Tuesday, October 25, 2016

WIKILEAKS : VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC -LỤC ĐỊA ATLANTIS

WIKILEAKS * VIỆT NAM SÁT NHẬP TRUNG QUỐC

 Wikileaks – Kế hoạch cho Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh

Biểu tượng Wikileaks
Kami
-
Tin liên quan: Hội Nghị Sát Nhập Việt Nam vào China : Tỉnh hay Khu Tự Trị ? (Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật).
*
Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100  các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Những ngày này, những tin tin thời sự quốc tế thuộc hàng đầu trên các kênh truyền hình ngoại quốc nổi tiếng như BBC, CNN..  chắc chắn sẽ là tin về sự căng thẳng của hai miền Nam – Bắc Triều tiên đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều tiên chắc chắn là vấn đề số một và vấn đề thứ hai là những thông tin mà tổ chức Wikileaks dọa sẽ công bố công khai những tin tức tuyệt mật của ngành ngoại giao Hoa kỳ.
Được biết những thông tin mà Wikileaks dọa công khai bao gồm 251.287 tài liệu mà Wikileaks có được là tin trao đổi giữa 250 đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại hơn 90 nước trên thế giới với Washington. Cũng theo thông báo của tổ chức Wikileaks cho biết hiện nay họ có trong tay những thông tin liên quan đến Việt nam, đó là những tài liệu từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, với hơn 2.300 bức điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và gần 800 từ Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo họ, trong số hơn 3100 điện tín này có cả những loại thuộc diện “tuyệt mật”.
Cho tới nay Wikileaks mới công bố nội dung của hơn 200 bức điện tín trong số hơn 251.287 bức mà họ có và trong số các thông tin ít ỏi được công bố nhỏ giọt ngày hôm nay (30/11)có hai tin liên quan đến Trung quốc và Bắc Triều tiên rất có giá trị. Đó là tin các quan chức Trung quốc tuyên bố ủng hộ thống nhất hai miền Bắc và Nam Triều tiên vào thời gian sau hai năm lãnh tụ Kim Jong Il qua đời, và chính quyền mới của nước Triều tiên thống nhất sẽ do chính quyền Soul quản lý. Và tin thứ  hai là phát biểu của một quan chức cao cấp Trung quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều tiên, khi cho biết rằng thế hệ lãnh đạo trẻ Trung quốc hiện nay không hài lòng và coi chính thể ở Bắc Triều tiên của gia đình họ Kim là đưa trẻ hư không biết nghe lời.
Hai tin rò rỉ kiểu này khác hẳn với sự hiểu biết và phán đoán của mọi người về thái độ của Trung quốc với Bắc Triều tiên, đó là ai cũng nghĩ rằng bằng mọi giá không bao giờ Trung quốc bỏ rơi nước láng giềng cộng sản đàn em này. Có lẽ những tin bí mật của Wikileak tiết lộ rất có giá trị như họ thông báo trước, vì thế sẽ còn có nhiều tin động trời trong số 3.100 bức điện từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, được gửi đi từ Đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội và Lãnh sự quán tại TP Hồ Chí minh.
Những ngày gần đây, không chỉ có các chính khách Hoa kỳ, mà hầu hết các chính khách trên thế giới đang ở tâm trạng hồi hộp, căng thẳng đến nghẹt thở khi chờ đón sự công bố của tổ chức Wikileaks trong đó có các chính khách hàng đầu của Việt nam cũng hết sức lo lắng khi những điều “tuyệt mật” sẽ bị Wikileaks dọa sẽ công bố.
Đoạn tin đầu nói trên về Biên bản họp kín tháng 9/1990 tại Thành Đô giữa lãnh đạo cao cấp Việt nam và Trung quốc, cũng chỉ là một tin mang tính chất giả thiết của tác giả mà nó có nhiều khả năng khi bị bạch hóa có thể xảy ra mà thôi, chứ đó không phải tin chính thức của Wikileaks.
Điều quan trọng ở đây là, những chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với đảng CSVN nếu như tin này là tin chính thức do Wikileaks công bố trong một ngày gần đây. Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao)xuất hiện tại một nhà hàng Trung quốc tại Vũng tàu, hay Dự án boxit Tây nguyên và gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp-Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận  thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.
Những cái đó có phải là những bước tiến hành âm thầm trong kế hoạch 30 năm để đưa Việt nam trở thành một Khu tự trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa hay không? Trong cuộc sống thì cái gì cũng có thể xảy ra, vì sẽ có những điều sự thật lại nằm trong những điều mà ta tưởng rằng không thể có hay không thể xảy ra. Vấn đề nêu trên là một ví dụ nhỏ, có thể lắm chứ.
Xin vui lòng chờ tổ chức Wikileaks họ sẽ chính thức công bố trong một thời gian gần đây cho mọi người toàn thế giới rõ.
Ngày 01/12/2010



TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS:
HỘI NGHỊ SÁP NHẬP VIỆT NAM VÀO CHINA
Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị ?
(Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật.)
Cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.
Thưa các đồng chí.
Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén. Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh: “Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp.” Với tư cách Chính Ủy được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.

Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm không có và không hề có chuyện Trung Quốc thôn tính Việt Nam . Trung Quốc không có nhu cầu hôn tính nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển. Không có Trung Quốc giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của Trung Quốc vĩ đại. Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy. Nào là Trung Quốc bá quyền, nào là Trung Quốc bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.

Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rỉ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lỏm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các đồng chí Việt Nam thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn: “Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa.” Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh.
Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ? Với bọn phản động chuyên gây rối à? Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai. Việc tiêu diệt bọn dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.
Thưa các đồng chí.

Hội nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để tập trung vào đại sự: bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai. Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có viễn kiến và phải có sự chuẩn bị.
Hợp kết Trung Quốc Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.

Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.
Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.

Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.
Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.
Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.

Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Trong thời đại hiện nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của Việt Nam và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào Trung Quốc, người dựa hơn con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác.
Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng.

Ngày nay, Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại. Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ.

Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa.Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.
Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm.
Ðám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy: “Trí thức khởi xướng được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy.” Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy.

Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.
Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân Trung Quốc hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng: vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân Trung Quốc trừng phạt.

Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể.

Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.
Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung Quốc khai thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này. Nhất là đồng chí Nông Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy.
Các đồng chí ạ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào Trung Quốc thì vùng Tây nguyên của Việt Nam là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung Quốc đến sau phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất Trung Quốc trên lục địa đen kia nữa. Người Trung Quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc.”

Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.
Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Thưa các đồng chí. Còn lại việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị? Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận. Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu ý kiến, hay là tổ chức Trung Quốc thành liên bang, Việt Nam sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới. Nó đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.
Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến. Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phận liệt.

Không được. Quyết không được.

Thưa các đồng chí. Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do tư…
(hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm)
 

NGÔ ĐỨC THỌ * HỘI NGHỊ BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990

HỘI NGHỊ BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990



 Biên tập: Qua các bài viết lưu truyền trên mạng như Hồi ký của Trần Quang Cơ, hoặc mới nhất trong cuốn "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức (Bản điện tử) v.v.., người đọc Việt Nam đã biết khá rõ về Hội nghị Thành Đô 1990: Trước Đại hội VII (1991), các nhân vật chủ chốt của BCT ĐCSVN như Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười nóng lòng muốn đạt được với phía Trung Quốc phương án giải quyết vấn đề


Cămpuchia theo "giải pháp Đỏ" để mau chóng bình thường hoá quan hệ Việt Trung, lần lượt Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đã chủ động tiếp xúc với Đại sứ TQ Trương Đức Duy. Ý tứ của phía Việt Nam qua các cuộc tiếp xúc đã được Trương báo cáo về Bắc Kinh, và một cuộc gặp có tính chất nội bộ (không chính thức) đã được bố trí tại Thành Đô. Lý Bằng Thủ tướng Quốc vụ viện TQ là nhân vật cao cấp số 2 tham gia Hội nghị này. Lý Bằng có tập Nhật ký đối ngoại (李鵬外事日記 Lý Bằng ngoại sự nhật ký)  có ghi chép diễn tiến của Hội nghị này. Nhận thấy chúng ta đang cần tư liệu từ nhiều phía để đi sâu xem xét thật kỹ nội dung cuộc gặp tuy nội dung rất quan trọng này, thế nhưng hơn 20 năm qua giới lãnh đạo Việt Nam tuyệt đối không hé lộ chút tin tức nào cho đông đảo nhân dân được biết.Như vậy, người dân làm sao có thể tham gia hoặc phát biểu ý kiến về những vấn đề trọng đại của đất nước như Hiến pháp đã quy đinh? Đó là lý do tôi đã chọn và dịch trang nhật ký của Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô 1990 theo nguyên văn đăng trên trang mạng của TQ (xem, Nguồn:). 
Lưu ý: Bài này của Lý Bằng tất nhiên có cung cấp cho dư luận một ít chi tiết diễn tiên của cuộc họp, nhưng tài liêu quan trong nhất của hội nghị tức là bàn Kỷ yếu Hội nghị  會議紀要  mà Giang Trạch Dân, Lý Bằng đã ký với Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười trong ngày kết thúc Hội nghị thì Lý Bằng không nói đến.Vì cả hai bên Trung Quốc-Việt Nam đều giữ kín không công bố Kỷ yếu Hội nghị được tổ chức ký kết rất trọng thể (như Lý Bằng đã viết trong Nhật ký đối ngoại này), cho nên dư luận lại càng băn khoăn, thậm chí nghi ngờ: Vấn đề Campuchia thì nay đã xong lâu rrồi, không còn gì đáng coi là "mật" nữa.Phải chăng là trong Kỷ yếu của Hội nghị ấy các đại diện phía VN bị ép buộ phải bí mật cam kết bí những điều khoản  nào đó bất lợi đi với chủ quyền lãnh thổ, biển đảo quốc gia của VN cho nên cả hai bên đều không muốn thông báo cho dân biết? Tôi đã lưu ý tìm kiếm nhưng chưa thấy tài liệu này, khả năng tìm thấy rất thấp, nhưng nếu tìm được sẽ công bố tiếp.Ngô Đức Thọ.

Nguồn:
http://big5.xinhuanet.com/gate/big5/news.xinhuanet.com/book/2008-01/02/content_7340154_1.htm
 
NHẬT KÝ ĐI NGOẠI CỦA LÝ BẰNG
Bình thường hoá quanhệ Trung Việt
HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990
[1990]
Ngày 6/6- Thứ tư. Trời quang tạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến với Đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn hy vọng thực hiện bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, hai Đảng.
Ngày 26/8- Chủ nhật. Trời mưa u ám.
Về chuyến đi của TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và những người cùng đi đến Trung Quốc viếng thăm nội bộ, tôi đã hội báo với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét vì Á vận hội sắp khai mạc ở Bắc Kinh, mà lần gặp này liên quan đến việc bình thường hoá quan hệ hai nước Việt Trung là sự việc trọng đại, để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm quyết định bố trí ở Thành Đô.
Ngày 30/8-Thứ năm.Trời quang tạnh.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch HĐBT VN Đỗ Mười, đã gửi lời mời đến phía Việt Nam. Hiện còn phải chờ xem phúc đáp của phía Việt Nam thế nào?
Ngày 2/9 -Chủ nhật. Trời quang tạnh.
Buổi chiều, 3 giờ 30 tôi lên chuyên cơ khởi hành từ sân bay ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Khoảng gần 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi đi ô tô mất khoảng 20 phút đến Khách sạn Kim Ngưu. Bí thư Tỉnh uỷ Dương Nhữ Đại chờ đón tôi tại đó. Đồng chí Giang Trạch Dân đi một chuyên cơ khác, đến Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút. Buổi tối từ 8 g30 đến 11g  tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.
Ngày 3/9 Thứ hai. Thành Đô trời tạnh sáng.
Buổi sáng tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí ấy tiếp tục nghiên cứu phương châm sẽ hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.
Khoảng gần 2g chiều, TBT ĐCSVN  Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Cố vấn  BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Nguu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ ở sảnh tầng 1. Nguyễn Văn Linh mặc Âu phục màu cà phê, phần nào có phong độ như một học giả. Đỗ Mười thân thể tráng kiện, đầu tóc bạc trắng, vận âu phục xanh lam. Cả hai người đều vào khoảng 73-74 tuổi. Còn Phạm Văn Đồng cả hai mắt bị lòng trắng che, thị lực rất kém, mặc áo kiểu đại cán xanh lam, giống như một lão cán bộ Trung Quốc.
Buổi chiều, hội đàm bắt đầu. Nguyễn Văn Linh nói trước một thôi dài. Tuy nói nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Họi đồng Tối cao Campuchia là việc cấp thiết trước mắt, không nên loại bỏ bất cứ một bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra, vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muón tỏ một thái độ về nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào việc bình thường hoá quan hệ Trung Việt.
Hội đàm diễn tiến đến tận 8g tối. 8g30 mới chiêu đãi cơm tối. Trên bàn ăn tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại từng người làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Ngày 4/9. Thứ ba. Trời âm u.
Buổi sáng chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. Đến lúc đó những vấn đề hội nghị đề xuất có thể nói là đã đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu của Hội nghị.
Buổi chiều, 2g30 tại sảnh tầng 1 khách sạn Kim Ngưu hai bên Trung Việt cử hành nghi thức ký kết chính thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí thư và Thủ tướng ký. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử của quan hệ hai nước Trung Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đương diện tặng các đồng chí Việt Nam một câu thơ:
度尽劫波兄弟在相逢一笑泯恩仇 (*)
 Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
(Câu này trích thơ Lỗ Tấn)(*)
Về việc ấy, các đồng chí Việt Nam tỏ ý rất vui thích.


 (*) Trích thơ Lỗ Tấn鲁迅题三义塔/ Đề Tam Nghĩa tháp (1933).

Dịch: Sau kiếp nạn anh em còn đó, Trông nhau cười, thù oán sạch không !
Kiếp ba : (Thật ngữ Phật giáo), phiên âm Phạn ngữ Kapla có nghĩa là một thời kỳ rất dài (x. Từ điển Phật học Hán Việt. Kim Cương Tử Chủ biên.Tái bản có bổ sung. H.,Nxb.KHXH,1998), tr.609. 
http://ngoducthohn.blogspot.ca/2012/12/hoi-nghi-thanh-o.html

BÙI VĂN HỒNG * NGUYỄN VĂN LINH VÀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Hậu họa "Giải pháp Đỏ"
 của Nguyễn Văn Linh
Minh Diện
Ông Võ Trần Chí, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nói Nguyễn Văn Linh là người “Lội ngược dòng lịch sử !”. Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng bản thân mình từng “Lên bờ xuống ruộng!”. Nguyễn Văn Linh còn là người “bước lỡ nhịp” và tuổi ông được gắn với một khái niệm đầy tai tiếng là “Giải pháp đỏ”.
Trong tiểu sử Nguyễn Văn Linh, ghi tên thật của ông là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 1-7-1915, tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngày 1-5-1930, ông bị thực dân Pháp kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo.
Hình như có sự nhầm lẫn năm sinh, hoặc năm ông bị bắt đi tù, bởi điều luật của nước Pháp không xử tù tuổi vị thành niên. Ví dụ ông Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, bị bắt 1930, năm 1931, khi ra tòa đã 17 tuổi, vẫn được tha bổng vì còn vị thành niên. Nguyễn Văn Linh khi ra tòa mới 14 tuổi 10 tháng, mà bị xử tù chung thân thì vô lý?
Trong tiểu sử cùa Nguyễn Văn Linh, không ghi ông học ở trường nào, trình độ văn hóa ra sao, hầu như cả cuộc đời ông dấn thân hoạt động cách mạng, vào tù ra tội, gắn bó với phong trào quần chúng, ở những nơi ác liệt.
Từ năm 1957 đến năm 1960, Nguyễn Văn Linh đã từng làm Bí thư đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Năm 1961, ông lên làm Bí thư Trung ương cục miền Nam, nhưng sau đó lại làm Phó cho tới năm 1961. Hình như từ những năm tháng đó, Nguyễn Văn Linh đã “lên bờ xuống ruộng” rồi.
Ngày 10-4-1975, tại Trung ương cục miền Nam, Lê Đức Thọ, từ Hà Nội vào công bố quyết định thành lập Bộ tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, trao quyết định Bí thư đặc khu Sài Gòn-Gia Định cho Võ Văn Kiệt, Lê Đức Thọ làm Phó bí thư. Nguyễn Văn Linh không còn là Phó bí thư nữa, mà chỉ phụ trách mảng phong trào nổi dậy.
Cũng như các lần thay đổi trước, tổ chức không nêu ra lý do, và Nguyễn Văn Linh cũng không băn khoăn, ông chấp hành sự phân công một cách bình thản. Ông Võ Văn Kiệt và Võ Trần Chí cho rằng, đó là một trong những phẩm chất đặc biệt của Nguyễn Văn Linh.
Năm 1976, Nguyễn Văn Linh lại được làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt làm Phó bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhận dân thành phố. Chưa đầy một năm, ngày 20 - 12-1976, tại Đại hội đảng Toàn quốc lần thứ IV, Nguyễn Văn Linh được bầu tiếp vào Uỷ viên Trung ương đảng, Uỷ viên Bộ chính trị, và Ban bí thư Trung ương, nhưng phải nhường chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho ông Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị.
Nguyễn Văn Linh được phân công làm Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa, Trưởng ban Dân vận Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, và Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam. Ba cái ghế ấy không thể so sánh với cái ghế Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù ở vị trí hữu danh vô thực như vậy, Nguyễn Văn Linh vẫn chưa được yên. Ông Lê Duẩn cho rằng Nguyễn Văn Linh quá nhẹ tay trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, nhẽ ra phải xóa bỏ triệt để tư sản lại kêu gọi họ tự cải tạo, hòa nhập vào xã hội mới, đem tài lực góp phần xây dựng đất nước. Có lần Nguyễn Văn Linh nói với tôi và Đình Khuyến, Trưởng cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: “Anh Ba, cũng như chúng tôi đã từng được những nhà tư sản Sài Gòn cưu mang trong thời kỳ hoạt động bí mật, bây giờ biến họ thành nạn nhân sao đành!”.
Ý thức “đền ơn đáp nghĩa” của Nguyễn Văn Linh bị Đỗ Mười cho là hữu khuynh, không “không Bôn-sê-vích”. Đã xảy ra những cuộc tranh luận căng thẳng giữa Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt và Đỗ Mười. Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt bảo vệ quan điểm cải tạo từng bước, phân biệt đối tượng cụ thể, tận dụng kinh nghiệm thương trường cùa giới công thương chế độ cũ, đặc biệt đối với những người có công với cách mạng để xây dựng và phát triển thành phố. Đỗ Mười bảo vệ quan điểm của Lê Duẩn, phải xóa sạch tư sản. Kết quả, đầu năm 1978, Nguyễn Văn Linh mất chức Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Cũng trong thời gian đó, có người bới lại chuyện Nguyễn Văn Linh sang Campuchia tháng 6-1975, đi suốt 200 km, qua ba 3 tỉnh mà không phát hiện ra những thay đổi bất thường của Khmer đỏ, để xảy ra những biến cố bất ngờ!
Đó là thời kỳ bĩ cực nhất của Nguyễn Văn Linh.
Ông đã xin rút ra khỏi Bộ chính trị vào cuối nhiệm kỳ.
Vốn là người hết sức trầm tĩnh, kín đáo, nhưng Nguyễn Văn Linh đã tâm sự với Võ Trần Chí : “Bởi vì mình thấy các anh ấy không muốn mình ở đó nên xin rút!”.
Đỗ Mười mang tinh thần “Bôn-sê-vích” và “bàn tay sắt” vào miền Nam đánh tư sản. Ông ta thực hiện y chang như những gì mình từng làm ở Hải Phòng năm 1955, Hà Nội 1960, xóa sạch tàn dư tư bản chủ nghĩa, đề xây đựng nền kinh tế xã hội, với tham vọng 15 năm sau theo kịp Nhật Bản, như Tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố ngày 2-7-1976, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI.
Thực tế ngược lại hoàn toàn với tham vọng ngông cuống và siêu thực đó. Sau cải tạo thành phố Hồ Chí Minh kiệt quệ, các nhà máy xí nghiệp không có nguyên liệu sản xuất phải đóng cửa, hàng triệu công nhân thất nghiệp, hệ thống giao thông vận tải ngưng trệ, lưu thông phâm phối tắc nghẽn, chợ búa gần như ngừng hoạt động, đời sống của cán bộ nhân dân cùng cực. Tài liệu chính của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lúc đó công bố “Kế hoạch năm năm không đạt, tăng trưởng âm, lạm phát phi mã, gần ba triệu dân thành phố thiếu đói”.
Đỗ Mười đã đẩy Sài Gòn “tiến” kịp Hà Nội, biến “Hòn ngọc Viễn Đông” thành “Hòn than bùn xó bếp” như cách nói cùa nhà báo Ba Dân lúc đó. Thật mỉa mai khi các nhà khoa học nổi tiếng như Chu Phạm Ngọc Sơn, Châu Tâm Luân, được động viên nghiên cứu những công trình khoa học như “Bo bo giàu dinh dưỡng hơn gạo”, “Khoai lang bổ hơn bột mì”, “Thành phần đạm trong rau muống”…
Trước kia Hà Nội có thơ “Gia công gai quy, lộn cổ sơ mi, bơm ruột bút bi, vá ni lon rách”, bây giờ Sài Gòn cũng nổi tiếng không kém với “Nuôi lợn trên gác, phục hồi bu gi, gia công cán mì, tái chế dép xốp!”.
Trong cái thế gần chạm đáy kiệt quệ ấy, Nguyễn Văn Linh được tái bổ nhiệm Bí thư Thành ủy, thay Võ Văn Kiệt ra Trung ương làm Chủ nhiêm Ủy ban Kế hoạch nhà nước.
Phải nói, nếu hơn mười năm trước Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú đã dũng cảm tìm lối thoát cho nông dân bằng biện pháp “khoán chui”, thì những năm 1980-1981, Nguyễn Văn Linh đã cứu công nhân và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bằng “xé rào” thoát ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp.
Nguyễn Văn Linh đã tập hợp chung quanh mình một đội ngũ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có khả năng móc nối với tư bản nước ngoài để phá thế bị bao vây cô lập. Những công ty Cholimex, Dereximco, Imexco lần lượt ra đời, trực tiếp làm ăn với một số công ty Hồng Kong, Đài Loan, như Globai, Thai Hing Long, nhập khẩu sợi dêt, xăng dầu, thuốc lá, men bia, xuất khẩu đậu phộng, vừng, tôm khô, mực khô. Thực hiện việc trao đổi hàng hóa, khoán sản phẩm, mua nguyên liệu bán sản phẩm v.v.
Nhờ việc xé rào này, 20.000 công nhân ngành dệt có việc làm, ngành giao thông vận tải có xăng dầu hoạt động, và bộ mặt Sài Gòn khởi sắc trở lại.
Cũng như “khoán chui” của Kim Ngọc, việc “xé rào” cùa Nguyễn Văn Linh lọt tới “thiên đình” và cuồng phong nổi lên, bắt đầu bằng cuộc ra quân của Bộ Tài chính.
Ngày 12- 3- 1982, đoàn thanh tra 28 thành viên từ Hà Nội hùng hổ tiến vào công ty Direximco, tuyên bố nội bất xuất, ngoại bất nhập. Hơn ba tháng liên tục, moi móc hết 50 mặt hàng và đến từng đơn vị làm ăn với Dereximco, kiểm tra từng tờ hóa đơn. Ngày 25-6- 1983, Đoàn thanh tra kết luận việc xé rào của thành phố Hồ Chí Minh vi phạm nghiêm trọng chủ trương đường lối của đàng, chính phủ, chỉ có 1 công nhưng 7 tội, cần phải xử lý nghiêm khắc. Ông Đỗ Mười lên tiếng: “ Làm bí thư Thành ủy mà để xảy ra như thế sao không từ chức!”.
May cho Nguyễn Văn Linh, lần này Lê Duẩn không vội nghe theo Đỗ Mười.
Tháng 3-1983, khi Lê Duẩn sang Liên Xô chữa bệnh, các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công vào Đà Lạt nghỉ mát. Tranh thủ điều kiện thuận lợi, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ và các lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hồ Chí Minh khéo léo tổ chức “Hội nghị Đà Lạt” thành công.
Nguyễn Văn Linh bố trí một số giám đốc nhà máy, xí nghiệp làm ăn được nhờ xé rào như Nguyễn Thị Đồng, nhà máy đệt Thành Công, Bùi Văn Long, Tổng công ty dệt may, Nguyễn Văn Thụy công ty thuốc lá, lên Đà Lạt trực tiếp gặp ba nhà lãnh đạo đảng, nhà nước.
Tôi còn nhớ buổi sáng hôm ấy ở khách sạn Palace, ông Nguyễn Văn Linh nói với bà Nguyễn Thị Đồng và Bùi Văn Long: “Phải khéo léo thuyết phục các anh! Mời bằng được anh Năm xuống thăm cơ sở thì mới thấy hết cái việc mình làm!”.
Bà Nguyễn Thị Đồng với giọng nói rổn rảng, không biết ngán ai bao giờ, bởi gia đình bà có tới hơn 10 người là bộ đội, thương binh, liệt sỹ. Bà nói với ông Trường Chinh: “Anh hãy xuống nhà máy gặp công nhân, người ta vừa mới sống lại đấy. Rồi anh để họ sống thì để bóp chết thì bóp!?
Trước thái độ cương trực của bà Đồng, ông Trường Chinh đã phải mỉm cười gật đầu, thực hiện một chuyến đi thực tế ý nghĩa nhất, và đó là tiền đề cho sự thay đổi tư duy, từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường của ông.
Đại hội đảng toàn quốc lần VI, với bài diễn văn đúc kết từ thực tế “xé rào” ở thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh đã nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số đại biểu, ông trở thành Tổng bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam. Có lẽ đây là một trường hợp hãn hữu, một người được bầu làm Tổng bí thư của đảng, nhận được sự đồng thuận của dân.
Sau đại hội đảng VI, Nguyễn Văn Linh đã tiến hành nhiều cải cách quan trong. Ông chọn khâu lưu thông phân phối làm đột phá khẩu đổi mới. Ông nói: “Giải quyết vấn đề phân phối lưu thông vì nó là cái gốc liên quan đến quá trình sản xuất, tới tổng thề cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân”.
Những chính sách nổi bật trong thời kỳ này là: Tách tài chính ra khỏi ngân hàng. Lập kho bạc nhà nước. Bơm tiền lưu thông. Xóa bỏ ngăn sông cấm chợ. Lấy khoán 100 làm cơ sở khoán 10, giao quyền tự chủ cho nông dân.
Chỉ trong một thời gian ngắn đã kéo lạm phát từ 240% xuống 61%. Từ chỗ cả nước không đạt 21 triệu tấn lương thực, phải nhập mỗi năm 500.000 tấn lương thực, năm 1989 đã dư 1 triệu tấn gạo.
Về đối ngoại, Nguyễn Văn Linh muốn phá thế bao vây của các nước phương Tây và Trung Quốc. Tại hội nghị Bộ chính trị ngày 20 -5 -1988, đã ra Nghị quyết 13 về điều chỉnh đường lồi đối ngoại, theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ môi trường hòa bình, phát triển kinh tế. Trả lời phòng vấn trên tờ Thời báo New Yok, Nguyễn Văn Linh nói về mối quan hệ với Mỹ: “Việt Nam luôn luôn muốn có quan hệ với nhân dân và chính phủ Mỹ. Chiến tranh kết thúc 15 năm rồi mà chưa có quan hệ bình thường là quá chậm. Việt Nam sẵn sàng giải quyết mọi trở ngại trên con đường bình thường hóa quan hệ với Mỹ”.
Ngoài việc đổi mới về kinh tế, và đổi mới về đối ngoại, Nguyễn Văn Linh còn đổi mới về văn hóa xã hợi, dân sinh, dân chủ. Chủ trương cởi trói cho văn nghệ sỹ nói riêng trí thức nói chung, ông đã vén bức màn đen tối, minh oan cho những nạn nhân “Văn nhân giai phẩm” và đã khích lệ giới cầm bút viết những tác phẩm chân thực.
Ngày 25- 5-1987, Nguyễn Văn Linh cho ra đời mục “Những việc cần làm ngay”, từ đó những bài viết của ông ký thê NVL liên tục xuất hiện trên mặt báo. Ông nói: “Chống tiêu cực là đã thành nhiệm vụ quan trọng, dọn đường cho việc thực hiện Nghị quyết đại hội VI, và các Nghị quyết của đảng, nhằm đưa nước nhà ra khỏi khó khăn đến ổn định tình hình mọi mặt, làm dân bớt khổ”. Ông yêu cầu: “Nhà báo phải có tấm lòng cương trực, yêu người làm đúng, làm tốt để ca ngợi, ghét kẻ làm xấu để lên án”. Nguyễn Văn Linh xác định lấy báo chí làm vũ khí, nhà báo là lực lượng nòng cốt chống tiêu cực tham những. Ông nói đánh giặc ngoại xâm chủ yếu bằng súng đạn, đánh giặc nội xâm phài dùng vũ khí ngôn luận. Báo chí là sức mạnh, là thứ bọn tiêu cực sợ nhất!”, Nguyễn Văn Linh chỉ thị tất cà các cơ quan đảng, chính quyền phải trả lời chất vấn cùa báo chí, phải xử thật nghiêm những trường hợp tham nhũng, ăn hối lộ, ức hiếp dân mà báo chí đã nêu. Nhiều vụ án tưởng đã chìm vào quên lãng đã được đưa ra xét xử.
Ông thường xuyên gặp gỡ anh em làm báo, ngoài hành lang các hội nghị, hoặc kêu tới nhà ông uống cà phê, ăn sáng nói chuyện. Ông không phân biệt báo lớn, báo nhỏ, báo đảng báo đoàn thể, nhưng rất coi trọng những nhà báo viết bài trung thực, có sức lan tỏa. Khi gặp chúng tôi, ông thường hỏi: “Dân đang nghĩ gì, đang làm gì, và cần gì?”. Khi chúng tôi nói cho ông nghe những bức xúc của dân ông hỏi: “Nếu dân nghĩ vậy thì mình làm sao?”.
Nguyễn Văn Linh tỏ thái độ đồng tình với Trần Xuân Bách về cơ chế dân chủ và đổi mới chính trị. Có lần ông nói với anh em báo chí: “Anh Trần Xuân Bách nói rất đúng. Dân chủ không phải là ban ơn, là mở rộng dân chủ, mà đó là quyền của dân với tư cách người làm chủ lịch sử, không phải là ban phát, do tấm lòng của người lãnh đạo này hay người lãnh đạo kia. Dân chủ là khởi động trí tuệ dân để tháo gỡ khó khăn đưa đất nước theo kịp thời đại!” .
Nửa đầu của nhiệm kỳ Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh là một con người như vậy. Đất nước đổi mới từng ngày, nhà cừa mọc lên khang trang, nụ cười xuất hiện trên môi người, Việt kiều về quê rất đông, và hầu như không có những vụ khiếu kiện tập thể...
Nhưng nửa nhiêm kỳ sau ông làm cho mọi người thất vọng.
Có thể nói cái mốc ấy bắt đầu từ Hội nghị Thành Đô, Trung Quốc từ 3 đến 5-1990.
Đến bây giờ, dù những người tư liệu còn hạn chế, nhưng nhìn lại một cách khách quan, vẫn vừa tiế , vừa buồn, vừa trách Nguyễn Văn Linh.
Theo ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ngày 29-8-1990, đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy, gặp Nguyễn Văn Linh ở Hà Nội, chuyển thông điệp của Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, và Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc, mời Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 30-9-1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hòa quan hệ hai nước.
Trương Đức Duy nói mập mờ rằng, Đặng Tiểu Bình có thể gặp Phạm Văn Đồng, và lấy cớ Bắc Kinh đang tổ chứ Á vận hội ASIAD, sợ lộ bí mật nên phải gặp nhau ở Thành Đô.
Đây là chuyện rất đột ngột, bởi mới 5 ngày trước, Trung Quốc khăng khăng không muốn bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước.
Tại sao bây giờ họ lại bàn vấn đề bình thường hóa?
Ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng ngoại giao nhận định: Sự thay đổi đột ngột của Trung Quốc là do họ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, nhưng bị Mỹ, Nhật, Liên Xô và các nước cấm vận sau vụ đàn áp Thiên An Môn, nên phải tìm cách thoát ra.
Bên cạnh đó, Trung Quốc thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khồi ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Viêt Nam, nên muốn phá ta.
Quan điểm của Nguyễn Văn Linh lại khác.
Ông triệu tập họp Bộ chính trị và nếu ý kiến: “Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa!”
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, đặc biết là Rumani mà Nguyễn Văn Linh vừa thăm đã tác động rất lớn tới ông, lảm cho ông mất bình tĩnh.
Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: “Hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc!”. Cái con ngáo ộp “Dien xbiến hòa bình” và ccủ cà rốt đỏ chót “16 chữ vàng”, “4 tốt” cũng được Trung Quốc đưa ra và mồi mớm tại Hội nghị Thành Đô. Quan điểm của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng... ủng hộ.
Và thế là, ngày 2-9-1991, dù đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng vẫn đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao. Nguyễn Văn Linh không cho Nguyễn Cơ Thạch đi, vì Nguyễn Cơ Thạch không đồng quan điểm, Trung Quốc không thích Nguyễn Cơ Thạch.
Theo Trần Quang Cơ, Trung Quốc đã đánh lửa Việt Nam một cách trắng trợn. Họ nói Đặng Tiểu Bình sẽ gặp Phạm Văn Đồng nhưng Đặng không xuất hiện. Ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhẽ ra anh Tô không nên đi!”. Mà Đặng Tiểu Bình là gì mà chính Phạm Văn Đồng cũng muốn gặp để rồi bị dính chùm trong vụ tham dự Hội nghị Thành Đô, làm vinh danh cho Trung Quốc ?
Vấn đề Campuchia, Trung Quốc vẫn giữ thái độ như ngày 24-8-1990, đòi cấu trúc thành phần chính phủ hòa hợp dân tộc Campuchia theo công thức: 6+2+2+2+1 (6 người phe chính phủ Hun sen, 2 người phe Khmer đỏ, 2 người phe Hoàng gia, 2 người phe đảng dân chủ, và Sihanouk). Điều này hoàn toàn trái với công thức: 6 2 +2 +2 mà Hun Sen và Sihanouk đã thỏa thuận tại Tokyo.
Ông Trần Quang Cơ viết: “Hội nghị Thành Đô có 8 điểm, hai điểm về quốc tế, 5 điểm về Campuchia, chỉ có một điểm về Việt Nam. Nguyễn Văn Linh nêu ‘Giải pháp Đỏ’, Trung Quốc hoan nghênh nhưng không mặn mà !”.
Cái gọi là “Giải pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh là “Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ phe Xã hội chủ nghĩa!”. Nguyễn Văn Linh mê muội phe chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc mình và làm mất niềm tin cùa bạn bè !
Khi Trung Quốc đưa công thức 6+2+2+2+2+1 ra, ông Phạm Văn Đồng nhắc Nguyễn Văn Linh thận trọng. Phía Trung Quốc liền mời Phạm Văn Đồng ra chỗ khác để Nguyễn Văn Linh ký. Ông Phạm Văn Đồng đã thấy nguy, nhắc Nguyễn Văn Linh sửa sai, nhưng Nguyễn Văn Linh nói: “Không sao đâu!”.
Từ Thành Đô về, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sang Campuchia gặp Hengsomrin và Hunsen trao đổi về Hội nghị Thành Đô, họ không chấp nhận công thức ấy và nói thẳng Việt Nam, Trung Quốc không có quyền can thiệp vào Campuchia. Xương máu cùa hàng ngàn cán bộ chiến sĩ quân đội ta đổ trên chiến trường Campuchia đã bị guyễn Văn Linh bán rẻ cho Trung Quốc!
Trung Quốc nói giữ bí mật Hội nghị Thành Đô nhưng chính họ thông báo cho thế giới biết toàn bộ nội dung cuộc “họp bí mật” đó. Tờ Bangkok Post và tờ Tạp chí kinh tế Viễn Đông, ngày 4-10-1990, đăng bài bình luận “Củ cà rốt và chiếc gậy” nói Viêt Nam đã nhượng bộ nhiều hơn làm vừa lòng Trung Quốc.
Nguyễn Văn Linh đã thất bại trong sách lược “Giải pháp Đỏ”, bị Trung Quốc ra khỏi các mối quan hệ với phương Tây với nhiều mở hướng tốt đẹp cho sự nghiệp đổi mới, chỉ vì nghe Trung Quốc xúi cho bùi tai là làm thành trì bảo vệ Xã hội chủ nghĩa. Nói đúng hơn Nguyễn Văn Linh đã bị Trung Quốc lừa một vố đau.
Theo ông Trần Quang Cơ: “Sở dĩ ta bị mắc lừa ở Thành Đô vì chính ta lừa ta! Ta ảo tưởng Trung Quốc giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và XHCN thế giới, chống lại hiểm họa “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Sai lầm đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm “Giải pháp Đỏ”.
Ông Nguyễn Cơ Thạch nói: “Trung Quốc đã sử dụng Hội nghị Thành Đô để phá mối quan hệ Việt Nam với các nước, chia rẽ nội bô ta, kéo lùi tiến trình đổi mới của ta!”
Phạm Văn Đồng tỏ ra ân hận vì không ngăn được Nguyễn Văn Linh ký thỏa thuận Thành Đô, khi Nguyễn Văn Linh nói “Không sao đâu!”.
Nguyễn Văn Linh tránh trớ: “Anh Tô nhớ lại xem! Không phài tôi đồng ý. Tôi chỉ nói nghiên cứu xem xét và bây giờ tôi vẫn nghĩ thế là đúng”.
Cái gọi là “đúng” của Nguyễn Văn Linh là: “Âm mưu đế quốc Mỹ chống phá xã hội chủ nghĩa ở châu Á, cả Cu Ba. Nó đã phá Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta!”. Và theo quan điểm của Nguyễn Văn Linh thì: “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước Xã hội chủ nghĩa!”.
Từ Hội nghị Thành Đô trở về hình như Nguyễn Văn Linh là một con người khác. Ngày 28-8-1990, tuyên bố chấm dứt “Những việc cần làm ngay”. Ông nói “Bận quá! Vả lại tôi viết để “mồi” cho các nhà báo viết tiếp để đấu tranh kiên quyết liên tục!”. Ông viết: Không nên đi xe ngoại, rằng: “Ta về ta tắm ao ta”…
Đó là một lời nói dối, bởi sợi dây trói vừa được cởi ra trong khoảng thời gian 3 năm 4 tháng đã bị thít lại chặt hơn, và người đầu tiên là liên kết với Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Đỗ Mười đánh dập vùi Trần Xuân Bách, một người được coi lả có trí tuệ nhất trong Bộ chính trị lúc đó.
Nguyễn Văn Linh đã đưa Việt Nam tiến lên một bước, nhưng rồi chính ông lại kéo Việt Nam lùi lại, ông mở cái cửa nhỏ thoát ra khỏi một ngõ cụt nhưng rồi chính ông lại đóng sập cánh cừa ra biển lớn cùa dân tộc vì ý thức bảo thủ vả giáo điều cùa ông !
Nguyễn Văn Linh đã tự lội xuống ruộng, đúng hơn tự dìm mình váo vũng bùn Thành Đô, và đế mất sự kính trọng nhẽ ra ông được hưởng.
M.D

Thursday, July 4, 2013

TIN KHOA HỌC

 

Lục địa Atlantis nằm dưới Indonesia ?

Thủ đô Jakarta về đêm. Phải chăng dưới Indonesia là lục địa đầy huyền thoại Atlantis?
Thủ đô Jakarta về đêm. Phải chăng dưới Indonesia là lục địa đầy huyền thoại Atlantis?
Reuters

Mai Vân
Lục địa Atlantis trong huyền thoại đã bị chìm dưới đáy đại dương phải chăng đã được định vị và nằm ở nơi Indonesia hiện nay ? Một chuyên gia địa chất – lẽ dĩ nhiên là người Indonesia – đã khẳng định điều này trong một quyển sách vừa công bố và được nhật báo The Jakarta Post ngày 28/05/2013 giới thiệu.

 Đến nay nhiều người đưa ra giả thuyết là Atlantis ở vùng Địa Trung Hải.
Nhưng trong công trình có tựa đề là Penemuan Atlantis Nusantara (Việc phát hiện lục địa Atlantis tại vùng quần đảo Indonesia), ông Danny Hilman, một nhà địa chất học thuộc Viện Công nghệ Bandung (ITB) kết luận rằng các ‘dữ liệu’ về Indonesia thời tiền sử rất khớp với những gì được Plato - triết gia Hy Lạp thời cổ đại nổi tiếng - mô tả của trong các cuộc đối thoại kinh điển về Atlantis : Timaeus và Critias.


 Đối với chuyên gia này, vị trí của Atlantis « chắc chắn không phải là ở vùng Địa Trung Hải, bao gồm Châu Âu, phần Châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập. Tất cả các ứng viên Địa Trung Hải đó, kể cả đảo Crete (gần Hy Lạp), đảo Síp… vân vân, đều không phù hợp với sự mô tả lục địa Atlantis trong các cuộc đối thoại của Plato ».
 Dựa trên mô tả của Plato, Atlantis, lục địa huyền bí với một nền văn minh cực kỳ phát triển, là một vùng đất có khí hậu nhiệt đới và tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm các loại thảo mộc, hoa quả và các đồn điền trồng hoa. Nơi này đã phải chịu những cơn mưa liên tục cách nay khoảng 11.000 năm và sau đó đã bị lũ lụt nhận chìm.
 Đối với ông Danny Hilman : « Không cần phải là thiên tài xuất chúng để xác định vị trí địa dư của Atlantis. Cứ mở một tấm bản đồ thế giới ra và tự tìm xem khu vực phù hợp với mô tả của Plato. 
Không có lựa chọn nào khác ngoài vùng ‘Sundaland’ ». Tên gọi Sundaland chỉ một khu vực bao gồm các quần đảo Sumatra, Java và Kalimantan của Indonesia hiện nay.
 Theo chuyên gia địa chất này, hàng ngàn năm trước đây, các quần đảo nói trên hợp thành một lục địa khổng lồ trước khi hầu hết các vùng bị nước biển tràn ngập. Ông giải thích :
 « Sundaland phù hợp 100 phần trăm với sự mô tả Atlantis trong hai cuộc đối thoại Critias vàTimaeus. Vào khoảng 11.600 năm trước đây, Sundaland là một bán đảo lớn, trải rộng ra từ lục địa châu Á. Tất cả các đặc điểm [của Atlantis], bao gồm động vật, rừng trồng và tài nguyên khoáng sản được mô tả trong Critias, đều hoàn toàn giống như của Sundaland ».
 Danny Hilman là người Indonesia đầu tiên xuất bản một công trình khẳng định lục địa Atlantis huyền bí nằm ở Indonesia vào thời xa xưa. Tuy nhiên, ông không phải là nhà nghiên cứu đầu tiên đề ra giả thuyết này. Trước ông, hai khoa học gia - Stephen Oppenheimer người Anh và Arysio Santos người Brazil – cũng đã từng nêu bật khả năng là một nền văn minh tiên tiến – văn minh Atlantis - đã tồn tại ở vùng Đông Nam Á vào thời cổ đại.
 Và cũng như trong mọi trường hợp trước đây, giả thuyết của nhà địa chất học Indonesia cũng được đón nhận với tất cả những sự hoài nghi.
 Phải nói là từ hàng thế kỷ nay, cái tên Atlantis (hay Atlantide trong tiếng Pháp) đã quyến rũ biết bao nhà nghiên cứu khoa học hay nhà phiêu lưu, nhà văn, khơi dậy sự tò mò của biết bao thế hệ. Ai cũng muốn biết lục địa này có thật hay không, và nếu có thật thì ở đâu, hay chỉ là một nơi huyền thoại, tưởng tượng.
Và cho đến nay các câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp ! Còn phải đợi bằng chứng mò từ đáy biển !

ww.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20130630-luc-dia-atlantis-nam-duoi-indonesia

 
 Một cơ sở ở Illinois có thể là trung tâm tái tạo sinh khối đầu tiên
Ông Paul Wever thuộc công ty Chip Energy
Ông Paul Wever thuộc công ty Chip Energy
CỠ CHỮ
Kane Farabaugh
Một thị trấn nhỏ trong tiểu bang Illinois ở miền trung tây Hoa Kỳ sẽ trở thành một trung tâm tái sinh mà người tạo lập ra nó hy vọng sẽ cách mạng hóa việc biến đổi các sinh khối được coi là đồ phế thải. Chip Energy có thể không phải là công ty đầu tiên biến đồ phế thải của một người thành kho tàng của người khác, nhưng công ty này tin rằng họ là công ty đầu tiên xây dựng một cơ sở tái sinh hoàn toàn từ vật liệu tái sinh.

Ở bên ngoài vùng nông thôn Goodfield, Illinois là một đống gỗ cân nặng khoảng 4, 5 triệu kilogram. Một số người gọi đó là rác. Nhưng ông Paul Wever của công ty Chip Energy thì không. Ông nói:

“Tôi coi đống gỗ này như là những thùng dầu chồng chất lên nhau. Đây là một đống năng lượng.”

Trong nhiều năm, các công ty với chất thải công nghiệp, như các thùng thưa bằng gỗ đã sử dụng dịch vụ của  ông Wever để vứt các vật liệu này đi.

Ông Wever đã biến cải loại gỗ này thành bột gỗ, nhiên liệu, và các sản phẩm khác mà ông có thể  bán. Ông nói:

“Khách hàng của tôi giờ đây trả tiền cho tôi để lấy vật liệu này đi và biến nó thành một sản phẩm có thêm giá trị. Nếu tôi thành công, thì cuối cùng tôi sẽ trả tiền cho họ.”

Bí quyết về sự thành công của ông không nằm trong những gì ông tạo ra mà nằm trong cách ông  thực hiện việc đó như thế nào.

Vốn có nghề tay trái là một kỹ sư, ông Wever xây dựng một cơ sở tái tạo sinh khối kế bên đống gỗ khổng lồ . . không bằng những gì khác hơn là chính các vật liệu tái sinh này, trong đó có những bê tông và những công-ten-nơ chuyên chở. Ông cho biết:

“Để xây dựng cơ sở này thông thường người ta sử dụng  bê tông và thép, và những loại vật liệu đó sẽ tốn từ 5 tới 6 triệu đôla. Chúng tôi sẽ xây dựng cơ sở này từ 1.5 tới 2 triệu đô la.”

Ông Wever tin rằng cơ sở của ông là thứ đầu tiên thuộc loại này, đó là lý dó tại sao khó bán kế hoạch này cho các giới chức địa phương.

Chủ tịch Ban giám đốc Quận Woodford, ông Stan Glazer nói:

“Chúng tôi đã nghe được ý kiến của Paul, và chúng tôi hoài nghi về ý kiến đó bởi vì ý kiến này mới mẻ quá đến nỗi chúng tôi không có cái gì để so sánh với nó.”

Ông Stan Glazer nói rằng ông Wever đã khiến ông trở thành người tin tưởng bằng cách kiên trì:

“ Khi đống mảnh vụn khổng lồ này bắt đầu xuất hiện, đó là lúc chúng tôi bắt đầu có một số suy nghĩ lại về chuyện đó, nhưng Paul quyết tâm đến nỗi ông đã làm cho hầu hết chúng tôi tin tưởng rằng công việc này sẽ khai hoa kết trái.”

Khi việc đó trở thành hiện thực trong năm nay, thì đa số nguồn tài trợ là do chính tiền túi của ông  Wever. Ông cho biết:

“Tiền tài trợ cho việc xây dựng cơ sở này chỉ chiếm khoảng 18% chi phí thật sự cho việc xây dựng. Vì thế việc đó đã đủ khiến tôi muốn quyết định tiến hành cuộc đầu tư này. Tôi sẽ thực hiện một cuộc đầu tư lớn. Đây là dự án của tôi. Tôi không có nhiều người đầu tư, tôi không có những người khác giúp đỡ. Đây là dự án  của tôi.”

Ông Wever hy vọng rằng dự án này cuối cùng đã trở thành thí dụ về việc thiết lập các trung tâm tái tạo những sinh khối khác có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ngăn ngừa được nhiều triệu kilogram gỗ phí phạm vì bị đổ ra bãi rác. Ông nói:

“Tôi không sáng chế ra chiếc vòng hula-hoop kế tiếp. Dự án này góp phần xây dựng một quốc gia bền vững và cũng giúp xây dựng một hành tinh bền vững.”
http://www.voatiengviet.com/content/mot-co-so-o-illinois-co-the-la-trung-tam-tai-tao-sinh-khoi-dau-tien/1695541.html

PHẠM HỒNG SƠN * 27 GHI CHÚ




© 2013 Phạm Hồng Sơn
1. Nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Không ai có quyền cho bạn là tội phạm cho đến khi có một tòa án công chính đủ thẩm quyền đưa ra một phán xét kết tội có hiệu lực.
Nhưng bạn đừng bao giờ trông chờ sẽ có một tòa án như thế trong một chế độ độc đảng toàn trị.
2. Dù bạn là tù nhân hay thậm chí là “phạm nhân” cũng không ai có quyền xúc phạm danh dự và tuyệt đối không có quyền xúc phạm thân thể bạn.
Chắc chắn bạn cũng không kỳ vọng chế độ độc đảng toàn trị sẽ tôn trọng những điều hiển nhiên này nhưng bạn cần phải nhớ để bảo vệ nhân phẩm tối thiểu cho mình.
3. Bất kể lúc nào, tình huống nào bạn vẫn luôn có ba quyền đương nhiên sau đây: 1. Quyền không trả lời (im lặng), tức cũng là trả lời. 2. Quyền không ký. 3. Quyền sửa sai, đính chính, phản bác, phản cung lại những điều đã nói hoặc đã ký.
Tất nhiên khi làm như thế, bạn sẽ bị chế độ độc tài đảng trị liệt vào dạng “ngoan cố” “cứng đầu” nhưng chắc chắn bạn sẽ có nhiều giấc ngủ ngon hơn trong tù và đời bạn sẽ bớt được nhiều nỗi day dứt không đáng có.
4. Nếu phải giam chung với tù hình sự, đừng sợ hay ác cảm trước những bộ dạng gớm ghiếc hay những cơ thể xăm trổ đầy mình của họ. Phía sau những ghê rợn đó có thể là một trái tim rất nhạy bén, tự trọng và đầy bản lĩnh. Hãy sống nghĩa hiệp với họ.
5. Ba suy nghĩ sai lầm bạn cần loại ngay ra khỏi đầu: 1. Không khai, không có chứng cớ hoặc mọi việc bạn làm đều đúng luật nên họ sẽ không thể kết tội được bạn và sẽ phải thả bạn. 2. Bên ngoài sẽ giúp bạn hoặc vì bạn là người nổi tiếng, có nhiều quan hệ nên trước sau họ cũng phải thả hoặc án phạt sẽ không đáng kể. 3. Thế là hết rồi, xong rồi.
Than đời hay buông hết hy vọng với đời là hoàn toàn chẳng nên, kể cả lúc bị gông xiềng, nhưng rồi bạn sẽ lại nhận thấy điểm tựa tốt nhất cho đời bạn trước hết vẫn chính là bạn. Bạn cũng không nên phải quá cay đắng nếu vẫn mắc phải suy nghĩ sai lầm số 1 vì sự vô sỉ của chế độ toàn trị cộng sản cho đến nay vẫn nằm ngoài sự tưởng tượng của rất nhiều người.
6. Đừng bao giờ tin lời nói, lời hứa, kể cả cam kết (bằng chữ), của điều tra viên (nhà chức trách). Đừng bao giờ trở thành nguồn tin cho họ (dù họ đã biết hay chưa). Cũng đừng bao giờ sững người khi họ nói đồng đội của bạn đã phản bội bạn.
Hãy tạc vào lòng ba lời nhắn của tiền nhân: “Đừng nghe những gì họ nói mà hãy xem những việc họ làm.”, “Đừng trao trứng cho Ác”, và: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.”
7. Ba điểm cần nhớ nằm lòng khi làm việc (đi cung, đi thẩm vấn, “đi làm” hay gặp gỡ bất kỳ nhân vật nào thuộc chính quyền): 1. Nói nhiều không có lợi. 2. Nổi nóng, khiếm nhã không có lợi. 3. Nhượng bộ hay coi thường đối thủ đều là nguy hiểm.
Hai điểm đầu cho phép bạn được rút kinh nghiệm nhưng điểm thứ ba phải coi ngay là miệng vực. Khi nghiêm khắc thực hiện ba điểm này bạn sẽ hiểu thấu hơn sự đúc kết của cổ nhân: “nhất thủy nhì hỏa”. Song, bạn không nên nhầm giữa sức mạnh hủy diệt khổng lồ với sức mạnh xanh cũng khổng lồ nhưng nhân ái, thu phục.
8. Hãy chủ động đón nhận một trang đời mới ngay khi bạn bị tống vào tù. Càng chủ động bao nhiêu, đời tù của bạn sẽ càng nhẹ nhõm bấy nhiêu.
Nếu bị biệt giam nghĩa là đời bạn đã được trao một cơ hội để nhận rõ sự khác biệt hoàn toàn giữa đơn độc và cô đơn, được gặp một cơ may để khám phá, tiếp nhận nhiều sức mạnh, cảm hứng, hạnh phúc, đốn ngộ từ những tĩnh lặng mênh mông sâu hút gần như tuyệt đối của vũ trụ. Còn nếu được giam chung là người ta đang tôi cho bạn những kỹ năng hội nhập, đoàn kết, ảnh hưởng, rèn thêm cho bạn lòng trắc ẩn, đức quên mình, là giúp bạn nhìn ra những khiếm khuyết, thói xấu láu lỉnh nhất trong bạn và cho bạn trải nghiệm sự kinh ngạc tột cùng trước sự đa dạng vô biên, vô cấp độ của những khả năng, tài năng, sức chịu đựng và những ham muốn, ước vọng, cả cao cả vô cùng lẫn thấp hèn tột bậc, của loài người và thậm chí của chỉ một người.
Hãy nhớ câu châm ngôn hài hước của tù hình sự: “Đi tù nếu không học được cái lọ thì cũng sẽ được cái chai”.
9. Đừng quá thành kiến với công an. Nhưng phải cảnh giác khi họ tử tế. Người ác nhất vẫn có lúc tử tế nhưng hãy nhớ công an là công cụ của chế độ độc tài toàn trị – chế độ không bao giờ muốn tính thiện con người trỗi dậy có lợi cho bạn – kẻ đang bị coi là thù địch. Hãy trân trọng, ghi nhận mọi thiện ý nhưng chớ mềm lòng.
10. Trong khi thẩm vấn không nhất thiết bạn phải thuộc phía thụ động, sợ hãi. Chính kẻ thẩm vấn cũng có nỗi hoang mang của riêng họ. Họ sợ không khuất phục được bạn. Họ hồi hộp sẽ không moi tin thêm được từ bạn. Và họ rất lo lắng rằng bạn sẽ ngày càng vững vàng hơn.
11. Người ta có thể rất tức tối, thậm chí căm ghét bạn nhưng bạn phải biết không ai có thể khinh thường một tù nhân lương tâm kiên định. Căm ghét vẫn có thể chuyển thành tôn trọng thậm chí kính trọng. Nhưng khinh thường thì không bao giờ.
12. Đừng quá trông chờ vào luật sư khi bị cầm tù. Một luật sư tốt nhất lúc này cũng chỉ có 3 vai trò chính: 1. Cầu nối thông tin giữa bạn và bên ngoài. 2. Cung cấp thêm một số luận cứ pháp luật cho niềm tin của bạn. 3. Chứng nhân cho những gì bạn thể hiện trong những phiên tòa “công khai”.
Bạn nên nhớ bạn không chỉ là thân chủ mà còn là người liên đới, chịu trách nhiệm trước hết và sau cùng cho mọi phát ngôn, hành động của người đại diện pháp lý (luật sư) của mình. Và bạn luôn có toàn quyền đồng ý hay chấm dứt liên đới với luật sư bất kể khi nào kể cả ngay tại tòa. Bạn không nên quên chế độ độc tài toàn trị không bao giờ thèm cần đến tranh tụng nhưng họ rất cần hình ảnh và quan điểm của bạn bị đánh hỏng ngay trước tòa.
13. Khi nỗi nhớ thương gia đình (con cái, cha mẹ, vợ chồng) trào dâng, nên nghĩ đến ba điều: 1. Trách nhiệm của một công dân không chỉ là chăm lo cho gia đình riêng của mình. 2. Đây là điều ngoài mong muốn của bạn. Ngọn nguồn của chia ly, đau khổ này là từ chế độ độc tài. 3. Bạn có thể đã phải gặp một rủi ro xấu hơn như nhiều người đã đột ngột phải chia ly gia đình mãi mãi.
14. Chắc chắn bạn sẽ suy sụp nếu cứ đo đếm thời gian, trông mong ngày trở về. Hãy đặt ra công việc và mục tiêu cần đạt được cho mỗi ngày, mỗi giai đoạn ở tù. Bạn nên nhớ đó là những khoảnh khắc vô cùng đặc biệt mà đời thường không thể có và rất không dễ để hiểu.
15. Có những lúc bạn sẽ có cảm giác vui sướng, nhưng đừng để quá vui. Cũng đừng nghĩ quẩn. Trước mọi vấn đề, cần suy nghĩ thật kỹ càng, chu đáo nhưng đừng để lo lắng, day dứt làm kiệt sức bạn. Hãy biết an tâm, chấp nhận những rủi ro ngoài khả năng tiên liệu.
16. Hãy biết tự giễu mình mỗi khi cảm thấy yếu ớt, căng thẳng hay sợ hãi. Và cũng phải biết tự thầm khen mình, tự hào về mình mỗi khi vượt qua một thách thức.
17. Cảnh giác với ba loại thời tiết dễ làm bạn không còn là bạn: nóng quá, lạnh quá và đặc biệt tiết trời u ám, ẩm thấp (như tiết tháng Ba miền Bắc).
18. Thà nhịn đói còn hơn ăn đồ không an toàn (nghi là ôi thiu, không tin cậy, thức ăn lạ). Hãy nhớ câu: “Chết vì ăn là rất nhục”.
19. Tuyệt đối không dùng dao cạo cũ (của người khác), không để tiêm chích, không để chạm dao kéo (nếu không phải là trường hợp cấp cứu tính mạng). Hãy nhớ câu: “Chết vì xuề xòa là cái chết đáng trách”.
20. Ba cách đơn giản giúp tăng cường sinh lực và sức dẻo dai cho cơ thể: 1. Chạy (hoặc đi bộ) ngay tại chỗ hoặc trong khoảng cách 2m. 2. Chống đẩy (hít đất), đứng lên ngồi xuống nhiều lần. 3. Làm dẻo các khớp từ cổ đến chân, xoa bóp cơ thể.
Siêng năng là cần thiết. Nhưng điều cần hơn là thực hành với sự hiệp nhất cùng nhịp thở trong sự tò mò, chú tâm để cảm nhận và lắng nghe những rung động bình dị mà kỳ lạ trên từng phần thân thể. Hãy luôn nhớ: Mỗi khi bạn lười nhác hay ngại ngùng là có một nụ cười đang hé trên môi của quyền lực độc tài.
21. Có ba thứ quí giá, ngoài bạn ra, không ai có thể tước đi được: 1. Giấc ngủ ngon. 2. Lý tưởng. 3. Mơ ước và suy tư.
22. Hãy đặt mọi yêu sách, đấu tranh của bạn trên ba trụ cột: pháp luật, phi bạo lực và chính trực. Tuy nhiên, tôn trọng pháp luật không có nghĩa là chấp nhận cả những qui định, luật lệ vô lý, phi nhân.
23. Những lúc cảm thấy đau khổ cùng cực hãy nghĩ đến ba điều: 1. Những người bị khuyết tật về thân thể hay trí não. 2. Những bạn bè, người thân đồng tuổi nhưng đã không may qua đời sớm. 3. Sự lo toan, tất tưởi, rủi ro của gia đình ở bên ngoài. Hãy nhớ câu: “Nỗi khổ của ta không bao giờ là nỗi khổ lớn nhất”.
24. Những khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa, hãy nhớ đó chính là lúc bạn đã tiến tới sát khả năng phát hiện ra những năng lực mới của bản thân khiến chính bạn phải sửng sốt.
25. Cả hai thứ, thân thể và ý chí, luôn cần được chăm chút, rèn luyện trong suốt những ngày tù. Nhưng nếu phải giữ lại một thì phải chọn cái thứ hai – cái không ai có thể tù hãm hay giết chết được, trừ bạn.
26. Nếu bạn xác quyết rằng Tạo hóa đã hào phóng ban cho mọi con người có khả năng tận hưởng những quyền tự do bất khả nhượng thì bạn cũng phải tin rằng Tạo hóa muốn con người phải thực sự xứng đáng hơn mọi loài vật khác khi nhận ân sủng lớn lao đó. Bởi Tạo hóa đã chỉ cho một loài duy nhất của địa cầu biết chế ra nhà tù: đó là con người.
27. Đường đến tự do không nhất thiết cứ phải xuyên qua nhà tù nhưng những kẻ kìm giữ tự do rất hay mượn nhà tù để thử độ khát khao tự do. Và những kẻ đó chắc chắn sẽ không thấy cần phải đoái hoài tới những tự do bất khả nhượng của chúng ta nếu họ cho rằng độ khát khao tự do của chúng ta thuộc loại chẳng cao lắm.
© 2013 Phạm Hồng Sơn

No comments: