Friday, October 21, 2016

TẬP CẬN BÌNH - NHỮNG KIẾN TRUC VĨ ĐẠI

Monday, June 10, 2013

DƯƠNG DANH DY * TẬP CẬN BÌNH


Dương Danh Dy: Trung Quốc đòi sánh ngang với Mỹ?

Giai đoạn 2010 trở đi, trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện một xu thế cho rằng không cần cư xử với Mỹ như cũ nữa, mà cần phải “bằng vai phải lứa”.
LTS: Chỉ còn mấy ngày tới là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh thường niên giữa Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh nước đầu tiên chào đón nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Barack Obama, còn nước thứ hai có một thế hệ lãnh đạo hoàn toàn mới.
Có những điều gì đặc biệt sẽ diễn ra trong cuộc gặp này, TuanVietNam xin được trao đổi với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, một chuyên gia lão làng về Trung Quốc.
Thưa ông, cuộc gặp thượng đỉnh Trung – Mỹ năm nay so với các năm trước có gì đặc biệt hơn?
Thượng đỉnh Trung – Mỹ là để hai bên nêu ra những vấn đề cùng quan tâm mới, những va chạm mới… để tìm cách giải quyết, khỏi gây ra xung đột.
Nhưng năm nay, theo tôi nghĩ, sẽ có một vấn đề đặc biệt, ngoài chương trình nghị sự bình thường.
Đó là vấn đề gì, thưa ông?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải nhìn lại quan hệ  hai nước, kể từ khi họ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, vào đầu năm 1979.
Tổng thống Obama, Dương Danh Dy, biển Đông, Tập Cận Bình
Barack Obama gặp Tập Cận Bình hồi tháng 2 năm nay tại Nhà Trắng
Giai đoạn thứ nhất,  từ khi hai nước chính thức lập quan hệ ngoại giao (1/1/1979) tính đến khi Liên Xô tan rã (cuối năm 1991). Đó là giai đoạn đối chọi nhau. Điển hình  là sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt, ở Trung Quốc vẫn có một số người muốn tiếp tục xu thế đó, nhưng Đặng Tiểu Bình đã khôn ngoan, dẹp ngay, đề ra  chủ trương “giấu mình chờ thời, quyết không đi đầu”. Tức là Đặng muốn tránh cho Trung Quốc phải đứng ra thay thế Liên Xô, cầm đầu mấy nước xã hội chủ nghĩa còn lại và phong trào cộng sản quốc tế.
Giai đoạn này kéo dài từ đó đến năm 2010, khi GDP Trung Quốc vượt Nhật Bản để vươn lên thứ hai trên thế giới, chỉ đứng  sau  Mỹ. Trong giai đoạn này, Trung Quốc, tuy không nói ra, nhưng đã ngầm thừa nhận Mỹ là siêu cường,  nói chung tránh không trực diện đối đầu với Mỹ. Khi hai bên có những va chạm, Trung Quốc đã chủ động ứng  xử một cách nín nhịn.
Ví dụ?
Tôi xin lấy hai ví dụ điển hình nhất.
Một là vụ Mỹ bắn tên lửa vào Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư, khiến Tuỳ viên quân sự Trung Quốc tại đây  chết. Nhưng Trung Quốc đã không làm to chuyện.
Hai là vụ máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời của Trung Quốc ở đảo Hải Nam, năm 2001, đâm phải và làm rơi  máy bay Trung Quốc, làm  chết phi công Trung Quốc, còn máy bay của Mỹ buộc phải hạ cánh xuống sân bay Trung Quốc. Sau một thời gian đàm phán, Trung Quốc đã chấp nhận lời xin lỗi của phía Mỹ, để phi công Mỹ ra về, và sau đó trả máy bay cho Mỹ.
Vậy đến giai đoạn 2010 trở đi, khi GDP Trung Quốc đứng hàng thứ hai thế giới?
Vâng, ngoài GDP ra,  Trung Quốc đã trở thành nước có dự trữ ngoài tệ lớn nhất thế giới và chủ nợ lớn nhất thế giới. Trong nội bộ Trung Quốc xuất hiện một xu thế coi “giấu mình chờ thời” không phải là “bách niên đại kế” (đại kế trăm năm), mà chỉ là “quyền nghi chi kế” (kế quyền nghi) mà thôi. Đã  đến lúc Trung Quốc  không cần cư xử với Mỹ như cũ nữa, mà cần phải “bằng vai phải lứa”.
Tổng thống Obama, Dương Danh Dy, biển Đông, Tập Cận Bình
Học giả Dương Danh Dy tại hội thảo Biển Đông. Ảnh: Huỳnh Phan
Xu thế này dần phát triển, và định hình, vào cuối năm ngoái, khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 họp, và kết quả đại hội là một thế hệ lãnh đạo mới và phương hướng phát triển mới.
Xin hỏi ông, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc có vai trò như thế nào trong chuyện này?
Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, tuy mới lên, nhưng đã có  một  số hành động đáng chú ý.
Việc đầu tiên là họ nắm chặt quân đội hơn, thanh trừng hàng loạt các tướng lĩnh có ý  muốn tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Năm ngoái, một thượng tướng đã bị mất chức vì có ý định này, và ngay trước Đại hội 18, họ đã  thay  ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị. Trừ đại hội 8 (năm 1958), tôi chưa vào ngành, còn 10 kỳ đại hội khác từ đó đến nay, tôi đều ít nhiều có theo dõi, và chưa bao giờ thấy hiện tượng trên.
Thứ hai là Tổng Bí thư Tập Cận Bình đi thăm Thâm Quyến ngay sau đại hội. Tại sao lại Thâm Quyến? Bởi vì sau Thâm Quyến là quân khu Quảng Châu – một quân khu rất quan trọng đối với Biển Đông. Ở đó, Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng quân đội phải chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau đó, Tập Cận Bình  tổ chức đợt học tập, rút kinh nghiệm bài học  Liên Xô: cho rằng  lý do chủ yếu khiến Liên Xô tan rã là do Đảng Cộng sản không nắm quân đội. Trong bài viết trên mạng của họ mà tôi đọc được nói rằng, trong 2 tháng rưỡi từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã đi thăm hầu hết các quân binh chủng của quân đội Trung Quốc. Tôi nghĩ đến nay ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã tạm nắm được quân đội, và tạm dẹp được xu thế  trung lập hoá quân đội.
Thứ ba là ban lãnh đạo mới này đã tỏ ra “nêu gương” trên một số mặt. Không biết bên trong thế nào, nhưng qua truyền thông thấy từ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Thủ tướng Lý Khắc Cường… đều tỏ ra “ cần, kiệm, liêm, chính.”
Ví dụ: Tập Cận Bình, từ khi lên nắm quyền, ra lệnh tiệc chiêu đãi chỉ gồm 4 món thức ăn và 1 món canh là 5 món, không được hơn, và cơm không có rượu. Đi đâu không có “tiền hô, hậu ủng”…
Hay, Lý Khắc Cường khi xe đi gặp đèn đỏ, đứng lại chờ đèn chuyển sang xanh mới đi tiếp…
Ban lãnh đạo này, so sánh với các ban lãnh đạo trước đây, có thêm những đặc điểm gì nổi bật?
Ngoài yếu tố khá trẻ, (như Tập Cận Bình  60 tuổi, hay Lý Khắc Cường 58 tuổi), có trình độ văn hoá cao (nhiều người là thạc sĩ, hay tiến sĩ), và được thử thách, rèn luyện tốt. Bọn họ đã “bò từ cơ sở  lên chức vị hiện nay, chứ không làm quan tắt”.
Nhưng điều này mới là quan trọng: Đây là lớp người mà tuổi thiếu niên nhìn thấy tác hại của Cách mạng Văn hoá Trung quốc. Thậm chí, như Tập Cận Bình đã bị đấu tố, rồi phải  “lên núi xuống làng”… Đến tuổi thanh niên thấy tận mắt thành công của cải cách mở cửa,  thấy đất nước  thay đổi đến chóng mặt.
Chính vì vậy, bây giờ ở vào cương bị lãnh đạo cao nhất, họ có ý chí rất mạnh, quyết tâm xây dựng Trung Quốc thành một siêu cường. Vì vậy, không phải tự nhiên mà “giấc mộng Trung Hoa” lại xuất hiện.
Những đặc điểm  này tạo cho Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường … có sự khác biệt khá rõ với thế hệ lãnh đạo trước.
Vậy, xin quay trở lại đề tài chúng ta đề cập  lúc đầu, tại thượng đỉnh Trung – Mỹ lần này, liệu Trung Quốc có đưa ra  vấn đề về vị thế của Trung Quốc, và đòi hỏi đứng “ngang bằng” với Mỹ không?
Tôi nghĩ là có thể.  Bởi để chuẩn bị cho đòi hỏi này, Trung Quốc đã làm mấy việc sau:
Thứ nhất, Tập Cận Bình chọn nước đầu tiên đi thăm là Nga. Nga là đối thủ của Mỹ, rõ ràng là Trung Quốc muốn cho Mỹ biết đã có sự liên kết Trung – Nga trong mối quan hệ với Mỹ.
Trong khi đó, Lý Khắc Cường đi thăm Ấn Độ và Pakistan. (Một số báo chí của ta chỉ tập trung đến chuyến thăm Ấn Độ, tạo cảm giác rằng Trung Quốc muốn thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ theo chiều hướng tốt đẹp).
Nhưng, thực ra, Trung Quốc đã tỏ ra rất “cáo già”. Ai cũng biết  Ấn Độ và Pakistan là hai nước có sự chống đối  về lãnh thổ, dân tộc và tôn giáo, và đã từng xẩy ra chiến tranh. Trong khi đó, Pakistan lại là người bạn thân thiết nhất của Trung Quốc, Trung Quốc là nước viện trợ cho Pakistan nhiều nhất. Tức là Trung Quốc đâu chỉ có  chơi với Ấn Độ, mà còn chơi với cả đối thủ của Ấn Độ nữa.
Rồi Ngoại trưởng Vương Nghị chọn 4 nước Đông Nam Á không có tranh chấp Biển Đông là Thái Lan, Indonesia, hay Singapore, hoặc tranh chấp không đáng kể (Brunei). Rõ ràng là họ định chia rẽ ASEAN, nhất là với hai nước  Philippines và Việt Nam.
Rồi ngay trước khi đến Mỹ, ngày 31.5, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm tới 3 nước Trung Mỹ  và Caribe là Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico, nhằm mục đích phát triển dầu khí và thương mại, ở mức độ cao hơn có thể nói đó là một sự xâm nhập vào sân sau của Mỹ. Hiện Trung Quốc đã vượt qua Liên minh châu Âu để trở thành bạn hàng lớn thứ hai của châu Mỹ La tinh.
Đòi hỏi đó, nếu diễn ra đúng như vậy, của Trung Quốc sẽ gặp phản ứng như thế nào từ Mỹ?
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với số nợ lên tới gần 2000 tỷ USD. Nhưng Trung Quốc cũng tự biết rằng không thể lợi dụng món nợ khổng lồ đó để “ăn thua” với Mỹ , vì Mỹ đang hưởng lợi khi họ ở thế vay trả – trả vay này, và đồng đô la Mỹ mất giá. Chính báo chí Trung Quốc đã viết rằng người dân Trung Quốc cần lao để cho người Mỹ  tiêu xài.
Điều thứ hai là Mỹ thừa biết Trung Quốc đang bị tứ phương chống đối. Tại biển Hoa Đông là với Nhật, tại Biển Đông là với phân nửa Đông Nam Á.
Trong khi đó, với nước láng giềng Myanmar mà Trung Quốc khổ tâm “kinh doanh” trong bao nhiêu năm, đang tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc đi theo xu hướng dân chủ hoá…
Với Ấn Độ, từ 50 năm nay, đã tồn tại chuyện biên giới lãnh thổ. Ấn Độ không thể quên cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 do Trung Quốc bất ngờ phát động.
Còn với Nga, và mấy nước Trung Á, thì chỉ là hiện tượng “tạm yên”, bởi họ biết rõ “ông bạn Trung Hoa” lắm rồi. Mối quan hệ với Nga chỉ là để cùng “ứng xử” với Mỹ, và mang tính khi cùng lợi ích thì tạm “liên kết”.
Nội bộ Trung Quốc đang không ổn định, báo chí nói nhiều rồi, tôi không cần phải nhắc lại.
Và điều cuối cùng tôi muốn nói là cái “tử huyệt” của quân đội Trung Quốc. Đó là lính nghĩa vụ Trung Quốc bây giờ là “lính con một”, bởi 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ “đẻ một con”.
Anh thử tưởng tượng xem hai ông bà nội, hai ông bà ngoại, rồi hai bố mẹ, sáu người lớn mới có một đứa con, thì cậu bé ấy đúng là “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”.
Chính vì vậy, tôi nghĩ Mỹ sẽ không chấp nhận đòi hỏi của Trung Quốc. Mỹ sẽ vẫn ở vị trí thượng phong.
Nói về Mỹ, ở nhiệm kỳ thứ hai, ông Barack Obama đã giải quyết được những vấn đề gì đề có thế tập trung vào cái gọi là “xoay trục sang châu Á – Thái bình dương”?
Vị thế của Mỹ đang lên. Điều đó không phải bàn cãi.
Thứ nhất, kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt. Tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Thứ hai là Mỹ mới trở lại châu Á – Thái bình dương một chút thôi mà được hoan nghênh.
Nhưng không chỉ những động thái ở Biển Đông như lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá, bắn tàu ngư dân…, Trung Quốc còn gây hấn cả với Nhật ở vùng Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) bằng cách phải ngư dân ào ạt tiến vào đó, hay xúi giúc Đài Loan “chia lửa”. Họ muốn gây chiến với Nhật?
Không đời nào, đòn gió thôi. Bởi Nhật bản rất mạnh cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Hơn nữa, chính Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng rằng “Mỹ công nhận quần đảo đó nằm trong quyền kiểm soát của Nhật Bản và thuộc phạm vị điều chỉnh của Hiệp ước Anh ninh Mỹ – Nhật”.
Vậy ông tin chắc rằng Mỹ sẽ từ chối những đòi hỏi mà họ cho là “quá mức” của Trung Quốc?
Đúng. Trừ phi Trung Quốc cho Mỹ một món lợi nào đó lớn hơn lợi ích của Mỹ tại vùng châu Á Thái Bình Dương.
Nhưng, theo tôi, hiện nay Trung Quốc không có khả năng đó, và Mỹ cũng tỏ ra không cần.
———————
Nguồn: Vnn

NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN THIẾT VĨ ĐẠI

Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Vạn lý trường thành (Trung Quốc) dài hơn 20.000 km, được xây dựng trong hơn 1.000 năm và cần tới hàng triệu nhân công thực hiện.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Đại hý trường La Mã ở Rome (Ý) được hoàn tất năm 80, có sức chứa 50.000 khán giả, là nơi diễn ra những vở kịch lớn, những cuộc hành quyết, những trận chiến sinh tử giữa các võ sĩ giác đấu.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Chợ La Mã ở Rome (Ý) cách đây 1.200 năm là một quảng trường rộng lớn, vừa là nơi để người dân tới họp chợ, buôn bán, vừa là một trung tâm hội bàn chính trị của nhà nước.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Binh sĩ đất nung ở Tây An (Trung Quốc) gồm 700 bức tượng bằng đất nung có kích thước như người thật khắc họa tướng sĩ trong quân đội Trung Quốc khi xưa, được chôn theo hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Các kim tự tháp ở Giza (Ai Cập) là một trong 7 kỳ quan của thế giới và là biểu tượng của du lịch Ai Cập.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Thành phố cổ Pompoeii ở Ý đã tồn tại từ thế kỷ thứ I dưới thời đế chế La Mã. Pompeii đã bất ngờ bị chôn vùi dưới tàn tro khi ngọn núi Vesuvius bất ngờ phun trào năm 79.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Vệ thành Parthenon ở Athens (Hy Lạp) được xây trên đỉnh đồi Parthenon, là nơi làm nhiệm vụ quan sát, bảo vệ cả thành phố. Vệ thành trông giống một ngôi đền thờ với những bức tượng cổ bằng cẩm thạch có niên đại từ thế kỷ thứ V.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Thành phố cổ Ephesus ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ hàng nghìn năm trước dưới thời đế chế La Mã. Hiện nay những thư viện, nhà hát và nhiều công trình khác đã được phục dựng lại để đưa du khách trở về với không gian của 2.000 năm trước.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Thành phố cổ Teotihuacán ở Mexico có kim tự tháp Mặt Trăng và Mặt Trời được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ I. Đây cũng là những kim tự tháp thuộc hàng lớn nhất thế giới.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Thành phố cổ Hierapolis ở Thổ Nhĩ Kỳ có những hồ bơi nước nóng khiến du khách liên tục tìm tới đây trong suốt hai thiên niên kỷ qua. Vì có những mạch suối nước nóng này mà thành phố Hierapolis được xây dựng để trở thành “thành phố nghỉ dưỡng”.
Vẻ đẹp kỳ vĩ của những công trình bất tử

Quần thể động Ellora ở Ấn Độ gồm 34 đền thờ và tu viện thờ Đức Phật cùng các vị thần Hindu. Những công trình này được đúc từ một khối núi đá đồ sộ.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Nhà tắm La Mã ở thành phố Bath (Anh) được xây dựng phổ biến vì nơi đây có những suối nước nóng. Bath trở thành thị trấn nghỉ dưỡng được yêu thích nhất dưới thời đế chế La Mã. Sau này, vào thế kỷ 18, nhiều công trình được xây mới với lối kiến trúc Tân cổ điển.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Hang động Long Môn ở Trung Quốc với những bức tượng Phật được chạm khắc tinh tế vào thành vách của 1.350 hang động. Công trình bắt đầu được tiến hành từ thế kỷ thứ V.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Vòng tròn đá Stonehenge ở Anh là một di tích bí ẩn từ thời tiền sử được dựng lên từ 6.000 năm trước. Các nhà khảo cổ tin rằng nó có liên hệ với những hiện tượng thiên văn.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Khu di tích khảo cổ Machu Picchu ở Peru là nơi lưu giữ những gì còn sót lại của đế chế Inca tồn tại vào khoảng thế kỷ 15.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Đền Angkor Wat ở Campuchia với những phế tích còn sót lại của ngôi đền cổ được xây dựng từ thế kỷ thứ 9. Nơi đây thờ các vị thần Hindu và từ lâu đã trở thành địa điểm hành hương của các tín đồ đạo Hindu và cả đạo Phật.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Quần thể 492 hang động Mạc Cao ở Đôn Hoàng (Trung Quốc) có tới hàng ngàn bức tượng Phật giáo. Quần thể động này nằm trên con đường tơ lụa, được các vị sư sãi kỳ công tạc nên từ các khối núi đá trong ròng rã 1.000 năm (từ thế kỷ 6-16) mới hoàn tất.
Bức tường Hadrian ở Anh được xây dựng từ thế kỷ thứ II với mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Cách đây khoảng 1.000 năm, thành phố cổ Petra ở Jordan từng là trung tâm của các cuộc giao thương, mua bán hương liệu, gia vị, tơ lụa… của người La Mã, Hy Lạp, Ả Rập, Ai Cập... Nơi đây có khoảng 500 ngôi đền, tượng đài, lăng mộ được tạc thẳng vào vách đá.
Theo Travel & Leisure

Sunday, June 9, 2013

HỒ VIỆT ĐỨC


Ông Hồ Đức Việt (ngoài cùng, bên phải)

Đánh giá ủy viên BCT quá cố Hồ Đức Việt

Cập nhật: 16:26 GMT - thứ sáu, 7 tháng 6, 2013
Ông Hồ Đức Việt
Còn khác biệt trong đánh giá về năng lực thực sự của ông Hồ Đức Việt
Một tuần sau khi ông Hồ Đức Việt (1947-2013), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua đời, nhiều ý kiến tiếp tục nhìn lại con người cũng như những thăng trầm trong sự nghiệp chính trị của ông.
Hôm 6/6/2013, tờ báo mạng Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn lời của Giáo sư Bấm Nguyễn Minh Thuyết nhận xét về phẩm chất của vị nguyên Truởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
"Anh Việt có tầm nhìn xa. Có lẽ tư duy của một tiến sĩ Toán học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều năm hoạt động chính trị đã tạo nên ở anh khả năng khái quát vấn đề nhanh và lối diễn đạt hàm súc," cựu Đại biểu Quốc hội nói về thủ trưởng cũ của ông ở Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
"Hồ Đức Việt là một người hiểu biết rộng. Trong thời gian làm việc, có nhiều dịp trao đổi, rồi cùng anh dự hội nghị, hội thảo, thẩm tra luật, thực hiện các đợt giám sát về công nghệ cao, sở hữu trí tuệ, thủy điện, khoáng sản, trồng rừng..., tôi thấy lĩnh vực nào anh cũng hiểu biết rất sâu và chắc chắn," Giáo sư Thuyết nói tiếp.
Giáo sư Thuyết đánh giá cao ông Việt về khả năng chủ trì, lãnh đạo với tư cách chính trị gia xuất thân từ một nhà khoa học có học vị tiến sỹ ngành toán - lý.
"Đặc biệt, những ai từng tham dự các hội nghị, hội thảo do anh Việt chủ trì đều thích cách tổng kết hội nghị của anh.
"Anh tóm lược vấn đề rất sắc sảo, chuẩn xác và bao giờ cũng nêu lên những việc cần làm, kèm theo phân công cụ thể."
Giáo sư Thuyết cũng đưa ra nhận xét quan trọng về năng lực và phong cách lãnh đạo của ông Việt:
"Quan sát cách làm việc của anh Việt, tôi cứ nghĩ khi người ta được giao một cương vị đúng tầm thì sẽ có phong cách làm việc mới mẻ và khoáng đạt."
Tuy nhiên, trong trao đổi với BBC hôm 07/6, nhận xét về nhân cách và con đường chính trị của ông Việt, Tiến sỹ Bấm Lê Đăng Doanh nói:
"Anh Việt có tầm nhìn xa. Có lẽ tư duy của một tiến sĩ Toán học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều năm hoạt động chính trị đã tạo nên ở anh khả năng khái quát vấn đề nhanh và lối diễn đạt hàm súc"
GS Nguyễn Minh Thuyết nói với tờ InfoNet
"Ông Hồ Đức Việt có một quá trình rất thuận lợi, trong hoạt động công tác của mình, mà không phải người nào cũng có được những điều kiện thuận lợi như vậy.
"Ông ấy được cử làm Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, Sinh viên, rồi đi làm bên Quốc Hội, làm Bí thư (Tỉnh ủy) Quảng Ninh, Bí thư Thái Nguyên và sau đó làm Tổ chức, Cán bộ
"Tôi không thấy ông ấy có một thể hiện nổi bật nào trong hoạt động của mình, để thể hiện là ông có một đường hướng rõ ràng, một quyết sách đổi mới rõ rệt
"Và những điều mà chúng ta đã biết là đến Đại hội (Đảng lần thứ) XI, phương án tổ chức cán bộ của ông ấy đã không được Đại hội chấp nhận và (Ban Chấp hành) Trung ương Đảng chấp nhận,
"Và việc bầu ông ấy, thì ông ấy cũng không được bầu lại."

'Bị ngựa hất xuống'

Sau khi ông Hồ Đức Việt qua đời, trên blog của mình, nhà văn Bấm Nguyễn Trọng Tạo hé mở một số chi tiết đằng sau việc nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã bị mất chức ra sao.
Ông viết:
"Sự ra đi đột ngột của ông Hồ Đức Việt khiến nhiều người luyến tiếc vì một câu chuyện không êm chèo mát mái xảy ra trong phiên họp TW 15 – phiên họp cuối cùng trước đại hội đảng XI, khiến ông đang là một nhân vật đầy kỳ vọng, có truyền thống, có học thức bị bật khỏi guồng máy lãnh đạo của đảng.
Ông Hồ Tùng Mậu
Ông Hồ Đức Việt là cháu nội của ông Hồ Tùng Mậu, một lãnh tụ thời kỳ sơ khai của Đảng Cộng sản VN
"Tôi được ông Hồ Đức Việt kể lại thì sau hội nghị TW 14, ông Việt lên báo cáo sớm về kết quả giới thiệu nhân sự vào TW với cấp trên, liền có câu hỏi về một nhân sự mà ông Việt trả lời là "phiếu bị thấp”.
"Thái độ phẫn nộ [sau câu trả lời đó] khiến ông Việt vô cùng bất ngờ. Và hội nghị 15 đã diễn ra, mang hậu quả lớn cho ông Việt.
"Tôi không thạo chuyện thâm cung, nhưng những chuyện như thế, nghĩ rằng khối người đều biết. Nghe câu chuyện đó tôi buồn mất mấy ngày, nhưng cũng chỉ an ủi ông Việt được vài lời, đại ý là “cái nước mình nó thế”.
Và nhà văn, nhạc sỹ kiêm blogger này bình luận: "Nhắc lại chuyện cũ để lần nữa chia sẻ với ông Hồ Đức Việt về chốn quan trường sau khi ông nhắm mắt, khép lại thế giới tục trần mà ai cũng phải trải qua."
Hôm thứ Sáu, 07/6, blogger Phạm Viết Đào bình luận với BBC:
"Tôi theo dõi mấy kỳ Đại hội Đảng thì tôi thấy là bốn ông vào vị trí tứ trụ thường là mục tiêu của các đối thủ khác, thì cái đó là chuyện muôn thuở của chính trị thôi.
"Không ông Việt thì ông khác trước ông ấy cũng bị như vậy thôi. Có những ông sau đó bị cấp cứu, đi bệnh viện về những cuộc đấu đá, như là ông Đào Duy Tùng, theo thông tin mà tôi biết được, sau cuộc ông trượt Tổng Bí thư thì ông ấy cũng đột quỵ luôn.
"Hồ Đức Việt là người đưa ra sáng kiến bầu trực tiếp một số chức danh của đảng ở một số địa phương, đấy là một bước tập dượt dân chủ, tôi nghĩ việc ấy là việc đáng hoan nghênh, nhưng nó không được hưởng ứng của tất cả các cấp khác"
Blogger Phạm Viết Đào
"Chuyện ấy, chuyện chính trường là chuyện muôn thuở. Một là anh phải giữ cương, anh cưỡi được ngựa, không thì ngựa nó hất anh xuống. Chuyện ấy là chuyện bình thường thôi.
"Tức là anh Việt bị ngựa hất xuống, tức là anh ấy không đủ chưởng lực, độ gân guốc với con ngựa bất kham ấy, anh phải ngã ngựa thôi."

'Khiêm tốn, chưa thuyết phục'

Mặt khác, blogger này cho rằng ông Việt có thể đã bị thất thế do để xuất một chủ trương mới mà không được chấp nhận.
Ông Đào nói:
"Hồ Đức Việt là người đưa ra sáng kiến bầu trực tiếp một số chức danh của Đảng ở một số địa phương, đấy là một bước tập dượt dân chủ, tôi nghĩ việc ấy là việc đáng hoan nghênh, nhưng nó không được hưởng ứng của tất cả các cấp khác,
"Ông Việt đưa ra cái này không được hưởng ứng bởi vì nó đụng chạm tới quyền lợi của một số đông ở trong Đảng, và họ vẫn muốn rằng đảng phải là những người nắm quyền lực, và họ muốn có những vị thế này, vị thế kia, không muốn sự dân chủ diện rộng như là sáng kiến của Hồ Đức Việt."
Hôm 05/6, trên truyền thông mạng xã hội xuất hiện Bấm một ý kiến gợi ý rằng có thể ông Việt bị thất bại trước một khuynh hướng được cho là bảo thủ hơn, và ý kiến này con so ông Việt với một người có khuynh hướng cải cách của Đảng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách, người cũng đã bị 'thất sủng'.
Ý kiến này còn đưa ra một suy luận mang tính giả thuyết về dự định của ông Hồ Đức Việt:
"Trên cương vị Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông cho phép một Đảng bộ tỉnh làm thí điểm đại hội Đảng: Bầu cử cấp ủy trực tiếp theo mô hình các nước, các đảng phái chính trị ở các nước dân chủ phát triển. Việc làm của ông nhằm ngầm nói với dư luận:
"

Những điều mà ông Tổng Bí thư đã làm là ông cố gắng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, khôi phục lại vị thế của Đảng, và muốn cải cách bằng những công cụ phê bình và tự phê bình, và cho tới nay, những kết quả ông làm được còn khiêm tốn và chưa thuyết phục được quần chúng"
TS Lê Đăng Doanh
"Nếu được làm Tổng Bí thư, ông sẽ cho thực hiện nền dân chủ toàn diện, phổ quát mà lâu nay còn thiếu vắng trong Đảng , chưa hề có trong xã hội dân sự Việt Nam."
Nhiều nhà quan sát nhận thấy tại Đại hội Đảng lần thứ XI, ứng cử viên cho ghế Tổng Bí thư của Đảng, ông Hồ Đức Việt đã không chỉ không thành công trong bước đường quan lộ này, mà sau đó ông còn không tiếp tục được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhận xét:
"Tôi thấy là ông ấy còn tương đối trẻ và chính ra việc ông ấy phải nghỉ hoàn toàn như vậy là một điều rất không bình thường. Bởi vì một người ở vị trí của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương như vậy thì hoàn toàn có thể tiếp tục hoạt động được ở Quốc hội hay là ở Mặt trận Tổ quốc hay ở một chức vụ gì đó.
"Việc ông ấy nghỉ hưu hoàn toàn như vậy cũng là một việc không hoàn toàn bình thường. Và từ điều không bình thường ấy, có thể có người này, người kia có những sự suy luận khác nhau..."
Nhân dịp này, Tiến sỹ Doanh cũng bình luận về người đã được bầu vào ghế lãnh đạo Đảng và là đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhìn lại những gì mà ông Trọng đã làm hoặc chưa làm được cho tới nay từ góc nhìn của mình, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói:
"Những điều mà ông Tổng Bí thư đã làm là ông cố gắng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, khôi phục lại vị thế của Đảng, và muốn cải cách bằng những công cụ phê bình và tự phê bình, và cho tới nay, những kết quả ông làm được còn khiêm tốn và chưa thuyết phục được quần chúng."
Trả lời câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng đã đang để lại dấu ấn gì về tầm tư tưởng, Tiến sỹ Doanh quy về lĩnh vực kinh tế và cho hay:
"Tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay rất khó khăn, nhưng tôi chưa thấy ông Tổng bí thư có quyết sách gì, hoặc là có định hướng gì rõ rệt để giải quyết những khó khăn này của nền kinh tế cả.
Tôi rất mong là ông sẽ có những quyết sách như vậy trong thời gian sắp tới đây," ông nói với BBC.


Tại sao ông Hồ Đức Việt 'phải chết'? 
Phan Châu Thành 

(Danlambao) - Ông Hồ Đức Việt, nguyên UV BCT, Trưởng Ban Tổ chức TW Đảng CSVN Khóa X, mới mất vào ngày cuối tháng 5 vừa qua, sau một thời gian “buồn phiền và ốm nặng” vì khi không được vào TW Khóa XI năm ngoái trong khi là ứng cử viên sáng giá “nhất” cho chức Tổng Bí thư Đảng Khóa XI. Và có vẻ báo chí lề phải cũng như lề trái đã lắng xuống về cái chết “tự nhiên” của ông sau hơn một tuần qua.


Với lề phải thì tôi không muốn nói gì nữa. Họ, những người cộng sản, vừa giết đồng chí mình xong họ sẽ cử đoàn đại biểu “đông đảo và cao cấp” mang vòng hoa đến viếng “đau xót” chia buồn với gia quyến nạn nhân. Với ông Hồ Đức Việt, họ đã tổ tức tang lễ cấp nhà nước…
Nhưng tôi ngạc nhiên là trên các báo lề trái khá phong phú hiện nay tôi cũng không thấy bài nào nói trúng được lý do tại sao ông Hồ Đức Việt chết. Đó là lý do khiến tôi phải góp thêm một ý này.
Nói chung, báo lề trái có hai quan điểm chính, khá dễ dãi, về cái chết của ông Việt, nhưng khác nhau. Cả hai quan điểm đều cho rằng cái chết của ông HĐV là do buồn phiền rồi bị bệnh ung thư bùng phát sau khi mất chức UV BCT, tức là trượt ở lại TW Khóa XI, như thông báo chính thức của lề phải. Hai quan điểm này chỉ khác nhau trong cách giải thích tại sao ông HĐV lại mất chức trong ĐH XI.
Quan điểm thứ nhất, gần như tin vào các thông tin chính thức của đảng lề phải, cho rằng ông HĐV đã sai lầm trong công tác và đời tư, nên bị đối thủ là đảng X khai thác, loại ra khỏi danh sách UV TW Khóa XI. Từ đó mà ông buồn, ông bệnh, rồi mất, rất nhanh. Nhưng cụ thể “sai lầm trong công tác và đời tư” là gì? Chả lẽ chỉ là vì có bà vợ mê tín hay lên chùa cầu cúng cho “chồng thắng - địch thua”? Chả lẽ chỉ vì một lá thư nặc danh tố cáo ông HĐV có quan hệ nam nữ không lành mạnh khi đi công tác ở “nước lạ”?
Nếu nói về hai điều: đạo đức và mê tín thần thánh thì các bộ CSVN hiện nay tất tật đều bị nặng! Chính họ biết họ không tin gì vào chủ nghĩa Mác Lê hay Tư tưởng HCM nên họ phải tìm nơi thần thánh để tin, và họ có điều kiện để “tin” nhất. Nếu đã là UV TW thì bệnh càng nặng, càng thờ cúng liên miên và càng nhất nhất theo thầy bà, đa số có nuôi thầy bà riêng. Còn lối sống đạo đức cá nhân của họ thì… cứ nhìn từ anh Tô đến anh Nông đức yếu là thấy, đó là các đồng chí đã bị lộ rõ. Còn 99% các đồng chí “chưa bị lộ rõ” thì…tởm lợm hơn nhiều!
Quan điểm thứ hai, có thể đại diện là bài của tác giả Trần Gia Lạc (TGL) trên blog Phạm Viết Đào, cho rằng ông Việt bị loại khỏi TW ĐCS VN Khóa XI vì có tính thần cải cách dân chủ trong đảng. Tác giả bài viết so sánh ông Hồ Đức Việt với ông Trần Xuân Bách cách đó 21 năm khi ông Bách bị loại khỏi BCT vì các ý tưởng dân chủ cấp tiến thực sự, cho rằng lịch sử đảng CSVN đã lặp lại với cá nhân ông HĐV như ông TXB.
Tôi không phản đối những đánh giá và tình cảm cá nhân đối với ông Hồ Đức Việt của tác giả TGL hay những người có đồng quan điểm như thế. Tôi chỉ biết rằng, điều đó – nói ông Hồ Đức Việt có tư tưởng cải cách dân chủ, và vì thế ông “phải chết” - cũng không đúng. Việc so sánh ông Việt với ông Bách là quá khập khiễng, không công bằng với tinh thần, tài năng và thái độ dân chủ cũng như tư cách con người sáng chói của ông Trần Xuân Bách.
Quan điểm thứ ba, của tôi và của rất nhiều người mà tôi biết xung quanh trong XH Việt Nam hôm nay, trong đó có cả các UV TW, thì khác với hai quan điểm trên về hai ý về: nguyên nhân mất chức TBTC TW của ông HĐV tại ĐH XI và nguyên nhân cái chết của ông sau đó.

Trước khi nói về nguyên nhân mất chức TBTC TW, UV BCT cần nhắc lại vài nét đặc thù về con người và sự nghiệp của ông Hồ Đức Việt. Dù là con của ông Hồ Tùng Mậu, một người CS được coi là cùng thế hệ với HCM và “bạn chiến đấu” của HCM ở “nước lạ”, ông HĐV không có tố chất của người làm chính trị với nghĩa khách quan nhất. Được ưu tiên ăn học ở Nga về, ông HĐV là một số ít trí thức được đào tạo bài bản trong BCT Đảng CSVN (vốn đa số chỉ có đầy rẫy bằng cấp “tại chức” - tức là dùng chức lấy bằng, không cần học).

Bắt đầu với 5 năm dậy toán ở ĐH TH Hà Nội lên vèo từ tổ tưởng bộ môn đến chức Hiệu trưởng, rồi hàng chục năm cán bộ TW Đoàn – cũng lên vèo đến chức Bí thư TW Đoàn, rồi vào TW Đảng, về làm bí thư các tỉnh Quảng Nình, Thái Nguyên để vô sản hóa con người thư sinh học hành của ông, rồi về TW làm Phó ban rồi Trưởng ban này nọ trước khi vào chức TBTC, UV BCT, vốn luôn trong hàng tốp 5 quyền lực (thời Lê Duẩn là tốp 2! Chỉ sau Lê Duần và trên… HCM). Nói chung, con đường quan lộ của ông HĐV vô cùng hanh thông. Tại sao vậy, khi ta biết ông không có “tố chất = bon chen” chính trị, và đa số ai biết ông đều công nhận ông không có tài cán gì đặc biệt…?
Ông làm quan to trong đảng CSVN vì đảng này cần cái tên của cha ông – ông là con trai Hồ Tùng Mậu là đủ, không cần biết là Hồ gì, như nó vẫn đang nấp sau cái tên và “tư tưởng” HCM để mị dân hơn nửa thế kỷ nay vậy. Nấp sau tên và tô điểm bằng tên HCM đó, nhưng đảng CSVN đối xử với cá nhân HCM thật vô cùng bạc bẽo. Mấy chục năm qua họ cần cái mặt nạ HCM và thế hệ HCM mà HTM cha ông là cái tên khá sáng giá, nên họ cần bố ông, qua ông. Khi nào không cần là họ lột mặt nạ ra, cùng là lúc họ sẽ lột ông xuống…
Là người “trí thức” tức là không thủ đoạn, ông không hiểu mình không có thực tài làm chính trị. Không vậy cánh, cứ khơi khơi “lên như diều” chỉ vì là CCCC, ông lại tưởng mình có tài làm chính trị như cha, ông mơ tới chức TBT… Với đảng thì: OK, nếu ông chịu làm đồ trang trí cho những kẻ gian hùng thứ thiệt, như Nông đức yếu đã chịu làm. Nông đức yếu thì vô cùng ngu dốt. Nhưng…
Nhưng, ở Đại hội trù bị cho ĐH XI, khi dự kiến nhân sự mới đã thông qua, khi tên ông đã được tín nhiệm hạng cao - trên 67%, trong khi chỉ cần trên 50% là tái nhiệm, ông (và mọi người trong ĐH) đã tin chắc mình ở lại BCT Khóa XI, ông lên đọc báo cáo cương lĩnh dự kiến cho ĐH XI mấy ngày tới, ông đã vạch ra kế hoạch sắp tới cho Ban Tổ chức TW “của ông” và hứa sẽ rà soát lại chất lượng cán bộ đảng (tức là rà soát lại bằng cấp và lý lịch của các đồng chí cán bộ đảng cấp cao của ông!) từ TW trở xuống, “để tăng cường và cúng cố sức mạnh của đảng”!
Vì ngây thơ chính trị, ông không biết trên 50% các đồng chí TW và địa phương xài bằng cấp giả trong cái chế độ sính bằng cấp của đảng ông tạo ra, không phải ai cũng được ăn học và không phải đi lính suốt mấy chục năm chiến tranh như ông! Người đầu tiên phản đối ông công khai chính là đồng chí X, người có bằng Cử nhân Luật hệ Chính qui của ĐH Luật HCM mà chẳng đi học ngày nào. Đôngc hí X cũng có lý lịch không rõ ràng, không biết con của tướng Thanh hay của “địa phương” Cà Mau…? Nói chung, về lý lịch khai man thì các đồng chí của ông có gen truyền thống từ HCM rồi, cũng “xài mượn” phổ biến, trên 50% khai man là cái chắc…, giống như các đ/c CS GT cứ chặn cái xe tải nào cũng có thể bắt lỗi “vi phạm” do thiết bị nào đó không an toàn, không đúng “luật”…
Ông HĐV đã ngây thơ không biết rằng chỉ có vài người trong TW CSVN là có bằng cấp chuẩn và lý lịch chuẩn như ông? Chúng ta không biết. Chúng ta chỉ biết, với lời hứa “làm vững mạnh đội ngũ cán bộ cao cấp của đảng” như thế, ông đã đưa mình thành kẻ thù trực tiếp của đa số các đồng chí trong TW của ông, vốn ở đó không phải để làm cho đảng vững mạnh. Ông HĐV nghĩ rằng ĐH trù bị đã xong, mọi điều đã chắc chắn an bài, và ông chắc chắn sẽ ở lại BCT để ghé chức TBT? Có lẽ thế. Nhưng ông HĐV đã không hiểu luật chơi của đảng CSVN của ông đã thay đổi trong mấy năm gần đây. Người ta đã và đang bỏ những bộ “mặt nạ” đạo đức với nhau và với dân mà đưa quyền lực thật và đồng tiền ra là công cụ điều tiết chính mọi quan hệ trong đảng cũng như toàn xã hội…
Vì thế, “Hồ Đức Việt phải chết!” để tuyệt trừ mọi hậu họa là tuyên bố đã được đảng X – đảng trong đảng CSVN, đưa ra. Lúc đó đảng X chưa có tên là X, mới là đảng $ của đ/c TT NTD thôi.
Thế là, dù chỉ còn 1 ngày là xong ĐH trù bị và sau đó chỉ còn là ĐH chính thức để “biểu diễn lại” những gì đã trù bị, đảng X và đồng chí X đã kịp xoay trở. Đầu tiên là cử người đi phao tin và lót đủ hàng trăm “cục gạch” (mỗi “cục” là 1 triều đôla mỹ) cho các đ/c TW ủy viên trong diện sẽ bị ông HĐV “rà soát lại” và “làm vững mạnh lên”… Sau đó là giao đồng chí Tô Huy Rứa đang là Trưởng Ban Kiểm tra TW (vốn đã bị đồng chí X mua đứt bằng 10 “cục gạch” trong vụ Vinashin để cứu đ/c X thoát thân, nay đ/c X hứa thêm sẽ cho thay HĐV làm TBTC TW Khóa XI…) lên đọc đơn tố cáo nặc danh ông Hồ Đức Việt có quan hệ nam nữ không lành mạnh trong thời gian đi công tác “nước lạ” mới trước đó…

Tiếp theo là đích thân đ/c X lên phát biểu với đề nghị ngọt ngào vì dân chủ trong đảng: “Dù vẫn biết là kết quả ĐH Trù bị đã thành công nhất trí, danh dách TW khóa XI đã chốt, nhưng vì có lá đơn tố cáo nặc danh đích danh đ/c HĐV nên TW phải xử lý để cho nó chắc chắn, TW nên bỏ phiếu tín nhiệm lại đ/c HĐV, chỉ cho nó chắc chắn thôi, cho nó đảm bảo dân chủ trong đảng thôi…”. Và cuối cùng là, các đồng chí đã nhận “gạch” của đ/c X phải hô to màn đồng thanh ủng hộ dân chủ trong đảng: “Đồng ý lấy tín nhiệm lại cho chắc chắn và dân chủ!” Đồng ý! Đồng ý! Đồng ý... Thế là TW CSVN gần 200 kẻ nô bộc của X bầu “tín nhiệm lại” ông HĐV…
Kết quả là phiếu tín nhiệm của TW vào đống chí HĐV, con trai Hồ Tùng Mậu, rớt xuống thê thảm chỉ còn gần 40%, không được ở lại TW XI. Vậy là đ/c HĐV đã bị kết án và tuyên án “Phải chết!”, đó là cái “chết đứng" chính trị do không hiểu chính trị của ông. Kết quả quay ngoắt 180 độ sau có 1-2 ngày!
Đảng CSVN an toàn, được đảng X cứu khỏi nguy cơ… lòi đuôi gian dối lý lịch và bằng cấp có hệ thống!
Bản án “Phải chết!” với ông Hồ Đức Việt còn được CSVN tuyên và thi hành ngay bởi đảng X trong cuộc sống của ông nữa, như CSVN thường làm gần đây với các đ/c của họ như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nhiều cái chết bí ẩn khác mà “an ninh” CSVN thực hiện. Những việc làm độc ác của CSVN với chính họ như vậy sắp tới cũng sẽ được đưa ra ánh sáng, sớm thôi.
Điều tôi muốn nói qua bài này với quan điểm thứ ba về cái chết chính trị và sinh mạng của ông Hồ Đức Việt, là đảng CSVN nay đã lộ bản chất là đảng của những kẻ vô cùng độc ác, và họ đã thay đổi luật chơi hoàn toàn rồi. Từ nay, đó là luật của quyền lực maphia X trong đó tiền bạc và bạo lực tàn ác đi song hành. Như cách đ/c X tận diệt ông Hồ Đức Việt vậy. Ông Hồ Đức Việt không phải đã chết tự nhiên, do bệnh tật, mà là đảng X đã hại chết ông. Đó chỉ là thêm một trong rất nhiều nghi án của CSVN mà lịch sử rồi sẽ phơi bày. Ông Hồ Đức Việt không có cơ hội được sống giam lỏng những năm cuối đời như ông Trần Xuân Bách, chỉ vì ông vô tình hay cố ý đe dọa đến an ninh của đảng X trong lời hứa tái đắc cử “Tôi sẽ…” mà thôi. Tôi không tin ông có gan làm được điều ông nói. Vì nếu thế ông phải biết điều ông nói là gì, ông sẽ phải động chạm đến ai…?
Lịch sử đảng CSVN đã sang trang đen tối nhất của nó rồi, trước khi nó tan rã và làm thối rữa vào Lịch sử Việt nam. Đến UV BCT như Hồ Đức Việt mà còn không nhận ra điều đó, thì còn hơn ba triệu đảng viên khác chắc cũng “phải chết!” tức tưởi như thế mới nhận ra sao?
Chia sẻ bài viết:

BS. NGUYỄN TÀI NGỌC * TÂM ĐỊA CỘNG SẢN

NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ CÁI BƯỚU NẶNG 90 KI LÔ 
BS.NGUYỄN TÀI NGỌC 
BsMcKay
Bác sĩ McKay McKinnon và vợ chụp ở SG (tuoitrenews.vn)


Ba tuần trước vào một buổi tối tình cờ bật TV đài TLC, The Learning Center, tôi xem một phim tài liệu tựa đề: “The man with the 200-lb tumor- Người đàn ông có cái bướu nặng 90 kí-lô“.  Người có cái bướu khổng lồ này là một anh Việt Nam tên là Nguyễn Duy Hải ở thành phố Đà Lạt, 32 tuổi. Lúc mới sinh ra anh ta bình thường nhưng khi lên bốn tuổi chân phải của anh to lớn khác thường so với chân trái. 
Năm 1997, anh Hải đi nhà thương và nghe theo lời bác sĩ, cắt chân phải để ngăn chận sự bành trướng. Thế nhưng sau khi cắt, một cục u tiếp tục nẩy nở từ vết cắt, dần dần to lớn thành một cục bướu nặng 90 kí-lô. Vì nó quá to lớn, nặng gấp hai lần trọng lượng thân thể, anh Hải nằm trên giường trong suốt thời gian sáu năm. Qua một sự tình cờ, thân nhân của anh Hải ở Florida biết được một bà Mỹ tên Amanda Schumacher làm việc thiện nguyện. Bà này liên lạc với Bác Sĩ McKay McKinnon.

http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB1.jpg
Người đàn ông có cái bướu nặng 90 kí-lô 
Bác sĩ McKay McKinnon ở Chicago, Hoa Kỳ, chuyên về phẫu thuật, nổi tiếng về giải phẫu cắt bỏ bướu khổng lồ của bệnh nhân khắp thế giới. Sau khi xem video của anh Hải qua iPad và bỏ thì giờ chẩn bệnh, bác sĩ  McKinnon đồng ý tình nguyện thì giờ của mình bay sang SàiGòn vào ngày 16 tháng 11 -2012 giải phẫu miễn phí cắt bỏ cái bướu cho anh Hải.
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB4.bmp
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB5.jpg 

Xe cứu thương trước đó vài ngày đã chở anh Hải từ Đà Lạt vào SàiGòn đến Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM để sẵn sàng cuộc giải phẫu. 
Khi nhập viện, anh Hải than khó thở, bác sĩ Việt ở Bệnh Viện Ung Bướu cho Bác Sĩ McKinnon biết nguyên do là anh Hải bị nước vào phổi (pleural effusion), và lo ngại cho anh Hải nếu bị mổ.  Bác Sĩ McKinnon nói việc ấy không có gì quan trọng, bảo nhân viên nhà thương chích rút nước ra. Bác sĩ McKinnon nghĩ rằng có lẽ anh Hải đã nằm trong suốt thời gian tám tiếng vận chuyển từ Đà-Lạt, rồi vào nhà thương cũng nằm nên nước vào phổi. Ông bảo nhân viên cho anh ta ngồi dậy thay vì nằm để tránh tình trạng nước lại vào phổi. Sau khi rút nước, anh Hải thở lại dễ dàng.
Ở bên Mỹ một khi bác sĩ quyết định giải phẫu thì bệnh nhân đến nhà thương, có sẵn một đội y tá hay bác sĩ giúp bác sĩ trong khi giải phẫu (nếu trường hợp hiểm nghèo, phức tạp như trường hợp này). Bảo hiểm y tế của bệnh nhân sẽ trả tiền bác sĩ lẫn chi phí tiền nhà thương, Giám Đốc nhà thương hoàn toàn không liên hệ gì đến trường hợp mổ. Nhưng ở Việt Nam, dù rằng hội đoàn của bà Amanda Schumacher sẽ trả tiền nhà thương, Bác sĩ McKinnon phải bỏ thì giờ giải thích cho nhà thương lý do tại sao họ nên cho giải phẫu vì cần giấy phép chấp thuận của Bệnh Viện Ung Bướu. Những người ở ngoại quốc như chúng ta xem video phim tài liệu này sẽ thấy một chuyện không thể nào tin được: tuy rằng không một ai ở Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM giỏi hơn, và  có kinh nghiệm cắt bỏ ung bứu như bác sĩ McKinnon, ông ta phải giải thích cho khoảng chừng 30, 40 bác sĩ (và y tá?) của nhà thương để mong cho họ chấp thuận cho phép. Sau đó, ông ta về khách sạn đợi ba ngày để  Bệnh Viện Ung Bướu quyết định!
Khi trở lại Bệnh Viện Ung Bướu TP HCM vào ngày thứ ba, người bác sĩ (?) Việt Nam có quyền quyết định mà bác sĩ McKinnon gặp lại là một người lạ, không có mặt trong nhóm bác sĩ & y tá mà ông trình bày ba ngày trước. Ông bác sĩ này  viện lý do nước vào phổi (pleural effusion), bệnh nhân yếu sức, từ chối không cho giải phẫu, và cám ơn bác sĩ McKinnon đã bỏ thì giờ đến Việt Nam. Bác sĩ McKinnon trả lời rằng nêu ra “nước vào phổi” để từ chối không cho mổ chỉ là lợi dụng một lý do vô cớ. Việc quan trọng không phải là ông ta tình nguyện bỏ thì giờ đến Việt Nam nhưng việc quan trọng là ông ta phải cay đắng nhìn nhận là ông ta đã thất bại trong việc thuyết phục những người cùng nghề nghiệp với ông (ở Việt Nam) là cuộc giải phẫu sẽ thành công. Ông ta còn phải nói với bệnh nhân vì không được phép giải phẫu, anh Hải sẽ không có một cơ hội cứu sống nào khác, chắc chắn sẽ chết trong vòng một năm (tim không đủ sức nuôi cục bướu khổng lồ như vậy), tuy rằng chính anh Hải mong muốn cho ông ta cắt cái bướu của mình, mặc dù anh biết cơ hội chết trên bàn mổ có thể là 100%.  
Bác sĩ McKinnon sau đó đến Bệnh Viện Ung Bướu để báo tin buồn cho bệnh nhân là nhà thương không đồng ý cho ông ta giải phẫu. Anh Hải biết là cơ hội cứu mạng sống anh ta từ Bác sĩ McKinnon bây giờ như sao chổi sẽ biến mất tuyệt dạng, nói cảm ơn: “Em rất cảm ơn tấm lòng của bác sĩ đã đến với em. Em sẽ nhớ mãi kỷ niệm em đã được gặp bác. Em cầu mong ở một đất nước xa xôi nào đó có một bệnh nhân giống em mà thể trạng của họ khỏe mạnh hơn em và chính tay của bác sĩ cầm con dao phẫu thuật giải thoát cho họ khỏi được cuộc sống chập chờn. Phần duyên số của em thì em chấp nhận như vậy, và em mong rằng một lúc nào đó khi bác sĩ hồi tưởng về Việt Nam, bác sĩ sẽ nhớ một bệnh nhân như em. Riêng em, em sẽ nhớ mãi được gặp bác sĩ. Thank you”.  
* Với câu trả lời: “Anh là một gương sáng cho chúng tôi nêu theo. Tôi không biết nói gì hơn là xin lỗi”, bác sĩ McKinnon rời Việt Nam trở lại Chicago với sứ mạng cắt bướu cho bệnh nhân bất thành. 
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB9.jpg
Câu chuyện tưởng đến đây là hết nhưng hai tháng sau, sau khi liên lạc với nhiều người, bà Amanda Schumacher đã  thuyết phục được bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Giám Đốc Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM giúp Hải được giải phẫu. 
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB10.gif
Bệnh viện Pháp Việt (FV Hospital) TP HCM (nguồn: http://iims-asean-

Bệnh viện FV Hospital đài thọ một phần chi phí nhà thương, trả tiền máy bay và khách sạn, mời bác sĩ McKinnon trở lại SàiGòn làm phẫu thuật cho Hải với một đội bác sĩ y tá do Bệnh viện Pháp Việt cung ứng trong việc hỗ trợ giải phẫu. 
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB11.jpg
Ngày Thứ Năm 5 Tháng Giêng, 2012, sau gần 13 tiếng giải phẫu, bác sĩ McKinnon đã thành công cắt đứt cục bướu khỏi người anh Hải.
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB12.jpg
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB13.jpg
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB18.jpg
Hải sau khi giải phẫu 
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB19.jpg 

* Khi còn ở Chicago, bác sĩ McKinnon đã đồng ý giải phẫu miễn phí thêm cho hai bệnh nhân Việt Nam khác bệnh tình trầm trọng như anh Hải nên sau khi nghỉ phục sức ngày Thứ Sáu, ngày Thứ Bẩy hôm sau ông đến
Bệnh Viện Chợ Rẫy cắt những cái bướu trên mặt của cô Kiều Thị Mỹ Dung,

http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB14.jpg
Cô Mỹ Dung trước khi giải phẫu (nguồn: vnexpress)
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB15.jpg
Cô Mỹ Dung sau khi giải phẫu (nguồn: vietnamnet)
và Chủ Nhật, cắt một số bướu của cô Thạch Thị Sa Ly.
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB16.jpg
Bác sĩ McKinnon và cô Sa-Ly trước khi giải phẫu
 
http://nguyentran.org/TN/Hinh/CB17.jpg
Cô Sa-Ly trước, và sau khi giải phẫu (nguồn: vnexpress)
                                                                                                  ~~~~ 
- Xem xong phim tài liệu này, nếu tôi là bác sĩ McKinnon, sau khi nghe những người không giỏi bằng mình, không có kiến thức giải phẫu như mình, không có kinh nghiệm phẫu thuật như mình kết luận họ giỏi hơn mình, ngăn cấm sự giải phẫu cho bệnh nhân mà tôi đã tình nguyện bỏ mấy ngày giải phẫu miễn phí, khi tôi trở về Mỹ, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại một lần nữa. * Thế mà chỉ hai tháng sau, sau khi bệnh viện Pháp Việt mời ông ta trở lại giải phẫu ở nhà thương của họ, ông ta nhận lời, và không những chỉ giải phẫu cho một người, mà cho đến ba người trong ba ngày khác nhau, tất cả hoàn toàn miễn phí!
  
* Bệnh Viện Ung Thư TP HCM từ chối không giải phẫu cho một công dân của chính nước Việt Nam của mình, nhưng một công dân của “đế quốc Mỹ Ngụy” và một nhà thương của “thực dân Pháp”, hai từ ngữ xấu xa mà đọc báo chí hay xem Internet lúc nào cũng thấy Việt Nam hiện thời còn dùng để chỉ Hoa Kỳ và Pháp, đã không quản ngại tiền bạc và công sức để cứu giúp một công dân của nước Việt Nam.
Ấy là chưa nói đến hai đồng minh vĩ đại của Việt Nam, Trung Quốc và Nga-Sô, chẳng nghe nói năng gì về giúp đỡ bệnh nhân Nguyễn Duy Hải.
* Tôi thật là may mắn được sống ở đất nước Hoa Kỳ, một quốc gia không bao giờ dùng lời đay nghiến với một nước thù nghịch, một quốc gia nơi có những người đầy lòng hảo tâm với tôn chỉ giúp đỡ  nhân loại mà  không cần biết người đó đang sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Nguyễn Tài Ngọc
March 2013

BỆNH UNG THƯ

Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới đã thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư

- Xuân Phong dịch từ bản tiếng Pháp
- Tài liệu thảo luận của CFQ (Cercle Francophone à Quinhon) ngày 21/3/2013
- Tài liệu này có giá trị nên đọc đi đọc lại.
Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trường đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ.
Được thành lập nhờ tài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
a. ĐƯỜNG là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan trọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đường như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên thay thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.
b. SỮA làm cho cơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chất nhầy. Loại bỏ sữa và thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.
c. Các tế bào ung thư trưởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là THịT Đỏ có tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt gà thay vì thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng, rất có hại, đặc biệt đối với những người mắc bệnh ung thư. Protein thịt khó tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.
GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể co-enzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
b) Không nên dùng CÀ PHÊ, TRÀ và SÔ CÔ LA có chứa nhiều caffeine. TRÀ XANH là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa axit.
c) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các pro tê in của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.
d) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apoptose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.
e) Ung thư là một căn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cực hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. "Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường axit".
Học để có tâm hồn khả ái và yêu thường với một thái độ sống tích cực là rất có lợi cho sức khỏe. Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
f) Các tế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dưỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu giúp lấy thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
1. Không để hộp nhựa trong lò vi sóng.
2. Không để chai nước trong tủ lạnh.
3. Không để tấm nhựa trong lò vi sóng.
g) Các hoá chất như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxin rất có hại, đặc biệt là đối với các tế bào cơ thể.
Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ "đổ mồ hôi" dioxin và làm nhiễm độc nước uống.
Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.
Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong lò vi sóng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để đun nấu.
"Hãy vui lòng chia sẻ bài viết này với tất cả bạn bè của bạn."
(Fw:
luuvu44@yahoo.com, 4/9/2013, 12.09AM)

LÊ MỘNG NGUYÊN * MỘT GÓC HUẾ XƯA

Điểm Sách 4
 
Nhân đọc bài tùy bút « Một Góc Huế Xưa » trên mạng của Thanh Vân về Quê Tôi
 
NS Lê Mộng Nguyên
 
 
 
« Quê tôi chiều nắng mong manh, có đồng lúa xanh mơ theo dòng nước
Hàng cây me ngày thơ ấu tôi leo cành lá mơ chim đàn chấp cánh bay
Quê tôi là Huế muôn đời, kinh thành tiếc nuối qua dòng sông biếc
Sau gót Phù- tang non nước ngùi ngậm, lời thề chưa trả non sông điêu tàn
Rồi một mùa gió heo may cách xa muôn trùng quê tôi
Ngày về còn ước mong ai, tóc em đã úa nắng phai
Lời thề nguyền với cố nhân bến sông Bình Lục, Phú Xuân
Chiều tàn Đập Đá sông Hương
Ai còn thầm nhớ thương hoài »
(Nhạc và lời của Lê Mộng Nguyên)
 
Nhạc sĩ  Lê Mộng Nguyên hoài niệm (tiếp theo *)

Về thời tiết ở Huế, ngoài ra vẻ đẹp của kinh thành nhà Nguyễn, Tùy bút Thanh Vân thở than… : « Còn cái mưa ở Huế thì Nguyễn Bính cũng phải thua :
 
Trời mưa ở Huế  sao buồn thế
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Trời mờ ngao ngán một loài mây
………………………………………..
Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập Đá mênh mang bến nước đầy
(Trời mưa ở Huế) »
 
Trong bốn ngày từ Sài Gòn tôi trở lại quê hương thăm gia đình ở Huế đường Gia Long, trời cũng mưa dầm dề như thường lệ. Tôi đã diễn tả nỗi lòng ngày xưa trong nhạc phẩm tiền chiến « Mưa Huế », viết trong đêm mồng 06 tháng 09 năm 1949… « Mưa Huế » với nhiều sáng tác khác của tôi trước 1954 (Hiệp định Genève-1954, chia đôi nước VN : « République démocratique du Vietnam » (communiste)  trên vĩ tuyến 17 và « République du Vietnam » (nationaliste) dưới vĩ tuyến 17 (cựu kinh đô nhà Nguyễn thuộc lãnh thổ quốc gia) : 
 
Trời âm u mưa rơi, buồn ơi quá buồn !
Đông sầu giăng khắp nơi ngoài hiên tối mờ
Ai là người gió sương ?
Dòng Hương trôi tâm tư, đời ta xế tà
Như thuyền mất bến xưa
lờ lững buông trôi theo tình đời úa phai
 
Trời mưa trên phố xưa dầm dề
Chiều nay ta một mình ước mơ
Mưa róc rách ngoài hiên
Mưa rơi trong lòng ta
Mưa trong tâm hồn ta
Sao người yêu thương ngàn dặm, sao người cứ đi ?
 
 Sấm sét bất chừng cho ta kinh hoàng
Mưa rơi không ngừng
Xa xăm ngàn dặm lạnh giá
Gió reo rắt sầu, trên mi u hoài
Ai đi không về
Mây bay gieo sầu chờ mong…
 
(MƯA HUẾ - ST Lê Mộng Nguyên, CS Quốc Duy trình bày với hòa âm Võ Công Diên trên Site http://ngocanchieu.net từ ngày thứ tư 17/04/2013 – 19:36) :
 
Trời mưa dầm dề không những ở Huế mà còn trong những vùng lân cận. Chuyến đi  máy bay từ Sài Gòn phải hạ xuống phi trường Đà Nẳng (bởi vì phi trường Phú Bài-Huế có thể xem như  không còn nữa, lý do bị tàn phá bởi bom đạn Việt cộng bao vây. Hồng quân đã mấy lần nhắm bắn máy bay thương mại từ kinh thành VNCH chở khách du lịch thăm viếng cố đô. Thành thử phi cơ của chúng tôi phải ngưng lại ở Đà Nẳng (cựu Tourane). Tôi có ghi lại trong hồi ký bằng Pháp ngữ như sau :
 
« … De Saigon à Da-Nang  (d’après Petit Robert 2, 1989 : V. et port du Vietnam (Sud), cap. de la province de Quang Nam, au S. de la baie de Tourane – anc. nom de la V.), à 80 km au S.-E. de Hué…- La ville fut le siège de combats entre Américains et Vietnamiens du Nord)…, le seul avion qui reste de la Compagnie Air Vietnam (après l’attentat qui avait cỏté la vie à 70 voyageurs civils) nous a transportés mon frère Lê Mộng Đào et moi, à 2000 mètres d’altitude  au-dessus d’un pays dont les paysages restent d’une beauté verdâtre en dépit de la guerre. Les forêts tropicales, les rivières, la mer également ne cessent de défiler doucement sous nos yeux : aucune trace du drame du moins apparemment, aucune bombe, aucune fumée ne vient perturber la sérénité de ce beau pays, vu du ciel. Alors qu’il a fait chaud au moment de notre départ de Tân Son Nhât, la frai^cheur puis le froid nous saisissent au fur et à mesure que nous nous approchons de Da-Nang. Le ciel devient de plus en plus gris, de plus en plus bas et la pluie depuis un certain temps a commencé de fouetter les lucarnes de l’avion, du dehors.
 
Nous arrivons ainsi à Da-Nang après deux heures de trajet environ. Il pleut à verse et dans l’autocar très inconfortable d’Air Vietnam qui nous conduit vers la gare de taxis, j’ai pu pendant ce trajet, contempler avec tristesse la ville noyée sous la pluie, la ville de couleur de brique, noirâtre, mais qui continue d’être animée – dès 9 heures du matin déjà, par les marchés tout au long des rues, sur les trottoirs et les grandes places d’où notre voiture a eu beaucoup de difficultés à se frayer un chemin.
 
Nous avons du^ attendre une heure environ avant d’obtenir deux places dans la voiture-taxi qui va faire le trajet de Da-Nang à Hué, sous la pluie et dans le brouillard. C’est une traction-avant Citroen, vieille au moins de trente ans et qui marche – je ne sais – par quelle opération du Saint-Esprit. Le taxi contient deux places à côté du chauffeur, la banquette-arrière étant compartimentée en deux afin de pouvoir loger encore huit personnes. Nous avons du^ louer toute une rangée de quatre places pour pouvoir ranger nos sacs et valises (2400 piastres en tout). Après avoir parcouru une région plate au travers de laquelle la route est bordée de restaurants, de camps de réfugiés, de missions catholiques et protestantes, de pagodes, et encore de marchés…, nous commençons notre ascension du terrible Col des Nuages la nuit.
 
La voiture-taxi s’est arrêtée à trois reprises, deux fois pour une panne (il fallait s’y attendre), une fois pour être ravitaillée d’eau puisée dans un petit étang artificiel situé en bordure  de la route. Il pleut sans arrêt, et plus on monte, plus le brouillard se fait épais tandis que la route sinueuse devient invisible. Et pourtant le conducteur, imperturbable, continue. J’ai l’impression qu’il connai^t tellement bien son chemin qu’il peut diriger son engin les yeux fermés. Nous avons aussi les yeux fermés, mais pour prier… Dans ces moments-là seuls, la prière pourrait apaiser nos peurs et nos inquiétudes. Dire qu’il suffirait d’une seconde d’inattention ou de maladresse du chauffeur-taxi pour que la voiture tombe du haut de la falaise et nous connai^trions alors les apaisements du néant.
De temps à autre, nous sentions la route cahotante. On dirait que la voiture a rencontré des obstacles : des affaissements sur la voie provoqués sans doute dans la nuit par des tirs de roquette ? Nous n’avons rien vu, à part la brume. Une sensation à la fois désagréable et agréable, un certain flottement psychologique et mental se sont emparés de nos corps, de nos âmes… Dire que j’ai fait plus de 13 mille km pour venir m’échouer ici et mourir peut-être…
 
(còn tiếp số sau)
 
Nhạc Sĩ  LÊ MỘNG NGUYÊN
 
*X Đối Lực, No 143, trang 12-13  - Février 2013
 
 
 
 

KIÊM ĐẠT * THAT LUÔNG


THAT LUÔNG: KỲ QUAN PHẬT GIÁO
Kiêm Đạt

  
Á Châu là nơi phát sinh, phát triển Phật Giáo. Tuy trải qua nhiều cuộc thăng trầm cũng như phân hoá, tuy nhiên, vẫn lưu lại nhiều công trình kiến trúc lớn lao: Borobudur tại Indonesia, Angkor, Pagan tại Kampuchia, Chùa Vàng tại Thái Lan, Sanchi, Bồ đề Đạo Tràng tại Ấn, Potala tại Tây Tạng, Đôn Hoàng tại Trung Quốc, That Luông tại Lào.
Về That Luông, truyền thuyết Phật Giáo có kể lại rằng:  Vào năm 326 Phật Lịch thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên) năm nhà sư người Lào là Phạ Maha Lattanathela, Pha Maha Chumlalattatnathela, Pha Maha Suvannappasathatthela, Phạ Maha Chunlaxuvannapasathatthela và Pha Maha Xangkhavixatthela sau khi du học tại Ấn Ðộ trở  về nước, họ có mang về chiếc đầu gối của đức Phật.
Năm vị sau nầy đến Mường Vientiane và thuyết phục Châu Mường là Chămthabuli Paxitthisac cho dựng That Luông để  cất giữ xá lợi của Phật. Châu mường vui sướng nhận lời và cho dưng lên ngôi tháp Ðại Phật Tích (That Luông).
Trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất của  vùng Ðông Nam Á, thì That Luông tiêu biểu cho nền kiến trúc và điêu khắc cổ của xứ Lào (tên cũ là Lang Xang). That Luông theo nghĩa tiếng Lào là “Ngôi tháp vĩ đại”, được xây dựng trong tời kỳ lịch sử đáng ghi nhớ của đất nước Lan Xang, thời trị vì của nhà vua Xệt Tha Thi Lạt.
Vào năm 1911, trong khi nghiên cứu về That Luong, nhà khảo cổ học Henri Parmentier người Pháp đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã chùm lên và che lấp một ngôi chùa cổ.
Xệt Tha Thi Lạt là vị vua trẻ tuổi tài ba, một trong những đấng minh quân của dòng họ Pha Ngừm. Con cháu Pha Ngừm dược kế thừa ngôi vua của đất nước nầy. Cha của Xẹt Tha là hậu duệ đời thứ tám của Pha Ngừm, được thừa kế ngôi vua bên vợ là vua của nước Lan Na (một trong những tiểu quốc của Tày-Thái).
 
 Sau nầy, ngôi của hai nước được truyền lại cho Xệt Tha Thi Lạt.
Việc cáng đáng một lần cả hai ngôi vua cách xa nhau hàng trăm dặm đã gây nên nhiều khó khăn cho nhà vua trẻ. Do những tranh chấp  về quyền lực mà một số nhân vật trong phe Cựu hoàng đã kết thân với nước Miến Ðiện để mượn tay nước nầy tôn phò nữ hoàng Chi Ra Pa Tha – dì ruột của vua Xệt Tha Thi Lạt – lên ngai vàng một cách dễ dàng.
 Naga pha that luang1.jpg
Cũng từ đó, quân Miến Ðiện đã không ngừng tấn công xâm phạm lãnh thổ của Lan Na và Lan Xạng. Quốc Vương Xệt Tha Thi Lạt đã tiến hành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, tổ chức quân đội.
 Cùng với việc dời kinh đô đến Luang Prabang về Vientiane, một loạt những công trình kiến trúc lớn và đẹp nhất đã được xây dựng, trong đó, đứng đầu là That Luông.
That Luông được xây dựng trong suốt ba năm 1563-1566, trên nền của một ngôi chùa cũ  vách thủ đô Vientiane chừng hai cây số. Ðây là một trong những ngọn tháp lớn nhất của đất nước Lào, với diện tích đánh là 90m X 90m, cao 45m. Khối trung tâm có đế là một đài sen hình vuông với những cánh vàng nở tung ra bốn phía.

Trên đài sen là một bệ cao, cũng xây theo hình vuông và cấu trúc theo dạng từng lớp, lớp dưới là những nấc vuông, càng lên cao càng nhỏ lại rồi phình ra, thành một gờ nổi lớn, làm thành giá tựa cho khối hình quả bầu thon thả ở trên.
Miệng của quả bầu đỡ một tháp nhỏ, có đỉnh nhọn vút lên nền trời xanh thẳm. Toàn bộ khối trung tâm nhuộm một màu vàng rực rỡ. Theo truyền thuyềt thì xưa kia khối nầy được lợp bằng vàng lá.
Khối đỉnh được dựng trên một nền cao to, có bốn mặt cong như hình bán cầu, bề mặt trơn láng, phủ một màu trắng xoá. Bao quanh khối cong đó là 30 ngọn thạt nhỏ màu  vàng có hình dáng tương tự như khối đỉnh bên trên.
Những thạt nhỏ nầy được đặt lên trên một bệ hình chóp cụt màu trắng, bốn thạt ở bốn góc cao hơn so với thạt bên cạnh. Trên mặt các thạt nhỏ có ghi những câu “Ba La Mật” (Paramita), bằng tiếng Pali.
Chung quanh các thạt nhỏ là hồi lang vuông, có lan  can baoi bọc ở phía ngoài. Trên dãy lan cao có 228 hình lá nhọn, giữa mỗi lá có một khám nhỏ, trong có đặt một pho tượng Phật đứng. Mỗi mặt lan can có trổ một ô cửa hình cánh cung, trên vòm có trang trí hình tháp nhọn. Ở bốn góc của lan can cũng có bốn tháp nhọn và cao.
Hồi lang tiếp theo  cũng được trang trí tương tự như thế, nhưng trên bốn trục chính, còn có bốn ngôi đền với dãy tam cấp được trang trí hình thủy quái Maccara và rắn thần Naga.
Toàn bộ ngôi tháp dược ngăn cách với không gian  chung quanh bằng một dãy hồi lang  vuông lớn như một cái sân, có tường cao bao bọc và có bốn cổng. Những tường hồi lang của Thap Luông đều được tô màu xám.
That Luông là mô hình  tháp Phật Giáo có nguồn gốc từ Ấn Ðộ, là hình ảnh  tượng trưng cho ngọn núi Tu Di (Meru), mà đỉnh trung tâm chính là đỉnh thần sơn Meru.
Các tháp nhỏ bao quanh là những vòng núi, những bậc tam cấp có hình thủy quái là đại dương. Ðây cũng là hình ảnh của cõi Niết Bàn, mà những vị sư Phật Giáo Tiểu thừa mường tượng ra khi thiền định.
Phật Giáo Tiểu Thừa quan niệm rằng: Niết bàn là nơi giải thoát con người khỏi ba loại khổ gắn liền với ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nhằm đạt đến trang thái vô tướng (anamitta) và siêu thế giới. Ba vòng hồi lang của That Luông là hình ảnh của tam giới và khối trung tâm chính là siêu thế giới.
Theo những bộ kinh sách Tiểu Thừa Phật Giáo, như tập “Túc Sanh Truyển” (Jataka) và kinh Mahaboahivamsa, thực hành 10 hạnh Ba La Mật là con đường duy nhất tác thành Phật (Buddha Kàraka). Mười hạnh đó là: Bố thí, Giới, ly dục, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, sự thật, phát nguyện, từ bi, hỹ xả.
Cấu trúc mô hình của That Luông kết hợp với tỉ lệ phân bố hài hoà giữa những đường nét và màu sắc, tạo ra cho ngôi tháp nầy có một sắc thái kiến trúc riêng của Lào khá đặc biệt của vùng Ðông Nam Á.
Hình dáng cao  vút như mũi tên của đỉnh That Luông không làm cho nó tách rời, mà lại còn hoà nhập vào khối trung tâm, như một thể hoàn chỉnh, mặc dù nó gợi cho người xem phảng phất hình bóng của các tháp Thái Lan trong triều đại Ayuthya ở vào thế kỷ 15 đến thế kỷ 18.
Khồi thân hình bán cằu của tháp thoạt trông có vẻ quy mô, bề thế, giống như tháp Sanchi của Ấn Ðộ, nhưng cái khối lớn lao ấy lại được bao bọc bởi ánh hào quang của một  vòng tháp vàng rực rỡ, làm cho nó giống như cái nhụy nổi của một đoá hoa thần tiên kỳ lạ.
 Cuối cùng là chân tháp với những vòng hồi lang liên tiếp và các tháp nhỏ chung quanh  nhác trông như  hình Kim tự tháp nhiều bậc thường thấy ở những tháp Miến Ðiện, nhưng các hồi lang của That Luông có vẻ rộng rãi, phóng khoáng hơn.
 Tất cả những hình ảnh ấy càng trở nên sinh động hơn,  ấn tượng hơn, bởi các sắc màu phủ lên chúng: màu vàng chói chang như nắng, hừng hực như lửa của vòng thạt nhỏ bao quanh, màu trắng xoá như tuyết của khối bệ ở dưới và màu xám thâm trầm, uy nghiêm của các nền tường hồi lang, đã làm cho That Luông thật uy nghi, gợi cảm và thanh nhã.

That Luông được đánh giá như một công trình văn hoá mang tính tôn giáo sâu sắc, biểu tượng cho trí tuệ và óc sáng tạo của người dân Lào. Hàng năm, cứ vào mùa trăng tròn tháng mười một dương lịch, hội That Luông được tổ chức và kéo dài suốt 3 đêm với những nghi lễ long trọng: mở đầu là lễ Tắm Phật, Lễ Dâng cơm, Lễ Cầu phúc, giảng kinh... cuối cùng là Lễ Rước nến.
Trai gái già rẻ thắp nến dâng hoa quang That. Họ cầu xin Phật Trời ban cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong tâm linh của mỗi người dân Lào, lúc nào cũng sáng bừng lên ngọn lửa vàng cuồng nhiệt mà That Luông đã đốt lên từ những ngày hào hùng xa xưa của tổ tiên họ.
Ngày nay, nhân  dân Lào vẫn nhớ đến những hình ảnh đẹp đẽ của Xẹt Tha Thi Lạt - nguời anh hùng đã mở ra những ý tưởng để That Luông trở thành hiện thân của dân tộc Lào.
Một bài viết khác của nhà khảo cổ học, G. Coedes, đã viết về ngôi tháp danh tiếng nầy như sau:
“That Luông  là ngôi tháp lớn  chứa dựng thánh tích  Phật Giáo tại thủ đô  Vạn Tượng (Lào). Theo  những nguồn sử liệu  ghi chép lại đến ngày  nay thì vua Setthathilat  của Vương quốc Lan  xang, sau khi dời  đô từ Luang  Prabang về Vạn  Tượng năm 1566,  đã cho xây dưng That Luông trên một ngôi chùa  cũ cách Van Tượng vào hai cây số. 
“That Luong là một công trình đồ sộ gồm một tháp lớn hình qủa bầu,  đặt trên một cái đế là một  đài sen hình vuông với những cánh sen nở tung  ra bốn phiá,  bên dưới là  một cái bệ  khổng lồ hình bán cầu, nhưng lại tạo thành bốn múi có đáy vuông.
 “Trên miệng quả bầu đỡ một ngọn  tháp, chóp nhọn của ngọn tháp  được chát vàng và bốn  mặt cong  của tháp thì được  quết sơn trắng xoá,  trông ngọn tháp rất rực  rỡ. tất cả  nằm trên một  nền cao ba  bậc, có tường  bao  chung quanh.
 “Ngoài  cùng là một đường hành lang  có mái, giới hạn cho khuôn viên  vuông vức và rộng lớn của  That Luông với bốn cửa vào nằm chính giữa mỗi mặt.  Tháp chính  hình quả bầu không  phải đứng một mình,  mà đứng giữa  một khu có 30 tháp nhỏ bao  chung quanh.
“Các tháp nhỏ nầy có hình  dáng tương tự  như ngọn tháp ở giữa, đỉnh  các tháp nhõ cũng được  chát vàng  và thân tháp  quét sơn trắng.  Tuy kích thước  của các  tháp đều gần  bằng nhau, nhưng bốn tháp  ở bốn góc có bệ  cao hơn  nên nhô  cao hơn một  chút so với  các tháp nhỏ  bên cạnh.
 “Ở  mặt chính của  các tháp nhỏ  có ghi một  câu kệ Phật  Giáo, viết bằng tiếng Pali.  Chạy quanh các  tháp nhỏ là hồi lang vuông  rộng lộ thiên, có lan can cao ở phía ngoài.   Trên dẫy  lan can là 228 hình lá nhọn, giữa  mỗi lá có một khám nhỏ,  trong đặt tượng Phật đứng, nhỏ, bằng đất  nung. Mỗi mặt lan can có trở một ô cửa hình cánh cung và bên trên  có trang trí  hình tháp nhọn.
 Trong bốn cửa,  cửa phía  đông là cửa  giả, còn ba cửa kia có tam cấp dẫn xuống khu hồi lang bên dưới. Ở bốn góc lan can cũng có bốn tháp nhọn, cao;  hồi lang tiếp  theo ở phía dưới rộng  hơn và có hai bậc.  Lan can bao quanh cũng được  trang trí ở trên các hình lá  nhọn và tháp ở góc.
“Trên bốn trục chính có bốn ngôi đền nhỏ lợp bằng bộ mái ngọn hai lớp làm  cổng thông giữa hồi lang với  khu sân rộng bên dưới.
 Mỗi  đền cổng  đề có  dãy tam  cấp trang  trí bằng  hình quái vật  Makara hay hình rắn Naga.  Ngôi tháp được  ngăn cách với không gian bên  ngoài bằng một dãy  hồi lang vuông  lớn lộ thiên như cái sân,  có tường bao bọc chung  quanh và có bốn cổng.
“Các tường  hồi lang của That Luong đều được  tô màu xám.  That Luong  cũng như các tháp  Phật Giáo ở các  nơi khác, là hình ảnh tượng trưng cho hình núi vũ  trụ Tu Di (Meru): đỉnh trung tâm  là núi thần  Meru; các tháp nhỏ bao quanh  là các vòng núi; những bậc tam cấp hình thủy quá Makara  và rắn Naga biểu trưng cho nước  của Đại  Dương. 
“Theo quan niệm  của Phật Giáo Tiểu  Thừa mà người  Lào tôn thờ, thì  chỉ có một đức Phật duy nhất  trên cõi Niết Bàn  (chứng quả ở  tháp chính hay trên ngọn núi  thần Meru; những nhà  tu hành chứng quả cũng chỉ đạt  đến A La Hán (Arahat) (chứng quả  ở các tháp nhỏ có ghi câu kệ Ba La mật). Ba vòng hồi lang là hình ảnh tam giới (dục giới, sắc giới,  vô sắc giới) mà những người tu  hành phải trải qua. 
Cấu trúc mô hình của That Luông tuy là mô hình tháp Phật có nguồn  gốc Ấn  Độ, nhưng được  kết hợp với  tỉ lệ phân  bố hài hoà  giữa những đường nét và màu sắc đã tạo cho ngôi tháp nầy có một sắc thái  riêng của  nước Lào, không  giống như những  ngôi tháp Phật  Giáo khác ở Ấn Độ hay tại vùng Đông  Nam Á. Kiến trúc đồ sợ và độc đáo của That Luông  đã thể hiện tài năng sáng  tạo của người Lào sống cách đây 450 năm...”
   


 
Sách tham khảo:
Annual Report, Archeological Survey of Laos – Calcutta - 1915
The Art and Architecture of Laos  - B. Rawland – 1954
La Sculpture de That Luong – J. P. Vogel – Paris – 1930
The Art of Indian Asia – H. Zimmer –USA, 1955
Towards That Luong – H. Wales , London - 1937

No comments: