Monday, October 17, 2016

RFA - TRƯƠNG DUY NHẤT - TRÍ THỨC HUẾ THÂN CỘNG -

Thursday, March 7, 2013

RFA * THANBH NIÊN VIỆT NAM


Thanh niên không thể là đàn cừu

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
svlhn-305.jpg
Sinh viên Trường đại học Luật Hà Nội góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp hôm 28/02/2013.
Photo courtesy of TTO


Tiếp theo các bài báo trên Quân đội nhân dân và Tạp chí Cộng sản là phong trào tuyên truyền trong giới sinh viên về những điểm thiết yếu trong dự thảo Hiến pháp năm 92 do kiến nghị 72 nhắm tới. Mặc Lâm ghi nhận những diễn biến mới nhất của nhà nước nhằm nhắm tới lực lượng thanh niên trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Sai lầm của bộ máy tuyên truyền

Phát sóng trên VTV1 vào tối Thứ Sáu tuần qua trong chương trình hội thảo góp ý sửa đổi Hiến pháp của sinh viên trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, khán giả quan tâm theo dõi đã chứng kiến một chương trình chính trị một chiều, không khác chút nào so với những bài bản tuyên truyền từ nhiều chục năm qua bất kể công nghệ internet đã biến mọi thông tin trở thành thức ăn hàng ngày của thanh niên Việt Nam ngày nay.
Những thông tin tới từ nhiều nguồn trên internet dù muốn hay không cũng tự động thâm nhập vào bộ nhớ của hầu hết thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh những điều cần nghiên cứu trong chương trình giáo dục, sinh viên tự động ghi nhận những tin tức chính trị từ mạng xã hội facebook, twitter hay các trang blog và ít nhiều họ cũng biết những gì đang xảy ra trên mặt bằng chính trị của đất nước.
Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy.
Huỳnh Kim Báu
Mặc dù thời gian học tập không cho phép đa số sinh viên tham gia vào những sinh hoạt chính trị tự nguyện, ngoài luồng nhưng nói rằng họ đứng bên ngoài các diễn biến chính trị là hoàn toàn chủ quan. Cuộc hội thảo trong chương trình trên VTV1 vừa qua đã lập lại sai lầm này như đã từng sai lầm trong bộ máy tuyên truyền của nhà nước.
Theo sự phân tích của ông Huỳnh Kim Báu, Chủ tịch Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, người xem toàn bộ chương trình cho biết cuộc hội thảo đã được định hướng và đạo diễn: vài sinh viên lên phát biểu với nội dung không thể thay đổi điều 4 Hiến pháp vì Đảng Cộng sản đã có công cầm quyền, dẫn dắt nên cả dân tộc mới có ngày hôm nay. Rồi không thừa nhận quyền sở hữu đất đai, không tam quyền phân lập và chống lại điều mà chương trình gọi là “phi chính trị hóa quân đội”. Nhận xét của ông Huỳnh Kim Báu về các lập luận sinh viên đưa ra:
Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.

Sự thật bị che dấu

Trong thời gian gần đây, Đảng ngày càng lộ rõ những yếu kém, khuyết điểm trầm trọng về kinh tế cũng như các chính sách và sự lộng quyền không thể kiểm soát. Về đối ngoại Đảng đã gây bất bình đến gần như uất ức đối với những hy sinh to lớn của những người đã nằm xuống trong trận chiến biên giới phía bắc với Trung Quốc. Ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ những điều vừa mới xảy ra như một sự thật mà Đảng đang che dấu:




IMG_6491-250.jpg

Ông Huỳnh Kim Báu (phải) và Ông Nguyễn Xuân Diện. Photo courtesy of NguyenXuanDienBlog.
Tôi lấy một ví dụ điển hình là Trung Quốc vừa rồi vào ngày kỷ niệm 17 tháng 2. Hàng vạn người hy sinh trong cuộc chiến tranh như thế, cuộc chiến do những người Cộng sản cầm quyền phát động rồi chính bây giờ cũng những người Cộng sản phủ nhận cuộc chiến tranh đó. Tàn nhẫn hơn nữa là đàn áp người yêu nước. Ngày 17 tháng Hai vừa qua những ai đi tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh đó, ở Hà Nội thì bị đàn áp, miền Nam thì tháo hết mấy cái băng rôn có viết chữ “Đời đời nhớ ơn anh hùng liệt sĩ” nội bằng chứng nhỏ đó thôi thì các bạn đủ suy nghĩ rằng Đảng Cộng sản còn xứng đáng hay không. Đấy là chưa kể sự thối nát, độc tài và đi ngược lại xu hướng của thế giới hiện nay, là một chế độ chũ nghĩa xã hội.
Những người tham gia trên chương trình này là ai và liệu họ có đủ công bằng trong tư tưởng khi phát biểu không? Một người trẻ có rất nhiều trăn trở về tình hình đất nước là Nguyễn Hoàng Vi cho biết kinh nghiệm của cô về những đối tượng được mang ra tuyên truyền trong sinh viên như sau:
Theo tôi nghĩ vấn đề sinh viên lên truyền hình phát biểu những lời như vậy đa số chắc chắn các bạn ấy phải là những người đoàn viên. Họ đã được nhồi sọ về tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo độc nhất của Đảng từ nhỏ tới lớn cho nên các bạn sinh viên lên phát biểu như thế là bình thường. Tuy nhiên các phát biểu như thế không hề đại diện tất cả giới sinh viên bây giờ được. Ngay sự kiểm duyệt của các nhà đài của Cộng sản thì các bạn sinh viên không thề nào dám nói những điều họ nghĩ mà phải theo chỉ đạo của người nào đó đạo diễn chứ không thể nào tự ý được.
Tôi tin tưởng tương lai vận mệnh đất nước ở thế hệ trẻ. Bằng chứng là hôm nay đã gần 7.000 chữ ký trong kiến nghị 72 và mới vừa rồi là “Lời tuyên bố của Công dân tự do”.
Huỳnh Kim Báu
Mang một vấn đề có hai mặt ra công khai trước dân chúng là một việc làm liều lĩnh của chính quyền. Đối với hệ thống, họ biết rõ lãnh vực tranh luận này rất nhạy cảm và nếu không khéo sẽ có tác dụng ngược rất nguy hiểm. Sinh viên là lực lượng khó tẩy não nhất trong thời đại ngày nay. Thứ nhất họ có quá nhiều thông tin, rõ ràng nhiều hơn những người trách nhiệm phụ trách tuyên truyền. Thứ hai, ngày càng ít người cảm thấy sợ hãi khi công khai phát biểu quan điểm của mình trước hành động sai trái của chính quyền. Thứ ba họ có mối liên lạc chặt chẽ và nhanh chóng với nhau nên nếu có gì xảy ra cho một người thì toàn cộng đồng được báo động và lúc ấy vấn đề sẽ trở nên khác hẳn.
Đem một đề tài thiếu thuyết phục ra nói trước sinh viên chứng tỏ nhà nước không còn cách chọn lựa nào khác. Những sinh viên phát biểu lại bị phát hiện là con ông cháu cha nên càng thất bại hơn. Ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ:
Tôi tin tưởng tương lai vận mệnh đất nước ở thế hệ trẻ. Bằng chứng là hôm nay đã gần 7.000 chữ ký trong kiến nghị 72 và mới vừa rồi là “Lời tuyên bố của Công dân tự do” và những người hưởng ứng đa số là sinh viên và tuổi trẻ. Tôi cho rằng những phát biểu này chẳng qua là những con vẹt đây là sự dàn dựng của chính quyền thôi. Chỉ theo lời đạo diễn thôi chứ không phải tụi nó đâu. Mặt mày của mấy thằng này tôi quan sát rất kỹ chắc là con của đám quan lại là chính. Tướng của họ có vẻ sang trọng giàu có lắm.
Tất nhiên sẽ có những số người như thế, nhưng số đó rất lạc lõng. Nếu như người Việt Nam trong những thế hệ trước đây có những tư tưởng bệnh hoạn như vậy thì nước Việt không có như ngày hôm nay.
Hy vọng của ông Huỳnh Kim Báu không phải là lãng mạn trong tình hình hiện nay. Mặc dù chính quyền vẫn tỏ ra cứng rắn đối với những đóng góp tâm huyết đi ngược lại lợi ích của Đảng cầm quyền. Tuy sinh viên là giới tỏ ra im lặng trong nhiều trường hợp nhưng nếu cho rằng họ vô cảm trước vận mệnh quốc gia, đất nước là kết luận thiếu dẫn chứng lịch sử.
Hùng tâm tráng chí của thanh niên sẽ trỗi dậy khi giới hạn của nó bị phá vỡ. Nếu nhà nước vẫn tiếp tục đánh giá họ là một bầy cừu hiền lành thì cũng là điều bình thường như họ từng đánh giá sự hiền lành của người nông dân chân đất.

TRƯƠNG DUY NHẤT * HỘI THẢO


Trang Chủ

Rong chơi không bàn chuyện rong chơi

Trương Duy Nhất
3
Hà Nội- Sài Gòn. Gần chục ngày. Dự mấy cái hội thảo báo chí truyền thông khá thú vị. Choảng từ Nguyễn Phú Trọng đến Đinh Thế Huynh…
Hội thảo loại này, nếu ở Đà Nẵng hoặc các tỉnh thành khác chắc không được nửa buổi, mấy cậu công an đã xuất hiện đập bàn đòi giải tán.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A gọi Nguyễn Đắc Kiên là một Phan Đình Diệu mới. Năm 1992 lẻ loi một tiếng nói Phan Đình Điệu. Nhờ internet, nhờ không khí dân chủ cởi mở, năm 2013 sẽ có hàng nghìn hàng vạn những Phan Đình Diệu như thế.
Đi đâu cũng nghe bàn chuyện hiến pháp, bài phát biểu tạt nước lạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên. Không khí dân chủ có chiều cởi mở hơn, dân chúng góp bàn hiến pháp đến quyết liệt chứ không còn dè dặt. Chỉ vài năm trước, một Cù Huy Hà Vũ đòi thay bỏ điều 4 đã phải ngồi tù thì bây giờ đã có hàng nghìn hàng vạn tiếng nói đụng đến cái điều 4 cốt tử này cũng chẳng sao. Trong chiều hướng nhiều điểm ngày càng tối tăm hơn, thì đây là một hướng sáng đáng mừng. Hiện tượng Nguyễn Đắc Kiên nói lên một điều rằng: có những lúc khát khao phải nói lớn hơn chuyện công việc, tù tội cũng chẳng là cái gì!
Đào Tuấn chở đi ăn sáng. Khóa cửa rồi mà cái túi laptop cũng không dám để trong xe. Bất an đến thế là cùng. Một thủ đô đầy bất trắc.
Bay Sài Gòn. Quái quỉ thế nào lại thấy lão nhà thơ “thiên giáng” Hoàng Quang Thuận ngồi trước mặt. Chẳng hiểu cái số mình sao mà hay đụng… thơ thế?
Trên 600 quân cảnh sát cơ động vẫn ém chặt Sài Gòn. Các ngã đường lố nhố từng đám với súng ống dùi cui trông phát khiếp. Một cảm giác quá bất an.
Chỉ vì cướp một cái túi xách mà chặt đứt tay người đi đường. Một đô thị mà tội phạm chưa hết hạn tù đã phải ân xá thả bớt vì trại giam và nhà tù không chứa đủ. Một “chiến trận” mỗi ngày một rối, càng đánh càng thua, đáng ra phải thay tướng, loại những thằng tướng dốt thì lại chọn cách tăng quân, nướng thêm quân vào tay những vị tướng tồi.
Một đô thị động lực, một đầu cầu kinh tế quốc gia nhưng mấy nhiệm kỳ rồi giao vào tay hai nhân vật nhạt nhòa đến mức nhìn đã chán. Nếu là nhà tổ chức nhân sự, không bao giờ tôi cho phép những nhân vật như Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân ngồi trị vì Sài Gòn lâu đến vậy.
Lại vừa nghe nói nhiều khả năng ông Quân sẽ ra Mặt trận thay cái ghế Huỳnh Đảm. Nếu đúng vậy thì tội cho Mặt trận quá. Mấy triều rồi không ngóc đầu nổi, cứ như một cái hội từ thiện ú ớ nhạt nhòa.
Một tổ chức Mặt trận thế. Một Tổng Bí thư đảng như thế. Một Thủ tướng ích xì thế. Một đô thị đầu tàu với Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân như thế…
Chưa thời nào chất lượng lãnh đạo tệ đến thế.
Chẳng thấy tia hi vọng nào.
Không khí góp bàn cho bản hiến pháp mới đang hào hứng bỗng ngột ngạt. Hết cú tạt nước lạnh sỗ sàng của ông Trọng đến lời phát biểu như đe dọa của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Rồi đến phiên báo chí bắt đầu nhả đạn, hết VTV đến báo Quân Đội Nhân Dân: “Góp ý hay chống phá?
Với lối chặn họng này, một bản hiến pháp mới sẽ chẳng thể tìm nổi một sự mới mẻ nào. Sao không làm một cuộc thăm dò, trưng cầu dân ý như cái mẩu trưng cầu nho nhỏ tôi treo trên góc phải website này, dân chọn bản nào ok bản đó. Nhiều khi chỉ cần nghe dân là đủ, chẳng nên sáng tạo gì.
Như cái kiểu “sáng tạo” về luật đảng mà tiến sĩ Nguyễn Quang A mỉa mai rằng: “Không nên quá kiêu ngạo để “sáng tạo” ra cái mà trong hàng chục ngàn năm các dân tộc khác chưa dám thử nghiệm. Hãy học những kinh nghiệm, những tinh hoa của loài người và đừng phiêu lưu “sáng tạo” để có thể phải gánh chịu những rủi ro khôn lường”
Nghe quá nhiều người hăng say bàn về một bộ luật cho đảng. Tôi nghĩ chẳng cần thiết. Không cần thêm một bộ luật riêng cho đảng, mà chỉ cần đảng lãnh đạo sao cho đúng luật. Thế cũng mừng lắm rồi.
Tối nào cũng say. Rong chơi mà chẳng bàn chuyện rong chơi. Đến mức hứng lên hát hò cũng chế bài “Tĩnh lỡ”: X ơi X ơi X ơi!
Nhậu mà cuộc nào cũng toàn chuyện hiến pháp, cụ Trọng với “đồng chí X”, “chủ tịch sâu”…  cùng những đồn đoán về “điều kiện” của đồng chí ích xì nào đó cho cái giá ra đi giữa nhiệm kỳ.
Rong chơi nhưng thấy ngột ngạt quá, gắng ngồi gõ mấy dòng chắp nhặt này. Gần 3 giờ sáng. Tiếng hú hét dưới đường nghe như là cướp giật. Rồi hình như là còi hụ cảnh sát. Phố thị gì mà lúc nào cũng nghe giật cướp.
Bất an từ đường phố đến cả… cái bản hiến pháp đang bản thảo!
*****
Nguồn:

Wednesday, March 6, 2013

HOÀNG LONG HẢI * TRÍ THỨC HUẾ

 
HUẾ, NHỮNG TRÍ THỨC CỘNG SẢN VÀ THÂN CỘNG
 LTS.
Được các thân hữu gửi đến, chúng tôi thấy bài này có giá trị nên đăng tải để hiểu rõ những nhân vật Huế của chúng ta.
Tôi nhận thấy hai điểm:
1. Dân Huế gồm nhiều trí thức, họ yêu nước nhưng không có kinh nghiệm về cộng sản nên bị cộng sản lợi dụng. Đó là cái bệnh chung của ba miền, nào đâu riêng Huế? Này Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Chí Thiện, Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Bính... ngoài Bắc; nào  Trịnh Đình Thảo, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Hữu Thọ, Thượng Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, Trương Như Tảng.. trong Nam. .. Tuy nhiên nhân vật ba miền theo cộng thì dân Trung nặng tay nhất, bằng cớ là năm 1945, dân Quảng Nam, Quảng Ngãi giết người nhiều nhất, giết Việt Nam Quốc Dân đảng, Cao Đài chưa đủ, họ ra Huế tàn sát. Vì đa sát như vậy mà một huyện của Phạm Văn Đồng có gần 100 tên tướng Việt Cộng! Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đều là người Trung nổi danh tàn ác. Sau 1975, dân vượt biển nếu bị bắt trong Nam thì đỡ, còn sa vào tay công an ngoài Trung là toi mạng.Nói chung chung vậy thôi, chứ dân Nam hiền lành và trí thức mà như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn thì đã thành tinh, uống máu người không tanh!
Sau 1975, công sản trong Nam tuyên bố:" thời trước chúng bay sướng mười, nay tao sướng một trăm". Còn cộng sản Huế tuyên bố" Hồi trước tao khổ mười thì nay tụi bây khổ trăm"!
2. Dân Trung đã thế, dân Huế đặc biệt hơn. Đa số dân Trung hin lành, nhưng một sác lắm. Nếu không ác thì nịnh. Có lđịa lý xét đoán đúng:
" Sơn bất cao, thủy bất thâm, nam đa trá, nđa dâm". Trí thức it khi ra tay giết người nhưng cái ác hiện rõ ở những trí thức nhưTố Hữu, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường,  Nguyễn Đắc Xuân.Và lưu manh thì đệ nhất lưu là Nguyễn  Tất Thành, và đệ nhị lưu là Vô Hạnh.
Trận chiến Mậu thân, Việt Cộng thua nên chúng được lệnh từ trung ương là phải tận diệt. Chính sách tàn ác này đã có từ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. 
Dẫu sao, bọn trí thức Huế bị lợi dụng vì cộng sản gian manh, xảo quyệt.và xét đến cùng cũng do hNgô đẩy dân về phía cộng sản. 

 Bài này rất có giá trị vì cho ta biết mt thật một số trí thức Huế bất trung bất nghĩa, hai mang, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, mà lâu nay chúng ta không được biết.Tôi có một ông thầy người Huế, đạo cao đức trọng ghê lắm. Thời sinh viên lộng hành xuống đuờng kêu gọi giáo sư đình công. Ông tích cực ủng hộ sinh viên nhưng sau đó ông vào phòng khoa trưởng cáo bệnh. Thế là ông được lòng cả hai phe quốc cộng. Phải chăng thế là khôn? Nhưng ông có trung nghĩa, có chánh khí hay không? 

Tôi cũng thấy buổi nhiễu nhương, nhiều ông thầy Bắc Nam Trung nhờ Ngô Tổng Thống mà rng danh, đi ngoại quốc về  dù chẳng có bằng cấp gì cả cũng được phong giáo sư. Ông nọ  cũng viết lai rai cho tờ báo "tay sai đế quc Mỹ" nhưng sau ông lại tố cáo họ Mai, chửi họ Ngô kịch liệt. Cũng có ông đi ngoại quốc về bằng nọ bằng kia, một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày thì bốn trăm ngày kề cận ông Dim, ông Nhu, ông Thiệu, ông làm trăm cái chủ tịch hội này, hoặc  hội đồng kia, sau cũng xuống đường chống Thiệu tham nhũng...Nhiều lắm không riêng chi người Huế đâu, nhưng xem ra dân "Huế ta ơi" cũng rất đc sắc vì nơi đô hội, văn nhân tài tử cũng nhiều mà lưu manh nịnh thần cũng lắm!

Tôi thich bài này vì ông Hoàng Long Hải viết sự thực mà xưa nay chúng ta không được biết mà cứ coi các vị trí thức Huế của ta là cục vàng!Nghĩ đời mà ngán cho đời!
 
 
Việc oan ức của người bị giết, dĩ nhiên là đã rõ ràng!
Trên thế giới, hiện giờ người ta đang cổ vũ cho việc bỏ án tử hình, không cần thiết có cái án ấy với lý luận như tôi đã có lần trình bày: Người ta, dù nhân loại cũng không có quyền lấy đi cái mà nhân loại không cho! Sự sống, dù có là một ân sủng hay không thì nó cũng của Tạo hóa dành cho người; chỉ có Tạo hóa mới có quyền lấy lại cái mà Người đã cho. Khoa học dù có tiến bộ như thế nào, cũng chưa tạo ra được sự sống, thì người ta nhân danh cái gì để cột ghế điện, cho uống thuốc độc, hay xử bắn, chém chết người ta? Nếu tôi bị kết án tử hình, tôi sẽ la lớn lên rằng không ai được giết tôi, vì người ra lệnh giết tôi hay người giết tôi không phải là người cho tôi sự sống. Cha mẹ tôi sinh tôi ra, nuôi tôi lớn, cũng chưa có quyền giết tôi! Vậy thì ai? người nào? Nhân danh cái gì mà giết tôi? Về mặt nhân đạo dù có đứng trên quan điểm như trên hay không, người ta cũng không thể giết người, dù có đưa ra tòa án xét xử, tuyên án… và xử tử bằng những phương tiện gọi là… nhân đạo!!!
Huống chi cách Việt Cộng giết người ở Huế hồi tết Mậu Thân lại rất dã man, bằng những phương cách tàn ác nhất, vô lương tâm nhất, vô nhân đạo nhất, những phương cách của con người đã giết nhau từ khi nhân loại còn hoang sơ, từ khi loài người còn ăn lông ở lỗ. 
Không ai có thể chấp nhận những cách giết người dã man đó. Dù có đưa ra tòa để tuyên án tử hình, người ta cũng không thể giết người bằng những phương cách dã man như vậy, từ việc bắn chết người hàng loạt, hoặc giết từng người như chôn sống, cho chết lần hồi thật đau đớn - như trường hợp Nguyễn Đắc Xuân giết Trần Mậu Tý - hay bỏ đói cho đến chết hay lấy cuốc đập bể đầu, xô xuống khe, như Việt Cộng đã làm ở khe Đá Mài!
Nhiều lúc người ta có thể tự hỏi, những người gọi là trí thức như “đạo hữu Nguyễn Đoá”, như “giáo sư” Tôn Thất Dương Tiềm, như “giáo sư” Hoàng Phủ Ngọc Tường, như “nhà báo” Hoàng Phủ Ngọc Phan, hay “giáo sư” xã hội học Lê Văn Hảo, họ nghĩ gì về việc giết người đó, họ gián tiếp hay trực tiếp giết người như Dương Tiềm, như Nguyễn Đắc Xuân hay thanh minh: “Tôi ở xa, đang trốn trong các hang đá ở núi cao, tôi không có mặt ở Huế lúc đó” như Tường, Hảo!
Đã gọi là “trí thức” - theo định nghĩa của Đào Duy Anh trong Hán Việt Tự Điển: “Trí thức như chữ Tri thức: Những điều người ta vì kinh nghiệm hoặc học tập mà biết, hay vì cảm xúc hoặc lý luận mà biết (connaissances) - Trí thức giai cấp: Những người trong xã hội thuộc về hàng có trí thức, đã từng chịu giáo dục khá cao (classe intellectuelle).
Nếu căn cứ trên giải thích của Đào Duy Anh thì điều trước nhứt, về mặt chính trị, qua thái độ, hành động của các trí thức Huế lúc đó, người ta nhận xét rằng đó là hành động “đầu hàng giai cấp” - danh từ Cộng Sản - có nghĩa là bọn trí thức đầu hàng giai cấp vô sản. Đầu hàng là vì “giác ngộ” chủ nghĩa Mác, hoặc theo đuôi, cầm đóm, bưng trà vì quyền lợi. Bọn nầy nghĩ rằng nếu chúng theo Cộng Sản, đầu hàng Cộng Sản thì sẽ được Cộng Sản ban phát danh vọng, quyền lợi, v.v… Cộng Sản biết tỏng chúng nó chỉ là đám hoạt đầu nên sau khi nắm chính quyền ở Huế thì chúng vắt chanh bỏ vỏ.
Nếu căn cứ vào trường hợp từng người thì bọn chúng là những kẻ bất mãn xã hội cũ, nơi chúng muốn có danh vọng nhưng không có được. Từ bất mãn, chúng sinh lòng ghét bỏ, thù hận. Tất cả đều bắt ngưồn từ mặc cảm.
Về trường hợp Hoàng phủ Ngọc Tường, Hoàng phủ Ngọc Phan, cả hai anh em nhà nầy thuộc dòng dõi Hoàng Hữu Bính, làm quan đời nhà Nguyễn. Khi triều đại nhà Nguyễn sụp đổ vì Pháp xâm lược, thì cậu ấm, cha của Tường, Phan trở thành kẻ sa cơ, không còn được xã hội ưu đãi như ông, cha. Vì “Cái học nhà nho đã hỏng rồi” - như Trần Tế Xương đã viết - nên bố của Tường, Phan tuy đã bỏ ngọn bút lông mèo nhưng không kịp chụp lấy cây bút chì, thành ra, không có được mảnh bằng tiểu học để xin làm trợ giáo, sa cơ thất thế. Ông ta học y tá rồi làm nghề y tá ở bệnh viện Quảng Trị, sau vào Huế. 
Ông là người bất mãn vì thời thế đổi thay, nhưng không nghèo như Trần Tế Xương, cũng còn một số đất ruộng do tổ tiên để lại, đủ nuôi cho hai anh em nhà nầy học tới đại học. Mang “truyền thống” bất mãn, thù ghét xã hội của cha, bọn chúng dễ theo Cộng Sản. Tâm lý đó giải thích những hành động và lời nói của Tường, khi trả lời rằng việc giết người ở Huế hồi tết Mậu Thân là đáng đời “Những con rắn độc.” Tường gọi những người bị tàn sát hồi Mậu Thân ở Huế là những “con rắn độc”. Những con rắn độc ấy gồm cả những thầy giáo dạy y như ông Nguyễn Khán, ông Trần Điền, v.v… cô Tâm Túy, cô gái bán bánh kẹo ở cửa Bắc chợ Đông Ba, như tôi đã kể trong bài trước.
Có hai hạng trí thức khác nhau: Trí thức xanh và trí thức đỏ. Hai hạng trí thức nầy khác nhau cái gì? Khác nhau ở chỗ có lương tâm hay tán tận lương tâm mà thôi.
Về “giáo sư” Lê Văn Hảo, theo một vài giáo sư đại học Huế nhận xét trước năm 1968 là “Ông ấy đầy mặc cảm, nên thiên Cộng”. Hồi ấy, ở Huế người ta chỉ mới nhận định Hảo thiên Cộng chứ chưa phải là Việt Cộng. Tại sao ông ta thiên Cộng? Theo những giáo sư ấy giải thích là vì Hảo bất mãn gia đình. Ông mồ côi mẹ sớm, ông bố tục huyền. Tình trạng gia đình không êm ấm khiến ông xa gia đình rất sớm, khi còn trẻ. Hận chuyện nhà đem ra mần việc nước, và tai họa thì người dân Huế vô tội Huế gánh chịu. Có khi nào Lê Văn Hảo dùng cái trí thức ông có, kinh nghiệm ông có như định nghĩa của Đào Duy Anh để nhìn lại mình, nhìn lại Huế mà hối hận hay vui mừng vì cuộc thảm sát năm ngàn người hồi tết Mậu Thân?
Tôn Thất Dương Tiềm, con người dị tướng - Có lần anh bạn học của tôi, Nguyễn Sĩ Ngộ - quê ở làng Dương Nổ, quê ông Nguyễn Chánh Thi - nhận xét về cái hình tướng quái dị của Dương Tiềm: “Chặt đầu chặt đuôi, sắp chưa được một dĩa” - Hình dạng ông ta như Án Anh nước Tề, “lẹo lưỡi” không thua gì quan tể tướng nước Tề, chỉ khác một điều: Án Anh là người khiêm cung, đôn hậu, còn Dương Tiềm thì đầy mặc cảm, tàn ác. Cũng cậu ấm con quan, lại hoàng phái, nhưng học hành dang dở, chưa tốt nghiệp cấp ba – chương trình thời Pháp thuộc – nhưng cứ tự cho mình tài giỏi hơn người mà xã hội cũ, toàn người trần mắt thịt, không thấy được “thiên tài mã tử” của Tiềm.
Nhiều người lầm tưởng Tôn Thất Dương Tiềm từng đi kháng chiến, theo Việt Minh - Điều đó sai. Thật ra, truớc khi mặt trận Huế nổ ra hồi cuối năm 1946, theo lệnh Việt Minh, đồng bào Huế phải tản cư ra Thanh Hóa để tránh súng đạn. Trong việc nầy, Tiềm khá nhanh chân. Đến khi dân Huế hồi cư thì Tiềm kẹt ở Thanh hóa không về được. Mãi đến đầu thập niên 1950, Tiềm mới trốn khỏi vùng Việt Minh trở lại Huế, Tiềm khoe khoang rằng đi kháng chiến về, và dạy trường Bồ Đề. 
Các ông kia hiền hơn (Dương Thanh, Dương Kỳ). Suốt mấy chục năm làm quan đốc học (tên gọi thời Pháp), làm trưởng ty tiểu học Quảng Trị (như danh xưng sau nầy), một đời tận tâm với công vụ, ai cũng thương kính ông Tôn Thất Dương Thanh. Ông Dương Kỳ sau khi ở chiến khu về, cũng là ông thầy giáo hiền từ, chăm chỉ. Có thời làm hiệu trưởng trường trung học Trần Cao Vân ở Tam Kỳ (Quảng Tín).
Hai anh em Dương Kỵ, Dương Tiềm thì chẳng giống ai. Ông Dương Kỵ dạy sử ở trường Khải Định, viết được một cuốn sử, nguyên là bài dạy của ông - Cuốn “Việt Sử Khảo Lược” - tương đối là một cuốn sách có giá trị. Tuy nhiên, về sau, tôi không thấy ai nhắc tới hay tham khảo tới cuốn sách nầy. Dương Kỵ vừa làm thầy giáo, vừa là chủ nhà in Khánh Quỳnh ở ngã tư Anh Danh. Tôi không phải là học trò của ông Dương Kỵ nên không biết ông ta dạy dỗ như thế nào, nhưng ông khá là người hay xung khắc với đồng nghiệp, nhất là với ông Tôn Thất T., giáo sư dạy môn lý hóa của tôi năm tôi học lớp đệ nhất. Ông Tôn Thất T. là một thầy giáo, tuy là người Huế, nhưng khá “phổi bò”. Ông cũng là một phật tử thuần thành, nhưng sau nầy người ta lại đồn rằng ông được đức cha cho phép rửa tội vì được chọn làm giám đốc nha Đại diện Giáo dục Trung nguyên Trung phần.
Ông Dương Kỵ là người thiên Cộng, theo kháng chiến chẳng được bao lăm vì sợ gian khổ. Thái độ thiên Cộng của cha đã khiến cô con gái, Dạ Miên, bỏ nhà tập kết ra Bắc 1954.
Năm 1955, nhân vụ “Phong trào hòa bình”, ông Dương Kỵ bị đuổi khỏi trường Khải Định.
Tuy là người thiên Cộng nhưng khi làm chủ nhà in, ông là người khá chi li. Có lần tôi theo ông Cao Hữu Triêm, thầy dạy sử địa của tôi, tới nhận sách của ông Triêm in ở nhà in Khánh Quỳnh đem về phân phối cho học sinh. Lần đó, ông Triêm và ông Kỵ mắng nhau dữ dội. Ông Triêm mắng ông Kỵ là ích kỷ và tham lam. Hồi ấy (hồi ấy chớ không phải là bây giờ), có thể tôi không bênh ông thầy dạy tôi, nhưng theo tôi nghĩ, người theo Cộng Sản, phải là người yêu chuộng công bằng, hy sinh chớ. Tại sao, ông Triêm lại mắng ông Kỵ như thế? Ông Triêm không biết ông Kỵ là người có lý tưởng Cộng Sản hay sao?
Dương Tiềm nhiều mặc cảm nên ít lui tới thăm viếng các ông Dương Thanh, Dương Kỳ, nhưng lại rất “gần gủi” với Dương Kỵ, có lẽ do “đồng thanh tương ứng.”
Khoảng 1964, Tôn Thất Dương Kỵ, nhà báo Cao Minh Chiếm và bác sĩ súc vật Phạm Văn Huyến bị tướng Nguyễn Chánh Thi đẩy qua cầu Bến Hải, qua bên kia vĩ tuyến 17 mà sống với Việt Cộng. Ra tới miền Bắc, cả ba ông thiên Cộng nầy đều hoảng hồn, chạy qua Pháp.
Ngày mồng hai tết Mậu Thân, “ông thầy giáo” Dương Tiềm trở thành tên đao thủ phủ, mang súng AK xử bắn hàng loạt những người bị Việt Cộng bắt.
Bây giờ Dương Tiềm có được gì đâu! Sau 1975, Dương Tiềm chẳng được Việt Cộng trả công, ban cho một cái ghế nào cả.
Về “đạo hữu Nguyễn Đóa”, tôi đã nói rồi, xin khỏi nói lại, chung qui cũng chỉ là một đám nhiều lòng thù hận mà thôi.
Ở Huế, “Việt Cộng nằm vùng” đông lắm, nhắm mắt quơ tay một cái, vớ cả đám như vớ muỗi. Chúng ở ngành nghề nào cũng có, nhất là trong ngành giáo dục và các “hội đồng” (Hội đồng thành phố, hội đồng tỉnh, hội đồng xã…)
Ở trường Quốc Học, không nhiều giáo sư theo Việt Cộng. Ngoài vài người ưa “chơi nổi” như Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, là những người ai ai cũng biết là Việt Cộng, cũng có một vài giáo sư nửa kín nửa hở hoặc kín mít, cháy nhà cũng chưa ra mặt chuột, mãi tới khi Việt Cộng lập chính quyền rồi thì mới xuất đầu lộ diện “Có tui đây!”
Người nửa kín nửa hở là ông Châu Trọng Ngô, giáo sư toán. Tôi học với ông Châu Trọng Ngô năm đệ nhứt và làm “đệ tử” của ông trong việc sắp thời khóa biểu khi ông Ngô phụ với ông Nguyễn Văn Hai, hiệu trưởng, trông coi trường trung học đệ nhị cấp Bán Công Huế. Ông Hai lúc đó còn làm giám đốc Nha Đại diện Giáo dục Trung nguyên Trung Phần. Theo tôi biết, ông Ngô và ông Hai là hai “tri kỷ” khi còn là sinh viên, học ở Saigon, cùng tham gia “Bãi khóa vụ Trần Văn Ơn” năm 1950. Ông Châu Trọng Ngô bị động viên khóa 12 Thủ Đức, cùng đi lính chung với đám học trò của ông.
Dù ông là người từng tham gia các phong trào chống Pháp ở Saigon khi còn đi hoc, nhưng tôi không nghĩ đó là lý do chính khiến ông thiên Cộng. Lý do sâu sắc hơn là ông có một người em theo Việt Công từ trước. Hình như ông em đó tên là Châu Trọng Ngân, - họ tên nầy tôi biết nhưng không chắc đúng, nhưng nhân vật đó chính là thứ trưởng Lê Mai của Việt Cộng. 
Ông nầy cũng bị Việt Cộng cho đi mò tôm vì chủ trương “đổi mới”. Sau 1975, người Huế bớt yêu kính ông Châu Trọng Ngô chính vì những gì ông cúc cung phục vụ cho Cộng Sản. Tuy nhiên, sau khi ông Châu Trọng Ngô cho con trai vượt biên nhưng cậu con bị Việt Cộng bắt, chúng “xài xể” ông tới nơi tới chốn, rồi cho ông… nghỉ hưu sớm.
Người kín nhất, sau 1975 thiên hạ mới té ngữa là Vĩnh Linh, tốt nghiệp cao đẵng sư phạm, dạy lý hóa. Ông ta hoạt động cho Việt Cộng mấy chục năm mà các cơ quan chính quyền như Cảnh Sát, An ninh tình báo, chẳng biết mô tê gì cả. Tuy nhiên, Vĩnh Linh không phải là tay cao cường như Phạm xuân Ẩn ở Saigon. Ông ta lù đù, chậm lụt và nhất là kín đáo. Nhà Vĩnh Linh ở gần nhà tôi, đường Phan Chu Trinh Huế.
Ở trường Bồ Đề, ngoài cha con nhà Nguyễn Đóa, Dương Tiềm, có còn ai nữa? Có thời Vũ Hân, nhà thơ, tác giả tập thơ Diễm Trang cũng bị người ta nghi có hoạt động cho Việt Cộng nhưng cuối cùng thì ai cũng biết ông ta vô tội. Nhạc sĩ Hoàng Nguyên (Cao Cự Phúc) và Lê Quang Vịnh cũng dạy tại trường Bồ Đề niên khóa 1954-55, nhưng cả hai đều bị bắt trong vụ “Phong trào Hòa bình” năm 1955 nên cả hai đều rời trường Bồ Đề sau biến cố đó. Cuối cùng người ta thấy đã nghi oan cho Hoàng Nguyên, dù ông có tham gia “Phong trào Hòa bình” và viết cho tạp chí Ngày Mai. Lê Quang Vịnh thì rõ ràng xanh vỏ đỏ lòng.
Nói cho đúng gốc ngọn thì khoảng các năm 1949, 50, khi anh cả tôi, Hồng Quang, làm chủ báo Ý Dân ở Huế, tôi thấy anh cả tôi có quan hệ với nhiều học sinh Khải Định, những người thường rải truyền đơn, treo biểu ngữ chống Tây. Hồi đó, trường sở truờng Khải Định bị Tây chiếm nên phải “học nhờ” ở trường Đồng Khánh, bên tay phải, nếu đi từ cổng vào. Đang giờ chơi, bỗng truyền đơn từ hành lang trên lầu bay xuống như bươm bướm. Hiệu trưởng hay giám thị chạy lên kiểm soát, chẳng thấy ai cả. Chẳng thấy hay người ta làm như không thấy? Hồi ấy, ai chẳng chống Tây! Cảnh Sát hay công an liên bang tới thì đã chậm mất rồi. 
Dĩ nhiên, cũng không ít học sinh bị bắt. Năm ấy, Lê Quang Vịnh đang học đệ lục, đệ ngũ gì đó, ở tù chung với Bùi Hữu T., học đệ tam. Thời gian ở tù là thời gian ông T. dạy toán cho Lê Quang Vịnh. Ở tù ra, LQV trở thành học trò giỏi toán. Ai bảo ở tù không có lợi?!
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba cũng là người thiên tả, (Bản nhạc Thu Khói Lửa của ông bị cấm trình diễn), là phật tử và dạy trường Bồ Đề từ trước hiệp định Genève 1954. Lúc đó, ông cũng dạy nhạc tại trường Khải Định nhỏ (Sau nầy là trường Nguyễn Tri Phương), cũng bị bắt trong “Phong trào Hòa bình” nhưng sau khi được thả, ông được ông Ngô Đình Nhu, vì trọng tài mà mời vào dạy trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Saigon. Bấy giờ thi đời ông “lên hương” rồi hay ông “ngộ” được “anh minh” của Ngô Tổng Thống nên ông không còn thiên Cộng, thiên tả gì nữa. Vì vậy, sau khi Việt Cộng chiếm Saigon, ông bị đuổi về Huế, và chết già ở “Tỳ Bà Trang.” (đường Cột Cờ)
Người tôi nói sau đây là ông Võ Đình Cường.
Sau khi người Huế hồi cư (1949, 50), thoát khỏi ách cai trị thực dân cũng như sự kỳ thị tôn giáo của Việt Minh, Phật giáo ở miền Trung thịnh lên, các “Gia đình Phật tử” hình thành, thay thế cho các đoàn Hướng Đạo chưa kịp tái sinh hoạt. Sinh hoạt của các Gia đình Phật tử nầy mạnh lắm, - nếu ai không tin tôi, cứ hỏi nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng thì rõ - Ông Võ Đình Cường là một trong những huynh trưởng đầu tiên của Gia đình Phật tử. Tôi nói “một trong những” vì bên cạnh VĐC, còn có nhạc sĩ Lê Cao Phan, ông Phan Cảnh Tuân, v.v…
Ngoài việc làm huynh trưởng, ông còn là “nhà văn” Phật giáo. Ở chiến khu mới hồi cư (1948), là người mê sách, tôi đã đọc “Ánh Đạo Vàng” của VĐC. Sau đó, tôi có đọc “Thử hòa điệu sống”. Đọc thì đọc, nhưng còn trẻ con, học lớp nhứt, lớp nhì, tôi có hiểu gì đâu!!!
Năm 1954, “Phong trào Hòa bình” Huế hình thành. Đi ngang Phú Văn Lâu, tôi thấy người ta xúm lại đông lắm, xem “thả bồ câu”. Ngoài việc “thả bồ câu”, người ta còn tổ chức biểu tình. Người đi coi thì nhiều, người tham gia công việc thì ít. Sau đó, họ cho ra đời tập san “Ngày Mai.”
“Phong trào Hòa bình” là một tổ chức của trí thức Huế, - do Việt Cộng giựt giây - chủ tịch là ông Tráng Liệt (điều nầy tôi nhớ không chắc đúng chức vụ). Ông nầy là con trai Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - dòng dõi hoàng tử Cảnh - Thành viên gồm nhiều vị như bác sĩ Lê Khắc Quyến, và hầu hết các giáo sư trường Bồ Đề Huế và cũng là Phật tử như nhà văn Võ Đình Cường, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, ông Cao Xuân Lữ, Tôn Thất Dương Tiềm, Cao Cự Phúc, Lê Quang Vịnh.
Năm đầu, thủ tướng Ngô Đình Diệm chưa yên vị nên mặc sức đám nầy tung hoành ngang dọc, chẳng ai dám đụng đến. Vã lại, họ cũng chính là những người “ủng hộ Ngô thủ tướng chấp chánh”. Qua năm 1955, sau khi “Bảo Đại dân truất ngôi” (câu trong một bài hát hồi ấy), Ty Công An Thừa Thiên - Huế, vớt trọn đám nầy cho vào khám. Bác sĩ Lê Khắc Quyến được tha về truớc nhứt là vì ông là người “cậu” kính trọng, Võ Đình Cường cũng về sớm là nhờ bóng mát cây bồ đề chùa Từ Đàm, Dương Tiềm vì có anh bà con làm trưởng ty Công An. Tôi không rõ trường hợp ông Cao Xuân Lữ. Còn Lê Quang Vịnh, Cao Cự Phúc thì bỏ Huế mà đi sau khi ở tù không lâu. 
Từ đó về sau, VĐC chỉ hoạt động Phật sự, không viết lách gì cả, mãi đến khi Ngô triều sụp đổ mới viết trở lại. Người thì cho rằng VĐC là Việt Cộng nằm vùng, nhưng cũng có người cho rằng ông nầy khá nhát gan. Suốt trong mấy năm Ngô triều, ông có làm gì đâu ngoài việc đi dạy, đi chùa. Thậm chí, khi phong trào tranh đấu Phật giáo chống chế độ Ngô Đình Diệm xảy ra, cũng ít ai thấy ông ta xuất hiện hô hào cái gì. Chỉ riêng anh em trong gia đình ông, những ai không ưa Việt Cộng thì chống ông ta kịch kiệt. Vậy là sao? Sau 1975, ông ta tham gia các tổ chức do Việt Cộng lập ra để ông được yên thân. Châm ngôn của người Phật tử là “Bi - Trí - Dũng” nhưng xem bộ ông ta bỏ rơi chữ Dũng đâu đó chớ không có mang theo trong người.
Trường Nguyễn Du cũng có vài giáo sư thiên Cộng nhưng tôi không rõ lắm nên xin miễn bàn.
Nơi “tạp nhạp” nhất, đầy dẫy những “Anh hùng Lương Sơn Bạc” - như vài giáo sư Quốc Học nhận xét, chính là nơi tôi dạy học 10 năm: “Trường Trung Học Đệ Nhị Cấp Bán Công Huế.” Khi tôi vào dạy ở đây, tôi chưa thoát ra khỏi chất phèn của một chú nhóc sinh đẻ ở Quảng Trị, và qúi vị “đồng nghiệp” của tôi hầu hết là các “Lão tiền bối”. Trẻ nhứt trong đám đó cũng hơn tôi mấy tuổi, và sau năm 1970 cũng vô ngồi trong “phủ đầu rồng.”
Việc ông Nguyễn Văn Hai, đương làm giám đốc Nha Học Chánh Trung Phần (tên gọi hồi ấy) cho mở ngôi trường nầy và kiêm luôn chức hiệu trưởng có hai mặt trái ngược nhau.
Khi ông Ngô Đình Diệm về làm tổng thống, giao cho “cậu” Cẩn làm “cố vấn chỉ đạo miền Trung”, nói trắng ra là cầm quyền ở miền Trung, hay như báo chí gọi là “lãnh chúa miền Trung”, thì cậu là người rất biết mình biết người. “Biết mình” là cậu biết cậu dốt, học hành chẳng ra làm sao, khác với mấy anh em “cậu” bằng cấp đầy mình, nhưng cậu thông minh và khôn khéo lắm. “Cậu” chỉ trực tiếp “chỉ đạo” bên phía hành chánh với mấy ông tỉnh trưởng, quận trưởng, còn phần chuyên môn, vì cậu “biết người” nên cậu “giao khoán” cho những người có bằng cấp chuyên môn về ngành ấy, chỉ cốt làm sao mà cầm, nắm cho được các ông bác sĩ, kỹ sư, giáo sư,… không để họ công khai chống đối chế độ, và thành lập, củng cố các Phong trào Cách mạng Quốc gia để “ủng hộ Ngô Tổng Thống”. Thế là được. 
Do đó, người ta thấy bác sĩ Lê Kh. Q. làm giám đốc nha Y Tế, khoa trưởng Y Khoa khi đại học Huế thành lập khoa nầy, và cũng là bác sĩ riêng của gia đình “cậu”. Kỹ sư Trần Nh. D. giám đốc nha Công Chánh, ông Nguyễn Văn Hai, giám đốc nha Giáo dục, v.v…
Trong quyền hạn đó, ông Nguyễn Văn Hai thành lập trường trung học đệ nhị cấp Bán Công Huế, với 2 mục đích trái ngược nhau như tôi vừa nói ở trên:
Một là, sau khi ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống, nhất là sau “Phong trào hòa bình”, vài người khăn gói rời trường Khải Định (tên cũ) như các ông Tôn Thất Dương Kỵ, ông Cao xuân Lữ. Ông Trần Điền, nguyên tỉnh trưởng Quảng Trị, bị tù sau vụ Ba Lòng, ông Trần Hữu Luyến rời Nha Bình Trị vì là đảng viên Đại Việt. Các ông nầy được mời dạy ở trường Bán Công. Ông Nguyễn Văn Hai muốn giúp đỡ họ có công ăn việc làm, sau khi họ gặp “tai nạn”, và cũng “nắm” lấy họ. Không tập trung lại, ai biết ai làm gì ở đâu?!
Hai là, cho họ công việc, giúp họ vượt qua những khó khăn kinh tế, lo cho gia đình. Đó là về mặt nhân đạo.
Trong ý nhĩa đó, tôi thấy có những nhân vật đặc biệt như sau:
- Ông Trần Điền dạy Pháp Văn, được vài năm, khi “cậu” mua lại trường Bình Minh, dời về trụ sở mới là trường Hồ Đắc Hàm cũ, ông Trần Điền được “cậu” mời làm hiệu trưởng trường trung học Bình Minh. Dĩ nhiên, phải có sự “giới thiệu” và “bảo đảm” của ông “thầu khoán” ngành giáo dục.
- Ông Cao Xuân Lữ, rời trường Khải Định, sống lang thang những mấy năm bằng nhiều nghề khác nhau, kể cả nghề nha sĩ bất đắc dĩ, về dạy Anh Văn và Pháp Văn. Cũng được vài năm, ông vào Saigon làm giám đốc hành chánh của Rousell Việt Nam. Ngoài việc ông Cao Xuân Lữ tham gia “Phong trào Hòa bình”, viết cho tập san Ngày Mai, người ta cũng đồn - nghe đồn mà thôi - rằng ông là một phần tử Trotskyism, một phật tử không thuần thành - ít khi đi chùa - và cũng là một nhiếp ảnh gia tài tử. Trong một lần triển lãm ảnh chụp tại nha Thông tin Trung Phần, tôi có xem một bức hình của ông, hình đẹp và ai xem cũng phải cười: Hình chụp mấy cậu con trai của ông, chưa tới 10 tuổi, xúm nhau chơi bầu cua - Bên dưới ông CXL ghi chú là: “Máu mê” (cờ bạc. Bên ngoại hay bên vợ ông, có ai thuộc hoàng phái?).
- Ông Trần Đình Toán, bạn học cũ của ông Nguyễn Văn Hai, lúc vào dạy ở đây, ông mới đậu tú tài, sau nầy đậu cử nhân văn chương Pháp. Ông nầy là Việt Cộng chính cống, chớ đừng nói là thiên cái gì. Ông cũng là phật tử nhưng ít đi chùa. Bị Cảnh Sát thời Đệ Nhứt Cộng Hòa bắt giam, ông cắn lưỡi tự tử nhưng không chết nên sau nầy khi được tha, đi dạy lại, ông đọc tiếng Pháp không còn… đúng giọng. Học sinh cũng phải rán mà nghe. Sau 1975, Việt Cộng cho ông làm chủ tịch phường gì đó, ở đường Đào Duy Từ, chỗ nhà ông. Lúc đó Việt Cộng chưa có đủ cán bộ để cai trị miền Nam. Được vài năm, Việt Cộng cho ông nghỉ, thay bằng một cán bộ miền Bắc “chi viện”.
- Ông Trần Ngọc Anh, cũng là bạn học của ông Nguyễn Văn Hai, trước 1945. Thời Việt Minh, ông Trần Ngọc Anh ở trong vùng “kháng chiến” có soạn một tập thơ nhan đề là Lịch Sử Việt Nam. Tôi và anh HVX, dạy cùng trường, có đọc tập thơ nầy và đều khen ông TNA là người có tài. Khi vào dạy ở đây, ông TNA cũng mới đậu tú tài, sau ông lấy được bằng cử nhân Pháp văn, rồi bỏ Huế vào dạy trường Đạt Đức Saigon. Ở Saigon, chính quyền cũng bắt ông bỏ tù vì tội Việt Cộng. Sau 1975, bị đuổi khỏi trường Đạt Đức, khi trường nầy bị Việt Cộng “quốc hữu hóa.”
Ông Mai Thanh Trực, thiên Cộng cho đúng cái “mốt” của một số trí thức Huế, lại quá khích và đầy lòng thù hận, dựa thế ông hiệu trưởng để gây khó khăn cho các giáo sư khác không thiên Cộng. Sau 1975, mấy lần vượt biên nhưng bị nắm cổ. Thiên Cộng mà lại sợ Việt Cộng, vượt biên! Thành phần nầy nên cho định cư ở Cuba!
- Bác Đinh Hòa, tôi thường gọi đùa là Tam Tạng vì ông rất hiền, phụ trách phòng thí nghiệm và thính thị. Trước thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, bác làm công chức nhưng bị nghỉ việc, sau vào làm việc ở đây khi trường mới khai giảng. Tôi không rõ lý do tại sao bác bị chính quyền Ngô Đình Diệm “chiếu cố”, cho nghỉ việc, có người nói vì bác Hòa từng tham gia Việt Quốc. Điều nầy tôi không chắc đúng. Kính trọng bác, tôi chẳng bao giờ hỏi bác việc ấy, sợ mất lòng.
Cụ Trương Quang Đình dòng dõi ông Trương Đăng Quế, ngoại tổ vua Tự Đức, quê ở Quảng Ngãi, cùng quê với Phạm Văn Đồng. Cụ chỉ đậu bằng DEPSI thời Pháp thuộc, (giống như bằng của Phạm Văn Đồng vậy), rất giỏi Pháp văn, xin hồi ngạch giáo học nhưng không được vì đã tới tuổi hưu. Có bằng cấp như Phạm Van Đồng nhưng ông Đồng thì làm thủ tướng còn cụ Đình làm giáo sư quèn như tôi, nên có phải vì thế mà cụ thiên Cộng để hy vọng có ngày làm thủ tướng? Nói cho đúng, cụ thiên Cộng là vì thương con tập kết ở ngoài bắc, lại cũng vì tính tình ngây ngô, dễ tin, dễ bị tuyên truyền. Người con trai đầu tập kết năm 1954. Cụ Đình không hoạt động gì, không bị chính quyền Quốc gia bỏ tù. Sau 1975, nhờ thế lực của người con trai tập kết, cụ làm không tới thủ tướng Việt Cộng, chỉ làm phường trưởng ở Bến Ngự được mấy tháng, trước khi Việt Cộng chưa kịp “chi viện” cán bộ cho miền Nam.
Cụ Đinh Thành Chương, quê Bình Định. Cụ ĐTC tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trước 1945. Sau 1954, cụ xin hồi ngạch, làm việc ở nha Giáo dục, biệt phái dạy ở BC. Cụ là người giản dị đến độ… lập dị. Chỉ mang giày sandalle, không bao giờ “bỏ tù hai chân” - như lời cụ nói - bằng đội giày soulier. Tát tai tức thì bất cứ anh học trò lớn nhỏ nào dám huýt sáo miệng trước mặt cụ. Cụ tốt nghiệp ban Toán nhưng chuyên dạy Pháp Văn. Có lần cụ nói: “Tôi học cùng lớp với Hoàng Xuân Hãn. Người ta hơn mình là nhờ gia đình giàu có. Nếu gia đình tôi có tiền, tôi cũng đã học Polytechnic ở Pháp rồi.” Chúng tôi tin cụ nói thật, mặc dù không rõ cụ học hành giỏi như thế nào nhưng cụ là người đạo đức. Thời Việt Minh mới cướp chính quyền, lợi dụng uy tín cụ, họ mời cụ làm chủ tịch tỉnh Bình Định, chỉ một thời gian ngắn thôi, có lẽ vì cụ không thuộc giai cấp bần cố nông. Sau khi trường Sư Phạm Qui Nhơn thành lập, cụ là hiệu trưởng đầu tiên. Cụ rất “ngưỡng mộ đạo đức của Ngô Tổng Thống” - như lời cụ nói - Khi chính quyền nhà Ngô bị lật đổ, học sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn (nhóm gốc Huế, có Trịnh Công Sơn tham gia), đem cụ ra giữa sân trường đấu tố cái tội “làm tay sai cho Ngô triều”. Sau đó, buồn tình, cụ xin nghỉ việc. Dù từng hợp tác với Việt Minh nhưng cụ không là người thiên Cộng. Điều đó, thuộc người em của cụ, ông Đinh Thành Bài, thời ấy cũng làm giáo sư trường Sư phạm Qui Nhơn.
Về phía các hội đồng nhân dân, có Nguyễn Quang Nguyện, hội viên hội đồng tỉnh là Việt Cộng nằm vùng. Y chẳng thèm che dấu việc của y, nên nhiều người biết. Y cũng thường đi chùa. Ở hội đồng thị xã thì có Nguyễn Khắc Thiệu, giáo sư trường Bồ Đề là phần tử thiên tả. Tuy làm giáo sư nhưng y chỉ mới đậy tú tài 1. Y là một phật tử thuần thành. Cả hai ông nầy, sau 1975, không thấy Việt Cộng ban cho chức phận nào cả.
Tạ lỗi:
Đầu bài, tôi viết rằng “Trí thức không bằng cục cứt”. Quả tình không phải tôi vơ đũa cả nắm. Không ít các vị trí thức tôi viết trong bài nầy, tôi rất kính trọng và khâm phục về kiến thức, tài ba và nhân cách, đạo đức của họ. Tuy nhiên, tôi viết đầu bài như trên, trích từ câu nói của Mao mà Hồ chí Minh lặp lại với đầy ý xấu, là tôi muốn nhắc cho các vị trí thức thiên Cộng hay Việt Cộng nằm vùng nhớ rằng, dù họ có đầu hàng giai cấp, chạy theo Việt Cộng bợ dỡ, nịnh hót thì Cộng Sản coi họ, những trí thức nửa mùa nói trên, “không bằng cục cứt” vậy.
Bài nầy tôi viết ra không nhằm đã kích Việt Cộng, việc ấy thiên hạ đã làm, làm nhiều quá, thêm một lời chưởi của tôi, chẳng nhằm nhò gì chúng nó cả. Điều đáng nói chính là bọn trí thức theo đóm ăn tàn./
hoànglonghải
(Kỳ tới: Chuông chùa gọi hồn ai?)

No comments: