Wednesday, November 9, 2016

VIỆT NAM TRƯỚC 1945 * TRẺ VIỆT NAM * TRẦN ĐỨC THẢO *

PETER BAKER* NGA HOA VÀ MỸ

13/11/2014


Nga xích gần Trung Quốc, Mỹ đối diện thách thức mới

Peter Baker
Trần Ngọc Cư dịch
Carlos Barria/Reuters

Washington -- Tổng thống Obama bay tới Bắc Kinh hôm Chủ nhật để phục hoạt các nỗ lực tái tập trung chính sách đối ngoại Mỹ hướng tới châu Á. Tại đây, ông sẽ gặp một người đã làm nhiều điều khiến ông thất vọng: Tổng thống Nga Vladimir V. Putin. Đại sứ Nga tại Washington đã tuyên bố tuần trước: “Quí ngài xoay trục chiến lược hướng tới châu Á, nhưng chúng tôi đã hiện có mặt ở đó rồi”.
Ông Obama trở lại châu Á vào thời điểm Nga xích lại gần Trung Quốc hơn, đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ và châu Âu. Bị phương Tây tẩy chay vì vấn đề Ukraine, ông Putin cũng sẽ có mặt tại Bắc Kinh tuần này trong nỗ lực tìm kiếm hậu thuẫn chính trị và kinh tế, cố gắng đảo lộn trật tự quốc tế bằng cách tạo một liên minh chống lại điều mà hai nước coi là thái độ kiêu căng của Mỹ.
Phải chăng động thái này chỉ là một màn trình diễn thiếu thực chất? Đấy là một câu hỏi đã khởi động một cuộc tranh luận sôi nổi tại Washington, nơi mà một số quan chức chính phủ và chuyên gia quốc tế coi thường cái viễn cảnh về một liên minh có ý nghĩa giữa Nga và Trung Quốc vì giữa hai nước có những bất đồng cơ bản. Nhưng một số người khác cho rằng chính quyền Obama cần phải coi mối đe dọa này là nghiêm trọng trong khi Moscow theo đuổi các hợp đồng năng lượng, tài chính và quân sự với Bắc Kinh.
“Càng ngày chúng tôi càng quan tâm đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vốn nằm kề cận chúng tôi”, Sergei I. Kislyak, đại sứ Nga tại Washington nói. “Trung Quốc là đối tác tốt đối với chúng tôi”. Ông còn nói thêm rằng hợp đồng khí đốt thiên nhiên gần đây giữa Moscow và Bắc Kinh là một chút mùi vị của tương lai. “Nó chỉ là bước khởi đầu”, ông nói, “và quí vị sẽ chứng kiến càng ngày càng có nhiều dự án giữa chúng tôi và Trung Quốc”.
Chiến lược xoay trục hướng về Trung Quốc của Nga là một yếu tố được đưa vào một cuộc duyệt xét lại chính sách của Mỹ đối với Moscow do Nhà Trắng chỉ đạo hiện đang được tiến hành. Cuộc duyệt xét này đã đưa ra nhiều dự thảo chính sách để chống lại cái mà các viên chức chính phủ gọi là chủ nghĩa Putin [Putinism] qua dài hạn, đồng thời vẫn tìm kiếm các lãnh vực có thể hợp tác, đặc biệt về các vấn đề như Iran, chủ nghĩa khủng bố và cấm phổ biến vũ khí hạt nhân.
Mặc dù bên trong chính quyền không có một sự bất đồng quan điểm lớn về ông Putin, nhưng người ta đang tranh luận là Mỹ phải làm gì. Cuộc duyệt xét lại chinh sách đối với Nga đã chia các viên chức chính quyền thành hai phe đối nghịch nhau, một phe chủ trương mở rộng hợp tác với Nga, một phe chủ trương ngăn chặn sự bành trướng của Nga – theo nguồn tin của những người liên hệ. Vấn đề chính là cuộc tranh chấp Ukraine sẽ định hình mối quan hệ Mỹ-Nga và ảnh hưởng đến các lãnh vực khác mà hai nước cùng chia sẻ lợi ích như thế nào.
Đối với các quan chức trong chính quyền Obama, nỗ lực của ông Putin nhằm thỏa hiệp với Trung Quốc được coi là một cú đánh bất ngờ nhắm vào Washington, nhưng đây là một nỗ lực chứa đựng trong đó một lịch sử phức tạp, thiếu tin cậy lẫn nhau và sự chênh lệch kinh tế cơ bản sẽ làm cho nỗ lực này không thể kéo dài. “Hai bên sẽ lợi dụng lẫn nhau”, một quan chức Mỹ không muốn tiết lộ danh tánh, đã nói trong khi bàn về cuộc xét lại chính sách đối với Nga đang diễn ra trong nội bộ. “Và khi một trong hai nước trở nên mệt mỏi hay tìm ra một hiệp đồng tốt hơn, họ sẽ chụp lấy cơ hội”.
Nhưng một số quan chức khác cảnh báo không nên đánh giá thấp tiềm năng của thỏa hiệp Nga-Hoa. “Có quá nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên vững mạnh hơn”, Gilbert Roznan, một học giả của Đại học Princeton, tác giả cuốn The Sino-Russian Challenge to the World Order [Thách đố Nga-Hoa đối với Trật tự Thế giới] và một bài bình luận trên tạp chí Foreign Affairs vào tháng trước về đề tài này. Việc nối lại tình hữu nghị giữa hai nước đã diễn ra trước vụ Ukraine, Roznan nói thêm, nhưng bây giờ người ta “cảm thấy đây là một tiến trình không thể đảo ngược. Nga đang hướng tới Trung Quốc”.
Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer về Các vấn đề Khoa học và Quốc tế tại Đại học Harvard, cho rằng ông Putin dường như đã tạo được một gắn bó vững chắc với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc. “Hai cá nhân có sức thu hút lẫn nhau, một điều mà ai cũng thấy”, Allison nhận xét. “Họ ưa thích nhau, và họ có thể trao đổi quan điểm với nhau. Họ nói chuyện với nhau bằng một sự thẳng thắn và với một tinh thần hợp tác mà họ không tìm thấy ở các đối tác khác”.
Ông Tập chọn Nga là nước ông đến thăm viếng đầu tiên sau khi trở thành Chủ tịch Trung Quốc và đã đến dự Thế vận hội Sochi trong khi ông Obama và các lãnh đạo châu Âu đều tẩy chay các cuộc biểu diễn này. Cả ông Putin lẫn ông Tập đều đàn áp bất đồng chính kiến trong nước và cả hai đều coi Mỹ là một đế quốc can thiệp vào nội bộ nước khác, mà việc quản lý tồi tệ trật tự kinh tế thế giới đã bị phơi bày bởi cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Mặc dù các lãnh đạo Trung Quốc trước đây đều nhìn người đứng đầu Điện Kremli bằng con mắt ngờ vực, nhưng “Tập không hề e ngại Putin,” Douglas Paal, một chuyên gia nghiên cứu tình hình châu Á tại Quĩ Carnegie vì Hoà bình Quốc tế [the Carnegie Endowment for International Peace], nói như thế.
Các cuộc khủng hoảng song sinh tại Ukraine và Hồng Kông đã thúc đẩy sự liên kết Nga-Trung. Truyền hình nhà nước Nga mô tả các cuộc biểu tình dân chủ tại Hồng Kông như một nỗ lực do Mỹ kích động nhằm phá hoại Trung Quốc, như trước đây họ đã mô tả các cuộc biểu tình tại Kiev như một nỗ lực của Mỹ để tách một đồng minh của Nga ra khỏi vòng tay của Moscow. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả ông Putin như một nhà lãnh đạo có bản lãnh mạnh mẽ, dám chống lại sự can thiệp từ bên ngoài vào.

Vào tháng Năm, trong khi Mỹ và châu Âu đang áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow về vụ Ukraine, ông Putin đã ký một hợp đồng 30 năm trị giá 400 tỉ USD cung cấp khí thiên nhiên cho Trung Quốc. Tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường [Li Keqiang], đã ký một gói 34 hợp đồng tại Moscow, gồm cả hối đoái và hiệp định thuế quan. Tuần trước, ông Putin tuyên bố hai nước đã đi đến thỏa thuận về một hợp đồng khí đốt quan trọng nữa.
Hai nước đã tăng cường các quan hệ kinh tế. Trung Quốc qua mặt Đức năm 2010 để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch thương mại gần 90 tỉ USD, một con số tăng vọt năm nay khi trao đổi kinh tế với châu Âu suy giảm.
“Chiến dịch dùng biện pháp trừng phạt kinh tế và sức ép chính trị đối với Nga đang tách nước này khỏi châu Âu và đẩy nó đến gần Trung Quốc hơn”, Sergei Rogov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ và Canada” tại Moscow phát biểu. “Trung Quốc được coi là nước đang thay thế phương Tây trong vai trò cung cấp tín dụng và công nghệ cho Nga”.
Masha Lipman, một học giả thỉnh giảng tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại [the European council on Foreign Relations], nói rằng chiến lược xoay trục hướng về Trung Quốc [the pivot to China] của Nga “được thảo luận rất nghiêm túc” tại Moscow và rằng “các nhà bình luận đã coi sự chuyển đổi này như một sự đã rồi, một hợp đồng không thể đảo ngược”.
Tuy nhiên, cuộc thảo luận về một liên kết Nga-Hoa đã kéo dài hàng thập kỷ nay mà không hoàn toàn trở thành hiện thực, vì những bất đồng văn hóa sâu sắc và cuộc tranh giành quyền lãnh đạo thế giới cộng sản thời Chiến tranh lạnh. Ngoài ra, từ lâu Bắc Kinh đã chống đối các phong trào ly khai [của các dân tộc thiểu số], điều này khiến Bắc Kinh lúng túng trước việc Moscow hậu thuẫn quân nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine.
Tại Moscow, một số người lo sợ rằng Nga, do ở thế yếu, đã hạ mình làm đàn em của một Trung Quốc đang trỗi dậy. Mặc dù Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, nhưng Nga chỉ là đối tác thương mại ở vị trí thứ 10 – và Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài ra, mặc dù các đại công ty nhà nước Nga có thể ký kết các hợp đồng với nước ngoài, nhưng đối với hầu hết các tập đoàn kinh tế và ngân hàng Nga, Trung Quốc sẽ không thay thế được châu Âu, vì tại Trung Quốc vẫn chưa có một thị trường trái phiếu được phát triển dành cho người nước ngoài tương tự như trái phiếu Euro [Eurobonds].
John Beyrle, một cựu đại sứ Mỹ tại Moscow, nói rằng những cuộc thảo luận với các lãnh đạo doanh nghiệp Nga cho thấy họ đang bồn chồn lo lắng, ý thức rằng việc cầu cạnh Trung Quốc trong lúc này là do nhu cầu bức thiết vì các khoản vay mượn và đầu tư từ phương Tây đang trở nên cạn kiệt. “Một người trong số này nói rằng sự lệ thuộc vào Trung Quốc làm cho giới tinh hoa Nga lo lắng hơn lệ thuộc phương Tây rất nhiều”, cựu đại sứ Mỹ nói.
Lilia Shevtsova, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Brookings [Mỹ] hiện làm việc tại Moscow, nhận định: “Việc xoay trục này có tính giả tạo. Và bất lợi cho Nga”.
Ông Obama và ông Putin sẽ giáp mặt nhau hai lần trong tuần này, một tại Bắc Kinh ở diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, và một tại Brisbane, Australia, ở hội nghị Nhóm 20 quốc gia. Ông Obama hi vọng đẩy mạnh Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nga và Trung Quốc ý thức sâu sắc rằng họ đã bị loại khỏi khối thương mại do Mỹ xướng xuất này, và ông Putin cho rằng tổ chức này sẽ trở nên vô hiệu nếu không có sự tham gia của Nga và Trung Quốc.
Những vấn đề như thế này chỉ thúc đẩy Nga hướng tới Trung Quốc nhiều hơn. Nếu Mỹ và châu Âu là những đối tác thiếu tin cậy về lâu về dài, thì Trung Quốc lại có vẻ hấp dẫn hơn. “Chúng tôi tin cậy Trung Quốc và hi vọng họ cũng tin cậy chúng tôi như thế”, ông [Đại sứ Nga] Kislyak nói.
T.N.C dịch
Dịch giả gửi BVN

Wednesday, June 18, 2014


VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG



Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Trung Quốc

Trong thập niên qua chính phủ Trung Quốc đã chi tiêu khá nhiều tiền bạc và nhân lực cho việc xây dựng quyền lực mềm để gia tăng ảnh hưởng của nước họ trên khắp thế giới.
Trong thập niên qua chính phủ Trung Quốc đã chi tiêu khá nhiều tiền bạc và nhân lực cho việc xây dựng quyền lực mềm để gia tăng ảnh hưởng của nước họ trên khắp thế giới.

CỠ CHỮ
Nỗ lực ngoại giao văn hóa của Trung Quốc mới đây gặp phải một thất bại lớn với việc Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ (AAUP) hối thúc các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học Viện Khổng Tử. Trong một thông cáo công bố hồi đầu tuần này, AAUP nói rằng Học Viện Khổng Tử hoạt động như một công cụ của nhà nước Trung Quốc và được cho là không tôn trọng tự do học thuật.

Hôm chủ nhật 15 tháng 6 vừa qua, ông Lưu Vân Sơn, Bí thư Ban Bí thư Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã đến dự một hội nghị liên tịch của các Học Viện Khổng Tử ở Âu châu tổ chức tại thủ đô Dublin của Ireland (Ái Nhĩ Lan). Tại cuộc họp, nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ 5 của nhà cầm quyền Bắc Kinh bày tỏ hy vọng là các học viện này sẽ trở thành điều mà ông gọi là “đường xe lửa cao tốc tâm linh” nối liền giấc mơ Trung Quốc với giấc mơ của các nước và giấc mơ của thế giới.

Ông Lưu Vân Sơn đã phát biểu như vậy trong lúc báo chí quốc tế loan tin Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa kỳ (AAUP) thúc giục các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học Viện Khổng Tử vì những viện này vi phạm các tiêu chuẩn cơ bản của tự do học thuật và không tôn trọng tự do ngôn luận. Các nhà quan sát nói rằng hành động này của Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ là một đòn nặng giáng vào dự án hàng đầu của nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm khuyếch trương quyền lực mềm của họ trên thế giới.

Theo tường thuật hôm thứ ba của tờ New York Times, AAUP kêu gọi các trường đại học bảo vệ các nguyên tắc tự do học thuật bằng cách chấm dứt hoặc thương thuyết lại những thỏa thuận đã đưa gần 100 chương trình ngôn ngữ và văn hóa do chính phủ Trung Quốc bảo trợ tới các khuôn viên đại học ở Mỹ và Canada. Một thông cáo của hiệp hội được thành lập từ năm 1915 và có 47.000 hội viên này nói rằng các trường đại học ở Mỹ đã đánh mất sự độc lập và phẩm giá của mình qua việc để cho chính phủ Trung Quốc quyết định về vấn đề  tuyển dụng và giám sát nhân viên giảng dạy, thiết kế học trình và đặt ra những giới hạn về tranh luận bên trong các Học Viện Khổng Tử.

Thông cáo này tố cáo “Học Viện Khổng Tử hoạt động như một công cụ của nhà nước Trung Quốc và được phép không tôn trọng tự học thuật”, và “hầu hết các thỏa thuận về việc thành lập Học Viện Khổng Tử bao gồm những điều khoản không được tiết lộ và những sự nhượng bộ không thể chấp nhận đối với các mục tiêu chính trị và cách làm việc của chính phủ Trung Quốc.”

Thông cáo trích dẫn một bài viết của giáo sư Marshall Sahlins trên tạp chí The Nation hồi tháng 10, trong đó vị giáo sư nhân chủng học của Đại học Chicago nói rằng “qua việc để cho Học Viện Khổng Tử được thành lập trong trường của mình, các đại học đó đã tham gia những nỗ lực tuyên truyền chính trị của một chính phủ nước ngoài với một cung cách trái ngược với những giá trị về tự do học hỏi và những phúc lợi của nhân loại.”

Trong thập niên qua, chính phủ Trung Quốc đã chi tiêu khá nhiều tiền bạc và nhân lực cho việc xây dựng quyền lực mềm để gia tăng ảnh hưởng của nước họ trên khắp thế giới. Và đối với các trường đại học nước ngoài, việc dùng tiền bạc của chính phủ Trung Quốc để mở các lớp giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc cho sinh viên của mình dường như là một việc chỉ có lợi mà không có hại gì cả. Do đó, kể từ khi Học Viện Khổng Tử đầu tiên được thành lập ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào năm 2004 tới nay, Trung Quốc đã lập ra hơn 400 Học Viện Khổng Tử tại 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết tính đến cuối năm 2013, có 850.000 học viên ghi danh theo học tại các Học Viện Khổng Tử và các lớp học Khổng Tử tại hơn 600 trường trung, tiểu học. Ngoài việc giảng dạy Hán Ngữ, Học Viện Khổng Tử còn dạy các môn học đàn, chơi cờ, thư pháp, hội họa và võ thuật Trung Quốc.

Các chuyên gia cho biết những chương trình giảng dạy tại các Học Viện Khổng Tử được thiết kế để phô bày một hình ảnh tích cực của Đảng Cộng sản đương quyền và có nhiều đề tài cấm kỵ trong học trình. Bà June Teufel Dreyer, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc của Đại học Miami, nói với tờ New York Times rằng phía Trung Quốc thường đòi các trường đại học Mỹ muốn họ giúp thành lập Học Viện Khổng Tử không được thảo luận về Đức Đạt Lai Lạt Ma hay mời nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này tới thăm trường. Bà Dreyer cho biết có rất nhiều đề tài cấm kỵ từ Tây Tạng, Đài Loan, cho tới kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc và những vụ đấu đá bên trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc.

Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ không phải là tổ chức học thuật đầu tiên phản đối Học Viện Khổng Tử. Tháng 12 năm ngoái, Hiệp hội Giáo chức Đại học Canada cũng đưa ra một thông cáo để hối thúc các trường đại học cắt đứt quan hệ với Học Viện Khổng Tử vì những lý do tương tự.

Tại Việt Nam, việc thiết lập Học Viện Khổng Tử đã diễn ra tương đối chậm chạp vì những yếu tố tế nhị trong lịch sử của mối bang giao giữa hai nước. Mãi đến tháng trung tuần 10 năm ngoái, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Hà Nội, hai nước mới ký kết một thỏa thuận để thành lập Viện Khổng Tử tại Trường Đại học Hà Nội.

Thỏa thuận đó đã gặp phải sự chỉ trích của khá nhiều nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một nhà nghiên cứu của Viện Hán Nôm ở Hà Nội cho Đài phát thanh Úc biết rằng nhiều người Việt Nam lo ngại “Viện Khổng Tử ở Việt Nam không phải chỉ tuyên truyền về giáo lý, tinh thần triết học của Khổng Tử, Nho Học. Chức năng đào tạo tiếng Hoa, giới thiệu, quảng bá về văn hóa Trung Quốc, giao lưu văn hóa, tư vấn du học … như giới thiệu cũng chỉ là bề nổi."

Đằng sau nó chắc chắn sẽ là những hoạt động tuyên truyền về một nước Trung Hoa hiện đại, thể hiện quyền lực mềm của Trung Quốc.” Ông Ngô Nhân Dụng, một nhà bình luận nổi tiếng trong giới truyền thông Việt Nam ở hải ngoại cho rằng “Viện Khổng Tử chính nó không nguy hiểm, nhưng sẽ tác hại cho nước Việt Nam nếu chúng được sử dụng cho mục đích tuyên truyền cho chế độ cộng sản Trung Quốc.”

Duy Ái

http://www.voatiengviet.com/content/tri-thuc-my-noi-khong-voi-hoc-vien-khong-tu-cua-trung-quoc/1940017.html 

Tổng thống Obama loan báo kế hoạch bảo vệ Thái Bình Dương

Tổng thống Obama loan báo ông sẽ chỉ thị cho chính phủ liên bang lập ra một sách lược toàn quốc để chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp và gây ô nhiễm Thái Bình Dương.
Tổng thống Obama loan báo ông sẽ chỉ thị cho chính phủ liên bang lập ra một sách lược toàn quốc để chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp và gây ô nhiễm Thái Bình Dương.
Zlatica Hoke
— Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa loan báo một kế hoạch mới nhằm bảo vệ nhiều phần của Thái Bình Dương khỏi bị đánh cá quá mức và thiệt hại về môi trường. Ông Obama loan báo kế hoạch trong một thông điệp bằng video gửi tới hội nghị quốc tế về đại dương tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Từ nhiều năm, các nhà khoa học và hoạt động môi trường đã cảnh báo rằng các đại dương đang bị suy sụp vì hoạt động của con người, chủ yếu là ô nhiễm và đánh cá quá mức, nhưng các nhà lãnh đạo chính trị đã thiếu thiện chí đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề này. Chính quyền Obama nay sẽ thực hiện một bước đi theo hướng đó.

Hôm qua, Tổng thống Obama loan báo ông sẽ chỉ thị cho chính phủ liên bang lập ra một sách lược toàn quốc để chống nạn đánh bắt cá bất hợp pháp và gây ô nhiễm Thái Bình Dương.

Ông Obama nói: “Ô nhiễm gây nguy cơ cho sinh vật biển, đánh bắt cá quá mức đe dọa đến toàn bộ các chủng loài cũng như những người lệ thuộc vào các chủng loài đó để có thực phẩm và nguồn sống. Nếu chúng ta không quan tâm đến những vấn đề này, nếu ta làm cạn kiệt các tài nguyên đại dương của chúng ta, thì không những chúng ta gây lãng phí một trong những kho tàng lớn nhất của nhân loại, mà còn cắt đi các nguồn chủ yếu về thực phẩm và tăng trưởng kinh tế của thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, và chúng ta không thể để cho việc ấy xảy ra.”

Thông điệp bằng video của ông Obama được trình chiếu tại hội nghị “Ðại Dương của Chúng ta” tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Theo dự kiến, một số biện pháp có thể được thực thi, như cấm đánh bắt cá và thăm dò công nghiệp ở nhiều nơi thuộc trung bộ Thái Bình Dương, sẽ châm ngòi cho các cuộc tranh chấp chính trị ở Washington.

Tổng thống Obama cho biết: “Tôi sẽ vận dụng quyền của tôi trong tư cách tổng thống để bảo vệ một số trong những bối cảnh đại dương quý báu nhất của chúng ta, cũng như chúng ta đã làm đối với những đồi núi, sông ngòi và rừng cây của chúng ta.”
 
Tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio tại hội nghị “Ðại Dương của Chúng ta”.Tài tử Hollywood Leonardo DiCaprio tại hội nghị “Ðại Dương của Chúng ta”.

Diễn viên điện ảnh Hollywood, Leonardo DiCaprio, một người hoạt động bảo vệ môi trường, ủng hộ nỗ lực đó.

Anh DiCaprio nói: “Nhiều tỷ người mỗi năm lệ thuộc vào hải sản như một nguồn protein, vậy mà chúng ta vẫn không bảo vệ được các vùng nước thiết yếu này. Nếu chúng ta không làm gì để cứu vãn các đại dương của chúng ta ngay lúc này, thì sẽ không phải chỉ có những con cá mập và cá voi phải chịu thiệt hại, mà sẽ là tất cả chúng ta, kể cả con cháu chúng ta nữa.”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chủ trì hội nghị, với sự tham dự của các thành viên trong cộng đồng các đại dương quốc tế, các vị bộ trưởng trong chính phủ, các nhà khoa học và những người hoạt động.

Ông Kerry nhận định: “Hôm nay chúng ta đã nhận được những cam kết hành động qua con số đóng góp hơn 1 tỷ 450 triệu và tất cả được dành cho nỗ lực đại dương này.”

Ngoại trưởng Kerry cũng loan báo tiến bộ về các nỗ lực có được túc số các quốc gia để phê chuẩn một luật về cảng quốc tế có tác dụng ngăn chặn việc đưa cá đánh bắt bất hợp pháp ra thị trường.

Ðề nghị của Tổng thống Obama sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay. 

Người được đề cử làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam nói gì về biển Đông?

Nếu được chuẩn thuận, ông Osius sẽ tới Hà Nội thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear.
Nếu được chuẩn thuận, ông Osius sẽ tới Hà Nội thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear.
CỠ CHỮ
Căng thẳng tại vùng biển tranh chấp là một trong các chủ đề được ông Ted Osius nêu lên trong khi phát biểu tại buổi điều trần nhằm chuẩn thuận chức vụ đại sứ Mỹ tại Việt Nam do Tổng thống Obama đề cử.

Dưới sự chủ tọa của Thượng nghị sĩ Ben Cardin, đại diện tiểu bang Maryland, hôm qua, ông Osius lặp lại tuyên bố trước đây của các giới chức Mỹ về ‘quyền lợi quốc gia’ của Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa (tức là biển Đông), nhất là về khía cạnh tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở vùng biển này.

Ông nói: “Chúng ta có trách nhiệm lớn phải đảm bảo rằng các tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ tại biển Đông được giải quyết theo luật lệ quốc tế và không phải bằng việc ép buộc hay đe dọa. Thật đáng tiếc, gần đây chúng ta thấy một chuối các bước đi đơn phương của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố về lãnh hải và lãnh thổ”.
 
Thật đáng tiếc, gần đây chúng ta thấy một chuối các bước đi đơn phương của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố về lãnh hải và lãnh thổ.
Trong bài phát biểu được chuẩn bị trước, nhà ngoại giao kỳ cựu có viết về việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển gây tranh cãi, nhưng không đề cập tới việc này khi nói trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Ông Osius cũng nói rằng đã đến lúc Washington cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Tuy nhiên, người được ông Obama đề cử nói rằng Hoa Kỳ đã nói rõ cho phía Việt Nam biết rằng lệnh cấm này không thể được gỡ bỏ nếu không có tiến bộ quan trọng nào về nhân quyền.  Ông Osius thừa nhận rằng hai bên vẫn còn phải đối mặt với ‘các khác biệt thật sự’.

Nhà ngoại giao kỳ cựu này nói thêm rằng ông sẽ ‘thẳng thắn và trực tiếp nói với các lãnh đạo ở Hà Nội rằng việc chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền sẽ làm cho họ mạnh hơn, chứ không phải yếu đi, đồng thời tiềm năng của mối quan hệ đối tác cũng sẽ phát triển”.

Ông nói: “Ngoài vấn đề TPP, tình thế chiến lược mà Việt Nam đang phải đối mặt ở biển Nam Trung Hoa đồng nghĩa với việc là nếu chúng ta muốn giúp thúc đẩy việc quản trị tốt đất nước và tôn trọng pháp quyền, nhân quyền thì giờ là lúc để làm điều đó. Không có thời điểm nào tốt hơn năm nay nhất là khi Việt Nam tỏ ra mong muốn làm sâu sắc mối quan hệ với chúng ta”.

Ông Osius cũng cho biết có tiến bộ trong 3 tới 4 trong số 9 lĩnh vực mà Mỹ muốn Việt Nam cần phải cải thiện.
Và qua thời gian, nếu Trung Quốc có một sự tính toán nào đó thì sự tính toán đó sẽ bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của mối quan hệ đối tác của chúng ta trong khu vực. Nhất là đối với Việt Nam, chúng ta đã củng có mối quan hệ về hàng hải.


Trước khi đặt câu hỏi cho ông Osius, Thượng nghị sĩ Cardin, người mới tới Việt Nam hồi tháng Năm, nhận định rằng Hà Nội ‘thực sự muốn phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ vì nhiều lý do, trong đó có vấn đề an ninh ở vùng biển Nam Trung Hoa và mối quan hệ với Trung Quốc mà hiện giờ vấp phải nhiều vấn đề vì gian khoan dầu’.

Người được Tổng thống Obama đề cử nói rằng Mỹ cần củng cố quan hệ với các nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ông nói: “Tôi muốn gợi ý rằng điều tốt nhất mà chúng ta có thể thực hiện nhằm phát đi một thông điệp ở khu vực, đó là tiếp tục xây dựng mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Và qua thời gian, nếu Trung Quốc có một sự tính toán nào đó thì sự tính toán đó sẽ bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của mối quan hệ đối tác của chúng ta trong khu vực. Nhất là đối với Việt Nam, chúng ta đã củng có mối quan hệ về hàng hải”.

Nếu được chuẩn thuận, ông Osius sẽ tới Hà Nội thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear, giới chức đã tuyên thệ nhậm chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào năm 2011.

Hồi đầu năm nay, ông Shear đã gặp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam để ‘chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam’.

Ông Ted Osius là một viên chức chuyên nghiệp của Ngành Ngoại giao, hàm Tham tán Công sứ. Ông là Phó Giáo sư tại trường Đại học Chiến tranh Quốc gia từ năm 2013.

Ông Osius từng giữ chức tùy viên chính trị tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh và tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam từ năm 1997 đến 2001. 


Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN?

Ông Ted Osius cho biết trong 9 lĩnh vực mà Hoa Kỳ quan tâm, Việt Nam đã có tiến bộ trong một vài lĩnh vực như quyền của người lao động, chăm sóc người khuyết tật, cho phép nhiều không gian hơn trong Xã hội dân sự cũng như gia tăng các sinh hoạt tôn giáo.
 Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ tương lai tại Việt Nam
Mặc dù những tiến bộ của Việt Nam là rất khiêm tốn nhưng ứng viên tân đại sứ này cho rằng đã đến lúc xem xét lại lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Ông Ted Osius đề nghị đây là cơ hội để Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền khi nước này cần tham gia vào TPP cũng như chiến lược đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà nội trong khi hướng tới quan hệ toàn diện giữa hai nước.


Trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện vào ngày hôm qua, ông Ted Osius, ứng viên tân đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam khẳng định với Thượng Viện Mỹ rằng chính phủ Việt Nam phải có tiến bộ rõ rệt trong vấn đề nhân quyền nếu muốn được Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho nước này.

 Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu đã phục vụ tại Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Để được bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam phải có xác nhận của Ủy ban Đối ngoại và toàn bộ Thượng viện.


Mỹ kêu gọi Australia tăng cường kiểm soát vùng biển có tranh chấp



Phó Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương Richard Simcock (phải) bắt tay Thiếu tướng Các lực lượng Vũ trang Philippines Virgilio Domingo sau lễ khai mạc cuộc tập trận chung thường niên tại Trại Aguinaldo ở Quezon City, ngày 5/4/2013.
Phó Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương Richard Simcock (phải) bắt tay Thiếu tướng Các lực lượng Vũ trang Philippines Virgilio Domingo sau lễ khai mạc cuộc tập trận chung thường niên tại Trại Aguinaldo ở Quezon City, ngày 5/4/2013.

CỠ CHỮ
Một vị chỉ huy thủy quân lục chiến của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương thúc giục Australia, đồng minh thân cận của Mỹ, xem xét đến việc đóng vai trò kiểm soát trật tự trong khu vực rõ ràng hơn.

Thiếu tướng Richard Simcock, Phó Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương, ngày 18/6 tuyên bố ông mong muốn Australia bố trí các tàu chiến đổ bộ lớn và mới tới Biển Đông và Biển Hoa Đông trong tương lai để giúp xoa dịu những bất ổn về an ninh do Trung Quốc gây ra.

Sau các vụ đụng độ mới đây giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines, và Nhật Bản tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, Phó Tư lệnh Simcock nói đồng minh và các nước bạn của Mỹ trong vùng nóng lòng muốn duy trì ‘nguyên trạng’ an ninh ở Châu Á.

Thiếu tướng Simcock nói ‘nguyên trạng’ này biểu tượng cho các lợi ích về an ninh, kinh tế của khu vực.

Phát biểu của ông Simcock được đưa ra giữa lúc Australia đang tăng cường quan hệ đồng minh với Washington.

Gần đây, cả Mỹ và Australia đều lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về điều mà họ coi là những chiến thuật mạnh tay trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông với các nước láng giềng.

Sau các cuộc thảo luận ở Mỹ tuần rồi giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Tony Abbott của Australia, Tòa Bạch Ốc ra thông cáo cho biết cả hai nước đang xem xét đến việc trang bị cho các tàu khu trục mới của hải quân Australia phi đạn có khả năng bắn hạ phi đạn đạn đạo của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Australia cũng ủng hộ mục tiêu của Nhật trong việc dỡ bỏ các giới hạn của vai trò quân đội thời hậu chiến vượt mức phòng vệ và đang tính tới việc ủng hộ các nước khác ở Châu Á đương đầu với một Trung Quốc ‘giương oai diễu võ’.

Nguồn: WSJ, AP
  href="http://www.youtube.com/watch?v=fyh8wTD9VQs&&">YouTube&
http://www.voatiengviet.com/content/my-keu-goi-australia-tang-cuong-kiem-soat-vung-bien-co-tranh-chap/1939624.html





VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM NGÀY NAY

 Chuyện cá độ bóng đá

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-06-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
wolrd-cup-0618-305.jpg
Các điểm bán TV và đồ điện tử hưởng ứng Wolrd Cup Brazil 2014.
RFA

Ở Việt Nam, cứ mỗi giải bóng đá có tầm cỡ trên thế giới diễn ra thì chuyện cá độ bóng đá nở rộ từ Bắc chí Nam, có kẻ thắng, người thua, kẻ thắng thì ít mà người thua thì nhiều, thậm chí có người mất nhà cửa, mất sự nghiệp, mất cả mạng sống cũng chỉ vì cá độ bóng đá. Đó là những giải tầm tầm, riêng những giải lớn như World Cup, Euro Cup, số người cầm cố tài sản để cá độ và những tiệm cầm đồ dã chiến mọc ra như nấm khắp hang cùng ngõ hẻm. Số người thua độ, trắng tay thì không đếm xuể.

Tiệm cầm đồ mọc ra như nấm

Một chủ cầm đồ tên Thắng ở thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam, chia sẻ: “Cầm đồ đắt đỏ, nhưng mà cầm đồ giờ ít lắm anh ơi, anh thích vay thì cho anh vay thì cho anh vay luôn, biết anh cho anh vay luôn, anh chơi được anh chịu được, cho vay thế mạng chứ sao. Ví dụ như anh nhắm số tiền đó vô những người khá giả, anh có tát hồi nào anh tát chứ, mình nhắm người rồi. Thường thì mùa giải lớn thế này mình nhắm vào con đại gia, đột kích vô, rủ rê, chơi là tiêu, những người giàu có, đa số là những người có máu mặt trong xã hội, tôi nhắm những đối tượng có kinh tế, con những nhà có kinh tế tôi mới gài chứ những con bạc thì làm gì… Một trận bóng thì kiếm hai ba tỷ, năm bảy tỷ, tất nhiên cá độ là nhiều, thành phần công nhân viên chức là chủ yếu, có nhiều đẳng cấp chơi, nhà cái thu tiền từ nhỏ đến lớn.”
Theo anh Thắng, thường thì những mùa bóng khác, dân cá độ mang xe máy, xe hơi và giấy chứng nhận nhà đất đến tiệm của anh để cầm đồ khá nhiều. Nhưng ở những mùa giải này, số tiền các con độ, con bạc cần không cao, ví dụ như cầm xe máy thì cần từ hai đến năm triệu đồng, cầm xe hơi thì cần từ hai mươi đến bảy mươi triệu đồng và cầm bìa đỏ chứng nhận nhà đất thì cần từ bảy mươi đến ba trăm triệu đồng. Người chủ tiệm cầm đồ tùy vào giá trị vật bị cầm để định giá và quyết định có thể cho con độ nhận bao nhiêu tiền. Mức lãi trong giai đoạn này là 10% trên mỗi tháng, đây là mức lãi không đáng kể với dân cầm đồ nhưng lại cao gấp cả chục lần so với mức lãi ngân hàng.

wolrd-cup-0618-250.jpg
Tiệm cầm đồ mùa World Cup 2014. RFA PHOTO.

Nhưng đó là chuyện của những mùa bóng lẻ tẻ như giải ngoại hạng Anh, giải Tây Ban Nha, cúp C1 Châu Âu… Còn hai giải bóng đá lớn là Euro và World Cup thì mức độ cầm độ cũng như mức lãi tăng vùn vụt, những giải này, đối với giới cầm đồ là mùa bội thu, siêu lợi nhuận. Thường thì với con độ, mùa giải World Cup, họ cá độ lên đến tiền tỉ, có nhiều người cầm vài ba căn nhà, lấy vài ba tỉ đồng để cá độ bóng đá là bình thường. Với các con độ, muốn thể hiện đẳng cấp thì phải độ thấp nhất là vài chục triệu đồng, trận cầu nào cảm thấy thắng, họ sẽ độ từ vài trăm triệu động đến vài tỉ đồng. Và những con độ thuộc hàng tép riu mới đi cầm xe gắn máy chứ con độ hạng cao cấp, hạng vip thì cầm nhà cửa, cầm biệt thự và không ngoại trừ cầm cả nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát để chơi.
Và cũng theo kinh nghiệm của anh Thắng thì chưa có ai cầm đồ để cá độ bóng đá mà có khả năng lấy lại được. Chính vì thế, những chủ cầm đồ từ hạng bình dân đến hạng có máu mặt đều thống nhất nâng mức lãi suất lên rất cao và chấm giá của đồ mang đi cầm xuống mức thấp nhất. Mức lãi có thể lên 50% hoặc 70% mỗi tháng và trong một số trường hợp, con độ khát nước trận đấu, say máu ngà, cần tiền gấp để độ, mức lãi cho vay có thể lên đến 70% mỗi đêm. Đây là mức lãi mà chỉ có dân cá độ mới dám vay, dám cầm đồ chứ người bình thường dù có uống thuốc liều cũng không bao giờ dám nghĩ đến.

Và thường thì mỗi mùa bóng đá, những thanh niên con ông cháu cha, tức là con nhà quan chức nhà nước thường mang nhà cửa, xe hơi hạng sang đi cầm cố để cá độ nhiều nhất. Và hình như chỉ có những con độ loại này mới có khả năng lấy lại đồ cầm cố với mức lãi suất cao ngất. Đa phần dân cá độ khác thì bỏ luôn tài sản, nhiều người trắng tay, có kẻ nhảy lầu tự tử vì bị chủ nợ tìm, gia sản tan nát… Nói chung là thiên hình vạn trạng chuyện thua cá độ và ngã ngựa vì bóng đá.

Được ăn cả, ngã về không

Một trận bóng thì kiếm hai ba tỷ, năm bảy tỷ, tất nhiên cá độ là nhiều, thành phần công nhân viên chức là chủ yếu, có nhiều đẳng cấp chơi, nhà cái thu tiền từ nhỏ đến lớn.
-Một chủ tiệm cầm đồ
Với giới kinh doanh tiệm cầm đồ thì cúp bóng đá thế giới luôn là mùa bội thu, nhưng với giới cá độ, đặc biệt là dân cá độ chân ướt chân ráo, mới vào nghề thì đây là mùa được ăn cả, ngã về không. Kể ra cũng lạ, không biết trên thế giới này có bao nhiêu nước xem cá độ bóng đá là một cái nghề chứ riêng Việt Nam, có hẳn nghề cá độ bóng đá với đường dây trong nước và quốc tế hoạt động rầm rộ.
Một người tên Thủ, là chủ quán cà phê phục vụ bóng đá, đồng thời là chủ chốt của đường dây cá độ bóng đá ở miền Trung, cấp độ 1, chia sẻ: “Cái kèo trên báo khác cái kèo trên mạng, 5 -6 giờ chiều nó cho mình kèo mới chứ không phải cái kèo trên báo. Thì mình đưa ra chỗ mấy thằng cột chèo đó, nó theo dõi nó chơi trên mạng, giá trên mạng khác giá trên báo. Bao nhiêu tiền cũng được hết, quan trọng là có người chơi không, phải chơi tiền tươi nha chứ không ghi sổ, bao nhiêu cũng nhận hết.”
wolrd-cup-0618-2-250.jpg
Quán cà phê phục vụ bóng đá mùa World Cup 2014 ở thành phố Đà Nẵng. RFA PHOTO

.
Theo ông Thủ, chuyện cá độ bóng đá ở Việt Nam là một chuyện hết sức tế nhị bởi vì nói cho cùng thì mọi đường dây cá độ bóng đá ở Việt Nam đều có bàn tay của các quan chức cấp cao trong ngành an ninh nhúng vào, hoặc là họ cũng có một cổ phần ma để hưởng lợi nhuận, hoặc là họ được chung chi hậu hỉ để bảo kê cho các đường dây hoạt động được suông sẻ, các đầu gấu có thể đi đòi nợ các con độ mà không bị xét hỏi.

Chính vì có ngành an ninh bảo kê nên các đường dây cá độ ở Việt Nam hoạt động khá mạnh và rầm rộ, trung bình, mỗi mùa bóng hạng khu vực và các giải như C1, ngoại hạng Anh, chủ mỗi đường dây có thể kiếm được ít thì vài chục tỉ đồng, nhiều thì vài ngàn tỉ đồng là chuyện bình thường. Riêng giải Euro và World Cup, con số tiền kiếm được của chủ các đường dây cá độ có thể lên đến vài chục ngàn tỉ đồng ở đường dây lớn và vài trăm tỉ đồng ở đường dây nhỏ.
Những chủ đường dây cá độ bóng đá là ai? Ông Thủ nói rằng đó là những tay có máu mặt trong giới giang hồ và là cầm đầu các đường dây cầm cái số đề hoặc cho vay nặng lãi, họ sẽ tung tiền để đầu tư cá độ và chọn tỉ lệ theo đúng với tỉ lệ của các sàn cá độ quốc tế, mọi thông tin về kèo độ cũng như bắt tỉ số được họ cập nhật từng giây thông qua mạng internet. Và họ sẽ chuyển kèo, mức giá tỉ số cho các chi nhánh nhỏ ở khắp mọi miền đất nước thông qua mạng internet và tin nhắn trên điện thoại di động. Con độ chọn đội, chọn kèo, chọn tỉ số bàn thắng cũng thông qua kênh thông tin này.
Và cũng theo ông Thủ nhận định, dường như trong các trận bóng đá, hiếm hoi có con độ làm giàu nhưng lại rất nhiều con độ tan gia bại sản. Cái lợi bao giờ cũng mang về cho các chủ đường dây cá độ và những quan chức ngành an ninh chịu bảo kê cho đường dây.
Mùa bóng World Cup đã chính thức khai mạc, sẽ còn nhiều chuyện khó đoán trước trong cá độ bóng đá ở Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/soccer-gambling-06182014104006.html 

Chuyện trái bóng và giàn khoan

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-06-13
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
voi-rong-305
Tàu Trung Quốc (phải) sử dụng vòi rồng để tấn công tàu tuần tra của Việt Nam trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông hôm 2 tháng 5 năm 2014.
AFP


Cách đây 26 năm, tức năm 1988, trong lúc người dân mãi mê theo dõi giải bóng đá Châu Âu và xuýt xoa với giải vô địch bị vuột mất của Liên Xô trong trận chung kết Liên Xô gặp Hà Lan thì ngoài khơi Việt Nam, có 64 người con Việt Nam vĩnh viễn nằm xuống bởi họng súng của Trung Quốc, hầu như mọi thông tin bị bưng bít. Và sau 26 năm, một giải bóng đá khác có qui mô và tầm cỡ hơn do hiệp hội bóng đá thế giới FIFA tổ chức, hầu như đa phần người Việt Nam không còn tâm trạng để theo dõi nó nữa bởi những thông tin về giàn khoan Hải Dương 981 cắm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cũng như hàng loạt hành động gây hấn, hành tung chuẩn bị chiến tranh của Trung Quốc.

Lệnh tổng động viên?

Một bạn tên Cường, ở Quảng Nam, chia sẻ: “Tụi nhỏ nhỏ nhóc nhóc thì quan tâm biển đảo gì đâu, nó vẫn đá banh vẫn cá độ… nó đâu quan tâm đảo biển gì, chỉ có một số thành phần thôi. Nếu làm một điều tra cơ bản thì chưa chắc là những người quan tâm bóng đá ít hơn biển đảo đâu. Nói vậy chứ dân tình bây giờ họ thường bảo là chuyện nhà nước kệ họ, mấy ngày đầu thôi chứ giờ cũng bình thường rồi, giờ hầu như mọi người cũng coi bình thường rồi, như chuyện con nít giỡn nhau thôi, cứ bơm lên cho vui thế thôi, chứ quyền lực nằm trong tay người ta, trấn an về mặt tâm lý được rồi, cứ tổ chức này nọ, tình hình bây giờ là thế!”
Dân tình bây giờ họ thường bảo là chuyện nhà nước kệ họ, mấy ngày đầu thôi chứ giờ cũng bình thường rồi, giờ hầu như mọi người cũng coi bình thường rồi.
-Bạn Cường
Vốn là một bộ đội phục viên hơn bốn năm nay và đã có gia đình, con cái, công việc ổn định. Thế nhưng mấy ngày nay, Cường cảm thấy bất an khi có lệnh tập trung để tập huấn chuẩn bị đối phó chiến tranh, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Với Cường, chuyện này không gì khác là lệnh tổng động viên nhưng được tô đắp bằng những mỹ từ mới mẽ như “tập huấn quân sự” hoặc “huấn luyện vũ trang, tập làm quen trở lại thao trường”. Trên thực tế, mọi hoạt động huấn luyện, tập huấn đều có tính chiến đấu rất cao so với ba tháng quân trường của thời anh mới vào bộ đội.

Chia sẻ thêm, Cường nói rằng anh cảm thấy không yên tâm một chút nào về tương lai của gia đình anh. Sự không yên tâm này không nằm ở chỗ chiến tranh có xảy ra hay không và nếu chiến tranh xảy ra thì mọi sự sẽ ra sao. Anh không quan tâm về chuyện này cho mấy bởi vì một khi chiến tranh đã thật sự xảy ra thì chuyện sống chết trong gang tấc, không cần phải nghĩ đến những chuyện xa xôi làm gì nữa.


Vấn đề Cường cảm thấy vô lý và bất mãn là tại sao lại để những ngư dân trở thành những con tốt thí trong chiến lược biển hiện tại của nhà cầm quyền Việt Nam. Vì theo chỗ quan sát của Cường, những nước láng giềng như Philippines hay Nhật Bản cũng có không ít lần đụng chạm trên biển với Trung Quốc nhưng chưa bao giờ ngư dân của họ bị làm khó hoặc thiệt mạng bởi tàu hải giám Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam đã thí mạng 64 người lính ở bãi đá Gạc Ma, Trường Sa và nhiều ngư dân Quảng Ngãi, Đà Nẵng đã bị Trung Quốc đâm chìm tàu, đã có không dưới hai ngư dân bị thiệt mạng.

000_Hkg9862437-305.jpg
Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với VN ở Biển Đông hôm 14 tháng 5 năm 2014.
Lẽ ra, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nên có những biện pháp khuyến cáo, ngăn chặn không cho ngư dân ra khơi trong thời gian nguy hiểm này và để cho bộ phận chấp pháp cũng như quân đội Việt Nam đứng ra bảo vệ chủ quyền lãnh hải cũng như vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, vì bên Trung Quốc cũng đã đưa quân đội vào cuộc, không thể để nhân dân tay không tấc sắt phải trơ trọi bám biển và đối phó với giặc như thế được. Làm như vậy chẳng khác nào ‘nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn’ cả!


Vốn là người đam mê bóng đá, nhưng lần world cup này, Cường chẳng màng nghĩ đến nó nữa, thậm chí lịch thi đấu hoặc ngày, giờ khai mạc đối với Cường chẳng khác nào giấy lộn. Và Cường cũng lấy làm ngạc nhiên khi anh đến một số cơ quan sự nghiệp hành chính nhà nước, anh vẫn nghe người ta bàn tán về bóng đá thế giới một cách say sưa. Anh nói rằng không hiểu đó có phải là một cách đánh lừa dư luận và cho chìm xuồng những gì mà nhân dân đang trăn trở?!

Người nội trợ nói về bóng đá và biển đảo

Một người vợ có chồng nhận lệnh đi tập quân sự trong đợt tổng động viên lần này, tên Quỳnh, chia sẻ: “Thì chiến tranh xảy ra thì phải đi thôi, chắc phải đi ra biển đánh chứ em cũng không biết sao. Nói chung là hơi sợ sợ, lo lo đó mà không biết sao. Hầu như những người đi bộ đội hồi xưa giờ họ đều kêu lại để đi tập thế đó, ai cũng kêu hết, có điều mình biết là nếu chiến tranh xảy ra thì chồng mình là người đầu tiên ra chiến trường. Nhiều người đang đi làm đó mà họ viết cái giấy đó buộc cũng phải nghỉ làm để đi.”
Hầu như những người đi bộ đội hồi xưa giờ họ đều kêu lại để đi tập thế đó, ai cũng kêu hết, có điều mình biết là nếu chiến tranh xảy ra thì chồng mình là người đầu tiên ra chiến trường.
-Chị Quỳnh
Theo chị Quỳnh, đa phần những ai có lương tri và quan tâm đến hiện tình đất nước đều không còn bụng dạ nào để mà vui chơi hoặc đón xem bất kì một trò giải trí nào. Vì là một người vợ có chồng bị nhà nước kêu gọi tập huấn quân sự, chuẩn bị cho tổng động viên lần này nên hơn ai hết, chị Quỳnh hiểu được thế nào là nỗi lo toan của một con người trước chiến tranh. Và một khi chiến tranh xảy ra, điều đó cũng đồng nghĩa với cái chết, nỗi mất mát cũng như sự khủng hoảng lâu dài của đất nước.

Nhưng, theo chỗ chị Quỳnh nhận định thì có vẻ như không phải ai cũng nghĩ về đất nước, nghĩ về chiến tranh giống như chị, đôi khi chị có cảm giác mình trở nên trơ trọi với nếp nghĩ hiện tại. Mặc dù đa phần các bà nội trợ - những người ít có khả năng chiến đấu, thậm chí không có khả năng này thì lại rất quan tâm về chính trị, đại sự quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, những thanh niên trai tráng mạnh khỏe thì lại vùi mình trong bia rượu, các trò chơi và cá độ bóng đá, chọi gà, chọi chim, sưu tầm cá cảnh… Thậm chí, có nhiều thanh niên khi hỏi về tình hình biển Đông, họ chỉ trả lời rất bâng quơ rằng đã có nhà nước lo, không mắc gì phải bận tâm nữa!

Và cũng theo chị Quỳnh dự đoán, trong tình hình kinh tế bấp bênh, sắp tới đây càng gặp nhiều khủng hoảng bởi cán cân kinh tế Việt Nam đã trao trọn cho Trung Quốc, một khi họ lấy đi cái đĩa cân thì chỉ còn nước gục cần cho đến lúc tìm ra một cái đĩa cân mới. Mà hiện tại, tìm ra đĩa cân mới là việc hết sức khó khăn, nan giải của Việt Nam. Đặc biệt là đĩa cân mới của thời kỳ cận chiến tranh.

Cũng theo chị Quỳnh dự đoán, mùa bóng đá world cup năm nay sẽ nhiệt tình hơn trong vấn đề phát sóng các game show, các trận bóng này sẽ được truyền hình 24/24, không bỏ sót trận nào và chuyện cá độ bóng đá cũng sẽ được thả lỏng hơn. Bởi đó là kinh nghiệm chị đúc kết được sau nhiều lần quan sát khi đất nước có biến, mỗi khi dân tình bất mãn, có nguy cơ biểu tình nổ ra thì các kênh truyền hình nhà nước sẽ nhiệt tình hơn trong chuyện phát sóng các giải bóng đá, các game show, các scandal của các hot girl. Và điều này trở thành một tập quán khó thay đổi tại Việt Nam.

World cup đã khai mạc. Và cũng không biết là còn bao lâu nữa, cuộc đụng độ trên biển giữa Trung Quốc và ngư dân Việt Nam mới chấm dứt? Hoặc là còn bao lâu nữa, cuộc chiến tranh Việt – Trung sẽ khai pháo. Đó là những câu hỏi đầy trắc ẩn trong lúc này.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/world-cup-n-oil-rig-hd81-06132014123654.html
 

 Mùa hè và những bệnh nhân nghèo cao tuổi
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-06-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bệnh nhân 2 người 1 giường còn thì phải trải chiếu nằm dưới sàn
Bệnh nhân 2 người 1 giường còn thì phải trải chiếu nằm dưới sàn
(nguồn Đại Đoàn Kết)

Mùa hè, không khí oi ả, nóng nực, ẩm độ lại cao vào ban đêm, đây cũng là môi trường tốt nhất để các loại dịch bệnh phát triển. Đối với những người cao tuổi, sống trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, con bệnh lại càng dễ kéo đến hoành hành cơ thể họ. Đối với các bệnh nhân nghèo cao tuổi, không có gì đáng sợ hơn mùa hè phải nằm trong bệnh viện chật chội, ngột ngạt, nằm chồng chất hai, ba người trên một giường, mọi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn bởi do nghèo khó.


Một bác sĩ tên Sơn, thuộc bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, chia sẻ:”Tại vì mình thường thường hay có chuyện nể nang, rồi người dân mình hay chịu đựng quen rồi nên bên y tá, trực… họ hay… Nhưng mà sắp tới đây sẽ không có nữa, bây giờ người ta cũng đang hướng đến là không nói miệng nữa, sẽ quy định ra rõ ràng, nhất là công việc làm bây giờ cũng căng lắm nên người ta phải giữ nồi cơm của mình nữa. Tất cả đều ra kinh tế nên bây giờ phải như thế, tất cả bây giờ không còn đức trị mà phải pháp trị. Thật ra ai mà muốn cán bộ y tế như thế nhưng bây giờ phải như thế.. Bên trong nó tự biết việc hành xử với người bệnh hay hành xử trái y đức thì họ biết chứ nhưng không ai chỉnh sửa nó nên họ không sợ, chỉ cần có ai chỉ toạt mặt ra thì họ rất sợ, vậy nên xã hội cũng cần có những đối kháng những tiếng nói mạnh mẽ để họ hết vô cảm, họ sẽ sợ.”
Tất cả đều ra kinh tế nên bây giờ phải như thế, tất cả bây giờ không còn đức trị mà phải pháp trị. Thật ra ai mà muốn cán bộ y tế như thế nhưng bây giờ phải như thế
Theo bác sĩ Sơn, hiện tại, tất cả mọi bệnh viên trên toàn quốc đã có chính sách ưu đãi cho người già neo đơn, nghèo khổ và đã thực hiện một cách triệt để. Tuy nhiên hai chữ triệt để này cần hiểu theo nghĩa của Việt Nam thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Bởi vì mọi thứ triệt để thời bây giờ đều có tính nửa vời và hàm chứa quá nhiều tiêu cực, trong đó có cả bệnh thành tích và bệnh vô cảm.


Riêng về bệnh thành tích thì hầu như mọi bệnh viện, mọi cơ quan bảo hiểm y tế đều mắc phải bởi chỉ tiêu thi đua ngành và chỉ tiêu của các quan chức đứng đầu cơ quan nhằm chạy đua huân chương lao động, chiếm phần tài trợ nhà nước và nâng cấp cơ sở hạ tầng để chấm mút… Có cả ngàn lẻ một loại bệnh thành tích.


Một cụ già không còn tiền nằm viện nên phải về nhà tự lo liệu
Một cụ già không còn tiền nằm viện nên phải về nhà tự lo liệu
Và một khi bị bệnh thành tích, người ta sẽ làm qua loa, bỏ sót nhiều đối tượng cần giúp đỡ, bỏ qua nhiều tiếng kêu của người đói khổ thật sự mà dành phần ưu tiên cho con cháu cán bộ cùng ngành hoặc cùng chi bộ đảng để lấy lòng nhau, chờ thời cơ lấy tiếng nói ủng hộ. Cũng vì bệnh thành tích mà hằng năm, có hàng triệu bệnh nhân phải chật vật đấu tranh với bệnh tật, cái đói, phải ăn xin từng bữa, trông chờ vào bữa cơm từ thiện để cầm hơi. Trong khi đó, ngành y tế lúc nào cũng giơ cao bảng thành tích trước khi nói về chuyên môn.


Cũng theo bác sĩ Sơn, căn bệnh thành tích tuy đáng sợ nhưng vẫn không đáng sợ bằng căn bệnh vô cảm, căn bệnh này chi phối rất nặng ở ngành y tế và ngành bảo hiểm cũng như một số cơ quan thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội. Bởi vô cảm, không còn biết suy tư về thân phận, số phận của đồng loại mà một số quan chức, cán bộ của ngành lao động, thương binh và xã hội sẵn sàng đạp lên lương tri, bỏ qua những người nghèo cần chiếu cố, giúp đỡ của xã hội để tham nhũng, tư túi hoặc trao những suất giúp đỡ đến người thân, bà con không đến nỗi nghèo khó, chưa phải là người cần giúp đỡ.
Cũng vì bệnh thành tích mà hằng năm, có hàng triệu bệnh nhân phải chật vật đấu tranh với bệnh tật, cái đói, phải ăn xin từng bữa, trông chờ vào bữa cơm từ thiện để cầm hơi. Trong khi đó, ngành y tế lúc nào cũng giơ cao bảng thành tích trước khi nói về chuyên môn
Đặc biệt, ngành bảo hiểm y tế ở Việt Nam quá đặt nặng vào chuyện lãi suất và cũng là ngành có nạn tham nhũng thuộc hàng nặng nề nên vấn đề giả mạo những con số trong dược liệu, thuốc men, đặt ra những bệnh án ma để nhận bảo hiểm và nhiều trò mèo khác đã đẩy những người nghèo đến đường cùng. Khi người nghèo mắc bệnh, một số nơi, người ta phải đi mượn thẻ bảo hiểm của hàng xóm hoặc bà con, người thân để đến bệnh viện. Và để hợp thức hóa sự gian dối đầy trắc ẩn này, bệnh nhân nghèo chấp nhận đổi tên, khai man tên tuổi của mình đúng với tên tuổi của người trong bảo hiểm, thậm chí có người phải lột thẻ chứng minh, dán hình của họ lên đó để qua mặt bệnh viện.
Đó là chuyện của ngành bảo hiểm và các ban ngành lao động, thương binh và xã hội. Còn chuyện vô cảm trong ngành y tế lại đáng buồn hơn rất nhiều.

Nhân viên y tế trở thành cái máy chém


Một bác sĩ khác, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:”Qua truyền hình, thông tin, báo chí, bên đại chúng hoặc trực tuyến thì lương tâm bác sĩ không ai bỏ rơi người già nhưng trên thực tế đến bệnh viện thì nhìn người già sẽ thấy bác sĩ không phải ai cũng quan tâm đến người già, cái lương tâm đó trong mười bác sĩ cũng chỉ có một bác sĩ thôi. Chẳng hạn như bệnh người ta là ốm yếu, họ già họ có bệnh nhưng bác sĩ không tận tình, họ nghĩ già nên… họ sẽ hỏi cái tuổi…như thế là không tốt, nhưng mình chỉ biết thế thôi chứ mình, mình không thể nói được, nhiều khi mình nói chuyện nhỏ nó sẽ ra chuyện lớn. Nói chung là có những cái không đồng đều. Như bây giờ nhà nước yêu cầu người dân phải mua bảo hiểm y tế 100%, đã mua hết bảo hiểm y tế 100% thì lực lượng của bác sĩ, nhân viên y tế của tất cả các bệnh viện trên cả nước này có phục vụ được tốt như bảo hiểm 100% không, còn mang tính chất đó không, còn nhiêu khê không, cái đó mới quan trọng.”

Người già chỉ nhận được vài viên thuốc
Người già chỉ nhận được vài viên thuốc

Theo vị bác sĩ này, tình trạng tiêu cực trong ngành y tế hiện tại không thể nào kiểm soát nổi và nó đã trở thành đại dịch của quốc gia. Trong đó, mỗi bệnh viện là một cái ổ dịch tiêu cực và mỗi bác sĩ, nhân viên y tế là một con bệnh vô cảm và tiêu cực. Đặc biệt là với một số bác sĩ có năng lực yếu, chuyên môn kém, một số y tá có bằng giả, chuyên môn duy nhất của họ là chích thuốc, truyền đạm và băng bó vết thương thì tính tiêu cực ở họ có thể cao gấp nhiều lần so với những nhân viên y tế có năng lực.

Giải thích thêm vấn đề, vị bác sĩ này nói rằng những bác sĩ có năng lực sẽ có uy tín và dễ dàng mở phòng mạch tư, ở phòng mạch, họ có thể chặt chém khách hàng nhưng đa phần là khách hàng có tiền và mức độ chặt chém cũng không đến nỗi nặng nề nhằm giữ khách lâu dài. Riêng các phòng mạch, cung cách phục vụ luôn rất tốt nhằm thu hút khách hàng, khác với ở các bệnh viện.
Tình trạng tiêu cực trong ngành y tế hiện tại không thể nào kiểm soát nổi và nó đã trở thành đại dịch của quốc gia. Trong đó, mỗi bệnh viện là một cái ổ dịch tiêu cực và mỗi bác sĩ, nhân viên y tế là một con bệnh vô cảm và tiêu cực
Với các bệnh nhân nghèo cao tuổi, một phần vì nghèo khổ, túng thiếu, phần khác vì neo đơn, không nơi nương tựa, họ phải đối diện với vô vàn khó khăn, tủi nhục nơi bệnh viện bởi thái độ lạnh nhạt của các nhân viên y tế. Nguyên nhân của thái độ lạnh nhạt này nằm ở chỗ họ không có tiền để bỏ phong bì lót tay cho y tá, bác sĩ. Mặc dù đã có lệnh cấm nhận phong bì, cấm nhận đút  lót nhưng việc này vẫn diễn ra như đi chợ ở các bệnh viện. Chính vì thế, các bệnh nhân nghèo, cao tuổi, nếu bị bệnh nặng một chút có thể dẫn đến tử vong vì thiếu sự chăm sóc đúng mực và mặc cảm, buồn bả, trì trệ tâm lý, khó phục hồi sức khỏe.

Theo vị bác sĩ này nhận định thì nguyên nhân tiên cực ở các bệnh viện và đẩy các bệnh viện thành những cái ổ dịch vô cảm, tiêu cực lại nằm ở giai đoạn giáo dục và xin việc sau khi tốt nghiệp. Ngay trong ngành giáo dục, ở các đại học y khoa chưa bao giờ có một triết lý giáo dục đúng nghĩa để đào tạo ra được những bác sĩ tâm đức. Đó là chưa muốn nói đến có quá nhiều tiêu cực, mờ ám trong bằng cấp, đào tạo của ngành này. Sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ trẻ lại phải đút lót một số tiền không nhỏ để kiếm chỗ làm. Và đương nhiên, khi kiếm được chỗ làm, họ phải lấy lại những gì đã bỏ ra. Dần dần thành thói quen và bản chất, nạn chặt chém và coi thường bệnh nhân cũng hình thành từ đó.


Mùa hè đã vào giai đoạn nắng nóng, ngột ngạt nặng nề nhất, bệnh nhân cao tuổi nhà nghèo ở các bệnh viện ngày càng đông, các giường bệnh càng thêm chật chội. Cầu mong sao cái nghèo và sự cô đơn cũng như cái nhìn kỳ thị giàu nghèo nơi các bệnh viện không làm các bệnh nhân tội nghiệp này thấy tủi khổ và mất ý chí vượt qua bệnh tật, đánh mất nỗ lực sinh tồn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/summ-n-poor-sen-patien-06162014061618.html
  

Rau xanh, rau sạch mùa hè

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-06-11
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
rau-xanh-305.jpg
Người nông dân trên cánh đồng hoa màu và mạ non ở Lao Bảo.
RFA PHOTO


Mùa hè, rau xanh và củ quả luôn là nguồn thực phẩm cần thiết và không thể thiếu đối với mọi gia đình. Tuy nhiên, vấn đề rau xanh khan hiếm và không có rau sạch, nguồn rau, củ, quả chứa độc tố từ Trung Quốc ồ ạt nhập sang Việt Nam và người tiêu dùng có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe đang là vấn đề nan giải cho người Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó vấn đề quản lý nhà nước lỏng lẻo vẫn là khối đá lớn nhất, chặn hết mọi nẻo đường đến với vệ sinh an toàn thực phẩm.

Rau xanh bị TQ đè đầu cưỡi cổ

Một người tên Thuấn, chuyên trồng rau xanh ở Hướng Hóa, Quảng Trị, nơi đây vốn là vùng đất vô cùng khắc nghiệt ở miền Trung, chia sẻ: “Mùa này đúng sự thật thì thời tiết ở miền Trung mùa hè thì chắc cũng biết rồi, nắng thì nắng quá, mưa thì mưa quá. Đúng sự thật thì đã trồng rau thì phải bơm thuốc. Nếu không bơm thuốc thì… Mình bơm thuốc kích thích sinh trưởng hoa màu cho nó sinh trưởng đẹp. Có loại thuốc thì trong vòng một tuần thì gặt hái, có người thì mười ngày, tùy thuộc vào loại thuốc nữa. Như rau muống, bơm vô để kích thích cho bộ lá non, thân mềm thì cần năm ngày.”
Rau bữa nay thời tiết nắng nên rất ít, đang mùa rau chỉ có rau khoai lang, còn tất cả mọi thứ rau khác rất đắt vì thời tiết không thuận tiện, nắng quá, khô hạn.
-Bà Giàu
Theo ông Thuấn, việc trồng rau xanh vào mùa hè hết sức khó khăn, nhất là ở vùng đất vốn nổi tiếng chó ăn đá, gà ăn muối như Quảng Trị. Tuy nhiên, nếu cố gắng khắc phục mọi khó khăn để trồng rau, vẫn có thể kiếm được tiền lãi không nhỏ. Rất tiếc là hai năm trở lại đây, mọi cố gắng của nhà nông nghe ra đầy tuyệt vọng, khó mà gắng gượng như xưa.
Giải thích về nỗi tuyệt vọng của mình, ông Thuấn đã thẳng thừng chỉ trích sự quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng nhà nước, từ an ninh cửa khẩu cho đến các cơ quan y tế, kiểm dịch thực phẩm. Ngay cả các chợ gần cửa khẩu Lao Bảo, nơi giáp giới nước Lào mà vẫn xuất hiện rau xanh, củ quả của Trung Quốc thì không còn chỗ nào để bàn cãi. Lẽ ra, đây phải là miền đất hứa để nông dân Việt Nam xuất khẩu rau xanh sang Lào, bởi Lào là đất nước có thời tiết khắc nghiệt, người nông dân Lào khó có thể trồng rau xanh giống như Việt Nam.
Và muốn có rau xanh xuất khẩu sang Lào, người nông dân Việt Nam phải thắng thế trên thị trường Lào, rau phải ngon, rẻ hơn so với rau Trung Quốc. Thế nhưng không những chính sách hỗ trợ người nông dân quá yếu kém mà cơ chế kiểm tra chất lượng của các cơ quan nhà nước làm việc hết sức ầu ơ, vô trách nhiệm. Chính vì thế, rau, củ, quả của Trung Quốc dễ dàng tràn qua Việt Nam và thao túng thị trường Việt Nam, biến những người buôn rau Việt Nam thành một kênh tiêu thụ và vận chuyển rau xanh của Trung Quốc sang Lào.
rau-xanh-2-250.jpg
Rau xanh bán tại một chợ ở Việt Nam. RFA PHOTO.
Đa phần dân buôn Việt Nam mua rau Trung Quốc, chuyển sang Lào bán kiếm lãi. Người nông dân Việt Nam tuy nhận biết được tiềm năng thị trường rau, củ, quả của Lào nhưng không có cách nào tiến sang được bởi đã bị Trung Quốc đánh bật ngay tại quê nhà. Nếu muốn bán rau theo mức giá của Trung Quốc cũng không được bởi chi phí đầu tư quá cao, giá phân tro, điện nước và ngày công lao động cũng quá cao. Có nhiều vụ rau, người nông dân phải đầu tư rất nhiều vốn nhưng chỉ mong lấy được vài chục ngàn đồng lãi để đi chợ là may mắn lắm rồi bởi rau từ Trung Quốc như bắp cải ngọt, cải ngọt, su lơ, su bắp tấn công ồ ạt sang, giá thành quá rẻ mạt.
Những người buôn rau, bà nội trợ lắc đầu hết hy vọng Bà Giàu, buôn rau xanh ở chợ Khe Sanh, Lao Bảo, Quảng Trị, lắc đầu than thở: “Rau bữa nay thời tiết nắng nên rất ít, đang mùa rau chỉ có rau khoai lang, còn tất cả mọi thứ rau khác rất đắt vì thời tiết không thuận tiện, nắng quá, khô hạn. Như xà lách tháng trước là ba mươi ngàn một ký lô, tháng trước có mưa còn bây giờ phải năm mươi ngàn, mua không nổi. Nông dân giờ dựa vào rau cải, rau quế, rau thơm, rau dền, nhưng thời tiết nắng quá không tưới được, rau khô hết. Đương nhiên là người đi buôn lời hơn nông dân.”
Theo bà Giàu, tình trạng của bà bây giờ chỉ còn một lựa chọn duy nhất là mua rau Trung Quốc để bán cho nhà buôn Lào, thi thoảng gặp rau của nông dân Việt có giá rẻ và trông đẹp mắt thì mua thêm bán kiếm lãi. Rất tiếc là đa phần người nội trợ lại thích bó rau xanh mướt, nõn nà. Mà muốn có rau như thế, phải bơm thuốc dưỡng cây, phải cho ăn phân một cách khác thường và khi bơm dưỡng cây xong là hái ngay ra chợ bán mới đảm bảo màu sắc vừa mắt. Những thứ rau như thế, độc tố cao chẳng kém gì rau Trung Quốc nhưng lại có giá thành đắt hơn rau Trung Quốc.
Và bà Giàu đưa ra kết luận là chẳng riêng gì người Trung Quốc hại người Việt mà ngay cả người Việt với nhau cũng đã hại nhau bằng nhiều cách bởi động cơ lợi nhuận. Nhưng bà Giàu cũng chua chát nhận ra rằng nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do cơ chế quản lý quá lỏng lẻo ở các cửa khẩu Việt – Trung đã để hàng độc hại, có giá thành rẻ mạt của Trung Quốc tha hồ tuồn sang Việt Nam và mượn Việt Nam làm bàn đạp để tấn công sang Lào, Campodia.

Nông dân Việt hết cách để tồn tại

rau-xanh-3-250.jpg
Một người buôn bắp cải Trung Quốc sang Việt Nam. RFA PHOTO.
Cũng giống như chính bản thân bà Giàu, để kiếm tiền nuôi hai đứa con đang học ở đại học và trung cấp nghề, bà hết cách nếu như không chấp nhận mua hàng Trung Quốc bán kiếm lãi. Cuối cùng, để có cho con ăn học, phải chấp nhận làm tay sai gián tiếp cho người Trung Quốc và để tích lũy tiền cho việc đút lót, xin việc cho con sau khi tốt nghiệp, bà Giàu càng phải mua càng nhiều hàng hóa Trung Quốc để bán ra thị trường để có cơ may xin được việc cho con sau này.
Bà Giàu lắc đầu, đưa ra kết luận rằng người như bà suốt đời làm đầy tớ không công cho người Trung Quốc và tích lũy để bỏ vào túi các quan tham Việt Nam. Chỉ tội cho những bà nội trợ và sức khỏe gia đình của họ.
Bà Lũy, là người có thâm niên trồng rau muống nước hơn hai mươi năm và cũng là nội trợ chính trong gia đình ở Khe Sanh, nói cho chúng tôi biết là nếu như trước đây, người nội trợ còn hy vọng vào cây rau muống nước bởi nó mọc tự nhiên nơi ao hồ, không cần bỏ phân và bơm thuốc thì hiện tại, hàm lượng chất độc trong bó rau muống đã lên mức báo động đỏ.
Vì thời tiết nắng nóng, cây rau muống bị khô đọt, sần sùi, muốn bán được phải dùng thuốc kích thích qua một đêm, sáng mai ra cây rau tươi mướt mới hái đi bán được. Nhưng thuốc kích thích nếu bơm vào mà để qua ngày thứ hai không hái kịp thì rau sẽ thượt ra dài hơn mét, khó mà bán cho ai. Chính vì thế, tối bơm là sáng mai ra hái bán, mặc dù chất độc trong thuốc kích thích ít nhất cũng tốn nửa tháng mới giảm tác dụng độc hại.
Nói đến đây, bà Lũy lắc đầu nói rằng chính sự ham muốn của con mắt đã hại người nội trợ. Còn chúng tôi thì hết đường bàn luận gì thêm bởi ai cũng nói có lý. Nhưng cũng có nhiều cái lý làm thế giới chung quanh tốt đẹp hơn mà cũng có nhiều cái lý làm cho xã hội từ chỗ không đến nỗi nào trở nên u mê, không phân biệt được đúng, sai, đen, trắng.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/summer-green-clean-vegetable-06112014095256.html 


VĂN HÓA VIỆT NAM TRƯỚC 1945

Bộ Hình Ảnh Và Những “Tiếng Rao Hà Nội” Thuở Xưa (Phần 1)

Hình ảnh những gánh hàng rong, và hình ảnh của cả những "tiếng rao Hà Nội" hiện đang được gìn giữ, trân trọng tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp).

Tiếng rao của những gánh hàng rong là một nét đặc trưng riêng biệt trên những góc phố ở Việt Nam. Với các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, dù rào cản ngôn ngữ khiến những âm thanh đó có phần khó hiểu, nhưng tiếng rao cùng với sự giản dị của các gánh hàng vẫn khiến họ cảm thấy thích thú, ấn tượng.
Tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp) hiện đang lưu giữ rất nhiều bản thảo quý giá với tựa đề “Những gánh hàng rong và tiếng rao trên những con phố ở Hà Nội”. Tác phẩm được thực hiện bởi những học sinh của trường Mỹ thuật Đông Dương và tác giả người Pháp F de Fénis, năm 1929.

Dưới định dạng 39x20 cm, một số bức tranh còn được tô màu vô cùng sinh động cùng với những đoạn trích tiếng rao bằng tiếng Việt là phần diễn giải bằng tiếng Pháp giúp các độc giả quốc tế có thể cảm nhận được phần nào nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam.

Dưới đây là toàn bộ hình ảnh có trong tác phẩm đã được chụp lại. Xin chia làm hai phần để bài không quá dài.



Trang bìa và phần mở đầu của cuốn sách. Lời dẫn cũng như phần chú giải có trong cuốn sách đều được viết tay với 2 ngôn ngữ Việt và Pháp.

Phần lớn các tiếng rao ở Hà Nội là dành cho các loại bánh làm từ gạo. Bên cạnh đó cũng có các món ăn dạng sợi như bún, phở, các loại hoa quả, đồ uống v..v. Cũng có một số tiếng rao không liên quan đến việc ăn uống như tiếng rao của các hàng thu mua chậu, bát sứ vỡ, giẻ rách sắt vụn...

Gánh hàng phở

Chum chậu bát sứ vở hàn không (thợ hàn)

Ai giẻ rách sắt vụn bán không nào

Những người bán hàng rong tụ tập ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.

Ai ăn bánh tây ra mua

Nước vối nóng ăn thuốc không.

Ai mua ngô rang hạt dẻ ra mua

Ai dâu chín của nhà ra mua

 
Bánh giò bánh dầy

"Se cấu, se cấu" kem vanilla

Ai bánh chưng bánh cốm ra mua


No comments: