Wednesday, October 19, 2016

PHÂT GIÁO - BIỂN ĐÔNG

Wednesday, April 10, 2013

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẦT


Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail :
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************


BÁO CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 9.4.2013

Trả lời chung về việc phát hành bộ “Phật Quang Đại Từ Điển” của Hòa thượng Thích Quảng Độ


PARIS, ngày 9.4.2013 (PTTPGQT) - Trả lời chung, nhưng cũng là một lời Tạ lỗi xin gửi đến quý Bạn đọc gửi tiền mua trước bộ Phật Quang Đại Từ Điển, bản dịch Việt văn của Hòa thượng Thích Quảng Độ, gồm 6 tập, 7374 trang, khổ 24,5 cm x 32,5 cm, in trên bìa da mạ vàng, toàn bộ đóng thành hộp và ấn loát tuyệt đẹp. Với 7 triệu chữ giải thích các từ đề mục, kèm theo chữ Hán và chữ Phạn tương đương. Do Nhà xuất bản Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris ấn hành.

Thọat đầu khi công bố, chúng tôi thông báo cho quý vị đặt mua trước rằng Từ Điển sẽ in xong vào cuối tháng 12.2012. Tuy nhiên đến hạn, nhà in cho chúng tôi biết vì một số trục trặc kỹ thuật nên sách chỉ in xong vào dịp Tết Quý Tỵ 2013. Chúng tôi liền ra Thông cáo báo chí ngày 17.1.2013 cáo lỗi việc phát hành chậm trễ.

Thế nhưng sau Tết, nhà in mới gửi cho chúng tôi một bộ vừa in xong, qua đó nhà in đã in nhầm màu bìa. Theo bản vẽ (maquette) gửi nhà in là màu nâu sậm, nhưng họ lại in ra màu đen ! Chúng tôi không chấp nhận. Nên họ phải đồng ý in lại mẫu bìa.


Đầu tháng 4.2013 này nhà in gửi đến chúng tôi một bộ mới in lại. Lần này hoàn hảo như những chi chúng tôi giao kèo từ phần ruột đến bìa. Bản in đẹp như chúng tôi ấn định. Hiện nay sách đang được chuyên chở đến Nhà Xuất bản Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.

 Mẫu hộp bìa chứa 6 tập bộ Phật Quang Đại Từ Điển

Bộ 6 tập Phật Quang Đại Từ Điển vừa ấn hành xong


Vậy khi nhận được sách, chúng tôi sẽ chuyển ngay đến quý Bạn đọc đặt tiền mua trước. Xin quý Bạn đọc lượng tình tha thứ và thông cảm cho sự chậm trễ bất ngờ này khiến chúng tôi vô cùng áy náy.

Đa tạ lượng từ tâm của quý Bạn đọc.

Kính cáo.

Nhà xuất bản Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế

Xin mời Quý Bạn đọc chưa biết tin về bộ Phật Quang Đại Từ Điển của Hòa thượng Thích Quảng Độ đọc bản giới thiệu sau đây và trông mong được Bạn đọc chiếu cố đặt mua :

Sách Mới ! phát hành vào tháng 5.2013



PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN, bản dịch Việt văn của  Hòa thượng Thích Quảng Độ, một bộ 6 tập, 7374 trang, khổ 24,5 cm x 32,5 cm, in trên bìa da mạ vàng, toàn bộ đóng thành hộp và ấn loát tuyệt đẹp. Với 7 triệu chữ giải thích các từ đề mục, kèm theo chữ Hán và chữ Phạn tương đương. Do Nhà xuất bản Quê Mẹ & Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ở Paris ấn hành.


Giá bán 300 $US / 250 Euros một bộ 6 tập 7374 trang. Giá đặc biệt dành cho các chùa và tu viện Phật giáo, xin liên lạc với Nhà xuất bản Quê Mẹ.


Cước pgửi sách, sẽ cho biết sau. Vì hin đang in, chưa biết cân lưng 6 b.


Tại Hoa Kỳ & Canada, mua sách xin gửi chi phiếu đề tên Vo Anh Tuan, ghi rõ địa chỉ bưu điện của người mua để gửi sách và địa chỉ Email để liên lạc, và gửi về địa chỉ :


Quê Mẹ Magazine

P.O. Box 2221
HAWTHORNE, CA 90251-2221 (USA)


Tại Pháp và Âu châu, mua sách xin gửi chi phiếu đề tên Que Me ghi rõ địa chỉ bưu điện của người mua để gửi sách và địa chỉ Email để liên lạc, và gửi về địa chỉ :


Quê Mẹ

B.P. 60063
944702 Boissy Saint Léger cedex (France)


Có thể gửi tiền mua sách trực tiếp qua hệ thống PayPal trên Trang nhà Quê Mẹ trả tiền bằng Mỹ kim:

Hoặc bấm thẳng vào PayPal đặt sách :


Trả tiền bằng Euros, bấm vào Trang nhà Quê Mẹ :

Hoặc bấm thẳng vào PayPal đặt sách :


Người ở xa nước, không được gần gũi chư Tăng Ni, Thiện tri thức thông hiểu giáo lý, có bộ Phật Quang Đại Từ điển trong tay sẽ như được sống bên vị Thầy cao cả về đường Phật lý.


PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm 1978 – 1988.


Ba bộ Từ điển Phật học hiện có ở Việt Nam chỉ dày từ 818 trang cho đến tối đa 2127 trang, lại không đầy đủ. Chưa có bộ nào tinh thông, thâm viễn, phong phú như bô PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN,  7374 trang của Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch.

         
                                                          

LỜI GIỚI THIỆU

bản dịch Phật Quang Đại Từ điển
của Hòa thượng Thích Quảng Độ

2012-08-08 | Võ Văn Ái | Quê Mẹ

Vừa thoát ách Pháp thuộc, liền bị rơi ngay vào chiến tranh rồi tranh chấp đến nay, dồn dập suốt 67 năm ròng. Nước ta chưa hình thành Hàn lâm viện để định chế ngữ văn trên bước tiến hóa của nhân loại, và sự đổi thay chuyển biến mỗi ngày trong cộng đồng dân tộc. Long đong theo những loạn động của thời thế, văn hóa và ngữ học mắc phải hệ lụy chưa biết ngày nào thoát thân.

Riêng trên phương diện làm từ điển hay tự điển thôi, đủ thấy học thuật Việt Nam giẫm chân tại chỗ hàng thế kỷ. Làm sao người Việt nắm bắt học thuật, văn hóa, tư tưởng, khoa học… nước ngoài tiến bộ vùn vụt qua các ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hán, Phạn, v.v… nếu không có các bộ từ điển ngoại ngữ trong tay ? Cho tới nay, hầu như làm từ điển còn là nỗ lực cá nhân, những cá nhân thao thức, tự phát và trí tuệ. Từ thập niên 30, thế kỷ trước, người lập công đầu làm Tự điển Pháp Việt và Hán Việt là cụ Đào Duy Anh. Ông chỉ một mình trước tác, dịch thuật với sự giúp đỡ làm phích của cụ bà hiền nội. Tuy dịch các từ Pháp, Hán, nhưng với óc sáng tạo của cụ, ngôn ngữ Việt bỗng phong phú lên bội phần trên mọi lĩnh vực. Nhờ những từ ngữ đối chiếu mới mẻ ấy, mà học thuật Việt Nam chuyển mình bước lên đường tân học, bước chân vào thế giới văn minh. Giúp người Việt diễn tả các hoạt động tiến hóa của loài người. Từ đó trở về sau, có thêm không quá mươi cuốn tự điển Pháp Việt khác của những tác giả khác, nhưng đa phần chỉ là chiếu sao, rút từ hay ảnh hưởng lời chữ của Đào Duy Anh. Ít thấy chất sáng tạo ngôn ngữ hay bổ sung các từ mới khi cuộc sống và thời đại nẩy sinh không ngừng. Về từ điển Phật học ở nước ta chỉ sơ sài mấy cuốn. Khởi từ thập niên 60 có cuốn Phật học Tự điển dày 1530 trang của Cư sĩ Đoàn Trung Còn. Hai mươi năm qua có thêm cuốn Tự điển Phật học Việt Nam của Hòa thượng Thích Minh Châu và Minh Chi dày 818 trang do Nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1991, Từ điển Phật học Hán Việt, hai tập, dày 2127 trang, dựa theo bộ Thực dụng Phật học Từ điển của Lô Quán Cao và Hà Tử Bồi xuất bản tại Thượng Hải, Trung quốc. Bộ này do Hòa thượng Kim Cương Tử chủ biên với 11 soạn giả của Hội Phật giáo Nhà nước thực hiện ở Hà Nội từ năm 1992 đến 1994. Sự thật chỉ có 10 soạn giả, vì họ ghi bừa thêm tên Hòa thượng Thích Quảng Độ, dù chẳng bao giờ ngài liên hệ, cộng tác. Bộ này dịch thuật sai sót, nhầm lẫn rất nhiều.

Không như cách làm việc ở các nước Tây phương. Lấy hai cuốn Từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp làm ví dụ. Cuốn Từ điển Oxford tiếng Anh chiếu theo ấn bản thứ 3 đã có sự hợp lực của 300 nhà bác học, nghiên cứu, phụ giảng ngoại ngữ, tham vấn, với ngân qũy 35 triệu đồng bảng Anh (tương đương 55 triệu Mỹ kim) để thực hiện. Cuốn Từ điển Robert của Pháp, vượt cuốn Larousse một bực, xuất hiện đầu thập niên 50 thế kỷ XX, với một bộ biên tập 50 chuyên gia ngôn ngữ. Tái bản hằng năm, bổ sung chữ mới, chữ lạ.

Phật Quang Đại Từ điển bản chữ Hán do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng kinh Biên tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm 1978 – 1988.

Thập niên 30 ở thế kỷ trước, ông Đào Duy Anh cặm cụi làm việc một mình cho bộ Từ điển Pháp Việt dày 1958 trang, và Hán Việt tự điển 610 trang. Nhưng thời ấy là thời hòa bình dù còn thuộc Pháp. Sách vở nghiên cứu dễ mua, dễ kiếm. Ngày nay, Hòa thượng Thích Quảng Độ một mình dịch gần 8000 trang từ điển trong chốn lao tù, bức bách. Hầu như lịch sử mới có một trường hợp này. Chỉ phong thanh tin cụ Huỳnh Thúc Kháng học thuộc lòng cuốn tự điển Larousse nhỏ, thời gian Pháp giam cụ ở Côn đảo.

Phật Quang Đại Từ điển mà Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch thuật gồm 6 cuốn, với 7 triệu chữ giải thích các từ đề mục. Hòa thượng bắt đầu vào việc tháng giêng năm 1990, hoàn thành cuối năm 1997. Cần lưu ý 1990 là năm Hòa thượng còn bị nhà nước Cộng sản Việt Nam lưu đày ở xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình miền Bắc. Lệnh trục xuất khỏi thành phố Saigon đưa về nguyên quán quản chế do Ủy ban Nhân dân Tp Hồ Chí Minh đọc ngày 25.2.1982, với tội danh “làm tôn giáo là làm chính trị”. Qua năm 1992, không thấy nhà nước xác định thời hạn quản chế hay đưa ra xét xử, Hòa thượng viết thư thông báo nhà đương quyền ; kỳ hạn trong vòng một tháng Hòa thượng sẽ tự sắp xếp trở về nơi trú xứ ở Saigon. Đúng kỳ hạn, Hòa thượng lấy tàu lửa trở về Nam, tá túc nơi Thanh Minh Thiền viện, và tiếp tục công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ điển. Cuối năm 1994, nạn lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long khiến cho nửa triệu người sống cảnh màn trời chiếu đất. Nhân danh Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn cứu trợ đem thực phẩm, thuốc men, áo quần phân phát cho đồng bào nạn dân. Đến chuyến đi thứ ba, thì đoàn xe cứu trợ tám chiếc bị công an chận tại Saigon, bắt giam ngay một số chư Tăng và Cư sĩ trong phái đoàn. Sang ngày 4.1.1995 đến bắt Hòa thượng. Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh đưa ra xét xử hôm 15.8.1995, kết án Hòa thượng 5 năm tù và 5 năm quản chế, đưa ra giam ở Trại tù Ba Sao, Nam Hà, sau chuyển qua Trại tù B14, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì gần Hà Nội.

Đáp ứng yêu cầu của Hòa thượng, nhà đương quyền cho phép tiếp tục việc dịch thuật trong tù. Hòa thượng Thích Thanh Minh đi thăm nuôi, mang ra cho Hòa thượng bộ Phật Quang chữ Hán, 100 tập vở học trò và 100 cây bút Bic. Dịch xong tập vở nào, quản giáo đến tịch thu, viết biên nhận tập vở mới. Bút Bic nào hết mực, quản giáo đến lấy đi, viết biên nhận lãnh cây bút mới.

Do công luận quốc tế và LHQ lên tiếng, cùng sự vận động của Phật tử trong và ngoài nước, Hòa thượng được ân xá tháng 10 năm 1998. Trước ngày rời nhà tù, Hòa thượng yêu sách trả lại các tập vở dịch thuật bộ Phật Quang Đại Từ điển. Quản giáo nói phải viết đơn xin mới được. Hòa thượng đáp, đây là công trình của tôi, không ai làm đơn xin lại tài sản mình bao giờ. Thế là Trại B14 ở Thanh liệt tiếp tục nhốt tù tất cả các tập vở thủ bút dịch thuật kia.

Về Saigon, Hòa thượng bỏ ra hai năm để làm lại việc đã xong trong thời gian lao lý.

Phải đọc công trình dịch thuật Phật Quang Đại Từ điển mới thấy học thuật Hòa thượng thâm viễn, ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, và thù ứng với các từ Hán, Phạn tương đương. Tinh thông, nhuần nhuyễn, thanh thoát qua từng câu văn. Không còn là một tác phẩm dịch thuật, mà là tác phẩm văn chương trong lĩnh vực triết học và tư tưởng Phật giáo qua ngôn ngữ Việt. Vừa tường giải, vừa đối chiếu, mỗi từ mục là một bài thâm nhập giáo lý siêu thoát nhưng thực chứng của đạo Phật.

Mỗi từ hay mục từ đều kèm theo chữ Hán và chữ Phạn để người đọc nào quen thuật ngữ Hán hay Phạn dễ thâm nhập khi đối chiếu tiếng Việt. Thử lấy một nhóm từ mà ta thường tụng đọc, hay nghe nói, tuy có khi chưa hiểu tận nghĩa : Bát Nhã Ba La Mật.

Không chỉ là chữ đối chữ, vào Phật Quang Đại Từ điển tập I, trang 464, sẽ được giải thích như sau :

Bát nhã ba la mật

Thật rốt ráo cho những ai am hiểu Phật giáo, lại được thâm nhập, khám phá thêm các bộ kinh khác tường giải mục từ. Với những ai Phật học còn sơ cơ, sẽ thấy hiện ra một số từ rối rắm như Thanh văn, Bích chi Phật, Ba la mật, pháp, nhất thiết chủng trí, Bồ tát, tự tính, nhân quả, nghiệp, v.v…, thì hẳn tiếp tục tra cứu các từ ấy trong toàn bộ 7 triệu chữ Phật Quang Đại Từ điển, tất sẽ được thấu đạt, hiểu ra các điều tưởng như kỳ bí, tối tăm.

Ngoài những từ ngữ, đề mục thuộc phạm vi Phật pháp, các bộ kinh qua các trường phái Bắc tông, Nam tông, Mật tông, v.v…, các tranh tượng Phật giáo ; Từ điển còn bao hàm các danh hiệu chư Phật, chư Bồ tát, hành trạng các vị cao tăng, thiền sư trong lịch sử Phật giáo châu Á, cùng những công trình xây cất danh lam, chùa viện thâm nghiêm, hùng vĩ, những vết tích lịch sử từ thời đức Phật trải qua các thời đại. Chỉ lấy một ví dụ ngôi chùa lộ thiên kỳ vĩ Borobudur ở đảo Java bên Nam dương, làm tốn biết bao mực nghiên cứu của các học giả phương Tây, được Phật Quang Đại Từ điển giải thích :

Bà La Phù Đồ / Borobudur, dịch ý là Tinh xá trên núi. Cũng gọi là Ba la phù đồ, Xà ba la phù đồ. Là thánh địa Phật giáo cực kỳ tráng lệ, ở thôn Bà la phù đồ thuộc Mã cát lãng, trung bộ đảo Java của Ấn ni (Indonesia), có thể sánh ngang với Vạn lý trường thành ở Trung quốc, Kim tự tháp của Ai cập, Đế thiên đế thích ở Cao miên, lăng Thái cơ ma cáp (Taj Mahal) ở Ấn độ, là một trong những kiến trúc vĩ đại của thế giới. Công trình này được xây dựng vào thế kỷ thứ IX Tây lịch, dưới triều vua Tái lãng độ lạp tư, trải 80 năm mới hoàn thành. Bản thân kiến trúc là một bậc thềm giống như Kim tự tháp. Bề dài bề ngang đều 123 mét, cao 42 mét, sau vì ngọn tháp nhọn Đại Phật khám bị sét đánh đổ, nên nay độ cao chỉ còn 31 mét, chia thành mười tầng. Hình thức kiến trúc biểu lộ sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Mật giáo, toàn bộ khu kiến trúc cũng như một Mạn đồ la vĩ đại, dưới rộng trên nhọn, không có cửa ra vào, đàn tế và chỗ ngồi cố định.

Là chùa lộ thiên, phân biệt tầng trên, tầng giữa, tầng dưới, tượng trưng cho Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới : tầng nền bằng với mặt đất, do 160 khối đá bản, điêu khắc nổi, miêu tả Dục giới cấu thành, dùng thủ pháp có tính hí kịch để biểu hiện sự làm ác ở hạ tầng, đậm đà ý vị quả báo thiện ác khuyên răn người đời. Thuận theo phương hướng… v.v… và v.v… giải thích còn dài nữa (xin xem tiếp ở tập I, tr 235).

Tưởng các sách hướng dẫn du lịch không thể viết rõ hơn về một danh lam thắng cảnh kỳ vĩ như Borobudur, nhất là không thể hiểu sâu các biểu tượng Phật giáo cùng những nhánh giáo lý đạo Phật thể hiện trên mặt đá phù điêu, chạm khắc như một Tạng kinh sống của nghệ thuật thứ bảy, nhưng đã thực hiện từ mười hai thế kỷ trước.

Người ở xa nước, không được gần gũi chư Tăng Ni, Thiện tri thức thông hiểu giáo lý, có bộ Phật Quang Đại Từ điển trong tay sẽ như được sống bên vị Thầy cao cả về đường Phật lý. Và điều chắc chắn, sẽ không bao giờ bị xa lìa với chân ngữ của đạo Phật, hay bị suy diễn đạo Giác ngộ thành loạn tưởng của tà giáo vào thời Mạt pháp hôm nay.

Tiền đồ Phật học Việt Nam có phát huy, tiến bộ chăng, phần lớn sẽ nhờ vào bộ Phật Quang Đại Từ điển bản dịch Việt văn của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Và cũng sẽ là tiền đề cho sự rộ nở của triết học, của tư tưởng Việt Nam còn sơ khai hôm nay. Nhớ lại hồi thế kỷ VII Tây lịch, thánh tăng Huyền Trang bỏ 15 năm trường, xuyên sa mạc Gobi hoang vắng, hiểm nghèo, sang Ấn độ thỉnh Kinh Phật. Về nước ngài phiên dịch ra Hán văn dưới thời Đường. Tiếp sau những dịch phẩm của ngài Kumârajîva (Cưu ma la thập) đời Đông Tấn thế kỷ V, các bản dịch của ngài Huyền Trang với óc sáng tạo dồi dào, chữ nghĩa độc đáo, thâm huyền, làm rộ nở, phong phú, đổi mới văn học, ngôn ngữ và tư tưởng Trung quốc.

Sẽ lợi ích biết bao cho hàng chục nghìn Tăng, Ni, hàng triệu người học Phật trong nước, nếu Phật Quang Đại Từ điển được xuất bản tại Việt Nam. Thế nhưng nhà đương quyền đặt điều kiện muốn in phải xóa bỏ tên dịch giả, Thích Quảng Độ. Vì vậy, năm 2000, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh thuộc Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc cho xuất bản lần đầu tại Đài Loan. Nay đã tuyệt bản. Do nhu cầu học hỏi của Phật tử Việt Nam trên năm châu đòi hỏi, và được Hòa thượng Thích Quảng Độ ủy quyền, tôi hân hoan thúc đẩy Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris ấn hành Phật Quang Đại Từ điển vào mùa thu năm nay, 2012, gồm 6 tập, dày 7374 trang.

Nhân Hòa thượng dặn tôi viết lời giới thiệu khi tái bản, nên có đôi lời thảo vội trên đây trong những ngày nằm bệnh, thêm nữa nhà in thúc hối để lên khuôn ấn loát.


Phật lịch 2556, dương lịch ngày 7.6.2012
Paris, Bệnh viện Saint Joseph
Võ Văn Ái


 

Tuesday, April 9, 2013

TRUNG CỘNG BẮN CHÌM TÀU DÒ TÌM DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAM,

 

 Nhà cầm quyền Hà nội đang bưng bít thông tin về tàu dầu khí bị Trung quốc bắn chìm?

  Trên mạng xã hội đang loan tin về vụ việc chấn động Thế giới : Trung quốc đăng báo về vụ bắn chìm tàu thăm dò dầu khí Việt nam. Nhiều ảnh được phát tán trên facebook một cách nhanh chóng và các bình luận gây cháy nghẽn mạng từ 8 giờ sáng nay.
   Những ảnh chụp liên tiếp được đăng trên báo Trung quốc được cộng đồng mạng lao vào chia xẻ và dịch từ tiếng Trung quốc để làm rõ :


Cảnh cuối trước khi tàu dầu khí Việt nam chìm xuống biển.


Chắc chắn chỉ một tiếng đồng hồ sau đây là mọi thứ đều được làm rõ, các blogger, facebooker đang cùng nhau làm rõ trước khi các báo lề phải chờ xin  lệnh để được ...lấy thông tin.
  Không phải ngẫu nhiên mà cách đây vài hôm, Ấn độ tuyên bố đưa hải quân đến Biển đông để kiên quyết bảo vệ tàu thăm dò dầu khí đang liên doanh với Việt nam. Đó chắc chắn  là một động thái của Ấn độ sau khi Trung quốc đã sử dụng vũ lực để tấn công, phá hoại hoặc bắn chìm tàu thăm dò dầu khí của Việt nam hoặc Ấn độ như trong ảnh do báo Trung quốc đăng. Việc thông tin bị nhà cầm quyền Việt nam dấu nhẹm hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên cái kim dấu trong bọc rồi sẽ lòi ra, tác dụng ngược của chuyện bưng bít thông tin sẽ mang lại hậu quả lớn đối với những nhóm mafia chính trị đang nắm quyền.


-- Tin cực kỳ nghiêm trọng:
Sáng nay lúc 11g trang mạng BaSam  cho biết CTV báo tin QGP TQ bắn chìm 1 tàu chở dầu của Cong ty khai thác dầu khí Việt Nam:


Theo đường dẫn đến mạng Đại quân sự như trong ảnh đã đăng, nhưng máy cá nhân không có proxy đủ mạnh, tôi theo nguyên văn câu 震動全球解放軍果斷擊沉越南探油船 đã tìm thấy nhiều mạng có đăng bài và ảnh dẫn trên, đáng chú ý đều là tìn bài 3 ngày hoặc 6 ngày trước đây:



Các bài ấy, máy cá nhân tôi đều không thể mở được, chỉ mở được 01 bài ở "Quân sự tung hoành" http://www.zongheng001.net/news/201211/12544.html
Bài này có ảnh tàu bị bắn cháy, nội dung khoảng trăm chữ, không có chi tiết cụ thể ngày giờ toạ độ tàu bị bắn cháy. Xin lược dịch đăng sau đây để bạn đọc kịp thời theo dõi. 
Bổ sung lúc 17h26': Buổi chiều này các trang dẫn ở trên đều đã mở đựơc, kể cả trang có ảnh tàu cháy ở mạng "Đại quân sự". Đọc xem mới hay rằng, trong mạng này có trang phụ có mục là "Tung hoành quân sự" . Ở mục này mới có bài Chấn động hoàn cầu" đã dẫn. Bài này đúng là có cái ảnh tàu dầu Việt Nam bị bắn cháy, đồng thời nó cắt nhãn ở trang chính Đại quân sự dán vào (nếu không biết chi tiết trang phụ này mà cứ tìm ở trang chính Đại quân sự thì không thấy). Tôi đã dịch  một phần ở phía trên, nói chung nội dung của nó chỉ nói loanh quanh việc Trung Quốc mấy chục năm nay mất vào túi Việt Nam khoảng 300 triệu đôla. Nhưng Việt Nam vẫn "tham lam" chưa cho là đủ, nay tiếp tục muốn tăng thêm số thu hàng năm. Vì thế, đối với các dự án thăm dò dầu khí đa quốc gia của Việt Nam, " nếu sau khi cảnh cáo không có hiệu quả ", thì "cần phải ngay lập tức quyết đoán bắn chìm các tàu thăm dò của Việt Nam".Rồi kêu gọi:  "Trung Quốc cần phải dùng Hải không quân (tức là không quân của hải quân) thay thế sự tuần hành của các tàu Hải giám và thuyền cá". Tóm lại, bài này chỉ có cái ảnh tàu cháy, nội dung nói trổng như trên, chứ không có các chi tiết như thời gian, toạ độ, tên tàu bị cháy.(Lưu ý  trên trang Ba Sàm lúc 14h40 có một độc giả phản hồi nói cái tàu bị bắn ấy tên là Spruance Class Destroyer đã bị Mỹ tự đánh chìm vào năm 2004. Không thấy tư liệu nào nói tên tầu ấy là gì như bạn đọc đã phản hồi. Như vậy ý kiến nói tàu ấy đã bị Mỹ đánh chìm năm 2004 cũng không có cơ sở.)

 



Chấn động toàn cầu

:GIẢI PHÓNG QUÂN QUẢ ĐOÁN BẮN CHÌM TÀU THĂM DÒ DẦU KHÍ CỦA VIỆT NAMBài trên mạng Quân sự tung hoành http://www.zongheng001.net/news/201211/12544.html
Nguồn: Mạng Quân sự. Biên tập: Lăng Vân. Thời gian:29-11-2012.
Không hiểu ý phản đối của Trung Quốc, thể hiện tiếp tục thăm dò dầu khí, Công ty thăm dò dầu khí quốc doanh của Việt Nam, đặt lợi ích quốc gia của mình lên hàng đầu, căn cứ theo kế hoạch thăm dò dầu mỏ và khí đốt trên biển Nam Hải (tức Biển Đông), đồng thời chuẩn bị nâng cao sản lượng dầu mỏ 6 tháng cuối năm lên 8%. Công ty thăm dò dầu khí còn nói sẽ nỗ lực duy trì hoà bình và ốn định giữa các nước có tranh chấp chủ quyền ở Nam Hải (Biển Đông).


Để đối phó với hành vi khiêu khích của Việt Nam ở biển Nam Hải (Biển Đông), trước hết đói với các dự án thăm dò dầu khí đa quốc gia của Việt Nam, sau khi cảnh cáo nếu vô hiệu, tất nhiên cần phải lập tức kiên quyết bắn chìm tàu thăm dò của Việt Nam. Trung QƯuốc cần phải sử dụng không quân của hải quân (hải không quân) ở biển Nam Hải thay thế sự tuần tra của các tàu Hải giám và thuyền đánh cá.
Ảnh trong bài: Tàu chở dầu của Việt Nam bị bắn cháy lưu hành trên mạng
Lưu ý: Bài này mục lục Google ghi là 6 ngày trước đây.

TIN TỨC GẦN XA

 
Thứ ba 09 Tháng Tư 2013
Trung Quốc:
 Nguy cơ vỡ bong bóng địa ốc càng cận kề 



Một công trình xây dựng cao ốc tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh ngày 6/4/2013.
REUTERS/China Daily
Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà
 
Thị trường bất động sản tại Trung Quốc nóng lên trước khi các biện pháp kiềm chế giá nhà đất chí
 nh thức có hiệu lực. Bắc Kinh rút được những bài học gì từ kinh nghiệm khủng hoảng địa ốc của Tây Ban Nha hay Hoa Kỳ ?
Năm 2012 các hoạt động của ngành bất động sản chiếm tới 14 % tổng sản phẩm nội địa của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong tháng 3 vừa qua, giá nhà đất ở 100 thành phố lớn của Trung Quốc tăng thêm 3,9 % so với cùng thời kỳ năm ngoái, tăng thêm 1,06 % so với một tháng trước đó. Riêng đối với 10 thành phố lớn nhất trên toàn quốc, thì chỉ số địa ốc đã tăng hơn 6 % trong một năm.

Theo thống kê được Ủy ban nhà đất của thành phố Bắc Kinh, không kể nhà mới vừa xây xong, trong tháng 2 năm nay, đã có hơn 10 ngàn căn hộ đổi chủ. Bước sang tháng 3, khối lượng nói trên đã được nhân lên gấp 4 lần. Ngoài Bắc Kinh, các thị trường bất động ở hai thành phố lớn khác của Trung Quốc là Thượng Hải và Trùng Khánh cũng đã trở nên sôi động khác thường.

Còn theo tính toán của hãng thông tấn Reuters căn cứ trên các thống kê chính thức, giá nhà tại Bắc Kinh hồi tháng 2 vừa qua đã tăng 21,8 % so với tháng 2/2012. Còn tại Thượng Hải, chỉ số địa ốc tăng gần 15 % trong cùng thời kỳ.
Lý do giải thích cho hiện tượng ngành bất động sản Trung Quốc nóng lên là do các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường địa ốc đã được chính quyền mới ở Bắc Kinh ban hành từ hôm đầu tháng chính thức có hiệu lực kể từ ngày 31/03/2013. Các biện pháp đó gồm : Đánh thuế 20 % vào các khoản tiền lãi khi bán lại ngôi nhà thứ nhì, giới hạn các nguồn tín dụng gia cư, kiểm soát chặt chẽ giá địa ốc tránh để tạo ra bong bóng đầu cơ.

Nói cách khác trước khi luật về nhà đất của Trung Quốc trở nên khắt khe hơn, những người có điều kiện ồ ạt đặt cọc để mua thêm một căn hộ nữa hoặc đã chuẩn bị luồn lách các biện pháp mà chính quyền trung ương đề ra. Một trong những mánh khóe để « lách luật » đó là ở những thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, tỷ lệ các cặp vợ chồng đệ đơn xin ly dị đã tăng vọt trong tháng qua. Bởi vì trong trường hợp đó một cặp vợ chồng có thể làm chủ đến hai căn hộ và khi cần phải bán đi một căn, thì họ không bị đánh thuế. Luật đánh thuế địa ốc của Trung Quốc không cấm các cặp vợ chồng ly dị ấy kết hôn lại với nhau ! Lại cũng có những trường hợp là hôn thú giả để mua nhà, trước khia đưa nhau ra tòa xin ly dị.

Từ Trùng Khánh đến Quảng Châu, Thẩm Quyến, bất cứ nơi nào mà các chính quyền địa phương thông báo « thi hành triệt để » chính sách « ổn định giá cả nhà đất » của trung ương, thì giá bất động sản lại càng tăng mạnh bấy nhiêu trong hơn 4 tuần lễ vừa qua. Nói cách khác, các biện pháp nhằm « hạ nhiệt và ổn định giá nhà đất » tại Trung Quốc được chính quyền mới của thủ tướng Lý Khắc Cường đề xướng, trước khi chính thức có hiệu lực đã phản tác dụng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ ghi nhận :

Nguyễn Xuân Nghĩa : Kết quả đầu tiên là làm cho giá cả nhà đất lại tăng vọt suốt Tháng Ba tại một số thành phố vì giới kinh doanh và đầu cơ địa ốc lật đật bán tháo trước khi các biện pháp của nhà nước đi vào áp dụng! Đấy là quy luật thông thường là trời rất tối trước khi sẽ sáng!
Xét vào hồ sơ này về dài thì có lẽ ta thấy ra biến cố ngắn hạn thật ra chưa đến nỗi nào nếu so với nạn bong bóng đầu cơ địa ốc ở nhiều xứ khác như Âu Châu hay Hoa Kỳ, với cường độ còn thấp hơn những gì đã thấy vào năm 2010-2011 khi mà giá nhà đất tăng vọt đáng kể. Nhưng mà nhìn vào trường kỳ thì hiện tượng bong bóng này lại trầm trọng và có thể đe dọa cả nền kinh tế.

RFI : Thiết tưởng rằng nếu như mọi người không muốn bị đánh thuế 20 % trên các khoản lãi khi bán lại căn hộ thứ hai của mình một khi luật mới về địa ốc của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực, thì mọi người ồ ạt bán nhà trước thời hạn 31/03/2013 thì như vậy giá nhà phải hạ xuống chứ thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thực ra người dân Trung Quốc đua nhau mua nhà trước khi luật mới về địa ốc có hiệu lực, bởi vì luật mới có những biện pháp khắt khe hơn, mua nhà sau này sẽ khó hơn.
RFI : Còn tác động về trường kỳ thì sao ?

Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc từng bị cơn sốt địa ốc vào các năm 2004, 2007 và 2010 nên khi giá nhà đất tăng khoảng 6% trong hai tháng đầu của năm nay thì thật ra vẫn chưa đáng ngại. Nói cách khác, các biện pháp can thiệp để làm xì trái bóng địa ốc ban hành trong các năm 2011 và 2012 cũng có kết quả. Việc Quốc vụ viện vừa thành hình dưới quyền lãnh đạo của Tổng lý mới tức là Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra chỉ thị mới có thể chỉ là nhắc nhở bốn thành phần trong cuộc là các chính quyền địa phương, giới kinh doanh địa ốc, bọn đầu cơ và cả người dân nói chung. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu kinh tế trong trường kỳ thì chuyện này lại rắc rối hơn.

Trong ngắn hạn, người ta thấy nổi lên một hiện tượng mới từ cuối năm 2011 là thị trường tín dụng đen, tức là cho vay chui, ở ngoài hệ thống tài trợ chính thức khi vòi nước của hệ thống này bị khóa. Chính quyền Bắc Kinh có thấy như vậy mà lặng lẽ làm ngơ vì nguồn tín dụng bán chính thức thanh toán được một số nợ nần tồn đọng trên thị trường và giảm bớt gánh nặng tài chính cho các chính quyền và ngân hàng của nhà nước ở địa phương. Nhưng cái khổ ở đây là chợ đen lại tăng vọt, tiền cho vay trên thị trường chui trong hai tháng đầu năm nay đã chiếm hơn phân nửa tổng số tín dụng chính thức của nhà nước, từ trung ương đến địa phương, và tất nhiên là với lãi suất cắt cổ! Vì vậy mà giới chức kiểm soát thị trường chứng phiếu vừa phải yêu cầu kiểm soát hiện tượng tín dụng chui.

RFI : Nói cách khác là khi van tín dụng gia cư của các cơ quan tài chính nhà nước bị khóa chặt lại hơn, thì người dân Trung Quốc không ngần ngại tìm đến với thị trường tín dụng chợ đen. Khi thị trường gia cư Trung Quốc vỡ bong bóng, nhà đất mất giá thì những người đi vay vẫn sẽ phải trả nợ trong khi tài sản địa ốc của họ không còn là những cái giá « trên trời » . Tựu chung vấn đề của Trung Quốc vẫn là do nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng …

Nguyễn Xuân Nghĩa : Tất cả cũng đều do nhà nước mà ra! Ngân hàng của nhà nước từ trung ương đến địa phương ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp cũng của nhà nước và vì vậy, tư doanh mà cần tiền thì phải vay trên thị trường đen với lãi suất cao hơn nhiều lần. Khi nhà nước xiết lại cái vòi tín dụng vào thị trường bất động sản thì giới đầu cơ hay đầu tư và cả các cấp bộ của chính quyền địa phương cũng tìm tiền trên thị trường đen. Và lượng tín dụng chui đó hiện đang là vấn đề vì có thể lên tới từ 20 đền 40% của tổng sản lượng toàn quốc.

Trở lại chuyện sâu xa trường kỳ trong cơ cấu thì hiện tượng bong bóng địa ốc có những nguyên nhân nằm trong hệ thống kinh tế chính trị của Trung Quốc. Về chính trị, các cấp bộ địa phương có quyền và rất thích quyết định về phân bố đất đai, theo Hiến pháp là do nhà nước quản lý. Họ tìm thấy trong đó đến 40% nguồn thu của ngân sách địa phương. Về kinh tế thì công cuộc phát triển và công nghiệp hóa của một xứ lạc hậu tất nhiên dẫn đến đô thị hoá, trong đó có việc quy hoạch đất đai, cũng do các địa phương quyết định, trong đó dĩ nhiên là có đất đai cho gia cư, cho địa ốc. Thứ ba, chính là các ngân hàng của nhà nước cũng góp phần tài trợ công trình xây cất này vì tiếng là tạo ra công ăn việc làm cho cư dân địa phương. Vì vậy, các doanh nghiệp đầu tư và đầu cơ về địa ốc đã mọc như nấm, nhất là khi nhà ở của người dân là một nhu cầu thực tế.

Nhưng mà vì động lực xây cất của doanh nghiệp lại khác với nhu cầu và khả năng thực tế của thị trường thì người ta có vấn đề. Doanh nghiệp có đất rẻ thì nhảy vào xây cất để kiếm lời và số các căn nhà gọi là xã hội hay thuộc diện chính sách cho dân nghèo chỉ là mặt nổi, thực tế thì họ xây loại nhà hạng sang và thổi lên bong bóng. Khi bóng bể thì cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng của nhà nước ở các địa phương đều suy sụp và có khi vỡ nợ. Chính quyền trung ương có thấy vậy và hạn chế tín dụng hoặc tăng thuế để dẹp nạn đầu cơ thì lại phải đối phó với nạn cho vay chui, chủ yếu cũng lại từ các ngân hàng và tay chân của nhà nước mà ra!
 

Bình Nhưỡng kêu gọi kiều dân nước ngoài tại Hàn Quốc di tản tránh bom hạt nhân

Hỏa tiễn Musudan trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Hai quả đạn như vậy đã được triển khai ở bờ đông của Bắc Triều Tiên.
Hỏa tiễn Musudan trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Hai quả đạn như vậy đã được triển khai ở bờ đông của Bắc Triều Tiên.
AFP PHOTO / FILES / Ed Jones

Tú Anh
Bình Nhưỡng một lần nữa đem « bom hạt nhân » ra làm áp lực. Theo hãng thông tấn chính thức KCNA thì kiều dân ngoại quốc sinh sống tại Hàn Quốc nên di tản để bảo toàn sinh mạng vì bán đảo Triều Tiên đang « tiến vào một cuộc chiến tranh hạt nhân ».

Cùng lúc với biện pháp cô lập đặc khu công nghiệp Kaesong và rút 53 000 nhân công ra khỏi nơi được xem là biểu tượng của chính sách hòa giải hai miền, Bắc Triều Tiên gia tăng sức ép bằng viễn ảnh chiến tranh hủy diệt.
Thông báo của « Ủy ban Bắc Triều Tiên vì Hòa bình tại châu Á Thái Bình Dương », một tổ chức ngoại vi của đảng Lao động Triều Tiên, do hãng thông tấn KNCA trích dẫn, thẩm định : " Bán đảo Triều Tiên tiến về một cuộc chiến tranh nhiệt hạch ». Cơ quan tuyên truyền này cho rằng : " Trong trường hợp chiến tranh, Bình Nhưỡng không muốn thấy người ngoại quốc sinh sống tại Hàn Quốc phải hy sinh (do vậy) tất cả các tổ chức ngoại quốc, xí nghiệp, du lịch đều phải lập kế hoạch di tản ».
Thứ Sáu tuần trước, Bình Nhưỡng cũng đã sử dụng phương thức tuyên truyền không bảo đảm an ninh, an toàn để hù dọa các phái bộ ngoại giao tại Bắc Triều Tiên phải sơ tán trước ngày 10/04/2013. Tuy nhiên, không một sứ quán nào dù là Tây phương, Nga hay Á châu vì lo sợ mà trúng kế của Bình Nhưỡng rút nhân viên.
Theo AFP, hôm nay, tại đặc khu kinh tế Keasong hoàn toàn không một bóng nhân viên Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã thực hiện lời đe dọa rút hết công nhân để gây áp lực. Seoul cho biết thêm, khoảng 300 kỹ sư Hàn Quốc đã trở về miền nam, hiện còn 475 người ở lại để bảo đảm công việc điều hành.
tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Chiến tranh - Hàn Quốc - Hạt nhân

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130409-bac-trieu-tien-keu-goi-kieu-dan-nuoc-ngoai-tai-han-quoc-di-tan-tranh-bom-hat-nhan

Trò chơi nguy hiểm của Bắc Triều Tiên

Lãnh tụ Kim Jong Un chủ trì cuộc họp khẩn duyệt qua năng lực chiến đấu của đơn vị hỏa tiễn chiến lược Bắc Triều Tiên ngày 29/03/2013.( Ảnh do KCNA phổ biến.)
Lãnh tụ Kim Jong Un chủ trì cuộc họp khẩn duyệt qua năng lực chiến đấu của đơn vị hỏa tiễn chiến lược Bắc Triều Tiên ngày 29/03/2013.( Ảnh do KCNA phổ biến.)
REUTERS/KCNA

Minh Anh
Tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên các trang báo Pháp. Đặc biệt, báo Le Monde có đăng bài chỉ trích gay gắt của ông Pascal Dayez-Burgeon, giáo sư lịch sử và cũng là chuyên gia về Bắc Triều Tiên thuộc trường Hành chính quốc gia Pháp cho rằng Bắc Triều Tiên đang thực hiện một « Trò chơi nguy hiểm ».

Với việc thực hiện vụ thử hạt nhân thứ ba hôm 12/02 năm nay, Bắc Triều Tiên đã khơi ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới trên quốc tế. ở một vị trí đặc biệt, bán đảo Triều Tiên còn là một giao lộ nơi ngự trị đến bốn cường quốc Trung Quốc, Nga, Nhật và Mỹ. Do đó, mọi căng thẳng tại đây đều có thể mang đến hậu quả nặng nề cho thế giới. Nhất là kể từ khi Bình Nhưỡng sở hữu vũ khí nguyên tử.
Năm nào cũng vậy, một kiểu kịch bản vẫn lặp đi lặp lại. Cứ vào mùa xuân, phía Bắc lại cho tiến hành thử tên lửa, trong khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung. Rồi Bình Nhưỡng tuôn ra một tràng đả kích đế quốc Mỹ. Washington và Seoul diễu võ đáp lại, Liên Hiệp Quốc lên án và công luận quốc tế nổi giận. Sau đó, căng thẳng lại hạ nhiệt.

Thế nhưng, theo tác giả, lần khủng hoảng này gây không ít ngạc nhiên vì kéo dài đã gần hai tháng nay. Kim Jong-un liên tục lên tiếng đe dọa , và không có ý định dừng lại. Không chỉ đe dọa bằng quân sự, Bắc Triều Tiên còn nặng lời với người dân Hàn Quốc : từ là « con rối » trong tay đế quốc Mỹ, người dân phía Nam giờ bị đối xử là những « kẻ đần độn nghèo hèn ». Thậm chí đến Thủ tướng Chung Hong-won bị xem là « đồ cỏ dại cần phải nhổ ngay ».

Một vị giáo sư Hàn Quốc, đang giảng dạy tại đại học Georgia tại Hoa Kỳ, tự hỏi là « Liệu Kim Jong-un có nhận thức được về chính bản thân mình hay không ? ». Theo ông này, ông Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo trẻ hiện nay, lúc đương thời lòe bịp thế giới rất điêu luyện để vơ vét tiền quyên góp của thế giới : hỗ trợ lương thực, nhận dầu hỏa từ các tập đoàn quốc tế có uy tín. Tác giả cho rằng, giờ đây, nhà lãnh đạo trẻ dường như cũng đang trong vòng xoáy của trò lòe bịp mà ông ta ngày càng khó có thể thoát ra được. Bởi vì, theo ông, vấn đề không phải ở chỗ cách làm mà là ở chính người làm.

Kim Nhật Thành,  kẻ lãng phí
Tác giả nhắc lại rằng, khi đất nước bị phân chia vào năm 1953, ông Kim Nhật Thành đã làm bằng mọi giá để thu hết các hầm mỏ, các đập thủy điện, các nhà máy do Nhật để lại và công nhân tay lành nghề nhất về tay mình. Thế mà, Kim Nhật Thành đã làm hỏng tất cả. Do thích chạy theo số lượng hơn là chất lượng, thích nền kinh tế kế hoạch hơn là thị trường, nền kinh tế Bắc Hàn đã suy sụp hoàn toàn. Bên cạnh đó, môi trường bị phá hủy do nạn phá rừng hàng loạt. Kết quả, các trận lũ lụt thảm khốc giữa năm 1995 và 1996 đã nhấn chìm toàn bộ phía nam đất nước và nạn đói xảy ra giết chết hơn hai triệu người, tức gần 10% số dân. Kiệt quệ, đất nước phải sống nhờ vào sự viện trợ của thế giới.

Kim Chính Nhật (Kim Jong –il), kẻ lòe bịp siêu đẳng
Đến khi Kim Chính Nhật lên cầm quyền vào năm 1994, tình hình còn thêm tồi tệ. Thay vì mở cửa nền kinh tế giống như Trung Quốc, ông ta đã biến đất nước theo kiểu độc tài quân sự. Quân độ duy trì trật tự và được hưởng mọi đặc quyền. Nền kinh tế thị trường có nguy cơ phá hỏng trật tự do giới đặc quyền dựng lên. Đối với nhà cựu lãnh đạo, chỉ nên cho phép một số ít doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chợ đô thị hoạt động là đủ.

Như vậy, để có thể nhận hỗ trợ quốc tế, ông ta đã dựa dẫm vào trò lừa bịp : khơi dậy lòng trắc ẩn nhân đạo khi cho phô bày cảnh nạn đói. Ngay cả các trại tập trung, nỗi khiếp hãi của người dân cũng được dùng để thu lợi. Thế giới càng giận dữ bao nhiêu khi nghe lời thuật của những người sống sót, thì tiền của quyên góp lại tăng lên bấy nhiêu. Vấn đề « hạt nhân » cũng được Bình Nhưỡng khôn khéo sử dụng để đánh đổi lấy lương thực, dầu hỏa và nhất là ngoại tệ. Có tiền rồi, nhanh chóng cải tiến kỹ thuật. Rồi lại đẩy căng thẳng lên. Sau đó, hạ giọng xuống. Cuối cùng nhận được hỗ trợ như mong muốn.

Vậy mà trò bịp đó cũng thu được kết quả từ suốt thập niên nay. Thêm vào đó, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và Hàn Quốc mọc lên giữa vùng biên giới còn giúp phía Bắc trụ được mà không cần chuyển sang kinh tế thị trường. Chạy đua nguyên tử không những giúp hợp pháp hóa cho Kim Chính Nhật trong con mắt quân đội và ngồi chễm chệ trên sự nổi danh ngay trong lòng công luận bị mê muội bởi sự tuyên truyền.


Tuy nhiên, tác giả bài viết cho rằng với cái kiểu làm mưa làm gió như thế, nên độ xác tín của Bình Nhưỡng đang bị xói mòn dần. Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush xem chính quyền phía Bắc như là một « chế độ côn đồ ». cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Muyng-bak cắt đứt chính sách « Ánh Dương » được thiết lập giữa hai miền nhân hội nghị thượng đỉnh tháng 6/2000. Các vụ thử hạt nhân vào tháng 10/2006 và vào tháng 5/2009 bị cộng đồng quốc tế lên án, còn làm cho đất nước thêm bị cô lập. Hệ quả là giờ đây, Kim Jong-un lên kế vị, thừa hưởng một thế cờ đã suy yếu từ cha của mình.

Theo nhận định tác giả, Kim Jong-un giờ đây trong tay không có phương cách gì để thay đổi. Dù phía Bắc bắt đầu thoát ra khỏi lối mòn, họ vẫn bị lệ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ bên ngoài. Đó là chưa kể đến việc sở hữu công nghệ hạt nhân còn giúp cho quốc gia này thu được ngoại tệ, chủ yếu đến từ Iran.

Tác giả tự hỏi là ông Kim Jong un, để chứng tỏ là mình nghiêm túc, liệu ông ta đã đi quá xa và vẫn làm chưa đủ hay không ? Theo tác giả, « chưa đủ » là vì những lời đe dọa cũng chỉ tạm thuyết phục. Ngoài việc leo thang trong lời lẽ, các hành động khác chỉ là một sự hâm nóng lại.


« Quá xa » là vì do quá khiêu khích, Washington và Seoul cũng bắt đầu leo thang theo. Máy bay b-52 của Mỹ được triển khai trong đợt tập trận chung. Tổng thống Park của Hàn Quốc thành lập ban điều hành khủng hoảng. Đến như Bắc Kinh cũng phải chau mày. Tệ hơn nữa, theo các nguồn tin thu thập được từ phía Nam, người dân Bắc Hàn cũng bắt đầu tỏ ra chán chường, mệt mỏi. Tóm lại, nhà lãnh đạo trẻ thiếu kinh nghiệm có lẽ khó mà lòe được người khác.
Giờ đây, Kim Jong-un đang trong thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu bỏ cuộc, chẳng khác những gì như câu ngạn ngữ Triều Tiên : « Chó sủa to là chó không cắn ». Nhưng nếu cứ tiếp tục gây căng thẳng sẽ dẫn đến nguy cơ khai hỏa.

Thế nhưng, tác giả cũng lưu ý rằng, cánh cửa tuy hẹp nhưng lối thoát vẫn còn đó. Nữ tổng thống Hàn Quốc cho đến giờ vẫn chưa đưa ra một lời chỉ trích nào : điều này có thể giúp khắc phục được hậu quả. Từ nhiều ngày nay, các nhà phân tích nhận thấy sự tái xuất hiện của ông chú Jang Song-taek, một người được xem vừa là thân cận với Bắc Kinh và cũng vừa là người chủ trương ôn hòa. Không biết Kim Jong-un có chọn lựa giải pháp này hay không ?

Bắc Triều Tiên tạm ngưng hoạt động đặc khu kinh tế Kaesong
Dường như để chứng tỏ rằng lần này không phải là đe dọa suông, tối hôm qua Bắc Triều Tiên ra lệnh tạm ngừng các hoạt động tại kinh tế Kaesong. Báo Les Echos nhận định rằng hành động trên đánh dấu một sự leo thang của Bình Nhưỡng.

Theo tờ báo, quyết định trên đã gây bất ngờ cho nhiều chuyên gia. Những lần trước, dù có căng thẳng đến đâu, cả hai bên Bắc – Nam đều không muốn để ảnhh hưởng đến các hoạt động sản xuất trong khu vực này. Ngay cả vào thời điểm Bắc Triều Tiên bắn chìm một chiếc tàu chiến của Hàn Quốc, làm thiệt mạng hơn 40 lính thủy, hay như phía Bắc pháo kích lên một đảo nhỏ của Seoul. Cả Bắc lẫn Nam đều không ra lệnh ngừng các hoạt động tại đây.

Vậy mà lần này, Bình Nhưỡng đã dấn sâu thêm một bước. Theo tờ báo, Bắc Triều Tiên đang mạo hiểm. Ít nhất, khu công nghiệp Kaesong phía nam đất nước có thể giúp cho hơn 200 000 người thoát cảnh đói khổ. Việc đóng cửa lâu dài có nguy cơ làm trỗi dậy làn sóng bất bình trong khu vực.

Tờ báo cho rằng, Kim Jong-un chấp nhận các rủi ro đó, vì ông ta muốn tăng thêm uy tín và buộc các chuyên gia phải nghiên cứu lại tính khả thi của các lời đe dọa khác nhất là các hành động quân sự. Họ sẽ phải xem xét lại việc gần đây, nhà lãnh đạo trẻ cho đặt dàn tên lửa Musudan trên bờ biển phía đông đất nước. Một mặt, các quốc gia trong khu vực đánh giá rằng Bình Nhưỡng sẽ không dám chĩa tên lửa vào bất kỳ lãnh thổ nước nào khác, vì không muốn mạo hiểm đi đến sự tự hủy diệt. Nhưng mặt khác, khả năng thực hiện một vụ bắn ra biển trong những ngày sắp đến là rất có thể.

Đối với Le Figaro, sự việc cho thấy « căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên gia tăng ». Việc Kim Jong-un tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp đã đặt một dấu chấm hết cho mối quan hệ hợp tác Bắc – Nam.

Châu Á mới trỗi dậy đi tìm kiếm các nhà quản lý
Sự gia nhập của các doanh nghiệp Trung Quốc hay như Ấn Độ vào cuộc chơi toàn cầu hóa đòi hỏi nhiều năng lực mới. Trong bối cảnh đó, Singapore, một đảo quốc nhỏ thuộc khu vực Đông Nam Á muốn tự chứng tỏ là chốn hấp dẫn của các « business school ». Chủ đề này được báo Le Monde đề cập đến qua hàng tựa « Châu Á mới trỗi dậy đang tìm kiếm nhà quản lý ».

Trong vòng môt hay hai thập niên nữa, hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc được thành lập vào năm 1992 dưới thời Đặng Tiểu Bình sẽ phải tìm kiếm một người kế thừa. Hiện tượng này cũng sẽ giống như những gì Pháp đã trải qua trong những năm 1980. Chỉ có điểm khác biệt là do « chính sách một con duy nhất và thiếu người để truyền nghề » đang tạo ra một nhu cầu đào tạo nhà điều hành, kể cả tại các công ty đa quốc gia, theo như nhận định của ông Andre Chieng, chủ tịch tập đoàn tư vấn thương mại Á – Âu. Quả thật, chính toàn châu Á mới trỗi dậy đang đi tìm kiếm nhà quản lý để giúp doanh nghiệp đối đầu với sự cạnh tranh toàn cầu hóa.

Tờ báo cho biết, cách đây 15 năm, Ủy ban kế hoạch có tên gọi là Singapore Economic Development Board, đã đưa ra một chương trình tài trợ nhằm khuyến khích các đại học công nghệ và quản trị tốt nhất của phương Tây đến gầy dựng cơ sở trên đảo quốc. Một loạt các trường lớn được hình thành Massachusetts Institute of Technology, Insead, Essec, Harvard … Mục tiêu : dựa vào sự hiểu biết nền kinh tế để biến đảo quốc không nguồn nhân công cũng như không sản phẩm nông nghiệp hay khai thác mỏ, thành một sàn giao dịch quan trọng trong mạng lưới tài chính, cảng biển, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học trên toàn cầu.

Kết quả là vào năm 2012, Singapore trở thành sàn giao dịch tài chính thứ 4 và là cảng biển thứ hai trên thế giới. Xuất khẩu công nghệ sinh học vượt qua cả công nghiệp điện tử và đạt đến 25%.

Nhưng giờ đây, các nhà hoạch định Singapore đã thay đổi chiến thuật. Một nhiệm vụ quan trọng được giao cho Essec, một cơ sở đào tạo Pháp – Singapore. Mục tiêu hàng đầu: đào tạo các nhân lực trong nước. Đối với Bộ trưởng giáo dục Singapore, đã đến lúc cần phải “đào tạo sinh viên trong nước các kỹ năng mà thế kỷ XXI đòi hỏi, về tri thức và giá trị. Những điều mà họ phải thích nghi trong suốt quãng đời”. Đối với ông, “mô hình cũ kỹ, mà các nền kinh tế mới trỗi dậy phải sao chép hay áp dụng các kiểu thực hành tốt nhất từ các nền kinh tế phát triển không còn giá trị nữa. Việc đào tạo các nhà quản trị Singapore không nên dựa vào phương pháp nghiên cứu các trường hợp doanh nghiệp phương tây có từ xa xưa, mà cần phải dựa trên phân tích liên ngành trong bối cảnh khu vực”.

Quan điểm này cũng được một vị quan chức thuộc trường Essec đồng tán thành. Ngày nay, công tác đào tào nhà quản trị sao cho có đủ khả năng hiểu và quản lý được thực tế ở địa phương: không chỉ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, nhưng cũng phải hiểu được thái độ của người làm công, đối tác kinh tế, các định chế xã hội và chính trị. Ông này nhấn mạnh rằng, tại châu Á, các tập đoàn phương Tây lẫn châu Á đều mong muốn có thể tuyển dụng được các nhà điều hành châu Á được đào tạo bởi chính giảng viên và nhà nghiên cứu châu Á.

Bởi vì, theo giải thích của ông Ta-Wei Chao, giám đốc về châu Á của viện Nghiên cứu về thương thuyết của ESSEC, “mối quan hệ chủ - người làm tại châu Á không đơn thuần mang tính nghiệp vụ, mà nó gần giống như mối quan hệ gia đình […]. ở đó, sự trung thành được đảm bảo bằng các mối liên hệ xã hội hơn là bằng tiền thưởng”.

Cuối cùng, các nhà quản lý châu Á cũng nhìn nhận rằng, cũng như các đồng nghiệp phương Tây, chừng nào nền kinh tế vẫn còn mang đậm dấu ấn địa phương, chừng ấy doanh thu doanh nghiệp vẫn không đạt được kết quả trong khi việc điều hành doanh nghiệp nhất là trong thời buổi kinh tế toàn cầu hóa lại không đơn giản chút nào.

Sự ra đi cuả Margaret Thatcher để lại những cảm xúc trái chiều
Trở lại thời sự châu Âu, đa số các báo Pháp đều chạy tít lớn về sự ra đi của cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Bà ra đi để lại nhiều cảm xúc trái chiều nhau. Hầu như các báo thiên hữu tại Pháp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với “Người đàn bà thép” này. Les Echos cho rằng « Margaret Thatcher, người không thể chế ngự được ». Theo tờ báo, bà đã thay đổi sâu sắc đất nước. Chính vì vậy, tầm ảnh hưởng của bà vẫn còn mạnh mẽ trong chính trường Anh quốc.
Le Figaro dành nhiều trang báo để ca tụng sự can đảm của bà trong suốt thời gian cầm quyền qua hàng tựa « Margaret Thatcher : Sự dũng cảm lúc cầm quyền ». Cũng giống như Les Echos, tờ báo thiên hữu này cho rằng “sự kế thừa hệ tư tưởng của bà vẫn còn tồn tại trong đời sống chính trị Anh quốc”. Maragret Thatcher chính là “người phụ nữ đã làm thay đổi cả Anh quốc”. Đối với cựu thủ tướng Pháp Edouard Balladure “Margaret Thatcher”, còn là một chính khách “dũng cảm và sáng suốt”.
Ngược lại, tờ báo thiên tả Libération lại xem bà là « Một vị Thần chết ». Đối với tờ báo, trong suốt 11 năm cầm quyền, bà đã cai trị đất nước với bàn tay sắt. Để biến đổi đất nước, bà đã áp dụng học thuyết tự do một cách thô bạo bất chấp sự trả giá đắt của người dân.
tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Điểm báo
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130409-tro-ca-cuoc-nguy-hiem-cua-bac-trieu-tien
 
  Tin tức / Thế giới / Châu Á

Seoul không màng đến lời đe dọa mới nhất của Bình Nhưỡng

Một binh sĩ Nam Triều Tiên thuộc đơn vị pháp binh tham gia cuộc thao dợt quân sự chung hàng năm với Hoa Kỳ gần khu phi quân sự ngăn 2 nước Triều Tiên
Một binh sĩ Nam Triều Tiên thuộc đơn vị pháp binh tham gia cuộc thao dợt quân sự chung hàng năm với Hoa Kỳ gần khu phi quân sự ngăn 2 nước Triều Tiên


  • Khi cậu ‘Ủn’ lên gân
  • Các nhà ngoại giao tại Triều Tiên vẫn ở yên tại chỗ dù có cảnh báo
  • Hoa Kỳ: Bắc Triều Tiên phải làm giảm tình hình căng thẳng
  • Bắc Triều Tiên mất nhiều ngoại tệ khi đóng cửa khu công nghiệp Kaesong

  • Bắc Triều Tiên hối thúc người nước ngoài rời khỏi Nam Triều Tiên để tránh một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra. Tuy nhiên cảnh cáo mới nhất của Bình Nhưỡng dường như ít làm gián đoạn cuộc sống ở Seoul.

    Hôm thứ Ba, truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên phát ra một thông điệp, yêu cầu các du khách và các doanh nhân rời khỏi Seoul và Nam Triều Tiên “vì an toàn của họ” do có nguy cơ xảy ra một cuộc “chiến tranh hạt nhân.”

    Tuy nhiên việc kinh doanh tại Seoul vẫn hoạt động bình thường sau lời đe dọa này, và không có dấu hiệu cho thấy xe cộ rời khỏi thành phố một cách bất thường.

    Bắc Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo tương tự vào tuần trước đối với các tòa đại sứ nước ngoài tại Bình Nhưỡng, hối thúc các nhà ngoại giao rời khỏi thủ đô nước này vào ngày thứ Tư. Không có tòa đại sứ nào cho biết đã di tản nhân viên.

    Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney gọi lời đe dọa mới nhất của Bắc Triều Tiên là “những ngôn từ không ích lợi gì” chỉ làm cho quốc gia nghèo khó này bị cô lập thêm.

    Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ mối quan ngại sâu sắc, ông nói với các phóng viên trong một chuyến viếng thăm Rome là sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã lên đến “mức rất nguy hiểm.”

    Chỉ huy trưởng các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương nói nếu Bắc Triều Tiên thực hiện một sự khiêu khích quân sự, binh sĩ Hoa Kỳ và đồng minh Nam Triều Tiên sẵn sàng giáng trả.

    Điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba, Đô đốc Samuel Locklear nói Washington và Seoul đã phát triển một kế hoạch giáng trả căn cứ trên một sự hiểu biết tốt nhất về thái độ của các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên.

    Đô đốc Locklear nói ông sẽ ra lệnh đánh chặn một phi đạn của Bắc Triều Tiên nếu phi đạn đe dọa trực tiếp Hoa Kỳ và các đồng minh.

    Ông nói ông sẽ không khuyến cáo bắn hạ bất cứ phi đạn nào của Bắc Triều Tiên không kể đường đi của phi đạn. Đô đốc Locklear nói không mất nhiều thời gian để xác định phi đạn rơi xuống ở đâu.

    Truyền thông Nam Triều Tiên trích lời các giới chức chính phủ nói Bắc Triều Tiên dường như chuẩn bị bắn thử một phi đạn khác trong những ngày tới.

    Bắc Triều Tiên đã đe dọa tấn công Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ tại vùng châu Á-Thái Bình Dương để trả đủa những trừng phạt kinh tế mới đây được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc áp đặt đối với Bình Nhưỡng.

    Những chế tài này nhằm trừng phạt Bình Nhưỡng vì đã thực hiện các vụ thử hạt nhân và phi đạn bất chấp những nghị quyết của Hội Đồng Bảo An.

    Hôm thứ Ba, Nhật Bản đáp ứng với những đe dọa của Bình Nhưỡng bằng cách bố trí những phi đạn đạn đạo ngăn chặn chung quanh Tokyo để bảo vệ thủ đô chống lại một cuộc tấn công bằng phi đạn của Bắc Triều Tiên.

    Nhà phân tích quan hệ quốc tế Nick Bisley thuộc trường đại học Latrobe, Australia nói một vụ phóng phi đạn mới của Bình Nhưỡng sẽ không  nguy hiểm  bằng một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều Tiên.

    Bình Nhưỡng cũng đã tiến đến một bước cắt quan hệ kinh tế cuối cùng với Seoul, ngưng sản xuất tại một khu công nghiệp được điều hành chung nơi các nhà sản xuất Nam Triều Tiên sử dụng nhân công rẻ tại thị trấn Kaesong nằm trên biên giới của Bắc Triều Tiên.

    Không có người nào trong số 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên tại khu phức hợp này đi làm hôm thứ Ba. Khoảng 400 quản trị viên và những nhân viên khác của Nam Triều Tiên vẫn ở tại chỗ, không biết chắc hoạt động của khu công nghiệp này có tái tục hay không.

    Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye nói quyết định rút công nhân khỏi cơ sở này sẽ làm tổn thương sự tín nhiệm quốc tế của Bắc Triều Tiên như là một nơi để làm ăn buôn bán.

    Ông Cedric Leighton, một nhà phân tích về quản trị khủng hoảng và là một sĩ quan tình báo của không quân Mỹ hồi hưu, nói Bắc Triều Tiên muốn gởi một thông điệp là nước này có thể sống không cần khu công nghiệp chung đã được thành lập từ một thập niên qua và hàng triệu đôla các công nhân nước này kiếm được mỗi năm.

    Đô đốc Locklear nói lãnh tụ Kim Jong Un dường như theo đuổi một chính sách khiêu khích ít tiên đoán được hơn là ông nội và cha của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên này, những người, mà theo ông, tự mở cho mình một lối ra khỏi những cuộc đối đầu với cộng đồng quốc tế.
    Bắc Triều Tiên loan báo rút 50.000 lao động ra khỏi Kaesong, khu công nghiệp liên doanh với Nam Triều Tiên, coi như cắt quan hệ cuối cùng với miền Nam.
    http://www.voatiengviet.com/content/seoul-khong-mang-den-loi-de-doa-moi-nhat-cua-binh-nhuong/1638221.html


    Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự

    Triều Tiên ‘sát cuộc chiến hạt nhân’

    Những lời lẽ hiếu chiến của Bắc Hàn vẫn chưa có điểm dừng
    Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đang tiến sát đến một cuộc chiến hạt nhân nóng, Ủy ban hòa bình châu Á-Thái Bình Dương Triều Tiên vừa cho biết trong một thông cáo hôm thứ Ba ngày 9/4.
    “Không khí đang bao trùm hiện nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh không chỉ trên bán đảo Triều Tiên mà còn cả phần còn lại của châu Á-Thái Bình Dương,” thông cáo của tổ chức Bắc Triều Tiên viết.
    Lý do của tình trạng này, theo thông cáo, là do hành động thù địch ‘trắng trợn hơn bao giờ hết’ của Hoa Kỳ và ‘những kẻ bù nhìn hiếu chiến Nam Hàn’ cũng như động thái của những nước này tiến gần đến chiến tranh với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
    “Mỹ và những kẻ bù nhìn hiếu chiến Nam Hàn đang theo dõi để chờ cờ hội phát động chiến tranh chống lại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên sau khi đã ồ ạt triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt trong đó có thiết bị chiến tranh hạt nhân trên lãnh thổ Nam Hàn,” thông báo của Ủy ban này cho biết.
    "Một khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo, đó sẽ là một cuộc chiến tổng lực, tức là một cuộc chiến trả đũa thần thánh không khoan nhượng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên."
    Ủy ban hòa bình châu Á-Thái Bình Dương Triều Tiên
    “Một khi chiến tranh bùng nổ trên bán đảo, đó sẽ là một cuộc chiến tổng lực, tức là một cuộc chiến trả đũa thần thánh không khoan nhượng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.”
    Thông báo cũng nói thêm là Bắc Hàn đã tuyên bố sẽ phản công mạnh mẽ để ‘bảo vệ phẩm giá quốc gia và chủ quyền đất nước’ trước những ‘đe dọa ngày càng tăng của những kẻ hung hăng’.
    Do đó thông cáo này yêu cầu tất cả các cơ quan và doanh nghiệp nước ngoài, các kiều dân bao gồm cả khách du lịch ở Seoul và những vùng khác của Nam Hàn ‘có biện pháp trú ẩn và sơ tán trước để đảm bảo an toàn’.
    “Bắc Hàn không muốn thấy người nước ngoài ở miền Nam trở thành nạn nhân của chiến tranh.”
     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130409_nk_call_sk_foreigners.shtml

     

    Trung Quốc không nao núng vì đe dọa chiến tranh ở Bắc Triều Tiên

    Binh sĩ Bắc Triều Tiên và chó nghiệp vụ trong cuộc tập trận tại một địa điểm bí mật. Ảnh do Thông tấn xã KCNA phát hành ngày 6/4/2013.
    Binh sĩ Bắc Triều Tiên và chó nghiệp vụ trong cuộc tập trận tại một địa điểm bí mật. Ảnh do Thông tấn xã KCNA phát hành ngày 6/4/2013.






    AI BẢO CỘNG SẢN LÀ VÔ SẢN?

    Blog / Nguyễn Hưng Quốc

    Vạch mặt

    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia BảoThủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo


    CỠ CHỮ
    Báo The New York Times vừa đăng một bài tường thuật gây chấn động dư luận thế giới và khiến chính phủ Trung Quốc vừa giận dữ vừa hoảng sợ cho dựng tường lửa tờ báo ấy gần như ngay tức khắc. Nội dung của bài tường thuật là về khối tài sản khổng lồ của gia đình ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc: Tổng cộng lên đến khoảng 2.7 tỉ Mỹ kim.

    David Barboza, mở đầu bài tường thuật, kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu và tường tận, kể về bà mẹ của Ôn Gia Bảo: Bà vốn là một giáo viên, thời Cách mạng văn hóa, sống cực kỳ nghèo. Sau đó, với lương giáo viên, bà vẫn nghèo. Vậy mà, bây giờ, 90 tuổi, bà lại trở thành một người vô cùng giàu có. Một trong các khoản đầu tư của bà trong một công ty tài chính ở Trung Quốc, cách đây năm năm, lên đến 120 triệu đô la.
    Điều đáng chú ý là sự giàu có ấy chỉ bắt đầu từ khi con bà, ông Ôn Gia Bảo, trở Phó thủ tướng vào năm 1998, và đặc biệt, năm năm sau đó, khi ông chính thức trở thành Thủ tướng.

    Ngoài mẹ, hầu hết thân nhân của Ôn Gia Bảo đều là những triệu triệu phú: vợ ông, con trai ông, con gái ông, em rể ông, và họ hàng xa gần của ông. Tất cả đều nắm giữ những vai trò quan trọng trong các ngân hàng, các công ty nữ trang, các khu du lịch sang trọng, các công ty truyền thông, các công ty tài chính, bao gồm cả hãng bảo hiểm Ping An, một trong những công ty tài chính lớn nhất thế giới với vốn tài sản trị giá gần 60 tỉ Mỹ kim, và nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cả một dự án phát triển villa ở Bắc Kinh.

    Vợ của Ôn Gia Bảo, bà Trương Bồi Lợi, được mệnh danh là “Nữ hoàng kim cương” (Diamond Queen) của Trung Quốc. Lúc nào cũng ăn mặc bình dị và nói năng khiêm tốn nhưng bà Lợi là người rất mê kim cương và các loại nữ trang đắt tiền. Năm 2007, báo chí Đài Loan phanh phui ra vụ bà Lợi từng mua hai cái hoa tai bằng ngọc thạch trị giá đến 275.000 đô la. Không phải chỉ mua để sử dụng, bà Lợi còn điều hành nhiều công ty kiểm tra chất lượng và buôn bán nữ trang lớn, là một trong vài người có thế lực và ảnh hưởng nhất trong kỹ nghệ vàng, ngọc và kim cương ở Trung Quốc. Các công ty liên quan đến nữ trang của ngoại quốc muốn vào làm ăn ở Trung Quốc cần phải đến “yết kiến” bà trước. Được bà chấp thuận, công việc làm ăn mới xuôi chảy. Bà lắc đầu, bao nhiêu dự án, dù lớn lao đến mấy, cũng đều bó tay.Người con trai duy nhất của Ôn Gia Bảo, Ôn Winston, năm nay khoảng 40 tuổi, từ năm 2000, thành lập ba công ty kỹ thuật trong vòng năm năm. Công ty nào cũng bắt đầu với vốn cả hàng triệu đô, sau đó, tăng vọt lên hàng chục triệu đô. Riêng công ty New Hozizon Capital được lập vào năm 2005 đến nay đã có vốn lên đến trên 2.5 tỉ Mỹ kim.

    Bài viết của David Barboza chắc chắn sẽ được dịch sang tiếng Việt hoặc được tóm tắt trên nhiều cơ quan ngôn luận. Tôi không cần phải kể lại nhiều chi tiết hơn. Ở đây chỉ nhấn mạnh vào một số điểm:

    Thứ nhất, hầu hết những người lãnh đạo đều có bàn tay…sạch. Tài sản chính thức của họ hầu như không có gì cả. Lý do là chúng được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó, cách phổ biến nhất là cho thân nhân đứng tên. Nhiều người đặt vấn đề: chưa chắc bà mẹ của Ôn Gia Bảo, năm nay 90 tuổi, đã biết là mình có một số cổ phần lên đến mấy trăm triệu đô la trong các công ty tài chính lớn. Bà chỉ được mượn tên, vậy thôi.

    Thứ hai, nguyên nhân dẫn đến sự giàu có tột bậc của gia đình ông Ôn Gia Bảo chắc chắn không phải do tài năng của họ. Mà chủ yếu là nhờ thế lực của ông. Nhờ ông, họ được nắm giữ những chức vụ quan trọng, từ đó, tiền bạc cứ ào ào đổ vào túi. Nhờ ông, họ có vô số ưu thế để làm ăn và làm giàu. Hơn nữa, có thể nói, nhờ ông, họ không cần làm gì cả mà vẫn có thể giàu: giới kinh doanh khắp nơi, từ trong đến ngoài nước, cứ mang tiền, thật nhiều tiền đến dâng cho họ.

    Thứ ba, qua trường hợp của Ôn Gia Bảo, chúng ta mới thấy cách hiểu thông thường về vấn đề tham nhũng rất phiến diện và hời hợt. Nói đến tham nhũng, người ta thường nghĩ ngay đến hối lộ. Nhưng ở vị thế lãnh đạo cao cấp trong đảng và trong chính phủ, người ta không cần nhận hối lộ. Người ta chỉ cần sử dụng - đúng hơn: lạm dụng -  quyền lực của mình để cho thân nhân kiếm tiền. Nhìn bề ngoài, việc kiếm tiền ấy hoàn toàn chính đáng: họ lập công ty, công ty ấy vận hành tốt và có nhiều lợi tức; họ giàu là nhờ số lợi tức ấy. Nhưng, nó vẫn không chính đáng ở hai điểm: một, vị trí của họ trong công ty không xuất phát từ tài năng mà là từ thế lực (xin nhớ trường hợp con cái của Nguyễn Tấn Dũng và Tô Huy Rứa ở Việt Nam); và hai, lợi tức của công ty chủ yếu đến từ các quan hệ quen biết hơn là do thực lực.

    Thứ tư, sự giả dối của giới lãnh đạo cộng sản. Trước đây, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, từng nổi tiếng là cứng rắn trong việc chống tham nhũng, nhưng, sau khi ông bị ngã ngựa, người ta mới biết chính ông từng dung dưỡng cho thân nhân kiếm đến cả hàng trăm triệu Mỹ kim từ tham nhũng. Ôn Gia Bảo cũng thế. Lúc nào ông cũng xuất hiện dưới vẻ bình dị, như là nghèo nàn. Mở miệng, ông toàn nói những chuyện đạo đức và nỗ lực làm trong sạch đảng. Chỉ mới đây thôi, vào tháng 3 năm 2011, trong một cuộc họp của hội đồng nhà nước Trung Quốc, Ôn Gia Bảo lớn tiếng yêu cầu chống tham nhũng, giám sát tệ lạm quyền và thúc giục cán bộ các cấp phải làm việc vì “một chính phủ trong sạch trong năm 2012”.

    Bộ mặt giả dối của giới lãnh đạo Trung Quốc đã bị thế giới vạch trần. Bao giờ đến lượt Việt Nam nhỉ?

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

     Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc

    Cập nhật: 10:37 GMT - chủ nhật, 28 tháng 10, 2012
    Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

    Các luật sư của gia đình ông Ôn Gia Bảo đã bác bỏ cáo buộc của tờ New York Times rằng gia đình của Thủ tướng Trung Quốc đã tích lũy được hàng tỷ đô la.
    Trong một tuyên bố đăng tải trên truyền thông Hồng Kông, các luật sư nói rằng trong khi một số thành viên gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh, không ai trong số họ hoạt động bất hợp pháp.
    Tờ báo Mỹ hôm thứ Sáu đưa tin rằng tài sản mà gia đình của ông Ôn Gia Bảo kiểm soát trị giá ít nhất là 2,7 tỷ USD.
    Trung Quốc đã lên án bài phóng sự như một hành động bôi nhọ và các trang mạng của tờ New York Times cùng các trang tham khảo khác được phóng sự điều tra này kết nối trên các blogs đã bị chặn ở Trung Quốc.
    Tối hôm thứ Bảy, 27/10, các luật sư từ Văn phòng Luật Junhe và Công ty Luật Grandall đưa ra tuyên bố đáp lại điều mà họ gọi là thông tin "không đúng sự thật" của tờ New York Times.
    "Cái mà họ gọi là ‘tài sản chìm’ của các thành viên trong gia đình của ông Ôn Gia Bảo trong bài báo của The New York Times không hề tồn tại", tuyên bố nói.
    Các luật sư cũng phủ nhận rằng ông Ôn Gia Bảo có bất kỳ vai trò nào trong hoạt động kinh doanh của gia đình, cũng như không hề có chuyện ông cho phép gia đình gây ảnh hưởng đến chính sách.
    Bản tuyên bố đặc biệt đề cập đến người mẹ 90 tuổi của ông Ôn Gia Bảo, người được tường thuật là không có bất cứ tài sản hay thu nhập nào khác ngoài tiền lương và hưu bổng.
    'Đe dọa khởi kiện'
    "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ các điểm liên quan đến việc đưa tin không đúng sự thật của tờ New York Times, và giữ quyền khởi kiện để buộc tờ này phải chịu trách nhiệm pháp lý"
    Tuyên bố của gia đình ông Ôn Gia Bảo
    Một cáo buộc trung tâm của bài báo trên New York Times là một trong các thành viên gia đình Thủ tướng có vốn đầu tư lên tới 120 triệu đô-la trong công ty bảo hiểm Bình An Insurance.
    Tuyên bố của các luật sư gia đình Thủ tướng kết thúc với một lời đe dọa rõ ràng về việc có hành động khởi kiện pháp lý:
    "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ các điểm liên quan đến việc đưa tin không đúng sự thật của tờ New York Times, và giữ quyền khởi kiện để buộc tờ này phải chịu trách nhiệm pháp lý," tuyên bố nói.
    Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên của tờ Times, bà Eileen Murphy tỏ ra tự tin:
    "Chúng tôi tiếp tục kiên định về bài báo mà chúng tôi vô cùng tự hào như một ví dụ về chất lượng điều tra báo chí mà The Times lâu nay vẫn được biết đến," bà viết trong một email được tờ báo này trích dẫn.
    ‘Đề tài nhạy cảm’
    Ông Ôn Gia Bảo
    Thủ tướng Ôn Gia Bảo có tiếng là một quan chức 'gần dân' trên truyền thông Trung Quốc
    Trong điều tra của mình, tờ New York Times cho biết về nhiều tài sản mà thân nhân của ông Ôn Gia Bảo nắm giữ, trong đó có địa ốc, bảo hiểm và các hãng xây dựng.
    "Trong nhiều trường hợp, tên của các thân nhân được giấu đằng sau nhiều vỏ bọc, bình phong là đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự kinh doanh.”
    "Một số doanh nghiệp của gia đình này đôi khi nhận được hỗ trợ tài chính từ các công ty nhà nước, trong đó có cả China Mobile,"
    Tờ báo nói rằng cả chính phủ và người thân của ông Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đều từ chối bình luận về cuộc điều tra dựa trên các hồ sơ trong giai đoạn từ 1992-2012.
    Trung Quốc luôn tỏ ra nhạy cảm về các tin tức nói về các nhà lãnh đạo của họ, đặc biệt là khi chúng đề cập sự giàu có và tài sản của các nhà lãnh đạo cấp cao.
    'Chuyển giao quyền lực'
    "Chúng tôi tiếp tục kiên định về bài báo mà chúng tôi vô cùng tự hào như một ví dụ về chất lượng điều tra báo chí mà The Times lâu nay vẫn được biết đến"
    Eileen Murphy, phát ngôn nhân tờ Times
    Khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng trong lúc xuất hiện ngày một nhiều các vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các quan chức chính quyền đang gây ra bất mãn sâu rộng trong công chúng.
    Hồi tháng 6/2012, một phóng sự của Bloomberg điều tra nguồn gốc tài chính của thân nhân ông Tập Cận Bình, người được cho là sắp nắm chức Chủ tịch Nước, đã khiến trang mạng của hãng tin này bị chặn ở Trung Quốc.
    Động thái đã diễn ra mặc dù bài điều tra nói chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc làm sai trái của ông Tập Cận Bình hoặc gia đình của ông.
    Ông Ôn Gia Bảo đã ngồi ghế Thủ tướng Trung Quốc trong gần 10 năm.
    Ông được cho là sắp rời chiếc ghế quyền lực trong một quá trình chuyển giao quyền lực bắt đầu vào ngày 08/11.
    Thủ tướng Ôn Gia Bảo được xem là một nhân vật biết đến nhiều trên truyền thông Trung Quốc với hình ảnh phổ biến là một quan chức Chính phủ “gần dân” cũng như nổi tiếng là một nhà lãnh cao cấp của Đảng luôn “quan tâm sâu sắc tới đời sống thường dân.”

     

    Vì sao nhiều tỷ phú Trung Quốc thích tham gia chính trường?

    Có tới 83 tỷ phú đôla xuất hiện trong 2 kỳ họp chính trị quan trọng của Trung Quốc trong năm nay. Quốc hội Trung Quốc có thể được xem là quốc hội “giàu” nhất trên thế giới hiện nay bởi mật độ cao của các tỷ phú.
    Tỷ phú Zong Qinghou của Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg.
    Báo Financial Times cho biết, trong Quốc hội Mỹ, không có nghị sỹ nào là tỷ phú. Thành viên giàu có nhất là nghị sỹ đảng Cộng hòa Micheal McCaul đến từ bang Texas, cũng chỉ có giá trị tài sản ước tính vào khoảng 500 triệu USD.

    Trong khi đó, trong số khoảng 3.000 đại biểu có mặt tại Bắc Kinh tuần này để tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, tạp chí chuyên xếp hạng tỷ phú của nước này Hồ Nhuận “nhận diện” có 31 người có tài sản cá nhân ít nhất hơn 1 tỷ USD.

    Trong đó, giàu nhất là đại biểu Zong Qinghou, nhà sáng lập hãng sản xuất đồ uống Wahaha, với giá trị tài sản khoảng 13 tỷ USD theo tính toán của Hồ Nhuận.

    Số 52 tỷ phú còn lại là đại biểu tham dự Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân diễn ra trong khoảng 2 tuần đầu tháng 3 này, song song với kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc. Đây là kỳ họp có sự tham gia của khoảng 2.200 đại biểu.

    Financial Times cho biết, theo giới phân tích, Hồ Nhuận có thể không đánh giá chuẩn xác được tài sản của các ông nghị, bà nghị của Trung Quốc bởi việc xác định tài sản của giới tỷ phú ở nước này là chuyện không hề dễ dàng.

    Năm ngoái, Trung Quốc có 28 tỷ phú là đại biểu tại kỳ họp Quốc hội và 43 tỷ phú tham gia Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân.

    Tại Trung Quốc, sự giàu có đi cùng với quyền lực đang trở thành một chủ đề nhạy cảm. Ngay khi lên nắm vai trò Tổng bí thư Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công tác chống tham nhũng và lãng phí.

    Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường chống tham nhũng sẽ càng khiến những người siêu giàu ở nước này cảm thấy sự cần thiết phải tham gia chính trị để đảm bảo an toàn cho tài sản của họ.

    “Khi các doanh nhân tích tụ được một khối tài sản lớn và cần phải bảo vệ tài sản đó, nếu không tìm được ai đó giúp họ việc này, họ muốn bản thân trở thành một quan chức. Một cách khác nữa là trở thành công dân của một nước khác, và nhiều thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân đã làm như vậy”, ông Xingyuan Feng, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.

    3 thành viên giàu có nhất của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều là con trai của các tỷ phú Hồng Kông. Trong đó, giàu nhất là Victor Li, con trai của người giàu nhất châu Á Li Ka-shing, với giá trị tài sản gia đình họ Li ước tính khoảng 32 tỷ USD.

    Theo Hồ Nhuận, tính bình quân, tài sản trung bình của 83 vị đại biểu giàu nhất kỳ họp Quốc hội và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc năm nay là 3,35 tỷ USD. Trong khi đó, 83 nghị sỹ Mỹ giàu nhất chỉ có tài sản trung bình là 56,4 triệu USD, theo số liệu từ trung tâm Center for Responsive Politics của Mỹ.
    Phương Anh (Dân Trí)

    tỷ phú Trung Quốc, Zong Qinghou

    http://doanhnhan.cafeland.vn/doanh-nhan/vi-sao-nhieu-ty-phu-trung-quoc-thich-tham-gia-chinh-truong-4488.html 

     

     

    No comments: