Wednesday, November 9, 2016

CCRĐ * VIỆT CỘNG * QUANG TRUNG * EDEN IN VIETNAM

BÙI TÍN * CỘNG SẢN TÀN ÁC ĐÃ GIẾT BÀ NGUYỄN THỊ NĂM




Món nợ 62 năm

Bùi Tín - Ông Hồ Chí Minh được bộ máy tuyên truyền đảng CS ca tụng là nhà chính trị tài ba nhất, nhà ngoại giao xuất chúng nhất, nhà thơ sâu sắc nhất, cũng là nhà báo kiệt xuất nhất trong lịch sử nước ta, mặt hoạt động nào cũng là số một, không có số hai, là mẫu mực. Nhưng với thời gian mọi sự chỉ là thêu dệt. Trong bài báo, C.B. kể tội khơi khơi là bà Năm "giết ngót 260 người", nhưng không một dẫn chứng, một tên tuổi, một hình hài, một chứng minh. Một bài báo bất minh.

Hơn nửa thế kỷ nay, nói đến số người chết và lâm nạn do liên quan trong Cải cách ruộng đất, bộ máy tuyên truyền của đảng CS leo lẻo rằng ngay sau đó đã sửa sai nghiêm chỉnh, phục hồi danh dự, đền bù cho những nạn nhân, nợ đã trả xong. Lại là lời nói dối khổng lồ sau những tội ác khủng khiếp nhân danh đảng CS...
*
Cám ơn nhà báo Xuân Ba đã viết một bài báo tâm huyết truyền cảm. Tít bài báo là: Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất.
Xuân Ba gửi bài báo này cho báo An ninh thế giới, báo này đăng ngày 15/3/2014, nhưng đã tự xóa bỏ một số đoạn. Do vậy anh gửi cho mạng Tễu của nhà hán nôm Nguyễn Xuân Diện để đăng nguyên văn toàn bộ bài báo từ ngày 24/3, chia thành 3 đoạn với các tít:
1-/ Dấu chấm hết thành dấu chấm lửng;
2-/ Tan tác một mái ấm;
3-/ Tìm mộ bà Năm.
Mở đầu, Xuân Ba giới thiệu bài viết ngắn của C.B. đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953, có tít là "Địa chủ ác ghê", trong đó kể tội ác của địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm: giết chết 14 người ; tra tấn đánh đập hàng chục người nay còn tàn tật; làm chết 200 người thuộc 32 gia đình nghèo đói; hãm chết 30 người trong Chùa Hang. Tổng cộng là ngót 260 người bị giết chết, với "thủ đoạn tra tấn không kém thời thực dân Pháp, dội nước lạnh, treo người trên xà nhà, đóng gióng trâu vào mồm nông dân...".
C.B. là một bí danh khi viết báo của ông Hồ Chí Minh, lúc ấy là chủ tịch nước, đứng đầu đảng cộng sản Đông dương; khi lần đầu gửi bài cho báo Nhân Dân, ông viết thư giải thích C.B. là "Của Bác". Bức thư này còn lưu giữ ở phòng kỷ niệm báo Nhân Dân. Các bài báo lập tức được đăng trên cao, trang nhất, không sửa một chữ, một dấu chấm, dấu phẩy nào.
Ông Hồ Chí Minh được bộ máy tuyên truyền đảng CS ca tụng là nhà chính trị tài ba nhất, nhà ngoại giao xuất chúng nhất, nhà thơ sâu sắc nhất, cũng là nhà báo kiệt xuất nhất trong lịch sử nước ta, mặt hoạt động nào cũng là số một, không có số hai, là mẫu mực. Nhưng với thời gian mọi sự chỉ là thêu dệt.
Trong bài báo, C.B. kể tội khơi khơi là bà Năm "giết ngót 260 người", nhưng không một dẫn chứng, một tên tuổi, một hình hài, một chứng minh. Một bài báo bất minh.
Hơn nửa thế kỷ nay, nói đến số người chết và lâm nạn do liên quan trong Cải cách ruộng đất, bộ máy tuyên truyền của đảng CS leo lẻo rằng ngay sau đó đã sửa sai nghiêm chỉnh, phục hồi danh dự, đền bù cho những nạn nhân, nợ đã trả xong.
Lại là lời nói dối khổng lồ sau những tội ác khủng khiếp nhân danh đảng CS.
Chỉ một trường hợp bà Nguyễn Thị Năm, theo bài viết của Xuân Ba, sẽ thấy họ sửa sai, trả nợ ra sao.
Trong phần 1 nhan đề "Dấu chấm hết thành dấu chấm lửng", bài báo cho biết đến tận ngày 28 tháng 1 năm 1987, ông Lê Đức Thọ - Sáu Búa - ủy viên bộ chính trị, trưởng ban tổ chức trung ương mới cử ông Lưu Văn Lợi thư ký riêng của mình, tìm ghé đến nhà ông Nguyễn Hanh, con cả của bà Nguyễn Thị Năm để thăm hỏi. Cái kiểu cách nhận sai lầm, xin lỗi và an ủi của ông Sáu Búa cũng không giống ai. Đó là lấy cuốn sách in thơ của mình không có tít, chỉ có chữ Thơ, và tên: Lê Đức Thọ, rồi ghi hàng chữ ngoài bìa: "Thân mến tặng Công và Hanh, đánh dấu chấm dứt sự đau buồn kéo giài lâu năm của gia đình cũng là của chung. Thọ". Một kiểu xí xóa tội ác của đảng ông ta đối với gia đình nạn nhân một cách chủ quan, vô duyên, trịch thượng. Sách mỏng in thơ ông ế ẩm, in ra từ 7 năm trước, nay tặng gia đình bà Năm sao lại có thể chấm dứt được đau buồn thê thảm của bao nhiêu người? Sao lại để đến 34 năm sau, bỗng nhớ ra tội của đảng, mới lên tiếng muộn màng, vuốt đuôi đến vậy. Chưa nói phạm lỗi chính tả, dài thành "giài’’.
Nhà báo Xuân Ba dùng đầu đề "Dấu chấm lửng" để phủ định cái "dấu chấm dứt" của ông Thọ, kể ra một loạt điều còn lơ lửng, những đau buồn còn dai dẳng. Ông Nguyễn Hanh kể rằng khi mẹ ông bị xử bắn, ông đang cùng đơn vị ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Người ta giấu ông mọi tin tức từ trong nước. Hai tháng sau, cuối tháng 6/1953 ông được đưa về nước, bị tống ngay vào trại giam ở Tuyên Quang vì là con của địa chủ gian ác. Năm 1954 ông mới được nghe bà vợ ông đến trại để thăm nuôi kể rõ về sự kiện bi thảm này. Cuộc sửa sai kéo dài, đến năm 1957 ông mới được về nhận công tác ở Ty kiến trúc Thái Nguyên, rồi sau đó về một công ty dược ở Hà Nội, để về hưu sớm. Con gái đầu của ông là Phương sau khi đỗ trường Đại học Bách Khoa, may lắm mới được nhận vào làm việc ở Tổng cục Thống kê rồi ở Bộ Vật tư. Con trai ông là Nguyễn Tấn cuộc sống cũng không có lối thoát để vươn lên vì là cháu nội địa chủ. Em ruột ông Hanh là Nguyễn Cát, bí danh là Hoàng Công, cả 2 anh em đều hoạt động từ thời kỳ tiền khởi nghĩa 1944 ở vùng Đình Cả, Vũ Nhai. Hoàng Công từng là trung đoàn trưởng của sư đoàn Quân Tiên Phong 308, cũng bị đưa vào trại cải tạo năm 1953, năm 1956 mới được tự do, đau ốm, đến năm 1989 ông chết thảm trong một tai nạn xe máy. Vợ ông, bà Đỗ Kim Chi và con gái - cô Ngọc Diệp sống cùng gia đình ông Hanh. Ông Hanh năm nay đã 90, vợ ông, bà Phạm Thị Cúc cũng đã 86 tuổi, lại thiếu niềm vui khi về già, vì 2 con, Phương và em trai cuộc sống đều tẻ nhạt không có tương lai.
Bà Nguyễn Thị Năm
Trong phần 2 "Tan tác một mái ấm", bài báo tả lại cảnh gia đình bà Năm tan vỡ ra sao, sau một thời gian là một gia đình đầm ấm, kinh doanh phát đạt lại cực kỳ nhân hậu, được đồng bào cả một vùng rộng lớn ở Thái Nguyên một thời quý mến. Khi cách mạng tháng 8 nổ ra chính chiếc xe ô tô con của cửa hàng Cát Hanh Long đã từ Hải Phòng lên Thái Nguyên rồi lên tận vùng Vũ Nhai báo tin mừng cho 2 anh em Hoàng Công và Nguyễn Hanh và đồng đội. Bà Năm đã giao cho Hoàng Công 20 ngàn đồng bạc Đông Dương (giá trị bằng 700 lạng vàng) để góp vào quỹ cách mạng ở căn cứ địa. Sau đó trong tuần lễ Vàng ở Hải Phòng nhà kinh doanh Cát Hanh Long lại đứng đầu bảng đóng góp hơn 100 lạng vàng nữa. Cát là tên người con thứ, Hanh là tên con cả, Long là tên người bố, một nhà kinh doanh tài ba lanh lợi, cùng chung với vợ bản chất nhân hậu. Không may ông Long mất sớm vì bạo bệnh ngay trước Cách mạng tháng Tám.
Ông Hanh kể rằng suốt những năm 1945 đến 1951, vùng Đồng Bẩm tấp nập các đơn vị vệ quốc đoàn qua lại, đóng quân, tập luyện chuẩn bị cho chiến dịch biên giới. Các ông Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương đều qua đây. Tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh cũng từng ở đây, hội họp, nghỉ ngơi. Trụ sở và nhà ở của hãng buôn Cát Hanh Long chuyên kinh doanh tơ lụa rồi cả sắt thép ở Hải Phòng và Hà Nội đều mở rộng cửa cho cán bộ cộng sản ra vào, nghỉ ngơi như bà con thân thiết nhất.
Vợ chồng ông Nguyễn Hanh
Hồi 1987, nhà báo Xuân Ba gặp 2 gia đình ông Hanh và ông Công chung sống trong một phòng nhỏ trong ngôi nhà 117 hàng Bạc cuối khu phố cổ Hà Nội, chỉ rộng 20 mét vuông, ngột ngạt, ẩm thấp, bên nhà vệ sinh chung hôi hám, với chiếc bàn thờ nhỏ nhoi. Hai vợ chồng cụ già tiếp nhà báo Xuân Ba trong cảnh chật hẹp, buồn thảm, trái ngược với các ngôi nhà xưa, luôn nhộn nhịp ấm cúng tình người. Ông Hanh kể rằng ngôi nhà gạch bề thế ở Đồng Bẩm chính bà Năm mẹ anh đã đưa những chiếc búa lớn cho anh em bộ đội phá tan, thực hiện "vườn không nhà trống" theo lời kêu gọi của ông Hồ, khi vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đọc đến đoạn này, mọi người không khỏi trách ông Sáu Búa và cả ông Lưu Văn Lợi sao tệ đến vậy, không chút động tâm để hồi ấy phân phối một nơi ở tươm tất hơn cho 2 gia đình con cháu Cụ Năm, khi Hà Nội đang xây dựng lại, có bao nhiêu nhà mới xây. Tệ bạc đến vậy đối với 1 gia đình từng đóng góp cả 2 con trai và biết bao tài sản cho đất nước.
"Chấm dứt đau buồn" sao được khi ông cụ già Nguyễn Hanh, người đảng viên CS khi mới 21 tuổi, người sỹ quan QĐND cấp trung đoàn khi mới 24 tuổi đã mất sạch mọi thứ, từ bà mẹ nhân hậu đảm đang bị 2 phát đạn oan khiên, đến nhà cửa, tiền bạc, công danh, nay cay đắng thổ lộ rằng ông đã gửi hàng vài chục lá thư đề nghị các ông lãnh đạo xét cho 2 điều: công nhận mẹ ông, bà Nguyễn Thị Năm là người có thành tích, có công đóng góp cho cách mạng, truy thưởng cho bà Huân chương Kháng chiến, và công nhận Bà là một Liệt Sỹ, nhưng không có một hồi âm nào. Điều duy nhất ông nhận được đến nay là công văn tháng 6 năm 1987 của ban tổ chức tỉnh ủy Thái nguyên, quy định lại thành phần giai cấp của bà mẹ là "Tư sản - địa chủ kháng chiến". Trong nước mắt ông than thở: "Mẹ tôi từng nuôi dưỡng, che chở cho cả sư đoàn bộ đội, cán bộ, nhiều người biết chuyện nhưng đã cao tuổi, nên sau khi họ mất đi thì mọi chuyện sẽ rơi vào quên lãng". Cả 2 tiêu chuẩn trên đều ghi rõ trong NQ 28 CP ngày 29-4-1995.
Trong phần cuối "Tìm mộ bà Năm" Xuân Ba kể lại việc tìm ra thi hài bà Năm cuối cùng đã được thực hiện vào năm 1993, sau 40 năm tìm kiếm rất kiên trì của gia đình, nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Bên cạnh một ao sen, ở bên gốc cây phượng hoa đỏ đã tìm ra di hài Cụ Năm nhờ chiếc vòng ngọc bám chặt cổ tay và chiếc răng vàng cũng như 2 đầu đạn. Mọi người có mặt đều tin rằng Cụ rất thiêng cứ như hướng dẫn cụ thể từng bước cho việc tìm ra mộ mình.
Nhiều bạn đọc viết comment ngay dưới bài viết của nhà báo Xuân Ba trên mạng Tễu và mạng Huỳnh Ngọc Chênh nói lên sự phẫn uất cao độ của mình đối với lãnh đạo đảng CS tàn ác, bất nhân, vô ân bạc nghĩa với những ân nhân của mình. Nhiều bạn trào nước mắt thương cảm với thân phận của bà Năm và gia đình và chân thành an ủi ông bà và các cháu.
Trong bộ chính trị hiện nay tôi nghĩ 3 ông trong bộ chính trị là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa và trưởng ban tuyên huấn - nguyên tổng biên tập báo Nhân dân, cần sớm ghé qua thăm hỏi gia đình ông Nguyễn Hanh, thắp một nén hương trên bàn thờ Cụ Nguyễn Thị Năm và trả lời cho gia đình Cụ Năm về 2 yêu cầu thiêng liêng nói trên của gia đình. Không thể lờ mãi.
Riêng tôi, tôi xin mạn phép có ý kiến riêng với ông Nguyễn Hanh, bà Phạm Thị Cúc và bà Đỗ Kim Chi là xin chớ quá bận tâm về việc xin tấm Huân Chương Kháng chiến cho Cụ Nguyễn Thị Năm. Được thì càng tốt, không được cũng không sao. Vì trong cuộc kháng chiến ấy đảng CS đã thực hiện việc tiêu diệt các đảng viên các đảng chính trị khác cũng là những người yêu nước chân chính, làm vấy bẩn cuộc kháng chiến. Năm 1995, nhân ngày kỷ niệm 30/4/1975, tôi đã tuyên bố từ bỏ tất cả các huân chương Kháng chiến, Chiến công, huy hiệu các Chiến dịch, bằng khen... vì nhận ra rằng về bản chất đây là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, một sai lầm lịch sử, trong hơn 30 năm chiến trận ấy, người Việt Nam ta giết nhau lâu năm nhất, đẫm máu nhất, hăng hái, say sưa và mù quáng nhất, cho nên không có một điều gì là vinh hạnh, là vẻ vang để khen thưởng cả. Đảng CS dẫn ép dân ta làm quân cờ cho 2 phe, để đất nước tan hoang. Món nợ này không thể trả. Món nợ 62 năm của đảng CS với đại gia đình Cụ Năm cũng là vậy.
Xin gia đình anh Nguyễn Hanh - chị Phạm Thị Cúc, gia đình anh Nguyễn Cát /Hoàng Công - chị Đỗ Kim Chi cùng các cháu hãy yên tâm nghĩ rằng Cụ Nguyễn Thị Năm vẫn sống mãi trong lòng mọi người dân yêu nước lương thiện, trong tình nghĩa và lòng nhân ái của toàn dân. Chắc chắn sau bài báo của anh Xuân Ba trên các mạng Tễu, Huỳnh Ngọc Liêng, Dân Làm Báo, Chuyển Hóa... gia đình sẽ nhận được nhiều chia sẻ chân thành, cảm động của mọi tầng lớp nhân dân, ở trong cũng như ngoài nước.
Không có gì quý hơn sự ấm áp, sâu đậm, vĩnh cửu của lòng dân, quý hơn mọi huân chương hay danh hiệu gì khác.
Xin chúc mừng gia đình ta đã có nơi ở mới ấm cúng, gọn ghẽ, thoáng mát ở đường Láng - Hà Nội do các cháu tự lực dựng lên. Xin kính nhờ anh Hanh thắp giúp một nén hương trên bàn thờ Cụ cũng như trên nấm mộ Cụ ở cánh đồng làng Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội, như một tưởng nhớ quý trọng và tin yêu của một người con dân đất Việt luôn nhớ nước ta thương dân ta từ phương trời xa.
* gửi Danlambao

Wednesday, April 2, 2014


ĐỖ QUỐC ANH THƯ * OAN HỒN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

OAN HỒN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO

OAN HỒN NGƯỜI TÙ CẢI TẠO Khoảng đầu thập niên 1970, trong giáo xứ Xuân Hiệp thuộc tỉnh Long Khánh, hầu như ai cũng biết anh Lê Cảnh Bộ. Anh là người hiền lành, chất phác, tính tình dễ thương và có khuyết tật chân đi khập khiễng.
Vì nhà nghèo, nên sau khi học hết lớp 12, anh phải đi làm. Khi đến Xuân Hiệp định cư, anh may mắn, được tuyển chọn làm giáo viên, dạy ở trường tiểu học tư thục của xứ đạo này. Chắc hẳn, nhiều phụ huynh học sinh trường tiểu học Xuân Hiệp còn nhớ, anh Bộ lập gia đình với chị Lan, cô giáo viên xinh đẹp, cùng nghề dạy học với anh.

Phần tôi, khi nhắc đến chuyện cũ, ngoài nỗi đau thương, tôi không thể nào quên được kỷ niệm êm đềm hôm anh Bộ đến nhà, ngỏ ý xin bố tôi làm cha đỡ đầu khi anh theo đạo Công Giáo. Nhất là hình ảnh dễ thương của hai cháu bé Bình và Ban, con của anh Bộ và chị Lan.

Nhờ có liên hệ gia đình thân mật, nên tôi biết rõ chuyện oan khiên và vô cùng đau thương của anh Bộ sau ngày Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam — đúng như thi sĩ Khuyết Danh đã viết:

Hạnh phúc, miền mơ, nhân phẩm, luân thường
Đảng đến là tan nát tất cả!

Nhớ lại thời xa xưa. Vào khoảng đầu năm 1969, sau khi bố tôi được giải ngũ, ông mang gia đình đến Long Khánh định cư. Nhưng vài năm sau, nhờ có chút ít vốn liếng, bố tôi mua đất ở Xuân Hiệp, lập xưởng cưa cây, cung cấp vật liệu xây cất nhà cửa.

Thật ra, Xuân Hiệp là 'vùng đất mới' do chương trình 'khai hoang lập ấp' của chính phủ VNCH — mở rộng việc cấp phát ruộng đất cho dân nghèo, đặc biệt là dân miền Trung chạy giặc vào đó định cư, sau trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

'Vùng đất mới' này có 4 ấp, thường gọi là Ấp 1, 2, 3 và Ấp 4, nằm sát bên Quốc Lộ 1, đoạn đường từ ngã ba Dầu Dây đi ra thị xã Phan Thiết.

Thời đó, dân cư ở đây đều có cuộc sống, tương đối tạm ổn. Nhưng không ngờ, Tháng Tư Đen 1975 ập đến quá nhanh. Nhiều người ở Xuân Hiệp, tìm đủ mọi cách đi lánh nạn Việt Cộng. Nhiều người khác, có lẽ vì bản chất hiền lành, chấc phác, hoặc là chưa có kinh nghiệm với VC, nên lầm tưởng cho rằng, không có điều gì phải lo sợ khi VC cầm quyền!

Như anh Bộ chẳng hạn. Anh chủ quan, nghĩ mình chỉ là giáo viên tiểu học của giáo xứ nghèo, nhất là không hề tham gia bất cứ việc gì của chính phủ VNCH thì có gì mà phải sợ hãi? Vả lại, anh bị khuyết tật bẩm sinh, chân cao chân thấp. Khi nhìn thấy vẻ mặt hiền lành, chân đi khập khiễng, không ai nỡ lòng hại anh.

Còn bố tôi, sau ngày miền Nam thất thủ thì tự an ủi cho rằng, ông đã già yếu và giải ngũ từ lâu thì không có gì mà phải e ngại!

Đồng thời, dư luận hồi đó bàn tán xôn xao về chuyện 'hoà hợp hòa giải' — ghi trong hiệp định Ba-Lê 1973 mà VC đã ký kết. Nên gia đình tôi cùng hàng triệu người khác tin tưởng, không có ai bị VC trả thù.

Thế nhưng, sự việc xẩy ra sau Tháng Tư Đen 1975 hoàn toàn trái ngược: Hàng trăm ngàn Quân Nhân, Công Chức và Cảnh Sát VNCH bị VC đầy đọa dã man trong ngục tù 'cải tạo', trong khi dân chúng bị xô đẩy vào thảm cảnh lầm than, nghèo khổ, ngày đêm lo sợ công an hạch hỏi. Ách cai trị Mác-Lênin sắt máu hơn ách cai trị thời Pháp thuộc bội phần.

Chứng cớ rõ ràng nhất là thời Pháp thuộc, mặc dù thực dân thâm độc, nhưng dân Việt vẫn được mua bán thực phẩm tự do, không hề có quỷ kế 'cai trị bằng bao tử' qua 'sổ hộ khẩu' như thời VC.

Hơn nữa, việc sử dụng bạo lực thời xưa qua hệ thống công an chìm và nổi, không thấm vào đâu so với thời VC. Hầu như ai cũng biết, hiện thời "Công An Nhân Dân" nắm quyền sinh sát 'nhân dân' trong tay. Nên bọn chúng coi mạng sống 'nhân dân' rẻ như bèo. Chuyện công an VC đánh đập, bắt bớ, tống giam, tra tấn, thủ tiêu, hối mại quyền thế, giết người vô tội v.v. đều là chuyện 'bình thường' trong thời XHCN.

Gần gũi nhất là gia đình tôi cùng dân cư ở Xuân Hiệp, ngày đêm bị bọn 'công an nhân dân' hăm dọa, khủng bố tinh thần, hạch hỏi đủ điều. Sau khi VC 'đánh tư sản' thì gia đình tôi trắng tay. Tài sản bị chúng cướp hết, chỉ còn vài rẫy đất để trồng trọt mà sống qua ngày.

Quý vị cao niên từng sống ở Xuân Hiệp, chắc hẳn còn nhớ khu vực này đặt dưới quyền cai trị của bọn công an từ miền Bắc vào, nói giọng Nghệ An, tên đầu xỏ là Trần Đắc.

Bọn này nắm quyền sinh sát dân cư trong tay. Suốt ngày đêm, chúng rình mò, hạch hỏi tất cả các sinh hoạt của từng người. Hễ ai bị tình nghi, hoặc bị chúng ghét thì thể nào cũng có ngày khốn đốn. Thông thường là bị chúng bắt giam, tra tấn, hoặc thủ tiêu.

Tuy nhiên, câu chuyện về anh Bộ xẩy ra - trước lễ Giáng Sinh năm 1975 khoảng vài tuần lễ – làm nhiều người ngỡ ngàng: Anh là người hiền lành như “thóc với khoai” mà cũng bị bọn ác ôn buộc tội là “phản động, cần đi học tập cải tạo”.

Tôi còn nhớ mấy ngày đầu, sau khi anh Bộ bị bắt thì cả Ấp 1 hoang mang. Người nói thế này thế khác. Trong khi đó, bố tôi buồn bực, thở vắn thở dài. Mấy hôm sau, ông mới nói nhỏ cho gia đình biết, anh Bộ bị bắt chỉ vì chị Lan.

Mặc dù đã có hai con với anh Bộ, nhưng chị Lan vẫn còn trẻ đẹp. Vì có nhan sắc, nên chị lọt vào đôi mắt cú vọ của “thằng khốn kiếp”. Đó là biệt danh mà dân cư Ấp 1 thường dùng khi nói chuyện với nhau về Trần Đắc –kẻ tàn ác nhứt khu vực Xuân Hiệp.

Đúng là như vậy. Ngay sau khi anh Bộ đi tù thì Trần Đắc đến nhà chị Lan thường xuyên. Khi thì gã hạch hỏi. Khi thì gã dụ dỗ hoặc dọa nạt chị Lan. Nhiều lần chị Lan sang nhà tôi sụt sùi khóc, rồi than thở hết chuyện này đến chuyện kia. Nhưng trong chế độ VC, ai cũng sợ hãi, không giúp chị được điều gì ngoài mấy lời an ủi.

Thế rổi, khoảng 5, 7 ngày sau, tên Trần Đắc trâng tráo, dọn đến ở trong nhà chị Lan. Đây là căn nhà rất khang trang trong xóm. Ngay khi biết chuyện này, cả nhà tôi cảm thấy buồn bực, rồi phẫn uất. Nhất là bố tôi. Phần vì thương anh Bộ và chị Lan. Phần vì căn nhà này, được tạo dựng là do tiền bạc và công sức của ông khi nhận làm cha đỡ đầu cho anh Bộ.

Từ đó, chị Lan có ý xấu hổ. Nên chị lẩn tránh họ hàng, nhất là bố mẹ tôi. Chắc là chị bị kẻ vô luân “hủ hóa”? Tình cờ gặp ai ở nhà thờ, chị tỏ vẻ thẹn thùng. Đôi mắt chị u sầu như đang ngấn lệ. Gia đình tôi và họ hàng đều thương cảm.

Thật sự, chị Lan chỉ là nạn nhân, không có gì đáng trách. Chuyện ghê tởm, can tội ác phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, chính là tên Trần Đắc và đồng bọn công an “ác ôn côn đồ” trong khu vực.

Đây là bằng cớ cụ thể lần thử 1001 cho thấy, sau khi chiếm trọn miền Nam năm 1975, bọn chóp bu VC đã ngấm ngầm 'bật đèn xanh' cho thực hiện quỷ kế 'Hoa Hồng Đỏ' — Vừa để trả thù 'Ngụy Quân, Ngụy Quyền, Ngụy Dân', vừa để 'thưởng công chiến thắng' cho 'bộ đội', công an và 'cán bộ' hành chánh:

Hễ thấy gia đình nào ở miền Nam có thiếu nữ trẻ đẹp thì bọn chúng sử dụng mọi cách để dụ dỗ, lường gạt, hoặc dọa nạt. Dã tâm là chiếm đoạt, hay hủ hoá các cô gái độc thân. Nhất là phá hoại gia đình các thiếu phụ trẻ, có chồng trong ngục tù ‘cải tạo'.

Khi kể lại chuyện này, tôi không quên được thảm cảnh của hai cháu bé Bình và Ban. Trong khi cha đi tù thì mẹ bị tên Trần Đắc ‘hủ hoá‘. Hai cháu sống trong căn nhà, do ông cha dựng lên mà bị bạc đãi thảm thương. Vì bữa no bữa đói, nên hai cháu gầy gò, mặt xanh như lá cây, thường hay sang nhà tôi đòi ăn. Trong xóm thì ai cũng biết, chị Lan bất lực khi hai cháu bị tên Trần Đắc mắng chửi, dọa nạt và nhiều lần phạt không cho ăn. Cuối cùng, chúng bỏ học sang ở bên nhà tôi ‘tỵ nạn‘.

Trong thời gian này, chị Lan còn bị tên Trần Đắc cấm, không cho đi 'thăm nuôi' anh Bộ. Vì vậy, chị mới lén lút, nhờ thân nhân gởi quà cho anh ấy. Không may, chỉ được vài lần thì bại lộ. Nên chị bị tên Trần Đắc hành hung và hăm dọa, nếu tái phạm thì sẽ phải ‘đi học tập cải tạo’.

Chuyện bất hạnh trong gia đình tôi không ngưng ở đó. Phần kế tiếp diễn ra còn bi thảm hơn trước nhiều lần. Giữa đêm khuya, bọn công an VC đến gõ cửa, xông vào nhà bắt bố tôi và hai người anh. Cả nhà tôi hoảng hốt, gào khóc thảm thương.

Thế là gia đình tôi tan nát thêm lần nữa. Hai cháu bé, chưa hết nhớ cha, lại thêm nhớ ông nội. Ngày nào chúng cũng thay phiên nhau hỏi:

"Khi nào ba cháu về"? "Khi nào ông nội về"?

Buồn thê thảm nhất là mẹ tôi. Lúc nào bà cũng lo sợ cho tính mạng của chồng con, không biết VC đầy đoạ ở đâu và đến khi nào, chúng mới thả về.

Khoảng nửa năm Sau, mẹ tôi phải làm ’thủ tục đầu tiên', có nghĩa là 'thủ tục tiền đâu', hối lộ cho công an thì bọn chúng cấp giấy phép và cho biết thân nhân mình ở trại tù nào để đi ’thăm nuôi’.

Không lâu sau, ngoài chuyện mừng mừng tủi tủi — khi đến thăm thân nhân nơi ngục tù 'cải tạo’ – bản thân tôi cũng gia đình, liên tiếp sa vào đại họa, kể cả mấy lần tang gia bối rối. Tôi xin miễn tiến sâu vào chi tiết của những chuyện đau thương này, vì e ngại là 'tràng giang đại hải' và 'lạc đề'. Nên tôi chỉ cô đọng trong câu chuyện về anh Bộ mà thôi.

Thật là tội nghiệp cho anh ấy. Chỉ vì có cô vợ trẻ đẹp và căn nhà khang trang mà bị đầy đọa trong trại ngục tù Bù Gia Mập, tỉnh Phước Long, suốt 4 năm trời.

Khi trở về nhà, vóc dáng anh Bộ, tương tự như bố tôi – được thả trước anh vài tháng: Cả hai người đều đen thui, đôi mắt trũng sâu, gầy yếu đến nỗi chỉ còn da bọc xương.

Tuy nhiên, thương tâm nhất vẫn là anh Bộ. Tôi nhớ mãi hình ảnh anh lúc đến nhà tôi: Anh vừa đi khập khiễng, vừa đưa tay lên lau nước mắt. Khi gặp bố tôi và hai cháu bé, anh khóc nức nở.

Sau đó, anh vừa sụt sùi, vừa kể lại chuyện tàn nhẫn vừa mới xẩy ra. Cả nhà tôi chăm chú lắng nghe, trong lòng xót thương khôn tả.

Từ ngục tù 'cải tạo' trở về, anh Bộ vừa nhìn thấy mái nhà xưa thì mừng mừng tủi tủi, vội vàng bước vào tổ ấm để gặp lại vợ con. Nhưng hỡi ơi! Sự thật phũ phàng, không ngờ hiện rõ trước mắt anh: Tên Trần Đắc đang 'thân mật' ngồi ôm chị Lan, nghe radio trong phòng khách. Vừa nhìn thấy anh Bộ, hắn hùng hổ đứng lên, quát mắng:

“Ai cho mày vào đây? Thằng què ... thằng phản động này... tại sao không gõ cữa” ?

Dứt lời, hắn lại còn vênh mặt hống hách, đuổi anh Bộ ra khỏi nhà và cấm không cho anh bén mảng đến đó nữa! Chuyện này làm cả nhà tôi vừa uất hận, vừa đau lòng. Bố tôi nắm tay anh Bộ an ủi liên tục. Cuối cùng, ông bảo:

"Thôi thì...con ở đây với bố mẹ... Đói no gì, cứ ở đây, phụ làm rẫy mà nuôi hai đứa nhỏ, giả đui giả điếc mà sống... ".

Thú thật, khi kể lại câu chuyện oan khiên của anh Bộ đến đây, tôi vẫn còn cảm thấy thương tâm, nên vừa viểt vừa lau nước mắt. Tôi còn nhớ, sáng hôm sau ngày trở về, anh Bộ lại phải đến văn phòng công an 'làm việc'. Mặc dù anh có 'Giấy Ra Trại', nhưng anh vẫn là người tù 'cải tạo' – vì bị giam lỏng trong tình trạng 'quản chế ' 12 tháng.

Là người dân quê hiền lành, chất phác, anh Bộ âm thầm chịu đựng. Đêm thì khóc thầm. Ngày thì im lặng. Anh nương náu bên cạnh bố tôi, đi vào khu rẫy cũng với hai cháu bé, cuốc đất trồng bắp, trồng đậu.

Thế nhưng, ‘họa vô đơn chí'. Một hôm, Sau khi anh Bộ đi làm ở ngoài rẫy, đến chiều tối không thấy anh về thì cả nhà mong chờ. Hôm ấy bố tôi làm ở khu rẫy khác. Sau khi về nhà thì ông lầm tưởng là anh Bộ ngủ đêm ở rẫy để canh chừng, sợ kẻ trộm đến bẻ bắp, đào đậu. Vì dạo ấy, dân cư Ấp 1 thường rủ nhau cất chòi bên cạnh rẫy và ngủ lại trong đó để canh chừng mỗi khi hoa màu sắp đến kỳ thu hoạch.

Sáng hôm Sau, ra ngoài rẫy tìm kiếm, bố tôi không thấy anh Bộ đâu. Ông hoảng sợ, đi từ nơi này đển nơi khác hỏi thăm những người làm rẫy nhưng không ai thấy anh Bộ ở nơi nào. Bố tôi vội vàng vể nhà báo tin, khiến cả gia đình lo sợ. Hai cháu bé gào khóc, rồi ngây thơ hỏi:

"Ông nội ơi... ba cháu đi đâu rồi. Sao không...thấy ba cháu về"?

Nghe tiếng trẻ thơ gào khóc, bố tôi càng thêm đau lòng. Cả đêm hôm ấy ông thao thức, không sao ngủ được. Đến sáng hôm Sau, hai cháu lại khóc. Bố tôi bí thế, buộc lòng phải nói dối chúng để cho yên chuyện:

"Ba cháu về Sài Gòn, xin dạy học vì làm rẫy cực quá. Ba cháu yếu đuối, không làm nổi ".’

Nhờ vậy, hai cháu bé ngưng khóc. Nhưng rồi, chiều nào chúng cũng hỏi:

"Chừng nào ba cháu về|

Khoảng hơn tuần lễ trôi qua. Bố tôi tiếp tục, đi thăm hỏi khắp xóm Xuân Hiệp, kể cả chuyện đến phòng công an báo cáo, nhưng chuyện về anh Bộ vẫn “biệt vô âm tín”

Khoảng chừng mươi ngày sau, giữa đêm cháu Bình đang ngủ thì vùng dậy, rồi chạy qua, leo lên giường bố tôi. Nó nằm cạnh bên ông, rồi nói:

"Ông ơi, cháu nằm mơ, cháu gặp ba cháu".

Bố tôi nghĩ rằng, cậu bé nhớ ba nó quá độ, nên nằm mơ. Ông an ủi:

"Cháu nằm mơ vậy là ba sắp về rổi đó”.

Cậu bé yên tâm, rổi về giường nó ngủ tiếp. Đêm hôm sau, nó lại chạy qua giường, gọi bố tôi dậy, rồi nói:

"Ông ơi, cháu lại mơ thấy ba cháu nữa, nhưng mà mặt ba cháu ghê lắm, toàn máu không hà"!...

Bố tôi sợ hãi, ngổi dậy. Ông cho rằng, đó là chuyện báo mộng, xuất phát tâm linh cho thấy chuyện bất hạnh. Ông xót xa, ôm cháu bé trong vòng tay, rồi nghĩ ngợi miên man. Đển sáng hôm sau, Ông nói với nó rằng:

"Tối nay trước khi ngủ, cháu cầu nguyện rằng, ba ơi, ba đang ở đâu, ba cho con biết để con với ông nội đi tìm ba..."

Trước khi lên giường ngủ, cháu Bình làm theo với lời cầu khẩn.

Ngày hôm sau, cháu Ban ở nhà với mẹ tôi. Còn cháu Bình đi theo bố tôi lên rẫy phụ nhổ cỏ. Đến khi chiều tàn, hai Ông cháu bẻ bắp đem về để luộc cho că nhà ăn. Hồi đó, cả nhà tôi, ngày ăn hai bữa, chỉ có bắp, hay đậu phụng, khoai lang, hoặc khoai mì, họa may mới có bữa cơm trộn lẫn với bo bo.

Năm ấy, cháu Bình chưa tới 10 tuổi, nhưng phải làm lụng vất vả. Nhờ tính tình giống anh Bộ, cậu bé biết chịu đựng khổ cực và nhanh nhẹn hết sức. Thường ngày, hai tay nó xách hai giỏ bắp, mỗi bên chừng 10 trái mà đi thoăn thoắt.

Chiều hôm ấy, trên đường về nhà, cháu Bình theo bố tôi, đi qua cây Bằng Lăng - mốc ranh giới giữa hai phần đất khác nhau – khoảng mươi bước. Bỗng dưng nó vấp ngã thì gọi bố tôi:

"Ông nội ơi..... cháu té.

Bố tôi đang vác cuốc đi trước, nghe thấy tiếng gọi thì quay lại rầy la nó:

"Thủng thẳng mà đi, chạy chi rồi vấp té".

Cậu bé không cãi lại mà vội vàng, cúi xuống lượm mấy trái bắp cho vào giỏ rồi đi tiếp. Ngày hôm sau, cũng ngay chỗ ấy. Thêm lần nữa, nó không vấp vào cái gì, nhưng không hiểu sao lại bị té, bắp trong giỏ đổ tung, ngay chỗ cũ hôm qua. Nó lại gọi:

"Ông ơi.... chờ cháu với.

Bố tôi quay lại mắng cậu bé:

"Bộ con mắt cháu để sau ót hay sao? "

Lần này cậu bé cũng không nói gì. Như lần trước, nó lượm bắp cho vô giỏ rồi tiếp tục đi. Còn bố tôi thì bắt đầu hoài nghi. Nên sang ngày thứ ba, vào lúc xế chiều, trong khi bẻ bắp thì bố tôi nói với cháu bé:

"Hôm nay ông xách phụ cháu xem cháu còn té nữa không nghe?".

Cháu Bình cười, nhìn ông nội:

"Chắc cháu không té nữa đâu".

Nói xong, cậu bé cùng với bố tôi, dồn tất cả bắp vào cái giỏ lớn để mỗi người xách một bên, mang về nhà. Riêng bố tôi thì có thêm cái cuốc, vác trên vai.

Thật lạ lùng, không hề có khúc cây nào. Không hề có cục đá nào. Không hể có chướng ngại vật nào trên đường mà cậu bé bỗng dưng lại vấp ngã. Không những thế, nó ngã xuổng đúng chỗ cũ. Vì lần thứ ba, nên nó bực bội và tỏ ý thắc mắc, không hiểu tại sao cứ ngã ngay đúng chỗ này? Mặc dù e ngại bố tôi quở mắng, nhưng lúc ấy nó khóc rống lên, rồi hỏi bố tôi:

".... Ông ơi ông!...Sao cháu... ngã ở đây hoài vậy"?

Tự dưng bố tôi cảm thẩy rợn tóc gáy. Trong lúc ông quay lại, đỡ nó đứng lên thì cả người ông nổi da gà khi nhớ đến điềm báo mộng của cháu Bình hôm trước.

Thật ra, điềm báo mộng thuộc lãnh vực tâm Iinh, hiển nhiên là huyền bí, nên có người tin, có người không. Nhưng khi kể lại câu chuyện thật về nỗi oan khiên của anh Bộ, lương tri bắt buộc tôi phải tôn trọng, thuật lại những sự kiện xẩy ra mà tôi được biết

Vì bố tôi tin tưởng vào điềm báo mộng, nên ngay đêm hôm đó, sau khi hai cháu bé lên giường ngủ, ông đển gặp mấy ngưõi bạn thân trong xóm. Sau khi ông trình bày đầu đuôi câu chuyện huyền bí kể trên thì ai cũng đoán là anh Bộ bị bọn ác ôn giết, rồi chôn vùi đâu đó. Giả thuyết này làm bố tôi rùng mình nhớ đến thảm cảnh oan khiên thật sự của hàng ngàn lương dân đã bị VC bắn chểt tại chỗ, hay bắt đem đi chôn sống ở nhiều nơi trong thành phố Huế hồi Tết Mậu Thân 1968.

Thế rồi, đợi qua nửa đêm khuya, trong khi mọi người đã ngủ say, bố tôi cùng mấy người bạn trong xóm, âm thầm mang cuốc, xẻng, đi ra rẫy trồng bấp. Dưới ánh trăng sáng, khi đi đến cây Bằng Lăng thì mỗi người một chỗ, bới đất lên tìm kiểm xem có vểt tích, hay vật liệu nào khả nghi không?

Một lúc lâu sau, bỗng dưng có tiểng kêu lớn làm bố tôi giật mình.

"Ông ơi!.... Này các ông ơi.... lại đây xem".

Bố tôi hấp tấp chạy lại phía rẫy bên kia cây Bằng Lăng. Đây là nơi tình nghi vì có nhiều vết đất mới. Thể là cả toán xúm lại, người dùng xẻng đào, người dùng cuốc bới đất lên. Lớp đất khá dầy nên gần nửa tiếng sau mới nhìn thấy bao ni-lông.

Đúng là xác anh Bộ rồi! Xác anh nằm sấp, quấn trong bọc rất lớn.

Khi mở bọc ra để 'nhận diện' thì ai cũng cảm thấy rùng rợn: Anh Bộ bị đập bể sọ. Nểu không phải là bọn ác ôn Trần Đắc thì ai giết, rồi chôn vùi xác anh Bộ ở đây?

Bất chẩp mùi hôi thối xông lên nồng nặc, mấy ông hàng xóm nhân từ, tiếp tục giúp bố tôi mang xác anh Bộ về nhà. Tiếp theo, họ nhanh nhẹn, phụ bố tôi tẩy uế, rồi tẩm xác anh Bộ. Mọi việc đều thầm kín. Đợi đến sáng hôm sau, bố tôi mới lên phường xã, xin phép chôn cất tử thi.

Chắc chắn, bọn cán bộ VC trong phường xã Xuân Hiệp, nhất là đội ngũ công an, thừa biểt chuyện anh Bộ bị giết từ nhiều hôm trưởc. Nên chúng nhanh nhẹn, cấp giấy phép mà không hề thắc mắc, hỏi han hay kiểm chứng điều gì!

Hôm mai táng, cả nhà tôi sụt sùi khóc. Nhất là lúc tiễn đưa anh Bộ ra nghĩa địa, hai cháu bé Bình và Ban kêu gào thảm thương. Tôi không cầm lòng được, nên khóc theo khi hạ huyệt. Đó là lúc chiểu ngày 2-11-1979.

Sau ngày an táng anh Bộ, khoảng vài ba tuần thì đển lượt chị Lan bị Trần Đắc đuổi ra khỏi nhà. Lẽ dễ hiểu là gã đã thỏa mãn thú tính với chị ấy suốt 4 năm rồi. Hơn nữa, sau khi hoàn tất việc cướp đoạt căn nhà rất khang trang của anh Bộ và chị Lan thì hắn muốn mang vợ con từ Nghệ An đến ở. Chuyện này thì cả Ấp 1, giáo xứ Xuân Hiệp, đều là chứng nhân. Chắc hẳn nhiều vị lão thãnh ở đó vẫn còn nhớ.

Ngay sau khi bị đuổi, chị Lan đến gặp bố mẹ tôi. Chị khóc sướt mướt rồi ngỏ lời, xin mang hai cháu bé về Phan Thiểt để nương náu bên bố mẹ ruột của chị ấy.

Mặc dù chị là nạn nhân đáng thương, không có gì đáng trách. Nhưng không hiểu vì sợ hãi bọn công an ác ôn hăm dọa? Hoặc vì đau thương quá nỗi? Hay vì lý do nào khác mà hôm ấy, chị không hề đề cập đến chuyện của anh Bộ - người chồng của chị đã chết cay đắng ở Xuân Hiệp? Dù sao, bố mẹ tôi vẫn e ngại chị chạnh lòng, nên không nói điều gì khác ngoài chuyện về hai cháu bé.

Đến nay, hàng chục năm trời đã trôi qua, nỗi đau thương đã “thuyên giảm” ít nhiểu. Tôi kể lại chuyện “Oan Hồn Người Tù Cải Tạo” này với hy vọng, có thể góp phần nhỏ bé, để lại chứng tích bên dòng lịch sử trong thời kỳ nước mất nhà tan -- sau Tháng Tư Đen năm 1975.

Do đó, tôi ước mong câu chuyện này được phổ biển rộng rãi và đến tay hai cháu Bình và Ban. Vì câu chuyện kết thúc năm 1979, cháu Bình chưa tới 10 tuổi, cháu Ban mới 8 tuổi. Nên tôi không hiểu, hiện thời hai cháu còn nhớ sự thật oan khiên này không?

Hơn nữa, VC lại có sở trường tuyên truyền lừa bịp thiện nghệ và nhồi sọ giới trẻ ở học đường. Nên nhiều thanh thiếu niên - chưa có nhiều kinh nghiệm về CS – dễ dàng lầm lẫn vể lịch sử, về BẠN và THÙ, về những tội ác tày trời do Hồ Chí Minh và đồng đảng liên tiếp gây ra từ 1945 đến nay.

ĐỖ QUỐC ANH THƯ

VŨ NAM* NHỚ VỀ NHỮNG LỜI CA CŨ

Nhớ về những lời ca cũ

  |
Tháng 10, 1980 gia đình chúng tôi và những người bạn đồng hành trong cuộc vượt biên nguy hiểm, cùng với gần 600 người vượt biên khác đã được tàu Cap Anamur Tây Đức cứu vớt ngoài biển Đông mang vào gửi ở trại tị nạn Palawan, Phi Luật Tân.
Một chiếc tàu vượt biên được tàu Cap Anamur cứu vớt. Nguồn hình: vuhuyduc.blogspot.com
Buổi trưa tàu chạy dọc theo đảo Palawan của miền tây nam nước Phi. Sóng biển khi tàu đi sát bờ không còn dữ dằn như hôm qua hôm kia, lúc tàu đang giữa biển. Trong cơn bão, dù nhỏ, nhưng tàu vẫn lắc lư, chòng chành, mặc dù đang chạy. Gió phất trên boong tàu, làm chúng tôi dù nằm sâu ở dưới lòng tàu cũng thấy chóng mặt. Thỉnh thoảng một cơn gió mạnh, một con sóng mạnh tạt những làn nước biển xuyên qua cầu thang, xuống tận nơi chỗ nằm của chúng tôi, cũng làm ướt áo. Thuyền trưởng báo trời đang có bão, tàu sẽ rời vùng bão, sẵn dịp mang người tị nạn vào gửi ở trại, không chạy lên chạy xuống, dọc theo ngoài hải phận Viêt Nam để cứu vớt người vượt biên như mấy hôm nay nữa. 
Nghe được tin này chúng tôi thật mừng. Thật tình lúc đó, tôi không còn nghĩ đến những đồng hương khác đang lặn hụp trong bão tố giữa biển khơi với những chiếc ghe xuồng nhỏ của họ. Lo cho riêng bản thân và gia đình mình là suy nghĩ gần như của toàn xã hội trong những ngày khổ sau khi hòa bình đã lập lại! Và phần khác cũng vì đã mười ngày rồi, đông người trên tàu quá nên không còn đủ nước ngọt. Chuyện tắm giặt phải hoàn toàn bằng nước biển. Máy lọc nước mặn thành ngọt của tàu đủ để nấu thức ăn, nước uống. Mọi người chỉ còn trông sớm lên đảo để có nơi tắm giặt bằng nước ngọt.
Màu xanh lá cây rừng dọc bờ biển đảo Palawan bạt ngàn nằm trong màng sương biển. Những hạt mưa nhỏ vì ảnh hưởng của cơn bão ở biển Đông vẫn còn vây quanh, phủ trùm lên cảnh vật với màu trắng mỏng. Tàu đang chạy trong vùng vịnh, nên chỉ còn những con sóng nhỏ đánh vào hông tàu. Mọi người được phép lên boong tàu để xem cảnh vật. Quang cảnh trên đảo không có núi cao, không thấy những căn nhà, chỉ toàn thấy một màu xanh của những cánh rừng miền nhiệt đới. Chúng tôi đi tới lui trên tàu và rất phấn khởi để chuẩn bị lên đất liền, về trại tị nạn, sau khi tàu cập bến.
Rồi tàu cũng vào bến đậu. Lâu rồi tôi cũng không còn nhớ rõ, nhưng hình như là đoàn các em Hướng Đạo Sinh ra gần cầu thang tàu đứng thành hàng để chào đón chúng tôi. Những em thanh thiếu niên mặc áo quần đồng phục, áo vàng, quần xanh ngắn, khăn quàng cổ cũng màu xanh, đẹp. Mấy em được các anh chị mặc quần áo đồng phục, dài, tươm tất, hướng dẫn. Chúng tôi từ giã các bác sĩ, y tá, nhân viên trên tàu, rồi từng người rời tàu, xuống các ghe nhỏ để vào bờ, nơi đó đã có những chiếc xe buýt đang chờ để chở chúng tôi về trại.
Đến trại trời đã bắt đầu tối, nên không thấy được toàn cảnh. Mọi người được đưa

Trại tị nạn Palawan. Hình chụp qua video tài liệu của Nguyễn Văn Hiếu trên vimeo.com
vào một phòng lớn, người hướng dẫn nói đó là hội trường. Mỗi người một chiếc chiếu, trải ra nằm tạm, sát nhau, trên nền xi-măng. Trên trần nhà một bóng đèn vàng, đủ ánh sáng để không dẫm đạp lên nhau khi phải đi lại trong đêm. 
Hôm sau, khi chưa tỉnh ngủ hẳn đã nghe tiếng nhạc ‘đánh thức’ bằng một giai điệu rất rộn ràng. Điệu nhạc cứ lập đi lập lại. Làm ai không thức dậy nổi cũng phải dậy để ra phông-tên lấy nước rửa mặt sút miệng, chuẩn bị lãnh bánh mì ăn sáng. 
Nhưng điệu nhạc ‘đánh thức’ vào buổi sáng này không làm tôi ngạc nhiên bằng những lời ca trong các bản nhạc sau đó được trại cho phát trong ngày, mà sau này hỏi ra tôi mới biết tựa và tác giả của nó như ‘Lời kinh đêm’, ‘Em vẫn mơ một ngày về’, ‘Một chút quà cho quê hương’, ‘Mời em về’, ‘Mưa Sài Gòn còn buồn không em’… của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh, hai ca nhạc sĩ ra đi tị nạn từ năm 1975.
Lời ca bản nhạc làm tâm hồn những người mới lên đảo đắm chìm lại trong nỗi ký ức đã hằn dấu từ những năm 75 ở quê nhà: những tù tội, nhọc nhằn, đổ vỡ, tan thương, xót xa, gào khóc và khổ…, những tỉnh từ trầm luân này vẫn chưa nói hết nổi những đoạn đường khổ nhọc của người dân Việt Nam kể từ ngày 30 tháng tư, tôi nghĩ vậy. Lời là thế, nhưng hay hơn nữa phải nói là điệu nhạc. Có những điệu nhạc sao buồn quá, như bản ‘Một chút quà cho quê hương’, ‘Mưa Sài Gòn còn buồn không em’, ‘Lời kinh đêm’… Lời và nhạc hòa quyện lại với nhau trong những vần điệu buồn. 
“Em gửi về cho anh dăm ba điếu thuốc, anh đốt cháy cuộc đời cháy mòn trên ngón tay, gửi về cho mẹ trăm chiếc kim may, mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy…..” Hay: ”Mưa Sài Gòn, ôi mưa Sài Gòn bờ đại dương em còn chờ đón, ta ra đi mất lối quay về, rồi chiều mưa ai đón đưa em…”
                                                    
Nhưng có những điệu nhạc và lời ca sao hùng dũng quá, can trường quá, như trong bài ‘Em vẫn mơ một ngày về’: ”Em vẫn mơ một ngày nào tay chúng ta chung một màu cờ trên con đường làng…”
Việt Dzũng- Nguyệt Ánh – Quốc Hận 30-4 tại Oregon năm 1999. Nguồn hình: tienggoicongdan.com
Giọng ca Nguyệt Ánh, Việt Dzũng thật truyền cảm. Truyền cảm ở đây trong ý nghĩa uất nghẹn, đau thương trong tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương những thành phố, con người còn ở lại VN, con người nằm dưới lòng biển sâu, con người tấp giạt vào bờ đất Thái, Phi, Indo. với ‘đong đầy nước mắt’. Và truyền cảm trong niềm tin yêu hy vọng cho tương lai đất nước, chứ không phải là nghĩa truyền cảm thường tình của tình yêu trai gái. 
Và đặc biệt sau cùng là bản nhạc Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi, cùng tất cả người Việt tị nạn trong trại, ra đứng làm lễ chào quốc kỳ đầu tiên do trại tị nạn tổ chức vào buổi sáng đầu tuần, sau ngày đặt chân lên đảo:”Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi, đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống…..”, cùng với ngọn cờ vàng ba sọc đỏ từ từ kéo lên, tung bay trong làn gió biển, làm lòng tôi rúng động, ngập tràn niềm thương cảm, nhung nhớ cho màu cờ, tiếng ca từ bản nhạc, mà đã năm năm qua tôi không một lần thấy và nghe được khi còn ở Việt Nam.
Trải qua những ngày khổ cực ở quê nhà, hãi hùng tại bờ biển trong những đêm vượt biên, hôm nay đứng chào cờ và hát quốc ca VNCH trên mảnh đất xa lạ Phi, dưới ánh nắng ấm áp, chan hòa, mùi hương biển của thành phố Puerto Princesa trên đảo Palawan, hằng trăm con người tị nạn VN đứng yên lặng, trầm buồn để nghĩ về thân phận thuyền nhân của thời hiện tại.
Rồi cứ mỗi ngày qua, tiếng nhạc đánh thức, tiếng ca Việt Dzũng, Nguyệt Ánh cứ vang lên trong trại. Tiếng ca hối thúc, kêu gào, tiếng ca mang niềm tin yêu lại cho con người, hòa lẫn với con sóng biển vỗ về đập vào bờ của trại tị nạn, mỗi ngày, mỗi tuần, đã trở thành âm thanh thân yêu, quen thuộc.
Có những buổi chiều tôi đi dạo dọc theo bờ biển của thành phố này, đi xa khỏi trại, đi trên những dải cát trắng, dưới những hàng dừa, nhìn những người Phi chạy bộ thể thao dọc theo bờ biển, nhìn ra xa những con chim biển, một cảm giác nhớ nhung về nơi làng quê tôi sinh ra, cũng biển, hiện về, nhưng lập tức phải cố quên ngay vì nơi làng quê đó, những bờ biển đó, hôm nay bạo lực dãy đầy, mà tôi đã từng chứng kiến cách đây không lâu, khi những người công an, cán bộ địa phương đã đối xử như thế nào với những người vượt biển, khi ghe họ bị bão hay hư máy, buộc phải tấp vào nơi bờ biển quê tôi mong thoát qua cái chết giữa biển, nhưng để rồi phải hứng chịu những trù dập, đánh đập ngay tại bãi biển của quê hương VN mình. Cũng như tôi đã từng nghe một phụ nữ lai Tàu, trên tay đang ẵm con, đã kể cho tôi ghe câu chuyện hãi hùng về chuyến ghe ra đi „bán chính thức“ của chị. Khi ghe vừa tấp vào một làng làm biển, cạnh làng tôi:”Ghe vừa gần ra đến hải phận thì bị phá nước, nước vô đầy ghe. Họ thu vàng nhưng cho đi trên chiếc ghe sắp mục! May mà có cá ông đưa vào bờ!”. 
May mắn tôi và gia đình đã vượt thóat ra khỏi nước cũng ngay tại bãi biển quê nhà, mà không phải gặp cảnh hãi hùng, tù tội, như các anh chị em thiếu may mắn khác.
Sau một tháng ở Palawan, chúng tôi được đưa về trại tị nạn Bataan. Chín tháng dài ở đây tôi không một lần nghe lại được nhạc của Nguyệt Ánh, Việt Dzũng.  Ở miền rừng núi nơi đây chúng tôi chỉ còn nghe tiếng mưa rơi, tiếng suối reo thay cho lời ca tiếng hát.
Sau này, khi đã định cư ở Đức, tôi mới lại được nghe lời nhạc tiếng ca của Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, từ chiếc máy cassette và tiếp đó là những bản nhạc viết về đời tị nạn rất hay như ‘Sài Gòn niềm nhớ không tên”, như “Sài Gòn ơi ta có ngờ đâu rằng, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là ta mất nhau rồi, một lần đi là mãi mãi chia xa… ” Nghe thật nhức nhối.
Nhưng cuộc sống mới ở xứ người, những đứa con tiếp tục lần lượt ra đời, việc học nghề nghiệp. công ăn việc làm…. Bao việc đó đã làm cho tôi hầu như dần quên một thú vui: nghe nhạc. 
Thú thật, nhiều tháng không nghe nhạc một lần! Không những không còn nghe những bản nhạc đấu tranh của Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, mà ngay cả những bản tình ca dễ thương mà tôi thích nghe như ‚Hạ trắng’, ‚Diễm xưa’, hay những tình ca quê hương, tình ca người lính như ‘Khúc ca ngày mùa’, ‘Chuyện một chiếc cầu đã gãy’, ‘Trên bốn vùng chiến thuật’, ‘Rừng lá thấp’… bao tháng miệt mài tôi vẫn không một lần được nghe. May mắn là vào dịp có Tết Nguyên Đán, khi các hội đoàn tổ chức gặp gỡ, văn nghệ đón xuân giữa mùa đông xứ người, đến, tôi mới nghe lại được những bản nhạc quê hương thân yêu này. Lòng chùng xuống trong điệu nhạc, lời ca.
Chính những lời ca tiếng hát này đã làm tâm hồn thanh thiếu niên chúng tôi ngày trước trở nên…hiền. Tôi có ý nghĩ như vậy. Hàng ngàn lời ca trong hằng trăm bài hát đều nói lên tình yêu. Yêu trong tuổi học trò …”Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương”… Tình yêu trong thời chinh chiến… “Tôi có người yêu tuổi ngọc vừa tròn vì chinh chiến ngược chưa về thăm một lần….”; “Về đây bên nhau ta nối lại tình thương…” Và còn biết bao nhiều là lời ca hiền hậu đầy ân tình.
Bây giờ, nhìn về xã hội VN, sao ai cũng nói trẻ em bây giờ ngỗ nghịch quá, ai cũng than sao thanh niên bây giờ dữ quá, từ một cái nhìn, một câu nói cũng có thể đâm chém nhau; ngay cả các cô nữ sinh 14, 15 tuổi cũng có thể ôm đầu đánh nhau ngoài đường! Lỗi tại ai, chắc ai ai cũng biết! Với rất nhiều lý do.
Bao giờ con cháu chúng ta không còn nghe những câu hát như “thề phanh thây uống máu quân thù”, những câu thơ như “giết giết nữa bàn tay không mệt mỏi”, và khi các giai thoại nhạc quê hương ngày xưa trở lại thịnh hành, phổ biến, để mỗi con em đều có thể thuộc lòng, ca lên, có lẽ lúc đó lớp trẻ mới lớn của người Việt trong nước sẽ từ từ hiền hậu lại. Tôi tin chắc như vậy.
Vũ Nam (Germany)

LÊ NGUYÊN * LẬT ĐỔ CỘNG SẢN

Cách mạng lật đổ đang chờ lãnh đạo đảng cộng sản

Le Nguyen (Danlambao) - Lý thuyết cộng sản đã phá sản, hệ thống tổ chức xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ là sự thật lịch sử không thể chối cãi nhưng tàn dư cộng sản, những tên lãnh đạo của các nước cộng sản sống sót sau cơn bão cách mạng dân chủ quét tận sào huyệt sản sinh ra nhà nước xã hội chủ nghĩa hơn hai mươi năm về trước, vẫn ngoan cố không buông bỏ quyền lực nhà nước, vẫn giành độc quyền lãnh đạo kinh tế và xã hội. Ai cũng thấy, đảng cộng sản Việt Nam ngoan cố tham quyền cố vị, bày mưu tính kế bảo vệ độc quyền quyền lực chính trị, chống lại sự tiến bộ của loài người văn minh, dù phải muối mặt làm thân với kẻ thù giai cấp “bóc lột”, bọn tư bản “xấu xa”, làm hòa với các nhà nước dân chủ tư sản kẻ thù của nhà nước cộng sản xã hội chủ nghĩa để được truyền ống trợ sinh hầu tồn tại trong thế giới loài người văn minh.
Trong ý đồ xấu tham quyền cố vị, tham sinh quý tử, đảng cộng sản đã phát minh ra nhiều thủ đoạn để cứu nguy chế độ độc tài toàn trị bên bờ vực tan rã. Chẳng hạn như cộng sản Việt Nam hô hào đổi mới kinh tế với “đám chữ” kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Trung Cộng lập lờ đổi mới kinh tế với danh xưng kinh tế thị trường mang màu sắc trung Hoa. Thực chất đổi mới của Việt Cộng lẫn Trung Cộng cũng đều là đánh tráo khái niệm, là trở lại làm ăn theo kiểu cách kinh tế thị trường, xin xỏ buôn bán với các nước tư bản giàu có nhằm thu tóm quyền lợi kiếm được từ kinh tế thị trường hoang dã chia chát cho nhau để tiếp tục độc quyền chính trị thực hiện các chính sách bạo tàn độc ác, làm nghèo đất nước làm khổ nhân dân.
Mấy năm gần đây, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần lộ rõ bản chất tiêu cực, nghĩa là thành quả kinh tế thị trường không đến tay người dân mà lọt vào túi tham không đáy của các quan chức cán bộ, đảng viên tay chân của băng đảng cộng sản. Chúng ngang nhiên ăn cắp của công, ăn cướp của dân trắng trợn trước sự nhắm mắt làm ngơ, đồng tình của đảng cộng sản, làm khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, bất công xã hội ngày càng đáng sợ hơn. Chúng phơi rõ bản chất chế độ độc tài toàn trị cộng sản dù hô hào, cải sửa áp dụng biện pháp nào đi nữa vẫn không thể đem đến “nước mạnh dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” nên người dân bị cướp đất, cướp nhà, cướp đi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, không còn chọn lựa nào khác là đứng lên chống lại áp bức bất công do chế độ độc tài độc ác cộng sản gây ra.
Đứng trước áp lực phản kháng ngày càng mạnh mẽ, táo bạo và dứt khoát của người dân bị trị, khiến giai thống trị cộng sản buộc phải thay đổi giả vờ để giảm áp lực của người dân lẫn các tổ chức quốc tế lên giai cấp cầm quyền cộng sản, qua việc hứa hẹn tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm nhân quyền cho người dân Việt Nam để được duyệt xét tham gia các tổ chức xã hôi, kinh tế, chính trị...của quốc tế.
Với các hứa hẹn miệng lẫn trên các văn bản ký kết tôn trọng chuẩn mực nhân quyền quốc tế, sửa đổi bổ sung một số điều luật theo yêu cầu quốc tế, chỉ là đối phó tình thế. Trong thực tế cộng sản Việt Nam không hề thực hiện hứa hẹn, cam kết quốc tế, ngay cả việc không thi hành đúng theo luật pháp do chúng làm ra lẫn các luật pháp quốc tế mà chúng trưng ra để thỏa mãn yêu cầu đòi hỏi nhằm nhận được trợ giúp viện trợ của các tổ chức quốc tế.
Ngày nay kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không còn giá trị lợi dụng tuyên truyền được nữa, chúng lại tung ra chiêu trò mới với khẩu hiệu “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” để tiếp tục bịp bợm người dân cũng như một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên lung lay niềm tin, có dấu hiệu tự chuyển biến, tự chuyển hóa không còn mặn mà với con đường xã hội chủ nghĩa vì biết chủ nghĩa xã hội là dối trá hoang tưởng, là đường đi không đến. Thế nhưng không may cho đảng cộng sản Việt Nam là trong lúc “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” được tuyên giáo mở loa đài ca tụng như là ngọn đuốc soi đường cho nhân loại trong thế kỷ 21, cũng chính là lúc “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” ở nơi khai sinh ra nó không sống hùng, sống mạnh mà bắt đầu đổ bệnh liệt giường, có dấu hiệu bất trị, hết thuốc chữa chỉ chờ tắt thở đem chôn thôi.
Trước sự thật không thể chối bỏ là “chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21” đã chìm dần vào con đường tự vỡ. Thế cho nên đám đầu sỏ tàn dư cộng sản Việt Nam không chấp nhận thực tế chủ nghĩa xã hội phải bị xóa sổ là sự thật không thể đảo ngược. Chúng ngoan cố không chịu buông bỏ độc quyền quyền lực, chúng chỉ đạo tuyên giáo trung ương nghiên cứu lý luận nhồi nhét vào đầu tay chân loa đài, văn nô bồi, tuyên truyền viên, dư luận viên, cò mồi viên... định hướng dư luận, thực hiện âm mưu chính trị lưu manh để tiếp tục lừa gạt dân tộc Việt Nam, dìm đất nước Việt Nam xuống vực sâu đói nghèo lạc hậu và chậm tiến.
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đang phát động phong trào làm sống lại chiêu bài “hòa hợp hòa giải dân tộc” một chiêu bài mà đảng cộng sản đã từng sử dụng và lừa gạt thành công trong quá khứ. Không cần phải nhắc lại ở đây vì có có rất nhiều người đưa ra dẫn chứng lẫn phân tích các âm mưu của đảng cộng sản giăng ra cho cái gọi là “hòa hợp hòa giải dân tộc”, kể từ khi đảng cộng sản sản sinh ra cụm từ hòa hợp hòa giải này.
Để có cơ sở vạch trần âm mưu “hòa hợp hòa giải” của đảng cộng sản chúng ta có thể tham khảo một số bài viết nằm trong âm mưu phát động chiến dịch “hòa hợp hòa giải” gồm các bài sau đây: “...Phỏng vấn linh mục Nguyễn Công Danh về hòa hợp và đoàn kết dân tộc; Nhà báo hải ngoại với sự nghiệp hòa hợp hòa giải dân tộc; Hòa giải là một mệnh lệnh của cả dân tộc...Muốn hòa hợp dân tộc thì không nên đem cái tôi ra áp đặt; Chấp nhận cái khác biệt để hòa hợp hòa giải dân tộc; Nuôi thù hận, cản trở hòa hợp là có tội với tương lai...”(*)
Bên cạnh chiêu bài “hòa hợp hòa giải dân tộc”, tuyên giáo trung ương đảng nghiên cứu lý luận học tập đưa vào tuyên truyền định hướng dư luận về cái gọi là nhà nước dân chủ độc đảng sẽ “giống” như các nhà nước Singapore, Taiwan, South Korea đã thực hiện và thành công trong xây dựng, phát triển giúp cho nước họ cất cách bay lên ngang tầm với các nước dân chủ tiên tiến thời hiện đại. Thế nhưng tuyên giáo cộng sản chỉ nói một nửa sự thật về các nhà nước này. Theo như định hướng là các nước Sing, Đài, Hàn cũng độc tài, độc đảng sẽ giống như nhà nước mà đảng ta thực hiện “sắp tới đây”. Tuyên giáo cộng sản cũng không đá động gì đến thiết chế chính thể dân chủ là nền tảng, động lực đưa các nước này vươn lên trong thời gian tương đối ngắn sau hoang tàn đổ nát của chiến tranh.
Sự thật là trong thời chiến tranh lạnh giữa thế giới tự do với độc tài công sản, các nước Sing, Đài, Hàn cần có một số điều luật khắt khe, hạn chế quyền tự do cá nhân để ngăn chận làn sóng đỏ cộng sản xâm nhập phá hoại chương trình xây dựng, phát triển đất nước họ. Thời gian đó, các nước dân chủ Sing, Đài, Hàn chỉ có một đảng chính trị mạnh cầm quyền liên tục hàng chục năm không có đối thủ chính trị mạnh để cạnh tranh quyền lực nhà nước. Thế cho nên ngày nay đảng cộng sản Việt Nam cố tình đấu nhẹm sinh hoạt chính trị đa đảng và diễn giải sai lệch là các nước này độc tài độc đảng, vẫn dân chủ, vẫn làm cho nước mạnh dân giàu!
Thật ra là các nước Sing, Đài, Hàn không tổ chức nhà nước độc tài kiểu cộng sản, họ có thiết chế chính thể dân chủ, không bóp nghẹt các quyền tự do căn bản của người dân, họ không cấm người dân ra báo tư nhân, không cấm người dân thành lập hội đoàn, đoàn thể xã hội, các đảng phái chính trị tham gia đấu tranh với đảng cầm quyền, đấu tranh cho một xã hội công bằng, dân chủ văn minh... yếu tố hình thành động lực đấu tranh cho đất nước phát triển đúng hướng ý chí và nguyện vọng của toàn dân.
Giai đoạn hiện tại chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 đã tự vỡ và chiêu bài hòa hợp hòa giải chỉ là chiếc loa rè, không còn ăn khách nữa nên đảng cộng chuyển hướng dư luận về một nhà nước “độc tài độc đảng”, với luận điệu bịp bợm “độc đảng nhưng dân chủ” như Sing, Đài, Hàn theo chúng định hướng nhằm mục đích giúp đám tàn dư cộng sản, lãnh đạo đảng cộng sản tiếp tục độc quyền ngồi trên đầu trên cổ nhân dân Việt Nam, tàn phá đất nước Việt Nam.
Bổn phận của mọi người Việt Nam yêu nước đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, chúng ta cần phải lên tiếng để vạch trần âm mưu tuyên truyền láo khoét về xã hội chủ nghĩa thế kỷ 21, về hòa hợp hòa giải dân tộc, về một thể chế bịp bợm “dân chủ độc đảng”...
Không khó để chúng ta thấy, mọi giải pháp để củng cố độc quyền quyền lực cho đảng cộng sản hay biến đổi hình thái độc tài cộng sản sang bất cứ hình thức độc tài nào khác đều không phải là tương lai của Việt Nam. Tương lai của công bằng xã hội không nằm trên con đường xã hội chủ nghĩa hay hoà hợp hoà giải dân tộc nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và tương lai nhà nước độc đảng không thể hình thành được thiết chế dân chủ, nhà nước dân chủ. Tất cả thủ đoạn của đảng cộng sản đang mưu tính đều không phải là tương lai của Việt Nam, phải bị loại bỏ.
Mọi dự án chính trị hay toan tính chính trị nào cho tương lai Việt Nam đều không nằm trong độc tài độc đảng! Toan tính cho tương lai Việt Nam, điều kiện tiên quyết phải tập trung vào dân chủ, chỉ có nhà nước dân chủ, thiết chế chính thể dân chủ mới là tương lai của Việt Nam. Những diễn biến dân chủ khắp nơi trên thế giới từ ôn hòa đến bạo động xảy ra từng ngày và độc tài dù là độc tài nào đi chăng nữa vẫn không thể đảo ngược khát vọng dân chủ của nhân loại thời hiện đại. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài trào lưu đó và đảng cộng sản Việt Nam phải thấy rằng chỉ có hai con đường cho việc thực hiện dân chủ cho Việt Nam: một là đảng cộng sản chủ động chuyển đổi trong hòa bình; hai là người dân đứng lên làm cách mạng lật đổ chế độ.
Có lẽ lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản cũng đã thấy bạo lực của đàn áp, tra tấn nhục hình đã không đè bẹp được quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân trong thời đại toàn cầu, thời đại thông tin.
Hơn ai hết đảng cộng sản phải thấy rằng, với khủng bố đàn áp, dùi cui nhục hình gây chết người trên đường, trong trại tạm giam, tạm giữ ngày càng nhiều nhưng vẫn không dập tắt được làn sóng phẫn nộ của người dân. Người dân khắp Bắc, Trung, Nam đã đứng lên đấu tranh thách thức bạo quyền từ cá nhân đơn lẻ âm thầm đến vang dội khắp cả nước như Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết...Từ các nhóm dân oan nhỏ lẻ của mấy mươi tỉnh thành tập trung về Hà Nội, Sài Gòn đến chuyển biến sang tử thủ chống giải tỏa cưỡng chế của người nông dân Dương Nội, Hà Tỉnh, Ninh Thuận...và từ thụ động để yên cho lực lượng côn đồ còn đảng còn mình đánh đập khiêng vác như heo lúc ban đầu.
Giờ đây phản kháng bắt đầu leo thang, người dân đã biết dùng gạch đá chống lại lực lượng đàn áp. Những diễn tiến phản kháng của người dân từ gục đầu cam chịu đến kiên trì khiếu kiện đòi công lý cho gia đình mình năm này sang năm khác, chuyển sang việc sử dụng các biện pháp thô sơ “gạch, đá” chống lại lực lượng cưỡng cướp gia tài sự sản của họ. Thực tiễn cho chúng ta nghiệm ra rằng phản kháng bằng gạch đá, có khả năng chuyển sang bom xăng, vũ khí tự chế là rất gần và khi bạo loạn bom xăng, vũ khí tự chế nổ ra khắp nước thì chuyện gì xảy ra? Chắc chắn bạo lực cách mạng lật đổ sẽ tới, máu người dân sẽ tiếp tục đổ xuống cho khát vọng tự do dân chủ, cho quyền làm người của họ và cách mạng bạo lực lật đổ có tốt hơn là cách những người lãnh đạo nắm giữ quyền lực đảng cộng sản chủ động buông bỏ độc quyền lãnh đạo làm cuộc thay đổi thể chế chính trị trong hòa bình?
Bạo lực cách mạng lật đổ chế độ độc tài cộng sản đang diễn biến từng ngày và có diễn ra hay không? Tất cả còn chờ thái độ ngoan cố hay biết phục thiện, biết “gặp thời thế thế thời phải thế” của thiểu số lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam!
________________________________
Chú thích và bài đọc thêm:

BÀ THỦ TƯỚNG ĐƯC

BÀ THỦ TƯỚNG ĐỨC VỪA CHƠI CHỦ TỊCH TQ TẬP CẬN BÌNH MỘT VỐ ĐAU

Đức tặng Trung Quốc bản đồ cổ không có
Hoàng Sa, Trường Sa
02/04/2014 19:28 


(Tin Nóng) Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ Trung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1.4.

Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)
Tấm bản đồ này do nhà bản đồ học người Pháp, ông Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735. Thủ tướng Đức tặng bản đồ cổ này cho Chủ tịch Trung Quốc trong buổi chiêu đãi tối, trong phần trao đổi quà tặng.

Bản đồ của d'Anville dựa trên những khảo sát địa lý của các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc và được xem là "tổng kết hiểu biết của châu Âu về Trung Quốc thế kỷ 18".


Tấm bản đồ này, theo chú thích tiếng Latinh trên đó, chỉ ra một "Trung Quốc đích thực", trong đó khu trung tâm Trung Quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, hay Mãn Châu. Còn hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới khác màu với biên giới Trung Quốc đích thực.

Dĩ nhiên là hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ thế kỷ 18 này.

Báo chí Trung Quốc đã không công bố bản đồ d'Anville, mà lại đưa ra bản đồ khác và nói đó là bản đồ bà Merkel tặng (!). Bản đồ này của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.

Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 - Ảnh: FP



Tuy nhiên trên các mạng xã hội Trung Quốc lại có thông tin về cả hai bản đồ này. Với bản đồ d'Anville, cư dân mạng Trung Quốc giận dữ với món quà bà Merkel tặng, cho rằng đó là "món quà vụng về", hoặc "Đức chắc có động cơ thầm kín", hay đi xa hơn là cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương v.v.

Còn bản đồ Dower trái lại được đón chào hơn, và có người còn tự hào về lãnh thổ cũng như quyền lực to lớn của đế quốc Trung Hoa trước đây.


Anh Sơn

Các bạn xem ảnh này nhé:


Bức ảnh bà Merkel đang chỉ vào đảo Hải Nam được tờ TIME chú thích là "SO CHINA STOPS HERE?" (Vậy là lãnh thổ Trung Quốc dừng lại ở đây phải không hè?). Ông Tập đứng sau cười ko được mà khóc cũng không được.
Cac bạn nào biết tiếng Anh thì đọc mấy bài tiếng Anh, họ bình hay lắm. Còn phần bình luận bằng tiếng Trung trên newssina mình vừa nghe xong thì tay bình luận viên Thôi Hồng Kiến nói rất cay cú. Hi hi. Đúng là cái tát của bà đầm thép.
Ông Tập cứ nghĩ xách một hầu bao nặng trĩu đi châu Âu là có thể chiêu dụ được thiên hạ. Ai ngờ bị một vố đau. Các bạn xem mấy tờ báo Mỹ và Úc họ sắp xếp thông tin mới đã: xung quanh bài này là nhiều tin vắn và hình ảnh về vụ Philippines kiện TQ, hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tây Tạng, tin tức liên quan đến Tân Cương... Họ xâu chuổi lại với nhau để blaim Trung Quốc. Haha.
Nguồn: FB Anh Sơn

PHẠM TRẦN* NGÔ VƯƠNG TOẠI

Ngô Vương Toại – Một thời khó quên (12/04/1947 – 03/04/2014)

“Sinh viên Ngô Vương Toại - Giữa cái sống và cái chết”
Phạm Trần (Danlambao) - Đó là Tựa đề một bản tin của hãng TV (Tin Việt) viết ngày 18/11/1967 được các báo ở Sài Gòn đăng tải, hai ngày sau khi sinh viên Ngô Vượng Toại bị đặc công Cộng sản bắn trọng thương tại Trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn.
Toại bị bắn vào dạ dầy, rách 4 đoạn ruột ở tuổi 20 nhưng anh đã được cứu sống để tiếp tục đấu tranh không ngơi nghỉ trên mặt trận báo chí-truyền thông và chính trị thêm 8 năm sau đó ở miền Nam và cho đến khi sức khỏe cạn kiệt ở tuổi 67 ở Hoa Kỳ.

Biến cố Ngô Vương Toại cuối năm 1967 xảy ra giữa cuộc khủng hoảng chính trị-quân sự mới ở miền Nam. Đó là năm miền Nam vừa hoàn tất các cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên của nền Đệ II Cộng hòa và cuộc bầu chọn 60 Nghị sỹ Thượng nghị viện diễn ra cùng ngày 03/09 (1967). Hơn tháng sau là cuộc bầu chọn 137 Dân biểu Hạ nghị viện được tổ chức ngày 22/10 (1967).
Kết quả bầu cử đã gây ra tranh cãi vì liên danh Quân đội Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ, mới “hàn gắn chia rẽ vào phút chót” chỉ đạt 34,8% số phiếu để đắc cử Tổng thống và Phó Tổng thống.
Liên danh đối lập cổ võ hòa bình với nhãn “Chim Bồ Câu Trắng” về nhì với 17% của hai ông (Luật sư) Trương Đình Dzu - Trần Văn Chiêu đã mau chóng tố cáo bầu cử gian lận. Các liên danh
hạng ba Phan Khắc Sửu - Phan Quang Đán (13%) và hạng tư Trần Văn Hương - Mai Thọ Truyền (12%) cùng ào ạt tham gia.
Song song với sự ngột ngạt của chính trị bầu cử là tình hình quân sự trên chiến trường mỗi ngày một gay gắt hơn với cuộc chiến “chiếm đất dành dân” giữa Việt Nam Cộng Hòa và quân Cộng sản.
Một số vụ ám sát, khủng bố, đặt bom của Đặc công Cộng sản cũng đồng loạt gia tăng tại các thành phố, kể cả ở Sài Gòn. Hoạt động này xảy ra sau khi làn sóng biểu tình chống chiến tranh, chống Hoa Kỳ và quân đội Đồng minh của VNCH của các nhóm sinh viên-học sinh và tu sỹ thân Cộng mới bị kiềm chế ở một số tỉnh miền Trung, đặc biệt tại Huế và Đà Nẵng.
Giữa bối cảnh này, Ngô Vương Toại và một số Sinh viên chống Cộng đã liên kết với nhau trong Chi hội Việt Nam của Tổ chức Liên Minh Thế giới và Liên minh Á Châu chống Cộng do Bác sỹ Phan Huy Quát làm Chủ tịch. Họ tập hợp với nhau trong tinh thần tự nguyện nhằm mục đích chống lại sự phá hoại và lôi kéo sinh viên của nhóm sinh viên thân Mặt trận Giải phóng miền Nam.
Một ranh giới giữa Quốc gia và Cộng sản trong giới sinh viên đã được Toại vạch ra. Một “Quán Văn” cà phê văn nghệ cũng đã được Toại và một số bạn sinh viên yêu ca hát, gặp mặt bỏ tiền túi dựng lên sơ sài ngay trong khuôn viên Đại học Văn Khoa ở đường Cường Để. Các tên tuổi âm nhạc lớn của Việt Nam như Phạm Duy, Thái Thanh, Khánh Lý và Trịnh Công Sơn cũng đã từng đến “Quán Văn” hát cho sinh viên nghe.
Và cũng từ “dòng máu văn nghệ và thích đấu tranh”, Đặc công Cộng sản đã tìm cách sát hại Toại trong đêm Văn nghệ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn tối 16/12/1967.
Câu chuyện Toại bị chết hụt
Câu chuyện của phát súng thù hận Cộng sản bắn vào người Ngô Vương Toại bắt đầu như thế này, theo tường thuật của hãng Tin Việt ngày 18/12/1967:
Khủng Bố Tại Đại học Văn khoa: 1 Sinh viên bị bắn trọng thương
Sài Gòn 16-12 (TV): Hai thanh niên, một nam một nữ, tối nay đã nhảy lên diễn đàn trình diễn của một nhóm sinh viên Văn khoa để tuyên bố kỷ niệm bảy năm thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam và đã bắn một sinh viên trọng thương trong khi sinh viên này nhảy lại giựt máy vi âm.
Một số sinh viên có mặt tại buổi trình diễn thuật lại rằng hai tên khủng bố đã nhảy lên diễn đàn hồi 21 giờ 15 trong lúc buổi trình diễn bắt đầu hồi 20 giờ tạm ngưng. Lối 1.000 sinh viên đã đến dự buổi trình diễn này về đề tài “Việt Nam Quê hương”: tại giảng đường I trường Đại học Văn Khoa đường Cường Để.
Cũng theo các sinh viên có mặt tại chỗ nói trên, sau khi nhảy lên diễn đàn tên nữ khủng bố, mặc áo dài mang kính mát, lấy máy vi âm tuyên bố ”Hộm nay chúng ta kỷ niệm bảy năm thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam…”. Chỉ nói tới đó thì sinh viên Văn khoa Ngô Vương Toại chạy lại giựt máy vi âm từ tay của tên nữ khủng bố nhưng liền bị tên khủng bố kia đứng phía sau anh Toại, dùng súng lục bắn vào lung anh, làm anh Toại trọng thương.
Một số sinh viên khác nhảy vào dùng ghế để đánh và bắt hai tên khủng bố nhưng đã bị tên nam khủng bố bắn theo vài phát và tẩu thoát.
Sau đó các sinh viên dự khán chạy toán loạn gây thêm một số sinh viên khác bị thương vì chen lấn.
Sinh viên Ngô Vương Toại liền đó được chở ngay đến bịnh viện.”
Sau đó, Tin Việt bổ túc:
Tin Thêm: Nhân vài phút nghỉ giữa chương trình, 2 cán bộ VC một thanh niên 20 tuổi người gầy, cao đen mặc áo sơ mi bỏ ngoài, cùng một thiệu nữ trạc 18 uốn tóc, mặc áo dài màu hoa nhạt, choàng áo len đỏ mang kiếng cận thị bước lên sân khấu.
Thanh niên rút súng trong người ra cầm tay và nói các sinh viên có mặt: “Chúng tôi đã bố trí, an hem đừng hốt hoảng…”
Trong khi ấy thiếu nữ bước tới máy vi âm nói to: “Nhân sắp đến ngày 10-12 kỷ niệm 7 năm thành lập MTGPMN, thì bị anh Toại giựt máy vi âm lại không cho nói.
Tên VC đứng gần một tay gạt anh Toại một tay chĩa súng vào bụng anh nổ một phát. Hỗn loạn xảy ra, tên VC bắn thêm mấy phát nữa và thừa lúc lộn xộn cả hai đã tẩu thoát.
Mấy phát súng đó đã làm cho cô Nguyễn Mỹ Lan, nữ sinh đệ II Lê Văn Duyệt bị đạn phớt ở lưng, anh Nguyễn Văn Tấn bị đạn trúng đầu gối bên trái, anh Lê Ngọc Sơn sinh viên Dược Khoa bị đạn bể xương sườn bên trái.
Tất cả được đưa vào bệnh viện Bình Dân cứu chữa. Bệnh trạng anh Ngô Vương Toại rất trầm trọng. Bác sỹ phải giải phẫn lúc 23 giờ và cho biết viên đạn xuyên đứt mạch máu ở dạ dầy và rách 4 đọan ruột.”
Không lung lay
Sau khi Tọai bị đặc công Cộng sản bắn trọng thương thì một số sinh viên thân Cộng đã bỏ Sài Gòn vào bưng với Cộng sản trong vụ Tết Mậu thân năm 1968 dưới cái nhãn “Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình”
Nhưng chàng Sinh viên Văn khoa Ngô Vương Tọai, sau khi bình phục đã không hề nao núng mà còn tham gia các hoạt động chống Cộng sản mạnh mẽ hơn.
Toại làm Phóng viên, viết bài cho nhiều báo nhưng rõ nét nhất là trên các tờ Tìm Hiểu, Tin Sống và Sóng Thần. Hai bút hiệu Thạch Miên và Tiểu Ba được anh chọn đề tên cho nhiều bài viết trong cuộc đời làm báo.
Khi làm cho đài Phát thanh Á Châu Tự Do ở Hoa Thịnh Đốn trước khi nghỉ hưu thì bút hiệu Phạm Điền đã được Toại sử dụng.
Ngô Vương Toại là người mê làm báo hơn nhiều ông bà Chủ nhiệm các báo nhận anh làm phóng viên. Toại còn là người bạn của bạn mình và của mọi người không phân cấp. Và không ai có thể buồn một người lúc nào cũng nhoẻn miệng cười tươi thân thiện, kể cả những lúc sức khỏe của Tọai đã tàn dần trên khuôn mặt của chứng suy yếu gan.
Mới tháng 7 năm 2013, khi Ký giả Lê Thiệp, bạn của Tọai qua đời, cựu Ký giả Việt Nam Thông tấn xã Trần Công Sung từ Pháp qua đưa đám đã bông đùa với các bạn ngay tại Nhà quan:”Cậu Toại tuy yếu đấy nhưng còn lâu mới đi dược. Cậu đã qua nhiều phen nên chai rồi.”
Toại cười rộ lên chêm vào:” Tôi đã quá đát rồi!”
Cũng với thái độ sống lạc quan này đã đưa Toại vào làng báo Việt Nam ở Hoa Kỳ. Vào năm 1983, Toại đã bỏ “làm công cho chủ Building Mỹ” để cùng làm báo chung với Thi sỹ quá cố Giang Hữu Tuyên trên Tuần báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo.
Vài năm sau Tọai một mình “ra quân” với Bán Nguyệt báo Diễn Đàn Tự Do nhưng cũng chỉ cầm cự được một số năm vì Toại không có khiếu làm Chủ báo.
Tuy sống ngắn nhưng Diễn Đàn Tự Do cũng đã để lại cho độc giả ở mọi nơi, đặc biệt vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn nhiều kỷ niệm rất đáng trân quý với nội dung đứng đắn, thông tin trung thực và các buổi “Đêm Diễn Đàn Tự Do” với nhiều khuôn mặt văn nghệ lớn thời Việt Nam Cộng Hòa.
Cuộc sống của Ngô Vương Toại là một thời khó quên vì tên anh đã gắn liền với những thăng trầm của cuộc chiến Quốc-Cộng ở Sài Gòn thời 1967.
Khi sống tị nạn ở Mỹ, có lẽ ít người còn nhớ đến tờ Diễn Đàn Tự Do nhưng không ai có thể quên được hình ảnh một Ngô Vương Toại đã gắng sức vịn vào chiếc Walker đi hàng đầu trong đoàn biểu tình của một ngày tưởng niệm 30/4 ở Thủ độ Hoa Thịnh Đốn./-
Ngô Vương Toại sinh ngày 12 Tháng 04 năm 1947 tại Làng Bái Thượng, Tỉnh Thanh Hóa đã tạ thế lúc 12:22 AM, ngày 03 Tháng 04 Năm 2014 tại Nhà thương Fairfax, Virginia.
Anh để lại người vợ đảm đang Nghiêm Thị Lan, 3 người con, một con Dâu và 2 cháu nội./-
Free counters!

TRẦN ĐÌNH BÁ * HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Tự hào tàu ngầm Trường Sa và nỗi nhục “thế kỷ” của Hàng không Việt!

Tiến sỹ Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế VN
Ảnh bên:Ngày 8.12.2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái cất cánh tại sân bay Long Thành đã bay thủ nghiệm thành công - Ảnh: Lê Trọng Sành
Khác với dự án chế tạo Tàu ngầm Hoàng Sa, Yết Kiêu hay Máy bay trực thăng tự phát của những tư nhân đam mê sáng tạo …, dự án chế tạo Máy bay “Made in Vietnam” được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ những năm 2003. 

Vậy mà đất của ta, biển của ta, trời của ta mà máy bay VAM – 2 sơn cờ đỏ sao vàng do các Viện sỹ giáo sư tiến sỹ - chuyên gia hàng không nghiên cứu sản xuất thành công lại không được phép bay. Quả là một nghịch lý đến mức ngang với quyền tự quyết của một quốc gia bị xâm phạm .
Có một “bộ Hàng không” dở hơi đến như thế ! 
Dự án “chào Thiên niên kỷ mới” có từ những năm “mở màn” của “Thiên niên kỷ” thứ 3 và thế kỷ XXI. Tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã ký công văn số 55/TB-VPCP–18/4/2003 giao cho GS.TS -Viện sỹ hàn lâm quốc tế Nguyễn Văn Đạo – chủ tịch hội Cơ học Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không VN được bay lên từ đôi cánh của chính mình mang “màu cờ sắc áo”. GS TS Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.

Nhóm các nhà khoa học đã cùng với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế chế tạo máy bay, bắt tay nghiên cứu chế tạo ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.
Dự án được các doanh nghiệp Việt Kiều hưởng ứng nhiệt liệt và tài trợ vì họ có chung dòng máu Lạc Hồng – muốn VN được “sánh vai với các cường quốc” về công nghệ hàng không. Ông Nguyễn Sang, Giám đốc NT Enterprise Inc và ông Trần Trung Tín Giám đốc Asean Telecom Network đặt nhiều hy vọng vào tính khả thi của đề án mà còn hứa sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đặt hàng đợt đầu tiên là trên 100 chiếc, đồng thời vận động đầu tư cho dự án 5 triệu USD.
Công việc nghiên cứu chế tạo máy bay VAM – 1 sớm hoàn thành, nhưng các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 kéo dài do sự cửa quyền “xin – cho” từ Cục HKDD VN nên mãi đến tháng 7-2005 đề tài mới nghiệm thu đợt 1, và đến 12-2005 mới bắt đầu được bay thử nghiệm.
Chờ “dài cổ” để được cấp phép, vậy mà việc kéo máy bay ra chạy thử kỹ thuật tại sân bay Phước Long – Bình Phước phải hoãn vì đơn vị quản lý sân đã cho thuê mặt sân để phơi nông sản chưa kịp thu hồi.
Mãi tới 18-12-2005 máy bay VAM-1 sơn cờ VN do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh thành công tại sân bay Nước Trong – Đồng Nai với 3 lần cất hạ cánh nhẹ nhàng. Sau khi tiếp đất phi công Long đã ôm chặt một sỹ quan không quân khóc nức nở… trước mắt Hội đồng giám khảo bay thử nghiệm gồm các giáo sư tiến sỹ ở Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải do đại tá không quân Lương Quốc Bảo làm chủ tịch .
VAM–1 sơn cờ đỏ sao vàng bay cao trên 1.000 m, với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 hoàn toàn nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Các giáo sư tiến sỹ đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu cải tiến và tạo kinh phí để cho ra đời VAM–2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng dài 200 m là trở thành bãi đáp cho VAM–2. Việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy mở ra một tiềm năng lớn . 
Tháng 3-2007, một hội đồng khoa học gồm nhiều GS- TS và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay VAM-2. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Những tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sức lao động sáng tạo một đội ngũ Viện sỹ hàn lâm, giáo sư tiến sỹ, kỹ sư, cùng với việc đánh giá của Hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu thử ngiệm VAM 1 thành công thì VAM 2 càng thành công hơn. Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM - 1 là 2 năm, còn VAM - 2 từ đó đến nay đợi chờ thủ tục để cất cánh. Như vậy từ khi có quyết định của Thủ tướng từ 2003 đến nay, máy bay VAM 2 “made in Vietnam” trở thành “bò sát” ngủ trọn một thập kỷ trên mặt đất. Dự án tầm quốc gia cùng sự nghiệp chế tạo máy, niềm tự hào của nền hàng không VN biến mất từ đó do bị “cảnh sát hàng không” tuýt còi. Cục Hàng không dân dụng cửa quyền tới mức vượt trên cả quyền hạn của Thủ tướng, thủ tiêu khát vọng cất cánh của cả một dân tộc, phủ nhận thành quả lao động sáng tạo của tất cả các Viện sỹ - GS.TS đã nỗ lực vì một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Một “Bộ Hàng không” đang kìm hãm bầu trời trong bàn tay của họ ban phát quyền “xin – cho”, vừa kìm hãm các hãng hàng không trong bần cùng, vừa gây khó để trục lợi trong việc cấp phép bay và kéo lùi sự nghiệp hàng không tụt hậu nhất trong ASEAN. 
Đã đến lúc phải để máy bay “Made in Vietnam” cất cánh!
Khi một phi công VN trở thành nhà toán học vạch và tính được quỹ đạo cho tàu Apollo lên cung trăng và ứng dụng cho tàu “Con Thoi”, người VN trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, thì giấc mơ chế tạo máy bay “Made in VN” để bay lên vẫn đang trong vòng bao vây cấm vận “vì lý do an ninh” của “cảnh sát hàng không”! 
Chiếc máy bay siêu nhẹ “made in VN” mang cờ đỏ sao vàng đâu có mang bom đạn để đe dọa an ninh cho VN hay các nước. Nạn quá tải và thảm họa giao thông trên mặt đất khiến cho các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua sắm máy bay và được bay, còn máy bay do VN sản xuất lại bị cấm bay là một điều phi lý. 
Thời tiết, khí hậu, địa hình cùng trên 70 sân bay nước ta từ đất liền đến hải đảo đều rất phù hợp cho loại máy bay siêu nhẹ để có thể sử dụng cho nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng, phun thuốc trừ sân, quản lý đất đai, khắc phục thiên tai, cấp cứu ý tế, du lịch, công vụ đến những phi vụ đặc biệt về quốc phòng – an ninh như tuần tra bờ biển, kiểm soát an toàn môi trường, thần tốc ngăn chặn tội phạm … trước vấn nạn nạn kẹt xe và tai nạn giao thông trên các quốc lộ, đặc biệt giúp cho cư dân vùng biển đảo khó khăn về giao thông được gần hơn với đất liền khi có biến động. 
Câu hỏi: Tại sao lại cấm máy bay do VN sản xuất cất cánh đang chiếu thẳng trách nhiệm vào lãnh đạo Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không và thực thi luật HKDDVN! 
Giữa lúc Cambodia đã thành công chế tạo xe hơi điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh Smartphone, vậy mà 1000 giáo sư tiến sỹ GTVT và hàng ngàn GS.TS về cơ học, động lực học, tự động hóa … với 50 trường đại học viện nghiên cứu về GTVT, Bách khoa “Made in VN” không có một “dấu ấn” nào về công nghệ hàng không hay xe hơi là điều đáng hổ thẹn.
Giữa lúc thế giới hội nhập, giành những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN nghẽn mạch tư duy, sợ sệt trói chặt hàng không trong cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”, ngăn cản việc máy bay VN cất cánh, đưa sự nghiệp hàng không nước nhà từ “bần cùng sinh móc túi”, “ bần cùng sinh cẩu thả “ tới “ bần cùng sinh … buôn lậu quốc tế”, chưa thoát ra khỏi tư duy nông dân, tác phong nhếch nhác luộm thuộm, cẩu thả … đang làm hoen ố hình ảnh VN trên trường quốc tế và nguy cơ bức tử sự nghiệp hàng không nước nhà .
Hy vọng thành công của tàu ngầm Trường Sa thế hệ đầu tiên sẽ là “cú hích” cho hàng trăm giáo sư tiến sỹ Cục HKVN và bộ GTVT để không còn phải hổ thẹn trước nghị lực sáng tạo của nhân dân!
T.Đ.B.

Wednesday, April 2, 2014


HOA KỲ & Á CHÂU

 Hội nghị Quốc phòng Mỹ-ASEAN : Mỹ nhấn mạnh lại ưu tiên Châu Á 
 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chuẩn bị họp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - REUTERS
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chuẩn bị họp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - REUTERS

Trọng Nghĩa
Bắt đầu từ hôm nay, 02/04/2014, Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN cùng với đồng nhiệm Mỹ họp lại tại tiểu bang Hawaii để thảo luận về các phương án tăng cường hợp tác. Dù chỉ là một hội nghị không chính thức, nhưng sự kiện các lãnh đạo quốc phòng Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần đầu tiên gặp nhau trên đất Mỹ được cho là mang một ý nghĩa quan trọng : Biểu thị quyết tâm của Washington trong việc đẩy mạnh chiến lược xoay trục qua Châu Á.

Phát biểu với các nhà báo vào hôm qua trên phi cơ chở ông đến Honolulu tham gia hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói rõ hơn về nguyên do thúc đẩy ông mời các đồng nhiệm ASEAN đến họp tại Mỹ. Đó là xác định rõ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc xúc tiến chiến lược tái cân bằng lực lượng qua khu vực châu Á, đã khởi sự từ cách nay ba năm, một chủ trương nhằm mục tiêu củng cố quan hệ và phối hợp hành động với các đồng minh kết ước và đối tác trong vùng. 
Một trong những lý do thúc đẩy Mỹ siết chặt quan hệ với ASEAN, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đó là vì Hiệp hội các nước Đông Nam Á là « tổ chức duy nhất tại vùng châu Á-Thái Bình Dương » có một tính thuần nhất, một tiến trình củng cố quan hệ nội bộ, một sự phối hợp nhất định trong khuôn khổ cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+ mà Hoa Kỳ đã tham gia từ năm 2010. 
Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN mở ra từ hôm nay, còn là dịp để ông Hagel trấn an các đối tác của Mỹ ở châu Á rằng vấn đề cắt giảm ngân sách tại Hoa Kỳ không làm lu mờ ưu tiên mà Washington dành cho chiến lược xoay trục qua vùng châu Á-Thái Bình Dương. 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhắc lại một số quyết định cụ thể hóa ưu tiên chiến lược đó đang được thực hiện trong khu vực. 
Tại vùng Đông Nam Á đó là kế hoạch bố trí tàu cận chiến duyên hải LCS cực kỳ hiện đại tại Singapore, đúc kết đàm phán với Philippines để sử dụng các cơ sở quân sự tại căn cứ Subic Bay trên cơ sở luân phiên, cắm 1.150 lính thủy quân lục chiến tinh nhuệ và bốn máy bay trực thăng CH-53E Super Stallion tại miền Bắc Úc nhìn thẳng lên Biển Đông ... 
Ngoài vùng Đông Nam Á, theo ông Hagel, Hoa Kỳ cũng đạt bước tiến trong kế hoạch thiết lập trạm radar phòng thủ tên lửa AN/TP2 ở Nhật Bản, trong phương án dời căn cứ không quân Mỹ Futenma qua một nơi khác thuận tiện hơn trên đảo Okinawa ... 
Điều mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mong đợi là sau Hội nghị tại Hawaii, các bộ trưởng quốc phòng ASEAN sẽ nhận thức rõ hơn về quyết tâm dấn thân của Mỹ vào vùng Châu Á -Thái Bình Dương, về khả năng phối hợp hành động và thông tin với nhau giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á, và những lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác nhiều hơn nữa, bao gồm cả lãnh vực cứu hộ và cứu nạn. 
Dù không đích danh nêu tên Trung Quốc, nhưng ông Hagel đã xác định rằng việc tăng cường hợp tác Mỹ-ASEAN « không nhằm đẩy bất kỳ ai ra bên ngoài, mà nhằm bảo đảm quyền tự do sử dụng các tuyến đường biển, bảo đảm tính rộng mở của bầu trời và không gian mạng ».
Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái quyết đoán bị cáo buộc là hạn chế quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, nhưng quyết định mở rộng vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, hay quy định buộc tàu cá ngoại quốc phải xin phép trước, khi muốn vào hoạt động trong vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đơn phương cho là thuộc chủ quyền của họ.


http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140402-hoi-nghi-quoc-phong-my-asean-hoa-ky-nhan-manh-lai-uu-
 ien-chau-a  

Giới chức Mỹ trình bày chính sách tái cân bằng lực lượng ở Châu Á

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russell (phải) và ông Kurt Campbell, người vừa từ chức hồi tháng Hai để làm việc cho một tập đoàn tư vấn đầu tư.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russell (phải) và ông Kurt Campbell, người vừa từ chức hồi tháng Hai để làm việc cho một tập đoàn tư vấn đầu tư.

Trong hội nghị Asia Connect do Asia Society và Viện Chính sách của Asia Society tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương Danny Russel đã đề cập tới chính sách tái cân bằng lực lượng sang Châu Á của Hoa Kỳ, trong bối cảnh Washington đang tăng cường các hoạt động ngoại giao ráo riết tại Châu Á, với cuộc gặp giữa Tổng Thống Obama và các lãnh đạo Châu Á tại La Haye tuần trước, các chuyến công du của Ngoại trưởng Kerry tới khu vực, và chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tới Honolulu bây giờ để tham dự một loạt cuộc họp quy tụ các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN.

Đặc biệt Hoa Kỳ nêu lên những quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương Danny Russel nói Hoa Kỳ chứng kiến một xu hướng thiên về dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần và đe dọa các nước tranh chấp với Trung Quốc, ông nói rằng đó không phải là đường lối để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Ông nói sự kiện Hoa Kỳ không phải là một trong các bên đòi chủ quyền có thể gây hiểu lầm. Ông khẳng định Hoa Kỳ không đưa ra một lập trường về các tuyên bố chủ quyền chồng chéo.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không thể minh định lập trường mạnh mẽ của mình, là những đòi hỏi chủ quyền phải được đưa ra theo các đường lối phù hợp luật quốc tế. Ông nói lập trường của Washington là các cuộc tranh chấp phải được giải quyết qua các phương tiện hòa bình, ngoại giao và hợp pháp, và tất cả các nước liên quan phải tự chế, không đưa ra những hành động trấn áp tinh thần, khiêu khích, gây bất ổn có thể phương hại đến nguyên trạng và sự ổn định của khu vực.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương Danny Russel tái khẳng định sự cam kết của Hoa Kỳ đối với chính sách của Mỹ tại khu vực Châu Á-Thái bình dương bởi vì đây là một ưu tiên chiến lược của Hoa Kỳ, phục vụ các lợi ích chiến lược của nước Mỹ.

Ông tuyên bố Hoa Kỳ không thể không có mặt tại Châu Á, Và mục tiêu của Mỹ trong năm 2014 là cổ vũ một hệ thống dựa trên luật lệ, cởi mở trong khu vực mà không những Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Australia, là các đồng minh chủ yếu của Mỹ theo thể chế dân chủ, mà cả các nước ASEAN và Trung Quốc, nên hợp tác để một mặt đóng góp xây dựng một môi trường an ninh và mặt khác, tạo điều kiện cho một thị trường tự do và rộng mở.

Trả lời câu hỏi về chiến thuật của Trung Quốc, đưa ra những bước nhỏ để không khiêu khích một đáp ứng bằng vũ lực, nhưng vẫn tiếp tục đặt các nước trước sự đã rồi, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Danny Russel nói những hành động của Trung Quốc làm tăng căng thẳng, và làm cho các nươc láng giềng của Trung Quốc phải xa lánh Bắc Kinh, trong đó có các bước như thiết lập khu vực hành chánh để cai quản các đảo trong vòng tranh chấp, đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá, triển khai đơn vị tuần duyên, và triển khai các tàu bán quân sự để uy hiếp các nước khác, lập ra những khu vực phòng không mà không tham khảo ý kiến các nước khác, đều đáng quan ngại, và Philippines tuyệt đối có quyền đưa Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài quốc tế để giải quyết cuộc tranh chấp.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á –Thái bình dương kết luận rằng các quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng phục vụ lợi ích của tất cả các bên.

Hoa Kỳ muốn Trung Quốc thấy các quan hệ hữu hảo đó cũng có lợi cho Trung Quốc, cũng như cho quyền lợi của khu vực để xây dựng một hệ thống dựa trên luật lệ, có thể tạo ra sự ổn định trong các quan hệ quốc tế.

 http://www.voatiengviet.com/content/gioi-chuc-my-trinh-bay-chinh-sach-tai-can-bang-luc-luong-o-chau-a/1884609.html

TIN TỨC THẾ GIỚI

 

 

NATO ngưng hợp tác với Nga

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, ngày 1/4/2014.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, ngày 1/4/2014.
CỠ CHỮ
Scott Stearns
Nato đang tạm ngưng hợp tác với Nga và đang ra sức tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước Đông âu để đáp lại việc Nga chiếm bán đảo Crimea. Từ trụ sở chính của Nato ở Brussels, thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Các vị ngoại trưởng của liên minh NATO mới đây đã ra lệnh cho các chuyên gia hoạch định quân sự tăng cường nỗ lực phòng thủ và trấn an các đối tác Đông âu để đáp lại điều mà liên minh xuyên Đại tây dương này gọi là “sự can thiệp quân sự bất hợp pháp” của Nga ở Crimea.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry phát biểu như sau.

"Chúng tôi cùng nhau bác bỏ ý tưởng cho rằng có bất kỳ sự hợp pháp nào trong các mưu toan của Nga để sáp nhập Crimea. Và tất cả các nước chúng tôi đã thách thức những thủ đoạn đe dọa, đặc biệt là sự bố trí các lực lượng quân sự với số lượng chưa từng có trước đây xung quanh biên giới của Ukraine."

Nga cho biết họ đang triệt thoái một tiểu đoàn bộ binh cơ giới ra khỏi khu vực Rostov gần biên giới phía đông của Ukraine. Đơn vị này là một phần nhỏ của gần 40.000 quân mà các giới chức Mỹ tin là để đe dọa tân chính phủ ở Kyiv và nâng cao khả năng mặc cả của Nga.

Tuy nhiên, Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Nga thu hẹp qui mô của các lực lượng mà Moscow nói là đang tham gia một hoạt động tập dượt.

"Điều không may là tôi không thể xác nhận là Nga đang rút quân. Đó không phải là điều mà chúng tôi đang trông thấy. Và việc gia tăng sự hiện diện quân sự với qui mô lớn này hoàn toàn không có ích gì cho việc làm cho tình hình giảm bớt căng thẳng."

Ông Rasmussen mô tả những hành động của Nga là 'mối đe dọa lớn nhất trong vòng một thế hệ đối với an ninh của Âu châu'.

"Nga đã phương hại tới các nguyên tắc được dùng làm nền tảng cho quan hệ đối tác và đã phá vỡ những cam kết quốc tế của chính họ. Vì vậy chúng tôi không thể tiếp tục làm việc như thể không có gì xảy ra.

Nga muốn các nhà lãnh đạo mới của Ukraine từ bỏ mục tiêu gia nhập Nato."

Nhưng Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết kết nạp Ukraine không phải là mục tiêu của Nto.

"Tôi có thể hình dung một sự hợp tác chặt chẽ hơn bên trong Hội đồng Nato-Ukraine. Nhưng tôi không nhìn thấy một con đường tiến tới chỗ trở thành hội viên Nato."

Ông Keith Darden, giáo sư chính trị học của Đại học American University, cho rằng những hành động của Nga nhằm đáp lại việc Ukraine xích lại gần hơn với Tây phương đã gây phương hại cho vị thế của Moscow đối với các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

"Tôi nghĩ rằng một phần của sự sẵn lòng nâng cao mức độ hội nhập với Nga là ý tưởng cho rằng chúng ta vẫn có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Và Nga đã vi phạm nguyên tắc đó trong trường hợp này. Và vì vậy mà tôi tin chắc là đang có những cuộc bàn thảo sôi nổi ở Minsk, ở Yerevan và trên khắp khu vực về ý nghĩa của vụ việc này, về một nước Nga mà chúng ta đang phải đối phó. Tôi nghĩ rằng điều này có thể làm cho các nước đó cảm thấy lo sợ và tìm đủ mọi cách để thoát khỏi quỹ đạo của Nga."

Tuy những hành động của Nga đã chấm dứt mọi 'chương trình hợp tác thực tế' với Nato, liên minh này nói rằng họ sẽ tiếp tục một cuộc đối thoại chính trị thông qua Hội đồng Nato-Nga cũng như các nỗ lực chống khủng bố và chống hải tặc và những hoạt động chống ma túy ở Afghanistan. 

Nga: NATO rơi trở lại 'tư duy Chiến tranh Lạnh'

Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko.
Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko.
CỠ CHỮ
Nga tố cáo NATO rơi lại vào tư duy Chiến tranh Lạnh qua việc ngưng hợp tác với Nga vì Moscow chiếm bán đảo Crimea của Ukraine.

Đại sứ Nga tại NATO Alexander Grushko hôm nay tuyên bố qua tin nhắn Twitter rằng bản năng Chiến tranh Lạnh của Nato đã thức dậy.

Các vị bộ trưởng ngoại giao NATO hôm nay tiếp tục cuộc thảo luận tại Brussels về vụ khủng hoảng ở Ukraine.

Hôm qua, các vị bộ trưởng này quyết định chính thức chấm dứt tất cả các chương trình hợp tác quân sự và dân sự với Nga. Họ nói rằng họ không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và hối thúc Moscow tuân hành ngay các luật lệ quốc tế.

Các kênh ngoại giao giữa NATO và Moscow vẫn mở.

Hình ảnh từ Crimea:
http://www.voatiengviet.com/content/nga-to-cao-nato-roi-lai-vao-tu-duy-chien-tranh-lanh/1884550.html

Nga: Thời đại mới, mô hình cũ?

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau khi Crimea vào tay Nga, thế giới đang chờ hành động kế tiếp của ông Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Sau khi Crimea vào tay Nga, thế giới đang chờ hành động kế tiếp của ông Putin

Tin liên hệ

http://www.voatiengviet.com/content/nga-thoi-dai-moi-mo-hinh-cu/1884878.html
 
 Các nước sử dụng chiến thuật gì ở biển Đông?


Nhiều nước sử dụng chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước trong vấn đề biển Đông.
Nhiều nước sử dụng chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước trong vấn đề biển Đông.
CỠ CHỮ
Một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia (INSS) thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia Hoa Kỳ mới công bố cho thấy nhiều chiến thuật đã được các quốc gia có tranh chấp ở biển Đông sử dụng để củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình.

Trong cuộc nghiên cứu kéo dài một năm, INSS đã thu thập các tài liệu liên quan tới các hành động và chiến thuật của các quốc gia liên quan từ năm 1995 tới năm 2012.

Tiến sỹ Christopher Young cùng với một trợ lý đã tập hợp tất cả các bài báo từ các nguồn mở về hoạt động của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei ở biển Đông để rút ra các kết luận về các chiến thuật được sử dụng.

Ông Young VOA Việt Ngữ cho biết: “Một chiến thuật thường hay được dùng nhất đó là việc sử dụng các lực lượng thi hành luật pháp, lực lượng bán quân sự và cả quân sự để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra còn chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước. Chiến thuật pháp lý cũng được sử dụng nhưng không thông dụng như hai cách kia”.
 
Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở, đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước vừa kể.
Về khía cạnh chiến thuật quân sự và bán quân sự, ông Young giải thích rằng nếu một quốc gia sử dụng lực lượng hải quân để tiến vào một khu vực tranh chấp hay sử dụng lực lượng cảnh sát biển để bắt các ngư dân của các quốc gia khác ở vùng biển tranh chấp thì đó cũng có thể coi là chiến thuật quân sự.

Nhà nghiên cứu này nói: “Ngay cả việc gia cố các công trình và bố trí lực lượng quân sự trên các hòn đảo tranh chấp cụ thể thì đó được coi là chiến thuật quân sự và bán quân sự”.

Từ nguồn dữ liệu thu thập được, ông Young cùng với đồng sự phân tích các chiến thuật và sách lược các nước này hay sử dụng nhất để củng cố các tuyên bố về chủ quyền cũng như các hành động quân sự và bán quân sự các nước sử dụng ít và nhiều nhất.

Ông nói: “Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở, đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước vừa kể”.

Liên quan tới việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, ông Young nói đó là một trong các chuỗi chiến thuật về mặt pháp lý nhằm củng cố chủ quyền ở biển Đông của Manila.

Ông Young cho rằng việc Philippines gần đây kêu gọi các nước khác như Việt Nam cùng kiện Bắc Kinh tại tòa quốc tế là một chiến thuật tốt.

Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa cho Trung Quốc.
Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong vụ tranh chấp ở biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy”.
Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa cho Trung Quốc. Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong vụ tranh chấp ở biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy.
Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này không chấp nhận vụ kiện mà Bắc Kinh cho là mưu toan của Philippines nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng các đảo của Trung Quốc ở biển Đông.

Hôm 30/3, Philippines đã đệ trình lên một Tòa án quốc tế những bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa qua cho biết tài liệu được gửi lên Tòa án tại La Hay ở Hà Lan bao gồm gần 4.000 trang phân tích cùng với rất nhiều tài liệu làm chứng cứ cho vụ việc nói trên.

Hà Nội chưa lên tiếng về lời kêu gọi cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.

Trong khi đó, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.

Cũng liên quan tới cuộc tranh chấp ở biển Đông, Philippines mới thông báo bắt giữ một tàu cá của Việt Nam với 11 người trên khoang mà truyền thông trong nước nói là đã bị mất tích ở Trường Sa sau khi có hai người lạ mặt có vũ trang xông lên tàu.

Chiếc tàu bị phát hiện có nhiều cá mập chết trên khoang nên đã bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép vì vi phạm các điều luật về đánh bắt cá của Philippines.

Nhìn Crimea, châu Á phải lo mối nguy Trung Quốc?

Việt-Long, viết theo Jonathan Eyal, Singapore's The Straits Times
2014-03-31
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
us-navy
Hải quân Hoa Kỳ chiếm vai trò chính yếu trong chiến lược chuyển trục sang châu Á
Courtesy of veteranstoday.com
Các nhà ngoại giao Trung Quốc có đủ mọi lý do để hài lòng về phương cách họ ứng xử với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Một mặt, Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, như ngụ ý thống trách Liên Bang Nga trong việc chiếm giữ Crimea. Nhưng cùng lúc, Bắc Kinh lại vắng mặt trong các cuộc biểu quyết chống Nga tại Liên Hiệp Quốc, để ai cũng biết là Trung Quốc không ủng hộ những việc trừng phạt, cấm vận Nga về kinh tế.
Chính sách nước đôi này, để cả hai phía phương Tây và Nga không ai bắt bẻ được, dựa trên nhận thức ước đoàn là Trung Quốc sẽ thủ lợi, cho dù cuộc khủng hoảng được giải quyết cách nào chăng nữa.
Nhận thức ấy sai từ căn bản. Màn kịch Ukraine là sự bất hạnh cho toàn thể châu Á. Trung Quốc có thể sớm nhìn ra rằng thay vì đem lại lợi ích gián tiếp, cuộc khủng hoảng ở xứ Ukraine xa xôi sẽ khiến Bắc Kinh phải đương đầu với những thách đố mới về an ninh, với chi phí tốn kém.
Thật dễ thấy vì sao Trung Quốc có thể thủ lợi qua những sự kiện diễn tiến ở Ukraine, ít nhất là trong ngắn hạn. Nước Nga bị cô lập và bị phương Tây trừng phạt, sẽ rất sẵn lòng bán cho Trung Quốc dầu khí và vũ khí với những điều kiện ưu đãi. Đó là điều đã được cố vấn thân cận của Tổng thống Putin, ông trùm dầu khí Nga Igor Sechin, nguyên phó Thủ tướng, chủ tịch công ty quốc doanh dầu khí Rosneft, nhìn nhận với giới truyền thông hồi tuần trước.

Trung Quốc sẽ sao chép kiểu mẫu Nga?

Nước Mỹ phải chú tâm đối phó với một cuộc khủng hoảng ở châu Âu sẽ không thể có đủ thời gian chăm lo chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á. Trong khi đó thì, tuy không ai nói đến việc Bắc Kinh sẽ theo gương nước Nga trong hành động lấn chiếm lãnh thổ, hành động của Moscow không gặp phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ hẳn phải kích thích các nhà chiến lược Trung Quốc rộn lên mối hy vọng xứ sở của họ một ngày nào đó sẽ giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ theo cùng đường lối với Liên Bang Nga.
Nếu Nga có thể chiếm giữ lãnh thổ Crimea rộng lớn với 2 triệu dân chỉ trong mấy ngày không cần một phát súng chiến tranh nào, thì tại sao Trung Quốc không thể làm như vậy với mấy dải đất đá không người cư ngụ?

Hệ thống đường ống dẫn dầu khí ở biên giới Nga-Kazakhstan do Trung Quốc đầu tư - Courtesy of EPA
pipeline-epaTất cả nghe đều rất thật, nhưng chỉ là một phần câu chuyện. Càng nhìn sâu vào cuộc phân rẽ của Ukraine, người ta càng lo sợ rằng mọi quốc gia châu Á, kể cả Trung Quốc, sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở châu Âu.
Việc dùng võ lực để thay đổi biên giới ở châu Âu có thể không làm Trung Quốc cảnh giác đúng lúc, nhưng những biện pháp được Nga sử dụng để chiếm lấy Crimea cùng với những điều biện minh của họ cho hành động này phải gợi nên mối quan ngại sâu xa cho mọi nước, ngay cả tại Bắc Kinh.
Người Nga tự cho quyền sử dụng võ lực với bất kỳ lân bang nào có người thuộc sắc tộc Nga cư ngụ mà có thể chịu nguy hiểm, và phân phát hộ chiếu Nga cho tất cả cộng đồng ấy để củng cố quyền tự nhận như vậy. Moscow cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý chớp nhoáng để biện minh cho sự sáp nhập một tỉnh thành của Ukraine vào nước Nga, nâng cao điều mà họ thích gọi là "tự quyết" thành một nguyên tắc biện minh cho sự đổi thay lãnh thổ.
Cả hai ý tưởng ấy, tự quyền dùng võ lực và tự quyết để tách ra, đều độc hại cho nền an ninh châu Á. Khuôn mẫu "bảo vệ cho đồng chủng" của Nga có thể hấp dẫn một số người Hoa có tinh thần "quốc gia" sẳn sàng biện luận rằng Bắc Kinh đã không hành động đủ để bảo vệ người Hoa ở các nước khác. Tuy nhiên khi Bắc Kinh càng bị lôi cuốn để sao chép khuôn mẫu Nga, càng thêm nhiều người sắc tộc Trung Hoa ở khắp châu Á bị các nước nơi họ cư trú đối xử với nhiều nghi ngại; mối quan hệ nhân quả giữa các cộng đồng sắc tộc thiểu số  với xứ sở gọi là "tổ quốc" của họ đã phải mang trách nhiệm cho hai cuộc chiến tranh thế giới phát khởi từ châu Âu.
Thêm vào đó, tổ chức trưng cầu dân ý để quyết định biên giới là loại nguyên tắc mà Trung Quốc không muốn có. Có thể thấy trước kết quả chắc chắn nếu trưng cầu dân ý được tổ chức ở Tân Cương hay Tây Tạng. Và trong khi Bắc Kinh có đủ điều kiện cần thiết để bảo đảm những cuộc bỏ phiếu như vậy không bao giờ xảy ra, liệu họ có thể làm gì nếu kiểu cách "trưng cầu" như thế được Đài Loan và Hồng Kông  chọn lựa?

Thách đố chiến lược cho Bắc Kinh

Không phải những lợi ích chiến lược mà Trung Quốc cho là có thể chiếm được từ vụ khủng hoảng Ukraine đều là thật.

Thừ nhìn qua viễn ảnh Nga chuyển nhượng dầu khí nhiều hơn sang phía Trung Quốc làm ví dụ. Quả là khi châu Âu tìm cách chuyển hướng nguồn cung cấp ra khỏi nước Nga thù nghịch, thì người Nga sẽ buộc phải bán các sản phẩm năng lượng cho Trung Quốc, là thị trường lớn thứ nhì sau châu Âu. Và kế đó, cũng đúng là người Trung Quốc sẽ là phía định giá trong một thị trường của người mua. Đó là hai điều lợi lập tức cho xứ khát dầu này.
Song song với những điều lợi đó, chuyển mối cung cấp khỏi châu Âu sang châu Á là cả một trách vụ khổng lồ. Nga-Trung Quốc sẽ phải kiến tạo mạng lưới đường ống y như họ đã có với châu Âu. Phí tổn sẽ không dưới 50 tỉ đô la, thời gian hoàn tất đòi hỏi nhiều năm, nếu không phải là hằng chục năm. 
slave-population-in-kazakhstan

Tỉ lệ sắc dân Slavic tại miền Bắc Kazakhstan- Màu đỏ đậm là trên 50%, giảm dần đến màu trắng là 0% - Courtesy of Wikipedia
Cùng lúc, Trung Quốc có thể bị thôi thúc phải bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng họ đã bảo đảm cho mình ở Trung Á. Đến nay Bắc Kinh đang thắng thế trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở Trung Á với Nga, người chủ thực dân cũ của khu vực, bằng một đường lối kiên nhẫn, ôn hòa, với những cơ hội thương mại cho Trung Á mà nước Nga không thể nào sánh kịp.
Thế nhưng chiến thắng ở Ukraine có thể khuyến khích người Nga tiến tới xác định thêm nữa ảnh hưởng ở Trung Á, nơi có những người thuộc sắc tộc Nga sống quây quần trong những cộng đồng lớn rải rác ở nhiều nơi.
Lãnh thổ phía bắc Kazakhstan, xứ sở lớn nhất và giàu nhất Trung Á, là vùng hoàn toàn do người sắc tộc Nga chi phối, rất dễ bị sáp nhập vào Liên Bang Nga theo đúng cách thức như với Crimea. Người Nga có thể sử dụng những căn cứ quân sự họ đã có trên khắp khu vực này vào mục đích đó, hệt như sử dụng căn cứ hải quân ở Crimea. Nói vắn tắt, cuộc khủng hoảng Ukraine khiến biên giới giữa Trung Quốc với Trung Á bị mất an ninh hơn thay vì an ninh được bảo đảm hơn.

Tác động vào chính sách chuyển trục?

Thực ra sai lầm quan trọng nhất mà Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác ở châu Á có thể phạm phải là dự toán rằng cuộc khủng hoảng Ukraine khiến Hoa Kỳ phải giảm đi sự hiện diện ở châu Á, hay khiến tiếng tăm trên toàn cầu của người Mỹ bị suy kém.
Dù không để xảy ra chiến tranh với Nga như mọi người không ai trông đợi, Hoa Kỳ vãn có thể kiềm chế sức mạnh của Liên Bang Nga ở châu Âu mà không cần tuôn vào đó những tài nguyên quân sự mới. Người Mỹ chỉ cần khuyến khích đồng minh châu Âu trong khối NATO thay đổi một vài sách lược. Chuyển những căn cứ và binh đội của NATO đang ở Tây Âu sang lãnh thổ Trung Âu và Đông Âu sẽ là một kế hoạch nhanh chóng và không mấy tốn kém, mà vẫn đủ để ghìm chân lực lượng quân sự Nga trong nhiều năm sắp tới.
Rốt cuộc vụ Ukraine-Crimea chẳng tác động gì đến chiến lược tái cân bằng lực lượng Hoa Kỳ sang châu Á; người Mỹ vẫn có thể tiếp tục thực hiện nó. Trên thực tế, chiến lược này còn có thể được củng cố vững mạnh hơn. Thế đối đầu với Nga hiện nay có thể khiến Quốc hội Hoa Kỳ bác bỏ những khoản cắt giảm ngân sách quốc phòng mà Tổng thống Obama đã phác họa.

Châu Á nhích lại gần Mỹ hơn

Một số nhà phân tích Trung Quốc kín đáo cho rằng quyết định của Hoa Kỳ không phản ứng quân sự với cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine đã làm giảm uy tín của Washington trong lời cam kết bảo đảm an ninh cho các nước khác.
Thực ra Ukraine không phải thành viên của NATO hay EU. Sự cam kết của Hoa Kỳ bảo đảm an ninh cho xứ ấy có tính cách yểm trợ về tinh thần nhiều hơn tính pháp lý.
Siêu cường Hoa Kỳ với sức mạnh hiện nay đã không cam kết đầy đủ cho nền an ninh của Ukraine bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự vô song để bảo vệ lãnh thổ toàn vẹn cho xứ ấy. Tuy nhiên, bài học mà các nước châu Á có thể rút ra từ sự kiện này là không phải sự bảo đảm an ninh của Mỹ nay trở thành vô giá trị.  Để đạt mục đích chắc chắn sự bảo đảm đó có hiệu lực, các quốc gia châu Á đối tác của người Mỹ phải làm sao củng cố mạnh mẽ lời cam kết của Washington đối với nền an  ninh của họ. Đó chính là điều mà Nhật Bản và Nam Hàn, trong số các nước châu Á, đang làm.
Người ta chỉ nên coi sự kiện Ukraine như một điều không may, và phản ứng có thể là siết chặt mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ song song với sự tìm tòi cho ra những kế hoạch an ninh chung cho toàn khu vực. Đó là kiến trúc an ninh duy nhất có thể ngăn ngừa Trung Quốc lặp lại kịch bản Ukraine ở châu Á.
Điều này đã trở nên sáng sủa rõ ràng thêm nhiều, khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần trước đã chấp thuận nghị quyết ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chỉ một nước duy nhất bỏ phiếu ủng hộ Nga: Bắc Hàn. Bạn bè đồng minh như Bắc Hàn quá đủ để Liên Bang Nga chẳng cần có một kẻ thù nào khác!
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/can-chinese-take-benefit-or-challenges-from-the-crisis-in-ukraine--03312014154515.html




NGUYỄN TUẤN CƯỜNG +TẠP CHÍ VĂN HÓA NGUYỆT SAN

GIỚI THIỆU TẠP CHÍ VĂN HÓA NGUYỆT SAN
(Saigon, 5/1952-7/1954, 4/1955-1974)

Nguyễn Tuấn Cường


VHNS, bộ cũ, số 1, ra tháng 2/1952
Tờ Văn hóa nguyệt san là tờ báo do Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục[1] của hai chính phủ Quốc gia Việt Nam (The State of Vietnam, 1949-1955) và Việt Nam Cộng Hòa (The Republic of Vietnam, 1955-1975) phụ trách. Tờ báo được phép hoạt động theo nghị định số 331-Cab/SG ngày 5/5/1952 của Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tờ báo này có hai bộ, tạm gọi là “bộ cũ” (hoặc “loại cũ”, 5/1952-1954) và “bộ mới” (hoặc “loại mới”, 4/1955-1974)[2].
 Về bộ cũ, “Để liên-lạc một cách sâu xa với toàn-thể quốc-dân từ Nam chí Bắc và để góp phần xây dựng một nền văn-hóa mới, hoàn toàn Việt-Nam, Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục đã cho xuất-bản tại Hà-nội tập VĂN-HÓA NGUYỆT-SAN từ tháng 5 năm 1952. Từ ngày đó, tạp-chí V.H.N.S hàng tháng vẫn ra đều đều. Đến hồi tháng 7 năm 1954, vì cuộc biến-chuyển ở Bắc-Việt, bộ Q.G.G.D di-chuyển sở Văn-Hóa vào Sài-gòn, nên tập V.H.N.S phải tạm đình-bản trong một thời gian” (VHNS, bộ mới, số 1, 3/1955, tr. 147). Bộ cũ ra số đầu và tháng 5/1952, số cuối vào tháng 7/1954, tổng cộng 18 số, in tại Hà Nội, nhà in Việt Nam số 93 Hàng Bông; hoặc tại nhà in Việt Nam, số 33 Lí Quốc Sư, Hà Nội.
VHNS, bộ mới, số 1, ra tháng 4/1955
VHNS bộ mới (1955-1974) được xuất bản tại Saigon, hoàn toàn độc lập với chính quyền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) thời bấy giờ. VHNS “bộ mới”, hoặc “loại mới”, ra số đầu vào tháng 3/1955, đến số cuối năm 1974. Chủ nhiệm tờ báo ban đầu là Nguyễn Khắc Kham (Giám đốc Nha Văn hóa), Chủ bút là Thái Văn Kiểm (hiệu Tân Việt Điểu); từ số 70, 5/1962 (tập XI, quyển 5) thì Chủ nhiệm là Nguyễn Đình Hòa, người mới lên chức Giám đốc Nha Văn hóa từ tháng 4/1962, sau đó Nguyễn Đình Hòa là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút; từ năm 1967, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Giám đốc Nha Văn hóa Trịnh Huy Tiến; từ 1971, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút là Giám đốc Nha Văn hóa Tăn Văn Hỉ (tức Lạc Thiện Tăng Văn Hỉ, ở trên tạp chí viết là “Tăn”). Tòa soạn tại số 266 đường Công Lý, Saigon; sau đổi sang số 8 đường Nguyễn Trung Trực, Saigon. Tờ báo này từ năm 1968 đổi thành Văn hóa tập san (viết tắt: VHTS), từ thời điểm đó ra báo càng thưa thớt, mỗi năm ra từ 2 đến 5 số, bởi không còn là “nguyệt san” nữa.
Đổi tên thành Văn Hóa Tập San từ 1968
Dù nhan đề là “nguyệt san” nhưng kì thực tờ báo này ra không đều đặn theo từng tháng, có khi vài ba tháng mới ra một số. Việc đánh số cho mỗi lần xuất bản của tờ VHNS rất phức tạp và thường xuyên thay đổi. Từ năm 1955-1963, tờ báo được đánh số liên tục từ số 1 (4/1955) đến số 88 (12/1963), tương ứng với 88 cuốn tạp chí. Từ số 69 (tháng 3-4/1961) trở đi, bên cạnh đánh theo Số, bắt đầu thêm cách đánh theo Tập và Quyển[3]. Tập có nhiều Quyển, mỗi năm có nhiều Quyển nhưng tính chung một Tập, Tập có khi gọi bằng “Năm thứ”, Quyển có khi gọi bằng “Số”. Nhiều trường hợp tạp chí ghép 2 số vào một cuốn, cho nên được 58 số nhưng chỉ có 46 cuốn. Như vậy tổng cộng tờ Văn hóa nguyệt san có 88 + 46 = 134 cuốn (đóng rời, mỗi cuốn thường có khoảng 150-250 trang), nếu tính theo đơn vị “số”/“quyển” được tạp chí tự đánh số thì là 88 + 58 = 146. Mỗi số báo in 2.000 bản[4], từ năm 1969 trở đi in 1.500-1.600 bản. Từ số 69 trở đi cũng bắt đầu có thêm Mục lục bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, đồng thời cũng bắt đầu đăng tải đều đặn các bài khảo cứu bằng tiếng Pháp và tiếng Anh. Số cuối cùng của tờ báo này, Văn hóa tập san, năm thứ 23, số 2 năm 1974 ra trong khoảng từ sau ngày 20/6 đến trước khoảng cuối tháng 8/1974[5]. Như vậy, nếu tính tổng số cả “bộ cũ” (1952-1954) và “bộ mới” (1955-1974) thì VHNS có 18 + 134 = 152 “cuốn” (đóng rời), tương ứng với 18 + 146 = 164 “số”/“quyển” tạp chí.
 Về mục lục tổng quát của tờ báo, bản thân tờ báo đã biên soạn các bản tổng mục lục sau:
- Mục-lục tổng-quát Văn-hóa Nguyệt-san (loại mới, 1955-1960, số 1-57), do Nguyễn Khắc Xuyên biên soạn. Gồm 3 phần: mục lục phân tích, mục lục các tác giả, mục lục các tranh ảnh; in liên tục trong bốn số VHNS từ số 63 đến số 66 (số 63, 8/1961, tr. 979-1007; số 64, 9/1961, tr. 1181-1192; số 65, 10/1961, tr. 1367-1398; số 66, 11/1961, tr. 1590-1622).
- Mục lục Văn-hóa Nguyệt-san 1962-1967, Đỗ Văn Anh và Nguyễn Đức Soạn biên soạn. Gồm 2 phần: mục lục theo tác giả, mục lục phân tích; in trong toàn số VHTS năm thứ XXI, số 3 (năm 1972), gồm 184 trang.
Số cuối, ra khoảng tháng 6-8/1974
Về nội dung, VHNS (bộ mới) tập trung vào ba mảng nội dung lớn: 1). nghiên cứu khoa học, 2). tin tức văn hóa, giáo dục và chính trị. 3). sáng tác văn học nghệ thuật. Trong đó nổi bật là mảng nghiên cứu khoa học tương đối toàn diện bởi quy tụ được rất nhiều bài viết có chất lượng khoa học cao về hầu hết mọi lĩnh vực văn hóa học thuật đương thời, gồm cả cổ học và các khoa học hiện đại, cả khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên, mặc dù có ưu ái đối với khoa học xã hội nhân văn. Những tác giả thường xuyên của VHNS cũng chính là những học giả thời danh về nhiều lĩnh vực văn hóa học thuật (Thái Văn Kiểm (tức Tân Việt Điểu), Nguyễn Đăng Thục, Bửu Cầm, Phạm Văn Diêu, Vương Hồng Sển, Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Bạt Tụy, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Văn Sơn, Á Nam Trần Tuấn Khải, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm, Nghiêm Toản, Phan Khoang, Tu Trai Nguyễn Tạo, Nguyễn Văn Trung, Hồng Liên Lê Xuân Giáo…). Nội dung nghiên cứu khoa học trong VHNS đôi lúc quá chuyên sâu, dẫn đến việc thu hẹp đối tượng độc giả, như lời Ban chuyên viên Nha Văn hóa năm 1967:  cho tới nay Văn-Hóa Nguyệt-San đã chủ trương thiên hẳn về môn cổ học thâm cứu và những vấn đề quá chuyên môn, do đó những bài vở in ra có giá-trị của những tài liệu tham khảo, chỉ giúp ích cho một số ít người cần tra cứu mà thôi. Vì thế có lẽ mới có tình trạng gần như độc chiếm của một số tác giả” (VHNS, năm thứ XVI, quyển 1-2, tháng 9-10/1967, tr. IX). VHNS cũng có nhiều cố gắng giới thiệu những vấn đề và thành tựu khoa học đương đại trên thế giới vào Việt Nam.
 Mảng tin tức văn hóa, giáo dục và chính trị cũng tương đối toàn diện, bao quát được tình hình quốc nội đương thời, cũng có điểm tin nước ngoài nhưng không nhiều; mảng này bị lãng quên trong giai đoạn 1964-1966, rồi lại được khôi phục từ năm 1967. Mảng văn học nghệ thuật thì không có gì nổi bật, chiếm ít dung lượng tờ báo, chủ yếu đăng thơ, một số dịch phẩm văn học.
Trong lịch sử báo chí Saigon giai đoạn 1955-1975, có lẽ VHNS chính là tờ báo thành công trên cả ba bình diện: tính đa dạng về nội dung; giá trị khoa học cao; thời gian tồn tại lâu dài[6]. Với tư cách là cơ quan ngôn luận của Nha Văn hóa, Bộ Quốc gia Giáo dục, VHNS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó là nghiên cứu, giới thiệu và truyền bá những kiến thức văn hóa và giáo dục của Việt Nam và thế giới.


Hà Nội, tháng 8/2010
Nguyễn Tuấn Cường



[1] Qua các chính quyền VNCH, Nha Văn hóa lần lượt thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, Bộ Văn hóa Giáo dục, Tổng bộ Văn hóa Xã hội, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. Sau khi Mai Thọ Truyền, Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa mất (17/4/1973), Nha Văn hóa lại thuộc về Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.
[2] “Tạp-chí “Văn-Hóa Nguyệt-San” do Nha Văn-Hóa (Bộ Quốc-Gia Giáo-Dục) phụ-trách biên-soạn và xuất-bản, chiếu nghị-định số 332-Cab/SG ngày 5-5-1952, đã ra mắt bạn đọc tại Hà-nội (số 1, loại cũ) từ tháng 5 năm 1952 và tại Sài gòn (số 1, loại mới) từ tháng 4 năm 1955” (VHNS, số 69, 3-4/1962, mục Kính cáo bạn đọc, trang đầu không đánh số).
[3] “Tính đến năm 1962, V.H.N.S. đã được 11 năm, sẽ kết-thành 11 tập, mỗi tập tối-đa có 10 số liên-tiếp. Nay tạp-chí V.H.N.S. kể từ số 69 trở đi, sẽ in rõ ngoài bìa và ở trong ruột mỗi số xuất-bản thuộc về tập nào, ăn vào năm nào, để giúp bạn đọc khi đóng thành tập khỏi nhầm lẫn về số và tập. Mục-lục đầy-đủ về mỗi số sẽ in ở phần đầu trong tạp-chí để bạn đọc xem thấy rõ ngay” (VHNS, số 69, 3-4/1962, mục Kính cáo bạn đọc, trang đầu không đánh số).
[4] “Từ năm 1955 tới năm 1968, Nha Văn Hóa đã xuất bản 112 số Văn Hóa Nguyệt San, mỗi số in 2000c. Những số này đã bán hết” (VHTS, năm thứ XXII, số 1 (năm 1973), tr. 202).
[5] Hiện chưa khảo được chính xác thông tin về thời điểm ra đời của VHTS số 2 năm 1974. Nhưng có thể suy đoán như sau: mục Tin tức Văn hóa Giáo dục và Thanh niên trong số báo này có ghi sự kiện “Thành phần phái đoàn lực sĩ Việt Nam dự Đệ Thất Á Vận Hội” (tr. 195), trong đó viết: “Phái đoàn lực sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham dự Đệ Thất Á Vận Hội ở Teheran (Ba Tư) vào cuối tháng 8 sẽ gồm 17 người, kể cả nhà dìu dắt. Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên cùng Ủy Hội Quốc Gia Thể Thao Thế Vận và các Tổng Cuộc trong phiên họp hôm 20-6 tại Bộ đã quyết định […]” (chữ in đậm do tôi nhấn mạnh - NTC). Vậy số báo này phải in sau ngày 20/6/1974, và trước giai đoạn cuối tháng 8/1974.
[6] VHNS có thời gian tồn tại dài hơn cả tờ Bách khoa (15/1/1957-20/4/1975, nhưng xét về độ dày dặn thì không bì được với Bách khoa.

Nguồn: http://tuancuonghn.blogspot.com

Tuesday, April 1, 2014


HỒ NAM * LÊ XUYÊN - CHÚ TƯ CẦU

LÊ XUYÊN - CHÚ TƯ CẦU
Hồ Nam

Lê Xuyên (Lê Bình Tăng) vào đời đi làm chánh trị phiêu bạt giang hồ từ đất Nam kỳ lục tỉnh ra tận ngoài Bắc chống Tây để giải phóng dân tộc; bị Tây bắt bỏ tù. Nhờ ở tù mà ra tù cưới được một cô vợ Bắc Kỳ vào loại sắc nước hương trời. 
http://www.tinparis.net/vanhoa/lexuyen2.jpg

Ra tù Lê Xuyên [Lê Bình Tăng] cưới vợ xong bèn trở về miền Nam làm báo cùng Bẩy Bốp Phạm Thái [tác giả truyện Năm Người Thanh Niên từng được giải thưởng của Tự Lực văn đoàn]. Vào nghề báo ban đầu Lê Xuyên chưa ký bút hiệu Lê Xuyên mà ký bút hiệu Lê Nguyên; cũng chưa viết tiểu thuyết mà viết bình luận chính trị. Giữa thập niên 50 nhà bình luận chính trị Lê Nguyên khá nổi; nhưng vì tổ chức chính trị của ông chống đối quyết liệt chế độ gia đình trị của Thủ tướng Ngô đình Diệm, tờ báo của tổ chức Lê Nguyên viết bình luận bị đóng cửa. Bẩy Bốp Phạm Thái nhanh chân chạy được sang Nam Vang sống lưu vong. Lê Nguyên chậm chân nên bị mật vụ của chính phủ gia đình trị Ngô đình Diệm ''vồ'' được, nhốt vô khám Chí Hòa nhiều năm.


Lê Nguyên nằm khám Chí Hòa năm năm, lăn lóc với đủ hạng người từ thượng vàng tới hạ cám. Lê Nguyên chỉ nghe kể chuyện tiếu lâm và không nói năng gì. Năm 1961 sau khi chế độ Ngô đình Diệm bị Vương văn Đông làm binh biến ''liểng xiểng'' bác sĩ Trần Kim Tuyến trùm mật vụ của chế độ Ngô đình Diệm tung đàn em ra làm chủ báo, đã cho người sang Nam Vang kiếm nhà văn Nhị Lang về làm Chủ bút tờ Saigon Mai. Nhị Lang nói với bác sĩ Tuyến rằng Nhị Lang chỉ làm Chủ bút Saigon Mai với điều kiện phải vô Chí Hòa đem Lê Bình Tăng về làm Thư ký tòa soạn; bác sĩ Tuyến đồng ý với điều kiện của Nhị Lang nhưng đòi Nhị Lang phải hứa với bác sĩ Tuyến rằng Lê Bình Tăng ra tù làm báo không được viết bình luận nữa vì Tổng thống Ngô đình Diệm không ưa văn bình luận của Lê Bình Tăng.


Lê Bình Tăng làm Thư ký tòa soạn tờ Saigon Mai giữa lúc báo chí Saigon bị cơn sốt truyện võ hiệp của Kim Dung làm điên đảo mà Saigon Mai thì lại chậm chân không kiếm được bộ tiểu thuyết nào của Kim Dung để câu độc giả; thành ra Nhị Lang phải vấn kế Lê Bình Tăng tìm lối thoát cho Saigon Mai; Lê Bình Tăng nói chuyện này dễ thôi để Lê Bình Tăng viết cho Saigon Mai một trường thiên tiểu thuyết loại tiểu thuyết đồng quê bảo đảm ai đọc cũng sẽ ''dính'' mỗi ngày phải tìm đọc thêm; thế là trường giang tiểu thuyết Chú Tư Cầu ra mắt độc giả với tác gỉa là Lê Xuyên.


Với lối văn tả thực duyên dáng với cách thức khai thác đời sống tình dục của một anh nông dân chăn vịt ''tưng tửng'' tên Tư Cầu; Lê Xuyên đã dẫn dắt người đọc vào cái không gian thanh thoát đầy quyến rũ của đồng quê Nam bộ và làm cho người đọc cồn cào với những cuộc tình nóng bỏng, những cảm xúc chăn gối cồn cào thịt da. Lối viết truyện của Lê Xuyên không suồng sã xác thịt như Bồ Tùng Linh nhưng những câu đối thoại của Lê Xuyên thì chỗ nào cũng ẩn chứa hơi thở của dục tình.


Lê Xuyên tà tà trong mười mấy năm trời cứ hai năm cho ra một bộ trường giang tiểu thuyết và vài truyện ngắn rồi đã trở thành nhà văn viết tiểu thuyết về đời sống phòng the của người nông dân Nam bộ không lẫn vào đâu được. Cái tài của Lê Xuyên là cứ tà tà viết mỗi ngày ít trang sau cữ cà phê sáng trước khi bắt đầu làm nhiệm vụ Thư ký tòa soạn làm tin đặt tưạ đề cho những bản tin.


Trong những lần nói chuyện với tôi về nghệ thuật viết tiểu thuyết Lê Xuyên thú thật những truyện ông viết các nhân vật đều gần như có thật cả có người ông từng sống chung lúc thiếu thời ở quê như chú Tư Cầu có người ông nghe kể chuyện khi nằm trong khám Chí Hòa tuy nhiên nhân vật có thật chỉ là cái cớ để cho đầu óc của nhà văn hư cấu tưởng tượng thêm mắm thêm muối mới được người đọc theo dõi. Nhà văn giỏi là nhà văn biết ''bịa chuyện'', biết ''nói dóc'' cứ như thật bởi người đọc từ xưa đến giờ ai cũng thích những chuyện khác thường, những chuyện khó tin chứ cứ sự thật trần trụi đem vô truyện ai mà thèm đọc.


Sau năm 1975 vừa là nhà văn, vừa là nhà báo, vừa là lãnh tụ đảng phái quốc gia, Lê Xuyên bị cộng sản nhốt vô đề lao Gia Định. Vô tù bị giam với đám đao búa, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy tên trùm đao búa là loại tù cha [trưởng phòng giam] vô cùng lễ phép với Lê Xuyên một điều đại ca, hai điều đại ca xếp chỗ cho Lê Xuyên nằm bên cạnh hắn ta nhưng Lê Xuyên lại từ chối xin được đổi chỗ ra nằm cạnh cầu tiêu và yêu cầu nhà sư nằm tại nơi đây đến nằm cạnh ''tù cha''. Lê Xuyên ở tù rất ít nói chỉ nằm im quay mặt vô tường nghe thôi. Tôi hỏi Lê Xuyên tại sao anh ít nói anh cười bảo tôi rằng nói dễ vạ miệng tốn hơi có hại cho sức khỏe.


Ra tù người ta bon chen đủ thứ Lê Xuyên lại ra lề đường Ngô Quyền ở quận 5 gần nhà ngồi bán thuốc lá lẻ nhưng bán thuốc lá lẻ chỉ là cái cớ mà chính là nhìn đời. Thiên hạ rủ làm chính trị rủ vượt biên Lê Xuyên đều từ chối và nói rằng Lê Xuyên đang suy nghĩ và nghiền ngẫm sự đời để viết một cái gì đắc ý nhất vì từ trước tới giờ chỉ toàn viết để kiếm cơm thôi.
Thế rồi Lê Xuyên bị bạo bệnh nằm bẹp một chỗ cả năm trời rồi ra đi một cách âm thầm như đã sống như vậy cả đời tôi hỏi vợ con Lê Xuyên về cái tác phẩm Lê Xuyên nghiền ngẫm lúc cuối đời Lê Xuyên đã viết được bao nhiêu trang rồi người nào cũng lắc đầu và nói Lê Xuyên có chịu viết gì đâu.



Hồ Nam


VẠN MỘC CƯ SĨ * TẠI SAO VIỆT NAM NHIỀU TAI HỌA?


 
TẠI SAO VIỆT NAM NHIỀU TAI HỌA?

VẠN MỘC CƯ SĨ

 Sao bây giờ Việt Nam nhiều tai họa?
Nào rùa tai đỏ, gián đất, ốc bươu vàng
Tại sao? hỡi lũ cờ đỏ sao vàng?
Hãy mở miệng nói cho dân chúng rõ!
Phải chăng chúng mày ăn tiền chúng nó,
Đành bưng tai, bịt mắt cho Trung Cộng hoành hành.
Khi bọn Trung Cộng đánh đập dân lành,
Chúng thẳng tay bắn phá tàu dân ta đánh cá,
Chúng mày chẳng biết hay sao mà cứ bảo tàu lạ?
Đảng cộng sản chúng bay toàn một lũ đui mù,
Tàn ác với dân, hèn nhát trước quân thù.
Bọn chúng bây toàn một bầy phản quốc,
Vì ai mà Bauxit Tây Nguyên tràn máu độc?
Vì ai mà ruộng đồng Nam bộ tan hoang?

Vì đâu mà nay ta mất Bản Dốc, Nam Quan?
Vì đâu mà Trung Cộng chiếm đóng Hà Tĩnh,  Bình Dương, Quảng Trị?
Vì đâu  gái Việt Nam phải đứng đường năm châu bốn bể?
Vì sao nay lũ sâu bọ cai trị loài người?
Tại làm  sao dân ta phải làm nô lệ lũ đười ươi?
Ấy vì Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười đầu hàng Trung Cộng,
Vì Hồ Chí Minh bán nước để lấy tiền, lấy súng,
Vì dân ta đã tin tưởng Mao Trạch Đông,
Vì nhân dân ta đã đổ máu cho Việt Cộng thành công
Vì nhân dân ta tham tiền tham bạc,

Vì dân ta  có nhiều người yêu đảng, yêu bác
Đã cam tâm quỳ lạy Hồ Chí Minh
Đã một lòng đi theo bọn Nguyễn Văn Linh,
Đem đất nước bán cho quân Trung Cộng.
Nhân dân ta ơi, hãy mau tỉnh mộng,
Hãy đứng lên tiêu diệt quân thù,
Để xây dựng Việt Nam độc lập, hạnh phúc triệu triệu mùa thu.

NAM NGUYÊN* ĐẠI HỌA TRUNG CỘNG

Đại họa gián đất, ốc bươu vàng và lỗ hổng quản lý

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-03-31
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_WAS2005052994910-600.jpg
Rùa tai đỏ trong phòng thí nghiệm ở New York hôm 26/5/2005, được coi là động vật lạ, gây hại môi trường nhưng từng được nhập vào Việt Nam hàng loạt.
AFP photo


Chuyện nuôi gián đất, rùa tai đỏ rộ lên trong những ngày gần đây mặc dù đại họa ốc bươu vàng kéo dài đã 30 năm. Cơ quan quản lý bị động hay chính sách bất cập đã gây ra những tình huống trớ trêu.
Đối với nhà báo có lẽ câu chuyện nông dân lập công ty phát triển nuôi gián đất ở Bắc Ninh để xuất khẩu là một đề tài lạ. Bởi con gián đất là thứ mọi người ghê tởm nay lại nuôi để bán giá hời sang Trung Quốc làm thuốc. Khi giới truyền thông cho biết nghề nuôi gián đất đang tăng tốc phát triển mạnh, thì các giới chức ở Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn mới “giật mình”. Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo “xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của các cá nhân có liên quan…”
Ông Thứ trưởng khẳng định: gián đất là loài côn trùng trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm như, tiêu chảy dịch tả. Nó là thứ côn trùng phải diệt đi, cho nên trong danh mục hóa chất diệt côn trùng của Bộ Y Tế có đến 4 trong số 10 chế phẩm dùng để diệt gián.
Nghe lời đường mật của thương nhân Trung Quốc, nuôi gián xuất khẩu một vốn bốn lời, một nông dân quyết định đầu tư 500 triệu đồng lập cơ sở và bắt đầu sản xuất lứa gián đất đầu tiên, chuẩn bị xuất bán cho Trung Quốc thì bị ngành nông nghiệp tuýt còi. Điều trớ trêu là trước khi lập công ty nuôi gián đất, nông dân này đã xin phép và được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép hẳn hoi, không chỉ một mà tới hai giấy phép cho hai Cty Trách nhiệm Hữu hạn khác nhau.
Giờ đây bị bắt buộc phải tiêu hủy số gián đất, trứng gián và dụng cụ nuôi, các Cty nuôi gián dọa kiện Sở Kế hoạch đầu tư đòi bồi thường thiệt hại.
Tôi cho rằng sắp tới các ngành phải ngồi lại với nhau, mặt hàng nào cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh phải được công khai ra cho tất cả mọi người dân đuợc biết. Như vậy tình trạng này sẽ không xảy ra nữa.
- LS Nguyễn Văn Hậu
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, con gián đất là mặt hàng không được kinh doanh, nó ảnh hưởng đến người dân và môi trường của Việt Nam. Sở Kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy phép tức là sản xuất nuôi gián được hợp pháp. Tuy vậy con gián đất không nằm trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Cho nên tỉnh Bắc Ninh cấp phép là không đúng. Người dân có thể khởi kiện hành chánh về việc bị thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh gián đất. Sở Kế hoạch Đầu tư hay nói cách khác chính quyền phải bồi thường thiệt hại cho người dân. LS Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh rằng, vụ việc cho thấy có sự thiếu phối hợp rất lớn giữa các ngành chức năng. Ông nói:
“Theo qui định của Nhà nước, người dân có quyền kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Khi ban hành những danh mục cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì phải công khai minh bạch và có sự thông suốt của các ngành này, chứ người dân và doanh nghiệp họ không thể biết được. Theo Hiến pháp 2013, những cơ quan Nhà nước ban hành những văn bản qui phạm pháp luật mà nó gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường. Tôi cho rằng sắp tới các ngành phải ngồi lại với nhau, mặt hàng nào cấm kinh doanh và hạn chế kinh doanh phải được công khai ra cho tất cả mọi người dân đuợc biết. Như vậy tình trạng này sẽ không xảy ra nữa.”

Nhà nước nhập ốc bươu vàng

OCBUOUVANG-250.jpg
Ốc buơu vàng bám thân cây lúa.
Câu chuyện con gián đất, con rùa tai đỏ là những vật nuôi gây hại cho môi trường do người dân hoặc doanh nghiệp du nhập vào Việt Nam. Nhưng trường hợp con ốc bươu vàng gây hại 30 năm qua thì lại do chủ trương của nhà nước. Năm 1984 theo chỉ đạo từ cấp cao, con ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Nam Mỹ được nhập khẩu về Việt Nam để nhân giống phát triển với mục đích làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và làm thực phẩm cho người.
Lúc đó, những người ra quyết định không hiểu được là con ốc bươu vàng sinh sôi nẩy nở với tốc độ chóng mặt, một con ốc cái đẻ ra 300-500 trứng, vòng đời 30 năm. Ốc bươu vàng tàn phá đồng ruộng Việt Nam đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, chúng là là loài ăn thực vật và rất thích mạ non, xà lách, bèo tấm, rau muống.
Trong thập niên 1990, khi đại họa ốc bươu vàng khởi sự bùng phát trên vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, đại biểu Quốc hội từng đòi quy trách nhiệm ai là người cho phép du nhập ốc bươu vàng vào Việt Nam. Sau đó ốc bươu vàng mới được đưa vào danh mục những sinh vật ngoại lai xâm hại cực kỳ nguy hiểm với ngành sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy hiện nay ốc bươu vàng vẫn tồn tại và nông dân phải chi phí tiền bạc và sức lao động cho việc thường xuyên tiêu diệt chúng. Một nông dân đồng bằng sông Cửu Long phát biểu:
Trời ơi lúa mới xạ anh mà không thuốc thì nó ăn trụi lủi luôn, con ốc bươu vàng nông dân tốn biết bao nhiều tiền… chi phí một công thuốc ốc bươu vàng mất cả chục ngàn đồng.
- Nông dân ĐBSCL
“Đại họa mấy năm nay rồi, nhà nước cũng phải kêu. Ban đầu ở vùng Kiên Giang thôi, nhưng ghe anh đi mua bán nó đeo theo ghe, anh chạy tới đâu nó sanh tới đó. Trời ơi lúa mới xạ anh mà không thuốc thì nó ăn trụi lủi luôn, con ốc bươu vàng nông dân tốn biết bao nhiều tiền… chi phí một công thuốc ốc bươu vàng mất cả chục ngàn đồng.”
Bài học đại họa ốc bươu vàng vẫn còn nguyên, con ốc bươu vàng vẫn tồn tại vì không tận diệt được nó. Thậm chí nhiều hộ nông dân ở miền bắc còn nuôi ốc bươu vàng để lấy thịt bán cho thương lái Trung Quốc.
Câu chuyện nhập khẩu trứng gián đất Trung Quốc về để nuôi ở Bắc Ninh, hay du nhập loại rùa tai đỏ trong danh mục cấm ở Vĩnh Long cho thấy những lỗ hổng lớn trong công tác quản lý ở Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/passive-manage-lead-severe-consequen-nn-03312014110400.html

BA SÀM* * TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC

Hoc giả Singapore: " Trung Quốc giành được Biển Đông sẽ mất đi cả thế giới"

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
NQL: Nước đổ đầu vịt. Lòng tham đã làm chúng nó mù mắt, không nhìn thấy gì đâu!
Theo trang tin “ Đa chiều” cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây vả tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với các quốc gìa láng giềng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không ngừng leo thang, cách thức Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp trên biển như thế nào vẫn luôn là tâm điểm chú ý của dư luận. Gần đây, một học giả Singapore đã cho rằng nếu như giành được Biển Đông, Trung Quốc nhất định sẽ mất cả thế giới.

Trong bài viết đăng trên tờ “Thời báo Hoàn cầu”, Giáo sư trường Đại học Quốc gia Singapore, ông Kishore Mahbubani cho biết: “Chúng ta không có cách nào dự đoán được tương lai, những chuyện không lường tới thường hay xảy ra. Song có một chuyện có thể khẳng định rằng: trong 10 hoặc 20 năm tới, Trung Quốc sẽ trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng từng dự đoán nếu tính toán dựa vào sức mua với tỉ giá ổn định, đến năm 2019 Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới”.
Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt từng nói: “Năng lực càng lớn, trách nhiệm càng cao”. Điều này là không thể né tránh. Sau khi trở thành quốc gia số một thế giới, Trung Quốc phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn nữa. Trong 10 năm tới, cùng với sự trỗi dậy của mình, Trung Quốc sẽ nhận được sự quan tâm rộng rãi của thế giới; thế giới sẽ tìm hiểu, theo dõi cách hành xử của Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân tồn tại khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở nên quan trọng. Mối quan hệ này sẽ trở thành kiểu mẫu về quan hệ hữu nghị, mật thiết để cả thế giới noi theo.
Hiện nay, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tương đối tốt đẹp, song chưa đến mức “tin tưởng sâu sắc”. Có lẽ quan hệ Mỹ – châu Âu mới là minh chứng rõ nhất cho tính chất này. Mặc dù nằm ở hai bờ Đại Tây Dương, song nhờ sự giao lưu nhân dân mật thiết, hai bên đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Trước đây quân đội Mỹ từng khai chiến với quân đội Đức, Italy trong thời kì Chiến tranh Thế giới thứ Hai, song giữa Mỹ và châu Âu hiện không có bất kì khả năng giao chiến nào.
Theo bài báo trên, điều đó không có nghĩa là quan hệ Mỹ – châu Âu không tồn tại vấn đề gì. Hai bên vẫn có sự tranh chấp về mặt kinh tế, song đã nỗ lực đạt được thống nhất về “Hiệp định đổi tác thương mại và đâu tư xuyên Đại Tây Dương” (TTIP); khi biết tin cơ quan tình báo Mỹ nghe lén điện thoại cá nhân, Thủ tướng Đức Angela Merkel vô cùng tức giận… Mặc dù vẫn tồn tại một số vấn đề nhưng sự tin tưởng, hợp tác giữa Mỹ và châu Âu luôn duy trì ở mức độ cao và không thể phá vỡ.
Trung Quốc có thể kỳ vọng vào việc xây dựng “mối quan hệ tin tưởng sâu sắc” với ASEAN. Tương tự việc châu Âu không uy hiếp Mỹ, ASEAN bao gồm các nước vừa và nhỏ cũng sẽ không đe dọa Trung Quốc – dưới bất kỳ hình thức nào. Quả thực, kể từ chuyến thăm mang tính lịch sử của cố Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tới Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore vào tháng 11/1978 đến nay, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng đạt được những tiến triển tích cực. Cũng tại thời điểm đó, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đưa ra sáng kiến thành lập Khu thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN, nhờ vậy quan hệ song phương đã bước lên một tầm cao mới. Trung Quốc đã có những nhượng bộ đơn phương to lớn với “chương trình thu hoạch sớm” của các nước ASEAN. Theo kế hoạch, từ năm 2003, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với hơn 600 loại nông sản và hơn 100 sản phẩm thuộc ngành chế tạo từ các nước ASEAN, đồng thời nước này cũng thực hiện giảm thuế đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang ASEAN. Khu thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN chính thức khởi động vào năm 2010 và sau khi đàm phán thành công Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực, quan hệ giữa hai bên hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá hơn nữa.
Tuy nhiên, trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN vẫn tồn tại một số khó khăn mà mọi người đều biết. Ví dụ điển hình là vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rất may, tất cả các bên đều nhất trí giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình. Trung Quốc và ASEAN đã đạt được nhận thức chung về “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) và đang tiến hành bàn bạc đi đến thống nhất “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông” (COC). Một nhân tố phức tạp trong quá trình đàm phán này chính là “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn – PV) do Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở Biển Đông. Đến nay, Trung Quốc chưa hoàn toàn làm rõ nội hàm của đường 9 đoạn và điểm mơ hồ này đã tạo không gian để các bên đàm phán. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, từ trước đến nay tự do hàng hải ở Biển Đông không xảy ra vấn đề gì và trong tương lai cũng sẽ như vậy.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng tuân thủ tự do hàng hải có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lợi ích quốc gia lâu dài của nước này. Sau khi trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, -Trung Quốc và Mỹ sẽ có lợi ích giống nhau nên cần đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế; điều đó giống như Mỹ và Liên Xô có lợi ích chung tại các cuộc đàm phán về tự do hàng hải trong “Công ước Liên hợp quốc về luật biển”:
Bài báo trên chỉ ra rằng chủ trương chủ quyền mang lại lợi ích toàn cầu, gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải ở Biên Đông, không phù hợp với lợi ích lâu dài của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc đạt được thành công ở Biển Đông, nước này sẽ mất đi toàn bộ vùng biển trên thế giới và điều này không hề có lợi cho Trung Quốc. Do đó, theo ông Kishore Mahbubani, các quốc gia Đông Nam Á có liên quan có thể cùng Trung Quốc tìm ra phương án hữu nghị lâu dài để giải quyết vấn đề Biển Đông. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng “mối quan hệ tin tưởng sâu sắc” giữa Trung Quốc và ASEAN giống như mô hình quan hệ Mỹ – châu Âu. Song vấn đề là giới truyền thông phương Tây tiếp tục miêu tả tiêu cực về sự trỗi dậy của Trung Quốc, ám chỉ việc Trung Quốc trở thành một nước lớn là có tính xâm lược. Dù cho rằng đó là bịa đặt, song Trung Quốc không thể đánh giá thấp giới truyền thông trong việc định hướng dư luận toàn cầu.
Biện pháp tốt nhất để bác bỏ những tin tức tiêu cực này là Trung Quốc phải thể hiện với thế giới những hành động đích thực của mình, đồng thời xây dựng “mối quan hệ tin tưởng sâu sắc” với các nước láng giềng. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, mà còn mang đến lợi ích toàn cầu cho nước này, bởi nó cho thấy mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã chứng minh cam kết của nước này đối với hòa bình của thế giới./.
 

DU LỊCH VIỆT NAM



Nỗi Khiếp Sợ Của Người Nước Ngoài Khi Tới Việt Nam


Có người đùa rằng, khách Tây khi đến Việt Nam phải... đi học võ trước khi ra đường. Câu nói đùa đó xuất phát từ nỗi sợ hãi của người ngoại quốc khi bị "giăng bẫy từ bề" từ giao thông lộn xộn cho đến tệ nạn "chặt chém", lừa đảo, móc túi.

Đối với người nước ngoài, giao thông nguy hiểm ở Việt Nam được ví như "sát thủ thầm lặng". Nỗi khiếp đảm của họ khi bước chân ra đường phố ở các thành phố lớn là dòng xe cộ quá đông, quá nhiều xe máy.Ôtô xe máy chung một làn đường mà người ta ví von kiểu hạt lạc kẹp hạt vừng. Thêm vào đó đường đi lại quá hẹp, người tham gia giao thông thường không dừng đúng vạch sơn. Đó là chưa kể tới việc nhiều tuyến đường trong phố cổ, đèn đỏ dường như chẳng có mấy tác dụng khi đường nhỏ, giao nhau nhiều, các phương tiện cứ thế chạy qua khi không thấy bóng cảnh sát giao thông ở đâu.

Người nước ngoài ví mỗi lần băng sang đường giữa dòng xe cộ nườm nợp ở thủ đô là một cảm giác phiêu lưu, mạo hiểm mà họ chưa từng được "trải nghiệm" ở nước mình. Và trong cuộc phiêu lưu ấy, họ có thẻ trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông bất kỳ lúc nào.
 


Hai khách nước ngoài đi bộ đứng lại và nắm tay nhau thật chặt do các phương tiện khác không chịu nhường đường hay đi chậm lại.

Ví dụ điển hình nhất là vụ ông Blankenstein (46 tuổi, quốc tịch Hà Lan) bị xe đâm vì tuân thủ luật giao thông Việt Nam vào ngày 23/9/2013, trên đường Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM.

Lúc đó, ông Blankenstein sang đường tại khu vực có vạch kẻ trắng, dành cho người đi bộ. Khi ông Blankenstein ra đến giữa đường thì bất ngờ bị một chiếc xe máy lưu thông theo hướng Bùi Thị Xuân về Cách Mạng Tháng Tám với tốc độ cao tông phải. Lực tông quá mạnh khiến ông Blankenstein văng xuống đường. Tiếp đó, một xe máy khác lưu thông hướng ngược lại không kịp xử lý tình huống bất ngờ nên tông mạnh vào nạn nhân.


Vị khách nước ngoài bị đâm liên tiếp khiến bất tỉnh.



Hai cú tông liên tiếp đã khiến ông Blankenstein bị thương khá nặng, nằm quằn quại trên đường trong đau đớn. Điều đáng nói, mặc nạn nhân nằm đau đớn trên đường, chủ phương tiện đâm đầu tiên thản nhiên cho xe tháo chạy khỏi hiện trường, chỉ còn chủ chiếc xe đâm thứ 2 đã ở lại phối hợp với người đi đường đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu.

Chị Nguyễn Thị Hằng, một người bán hàng trên phố cổ cho hay, chị đã chứng kiến không dưới một lần cảnh người nước ngoài khi sang đường bị xe máy đâm phải dù đi đúng luật. Họ hầu hết đều là khách du lịch hoặc người mới sang Việt Nam, chưa hiểu rõ về tình hình giao thông lộn xộn của Việt Nam.

Có lần, chị Hằng còn nghe thấy 2 cô gái sau khi suýt đâm vào một ông Tây còn quay sang nói với nhau: "Bọn Tây đi ngu... như bò, sang đường mà cứ cắm đầu đi không nhìn 2 bên". Trong khi đó, người nước ngoài nọ đã đi đúng làn dành cho người đi bộ.

Trước nỗi ám ảnh của người ngoại quốc về giao thông ở Việt Nam, nhiều người thậm chí còn nói đùa: Tây sang Việt mà muốn an toàn khi ra đường thì phải trải qua khóa huấn luyện đặc biệt như "vẫy tay" thật lực để người đi đường để ý, làm biển hiệu cầm sang...

Cứ gặp Tây là "chặt chém" từ đầu tới chân
Có một sự thật mà bất kỳ người nước ngoài nào từng sống ở Việt Nam một thời gian đều hiểu rõ, đó là chính cái mác "ông Tây", "bà Tây" khiến họ luôn trở thành đối tượng bị "chặt chém" từ đầu tới chân theo đúng nghĩa đen. Cắt tóc bị "chém", đánh giày cũng bị "chém".

Gia đình anh Jimmy (Anh) lần đầu tiên đi tour mở đến Việt Nam và ghé Hội An vào năm 2012. Một lần, anh vào tiệm cắt tóc trên đường Trần Phú cạo sơ cái đầu bóng láng của mình. Chỉ mất vài phút nhưng sau đó anh phải trả 200.000 đồng, trong khi thực tế dịch vụ này cho người Việt chỉ khoảng 30.000 đồng
.


Khách du lịch nước ngoài dù mua hàng hóa gì, đi đâu cũng bị “hét” giá trên trời. 



Thậm chí, ngay cả những người đánh giày cũng tụ tập thành tốp để dễ bề bắt chẹt, chặt chém du khách ngoại quốc. Hễ thấy du khách nước ngoài, nhóm đánh giày lao tới, cúi xuống chỉ vào chân rồi dùng lọ keo ấn vào giày... Sau vài động tác, người đánh giày giơ tay ra hiệu và đòi bằng được vài trăm nghìn của khách mới chịu đi.


Theo nhiều người dân khu phố cổ, hiện tượng người đánh giày bắt chẹt khách du lịch nước ngoài khá phổ biến, nhưng không ai dám nói vì sợ "tai bay vạ gió".

Và dịch vụ khiến người nước ngoài phải "lột trái túi" nhiều nhất chính là ăn uống ở nhà hàng. Ngày 26/3/2013, một nhóm du khách gồm 7 người (4 người Nhật và 3 người Việt Nam) vào quán Hương Việt. Với 6,1kg tôm kẹt (tôm hùm loại nhỏ); 3,5kg cua; 1,7kg mực, hàu… nhóm du khách trên phải trả 16,6 triệu đồng. Sau khi tiếp nhận phản ánh của nhóm du khách, đoàn kiểm tra liên ngành du lịch và dịch vụ Vũng Tàu đã tiến hành xác minh, bên cạnh việc xử phạt quán ăn Hương Việt, chủ quán còn phải bồi hoàn lại cho nhóm du khách 4,8 triệu đồng.


Các thủ đoạn "chặt chém" khách nước ngoài hiện khá phổ biến ở các quán ăn Việt. Khi khách gọi món, họ thường không mang thực đơn ra; hoặc thực đơn ghi mập mờ để gian lận số lượng và chất lượng. Khi tính tiền, nếu khách thắc mắc thì nhân viên mang ra một thực đơn khác với giá cao gấp nhiều lần ban đầu. Khi khách phản ứng, nhân viên quán tỏ thái độ hung hãn, đe dọa khiến nhiều du khách sợ mà ngậm bồ hòn làm ngọt.

Đi bộ thì nguy hiểm, xong nếu người nước ngoài muốn đi taxi cũng phải đối mặt với hiểm họa bị taxi dù chặt chém. Điển hình là vụ việc 3 vị khách nước ngoài (quốc tịch Anh, Mỹ) bắt chiếc xe taxi dán logo Hồng Minh BKS 29A-94449 đi từ đầu phố Hàng Đào sang số 9 Mã Mây (đoạn đường dài khoảng 1km) nhưng lái xe taxi “dù” đã lấy tiền cước lên tới 245.000 đồng



Tình trạng taxi móc túi khách nước ngoài vẫn xảy ra, dù lực lượng chức năng đã có những biện pháp chấn chỉnh.



Phát hiện tài xế “chặt chém” giá cước, những hành khách này đã chụp lại biển số xe và hình ảnh của lái xe, sau đó nhờ lễ tân khách sạn báo đến đường dây nóng của Sở VH-TT&DL.


Sau gần 1 ngày rà soát các hãng taxi trên địa bàn, vào 4 giờ 30 phút sáng 20/3, lực lượng Thanh tra giao thông đã phát hiện và tạm giữ xe taxi “dù” tại khu vực gần ga Hà Nội. Thừa nhận về hành vi sai trái của mình, lái xe Hoàng Triệu Quý (SN 1971) đã ký vào biên bản vi phạm và cùng lực lượng thanh tra mang tiền trả lại cho 3 du khách nước ngoài.



Tệ nạn "chôm chỉa", lừa gạt


Ngoài nỗi sợ giao thông và "chặt chém", khách Tây đến Việt Nam cũng thường phải thủ theo vài "ngón" đặc biệt để đề phòng tệ nạn ăn cắp vặt, móc túi, lừa gạt. Những kẻ xấu rất dễ lợi dụng sự cả tin và bất đồng ngôn ngữ của người nước ngoài để thừa nước đục thả câu.


Có thể kể ví dụ gần đây nhất là vụ một nhóm trộm cắp làm trò nhảy múa để chôm đồ của khách nước ngoài vào ngày 5/2. Phát hiện vợ chồng anh Natthachat Sanyaphan (SN 1970, quốc tịch Thái Lan) đang ngồi trước số nhà 30 Nguyễn Hữu Huân, có để túi xách đựng máy ảnh, nhóm trộm cắp tiến sát để "tác nghiệp". Bọn chúng đã nói chuyện và nhảy múa để thu hút sự chú ý của vợ chồng anh Natthachat Sanyaphan nhằm tạo sơ hở để 1 đối tượng lấy trộm chiếc túi xách và trốn thoát.

Cơ quan điều tra sau đó đã bắt giữ Bùi Văn Anh (SN 1985, ở Lạc Thủy, Hòa Bình), Nguyễn Thị Hồng Nguyên (SN 1983, ở Hà Nội) Nguyễn Tiến Dũng (SN 1966, ở Hà Nội), Nguyễn Thị Hạnh (SN 1975, ở Hoài Đức, Hà Nội) và đang truy bắt những đối tượng còn lại.


Một trong số những khu vực mà người nước ngoài dễ trở thành "mục tiêu" nhất chính là phố cổ Hà Nội vì đây vốn là nơi tập trung đông du khách ngoại quốc. Và hễ bước chân ra ngoài, họ sẽ bị "quây kín" bởi những người bán hàng rong, mà trong số đó, thường trà trộn kẻ xấu, lừa bịp, trộm cắp vặt.
Cuối tháng 7/2012, một số trang mạng đưa tin về một cô gái người Scotland là nạn nhân của một vụ lấy trộm hộ chiếu ở phố cổ Hà Nội. Cô kể, chỉ vừa cầm hộ chiếu trên tay đã bị mất.


“Ai lấy hộ chiếu của tôi vui lòng trả lại hoặc chỉ cho tôi cách nào lấy được. Tôi sẽ đưa thật nhiều tiền” - cô gái vừa khóc vừa giơ cao tờ 100 đô la Mỹ.
Ngay sau đó, một phụ nữ khoảng 35 tuổi bước đến khều nhẹ cô gái ngoại quốc và chỉ tấm hộ chiếu ở trên nắp capo chiếc xe hơi đậu gần đó. Cô gái kiểm tra kĩ càng lại tấm hộ chiếu của mình rồi đưa cho người phụ nữ ấy một tờ 100 USD Mỹ. Câu chuyện về tấm hộ chiếu... 100 đô la Mỹ cho thấy thực trạng đáng báo động về tình hình trộm cắp của người nước ngoài ở Việt Nam.

Một phụ nữ ngoại quốc bị người bán hàng rong đeo bám



Đến Việt Nam, người nước ngoài còn rỉ tai nhau, rằng du lịch ở phố cổ Hà Nội, nên tránh xa mấy người bán hàng rong, để không phải mua đồ giá cắt cổ, cũng như tránh bị móc túi. Cảnh giác hơn, thay vì đeo sau lưng, họ lại đeo balô... về phía trước ngực để khỏi phải bận tâm, sợ mất đồ.

Những ví dụ kể trên quả thực là câu chuyện buồn không chỉ với người nước ngoài mà cả với phần lớn người dân Việt Nam, những người luôn mong muốn và hy vọng làm đẹp hình ảnh đất nước mình trong mắt bạn bè thế giới.
Nếu như gặp chuyện không may lần đầu tiên, người nước ngoài có thể sẽ dễ dàng bỏ qua bởi có lẽ họ cũng đã lường trước một số bất tiện khi đến một đất nước khác.

Tuy nhiên, khi họ bị "giăng bẫy" từ bề với đủ các vấn nạn từ "chặt chém" đến "chôm chỉa", thì chắc chắn ấn tượng xấu ấy không dễ bị phai mờ, hình ảnh đất nước hình chữ S sẽ mất đi phần nào sự thân thiện, thú vị. Và việc thay đổi suy nghĩ tiêu cực của họ lúc đó chắc chắn sẽ khó hơn nhiều so với việc gây dựng ấn tượng tốt đẹp ngay từ đầu.


TRẦN AN LỘC + BỒI BÚT CỘNG SẢN

Chân dung của một tên bồi bút

Trần An Lộc (Danlambao) - Vụ án bà Nguyễn Thị Năm tức bà Cát Hanh Long là người đầu tiên bị xử bắn để phát động phong trào "cải cách ruộng đất" năm 1953 bởi đảng Cộng sản Việt Nam tại nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lại đang như những giòng máu chảy dài trên báo mạng trong nước.
Người ta đã nghe nhiều về cái chết oan khiên, tức tưởi của người phụ nữ vừa đáng thương vừa đáng kính này, nhưng nay đọc lại những chi tiết được kể từ những người trong cuộc là con cháu của bà Cát Hanh Long, và những quan chức tiếp cận với vụ án mới thấy hết cái xót xa, sự độc ác và tính vô luân của vụ án và của những cá nhân đã trực tiếp chỉ đạo và gây ra vụ án. 
Để tránh dài dòng, người viết xin quí độc giả đọc lại bài báo "Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất" của tác giả Xuân Ba, đã đăng trên trang Blog Tễu cùng tư liệu mang tên: "Thêm các tư liệu về việc vu oan bà Cát hanh Long Nguyễn Thị Năm", trong đó đăng nguyên văn một bài báo (có bản chụp) với lời mở đầu: "Dưới đây là một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 của tác giả C.B., mở màn cho chiến dịch cải cách ruộng đất. Đối tượng mà bài báo “tấn công” là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng." 
Người viết xin trích lại nguyên văn bài báo ký tên C.B. này như sau:
Địa chủ ác ghê

Thánh hiền dạy rằng: "Vi phú bất nhân". Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá - thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.

- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.

- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.

- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.

- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.

- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.

- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

(21-7-1953)
C.B.
Đọc xong bài báo của tay C.B. này, quí bạn đọc thấy gì? Nghĩ gì?
Riêng kẻ viết bài này thì thấy lạnh xương sống, rởn tóc gáy, sau đó thì phẫn nộ, và rồi đau buồn và xấu hổ.
Thế này mà là một bài báo ư? Mà lại là một bài báo đăng trên tờ báo chính thống của đảng CSVN và của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa!
Cố gắng đọc lại và rồi thấy rằng đây là một bản cáo trạng, một bản cáo trạng không bằng không chứng. Nói đúng hơn đây là một lô những điều vu khống, mạ lỵ, ngậm máu phun người.
Mỗi một chữ trong bản án rùng rợn này là một nhát mã tấu xả vào thân xác của một phụ nữ bị trói tay trói chân và bị bịt miệng. Mỗi một hàng chữ là một kiểu giết người man rợ mà không một người bình thường nào có thể nghĩ ra. Mỗi một đoạn văn là một tấn tuồng vô luân mà chỉ những chuyên viên tra tấn và giết người chuyên nghiệp mới có thể làm.
Nay tất cả đổ lên đầu một phụ nữ là bà Cát hanh Long Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ 47 tuổi đời, có 2 con là Trung Đoàn Trưởng QĐND, sư 308 Điện Biên và (trích): "Những Võ Nguyên Giáp Trường Chinh, Lê Đức Thọ Hoàng Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đáng của Mặt trận Việt Minh từng qua lại được chở che ở ngôi biệt thự bề thế ở ven hồ Thiền Quang. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, lại cũng những đáng bậc ấy cùng nhiều yếu nhân của Đảng của Chính phủ cũng nhiều dịp tá túc qua lại sinh hoạt ở khu đồn điền Đồng Bẩm vùng Thái Nguyên. Chủ những cơ ngơi những biệt thự cùng khu đồn điền ở Đồng Bẩm ấy là bà Nguyễn Thị Năm thường gọi là Cát Hanh Long, tên một hiệu buôn nổi tiếng ở Hà Thành, Hải Phòng". và "Khó kể hết những đóng góp của nhà tư sản ấy cho cách mạng. Từng ủng hộ Việt Minh trước CM tháng Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bẩy trăm lạng vàng) rồi sau này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người đóng góp tiêu biểu nhất của “Tuần Lễ Vàng” ở Hải Phòng vơi hơn một trăm lạng vàng". Và lời chứng của Võ Nguyên Giáp ngày 10/11/2001: "Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”.
Như vậy rõ ràng bà Năm là một người yêu nước, một người đóng góp tích cực trong công cuộc chống Pháp dành độc lập và là một ân nhân đối với các lãnh tụ đầu sỏ của đảng CSVN. Vậy bà Năm có ân oán gì với tác giả C.B. mà C.B. phải vu khống bà những tội ác khủng khiềp chỉ có trong các tiểu thuyết kinh dị hay trong óc những tên đồ tể bệnh hoạn mất hết tính người, như vậy?
May là chúng ta đã có câu trả lời (trích tại đây): "C.B.: là bút danh của ông Hồ Chí Minh, dùng tại 147 tài liệu viết từ tháng 3 năm 1951 đến tháng 3 tháng 1957 (trên báo Nhân Dân)".
Vâng, C.B. là bút danh của Hồ Chí Minh! Quả thật tôi không tin vào mắt mình! Quả thật là một quả bom tấn!
Dù không bao giờ tôi coi Hồ Chí Minh là một người yêu nước, dù với tôi Hồ Chí Minh chỉ là một tên điệp viện cộng sản, là người có tội nhiều hơn là có công với tổ quốc và dân tộc Việt Nam, tôi vẫn không bao giờ nghĩ Hồ Chí Minh lại vô luân như thế, lại ác độc và hèn hạ như thế! Và tôi đã lầm: bởi vì C.B. tức Hồ Chí Minh chính là một tay bồi bút mạt hạng. Hơn nữa là một thằng độc ác, hèn mạt và vô luân. 
Tại sao vậy?
Bởi vì thông thường một tên bồi bút cũng chỉ uốn cong ngòi bút của mình khi sinh mạng hắn hay bà con thân nhân ruột thị hắn bị đe dọa, hoặc vì hắn ham tiền, ham danh, ham gái, ham hưởng thụ và có thể vì bất tài, không đứng được trên đôi chân của mình để phải làm một tên bồi bút bị mọi người khinh bỉ.
Nhưng đây, xin quí bạn đọc nhớ cho - Hồ Chí Minh lúc ấy đang ở trên đỉnh quyền lực, muốn hại ai thì hại, muốn giết ai thì giết, muốn gái có gái, muốn tiền có tiền, thế thì cái gì đã khiến ông phải viết một bài báo vô luân như thế? Xin đừng đổ lỗi cho quan thầy Trung quốc! Thử hỏi những Huỳnh Phú Sổ, Phạm Quỳnh, Khái Hưng, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạc, Nguyễn Văn Vững vân vân... bị giết, có cần phải có lệnh của TQ hay không? Như vậy nếu vì bất cứ lý do gì (cứu cánh biện minh cho phượng tiện) muốn giết bà Năm thì cứ giết, như đã giết các nhà yêu nước không cộng sản trên, cần gì phải viết một bài báo vu khống, mạ lỵ, rồi kéo cả những người con bà Năm đã từng xả thân trên tuyến đầu đánh Pháp vào mà hành hạ cho thân tàn ma dại một cách tán tận lương tâm đến như vậy. Mà lại ký tên C.B. không dám đề tên Hồ Chí Minh cho bàn dân thiên hạ được biết? Nó vô luân và hèn hạ chính là ở điểm này!
Tất cả cái vô luân nằm trong cái tâm độc ác của con người bệnh hoạn này. Đã độc ác lại hèn vì cam tâm đánh vào một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Nó vô luân bởi người phụ nữ này là ân nhân của hắn, của đồng chí và đồ đệ của hắn.
Nó vô luân bởi người phụ nữ này là người yêu nước nhiệt tình, một người hoàn toàn vô hại cho đảng cộng sản. Nó vô luân bởi mà là mẹ của 2 người con trai trong quân đội ra tuyến đầu cứu nước. Người đã dâng gần hết tài sản cho đảng CSVN được ngụy trang dưới danh hiệu cách mạng.
Thế mà nó đã đối xử với bà còn thua loài thú đối với đồng loại, thì sao không thể gọi là vô luân.
Viết đến đây tôi cũng thêm một điểm để công luận và sử gia lưu ý: Đó là vai trò của "Những Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Lê Đức Thọ Hoàng Quốc Việt cùng nhiều yếu nhân của Đáng của Mặt trận Việt Minh từng qua lại được chở che". 
Theo bài báo dẫn thượng, thì mãi đến "mùa đông năm 1986 Lê Đức Thọ và Trường Chinh mới ghé mắt đến con cháu vị ân nhân của mình. Còn Võ Nguyên Giáp thì sao? Mãi đến ngày 10/11/2001 (5 năm sau Lê Đức Thọ lên tiếng) Giáp mới vớt đuôi một câu: "Bà Nguyễn Thị Năm tức Cát Hanh Long là một địa chủ có tinh thần yêu nước, trong kháng chiến đã từng giúp đỡ bộ đội. Bản thân tôi và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có lúc đã ở lại nhà bà. Trong những buổi họp sửa sai, chính Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Lê Văn Lương đều cho rằng xử trí bà Nguyễn Thị Năm là một sai lầm”. Chỉ nói vớt đuôi vậy thôi chứ không hành động gì. Kể cả trong lúc còn quyền hành nghiêng trời như nhân vật số hai sau Hồ Chí Minh, Giáp cũng không thắp được một cây nhang cho vong hồn bà Năm để gọi là đền đáp những gì bà đã cưu mang giúp đỡ chính bản thân hắn. Còn những tên như Hoàng quốc Việt cùng nhiều yếu nhân... thì hoàn toàn vắng tiếng!
Với những con người tán tận lương tâm như vậy mà tôn vinh là "cha già dân tộc" là "nguyên khí quốc gia" thì đất nước này, dân tộc này không cất đầu lên nổi là chuyện chẳng lạ chút nào.
Tôi viết bài này như một nén nhang dâng lên oan hồn cụ bà Nguyễn Thị Năm và muôn vàn nạn nhân khác đã bị cộng sản giết hại. Tôi cũng xin thân nhân của cụ Năm cũng đừng xin xỏ chi cái đảng cộng sản vô luân này những cái giấy lộn và những danh hiệu rỗng tuyếch cho tủi thêm vong linh người oan khuất. 
Xin quí vị nhớ câu nói bất hủ của Cù Huy Hà Vũ: "Nhân dân và Tổ quốc sẽ giải án cho tôi" - Vâng, như vậy chúng ta không cần xin xỏ vì đảng cộng sản không đủ tư tâm và đủ tầm để làm việc này.

Sunday, March 30, 2014


NGUYỄN ĐỨC QUỐC *VÌ SAO TÔI DẤN THÂN CHỌN CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH

VÌ SAO TÔI DẤN THÂN CHỌN CON ĐƯỜNG ĐẤU TRANH 




Ngôi trường giáo lý đã bị bao vây cưỡng chiếm

Vào năm 2008 .Khởi sự từ một “dự án nước thải” ngang qua thị trấn Lăng Cô nơi tôi đang cư trú. Khi nhà cầm quyền huyện Phú Lộc, TT.Huế thông báo: “dự án nước thải” được tài trợ bởi “ Ngân hàng phát triển Châu Á” gọi tắt là ADB.




Dự án đi qua làm ảnh hưởng đến phần đất của các hộ gia đình dọc hai bên đường QL1A thuộc thị trấn Lăng Cô. Nhà cầm quyền huyện Phú Lộc mời các hộ gia đình có đất bị ảnh hưởng đến văn phòng UBND thị trấn Lăng Cô để họp nghe thông báo và lắng nghe ý kiến của người dân. Phía nhà cầm quyền huyện Phú Lộc thông báo sẽ mượn đất của các hộ gia đình hai bên đường QL với chiều xâu vào 4.5 mét. Chiều dài thì dọc hai bên đường QL1A.


Trước đó, tôi đã có thông tin của dự án trong tay và thông tin này hội đủ các điều kiện đền bù và hỗ trợ thỏa đáng cho người dân có đất bị ảnh hưởng khi dự án đi qua. Nhà cầm quyền huyện Phú Lộc khi đó muốn chiếm đoạt hết tiền đền bù của các hộ gia đình có đất bị ảnh hưởng, bằng cách thông báo mượn đất.
Vì biết rõ thông tin của dự án và nội dung bản văn của dự án lại có trong tay của tôi, tôi đã phản ứng việc này với những viên chức cán bộ có mặt trong buổi họp hôm đó tại văn phòng UBND thị trấn Lăng Cô dưới sự chủ trì của ông chủ tịch thị trấn "Lê Văn Tình".


Sau hồi tranh luận với các viên chức của nhà cầm quyền, họ thấy bế tắc trong vấn đề tôi nêu ra, ngay lúc đó ông "Huỳnh Đức Hải" phó chủ tịch thị trấn Lăng Cô đã xông vào đòi đánh tôi và đuổi tôi ra khỏi phòng họp, bức xúc trước hành động ngang ngược của những người gọi là “đầy tớ nhân dân” không biết lắng nghe ý kiến từ người dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án, mà còn có thái độ khiêu khích gây sự với tôi như thế.


Không những tôi không sợ hành động đê hèn của các “đầy tớ nhân dân” ngược lại tôi phản đối rất gay gắt với họ, tôi cũng kêu gọi những người dân có mặt trong buổi họp hôm đó đứng lên ra khỏi văn phòng ủy ban nơi diễn ra buổi họp đi ra ngoài để phản đối. Kể từ đó phía nhà cầm quyền huyện Phú Lộc bắt đầu gây khó dể cho công việc kinh doanh của tôi.


Rồi tiếp sau đó bao nhiêu chuyện xãy ra ở quê tôi do phía nhà cầm quyền tỉnh TT.Huế và Huyện Phú Lộc dựng nên. Nhà cầm quyền TT.Huế lúc đó muốn chiếm đoạt ngôi trường và đất đai tại: “giáo xứ Sáo Cát”, và con đường của nhà thờ "giáo xứ Lăng Cô" nhưng những âm mưu chiếm đoạt của họ đều bất thành. Vì những lần đó tôi luôn đồng hành với giáo dân của hai giáo xứ nói trên quyết bảo vệ tài sản của Giáo hội.


Ý đồ cưỡng chiếm đất đai tại hai giáo xứ "Sáo Cát & Lăng Cô" bất thành, thì vào ngày 14/9/2009 nhà cầm quyền tỉnh TT.Huế đã huy động một lực lượng gồm cảnh sát cơ động, công an, cán bộ và côn đồ cưỡng chiếm ngôi trường giáo lý của “giáo xứ Loan Lý” nơi tôi đang sinh sống.


Với một lực lượng hùng hậu hơn một ngàn năm trăm người của nhà cầm quyền TT.Huế và với đủ các loại xe xịt hơi cay, xe phun nước, xe cẩu , xe múc, xe ủi..v..v..


Họ đã dùng dùi cui gạy gộc để tấn công giáo dân “giáo xứ Loan Lý”, đa số phụ nữ và trẻ em bị đánh đập rất dã man. Trong đó có cả mẹ vợ, chị vợ và vợ của tôi cũng bị đánh đập.


Khi giáo dân cả giáo xứ đành bất lực trước sự cưỡng chiếm của nhà cầm quyền tỉnh TT.Huế, với một lực lượng tàn ác sẵn sàng đánh đập người dân dưới lệnh của ông bí thư tỉnh ủy TT.Huế “Hồ Xuân Mãn”.


Trước sự bất công của nhà cầm quyền làm cho tôi căm phẫn và từ đó tôi đã mạnh mẽ dấn thân vào con đường đấu tranh để bảo vệ công lý và đòi quyền làm người cho bà con ở quê hương tôi.


Sau sự kiện tại “giáo xứ Loan Lý “ thì vào năm 2010 , nhà cầm quyền huyện Phú Lộc lại bất chấp pháp luật, họ lại kéo quân đến cưỡng chế đập phá các ngôi chòi che nắng , che mưa để làm rẫy của người dân thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô, do ông thượng tá phó công an Huyện Phú Lộc Nguyễn Xuân Sỉ cầm đầu, nhằm chiếm đoạt đất đai của bà con ở thôn Lập An.


Một lần nữa phía nhà cầm quyền huyện Phú Lộc lại thất bại trong việc cưỡng chế vì người dân ở đây đứng lên rất mạnh mẽ và đánh đuổi bọn cướp ngày. Sau lần này tôi cũng được viên thượng tá công an Nguyễn Xuân Sỉ gây khó dể cho công việc tại bãi thu mua cát xây dựng và xe vận tải của tôi.


Trong năm 2013 vừa qua, nhà cầm quyền huyện Phú Lộc tiếp tục thu hồi đất dọc hai bên đường QL1A tại thị trấn Lăng Cô nhằm mục đích mở rộng vỉa hè, thì lại một lần nữa, nhà cầm quyền huyện Phú Lộc lại cắt xén tiền đền bù cho người dân,. Trong quyết định số 40/2012 ngày 21 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh TT.Huế. Qui định 1.955.000đ/1m2 đất cho vị trí 1.


Thế nhưng nhà cầm quyền huyện Phú Lộc đã dùng mọi thủ đoạn để cắt xén tiền của người dân có đất bị thu hồi. Nhà cầm quyền chỉ trả cho người dân 950.000đ/ m2 đất. Không những thế có nhiều hộ dân chỉ được thông báo đền bù 20.000đ-30.000đ/ m2 đất( mặt tiền).


Trong khi trước đó UBND huyện Phú Lộc bán cho nhà hàng “Sao Biển Bé Đen” một thửa đất (đất do bà con thôn Loan Lý canh tác để làm bãi chứa hàu) tổng cộng hai tỷ rưởi với giá 4.500.000đ/m2 trong khi thửa đất này thuộc đất vị trí 2. Và số tiền bán đất này tôi nghi ngờ đã được các đầy tớ nhân dân chia nhau bỏ vào túi tham của họ.Việc này tôi đã tố cáo trên công luận quốc tế và đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.


Nói chung việc dấn thân đấu tranh của tôi bắt đầu từ khi nhìn thấy sự bất công của nhà cầm quyền csVN, trên quê hương của tôi từ những năm 2008 đến nay.


Ngày 10/3/2014
(Fw: hung vu , 3/11/2014, 7.10AM)

ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

Cách đây 225 năm: 1789 ( Mồng 5 Tết Kỷ Dậu) - Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh   

Attachment: Vua Quang Trung Dai pha quan Thanh (trang 12, D-L 151)
 
    Vua Lê Chiêu Thống hèn nhát chạy sang Trung Quốc, cầu viện Thanh Cao Tông (Càn Long).



    Vua Lê chạy sang Trung Quốc, cầu viện Thanh Cao Tông (Càn Long). Vị hoàng đế già đồng ý và cuối năm 1788 sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân Thanh hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long. Quân Tây Sơn do Đại tư mã Ngô Văn Sở, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và các mưu thần khác, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn cố thủ chờ lệnh. Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung. 

 Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với 200 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Biết quân Thanh dự định ngày 16 tháng giêng (âl) sẽ từ Thăng Long xuất quân, ông quyết định quân Tây Sơn sẽ đánh tan quân Thanh và tiến vào Thăng Long trước ngày mùng 6 tháng giêng (âl). Ông hạ lệnh cho quân sĩ ăn Tết Nguyên đán trước và tuyên bố đanh thép: Ngày mùng 7 Tết sẽ đánh vào Thăng Long mở tiệc ăn Tết khai hạ. Sau đó, 5 đạo quân thần tốc tiến ra Thăng Long.


    Đêm 30 tháng chạp Mậu Thân tức 25-1-1789: Quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò Gián Khẩu (Ninh Bình), đánh tan quân của Trấn thủ Sơn Nam Hoàng Phùng Nghĩa.
    Trưa ngày mùng 5 tháng giêng (âl), Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc. Vua Quang Trung dẫn đầu đạo quân chiến thắng, tiến vào Thăng Long trước sự hân hoan đón chào của nhân dân. Nhà vua cho yết bảng an dân, cho quân Thanh ra hàng. Chiến dịch lịch sử đại phá 29 vạn quân Thanh diễn ra nhanh chóng và oanh liệt.





KỶ NIỆM CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA


Cách đây 225 năm; ngày mồng 5 Tết năm Kỷ Dậu (1789) Quang Trung Nguyễn Huệ đại thắng quân Thanh, giương cao ngọn cở Đại Việt độc lập hùng cường Việt Nam không phải là nước nhược tiểu !



Võ Đại Tôn



Hôm nay
Ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa
Lừng danh Lịch Sử.
Chúng tôi, đàn con lưu vong viễn xứ
Xin cúi đầu lạy tạ Cha Ông.
Những bậc Anh Hùng bảo vệ núi sông
Qua chiến tích nghìn thu dũng liệt.
Đuổi xâm lăng, rạng ngời trang Sử Việt
Nét vàng son Tự Chủ giống Rồng Tiên.
Bành tượng uy nghi tỏa khí hùng thiêng
Quân thần tốc băng sông vượt suối.
Hẹn về Thăng Long xô thành bạt núi
Dựng cao cờ trên đỉnh trời Xuân.
Vì Tổ Quốc đâu quản ngại gian truân
Đem xương máu lót đường hoa Đại Nghĩa.
Tiếng voi đi, ngựa hí, rền vang trận địa
Lộng tinh kỳ Đại Đế gió bừng say.
Bắc Bình Vương uy dũng dáo vèo mây
Vung thần kiếm oai linh ngời tinh đẩu.
Đánh cho tan loài Bắc phương thảo khấu
Diệt cho tàn quân cướp nước xâm lăng.
Đại Việt ta, nền tự chủ vĩnh hằng
Không cúi nhục, giữ sơn hà xã tắc.
Một trận tiến công, quân thù xanh mặt
Trống Ngọc Hồi thay pháo Tết mừng Xuân.
Hai trận tiến công, Quân-Tướng hợp quần
Như vũ bão, đạp phăng thành Khương Thượng.
Sầm-Nghi-Đống bơ vơ dưới trướng
Đành sát thân, quân vỡ mật tan hàng.
Núi Loa Sơn thây giặc máu nồng loang
Hồn chưa thoát nỗi kinh hoàng khiếp vía.
Gò Đống Đa, nơi quân thù tuyệt địa
Thành mồ chôn, tan vỡ mộng Thanh triều.
Hai mươi vạn hùng binh với tướng ngạo quân kiêu
Trong phút chốc phải tan đàn rã đám.
Trời Bắc phương mây mù ảm đạm
Quân xâm lăng cởi giáp quy hàng.
Lũ đuôi sam quỳ lạy kêu van,
Tôn-Sĩ-Nghị  trốn chui về biên giới.
Thành Thăng Long tinh kỳ phất phới
Triệu lòng dân mở hội hoa đăng.
Một mùa Xuân Chiến Thắng vĩnh hằng
Trang sử mới trời phương Nam định vị.
Đến muôn đời, nét vàng son cao quý
Dành riêng Người Áo Vải đất Tây Sơn.
                                 *
                              *     *
Ngày hôm nay
Cả non sông đang dậy sóng căm hờn
Mộng xâm lăng từ Bắc phương tái diễn.
Bản Giốc, Nam Quan, Hoàng Sa đảo biển
Rừng Tây Nguyên thành sứ quận chư hầu.
Cộng Sản Việt Nam xin dâng hiến cúi đầu
Quên sử cũ, vì đảng riêng toàn trị.
Chúng tôi đây, nguyện bền gan vững chí
Dù tha phương xin vẹn giữ Tâm thành.
Cúi lạy Tiền Nhân từng lẫm liệt uy danh
Xin dẫn bước cho Toàn Dân quyết thắng.
Xuân Dân Tộc trời phương Nam rạng nắng
Hoa Tự Do nở đẹp bước quân hành.
Cờ Quang Trung lồng lộng giữa trời xanh
Gương Tự Chủ một thời đang chỉ hướng.
Quê Hương cội nguồn một ngày mai hưng vượng
Đàn con về chung máu giữ non sông !.

Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
 

Saturday, March 29, 2014


ĐÀ LẠT Ô NHIỄM

ÂM MƯU CỘNG SẢN TÀN PHÁ ĐÀ LẠT
 ĐỂ CHIẾM ĐẤT 

Tình trạng ô nhiễm không những không được chặn đứng mà ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Thời điểm này, đi ngang qua hồ Xuân Hương và thác Cam Ly, người dân và du khách không tránh khỏi cảm giác khó chịu khi mùi tanh hôi bốc ngập một không gian rộng lớn. Nước ở thác Cam Ly và hồ Xuân Hương có màu xanh lạ - màu xanh của tảo lam, cùng những xác cá nổi lềnh bềnh.

- Hồ Xuân Hương, thác Cam Ly... ô nhiễm là chuyện “xưa như trái đất” của thành phố du lịch Đà Lạt.

 

Du khách che mũi đi nhanh qua hồ Xuân Hương vì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc - Ảnh: Mai Vinh

 Có hàng nghìn ống nước thải từ khu dân cư đổ thẳng ra suối Cam Ly 
  Cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Xuân Hương, khi vớt lên khỏi mặt nước còn bám đầy tảo lam


Lòng suối Cam Ly đoạn chảy qua vùng nông nghiệp Thái Phiên (P.12, Đà Lạt) ngập trong rác thải nông nghiệp. Mỗi khi mưa lớn, rác này lại đổ về hồ Xuân Hương và thác Cam Ly

 

  Ông Trần Văn Cường sống đã nhiều năm bên suối Cam Ly. Ngày xưa ông có thể dắt ngựa xuống suối uống nước, nay ngựa cũng sợ nước suối, phải dùng nước máy



PHỞ TẠI UC

Tiệm phở Việt 40 năm trên đất Úc

Giá mỗi tô phở Tàu Bay tới gần 270.000 đồng, nhưng cửa hàng phở Việt có tuổi đời 40 năm trên đất Úc vẫn đắt khách, nhờ bí quyết từ nước dùng đậm đà.

 

Nằm trên đường John, con phố sầm uất nhất Cabramatta, "phở Tàu Bay" có tuổi đời gần 40 năm, là một trong số vài tiệm phở Việt đầu tiên ở Sydney.


Nước dùng đậm đà là bí quyết giúp cho tiệm phở này được lòng người bản địa.


Chủ quán, ông Khánh Giang, cho biết công việc kinh doanh của cửa hàng lúc nào cũng phát đạt.



Ở Úc rau mùi có giá rất đắt, bởi chỉ có một vài gia đình Việt trồng, điều đó cũng làm cho mỗi tô phở Việt ở đất nước này có giá cao.


Một tô phở đặc biệt loại thường là 11 USD, loại lớn 12,5 USD (tương đương với 270.000 đồng).



Không chỉ nổi tiếng với phở, quán còn phục vụ cả bánh cuốn với 3 loại nhỏ, vừa, lớn, tương đương mức giá từ 9 - 12 USD/suất.




Một suất thịt lợn nướng ăn kèm được bán với giá 4 USD (khoảng 85.000 đồng).


Cửa hàng "phở Tàu Bay" này được vợ ông Khánh Giang mở khi bà đến Australia năm 1980. Nhà hàng chủ yếu là người trong gia đình đứng ra làm, chỉ thuê thêm nhân viên phục vụ bàn.

Một góc bếp trong quán phở Việt nổi tiếng nhất nước Úc.

"Phở Tàu Bay" đã từng chiến thắng giải thưởng quán phở ngon nhất Sydney năm 2010.


Friday, March 28, 2014


TS . MAI THANH TRUYẾT * TRẦN VĂN HƯƠNG

NHÂN GIỖ CỐ TỔNG THỐNG TRẦN VĂN HƯƠNG, GHI LẠI VỀ MỘT NHÀ ÁI QUỐC MIỀN NAM

MAI THANH TRUYẾT
 
Photos xem attachment: Bài 2 trang nhất
Di ảnh Nhà Ái Quốc cố Tổng Thống TRẦN VĂN HƯƠNG - người Miền Nam, một được chụp thời còn trẻ và một được chụp vào lúc làm Thủ Tướng

Thưa Quý vị,


Cố Tổng Thống Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn. Cụ mất đi để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ:

Về sự nghiệp chánh trị
Cụ Trần văn Hương đã hai lần được mời và bổ nhiệm đảm trách chức vụ Đô Trưởng Saigon, đây là chức vụ đứng đầu quán xuyến điều hành bộ máy hành chánh thủ đô, bảo tồn bộ mặt của thể chế Việt Nam Cộng hòa đang trong giai đoạn củng cố xây dựng và phát triển với những khó khăn chồng chất về mọi mă.t.

- Lần đầu vào năm 1955 sau khi Hiệp định Genève chia hai đất nước VN được ký kết, do cố Thủ Tướng Ngô Đình Diệm;
- Lần thứ hai,, sau khi chánh quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963, cụ Trần Văn Hương lại được bổ nhiệm Đô Trưởng Sài Gòn .
Tháng 11 năm 1964, cụ Trần Văn Hương được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ và lập nội các.

Năm 1971, cùng đứng tên trong liên danh Nguyễn Văn Thiệu, cụ Trần Văn Hương đã đắc cử Phó Tổng Thống VNCH và đến 21/4/1975, sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cụ Trần Văn Hương đã đảm nhiệm chức Tổng Thống VNCH trong thời gian ngắn ngủi 7 ngày và trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh đầu hàng Cọng sản.

Qua các tình huống được liên tiếp giao phó vào các chức vụ hàng đầu kể trên, xét ra, không phải thinh không mà cụ Trần Văn Hương đã được chiếu cố như vâ.y. Trong bối cảnh chánh trị miền Nam, cụ Trần Văn Hương đã lần lượt dấn thân vào sinh hoạt chánh trị đại chúng với danh nghĩa là một nhân sĩ miền Nam do nhu cầu của đất nước, có thể kể:
- Việc thành lập Ðảng Phục Hưng nhưng thực tế, không có nhân sự và phương tiện hệ thống hóa cơ cấu đảng, trong bối cảnh chánh, trị phần lớn các đảng phái hiện tồn còn với tính cách là đảng cách mạng, sinh hoạt thích ứng với nhu cầu đảo chánh, lật đổ, chưa đạt điều kiện hoạt động đấu tranh đối lập nghị trường như cố Giáo sư Nguyễn văn Bông chánh thức phác họa soi sáng về sau qua bài phát biểu tại Ðại học Luật khoa.

- Việc cùng 17 nhân sĩ hình thành Nhóm Caravelle, để phải chịu cảnh tù đày ngoài Côn Ðảo.
- Việc phải chọn giải pháp vận dụng hậu thuẫn quần chúng miền Nam, cùng đứng chung liên danh với Nguyễn Văn Thiệu trong kỳ bầu cử Tổng Thống sau khi đã ở trong vị thế đối lập để tạo một lối thoát tích cực cho đất nước.

Về mẫu con người và phong cách nhân sĩ miền Nam

Nhân cách con người miền Nam: Trong hoàn cảnh tù đày ngoài Côn đảo, cụ Trần văn Hương đã kiên trì nhận chịu xem thường những thiếu thốn và ràng buộc vật chất trong khi giữ vững tinh thần biểu tỏ thái độ bình thản bộc trực sắc thái miền Nam qua câu thơ bất hủ để đời ghi trong tập thơ "Lao trung lãnh vận" đọc lên ai cũng thấy thương cho ông già trong cảnh tù đày:


"Ngồi buồn gải háng, dái lăn tăn"
Tính can trường về nhân cách của con người miền Nam của cụ Trần Văn Hương còn được biểu lộ qua sự kiên trì dấn thân, không bỏ cuộc, mà trái lại, vẫn chấp nhận trách vụ được giao phó tiếp đó do nhu cầu của tình hình đất nước.


Phong cách xử lý tình huống trong sáng của con người miền Nam: Đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống VNCH sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cụ Trần Văn Hương đã vì quyền lợi đất nước thực hiện thủ tục trao quyền cho Tướng Dương văn Minh, nhưng vẩn tôn trong quy định của Hiến pháp Việt Nam Cọng hòa qua việc triệu tập buổi họp khoáng đại lấy quyết định của Quốc Hô.i. Nhân dịp này, cụ Trần Văn Hương đã có những lời phát biểu sâu sắc xác định lập trường giữ vững căn bản pháp lý của quyền lực trên cơ sở Hiến pháp. Với đôi chút mỉa mai về Tướng Dương Văn Minh, cố TT Trần Văn Hương đã xác định quyền lực lãnh đạo quốc gia "không phải là cái khăn mouchoir", "đây không phải là một tờ giấy bạc từ trong tay tôi, tôi móc ra đưa cho Đại tướng".

Vô cùng tiếc nuối, do trùng hợp với một sinh hoạt cộng đồng đã sắp xếp trước nên không đến dự buổi lễ giổ tại San Jose được, tôi là Mai Thanh Truyết, xin cùng ban tổ chức và quý anh chị tham dự chia xẻ một số cảm nghĩ soi sáng ghi trên về cụ Trần Văn Hương cùng phát huy niềm tự hào về một nhân sĩ miền Nam để cùng nắm tay nhau xông tới nhằm đúng mục tiêu đấu tranh diệt Cọng sản bạo tàn trên đất nước Việt Nam thân yêu.

Thưa Quý vị,

Mỗi năm, nhân mùa Tết đến, hình ảnh Cụ Hương lại về, hình ảnh cúa một ông Già gân miền Nam, bình dị, nhẹ nhàng nhưng rất dứt khóat trong quyết định và hành đô.ng.
Cụ Hương đã sống trọn vẹn cho Đất Nước, từ buổi giao thời sau thời thực dân cho đến Đệ nhứt và Đệ nhị Cộng hòa. Cụ sống và thể hiện tròn trách nhiệm của người con Việt trong những giai đoạn nghiệt ngã nhứt của đất nước.


Ngay từ thuở thiếu thời và xuân thời, làm giáo viên, rồi làm Đô trưởng, Cụ luôn bình dị với chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần kaki xanh bên cạnh chiếc xe đạp củ kỹ. Nhiều đối thủ chánh trị Bắc kỳ và Trung kỳ đàm tiếu rằng hành động của Cụ nhằm mục đích làm dáng, phô trương tánh liêm khiết và che mắt thiên hạ. Nhưng Cụ chẳng cần cải chánh, vì con đường Cụ đi…thẳng băng. Đó là con đường phục vụ dân tộc bằng tất cả tâm và sức của mình.

Cụ không cần được xưng tụng là…kẻ sĩ Nam kỳ. Cụ cũng không màn đến danh lợi, vật chất…và khi nào thấy không còn có thể hợp tác được với "chánh quyền" ở thời điểm nào đó …Cụ ngang nhiên phủi áo ra đi, chấp nhận ngồi tù hay bị trù dâ.p.
Trong giai đoạn cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, cũng có nhiều người trách Cụ tại sao ham quyền cao chức trọng mà nhận lãnh nhiệm vụ Tổng thống hiến định khi cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thoái vị. Đứng trước cơn hồng thủy của dân tộc, tôi cho rằng đây là một hành động can đảm nhứt của Cụ, nghĩa là chấp nhận hy sinh sanh mạng cá nhân để hy vọng mưu tìm một lối thoát cho quê hương.


Và hành động của kẻ sĩ Nam kỳ cuối cùng của Cụ là không chấp nhận quyền công dân do bạo quyền trao trả khi mà Quân Dân Cán Chánh còn kẹt trong lao tù cộng sản.
Xin đan cử một vài ước muốn cuối đời của Cụ:

• Ước nguyền của Cụ Hương vào năm 1974 là cố gắng xây dựng Đại học Long Hồ tại Vĩnh Long. Nhiều giáo sư gốc gác địa phương được mời phụ trách chức vị Viện trưởng như GS NVT, GS TKN…nhưng việc thực hiện không thành vì những biến động thời cuộc dồn dập trong giai đoạn nầy. Có lẽ đây là một tiếc nuối của Cụ nhiều nhứt.
• Khi Cụ qua đời, đám tang được tổ chức tại nhà do chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp trong hẽm 210 đường Phan Thanh Giản bên cạnh trường Marie Curi. Có một sự kiện thú vị cũng cần nên kể ra nơi đây nhân ngày giỗ của Cụ. Số là anh con trai trưởng của Cụ đi ra phường để xin phép mua một cai hòm quốc doanh, nhưng bị người tài xế trung thành của Cụ chận ngang, và anh nầy chạy vào Chợ Lớn mua một cổ quan tài gỗ với giá 10.000 Đồng (tiền VC bấy giờ). Anh Tàu nghe nói là mua cho Tổng thống VNCH cho nên bớt xuống còn 5.000 mà thôi.

• Một trong những ước nguyền của Cụ là khi chết được chôn ở Nghĩa trang Quân Đội với lễ nghi quân cách của một binh nhì; nhưng việc nầy cũng không thành. Tuy nhiên một an ủi cho Cụ là Cụ được hỏa táng tại Lò thiêu Thủ Đức, xéo bên cạnh bức tượng Tiếc Thương, trước sự hiện diện đông đủ của học trò cùng hầu hết thân hào nhân sĩ miền Nam không quản ngại mạng lưới công an chằng chịt chung quanh lò thiêu.


Hôm nay, nhân ngày giỗ Cụ Trần Văn Hương, cúi xin đốt một nén hương lòng tưởng niệm một người con Việt chân chánh miền Nam.
Tuổi trẻ miền Nam chắc chắn sẽ tiếp nối bước đường Cụ đi và chắc chắn sẽ thành công trong công cuộc dành lại quê hương từ tay bạo quyền.


Thành kính mong Cụ phò hộ cho Tuổi Trẻ miền Nam.
Mai Thanh Truyết
Người con Việt miền Nam

DAVID THIÊN NGỌC * BỎ ĐẢNG

Ngọn triều “BỎ ĐẢNG” bộc phát mạnh những ngày gần đây!


David Thiên Ngọc
Thế cờ Domino cuối cùng trong chính trị cho việc thiêu hủy và cáo chung 4 nghĩa trang mang  học thuyết Mác-Lê leo queo còn lại trên thế giới đã xuất phát và bùng nổ mà khởi đầu là ờ VN. Những điều phải đến đã đến, nước đã sôi bùng bên trong (lòng dân) hàng thập kỷ qua mà cái nồi áp suất CNCS không còn đủ sức để nén lại và đành bó tay chịu cảnh nổ tung, tuy có chậm nhưng không là muô.n. Lớp vỏ của quả bong bóng tích chứa CNCS quái thai và rừng rú càng ngày càng mỏng mà áp lực hơi phản lại từ bên trong mỗi ngày mỗi tăng nhanh khủng khiếp thì quả bong bóng kia phải nổ tung banh xác là điều tất yếu.
  Sự kiện bỏ đảng như từng nước cờ đi nhanh một cách không tưởng. Ngày 4/12/2013 phát pháo lệnh Luật gia Lê hiếu Đằng khai hỏa, ngày 5/12 tiếp theo là Ts Phạm chí Dũng và ngày 6/12 là Bs Nguyễn đắc Diên và…lũ lượt đảng viên CSVN (cả số đảng viên đã âm thầm bỏ đảng từ lâu nhưng chưa có can đảm công khai) sẽ nối bước hiên ngang công bố bỏ đảng mà về với nhân dân trong những ngày sắp tới. Những người tiên phong đi đầu là đội ngũ trí thức. Đã là người trí thức thì hơn ai hết luôn biết rõ con đường mình đang đi, tư duy cùng học thuyết dẫn đường, vạch lối là sai lầm hay chân lý! Người trí thức hơn kẻ tầm thường là đủ sáng suốt và dũng khí tìm ra “cửa sinh” để thoát một khi bị sa vào ma trận cuồng đồ.
  Vũ đài chính trị VN mà CSVN đã độc chiếm và độc diễn trong gần thế kỷ qua nay nó bắt đầu đi vào tử lộ. Con đường thoát để đổi màu là không thể, chỉ có một cách duy nhứt là “cáo chung” vì các lẽ:
- Từ nguyên thủy trong cốt lõi của học thuyết Mác-Lê nó đã được hình thành từ những hạt giống quái thai và hoang dã mà tầm trí thức thì bằng không.
 - Dùng bạo lực để áp đặt người dân làm mảnh đất để nuôi dưỡng cho những hạt giống đó sinh sôi và lớn lên bằng máu xương của dân tô.c.
  - Dùng công cụ bạo tàn máu lửa đe dọa cả tinh thần lẫn mạng sống của người dân và bắt buộc mọi người đi theo sự chăn dắt của chúng như một đàn lừa.
  - Dùng lý thuyết, ngôn từ mỹ miều để lừa mị, bịt tai che mắt người dân trong thời gian dài.
  - Dùng uy quyền vũ lực, ngụy tạo Hiến Pháp và Pháp Luật rừng rú để tước đoạt mọi quyền lợi, tài sản, công lao xương máu của toàn dân, đẩy nhân dân vào nghịch cảnh đói nghèo, chết choc lầm than…bên cạnh đó các quyền căn bản của con người để tự bảo vệ lấy bản thân và đối kháng lại mọi hành vi đe dọa từ tinh thần, vật chất, mạng sống đều bị đảng CS tước đoa.t.
  - Luôn bảo thủ cái man rợ, sai trái của mình và luôn tự hào là đỉnh cao trên mọi mặt trong lúc trí thì lùn, tâm đen tối, hành động thì ngông cuồng, xem vũ trụ bằng hạt tiêu nằm gọn trong lòng bàn tay mình và tự hào là mình vô địch không đối thủ. Do đó từ trước nay nơi các nghĩa trang XHCN từ hố xí đến đầm lầy, chợ búa đều có câu biểu ngữ “Chủ nghĩa Mác-Lê nin vô địch, bách chiến bách thắng muôn năm” một cách rỡm đời và ngạo ma.n. Vì thế cả tập đoàn CSVN từ trung ương đến cơ sở tha hồ múa gậy vườn hoang. Mạnh ai nấy đục khoét xà xẻo nguyên khí Quốc Gia một cách không thương tiếc. Cướp đoạt xương máu nhân dân một cách ngang ngược, điên cuồng với vũ khí trên tay là súng, còng của đảng. Chúng hành động như một bầy sâu, bầy dã thú…mặc sức tung hoành giữa rừng hoang vô chủ.
  Từ những nguyên nhân và các sự kiện trên mà lòng dân ly tán, xã tắc tan hoang điêu đứng và băng hoại trên mọi mặt đến độ không còn cứu chữa đươ.c. Mọi giá trị trong xã hội đều bị rơi tự do xuống vực thẳm  và chạm đáy.
  Dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay hầu hết là hiền hòa và nhân hậu, luôn sẵn sàng chịu thiệt phần lớn để hòa giải hoặc thứ tha tội ác cho dù kẻ đó là quân thù. Trong lịch sử dân tộc, sau khi đánh dẹp quân Minh, phá tan quân nhà Thanh xâm lược thì Vua Lê Thái Tổ và Quang Trung Hoàng Đế đều sai sứ sang Bắc triều cầu hòa nhằm tránh máu lửa binh đao…đôi khi phải hạ mình triều cống để mua chữ “AN” cho bá tánh vì lẽ nước mình là nước nhỏ nằm cạnh nước lớn lòng đầy nham hiểm và tham lam.
   Trong mấy chục năm qua-Nếu đảng CSVN thấy được lỗi lầm của mình đối với dân tộc, nhận ra sự lạc lối sai đường mà quan tâm, chia sẻ nỗi niềm với nhân dân thì con đường “hòa giải dân tộc” là điều khả thi. Cũng vì quá tự cao và ngạo nghễ chứ trên thế giới những tấm gương sáng chói như A.Lincoln, M.Gandhi, N.Mandela…mà CS bỏ qua tầm mắt và chẳng thèm soi. Và hơn thế nữa các nước CS còn lại mà cụ thể là CSVN không nhìn vào thế trận của cuộc cờ Domono trên trường chính trị thế giới  ở cuối thập niên 80 thế kỷ trước và những năm tiếp theo…một bức tường Berlin ô nhục đã đổ sụp, CS Đông Âu tan vỡ như thế chẻ tre và Liên Xô cái nôi khai sinh ra CNCS cũng đành chôn sâu vào lòng đất lạnh…thế mà hơn 20 năm qua CSVN vẫn làm một võ sĩ đui mù điên cuồng múa kiếm trong đêm trường mưa bão…
  Thế thì ngày hôm nay những việc cần đến phải đến, thời cơ đã chin muồi mà thực ra nó đã đến từ lâu nhưng vì cái lằn ranh sợ hãi, cái chần chừ rụt rè cố hữu của nhân dân ta làm cản bước, ngăn đường tiến tới…nhìn trước ngó sau sợ không có bạn đồng hành rồi sẽ quạnh hiu, đơn thương độc mã và gục ngã trên bước đường dong ruổi chống lại cường quyền.
  Trong thời gian gần đây các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước ra sức quan tâm cho chính sự…trong đó việc sửa đổi Hiến Pháp là nổi băn khoăn và ray rức nhất. Thế nhưng với bản chất mị lừa và gian dối…CSVN vẫn đường xưa lối cũ, vẫn hoang phí tiền của nhân dân mà ngụy tạo ra bản HP sửa đổi mà rêu rao là “hợp với ý đảng lòng dân” nhưng thực chất là chẳng sửa đổi được gì mà còn siết chặc hơn. Buộc toàn dân phải phục tùng và chịu sự đè đầu của đảng, xem cương lĩnh của đảng là trên hết, trên cả Hiến Pháp và Pháp Luâ.t. Quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng (một tập thể nhỏ trong XH), đất đai tài sản nguyên khí Quốc Gia hoàn toàn là của đảng.
  Nhân dân VN mà đại diện là hàng ngũ trí thức, các hội đoàn tôn giáo, các tổ chức trong XH đều ra sức ngăn cản Quốc Hội (bù nhìn) thông qua bản HP sửa đổi nói trên nhưng tất cả đều hoàn toàn thất vọng và sau ngày 28/11/2013 một nốt lặng buồn, sâu thẳm âm vang trong lòng dân tô.c. Nhưng theo tôi-Qua những sự việc áp bức nhân dân như trước đây và bây giờ là sự kiện 486 con lừa làm tay sai cho giặc, vô thức  gật đầu thông qua “bản án treo cổ” toàn dân. Riêng tôi, tôi thấy lạc quan…
  - Bởi! Nếu như CSVN có sửa đổi một chút nào đó thì cũng chỉ là tạm xoa dịu lòng dân trong cơn phẩn nộ, xì bớt hơi của quả bong bóng để vượt qua nguy cơ nổ tung banh xác thì cũng chỉ nằm trong âm mưu củng cố thế và lực để chúng vun đắp giấc mộng trường tồn trên con đường độc trị mà thôi và nhân dân vẫn mãi là nô lệ và là nạn nhân của chúng chưa biết đến kiếp nào thoát được???
  Bản chất CS là gian manh và không thể nào sửa chữa được, chỉ có cáo chung, thay đổi toàn diện thể chế và xã hội mới đưa nhân dân đến bờ hạnh phúc.
  Cây cổ thụ đảng CSVN đã ăn sâu, rễ mọc tràn lan trong lòng đất đúng hơn là da thịt của toàn dân. Thế thì nhân dân ta khó mà dứt khoát rứt ra cho được nếu CSVN dùng chiêu bài nay đánh mai xoa…chúng khôn ngoan hơn là để cho nhân dân tạm ổn chốn đi về qua cơn gió sương mưa nắng, cơm cháo muối dưa đạm bạc nhưng cũng đủ ấm no để chúng được cao sang, ngựa xe võng lọng, cao lương mỹ vị rượu chè…thì nhân dân chắc cũng phó mặc…khép lại đấu tranh cho qua ngày đoạn tháng và miễn cưỡng để cho chúng vơ vét dài dài…
  Đàng này chúng điên cuồng hơn loài quỉ dữ, đẩy nhân dân lên bờ xuống ruộng…chịu cảnh màn trời chiếu đất, bỏ mình nơi công viên, đói rét ăn nằm lết la khắp chốn hang cùng phố chợ…chết đi cũng không có một thẻo đất để dựng nấm mồ. Bóc lột nhân dân bằng mọi hình thức…nếu dân có phát lên tiếng nói phản kháng nào thì đánh đập tù đày, bắn giết không tha…biết bao người đã bỏ mạng một cách oan ức nơi đồn bót công an, nhà tù và bất cứ nơi nào có thể. Thế thì rõ ràng chúng đã tự vạch ra con đường để nhân dân nổi dâ.y. Chúng đã cho nhân dân một liều thuốc cực mạnh để tăng thêm lòng can đảm mà thoát ra bức màn sợ hãi mà chúng đã phủ lên đầu nhân dân gần thế kỷ qua. Cái huyệt mộ ngày hôm nay là do chính đảng CSVN tự tay đào để tự chôn lấy mình.
  Chính những hành động điên cuồng vô nhân tính và âm mưu treo cổ nhân dân bằng bản HP nói rằng sửa đổi mà thực ra là siết chặt hơn vừa qua là những cục đá ném vào ly nước. Không phải là một giọt nước tràn ly mà nơi đây chiếc ly đã vỡ và nước tung tóe lan tràn ra tứ phía.
  Có phải vì bản HP vô đạo được thông qua mà ông Lê hiếu Đằng không còn dằn lòng hơn được nữa và cũng nhờ nó làm động lực mà ông đã đem hết dũng khí của mình viết lên lời tuyên bố công khai bỏ đảng? Cái điều mà ông trăn trở, nhùng nhằn khó xử bấy lâu nay và cũng chưa đủ can đảm mặc dù ông đã viết lời “tính sổ” với đảng trên giường bệnh và kêu gọi các đảng viên khác cùng nhau bỏ đảng ra thành lập đảng mớiđdảng DCXH để đấu tranh phản biện với mọi cái xấu hầu góp phần làm trong sạch xã hô.i.
  Có phải vì Lê hiếu Đằng công khai bỏ đảng mà Phạm chí Dũng cũng công khai bỏ đảng sau khi vào thăm Lê hiếu Đằng và chính tai nghe LHĐ tuyên bố công khai bỏ đảng. Mặc dù anh cũng đã tự bạch là đã nhận chân ra sự sai lầm, độc tài toàn trị của đảng đã đưa xã hội đến mục ruỗng, băng hoại và tham nhũng tràn lan…lòng người ly tán hơn mười năm qua…thế nhưng anh vẫn im lặng như những đảng viên im lặng khác mà không dám nói lên chính ngôn phản biê.n.
  Rồi cũng từ hai nhân vật trên mà Bs Nguyễn đắc Diên một đảng viên có truyền thống gia đình CM như PCD. Bản thân một thời say mê với tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết, dấn thân và cống hiến cho đảng CSVN. Nay đã không bằng lòng với cái ác, cái xấu, đồng lõa với bóng đêm…và đã hưởng ứng theo LHĐ, PCD cùng nhau bỏ đảng để đứng về phía chính danh.
  Tất cả ba vị trên là ở hàng ngũ trí thức, là luật gia, Tiến sĩ, Bác sĩ…và quan trọng hơn là tất cả đều có truyền thống CM và bề dày cống hiến cùng những chức vụ kinh qua trong chế độ này.
  Không ai  hiểu rõ CS và nhận thức chính xác các điểm sai lầm, đen tối và nham hiểm của đảng bằng chính người CS một khi đã thức tỉnh, thoát khỏi mê trận mà về với chính danh, dân tô.c. Do đó họ sẽ có sự đối kháng và phản biện mạnh mẽ với tà quyền sát cánh cùng những nhà yêu nước xây dựng lại non sông bù đắp lại những sai lầm trong quá khứ.
Tôi hy vọng rằng với hàng ngũ trí thức có tầm cỡø các vị này sẽ là những ngọn đuốc sáng dẫn đường cho hàng vạn đảng viên khác về chung lưng với toàn dân tiêu trừ độc tài toàn trị lèo lái con thuyền Quốc Gia cập bờ hạnh phúc.
  Thời cơ chin muồi đã đến và đang đến. Thế cờ Domino của chính trường VN đã đến nước “Triệt buộc”. Đảng CSVN phải thoái trào trao chính quyền lại cho nhân dân nếu không muốn đối diện với hoàn cảnh bị “Giải giáp” như các đế quốc xâm lược trước đây trong lịch sử thế giới.
David Thiên Ngọc


ĐẶNG TẤN HẬU * SỰ NỔI LÊN CỦA SAM RAINSY TẠI CAO MIÊN

SỰ NỔI LÊN CỦA SAM RAINSY TẠI CAO MIÊN & VỊ THẾ CỦA NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA


Đặng Tấn Hậu


Cao Miên là quốc gia láng giềng của VN. TC có câu “môi hở răng lạnh”, CSVN là be bờ bảo vệ TC. Cùng thế đó, Cao Miên là be bờ bảo vệ VN vì nếu TC đánh thọc vào ngang hông của CSVN từ Cao Miên thì kể như răng của CSVN bị rụng hết. VN cần có sự bang giao mềm mỏng với Cao Miên để bảo vệ đất nước VN  sống còn. Nhớ lại bài học lịch sử, csBV đã xâm nhập vào miền nam VN dọc theo biên giới Lào và Cao Miên qua đường mòn Hồ Chí Minh thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để lường gạt thế giới.
Bài viết này thử tìm hiểu về chính trị tại đất Cao Miên và người Việt quốc gia cần phải hành động thế nào với Cao Miên (bắt tay với thủ tướng cầm quyền Hun Sen hay là nhà đối lập Sam Rainsy) để có lợi thế cho VN? Tưởng cần biết, có một số người Việt hải ngoại đã lên tiếng chỉ trích tinh thần “quốc gia chủ nghĩa” của ông Sam Rainsy vì chính sách bài người Việt tại Cao Miên và ủng hộ TC trong vấn vấn đề Biển Đông.  Lần lượt, chúng ta thử tìm hiểu lợi hại trong vấn đề bang giao với Cao Miên trong tình thế hiện nay.
Đối Lực  Hình #1 cho thấy có hai lực đôùi trọng tại Cao Miên là thủ tướng Hun Sen và nhà đối lập Sam Rainsy.
Hình #1: Hai lực đối trọng tại Cao Miên
Hi`nh 1 (xem attachment trang 6, ĐL 151)

Hun Sen là cựu Khờ me đỏ bị Miên cộng thanh trừng sau khi Miên cộng chiếm Nam Vang vào năm 1975. Hun Sen chạy sang VN tỵ nạn chính trị với nhà cầm quyền CSVN. Mặc dù Khờ me đỏ do CSVN đào tạo, nhưng Khờ me đỏ không bao giờ tin CSVN; do đó, họ đem quân đánh chiếm quận lỵ biên giới VN, nhất là đảo Phú Quốc sau khi họ cưỡng chiếm Cao Miên từ chính phủ “khuynh hữu” Lon Nol và hoàng thân Sirik Matak (là người đã bị giết chết 1 ngày sau khi Khờ me đỏ chiếm Nam Vang vì ông từ chối đi Mỹ).
CSVN bắt buộc đem quân “dạy” cho Khờ me đỏ bài học về tội phản đàn anh CSVN, nhưng CSVN bị sa lầy tại Cao Miên; đồng thời CSVN bị Liên Hiệp Quốc kết án là quân hiếu chiến xâm lược quốc gia láng giềng. CSVN còn bị TC dạy cho bài học về tội phản bội đàn anh TC vì đụng tới đàn em của TC là Khờ me đỏ. CSVN bị bắt buộc rút quân ra khỏi Cao Miên sau 10 năm chiếm đóng, nhưng ai cũng biết CSVN để bộ đội và tình báo ở lại Cao Miên nhằm khống chế chính phủ “bù nhìn” Miên Cộng do CSVN dựng lên. Thí dụ, Hun Sen lên làm thủ tướng được vua Sihanouk gọi là thủ tướng “bù nhìn” của CSVN. Tu sĩ Phật giáo Tep Vong được CSVN dựng lên làm vua sãi Cao Miên nên được dân Miên gọi là Hochimonk. CSVN còn ồ ạt đưa người Việt sang Cao Miên sinh sống “bất hợp pháp” (không có chiếu khán) hay cho người tàn phá môi trường xứ Miên như Hoàng Anh Gia Lai không ngoài mục đích “đồng hóa”, tàn phá đất nước Cao Miên y như TC đã áp dụng tại VN. Đó là nguyên nhân làm cho người Miên bài người Việt tại đất Miên.
Sam Rainsy sang Pháp lúc 16 tuổi còn là học sinh trung học. Cha của ông là Sam Sary có thời làm phó thủ tướng dưới thời vua Sihanouk vào thập niên 50. Mẹ của ông là người phụ nữ Cao Miên đầu tiên có bằng tú tài Pháp. Cha mẹ của ông sống đời lưu vong tại Pháp vì bị nghi ngờ tổ chức đảo chánh chống vua Sihanouk. Ông đậu cao học quản trị (MBA) và kinh tế tại đại học Pháp, có thể kể thời niên thiếu, thời sinh viên và làm việc của ông đều ở bên Pháp, hít thở không khí tự do tây phương.
Ông trở về nước năm 1992 sau khi CSVN rút quân ra khỏi Cao Miên (lúc đó, ông được 43 tuổi). Ông ứng cử vào quốc hội và được cử làm bộ trưởng tài chánh của tân chính phủ. Ông là người đã tố cáo chính phủ “bù nhìn” Hun Sen hèn yếu trước ngoại bang CSVN nên ông bị Hun Sen/CSVN đe dọa mạng sống. Vì thế, y như cha mẹ của ông, Sam Rainsy lại phải xin tỵ nạn chính trị tại Pháp. Ông bị xử tù khiếm diện (in absentia) về nhiều tội danh có tính cách chính trị.
Với sự can thiệp của vua Sihamoni (con của vua Sihanouk), ông được thủ tướng Hun Sen ân xá và cho trở về nước để ứng cử vào kỳ bầu cử 2013. Mặc dù đảng của ông Sam Rainsy chỉ chiếm có 55 ghế (45%) trong quốc hội so với Hun Sen có 68 ghế (55%), ông tin là thủ tướng Hun Sen đã gian lận lá phiếu. Tưởng cần biết, tổ chức quốc tế “quan sát nhân quyền” (Human Rights Watch) đã quan sát kỳ bầu cử 2013 tại Cao Miên và cũng có lên tiếng về sự gian lận lá phiếu bầu cử của đảng cầm quyền Hun Sen.
Do đó, ông Sam Rainsy đòi hỏi quốc hội, chính phủ kiểm tra lại lá phiếu (hay tổ chức lại bầu cử), nhưng lời yêu cầu của ông không được thỏa mãn nên ông đứng ra tổ chức biểu tình “liên tục” đòi hỏi quyền lợi của đảng đối lập. Nếu không thành công, ông sẽ đứng ra thành lập chính phủ không cần thông qua quốc hội; tức là một nước có “hai” chính phủ cầm quyền; điều quan trọng là người dân tuân theo luật ban hành của chính phủ nào? Hun Sen tiên đoán là người dân sẽ theo ông Sam Rainsy nên ông đã từ chối kiểm tra lại lá phiếu hay tổ chức lại bầu cử.
Chiến LượcHình #2 và # 3 trình bày chiến lược của Hun Sen và Sam Rainsy. Mặc dù Hun Sen do CSVN dựng lên, nhưng Hun Sen đã nhiều lần phản lại CSVN như không đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN theo lời yêu cầu của CSVN. Đổi lại, TC viện trợ cho Cao Miên về kinh tế và quân sự để đương đầu CSVN trong tương lai; ngoài ra Hun Sen còn cho TC đem quân đội vào Cao Miên dưới hình thức thợ thuyền còn gọi là đạo quân thứ năm chuẩn bị ngày tổng tấn công CSVN từ hướng tây của VN.
Hun Sen bị áp lực biểu tình của đảng đối lập Sam Rainsy nên cuối tháng 12, 2013, Hun Sen phải đi qua VN để cầu viện thủ tướng “Mr Bean” Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng đáp lễ đi qua thăm viếng đàn em Hun Sen ngày 12/1/2014 để cho người dân Cao Miên thấy CSVN quyết tâm ủng hộ Hun Sen. Sam Rainsy không có con đường chọn lựa nào khác là áp dụng chiến lược của vua Sihanouk là cầu viện TC làm áp lực CSVN phải đứng ra ngoài cuộc tranh chấp “bầu cử tự do” tại xứ Chùa Tháp đúng theo tinh thần “tự do dân chủ” của Liên Hiệp Quốc.      
Hình #2: Chiến lược của Hun Sen
Hi`nh 2 (xem attachment trang 6, ĐL 151)



Hình #3: Chiến lược của Sam Rainsy


Hi`nh 3 (xem attachment trang 6, ĐL 151)

Sam Rainsy muốn TC nhập cuộc, ông ta phải lên tiếng ủng hộ lập trường Biển Đông của TC và muốn khích động lòng yêu nước của người Miên hay nói đúng hơn là muốn kiếm phiếu (mà một số người gọi là “chủ nghĩa dân tộc”). Ông Sam Rainsy phải lên tiếng “bài người Việt” đang sinh sống tại Cao Miên (mà ông tin đại đa số là cư dân “bất hợp pháp” đang chèn ép đại đa số người Miên trên quê hương của họ).
Tưởng cần biết, Cao Miên có 4-5 triệu người Việt đang sinh sống tại đó với tổng số dân số là 17 triệu người, chiếm 30% dân số. Ông Sam Rainsy tin là đa số người Việt bầu cho Hun Sen do áp lực của nhà cầm quyền CSVN mặc dù chỉ có khoảng 500,000 người Việt là cư dân “hợp pháp” tại Cao Miên.
Theo lịch sử, Cao Miên có thời là đế quốc có diện tích lớn hơn VN ngày nay gấp 3 lần. Đế quốc Khờ me đã từng bắt người Thái Lan làm nô lệ hay làm lính đánh thuê, nhưng từ thế kỷ 14 đến 18, đế quốc Khờ me yếu dần và bị 2 quốc gia láng giềng là Thái Lan và VN đe dọa, xâm chiếm. Vì thế, vua Norodom yêu cầu thực dân Pháp đến Miên để bảo vệ đất nước Khờ me. Người Miên không thích người Việt và người Thái là sự tự nhiên, nhất là người Việt vì sự khác biệt ngôn ngữ, tôn giáo (nam tông, bắc tông).  
TC trở thành “ngư ông đắc lợi” trong trận chiến dành quyền lực tại Cao Miên. Hun Sen thắng, có lợi cho CSVN và TC; ngược lại Sam Rainsy thắng, TC càng có lợi hơn để khống chế CSVN. Nhưng hiện nay, TC vẫn chưa lên tiếng ủng hộ Sam Rainsy. Dù TC có ủng hộ phe Hun Sen hay Sam Rainsy, điều chắc chắn là TC vẫn chiếm Hoàng Sa / Trường Sa của VN mà ai cũng biết chính CSVN đã dâng cho TC trước năm 1975 (công hàm bán nước của thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng năm 1958 dưới thời lãnh đạo tối cao của Hồ Chí Minh mà có tin đồn ông ta là người Tầu do TC gài vào trong đảng CSVN).

Người Việt Quốc GiaHình #4 đặt vấn đề là người Việt quốc gia nên ủng hộ Hun Sen hay Sam Rainsy? Nếu ủng hộ Hun Sen tức là ủng hộ CSVN và gián tiếp ủng hộ TC chiếm Hoàng Sa/ Trường Sa tại Biển Đông. Đó là chưa kể các nhà đối kháng VN có chạy qua Cao Miên lánh nạn cộng sản, họ vẫn có thể bị cảnh sát, công an của Hun Sen bắt và cho bộ đội, tình báo CSVN dẫn độ về VN.
Nếu ủng hộ Sam Rainsy, chúng ta không có các khuyết điểm trên, lại có lợi thế là Sam Rainsy có thể cho NVQG lập căn cứ quân sự trên đất Miên dọc theo biên giới VN y như thời vua Sihanouk cho csBV xâm nhập vào miền nam qua đường mòn Hồ Chí Minh. Điều lấn cấn là Sam Rainsy bắt tay với TC và bài người Việt đang sinh sống tại Cao Miên. NVQG phải làm gì?
Ông  Sam Rainsy là người đã từng lớn lên trong thế giới tự do, ông cũng là người đã từng biết cộng sản độc ác như thế nào đối với dân tộc của ông. Do đó, ông không bao giờ tin cộng sản nói chung hay TC nói riêng. Mục đích chính của người làm chính trị chân chánh là bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của quốc gia (nếu người này có tinh thần yêu nước) và giúp cho đất nước trở nên giàu có, tức là áp dụng nền chính trị tự do dân chủ.
Do đó, ông phải “lấy gai để lể gai” tức là mượn TC để gỡ CSVN ra khỏi đất nước của họ. Ông lại là kinh tế gia theo đường hướng “tự do”. Ông thừa biết kinh tế cộng sản chỉ đưa dân tộc của ông vào con đường diệt vong nên ông phải đi theo nền kinh tế tự do phương tây. Chúng ta sẽ không lấy làm lạ nếu ông Sam Rainsy sẽ đu dây giữa HK và TC sau khi loại CSVN ra khỏi đất nước Cao Miên.     
Vấn đề là làm sao chúng ta bảo vệ người Việt đang sinh sống tại Cao Miên? Có ba vấn đề cần suy gẫm: thứ nhất, người cư dân xứ nào thì phải tuân thủ theo luật lệ của xứ đó y như người TH đến VN phải tuân theo luật của VN như ở thời VNCH (chứ không như CSVN ngày nay sợ TC như sợ cọp). Thứ hai, Cao Miên là thành viên Liên Hiệp Quốc nên phải tôn trọng luật nhân quyền, bảo vệ người dân thiểu số trong nước. Thứ ba, NVQG không để yên nếu có sự đàn áp “cáp duồn” (chặt đầu) vô lý đối với chủng tộc VN.
Tưởng cần nhắc lại, vua Sihanouk chủ trương “trung lập” thân cộng trước 1975 nên để cho csBV lập căn cứ quân sự tại biên giới Miên /miền nam VN. Tướng Lon Nol khuynh hữu làm đảo chánh và yêu cầu quân đội csBV phải rút quân ra khỏi Cao Miên trong vòng 72 tiếng. Vì csBV không thi hành, dân Miên bực tức nên đưa tới nạn “cáp duồn”người Việt tại Cao Miên. Quân đội VNCH phải đem quân qua Cao Miên để bảo vệ người Việt; trong khi đó, quân đội csBV trốn chui, trốn nhủi trong vụ này mặc dù họ là nguyên nhân chính đưa tới nạn “cáp duồn” người Việt trước năm 1975.       
Hình #4: Người Việt quốc gia

Hi`nh 4 (xem attachment trang 6, ĐL 151)
Hình #5 cho thấy CSVN là kẻ thù của Sam Rainsy và người Việt quốc gia là người bạn của ông ta vì kẻ thù (NVQG)  của kẻ thù (CSVN) là bạn. Ngày 15-2-2014, một người Miên gốc Việt tên là Nguyễn Văn Ngọc (Chiến?) bị giết chết vì có sự xô xát với người Miên. Ngày 17-2-2014, đảng của ông Sam Rainsy ra thông cáo “ ... kêu gọi người Miên khoan dung, tôn trọng người, bất kể tôn giáo, Khờ me hay ngoại quốc...”.
Sứ quán CSVN tại Cao Miên lên tiếng chống lại tinh thần bài Việt của Sam Rainsy (vì ủng hộ Hun Sen). Họ tuyên bố không can thiệp vào việc người Miên (vì ông Nguyễn Văn Ngọc (?) là người Việt sinh ra và lớn lên tại Miên. Ông nói và viết tiếng Miên như người Miên) và yêu cầu nhà cầm quyền điều tra vụ làm chết người. Câu hỏi đặt ra là CSVN có dám lên tiếng chống người thợ TC tại VN khi những người này đánh đập nhân công VN tại VN hay không? (hỏi tức trả lời).   
Hình #5: Vị thế CSVN và NVQG
Hi`nh 5 (xem attachment trang 6, ĐL 151)
Hình #6: Vị thế của Hun Sen và Sam Rainsy đối với TC và HK
 
Hi`nh 6 (xem attachment trang 6, ĐL 151)
Hình #6 diễn tả Sam Rainsy đu dây giữa HK và TC, nhưng có phần thiên về tự do sau khi Sam Rainsy loại được CSVN ra khỏi đất Miên vì chỉ có sự tự do dân chủ mới mang lại thịnh vượng cho đất nước. Đây là phần căn bản trong nền kinh tế mà ông Sam Rainsy đã học ở ghế nhà trường và thời gian làm việc lâu dài tại Pháp.
Kết LuậnVào đầu thập niên 90, chính sách toàn cầu hóa được HK đem ra áp dụng sau khi Liên Sô sụp đổ tại Đông Âu. Các nhà chiến lược trên thế giới đã tiên đoán chiến lược toàn cầu sẽ gặp lại phản ứng của Hồi giáo, không phải vì Hồi giáo chống Do Thái giáo hay Thiên chúa giáo mà chính vì Hồi giáo cảm thấy nền văn minh Hồi giáo bị đe dọa bởi trào lưu tiến hóa xã hội với tinh thần “cá nhân chủ nghĩa” của tây phương.
Từ đó, chúng ta cũng có thể suy luận các quốc gia chậm tiến hay nền văn minh lâu đời cũng cảm thấy văn minh của mình bị đe dọa trước sự phát triển toàn cầu hóa nên tinh thần “chủ nghĩa dân tộc” phải bùng lên. Thí dụ, TC là quốc gia đã tàn phá các ngôi đền Khổng Tử trong thời kỳ “cách mạng văn hóa”, nhưng được mấy chóp bu TC ngày nay đưa lên hàng quốc sách đề cao “Đức Khổng Tử” với lý thuyết “trung với vua tức là quốc gia nhỏ (CSVN) phải thần phục TC” để có trật tự “dâng đất và biển cho họ”.
Có điều “cái gì thái quá thì không tốt”, dân tộc chủ nghĩa phát sinh để dân tộc đoàn kết tồn tại, phát triển trong tự do, liên đới trên thế giới là điều hay vì có đời sống hài hòa nhân ái, nhưng nếu “dân tộc chủ nghĩa” đi đến cực đoan như TC tìm cách xâm chiếm các quốc gia láng giềng, bắt các dân tộc khác làm nô lệ như  Tây Tạng, Tân Cương thì thái quá, không thể chấp nhận.
Ông Sam Rainsy chủ trương “dân tộc chủ nghĩa”, nhưng phải biết tôn trọng nhân quyền, bảo vệ thiểu số di dân vì đây là người dân của họ còn gọi là người Miên gốc Việt hay gốc Thái. Ngược lại, người Việt sinh sống tại Miên phải biết tôn trọng luật lệ bản xứ, không được làm việc phi pháp, tàn phá môi trường của đất nước tạm trú, nhất là hòa đồng cuộc sống với người dân bản xứ. NVQG cần có sự giao hảo với nước láng giềng nói riêng và thế giới nói chung để tạo hòa khí, sống trong hòa bình ở thế kỷ 21.
Tóm lại, NVQG không thể nào bắt tay với Hun Sen để trở thành tay sai của VC & TC. Nếu chúng ta không thể bắt tay được với Sam Rainsy vì đường lối ngắn hạn của ông ta. Chúng ta nên đứng ngoài sự tranh chấp giữa hai phe HS/SR và dùng tâm trí và thời giờ để tập trung vào điểm chính là lật đổ bạo quyền CS tại VN và tập trung sức mạnh đối phó với hiểm họa  xâm lược phương Bắc.
 

VĂN HÓA VIỆT NAM


  Ngày 8 tháng 3 với phụ nữ miền Tây

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-10 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
banhoa-cantho-305.jpg
Một người phụ nữ bán hoa bên góc phố Ninh Kiều, Cần Thơ.
RFA photo


Ngày quốc tế phụ nữ mồng 8 tháng 3 là ngày mà cả thế giới đều dành riêng sự ưu ái đối với phụ nữ, vai trò cũng như phẩm hạnh của người phụ nữ được nhắc nhớ, đề cao nhằm tôn vinh họ và giữ tinh thần bình đẳng giới xuyên suốt những ngày khác trong năm. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ miền Tây Nam Bộ Việt Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung, ngày quốc tế phụ nữ lại trở thành ngày múa lửa lắc vòng của các hội, đoàn, trong khi đó, nhiều chị em phụ nữ chìm đắm trong đau khổ, bất công và không nhìn thấy tia hy vọng nào cho dù đó là tia hy vọng lóe lên trong ngày quốc tế phụ nữ.

Khắp nơi nhảy múa hội đồng

Một phụ nữ tên Thục ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang, chia sẻ, có lẽ ít có ngày quốc tế phụ nữ ở xứ nào giống Việt Nam và ít có quốc gia nào trên thế giới này lại làm cho ngày quốc tế phụ nữ trở nên ầm ĩ như Việt Nam. Và kẻ chủ trương làm ầm ĩ, náo hoạt ngày 8 tháng 3 không có ai khác ngoài hội phụ nữ Việt Nam mà trên nó nữa chính là đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo chị Thục đánh giá:“Thứ nhất là họ định kiến, thứ hai là họ không có học thức, thứ ba là họ nghèo, thứ tư là khổ. Bởi họ ở vùng xa, rồi nỗi sợ hãi này nọ nên nhiều khi người ta không dám lên tiếng”.


Rất tiếc là việc làm ầm ĩ, náo hoạt này chẳng mang lại chút lợi ích nào cho người phụ nữ nếu không nói là nó có xu hướng làm cho người phụ nữ trở nên trơ trẽn hơn và lẳng lơ hơn. Để chứng minh nhận định của mình là đúng, chị Thục nói rằng hầu như trên khắp cả nước, cứ đến ngày quốc tế phụ nữ thì cờ giăng khắp lối, khẩu hiệu đầy đường và mỗi nhà đều bị bắt buộc phải treo cờ. Riêng các chương trình văn nghệ “mừng đảng, mừng ngày quốc tế phụ nữ” thì diễn ra khắp các hang cùng ngõ hẻm. Nội dung chương trình sẽ xoay quanh vấn đề người phụ nữ xã hội chủ nghĩa dưới ngọn đuốc thiên tài của đảng. Cứ như thế mà hát tới, nhảy tới và vui tới!


Đó là chuyện trên các sân khấu, ở dưới mặt đất, các nhóm chị em phụ nữ lại rủ nhau ăn nhậu, nhảy múa theo sự điều hợp, dẫn dắt của chi hội trưởng chi hội phụ nữ cấp xã, thôn và xóm. Và để có những bữa ăn nhậu, nhảy múa như vậy, phần các chi hội trưởng phụ nữ một mặt đi vận động, kêu gọi đóng góp từ nhân dân, mặt khác lại xin kinh phí cấp trên rồi trích ngân quĩ, nói chung là bằng nhiều hướng, miễn sao có cái để chấm mút chút đỉnh trong quá trình tổ chức.
Về phía chị em phụ nữ, khi có bia rượu vào người, cơn say bốc lên, lại nhảy múa, hát hò và lắc lư chẳng khác nào thanh niên trai trẻ, chơi cho đến lúc hết làm chủ được bản thân, hò hét lung tung, cuộc chơi mới chịu dừng. Đó là chưa muốn nói đến một số nơi, trong những cuộc chơi đậm tính bản năng này lại xảy ra những tia chớp ái tình giữa ông cán bộ và cô nội trợ hoặc giữa anh cán bộ đoàn, anh công an xã với chị chủ trại chăn nuôi. Sau bữa nhậu, hát hò, quàng vai bá cổ là những cuộc hẹn ngấm ngầm, những buổi ngoại tình làm cho gia đình tan nát, hạnh phúc tan vỡ. Chuyện này không phải hiếm.
Những người phụ nữ thiệt thòi
Tuy nhà nước tổ chức nhảy múa khắp nơi, ăn nhậu ê hề như vậy, nhưng nhìn kĩ, số phận người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Tây Nam Bộ nói riêng vẫn còn nhiều người lây lất đau khổ, không lối thoát. Và con số này không phải là hiếm.
Một người phụ nữ tên Bé Năm ở huyện Gò Công Đông, Tiền Giang, buồn bả nói: “Cái tỉ lệ, trường hợp mà người ta lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc rất nhiều, nếu người ta có học thức một chút thì quen được người cũng được chút xíu, tức là không đến nỗi bên đó quá nghèo khổ. Còn người mà người ta chỉ thấy tiền trước mắt thì người ta muốn gia đình có một số tiền để nở mày nở mặt. Ở dưới khu dưới em thì cũng có một số người họ đi làm massage, mà dưới đó đi massage có nghĩa là đi làm gái hoặc dạng giống giống vậy đó, có nghĩa là sẽ khó giữ mình, là cái gì đó nó gân guốc lắm!”
Theo chị Bé Năm, số lượng phụ nữ ở quê chị phải xuất khẩu sang nước ngoài theo con đường có chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và nhiều nước trong khu vực nhằm cứu vãn sự nghèo khổ của gia đình không phải là ít. Thường thì con gái đến tuổi có chồng, gia đình sẽ nghĩ kế hoạch gả bán cho một gia đình khác giàu có, nếu không chọn được chồng giàu có, các cô gái phải thân chinh đến các trung tâm giới thiệu, mai mối để tìm chồng giàu có. Thường thì các cô thất vọng và gặp rủi ro rất nhiều khi có chồng ngoại quốc mà không biết một chữ tiếng Anh bỏ túi ngoài câu “I love you” và câu “I want you, my husband”.
Đó là chưa muốn nhắc đến hàng loạt các cô gái phải đi bán dâm, đi làm tiếp thị, massage, xông hơi và làm osin trá hình ở khắp mọi miền đất nước. Tất cả các cô gái miền Tây này đều có điều kiện gia đình na ná giống nhau, cũng nghèo khổ và có cha ham mê rượu chè, mẹ phải làm quần quật suốt ngày để nuôi con và khi con cái lớn lên, khát vọng đổi đời lại bế tắc vì sự học hành của chúng không tới đâu nên phải chọn con đường gả cho nước ngoài. Nghiệt nỗi không phải gia đình nào cũng đủ tiền để nộp lệ phí kết hôn xuyên quốc gia, cuối cùng, các cô gái nhà nghèo này phải chọn những lối đi riêng đầy nước mắt để cứu gia đình.
Chị Bé Năm nói rằng với thâm niên hơn ba năm làm trong hội phụ nữ và sau đó phải bỏ việc vì bất mãn, chị cay đắng nhận ra rằng tất cả các cô gái điếm miền Tây đều rất hiếu thảo và tốt bụng. Chính cuộc sống kinh tế gia đình quá túng quẩn và bế tắc đã khiến các cô gái liều lĩnh nhắm mắt bước chân vào đời mà không hề suy trước nghĩ sau, bất chấp đau khổ và cạm bẫy.
Thường thì những cô gái miền Tây đi làm nghề bán dâm khắp mọi nơi trên đất nước và hằng tháng luôn gởi tiền về quê giúp cha mẹ, em út, luôn khoe với cha mẹ rằng mình đang làm một công việc gì đó rất vinh dự, danh giá và mỗi tháng được nhận khoản tiền lương hậu hĩ. Riêng đau khổ thì các cô gái tự ôm lấy và gửi gắm nó vào thuốc lá, cần sa, xì ke và những đêm hoang lạc không có điểm dừng để rồi cái đích cuối cùng là bệnh tật ghé đến, căn bệnh thế kỉ. Chị Bé năm khẳng định là không có xứ sở nào có nhiều cô gái nhiễm HIV/AISD nhiều hơn miền Tây Nam Bộ Việt Nam.
Và, trong ngày quốc tế phụ nữ, ở các ngóc ngách thôn quê Tây Nam Bộ, không thiếu những tiếng thở dài sườn sượt, những tiếng khóc lầm than của nhiều chị em phụ nữ!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

NGUOI SAIGON

nơi gửi VIETNAM
Khong rieng gi mien Tay Nam bo,mien Bac XHCN cang te hai hon voi nan di diem tai Ha Noi va cac tinh lan can.Dang CSVN da lam cho nguoi phu nu bien thanh tro choi cho ca the gioi.Cac quan chuc cua che do nay da tiep tay voi bon xau de xuat khau phu nu ra nuoc ngoai.Do la toi ac cua Ho chi Minh va dang CSVN qua bao nam cai tri lam cho nhan dan ngeo doi va ngu dot.
De nghi dai ACTD(Nhom phong vien tuong trinh tu VN)lam 1 phong su ve nguoi phu nu tai mien Bac.Co le con toi te hon nhieu duoi che do XHCN.
Ca dao ve Can Tho:"Can tho co ben Ninh Kieu.Duoi chan tuong Bac,di(gai diem) nhieu hon dan"
11/03/2014 07:22

  Người Việt và TQ phạm tội kỷ lục ở Nhật

Cập nhật: 15:13 GMT - thứ năm, 27 tháng 3, 2014
Siêu thị ở Nhật
Người Việt đứng đầu về trộm đồ siêu thị và trộm đồ theo nhóm
Các vụ phạm tội của người Việt Nam và Trung Quốc khiến số vụ phạm tội của người nước ngoài ở Nhật tăng lần đầu tiên trong 9 năm, theo truyền thông Nhật Bản.
Trang Japan Today hôm 27/3 dẫn số liệu của Cục Cảnh sát Quốc gia nói trong số 9.884 vụ bắt giữ người nước ngoài trong năm 2013, 4.047 liên quan tới người Trung Quốc, 1.118 là người Việt Nam và 936 người Hàn Quốc.
Tổng số vụ tăng 8% so với năm 2012 và đây là lần đầu tiên số vụ phạm tội của người nước ngoài tăng ở Nhật trong gần 10 năm qua.
Trang Jiji Press còn nói thêm người Việt Nam đứng đầu danh sách các vụ trộm đồ bị bắt tại các cửa hàng.
Và người Việt cũng có số vụ bị bắt vì trộm đồ theo nhóm nhiều hơn bất kỳ người từ các quốc gia nào khác.
Vẫn theo trang này, số vụ phạm tội của người Việt Nam ở Nhật Bản đã tăng gần 60% trong 9 năm qua, từ 713 người bị bắt hồi năm 2004 lên 1.118 người năm 2013.

Xử lý nghiêm

Mới hôm 26/03, truyền thông Nhật đưa tin về vụ văn phòng của hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Tokyo bị cảnh sát Nhật lục soát, và nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc bị nghi ngờ chuyển quần áo ăn cắp trị giá 125.000 Yen.
Cảnh sát Tokyo còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines có liên quan việc buôn lậu.
Trả lời BBC Tiếng Việt từ Hà Nội hôm 27/03, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói sẽ xử lý nghiêm và ‘không dung túng’ vụ nhân viên hãng hàng không quốc gia bị bắt ở Nhật.
Ông Phạm Quý Tiêu cho biết phía Bộ đã nắm được thông tin và chỉ đạo tổng công ty hàng không xử lý.
Thứ trưởng Việt Nam nói: “Trước đây cũng đã có một vụ việc xảy ra và chúng tôi yêu cầu xử lý rồi. Bộ không dung túng gì chuyện này cả.” 
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/03/140327_japan_foreign_crimes.shtml

 

Câu chuyện những chiếc cầu ở Đà Nẵng

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
cau-rong-dn-305.jpg
Cầu Rồng ở Đà Nẵng nhìn từ xa.
RFA


Nói về thành phố Đà Nẵng, nếu như những năm đầu thập niên 1980, người ta hay nhắc về những cuộc vượt biển trên biển Thanh Khê, Thanh Bình cùng mùi cá kho dưa cải tỏa ra khắp các con phố, mùi xăng thơm và da thuộc tỏa ra từ những hiệu giày trên đường Hùng Vương… Thì hiện tại, người ta nói về Đà Nẵng là đang nói về thành phố của những chiếc cầu. Những chiếc cầu có lắm chuyện để nói.

Từ những chiếc cầu mang nét xưa

Một người dân Đà Nẵng tên Úc chia sẻ cảm xúc của ông:“Cái sông Hàn, cái cảng Đà Nẵng đó, nó có từ lâu đời rồi, mà có cái cầu thì mất đi cái cảng, không đi tàu lớn vào được Đà Nẵng nữa. Trước đây mấy tàu lớn vào được, giờ hết rồi. Cầu Vồng trước đây là cây cầu thời Pháp, nó rất là đẹp, nó cheo leo, từ cầu Vồng có thể nhìn thấy sân vận động, dưới cầu Vồng là một quy hoạch tổng thể của Đà Nẵng ngày xưa. Đà Nẵng nó đã thay đổi rồi, nó không còn nguyên vẹn nữa.”
Theo ông Úc, thành phố Đà Nẵng những năm trước 1997, khi mà thành phố chưa tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, cả thành phố chỉ có duy nhất bốn chiếc cầu, đó là cầu Nguyễn Văn Trỗi, tức cầu Trịnh Minh Thế, còn gọi là cầu Dallat và Trần Thị Lý nằm song song với nhau, phía Tây có cầu Cẩm Lệ, cầu Đỏ.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi thay tên Trịnh Minh Thế sau 30 tháng Tư năm 1975, có thể nói đây là chiếc cầu công vụ do người Mỹ bổ sung xây dựng đẹp vào hàng nhất nhì miền Trung bởi kết cấu khá đặc biệt, thành cầu làm bằng ống sắt cỡ lớn, đường kính lên đến 1,2m và thân cầu cũng làm bằng sắt nhưng lại có hình dáng mô phỏng cầu Tràng Tiền ở Huế.
Và nếu như cầu Tràng Tiền bắc qua hai bờ lịch sử, bắc từ phía Thành Nội sang đường Lê Lợi, từ một vương triều phong kiến sang bờ hiện đại, sang một kỉ nguyên mới cho những người dân Huế vốn lam lũ, khổ cực thì cầu Trịnh Minh Thế cũng na ná như vậy. Đây là chiếc cầu bắc từ An Hải với các doanh trại quân đội của Mỹ cùng đời sống dân cư heo hút sang một thành phố tương đối lớn của miền Trung.
Cầu Cẩm Lệ và Cầu Đỏ cũng là những công trình được thừa kế từ chính quyền cũ. Chỉ những năm 1997 về sau, thành phố Đà Nẵng mới xây dựng hàng loạt chiếc cầu khác như cầu quay Sông Hàn, cầu vượt biển Thuận Phước, cầu Tuyên Sơn, cầu Rồng, cầu Nguyễn Tri Phương và một số cầu đang còn nằm trong dự án. Đây cũng là thời gian mà người Đà Nẵng cảm nhận hệ lụy từ những chiếc cầu.

cau-tran-thi-ly-250.jpg
Cầu Trần Thị Lý, bắc qua sông Hàn, Đà Nẵng. RFA PHOTO.
Một người dân Đà Nẵng khác tên Vi, cho biết: “Cầu Đà Nẵng nếu hỏi một người sống theo xu hướng bây giờ thì họ rất hoan nghênh, thì tiện lợi cho người dân, những chiếc cầu làm cho dòng sông lung linh, sang trọng thêm, phương tiện qua lại rất thuận tiện, là điểm hút để người ta đến Đà Nẵng, những chiếc cầu là dấu nhấn. Người ta có thể khoe rằng Đà Nẵng có cầu Rồng, cầu quay, cầu bắc qua biển… cửu cầu đó. Nhưng riêng tôi thì cái gì có khoảng trống mênh mông thì tâm thức nó cũng mênh mông, như một dòng sông nó chạy dài nó không vướng gì cả thì tâm hồn nó cũng ngút ngát như vậy. Giá như không có những cây cầu thì buổi chiều những chiếc đò nó đi ngang qua ngang lại, ai đó đi xa thì cũng nhớ về những chiếc thuyền, những con đò.”
Theo bà Vi, hệ lụy đầu tiên có thể nói đến là cầu quay Sông Hàn, đây là cây cầu khá đẹp, sự hiện diện của nó xóa bỏ ngay bến phà Sông Hàn, còn gọi là phà An Hải, hàng loạt chuyến phà chỉ còn trong ký ức người dân Đà Nẵng. Đồng thời, đường nối từ cầu Sông Hàn sang trung tâm thành phố Đà Nẵng lại xóa sổ luôn chiếc cầu vượt đường tàu lửa có tên cầu Vồng, đây là chiếc cầu mà với người dân Đà Nẵng, nó đã thành một phần không thể thiếu, nó giống như một biểu tượng văn hóa.
Và cũng trong vụ xây dựng cầu Sông Hàn, nhà thầu Phạm Minh Thông bị bắt ngay trong ngày khánh thành cầu vì đã dùng trục quay Trung Quốc thay thế cho trục quay của châu Âu sản xuất theo thiết kế ban đầu. Mãi gần mười năm sau, ông Phạm Minh Thông được giải oan bằng một khoản tiền đền bù danh dự. Bà Vi nói rằng mọi thông tin có liên quan đến cầu sông Hàn bà nắm rất kĩ vì nó đã phá mất chiếc cầu Vồng thân yêu của bà, chính vì thế, bà phải theo dõi sự hình thành của nó cho dù không để làm gì cả!

Đến những chiếc cầu hiện đại và tai tiếng

Cũng theo bà Vi, sau cầu vượt biển Thuận Phước, cầu Rồng được khởi công với hai cú chấn động khá mạnh trong dư luận; Vụ kĩ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu và vụ xóa bỏ trường trung học Trần Phú, tức là trường Sao Mai của những năm trước 1975.

Những ống xilanh đang gắn chi chít khắp thân cầu Rồng, Đà nẵng. RFA PHOTO.
cau-rong-dn-2-250.jpgVề vụ kĩ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu ngay trước ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vì phản đối nhà cầm quyền không đền bù đất đai thỏa đáng cho gia đình anh trong vấn đề giải tỏa đường dẫn từ cầu Rồng sang phía bờ biển Đà Nẵng là một vụ chấn động dư luận quốc tế nhưng sau đó được sắp xếp để chìm xuồng, đến bây giờ, cầu Rồng hầu như xóa sạch dấu vết của vụ này.
Đến vụ xóa sổ trường Sao Mai, một trong những biểu tượng văn hóa của Đà Nẵng, đây là ngôi trường xây dựng mô phỏng kiến trúc Gothitche với mái nhà cao, tường dày, cửa sổ thông thoáng và những mái vòm cong uy nghi, nằm đối diện với Viện cổ Chàm. Bên này đường là viện cổ Chàm lưu giữ những vết dấu quá khứ của nền văn minh Chăm Pa rực rỡ, một bên là mái trường của những mái đầu xanh đang dung nạp tri thức nhân loại để tiếp tục xây dựng những giá trị văn minh tương lai. Hai công trình mang chung một nghệ thuật kiến trúc này như một cặp đăng đối giữa quá khứ và tương lai giữa miền Trung Việt Nam mà người Pháp đã để lại. Thế nhưng khi cầu Rồng khánh thành, trường Sao Mai thành một bãi đất trống.
Và hiện tại, với mức kinh phí xây dựng lên đến một ngàn năm trăm tỉ đồng, sau chưa đầy một năm đi vào hoạt động, cầu Rồng lại tạo thêm một cú tai tiếng mới với sức xuống cấp trầm trọng, mặt đường lổ chổ vết lồi lõm, phần bê tông bị tiêm ống xilanh chi chít để chữa phần bê tông đang rạn nứt bên trong. Và đặc biệt là mang tên cầu Rồng nhưng con vật nằm trên cầu hoàn toàn không phải là con Rồng, một con rắn với chi chít vảy trên mình và không có bất kì một cái chân hay móng vuốt nào, chỉ có cái đầu dữ tợn với răng tua tủa và một cái đuôi vẫy về phía thành phố với loi hoi vi vẩy. Nói khác đi nó là con thuồng luồng. Nhưng báo chí trong nước vẫn khăn khăn đây là con rồng lớn nhất thế giới.
Chuyện cầu Rồng còn dài lắm, và chuyện những chiếc cầu bắc qua giáo phận Cồn Dầu cũng mang nhiều hệ lụy không nhỏ cho người dân. Nhưng dẫu sao, với thành phố có diện tích không lớn lắm và chỉ có một con sông duy nhất chảy qua thành phố này mà nó phải cõng trên mình nó đến 9 chiếc cầu, đương nhiên, Đà Nẵng được quyền xếp vào diện thành phố có mật độ cầu dày nhất Việt Nam.
Và hình như, mỗi chiếc cầu trên thành phố Đà Nẵng được xây dựng sau 30 tháng Tư năm 1975 đều mang trên mình nó nhiều tiếng thở dài và nỗi bất bình của dân lao động nghèo bởi chế độ giải tỏa, đền bù bất minh, không thỏa đáng!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

XÃ HỘI VIỆT NAM

Suy thoái đạo đức hiện nay
Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-03-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Những hình ảnh đau lòng của người dân Việt: tranh thủ hôi của khi xe tải chở bia gặp nạn
Những hình ảnh đau lòng của người dân Việt: tranh thủ hôi của khi xe tải chở bia gặp nạn
(Ảnh cắt ra từ clip)
Nghe bài này


Giữa lúc nhiều nhà tâm huyết với đất nước, dân tộc Việt ngày càng cảnh báo về tình trạng đạo đức xã hội VN càng lúc càng suy đồi, thì hiện nhiều nước láng giềng của VN – và qua đó, công luận thế giới – đang nhìn hình ảnh VN một cách “xấu xí”. Sao lại xảy ra cảnh như vậy ? Thanh Quang trình bày vấn đề như sau:
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Hồi tháng 9 năm ngóai, báo Đất Việt trong nước đưa tin “ Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu”. Thì hôm 24 tháng Ba vừa rồi, báo VietnamNet có bài “ Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác…” khiến “ hình ảnh VN đang trở nên xấu xí” trước con mắt thế giới !
Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán
báo Đất Việt
VietnamNet mô tả báo Sankei Shimbun của Nhật đưa tin “ tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt, trong khi một nhà hàng buffet ở xứ Chùa Vàng có bảng bằng tiếng Việt với nội dung “ Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ bị phạt…” mà dư luận cho là “đây không phải là chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan”. Đó là chưa kể “ cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc” khiến, vẫn theo báo VietnamNet, “ không ít người cảm thấy buồn và xấu hỗ khi hình ảnh đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngòai”.
Đó là chưa kể, cũng cách nay chưa lâu, diễn ra những cảnh như “Tài xế bất lực nhìn dân bới mảnh chai hôi của”, ">Nửa đêm dân ra hôi bánh kẹo từ xe gặp nạn”, “Dân đổ xô ‘hôi’ cổ vật tàu đắm ở Quảng Ngãi”, “Dân ùn ùn ra hôi xăng trên xác xe gặp nạn”…

Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt.
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Files photos
Trước những cảnh nhiễu nhương ấu trĩ như vậy, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là tại sao những xứ láng giềng, nhất là những nước than phiền cung cách thiếu văn hóa của người mình như vậy, dân họ lại không bị mang tiếng trên thế giới ? Và đặc biệt là nguyên nhân nào mà nhiều  người Việt mình ngày nay lại hành xử một cách gọi là “vô tư” như thế, dù ngay tại các nước ngòai ?
Tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo...
báo Sankei Shimbun
Có phải xã hội ngày càng ích kỷ?
Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng giải thích:
GS Nguyễn Thế Hùng: Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy ? Nguyên nhân là do những người đề ra vấn đề giáo dục, rồi những người lãnh đạo đất nước chủ trương, tuyên truyền, làm gương như thế nào. Rõ ràng là trước đây, hồi trước 75, tại Miền Nam này, mọi người sống trong cảnh rất là trật tự, tức không có nhố nhăng như bây giờ. Như vậy thì rắc rối bây giờ xuất phát từ triết lý giáo dục, cung cách người thầy rồi cung cách quan chức hỗ trợ cho xã hội như thế nào, rồi vấn đề phương tiện truyền thông, báo chí đưa việc tốt, việc xấu trong xã hội như thế nào.v.v.. để cho xã hội đi vào trật tự như một xã hội văn minh.
Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá
GS Nguyễn Thế Hùng
Theo GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội, khi nghe một số người cho đó là do bản tính của con người VN, ông không nghĩ thế. Trước hết, về bản tính của con người VN, GS Nguyễn Thanh Giang khẳng định ông vẫn đánh giá là con người sống có nhân, có nghĩa, có hiếu; và người VN không kém về mức độ trung thực so với các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng GS Nguyễn Thanh Giang nhận định rằng chính chế độ trong nước nối kết với tổ chức xã hội, nó đã làm cho người VN tha hóa.
GS Nguyễn Thanh Giang: Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái chủ nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người VN. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.
Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc
GS Nguyễn Thanh Giang
“Cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội” ấy, theo nhiều nhà tâm huyết với quê hương, dân tộc, đã khiến XHVN ngày càng sa sút đáng ngại.
LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN từng khẳng định chính cái "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống." và “ Không biết đến bao giờ mới hết nghịch lý ấy ở Việt nam?”.
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cho biết:
MS Nguyễn Trung Tôn: Tôi sinh ra sau Cách mạng tháng Tám -sau năm 1945. Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với tôi rằng nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng ngày càng xuống cấp.
GS Trần Kinh Nghị cho rằng vấn đề “ bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên”.
Trong bối cảnh xã hội như vậy, thì người ta không mấy khó hiểu khi “ngọai cảnh ảnh hưởng – nếu không muốn nói là hình thành – tâm tính và cung cách con người”. Và những hành vi của số người Việt như vừa nói, theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình thuộc Viện Xã Hội Học VN, “ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, ‘đám đông chỉ chờ kiếm chác’ của người Việt, thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình. Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị”.
 

Mùa hè và những bữa cơm tình thương

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
tu-thien-305.jpg
Phân phát cháo tình thương ở một bệnh viện.
RFA


Mùa nắng, với người nghèo bao giờ cũng là mùa khó chịu nhất mặc dù không phải đối diện với thiên tai, bão lũ nhưng mùa nắng, con người phải đối diện với mọi thứ bệnh dịch. Và bệnh viện chật ních người, những thân nhân người bệnh nằm chen chúc nhau ngoài hành lang bệnh viện để chờ chăm sóc người thân, bữa đói bữa no vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Với những bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghèo, những bữa cơm tình thương bao giờ cũng đượm tình người và bao hàm cả những ân tình của người với người trong đời sống khốn khó này.

Trải lòng với cuộc đời

Một người bác sĩ đang là trưởng nhóm cơm từ thiện, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngày xưa, bác ở bệnh viện, cách đây khoảng 5-6 năm rồi, mình thấy bệnh nhân nghèo của mình họ không ăn cơm, họ không có gì để ăn hết. Mình nghĩ là thôi, mình nghĩ là mình nhường cho họ một bữa cơm, cứ thế, nhà mình nhường vài bữa, vài bữa thế rồi nên… Có câu chuyện thế này, có một bệnh nhân đau nằm bệnh viện, mà gia đình chịu cũng không nổi, họ bị ung thư, gia đình họ đưa về, trước khi về họ nhắn mình tới, người đó  nói với mình thế này, trước khi chết họ được ăn mấy bữa cơm ngon, thiệt tình là bữa cơm của mình cũng bình thường thôi. Nhưng với họ là quá có nhiều điều khổ… Trước khi chết họ bảo họ ăn được mấy bữa cơm ngon, mình nghe vậy... thì…!”
Theo ông, hiện tại, số lượng bệnh viện ở miền Trung, đặc biệt ở các tỉnh như Quãng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình… cơ sở hạ tầng còn rất kém, thiếu thốn mọi thứ, đó là chưa nói đến những bệnh viện ở vùng miền núi, hầu như thiếu thốn mọi bề.
Song song với vấn đề bệnh viện, đời sống người dân ở khu vực này cũng còn rất thấp, thiếu thốn, đói khổ, nhiều người bị bệnh mà không dám đến bệnh viện vì sợ không đủ tiền chữa bệnh, nhiều người đưa người nhà đi chữa bệnh phải nhịn ăn để tiền mua thuốc cho người thân, mỗi ngày chỉ ăn một gói mì tôm cầm hơi… Tất cả những người có số phận không may mắn này luôn cần sự chung tay chia sẻ của đồng loại, của cộng động. Đối với họ, phải nói rằng một miếng bữa đói bằng một gói khi no.
Đi nhiều, khám bệnh nhiều và chứng kiến nhiều mảnh đời thương tâm của đồng loại, vị bác sĩ này đã phát tâm nấu những bữa cơm tình thương, kêu gọi mọi người cùng chung tay với ông để bữa cơm tình thương thêm đậm đà hương vị và dinh dưỡng. Với ông, nhìn những người nhà bệnh nhân xếp hàng ngay ngắn chờ nhận những bữa cơm tình thương và hầu như không ai tranh giành ai, người này bận thì người khác đến nhận giùm, tình thương nơi bệnh viện của cái nghèo với cái nghèo chan chứa và bao la làm ông cảm động đến đôi khi rơi nước mắt.
Một người nghèo, cũng yêu cầu giấu tên, đến nhận cơm tình thương ở hành lang một bệnh viện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, chia sẻ: “Mấy sư cô ở chùa mang cháo, cơm trưa cũng có, nhưng ít hơn, cháo tình thương nhiều hơn, nhiều lúc còn có sữa nữa. Có những bát cháo của chùa, hội quan tâm giúp đỡ, giúp mình vượt qua cơn đói, buồn khổ, bệnh tật, cũng phấn chấn lên nhờ cháo với cơm chay.”

Những bàn tay ấm áp

Những người nhà bệnh nhân nằm lây lất khắp hành lang một bệnh viện. RFA PHOTO.
tu-thien-3-250.jpgTheo chị, những bữa cơm tình thương ở bệnh viện luôn giúp chị vơi đi rất nhiều khó khăn và nỗi buồn. Vì với một người nghèo, khi có người thân bị bệnh, cảm giác buồn và lo lắng ập đến một cách khác thường, khò mà dứt bỏ nó được, nhất là khi phải đối diện với tiền viện phí, nhìn người thân vẫn chưa lành bệnh rồi lại nghe bao tử cồn cào vì đói nhưng lại ngại ra quán mua cơm bởi số tiền còn trong túi quá ít ỏi. Những lúc như thế, nỗi buồn về thân phận nghèo dễ làm người ta mũi lòng và khóc một mình.
Với chị, một bữa cơm tình thương có thể giúp chị đỡ đói được một ngày, dư ra một ít tiền để giúp cha chị mua thêm vài viên thuốc điều trị bệnh, nhiều khi, chị tự dối lòng, mang theo hai chiếc hộp để nhận hai phần cơm, nói dối là nhận giùm cho người khác để mang về ăn lúc khuya cho đỡ đói vì mỗi ngày chị chỉ ăn đúng một bữa. Ban đầu chị rất ngại ngần nhưng vài ngày sau, bạn đồng cảnh ngộ hiểu chị nên thấy thương, cũng mang theo hai hộp để nhận giùm phần cho chị khi chị đang bận tay chăm sóc cha già.
Không khí yêu thương chan hòa, ánh mắt ân cần của người tặng cơm cũng như sự nhường nhịn nhau của người nhận cơm luôn là bữa ăn tinh thần đầy sức mạnh giúp chị vượt qua nhiều khó khăn cũng như nỗi buồn chất nặng trong tâm hồn. Tuy nhiên, cũng theo người phụ nữ này, không phải ai cũng cảm nhận giống như chị, nhiều người vẫn nặng thói quen trí trá và ham những thứ miễn phí nên mặc dù họ chẳng nghèo khó gì vẫn mang hộp ra nhận cơm tình thương cho đỡ một bữa mua cơm, nếu ngon thì ăn, nếu không ngon thì âm thầm mang đi đổ. Với chị, làm như thế là phụ lòng tốt của người khác và đánh mất lòng tự trọng của một con người.
Một người nhà bệnh nhân khác, cũng yêu cầu giấu tên, chia sẻ với chúng tôi rằng thời bây giờ, nếu nghèo khổ thì khi bị bệnh chỉ còn một lựa chọn duy nhất là mong sao cái chết đến càng sớm càng nhẹ gánh. Tuy nhiên, bản năng sống bao giờ cũng mạnh hơn, làm người, ai cũng mong mình được sống để trải nghiệm vui buồn của cuộc đời, chính vì thế mà hơn ai hết, những bệnh nhân nghèo luôn mong mỏi được tồn tại bởi chung quanh họ còn có cả một gia đình nghèo khổ, cần sự góp tay của họ.
Nếu như người giàu sợ chết bởi vì còn quá nhiều thú vui trong cuộc đời họ chưa kịp hưởng thụ và cũng còn quá nhiều việc họ cần phải hoàn thành trước khi nhắm mắt thì người nghèo lại vô cùng sợ chết vì cái chết của họ rất có thể sẽ bỏ cả một đoàn tàu phía sau lưng không có người lái, cả một gia đình vốn khó khăn sẽ rơi vào bơ vơ nếu không có bàn tay cũng như sự hiện hữu, chỉ bảo của họ. Hơn bao giờ hết, người nghèo luôn ray rứt và đau khổ khi đến bệnh viện, nỗi đau về thân phận nghèo khổ cũng hiện ra rõ nét nhất trong lúc này.
Chính vì thế, khi nghe tin dưới thành phố mới có quán cơm Nụ Cười Sông Trà chỉ bán với giá hai ngàn đồng một phần nhằm phục vụ cho người nghèo, chị rất mừng và cảm thấy cuộc đời này, ngoài những thứ dối trá, đạo đức giả, kệch cỡm, hượm hĩnh của những kẻ ăn trên ngồi trốc trên đầu nhân dân, vẫn không thiếu những tấm lòng, những bàn tay ấm áp biết cúi xuống để chia sẻ với thân phận nghèo khổ của đồng loại.
Người bệnh nhân này yêu cầu chúng tôi thay lời chị và nhiều người đồng cảnh ngộ gửi đến quán cơm Nụ Cười Sông Trà cũng như nhiều nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước lời tri ân sâu nặng! Và trong lần tường trình tới, chúng tôi sẽ giới thiệu rõ nét hơn về quán cơm Nụ Cười Sông Trà đến quí thính giả!

Friday, March 28, 2014


TIN THẾ GIỚI

 

 Quốc hội Mỹ biểu quyết viện trợ Ukraine, trừng phạt Nga
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ Robert Menendez (trái) và Thượng nghị sĩ Bob Corker mở cuộc họp báo sau khi biểu quyết chương trình viện trợ cho Ukraine, 27/3/14
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ Robert Menendez (trái) và Thượng nghị sĩ Bob Corker mở cuộc họp báo sau khi biểu quyết chương trình viện trợ cho Ukraine, 27/3/14
CỠ CHỮ
Quốc hội Hoa Kỳ đã gởi một thông điệp mạnh mẽ tới Nga về việc việc sáp nhập Crimea của họ bằng cách thông qua các dự luật cung cấp viện trợ cho Ukraine và trừng phạt Nga.

Các nhà lập pháp tại Hạ Viện và Thượng Viện đã chấp thuận với đa số áp đảo các dự luật khác nhau hôm thứ Năm.

Cả hai dự luật bao gồm khoản cho vay bảo đảm một tỉ đôla cho Ukraine và trừng phạt Nga về hành động của họ tại Crimea.

Các nhà lập pháp tại cả hai viện quốc hội sẽ phải giải quyết những khác biệt về những điều khoản khác trước khi gởi dự luật cuối cùng tới Tổng thống Barack Obama.

Dân biểu Đảng Dân Chủ Elliot Engel nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục làm việc với Ukraine và giúp chuyển đổi nước này hướng về “Phương Tây,” thì khi đó Tổng thống Nga Vladimir Putin “sẽ bị thua thiệt.”

Ông nói rằng ông Putin có thể nắm được một số đất đai tại Crimea, nhưng sẽ mất phần còn lại tại những nơi khác ở Ukraine.

Các cuộc biểu quyết của Hạ Viện và Thượng Viện diễn ra vào cùng một ngày mà Quỹ Tiền Tễ Quốc Tế hứa cung cấp cho Ukraine một khoản cho vay tới 18 tỉ đô la.

Nhưng IMF nói rằng, để đổi lại, Ukraine phải thỏa thuận thi hành các cải cách kinh tế mạnh mẽ. 


Tàu Hải quân Việt Nam tham gia diễn tập với ASEAN và đối tác

CỠ CHỮ
Tàu bệnh viện HQ-561 hôm 25 tháng Ba cùng các lực lượng quân y và công binh Việt Nam đã rời khu vực quân sự của Cảng Cam Ranh để lên đường tham gia cuộc diễn tập hải quân đa phương với ASEAN và các nước đối tác sắp diễn ra ở Indonesia.

Tin của Vietnamnet hôm qua tường trình rằng đây là lần đầu tiên lực lượng hải quân Việt Nam tham gia một cuộc diễn tập như thế này.

Theo nguồn tin này, hàng chục tàu hải quân và máy bay trực thăng đến từ nhiều quốc gia, kể cả Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Hoa Kỳ cũng sẽ tham gia các cuộc diễn tập mang tên là Komodo, sẽ diễn ra từ ngày 29 tháng Ba tới ngày 3 tháng Tư.

Mục đích của cuộc diễn tập là để xây dựng lòng tin, thực thi những sáng kiến đã được ASEAN và các nước đối tác thông qua trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác từ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở Rộng, gọi tắt là ADMM+, Hội nghị các Tư Lệnh Hải quân ASEAN (ANCM), và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

Theo báo chí Việt Nam, HQ-561 là tàu quân y hiện đại nhất của lực lượng hải quân Việt Nam hiện nay. Tàu được trang bị các thiết bị tiên tiến, kết nối trực tiếp với đất liền khi thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp.

Nguồn tin này cho biết cuộc diễn tập bao gồm diễn tập chỉ huy tham mưu, diễn tập thực binh trên biển, diễn tập nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo.

Cuộc diễn tập hải quân ASEAN do Indonesia tổ chức, có chủ đề “Hợp tác vì sự ổn định”, sẽ tập trung vào các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.

Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông, chưa có dấu hiệu gì sẽ lắng dịu. Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền mà họ mô tả là “không thể tranh cãi” trên hầu hết vùng biển mà nhiều nước ASEAN, kể cả Việt Nam, cũng tuyên bố chủ quyền.

Philippines đang yêu cầu Tòa án Trọng tài Quốc tế ở La Haye, Hà Lan, đưa ra một phán quyết để giải quyết cuộc tranh chấp tại đây. Hôm qua Manila tuyên bố sẽ xét tới quyền toàn vẹn lãnh thổ khi Philippines bỏ phiếu trong ngày hôm nay tại Liên Hiệp Quốc về vấn đề Crimea, một bán đảo đang trong vòng tranh chấp giữa Ukraina và Nga.

Mới đây, Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình dương của Hoa Kỳ cảnh báo Châu Á có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như ở Crimea.
Nguồn: Vietnamnet, Tuoitre.com, News.zing
 
 

THƠ VƯƠNG TÂN



Chuyện đời
Tôi sống ở một thời kỳ la
Tại nước ngoài, một phiên tòa Ai Cập
Xử tử hình một lúc hơn năm trăm  bi cáo
Chỉ hiện diện một trăm  người
Tôi danh:tôn thờ thánh Ala
Và rao giảng tình huynh đệ Hồi giáo
Tại nước tôi tòa xử
Những ngươi rao giảng tin mừng
Tội truyền đao trái phép
Tù mọt gông
Trên Facebook dân mạng chém gió
Chuyên lá đa, lá mít, lá vông
Và ông tài tử điện ảnh mê làm phim
Đem nhà đi cầm ngân hàng
Không có khả năng chuộc sắp mất nhà,không chốn dung thân
Thiên hạ thương tình quyên góp đươc sáu trăm triệu
Ông vẫn  còn đi ăn mày vì không chuộc nổi nhà
Không có chỗ ở lại bệnh tật rề rề
Tôi làm thơ và thèm uống bia
Không tiền làm đai ly rượu đế
Ra nằm võng nghe vợ chữi chó mắng mèo
Mơ giấc ngủ ra ngoài thời đai
Trời nóng hừng hưc lại cúp diện
Tôi như một tên khùng
Không biết làm gì hơn là làm thơ
Thứ thơ ấm ớ hội tề
Bán chẳng ai mua
Ngâm chơi nghe vợ cằn nhằn
Vương Tân


THU THIÊN NGUYỄN * EDEN IN VIETNAM




EDEN IN VIETNAM-
OUTLINE OF VIETNAMESE CULTURE
FROM PREHISTORY TO XVth CENTURY


by Thu Thien Nguyên


European and American historians generally have theorized that the human civilization first took root in the Near East, India or China. But recent discoveries in Southeast Asia suggest that men were cultivating plants there, making pottery, and casting bronze implements as early as anywhere on earth. We can divide the scholars into two main groups. First group compose the historians and archaeologists as Georges Coedès, Grahame Clark, Madeleine Colani who followed the traditional theory in relating that the human civilization first took root in the Near East, India or China. Second group include the historians and archaeologists like Wilhelm Solheim II, Carl Sauer, Chester Gorman, Stephen Oppenheimer, Bình Nguyên Lộc who confirmed that the human culture developed first in the East. Wilhelm Solheim II was very well known when he projected the new light on a forgotten past, and Stephen Oppenheimer was an excellent scholar by verifying that the East was Eden in the prehistory. With his work entitled “Eden in the East, The Drowned Continent of Southeast Asia “, Stephen Oppenheimer has shaken the world. In this work, Stephen Oppenheimer used Archaeology, Genetics, Language and Mythology to study history.

At first, Stephen Oppenheimer pointed out the faults of the historians of his time:
“Yet historians have assumed, by default that Southeast Asian cultures are simply secondary offshoots from the mainland Asian civilizations of India and China. Such a dismissive view is underserved and ignores abundant evidence of antiquity and unique sophistication’…. They usually make the assumption of a West-to East influence ….There are more reasons than cultural arrogance for this blinkered view of Southeast Asian prehistory [1]

Stephen Oppenheimer negated the theory of his comtemporary historians because “Several recent archaeological finds have cast doubt on the accepted view that this area first civilized from China and the West. Systematic agriculture in Indonesia long antedated parallel achivements in the tradictional Old World cradles of the Neolithic Revolution in the Near Est” (Oppenheimer, 4).

By the evidence Oppenheimer found, he proclaimed:
” In this book I describe my own exploration and analysis of the evidence for the people of the lost continent who fertilized the great cultures not only of the Far East but the Middle and Near East as well over 7000 years ago, and provided Eurasia with its library of folklore (viii)

Wilhelm Solheim II has the same idea with Stephen Oppenheimer when he came to Thailand in 1963 and excavated at Non Not Tha[2].


I. EDEN IN THE EAST

Eden garden is a myth in Genesis. Eden is a happy place. With the book entiled Eden in the East, Stephen Oppenheimer declares that the East was a wealthy and developed country in prehistory. He describes Southeast Asia in prehistory “ At the height of the Ice Age around 20,000 – 18,000 years ago, Southeast Asia formed a continent twice the size of India and included what we now call Indo-China, Malaysia and Indonesia. The South China Sea, the Gulf of Thailand and the Java Sea which were then dry formed the connecting part of the continent. Geologically, this half –sunken continent is termed the Sunda shelf or Sundaland. The flat land area lost by Sundaland after the Ice Age was as largr as India. Eventually only the scattered mountainous island of the Malay archipedago were leaft. A similar and vast swathe of land was also lost from the Pacific cost of Asia. Land that formerly stretched between Korea, Japan, China and Taiwan is now called the Yellow Sea and the East China Sea. Today’s port along the present south coast-line of China, such as Hong Kong, were hundreds of miles inland during the Ice Age. (10)

Stephen Oppenheimer’s book has four important points:
-The East was a great continent
-The Culture of the East
-The Continent was sunken by flood.
-The Split of the Sunda in prehistory

1. THE SUNDA CONTINENT IN PREHISTORY

Stephen Oppenheimer utilizes Graham Hancock’s Fingerprints of the God to prove that there was a lost founder civilization in the Antarcic. He points out the “Piri Re’is”map which shows the existence of the Atlantic coast of the Antarcic beneath the present ice cap. The other features shown with equal accuracy on the map are the east coast of South America and the west coast of Africa and Europe. Several other maps of the time, discovered by Hapgood, shows similar features. Since the last time the Antartic continent was free of ice was around 4000BC, Hancock ‘s hypothesis, made previously by other authors, is that someone living at least 6000 years ago had the seafaring and mathemathical ability to survey coastline and calculate global projections (6).


Unfortunately, Hancock’s hypothesis only explains the lost civilization in Atlantic, but Stephen Oppenheimer uses this hypothesis for a different continent- the drown Sunda shelf of Southeast Asia (7). Hence, Stephen Oppenheimer hypothesizes that during the Ice Age, Southeast Asia was a single huge continent- a land mass which included Indo-China, Malaysia and Indonesia. After the Ice Age ended, there was a dramatic rise in sea- level that split up the continent into the archipelago of islands today. It was the same process that the land bridge between North America and Asia disappeared (17).


It is the case of MU, a lost continent whose concept and the name were proposed by 19th-century traveler and writer Augustus Le Plongeon, who claimed that several ancient civilizations, such as those of Egypt and Mesoamerica, were created by refugees from Mu—which he located in the Atlantic Ocean. This concept was popularized and expanded by James Churchward, who asserted that Mu was once located in the Pacific.


It is also the same case as the city wall in Hujing islet which sits seven nautical miles off the coast of Magong City, Taiwan. When the tide ebbs, visitors can see the clear sea water, which is what makes this place, "Hujing Clear Deep" (虎井澄淵), one of the eight best known sights in Penghu. There is also a legend: the legend of "Hujing Sunken City" (虎井沈城). It says that there was something that resembled a decadent city wall lying at the bottom of the ocean beneath Hujing. In 1976, then county magistrate Xie You-wen asked Penghu native Steve Shieh to search for the legendary sunken city. There has two discrepant theories among academics: one states that "the sunken ancient city is the basaltic columnar joint terrain extended under the sea from Tongpan and Hujing, therefore forming the false impression of a sunken city". The other theory says that there must be the sunken ancient city. However, research by geologists shows that if the wall is formed from the natural stone, it must be seamless and only one block. On the other hand, if it was man-made, then it must have separate sections. Moreover, if the wall is long and straight, it is very likely that it was man-made. Specifically, the rocks are the same size, with square corners, and gaps between the stones were filled. Also, the empty seats on cruciform walls, with flat and smooth coupling circuit. This is entirely consistent with current construction standards (Wikipedia).


But Stephen Oppenheimer’s hypothesis now becomes evidence due to the discovery of an enigmatic structure by Masaaki Kimura (木村政昭, November 6, 1940, Yokohama - a Professor Emeritus from the Faculty of Science of the University of the Ryukyus, Okinawa, Japan) in 90s. This structure is described by some as 'pyramid-like', at Iseki Point just off the southernmost Japanese island of Yonaguni-Jima, stretching for many hundreds of miles north of Taiwan, and the westernmost of the Ryukyus. In a report given to the 21st Pacific Science Congress in 2007, he suggested that it had been built 2,000 to 3,000 years ago as the sea level then was close to current levels (Wikipedia)


2. THE CULTURE OF THE EAST IN PREHISTORY

Like Stephen Oppenheimer, Wilhelm Solheim II realizes that the Southeast Asia was a wealthy and developed country in prehistory. He writes:

“Now, however, discoveries in Southeast Asia are forcing us to re-examine these traditions. Material excavated and analyzed during the past five years suggests that men were cultivating plants there, making pottery, and casting bronze implements as early as anywhere on earth.
The evidence comes from archeological sites in northeastern and northwestern Thailand, with support from excavations in Taiwan, North and South Viet Nam, other areas in Thailand, Malaysia, the Philippines, and even from northern Australia.
Materials uncovered and dated by carbon 14* are the cultural remains of people whose ancestors may have been growing plants and making polished stone tools and pottery thousands of years earlier than were the peoples of the Near East, India, or China”
[3].


In his book, Stephen Oppenheimer writes:”The oceanographic record shows that the sea rose at least 100 metres (500 feet) during three floods, which started approximately 14,000,11,500 and 8,000 years ago. Thus the inhabitants of the flooded coastal settlements would have been forced to move, carrying any skills they had elsewhere. Now we can see some vestiges of the Southeast Asian culture which proved that the East started their revolution well, before the West. Around 12000 years ago, not long after the first flood, pottery appeared for the first time in southern Japan. Some 1500 years later there is evidence of pots being made in China and Indo China. These examples of pottery making antedate any from Mesopotamia, India or Miditerrannean region by 2500- 3500 years (18-19). Indo-China have revealed artifactual evidence of early rice-growing and other agriculture, such as small ground- edged slate knives for rice cutting and hoes in the Spirit Cave near the Burmese border and in Vietnam. All of them date back to the fifth millennium BC, and show continuity with the previous Hoabinhian cultures (69).


3. THE SINK OF THE SUNDA IN PREHISTORY


Three floods and many earthquakes caused the sink of Sundaland. Stephen Oppenheimer has many theories and evidences of the Sunda sunken in the ocean.

(1). Flood myths: Historicity of Noah’s flood (23). And according to the Bible, based on earlier Sumerian text, Eden is placed in the East in Genesis2. Genesis 11 relates that “as men migrated from the East, they found a plain… of Sinar [Sumer] and settled there (9).
(2). Immanue Velikovsky’s book called World in Collision published in 1950 produced detailed evidence to support his theory that Venus repeatedly approached the Earth more than 4000 years ago, causing widespread natural disasters because of gravitational effects, overheating and flooding (7).

(3).Oceanographic evidence: three massive and rapid ice-meltsthat accounted for the bulk of the 20-130 m rise in the world sea-level after the last Ice Age (7).
(4).Melankovitch’s theory can predict a mooth ‘S’ shaped uniformitarian curve of melting ice caps over the past 20,000 years (27).

(5).Paul Blanchon’s work shows all three floods (29).
(6).The strong superwaves arised from the crustal strains when Laurentide ice of Canada collapsed and melted around 8000 years ago. The release of energy from the Earth’s crush would have produced waves rolling across the Pacific and inundating all shores and flat hinterlands in direct line. The coasts of China, Japan, Philippines, New Guinea, New Ireland would have suffered the brunt of these walls from 50metres to maybe as much as 300 metres high.This raised global sea-levels by 20-40 centimetres immediately. On the beaches of the Sunda shelf at that time sea water would have flooded inland up to a maximum 4 km within two days. The floods, waves and earthquakes caused the land loss and forced people out to sea (107-108).

4. THE SPLIT OF THE SUNDA IN PREHISTORY


After the Ice Age around 20,000-18,000 years ago, a dramatic rise in sea-level split up the huge continent of Sundaland.The great continent was divided into three parts. One part sunk to the bottom of the sea. Another part became the islands now Malaysia, Indonesia, Philippines etc.The rest was the continent including Vietnam, Thailand, Cambodia, Laos and Myanma.The disasters also evoked the great waves of Exodus from the sinking Sunda self about 8000 and 7500 years ago. A group of people moved south towards Australia, the other went west into the Indian Ocean, some migrated north towards the Asian mainland. When they left their lost paradise, they carried with them their domestic animals, food plants, and their culture in large ocean-going canoes to the new land (10).



II. EDEN IN VIETNAM-VIETNAMESE CULTURE


 In his work, Stephen Oppenheimer proclaims that the East was an Eden. Vietnam belonged to the Sunda in prehistory, hence Vietnam was an Eden too. After three floods, the sea was moving inexorably at up to a kilometer a year over the Sunda, the suvivors had to move out their country in one of the following ways:

(1).Hundreds of kilometres inland to a more mountainous area to continue horticulture.
(2).Futher into the lowland jungle to continue foraging.
(3).Some people stayed on the strand and build home and fishing platforms on stilts, thus ignoring the rising water.


(4).To sail away to lands with more coastal elevation and less jungle. These were the first argonauts of Pacific. The sailing solution appears to have been taken by many different island cultures in Indonesia, who still build the houses to look like boats and say their ancestors were flooded out from a lost homeland and had to migrate across the sea. Those migrants who could not get a foothold in the remaining islands of Southeast Asia had to disperse to the four points of the compass (110).

Before the flood, Vietnamese and the Southeast Asian people had the same continent, and spoke the Austro-Asiatic language. Vietnamese people were the original residents in Hòa Bình because “the so-called Hoabinhians, pre-Neothilic inhabitants of Indo-China from at least 10,000 years ago, are usually thought to have been of ancestors of Austro- Asiatic speakers and are presumed to have learnt their agricultural skills thousands of years latter by diffusion from Early Neolithic futher north in China (69). The Cham and their putative ancestors the Sa Huỳnh were also the original residents because they have been in Vietnam from the second millennium BC (91).


Wilhelm Solheim II and Stephen Oppenheimer are two well-known historians who focus on the research of the Southeast Asia. Some historians concluded that the culture of Vietnam is one of the oldest in Southeast Asia; the ancient Bronze age Dong Son culture is considered to be one of its most important progenitors. Đông Sơn drums are bronzedrums fabricated by the Dong Son culture, in the Red River Delta of northern Vietnam.


The drums, cast in bronze using the lost wax method, are up to a meter in height and weigh up to 100 kg. Dong Son drums were apparently both musical instruments and cult objects. They are decorated with geometric patterns, scenes of daily life and war, animals and birds, and boats. The earliest drum found in 1976 existed 2700 years ago in Wangjiaba in Yunnan Chuxiong Yi Autonomous Prefecture China. It is classified into the bigger and heavier Yue drums including the Dong Son drums, and the Dian drums, into 8 subtypes, purported to be invented by Ma Yuan and Zhuge Liang. But the Book of the Later Han said Ma melt the bronze drums seized from the rebel Lạc Việt in Jiaozhi into horse.


The discovery of Đông Sơn drums in New Guinea, is seen as proof of trade connections - spanning at least the past thousand years - between this region and the technologically advanced societies of Java and China. The most well-known classification of the bronze drums was made by the Austrian archaeologist F. Heger in 1902 in his Alte metalltrommeln aus Südost Asien. He collected 22 bronze drums and the records or photographs of another 143, which he divided into four types (I, II, III, IV) and three transitory types (I-II, II-IV, I-IV) based on their form, distribution, decoration, and chemical composition. He believed that Type I, found mainly in northern Vietnam and referred to as the Dong Son drum by Vietnamese scholars, was the earliest. Before the 1950s, some other classifications were proposed, but none of them were as widely adopted as Heger's.[4]


The first excavated drums came from the site of Dong Son, in Thanh Hoa Province south of Hanoi, excavated by M. Pajot in 1924 and reported by V. Goloubew in 1929. Goloubew (1929:11, 1932:139; Karlgren 1942:2-5; van Heekeren 1958:92-93) dated the early type of drum (Heger Type1) to the middle or the second half of the first century A.D. Besides, a lot of Dongson bronze drums were reported from South ChinaThailand, Laos, West Malaysia, and Indonesia as fareast as western Irian Jaya, but the largest concentration of the drums is from northern VietNam (Kempers1988).[5]


According to Stéphen Oppenheimer, the Bronze Age Dong Son culture and its forerunners in Vietnam of the first millennium BC, was virtually the only early complex civilization to be given credence as indigenous to the region… Several recent archaeoligical finds have cast doubt on the accepted view that this area was first civilized from China and the West…Astonishingly early Bronze Age artefacts have been found in grave sites in Ban Chiang, in Southern Thailand and Phùng Nguyen in northern Vietnam. The dating of these sites has aroused much controversy, but recently, impeccable carbon date taken from rice chaff within pots have given confidence for a Bronze Age date of the early second millennium BC in Bang Chiang. Two of these dates went back much further- one two nearly 5000 years ago and the other to nearly 6000 years ago. These later dates, if valid would straddle the earliest Near Eastern Bronze Age sites, and would be before the Chinese achieved this stage of development “[6]


Beside the skill of bronze casters, Vietnamese also were skilled at cultivating rice, keeping buffaloes and pigs, fishing and sailing with long dug-out canoes. According to Wilhelm G. Solheim II, the agriculture of Vietnam was the earliest one in the world, it dated back about 15.000 BC:”In 1952 Carl Sauer, an American geographer, went a step further. He hypothesized that the first plant domestication in the world took place in Southeast Asia. He speculated that it was brought about by people much earlier than the Dong Son period, people whose primitive culture was known as Hoabinhian. Archeologists did not immediately take up Sauer's theory.



  • I agree with Sauer that the first domestication of plants in the world was done by people of the Hoabinhian culture, somewhere in Southeast Asia. It would not surprise me if this had begun as early as 15,000 B.C.
     
  • I suggest that the earliest dated edge-ground stone tools, found in northern Australia and dated by carbon 14 at about 20,000 B.C., are of Hoabinhian origin.
     
  • While the earliest dates for pottery now known are from Japan at about 10,000 B.C., I expect that when more of the Hoabinhian sites with cord-marked pottery are dated, we will find that pottery was being made by these people well before 10,000 B.C., and was possibly invented by them.
  • * The traditional reconstruction of Southeast Asian prehistory has had migrations from the north bringing important developments in technology to Southeast Asia. I suggest instead that the first neolithic (that is, late Stone Age) culture of North China, known as the Yangshao, developed out of a Hoabinhian subculture that moved north from northern Southeast Asia about the sixth or seventh millennium B.C.
     
  • I suggest that the later so-called Lungshan culture, which supposedly grew from the Yangshao in North China and then exploded to the east and southeast, instead developed in South China and moved northward. Both of these cultures developed out of a Hoabinhian base.
     
  • Dugout canoes had probably been used on the rivers of Southeast Asia long before the fifth millennium B.C. Probably not long before 4000 B.C. the outrigger was invented in Southeast Asia, adding the stability needed to move by sea. I believe that movement out of the area by boat, beginning about 4000 B.C., led to accidental voyages from Southeast Asia to Taiwan and Japan, bringing to Japan tare cultivation and perhaps other crops.
     
  • Sometime during the third millennium B.C. the now-expert boat-using peoples of Southeast Asia were entering the islands of Indonesia and the Philippines. 'They brought with them a geometric art style -- spirals and triangles and rectangles in band patterns-that was used in pottery, wood carvings, tattoos, bark cloth, and later woven textiles. These are the same geometric art motifs that were found on Dong Son bronzes and hypothesized to have come from eastern Europe. · The Southeast Asians also moved west, reaching Madagascar probably around 2,000 years ago. It would appear that they contributed a number of important domesticated plants to the economy of eastern Africa.
     
  • At about the same time, contact began between Viet Nam and the Mediterranean, probably by sea as a result of developing trade. Several unusual bronzes, strongly suggesting eastern Mediterranean origins, have been found at the Dong Son site.[7].

Stephen Oppenheimer equally claimed that Hoa Bình was the capital of rice production, and the university of agriculture at the dawn of human kind: The so- Hoabinhians, the pre-Neolithic inhabitants of Indo- China from at least 10.000 years ago, are presumed to have learnt their agriculture skill thousands of years later by diffusion from EarlyNeothilic cultures futher north in China. The earliest sign of rice in China is further up the Yangtze at Pengtoushan dated to 6500-5800 BC but it is not clear if the grains were from wild or domesticated plants[8].


I just sumarize the works of Wilhelm Solheim II and Stephen Oppenheimer who studied history of humankind, chiefly history of the East, including Vietnam. The next part, I will present the studies of Vietnamese scholars in researching Vietnamese culture. Some studies took root in Vietnamese history books, or Vietnamese legends, but mainly researchs based on the Chinese documents. The most brilliant scholar in the Lê dynasty was Lê Quý Đôn (1726–1784). He was a native of Duyen Ha village in present-day Thái Bình province, an 18th-century Vietnamese philosopher, poet, encyclopedist, and government official. Lê Quý Đôn was responsible for a large number of encyclopedic, historical, bibliographical, and philosophical works. His important works for our study of Vietnamese culture are Vân Đài Loại Ngữ 類語 (The High Tower of Famous Sayings) and Kiến Văn Tiểu Lục 聞 小錄 (The Reading Notebook) and Phủ Biên Tạp Lục 撫邊雜錄 (Miscellaneous Chronicles of the Pacified Frontier 1776). Beside Lê Tắc, Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú, Nguyễn Văn Siêu were the prominent historians.


1. VIETNAMESE PEOPLE AND LAND

Many people think that Vietnam in the ancient times was a small and poor tribe. But many evidences denyed that idea. The first King Hùng was the founder of Hong Bang dynasty whose members ruled Vietnam around 2879 B.C to 258 BC. He was also the founder of VănLang state (the former name of Vietnam).Under the HongBang dynasty, VănLang was a great country, bordered by the Pacific ocean to the east, Dòngtíng hú 洞庭湖 (Hunan province) to the north, Hồ Tôn to the south (Champa).Văn Lang composed 15 prefectures (regions)[9]. Hence, Văn Lang was biger than Guangdong plus Guangxi.Vietnam was not a wealthy country but had a lot of gold and precious products. Yaoshi liuji 姚氏六州記 commented that the Qin occupied Vietnam because Vietnam had plenty of pearl, jade and gem[10]. In 196BC, Zhao Tuo gave Lù Jiǎ 陸賈(240BC- -170 BC), a Chinese envoy embassardor two thousand liang of gold[11]. In 984, King Lê Hoàn built a lot of palaces. The columns of Bách Bảo Thiên Tuế Palace on the Đại Vân mountain were covered with gold and silver, and the Long Lộc palace was inlaid with siver tiles. In 986, when the Chinese envoy ambassador came, King Lê Hoàn laid out all the pearls, and valuable objects in the ground in order to show off his wealthiness[12]. In 1289, under the reign of king Yuán Shizu 世祖(1215-1294) of China, King Trần NhânTông sent a long list of precious products of Vietnam which were never be seen in China[13].


Xue zong 薛綜 (?-243), courtesy name Jingwen, was an official of the state of Eastern Wu during the Three Kingdoms period, a chief of Jiaozhi (Giao Chỉ- Vietnam) district of the dynasty Eastern Wu 東吳( 229-280 AD) reported to the China King that Jiaozhi has many huge mountains, big rivers, wide land with different costoms[14]. Yuan Chan袁燦, a Chinese envoy ambassador of the dynasty Ch'ing ch'ao清朝 reported to his King: “In Vietnam, population is very large, land flat but narrow, verywhere are rice fields. In the countrysides, there are many houses standing closely like the bowls in a basket[15].

We have the data of Vietnamese population about the 3rd century according to the History book of the Hán Dynasty (202 BC–AD 220). During the Qin and the Han dynasties, Vietnam was occupied by Chinese, and was devided into three commanderies or districts (郡) as Jiaozhi, Jiaozhi and Rinan. In ancient times, the population comprised only men from the age of 15 to 50 or 60 years old.

Book of the Early Han (206BC-3AD) 前漢書
-Jiaozhi district 交 趾 (Giao Chỉ): 92,440 houses 746,237 men; 10 subdistricts
- Jiaozhi district 九真 (Cửu Chân): 35,742 houses; 166,113 men; 7 subdistricts.
-Rinan district日南 (Nhật Nam): 15,460 houses; 69,485 men; 5 subdistricts.
Total: 143,642 houses; 981,835 men; 22 subdistricts
Book of the Later Han (23AD-220AD) 後漢書

- Jiaozhi district交 趾: -- - --- 12 cities.
- Jiu zhen district 九真: 46,513 houses; 209,894 men, 5 cities.
- Rinan district日南: 18,460 houses; 100,676 men, 5 cities[16].

Because Book of Later Han did not have the data of Jiaozhi district, we can use the data of the book of the Early Han, therefore we have an equivalent numbers;

- Jiaozhi district交 趾: 92,400 houses; 746,237men; 12 cities.
- Jiu zhen district 九真: 46,513 houses; 209,894 men; 5 cities.
- Rinan district日南: 18,460 houses; 100,676 men; 5 cities[17].
Total: 157, 373 houses; 1,057,707 men; 22 cities

At the same time, Guangdong, the most populous province in China, with the area of 179,800km2 had 59,390 houses; 318 men. Guangxi with an area of 236, 700 km2, had12.415 houses; 71.161 men[18]. Guangdong and Guangxi had a total of 416,500km2, 71,805 houses, and 389,673 men, when Vietnam with three districts (Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) had an area of 246,522km2 ;301,015 houses; 1,139, 542 men, 22 cities with the strongholds.

We will have a comparative table:


 AREA
 HOUSE
 MEN
 CITY
Three districts of Vietnam
 246,522km2
 301,015
1.139,542
 22
 Two provinces of China
 416,500km2
 71,805
 389,673


Vietnam covers an area of 312,000km2, Cochichina 65,478 km². Nhậtnam district is the old name of present- day BìnhĐịnh province. Guangdong and Guangxi had areas as big as two times of Vietnam, but did not have large population, and many houses as Vietnam. Population of Vietnam increased quickly. The Lý dynasy had a population of 3.300.100, the Trần dynasty 4.900.000, Lê dynasty 5.006.500[19].Those details would let us know why when China undrewent the wars or natural calamity, a lot of Chinese people fled to Vietnam, a peaceful country, an Eden in the East, although Vietnam was not a powerful nation.


Vietnam had a large population, and had a number of cities. In the Han (203BC –220) dynasty and the Eastern Wu dynasty during the Three Kingdoms period (220AD-280AD), the Jiaoche commandery comprised Guangdong and Guangxi, and the Chief town of the commandery was Long Biên (Hanoi). Thus, Hanoi at that time was the capital of Vietnam and the South of China[20]. Vietnam has the earliest Southeast Asian urban sites. Those at Cổ Loa inland in the north date to the third century BC (Stephen Oppenheimer, 3). Therefore, Cổ Loa, Long Biên, Luy Lâu were the large cities in the olden time. Especially, in the Han domination, the Trưng Sisters revolted against the Chinese and occupied 65 cities[21]. Those details clarify that at that time, many cities developed in Vietnam.


The number of city is important but art of Art Architecture is more important. Vietnam had many genious architects. Cổ Loa was a citadel built near Phong Khe, about 20 km to the North of today’s Hanoi, during the end of the Hồng Bàng Dynasty (about 257 BCE). The fortress had a spiral-shape but its architect was a mystery. Nguyễn An 阮安 Ruan An (1381-1453) was a Ming Dynastyeunuch, architect, and hydraulicspecialist between the first and fifth decades of the 15th century. Born in Vietnam, he was taken as tribute from Vietnam to China and later became a eunuch and architect in service to the Chinese emperors. He, along with numerous architects, such as master designers and planners Cai Xin (蔡信), Chen Gui (陳珪), and Wu zhong (吳中), master carpenter Kuai xiang (蒯祥), and master mason Lu Xiang (陸祥), was an important principal designer and a chief builder of the Forbidden City in Beijing. Under the reign of Zhengtong Emperor, Nguyen An had a major role in the reconstruction of the wall of Beijing. He was also a hydraulicspecialist, who was involved in at least three hydraulic projects and had a flawless record. Book 304th of 明史 History of Ming Dynasty glorified him so much (Wikipedia).


2. COSTOMS AND HABITS

In the past time, Vietnamese people walked bare foot, no hat with short haircut in order to work easily in the forests and in the muddy fields. They built the houses on stilts to avoid the wild beast, got bark for clothes, grasses for mats, trees for foods, pulp rice for wine, animals and fish for salted food, ginger roots for salt. They cultivated with knife and fire. They used bamboo pipes for cooking sticky rice. When a person was sick, the family members killed rooster or ducks for asking the god bless. If the sick person did not recover the health, they killed cows, goats, pigs to beg the devine rescue. If some one was going to die, they knocked the rice mortar for calling help. In the marriage, firstly they used salt for engagement, secondly they killed castles for ceremony, at last they went in a room, ate sticky rice, then slept together[22].


Every men shaved their heads like the monks, excepted the king who did up his hair, and covered his hair with a silk bag like the monk’s hat. The mandarins took blue clothing for the tipped towels. Sometime, people wore shoes but they took them off when they came to the royal palaces. At home they took bare head, when their guests came, they had to wear the hat. Women cut a part of their hair, the rest would be bunched, and set brooch. Everybody had to draw on their skin with the images of sea animals in order to advoid the dangerous sea animals when they went catching fish in the sea. Later the art of tattoo became the body ornament with the images of sickles, or copper incense burners, or some characters or marks on the forehead or the belly. But some customs dissaperared in the Trần dynasty[23].


According to a Chinese book -禮記 Lǐ Jì- the southern people had the marks engraved on their forehead, intersected toes, and they ate uncooked food[24].

In China, when the guests came, and left, the owner went to the gate to meet and to say good bye to them, and to put two hands together to pay respect, but Vietnamese joined two hands together, but did not bow, and the owner stayed at the bed to meet and to say good bye to the guest[25].


In Vietnam, after three days of the birth of a child, the parents had to prepare some trays of food to thank the Goddess of birth. After a month, and a year, the family of the child had to organize a great party to worship their ancestors. The guests who were invited to the party would bring poems, clothes, and toys to celebrate the child’s birth. In the party, the child’s parents always laid out many toys for the child’s choice in order to predict the future of the child. This costom was similar to the Chinese costom in Chiangnan[26].

A Chinese book named Qing shuang zaji 青霜雜記 said that in Lĩnh Nam, people called their friends and relatives not by family number order but by the name of their first child[27].


3. ADMINISTRATIVE SYSTEM AND ARMY


The first King Hùng was the founder of Hong Bang dynasty whose members ruled Vietnam around 2879 B.C to 258 BC. He was also the founder of VănLang state (the former name of Vietnam).Under the HongBang dynasty, VănLang was a great country, bordered by the Pacific ocean to the east, Dòngtíng hú 洞庭湖 (Hunan province) to the north, Hồ Tôn to the south (Champa). Faced with China's southward expansions, beginning in the early first millennium BC, Văn Lang gradually lost its northern territory; and by around 500 BC, its northern border was equivalent to that of the modern Vietnam state. Văn Lang composed 15 prefectures (regions)[28]. The Vietnamese administrative system was different from the Chinese one. The King’s title was Hùng vương (King Hùng), the high civil mandarin Lạc hầu, the important military mandarin Lạc tướng, prince Quan Lang, pricess Mỵ Nương, the simple mandarin Bố Chánh, sevant Trâu, girl Tinh, subject Côi, hereditary phụ đạo. All the kings of the HongBang dynasty got the same title (Hùng Vương)[29].


In 257 BC, the last Hùng king was defeated by Thục Phán, who consolidated the Lạc Việt and Âu Việt tribes to form the Âu Lạc state, proclaiming himself An Dương Vương. In 207 BC, a Chinese general named Zhao Tuo defeated An Dương Vương and consolidated Âu Lạc into Nanyue. Nanyue 南越 Nányuè was established in 204 BC at the final collapse of the Qin Dynasty, an ancient kingdom that consisted of parts of the modern Chinese provinces of Guangdong, Guangxi, and Yunnan and northern Vietnam. The Kingdom of Nanyue originally comprised the Qin commanderies of Nanhai南海, Guilin 桂林 and Xiang 湖南. After 179 BC, Zhao Tuo persuaded Minyue, Yelang, Tongshi, and other areas to submit to Nanyue rule, but they were not strictly under Nanyue control. After the Western Han Dynasty defeated Nanyue, its territory was divided into the seven commanderies of Nanhai, Cangwu, Yulin, Hepu, Jiaoche, Jiuzhen, and Rinan.
 In autumn of 111 BC, Emperor Wu of Han sent an army of 100,000 men divided into five companies to attack Nanyue. General Lu Bode, a military leader succeeded in occupying Nanyue. After the fall of Nanyue, the Chinese authorities devided Nanyue into 9 commandaries: Nanhai南海, Cangwu蒼梧, Yulin 桂林, Hepu合浦, Jiaoche 交 趾, Jiuzhen九真, Rinan日南, Zhuya珠崖 and Zhāner 譫耳. Later, the Han king established new territories, dividing Vietnam into Giao Chỉ (Jiaozhi), now the Red River delta; Cửu Chân (Jiu zhen) from modern-day Thanh Hoá to Hà Tĩnh; and Nhật Nam (Rinan), from modern-day Quảng Bình to Binh Định[30]. Lê Quý Đôn said thatVietnam was bordered by Guangxi (China) to the north, Yúnnán to the west, Guangdong, Guangxi and Yúnnán to the northwest, Laos to the southwest, and the Pacific Ocean to the east, and Champa to the south. From the Đinh, Early Lê, Lý and Trần dynasties, Vietnam remained Jiaoche, Jiuzhen and Rinan, but lost 6 districts by the Chinese Imperialism[31].
Thus, Vietnam lost a part of land in Guangdong and Guangxi. Therefore, Emperor Quang Trung (1753-1792) planed to retake Vietnamese lost land[32]. When Lê Quý Đôn came to Guangxi, he missed the lost land, and his ancestor, a mandarin working for Vietnam in Guangxi, and getting a glorious feat of arms in the XVIIth century[33]. For the next thousand years, Vietnam remained mostly under Chinese rule. Early independence movements, such as those of the Trưng Sisters and Lady Triệu, were only temporarily successful, though the region gained a longer period of independence as Vạn Xuân under the Anterior Lý Dynasty between AD 544 and 602. In AD 938, the Vietnamese lord Ngô Quyền defeated the forces of the Chinese Southern Han state at Bạch Đằng River and regained full independence for Vietnam after a millennium of Chinese domination. Renamed as Đại Việt (Great Viet), the nation enjoyed a golden era under the Lý and Trần dynasties. During the rule of the Trần Dynasty, Đại Việt repelled three Mongol invasions.
The Lý Dynasty was a Vietnamese dynasty that began in 1009 when Lý Thái Tổ overthrew the Early Lê dynasty. In 1075, the Lý ruler sent Lý Thường Kiệt and Tôn Đản with more than 100,000 troops to China to attack against the Song troops. In the ensuing 40-day battle near modern-day Nanning, the Đại Việt troops were victorious, capturing the generals of three Song armies. In 1076, the Songs formed an alliance with Champa and the Khmer Empire and sent troops to invade Đại Việt. Lý Nhân Tông sent, again Lý Thường Kiệt to the north to protect Vietnam. Being one of the many great military strategists of Vietnam, Lý Thường Kiệt won the war, killing more than 100,000 Song soldiers and forcing the Song army to retreat. Those two glorious victories over the Song stopped their attempt to extend south[34]. Contrary to Vietnamese information, the Outline of Song History 宋史said that Vietnam was defeat by the Song troops. The Posthumous Book of Two Mr.Cheng (二程遺書 Ercheng Yishu) admitted the Song’s failure caused the death of nearly 200,000 soldiers, only 28,000 survivors. A Chinese poet Huangtính Jian 黄庭堅composed a poem about this war, this poem still remained in the book named Yuan Jian 淵鑑[35].


The Song Emperors and Chinese generals admired Vietnamese milirary science so much. The book of Song history 宋史 said that Thai Diên Khánh, a Chinese mandarin, followed the Vietnamese military system to organize the Chinese troops. Emperor Shenzong (宋神宗1067-1085) also accepted it and praised this renovation[36]. According to Xue zong 薛綜, the Head of Jiaoche district in the Eastern Wu dynasty during the Three Kingdoms period, the forests in Vietnam were full of obstacles and difficult of access Vietnamese people always upheld the nation's traditional undauntedness in struggle. They always disregarded the Chinese mandarins, and always rebelled against the invaders. It was not easy to govern this country[37]. Next to the force of national defense, Vietnam also had the force of people defense.


They organized the combat villages by building the bamboo tree wall around the villages. The Chinese soldiers imitated Vietnam art of defence by growing the bamboo tree. The Jiao Zhou Story交州記 said that in the reign of King Xuan Zong 宣宗 (847-860), Wang Shi王式 a Chinese mandarin working in Vietnam, imated the Vietnamese combat villages by building the bamboo trees wall around the citadel which could last about 20 -30 years, and could prevent the enemy troops invading. Yuheng zhi虞衡志 cited that Guangdong did not have the bamboo trees, hence Huang Ji 黄濟, a Chinese military mandarin, brought bambo from Vietnam to Guangdong to contruct the bamboo strongholds[38].

Vietnamese bow and arrows were the famous weapons. A Chinese book named Yuan jian 淵鑑 reported that the Hongwu Emperor 明太祖 -高皇帝 (1328-1398 ) opened a banquet and shoot contest to his subjects, then gave Vietnamese bow and arrows to them as the gifts. Another book, Bówu jhi博物誌 (Natural Science) recited that the barbarous people in Jiao Zhou 交州 made the long bow and long poisionous coppered arrows[39]. In 1400, the Ming army occupied Vietnam, captured Hồ Quý LyHồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng and a number of Vietnamese people as Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn An. They also seized all Vietnamese books and documents then brought them to China in order to study Vietnamse science and destroy Vietnamese culture. Mingshi 明史 (Ming History),

Tongji 通記 and Gushu poutan 孤樹裒談,three Chinese books, said that when the Ming troops invaded Vietnam and confiscated a lot of Vietnamese canons which the Chinese imperialists considered as the modern and powerfull weapons. So Hồ Nguyên Trừng (Lê Trừng), Hồ Quý Ly’son was appointed the Minister of National Defence with the mission to make the canons[40]. Chinese people were proud the Four Great Inventions: papermaking, the compass, gunpowder and printing (both woodblock and movable type). If Chinese surely had invented gunpowder, why did the Ming King appoint Hồ Nguyên Trừng to an important post?


4. RICE

In Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn introduced a variety of natural resources and products in Vietnam[41]. Bencao congxin 本草從新 indicated that the Chinese colonialists under the Han dynasty explored Vietnam for the valuable products[42]. Howerver, I focused only rice in Vietnam. Many Chinese and Vietnamese historians recognized many things:

(1).Vietnamese people worked hard, they had two seasons of rice cultivating[43].
(2).Vietnam had rice of high productivity. Gujin zhu 古今註 said (in 123 Han dynasty) that in Jiuzhen 150 rice plants got 768 aristas[44]

(3).Vietnam had a variety of rice: Bencao本草 said of two sorts of rice, but Lê Quý Đôn recited about 50 kinds of rice in Vietnam, particularly in Sơn Nam, Nghệ An, Cao Bằng, Thái Nguyên etc. Guang zhi 廣志, a book published in the Tang dynasty, cited 9 genres of rice in Vietnam. Guangdong xinyu 廣東新語 cited 10 types of rice[45]. That even also indicated that Chinese colonialists exploited Viet namese people overmuch.

(4).Vietnam was the big ganary. Vietnam had a large amount of rice so they had to pay a great number of grain of taxes to the Chinese King . Guangdong xinyu 廣東新語 said each year Jiaoche paid 1,260,000 斛.The total tax in Guangdong, Guangxi, Yúnnán 雲南, Fújiàn 福建, Guìzhōu 貴州 was smaller than that of Jiaoche[46]

(5). China did not have or did not have enough rice. King Zhenzong (真宗 (998-1022) sent the messenger to Champa to buy 30,000斛 of rice. Bencao本草 called this genre of rice as xianli 秈粒[47]. Bencao本草 said Vietnam was next to Champa, so the rice riped in the summer in two countries also called lúa chiêm[48].

Guangdong was a big province of China, but people liked business and cultivation of tobacco and tree, consequently due to lack of rice, they had to import rice from Vietnam[49]

(6).Vietnam was one of the first countries cultivating rice. The Jiaozhou Story交州記 by Zenggun 曾袞 wrote in 877:” Long ago, Jiaoche was a fruitful land, the king called Hùng vương, the mandarin Hùng hầu, rice field Hùng điền, the peasants cultivating rice Hùng dân”[50].
Jiaozhou waiyu ji交州外域記 reported:” In the olden time, without king, madarins, and administrative system, in JiaoZhou Vietnamese people followed the tide to plant rice[51].


According to Tianzhong ji天中記 of Suijing ji 水經注,Vietnamese people cultivated rice 600 years before the Han dynasty[52].
But Suijing ji, Tianzhong ji and number of Chinese and Vietnamese historians were wrong when they said that RenYan任延, Head of Jiuzhen district in the Chinese domination taught Vietnamese to cultivate rice[53]. RenYan lived in the reign of king
Han GuangWu di 漢光武帝 (6 BC – 57), but Tianzhong ji and Suijing ji recited that Vietnamese knew how to plant rice 600 years before the Han dynasty.


In184BC, Luhou呂后 (241BC – 180 BC) fobade Vietnam to buy iron , copper and animals[54]. In 111BC, Lu Bode invaded Vietnam, and killed Prime Minister Lữ Gia吕嘉(?-111BC), three Vietnamese mandarins had to carry 300 buffaloes and 1,000 jars of wine to surrender[55].
Those details demonstrated that before the Qin dynastyVietnam could cultivate rice in two seasons and in the water or in the plain or on the mountain. They also used iron plough with the traction of buffalloes. Vietnamese already acquired a high technique of agriculture so Vietnam was a big ganary in the East, and people could use rice to produce wine. 

5. SOUND OF THE BRONZE DRUMS


Jiaozhou ji 交州記 said that in the golden time, Vietnamese made the bronze boats[56]. Stephen Oppenheimer, Wilhelm Solheim II recognized that Vietnamese could caste bronze drums thousands of years earlier than were the peoples of the Near East, India, or China”. A number of Chinese poets expressed their feeling when they heard the sound of Vietnamese bronze drums. Xuhun 許渾 (844 ?) wrote a poem entitled “Say good bye to a friend coming back to the south”:


送客南歸有懷(許渾 唐詩)

 綠水暖青蘋,湘潭萬里春。
 瓦尊迎海客,銅鼓賽江神。
 避雨松楓岸,看雲楊柳津。
 長安一杯酒,座上有歸人。

The river is blue and the lake has the color of spring,
When raising the cup to welcome the guest coming
We heard sound of the bronze drum from a ceremony of god worship.
On the dyke, the pine and the willow are blue
In the Capital we drink for the departure of a friend.

Sunguang xian 孙光宪 (901-968)wrote Pusa man菩薩蠻
木棉花映丛祠小, 越禽声里春光晓。
铜鼓与蛮歌,南人祈赛多。
The Barbarians’ Bodhisattva
The flowers make the little pagoda bright,
The Vietnamese birds sing in the spring morning
When beating the bronze drums, the Barbarians sing
In the pagoda, northern people are crowded

Wenting yun 溫廷筠 (812-870)

瀆神詞 (溫廷筠)

銅鼓賽神來,
滿庭幡蓋徘徊。
水村江浦過風雷,
楚山如畫煙開。

The river god
They beat the bronze drum to worship the river god,
In the yard there are many flags
Wind blows and light flashes on the river
The cloud and smoke cover the mountain of Chu楚 country.

Dumu (803-852) wrote:

滕阁中春绮席开,柘枝蛮鼓殷晴雷。
(怀钟陵旧游)

In the Spring, in a palace
I hear the sound of the Barbarians’ bronze drums
(In memory of Zhongling, a place I visited last time)

Chenyu 陈羽( 577-589) wrote a poem when he was in Qianwei

此夜可怜江上月,夷歌铜鼓不胜愁。(城下闻夷歌)

This night, the moon on the river is very pitiful,
I also feel very sad
Because of the sound of the bronze drum of the Barbarians
(The sound of the barbarians’ bronze drum under the Qianwei rampart)
In the Tang dynasty, Zhongling, Qianwei and Chu which situated in the Southern China, near Vietnam were labeled barbarous countries (The Baiyue or Hundred Yue 百越). In those poems, Chinese poets said of the Vietnamese bird, Vietnamese songs Vietnamese women and Vietnamese bronze drums. Vietnamese bronze drums used for art and religion. Vietnamese civilization spead everywhere, it came from the south to the north even to the Chinese capital.
The sound of Vietnamse bronze drums influenced on the Chinese life. It also affected Chinese history. The Vietnamese bronze drums frightened the Mongol troops. After thre e time of defeats by Vietnamese army, Trần Phu (陳孚)[57]a Chinese envoy ambassador to Vietnam composed a poem entitled “Feeling” when he came back home:


交州使還感事 ( 陳孚)
少年偶此請長纓,命落南州一羽輕。
萬里上林無雁到,三更函谷有雞鳴。
金戈影裏丹心苦,銅鼓聲中白髮生。
已幸歸來身健在,夢回猶覺瘴魂驚。


My feeling when come back home from Jiaozhou (Vietnam)
Fortunately, from the youth, I got an important role in the royal court,
Obeying my King’s order, I went to the South without consideration of my life.
In the foreign country, I did not receive any family letter,
In the military staff, I had many problems to resolve.
Looking at the bright sword, I was very sad
Hearing the bronze drum, I was so frightened that my head became white.
I am very happy when coming back safely.
But  many times I awake from dream with horror!
In the golden time, Vietnamese people were very skilled in bronze drum casting and rice cultivating. They built a wealthy and happy country with a variety of cities and large population. If the East was Eden, Vietnam was Eden too.

______

REFERENCE
[1] Stephen Oppenheimer, Eden in the East The Drowned Continent of Southeast Asia “. Phoenix, London, 1998, 1-4.
[2] Wilhelm Solheim II. New Light On A Forgotten Past. National Geographic.Vol 139 . No 3, March, 197
[3]W.G. Solheim II. New Light on a Forgotten Past. National Geographic.Vol 139 . No 3, March, 1971, p.339
DOCUMENTS OF VIETNAMESE ANCIENT CULTURE I.
[4] Higham, Charles (1996). The Bronze Age of Southeast Asia. Cambridge World Archaeology. ISBN0-521-56505-7.p.128.
[5] Solheim, W. G. II. 1990. A Brief History of the Dongson Concept. Asian Perspectives 28 (1): 23-30.
ttp://scholarspace.manoa.hawaii.edu/bitstream/handle/10125/16961/AP-v28n1-23-30.pdf?sequence=1
[6] Stephen Oppenheimer. Eden in the East. The Drowned Continent of SoutheastAsia. Phenix. London,1999,4-5.
[7] Solheim II, Wilhelm G. New Light on a forgotten Past. National Geographic.Vol 139 . No 3, March, 1971, p.339. http://www.mevietnam.org/NguonGoc/fv-newlight.html
[8] Stephen Oppenheimer. Eden In The East. 69.
[9] Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư I (Complete Annals of Đại Việt), Khoa Học Xã hội, HàNội, 1967, 61;--Trần Trọng Kim. Viet Nam Sử Lược. Tân Việt, Saigon, 1958, 24
[10] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí ( Geograpy), Ngô Mạnh Nghinh dịch, Tự Do, Saigon,1960, 14
[11] Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư I,73. liang :unit of weight equal to 50 grams
[12]Ngô Sĩ Liên I. 193-196.
[13] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, Tạ Quang Phat dịch, Phủ QVK, Saigon 1972, 224.
[14]Lê Tắc, An NamChí Lược (History of Vietnam), DHHuế, 1961, tr.112.
[15]Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục I (The Reading Notebook),Trúc Viên Lê Mạnh Liêu dịch, Bộ QGGD,Saigon,1963,p.256.
[16]Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí ( Geograpy), Ngô Mạnh Nghinh dịch, Tự Do, Saigon,1960, p.17-18.
[17]Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí, p.17-18.
[18] Phan Huy Chú, Dư Địa Chí, Nguyễn Thọ Dực dịch, QVK ,Saigon, 1972,tr. 28-29;-- Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục I, Lê Xuân Giáo dịch, Phủ Quốc Vụ Khanh, Saigon,1972,28
[19] Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập,KHXH, Hanoi,1976,tr.213-214).
[21] Ngô sĩ Liên. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư I. KHXH. Hà Nội,1967, 91;--Trần Trọng Kim, 45.
[22]-Lê Tắc, p.116; --TrầnThế Pháp. Lĩnh Nam Chích quái 嶺南摭怪) "The strange tales of Lĩnh Nam (Vietnam)". Story of Hồng Bàng family;--Story of the white pheasant; --Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, Tạ Quang Phat dịch, Phủ QVK, Saigon 1972, 22;
[23] Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục I, p. 116-119;--Lê Tắc, 45,83; --Ngô Sĩ Liên I, [24] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 217.
[25]Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 25.
[26] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 27
[27] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 145.
[28] Ngô Sĩ Liên I, 61;-- Lê Quý Đôn, Vân Đài Loai Ngữ I,254.
[29]Nguyễn Văn Siêu, Phương Đinh Dư Địa Chí,55;-- Lê Quý Đôn, Vân Đài Loai Ngữ ,tr.147;--
Ngô sĩ Liên I, 61;--TrầnThế Pháp. Lĩnh Nam Chích quái. Story of Hồng Bàng family;
[30]Ngô Sĩ Liên I, 87;--Trần TrọngKim, Việt Nam Sử Lược, Tân Việt, Saigon, 1958, 45;-- Lê Quý Đôn, Vân Đài Loai Ngữ I,257.
[31] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 221, 257.
[32]Trần TrọngKim, 383;-- Đại Nam Liệt Truyện, Thuận Hóa, 1993. tập II, quyển 30, Truyện Ngụy Tây-Nguyễn Văn Huệ, 256.
[33] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 249.
[34] Trần TrọngKim, 107;--Wikipedia,
[35] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 271-273.
[36] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 81.
[37] Lê Tắc, 112.
[38] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 213.
[39] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 159.
[40] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II,77.
[41] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 222 ; III, Phẩm vật, 124-329.
[42] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 263.
[43] Chuxue ji 初學記 and Yiwu zhi異物志,Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 233,241.
[44] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 233
[45] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 241,243.
[46] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 219.斛ancient measuring vessel.
[47] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 243-244
[48] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III,243-244
[49] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 275.
"https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=6565178343930682357#_ftnref50">[50]
Nguyễn Văn Siêu, 55.
[51] Lê Tắc,39.
[52] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 286.
[53] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 286.
[54] Ngô Sĩ Liên, I,73, 78.
[55] Ngô Sĩ Liên, I, 87.
[56] Nguyễn Văn Siêu, 18.
[57] Tài liệu Trung Quốc hiện nay ghi là tên Trần Phù. Phan Huy Chú có chép bài thơ này, và ghi tên là của sứ giả Trần Cương Trung 陳剛中.KVTL I, 245.
 2732014
Nguyễn Thiên Thụ


Friday, March 28, 2014


NGUYỄN THIÊN THỤ * ĐỊA ĐÀNG TẠI VIỆT NAM




ĐỊA ĐÀNG TẠI VIỆT NAM 

LƯỢC SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
TỪ TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỶ XV

Từ lâu, người Việt Nam đã tự hào là có 4000 năm văn hiến, nhưng cũng có người cảm thấy xấu hổ vì nước ta thua kém người, bị người cai trị. Tản Đà than thở:

Dân hai muơi triệu, ai người lớn,
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.


Trên thế giới, nhiều người mang tính tự hào dân tộc. Gần ta nhất là người Trung Quốc. Cái tên Trung Quốc là một sự tự hào. Trung là chính giữa, là trung tâm trái đất, trung tâm thế giới, là cái rốn của vũ trụ. Hoa là đẹp. Trung Hoa là một quốc gia có nền văn minh, văn hóa rực rỡ nhất nhân loại, là trung tâm thế giới, là thủ đô toàn cầu. Và sự kiêu căng càng rõ rệt khi họ gọi các nước ngoài trung nguyên của họ, không thuộc Hán tộc bằng những danh từ khinh bỉ:
-Các dân tộc ở phía Bắc sông Hoàng Hà thì gọi là Rợ hoặc Địch.
-Các dân tộc ở phía Đông thì gọi là Di.
-Các dân tộc ở phía Tây thì gọi là Nhung.
- Các dân tộc ở phía Nam sông Trường giang thì gọi là Man (Mọi).
Thời Mao, mặc dầu phải ngửa tay xin viện trợ Liên Xô, nhưng người Trung Quốc vẫn khinh miệt người Nga, coi Nga là man rợ. Người Âu Mỹ cũng vậy. Người Âu châu tự hào cho rằng dân Ấn độ có nguồn gốc dân Aryan da trắng từ châu Âu xâm nhập. Và văn minh Trung Quốc cũng do một nhóm châu Âu xâm nhập và truyền bá.
Từ trước, nhiều sử gia và nhà khảo cổ đã nghiên cứu về lịch sử nhân loại. Chúng ta có thể phân chia những học giả này thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các học giả đã hiện diện từ trước, ta gọi là nhóm Ánh Sáng Cổ, chủ trương rằng văn hóa thế giới từ châu Phi truyền sang châu Âu, rồi từ phương bắc đi xuống phương nam.Người ta cho rằng Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc là những trung tâm văn hóa sớm nhất nhân loại. Nhóm này gồm các sử gia và nhà khảo cổ Georges Coedès, Grahame Clark, Madeleine Colani. Còn nhóm thứ hai mới xuất hiện, ta gọi là nhóm Ánh Sáng Mới, gồm có Wilhelm Solheim II, Carl Sauer, Chester Gorman, Stephen Oppenheimer, Bình NguyênLộc… chủ trương rằng vùng Nam Đảo là trung tâm văn hóa nhân loại từ thời tiền sử mà Việt nam và Nam đảo vốn cùng chung một nguồn gốc.
Trong các sử gia và nhà khảo cổ trên, Wilhelm Solheim II, Stephen Oppenheimer là hai học giả nổi tiếng nhất. Stephen Oppenheimer đã làm thế giới chấn động vì những khám phá kỳ công và độc đáo lật ngược mọi thành quả khám phá từ trước với tác phẩm Eden in the East The Drowned Continent of Southeast Asia, Phenix, London, 1998, dày 560 trang. Nhan đề sách là Địa Đàng ở Phương Đông thì Phương Đông ở đây là vùng Đông Nam Á, hay vùng Nam Đảo hay Đa Đảo, còn Địa Đàng là nói về cuộc sống thần tiên, phát triển và thịnh vượng vào thuở bình minh của nhân loại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ theo chân các nhà khảo cổ trình bày về văn hóa Đông Nam Á và văn hóa Việt Nam thời cổ.

I. VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á THỜI TIỀN SỬ
Trong tác phẩm trên, Stephen Oppenheimer đã dùng khảo cổ, ngôn ngữ, di truyền học và thần thoại để chứng minh rằng Đông Nam Á là chốn Địa Đàng của thời tiền sử. Khởi đầu, ông chỉ trích các nhà khảo cổ trước đây quan niệm sai lầm rằng Ấn Độ, Trung Quốc truyền bá văn minh cho vùng Đông Nam Á (ĐĐ, 1)[1]. Ông cũng chỉ trich những cuộc khảo cứu cho rằng văn hóa truyền từ Tây sang Đông, và ông cho đó là một điều ngạo mạn (ĐĐ, 4).


Wilhelm Solheim II cũng đồng quan điểm với Stephen Oppenheimer phê phán đường lối sai lầm của các nhà khảo cổ trước đó đã tìm nguồn gốc văn minh thế giới tại Cận Đông, Ấn Độ và Trung Hoa mà chẳng để ý đến khu vực Đông Nam Á là nơi có nhiều bằng chứng xác thực[2] .

Ông bác bỏ luận thuyết cũ, nêu lên vài bằng chứng cụ thể:

-Điều hiển nhiên là người ta tìm thấy các chứng tích tại những nơi mà ngành khảo cổ đào xới trong vùng Đông Bắc và Tây Bắc Thái Lan, với những chứng minh hỗ trợ từ các cuộc đào xới ở Đài Loan, Nam và Bắc Việt Nam, các miền khác của Thái Lan, Malaixia, Philippin, và ở cả Bắc Úc Châu nữa.Các vật dụng đã tìm được và ước định tuổi bằng cacbon 14 là những di tích văn hóa của dân tộc mà tổ tiên họ đã biết phương pháp trồng cây, chế tạo đồ đá mài và đồ gốm sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ấn Độ và Trung Hoa tới cả hằng mấy ngàn năm.
- Năm 1952, ông Carl Sauer, một nhà địa chất học Mỹ, đi thêm một bước xa hơn nữa. Ông nêu giả thuyết là khoa trồng cây trên thế giới đã bắt nguồn trước tiên trong vùng Đông Nam Á. Ông cho rằng khoa trồng cây do một sắc dân mang lại đây trước thời kỳ Đông Sơn rất lâu, họ được biết tới dưới danh hiệu một nền văn hóa thô sơ gọi là văn hóa Hòa Bình.
-Năm 1963, ông cùng phái đoàn hỗn hợp của bộ Mỹ nghệ Thái Lan và trường Đại học Hawaii để tìm kiếm cổ vật ở miền Bắc Thái Lan, kết quả cho thấy:
Trong một chỗ đất chỉ rộng chừng 2,5cm2, có một mảnh đồ gốm có in vết vỏ của một hạt lúa, có niên đại muộn nhất là 3.500 năm trước công nguyên. Như vậy có nghĩa là trước cả ngàn năm so với những hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Hoa cũng được xác định bằng phương pháp cacbon (mà trước đây, dựa vào đó các nhà khảo cổ đã cho rằng con người tại đây biết trồng lúa nước trước tiên).


Stephen Oppenheimer viết rằng Đông Nam Á là cái nôi của văn hóa loài người, đã làm nảy nở những nền văn hoá vĩ đại không chỉ ở Viễn Đông mà còn ở Trung và Cận Đông hơn 7000 năm về trước, đồng thời mang đến cho lục địa Á-Âu một thư viện đầy ắp những câu chuyện huyền thoại dân gian (ĐĐ, xiii).


Theo Stephen Oppenheimer, trước đây Đông Nam là một lục địa lớn hơn châu Phi, trải dài từ sông Dương Tử cho đến vịnh Thái Lan, biển Java, và một phần đất của Ấn Độ ngày nay và đến gần châu Úc. Sau khi kỷ Băng hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị nạn hồng thủy, làm cho vùng này biến thành ba vùng khác nhau:


-Vùng thấp hóa thành đáy biển

-Vùng cao thành các đảo Indonesia, Philippines...

-Vùng lục địa còn lại gồm Việt Nam, Cambodia, Lào, Thái lan, Myanmar (Miến Điện) (ĐĐ,1)


Tại sao Stephen Oppenheimer bác bỏ thuyết cho văn minh Trung Hoa, Ấn độ truyền vào Đông nam Á? Ông trả lời:
Một vài phát hiện khảo cổ gần đây đã đánh tan mối nghi ngờ về một quan điểm từng được chấp nhận rộng rãi là khu vực này ban đầu chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. Hệ thống nông nghiệp ở Indonesia có niên đại còn lâu đời hơn nhiều so với cái nôi truyền thống ở Cựu Thế Giới thời kỳ đồ đá mới thuộc Trung Cận Đông. Bằng chứng về việc trồng cây khoai sọ và khoai lang được tìm thấy ở Indonesia có niên đại khoảng giữa 10.000 và 15.000 năm trước Công nguyên. Thêm nữa, nền văn minh lúa nước có thể đã ra đời vào khoảng thiên niên kỷ thứ sáu hoặc thứ bảy trước Công nguyên, sớm hơn nhiều so với thời điểm người Trung Hoa phát minh ra nó (ĐĐ,5)

Cũng ở đoạn này, ông cho rằng di chỉ đồ đồng ở Bian Chang ở Thái Lan và Phùng Nguyên ở Việt Nam có sớm hơn Trung Quốc (ĐĐ,5). Ông bác bỏ lập luận cho rằng văn minh Ấn Độ truyền sang Đông Nam Á:

Một vài nơi ở Đông Nam Á đã làm chủ được những kỹ năng tương tự như các kỹ năng được sử dụng trong các nền văn minh cùng thời như Lưỡng Hà, Ai Cập và Thung lũng sông Ân, nếu không muốn nói là sớm hơn. Nếu nói rằng cư dân Đông Nam Á học những kỹ thuật đó từ ngời Ân Độ thì ai là người đã dạy họ kỹ thuật trồng trọt và luyện kim hàng ngàn năm trước? Và họ đã làm gì trong thời gian giữa hai thời kỳ đó?(ĐĐ.5).



Về việc đã có một nền văn minh ở Nam Cực, một nền văn minh cao hơn châu Âu, trước châu Âu 7000 năm ,ông theo tài liệu của những người đi trước như Dấu tay của các thiên thần (Fingerprints of Gods) của nhà báo người Đức Graham Hancock xuất bản 1995. Điểm mấu chốt trong tác phẩm của Graham Hancock chính là những lý giải của Charles Hapgood (1966) về tấm bản đồ rất có tính xác thực mang tên Piri Reis do một học giả người Ả Rập sao chép lại từ nguyên bản đã bị mất trong Thư viện Alexandria. Tấm bản đồ này do một vị đô đốc nguời Thổ Nhĩ Kỳ vẽ vào năm 1513 trên một tấm da sống của loài linh dương gazen. Nó phác thảo một cách tương đối chính xác đường biên trên bờ Đại Tây Dương của Nam Cực nằm dưới cái mũ băng hiện tại. Những nét khác đuợc thể hiện trên tấm bản đồ và vẫn có độ chính xác cao là bờ đông của Nam Mỹ và bờ đông của Châu Phi và châu Âu. Một vài tấm bản đồ khác đợc vẽ cùng thời do Hapgood phát hiện cũng có những phác thảo tương tự. Do Nam Cực không hề có băng tuyết vào khoảng 4000 năm trước Công nguyên nên giả thuyết của Hancock là phải có ai đó rất giỏi nghề đi biển và khả năng toán học để khảo cứu các bờ đại dương và tính toán địa đồ toàn cầu. Người châu Âu không thể làm đợc việc đó vào năm 1513. Điều đó hàm nghĩa rằng đã từng có con người của một nền văn minh xa xa nào đó đã từng du khảo quanh bờ Đại Tây Dương (ĐĐ.6-7).


Về việc nạn hồng thủy, Stephen Oppenheimer căn cứ vào thiên tài của Immanuel Velikovsky, học giả uyên bác người Nga này xuất bản quyển sách mang tên Những thế giới trong cơn xung đột (Worlds in Collision) vào năm 1950 đưa ra bằng chứng cụ thể là sao Kim trong hơn 4000 năm qua liên tục tiến dần về Trái đất, gây ra những thảm hoạ thiên nhiên rộng lớn vì lực hấp dẫn (ĐĐ.7).


Stephen Oppenheimer đưa ra chứng cứ về hải dương học:
Hồ sơ của ngành hải dương học cho thấy rằng mực nước biển dâng cao ít nhất là 120 mét (500 fít) trong ba trận đại hồng thủy thứ tự diễn ra cách đây khoảng 14.000, 11.500 và 8000 năm. Giai đoạn mực nước biển tăng đột biến đã có ba tác động lớn đến bằng chứng về hoạt động của con người. Thứ nhất, ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, nơi có thềm lục địa bằng phẳng, bất cứ bằng chứng nào về các vùng định cư và các kỹ năng ở ven biển và đồng bằng cách đây 8000 năm đã bị nhấn chìm mãi mãi (Xem Chương 1 và 2).

Thứ hai, trong lần gia tăng cuối cùng của mực nước biển, nước tràn lên các thềm lục địa bằng phẳng và mãi đến thời điểm cách đây 5500 năm mới rút đi. Các vùng định cư ven biển trong giai đoạn từ 7700 đến 5500 năm trước vẫn ở trên mực nước hiện được bao phủ với một lớp phù sa dày. Các nhà khảo cổ học đã xem xét phần dưới của lớp bùn này tại Lưỡng Hà (Mesopotamia), Nam Trung Hoa, Đông Nam Á và Đảo Đen (Melanesia) để tìm kiếm bằng chứng về đợt phân tán cuối cùng do các trận đại hồng thủy gây ra. Thứ ba, các cư dân tại các vùng địa cư ven biển bị lũ cuốn trôi có thể đã buộc phải di cư và mang theo những kỹ năng của họ đến một nơi ở khác (ĐĐ.18).


Các trận hồng thủy đã làm thay đổi cấu trúc của Đông Nam Á, làm cho lục địa Sanda tách ra thành những hòn đảo và những đại lục. Các trận hồng thủy đã đưa dân Sunda trôi dạt các nơi và tạo thành những nền văn minh khắp thế giới:

Quyển sách này bàn đến một khả năng là sau những biến động sâu sắc và đột ngột của mực nước biển diễn ra vào khoảng 8000-7500 năm trước, một loạt các cuộc di cư cuối cùng của cư dân trên lục địa Sunda cũng bắt đầu diễn ra. Những hành trình di cư đó tiến về phương Nam đến châu Úc, tiến về phương Đông vào biển Thái Bình Dương, tiến về phương Tây vào Ấn Độ Dương và đi lên phương Bắc đến lục địa Châu Á. ....Trong hành trình của mình, họ mang theo những vật nuôi và thực phẩm trên những chiếc thuyền đi biển to lớn. Một phần trong số họ di chuyển theo hướng tây, mang theo hạt giống lúa nớc sang Ấn Độ. Những cư dân sinh sống ở Bắc lục địa Sunda thì di chuyển theo hướng bắc đến Đông Dương và Châu Á và sau đó hình thành nên những nền văn hoá phức tạp và tinh tế ở Tây Nam Trung Quốc, Miến Điện và Tây Tạng. Một số những đồ tạo tác tinh xảo và đẹp đẽ của những nền văn minh rất sớm này chỉ cho đến hiện nay mới được khai quật lên từ lòng đất.


Những người nhập cư phía bắc đến từ những hòn đảo bị lũ lụt nhấn chìm ở khu vực Trung-Ấn nói thứ ngôn ngữ thuộc một ngữ hệ lớn khác của Đông Nam á là ngữ hệ Nam Á, Tạng Miến và Thái-Kadai. Nhưng trên hết, những cuộc di cư bất đắc dĩ này đã thiết lập nên những con đường giao lưu và thương mại xuyên Á-Âu và Thái Bình Dương, từ đó tạo nên dòng lưu chuyển liên tục và nhanh chóng các ý tưởng, kiến thức và kỹ thuật trong suốt nhiều thiên niên kỷ sau này. (ĐĐ,10-11)



Stephen Oppenheimer cho biết thành tựu khoa học, kỹ thuật của dân Đông Nam Á di cư đến các nơi:

Những dự đoán này xuất phát từ bảng niên đại mới về cuộc Cách mạng Đồ đá mới ở lục địa Âu Á. Các nước ở vành đai Thái Bình Dương dường như đã bắt đầu cuộc cách mạng của họ trước phương Tây một thời gian dài nhưng sau đó buộc phải dừng lại. Cách đây khoảng 12.500 năm, không lâu sau trận đại hồng thủy thứ nhất, nghề gốm ra đời ở phía nam Nhật Bản. Khoảng 1.500 năm sau, có bằng chứng cho thấy các bình gốm đã được làm tại Trung Quốc và Đông Dương. Những điều này cho thấy nghề làm gốm ở khu vực này đã có trước khu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ hay Địa Trung Hải khoảng 2.500 đến 3.500 năm. Các dụng cụ đá dùng để nghiền hạt ngũ cốc xuất hiện ở đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương khoảng 26.000 năm trước đây trong khi nó chỉ mới xuất hiện ở Thượng Ai Cập và Nubia cách đây 14.000 năm và ở Palestine cách đây 12.000 năm (ĐĐ, 19 ).
Về điều này, ông nói thêm:
Tuy nhiên, như sẽ mô tả trong chương 2và 4, vừa có một bằng chứng mới gây xôn xao tại hang Sakai ở miền nam Thái Lan cho thấy rằng nghề trồng lúa đã ra đời ở Đông Dương trước khi xảy ra cơn đại hồng thủy cuối cùng, và kỹ thuật này có thể đã được chuyển về phía tây sang Ấn Độ (ĐĐ, 20).
Qua những điểm trên, và thêm những bằng chứng về ngôn ngữ, di truyền, Stephen Oppenheimer đã cho chúng ta đã thấy rõ Đông Nam Á xưa là một lục địa có nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất thế giới vào thời tiền sử. Trong quyển Địa Đàng ở Phương Đông, Stephen Oppenheimer đã nhấn mạnh: Đông Nam Á, TrungTâm Thế Giới Thời Tiền Sử (ĐĐ. 119)
Công cuộc khảo cứu của Stephen Oppenheimer có hai điểm quan trọng. Việc thứ nhất là phải tìm ra bằng chừng  đã có một nền văn minh sớm nhất tại  Đông Á, trước cả các nền văn minh Trung đông, Ấn Độ, Trung Hoa. Ông đã tìm  được chứng cớ khảo cổ tại Thái Lan và Việt Nam. Vấn đề thứ hai là phải tìm chứng cớ Đông Á xưa là một lục địa  nguyên vẹn. Stephen Oppenheimer đã dùng giả thuyết của Hancock để giải thích về sự tan vỡ của lục địa Sunda nhưng giả thuyết này chỉ giải thich về sự biến mất của nên văn minh Atlantic (7). Stephen Oppenheimer  đã dùng giả thuyết của Hancock để chứng minh rằng trước thời Băng giá, Đông nam Á là một lục địa lớn hơn châu Phi, bao gồm Đông Dương,, Malaysia và  Indonesia.  Sau thời Băng giá,  sóng thần nổi lên nhận chìm lục địa này.. Ông cho rằng đó cũng là trường hợp vùng đất Bắc Mỹ và Á Châu xưa là một khối nay tách làm hai (17).
và đó cũng là trường hợp MU ở Atlantic,  một lục địa cho là đã biến mất do giả thuyết của nhà văn và nhà du lịch Augustus Le Plongeon vào thế kỷ XIX  cho rằng đó là  nguồn gốc của các nền văn minh đã bị mất  tích như nền văn minh  Egypt  và  Mesoamerica. về sau giả  thuyết  MU trở thành phổ biến và   James Churchward còn cho rằng MU cũng ở Thái Bình dương 9Wikipedia) .

Và đó cũng là  trường hợp của  Hổ tỉnh trầm thành (虎井沈城-  (虎井澄淵)  là  một cái thành chìm dưới biển   tại  Bành Hồ,  Đài Loan.  Cái thành chìm này có thuyết cho là cái thành chìm xuống biển, có thuyết cho là nham thạch tạo thành (Wikipedia). Nhưng giả thuyết của  Stephen Oppenheimer nay trở thành chứng cớ hiển nhiên vì công cuộc khám phá của Masaaki Kimura (木村政昭, November 6, 1940, Yokohama -  giáo sư đại học Ryukyus, Okinawa, Japan)  trong thập niên 90, ông đã tìm thấy một kiến trúc đưới biển Nhật bản có dạng Kim Tự Tháp (Wikipedia)


II. ĐỊA ĐÀNG TẠI VIỆT NAM –VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỶ XV


Như trên đã trình bày, Việt Nam, hay Đông Dương là một phần của vùng Đông Nam Á hay lục địa Sunda thời tiền sử. Việt Nam chính là Địa Đàng ngày xưa và nay là Thiên đường đã mất. Như trên đã nói lục địa Đông Nam Á thời tiền sử bao gồm Việt Nam, và sau khi lục địa này bị ba cơn hồng thủy mà chìm xuống đại dương, một số dân Nam đảo di cư đến các nơi, họ mang văn hóa miền Nam lên miền Bắc và sang châu Âu. Stephen Oppenheimer viết về cuộc di cư vĩ đại của người Sunda chạy thoát quê hương đã chìm xuống biển cả:
Họ đi thuyền đến những vùng đất mới có địa hình duyên hải cao hơn so với mặt biển và ít rừng rậm hơn. Họ chính là những nhà thám hiểm đầu tiên ở Thái Bình Dương. Giải pháp đi thuyền ra biển dường như đã được nhiều cư dân hải đảo ở Inđônêxia lựa chọn. Ngày nay, họ vẫn xây nhà theo hình dạng trông giống như những chiếc thuyền; họ nói rằng tổ tiên của họ đã bị lũ cuốn
ra khỏi vùng dất quê hương và phải đi ra biển. Trong số đó, có những người không có tìm được chỗ đứng tại các đảo còn lại ở Đông Nam Á và phải phát tán ra khắp bốn hướng của la bàn (ĐĐ,110).

Một số dân này đổ bộ Việt Nam tức là người Chăm. Stephen Oppenheimer viết:" Tiếng Chàm gần với ngôn ngữ Malai và được xem là những bằng chứng rõ ràng duy nhấtvề sự di cư của người Nam Đảo từ Đôngnam Á hải đảo đến lục địa Châu Á (ĐĐ, 90).


Ông cũng cho rằng nền văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa vào đồ đồng và đồ sắt, đồng thời với văn hóa Đông Sơn, nhưng độc lập với văn hóa Đông Sơn, Trung Quốc và Ấn Độ . Và người Chàm đã đến Việt Nam thuộc thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên (ĐĐ, 90).


Wilhelm Solheim II đã nói ở đoạn đầu bài"New light on the forgotten past", trước 1950, ít có những cuộc tìm tòi về Đông Nam Á. Công cuộc khảo cứu về Việt Nam khởi đầu từ 1920 trở đi, bà Madeleine Colani, một nhà thực vật học, cổ sinh vật học và khảo cổ học người Pháp, đã nêu ý kiến là có một nền "văn hóa Hòa Bình". Những ý kiến của bà đều căn cứ vào các cuộc đào xới ở một vài hang đá và Người ta đã tìm ra những nền văn hóa cổ tại Việt Nam nhưng quan trọng nhất là các nền văn hóa Hoà Bình, Đông Sơn và Phùng Nguyên.
Như W. G. Solheim các nơi trú ẩn bằng đá khác ở miền Bắc Việt Nam, trong đó khu vực đào xới đầu tiên đã được tìm thấy ở tỉnh Hòa Bình. Khởi thủy, nhóm từ ngữ này được dùng để nói đến nền văn hóa đá cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới, cách ngày nay 15.000 năm, kéo dài đến 2.000 năm trước Công Nguyên. Trên vùng đất xen núi đá vôi, thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn thuộc Bắc Bộ Việt Nam, và với không gian rộng lớn, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
Các di vật chính của thời kỳ Văn hóa Hòa Bình chính (niên đại sớm 12.000 năm cách ngày nay) tại tỉnh Hòa Bình và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thái Nguyên là các dụng cụ bằng đá cuội ghè đẽo một mặt, hoặc chỉ phần lưỡi; các mảnh gốm không có hình thù do kỹ thuật nung chưa đạt nhiệt độ cao, đây là di tích đồ gốm xưa nhất của cư dân Văn hóa Hòa Bình cho đến nay đã tìm thấy; các dụng cụ đào bới có cán tra, các vòng trang sức bằng vỏ ốc. Thời kỳ này các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy di cốt người ở vài địa điểm. Di chỉ muộn của Văn hóa Hòa Bình được tìm thấy ở Bắc Sơn (niên đại sớm 5.000 TCN, thuộc Lạng Sơn. Các dụng cụ bằng đá ở đây đã có một trình độ chế tác cao hơn nhiều, lưỡi đá đã được mài sắc, khảo cổ học gọi là "rìu Bắc Sơn".
Đồ gốm đã có tiến bộ, kỹ thuật được làm thủ công, cư dân ở đây nặn các dải đất dài, rồi cuộn tròn từ đáy lên miệng và miết kín khe hở, nung gốm bằng chất củi đốt xung quanh. Đồ trang sức bằng đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi. Lúc đầu danh từ " văn hóa Hòa Bình" là nói đến di chỉ Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình Bắc Việt, sau mở rộng ra nền văn hóa có khoảng không gian là miền Bắc Việt Nam, sau không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem "Văn hóa Hòa Bình" vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Campuchia, Lào, Malaysia, Sumatra, Thái Lan, Ấn Độ, Tứ Xuyên... Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Philippines, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Văn hóa Ngưỡng Thiều (仰韶, Yangshao) và Văn hóa Long Sơn (龙山, Longshan) (Wikipedia).


Như vậy, từ ngữ "văn hóa Hòa Bình" có hai nghĩa. Một là di chỉ Hòa Bình ở tỉnh Hòa Bình Việt Nam. Nghĩa thứ hai là nói chung các nơi khác ngoài Việt Nam có cùng tính chất với văn hóa Hòa Bình. Điều này cho biết nền văn hóa Hoà Bình là một nền văn hóa lớn, bao trùm cả Đông Nam Á, có trước văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
W. G. Solheim II đã nói đến văn hóa Thái Lan, Miến Điện cũng thuộc văn hóa Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình là cái gốc của văn hóa Đông Nam Á:
Như vậy ta có thể coi những khám phá ở Hang Thần ít nhất cũng phù hợp với thuyết của Carl Sauer và nhiều đoàn thám hiểm khác đang đi đến nhận định rằng có một nền văn hóa Hòa Bình khá phức tạp đã được phổ biến tương đối sâu rộng. Ông Aung Thaw, giám đốc sở Khảo cổ học Mianma, năm 1969 đã đào được một số dụng cụ rất đáng chú ý về văn hóa Hòa Bình trong những hang Padh Lin ở Đông Mianma. Ngoài nhiều vật dụng, còn tìm thấy cả những hình vẽ trên vách hang. Như vậy, đây là khu vực ở phía cực Tây của nền văn hóa Hòa Bình đã được tìm thấy.


Stephen Oppenheimer cho rằng ngay dưới lớp địa tầng đồ đá mới là nền văn hóa Hoà Bình điển hình có trước thời kỳ Đồ đá mới và trước cơn đại hồng thủy cho thấy có sự cư trú của con người mang tính liên tục...Những địa điểm này bao gồm động Linh hồn nổi tiếng gần biên giới Miến Điện haynhững khu định cư ven  biển trong Vịnh Băng Cốccho đến Việt Nam. Tất cả đều có niênđại vào thiên niên kỷ thứ 5 trước CN và cho thấy có sự kế thừatừ nền văn hoá Hoà Bìnhtrước đó. Các khu vực tại Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nghề gốm vớinhững vết dâythừng và những hoa văn khác chạmnhững chiếc rìu đá mài sắc có từ trung kỳ Đồ đá mớiở Hồng Kông. Như tôi đã đề cập, ở khu vựcSakai tại Thái Lan người ta phát hiện nhữngđồtạo tác tương tự có cùng niên đại và có cả lúa.

Điều đó mâu thuẫn với quan điểm chorằng ngườiTrung Quốc tìm ra lúa đầu tiên.

Kết luận này còn hợp lôgíc nhất về khía cạnh sinh học. Như PeterBellwood đã chỉ ra,xét về mặt khí hậu, quê hươngcủa nghề trồng lúa là vùng Đông Dương nhiệt đớikéo dài xuống biên giới với Malaixia, Miến Điện, Băng la đét và vùng bờ biểnphía nam. Phần lớn sông Dương Tử và sông Hoàng Hà - hai vùng trung tâm phát triển Đồ đá mới của Trung Quốc - đều nằm ngoài những khu vực này (ĐĐ.69-70).
Ở đoạn trên,Wilhelm Solheim II cho biết năm 1963, ông đã tìm thấy tại Bắc Thái lan có một mảnh đồ gốm có in vết vỏ của một hạt lúa, có niên đại muộn nhất là 3.500 năm trước công nguyên. Như vậy có nghĩa là trước cả ngàn năm so với những hạt lúa tìm thấy ở Ấn Độ và Trung Hoa cũng được xác định bằng phương pháp cacbon.
Cũng với phương pháp ước lượng thời gian bằng cacbon đối với các cục than tìm thấy ở đó, chúng tôi được biết thêm là các rìu đồng, được đúc trong các khuôn kép bằng đá, đã được chế tạo ít nhất là khoảng 2.300 năm trước công nguyên, có thể là trước cả năm 3.000 trước công nguyên nữa. Như vậy là sớm hơn bất cứ một đồ đồng đầu tiên nào đã đúc tại Ấn Độ cả 500 năm và nó cũng còn lâu đời hơn cả những khu vực Cận Đông mà trước đây người ta đã tưởng là nơi xuất phát cách chế tạo đồ đồng đầu tiên.
Chester Gorman, một sinh viên hầm mỏ ở trường Đại học Hawaii, là người đã xác định vị trí của Non Nok Tha nhờ tìm thấy những mảnh gốm bị xói mòn trong gò đất. Năm 1965, anh trở lại Thái Lan để tìm tài liệu cho luận án tiến sĩ của mình . Ở xa phía Bắc Thái Lan gần biên giới Miama, anh đã tìm thấy Hang Thần và những gì đang ra công tìm kiếm. Khi đào nền hang, Gorman tìm thấy những mảnh cây đã hóa than, cùng hai hạt có thể là đậu, một hạt đậu tròn, một hạt dẻ, một hạt tiêu sọ, nhiều mảnh bí và dưa leo, cùng với nhiều đồ dùng bằng đá rất đặt biệt của vùng Hòa Bình.
Qua vài điều trên, các nhà khảo cổ đã cho ta biết nghề đúc đồng và trồng lúa đã có hàng thiên niên kỷ trước công nguyên, trước các nền văn hóa Cận Đông, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong bài nghiên cứu trên, Wilhelm Solheim II đã đưa ra 5 nhận định về văn hóa Hòa Bình:
1. Tôi đồng ý với Sauer rằng sắc dân Hòa Bình ở miền nào đó trong vùng Đông Nam Á là giống người biết trồng cây trước hết trên thế giới. Tôi cũng không ngạc nhiên nếu thời kỳ đó bắt đầu khoảng 15.000 năm trước công nguyên.
2. Tôi cho rằng những đồ dùng bằng đá đẽo có cạnh sắc tìm thấy ở Bắc Úc Châu và được ước định bằng cacbon 14 là xuất hiện vào khoảng 20.000 năm trước công nguyên đều thuộc nguồn gốc Hòa Bình.
3. Trong khi người ta được biết hiện nay đồ gốm cổ xưa nhất tìm được ở Nhật có niên đại khoảng 10.000 năm trước công nguyên, tôi tin rằng khi xác định được tuổi của loại đồ gốm có in hoa văn dây thừng thì ta sẽ phải nhận rằng đồ gốm đó chính là do sắc dân Hòa Bình chế tạo rất lâu trước khoảng 10.000 năm trước công nguyên.
4. Theo truyền thống, người ta cho rằng trong thời kỳ tiền sử, kỹ thuật miền Đông Nam Á là kết quả của những làn sóng di dân từ phương Bắc mang tới. Riêng tôi cho rằng văn hóa nguyên thủy thời đồ đá mới Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Trung Hoa mà người ta biết đến chính là kết quả của một nền văn hóa tiền Hòa Bình đã di chuyển từ miền Bắc Đông Nam Á lên phía Bắc vào khoảng 6 hay 7.000 năm trước công nguyên.
5. Tôi cho rằng văn hóa mà sau này được gọi là văn hóa Long Sơn (Lungshan) vẫn thường được coi là phát triển từ Ngưỡng Thiều (Yangshao) ở Bắc Trung Hoa rồi lan ra miền Đông và Đông Nam, thì trái lại thực ra đã khai sinh ở Nam Trung Hoa và di chuyển lên phía Bắc. Cả hai nền văn hóa này đều bắt nguồn từ gốc văn hóa Hòa Bình.


Stephen Oppenheimer cả quyết rằng Việt Nam trồng lúa sớm nhất, trước cả Trung Quốc, Ấn Độ:
Dấu hiệu sớm nhất về cây lúa ở Trung Hoa là trên thượng lưu sông Dương Tử tại vùng Pengtoushan vào khoảng năm 6500- 5800 trước CN nhưng người ta vẫn chưa rõ là liệu 5800 các giống cây là xuất phát từ cây dại hay cây đã thuần dưỡng. Charles Higham đã từng nói: “việc xác định quá trình chuyển tiếp sang trồng lúa là vấn đề trungtâm của thời tiền sử ở Đông Nam Á”. Mà cho đến nay, nó vẫn là
một vấn đề rất mơ hồ. Tại mộtvài địa điểm thuộc thời kỳ Đồ đá mới ởĐông Dương, chủ yếu là những nơi nói tiếng AustroAsiatic, người ta đã tìm thấy những đồ tạo tác chứngminh rằng nghềtrồnglúa và nông nghiệp có từ rất sớm ở khu vực này, ví dụ như những chiếc cuốc và dao làmbằng đá phiến có cạnh sắc để cắt lúa.



Tuy nhiên, người ta vẫn chưa phát hiện được câylúa thực sự hay những cây trồng có thể nhận biếtđược trên khu vực này mãi cho đến gầnđây. Nhữngđịa điểm này bao gồm Động Linh hồn nổi tiếng gầnbiên giới Miến Điện haynhững khu định cư ven biển trong Vịnh Băng Cốc cho đến Việt Nam. Tấtcả đềucó niênđại vào thiên niên kỷ thứ 5 trước CN và chothấy có sự kế thừa từ nền văn hoá Hoà Bình trước đó. Các khu vực tại Việt Nam cho thấy đã xuất hiện nghềgốm với những vết dây
thừngvà những hoa văn khác chạm,những chiếc rìu đá mài sắc có từ trung kỳ Đồđá mới ở Hồng Kông. Như tôi đã đề cập, ở khu vựcSakai tại Thái Lan người ta phát hiện nhữngđồ tạotác tương tự có cùng niên đại và có cả lúa. Điều đómâu thuẫn với quan điểm cho rằng người Trung Quốctìm ra lúa đầu tiên.
Kết luận này còn hợp lôgíc nhất về khía cạnh sinh học. Như Peter Bellwood đã chỉ ra, xét về mặt khí hậu, quê hương của nghề trồng lúa là vùng Đông Dương nhiệt đới  kéo dài xuống biên giới với Malaixia, Miến Điện, Băng la đét và vùng bờ biển phía nam. Phần lớn sông Dương Tử và sông Hoàng hà hai vùng trung tâm phát triển Đồ đá mới của Trung Quốc - đều nằm ngoài những khu vực này. Và như tôi sẽ trìnhbày ở phần dưới, quan điểm cho rằng Đông Nam Á là nguồn gốc của nghề trồnglúacó thể có những hệ luỵ sâu rộng đến sự lan rộngcủa nghề này sang phía Tây đến Ấn Độ (ĐĐ,69-70).



Bên cạnh nền văn hóa Hòa Bình, Việt Nam còn có nền văn hóa Đông Sơn. Đông Sơn là một làng tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1924, một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm được một số đồ đồng ở làng Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa, ven sông Mã. Tiếp đó là những cuộc khai quật của một viên thuế quan Pháp yêu khảo cổ tên là L. Paijot, người đầu tiên khai quật thấy các hiện vật thuộc một nền văn hóa lớn mà 10 năm sau đó, năm 1934, đã được định danh là Văn hóa Đông Sơn. Wikipedia cho rằng nền văn hóa Đông Sơn có từ 1000 BC cho đến 1BC, và trống đồng được sản xuất khoảng 600 năm trước CN, cho đến thế kỷ III sau CN.
Cũng như văn hóa Hòa Bình, từ ngữ văn hóa Đông Sơn cũng được áp dụng cho các tỉnh trong nước và ngoại quốc. Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam và bắc trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng, và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái lan...Nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun (Wikipedia).
Dù ở đâu, nền văn hóa Đông Sơn vẫn có nguồn gốc Thanh Hóa, Việt Nam. Stephen Oppenheimer nhận định:
Mãi đến gần đây, nền văn hoá Đông Sơn thời đại đồ đồng và tổ tiên của họ ở Việt Nam trong thiên niên kỷ thứ nhất trớc Công nguyên hầu như vẫn là nền văn minh phức hợp duy nhất được xem là văn hoá bản địa trong khu vực (ĐĐ,4)

Wilhelm Solheim II đã chú trọng đến văn hóa Đông Sơn. Trong bài A Brief History of the Dongson Concept [3], ông cho rằng trong nền văn hóa Đông sơn, trung tâm là trống đồng. Trống đồng Đông Sơn được ông Pajot khám phá năm 1924, V. Goloubew báo cáo năm 1929.


Khởi đầu không ai biết xuất xứ. Năm 1902, một quyển sách của Franz Heger cho biết loại trống đồng này đến từ Đông nam Á.Nhiều học giả đã nghiên cứu trống đồng Đông Sơn như Goloubew (1929:11,1932:139; Karlgren 1942:2-5;van Heekeren 1958:92-93) . Trống đồng được Heger xếp vào loại I (Heger Type1) là loại sớm nhất trong bốn hạng.Người ta đã tìm thấy trống đồng tại Nam Trung Quốc, Thailan , Lào , Tây Malaysia , và Indonesia ...nhưng theo tài liệu Kempers năm 1988 thì trống đồng tập trung lớn nhất tại Bắc Việt Nam .Sau khi đã phân tích các bài biên khảo, đi đến kết luận giống như Stephen Oppenheimer rằng cuộc khai quật ở Non NokTha đông bắc Thái Lan và Việt Nam đã cho bằng chứng rõ rệt là người Việt nam là tổ tiên của văn hóa Đông Sơn, và nền văn hóa Đông Sơn đã có kỹ nghệ đúc đồng, làm đồ gốm và kỹ thuật trồng lúa sớm nhất nhân loại, nghĩa là vào thiên niên kỷ thứ tư hay thứ năm trước công nguyên (30 )


Stephen Oppenheimer còn nói rằng Việt Nam cũng là quốc gia có di tích đô thị sớm nhất Đông Nam Á. Những gì còn lại của di tích thành Cổ Loa trong nội địa miền Bắc đất nước có niên đại từ hơn 300 năm trước Công nguyên (ĐĐ, 2).




Tôi đã tóm lược các công trình nghiên cứu của Wilhelm Solheim II và Stephen Oppenheimer về văn hóa Đông Nam Á cổ thời. Tiếp theo, tôi xin giới thiệu các công trình biên khảo của các sử gia Việt Nam về văn hóa Việt Nam. Các sử gia này đã tham khảo nhiều sách Trung quốc cho nên tài liệu cũng khá phong phú.


1. VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI


Nhiều người cho rằng nước Việt Nam ngày xưa là một bộ lạc bé nhỏ, người thưa, đất hẹp như là những giống dân thiểu số trên cao nguyên Trung kỳ và núi rừng Việt Băc. Nhưng sự thực không phải thế.

(1). Diện tích.

Lịch sử nước nào cũng bắt đầu từ những truyền thuyết, và các thần thoại này thì không rõ ràng, không thể minh chứng. Trung Quốc có tích Tam Hoàng, Ngũ Đế là các thần thoại, nước ta có truyện họ Hồng Bàng, nước Xích Quỷ cũng thuộc về tiền sử cho nên nhiều sách nói khác nhau cho nên chúng ta khó tìm ra chứng cớ xác thực. Cứ theo tục truyền thì vua Đế-minh là cháu ba đời của vua Thần-nông, đi tuần-thú phương nam đến núi Ngũ-lĩnh (thuộc tỉnh Hồ-nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục 祿 續. Sau Đế-minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế-Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh-dương-vương 涇 陽 王, quốc-hiệu là Xích-quỷ 赤 鬼.
Bờ-cõi nước Xích-quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động-đình-hồ (Hồ-nam), phía nam giáp nước Hồ-tôn (Chiêm-thành), phía tây giáp Ba-thục (Tứ-xuyên), phía đông giáp bể Nam-hải. Kinh-dương-vương làm vua nước Xích-quỷ vào quãng năm nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch?) và lấy con gái Động- Đình-Quân là Long-nữ đẻ ra Sùng Lãm 崇 纜, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc-Long-Quân 駱 龍 君. Lạc-Long-Quân lấy con gái vua Đế-Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc-Long-Quân bảo Âu Cơ rằng: « Ta là dòng-dõi Long-quân, nhà ngươi là dòng-dõi thần-tiên, ăn ở lâu với nhau không được; nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam-hải ».


Gốc-tích truyện này có lẽ là từ Lạc-Long-Quân về sau, nước Xích-quỷ chia ra những nước gọi là Bách-Việt. Bởi vậy ngày nay đất Hồ-Quảng (tỉnh Hồ-nam, tỉnh Quảng-đông và tỉnh Quảng-tây) còn xưng là đất Bách-Việt 百 越. Lạc-Long-Quân phong cho người con trưởng sang làm vua nước Văn-lang 文 郎, xưng là Hùng-vương 雄 王.

Cứ theo sử cũ thì nước Văn-lang chia ra làm 15 bộ:

1. Văn-lang 文 郎 (Bạch-hạc, tỉnh Vĩnh-yên)
2. Châu-diên 朱 鳶 (Sơn-tây)
3. Phúc-lộc 福 祿 (Sơn-tây)
4. Tân-hưng 新 興 (Hưng-hóa – Tuyên-quang)
5. Vũ-định 武 定 (Thái-nguyên - Cao-bằng)
6. Vũ-ninh 武 寧 (Bắc-ninh)
7. Lục-hải 陸 海 (Lạng-sơn)
8. Ninh-hải 寧 海 (Quảng-yên)
9. Dương-tuyền 陽 泉 (Hải-dương)
10. Giao-chỉ 交 趾 (Hà-nội, Hưng-yên, Nam-định, Ninh-bình)
11. Cửu-chân 九 真 (Thanh-hóa)
12. Hoài-hoan 懷 驩 (Nghệ-an)
13. Cửu-đức 九 德 (Hà-tĩnh)
14. Việt-thường 越 裳 (Quảng-bình, Quảng-trị)
15. Bình Văn 平 文 (?)[4]

Ngô Sĩ Liên và một số sử gia còn nói rõ rằng nước ta thời Hùng vương lớn lắm. Nước Văn Lang phía đông giáp Nam Hải, phía tây đến Ba Thục, phía bắc đến Động Đình hồ, phía nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành)[5]. Nếu đúng như vậy, Văn Lang khá rộng lớn, chiếm một phần Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.
Ngô Sĩ Liên cho rằng họ Hồng Bàng thuộc truyền thuyết liên hệ đến Tam Hoàng, Ngũ Đế, là dòng dõi xa đời và mơ hồ cho nên đặt Thục vương họ Hồng Bàng vào ngoại kỷ, tuy nhiên ông vẫn coi Kinh Dương vương là vua bắt đầu được phong của nước Đại Việt ta, cùng với Đế Nghi đồng thời cho nên chép năm đầu ngang với năm đầu của Đế Nghi.[6]
Thuyết Đế Minh, Đế Nghi, Lộc Tục là huyền sử thì nước Xich Qu ỷ, Văn Lang lên đến Ba Thục, Động Đình hồ e cũng không chính xác. Phải chờ một cuộc khảo cổ tương lai giải đáp. Ngô Thời Sỹ bài Xich thuyết về Xich Quỷ, và các truyện của Việt Điện U Linh tập và Lĩnh Nam Chích Quái[7]. Trần Trọng Kim cho rằng những đất Ba Thục, vua Thục Phán, nước Âu Lạc là sai lầm[8].Ta có thể chấp nhận lãnh thổ của 15 bộ đời Hùng Vương. Tuy nhiên, Văn Lang không phải chỉ nằm trong Bạch Hạc, Vĩnh Yên như Trần Trọng Kim đã chú thích[9].


Nước ta ở cạnh Trung Quốc là một nước có dã tâm xâm lược các nước lân cận. Tần Thủy hoàng đã nuôi mộng đế quốc, đã xâm chiếm các nước phương nam để lập nên một đế quốc Trung Hoa, Bách Việt đã bị Hán tộc thôn tính, chỉ có Việt Nam là còn tồn tại. Nước ta đã bị Tần, Hán xâm lược. Chúng ta đã nhiều lần đánh đuổi Trung Quốc xâm lược, nhưng cũng có lần thất bại, phải chịu Trung Quốc đô hộ. Và nước ta đã bị Trung Quốc chiếm cứ một phần đất đai từ các triều đại trước.


Trần Trọng Kim viết rằng Thục vương Phán làm vua nước Thục, sau chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương, xưng là An Dương vương, cải quốc hiệu là Âu Lạc. Lúc này, Tần Thủy hoàng đã chiếm nhiều nước. Năm 214BC, Tần Thủy hoàng sai ĐồThư đánh Bách Việt (Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây). An Dương vương quy hàng. Nhà Tần chia Bách Việt và Âu Lạc làm ba quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc Việt). Nhà Tần suy, Nhâm Ngao, quan úy ở Nam Hải, muốn chiếm Âu Lạc. Việc chưa thành, Nhâm Ngao chết, Triệu Đà lên làm quan úy Nam Hải. Năm 208BC Triệu Đà đánh Âu Lạc, hợp với Nam Hải lập nước Nam Việt. Nguyễn Văn Siêu viết rằng nhà Hán giao cho Triệu Đà cai quản ba quận, nay là đất Khâm châu tỉnh Quảng Đông, qua Tả Giang tỉnh Quảng Tây, qua sông Nguyên Giang huyện Lâm An tỉnh Vân nam.
Các nơi này với Việt Nam ta liền bờ cõi[10]. Trần Trọng Kim viết rằng đời Hán, Lộ Bác Đức chiếm Nam Việt, đổi tên là Giao Chỉ bộ, gồm 9 quận: Ðam Nhĩ, Châu Nhai, Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam[11]. Đời Tam quốc, nước ta thuộc Đông Ngô (222-280), năm Hoàn Vũ thứ 5 (234BC), cắt các quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm lập Quảng Châu, châu trị ở Phiên Ngung; còn Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam làm Giao Châu, châu trị ở Long Biên. Qua các triều Tống, Đường, châu quận thay đổi nhiều lần. Khi Đinh Tiên hoàng lập nước Đại Cồ Việt, bản đồ nước ta chỉ còn Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam[12].


Lê Quý Đôn viết rằng địa đồ nước ta phía đông nam đến tận biển, phía đông đến châu Khâm, châu Liêm, về phía băc giáp Quảng Tây, phía tây liền Vân Nam, phía tây bắc vượt ranh giới Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây, phía tây nam giáp Ai Lao, phía nam cắt nửa Chiêm Th ành. Hình thế tiếp liền sông biển, nắm lấy núi sông, đáng gọi là một nước rào dậu vững vàng ở bốn bên. Kinh đô đặt ở Long Biên giữa quãng hai phủ Thường Tín và Quốc Oai. Phía tây bắc chiếm dọc theo núi, phía đông nam có s ông to ngăn trở, thật là một nơi đô hội đủ cả về đường thủy và đường bộ[13]. Lê Quý Đôn phê bình Ngô Sĩ Liên chép 15 bộ đời Hùng vương e cũng có lầm lẫn. Lê Quý Đôn chép rằng Triệu Vũ Đế đánh An Dương vương, đất Âu, đất Việt, đất Mân Lạc cũng hợp một, thành ra lãnh vực đông sang tây rộng muôn dặm, từ nam đến bắc xa mấy ngàn dặm.
Đến khi Vệ vương Kiến Đức bị bắt, nhà Hán chia chín quận. Từ Đinh, Lê, Lý cũng chỉ giữ được phía nam, chứ không thâu phục lãnh thổ đời Triệu Vũ Đế. Nước Việt ta chỉ còn 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, còn sáu quận kia bị sáp nhập vào Trung quốc[14]. Trung Quốc có khi cứ gặm nhấm có khi công khai xâm chiếm nước ta. Khi quân Minh sang đánh, Mạc Đăng Dung tự trói mình xin hàng, và dâng năm động là Cổ Xương, Liễu Cát, La Phù và đất Khâm Châu[15]. Buồn vì việc nước, xót về việc nhà, Lê Quý Đôn tưởng nhớ tổ tiên của ông khoảng niên hiệu Khang Hy thứ 19 (1680), lãnh chức Liêm Phòng ở Việt Tây (Quảng tây) đã phụ trách việc đốc suất lương hướng cho quân đội đi đánh Điền Châu, và đã lập quân công được vua Lê ban thưởng[16]. Điều này cho thấy đời Lê, một phần Quảng tây thuộc Việt Nam. Vì Trung Quốc chiếm nước ta, vua Quang Trung (1753-1792) đã dự định đòi lại đất Lưỡng Quảng[17].

(2).Tài nguyên

Nước ta không giàu mạnh nhưng tài nguyên khá phong phú. Lê Quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ quyển III, chương Phẩm vật, và Lê Tắc trong An nam Chí Lược quyển XV đã giới thiệu nhiều sản phẩm quý của Việt Nam. Sách Trung Quốc là Diêu Thị Lục Châu ký 姚氏六州記 ghi rằng nhà Tần chiếm nước ta vì nước ta có nhiều vàng ngọc, châu báu[18].
Lê Quý Đôn cho biết thời Đông Hán, quan châu mục Giao Chỉ là Đặng Tiến đã vơ vét tài nguyên nước ta cho việc triều cống nhà Tây Hán và Đông Hán vốn đã có từ 300 năm trước[19].
Năm 196BC, sứ thần Trung Quốc là Lục Giả (240BC-170BC) đến, Triệu Đà tặng các đồ quý báu trị giá ngàn vàng. Khi Lục Giả ra về, Triệu Đà cũng tặng quý vật giá ngàn vàng[20]. Năm 984, vua Lê Hoàn xây điện Bách Bảo Thiên Tuế trên núi Đại Vân mà các cột đều dát vàng bạc, và điện Long Lộc mái lợp bạc. Năm 986, khi sứ Trung Quốc sang, vua bày các vật quý giá ở sân để khoe của[21]. Năm 1289, triều Nguyên Thế tổ (1215-1294) vua Trần Nhân Tông gửi tặng phẩm gồm một bảng kê khai rất dài các vật quý báu mà Trung Quốc cũng không có[22].
(3).Dân số.
Tiết Tống, thái thú quận Giao Chỉ đời Ngô (thế kỷ 3) dâng sớ nói về nước ta: “Sông núi dài mà xa, tập tục không giống nhau. . .đất rộng , người đông”[23].
Viên Sán, sứ thần Trung quốc đời Thanh viết: “Nước Nam dân cư rất đông đúc, thế đất phẳng bằng, trông ngút ngàn thảy đều ruộng cấy lúa, không mảnh đất nào bỏ không. Nơi thôn quê, nhà liền như bát úp, đất ít, người nhiều”[24].
Từ đời Tam quốc (222-256) cho đến đời Thanh (1644-1911), nuớc ta là một nuớc núi rộng sông dài, dân cư đông đúc. Chúng ta không biết rõ dân số Việt Nam đời Hùng vương, nhưng chúng ta có những số liệu đời Hán:
Tiền Hán Thư:
-Quận Giao Chỉ: 92.440 hộ; 746.237 khẩu, 10 huyện.
-Quận Cửu Chân: 35.742 hộ; 166.113 khẩu, 7 huyện.
-Quận Nhật Nam: 15.460 hộ; 69.485 khẩu, 5 huyện.
Hậu Hán Thư:
-Quận Giao Chỉ: (không chép hộ, khẩu) 12 thành.
-Quận Cửu Chân: 46.513 hộ; 209.894 khẩu, 5 thành.
-Quận Nhật Nam: 18.460 hộ; 100.676 khẩu, 5 thành[25].

Vậy theo Tiền Hán Thư, nước ta gồm ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, có 143.642 nóc nhà, và 981 .835 dân đinh. Ngày xưa, người ta chỉ kê khai nam giới, không kê khai phụ nữ. Lại nữa, thời Bắc thuộc nhiều người trốn tránh, do đó, ta có thể phỏng định thời Hán, dân ta có khoảng 150.000 nóc nhà với dân số khoảng hai triệu. Tìm hiểu hơn nữa, chúng ta thấy đời Lý số đinh là 3.300.100, đời Trần là 4.900.000, số hoàng nam là 2.104.300. Đời Lê Thái tổ, số đinh là 5.006.500[26]
Cùng lúc đó, dân Quảng Đông không quá 59.390 hộ với 318.511 dân đinh. Tỉnh Quảng Tây lúc bấy giờ là quận Uất Lâm cũng chỉ khoảng 12.415 hộ, với 71.161 khẩu. Cộng hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây vào thời Hán chỉ có 71.805 hộ với 389.673 khẩu[27]. Như vậy, thời Hán, số hộ của ta gấp đôi, số người gấp ba Luỡng Quảng.
(4).Thành trì.
Cơ quan chính quyền ở trong một khu vực rộng lớn, bên ngoài có thành ( tường cao), ngoài thành còn có trì ( hào sâu) bao vây xung quanh, mục đich ngăn chận giặc tấn công. Chữ thành có hai nghĩa, một là thành phố, hai là thành trì. Thành phố ở trong thành trì. Thành trì để bảo vệ thành phố. Thành trì to hơn đồn binh, trại lính. Cấm thành, hoàng thành Huế là hình ảnh thành trì ngày xưa. Ngày xưa thời độc lập, nước ta có nhiều thành trì để giữ nước và bảo vệ dân, nhưng thời lệ thuộc, quân Hán, quân Nguyên, Minh và người Pháp đã triệt hạ các thành trì cổ. Thành phố ngày nay không có thành trì như xưa.


Trước đời Ngô đời Tam quốc, đất Nam Việt của Triệu Đà vẫn đặt đô tại Long Biên, sau Triệu Đà chia hai miền Giao Quảng, thủ phủ Giao Châu vẫn là Long Biên, tức Đại La thành, tức Thăng Long thành. Điều này cho chúng ta thấy từ xưa, Long Biên là nơi đô hội, là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật cùng trung tâm kinh tế không những của Việt Nam mà là của cả vùng Hoa Nam[28].


Ngoài Long Biên, nước ta lúc bấy giờ có nhiều thành phố và thành trì nổi tiếng như Cổ Loa, Luy Lâu. Cổ Loa là Việt vương thành, ở huyện Đông Ngạn, còn có tên là Loa thành vì vòng quanh như hình con ốc, xưa là chỗ đóng đô của Lạc Vương, dưới là Lạc hầu, Lạc tướng[29]. Khi Trưng vương nổi lên chống quân Hán xâm lược đã chiếm 65 thành trì[30].


Nguyễn Văn Siêu đã kể ra một số thành trì ngày xưa như là Long Biên thành, Giao Chỉ thành, Tống Bình thành, Nam Định thành, Chu Diên thành, Câu Lậu thành, Bình Đạo thành, Thái Bình thành, Vũ Bình thành, Lặc trúc thành, Đông Quan thành, Tam Đái thành, Việt Vương thành, Gia Lâm thành, Xương Giang thành, Quảng Nguyên thành, Khâu Ôn thành, Thang Châu thành, Chí Phong thành, Đô Trai thành, Hàm Tử quan, Giao Thủy thành, Phong Châu thành, Mi Linh thành, Cửu Chân quận thành, Nhật Nam thành, An Thuận thành, Vô Biên thành, Phúc Lộc thành, Nga Lạc thành, Hoan Châu thành, Trà Long thành, Ham Hoan thành, Đa Bang thành, Thủy Vi thành…[31].
Thăng Long thành tiêu biểu cho kiến trúc thành trì ngày xưa. Bản đồ đời Hồng Đức cho thấy thành hình thước cong, đông nam bắc ba mặt vuông thẳng, tây và nam kéo d ài. Bắt đầu từ cửa đông là thôn Đông Môn cũ đến phía bắc là sông Tô Lịch, đến xã Nhật Chiêu, qua nam là cửa Bảo Khánh đến Văn Miếu đến phía đông là dấu cũ Thăng Long thành. Bên trong là các cung điện như điện Chí Kính, điện Vạn Thọ, cung Ngọc Giản, Thái Miếu, điện Giảng Võ. Ngoài Thăng Long thành có Thăng Long ngoại thành tức thành Đại La xưa. Thành chu vi 7768 tầm 2 thước 5 tấc có 21 cửa ô, như cửa ô Trúc Bạch, An Hòa, Hòa Nhai, Trấn Quốc[32].
Nhiều thành trì chứng tỏ đô thị phát triển, nhưng kỹ thuật kiến trúc thì vô cùng quan trọng. Kiến trúc Loa thành là một kiến trúc tân kỳ. Đồng thời với Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang Bắc Kinh có Nguyễn An là công trình sư xây thành Bắc Kinh. Nguyễn An sinh năm Tân Dậu (1381), quê ở vùng Hà Đông. Khi gần 16 tuổi (khoảng năm 1397), thời vua Trần Thuận Tông nhà Trần, ông đã tham gia các hiệp thợ xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long nhà Trần.
Năm 1407, nhà Minh sang đánh bại nhà Hồ, chiếm được Việt Nam. Tướng nhà Minh là Trương Phụ, ngoài việc bắt cha con Hồ Quý Ly cùng toàn bộ triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc. Năm Vĩnh Lạc 14 (1416) theo lệnh của Minh Thành Tổ, Nguyễn An khi ấy mới ngoài 30, đã được giao trọng trách "tổng công trình sư" xây dựng thành Bắc Kinh mới (Cố Cung). Đến đời vua Minh Anh Tông thành Bắc Kinh lại được trùng tu và xây dựng bổ sung. Năm 1437, vua Minh Anh Tông giao cho bộ Công xây dựng lại kinh thành, viên Thị lang bộ Công là Sái Tín tâu xin trưng dụng 18 vạn dân phu giỏi nghề và chi tiêu tốn kém, thu mua rất nhiều vật liệu song phải đợi 5 năm xây xong; vua Minh thấy vậy liền giao cho Nguyễn An làm tổng đốc công (tổng công trình sư) trùng tu thành Bắc Kinh. Sách Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết:

Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.


2. PHONG TỤC TẬP QUÁN VIỆT NAM


Buổi ban sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm, lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ trước hết lấy gói muối làm lễ hỏi, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân[33].
Nhiều sách nói dân ta xưa kia cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú[34]. Trần Cương Trung陳剛中trong Sứ Giao Châu Thi Tập 使交州 viết rằng đàn ông thảy đều cạo đầu, người có quan chức thì lấy vải xanh đội đầu. Dân đều như sư… đều đi chân không, thỉnh thoảng cũng có người đi giày da, nhưng đi đến điện nhà vua thì bỏ giày ra. Khi tiếp đón ở ngoài thành, hàng trăm người quan tước, mặc áo bào và cầm hốt đều quỳ. Da chân rất dày, leo núi như bay, dù gai góc cũng không sợ. Mũ đội đầu dùng màu xanh thẫm, làm bằng thứ lụa dày sơn, lấy sợi sắt xâu lên đầu mũ, đằng trước cao hai thước mà bẻ gập lại tới cổ, có giải thắt ở đàng sau, trên đỉnh mũ có vòng câu sắt, người có quan chức thì thêm cái giải vào vòng sắt này. Khi ở trong nhà thường để đầu trần, có khách tới mới đội mũ. Khi đi chơi xa thì sai đầy tớ mang mũ theo.
Duy có vua là bối tóc, rồi lấy lụa bao quấn vào đầu, trông xa như mũ luân cân của các nhà tu hành mà rộng hơn, phía bên thì thò ra mà rủ xuống. Người trong nước đều mặc áo lụa đen, quần thì bằng thứ là màu sam. Đàn bà cũng mặc áo đen tuy có khác là áo trắng ở trong thò dài ra và cổ áo rộng 4 tấc. Tuyệt không dùng những màu sắc xanh, đỏ, tía, vàng[35]. Nhưng thời Minh thuộc, quân Minh cấm dân ta đàn ông đàn bà cắt tóc, bắt đàn bà con gái mặc áo ngắn quần dài như người Trung quốc[36].
Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn tâu với Lạc Long Quân .Vua đáp: "Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó". Vua khiến dân chúng lấy mực xâm vào mình theo hình Long Quân, theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đấy[37]. Liễu Tư Hậu, thi sĩ Trung Quốc có câu thơ:” Cộng lai Bách Việt văn thân địa”(Đi tới xứ Bách Việt là xứ vẽ mình)[38]. Người Việt Nam cũng khắc các hình lư hương, hay khâu liêm để trang điểm. Sách Địa Dư Chí và Lễ Ký của Trung Quốc đều nói dân ta có hai ngón chân cái giao nhau (giao chỉ), thường xâm chữ, xâm hình vào trán, vào bụng, chuyên ăn tươi nuốt sống không nấu nướng[39].
Nhà Trần vốn sống ở biển, làm nghề đánh cá nên thích vẽ rồng ở đùi, bắp vế[40].Về sau việc xâm hình có nhiều thay đổi. Việc vẽ mình còn tùy thuộc chức vụ, ngành nghề ở các triều đại. Đời Lê Hoàn, quân Cấm Vệ khắc ba chữ Thiên tử quân vào trán. Quân Túc Vệ đời Lý vẽ những hình đặc biệt vào chân tay Đời Lý Nhân tông, mùa đông năm mậu tuất (1118), triều đình cấm những kẻ nô bộc trong và ngoài kinh thành thích dấu mực vào ngực và chân tay như kiểu cấm quân, và những hình rồng ở mình. Ai phạm tội thì sung làm nô lệ ở các nhà quan[41].
Dân ta tin thần thánh. Khi trong nhà có người bệnh thì giết gà vịt cầu khẩn thần linh. Nếu bệnh không khỏi thì làm thịt trâu bò, dê heo cúng tế, van vái[42].
Tục Trung Quốc, sinh con ba ngày thì hội họp bà con lại. Việt Nam sinh con ba ngày thì làm cỗ cúng Bà mụ, đến 7 ngày, chín ngày, đầy tháng, tram ngày, giáp năm thì làm lễ cáo tổ tiên, rồi bày tiệc linh đình. Họ hàng, bạn bè mang thơ, rượu, quần áo, đồ chơi đến mừng. Lễ trăm ngày và giáp năm quan trọng hơn hết. Trong lễ giáp năm, người ta bày biện các vật dụng như bút, mực, đao, kiếm, cưa, đục, kim chỉ cho trẻ lựa chọn để tiên đoán tương lai trẻ.Tục này giống tục bên Giang nam, Trung quốc[43].
Ở Trung Quốc, khi khách đến nhà và ra về thì gia chủ ra ngõ đón và tiễn. Chủ khách chấp tay vái chào cung kính. Còn Việt Nam chủ tiếp khách và tiễn khách ở trong nhà mà thôi. Khi gặp nhau, chủ khách chỉ ôm tay chứ không chắp tay[44].
Sách Thanh Sương Tạp Ký 青霜雜記 của Trung Quốc nói ở Lĩnh Nam người ta không gọi nhau theo thứ tự trong gia đình mà gọi theo tên con[45].
3. TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH VÀ QUÂN SỰ
Nước ta là một nước có nền hành chánh độc lập, khác với cách tổ chức của Trung quốc. Tăng Cổn là người sang thay Cao Biền năm 877, đã có tác phẩm Giao Châu ký, cũng gọi là Việt Chí, trong có đoạn :
Hùng vương, Hùng hầu làm chủ các quận huyện. Mỗi huyện có chức Hùng tướng”[46] Theo Bùi thị Quảng Châu ký, tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng[47]. Ngô Sĩ Liên viết:

“Hùng vương lên ngôi, đặt tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng


(Lạc tướng sau chép sai thành Hùng tướng). Con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mỵ nuơng, quan coi việc gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền cho con gọi là phụ đạo. Vua các đời đều gọi là Hùng vương cả”[48]
Giao Châu Ngoại Vực Ký chép rằng hồi chưa có quận huyện thì Lạc điền theo nước thủy triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng là Lạc dân, người cai quản là Lạc vương, người phó là Lạc tướng đều có ấn bằng đồng và giải sắc xanh làm huy hiệu[49]
Ngô Thời Sỹ chép rằng Hùng Vương là con vua Lạc Long, đặt quốc hiệu Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, lãnh thổ rộng lớn, đông đến bể , tây đến Ba Thục, bắc đến Động Đình hồ, nam giáp Hồ Tôn, chia nước 15 bộ, chỗ vua ở là Văn Lang, con trai là quan lang, con gái là Mỵ nương, tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng, quan hữu tư là Bồ chính, thế tập là phụ đạo, 18 đời vua đều gọi là Hùng Vương[50]. Lê Quý Đôn chép rằng quan Hữu ty gọi là Bố chính, cha truyền con nối là phụ đạo, ở 15 bộ, mỗi bộ có chức trưởng và phó”. Sách Phiên Ngung Tạp Ký番隅雜記 của Trịnh Hùng鄭熊 đời Đường chép rằng nước ta tướng văn là Hùng hầu, tướng võ là Hùng tướng[51].
Việc xây nhiều thành trì cũng là một kỹ thuật quân sự. Trên kia, tôi đã giới thiệu Thăng Long thành và nói qua về thành nội Huế. Đấy là hai kinh đô của Việt Nam cho nên có quy mô to tát. Các tỉnh, các quan ải cũng có thành trì, lẽ tất nhiên với quy mô nhỏ hơn. Ải Đa Bang thì đắp thêm thành đất, sách với thành liên tiếp nhau đến hơn 900 dặm, lại ở bên nam sông Phú Lương, quanh sông đặt kè, lấy hết thuyền bè trong nước bày ở sông, các cửa sông cửa bể đều cắm kè dưới nước để phòng sự công kích[52]
Nhiều tài liệu cho thấy dân Việt Nam có tinh thần bất khuất, giỏi chiến đấu. Thái thú quận Giao Chỉ và Hợp Phố đời Ngô là Tiết Tống nhận định về dân ta như sau:”Núi rừng hiểm trở, dân dễ làm loạn và khó cai trị”[53]. Dân ta thường dùng tre làm làng chiến đấu chống xâm luợc. Nước ta có Lặc Trúc thành ở Tân Ch âu, Giao Chỉ thành đều trồng tre. Quân Tàu đã bắt chước kỹ thuật này của ta. Khoảng Đường Tuyên Tông (847-860), Vương Thức sang trấn thủ An Nam, đóng tre gai làm trại, bền tới được mấy chục năm, ngoài lại đào hào, ngoài hào trồng tre nhọn, giặc không xông vào được. Quảng Đông không có tre. Đời Tống, quận thú Hoàng Tế mới đem đem tre Việt Nam về Quảng Đông trồng để giữ an ninh thôn xóm[54].
Về quân sự, chúng ta đã nhiều lần chiến thắng Trung quốc và Trung quốc dù là kẻ chiến thắng hay chiến bại đã có lần học hỏi kỹ thuật quân sự của Việt Nam.
Năm 938AD, Ngô Quyền đánh thắng quân nhà Hán trên sông Bạch Đằng. Tiếp theo Lê Hoàn đánh tan binh Tống. Đến đời Lý, năm 1075, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem100,000binh đánh vào châu Khâm, châu Liêm của nhà Tống[55]. Tống sử 宋史chép rằng quân nhà Lý thua. Sách Nhị Trình Di Thư 二程遺書 công nhận quân Tống thua to, chết khoảng 200,000 binh sĩ, chỉ còn 28,000 binh sống sót. Thi sĩ nhà Tống là Hoàng Đình Kiên黄庭堅 có bài thơ nói về cuộc chiến này và bài này còn lưu ở tập Uyên Giám淵鑑[56].
Sau chiến thắng của Lý Thường Kiệt, người Trung quốc đã học hỏi kỹ thuật quân sự Việt Nam. Tống sử chép :
'Thái Duyên Khánh là tri châu đất Hoạt, thường học đuợc phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước quy chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, quân tiễn thủ, nhân mã đoàn làm chín phủ. Hợp trăm đội chia làm tả hũu, tiền hậu bốn đội. Mỗi đội có trú chiến ( đóng quân để đánh), thác chiến ( đi đánh).


Tướng nào cũng có lệnh bộ, quân kỷ, khí giới, chỉ lấy nhân mã, phiêu binh mà phân biệt. Tất cả đều tùy chỗ đóng mà chia. Số chư tướng không bằng nửa số chính binh. Còn về sự kiềm chế thì cho quân già yếu ở thành trại, tùy xa gần mà chia giữ, không cho binh Phiên và binh Hán ở lẫn nhau cho khỏi sinh biến. Vua Thần tông (1067-1085 ) nhà Tống khen mãi.”[57]

 
Minh Sử chép sau khi bắt cha con Hồ Quý Ly về Nam kinh. con Hồ Quý Ly là Hồ Nguyên Trừng được vua Minh phong chức Binh Bộ thượng thư, đặc trách chế súng thần sang[58]. Trước đó khi xâm chiếm Việt Nam, quân Minh thu vét sách vở và nhân tài Việt Nam đưa về Trung quốc cũng là để ăn cắp khoa học, kỹ thuật Việt Nam, đồng thời tiêu diệt văn hóa và khoa học kỹ thuật Việt Nam. Người Trung Quốc khoe khoang rằng họ là người đầu tiên chế thuốc súng, tạo súng thần công, tại sao phải nhờ Hồ Nguyên Trừng? Vậy kỹ thuật chế súng thần công, việc dùng thuốc súng khởi đầu tại Việt Nam hay tại Trung quốc?

4. LÚA

Nước ta là một nước có nền nông nghiệp phát triển vì ta có kỹ thuật cao và ruộng đất phì nhiêu. Từ xưa, dân Xích Quỷ đã có chính sách ruộng đất phân minh. Có lẽ chính sách ruộng đất đã gắn bó với tổ chức hành chánh trong nuớc. Giao Châu ký hayViệt Chí, hay NamViệt Chí của Tăng Cổn - người thay Cao Biền- chép năm 877 có đoạn: “Đất Giao Chỉ xưa rất phì nhiêu, xưa có quân trưởng là Lạc Hùng vương, kẻ giúp việc gọi là Hùng hầu, ruộng gọi là Hùng điền, dân khai khẩn lấy lúa ăn gọi là Hùng dân”.[59]

 
Các sử gia Trung Quốc và Việt Nam đã nhận định về các ưu điểm của nền canh nông Việtnam.
(1). Việt Nam có nhiều kiểu canh tác, tùy theo ruộng đất.
-Những dân ở miền núi vì đất khô cằn, vì núi rừng rậm rạp cho nên họ đốt rừng làm rẫy. Truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam Chích Quái có nói dân ta thuở hồng hoang “cấy bằng dao, trồng bằng lửa” là thế.
-Nhưng ruộng đất nước Văn Lang phần nhiều tốt, nuớc dâng cao, dân ta đã biết trồng lúa nước, có lẽ giống cách trồng lúa nổi ở miền sông Cửu Long ngày nay. Bùi thị Quảng Châu ký chép:”'Giao Chỉ có ruộng Lạc điền, theo nước triều lên xuống, những người dân cấy ruộng ấy gọi là người Lạc, quan tướng văn là Lạc hầu, quan tướng võ là Lạc tướng, ấn đồng giải xanh như các quan lệnh trưởng ngày nay”[60]
An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. "Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờcó ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng[61].Sách Giao Châu Ngoại Vực ký cũng có ý kiến tương tự: “Hồi xưa chưa có quận huyện thì lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy”[62].
-Dân ta thuở ấy biết đắp đê ngăn sông chống lụt. Đê Hồng Hà đã có rất lâu. Đào Duy Anh cho biết sách Quận Quốc Chí chép:”Quận Giao Chỉ ở phía tây bắc huyện Long Biên có đê giữ nước sông”. Đào Duy Anh cũng ghi rằng đời Đường (867-875), Cao Biền đắp đê quanh thành Đại La dài 2125 trượng để ngăn nước sông' [63]
(2). Ruộng tốt, dân tích cực canh tác:
Dân ta trồng mỗi năm hai vụ lúa là lúa mùa và lúa chiêm[64]. Sách Phiên Ngung Tạp Ký番隅雜記 của Trịnh Hùng鄭熊đời Đường chép rằng Giao Chỉ đất màu mỡ[65]. Sách Quảng Đông Tân Ngữ 廣東新語chép rằng ven biển ruộng cát sinh phù sa, đất màu mỡ. Ở nước ta mối lợi bãi cát cũng khá lắm, vùng Sơn Tây, Thanh Hóa đất phù sa ở sông nổi lên trồng lúa, trồng dâu, trồng mía đều đắc lợi[66]. Lê Quý Đôn cũng nói đến đất đai nước ta màu mỡ hàng ngàn dặm, ruộng bằng muôn khoảnh, một năm hai mùa, có đất trồng lúa chiêm, lại là nơi các nước đến buôn bán[67].


(3).Năng suât lúa rất cao.


Sách Cổ Kim Chú古今註 viết:”Năm Diên Quang thứ hai(123), đời Hán An Đế, ở quận Cửu Chân, lúa tốt quá, 150 gốc lúa đuợc 768 bông[68].
Vì nước ta lúa gạo ê hề cho nên người Trung Quốc bắt ta sưu thuế nặng nề, cốt vơ vét đem về Trung quốc. Ta có thể nói riêng thóc Giao Chỉ bằng thóc Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam cộng lại. Khuất Đại Quân đời Minh trong Quảng Đông Tân Ngữ chép:”' Đât Giao Chỉ có 17 quận, 49 châu, 157 huyện. Mỗi năm nộp thóc cho quan Tư Nông hơn một ngàn ba trăm sáu mươi vạn (13.600.000) hộc. Tính ra tất cả thuế các châu Mân, Quảng, Điền, Kiềm thì cũng không bằng”[69].
Việc thu thuế này cũng cho thấy quan lại Trung Quốc bóc lột dân Việt Nam thái thậm. Lê Quý Đôn viết:” Than ôi, dưới thời nhà Hán, nhà Đường, người Tàu sang làm quan ở đất này được mấy người là quan lại thanh liêm. Chính trị hà khắc còn dữ hơn cọp. Thuế má tàn bạo còn độc hơn rắn dữ, thì dân làm sao kham nổi[70]. Nhâm Diên một quan thái thú Giao Chỉ ở thế kỷ thứ nhất đã thú nhận sự bóc lột dã man của Trung Quốc khiến cho dân Việt Nam ta thán vô cùng:”'Ruộng giống lúa trắng, tháng năm cấy, tháng mười gặt, lúa đỏ tháng chạp cấy, tháng tư gặt. Bởi thế, người ta thường bảo rằng' Nước thâu thuế ruộng hai mùa, làng công tơ tằm tám lứa. Đất hẹp dân đông, có sản xuất lúa mà không có lúa mạch “[71].
(4).Nước ta có nhiều giống thóc.
Sách BảnThảo 本草 nói Việt Nam có hai loại thóc, Lê Quý Đôn kể ra khoảng 50 loại lúa ở Việt Nam, nhất là vùng Sơn Nam, Nghệ An, Cao Bằng, Thái Nguyên. sách Quảng Chí 廣志 của nhà Đường kể ra 9 loại thóc ở Việt Nam. Sách Quảng ĐôngTân Ngữ 廣東新語 kê khai 10 loại[72].


(5).Trung Quốc thiếu thóc, phải nhập thóc ViệtNam.


Trung Quốc thiếu gạo nên vua ĐườngTuyên Tông 真宗 (998-1022) đã gửi sứ giả sang Chiêm Thành mua 30,000 đấu thóc. Đời Tống cũng sai sứ sang Chiêm Thành mua lúa gạo. Sách Bản Thảo本草 gọi loại lúa này là tiên lạp 秈粒[73]. Sách Bản Thảo 本草 cũng nói Việt Nam và Chiêm Thành gần nhau nên cả hai nước đều có giống lúa này. Lúa này gieo trồng tháng chạp và gặt vào mùa hè, và gọi là lúa chiêm[74].Quảng Đông, Quảng Tây đất rộng nhưng xấu, dân hai tỉnh này không trồng lúa, chỉ thích buôn bán và trồng đay, thuốc lá, cây cỏ, cho nên mỗi năm phải mua lúa gạo Việt nam [75]. Thời nhà Hán, dân hai quận Nam Hải (Quảng Đông ), Quế Lâm (Quảng Tây ) đều đến nước ta làm phu khuân vác, chuyên chở thóc thuế[76].


(6).Nước ta trồng lúa đã lâu đời.


Nước ta trồng lúa rất sớm. Giao Châu Ký交州記 của Tăng Cổn 曾袞viết năm 877 nói rằng Giao Chỉ làm ruộng từ đời HùngVương: “Sa”[77]. Sách Giao ChâuNgoại Vực Ký của Trung Quốc còn đi xa hơn nữa, nói rằng khi còn bán khai, chưa lập quốc độ, dân ta đã biết trồng lúa:” Hồi xưa, chưa có quận huyện thì Lạc điền tùy theo thủy triều mà cày cấy”[78].
Sách Thiên Trung 天中記 theo Thủy Kinh Chú 水經注 chép rằng nước Việt Nam biết trồng lúa 600 năm trước đời Hán[79].
Nhiều sách như Thiên Trung Ký, Thuỷ Kinh Chú và một số sử gia Trung Quốc, Việt Nam đều sai lầm khi viết Nhâm Diên dạy dân ta cày bừa[80]. Nhâm Diên sống đời Hán Vũ Đế (6BC- 57) đầu thế kỷ thứ nhất, còn dân ta biết trồng lúa theo sách Trung quốc là trước đời Hùng Vương, trước đời Hán 600 năm. Và theo Wilhelm G. Solheim II, nước ta có nền nông nghiệp sóm nhất thế giới, vào khoảng 15 ngàn năm trước tây lịch. Stephen Oppenheimer cũng cho rằng người dân của nền văn minh Hòa Bình biết kỹ thuật canh tác 10 ngàn năm , còn Trung quốc trồng lúa khoảng 5 ngàn năm đến 6.500 năm[81]
Năm 184 BC, Lã hậu呂后 (241BC – 180 BC) cấm Việt Nam mua sắt, đồng và súc vật giống cái[82]. Và năm 111BC, khi Lộ Bác Đức đánh chiếm Nam Việt, các quan phải dâng 300 trâu bò và 1,000 vò rượu cùng nạp sổ sách xin đầu hàng[83].
Lê Quý Đôn cũng cho biết Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An nước ta sản xuất vàng bạc, đồng sắt, và các nước lân cận như Bồn Man, Lão Qua, Cao Miên thường mang trâu bò đến bán cho ta[84].
Sự kiện này cho biết nước ta có nhiều trâu bò cày bừa, có nhiều kim loại nhưng vẫn nhập cảng trâu bò, kim loại để tăng sức kéo và “tư liệu sản xuất” trong nông nghiệp. Do đất tốt, kỹ thuật canh tác cao, nước ta sản xuất nhiều gạo. Việc Cao hậu cấm xuất cảng trâu bò và kim thiết điền khí xảy vào năm mậu ngọ (183 tr.TL) tức gần 200 năm trước khi Nhâm Diên sang cai trị Giao Chỉ, điều này cho thấy những lời ca tụng Trung Quốc, đề cao Nhâm Diên là sai lầm.


5. ÂM VANG TRỐNG ĐỒNG


Về công nghệ và mỹ thuật, dân ta rất thiện nghệ trong việc đúc đồng , Giao Châu Ký củaTăng Cổn chép: Người Việt đúc đồng làm thuyền. Khi nước thủy triều xuống thì trông thấy[85]. Sách Bác Vật Chí nói:”Giống sơn man ở Giao châu, Quảng châu gọi là Lý Tử, cung của họ dài hơn một thước, đúc đồng làm mũi tên, đầu tên bôi thuốc độc, tên trúng vào người nào người ấy tất chết. Ngày nay sơn man vẫn dùng cung ấy, hổ báo cũng sợ trốn”[86].
Đỉnh cao của việc đúc đồng là việc đúc trống đồng và chạm trổ tinh vi. Những chi tiết do sử Trung Quốc đưa ra là phù hợp với học giả Solheim II, trống đồng sản xuất tại Việt nam có trước tây lịch vài thiên niên kỷ[87].
Người Trung Quốc cho rằng trống đồng do họ chế tạo nhưng Hậu Hán Thư lại nói rằng trống đồng là do Mã Viện đi đánh người Lạc Việt ở Giao Chỉ mang về. (Wikipedia).Trong thơ văn, từ điệu đời Đường, có vài bài nhắc đến trống đồng. Trước tiên là bài Tống khách nam quy hữu hoài của Hứa Hồn 許渾 (khoảng 844):

送客南歸有懷(許渾 唐詩)

 綠水暖青蘋,湘潭萬里春。
 瓦尊迎海客,銅鼓賽江神。
 避雨松楓岸,看雲楊柳津。
 長安一杯酒,座上有歸人。


Tống khách nam quy hữu hoài
Lục thủy noãn thanh tần
Tương đàm vạn lý xuân
Ngõa tôn nghinh hải khách
Đồng cổ trại giang thần
Tỵ vũ tùng phong ngạn
Khán vân dương liễu tân
Trường An nhất bôi tửu
Toạ thượng hữu quy nhân.
(Hứa Hồn)

Tiễn khách về Nam

Nước biếc ấm lau xanh

Hồ Tương ngàn dặm sắc xuân thanh.
Đón khách chén rượu sành
Trống đồng tế thần sông
Tùng liễu trên bờ xanh
Trường An nâng chén rưọu
Tiễn người về quê xưa.
Tiếp theo là bài Bồ tát Man của Tôn Quang Hiến 孙光宪(901-968)
菩薩蠻 (孙光宪)
木棉花映丛祠小,越禽声里春光晓。铜鼓与蛮歌,南人祈赛多。

Bồ Tát Man
Mộc miên hoa ánh tùng từ tiểu
Việt cầm thanh lý xuân quang hiểu
Đồng cổ dữ Man ca
Nam nhân kỳ trại đa
(Tôn Quang Hiển)
Bồ Tát của người Man

Dưới hoa gạo, chùa Phật rạng rỡ
Tiếng chim Việt trong ánh xuân quang.
Tiếng trống đồng hòa tiếng Man nữ,
Người phương Nam lễ bái rộn ràng.
Sau đây là một đoạn trong Độc thần từ của Ôn Đình Quân溫廷筠 (812-870)

瀆神詞 (溫廷筠)
銅鼓賽神來,
滿庭幡蓋徘徊。
水村江浦過風雷,
楚山如畫煙開。
溫廷筠


Độc thần từ
Đồng cổ trại thần lai
Mãn đình phan cái bồi hồi
Thuỷ thôn giang phố quá phong lôi
Sở sơn như họa yên khai.
(Ôn Đình Quân)
Bài từ Thần sông
Đánh trống đồng cúng thần
Cờ lọng cắm đầy sân.
Trên sông giông và gió.
Núi Sở mây khói vần.

Và đây là thơ Đỗ Mục 杜牧 (803-853?), một đoạn trong bài Hoài Chung Lăng cựu du

滕阁中春绮席开,柘枝蛮鼓殷晴雷。
垂楼万幕青云合,破浪千帆阵马来。
(怀钟陵旧游)(杜牧 唐诗)
Đằng các trung xuân ỷ tịch khai,
Thác chi man cổ ẩn tình lôi.
Thùy lâu vạn mạc thanh vân hợp,
Phá lãng thiên phàm trận mã lai.
(Hoài Chung Lăng cựu du -Đỗ Mục)
Mùa xuân, trải chiếu giữa gác Đằng
Trống đồng hòa với tiếng sấm vang.
Lầu cao màn trướng mây xanh tụ
Sóng dậy, buồm nhô ngựa vạn hàng.
(Nhớ Chung lăng xưa qua chơi )

Trần Vũ 陈羽( khoảng 806) một thi sĩ đời Đường, có bài thơ Thành hạ văn di ca như sau:
《城下闻夷歌》 - 陈羽
犍为城下{牛羊}牱路,空冢滩西贾客舟。
此夜可怜江上月,夷歌铜鼓不胜愁。
Thành hạ văn Di ca
Kiền Vy thành hạ ca tang lộ,
Không trủng nan tây phúc khách châu
Thử dạ khả liên giang thượng nguyệt
Di ca đồng cổ bất thăng sầu!

Dưới thành nghe bọn Man Di ca
Dưới thành lối nhỏ trâu dê đi
Đồi cao chẳng tiện ghé tàu bè.
Tiếng trống đồng, tiếng ca lũ mọi,
Trên sông trăng sáng dạ sầu bi,


Chung Lăng: thuộc tỉnh Giang Tây, thành phố Nam Xương, ở nam Trung Quốc, gần Quảng Đông. Kiền Vy thuộc tỉnh Tứ Xuyên cùng Hồ Bắc, Hồ Nam gần Quảng tây, thuộc phía nam Trung Quốc. Sở 楚, khoảng 1030 TCN-223 TCN và 209 TCN-202 TCN), còn được gọi là Kinh (荆) và sau đó là Kinh Sở (荆楚), là một vương quốc chư hầu thời Xuân Thu (722-481 TCN) và Chiến Quốc (481-221 TCN) ở nơi hiện nay là phía nam Trung Quốc. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay. Nước Sở thời đó ở gần Quảng Đông, Quảng Đông cho nên nhiều người cho rẳng nước Sở là của Việt Nam.
Qua mấy bài thơ và từ khúc trên, ta thấy các tác giả chú trọng đến miền nam Trung quốc là nơi gồm dân Bách Việt, trong đó có giống Lạc Việt tức Việt Nam ta. Như đã nói ở trên, người Hán tộc coi khinh các dân tộc biên cương, gọi họ là Di, Địch, Nhung, Man. Man đây là nói dân Bách Việt, trong đó có dân Việt Nam. Tần Thủy hoàng xâm chiếm các nước miền nam Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Thời Hán, Đường, Tống dân Bách Việt chưa bị đồng hóa cho nên vẫn giữ bản sắc dân tộc trong sinh hoạt tín ngưỡng và đời sống hàng ngày. Họ đánh trống đồng và ca hát. Không những họ giữ bản sắc nam phương Bách Việt mà còn truyền bá sang Hán tộc cho nên tận Trường An mà cũng có tiếng trống đồng và điệu ca Man nữ!
Các học giả Trung quốc rán gân cổ cãi rằng trống đồng là của họ nhưng các nhà khảo cổ quốc tế đã xác nhận trống đồng có nguồn gốc tại Việt Nam, hằng thiên niên kỷ trưóc CN, và mặc dù các nơi cũng có trống đồng nhưng Việt Nam vẫn là nơi có có trống đồng nhiều nhất.
Tại Trường an thời Hứa Hồn tức thời nhà Đường (thế kỷ IX) có tiếng trống đồng, vì thời Hán (thế kỷ I CN), Mã Viện đã sang Giao Chỉ mang về. Sau đó các cuộc mua bán, chiếm đoạt, hoặc làn sóng di cư đã đưa văn hóa miền nam lên miền bắc. Lại nữa, qua các bài thơ trên, với giọng điệu khinh bỉ, các thi nhân Trung Quốc dè bỉu xem trống đồng luôn đi với Man nữ và Di dân, Nam nhân tức là bọn mọi rợ phương Nam, nghĩa là trống đồng cũng như các tục lệ cúng tế thần linh, cúng Phật, ca hát là của dân Bách Việt, trong đó có Việt Nam chứ không phải dân Hán cao quý.
Tiếng trống đồng Việt Nam đã làm cho quân Nguyên hoảng sợ. Sau ba lần đại bại, Trần Phu (陳孚) sứ thần nhà Nguyên sang Viêt Nam khi trở về có bài thơ Cảm sự như sau:


交州使還感事 (陳孚)
少年偶此請長纓,命落南州一羽輕。
萬里上林無雁到,三更函谷有雞鳴。
金戈影裏丹心苦,銅鼓聲中白髮生。
已幸歸來身健在,夢回猶覺瘴魂驚。

Giao Châu sứ hoàn cảm sự
Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh,
Mệnh lạc Nam Châu nhất vũ khinh.
Vạn lý Thượng Lâm vô nhạn đáo,
Tam canh Hàm Cốc hữu kê minh.
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ,
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh.
Dĩ hạnh quy lai thân kiện tại,
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh.

Đi sứ Giao Châu về cảm tác
Tuổi trẻ quan cao, địa vị sang,
Nam chinh sinh tử đã không màng.
Thượng Lâm muôn dặm cá nhàn vắng,
Hàm Cốc ba canh gà chó ran.
Xót dạ bởi nhìn kiếm thép sáng,
Bạc đầu vì sợ trống đồng vang.
Phúc nhà thân trở về nguyên vẹn,
Trong mộng đêm về vẫn hoảng kinh.




Nói tóm lại, thời thượng cổ, dân ta đã có một nền nông nghiệp vững vàng, và có nghề đúc đồng, làm trống đồng rất xuất sắc. Qua vài điều trên, các nhà khảo cổ đã cho ta biết nghề đúc đồng và trồng lúa đã có hàng thiên niên kỷ trước công nguyên, trước các nền văn hóa Cận Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Dân ta yêu nước, có tinh thần bất khuất, đã bao lần đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập tự do, tạo nên một cuộc sống an vui hạnh phúc.




CHÚ THICH


[1] Stephen Oppenheimer, Eden in the East The Drowned Continent of Southeast Asia “. Phoenix, London, 1998, 1-4.  Bản dịch Việt ngữ  STEPHEN OPEPENHEIMER * ĐỊA ĐÀNG Ở PHƯƠNG ĐÔNG ,   ghi ĐĐ.
[2] Wilhelm Solheim II. New Light On A Forgotten Past. National Geographic.Vol 139 . No  3, March, 1971, pp.339, p.23-30. DOCUMENTS OF VIETNAMESE ANCIENT CULTURE I.
[3] Wilhelm Solheim II. A Brief History of the Dongson Concept. DOCUMENTS OF VIETNAMESE ANCIENT CULTURE I.
[4] Ngô Sĩ Liên. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư I (Complete Annals of Đại Việt), Khoa Học Xã hội, HàNội, 1967, 61;--Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Tân Việt, Saigon, 1958, 24.
[5] Ngô Sĩ Liên I, 51. Trần Thế Pháp. Lĩnh Nam Chích Quái, Truyện Họ Hồng Bàng.
Ba Thục nay là tỉnh Tứ Xuyên, phía nam giáp Vân Nam. Động Đình hồ, là một hồ lớn ở đông bắc tỉnh Hồ nam, nam giáp tỉnh Quảng Tây (Trung quốc).
[6] Ngô Sĩ Liên I, 20.-- Wikipedia chép:Đế Ly (chữ Hán: 帝釐) hay đế Nghi được xem là vị vua thứ 5 của Thần Nông thị trong huyền sử trung Quốc, theo sách Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đời nhà Tống phần ngoại kỷ ghi chép thì ông là con trưởng của đế Minh. Còn theo Tư Mã Trinh bổ sung vào Sử Ký Tư Mã Thiên phần Tam Hoàng bản kỷ thì ông là con của đế Trực và là cháu nội đế Minh, nghĩa là theo sách này thì ông sẽ là vị vua thứ 6 của triều đại Thần Nông “. Sử Trung quốc coi Phục Hy, Thần Nông là thần thoại, chính sử không ghi tên Phục Hy, Thần Nông,  Đế Nghi.
[7] Ngô Thời Sỹ. Việt Sử Tiêu Án. Văn Hóa Á Châu Saigon, 1960. 10.
[8] Trần Trọng Kim. Việt Nam Sử Lược. Tân Việt, Saigon, 1958, 28.
[9] Danh từ rất phức tạp. Quốc hiệu là Văn Lang, mà nơi vua ở tức kinh đô cũng gọi Văn Lang. Cương Mục: Lời cẩn án -Phong Châu: Sử cũ chua "tức là Bạch Hạc". Đường thư Địa lý chí chép: "Phong Châu thống lĩnh năm huyện". Thái Bình hoàn vũ ký của Nhạc Sửtriều Tống chép: "Quận Thừa Hóa Phong Châu xưa là nước Văn Lang". Như thế thì Phong Châu tức là địa hạt phủ Vĩnh Tường và phủ Lâm Thao thuộc tỉnh Sơn ây bây giờ. Vả lại, còn bằng cứ là huyện Sơn Vi có núi Hùng Vương và đền Hùng Vương, vậy không thể riêng chỉ Bạch Hạc được. CM,quyển I, tr.3.
[10] Nguyễn Văn Siêu, 14,15, 35.
[11] Trần Trọng Kim, 28, 37,45,50;
[12] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí. Ngô Mạnh Nghinh dịch, Tự Do, Saigon, 1960, 15.
[13] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 221.
[14] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, ,250-257.
[15] Trần Trọng Kim, 274. -Lê Quý Đôn ghi Tư Lẫm, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát trong châu Yên Quảng và châu Vĩnh Yên ( Đại Việt Thông Sử. Lê Mạnh Liêu dịch, QVK, Saigon, 1973. 144);--Quốc Sử Quán nhà Nguyễn chép:” Mạc Đăng Dung xin dâng đất các động Ti phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù, An Lương thuộc châu Vĩnh An ở Yên Quảng để lệ thuộc vào Khâm Châu nhà Minh.( Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Giáo Dục, Hà Nội ,1957-1960. Chính Biên, quyển XXVII, tr.634).
[16] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 249.
[17] Trần TrọngKim, 383;-- Đại Nam Liệt Truyện, Thuận Hóa, 1993. tập II, quyển 30, Truyện Ngụy Tây-Nguyễn Văn Huệ, 256.
[18] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí, 14.
[19] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 194.
[20] Ngô Sĩ Liên. Đại Việt sử ký toàn thư I, 73.
[21] Ngô Sĩ Liên I,193-196.
[22] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, Tạ Quang Phat dịch, Phủ QVK, Saigon 1972, 224.
[23] Lê Tắc, An Nam Chí Lược, DHHuế, 1961, tr.112.
[24] Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục I, Trúc Viên Lê Mạnh Liêu dịch, Bộ QGGD,Saigon,1963,tr.257.
[25] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đinh Dư Địa Chí, tr.17-18.
[26] Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, KHXH, Hanoi, 1976, tr.213-214.
[27] Phan Huy Chú, Dư Địa Chí, Nguyễn Thọ Dực dịch, QVK, Saigon, 1972, tr. 28-29.
[28] Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục I, 29.
[29] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đinh Dư Địa Chí,61. Cương Mục ch ép: Vua Thục đắp thành ở Phong Khê, rộng đến nghìn trượng, xoáy tròn như hình trôn ốc, nên gọi là Loa thành, lại gọi là thành Tư Long. Lời chua - Loa thành: Theo An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng, Loa thành, ở huyện Đông Ngàn, xoáy tròn chín vòng như hình trôn ốc, kiểu làm do An Dương Vương sáng tạo, lại gọi là thành Khả Lũ. Trong thành còn nền cung vua An Dương ngày trước. tr.7.
[30] Ngô sĩ Liên I, 91;--Trần Trọng Kim, 45.
[31] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí, 61-83
[32] Nguyễn Văn Siêu, 104-105
[33] Trần Thế Pháp. Truyện Họ Hồng Bàng.Thư Vương Võ Xứng đời Tống gửi quốc vương Giao Chỉ cũng nói dân ta mặc đồ cỏ, lá cây, cắt tóc. Lê Tắc, 116. Truyện Chim trĩ trắng kể rằng dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất.
[34] Trần Thế Pháp. Truyện Họ Hồng Bàng.Truyện trĩ trắng.
[35] Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục I, 117. Tài liệu Trung Quốc  ghi là tên Trần Phù陳孚, Phan Huy Chú có chép bài thơ này, và ghi tên là của sứ giả Trần Cương Trung 剛中.KVTL I, 245.
[36] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư II, 250;--  Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục I, 117. ,
[37] Ngô Sĩ Liên I, 249;-- TrầnThế Pháp. Lĩnh Nam Chích quái, Họ Hồng Bàng.
[38] Lê Tắc,45.
[39] Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục I, 117. Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 217.Sách Lễ Ký 禮記 ghi 4 chđiêu đề Giao Chỉ 雕題 交趾 nghĩa là xâm trán, chân cái giao nhau. Nguyễn Văn Siêu, 108.
[40] Ngô Sĩ Liên II, 78.
[41] Ngô Sĩ Liên, 249. Lê Quý Đôn, Kiến Văn Tiểu Lục I, p. 116-119;--Lê Tắc, 45,83; --Ngô Sĩ Liên I, 61,249;-- TrầnThế Pháp. Lĩnh Nam Chích quái, Họ Hồng Bàng;-- Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 217.
[42] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, Tạ Quang Phat dịch, Phủ QVK, Saigon 1972, 22.
[43] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 27.
[44] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 25.
[45] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 145-146. Đây là gọi theo tên con đầu.
[46] Nguyễn Văn Siêu, 55.
[47] Nguyễn Văn Siêu,109.
[48] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư II, 61.
[49] Lê Tắc, 39.
[50] Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án, V ăn HóaÁ Châu,Saigon, 1960,  13.
[51]  Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 214, 253.
[52] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí,59.
[53] Lê Tắc, 112.
[54] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đình Dư Địa Chí,57;-- Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 213.
[55] Trần TrọngKim, 107;--Wikipedia,
[56] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 271-273.
[57] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 81-82.
[58] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ II, 78.
[59] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đinh Dư Địa Chí,55
[60] Nguyễn Văn Siêu, Phương Đinh Dư Địa Chí,109.
[61] Cương Mục, 3.
[62] Lê Tắc, 39.
[63] Đào Duy Anh,VNVHSL, Quan Hải tùng Thư, Huế,1936. 46.
[64] Chuxue ji 初學記 and Yiwu zhi異物志,Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 233,241;- Lê Tăc, 242.
[65] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 214.
[66] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 213.
[67] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 222.
[68] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 233.
[69] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 219.
[70] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 223.
[71] Lê Tăc, 242.
[72] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 241,243.
[73] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 243-244
[74] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III,243-244
[75] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 275.
[76] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 194.
[77] Nguyễn Văn Siêu, 55
[78] Lê Tắc, 39.
[79] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 286.
[80]Đào Duy Anh, tr.41.
[81] Stephen Oppenheimer. Eden In The East.Phoenix, Great Britain, 1999, tr. 69.
[82] Ngô Sĩ Liên I, 73, 78.
[83] Ngô Sĩ Liên, I, 87.
[84] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ I, 222,223.
[85] Ngô Sĩ Liên I, tr.87.
[86] Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ III, 159.
[87] Stephen Oppenheimer, 4, 5, 69.

27032014
NGUYỄN THIÊN THỤ



No comments: