Tuesday, October 25, 2016

VĂN QUANG - TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN

VĂN QUANG * HIỆU ỨNG NÓI PHÉT

 
Hiệu ứng nói phét!
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Thưa bạn đọc, đây không phải tiêu đề tôi muốn đặt, mà tôi đã đặt theo lời bình của một độc giả ở VN sau một bài báo mà bạn sẽ đọc sau đây. Thực ra tiêu đề có vẻ không được lịch sự, nhưng trong trường hợp này thì khá đúng. Tôi tin rằng bạn đọc xong bài này cũng sẽ có ý nghĩ đó.
Vào đầu tuần vừa qua, tôi rất bất ngờ khi nhận được e mail của một anh bạn ở Úc gửi cho một bài về “Huyền thoại tay không “quật ngã” trực thăng UH-1 của Mỹ.” Đọc xong toàn bài và nhất là đọc những lời bình luận ngay sau bài báo ấy, tôi cứ tưởng của một anh thuộc loại “lề trái phản động” nào “tán dóc” bịa ra bài báo này chứ làm sao có chuyện “ly kỳ rùng rợn” đến như thế được. Tôi bèn phải hỏi lại và được đường link đến bài báo. Quả nhiên khi “nhảy vào” đường link, được đưa ngay đến trang báo đó. Thời đại internet này sướng thế đấy. Nhất là một trang báo ở VN, tôi mở ngon ơ. Các bạn cứ bình tĩnh đọc hết bài này rồi cũng như tôi, nếu không tin là bài đã được đăng và những lời bình sau đó là có thật, tôi sẽ chuyển ngay tới bạn đường vào trang báo này.
Xin cứ bình tĩnh
Sở dĩ tôi phải đề nghị bạn bình tĩnh vì trong bài đó có nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều từ ngữ có thể gây “sốc nặng” đối với nhiều bạn. Tôi không sửa chữa dù chỉ một chữ mà để nguyên văn bài báo của tác giả để giữ tính cách “thật nhất” của nó. Và cũng là dịp để bạn đọc bớt chút thì giờ hiểu rõ được lối viết, phong cách viết, lối “hành xử” của một số người được gọi là “nhà báo” bây giờ ở VN và những ông “anh hùng” giàu tưởng tượng hơn mọi chuyện thần thoại. Nó hiện nguyên hình một lối tuyên truyền ấu trĩ, ấu trĩ đến nỗi làm người “bị tuyên truyền” phải nực cười, thương hại hơn là ghét bỏ, đó chính là một sự phản tuyên truyền công hiệu nhất.

Có lẽ tôi không cần phải làm công việc phân tích bài báo này bởi tự nó đã hiện lên nguyên vẹn giá trị rồi. Mời bạn đọc bài báo và đọc nguyên văn những lời bình rất thẳng thắn khách quan.
Huyền thoại tay không quật ngã trực thăng UH-1 của Mỹ
(Báo Phụ Nữ To day, tác giả: nhà báo Hạ Nguyên)
(Người nổi tiếng) - Ông rưng rưng nước mắt, “Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được.”
Năm 18 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, từ biệt quê hương Tân Dương (Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng), ông khoác ba lô lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại mặt trận 44 Quảng - Đà (Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay).

Hơn 15 năm cầm súng chinh chiến dọc một dải chiến trường miền trung, ông đã lập nên những kỳ tích huyền thoại khi “một mình hạ hơn 8 chiếc máy bay UH - 1 và hàng chục xe tăng, thiết giáp của Mỹ ngụy.”
Đất nước giải phóng, dù bận rộn với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, nhưng người cựu binh năm nào vẫn còn đau đáu một nỗi lòng với những người đồng đội đang nằm lại nơi rừng xanh, núi cao chưa tìm thấy hài cốt.
Từ năm 1990 đến nay, ông đã thực hiện hàng trăm chuyến băng rừng, vượt suối về lại chiến trường xưa để tìm kiếm, cất bốc mộ đồng đội.

Người cựu binh nặng lòng với quá vãng ấy là ông Bùi Minh Kiểm (SN 1942, trú tại đường số 5, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), một “địa chỉ đỏ” trong hành trình đi tìm mộ liệt sĩ của thân nhân những người lính ngã xuống trên chiến trường Quảng – Đà.
Sau nhiều lần tìm đến nhà, cuối cùng, chúng tôi cũng gặp được ông vừa trở về sau chuyến đi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở khu vực rừng núi Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Căn nhà nhỏ nằm khuất sau con hẻm bỗng trở nên vui nhộn hơn thường ngày bởi tiếng cười nói của những người khách, cán bộ phường đến thăm.
Nhìn người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc, khỏe mạnh, ít ai biết được rằng ông đã từng dùng đôi bàn tay ấy để ghì chặt một chiếc máy bay UH - 1 của Mỹ xuống mặt đất.

Dẫn chúng tôi lên căn phòng chất đầy những kỷ vật một thời lửa đạn như: bi đông nước, ba lô con cóc, dép cao su..., ông kể, “Gia đình tôi có 4 anh em trai thì hết 3 người xung vào quân đội, 4 chị em gái cũng lần lượt vào thanh niên xung phong làm nhiệm vụ tiếp tế cho chiến trường lớn miền Nam.
Riêng tôi con út nên được ở nhà, miễn nghĩa vụ quân sự. Nhưng đất nước đang chiến tranh, giặc giã, bạn bè cùng trang lứa đã xếp bút nghiên lên đường, mình ở nhà sao được?”

Mặc cho gia đình can ngăn, ông vẫn viết đơn nhập ngũ và xin vào chiến đấu ở mặt trận Quảng – Đà, một trong những mặt trận ác liệt nhất lúc bấy giờ.
Sau gần nửa năm huấn luyện trong gian khổ, ông được biên chế vào đơn vị 91 Đặc công (thuộc Quân khu V), thực hiện các nhiệm vụ đánh “thọc” sâu bên trong lòng địch, bảo vệ các cứ điểm quan trọng.
Với một người lính trẻ vừa kết thúc mấy tháng quân trường, đó bước thử thách khắc nghiệt, khó khăn. Trải qua những trận đánh ác liệt, có những lúc đối diện với cái chết trong gang tấc đã hun đúc tinh thần người lính trẻ.

Sự ác liệt của chiến tranh, sự hy sinh mất mát của nhiều đồng đội, cũng không thể khiến ông khuất phục.
Trong đời binh nghiệp của mình, ông nhớ nhất là trận đánh “không ngang sức” với kẻ thù, buộc ông phải gieo mình xuống sông để tránh bị rơi vào tay kẻ thù. Nhắc lại chuyện xưa, trong đôi mắt của người lính già ngấn lệ, hồi tưởng về một thời máu lửa đã qua.
Ông kể, đó là vào khoảng 9 giờ một ngày tháng 4/1968, khi đơn vị của ông gồm 4 người (thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 140 - Bộ Quốc phòng) đang đào hầm trên bãi cát gần bờ sông Vu Gia (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - PV) để bảo vệ một điểm trung chuyển đạn dược phục vụ mặt trận Quảng - Đà.

Trong lúc 4 người đang đào công sự thì địch sử dụng máy bay do thám phát hiện. Chỉ khoảng một giờ sau, hàng chục chiếc trực thăng của địch bất ngờ đổ bộ xuống vị trí cách đơn vị ông chưa đến 20 mét.
Trước khi đưa lính tới càn, bọn chúng đã cho pháo tập kích, dập tả tơi quanh khu vực bán kinh 1km trở lại. Trận pháo kích dữ dội đã làm 2 chiến sĩ của đơn vị trúng đạn, hy sinh.

Biết địch chắc chắn sẽ cho quân càn tới để tiêu dịch cứ điểm quan trọng này nên ông và đồng đội Nguyễn Phú Thao (ngụ TP Hải Phòng) quyết một phen sống mãi với quân thù.
Ngoài hai khẩu AK, ba quả lựu đạn và một số ít cơ số đạn còn lại, hai người phải chống chọi với một tiểu đoàn trực thăng biệt động 37 của ngụy cùng hơn 150 lính biệt kích, có sự yểm trợ của pháo binh địch.

“Lúc này, hai anh em chúng tôi chỉ liếc mắt nhìn nhau rồi lặng lẽ tiến vào công sự, đạn đã lên nòng và lựu đạn cũng sẵn sàng rút chốt. Không ai nói một lời, nín thở chờ tụi biệt kích tiến vào tầm ngắn. Tụi nó sục sạo khắp nơi và khi đến gần phía bờ sông thì chúng tôi nhả đạn” - ông Kiểm nhớ lại.
Gặp chốt chống cự, địch nhanh chóng tản ra tạo thành thế gọng kìm để bao vây hai người vào giữa. Nhưng những loạt đạn AK tạo ra vành đai lửa khiến địch không thể tiến lên.

Sau ba giờ cầm chân địch, ông bị thương ở tay và đầu, máu chảy ra nhiều nhưng vẫn kiên trì cầm súng bắn ngăn địch tiếp cận công sự. Giữa lúc cuộc giằng co đang diễn ra ác liệt thì địch huy động trực thăng bắn róc két, pháo kích lần hai.
Quân Mỹ - ngụy tưởng rằng, chúng đang đụng độ với một đơn vị bộ đội của ta nên tiếp tục cho quân đổ bộ và tăng cường hỏa lực trấn áp.

“Quân địch sợ bị rơi vào điểm phục kích nên không dám tiến lên mà chỉ dùng hỏa lực tấn công từ xa. Nhưng nguy hiểm nhất là các trực thăng liên tục quần thảo trên đầu, súng máy và AK không thể xuyên thủng lớp thép phía dưới bụng máy bay” ông Kiếm kể.
Giữa lúc “dầu sôi, lửa bỏng” ấy, đồng đội của ông Kiểm, tức ông cùng Nguyễn Phú Thao đã đưa ra một cách đánh táo bạo. Khi chiếc UH - 1 rà tới chuẩn bị hạ thấp để bắn róc két thì ông Kiểm lao người lên dùng hai tay ghì càng máy bay xuống.

Đôi bàn tay thép như chiếc nam châm hút chiếc UH - 1 xuống gần sát mặt đất. Viên phi công bất ngờ, chưa kịp gạt cần súng máy thì đã bị anh Thao từ bên dưới bắn thốc lên, thẳng vào buồng lái. Chiếc máy bay mất thăng bằng loạng choạng lao xuống, nổ tan xác.
Tiếng nổ của chiếc UH - 1 đầu tiên đã khiến phía địch hoảng loạn, gọi cầu viện. Đến trưa cùng ngày, ông Kiểm và đồng đội vẫn giữ vững cứ điểm, không để địch tiến về phía bờ sông.
Đợt pháo kích thứ ba của địch vừa dứt thì ba chiếc trực thăng UH - 1 hạ cánh xuống khu vực chiếc trực thăng bị rơi để tìm kiếm xác. Lợi dụng cơ hội này, hai người trườn tới vị trí thuận lợi để bắn hạ ba con “chim sắt.”

Ông Kiểm hồi ức như mới vừa xảy ra đây “Trong khi anh Thao lên đạn súng máy thì tôi chạy thắng tới đuôi chiếc máy bay rút chốt lựu đạn quăng vào buồng lái.
Chiếc thứ nhất nổ tan tành khiến hai chiếc kia hoảng sợ cất cánh bỏ chạy, nhưng đã bị lưới đạn của anh Thao nhả xuống, hai chiếc còn lại cũng bị hạ nốt.”

Đến cuối giờ chiều, hai khẩu súng đã gần hết đạn, không thể tiếp tục chống cự thêm. “Lúc đó hai tai tôi đã lảng đi vì tiếng nổ, đầu nhức, mắt mờ. Anh Thao cũng bị thương chảy máu khá nhiều. Hai chúng tôi hi vọng sẽ cầm cự đến được chiều tối, bọn địch sẽ phải rút lui, hoặc phía quân ta sẽ bổ sung lực lượng cứu viện” - ông Kiểm kể.

Khi phát hiện hỏa lực phía ta bị suy giảm, địch bắt đầu cho quân tiến lên, quyết tâm bắt sống ổ kháng cự. Hai người vừa chiến đấu vừa tìm cách bò ra mép sông để tìm cơ hội thoát khỏi sự truy kích và đánh lạc hướng quân địch.

Nhưng cả hai chưa bò ra đến nơi thì ông Thao trúng mảnh pháo xuyên qua đầu, hy sinh. Lúc đó, ông Kiểm nghĩ mình cũng sẽ chết vì chỉ còn lại ba viên đạn trong băng. Ông cố lôi xác đồng đội ra sông để cả hai cùng thả trôi theo dòng nước, không phải chết trong tay quân Mỹ - ngụy.
Lê chút sức tàn ra tới sông, ông Kiểm thả mình xuống dòng nước bất tỉnh. Trôi theo dòng nước gần 6 km, sóng đánh ông tấp vào bờ. Tưởng chừng như đã nắm chắc cái chết, nhưng ông Kiểm được người dân trong vùng vớt lên, cứu sống.

Kể đến đây, ông Kiểm quay sang nhìn tấm di ảnh của ông Thao treo trang trọng trong nhà và ông xúc động:
“Đến bây giờ, tôi cũng không nghĩ là mình may mắn còn sống. Cả đơn vị tôi hôm ấy đã hy sinh gần hết, chỉ còn lại tôi. Bà con đã nuôi dấu tôi hơn 2 tuần cho hồi phục rồi tìm đường trở lại đơn vị chiến đấu.”

Sau trận ấy, ông được đơn vị tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì. Đó xem như là phần thưởng cho lòng dũng cảm, kiên trung của người lính trẻ năm nào. Trở về đơn vị, ông và đồng đội lại bước vào những trận chiến gian khổ và khốc liệt hơn.
Năm 1970, ông chuyển về công tác, chiến đấu và giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội 11, Đoàn pháo binh 575. Cuối năm 1971, ông được đơn vị giao nhiệm vụ trinh sát, đặt đài quan sát trên đỉnh Bà Nà - Núi Chúa để theo dõi tình hình hoạt động của địch ở sân bay Đà Nẵng.

Nhớ lại trận đánh mà ông tham gia cùng các đơn vị ở Đoàn pháo binh 575 vào tháng 8/1972, ông không khỏi tự hào rằng mình là một trong những người được góp một phần nhỏ công lao vào chiến thắng giòn giã ấy.
Trước đó, công tác chuẩn bị cho trận đánh “lịch sử” đã được lãnh đạo thống nhất phương án. Táo bạo và bất ngờ, các trận địa pháo của Đoàn 575 đặt tại trận địa Hòa Bình (Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) và Điện Sơn (Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phát hỏa lúc 5 giờ 35 ngày 2/8, ngay trước mũi hành quân tìm diệt của địch (cách trận địa Hòa Bình chỉ vài trăm mét).

80 viên hỏa tiễn “tìm” đúng mục tiêu, phá hủy 57 máy bay, diệt 147 tên Mỹ hầu hết là sĩ quan, giặc lái, kho xăng trong sân bay bốc cháy dữ dội 5 giờ liền, nhiều phương tiện chiến tranh của địch bị phá hủy. Trận đánh để đời của Đoàn 575 đã làm giặc Mỹ ngớ ra không kịp đối phó...
Lật giở tấm bản ghi thành tích chiến đấu của đơn vị năm nào, ông cười tự hào, “Gần 10 năm (1966-1975), Đoàn pháo binh 575 đã đánh hơn 500 trận, tiêu diệt 6.000 tên địch với hàng ngàn sĩ quan, phá hủy 780 máy bay, 1.000 xe quân sự, 200 khẩu pháo các loại, thiêu cháy 50 triệu lít xăng dầu và rất nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.


Đơn vị được tặng 10 Huân chương Quân công, hàng trăm Huân chương Chiến công, được tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân ngày 31/3/1973....”
Trong thời gian 1964-1975, với những thành tích xuất sắc đã đạt được, ông Kiểm được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 4 danh hiệu Dũng sĩ (diệt Mỹ, diệt ngụy, diệt máy bay, diệt xe cơ giới), 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng, 1 Huân chương Kháng chiến và 31 bằng khen, giấy khen các loại...
Cuộc trò chuyện bỗng trầm xuống khi chúng tôi nhắc đến những chiến thắng, ông rưng rưng nước mắt:

“Các cậu ấy không được thấy ngày độc lập, không được sống những ngày không có tiếng bom đạn. Nhiều người vẫn đã ngã xuống vẫn nằm lại giữa núi rừng lạnh lẽo, chưa tìm thấy mộ phần. Chưa tìm được các anh, tôi sao yên lòng mà nhắm mắt được.”

LỜI BÌNH: Một số lời bình tiêu biểu ngay dưới bài báo của các độc giả:
nguyenvuongdang; Nguyễn Văn Nguyên; tructhang; Bandoc; Huyết....
+ Câu chuyện thần thoại vô chứng cứ với những chi tiết lố bịch đến mức con nít tiểu học nước ngoài cũng phải thốt lên là “bốc phét thì cũng vừa vừa thôi, còn để dành chỗ cho chữ ký!” thế mà báo nhà nước vẫn đăng mới nản!
+ UH-1F sử dụng động cơ mới General Electric T-58-GE-3 với công suất 1,325 hp. UH-1H sử dụng đông cơ Lycoming T53-L13 với công suất 1400hp. Điều đó có nghĩa là động cơ của nó mạnh từ 1,325 đến 1,400 mã lực. Muốn kéo nó đứng lại phải cần một đối lực bằng ít nhất là 1,300 con ngựa. Bác Kiểm có đi học không nhỉ?
+ Hay chỉ là trực thăng bằng giấy cúng cô hồn Rằm tháng Bảy mà bác Kiểm nhà ta thần hồn nát thần tính nhìn lộn vậy ta... hihi...

+ Thật hãi quá các cụ ơi. Nghe nói hồi xưa có vụ chiến sĩ ta cầm K54 bắn rơi B52 nữa đấy!
+ Cụ Bùi Minh Kiểm đúng là Hercule của Việt Nam! Vãi thật siêu nhân à!
+ Superman có họ hàng người Việt mà bây giờ mình mới biết!
+ Xin các bác nhà báo có bơm thì cũng bơm vừa phải thôi chứ; bơm quá đối tượng bay như bong bóng mất.
+Nhảm thật!Sau trận pháo kích dữ dội mà đơn vị ông Kiểm vẫn còn sống và bám gần đó và vẫn còn bất ngờ khi quân Mỹ đổ bộ xuống ngay đó thì ông ổng là Rambo và chẳng biết gì về kỹ thuật quân sự cả.

+ Theo câu chuyện kể thì lúc đang đứng dưới hào chiến đấu, ông này đã nhảy lên nắm càng máy bay lôi nó xuống đất. Xin hỏi máy bay này nếu nó biết bên dưới là địch, thì khoảng cách nó giữ với mặt đất không lẽ chỉ 1, 2 mét? Hơn nữa ông này còn đứng dưới hào, là ít ra phải ngang hông, coi như ông muốn với tới máy bay phải nhảy như người nhện. Chưa kể ổng nặng bao nhiêu? Cho hết quân trang quân dụng ổng nặng cỡ 100kg thì nhằm nhò gì với cái trực thăng này?
+Ghét nhấtlà đọc mấy đoạn kể lại của bố Kiểm. Toàn suy diễn vàbịa chuyện, chẳng thể tin nổi.
+ Chắc tay phóng viên xem phim “siêu nhân” hơi bị nhiều!
+ Tung chảo chém gió thì cũng để đức cho con cháu với chứ.
+ Trực thăng Mỹ nó bắn rocket mà hạ thấp đến mức cho bác bám vào à? Mức đó thì nó bắn xong nó nổ luôn chắc.

+ Học ngữ văn của Việt Nam là biết khả năng chém gió khủng đến cỡ nào!Nói khoác một mình dùng súng AK47 bắn hạ cả đống máy bay chưa đã sao lại còn bảo kéo cả UH-1 xuống bằng tay không. Ngày đó thân xác bác Kiểm đặc công nhà mình nặng giỏi lắm khoảng 50kg. Sao bác tài thế! Tại hạ khâm phục! Khâm phục!
+ Vẫn biết tiền bối có công rất lớn nhưng cái gì cũng phải có giới hạn. Tiền bối viết bí kíp võ công như thế thì hậu bối chỉ có tẩu hỏa nhập ma...

+ Thế hóa ra cái trực thăng nó bay tới mức đủ thấp để ông này chạy chạy chạy lại bám càng, mà cả thằng phi công lẫn thằng xạ thủ ở trong không làm được gì hả? Nhẽ bọn Mỹ nó ngu quá thiểu năng vậy hả? Hay ông này còn có cả khả năng chạy siêu nhanh như của Flash?
+ Vãi đái với báo chí tuyên truyền. Tuyên truyền trong thời chiến còn hiểu được, còn thời này mà cứ thế này bảo sao bọn thanh niên càng ngày càng ngu, không suốt ngày hổ báo cáo chồn giết người chặt đầu hiếp dâm xác chết...

+ Từ bé đến giờ tôi đâu có thấy máy bay trực thăng UH-1H là cái giống gì đâu bác. Cho nên nghe bác bảo bác là “anh hùng tay không quật ngã trực thăng UH-1 của Mỹ” thì tôi bèn chỉ còn biết lắc đầu le lưỡi phục bác sát đất thôi.

+ Có phải khi xưa bác cư ngụ gần kho đạn Long Bình chăng mà nổ đinh tai vậy?
+ Bác nổ còn hơn bom tấn. Bác coi trời bằng vung, coi trí tuệ của bàn dân thiên hạ như dân Bắc Hàn
+ Kỷ lục nâng vật nặng thế giới là 458 kg. Vậy vị anh hùng Bùi Minh Kiểm của chúng ta mạnh hơ
+ Thì đã bảo “Với sức người, sỏi đá cũng thành cơm” mà lị. Với cách nói ngông này, ông kéo trực thăng một phát là xuống ngay.
+ Cái loa tuyên truyền phát ra đều có cơ sở, ngay cả người có thể đi trên ngọn lúa. Một anh nói phét có thể chưa được ai tin nhưng ngàn anh nói phét là nhìn lên trời thấy râu Lê Nin thì chục anh còn lại cũng hô lên “Ừ nhỉ... đúng là râu cụ Lê Nin đã hiện ở trên trời!” Quên mất, không biết cái đó gọi là gì. Thôi tạm gọi nó là... hiệu ứng nói phét!
khóc lãnh tụ mới dám tồn trữ của quý.
n đương kim vô địch thế giới bốn lần. Quá khủng khiếp.

+ Ngày xưa từng có những phi công quân đội nhân dân ta “rình trong mây, đợi máy bay của địch bay ngang qua rồi nhảy từ máy bay của ta sang máy bay của chúng, nạy cửa bắt sống phi công địch“à theo lời của các cụ Tuyên Huấn thì đây cũng là câu chuyện và nhân vật có thật, nhưng tạm thời chưa xác định rõ danh tính, tuổi tác, cũng như là tên của hành tinh nơi sự việc ly kỳ ấy xảy ra. Hahaha...
Bạn đã đọc toàn văn bài báo “kinh khủng” này, nếu chưa tin hẳn, bạn có thể link theo đường này:
http://phunutoday.vn/ blog-nguoi-noi-tieng/ nguoi-noi-tieng/ 201203/Huyen-thoai-tay-không-quat-nga-truc-thang-uH1-cua-My-2136590/
(Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống (phunutoday.vn) của báo điện tử nguoiduatin.vn)

Hãy làm sạch thông tin trong nước
Theo trang web Cổng Thông tin điện tử của chính phủ VN, trong giai đoạn 2013-2020 chính phủ VN rất chú trọng tới công tác thông tin đối ngoại. Tuy nhiên, theo cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông,Lê Văn Nghiêm cho biết “còn một số hạn chế như nội dung thông tin chưa phong phú, thiếu chiều sâu; thông tin đối ngoại và đối ngoại chưa gắn kết với nhau; việc thông tin về thế giới vào Việt Nam chưa kịp thời và đầy đủ, thiếu chọn lọc và có lúc chưa đúng định hướng. Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do nhận thức của một số cán bộ, chưa được sâu sắc...”
Tôi thấy cần phải bổ sung một lý do quan trọng hơn hết là phải làm sạch thông tin trong nước trước đã. Các nguồn tin phải trung thực chính xác mới có thể gây được ảnh hưởng tới thông tin đối ngoại. Phải tháo bỏ những rào cản, những hạn chế của những quyền lực bóp méo thông tin, loại bỏ những “ký giả” thiếu khả năng chỉ biết tô son vẽ hồng.... Khi “chân mình còn lấm bề bề” thì nói chẳng ai tin. Đó mới chính là điều phải làm trước khi nghĩ đến thông tin đối ngoại.
(05-7-2013)
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

 

NGUYỄN THỊ HỒNG * CHUYỆN TRONG TÙ


CHUYỆN TRONG TÙ

hoahong52 | 01 March, 2013 20:39
của NGUYỄN THỊ HỒNG
                           
Một cuộc gặp bất ngờ sau hai mươi tám năm của hai người tù. Người nọ nhận ra người kia là «Sỹ quan» của mình, một người là buồng trưởng, là« Vua» của khoảng hai trăm năm mươi thằng tù. Họ nhận ra nhau mừng rỡ thiếu ôm chầm lấy nhau. Không họ vẫn giữ khoảng cách như khi xưa, người này là kẻ hầu hạ của kẻ kia và người kia là thủ lĩnh của người này. Cách nay hai mươi tám năm, năm 1985 họ là những thằng tội phạm bị bắt nhốt vào trại tạm giam. Họ bị bắt và tống giam kẻ trước người sau cách nhau mươi mười lăm ngày. Một người do vợ ở ngoài lo lót chạy chọt, với lại bản thân người đó cũng có chút năng lực lãnh đạo và kèm theo có thủ đoạn nên được làm Buồng trưởng hay là «Vua». Còn người kia được làm «sỹ quan» do bản lĩnh anh này khá tốt.
 
 Khi lần đầu tiên mới vào buồng giam, anh này vừa bước qua cửa buồng giam thì bị đánh một trận phủ đầu. Đó là "Luật", thường thì những người tạm giam này khi bị đánh sẽ vô cùng sợ hãi mà lạy van và có cái gì trên người thì bị lột cho bằng sạch. Riêng anh này thì không, khi bị đánh phủ đầu anh dũng cảm đánh lại mấy thằng «Đầu gấu», anh ta hạ được mấy thằng thế là thay luôn chức vụ của những thằng bị thua, tức là anh được làm « Đầu gấu» hay là trật tự rồi được lên «Sỹ quan».

Hai người tù khi xưa say sưa kể chuyện cũ. Câu chuyện của hai mươi tám năm về trước tại Buồng Đ nhà tù TP- HP. Câu chuyện lọt vào tai một blogger trong làng weblog thế là chuyện này được đưa lên trang blog để mọi người hiểu thêm về nhà tù.

Nhà tù TP- HP do pháp xây dựng. Buồng Đ là một trong những buồng giam cứu của nhà tù. Buồng Đ phần đông là nơi tạm giam những cán bộ, nhân viên, công nhân phạm tội bị bắt giữ chưa có án hoặc một ít đã có án rồi đang đợi chuyển đi những trại cải tạo khác vì vậy buồn Đ so với những buồng chứa tội phạm khác có phần ưu ái hơn, ít hơn những kẻ giang hồ đầu mấu đầu mặt nên đỡ bị ức hiếp lẫn nhau hơn.

Buồng Đ rộng chừng hơn 5m, dài khoảng 20m. Phía trên buồng là một cửa ra vào, trên nữa là chỗ nằm bằng gỗ cho Buồng trưởng (Tù thường gọi là sập gỗ), phía dưới là hai dãy phản gỗ dài đến tận cuối phòng, mỗi dãy rộng chừng 2m để cho tù nhân nằm ngang, ở giữa là lối đi lúc nào cũng sạch bong, và cuối cùng là nhà vệ sinh thùng được gọi là «Nhà Mét». Hai dãy phản cao chừng 1m, phần trống dưới phản gọi là «Mà». Ngày trước Pháp nhốt tù , tù nhân chỉ nằm trên phản không nằm dưới «Mà», ngày nay vì quá đông tù nhân nên nằm cả dưới «Mà».

Cơ cấu nhân sự trong buồng giam như sau: Mỗi buồng có một Quản giáo là công an của trại giam, Quản giáo chỉ định Buồng trưởng (đã được sự đồng ý của Giám thị), dưới Buồng trưởng có buồng phó , hai « Sỹ quan » , một thư ký, một «Lái xe», mấy « Vệ sỹ». Tù gọi Buồng trưởng và nhóm người này là Triều Đình.
 
 Những người này là người giúp việc tuyệt đối trung thành của Buồng trưởng và được hưởng những đặc ân từ Buồng trưởng. Những đặc ân đó là được khám những bị quà người nhà phạm nhân gửi vào ( Những bị quà này đã được công an trại giam kiểm tra kỹ lưỡng từ trước)
Những bị quà này có thứ gì ngon sẽ được giữ lại kính dâng Buồng trưởng đã, còn lại mới đến chủ nhân của nó. Đặc ân tiếp theo là được Buồng trưởng cho ra ngoài thoải mái hơn, được chia cơm, được dội nước tắm cho tù nhân và tất nhiên là được ăn no hơn!

Dưới buồng trưởng, buồng phó là bậu sậu «vệ sỹ», «sỹ quan», «lái xe», thư ký gồm khoảng mười người. . . Còn lại hơn hai trăm người là « Nhân dân». «Nhân dân» được chia làm nhiều tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó. Tất cả Vua,Quan và Nhân dân được nhốt trong cái buồng Đ rộng chừng 100m2. Khi phạm nhân vừa đủ thì «nhân dân» được nằm thoải mái, khi phạm nhân đông quá thì «nhân dân» phải nằm nghiêng kiểu úp thìa. «Nhân dân» trong buồng nhất nhất phải tuân thủ kỷ luật sắt của Vua (Tức là buồng trưởng) nếu như không muốn đến đêm bọn trật tự của Vua nó dẫm cho lè lưỡi ra, hoặc là «Quên tên». Nếu một người «dân» bị «Vua» quên tên tức là thằng dân chỉ có chết đói, chết khát ,không được tắm và bị nằm gần nhà Mét mà ngửi phân của hơn hai trăm con người!

BUỒNG TRƯỞNG :

Buồng trưởng cũng là thằng tù nhưng nó là «Thằng vua dầu lửa» nghĩa là gia đình nó giàu, buồng trưởng được quản giáo chỉ định, Buồng trưởng còn sướng hơn vua bởi mỗi lần buồng trưởng ăn, ngủ, tắm, đi ị thì bao giờ cũng có «Sỹ quan», «Lái xe»,«Vệ sỹ» hầu hạ từ A đến Z. Khi buồng trưởng đi vệ sinh thì một «lái xe» đi trước, hai «vệ sỹ» hai bên và một «vệ sỹ »khác cầm theo giấy vệ sinh đi sau bảo vệ cho buồng trưởng. Nếu không, trong đám «Nhân dân» cũng sẽ có kẻ anh hùng nổi lên mà xỉa cho buồng trưởng một nhát.

Buồng trưởng tắm thì lũ «vệ sỹ», «sỹ quan» có người múc nước, có kẻ kỳ lưng, có đứa lau khô và đặc biệt buồng trưởng có quyền cởi truồng tắm bất cứ ở đâu trong buồng tù. Buồng trưởng ăn cũng vậy. Đám «vệ sỹ», « sỹ quan» hầu hạ cho buồng trưởng ăn uống, xỉa răng xong xuôi đám «vệ sỹ» mới được ăn rồi nhân dân mới được ăn sau hết.

Khi buồng trưởng nói «Giết trâu» thì lập tức đám vệ sỹ đứa thì chuẩn bị nước, đứa thì chuẩn bị chè, đứa thì chuẩn bị túi ni lông. Để làm gì? Để pha trà cho buồng trưởng uống. Chè được gọi là Trâu. Trong tù họ muốn đun nước sôi phục vụ Buồng trưởng họ làm như sau:

Họ chuẩn bị những túi ni lon gửi quà cất kỹ, một chiếc bàn chải đánh răng bị xẻ một rãnh đủ nhét viên đá lửa vào, một mảnh thủy tinh bé tý, bông được lấy từ những chiếc chăn. Những thứ này dưới bàn tay tù họ làm xiếc một tý là có lửa. Nước được cho đầy túi với chè, lửa đã có sẵn chỉ cần một tờ báo châm lửa đốt dưới túi ni lon, túi nước sẽ sôi. Đó là «Giết Trâu», "trâu giết" xong được rót ra ca nhựa và mời buồng trưởng xơi.

Khi Buồng trưởng đi ngủ, Buồng trưởng nằm trên sập, dưới đất xung quanh là đông đủ đám buồng phó, "sỹ quan", "vệ sỹ", trật tự, "lái xe" khoảng mươi người nằm xung quanh để bảo vệ Buồng trưởng cũng chỉ vì sợ "nhân dân" nổi dậy mà cho buồng trưởng một nhát. Bởi cũng đã có trường hợp "nhân dân" vùng lên lấy hẳn bàn chải đánh răng mài nhọn mà chọc cho Buồng trưởng một phát lòi mắt rồi.

"NHÂN DÂN"
"Nhân dân" sống trong buồng tù luôn ở trong tâm trạng căng thẳng, một phần lo tìm cách đối phó với công an điều tra, một phần lo sợ đối phó với "Triều đình", phần nữa sợ bạn tù cướp hết miếng ăn còn lại mà người nhà gửi vào, hoặc bị chọc mù mắt vì một cái làm phật ý với những thằng lưu manh bên cạnh. Chưa nói đến sợ bị tay chân buồng trưởng kỷ luật cho đi «chăn kiến» hoặc là cho nằm nhà Mét dài dài.

«Chăn kiến» là hình phạt và là trò tiêu khiển vui nhất trong các hình thức kỷ luật của «Triều Đình» Đối với «nhân dân» mắc tội khinh khi. Mỗi khi «chiếu chỉ Chăn kiến» được ban ra thì «nhân dân» phải tìm bắt cho đủ 30 hay 50 chú kiến to nhỏ. Người mắc tội sẽ phải chăn lũ kiến đó trong cái vòng tròn được vẽ trong một thời gian dài. Nếu để mất một chú kiến thôi thì thằng «nhân dân» đó sẽ ốm đòn với lũ "vệ sỹ"," sỹ quan". Điều này khiến cho toàn thể «nhân dân» sợ xanh mắt. «Nhân dân» còn sợ không được tắm và sợ được tắm, sợ bị quên tên, Sợ bị nằm nhà Mét.

Mỗi buổi sáng khi quản giáo vứt cho buồng trưởng chùm chìa khóa xuống nền nhà là đến giờ dậy. Buồng trưởng hô: «Dậy», tức thì hơn hai trăm con người bật dậy như cái lò xo, sau đó là xếp hàng ra sân làm vệ sinh cá nhân. Còn nhiều nỗi sợ, nhưng nỗi sợ đáng kể hơn nữa là sợ đi vệ sinh, buồn ị mà không được ị, đầy bọng nước mà không được xả, chỉ có một nhà Mét dùng cho trên hai trăm người, thùng phân lúc nào cũng đầy ự, một ngày mới khiêng đi đổ một lần.

Tắm cũng là điều đáng sợ. Mấy ngày mới được tắm một lần, khi tắm thì được ra sân và ngồi xếp hàng, được phép cưởi truồng cả lũ. Một thằng sỹ quan dùng một chiếc xô múc nước tưới từ đầu hàng tù cho đến cuối hàng tù, đó là xô cho tù kỳ cọ. Sang xô thứ hai được dội từ đầu hàng đến cuối hàng là xô cho tù giặt, rồi đến xô thứ ba thứ tư. Vì vậy ghẻ là chuyện đương nhiên. Chiếc xô tù dùng là những chiếc xô bằng cao xu mềm nếu là xô sắt tây hay xô nhựa thì đó sẽ là vũ khí để tù xử tù vào tội chết nên chả dại gì mà cho tù dùng xô sắt tây!

Thế giới về đêm trong tù ngoài "Triều đình" và "nhân dân" ra còn có một số người được gọi là« Choang». Choang là những người gác tù biến chất. Mỗi khi Buồng trưởng cần đến Choang thì Buồng trưởng cho tay chân ném cái đĩa sắt ra ngoài (Đĩa sắt không được dùng tự do trong tù, muốn dùng phải giấu Cán bộ, tù gọi công an là cán bộ mà). 
 
Đĩa sắt giáp đất phát ra tiếng choang tức thì người gác tù chạy lại hỏi «Có việc gì?», nhóm sỹ quan nói «Có sâu đây». "Sâu" là thư do những người mới bị bắt vào viết về cho gia đình thông tin tình hình và xin tiền gia đình. Gia đình nhận được thư của người nhà vừa bị bắt thì ai mà không sướng, vừa được biết tin người nhà vừa được thông cung thì tiền gửi vào tiếc gì! Vậy là Choang có một khoản, buồng trưởng có một khoản và bản thân người tù mới vào được nâng đỡ rất nhiều. Nghe nói sau này bọn Choang bị kỷ luật mất một số.

Chuyện hai người tù đang rôm rả bỗng nhiên có chuông điện thoại reo, điện thoại của vợ người «Sỹ quan» gọi về. Cuộc chuyện trò khép lại, họ cho nhau số điện thoại và hẹn gặp nhau vào dịp khác. Hai người bắt tay nhau thật chặt rồi chia tay. Họ không nghi ngờ gì có một người đang uống cafe bện cạnh chăm chú nghe câu chuyện của họ rồi ghi nhớ và về chép lại đưa lên blog cho cả làng đọc. Nếu như ai muốn nghe kể chuyện tù tiếp thì người chép chuyện này sẽ hẹn hai người tù đó để mời họ kể nữa cho tất cả chúng ta nghe, vì blogger này kịp thời ghi nhớ cả số điện thoại của họ lại. Blogger tôi xin thay mặt hai tù nhân đã ở buồng Đ nhà tù TP- HP năm 1985 cảm ơn những độc giả của bài ghi chép này.

NGUYỄN THANH PHONG * HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG


 

Một Chứng Nhân Của Một Dân Tộc Yêu Chuộng Tự Do

- Nguyễn Thanh Phong ( Zeug eines Freiheit liebenden Volkes )



(Viết thay cho người cháu) Đã hơn hai mươi năm trôi qua, hình ảnh hãi hùng, khủng khiếp xảy ra đến với sáu mươi hai mạng người trên một con thuyền mong manh đang trên đường vượt thoát khỏi quê hương để tìm đến bến bờ tự do, vẫn còn ám ảnh tôi hoài, và có lẽ chẳng bao giờ phai nhòa được !


Cũng như hàng vạn người miền Nam Việt Nam, không ai có thể ngờ được rằng đất nước của chúng tôi lại có thể rơi vào tay Cộng Sản miền Bắc dễ dàng như thế, và cũng không ai ngờ rằng mình phải bỏ hai lần bỏ cả mồ mả tổ tiên, bỏ quê cha đất tổ để tránh xa những người cùng giòng giống, cùng chung tổ quốc Mẹ Việt Nam, con Lạc, cháu Rồng, ra đi chấp nhận chín chết, một sống để tìm hai chữ : “Tự Do”.



Năm 1954, nỗi bất hạnh thứ nhất xẩy ra đến cho dân tộc tôi, đất nước bị chia đôi, phần phía Bắc do chế độ Cộng Sản cai trị, phần phía Nam được sống dưới chế độ tự do. Gần một triệu người miền Bắc chúng tôi đã liều mạng, tìm đường ra cảng Hải Phòng để được “tàu há mồm” của quốc tế đưa vào Nam, một số phải dùng thuyền bè làm phương tiện trốn thoát. Những tưởng lần di cư ấy là lần di cư khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không ngờ đến năm 1975, nỗi bất hạnh thứ hai lại xảy ra, lần này mới thực sự là một cuộc di cư vĩ đại vô tiền khoáng hậu và khủng khiếp gấp ngàn lần cuộc di cư 1954.



Cuộc di cư vào Nam năm 1954 được quốc tế can thiệp và giúp đỡ, cuộc hàng trình chỉ kéo dài vài ngày trên biển cả. Không có cảnh hãi hùng của hải tặc tấn công, hãm hiếp, giết người một cách man rợ, không có cảnh phải lạc lõng bơ vơ, đói khát hàng tháng trên biển cả mênh mông, không có cảnh người mẹ phải cắt da thịt mình cho con uống máu thay nước, không có cảnh người sống phải ăn đỡ thịt người chết cho khỏi chết vì đói. Tất cả những cảnh hãi hùng trên đều đã xảy ra trong cuộc di cư lần thứ hai, sau tháng 4 năm 1975.




Một điều lạ lùng là ai cũng biết ra đi là chấp nhận chín chết, một sống, nhưng ai cũng chỉ mong thoát khỏi cái chế độ Cộng Sản bằng bất cứ giá nào, đến nỗi có người đã nói: “ Nếu cây cột đèn biết đi, nó cũng sẽ đi khỏi Việt Nam”. Người ta tìm đủ mọi mánh khoé khôn ngoan, đủ mọi phương tiện để ra đi, nhiều nhất là dùng tàu đánh cá làm phương tiện vượt biên, và một trong những chiếc tàu không may nhất xảy ra cho chúng tôi, mang theo sáu mươi hai mạng người lớn nhỏ cùng với con thuyền vào lòng biển cả mênh mông. Hôm đó là một đêm cuối tháng 3 năm 1977.

Trên một chiếc tàu đánh cá chỉ dài khoảng mười sáu mét, ngang độ ba mét, sáu mươi ba người, vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ và gần mười trẻ em. Tất cả đều là bà con, họ hàng từ một làng quê ngoài Bắc di cư vào Nam năm 1954 và định cư tại các kêng 7, kênh 2, kênh 4, kênh Thầy Ký...Cái Sắn, Rạch Giá. Để bảo toàn cho chuyến vượt biển bí mật, các người lớn đã bàn nhau kỹ, không nhận bất cứ người lạ mặt nào đi theo, cũng không hở ra điều gì cho ai biết. Việc phân công người nào làm phần vụ nào cứ bí mật mà làm. Nhở thế, số lượng xăng, dẫu cũng như lương thực mang theo tương đối bảo đảm. Hơn mười giờ đêm, mọi người đã lên đủ trên tàu. Hai ba thanh niên dùng sào đẩy chiếc thuyền tách khỏi bến một cách nhẹ nhàng, êm thắm. Con tàu bắt đầu nổ máy khi đã ra khá xa bờ và cứ thế rẽ sóng lướt tới. Mọi người trên tàu vui mừng cảm tạ Thượng Đế đã gìn giữ không để bọn công an Việt Cộng phát giác. Chỉ vì một sơ suất nhỏ, một tính toán sai lầm, toàn bộ những người trên tàu sẽ bị bắt đưa vào trại cải tạo không cần xét xử. Chẳng những thế, nhà cửa, tài sản còn để lại cũng bị trưng dụng.

Tầu đi được hơn hai ngày đàng, bốn bề chỉ toàn một bể nước mênh mông, bát ngát, không biết đâu là bờ bến. Con tầu vẫn tiếp tục cỡi trên các ngọn sóng lướt tới. Nhiều người trên thuyền, nhất là đàn bà và trẻ con bị say sóng. Có người đang ói mửa, có người nằm thiếp đi vì mệt mỏi. Bỗng mấy thanh niên ngồi trên mui thuyền reo lên: “ Có thêm thuyền của đồng bào vượt biên đi cùng với chúng ta rồi !” Mọi người vội tỉnh cơn say, ngồi nhỏm dậy với nét mặt thật vui mừng, hớn hở, vì có thêm bạn đồng hành giữa trời nước bao la.




Nhưng niềm vui vừa đến đã vội tắt ngay, khi chiếc tàu từ xa đang dần dần tiến đến, không phải là tầu vượt biên mà là một chiếc tàu đánh cá Thái Lan. Khi mọi người nhận ra tàu đánh cá Thái đang tiến lại gần tàu mình, trong lòng ai cũng hết sức lo âu, sợ hãi. Mấy ông bà già miệng lẩm bẩm đọc kinh. Các thanh niên thì nhìn nhau bối rối, không biết phải đối phó thế nào, nếu bọn trên tàu là hải tặc. Chiếc tàu to gấp rưỡi thuyền chúng tôi với những chữ ngoằn nghèo viết bằng sơn đen ngay dưới mũi cứ nhắm thẳng thuyền chúng tôi đâm vào. Nhưng đến gần, chiếc tàu Thái bẻ lái, áp sát mạn tàu, rồi một, hai, ba bốn tên to con lực lưỡng, nhảy bổ sang thuyền chúng tôi, tay tên nào cũng cầm sẵn một cây mã tấu sáng loáng. Không thể diễn tả hết nỗi lo sợ của mọi người vào lúc này.



Tiếng khóc, tiếng van lạy, tiếng cầu kinh át hẳn những tiếng sóng đang vỗ vào hai mạn thuyền gỗ xấu số ! Một tên hải tặc dùng sợi dây thừng to tướng cột chặt hai chiếc tàu lại với nhau, rồi từ trong tàu của bọn hải tặc thêm hai ba tên nữa, tất cả đều cởi trần, chỉ mặc mỗi tên một chiếc quần đùi. Tên nào tên ấy để hai hàng ria mép trông thật gớm ghiếc, nước da ngăm đen và bóng lưỡng, tưởng như chúng có thoa trên người một lớp mỡ.

Một tên, ý chừng là trưởng toán, nói một câu gì đó bằng tiếng Thái, cả bọn túm cổ những người đàn ông, thanh niên và trẻ em dồn hết lên mấy khoang phía mũi thuyền, còn đám đàn bà, con gái chúng bắt ngồi ở mấy khoang phía sau lái. Một số cầm mã tấu đứng canh, mấy tên khác đi lục soát từng người. Chúng lấy đi tất cả những thứ gì mọi người cất dấu. Sau khi đã lục lọi kỹ mọi nơi trên tàu. Với vẻ mặt đằng đằng sát khí, bọn hải tặc bắt tất cả đàn ông và trẻ con nằm sấp xuống và ra hiệu, ai ngồi hay đứng lên, chúng sẽ chém ngay. Để mấy tên cầm mã tấu đứng coi chừng, năm tên hải tặc ra hiệu bắt tất cả đàn bà con gái phải cởi hết áo quần ra, nhiều người xấu hổ, không chịu cởi hết. Một tên hải tặc với cái mặt đầy thẹo đưa ngay mũi mã tấu vào lưng quần, sẵn sàng ấn mạnh xuống. Rồi cả năm tên bắt từng người đè ngay xuống khoang thuyền dở trò hãm hiếp, mặc cho những tiếng van xin, khóc lóc, mặc cho những tiếng chửi rủa. Bọn chúng như những con thú đói mồi, vồ lấy những thân hình mảnh mai ngấu nghiến ! Thực hiện xong trò dã man bỉ ổi, năm tên hải tặc đổi chỗ cho những tên nãy giờ đứng gác, tiếp tục hãm hiếp những phụ nữ còn lại. Không một ai thoát !



Thật không còn ngôn từ nào diễn tả hết nỗi cay đắng, tức giận của những người đàn bà, con gái vừa bị làm nhục trước măt chồng, cha, anh em, con cháu mình mà không thể phản ứng được gì !

Sau khi đã lấy hết được tài sản và thỏa mãn được thú tính, bọn hải tặc cười hả hê và mở giây thừng cho hai chiếc tàu tách ra, chúng nổ máy chạy khuất dạng. Rất may bọn này không phá hỏng máy tàu, cũng không lấy đi số xăng, dầu trên thuyền, nhưng đám đàn bà, con gái không ai thiết sống nữa. Nhiều người đòi nhảy xuống biển tự vẩn. Tuy nhiên nhờ một số đàn ông lớn tuổi can ngăn, không ai thực hiện ý định tự vẩn nữa. Nhưng sau lần bị hãm hiếp tán bạo này. Các bà, các cô đã nặng lời với đám thanh niên: “ Mẹ kiếp, trên thuyền năm sáu thằng thanh niên, đứa nào cũng mang tiếng có đai nọ, đai kia mà khi gặp hải tặc, co dúm vào như đỉa phải vôi, để chúng tao bị làm nhục ! Chết đi cho rồi !”



Con tàu lại rẽ sóng, tiếp tục đi tìm đến bến bờ tự do. Ba tiếng đồng hồ sau. Từ phía trái, lại một con tàu lạ đang lao tới. Nỗi kinh hoàng vừa trải qua, giờ đây tiếp tục kéo đến. Chiếc tàu lạ càng đến gần mọi người càng nhận ra nó cùng một kiểu với chiếc tàu tấn công mình. Y như lần trước, bọn hải tặc trên tàu cặp sát vào thuyền chúng tôi và một tên nhảy sang.

Trước các lới oán trách của các bà, các cô. Đám thanh niên bị chạm tự ái, và cũng cảm thấy bị lương tâm dầy vò, vì mang tiếng có võ nghệ mà đành thúc thủ không dám ra tay. Do đó khi tên hải tặc vừa nhảy qua đã bị ngay một quả đấm như trời giáng vào mặt. Hắn lảo đảo và rơi tòm xuống biển. Thấy đồng bọn bị tấn công bất ngờ, hai tên cầm mã tấu nhảy qua. Một màn đánh nhau kịch liệt xảy ra ngay trên thuyền chúng tôi. Biết gặp phải những tay không vừa, bọn hải tặc nhảy trở lại tàu của nó và chạy kè sát tàu chúng tôi. Rất may bọn này không có súng. Nhưng không đầy 30 phút sau, chúng gọi thêm hai chiếc tàu khác, đồng bọn chúng đến tiếp cứu.

Cả ba chiếc tàu hải tặc ép tàu chúng tôi vào giữa, và hơn mười tên hải tặc hùng hổ cầm mã tấu nhảy qua, chúng không cần biết đàn bà, trẻ em, cứ giơ cao mã tấu mà chém. Không còn ai kêu nổi một tiếng. Tôi ngã sấp xuống khoang thuyền, hai ba người khác bị chém chết nằm đè lên, máu chảy ra lênh láng. Tôi nhắm mắt lại và ngất đi vì quá sợ hãi.




Không biết là bao lâu sau, khi tôi tỉnh dậy, trên thuyền hoàn toàn yên lặng, không một tiếng động, trừ tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền phầm phập. Tôi mở mắt ra. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp, vô cùng kinh hãi. Mọi người đã bị giết chết hết, không một ai sống sót, ngoại trừ tôi. Tôi phải cố gắng lắm mới bò ra khỏi mấy thây người đè lên. Cả một khoang thuyền ngập tràn máu, toàn thân tôi cũng đầy máu và máu. Tôi cố lấy hết can đảm, nhìn lại từng người thân . Đa số đàn ông, thanh niên đã không thấy xác trên tàu. Chắc chắn họ đã bị bọn hải tặc ném xác xuống biển. Số người còn lại, thật ghê rợn, người mất đầu, người bị chém cổ chỉ còn dính với mình bằng một miếngh da mỏng . Sợ hãi quá tôi lại ngất đi lần nữa.

Khi tỉnh lại tôi thấy mình ở trên con tàu lạ, xung quanh toàn những người mũi cao mắt xanh, cười nói líu lo. Tôi không biết mình đang tỉnh hay mơ, hay đang ở một thế giới nào xa lạ lắm. Rồi một bàn tay nắm lấy tay tôi, hơi ấm từ bàn tay lạ truyền vào người tôi, làm tôi tỉnh hẳn lên. Tôi ngồi nhỏm dậy, ngơ ngác và sợ hãi. Như hiểu được tâm trạng của tôi. Họ chỉ cho tôi lá cờ Mỹ nhỏ xíu may trên cầu vai họ. Rồi họ đem đến cho tôi một ly sữa, một ổ bánh mì bảo tôi ăn. Ngó lại bộ quần áo đang mặc rộng thùng thình. Tôi biết mình đã được cứu thoát.




Tôi ở trên tàu Mỹ vài ngày thì tàu cập bế́n. Họ đưa tôi lên bờ, giao lại cho một số người Mỹ khác, và không quên tặng tôi một số đồ vật cùng những lời, mà tôi nghĩ là những lời chúc mừng tôi gặp may mắn.

Tôi ở đảo không bao lâu thì được gọi đi định cư ở Mỹ, do một gia đì̀nh Công Giáo thuộc tiểu bang Iowa bảo trợ. Tôi đã sống và coi hai ông bà này như cha mẹ thứ hai của tôi. Từ đó đến nay, không tối nào tôi không cầu nguyện cho những người thân đã mất cho tôi được sống. Tôi cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi còn sống để làm nhân chứng cho thế hệ mai sau, biết rõ nỗi bất hạnh của Dân tộc tôi, nỗi kinh hoàng và sự tủi nhục của thân phận thuyền nhân trên đường trốn chạy khỏi Quê hương. Chỉ vì mong muốn được sống Tự Do.




Tôi cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi còn sống sót, để làm nhân chứng cho cả thế giới thấy tấm lòng hào hiệp, bao dung của nước Mỹ, người Mỹ, của những dân tộc khác trên khắp trái đất đã giang rộng bàn tay, đón nhận người Việt Nam đau khổ, chấp nhận mọi nguy nan, khốn khó chỉ để đổi lấy hai chữ “ TỰ DO”



::: Nguyễn Thanh Phong :::



Tác giả: Thanh Phong Tuổi: 57

Gia cảnh: Có vợ, 8 con, 14 cháu nội, ngoại.

Trước 1975: Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia VNCH

Đến Mỹ: 1990. Đã mất 6 người cháu, 14 thân nhân họ hàng và người cùng làng Quang Rực, Ninh Giang trên chuyến tàu vượt biên bị hải tặc tấn công và giết chết, được thuật lại trong chuyện kể Hành Trình Biển Đông. Một Nhân Chứng Của Dân Tộc Yêu Chuộng Tự Do.

SƠN TRUNG * NGÔI NHÀ VÀNG

NGÔI NHÀ VÀNG

Ở Việt Trì, tại Ngã Ba Hạc có một cây đa rất lớn, mà bên dưới là hang hốc chồn cáo. Nhiều đêm, bọn ma quỷ, bọn hồ tinh thường hội họp bàn tán. Chúng bàn mọi việc trên trời dưới đất, trong xóm ngoài làng. Một con Ma chê bọn Cáo:
-Bọn bây nghe nói pháp thuật tinh thông mà ở chỗ hang hốc thấp kém, hôi thối.
Hồ ly nói:- Đó là nét văn hóa đặc thù của loài Cáo chúng tôi. Dù có tài thiên biến vạn hóa, chúng tôi vẫn giữ truyền thống cũ:
Ta về ta ở hang ta,
Dù to, dù nhỏ, hang nhà vẫn hơn!

Có một độ chúng ma nói chuyện với nhau về ngọc vàng. Một con nói:
-Tôi đã xuống Long vương thấy trong phòng Long vương chưng vô số ngọc, viên nào cũng to bằng quả trứng gà, đủ màu sắc.
Một Hồ Ly nói:
-Tôi thấy ở trong cung, hoàng hậu đội một cái vương miện bằng vàng to bằng cái rổ, xung quang đính những viên ngọc to bằng trái nhãn lồng!
Con ma khác nói:
-Ăn thua gì, bên Thái Lan có những ngôi chùa và tượng Phật bằng vàng thật.
Một con quỷ lên tiếng:
- Bên Thái Lan thì nói làm gì. Ở tại thôn Đoài, xứ Đoài có một cái nhà vàng .
Các ma tranh nhau hỏi:-Thật không?
-Thật chứ. Cái nhà toàn bằng vàng, ở trong có đủ thứ bửu vật. Ma thuật chuyện ấy cho nhau nghe, và bảo rằng cái nhà quý báu hiện có trên thế gian, ngay gần đây không xa.

Câu chuyện lọt vào tai Thổ công. Ông nghĩ rằng ông là thổ công xứ này, đưọc thiên đình giao cho việc theo dõi tình hình địa phương. Dưới ông là các đội trưởng, toán trưởng , tổ trưởng và hàng trăm quan lại thượng thừa đủ chủng loại và cấp bậc gồm những thằng tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, trung tướng, thiếu tướng, và hàng chục vạn nhân viên , cứ mỗi nhân viên coi mười nhà. Nhân dân chúng nó ăn gì, vợ chồng chúng nó chửi nhau ra sao, yêu nhau ra sao đều báo cáo đầy đủ về bộ An Ninh Thiên Đình. Thế mà một cái nhà vàng nằm chình ình trong khu vực của ông lại không ai báo cáo việc này. Nhân viên ông, thủ hạ ông toàn là những tay cốt cán, đã có thành tích phá tan hàng vạn cuộc nổi dậy và biểu tình chống đối. Chúng rất tích cực đến độ trước mắt quốc tế, chúng đánh đập nhân dân công khai, và trước tòa án, trước các phóng viên báo chí trong ngoài, chúng lấy tay bịt miệng người ta không cho nói. Danh từ " bịt miệng" không còn là nghĩa bóng mà là nghĩa đen rùng rợn, rõ rệt và man rợ! Chúng luôn trung thành với ông, với Thiên Đình, không lẽ chúng lo làm giàu mà quên nhiệm vụ? Không lẽ tất cả chúng nó đã chạy theo "diễn biến hòa bình" mà bỏ ngũ? Không lẽ kẻ thù tài ba ghê gớm có thể che thần nhãn của ông?

Việc to lớn như thế mà ông không biết, chứng tỏ ông và thủ hạ bất lực, sớm muộn sẽ bị thiên đình phát giác và trừng phạt. Lúc đó thì ông ăn cám, và về đuổi gà cho vợ cũng không xong!

Theo thói quen nghề nghiệp, ngay đêm ấy ông đến chơi đức Thành hoàng bổn cảnh để hỏi xem có tin tức về câu chuyện của ma nói xem thử hư thực như thế nào. Thành hoàng rất ngạc nhiên khi nghe ông bạn An Ninh kể chuyện. Ngài bảo:
- Ông còn không rõ, tôi thì đi đâu mà biết được. Tôi quanh năm nằm trong đình làng thôi thì làm sao biết việc ở làng khác, tỉnh khác!

Hai ông ngẩn người, bèn bảo nhau qua nhà Đông Trù Tư mạnh Táo quân, rồi cùng nhau đem việc lạ ấy hỏi Đông trù tư mệnh Táo quân. Đông trù nghe hai ông khách, lại tưởng chuyện Phong thần, cười và nói:
- Tôi chỉ công tác trong nhà chứ đâu công tác ngoài xã hội. Nếu có nhà vàng thì phải do cấp trên cao hơn theo dõi, chứ tôi chỉ công tác trong xó bếp nhân dân thôi! Nước ta nghèo, theo XHCN, làm gì có kiểu sang giàu như vua chúa đời xưa! Lạ quá. Xin các ông hãy kể nốt câu chuyện cho tôi nghe.

Thấy hai ông kia ngơ ngác, bấy giờ mới suy ra là chuyện thực. Đông trù thú thật rằng, chưa biết việc ấy bao giờ.
- Tôi tra xét việc thế gian, năm năm tâu lên Thượng đế, và nghe các đồng nghiệp trình tâu tình hình các nơi mà không thấy một việc lạ như thế. Vả lại ở thế gian, nếu có lâu đài vĩ đại, bất quá chỉ làm bằng đá bằng cây, chạm trổ đủ hình, đủ kiểu, hoặc vài nơi mạ vàng như bàn thờ hoặc câu đối chớ có nghe đâu nhà toàn bằng vàng như các ông bảo.
Thành hoàng nói:
-Vùng Sơn Tây thuộc Tản Viên linh thần. Ta nên lên Tản Viên hỏi thử.
Cả ba lên Tản Viên nhưng không được gặp vì Tản Viên sơn thần đi đự hội nghị ngoài biển đông với Long vương.
Táo quân nói:-Âu chúng ta nên hỏi Nam tào giữ sổ nhân gian xem sao.
Cùng nhau lên xe mây, để thiên ngưu kéo về thiên đình, thì bỗng gặp một nhà tu hành kỳ quái, không biết ở đâu lại hiện ra giữa không trung chặn đường.
Các thần đều hỏi:
- Ông là ai? Xin cho biết quý danh?
Người lạ đáp:
- Tôi là nhà tu Thích Đủ Thứ, sống trong một thế giới khác, nên các ngài không biết được. Nhưng về sau rồi các ngài có thể biết.
Các thần hỏi:
- Vậy ông chận đường chúng tôi có việc gì?
Nhà sư kỳ dị đáp:
- Tôi cũng vừa nghe các ngài bàn việc lên trên kia hỏi một vị thần khác giữ sổ thế gian, xem cái nhà vàng ở đâu. Tôi sợ các ngài đi xa nhọc nhằn mà sẽ không kết quả gì, vì chắc chắn trên kia, vị thần mà các ngài đến hỏi chuyện cũng không thấu rõ cái kỳ quan đó. Bọn họ chỉ lo kiếm vàng chứ không biết chuyện nhà vàng đâu. Các ông một là phải theo thủ tục đầu tiên, hai là phải có quyền thế, vây cánh và phải có giấy giới thiệu của cơ quan và của lệnh bài của Thiên Đình. Nếu không, chúng chỉ sang Nam Tào, Nam Tào lại chỉ về Bắc Đẩu, Bắc Đẩu lại chỉ sang Thái Thượng Lão Quân, Thái Thượng lão quân lại chỉ sang Vương Mẫu, Vương mẫu lại chỉ sang Đông Hải Long vương. Các ông chạy trăm năm cũng không có ai giải quyết vấn đề cho đâu!
Các thần nhìn nhau, rồi hỏi:
- Thế ông có cách gì cho chúng tôi biết không?
Nhà sư kỳ lạ gật đầu rồi dẫn các thần trở lại thế gian, về thôn Đoài, tỉnh Đoài. Đến đây thì trời rạng đông, các ma đã tản lạc theo đêm tối về phương khác. Người lạ rút trong tay áo ra một hạt ngọc trong như thuỷ tinh, hạt ngọc chiếu những tia sáng tinh anh. Rồi cho những tia sáng ấy rọi về phía xa, trỏ cho các thần xem. Các thần chăm chú
nhìn tức thì thấy cách đó ba dặm, trong một cảnh thật huyền ảo, cái nhà vàng rực rỡ xuất hiện giữa một vườn cây kỳ dị.

Các thần rú lên:
- Đích rồi! Hoàng kim ốc!

Vừa nói xong, hạt ngọc và người lạ bỗng dưng biến mất. Các thần nhìn nhau, rồi nhìn về chốn huyền ảo khi nãy, thì chỉ thấy ánh sáng ban mai nhuộm hồng rừng núi và đồng ruộng. Ở đấy rải rác một vài nóc nhà, và chính nơi cái nhà vàng vừa thấy, thì lại là một túp lều tranh nhỏ.

Lúc bấy giờ trong ngôi nhà tranh, một chàng thư sinh vừa buông sách xuống, định ngả lưng nằm nghỉ. Bỗng nhiên ngó lên mái nhà, thầy ba bóng người đang vạch mái tranh nhìn xuống. Một ông mặt đen như nhọ chão, một ông đội mũ vàng, một ông bịt khăn rằn che mặt. Cả ba ông bàn cãi nhau và trong giấc mộng, chàng nghe ba ông bảo:
-Sao lại thế nhĩ?
Chàng thở ra, thở vào đều đều, rồi an giấc.
Đông trù cằn nhằn Thổ công:
- Hắn ta chỉ là một anh học trò khó, nghèo xơ xác, mà lại bảo ở nhà vàng. Hoang đường quá! Mộng mị quá ! Các ông là nhà cách mạng lại đi tin những điều yêu hồ nhảm nhí! Nếu dân chúng và thiên đình biết được thì uy tín các ông không còn, mà lại có thể bị rút thẻ "Ưu tiên" và đuổi xuống hạ giới!
Thành hoàng cũng bực mình:
- Tôi bỏ qua hết ba cuộc lễ kỳ yên rồi còn gì. Mấy ông thần hoàng bạn tôi ở Hà Nội, Hà Đông, Nam Định mời tôi về ăn nhậu, chơi bời, có em út và ca sĩ khắp bốn bể năm châu về, có sòng bài, đủ thứ vui. Khi về còn được hàng chục phong bao dày cộm. Thế mà vì việc chẳng ra chi mà đành lỡ hẹn với các ông trên ấy. Thật đáng tiếc, mất cả chỉ lẫn chài! Chẳng cái dại nào bằng cái dại nào!
Thổ công vuốt râu cười hắt:
- Thôi các ông đừng trách móc nhau nặng lời. Ta thử xem trên đường có gặp thằng nhà sư quỷ quái kia không mà cho nó một trận nên thân!

Ba ông vừa đi vừa nhìn kỹ, quả nhiên thấy bên gốc cây vệ đường, nhà sư kỳ dị đang nằm ngủ.
Cả ba thần đánh thức nhà sư và quát lón:
-Ông là nhà sư sao lại nói dối hả?
Nhà sư cười:
-Các ông quyền cao chức trọng nhưng sức học lớp ba, lớp năm trường làng cho nên chẳng biết chữ nghĩa của thánh hiền. Tôi xin mời ông trở lại ngôi nhà vàng.
Ba vị thần linh theo nhà sư bước vào ngôi nhà tranh. Người học trò đang nằm ngủ. Nhà sư mở cửa cùng ba thần linh đi vào nhà . Vị sư chỉ hai câu đối treo trên tường nhà người học trò:
Ngã độc thư, ngô mao lư thị hoàng kim ốc,
Quân hành thiện, quân Phật tâm tức bích ngọc thành.
(Ta đọc sách, nhà tranh ta là nhà vàng,
Ông làm thiện, tâm Phật của ông ấy thành ngọc)

Ông sư lại mở bồ sách, lấy ra một quyển nhan đề là "Trạng Nguyên Thi" và chỉ cho ba thần xem thì thấy hàng chữ:
"An cư bất dụng giá cao đường. Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.Thiện tâm mao ốc hóa lâu đài."
( Ở yên là đưọc, không cần làm nhà cao. Trong sách có nhà vàng. Có lòng thiện thì nhà tranh thành lâu đài.)
Sau cả ba lên thiên đình, trình tấu sự việc. Thượng Đế cười:
-"Chúng nó lý tưởng quá, lý tưởng quá thì khổ. Nhà tranh sao là nhà vàng, sách nói hoang đường. Ta đây sống trên trời nhưng rất thực tế. Ta tranh đấu là tranh đấu cho ta, cho chúng ta, cho địa vị, tiền bạc cho vật chất vì chúng ta theo Duy Vật chủ nghĩa mà! Nhà của ta đây mới là nhà vàng, cung điện của ta giá hàng tỷ mỹ kim, nơi nghỉ mát của ta giá hàng triệu mỹ kim, tối tân hơn vạn lần cái nhà vàng trong mộng của chúng nó! Nhưng thằng đó nghèo mà dám nói nhà nó là nhà vàng. Đó là tư tưởng duy tâm thần bí! Nói như thế là nó bảo nó giàu sang hơn ta, đó là hành động chống phá triều đình! Các khanh nên đem nó đi học tập Đại Học Trường Kỳ."
Các thần bèn lạy tạ mà lui ra!

SƠN TRUNG * NHỮNG CON CÁO ĐỎ 

BDN * BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ BIỂN ĐÔNG


Tướng Lê Kế Lâm:
“Phải sẵn sàng mọi biện pháp để đối phó ở Biển Đông”
Email In PDF.


BienDong.Net xin giới thiệu nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên báo quốc nội GDVN với Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam:


Một trong những nguyên nhân khiến những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Hoa Đông liên tục kéo dài và ngày một căng thẳng và các cuộc đàm phán đều đi vào bế tắc vì Bắc Kinh với thái độ ngang ngược phi lý của Trung Quốc bất chấp luật nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002.


Cụ thể từ năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đến nay họ kiên quyết không chịu đàm phán với Việt Nam, không chịu trả lại quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam và không thừa nhận có tranh chấp ở đây.





30 tàu cá Trung Quốc kéo ra Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hoạt động trái phép hồi tháng 7 năm ngoái


Trong khi đó hiện nay, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện có 5 nước 6 bên cùng tuyên bố chủ quyền, trong đó Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia đã và đang chiếm đóng trái phép một số điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô của ta, tức là tranh chấp đa phương, phức tạp, chồng chéo lẫn nhau.


Tuy nhiên Trung Quốc từ chối tất cả các kênh đàm phán đa phương, kể cả đàm phán với ASEAN, từ chối đưa tranh chấp ra các tổ chức tòa án - trọng tài quốc tế về Luật Biển, họ chỉ khăng khăng đàm phán tay đôi với từng nước.


Trước tuyên bố phi lý, ngang ngược từ Bắc Kinh: “Chủ quyền thuộc về Trung Quốc” rồi đàm phán gì thì đàm phán…đây là thách thức mới trên công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên mặt trận đối ngoại.





Chuẩn đô đốc Thiếu tướng Lê Kế Lâm


Trung Quốc có thực sự muốn đàm phán giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS và DOC hay không, hay chỉ là kế hoãn binh để họ có thêm thời gian bành trướng và xâm lấn trên thực địa hòng biến Biển Đông thành ao nhà?


Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: UNCLOS 1982 có thể nói là mộ bộ luật hoàn chỉnh về biển và đại dương của Liên Hiệp quốc. Trung Quốc là một nước đã ký và phê chuẩn UNCLOS 1982 vào tháng 6/1996 đó là một điều rằng buộc họ. DOC là Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc tuy chưa có những quy định rằng buộc nhưng không dễ gì phá bỏ. Cũng đã có những tiền lệ một nước lớn quá tham vọng bá quyền tìm cách phá bỏ luật pháp quốc tế. Nhưng tôi nghĩ ở thời đại ngày nay không dễ gì thế giới lại ngồi yên cho một nước lớn nào đó muốn làm gì thì làm.


ASEAN và Trung Quốc đã từng tuyên bố cùng nhau xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Trước khi COC ra đời trong thời gian tới Việt Nam phải cảnh giác theo dõi, sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu, phải xây dựng đất nước mạnh lên, giầu lên, phát triển sức mạnh hải quân đủ sức giáng trả tự vệ nếu các thế lực bên ngoài nhăm nhe xâm phạm bờ cõi của ta.


- PV: Việt Nam và các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền với Biển Đông - Trường Sa (Philippines, Malaysia, Brunei) nên làm gì để kéo Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán COC, bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn để ngăn chặn các hành động leo thang trên thực địa?


Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam và các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đồng cần phải kéo Trung Quốc trở lại bàn đàm phán. Vì thế phải tăng cường đoàn kết trong khối ASEAN, xem tranh chấp Biển Đông là tranh chấp giữa ASEAN và Trung Quốc. Đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông vào những vấn đề lớn của các hội nghị trong khu vực đặt làm vấn đề trọng tâm. Nhưng phải dựa vào luật pháp quốc tế mà chủ yếu là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.


Các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông phải cương quyết không đối thoại song phương mà đưa vấn đề ra giải quyết đa phương các bên vì đối thoại song phương thì các nước trong khu vực kể cả Việt Nam đều “lép vế” so với Trung Quốc trong đó Philippine là một ví dụ, chính vì vậy phải cần có sự đoàn kết các nước ASEAN.


Việc Trung Quốc cố gắng kiên trì, quyết liệt dùng mọi thủ đoạn, mọi hình thức đầu tư sức người, sức của, huy động mọi phương tiện để tìm cách ngụy chứng cứ, kể cả “lừa bịp” người dân Trung Quốc đưa ra việc “Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”. Từ đó Trung Quốc lấy cớ sử dụng vũ lực để thực hiện cái gọi là “bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Trung Quốc” đồng thời đòi hỏi quyền lợi kinh tế trên Biển Đông một cách vô lý.


Đó không chỉ là logic cách hành xử của những nước lớn bá quyền trong mọi thời đại. Mà trên hết Trung Quốc muốn có được vị thế trước khi phải ngồi vào bán đàm phán. Nếu phải ngồi vào bàn đàm phán thương lượng nhiều bên thì cũng có cơ sở đòi phần hơn về mình. Nếu dưới lòng Biển Đông có nhiều tài nguyên quý thì các điểm đóng quân sẽ là điểm tựa cho việc thăm dò, khai thác và bảo vệ trực tiếp các cơ sở kinh tế - kỹ thuật đó.


Để đối phó tôi nghĩ phải thường xuyên cảnh giác theo dõi để kịp thời lên án, vạch trần những hành động ngang ngược, sai trái của Trung Quốc.


- PV: Trong bối cảnh Trung Quốc một mặt phủ nhận hoàn toàn chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, không thừa nhận thực tế họ đã dùng vũ lực xâm lược Hoàng Sa năm 1974, cự tuyệt mọi đàm phán với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa, mặt khác lại tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa hết sức phi pháp, xây dựng và hoạt động trái phép tại Hoàng Sa, theo Chuẩn Đô đốc chúng ta nên làm gì để đòi lại chủ quyền đối với quần đảo này? Chúng ta có nên khởi kiện Trung Quốc ra tòa án/trọng tài quốc tế về luật biển nếu họ cứ tiếp tục?


Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Kể cả xét theo mặt pháp lý như UNCLOS hay theo lịch sử chiếm hữu và quản lý liên tục qua các tài liệu, chứng cứ lịch sử của Việt Nam, Trung Quốc các nước Pháp, Ý, Tây Ban Nha và cả Anh đều minh chứng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.


Nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm hoàn toàn Hoàng Sa vào tháng 1/1974 và chiếm hơn 10 bãi san hô thuộc quấn đảo Trường Sa từ tháng 3/1988 của Việt Nam. Khi đã chiếm được, Trung Quốc cố giữ bằng mọi cách kể cả lớn tiếng nói: “Đó là đất của Trung Quốc, Trung Quốc phải thu hồi và sẽ thu hồi hết những đất còn lại dưới sự kiểm soát của Việt Nam, Philippines và Malaysia”. Có thể thấy đây là luận điểm ngang ngược trái pháp luật quốc tể của nước lớn áp đặt cho các nước lân bang.


Tham vọng của Trung Quốc đã thấy rõ đó là quyết chiếm chọn Biển Đông, chiếm trọn hai quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đòi lại hai quần đảo Senkaku và Okinawa của Nhật Bản và thậm chí là bá chủ thế giới thay Mỹ.


Vì thế cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, giữ vững chủ quyền Trường Sa của Việt Nam là nhiệm vụ lâu dài và khó khăn. Phải vừa mềm dẻo, khôn khéo và cương quyết, vừa phải phát huy sức mạnh nội lực và phát huy tối đa sức mạnh ngoại lực của thời đại. Ngay lúc này không nên nôn nóng, cực đoan biện pháp nào cũng phải tính đến, nhưng vận dụng nó theo thời cơ. Hãy nhớ lời dạy của Bác trong quân sự từ việc chơi cờ: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”.

Xin cảm ơn Chuẩn Đô đốc!
BDN (Theo GDVN)

BDN * BIỂN ĐÔNG

Đối sách nào trước “chiến lược đe nẹt” của TQ ở Biển Đông?

Email In PDF.


BienDong.Net: Theo GS Peter Dutton làm việc tại US Naval War College, trong vài năm qua, chiến lược đe nẹt để củng cố quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển trong đường chín đoạn đã đẩy các bên có tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông vào tình thế phải vật lộn tìm ra kế sách hữu hiệu để ứng phó.


Ngày 22/1/2013, Philippines đã thay đổi bản chất của tranh chấp và đảo lộn hàng thập kỷ bế tắc trong đàm phán và đối thoại với Trung Quốc bằng cách khởi động tiến trình khởi kiện theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).


Là một quốc gia yếu hơn và liên minh chặt chẽ với Mỹ để bảo vệ các lợi ích an ninh, có thể dự đoán được rằng Philippines luôn ủng hộ áp dụng luật pháp quốc tế và các cơ chế pháp lý quốc tế để giải quyết các tranh chấp biển.


Cho đến nay, Trung Quốc vẫn từ chối không tham gia vào tiến trình phân xử của Tòa trọng tài LHQ mà Philippines đã khởi xướng, mặc dù việc phân xử vẫn sẽ tiếp tục bất luận Trung Quốc đồng ý hay không. Do đó, tiến trình xét xử sẽ đặt Trung Quốc trước nhiều thách thức.


Trước hết, việc Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận giải quyết tranh chấp nào với các nước láng giềng sẽ đẩy nước này đối mặt với nguy cơ bị kiện tụng tại các tòa án quốc tế. Nếu Philippines thành công trong vụ kiện trên, các nước khác sẽ tham gia vào tiến trình xét xử hoặc tự mình khởi kiện Trung Quốc. Do đó, một hệ quả của vụ kiện là Bắc Kinh ít nhất trong ngắn hạn sẽ đánh mất thế chủ động chiến lược mà nước này đã rất khó khăn mới giành được thông qua chiến lược kết hợp giữa cản trở về ngoại giao và đe nẹt phi quân sự trên biển.


Hai là, nếu vụ kiện tiếp tục, Bắc Kinh sẽ ở vị thế bất lợi nghiêm trọng bởi vì khó có khả năng là một số đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông sẽ lọt được qua cửa kiểm duyệt của luật pháp quốc tế. Vì thế, một hậu quả khác là Bắc Kinh có thể sẽ đánh mất ngay cả cái "lá nho" mỏng manh của tính chính đáng về pháp lý mà họ đang dùng để che đậy lên một số đòi hỏi chủ quyền quan trọng.


Và từ đó một kết quả rất quan trọng của sự kiện này là Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khó xử khi cộng đồng quốc tế chính thức bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của mình cũng như tăng cường thực thi các luật lệ và chuẩn mực liên quan đến quyền và nghĩa vụ trên biển mà UNCLOS đã xác lập. Chúng ta còn phải chờ xem Trung Quốc sẽ ứng phó như thế nào nếu bị đặt sang lề trái của những chuẩn mực quốc tế được thừa nhận rộng rãi.





"Đường lưỡi bò" phi lý trên Biển Đông do Trung Quốc tự vẽ (Ảnh: Economist).


Nếu Trung Quốc tiếp tục không tham gia vào tiến trình phân xử, hay thậm chí tệ hơn là quyết định phớt lờ những phán quyết bất lợi thì đó sẽ là một chỉ dấu từ phía Bắc Kinh rằng không một sự phủ quyết nào của quốc tế có thể tác động được đến họ. Bởi vì sức mạnh và các chuẩn mực, luật pháp quốc tế có mối liên hệ qua lại, một hậu quả thứ ba có thể là các nước khác trong và ngoài khu vực sẽ được khuyến khích tăng cường năng lực cưỡng chế, đe dọa cũng như tham gia vào các hành vi đối trọng nhằm củng cố các đòi hỏi chủ quyền và an ninh tổng thể trước một Trung Quốc hùng mạnh hơn.


Vậy các quốc gia có thể thay đổi các toan tính lợi ích như thế nào để đưa những kẻ ngoài cuộc tham gia vào cộng đồng các quốc gia tin rằng luật lệ và chuẩn mực quốc tế cần được tôn trọng? Rõ ràng, sức mạnh quân sự, đặc biệt là sức mạnh hải quân có thể là một cơ chế thúc đẩy mạnh mẽ cho các nỗ lực chính trị để khiến các nước khác tuân thủ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực biển.


Sức mạnh hải quân có thể bổ trợ cho các nỗ lực chính trị nhằm củng cố các quyền lợi quốc tế trên biển như quyền tự do giao thương hàng hải. Nó cũng có thể biểu đạt sự ủng hộ dành cho những quốc gia tuân thủ luật và chứng minh quyết tâm bảo vệ trật tự pháp lý quốc tế. Theo những cách này, một siêu cường hay một nhóm các nước mạnh có thể sử dụng sức mạnh để xác lập giới hạn cho những hành vi không phù hợp với chuẩn mực luật pháp quốc tế.


Tuy nhiên, có những hạn chế nhất định trong khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để buộc các quốc gia tuân thủ luật lệ. Như đã thảo luận ở trên, sẽ khó khăn hơn nhiều để sử dụng sức mạnh hải quân nhằm điều chỉnh tính toán của các cường quốc hạng trung hay đang trỗi dậy khi họ nhận thấy mối đe doạ đối với lợi ích quốc gia của mình. Với những nước như thế, các quốc gia khác đối diện với một lựa chọn. Liệu rằng họ, giống như Philippines, sẽ tuân thủ đầy đủ trật tự pháp lý quốc tế để thu hút sự ủng hộ cho các lợi ích biển của mình, đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia dưới cái ô của một liên minh quân sự. Bởi không có thực lực quân sự, họ phải đối mặt với nguy cơ các đối thủ sử dụng sức mạnh vượt trội hơn để giành ưu thế, giống như Trung Quốc đã hành xử tại Đá Vành Khăn năm 1995; bãi ngầm Scaborough năm 2012 và có vẻ như sẽ làm tương tự tại Second Thomas Shoal năm nay. Thậm chí ngay cả khi liên minh chặt chẽ với nhau thì các nước lớn và nước nhỏ không phải lúc nào cũng nhận thức về lợi ích giống nhau.


Hoặc, như trường hợp Việt Nam, liệu VN sẽ thừa nhận hầu hết các chuẩn mực và bác bỏ những gì có thể khiến VN trở nên dễ tổn thương trước đối thủ tranh chấp mạnh hơn, trong khi tìm cách bổ trợ cho sức mạnh quốc gia bằng một loạt các quan hệ quốc tế và hữu nghị đa dạng? Đối sách này dường như đã giúp Việt Nam tránh được sức ép quân sự từ Trung Quốc, ít nhất kể từ sự kiện Đá Chữ Thập năm 1988, nhưng nó cũng đòi hỏi Việt Nam phải hết sức kiềm chế trước những hành vi đe nẹt của Trung Quốc đối với các tàu cá và tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Trong cả hai đối sách trên, bằng cách kháng cự áp lực của Trung Quốc, nguy cơ leo thang quân sự luôn hiện diện.


Việc sử dụng sức mạnh chính trị tập thể của cộng đồng quốc tế cũng có vai trò nhất định. Các cuộc biểu tình của quốc tế ủng hộ những nước tuân thủ luật pháp quốc tế và phê phán những chính sách gây bất ổn và xói mòn các chuẩn mực pháp lý của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tính toán của mỗi nước. Chẳng hạn như vụ kiện của Philippines vể căn bản là một hành động mang tính chính trị. Các nước khác có thể công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với cách tiếp cận của Philippines nhằm giải quyết tranh chấp. Sức mạnh tổng hợp từ ý chí chính trị và việc sử dụng các thể chế pháp lý quốc tế có thể tạo ra một lực hút mạnh mẽ theo hướng ổn định thông qua sự tuân thủ chuẩn mực. Một trong những kết quả tốt đẹp nhất trong những trường hợp này là lực hút như vậy có thể dẫn tới những cuộc đàm phán song phương thực chất hơn so với trước.


Do vậy, có lẽ tác động lớn nhất trong vụ kiện của Philippines là buộc Trung Quốc phải mở lại tiến trình đàm phán song phương trên những điều kiện dễ chấp nhận hơn với Philippines. Chuyện tương tự có thể xảy đến với những nước khác có tranh chấp biển với Trung Quốc nếu như cộng đồng quốc tế công khai và mạnh mẽ bày tỏ sự ủng hộ đối với các giải pháp ngoại giao và thể chế cũng như lên án những hành vi giải quyết tranh chấp bằng vũ lực.

BDN (theo VietNamNet)

Monday, July 29, 2013

NGUYỄN NGỌC GIÀ * TRƯƠNG TẤN SANG

Trương Tấn Sang tự tay "giải thiêng" Hồ Chí Minh?

Cùng nhau "giải thiêng"!
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Đang loay hoay tìm ý tưởng viết đề tài đương kim Chủ tịch Việt Nam qua Mỹ với bức thư của Hồ Chí Minh gởi Harry S. Truman cách đây 67 năm mà nó được chuyển đến Barack Obama, bỗng bắt gặp "'Giải thiêng', thuật ngữ của sự phá hoại?" [1], do ký giả Mặc Lâm phỏng vấn TS. Vũ Thị Phương Anh về luận văn của Thạc sĩ Đỗ Thị Thoan đang ầm ào trên các diễn đàn, người ta gọi là "cuộc đấu tố" thời đại mới, một "nhân văn giai phẩm" thứ hai. Những con chữ này làm nhiều người rùng mình sởn ốc về tội ác của người cộng sản.
Chẳng lẽ cho đến ngày nay, người cộng sản lại tiếp tục muốn máu và nước mắt dân Việt tiếp tục tuôn chảy không dứt?
"Giải thiêng", tại sao không?
"Giải thiêng", nói nôm na, làm cho sự vật, hiện tượng trở nên bình thường như vốn có với sự phát triển tư duy của con người thông qua khoa học ngày càng thăng tiến. Nó không có nghĩa báng bổ hay chà đạp. Đừng "đồng hóa" một cách thô lậu, thiển cận như nhiều chục năm về trước. 
Giữa đời thực thế kỷ 21, với sự tiến bộ ào ạt của khoa học kỹ thuật thì giải thiêng là điều hiển nhiên như chúng ta... ăn cơm mỗi ngày. Đặc biệt, đối với xứ sở toàn trị độc đảng như Việt Nam, luôn muốn làm dân mụ mị trong những trò mê tín dị đoan thì "giải thiêng" càng vô cùng cần thiết và cấp thiết.
Giữa một thế giới năng động ngày nay, những ấu trĩ, ngờ nghệch cho đến đạo mạo, răn dạy theo kiểu bề trên, nên lùi vào dĩ vãng của thời đại mà một tiếng sét cũng gây hoảng hốt để gán ghép cho "ông thiên lôi" đang nổi giận (!). "Lôi thần" với chiếc búa cùng bộ mặt dữ dằn đã mất "thiêng" từ "khuya" rồi! Nên nhường "ông ấy" lại cho các nhà làm phim thần thoại.
Đã qua rồi cái thời, con cọp được kính cẩn gọi là "Ông Ba Mươi", con chuột được sợ sệt gọi là "Ông Tý" nhằm tránh phạm húy, hay sợ "nó" nghe được, "về" bắt người ăn thịt và quậy phá càng ác liệt, vì "cái tội" con người "dám" gọi đúng tên là "cọp", là "chuột" (!)
Cọp có quyền gọi là hổ. Chuột có quyền gọi là con vật truyền dịch hạch số một.
Mọi sự vật, hiện tượng nên được đặt tên và gọi đúng tên, một khi con người đã xác định đúng bản chất vốn có của nó.
"Giải thiêng" không chỉ là trả lại sự vật, hiện tượng tính đúng đắn của nó mà còn giải phóng con người thoát khỏi sợ hãi.
Đừng chụp mũ nó bằng chữ "nổi loạn", bởi giới trẻ ngày nay đang mắc kẹt giữa "sự tự do" và "nỗi sợ hãi".
Nguy hiểm là điều có thật, nhưng sợ hãi là một sự lựa chọn. "Người lớn" cần làm điểm tựa cho thế hệ trẻ chọn đúng cái họ cần.
Luận văn của Nhã Thuyên nói về nhóm "Mở Miệng" trong đó có những bài thơ mà TS. Vũ Thị Phương Anh bày tỏ:
"Trong đoạn văn của Đỗ Thị Thoan có nhắc đến nhóm Mở Miệng, nhóm này có nhắc đến Hồ chủ tịch. Và trong bài của Chu Giang coi chuyện đó như là tội trọng. Ông nói những hình tượng như Nguyễn Du và Hồ Chủ tịch thì không thể nói bằng từ giải thiêng được. Đìêu đó coi như là tuyệt đối thiêng liêng đời đời, chắc là như vậy. Tôi nghĩ đó là một thái độ rất trẻ con".
Quả là ông Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu không khác một đứa con nít! Đứa con nít của thời đại đầu thế kỷ 20. Thời đại không có internet, không có games show, chưa từng biết đến smart phone, chưa từng nghe hiphop. Một đứa con nít cổ lỗ lạc hậu với đầu ba vá và quẹt mũi bằng vạt áo với đôi chân trần chạy thoăn thoắt cùng những trò chơi: đánh đáo, ăn ô quan... và nghe tiếng sét trong mưa thì hốt hoảng... cầu trời (!)
Ai đã biến Hồ Chí Minh trở nên "linh thiêng"?
Tất nhiên ngoài bản thân Trần Dân Tiên tự ca tụng, còn hàng hàng lớp lớp các "đệ tử chân truyền", sẵn sàng tung hô vạn tuế ông ta như là "Hoàng a mã" bất diệt!
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Bác ơi - Tố Hữu)
Ai người Việt Nam không biết Nguyễn Huệ với danh xưng "anh hùng áo vải" qua câu thơ:
Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
(Ai Tư Vãn - Lê Ngọc Hân)
Có phải Tố Hữu đã chôm "áo vải" của vua Quang Trung rồi khoác lên cho Hồ Chí Minh?

Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên bác Hồ
Bông sen dành để lễ chùa
Cụ Hồ mãi mãi tôn thờ trong tâm.
(Bảo Định Giang) [2]
Ai người Việt Nam không biết hoa sen là biểu tượng hàng ngàn năm qua gắn liền với Phật, có phải Bảo Định Giang bước đến bàn thờ Phật "xin đểu" đóa sen để về gắn lên cho Hồ Chí Minh?
Bất kỳ ai nghi ngờ, có thể lên google vào phần "image" để thấy hằng hà sa số hình ảnh ông Hồ Chí Minh được lồng, được ghép, được photoshop đủ các kiểu với bông sen nhằm biến ông ta thành một "ông phật".
...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Viếng lăng bác - Viễn Phương)
Sau này nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã dùng cả bài thơ để viết ra nhạc phẩm "Viếng lăng bác".
Ai là người đã đặt ra "phong tục" quái dị: vừa đi vừa xá, khi vào lăng Hồ Chí Minh? Họ có bao giờ nghĩ hình ảnh vừa trôi theo dòng người vừa "xá lấy xá để" như nói rằng: "Bố ạ! con hãi lắm rồi!" và bỏ chạy trối chết trước tai họa, "ngày ngày" hôm nay người dân đang gánh chịu?!
Mặt trời thì đỏ. Không có gì để cãi. Và nó, cái màu đỏ đầy kích động và hào nhoáng đó bỗng làm nhà thơ Trần Dần thẫn thờ, ngơ ngác, ủ ê và rời rã:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ.
Nếu chưa đủ thuyết phục, có thể lần giở những tập thơ ca ra thêm:
...Cụ Hồ Chí Minh ánh dương vào trong ngục tù,
Tay công nhân của thế giới mới lên.
Cụ Hồ Chí Minh, đế quốc tan tành hết với sức dân trào cuốn...
(Ca ngợi Hồ chủ tịch - Văn Cao)
Hiện nay trong ngôn ngữ đời thường xảy ra hàng ngày, người ta quen tai với cách gọi Hồ Chí Minh: "ông Cụ", "Bác Hồ", "Hồ Chủ tịch". Cần "giải thiêng" nốt cho Hồ Chí Minh để ông ta trở về với đời thường như chính ông mong muốn thông qua di chúc cá nhân.
Ai "giải thiêng" hình tượng Hồ Chí Minh?
Ai có tư liệu và đủ "dũng cảm" đưa những người vợ của ông Hồ Chí Minh ra trước dư luận toàn thế giới?
Nói đến chi tiết này để nhắc về Vũ Kim Hạnh, người đã bị "lột áo" nhà báo khi đề cập đến Hồ Chí Minh có vợ con. Bà Vũ Kim Hạnh đâu phải là người duy nhất và trước hết biết vụ này. Bà chỉ gom góp tư liệu, đưa tin lại để rồi hứng chịu trận đòn "hội đồng" trong thinh lặng.
Trong một vụ "đánh hội đồng" khác cùng "hai bao cao su đã xài" nhơ nhớp ném thẳng vào mặt TS. Cù Huy Hà Vũ, báo Công An Nhân Dân thông qua bút danh Quý Thanh đã "giải thiêng" hình ảnh Hồ Chí Minh một lần nữa:
"Thường con người muốn lợi dụng ai thì trước hết biến người đó thành một biểu tượng" [3].
Quý Thanh đã lật mặt những kẻ "chủ mưu" "giải thiêng" một cách thô bạo hình ảnh Hồ Chí Minh bằng thủ đoạn "lợi dụng" như vốn diễn ra hàng chục năm qua.
Điều làm người ta tức cười, chính người cộng sản "linh thiêng hóa" để rồi tự "giải thiêng" ông Hồ trong cách thức ngô nghê của họ cùng sự đau đớn của nhiều "đồng chí" vẫn không chịu thoát khỏi giấc mộng "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ". Tuy thế, người cộng sản không chịu nhìn nhận chính họ "ngụy tạo" hình ảnh Hồ Chí Minh như phật, như thần. Họ thích "đổ thừa" cho người khác một cách vô liêm sỉ, qua vụ việc của Thạc sĩ văn chương Đỗ Thị Thoan.
Họ tự huyễn hoặc họ vẫn giữ hình tượng "linh thiêng" của ông Hồ bằng những đợt "học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhưng họ quên khuấy, chính "đồng chí" Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh Thừa Thiên Huế đã báng bổ "vị cha già dân tộc", thông qua cái bộp tai của nữ tiếp viên khi bị "ông" cộng sản này sàm sỡ. Hiện nay, "ông" cộng sản này đang bị điều tra về tội "khai man" [4] để "hưởng phúc" từ danh vị "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Người cộng sản "phong thành thánh", "biến thành phật" đối với Hồ Chí Minh để cố gắng "giải chấp" khi món "nợ đáo hạn" từ Trung Quốc không kham nổi, họ kêu gọi "người khác" "cứu trợ", thông qua chuyến đi Mỹ của Trương Tấn Sang mới đây.
Trương Tấn Sang tự tay "giải thiêng" Hồ Chí Minh?
Lần cuối cùng để đoạn tuyệt với quá khứ u mê hàng chục năm qua của người cộng sản, thông qua bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi Tổng thống Harry S. Truman?
Bối cảnh ra đời của bức điện tín nhiều người đã biết, lúc bấy giờ nước VNDCCH ở tình cảnh "trứng nước" khi người Pháp quay lại Đông Dương.
Giờ đây, không còn gì để chối cãi, Hồ Chí Minh cũng là một con người bình thường với đầy đủ "thất tình lục dục". Ông không "vĩ đại" đến nỗi cần "sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" (!). Lỗi không phải toàn bộ ở ông Hồ mà góp phần lớn từ những kẻ đã lợi dụng hình ảnh ông ta như Quý Thanh xác quyết.
Theo thông tin công khai trên báo chí, Trương Tấn Sang và Barack Obama có cuộc họp kín trước khi xuất hiện trước báo giới.
Nhiều người nghĩ rằng, lá thư 67 năm về trước đã được trao trong buổi họp kín. Có phải như thế, nên đài BBC đã viết [5]: "Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ"?
Nếu quả vậy, hành động của chủ nhân Nhà Trắng làm ông Sang bẽ mặt và càng thêm khó khăn khi "báo cáo" về chuyến đi đối với Bộ Chính trị ĐCSVN. Cũng không biết, "món quà" này do ông Sang tự chủ động tính toán riêng hay được sự đồng ý của các "đồng chí" trong Bộ Chính trị khi thực hiện chuyến Mỹ du?
Người Trung Hoa có câu: "Nếu là phúc không phải là họa, nếu là họa không thể tránh". Hy vọng ông Chủ tịch Việt Nam biết câu này để ứng phó, nếu như bức điện tín của ngày xưa, do ông "tự tung tự tác" thực hiện.
Dù tự ý hay được Bộ Chính trị đồng ý đem bức điện tín sang làm "quà", điều phải chấp nhận là sự "muối mặt" trước người Mỹ và thế giới với nhiều bài bình luận cho rằng người cộng sản Việt Nam đang bất lực và cầu xin Hoa Kỳ giúp đỡ. Đó chẳng là "tội giải thiêng" của Trương Tấn Sang đối với "Người là niềm tin tất thắng" sao? Một thách thức cho giới cầm quyền trước khi có ý định "đấu tố" nhà văn Nhã Thuyên?
Hồ Chí Minh chưa bao giờ "thiêng" trong con mắt các đời Tổng thống Mỹ, nay Barack Obama "tiết lộ" lá thư, càng phơi bày trước toàn thế giới nói chung và dân Việt Nam nói riêng, người cộng sản "làm chính trị" ngày càng tệ so với "tiền nhân" và "tiền nhiệm" của mình.
Giới cầm quyền hiện nay tỏ ra "phi nghệ thuật" khi mượn hình ảnh nhạt nhòa Hồ Chí Minh cùng nỗi thất bại đắng cay trong quá khứ để mưu cầu một thành công hôm nay trước sự leo thang ngang ngược của tập đoàn Tập Cận Bình? Thảm!
"Thuốc súng kém chân đi không" đã từng rất oai hùng, nhưng năm 2013, hình ảnh này không còn chỗ đứng để kêu gọi toàn dân như ngày xưa nữa!
Chính sách ngoại giao Việt Nam - các nhà quan sát hay gọi - "đi dây" đã lỗi thời trong tình thế hiện nay cùng với những tuyên bố huênh hoang từ cánh ngoại giao quân sự [6]: "...đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, làm bạn với các nước... Độc lập về chính trị, rồi đến độc lập về kinh tế, văn hóa, độc lập về quốc phòng an ninh....", chỉ trưng ra hình ảnh "anh hùng rơm" "chém gió", dù những đường gươm nghe xoàn xoạt nhưng chẳng hề hấn đến ai, bởi Việt Nam chưa bao giờ "tự chủ" nổi, ít nhất từ hội nghị Thành Đô 1990 với Nguyễn Văn Linh đã cam tâm chấp nhận phận "chư hầu" để giữ đảng, không phải giữ nước!
Chuyến đi của Trương Tấn Sang để lại vị đắng bằng bức điện 1946, có thể gọi là "đảng nhục" của họ mà người Việt Nam phải chịu lây, mang tên "quốc nhục"!
Tiêu diệt một dân tộc chưa chắc từ vật thể, đáng sợ hơn, đó chính là tiêu diệt văn hóa, bởi văn hóa là hồn cốt dân tộc một quốc gia. Người Tây Tạng đang chống chọi với sự triệt diệt tàn ác của Bắc Kinh bằng lời tố cáo đanh thép từ bộ phim "Lửa trong vùng đất của tuyết" [7].
Hãy "giải thiêng" hết đi! Ngay từ cái gọi là "16 chữ vàng" và "4 tốt" hoặc là một Tây Tạng thứ hai đang trưng ra dần trước mắt người Việt.
"Vội vã trở về" từ Trung Quốc, "vội vã ra đi" đến Mỹ, Trương Tấn Sang không làm được gì mới, hơn là bám vào "vai gầy áo mẹ" trong hành trang lếch thếch "Hà Nội ngày trở về" [8], thế sao?!

______________________________________

Chú thích:
 

No comments: