tiếp, vừa đi tôi vừ suy nghĩ. Chợt tôi thấy chính hai người thanh niên kia chạy hai chiếc xe ngang qua mình. Tôi nghĩ chúng lại đón đầu và bày sẵn một kịch bản khác đây. Chưa biết giải quyết thế nào nhưng tôi cứ đi và nghĩ tiếp. Đi được một đoạn thì thấy trời bắt đầu chuyên mưa trở lại. Bà xã tôi mới ghé vô một tiệm tạp hóa ven đường để mua áo mưa. Còn tôi thì dừng xe lại và đi một vòng, rồi hai vòng quanh chiếc xe mình. Vừa đi tôi vừa quan sát thật kỹ chiếc xe xem có dấu hiệu gì lạ không. Đến vòng thứ ba thì mọi chuyện đã phơi bày các bạn ạ.

Nhìn kỹ vào phía sau chiếc Atila, tôi thấy có một góc nhỏ gần bình xăng, có vài sợi dây điện lòi ra. Cuối người xuống chút nữa, tôi thấy rất rõ, có hai cái chốt điện nhưng mà một trong hai cái bị rơi hẳn ra. Nhìn kỹ hơn thì đó chính là cục đề. Oh My God!!!

Đây chính là nguyên nhân, và hai tên kia chính là thủ phạm. Đến đây thì tôi cũng chẳng thèm gắn lại, đợi bà xã mua áo mưa ra tôi biểu diễn:

- Bà xã xem nè - tèng téng teng...

Vừa nói tôi vừa lấy tay cắm cái chốt còn lại vô cục đề. Rồi tôi đề máy.

Bùm bùm bùm... Xe nổ máy ngon lành, chưa bao giờ tôi nghe tiếng máy xe tôi nó thân thương như vậy.

Bà xã tôi hết sức vui mừng rồi hí hửng kể lại một câu chuyện khác, một bí mật khác.

- Số là em vô mua áo mưa, sẵn tiện em hỏi chị chủ quán xem có tiệm sửa xe nào gần đây không. CHị chủ quán hỏi xe em hư thế nào? Em nói là bị sao mà đề không được nữa. Chị ấy bảo, có phải em mới ghé uống nước ở quán nước gần đây không? Em nói dạ đúng rồi. Vậy là em bị bọn lừa đảo phá xe rồi. Ở đây chúng hoạt động khá nhiều, nhất là ở các quán nước. Lúc trước cũng có vài quán bị công án bắt rồi nhưng chưa hết. Kịch bản của chúng là:

"Làm hư xe khách, sau đó giả vờ giúp đỡ, rồi có thể lấy xe khách chạy mất, hoặc hên lắm thì chúng sẽ kêu dắt vô tiệm kế bên sửa (cũng là tiệm của hắn). Thế chúng sẽ chém đẹp mỗi xe vài trăm đến vài triệu chứ chẳng chơi. Chúng giả vờ thay cái cục đề khác, mà cục lô nữa chứ, rồi lấy cục 'gin' của khách để bán lại để kiếm tiền tiếp"

Đến đây thì mọi chuyện đã sáng tỏ, hai vợ chồng lên xe về mà cứ suy nghĩ mãi về chuyện này, cũng thầm cảm ơn ông trời còn thương người hiền, và cũng cảm ơn cái trực giác của mình vẫn luôn làm việc chính xác. Và đến lúc này, bà xã tôi mới nhớ ra, lúc vào quán nước, bà xã có thấy một thanh niên lạ mặt chạy xe vô rồi dựng kế bên và che mất một phần tầm nhìn chiếc xe của tôi rồi giả vờ sửa xe của mình. Đây cũng là lúc chúng hành sự.

Cũng trên đường về, tôi tự hứa sẽ kể lại câu chuyện này, nhằm giúp cho những ai không may trở thành nạn nhân của chúng biết đường mà tránh. Cũng hy vọng cơ quan công an sớm dẹp sạch các quán CAFE CHẾT MÁY kiểu này!

Các bạn đọc được câu chuyện này hãy bấm chia sẻ để bạn bè mình biết tránh sập bẫy bọn lừa đảo này nhất là những dịp lễ sắp tới các bạn nhé!


29/04/2013
 

Tuesday, May 7, 2013

CẨU NHẬT TÂN * HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG VII

Thất bại lớn đối với Tổng Bí thư tại Hội nghị Trung ương 7

Cầu Nhật Tân - DÂN LÀM BÁO


Cuộc bỏ phiếu tại Trung ương tối khuya vừa qua rất gay cấn với sự kiên trì tới phút chót của Tổng Bí thư, với sự thao túng rất lộ liễu của các nhóm lợi ích. Kết quả cho thấy nhóm lợi ích đã một lần nữa chiến thắng. Nguyễn Bá Thanh vẫn là anh Trung ủy nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ. Hội nghị Trung ương 7 báo trước Việt Nam đang bị các nhóm lợi ích dẫn dắt đi vào nhữngthác ghềnh vô cùng nguy hiểm trước sự bất lực của Đảng và của Tổng Bí thư.


Suốt mấy kỳ Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiên trì công tác xây dựng Đảng, chống tham nhũng, bài trừ nhóm lợi ích. Để hiện thực hóa các sách trên, ông đã thiết kế một số bước đi quan trọng trong đó có việc tái lập Ban Nội chính và đưa Nguyễn Bá Thanh ra HN làm trưởng ban.

Việc ông Thanh ra HN ngay lập tức khiến các nhóm lợi ích đả phá kịch liệt. Khó khăn, bão tố nổi lên ngay từ khi xây dựng cơ cấu, chức năng quyền hạn nhiệm vụ của Ban Nội chính. Một yếu tố quyết định nữa là Trưởng ban phải nằm trong Bộ Chính trị thì tiếng nói chỉ đạo mới đủ mạnh. Ủy viên Trung ương làm gì được ngồi vào chiếu BCT, nói ai nghe. Hơn nữa, nếu Trưởng Ban Nội chính không nằm trong BCT, tiếng nói của Tổng Bí thư về trong sạch đội ngũ/chống tham nhũng sẽ trở thành vô cùng lạc lõng.
Cuộc bỏ phiếu tại Trung ương đêm qua rất gay cấn với sự kiên trì tới phút chót của Tổng Bí thư, với sự thao túng rất lộ liễu của các nhóm lợi ích. Kết quả cho thấy nhóm lợi ích đã một lần nữa chiến thắng. Nguyễn Bá Thanh vẫn là anh Trung ủy nói chẳng ai nghe, đe chẳng ai sợ. Sau Hội nghị này, Bá Thanh vĩnh viễn chỉ là anh chàng cạo giấy quèn tại HN mà thôi.
Số phận của Tổng Bí thư cũng không hơn. Dấu ấn trong sạch đội ngũ, chống tham nhũng của cụ Trọng đang đi dần tới chỗ bế tắc hoàn toàn. Cụ Tổng thực sự mệt mỏi và bất lực. Nguy hiểm hơn, thất bại tại Hội nghị này sẽ dẫn tới đấu đá, xâu xé nội bộ khốc liệt trong nhiều cơ cấu nhân sự tới đây, đặc biệt là chức danh Tổng Bí thư nhiệm kỳ tiếp, thậm chí thời gian tới (nếu cụ Tổng buông chèo giữa nhiệm kỳ).
Chỉ ít giờ nữa, báo chí nhà nước lại đồng loạt đăng những thành công, những cú ôm hôn, những nụ cười nhăn nhở. Tuy nhiên, kết quả bầu bán tại Hội nghị Trung ương 7 báo trước Việt Nam đang bị các nhóm lợi ích dẫn dắt đi vào những thác ghềnh vô cùng nguy hiểm trước sự bất lực của toàn Đảng và của Tổng Bí thư.
Việc sập tường đình làng của Tổng bí thư trước Hội nghị 7 quả thực là điềm rất gở.
Kết quả bỏ phiếu bổ sung BCT tối khuya vừa qua: ông Thiện Nhân, bà Kim Ngân trúng. Các ông Bá Thanh, Vương Đình Huệ: trượt.
Hội nghị Trung ương 7 kết thúc phần bầu bán bổ sung BCT và Ban Bí thư và chuyển sang những nội dung tiếp theo của chương trình làm việc trong sự chán nản, mệt mỏi, bất lực của Tổng Bí thư và sự hả hê của các nhóm lợi ích.
Cầu Nhật Tân

Monday, May 6, 2013

PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ ĐÀN ÁP


Thêm trường hợp Phật Giáo Hoà Hảo bị đàn áp

Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2013-05-03
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
An ninh mặc thường phục và côn đồ đàn áp thẳng tay các tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa.
An ninh mặc thường phục và côn đồ đàn áp thẳng tay các tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa hồi ngày 25 tháng 2, 2013
(Ảnh chụp từ clip video TTXVA)
Nghe bài này
Gần đây, thông tin từ trong nước liên tiếp cho thấy nhiều trường hợp tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý bị đàn áp rất nhiều khi họ tụ họp lại để lễ lộc hay giỗ chạp. Ngày 1/5 vừa qua, tín đồ Phạt giáo Hoà Hảo đến dự lễ giỗ của Thân mẫu ông Bùi văn Trung - người đang bị giam trong tù - thì họ lại bị ngăn cấm, hăm doạ.
Đàn áp, khủng bố, hăm dọa
Ngày 1 tháng 5 vừa qua, nhằm ngày 22 tháng 3 âm lịch, hàng trăm tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đến dự đám giỗ của Mẹ ông Bùi văn Trung tại xã Phước hưng, quận An phú, tỉnh An giang đã bị lực lượng công an mặc thường phục dùng vũ lực để ngăn cản các đồng đạo đến dự đám giỗ. Chủ nhà là ông Bùi văn Trung, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý đã bị bắt ngày 30 tháng 10 năm ngoái và bị kết án 4 năm tù vì lập đạo tràng niệm Phật tại gia. Con ông Bùi văn Trung là Bùi văn Thâm cũng bị bắt trước đó 3 tháng và bị kết án 2 năm 6 tháng tù vì tội chống người thi hành công vụ. Con gái của ông Bùi văn Trung đang cư ngụ tại nhà để lo lễ giỗ là cô Bùi thị Diễm Thuý cho chúng tôi biết :
« Nó chặn không cho ai vô hết, nó đàn áp nó lấy xe đồng đạo không cho đồng đạo vô. Tìm cách đánh đập không cho ai tới, ..muốn triệt tiêu cái Đạo của mình vậy đó »
Sáng ngày 1 tháng 5, hàng trăm đồng đạo đến nhà cô Thuý để dự lễ giỗ, nhưng đã bị lực lượng công an gần 100 người mặc thường phục chia làm nhiều khối,  ngăn trước cửa nhà không cho ai vào. Năm ngoái, cũng vào dịp đám giỗ thân mẫu ông Bùi văn Trung, công an cũng dùng lực lượng vũ trang ngăn cấm không cho đồng đạo đến dự. Cư sĩ Trần Văn Kiệm, cư ngụ tại xã Tân Phước, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đến An giang để dự lễ giỗ cho biết :

Đã nhiều lần công an sử dụng an ninh mặc thường phục và côn đồ đàn áp thẳng tay các tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa. (Ảnh chụp từ clip video TTXVA)
Đã nhiều lần công an sử dụng an ninh mặc thường phục và côn đồ đàn áp thẳng tay các tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa. (Ảnh chụp từ clip video TTXVA)
«  Hôm nay chúng tôi đi dự lễ giỗ của đồng đạo ở xã Phước Hưng, chúng tôi vừa đến thì nó đem quân nó bao vây, nó chận đường, đón ngỏ không cho chúng tôi bước vào, không cho chúng tôi đi dự lễ giổ, nó hăm giết, hăm tiêu diệt chúng tôi. Nó dùng lực lượng trong đó là tỉnh, huyện,  xã  là 3 khối, là khoảng 100 quân. Chúng nó bao vây chúng tôi toàn bộ rồi chúng nó đem quân nó chận không cho chúng tôi bước vào, nó nói chúng tôi vô là nó hạ thủ không để một tên nào. Nó đem nào là súng, ba-trắc. Nó hăm doạ gài mìn giựt cho tụi tui chết »
Chúng nó bao vây chúng tôi toàn bộ rồi chúng nó đem quân nó chận không cho chúng tôi bước vào, nó nói chúng tôi vô là nó hạ thủ không để một tên nào. Nó đem nào là súng, ba-trắc. Nó hăm doạ gài mìn giựt cho tụi tui chết
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
Theo những thông tin nhận được, chúng tôi ghi nhận : Hầu như mỗi lần tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo thuần tuý tụ họp thì đều bị công an xã, huyện ngăn sông, cấm chợ. Như ngày 27/3 năm ngoái,  gần 400 công an ngăn cấm tín đồ đến địa điểm hành lễ.  Năm nay, Lễ kỷ niệm Đức Huỳnnh Giáo Chủ ngày 5 tháng 4 vừa qua, tại Đồng tháp có 200 công an và tại An Giang có 300 công an đã dùng mọi biện pháp để buổi lễ không được thực hiện. Chỉ có tại Sài gòn, buổi lễ được diễn ra nhưng dưới sự theo dõi nghiêm ngặt của công an. Có nơi, công an đã có những hành động hung hãn trái với đạo đức và luật pháp, ông Kiệm nói :
« Mình là người chân tu, mình giữ theo luật pháp nhà nước, nó là nhà cầm quyền mà nó xoá lên điều 70 Hiến pháp của nhà nước. Nó nói không cần luật pháp của nhà nước, nó nói nó chơi luật rừng. Nó là một con non mới 20-30 tuổi mà tui sáu mươi mấy tuổi mà nó mày tao với tui, nó nói tao chơi với mày luật rừng chứ không nói luật pháp với mày nữa. Hành vi đó rất là bạo tàn, ngang ngược »
Đã nhiều lần công an sử dụng an ninh mặc thường phục và côn đồ đàn áp thẳng tay các tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa. (Ảnh chụp từ clip video TTXVA)
Đã nhiều lần công an sử dụng an ninh mặc thường phục và côn đồ đàn áp thẳng tay các tín đồ Phật Giáo Hòa Hỏa. (Ảnh chụp từ clip video TTXVA)
Sau một ngày dằng co với công an, từ 9 giờ sáng, mãi đến 10.30 giờ tối, một số người mới len lỏi được vào trong nhà để ngủ qua đêm, đợi sáng hôm sau hành lễ. Ông Kiệm là một trong khoảng 60 người đã vào được bên trong nhà. Phần còn lại đã lần lượt trở về nhà. Lúc 1 giờ khuya, chỉ còn một số ít công an lảng vảng bên ngoài. Ông Kiệm mệt mỏi nói :
«  Cái khoảng tham dự thì chúng tôi đến rất đông mà vào trong thì được có vài chục người thôi,  tất cả phải ở ngoài đường, nó đẩy chúng tôi ở ngoài đường đứng vất vả luôn , không phơi nắng mà có mưa ngoài đường, có mưa mà có nắng luôn nữa. Số người thấy vô không được thì người ta trở về. Dằng co cho tới đêm hôm này là 10.30 giờ thì tụi nó tháo gỡ quân tụi nó đi thì đúng 10.30 giờ tụi tui mới vào được.  »
Sáng hôm sau, chúng tôi gọi điện thoại lại thì ông Kiệm cho biết lúc sáng sớm, đồng đạo đã trở lại để vào tham dự lễ giỗ, nhưng đều bị công an ngăn cản bằng hăm doạ, bằng vũ lực. Sau cùng, chỉ có khoảng 65 người trong nhà làm lễ mà thôi. Số còn lại đi về vì không qua được hàng rào công an đông đảo. Đến 11 giờ, khi giỗ đã xong, cư sĩ Trần văn Kiệm ra về thì bị công an mặc thường phục đuổi theo định đụng xe ông, ông Kiệm kể lại :
Nó nói không cần luật pháp của nhà nước, nó nói nó chơi luật rừng. Nó là một con non mới 20-30 tuổi mà tui sáu mươi mấy tuổi mà nó mày tao với tui, nó nói tao chơi với mày luật rừng chứ không nói luật pháp với mày nữa. Hành vi đó rất là bạo tàn, ngang ngược
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
« Chỉ có số người trong nhà làm lễ giỗ, còn anh em tới rất đông thì nó bao vây toàn cầu hết, nó không cho tới, nó đem quân tới giữ là 4 trạm, công an giao thông phục đường cản lối, nó nói cản nó đập chết, giờ  phải đi về. Anh em mình tay không chân rồi đâu dám chống lại nhà cầm quyền cộng sản bạo ngược này. Đúng 10 giờ, chúng tôi mới tiến hành lễ cúng cơm và cầu nguyện, ăn cơm xong, tới 11 giờ chúng tôi sửa soạn ra về thì quân của nó bố trí theo đường, tôi chạy ra khỏi vị trí lễ giỗ khoảng 200 ( hay 20?) thước thì có 3 thằng mặc đồ civil giả côn đồ nó đâm vào xe chúng tôi, tính đụng chúng tôi cho lật xe, tôi nói : Sao ? bửa này giổ tao về mà còn kiếm chuyện nữa hay sao đây ? Thì nó nói : Tại sao phải lên đây ? Tui nói : Tự do tín ngưỡng, hỏi cái gì ? »
Trong nhiều youtube được đưa lên mạng gần đây, người ta nhìn thấy nhiều người mặc thường phục ngăn cản tín đồ Phật giáo Hoà Hảo dự lễ, các tín đồ khẳng định rằng đó là công an giả dạng côn đồ để hành hung, những công an này là do xã, huyện gửi đến để ngăn cản không cho tín đồ Hoà hảo tập trung hành đạo. Chúng tôi gọi đến ông Nguyễn văn Thiện, trưởng đồn công an xã Phước hưng, nơi vừa xảy ra vụ ngăn cấm đồng đạo đến dự lễ giỗ thân mẫu ông Bùi văn Trung thì ông Thiện cho biết là ông không biết gì về vụ này, định hỏi thêm thì ông Thiện cúp máy.
Thời gian này, nó tạo lên Phật Giáo Hòa Hảo Quốc doanh, không theo nó thì nó cho tui là tu lậu, nó cho tui là tu ngoài luồng. Đạo của tui mà nó cho rằng tui tu lậu, tu ngoài luồng. Rồi nó tạo lên đạo quốc doanh. Nó tính tiêu diệt Phật giáo Hoà Hảo chúng tôi, tìm cách chia rẽ
Cư sĩ Trần Văn Kiệm
«  Muốn gì thì thông qua Ban chỉ đạo của huyện đi, bửa đó tui không có trực tui không biết, thông cảm đi nha »
Tường An : «  Thế tại sao họ lại nói ông gửi rất là nhiều công an đến đàn áp tín đồ Phật giao Hoà hảo, không cho tới dự lễ giổ của Mẹ ông Bùi văn Trung ạ ? Ông có thể…….. » …tiếng điện thoại cúp….
Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý và Hòa Hảo Quốc doanh
Phật giáo Hoà Hảo là tôn giáo lớn thứ 4 ở Việt Nam với hơn 5 triệu tín đồ do Đức Huỳnh Phú Sổ khai sáng năm 1939, tập trung ở vùng Tây Nam Bộ. Sau khi Ban trị sự Phật Giáo Hoà Hảo được thành lập ngày 26/5/1999 thì một nhóm tách ra với tên là Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý vì cho rằng Ban Trị sự là Phật giáo Hoà Hảo quốc doanh. Còn phía nhà nước thì cho rằng tín đồ Phật giáo Hoà Hảo Thuần tuý là ngoài luồng :
« Thời gian này, nó tạo lên Phật Giáo Hòa Hảo Quốc doanh, nó cho tui không theo nó thì nó cho tui là tu lậu, nó cho tui là tu ngoài luồng. Đạo của tui mà nó cho rằng tui tu lậu, tu ngoài luồng. Rồi nó tạo lên đạo quốc doanh. Nó tính tiêu diệt Phật giáo Hoà Hảo chúng tôi, tìm cách chia rẽ, không cho chúng tôi sự đoàn kết, tu học tự do và mất đi cái tín ngưỡng »
Sự khác nhau giữa Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý và Ban Trị Sự là :  Phật Giáo Hoà hảo Thuần Tuý thì quả quyết rằng Việt Minh đã ám hại Đức thầy, mỗi năm họ dùng ngày 16 tháng 7 để kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Đốc Vàng, Ban Trị Sự thì chỉ nói kể từ ngày 16 tháng 7 năm 1947 thì không ai rõ tin về Đức Thầy, các ngày lễ của Ban Trị Sự đương thời không có lễ 16 tháng 7 kỷ niệm Đức Huỳnh Giáo Chủ thọ nạn Đốc Vàng mà chỉ kỷ niệm sinh nhật của Đức Thầy ngày 25/11. Ngoài những khác biệt đó, tất cả các tín đồ Hoà hảo đều cùng « mong một ngày về của Đấng Tôn Sư ». Riêng cư sĩ Trần văn Kiệm thì chỉ mong :
« Không ước ao gì hết là làm sao cho đất nước Việt Nam mất đi cái thống trị, được cái Tự do, chúng tôi được an toàn tu hành, dân trí chúng tôi không mất mát. Đó là niềm hy vọng lớn của chúng tôi »
Niềm tin tín ngưỡng là một tự do không thể thiếu trong các quyền Tự do được công nhận bởi Hiến Pháp Quốc Tế. Trước những sự kiện đàn áp tôn giáo liên tiếp xảy ra ở Việt Nam, báo cáo thường niên của Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) vào ngày 30/4 vừa qua đã khuyến cáo bộ ngoại giao Mỹ xếp Việt Nam trở lại danh sách CPC (các nước cần quan tâm đặc biệt về Tư do Tôn giáo)

TỰ DO NGÔN LUẬN


 TỰ DO NGÔN LUẬN
SỐ 170 NGÀY  1-5-2013


BAN BIÊN TẬP

LS NGUYỄN VĂN ĐÀI
LM PHAN VĂN LỢI
LM. NGUYỄN VĂN LÝ

MÙ QUÁNG ĐẾN BAO GIỜ NỮA?


Chí minh (từ Hán Việt) có nghĩa là rất sáng suốt. Oái oăm và mỉa mai thay, kẻ mang tên đó lại mở đầu cho một chuỗi dài mù quáng (đến tận hôm nay) nơi bản thân ông, đồng đảng ông và nơi một số thành phần trong Dân tộc.


1- Mù quáng vì cuồng tín
Quả thế, năm 1920, sau khi đọc “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, chàng thanh niên ít học Nguyễn Ái Quốc (tên mạo nhận của Nguyễn Tất Thành) đã hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản, nhất là vào đường lối dùng bạo lực để giành lấy độc lập cho dân tộc. Anh ta không biết rằng trước đó một năm, tại Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Hoa Kỳ Wilson đã đề xướng quyền Dân tộc Tự quyết và khuyến cáo các Đế quốc Tây Phương hãy từng bước trả tự trị và độc lập cho các nước Á Phi thuộc địa. Hưởng ứng khuyến cáo này, cũng trong năm 1919, Anh Quốc đã trả độc lập cho Canada và A Phú Hãn. Năm 1936, Pháp trao trả quyền tự trị cho Syria và Lebanon, Từ 1946 đến 1949, các Đế quốc Tây Phương Mỹ, Pháp, Anh, Hà Lan đã lần lượt tự giải thể để trả độc lập cho 12 nước thuộc địa và bảo hộ tại châu Á (trong đó có cả Việt Nam, qua hoàng đế Bảo Đại).


Tháng 6-1923, đến Moskva theo học Đại học Lao động CS Phương đông, Nguyễn Ái Quốc được đào tạo chính quy về chủ nghĩa Marx, kỹ thuật tuyên truyền lẫn khởi nghĩa vũ trang, và trở nên thành viên Đệ tam Quốc tế. Kể từ đó cho đến năm 1954, tay gián điệp mạo danh “nhà cách mạng” này đã cùng với đồng đảng làm hao tổn xương máu của hàng vạn đồng bào và tài nguyên vô số của tổ quốc để trả cái giá “giành lại độc lập cho nước” (thực chất là giành lấy độc quyền cho đảng), đang khi các quốc gia lân bang cũng đã đạt được điều đó mà hoàn toàn “miễn phí”!

Nhưng độc lập ấy (cho miền Bắc) chỉ là giả hiệu, vì Hồ Chí Minh ngay sau đó đã mù quáng tròng lên dân tộc hai cái ách khác: Nga cộng và Tàu cộng. Coi Stalin và Mao là những vị thầy bất khả ngộ, chủ nghĩa Mác-Lê là con đường tốt đẹp xây dựng đất nước, sự thống lĩnh tuyệt đối của đảng CS trên phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa là điều tối thượng, việc bành trướng chế độ xã hội chủ nghĩa cách mạng ra toàn thế giới là lý tưởng sống, Hồ Chí Minh đã tiếp tục mở ra những cuộc chiến đẫm máu khác nhắm vào Dân tộc: nào Cải cách ruộng đất giết nông gia giỏi và nhân sĩ uy tín, tàn phá đạo đức gia đình và cơ cấu làng xã, để cướp mọi tài nguyên vào tay đảng, buộc mọi nhân tâm quy về đảng; nào trấn áp hàng vạn trí thức, nghệ sĩ qua vụ “Nhân văn Giai phẩm” để chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao thống trị trong tâm trí giới tinh hoa của Dân tộc; nào “Giải phóng miền Nam” để chiến đấu cho LX và TQ, bành trướng chế độ CS xuống Đông Nam Á, với cái giá của hàng triệu binh lính lẫn đồng bào hai miền Bắc Nam và sự tan hoang của toàn thể đất nước. Đang khi những đồng chí của HCM ở Bắc Hàn và Đông Đức đã không dại gì “giải phóng”, gây tổn hại cho ruột thịt của họ tại nửa nước đang ở dưới “ách cai trị của tư bản chủ nghĩa”!!



Sự mù quáng do cuồng tín vào chủ nghĩa CS, vào tình quốc tế vô sản, nhất là vào đàn anh Tàu cộng đó -từng biểu lộ qua việc ký công hàm bán nước năm 1958, việc im thin thít khi Hoàng Sa bị xâm lăng năm 1974, một phần Trường Sa bị chiếm đoạt năm 1988 (nghĩ rằng anh em giữ cho nhau và sẽ trả cho nhau)- vẫn còn tiếp tục đến hôm nay nơi hậu duệ của Hồ qua hai hiệp định nhường đất và biển cho Tàu cộng năm 1999 rồi 2000, qua việc tuân thủ triền miên khẩu hiệu “16 chữ vàng, 4 chữ tốt”, qua niềm xác tín “việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại nước ta sẽ thuận lợi nhờ cận kề đại quốc xã hội chủ nghĩa” (lời Nguyễn Chí Vịnh)… đang khi kẻ thù truyền kiếp này chực chờ xâm chiếm Việt Nam tự ngoài biển và ngay trong lãnh thổ.



2- Mù quáng vì thù hận


Chiếm được miền Nam xong, nơi người Cộng sản nổi rõ lên một sự mù quáng thứ hai, đó là mù quáng vì thù hận. Học đòi quan niệm cuộc sống là “đấu tranh sinh tồn” (một quan niệm ngu xuẩn và tai hại của Darwin -vì đúng ra là “tương trợ sinh tồn”), Lênin rồi các đồ đệ (trong đó có HCM) đã chủ trương chính trị là “đấu tranh giai cấp”, là phải chia thế giới thành hai phe sống mái: Tư bản và CS, là phải phân biệt loài người có hai hạng đối đầu: anh em bạn bè là hạng lụy phục chế độ CS và người dưng thù địch là hạng chống lại nó, dù họ đồng chủng. Thành ra sau biến cố tháng 4-1975, lòng thù hận CS được thả lỏng. Thật ra trước đó nó đã được buông cương tại miền Nam rồi, qua việc tàn sát các viên chức hành chánh, việc pháo kích các khu dân cư, gài mìn đường sắt đường bộ, nhất là qua cuộc thảm sát dân lành tết Mậu Thân 1968.



Nhưng chính sau tháng 4 đen, người ta mới thấy thế nào là tâm địa của những kẻ tự vỗ ngực là “quân giải phóng”: cướp tài sản và đuổi khỏi nhà hàng vạn gia đình “ngụy quân ngụy quyền”, tập trung “cải tạo” gần một triệu quân cán chính VNCH bị chụp mũ là “có nợ máu với Cách mạng”, chặn đường học hành, tiến thân và sinh sống của thân nhân con cái họ. 
Lòng thù hận này còn tràn sang cả với người dân miền Nam vốn sung túc hơn, văn hóa hơn, nhờ đã có hơn 20 hưởng một chế độ tự do dân chủ dù còn non trẻ. Từ đó đã khiến hàng loạt người dân phải bỏ chạy khỏi quê hương mình, đến nỗi Uwe Siemon-Netto, một nhà báo người Đức từng hoạt động tại Việt Nam phải thốt lên: “Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối? 
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ 1 triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn... Ðã có khoảng 164.000 thường dân miền Nam bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản thời kỳ 1954-1975" (trích bài viết: Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng).



Nào đã hết đâu. Lòng thù hận CS nay trút lên thành phần mà họ gọi là "phản động". Hàng ngàn, thậm chí hàng vạn chiến sĩ của tự do nhân quyền, từ phong trào phục quốc thế kỷ trước đến phong trào tranh đấu thế kỷ nay, những tinh hoa thật sự của đất nước, đang cùng với gia đình họ (tới tận con cháu) là đối tượng của những biện pháp trả thù đê hèn và tàn bạo như sách nhiễu cuộc sống, phong tỏa kinh tế, bôi nhọ thanh danh, hành hung thân thể và giam cầm tống ngục. Các tôn giáo cũng không nằm ngoài tầm ngắm của cái chế độ vô thần, vốn luôn căm ghét những thực thể cao cả linh thiêng và thù hận những thế lực tinh thần dám vạch trần những sai lầm và tội ác của nó. Ngày trước chuyên dùng bạo lực vũ khí, nay nó sử dụng bạo lực hành chánh (Pháp lệnh và Nghị định về tôn giáo) để làm cái rọ nhốt các GH, hầu nó mặc sức tung hoành.


Lòng thù hận mù quáng đó tựu trung chỉ làm tiêu hao sinh lực của giống nòi và đe dọa sinh mệnh của Tổ quốc. Nhưng CS làm gì có Tổ quốc VN! Họ chỉ có Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thôi!



3- Mù quáng vì tham lam
Ở đây phải nói là tham quyền và tham tiền. Tham quyền đương nhiên nằm trong máu di truyền của CS, bởi lẽ đó là một chế độ độc tài, độc tôn, độc đảng. Từ năm 1917 (cách mạng Nga) đến nay, có khi nào CS chia quyền, nhường ghế cho ai đâu, trừ khi bị dồn vào chân tường hay bị hất khỏi ngai vàng thống trị (như các năm 1989-1991 bên Liên Xô và Đông Âu).
Bị mọi tầng lớp nhân dân VN ngày càng đứng lên chất vấn và thậm chí đe dọa quyền lực độc tôn của mình, ngoài việc trấn áp thô bạo các cá nhân, tổ chức và phong trào đấu tranh, nay CS muốn chính danh hóa, hiến pháp hóa, luật lệ hóa mãi mãi sự thống trị của mình (qua điều 4 về đảng duy nhất lãnh đạo, điều 70 về quân đội tuyệt đối trung thành với đảng...). Cuộc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang tiến hành thực chất chỉ là một cuộc cưỡng bức toàn dân đồng thuận với cái Cương lĩnh đó của đảng. Qua đủ thứ trò gian manh và lố bịch, hao sức và tốn thuế: nào là mạ lỵ hăm dọa mọi công dân đấu tranh đòi biên soạn một Hiến pháp mới (Nhóm trí thức 72, Các Công dân tự do, Hội đồng Giám mục, các Giáo hội Tin lành, Phật giáo, Hòa hảo...) qua báo đài công cụ, dư luận viên chó săn, cán bộ đảng viên đầy tớ, trí nô ký sinh trong các học viện và đại học... nào là đem cái đảng pháp (tức HP giả hiệu) tới tận từng hộ dân bắt ký đồng thuận với lời hăm dọa.... nào là khước từ đăng trên phương tiện thông tin đại chúng các ý kiến bất đồng với đảng... nào là nói khống có tới 40-50 triệu ý kiến đồng thuận với HP của Quốc hội.



Việc tham tiền của thì nhân dân đã thấy ngay từ Cải cách Ruộng đất thu điền thổ vào tay đảng, rồi sau cuộc "chiến thắng" tháng 4-1975 với hiện tượng "vào vội vã vơ vét về". Lòng tham lam vô độ này còn bộc lộ từ sau năm 1985, lúc đảng mở cửa kinh tế, cho đảng viên, công an, quân đội được phép làm giàu (với quyền thế trong tay lẫn ưu thế nhờ đảng, ba hạng này đã phất lên nhanh chóng, lấn lướt đè bẹp mọi doanh nghiệp tư). Với luật đất đai 1993 tước mọi ruộng đất khỏi tay toàn dân để đảng trở thành địa chủ độc nhất, lòng tham này lại bùng phát hơn nữa. Mới đây, hôm 24-04, cái gọi là "Hội nghị tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội VN về dự án sửa Luật Đất đai" vẫn kết luận cần duy trì chế độ ‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước làm đại diện và chủ động quyết định cách dùng quỹ đất. Đám gia nô mù quáng này đúng là đã làm theo ý đảng bày tỏ trong Dự thảo HP điều 57. Chính sách quản lý thị trường vàng hiện giờ (bị chỉ trích sau bài báo của Thanh Niên) và dư luận về một cuộc đổi tiền sắp tới (vì siêu lạm phát, vì nguy cơ vỡ nợ của ngân hàng, vì ngân hàng đang có nợ xấu cực khủng) chỉ bộc lộ thêm lòng tham lam vô độ của đảng.


Mù quáng vì cuồng tín chủ nghĩa, vì thù hận đối nghịch, vì tham quyền hám của, đó chính là bản chất bất biến, căn bệnh khó lành của CS. Đó cũng là v/đ khôn giải của đất nước nếu chủ nghĩa và chế độ CS không bị loại khỏi lịch sử loài người và lịch sử dân tộc. 
 BAN BIÊN TẬP

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ





 

PHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
BP 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France)
Tel.: Paris (1) 45 98 30 85<br>
Fax : Paris (1) 45 98 32 61
E-mail : pttpgqt@gmail.comPHÒNG THÔNG TIN PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
E-mail : pttpgqt@gmail.com


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 6.5.2013

Công an bao vây chùa Giác Hoa ở Saigon không cho chư Tăng di chuyển



2013-05-06 | | PTTPGQT



PARIS, ngày 6.5.2013 (PTTPGQT) - Văn phòng Viện Hóa Đạo vừa gửi đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế Bản Tường thuật của Thượng tọa Thích Viên Hỷ về việc gần 50 Công an phong tỏa chùa Giác Hoa, ngăn cấm tất cả chư Tăng không được rời khỏi chùa hôm chủ nhật vừa qua.

Việc chư Tăng thường xuyên rời chùa đến thăm viếng các gia đình Phật tử bị đau yếu hay có tang lễ để cầu an hay cầu siêu cho thân nhân họ là sinh hoạt bình thường của tôn giáo. Thế nhưng, theo bản Tường thuật của Thượng tọa Thích Viên Hỷ cho biết, thì một số chư Tăng phải rời chùa Giác Hoa tham gia Phật sự đều bị Công an ngăn cản, lệnh phải quay vào chùa không cho đi.

Đặc biệt vào lúc 8 giờ sáng chủ nhật 5.5.2013, khi Thượng tọa cùng với Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, dự tính lên Thanh Minh Thiền Viện để vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ. Khi xe vừa bắt đầu rời khỏi sân Chùa Giác Hoa thì ngay lập tức một toán người ăn mặc lôi thôi ngang nhiên đứng chận trước đầu xe và nói rằng : “Hôm nay mấy Thầy không được đi ra khỏi Chùa”.

Công an măc thường phục tràn vào ngõ hẻm chùa Giác Hoa chủ nhật 5.5.2013 không cho ai ra khỏi chùa – Hình PTTPGQT  
Công an măc thường phục tràn vào ngõ hẻm chùa Giác Hoa chủ nhật 5.5.2013 không cho ai ra khỏi chùa – Hình PTTPGQT
 

Thượng tọa Thích Viên Hỷ hỏi “ Tại sao ? “ thì những người này đáp : “Cấp trên có lệnh cấm, không cho mấy Thầy đi ra ngoài đường. Hỏi : “Cấp trên là ai ? cơ quan nào ? Có phải là công an của Cộng sản không ? Xin cho chúng tôi xem Quyết định ?

Nhóm người mặc thường phục này có vẻ lúng túng, nhưng miệng nói liên tục : “Mấy Thầy phải đi vào chùa ngay, không được đi ra ngoài !”.

Thượng tọa Thích Viên Hỷ lại hỏi : “Cấm chúng tôi thì phải có lý do chứ ? Cho chúng tôi xem Quyết định cấm để biết lý do vì sao người công dân không có quyền tự do đi lại ?”. Những người này đáp : “Hiện nay Trung quốc đang lộn xộn !”.

Khi bị phản ứng rằng Trung quốc đang lộn xộn là việc của Trung quốc, ảnh hưởng gì đến người dân Việt nam đâu mà các người ngăn chận chúng tôi ? Nhóm người này ấp úng không trả lời được. Họ xáp lại gần, đẩy lùi xe vào sân Chùa, trong khi một chiếc xe Honda chắn ngang đầu hẻm bít lối đi.

Bổng xuất hiện từ xa bóng dáng ông Tốt, Công an Quận Bình Thạnh, lảng vảng trước đường hẻm. Thượng tọa Thích Viên Hỷ liền lên tiếng : “Ông Tốt ! ông là Công an của Quận, mà sao ông để cho những người ăn mặc lôi thôi này ngăn chặn chúng tôi ? Ông là Công an mà sao không giữ an ninh cho dân ? Công an giữ An ninh cho cái gì ? Ông lãnh đạo toán người ăn mặc lôi thôi này phải không ?”. Ông Tốt không trả lời, mặt giả vờ nhìn sang hướng khác, tay bấm điện thoại như gọi ai rồi lánh mất.

Thượng tọa Thích Viên Hỷ nhắm vào nhóm người chận xe hỏi tới : “Có phải các ông nhận lệnh Công an cộng sản sách nhiễu quý Thầy phải không ?” Một người trong họ phủ nhận và đáp trả : “Chúng tôi có do Công an của Cộng sản điều khiển hay không, thầy không cần biết,. Trước mắt là chúng tôi nhất quyết ngăn chận, không cho một Thầy nào ra khỏi chùa”.

Công an thường phục đứng chận đầy ngõ hẻm chùa Giác Hoa hôm chủ nhật 5.5.13 – Hình PTTPGQT  
Công an thường phục đứng chận đầy ngõ hẻm chùa Giác Hoa hôm chủ nhật 5.5.13 – Hình PTTPGQT
 

Vào lúc này, Công an sắc phục lẫn thường phục kéo đến mỗi lúc một đông, khoảng gần 50 người đứng chật cả hẻm ra vào Chùa.

Qua bản Tường trình, Thượng tọa Thích Viên Hỷ xin nhờ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế loan tải tin sách nhiễu quyền tự do đi lại cũng như quyền hành đạo của chư Tăng Phật giáo cho tất cả các Tổ chức Nhân quyền trên thế giới được biết. Đặc biệt, hiện nay, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ và Hòa Thượng Thích Viên Định, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến tất cả Tăng chúng chùa Giác Hoa vẫn thường xuyên bị Nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam đàn áp, sách nhiễu không một lúc nào lơi nghỉ.

Được biết kể từ ngày 1.7.2012, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) lên tiếng kêu gọi đồng bào Phật tử khắp ba miền xuống đường tham gia những cuộc biểu tình chống xâm lược Trung quốc, thì các ngày thứ bảy và chủ nhật trong tuần, tất cả các chùa viện thuộc GHPGVNTN bị phong tỏa, không cho bất cứ ai ra vào.

 

No comments: