Wednesday, October 19, 2016

TRUNG CỘNG - VIỆT CỘNG - ĐỀN HÙNG

Friday, April 19, 2013

NGUYỄN HOÀNG HÀ * TRUNG QUỐC LÂM THẢM HỌA

Thứ ba, ngày 16 tháng tư năm 2013


Người Trung quốc đang sống trong hoảng loạn bất an cao độ

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 15 tháng tư năm 2013

Báo chí trên các Blog mấy tuần nay ở Trung quốc đã truyền tay nhau đăng tải tình trạng báo động đỏ đó là khách du lịch vào Trung quốc giảm 30 % so với giữa năm 2012. Nguyên nhân chính là do 3 yếu tố không thể hóa giải nổi đó là:

1, Nguồn nước tại Trung quốc cho người ăn và uống nhiễm độc ghê gớm đặc biệt là nhiễm chì, a-xít va các hóa chất độc hại suốt hơn mấy chục năm qua của sứ phát triển nóng thị trường làm ăn kinh tế do các nhà máy, các xí nghiệp thải ra đã ngấm nặng trong lòng đất va trên các sống hồ, các nguồn nước trên phạm vi cả nước. Người ta tính rằng nay chỉ con có Tây tạng đã đỡ chút ít mà thôi, nhưng với tình trạng này cứ kéo dài thì cũng không thể là nơi con người có thể sống được.

Sau khi báo chí đăng tải về lợn chết đổ vứt ra sống, rồi vịt và sau cùng là hình ảnh hàng loạt cá chết đặc trên các hồ thì những lời cảnh cáo này trên các Blog càng lan nhanh hơn bao giờ hết. Chính quyền Trung quốc đang lúng túng không biết sẽ làm gì để trấn an dân, hầu như là bất lực.

Người TQ gom hàng đặc biệt là sữa
Người TQ gom hàng đặc biệt là sữa
2, Lý do thứ hai là ô nhiễm khí thở của con người từ hai phía:
Đó là từ khí thải ở các nhà máy, các công trường xí nghiệp thải ra. Người ta đo lượng Các-bon-nic và các chất độc trong không khí đã đến mức báo động đỏ, nồng độ đông đặc khiến cho những người khỏe biến thành người bệnh, nhiều người bị bệnh như hen xuyễn hay phổi nhất là trẻ em và người có tuổi bị tử vong nhiều trong mấy năm qua và nhất là những năm gần đây. Nhưng thảm họa đến nữa là do các trận bão cát do sự sa mạc hóa đang trền đến các thành phố.

3, Tình trạng này cùng với vấn đề chính trị, xã hội thiếu minh bạch, công bằng đã khiến đa số người dân Trung quốc sống cảm thấy bất an, càng ngày càng nhiều người giầu có mức tiền triệu đô-la trở lên đã đăng ký ồ ạt bỏ nước ra đi định cư tại các nước như Mỹ, Canada, Anh, Úc và nay khi có dấu hiệu các quốc gia này thấy không thể nhận thêm người vào nữa thì họ và nhiều người lưng vốn ít hơn đã đổ vào các nước Nam Mỹ, Capuchia, Lào và có xu hướng cả Việt nam nhưng trên danh nghĩa các nhà đầu tư làm ăn. Họ mang theo cả gia đình, anh em họ hàng thậm chí cả dòng họ.


Như báo chí Trung quốc đã phải nói đây thực sự là cuộc chạy tỵ nạn khỏi Trung quốc chứ không phải là đi định cư như vẫn xẩy ra lâu nay. Người ta thấy phổ biến cảnh ngày ngày tại các đại sứ quán các nước tại Trung quốc, số người xếp hàng ghi tên làm thủ tục ngày càng đông, có người đã thuê phòng trọ gần đó để chờ cho bằng được đến lượt mình. Trung quốc không chỉ lo số ngoại tệ sẽ biến khỏi đất nước này mà lo đây sẽ là hiệu ứng tai hại là sẽ đến ngày khách nước ngoài không giám vào Trung quốc. Như báo chí đăng tải khuyên người đi du lịch rằng bạn không thể đến du lịch Trung quốc nếu cứ đeo mặt nạ cả ngày và đeo bên mình hàng can nước lọc mang theo đi khắp nơi trên đất nước này.

4, Không còn ai ở Trung quốc dám ăn các loại hoa quả và sữa, thịt từ chính Trung quốc làm ra vì các thứ đó độc hại va nguy hiểm cho con người.
Như báo chí châu Âu và Mỹ , Úc v.v…mấy tuần qua liên tục đăng bài cảnh báo việc người Trung quốc ra sức gom sữa trên khắp các cửa hàng ở châu Âu và các quốc gia phương Tây để đưa về Trung quốc và nay cả quả tươi vì những người có chút tiền ở Trung quốc không giám ăn quả tươi, thị lợn, gà, vịt và uống sữa, sản phảm làm ra tại chính quốc gia mình. Người ta cho rằng những sản phẩm sữa Trung Quốc vẫn chưa khôi phục được niềm tin người tiêu dùng sau vụ tai tiếng năm 2008 nay chẳng những chưa ngưng mà có khả năng kém phẩm chất và độc hại cao hơn vì không tin vào sự minh bạch của các thông tin nhà nước đưa ra.


“Các siêu thị hay những nơi bán lẽ mặt hàng sữa trẻ em đang hạn chế bán,” ông Richard Dodd cho biết. Họ phải làm điều này vì xuất hiện một số khách hàng mua với số lượng lớn bất thường. Xu hướng không bình thường này được cho là kết quả của việc xuất khẩu sữa không chính thức sang Trung Quốc.”

Những tuần qua, các siêu thị tại Anh quốc đã phải dán thông cáo yêu cầu khách hàng không mua nhiều hơn hai hộp sữa một lúc để đảm bảo nguồn cung cấp cho những người khác.Nhiều người tiêu dùng tại Anh cho biết họ để ý thấy có tình trạng khan hiếm sữa tại các siêu thị và phải đi nhiều nơi mới mua được nhãn hiệu mình thường dùng.
“Vào Chủ Nhật, chúng tôi đã không thể tìm được sản phẩm nào từ Asda hay Tesco, chúng tôi đã phải tới Sainsbury’s,” bà Lyn Patterson nói với Reuters.
Hãng thực phẩm của Pháp Danone, công ty sản xuất sản phẩm sữa Aptamil nói hiện đang phải tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng bất thường này.

“Chúng tôi hiểu nhu cầu tăng cao bắt nguồn từ những đợt xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu của các phụ huynh muốn tìm kiếm nhãn hiệu sữa phương Tây cho con cái mình,” công ty này nói trong một thông cáo.
Giá quả tươi ở các chợ và siêu thị ở châu Âu tằng cao gấp rưỡi va nhiều hoa quả đặc sản cũng không thấy có để bán nữa. Nhiều người đã kêu gọi chính phủ phải có biện pháp ngăn chănj ngay nếu không sẽ là vấn nạn. Đến nay cả quả tươi bị người Trung quốc gom mua đóng hòm mang về nước để phục vụ với hơn tỷ người thì khối lượng nhập về sẽ càng ngày càng cao hơn
Tại Việt nam các lái buôn cá, thịt, gạo tạp phế lù người Trung quốc đã có mặt trên các thị trường Việt nam để gom hàng mang về bên kia biên giới hay quá các ngả đường biển va hàng không. Đổi lại họ chuyển sang Việt nam các hàng mà người Trung quốc lo sợ độc hại không giám dùng nhưng cho thêm các thuốc hãm độc hại để giữ lâu không héo. Như thế, độc hại lại càng kinh khủng hơn.


Như báo chí đăng tải là lòng lợn, chân gà, lạm bò v.v… những thứ khoái khẩu của người Việt ăn hầu như mang đuợc mang vào không những vốn đã độc hại lại đang trong tình trạng bị hối thối và đang bị phân hủy. Phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy và nay cả bằng cả đường hàng không nữa, thật là nguy hiểm hết chỗ nói. Nên tỷ lệ người dân bị bệnh ung thư đang tăng cao ở quốc gia này.
Vơ vét hàng mang về là “Siêu lợi nhuận”
Một sản phẩm sữa chỉ với giá 10 bảng Anh được bán với giá cao gấp ba lần ở thị trường Trung Quốc, Reuters cho biết.

Chính quyền Hong Kong đã phải hạn chế số sữa người dân Trung Quốc được mang về lục địa sau khi tình trạng mua gom đẩy giá và gây khan hiếm sữa tại đây.
Một doanh nhân người Trung Quốc nói với Sky News rằng ông mua sữa từ các siêu thị và sau đó bán qua một trang mua sắm trên mạng Taobao của Trung Quốc.

“Tôi mua với giá 7 đến 9,5 bảng mỗi hộp sữa, và bán với giá từ 16,5-19,5 bảng,” ông này nói.
Ông này cũng cho biết người Trung Quốc gom sữa dưới nhiều hình thức khác nhau:
“Thứ nhất là các sinh viên hay khách du lịch được gia đình hoặc bạn bè nhờ mua một vài hộp sữa. Thứ hai là những công ty nhỏ và vừa như chúng tôi. Và thứ ba là những nhà buôn lớn thường ở London hay Portsmouth. Họ mua trực tiếp từ các nhà phân phối hàng cho siêu thị, với những đơn hàng từ 20.000 bảng.”

Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Junqi Yang, người dân tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng cho biết các dịch vụ giao hàng, cho thuê kho tại đây đang rất phát triển nhờ sữa nhập từ nước ngoài. Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp sản xuất sữa khá phát triển. Tính đến nay, ngành công nghiệp này có giá trị khoảng 30 tỷ đôla, với mức tăng trưởng thường niên trên 20% kể từ năm 2000. Theo ông: “Nhiều người Trung Quốc ở đây thà trả giá cao còn hơn chấp nhận đánh cược với sức khỏe và tình mạng của con cái mình khi dùng sữa nhãn hiệu Trung Quốc.”
Trung quốc gần đây đã ra sức trấn an người dân rằng các sản phẩm sữa tại Trung Quốc là an toàn và được kiểm nghiệm chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp thiếu hiệu quả tại đây đang vẫn là một vấn đề lớn. Vấn đề là ở chỗ người dân Trung quốc đang thấy bất an va tìnhtrạng nay đã trở nên hoảng loạn khó thể trấn an được nữa. Người ta thấy ngay các quan chức thì gia đình nào cũng đưa con cái ra sống ở nước ngoài và bản thân họ cũng chỉ cần vơ thêm khẩn trương chút nữa là cũng biến mất lúc nào nhà nước cũng không thể biết.


Tuơng lai của đất nước này đang đến mức bất ổn và chắc chắn sẽ rất ảm đạm từng ngày va phải được đọc tăng lên khi nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế. Như chính người Trung quốc nói: “Không thể kiểm soát được nữa, đầu hàng thôi! Nếu tôi có khả năng đi được ra nước ngoài thì tôi cũng đi. Cái cột điện còn muốn dời đi nữa là con người? ”
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt

Thursday, April 18, 2013

PHẠM XUÂN NGUYÊN * BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ VĂN HỌC

Tôi kể chuyện này

Phạm xuân Nguyên*
images 
Sáng 17/4/2013, báo Quân Đội Nhân Dân (QĐND) tổ chức cuộc tọa đàm mang tên “Văn học VN về chiến tranh và người lính sau năm 1975 – Những cách nhìn khác” tại trụ sở tòa soạn 7 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Cách khoảng mười ngày trước đó, tôi đã được nhà thơ T. là đại tá làm việc tại báo, nhân gặp tại một cuộc ăn trưa ở nhà hàng 17 Lý Nam Đế, có nói miệng về cuộc tọa đàm và bảo là sẽ mời anh đến tham gia, phát biểu ý kiến. Ngày 13/4/2013, T. gửi mail cho tôi như sau:
 Anh ơi, chủ đề là “Văn học VN về chiến tranh và người lính sau năm 1975-Những cách nhìn khác”. Còn câu hỏi đối thoại thì hôm đó tranh luận mới sinh ra các vấn đề mới. Nhưng, sơ bộ mấy điều phải đạt được:
1. Đánh giá những nét cơ bản thành tựu Văn học chiến tranh sau năm 1975?
2. Đánh giá đội ngũ nhà văn nhà thơ viết về chiến tranh sau năm 1975?
3. Văn học chiến tranh sau năm 1975 tiếp tục dòng chảy thời chiến hay phát lộ một dòng chảy mới?
4. Cái nhìn của người sáng tác (tư duy sáng tác) đối với hiện thực chiến tranh và lao động nhà văn sau năm 1975 như thế nào?
5. Những cách tân nghệ thuật?
* Văn xuôi đi vào thân phận con người?
* Thơ đi vào tâm trạng cá nhân và những dằn vặt thời hậu chiến.
6. Hiện nay, khó khăn nhất của người sáng tác về đề tài chiến tranh là gì?
7. Những nhu cầu của người sáng tác, đề xuất với các cấp lãnh đạo văn nghệ.
vân vân và vân vân.
Thời gian: 8h32 phút sáng 17-4 (thứ Tư)
 Chiều 16/4, lúc 4h56, T. gọi điện cho tôi nhắc là ngày mai anh nhớ đến dự tọa đàm, anh cứ vào cổng 7 Phan Đình Phùng, lên phòng khách, sau đó sang phòng họp, anh em mong chờ đón tiếp anh. Tôi nhận cuộc gọi này khi đang ở nhà. Sau đó tôi đi taxi đến một cuộc gặp bạn bè. Trên xe, vào lúc 5h42 PM, tôi nhận được cuộc gọi mới của T. báo hoãn cuộc tọa đàm ngày mai, anh không phải đến nữa. T. cho biết lý do hoãn là vì anh T. chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cũng được mời dự nhưng đang đi Sài Gòn, một anh T. khác dự phòng thay anh T. kia thì ngày mai cũng bận một “talk show” không đến được. Tôi đang mải đi nên nghe vậy cũng ừ ào. Nhưng sau khi uống bia với bạn bè xong, tôi chợt nghĩ đến cuộc gọi nói hoãn tọa đàm của T. thì sinh nghi. Tôi gọi lại cho T. bảo: tọa đàm là do báo QĐND mời, chủ nhà là báo QĐND, cớ sao vì anh T. vắng mà hoãn, thế chẳng hóa ra là xúc phạm đến những người được mời khác như tôi sao. Nếu vậy thì đây là một điều không thể chấp nhận được, tôi sẽ nói trắng sự thật ra cho mọi người biết. Nhưng tôi không tin là thế, chắc có điều gì khác ở đây. Có phải đây chỉ là bày cớ để ngăn tôi đến cuộc tọa đàm không. T. trả lời ấp úng. Tôi kiểm chứng qua nhà văn S. là người cũng được mời tọa đàm thì biết chắc cuộc tọa đàm ngày mai vẫn có, như thế rõ ra là chỉ tôi đã được mời nhưng đến phút chót bị ngăn cản. Tôi gọi lại T. nói huỵch toẹt điều này thì được T. xác nhận và cho biết: anh đừng nghĩ đây là Tổng cục Chính trị can thiệp, mà đây là một nhân vật có thế lực trong báo đề nghị loại anh ra khỏi danh sách, không muốn anh có mặt tại cuộc tọa đàm. Tôi hỏi: nhân vật cao nhất của báo là Tổng biên tập, thiếu tướng N, có phải không? T. nói: không phải, anh N. đang đi công tác, em gọi điện mãi không được. Đến nước này thì tôi chỉ biết cám ơn T. vì đã đưa tôi vào danh sách mời tọa đàm ngay từ đầu, nhưng trong lòng rất bất bình với cách cư xử của báo QĐND. Tối 16/4 về nhà tôi còn nhắn tin cho T.
 - Nếu mai anh vẫn đến như không có em báo thì sao nhỉ?
- Anh ơi, đừng làm khổ em thêm nữa.
- Ôi, quân đội nhân dân. Chú cứ yên tâm.
- Em tê tái từ chiều đến giờ rồi. Để mai mốt anh P.N. về, em báo cáo lại. Chắc anh N. cũng sẽ buồn và ngượng.
 Chuyện chỉ là vậy. Sáng 17/4 tôi có giờ dạy cho sinh viên Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nhưng đã chuyển buổi dạy sang chiều vì tính là đi dự cuộc tọa đàm tại báo QĐND. Buổi chiều lên lớp, các em hỏi sáng thầy đi dự tọa đàm thế nào, tôi nói rõ sự tình. Các em ngạc nhiên, không hiểu. Đấy là tôi chưa kể cho các em nghe chuyện mười năm trước. Tháng 10/2003, báo QĐND cũng tổ chức một cuộc tọa đàm nhan đề “Thơ hôm nay đi về đâu?” và tôi cũng được mời tham dự. Các ý kiến phát biểu khá cởi mở, thẳng thắn tại cuộc tọa đàm đó đã được đăng trên báo QĐND số ra ngày thứ Sáu, 31/10/2003. Báo ra và đã có những phản ứng, đặc biệt là cho rằng những người tọa đàm đã phủ nhận thơ kháng chiến. Nhà thơ T.A.T., người trực tiếp làm trang thứ Sáu của báo QĐND khi đó và là người tổ chức cuộc tọa đàm, cùng Tổng biên tập báo là thiếu tướng N.Q.T., đã phải vào Thành báo cáo Tổng cục Chính trị. Sau này anh T. kể cho tôi nghe là khi trình bày danh sách các khách mời tọa đàm, đến tên tôi, một sĩ quan cấp trên đã bảo anh T. là sao anh này từng bị tù ta (!) mà các anh cũng mời. Nghe thế anh T. choáng váng, chẳng biết phải nói sao nữa!
Toàn bộ chuyện này, tức là những câu chuyện điện đàm của T. và tôi về việc tôi không còn được có mặt trong cuộc tọa đàm của báo QĐND ngày 17/4, diễn ra trước và trong cuộc uống bia của tôi với các bạn văn ở quán bia Lan Chín tại phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, vào chiều tối 16/4. Trong cuộc uống này có nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Và bên vại bia buổi giao mùa xuân hè, Cầm đã đọc cho bạn bè nghe bài thơ “Vô cùng” của mình:
Tất cả chúng ta thật lòng nói dối
Tất cả chúng ta áo đẫm mồ hôi
Tất cả chúng ta căn nhà chật chội
Giữa cõi vô cùng vô tận mà thôi.
Tất cả chúng ta đều bị theo dõi
Tất cả chúng ta sắp bị bắt rồi
Tất cả chúng ta như bầy chó đói
Ngửa mặt lên trời hóng bóng trăng rơi.
Tất cả chúng ta đều không vô tội
Mỗi đêm một tờ giấy trắng mồ côi.
 Hà Nội 17.4.2013
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
……………………………….
*Ông Phạm Xuân Nguyên đang là chủ tịch HNV Hà Nội
QUÊ CHOA
About these ads

KAMI * CHIẾN TRANH NỘI BỘ ĐẢNG MAFIA


Đang có một liên minh chống Tổng Bí thư?

bo-chinh-tri-305.jpg
Các ông Nguyễn Phú Trọng (trên, trái), Nguyễn Tấn Dũng (trên, phải), Trương Tấn Sang (dưới, trái) và Nguyễn Sinh Hùng(dưới, phải)
AFP photo
Hôm nay 16.4 báo Tuổi trẻ đưa tin tại phiên họp ngày 15-4 của UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã kêu lên rằng “Tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi”. Ngoài ra Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn lưu ý “Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy”. Một người ở cương vị Chủ tịch Quốc hội một khi nói ra câu này ở một nơi nghiêm túc hẳn là một chuyện không bình thường.
Làm người lãnh đạo cao cấp giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội, thì câu nói của ông Nguyễn Sinh Hùng không thể là câu nói đùa, mà là một câu nói có chủ ý phản ảnh nỗi bức xúc của người đứng đầu cơ quan lập pháp trong công việc. Hẳn khi nói ra điều này, trong tâm ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chắc là phải có những vấn đề bức xúc lắm? Cũng có nhiều khả năng sự bức xúc ấy liên quan đến vấn đề bệnh trạng của đảng CSVN hiện nay, được ví như người bị ung thư đã đến mức di căn, hết thuốc chữa dù đã chắc chắn không qua thoát khỏi cái chết nếu không thay đổi. Bây giờ kể cả cái bài sửa đổi Hiến pháp cũng như người bệnh cùng đường, chỉ còn cách vái tứ phương để chữa bệnh tinh thần.

Chứ nếu không có sự thay đổi thật sự một cách sâu sắc thì chết là cái cầm chắc, không phải bàn cãi. Cho nên nó cũng là lý do khiến truyền thông nhà nước, một mặt ra sức tuyên truyền nhằm che đậy những phản ứng bất bình trong dân chúng ngày càng dâng cao trong việc góp ý sửa đổi Hiến pháp. Một mặt thì lo đối phó với tình trạng đấu đá giữa các của các phe nhóm trong đảng một cách có hệ thống. Sự bất đồng này không chỉ là sự cay cú về mặt lợi ích giữa các phe phái, mà phải thấy rằng nó ở tầm mức nguy hiểm hơn. Đó là bất đồng về tư tưởng.
Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng vậy, nếu tinh ý chúng ta sẽ thấy các xu hướng về ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp hay quan điểm của Việt nam về chủ quyền Biển Đông đang thay đổi hàng ngày. Cái mà người ta bảo nó cũng như cái phong vũ biểu, sẽ biểu thị phe phái nào trong đảng đang ở thế thượng phong. Mấy ngày gần đây, sau cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, với nhiều kiến nghị với những nội dung quan trọng thì  ta thấy truyền thông của đảng lại đổi giọng. Nhớ lúc trước, trong các ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp thì thấy, nào là giữ điều 4 là do nguyện vọng của nhân dân, chỉ ÐCS Việt Nam mới có đủ khả năng tập hợp lực lượng, trở thành hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc, rồi Hiến pháp là thể chế hoá cương lĩnh và nghị quyết của Đảng hay đảng CSVN đã "đứng mũi chịu sào" với bao nhiêu hy sinh to lớn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước nên xứng đáng là đảng cầm quyền duy nhất. v.v... 
Tóm lại là bằng cách tìm mọi lý do, lý trấu để cho thấy sự tồn tại của điều 4 Hiến pháp là cần thiết và đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là hợp tình hợp lý, phù hợp với lịch sử. Đến hôm nay, không hiều mấy ông tướng, tá GS, TS mấy bữa trước vừa khẳng định những điều "là lựa chọn tất yếu của lịch sử, là thể hiện nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân..." như đinh đóng cột đã đi đâu hết? Khi mà luồng ý kiến đổi tên nước thành Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay nội dung về nội dung bảo vệ Tổ quốc, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết riêng điều 70 đang có hai phương án. Phương án một, giữ nguyên như Hiến pháp hiện hành. Phương án hai, sửa đổi quy định hiện hành và sửa lại so với dự thảo trình lần đầu. Đó là, "lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng cộng sản Việt Nam" và còn nhiều vấn đề khác cũng phải chấp nhận sửa đổi để phù hợp với lòng dân. Đó là cái tất yếu phải làm trong tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể hiện tại buộc đảng và chính quyền phải xem xét những đòi hỏi hay nguyện vọng được đa số dân chúng ủng hộ. Đó là tình hình không thể đảo ngược được.
000_Hkg3595020-250.jpg
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy ban Trung ương thành viên của đảng cộng sản Việt Nam, trả lời một câu hỏi trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 10 tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.
Điều này cho thấy, phe giáo điều của ông Trọng và cộng sự thân Trung quốc thì ra sức bảo vệ quan điểm đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa với một hệ thống pháp luật chuyên chính vô sản mà đảng CSVN đã theo đuổi từ hàng chục năm nay. Phe này có lập trường dựa vào một Trung quốc Xã hội Chủ nghĩa để bảo vệ sự tồn tại của đảng CSVN, theo phương châm Trung quốc còn thì còn đảng mình. Ngược lại, phe của đồng chí X thì đang cố gắng để tỏ ra mình có xu hướng cải cách và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Với hy vọng để cứu vớt uy tín chính trị của ông Thủ tướng hai nhiệm kỳ.

Hội nghị TW 7 - Cuộc sống mái cuối cùng?

000_Hkg7943258-305.jpg

Các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 22/10/2012
AFP photo 
Đột nhiên mấy ngày này các phương tiện truyền thông báo chí của nhà nước có một cái gì đấy không bình thường. Đó là hầu như tất cả đều đồng loạt dừng đưa tin về việc sửa đổi Hiến pháp 1992, hay việc các tờ báo chính thống hàng bậc nhất, như hai tờ Nhân dân và Quân đội Nhân dân đã xuất hiện các tin tức liên quan đến chủ quyền Biển Đông và đặc biệt báo Nhân dân còn đã đăng một bài tố cáo hàng tiêu dùng của Trung quốc.
Đó là những dấu hiệu bất thường rất đáng lưu ý, đặc biệt những việc này lại xảy ra vào thời điểm chuẩn bị khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 lần thứ 7 (Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11), vào trung tuần tháng 5 sắp tới. Đây là những chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của phe đồng chí X, người thoát chết trong cuộc tắm rửa bất thành của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trọng Hội nghị BCH TW 6 - Khóa 11 tháng 10.2012 vừa qua. Chỉ khác giờ đây đồng chí X đã trở lại ở vai trò người làm chủ cuộc chơi mới mang tính báo thù. Nếu ngược thời gian lại khoảng 2-3 tháng trước đây, nếu không nói đến đòn cảnh cáo mang tính thăm dò của đồng chí X đối với tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và các đồng chí đứng đằng sau Thanh về vụ việc thanh tra việc sử dụng đất đai, thì mấy sự việc dưới đây cũng đã khiến Tổng Bí thư Phú Trọng vã mồ hôi hột. Như:
1. Tại Hội nghị toàn quốc về chống thất thu thuế 3/2013 do Bộ Tài chính tổ chức vừa qua, một trường hợp tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng cuối 2004, đã bị phe đồng chí X nêu đích danh là vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam với số tiền thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng.

Và số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng đã trở thành siêu lợi nhuận của nhà đầu tư bất động sản CIPUTRA. Để đổi lại hành động cố tình “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp, làm thất thu thuế của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng này, thì một số đồng chí đã được doanh nghiệp lại quả bằng các tòa biệt thự triệu đô. Vì thế Bộ Tài chính đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân lãnh đạo cao cấp nhất còn đương nhiệm (ám chỉ đồng chí Lú). Được biết, trong vụ này các cá nhân liên quan gồm các nhân vật cao cấp đã nghỉ hưu như Phan Văn Khải,Nguyễn Công Tạn, Hoàng Văn Nghiên, Vũ Hồng Khanh và riêng ông Nguyễn Phú Trọng vãn đang tại chức. Nghe nói sắp tới, trong  Hội nghị TW 7 vụ này sẽ được  phe đồng chí X chuyển cho Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh để xem Ban Nội chính sẽ xử lý thế nào?.
2. Chiều 25/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc định kỳ với các chuyên gia, tư vấn về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1/2013 và các giải pháp, chính sách thực hiện mục tiêu năm 2013. Được biết, sau những nội dung hoạt động chính bên lề hội nghị đồng chí X đã bày tỏ những suy nghĩ của cá nhân mình trước thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội. Hôm đó Thủ tướng có nêu ra hàng loạt nguy cơ có biến động lớn nếu như không thay đổi căn bản và nhanh chóng. Đặc biệt trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo, tình hình kinh tế, và quyền tự do dân chủ của dân.
3. Trong việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992, giữa lúc phe của đồng chí Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm mưa làm gió để biến Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt nam trở thành một văn bản nghị quyết của đảng CSVN. Với mục đích để nhằm biến Hiến pháp trở thành một boongke trú ẩn an toàn của đảng CSVN và một bầy sâu.

Thì đùng một cái, tại cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, hội nghị đã có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân. Và đã có10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Vì theo chính phủ phải Hiến định như vậy sẽ hàm ý biểu quyết Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó thì Hiến pháp mới bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống XH.
4. Cũng trong cuộc hội nghị này, dưới sự chủ trì của đồng chí X hội nghị cũng chính phủ cũng đã có những kiến nghị rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật. Ví du, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. 
Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”. Hoặc đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)… Hay ý kiến về thu hồi đất Chính phủ cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đất và quyền sử dụng đất, cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”. Thì chính phủ cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.


Dẫn chứng một vài ví dụ để thấy phe đồng chí X đang cố gắng lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân sau một thời gian khi mà uy tín của thủ tướng đã rơi xuống điểm thấp nhất chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. Bằng tư duy khẳng định vai trò quyền lực của nhân dân là tối thượng, bảo vệ lợi ích của nhân dân trong việc thu hồi đất đai, hay tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì những lý do hạn chế. Phải chăng điều đó cho thấy đồng chí X như đang có vẻ tỏ ra mình là một con người cải cách?


Được biết, trong tháng 5 tới sẽ có các sự kiện quan trọng dự kiến sẽ diễn ra. Thứ nhất, đó là  Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, với nhiệm vụ nhằm kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 và tổng kết việc tự phê bình và phê bình trong toàn đảng nhằm tăng cường chấn chỉnh sự lãnh đạo lãnh đạo của đảng. Thứ hai là tháng 5 cũng có cuộc họp Quốc hội thường niên, với nhiệm vụ nhằm  bàn tiếp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là có nhiều khả năng Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho các chức vụ lãnh đạo cao cấp do dân cử. Đây là những điểm hẹn gặp để so găng một mất một còn giữa các phe phái ở trong đảng CSVN, không chỉ dừng lại ở mức độ ai sẽ lọt qua cửa ải để vào ngồi trong 1-2 ghế Ủy viên Bộ Chính trị mà còn là chuyện ai ở, ai đi.
Sau kết quả của Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, người mà được dư luận đánh giá rằng sẽ bị buộc phải ra đi đầu tiên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Người được cho rằng phải chịu trách nhiệm về việc kinh doanh bất chính gây hậu quả thất thoát lớn của hàng loạt các ngân hàng thương mại. Nhưng cho đến giờ này, vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gọi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bằng anh này xem ra vẫn vững như bàn thạch. Và chính sách ổn định vàng, thực chất là một chủ trương mang tính trục lợi của lợi ích nhóm vẫn triển khai, bất chấp phản ứng của xã hội và các khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế. Điều đó cho thấy phe phái của đồng chí X vẫn đang giữ một sức mạnh đáng gờm, các phe phái khác không dễ gì mà ăn tươi nuốt sống như nhiều người nghĩ. Và không ít người cho rằng, hình như đồng chí X đang có ý định để mượn thời cơ này, thời cơ mà dân chúng muốn có một sự thay đổi mang tính thoát xác, để tập hợp lực lượng trở thành một lực lượng cải cách thực thụ, từ bỏ công thức chính trị giáo điều đã quá lạc hậu và bảo thủ mà đảng CSVN theo đuổi trong mấy chục năm qua (!?)
Đòn thù trong chính trị, nếu khi đã tung ra mà không tính toán kỹ để đối phương không chết tươi tức khắc thì coi chừng đòn phản. Phản đòn rất nguy hiểm vì nó được đối phương tung ra khi tưởng chừng họ đang rất yếu thế, khiến đối thủ chủ quan. Ai mà nghĩ một kẻ vừa thoát chết như đồng chí X lại ra đòn hiểm như ta thấy. Trước thềm Hội nghị BCH TW 7 tháng 5 tới, thì cùng một lúc cho quân chọc vào hai vụ tiêu cực đất đai siêu khủng với số tiền thất thoát đều hàng nghìn tỉ, một ở Đà Nẵng và một tại Hà Nội. Đặc biệt là hai vụ tham nhũng trên đều chủ ý nhằm đánh thẳng vào những người người đứng đầu bộ máy Nội chính, Chống tham nhũng của đảng. Đó là Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh. Đó mới là những cái chúng ta đã thấy. Ngoài lề nghe thiên hạ nói còn một số vụ khủng hơn nhiều, nếu tung ra thì đối thủ sẽ không chết thì cũng bị thương nặng.
Chúng ta cùng chờ xem rồi sẽ thấy, điều đồng chí X đã từng lớn tiếng với chiến hữu sau trận chiến Hội nghị Trung ương 5 tháng 10.2012 kết thúc rằng "Khóc vờ a, tui sẽ làm cho lão già khóc thiệt. Chờ coi!".
 Còn ông Tư S. thì nếu để ý sẽ thấy cũng đang dần dần ngãng ra khỏi phe ông Trọng. Bằng chứng là việc ông Chủ tịch nước về thăm Quảng nam lãnh địa của ông Nguyễn Xuân Phúc, cánh tay phải của đồng chí X (kẻ tử thù của Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh) và ra thăm đảo Lý sơn không phải là một chuyện ngẫu nhiên. Liệu có phải đây là bước ngoại giao mang tính đột phá của ông Chủ tịch nước, là cái bắt tay mở đầu cho lên minh Ba - Bá - Tư? Cũng như vấn đề đảo Lý Sơn, nơi có cộng đồng ngư dân chuyên hành nghề ở khu vực biển gần quần đảo Hoàng Sa nhất, được cho như "đảo tiền tiêu" trong các hoạt động đánh bắt, đồng thời cũng là biểu tượng khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển này. Cộng với việc hải quân Việt Nam và hải quân Hoa kỳ sẽ có các hoạt động trao đổi tại Đà Nẵng vào ngày 21.4.2012 sắp tới, giữa lúc có tin không chính thức lực lượng hải quân Hoa kỳ sẽ tham gia việc bảo vệ chủ quyên Việt nam trên Biển Đông. Đó là những tin tức đặc biệt quan trọng. Những cái đó cho thấy hình như gió đã bắt đầu xoay chiều.
Khi mà một bên đồng chí X đã thay mặt chính phủ lật ngược ván cờ sửa đổi Hiến pháp, thì một bên đồng chí Tư S. nhân danh Chủ tịch nước đã lật bài ngửa rõ ràng quan điểm của Việt nam trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung quốc. Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một con người khôn lỏi, theo lối gió chiều nào che chiều ấy. Với kiểu giả say giả tình, nói những câu tưởng chừng ngây ngô không ăn nhập vào đâu, nhưng lại là kẻ chuyên dùng chước vứt xương cho chó cắn nhau. Cả Tổng Trọng, Tư S, và đồng chí X suốt thời gian qua là nạn nhân của ông ta mà không hay biết. Điều đó cho thấy ông Trọng đang thất thế và vai trò của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng càng trở nên hết sức quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn sửa đổi Hiến pháp đang gần kết thúc. Nếu để ý kỹ, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đều băn khoăn về tính khả thi của kế hoạch thông qua một số luật quan trọng, trong chương trình năm 2014 trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015), vì chưa rõ Hiến pháp mới sẽ quy định về nội dung này như thế nào. Nghĩa là rất có khả năng có một sự thay đổi đáng kể trong sửa đổi Hiến pháp.
Cái bắt tay của bộ ba Sinh Hùng, Tư S, và đồng chí X lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết. Trước ngưỡng cửa Hội nghị Trung ương 7 và kỳ họp Quốc hội thường niên là cơ hội để "giải quyết" cho đồng chí Lú về nghỉ giữa nhiệm kỳ theo dự kiến của đại hội đảng CSVN khóa 11 đã cơ bản thống nhất để mở đường cho một Tổng Bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước. Cũng vì sự phân tán quyền lực giữa Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch Nước và Thủ tướng là một sự bất cập lớn hiện nay trong chế độ độc đảng lãnh đạo. Điều chồng chéo này kéo dài trong nhiều chục năm qua ở Việt nam đã thấy rất nhiều nhược điểm, vì nó không có tính chất kiểm tra để điều chỉnh. Mà người ta chỉ lợi dụng danh nghĩa đảng để lấy đảng quyền thay cho pháp quyền trong việc can thiệp vào công việc của cơ quan hành pháp và lập pháp. Mà  ở đây nó chỉ tạo điều kiện cho các cấp lãnh đạo ghen tỵ rồi tìm cách tạo dựng phe nhóm lợi ích để chống phá lẫn nhau. Tạo ra tình trạng ghe ăn, tức ở kiểu thằng không làm bắt lỗi thằng làm hoặc làm nhiều. Đây là một bất cập lớn cần phải giải quyết. Giải pháp khả thi nhất là tập trung quyền lực về một Tổng Bí thư kiêm vai trò Chủ tịch nước. Nhưng sự hợp nhất hai chức vụ hàng đầu vào làm một sẽ kích thích tính đối đầu giữa các phe nhóm trong việc tranh giành quyền lực. Trong bối cảnh đó sẽ hình thành nhiều liên minh chính trị ma quỷ mà chúng ta không thể ngờ nổi. Nhưng chắc chắn sẽ phải có sự triệt hạ đối thủ bởi nó là sự tranh giành quyền lực một mất một còn.
Do vậy cần phải hiểu việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "phàn nàn" cơ quan hành pháp tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội như trên đã nói chỉ là một lời nhắc khéo tới đồng chí X thay cho một tín hiệu. Nội dung của thông điệp nhắc khéo này là gì thì chỉ có họ mới đủ khả năng để hiểu rõ và biết họ sẽ phải làm gì?
Nhưng chắc chắn những ngày này đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí bạn vàng bên nước lạ thì lo sốt vó!
Ngày 16 tháng 4 năm 2013
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

 http://www.rfa.org/vietnamese/blogs/kami-blog-04182013-04182013141819.html

 

NGUYỄN HƯNG QUỐC * BẮC HÀN

Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Nhà nước Chí Phèo

Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.Nhóm hacker Anonymous đăng hình biếm họa nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
CỠ CHỮ
Tình hình chính trị giữa Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên trong mấy tuần vừa qua có cái gì thật lạ lùng. Nó có khả năng gây nên một thảm kịch nhưng lại có vẻ như một hài kịch. Nó khiến người ta vừa lo sợ vừa thấy buồn cười. Chính quyền của cả Mỹ lẫn Nam Triều Tiên cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực vừa ráo riết chuẩn bị đối phó một cách rất tốn kém lại vừa âm thầm cho là sẽ không có chuyện gì quan trọng xảy ra cả.

Dường như trong lịch sử hiếm có hiện tượng nào quái đản đến vậy. Chính quyền Bắc Triều Tiên tuyên bố đặt nước họ trong “tình trạng chiến tranh”, đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân vào cả Nam Triều Tiên lẫn Mỹ, gửi thư yêu cầu các tòa đại sứ cũng như tất cả các nhân viên Liên Hiệp Quốc và người ngoại quốc nói chung nên về nước để tránh tai họa, cấm nhân công Nam Triều Tiên sang làm việc ở khu kỹ nghệ Kaesong - nơi có 124 công ty do người Nam Triều Tiên làm chủ - nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, tung tin là họ đã di chuyển các hỏa tiễn đến nơi này nơi nọ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn, và kêu gọi nhân dân nước họ sẵn sàng cho một trận thư hùng một mất một còn với đế quốc Mỹ và các anh em của họ ở biên giới phía Nam. Mấy chục năm nay, quan hệ giữa Nam và Bắc Triều Tiên trải qua khá nhiều căng thẳng, tuy nhiên, hiếm có lúc nào giới cầm quyền Bắc Triều Tiên lại sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh bạo đến như vậy. Nghe, dễ ngỡ như chiến tranh sắp bùng nổ gần như ngay tức khắc.

Mỹ, một mặt, phản ứng khá quyết liệt: tăng cường máy bay ném bom đến Nam Triều Tiên, điều tàu chiến đến bán đảo Triều Tiên, nâng cao hệ thống phòng thủ chống tên lửa không những ở các căn cứ quân sự đóng tại Nam Triều Tiên mà còn cả ở Guam, cách Bắc Triều Tiên hơn 3000 cây số. Một số người, phần lớn là các cựu quan chức, lên tiếng cảnh cáo Bắc Triều Tiên: Việc họ tấn công Mỹ không khác gì một hành  động tự sát! Nhưng mặt khác, thái độ của các giới chức đương quyền cũng như ngay của báo giới thì có vẻ như chả có gì ghê gớm sắp xảy ra cả. Phía Nam Triều Tiên cũng vậy. Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố cứng rắn: Bà đã ra lệnh cho quân đội Nam Triều Tiên đáp trả mạnh mẽ bất cứ hành động khiêu khích nào của Bắc Triều Tiên; tuy nhiên, quân đội Nam Triều Tiên vẫn bình tĩnh, dường như không có một cuộc tái bố trí ào ạt nào để chuẩn bị cho chiến tranh.

Tại sao?

Robert E. Kelly, trong một bài báo đăng trên The Diplomat ngày 10 tháng Tư năm 2013, ví Bắc Triều Tiên như một thằng bé bị bệnh hoang tưởng, lúc nào cũng tưởng sắp bị chó sói ăn thịt (the boy who cried wolf). Với người Việt Nam, có thể xem Bắc Triều Tiên như một gã Chí Phèo trên sân khấu chính trị thế giới.

Nhớ, trong truyện Chí Phèo, Nam Cao phác họa nhân vật Chí Phèo như một tên vô lại, tối ngày say sưa, chỉ làm được một việc duy nhất là chửi khống và ăn vạ. Về tài chửi của hắn, Nam Cao tả:“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này ? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo.”

Chí Phèo hận Bá Kiến, kẻ làm cho hắn bị bắt và bị ở tù mấy năm, nhưng hắn chẳng dám làm gì Bá Kiến cả. Hắn chỉ biết đập chai rượu rồi cào vào mặt cho máu me chảy ra bê bết rồi nằm lăn ra đường, thoạt đầu, giãy đành đạch rồi sau giả vờ nằm im, thở phều phào như sắp chết. Cuối cùng, Bá Kiến chỉ dỗ dành vài ba tiếng, hắn lại vui vẻ làm tay sai cho Bá Kiến. Bá Kiến cần đòi nợ ai ư? Thì hắn lại tu mấy hớp rượu vào lấy can đảm rồi đến nhà người ấy nằm lăn ra ăn vạ. Cứ như thế. Cho đến lúc chết.

Thái độ của giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên từ nhiều thập niên gần đây không có gì khác Chí Phèo cả. Khi nào dân chúng đói quá hoặc khi có nguy cơ phản kháng trong nội bộ, họ lại đem súng đạn ra dọa. Mỹ, Nam Triều Tiên và quốc tế, để cho yên chuyện, lại rót cho họ ít tiền hoặc ít lương thực, họ lại yên. Cứ thế. Hết lần này đến lần khác.

Lần này, Nam Triều Tiên, Mỹ cũng như quốc tế đã quá chán ngán nên không ai dỗ dành và hứa hẹn gì cả. Người ta mặc kệ. Mặc dù Bắc Triều Tiên đe dọa bắn tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến tận nội địa nước Mỹ (chủ yếu là vùng California), Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn im lặng. Các phóng viên báo chí nằng nặc hỏi, ông vẫn im lặng.

Tại sao?

Thứ nhất, không ai tin Bắc Triều Tiên có thể tấn công Mỹ. Bắc Triều Tiên có cả tên lửa lẫn bom nguyên tử. Nhưng họ lại chưa đủ kỹ thuật để chế tạo tên lửa liên lục địa có khả năng chở đầu đạn hạt nhân bắn đến tận nước Mỹ.

Thứ hai, dù ai cũng biết giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên có chút máu khùng, nhưng không ai tin là họ lại khùng đến độ nhảy vào một cuộc chiến tranh mà chính họ cũng biết là họ không thể thắng, hơn nữa, còn bị hủy diệt. Mấy quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có thể giết chết cả mấy trăm ngàn, thậm chí, hàng triệu người dân Nam Triều Tiên, nhưng cuối cùng, chắc chắn là họ sẽ bị xóa sạch. Bởi tương quan lực lượng giữa hai miền cách nhau quá lớn. Bắc Triều Tiên chỉ có hai thế mạnh: một là ở quân số (khoảng trên sáu triệu người, nếu tính cả quân dự bị) và hai là vũ khí hạt nhân. Nhưng thế mạnh thứ hai chủ yếu là để dọa chứ không phải để sử dụng. Sử dụng, chỉ có nghĩa là tự mình tiêu diệt mình. Còn lực lượng bộ binh của Bắc Triều Tiên, tuy đông, nhưng lại được trang bị vũ khí rất kém, lại ít luyện tập, nên, từ góc độ chiến tranh hiện đại, chúng rất vô nghĩa. Càng đông càng dễ bị giết nhiều. Vậy thôi. Ngoài thế mạnh tương đối ấy, mọi mặt còn lại, Bắc Triều Tiên đều rất yếu. Yếu về kinh tế. Yếu về đồng minh: Họ chỉ có một đồng minh duy nhất: Trung Quốc; nhưng Trung Quốc càng ngày càng nhìn họ như một gánh nặng, thậm chí là một tai họa, nên chắc chắn cũng sẽ không thể giúp đỡ được gì họ như vào những năm 1950-53.

Điều hầu hết giới bình luận chính trị quốc tế đồng ý là Bắc Triều Tiên chỉ lên gân dọa dẫm với hai mục tiêu chính: Một, dùng chiến tranh để vận động quần chúng tập hợp chung quanh Kim Chính Ân, nói theo chữ của Robert E. Kelly, một “thằng bé bị bệnh hoang tưởng” (the boy cried wolf). Và hai, để mè nheo với thế giới, đặc biệt, với Mỹ để, thứ nhất, có ít tiền viện trợ; và thứ hai, được hợp thức hóa kho nguyên tử của mình.

Người ta tin là không ai thực sự muốn chiến tranh.  Bắc Triều Tiên có thể muốn nhưng vì biết chắc chắn không thể thắng nên sẽ không dám. Nam Triều Tiên thì vừa không muốn chiến tranh lại vừa không muốn thắng. Không muốn chiến tranh? Rất dễ hiểu. Nhưng còn không muốn thắng? Đó là sự thật. Một nước Triều Tiên thống nhất, như sự thống nhất giữa Đông Đức và Tây Đức vào tháng 10 năm 1990 sẽ là một gánh nặng đầy tai họa về mọi phương diện, từ kinh tế đến xã hội và chính trị, cho Nam Triều Tiên. Mỹ và cả Trung Quốc nữa cũng đều không muốn chiến tranh và cũng không muốn ai thắng ai trong cuộc chiến tranh giữa Nam và Bắc Triều Tiên: Trung Quốc cần Bắc Triều Tiên làm vùng trái độn để bảo vệ biên giới nước họ và họ cũng không muốn Bắc Triều Tiên chiếm hẳn Nam Triều Tiên để trở thành mạnh mẽ đủ để thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của họ. Mỹ cần sự tồn tại của cả hai nước Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên để có lý do đóng quân ở Nam Triều Tiên hầu kiềm chế Trung Quốc.

Không ai muốn chiến tranh xảy ra, tuy nhiên, ai cũng thấy cách hành xử của Bắc Triều Tiên trong mấy tuần qua là một trò chơi nguy hiểm. Giống như đùa với lửa. Thoạt đầu, đùa. Sau, cháy nhà thật.

Ở đây, có hai nguy cơ chính.

Thứ nhất, sau khi đã ăn nói hung hăng như những anh hùng sẵn sàng xả thân “diệt Mỹ cứu nước” với dân chúng suốt mấy tuần lễ vừa qua, giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên không thể lẳng lặng xếp trống xếp dùi. Một việc làm như thế sẽ khiến dân chúng chưng hửng, cụt hứng, từ đó, thất vọng, bất mãn, làm mất uy tín và ảnh hưởng của nhà lãnh đạo mới và trẻ như Kim Chính Ân. Bởi vậy, người ta tiên đoán thế nào Bắc Triều Tiên cũng làm một cái gì đó.

“Cái gì đó” sẽ dẫn đến nguy cơ thứ hai: từ xung đột nhỏ sẽ bùng nổ thành xung đột lớn. Ví dụ, Bắc Triều Tiên sẽ lại mở một cuộc tấn công nhỏ nhắm vào Nam Triều Tiên, giết chết vài chục lính hoặc dân Nam Triều Tiên, như năm 2010. Lần ấy, Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak quyết định tự kiềm chế tối đa trước cả ba lần khiêu khích của Bắc Triều Tiên (vào ngày 26/3 khi một chiếc tàu Nam Triều Tiên bị thủy lôi Bắc Triều Tiên đánh chìm khiến gần 50 thủy thủ bị chết; ngày 29/10 khi hai bên giao tranh nhỏ với nhau ở biên giới; và ngày 23/11 khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa vào một hải đảo nhỏ thuộc Nam Triều Tiên). Nhưng sau lần ấy, Tổng thống Lee Myung-bak lại bị dân chúng chê là yếu đuối. Lần này, Tổng thống Park Geun-hye không có lựa chọn nào khác ngoài sự cứng rắn. Lý do là bà mới thắng cử và mới lên làm Tổng thống, bà cần một hình ảnh của một lãnh tụ cương quyết và quả cảm, dám đương đầu với thử thách. Bởi vậy, bà nhất định sẽ có phản ứng. Người ta hy vọng đó là những phản ứng vừa đủ.

Nhưng vấn đề là: Thế nào là vừa đủ? Ranh giới giữa cái gọi là đủ và không đủ rất mong manh. Chiến tranh lớn có thể bùng nổ từ sợi chỉ mong manh ấy.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

Wednesday, April 17, 2013

TIN TỨC GẦN XA



Chi tiết mới liên quan vụ buôn người Việt sang Nga

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-04-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
th1-305.jpg
Cô Thái Hà, ảnh chụp khi cô về đến Việt Nam.
Hình do gia đình cung cấp


Trong số 15 cô gái Việt Nam bị bán qua động mãi dâm ở Nga, mà tin được loan đi từ tháng Hai, tính đến lúc này có 14 cô lần lượt được bà chủ chứa Nguyễn Thúy An thả về Việt Nam.
Trở về ngày 25 tháng Ba, cô Mỹ Duyên, người bị áp lực nặng nhất, từng bị bà Thúy An đánh dập sóng mũi và liên tục hành hạ chủi rủa cho đến lúc rời khỏi Moscow, quyết định phải đính chính lại những điều cô cho là không đúng liên quan đến việc cô và các bạn cô được giải cứu:

Hành hạ trước khi thả

Thanh Trúc: Trước hết xin cảm ơn Mỹ Duyên nhận lời nói chuyện với Thanh Trúc hôm nay. Như vậy sau ba cô được về trước đó là Bé Hương, Thái Hà và Bé Trang, rồi đến lượt Mỹ Duyên và tiếp tục là những ai Mỹ Duyên có nhớ không?
Mỹ Duyên: Em về chung với Kim Thoa, quê ở Tây Ninh, lúc đó đã có hai người về trước là Huệ, quê ở Sài Gòn, kế tiếp là Lê Thị Ngân Giang, quê ở Tây Ninh. Kế tiếp bốn người về sau này nữa gồm Thu Linh, quê ở Kiên Giang, Phan Thị Hồng Thắm cũng quê ở Kiên Giang.
Kế tiếp là Nguyễn Kim Ngân, quê ở Hà Nội, và Kiều, quê ở Trà Vinh. Nhưng mà hiện giờ còn một người chưa về được là Trang Thị Diệu. Trang Thị Diệu là lúc trước không có giấy tờ, hiện đang kêu gia đình làm giấy tờ gởi sang thì mới về được.
Thanh Trúc: Ai cũng biết sở dĩ bà An Ột phải cho các cô về là vì chuyện đã vở lỡ trên báo chí, trong lúc dì của Mỹ Duyên ở Mỹ và mẹ cô ở Việt Nam nhất định làm to chuyện. Vậy thì sau này bà Thúy An có nương tay với các cô chút nào không?
Dữ thì con người bà trước giờ đã vậy. Một khi gia đình và những người bên bển làm những gì phật ý bả thì làm sao bà có thể dịu dàng với tụi em được.
-Mỹ Duyên
Mỹ Duyên: Tánh nào tật đó chị ơi. Dữ thì con người bà trước giờ đã vậy. Một khi gia đình và những người bên bển làm những gì phật ý bả thì làm sao bà có thể dịu dàng với tụi em được. Nhất là em, bà tạo áp lực khủng hoảng lên đầu em hơn như thế nữa. Phần lớn là tại mẹ em ở Việt Nam với mấy dì mấy chú bên bển nhờ giải cứu cho tụi em được về. Những gì mà gia đình em cha mẹ em làm em phải đứng ra chịu trách nhiệm, bao nhiêu áp lực bả cũng đổ hết lên đầu em.
Thanh Trúc: Mỹ Duyên biết được những gì liên quan đến những chuyến trở về của các cô khi Mỹ Duyên còn trong tay bà Thúy An?
Mỹ Duyên: Bên bển báo chí tụi em không được đọc, mạng tụi em cũng không được lên. Em chỉ biết được vì trong nhà thì ông Huy có mở mạng lên, rồi ông với bà có nói chuyện với nhau tên chị là Thanh Trúc đài Á Châu Tự Do rồi kế tiếp là tên chú Thắng. Em có nghe được ông Huy nói với bả là "gia đình nó nói với đài Á Châu Tự Do là nó bị đánh gãy sống mũi, rồi bên cô bên dì nó bên Mỹ khóc lóc than thở đòi làm lớn chuyện lên, nên thôi cho nó về đi" Ổng với bả cũng nói lúc Thái Hà về thì cũng có hình chụp của Thái Hà. Thì cái đó tụi em cũng nhìn thấy được nên tụi em mới biết.
md1-200.jpg
Cô Hà Thị Mỹ Duyên. Hình do gia đình cung cấp.
Ổng với bả cứ nói là chẳng làm gì được ổng bả đâu, đài này cũng là phản động thôi, bên chị bên chú Thắng cũng là phản động thôi chứ hoàn toàn không đúng sự thật.
Lời bà Thúy An: “Tất cả những cái bài viết ấy là ở Việt Nam mình không bao giờ được xem. Báo này là báo phản động. Việt Nam mình không bao giờ có cái tờ báo này mà đọc. Báo phản động, báo chống lại người Việt Nam, nó luôn luôn đi moi móc cái tin để nó phóng một thành mười lên...”
Thanh Trúc: Khi đó thì Mỹ Duyên và các bạn có tin như thế không?
Mỹ Duyên: Nếu như tụi em nghĩ vậy thì tụi em sẽ không về đây và nghe chị phỏng vấn và sẽ không đính chính lại câu chuyện này. Hồi lúc tụi em sống bển như một cái địa ngục, tụi em rất khao khát được nhờ đại sứ quán bên Nga giúp tụi em để tụi em về. Bởi sau có những đứa bỏ trốn ra nó nhờ đại sứ quán Việt Nam bên Nga nhưng chẳng có ai giúp đỡ tụi em cả. Hồi đó nhờ gia đình tác động nhờ cậy bên Mỹ rồi nhờ được chú Thắng của CAMSA, nhờ đài Á Châu Tự Do, cũng nhờ đó mà có thể là sự thúc đẩy cho tụi em có niềm tin chờ đợi chú Thắng và đài Á Châu Tự Do giúp giải cứu để những người còn lại được về.

Về VN vẫn bị sách nhiễu

Thanh Trúc: Trước khi thả cô về thì bà Thúy An có đưa Mỹ Duyên ra đại sứ quán Việt Nam để viết đơn cám ơn đại sứ quán và bà ấy đã tạo điều kiện tốt cho cô về như trường hợp Huỳnh Thị Bé Hương không?
Mỹ Duyên: Bà không đưa tụi em ra đại sứ quán Việt Nam bên Nga nhưng bả bắt tụi em trước khi mỗi đứa về phải ghi một tờ giấy cam kết để lại cho bả, nội dung trong đó là từ lúc qua bển tới lúc tụi em bước chân về không có sự  mâu thuẫn nào với bà cả. Tiền lương mỗi tháng đều thanh toán sòng phẳng. Bà muốn tụi em cam kết những lời tụi em nói hoàn toàn đúng sự thật, nếu có chỗ nào gian dối tụi em phải chịu hoàn toàn trước pháp luật.
Thanh Trúc: Sau khi Bé Hương, Thái Hà và Bé Trang về Việt Nam rồi thì bà Nga của cơ quan Interpol Việt Nam trả lời rằng bà không cần phải giải thích với Thanh Trúc chuyện đại sứ quán Việt Nam bên Nga, Interpol Việt Nam và công an trong nước đã hành động thế nào để giải cứu các cô. Trước đó, bà Nga còn nói chuyện các cô đi Nga hoàn toàn là tự nguyện?
Nhưng mà cứ mời lên mời xuống vầy hoài, trong khi đó tụi em về mà áp lực bị đánh đập bên Nga chưa dứt.
- Mỹ Duyên
Mỹ Duyên: Đúng, tụi em đi sang là tình nguyện, nhưng những người đưa tụi em sang nói qua bển làm nhà hàng, tiếp bia một tháng được 120 đô, nên tụi em đồng ý đi.
Nhưng mà tụi em sang bển thì cuộc sống không phải là tiếp bia cũng không phải làm nhà hàng. Ở bên bển tụi em bị khống chế bắt buộc tụi em phải làm, những đứa không chịu tiếp khách sẽ bị đánh đập. Ngoài chuyện tiếp khách tụi em không có gì khác để làm tại vì công việc của bả là chỉ làm gái mại dâm thôi.
Thanh Trúc: Vậy Mỹ Duyên và các bạn cô có tin là đại sứ quán và cảnh sát công an Việt Nam đã giải cứu các cô?
Mỹ Duyên: Em không tin điều đó, nếu như nói bên Nga bên Việt Nam giải cứu cho tụi em thì giải cứu lâu rồi chứ đây đợi tới bây giờ. Trong khi em cũng hiểu là bên đây cử người qua bển theo dõi bả nhưng mà em nghe nói bả lo lót được, 20 người sang cũng 20 người về, vậy thôi. Em không tin những lời bà đó là đúng sự thật.
Thanh Trúc: Xin cho biết bây giờ về Việt Nam rồi thì Mỹ Duyên cảm thấy thế nào?
Mỹ Duyên: Em là ai chứ chị? Người ta khinh rẻ tụi em còn không hết nữa. Về thì công an phía bên Việt Nam cứ kêu tụi em lên làm giấy tờ, ghi hồ sơ là tụi em là người bị hại. Nhưng mà cứ mời lên mời xuống vầy hoài, trong khi đó tụi em về mà áp lực bị đánh đập bên Nga chưa dứt. Về tụi em chỉ muốn có một chút thanh thản cho thoải mái. Đâu phải tụi em không muốn hợp tác. Vui là tụi em vui được một phần, nhưng mà cứ mời lên mời xuống hoài tụi em cũng thấy bị ức chế và cũng bực mình hơn nhiều nữa.
Thanh Trúc: Cảm ơn và cầu chúc Mỹ Duyên sớm tìm lại cuộc sống an vui.
 
 Đưa lao động Việt sang Nga hay đường dây buôn người?
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Lối ra ngoài duy nhất của khu vực ăn ở cho công nhân là khung cửa sắt có hai lần khóa.
Lối ra ngoài duy nhất của khu vực ăn ở cho công nhân là khung cửa sắt có hai lần khóa.
Ảnh: Công nhân cung cấp 
Vào thứ Năm ngày 18 tháng 4 năm 2013, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành tổ chức Boat People SOS trụ sở tại Virginia, Hoa kỳ, sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ về đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trước hết cho biết luật pháp tại Nga lỏng lẻo như thế nào mà bọn buôn người đưa nạn nhân Việt Nam, nhất là những cô gái trẻ chất phác, sang Nga ngày càng nhiều.
Bảo kê của cảnh sát Nga
TS Nguyễn Đình Thắng: Ở Nga luật pháp rất lỏng lẻo, gần như là không có luật chống buôn người một cách toàn diện, mà chỉ có một vài điều luận nhỏ để mà truy tố thủ phạm hoặc là bảo vệ nạn nhân, với điều kiện những người đó phải được xét là nạn nhân. Trong tất cả những hồ sơ mà chúng tôi can thiệp thì chưa một trường hợp nào được chính quyền Nga xét là nạn nhân để mà bảo vệ cả. Còn lại thì không hề có những biện pháp ngăn ngừa, không hề có những biện pháp huấn luyện hoặc là thông tin cho những người vừa mới đặt chân lên nước Nga, trong trường hợp họ cần giải cứu, họăc cần sự giúp đỡ thì đi đâu? Hoàn toàn không có những biện pháp ấy từ chính quyền Nga
Thanh Quang: Nhân đây Tiến sĩ nhận xét như thế nào về tình trạng tham nhũng trong giới cảnh sát địa phương của Nga mà khiến cho bọn buôn người, chủ chứa... có điều kiện hoạt động phi pháp, vô nhân của họ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Cảnh sát địa phương Nga, đặc biệt ở quanh vùng Moscow, gần như hoàn toàn lệ thuộc vào tổ chức tội phạm của Việt Nam, những bà chủ chứa chẳng hạn. Họ chi tiền đều đặn cho những cảnh sát Nga mà họ gọi là bảo kê, bảo kê giống như là khi cần thiết đến họ gọi thì cảnh sát Nga đến để trấn áp những nạn nhân hoặc là bắt lại những nạn nhân nào mà trốn thoát được. Những người chủ của các hãng may mặc lậu mà cũng giam người. Những người này đều là người Việt Nam cả. Vậy mà họ cũng giam đồng hương của họ trong tình cảnh nô lệ thời đại mới và cũng sử dụng những cảnh sát như vậy.
Thay vì đưa nạn nhân về để thẩm tra ở tại đồn cảnh sát thì họ giao trở lại cho kẻ buôn người và những nạn nhân đó đã bị đánh đập một trận kinh hoàng và rồi bị đưa trở lại trong tình trạng nô lệ. Cảnh sát Nga ở cấp địa phương không thể tin được vì họ rất là tham nhũng
TS Nguyền Đình Thắng
Chúng tôi biết những trường hợp mà nạn nhân đã bỏ chạy trốn được rồi, một tháng sau, cảnh sát mang đến một cái giấy gọi là giấy trát để mà bắt những người này về cái tội ẩu đả, nhưng hoàn toàn đó là những tội dàn dựng lên để mà bắt nạn nhân về. Thay vì đưa nạn nhân về để thẩm tra ở tại đồn cảnh sát thì họ giao trở lại cho kẻ buôn người, và những nạn nhân đó đã bị đánh đập một trận kinh hoàng và rồi bị đưa trở lại trong tình trạng nô lệ. Cảnh sát Nga ở cấp địa phương không thể tin được vì họ rất là tham nhũng. Họ kết nối rất chặt chẽ với những đường dây buôn người. Đặc biệt họ có những dan díu với  hệ thống xã hội đen ở bên Nga.
Các công nhân ở Nga đã về đến sân bay Nội Bài vừa mừng vừa uất ức tức tưởi.
Các công nhân ở Nga đã về đến sân bay Nội Bài vừa mừng vừa uất ức tức tưởi. Source phapluattp.vn 
Thanh Quang: Thưa Tiến sĩ, ông vừa mới nhắc đến xã hội đen thì một cách tóm tắt nạn xã hội đen đang hoành hành ở Nga ra sao?
TS Nguyền Đình Thắng: Vâng, rất nhiều người Việt mình ở bên Nga. Họ sang Nga làm ăn buôn bán hoặc là đi lao động đã trở thành những nạn nhân của xã hội đen. Xã hội đen ở bên Nga của người Việt có cái tiếng lóng gọi là “phia”, những người “phia” , thành phần “phia” mà chúng tôi biết là dịch ra từ chữ Mafia. Đó là những tổ chức Mafia tội phạm đi hoành hành ở trong cộng đồng người Việt ở Nga. Họ có thể thủ tiêu, đánh đập người đến chết mà không ai dám lên tiếng can thiệp. Nhưng họ lại được sự che chở của tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga. Họ làm việc rất chặt chẽ, song hành cùng với tòa đại sứ. Có những thành phần xã hội đen mà lại rất quen thân với một số giới chức ở trong tòa đại sứ Việt Nam ở bên Nga
Rõ ràng có sự quan hệ rất chặt chẽ, thân tình giữa một đằng là bà chư chứa Nguyễn Thúy An và đằng kia là một số giới chức khá cao cấp ở trong tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga
TS Nguyễn Đình Thắng
Bao che của tòa Đại sứ Việt Nam
Thanh Quang: Ông lại nhắc đến sự bao che của tòa Đại sứ của Việt Nam ở Nga thì vụ 15 nạn nhân Việt Nam bị bà chủ chứa Thúy An hành hạ rồi cưỡng bức “tiếp khách” có sự tiếp tay của nhân viên Sứ quán Việt Nam ở Nga. Như vậy ông có thể cho biết thêm về sự bao che đáng ngại này, thưa Tiến sĩ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Vụ 15 thiếu nữ bị lường gạt sang Nga với những hứa hẹn công ăn việc làm và ngay lập tức bị đưa vào ổ mãi dâm của bà Thúy An. Điều này minh họa cho tình trạng bên Nga khi một số viên chức cao cấp và có chức năng ở tòa Đại sứ lại cấu kết và che chở, làm ô dù cho những thành phần tội phạm, như là tội phạm buôn người hoặc là tội phạm mãi dâm ở Nga. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong trường hợp mà chúng tôi vừa mới nói đến. Thứ nhất, rõ ràng có sự quan hệ rất chặt chẽ, thân tình giữa một đằng là bà chủ chứa Nguyễn Thúy An và đằng kia là một số giới chức khá cao cấp ở trong tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga.
14 công nhân Việt Nam đã bị chết khi hỏa hoạn xảy ra hôm 11/9 tại một xưởng may ở cách Mátxcơva 100km về phía đông nam. Chủ nhân công ty đã khóa trái cửa nhốt công nhân như tù nhân vì thế họ không thể thoát ra.
14 công nhân Việt Nam đã bị chết khi hỏa hoạn xảy ra hôm 11/9/2012 tại một xưởng may ở cách Mátxcơva 100km về phía đông nam. Chủ nhân công ty đã khóa trái cửa nhốt công nhân như tù nhân vì thế họ không thể thoát ra.
Thứ Hai, khi mà nạn nhân kêu gọi cầu cứu, xin được giải cứu, giúp đỡ bảo vệ thì tuyệt nhiên bên tòa Đại sứ Việt Nam không đáp ứng mà còn nói trổng là ai đưa mấy cô sang bên này thì nói với họ đưa mấy cô về. Nếu mà chỉ ngưng ở sự tắc trách đó thôi thì đã không nên chuyện. Đằng này chúng tôi biết được có một số giới chức ở tòa Đại sứ Việt Nam bên Nga đã thông tin báo động cho bà Nguyễn Thúy An biết tận chỗ, tận nơi để đến tận nơi mà bắt lại những nạn nhân đã chạy thoát được, hoặc là để bà ta di dời nạn nhân trước khi cảnh sát Liên bang Nga đột nhập vào để giải cứu những nạn nhân. Thành ra có sự quan hệ chặt chẽ, rõ ràng bênh vực những kẻ buôn người, tội phạm và trấn áp nạn nhân.
Tôi lấy thêm một ví dụ nữa, rất nhiều nạn nhân trước khi lên đường về nước đã phải ký một cái giấy xác nhận rằng cảm ơn tòa Đại sứ Việt nam đã giúp đỡ, cảm ơn bà chủ chứa Nguyễn Thúy An đã che chở bấy lâu nay để về nước. Thật sự bấy lâu nay, những nạn nhân này đều phải tự trả tiền túi. Trong thư cảm ơn còn phải xác nhận chúng tôi tình nguyện sang bên này và ở lại bên Nga, trong khi thực tế thì họ bị lường gạt và bị giam giữ, đánh đập mà không có con đường nào để về nước, cho đến khi báo chí, dư luận, công luận khắp nơi trên thế giới lên tiếng thì tòa Đại sứ Việt Nam bắt buộc phải hợp tác để mà đưa những nạn nhân về nước.
Chúng tôi biết được có một số giới chức ở tòa Đại sứ Việt Nam bên Nga đã thông tin báo động cho bà Nguyễn Thúy An biết tận chỗ, tận nơi để đến tận nơi mà bắt lại những nạn nhân đã chạy thoát được, hoặc là để bà ta di dời nạn nhân trước khi cành sát Liên bang Nga đột nhập vào để giải cứu
TS Nguyễn Đình Thắng
Thanh Quang: Như công luận đã biết thì liên minh CAMSA bài trừ nô lệ mới đã ra tay giải cứu rất nhiều nạn nhân từ Việt Nam mà chắc chắn là nhờ có sự hỗ trợ của giới truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ. Như vậy , thưa Tiến sĩ , hiệu quả của sự lên tiếng này ra sao?
TS Nguyễn Đình Thắng: Trong vụ giải cứu 15 thiếu nữ vừa rồi, vai trò của truyền thông hết sức là quan trọng. Quan trọng thứ nhất là để bắn tiếng cho những kẻ buôn người mà chúng biết rằng những người trong đường dây này đều được nhận thông tin đều đặn từ tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga, bởi họ theo dõi đài và các báo chí này kia ở Hải ngoại. Thành ra đấy là phương tiện để mà truyền thông, chứ chúng tôi không có một phương tiện nào khác để liên lạc được với kẻ buôn người và nạn nhân đang bị họ giam giữ.
Chúng tôi muốn bắn tiếng rằng chúng tôi biết đích xác những con người như vậy, nạn nhân như vậy, tên tuổi là gì , quê quán ở đâu, hình ảnh như thế nào...hiện nay đang nằm trong tay của kẻ buôn người, và nếu ngày mai họ bị thủ tiêu hay mất tích thì kẻ buôn người phải chịu trách nhiệm. Đó là cách đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ an toàn sinh mạng cho những nạn nhân đang bị bắt làm con tin. Thứ hai qua những truyền thông đại chúng đó, thì tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga biết rằng đã bị động rồi, tất cả mọi hành động của họ đều bị đưa lên báo chí nên họ không dám và đã không dám can thiệp, can dự vào một cách công khai như trước nữa để bảo vệ cho thủ phạm. Thành ra vai trò những phương tiện truyền thông rất là quan trọng .
Bên cạnh đó, vai trò của Quốc hội Hoa Kỳ cũng rất là quan trọng, vì một mặt, họ áp lực chính quyền Việt Nam để phải ngăn cản sự nhập cuộc và gian díu của một số các giới chức ở tòa Đại sứ Việt Nam bên Nga trong vấn đề bảo vệ , bao che , chạy tội cho thủ phạm. Mặt khác, Quốc hội Hoa Kỳ đã lên tiếng với chính quyền Liên bang Nga và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nhắc nhở, đôn đốc vấn đề giải cứu cho nạn nhân, và kế đến là truy nã và truy tố tội phạm.
Thanh Quang: Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng rất nhiều.
 

Thỉnh nguyện thư yêu cầu Mỹ hạn chế du lịch, gửi tiền về Việt Nam
CỠ CHỮ
Một chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa được khởi xướng trên trang web của Tòa Bạch Ốc yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ ban hành đạo luật hạn chế người Mỹ gốc Việt du lịch và gửi tiền về Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

Những người Mỹ gốc Việt phát động thỉnh nguyện thư hôm 12/4 nói  lượng kiều hối của kiều bào đổ vào Việt Nam hằng năm từ các chuyến thăm quê hương và từ những sự giúp đỡ tài chính cho thân nhân quá lớn, đủ nuôi chính phủ Việt Nam vốn đang gia tăng đàn áp nhân quyền và dư thừa để Hà Nội trả các món nợ quốc gia.

Những người khởi xướng mong muốn chính phủ Mỹ có một điều lệ giống như Văn phòng Kiểm soát Tài sản của Hoa Kỳ ở Nước ngoài dưới thời cựu Tổng thống Geogre W. Bush từng ban hành đối với người Cuba tị nạn tại Mỹ hồi năm 2004.

Họ tin rằng thay vì chờ đợi Việt Nam tự cải thiện nhân quyền, Hoa Kỳ cần có hành động cụ thể giúp thúc đẩy việc này, sớm mang lại dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam.

Thỉnh nguyện thư trên trang mạng petitions.whitehouse.gov đề ra mục tiêu đến ngày 12/5, tức trong vòng một tháng kể từ ngày phát động, cần đạt được 100.000 chữ ký.

Hồi tháng ba năm ngoái, chiến dịch thỉnh nguyện thư vào Tòa Bạch Ốc đầu tiên của người Việt hải ngoại yêu cầu Washington ưu tiên vấn đề nhân quyền Việt Nam trong quan hệ mậu dịch với Hà Nội đã đạt được số chữ ký kỷ lục, vượt chỉ tiêu gấp nhiều lần.

Kết quả là đại diện giới hành pháp Hoa Kỳ đã tổ chức buổi tiếp xúc để thu nhận ý kiến của tập thể người Mỹ gốc Việt đòi hỏi Washington không gia tăng thương mại với Hà Nội nếu chính phủ cộng sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện tại.
 http://www.voatiengviet.com/content/thinh-nguyen-thu-yeu-cau-my-han-che-du-lich-goi-tien-ve-vietnam/1643228.html

 

Đền Hùng từng bị đặt bùa yểm?

Cập nhật: 14:01 GMT - thứ tư, 17 tháng 4, 2013
Đền Thượng
Đền Hùng là thánh tích của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay
Đền Hùng thờ Quốc Tổ, nơi linh thiêng bậc nhất của người dân Việt Nam, từng bị người phương Bắc đặt một ‘đạo bùa yểm’ chôn dưới nền đất, một quan chức coi giữ khu đền này khẳng định với báo chí trong nước.
Thông tin này chỉ được tiết lộ sau khi có áp lực từ dư luận đòi giải thích về một phiến đá bí ẩn đặt một cách có chủ đích ngay tại điện thờ của đền Thượng, đền chính trong quần thể Đền Hùng tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Ông Nguyễn Tiến Khôi, người trước đây là quản lý cao nhất ở đền Hùng và là người nắm rõ nhất về phiến đá bí ẩn này, giải thích rằng đó thật ra là một đạo bùa để trấn lại bùa yểm của người phương Bắc.

Bị yểm 600 năm

Từ đó ông Khôi đã nêu rõ các chi tiết về ‘đạo bùa yểm’ này mà lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng.
Nói trên trang mạng của tờ Tiền Phong và báo mạng Đất Việt, ông Khôi cho biết trong đợt tu sửa đền hồi năm 2009, các công nhân đã phát hiện ‘một viên gạch lạ có in chữ Hán’ lúc tháo dỡ toàn bộ bệ thờ trên đền Thượng.
Viên gạch lạ này đã được ông Khôi gửi sang cho ông Nguyễn Minh Thông, vốn là đại tá quân đội và hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng phương Đông, để nhờ nghiên cứu.
Trong báo cáo giải trình của ông Thông cho lãnh đạo tỉnh Phú Thọ được báo Tiền Phong dẫn lại thì trung tâm của ông ‘đã hội thảo nhiều lần’ với ‘một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm’ và đi đến kết luận rằng viên gạch là ‘do đạo sỹ của quân Nguyên Mông đem đến đặt từ cuối thời Trần’, tức là tính cho đến nay là hơn 600 năm.
"Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân. Việc này (đặt đá trấn yểm) đã được các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết."
Nguyễn Tiến Khôi, cựu giám đốc Ban quản lý đền Hùng
Theo báo cáo này thì ‘Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng’.
Trên viên gạch có ghi dòng chữ Hán ‘Đánh đổ đức sáng Vua Hùng’ và hiện tại vẫn còn được lưu giữ tại Bảo tàng đền Hùng, Đất Việt dẫn lời ông Khôi cho biết.
Do đó, để hóa giải, ông Thông đã đề xuất lên Ủy ban tỉnh Phú Thọ và Bộ Văn hóa tìm một đạo bùa khác để trấn yểm. Đề xuất này, theo ông Khôi, đã được những vị có chức trách đồng ý và ông Thông đã lên kế hoạch thực hiện.
Đạo bùa trấn yểm đó chính là phiến đá đặt trên bệ bát quái trong đền Thượng vốn đã gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua. Công chúng không hề biết nguyên do cũng như ý nghĩa của phiến đá này nên dẫn đến tâm lý e ngại.

Ý nghĩa gì?


Mặt trước

Mặt trước của phiến đá bùa là trận đồ bát quái cùng với thần chú Mật tông
Trong báo cáo của mình, ông Thông đã giải thích về nội dung bùa trấn này như sau:
Phiến đá được chọn là do giám đốc một công ty đá quý ở Hà Nội có tên là Nguyễn Đình Khảm cung tiến. Đây là viên đá xanh ‘có nhiều năng lượng tốt lành, có khả năng hóa giải hung khí và tiếp nhận năng lượng của tinh tú trời đất’.
Mặt trước vẽ trận đồ bát quái của danh tướng Trần Hưng Đạo dựa trên tác phẩm ‘Binh thư yếu lược’của ông và chòm sao Bắc Đẩu. Trên mặt trận đồ là câu thần chú Phật giáo Mật tông.
Mặt sau của đạo bùa này là ấn vuông của Vua Hùng đóng ở trên và lá bùa giải bách họa vẽ ở phía dưới.
Ông Thông giải thích rằng linh khí của Đức Phật kết hợp với linh khí của Đức Thánh Trần sẽ ‘hóa giải được’ đạo bùa yểm của người phương Bắc và sẽ giúp cho vận nước được hưng thịnh.
Ông Nguyễn Tiến Khôi được Đất Việt dẫn lời nói ông cam đoan ‘viên đá đang rất linh ứng và hiệu nghiệm’.
“Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân,” ông nói và cho biết việc này đã được ‘các lãnh đạo trung ương, tỉnh đều chứng kiến và biết’.

Ký ức dân gian

"Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt."
Nhà sử học Lê Văn Lan
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà sử học Lê Văn Lan cho biết chuyện người phương Bắc tìm cách yểm bùa nước Nam là ‘có thực’ mà ‘ý thức dân gian còn ghi lại’.
Chính sử không hề đề cập đến việc này nhưng trong ngoại sử và sách địa lý thì có chép, ông Lan nói.
“Đã có nhiều dấn ấn trong tâm lý dân gian qua các đời rằng người Tàu hay sang đây làm các thứ tệ hại như yểm bùa, triệt long mạch và đập phá những thứ có giá trị tâm linh của người Việt,” ông giải thích.
“Tôi đã đi điền dã và sưu tầm nhặt nhạnh được nhiều lời kể dân gian không chỉ tập trung vào Cao Biền (quan đô hộ đời Đường) mà còn cả các đời khác rằng các thầy địa lý người Tàu đi vào đây (nước Nam) bán thuốc đeo quang gánh, đội nón lá rộng vành,” ông nói.
“Họ đi đến đâu thường hay xem đất, tìm đất... sau đó chôn bùa hoặc đào đất để phá long mạch.”
Mặt sau
Đạo bùa này được cho là trấn bùa xấu và giúp vận nước hưng thịnh
Tuy nhiên đối với khu vực đền Hùng mà ông Lan nói ông đã ‘điền dã rất kỹ từ nửa thế kỷ nay’ thì ông chưa sưu tầm được truyền thuyết, lời kể hoặc hiện vật nào ‘chứng tỏ người Tàu đã sang đây để yểm bùa hay triệt phá gì’.
Cho nên ông Lan cho rằng phiến đá trấn yểm đặt trong đền Thượng ‘nên được di dời ra khỏi đền’ vì ‘đấy là thứ mới tạo chứ không phải có từ trước’.
Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, cũng có cùng ý kiến với ông Lan về cách xử lý đối với phiến đá.
“Đó là một hiện vật không nguyên gốc,” ông nói với BBC, “Cầu may thì cũng được thôi nhưng không thể đưa vào một cách tùy tiện.”
“Quan điểm của tôi là nếu như chưa biết rõ hòn đá này là gì và không gắn với đền thờ Vua Hùng thì tốt nhất là nên đưa ra ngoài,” ông nói.
Hiện Ban quản lý đền Hùng đang tính đến sau ngày Quốc giỗ mùng 10/3 Âm lịch sẽ tổ chức hội thảo khoa học để các chuyên gia và các nhà khoa học bàn luận rõ ràng về vấn đề này.
Tuy nhiên, TS Thịnh cho rằng ‘lĩnh vực tâm linh rất mơ hồ khó mà đem ra một hội thảo khoa học’.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130417_hung_temple_talisman.shtml

 

Bắc Triều Tiên: Bài học từ thái độ khiêu chiến của Kim Jong Un
North Korea's artillery sub-units, whose mission is to strike Daeyeonpyeong island and Baengnyeong island of South Korea, conduct a live shell firing drill to examine war fighting capabilities in the western sector of the front line in this picture release
North Korea's artillery sub-units, whose mission is to strike Daeyeonpyeong island and Baengnyeong island of South Korea, conduct a live shell firing drill to examine war fighting capabilities in the western sector of the front line in this picture release
© Reuters / KCNA
Lưu Tường Quang / Tú Anh
 
Bắt đầu với vụ thử tên lửa tầm xa vào tháng 12/2012, nổ hạt nhân trong lòng đất vào tháng 2/2013, đơn phương hủy bỏ Hiệp ước đình chiến 1950 với Hàn Quốc, ra quân lệnh tuyên chiến với Hoa Kỳ và đóng cửa đặc khu công nghiệp Kaesong, hù dọa kiều dân ngoại quốc…Nhưng cuối cùng, lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dường như không dám hay không muốn vượt làn ranh đỏ. Tại sao ?
Khi « Thống chế tổng tư lệnh tối cao quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên » đe dọa hủy diệt Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản bằng vũ khí nguyên tử thì hầu như mọi người đặt nghi vấn : Liệu ông tướng không một ngày đi lính này nói thật hay nói chơi ?

Chỉ một tính toán sai lầm thì cả chế độ cha truyền con nối tại Bình Nhưỡng sẽ bị tiêu diệt, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trả giá nặng nề và Hàn Quốc bị kéo vào cuộc chiến tranh ngoài ý muốn. Hỗn loạn tại Bắc Á sẽ tác hại đến toàn thế giới. Sau cùng, với trợ lực của Mỹ, bán đảo Triều Tiên sẽ thống nhất theo một kịch bản ác mộng đối với Bắc Kinh.

Trên đây là nhận định chung của các nhà quan sát quốc tế, nếu Kim Jong Un thực hiện lời đe dọa.
Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đi một vòng ba thủ đô châu Á : Seoul, Bắc Kinh và Tokyo tìm cách thống nhất với hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc một đối sách chung và đặc biệt là chuyển tải một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Ngày 15/04/2013 , kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nội tổ Kim Nhật Thành đã trôi qua không một phát súng.
Có lẽ phải chờ xem diễn biến tình hình trong những ngày tới để có thể kết luận dứt khoát Bình Nhưỡng đã leo lên bậc thang cuối cùng hay chưa ?

Theo nhận định của chuyên gia bang giao quốc tế Hàn Quốc Lee Chung Min, đại học Yonsei, Hàn Quốc thì Kim Jong Un « thật sự muốn dùng quân sự, nhưng kinh tế suy sụp, cán bộ chỉ lo tham ô, quân đội thiếu phương tiện canh tân vũ khí… không đủ sức phát động chiến tranh, đánh là tự sát ».
Trên nhật báo Pháp Le Monde, trong bài tường thuật ngày 02/04/2013 từ Seoul, phóng viên Philippe Mesmer đã ghi lại nhận định của các nhà quan sát tại Seoul, kể cả những người đào thoát từ miền Bắc như sau : « Thái độ giương oai diễu võ của Bình Nhưỡng là nhằm củng cố quyền lực của lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong Un, đặc biệt là trong nội bộ quân đội ».

Tuy nhiên, bài học quan trọng nhất, theo Lee Chung Min, không phải là tùy thuộc vào mưu toan của Bình Nhưỡng mà là các chế độ tự do dân chủ phải biết mình cần hành động ra sao để ngăn chận ý đồ chiến tranh. Hàn Quốc phải hiểu lý do thực sự này, là Bình Nhưỡng sợ bị tiêu diệt. Do vậy, Seoul đừng bao giờ nhượng bộ nếu Bắc Triều Tiên vượt làn ranh đỏ .
Để tìm hiểu thêm về đối sách của các quốc gia có liên can trực tiếp với hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.


« Cái bài học mà chúng ta có thể nhin thấy được là để đáp ứng lại thái độ hung hăng của Bắc Hàn thì điều thứ nhất các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã không theo đuổi chính sách « ăn miếng trả miếng » tức là không tạo tình trạng căng thẳng hơn. Thứ hai , một mặt thì có những chuẩn bị cần thiết để đối phó nếu Bắc Hàn có những tính toán sai lầm, chẳng hạn Nhật Bản đã bố trí tên lửa chống hỏa tiễn Patriot. Và thứ ba, rất quan trọng, là tuy tổng thống Obama kêu gọi Bắc Hàn dịu giọng và khuyến khích Trung Quốc sử dụng áp lực của mình để giúp đỡ Bắc Hàn một lối thoát, chế độ Bình Nhưỡng chắc chắn cũng theo dõi biến chuyển bên ngoài : 

Ngoài lời tuyên bố rõ rệt của Ngoại trưởng John Kerry cho rằng Bắc Hàn lầm lẫn to lớn, nếu thực hiện lời đe dọa (chiến tranh), lãnh tụ đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John McCain đã khuyên tổng thống Obam nên có một « chính sách rõ rệt và mạnh bạo hơn », ngoài việc đưa phi cơ tối tân và tàu chiến đến Hoa Đông và biển Nhật Bản… . Chế độ Bình Nhưỡng, nếu không có những tính toán liều lĩnh thì họ thấy rằng Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản tạo cho Bình Nhưỡng cơ hội tốt để có thể khoe khoang là họ đã thắng lợi, do đó, họ cảm thấy không cần thiết thực thi lời đe dọa. Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản không dồn Bắc Hàn vào chân tường, nhưng mặt khác, cho đối thủ biết là nếu sai lầm sẽ trả giá đắt vì Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đủ mạnh và có phương tiện để tiêu diệt Bắc Hàn ».

Bắc Triều Tiên: Không đàm phán nếu không bãi bỏ chế tài

Người biểu tình Nam Triều Tiên đốt hình nộm của các lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại trung tâm thủ đô Seoul.
Người biểu tình Nam Triều Tiên đốt hình nộm của các lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại trung tâm thủ đô Seoul.
CỠ CHỮ
Bắc Triều Tiên đòi tháo gỡ các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc và chấm dứt các cuộc tập trận Mỹ-Nam Triều Tiên, trước khi khởi sự bất cứ cuộc thảo luận nào với Washington.

Các điều kiện đó đã được Ủy ban Phòng vệ Quốc gia, cơ quan quân sự hàng đầu của Bắc Triều Tiên, đưa ra hôm thứ Năm, và phổ biến thông qua Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên do nhà nước điều hành.

Các điều kiện quyết liệt đó hầu như chắc chắn sẽ bị Hoa Kỳ bác bỏ. Washington từng nói rằng Bình Nhưỡng phải thực hiện những bước nhằm gỡ bỏ chương trình hạt nhân của họ trước bất cứ cuộc đàm phán nào.

Thế nhưng tuyên bố của miền Bắc cũng có thể được coi như một dấu hiệu cho thấy là có thể Bình Nhưỡng cuối cùng đã sẵn sàng cứu xét giải pháp đối thoại, sau nhiều tuần lễ liên tục lên tiếng đe dọa sẽ tấn công Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên.

Tuy nhiên, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên, ông Cho Tai Young, hôm qua đã bác bỏ các điều kiện do miền Bắc đưa ra là “vô lý.”

Ông Cho Tai Young nói một lần nữa, miền Nam mạnh mẽ kêu gọi Bắc Triều Tiên ngưng đưa ra những đòi hỏi khó hiểu như thế và nên có một chọn lựa khôn ngoan.

Bình Nhưỡng đã bất mãn về các biện pháp cấm vận gắt gao đã được Liên Hiệp Quốc thông qua để đáp lại vụ phóng hỏa tiễn tầm xa của Bắc Triều Tiên hồi tháng 12, và cuộc thử nghiệm hạt nhân hồi tháng Hai.

Tuyên bố của Ủy ban Phòng vệ Quốc gia của miền Bắc, sau đó được chiếu trên đài truyền hình nhà nước, mô tả các biện pháp chế tài LHQ là đã được “dựng lên căn cứ trên những lý do nực cười.”

Tuyên bố đó còn mạnh mẽ đả kích các cuộc tập trận chung giữa Washington và Seoul, mà Bình Nhưỡng coi là những bước chuẩn bị để xâm lăng nước họ.

Miền Bắc nói nếu Mỹ và Nam Triều Tiên nghiêm túc muốn thảo luận, thì phải chấm dứt các cuộc tập trận. Bắc Triều Tiên nhấn mạnh rằng “đối thoại và chiến tranh không thể đi đôi với nhau.”

Washington vẫn nói rằng các cuộc diễn tập chỉ có tính cách tự vệ, nhưng mới đây đã đề ra những bước để giảm bớt sự phô trương của các cuộc tập trận hàng năm, vì e rằng mức độ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã tăng tới mức độ nguy hiểm.

Bắc Hàn đưa cành ô-liu?

Việt-Long, RFA- tổng hợp tin tức
2013-04-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
banner
Bích chương tuyên truyền sức mạnh quân sự của Bắc Hàn
banner

Đề nghị đàm phán có điều kiện

Bắc hàn nêu những điều kiện để đàm phán với Hoa Kỳ, nhưng Washington trả lời còn phải chờ những tín hiệu rõ ràng chứng tỏ Bình Nhưỡng ngưng kế hoạch vũ khí hạt nhân.
Trong một hành động có thể nhằm chấm dứt thái độ thù nghịch cao độ từ mấy tuần nay, cơ chế quốc phòng tối cao của Bắc Hàn tuyên bố tiến trình giải thể hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên sẽ khởi sự một khi Hoa Kỳ tháo gỡ hết vũ khí hạt nhân đã bố trí trong vùng này.
Hành động này có thể là một cử chỉ hòa giải với Trung Quốc, nước yểm trợ chính yếu cho Bắc Hàn. Bắc Kinh từng tỏ vẻ khó chịu khi Bắc Hàn leo thang đe dọa, và từng nói đàm phán là biện pháp duy nhất để chấm dứt mối căng thẳng.
Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA đăng bản tuyên bố của Ủy ban quốc phòng Bắc Hàn, có đoạn viết rằng: “Đối thoại và chiến tranh không thể cùng tồn tại. Nếu Hoa Kỳ  và chế độ bù nhìn miền Nam có chút ý nguyện muốn tránh khỏi cuộc tấn công như búa tạ của quân đội và nhân dân Bắc Hàn… và thực sự muốn đối thoại, thương lượng, họ phải quyết định thật cương quyết.”

Điều kiện tiên quyết của phía Mỹ-Hàn

Hoa Kỳ từng đưa ra đề nghị thương thảo với Bắc Hàn, nhưng với điều kiện tiên quyết là cuộc thương lượng phải đi đến chỗ Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Năm 2005 Bắc Hàn từng tỏ dấu hiệu muốn giải thể chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ, nhưng sau đó đã lùi bước khỏi hiệp định này và nay coi kho vũ khí hạt nhân như thanh bảo kiếm trấn quốc không bao giờ rời bỏ.
Phát ngôn nhân tòa Bạch ốc Josh Earnest nói với các nhà báo rằng Bắc Hàn trước hết cần phải chứng tỏ sự chân thật trong việc từ bỏ tham vọng hạt nhân để việc thương lượng có ý nghĩa.
Tháp tùng Tổng thống Obama trên chuyên cơ Air Force One, ông Earnest nói “Hoa Kỳ mở rộng cửa với những cuộc thương lượng đáng tin và chắc chắn, nhưng điều đó đòi hỏi những tín hiệu rõ ràng từ phía chế độ Bắc Hàn, mà đến nay người Mỹ vẫn chưa thấy.” Phát ngôn nhân tòa Bạch ốc nói tiếp: “Những hành vi và lời lẽ thù nghịch được thấy bắt nguồn từ chế độ Bắc Hàn thực ra đã biểu thị trái ngược.”

“Vết xe cũ” của Mỹ           

       
kerry-xin-jipin
Ngoại trưởng John Kerry và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận-bình - hurriyetdailynews phoyo

Ngoại trưởng Hoa Kỳ  tuần này kết thúc chuyến công du với vấn đề Bắc Hàn chiếm phần lớn nghị trình, đã nhấn mạnh một giải pháp ngoại giao.
Điều trần trước Thượng Viện, ông nói đề nghị của Bình Nhưỡng ít nhất cũng là một nước cờ mở đường; nhưng ông nói thêm, đề nghị đó không thể chấp nhận được, và Hoa Kỳ phải tiến xa hơn nữa.
Ngoại trưởng Kery nói có điều Hoa Kỳ sẽ không làm là đem viện trợ chút thực phẩm hay chút ít thứ nọ thứ kia cho Bắc Hàn rồi ngồi vào đàm phán. Ông trình bày với Thượng Viện là sẽ không đi lại vết xe cũ để thương lượng với Bắc Hàn.
Hàn quốc cũng đề nghị đàm phán với Bắc Hàn, nhưng Bình Nhưỡng bác bỏ, coi đó là đề nghị không đúng đắn.


Ủy ban quốc phòng Bắc Hàn nói biện pháp trừng phạt Bắc Hàn của Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cần phải được rút lại, vì đã “dựng nên chuyện” với ly do không công bằng. Bản tuyên bố của cơ chế quân sự tối cao Bắc Hàn viết: “Họ phải ghi nhớ rằng (rút lại nghị quyết trừng phạt) là biểu lộ thiện chí đối với Công Hòa Dâ chủ Nhân dân Triêu tiên”
Bản tuyên bố viết tiếp: “Giải thể hạt nhân cho bán đảo Triều Tiên có thể bắt đầu bằng việc tháo gỡ những phương tiện chiến tranh hạt nhân mà Hoa Kỳ  đã đưa vào nơi này, và sau đó sẽ dẫn đến giải thể võ trang hạt nhân toàn cầu”
Hàn quốc coi những yêu cầu đó là “đáng tiếc” và “rập khuôn rỗng tuếch”. Hàn quốc kêu gọi chính Bắc Hàn hãy rút vũ khí hạt nhân đi, hãng thông tấn Yonhap của xứ miền Nam dẫn lời một viên chức chính phủ phát biểu điều này.

“Con đường cũ”  của Bắc Hàn

Ủy ban quốc phòng Bắc Hàn cũng kêu gọi chấm dứt những cuộc tập trận như Mỹ và Hàn quốc làm hằng năm, cho đó là hành động gây căng thẳng và chặn lối đối thoại.
Bắc Hàn xưa nay vẫn đe dọa để đòi Mỹ-Hàn nhượng bộ, rồi sau đó lại lặp lại sự đe dọa để đòi thêm. Tuần này Mỹ-Hàn nói chu kỳ đó phải chấm dứt.
Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh vai trò quan trọng của Bắc Kinh trong việc gây anh hưởng với Bắc Hàn. Ông đã nói đến điều này trong chuyến ghé Bắc Kinh tuần trước. Ông nói với Thượng Viện: “Trung Quốc đã thấy bất ổn gia tăng trong khu vực, và không bao giờ muốn có một cuộc chiến tranh ở cửa ngõ nhà mình, hay một bán đảo Triều tiên hoàn toàn mất ổn định, trong khi Bắc Kinh có khả năng lớn lao để tác động lên Bắc Hàn hầu tạo thay đổi.”
Trung Quốc là đồng minh chí thiết của Bắc Hàn từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chống Hoa Kỳ  và xứ miền Nam, nhưng luôn luôn không muốn phải tác động áp lực lên Bắc Hàn, e rằng tình trạng bất ổn nơi này bùng nổ, người dân biến thành những làn sóng tị nạn sang Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc cũng tỏ ra ngờ vực những cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.

Lợi ích chung

Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố một bán đảo Triều tiên giải thể hạt nhân là điều lợi ích cho tất cả các bên.
Bà nói: “Trung Quốc tin rằng đối thoại và tham khảo ý kiển là con đường đúng đắn duy nhất để giải quyết vấn đề,”
Bà họ Hoa nói tiếp: “Nhiệm vụ cấp thiết nhất là phải gia tăng nhưng nỗ lực ngoại giao và trở lại càng sớm càng tốt trên con đường đối thoại và tham khảo đúng đắn đó”
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nkorea-offers-olive-branch-04182013162454.html

No comments: