Saturday, October 22, 2016

ĐÔNG NAM Á - BIỂN ĐÔNG - BÙI MỸ DƯƠNG

TRỌNG NGHĨA * MỸ VÀ ĐÔNG NAM Á

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cần trấn an các nước Đông Nam Á

Trọng Nghĩa
RFI – Chủ nhật 30 Tháng Sáu 2013

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời báo chí sau khi gặp chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas tại Cisjordanie ngày 30/06/2013.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trả lời báo chí sau khi gặp chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas tại Cisjordanie ngày 30/06/2013.
Reuters
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại Brunei từ ngày mai, 01/07/2013 để tham gia các cuộc họp của khối ASEAN. Theo giới phân tích, một trong những nhiệm vụ của ông Kerry là làm sao trấn an các đồng minh Đông Nam Á về quyết tâm can dự vào khu vực của Hoa Kỳ. Các mối lo ngại về sự lơ là của Mỹ đang tăng trở lại trong vùng, vì từ ngày nhậm chức đến nay, tân Ngoại trưởng Mỹ có dấu hiệu dành ưu tiên nhiều hơn cho hồ sơ Trung Đông.
Thật vậy, ông Kerry đã viếng thăm Trung Đông năm lần trong những tháng qua, trong lúc chuyến đến Brunei lần này của ông chỉ là chuyến thăm châu Á thứ hai từ ngày nhậm chức hồi tháng Hai. Còn đối với Đông Nam Á thì đây là lần đầu tiên mà ông ghé trong cương vị Ngoại trưởng Mỹ, chuyến thăm châu Á của ông hồi tháng Tư vừa qua chỉ đưa ông đến ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc mà thôi.

Ngay cả nhân chuyến ghé thủ đô Brunei Bandar Seri Bagawan lần này, giới quan sát cho là ông Kerry cũng dành toàn tâm toàn ý của cho Đông Nam Á, vì Brunei chỉ là một chặng dừng trong một vòng công du lớn hơn, đã đưa Ngoại trưởng Mỹ qua vùng Trung Cận Đông, mà các hồ sơ nóng đã buộc ông phải trì hoãn việc đến Brunei cho đến tận hôm nay.
Thái độ của đương kim Ngoại trưởng Mỹ hoàn toàn khác với sự quan tâm rõ nét đến châu Á và Đông Nam Á của người tiền nhiệm Hillary Clinton. Bà là Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên đã đến thăm toàn bộ 10 thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, mà các phụ tá của bà cho là đã bị chính quyền George W. Bush bỏ rơi trước đó, vì quá bận tâm với cuộc chiến ở Irak và Afghanistan.
Theo AFP, Ngoại trưởng Kerry đã bác bỏ các lập luận cho rằng ông lơ là châu Á, cho biết là ông có kế hoạch đi thăm – trong “một thời gian ngắn sắp tới đây” – hai nước Indonesia và Việt Nam. Ông cũng tuyên bố hoàn toàn tin tưởng vào chính sách “xoay trục” qua châu Á của Tổng thống Barack Obama. Theo ông, Mỹ luôn luôn có khả năng “đối phó cùng một lúc với hơn một cuộc khủng hoảng tại hơn một nơi trên hành tinh”.
Theo hãng tin Pháp AFP, khi trả lời đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, ông Kerry từng xác định : “Mọi người không nên nghĩ rằng, bởi vì chúng ta đang cố gắng mang lại hòa bình cho một khu vực đã trải qua 30 năm xung đột và xung khắc, mà chúng ta không thể chú ý đến những vấn đề khác”.
Dẫu sao thì các nhà ngoại giao và một số nhà phân tích đã lên tiếng lo ngại rằng Hoa Kỳ đang quay về các ưu tiên xưa cũ, sau khi bà Hillary Clinton – vốn rất tự hào về mối quan tâm của mình đối với Châu Á – rời bỏ chức Ngoại trưởng.
Một quan chức Mỹ cao cấp thừa nhận rằng các quốc gia châu Á đã tỏ ý hoài nghi về quyết tâm can dự vào Châu Á của Hoa Kỳ sau khi bà Clinton ra đi. Tuy nhiên, nhân vật này cho rằng sự quan tâm của Mỹ đối với châu Á giờ đây đi vào thực chất, chứ không còn dừng lại ở mức tượng trưng, cụ thể là Washington đang đẩy mạnh chi tiêu cho các dự án tại khu vực châu Á bất chấp việc ngân sách đang bị xiết chặt.
Viên chức này lưu ý rằng trong những tháng gần đây, Tổng thống Obama đã nghênh tiếp tại Washington nhiều lãnh đạo châu Á như Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Singapore, Quốc vương Brunei và Tổng thống Miến Điện – lần đầu tiên từ nửa thế kỷ nay.
Trả lời hãng tin Pháp AFP, viên chức xin giấu tên này cho biết là các nước châu Á vốn đã tỏ ý quan ngại cách nay vài tháng, thì hiện đang đòi Mỹ “đặt lên bàn những cái cụ thể chứ không còn đơn thuần mời ngồi vào bàn” như trước đây.
Trong tình hình như kể trên, nhất cử nhất động, từng lời lẽ của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Brunei trong hai ngày 01-02/07 sẽ được mổ xẻ phân tích, để xem thực trạng cũng như triển vọng của mối quan tâm của Hoa Kỳ đến châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong tương quan với đà bành trướng của Trung Quốc.
Theo AFP, ông Ernie Bower, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, nhận định là các quốc gia Đông Nam Á phần lớn hoan nghênh chuyến thăm mới đây của ông Kerry qua Ấn Độ, nước đang tìm kiếm một vai trò lớn hơn trong khu vực vào lúc Trung Quốc đang vươn lên.
Tuy nhiên ông Bower đã đặc biệt tỏ ý quan ngại trước sự chậm trễ của một chuyến viếng thăm Indonesia, mà cả ông Obama lẫn bà Clinton đều xác định là một ưu tiên hàng đầu do quá trình chuyển đổi nhanh chóng trên đường dân chủ và tính chất ôn hòa của đạo Hồi trên đất nước này.
*****
Nguồn:
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130630-ngoai-truong-my-john-kerry-can-tran-an-cac-
 nuoc-dong-nam-a



Philippines tố cáo Trung Quốc đe dọa hòa bình trên Biển Đông

Các Ngoại trưởng ASEAN nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết tại cuộc họp ở Brunei ngày 30/06/2013.
Các Ngoại trưởng ASEAN nắm tay nhau thể hiện sự đoàn kết tại cuộc họp ở Brunei ngày 30/06/2013.
Reuters

Trọng Nghĩa
Trong một bản thông cáo công bố ngay tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Brunei vào hôm nay, 30/06/2013, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã nêu đích danh Trung Quốc là nguy cơ cho nền hòa bình trong khu vực. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, mối đe dọa đến từ sự hiện diện ngày càng gia tăng của các lực lượng cả quân sự lẫn bán quân sự của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.

Thông cáo của chính quyền Philippines nói rõ : « Ông Del Rosario hôm nay (30/06/2013) đã bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc về tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng trên Biển Đông ». Theo ông Del Rosario, đã có sự hiện diện « ồ ạt của tàu quân sự và bán quân sự Trung Quốc » tại hai nhóm đảo thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines là bãi Scarborough Shoal và bãi đá ngầm Second Thomas Shoal.
Ngoại trưởng Philippines cho rằng sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại các nhóm đảo này là « những đe dọa đối với nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển trong khu vực ».
Ông Del Rosario không đi sâu vào chi tiết về các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng nhấn mạnh rằng các hành động đó đã vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, theo đó các bên tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này đã cam kết không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể làm tình hình thêm căng thẳng.
Cáo buộc mạnh mẽ của Ngoại trưởng Philippines được đưa ra đúng một hôm sau khi báo chí Trung Quốc lớn tiếng đe dọa các nước Đông Nam Á có thái độ kiên quyết nhất chống lại các hành vi bá quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Vào hôm qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc – cụ thể là Nhân dân Nhật báo - đã không ngần ngại cảnh cáo rằng « nếu Philippines tiếp tục thách thức Trung Quốc…, một đòn phản công (từ phía Trung Quốc) sẽ khó có thể tránh khỏi ».
Vào hôm nay, Ngoại trưởng Del Rosario đã lên tiếng cảnh báo về các luận điệu như vậy. Ông nói : « Những tuyên bố đề cập đến biện pháp phản công là vô trách nhiệm. Chúng tôi lên án mọi đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng tôi lên án hành vi đó. Và chúng tôi tiếp tục theo đuổi biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. »

About these ads

PHẠM HỒNG SƠN * 27 GHI CHÚ


Trang Chủ

27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết

Phạm Hồng Sơn
Tháng 6 28, 2013


1. Nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Không ai có quyền cho bạn là tội phạm cho đến khi có một tòa án công chính đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét kết tội có hiệu lực.
Nhưng bạn đừng bao giờ trông chờ sẽ có một tòa án như thế trong một chế độ độc đảng toàn trị.
2. Dù bạn là tù nhân hay thậm chí là “phạm nhân” cũng không ai có quyền xúc phạm danh dự và tuyệt đối không có quyền xúc phạm thân thể bạn.
Chắc chắn bạn cũng không kỳ vọng chế độ độc đảng toàn trị sẽ tôn trọng những điều hiển nhiên này nhưng bạn cần phải nhớ để bảo vệ nhân phẩm tối thiểu cho mình.
3. Bất kể lúc nào, tình huống nào bạn vẫn luôn có ba quyền đương nhiên sau đây: 1. Quyền không trả lời (im lặng), tức cũng là trả lời. 2. Quyền không ký. 3. Quyền sửa sai, đính chính, phản bác, phản cung lại những điều đã nói hoặc đã ký.
Tất nhiên khi làm như thế, bạn sẽ bị chế độ độc tài đảng trị liệt vào dạng “ngoan cố” “cứng đầu” nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều giấc ngủ ngon hơn trong tù và đời bạn sẽ bớt được nhiều nỗi day dứt không đáng có.
4. Nếu phải giam chung với tù hình sự, đừng sợ hay ác cảm trước những bộ dạng gớm ghiếc hay những cơ thể xăm trổ đầy mình của họ. Phía sau những ghê rợn đó có thể là một trái tim rất nhạy bén, tự trọng và đầy bản lĩnh. Hãy sống nghĩa hiệp với họ.
5. Ba suy nghĩ sai lầm bạn cần loại ngay ra khỏi đầu: 1. Không khai, không có chứng cớ hoặc mọi việc bạn làm đều đúng luật nên họ sẽ không thể kết tội được bạn và sẽ phải thả bạn. 2. Bên ngoài sẽ giúp bạn hoặc vì bạn là người nổi tiếng, có nhiều quan hệ nên trước sau họ cũng phải thả hoặc án phạt sẽ không đáng kể. 3. Thế là hết rồi, xong rồi.
Than đời hay buông hết hy vọng với đời là hoàn toàn chẳng nên, kể cả lúc bị gông xiềng, nhưng rồi bạn sẽ lại nhận thấy điểm tựa tốt nhất cho đời bạn trước hết vẫn chính là bạn. Bạn cũng không nên phải quá cay đắng nếu vẫn mắc phải suy nghĩ sai lầm số 1 vì sự vô sỉ của chế độ toàn trị cộng sản cho đến nay vẫn nằm ngoài sự tưởng tượng của rất nhiều người.
6. Đừng bao giờ tin lời nói, lời hứa, kể cả cam kết (bằng chữ), của điều tra viên (nhà chức trách). Đừng bao giờ trở thành nguồn tin cho họ (dù họ đã biết hay chưa). Cũng đừng bao giờ sững người khi họ nói đồng đội của bạn đã phản bội bạn.
Hãy tạc vào lòng ba lời nhắn của tiền nhân: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy xem những việc họ làm.”, “Đừng trao trứng cho Ác”, và: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.”
7. Ba điểm cần nhớ nằm lòng khi làm việc (đi cung, đi thẩm vấn, “đi làm” hay gặp gỡ bất kỳ nhân vật nào thuộc chính quyền): 1. Nói nhiều không có lợi. 2. Nổi nóng, khiếm nhã không có lợi. 3. Nhượng bộ hay coi thường đối thủ đều là nguy hiểm.
Hai điểm đầu cho phép bạn được rút kinh nghiệm nhưng điểm thứ ba phải coi ngay là miệng vực. Khi nghiêm khắc thực hiện ba điểm này bạn sẽ hiểu thấu hơn sự đúc kết của cổ nhân: “nhất thủy nhì hỏa”. Song, bạn không nên nhầm giữa sức mạnh hủy diệt khổng lồ với sức mạnh xanh cũng khổng lồ nhưng nhân ái, thu phục.
8. Hãy chủ động đón nhận một trang đời mới ngay khi bạn bị tống vào tù. Càng chủ động bao nhiêu, đời tù của bạn sẽ càng nhẹ nhõm bấy nhiêu.
Nếu bị biệt giam nghĩa là đời bạn đã được trao một cơ hội để nhận rõ sự khác biệt hoàn toàn giữa đơn độc và cô đơn, được gặp một cơ may để khám phá, tiếp nhận nhiều sức mạnh, cảm hứng, hạnh phúc, đốn ngộ từ những tĩnh lặng mênh mông sâu hút gần như tuyệt đối của vũ trụ. Còn nếu được giam chung là người ta đang tôi cho bạn những kỹ năng hội nhập, đoàn kết, ảnh hưởng, rèn thêm cho bạn lòng trắc ẩn, đức quên mình, là giúp bạn nhìn ra những khiếm khuyết, thói xấu láu lỉnh nhất trong bạn và cho bạn trải nghiệm sự kinh ngạc tột cùng trước sự đa dạng vô biên, vô cấp độ của những khả năng, tài năng, sức chịu đựng và những ham muốn, ước vọng, cả cao cả vô cùng lẫn thấp hèn tột bậc, của loài người và thậm chí của chỉ một người.
Hãy nhớ câu châm ngôn hài hước của tù hình sự: “Đi tù nếu không học được cái lọ thì cũng sẽ được cái chai”.
9. Đừng quá thành kiến với công an. Nhưng phải cảnh giác khi họ tử tế. Người ác nhất vẫn có lúc tử tế nhưng hãy nhớ công an là công cụ của chế độ độc tài toàn trị – chế độ không bao giờ muốn tính thiện con người trỗi dậy có lợi cho bạn – kẻ đang bị coi là thù địch. Hãy trân trọng, ghi nhận mọi thiện ý nhưng chớ mềm lòng.
10. Trong khi thẩm vấn không nhất thiết bạn phải thuộc phía thụ động, sợ hãi. Chính kẻ thẩm vấn cũng có nỗi hoang mang của riêng họ. Họ sợ không khuất phục được bạn. Họ hồi hộp sẽ không moi tin thêm được từ bạn. Và họ rất lo lắng rằng bạn sẽ ngày càng vững vàng hơn.
11. Người ta có thể rất tức tối, thậm chí căm ghét bạn nhưng bạn phải biết không ai có thể khinh thường một tù nhân lương tâm kiên định. Căm ghét vẫn có thể chuyển thành tôn trọng thậm chí kính trọng. Nhưng khinh thường thì không bao giờ.
12. Đừng quá trông chờ vào luật sư khi bị cầm tù. Một luật sư tốt nhất lúc này cũng chỉ có 3 vai trò chính: 1. Cầu nối thông tin giữa bạn và bên ngoài. 2. Cung cấp thêm một số luận cứ pháp luật cho niềm tin của bạn. 3. Chứng nhân cho những gì bạn thể hiện trong những phiên tòa “công khai”.
Bạn nên nhớ bạn không chỉ là thân chủ mà còn là người liên đới, chịu trách nhiệm trước hết và sau cùng cho mọi phát ngôn, hành động của người đại diện pháp lý (luật sư) của mình. Và bạn luôn có toàn quyền đồng ý hay chấm dứt liên đới với luật sư bất kể khi nào kể cả ngay tại tòa. Bạn không nên quên chế độ độc tài toàn trị không bao giờ thèm cần đến tranh tụng nhưng họ rất cần hình ảnh và quan điểm của bạn bị đánh hỏng ngay trước tòa.
13. Khi nỗi nhớ thương gia đình (con cái, cha mẹ, vợ chồng) trào dâng, nên nghĩ đến ba điều: 1. Trách nhiệm của một công dân không chỉ là chăm lo cho gia đình riêng của mình. 2. Đây là điều ngoài mong muốn của bạn. Ngọn nguồn của chia ly, đau khổ này là từ chế độ độc tài. 3. Bạn có thể đã phải gặp một rủi ro xấu hơn như nhiều người đã đột ngột phải chia ly gia đình mãi mãi.
14. Chắc chắn bạn sẽ suy sụp nếu cứ đo đếm thời gian, trông mong ngày trở về. Hãy đặt ra công việc và mục tiêu cần đạt được cho mỗi ngày, mỗi giai đoạn ở tù. Bạn nên nhớ đó là những khoảnh khắc vô cùng đặc biệt mà đời thường không thể có và rất không dễ để hiểu.
15. Có những lúc bạn sẽ có cảm giác vui sướng, nhưng đừng để quá vui. Cũng đừng nghĩ quẩn. Trước mọi vấn đề, cần suy nghĩ thật kỹ càng, chu đáo nhưng đừng để lo lắng, day dứt làm kiệt sức bạn. Hãy biết an tâm, chấp nhận những rủi ro ngoài khả năng tiên liệu.
16. Hãy biết tự giễu mình mỗi khi cảm thấy yếu ớt, căng thẳng hay sợ hãi. Và cũng phải biết tự thầm khen mình, tự hào về mình mỗi khi vượt qua một thách thức.
17. Cảnh giác với ba loại thời tiết dễ làm bạn không còn là bạn: nóng quá, lạnh quá và đặc biệt tiết trời u ám, ẩm thấp (như tiết tháng Ba miền Bắc).
18. Thà nhịn đói còn hơn ăn đồ không an toàn (nghi là ôi thiu, không tin cậy, thức ăn lạ). Hãy nhớ câu: “Chết vì ăn là rất nhục”.
19. Tuyệt đối không dùng dao cạo cũ (của người khác), không để tiêm chích, không để chạm dao kéo (nếu không phải là trường hợp cấp cứu tính mạng). Hãy nhớ câu: “Chết vì xuề xòa là cái chết đáng trách”.
20. Ba cách đơn giản giúp tăng cường sinh lực và sức dẻo dai cho cơ thể: 1. Chạy (hoặc đi bộ) ngay tại chỗ hoặc trong khoảng cách 2m. 2. Chống đẩy (hít đất), đứng lên ngồi xuống nhiều lần. 3. Làm dẻo các khớp từ cổ đến chân, xoa bóp cơ thể.
Siêng năng là cần thiết. Nhưng điều cần hơn là thực hành với sự hiệp nhất cùng nhịp thở trong sự tò mò, chú tâm để cảm nhận và lắng nghe những rung động bình dị mà kỳ lạ trên từng phần thân thể. Hãy luôn nhớ: Mỗi khi bạn lười nhác hay ngại ngùng là có một nụ cười đang hé trên môi của quyền lực độc tài.
21. Có ba thứ quí giá, ngoài bạn ra, không ai có thể tước đi được: 1. Giấc ngủ ngon. 2. Lý tưởng. 3. Mơ ước và suy tư.
22. Hãy đặt mọi yêu sách, đấu tranh của bạn trên ba trụ cột: pháp luật, phi bạo lực và chính trực. Tuy nhiên, tôn trọng pháp luật không có nghĩa là chấp nhận cả những qui định, luật lệ vô lý, phi nhân.
23. Những lúc cảm thấy đau khổ cùng cực hãy nghĩ đến ba điều: 1. Những người bị khuyết tật về thân thể hay trí não. 2. Những bạn bè, người thân đồng tuổi nhưng đã không may qua đời sớm. 3. Sự lo toan, tất tưởi, rủi ro của gia đình ở bên ngoài. Hãy nhớ câu: “Nỗi khổ của ta không bao giờ là nỗi khổ lớn nhất”.
24. Những khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, hãy nhớ đó chính là lúc bạn đã tiến tới sát khả năng phát hiện ra những năng lực mới của bản thân khiến chính bạn phải sửng sốt.
25. Cả hai thứ, thân thể và ý chí, luôn cần được chăm chút, rèn luyện trong suốt những ngày tù. Nhưng nếu phải giữ lại một thì phải chọn cái thứ hai – cái không ai có thể tù hãm hay giết chết được, trừ bạn.
26. Nếu bạn xác quyết rằng Tạo hóa đã hào phóng ban cho mọi con người có khả năng tận hưởng những quyền tự do bất khả nhượng thì bạn cũng phải tin rằng Tạo hóa muốn con người phải thực sự xứng đáng hơn mọi loài vật khác khi nhận ân sủng lớn lao đó. Bởi Tạo hóa đã chỉ cho một loài duy nhất của địa cầu biết chế ra nhà tù: đó là con người.
27. Đường đến tự do không nhất thiết cứ phải xuyên qua nhà tù nhưng những kẻ kìm giữ tự do rất hay mượn nhà tù để thử độ khát khao tự do. Và những kẻ đó chắc chắn sẽ không thấy cần phải đoái hoài tới những tự do bất khả nhượng của chúng ta nếu họ cho rằng độ khát khao tự do của chúng ta thuộc loại chẳng cao lắm.
© 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra
*****
Nguồn:
CHUYỂN HÓA

BÙI MỸ DƯƠNG * NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG

                     Những chặng đường
Đường đi dài bt tn “vô thy vô chung” nghĩa là không có đim khi hành và kết thúc; chúng ta là nhng k l-hành ghé vào  tng đon đường, có nơi  đi và đến.
Đi sng kéo dài khong  mt trăm năm nên người ta thường chúc nhau vào dp l Tết
sng lâu trăm tui hay li chúc đôi tân-hôn “Bách niên giai lão”.
Vi khoa-hc tân-tiến hin nay đã có nhiu c sng trên trăm tui, ri cũng có ngày không xa  phi theo lut vn-hành ca con To. Đi sng được ví như mt v kch trên sân khu, các din-viên đóng xong tung, màn nhung khép lại. Xưa ông Bành-tổ sống lâu nhất là 800 năm nhưng rồi cũng phải rời khỏi con đường đời dài bất-tận!
Giáo-chủ của các đạo như Đức Phật, Đức Chúa… đời sống cũng giới-hạn.
Dài dòng về cuộc đời để khẳng-định là luật Tạo-hoá không trừ một ai; chúng ta được hiện-diện ở cõi đời này phải trân-quý và cám-ơn các bậc sinh-thành, Tiên Tổ, Phật, Trời đã ban.
Đời người có quá-khứ, hiện-tại và tương-lai nhưng với tuổi “tri thiên mệnh” thì ngày mai  có gì để nhớ hay để nói nữa. Kể về những giai-đoạn của cuộc đời ta có thể chia làm ba giai-đoạn: tuổi xanh, tuổi hồng và tuổi vàng.

Hà nội 1953          
                                                             
Tuổi xanh hay tuổi thơ là khi cha mẹ cho mầm sống, sau chín tháng mười ngày ta bước vào cuộc đời như con nhộng cắn kén ra khỏi tổ, con gà đủ ngày mổ vỏ chui ra. Con người khác hơn, vì người là vật thượng-đẳng có tri-thức có đạo-đức. Khi xưa thủy-tổ của loài người cuộc sống thô-sơ hồng-hoang “ăn lông ở lỗ”. Khoa-học tiến-bộ không ngừng nên những câu chuyện cổ, thần-thoại hoang-tưởng, nay hầu như thành hiện-thực.
 Nơi ở của “chị Hằng, chú Cuội” đã có người lên thám-hiểm, âm-thanh, hình-ảnh biến-hoá không ngừng… TV, computer như những đũa thần của các bà tiên.


 Irvine 1993

 Cuộc đời của tôi cũng đổi thay như cô Tấm trong chuyện dân-gian Việt-Nam hay cô Lọ Lem của phương Tây. Giấc mơ của những đứa bé khi nằm nghe Mẹ, Bà kể chuyện thần-tiên ru dần vào giấc ngủ với bao mộng đẹp của trẻ thơ.
                        Võng đang chậm chạp khẽ đưa,
                                Ru hai bà cháu say sưa mộng dài…
Tuổi xanh (tuổi thơ). Lâu lắm rồi nghe Mẹ kể khi Bố ra trường sư-phạm, ông được bổ-dụng ở vùng Thái-nguyên nơi có đền thờ vua Hùng, Tổ-tiên của dân ta. Mỗi lần Mẹ lên thăm đường đi khó-khăn diệu-vợi. Khi biết và nhớ được thì gia-đình tôi đã trở về sống tại làng Trình-phố quê-hương bản-quán. Thời-kỳ này Bố là hiệu-trưởng trường tiểu-học Trình-Phố; Mẹ có cửa hàng tạp-hoá nhỏ ngay trên quốc-lộ 39 nên cuộc sống tương-đối dễ chịu.
Năm 1947 kháng-chiến lan tràn khắp quê-hương, trường sở đóng cửa, gia-đình đi lánh nạn ở miền duyên-hải. Ít tháng sau khi trở về thì khói lửa đã tàn phá làng quê, dân chúng nghèo thêm, gia-đình tôi, cả nhà chỉ còn trông vào đồng lương của Bố, ruộng hương-hỏa vài sào, lúa gạo nhà không đủ phải mua thêm.
Mấy sào ruộng của cụ Nội cho ở ba nơi khác nhau: ruộng ở phía nghĩa-địa làng, đất cao ít nước chỉ trồng mầu như đậu, bông vải, ruộng ở thôn Nhì mỗi năm có một vụ mùa1 vì mưa nhiều, sau khí-hậu khô ráo trồng thuốc lào lợi hơn. Thửa ruộng cấy cả hai vụ chiêm2 và mùa ở gần khu “chợ giếng giữa làng”.
Tuy còn bé nhưng cũng chia xẻ việc nhà với Mẹ, nào mang nước ra đồng cho các bác thợ cầy, thợ cấy hay công-việc của cô “cóc” ra đồng coi lúa vào mùa gặt, cùng các chú đi hái bông, hái đậu. Ngoài giờ học phụ trông em, xay lúa, giã gạo (con ruồi đỗ nặng đòn cân).
Nhà quê đánh giá giầu nghèo theo ruộng đất như vậy gia-đình tôi thuộc thành-phần nghèo; những năm bão lụt, hạn-hán cũng rau cháo qua ngày.
Nạn đói năm Ất-dậu (1945) mất mùa, gạo không đủ, cơm trộn thêm ngô, khoai. Nhiều người chết đói không kịp chôn, ruồi muỗi bay khắp nơi, bữa cơm phải mắc màn mà ăn, thật kinh-khủng.
                        Đói từ Bắc-Giang đói về Hà-Nội,
                                Đói ở Thái-Bình đói tới Gia-Lâm.
May-mắn đất vườn rộng, chịu khó khai-thác nên vật-thực cung-cấp tạm đủ chất dinh-dưỡng cho cả nhà. Quanh vườn trồng cây ăn trái; bữa cơm không thịt cá chúng tôi ăn cơm với mít, chuối, na (mãng-cầu). Đây vài cây cam, kia bụi mía, dăm gốc trà nên trưa hè có bát nước mát ruột. Vườn rau sau nhà: vài luống cải bẹ non thì luộc, già đem làm dưa. Cà bát nấu bung, cà pháo muối sổi ăn với canh cho mặn miệng; rau ngót nấu cá rô rất lành.
Vài quả cà, dưa muối với tương om,
 Nước vối loãng, chuyên tay là… hết bữa
Rau diếp (sà-lách) và các loại rau thơm ăn với món bún riêu, canh chua cá thìa-là, hay dưa chua đậu lạc (đậu phộng) thật tuyệt. Đậu đen non, bóc vỏ nấu bát canh đậu đãi, rau dền, rau mảnh bát, cà chua vườn nhà được món canh suông (không thịt cá). Cua rốc (cua đồng) nấu rau đay, mồng-tơi và mướp hay thêm vài chùm hoa thiên-lý thơm ngon, đặc biệt của người miền Bắc.
 Chum tương ở giữa sân, trong bếp có vại cà, vại dưa, hũ mắm tôm, mắm cáy do bàn tay khéo léo của bà Nội cho bữa cơm thêm đậm-đà.
                        Còn ao rau muống, còn đầy chum tương
Như đã kể vườn rộng, tự-lực cánh-sinh, nuôi gà vịt, mỗi ngày lượm cả chục quả trứng (hột gà, hột vịt) là nguồn thuốc bổ cho chị em tôi.
Thôn quê ăn uống giản-dị, trứng trộn với tương, nước mắm khuấy trên chảo cho món trứng bác (scrambled egg)
Bác bác trứng, tôi tôi vôi
Thịt gà luộc chấm muối chanh, cổ cánh nấu bí, bộ lòng xào giá mướp. Làm vịt có bát tiết  canh nhắm rượu, thịt vịt sáo măng tươi từ bụi tre sau nhà, hoặc nồi xương rang tiết món đặc biệt quê Trình-Phố. Ngan, ngỗng dành cho ngày lễ, hoặc đãi khách cũng thịnh-soạn. Mấy chuồng chim câu cả chục cặp; chim ra giàng (còn non mới nhú lông cánh) hầm với hột mít (sang-trọng dùng hạt sen) rất bổ.
Chuồng lợn (heo) sau vườn, nuôi vài con để bán; Tết đánh đụng làm bánh chưng. Đầu tháng lĩnh lương, Mẹ đi chợ Huyện chúng tôi được ăn thịt heo. Bác Đê trong làng, kéo vó; Mẹ mua mẻ tép riu kho khế, cá lẹp (cá nhỏ) ủ trấu qua đêm, ngày mai là có nồi riêu cá ngon.
Cuộc sống thôn-ổ nghèo-nàn nhưng được cha mẹ tận-sức nên không đói khát suy dinh-dưỡng. Thời buổi khó-khăn “người quân-tử ăn chẳng cầu no” tất cả cho cuộc sống, chúng tôi được cắp sách đến trường là may mắn lắm.
Trẻ con nhà quê giải-trí và ăn quà như thế nào ư? Mong như mong mẹ về chợ, qùa là vài cái bánh nắm bột gạo nhân mỡ hành, gói lạc, dăm cái ngô luộc… Vườn cung-cấp thêm cho thói ăn vặt, nào là ổi, khế, nhót chua lè, quả mây chát sít, hay trái mọc dại như quả duối, quả mặt quỷ; thèm ngọt, ngắt bông hoa dong hút nước mật cũng vui.
 Trò chơi con gái ở trường là đánh chuyền, nhẩy dây, ô-quan. Theo chân các chú tôi biết đá cầu, đáo bật (đập đồng xu vào tường), đáo lỗ (ném đồng xu vào lỗ), bắn bi (mài cục đá cho thật tròn), bắn súng (nòng súng là ống tre, đạn là quả đay), bóng tròn (cuộn bằng lá chuối khô). Thú vui lành mạnh ở thôn quê là thả diều. Đẹp nhất là buổi chiều tà trên cánh đồng bao-la, con diều bay trên nền trời vi-vu tiếng sáo, một âm-thanh mộc-mạc làm thôn quê thêm thơ-mộng, êm-ả, thanh-bình.
Nhà ở quê nhà tuy xây bằng gạch nhưng lợp mái rạ nên không có bể nước, đành kê vài chum sành dưới gốc cau trước hiên, hứng nguồn nước tinh-khiết từ Trời.
Cụ Trạng Trình ca-tụng cuộc sống thiên-nhiên
                        Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
                                Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Nghe thơ-mộng và đẹp, song hồ và ao chỉ là hồ cạn và ao tù. Nước từ trên đường cái, trong vườn chẩy xuống mang bao nhiêu rác-rưởi. Trên cầu ao người ta rửa bát, vo gạo, giặt quần áo, không thắc-mắc bẩn hay sạch. Ao là thú quê, trời nóng nhẩy ùm xuống tắm vui biết mấy; bơi lội, vịn thân chuối hay ôm cái lọ úp là ngang dọc vùng-vẫy.
Bố tôi là thầy giáo biết cách sống phòng bệnh-tật nhưng nước nghèo và chậm tiến thì làm sao tìm ra nguồn nước sạch an-toàn ở nông-thôn?
Tục-ngữ có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Sống trong môi-trường, hoàn-cảnh nào phải thích-ứng với môi-trường ấy. Lối sống của người ta một phần do môi-trường tạo nên: một là môi trường tự-nhiên, hai là môi-trường xã-hội nên thời buổi đó đành chịu vậy.
Sống với bệnh tật và cách chữa trị ở nông thôn.
Bệnh-tật phần lớn do thiếu vệ-sinh. Tại làng quê chẳng có thuốc chữa trị đành phải chấp-nhận và chịu đựng hoặc “tin nhảm” hên sui may rủi. Tôi đau mắt mãi không khỏi, mắt lúc nào cũng đỏ như tiết. Có người mách cách chữa mẹo: Trước hết tôi phải quỳ mà hướng về phía mặt trời lúc chiều tà, đầu đội cái thớt trên có 9 hạt gạo và dúm muối, chín lá thài-lài giã nhỏ. Mẹ dùng dao chặt hạt gạo làm hai và nói: “mặt trời lặn mộng tan” cứ như thế cho đến hết chín hạt gạo. Sau cùng bà ngậm muối liếm vào mắt tôi mấy lần rồi đắp lá thài-lài bên ngoài. Ít lâu sau mắt cũng hết đỏ không biết là mẹo hay chất muối giết vi-trùng.
Chấy rận, ghẻ lở là do lối sống dơ bẩn; chấy, rận hút máu người gây ngứa-ngáy khó chịu. Trên đầu là chấy, trong người là rận.
Trên đầu chấy rụng như sung (ca-dao cô gái Sơn-tây).
Ban ngày Mẹ bắt chấy, ban dêm bà nội mê chấy; thời đó có dịch chấy rận làm nhiều người chết. Có lần Bố định cạo trọc đầu để tận diệt nơi chấy trú-ngụ, nhưng cô giáo
 tôi phải đến năn-nỉ mãi vì “cái tóc là góc con người”.
Bệnh ghẻ lở do loại ký-sinh-trùng (scabies), chúng đào rãnh trên da, bệnh này phát-triển nhất là về mùa đông. Ghẻ sống ở kẽ tay khi mưng mủ, ngón tay không co được, muốn bớt đau phải dùng kim khâu châm nặn mủ và bắt cái ghẻ. Lở là mụn to hơn, mọc trong cơ-thể gây nhớp-nhúa, máu mủ thấm đầy quần áo. Người ta dùng lá ổi chà lên mụn hay pha nước điếu3, dội lên người rất cay và xót.
 Chó cắn muốn cầm máu, mau khỏi thì có cụ Chú dùng cây hương đọc thần-chú “thư phù” trên vết thương, ít ngày sau sẽ khỏi?! (không tin cũng phải tin vậy).
Cậu em thứ ba sinh thiếu tháng rất yếu đã vậy vài tháng sau Mẹ bệnh nặng không có sữa phải bú rình (xin bú nhờ bà mẹ hàng xóm), uống nước cháo và trứng gà. Em sống nhưng gầy còm, èo-uột, tuyệt-vọng đành mê-tín (cho là bệnh sài đẹn, ma quỷ ám). Mẹ mua đồ cúng, để em trên cái nón lá rồi kéo lê trên đường, vừa đi vừa nói “sài mòn ơi hỡi sài mòn, thôi mày ở lại mẹ con tao về”. Có bệnh phải vái tứ phương, ai mách gì cũng nghe theo miễn là cứu được con.
Đêm đến thắp ngọn đèn dầu lạc, hay đèn Hoa-kỳ (dầu tây, dầu lửa), không thì đốt cây hương trám, soi sáng bữa cơm, con trẻ học bài, mẹ may vá, bố đọc báo… Cảnh gia-đình hạnh-phúc đúng như trong Quốc-văn giáo-khoa thư, nhưng sáng hôm sau, mũi ai cũng đen vì đầy muội khói.
Tiền lương hạn hẹp của nhà giáo, mọi thứ phải hạn-chế; quần áo do bà Nội, Mẹ và các cô  làm lấy như chăn tằm, trồng bông, kéo sợi, dệt vải, dù nâu sồng cũng đủ lành và ấm.
Cuộc sống giản-dị, đơn-sơ ở vùng quê: mùa đông lạnh nằm ổ rơm, đắp tấm chiếu; mùa hè nóng bức sẵn chõng tre (ghế dài làm bằng tre, nứa) kê ngoài hiên ngủ hưởng khí trời.
                        Hôm nay rơm mới đầy nhà,
                                Em làm một chiếc giường ngà cho anh. ( Bàng bá Lân)
Chiến-tranh leo thang cuộc sống càng khó-khăn, biết được đảng Cộng-sản xâm-nhập vào cuộc kháng-chiến chống ngoại-xâm của dân-tộc nên năm 1952, Bố quyết-định rời bỏ làng lên Hà-Nội, phía quốc-gia tự-do. Sự lựa chọn thật đau lòng khi phải lìa bỏ nơi chôn rau cắt rốn, mồ mả ông bà tổ-tiên đã bao đời gắn bó. Đau buồn nhưng phải hy-sinh cho thế-hệ mai sau; thể-chế chính-trị của Cộng-sản quả là khó sống (Hà chính ư mãnh hổ) và phát-triển tương-lai. (chính Cộng-sản đã có câu: hy-sinh đời bố, củng cố đời con).
Hà-Nội kinh-đô lâu đời nhất trong lịch-sử Việt-Nam, đất của địa-linh nhân-kiệt. Đang ở một làng quê nghèo vừa bị chiến-tranh tàn phá nay một bước tới kinh-đô của ánh sáng của văn-hóa, văn-minh. Tới đây tôi được hưởng những tiện-nghi cả về y-tế lẫn cuộc sống. Trước hết bệnh ghẻ lở, chấy rận bấy lâu bỗng hết vì tắm gội, giặt-giũ từ nguồn nước máy sạch. Bệnh thời-khí, nhiễm-trùng đã có bác-sĩ, chích ngừa lao phổi, dịch-tả (cholera), dịch-hạch, phong đòn gánh (tetanus), ho gà (pertussis), thương-hàn (typhoid)… Mỗi buổi sáng đánh răng bằng thuốc, đau nhức răng là đến thăm nha-sĩ.
Mấy năm ở quê trường học bị phá-hủy nay học ở đền, mai học ở chùa, chữ nghĩa chẳng là bao nên dù đã 12 tuổi tôi phải học lại lớp nhì (lớp 4). Trường mới, bạn mới, khung trời khác-biệt tỉnh và quê, tôi trở nên nhút-nhát và mặc-cảm đầy mình. Hai năm cố gắng, Bố  dậy thêm nên tôi đã hoàn-tất bậc tiểu-học tại trường Lý-Thường-Kiệt.
Trưng-Vương là trường trung-học duy-nhất cho nữ-sinh, nhờ Bố tận tình dậy dỗ tôi đã trúng tuyển hạng thứ chín, học vấn tạo cơ-hội thăng tiến.
                        Các em nhờ có Mẹ Cha
                                Có quần áo mặc, có nhà tránh mưa
                                Cơm ngày hai bữa sớm trưa,
                                Ra trường vừa học, lại vừa vui chơi
                                Ngoài kia có biết bao người .
                                Mù, què, đói rách nằm phơi ngoài đường. ( Bùi văn Bảo)
Để hội nhập vào cách sống của dân Thủ-đô, Bố phải làm việc nhiều hơn; ngoài tiền lương ông còn viết thêm sách giáo-khoa. Bù lại những năm tháng thiếu thốn tại làng quê, Bố Mẹ đã tậu được căn nhà hai tầng khang trang, tiện nghi cho chúng tôi ở ( an cư lạc nghiệp)
Là n-sinh Trưng-Vương vi tà áo dài, di-chuyn trên chiếc xe đp Peugeot ca Pháp, chân mang dép, tay sách cp da đi hc.
Phm-Duy đã ca ngi áo dài và xe đp:
                        Xin cho em mt chiếc áo dài        
                                Hàng la là thơm dáng tiu-thơ
                                                    ****

                                Xin cho em mt chiếc xe đp
                                Xe xinh-xinh đ em đi hc …
 Tui hc-trò năng-đng thích khám-phá, tôi đã cùng my cô bn thân, đp xe đến nhng nơi ven th-đô như Gò Đng Đa, Chùa Láng, Đn Voi Phc, Đn Hai Bà Trưng, Chùa Trm, Chùa Trăm Gian. Ngay ti Hà-Ni có thng-cnh như Quc-t-giám, H Hoàn-Kiếm, Tháp Rùa, Chùa Quán-s, vườn hoa “con cóc”, vườn hoa Canh-nông, vườn Bách-tho, đường C-ngư, vin Kho-cổ… Nhng con đường Hà-Ni với 36 ph phường
                        Nhng con đường năm trước,
                                Ca ngàn xưa xa lm Hà-Ni ơi!  (T-T)
Ngày ngh B M cho thưởng-thc món ngon Hà-nội: tửu-lầu Lục Quốc tại chợ Hôm phố Huế, phở Cầu Gỗ, quán cà-phê Nhân, kem Phi-Điệp, quán Mụ Béo Bờ Hồ, bún chả chợ Đồng-xuân. Mở rộng trí óc về nghệ-thuật chúng tôi được dẫn xem hội-họa, nghe hòa-nhạc, ca-kịch. Ban Gió Nam từ trong miền Nam ra trình-diễn ở nhà hát lớn Hà-Nội: ca-sĩ, nhạc-sĩ gồm Thái-Thanh, Thái-Hằng, Khánh-Ngọc, Hoài-Trung, Hoài-Bắc, Trần-văn-Trạch. Phim ảnh chọn lọc hợp với tuổi thơ thì có những tác-phẩm của Walt Disney hay phim lịch-sử ít cảnh yêu-đương.
Đại-gia-đình đang sống an-bình thì ông chú tử-trận tại làng Đại-Đồng và ít tháng sau Hiệp-định đình-chiến Genève ngày 20 Tháng Bẩy năm 1954 chia hai đất nước lấy vĩ-tuyến 17 làm biên-giới. Lằn ranh quốc cộng rõ-rệt, những ai yêu tự-do sẽ về miền Nam. Gia-đình tôi một lần nữa bỏ hết của cải và lìa xa làng quê cả ngàn dặm không biết bao giờ trở lại.  
                        Một ngày 54 cha bỏ quê xa,
                                Chốn đã chôn rau cắt rốn, bao nhiêu đời….
Một ngày 54 cha bỏ phương trời.
Một miền bắc tối tăm mưa phùn rơi……
Lánh bắc vô Nam cha muốn xa bạo cường …. ( PD)
Xưa nghe danh-từ đi Nam chỉ là những kẻ thất-chí, nghèo đói, liều bỏ nhà vào Nam làm phu tại các đồn-điền cao-su. Nay vì chế-độ hà-khắc của Cộng-sản mà cả triệu người hăng-hái bỏ hết vào nam mưu tìm chốn bình-yên!
Cuộc di-cư của hơn một triệu người từ Bắc vào Nam bằng đường hàng-không, đường thủy, đường bộ do sự giúp đỡ của Mỹ, Pháp. Nếu không bị ngăn cản, chắc số người rời bỏ “thiên-đường Cộng-sản” còn nhiều hơn nữa. Tại Hà-Nội, gia-đình tôi tập-trung tại Ấu-trĩ-viên, xe chở ra phi-trường Gia-Lâm, bay thẳng tới Tân-sơn-nhất Sài-Gòn. Cả triệu người di-cư ồ-ạt, đang mùa hè, nên các trường học là nơi tiếp nhận tạm lớp người từ Bắc. Gia-đình tôi được phân-phối tới trường tiểu-học Khánh-Hội. Tại đây chính-phủ phát tiền ăn theo đầu người. Gần đến ngày nhập-học trường sở phải trả lại, một số người tự lo lấy còn phần đông chuyển qua những nơi khác như khu Phú-Thọ lều, trường đua, nhà hát lớn... chờ đợi tìm việc. Nếu là nhà nông thì được định-cư ở các khu dinh-điền như Cái Sắn, Pleiku, kontum…
Bố cố lo nơi ăn chốn ở cho lũ con tiếp-tục việc học. Ông ra khỏi trại, liên-lạc với Bộ Giáo-dục và được nhận làm việc trên Bộ trong ban tư thu với chức-vụ viết sách giáo-khoa. Có việc, ông mượn tiền và mua được căn nhà nhỏ tại khu Nguyễn-tri-Phương.
Cộng-sản đến như một nhà báo Pháp đã nhận-định: “cái cột đèn cũng đi” vì thế các trường Chu-văn-An, Nguyễn-Trãi và Trưng-Vương yêu-dấu của tôi cũng “di-cư” theo chăm lo việc học của thế-hệ tương-lai. Mới đầu trường Trưng-Vương tạm-thời học nhờ ngôi trường áo tím Gia-Long; tiếp-tục học đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ, và tôi đậu bằng Trung-học đệ nhất cấp  (diplôme).
Tuổi hồng: Trưng Vương sau có trụ-sở mới trên đường Nguyễn-bỉnh-Khiêm. Tôi lên đệ nhị cấp gồm các lớp đệ tam, đện nhị và đệ nhất. Trường-sở mới xa nhà, tôi được thưởng một xe gắn máy velo solex của Pháp để đi học. Năm đệ tam không phải thi-cử nên chúng tôi gọi là “lớp bản lề” vì vừa học mờ người mới có mảnh bằng trung học, muốn lên đại học phải đậu tú-tài I và tú-tài II. Vượt qua được hai cửa ải này thật khó vì thế ngoài học trường công tôi phải học thêm lớp luyện thi: toán, lý hoá, và triết (thầy Nguyễn-văn-Phú, Nguyễn-xuân-Nghiên, Trần-bích-Lan). Theo thống kê của bộ giáo dục năm 1964 tỷ-số toàn-quốc của kỳ thi tú-tài I, đậu 22%, tú tài II là 32%! Những năm sau tỷ-số đã tăng lên đến 60-75%. Để vượt qua hai cửa ải này Bố Mẹ tốn nhiều tiền bạc giúp phương-tiện và tôi cũng đã bao đêm thức trắng!
B là người thích hc và luôn cu-tiến nhưng tiếng c nhà thanh đành phi phá ngang lo cho đi-gia-đình. Hiu được giá-tr ca hc-vn nên ông hết lòng giúp đ các con.
Hc-vn và tri-thc giúp con người tiến xa hơn. Hc-vn có vai trò hết sc quan-trng vi con người và mt xã-hi văn-minh hin-đi.  Không mt vĩ-nhân nào mà không có hc-vn; ch có hc-vn mi bo-đm tương-lai. Hc-vn s m cánh ca thăng-tiến và cơ-hi thành-công.
Đ đánh vào lòng tham và khuyến-khích B ra điu kin: mi cui tun nếu ngoan gii là được đi ăn, đi xem phim còn không c vic ngi nhà mt mình, vét cơm ngui. Khi còn nh thì ch biết cái lợi trước mt ch nào nghĩ đến tương-lai, đáng phc thay, B M đt cái mc tưởng thưởng cho các con!
Đ bng tiu-hc và vào trường trung-hc công-lp là có ngay chiếc xe đp  Peugeot làm phương-tin di-chuyn. Riêng tôi con gái đang vào tui đôi tám, tui biết làm dáng, B treo giải: đu bng trung-hc đ nht cp (Diplôme) s được thưởng chiếc xe gn máy và ct b mái tóc dài thay vào là ln tóc quăn hp thi-trang                                               
                                   
 Dương, Dung, Giang
                                    
 Irvine 1990

Saì-Gòn phóng solex rt nhanh                                                     
Đôi tay hoàng yến ng trong găng ( Nguyên Sa)
Quà tưởng-thưởng tăng theo giá-tr ca bng cp và nhng c gng hc-hành: cô tú bán-phn có ngay đng-h Longines ca Thy-sĩ li thêm mt ít tin rng-rnh vi bn-bè.
Tú-tài toàn-phn hoàn-tt bc trung-hc cũng là cơ-hi và ngã r cuc đi.
Ni nghip nhà, tôi thi vào trường đi-hc sư-phm Sài-Gòn đnh-hướng tương-lai. Theo thng kê ca b giáo dc, hc sinh vượt qua được 3 kỳ thi Trung hc đ nht cp, tú tài I, tú tài hai II tng s chưa được phân nửa. Nam sinh nếu không qua được cửa ải sẽ phải nhập ngũ còn phái nữ chúng tôi có nhiều cơ hội hơn là làm quan tắt.
Kỳ thi tuyển vào Đại học sư-phạm rất đông, may mắn tôi có tên trong danh sách 33 sinh viên, phái nữ chúng tôi chiếm tỷ lệ nhỏ so với nam sinh: 6 cô sinh viên.
Qua những năm khó khăn, nhất là đất nước chiến tranh triền miên nên duy trì được cuộc sống phải có nghề nghiệp.
Câu châm ngôn: Ruộng bề bề, không bằng một nghề trong tay.
                                   Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
 Hai lần chạy giặc bỏ hết nhà cửa ruộng vườn; tay trắng Bố đã dựng lại cơ nghiệp và cho chúng tôi cơ hội vàng. Ngày xưa bà tiên dùng đũa thần trong nháy mắt biến đổi cuộc đời từ nghèo khó trở nên giầu sang phú quí, với người thường như gia đình tôi là kết quả của kiến thức, làm việc không ngừng của Bố Mẹ và chúng tôi.
 Ngoài sự cố gắng của con người nhưng phải nói thể-chế chính trị đã quyết định sự thịnh-vượng, hưng vong của dân-tộc. So sánh miền nam và bắc Việt-Nam hay nam và bắc Hàn hay đông Đức và tây Đức là thấy sự chênh lệch về nếp sống của người dân.
Chế độ tự-do, nhân-bản, tài năng được trọng dụng và khuyến khích, Bố tôi đã viết nhiều sách giáo-khoa tuy là tư nhân nhưng sau khi duyệt xét có giá-trị, Bộ giáo-dục đã  cho phép sử dụng, giảng dậy tại các trường. Với tinh thần khai phóng, cởi mở, thầy giáo có quyền lựa chọn bất cứ tác giả nào miễn hợp chương trình học.
Chủ trương nền giáo dục là  mở mang dân trí, đào tạo cho thế hệ tương lai hiểu biết những căn bản vào đời. Khi làm trên bộ giao-dục mặc dầu với sự hỗ trợ tài chính của nước Mỹ nhưng ban soạn sách vẫn giữ được bản sắc dân tộc, cá tính và tinh thần Việt-Nam. Nhân vật trong sách là cu Tý, cu Tèo, bác nông phu nâu sồng, phác hoạ hình ảnh tượng trưng qua các ngành nghề trong xã-hội Việt. Tam cương, ngũ thường, tôn sư trọng đạo bàng bạc trong các bài học thuộc lòng, bài tập đọc hay bài luận văn.  Giữ-gìn tinh-hoa bản-sắc dân-tộc, đời sống văn-hóa giáo-dục phong-phú.
 Sách của cụ Bùi văn-Bảo được trải rộng, trước 1954 tại Hà-Nội nhưng sau 1954 sử dụng khắp các trường từ Bến-Hải tới Cà-Mâu; Tự do kinh doanh nên gia-đình, đã có cuộc sống sung túc, đầy đủ, chị em chúng tôi đều qua ngưỡng cửa đại-học.
Nói về công ơn, và tình yêu thương của Cha Mẹ cho con cái thì vô bờ bến như những câu ca dao truyền tụng:
                        Công cha như núi Thái-Sơn
                                Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.
Cha Mẹ thương các con đồng đều dù trai hay gái, nhưng theo cảm nhận riêng tôi hình như tôi được Bố dễ dãi và đặc biệt hơn một chút. Nếu làm gì sai quấy, tôi bị đòn ít hơn mấy cậu em, hiểu được lẽ đó nên muốn xin xỏ điều gì họ phải nhờ tôi. Sau này cô em gái áp út cũng được Bố ưu tiên; có thể cụ tiên đoán cuộc đời con gái “mười hai bến nước  không làm chủ được cuộc đời mình.
Theo Freud phân tích, trong thần thoại cổ Hy-Lạp là tình yêu khác phái (Oedipus) cha dễ dãi với con gái, mẹ cưng chiều con trai.
Con gái tôi viết về bố trong ngày tiễn biệt: “ Khi con phạm lỗi phải ăn đòn, Bố thường nương tay không đánh con đau hoặc đánh con ít hơn anh Anh và em Hoàng”
Tôi và con gái đồng quan điểm: “ tình yêu thương của Bố tiếp tục nẩy nở đến những người có liên hệ với con là chồng và hai cháu
Gia-đình tôi cũng được Bố Mẹ quan tâm đặc biệt, chính nhà tôi đã nói với các bạn:
muốn an-tâm nên dọn ở gần bên ngoại”. Đúng thế các con tôi được Bố Mẹ trông nom nuôi dưỡng. Bà chăm sóc các cháu từ khi mới sinh, bốn đứa con chào đời là đã có bà ở cạnh,  cháu bà nội, tội bà ngoại”. Sợ không có thì giờ cho các con, ông ngoại chọn lựa cô giáo mướn về nhà dậy thêm, đồng thời đưa đón các cháu.
Quan niệm cổ việc dựng vợ gả chồng đòi hỏi hai bên gia đình có tước vị hay của cải bằng nhau. Thời buổi mới hai bên trai gái phải có học vấn, hiểu biết, tôn trọng nhau dựng căn nhà hạnh phúc bằng tài lực của mình. Cám ơn Bố Mẹ đã cho cơ hội, phương tiện để bước vào khung trời mới.
Tôi đã chọn được người bạn đời đạo đức, học vấn có nghề nghiệp để xây dựng tương lai. Chúng tôi đã trải qua các thủ tục để thành lập gia-đình như: lễ chạm ngõ ( ra mắt), lễ hỏi
( đính hôn) và lễ cưới ( vu qui- thành hôn). Chàng là quân nhân nên phải qua sự duyệt xét của quân-pháp, trên giấy tờ cho phép là ngày 5 tháng 7, nhưng lễ cưới dân sự là 29 tháng 9 năm 1963. Họ hàng hai bên nội ngoại, nhà trai nhà gái, bạn bè chứng kiến và tham dự tiệc cưới trên 350 người tại tửu-lầu Á-Đông Chợ-Lớn.
Thầy tôi cụ Tú Trần văn Thược gửi lời mừng trong ngày lễ vu-quy:
                        Dậy trẻ cứu người cùng nỗ-lực
                                Vợ chồng vui sống một đời xuân.
Tình trạng chiến tranh leo thang nên sau một tháng ở với gia-đình, anh đã ra đơn vị làm nhiệm vụ người trai. Nhiệm-sở đầu tiên là Quân-y-viện Pleiku thuộc quân đoàn II vùng cao-nguyên, còn tôi ở lại Saì-Gòn học nốt năm cuối cùng của chương trình Đại học. Những cuộc chia-ly, trùng-phùng đẫm nước mắt tình-yêu.
                        Quốc-Anh 1964 (Sài-Gòn)


     Mỹ-Trinh 1966 ( Pleiku)
                                                                                                                                  
Nguồn hạnh phúc và chứng tích là ngày 9 tháng 12 năm 1964 con trai đầu, cháu Nguyễn quốc-Anh chào đời tại Thủ-đô. Niềm vui của đại gia-đình, cháu được hưởng sự thương yêu của các cụ Nội, ngoại, ông bà và các cô cậu. Bà chăm sóc thằng cháu ngoại cho Mẹ cháu còn phải sách đèn hoàn tất việc học.
                       
Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu..
                                Thuyền theo lái, gái theo chồng.
Trên là những câu ca-dao, tục ngữ nói về bổn phận của người con gái xuất giá. Muốn hạnh-phúc vợ chồng phải chung sống để mang tình-yêu cho nhau, cũng như bổn phận của mỗi người.
Sau khi ra trường tôi xin lên dậy tại trường trung-học Pleiku. Nơi đây tôi thực hành những kiến thức và phương pháp huấn luyện tại trường Đại-học sư-phạm. Dậy học và tiếp súc với học-sinh như được sống lại thời kỳ đẹp nhất của tuổi trẻ, tài năng và ý-kiến của họ đôi khi vượt trội thêm nhiều mới lạ.
                                Pleiku 1964
                    

                               Anh-Hoàng 1968 ( Pleiku)           


                                              Hoàng-Việt 1974 ( Sài-Gn)
Cháu gái Nguyễn ngọc Mỹ-Trinh chào đời ngày 16 tháng 11 năm 1966 tại xã Hội-Thương, Hội-Phú tỉnh lỵ Pleiku, những ngày tương đối bình yên. Số giờ của giáo sư đệ nhị cấp chỉ đòi hỏi 15 giờ cho những lớp đi thi, nên tôi có nhiều thời gian chăm sóc chồng con, nguồn hạnh-phúc nở hoa.
 Thêm người thêm của, Bố các cháu ngoài giờ làm tại bệnh viện còn có phòng mạch tư, lương vợ lương chồng, cuộc sống thoải mái.
Nhận định xưa: tiền không mua được hạnh-phúc nhưng thêm vào ý-kiến rất thực tế :
Tiền không thể mua được hạnh-phúc, nhưng giúp hạnh-phúc rất nhiều.”
Trai thứ Nguyễn anh-Hoàng sinh ngày 17 tháng 2 năm 1968 ( tết Mậu Thân), cháu ra đời thật vất vả vì chiến tranh đã tới, súng nổ khắp nơi trong thành phố.  Ôi! những ngày kinh khủng do sự lật lọng của Việt cộng, chúng ký kết ngưng chiến trong ngày Tết. Thế rồi ngày linh thiêng nhất của một năm, chúng xua quân đánh lớn vào các đô thị khắp miền Nam, như “chó cắn trộm” giết đồng bào vô tội, nhất là tại cố đô Huế với mồ chôn tập thể cả ngàn người.
Để trốn pháo kích dù mới sinh, cháu phải sống dưới hầm nên phổi rất yếu hay bị sưng cuống phổi, rất sợ lạnh.
Thời chinh chiến nên “ khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên” chồng tôi đi nhận nhiệm sở mới: Y-sỹ trưởng bệnh viện tiểu khu Gò-Công; chiến cuộc leo thang, các tỉnh cũng không yên, luôn bị pháo kích.
Một nách 3 con, tôi tìm về Sài-Gòn nhờ cậy Bố Mẹ. Căn nhà Phú-Thọ cho mẹ con tôi chỗ ở và chồng tôi sau này về có nơi mở phòng mạch ( thương con, ngon rể).
 Đi xa rồi được về gần, sau 4 năm ngoài biên ải ( quân y-viện Pleiku), 2 năm đồng chua nước mặn ( Gò Công), 1 năm ở Thủ-Đức ( bệnh viện bài-lao Ngô-Quyền) cách Sài-Gòn 30 kim, nhiệm sở cuối cùng ở Saì-Gòn ( Chẩn y-viện trung ương) phục vụ đến khi mất nước.
Sài-Gòn nơi định cư sau cùng trên đất nước, gia đình hai bên nội ngoại đầy đủ các con Quốc-Anh, Mỹ-Trinh, Anh-Hoàng đã đi học, nhà cần thêm em bé để ôm ấp, bồng bế. Ngày 2 tháng 5 năm 1974 Nguyễn Hoàng-Việt ra đời đáp ứng nhu cầu của cả nhà. “Một con một của ai từ” nhưng lại có câu “ tam nam bất phú” vì thế năm 1975 của cải lại mất hết.
Tôi chuyển về trường trung học Nguyễn thượng Hiền nối tiếp công việc, chăm sóc những mầm non, những thanh niên, thiếu nữ thiên thần của thế-hệ. Công việc “gõ đầu trẻ” tôi đã ước mơ từ khi còn bé, vì thầy cô giáo như thần tượng của học trò. Mỗi ngày vào lớp là nhìn thấy sinh khí của tuổi trẻ như có mình ẩn hiện trong mỗi người, khiến vui thú trong công việc.
Chồng tôi vất vả ngày đêm mang bàn tay xoa dịu vết thương cho đồng đội và đồng bào, đem niềm vui cho bệnh nhân và gia-đình. ( Lương y như từ mẫu).
 Tại Sài-Gòn vì nhu cầu tương lai cho các con, anh đã làm 4 công việc: trước hết Chẩn y-viện trung ương, khám bệnh cho quân nhân, y sĩ sí nghiệp lo sức khỏe cho nhân viên của viện bào chế Néopharma, y-sĩ trực ngoại chẩn ở bệnh viện Sùng-Chính và phòng mạch tư tại nhà.
Khi vào đời anh vất vả vừa làm vừa học, hiểu được giá trị và kinh nghiệm anh cố hết sức  cho các con phương tiện. Bố Mẹ tôi rất vui vì con cháu hạnh-phúc và thịnh-vượng, cuộc sống này đã do hai cụ vun trồng và chúng tôi cũng cố gắng nuôi dưỡng.
Nhớ lại những nỗi khó khăn cực nhọc tại làng quê mà chúng tôi đã trải ; Mẹ khen: “tụi trẻ này sung sướng, mở mắt chào đời là nhà đã có xe hơi, nhà lầu, toàn cảnh đẹp ”
Người muốn không bằng trời định nên 1975 tất cả mất hết; cũng như Bố Mẹ tôi, ván cờ xóa đi làm lại bao lần rồi vẫn tay trắng. Tiền bạc, công sức ky-cóp nước lã ra sông, lần này ra đi là mất tất cả, chạy giặc mỗi người chỉ có bộ quần áo trên người với 4 con thơ.
                                         tháng 8 năm 1975    Phi trường Little Rock

                                     
                                 2003 tại Irvine  
 
Chuyến chạy giặc vào giờ thứ 25 này mỗi người có thể viết được cuốn tiểu thuyết trinh thám, kinh dị.
Khám xét khó khăn lắm mới vào được phi trường, trên trời máy bay thả bom, dưới đất đạn nổ khắp nơi; tất cả mọi người chạy toán loạn tìm nơi trú ẩn, gia-đình tôi thất lạc ngay tại sân bay. Phi đạo bị phá hủy máy bay không cất cánh được, chờ đợi ẩn nấp lâu một cháu đã sỉu, may xin được chút cơm nên qua khỏi. Cuối cùng phải dùng trực thăng vận di tản dân ra tầu chiến ngoài khơi.  Ôi ! bao vất vả, lo sợ; sau cả tháng trời chúng tôi mới gặp nhau tại đảo Goam. Nhờ Trời thương, Phật độ, Tổ-Tiên phù trợ chúng tôi cũng đến được nước Mỹ, cư trú tạm tại trại Fort Chaffee tiểu bang Arkansas.
Tìm vùng đất mới , an toàn cho các con, vợ chồng với tuổi 41, 35, trí còn minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh lo gì không sống nổi ??. Lúc đầu nào dám nghĩ cao xa chỉ mong dùng bàn tay lao động cho con bữa cơm thanh đạm, áo quần đơn sơ để chúng được đi học mở mang trí óc học được một nghề cho mình, cho xã-hội.
Nước Mỹ mở rộng bàn tay đón những người mất quê-hương và giúp gia-đình chúng tôi cơ hội làm lại cuộc đời mới.
Nước Mỹ khi xưa đã công nhận bằng cấp của Việt-Nam Cộng Hòa nhưng các bác sĩ muốn hành nghề phải học và thi lại đáp ứng những điều lệ:
1)      Kỳ thi E,C.F.M.G  đây là chữ viết tắt của Educational commission for foreign medical graduation.
2)      FLEX :Board medical examiners and Federation licensing Examination.
Muốn được trở lại nghề phải có thời gian học, rất cực nhất là phải dùng Anh ngữ thay cho Pháp, Việt ngữ như đã học và ra trường gần 20 năm trước.
Nhu cầu cấp bách với đàn con dại tôi đã làm đủ việc lo kinh tế cho chồng con yên tâm. Vụng về nội trợ, kim chỉ vá may thế mà tôi đã là thợ của tiệm sửa quần áo, English ăn đong, nhưng là teacher aid trường Classen high school Oklahoma, thông dịch tại nhà thương Louisiana hospital và sau cùng kế toán cho tiệm bách hóa Target.
 Sau hai năm miệt mài anh đã đậu xong ECFMG và FLEX và vào chương trình huấn luyện tại nhà thương với chuyên ngành bác-sĩ gia-đình ( Program training for family doctor).
Đến nước Mỹ gia-đình tôi đã di chuyển qua tuyến đường dài: trước hết họ đạo Lutheran church bảo trợ cả gia-đình đến làng nhỏ Fenwood, tiểu bang Wisconsin, công việc là trông nom sức khỏe cho dân làng. Với điều kiện đòi hỏi của bộ y-tế, anh tìm đường chuyển xuống tiểu bang Iowa , rồi Oklahoma cùng các bạn cũ ôn tập. Kết quả tốt đẹp, đậu xong  ECFMG và FLEX .
Hoàn tất thực tập ở nhà thương thuộc tiểu bang Louisiana, chúng tôi quyết định về miền tây cho khí hậu điều hòa, đông bạn bè và thức ăn quê hương. Nhớ nhà cứ việc ra biển nhìn thấy bên kia bờ Thái Bình Dương là quê hương yêu dấu.
 Các con khôn lớn trai gái có nghề vững vào đời ( nối nghiệp nhà) dễ dàng hơn bố mẹ ngày xưa. Chúng tôi đã có dâu, rể , cháu nội, cháu ngoại đóng góp dân số; đồng thời làm phồn thịnh quê hương thứ hai.
Tuổi vàng: Thời gian trôi mau mới ngày nào khi chạy giặc tới nước Mỹ, vợ chồng hăng hái làm lại cuộc đời. Chúng tôi nối tiếp việc Bố Mẹ đã làm khi xưa là cho đám con tiến bước cao hơn vì: “ con hơn cha là nhà có phúc”.
Mục tiêu đã đạt, tiến triển thuận lợi, tưởng đời êm đềm trôi, bù lại những nhọc nhằn trên đất mới nhưng Trời đã sập xuống gia đình tôi.  Chúa, Phật đã cất anh ra khỏi đời, bây giờ chỉ còn nỗi cô đơn bủa vây, tuy hiểu đời là vô thường có sinh có tử nhưng không biết bao giờ mới quên được người thương. Thời gian không giúp khuây khỏa mà còn làm tăng thêm nỗi nhớ nhung sâu đậm.
 Nguyễn quốc-Anh đã nói với Bố trong ngày tiễn đưa lần cuối:
Bố phải chiến đấu với cuộc đời đầy gay-go, Bố phấn đấu, vươn lên để tạo ra một con đường đi gần nửa thế-kỷ. Bố đã tốt nghiệp đại-học Y-khoa khi cơ hội không cho phép, Bố lập gia-đình khi xã hội không cho phép, Bố đem gia-đình sang miền đất hứa khi thời cơ không cho phép. Bố đã làm lại cuộc đời, hàn gắn lại những sứt mẻ cho mẹ cháu và chúng cháu.”
Cuộc đời thay đổi và biến hoá không ngừng, giả định Bố Mẹ không rời bỏ làng quê cứ quanh quẩn nơi thôn ổ thì cuộc đời chúng tôi sẽ ra sao ??? Sẽ là anh hay chị nông phu nghèo đói hay cán bộ nông thôn ngu dốt. Năm 2001 tôi đã về quê gặp lại mấy người bạn học Trình-Phố, cuộc đời họ chẳng khác xưa là mấy, may mắn cho gia-đình tôi mà tội nghiệp cho bà con họ hàng còn gắn bó với quê Cha đất Tổ!
Chiếc xe đạp, qùa Bố cho khi vào đệ thất trường Trưng-Vương, tôi đã tặng lại bà thím ở lại miền bắc. Năm 1997 Bố Mẹ tôi từ Canada về thăm, bà thím đã mất, cô em họ còn dùng chiếc xe đạp có tuổi đời trên 45 năm.
Không đề cao vật chất nhưng cứ nhìn những vật dụng là thấy cuộc sống của họ để đánh giá chế độ; người dân sung sướng hạnh-phúc thế nào khi ở với bác và đảng ?
Muốn kể để so sánh hai chế độ, Thể chế tự-do tài năng phát triển và trọng dụng nên cuộc sống đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Xin nhấn mạnh những tiện ích và của cải là do tim  óc và hai bàn tay làm ra chứ không phải do luồn lọt, lương lẹo, lưu manh mà có như xã hội công-sản Việt-Nam hiện nay.
 Xin cám ơn Tiền-nhân, Đất nước đã cho làm người Việt-Nam; cám ơn bậc sinh thành cho nguồn sống, nuôi dưỡng, dẫn dắt nên người; cám ơn  người bạn đời thương yêu, chung-thủy cho cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, cám ơn các con cháu làm đời nở hoa.
Cám ơn Anh chị em chia sẻ, giúp đỡ lúc hoạn nạn, bạn bè, học trò đem thêm niềm vui cho đời. Cám ơn nước Mỹ quê hương thứ hai cho tuổi già an bình.
Đội ơn Trời, Phật, Tổ-Tiên, ông bà, cha mẹ luôn phù hộ, che chở vượt những cơn sóng gió của đường trần.
                                                Mùa hè tháng 7 năm 2013 .BMD
                            

No comments: