Tuesday, October 25, 2016

VIỆT CỘNG - VŨ TRANG - PHẬT GIÁO

Friday, July 12, 2013

NGUYỄN BÁ CHỔI * YÊU NƯỚC LÀ DIỆT CỘNG SẢN

Yêu nước là diệt con iêu chủ nghĩa xã hội

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Tổ quốc Việt Nam “thọ” được hơn 4000 năm đến hôm nay, ai cũng biết là nhờ người Việt Nam biết Yêu Nước. Từ ngàn xưa, khi nói đến “yêu nước”, mọi người bình thường - tức chưa bị quỉ ám - hiểu ngay, hiểu trọn vẹn ý nghĩa hai tiếng vừa thân thương vừa linh thiêng ấy rồi; không một ai lại đi hỏi yêu nước là yêu cái chi chi. 
Không chỉ người Việt Nam nói “tôi yêu nước” là yêu nước chấm hết, dân Tây cũng chỉ “J’aime mon pays”; dân Mỹ, “I love my country”. Chưa có thằng Tây khùng nào “patriotisme, c’est l'amour du colonialisme” (yêu nước là yêu chủ nghĩa thực dân); chưa có con Mỹ dại nào lại “patriotism is love capitalism” (yêu nước là yêu chủ nghĩa tư bản).
Suốt dòng lịch sử từ ngày lập quốc, con cháu Lạc Hồng luôn luôn tự hào:
“Việt Nam! Việt Nam! Nghe từ vào đời 
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi 
Việt Nam nước tôi. 
........
Việt Nam! Việt Nam! Tên gọi là người 
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời 
.........
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời” *
Thế mà hỡi ôi, nay bỗng dưng không muốn cũng phải khóc ròng: “Yêu nước là yêu...”!!! Việt Nam tôi bị quỉ ám. Đó là con iêu tinh mang tên Chủ nghĩa Xã hội.
Việt Nam không còn là Việt Nam nữa mà là Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Mà nào có được Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa; hai chữ Việt Nam được đứng trước như thế đã còn may, đằng này lại bị kéo lùi lủi thủi xếp hàng đứng sau cùng, làm cái đuôi phe phẩy cho con hồ ly tinh Chủ nghĩa Xã hội: nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Để hôm nay, các cháu ngoan bác Hồ phải nói “Yêu nước là yêu Chủ nghĩa Xã hội”, tức yêu nước là phải yêu con iêu tinh đang quậy tanh bành tổ quốc Việt Nam.
Tổ quốc Việt Nam đang tanh bành ra sao thì mọi người chưa bị con iêu ấy ám hoặc từng bị nó ám một thời nay đã “ngộ ra” đang thấy sờ sờ trước mắt.
Những ai còn cho mình là người Yêu Nước thì không còn con đường nào khác là triệt tiêu con iêu Chủ nghĩa Xã hội đi. Dành lại Việt Nam cho Việt Nam. Để trở về với truyền thống Lạc Hồng: Yêu nước là yêu nước Việt Nam không còn bị quỉ ám.
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời.

THANH QUANG * LƯƠNG TÂM CỘNG SẢN

Lương tâm lãnh đạo ở đâu?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-11
000_Hkg8782027-305.jpg
Người dân xem tấm bản đồ Việt Nam tại cuộc triển lãm về Trường Sa và Hoàng Sa tại Bảo tàng Quân đội Hà Nội hôm 10/7/2013
AFP photo


Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục là mối bận tâm đáng kể đối với người dân Việt có lòng với quê hương. Tại sao như vậy?
Câu trả lời có thể tìm thấy qua chuyến Hoa du của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa rồi - cũng như bao nhiêu chuyến Hoa du trước đây của giới lãnh đạo Hà Nội.
Ký giả David Brown, cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, hôm Chủ Nhật mùng 7 tháng này có bài tựa đề “VN: Đùa với lửa”, mở đầu với tiểu tựa “Đương đầu với TQ” lưu ý ngay câu nói đang phổ biến tại VN và thể hiện một sự tiến thoái lưỡng nan của đảng CS đang cầm quyền, đó là: “Theo Mỹ cứu nước, theo TQ cứu đảng”.
Vẫn theo bài báo thì gần 40 năm sau khi người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN, đảng CS từng giành được độc lập và thống nhất đất nước đã đánh mất hầu hết tính chính đáng của mình, đến mức không thể dựa vào “hào quang” của ông Hồ Chí Minh cùng các đồng chí của ông ta mà có thể phục hồi một thời huy hoàng của đảng hay có thể tận diệt nỗi quốc nạn tham nhũng hiện giờ. Bài báo cho biết tiếp đại ý rằng trong khi trách nhiệm lớn nhất của Hà Nội hiện nay là không cứu vãn được nền kinh tế sa sút, thì công luận bày tỏ khinh miệt về sự bất tài của chế độ trong việc bảo vệ quyền lợi của VN đối với TQ.
Bài báo này được phổ biến sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Hoa Lục theo lời mời của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình để hai nước XHCN anh em “môi hở răng lạnh” nâng cuộc hợp tác chiến lược toàn diện lên “ tầm cao mới”. Nhiều bài báo “lề dân” đã bày tỏ quan ngại về thực chất chuyến Hoa du của ông Trương Tấn Sang – diễn biến mà có ý kiến cho là “Chiếu chỉ Thành Đô II” sau khi diễn ra “biến cố Thành Đô” hoàn toàn bất lợi cho quê hương VN hơn 2 thập niên về trước.
Những người yêu nước, những hành động yêu nước của họ thì bị xem là tội.
-MS Nguyễn Trung Tôn
Riêng Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ của GHPGVNTN báo động về sự đánh mất chủ quyền VN qua bản Tuyên bố chung Bắc Kinh-Hà Nội nhân khi ông Trương Tấn Sang “triều kiến” Trung Nam Hải. Nhận định của Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ bao gồm những đoạn như sau:
Tuyên bố chung tại Bắc Kinh không hề có một dòng nào xác định việc Trung quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần đảo Trường Sa của Việt Nam, hoặc hàng nghìn cây số trên đất dọc biên giới, đặc biệt tại Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan v.v… hay đòi hỏi Trung quốc hoàn trả biển và đất đã xâm chiếm. Với kẻ cướp đã vào chiếm đóng một góc nhà rồi, ông Chủ tịch nước vẫn “nhất trí” với mưu kế của kẻ xâm lăng, là “Hai bên nhất trí dựa trên nguyên tắc dễ trước khó sau, tuần tự tiệm tiến, gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ”. Ông Chủ tịch nước tiếp tục dựa vào cái Bánh Vẽ của 16 chữ vàng và Bốn tốt để xây dựng chủ trương tân lệ thuộc ở thế kỷ 21 với Bắc phương. Chiếc Bánh Vẽ xuất phát từ ý thức nô lệ của ông Hồ Chí Minh khi ông làm bài thơ tuyên truyền “Cứu Trung quốc thị cứu tự kỷ” (Cứu Trung quốc là tự cứu mình)…
Một trong những người có tâm huyết với quê hương dân tộc, là MS Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hoá, cũng cảnh báo:
Tình hình đất nước nguy ngập từ việc TQ lấn chiếm Tây Nguyên, các tỉnh phía Bắc cho đến lấn chiếm các quần đảo của VN. Rồi đến bây giờ ông Trương Tấn Sang đi Trung Quốc dâng cả Vịnh Bắc bộ cho phương Bắc.v.v…Thế tại sao chúng ta không dám lên tiếng mà suốt ngày chỉ thích ăn chơi đàm đúm, hí hú, lo làm giàu ? Rồi mai mốt, TQ đến chiếm hết đất nước thì còn gì?

Yêu nước bị xem là "tội"

000_Hkg8650239-250.jpg
Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 02/6/2013. AFP photo
Theo nhà giáo Nguyễn Thượng Long từ Hà Tây thì có “một hiện thực đáng để mọi người suy ngẫm”, đó là dân tộc VN phải tiếp tục “sống trì trệ dưới bóng rợp ma quái của những thề nguyền thấm đẫm chất Liêu Trai”, như kiên trì học thuyết Mác Lê vốn bị cả thế giới văn minh vứt bỏ, hay phải kiên quyết giữ điều 4, phải kiên định với con đường CNXH, với con đường “Đi với TQ có thể mất nước, nhưng sẽ còn đảng” còn hơn là “Đi với Mỹ còn nước, nhưng sẽ mất đảng!”
Như vậy là, theo nhà giáo Nguyễn Thượng Long, lá bùa “16 chữ vàng” và “4 tốt dởm” tiếp tục bay vật vờ trên quê hương xứ sở của những con người mà đã từng thề rằng “Thà chết Vinh còn hơn sống Nhục!”, thà “Làm Quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng).
Từ Thanh Hoá, MS Nguyễn Trung Tôn không khỏi chua chát:
Bây giờ “đảng lãnh đạo”. Chắc có lẽ vì đảng lãnh đạo cho nên mới đẩy người VN tới chỗ như vậy. Việc mà ăn chơi đàn đúm thì người ta bây giờ xem không phải là tội, xem nó như là chuyện bình thường. Nghĩa là những hành động tội lỗi thì người ta xem nó là bình thường. Còn những người yêu nước, những hành động yêu nước của họ thì bị xem là tội. Đấy là nghịch lý mà tôi nghĩ là do tư tưởng của ông Hồ để lại và đảng CS áp dụng cho đến ngày hôm nay, khiến dẫn tới tình trạng không những tác hại xã hội mà còn xâm nhập vào các tôn giáo nữa.
Vẫn theo MS Nguyễn Trung Tôn thì mặc dù đất nước VN nhỏ bé, nhưng đã qua bao nhiêu ngàn năm lịch sử, Tổ Tiên chúng ta đã phải dầy công xây dựng, đổ ra bao nhiêu máu xương để giành độc lập. Nếu Tổ Tiên chúng ta không anh hùng, không kiên cường, thì chắc VN hiện giờ đã trở thành một tỉnh của TQ từ lâu rồi. Tuy nhiên, hiên nay, vẫn theo MS Nguyễn Trung Tôn:
Sau khi nắm quyền, đảng CSVN đã đem tất cả mọi thứ mà Tổ Tiên đã gầy dựng nên để dâng cho TQ một cách vô điều kiện. Đó là điều mà tất cả người dân Việt quan tâm đến đất nước, không ai có thể cầm lòng được, không ai có thể không khóc trước tình trạng đó được. Ấy vậy mà giới lãnh đạo VN, không biết lương tâm của họ ở đâu ? Lương tâm của họ để vào tiền bạc, vào đèn xanh đèn mờ, vào chức vụ, địa vị gì mà họ không quan tâm đến đất nước ? Cho nên lòng tôi rất là đau.
Có lẽ đây cũng là nỗi đau chung của những người dân Việt yêu nước.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-leader-conscience-tq-07112013154455.html

NGUYỄN TRUNG TÔN * LƯƠNG TÂM ĐẠO ĐỨC

Lương Tâm Đạo Đức Làm Người
Nguyễn Trung Tôn
Lương tâm đạo đức là thứ vô hình không ai nhìn thấy bằng con mắt vật lý, nhưng chúng ta có thể nhận ra nó thông qua sự mách bảo của trai tim mình, trước một hay nhiều hành động của một con người hay một tập thể.
Một người nhìn thấy sự bất công mà không lên tiếng phê bình kẻ ác  bênh vực người thế cô  thì chúng ta đã có thể đánh giá lương tâm đạo đức của họ là một trong trường hợp sau:
-Hèn nhát 
-Mù lòa 
-Điếc.
-Câm
-Hoặc chính người đó cũng là kẻ ác.
Thánh kinh chép: 
18 Thần của Chúa ngự trên ta; 
Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; 
19 Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, 
Kẻ mù được sáng, 
Kẻ bị hà hiếp được tự do; 
Và để đồn ra năm lành của Chúa. (Luca 4:18-19).
Khi nói tới vấn đề đạo đức lương tâm người ta không ai dám phủ nhận những đóng góp to lớn của các tôn giáo trong đời sống xã hội và văn minh nhân loại. Ấy vậy mà ở Việt Nam mấy năm gần đây, đảng cộng sản rầm rộ tổ chức phong trào “ Học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Tôi không hiểu cái “ Tâm gưng đạo đức” của nguời ra sao mà khi học nó thì xã hội càng ngày càng đầy rẫy những chuyện bất công, chuyện bạo hành và bao nhiêu thứ tệ nạn khác. Điều đáng nói là khi đã học thông tấm gương của người rồi thì vừa qua chủ tịch nước Trương Tấn Sang ( Học trò của bác) đã 2 tay dâng Vịnh Bắc Bộ cho Trung Quốc) Thông qua văn kiện hai bên cùng thăm dò khai thác Dầu khí trên Vịnh Bắc Bộ… như vậy ông đúng là “ học trò giỏi” của bác rồi! Không chỉ thế đảng cộng sản còn thẳng tay đàn áp bắt bớ những người yêu nước. Chỉ mây ngày gần đây cả 2 tôn giáo có nguồn gốc tại Việt Nam là  Hòa Hảo Và Cao Đài đều bị tấn công tàn bạo, vì họ không chịu “cộng sản hóa”.
Trước những hành động; hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền cộng sản tôi không hiểu sao chúng ta có thể vô cảm được đặc biệt là nhưng người “ Thiêng liêng” trong các tôn giáo. Có phải quý vị đã đạt tới mức “Chết” cái liêm sỹ của một con người hay là vì cái “Mặt Trận Tổ Quốc” của cộng sản đã dạy cho quý vị “ Tấm gương đạo đức…” đến mức độ chịnh quý vị lại tiếp tay cho cộng sản đàn áp đồng đạo của mình???
Trân trong và muốn thật hết lòng!Thanh Hóa ngày 6/7/2013
Ôi nhục nhả quá!  Khi ai đó cư hùng hồn rao giảng yêu thương nhưng chăng sống yêu thương chút nào, chỉ toàn mưu mô toan tính cho cái lợi cá nhân chấp nhận  ngậm miệng trước tội lỗi và điều ác.
Đã tới lúc các tôn giáo thuần túy tại Việt Nam và những ai còn cho rằng mình là người có Đạo, có lương tâm đạo đức của người Việt Nam, phải biết liên kết lại với nhau để dẹp tan cái “đạo đức” ngoại lai  phi tôn giáo, chống lại dân tộc và tàn ác với nhân dân, bảo vệ đức tin  cũng chính là bảo vệ tổ quốc thiêng liêng mà tổ tiên đã dầy công xây dựng. Người viết bài này trước đây đã từng làm quản nhiệm một hội thánh Tin Lành, nhưng do đấu tranh cho sự công bình mà bị bắt bỏ tù, bị nhưng người “ Thiêng liêng” trong Đạo phê phán; “làm Mục sư mà lại làm chính tri”. Nên bản thân thấy cần phải rút chân ra khỏi “gông cùm xiềng xích” giáo hội để bước những bước tự do theo trai tim mach bảo. Tôi tin rằng mình đã làm đúng và sẽ góp phần để đánh thức lương tâm của một số người nào đó còn ngủ mê trong chủ nghĩa vô thân hay hèn nhát trước bất công hoặc mù lòa câm điếc trước điều ác , góp phần xây dưng và bảo vệ một đất nước Việt Nam công bằng dân chủ văn minh và toàn vẹn lãnh thổ.
Trân trong và muốn thật hết lòng!
Thanh Hóa ngày 6/7/2013
Nguyễn Trung Tôn 
Chuyển Hóa

Wednesday, July 10, 2013

LÊ XUÂN NHUẬN * "LIỆT SĨ" HUỲNH THỊ HIỀN

"LIỆT SĨ" HUỲNH THỊ HIỀN
KHI xe chúng tôi chạy ngang qua Quận Hoài-Nhơn (Tỉnh Bình-Định) thì tôi nhìn thấy trong số khẩu-hiệu giăng ngang qua đường cũng như treo trước các loại trụ-sở có một khẩu-hiệu:
Tinh thần bất khuất của liệt sĩ Huỳnh Thị Hiền bất diệt!
Quả đúng người con-gái ấy là cán-bộ cộng-sản thật.
Cái tên của thị gợi tôi nhớ lại câu chuyện ngày xưa.
*
HUỲNH Thị Hiền là dân Bồng-Sơn, Quận-lỵ của Quận Hoài-Nhơn, Tỉnh Bình-Ðịnh.
Việt-Cộng hoạt-động rất mạnh ở miền quê của nhiều Quận thuộc vùng ấy; và đã có cán-bộ xâm-nhập vào, cũng như đảng-viên và cơ-sở nằm vùng tại nội-thành.
Hiền là một trong số các phần-tử Việt-Cộng nói trên bị Cảnh-Sát Ðặc-Biệt phát-hiện, bắt giam để điều-tra.
Nhân-viên Ðặc-Cảnh Quận Hoài-Nhơn phụ-trách hỏi cung Hiền đã quá tay khiến thị từ-trần.
Xác thị được đưa vào bệnh-xá Quận sở-tại để bác-sĩ khám-nghiệm lập y-chứng-thư.
Ðúng theo nguyên-tắc, Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Tỉnh liền phái viên-chức Cảnh-Sát Tư-Pháp đến nơi lập biên-bản để chuyển trình hồ-sơ nội-vụ qua Toà Án Sơ-Thẩm hữu-quyền để tùy nơi đây xét xử các nhân-viên liên-quan; trong lúc đó các nhân-viên liên-quan đã được rút ra khỏi Quận đưa về chờ lệnh tại Bộ Chỉ-Huy Tỉnh.
NHƯNG, vì Huỳnh Thị Hiền là một Phật-Tử - Phật-Tử dưới chế-độ tự-do của Việt-Nam Cộng-Hòa - nên một tình-trạng bất-thường đã diễn ra.
Quận-Trưởng Quận Hoài-Nhơn đã hứa sẽ thỏa-mãn các yêu-sách của phe “tranh-đấu”, nhưng họ không chịu, đòi được trực-diện với các cấp cao hơn.
Ở cấp Tỉnh, họ cũng nhân vụ này gây áp-lực với Chính-Quyền, nhất là với Tỉnh-Trưởng, tại Thị-Xã Quy-Nhơn.
*
HỒI đó, tôi nghe nhiều người kể chuyện với lòng mến-phục đối với viên đại-tá Tỉnh-Trưởng sở-tại, nhờ ông đã giải-quyết ổn-thỏa một cuộc xuống đường của cả Phật-Tử lẫn các thành-phần dân-chúng khác, trong vụ một quân-nhân Hoa-Kỳ không biết vì lý-do gì đã nổ súng bắn chết một em bé Việt-Nam trên đường phố Quy-Nhơn.
Những người cầm đầu cuộc biểu-tình đã hướng-dẫn và hậu-thuẫn cho thân-phụ của em bé xấu số cứ giữ xác chết của con giữa đường, dưới ánh nắng hè gắt-gay, không chịu tự mình hoặc để cho bất-cứ ai mang đi, dù đến bệnh-viện hay là về nhà, để kéo dài tình-trạng khẩn-trương hầu gây căng-thẳng trong mối quan-hệ giữa người mình với người lính Ðồng-Minh.
Viên đại-tá Tỉnh-Trưởng đã dẫn viên đại-tá cố-vấn Hoa-Kỳ của mình cùng đi với mình.
Ðến nơi, viên đại-diện Chính-Quyền Việt-Nam vừa nhảy xuống xe, vừa chạy nhanh đến, vừa la lớn lên với giọng nghẹn-ngào:
- Ðâu rồi, đâu rồi? cháu tôi đâu rồi?
Rồi không đợi ai có phản-ứng gì, ông đã ngồi thụp xuống đất, dang hai tay ra ôm lấy xác chết của em bé mà hôn, và phân-bua với mọi người:
- Trời ơi, tôi cũng có một cháu bé ở nhà, cũng lứa tuổi này, cũng dễ thương như thế này; nếu cháu mà bị người ta giết chết oan-ức thế này thì tôi làm sao mà sống nổi đây!
Xong ông quay lại hỏi người đang níu cái xác trong tay:
- Bác là gì của cháu đây?
- Tôi là cha nó.
Thế là viên Tỉnh-Trưởng đưa một bàn tay ra nắm lấy cánh tay của người đàn ông:
- Bác ơi, tôi thương cháu vô cùng, cho nên tôi thông-cảm với bác vô cùng về nỗi mất-mát lớn-lao này. Và tôi đã bắt ông đại-tá Mỹ Cố-Vấn của Tỉnh cùng đến đây với tôi, để bác bắt ông ấy nhận chịu trách-nhiệm về cái chết của cháu, và để bác bắt ông ấy phải làm sáng tỏ vụ này. Ðây, ông đại-tá Mỹ đây.
Người cha của em bé quay lại theo hướng mắt nhìn của viên Tỉnh-Trưởng thì thấy viên đại-tá Mỹ cũng đang ngồi bên cạnh mình.
Người Mỹ ấy nói, với giọng thành-khẩn, qua thông-dịch-viên, là rất hối tiếc về việc đã lỡ xảy ra, xin chia buồn với tất cả gia-đình em bé, xin bồi-thường cho song-thân nạn-nhân, đồng-thời hứa chắc là sẽ bắt đưa thủ-phạm ra trước pháp-luật để nghiêm-trị kẻ đã gây nên tai-nạn đau lòng này.
Viên Tỉnh-Trưởng nói dồn vào:
- Ðấy, phía Hoa-Kỳ họ đã biết-điều như thế đấy, họ có bao che gì cho cấp dưới đâu mà lo. Phần tôi, tôi phải bảo-vệ đồng-bào mình chứ. Tôi sẽ đích-thân theo dõi vụ này cho bác và gia-đình.
Tiếp theo, viên Tỉnh-Trưởng rút bớt một tay ra, lấy khăn-tay lau mồ-hôi trên trán và nước mắt trên má cho người cha của em bé, rồi lau cả mồ-hôi trên mặt và tay của chính mình, đồng-thời ngước mắt nhìn trời, lắc đầu mà nói thêm:
- Trời nóng như thiêu như đốt thế này, chúng ta không thể để cho cháu cứ tiếp-tục dang nắng mãi hoài, tội-nghiệp cho linh-hồn cháu; chúng ta phải đưa cháu vào chỗ im, đưa đến bệnh-viện hay về nhà bác là tùy ý bác, nhưng điều trước hết là phải lo cho cháu được mát-mẻ cái hình-hài...
Viên Tỉnh-Trưởng vừa nói vừa đứng dậy, ôm trọn xác chết của em bé trong tay mình, chủ-động kéo người cha của em bé cùng rảo bước theo, tiến đến và leo lên chiếc xe cứu-thương vốn đã đợi sẵn bên đường.
Xe cứu-thương mở máy, rú còi, chở các nhân-vật chủ-chốt trong cuộc rời khỏi hiện-trường.
Và đám biểu-tình tự-nhiên giải-tán vì không còn có chuyện gì để xúm tụm với nhau giữa đường...
*
THẾ nhưng, trong vụ Huỳnh Thị Hiền này, hẳn là không biết cách nào khác hơn, nên chính viên Tỉnh-Trưởng ấy đã nhờ cấp Vùng và Trung-Ương lo giùm.
Trung-Tướng Tư-Lệnh Vùng II Chiến-Thuật ủy cho Bộ Chỉ-Huy CSQG Vùng II giải-quyết vụ này.
*
GIÁO-HỘI Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất địa-phương đỡ đầu cho các tổ-chức Thanh-Niên, Sinh-Viên & Học-Sinh, Gia-Ðình Phật-Tử, và các Khuôn-Hội gần+xa, xuống đường tranh-đấu bằng cách không cho khâm-liệm thi-hài nạn-nhân, thiết-lập bàn thờ ngay tại nhà-xác, bố-trí nam+nữ Phật-Tử túc-trực và tuyệt-thực tại nhà-xác và nằm phục-tang trên đường từ đó đến Quận-Ðường và trụ-sở Chi-Khu.
Họ giăng treo biểu-ngữ & bích-chương từ nhà-xác ra khắp các nẻo đường trong Quận và xuống đến một số Làng+Thôn xung quanh, dùng loa phóng-thanh liên-tục "tố-cáo tội ác" của cơ-quan an-ninh Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Hòa, đòi hỏi các cấp cao hơn phải đứng ra nhận trách-nhiệm và phải trừng-trị tối-đa những kẻ phạm tội, bồi-thường thỏa-đáng cho gia-đình nạn-nhân, v.v...
Cuộc xuống đường đã gây nên cản-trở không những cho sự lưu-thông của các giới dân thường mà còn cho cả hoạt-động cuả các cơ-quan Chính-quyền cũng như cho các cuộc hành-quân của Chi-Khu. Riêng với Cảnh-Sát Quốc-Gia, họ đã bao vây trụ-sở Bộ Chỉ-Huy Cảnh-Lực Quận, không cho một nhân-viên nào ra ngoài.
*
TÔI thấy một số Tỉnh-Trưởng & Thị-Trưởng quá sợ các giáo-hội và các chính-đảng.
Trong vụ Phật-Giáo này ở Bồng-Sơn, Chính-Quyền Tỉnh cũng có thái-độ giống như trong vụ Cao-Ðài trước đó ở Tuy-Hoà (Tỉnh Phú-Yên).
TÔI cùng với Đại-Tá Cao Xuân Hồng, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng II, đáp phi-cơ Air America xuống sân bay Quy-Nhơn thì được viên Phó Tỉnh-Trưởng Tỉnh Bình-Ðịnh, đại-diện Tỉnh-Trưởng, và Thiếu-Tá Phan Quang Nghiệp, Chánh Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh sở-tại, đón và dẫn đến một chiếc phi-cơ trực-thăng của Tiểu-Khu sở-tại mà đại-tá Tỉnh-Trưởng đã dành sẵn cho Phái-Ðoàn chúng tôi sử-dụng trong ngày.
Thế là chúng tôi bay tiếp đến Quận Hoài-Nhơn ngay.
Hẳn đã biết trước thế nào cũng có Phái-Ðoàn đến đây nên phe biểu-tình đã giăng biểu-ngữ ngay tại sân bay.
Viên Phó Quận-Trưởng, đại-diện Chính-Quyền Quận sở-tại, đón và mời chúng tôi lên một chiếc xe Jeep, và đi trước dẫn đường cho chúng tôi đến thẳng bệnh-xá là trung-tâm của cuộc phản-kháng kéo dài đã mấy ngày.
Ðám đông Phật-Tử đứng+ngồi giữa đường, hẳn đã biết tin có chúng tôi đến nên dãn ra hai bên đường, mắt nhìn gườm-gườm và tay dợm-dợm gậy-gộc, tạo thành hàng rào chờ đón chúng tôi, nhưng như chờ đón sứ-giả của kẻ tử-thù.
Viên Phó Quận-Trưởng nhìn vào số người có mặt bên trong nhà-xác, đúng hơn là một căn phòng nhỏ hẹp, nói lớn:
- Ðây là các vị lãnh-đạo Cảnh-Lực Vùng II từ Nha-Trang ra, bà-con thân-nhân của cô Hiền có thỉnh-nguyện gì thì cứ trực-tiếp đạo-đạt lên với họ, Ðịa-Phương chúng tôi đã làm hết nhiệm-vụ rồi.
*
CHÚNG tôi tiến vào bên trong.
Mọi người lặng yên.
Giữa phòng là một quan-tài đã đậy nắp xong.
Tuy làm ra vẻ không chú ý nhiều nhưng chúng tôi vẫn liếc nhìn thật kỹ để thấy rõ là họ đã tẩm-liệm thi-hài ấy rồi. Chắc họ nhượng-bộ bước này vì xác đã bắt đầu bốc mùi.
Phiá trong là một bàn thờ, tầng trên là tượng Ðức Phật và ảnh Ðức Quán-Thế-Âm, tầng dưới là bàn thờ của nạn-nhân.
Chúng tôi rất đỗi sửng-sốt đến lặng cả người khi thấy bức ảnh phóng lớn chụp rõ chân-dung của người con gái đang nằm ngửa mặt, không biết trên giường trong phòng tạm-giam, hay tại bệnh-xá, hay trong nhà-xác, chỉ thấy cả một khối lớn chất bọt xà-phòng lẫn với nước miếng, nước đờm đùn lên thành một bong-bóng che thấu nửa trán, lấp mũi, hai bên má, cằm, và xuống dưới cổ cô-ta.
Chắc là chết rồi mà còn sủi ra.
Nhìn bức ảnh này, ai mà không thấy thương xót cho người trong ảnh, đồng-thời căm-tức kẻ đã khảo-tra cô-ta.
Chừng thấy chúng tôi quả đã xúc-động trước bức ảnh ấy, nhiều người liền oà lên khóc vật-vã quanh nắp quan-tài.
Rồi có một tiếng hô lớn: “Ðả-đảo ác-ôn giết hại dân lành!” Và tiếng đám đông hô theo “Ðả-đảo!”
Rồi nhiều khẩu-hiệu khác nữa, giọng đầy phẫn-nộ, căm-thù. Không-khí sôi sục hẳn lên.
ÐẠI-TÁ Hồng chưa biết xử-trí ra sao thì tôi đã nghĩ đến việc đánh vào tâm-lý đồng-thông tín-ngưỡng của họ, lặng-lẽ tiến đến bàn thờ, rút lấy mười hai cây nhang, châm vào ngọn nến thắp lên, đưa cho đại-tá Hồng sáu cây, rồi đưa tay ra hiệu cho mọi người chú ý, nói lớn cho mọi người đều nghe:
- Mời đại-tá đại-diện Vùng II dâng hương trước bàn thờ Phật.

Đại-Tá Hồng làm theo tôi, đưa nhang lên trán, lâm-râm cầu-nguyện, vái ba vái dài, xong cắm một nửa lên bàn thờ Ðức Thích-Ca.
Mọi người tự-nhiên im lặng và đều hướng về bàn thờ, quan-sát hành-động của chúng tôi.
Xong tôi nói nhỏ với Đại-Tá Hồng, và kéo ông ra phía trước quan-tài:
- Mình hãy đứng trước áo-quan mà vái, đại-tá cầu-nguyện vài lời để chinh-phục thiện-cảm của mọi người, xong sẽ nói chuyện với cha+mẹ của cô ta.
Và khi chúng tôi đã đứng trước hòm, tôi nói lớn: “Chúng tôi đã lễ Phật xong, bây giờ chúng tôi thắp nhang cho cô Huỳnh Thị Hiền”, rồi nói với mấy thiếu-niên chít khăn tang, áng chừng là em của cô-ta:
- Thôi, các cháu khỏi phải lạy trả!
Tôi thấy mấy em nhìn nhau, rồi nhìn mấy người lớn tuổi, và mấy người này nhìn qua một ông có vẻ là vai bác trong Khuôn-Hội hay Quận Giáo-Hội, nhưng không thấy họ nói gì.
Chúng tôi đưa nhang lên cao.
Ðại-tá Hồng nói lớn, đại-ý chúng tôi là cấp chỉ-huy Cảnh-Sát Quốc-Gia và Cảnh-Sát Ðặc-Biệt tại Vùng, đại-diện Trung-Ương, và nhân-danh Vùng, đến đây đáp-ứng nguyện-vọng của đồng-bào. Nhưng việc trước hết là chúng tôi xin nghiêng mình trước linh-cữu của người đã khuất, xin hứa với vong-hồn cô Huỳnh Thị Hiền là chúng tôi sẽ đưa những ai có hành-động sai+trái ra trước pháp-luật, và xin cầu-nguyện cho hương-linh của cô sớm được tiêu-diêu nơi miền cực-lạc...
Chúng tôi vái dài mấy cái thì thấy các em thiếu-niên, rồi cả một số người lớn, vái trả chúng tôi.
Tôi liếc qua Đại-Tá Hồng thì ông cũng liếc qua tôi, thấy được thuận-lợi rõ-ràng.
Lên cắm nhang vào lư hương của cô-ta xong, tôi hỏi ai là song-thân của cô Hiền, xin mời tiếp chuyện với đại-tá Vùng.

Ðứng trước bàn thờ và cạnh quan-tài, người cha cùng với một số thân-nhân cũng như đạo-hữu của cô-ta, lúc này đối-đáp có vẻ hòa-dịu hơn, mặc dù lời-lẽ đứt quãng vì những cơn nấc, nước mắt nước mũi đầm-đìa.
Ðại-tá Hồng ngỏ lời chia buồn với tang-gia, nhắc lại các lời đã hứa, và rút trong túi áo ra một phong bì dày, đặt lên bàn thờ, nói là để góp một phần nhang khói cho cô-ta, xong tỏ ý tiếc là phải về ngay nên không dự được đám tang.
Tôi liền hỏi tiếp tang-lễ cử-hành vào ngày+giờ nào.
Họ tính với nhau và nói hẳn ngày và giờ đưa ma.
*
THẾ là chúng tôi đã đạt kết-quả.
Chôn cất tức là chấm dứt triển-lãm bức hình oan-nghiệt; và ngay liền đây, khi đã biết chắc là sẽ chôn cất thì còn tụ tập biểu-tình làm gì.
Trật-tự đương-nhiên sẽ được vãn-hồi.
Trên đường trở ra sân bay, chúng tôi không còn bắt gặp ánh mắt đầy ác-cảm như trước đó của đám đông đã bắt đầu tản-mác dần.


SƠN DUÂN * CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG

Cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu

(TNO) Mỹ đang lao vào một cuộc chạy đua khốc liệt với Trung Quốc và Nga nhằm chế tạo các vũ khí hủy diệt ảo có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia khác.

>> Chiến tranh mạng: Cuộc chiến không khói súng
>> Chiến tranh mạng - Kỳ 2: Chiến trường không biên giới
Cuộc đua tam mã
Theo ông Scott Borg, Giám đốc điều hành tổ chức U.S. Cyber Consequences Unit, một tổ chức phi lợi nhuận cố vấn cho chính phủ Mỹ và các doanh nghiệp về an ninh mạng, ba quốc gia kể trên đã xây dựng kho vũ khí tinh vi gồm virus, sâu, trojan và các công cụ khác nhằm bảo đảm vị thế trên không gian mạng.
Xếp dưới ba nước này là bốn đồng minh của Mỹ: Anh, Đức, Israel và Đài Loan, theo ông Borg.
Tuy nhiên, Iran cũng được đánh giá là đã sử dụng các cuộc tấn công vào chương trình hạt nhân của họ nhằm củng cố năng lực tấn công và hiện phát triển đạo quân mạng riêng của mình.
Chuyên gia Borg đưa ra các đánh giá về tình hình năng lực chiến tranh mạng trong một cuộc phỏng vấn với NBC News sau khi hãng bảo mật Mỹ Mandiant cáo buộc Đơn vị 61398 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng nhắm vào Mỹ hồi tháng 2.
Các quan chức Mỹ hiếm khi đề cập đến năng lực tấn công khi bàn về chiến tranh mạng, mặc dù có một số tiết lộ riêng với NBC News rằng Mỹ có thể đánh sập mạng lưới điện của một quốc gia nhỏ hơn, như Iran, nếu muốn.
Ông Borg tán đồng với nhận xét này, nói rằng các chiến binh mạng của Mỹ thuộc Cục An ninh Quốc gia rất cừ khôi và có năng lực đáng gờm.
“Stuxnet và Flame (các virus sử dụng tấn công và thu thập thông tin về chương trình hạt nhân Iran) chứng tỏ điều đó. Mỹ có thể đánh sập phần lớn cơ sở hạ tầng của các kẻ địch tiềm tàng tương đối nhanh”, ông Borg nói.
Voldemort của thế giới mạng
Chiến tranh mạng -  Kỳ 3: Cuộc chạy đua vũ trang mạng toàn cầu
 Ảnh minh họa: Reuters
Ông Borg cho hay Trung Quốc và Nga có năng lực gây ra sự rối loạn như Mỹ song họ có các ưu tiên khác nhau.
“Nga thành thạo nhất về gián điệp và hoạt động quân sự. Đó là thứ họ tập trung lâu nay. Trung Quốc đang tìm kiếm các thông tin thương mại và công nghệ quan trọng. Trọng tâm của Trung Quốc là đánh cắp công nghệ. Những thứ này hoàn toàn khác nhau. Bạn sử dụng các công cụ khác cho cơ sở hạ tầng quan trọng so với gián điệp quân sự và khác với đánh cắp công nghệ”, ông Borg nói.
Mục tiêu của mỗi nước phù hợp với thế mạnh của họ. “Người Nga tiến bộ về kỹ thuật. Trung Quốc có số lượng lớn nhân lực phục vụ cho nỗ lực, lớn hơn nhiều. Họ không có nhiều sáng kiến và sáng tạo như Mỹ và Nga. Nhưng Trung Quốc có số lượng lớn nhất”.
Ông Borg nói đội quân được điểm mặt chỉ tên trong báo cáo của Mandiant, Đơn vị 61398, có thể là một trong những nhóm quan trọng của Trung Quốc song không nhất thiết là nhóm quan trọng nhất.
“Họ có ít nhất hai chục nhóm tiến hành các hoạt động tấn công nhắm vào Mỹ. Họ giẫm chân lên nhau nhưng tất cả đều hoạt động dưới sự chuẩn thuận ngầm của chính phủ Trung Quốc”, ông nói.
Những nỗ lực tấn công của Trung Quốc rộng lớn đến nỗi các quan chức cao cấp nhất của họ “gần như chắc chắn không biết tất cả các nhóm đang làm gì”, hoặc hậu quả của nó. Do đó, họ đã một phen bối rối trước các cáo buộc của hãng Mandiant.
Trái với Nga, các đội quân mạng của Trung Quốc chủ quan một cách ngạo mạn trong việc che giấu tung tích và dễ bị phanh phui.
Dù Mỹ có thể đáp trả các cuộc tấn công từ Trung Quốc và Nga bằng cách đánh sập mạng lưới điện của “bất kỳ kẻ địch nào” và gây ra những thiệt hại vật chất quan trọng, có nhiều yếu tố khiến họ chùn tay.
Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc vào kết nối mạng nhất thế giới, Mỹ ở trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất. Và bản chất "dễ công, khó thủ" của chiến tranh mạng đặt Mỹ vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Ngoài ra, việc phát hiện nguồn gốc tấn công cũng không dễ dàng bởi các cuộc tấn công không dễ theo dõi như tên lửa. Do vậy, nguyên lý chiến lược chủ đạo của Chiến tranh Lạnh MAD (Mutually Assured Destruction - Đảm bảo hủy diệt lẫn nhau) sẽ khó áp dụng với chiến tranh mạng.
Ví dụ, các quan chức Mỹ có thể nghĩ vụ tấn công được người Trung Quốc tiến hành trong khi nó thật sự là tác phẩm của người Nga hoặc một cường quốc mới nổi trong thế giới ảo, như Iran. Hơn nữa, nếu như nguồn lực chiến tranh hạt nhân thường chỉ nằm trong tay chính phủ của những siêu cường, thì trong thế giới mạng, bất kỳ ai cũng có thể là kẻ trong cuộc. Đó là lý do tại sao thông tin tình báo thường đóng vai trò quan trọng trong một cuộc khủng hoảng mạng hơn việc điều tra, vốn mất nhiều thời gian và không tin cậy bằng.
Và từ góc độ địa chính trị, Mỹ cũng sẽ không muốn gây hại nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc lẫn Nga. Trong nhiều năm trời, Washington đã xem Trung Quốc như là một Voldemort của thế giới mạng, một kẻ địch mà “ai cũng biết là ai đấy” song từ chối gọi đích danh, bởi những ràng buộc về kinh tế và ngoại giao.
Tuy nhiên, chính sách này dường như đã thay đổi trong những tuần qua, điển hình là bản báo cáo của hãng Mandiant đã chỉ thẳng mặt quân đội Trung Quốc.
Dấu hiệu thay đổi rõ ràng nhất xảy ra vào ngày 11.3, trong một bài diễn văn của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Tom Donilon, theo tờ Wall Street Journal. Ông Donilon đã lên án những vụ thâm nhập mạng bắt nguồn từ Trung Quốc trên quy mô lớn chưa từng thấy” và tuyên bố “cộng đồng quốc tế không thể dung thứ cho một hành động như thế từ bất kỳ quốc gia nào”.
Những cường quốc mới nổi
Nước Mỹ bắt đầu phát triển năng lực tấn công mạng cách đây 20 năm khi một số bộ óc chiến lược tại Trường Hải quân cao cấp bắt đầu nhìn thấy tiềm năng của nó. Ngày nay, Mỹ đã  sở hữu các phương tiện tinh vi để đáp trả và bảo vệ bản thân. Song, nhiều quốc gia lại không có được tiềm lực như thế.
Chẳng hạn, các trang mạng của chính phủ Georgia đã nhanh chóng bị đánh sập khi xe tăng của Nga tiến vào Ossetia vào tháng 8.2008.
Cuộc tấn công mạng nhắm vào Estonia và Georgia cảnh tỉnh nhiều nước và trong một khía cạnh khác của chiến tranh mạng, Georgia, Estonia và Lithuania sau đó đã thành lập một liên minh ảo để tự bảo vệ tốt hơn trước các cuộc tấn công trong tương lai.
Tương tự, Iran cũng thấm đòn vì vụ tấn công chương trình hạt nhân. Tehran mới vừa thông báo quyết định thành lập đạo quân mạng và khẳng định có từ 4.000 đến 5.000 nhân viên tham gia vào các hoạt động phòng thủ và tấn công.
“Iran đã phát triển năng lực nghiêm túc. Họ phóng đại năng lực hiện tại song đang nỗ lực hướng tới tương lai”, ông Borg nói.
Đây là điều đặc biệt gây phiền toái bởi nguy cơ các quốc gia nhỏ phát động chiến tranh mạng là cao hơn so với các cường quốc mạng.
Chiến tranh mạng -  Kỳ 3: Cuộc chạy đua vũ trang mạng toàn cầu
 Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) thị sát các thiết bị điện tử tại một đơn vị quân đội - Ảnh: Reuters/KCNA
Ông Borg cho biết có những tường thuật gợi ý Iran đứng sau vụ tấn công mạng nghiêm trọng nhắm vào mạng máy tính của hãng dầu khí quốc doanh của Ả Rập Xê Út Saudi Aramco vào tháng 8 năm ngoái, vốn vô hiệu hóa hơn 30.000 máy tính dùng để kiểm soát dòng chảy dầu của Riyadh. Bộ Nội vụ Ả Rập Xê Út đã quy trách nhiệm tấn công cho “các quốc gia nước ngoài”.
Mới đây nhất, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers cũng xếp Iran ngang hàng với Nga và Trung Quốc khi cảnh báo về mối đe dọa tấn công mạng.
Ông Rogers nói với Fox News hôm 10.4: “Người Trung Quốc chắc chắc ở trên máy tính của bạn, người Nga chắc chắn ở trên máy tính cá nhân của bạn và người Iran đã ở đó”.
Một đất nước không thể không kể đến, đặc biệt trong lúc này, là CHDCND Triều Tiên. Các cuộc tấn công mạng nhắm vào các đài truyền hình và ngân hàng Hàn Quốc mới đây là một minh chứng.
Hàn Quốc và Mỹ tin rằng CHDCND Triều Tiên có hàng ngàn chiến binh mạng được đào tạo nhằm tiến hành chiến tranh mạng, và năng lực của họ không thua kém những đồng nghiệp ở Trung Quốc và Hàn Quốc.
Các sinh viên CHDCND Triều Tiên được tuyển vào các trường khoa học hàng đầu để trở thành “chiến binh mạng”, theo ông Kim Heung-kwang, người từng đạo tạo các tin tặc tương lai tại một trường đại học ở thành phố Hamhung trong hai thập kỷ trước khi đào tẩu vào năm 2003. Ông Kim nói các tin tặc tương lai của CHDCND Triều Tiên cũng được gửi đi du học tại Trung Quốc và Nga.
Chiến tranh mạng rất lý tưởng với CHDCND Triều Tiên bởi nó có thể được thực hiện một cách nặc danh, có chi phí thấp và tốn ít thời gian hơn phát triển vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
Theo nhiều người, có một cuộc chiến tranh đã thực sự diễn ra trên bán đảo Triều Tiên vào lúc này, đó là chiến tranh mạng.
Ông Jarno Limnell, giám đốc an ninh mạng của tập đoàn Stonesoft ở Phần Lan, nói với tờ Huffington Post rằng hiện có “một cuộc chạy đua vũ trang mạng” trên bán đảo Triều Tiên và đây là một mặt trận mới mẻ và nguy hiểm cho cả hai nước.
“Các hành động trong thế giới mạng dễ dàng leo thang thành chiến tranh hoặc đe dọa chiến tranh, như tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã thể hiện”, ông Limnell nói.

NGUYỄN THIÊN -THỤ * PHẬT GIÁO CANADA


 
 PHẬT GIÁO  CANADA

NGUYỄN THIÊN -THỤ

Canada ( Gia Nã Đại), là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Năm 1867, thông qua một liên minh với ba thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ, Canada được thành lập như là một lãnh thổ tự trị gồm bốn tỉnh. Điều này đã bắt đầu dẫn đến việc sáp nhập các tỉnh và vùng lãnh thổ và một quá trình đòi quyền tự chủ ngày càng tăng từ Vương quốc Anh. Quyền tự chủ mở rộng được nhấn mạnh trong Quy chế Westminster năm 1931 và đạt đến đỉnh điểm trong Đạo luật Canada năm 1982, đạo luật đã chấm dứt sự phụ thuộc về pháp luật của Canada với nghị viện Anh.
Là một liên bang gồm mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ, Canada là một quốc gia có nền dân chủ nghị viện và chế độ quân chủ lập hiến với Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia. Dân số Canada năm 2005 được ước lượng vào khoảng 32 triệu người. Theo khảo sát năm 2011, có 67% người dân Canada theo Kitô giáo. Trong đó có 1/3 là Công giáo Rôma, còn lại là các giáo phái Tin Lành khác.Theo điều tra dân số của Canada năm 2001, đã có 579.740 người Hồi giáo ở Canada, chỉ dưới 2% dân số. Theo điều tra dân số năm 2001 của Canada, có 297.200 tín đồ Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, Hiệp hội tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu Canada ước tính dân số Ấn Độ giáo đã tăng lên 372.500 vào năm 2006, hoặc chỉ dưới 1,2% dân số của Canada
Phật giáo là một cộng đồng nhỏ hiện đang phát triển nhanh chóng ở Canada. Tính đến số 2001, có 300.346 người Canada xác định tôn giáo của họ là Phật giáo (khoảng 1% dân số).

Phật giáo đã được thực hành ở Canada trong hơn một thế kỷ và trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể về số lượng Phật tử. Phật giáo hiện nay ở Canada chịu ảnh hưởng của  nhiều nguồn Phật giáo quốc tế như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Thái Lan,  Việt Nam. Phật giáo đến Canada với sự xuất hiện của người lao động Trung Quốc tại các vùng lãnh thổ trong thế kỷ 19.  Phật giáo Nhật Bản do sự nhập cư của người Nhật Bản trong thời gian cuối thế kỷ 19. Các ngôi chùa Phật giáo Nhật Bản đầu tiên ở Canada được xây dựng ở Vancouver vào năm 1905. Theo thời gian, người Nhật đã thành lập tổ chức Phật giáo Jodo Shinshu và là tổ chức Phật giáo lớn nhất ở Canada hiện nay    Năm 1951, Trung Quốc chiếm Tây Tạng, Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma sang Ấn Độ, rồi đi  viếng Hoa Kỳ, Canada, Pháp Úc cho nên Phật giáo có ảnh hưởng mạnh. Hiện nay một số  người Canada gốc Tây phương gia nhập Phật giáo như (Namgyal Rinpoche, Glenn H. Mullin, and Richard Barron. Năm 1975, chiến tranh Việt Nam kết thuc, Mỹ rút lui khỏi VIệt Nam,  đã khiến một số dân Việt Nam, Lào, Cambodge bỏ nước mà đi. Một số định cư tại Canada, họ lập chùa chiền để thờ Phật. Ngày nay tại Canada có khoảng 500 chùa Phật giáo.

Canada là một quốc gia của nhiều sắc dân cho nên có nhiều người Phật giáo từ các nước đến sinh sống và lập chùa chiến. Ta thấy có những sắc thái nổi bật trong kiến trúc chùa chiền tại Canada. Đó là sắc thái Nhật bản, săc thái Trung Quốc, sắc thái Tây Tạng , sắc Thái Thái Lan, và sắc thái Việt Nam. Phần nhiều Phật tử là dân nhập cư, nghèo cho nên họ đã mua lại các nhà tư nhân, các nhà thờ Thiên chúa giáo mà sửa sang lại thành chùa chiền. Tuy vậy, cũng có những nơi xây dựng chùa chiền to lớn, rộng rãi. Riêng Phật giáo Nhật bản, tại Canada cũng như tại Úc, châu Phi, họ lập nhiều chùa Phật giáo to lớn, nhưng cũng lập các trung tâm nhỏ tại các công ty, cửa hàng rất đơn giản. Bàn thờ Phật ở trên một cái kệ, trong một góc, ngoài có cửa đóng. Lúc sinh hoạt thì mở cửa, còn bình thường thì đóng lại như những căn phòng đóng cửa, hoặc bình thường lại là một văn phòng, một cửa hàng như mọi văn phòng và cửa hàng khác. Phương thức này đơn giản, ít tốn kém. Đặc tính kiến trúc Phật giáo Canada cũng là đặc tính chung của các chùa Phật giáo ngoài Á châu.
Sau đây là một số chùa chiền tiêu biểu ở Canada:

  1. CHÙA QUỐC TẾ PHẬT GIÁO (International Buddhist Temple)

 Chùa này cũng có tên là Quan Âm tự 觀音寺 ở Richmond, British Columbia, Canada. Đó là chuà cuả người Trung Quốc, thuộc Hội Phật giáo quốc tế , theo Phật giáo Đại Thừa , tuy nhiên cũng mở cửa cho phái Theravada.Năm1979, hai Phật tử từ HongKong cúng dường đất để xây chùa ở Băc Mỹ. Hội Phật giáo quốc tế  bèn xây chùa năm 1981 để vinh danh Ngài Guan Cheng và 5 vị khác. Sau hai năm thì mở cửa.




Quan Âm bồ tát
 

2.CHÙA LINH NGHIÊM ( Linh Nghiêm sơn tự 靈巖山寺)
Ling Yen Mountain Temple
10060 No 5 Rd Richmond, BC V7A 4E5, Canada

 Chùa này ở Richmond, là một tu viện Phật giáo, do công ty kiến trúc Pacific Rim Architecture thực hiện theo kiểu mẫu  Kiến trúc lâu đài ở Trung quốc  hoàn thành năm 1996, có 10 ngàn tín đồ và có nhiều tu viện  khác. Tu viện tọa lạc ở Road N0 5ở Richmond gần Williams Road,cach Vancouver 20 phút lái xe.



 3. TU VIỆN THRANGU
Thrangu Monastery Canada

Thrangu Monastery Canada

8140 No. 5 Road
Richmond BC V6Y 2V4
Canada
Tel: +1 (778) 297-6010
Fax: +1 (778) 297-6033
- See more at: http://thrangumonastery.org/contact/#sthash.T6oh0OTJ.dpuf

Thrangu Monastery Canada

8140 No. 5 Road
Richmond BC V6Y 2V4
Canada
Tel: +1 (778) 297-6010
Fax: +1 (778) 297-6033
- See more at: http://thrangumonastery.org/contact/#sthash.T6oh0OTJ.dpuf
Thrangu Monastery Canada
8140 No. 5 Road
Richmond BC V6Y 2V4
Canada
Tel: +1 (778) 297-6010
Fax: +1 (778) 297-6033




4.CHÙA PHẬT GIÁO STEVESTON


4360 Garry St
Richmond, BC V7E 2V2, Canada
 
 


5.TU VIỆN PHẬT GIÁO BIRKEN

Tu viện này cũng gọi  Sītavana (Pali: "Cool Forest", là Hàn Lâm (Rừng lạnh), là một tu viện của Phật giáo Nguyên Thủy ở Thái Lan, có truyền thống tu trong rừng để tu tập và an cư. Tu viện này cũng giành cho thường   dân.là nghĩa là Hàn phoSĩtavana ng (Gió lạnh), là một tu viện của Phật giáo Nguyên Thủy ở Thái Lan, chuyên lập các chùa ở trong rừng để tu tập và an cư. Tu viện này cũng giành cho thường   dân.
Tu viện này  trải qua nhiều thay đổi.
-Giai đoạn I: Năm 1994, tu viện ở Birken, theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Thái Lan, chuyên tu trong rừng. Tu viện khởi đầu có hai phòng ở trong núi gần   Pemberton, BC, dọc theo sông Birkenhead
- Giai đoản 2. Chùa dời về đông bắc Princeton, BC. Các tiện nghị đầy đủ như nước máy, điện, tủ lạnh tuy nhiên vẫn là một tu viện hoang vắng.
- Giai đoạn 3. Năm 2001,tu viện dời về nam  Kamloops, BC , là một địa phương phồn thịnh, có một  tòa nhà, có đường sá và tu viện mang tên  "Sītavana" cùng với tên  Pali  là Birken vào năm 2007.
Vào ngày 29 tháng 11 2003,tu viện làm lễ thọ giới cho ngài Nanda và Pavaro. Đó là lần đầu tiên xuất hiện chư tăng Canada


 
     Đại điện Birken

  
Ajahn Sona, tỳ khưu Canada

6. TỔNG HỘI PHẬT GIÁO (THE  DHARMA REALM BUDDHIST ASSOCIATION)
The Dharma Realm Buddhist Association viết tắt là  DRBA, Trung văn là Pháp giới Phật giáo tổng hội: 法界佛教總會 PY: Fajie Fuojiao Zonghui). trước kia là Trung Mỹ Phật giáo hội (The Sino-American Buddhist Association)  là một tở chức Phật giáo bất vụ lợi  do Ngài  Hsuan Hua Hồng Kong từ năm  1959 đã truyền bá Phật giáo khắp nơi trên thế giới như San Francisco, Los Angeles, SeattleVancouver, Malaysia, Taiwan, Hong Kong, và Australia.
Hội Phật giáo Hoa Mỹ (The Sino-American Buddhist Association ) thành lập năm 1959 tại  San Francisco, California Khởi đầu là một chùa nhỏ. Đại sư Hsuan Hua  từ Hong Kong ghé Nhật Bản,  , Hawai rồi đến  San Francisco.
Huy hiệu của Tổng hội
Trung tâm của Tng Hội tại San Francisco

File:Gold Buddha Monastery.JPG

Trụ sở của Tổng hội Phật giáo tại Vancouver

  +Avatamsaka Vihara
9601 Seven Locks Rd,
Bethesda, MD 20817-9997
Tel: (301) 469-8300
+Gold Buddha Monastery
 248 East 11th Avenue,
Vancouver, B.C. V5T 2C3
 Canada
 Tel (604) 709-0248
Fax (604) 684-3754
+Avatamsaka Monastery
 1009 - 4th Avenue, S.W.
Calgary, AB T2P 0K8
 Canada

7. HỘI PHẬT GIÁO PTT (PTT Buddhist Society)
514 Keefer Street Vancouver, BC, V6A 1Y3 Canada
  Chùa xây năm 1984, do đại sư Lu, Sheng -Yen giảng dạy.

 
 
 8.TU VIỆN PHẬT GIÁO  GAMBO ABBEY 

Gampo Abbey  thuộc viện Shambhala tại Nova Scotia, Canada, do  đại sư Tây Tạng Chögyam Trungpa Rinpoche  lập năm  1984,  thuộc viện Shambhala và chi nhánh  của giáo hội Phật giáo Vajradhatu Canada.




 
 Gampo Abbey in Nova Scotia
 
 Gampo Abbey, Cape Breton Island, Novascottia 
   
9 .TU VIỆN MAHAMEVNAWA

Mahamevnawa Buddhist Monastery là một trong những tu viện Phật giáo Sri Lank để phát triển tâm linh bằng truyền bá Phật pháp Đây là Tu viện thuộc tu viện chính ở  Polgahawela, Sri Lanka, và tu viện chính có  35  chi nhánh. Chi nhánh ngoại quốc có  Canada, USA, Australia, UK Germany.
Vị sáng lập và lãnh đạo là Ngài Kiribathgoda Gnanananda Thero.
Tu viện xây năm 2006 tại Toronto
Address ෴
Mahamevnawa Bhavana Asapuwa
 11175 Kennedy Road
 Markham, Ontario 
L6C 1P2, Canada. 
Tel. ෴ (905) 927 7117
 E-mail ෴ info@mahamevnawa.ca
Web ෴ Mahamevnawa.ca
Mahamevnawa Monastery 

 
 


10. TRUNG TÂM THIỀN TORONTO

Thành lập năm 1972, lãnh đạo là Ngài Philip Kapleau
Địa chỉ: 33 High Park Gardens, Toronto, Ontario M6R 1S8.
Canada

http://www.torontozen.org


The Toronto Zen Center (or, Toronto Zen Center), là trung tâm thiền  Sanbo Kyodan Zen BuddhistToronto, Ontario theo kiểu mẫu  Rochester Zen Center. They offer introductory workshops in Zen Buddhism.
Ban đầu do  Philip Kapleau thành lập năm 1972 như là một trung tâm Phật giáo Toronto , đi song song với  Trung tâm  Thiền Toronto  thành lập 1986.


Toronto Zen Center

 
 
  
11. CHÙA RIWOCHE TÂY TẠNG (RIWOCHE TIBETAN BUDDHIST TEMPLE)
28 Heintzman Street, Toronto, Canada M6P 2J6 · (416) 766-7964    
 

12. CHÙA LINH SƠN

Linh Son Buddhist Religious Association Of Windsor, là chùa Việt Nam thành lập năm 1980'

Địa chỉ
706 Goyeau St
Windsor, ON N9A 1H6, Canada

 
 

 13. TRUNG TÂM THIỀN OTTAWA

Trung Tâm này còn có tên là Cộng đồng Thiền Bạch Phong (White Wind Zen Community).Trung tâm này có các chi nhánh ở  Wolfville, Nova ScotiaHarrow, England , do Ngài Anzan Hoshin roshi lãnh đạo, vừa là tu viện, vừa là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của thường dân, trong đó có các sinh viên. Năm 1989,  đạt tên mới là  White Wind Zazenkai (Hakukaze Zazenkai), là tên của tu viện  Hakukaze-ji  do Ngài  Anzan Hoshin roshi làm giáo sư, sau là sư  Yasuda Joshu Dainen Hakukaze. Ngài  Anzan Hoshin roshi  còn ở trung tâm  Ottawa.

  The Zen Centre of Ottawa

 

18 Arhat Garden


14. TRUNG TÂM PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (Joyful Land Buddhist Centre)
879 Somerset St W
Ottawa
K1R 6R6, Canada

  

15. TRUNG TÂM THIỀN MONTREAL
 Montreal Zen Center là một trung tâm của  Sōtō/Rinzai Zen Buddhist sanghaMontreal, Quebec, Canada . Trung tâmThiền  Montreal thành lập năm 1975 thuộc trung tâm Rochester Zen Center. Năm 1979, trung tâm dời về  địa chỉ hiện tại.  Từ 1979  giáo sư dạy thiền ở trung tâm này là Albert Low, là đồ đệ của  Philip Kapleau  Trung tâm có 200 hội viên.

 
  
  

16. HỘI PHẬT HỌC LÀO (Societe Bouddhique Laotienne)
3381 Boul Dagenais O
Laval, QC H7P 1V5, Canada
Năm đăng bạ:1991 



17. CHÙA TAM BẢO ĐẠI TÒNG LÂM

Hội Phật giáo Chánh Pháp Chùa Tam Bảo được thành lập vào tháng 9 năm 1981 do Hòa Thượng Thích Thiện Nghị khai sáng. Hòa Thượng vượt biển đến đảo Pulau Bidong Mã Lai vào năm 1979 và định cư tại Canada thành phố Montreal năm 1980. Sau 1 năm tạm sinh hoạt tại Niệm Phật Ðường Tam Bảo 2570 Sherbrook Ave. Montreal, Hòa Thượng đã được sự hộ pháp của các Phật tử tại đây và thành lập Chùa Tam Bảo tại địa chỉ 4450 Van Horne Ave.Dù có rất nhiều khó khăn về tài chánh, về luật lệ của điạ phương và của chánh phủ tại Canada nhưng với tâm thành, Hòa Thượng cũng đã vượt qua tất cả để Ðại Tòng Lâm được hoàn tất sau 15 năm (1988-2003). Hiện nay Ðại Tòng Lâm có những sinh hoạt Phật sự phổ cập với tầng lớp căn cơ của các Phật tử không phân biệt màu da chủng tộc và tín ngưỡng trong mùa xuân, mùa hè và muà thu. Mùa đông đóng cửa để chư Tăng Ni kiết đông tu học.







Tứ Thánh Ðịa 








 
 




No comments: