Wednesday, October 19, 2016

VIỆT CỘNG - ĐỘC TÀI - HÒA GIẢI - BIỂN ĐÔNG

Thursday, April 11, 2013

HUỲNH CÔNG THUẬN * THỦ TƯỚNG

Dư luận viên đã bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng

Huỳnh Công Thuận - Thật buồn cười khi bọn dư luận viên đã tự vả, tự tát vào mặt mình và còn bôi tro trát trấu mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong những ngày tòa án Hải Phòng diễn vở kịch xét xừ công khai "gia đình Đoàn Văn Vươn", công an an ninh thì chốt chận đuổi xô giải tán và bắt bớ những người ủng hộ gia đình anh Vươn mà những người dân này ủng hộ Thủ tướng NTD ngày 10/2/2012 đã công bố kết luận về việc cưởng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên lãng - Hải Phòng:
"UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn => gia đình anh Vươn vô tội"
Thật tội nghiệp thay cho nhà cầm quyền TP Hải Phòng với cả một bộ máy công an an ninh được tăng cường tối đa côn đồ cộng với cả một bầy 900 dư luận viên chuyên viết bài bôi nhọ đánh phá xuyên tạc những người dân chống áp bức bất công với biểu ngữ trên tay cùng nhau đứng biểu tình ngoài đường và các blogger biểu tình ủng hộ gia đình anh Vươn trên mạng.
Trái lại bọn công an, an ninh, dư luận viên hoàn toàn không viết được một bài, không một hình ảnh thực tế nào ra hồn và hoàn toàn không dám công khai làm một biểu ngữ nào minh chứng cho việc chúng "bảo vệ cái sai của chúng", bọn hèn với giặc ác với dân phải muối mặt lấy cắp hình ảnh của phóng viên nước ngoài chụp hình người dân trương biểu ngữ ủng hộ gia đình anh Vươn ngay bên ngoài tòa án, thậm chí bọn này lúng túng đến nỗi phải lấy hình ảnh của Blogger ủng hộ gia đình anh Vươn trên Facebook chụp trong buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013, bọn chúng xào xáo sửa lại nội dung một cách trơ trẽn thô thiển khi dòng chử viết tay vẫn còn phía dưới.
Nhưng điều đáng nói nhất ở đây là bọn chúng đã tự vã, tự tát vào mặt mình, bọn chúng còn bôi tro trát trấu vào mặt Thủ tướng NTD khi đưa những hình ảnh "xào nặn trơ trẽn" này vào chính trang web của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (nguyentandung.org) xem tại đây:
- Hình ảnh thật của Blogger Huỳnh Công Thuận chụp tại buổi cầu nguyện Công Lý & Hòa Bình tại nhà thờ DCCT tối 31/3/2013 với 3 dòng chữ viết tay:
Tự Do cho ĐOÀN VĂN VƯƠN
chúng ta là Đoàn Văn Vươn
- Hình ảnh bọn chúng sửa lại (còn để sót 1 dòng chử viết tay ở cuối):
Lạy ông con ở bụi này, giấu đầu lòi đuôi, gian mà không ngoan khi chúng xóa 2 dòng trên sửa lại nội dung lại để sót nguyên dòng cuối.
Vì vậy nay Blogger Huỳnh Công Thuận phải thêm vào hình ảnh ủng hộ gia đình anh Vươn 3 dòng có nội dung kết luận của Thủ tướng như sau:
"Ngày 10/2/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận "UBND Huyện Tiên Lãng sai hoàn toàn" => gia đình Đoàn Văn Vươn vô tội":
Huỳnh Công Thuận xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn đã phát hiện và báo cho biết.
Huỳnh Công Thuận 
DÂN LÀM BÁO

SRDJA PAPOVIC * ĐỘC TÀI

Vì sao độc tài không thích trò cười

Srdja Popovic, Mladen Joksic (Foreign Policy) Ngọc Hoà chuyển ngữ- Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ trên khắp thế giới phát hiện ra rằng sự hài hước là một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa toàn trị.

Srdja Popovic là giám đốc điều hành của Trung tâm Áp dụng Chiến lược và Cách Hành xử Bất Bạo Động (CANVAS) và là người đồng sáng lập nhóm ủng hộ dân chủ Otpor của Serbia. Ông cũng là Lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới khóa 2013.

Mladen Joksic làm việc cho Hội đồng Nhân đạo Carnegie trên các vấn đề quốc tế và là một nhà hoạt động của nhóm Otpor.
*
Mười lăm năm trước đây, khi phong trào ủng hộ dân chủ bất bạo động có tên là Otpor của Serbia chỉ là một nhóm nhỏ gồm 20 sinh viên và $50, chúng tôi quyết định giở một trò đùa. Chúng tôi lấy một thùng dầu, dán một hình ảnh của nhà độc tài Slobodan Milosevic của Serbia lên trên và đặt nó ở ngay giữa trung tâm khu phố mua sắm lớn nhất của Belgrade.

 Chúng tôi đặt một cây gậy bóng chày ở bên cạnh đó. Rồi chúng tôi đi uống cà phê, ngồi xuống để theo dõi trò đùa mở màn. Không bao lâu sau, hàng chục người đi mua sắm xếp hàng dài trên phố, từng người một chờ đợi một cơ hội để có thể dùng gậy đánh “Milosevic” - kẻ bị rất nhiều người khinh miệt, mà hầu hết không ai dám chỉ trích vì quá sợ hãi. Khoảng 30 phút sau, cảnh sát đến. Khi đó chúng tôi nín thở chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. 
Cảnh sát của Milosevic sẽ làm gì? Họ có thể bắt giữ những người mua sắm, nhưng vì cớ gì? Họ cũng không thể bắt giữ thủ phạm vì chẳng thấy chúng tôi ở đâu cả. Cảnh sát của Milosevic rốt cuộc đã làm gì? Điều duy nhất mà họ có thể làm là: bắt giữ cái thùng. Hình ảnh hai viên cảnh sát nhét cái thùng vào trong xe cảnh sát là bức ảnh ấn tượng nhất ở Serbia trong nhiều tháng. Milosevic và bè đảng của ông ta trở thành trò cười của dân tộc, còn Otpor trở thành thương hiệu của mọi nhà.

Trò đùa nổi tiếng của Otpor: “Cái thùng Slobodan Milošević” (Ảnh: Internet)

Cách mạng là một hoạt động nghiêm túc. Chỉ cần nhớ lại những khuôn mặt cộc cằn của các nhà cách mạng thế kỷ 20 như Lenin, Mao, Fidel và Che. Họ hiếm khi có thể nở một nụ cười. Nhưng tiến nhanh về phía các cuộc biểu tình của thế kỷ 21, bạn sẽ thấy một hình thức mới của chủ nghĩa hành động đang phát huy tác dụng. Sự cáu kỉnh đáng sợ của các cuộc cách mạng trong quá khứ được thay thế bằng sự hài hước và châm biếm. Các nhà hoạt động bất bạo động ngày nay đang khuyến khích một sự thay đổi chiến thuật biểu tình từ sự giận dữ, oán giận, và thịnh nộ sang một hình thái mới sắc bén hơn, bắt nguồn từ trò đùa, còn gọi là: “Chủ nghĩa đấu tranh bằng tiếng cười” (laughtivism).

Chỉ cần lấy ví dụ Trung Đông và Bắc Phi, nơi những người biểu tình bất bạo động đang sử dụng tiếng cười và sự hài hước để thúc đẩy những lời kêu gọi dân chủ của họ. Tại Tunisia, vào tháng Giêng năm 2011, vào lúc cao điểm của các cuộc biểu tình chống lại Ben Ali, một người đàn ông duy nhất - sau này trở thành bất hủ như một siêu anh hùng, còn gọi là Thủ lĩnh Bánh mì (Captain Khobza) - chống trả lại những kẻ trung thành với Ben Ali bằng tài hóm hỉnh sắc bén và bánh mì baguette của Pháp.

Tại Ai Cập, một video kỳ dị mô tả Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsy như nhân vật Super Mario của trò chơi điện tử đang phát tán trên YouTube trong tháng ba này. Ở Sudan, các sinh viên chế giễu nhà độc tài Omar al-Bashir của Sudan bằng các cuộc biểu tình “liếm khuỷu tay” - một thuật ngữ liên quan đến lời xúc phạm mà ông này sử dụng để bôi nhọ phe đối lập dân chủ. Ngay cả tại Syria - nơi cuộc nội chiến đã cướp đi 70.000 tính mạng - các hình vẽ graffiti trào phúng và khẩu hiệu chua cay chống lại Assad đã gây kích thích các cuộc biểu tình đường phố.

Trong trường hợp cần nhắc lại để ai cũng biết, sự dính líu đến chính trị của các diễn viên hài ở Trung Đông gần đây gây chú ý qua việc chính quyền Ai Cập quyết định đưa ra cáo buộc hình sự đối với chủ nhiệm của các buổi nói chuyện truyền hình, ông Bassem Youssef (người đàn ông thường được mô tả như là “gã Jon Stewart của Ai Cập”). Hành động của chính phủ Mohamed Morsy xác nhận rằng sự hài hước có khả năng khiến cho các thế lực cầm quyền bối rối. (Vào thời điểm này, ông Youssef vẫn được tại ngoại.)

Nhưng cách áp dụng chiến lược hài hước không chỉ giới hạn riêng ở Trung Đông và Bắc Phi. Tại Hoa Kỳ, các biểu tình viên “Chiếm Phố Wall” thường xuyên sử dụng sự hài hước để chế giễu các công ty Mỹ. Ai có thể quên những người biểu tình gây tức cười bằng cách cải trang thành các chú hề đấu bò tót đang thuần hóa tượng bò tót huyền thoại của phố Wall? Ngay cả ở Tây Ban Nha, nơi người biểu tình bị gọi là “những kẻ tức tối” (Indignados), tiếng cười là một vũ khí hiệu nghiệm.

 Các cuộc biểu diễn sân khấu trào phúng, cuộc huy động đám đông chớp nhoáng (flash mob), và sự bùng nổ dường như tự phát của ca hát và nhảy múa trở thành điểm nổi bật của phong trào chống chủ nghĩa tư bản ở Tây Ban Nha, giúp giảm căng thẳng và duy trì lòng nhiệt tình trong hai năm và hơn nữa. Người Nga cũng đã truyền tiếng cười vào các cuộc biểu tình của họ - bằng cách sử dụng tất cả mọi thứ từ bao cao su, con trăn, đồ dùng bệnh viện tâm thần, thậm chí cả đồ chơi Lego để chọc cười Putin.

Có một lý do tại sao sự hài hước được truyền vào kho vũ khí của người biểu tình ở thế kỷ 21: Nó hiệu nghiệm. Đối với mọi người, sự hài hước phá vỡ nỗi sợ hãi và xây dựng lòng tin. Nó cũng bổ sung thêm một yếu tố giảm nhiệt cần thiết, giúp các phong trào thu hút thành viên mới. Sau cùng, sự hài hước có thể kích động những phản ứng vụng về từ phía những kẻ chống lại phong trào. Các hành vi tuyệt vời nhất của trò cười buộc các đối tượng của nó rơi vào kịch bản cùng mất, xói mòn độ tin cậy của một chế độ bất kể nó phản ứng ra sao. Những hành động này không chỉ vượt qua ranh giới của trò đùa, chúng ăn mòn chất vữa giúp các nhà độc tài tồn tại: nỗi sợ hãi.

Hãy trở lại với Ai Cập thêm một lần nữa. Trong nhiều thập kỷ, Ai Cập của ông Mubarak là một quốc gia mà ở nơi đó đối lập chính trị bị dập tắt bởi bàn tay lạm dụng quyền xử phạt, bắt giữ và giết người bằng công cụ nhà nước. Mubarak sống trên nỗi sợ hãi đó, và ông ta có mọi lý do để hy vọng rằng có thể sử dụng nó để đè bẹp các cuộc biểu tình nổi lên từ gót chân của cuộc cách mạng Tunisia vào đầu năm 2011. Đó là lý do tại sao ông ta tố cáo người biểu tình phục vụ “các kế hoạch nước ngoài.” Nhưng thay vì mắc mưu chế độ, các nhà hoạt động thành công trong việc sử dụng văn hóa sợ hãi của Mubarak để chống lại ông ta. 
Trong những ngày đầu của cuộc biểu tình chống Mubarak, các nhà hoạt động đã mang đến Quảng trường Tahrir các máy tính xách tay thông thường với lời khiếu nại khéo léo: Họ đã để các kế hoạch nước ngoài của họ ở nhà. Sự thách thức của họ lan rộng nhanh chóng ra khỏi Quảng trường Tahrir, thường được thúc đẩy bởi các phương tiện truyền thông mới. Một thông điệp máy tính mô tả dòng chữ “Cài đặt Tự do” trên màn hình, hiển thị các tập tin được sao chép và dán từ một thư mục có tên là “Tunisia”. Bức ảnh này đi kèm với một thông báo lỗi ghi là “Không thể cài đặt Tự do: Hãy xóa ‘Mubarak’ rồi thử lại.”

Hài hước nhanh chóng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông chống lại ông Mubarak để phục vụ cho hai mục đích chính. Một mặt, lối chơi chữ dí dỏm, các biếm họa chua cay, và những màn trình diễn chế giễu làm cho ai cũng cảm thấy “thoải mái” khi đến quảng trường Tahrir và được nhìn nhận là tham gia hoạt động chính trị. Mỗi ngày, những đám đông lớn hơn cùng các gương mặt mới tham gia vào các cuộc biểu tình tại quảng trường - không phải chỉ vì họ muốn hất cẳng ông Mubarak, nhưng cũng bởi vì họ muốn trở thành một phần của “sự bùng nổ khôi hài” đang diễn ra trên toàn quốc.

Những người biểu tình ngày nay hiểu rằng sự hài hước tạo ra một cổng vào giá rẻ cho người công dân bình thường, những người không tự coi mình là đặc biệt quan tâm đến chính trị, nhưng bị chán nản và mệt mỏi với chế độ độc tài. Hãy mang lại tiếng cười cho cuộc biểu tình, người ta sẽ không muốn bỏ lỡ dịp hành động.

Mặt khác, các hoạt động hài hước và mưu mẹo nhắc nhở với thế giới bên ngoài rằng người biểu tình Ai Cập không phải là “những gã đàn ông trẻ tuổi bất bình” hoặc những kẻ cực đoan cuồng tín mà chế độ khiến cho họ tin tưởng như vậy. Một cách hiệu quả, sự hài hước truyền đạt một hình ảnh tích cực về cuộc nổi dậy của người Ai Cập và giành được thiện cảm của cộng đồng quốc tế.

Đó là một thông điệp mà giới trẻ của mùa xuân Ả Rập đã không quên. Sự đón nhận bản nhạc video “Shake Harlem” của thanh thiếu niên tại Ai Cập và Tunisia gần đây đã biến hoạt động chia sẻ nội dung trên mạng (Internet meme) thành một cuộc biểu tình châm biếm sôi nổi, nhấn mạnh đến những khát vọng sáng tạo dân chủ của rất nhiều người trẻ trên toàn khu vực. Một lần nữa, cộng đồng quốc tế buộc phải thừa nhận rằng giới trẻ trong khu vực không chỉ là những kẻ hooligans của bóng đá trên đài truyền hình - họ là những thanh thiếu niên trẻ tuổi háo hức nắm lấy thời cơ dân chủ. Họ chỉ muốn có thể làm việc đó một cách vui vẻ.

Hàng triệu người khác trên thế giới cũng làm như vậy. Bằng cách sử dụng hài hước, các nhà hoạt động đẩy những kẻ chuyên quyền rơi vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan: chính phủ có thể trấn áp những người chế giễu mình (và khiến cho chính mình thậm chí còn trở nên lố bịch hơn trong hành động) hoặc phớt lờ các hành vi châm biếm nhằm chống lại mình (và gây nguy cơ mở đường cho cơn lũ bất đồng chính kiến tràn vào). Thật vậy, khi phải đối mặt với một hành động nhạo báng trắng trợn, các chế độ đàn áp không có những lựa chọn tốt. Cho dù làm bất cứ việc gì, họ đều bị thua thiệt.

Nhưng có lẽ ví dụ tốt nhất đến từ Liên bang Nga của Putin. Tại đây xảy ra một cuộc biểu tình phản đối Putin ở Siberia bằng gấu bông, con chữ Lego, và các bức tượng South Park nhỏ. Đó chỉ là đồ chơi - không con người nào được phép tham gia. Rồi điều gì đã xảy ra? Các nhà chức trách Nga có tìm thấy thủ phạm không? Họ có bắt giữ các đồ chơi không? Bạn đánh cược rằng họ đã làm vậy. Sau khi tịch thu các bức tượng Lego nhỏ, các nhà chức trách Siberia áp đặt một lệnh cấm chính thức đối với tất cả các cuộc biểu tình bằng đồ chơi trong tương lai. Trên cơ sở nào? Lý do là đồ chơi được sản xuất tại Trung Quốc.

Trong những tháng sau đó, trò cười của các quan chức gặp rắc rối ở Siberia đã lan tỏa nhanh chóng. Trong quá trình này, chúng nhắc nhở các nhà độc tài trên toàn thế giới biết rằng một khi tiếng cười và sức mạnh nhân dân vùng thoát khỏi sự giam cầm, không có gì có thể ngăn chúng lại.

Hài hước chính trị thuộc dạng cổ xưa như bản thân chính trị. Châm biếm và giễu cợt đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để nói lên sự thật trước cường quyền. Chúng truyền vào các cuộc biểu tình chống lại Liên Xô trong những năm 1980, các cuộc biểu tình hòa bình trong những năm 1960, và truyền cảm hứng cho các phong trào kháng chiến ở các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc xã chiếm đóng trong những năm 1940. Tuy nhiên, các nhà hoạt động bất bạo động ngày nay đã nâng sự hài hước lên cấp độ khác. Tiếng cười và niềm vui không còn thuộc về bên lề trong chiến lược của một phong trào; giờ đây chúng phục vụ như là một phần trọng yếu trong kho vũ khí của các nhà hoạt động, đem lại cho phe đối lập một bầu không khí thoải mái, giúp phá vỡ nền văn hóa bị thấm nhuần bởi sợ hãi trước chế độ, và kích động chế độ gây ra những phản ứng làm xói mòn tính hợp pháp của nó.

Tất nhiên, chỉ bởi vì tiếng cười bây giờ là phổ biến trong cuộc đấu tranh bất bạo động, việc sử dụng tiếng cười không có nghĩa là dễ dàng. Ngược lại, cuộc đấu tranh bằng tiếng cười đòi hỏi một nguồn sáng tạo liên tục để duy trì sự hiện diện trên các trang tin tức, các trang nhất của báo chí và trên mạng tweet, cũng như việc duy trì đà phát triển của phong trào. Nếu thiếu tính sáng tạo và sự nhanh trí, cuộc đấu tranh bằng tiếng cười có thể bị suy yếu trước khi phong trào đạt được tham vọng. Nếu thiếu tính kỷ luật và phán đoán đúng đắn, sự nhạo báng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn và bạo lực.

Nhưng một khi hiệu nghiệm, thì nó thực sự hiệu nghiệm. Trong trường hợp cái thùng bị bắt ở Serbia, ban đầu có vẻ như đó chỉ là những hành vi hài hước riêng lẻ, nhưng chúng sớm chứng tỏ khả năng truyền nhiễm, tạo cảm hứng cho các nhà hoạt động trên khắp đất nước. Chẳng bao lâu sau, Otpor từ một nhóm sinh viên nhỏ chuyển biến thành một phong trào quốc gia gồm 70.000 thành viên. Một khi rào cản của nỗi sợ hãi bị phá vỡ, Milosevic không thể ngăn chặn được nữa.

Ngọc Hoà chuyển ngữ

Nguồn: Dịch từ tiếng Anh: Srdja Popovic & Mladen Joksic, Why Dictators Don’t Like Jokes, Foreign Policy, ngày 05 Tháng Tư 2013.
Bản Tiếng Việt © 2013 The Pacific Chronicle

TRẦN TRUNG ĐẠO * HÒA GIẢI VỚI AI?


Bài Viết
3. Văn Hóa - Xã Hội, 7. Diễn Đàn Bạn Đọc

Trần Trung Đạo: Hòa giải với ai, kẻ đã chết hay người đang chịu đựng?

Trần Trung Đạo

ntbhSự kiện đảng CSVN cho phép trùng tu và ngay cả Thứ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đã đến viếng thăm và thắp hương trước đài tưởng niệm anh linh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa được nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu của tinh thần hòa giải.
Giả thiết đó là chủ trương có thật, giới lãnh đạo đảng CSVN cần hòa giải với ai trước, những người đã chết trong cuộc chiến hay những người đã và đang chịu đựng lầm than dưới ách độc tài của Đảng ?
Những người đã chết, dù người lính VNCH đã hy sinh để bảo vệ miền Nam tự do hay người lính miền Bắc chết oan ức chỉ vì ăn nhầm chiếc bánh tẩm thuốc độc “thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc” của Đảng đều chưa cần hòa giải. Hòa giải thật sự và trước hết phải được thực thi với những người suốt 38 năm qua chịu đựng đưới ách độc tài toàn trị của đảng CSVN.
Hòa giải với đại bộ phận dân tộc đang chịu đựng không thể là một khẩu hiệu tuyên truyền mà phải dựa trên các nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội cần thiết, và các nền tảng đó chính là sự thật, tự do, dân chủ và bình đẳng.


Hòa giải là con đường hai chiều, chiếc cầu nối nhau bằng nhiều nhịp, không ai có thể đứng bên này bờ và bắt người khác phải bơi qua sông để hòa giải với mình.
Gần 38 năm, giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam có tất cả những phương tiện để thực thi hòa giải hòa hợp dân tộc nhưng họ đã không làm. Lý do, nếu làm thì họ không phải là Cộng Sản. Hòa giải hòa hợp dân tộc đặt cơ sở trên sự bao dung, bình đẳng vốn đi ngược lại mục tiêu thống trị Việt Nam bằng các phương tiện bạo lực mà đảng đã và đang dùng.
Ngày nay, trên khắp ba miền đất nước, hàng ngàn đồng bào, nhất là tuổi trẻ vẫn đang đốt cháy tuổi xuân trong bốn bức tường đen chỉ vì họ đã gióng lên khát vọng dân chủ, tự do, nhân bản thật sự của dân tộc Việt Nam. Và tại hải ngoại, đại đa số trong số 300 ngàn trí thức Việt Nam, như nhiều nguồn ước lượng, vẫn không hợp tác với đảng và nhà nước CSVN. Họ chẳng phải thuộc thành phần “bám theo chân đế quốc” hay “chống Cộng tới cùng” gì đâu mà là những người thật sự quan tâm cho tương lai dân tộc.
Việt Nam phải vượt qua. Việt Nam phải thăng tiến. Nhưng chướng ngại lớn nhất trên con đường dẫn tới một tương tốt đẹp, tự do, dân chủ, giàu mạnh không phải vì thiếu hòa giải, hòa hợp mà quan trọng hơn vì cơ chế độc tài đảng trị như một bức tường đang chắn ngay trước lối đi lên. Một khi cơ chế độc tài sụp đổ, cây dân chủ tươi xanh, dân tộc đoàn viên, hòa giải hòa hợp tự nhiên sẽ đến mà không cần ai ban phát.
Ngày đó, những người đã chết, dù chết ở đâu, An Lộc, Bình Long, Trị Thiên, Trường Sơn hay thân xác đang nằm bơ vơ trên hải đảo xa xôi Koh Kra, Palawan, Pulau Bidong, Sungai Besi, Bataan, Whitehead, Panat Nikhom, Galang cũng sẽ được quy hồi, cải táng, khói hương.
Ngày đó, cả dân tộc có thể sẽ ôm nhau khóc một lần cho cạn hết nỗi đau để rồi sau đó cùng nhau nỗ lực cho một tương lai tự do, nhân bản, dân chủ và thịnh vượng cho đời đời con cháu mai sau.

TRẦN MINH KHÔI * TRĂN TRỞ


Trang Chủ

Trăn trở đời người

Trần Minh Khôi

(Xong việc, đã qua một ngày khác, mà vẫn không ngủ được vì cái tin nhắn của bạn qua facebook. Bạn đặt ra vấn đề ý nghĩa của cuộc sống và các vấn đề của triết học. Là những trăn trở đời người. Viết cái note này cho bạn không để trả lời mà để chia sẻ. Tôi cũng viết cho chính tôi.)
1. Tình yêu
Nếu có cái gì đó quan trọng nhất trong cuộc đời bạn thì cái đó phải có khả năng giúp bạn trả lời các câu hỏi của bạn: Làm sao để xác định xem mình thực sự muốn cái gì? Con người mình là ai? Sứ mệnh của mình trong cuộc sống của mình là gì? Và nhiều câu hỏi khác nữa.
Rất may mắn, câu hỏi “cái gì quan trọng nhất” là một câu hỏi dễ trả lời. Tình yêu. Nếu không có tình yêu thì mọi thứ khác – ý chí, tham vọng, tư tưởng, ước mơ – đều vô nghĩa. Yêu một xứ sở, yêu một người đàn bà, một bản nhạc, một buổi chiều nắng hay mưa gì cũng được. Phải yêu một cái gì, một ai đó, một điều gì đó ngoài chính mình. Nếu một khoảnh khắc nào đó bạn nhắm mắt lại và hỏi rằng mình có đang yêu một cái gì đó, một ai đó, một điều gì đó không và câu trả lời là không thì có lẽ bạn phải dừng lại để đi tìm một cái gì đó, một ai đó, một điều gì đó để yêu. Mọi thứ khác có thể đợi.

Điều này rất quan trọng. Cái khoảnh khắc mình ngừng yêu là mình ngừng sống. Bi kịch là ở chỗ mình sẽ không biết mình đã ngừng sống. Thử thách lớn nhất vẫn là làm sao để tình yêu không chết trong ngụp lặn của đời thường.

2. Những giấc mơ
Như một mầu nhiệm của tạo hóa (và nếu bạn có đức tin như tôi thì đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa, và tình yêu là một mặc khải của Ngài – bạn có thể tìm kiếm những ý niệm tương đương trong những đức tin khác), tình yêu đem những giấc mơ đến cho chúng ta. Không yêu thì không mơ được.
Tình yêu phải lớn thì mới có những giấc mơ lớn, đủ lớn để xứng đáng cho chúng ta theo đuổi cả đời người. Sự lựa chọn đầu đời, do đó, rất quan trọng. Yêu cái gì, ai, điều gì cũng được, nhưng tình yêu đó phải đủ lớn để có những giấc mơ lớn.

Tình yêu và những giấc mơ giữ cho mình đứng thẳng. Tôi không tin vào cái gì gọi là “bản chất” của một người. Không có người tốt người xấu. Chỉ có con người và sự lựa chọn và hành xử của họ ở một thời điểm là tốt hay xấu mà thôi. Bất cứ ai cũng có thể sụp đổ, có thể ngã quỵ, có thể gian manh, có thể lừa đảo, có thể tàn bạo bất cứ lúc nào. Chính tình yêu và những giấc mơ lớn giữ cho mình không sụp đổ, không ngã quỵ, không gian manh, không lừa đảo, không tàn bạo. Đơn giản là những lựa chọn và hành xử đó không xứng đáng với tình yêu và những giấc mơ của mình. Không xứng đáng thì mình không lựa chọn, thế thôi. Chúng ta tránh phải đối diện với các vấn đề đạo đức khi chọn đối diện với cái đẹp. Mọi thứ phải đẹp để xứng đáng với tình yêu và những giấc mơ.
3. Ý chí
Lúc đầu đời ai cũng có cái để yêu: một hình ảnh, một ký ức, một người bạn, một hành xử đẹp, một ý tưởng cao thượng. Và ai cũng có những giấc mơ. Thế rồi tình yêu và những giấc mơ đó lần lượt ra đi. Lý do thì nhiều: cơm áo gạo tiền, quan hệ, quyền lực, nghề nghiệp, những lựa chọn sai, những bất hạnh, và hàng ngàn thứ khác. Có điều này: nếu không có ý chí chúng ta sẽ không đủ sức để theo đuổi những giấc mơ.
Ý chí không phải là thứ trên trời rơi xuống. Nó phải được nuôi dưỡng. Nó cần một không gian để sống và trưởng thành. Nhưng đó là một đề tài khác cho một dịp khác. Nói ngắn lại, không có tình yêu sẽ không có những giấc mơ. Không có tình yêu thì không có gì nuôi dưỡng ý chí để theo đuổi những giấc mơ.
Tôi viết hơn bảy trăm chữ mà vẫn chưa trực tiếp trả lời những câu hỏi của bạn. Nhưng đến đây có lẽ chúng ta không cần phải trả lời nữa. Thực ra thì mình là ai, mình muốn gì, mình có mặt trên đời này để làm gì có gì quan trọng đâu? Đơn giản là nếu không có mình thì cuộc đời này vẫn thế mà? Không có mình thì sáng mai mặt trời vẫn mọc. Không có mình thì mùa đông tuyết vẫn rơi.
Có lẽ vấn đề là phải đặt lại những câu hỏi: Tình yêu của mình là gì? Những giấc mơ của mình là gì? Mình có còn đủ ý chí để theo đuổi những giấc mơ đó không? Tin tôi đi, không ai có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi này ngoài chính bạn.
4. Các vấn đề của hệ thống lý thuyết và tư duy
4a. Nói chung là các vấn đề của triết học.
Tôi có cảm giác là các thế hệ Việt Nam, tính từ cái thế hệ sinh viên Sài Gòn của những năm ’60, đi ra đường luôn nhét vào túi một cuốn sách của Henry Miller hay của Jean Paul Sartre, đều bị ám ảnh bởi triết học, hay sự nghèo nàn của nó trong không gian tư duy tiếng Việt. Điều này bình thường. Tiếng Việt, như một công cụ của tư duy triết học hiện đại, là một ngôn ngữ khá mới. Chúng ta không cần phải mặc cảm vì điều này. Lựa chọn của chúng ta là gì? Học thêm một ngôn ngữ khác để tiếp cận với triết học hiện đại? Hay lờ nó đi. Nếu bạn muốn bạn cứ lờ nó đi. Triết học, hiểu theo nghĩa những hệ thống tư duy hoàn chỉnh, không quan trọng như người ta vẫn cố quan trọng hóa nó đâu.
Đương nhiên, chúng ta cũng không thể hoàn toàn thoát ra khỏi các hệ thống triết học, vì cuối cùng rồi thì những giá trị mà chúng ta theo đuổi – những giấc mơ – phải được mô tả bằng ngôn ngữ của chúng. Ở đây có một chọn lựa chấp nhận được: tiếp cận các giá trị mà không cần phải hiểu rõ ràng thứ ngôn ngữ mô tả chúng.
Lấy “công lý” làm ví dụ. John Rawls và Amartya Sen phải viết mấy cuốn sách dày (A theory of justice, Political liberalism, The idea of justice,…) để giải thích khái niệm công lý của họ. Chúng ta có cần phải hiểu hết những gì họ viết để xây dựng cho mình một ý niệm về công lý không? Đương nhiên không. Cái khó ở đây là làm sao có được những nền tảng căn bản – thật ra chỉ là một số khái niệm hỗ trợ – để tiếp cận các giá trị đó.
Chúng ta tiếp cận thế giới qua lăng kính của các hệ thống tư duy, dù chúng ta có ý thức được sự hiện diện của chúng hay không. Điều này không lẩn tránh được. Vấn đề là phải luôn ý thức được là chúng ta luôn tiếp cận thế giới qua một lăng kính nào đó. Sự bao dung và đa nguyên đến từ đây. Không có chân lý duy nhất.
Lăng kính nào?
4b. Vài vấn đề của tư duy tiếng Việt
Từ hơn một trăm năm nay, nhiều hệ thống tư duy đã được nhập khẩu vào Việt Nam để thay thế cho sự tàn lụi của tư duy Nho giáo. Gọi là hội nhập cũng được, gọi là Tây hóa cũng được, gọi là hiện đại hóa, văn minh hóa gì gì cũng được thì vẫn không thay đổi sự thật này: chúng ta đang vật lộn với các hệ thống tư duy mới với một công cụ chưa trưởng thành cho tư duy triết học: tiếng Việt (*). Có thể phải mất một trăm năm nữa, hoặc có thể chẳng bao giờ, để tiếng Việt có khả năng dung nạp các hệ thống tư duy này. Đây là một vấn đề lớn khác.
Một điều rủi ro khác của việc học triết học bằng tiếng Việt là bạn sẽ bị rơi vào trong sự đóng băng của ngôn ngữ. Gần như tất cả các hệ thống tư duy khi phản chiếu qua tiếng Việt đều đóng băng trong khung thời gian của nó. Trong khi các hệ thống tư duy này vẫn biến đổi trong dòng chảy chung của tư duy nhân loại thì cái phần phản chiếu qua tiếng Việt đóng băng trong tình trạng ao tù. Điều này từng đúng với Nho giáo, với Công giáo, đúng với chủ nghĩa cộng sản, với chủ nghĩa dân tộc, và với hàng chục thứ chủ nghĩa khác.
Hai trong số các hệ thống tư duy có ảnh hưởng lớn nhất là chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa dân tộc. Bạn có thể tìm thấy đây đó, ngay chính trong bản thân mình, dấu vết của của hiện sinh, của thực dụng, của thiền, của những ý tưởng Nho giáo còn sót lại, nhưng có thể nói, mấy thế hệ sinh viên Việt Nam vừa qua bị giam hãm trong hai cái lao tù này là chính. Làm sao để thoát ra? Và một câu hỏi khác trước đó: có cần phải thoát ra không?
Chúng ta đang cố gắng xây dựng một không gian đa nguyên, một không gian mà ở đó mọi hệ thống tư duy, mọi thứ chủ nghĩa đều có quyền được tồn tại. Điều này gợi ý rằng việc chọn lựa một lăng kính tư duy trở thành những lựa chọn cá nhân và chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân đó, không có gì phải tự hào về chúng. Không gian đa nguyên sẽ được xây dựng, không phải trên nền tảng của một hế thống tư duy nào đó, mà trên nền tảng của những giá trị chung mà các hệ thống tư duy này có thể thương lượng được. Công lý, quyền con người, tự do, quyền sở hữu tài sản, quyền được quyết định vận mệnh chính trị của mình là những ví dụ về những giá trị chung đó.
Tôi muốn nhấn mạnh đến tính bất dung đến chủ nghĩa Marx/cộng sản và chủ nghĩa dân tộc. Cả hai có vài điểm chung. Chúng tôn thờ một thực thể cao hơn mỗi con người – giai cấp và tổ quốc/dân tộc; chúng áp đặt cái mà chúng gọi là quy luật – nghĩa là một thứ tương lai có thể dự phóng trước – để chà đạp con người. Không ngạc nhiên, chúng trở thành công cụ hữu ích cho những kẻ đam mê quyền lực; chúng chống lại những giá trị chung mà một không gian đa nguyên muốn nhắm đến. Người ta có thể rao giảng tự do, giải phóng, công lý, quyền con người, vân vân…, nhưng nếu họ cổ xúy một ý niệm, một thực thể nào đó cao hơn con người thì họ không đáng để tin cậy: trong họ luôn tiềm ẩn những nguy cơ chống lại con người.
Sự chọn lựa là của bạn. (Thật ra, trong không gian tiếng Việt, bạn không có nhiều chọn lựa đâu.) Nhưng lưu ý rằng không có sự lựa chọn nào hoàn toàn chân lý.
5. Sắp xếp các ý tưởng lại với nhau
Không nên suy nghĩ nhiều quá. Cứ sống cho hết tấm lòng của mình, mơ cho đến tận cùng của những khả năng có thể, đi cho đến tận cùng cảm xúc, cháy cho hết ngọn lửa nhiệt huyết. Thảng hoặc mình sẽ dừng lại, sẽ đối chiếu, sẽ quy nạp, sẽ nhìn quanh, sẽ nhìn xa về phía trước, sẽ nhìn ngược lại phía sau nhưng cuộc sống là để sống chứ không phải để nghĩ.
Một triết gia Việt Nam mà tôi mến mộ, ông Lý Đông A, có một lời khuyên rất hay: tri hành đồng tiến. Tính nhị nguyên của ngôn ngữ không cho phép diễn tả ý niệm này một cách chính xác được. Với Lý Đông A, tri (là) hành, hành (là) tri, tri hành đồng (tiến). Nghĩ (là) sống, sống (là) nghĩ – nghĩ/sống không có chữ “là”. Ý niệm này khác với các ý niệm như tư tưởng định hướng hành động, vân vân. Nói “tư tưởng” định hướng “hành động” có nghĩa là “tư tưởng” và “hành động” là hai thứ khác nhau. Nói “tri hành đồng” là có nghĩa “tư tưởng” và “hành động” là một.
Tôi hình dung đến đây thì mọi chuyện có vẻ rối rắm: tình yêu, ước mơ, ý chí, giá trị, nghĩ/sống, và một loạt những chuyện khác. Tôi có một gợi ý thế này: Không suy nghĩ nữa. Mở cửa đi ra ngoài tìm một công việc để làm, một công việc nào đó nhằm đến mục đích thay đổi cuộc đời của một ai đó theo hướng tốt đẹp hơn. Và thực hiện nó. Nếu bạn không đủ sức để làm một mình thì tìm vài người bạn khác để làm chung. Công việc đầu tiên sẽ rất khó khăn vì có thể tình yêu chưa có ở đó, ước mơ chưa đến, ý chí chưa mạnh, các hệ thống giá trị chưa hình thành. Nhưng bạn sẽ thấy sự mầu nhiệm của những công việc nhằm đến mục đích thay đổi cuộc sống của người khác theo hướng tốt đẹp hơn, ngay cả khi bạn thất bại.
Hãy tin tôi, trong cuộc đời này không có gì cao thượng hơn, xứng đáng hơn là được làm một việc gì đó để thay đổi cuộc sống của người khác theo hướng tốt đẹp hơn. Tình yêu, những giấc mơ, ý chí, và những thứ quý giá khác chỉ có thể được thể hiện, được cảm nhận, được hiểu qua ngôn ngữ của những công việc này mà thôi.
Rất mong một ngày nào đó cuộc đời sẽ đưa chúng ta đi ngang qua nhau để cùng làm chung những công việc xứng đáng đó.
Nhiều may mắn, bạn nhé!
Khôi.
(*) Vấn đề sự trưởng thành của tiếng Việt như một công cụ tư duy triết học là vấn đề có thể tranh cãi. Tuy nhiên điều này thì không cần phải tranh cãi: chúng ta không thể học/hiểu/tiếp cận một cách thấu đáo rất nhiều hệ thống lý thuyết và tư duy hiện đại chỉ bằng tiếng Việt. Bạn có thể gọi hiện tượng này với một tên khác nhưng đối với tôi, đây là sự thiếu trưởng thành của tiếng Việt.
Saturday, February 23, 2013 at 11:45am
*****
Nguồn:

Wednesday, April 10, 2013

TIN TỨC GẦN XA


Tuần duyên Mỹ sẽ giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá

RFA-10-04-2013
Tầu tuần tra của lực lượng tuần duyên Mỹ đang phóng máy bay không người lái để kiểm tra khu vực xung quanh. Ảnh minh họa

Tầu tuần tra của lực lượng tuần duyên Mỹ đang phóng máy bay không người lái để kiểm tra khu vực xung quanh. Ảnh minh họa
uscg.mil
Cơ quan Tuần Duyên Hoa Kỳ tích cực giúp Việt Nam bảo vệ tàu cá khi mà Trung Quốc đang có những động thái được cho là thử nắn gân các láng giềng trong khu vực vùng biển Thái Bình Dương về đường biên giới trên biển.
Phó đô đốc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ William Lee cho biết như vừa nêu. Khi lên tiếng tại triển lãm Không gian- Hàng không- Hàng Hải thường niên tại bang Maryland, Hoa Kỳ, phó đô đốc William Lee nhắc lại cuộc gặp giữa ông với phía những quan chức Việt Nam tương nhiệm vào tuần lễ khi mà một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Theo phó đô đốc William Lee thì Việt Nam có hằng ngàn ngư dân hằng ngày ra khơi đánh bắt hải sản ở Biển Đông mà không có được một lực lượng như Tuần Duyên Hoa Kỳ giúp đỡ mỗi khi gặp rắc rối trên biển. Nhu cầu hiện rất lớn, trong khi khả năng thực có chưa đáp ứng đủ.
 Cảnh sát biển VN hợp tác với Mỹ?
Cập nhật: 08:59 GMT - thứ tư, 10 tháng 4, 2013
Tuần duyên Mỹ
Một sỹ quan cao cấp của lực lượng tuần duyên Mỹ nói đã có cuộc gặp với cảnh sát biển Việt Nam để bàn việc hợp tác.
Chuẩn Đô đốc William Lee, phụ trách về chính sách hoạt động và năng lực của Tuần duyên Hoa Kỳ được trang mạng US News dẫn lời cho hay rằng cuộc gặp giữa quan chức hai bên diễn ra trong tuần lễ sau khi có sự kiện tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắn cháy nóc cabin.
Hôm 20/3, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã bị trúng pháo sáng của hải quân Trung Quốc làm cháy nóc cabin, hành động bị Việt Nam lên tiếng phản đối.
Chuẩn Đô đốc Lee được dẫn lời phát biểu trong phiên làm việc chủ đề "Hợp tác ở Á châu: Hoạt động trên hai hướng" sáng thứ Ba 9/4 tại Triển lãm Sea-Air-Space, một triển lãm hải quân thường niên tổ chức ở National Harbor, Maryland.
Ông William Lee được dẫn lời cho hay hai nước Việt Nam và Mỹ đang hợp tác để phát triển lực lượng cảnh sát biển đủ năng lực giúp các ngư dân Việt Nam khi họ "gặp nạn".
"Họ [Việt Nam] có hàng nghìn ngư dân, ra biển hàng ngày mà không có tổ chức nào giống như Tuần duyên Mỹ với khả năng ra khơi [trợ giúp] khi họ gặp nạn."
Theo ông, nhu cầu về tuần duyên, nâng cao năng lực cũng như huấn luyện cho lực lượng này của Việt Nam là rất lớn, và "hiện tại cầu quá cao so với cung".
Phía Việt Nam chưa thấy loan tin chính thức về việc này.

Hỗ trợ ngư dân

Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, chuyên trách việc tuần tra bảo vệ an ninh tại các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Tình hình an ninh biển tại Biển Đông trong những năm gần đây diễn biến phức tạp.
Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân hồi đầu tháng công bố số liệu cho biết từ năm 2010 tới năm 2012, đã có 1.460 lượt tàu nước ngoài, trong đó có 740 tàu và 126 máy bay Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam ở khu vực miền Trung từ Quảng Bình tới Bình Định.
Thêm vào đó là 594 lượt tàu cá của các nước ngoài khác.
Giới chức Việt Nam đang tỏ ra quan tâm đặc biệt tới an ninh biển trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng ở Biển Đông.

Mới nhất Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ra thăm và làm việc tại đảo Lý Sơn, là nơi có nhiều ngư dân bị Trung Quốc cản trở khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Minh nói tại buổi làm việc hôm 8/4 ở Lý Sơn rằng đảo này "có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, được xem như đảo tiền tiêu" của Việt Nam.
"Do đó quân và dân huyện đảo cần hết sức cảnh giác với những âm mưu của kẻ thù về chủ quyền an ninh biên giới biển đảo, các hoạt động trên biển.”
Ông bộ trưởng đề nghị chính quyền Lý Sơn động viên khuyến khích ngư dân bám biển để "vừa làm kinh tế, vừa khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Cả Việt Nam và Trung Quốc dường như đều muốn thông qua hoạt động ngư nghiệp làm công tác chủ quyền.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130410_us_viet_coastguard.shtml

 

 

Chủ tịch TQ kêu gọi 'sẵn sàng chiến đấu'

Cập nhật: 05:56 GMT - thứ sáu, 12 tháng 4, 2013
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay các phi công vừa tham gia tuần tra huấn luyện ở Biển Đông
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay các phi công vừa tham gia tuần tra huấn luyện ở Biển Đông
Ông Tập Cận Bình thăm và thị sát căn cứ của hạm đội Nam Hải trên đảo Hải Nam, kêu gọi hải quân Trung Quốc 'sẵn sàng chiến đấu' trong tình hình gia tăng phức tạp ở Biển Đông.
Chuyến thăm diễn ra hôm thứ Ba 9/4, nhưng mãi tới thứ Năm 11/4 mới được tường thuật trên báo đài của Trung Quốc.
Cùng ngày, ông Tập cũng thăm viếng và úy lạo các ngư dân trên đảo Hải Nam, vốn hành nghề đánh bắt trong các khu vực chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).
Các hoạt động dồn dập nói trên cho thấy lập trường kiên quyết và cứng rắn của người vừa nhận chức vụ lãnh đạo tối cao quân đội Trung Quốc đối với vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Tập mới trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thay ông Hồ Cẩm Đào.
Đây là lần thứ hai ông Tập Cận Bình thăm hạm đội Nam Hải từ khi lên làm Tổng bí thư Đảng CSTQ tháng 11 năm ngoái.
Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là người có quan hệ với quân đội chặt chẽ hơn người tiền nhiệm.

Duyệt đội hình

Truyền hình Trung Quốc chiếu cảnh Chủ tịch Tập đứng trên xe mui trần duyệt đội hình của hạm đội Nam Hải tại Tam Á, Hải Nam.
Sau đó, ông lên thăm chiến hạm đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, vừa quay trở lại căn cứ sau công vụ kéo dài 16 ngày ở Biển Đông.
Ông Tập mặc áo sơ mi màu xanh lá cây già kiểu nhà binh. Ông nói chuyện thân mật với các binh lính trên tàu đổ bộ, trong đó có hàng chục lính nữ.
Ông Tập Cận Bình còn thăm một tàu ngầm, không rõ chi tiết.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông dặn dò hải quân Trung Quốc phải tăng cường rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Tam Á là căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc, nơi ngoài đại bản doanh của hạm đội Nam Hải còn có cơ sở tàu ngầm.
Tàu Tỉnh Cương Sơn cùng một số tàu chiến và trực thăng vừa kết thúc chuyến tuần tra huấn luyện ở Biển Đông trong tuần vừa rồi.
Đội tàu của hạm đội Nam Hải đã tới tận bãi James ở ngoài đường lưỡi bò chủ quyền của Trung Quốc, gần Malaysia; đồng thời tới đảo Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Cục Hải dương Trung Quốc hôm 11/4 công bố kế hoạch phát triển hàng hải, trong đó cam kết tăng cường bảo vệ quyền hoạt động trên biển với việc mua sắm các máy bay và tàu chiến mới.
Mới nhất, hôm 10/4 Trung Quốc điều tàu Ngư chính 45001 rời cảng Bắc Hải ở Quảng Tây để bắt đầu tuần tra ở vùng biển Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) trong 50 ngày.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130412_xijinping_fleet.shtml

Chủ tịch Trung Quốc thăm ngư dân, cảnh báo Việt Nam?

Phát biểu tại Diễn đàn châu Á  Bác Ngao, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ‘cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ’.
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ‘cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ’.
CỠ CHỮ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã tới thăm một làng chài ở Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải thuộc tỉnh Hải Nam.

Báo chí nhà nước Trung Quốc dẫn lời ông Tập hỏi chuyện ngư dân rằng họ có cảm thấy an toàn khi đánh bắt ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) hay không.

Trong chuyến đi chưa có tiền lệ mà một số tờ báo của Việt Nam coi là ‘động thái đáng lưu ý’, ‘dọa dẫm’,  ông Tập cam kết sẽ hỗ trợ các ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản.

Ông bắt tay và nói với các ngư phủ: “Tôi rất ấn tượng sau khi nghe các câu chuyện của các bạn. Đảng và nhà nước sẽ nỗ lực hơn nữa để chăm lo cho các bạn”.

Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh muốn phát đi một thông điệp mạnh mẽ đối với các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, trong đó có Việt Nam, thông qua chuyến thăm các ngư dân của ông Tập.

Ông Dương Danh Dy, Nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, cho rằng hành động của Chủ tịch Trung Quốc cho thấy ‘một bước leo thang nữa của ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh’.

Đây là việc gián tiếp khuyến khích ngư dân Trung Quốc đi xâm phạm lãnh hải của những nước khác, của những nước xung quanh.
Ông nói: “Nó thể hiện cái cứng rắn, ngang ngược. Ai làm gì ngư dân Trung Quốc nếu họ đánh bắt trong vùng biển của họ. Chỉ có khi anh vào vùng biển của Philippines, của Malaysia hay của Việt Nam thì người ta mới xua đuổi, ngăn chặn chứ. Còn nếu họ đánh ở vùng biển của họ thì ai chạm tới họ làm gì".

Nhà nghiên cứu nói tiếp: "Đây là việc gián tiếp khuyến khích ngư dân Trung Quốc đi xâm phạm lãnh hải của những nước khác, của những nước xung quanh”.

Cựu giới chức ngoại giao này cho rằng Trung Quốc muốn đánh đi tín hiệu cảnh báo các quốc gia hiện trong vòng tranh chấp ở biển Đông.

Ông Dy nói, hành động của ông Tập Cận Bình thể hiện ‘sự nhất quán và liền mạch’ trong chính sách của Bắc Kinh về vấn đề lãnh hải.

“Đây là nhân tiện Hội nghị Bác Ngao thôi. Chứ còn sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi vừa được bầu làm Tổng bí thư, ông Tập Cận Bình đã đi thăm Thâm Quyến", ông nói.

"Người ta tưởng ông Tập chỉ đi thăm đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc thôi, nhưng thực chất ra, ông còn đi thăm Hạm đội Nam Hải và khuyến khích bộ đội là phải nghe lời đảng rồi sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh. Từ năm ngoái, ông ta đã có hành động đó rồi”.

Write Your Quote Here ...Việt Nam thì thấy rõ ông ta là một anh gây chiến, cứng rắn hơn những người tiền nhiệm thôi. Ông ta nguy hiểm. Theo tôi, đối với Việt Nam, ông ta là người nguy hiểm.
Khi được hỏi về hành động của ông Tập trong mắt giới chức ở Hà Nội, học giả nghiên cứu về Trung Quốc nhận định: “Việt Nam thì thấy rõ ông ta là một anh gây chiến, cứng rắn hơn những người tiền nhiệm thôi. Ông ta nguy hiểm. Theo tôi, đối với Việt Nam, ông ta là người nguy hiểm”.

Trong khi đó, nhà sử học Nguyễn Nhã cho rằng bất kỳ một nhà lãnh đạo nào, một đất nước nào đều “có nhiệm vụ bảo vệ ngư dân trong lãnh hải hay hải phận của mình”.

“Nhưng nếu họ bảo vệ ngư dân xâm phạm các vùng biển của nước khác thì đấy là trái với luật pháp quốc tế”, ông nói thêm.

Ông Nhã nhận xét: “Bất cứ lãnh đạo của một quốc gia nào thì cũng phải bảo vệ chủ quyền của mình, đã quy định trong luật pháp quốc tế. Khi mà ông Tập Cận Bình có những hành động như thế thì tôi nghĩ các lãnh đạo quốc gia khác họ cũng có nhiệm vụ như ông Tập vậy thôi, không có cách nào khác nữa. Nếu không bảo vệ được dân, ngư dân người ta thì khó mà chấp nhận được”.

Ông Tập tới thăm các ngư dân ở Hải Nam trong khi dự Diễn đàn châu Á  Bác Ngao, nơi ông cũng đề cập tới vấn đề biển Đông. Chính trị gia này tuyên bố Trung Quốc sẽ ‘cương quyết bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ’.

Các quốc gia hiện tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông như Việt Nam và Philippines không tham dự diễn đàn.

Báo chí Việt Nam đưa tin về sự kiện này nhưng không đề cập tới sự vắng mặt của đại diện chính quyền Hà Nội.

Nếu không bảo vệ được dân, ngư dân người ta thì khó mà chấp nhận được.
Ông Dương Danh Dy cho rằng việc làm của Hà Nội và Manila ‘cho thấy nhiều điều’.

Nhà ngoại giao kỳ cựu nói: “Cái đó nó cũng thể hiện rõ quan điểm của một số nước trực tiếp bị Trung Quốc đụng chạm và đe dọa ở lãnh hải. Họ có thái độ rõ ràng còn gì nữa. Người ta không muốn dự hội nghị này vì sẽ lại đấu tranh, gặp gỡ nhau, nhiều chuyện lắm”.

Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos là một trong những người khởi xướng Diễn đàn châu Á Bác Ngao những năm 90 nhằm mục đích ‘chia sẻ tầm nhìn về mọi vấn đề trong khu vực và trên thế giới’.

Nhưng giới quan sát nhận định rằng Bắc Kinh muốn biến sự kiện hàng năm này ‘thành một công cụ đa phương mạnh mẽ, giúp thay đổi trật tự thế giới’.

Tường thuật này sẽ được phát sóng trong chương trình của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vào lúc 10 giờ tối (giờ Hà Nội) ngày 13/4 trên mạng Internet tại địa chỉ: www.voatiengviet.com. Mời quý vị đón nghe. Xin chân thành cám ơn quý vị.

                                                                       


Kim Jong-Un "phục vụ" 
lợi ích chiến lược của Mỹ
Hoa Kỳ triển khai máy bay tiêm kích tàng hình F-22 tại Hàn Quốc (REUTERS)
Hoa Kỳ triển khai máy bay tiêm kích tàng hình F-22 tại Hàn Quốc (REUTERS)

Thanh Phương
Khi liên tiếp đưa ra những tuyên bố hiếu chiến, lãnh đạo trẻ của Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un coi như phục vụ cho quyền lợi chiến lược của Mỹ và như vậy vô tình gây bất lợi cho đồng minh Trung Quốc. Được đề ra trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Obama, chính sách "xoay trục" sang châu Á có nghĩa là Hoa Kỳ tập trung nền ngoại giao và các phương tiện quân sự sang châu lục này.

Trước việc chế độ Bình Nhưỡng đe dọa ngày càng mạnh, quân đội Hoa Kỳ đã triển khai các oanh tạc cơ B-2 và B-52 cũng như máy bay tiêm kích tàng hình F-22 đến Hàn Quốc, đồng thời điều động các chiến hạm chống tên lửa, như chiếc USS John McCain, đến khu vực bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ cũng đã loan báo kế hoạch đặt các giàn phòng không bắn chặn tên lửa để bảo vệ đảo Guam trước mọi cuộc tấn công từ phía Bắc Triều Tiên.
Hiện giờ, việc triển khai vũ khí nói trên nhắm về phía Bình Nhưỡng và chỉ có tính chất tạm thời. Nhưng những lực lượng này có thể nhanh chóng được mở rộng và điều chỉnh để đối lại với những phương tiện mà Bắc Kinh đang huy động để làm chậm lại hoặc ngăn cản việc triển khai các lực lượng Mỹ đến những vùng sát cạnh Trung Quốc, trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.
Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ-Trung tại Bắc Kinh, được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay, đã chỉ trích Hoa Kỳ lợi dụng việc triển khai các vũ khí nói trên để tiếp tục chính sách cân bằng lại thế lực ở châu Á.

Theo Reuters, hôm Chủ nhật vừa qua, tại diễn đàn Bác Ngao, khi cảnh báo là « không một quốc gia nào được quyền đẩy cả khu vực và thậm chí cả thế giới vào hỗn loạn vì những tính toán lợi ích hẹp hòi », chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chỉ nhắm đến đồng minh Bắc Triều Tiên, mà còn ngầm chỉ trích Hoa Kỳ và chiến lược « xoay trục » sang châu Á.
Bà Stéphanie Kleine-Ahlbrandt, chuyên gia về Trung Quốc của tổ chức Internationa Crisis Group, cho biết tại Trung Quốc, nhiều người nghĩ rằng « xoay trục » sang châu Á chính là một chiến lược nhằm « bao vây » Trung Quốc.

Về phần ông Ashton Carter, thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, gần đây đã giải thích rằng, chiến lược « xoay trục » sang châu Á chính là sự nối dài chính sách mà Hoa Kỳ thực hiện sau năm 1945, mà đã giúp cho Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi đến Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ « phát triển về kinh tế và chính trị trong bối cảnh không có xung đột ».
Nhưng ông cũng lưu ý là việc cắt giảm lực lượng tại Afghanistan sẽ cho phép Hoa Kỳ chuyển sang vùng Thái Bình Dương nhiều chiến hạm và tàu vận chuyển quân, cũng như các tàu thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và thám thính.

Về phần một số chuyên gia về bang giao quốc tế thì trách là Washington nhấn mạnh quá nhiều đến khía cạnh quân sự của chính sách « xoay trục » sang châu Á, khiến Trung Quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ nhắm đến họ và về phần họ cũng phải tăng cường quân sự để đối phó.
Vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong chuyến công du châu Á đầu tiên của ông. Căng thẳng với Bắc Triều Tiên dĩ nhiên sẽ là trọng tâm của chuyến đi này. Nhưng có thể ông Kerry sẽ tranh thủ dịp này để cân bằng lại các mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của chính sách « xoay trục ».
Nhưng theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ sẽ khó mà giải tỏa được mối nghi ngại của Trung Quốc, thậm chí có khiến Bắc Kinh nghĩ rằng, không chỉ nhằm bao vây quân sự, chính sách của Washington tại châu Á còn nhằm bao vây Bắc Kinh về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.
tags: Bắc Triều Tiên - Châu Á - Hoa Kỳ - Phân tích
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130410-kim-jong-un-%C2%AB-phuc-vu-%C2%BB-loi-ich-chien-luoc-cua-my

HRW : "Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt phải đạt kết quả cụ thể"

Ông Brad Adams, giám đốc châu Á Human Rights Watch (hrw.org)
Ông Brad Adams, giám đốc châu Á Human Rights Watch (hrw.org)

Thanh Phương
Trong một thông cáo đề ngày hôm qua, 09/04/2013, tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch cho rằng chính quyền Việt Nam nên nhân cơ hội Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt sắp tới để trả tự do cho các tù chính trị và cam kết ngưng truy bức các blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích ôn hòa khác.

Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt lần thứ 17 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 12/04 tới. Trong thông cáo hôm qua, ông Brad Adams, giám đốc châu Á của tổ chức HRW nói : « Chính phủ Việt Nam đã tiến hành nhiều vụ xử chính trị do họ cố ngăn chận phong trào đối lập đang gia tăng. Chính phủ Mỹ phải nhân cơ hội này nói rõ là phía Việt Nam cần tiến hành các cải tổ nghiêm chỉnh để cải thiện tình trạng nhân quyền, nếu không sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề, trong đó có việc gây tổn hại quan hệ với Hoa Kỳ ».
Theo Washington, mục tiêu của đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt là đạt những kết quả cụ thể theo hướng thu hẹp sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn nhân quyền của quốc tế với các chính sách và cách thực thi nhân quyền ở Việt Nam. Human Rights Watch đề nghị « Hoa Kỳ nói rõ rằng nếu Việt Nam muốn được xem là một đối tác quốc tế có trách nhiệm, nước này phải ngay lập tức có những tiến bộ vững chắc trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền. »
Human Rights Watch nhắc lại là trong năm 2012, ít nhất 40 người đã bị kết án tù trong những phiên xử không theo đúng tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng. Đáng báo động hơn nữa, đã có thêm ít nhất 40 người bị kết án trong các phiên xử chính trị chỉ trong sáu tuần đầu của năm 2013.
Đặc biệt, trong những tháng gần đây đã có một chiến dịch trấn áp những tiếng nói chỉ trích trong vấn đề sửa đổi Hiến pháp Việt Nam, bắt đầu dường như với vụ bắt giữ luật sư Lê Quốc Quân ngày 27/12/2012 và trong đợt sách nhiễu trong tháng 2 và tháng 3 nhắm vào những người chỉ trích như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và nhà hoạt động Phật giáo Lê Công Cầu. Ngày 08 và 09/04, hai blogger Bùi Thị Minh Hằng và Nguyễn Chí Đức bị côn đồ tấn công mà công an không hề can thiệp.
Human Rights Watch cũng nhắc đến trường hợp của tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu, 66 tuổi, bị bắt giam trở lại từ năm 1982 và tình trạng sức khoẻ gần đây đã suy giảm nghiêm trọng.
Giám đốc châu Á HRW nhấn mạnh rằng : « Chính phủ Việt Nam cần phải thấy rằng không thể giải quyết được những vấn đề to lớn về xã hội và chính trị bằng cách bỏ tù tất cả những người chỉ trích. ».

Nhân dịp sửa đổi Hiến pháp, Human Rights Watch kêu gọi chính quyền Việt Nam cải tổ luật pháp, đặc biệt là sửa đổi hoặc hủy bỏ những điều khoản hình sự hóa quyền tự do ngôn luận, đối lập ôn hòa và quyền thành lập công đoàn.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130410-human-rights-watch-doi-thoai-nhan-quyen-my-viet-phai-dat-ket-qua-cu-the
 
  Mỹ sẵn sàng đối phó với bất kỳ hành động nào của Bắc Triều Tiên 


Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.
Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel.
CỠ CHỮ
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói rằng Bắc Triều Tiên đã trượt tới rất gần với một lằn ranh nguy hiểm, qua những lời lẽ và hành động hiếu chiến, hành động và lời lẽ của họ không giúp xoa dịu một tình huống sôi sục. Ông nói tiếp:

“Tôi tin chắc chắn rằng Hoa Kỳ và tất cả các đồng minh của Hoa Kỳ muốn thấy những lời lẽ đó cần được hạ thấp, những hành động đó cần được hủy bỏ. Nếu điều đó không xảy ra, Hoa Kỳ được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với bất kỳ tình huống nào, trước bất kỳ hành động nào mà Bắc Triều Tiên có thể đưa ra hoặc bất kỳ sự khiêu khích nào mà họ có thể kích động."

Phát biểu được đưa ra chiều thứ Tư, khi ông loan báo ngân sách của bộ quốc phòng, mà ông nói là phản ánh tình trạng tài chính bất định của bộ này.

Ông Hagel nói rằng kế hoạch chi tiêu 526 tỉ đôla cho tài khóa tới sẽ bao gồm giảm bớt đội ngũ nhân viên dân sự, ngưng mua các loại vũ khí chứng tỏ không hiệu quả, và có thể là đóng cửa một số căn cứ.

“Thực tế của tình hình tài khóa buộc chúng ta phải chọn những quyết định khó khăn đã được hoãn lại trước đây. Càng hoãn lại bao nhiêu, chúng ta sẽ khó thực hiện bấy nhiêu, nhất là trước tình hình bất định vẫn còn về mức độ chi tiêu quốc phòng trong tương lai.”

Tuy nhiên, kế hoạch này lại tăng chi cho những chuyện như tàu ngầm loại tấn công và an ninh mạng, cả hai là những thành tố quan trọng cho chính sách tái cân bằng của chính phủ Obama tại châu Á Thái Bình Dương.

Một số nhà phân tích cảnh báo vấn đề tiền bạc giảm bớt của bộ quốc phòng đang làm xói mòn niềm tin về nước Mỹ ở nước ngoài.

Nhà phân tích quốc phòng Travis Sharp thuộc Center for a New American Security ở Washington cho biết:

“Tôi cho rằng các giảm bớt chi tiêu quốc phòng sẽ làm một số đồng minh và đối thủ tiềm năng của chúng ta đặt vấn đề liệu chúng ta có thực sự làm những gì chúng ta nói chúng ta sẽ làm hay không.”
 

No comments: