Thursday, October 20, 2016

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - GIÁM MỤC NGUYỄN VĂN LONG -PHƯƠNG UYÊN

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA



Kích cỡ chữ:  Giảm Tăng

“Sức hút” của Đức Dalai Lama tại Hoa Kỳ



- Sau chuyến viếng thăm và thuyết trình tại Âu châu, Đức Dalai Lama đã đến Hoa Kỳ. Trạm dừng chân đầu tiên tại Trường Đại học tiểu bang Maryland vào ngày 7-5 vừa qua đã thu hút sự chờ đón của hàng ngàn thính chúng.

Ngài thuyết trình đề tài Hoà bình - Từ bi - Tình bằng hữu (Peace - Compassion - Fellowship). Khoảng 30 ngàn người đã ghi danh tham dự buổi thuyết giảng, tuy nhiên hội trường chỉ có thể đủ chỗ cho 15 ngàn người khiến khá nhiều người tiếc nuối.




2013-05-07-Maryland-G05.jpg
Đức Dalai Lama thuyết giảng tại Đại học Maryland
 
Theo nhật báo Baltimore, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tại tiểu bang Maryland, chương trình thuyết giảng do Hiệp hội ASLS tổ chức có số lượng đông người tham dự như vậy. Những nhân vật hàng đầu thế giới trước đây như cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, ngài Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan cũng chỉ thu hút được 10 ngàn người. 
Đến dự buổi thuyết giảng có ngài Thống đốc, các quan chức cao cấp bang Maryland cùng giới trí thức uyên thâm, sinh viên thuộc các trường đại học danh tiếng trong vùng. 
Nhân cách giản dị, khiêm tốn, khuôn mặt luôn cười, đùa giỡn rất tự nhiên, những lời khai thị hóm hỉnh, sâu sắc đã khiến rất nhiều người hâm mộ, yêu mến ngài. 


2013-05-09-Portland-G01.jpg
Sự gần gũi của Đức Dalai Lama
12718058-standard.jpg
Rất nhiều người mong muốn được tham dự những buổi nói chuyện của ngài
 
Rời Maryland, Đức Dalai Lama đến bang Oregon từ ngày 8 đến 11-5. Tại đây ngài có 5 buổi thuyết giảng về đề tài môi trường tại 3 đại học lớn trong vùng. Ban Tổ chức đã bán vé gây quỹ cho trường. Giá vé từ 20 USD cho đến vé VIP bảo trợ 1.500 USD. Tất cả đã bán sạch nhiều tuần trước dù mỗi nơi thuyết giảng có sức chứa từ 10 ngàn đến 15 ngàn người. Đây cũng là kỷ lục chưa từng có tại Trung tâm Hội nghị - Thể thao Mathew Knight Arena.
Sau chuyến viếng thăm bang Oregon, Đức Dalai Lama đến bang Wisconsin, Louisiana và Kentucky - thể theo lời mời từ các trường đại học để thuyết trình nhiều đề tài khác nhau.
Tại mỗi nơi, bên cạnh việc trao văn bằng tiến sĩ danh dự, ngài còn được tặng một chiếc nón có in phù hiệu trường như là một biểu tượng tình cảm gắn bó giữa các trường đại học và ngài. Nhân cách sống và trí tuệ siêu việt của Đức Dalai Lama đã tạo nên ảnh hưởng lớn lao đến tầng lớp trí thức Tây phương.


12726945-standard.jpg
12726946-standard.jpg
"Sức hút" từ Đức Dalai Lama
“Việc thuyết giảng tại các đại học, viện hàn lâm danh tiếng sẽ nuôi dưỡng Phật giáo phương Tây tốt tươi dựa trên trí tuệ và hành trì (pháp hành). Phật giáo Tây phương hiện đang phát triển hết sức thuận lợi từ những duyên lành này”, các nhà chuyên môn đánh giá như thế.


Những buổi thuyết giảng của Đức Dalai Lama
CTV Giác Ngộ Online đã tham dự các buổi nói chuyện của ngài và lược ghi nội dung thuyết giảng của Đức Dalai Lama để độc giả biết được những vấn đề nóng bỏng thế giới quan tâm:
Môi trường và Tâm linh (Spirituality and the Environment) - giảng sáng 9-5-2013
Những liên hệ giữa tâm linh và ý thức môi trường như thế nào? Niềm tin tôn giáo sẽ giải quyết những vấn nạn môi trường hiện nay ra sao? Đây là một buổi thuyết trình, thảo luận đầy xúc cảm giúp cộng đồng nhân loại trân trọng môi trường qua đức tin tôn giáo. 


130510.MST_.Dalai-Lama.0813.jpg



Trách nhiệm chung và Môi trường nội tâm: Bản chất của tâm (Universal Responsibìty & Inner Environment: The Nature of the Mind) - giảng chiều 9-5-2013
Mối liên hệ giữa “môi trường nội tâm” của từng cá nhân tác động lên môi trường sống của toàn nhân loại. Đức Dalai Lama thuyết trình về bản chất của tâm theo giáo lý nhà Phật, qua đó tánh thiện và lòng từ của nhân loại nếu được nuôi dưỡng sẽ đem lại lợi lạc cho người và môi trường sống. Sau buổi thuyết trình là phần trả lời các câu hỏi do sinh viên và hội đồng giáo sư đệ trình.


Con đường đẫn đến an lạc và hạnh phúc trong xã hội toàn cầu (The Path to Peace & Happiness in Global Society) – giảng chiều 10-5-2013
Ứng dụng giáo lý nhà Phật để khai mở lòng từ, nuôi dưỡng tâm từ, làm chủ được tâm để mang lại an lạc cho cuộc sống lành mạnh góp phần tạo nên thế giới hoà bình.


Trách nhiệm chung và Môi trường sống toàn cầu (Universal Responsibility & Global Environment): giảng sáng 11-5-2013
Trước những thực tế vấn nạn môi trường và lòng khát khao muốn thay đổi, chúng ta phải làm gì để biến thành hành động cụ thể. Đạo đức, khoa học, ý thức sẽ được vận dụng ra sao để tạo ra những chính sách thiết thực bảo vệ môi trường mà mỗi người, mỗi cơ quan, mỗi quốc gia có trách nhiệm, bổn phận bảo vệ.
Tạo nguồn cảm hứng cho môi trường toàn cầu (Inspiration for the Global Environment):  giảng chiều 11-5-2013
Phải đối diện với những thách thức to lớn về vấn nạn môi trường toàn cầu, chúng ta lắm lúc bất lực và tuyệt vọng. Làm thế nào để chuyển đổi tuyệt vọng và bất lực trở thành niềm tin vững chắc: dẫu ta chỉ là một cá nhân nhưng có thể góp phần thay đổi môi trường. Đạo đức thế kỷ này được ứng dụng ra sao để cải thiện môi trường sống và chúng ta trở thành người công dân hành tinh xanh (the earth citizen).


Một vài hình ảnh về ngài trong chuyến hoằng pháp ở Hoa Kỳ:
2013-05-07-Maryland-G02.jpg
130510.MST_.Dalai-Lama.Panorama1.jpg
Rất đông thính chúng dõi theo ngài
12718056-standard.jpg
Theo dõi thông qua màn hình từ xa
12726944-standard.jpg
2013-05-07-Maryland-G01.jpg
2013-05-09-Portland-G02.jpg
12718798-standard.jpg

ĐỨC GIÁM MỤC NGUYỄN VĂN LONG KÊU GỌI



Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long:
Hãy Liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn

27/04/13 11:44 AM
Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long: Liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn


Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân. 


Kính thưa toàn thể quý vị cùng đồng bào thân yêu trong và ngoài nước,

Hôm nay, chúng tôi những người quan tâm đến vận mệnh quê hương và tiền đồ dân tộc, đến trước tòa nhà quốc hội Úc Đại Lợi, biểu tượng của tự do và dân chủ, để bày tỏ sự liên đới với đồng bào quốc nội trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Lời đầu tiên chúng tôi muốn được gởi đến đồng bào thân yêu và nhất là những nhà tranh đấu trong nước là qúy vị không cô đơn trước thế lực của bạo quyền cộng sản. Chúng tôi những người con dân nước Việt tha hương hậu thuẫn cho qúy vị. Những người yêu chuộng tự do dân chủ khắp nơi hậu thuẫn cho qúy vị và nhất là lịch sử đang xoay chuyển về đích hướng mà qúy vị đang hy sinh tranh đấu, noi gương tiền nhân anh dũng.


Qủa thế, chưa bao giờ làn sóng dân chủ lại dâng cao trên khắp quê hương đất nước như ngày hôm nay. Sau bao thập niên sống trong một ý thức hệ ngoại lai, vong bản và hoàn toàn băng hoại, người dân Việt Nam đang đứng lên truất phế cộng nô và phục hồi quyền làm chủ vận mệnh đất nước. Gần đây, nhiều tổ chức yêu nước và nhất là các tôn giáo cũng đã cùng mạnh dạn dấn thân, mở màn cho một thời kỳ khai phóng đầy hứa hẹn. Khởi đầu là Bản Góp Ý của 72 nhà trí thức yêu nước yêu cầu loại bỏ điều 4 Hiến Pháp; tiếp theo đó Hội Đồng Giám Mục đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài và rất nhiều tổ chức trong và ngòai nước đã cùng hòa nhịp với hơn 80 triệu trái tim Việt Nam cương quyết xóa bỏ độc tài đảng trị. Mọi người mang dòng máu Lạc Hồng, không phân biệt tôn giáo hay xu hướng chính trị đều quyết tâm xóa bỏ Điều 4 Hiến Pháp, tức là chấm dứt hoàn toàn vai trò độc quyền của Đảng Cộng Sản trong việc điều hành đất nước và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.


Qúy vị và đồng bào thân mến, gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai “Mác-Lê” trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố “cải cách ruộng đất” của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v..



Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ. Nghiêm trọng hơn nữa đó là những đe dọa về chủ quyền của đất nước mà nhà cầm quyền Cộng Sản đã chứng tỏ sự nhu nhược, hèn nhát và phản bội của họ. Phải chăng chỉ vì muốn duy trì quyền lực và tư lợi, họ đã sẵn sàng tráo đổi quyền lợi của người dân và cơ đồ của tổ quốc? Phải chăng họ đang hiện nguyên hình là những người cộng nô, hèn với giặc ác với dân? Khi lãnh thổ và lãnh hải bị xâm lấn thì nhà cầm quyền Cộng Sản chỉ im lặng hay phản ứng chiếu lệ. Ngược lại, họ sẵn sàng huy động cả một hệ thống an ninh hùng hậu để triệt hạ những người yêu nước mà vũ khí tự vệ duy nhất là tinh thần ái quốc. Nhưng lịch sử luôn đứng về công lý và sự thật. Lịch sử cũng sẽ lên án những ai làm việc ô nhục phản quốc như những tên “cõng rắn cắn gà nhà” trong qúa khứ.Qúy vị và đồng bào thân mến,Việt Nam trước thế kỷ 21 có thể ví như con thuyền trước đại dương đầy sóng gío. Chúng ta không thể vượt đại dương trên một con thuyền cũ kỹ lỗi thời.


Chế độ Cộng Sản chính là con thuyền cũ kỹ lỗi thời đó. Cả dân tộc ta đang đứng trước thảm họa bị chìm đắm và diệt vong. Con đường tiến lên cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa chính là con đường dẫn đến sự băng hoại và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đất nước chúng ta cần một con thuyền mới để ra khơi trong thiên niên kỷ mới. Con thuyền đó không được xây dựng bằng ý thức hệ ngoại lai mà được tác tạo bởi ý chí và nhiệt huyết của mọi người dân.


Trong kiến nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các ngài đã mạnh dạn tuyên bố là phải phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Nói tóm lại, chỉ có con thuyền dân chủ mới đưa Việt Nam vào đại dương của thiên niên kỷ mới.Trong Kinh Thánh Kitô Giáo có câu “Người gieo trong đau thương sẽ gặt hái trong vui cười”. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước và cho dân tộc khi chúng ta dấn thân đi “gieo trong đau thương”.


Vì sự nghiệp của tiền nhân và vì tương lai của những thế hệ nối tiếp, chúng ta hãy vượt qua sự vô cảm và sự sợ hãi. Người Việt yêu nước khắp nơi, chúng ta hãy liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản.

Hãy “cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi” (lời bài hát của anh Việt Khang) kiến tạo một Việt Nam dân chủ, văn minh, nhân ái, thái hòa cho xứng với hy sinh của tiền nhân và niềm kiêu hãnh của thế hệ tương lai.
24/4/2013 Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long

TRẦN TRUNG ĐẠO * PHƯƠNG UYÊN

 

Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em



Cô bé đứng trên bục cao, đôi kính cận có cọng dày, tóc vén cao, áo trắng học trò, thân hình mảnh mai trông giống như một cô bé học sinh 15 tuổi đang đứng bảng đen trong lớp học chứ không phải đứng trước tòa án Cộng Sản. Em không sợ hãi, không van xin, trầm tĩnh và tinh khôi như một thiên thần: “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.

Cạnh em, Đinh Nguyên Kha, áo sơ mi trắng, tóc cắt cao của một thanh niên Việt Nam kiểu mẫu. Nguyên Kha cũng dõng dạc: “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”.


Hàng triệu người Việt Nam trong hai ngày qua sống trong tâm trạng vừa vừa phẫn nộ, vừa xót xa nhưng cũng vừa hãnh diện. Phẫn nộ khi đọc bản án của đảng CS dành cho hai em, xót xa khi nhìn vóc dáng mảnh mai, yếu đuối của Phương Uyên, nhưng hãnh diện đến rơi nước mắt vì những câu nói lịch sử của hai em.

 
 
Trước ngày ra tòa Cộng Sản, không ít người nghĩ rằng giới lãnh đạo CSVN chắc cũng “giương cao đánh khẽ thôi” vì hai em còn trẻ, nhất là Nguyễn Phương Uyên không những là một cô bé khi bị bắt mới 20 tuổi mà còn là một cán bộ đoàn trường của đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đại học Công nghiệp Thực phẩm. Đất nước khó khăn, lòng người ly tán. Chưa bao giờ Việt Nam đứng trước hàng trăm ngàn thử thách như ngày nay. Ngoài biển, như Việt Khang thét lên trong dòng nhạc của em “Giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta, Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội, chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu” và bên trong là một căn nhà đang đổ nát, một quốc gia bị phân liệt đến mức tận cùng, một nền kinh tế đang trên đà phá sản, giới lãnh đạo đảng CS dù độc ác, bất nhân, ti tiện, ngu xuẩn bao nhiêu cũng phải biết ngừng tay đao phủ để cứu vớt non sông và cứu vớt chính bản thân đảng. Nhiều người nghĩ thế.


Trước ngày ra tòa Cộng Sản, không ít người có thể đã nghĩ hai em sẽ xin tha, sẽ tự thú, sẽ đầu hàng. Các em còn nhỏ và đời sống còn dài. Cuộc tranh đấu giữa các em và chế độ độc tài như trò chơi cút bắt. Bắt được xin tha, tha xong lại tranh đấu tiếp theo kiểu “vừa đánh vừa đàm” của người lớn. Nhiều anh chị của các em trước đây đã chơi trò chơi đó vì họ nghĩ muốn làm gì trước hết cũng cần phải sống, cần phải có mặt, cần phải có điều kiện để viết, để nói, và muốn thế hãy tạm thời thú nhận, có chết chóc ai đâu, chẳng người nào, cơ quan nào, tổ chức nào, dù quốc tế hay Việt Nam, tin một lời tự thú trong chế độ CS độc tài. Nhiều người nghĩ thế.


Cả hai nhóm người tiên đoán như trên đều lầm.

Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha không khuất phục. Chuyện “thú tội”, “xin khoan hồng” chỉ mới vài năm trước đây nhưng như đã thuộc vào quá khứ xa xôi, một thời kỳ còn chập chững đấu tranh, một phương pháp nay đã lỗi thời. Tranh đấu cho quyền lợi của dân tộc là một tự nguyện phát xuất từ trái tim và lòng yêu nước. Không ai bắt các em phải làm những việc các em không chọn lựa. Nhịp đập chân thành của con tim và tiếng gọi thiêng liêng của lòng yêu nước không cho phép một người gập đầu “xin khoan hồng”, “thú tội” dù chỉ là một hình thức trá hàng. Bảo vệ tổ quốc là một niềm vui, niềm hãnh diện. Nếu đã chọn hy sinh phải hy sinh cho trọn vẹn với lý tưởng của đời mình.


Tình yêu nước trong lòng Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô cùng trong sáng. Không giống Nguyễn Thị Minh Khai trước giờ bị xử tử hô lớn “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!” để thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của bà ta đối với đảng, hay Lê Hồng Phong, trong lời trăn trối cuối cùng ngoài Côn Đảo chỉ nguyện trung thành với đảng, Phương Uyên và Nguyên Kha chỉ nghĩ đến những bà mẹ Việt Nam đang buôn tảo bán tần, nghĩ đến các em thơ đang lây lất trên đường phố, nghĩ đến máu các chú bác đã đổ xuống ở Hoàng Sa, nghĩ đến nắm xương của các chú bác đã thành cọc cắm lên hải đảo Trường Sa.


Ngày 16 tháng Năm 2013 là ngày lịch sử.
Như đã có một lần trong lịch sử, ngày 26 tháng Hai năm 1285, Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng hô lớn “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Chàng thanh niên Việt Nam Trần Bình Trọng chỉ mới 26 tuổi.

Như đã có một lần trong lịch sử, ngày 17 tháng Sáu năm 1930, 13 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam trước khi bước lên máy chém, tuyệt nhiên không ai trong số họ kể cả Đảng trưởng Nguyễn Thái Học hô Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm. Đảng chính trị với họ chỉ là chiếc ghe để chèo dân tộc sang bến bờ độc lập chứ không phải mục tiêu, cứu cánh của cuộc đời họ hay của phe nhóm và tổ chức họ giống như đảng CSVN. Nguyễn Thái Học khi sống là Đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng khi chết đã chết như bao nhiêu thanh niên yêu nước khác, thư thái ngâm những vần thơ tuyệt mệnh “Chết vì tổ quốc, chết vinh quang, lòng ta sung sướng, trí ta nhẹ nhàng”. Chàng thanh niên Việt Nam Nguyễn Thái Học chỉ mới 29 tuổi.

Lịch sử mang tính thời đại và tính liên tục. Mỗi thế hệ có một trách nhiệm riêng, dù hoàn thành hay không, khi bước qua thời đại khác, vẫn phải chuyển giao trách nhiệm sang các thế hệ lớn lên sau. Sức đẩy để con thuyền dân tộc vượt qua khúc sông hiểm trở hôm nay không đến từ Mỹ, Anh, Pháp hay đâu khác, mà bắt đầu từ bàn tay và khối óc của tuổi trẻ. Lịch sử Việt Nam đã và đang được viết bằng máu của tuổi trẻ Việt Nam.

Giới lãnh đạo Đảng cũng không “giơ cao đánh khẻ” như có người hy vọng nhưng bằng một bản án nặng nề, bẩn thỉu và hèn hạ nhất đối với hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Mấy ngày nay trên nhiều diễn đàn khá đông người lại tiếp tục tranh cãi chuyện chủ nghĩa Cộng Sản còn sống hay đã chết. Thật ra, chủ nghĩa Cộng Sản sống hay chết tùy thuộc vào góc nhìn và cách phân tích bản chất của chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản. Chủ nghĩa Cộng Sản, như một lý tưởng mà không ít người đeo đuổi trong thời trai trẻ, có thể đã chết tại Nga ngay sau khi Cách Mạng Tháng Mười bùng nổ 1917, đã chết tại Trung Quốc khi Mao Trạch Đông lên nắm chính quyền 1949, và chết tại Việt Nam khi Hồ Chí Minh cất tiếng trên quảng trường Ba Đình đầu tháng 9 năm 1945, nhưng từ đó đã bắt đầu một loại chế độ Cộng Sản thức tế với các đặc tính bất nhân, tàn bạo nhất trong các chế độc độc tài của lịch sử loài người. Chế độ đó vẫn còn tồn tại ở Việt Nam biểu hiện qua bản án khắc nghiệt dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha.

Bộ máy chính trị toàn trị, kinh tế lạc hậu, xã hội sa đọa, đạo đức suy đồi, hiện tượng sùng bái cá nhân, thói quen suy tôn lãnh tụ, lừa dối nhân dân, bưng bít có chủ trương, đỗ thừa có hệ thống của ý thức hệ Cộng Sản vẫn còn nguyên tại Việt Nam như từ ngày mới nhập cảng từ Liên Xô, Trung Quốc.


Phương pháp đầu độc, tẩy não của đảng CSVN dành cho các em bé Việt Nam hoàn toàn giống phương pháp đầu độc thiếu nhi đang thực hiện tại Triều Tiên. Hình ảnh “Bác Kim” trong lòng thiếu nhi Triều Tiên như Bradley K. Martin mô tả trong tác phẩm “Dưới sự bảo bọc đầy tình thương của cha già dân tộc” (Under the Loving Care of the Fatherly Leader) không khác gì hình ảnh một “Bác Hồ” “tình thương bao la”, “cha già dân tộc”, “nhà thơ lỗi lạc”, “nhà quân sự thiên tài”, “nhà giáo dục vĩ đại” được Đảng nhồi nhét vào tâm hồn trong trắng của bao nhiêu thế hệ Việt Nam.


Những ai còn nghĩ đến “hòa giải hòa hợp” với CS, còn tin vào lòng dạ chí thành của Thứ trưởng Ngoại Giao CS Nguyễn Thanh Sơn khi thắp hương trước phần mộ của các chiến sĩ VNCH ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa hãy đọc lại bản án của đảng CS dành cho hai em Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên một lần nữa và tự hỏi có một phương pháp, một con đường nào, một hy vọng nào để dân tộc Việt Nam có thể sống chung với đảng CSVN. Một người có nhận thức chính trị căn bản nào cũng biết là không.

Những ai còn hoài nghi vào sức mạnh dân tộc Việt Nam hãy đọc lại lời tuyên bố của hai em “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi.” Là một đoàn viên đoàn thanh niên Cộng Sản chắc chắn Phương Uyên đã được nhồi sọ rằng khi lớn lên phải biết trung thành với đảng, phải biết đi theo con đường đảng đã vạch ra. Tư tưởng Cộng Sản ngoại lai nô dịch dù độc hại bao nhiêu cũng không giết được hạt mầm dân tộc đang âm thầm lớn lên trong tâm hồn hai em, đã chiến đấu trong nhận thức của hai em, đã chiến thắng qua hành động của hai em và biểu hiện hùng hồn qua câu nói lịch sử của hai em. Đảng CS muốn Phương Uyên trở thành sâu bọ đo hai hàng chân trên cành cây mục nát của đảng nhưng em đã vươn lên thành cánh bướm vàng.


Trong nỗi đau khi nghe tin hai em bị kết án nặng nề đã dâng trong lòng hàng triệu người Việt Nam một niềm hãnh diện. Lòng yêu nước đã thắng. Chưa bao giờ ranh giới giữa yêu nước và bán nước rõ ràng hơn hôm nay. Cuộc chiến nào cũng khó khăn nhưng cuộc chiến tư tưởng bao giờ cũng khó khăn nhất. Những câu nói của hai em sẽ vang vọng trong dòng lịch sử ngàn đời không phai. Lịch sử dân tộc, qua bao thời đại, đã được giữ gìn bằng sức mạnh tuổi trẻ. Thời đại hôm nay là thời đại của Đổ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, của hàng trăm thanh niên nam nữ đang ở trong tù CS, của hàng ngàn hàng triệu thanh niên Việt Nam đang sắp sửa tiếp nối hành trình. Lịch sử Việt Nam vừa đau thương nhưng vừa là một bản hùng ca viết bằng nước mắt và nụ cười của bao nhiêu thế hệ.

Ai dạy Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên để nói những câu hào hùng như thế. Không ai dạy. Như một lần tôi đã viết, tuổi trẻ Việt Nam không cần một ngọn hải đăng để rọi sáng đêm tối trời dân tộc nhưng ngay từ trong lòng họ đã bùng cháy lên ngọn đèn tự chủ được thắp sáng bằng tâm thức Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần chờ đợi một minh quân ra đời hay một lãnh tụ xuất hiện để dẫn dắt họ trên đường cứu nước bởi vì chính họ sẽ là những minh quân của thời đại và con đường dẫn đến điểm hẹn lịch sử được soi sáng bằng trí tuệ Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay không cần vay mượn một chủ nghĩa, một ý thức hệ, một lý thuyết ngoại lai nào làm kim chỉ nam để giải phóng dân tộc bởi vì chính họ đã được trang bị bằng các đặc tính dân tộc, nhân bản và khai phóng kết tinh và kế thừa từ hơn bốn ngàn năm lịch sử. Các em cũng nhắc cho giới lãnh đạo Đảng biết rằng một ngàn năm sống trong bóng tối Bắc thuộc không làm dân tộc Việt Nam mù mắt thì ba mươi tám năm trong triết học Mác-Lê làm sao có thể thui chột đi tình yêu nước thiết tha trong lòng người dân và nhất là trong lòng tuổi trẻ Việt Nam.


Ngoài bản chất tàn ác, bất nhân, ti tiện, còn lý do nào khác khiến Đảng đã ra tay nặng nề với hai em Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.

Còn một lý do nữa, bởi vì Đảng sợ.


Đúng như Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Human Rights Watch (HRW) phát biểu: “Đưa người dân ra tòa xử chỉ vì phát tán tờ rơi chỉ trích chính phủ là một việc làm lố bịch và biểu hiện sự bất an của chính quyền Việt Nam”.

Đảng cảm thấy “bất an” là phải. Trong suốt 38 năm cai trị đất nước bằng nhà tù sân bắn chưa bao giờ đảng CS bị cô lập trên thế giới và mất chỗ đứng hoàn toàn trong lòng dân tộc Việt Nam như ngày nay. Không giống như trong thời chiến núp bóng dưới chiêu bài “chống ngoại xâm” và lợi dụng lòng yêu nước của nhiều người Việt Nam, ngày nay, chung quanh đảng chỉ có kẻ thù. Những tâm thư, thỉnh nguyện, góp ý kiến về hiến pháp, đổi tên đảng, thay tên nước vừa qua cho thấy, nhiều thành phần, lực lượng trước đây là phên dậu của đảng, là hậu thuẫn của đảng đang quay sang chống đảng. Một người dù mê muội bao lâu cũng có một lần thức tỉnh. Một tiếng nói đúng gióng lên dù trễ còn hơn im lặng suốt đời.

Hành động điên cuồng vượt qua mọi thước đo đạo đức qua hai bản án dành cho hai em Nguyên Kha và Phương Uyên cho thấy không phải sức bén của con dao độc tài mà là hành động tuyệt vọng của đảng CSVN. Quyết định của Nicolae Ceausescu khi ra lệnh công an bắn vào cuộc biểu tình của nhân dân Rumania sáng ngày 17 tháng 12 năm 1989 chỉ để dẫn đến bản án tử hình dành cho vợ chồng ông ta một tuần sau đó. Thật vậy, lịch sử đã nhiều lần chứng minh, khi một chế độ chỉ còn trông cậy vào các phương tiện bạo lực trấn áp để tồn tại, chỉ còn biết sử dụng bộ máy công an kềm kẹp để duy trì quyền cai trị, ngày tàn của chế độ đó chỉ là vấn đề thời gian.


Những ai còn đang đứng bên lề cuộc tranh đấu vì chủ quyền đất nước, vi tự do dân chủ nhân bản hãy bước lên chuyến tàu lịch sử hôm nay để cùng với hai em đi về phía bình minh của dân tộc Việt Nam. Đời người rồi sẽ qua nhưng dân tộc Việt Nam phải còn và mãi mãi sẽ còn. Con tàu đi cứu nước còn nhiều toa rộng, đủ chỗ cho mọi người, mọi thành phần, mọi tôn giáo, mọi quá khứ. Hành động cứu nước cũng rất nhiều để chọn, không nhất thiết phải vào tù ra khám, không nhất thiết phải tìm cho ra được những cây búa lớn để đập vở bức tường chuyên chính, nhưng một bàn tay nhỏ, một bước chân xuống đường chống thực dân đỏ Trung Quốc, một thái độ không hợp tác với nhà cầm quyền CS, một lá thư thăm hỏi các em các cháu trong tù trong những ngày sinh nhật, lễ lớn, một tấm vé tham dự bữa cơm gây quỹ giúp các em đang bị tù hay đang bị khó khăn v.v… cũng mang đầy ý nghĩa.

Bức tường chuyên chính CSVN đã không sụp đổ vì những cơn bão thời đại Liên Xô, Đông Âu, Bắc Phi xa xôi nhưng chắc chắn sẽ sụp đổ vì những giọt nước kiên nhẫn Việt Nam đang nhỏ xuống từ tuổi trẻ Việt Nam, từ đồng bào Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Chúng ta có thể khác nhau ở điểm khởi hành nhưng có cùng một điểm hẹn tự do để đạt đến. Chúng ta có thể mang trên vai những hành lý khác nhau nhưng đều chất chứa bên trong một khát vọng dân chủ để theo đuổi. Đừng khóc cho Phương Uyên mà hãy sống cùng mơ ước của em.


Trần Trung Đạo
-------------------------------------------------------
Xin mời ghé qua: phonuipleiku.org

CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ " NỀN HÒA BÌNH DANG DỞ " 3



  1. Tư liệu mới: Vì sao Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu phải chết?


    (Phunutoday)- Ngày 01/11/1963, tại miền Nam Việt Nam xảy ra một biến cố lịch sử khiến cả thế giới chú ý, đó là Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà – bị một nhóm tướng lĩnh thuộc quyền đảo chính bằng quân sự. Sau đó, ông ta cùng người em trai Ngô Đình Nhu bị sát hại bí ẩn.

    Sau biến cố ấy, nhiều sử gia trong nước lẫn nước ngoài đã tốn rất nhiều công sức để đi tìm những bí mật ẩn đàng sau cái chết của anh em nhà Ngô Đình. Và người ta dần phát hiện ra rằng, Mỹ chính là đạo diễn của trò chơi. Tuy nhiên người ta vẫn thắc mắc vì sao Diệm phải chết?

    Thân thế một diễn viên chính trị

    Ngô Đình Diệm Cho đến tận bây giờ, khi chính quyền “gia đình trị” của Ngô Đình Diệm đã theo ông ta xuống huyệt mộ gần nửa thế kỷ, một số người vẫn còn tranh cãi về tiểu sử thật của ông ta. Có dư luận mơ hồ cho rằng, Diệm là kết quả của một cuộc tình vụn trộm ngoại hôn của cha ông với một người phụ nữ nào đó, vì vậy mới có chuyện lộn xộn ngày tháng năm sinh.

    Ngoài cái tên Ngô Đình Diệm và tên thánh Jean Baptiste ra, ông ta còn có một cái tên bí mật nữa, đó là Nguyễn Bá Chinh. Theo tài liệu văn khố Pháp thì ông ta sinh ngày 27/07/1897 tại Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Nhưng sau khi mang chức Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, ông ta công bố ngày sinh của mình là 03/01/1901, tại Phước Quả, Thừa Thiên.

    Hoá ra năm 1917, khi làm việc tại Tân Thư Viện Huế và tập ấm chức Cửu Phẩm, ông mới… 16 tuổi (nếu căn cứ theo năm sinh 1901). Việc này, ông Ngô Đình Luyện – Em trai ông – kể với báo giới tại Paris ngày 02/11/1985 rằng, Diệm khai tăng 4 tuổi để có thể vào trường Hậu Bổ. Tuy nhiên, ngày và tháng sinh thật của ông, không nghe ai giải thích vì sao chênh lệch.

    Lời xác nhận của ông Luyện có vẻ đúng, vì nếu ông Diệm sinh ngày 17/7/1897 thì Ngô Đình Thục, anh kế Ngô Đình Diệm (sinh ngày 06/10/1897) nhỏ hơn Diệm 3 tháng tuổi (?!) Tuy nhiên, chưa có lời giải thích nào về sự chênh lệch ngày, tháng sinh của Diệm. Diệm sinh này 03 tháng 01 hay ngày 27 tháng 07?

    Ngô Đình Diệm có 6 anh em trai và 3 chị em gái. Thứ tự những anh chị em của Diệm từ trên xuống dưới:
    - Anh cả là Ngô Đình Khôi, sinh 1885.
    - Chị cả Ngô Đình Thị Giao, tục gọi là bà Thừa Tùng.
    - Anh thứ là Ngô Đình Thục, sinh 1897.
    - Ngô Đình Diệm, sinh năm 1901.
    - Em gái Ngô Đình Thị Hiệp, tục gọi bà Cả Ấm là mẹ của Hồng y Nguyễn Văn Thuận (nguyên Bộ Trưởng Bộ Công lý và Hòa bình ở Vatican).
    - Em gái Ngô Đình Thị Hoàng, tục gọi bà Cả Lễ.
    - Em trai Ngô Đình Nhu, sinh năm 1910.
    - Em trai Ngô Đình Cẩn sinh năm, 1912.
    - Em út thực sự là Ngô Đình Luyện sinh năm 1914.




    Ngô Đình Nhu Điều buồn cười nhất dưới “triều Ngô” là các quan chức thấy Ngô Đình Cẩn giữ nhà thờ, chăm sóc mẹ nên cứ xúm nhau gọi là “cậu Út Cẩn” mà quên bẵng người em út thật sự của anh em Ngô Đình chính là Ngô Đình Luyện. Sự nhầm lẫn theo thói quen xu nịnh này dẫn đến việc một số “sử gia hồi ký ba xu” cũng cứ gọi Ngô Đình Cẩn là “Út Cẩn”.


    Trước khi nhắc đến “chí sỹ chống Pháp Ngô Đình Diệm” cũng cần nhắc đến tông tích phục vụ Pháp của Ngô Đình Khả, thân sinh ông Diệm.

    Ông Ngô Đình Khả có tên thánh là Micae, sinh năm 1857, nguyên quán ở làng Đại Phong Lộc, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Để thoát kiếp nghèo đói ở làng quê mộc mạc, ông Khả bị cha mẹ gởi thân xác cho giáo hội công giáo và trở thành chủng sinh tân tòng được đào tạo ở chủng viện Penang ở Malaixia từ năm 13 tuổi.

    Sau 8 năm tu luyện không đạt kết quả, ông Khả hoàn tục để kết hôn với một bà tên Madelena Chĩu vào năm 1878. Bà này không có con và qua đời, ông dấn thêm bước nữa với bà Anna Phạm Thị Thân, quê ở Phú Cam, Hương Thủy. Chín anh chị em Diệm là con của bà này.
    Tuy không được làm cha cố, ông Ngô Đình Khả vẫn được giữ lại chủng viện Penang làm thông dịch viên và sau đó được đưa về quê hương cấy vào viện Cơ Mật triều đình Huế.
    Nhờ được đào tạo ở Penang, ông Khả được chính phủ thực dân Pháp xem là hạt giống cai trị ở xứ thuộc địa Đông Dương. Ông nhanh chóng được cất nhắc lên làm đề đốc kinh thành rồi lên đến chức thượng thư Bộ Công. Là một vị quan mang quốc tịch Vatican, ông đã chứng tỏ là một đại công thần của chính quyền Pháp qua việc đàn áp đẫm máu nghĩa quân Cần Vương của Phan Đình Phùng ở căn cứ Vụ Quang.
    Trong chiến dịch ấy, ông là phó tướng cho Nguyễn Thân. Theo nhiều nguồn sử, sau khi kết thúc chiến dịch đàn áp nghĩa quân Cần Vương, ông Khả đã lấy điểm với Pháp bằng cách ra lệnh cho binh sỹ đào mộ cụ Phan Đình Phùng, lấy hài cốt thiêu đốt rồi cho vào đại bác bắn vãi lên mặt sông Lam.

    Cặp bài trùng của Ngô Đình Khả là Nguyễn Hữu Bài (Sinh năm 1863) - cha đỡ đầu của Ngô Đình Diệm. Ông Bài vốn là thuộc hạ của ông Khả, sau này ngồi thông gia với ông Khả qua 2 đứa con trưởng nữ Nguyễn Thị Giang và trưởng nam Ngô Đình Khôi.
    Ông Bài sinh tại Vĩnh Linh, Quảng Trị cũng là một quan thượng thư của triều đình Huế từ năm 1907 cho đến 1933. Mồ côi cha từ nhỏ, ông Bài cũng có con đường hoạn lộ công hầu giống như ông Khả: Được mẹ gởi vào chủng viện An Ninh rồi sau đó được sang chủng viện Penang để đổi đời. Khi thất bại đường tu, Bài được gởi về nước cấy vào bộ máy chính quyền phong kiến làm thông ngôn tại Nha Thương Bạc, dần dà được cất nhắc lên làm bố chánh tỉnh Thanh Hoá.
    Năm 1887, ông Bài cùng với ông Khả tích cực đàn áp phong trào Cần Vương nên được Pháp cất nhắc leo dần lên chức thượng tá Cơ mật, tham tri Bộ Hình rồi thượng thư Bộ Hình.
    Cặp bài trùng Khả, Bài được dân gian nhắc đến qua câu: “Đày vua có Khả, Đào mả có Bài” ám chỉ việc Ngô Đình Khả ký cho Pháp mang vua Thành Thái, vua Duy Tân đi đày và Nguyễn Hữu Bài hỗ trợ quân Pháp đào mồ cuốc mả vua Tự Đức. Một số người cho rằng, Khả - Bài đã phản đối Pháp thực thi hai chuyện đó mà quên rằng, sau sự việc đó, hai ông vẫn đường hoàng tại vị chức quan. Nếu hai ông thật sự cãi lệnh “mẹ Pháp” trong việc thất đức ấy thì tin chắc rằng, hai ông cùng con cái cũng được đi theo Thành Thái và Duy Tân lập nghiệp trên đảo Réunion. Cũng cần nhấn mạnh rằng, năm 1896 ông Ngô Đình Khả được phong phẩm hàm Thái Thường Tự khanh (chánh tam phẩm), chức Thương biện thuộc Viện Cơ mật. Thời đó, Viện Cơ mật của nhà Nguyễn đã bị các cơ quan tình báo Pháp khống chế.

    Với sự nuôi dạy của 2 người cha cúc cung tận tuỵ với “mẹ Pháp” như thế, nếu nói Ngô Đình Diệm có truyền thống căm thù Pháp thì hơi lạ.



    Nhờ có 2 người cha đại công thần với chính quyền Pháp, Ngô Đình Diệm được tập ấm, được vào học trường đạo Pellerin ở Huế, được tuyển thẳng khỏi thi vào trường Hậu Bổ. Sau đó được bổ nhiệm làm tri huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị vào năm 1922, tức 21 tuổi (theo giấy tờ văn thư). Mấy năm sau được thăng lên chức tuần vũ tỉnh Bình Thuận. Con đường hoạn lộ của Diệm vinh thăng nhanh đến chóng mặt. Con ông cháu cha có khác.

    Thời gian đảm nhiệm chức tuần vũ Bình Thuận, với quyền lực trong tay, Diệm đã tỏ ra “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Ông ta đàn áp man rợ những nhà cách mạng kháng Pháp. Ông quan Diệm đã “sáng tạo” được nhiều ngón đòn tra khảo rất dã man, kinh dị dành cho những người yêu nước kháng Pháp. Ngón tra khảo ưa thích nhất của ông ta là lột trần truồng nạn nhân rồi cột ngồi trên cái ghế gỗ có khoét lỗ. Dưới lỗ là một ngọn đèn sáp cháy leo loét, hong ngay dưới hậu môn nạn nhân. Với cách tra khảo như thế, cho dù nạn nhân có nhận tội, khai báo thì lục phủ ngũ tạng cũng bị nướng chín, hoại tử dần và chết mòn.


    Nhờ tàn ác với những chí sỹ kháng Pháp nên năm 1933, ông được cất nhắc lên chức Thượng thư Bộ lại. Khi đã lên chức thượng thư Bộ Lại, ông Diệm bị ảnh hưởng bởi sự tranh giành quyền lực trong Chính quyền Pháp dẫn đến lao đao, lận đận.


    Thời đó, chính quyền Pháp lẫn Việt thuộc địa đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của công giáo La Mã. Hầu hết những vị quan lại của Việt Nam đều có tên thánh trước tên khai sinh như Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương (Đỗ Hữu Vị), Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Hữu Độ, Trần Lục, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Tường Tộ, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn … Không thể biện minh khác được, chính sách nhân sự của chính quyền Pháp ở Đông Dương thời đó luôn chịu ảnh hưởng bởi 3 luồng thế lực chi phối: Thực dân, Công giáo và Tam Điểm (Free Mason).

    Diệm được thời là nhờ giai đoạn chính quyền Pháp nghiên theo ảnh hưởng của Công giáo.

    Đến năm 1933, phe Tam Điểm tại chính giới Pháp thắng thế, Diệm lại tranh chấp chức tổng lý đại thần với một thượng thư đồng triều là Phạm Quỳnh. Cái ô của Phạm Quỳnh là Toàn quyền Pasquier (phe Tam Điểm) và cái ô của Diệm là Khâm sứ Thibaudeau (phe Công giáo).

    Thua đau cú tranh chấp và sợ bị Phạm Quỳnh trù dập, Diệm đành nộp đơn xin từ quan. Toàn quyền Pháp Pasquier không chấp đơn từ quan của Diệm mà bãi chức, tước phẩm hàm, trục xuất khỏi kinh thành Huế, buộc hồi hương về Quảng Bình cư trú.


    Diệm trở thành vị quan yếm thế lũi thũi nơi quê nhà cho đến khi Pasquier chết trong một tai nạn máy bay ở Paris vào ngày 15/01/1934. Pasquier chết, Pháp đưa René Robin làm tân toàn quyền ở Việt Nam. Diệm được xoá án cấm túc và về Huế an phận với nghề dạy học ở trường Tư thục Providence của ông anh Ngô Đình Thục.


    Rỏ ràng, Ngô Đình Diệm căm thù Pháp không vì yêu dân thương nước mà chỉ là tư thù cá nhân. Ông từ quan và bị cách chức chỉ vì tranh giành quyền lực, địa vị phục vụ cho mẫu quốc Pháp. Bị cách chức, Diệm trở thành kẻ thất chí.

    (Kỳ II: Lá thư xin tha chết)

    • Hồ Khả Trân

  2. Ngô Đình Diệm là người lãnh đạo xứng danh!

    Long Điền.


    1. Ngô Đình Diệm người lãnh đạo xứng danh

    (Hội luận chính trị trên hệ thống Paltalk Diễn Đàn Người Dân Việt Nam với Hiện Tình Đất Nước vào ngày thứ sáu, 06.11.2009 với các diễn giả: G/S Chu Chỉ Nam, Nhà Văn Mặc Giao, Kỹ sư Đỗ Như Điện và Long Điền.)
    I- Dựa vào nhận định nào mà hai ông cố TT Ngô Đinh DiệmNgô Đình Nhu đưa ra đề nghị hiệp thương với CSBV.
    Muốn xét quan điểm của ông Ngô Đình Diệm đối với cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta phải xét các lời phát biểu do chính ông và ông cố vấn Ngô Đình Nhu đã nói gì về chiến trường Việt Nam 1954-1963:
    1- Trong thời gian 9 năm điều hành đất nước (1954-1963), Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương “Đả Thực, Bài Phong, Tiểu Trừ Cộng Phỉ “, tức là đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta, bảo vệ Độc Lập nước nhà, bài trừ Phong Kiến triều Nguyễn, đem Tự Do Dân Chủ cho toàn dân, dẹp tan lũ giặc cướp Cộng Sản để mọi người no ấm, thương yêu lẫn nhau. Ông Ngô Đình Diệm luôn luôn giữ vững lập trường Quốc Gia chân chính: Bảo vệ chủ quyền, bảo vệ lãnh thổ, không chấp nhận sự can thiệp của ngoại bang vào VN dù CSVN lúc đó tìm mọi cách xâm nhập bộ đội chính quy từ Bắc vào Nam ngày càng nhiều hơn. Bởi vì ông hiểu rõ: chấp nhận sự có mặt của Hoa Kỳ vào Miền Nam sẽ làm mất đi chính nghĩa cuộc chiến đấu tự vệ chống CS xâm lược và tạo cớ cho CSBV chống Mỹ cứu nước.
    CS xâm lược và tạo cớ cho CSBV chống Mỹ cứu nước.
    2- Cuộc chiến Việt Nam 1954-1963Cuộc Chiến Tự Vệ vì hoàn toàn không có hành động quân sự nào của Miền Nam tấn công ra Bắc! Ngược lại, Miền Bắc đã vượt vĩ tuyến 17, xâm nhậptấn công Miền Nam theo lệnh của Cộng Sản Quốc Tế. Dù vậy, với tấm lòng nhân ái, không muốn một cuộc chiến Huynh Đệ Tương Tàn, Ông Ngô Đình Diệm một mặt lo chống đỡ, đồng thời tiến hành những cuộc thương thảo với Miền Bắc để đi đến Hiệp Thương, tránh đổ máu giữa người Việt với nhau.
    Trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, tác giả Hoành Linh Đỗ Mậu có trích dẫn bức thư của ông Võ Như Nguyện. Cuối thư, có đoạn thuật lại lời ông Diệm tâm sự với ông Nguyện như sau:
    “… Vả tôi với chú Nhu có ý dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp nhưng đều là máu mủ, ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản. Rồi bên nào kéo dài, chung quy sẽ bị lệ thuộc vào một cường quốc và đất nước chia rẽ, vì các cường quốc có ý định chia rẽ cả….” Như vậy, người ta thấy ông Diệm muốn tránh đổ máu chừng nào tốt chừng đó và không muốn để các cường quốc đắc lợi trong cuộc tranh chấp nội bộ, một cuộc Nội Chiến tại Việt Nam do CS chủ xướng.
    3- Trong Nguyên Sa Hồi Ký (ấn hành năm 1998), giáo sư Trần Bích Lan, đã thuật lại chuyện ông và hai giáo sư Nguyễn Văn PhúNguyễn Xuân Nghiên đã có dịp nghe Tổng Thống Diệm trả lời một trong ba câu hỏi của các ông. Câu hỏi là:Tại sao ta không dồn lực lượng đánh một vài trận lớn để giải quyết chiến tranh mau chóng mà cứ đánh cầm chừng nhì nhằng như thế này?
    Ông Diệm đã nói: Bản chất cái chiến tranh này nó như thế. Mở rộng chỉ chết thêm lính và dân, mà cũng chẳng giải quyết được gì. Ba mươi lăm năm sau, nhìn lại, nhà giáo và nhà thơ của chúng ta đã thấy câu trả lời của ông Diệm không phải ngụy biện như các ông nghĩ lúc trước, mà là những lời tiên đoán thời cuộc rất chính xác.
    4- Những gì ông Ngô Đình Nhu nói trong một Lễ Bế Mạc lớp học tập về Ấp Chiến Lược Khóa XII, ngày 22/6/1963… cũng tương tự như thế:
    Chúng ta là một nước nhỏ bé đứng giữa hai khối. Nếu bên thế giới tự do tăng cường viện trợ cho ta thì thế giới cộng sản cũng sẽ tăng viện trợ cho phía họ. Hai bên cứ tăng cường như vậy sẽ đưa cái mức chiến tranh càng ngày càng lên cao. Và số phận chúng ta rồi mai đây sẽ ra sao?
    5- Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩaDân Tộcchống Cộng kiên quyết, chống lại sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam nên lập trường của ông rất dứt khoát.
    Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã bày tỏ quan điểm là chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ. Nhưng, với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam, ông đã cương quyết từ chối và nói:
    "Nếu quý vị mang Quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân đội Viễn chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam."
    6- Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch, đã than thở: "Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao qúy như vậy. "
    7- Hơn nữa, cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon: "Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hưu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ "
    Lập trường của ông Ngô Đình Diệm rỏ ràng là vì Quốc Gia, Dân Tộc không muốn làm “tiền đồn” cho ai cả vì sẽ phải lệ thuộc quá nhiều vào viện trợ Mỹ, và sẽ làm cớ cho Liên XôTrung Cộng nhảy vào xâu xé Việt Nam mà thôi.
    Trong quyển "Chính Đề Việt Nam", Ông Ngô Đình Nhu đã nhận định hiểm họa Trung Cộng là to tát và là một mối họa truyền kiếp cần phải đề phòng và muốn chống họa xâm lược đó chỉ có một chính thể tự do mới có đủ khả năng chống lại hoạ mất nước. (Tác giả mong sẽ có dịp bình luận toàn bộ quyển luận án chính trị nổi tiếng nầy vào dịp thuận tiện.)
    Trang Blog cua Long Điền trọn bộ "Chính Đề Việt Nam" của ông Ngô Đình Nhu 198 trang và
    "Chúng ta đã biết chính sách xâm lăng của Trung Hoa đối với Việt Nam là một chính sách liên tục và bất biến của tất cả các chế độ của Trung Hoa vì nó phát sinh từ một nhu cầu đất đai cần thiết cho sự phát triển của Trung Hoa. Mang phương pháp độc tài Đảng trị của Cộng Sản, cũng như phương pháp độc tài nào khác để lãnh đạo quần chúng, thì theo một cơ thức mà chúng ta đã biết, quần chúng sẽ phản ứng bằng cách hướng về bất cứ cá nhân hay tập thể nào phất cờ giải phóng để che đậy thâm ý xâm lăng của mình. Trong điều kiện đó, các nhà lãnh đạo Cộng Sản áp dụng phương pháp độc tài đảng trị ở Việt Nam, sẽ đương nhiên tạo hoàn cảnh thuận lợi cho Trung Cộng xâm chiếm Việt Nam lúc thời cơ đưa đến.
    Nói một cách khác, phương pháp lãnh đạo độc tài Đảng trị sẽ suy nhược hóa sức đề kháng của dân tộc đối với kẻ xâm lăng." (trang 142, ấn bản điện tử.)
    Nhận định của ông Ngô Đình Nhu về sự lệ thuộc của đảng CSVN với Nga Tàu như sau:
    "Nhưng, họ chỉ có thể thoát ra ngoài vòng ảnh hưởng của hai khối để lãnh đạo công cuộc phát triển của dân tộc, như chúng ta nêu lên trong câu hỏi đầu mục này, nếu các điều kiện sau đây được họ nhận thức rõ rệt:
    1. Bản chất thực tế của cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương.
    2. Thâm ý chiến lược của Nga Sô
    3. Cuộc đồng minh với Nga Sô, đã hết hiệu lực đối với Nga Sô, khi mục đích phát triển của Nga Sô đã đạt.
    4. Lý thuyết Các-mác Lê-nin là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Nga trước đây, cũng như là một phương tiện tranh đấu và phát triển của Trung Cộng ngày nay.
    5. Sự đồng minh với Cộng Sản phải được chấm dứt kịp thời khi nó không còn hiệu lực đối với dân tộc.
    6. Đối với dân tộc Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Nguyên, Tống, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp."(trang 109 ấn bản điện tử).
    Nhưng khốn nỗi phe CSVN thời đó không thể suy nghĩ ra vấn đề mà họ chỉ tuân hành các chỉ thị của Cộng Sản Quốc Tế mà thôi.
    "Chúng ta chưa có một tài liệu hay một triệu chứng nào chứng tỏ rằng các nhà lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã nhận thức các điều kiện trên. Ngược lại, các thơ loại chính trị của miền Bắc còn đang ca tụng như là những chân lý những giá trị tiêu chuẩn chiến lược và giai đoạn mà Nga đã bỏ. Như thế thì có lẽ dân tộc chúng ta còn phải bất hạnh mục kích các nhà lãnh đạo miền Bắc của chúng ta tôn thờ như một chân lý, một lý thuyết mà Nga SôTrung Cộng chỉ dùng làm một phương tiện tranh đấu và Nga Sô bắt đầu sa thải khi mục đích phát triển đã đạt."
    Sự phân chia đất nước theo Hiệp định Genève 1954 là do các nhà lãnh đạo Miền Bắc chạy theo chủ nghĩa CS. Muốn chấm dứt chiến tranh thì giới lãnh đạo Miền Bắc phải độc lập, phải thấu đáo nguyện vọng của cộng đồng dân Việt và sau cùng là phải thấu đạt các ý đồ của các cường quốc tham chiến. (trang 109)
    "Trong hoàn cảnh mà cuộc tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối nặng nề hành động chính trị của các quốc gia nhỏ, lập trường Cộng Sản, lệ thuộc Trung Cộng, của các nhà lãnh đạo miền Bắc, đương nhiên gây phản ứng của Tây phương và sự phân chia lãnh thổ cũng không tránh được.
    Như vậy, tư cách Cộng Sản của các nhà lãnh đạo miền Bắc là một điều kiện thuận lợi giúp cho người Pháp thi hành những toan tính chính trị của họ ở Việt Nam. Và lập trường Cộng Sản lệ thuộc Nga SôTrung Cộng là một nguyên nhân của sự phân chia lãnh thổ Việt Nam, trong khung cảnh chính trị của thế giới, sau Đại chiến thứ hai, do sự tranh chấp giữa Nga Sô và Tây phương chi phối."
    II. Dự án hiệp thương có phải là phản bội đồng minh (Mỹ)... hay đâm sau lưng chiến sĩ như lập luận của một số người có ác cảm với gia đình họ Ngô.
    Đây là một sự kiện lịch sử cần được xem xét cẩn thận, không nên vội lên gânkết tội một cách vội vã là anh em ông Diệm muốn hiệp thương (thoả hiệp) với cộng sản hay là đâm sau lưng chiến sỹ. Bởi vì, xét cho cùng thì, năm 1972, tại sao Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng thì được, còn hai miền của Việt Nam gánh chịu bao đau thương do chiến tranh thì không được thương lượng với nhau trong tình Dân Tộc? (Khác với tình thế hiện nay, 2009 CSVN quyết tâm cai trị dân VN bằng đường lối độc tài sắt máu, không chấp nhận đối thoại và đối lập thì lại có một số người định chạy theo đường lối "Hòa Hợp, Hòa Giải" bịp bợm của chúng!)
    Ông Minh Võ và nhà khảo cứu lịch sử đã viết về ông Ngô Đình Diệm như sau:
    Dưới ánh sáng của những sự kiện lịch sử vừa nêu, nhìn lại dĩ vãng, chúng tôi thấy sách lược đấu tranh mà hai anh em ông Diệm toan tính áp dụng tại Việt Nam trước khi các ông bị giết rất có cơ sở, và đáng lý nó đã phải thành công. Và nếu nó thành công thì miền Nam Việt Nam với danh xưng Việt Nam Cộng Hòa sẽ tồn tại trong một thời gian khá lâu: hoặc có thể thống nhất một cách vinh quang như nước Đức. Bằng không thì tối thiểu cũng tồn tại trong phú cường giống như Nam Hàn hay Đài Loan.”
    Còn thời 1962–1963 thanh thế của ông Diệm hơn hẳn ông Hồ. Nếu ông Diệm chịu liên hiệp là liên hiệp trong thế mạnh. Hãy tạm lấy một ví dụ đơn giản là hòa tan dung dịch có hai màu đối chọi; xanh đậm (Diệm) với hồng lạt (Hồ). Màu nào đậm hơn sẽ lấn át và thắng màu lợt. Dĩ nhiên thực tế chính trị phức tạp hơn, vì còn mưu sâu của con cáo nổi danh hơn người. Nhưng về điểm này ông Diệm đã có kinh nghiệm từ những bài học lịch sử nói trên với cộng sản. Hơn nữa ông Diệm không phải là một chính khách non nớt, không biết rõ đối phương như người ta tưởng.”
    Vì những lý do trên, theo ý kiến chủ quan của tôi, nếu, vâng, nếu, một chữ nếu không có trong lịch sử! nếu anh em ông Diệm không bị chết, và việc hiêp thương giữa hai miền Nam Bắc được thể hiện vào thập niên 60 thế kỷ trước, thì chẳng những Hoa Kỳ đã không phải đổ 2 triệu quân vào Việt Nam khiến hơn 58 ngàn lính Mỹ chết mà Việt Nam cũng tránh được một cuộc chiến tương tàn làm trên 3 triệu tử vong.”
    Có nhiều ý kiến của người Việt Quốc Gia chưa đồng ý với nhận định của Minh Võ một cách hoàn toàn:
    a- Họ chưa đồng ý là khi đưa ra đề nghị “Hiệp Thương” chưa chắc là ông Diệm ở vào thế mạnh hơn so với CSBVCSQT thì yểm trợ cho miền Bắc hết mình, còn Hoa Kỳ vừa viện trợ, vừa o ép miền Nam đi theo ý họ, đề nghị Hiệp Thương đưa ra quá sớm, dể gây cú sốc cho đồng minh Hoa Kỳ vốn rất cứng ngắc , độc đoán không bao giờ nghe lời đề nghị của bất cứ ai mà họ chỉ làm theo quyền lợi Mỹ theo từng giai đoạn thời cuộc.
    b- Nên nhớ cuộc thương lượng về một giải pháp Hiệp Thương thời điểm đó chỉ mới bắt đầu, hiện không còn tài liệu nào được công bố nên chưa hiểu rõ nội dung, ý muốn của mỗi bên ra sao, nên cũng không thể nói “Mèo nào cắn mĩu nào” vì cả hai bên đều có kinh nghiệm già dặn không dễ gì ông Diệm chịu Hiệp Thương mà chịu phần thua thiệt đâu. Vã lại, thái độ cứng rắn, uy dũng của ông Diệm ngay cả khi bị CS bắt năm 1945, mà cũng không chịu khuất phục thì làm sao với thế ngang ngửa ông Diệm lại chịu thua thiệt. Không nên đem thành bại mà luận anh hùng!
    Dù sao thì sự can đảm của ông Diệm dám xem xét vấn đề Hiệp Thương dù không có sự đồng ý của Mỹ quả là một hành động đáng khâm phục hơn là chê trách. Vả lại, trong thời điểm 1972, khi Hoa Kỳ thương lượng với Trung Cộng để mưu tìm hòa bình cho cuộc chiến thì không thể nào nói TT Nixon là phản quốc (Hoa Kỳ)! Vậy tại sao ta lại vội vã lên án ông Ngô Đình Diệm có ý phản bội quốc gia?
    c- Có người cả nghi thì cho rằng Hồ con cáo già trong khi hai bên thảo luận mà tung tin ra ngoài, lập mưu nầy để mượn tay Mỹ hãm hại ông Diệm. Vì vậy mà Mỹ bật đèn xanh cho các tướng lãnh giết ông Diệm vì không theo đúng đường lối của Mỹ. Xin thưa đó là lập luận của CS, muốn đánh bóng Hồ hạ uy tín của ông Diệm mà thôi. Ông Diệm đã nhờ Trưởng Đoàn Ba Lan trong Ủy Hội Kiểm Soát Đình ChiếnMieczyslaw Maneli và còn có đại sứ Ý Giovanni d’Orlandi và đại diện của Vatican tại Việt Nam là Đức Cha Salvatore D’Asta cùng nhiều người khác nữa để làm trung gian thương lượng. Đồng thời, Ông Diệm, Ông Nhu cũng đã công bố một cách bán chính thức, bán công khai cuộc Hiệp Thương nầy thì rõ ràng hai ông đã lượng định kỹ càng và không quá ấu trĩ về chính trị như một số người lầm tưởng. Hoa Kỳ thì có nhiều kinh nghiệm trận địa chiến, nhưng với chiến tranh du kích thì họ hoàn toàn mới mẻ. Vì thế, thoạt đầu khi vào VN, các tướng lãnh HK nghĩ rằng có thể dễ dàng thắng cuộc chiến tại VN. Nhưng, sau đó, họ đã nghĩ khác khi đã tổn hao 58.000 binh sĩ thì họ mới đi tìm một giải pháp thương lượng. Còn ông Diệm và ông Nhu thì biết rất rõ thực chất cuộc chiến là Cộng Sản Bắc Việt chỉ là kẻ thừa hành cho Cộng Sản Quốc Tế cần phải lôi kéo họ về với Dân Tộc. Chỉ tiếc là đề nghị Hiệp Thương nầy có lẽ quá sớm vì sau đó năm 1968-1972 thì Hoa Kỳ mới cố công tìm kiếm sự thương lượng giữa HK và Trung Cộng để mưu tìm một giải pháp ổn định Đông Nam Á mà không tổn hao sinh mạng đôi bên.
    d- Ngày nay (2009), vị thế Quốc Cộng khác hẳn năm 1961: CSVN đang cầm quyền trên toàn cõi Việt Nam bằng biện pháp ngoan cố, vá víu Xã Hội Chủ Nghĩa thì dĩ nhiên áp dụng hòa hợp hòa giải với CSVNđầu hàng, là trở cờ thì đáng bị lên án. Chừng nào CSVN chịu từ bỏ CNXH, bãi bỏ toàn bộ Hiến Pháp, chấp nhận “Trưng cầu Dân ý” một cách thành khẩn thì ngày đó mới hết đấu tranh đòi hỏi Dân Chủ cho VN.
    Với những ai vẫn còn quan niệm rằng thời thập kỷ 1960 ông Ngô Đình DiệmNgô Đình Nhu không nên thương lượng chấm dứt chiến tranh với Miền Bắc, xin trả lời các câu hỏi sau đây thì sẽ làm sáng tỏ vấn đề:
    1- Phía đồng minh Hoa Kỳ có viện trợ liên tục và vô thời hạn cho chính thể VNCH (Ngô Đình Diệm và sau ông Diệm) để chống CS Quốc Tế mãi mãi hay không? Hay Hoa Kỳ sẽ chấm dứt cuộc chiến khi họ đạt được ý định chiến lược là làm suy yếu tiềm lực CSQT (tức là gây chia rẽ khối CSQT gồm 2 cường quốc Liên Xô và Trung Cộng) không còn khả năng đe dọa Hoa Kỳ mà thôi.
    2- Nếu cả hai miền Nam, Bắc đều nhận được viện trợ dồi dào của cả hai khối siêu cường thì chiến tranh sẽ kéo dài đến đâu và kết quả dân tộc Việt Nam được gì, mất gì? (Xin hãy nhớ cuộc chiến lịch sử đẩm máu ở Triều Tiên, sau đó đất nước Triều Tiên ra sao?)
    3- Hoa Kỳ viện trợ cuộc chiến VN. Vậy chỉ có Hoa Kỳ và Nga Tàu có quyền chấm dứt cuộc chiến VN, còn Miền BắcMiền Nam hoàn toàn không có quyền bàn đến? (Đông Đức và Tây Đức đã liên lạc, thảo luận và thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình mà không cần quyết định nào của MỹLiên Xô.)
    4- Hòa bình đạt được giữa thập niên 1960 và 1975 có gì khác nhau? Sau khi cuộc chiến chấm dứt, toàn dân VN được gì và mất mát những gì? (Nếu cuộc chiến chấm dứt trước thập niên 1960 thì không phải hy sinh 2 triệu binh sĩ và 3 triệu thường dân hai bên Nam, Bắc Việt Nam và 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ!)
    5- Nếu nói ý đồ của CSQT là phải thôn tính Miền Nam VN bằng mọi giá và Hồ cũng như đảng CSVN phải bắt buộc thi hành, vậy thương lượng với CSVN là vô ích. (Vậy giả dụ Hồđảng CSVN quyết tâm đình chỉ cuộc chiến vì hao tổn quá mức chịu đựng. Vậy chẳng lẽ Liên Xô và Trung Cộng sẽ tự đem quân qua Việt Nam để giải quyết chiến trường hay chăng? Hay một giả thuyết thứ hai là tiềm năng của Liên XôTrung Cộng là trường cữu và vô tận hay sao? Hay là một ngày nào đó sẽ kiệt quệ và không còn khả năng giúp CS Bắc Việt nữa?)
    Cho đến hiện thời, chưa có tài liệu nào cụ thể đưa ra về các điểm thảo luận và mục tiêu thảo luận giữa đôi bên. Có vài sử gia tên tuổi lập luận lên án cuộc thảo luận chấm dứt chiến tranh của cố tổng thống Ngô Đình Diệmve vản kẻ thù, là đâm sau lưng chiến sĩ. Nhưng bản thân họ thì vận động, chạy chọt để khỏi ra tác chiến và ngày nay cứ mãi cường điệu lên án những người có lòng nhân ái muốn chấm dứt cuộc chiến bĩ ổi nầy thì người ấy nói năng có hợp lý chăng? Theo tôi, kéo dài cuộc chiến chỉ có lợi cho các cường quốc ngoại nhân và một nhóm nhỏ chính trị hoạt đầu nội địa nhằm cũng cố địa vị và cắt xén viện trợ bỏ túi mà thôi. Tại sao cứ mãi tôn thờ quyết định của ngoại bangbỏ quên quyền quyết định của Dân Tộc Việt Nam? Theo họ thì Miền Nam Việt Nam phải mãi mãi là tiền đồn chống cộng. (Họ mau quên điều này: Một khi Mỹ đạt được ý đồ chiến lược thì Mỹ không cần tiền đồn và sẵn sàng bỏ rơi Đồng Minh.)
    Lối lập luận nô lệ ngoại bang, xem thường ý nguyện sống thanh bình của 86 triệu đồng bào Việt Nam ngày nay đã lỗi thờikhông còn mua chuộc được ai nghe theo! Dù đứng bên nầy chiến tuyến, nhưng cách suy nghĩ của họ y hệt những cái đầu ở Bắc Bộ Phủ chỉ biết quỳ mọp trước Trung Cộng mà bỏ quên nguyện vọng Độc Lập Tự Chủ của toàn dân Việt.
    Suy tư trước vận mệnh đất nước lâm nguy qua kẻ thù truyền kiếp Bắc phương, tức giận trước cung cách hèn hạ của kẻ cầm quyền Hà Nội hiện nay, duyệt xét lại lịch sử cận đại, thấy rằng người lãnh đạo xứng danh Ngô Đình Diệm luôn lắng nghe nguyện vọng của toàn dân muốn no cơm ấm áo, muốn an bình tái thiết quê hương sau mấy chục năm khói lửa chiến tranh (1930-1954) ông Diệm độc lập với đồng minh, luôn tìm mọi cách chấm dứt chiến tranh dù trái với ý đồ của cường quốc, khác xa với Hồ Chí Minh là người luôn mang ý định chủ chiến, luôn cúc cung tuân thủ theo lệnh quan thầy Liên XôTàu Cộng.
    Những nỗ lực mưu tìm một nền Hòa Bình cho Việt Nam vào giai đoạn 1960 tuy chưa thành công vì ông Diệm và ông Nhu đã hy sinh cho đại nghĩa quá sớm! Nếu vận nước không suy vi thì với khả năng lãnh đạo sáng suốt của ông, biết đâu Việt Nam sẽ được giải quyết như Đông và Tây Đức hiện thời.
    Đừng đem thành bại mà luận anh hùng. Tấm lòng nhân ái thương dân với những đức tính cần thiết của người lãnh đạo bao gồm: Nhân, Dũng, Lược, Trí sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền Quốc Gia Dân Tộc như ông Ngô Đình Diệm thì xét trong lịch sử Việt Nam thử hỏi có được mấy người!???
    Long Điền
    (Nhân kỷ niệm 46 năm ngày sụp đổ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa 1.11.2009-1.11.1963)
    Tài liệu tham khảo :
    http://nguoitinhuu.com/htvd/cottngodinhdiem.htmlCỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VỚI NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN
    ii http://web.datviet.com/blogs/forums/ba-nh-lua-n-tin-ta-c/179903-vnch-nua-i-csvn.html Vu Ngu Chieu PHIẾN CỘNG” TRONG DINH GIA LONG.

  3. TT Ngô Đình Diệm: Lịch sử sẽ trả lại sự thật, danh dự và công bằng cho ngài
    Tác giả: Quỳnh Thi


    Kể từ sau Hiệp Định Genève 54 chia đôi đất nước giữa Phápchính quyền cộng sản Hà Nội. Cuộc chia đôi đất nước đẫm máu đầy bi thương của dân tộc! Miền Bắc thuộc quyền cai trị của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức là thuộc về cộng sản . Còn miền Nam thuộc về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH ), tức là thuộc về thế giới tự do.
    Như mọi người đều biết, VNCH có nền Đệ IĐệ II Cộng Hòa. Đệ I Cộng Hòa được thành lập vào ngày 07/07/ 1954 do Chí sĩ Ngô Đình Diệm bôn ba từ hải ngoại về nước sáng lập và lãnh đạo. Ông được dân chúng miền Nam từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mâu bầu lên, bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do đầu phiếu làm Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ I của nước Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày Tổng thống Ngô Đình Diệm bị Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng lật đổ ngày 01-11-1963.

    Sau đó Đệ II Cộng Hòa được thành lập cho đến ngày miền Nam rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt.

    Đây là một bước ngoặt đánh dấu cho một nền dân chủ đầu tiên của dân tộc, chấm dứt chế độ độc tài phong kiến cai trị đất nước cả hàng nghìn năm của Hán Tộc và một trăm năm đô hộ của người Pháp.

    Sau khi hiệp định Genève 54 có hiệu lực. Một làn sóng người di cư tị nạn Cộng sản vĩ đại từ miền Bắc tràn qua sông Bến Hải xuống miền Nam Việt Nam. Đó là một cuộc di cư lánh nạn lớn nhất trong lịch sử, kể từ khi lập quốc. Hơn 1 triệu người từ bỏ tài sản nhà cửa ruộng vườn để đi vào Nam tìm tự do no ấm.

    Trước đó những người dân miền Bắc đã sống trong vùng Việt Minh kiểm soát. Họ đã hiểu thế nào là Cộng sản. Thế nào là độc tài sắt máu. Thế nào là sựlừa bịp mị dân. Họ đã từng chứng kiến những cuộc đấu tố dã man. Con tố cáo cha, vợ tố cáo chồng. Những cuộc ám sát thủ tiêu bí mật. Những vụ thanh trừng bắn giết để tiêu diệt các đảng phái yêu nước đối lập như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Cách Mạng Đảng… những người không chịu đứng chung trong hàng ngũ với Cộng sản. Tôn giáo được coi là mê tín dị đoan phải xóa bỏ. Chỉ có BácĐảng là trên hết.

    Cả một xã hội bị ly tán và phân hóa chia rẽ giầu nghèo, người ta gây căm thù giữa hàng ngũ địa chủnông dân khiến họ xâu xé, tố khổ lẫn nhau, kể từ khi chính quyền của cái gọi là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa được thành lập từ mùa Thu năm 45. Mà người Cộng sản thường gọi là Cách mạng tháng 8.

    Sau này khi đã lớn khôn, tôi được nghe mẹ kể lại những hệ lụy do cuộc Cách mạng tháng 8 mang lại những bi thương khổ ải cho cả đất nước và dân tộc. Đó cũng là sự nhức nhối ray rức, không chỉ riêng của người viết, mà là với mọi người Việt Nam yêu nước. Đó cũng là động cơ khiến người viết làm nên một bài thơ đã lâu. Nhân đây muốn xin được chia sẻ với bạn đọc. Bài thơ có tên là Một Chiều Thu Ấy như sau:

    Có một ngày đã xa còn đó
    Quên làm sao vết sẹo nghìn đời
    Thân ngã sấp cõng hồn tím lặng
    Vách núi sầu lãng đãng trời mây
    Giữa ngọ dìm ngày không níu được
    Thuyền không neo Trời nước mênh mông
    Cứ lênh đênh từ đó tang bồng
    Mẹ đứng khóc một chiều Thu ấy
    Chưa mừng vui đã vội hao gầy
    Kể từ đó tương tàn cốt nhục
    Bắc Nam Trung chìm ngập đạn bom
    Biết hận thù khi nao xóa được
    Chảy biển Đông ngập máu chia lìa
    Như chim Yến mỗi ngày thổ máu
    Dán đời mình vách đá điêu linh
    Ôm trần gian trợn tròn hai mắt
    Đá xám đen nghẹn uất chiêm bao
    Mùa Thu vàng xác người ướp lá
    Nuốt âm thầm lênh láng đau thương
    Trách làm chi Trời chập âm dương
    Trụ lại thành con người vật vã
    Trên trần gian chắp cánh vô thường
    Nghe gió thổi rơi vào nghìn kiếp
    Vàng rộm hong một chiếc lá bay
    Xin ngàn sau thôi trở lại nơi này
    Nhưng Trời hỡi ! Đất này tôi yêu quá.

    Từ khi hiệp định Genève được hai bên ký kết, khắp miền quê xa xôi hẻo lánh đến các thành phố lớn nhỏ, đồng bào xôn xao bàn tán về chuyện di cư vào Nam. Nhất là đồng bào theo đạo Công giáo. Người ta loan truyền có “tầu há mồm khổng lồ của Mỹ tới các hải cảng để đón rước đồng bào. Thế là dân chúng lũ lượt về thu xếp gia đình, bồng bế nhau già trẻ lớn bé chạy trốn. Bất kể đe dọa, bắt bớ lẫn phủ dụ tuyên truyền. Cán bộ Việt Minh khuyên lơn đồng bào ở lại. Họ nói, “bây giờ đất nước đã được hòa bình độc lập rồi hãy ở lại làm ăn, đừng nghe theo đi làm tay sai cho địch” !

    Theo nguyên tắc trong văn bản hiệp ước qui định, người dân Việt Nam có quyền ai muốn sinh sống ở đâu, thì được tự do lựa chọn. Nghĩa là ai theo BácĐảng thì ở lại miền Bắc. Còn ai yêu quí tự do dân chủ thì đi vào miền Nam sinh sống. Nhưng đó chỉ là trên văn bản giấy tờ, còn trên thực tế thì chính quyền Bắc Việt ra sức ngăn cấm. Nên ở các vùng xa xôi hẻo lánh, ai muốn đi tìm tự do ở miền Nam thì phải lén lút lẩn trốn. Họ chỉ tiết lộ tin tức ra đi cho những người thân quen và bạn bè với nhau mà thôi. Ngoài ra tất cả phải giữ bí mật. Nếu không muốn bị ngăn cản hay bị bắt giữ.

    Cuộc di cư của hơn 1 triệu người miền Bắc lánh nạn Cộng sản vĩ đại nhất, từ trước đến nay ở Việt Nam như đã nói. Công lao lớn nhất phải được nhắc đến, là của anh em trong gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Suốt thời gian còn ở Hoa Kỳ chuẩn bị về nước chấp chánh lãnh đạo đất nước, Chí sĩ họ Ngô đã vận động trong khối Thế giới tự do, đặc biệt là sự giúp đỡ to lớn về tài chính, lương thực, thực phẩm các phương tiện vận chuyển của chính phủ Mỹ và giáo hội Công giáo Vatican đối với người tỵ nạn Cộng sản. Ân nhân của những người di cư tỵ nạn cụ thể nếu không được nói đến là một điều thiếu sót, là Đức Hồng y giáo chủ Spellman của Hoa Kỳ.

    Những người tỵ nạn sau khi được các phương tiện đưa tới Sài gòn. Họ được tập trung vào các trại tạm cư, được giúp đỡ phương tiện chuyên chở, tiền bạc, thực phẩm thuốc men một thời gian dài, rồi sau đó họ được đưa về các nơi ruộng đồng phì nhiêu để định cư, tạo dựng cuộc sống mới. Những địa danh sau này nổi tiếng như vùng Cái Sắn Rạch Giá, Hố Nai, Gia Kiệm, Phương Lâm, Blao Bảo Lộc… không một người miền Nam nào là không biết đến.

    Suốt 9 năm cầm quyền lãnh đạo miền Nam Việt Nam của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người dân có dịp sống trong thời gian đó và sống trong thời gian nhiễu nhương của các Tướng lãnh cầm quyền sau này. Khi chế độ Đệ I Cộng hòa bị lật đổ, người ta mới vô cùng tiếc nuối một vị lãnh đạo yêu nước,đức độ tài ba có một tinh thần độc lập quốc gia dân tộc, rất đáng kính trọng. (không như mấy tên báo nặc nô viết Láo về đời tư của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm)

    Ông đã bị một số Tướng lãnh thuộc hạ thân tín, cam tâm nhận tiền bạc, và bị mua chuộc của ngoại bang phản bội. Dưới chiêu bài, lật đổ Chế độ độc tài gia đình trị nhà Ngô, vào ngày 01-11-1963, cả hai anh em ông là Cố vấn Ngô Đình Nhu đều bị sát hại một cách thê thảm.
    Sau hiệp định Genève 1954, khi ông Ngô Đình Diệm được Hoàng Đế Bảo Đại mời về làm Thủ tướng, công việc của ông lúc đầu thật là khó khăn đầy gian nan vất vả. Chính phủ của ông vừa được thành lập chân ướt chân ráo, ngoài việc tìm những nhân tài yêu nước, có tinh thần quốc gia dân chủ tham gia vào trong Nội các, Quân đội, chính phủ còn phải đối phó với những Đảng phái đội lốt tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Mỗi đảng phái chiếm cứ một vùng để kiểm soát sách nhiễu dân chúng.

    Những đảng cướp khác cũng nổi lên khắp nơi như hồi Thập Nhị Sứ Quân thời Đinh Bộ Lĩnh, chúng hiếp cướp bóc dân chúng, rất khó khăn cho việc ổn định an ninh trật tự. Đó là chưa kể đến sự phá hoại của phía Cộng sản Bắc Việt còn cài Quân đội và tình báo ở lại để đánh phá gây rối loạn cho miền Nam Việt Nam.

    Trong khi chính quyền còn phải lo xây dựng tổ chức một thể chế chính trị, như tổ chức Trưng cầu dân ý, Tổng tuyển cử bầu ra tổng thống, quốc hội Lập Hiến. Củng cố chính quyền và Quân đội được bàn giao từ phía chính quyền cũ do người Pháp thành lập theo hiệp định Genève qui định.

    Kể từ tháng 8 năm 1945 khi Việt Minh chiếm được chính quyền từ tay thực dân Pháp, cho đến ngày miền Nam bị mất về tay Cộng sản 30-04-1975. Dưới thời chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, đời sống dân chúng rất là sung túcthịnh vượng. Trong những năm đó đất nước có thể nói được là thanh bình an vui, sau vài năm giặc giã loạn lạc cướp bóc được quét sạch do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại.

    Chưa có thời gian nào kinh tế của đất nước lại được độc lập và ổn định như vậy. Người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có tiếng là làm chơi ăn thật, vì đất đai ruộng đồng phì nhiêu bát ngát, thẳng cánh cò bay, nông dân canh tác không hết. Sông rạch thì tôm cá rất nhiều, bắt không xuể. Ở những miền quê khắp nơi đời sống thanh bình êm ả, nông dân ăn nhậu, đàn hát thâu đêm suốt sáng. Họ không phải lo toan đến cái ăn cái mặc. Cuộc sống tuy phải lam lũ với ruộng đồng, nhưng tinh thần thì rất là thoải mái, sự vô tư và tánh tình mộc mạc chất phát càng làm cho người nông dân Nam Bộ dễ gần, dễ mến hơn.
    Ngày đó nền kinh tế của miền Nam rất là thịnh vượng. Đồng tiền Việt Nam rất là có giá trị. Người ta có thể xé đôi tờ bạc 1 đồng ra để mua bán, chi tiêu. Vì con cá, mớ rau được tính từ xu, từ cắc. Muốn rủ bạn đi ăn tô phở chỉ tốn có dăm sáu đồng bạc. Rồi cho đến những năm cuối thập niên 60, tình hình chiến sự ngày càng tồi tệ, do miền Bắc cho quân xâm nhập vào miền Nam, mỗi lúc mỗi gia tăng. Lúc đó chính phủ Mỹ nôn nóng muốn gửi quân sang can thiệp để giải quyết cuộc chiến cho mau lẹ. Biết được ý định đó của Mỹ, chính phủ Ngô Đình Diệm chỉ chấp thuận cho cố vấn Mỹmiền Namphản đối việc Mỹ đem quân chính quy sang tham chiến trực tiếp ở miền Nam Việt Nam.

    Vào cuối những năm thập niên 60 người ta bàn tán, đồn đoán là ông Diệm đã bí mật cho người tiếp xúc với chính quyền Hà Nội để thương thuyết hòa giải giữa người Việt Nam với nhau. Sau này sự việc đổ bể không thành, khiến người Mỹ tức giận nên họ đã quyết định mượn tay các Tướng lãnh sát hại và lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 01-11-1963.

    Trong thời gian 9 năm cầm quyền của Chính phủ Ngô Đình Diệm, những đảng phái đối lập cho rằng, Chính phủ của Tổng thống họ Ngô là độc tài gia đình trị, kỳ thị tôn giáo. Vì trong chính phủ có ông Ngô Đình Nhu là Cố vấn Chính trị , bà Trần Lệ Xuân vợ của Cố vấn Ngô Đình Nhu là chủ tịch Hội Phụ Nữ Liên Đới. Ông Ngô Đình Cẩn là bào đệ của Tổng thống được cử giữ chức Cố vấn đặc trách miền Trung Nam phần. Ông Ngô Đình Luyện là Đại sứ Việt Nam ở Anh quốc. Tổng Giám mục Ngô Đình Thục làm Tổng Giám mục Giáo phận Huế. Ông Trần Trung Dung cháu gọi Tổng thống Diệm là cậu được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng….

    Hồi đó phong trào chống đối mạnh nhất và dữ dội nhất phải kể, là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Rồi của Sinh viên Học sinh các trường Đại học Trung học do Cộng sản đứng sau lãnh đạo giật dây. Lực lượng Thanh Sinh Công do các Linh mục Cấp tiến dòng Chúa Cứu Thế lãnh đạo.

    Họ cho rằng Chính quyền Ngô Đình Diệm dành ưu đãi cho Giáo Hội Công giáo như giúp đỡ xây dựng nhiều nhà thờ, các cơ sở Tôn giáo, Trường học… Đề bạt người Công giáo vào các chức vụ then chốt, và kỳ thị các tôn giáo khác, nhất làPhật giáo. Nhưng vụ này về sau lịch sử đã nói rõ về sự ưu đãi mà Chính Quyền Ngô Đình Diệm đã dành cho Phật Giáo như thế nào rồi thì ai cũng biết về các tiểu sử của Chùa Xá LợiChùa Vĩnh Nghiêm v.v..

    Có dư luận cho rằng những viên chức trong Chính phủ và Quân đội muốn được đề bạt từ cấp Tỉnh trưởng trở lên phải là người có đạo Công giáo. Nên hồi đó đa số Tướng Tá theo đạo Công giáo. Rồi sau ngày Đảo chính 01-11-63 khi Chế độ ông Diệm không còn, họ âm thầm bỏ đạo.

    Người ta còn nhớ hầu hết những Tướng Tá, viên chức Chính phủ khúm núm nịnh bợ gia đình họ Ngô một cách thái quá. Thường trong cách xưng hô mỗi ngày khi vào yết kiến hay tiếp xúc, họ gọi ông Ngô Đình Diệm bằng cụ và xưng con. Gọi Ngô Đình Cẩn bằng Cậu cũng xưng con, tuy có người bằng tuổi hay hơn cả tuổi ông Cẩn!

    Suy cho cùng Chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị sụp đổ và anh em ông bị giết thảm, ngoài bàn tay lông lá của ngoại bang ra, phần nào cũng là do những viên chức, tay chân trong Chính quyền bợ đỡ quá mức vì bị mua chuộc của Cộng sản Bắc Việt nên làm hại đất nước và gia đình ông.

    *
    Suốt một quãng thời gian khá dài, hơn 46 năm nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam. Trong hàng ngũ lãnh đạo. Người ta có thể bình tâm khách quan, phần nào đánh giá tư cách, công và tội của những vị đó. Sử sách đã nói rất nhiều thiết nghĩ không tiện viện dẫn ra đây.

    Riêng cá nhân của Tổng thống Ngô Đình Diệm, kể từ khi bị lật đổ và bị giết cho đến nay đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Tư cách và đạo đức của một nhà lãnh đạo, chúng ta chưa thấy ai vạch ra những vết nhơ bẩn thỉu vấy trên người ông. Ngay cả những thế lực căm thù chống đối ông và Chế độ. Thí dụ: như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, tiền bạc gửi ở ngân hàng ngoại quốc, dinh thự chỗ nọ chỗ kia, vợ lớn vợ bé, làm tay sai cho ngoại bang phản bội lại quyền lợi của đất nước của dân tộc v.v…
    Tuyệt nhiên không có ai nói tới. Mà nhiều người giúp việc hay thân cận đã nói về đức độ, đời sống sinh hoạt thường ngày trong suốt cuộc đời gương mẫu của Ngài Tổng thống. (Chỉ có bọn báo nặc nô Vịt Cộng dựng chiện bịa đặt để cốt ý bôi lọ Ngài để lăng xê tên đồ tể Dâm Tặc Hồ trở thành duy nhất Tề Thiên Thánh Gióng)

    Hầu hết các Tướng lãnh tham gia vào việc hãm hại và lật đổ ông, sau này đã hối hận, có người đã cạo trọc đầu tu tập để sám hối .

    Ngô Đình Diệm xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến. Bản thân ông là một quan Thượng Thư Bộ Lại. Sau này được cử làm Thủ tướng Chính Phủ, nhưng ông đã có công xây dựng nền Đệ I Cộng Hòa đầu tiên cho Việt Nam tự do dân chủ. Chứ không thiết lập một nền quân chủ độc tài phong kiến để vinh thân phì gia, vinh hoa phú quí như những vua chúa trước đây. Thiết nghĩ đó đã là một nhân cách phi thường ít người nắm được quyền hành có được.

    Hiểu như thế chúng ta lớp hậu sinh sau này, có thể thông cảm cho hoàn cảnh một đất nước, một Chí sĩ chân ướt chân ráo, mới bước chân đưa đất nước vào học tập để xây dựng một nền dân chủ đầu tiên cho Việt Nam mà trước đó đất nước đã hình thành hàng ngàn năm vua quan phong kiến. Và mới vừa thoát ra khỏi ách nô lệ Pháp thuộc một trăm năm không khỏi có những khiếm khuyết hoặc sai lầm. Lại phải đối phó với những thế lực ngoại bang áp đặt những điều kiện có nguy hại đến chủ quyền và quyền lợi đất nước.

    Côngtội của Chính phủ Ngô Đình Diệm, chúng ta phải bình tĩnh chờ đợi lịch sử sau này phán xét.

No comments: