Friday, October 21, 2016

TIN TỨC -TRUYỆN KÝ

Saturday, June 8, 2013

TIN TỨC GẦN XA

 


Hiệp định TPP và Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Trung Quốc

Việt Long& Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2013-06-05
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
001_GR331735-305.jpg
Đồ họa cho thấy các thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận thương mại tự do Mỹ hậu thuẫn hiện đang đàm phán giữa 11 quốc gia.
AFP


Nguyên thủ của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hội họp hai ngày tại một trang trại ở California. Nghị trình thảo luận giữa lãnh đạo của hai nền kinh tế đứng đầu thế giới tất nhiên bao gồm hồ sơ kinh tế và cả Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu riêng về hồ sơ đó qua phần trao đổi do Việt Long thực hiện với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Việt-Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, mà người ta gọi tắt là TPP, có nằm trong nghị trình làm việc của Tổng thống Barack Obama với Chủ tịch Tập Cận Bình nhân cuộc gặp gỡ cuối tuần này tại California hay không? Chúng tôi nêu câu hỏi đó và đề nghị ông trình bày về bối cảnh của thượng đỉnh này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về bối cảnh chung, kinh tế thế giới chưa ra khỏi năm năm đình trệ, bên trong lại có quan hệ thiếu cân xứng giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, tôi thiển nghĩ rằng ưu tiên thảo luận vẫn xoay về kinh tế là hồ sơ có ảnh hưởng chính trị rất cao trong nội tình của từng nước.
Ngoài ra, hai nước còn có nhiều mâu thuẫn khác thuộc lĩnh vực an ninh. Như sự bành trướng quân sự của Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương khi Hoa Kỳ chủ trương "chuyển trục" về Đông Á. Hoặc khi "hắc khách", hay "hackers", xuất phát từ Trung Quốc lại đột nhập và ăn cắp thông tin lẫn kỹ thuật của doanh nghiệp hay cơ quan dân sự và quân sự của Mỹ. Mâu thuẫn ấy lại lồng trong bối cảnh quốc tế là sự bành trướng của Trung Quốc khiến nhiều xứ lân bang ưu lo và quan tâm đến phản ứng của Hoa Kỳ. Họ muốn biết Hoa Kỳ ứng xử ra sao với Trung Quốc và cân nhắc thế nào ưu tiên về kinh tế và an ninh của nước Mỹ trong khung cảnh chung của cả khu vực Đông Á hay Tây Thái Bình Dương. Chính là hai khía cạnh kinh tế và an ninh mới phần nào kết tụ vào một hồ sơ là Hiệp định TPP mà ông nêu ra.
Nếu Trung Quốc muốn trở thành cường quốc có trách nhiệm và trao đổi tự do với các nước thì việc tham gia vào một hiệp định chiến lược về kinh tế và về nhiều mặt khác là điều có lợi cho mọi người.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Việt-Long: Vẫn nói về bối cảnh, thưa ông, những người vừa lên lãnh đạo Trung Quốc kể từ Đại hội 18 vào Tháng 11 năm ngoái sẽ phải cải cách kinh tế từ cơ cấu. Đây là một ưu tiên của Trung Quốc để tránh động loạn ở bên trong như lãnh đạo Bắc Kinh đã nói ra từ nhiều năm nay. Liệu Hiệp định TPP có là cơ hội cải tổ không, nếu cho rằng Hoa Kỳ sẽ mời Trung Quốc gia nhập vòng đàm phán với các nước khác?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi của ông nêu ra một vấn đề lý thú mà người ta có thể hiểu ra khi rà soát lại hiện tình kinh tế của Trung Quốc.
Sau 30 năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ Đặng Tiểu Bình cải cách từ năm 1979, Trung Quốc đã bước qua hình thái kinh tế khác và không thể tiếp tục tăng trưởng trên 8% hay 9-10% như xưa. Vì vậy, yêu cầu chuyển hướng từ lượng qua phẩm với đà tăng trưởng thấp hơn là một đòi hỏi khách quan được đặt ra từ hơn năm năm trước mà vẫn chưa thể tiến hành và nay là trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo mới.
Khi có mức tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc đã có thêm phương tiện đầu tư vào quân sự và trở thành một cường quốc quân sự gây e ngại cho các lân bang đang có tranh chấp về chủ quyền. Ngày nay, lãnh đạo của họ đang bị lỡ trớn vì gặp nhiều bài toán nan giải.
Việt-Long: Ông nói về các bài toán nan giải của Trung Quốc, thưa ông đấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thứ nhất là kinh tế bên trong có nhiều nhược điểm phải cải sửa vì thiếu cân đối, bất công và không ổn định nên chẳng vững bền. Điều này, giới lãnh đạo đã công nhận nên họ mới nói đến yêu cầu chuyển hướng, nếu không thì xứ này sẽ bị nội loạn. Chúng ta đã có nhiều chương trình đề cập đến chuyện đó nên tôi xin khỏi nhắc lại ở đây.

Thứ hai, nếu phải giảm tốc độ tăng trưởng và tìm lực đẩy ở tiêu thụ nội địa hơn là xuất khẩu và đầu tư, trong khi hệ thống ngân hàng và các địa phương mắc nợ quá nhiều mà chẳng ai biết nổi là bao nhiêu, thì Trung Quốc có thể nào gia tăng ngân sách quốc phòng như xưa hay không?
Thứ ba, nói về phẩm hơn lượng, nếu phải dồn tiền giải quyết các vấn đề chồng chất, từ xã hội đến môi sinh, thì liệu quân sự sẽ ưu tiên tới mức nào? Một thí dụ là xứ này thiếu nước ngọt, nhiều mạch nước ngầm bị ô nhiễm sau mấy chục năm khai thác một cách cẩu thả và vô ý thức và các dự án thủy lợi hay thủy điện vĩ đại của họ là những quả bom nổ chậm. Cụ thể là thành phố Thiên Tân có 13 triệu dân đã phải lọc nước biển thành nước uống và năm 2011 đã mua một nhà máy của Israel với cái giá là bốn tỷ đô la để có nước ngọt với giá thành cao gấp đôi giá bán mà họ vẫn thiếu nước. Thành phố này cần một hệ thống lọc nước tốn đến 20 tỷ đô la.

Nếu kể thêm nhu cầu của nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, ta có thể suy ra số đầu tư cần thiết cho môi sinh. Khi ấy, Trung Quốc có còn dồn tiền vào chiến cụ hay quân đội chăng? Tôi nghĩ rằng nhiều phần thì họ sẽ tiếp tục như vậy và gây ra hai vấn đề song hành là khó khăn bên trong và sự nghi ngại của các nước ở bên ngoài. Nói đến bên ngoài, ta trở lại chuyện TPP.

Bài toán của TQ
image.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama nâng ly cùng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong một bữa ăn tối tại Nhà Trắng hôm 19/1/2011. AFP photo
 
Việt-Long: Trở lại hồ sơ Xuyên Thái Bình Dương, chúng ta biết là có bốn nước nguyên thủy là Brunei, Chile, New Zealand; rồi thêm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam từ năm 2008; sau đó có Malaysia, Mexico và Canada rồi mới đến Nhật và sau này sẽ còn vài xứ Thái Bình Dương khác. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc chưa được mời tham gia. Liệu trong thượng đỉnh lần này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đôi bên có thể thỏa thuận về việc đó không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta không quên là cũng như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, xứ nào tham dự Hiệp định TPP đều phải có sự đồng ý của từng thành viên, chứ không riêng gì Hoa Kỳ. Nước Mỹ có sức nặng kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn nhất nên sự đồng ý tất nhiên là có ảnh hưởng tới quan điểm của các nước khác, nhưng các nước kia cũng có yêu cầu của họ. Thí dụ là trước khi đặt chân tới Hoa Kỳ, ông Tập Cận Bình đã tới Mexico để chủ yếu thảo luận việc khai thông ách tắc về ngoại thương và đầu tư giữa hai nước. Trong đề mục thảo luận hôm Thứ Ba vừa qua cũng có nạn Trung Quốc vi phạm luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ khi Mexico ra khỏi chiến lược xuất khẩu năng lượng mà trở thành một trung tâm chế biến có thể cạnh tranh với Trung Quốc không chỉ nhờ nhân công rẻ mà còn vì năng suất cao và lại tiếp cận với hai thị trường lớn ở Bắc Mỹ. Các thành viên khác cũng thế, họ đều có vấn đề với lề lối làm ăn của Trung Quốc và sẽ đòi hỏi nhiều điều kiện cải sửa khá gắt gao thì mới đồng ý.
Việt-Long: Thưa ông, chúng tôi xin đặt ngược vấn đề là cả Chủ tịch Tập Cận Bình lẫn Thủ tướng Lý Khắc Cường của Bắc Kinh đều nói đến yêu cầu tái cấu trúc kinh tế và việc cải cách đó cũng phù hợp với quy tắc tự do kinh tế của Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương. Nếu như vậy thì việc Trung Quốc gia nhập hiệp định này cũng có lợi cho nỗ lực cải cách của họ chứ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và đấy mới là điều kẹt cho lãnh đạo Bắc Kinh!
Chúng ta hãy nhìn sự thể như thế này, Hiệp định TPP sẽ kết hợp các nước Á Châu với các nước Nam Bắc Mỹ ở bên kia biển Thái Bình. Riêng khu vực Á Châu Thái Bình Dương đã quy tụ 60% sản lượng kinh tế và phân nửa số giao dịch ngoại thương của toàn cầu nên là thị trường rất lớn mà Trung Quốc không thể vắng mặt, nhất là khi đã có hai nền kinh tế hạng nhất và hạng ba là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng Hiệp định này dự trù xoá bỏ đến cả vạn điều khoản về thuế quan và gần ba chục chương trình cải cách đang được các nước liên tục đàm phán. Trong số này có vai trò của khu vực kinh tế nhà nước, có quy chế lao động và bảo vệ môi sinh hay quyền sở hữu trí tuệ, là loại vấn đề thật ra là sinh tử cho Trung Quốc vì đụng chạm vào quyền lợi của các nhóm lợi ích bên trong hệ thống kinh tế chính trị của họ. Một thí dụ khác là chế độ kiểm soát ngoại hối của Bắc Kinh với cách duy trì đồng Nguyên quá thấp nhờ ràng giá vào đô la Mỹ.
Nếu Trung Quốc muốn trở thành cường quốc có trách nhiệm và trao đổi tự do với các nước thì việc tham gia vào một hiệp định chiến lược về kinh tế và về nhiều mặt khác là điều có lợi cho mọi người. Nhưng nếu tham gia thì phải cải cách mạnh hơn và đấy mới là vấn đề cho Bắc Kinh.
Việt-Long: Nếu như vậy và nhìn từ giác độ của lãnh đạo Bắc Kinh, sáng kiến về hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP có là một phần của chiến lược be bờ ngăn cản Trung Quốc không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta không quên rằng sáng kiến này xuất phát từ bốn nước nhỏ tại vành cung Thái Bình Dương và chỉ có sự tham dự của nước Mỹ từ năm 2008 với tầm ảnh hưởng mở rộng hơn một thỏa thuận về mậu dịch. Sau đó, các nước khác như Canada, Mexico hay Nhật Bản mới cân nhắc lợi hại, là muốn có lợi thì phải cải cách và ra khỏi lối suy tính bảo hộ ở  bên trong.
Ban đầu thì lãnh đạo Bắc Kinh có thể bị tự kỷ ám thị và bệnh "tự bế" hay "autistic" vì cái nhìn thiên lệch về thế giới bên ngoài nên cho rằng đó là âm mưu be bờ hay vây hãm của Hoa Kỳ. Họ không thấy là chính sự bành trướng ảnh hưởng quân sự và uy hiếp xứ khác mới gây phản ứng ngược từ một chuỗi quốc gia lân bang, khi Hoa Kỳ còn bận tâm về chuyện khủng bố. Ngày nay, khi nước Mỹ cố rút chân khỏi hậu quả đắt đỏ của cuộc chiến chống khủng bố và chú ý hơn đến Á Châu thì đã có sự hưởng ứng và kêu gọi của các quốc gia nói trên, từ Nhật Bản qua nhiều nước ASEAN đến Úc và Ấn Độ. Sự hưởng ứng này đến từ các nước chứ không do Hoa Kỳ vận động. Trong khung cảnh đó, Hiệp định TPP là một mặt thiết thực của quan hệ quốc tế dựa trên quyền lợi kinh tế và nếu thấy có lợi thì tham gia mà muốn tham gia thì phải cải cách.
Việt-Long: Kết luận của ông về hồ sơ TPP này là gì đặt trong mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ là Bắc Kinh mắc bẫy do chính họ giăng ra cho các nước.
Dù bên trong gặp nhiều trở lực khi cần tái cơ cấu kinh tế, lãnh đạo của họ vẫn cứ tuyên truyền về thiện chí hợp tác kinh tế một cách hòa bình tử tế với các nước. Bây giờ, hiệp định TPP là cơ hội chứng tỏ sự thành tâm cải cách và làm ăn tử tế với các nước. Hoa Kỳ có thể lờ hẳn các vụ hăm dọa hay ăn cắp kỹ thuật mà nhũn nhặn đề nghị tham dự kế hoạch TPP khiến Trung Quốc thay đổi mà khỏi bị mang tiếng có ý đồ bao vây hay có âm mưu gọi là "diễn biến hòa bình". Ta nên theo dõi chuyện đó mà suy ngẫm về cách hành xử của Việt Nam.
Việt-Long: Chúng tôi cũng mong bàn luận về Việt Nam trong bối cảnhi tương tự trong một kỳ phát thanh sau này. Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
 
 Nữ công nhân Việt Nam ở Đài Loan bị bóc lột sức lao động
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-06-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Viện Dưỡng Lão Thần Quang ở thành phố Đào Viên, Đài Bắc
Viện Dưỡng Lão Thần Quang ở thành phố Đào Viên, Đài Bắc
RFA file photos
Nghe bài này
Thành phố Đào Viên, cách thủ đô Đài Bắc khoảng một trăm kilômét, là nơi mà từ khi có làn sóng nam nữ công nhân Việt sang Đài Loan lao động hoặc những cô dâu trẻ Việt theo chồng về nước, thì cũng đã có sự hiện diện của Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam.

Làm việc từ 12 đến 14 tiếng một ngày
Hơn một thập niên qua, Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam được đánh giá thành công trong việc giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi cho rất nhiều người từ trong nước sang Đài Loan tìm kế sinh nhai mà chẳng may bị bóc lột sức lao động hay gặp những hoàn cảnh trớ trêu khác.
Tuần qua, vào khi báo chí ở Đào Viên đồng loạt đưa tin về một trường hợp vi phạm luật lao động nghiêm trọng tại Viện Dưỡng Lão Thần Quang trong thành phố này, thì giám đốc Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt, linh mục Nguyễn Văn Hùng, cũng đã tiếp nhận một lúc mười hai công nhân gồm mười người Việt, một người Indonesia và một người Philippines. Những công nhân này đến xin tá túc và nhờ văn phòng can thiệp giúp đỡ về mặt pháp lý. Trên các mặt báo phát hành tại Đào Viên, người ta đọc thấy tên giám đốc Viện Dưỡng Lão Thần Quang, người đã buộc công nhân làm việc từ 5 giờ sáng đến 10 giờ tối mỗi ngày, là bà Dương Mẫu Chân, với sự hợp lực của con trai bà ta là Hứa Chí Dương.
Viện dưỡng lão Thần Quang luôn có trên một trăm người già bệnh tật và đau ốm, được Sở Xã Hội Đào Viên gởi tới để được chăm sóc. Mặt khác, đây cũng không phải là một cơ sở miễn phí vì mỗi người già tới ở đó đều phải trả mỗi tháng hai mươi tám hoặc ba chục nghìn Đài tệ, tương đương một nghìn đô la Mỹ. Lời linh mục Nguyễn Văn Hùng:
Tôi và những bạn cùng làm việc với tôi phải lao động rất cực nhọc. Thoạt đầu tôi hoảng kinh khi nhận ra một người phải chăm một lúc cả ba chục ông bà lão. Chủ nhân đối xử với chúng tôi không tốt, làm việc thì mười hai đến mười bốn tiếng mỗi ngày, thức ăn không có, không có ngày nghỉ
người công nhân Philippines
Những người công nhân Việt Nam đã liên lạc với văn phòng, sau đó chúng tôi tìm hiểu và biết thêm sự nghiêm trọng của vấn đề. Đó là việc này xảy ra cũng khá lâu nhưng không có sự giúp đỡ đến nơi đến chốn. Chúng tôi đã sử dụng luật chống bóc lột sức lao động của con người và đã liên lạc với bên cảnh sát để báo cho họ biết. Hiện cảnh sát và tòa án đã tới viện dưỡng lão này và đã cứu tổng cộng mười hai công nhân nước ngoài đang làm việc ở đó. Hiện họ đã cho những công nhân này tạm trú ở nơi an toàn. Cảnh sát đã lấy lời khai của các nạn nhân , họ đã tiến hành thủ tục pháp lý để đưa lên tòa án sự việc này.
Các nữ công nhân Việt chuận bị lên đường lao động nước ngoài (ảnh minh họa)
Các nữ công nhân Việt chuận bị lên đường đi lao động nước ngoài (ảnh minh họa)
Theo quan sát của tôi, về sự can đảm và theo đuổi công bằng, thì có lẽ người Việt Nam là mạnh mẽ nhất ở Đài Loan này. Và bởi vì họ mạnh mẽ cho nên họ cũng bị chủ có những biện pháp đối xử cũng khác với những người thuộc các sắc tộc khác. Còn liên quan đến bóc lột thì cả người nước ngoài, gồm người Indonesia và người Philippines, tôi thấy họ cũng bị bóc lột như nhau.
Sự lạm dụng và mức độ bóc lột tại viện dưỡng lão Thân Quang được người công nhân Philippines, vừa nhận việc hồi cuối tháng trước, mô tả:
Tôi và những bạn cùng làm việc với tôi phải lao động rất cực nhọc. Thoạt đầu tôi hoảng kinh khi nhận ra một người phải chăm một lúc cả ba chục ông bà lão. Chủ nhân đối xử với chúng tôi không tốt, làm việc thì mười hai đến mười bốn tiếng mỗi ngày, thức ăn không có, không có ngày nghỉ, đã vậy còn phải lau chùi dọn dẹp, làm đủ thứ việc hết…
Làm y tá bất đắc dĩ
Cũng từ văn phòng của linh mục Nguyễn Văn Hùng, một chị công nhân quê ở Hải Dương, qua Đài Loan làm công việc chăm sóc đỡ đần người già trong viện dưỡng lão Thần Quang hơn một năm nay, xác nhận:
Chúng em làm một ngày mười hai đến mười bốn tiếng, nếu mà ca đêm thì một người chăm khoảng tầm 70 người, còn nếu ca ngày thì một người chăm khoảng tầm 20 người. Nhưng mà 20 người đấy chúng em không thể chăm tất. Thí dụ một tầng 45 người thì hai người chăm nhưng mà một người phải đi làm ngoài, đến giờ về cho các cụ ăn thôi, chứ không phải 2 người chăm 45 người mà ở chăm các cụ suốt, nghĩa là còn phải đi ra ngoài làm việc cho nhà chủ, nhổ cỏ hay dọn nhà cho nhà chủ ở bên ngoài.
Bảng hiệu Viện Dưỡng Lão Thần Quang ở thành phố Đào Viên, Đài Bắc. Files photos
Bảng hiệu Viện Dưỡng Lão Thần Quang ở thành phố Đào Viên, Đài Bắc. Files photos

Bên cạnh đó, mỗi công nhân phải thay phiên nhau nấu cơm trong viện dưỡng lão, ít thì 130 người và nhiều là 150 miệng ăn:
Vì ca đêm không có y tá, tất cả các việc công việc chúng em phải làm hết, thí dụ như chích thuốc hoặc là cắm ống tiểu với lại cắm ống đường mũi ăn là chúng em đều phải làm hết. Tiêm chích cho các cụ, tức là chích thuốc, chúng em đều phải làm hết
chị công nhân quê ở Hải Dương
Phải nhanh thôi, chạy suốt, không được nghỉ ngơi một tí nào, phải làm thật nhanh.
Cần nhắc khi ký hợp đồng sang Đài Loan thì công việc của các chị được ghi rõ là giúp đỡ người già yếu trong viện dưỡng lão, tức là không kiêm những việc về chăm sóc sức khỏe như y tá. Tuy nhiên, vẫn lời chị công nhân ở Hải Dương, viện dưỡng lão này chỉ có bốn y tá nhưng họ chỉ làm việc ban ngày chứ không ở lại trực đêm:
Vì ca đêm không có y tá, tất cả các việc công việc chúng em phải làm hết, thí dụ như chích thuốc hoặc là cắm ống tiểu với lại cắm ống đường mũi ăn là chúng em đều phải làm hết. Tiêm chích cho các cụ, tức là chích thuốc, chúng em đều phải làm hết.
Để công nhân có thể làm được những việc mà đáng lý y tá phải làm, bà giám đốc Dương Mẫu Chân bắt y tá dạy cho các chị.
Chứ không bày thì chúng em làm sao biết mà làm, chúng em phải làm hết.
Cơm thừa canh cặn
Làm việc quá giờ với đồng lương không biết đường nào mà tính, chị kể tiếp, tiền tăng ca cũng không được thanh toán sòng phẳng:
Đến mùng 5 hàng tháng là chúng em lãnh lương, họ không hứa như thế nào cả. Chúng em cũng không biết họ tính làm sao, nhưng mà đến tháng lương thì bình quân người nào cũng có tăng một ngày hai tiếng, nhưng người ta chỉ trả lương tăng ca có một tiếng. Nhưng mà chúng em tính ra là một tháng chúng em không nghỉ ngày nào và tính bình quân tăng ca là 60 tiếng.
Còn buổi trưa ăn cơm mười lăm, hai mươi phút xong không được về phòng nghỉ, giờ đấy đánh thẻ nghỉ chúng em cũng không được nghỉ mà phải trông các cụ và chúng em không có tiền.
Công nhân làm ca đêm trong viện dưỡng lão Thần Quang không được cung cấp thức ăn tối. Buổi sáng, những món điểm tâm của họ đơn giản chỉ là:
Nếu như bà ấy đi ra ngoài...thừa thịt gà, thừa cổ cánh hoặc là người ta gặm còn thừa còn cái xương không thì bà cũng mang về rồi dặn “ hôm nay có đồ ăn rồi không phải nấu nữa”. Nếu người nào ăn sớm thì còn được cái cánh gà, người nào ăn sau thì phải gặm lại cái mà người ta ở nhà hàng người ta đã gặm rồi
Một công nhân
Có hôm được hai quả cam bằng đầu ngón chân cái, lắm hôm được hai cây kẹo, lắm hôm là một gói bin bin, nghĩa là vài cái phổng của trẻ con nó ăn . Đấy là đồ ăn sáng của chúng em. Còn buổi ăn trưa với buổi ăn tối người ta chỉ cho một món rau, có gà thì một miếng thịt gà, có trứng thì một quả trứng. Nếu bữa nay là một miếng thịt gà thì bữa sau là một quả trứng, cứ thế thay đổi, không có món gì khác.
Nhưng nếu vì ăn uống không đủ mà phải mua thức ăn ở ngoài thì mọi người bị bà Dương Mẫu Chân mắng mỏ . Bà chủ này thậm chí cấm công nhân đi ra ngoài:
Nếu chúng em mua đồ ăn ngoài mà bà ấy nhìn thấy mua nhiều là bà cũng mắng chúng em đấy. Vì là chúng em không được đi ra ngoài mà chỉ có gởi bộ đội hoặc y tá họ đi ăn cơm trưa họ mua cho. Chúng em toàn phải ăn như thế, còn nếu như bà ấy đi ra ngoài, đi ăn nhà hàng về thí dụ thừa thịt gà, thừa cổ cánh hoặc là người ta gặm còn thừa còn cái xương không thì bà cũng mang về rồi dặn “ hôm nay có đồ ăn rồi không phải nấu nữa” . Nếu người nào ăn sớm thì còn được cái cánh gà, người nào ăn sau thì phải gặm lại cái mà người ta ở nhà hàng người ta đã gặm rồi.
Ngoài vấn đề tiền lương trả không đúng mức, lao động quá giờ qui định, ăn uống thiếu thốn, có lẽ thói keo kiệt bủn xỉn và thiếu tình người của bà Dương Mẫu Chân khiến các công nhân Việt lẫn ngoại quốc ở Viện Dưỡng Lão Thần Quang bất mãn, chán ghét, dẫn tới quyết định bỏ đi và tìm tới Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý của linh mục Nguyễn Văn Hùng:
Còn như là đồ ăn của nhà bà ấy ăn xong, ba bốn bữa là nó thiu, nó chua nó chảy ra thì bà cho chúng em ăn. Nếu chúng em không ăn được nữa thì bà bảo người nấu cơm là đổ vào rau nấu cho các cụ. Đấy là em nói thực tế, không sai một tí nào.
Vì chúng em đã điện đến Bộ Lao Động lần thứ hai thứ ba rồi, giải quyết không được nữa. Nhờ bạn bè thì bạn bè mach đến chỗ cha Hùng nhờ cha giúp. Mười hai người chúng em theo tất bên cha Hùng. Đã thoát ra được thì làm sao mà chúng em dám về đấy nữa, bà ấy ăn ở như thế làm sao chúng em sống nỗi. Trước mắt thì không biết có bệnh hay không nhưng mà ăn uống như thế chúng em sẽ sinh bệnh.
Như vậy, ngoài hai người Đài Loan ra, còn lại một người Indonesia, một người Philippines mới qua tháng trước, cộng thêm mười nữ công nhân Việt Nam, thì tất cả đã bị bà giám đốc Dương Mẫu Chân, đồng lõa cùng con trai Hứa Chí Dương, bóc lột từ miếng ăn cho tới sức lao động một cách nghiêm trọng từng ngày như chị công nhân thứ hai kể lại:
Quê của em ở Thanh Hóa, em qua làm việc ở viện dưỡng lão đó gần hai năm rồi. Thì bọn em có biết đâu, sang đây đóng mất bao nhiêu là tiền. Kiếm tiền thì sợ chủ họ đe ép, sợ kiểu họ nói nếu không ngoan thì họ cho về nước, thế là bọn em sợ.
Không biết làm cách nào, chị đã nhờ đến công ty môi giới, tức những người đưa công nhân từ Việt Nam sang rồi giao cho chủ sử dụng lao động ở Đài Loan:
Còn như là đồ ăn của nhà bà ấy ăn xong, ba bốn bữa là nó thiu, nó chua nó chảy ra thì bà cho chúng em ăn. Nếu chúng em không ăn được nữa thì bà bảo người nấu cơm là đổ vào rau nấu cho các cụ. Đấy là em nói thực tế, không sai một tí nào
Một chị công nhân
Em có nhờ công ty môi giới nói nhưng họ cũng chẳng giải quyết được gì, họ nói nếu không chịu được thì chỉ có đổi chủ thôi. Em nói em không muốn đổi chủ, chỉ nhờ công ty môi giới nói hộ với bà chủ là cải đi một tí cho bọn em đỡ khổ với ăn uống như thế bọn em không có sức để làm. Bọn em nhờ công ty môi giới bảo bà chủ để đồ ăn ban đêm cho bọn em ăn mới có sức để làm nhưng nói xong rồi vẫn chẳng giải quyết được gì.
Tiền lương cơ bản thì họ trả đủ nhưng tiền tăng ca hàng ngày họ trả cho bọn em ít lắm, trả thấp lắm ấy.
Hiện tại, kế hoạch hỗ trợ pháp lý mà linh mục Nguyễn Văn Hùng hướng tới là trước hết phải truy tố bà giám đốc Dương Mẫu Chân vi phạm Luật Lao Động của Đài Loan, tiếp đến là đòi bồi thường cho các công nhân Việt Nam, Indonesia và Philippines bị chủ buộc làm việc quá tải, ăn uống thì hạn chế, quá nhiều giờ tăng ca không giải quyết. Tắt một lời, nói theo luật, cả người có bổn phận chăm sóc và những người già được chăm sóc đều là nạn nhân của một vụ bóc lột lao động:
Rất nhiều đài truyền hình và báo chí đã đưa tin về sự kiện bóc lột sức lao động của con người. Trong buổi phỏng vấn của tôi với đài truyền hình thì tôi đã đề nghị chính phủ Đài Loan nên quan tâm và phải có biện pháp điều tra đến nơi đến chốn. Bởi vì nếu những người chăm sóc mà không có sức khỏe và bị bóc lột thì làm sao họ có thể chăm sóc những bệnh nhân. Vì vậy cho nên cả người chăm sóc và người được chăm sóc đều là nạn nhân của một vụ vi phạm nhân quyền ở bên đây.
Điều thứ hai chúng tôi cũng nhấn mạnh là đã có những cuộc tiếp xúc liên quan tại địa phương nhưng chuyện vẫn không được đưa ra để giải quyết đến nơi đến chốn. Tôi muốn hỏi tại sao có những chuyện như vậy, có phải là vì đằng sau lưng có những lợi ích hoặc là những cái lực nào đó có thể bao che cho những việc làm sai trái này. Tôi nghĩ sự kiện này đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận Đài Loan.
Với những nạn nhân như thế mà thông tin lớn như vậy ở đây, chúng tôi vẫn chưa nhận được liên lạc nào của bên Phòng Văn Hóa Kinh Tế Việt Nam mà quan tâm đến những người bị bóc lột như vậy cả. Theo tôi được biết một người công nhân Việt Nam muốn qua đây làm trong viện dưỡng lão phải trả một số tiền từ năm ngàn rưỡi cho đến sáu ngàn đô la. Với số tiến lớn như vậy thì khi qua bên này mà bị làm việc ở những nơi vi phạm luật pháp như vậy thì họ không dám lên tiếng. Họ không dám nói vì sợ không có công ăn việc làm để kiếm tiền gởi về Việt Nam trả cái nợ trước khi rời khỏi Việt Nam.
Câu chuyện Viện Dưỡng Lão Thần Quang ở Đào Viên, liên quan đến các nữ công nhân Việt Nam tại Đài Loan, mà nội vụ đang đươc quan tâm điều tra, tạm ngừng ở đây. Thanh Trúc sẽ tiếp tục theo dõi để cập nhật thông tin mới nhất đến quí thính giả.
Thanh Trúc kính chào. Xin hẹn quý vị thứ Năm tuần tới.
Liên lạc với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-lab-in-hk-abus-06052013133616.html


 

Đảng Cộng sản Thái Lan đã tan rã như thế nào?

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-06-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_ARP2302138-305.jpg
Các tu sĩ Phật giáo biểu tình đường phố của Bangkok ngày 15 tháng 1 năm 1975 để yêu cầu thả hai nhà sư bị bắt trước đó 15 năm và bị cáo buộc hoạt động cộng sản.
AFP


Trước đây đảng CS Thái Lan là đảng CS lớn thứ nhì tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau đảng CS Việt Nam. Cho đến nay đảng CS Thái Lan còn hay mất và sự ta rã của đảng CS Thái Lan đã diễn ra thế nào?

Mục tiêu lật đổ Hoàng gia

Đảng CS Thái Lan, một đảng chính trị bất hợp pháp thành lập ngày 1.12.1942, nhưng tiền thân của nó là đảng Cộng sản Xiêm. Đảng này do ông Hồ Chí Minh, vào năm 1929 đã hợp nhất hai tổ chức cộng sản của người Hoa và người Việt đã có từ trước đó trên đất Thái Lan. Với chủ trương lật đổ Hoàng gia Thái bằng bạo lực.
Cũng như các đảng cộng sản khác ở Á châu bấy giờ, đảng CS Thái Lan theo đuổi chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Với lực lượng là thành phần nông dân và dân nghèo.
Đảng CS Thái Lan lúc đầu dưới sự yểm trợ bằng tiền của quốc tế cộng sản, sau này là bằng cả tiền và vũ khí của cộng sản Trung quốc và Việt nam, thông qua các đảng CS từ các nước Campuchia, Lào, Malaysia...
Nguyên nhân của việc dân chúng theo CS, một cựu thành viên đảng CS Thái Lan, hiện là một học giả nghiên cứu tự do xin không tiết lộ danh tính cho biết:
“Sự ra đời của đảng CS Thái với mục đích đấu tranh cho bình đẳng giai cấp không là mấy, mà mục tiêu cơ bản nhất của họ là lật đổ Hoàng gia Thái Lan. Nhưng các lãnh tụ CS Thái Lan đã thông qua việc lợi dụng lòng ham muốn vật chất của dân nghèo. Mà theo họ, đã có sự bất công, thiếu công bằng trong việc sử dụng nguồn lợi giữa các nhóm người trong xã hội, việc này cần phải được bình đẳng hơn thông qua một cuộc cách mạng…”
Sự ra đời của đảng CS Thái với mục đích đấu tranh cho bình đẳng giai cấp không là mấy, mà mục tiêu cơ bản nhất của họ là lật đổ Hoàng gia Thái Lan.
-Cựu thành viên đảng CS Thái
Sau khi đảng CS Xiêm ra đời, đảng này đã phát triển nhanh chóng và lôi kéo được thành phần dân nghèo. Song trước sự khủng bố và đàn áp gắt gao của chính quyền, phong trào đã nhiều lúc tưởng chừng bị tan rã. Để đối phó, lãnh đạo đảng CS Xiêm đã chọn lựa, đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới, chuẩn bị cho sự ra đời của đảng CS Thái Lan vào ngày 1.12.1942
Năm 1948 theo tài liệu lưu trữ, đảng CS Thái có khoảng 3.000 đảng viên và được sự ủng hộ lớn của nông dân và dân nghèo. Thời kỳ này, đảng Cộng sản Thái Lan hoạt động âm thầm trong bí mật, không có gì nổi trội. Tuy nhiên họ cũng chịu sự khủng bố gắt gao từ phía chính quyền Thái Lan.
Đảng Cộng sản Thái Lan đã tham dự đại hội toàn quốc lần hai của đảng CS Việt Nam và tham gia cuộc họp Quốc tế của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế vào năm 1960 tại Moscow. Tại hội nghị này, khi xảy ra mâu thuẫn giữa Liên xô và Trung quốc thì đảng CS Thái Lan đã ngả theo Trung quốc.
Số lượng đảng viên và quần chúng ủng hộ của đảng CS Thái Lan lúc đó tương đối lớn, các tổ chức của đảng này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thuộc miền Bắc, Đông Bắc và miền Nam Thái Lan, kể cả thủ đô Bangkok.
Kể từ năm 1965, khi Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan được thành lập, thì việc sử dụng vũ trang trở thành phương cách đấu tranh chính thức.
Từ đó với sự yểm trợ của các nước cộng sản trong khu vực, thế và lực của đảng Cộng sản Thái Lan đã trở nên rất mạnh, đặc biệt kể từ năm 1969 đảng này đã thành lập Mặt trận yêu nước Thái Lan.

040_bkp230212n5-200.jpg
Cựu quân nổi dậy cộng sản Thái Lan Surachai Danwattananusorn, hay còn gọi là Surachai Sae Dan, ảnh chụp năm 2007. AFP PHOTO.
Lúc này dân chúng và học sinh sinh viên theo CS Thái rất đông,
nhất là sau hai vụ bạo động của sinh viên ở thủ đô Bangkok vào các ngày 14.10.1976 và 6.10.1979, khi chính quyền Thái Lan phải thẳng tay trấn áp đẫm máu.
Hậu quả của vấn đề này một GS. hiện là chuyên gia đặc biệt của Viện nghiên cứu thuộc trường Đại học Rachphat Ubonrachthani xin dấu tên cho biết:
“Những người theo CS là những người chịu hậu quả của thể chế chính trị lúc đó, khiến cho họ không thể tồn tại trong đời sống xã hội như người bình thường. Để tồn tại, thì họ chỉ còn cách bỏ vào rừng và cầm súng chống lại để chứng tỏ họ không chấp nhận chính  quyền. Cũng như không chấp nhận chính quyền thì bỏ vào rừng là lựa chọn duy nhất. Quan trọng là lý thuyết cộng sản lúc đó lại là lời giải và lối thoát đối với họ…”
Tại thời điểm năm 1977, đảng Cộng sản Thái Lan đã chính thức xây dựng Liên minh các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và tự do của Thái Lan, với Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan là chủ lực.
Thời điểm này số đảng viên cộng sản và phiến quân của đảng Cộng sản Thái Lan ước chừng gần một vạn người, và khoảng một triệu người ủng hộ. Đặc biệt trong giai đoạn này một nửa các thành phố Thái Lan đã bị cộng sản xâm nhập. Việc này đã khiến cả phía chính quyền và Hoàng gia Thái Lan đã thực sự lo ngại.

Chính thức tan rã

Bước ngoặt dẫn tới sự phân rã của đảng Cộng sản Thái Lan là từ khi Việt nam đưa quân sang xâm lược Campuchia năm 1979. Hoàn cảnh quốc tế đã thay đổi, buộc chính quyền CS Lào phải cấm đảng CS Thái Lan sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ kháng chiến như trước đây. Đồng thời quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Thái Lan - Trung Quốc được tái lập.
Năm 1980 chính phủ Thái Lan thông qua nghị định số 66/2521 ân xá cho các thành viên CS Thái Lan về chiêu hồi.
Những người theo CS là những người chịu hậu quả của thể chế chính trị lúc đó, khiến cho họ không thể tồn tại trong đời sống xã hội như người bình thường.
-Một Giáo sư dấu tên
Tháng 4/1981 lãnh đạo cộng sản Thái Lan đề nghị được đàm phán hòa bình với chính quyền và chấp nhận yêu cầu bỏ vũ khí trước khi khởi sự việc đàm phán. Tháng 10.1981, tướng Chawalit Yongchaiyud tuyên bố cuộc chiến chống các lực lượng CS Thái Lan đã kết thúc.
Đến năm 1982, Thủ tướng Prem Tinsulanonda đã ký ban hành nghị định 65/2525 tiếp tục ân xá cho các phiến quân CS Thái Lan còn lại. Kèm theo các chính sách ưu đãi như cấp đất, xây nhà và hỗ trợ trong việc ổn định đời sống. Điều đó đã khiến lực lượng của đảng Cộng sản Thái Lan suy sụp nhanh chóng.
Cũng trong thời gian này hai thủ lãnh cao cấp của CS Thái Lan đã bị quân đội chính phủ bắt giữ. Tổ chức đảng CS Thái Lan chính thức tan rã, tuy nhiên ý thức hệ cộng sản chưa mất hẳn. Tới nay vẫn còn lẩn quất trong suy nghĩ của một nhóm người ở nông thôn vùng Đông Bắc, nơi được coi là lãnh địa của lực lượng Áo đỏ.
Các thành viên CS đã ra chiêu hồi đến nay vẫn hoạt động trong tổ chức "Chung tay xây dựng và phát triển dân tộc Thái", một tổ chức quần chúng hoạt động hợp pháp ở Thái Lan. Hiện có nhiều người đang tham gia các đảng chính trị và là Dân biểu Quốc hội.
Sự tan rã của đảng Cộng sản Thái Lan một phần do tác động của các yếu tố quốc tế mang lại. Song về cơ bản yếu tố quyết định là các chính sách hợp lòng người của chính quyền Thái Lan, đã đánh trúng mong muốn của những thành viên phiến quân cộng sản ở mọi cấp.
Một khi con người ta được đánh đổi lại bằng một cuộc sống bình thường, của một con người tự do thì mọi lý tưởng cũng chỉ là thứ xa hoa và phù phiếm.
(Đây là một vấn đề nhạy cảm ở Thái Lan, vì có phần nào liên quan đến Hoàng gia Thái Lan nên các nhân chứng đề nghị được giấu tên)

Mỹ Trung tìm mô hình quan hệ mới, tuy còn nhiều bất đồng

Tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Rancho Mirage, California (REUTERS /K. Lamarque)
Tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Rancho Mirage, California (REUTERS /K. Lamarque)

Tú Anh
Tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau trong hai ngày 07/06 và 08/06/2013 tại California. Cuộc thảo luận trong ngày đầu tiên được mô tả là « thân thiện ». Washington hy vọng sẽ cùng Bắc Kinh thiết lập quan hệ « tin cậy lẫn nhau », nhưng lãnh đạo Trung Quốc vẫn cố thủ trong lập trường chính thức : Bắc Kinh không đứng đằng sau các vụ tấn công tin học.

Tại California, hàng ngàn người chống Trung Quốc xâm lược và vi phạm nhân quyền đã tập họp biểu tình gần nơi tổ chức hội nghị.
Đón tiếp chủ tịch Trung Quốc tại Rancho Mirage, bang California trong một cuộc gặp gỡ bán chính thức và cởi mở, tổng thống Mỹ Barack Obama hy vọng thuyết phục lãnh đạo Bắc Kinh cùng xây dựng một « mô hình hợp tác mới ».
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên 07/06/2013 tổng thống Mỹ đề cập ngay một số vấn đề mà công luận Mỹ và Tây phương rất bất bình Trung Quốc : đó là nạn tin tặc và hồ sơ nhân quyền. Thông tín viên Jean- Louis Pourtet tường thuật : 
"Nguyên thủ hai nước không mang cà-vạt trong buổi tiếp xúc đầu tiên. Tổng thống Mỹ muốn tổ chức hai ngày thảo luận không chính thức để tìm hiểu thêm về nhân vật lãnh đạo mới của đối thủ Trung Quốc. Trái với phong cách gò bó và kiểu cách của Hồ Cầm Đào, ông Tập Cận Bình chấp nhận được đón tiếp một cách đơn sơ.
Cuộc tiếp xúc đầu tiên có vẻ nồng nhiệt, hai nhà lãnh đạo cam kết xây dựng quan hệ tốt đẹp mà theo tổng thống Obama sẽ « quan trọng cho toàn cầu ». Ông Tập Cận Bình thì so sánh hội nghị California hôm nay với chuyến viếng thăm « lịch sử » của cố tổng thống Richard Nixon vào đầu thập niên 1970 tại Bắc Kinh và thẩm định quan hệ Mỹ -Trung đạt đến một « khởi điểm mới ».
Tuy nhiên, đằng sau những lời hoa mỹ này là nhiều vấn đề xung khắc : Tổng thống Obama đã liệt kê ra trước các nhà báo : những hồ sơ gây bất đồng giữa hai nước chẳng hạn như nạn tin tặc, trao đổi thương mại, vi phạm nhân quyền … Hoa Kỳ cũng muốn Bắc Kinh thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân.
Trong bối cảnh Washington quyết định tập trung chính sách đối ngoại vào châu Á - Thái Bình dương , tổng thống Mỹ cũng phải trấn an khách mời rằng chiến lược tái phối trí lực lượng không phải là mối đe dọa cho Trung Quốc.
Tuy sẽ không có những kết quả ngoạn mục nào sau hai ngày đối thoại nhưng Hoa Kỳ hy vọng nắng ấm ở Rancho Mirage sẽ giúp tạo ra bầu không khí « tin cậy » hơn giữa hai bên".
Theo AFP, tổng thống Mỹ có cơ hội giải thích với lãnh đạo Trung Quốc là cần phải tôn trọng nhân quyền vì đó là « chiếc chìa khóa của thành công, phồn thịnh và công lý ».
Về phần lãnh đạo Trung Quốc, khi bị một phóng viên chất vấn phải chăng Trung Quốc là thủ phạm tấn công đánh cấp tại liệu trên đất Mỹ, ông Tập Cận Bình từ chối trả lời.
Bên ngoài địa điểm họp thượng đỉnh Sunnylands, hàng ngàn người biểu tình chống Tập Cận Bình gồm các tổ chức nhân quyền, thành viên Pháp Luân Công, phong trào tranh đấu đòi độc lập cho Tây Tạng ... Trong khi nhiệt độ bên ngoài lên tới hơn 44°C, cộng đồng Philippines và người Việt hải ngoại tham gia đông đảo với biểu ngữ lên án « Trung Hoa đỏ xâm lược biển Đông ».
tags: Châu Á - Hoa Kỳ - Quốc tế - Trung Quốc

Trung Quốc lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại với châu Âu

Thị truờng Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu rượu vang của Pháp (Tim Graham / Gettyimages)
Thị truờng Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu rượu vang của Pháp (Tim Graham / Gettyimages)

Đức Tâm
Ngày 04/06/2013 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã quyết định tạm thời tái lập mức thuế 11,8% đối với mặt hàng pin điện mặt trời của Trung Quốc bị coi là bán phá giá do có trợ cấp của Nhà nước. Đồng thời, Bruxelles cảnh báo là từ nay đến tháng Tám, nếu không đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh về hồ sơ này, thì mức thuế sẽ tăng lên đến 47,6%.

Ngay hôm sau, để trả đũa, bộ Thương mại Trung Quốc thông báo mở điều tra về rượu vang của châu Âu. Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc còn tuyên bố : « Chúng ta sẵn sàng đàm phán, nhưng chúng ta luôn luôn có nhiều lá bài trong tay » và « Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng chính sách bảo hộ mậu dịch đương nhiên dẫn đến các biện pháp phản công ». Tờ báo còn chỉ trích châu Âu có thái độ cao ngạo, không ý thức được rằng uy tín của châu lục này đã bị suy giảm trên thế giới.
Những tuyên bố hùng hồn như vậy cho thấy là Trung Quốc rất khó chịu trước quyết định của châu

Âu. Từ vài năm qua, ngành công nghiệp sản xuất pin điện mặt trời tại Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Đầu năm nay, sự phá sản của tập đoàn khổng lồ Suntech Trung Quốc gây chấn động. Chính điều này làm cho giới phân tích Trung Quốc lo ngại. Giáo sư kinh tế Lâm Bá Cường (Lin Bo Qiang) thuộc đại học Hạ Môn Phúc Kiến, phân tích :
« Chính phủ Trung Quốc không có lựa chọn nào khác. Hoặc là họ phải phân phát trợ cấp, hoặc là họ phải trả giá cho sự phá sản của các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất tấm pin điện mặt trời. Trên thực tế, đa số các doanh nghiệp này đã vay tiền của các ngân hàng thuộc Nhà nước. Như vậy, rốt cuộc, Nhà nước Trung Quốc sẽ phải hứng chịu các khoản nợ này.
Từ hai năm nay, các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này đã gặp rất nhiều khó khăn, họ không thể cầm cự lâu hơn nữa, nếu châu Âu quyết định duy trì các biện pháp chống bán phá giá. Mọi người hy vọng là từ nay đến mồng 6 tháng Tám, Bắc Kinh và Bruxelles sẽ đạt được đồng thuận. Bởi vì, nếu không, thì khó tránh khỏi một cuộc chiến tranh thương mại. Thị trường châu Âu có vị trí rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc ».
Theo cơ quan chuyên về tài chính năng lượng mới của Bloomberg (Bloomberg New Energy Finance – BNEF), trong năm 2012, 71% sản lượng pin điện mặt trời trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc, thay vì chỉ có 34% trong năm 2007. Tại châu Âu, Đức chiếm 7% tổng sản lượng thế giới, các nước châu Âu khác có tỷ lệ không đáng kể, dưới 1%. Điều này thể hiện rõ qua việc 6 tập đoàn Trung Quốc năm trong số 10 doanh nghiệp đứng đầu thế giới. Tập đoàn Anh Lợi của Trung Quốc giữ vị trí số một thế giới.
Quyết định của Bruxelles nâng mức thuế đối với pin điện mặt trời Trung Quốc gây chia rẽ trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu. Chính quyền Đức lấy làm tiếc về quyết định của Ủy ban châu Âu.
Đòn phản công của Trung Quốc nhắm vào rượu vang của châu Âu cũng gây tác động mạnh, vì biện pháp chủ yếu nhắm vào Pháp. Thị truờng Trung Quốc chiếm một tỷ trọng lớn trong xuất khẩu rượu vang Bordeaux của Pháp. Năm ngoái, Pháp đã bán 140 triệu lít rượu vang, với tổng giá trị lên tới khoảng 800 triệu đô la.
Hồ sơ pin điện mặt trời Trung Quốc là vụ xung đột thương mại nghiêm trọng nhất mà châu Âu chưa bao giờ phải đối mặt và đây cũng là một trắc nghiệm về khả năng đoàn kết của các nước trong Liên Hiệp Châu Âu trước những vấn đề nẩy sinh trong thương mại quốc tế. Chính vì thế, tổng thống Pháp François Hollande đã kêu gọi 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu vượt lên mọi chia rẽ và đề nghị châu Âu bàn về hồ sơ này trong cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.
Hiện nay, Liên Hiệp Châu Âu là đối tác thương mại số một của Trung Quốc, còn đối với châu Âu, Trung Quốc là đối tác đứng hàng thứ hai, sau Hoa Kỳ. Năm 2012, tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên Hiệp Châu Âu là 290 tỷ euro, trong khi chiều ngược lại chỉ đạt mức 144 tỷ euro.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130608-trung-quoc-lo-ngai-nguy-co-chien-tranh-thuong-mai-voi-chau-au

LÊ THĂNG LONG * CÔNG AN TRỊ

Ra đi và trở về

Lê Thăng Long


RA ĐI 
Ngày 4/6/2009, không hiểu sao do một sự sắp đặt ngẫu nhiên nào mà một người bạn lại rủ tôi uống cà phê ở quán Rita đường Nguyễn Văn Cừ ngay đối diện xéo với khu bộ công an. Trong đó có trại tạm giam an ninh điều tra B34 của bộ Công an, mà sau này tôi mới biết tên và đó cũng chính là trại giam của phủ đặc ủy trung ương tình báo chế độ Sài Gòn trước đây. Trong đó có người bạn thân, người đồng chí, người lãnh đạo hàng đầu của phong trào dân chủ, nhân quyền Việt Nam – Trần Huỳnh Duy Thức đang bị giam giữ. Khi uống cà phê, chúng tôi nói nhiều về người bạn mình bị giam đâu đó trong kia, không biết bao giờ mới được thả.
Khoảng sau 5 giờ chiều tôi đi về nhà bằng xe máy. Vừa đi được một quãng ngắn, qua khỏi ngã tư Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Trãi đột ngột xuấn hiện hai thanh niên thường phục lực lưỡng trên một xe mô tô ép tôi vào sát lề và gằn giọng nói: anh có phải là Lê Thăng Long? Yêu cầu anh lên xe về cơ quan an ninh! Ngay lúc đó, một xe ô tô bảy chỗ trờ tới và họ đẩy tôi lên xe đã có sẵn mấy an ninh. Tôi bị đe dọa và khống chế ngay lập tức. Xe quay đầu lại chạy về khu an ninh điều tra, bộ công an ngay gần đó, gần đối diện với chỗ tôi vừa uống café. Tại đó, mấy chục an ninh thường phục và quân phục đang đứng chờ và nhìn tôi soi mói. Một sỹ quan an ninh nói: may quá, anh uống cà phê ngay đây, anh làm chúng tôi đỡ phải huy động người đi bắt anh ở xa!
Họ tiến hành đọc lệnh bắt khẩn cấp và sau đó đưa tôi về công an phường nơi tôi ở. Họ kêu công an phường, tổ trưởng dân phố và đưa tôi về nhà để khám xét và xác nhận với gia đình và địa phương việc bắt giữ.
Má tôi và ba tôi đã đau xót chứng kiến cảnh bắt giữ tôi ở nhà. Ông bà hoàn toàn sốc và bất ngờ. Tôi bình tĩnh động viên ba má mình. Trong lúc đó, bên an ninh đi kèm theo mấy người cả quân phục và thường phục. Họ dùng máy quay phim và chụp ảnh ghi lại từng chi tiết quá trình bắt giữ, khám xét với thái độ đầy đe dọa. Má tôi gom vội cho tôi mấy thứ đồ dung cá nhân. Chắc mọi người không ngờ tôi sẽ chỉ được gặp lại gia đình mãi 3 tháng sau đó và ở tù luôn đến đúng 3 năm mới trở về nhà. Đêm đó, những nhân viên an ninh đã quần tôi để lấy những lời khai đầu tiên tới gần sáng.
TẠM BIỆT
Trước hai ngày khi tôi được trả về nhà, chiều 02/06/2012 tôi được thông báo sẽ được trả về nhà vào ngày 04/06/2012. Đúng ba năm kể từ khi bị bắt.
Ngày hôm sau, tôi làm các việc chia tay với các anh em bạn tù. Tìm đủ mọi cách, tôi đã xuống được khu giam riêng chúng tôi và anh Thức trước đây để chia tay anh Thức. Bây giờ quay lại đây là một điều cực kỳ khó. Cách đây 2 tháng, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và tôi đã được chuyển lên ở chung với khu tù hình sự. Bây giờ dưới khu giam giữ đặc biệt này chỉ còn lại hai người là anh Thức và anh Trịnh Ngọc Thái – một cựu đảng viên cộng sản bị buộc tội điều 88. Sau này tôi mới hiểu là họ muốn cho tôi nếm trải cuộc sống của tù hình sự trước khi trở về, nhưng muốn giữ bí mật không cho tôi biết điều đó. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng về sau lại được chuyển xuống ở chung với khu giam riêng với anh Thức, cùng với nhạc sỹ Việt Khang vừa chuyển về.
Trong không khí xúc động, anh Thức dặn dò tôi lần cuối những gì cần phải làm. Tôi biết rằng tôi đang nhận một trọng trách rất lớn với anh và với mọi người. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau và cố nén lòng để không khóc. Không biết bao giờ tôi sẽ gặp lại anh, người bạn thân, người đồng nghiệp và người đồng đội của mình! Chúng tôi nhìn thẳng vào mắt nhau để truyền cho nhau niềm tin và nghị lực. Anh hướng mắt nhìn theo mãi cho đến khi tôi đi khuất!
Thời gian 2 tháng cũng giúp tôi hiểu thêm nhiều điều về mặt sau của cuộc sống những người tù hình sự và nguyên nhân nào khiến họ bị đẩy vào con đường tù tội và tại sao tù hình sự ngày càng nhiều đến thế trên đất nước Việt Nam. Tôi được đưa vào ở chung trong phòng có 50-60 tù hình sự thuộc loại dữ dằn nhất của phân trại 1, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai. Đa số họ bị tù chung thân, án vài chục năm, hoặc bị đi tù 2-3 lần. Tiếng lóng trong tù gọi là 2-3 “khóa”.
Đồ dùng cá nhân tôi chia lại hết cho các anh em tù ở lại. Họ rất trân trọng những người tù chính trị, tù nhân lương tâm như chúng tôi. Trong suốt 2 tháng, tôi đã kịp tìm hiểu và chia sẻ với nhiều anh em ở đây. Mỗi người một hoàn cảnh, từ các em vị thành niên đến những người già trên 60 tuổi; từ giết người, cướp của, trộm cắp đến buôn ma túy, lừa đảo … Một mặt họ rất dữ dội mang phần “con”, một mặt họ đầy yêu thương của phần “người”. Họ chia sẻ với tôi, đặt niềm hy vọng ở những người như tôi để có thể giúp họ có tiếng nói ra bên ngoài và có một sự thay đổi nào đó tốt đẹp hơn trong tương lai. Tôi hiểu rằng, nếu được sống trong tình yêu thương, quan tâm lẫn nhau thực sự thì đa số họ sẽ không phải vào đây và họ sẽ trở thành những người hữu ích cho cộng đồng.
TRỞ VỀ
Sáng sớm 4/6: khoảng 6 giờ tôi đã được gọi ra ngoài cổng trại. Tôi yêu cầu được xuống chia tay với anh Thức nhưng công an dứt khoát không cho. Tôi kịp vẫy tay chào chú Năm Thơ, đạo Hòa Hảo – một tù nhân lương tâm. Tôi gặp lại viên trung tá công an phụ trách an ninh phân trại 1. Ông nói giọng thiếu thiện cảm về anh Thức rằng: Nếu như anh Thức không “biết điều” thì sẽ ở tù đến hết án. Tôi biết đây là một lời đe dọa và thực sự ông ta nghĩ như vậy. Nhưng tôi vững tin rằng mọi sự sẽ thay đổi rất nhanh và ông ta sẽ hiểu ra nhiều điều không lâu nữa.
Xe trại giam đưa tôi về đến Công an Quận 1, Sài Gòn. Từ đó họ đưa tôi về phường Nguyễn Thái Bình để làm thủ tục bàn giao quản chế tôi tiếp 3 năm với chính quyền địa phương. Tới trưa tôi mới được chở về tới nhà. Nhà trống vắng! Bà ngoại tôi đang nằm trên giường một mình, bà năm nay 97 tuổi, vẫn còn nhận ra tôi tuy đã già yếu lắm. Má tôi đang bệnh nặng và nằm trong bệnh viện. Ba tôi đang vào thăm và chăm sóc má. Vợ con tôi vẫn ở Hà Nội. Tôi điện thoại ngay cho má, bà mừng quá bật khóc!
Một giai đoạn mới bắt đầu. Tôi lại tiếp tục con đường mà chúng tôi đã chuẩn bị và sẽ khởi xướng trong mấy ngày tới: Phong trào Con đường Việt Nam. Con đường trung đạo, yêu thương  và trung dung nhằm mục tiêu bảo vệ quyền làm người trên hết và bình đẳng tại Việt Nam. Con đường mà cả ba anh em Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và tôi cùng mọi người đã và đang ấp ủ cho dân tộc Việt Nam để vượt qua bao gian khổ, đắng cay đến bến bờ tự do và hạnh phúc.
Sài Gòn, 04/06/2013,
Lê Thăng Long

NHỮNG BÀI THƠ NÃO LÒNG

147.jpg
Tôi không biết ông Thiệu,
Yêu mến lại càng không,
Nhưng buộc phải thừa nhận
Một thực tế đau lòng,

Rằng ông ấy nói đúng,
Thời còn ở Miền Nam:
“Đừng nghe cộng sản nói.
Hãy xem cộng sản làm!”

Tôi sống ở Miền Bắc
Sáu mươi lăm năm nay,
Và buộc phải thừa nhận
Một thực tế thế này:

Rằng ta, đảng, chính phủ,
Thường hay nói một đàng
Mà lại làm một nẻo.
Nhiều khi không đàng hoàng.

Đảng, chính phủ luôn nói,
Mà nói hay, nói nhiều,
Rằng sẵn sàng chấp nhận
Những ý kiến trái chiều.

Vậy mà một nhà báo,
Nói ý kiến của mình,
Nói đàng hoàng, chững chạc,
Có lý và có tình,

Liền bị buộc thôi việc.
Ai cũng hiểu vì sao.
Không khéo lại tù tội.
Như thế là thế nào?

Như thế là các vị
Mặc nhiên thừa nhận mình
Không làm như đã nói,
Gây bức xúc dân tình.

Là một người yêu nước
Là công dân Việt Nam,
Tôi mong đảng đã nói,
Là nhất thiết phải làm.

Vì đó là danh dự,
Niềm tin và tương lai.
Hãy chứng minh ông Thiệu
Nói như thế là sai.


PS
Nguyển                            phú Trọng.jpg
Tôi không biết ông Trọng,
Yêu mến lại càng không,
Nhưng là chỗ người lớn,
Tôi thành thật khuyên ông

Rút cái giấy sa thải
Một nhà báo công minh.
Phần ông, nếu phục thiện,
Cũng nên xem lại mình.

Tôi nhận hưu nhà nước
Cũng đã mấy năm nay.
Hy vọng còn được nhận
Sau bài thơ ngắn này.


409

Đảng lãnh đạo sáng suốt,
Lịch sử thì vẻ vang,
Dân anh hùng, vĩ đại,
Biển bạc và rừng vàng.

Thế mà ta, thật tội,
Chẳng dám mơ cao xa
Thành bác Mỹ, bác Nhật
Bác EU, bác Nga.

Cái dân ta mơ ước,
Ngẫm mà thấy đau lòng,
Mơ được như Miến Điện,
Mà rồi cũng chẳng xong.

Tội mấy bác lãnh đạo,
Nói gì cũng toàn sai,
Bị dân tình la ó,
Nhiều lúc đến khôi hài.

Là vì danh không chính,
Ngôn không thuận được đâu.
Cố mấy cũng không đúng,
Khi đã sai từ đầu
 
 ====================================================
: Bài thơ đã làm bao người đọc xót xa cho VN !!!
 
THIS IS THE LITTLE YOUNG GIRL LIVING IN THE V.N. COMMUNIST REGIME
 
Bài thơ đã làm bao người đọc xót xa cho VN !!
 
Từ ngày Bác vô đây
Ever since you came
 

Bài thơ đầy nước mắt của một cô gái đang sống dật dờ tại thị xã Cần Thơ:
 
Lúc mà các bác chưa có vô đây
Cháu chưa có mặt trên đất nước này
Má cháu còn đi đến trường mỗi sáng
Đúng tuổi trăng tròn, đôi má hây hây.

Kể từ sau ngày các bác vô đây
Ông Ngoại bỗng nhiên bị bắt, tù đày
Bà Ngoại nhớ chồng rưng rưng mỗi tối
Má cháu ưu sầu đánh mất thơ ngây.

Hai năm sau ngày các bác vô đây
Một sáng mùa Đông sương trắng giăng đầy
Các bác đến nhà, lưng đeo súng đạn
Bắt Má đi làm thủy lợi miền Tây.

Một tháng đi làm thủy lợi miền Tây
Má về ốm o, thân xác hao gầy
Má ôm Ngoại khóc, thì thầm kể lể:
Cán bộ hiếp con, có lúc cả bầy!

Rồi cháu ra đời không Ba, có Má
Ngoại vừa nằm xuống nên Má trắng tay
Bán buôn tảo tần Má nuôi cháu lớn
Dù không biết rằng Ba cháu là ai!

Mười tám năm sau ngày bác vô đây
Tài sản, cửa nhà không cánh mà bay
Má cháu qua đời sau cơn bạo bệnh
Còn gì bán nữa? – Ngoài thân cháu đây?

Gần hai mươi năm sau ngày bác vô
Cháu mười sáu tuổi thân xác héo khô
Vậy mà phải bán, lấy tiền mua gạo
Tính ra sáng chiều – chỉ khoảng một tô!
 
Nguyễn Thành Bửu

"You "  means Ho Chi Minh.
Ever Since You Came
(Translated by Anne)
 
Before you guys arrived in here
I was not even born yet
Mom walked to school each morning
Rosy cheeks, a sweet sixteen

After you came, suddenly one day
Grandpa was persecuted and imprisoned
Every night Grandma shed mournful tears
Mom felt sullen -- her innocence was lost

Two years passed from the day you came
On a wintry morning which shrouded in mist
Armed with guns, you came knocking at our door
And whisked Mom away to a labor camp

After one month, Mom returned home
Nothing but skin and bones
Embracing Grandma, she wept:
They raped me, Ma, gang-raped and all!

And so I was born, a fatherless child
Grandma passed away, leaving Mom penniless
Mom scraped a living to support me
Dad was all the while anybody's guess!

Eighteen years after you came
We went totally broke
Mom died of a terminal illness
Now then, what's left but my own body to trade?

Almost twenty years after you came
At sixteen, my body withered -- hardly a dish
I toiled from dawn to dusk
In return just for a loaf of bread!

Translated by Anne


Go to group website
Remove me from the group mailing list
 
__._,_.___

Friday, June 7, 2013

ĐẶNG CHÍ HÙNG * LÊ DUẨN

Những sự thật cần phải biết (phần 7): Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Quá khứ đã trôi qua gần 40 năm , tuy nhiên quá khứ đó vẫn là nỗi đau với nhân dân Việt Nam nói chung và quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa nói riêng. Vết thương không thể lành lặn nếu đảng cộng sản vẫn tiếp tục xúc phạm danh dự của quân dân Việt Nam Cộng Hòa và đàn áp nhân dân Việt Nam. Tôi viết bài này chỉ xin góp một tiếng nói chân thật của lịch sử nhằm phanh phui tội ác của Lê Duẩn và cộng sản Việt Nam, để như một nén hương với người đã khuất trong lao tù cộng sản hay tri ân những ai đã vì tự do mà phải chịu đọa đày trong ngục tù cộng sản.
Như trong “Những sự thật cần phải biết 6”, bài Lê Duẩn: Kẻ đồng mưu với Hồ Chí Minh tàn sát nhân dân Mậu Thân 1968, tôi đã trình bày với bạn đọc tội ác của Lê Duẩn trong việc đồng mưu cùng Hồ Chí Minh tàn sát hàng nghìn người dân Huế vô tội tết mậu thân 68. Trong khuôn khổ bài này, tôi xin trình bày về tội ác tiếp theo của Lê Duẩn trong việc trả thù tàn bạo đối với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa sau năm 1975. Đây là một trong những tội ác không thể bỏ qua vì nó là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).
Trên thực tế , những ai là quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa sau khi bị bị cộng sản đưa vào tù đều thấy điều này. Ngoài ra, gia đình họ bị cộng sản bức hại đi lên vùng kinh tế mới, con em bị ghi lý lịch xấu, nhà của bị tịch thu là những nỗi thống khổ của những quân dân cán chính VNCH. Trong khuôn khổ bài viết này, tội ác của Lê Duẩn và đảng cộng sản đối với quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa trong lao tù của cộng sản.
I. Cả nước Việt Nam là một trại tù khổng lồ : 
Thứ nhất, ngày Thứ Hai, 23/7/2007, Website của The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng: "Ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể cả những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm.” 
Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử của đảng cộng sản cộng sản và những người đứng đầu đảng cộng sản. Nó xứng đáng được được đưa vào cáo trạng mà chúng tôi đang thực hiện nhằm đưa tội ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản ra trước ánh sáng công lý.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên cho biết: “Cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết… Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà thủ phạm là Lê Duẩn…”.
Thứ hai, trong tập tài liệu ghi bí số TN/QP-14 được lưu chiểu ngày 14/02/1977 tại cục lưu trữ Bộ Quốc Phòng Cộng sản ghi rõ như sau tại trang số 6: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình , bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người".
Qua tài liệu nói trên của nhà nước cộng sản nói lên điều gì? Đó là họ đã coi những quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa là những “Tù nhân”. Trên thực tế, họ không phải là tù nhân vì theo như cộng sản tuyên truyền họ chỉ đi học tập chủ trương đường lối của “cách mạng”. Nhưng chính tài liệu của cộng sản đã coi họ là tù nhân.
Ngoài ra con số người mà đảng cộng sản cho biết chính là con số nói lên thực tế về trại tù khổng lồ mà cộng sản cùng Lê Duẩn bày ra nhằm trả thù quân dân cán chính VNCH.
Thứ ba, theo tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo thực sự đều là tù chính trị như sau: “Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ . Binh sĩ VNCH bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975.AFP/Getty Images – Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam. – Ðại tá có 600, bị tù 366. – Trung tá có 2.500, bị tù 1.700. – Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500. – Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền. Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm”.
Như vậy, mặc dù do thất lạc khi rút bỏ Miền Nam, cộng với những thống kê những người chết do cộng sản đạo đày trong tù thì những con số mà Viện Bảo tàng cũng cho thấy cộng sản đã biến cả nước Việt Nam thành một địa ngục tù ngục trong chính sách trả thù man rợ của mình đối với những ai liên quan đến VNCH.
Thứ tư, để thừa nhận thêm về chính sách bỏ tù quân dân cán chính VNCH, cũng cần phải nhắc lại đảng cộng sản Việt Nam chủ trương theo chủ nghĩa cộng sản độc tài của Liên Xô và Trung Cộng. Hồ Chí Minh khi đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam chủ trương làm tay sai cho quốc tế thứ 3 (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ" phần 4,10,11,12) và làm con tốt thí trong tay sai Liên Xô. Những tư tưởng của Lê Nin đã được Hồ Chí Minh truyền thụ cho đàn em của mình trong việc trả thù những ai bất đồng chính kiến, trong trường hợp này là quân dân quán chính VNCH. Vì vậy nhìn lại Việt Nam sau năm 1975 như một trại tù khổng lồ của cộng sản không có gì là điều lạ lùng . Hãy đọc cuốn “Lê Nin và Xã hội chủ nghĩa" xuất bản tại Liên Xô dày 820 trang, tại trang 233 có viết: 
"Chiếm được một tỉnh, giải phóng được một nước thì dễ nhưng giữ yên được đất nước, địa phương ấy mới là khó. Muốn vậy sau khi chiếm được lãnh thổ, trước hết phải tập trung giam giữ lâu dài bọn phản động, thành phần làm việc cho chế độ cũ, chỉ khi nào ổn định được xã hội, nắm vững tình hình an ninh nội chính mới thả chúng về”.
Và cũng là sư phụ của Hồ Chí Minh cũng như Lê Duẩn sau này không quên nói thêm: "Bọn này gồm những tên đầu đường xó chợ, đói khát rách rưới, Vô sản lưu manh rất nguy hiểm, chúng là kẻ thù số một của chuyên chính vô sản vì dễ bị bọn phản động mua chuộc, chúng cần bị giam giữ, loại trừ”(Trích cuốn “Lê Nin tuyển tập và Bản tuyên ngôn đảng cộng sản” có nói về Vô sản lưu manh.).
Qua đây chúng ta có thể thấy, việc cộng sản Việt Nam học tập tư tưởng của Lê Nin nhằm trả thù man rợ quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa cũng là điều hết sức thường tình đối với bản chất của cộng sản.
Thứ năm, trong cuốn sách có tên “Đối nghịch” của tác giả J. Leroy - một nhà hoạt động xã hội người Pháp và cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp (giới thiệu ở bài “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 14 - Ai làm cho Huế đau thương?”). Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác và dẫn chứng về cuộc chiến Việt nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 202 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có nội dung trích như sau: “Sau ngày 30/4/1975, tư tưởng của Mác, Lê Nin đã hoàn toàn làm chủ cả Việt Nam. Hàng triệu người theo chế độ cũ do người Mỹ giúp đỡ đã phải vào tù theo lệnh cải tạo của nhà nước Việt Nam”. 
Cuốn sách này cho thấy người cộng sản Pháp đã phải công nhận có hàng triệu người quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa bị cộng sản đẩy vào tù để phục vụ cho mục đích trả thù những ai không theo cộng sản độc tài.
II. Trả thù man rợ :
Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước cộng sản Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những người là quân dân cán chính đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Khi ra khỏi trại thành kẻ tứ cố vô thân. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên... Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của… Những thương phế binh VNCH thì bị đẩy ra lề đường.
Để nói lên thực tế này, ngay một tờ báo cộng sản đã phải thừa nhận sự thật này . Xin trích dẫn đến bạn đọc đoạn viết trên Tuần Vietnamnet: "Anh tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế, đi lính cho chế độ Sài Gòn năm 1970… So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần quật mà chẳng đủ nuôi vợ con. Công việc của gia đình anh Vò chủ yếu làm ruộng, và ai thuê gì làm nấy. Công việc khá thường xuyên của anh là lấy đất thải san ủi nền nhà, và cả tháo gỡ những quả bom mìn còn sót lại trong vùng đem bán. Công việc vất vả, mạo hiểm đủ để tùng tiệm cuộc sống”. (Links của bài báo : http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-27-hoa-hop-dan-toc-va-su-hoi-sinh-tu-noi-dau).
Còn đối với những người bị giam trong tù thì ra sao? Xin điểm lại một số chứng cứ để thấy cộng sản đã đối xử với quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa như thế nào.
Trên thực tế,quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa được thông báo: "Công chức trung ương từ Chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới Tổng thống; sĩ quan cảnh sát từ thiếu tá trở lên; các thành phần đảng phái, nhân viên tình báo ra trình diện học tập tại trường Gia Long…, mang theo quần áo, lương thực.. đủ dùng trong một tháng”.
Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại, bộ nội vụ bèn gom tù lại, ra Chính sách 12 điểm, tất cả học viên thành tù hết, án phạt ba năm… do Công an quản lý, đối xử hà khắc, bắt lao động cực nhọc, giai đoạn này cho ăn đói, mỗi bữa chỉ có vài củ khoai và một hai bát bo bo… rồi nhiều người bị đẩy ra những trại tù ở miền Bắc như: Hoàng Liên Sơn, Cổng Trời, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh…
Những người bị giam ở trong nam thì còn đỡ khổ vì có gia đình thăm nuôi vả lại miền nam khá hơn miền Bắc, những người bị đưa ra Bắc vô cùng thê thảm, đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật, làm việc quá sức.. nhiều người chết bỏ xác miền Bắc hoặc hóa ra thân tàn ma dại. Sĩ quan cấp thiếu úy, những người quá trình nhẹ hoặc có thân nhân là cán bộ bảo lãnh phần nhiều được về trong vòng ba năm, cấp trung úy hoặc ty sở trưởng, những người có liên hệ an ninh tình báo thường là được về sau 5 hay 6 năm... Trong thời gian đó, cộng sản hành hạ quân dân cán chính VNCH hết sức tàn tệ:
Thứ nhất, sau ngày 30/04/75, mọi người đều e ngại về một cuộc tàn sát trả thù đẫm máu vì đã có những lời đồn đại về hành động này. Nhưng cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp thâm độc và tránh được sự lên án của Quốc tế đó là giam cầm và hành hạ quân dân cán chính VNCH. Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã được khuyến dụ trình diện để “học tập” ngắn hạn. Gọi là “tìm hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”. Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước.
Nhưng thực ra đây là một sự tù đầy, tẩy não, hành xác. Có người vài ba năm. Rất nhiều người mươi năm. Và số người triền miên tù đầy gần hai chục năm cũng không ít. Lại còn một số đáng kể chết mất xác trong tù đầy hành hạ. Người sống sót trở về đã kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai cũng rùng mình. 
“Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc xâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!”, (Tạ Tỵ - Đáy Địa Ngục, trang 152.).
Người tù bất khuất Tạ Tỵ đã mô tả cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản hết sức kinh khủng vì có lẽ bỏ cho đói khát là chính sách để kiềm chế, kiểm soát người tù. Nên bất cứ tù nhân nào cũng nói rất nhiều về sự hành xác này.
“Đã hơn hai tháng nay, chúng tôi không được ăn miếng thịt nào. Lao động mỗi ngày 8 tiếng, toàn việc nặng. Cơm không có, mỗi ngày lãnh hai chiếc bánh mì luộc, mỗi cái khoảng 200 gram và một nửa chiếc bánh buổi sáng 50gram, như vậy chúng tôi chỉ được ăn 450 gram chất bột với muối, không có chất béo, chất rau và chất đạm nào! Do đó, ai nấy đều gầy rộc hẳn, da khô khốc. Trên nguyên tắc theo giấy tờ chúng tôi được ăn 18 kí lô chất bột, 300 gram thịt mỗi tháng, nhưng thực tế chúng tôi chỉ được ăn 13 kí 500 chất bột”, (Đáy Địa Ngục -Tạ Tỵ trang 378- 379.).
Thứ hai, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ là một trong những người đã chứng kiến cảnh tượng đó. Và ông đã mô tả chân thực cuộc sống của nhà tù cộng sản giành cho quân dân cán chính VNCH. Chật chội, ngột ngạt hơi người, mùi hôi của mọi người, mọi bệnh riêng của mỗi người, cả tháng không tắm. Cả ngàn người có một giếng nước, kéo một lúc đã cạn nước, nhiều khi có chuột bọ chết thối trong giếng. Ăn uống vào là bị kiết lỵ. Đi cầu vào các dẫy hố đào trên mặt đất…
“Cả trại nhốn nháo về bệnh kiết lỵ. Hầu như không khu nào thoát. Chưa bao giờ buổi sáng lại đông người chờ đi cầu như vậy. Mặt mũi người nào cũng nhăn nhó, mệt mỏi trông thật thảm hại... Thật đau khổ, lúc nào bụng cũng quặn đau, mỗi lần đi cầu són ra một chút, phân ít, mũi máu nhiều. Từ nơi tôi ở ra nhà cầu khá xa. Để tiện việc, tôi không về nhà, ngồi ngay ở căn nhà chiếu Tivi sẵn sàng chạy ra hố cầu khi cần. Không phải mình tôi như vậy mà hàng chục người tay cầm lon nước, ngồi bệt xuống mặt cát. Bệnh của tôi kéo dài cả tuần sau khi uống cả lọ tetracycline do Lan cho. Trong thời gian kỷ luật chúng tôi được xuống sông tắm mỗi hai tuần một lần. Tuy nhiên nhiều khi cán bộ bận hay có việc gì bất thường thì phải chờ lâu tới ba tuần”, (Tầng Ðầu Địa Ngục - Linh Mục (LM) Nguyễn Hữu Lễ.).
Và cùng đó là cảnh thiếu thốn: “Điều quan trọng đối với tôi là cái đống rác! Mỗi lần đi ngang đống rác trước cổng trại là mỗi lần đời tôi lên hương. Hai con mắt hoạt động tích cực để tìm nhặt những thứ cần thiết cho cuộc sống trong buồng như vải rách dùng đại tiện, bọc nylon làm nhiên liệu chất đốt, hoặc may mắn hơn thì cái bàn chải đánh răng cũ hoặc ít giấy bao xi măng làm vở viết chữ Tầu, thứ ngôn ngữ tôi đang cố học”, (Tầng Ðầu Ðịa Ngục - LM Nguyễn Hữu Lễ.).
Cùng đó là những hành động bị hành hạ cơ thể:
“Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của các hình thức vi phạm nguyên tắc mà tù nhân bị “đại ca” ra hình phạt tương xứng theo luật giang hồ tù. Nếu chỉ để cảnh cáo và áp đảo tinh thần những lính mới để bắt phải đi vào khuôn phép thì chỉ cần sử dụng “chưởng” tức là đánh bằng hòn đá bọc trong cái vớ hoặc “bẻ ngà” là dùng đá cà hoặc đập gẫy hết cả hai hàm răng. Trường hợp nặng hơn thì “lấy cấp pha” tức là móc đôi mắt, hoặc “ xin cặp nạng” nghĩa là cắt gân gót chân. Trường hợp nghiêm trọng thì đối phương sẽ được “cất” có nghĩa là giết chết”, (Tầng Ðầu Ðịa Ngục - LM Nguyễn hữu Lễ.)
Thứ ba, cũng cần nhắc qua cuốn Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh để thấy sự tàn tệ của nhà tù cộng sản đối với quân dân cán chính VNCH như thế nào. Hình ảnh cánh binh cộng sản bắt phạt tù nhân “ngụy” được mô tả như sau: “Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của mười thằng “ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao phạt chúng mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống! Bọn tù chỉ liếc nhìn nhau chẳng ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thua. Hắn móc súng bắn đến đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ. Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đi...”, (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, trang 116). 
Tác giả Hà Thúc Sinh cũng không quên mô tả tình trạng thiếu thuốc men và y tế của cộng sản đối xử với quân dân cán chính VNCH: "Mặt đứa nào đứa nấy trông như những quả dưa bở chín rục, chân tay bụ bẫm vì bị phù do thiếu chất, cứ như những cái xác chết trôi ba ngày, đang xếp hàng dài trước bếp xin chút nước vo gạo về uống với hy vọng mong manh tí chất cám có thể cứu nổi căn bệnh phù thũng trầm kha...”, (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, tr. 251.).
Thứ tư, cũng có rất nhiều tác giả khác đã từng ngồi tù cộng sản bằng mỹ từ “học tập cải tạo” đã viết lên những khốn khổ trong tù cộng sản mà trong khuôn khổ bài này tôi không thể kể xiết. Xin điểm lại một số điểm chính để bạn đọc thấy rõ bản chất tàn bạo của cộng sản.
Ông Nguyễn Cao Quyền từng là một viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH. Tốt nghiệp khóa 1 Trừ Bị Nam Định và khoá 51-53 trường Saint Cyr (Pháp), đỗ cử nhân luật và cao học tiến sĩ kinh tế Đại học Luật khoa Sài Gòn (1963), thẩm phán Tòa Án Quân Sự, Đại tá Chánh thẩm Tòa Án Đặc Biệt (1966-1968), Cố vấn ngoại giao tại Paris (1968-1974), Nha Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao (1974-1975), Sau năm 1975, ông bị đưa đi tù cải tạo (1975-1985), rồi sau đó sang định cư tại Maryland, Hoa Kỳ từ năm 1990. Ông từng là Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Hoa Thịnh Đốn, nguyên Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng VN vùng Hoa Thịnh Đốn (1996-1998). Ông còn viết nhiều bài khảo luận về kinh tế, chính trị được phổ biến rộng rãi có viết: 
"Tại trại Thanh Cẩm, chế độ lao động còn khắt khe và nặng nhọc hơn ở trại Quảng Ninh. Dưới mũi súng canh gác của công an gốc dân tộc Mường, chúng tôi phải đi rất xa để lấy cát làm nhà. Mỗi chuyến vừa đi vừa về vào khoảng 3 cây số. Mỗi ngày phải đi ba chuyến mà chỉ đươc ăn có 4 chén cơm với vài cọng rau muống luộc thì sức nào chiụ nổi. Nếu đội nào không đi xe cát thì phải xe đá hoặc vào rừng đẵn luồng vác về cho cán bộ làm nhà. Những người lao động ở trại cưa, trại mộc cũng không sung sướng gì hơn. Cả ngày quần nhau với những cây gỗ lớn, cưa sẻ liên hồi hoặc đục đẽo luôn tay thi lấy năng lượng đâu mà bù đắp. Cuốc đất trồng khoai ngô mới là mệt vì đất núi bạt ngàn mà nhân công thì thưa thớt. Ấy là chưa kể nhũng vụ gánh phân đi bón nặng gẫy sương sườn và chốc lở sương vai.Sức người có hạn còn nhu cầu của trại thì mỗi ngày môt tăng thêm. Bên cạnh những cái chết vì tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống đất hay bị cây luồng đâm thủng bụng, dần dần người ta thấy xuất hiện những cái chết vì đói, vì thiểu lực. Sau hơn ba năm bị lưu đầy ra Bắc anh em tù nhân chôn nhau, vì chết đói, đã chật cả một phần đồi sắn. Có một thời gian, trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đã trở thành quen thuộc, không gây sợ hãi và cũng không gây súc động. Tù nhân chờ đợi Thần Chết đến thăm như chờ đợi một sự giải thoát”.
(Links: 
Tác giả Nguyễn Chí Thiệp trong cuốn “trại kiên giam “ nổi tiếng của mình thì viết: "Tiêu chuẩn ngừoi phạm kỷ luật mỗi tháng còn 9 kg lương thực ăn với nước muối, mỗi ngày hai bữa hai chén nhỏ xíu . Cơm mới bỏ vào miệng chưa kịp nhai cái lưỡi đã đưa cơm vào cổ. Đến bữa ăn phải kềm hãm cố nhai cho thật kỹ, vừa để cho đỡ buồn, cho qua thời giờ có việc làm. Khi nhai thức ăn, vừa phải nhai kỹ để thức ăn ít ỏi và quí báu được tiêu thật hết, khỏi phí phạm, giúp cơ thể bòn từng chút bổ dưỡng để thân xác chịu đựng con người được sống, nhai thật kỹ để chất thải ra thật ít, 5,7 ngày mới đại tiện một lần, vì đại tiểu tiện đều vào cái thùng đại liên để ngay bên cạnh bục nằm, đến lúc đầy tràn trật tự mới đổ đi, nên suốt ngày đêm phải nằm bên cạnh cái của nợ khai thúi đó”. (Nguyễn Chí Thiện - Trại Tù Kiên Giam, trang 35). 
Hoặc: “Hai chân tôi bị còng chéo để bức cung. Còng chéo hai chân bị đóng cứng chặt giữa hai cái còng hình chữ U và thanh sắt xuyên. Vì độ cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng lưng, vì nằm như vậy thân mình căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau buốt tận tủy óc. Người bị còng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc cởi hết quần áo ra chêm ngang thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp thì hai chân sẽ thẳng ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đã sưng húp vì ban đêm bị lắc còng điểm danh”, (Trại Tù Kiên Giam - Nguyễn Chí Thiện, tr 473).
Thứ năm, trên thực tế còn rất nhiều bằng chứng từ chính những người bị cộng sản trả thù man rợ. Nhưng còn phe cộng sản nói gì về điều này? Xin giới thiệu cuốn sách “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã được giải mật năm 2008 (Đã giới thiệu ở “Những sự thật cần phải biết” phần 5) cho biết tại trang 75 như sau: "Những hình phạt của đảng cộng sản Việt Nam giành cho tù nhân chế độ Sài Gòn đã cho thấy những người anh em của chúng ta đã không quên phương pháp mà Xtalin áp dụng...”.
Cuốn sách này còn nói thêm tại trang 82: "Trong một điều kiện khó khăn và kỷ luật hà khắc, chính quyền mới tại nước Việt Nam thống nhất đã thanh lọc rất tốt tư tưởng của những người đi theo Mỹ…”.
Như vậy, ở đây ta có thể thấy, cuốn sách đã chỉ rõ cộng sản Việt Nam học tập phương pháp tàn bạo của kẻ giết người hàng loạt đó Xtalin. Và cuốn sách nhắc đến cum từ “Kỷ luật hà khắc” cho thấy bản chất bạo tàn của cộng sản trong đó có cộng sản Việt Nam áp dụng đối với quân dân cán chính VNCH.
III. Lê Duẩn là đầu xỏ :
Việc trả thù quân dân cán chính VNCH do chủ trương của đảng cộng sản gây ra. Những người trực tiếp thực hiện đó là Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Cao Đăng Chiếm… Nhưng chủ trương và phương án này chính là do Lê Duẩn cầm đầu. 
Thứ nhất, Lê Duẩn chính là một người tuy thích thân Liên Xô hơn Tầu nhưng Duẩn cũng học tập chính sách của Hồ Chí Minh trong cải cách ruộng đất. Và chính đảng cộng sản Việt Nam đã thừa nhận điều này: "Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là “người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo lỗi lạc của Đảng, người cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội…” (Trích: Thông cáo đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 11/7/1986).
Và tại thời điểm sau năm 1975, Duẩn với cương vị đứng đầu của nhà nước cũng như đảng cộng sản (Lúc đó có tên là đảng lao động) chính là kẻ đã chỉ đạo và quyết định việc đối xử tàn tệ với quân dân cán chính VNCH.Là kẻ đứng đầu đảng và nhà nước, đương nhiên Duẩn biết điều này và không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai: "Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất. Ngày 16 tháng 5 năm 1975, Bí thư thứ Nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế.”
Và: "Năm 1960, tại Đại hội lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại và Ban Chấp hành Trung ương vào Bộ Chính trị, giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Tại Đại hội lần thứ IV Đảng (năm 1976) và lần thứ V của Đảng (năm 1982), đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng".(Trích bài phát biểu của Nông Đức Mạnh: Báo Điện tử đảng cộng sản Việt Nam 6/4/2007 )
Thứ hai, trong cuốn “Lê Duẩn, Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, xuất bản lần 1 tại trang 482 có viết: "Sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam được tích luỹ qua gần nửa thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, kết tinh cả truyền thống chiến đấu và tài thao lược của tổ tiên ta. Bằng ý chí của chúng ta, những kẻ một thời lầm đường lạc lối theo Mỹ - Ngụy đã được lao động cải tạo để trở thành những công dân có ích cho xã hội mới..”.
Bỏ qua những từ ngữ huyênh hoang quen thuộc của cộng sản để tự lăng xê chính mình. Bỏ qua những mỹ từ “Cải tạo, lao động” thì chúng ta thấy Lê Duẩn đã rất tâm đắc với chủ trương của mình trong việc hành hạ những người là quân dân cán chính VNCH.
Thứ ba, cũng vẫn cuốn sách: “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã giới thiệu ở phần trên cũng viết tại trang 83: "Đồng Chí Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cùng ban chấp hành trung ương đảng đã tiến hành ổn định nhanh chóng tình hình sau ngày 30/4/1975. Chính sách kỷ luật hà khắc mà nhà nước áp đặt cho những người lính chế độ Sài Gòn đã được chính đồng chí Tổng bí Thư Lê Duẩn đề ra trong một cuộc họp của bộ chính trị…”.
Qua đây có thể thấy, đảng cộng sản mà đứng đầu là Lê Duẩn đã vạch ra kế hoạch “hà khắc” đối với quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa. Những hành động đầy tội ác mà tôi đã nêu ra ở phần hai chính là do Lê Duẩn – một đồ tể tay chân của Hồ Chí Minh gây ra.
Thứ tư, ngày 1-11-1978, Lê Duẩn và Phạm Văn Ðồng dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ sang Mạc Tư Khoa để cùng Brezhnev ký bản hiệp ước “hợp tác và hữu nghị”, theo đó hai nước sẽ liên minh với nhau cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Ðiều 6 của hiệp ước này nói rõ là nếu một trong hai nước bị tấn công, cả hai nước sẽ dùng những biện pháp thích hợp đối phó. Từ đó, Liên Xô đã hết lòng viện trợ cho Việt Nam. Số tiền viện trợ và cho vay lên tới nhiều tỷ Mỹ kim. Bù lại, Việt Nam sẽ để cho Liên Xô sử dụng hải cảng Cam Ranh và có thể Ðà Nẵng làm đầu cầu quân sự để kiềm chế Trung Hoa và đối đầu với hạm đội thứ 7 của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc găp với Brezhnev, ngoài báo cáo tình hính quan hệ với Trung cộng, CamPuchia thì Lê Duẩn đã báo cáo: “Cơ bản tình hình trong nước chúng tôi đã ổn định do tôi và các đồng chí trong bộ chính trị không để cho ngụy quân, ngụy quyền có thể nổi lên bằng việc áp dụng mô hình nhà tù như thời đồng chí Xtalin. Chúng tôi chỉ lo lắng là Campuchia đang leo thang khủng bố…”( Trích: "Văn thư lưu trữ của đảng cộng sản Liên Xô trang 422”). 
Vậy không ai khác mà chính Lê Duẩn cùng cộng sản Việt Nam đã đẩy quân dân cán chính VNCH vào lao tù khắc nghiệt.
IV. Kết Luận :
Qua những hành động trả thù man rợ quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa của cộng sản nói chung và Lê Duẩn nói riêng cho thấy bản chất của cộng sản là không thay đổi qua các thê hệ từ sau Hồ Chí Minh. Tội ác đó vi phạm công ước về tù binh chiến tranh cũng như luật nhân đạo. Sau nhiều chục năm bị bưng bít bởi chế độ cộng sản toàn trị, đã đến lúc chúng ta cần cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ thấy được bản chất tàn bạo của cộng sản.
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại rơi vào thảm cảnh như ngày hôm nay do bàn tay độc ác của cộng sản. Chúng ta cần phải đoàn kết lại để lên án và lật đổ chế độ bán nước hại dân cộng sản Việt Nam. Xin trả lại sự thật lịch sử và danh dự cho những người quân dân cán chính VNCH để tôn vinh họ - Những người anh hùng không chịu khuất phục lao tù cộng sản.
6/6/2013

No comments: