Thursday, October 20, 2016

VIỆT CỘNG TÀN BẠO * XÃ HỘI VIỆT NAM - TIN TỨC

DÂN LÀM BÁO * CON TÔI VÔ TỘI

Bà mẹ kiên cường Nguyễn Thị Hóa: 

Con tôi vô tội!

CTV Danlambao - Trong trận càn đàn áp nhân dân sáng nay, CA Nghệ An đã huy động lượng lượng rất đông, với quân số áp đảo gấp 10 lần dân thường. Trong số này, xuất hiện một lực lượng cực kỳ quái dị là các nữ công an bịt mặt chuyên đi bắt người và đánh người. 
Đặc điểm nhận dạng của nhóm nữ công an này là cùng mặc một kiểu áo hoa lốm đốm (loại áo chống nắng), khuôn mặt thì bịt kín giống hệt những tên khủng bố. Những nữ công an này khi bắt người thì ra tay hết sức tàn bạo, nhưng do sợ người dân nhận mặt nên họ đã phải che kín mặt.
Sáng nay, mẹ ruột anh Nguyễn Đình Cương là bà Nguyễn Thị Hóa trong lúc cố gắng kêu gọi trả tự do cho con trai mình đã bất ngờ bị nhóm nữ CA này xông vào tấn công, bắt bớ.  Hình ảnh gửi đi cho thấy, nhóm phụ nữ bịt mặt này đã được đào tạo rất bài bản về các đòn trấn áp, bắt bớ nhân dân.
Trong lúc vây bắt bà Hóa, bọn chúng đã bấm huyệt, rồi khống chế nạn nhân bằng cách giữ chặt tay. Sau đó, một nữ CA bịt mặt khác dùng một vật lạ đâm vào vùng bụng dưới khiến bà Hóa ngã quỵ vì đau đớn.
Bà Hóa bị đưa về giam giữ tại đồn CA. Tuy nhiên, trước thái độ cương quyết của một bà mẹ thương con, công an buộc phải thả bà vào lúc 12 giờ trưa.
* Ảnh trên cùng: Bà Nguyễn Thị Hóa và con trai Nguyễn Đình Cương
Trao đổi với Danlambao, bà Hóa cho biết: Hiện nay, cơ thể bà vẫn còn rất đau đớn, chân tay run rẩy không thể đi lại được. Trong lúc bắt giữ, bà Hóa nói rằng đã bị những phụ nữ bịt mặt dùng một vật cứng và nhọn đâm vào vùng bụng dưới. Cú đâm bằng vật lạ khiến bà cảm thấy rất đau đớn mỗi lần bước đi.
Con trai bà Nguyễn Thị Hóa là anh Nguyễn Đình Cương, 1 trong 8 thanh niên yêu nước bị đang đưa ra phiên tòa phúc thẩm sáng nay. 
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra hồi tháng 1/2013, anh Cương bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Thời điểm ấy, vì lâu ngày không gặp và thương nhớ con, bà Hóa không kìm lòng đã lên tiếng khuyên con hãy vững vàng, đồng thời kêu gọi "Các con đừng sợ". Ngay lập tức, bà bị lôi ra ngoài, sau đó bị CA đánh chấn thương sọ não phải nhập viện 2 tháng.

Tại phiên phúc thẩm hôm nay, bà Hóa không được vào tham dự phiên tòa con trai mình. Quá phẫn uất, bà chỉ biết kêu gào gọi tên con trong vô vọng.

Mặc dù toàn thân còn rất đau đớn, nhưng bà Hóa đã từ chối không đi bệnh viện để khám thương. Hiện nay, bà vẫn tiếp tục ngồi bên ngoài phiên tòa để chờ tin con, xung quanh công an vẫn tiếp tục bám sát.
Bất kể phiên tòa phúc thẩm hôm nay diễn ra thế nào chăng nữa, chắc chắn anh Nguyễn Đình Cương sẽ luôn mỉm cười vì có một người mẹ kiên cường và bất khuất.

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
 
 
 

A courageous mother, Nguyễn Thị Hóa: My son is innocent!

Như Ngọc (Danlambao) - During the aggressive raid this morning, Nghe An police has mobilized a huge force as large as 10 times the number of local civilians. Among them, appeared a monstrous force of masked female police who were chasing, beating and arresting people.
Local residents could identify this group of special female police by looking at their unique floral shirts and masks. Their masked faces look like those of the terrorists. They are very aggressive and cruel so that they have to veil their faces, fearing people could recognize them.
This morning, Mrs. Hoa Thi Nguyen, mother of Cuong Dinh Nguyen, called out loud for the release of her son and was abruptly arrested by this group of female police. Video clips captured at the scene show those female police used specially trained techniques to crack down and arrest people effectively in a cruel manner.
During the arrest of Mrs. Hoa Nguyen, they controlled her hands while another masked female stabbed her lower abdomen with a strange object, she then collapsed in pain.
Mrs. Nguyen was taken to, and detained, at a police station. However, her courageous resistance forced them to release her around 12 noon.
Talking to Danlambao, Mrs. Nguyen said her body is still very painful and weak that she can’t walk. When arrested, she said, the masked female police stabbed her lower abdomen with a hard and sharp object. The wound has since caused pain on her each step.
Her son, Cuong Dinh Nguyen, was among the 8 young patriots who appeared at the appeal court this morning.
Cuong was sentenced to 4 years in prison and 3 years of probation at a trial on January 1, 2013. At that trial, Mrs. Nguyen yelled to her son “Do not be afraid!” Immediately, she was pulled out of the courtroom and beaten so badly. As the result, she had brain injury and must stay in the hospital for 2 months.
Mrs. Nguyen was not allowed to attend the appeal of her son today.
Although suffering severe pains she refused to go to hospital to check her injury. Currently, she continues to sit outside the courthouse waiting for the outcomes and police are monitoring her around. 
Regardless of the outcomes today, Cuong Dinh Nguyen will surely have a smile for having a courageous and indomitable mother.

TRẦN TRUNG ĐẠO * NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN


Trang Chủ

Bài viết mới nhất

Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên, bóng tối và ánh sáng

Trần Trung Đạo
Một nữ đặc công thuộc lực lượng biệt động thành Sài Gòn được bộ máy tuyên truyền Cộng Sản đánh bóng đến mức không thể nào bóng hơn. Đó là bà Võ Thị Thắng. Nụ cười khá ăn ảnh của bà bên ngoài tòa đại hình Sài Gòn, được một phóng viên Nhật chụp ngày 27 tháng 7 năm 1968 và được Trần Quang Long đưa vào nhạc phẩm Nụ cười chiến thắng. Bắt lấy cơ hội tuyên truyền, theo chỉ thị của đảng, từ đó, không biết bao nhiêu phim, nhạc, thơ, bình luận, hồi ký, bút ký đã viết về bà Võ Thị Thắng.
Kỹ thuật nhồi sọ theo kiểu “Tăng Sâm giết người” rất đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu. Những thông tin có tính chỉ đạo của đảng đã theo nhiều ngã tấn công và tấn công liên tục vào ý thức vào con người. Từ sáng đến chiều, từ ban ngày qua ban đêm, từ năm tàn qua tháng tận, dần dần không chỉ các em học sinh có tâm hồn ngây thơ trong trắng yêu “nụ cười chiến thắng” của bà mà cả người lớn cũng say mê những “mẫu chuyện anh hùng” về bà Võ Thị Thắng.
Và không những đảng viên CS mà cả những người “phê bình đảng”, những “nhà phản biện” cũng không thoát ra khỏi sức hút của “nụ cười Võ Thị Thắng”. Trong phiên tòa xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tháng 4 năm 2011, và lần nữa sau phiên tòa xử hai em Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha mới đây, “nụ cười chiến thắng” của Võ Thị Thắng lại được một số tác giả nhắc đến để ca ngợi tinh thần yêu nước dũng cảm của hai em Phương Uyên và Nguyên Kha. Khi dùng nụ cười một nữ khủng bố để so sánh với ước vọng dân tộc, nhân bản và hòa bình trong tâm hồn trong như ngọc của một nữ sinh viên, các tác giả không để ý đến những nghịch lý vô cùng căn bản trong hai mục đích sống, hai phương pháp đấu tranh và hai nhân cách đạo đức hoàn toàn trái nghịch giữa hai con người.
Võ Thị Thắng là ai ?
Bà Võ Thị Thắng, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1945 tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa VIII và khóa IX. Bà là con út của 10 anh em sinh ra trong một gia đình Cộng Sản hoạt động tại Long An. Từ khi còn nhỏ bà đã giúp cha mẹ đưa cơm, nuôi giấu cán bộ CS.
Bà Võ Thị Thắng.
Sau khi từ Long An lên Sài Gòn đi học đến lớp đệ nhị, tức lớp mười một bây giờ, tại trường Gia Long. Theo tài liệu chính thức của đảng, trong thời gian tại Sai Gòn, “Thắng tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên sinh viên, học sinh Sài Gòn Gia Định; rồi phong trào công nhân và nhân dân lao động khu xóm, xí nghiệp nội thành; khẩn trương gây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ chính trị nội thành, diệt ác phá kềm, ém quân, vũ khí mai phục, chuẩn bị vào đợt Mậu thân – tổng công kích khởi nghĩa năm 1968.” 
 
Từ sau Mậu Thân, bà Võ Thị Thắng gia nhập lực lượng biệt động thành Sài Gòn và được giao nhiệm vụ ám sát ông Trần Văn Đỗ. Ông Trần Văn Đỗ chẳng phải là viên chức cao cấp, một chính khách tên tuổi gì của chính phủ VNCH mà chỉ là phường trưởng phường Phú Lâm, quận 6, Sài Gòn. Theo tài liệu đăng trên Quân Đội Nhân Dân ngày 17-09-2009 “Ngày 27-7-1968, sau khi nắm tình hình địch, chị cải trang đột nhập vào nhà tên Đỗ cùng với hai đồng chí yểm trợ vòng ngoài. Hôm đó khác thường lệ tên Đỗ đi ngủ sớm, chị tiến thẳng đến giường tên Đỗ lên đạn bắn hai lần nhưng cả hai phát súng đều không nổ. Thấy động tên Đỗ tỉnh dậy, chị bắn lần thứ ba nhưng không trúng”. Vụ ám sát bị lộ, bà bị bắt, đưa ra tòa đại hình và bị kết án hai mươi năm tù. Sau khi hiệp định Paris ký kết, bà Võ Thị Thắng được trao trả về phía Cộng Sản tại Lộc Ninh vào tháng 4 năm 1974.
Tóm lại, dù “vận chuyển vũ khí mai phục” hay “ám sát”, nhiệm vụ chính của nữ cán bộ CS Võ Thị Thắng là giết người. Bà Thắng không giết Tây, không giết Mỹ nhưng như bằng chứng trước tòa, bà đi giết người Việt Nam.


Hoạt động của biệt động thành Sài Gòn chủ yếu là bắt cóc, ám sát, ném bom, đặt chất nổ tại các nơi công cộng. Những hoạt động đó xét theo tiêu chuẩn nào, vào thời kỳ nào và nhân danh bất cứ lý do gì đều là các hoạt động khủng bố. Yasser Arafat, chủ tịch Tổ Chức Giải Phóng Palestine (Palestine Liberation Organization), một tổ chức có liên hệ rất nhiều với các hoạt động khủng bố chống Do Thái và từng thề sẽ làm cho “cuộc sống của người dân Do Thái không thể nào chịu đựng nỗi” cuối cùng cũng thừa nhận khủng bố là một hành động xấu xa, tội lỗi.


Phương pháp khủng bố của biệt động thành Sài Gòn hoàn toàn giống như hoạt động của phong trào Tháng Chín Đen tại Jordan thập niên 1970, của các nhóm Hồi Giáo cực đoan tại Iraq sau 2003, Taliban tại Afghanistan sau 2001, của cánh cực đoan quân sự Hamas tại Palestine, của tổ chức al-Qaeda tại nhiều nơi trên thế giới hiện nay. Giống như hầu hết các tổ chức khủng bố, ngoài việc lấy mục đích biện minh cho phương tiện bất nhân, những kẻ giết người cũng đã được ca ngợi và vinh danh.


Để giết một người Mỹ các nhóm khủng bố al-Qaeda đã giết hàng trăm người dân chính nước họ như các hành động đặt đang bom diễn ra tại Iraq. Tương tự, để giết một người Mỹ hay một người lính VNCH, các biệt động thành Sài Gòn đã giết nhiều người Việt Nam vô tội trong đó có đàn bà trẻ em. Một người Việt Nam lớn tuổi nào cũng không thể quên “chiến công hiển hách” của lực lượng biệt động thành tại nhà hàng Mỹ Cảnh tối 25 tháng 6, 1965. Trong số hàng trăm người chết do hai trái mìm đặt tại nhà hàng có nhiều “kẻ thù nhân dân” còn mặc tả.
Nguyễn Phương Uyên là ai ?
Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên
Nguyễn Phương Uyên, sinh 12 tháng 10, 1992, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cư ngụ xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Khác với Võ Thị Thắng được cha mẹ nuôi dường bằng lòng “căm thù Mỹ Ngụy”, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, dù tham gia đoàn trường của đại học nhưng bản chất là một cô bé ngoan hiền, hồn nhiên, hiếu thảo và có tấm lòng vị tha đối với mọi người. 
Trong hai mươi mốt năm làm người từ lúc mới sinh ra cho đến nay, cô bé mảnh mai này, ngoại trừ lúc vô tình dẫm lên, có thể chưa tự tay giết một con kiến đừng nói chi nghĩ đến chuyện giết người. Một bộ ảnh do bạn bè thu thập cho thấy một Phương Uyên sống yên vui bên cạnh gia đình. Các em vui chơi, nhảy nhóc tung tăng, cười nói hồn nhiên như một cánh bướm vàng trong khu vườn xuân tuổi trẻ. Một bạn học của em trả lời đài Á Châu Tự Do: “Năm cấp 3, em và Uyên chơi thân với nhau. Trong lớp học, Uyên học rất chăm chỉ. Bạn ấy hiền lắm. Khi đi học, bạn bè có gì là bạn ấy hay giúp đỡ lắm. Nói chung, bạn ấy rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.”
Khác với Võ Thị Thắng là sản phẩm tuyên truyền, được sơn bằng những lớp son phấn giả tạo, Nguyễn Phương Uyên là một con người thật, tinh khôi như một thiên thần. Trong lúc Võ Thị Thắng đấu tranh bằng phương tiện giết người, bạo động Nguyễn Phương Uyên chọn phương pháp ôn hòa để gióng lên tiếng nói của mình. Che khuất trong đôi cánh thiên thần Phương Uyên là lòng yêu nước vô cùng trong sáng.
 Trong vóc dáng như sợi tơ tưởng chừng một cơn gió nhẹ cũng có thể thổi em bay ra khỏi cửa sổ là một trái tim chan chứa tình dân tộc không thể nào lay chuyển được. Em đứng trước tòa án CS nhẹ nhàng như một nhánh lau non trước cơn bão lớn, điềm tỉnh nhưng cương quyết: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”. Và em nói tiếp “Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm”.
Tại sao nhiều người vẫn tin vào các “anh hùng” do đảng CS dựng nên ?
Nikolai Bukharin, lý thuyết gia Cộng Sản, chủ nhiệm báo Sự Thật, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS Liên Xô và người bị Stalin thanh trừng năm 1938, viết trong tác phẩm kinh điển “ABC về chủ nghĩa Cộng Sản”: Tuyên truyền về chủ nghĩa cộng sản, về lâu dài trở thành một phương tiện để xóa bỏ mọi tàn tích cuối cùng của tuyên truyền tư sản bắt nguồn từ chế độ cũ, và là phương tiện mạnh mẽ để tạo ra một hệ lý luận mới, một cách suy nghĩ mới, một tầm nhìn về thế giới mới.” 
Với chủ trương đó, chính sách trồng người của các chế độ CS thể hiện qua hai phương pháp: giáo dục và tẩy não.
Về giáo dục, nền giáo dục Cộng Sản không đặt trên cơ sở khách quan khoa học nhưng là một hệ thống tuyên truyền phục vụ cho các mục tiêu của đảng và nhà nước CS trong mỗi thời kỳ. Về tẩy não, năm kỹ thuật căn bản được áp dụng triệt để trong phạm vi toàn xã hội cho đến từng người: cô lâp, kiểm soát, tạo sự bất an, lập đi lập lại và gây xúc động cho đối phương.
Nhận thức của con người không ở trong trạng thái tỉnh nhưng luôn luôn biến động, thay đổi và đón nhận các nguồn thông tin từ bên ngoài bao gồm xã hội, giáo dục, môi trường thiên nhiên và cả cơ thể của chính con người. Chủ động kiểm soát được nguồn thông tin đi vào ý thức con người là kiểm soát được con người. Cả năm phương pháp tẩy não được thực hiện liên tục, phối hợp chặt chẽ và tác dụng hỗ tương vào nhận thức con người cho đến khi đối tượng hoàn toàn bị đặt trong vòng kiểm soát. Các nguồn thông tin do chế độ CS cung cấp có tính hệ thống, theo từng tuổi, từng giai đoạn trưởng thành thâm nhập vào nhận thức con người, củng cố và đóng đinh trong đó. Có lần Stalin phát biểu một ngày nào đó vai trò của Bộ Công An sẽ không còn cần thiết. Ý của tên đồ tể này là khi đó người dân đã bị cơ chế hóa, một hình thức thuần hóa trong sinh vật, đến mức các luật lệ sẽ không cần phải áp đặt mà vẫn được chấp hành như một phản xạ tự nhiên.
Biết rõ tuổi trẻ là tuổi của khát vọng xanh tươi, nhiệt tình nồng cháy nhưng chưa có những tham vọng cá nhân, bộ máy tuyên truyền của các quốc gia Cộng Sản sản xuất các anh hùng mang tinh thần dâng hiến.
Có một thời tác phẩm Thép đã tôi thế đấy của Nikolai Ostrovsky là tác phẩm gối đầu giường của đa số thanh niên CS khắp thế giới, trong đó có thanh niên miền Bắc. Nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người bị giết tại Quảng Ngãi cuối tháng 6 1970, bắt đầu với câu trích từ tác phẩm này “Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: Sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người“. Tương tự, trong nhật ký của Nguyễn Văn Thạc, tử trận tại Quảng Trị mùa hè 1972, cũng thế, đầy những trích dẫn Thép đã tôi thế đấy. Ngày 24 tháng 12 năm 1971, Nguyễn Văn Thạc viết về thần tượng Paven của anh: “Dạo ấy Paven mới 24 tuổi. Ba năm của thời 20, anh đã sống say sưa, sống gấp gáp và mạnh mẽ. Cưỡi trên lưng con ngựa cụt hai tai trong lữ đoàn Buđionni anh đã đi khắp miền đất nước. Cuộc sống của anh là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sỹ Hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn đời mình cho Đảng, cho giai cấp.”
Trong dòng lịch sử Việt Nam bốn ngàn năm chống ngoại xâm và xây dựng đất nước, biết bao nhiêu câu nói, thơ văn hiển hách của lớp lớp anh hùng dân tộc. Có câu nói nào hay hơn, khí phách hơn câu nói của Triệu Nữ Vương “Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta”. Có cái chết nào nói lên tình yêu chung thủy, tình yêu nước đậm đà hơn cái chết của Nguyễn Thị Giang, một phụ nữ như Võ Thị Thắng, “Mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ “G” tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người. Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đông Vệ giáp quốc lộ số 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền vua Hùng ngày nào.Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930”.
Những câu nói anh hùng, những cái chết kiên trinh như thế, tại sao thanh niên, sinh viên miền Bắc không học, không sống, không học tập, không trích dẫn lại gối đầu giường tác phẩm của nhà văn Sô Viết Nikolai Ostrovsky từ tận xứ Ukraine ?
Chỉ vì “nền giáo dục” ngoại lai và nô dịch Việt Nam thực tế chỉ là một phiên bản tuyên truyền của Liên Xô và Trung Quốc.
Trung Quốc có “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong, Liên Xô có “anh hùng lao động” Alexey Stakhanov, CSVN có Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Võ Thị Thắng v.v… Tuy nhiên, theo thời gian và đà tiến của kỹ thuật thông tin, hầu hết “anh hùng” của Liên Xô, Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam đều lần lượt được chứng minh là hàng giả.
Chuyện “anh hùng lao động” Hướng Lôi Phong một năm sau khi bị trụ đèn đè chết trở thành anh hùng là một ví dụ rất hề. Bộ máy tuyên truyền của đảng CSTQ, ngoài việc phát hành các tuyển tập thơ, văn còn trưng bày nhiều hình ảnh của Hướng Lôi Phong đang “lao động quên mình” khi còn sống. Tuy nhiên, Susan Sontag, một nhà sản xuất phim ảnh sau khi xem xét bộ ảnh 12 tấm của Lôi Phong đã nhận xét những bức ảnh đó được chụp bằng một phẩm chất và điều kiện kỹ thuật tuyệt hảo đến mức không có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào có thể có mặt bên cạnh Hướng Lôi Phong để chụp. Làm thế nào một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể biết trước một anh chàng binh nhì Hướng Lôi Phong khi anh ta gần như vô danh tiểu tốt, để đi theo và ghi lại “cuộc đời anh hùng” , “một người vì mọi người” của anh ta qua một bộ ảnh chuyên nghiệp? Không quá khó để tìm câu giải đáp. Bộ ảnh chỉ là một sản phẩm tuyên truyền được sản xuất sau khi Hướng Lôi Phong chết. Bây giờ chuyện Hướng Lôi Phong là một chuyện cười nhưng đã có một thời người dân Trung Quốc tin một cách chân thành.
Ran Yunfei, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, cho The Newyork Review of Books, biết “Tất cả những gì đảng CS dạy bạn để kính phục đều là những chuyện giả dối. Hiện nay họ lại thúc đẩy học tập Hướng Lôi Phong lần nữa nhưng ai cũng biết Hướng Lôi Phong là nhân vật giả tưởng do đảng CS nặn ra. Tất cả “anh hùng” đều là giả tạo”.
Sự kiện Tôn Đức Thắng Người thủy thủ phản chiến ở Biển đen của CSVN đã bị Giáo sư Christoph Giebel trong buổi phỏng vấn dành cho BBC khẳng định: “Trong quyển sách của tôi, tôi tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải. Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp.” Và thê thảm hơn, Lê Văn Tám là một nhân vật ảo, từ tên tuổi cho đến đầu mình và tay chân đều do bộ máy tuyên truyền CSVN nặn ra. Sự kiện này do chính Trần Huy Liệu, bộ trưởng bộ tuyên truyền CSVN thú nhận và được Phan Huy Lê, một trong nhà sử học hàng đầu của chế độ tiết lộ.
Nạn nhân của các “anh hùng” trong nhiều trường hợp lại chính là “anh hùng”. Chuyện Võ Thị Sáu hái hoa cài lên tóc là một điển hình. Theo sách vở của đảng, ngày bị xử bắn, trên đường ra pháp trường Võ Thị Sáu còn rảnh rỗi để dừng lại hái mấy cành hoa cài lên tóc của mình. Lãng mạn hơn, vài phút trước khi bị bắn, bà ta còn gỡ những cành hoa trên tóc để tặng lại cho những người tù đào huyệt lát nữa sẽ chôn mình. 
Câu chuyện mô tả bà Võ Thị Sáu giống như một công chúa đi dạo vườn hoa chứ không phải một tử tù sắp chết. Hãy tạm gác qua bên việc bà có thể bị tâm lý bất bình thường như nhiều người đang bàn tán mà chỉ xem xét khía cạnh pháp lý. Trên thế giới này, không phải thế kỷ trước và cũng không phải thời các quốc gia nhược tiểu bị cai trị dưới ách thực dân tàn bạo mà cả ngày nay tại các nước văn minh tiên tiến, một tử tù ra pháp trường hai tay phải bị còng và chân phải bị xích. Còng và xích không phải là vì sợ tử tù bỏ chạy nhưng đó là một phần của bản án tử hình. Giống như Hướng Lôi Phong của Trung Quốc, nhân vật Võ Thị Sáu có thể là một người thật, đảng Cộng Sản lợi dụng bà trong tuổi vị thành niên để khích động lòng dân nhưng lại tô vẽ nên một Võ Thị Sáu bịnh hoạn đến độ đáng thương.
Chúng ta đều biết, về mặt kinh tế và kỹ thuật Việt Nam phát triển chậm hơn các quốc gia khác nhiều chục năm tuy nhiên đó chưa hẳn là một mối nguy nghiêm trọng lâu dài. Mối lo lớn của đất nước là về mặt dân trí, xã hội, đạo đức và những mặt này Việt Nam còn thua xa các quốc gia tiên tiến nhiều thế kỷ. Với óc cần cù của người Việt, chúng ta không phải quá lo lắng về một nền khoa học hiện đại, một nền kỹ thuật hiện đại nhưng điều đáng lo lắng nhất là làm thế nào để có những con người Việt Nam với những suy nghĩ đúng, có nhận thức đúng về hướng đi của đất nước hôm nay và mai sau. Phục hưng dân tộc, vì thế, phải bắt đầu ở việc phục hưng các đặc điểm đạo đức, các giá trị nhân bản, khai phóng từ chính trong mỗi người Việt Nam. Một xã hội lương thiện phải được xây dựng bằng những con người có tinh thần hướng thiện.
Một con vẹt có thể cất giọng ca thánh thót và ngay cả hát hay hơn một con chim sơn ca ngoài vườn buổi sáng nhưng không ai bảo tiếng hát của vẹt là biểu tượng cho “mùa xuân, hạnh phúc, hy vọng, may mắn, tự do, niềm vui, tuổi trẻ, tính sáng tạo và ngày mới” như khi nhắc đến chim sơn ca. Phương Uyên là tiếng hát của sơn ca trong khu vườn xuân đất nước. Cơn mưa dài chưa dứt, cơn bão lớn chưa ngưng nhưng hy vọng vẫn còn đây trong lòng người Việt. Tổ tiên để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng phong phú với tất cả phương tiện cần thiết để đưa đất nước Việt Nam thành một cường quốc văn minh và hiện đại. Chúng ta có tinh thần độc lập, tự chủ cao hơn bất cứ một quốc gia nào ở vùng Đông Nam Á. Chúng ta đều ôm ấp một giấc mơ Việt Nam huy hoàng, sáng lạng. Cái duy nhất mà chúng ta chưa có đó là một cơ hội. Và cơ hội sẽ không do ai ban cho, không do ai viện trợ nhưng chính người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn trẻ, là những người đang tạo ra cơ hội cho dân tộc mình.
Phân tích chính sách tuyên truyền của chế độ CS để thấy sự tác hại của nó trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cũng cho thấy việc so sánh giữa Võ Thị Thắng và Nguyễn Phương Uyên chẳng khác gì so sánh giữa giả và thật, chiến tranh và hòa bình, hận thù và nhân ái, bóng tối và ánh sáng.
Trần Trung Đạo
(25.5.2013)
CHUYỄN HÓA

Friday, May 24, 2013

KHOA HỌC & ĐỜI SỐNG


Tin tức / Ðời sống

 

Tại sao tổ tiên của loài người lại đứng thẳng lên để đi?

CỠ CHỮ
Điều gì đã khiến tổ tiên sơ khai nhất của chúng ta lại từ bỏ sự che chở của cây cối để đứng thẳng người và đi bằng hai chân?

Các lý thuyết truyền thống nêu lên những biến đổi khí hậu làm giảm bớt sự che phủ của cây và buộc người xưa phải tìm thức ăn và săn bắt trên đất cứng.

Nhưng một cuộc khảo cứu mới gợi ý về một kích thích tiến hóa khác.

Các nhà khảo cổ tại Trường Đại Học York ở London bên Anh nói con người sơ khai bị hấp dẫn bởi mặt đất gồ ghề được tạo ra bởi các núi lửa và các trận động đất thời Pliocene, từ hai triệu tới năm triệu năm trước đây.

Những vỉa đất trồi lên và những hẻm núi cung cấp nơi ẩn náu và các cơ hội săn bắt, nhưng đòi hỏi phải bò, trườn, leo trèo và phải di chuyển nhanh qua những lớp đất nứt.

Trong tạp chí Antiquity, các nhà khảo cứu Châu Âu nói các tình huống nêu trên khuyến khích một dáng đứng thẳng hơn, bàn tay to hơn, cánh tay khéo léo hơn, kết quả những người nguyên sơ biết dùng các dụng cụ thô sơ.

Isabelle Winder, một trong các tác giả của cuộc khảo cứu này gợi ý rằng sống trong khung cảnh khó khăn như vậy dẫn tới “việc cải thiện những kỹ năng nhận biết, ví dụ như biết xác định vị trí và có khả năng truyền tin,” tiếp tục biến hóa thành những chủng loại như chúng ta ngày nay. 
 Mời xem cơ thể con người ta làm việc như thế nào: vô cùng kỳ diệu. Những phát minh khoa học cực kỳ phức tạp đều do bộ óc con người suy nghĩ, sáng chế.
Với những đồ họa máy tính, những kỹ thuật chụp ảnh tân tiến,  quay chậm tuyệt diệu, chúng ta có thể khám phá mọi khía cạnh, mọi bộ phận trong cơ thể con người trong nhiều giai đoạn phát triển .
  CÂU CHUYỆN CUỘC SỐNG (Life Story)
 Người dịch: Phạm Phương Anh, Trần Thanh Vân, Bích Ngọc đến từ KEC1
Người biên tập: Nguyễn Huyền Trang + VCĐ
Mời Bấm:

XÃ HỘI VIỆT NAM

Những kiểu giữ của 'có một không hai'

25.04.2013 09:39
Có gia đình, cuộn giấy vệ sinh cũng phải khóa vì sợ bị lấy mất.


Chỉ sợ mất cái chỗ ngồi.


Khóa vào bất kỳ nơi đâu có thể.


Xe ô tô cũng cần khóa thủ công.


Bánh trước, bánh sau, đố ai lấy được?


Cuộn giấy vệ sinh cũng sợ bị lấy cắp.


Món ngon đâu muốn chia phần cho ai.


Vì một mét vuông mười thằng ăn trộm nên đôi dép tổ ong cũng phải khóa kỹ.


Cả nhà cả cửa còn mỗi cái điện thoại.


Cho chắc.


Khóa làm gì?


Mô-tô cũng khóa như khóa xe đẹp.


Khóa ngoài, khóa cả trong.



Cứ phải xích vào cây.


Khi quên khóa.
Dori (Xzone/Tri Thức Thời Đại)

Thursday, May 23, 2013

TIN TỨC GẦN XA

 

Philippines: Căng thẳng châu Á có thể dẫn đến xung đột

Philippine Foreign Affairs Secretary Albert Del Rosario addresses the media during a press conference in suburban Pasay City, south of Manila, Philippines, after his return from the ASEAN Regional Forum in Cambodia Friday, July 13, 2012. Del Rosario deplo
Philippine Foreign Affairs Secretary Albert Del Rosario addresses the media during a press conference in suburban Pasay City, south of Manila, Philippines, after his return from the ASEAN Regional Forum in Cambodia Friday, July 13, 2012. Del Rosario deplo
CỠ CHỮ
Ngoại trưởng Philippines hôm 23/5 cảnh báo rằng tranh chấp lãnh thổ tại châu Á đang “tạo căng thẳng gay gắt có thể dẫn đến xung đột” vì có nhiều quốc gia đang đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo.

Lên tiếng trong một diễn đoàn doanhnghiệp ở Tokyo, Ngoại trưởng Albert del Rosario nói rằng con đường 9 đoạn của Trung Quốc là một đòi hỏi ông gọi là “quá lố” vì nó coi như bao trùm toàn bộ Biển Đông.

Ông nói tiếp, ngoài Biển Đông còn có Biển Hoa Đông, nơi có nhiều nước châu Á lớn đang có những tranh chấp ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Triều Tiên.

Ông nói rằng “Các cuộc tranh chấp lãnh hải này đang tạo ra căng thẳng gay gắt có thể dẫn đến xung đột.”

Người ta tin rằng Trung Quốc đang tăng cường năng lực Hải quân tại Thái Bình Dương, và Trung Quốc đang bị các nước láng giềng chỉ trích về thái độ mà họ gọi là ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong khu vực, biệt là đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều vùng đất và vùng biển khác nhau.

Ngoại trừ Brunei, tất cả các nước đòi chủ quyền đều có binh sĩ đóng tại các đảo hoặc các bãi san hô tại Trường Sa, quần đảo lớn nhất ở Biển Đông, để khẳng định chủ quyền của mình. 
  •  
 Thứ năm 23 Tháng Năm 2013

 38 năm sau 1975, người Việt Nam lại vượt biển
Thuyền nhân Việt Nam (Ảnh lưu trữ - DR)
Thuyền nhân Việt Nam (Ảnh lưu trữ - DR)
Lưu Tường Quang / Tú Anh
 
460 thuyền nhân Việt Nam kể cả phụ nữ và trẻ em đã đến Úc trong 4 tháng đầu 2013. Gần 40 năm sau ngày Việt Nam thống nhất trong chế độ "xã hội chủ nghĩa", hiện tượng người vượt biển lại tăng cao, bằng tổng số thuyền nhân đến Úc trong 5 năm trước. 
Tuy nhiên, chính sách tỵ nạn của Canberra đã khác, không rộng lượng như thời thập niên 80,90 khi hàng triệu người bỏ nước. Người vượt biển bị tạm giam trong các trại cách ly với tương lai mờ mịt.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, trong gần hai thập niên sau ngày 30/04/1975, hơn 1,3 triệu người Việt Nam vượt biên, vượt biển đi tỵ nạn. Trong số này , Liên Hiệp Quốc thẩm định từ 200.000 đến 400.000 người không đến được bến bờ hoặc chết vì tàu bị đắm, bị hải tặc Thái Lan sát hại. Trong khoảng thời gian này, Hoa Kỳ đón nhận 823.000 thuyền nhân , Pháp 96.000, Úc cũng như Canada nhận 137.000 người, Anh quốc 19.000.
Nhưng vào năm 2013, nguyên nhân nào lại thúc đẩy hàng trăm người Việt Nam vượt biển ? Theo luật sư Úc Keye Bernard, trong số thuyền nhân mới đến có một số tín đồ Công giáo từng tham gia tranh đấu bảo vệ giáo xứ Thái Hà. Một số khác bị truy bức trong các vụ tranh tụng đất đai bị nhà nước trưng thu.
Tuy nhiên, chính sách tỵ nạn của Úc, quốc gia tây phương duy nhất gần Việt Nam và cũng là điểm đến của những con người muốn có cơ hội xây dựng đời sống mới, đã trở nên gắt gao hơn. Số phận thuyền nhân ra sao ? Phải trở về Việt Nam hay có hy vọng được định cư ? Trong số 101 thuyền nhân đến Úc trong năm 2011, có sáu người bị đưa về Việt Nam.
Hôm qua 22/05/2013, một phái đoàn của Cộng đồng Việt Nam Tự Do tại Úc đã gặp thủ tướng Julia Gillard vận động chính phủ Úc về vấn đề thuyền nhân. Sau khi nhận được tin nhắn cầu cứu của hai thuyền nhân từ đảo Manus gửi cho RFI, ban biên tập chúng tôi đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.
Nhà báo Lưu Tường Quang : « Trong những ngày qua, báo chí quốc tế và Úc đều loan tin có sự gia tăng rất đáng kể của thuyền nhân Việt Nam từ Việt Nam hoặc qua trung gian tại Indonesia đến Úc trong 4 tháng đầu năm 2013 : 460 người xin tầm trú tại Úc. Đây là con số đáng kể nhiều hơn của 5 năm về trước . Có người cho rằng đây là vì lý do kinh tế nhưng cũng có người cho rằng đây là hậu quả của chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Hà Nội đối với nhân quyền, tự do ngôn luận và chính kiến tại Việt Nam. 
Có thể, tất cả những lý do đó đều đúng ….nhưng cần phải xem kỷ những thuyền nhân này có lý do chính đáng khi họ liều lĩnh vượt biển tìm tự do tại Úc và những hậu quả khi họ đến lãnh thổ, lãnh hải của Úc thì họ phải đối diện với những khó khăn gì để những ai bị giam cầm trong các trại tỵ nạn tại Úc hiểu rõ tiến trình họ phải đi qua và những ai bị đối xử tàn tệ vì lý do nhân quyền vì lý do chính kiến thì họ sẽ có thể làm gì, suy nghĩ gì cho tương lai của họ…
Nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng thuyền nhân gia tăng : « Nhà cầm quyền Việt Nam đương nhiên phải nói là người đi tầm trú là vì lý do kinh tế vì nếu nhìn nhận những thuyền nhân ra đi vì lý do chính trị thì điều đó là một phản ảnh tiêu cực về chế độ của họ…. Nếu chúng ta nhìn lại cái tiến trình cho đến năm 2006 khi Hà Nội tổ chức (thượng đỉnh) Apec thì Hà Nội đã phần nào nới tay đến mức độ mà tổng thống Mỹ George W. Bush đã lấy tên CHXH Chủ nghĩa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần ưu tư (về tự do tôn giáo)….Trước khi gia nhập WTO ( Tổ chức Thương mại Thế giới) thì họ cũng có những biện pháp gọi là tạm thời cởi mở cho đến 2007. 
Tuy nhiên, sau hội nghị Apec năm 2006 và được vào WTO đầu năm 2007 thì CHXHCN Việt Nam sử dụng những điều luật 79, 88 tuyên truyền chống phá nhà nước và âm mưu lật đổ chế độ là những điều khoản đi ngược lại với những điều khoản bảo vệ tự do ngôn luận, tự do phát biểu ý kiến có ghi trong Hiến pháp 1992 của Việt Nam cũng như hoàn toàn đi ngược lại với công ước quốc tế về quyền chính trị mà Việt Nam là thành viên kết ước… nhà cầm quyền Hà Nội mỗi ngày mỗi siết chặt và gia tăng đàn áp những người yêu nước, những thanh niên sinh viên tranh đấu cho tự do dân chủ.
Ngay giờ phút này, 8 thanh niên Công giáo ở Nghệ An đang bị xét xử phúc thẩm và mới đây vài ngày sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bày tỏ lòng yêu nước, họ nói vì tổ quốc chống ngoại xâm, vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng là những điều được gọi là chính sách của nhà nước thế nhưng họ bị kết ánt ù rất nhiều năm tại tòa án tỉnh Long An. 
Rõ ràng là chính sách đàn áp nhân quyền đã đưa đến tình trạng nhiều người bỏ nước ra đi. Nếu căn cứ vào định nghĩa của « người tỵ nạn » thì những ai có bằng chứng đang lo sợ bị hành hạ, bị bắt bớ bị tù đày vì lý do chính kiến, hoặc vì lý do chủng tộc hay tôn giáo thì họ thỏa mãn định nghĩa về « người tỵ nạn » theo điều khoản thứ nhất trong Công ước quốc tế về người tỵ nạn 1951-1967.
Trên căn bản đó, nếu họ có ao ước, những hoài bão để cải thiện đời sống kinh tế thì cái hoài bão đó không loại trừ cái khả năng họ được chứng nhận là người tỵ nạn vì căn nguyên cốt lõi vẫn là cái nỗi lo sợ bị trừng phạt, bị tù đày, bạc đãi vì lý do chính kiến hay vì lý do tôn giáo.


Chính sách của Úc đối với thuyền nhân Việt Nam : Từ năm 2012, Úc áp dụng « giải pháp Thái Bình dương , tạm giam thuyền nhân trong các trại di trú trên đảo Nauru và Manus. Đặc điểm của « giải pháp » này là những thuyền nhân tới Úc phải chờ đợi một khoảng thời gian bằng với thời gian đáng lẽ họ phải chờ ở Indonesia để được cứu xét.
Thuyền nhân bị giam trên đất liền hay trên các đảo Christmas, Manus, hãy bình tĩnh chờ đợi … Cộng đồng Việt Nam tại Úc là cộng đồng tỵ nạn và không bao giờ quên đồng hương của mình đang ở trong tình trạng khó khăn. Ngày hôm qua, một phái đoàn của Cộng đồng Người Việt Tự Do, có cả tôi, đã đến gặp thủ tướng Úc Julia Gillard để tranh đấu cho thuyền nhân Việt Nam đang bị giam giữ. Chúng tôi nói hầu hết thuyền nhân Việt Nam không phải là tỵ nạn kinh tế mà vì lý do chính trị. 


Tuy nhiên đây là vấn đề hồ sơ, một vấn đề bằng chứng. Cho nên thuyền nhân muốn xin tư cách tỵ nạn thì cần phải chuẩn bị bằng chứng cụ thể , những lý do có cơ sở vững chắc vì lời khai đầu tiên nó có ảnh hưởng đến vấn đề cứu xét…tôi đương cử hai trường hợp cụ thể. Trường hợp thứ nhất là tàu Hào Kiệt với 53 thuyền nhân đến miền tây Úc năm 2003….. tất cả đều được định cư… ».
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130523-38-nam-sau-1975-nguoi-viet-nam-lai-vuot-bien



Khoảng 1,3 triệu di dân bất hợp pháp từ châu Á sống ở Hoa Kỳ


CỠ CHỮ
Elizabeth Lee







http://www.voatiengviet.com/content/di-dan-bat-hop-phap-tu-chau-a-song-o-hoa-ky/1665991.html

 

PHẠM TÍN AN NINH * NỢ ĐỜI ƠN EM

 
Nợ đời một nửa, còn một nửa ơn em........
Biết bao giờ trả cho xong?
(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)
Phạm Tín An Ninh


Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc giòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung. 
 
Nói kiếm cung cho nó vẻ văn chương và lãng mạn, chứ thực ra tôi vào lính, mà lại là thứ lính hạng bét thì làm gì có kiếm với cung. Có phải lính tàu bay tàu thủy gì đâu, mà là lính đi bộ. Lúc băng rừng lội suối, mặc bộ đồ trận hôi hám cả tuần không tắm, tôi ghét cay ghét đắng cái ông nào là tác giả cái câu “Bộ Binh là nữ hoàng của chiến trường” mà tôi đã đọc được ngay từ khi mới vào quân trường, đếm bước một hai để hát bài “đường trường xa”.
 
 
 Khổ thì khổ vậy, chứ mấy cô gái bé bỏng hậu phương lại mê lính trong mấy bản nhạc của ông Nhật Trường. Vì “nếu em không là người yêu của lính, ai thương nhớ em chiều rừng hành quân, ai băng gió sương cho em đợi chờ, và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng?..”.
 
 
 Nhờ vậy, trong mấy năm đóng quân dọc đường số 1, nơi nào tôi cũng để lại vài mối tình con. Tôi nghĩ đời lính như vậy mà vui, thì thôi chớ tính chuyện vợ con làm gì cho nó vướng chân vướng cẳng. Hơn nữa tôi cũng hiên ngang với đám con gái lắm, thì làm gì có chuyện “chết trong mắt em”. 
 
 Vậy rồi trời xuôi đất khiến thế nào, sau mấy năm đánh đấm ở Quảng Đức, Ban Mê Thuột rồi Bình Định, Phú Yên, đơn vị tôi được mấy cái tàu há mồm chở vào bỏ xuống bãi biển Nha Trang vào lúc đường phố mới lên đèn. 
 
Tôi thấy lòng lâng lâng sung sướng vì không khí yên bình của thành phố biển, mà cũng vì tưởng mình đã được trở về với những “hang động tuổi thơ” của ông Nguyễn Xuân Hoàng. Nào ngờ, khi còn mải mê với mộng mị, tôi bị đánh thức lúc nửa đêm cùng đơn vị leo lên một đoàn xe mấy chục chiếc để tiếp tục “hát khúc quân hành”. 
 
Đoàn xe ra khỏi thành phố, qua Ty Thông Tin, ra quốc lộ 1, trực chỉ hướng bắc. Tôi lại mừng thầm, nghĩ là sẽ được về dưỡng quân ở huấn khu Dục Mỹ. Nhưng tôi đã “ước tính tình hình” sai bét. Đoàn xe dừng lại tại bùng binh, ngã ba Ninh Hòa. Một tiểu đoàn lính đổ xuống cái thị trấn còn đang say ngủ. Đại đội tôi nhận lệnh vào đóng quân trong sân vận động. Sáng hôm sau tôi rủ mấy thằng bạn, quần áo chỉnh tề, ra phía trước “thăm dân cho biết sự tình”. 

Thấy một ngôi nhà mở cửa, bọn tôi bước vào làm quen. Chủ nhà là một cô gái nho nhỏ dễ thương, mời đón mấy thằng lính trời ơi đất hởi mà miệng vui cười, e thẹn nhìn tôi bằng cặp mắt nai tơ. Vậy mà thằng lính ngang tàng như tôi lại chết trong đôi mắt ấy. Bắt đầu từ một chuyện tình cờ như vậy đó, mà tôi trở thành chú rể của Ninh Hòa hơn một năm sau. Trường Trần Bình Trọng cũng vừa có một cô học trò bỏ trường, bỏ lớp, bỏ bạn bè và bỏ cả đội múa ”Trăng Mường Luông ”. 

Bây giờ cứ mỗi lần đọc bài thơ của ông nhà thơ Quan Dương, người Ninh Hòa, là tôi nhìn thấy có tôi trong đó: 

Hồi nhỏ tôi rất anh hùng 
Một mình dám nhảy cái đùng xuống sông 
Bơi nghiêng, bơi ngửa giữa dòng 
Hiên ngang trấn giữ một vùng tuổi thơ 
…………
Lớn lên trở chứng ngu khờ 
Mắt em nào phải bến bờ sông sâu ? 
Cớ sao chưa kịp lộn nhào 
Đành chịu chết đuối, thiệt đau đúng là.. 

Nàng làm vợ lính đúng tám năm. Tám năm khốn khổ lo âu. Vì lúc nào cũng có thể trở thành góa phụ. Đã vậy đứng ở Ninh Hòa lúc nào nàng cũng nhìn thấy hòn núi Vọng Phu sừng sững cuối chân trời! Nhưng rồi nàng không trở thành góa phụ mà lại trở thành tù phụ. Cơn sóng bất ngờ phủ xuống miền Nam, cuốn nàng theo cùng những người có chung số phận. Thân phận bọt bèo với một đàn con dại, cô học trò Trần Bình Trọng bé nhỏ ngày nào bây giờ phải một mình chống chọi với phong ba. 

Riêng tôi, một thằng lính bất ngờ thua trận thì chuyện tù đày nào có than chi. Chỉ tội nghiệp cho “người tình bé nhỏ” ngày xưa. Tôi tự trách mình, giá mà ngày đó tôi đừng ra khỏi cái sân vận động, không gặp nàng, thì biết đâu nàng chẳng tìm lại một cố nhân nào đó - mà tôi thường nghe nàng nhắc đến với lòng ngưỡng mộ - bây gìờ đã là một ông quan hải quân, sẽ đưa nàng xuống tàu ra khơi đi tìm vùng đất hứa. 

Rồi nàng bỗng dưng trở thành con cò lặn lội bờ sông của ông Trần Tế Xương, để nuôi đủ sáu con với một chồng – ông chồng gần tám năm biền biệt ở các trại tù Lào Cai, Yên Bái. 

Tôi còn nhớ lúc ở trong tù, tôi may mắn nằm bên cạnh nhà thơ lớn Tô Thùy Yên. Tôi rất quý anh vì anh là một người tù có tư cách. Thấy tôi dốt nát mà cũng thích thơ văn, anh làm tặng tôi một bài thơ khá dài và hay lắm. Nhưng lúc bị cai tù kiểm tra, tôi nhát gan nên bỏ cả bài thơ vào miệng nhai nát rồi nuốt vào cái dạ dày đang đói. Vì vậy tôi không còn nhớ hết mà chỉ thuộc lòng mấy câu viết về nàng: 

Tám năm áo rách bao nhiêu lượt 
Em vá chồng lên những nỗi niềm 
Từ thuở anh đi nhà tróc nóc 
Con thơ đâu còn biết vui cười 
.................................................
Cô gái Ninh Hòa, thương quá đỗi 
Một mình chèo chống giữa phong ba 

Ra khỏi trại tù, dường như tôi chỉ đem về cho nàng thêm những đắng cay. Với một người chồng còn mang đầy những vết thương cả trên thể xác lẫn tâm hồn, cùng một đàn con thơ dại, giữa một xã hội chất chồng thù hận, nàng biết xoay xở làm sao ? Cuối cùng, nàng phải cùng chồng con, đem sanh mạng đánh một canh bạc cuối cùng. 

Có lẽ ông trời không phụ lòng nàng. Chuyến đi vội vã, chuẩn bị chưa xong, rồi cũng đến được bến bờ. Trong lúc bao nhiêu người tìm cách tận hưởng hạnh phúc của một điều tưởng chừng may mắn nhất của con người, hoặc ít ra cũng ngơi nghỉ để hoàn hồn từ cõi chết, nàng lại tiếp tục làm kiếp con cò trong một vùng băng tuyết mênh mông, lo lắng cho con, để cho chồng học thêm vài ba chữ và vác ngà voi chạy đủ thứ chuyện bao đồng.

Bây giờ những đứa con đã trưởng thành. Nàng chiều chồng để cho mỗi đứa tự chọn đất nước nào nó thích mà dung thân. Mỗi đứa một phương trời. Nàng lại là một hậu phương cho các con đi vào trận mới. Ngôi nhà trở nên trống vắng.
 
 Cuối cùng nàng cũng chì còn có tôi, người lính thất trận năm nào, đã mang đến cho nàng biết bao là hệ lụy. Dư âm cuồng nộ của những cơn dông bão năm nào dường như vẫn còn đâu đó trong giấc ngủ của riêng nàng. 


Tuổi sắp già, mà tôi còn mang nhiều món nợ. Biết làm sao trả cho xong. Nợ núi sông, nợ máu xương bè bạn. Mà khổ thay, tôi thì cứ mãi là thằng lính hèn mọn, bạc tình. Và tôi còn nợ nàng, nợ Ninh Hòa. Mảnh đất hiền hòa đã cho tôi một người vợ chung tình, cùng tôi qua bao cuộc biển dâu. 

No comments: