Wednesday, November 9, 2016

PHẠM VĂN ĐỒNG * VIỆT NAM * HÀ NHÂN VĂN

THẢO LUẬN VỂ CÔNG HÀM BÁN NƯỚC

Công hàm Phạm Văn Đồng, những vấn đề liên quan và luật quốc tế

Posted by adminbasam on 27/05/2014
viet-studies

Một cuộc đàm thoại giữa Phạm Phan Long, Dương Danh Huy, Phạm Quang Tuấn và Phùng Liên Đoàn
14-05-2013
Đây là cuộc đàm thoại giữa Phạm Phan Long (PPL), Dương Danh Huy (DDH), Phạm Quang Tuấn (PQT) và Phùng Liên Đoàn (PLĐ), diễn ra từ ngày 9/5/2013 đến 14/5/2013.
PPL: Ý  kiến của anh từ góc độ pháp lý về vấn đề CHPVĐ năm 1958 như thế nào?
DDH: CHPVĐ và các hành vi khác của VNDCCH để lại 3 vấn đề mà người Việt ngày nay phải giải quyết, đó là:
1       Phản biện lập luận cho rằng VNDCCH đã công nhận chủ quyền TQ đối với HSTS.
2       Phản biện lập luận cho rằng CHPVĐ hay các hành vi khác của VNDCCH đã gây ra một nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho VNDCCH.
3       Chứng minh rằng trong giai đoạn 54-75/76 có một quốc gia Việt nào đó duy trì chủ quyền trên hai quần đảo HSTS.
Vấn đề ở đây không chỉ là CHPVĐ mà còn là việc VNDCCH không hề khẳng định chủ quyền đối với HSTS trong hơn 20 năm, trong khi các nước khác đòi CQ.
Những lập luận đã được đưa ra nhằm “hóa giải CHPVĐ”, thí dụ như “CHPVĐ không nói gì về HSTS” chỉ có thể giải quyết được vấn đề (1) và (2), nhưng không giải quyết được vấn đề (3). Nếu ra tòa mà chỉ giải quyết được (1) và (2) nhưng không giải quyết được (3) thì khả năng thua sẽ là không nhỏ.
Để giải quyết (3), tôi cho rằng tối hậu phải dựa trên lập luận
●       (a) từ 58 đến 76 bắc và nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia (từ “quốc gia” ở đây có nghĩa State/État trong luật quốc tế, như được định nghĩa trong Công ước Montevideo 1933),
●       (b) Năm 1976 hai quốc gia đó đã thống nhất một cách hợp pháp thành một quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay có những người chưa chấp nhận lập luận trên. Một số thì không chấp nhận rằng trong giai đoạn từ 58 (hay sớm hơn) đến 76 bắc và nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia. Một số thì không chấp nhận rằng sự thống nhất của VN là hợp pháp.
Tôi và một số thành viên QNCBĐ có 1 bài ngắn về vấn đề này:  Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?
PPL: Có nhận xét là Công Hàm PVĐ chỉ công nhận lãnh hải của TQ, không công nhận chủ quyền TQ  về HSTS, không nói gì về HSTS, như thế có đúng không ?
DDH: Thứ nhất, lập luận đó không giải quyết được vấn đề thứ (3), tức là trong gia đoạn 54-75/76 VNDCCH đã không duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo HSTS. Như vậy, vẫn cần phải có một quốc gia Việt nào đó duy trì CQ trên hai quần đảo này.
Thứ nhì, lập luận “PVĐ chỉ công nhận lãnh hải TQ, không công nhận gì về đảo” cũng là chưa đủ về khía cạnh khác. Giả sử VN dùng lập luận đó như một phần của quan điểm chính thức của mình, TQ sẽ nói
“OK, vậy thì các anh phải tôn trọng quy định của TQ trong lãnh hải 12 hl chung quanh Spratlys: tàu thuyền máy bay quân sự của các anh muốn vào lãnh hải 12 HL chung quanh Spratlys phải xin phép chúng tôi, ngư dân các anh không được đánh cá trong lãnh hải đó.”
Như vậy thì cũng khá kẹt cho mình trên thực tế (mặc dù nó không phải là công nhận HSTS là của TQ). Tức là VN sẽ phải dùng những lập luận như “CHPVĐ đã không gây ra nghĩa vụ ràng buộc” và “VNDCCH là một quốc gia khác với CHXHCNVN ngày nay”.
PPL: Thế còn lập luận theo luật  VNDCCH thì Thủ tướng PVĐ không có thẩm quyền để phê chuẩn hiệp định về chủ quyền lãnh thổ, chỉ có QH VNDCCH thì mới có thẩm quyền?
DDH: Thứ nhất, lập luận đó không giải quyết được vấn đề thứ (3), tức là trong gia đoạn 54-75/76 VNDCCH đã không duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo HSTS. Như vậy, vẫn cần phải có một quốc gia Việt nào đó duy trì CQ trên hai quần đảo này.
Thứ nhì, lập luận đó sẽ không đứng vững được trước luật quốc tế. Nếu Tòa án Công lý Quốc tế xử vấn đề HSTS thì Tòa sẽ áp dụng luật quốc tế, chứ không áp dụng luật nội địa của VNDCCH. Và luật quốc tế thì quy định rằng thủ tướng là một trong những người có thẩm quyền để đại diện quốc gia trong việc thỏa thuận với quốc gia khác về lãnh thổ. Trên thực tế, trong phiên tòa xử tranh chấp Eastern Greenland, Na Uy đã dùng lập luận tương tự như anh nói, và cãi rằng theo luật Na Uy thì bộ trưởng ngoại giao không có thẩm quyền để thỏa thuận với Đan Mạch về chủ quyền lãnh thổ, nhưng Tòa đã bỏ qua lập luận đó, và cho rằng theo luật quốc tế thì bộ trưởng ngoại giao có thẩm quyền.
PPL: Thế còn lập luận CHPVĐ chỉ là một tuyên bố đơn phương cho nên không có tính ràng buộc?
DDH: Thứ nhất, lập luận đó không giải quyết được vấn đề thứ (3), tức là trong gia đoạn 54-75/76 VNDCCH đã không duy trì chủ quyền Việt trên hai quần đảo HSTS. Như vậy, vẫn cần phải có một quốc gia Việt nào đó duy trì CQ trên hai quần đảo này.
Thứ nhì, theo luật quốc tế thì có tuyên bố đơn phương có tính ràng buộc, có tuyên bố đơn phương không có. (Nhưng trong trường hợp cụ thể này thì tôi nghĩ  CHPVĐ không có tính ràng buộc).
PPL: Thế còn lập luận CHPVĐ đã  không gây ra estoppel ?
DDH: Lập luận đó giải quyết được vấn đề thứ (2), và đó là một điều cần thiết, nhưng nó là chưa đủ, vì nó chưa giải quyết được vấn đề thứ (3).
PPL: Thế còn lập luận HSTS nằm dưới sự quản lý  của VNCH chứ không phải VNDCCH ?
DDH: lập luận đó là hướng đúng, nhưng chúng ta phải giải thích tại sao “nằm dưới sự quản lý  của VNCH chứ không phải VNDCCH” có nghĩa VNCH có thẩm quyền về chủ quyền lãnh thổ đối với HSTS  trong quan hệ với các quốc gia khác, còn VNDCCH thì không có thẩm quyền.
Nếu lúc đó chỉ hiện hữu duy nhất một quốc gia, và nếu CP VNCH không phải là đại diện hợp pháp của QG đó, thì chúng ta có thể dùng lập luận gì để cho rằng chính quyền VNCH có thẩm quyền về chủ quyền lãnh thổ đối với HSTS  trong quan hệ với các quốc gia khác, còn chính quyền VNDCCH thì không có thẩm quyền?
Vì vậy, tôi cho rầng lập luận, “HSTS nằm dưới sự quản lý  của VNCH chứ không phải VNDCCH” tối hậu phải dựa trên việc VNCH và VNDCCH là hai quốc gia.
PPL: Băn khoăn của tôi dựa vào lẽ thường không dựa vào luật mà vào tư thế VN và TQ dưới mắt người quan sát.
Dùng quan điểm ba nước VN và TQ có nhiều lý lẽ dễ nghe cho mình nhưng e không thuyết phục đựơc người ngoài vì:
●       TQ chiếm HS trong tay VNCH bằng võ lực vi phạm luật quốc tế.
●       VNDCCH chiếm miền Nam VN.bằng võ lực cũng vi phạm luật quốc tế.
●       TQ và VNDCCH là đồng minh đều vi phạm luật quốc tế.
●       Bây giờ TQ và VN tranh chấp nhau chủ quyền HS TS.
Như thế không bên nào có lợi thế hơn.
CHXHCNVN cỏ thể bất lợi hơn TQ vì chiến tranh tạo ra CHXHCNVN tàn khốc hơn.
Việc LHQ công, nhận CHXHCNVN là chấp nhận thực trạng sau khi việc chiếm đoạt đã xong rồi, không phải LHQ công nhận việc chiếm đoạt này là hợp pháp.
Làm sao lý giải tính hợp pháp giừa hai chiếm đoạt phi pháp.
DDH: Anh đã nhận ra chính xác một trong những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thứ (3) trong 3 vấn đề tôi nêu ra trong một trả lời trước:
1       Phản biện lập luận cho rằng VNDCCH đã công nhận chủ quyền TQ đối với HSTS.
2       Phản biện lập luận cho rằng CHPVĐ hay các hành vi khác của VNDCCH đã gây ra một nghĩa vụ có tính ràng buộc pháp lý cho VNDCCH.
3       Chứng minh rằng trong giai đoạn 54-75/76 có một quốc gia Việt nào đó duy trì chủ quyền trên hai quần đảo HSTS.
Tôi nghĩ là khả năng giải quyết vấn đề (1) & (2) là tương đối cao, và vấn đề (3) là khó nhất và bao hàm nhiều rủi ro cho VN nhất.
Để giải quyết được vấn đề (3), tôi nghĩ phải chứng minh được 2 điều:
●       3.1 Từ 58 (hay sớm hơn) đến 76 bắc và nam vĩ tuyến 17 là hai quốc gia.
●       3.2 Sự thống nhất của VN là hợp pháp.
Sự khó khăn anh nêu ra là cho 3.2.
Như anh nêu ra, có người có thể cho rằng trên phương diện thực chất việc thống nhất là, dùng chữ của anh, “VNDCCH chiếm miền Nam VN bằng võ lực”. Trong bài này:  Tính pháp lý của việc kế thừa hai quần đảo, Phạm Thanh Vân và tôi có viết:
Vấn đề ở đây là nếu cho rằng CHXHCNVN là quốc gia phía Bắc vĩ tuyến 17 thụ đắc lãnh thổ của quốc gia phía Nam bằng bạo lực thì, với Nghị quyết 2734 (XXV) của LHQ cấm thụ đắc lãnh thổ của quốc gia khác bằng bạo lực, CHXHCNVN sẽ không có chủ quyền hợp pháp với bất cứ vùng lãnh thổ nào phía Nam vĩ tuyến 17, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa.
Nhưng trên phương diện hình thức pháp lý thì tôi cho rằng cho rằng việc thống nhất không phải là  “VNDCCH chiếm miền Nam VN bằng võ lực” ngày 30/4/75, mà là quá trình sau
●       Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời lật đổ CP VNCH ngày 30/4/75
●       CPCMLT đổi tên của quốc gia phía nam vĩ tuyến 17 từ VNCH thành Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam
●       Ngày 2/7/1976 CHMNVN thống nhất với VNDCCH một cách hợp pháp
Chúng tôi có viết về quá trình này trong bài trên BBC:
Sau 30/4/1975, khi Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN thay thế chính phủ VNCH, tư cách pháp lý của hai quốc gia ở hai bên vĩ tuyến 17 tiếp tục được khẳng định bởi một số thực tế ngoại giao, thí dụ như,
Tháng 10/1975, Bộ trưởng Ngoại giao Úc viết có ít nhất 75 nước công nhận cả hai chính phủ VNDCCH và CHMNVN như hai chính phủ của hai quốc gia độc lập. Trong số 75 nước đó bao gồm cả Trung Quốc, và những nước không thuộc khối XHCN như Thụy Điển, Ấn Độ, Úc, Nhật, Anh, Pháp, Ý, Bỉ, Canada v.v…Hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN đã tham gia hai tổ chức WHO và WMO với tư cách là những thành viên độc lập. Cả hai đều có tư cách quan sát viên thường trực riêng biệt ở LHQ.
Các văn kiện chính thức của VNDCCH và CHMNVN cũng ghi nhận đó là hai Nhà nước và hai Chính phủ khác biệt.
Như vậy, rõ ràng VNDCCH và VNCH/CHMNVN là hai quốc gia khác biệt.
Vì thế, VNCH/CHMNVN có thẩm quyền trong việc duy trì chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. VNDCCH là bên thứ ba trong tranh chấp và các tuyên bố hay sự im lặng của VNDCCH không ảnh hưởng gì đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa của VNCH/CHMNVN.

Trên thực tế, vì mỗi chính phủ CHMNVN và chính phủ VNDCCH đều được cộng đồng thế giới công nhận là đại diện hợp pháp của một quốc gia, quyết định của hai chính phủ đó để thống nhất hai quốc gia CHMNVN (vốn được đổi tên từ VNCH) và VNDCCH, qua quá trình pháp lý từ 25/4/1976 đến 2/7/1976, bắt đầu bằng cuộc tổng tuyển cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội thống nhất, dẫn đến (a) một quốc gia thống nhất và (b) một chính phủ đại diện cho quốc gia đó.
Trên thực tế, sự tồn tại của quốc gia thống nhất đó, và thẩm quyền của chính phủ đó trên toàn bộ lãnh thổ, đã không bị LHQ hay quốc gia nào lên tiếng phản đối. Một năm sau, năm 1977, quốc gia thống nhất, CHXHCNVN, được chấp nhận tham gia LHQ, với chính phủ CHXHCNVN được công nhận là đại diện cho quốc gia đó.
Vì thế, trên phương diện luật quốc tế, CHXHCNVN, là quốc gia thừa kế không bị phản đối của hai quốc gia trước, mặc nhiên thừa kế tất cả các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền VNCH/CHMNVN.
Trên thực tế, CHXHCNVN đã kế thừa vai trò của VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế như WHO, WMO, ILO, ITU, UPU, UNESCO hoặc IAEA, IMF. Và CHXHCNVN cũng mặc nhiên thừa kế các yêu sách chủ quyền và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Tương tự, CHXHCNVN mặc nhiên thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
Như vậy, chúng tôi cho rằng (3.2.1) Trên phương diện hình thức pháp lý thì sự thống nhất của VN là ngày 2/7/1976 và là hợp pháp.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng trên phương diện thực tế quân sự (chủ lực của “Quân Giải Phóng Miền Nam” là quân đội của VNDCCH) và quyền lực chính trị (Hà Nội có nhiều ảnh hưởng đối với CPCMLT) thì có người có thể cho rằng (3.2.2) sự thống nhất đó là VNDCCH xâm lăng VNCH, và CPCMLT chỉ là một bù nhìn, một hình thức không có giá trị.
Một trong những câu hỏi cho Việt Nam, cho trí thức Việt Nam, là nếu Tòa xét điểm 3.2 thì Tòa sẽ chọn 3.2.1 hay 3.2.2?
Tôi tin rằng Tòa sẽ chọn 3.2.1 và do đó sẽ công nhận rằng sự thống nhất của VN là hợp pháp, hay, ít nhất, Tòa sẽ công nhận rằng nước VN thống nhất được kế thừa danh nghĩa CQ đối với HSTS.
PPL: Nhưng tôi vẫn còn ít nhiều ngờ vực khả năng thuyết phục toà án.
Vì dựa vào việc được các tổ chức, LHQ và nước khác công nhận ba chính phủ VN và từ đó lý giải ra quyền thừa kế HS TS cho CHXHCNVN.
Khi công nhận các chính phủ không có nghĩa LHQ cũng công nhận chủ quyền tất cả lãnh thổ họ tuyên bố là của họ.
Công nhận CPCMLT suy ra CPCMLT  có chủ quyền TS HS có thể không vững; không khác gì công nhận TQ là cho rằng công nhận đảo Điếu Ngư là của họ.
Sự kiện ba thành phần VN thực ra là chung một dân tộc và lãnh thổ vốn thống nhất trứơc đó để phân biệt với việc TQ là ngoại xâm có tăng giá trị pháp lý lịch sử gì cho VN không?
DDH: Anh lập luận rất chuẩn xác.
Nhưng tôi nghĩ vấn đề không phải là (a) công nhận HSTS là của CHMNVN mà là (b) công nhận rằng quốc gia CHMNVN chính là quốc gia VNCH với một tên mới, và, đo đó, có tất cả những danh nghĩa chủ quyền mà VNCH có.
Nói cách khác,
●       (a) Sau 30/4/75, tài sản, lãnh thổ, territorial claims và titles của VNCH là của CHMNVN. Cụ thể, sau 30/4/75 danh nghĩa chủ quyền của VNCH đối với HSTS là của CHMNVN, vì đó là cùng một quốc gia với một sự đổi chính phủ và đổi tên.
●       (b) Còn claims và titles có có mạnh hơn của TQ hay Philippines hay không thì là chuyện khác, nếu ra tòa thì tòa sẽ trả lời câu hỏi đó.
Sự công nhận của thế giới về CHMNVN sau 30/4/75 chỉ nói về (a), không nói về (b).
PQT: Theo tôi, vấn đề không phải là VNCH-CPCMLT có chủ quyền trên HSTS hay không, mà là VNCH-CPCMLT có CLAIM chủ quyền trên HSTS không. Vì CNDCCH không bao giờ claim, và không phản đối khi Tàu claimed HSTS, nên theo luật quốc tế thì VNDCCH đã chấp nhận (acquiesce) chủ quyền trên HSTS, và bây giờ không thể đòi được nữa. Còn nếu VNCH-CPCMLT đã claimed HSTS và VN bây giờ thừa kế cái claim đó, thì mới có vị thế để đòi.
Cơ bản là tôi đồng ý với anh, dù tôi có thể diễn đạt hơi khác.
Vấn đề CQ có 3 giai đoạn sau (sách của GS Chemilllier Gendreau về HSTS viết rất rõ):
●       Acquisition of the inchoate title – thụ đắc danh nghĩa chủ quyền phôi thai.
●       Consolidation of the title – củng cố danh nghĩa chủ quyền.
●       Maintenance of the title – duy trì danh nghĩa chủ quyền.
Báo chí VN thường nhấn mạnh về điểm 1 và 2, nhưng ít phân tích về điểm 3 trong giai đoạn 54-75.
Đúng như anh nói, vấn đề trong context 54-75 mà chúng ta đang nói tới là maintenance of the title/duy trì danh nghĩa chủ quyền, mà anh diễn đạt bằng cụm từ “CLAIM chủ quyền trên HSTS”.
Rõ ràng VNDCCH đã không maintain the title, không chỉ trong CHPVĐ mà còn trong hơn 20 năm.
CPCMLT thì cũng không rõ ràng  là đã duy trì chủ quyền đầy đủ. Tới 1969 CPCMLT mới ra đời: không rõ là khi MTGP chưa tuyên bố mình là 1 CP thì MTGP có được Tòa công nhận rằng MTGP có thể đại diện cho một quốc gia trong việc khẳng định CQ hay không? Tới 1974, khi TQ chiếm HS, thì CPCMLT mới ra tuyên bố, mà đó chỉ là một tuyên bố  chung chung với 3 điểm
  • Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là  thiêng liêng.
  • Giữa các nước láng giềng thường có tranh chấp.
  • Cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.
Không rõ ba điểm đó có đủ để được cho là duy trì chủ quyền không? Sách trắng của CHXHNCVN không trích câu nào trong tuyên bố đó nói HSTS là của VN/CHMNVN.
Vì vậy cần phải lập luận trên cơ sở
●       (a) Từ 58/sớm hơn đến 76 có 2 QG và CP VNCH là đại diện hợp pháp cho QG đó cho đến khoảng 74-75.
●       (b) Sự thống nhất của VN là hợp pháp theo luật quốc tế, không phải là VNDCCH thôn tính VNCH.
Nhìn từ góc độ pháp lý thì tôi thấy 2 lập luận trên là logical và cũng có cơ sở (tuy nhiên cũng có rủi ro).
Cũng xin mói thêm là việc cho rằng VNCH/CHMNVN là 1 quốc gia duy trì danh nghĩa CQ đầy đủ và cho rằng CHXHCNVN đã thừa kế hợp pháp danh nghĩa CQ đó riêng nó chưa nói gì về HSTS có phải là của VN hay không. Để chứng minh rằng HSTS là của VN, cần có thêm chứng minh rằng danh nghiã chủ quyền mà VNCH/CHMNVN duy trì là mạnh hơn danh nghiã chủ quyền của các nước đối phương.
Nhưng trong context chúng ta đang nói tới, vấn đề là VNCH/CHMNVN có phải là 1 quốc gia trong thời kỳ 58-76 hay không,  VNCH/CHMNVN có claim CQ (ie maintain danh nghĩa CQ) hay không (như anh Tuấn nói), và CHXHCNVN có đã thừa kế danh nghĩa CQ đó một cách hợp pháp hay không.
Để xét “Danh nghiã chủ quyền mà VNCH/CHMNVN duy trì có mạnh hơn danh nghiã chủ quyền ca các nước đối phương hay không?” cần xét về 2 điểm
●       Acquisition of the inchoate title – thụ đắc danh nghĩa chủ quyền phôi thai.
●       Consolidation of the title – củng cố danh nghĩa chủ quyền.
Và các dẫn chứng là các tuyên bố và hành động trong thời quân chủ và thời Pháp thuộc (ie ngoài phạm trù của những gì chúng ta đang nói tới).
PPL: Mạn phép tạm đúc kết và đưa ra hai câu hỏi:
1. Điều then chốt là tòa án QT sẽ thẩm định chứng cứ các bên tranh chấp để quyết định chủ quyền bên nào mạnh hơn.
Do đó việc phải làm là công bố các chứng cứ lịch sử này trên các diễn đàn quốc tế.
2. Tòa án QT không tự họ ra lệnh cho các bên ra tòa nên phải thúc đẩy VN kiện TQ.
Đã có thỉnh nguyện thư gởi đến Mỹ, Úc và Phi yêu cầu khởi kiện TQ.
Chưa có thỉnh nguyên thư yêu cần CP VN khởi kiện TQ.
Việc VN dè dặt như thế chỉ có thể suy ra là VN đã bị TQ khống chế ngấm ngầm từ nội bộ hai Đảng CS.
Nếu thế bao giờ tranh chấp mới giải quyết trong khi càng lâu TQ càng củng cố quân sự và cơ sở vừng chắc nới rộng vùng chiếm đoạt của họ. 
Trong khi dân VN và kế mưu sinh vẫn bị TQ hãm hại liên tục.
Các trí thức trong nước đã gởi CP nhiều thư nổi tiếng nhưng chưa yêu cầu kiện TQ.
Các trí thức bên ngoài chưa làm các trí thức trong nước sao cũng chưa yêu cầu CP làm việc này?
DDH: Vì cả 2 VN và TQ đều chưa tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), nếu VN đơn phương kiện TQ ở ICJ, tòa sẽ không thụ lý.
Trên lý thuyết, VN có thể đơn phương kiện TQ trước 1 tòa trọng tài của UNCLOS (như Phi đang làm), nhưng vì TQ đã tuyên bố (theo điều 298 của UNCLOS) không chấp nhận compulsory dispute settlement procedure của UNCLOS, cho nên tòa trọng tài không có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến phân định ranh giới biển. Điều đó giới hạn rất nhiều những gì VN có thể kiện TQ nhằm đem lại lợi ích cho mình.
Nhiều người nói VN nên kiện TQ như Phi kiện TQ, nhưng sự thật không đơn giản như thế. Vì phần lớn QĐTS nằm trong phạm vi 200 HL từ Palawan, Phi có nhiều điều có thể kiện TQ nhằm đem lại lợi ích cho họ hơn là VN có thể làm.
PLĐ: VNCH có tiếng nói tại hội nghị San Francisco, trong khi TQ không được chấp nhận những đòi hỏi. Việc này có quan hệ gì với HS TS không?
DDH: (Chính xác là dự hội nghị SF là Quốc Gia Việt Nam (State of Viet Nam) chứ không phải VNCH – tới 1956 thì tên VNCH mới ra đời – anyway, that’s a small point).
HĐ SF chỉ nói Nhật phải bỏ danh nghĩa CQ và claims với HSTS nhưng không nói cụ thể HSTS là thuộc về nước nào. Cả 2 bên China (CS và QDĐ) đều không được mời tham gia HĐ SF, không có bên nào ký kết SF.
Vì vậy, HĐ SF không có giá trị pháp lý để nói HSTS là của nước nào. Nhưng chúng ta có thể đưa ra điểm “không nước nào phản đối tuyên bố của VN, đa số phản đối đề nghị của LX về công nhận HSTS là của TQ” để phản biện việc TQ mạo nhận rằng HĐ Đài Bắc 1952 (giữa Nhật và TQ) công nhận HSTS là của TQ, và cũng là một cách để tranh thủ dư luận.
PPL: Tôi thấy giữa VN và TQ, cả bốn CP VN có chung một yếu tố quan trọng là thuộc cùng một dân tộc Việt mà trước đó dân tộc này vốn thống nhất trên cùng lãnh thổ Việt Nam mà lãnh thổ đó đã có TS và HS.
VN đã bị chia rẽ ra vì chính trị và tranh chấp nhau có thể coi là chiếm đoạt của nhau, nhưng khi thống nhất rồi, chủ quyền của dân tộc trên lãnh thổ và tài sản đã có từ trước không thể mất đi như thế dưới luật QT. Sự tiếp quản tài sản của CP trước của CP sau ở nước ngoài không bị nước ngoài từ chối. HÌnh nhu anh Giang có dề cập và tôi thấy các tòa đại sứ và tài sản của VNCH ơ” các nước khác đều được trao lại cho VNDCCH/CHXHCNVN không có tranh chấp. Luật QT có điều khoản nào về sự tiếp quản này hay không tôi không rõ, nhưng CQ CHXHCNVN đã không bi QT phản đối gì nữa dù đã tiếp quản cả miền Nam.
Việc CHMNVN và VMDCCH chiếm đoạt lãnh thổ của VNCH nếu không hợp pháp thì vẫn có chỗ phản biện là việc pháp lý của (dân tộc) chúng tôi với nhau.
So với việc TQ chiếm đoạt lãnh thổ của dân tộc khác thì hoàn toàn không hợp pháp.
Đây có phải là một khía cạnh pháp lý giúp gì cho VN không?
DDH: Trong luật quốc tế thì chủ quyền lãnh thổ là thuộc về quốc gia, không có khái niệm “cùng một dân tộc” hay “khác dân tộc”. Điều đó có nghĩa:
1       Nếu là cùng trong 1 QG thì các thế lực chính trị bên trong QG đó tha hồ lật đổ nhau, chủ quyền lãnh thổ vẫn thuộc về QG đó. Eg, phe cách mạng lật Gaddafi  thì vùng lãnh thổ nào của Lybia vẫn là của Lybia. Điều này có nghĩa nếu CPCMLT lật CP Dương Văn Minh thì nếu HSTS là của MN trước 30/4/75 thì HSTS cũng là của MN sau 30/4/75.
2       Nếu là 2 QG “thụ đắc” lãnh thổ cuả nhau thì việc dân tộc trong 2 QG đó cùng là 1 dân tộc là irrelevant. Sự “thụ đắc” lãnh thổ đó có là hợp pháp hay không là điều được quy định theo luật quốc tế. Mà luật quốc tế thì không racist, không có chuyện “Việc QG A chiếm lãnh thổ của QG B là hợp pháp, vì dân chúng trong 2 QG đó là cùng 1 dân tộc.”
Thành ra chúng ta phải chứng mình rằng sự thống nhất của VN là hợp pháp theo luật quốc tế. Không thể nói rằng VNDCCH và VNCH là 2 QG có cùng 1 dân tộc cho nên nếu VNDCCH chiếm VNCH bằng bạo lực thì cũng là hợp pháp.
Điều này cũng là quan trọng, vì nếu chúng ta (hay kể cả phía TQ) chứng minh rằng VNDCCH là 2 QG thì chúng ta cũng phải chứng minh được rằng sự thống nhất là hợp pháp. Nếu chứng minh “2 QG” mà không chứng minh được “thống nhất hợp pháp” thì cũng như là bác sĩ mổ người ta ra nhưng không may lại được.
PPL: Tôi rất muốn nghe thêm nên tiếp tục hỏi và bàn:
“Trong luật quốc tế thì dân tộc không phải là một chủ thể, quốc gia là chủ thể, và chủ quyền lãnh thổ là thuộc về quốc gia.”
Nhân dân mà tôi gọi là dân tộc là chủ thể tối hậu của quốc gia, là chủ thể của chính quyền nên nhân dân có chủ quyền của lãnh thổ của quốc gia họ không?
DDH: Trong luật quốc tế thì CQ lãnh thổ là thuộc về QG. Chúng ta hiểu là với 1 QG văn minh thì lãnh thổ đó ultimately thuộc về nhân dân, nhưng mà trong luật quốc tế thì nhân dân không phải là 1 chủ thể deal trực tiếp với các QG khác về chủ quyền lãnh thổ. Trong luật quốc tế thì trên bình diện quốc tế nhân dân không đại diện quốc gia trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ với các QG khác.
Đúng là theo Hiến Chương LHQ thì các dân tộc có quyền tự quyết, nhưng quyền tự quyết đó được thể hiện qua việc các dân tộc có quyền lập ra những quốc gia độc lập cho mình, bình đẳng với các QG khác, và trong mỗi QG thì người dân có quyền lựa chọn chính phủ để đại diện cho mình (cũng như để thực thi những chức năng khác của chính phủ).
Nhưng khi tòa quốc tế xét về CQ lãnh thổ, tòa sẽ không xét quan điểm của nhân dân mà chỉ xét quan điểm của CP. Điều này không mâu thuẫn với điều trên.
Trong trường hợp CP được cho là đại diện hợp pháp của QG không đòi chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ X, thì dù nhân dân có đòi thì điều đó cũng không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp đó, nhân dân phải chọn ra 1 CP khác đòi chủ quyền đối với X – nếu không làm điều đó thì coi như là QG đó không đòi CQ.
PPL: Anh nói: “1. Nếu là cùng trong 1 QG thì các thế lực chính trị bên trong QG đó tha hồ lật đổ nhau, chủ quyền lãnh thổ vẫn thuộc về QG đó. Eg, rebels lật Gaddafi  thì vùng lãnh thổ nào của Lybia vẫn là của Lybia. Điều này có nghĩa nếu CPCMLT lật CP Dương Văn Minh thì nếu HSTS là của MN trước 30/4/75 thì HSTS cũng là của MN sau 30/4/75.:”
Hy vọng thế nhưng có thể không dễ giải thích như vậy, hình như cờ treo trên dinh độc lập ngày 30 tháng 4 là cờ VNDCCH không phải cờ CPCMLT của MTGPMN.
DDH: Trong bài của chị Vân và tôi (chưa công bố), chúng tôi có viết về vấn đề này.
Xe tăng ủi sập cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4 thực chất là xe tăng của VNDCCH, lính xe tăng là của VNDCCH, nhưng cờ treo trên ăng ten là cờ của CHMNVN. Lá cờ được treo trên Dinh ĐL là lá cờ CHMNVN này.
Viên chỉ huy trưởng cầm súng áp giải Dương Văn Minh đến đài phát thanh, là sĩ quan VNDCCH. Hai sĩ quan soạn tuyên bố đầu hàng cho DVM đọc là sĩ quan VNDCCH, nhưng bản tuyên bố đó nói là đầu hàng Quân Giải Phóng Miền Nam (thay vì Quân Đội Nhân Dân – ie quân đội VNDCCH) và trao quyền cho CPCMLT chứ không phải là cho VNDCCH.
Câu hỏi cho chúng ta là hình thức đó có đủ để Tòa cho rằng sự kết thúc của cuộc chiến là một vấn đề giữa CPCMLT và CP VNCH không?
PPL: Anh nói: “2. Nếu là 2 QG “thụ đắc” lãnh thổ cuả nhau thì việc dân tộc trong 2 QG đó cùng là 1 dân tộc là irrelevant. Sự “thụ đắc” lãnh thổ đó có là hợp pháp hay không là điều được quy định theo luật quốc tế. Mà luật quốc tế thì không racist, không có chuyện “Việc QG A chiếm lãnh thổ của QG B là hợp pháp, vì dân chúng trong 2 QG đó là cùng 1 dân tộc.”
Trong tình huống giả sử bỗng nhiên TQ và VN tranh nhau một đảo hoang thì đúng race không phải là điều đáng xét và nếu favor một bên nào là racist.
Nhưng đây không phải là kỳ thị chủng tộc mà là yếu tố chủ quyền đã là của một chủng tộc đã lãnh thổ này trước rồi không có vấn đề tranh chấp giữa hai chủng tộc này trước đó.
Viêc TQ chiếm đoạt bằng võ lực là phi pháp, TQ một quốc gia bên ngoài và khác chủng tộc khác chiếm đoạt lãnh thổ của QG gia khác chắc chắn là phi pháp có tính cách ngoại xâm.
Nên race là important relevant fact không thể không cân nhắc và thẩm định.
Dân tộc VN bây giờ thống nhất lãnh thổ vốn đã từng có chủ quyền HS (một phần TS) dù là từ mấy CP hay quốc gia vẫn là của một nhân dân sẽ không phi pháp hay ít ra không phi pháp bằng bằng TQ
DDH: Trong LQT thì chủ quyền lãnh thổ không thuộc về chủng tộc. Trong LQT thì CQ đối với STS chỉ có thể thuộc về quốc gia phong kiến VN, quốc gia VN dưới sự bảo hộ của Pháp, quốc gia VN trước khi VN trở thành 2 QG, 1 trong 2 QG trong giai đoạn chia đôi, và QG Việt thống nhất sau giai đoạn chia đôi. Nếu không phải như vậy thì  HSTS là đất vô chủ hoặc là CQ là thuộc về 1 QG nào khác. LQT không tính đến khái niệm HSTS thuộc về chủng tộc nào.
Dĩ nhiên là việc TQ chiếm HS là phi pháp, nhưng đó không phải là vì dân tộc TQ là 1 dân tộc khác với VN, mà là vì TQ là 1 QG khác với VNCH.
Nhưng nếu VNCH và VNDCCH là 2 QG, và nếu Tòa cho rằng VNDCCH chiếm HSTS từ VNCH cho mình bằng bạo lực, thì việc chiếm đó cũng là phi pháp. Việc nhân dân VNDCCH và nhân dân VNCH cùng là 1 dân tộc không làm cho việc chiếm đó trở thành hợp pháp. Yếu tố “cùng dân tộc” không thể nào làm cho cái phi pháp trở thành hợp pháp.
Điều có thể làm cho biến cố 1975 trở thành hợp pháp là vai trò của CPCMLT: nếu Tòa cho rằng biến cố đó là CPCMLT lật đổ chính quyền Dương Văn Minh, như hai thế lực chính trị trong cùng 1 QG lật đổ nhau (dù là với sự giúp đỡ của quân đội VNDCCH), thì Tòa sẽ cho rằng biến cố đó là hợp pháp. Ở đây tôi xũng xin nói là trên the giới không có nước nào trên thế giới phản đối rằng biến cố 1975 là VNDCCH chiếm 1 QG khác; LHQ, nhiều nước và một số phân tích luật học cho rằng CHMVNV chính là quốc gia VNCH với một tên khác và CP khác; không nước nào phản đối rằng sự thống nhất giữa VNDCCH và CHMNVN năm 1976 là bất hợp pháp, và nước VN thống nhất đã thừa kế các tài sản của VNCH, cũng như các yêu sách của VNCH về thềm lục địa, hay trong tranh chấp lãnh thổ với CPC. Như vậy, chúng ta có cơ sở để cho rằng nước VN thống nhất được thừa kế danh nghĩa CQ đối với HSTS từ VNCH (qua CHMNVD), mà không cần phải viện dẫn đến lập luận chủng tộc,vốn là một lập luận khó đứng vững trước Tòa. 
Như tôi đã trình bày, tôi nghĩ race không phải là relevant factor. Nếu yếu tố “cùng dân tộc” có thể làm cho việc xâm chiếm trở thành hợp pháp thì cũng nguy hiểm. Eg, Ngày nào đó TQ có thể nói Singapore phần lớn là cùng dân tộc Chinese cho nên chúng tôi chiếm là hợp pháp.
Tôi xin nói thêm chút nữa về vai trò của nhân dân khi Tòa cân nhắc lý lẽ chủ quyền của các bên trong tranh chấp.
Khi phân xử về chủ quyền, Tòa chỉ xét xem lập trường và hành động của đại diện của QG là gì, Tòa không xét đến quan điểm của nhân dân. Các hành động của nhân dân, nếu không nằm dưới chính sách của nhà nước về vùng lãnh thổ đó, không do đại diện của quốc gia, sẽ không có giá trị pháp lý.
Trong một số trường hợp, các hoạt động của nhân dân có thể tạo ra quyền lịch sử, nhưng quyền lịch sử là khác với chủ quyền.
PPL: Luật quốc tế hay luật nói chung không thể đủ kín để đối phó với mọi trường hợp; khi áp dụng phải xem đến các yếu tố và diễn biến đưa đến tranh chấp.
DDH: Đúng vậy. Và chúng ta cần phải xây dựng 1 lập luận có nhiều khả năng được tòa hay các nhà luật học chấp nhận nhất.
PPL: Việc VN versus TQ phức tạp, càng bàn càng thấy khó nên càng phải tiếp tục phân tích mổ xẻ sâu hơn vào sự việc mà tìm ra lối thoát.
DDH: Đúng vậy. Tôi đã thảo luận với nhiều người, và kết luận của tôi là người nào cho rằng VN dễ thắng trước Tòa là người đó chưa hiểu bài toán. Và tôi nghĩ rằng một số lập luận trong các sách trắng của VN, trong sách của ông Lưu Văn Lợi, và trong các bài viết của một số người sẽ không đứng vững được trước tòa, và những lập luận có thể đứng vững cũng có thể là chưa đủ, hay chưa được phát triển đầy đủ. Tôi tin rằng khả năng thắng của chúng ta là cao hơn thua, nhưng không phải là không có rủi ro. Chúng ta không nên bi quan, không nên chủ quan, mà phải nghiên cứu rạch ròi nhất có thể về các chiến lược pháp lý và các rủi ro khác nhau.
DDH gửi cho viet-studies ngày 17-5-13
http://anhbasam.wordpress.com/2014/05/27/2272-cong-ham-pham-van-dong-nhung-van-de-lien-quan-va-luat-quoc-te/


VĂNHÓA & XÃ HỘI VIỆT NAM

 Trục lợi trên bệnh nhi tử vong

Nhiều bệnh án trùng tên, địa chỉ, mã thẻ bảo hiểm y tế được Bệnh viện Nhi Nam Định lập mới sau khi các bệnh nhi đã tử vong, để thanh toán với bảo hiểm xã hội.


Hồ sơ bệnh án của BV Nhi Nam Định lập khống để trục lợi tiền BHYT - Ảnh: Nguyễn Tuấn


Các hồ sơ bệnh án ở BV Nhi Nam Định nghi bị làm giả - Ảnh: Nguyễn Tuấn

Trẻ tử vong thành “khỏi bệnh”
Từ tài liệu mà nguồn tin riêng của Thanh Niên cung cấp, phóng viên lần theo những thông tin ghi trên hồ sơ, bệnh án của Bệnh viện (BV) Nhi Nam Định, đến địa chỉ ở số 37 (cũ) phố Hoàng Ngân, TP.Nam Định. Theo bệnh án lưu trữ số 6673, đây là nơi ở của bệnh nhi Trần Thị Minh Th. (sinh ngày 21.8.2009). Hỏi thăm tình hình sức khỏe của cháu Th., phóng viên vô cùng sửng sốt khi được ông Trần Văn Hùng (46 tuổi), bố cháu Th., nói “cháu đã tử vong”. 
Ông Hùng kể, khoảng 21 giờ ngày 26.9.2012, cháu Th. nhập Khoa Cấp cứu BV Nhi Nam Định trong tình trạng sức khỏe yếu, liên tục nôn mửa vì căn bệnh tim bẩm sinh, tới 3 giờ sáng 27.9 thì tử vong. Thế nhưng, hồ sơ 6673 lập ngày 14.11.2012 lại ghi bệnh nhi Trần Thị Minh Th. (cùng địa chỉ, tên mẹ Nguyễn Thị Ng., mã số thẻ BHYT) đã khỏi bệnh và ra viện trong tình trạng “tỉnh táo, ổn định”.
Tương tự, bệnh án của bệnh nhi Nguyễn Huy H. (sinh ngày 26.4.2011, ở Nghĩa Phúc, Nghĩa Hưng, Nam Định) được BV lập ngày 13.7.2012 với số lưu trữ là 4054 ghi “qua 8 ngày điều trị, cháu H. ổn định và ra viện”. Khi chúng tôi tìm đến địa chỉ ghi trong bệnh án, chị Trần Thị Th., mẹ bệnh nhi H., sững sờ thốt lên: “Tên, ngày sinh, địa chỉ, mã thẻ BHYT trong hồ sơ đúng là của con tôi nhưng thông tin bệnh án thì sai hoàn toàn. Đêm 18.4.2012, con tôi đã tử vong sau 3 giờ nhập viện cấp cứu tại BV Nhi Nam Định”. Theo chị Th., sau khi cháu H. tử vong, thẻ BHYT của bệnh nhi được các bác sĩ yêu cầu nộp lại cho BV.
Tiếp tục lần theo địa chỉ của bệnh nhi Cao Thị Thúy Ng. (sinh ngày 19.10.2011, ở xã Giao Xuân, H.Giao Thủy, Nam Định), chúng tôi cũng phát hiện thêm những nghi vấn tương tự. Chị Trần Thị Nh., mẹ cháu Ng., kể vào khoảng 21 giờ ngày 26.2.2012 cháu Ng. đã tử vong sau 2 ngày điều trị tại BV Nhi Nam Định. Thế nhưng, khoảng 5 tháng sau, ngày 13.7.2012, một bệnh án có trùng số thẻ BHYT của cháu Ng. được BV lập mới (số lưu trữ 4002), ghi cháu Ng. vào viện ngày 4.7.2012, sau 9 ngày điều trị thì “khỏi bệnh và ra viện”. “Sau khi con tôi tử vong tại BV, các bác sĩ xin lại thẻ BHYT, còn hồ sơ bệnh án của cháu gia đình không hề biết”, chị Nh. nói.
Phiếu khám, xét nghiệm “ma”


Giám đốc BV “chưa nói được điều gì”
BV Nhi Nam Định là BV hạng 3, kế hoạch giường bệnh được giao 120 giường bệnh, hằng năm được ngân sách nhà nước cấp. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng chật hẹp nên BV chỉ kê 85 giường bệnh. BV luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân tới khám nằm ngổn ngang. Trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 - 8.000 lượt bệnh nhi tới khám, chữa bệnh.
Liên quan đến những vụ việc trên, chiều 19.5, trả lời PV Thanh Niên, ông Vũ Văn Chuyển, Giám đốc BV Nhi Nam Định, nói: “Hiện tại chưa nói được điều gì” và hứa “sẽ xác minh làm rõ, khi nào có kết quả sẽ thông báo sau”.

Một điểm bất thường chung dễ nhận thấy ở các bệnh án nói trên là kết quả điều trị của các bệnh nhi đều “khỏi bệnh, ổn định và ra viện”, trong khi thực tế các bệnh nhi đều đã tử vong. Hơn nữa, trong hồ sơ bệnh án chỉ những thông tin có sẵn trên thẻ BHYT của bệnh nhi là chính xác, còn những thông tin khác thì sai hoàn toàn. Đơn cử trường hợp bệnh án của cháu Trần Thị Minh Th., tên mẹ là Nguyễn Thị Ng. ghi trên bệnh án chính xác do thông tin này được ghi trên BHYT, còn ngày sinh, nơi làm việc của chị Ng. bị sai. Ở bệnh án của bệnh nhi Nguyễn Huy H. ghi đúng tên mẹ nhưng sai tuổi (thông tin này không có trên BHYT), sai tên bố...
Ngoài những dấu hiệu bất thường trên, toàn bộ phiếu khám, phiếu xét nghiệm, phiếu nội soi trong hồ sơ bệnh án cũng được những người của BV “sáng tác”, trong đó có rất nhiều phiếu chụp, nội soi; giấy thử phản ứng thuốc; phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu chăm sóc; tờ điều trị...

Chị Trần Thị Th., mẹ cháu H., khẳng định: “Con tôi nhập viện, bác sĩ vừa tiến hành truyền dịch đã tử vong, chưa kịp thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán nào, nhưng trong hồ sơ bệnh án có hàng loạt các phiếu xét nghiệm”. Tại bệnh án 4002 của cháu Cao Thị Thúy Ng. còn đính lẫn phiếu nội soi của một cháu khác tên Ngô Đức M. (2 tuổi) có địa chỉ viết chung chung “NĐ”.

“80% là có”
Theo quy định, trẻ em dưới 6 tuổi có thẻ BHYT sẽ được miễn phí toàn bộ viện phí, thuốc trong quá trình khám chữa bệnh. BV sau khi khám, điều trị sẽ thanh toán các chi phí với bảo hiểm xã hội (BHXH). Qua tìm hiểu, với mỗi một hồ sơ bệnh án “lạ” kể trên BV được thanh toán 1,2 - 1,3 triệu đồng, bao gồm đủ các loại tiền xét nghiệm; chẩn đoán hình ảnh; tiền thuốc, tiền máu; phẫu thuật thủ thuật; vật tư y tế tiêu hao; tiền ngày giường… Trong đó, tiền thuốc chiếm nhiều nhất, có hồ sơ được ghi lên tới 700.000 đồng/bệnh án. Theo phiếu thanh toán BHXH tỉnh Nam Định cung cấp, hồ sơ bệnh án của bệnh nhi Cao Thị Thúy Ng. đã thanh toán được hơn 1,28 triệu đồng; hồ sơ bệnh nhi Nguyễn Huy H. thanh toán hơn 1,36 triệu đồng; hồ sơ bệnh nhi Trần Thị Minh Th. thanh toán hơn 1,19 triệu đồng.
Tiếp nhận thông tin phản ánh từ phóng viên, bà Trần Kim Dung, Trưởng phòng Giám định thẻ BHYT tỉnh Nam Định, khẳng định: “80% là có hiện tượng trục lợi BHXH”. Tuy nhiên, theo bà Dung, “mục đích trục lợi, ai là người trục lợi thì phải tiến hành xác minh, kiểm tra làm rõ mới biết chính xác” và khẳng định BHXH sẽ phối hợp Sở Y tế kiểm tra làm rõ vụ việc.
Nguyễn Tuấn
>> Vụ 'gian lận xét nghiệm ở BV Hoài Đức': Người tố cáo rơi nước mắt
>> Phát hiện thu sai tiền xét nghiệm với giá trị lớn
>> Gian lận xét nghiệm ở BVĐK Hoài Đức: Kiểm điểm trước toàn ngành y tế Hà Nội
>> Người tố cáo gian lận xét nghiệm
 http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140526/truc-loi-tren-benh-nhi-tu-vong.aspx

Hà Nội mùa vắng những cơn mưa

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-05-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội.
Photos courtesy laodong online


“Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” cũng là tên một ca khúc của nhạc sĩ Trương Quí Hải viết về vẻ đẹp Hà Nội theo những mảnh rời ký ức, hoài niệm và thực tại trong mối giao thoa của không gian, thời gian của phố và người Hà Nội. Trong những ngày gần đây, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội. Đặc biệt, không khí đang nóng lên trong bối cảnh nước Nga đứng về phía Trung Quốc và bênh vực cho Trung Quốc về vấn đề xâm chiếm biển Đông, đặc biệt, bài báo mới nhất: “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” của tác giả Dmitri Kosyrev đăng trên trang nhất của hãng tin RIA Novosti càng làm cho Hà Nội trở nên nóng bức, ngột ngạt bởi sự phản kháng và thất vọng của nhân dân.
Hà Nội nóng bức, ngột ngạt
Một nhà văn ở phố Khâm Thiên, Hà Nội, chia sẻ: “Căng lắm! Mới đây có cái bài của thằng Dmitri Kosyrev sinh năm 1955 của báo Novosti ấy, nó viết rất bậy về Việt Nam. Nó nói Việt Nam như là Crimea, Ukraine của Nga vậy, bố láo, làm gì có chuyện đó! Một là nó bẻ cong, hai là nó có một vấn đề là sau khi Nga bị Mỹ và Châu Âu cấm vận thì Nga quay lưng lại Châu Âu đã chuyển sang Trung Quốc, có thể hiểu là Nga đã đổi gió. Nga và Tàu khựa mà cấu kết lại với nhau là đã được tính trước. Quá nguy hiểm khi mà tất cả những bí mật quân sự của mình, khí tài của mình đều do Nga cung cấp hết.”
Theo nhà văn này, thành phố Hà Nội mấy ngày gần đây trở nên nóng bức và ngột ngạt không thể tả. Sự ngột ngạt này ngoài nguyên nhân thời tiết còn do yếu tố tâm lý gây nên. Phần đông những người trí thức, người có hiểu biết và chịu suy nghĩ về hiện tình đất nước trước nạn ngoại xâm đều thấy lo âu, buồn bã và hoang mang.
Vấn đề là sau khi Nga bị Mỹ và Châu Âu cấm vận thì Nga quay lưng lại Châu Âu đã chuyển sang Trung Quốc, có thể hiểu là Nga đã đổi gió. Nga và Tàu khựa mà cấu kết lại với nhau là đã được tính trước. Quá nguy hiểm khi mà tất cả những bí mật quân sự của mình, khí tài của mình đều do Nga cung cấp hết
Một nhà văn ở phố Khâm Thiên
Bởi dù sao chăng nữa, thời thơ ấu của ông và thế hệ ông ở Hà Nội cũng gắn liền với tờ báo RIA Novosti lúc đó, người ta thường gọi là báo Liên Xô, in bằng giấy bóng, có hình màu và cách thiết kế, trình bày rất đẹp mắt. Tờ báo đó cùng những hình ảnh của nó khiến cho ông luôn tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô xa xôi và ao ước khi lớn lên sẽ được một lần ghé chân đến nước Liên Xô đàn anh xã hội chủ nghĩa, thiên đường Cộng sản của thế giới.
Thế rồi càng lớn lên, ông càng nhận ra Liên Xô cũng chẳng có gì là một thiên đường, tờ báo Liên Xô lúc tuổi thơ chỉ là một kỉ niệm đẹp ông dùng để bao vở, gói sách. Mỗi khi nhìn thấy nó, một khoảng trời tuổi thơ lại hiện về với tiếng tàu diện leng keng, phố cở nghèo nàn và thiên đường gói gọn trong tờ báo giấy láng. Mãi cho đến vài ngày trước đây, cái tên tờ báo này lại hiện ra với một bài viết hết sức bất ngờ, làm ông đi từ thất vọng sang tuyệt vọng.
Bài báo của RIA Novosti bị lên án mạnh mẽ. (baodatviet.vn)
Bài báo của RIA Novosti bị lên án mạnh mẽ. (baodatviet.vn)
Ông thất vọng về cái gọi là đàn anh Liên Xô một thuở và ông tuyệt vọng khi nhìn thấy Trung Cộng xâm lăng Việt Nam trong khi đó, Liên Xô lại bắt tay với Trung Cộng và đưa ra luận điệu Việt Nam là một Ukraine của Trung Quốc. Bài báo vừa mang tính bành trướng đại Hán, vừa phủi sạch tình anh em Việt Nam – Liên Xô lại vừa kích động chủ nghĩa bành trướng Á Đông.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này, Việt Nam vốn không có bất kỳ nước nào là liên minh quân sự, phe trục, chỉ dựa vào Nga và Trung Quốc, bây giờ Trung Quốc xâm chiếm, Nga đứng vỗ tay và đồng tình với sự xâm chiếm của Trung Quốc thì Việt Nam chẳng khác nào một trái bóng ném trong tay của họ. Ông cảm thấy quá buồn và tuyệt vọng cho tương lai con em Việt Nam.
Và điều này cũng nói lên rằng khối Cộng sản chưa bao giờ tôn trọng những khế ước của nó. Tất cả những mỹ từ như ‘Cộng sản Quốc tế’ hay ‘Quốc tế Cộng sản’ đều cho thấy chỉ là kiểu nói đẩy đưa để qui mọi thứ tài nguyên của thế giới về một mối, trong đó có tài nguyên sức người và tài nguyên thiên nhiên. Những đàn anh Cộng sản, suy cho cùng cũng chỉ là những tên buôn lợn có số má và đầy mưu mô, xảo quyệt. Họ có thể đạp lên danh dự và lương tri con người để đạt mục đích.
Chỉ vì mới bị Mỹ và các nước Châu Âu ly khai, Nga đã nghĩ ngay đến thị trường hơn một tỉ rưỡi người ở Trung Quốc và sẵn sàng chà đạp lên mối quan hệ quốc tế mấy chục năm nay với đàn em Việt Nam. Và cách hành xử của Nga cho thấy Nga vẫn còn chìm đắm trong thứ tư duy Cộng sản độc tài và bá quyền, vừa xâm chiếm Ukraine lại vừa cổ vũ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam. Không còn gì đáng sợ hơn những loại tư tưởng tàn nhẫn này.
Trung Quốc hung hăng không những với Việt Nam, khu vực mà cả trên thế giới nữa, lâu nay, đặc biệt là những năm trở lại đây, cái bài báo đó kích động cực cao và nguy hiểm. Hình ảnh Trung Quốc lâu nay đang nằm trong phạm vi hình ảnh của chủ nghĩa bành trướng, ác tặc như muốn biến thế giới thành nô lệ của mình
Một nhà giáo
Chủ nghĩa bành trướng bệnh hoạn
Một nhà giáo ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, chia sẻ: “Thật là rối loạn, tức là kích động chiến tranh. Nó làm cho con người nhất là những người đang có thể có gì đó hung hăng, những người Trung Quốc hung hăng không những với Việt Nam, khu vực mà cả trên thế giới nữa, lâu nay, đặc biệt là những năm trở lại đây, cái bài báo đó kích động cực cao và nguy hiểm. Hình ảnh Trung Quốc lâu nay đang nằm trong phạm vi hình ảnh của chủ nghĩa bành trướng, ác tặc như muốn biến thế giới thành nô lệ của mình. Chủ nghĩa bành trướng và sự tàn bạo.”
Theo vị nhà giáo này, ông cảm thấy mình đang sống trong một thế giới bệnh hoạn mà căn bệnh này đã di căn trên toàn cơ thể của nó, khó có cơ may cứu vãn. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy căn bệnh này khó mà cứu vãn là sự sủng bái thái quá những thần tượng vốn là lãnh tụ Cộng sản, từ Lê nin cho đến Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh và Fidelcastro… Tất cả những lãnh tụ này đều được thánh hóa và biến thành lá bùa hộ mệnh của chế độ.
Mà sự nguy hiểm tột cùng trong cuộc sống lại nằm ở điểm này, nghĩa là khi các thần tượng này lên ngôi và chính thức được thánh hóa, họ nghiễm nhiên trở thành mẫu mực, chuẩn mực chung, những hành động nhỏ nhất của họ cũng được phù phép thành vĩ đại và lấy làm tấm gương cho mọi thế hệ. Chính vì thế, sự lựa chọn tư tưởng của họ dẫu có độc tài vẫn là chuẩn mực của quốc gia, dân tộc. Và những gì liên quan đến họ đều có tính tiên phong, lãnh đạo, vô tiền khoáng hậu.
Bởi vì quá sai lầm và bệnh hoạn trong lựa chọn hệ thống mà những lãnh tụ Cộng sản các nước đàn anh tiếp tục nghĩ ra khái niệm Quốc tế Cộng sản nhằm thu về một mối. Đương nhiên là những lãnh tụ của các nước đàn anh này phải có máu bành trướng và ôm mộng hoàng đế dưới lớp vỏ lãnh tụ quốc tế, chuyên chính vô sản. Sự tan vỡ của khối Cộng sản Đông Âu là một bước tiến của lịch sử, tuy nhiên, những mầm mống độc tài và ôm mộng hoàng đế thế giới vẫn còn âm ỉ cháy trong các con cháu của họ.
Mãi cho đến khi Liên Xô đã là nước giải trừ chủ nghĩa Cộng sản thì một tổng thống Nga với tiền nhân là bộ sậu Trung ương Cộng sản đã ngang nhiên sáp nhập Ukraine vào lãnh thổ Nga mặc dù người dân nước này không muốn thế. Và chưa dừng ở đó, những người Nga nuôi mộng bành trướng thế giới tiếp tục vỗ tay cổ động cho một nước bành trướng khác là Trung Quốc với luận điệu trước đây 2000 năm, Việt Nam vốn là của Trung Quốc.
Với vị thầy giáo này, chưa bao giờ Hà Nội trở nên nóng bức, ngột ngạt như thời điểm hiện nay, bởi vì Hà Nội là trung tâm của chuyên chính vô sản hiện đại và là một thủ đô có diện tích cũng như thân phận chính trị quá nhỏ nhoi trong khối Cộng sản hiện đại. Không có gì đáng sợ hơn nếu như suy nghĩ bệnh hoạn của một tay nhà báo Nga lại trở thành hiện thực, Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Quốc. Điều đó chẳng khác nào nhốt tù thập thể quốc dân Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, Hà Nội cần một cơn mưa làm mát lòng người, cơn mưa của dân chủ và tiến bộ!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/hnoi-abs-of-rains-05262014063704.html

 

NGUYỄN NGỌC GIÀ * CÔNG HÀM BÁN NƯỚC


Bí mật không thể bị mất

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
2014-05-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9862626-600.jpg
Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo qua các panô tuyên truyền trên đường phố Hà Nội hôm 27/5/2014
AFP photo 
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng, một lần nữa được "đào bới". Tuynhiên, lần này có vẻ nó được "khai thác" rộng rãi và rầm rộ hơn rất nhiều so với cách đây vài năm.

Một nửa ổ bánh mì là bánh mì, một nửa sự thật không phải là sự thật  - tục ngữ Châu Âu.
Có vẻ cách đưa tin từ các trang báo "theo định hướng" tại Việt Nam vẫn không thoát câu tục ngữ nói trên, khi họ vẫn không có đủ thông tin để chỉ thẳng ra nguyên nhân đầu tiên mà từ đó ông Phạm Văn Đồng đặt bút ký công hàm vào ngày14/9/1958 (?).

Phủ định sạch trơn?
Với tư cách Thủ tướng, ông Phạm Văn Đồng đang bị dư luận "mổ xẻ" khá nhẹ nhàng: công hàm đó "không có giá trị pháp lý" [1] - ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong cuộc họp báo quốc tế ngày 23/5/2014.
Lần đầu tiên, nước CHXHCNVN cho thấy một "chế độ pháp trị" thật phũ phàng: một viên chức nhà nước cấp trung đủ tư cách công khai trước báo chí thế giới để bác bỏ ý kiến của Thủ tướng, mà vị Thủ tướng này đảm nhận trọng trách, từ nước VNDCCH cho đến nước CHXHCNVN liên tục suốt 32 năm (1955 - 1987).
Ngoài ra, báo Lao Động cho biết "Trung Quốc cố tình viện dẫn sai công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng" [2].
Chỉ riêng cách, lúc thì gọi "công hàm", khi lại kêu "công thư" đủ cho thấy truyền thông Việt Nam tiếp tục "tránh né chữ nghĩa" sao cho có vẻ nhẹ nhất khi đề cập đến nó?
Rất tiếc, bút tích từ lịch sử của người CS đã gọi đích danh chữ "công hàm", nó còn nguyên đó (trích): "Sáng ngày 21-9-1958, đồng chí Nguyễn Khang, Đại Sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại Trung Quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa và đã chuyển bức công hàm..." (hết trích) [3]. Nghĩa là, sau 7 ngày khi ông PhạmVăn Đồng ký, công hàm đó được chuyển đến Trung Cộng.
Từ bút tích lịch sử, chúng ta cũng thấy ngày 4/9/1958, phía Trung Cộng ra tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc bằng tiếng Hoa, sau đó có bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt, trong nói rõ [4] tại điểm 1 (trích):
Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệnày áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu[4.1], quần đảo Đông Sa [4.2], quần đảo Tây Sa [4.3], quần đảo Trung Sa [4.4],quần đảo Nam Sa [4.3] và các đảo khác thuộc Trung Quốc. (hết trích)
Có vẻ các quan chức Việt Nam cấp trung phớt lờ chứng cớ lịch sử nói trên mà từ đó, nó lý giải nguyên nhân "khai sinh" ra "công hàm Phạm Văn Đồng"? Hình như họ nghĩ cả thế giới không biết "tuyên bố" ngày 04/9/1958 là nguyên nhân khởi đầu cho "công hàm Phạm Văn Đồng"? Hình như họ đang chú mục vào "quả" (nghĩa là "công hàm Phạm Văn Đồng") mà không đề cập đến "nhân" (nghĩa là "tuyên bố 04/9/1958" củaTrung Cộng)?
Bán một mảnh đất sở hữu tư nhân cũng khiến chủ nhân phải tính toán thật kỹ lưỡng trước khi quyết định. Dường như các chuyên gia trong cuộc họp báo không quan tâm nguyên nhân vì sao chỉ cách có 10 ngày để từ đó ông Phạm Văn Đồng, có vẻ hời hợt, nhanh nhảu với lời lẽ "êm ái" viết ra "công hàm", gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam, kéo dài cho đến ngày nay mà người dân đang lên án kịch liệt và chỉ trích mạnh mẽ?


Hậu quả rất nghiêm trọng có thể tiếp tục xảy ra?
CHXHCNVN sẽ không "thua" Trung Cộng với cái công hàm đó, nếu như không "thắng "VNCH vào ngày 30/4/1975 bằng việc vi phạm hầu hết nội dung Hiệp định Paris 1973. Lịch sử không có chữ "nếu". Lịch sử thật nghiệt ngã. Nhân-quả thật công bằng. Và số phận dân tộc Việt Nam thật cay đắng! Người cộng sản vẫn mãi không nhận ra?
Lịch sử không phải "nửa ổ bánh mì". Lịch sử cũng không phải "cái sọt rác" phi tang quá khứ (lời ông Dương Trung Quốc, một sử gia). Lịch sử không phải nơi ẩn nấp, quanh co, đôi chối. Lịch sử cũng không phải là "cuốntự truyện của kẻ chiến thắng" như ai đó đã nói.
Lịch sử nước nhà là quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của dân tộc, dù lúc thịnh khi suy. Lịch sử là khoa học. Không được bóp méo lịch sử và chính trị hóa nó bằng các thủ đoạn lừa lọc, bởi như thế là phỉ báng lịch sử - điều không một sử gia nào, không một quốc gia nào, không một dân tộc nào có thể chấp nhận.
Lên tiếng về lịch sử với tư duy coi công hàm Phạm Văn Đồng là "nửa ổ bánh mì "càng không giải quyết được bất cứ việc gì tốt đẹp hơn. Thay vào đó, nó làm cho dòng họ con cháu ông Phạm Văn Đồng càng ê chề trước một "cuộc đấu tố" kiểu mới với mọi trách nhiệm đổ trút cho cá nhân ông. Điều cay đắng,"cuộc đấu tố" do chính "hậu bối" cộng sản gây ra. Đó chẳnglẽ là cách mà người cộng sản "tưởng niệm" một người "đồng chí" nắm quyền Thủ tướng lâu nhất tại Việt Nam (?)
Lên tiếng về lịch sử như thế là có tội với dân tộc Việt Nam cũng như lừa dối dân tộc Trung Hoa. Lên tiếng về lịch sử như thế, các quốc gia khác càng có đủ bằng chứng để không thể nào tin được sáo ngữ "Việt Nam muốn làm bạn với thế giới".
Khi trả lời phỏng vấn nhà báo Gia Minh - RFA, bản thân người viết đã đề ra một biện pháp ba điểm [5]: lịch sử, ngoại giao và pháp luật quốc tế. Trong ba điểm này thì cái sau là hệ quả sinh ra từ cái trước. Thật xấu hổ, khi tình hình nghiêm trọng như hiện nay mà "người ta" vẫn chưa chịu trả lại sự thật cho lịch sử một cách khách quan, không thiên vị.
Chỉ có SỰ THẬT mới giải quyết rốt ráo mọi vấn đề.
Ai dám đảm bảo, sau khi công hàm 1958 bị phơi ra với hình ảnh "nửa ổ bánh mì" như vậy trước toàn thế giới, một "cơn địa chấn" nào đó không tiếp tục xuất hiện tựa như "trận bão tố cuồng điên" từ những nội dung tuyệt mật của hội nghị Thành Đô? Có vẻ hội nghị mà từ đó ông Nguyễn Cơ Thạch phải thốt lên "một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu", dung chứ nội dung còn ghê gớm hơn gấp nhiều lần so với công hàm Phạm Văn Đồng? Nếu việc này diễn ra, nước CHXHCNVN sẽ trả lời ra sao trước dân tộc Việt Nam? Và còn biết bao lời đàm tiếu, thị phi cũng như đầy khuất tất nghiêm trọng xoay quanh các ông cộng sản cấp cao, dù người mất, người còn như: Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh v.v...
Có lẽ nhiều người vẫn chưa quên Trung Cộng sỉ nhục lăng ông Hồ Chí Minh tựa như nhà xí thời La Mã. Đó là hậu quả chua chát cho thảm nạn"sùng bái cá nhân" mà nhiều người vẫn bưng tai không chấp nhận.

Những cái bẫy?
Ông Hoàng Việt - thạc sĩ Luật trả lời báo chí về vụ giàn khoan HD-981 [6]: "Tôi vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan trở lại đảo Tri Tôn hoặc ra ngoài vùngđặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng để Trung Quốc rút giàn khoan không phảilà điều dễ dàng".

Điều dễ nhận ra, đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ông Hoàng Việt "hy vọng Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan trở lại đảo Tri Tôn hoặc ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam" đồng nghĩa coi Hoàng Sa không còn của ViệtNam? Một nhận định có vẻ thiếu chín chắn và đầy nét phấp phỏng của một luật sưcó nghiên cứu về biển Đông?
"Phản khách vi chủ" ( của Tôn Tử) nghĩa là đổi địa vị khách thành địa vị chủ. Kế sách này cần luôn ở thế chủ động trong bất kỳ cuộc đấu tranh nào, bởi có chủ động mới khống chế được cục diện. Hoàng Sa là của Việt Nam. Chủ nhân là dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, ý kiến ông Hoàng Việt dường như chấp nhận tính bị động và ở vào thế "khách" mất rồi. Dường như ông Hoàng Việt có tư tưởng "mọi việc đã rồi" đối với Hoàng Sa? Đó là tư tưởng chủ bại rất tai hại trong tình hình hiện nay.
Ông Nguyễn Quang A - Tiến sĩ kinh tế, trả lời phỏng vấn RFA [7]: "Ở đây Chính phủ Việt Nam và các chuyên gia ở Việt Nam hiểu rất rõ ràng, đây không phải là kiện về vấn đề chủ quyền. Bởi vì khi kiện về vấn đề chủ quyền thì hai bên kiện tụng đều phải công nhận quyền phán quyết của tòa án đó. Như thế đơn phương kiện thì không ai người ta giải quyết cả và ở đây không đặt vấn đề kiện về chủ quyền mà kiện cụ thể là Trung Quốc đã đặt đã cắm cái giàn khoan ấy trong vùng của ViệtNam và tòa sẽ không phán vùng ấy thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng chắc chắn tòa sẽ phán nó thuộc vùng tranh chấp...”. Nội dung này đã mắc vào bẫy của kế sách "Vô trung sinh hữu".
Kế sách này có nghĩa: từ không mà tạo thành có. Rõ ràng, nơi Trung Cộng cắm giàn khoan cách đảo Tri Tôn trong khoảng 17 - 18 hải lý (tạm giả thuyết công nhận đảo Tri Tôn - Hoàng Sa đã thuộc về Trung Cộng như suy nghĩ chủ bại và bị động của ông Hoàng Việt), nghĩa là từ Tri Tôn, Trung Cộng cùng lắm chỉ được"làm chủ" 12 hải lý (như họ tuyên bố). Trong khi đó, Trung Cộng đã "vươn ra" thêm 5 - 6 hải lý. Do đó, lý luận của ông Nguyễn Quang A không chỉ nguy hiểm về mặt đấu tranh ngoại giao, pháp lý quốc tế mà còn vô hình chung chấp nhận vùng đặt giàn khoan HD-981 là "vùng có tranh chấp"giữa đôi bên. Đây là một lý lẽ rất nguy hại, cần phải gạt bỏ ngay lập tức.
Có lẽ Trung Cộng đang hí hửng với việc kiện này một khi nó xảy ra?

Kết
Tất cả những quan chức Việt Nam xuất hiện trong cuộc họp báo không phải là những người có trách nhiệm cao nhất mang tầm quốc gia của nước CHXHCNVN hiện nay.
Do đó, những ý kiến của họ hay của các ông thạc sĩ, tiến sĩ như Hoàng Việt, Nguyễn Quang A, đều chỉ có giá trị tham khảo và không thuyết phục cũng như đầy mâu thuẫn, guy hiểm trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam.
Có lẽ người dân Việt Nam trong và ngoài nước cũng như các quốc gia khác đang nghĩ về những tuyên bố cao nhất và hành động cẩn trọng nhất, sao cho đảm bảo đúng tính chất: "Nhân danh nước..." trong những ngày sắp tới, đối với công hàm đầy tai tiếng, đối với lịch sử Việt Nam trung thực, cũng như giàn khoan HD-981 - biểu hiện xâm lăng chủ quyền của Việt Nam trắng trợn nhất từ saukhi đảo Gạc Ma bị cướp đoạt cách đây  26 năm?
Những ai, những tổ chức nào đủ tư cách, đủ uy tín để đứng ra thay mặt toàn dânViệt Nam chu toàn mọi việc trước sự xâm lược ngày càng nghiêm trọng và ngạo nghễ từ Trung Cộng?

Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 26/05/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thoisu-052714-nngia-05272014132705.html

TƯỞNG NĂNG TIẾN * THỦ TƯỚNG

Phía sau ông Thủ Tướng có ai?

Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Tuyên bố đúng lúc, ngang tâm nguyên thủ (e) chưa đủ đâu. Dân Việt ở cả ba miền, cũng như miền ngược - hiện nay - đều đã thuộc nằm lòng: Đừng tin những gì cộng sản nói hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Yêu cầu ông Dũng thử làm vài việc trong tầm tay, và ngay trước mắt coi: Nếu không thể phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm tức khắc, và cùng lúc, ít nhất hãy trả tự do cùng với lời xin lỗi cho hai người tù Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần. Họ không có tội gì ngoài tội thấy sớm hơn các ông cái thứ “ngoại viển vông” Hoa-Việt...
*
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: "Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới". Câu nói nghe tuy hơi cường điệu (và cũng có phần hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ dành cho hai tác giả này, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời.
Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng điệp viên James Bond vẫn 007 sống mãi trong sự nghiệp của... giới làm phim và trong... lòng khán giả. Tương tự, nhiều nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những "chiếc bóng đậm màu" trong tâm tư của vô số người Việt, kể cả giới lãnh đạo cộng sản hiện nay. Ngôn ngữ hàng ngày của họ (nghe) có “mùi” tiểu thuyết Kim Dung thấy rõ: 
- Sau nửa tháng im lặng, ngày16 tháng 5 năm 2014: “Trong cuộc gặp cử tri Sài Gòn... ông Sang nhìn nhận Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, cần phải bình tĩnh, có bình tĩnh mới sáng suốt. Bên cạnh sự cương quyết phải hết sức kiên nhẫn, song không ‘thay đổi mục tiêu’ là bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao nội lực quốc gia.”
- Trước đó không lâu, T.T Nguyễn Tấn Dũng cũng kêu gọi “phải phát huy nội lực để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài hay “phát huy nội lực để đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững.”
Và người vận dụng nội lục đều đều là TBT Nguyễn Phú Trọng:
- Hôm 11 tháng 7 năm 2013, ông khuyến cáo nhân dân Hải Phòng “cần phát huy nội lực để phát triển.” 
- Qua ngày 21 tháng 8 năm 2013, ông chỉ thị nhân dân Bắc Giang cũng “phải phát huy nội lực địa phương để vươn lên phát triển, không thua kém các tỉnh bạn.” 
- Bữa 18 tháng 3 năm 2014 vừa rồi, trong chuyến đi công tác miền Trung, TBT lại nhắc nhở giới công nhân địa phương “tiếp tục phát huy truyền thông thi đua lao động sản xuất và tích cực... phát huy nội lực.”
Người tiền nhiệm của Nguyễn Phú Trọng - bác Lê Khả Phiêu - cũng hễ mở miệng ra là đòi... “phát huy nội lực” liền liền. Ông còn giải thích (một cách văn hoa) rằng đó là "sức mạnh văn hóa của dân tộc Việt Nam, đạo đức trí tuệ Việt Nam... để chúng ta vượt mọi khó khăn trong những thời điểm gian nguy nhất..." - khi trả lời phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng, số ra ngày 16 tháng 6 năm 2000.
Dù nghe có hơi kiếm hiệp, kêu gọi dân chúng “phát huy nội lực” - nói nào ngay - là chuyện phải làm khi hữu sự. Ðiều đáng phàn nàn là giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất hiếu sự nên đất nước “hữu sự” hoài hoài. Kể từ khi giành được quyền bính đến nay, họ luôn luôn tìm mọi cách để đưa dân tộc này vào những hoàn cảnh “khó khăn” hay những “thời điểm gian nguy.” Nếu không phải đấu tố lẫn nhau cho đến chết thì người dân cũng bị nhà nước Việt Nam lôi kéo, lê lết hết từ trận chiến này qua trận chiến khác. Không tử thương thì cũng bị thương vô số kể.
Thôi tạm gác lại chuyện đã cũ đi, và chỉ nhìn lại vài những sự kiện nho nhỏ vừa mới xẩy ra - trong thời gian cầm quyền của bộ ba Sang, Trọng, Dũng mà coi:
- Khi kêu gọi người dân Hải Phòng “cần phải phát huy nội lực để phát triển,” họ quên bẵng đi rằng sau vụ cầm tù anh em Đoàn Văn Vươn (cùng với chuyện thăng tướng của ông đại tá Đỗ Hữu Ca) người dân nơi đây đã gần tiêu ma nội lực, và đã mất ráo niềm tin vào chính quyền - từ địa phương tới trung ương - rồi.
- Nếu biết qua về mức sống khốn cùng ở Bắc Giang, chắc chắn, họ cũng sẽ không đủ mặt dầy mày dạn kêu gọi người dân miền núi “phát huy nội lực để vươn lên” đâu. 
- Hãy nhìn qua hình ảnh một góc chợ ở địa phương này, qua ghi nhận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời...
Hình ảnh vài “bó củi co ro,” hay “nụm nịu hai ba nải chuối,” và “lèo tèo mấy bó rau xanh” - ở một phiên chợ ở Bắc Giang - chỉ khiến cho tôi muốn rơi nước mắt, và không thể nghĩ đến chuyện họ có thể “phát huy nội lực để vươn lên.” Vươn lên gì nổi, mấy cha? Tôi cũng không tin rằng giới công nhân Việt Nam còn có nội lực để phát huy sau những ngày làm việc tăng ca (liên tục) mà đồng lương chưa chắc đã đủ mua một cái bánh kẹp thịt ở cửa tiệm McDonalds.
Vắt cạn kiệt sức dân, đẩy trăm họ tới mức khốn cùng rồi vẫn thản nhiên kêu gọi vận dụng “nội lực” của mọi người khi đất nước lâm nguy chắc (chắn) không phải là điều khôn ngoan, nếu chưa muốn nói là bất nhẫn. Bởi vậy, khác với nhà báo Huy Đức, tôi không "bảo đảm" là dân chúng sẽ đứng sau giới lãnh đạo Việt Nam trong tình cảnh hiện nay:
“Giàn khoan 981 xuất hiện trước thềm Hội nghị ASEAN ở Myanmar và Diễn đàn kinh tế Manila như một trái banh được đặt vào chân Thủ tướng khi ông đang ở gần khung thành nhất. Những tuyên bố đúng lúc, ngang tầm nguyên thủ, đã khiến ông trở thành một người hùng. Thưa Thủ tướng, ông đã cùng bước, cùng dùng một ngôn ngữ sục sôi với người dân Việt Nam. Ông đã đi một đoạn đường khá xa. Đừng quay lại vì phía sau là dân chúng.”
Huy Đức, có thể, vì may mắn chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ. Người Việt, thuộc những thế hệ trước ông (hẳn) không mấy ai lạc quan như vậy. Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại (đến chục lần) rằng “Đảng luôn luôn nói một đằng,làm một nẻo.” Có gì bảo đảm là ông TT sẽ không tiếp tục cái “chiến thuật” cố hữu và vô liêm sỉ này của Đảng?

Không đánh đổi chủ quyền lấy ngoại giao viển vông.
Tuyên bố đúng lúc, ngang tâm nguyên thủ (e) chưa đủ đâu. Dân Việt ở cả ba miền, cũng như miền ngược - hiện nay - đều đã thuộc nằm lòng: Đừng tin những gì cộng sản nói hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Yêu cầu ông Dũng thử làm vài việc trong tầm tay, và ngay trước mắt coi:
- Nếu không thể phóng thích tất cả những tù nhân lương tâm tức khắc, và cùng lúc, ít nhất hãy trả tự do cùng với lời xin lỗi cho hai người tù Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần. Họ không có tội gì ngoài tội thấy sớm hơn các ông cái thứ “ngoại viển vông” Hoa-Việt.
- Ngưng ngay cái chủ trương lớn (và ngu) của Đảng về chuyện khai thác bauxite Tây Nguyên.
- Trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, quyền tự do ngôn luận cho những người cầm bút, và quyền thành lập công đoàn cho công nhân. Đến đón Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương tại cửa nhà tù để ôm xin họ tha lỗi. Cùng lúc, cũng phải công khai về chuyện “mất tích” của Lê Trí Tuệ (Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam) người đã bị “bắt cóc” ở Cambodia vào từ hôm 16 tháng 5 năm 2007.
- Trả lại tài sản và quyền tự do tín ngưỡng cho tất cả những giáo hội và giáo phái.
- Xin làm hòa với người Việt nước ngoài bằng cách xin phép xây lại Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân ở Mã Lai và Nam Dương. Vứt cái Nghị Quyết rẻ tiền 36 vào thùng rác, đuổi việc những nhân viên ngoại giao lấc xấc và lấc cấc như Nguyễn Thanh Sơn đi cho thiên hạ đỡ bực mình.
- Nếu chưa có thể công bố thời điểm chính xác để huỷ bỏ điều bốn hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử tự do vào lúc này thì ít nhất cũng phải ngưng ngay cái cung cách cầm quyền như một đạo quân chiếm đóng như hiện nay, để người dân toàn quyền tự do làm những gì mà luật pháp không cấm, và trừng phạt nghiêm khắc mọi hành vi lộng quyền hay lạm quyền của viên chức các cấp.
Những điều trên trước sau gì cù̃ng phải được thực hiện ở Việt Nam thôi nhưng nếu không làm ngay hôm nay thì trước mặt ông T.T. là kẻ thù, và sau lưng sẽ chả có ai đâu. Hai bên cũng không có bạn bè đồng minh nào ráo. Nhân loại văn minh tiến bộ giờ đây không ai muốn làm bạn với những kẻ độc ác, trí trá, giáo dở lươn lẹo, ngu (lâu) và ngoan cố. Hãy chứng tỏ thiện chí và nỗ lực muốn thoát cộng đi thì mới có hy vọng thoát Tầu. Nếu không là đi tầu suốt.

KÍNH HÒA * HỆ THỐNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Hệ thống song trùng Đảng - Nhà nước VN

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-05-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg5156689-600.jpg
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng và TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hả Nội tháng 7/2011
AFP photo
Hệ thống song trùng Đảng- Nhà nước là một hệ thống rất đặc biệt trong các quốc gia có thể chế cộng sản. Trong hệ thống này cứ mỗi một vị trí hành pháp là có một người đương nhiệm bên phía đảng cộng sản cầm quyền.
Đặc biệt hơn nữa là người của bên phía hành pháp cũng là đảng viên đảng cộng sản. Ví dụ như tương đương với vị trí Bộ trưởng bộ ngoại giao sẽ có một vị là Trưởng ban đối ngoại trung ương của đảng cộng sản. Những người cộng sản gọi hệ thống này là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý.
Có thể là trong các quốc gia có nhiều đảng phái thì trong các đảng phái ấy sẽ có những người theo dõi các công việc của hành pháp để từ đó đưa ra chính sách của đảng mình trong công cuộc cạnh tranh chính trị. Nhưng ở các quốc gia cộng sản, các đảng cộng sản nắm quyền tuyệt đối, không phải cạnh tranh với ai, nhưng hệ thống song trùng Đảng - Chính phủ cứ tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử cộng sản của các quốc gia này.
Trong lịch sử cầm quyền của đảng cộng sản Việt nam, cho mãi đến những năm 80 của thế kỷ 20, hệ thống song trùng vẫn tồn tại, nhưng chỉ về mặt hình thức vì quyền lực tuyệt đối lần lượt nằm trong tay các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, và Nguyễn Văn Linh dù chức vụ của các ông này có thể khác nhau. Sau cái chết của ông Linh, người ta không thấy quyền hành tập trung vào một người nữa mà thường có sự xuất hiện một cách song song, một người bên đảng và một người bên chính phủ. Nếu bên chính phủ có lần lượt các ông Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, và bây giờ là Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng thì bên kia cũng lần lượt là các ông Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và bây giờ là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trống đánh xuôi kèn thổi ngược
Ở những tầng mức thấp của hệ thống quyền lực, đã có lúc truyền thông của nhà nước Việt Nam từng nói đến sự dẫm chân nhau của hệ thống song trùng này, cụ thể là các công việc thường nhật của các vị chủ tịch hành chính và bí thư đảng ở cấp tỉnh và huyện.
Những sự khác biệt đảng-chính phủ thấy rõ nhất là trong các quan hệ đối ngoại. Chuyện đầu tiên xảy ra vào năm 2000 trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton. Trong lúc bên hành pháp của thủ tướng Phan Văn Khải tất bật hoan nghênh kẻ thù cũ, thì ông tổng bí thư lúc đó là Lê Khả Phiêu lên tiếng chỉ trích nặng nề người bạn mới trong một cuộc gặp gỡ mặt đối mặt.

000_Hkg8885450-250.jpg
Sự khác biệt trong đối ngoại thấy rõ nhất trong mối quan hệ với với Trung Quốc. Cứ mỗi lần có xung đột gì đó giữa hai quốc gia thì bên cơ quan ngoại giao của chính phủ lên tiếng chỉ trích, trong khi bên cơ quan đảng cộng sản vẫn là những câu chữ ca ngợi tình hữu nghị như 16 chữ vàng, bốn tốt.
Bình luận về vai trò của Bộ ngoại giao, trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Vũ Tường, một

 Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh tham dự cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Thái Lan tháng 8/2013. AFP photo
 người quan sát chính trị Việt Nam từ đại học Oregon, Hoa Kỳ nói rằng:
Đó là đặc biệt ở Việt Nam, nó do các cơ chế chính trị của Việt Nam thực ra là từ xưa đến nay các chính sách ngọai giao lớn đều do Bộ chính trị và ban bí thư quyết định, ngay từ thời ông Lê Duẩn đã vậy. Sau này nó vẫn như thế, chỉ có trong một thời gian ngắn ông Nguyễn Cơ Thạch đóng một vai trò đặc biệt làm nổi lên vai trò của Bộ ngoại giao vào thời kỳ bắt đầu đổi mới, nhưng sau đó thì không có ai. Tức là Bộ ngoại giao đóng vai trò làm theo những quyết định chiến lược của Bộ chính trị. Trong Bộ chính trị thì Tổng bí thư, hay trưởng ban đối ngoại trung ương, trong một tình huống nào đó có thể đóng vai trò quan trọng hơn Bộ trưởng Bộ ngoại giao.
Sự lấn lướt này của quyền lực đảng trong hệ thống song trùng đối với những vấn đề ngoại giao càng rõ hơn trong bối cảnh thế giới chỉ còn có vài đảng cộng sản cầm quyền. Trong bối cảnh đó có vẻ như đảng cộng sản Việt Nam đặt tầm quan trọng rất cao mối quan hệ giữa họ và đảng cộng sản TQ.
Trớ trêu thay, đảng cộng sản TQ lại đang lãnh đạo một quốc gia hay thể hiện sức mạnh cơ bắp với những nước láng giềng nhỏ hơn trong thời gian gần đây. Đối với trường hợp Việt Nam thì quan hệ lịch sử với TQ lại còn có cả chiều dài lịch sử phức tạp hàng nghìn năm. Đứng trước thực tế không muốn làm phật lòng một đảng cộng sản lớn hơn, những động thái đối ngoại của đảng cộng sản Việt Nam chịu nhiều chỉ trích. Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến, đồng thời đã sống và làm việc nhiều năm ở Đông Âu cộng sản nói với chúng tôi:
TQ phải giữ Việt Nam ở chế độ cộng sản, vì chỉ có ở chế độ cộng sản thì mới có cái kiểu hai đảng làm việc với nhau, nhượng bộ quyền lợi với nhau, còn nhân dân thì chẳng có vai trò gì.”
Chuyện làm việc với nhau giữa hai đảng cộng sản trong cuộc khủng hoảng biển Đông vào thời điểm tháng 5/2014 có vẻ không được xuôi chèo mát mái lắm khi nhiều cơ quan truyền thông đưa tin rằng ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư đảng cộng sản VN bị từ chối lời đề nghị gặp mặt của ông để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Về mặt chính thức, khi TQ bắt đầu kéo dàn khoan nước sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam và các cơ quan truyền thông của nó không có một tuyên bố nào. Hai tuần lễ sau đó trang thông tin điện tử của đảng cộng sản VN mới đăng bài chỉ trích TQ, còn ông Nguyễn Phú Trọng vẫn không nói gì. Trong khi đó bên hành pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên tục đưa ra những chỉ trích mạnh mẽ, mà đỉnh cao là lời tuyên bố của ông tại Manila rằng hành động của TQ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Sự xung đột phe phái
Sự xung đột bên trong hệ thống song trùng đảng – chính phủ được cho là lên rất cao khi hồi năm 2013, một hội nghị trung ương đảng đã không kỷ luật được ông Dũng vì những tệ hại của nền kinh tế quốc gia. Nay trong cuộc xung đột với TQ, dường như một lần nữa sự xung đột ấy lại lên cao. Ngay sau khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ, Tiến sĩ Vũ Tường có nhận định rằng sự lấn lướt của TQ có thể làm phe của ông Nguyễn Tấn Dũng mạnh lên.
image-250.jpgTuy nhiên cũng theo Tiến sĩ Tường thì những người lãnh đạo công an và quân đội Việt Nam có khuynh hướng nghiêng về phe của đảng hơn.
Và trong cuộc khủng hoảng đang xảy ra, người ta thấy rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có nói với người đồng nhiệm Trung Quốc rằng Việt nam vẫn tìm cách giải quyết vấn đề một cách hữu nghị, không sử dụng quân đội, dù rằng ông Bộ trưởng quốc phòng TQ vượt qua cả sự tế nhị

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng các thành viên trong đoàn tại nơi diễn ra lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Myanmar hôm 11/5/2014. AFP photo 


ngoại giao mà công kích gay gắt rằng Việt Nam là một quốc gia gây sự trong cuộc gặp đôi bên.
Trong hoàn cảnh một nền chính trị không công khai, những tuyên bố trái khoáy giữa những người của đảng và của chính phủ, mà lại cũng là của đảng, càng tăng thêm sự đồn đoán về sự xung đột phe phái. Điều này thấy rõ nhất trong cuộc bạo loạn Bình Dương-Vũng Áng với sự chậm trễ của công an, sự can thiệp của quân đội…
Nhưng điều mà mọi người có thể thấy rõ nhất trong gần một tháng qua là sự leo thang xung đột Việt Trung, người chết và nhà xưởng bị đốt cháy,…
Hệ thống song trùng đảng chính phủ đương đầu thế nào với thách thức mới trong những ngày sắp tới? Liệu họ sẽ đồng thuận chống lại đe dọa của nước ngoài? Hay họ thu xếp để trở về nguyên trạng với sự phân công đảng lo hữu nghị, còn chính phủ lo phản đối, trong bối cảnh cuộc xung đột với nước cộng sản anh em lắng dịu? Hay đi xa hơn là không còn hệ thống song trùng nữa?


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bicephalou-system-party-state-kh-05272014115801.html

SƠN TRUNG * SỰ IM LẶNG TRƯỚC CƠN BÃO



SỰ IM LẶNG TRƯỚC CƠN BÃO
SƠN TRUNG


Trong bao nhiêu năm nay, Việt Nam luôn náo động về các cuộc biểu tình. Có hai mục tiêu lớn nhất của nhân dân là biểu tình chống Trung Cộng xâm lược và biểu tình chống Cộng sản cướp đất, cướp nhà. Dù chỉ có hai, ba chục người, dân ta cũng biểu tình chống cộng sản và họ đã bị cộng sản đánh đập tàn nhẫn và bỏ tù. Có những người biểu tình đã bị công an đánh chết. Đối với các quốc gia khác, công an không đàn áp các cuộc biểu tình bất bạo động, và công an đánh chết dân ngoài đường, hoặc trong trụ sở công an hay trong nhà tù đều bị pháp luật xét xử nhưng tại Việt Nam công an và côn đồ là một, công an mặc sức làm điêu ác, pháp luật không can thiệp. Điều này là hiển nhiên vì từ thời Lenin, cộng sản thi hành chuyên chính vô sản bằng mọi thủ đoạn và quyền hạn không hạn chế bởi pháp luật.

Cộng sản thường nêu cao  khẩu hiệu vì dân cho dân, phục vụ nhân dân, tranh đấu cho quyền lợi đa số, cho vô sản, nhưng tất cả chỉ là nói láo. Họ không làm gì ich lợi cho nhân dân mà còn tàn sát nhân dân, phá hoại đât nước. Chế độ quân chủ còn tôn trọng nhân dân  chứ không tàn ác, giả dối như cái dân chủ giả cầy của cộng sản. Cụ Nguyễn Sinh Sắc- bố của  bác Cáo-  uống rưọu say sai lính đánh chết người nên bị cách chức. "Đồng chí " Mai Chí Thọ  hồi chỉ là một anh  trương tuần đã cậy uy quyền đánh chết người. Quan phủ sai lính truy nã, khiến đ/c phải bỏ làng xóm theo cộng sản. Nay thì cộng sản tha hồ đánh giết nhân dân!

Chủ nhật 18-5, công an đã đàn áp dã man.Đàn áp biểu tình là chuyện thông thường tại Việt nam. Nhưng cuộc biểu tình ngày 18-5 là ở trong tình thế  đặc biệt do Trung cộng trắng trợn đem giàn khoan 981 vào lãnh hải Việt Nam. Dù bao lâu nhẫn nhục, nay thì các yếu nhân Mỹ đến Việt Nam và  hội nghị ASEAN  tại Miến Điện gần kề, không thể im lặng nhục nhã  để cho thế giới cười chê, Phạm Bình Minh họp báo rụt rè  báo cáo với thế giới việc giàn khoan  Trung cộng tiến vào lãnh hải Việt Nam.   Nguyễn Tấn Dũng   ngày 15-5. kêu gọi bảo vệ tổ quốc ; nhưng sau đó lại y  kêu gọi đừng biểu tình. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi “bình tĩnh và đoàn kết” , và y cũng nói biểu tình là quyền thiêng liêng của người dân. Ngày 17-5, Trung Quốc đòi Việt Nam dẹp biểu tình ngày 18-5-2014. Tuân lệnh Trung cộng, Việt cộng dẹp biểu tình 18-5.

Như vậy là  bọn cộng sản vẫn hành động tráo trở,  nói năng  tiền hậu bất nhất theo phong thái  bọn lưu manh đầu đường xó chợ.  Cái hăng hái yêu nước chống Trung quốc là xạo, là không chắc chắn. Nếu ngày mai, Trung Cộng hạ lệnh bắt đầu hàng thì bọn Trọng Dũng, Sang, Hùng cũng tuân lệnh mà đầu hàng.

 Nếu tình thế khó khăn, tại sao không giải thích? Tuyên truyền, lý luận là nghề của chàng sao nay lại câm miệng hến? Cổ nhân nói  :"danh bất chính, ngôn bất thuận, ngôn bất thuận, sự bất thành  ". Hành động và ngôn ngữ của cộng sản bán nước  là không đúng với  chủ nghĩa yêu nuớc. Việc khủng bố, đàn áp nhân dân là không thuận với mục đích phục vụ nhân dân  của danh từ công an nhân dân, quân đội nhân dân. Việc cướp bóc tài sản quốc gia và nhân dân là trái với lý tưởng cộng sản san bằng bất công xã hội, chống bóc lột. Nói và làm khác nhau, danh nghĩa  trái với thực tế cho nên cuối cùng cộng sản sẽ thất bại.  Chính nhân dân là kẻ đào mồ chôn cộng sản.

Cộng sản quen dối trá, che đậy nay trong hoàn cảnh này cũng vẫn che đậy, giấu diếm, dối trá. Thái độ đó chỉ làm cho nhân dân căm thù. Gương thất nhân tâm của Hồ Quý Ly  còn đó, nhưng Việt cộng quen đàn áp, khủng bố và tàn sát không thể thay đổi được. Và như vậy, những lời tuyên bố trước ASEAN, với ngoại trưởng Mỹ, phải chăng cũng dối trá ?

Ngoại trưởng Mỹ mời Việt Nam ngày 21-5, nay gần một tuần lễ mà Phạm Bình Minh chưa đi. Còn trở ngại gì, còn toan tính gì? Ta khó tin lòng dạ bọn lưu manh gian dối, lương gạt. Phải chờ khi đến Mỹ, Phạm Bình Minh  ký kết  những gì và về Việt Nam y làm những gì. Và chúng ta cũng chờ thời gian nữa, bọn Việt Công các phe sẽ làm gì. Chúng ta cũng chờ xem khi Trung quốc tấn công, bọn họ sẽ chiến đấu hay đầu hàng dù rằng hiện nay có những kẻ tuyên bố rất hăng. Năm 1975, chúng ta đã thấy những tấn bi hài kịch của những kẻ đầu hàng, ninh  hót, tráo trở.. Sắp tới, quân Trung Cộng tấn công, chúng ta cũng sẽ thấy những trò khỉ của bọn lưu manh, hèn nhát, bất nhân, bất nghĩa.


Bản chất tráo trở và hèn hạ của Việt cộng đã làm thế giới khinh bỉ. Cuộc họp ASEAN tại Miến địện ngày 19-5, ASEAN đã không nhiệt  liệt ủng hộ cộng sản bởi vì trước đây, khi các nước lên tiếng tố Trung cộng thì bọn Cộng sản Việt Nam hèn hạ cúi mặt làm thinh vì sợ Trung Quốc.

Tuy biết rõ bộ mặt và tâm địa gian manh của Việt cộng, ngoại trưởng Mỹ và Tổng thư ký ASEAN đã lên tiếng bênh vực Việt nam vì họ nghĩ đến quyền lợi chung, và bản tâm họ là những người nhân hậu và lịch sự.  Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Việt cộng phải chứng tỏ chút lòng thành mới được quốc tế tín nhiệm. Còn hiện nay, nhân dân ta và thế giới đều không tin tưởng con người Việt cộng.

Phạm Bình Minh muốn liên minh với Mỹ nhưng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Việt Nam không kết liên minh với nước nào, không cho nước nào đóng quân, như vậy thì làm sao liên minh với Mỹ? Không liên minh với ai thì càng dễ cho Trung Cộng xâm chiếm Việt  Nam. Bộ chính trị Việt Cộng theo Phạm Bình Minh hay theo Nguyễn Chí Vịnh ? Rốt cuộc phe nào thắng ? Bọn họ dám chống Trung cộng không? Được Trung Cộng tín nhiệm, Nguyễn Phú Trọng,  Nguyễn Chí Vịnh  sẽ hành động ra sao để phục vụ quyền lợi của chúng và của Trung Cộng ?

Muốn chống Trung Cộng thì chính quyền phải được nhân dân ủng hộ. Hãy từ bỏ chủ nghĩa cộng sản độc tài, tàn bạo và  phản khoa học, phải thực thi dân chủ, trả lại nhân quyền và dân quyền cho nhân dân. Trong lúc này nhân dân ta cần một cuộc giải phẩu hoàn chỉnh để loại bỏ khối ung thư trong cơ thể Việt nam bênh hoạn.  Đừng  nghĩ  rằng nhân từ là không loại bỏ vi trùng và sán lãi trong thân thể ta.  Đừng nghĩ  đoàn kết là liên minh với  bọn tay sai  Trung cộng. Đừng giả danh nhân từ. Nếu các anh là cộng sản,  bàn tay đã nhuốm máu đồng bào, thì mở miệng nói nhân nghĩa là giả dối. Nếu anh là tay sai cộng sản, các anh  phục vụ  kẻ gian ác, cái nhân nghĩa của anh cũng chỉ là bề ngoài xảo quyệt. Dù bản tâm các anh muốn hòa hợp với bọn thân Trung cộng, chưa chắc họ đã chịu vì họ phải tuân lệnh chủ, và họ cũng có giòng máu cộng sản như anh, nghĩa là hiếu sát và gian xảo.


Theo Trung Cộng thì sớm muộn cũng bị Trung Cộng tàn sát và bánh xe lịch sử sẽ nghiến nát.  Ai đứng về phía nhân dân thì sẽ tồn tại. Cuộc chiến tranh xâm lược sẽ khó tránh được. Lúc  đó nhân dân ta sẽ đứng lên chống Việt cộng bán nước và  Trung cộng xâm lược để xây dựng một nước Việt nam độc lập , dân chủ và cường thịnh.
 
 Chủ nhật 25-5 là một chủ nhật im lặng. Đây là một sự im lặng có ý nghĩa. Đó là sự im lặng, không gió, không mưa, không khí ngột ngạt, mây như dừng lại, mặt trời như có như không. Bỗng nhiên, mây đen kéo tới, sấm sét ầm ầm, bão kéo tới. Mưa đổ ào ào, gió thổi đổ cây, làm sập nhà cửa.. . Sự im lặng ngày chủ nhật 25-5 là một sự im lặng báo hiệu một cơn bão lớn sắp tới.

Trung cộng đã vẽ bản đồ lưỡi bò và tuyên bố hầu hết Biển Đông là đất đai của họ. Họ nói rõ Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough, Điếu Ngư là của họ. Nếu họ lấy được các đảo này, cứ từ các đảo này tính ra 12 hải lý là đất liền của họ. Việc cãi cọ, kiện tụng chỉ là bước đầu của kẻ yếu, rốt cuộc cũng phải đi đến chiến tranh vì Trung cộng muốn giết chứ không muốn tha mạng kẻ đầu hàng.

Việt nam luôn khoe khoang đã đánh thắng 4  tên xâm lược mạnh nhất thế giới, nhưng họ nói sai. Chính Mỹ đánh thắng Nhật chứ không phải Trung Cộng và Việt Nam. Chính Trung cộng dánh thắng Pháp chứ không phải Việt Nam. Chính Mỹ rút lui khỏi Trung Hoa Dân Quốc , Việt Nam và bỏ ngõ Thái Bình Dương trong không thành kế để rồi dùng đà đao kế giết Trung Cộng, chứ Trung Cộng, Việt Cộng không thắng Mỹ.

Việt cộng đã thua trong chíến tranh Hoa Việt tại Lạng Sơn1979 và trận Gac- ma năm 1988 cho nên bây giờ Việt Cộng rất sợ Trung Cộng. Nhất là năm 1990, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng sang quỳ lạy ở Thành Đô xin bảo hộ, thì Việt cộng đã cam tâm phận khuyển mã. Trận Lạng Sơn, trận Gac-Ma như thế thì sao huyênh hoang là thắng Trung cộng ? Cuộc triều cống Thành Đô như thế là Việt cộng đã xuống hàng nô lệ, chứ đâu là đồng chí anh em? Ông Hồ khoác lác "độc lập, tự do", "tình đồng chí anh em " nhưng chính ông cũng là tay sai Nga, Hoa vì mỗi việc ông phải sang Nga Hoa xin chỉ thị và nạp bản báo cáo thường xuyên cho chủ.
 Hồ Chí Minh đã sai Phạm Văn Đồng ký công hàm bán nước. Việt cộng giấu diếm, và bọn tay sai ngu muội tin rằng bác Hồ, bác Đồng không bán nước, chỉ là tin do bọn Mỹ ngụy tạo ra để nói xấu. Nay Trung cộng đưa ra công hàm Phạm Văn Đồng, và nay mai họ sẽ công bố các văn kiện do Nguyễn VănLinh, Đỗ Mười bán nước. Không biết bọn ngu muội này có còn tin vào sự dối trá của bọn cộng sản gộc nữa thôi ?
Hiện nay, Trung cộng không nói ra hiệp ước Thành Đô nhưng họ nói Việt Nam là thuộc địa xưa của Trung Quốc, và họ đã trưng công hàm Phạm Văn Đồng. Hơn nữa , 300.000 quân Trung Cộng đã tiến sát biên giới Việt Trung, và 130 tàu chiến đã đậu tại dàn khoan HD 981, và giờ G. Trung cộng sẽ tấn công Việt Nam sau khi họ đã rút người về. Chiến thuật 1979 nay được lập lại. Ngoài ra lực lượng Việt Cộng tay sai Trung Quốc như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn chí Vịnh, Trần Đại Quang... rất mạnh. Tại Việt nam cũng có quân Trung cộng ẩn tại núi rừng và các công ty, hãng xưởng, lúc súng nổ, họ sẽ xông ra. Điều này thì dân ta ai cũng biết, cũng thấy, cho nên họ phải lo các biện pháp cần thiết để đối phó với quân Trung Cộng xâm lược. Và các nhà tranh đấu cũng phải đặt các biện pháp để cứu nguy đất nước khi Trung cộng xâm lược và bọn tay sai nổi lên làm nội ứng..

Bọn tay sai ỷ có thế mạnh của chủ sẽ quyết tâm sát hại, đàn áp nhân dân ta. Cái truyền thống tàn sát,  các đồng chí cộng sản đã có từ hai phe  Bolshevik  và Menlshevik,  và là một cuộc tàn sát đẫm máu.  Cộng sản thân Trung cộng sẽ theo lệnh chủ mà tàn sát nhân dân và phe chống Trung cộng. Hơn nữa, bọn chúng cũng tích cực vì giết đối thủ chúng sẽ độc chiếm quyền lợi. Đôi mắt  và bộ mặt của Nguyễn Chí Vịnh  đầy sát khí cho thấy bọn họ sẽ ra tay rất tàn độc.  Thời điểm đã đến. Cái số công an dày đặc ngày chủ nhật  18-5 chỉ là một phần nhỏ chưa kể bọn công an chìm, bọn Trung cộng trà trộn trong nhân dân và chính quyền. Nhân dân ta sẽ thấy một lúc hai tai họa; bọn tay sai Trung cộng sẽ vùng lên giết hại nhân dân ta, và bọn Trung cộng sẽ đem xe tăng, đại bác, hỏa tiễn cày nát quê hương ta. Cuộc bạo loạn ngày 11-5 là do Trung Cộng và bọn chân tay thực hiện cho ta thấy Trung Cộng đã tiến vào Bình Duơng và Hà Tĩnh, sắp mở màn cuộc chiến tranh như ở Lạng Sơn năm 1979, gạch ngói không còn. .Và cuộc khủng bố ngày 18-5 đã cho nhân dân ta thấy  Việt Cộng đã tuân lệnh Trung cộng, vẫn  tàn ác với dân và hèn nhát với quân thù!' Tất cả đều báo hiệu bão tố sắp đổ ụp xuấng quê hương ta.


Ngày chủ nhật 25-5 là một ngày chủ nhật im lặng, ngột ngạt, báo hiệu một cơn bão sắp tới. Cầu xin ơn trên phù hộ cho nhân dân và đất nước Việt Nam thoát ách Trung Cộng xâm lược và Việt Cộng bán nước.


MINH TÂM * VIỆT NAM TỈNH DẬY

26-05-2014


Xung đột Biển Đông sẽ 'đánh thức một VN ngủ quên'



Minh Tâm Thực hiện
Nhà văn Hà Thủy Nguyên.
 Giàn khoan Hải Dương 981 như cơ hội để toàn thể người dân nước Việt đồng lòng đoàn kết vì mục tiêu chung. Tuần Việt Nam trò chuyện với nhà văn Hà Thủy Nguyên, người sáng lập  của Book Hunter Club, một cộng đồng tri thức trẻ có uy tín trên Internet,  về vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ với chủ quyền đất nước.

Người Việt trẻ, đứng dậy thôi!
Chào chị, mới đây trên Book hunter club có đăng tải "Lời kêu gọi VN trỗi dậy" của chị. Như chị nói, đây là lời kêu gọi "với tư cách của một người VN trẻ tuổi đứng trước nguy cơ xâm lấn của TQ trên Biển Đông".
Trong lời kêu gọi ấy, chị có nhấn mạnh một chi tiết "đã đến lúc chúng ta cần làm điều gì đó hơn là biểu lộ". Chị có thể nói rõ hơn?
Thực ra lời kêu gọi không phải là của tôi, nó được viết dựa trên ý tưởng và phương hướng hoạt động mà chúng tôi vốn đã đề ra từ khi mới thành lập, đó là truyền cảm hứng xây dựng đất nước bằng kiến thức, sự hiểu biết, lòng nhiệt thành và lương tâm đối với xã hội đến với các bạn trẻ. Nhưng có vẻ lâu nay các bạn trẻ ít ai để ý. Cho đến lúc này.
Với bối cảnh như hiện nay, ai cũng hiểu rằng rằng biểu lộ là không đủ, mà phải biến sự biểu lộ đó thành hành động, hành động không đủ mà còn phải hành động hiệu quả. 
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, kiểm ngư viên, biển đảo, hàng xóm, hải quân, cảnh sát biển Việt Nam, tòa á
Diễn viên Bình Minh cùng nhiều bạn trẻ xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép. Ảnh: VNN
Bất cứ người dân nào cũng mong điều đó, nhưng cũng là chuyện lâu dài. Vậy còn cách hành xử trước mắt? Chị nghĩ sao về cách hành xử của những người cùng thế hệ hoặc trẻ hơn mình?
Khi bạn hỏi câu này, chắc bạn có ngầm ẩn ý đến việc nhiều bạn trẻ tỏ ra kích động, xuống đường biểu tình, thậm chí sẵn sàng nhập ngũ. Đó là một điều tốt, chứng tỏ rằng các bạn trẻ vẫn còn rất quan tâm đến đất nước, không giống như những gì mà những thế hệ trước vẫn lo ngại.
Nói đến giới trẻ thì rất rộng, có thể thu gọn lại là những bạn trẻ quan tâm đến tình hình. Rất đáng mừng là con số này ngày càng gia tăng so với những năm trước, vì theo tôi được biết rằng những sự kiện xung đột giữa VN và TQ trong nhiều năm qua không có được nhiều sự quan tâm đến thế. Tôi xin phép được chia thành một số cách cách biểu lộ sau:
Trước hết và dễ nhận biết nhất là những bạn trẻ biểu lộ lòng yêu nước mãnh liệt trên mạng xã hội. Họ thật sự lo lắng nguy cơ và chuẩn bị tinh thần kỹ, thậm chí bài trừ TQ... Tuy nhiên, cách biểu lộ này chỉ là sự bốc đồng. Các bạn phải hiểu rõ rằng TQ là một đất nước, một nền văn minh, còn điều các bạn đang phản đối lại chỉ liên quan đến chính phủ TQ thôi.  Biểu lộ lòng yêu nước là cần thiết, vì nó có sức mạnh truyền cảm hứng lớn lao, nhưng tôi mong sao sau khi biểu lộ, các bạn ấy nên tìm hiểu vấn đề một cách cẩn thận hơn.
Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn trẻ không biểu lộ cảm xúc trên mạng, mà đẩy mạnh hơn các thông điệp về học tập và xây dựng đất nước. Họ là những người nhìn thấy được vấn đề rằng sở dĩ VN bị TQ chèn ép đến thế là vì đất nước của chúng ta không giàu mạnh. Lịch sử rõ ràng đã chứng minh, cứ mỗi khi nước Việt ta yếu thế, chia rẽ thì đó là lúc phải đối mặt với nguy cơ ngoại xâm. 
Có một cách yêu nước khác cũng thiên về biểu lộ, nhưng có mục đích hơn và tỏ rõ thái độ hơn, đó là biểu tình. Trong suốt tuần qua, những cuộc biểu tình diễn ra khắp nơi từ Nam chí Bắc. Biểu tình quả nhiên cũng có tác dụng, đó là không chỉ bày tỏ với TQ mà còn bày tỏ với dư luận thế giới về thái độ bảo vệ chủ quyền của người dân VN, để thế giới biết rằng người VN không nhu nhược.
Tuy nhiên, chỉ trong gang tấc, biểu tình có thể biến thành hỗn loạn.  Tôi mong rằng các bạn trẻ có thể giữ vững thái độ ôn hòa mà cương quyết, để mình không trở thành con rối trong tay kẻ khác.
Vì một Việt Nam trỗi dậy
Vậy theo chị, cách nào là tốt nhất để các bạn trẻ hành xử đúng đắn trong bối cảnh hiện nay?
Có lẽ, bên cạnh việc dạy các bạn trẻ kĩ năng thích nghi với môi trường sống ngoài đời thực, các nhà giáo dục nên quan tâm đến việc hướng dẫn cho các thế hệ đi sau thích nghi với đời sống ảo là Internet. 
 Trước hết, mỗi người trẻ cần tự ý thức về con người Việt Nam trong bản thân mình nhiều hơn. Một dân tộc không thể mạnh nếu các bạn cứ đứng ở góc nhìn của Mỹ, của Âu, của TQ để nhìn về người VN và chỉ nhận ra "người Việt xấu xí" rồi chê bai này nọ, cứ như thể rằng người Việt chúng ta với những mã số gen do cha ông để lại là một lũ người mọi rợ, ngu dốt, tiểu nhược. 
Tại sao chúng ta phải cố gắng bắt chước đặc tính của những cường quốc khác. Đặc tính của một dân tộc được xây dựng bằng thói quen thích nghi hay đối phó với các điều kiện tự nhiên và quá trình giao thoa hay chiến đấu với các dân tộc khác trong suốt quá trình lịch sử. Thế nên đặc tính nào cũng luôn có tính hai mặt của nó, sẽ là tích cực nếu ta biết đặt đúng chỗ, sẽ là tiêu cực nếu chúng ta đặt sai chỗ.
Ngoài tăng khả năng nhận thức về bản thân, chúng ta cũng cần tăng khả năng nhận thức về các vấn đề thế giới. Chúng ta thiếu những nhận thức này cho nên đến khi xảy ra sự cố hay phải đối mặt với biến đổi lớn nào đó của thế giới, chúng ta thường lúng túng. Hạn chế này một phần do ngôn ngữ, một phần vì vấn đề này chưa được xem trọng đúng mức.
Tôi hi vọng rằng, các bạn trẻ, với sự nhiệt tình tìm hiểu tri thức và ước muốn giúp ích cho đất nước, có thể chủ động hơn trong việc trang bị cho mình các kiến thức về tình hình thế giới.
Chúng ta đã trò chuyện về trách nhiệm, về điều cần  làm, vậy vai trò thật sự của giới trẻ trong bối cảnh hiện nay là như thế nào?
Giới trẻ ở một đất nước còn trẻ như Việt Nam (tôi gọi Việt Nam là một đất nước trẻ bởi cuộc sống ở Việt Nam luôn luôn biến đổi và bất định) lại càng có cơ hội nhiều hơn để xây dựng một thế giới mới tốt đẹp hơn.
Đã bao giờ bạn nghĩ rằng, Việt Nam không giống TQ, không giống phương Tây, nói một cách tiêu cực là "chẳng giống ai", là bởi vì có thể từ Việt Nam sẽ xuất hiện những đột phá mới, việc ngủ quên bấy lâu nay của chúng ta có thể giống như một sự "dự trữ" cho một tương lai xa hơn.
Những biến cố gần đây ở trên thế giới đã chỉ ra rằng mô hình nhà nước của Mỹ không ổn, của Trung Quốc không ổn, của Nga cũng không ổn. Nhưng tại sao các cường quốc này vẫn luôn muốn áp đặt các mô hình nhà nước của mình lên các nước đang phát triển, bởi vì họ muốn các nước đang phát triển trở thành "sân sau", thành "công xưởng" phục vụ đất nước của họ chứ không quan tâm đến việc phát triển sức mạnh nội tại ở các nước này. Đó là một nguy cơ Việt Nam phải đối mặt khi bị kẹt giữa ba cường quốc ấy.
Nói chuyện vĩ mô này thì rất lan man, tóm lại điều tôi muốn nói rằng: thay vì các bạn lựa chọn sự lệ thuộc hay bắt chước vào một cường quốc nào đó, thì có lẽ đã đến lúc các bạn hãy suy tư, tưởng tượng về một đất nước được xây dựng từ những đặc tính của người Việt. 
Hà Thủy Nguyên tên thật là Nguyễn Thị Phương Thảo, sinh năm 1986, là người sáng lập và quản lý Book Hunter Club -một nhóm hỗ trợ và trao đổi về các vấn đề học thuật và sáng tạo: vốn là nền tảng căn bản để tạo nên một cách tư duy đúng đắn và phù hợp với hiện trạng cuộc sống".
Từ năm 16 tuổi, Hà Thủy Nguyên đã xuất bản tiểu thuyết dày 1.000 trang có tên "Điệu nhạc trần gian", và sau đó là các tác phẩm "Cầm Thư Quán","Thiên Mã", "Bên kia cánh cửa".
Bên cạnh việc sáng tác văn chương, Hà Thủy Nguyên còn viết kịch bản cho các phim "Vòng nguyệt quế", "Blog nàng dâu" (đạo diễn Mai Hồng Phong),  "Rubic tình yêu" (đạo diễn Nguyễn Quang), "Nếp nhà" (đạo diễn Vũ Trường Khoa)...

PHỎNG VẤN NGUYỄN THANH GIANG

Khủng hoảng Biển Đông: Việt Nam nên liên minh với Mỹ ?
Chiến hạm USS Cowpens trên Biển Đông (U.S. Navy / Josiah Connelly)
Chiến hạm USS Cowpens trên Biển Đông (U.S. Navy / Josiah Connelly)
Thanh Phương
Vào lúc mà nguy cơ chiến tranh Việt Trung tái diễn đang gia tăng, ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi Việt Nam phải tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc để tăng cường hơn nữa quan hệ với Hoa Kỳ, nhất là về quân sự. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, nhà bất đồng Nguyễn Thanh Giang cho rằng Việt Nam cần dựa vào những thế lực của thế giới tiên tiến, phải lập liên minh với Hoa Kỳ, kể cả về mặt quân sự, để không bị mất Biển Đông, bị mất độc lập.
Nhưng để có thể tăng cường quan hệ với Mỹ, 
trước hết Việt Nam phải thoát ra khỏi sự ràng buộc với Trung Quốc. Vấn đề là hai nước, đúng hơn là chế độ Hà Nội và Bắc Kinh, đang có mối quan hệ như thế nào. Đây phải chăng là quan hệ giữa hai chế độ có cùng ý thức hệ Cộng sản ? Đối với ông Nguyễn Thanh Giang, thực chất không phải như thế. 
Về quan hệ giữa hai chế độ Bắc Kinh và Hà Nội, trong bài viết tựa đề “ Sợi xích nào trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh” đăng trên trang mạng Ba Sàm ngày 22/05 vừa qua, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đã viết : “Lâu nay, đôi khi các học giả chẳng cần viết cụ thể cái ý thức hệ mà Việt Nam và Trung Quốc “có chung” là cái gì, hầu ai như cũng hiểu đó là “ý thức hệ XHCN”, hay “lý tưởng cộng sản”. Và hầu như ai cũng tin đó là sợi dây liên kết chặt chẽ chóp bu hai nước, là sợi xích trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh từ nhiều thập kỷ nay. 
Nhưng thực tế, theo nhà Võ Văn Tạo, không phải là như thế và ông cho rằng “những luận điệu hoa mỹ “4 tốt”, “16 chữ vàng” do Bắc Kinh rêu rao để ru ngủ, che đậy bộ mặt thật bành trướng hiểm độc, được Hà Nội hợp xướng phụ họa, đầu độc nhân dân.” Kết luận của ông là “không phải ý thức hệ, mà chính quyền lực và lợi ích vị kỷ của “vua tập thể” mới là sợi xích trói chặt Hà Nội dưới chân Bắc Kinh”. 
Nhưng thật ra trong ban lãnh đạo Hà Nội, các phản ứng trước hành động xâm lấn vùng biển Việt Nam không hoàn toàn đồng nhất. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên nguyên tắc là nhân vật lãnh đạo số 1 của Việt Nam, cho tới nay chỉ mới lên tiếng gián tiếp qua bài phát biểu bế mạc hội nghị trung ương Đảng ngày 14/05, với vài dòng về Biển Đông mà chẳng dám nhắc đến tên Trung Quốc: "Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước." 
Về phần chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thay vì đưa ra một tuyên bố long trọng với tư cách nguyên thủ quốc gia, thì đã đợi đến ngày 17/05 mới phát biểu về tình hình Biển Đông nhân lúc tiếp xúc với các cử tri ở Sài Gòn. 
Trong bộ ba lãnh đạo tối cao của Việt Nam, chỉ có thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là lên án Trung Quốc mạnh mẽ nhất, đặc biệt là qua tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện ngày 11/05. Đặc biệt, nhân chuyến viếng thăm Manila ngày 21/05, ông Dũng đã thẳng thừng lên án Trung Quốc “đe dọa nghiêm trọng hòa bình”và đã tuyên bố Việt Nam “nhất định không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ, biển đảo để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó”. Thủ tướng Việt Nam còn tuyên bố Hà Nội đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. 
Tuyên bố cứng rắn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây sự chú ý và người ta hy vọng đấy sẽ không phải là những lời nói xuông, như ý kiến của ông Nguyễn Thanh Giang. 
Nhưng một khi đã thoát khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc, liệu Việt Nam có dễ dàng được Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác chấp nhận như đồng minh thực thụ hay không, điều có còn tùy thuộc vào việc Việt Nam có quyết tâm thay đổi dân chủ, theo lời ông Nguyễn Thanh Giang. 
Trong bài viết tựa đề “ Việt Nam thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?”, đăng trên VietnamNet ngày 13/05/2014, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) cũng đã cho rằng Việt Nam cần tự thoát khỏi tình thế này bằng cách tự đổi mới mình. 
Theo ông Lê Quang Bình, Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích đó là tự do hàng hải và ổn định ở Biển Đông. Tuy nhiên, vẫn có những rào cản để Mỹ và Việt Nam trở thành đồng minh. Ông Bình cho rằng “Mỹ muốn Việt Nam là liên minh để duy trì vai trò lãnh đạo ở Châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia.” 
Cho nên tác giả bài viết cho rằng, “ việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước phát triển. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều”. 
Chưa biết giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có sẽ chuyển biến theo chiều hướng như thế hay không, nhưng trước mắt có vẻ như mối quan hệ khắng khít với Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như đã bắt đầu rạn nứt do vụ giàn khoan HD-981. Bằng chứng là Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 23/05 vừa qua đã đăng một bài lên án máu “ đại Hán” hung hăng của Trung Quốc, với tựa đề “ Nói một đằng, làm một nẻo”. 
Tác giả bài báo viết: “ Có thể nói, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa gia tăng các hành động gây hấn, vừa cố gắng “la làng” nhằm tạo hình ảnh là nạn nhân đã đặt Trung Quốc vào thế tự “vạch mặt” mình, “nói một đằng làm một nẻo”, đây là bản chất của những nhà đương cục Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữa nước, hơn ai hết hiểu được "bụng dạ" thật, của "ông láng giềng" này. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", nhân dân Việt Nam quyết không sợ, đoàn kết một lòng, với tất cả lực lượng và trí tuệ, bảo vệ vững chắc từng "tấc biển" của Tổ quốc.” 
Giọng điệu của bài báo bắt đầu phảng phất thời kỳ những năm 1978-1979, khi mà Hà Nội không ngớt lên án “bọn bành trướng Bắc Kinh”. Nhưng vấn đề là Trung Quốc ngày nay mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc thời ấy và Việt Nam sẽ khó có thể đương đầu với một cuộc chiến tranh mới, nếu không có sự hỗ trợ của một thế lực khác, mà thế lực đó hiện nay chỉ có thể là Hoa Kỳ. 
Để được Hoa Kỳ nói riêng và quốc tế nói chung ủng hộ mạnh mẽ trong cuộc đối đầu hiện nay với Trung Quốc, Việt Nam phải có những thay đổi căn bản, đó là nội dung chính trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, của giáo sư Jonathan London, hiện giảng dạy City Universiy of Hong Kong. Hiện nay, ông Jonathan London đang ở Việt Nam, trả lời RFI qua Skype ngày 24/05 vừa qua, trước hết ông cho biết cảm nhận về không khí của xã hội Việt Nam hiện nay trong bối cảnh căng thẳng Việt- Trung:


PHILIP BOWRING * BĂC KINH NGẠO MẠN

Sự ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông

Chiến hạm và tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống giàn khoan HD-981 - REUTERS /Nguyen Minh
Chiến hạm và tàu tuần duyên Trung Quốc hộ tống giàn khoan HD-981 - REUTERS /Nguyen Minh

Đức Tâm
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang căng thẳng bởi những ý đồ bành trướng muốn độc chiếm vùng Biển Đông của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng. Sự kiện Bắc Kinh đưa giàn khoan dầu HD -981 một cách trái phép vào vùng thềm lục địa Việt Nam là một minh chứng mới cho thái độ ngạo mạn nước lớn của Trung Quốc với các nước láng giềng.

RFI xin giới thiệu bài viết mang tiêu đề “ Sự Ngạo mạn nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông, của tác giả Philip Bowring, một cây viết đã cắm chân ở châu Á từ 39 năm nay chuyên viết về các vấn đề tài chính và chính trị của khu vực, đăng trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm 18/5/2014.
Philip Bowring nói rằng sự mặc cảm tự tôn và việc diễn giải có chọn lọc lịch sử Đông Nam Á là những yếu tố nguy hại gây căng thẳng tại Biển Đông.
Cách hành xử hiện nay của Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông là hung hăng, ngạo mạn và sặc mùi tư tưởng Đại Hán và tự tôn dân tộc. Thay vì bày tỏ lòng tự hào dân tộc, cách hành xử này gây tiếng xấu cho lòng ái quốc. Những người Hồng Kông yêu nước cần phải nhận diện ra : Đó là một mưu kế nguy hiểm.
Không chỉ nhe răng bành trướng đe dọa Việt Nam và Philippines, mà giờ đây, Bắc Kinh còn đẩy Indonesia từ chỗ có lập trường hành động như trung gian hòa giải giữa Trung Quốc và các quốc gia ở Biển Đông chuyển sang thành kẻ thù. Trong những tháng qua, đã hai lần Indonesia tố cáo Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với một phần quần đảo Natuna. Thật là quá thể đối với cái gọi là « sự trỗi dậy hòa bình » khi người ta gây khó chịu cho các nước láng giềng có tới hơn 400 triệu dân mà người ta khẳng định là yếu kém.
Tất cả những đòi hỏi về biển đảo của Trung Quốc nằm bên trong đường 9 đoạn, rộng hơn 1000 hải lý kể từ bờ biển Quảng Đông và Hải Nam cho tới đảo Borneo của Malaysia, Indonesia và Brunei và bao gồm hầu như toàn bộ vùng biển giữa Việt Nam và Philippines. Đòi hỏi của Trung Quốc chiếm hơn 90% diện tích Biển Đông, cho dù Trung Quốc (kể cả Đài Loan) chỉ có khoảng 20% bờ biển trong vùng.
Tất cả các đòi hỏi chỉ dựa trên các yếu tố lịch sử, rất thuận tiện cho việc không cần biết đến sự tồn tại của các dân tộc khác và lịch sử hàng hải và buôn bán của họ có từ 2000 năm nay, trước cả khi Trung Quốc đi xuống vùng biển phía nam và xa hơn nữa. Người Indonesia đã tới Châu Phi và thuộc địa Madagascar trước Trịnh Hòa (Zheng He) hơn 500 năm. Ngược lại, các dân tộc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và thế giới Hồi giáo hơn là của Trung Quốc.
Trong trường hợp hiện nay với Việt Nam, về việc đưa giàn khoan vào vùng biển ở phía đông Đà Nẵng, có một vấn đề nhỏ đối với Trung Quốc : Chính quyền Bắc Kinh hiện làm chủ quần đảo Hoàng Sa, gần với nơi đặt giàn khoan hơn là Việt Nam. Tuy nhiên, quần đảo này từ lâu là nơi tranh chấp giữa hai nước, và vụ việc đã được giải quyết với việc Trung Quốc vô cớ đánh chiếm quần đảo này năm 1974.


Thế nhưng, do quần đảo này chưa bao giờ có được một giảp pháp vĩnh viễn, nên khi so sánh với Việt Nam, thì khó có thể nói quần đảo này là trường hợp nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Lịch sử cho chúng ta thấy là bờ biển này vốn là trung tâm của một nhà nước Cham buôn bán, mà cách nay 1000 năm, họ đóng vai trò chủ chốt về thương mại trong khu vực.
Lẽ ra, đây phải là một trường hợp thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Malaysia và Thái Lan cũng từ dàn xếp với nhau để quản lý một hòn đảo trong vùng giàu khí đốt nằm giữa hai nước, ở vịnh Thái Lan. Các quốc gia khác – Indonesia, Singapore, Malasyia – đưa các vấn đề sở hữu đảo lên Tòa án Công lý Quốc tế và chấp nhận phán quyết của Tòa. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn không sẵn sàng cho một thỏa hiệp hoặc chấp nhận đưa ra Tòa. Trong khi đó, không thể có việc cùng khai thác, bởi vì Trung Quốc đưa ra điều kiện là các bên phải chấp nhận chủ quyền của họ ở đó.
Trong trường hợp các bãi đá ngoài khơi Philippines, đòi hỏi của Trung Quốc dựa trên một sự pha trộn giữa lịch sử được phóng tác và việc Trung Quốc là nước đầu tiên đưa ra đòi hỏi chủ quyền ; đây là một chứng cứ nghèo nàn, bởi vì Trung Quốc không liên tục hiện diện ở đó, trong khi Philippines đã kế thừa hiệp định được ký kết giữa các cường quốc thực dân phương Tây.
Bãi đá Scarborough nằm cách đảo Luzon khoảng 200 km và cách Trung Quốc khoảng 650 km. Đòi hỏi của Trung Quốc về chủ quyền đối với bãi đá Vành Trăng Khuyết (Half Moon Shoal) còn lố bịch hơn. Tại bãi đá này mà Philippines đã bắt giữ các ngư dân Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt rùa biển khổng lồ, một loài động vật được bảo vệ. Theo phản xạ, Bắc Kinh phản đối. Bãi đá này cách Palawan 110 km và cách Trung Quốc gần 1500 km.
Các đòi hỏi phi lý có từ thời Quốc Dân Đảng và vấn đề không phải là ở chỗ này hay chỗ khác. Không hề có chuyện là các trước đây, các nước đã thỉnh thoảng phải triều cống Bắc Kinh. Đối với các nước buôn bán này, triều cống là một thứ thuế, cái giá phải trả để kinh doanh với Trung Quốc, nhưng không bao hàm vấn đề chủ quyền. Và nếu Trung Quốc thỉnh thoảng hành động như một đế quốc trong vùng, thì điều này chắc chắn gây lo ngại, nhưng không phải là một cơ sở để khẳng định quyền làm chủ đối với một vùng rộng lớn trên biển Mã Lai. Nếu như vậy, thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể nói Ai Cập là của họ và toàn bộ vùng Trung Á là của Nga.
Một nước Trung Hoa phục hưng muốn giương oai sức mạnh của mình và chứng tỏ là ông trùm của khu vực – chính đây là điều mà họ tìm cách thể hiện khi đánh Việt Nam năm 1979 – và nhắc nhở Hoa Kỳ về sự yếu kém của Washington. Thế nhưng, ở đây, cũng có một sự lưỡng lực trong việc đối xử bình đẳng với các nước láng giềng không thuộc tộc Hán, các dân tộc này có lịch sử và văn hóa riêng của họ và ngoại trừ Việt Nam, chưa bao giờ các nước đó chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc.
Lịch sử về sự tự tôn của Trung Quốc, nhất là đối với các tộc có mầu da sẫm hơn, có từ lâu đời. Niềm tin về ưu thế sinh học và sự cần thiết phải bảo vệ và thúc đẩy các đặc trưng di truyền của tộc Hán đã thể hiện mạnh mẽ trong thời kỳ nền Cộng hòa và có được sự cộng hưởng trong công luận cũng như chính sách xã hội của cựu lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu. 
Đã từ lâu, tư tưởng này bị bác bỏ ở phương Tây và bị lên án dưới thời Mao Trạch Đông. Như giờ đây, tư tưởng này đang phục hồi ở Trung Hoa lục địa, một vài nhà nghiên cứu cảm thấy khó mà chấp nhận được rằng người hiện đại xuất phát từ Châu Phi và do vậy, Trung Quốc không phải là cội nguồn duy nhất và riêng rẽ của loài người.

TIN VIỆT NAM & BIỂN ĐÔNG

    

 Trung Quốc bác tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương
CỠ CHỮ
Trung Quốc gọi tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông là "hết sức nực cười", sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế hôm thứ Sáu nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo tin của thông tấn xã Reuters, trong buổi họp báo hôm thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) đã là một phần lãnh thổ của Trung Quốc từ đời nhà Hán.
Ông Tần còn nói rằng “Việt Nam luôn đi ngược lại lời nói của mình” và rằng “độ khả tín của nước này rất thấp.”
Phát ngôn viên này viện dẫn công hàm năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng mà, theo lời ông, ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc dâng cao đột biến trong những tuần gần đây sau khi Bắc Kinh đưa một giàn khoan vào khu vực Việt Nam nói thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Động thái này của Bắc Kinh khiến nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra khắp Việt Nam. Một số vụ bạo động làm vài công dân Trung Quốc thiệt mạng và gây thiệt hại cho hàng trăm doanh nghiệp do Trung Quốc sở hữu.
Nguồn: Reuters
 http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-bac-tuyen-bo-chu-quyen-cua-viet-nam-o-hoang-sa/1922857.html
 

  Trung Quốc nói Việt Nam ‘lố bịch’

Cập nhật: 15:18 GMT - thứ hai, 26 tháng 5, 2014

Ông Tần Cương lên án Việt Nam là 'lố bịch'
Trung Quốc nói tuyên bố chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa là “lố bịch” trong bối cảnh quan hệ song phương rạn nứt vì vụ giàn khoan HD-981.
Hôm 23/5 tại một cuộc họp báo ở Hà Nội, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đáp trả lại, trong cuộc họp báo ngày 26/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Về việc Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo vào thứ Sáu tuần trước, tôi cảm thấy hết sức lố bịch.”
Ông Tần Cương nói tiếp: “Quần đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ không thể tranh cãi của Trung Quốc.”
Người phát ngôn của Trung Quốc lên án Việt Nam “bóp méo lịch sử, bác bỏ sự thật, tự mâu thuẫn mình và phản bội ngôn từ của chính mình”.
“Vị thế quốc tế của nước này rất thấp,” ông Tần Cương lớn tiếng.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản hồi về những lời nói của người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc.
Trước đó tại cuộc họp báo trước đó của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt Nam đã nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền dựa trên lịch sử của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Trần Duy Hải nhấn mạnh Trung Quốc “không có bất cứ chứng lý nào” chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo.
Căng thẳng giữa hai nước leo thang sau khi Việt Nam cáo buộc Trung Quốc đưa một giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phát biểu trong chuyến thăm Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á tuần trước, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phê phán Bắc Kinh “vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”, và cho biết sẽ xem xét những “hành động pháp lý phù hợp” để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc.
Vào Chủ nhật vừa qua, Việt Nam đã bắt đầu tiến hành các phiên tòa đầu tiên xét xử nghi phạm tham gia các vụ “bạo động, gây rối và hôi của”, sau khi làn sóng biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo loạn vào trung tuần tháng Năm.


Tàu hai nước va chạm quanh giàn khoan HD-981
Hai trong số các bị cáo ở tỉnh Bình Dương đã bị kết án từ một năm tới ba năm vì các hành vi “gây rối, phá hoại và trộm cắp” tài sản của doanh nghiệp.
“Chúng tôi không nghĩ rằng như vậy là đủ,” phát ngôn nhân Tần Cương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về phiên toà.
Ông này yêu cầu Việt Nam điều tra thấu đáo vụ bạo loạn trong thời gian sớm nhất, “trừng trị nghiêm khắc tội phạm”, bồi thường cho các doanh nghiệp và cá nhân chịu thiệt hại, đồng thời bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp và công dân Trung Quốc tại Việt Nam, Tân Hoa Xã đưa tin.
“Chỉ như vậy cộng đồng quốc tế mới lấy lại được niềm tin với Việt Nam,” ông Tần nói.

‘Bị tàu Trung Quốc đâm chìm’

Trong khi đó, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) ngày thứ Hai đưa tin một tàu cá Việt Nam bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm ở khu vực cách giàn khoan HD-981 khoảng 17 hải lý.

Trung Quốc nói không có tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa

Mười ngư dân rơi xuống biển nhưng sau đó được lực lượng cứu hộ Việt Nam cứu lên. Hiện đang có 40 tàu cá Trung Quốc đang bao vây tàu cá của Việt Nam ở khu vực trên, VTV đưa tin.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140526_china_vietnam_paracels.shtml

 

 Manila lo ngại Bắc Kinh sẽ đặt giàn khoan trong vùng biển Philippines

Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong lần gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Manila, 21/05/2014 - REUTERS
Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong lần gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Manila, 21/05/2014 - REUTERS

Đức Tâm
Tổng thống Benigno Aquino cảnh báo là Bắc Kinh có thể lập lại chiến thuật đưa giàn khoan vào vùng biển đang có tranh chấp và lần này, có thể là trong vùng biển của Philippines.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Financial Times, nguyên thủ Philippines nói rằng Trung Quốc đang chơi « một trò chơi nguy hiểm và chính sách ngoại giao pháo hạm », có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Nguyên thủ Philippines cho biết ông đã nhận được các báo cáo về các vụ tàu nghiên cứu, thăm dò của Trung Quốc vào gần khu vực dầu lửa Galoc, cách bờ biển đảo Palawan khoảng 60 hải lý.
Khi nhắc đến cách thức Trung Quốc gây ra căng thẳng trong quan hệ với các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, Tổng thống Philippines nói: « Bình thường ra, những gì xẩy ra đối với Việt Nam thì cuối cùng cũng sẽ xẩy ra đối với Philippines ».
Theo nguyên thủ Philippines, ông được thông báo là đường dây điện thoại nóng giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã không hoạt động. Khi phía Việt Nam cố gắng liên lạc với Trung Quốc, để thảo luận về vụ giàn khoan dầu HD – 981, thì « không hề có trả lời ở bất kỳ cấp nào » từ phía Trung Quốc.
Sau khi nhắc lại rằng ông không hề muốn khiêu khích Trung Quốc, Tổng thống Aquino kêu gọi Bắc Kinh tránh có các hành động đơn phương, đi ngược lại Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông, được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002. Theo lãnh đạo Philippines, 10 nước thành viên ASEAN, trong đó, một số nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, cần có « một tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng », về cách thức giải quyết những tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông với từng nước liên quan, trong khuôn song phương và chống lại các đề xuất « quốc tế hóa », đàm phán đa phương giải quyết tranh chấp.
Tuần trước, trong chuyến công du Manila, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Hà Nội đang xem xét khả năng theo gương Philipines, kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Aquino đã thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc này và hoan nghênh Việt Nam có các hành động pháp lý để kiện Trung Quốc.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140526-tong-thong-aquino-lo-ngai-trung-quoc-se-dat-gian-khoan-dau-trong-vung-bien-cua-phili

Nhà nước cấm biểu tình và phản ứng của người dân

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-05-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
bieu-tinh-305.jpg
Công an, dân phòng ngăn cản biểu tình chống Trung Quốc ở TPHCM.
RFA PHOTO
Liên tục trong vòng ba ngày 16, 17 và 18 tháng 5 năm 2014, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và mạng điện thoại di động ở Việt Nam đều nhắn tin thông báo lệnh của thủ tướng chính phủ cấm biểu tình vào ngày 18 tháng 5, tức là Chủ Nhật. Lệnh cấm chỉ mang duy nhất nội dung cấm biểu tình trái pháp luật nhưng lại không đưa ra giải thích thế nào là biểu tình trái pháp luật. Và ngày 18 tháng 5, khắp các thành phố ở Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn và Hà Nội, công an, dân phòng, cảnh sát cơ động, xe chữa cháy và chó nghiệp vụ có mặt khắp mọi nơi. Người dân đã nói gì trước tình trạng này?

Lệnh cấm vô lý

Ông Đức Quang, một nhà giáo về hưu tại quận 7, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung ở đâu thì nó cũng làm một kiểu như vậy thôi. Cảnh sát cơ động với cảnh sát giao thông với công an mặc áo xanh với tụi thành đoàn mặc áo đoàn đứng trước thành đoàn đó… nhiều lắm nhưng người biểu tình thì không có ai, không có biểu ngữ gì hết đó.Thì đương nhiên vô lý rồi. Có người nói rằng họ dựa vào mấy cuộc bạo loạn ở Bình Dương với Hà Tĩnh để cấm đó, nhưng tôi thấy không đúng đâu. Vì họ muốn cấm thì họ cấm thôi vì trước đây họ đã từng cấm nhiều cuộc rồi, quyền trong tay họ thì họ muốn cấm ở đâu thì họ cấm thôi, thà trước đây họ đừng cấm như vậy!”
Theo ông Đức Quang, hiện tại, cấm công dân đi biểu tình chỉ vì lý do có những đụng độ và bạo động ở Bình Dương, Hà Tĩnh là không được thành thật và hợp lý cho lắm. Đặc biệt là lấy lý do bạo động nân cấm hoặc giả có một “ai đó” đã nhúng tay vào cuộc biểu tình, tạo ra bạo động để làm cái cớ mà cấm biểu tình là hoàn toàn không có cơ sở. Vì nhà nước vốn muốn cấm thì cấm chứ không cần quan tâm đến đúng sai, những năm 2011, 2012, họ đã cấm và dùng biện pháp mạnh mà trước đó đâu có bạo động nào xãy ra!
Họ dựa vào mấy cuộc bạo loạn ở Bình Dương với Hà Tĩnh để cấm đó, nhưng tôi thấy không đúng đâu. Vì họ muốn cấm thì họ cấm thôi vì trước đây họ đã từng cấm nhiều cuộc rồi, quyền trong tay họ thì họ muốn cấm ở đâu thì họ cấm thôi.
-Ông Đức Quang
Và điều làm ông Đức Quang bất mãn nhất nằm ở chỗ nội dung công điện thủ tướng chính phủ là: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước đúng pháp luật, không nghe kích động và không tham gia biểu tình trái pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội”. Trước đó, có nhiều công điện yêu cầu Bộ công an cùng nhiều bộ khác phối hợp ngăn chặn biểu tình. Và liên tục 7 tin nhắn trong vòng hai ngày 17 và 18 tháng Năm.
Nhưng công điện lại không nêu rõ thế nào là biểu tình trái pháp luật và cũng không giải thích bất kì phần nào để cho người dân biết được họ phải thể hiện lòng yêu nước như thế nào mới là đúng luật. Nếu có chăng là gợi ý hãy siêng năng làm ăn, chú tâm vào công việc nhằm làm cho đất nước mạnh lên mà đánh giặc.
Nhưng trong khi đó, tình hình tham nhũng, mua quan bán chức và các tập đoàn kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ triền miên đã làm kiệt quệ đất nước. Thử hỏi nhân dân phải cố gắng đến chừng nào thì đất nước mới hết nợ công và phải cày đến bao giờ mới đủ để lấp cái lổ tham nhũng, để mạnh lên mà chống ngoại xâm. Và nếu với đà im lặng như thế này, đến khi đất nước mạnh lên thì có còn quốc gia để bảo vệ?!
Theo ông, sức mạnh của một quốc gia, ngoài yếu tố khí tài quân sự, yếu tố nhân dân là nòng cốt, sự phản kháng mạnh mẽ trong nhân dân vừa đóng vai trò khích lệ quân đội trên chiến tuyến lại vừa biểu hiện tính đồng thuận của dân tộc, đẩy đối phương vào thế cân nhắc, lưỡng lự. Và hiệu ứng đặc biệt nhất của sức mạnh nhân dân nằm phía sau những cuộc biểu tình yêu nước nhằm phản ánh tình thần yêu nước, đồng lòng chống ngoại xâm và đánh động dư luận quốc tế thông qua các phương tiện truyền thông.
Thế nhưng nhà nước cấm biểu tình thì khác nào vứt bỏ sức mạnh của nhân dân. Trong khi đó, theo ông quan sát, với lực lượng công an, mật vụ, cảnh sát cơ động, dân phòng, thậm chí có cả quân đội dày đặc như thế, nếu dùng các lực lượng này giám sát biểu tình ôn hòa thì chắc chắn sẽ không thể nào có bạo động xãy ra. Nhưng nhà nước đã không làm thế và chọn một phương án duy nhất là dập tắt biểu tình.

Nguy cơ chiến tranh trước mắt

bieu-tinh-250.jpg
Biểu tình chống Trung Quốc ở TPHCM vào tuần trước. RFA PHOTO.
Ông Sáu Phạm, một cư dân khác ở quận 1, Sài Gòn, chia sẻ thêm: “Đi từ khúc Gò Vấp rồi vòng vòng qua quận 12 toàn là dân phòng, an ninh, công an đầy đường đầy xá, buổi sáng sớm đó nghe, khắp các ngã tư đều có chốt chặn, huống gì trung tâm Sài Gòn còn khủng khiếp nữa. Tỷ lệ là một trên hai mươi là biết rồi, khủng khiếp quá, còn đông hơn ruồi nữa. Ai đời mà khóa trái cửa nhà không hiểu nữa, lỡ như cháy nhà thì có phải là thiêu sống người ta sao. Mình không hình dung nổi nữa, một xã hội văn minh làm gì có kiểu kì vậy, đóng cửa nhà, nhốt người ta bên trong… Một cái lệnh chung chung mà nó áp dụng thì khủng khiếp luôn. Có nghĩa là bất kể anh biểu tình ôn hòa hay không ôn hòa nó cũng không cho cả. Nó cấm, ví dụ nếu anh hiểu được cái lệnh cấm, cấm biểu tình bạo động, cướp bóc… thì anh cấm thôi, được đi, nhưng giờ anh làm thế là hồ đồ, tất cả mọi thứ vơ vào chung một thứ, anh cấm hết tất cả mọi hình thức biểu tình đều cấm hết thì… Nhưng giờ không có luật biểu tình thì phải làm sao, mình lấy cái gì mình nói giờ. Cái nghị quyết gì tùm bậy tùm bạ, cái lệnh gì đó bất chấp hiến pháp…”
Theo ông, số lượng an ninh so với người biểu tình có thể là 20 công an viên “chăm sóc” một người biểu tình. Có nghĩa là con số dày đặc và đi đâu cũng nhìn thấy đồng phục công an. Điều này chỉ chứng tỏ quyết tâm cấm biểu tình triệt để của nhà cầm quyền. Và dường như không có cuộc biểu tình nào diễn ra ở những khu vực có quá nhiều nhân viên an ninh.
Đi từ khúc Gò Vấp rồi vòng vòng qua quận 12 toàn là dân phòng, an ninh, công an đầy đường đầy xá, buổi sáng sớm đó nghe, khắp các ngã tư đều có chốt chặn, huống gì trung tâm Sài Gòn còn khủng khiếp nữa.
-Ông Sáu Phạm
Ông Sáu kể thêm, bạn ông, một kĩ sư đang tạm trú tại Đà Nẵng đã viết đơn xin nhà nước cho phép biểu tình ôn hòa. Trong thời gian chờ ủy ban nhân dân phường trả lời đơn, anh đã gặp nhiều lời đe dọa bằng điện thoại và sáng ngày 18 tháng 5, anh thức dậy thì phát hiện cánh cửa nhà anh đã bị khóa trái.
Anh hết sức bức xúc bởi vì nếu như xãy ra cháy nhà hoặc sự cố nào đó thì anh chỉ có một đường duy nhất là bị chết thiêu và bó tay. Người bạn kĩ sư này không khẳng định ai là kẻ chủ mưu nhốt anh trong nhà nhưng anh nói rằng trong thời gian tạm trú ở Đà Nẵng, anh không gây thù chuốc oán với những người chung quanh và cho đến lúc bị khóa cửa, anh cũng không gây thù hận với bất kì ai. Anh lấy làm lạ vì có kẻ đã cố tình hãm hại anh.
Trở lại vấn đề cấm biểu tình ở trên toàn quốc, ông Sáu nói rằng hầu như người dân nào cũng nhận thấy đây là điều vô lý. Bởi vì người dân không có vũ khí để chống ngoại xâm, thứ duy nhất mà nhân dân có được chính là lòng yêu nước và những đồng tiền chắt chiu để đóng các khoản thuế thông qua thuế giá trị gia tăng nhằm củng cố sức mạnh quân đội, để mua khí tài và góp phần xây dựng, kiến thiết quốc gia. Thế nhưng từ lâu, những đồng thuế này trôi về đâu nhân dân không hề hay biết bởi vì những con số chưa bao giờ được công bố một cách minh bạch.
Điều duy nhất người dân có thể làm được trong lúc này là biểu tình nhằm thể hiện lòng yêu nước và quyết tâm chống ngoại xâm, phản đối kẻ ngoại bang Trung Cộng đã lấn chiếm vùng biển cũng như đất liền của Việt Nam. Và đương nhiên từ trước đến nay, mọi cuộc biểu tình ở thành phố Sài Gòn đều diễn ra một cách ôn hòa nhưng vẫn bị cấm đoán, dập tắt và bắt bớ.
Đến thời điểm này, lẽ ra cả nước đứng lên, đồng lòng hướng về biển đảo thân yêu, cùng biểu tình phản đối xâm lược để thế giới cùng lên tiếng ủng hộ… Thì nhà nước đã chính thức cấm biểu tình.
Và một khi cái quyền và sức mạnh cuối cùng của nhân dân bị cấm đoán, chặt đứt như vậy thì e rằng tương lai Việt Nam sẽ khó mà lường trước được sẽ về đâu!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


LỄ TƯỞNG NIỆM PHẬT TỬ LÊ THỊ TUYẾT MAI

Lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai tại Houston
Hiền Vy, thông tín viên RFA, Houston
2014-05-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này



 Chùa Pháp Luân tại Houston đã cử hành một buổi lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai vào ngày 25 tháng 5, 2014. RFA

Chùa Pháp Luân tại Houston đã cử hành một buổi lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai vào ngày 25 tháng 5, 2014.
RFA

Cùng với nhiều nơi trên thế giới, vào ngày Chủ Nhật, 25 tháng Năm, năm 2014, chùa Pháp Luân tại Houston đã cử hành một buổi lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, người đã tự thiêu vì tổ quốc và đạo pháp vào sáng sớm ngày 23 tháng 5 trước Dinh Độc Lập, nay là hội trường Thống Nhất. Hiền Vy tường trình.
Tự thiêu phản đối sự xâm lăng của Trung quốc 

Buổi lễ tưởng niệm được cử hành trong ngày Lễ Phật Đản năm nay của chùa Pháp Luân. Trước hết, Thượng tọa Thích Giác Đẳng, Tổng thư ký Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, cho biết bà Lê thị Tuyết Mai đã tự thiêu với tâm nguyện phản đối sự xâm lăng của Trung quốc, đồng thời hưởng ứng bản tuyên cáo của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trước việc Trung quốc xâm lăng biển đảo Việt Nam:
"... để tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, pháp danh Đồng Xuân, vừa phát nguyện tự thiêu để gióng lên tiếng chuông, đánh động dư luận về hiện trạng rất là phức tạp của đất nước Việt Nam khi Trung quốc xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Một người Việt Nam, trước quốc nạn, họ nghĩ rằng điều mà mình có thể làm được là đem thân làm ngọn đuốc.  Từ nhiều năm qua, người Tây Tạng đã làm như vậy. Có hàng trăm người Tây Tạng đã tự thiêu khi quê hương của họ bị xâm lăng và nền văn hóa của họ bị hủy diệt. Họ đã hy sinh thân của mình để hy vọng thế giới bên ngoài biết được thực trạng. Là người Việt Nam, trước hoàn cảnh của đất nước, không thể không nghĩ đến quê hương dân tộc trước nạn ngoại xâm..."
Hòa thượng Thích Huyền Việt, phó chủ tịch Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo, đọc tâm thư của HT Thích Như Đạt, Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Xin trích dẫn một phần trong bức tâm thư:
"Viện Hóa Đạo bàng hoàng xúc động, hết sức đau lòng và thương cảm.
Tuy nhiện trước vận mạng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị Đng Cộng Sn tước đoạt Pháp Lý 2000 năm kế thừa Chư Lịch Đại Tổ Sư và bị khủng bố hơn 30 năm qua không ngừng nghỉ, những Phật Tử trung kiên đang cùng Giáo Hội đấu tranh giải trừ Pháp Nạn, trong đó có Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai.
Để tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, pháp danh Đồng Xuân, vừa phát nguyện tự thiêu để gióng lên tiếng chuông, đánh động dư luận về hiện trạng rất là phức tạp của đất nước Việt Nam khi Trung quốc xâm lăng lãnh thổ và lãnh hải của VN. Một người Việt Nam, trước quốc nạn, họ nghĩ rằng điều mà mình có thể làm được là đem thân làm ngọn đuốc
Đồng thời trước vận mạng của Tổ Quốc Việt Nam đang bị Cng Sản Trung Quốc xâm chiếm biên giới, biển đảo mà gần đây nhất là việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ngay trong lãnh hải của Việt Nam bất chấp các Công Ước Quốc Tế  về Luật Biển và bất chấp sự phản đối của các quốc gia trên Thế Giới. Tất cả người Dân Việt đều sục sôi chí khí kiên cường chống ngoại xâm trong đó có Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai.
Sự hy sinh cao cả của Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai đã là biểu tượng của hai trách nhiệm song hành: Đạo Pháp và Dân Tộc như Đức Ngũ Tăng Thống đã Tuyên Cáo ngày 10.5.2014...."
Có rất nhiều vòng hoa gửi đến để vinh danh Phật tử Lê thị Tuyết Mai cũng như rất đông đồng hương tham dự buổi lễ tưởng niệm. Trong số này, có đại diện của Hội đồng Liên Tôn, đại diện của các vị dân cử vùng Houston, đại diện của các Cộng đồng người Việt quốc gia tại Texas.  Cô Hồng Yến, đại diện Cộng đồng Houston và vùng phụ cận chia sẻ cảm nghĩ của mình về việc tự thiêu của bà Tuyết Mai:
Lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, người đã tự thiêu vì tổ quốc và đạo pháp vào sáng sớm ngày 23 tháng 5 trước Dinh Độc Lập. RFA
Lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai, người đã tự thiêu vì tổ quốc và đạo pháp vào sáng sớm ngày 23 tháng 5 trước Dinh Độc Lập. RFA
"Lễ truy điệu nói lên tinh thần bất khuất của Cô. Cô rất là can đảm. Em không thể tưởng tượng được một người phụ nữ như Cô mà có thể can đảm, dũng cảm nói lên tiếng nói của người Việt Nam."
Đến từ ngoại ô của thành phố Dallas, ông Nguyễn Kinh Luân chia sẻ là ông đại diện Cộng đồng quận hạt Tarrant để tham dự buổi lễ tưởng niệm:
"Chúng tôi rất là xúc động. Đối với chúng tôi, sự hy sinh của bà Lê thị Tuyết Mai không phải là chỉ riêng cho Phật giáo mà là cho đất nước của chúng ta, nên phải hiện diện trong buổi lễ cầu siêu này để nói lên tâm tình của mình."
Ngay sau vụ tự thiêu của bà lê thị Tuyết Mai, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận I, thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Trương Hải Hiếu, cho biết là theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến bà Tuyết Mai tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ông Kinh Luân không đồng ý với giả thuyết "là do bế tắc về cuộc sống". 
Ông nói:
"Trước hết phải nói là cuộc sống của đồng bào trong nước, ngoại trừ một thiểu số nhỏ, là đảng viên hay có liên hệ gì đó, thì có cuộc sống tương đối sung sướng, hay là khá giả, hay là vui vẻ, ngoài ra đại đa số dân tộc Việt Nam đều bị sống trong cảnh khổ hết. Cho nên khi nhà nước cộng sản tuyên bố như vậy thì chúng tôi nghĩ ngay tới chuyện là họ đang cố tình xuyên tạc cái hành động, cái nghĩa cả của bà Lê thị Tuyết Mai, trong vấn đề muốn nói lên tiếng nói của một người Phật tử phản đối sự xâm lấn bờ cõi của Trung cộng và đồng thời phản đối sự đàn áp và trù dập của đảng sộng sản Việt Nam đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất."
Sự hy sinh cao cả của Huynh Trưởng Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai đã là biểu tượng của hai trách nhiệm song hành: Đạo Pháp và Dân Tộc như Đức Ngũ Tăng Thống đã Tuyên Cáo ngày 10.5.2014.
tâm thư của HT Thích Như Đạt
Cô Hồng Yến không tin là vì lý do gia đình mà có thể đưa đến việc tự thiêu:
"Em không nghĩ là vì bức xúc chuyện gia đình mà có thể làm được việc đó."
Còn anh Quốc Bảo, một thành viên của Hội đồng đại diện Cộng Đồng người Việt quốc gia Houston, thì cho rằng có lẽ sự đàn áp của nhà nước Việt Nam đã đưa đến quyết định tự thiêu của bà Lê thị Tuyết Mai:
"Cô rất là phẫn nộ với cách làm việc của chế độ cộng sản bên đó và cô cảm thấy là cần làm như vậy. Cũng có thể là sự ngăn cấm bên đó, không cho người ta nói lên tiếng nói của người dân nên đó là sự bức xúc, đè nén bấy lâu nay. Có thể đó là là một trong các lý do chánh..."
Trong sự kính phục một gương hy sinh, hiến dâng cuộc đời cho đạo pháp và cho tổ quốc của bà Lê thị Tuyết Mai, những người tham dự buổi lễ, vẫn không khỏi ngậm ngùi trước sự ra đi của Bà. Nhiều người đã không ngăn được giòng nước mắt khi nghe bài thơ vừa được viết cho Bà:
Lửa! Lửa cháy! Lửa cháy! Lửa thắp sáng niềm tin.
Lửa xua tan bóng tối. Lửa gọi Diên Hồng. Lửa hội Bình Than.
Lửa dẹp bạo tàn! Lửa ...
Lửa Triệu Trưng réo gọi dòng Hồng Lạc!
Lửa cường kiệt, đốt cháy mộng xâm lăng.
Lửa Quang Trung, nung nấu chí anh hùng.
Lửa! Lửa cháy! Cho sống còn dân tộc ...
Xin mượn câu cuối của bức tâm thư gửi tang quyến của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, do HT Huyền Việt đọc, để chấm dứt bài phóng sự này:
"Với thương đau vô hạn, thương tiếc vô tận và cũng tự hào vô cùng, thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện, nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xin thành tâm cầu nguyện Hương Linh Phật Tử Đồng Xuân Lê Thị Tuyết Mai cao đăng Phật Quốc và sớm hội nhập Ta Bà để cùng đàn em Gia Đình Phật Tử Việt Nam góp phần làm đẹp thơm Quê Mẹ."
Hiền Vy tường trình từ Houston.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/houst-memo-cer-l-t-t-mai-05262014061125.html


HÀ NHÂN VĂN * TRANG SỬ MỚI


THỜI ĐÃ ĐẾN! LỊCH SỬ VN SANG CHƯƠNG MỚI

 VỚI ĐÔNG ĐÔ ĐẠI PHỐ, HD 981 SẼ DỜI VỀ BIỂN VŨNG TÀU! 
Hà Nhân Văn
 



Nếu không xảy ra một biến cố nào bất ngờ từ nay đến 15-8 tới đây, giàn khoan HD 981, "Lãnh thổ Trung quốc di động" sẽ dời xuống biển Vũng Tàu - Côn Sơn rồi Sóc Trăng - Cà Mâu như âm mưu của Trung cộng (TC) đã trù liệu. TC lập nhà máy chất đạm Cà Mâu và lập Đông Đô đại phố ở Bình Dương đều nằm trong âm mưu này theo sách lược "trường kỳ đại dương Nam tiến", đã thành ý thức hệ Đại Hán bành trướng Mao Trạch Đông, Bắc Kinh chuẩn bị thật chu đáo nhưng không qua được "luật Trời". Âm mưu thâm hiểm, "tàm thực", gậm nhấm VN và ĐNA không thoát được hàng trăm đôi mắt thầm kín của thế giới ngay từ trung tâm đầu não ĐCSTQ ở Bắc Kinh. Đau xót thay lãnh đạo VN lại tự bịt mắt và mù lòa do đặt Đảng trên hết, phủ kín đầu bằng tấm khăn "16 chữ vàng, 4 tốt".


TẠI SAO LẠI VŨNG TÀU?
Cách nay vừa tròn 20 năm, nhóm giáo sư kinh tế, tài chính của ĐH Harvard, Hoa Kỳ, thuộc viện phát triển quốc tế đã giúp Hà Nội lập một đại dự án "cải cách kinh tế VN" gọi là Theo hướng Rồng Bay, dành chương X về dự án Năng lượng, do Giáo sư Charles L. Johnson nghiên cứu và soạn thảo công phu chi tiết, thực tế và khả thi, Gs. Johnson phân ra từng đề mục với số liệu từ thực tế hiện trường (field) về "Ngành dầu và khí VN": 1. Trữ lượng và tiềm năng dầu và khí. 2. Quá trình thăm dò dầu và khí. 3. Sản xuất dầu. 4. Tiền thu dầu. 5. Luật dầu khí, thỏa thuận khai thác và vấn đề thuế. 6. Nhà máy lọc dầu. 7. Các công ty dầu khí quốc gia. 8. Ngành khí tự nhiên. 9. Tiềm năng khí đốt tự nhiên. 10. Những trở ngại của việc phát triển công nghiệp khí đốt.

Về trữ lượng và tiềm năng dầu khí, từ vịnh Bắc Việt đến vùng biển trên thềm lục địa VN Quảng Ngãi, Qui Nhơn, dầu và khí vùng này, một vùng rộng lớn trải dài, Gs. Johnson gọi là cỡ tiềm năng trung bình (Medium oil an dgas potential). Thềm lục địa VN từ ngoài khơi Vũng Tàu, bao trùm khu vực đảo Côn Sơn đến tận Cà Mâu, Gs. Johnson đặt vào tầng cấp cao, gọi là "High oil and gas potential", nghĩa là đây là vùng giàu có trữ lượng dầu khí của VN. Theo một bản nghiên cứu tường tận khác của liên công ty dầu khí Hoa Kỳ thì trữ lượng vùng này lớn nhất ĐNA, hơn cả Brunei trước đây. Ngoài ra vùng thềm lục địa VN ngoài khơi Cà Mâu - Rạch Giá cũng phong phú nhưng trung bình (Medium oil & gas potential). Phẩm chất rất tốt. Hẳn nhiên Tổng công ty dầu khí TQ CNOOC có tài liệu quí giá này.

Dầu - khí vùng Đà Nẵng - Quảng Ngãi nơi TQ vừa đặt giàn khoan HD 981 không phải loại tốt, trữ lượng lại không nhiều, không đáng đặt một giàn khoan nước sâu, vĩ đại và tối tân như giàn khoan HD 981. Các đại công ty dầu khí Hoa Kỳ đã biết quá rõ nên không ham vì trữ lượng không đáng, mất công tinh luyện khai thác. Vùng Vũng Tàu - Côn Sơn, Sóc Trăng Cà Mâu và vịnh Thái Lan (phía VN) rất đáng kể và như ta đã biết, các đại công ty dầu khí Mỹ đã đổ vốn vào vùng này như Crestcent, Conoco, kể cả Exxon - Mobil.

Vậy tại sao CNOOC cho HD 981 vào thềm lục địa VN như hiện nay để khởi công khoan sâu? Câu trả lời không phức tạp và khá đơn giản.


1. CNOOC là một đại công ty quốc doanh nằm trong chiến lược kinh tế, quốc phòng và đoạt Biển Đông của ĐNA, do vậy CNOOC có thể chấp nhận lỗ và bất chấp.

2. CNOOC nhắm đến trường kỳ: vùng biển VN ở Vũng Tàu, Côn Sơn, Sóc Trăng, Cà Mâu và vịnh Thái Lan mới là mục tiêu chính yếu. Do tính cách chính yếu ấy, bằng mọi cách TQ dụ VN, để TQ đặt chân trên nóc mái nhà Nam ĐD dưới danh nghĩa cùng VN khai thác mỏ Bô xít Đắc Nông (t. Quảng Đức cũ). Đây chỉ là trái hình để lập đỉnh cao chiến lược với tòa nhà sơn trắng, trung tâm ra đa với tầm nhìn toàn khu vực ĐNA - Nam TBD đường kính 300 km. Nhân Cơ thực sự là một trại lính trá hình công nhân TQ.

Có thể nói, 20 năm trước nhóm Gs. kinh tế ĐH Harvard đã nhìn thấy tiềm năng phong phú dầu khí của VN ở vùng chiến lược kể trên. Do vậy họ đề ra dự án xây 2 cảng Thị Vãi và Vũng Tàu. Dự án xây dựng hải cảng Thị Vãi với công suất 11 triệu tấn và hải cảng Bến Đình và Sao Mai ở Vũng Tàu 10 triệu công suất. Dự kiến (1994) vốn đầu tư vào 2 cảng này là 470 triệu USD, thời gian xây cất từ 1996 đến 2000, kế hoạch lâu dài sẽ nâng lên 60 triệu tấn (Theo Hướng Rồng Bay, ĐH Harvard, 1994, Gs. David O. Dapice, Chương II, tr. II/11).


Các đại công ty Mỹ đã khoan được với trữ lượng lớn nhưng rồi tạm đóng lại vì tình hình chính trị VN chưa thuận tiện. Từ Conoco đến Exxon Mobil tạm ngưng "để đấy" vì VN vẫn còn dưới chế độ CS lại vẫn trong vòng tay TC nên khá bấp bênh. Dự án xây nhà máy lọc dầu Bà Rịa và ống dẫn dầu Vũng Tàu cũng hoãn lại. Có thể nói, Hoa Kỳ đã nhìn thấy viễn tượng sẽ có một ngày TC "đánh" VN, xin lập lại: cách nay 20 năm, viện quốc tế, ĐH Harvard, Hoa Kỳ, trong kế hoạch giúp VN "cải cách kinh tế - theo hướng Rồng Bay" 1994, đã thẳng thắn khuyến cáo VN: "Một đất nước nghèo tăng trưởng chậm sẽ không có thế khi đàm phán (...) VN ngày nay không còn một nước nào bảo vệ, lại nghèo hơn nhiều so với TQ nên sẽ khó có thể chống cự nếu một lần nữa TQ tấn công như trước đây" (Gs. Wright H. Parkins (ĐH Harvard, Theo Hướng Rồng Bay, tlđd, chương mở đầu, tr. I/21 - Bản dịch của Ts. Cao Đức Phát).

Quả nhiên, 20 năm sau, TC không cần đánh mà ngang nhiên cho giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa VN.

Viện Quốc Tế Harvard tiên liệu quá đúng. Mà đàm phán với ai? Với kẻ cướp đã vào trong nhà mình? Lẽ tất nhiên TC sẽ không dừng lại, sẽ thẳng đường Nam tiến về vùng biển Vũng Tàu Côn Sơn. Thực tế sẽ như viện PT Quốc tế Harvard đã nhìn thấy rõ. TC mở đầu cuộc tấn công VN trên biển lần thứ 2, VN không có một nước nào bảo vệ mà từ năm 1990 sau Hội nghị Thành Đô, Tứ Xuyên, VN đã dựa vào TC. Cho đến nay vẫn chỉ một TC "bảo vệ" VN theo tiêu chuẩn "16 chữ vàng 4 tốt" đầy dối trá, lừa bịp!

ASEAN: VN ẢO TƯỞNG!

Thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện vừa qua, có thể nói Phạm Bình Minh tận sức vận động để ít nhất ASEAN lên tiếng phản kháng. Nguyễn Tấn Dũng đọc một bài diễn văn phản kháng TC khá mạnh mẽ, kêu gọi ASEAN đứng về lẽ phải ủng hộ VN. Cuối cùng thất bại! Ngày 7-5, Thượng đỉnh bế mạc, Dũng - Minh bẽ bàng tay không về nước, thượng đỉnh ASEAN lờ hẳn, không đưa ra một lời tuyên bố nào. Có thể nói, NT Vương Nghị của TC đã thành công. Vả lại, bản chất ASEAN là như thế! ASEAN chỉ là một hiệp hội, lỏng lẻo, rời rạc, ấy là chưa nói bị TC mua chuộc và xé lẻ. Vả lại cũng không trách được các nước trừ Phi, Nam Dương đến Mã Lai đều sẵn sàng nhưng chính VN lại "câm như hến": ĐCSVN họp hội nghị TƯĐ, một tuần lễ, không hề thảo luận về biến cố nghiêm trọng này. Thậm chí quốc hội VN có nghĩa vụ phải hành động cấp kỳ: vẫn im thin thít, không một lời phản kháng. Mặt trận tổ quốc im lặng! Duy nhất ngày bế mạc hội nghị 14-5: TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc, chỉ dành hơn 3 dòng phản kháng chiếu lệ. Vậy làm sao lại trách thượng đỉnh ASEAN không lên tiếng! HĐ Giám mục Công giáo VN ra tuyên cáo phản đối ngay. Đảng CSVN ở đâu? Người ngoại quốc cũng không vô cảm lãnh đạm như Trọng và Hùng, lãnh đạo tối cao Đảng và Nhà nước trong khi Ns. John McCain sốt sắng lên tiếng phản kháng TQ xâm lược VN, trong khi NT John Kerry trực tiếp điện thoại với Vương Nghị, Ngoại trưởng TC, phản đối và gọi TQ là kẻ gây hấn với VN (13-5).


NHỤC NHÃ CHO VN!

Vừa được tin một Thứ trưởng BNG Bắc Kinh tuyên bố có thể khai thông, đàm phán, TBT Trọng đã hớn hở đón nhận ngay, theo tin Hà Nội, Trọng bỏ họp để lên máy bay qua Bắc Kinh xin yết kiến CT Tập Cận Bình. CT Bình từ chối! Rất chính xác, lấy tin từ phía TC, nhật báo The New York Times cho phổ biến tin "nóng" này "Bình từ chối không gặp Trọng" (xem N.Y. Times, bài của Bradsher, "China and Vietnam at impasse over drilling rig in S. Chinasea", 5-12-2014). Sao mà hèn hạ đến như thế! Đàm phán cái gì? Trọng xin gặp Bình để "xin TQ rút giàn khoan HD 981 khỏi lãnh hải VN! Đây là câu trả lời của TQ: Ngày 15-5-2014 nhân chuyến công du thăm Ngũ giác đài, Tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng QĐTQ (GPQ) họp báo chung với Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch UBTM Liên quân Hoa Kỳ, tướng Huy tuyên bố về vụ giàn khoan HD 981 đặt trên vùng biển VN như sau: "TQ đang áp dụng những biện pháp để bảo vệ giàn khoan 981 và bảo vệ cho nó liên tục hoạt động ở khu vực trên"!


Tướng Huy công khai hóa, hải quân TQ tham dự cuộc chiếm đóng trên biểnVN. Phùng Q. Thanh, Tổng tư lệnh QĐNDVN đang ở đâu vậy? Sao lại dán băng keo trên miệng? Khởi đầu ngày 1-5 hộ tống giàn khoan HD 981 đến sâu vào thềm lục địa VN 80 hải lý, TC huy động 80 tàu trong đó có khu trục hạm hỏa tiễn. NGày 14 tăng lên 86 chiếc. Ngày thứ Sáu 16, tăng lên 99 chiếc bao quanh giàn khoan đã thu hẹp lại 4.5 dặm. Số tàu của TC gồm: 2 hộ tống hạm, 2 vận tải hạm thiết trí các giàn hỏa tiễn, 2 tàu lớn đổ bộ còn lại là các tàu Ngư giám và 30 tàu đánh cá trá hình, bọc thép võ trang. Phía VN gồm 3 tàu lớn của Cảnh sát biển, 26 tàu cở nhỏ, đặc biệt còn có 20 tàu đánh cá nhỏ của ngư dân vòng qua vòng lại để yểm trợ tinh thần.


CẢ NƯỚC VN PHẪN NỘ
Cho đến ngày 15-5 đã có 20 tỉnh và thành phố từ Bắc vào Nam xuống đường biểu tình phản đối TC xâm lăng, hàng ngàn đồng bào đủ mọi thành phần xã hội, giới trẻ khá đông, 1000 sinh viên ĐH Thanh Hóa biểu tình ngày 14-5. Các cuộc biểu tình lớn đáng kể: Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa - Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, Long Xuyên. TT Dũng trong cuộc gặp cử tri Hải Phòng (15-4), tuyên bố: "Biểu tình phản kháng TQ là chính đáng", nhắc lại "đừng bạo động". Đặc điểm của các cuộc biểu tình như sau: - Sàigòn tiên phong, khoảng trên 5,000, chia làm 3 nhóm: thân chính quân, tự phát và bất đồng, nhóm này chủ động, tập trung hàng ngàn người trước Nhà hát lớn (trụ sở QH cũ của VNCH) - Tại Hà Nội, nhiều cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu tung hô đảng, khoảng trên 3,000 người. - Tại Đà Nẵng, Đảng bộ thành phố sợ hãi "máu Quảng Nam nổi dậy" thì không biết sự gì sẽ xảy ra "có mà Trời ngăn", do vậy không cho phép xuống đường biểu tình mà "mít tinh" tại chỗ, không biểu ngữ, không một bóng cờ đỏ sao vàng. Ngọn lửa Nam - Ngãi đang bừng bừng trong lòng người, quê hương tiền phong đánh giặc ngoại xâm năm 1858. Cả đảo Lý Sơn nổi dậy!

Cần Thơ, rất đáng kể, hầu hết tự phát, đa số sinh viên nam nữ ĐH Cần Thơ tham dự, theo tin báo Đảng khoảng 2,000 nhưng càng lúc càng đông, khoảng 5,000. Đặc biệt không một bóng cờ đỏ sao vàng, các băng rôn biểu ngữ kẻ chữ trắng trên nền vải xanh da trời, chỉ thuần đả đảo TQ xâm lược, "Hoàng Sa Trường Sa là của VN", không một khẩu hiệu nào của Đảng!

THÔNG ĐIỆP GỞI BẮC KINH

Sôi động nhất là khu công nghiệp Bình Dương. Thật quá bất ngờ. Từ lâu nay, Bình Dương coi như nhượng địa của TQ (the concession), nơi Bắc Kinh ngang ngược xây Đông đô đại phố, nghĩa là Bắc Kinh rồi Nam Kinh, nay thêm thủ đô mới của TQ. Từ cổng vào Đông đô, chữ đại tự và câu đối Hoa ngữ hùng tráng. Đây là "Bắc Kinh" ở mieên Nam VN. Sử gia Đỏ Phạm Văn Lân trong bộ "TQ Thông sử giản biên, T.I" sửa lại sử, trắng trợn bịa đặt gọi là Hạ Giao Chỉ (tên gọi VN thời Đô hộ Hán) (xưa là Nam Hà thời chúa Nguyễn Đàng Trong. Năm 1834, vua Minh Mệnh đổi là Nam Kỳ. Ngày 17-4-1945, chính phủ Trần Trọng Kim đổi là Nam Bộ).


Chiều thứ Hai 13-5, công nhân ở một doanh nghiệp TQ vừa tan ca, còn mặc áo xanh đồng phục, thế là tự phát biểu tình "đả đảo TQ xâm lược". Kể cả công nhân làm thêm ca cũng bỏ việc luôn, tham gia biểu tình, khoảng 200. Qua ngày 14 nổ to. Cả khu công nghiệp Sóng Thần - Bình Dương khoảng 5,000 công nhân, có khẩu hiệu "TQ cút về nước". Rồi bạo động, đốt phá! Các công ty Tân Gia Ba và Đài Loan bị vạ lây do bị lầm cùng là người Tàu Hoa Lục. Bỏ qua phần quá khích bạo động (có thể do một âm mưu nào đó) tập thể công nhân đã quên cả "miếng cơm manh áo" thiết thân hàng ngày, đặt sinh mệnh của Tổ quốc VN lên trên hết. Tất cả cùng một tiếng "Đả đảo TQ xâm lược".

- Vụ thứ 2, khu kỹ nghệ Vũng Áng, h. Kỳ Anh, Hà Tĩnh, tưởng rằng đã Hoa hóa. Thị trấn Núi đã Hoa hóa tựa như một thị trấn ở ngoại ô Bắc Kinh hay Thượng Hải. Vậy mà chỉ qua một đêm, Vũng Áng như "trời sập", bão tố nổi lên. Bất hạnh, hãng luyện thép Formosa của Đài Loan bị vạ lây, bị đập phá, 149 người bị thương ở Vũng Áng. Tin từ bệnh viện Kỳ Anh số tử nạn lên tới 21 người, Đài Loan và VN! Đây là tai họa đáng tiếc nhất và cũng là kinh nghiệm máu do các thành phần quá khích không phân biệt được giữa bạn và thù, do ngộ nhận giữa người Hoa Hoa Lục và người Đài Loan.

Tin nóng vừa cho biết, Bắc Kinh đang khai thác vụ Formosa để lôi kéo Đài Loan vào một chiến tuyến, đánh vào "tự hào TQ" nhưng nên nhớ rằng TC hay TQ Đỏ không phải đích thực là TQ! Chắc rằng Đài Loan sẽ thông cảm.

Ngoại trừ vụ bạo động ở Bình Dương và tai nạn rất đáng tiếc và phải chặn đứng như ở Formosa, nói chung, các cuộc biểu tình đã và đang tiếp diễn đã nói lên sức mạnh ái quốc và bất khuất của dân tộc VN. Đây là võ khí mạnh nhất mà VN sẵn có, một thông điệp mà Bắc Kinh không thể coi thường.

Bắc Kinh sẽ đánh tiếp VN bằng đòn kinh tế, lôi kéo theo Đài Loan nhưng không dễ!

Sẽ không đi đến đâu vì cái hèn hạ khiếp nhược của lãnh đạo VN. Ta có câu nói nôm na: "để lâu cứt trâu hóa bùn". Trường Sa và HD 981 lại sẽ như Hoàng Sa 1974. Bao lâu tập đoàn lãnh đạo VNCS tay sai Bắc Kinh còn nhởn nhơ tác yêu tác quái ở bộ CT-ĐCSVN bấy lâu Đại Hán Đỏ vẫn tiếp tục thôn tính VN. Thủ đoạn của TQ Đỏ muôn hình vạn trạng và đã đánh trúng vào cái hèn và bạc nhược của nhóm lãnh đạo ĐCSVN. Với HD 981 xâm lược lại là cơ hội lớn, rất lớn cho một VN chuyển mình lật qua trang sử mới.

HÀ NHÂN VĂN

TRẦN KHẢI * CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI

Chủ Nghĩa Thực Dân Mới?
25/05/2014


Có phải VN đã rơi vào bẫy của một chủ nghĩa thực dân mới? Với nhiều nhà nghiên cứu, đã thấy rõ như thế.
Nhưng chủ nghĩa thực dân là gì?
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải thích, trích như sau:

“Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của một người dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác. Mẫu quốc là nước tuyên bố chủ quyền đối với những thuộc địa này. Cấu trúc xã hội, chính quyền và kinh tế của lãnh thổ bị quốc gia thực dân áp đặt thay đổi.

Chủ nghĩa thực dân thường dùng để nhắc đến một giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 khi những người châu Âu tiến hành xây dựng các thuộc địa của mình tại các lục địa khác. Những lý do để thực hiện chính sách thực dân trong thời kỳ này bao gồm:

- Thu lợi về kinh tế.
- Mở rộng uy quyền của mẫu quốc.
- Trốn thoát sự ngược đãi tại mẫu quốc.
- Cải đạo cho người dân bản xứ sang tín ngưỡng của những người thực dân.”(hết trích) 

Và Chủ nghĩa thực dân mới là gì?
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải thích:

“Chủ nghĩa thực dân mới là thuật ngữ chỉ việc sử dụng chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa và các công cụ văn hóa để kiểm soát một quốc gia (thường là cựu thuộc địa của các cường quốc châu Âu ở châu Phi hoặc châu Á) thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự hoặc chính trị. Việc kiểm soát có thể thông qua kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ; bằng cách thúc đẩy nền văn hóa riêng của một nhóm người, ngôn ngữ hoặc các phương tiện truyền thông ở thuộc địa, làm lan tràn các giá trị văn hóa kiểu phương Tây vốn xa lạ (thậm chí độc hại) vào các nước này. Các Tập đoàn tư bản đa quốc gia thông qua những tác động này sẽ tạo sức ép mở cửa thị trường và thực thi các chính sách có lợi cho họ ở những quốc gia này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa thực dân mới cũng tương tự như chủ nghĩa tư bản, chính là lợi nhuận...

...Thuật ngữ Chủ nghĩa thực dân mới cũng có thể dùng để chỉ sự cai trị trực tiếp của một quốc gia lên một nước khác, vốn vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như sự can thiệp của các doanh nghiệp tư bản hiện đại vào các nước thuộc địa cũ. Những người chỉ trích Chủ nghĩa thực dân mới cho rằng các tập đoàn đa quốc gia vẫn tiếp tục khai thác các nguồn lực của các quốc gia cựu thuộc địa với giá rẻ mạt, và kiểm soát nền kinh tế của các nước này, tương tự như chủ nghĩa thực dân cổ điển vẫn tiến hành từ thế kỷ 16 đến 20. Trong phạm vi rộng hơn, thuật ngữ chỉ đơn giản là sự chi phối của các cường quốc vào công việc của các nước nhỏ, điều này đặc biệt đúng với Mỹ Latinh hiên nay. Theo nghĩa này, Chủ nghĩa thực dân mới ngụ ý một hình thức của "chủ nghĩa đế quốc kinh tế" hiện đại: các cường quốc có quyền hạn tối thượng với thuộc địa như của chủ nghĩa đế quốc...

...Khác với Chủ nghĩa thực dân cổ điển, Chủ nghĩa thực dân kiểu mới không tiến hành chiến tranh xâm lược, hoặc chỉ tiến hành gián tiếp thông qua chính phủ bù nhìn bản xứ mà nó dựng lên. Trên danh nghĩa, thực dân kiểu mới không trực tiếp dùn từ "thuộc địa" như thực dân cổ điển, và cũng không chính thức sát nhập nước thuộc địa vào lãnh thổ chính quốc. Thay vào đó, chính phủ bù nhìn sẽ giúp chính quốc kiểm soát, khống chế lãnh thổ và khai thác tài nguyên, trên danh nghĩa "hợp tác với đồng minh thân cận"...”(hết trích)

Như thế, Việt Nam đã rơi vào Chủ nghĩa thực dân mới như thế nào?
Bài viết tựa đề “Chiến Lược Thực Dân Kiểu Mới của Trung Quốc ở Việt Nam” của nhà nghiên cứu Minh Nam trên mạng viet-studies.info/ ghi nhận, trích như sau:

“...Chiến lược của Trung Quốc thường bao gồm các bước như sau.
Đầu tiên, Trung Quốc sẽ tuyên bố là không can thiệp vào công việc nội bộ của đối phương, nhưng đồng thời, thông qua các dự án kinh tế và các hỗ trợ tài chính, giúp phe thân Trung Quốc nắm quyền. Trung Quốc sẽ cô lập những cấp lãnh đạo thân Trung Quốc với nhân dân nhằm làm suy yếu tính chính danh của các cấp lãnh đạo này. Các cấp lãnh đạo này muốn giữ quyền do đó phải dựa vào nhóm thân Trung Quốc và do đó các cấp lãnh đạo sẽ bị gián tiếp điều khiển bởi Trung Quốc.

Bước tiếp theo, Trung Quốc giới thiệu mô hình kinh tế của mình như một mô hình mẫu để theo đuổi: mô hình kinh tế độc tài lãnh đạo. Trung Quốc giới thiệu mô hình này với mục đích khuyến khích các quốc gia độc tài tiếp tục duy trì thể chế độc tài, với mục tiêu để phát triển kinh tế. Nhưng bằng cách giúp duy trì một chế độ độc tài thân Trung Quốc như vậy, Trung Quốc dễ dàng tác động và thực thi các chính sách thực dân kiểu mới hơn. Các cấp lãnh đạo độc tài thân Trung Quốc do đó sẽ đóng vai trò như các thái thú của Trung Quốc.

Sau khi nắm được các cấp lãnh đạo, Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản tín dụng “hỗ trợ” cho các nước này và các công ty Trung Quốc bắt đầu đổ vào thị trường. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập và nước này nhanh chóng trở thành một thị trường tiêu thụ của Trung Quốc. Các doanh nghiệp của Trung Quốc, cùng với công nhân, theo vào các dự án của Trung Quốc, làm việc và khi xong hợp đồng sẽ tìm cách ở lại. Một mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc được sự đỡ đầu của chính phủ Trung Quốc sẽ mua các mỏ quặng và tài nguyên với giá rẻ mạt do thông đồng với giới cầm quyền. Chính quyền độc tài địa phương hưởng lợi từ quan hệ Trung Quốc, khi Trung Quốc tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, ngược lại Trung Quốc hưởng lợi từ tài nguyên, các nước này là thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, và hơn nữa, các chính quyền độc tài này là vây cánh ủng hộ Trung Quốc trên các mặt trận ngoại giao quốc tế.

Các nước độc tài này nghiễm nhiên trở thành một chư hầu của Trung Quốc dưới con mắt của thế giới và bị Trung Quốc khống chế về kinh tế, ngoại giao và chính trị.
Nhìn lại các chiến lược trên, hẳn các bạn sẽ giật mình rằng Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ với mô hình thực dân kiểu mới từ rất lâu rồi. Mang giàn khoan vào biển chỉ là một trong những bước cuối cùng.”(hết trích)
Như thế, diễn tiến là tất yếu. Bây giờ, nếu không dựa vào sức toàn dân, hẳn là khó gỡ vòng Bắc thuộc vậy.

Sunday, May 25, 2014


CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

 

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

 TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng
 Cập nhật: 12:04 GMT - thứ ba, 20 tháng 5, 2014
Trung Quốc nói không có tranh chấp với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Một nhà ngoại giao và một học giả Trung Quốc nói Công hàm 1958 là bằng chứng Việt Nam công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Công hàm 1958 gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại được Trung Quốc đề cập trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đối đầu vì vụ giàn khoan HD-981.
Căng thẳng Việt – Trung đã gia tăng, với việc nổ ra các cuộc bạo động ở Việt Nam, sau khi Việt Nam lên án Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại khu vực biển Hoàng Sa.
Hôm 20/5, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia có bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post để biện hộ cho Trung Quốc.
Ông Lưu Hồng Dương nói quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”.


“Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai.
“Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”
Ông Lưu Hồng Dương cáo buộc “việc chính phủ Việt Nam gần đây thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc thật vô cùng gây sốc”.
“Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc ‘estoppel’ [không được nói ngược],” ông Lưu cáo buộc.
Bày tỏ lập trường chính thức của Trung Quốc, ông Lưu nói tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ tồn tại ở quanh quần đảo Trường Sa.
Ông Lưu cáo buộc Việt Nam có “tiêu chuẩn kép” khi đã “đánh dấu 57 lô dầu khí ở trong vùng biển tranh chấp”.
Nói về cuộc đối đầu quanh giàn khoan HD-981, ông Lưu nói Việt Nam “phải bỏ mọi ảo tưởng và tiến hành hai biện pháp quyết định”.
“Một, ngay lập tức dừng mọi hoạt động nguy hiểm chống lại giàn khoan Trung Quốc và rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển thuộc Trung Quốc.
“Hai, thực thi lời hứa dừng mọi bạo lực trong nước để bảo vệ công dân và tài sản công ty Trung Quốc ở Việt Nam.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về bài báo của ông Lưu Hồng Dương.
Trong một diễn biến liên quan, Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, có bài trả lời phỏng vấn hãng tin Đức Deutsche Welle (DW), được đăng trên mạng hôm 20/5.
Ông này cũng nhắc lại về Công hàm Phạm Văn Đồng.
“Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
“Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975,” tiến sĩ Ngô nói.
“Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”

Công hàm Phạm Văn Đồng vẫn gây tranh cãi sau 50 năm

Công hàm tranh cãi
Công hàm ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958 để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của nước này.
Viết trên BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng công hàm “không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”.
“Bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền,” ông Trục giải thích.
Tuy vậy, tranh luận trên BBC, ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng Việt Tân ở Hoa Kỳ, lại nói công hàm “vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay”.
Nói như một nhà nghiên cứu khác, Dương Danh Huy, công hàm có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho Việt Nam liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không là một vấn đề “còn tranh cãi”.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140520_china_phamvandong_views.shtml

 

Hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng 1958?

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-01-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Untitled-2.jpg
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958
Photo courtesy of cpv.org.vn


Công hàm Phạm Văn Đồng 1958, công nhận hải phận 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc kể cả các đảo ngoài khơi, được Bắc Kinh tận dụng cho chiến lược cưỡng đoạt chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Việt Nam đã làm gì để hóa giải điều gọi là khúc xương mắc nghẹn này.
Sau 53 năm im lặng không nhắc lại thư ngoại giao năm 1958 của thời kỳ hữu hảo xã hội chủ nghĩa giữa Việt Nam và Trung Quốc, đến tháng 7/2011 Hà Nội bắt đầu sử dụng báo chí để công khai nội dung công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bày tỏ sự tán thành tuyên bố trước đó 10 ngày của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.

Tuy vậy giới quan sát cho rằng, cách đây 3 năm Hà Nội vẫn khá dè dặt khi chỉ sử dụng một tờ báo của Mặt trận Tổ Quốc là Đại Đoàn Kết cho phát súng lệnh, chứ chưa đưa những tờ báo chủ lực vào chiến dịch hóa giải nội dung công hàm Phạm Văn Đồng. Đến nay vào thời điểm tưởng niệm 40 năm Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, sau trận hải chiến ngày 17/1/1974 đánh bại Hải quân VNCH, Hà Nội được cho là đã hóa giải phần nào dư luận trong nước thông qua truyền thông báo chí trong ba năm vừa qua.

Trả lời Nam Nguyên vào tối 06/01/2014, Tiến Sĩ Trần trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông trụ sở ở Hà Nội nhắc lại,  tại  Diễn đàn Biển Đông ở Thủ đô Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn dùng Công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về việc thừa nhận chủ quyền Trung Quốc ở các quần đảo trên Biển Đông Việt Nam. Theo TS  Thủy, lập luận của Việt Nam là công hàm đó không phải là thừa nhận chủ quyền mà chỉ thừa nhận hải phận 12 hải lý của Trung Quốc và không có một từ nào nói đến Hoàng Sa hay Trường Sa. Đối với hoạt động nở rộ của báo chí hiện nay liên quan đến việc Trung Quốc xâm chiếm Hoàng sa năm 1974 sau khi đánh bại hải quân VNCH. TS Trần Trường Thủy nhận định là, hiện nay trên một góc độ nào đó báo chí có nhiều tự do hơn khi đề cập tới vấn đề Biển Đông.
Năm nay là năm đặc biệt, năm kỷ niệm 40 năm, thông thường những năm chẵn thì truyền thông hay đề cập đậm những vấn đề ấy. Liên quan đến Hoàng Sa thì rõ ràng thời kỳ ấy trước năm 1975 chính quyền VNCH quản lý Hoàng Sa và sự kiện xảy ra trực tiếp giữa Trung Quốc và chính quyền VNCH. Cho nên là các đề cập liên quan đến quản lý và các trận chiến và sự hy sinh của những người lính VNCH là thực tế khách quan.

Không có giá trị pháp lý?

cpv.org-250.jpg
Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng
Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon lập luận rằng công hàm Phạm Văn Đồng 1958 không có giá trị pháp lý mà chỉ mang ý nghĩa hậu thuẫn chính trị trong giai đoạn hai phe đối đầu ở Việt Nam. Lúc đó chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc về VNCH. TS Nguyễn Nhã tiếp lời:
Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa Trường Sa liên tục, từ nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp lý quốc tế.
Kể từ khi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phá vỡ bức tường im lặng về nội dung công hàm Phạm Văn Đồng 1958, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt một giảng viên về Luật Quốc tế ở TPHCM là người có những đột phá mạnh mẽ nhất khi ông luôn luôn nói thẳng vào vấn đề.
Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần lãnh thổ phía Nam.
- TS Nguyễn Nhã
Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve 1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.
Trung Quốc viện dẫn Công hàm Phạm Văn Đồng để nói rằng Việt Nam công nhận chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Thạc sĩ Hoàng Việt điều quan trọng là nội dung công hàm Phạm Văn Đồng có cấu thành một tuyên bố được thừa nhận hay không? Theo luật pháp quốc tế nếu một bên đã ra một tuyên bố thì không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia. Tuy nhiên Trung Quốc rất khó chứng minh được điều này.
Nhiều người cho rằng có hay không có công hàm Phạm Văn Đồng thì Trung Quốc cũng vẫn thực hiện mưu đồ chiếm lĩnh Biển Đông, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam. Tại sao Bắc Kinh luôn đặt điều kiện đàm phán song phương và né tránh mọi tranh tụng tại Tòa án Quốc tế. TS Trần Trường Thủy vắn tắt nhận định:
Cách thức mà Trung Quốc sử dụng biện pháp song phương, một là truyền thống ngoại giao của họ quen xử lý các vấn đề song phương; thứ hai, theo tôi nghĩ và theo các nhà quan sát thì Trung Quốc thấy được họ là bên mạnh hơn nên trong giải quyết song phương họ có nhiều ưu thế hơn. Tuy vậy đấy là về mặt lý thuyết trên thực tiễn thì nó còn thuộc nhiều yếu tố. Còn Trung Quốc không đồng ý đưa ra tòa vì như thế không còn là song phương và Trung Quốc có thể không chắc chắn về các lập luận của mình về pháp lý để mà đưa ra tòa. Họ phải chắc chắn thì họ mới chấp nhận.
Những phát biểu vừa nêu cho thấy các học giả, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông có chung lập luận là công hàm Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc. Nếu có tranh tụng ra Tòa án Quốc tế thì Trung Quốc sẽ không dành phần thắng. Bởi vì ông Phạm Văn Đồng qua công hàm đó không có sự cam kết rành mạch về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hơn nữa người sở hữu Hoàng Sa-Trường Sa lúc đó được quốc tế công nhận là VNCH. Và quan trọng hơn cả người ta không thể bán hay cho một cái gì mà mình không có.

Thành Tâm

 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/campaign-dispel-diplomatic-1958-nn-01072014120149.html

   VN bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng

Cập nhật: 12:39 GMT - thứ sáu, 23 tháng 5, 2014

Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ giá trị pháp lý về chủ quyền của Công hàm Phạm Văn Đồng
Việt Nam nói Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền với vùng biển đảo của Việt Nam.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Trần Duy Hải, nói như vậy tại cuộc họp báo quốc tế hôm 23/5 ở Hà Nội.
Những ngày vừa qua, giới ngoại giao và học giả Trung Quốc đã nhắc lại Công hàm 1958, nói đó là bằng chứng Việt Nam thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy vậy, ông Hải nói khi văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Trung Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa đang được quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa.
“Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy nên điều đó càng khẳng định công văn của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý,” theo ông Hải.
Ông Hải nhấn mạnh Trung Quốc “không có bất cứ chứng lý nào” chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo.
Tại cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng dẫn ra chi tiết, theo đó, ngày 24/9/1975, khi trao đổi với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn, ông Đặng Tiểu Bình - Phó Thủ tướng Trung Quốc thời đó – “đã nêu rõ việc Trung Quốc có vi phạm dẫn đến tranh chấp chủ quyền với Việt Nam,” theo tường thuật của báo Dân Trí.
Lập trường của Trung Quốc hiện nay là chỉ công nhận có tranh chấp tại quần đảo Trường Sa.

Tàu quân sự

Tại cuộc họp báo ngày 23/5, Việt Nam cũng bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc nói rằng Việt Nam gửi tàu quân sự ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981.
Ông Ngô Ngọc Thu, đại diện Cảnh sát Biển Việt Nam, nói chính Trung Quốc đã gửi tàu chiến ra biển.


“Tàu chiến của Trung Quốc có 5 loại, chúng tôi đã ghi được số hiệu, thông báo với phía Trung Quốc.”
“Một tàu có bệ pháo, 72.000 tấn, chở được rất nhiều quân. Có cả tàu tên lửa, một tàu tuần tiễu ngầm… Đó hoàn toàn là tàu của Trung Quốc, Việt Nam không điều tàu quân sự ở khu vực," ông Thu khẳng định.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập khả năng sử dụng biện pháp pháp lý để kiện Trung Quốc.
Trả lời về khả năng này, bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao, nói việc sử dụng biện pháp hòa bình bao gồm “sử dụng cơ quan tài phán quốc tế”.
“Chúng tôi, với tư cách cơ quan tham mưu, có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng mọi biện pháp,” bà nói.
Được hỏi liệu Việt Nam đã “hết kiên nhẫn” mặc dù có 16 chữ vàng với Trung Quốc, ông Trần Duy Hải trả lời “chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được”.
“Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng,” ông Hải nhấn mạnh.
Ông Hải phủ nhận thông tin trên mạng internet nói quân đội Trung Quốc đưa quân, xe tăng đến gần biên giới Việt Nam.
“Xin khẳng định hoạt động giao thương ở biên giới vẫn diễn ra bình thường.”
“Trong cuộc gặp hai thứ trưởng Bộ Ngoại giao vừa qua, hai bên đã thống nhất không sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết bất đồng.”
Tại cuộc họp báo, Việt Nam cũng nhắc lại con số chính thức của Việt Nam, theo đó, trong các vụ bạo loạn vừa qua, có hai người quốc tịch Trung Quốc thiệt mạng ở Hà Tĩnh, và một người Trung Quốc chết ở Bình Dương.
 

Khó xử Công hàm Phạm Văn Đồng

Cập nhật: 15:01 GMT - thứ tư, 26 tháng 2, 2014
Trung Quốc xây dựng mạnh đô thị Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa
Trong bài viết mới đây của Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng “Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.”
Do đó mà việc kêu gọi hủy bỏ công hàm này là mắc lừa chủ trương hiện nay của Bắc Kinh.
Tiến Sĩ Trần Công Trục đã chỉ nói một phần ý nghĩa của Công hàm 1958, và là phần phụ, phần bao quát không bao gồm ý nghĩa và hệ quả đích thực của Công hàm này.
Đó là lý do vì sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp cứng rắn hơn đối với những hành vi xâm phạm ngày một gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Kẽ hở của Công hàm 1958

Đúng là Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập gì đến Hoàng Sa hay Trường Sa.
Nhưng Công hàm đã viết:
"Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc."
Tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đã viết:
"Chiều rộng lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."

"Việt Nam Cộng hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận"
Ông Trần Công Trục
Dù giải thích thế nào đi nữa, Công hàm 1958 vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay.
Nói cách khác, cái “thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn” như mô tả của Tiến sĩ Trần Công Trục chỉ có thể có được từ chính sợi dây thừng mà Công hàm 1958 đã cung cấp.
Trong bài viết, Tiến sĩ Trần Công Trục cũng đã đề cập: “Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận. Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.”
Tôi tán đồng cách nhìn này và vì thế Tuyên bố của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 4-2-1974 là một văn kiện quan trọng để cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay khai dụng trong việc tranh luận với Trung Quốc về vấn để chủ quyền biển đảo.
Chính tư thế pháp lý của VNCH năm 1974 đã nói lên giá trị của Tuyên Bố 4-2-1974 và do đó, trực tiếp hủy giá trị của Công hàm 1958 trong “chiêu bài lập lờ đánh lận con đen cho tham vọng bành trướng” của Bắc Kinh.
Công hàm này chỉ mang tính ngoại giao trong bối cảnh của giai đoạn 1958 và càng không phải là một bản cam kết giữa hai quốc gia.
Tiến sĩ Trần Công Trục đã nhầm lẫn giữa một “diplomatic note” với một “bilateral agreement” khi viết rằng: “theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế”.
Hơn thế nữa, ngay cả một cam kết giữa hai quốc gia cũng chỉ được tôn trọng trong bối cảnh ngày nào nó còn bảo vệ được quyền lợi của cả hai quốc gia.
Ngày nào còn tránh né việc công khai xác định với Trung Quốc sự sai trái về pháp lý và vô hiệu lực của Công hàm Phạm Văn Đồng, thì ngày đó nhà quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bị lúng túng trong sự giải thích lòng vòng, vừa khó thuyết phục được công luận vừa cho Trung Quốc thấy thế yếu của Việt Nam.

Mặt trận pháp lý


Công hàm Phạm Văn Đồng khiến chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bị lúng túng trong sự giải thích lòng vòngTrong nhiều thập niên vừa qua, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã chọn phương thức "ngoại giao” để giải quyết các tranh chấp biển đảo đối với Trung Quốc. Đến nay thì phương án này không những không hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho Việt Nam khi thời gian kéo dài chỉ càng củng cố và có lợi cho các ý đồ bành trướng tiếp của Trung Quốc.
Khi Trung Quốc ỷ thế lớn và tìm cách gây chia rẽ nội bộ các nước trong khối ASEAN thì việc ASEAN có thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc hay không cũng sẽ chỉ mang giá trị hình thức.
Đã đến lúc Việt Nam cần mạnh dạn tiến hành phương án đấu tranh pháp lý, tức kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc như Philippines đã làm vì có khá nhiều điểm tương đồng.
Mặc dù Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền biển đảo, mà kiện Trung Quốc "áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)” như Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích, thì đó ít ra cũng là điểm khởi đầu cần thiết trong việc dùng công pháp quốc tế buộc Trung Quốc phải “nói chuyện”, chứ không thể để họ cố tình tránh né, phớt lờ như hiện nay.
Đương nhiên tiến hành một vụ kiện cần phải nghiên cứu thật kỹ, nhưng không vì thế mà chần chừ quá lâu và nuôi hy vọng quá nhiều vào việc ASEAN và Trung Quốc sẽ tiến hành tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tuyên bố hôm đầu năm 2014.

Sức mạnh toàn dân

Vận dụng bằng ngoại giao hay pháp lý để lấy lại chủ quyền biển đảo đã bị xâm chiếm là những phương thức cần thiết nhưng chắc chắn là chưa đủ và khiếm diện.

"Trách nhiệm giành lại chủ quyền không thể ủy thác vào chính quyền hay bất cứ một tập thể nào mà phải dựa trên nền tảng toàn dân"
So với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có ít nhất 138 chiến sĩ từ hai thể chế chính trị khác nhau đã hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.
Nếu coi nỗ lực bảo vệ và lấy lại chủ quyền các phần lãnh thổ, lãnh hải của cha ông là mục tiêu tối hậu, Việt Nam cần vượt lên trên mọi khuynh hướng chính trị, mọi nhu cầu ngắn hạn của những chính phủ đang cầm quyền.
Nhưng để thực hiện được ước muốn tối thượng đó thì phải có nền tảng tối thiểu.
Nền tảng đó chính là sức mạnh của Toàn dân.
Lịch sử Việt đã chứng minh quá nhiều lần rằng không có cách nào khác.
Vì vậy, nếu thực tâm muốn bảo vệ chủ quyền đất nước dựa trên nền tảng sức mạnh toàn dân, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần phải:
Thả ngay những người yêu nước đang bị giam giữ và tôn trọng quyền bày tỏ lòng yêu nước của người dân;
Thực hiện tinh thần Hội nghị Diên Hồng bằng cách chấm dứt ngay chính sách độc quyền yêu nước;
Dẹp bỏ thái độ thù nghịch đối với những tiếng nói xây dựng, ôn hòa vì quyền lợi của Tổ quốc.
Nói tóm lại, khi một phần lãnh thổ, hải đảo đã bị nước ngoài xâm chiếm, trách nhiệm giành lại chủ quyền không thể ủy thác vào chính quyền hay bất cứ một tập thể nào mà phải dựa trên nền tảng toàn dân.
Bài viết thê ̉hiện quan điểm riêng của ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng chính trị Việt Tân ở Hoa Kỳ.

 Hoàn cảnh lịch sử của Công hàm 1958

Cập nhật: 10:29 GMT - thứ tư, 21 tháng 5, 2014
Liệu ông Phạm Văn Đồng hồi năm 1958 có ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc?
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam đặt vấn đề Quốc hội hiện nay của Việt Nam nên có nghị quyết phủ nhận giá trị Công hàm do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký vào năm 1958.
Công hàm này được Trung Quốc sử dụng để nói rằng Việt Nam đã thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bắc Kinh đã đưa giàn khoan HD-981 ra gần quần đảo Hoàng Sa, một động thái đã làm Việt Nam nổi giận và làm bùng phát các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

‘Công hàm hữu nghị’

Tuy nhiên, trao đổi với BBC, ông Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu về Biển Đông từ trong nước, đã đưa ra một số lập luận phản bác công hàm này.
“Phải xét hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, đó là thời kỳ Chiến tranh Lạnh,” ông Phúc nói. “Trước sự bao vây của Mỹ và một số nước đế quốc, Trung Quốc sợ bị tấn công nên ra tuyên bố về lãnh hải.”
Do đó, công hàm do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, theo ông Phúc, là ‘công hàm hữu nghị giữa hai người đồng chí anh em ủng hộ nhau để chống kẻ thù chung’.
"Đây là công hàm hữu nghị giữa hai người đồng chí anh em ủng hộ nhau để chống kẻ thù chung."
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc
“Nhưng Trung Quốc đã diễn giải công hàm này cho rằng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc,” ông nói.
Hơn nữa, theo ông Phúc, Trung Quốc cũng là một bên ký kết hiệp định Geneve vào năm 1954 chia cắt Việt Nam thành hai miền trong đó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam.
“Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa (để thừa nhận trong công hàm),” ông nói.
Ngoài ra, công hàm được ký năm 1958 này "chưa được Quốc hội thông qua", ông Phúc nói thêm.
“Quốc hội Việt Nam cũng chưa từng bao giờ ra nghị quyết phủ nhận chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Cho dù thủ tướng một nước ký công hàm thừa nhận cái gì đó với những quốc gia có quan hệ ngoại giao nhưng không có nghị quyết của Quốc hội thì tôi nghĩ không có giá trị cao nhất,” ông nhận định.

‘Ý thức hệ chi phối’


Công hàm này đã công nhận Tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải
Ông cho rằng ông Phạm Văn Đồng khi ký công hàm năm 1958 "không có ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo" vì ông Đồng "đã có quá nhiều kinh nghiệm với Trung Quốc trong cuộc hội đàm Geneva mà Trung Quốc đã phản bội Việt Nam".
Tuy nhiên nhà nghiên cứu này thừa nhận trong bối cảnh cuộc chiến ý thức hệ vào thời điểm đó đã "có ảo tưởng của những người lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".
“Họ cứ nghĩ rằng Trung Quốc là đồng chí, là anh em, sau này giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì chuyện anh em sẽ dễ giải quyết. Trung Quốc sẽ hữu nghị, sẽ trả đảo lại cho Việt Nam,” ông nói và khẳng định yếu tố ý thức hệ ‘đã chi phối hành động các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ’.
Ông cho rằng công hàm này đã làm cho Việt Nam ‘yếu thế hơn’ trong quá trình tranh chấp với Trung Quốc và cho biết một số nhà nghiên cứu trong nước đã nghĩ đến khả năng Quốc hội hiện nay ‘ra nghị quyết phủ nhận công hàm năm 1958’.
"Cần nhìn nhận sự thật lịch sử đã diễn ra và phải biết đặt vấn đề giữa quá khứ và hiện tại như thế nào để có lợi nhất cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền,” ông nói.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140521_1958_note_contested.shtml

Ý nghĩa của Công hàm 1958?

Cập nhật: 10:10 GMT - thứ tư, 21 tháng 5, 2014
Trao đổi với BBC, ông Đinh Kim Phúc, một nhà nghiên cứu về Biển Đông từ trong nước, đã đưa ra một số lập luận phản bác công hàm 1958 do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký mà Trung Quốc cho rằng đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
“Phải xét hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, đó là thời kỳ Chiến tranh Lạnh,” ông Phúc nói. “Trước sự bao vây của Mỹ và một số nước đế quốc, Trung Quốc sợ bị tấn công nên ra tuyên bố về lãnh hải.”
Do đó, công hàm do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký, theo ông Phúc, là ‘công hàm hữu nghị giữa hai người đồng chí anh em ủng hộ nhau để chống kẻ thù chung’.
“Nhưng Trung Quốc đã diễn giải công hàm này cho rằng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc,” ông nói.
Hơn nữa, theo ông Phúc, Trung Quốc cũng là một bên ký kết hiệp định Geneve vào năm 1954 chia cắt Việt Nam thành hai miền trong đó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam.

“Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa (để thừa nhận trong công hàm),” ông nói.
Ngoài ra, công hàm được ký năm 1958 này ‘chưa được Quốc hội thông qua’, ông Phúc nói thêm.
“Quốc hội Việt Nam cũng chưa từng bao giờ ra nghị quyết phủ nhận chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
“Cho dù thủ tướng một nước ký công hàm thừa nhận cái gì đó với những quốc gia có quan hệ ngoại giao nhưng không có nghị quyết của Quốc hội thì tôi nghĩ không có giá trị cao nhất,” ông nhận định.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu này thừa nhận trong bối cảnh cuộc chiến ý thức hệ vào thời điểm đó đã ‘có ảo tưởng của những người lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’.
“Họ cứ nghĩ rằng Trung Quốc là đồng chí, là anh em, sau này giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì chuyện anh em sẽ dễ giải quyết. Trung Quốc sẽ hữu nghị, sẽ trả đảo lại cho Việt Nam,” ông nói và khẳng định yếu tố ý thức hệ ‘đã chi phối hành động các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ’.http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/05/140521_dinhkimphuc_1958_note.shtml
 
 Có đúng Công hàm Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 vô hiệu lực? 

Phan Châu Thành (Danlambao) - Mọi điều cuối cùng đều dẫn đến một điểm đầu tiên: để bảo vệ lãnh thổ đất nước và tương lai Việt Nam đầu tiên phải hạ bệ chính phủ CSVN trước hết và thay bằng chính phủ dân chủ chính danh do toàn dân hơn 90 triệu người Việt khắp năm châu bầu ra để đại diện họ thừa kế non sông đất nước, lãnh thổ quốc gia mà dân tộc Việt Nam đã để lại cho đời sau, thì 90 triệu người Việt mới có thể cùng nhau đòi lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa, và ải Nam Quan, thác Bản Giốc... từ tay Trung cộng mà CSVN đã cống nạp mới gần đây.
*
Tuyên bố ngày 04/9/1958 của CHNDTH
“1. Chiều rộng lãnh hải của CHNDTH là 12 hải lý. Điều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHNDTH bao gồm phần đất Trung quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các quần đảo khác thuộc Trung quốc.

2. Các đường thẳng nối liền mỗi điểm cơ sở của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường cơ sở của lãnh hải dọc theo đất liền Trung quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường cơ sở là hải phận của Trung quốc. Phần biển kề trong các đường cơ sở, kể cả vịnh Bôhai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung quốc. Các đảo bên trong các đường cơ sở, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaogin, đảo Đại và Tiểu Jinmen, đảo Đadam, đảo Irdan và đảo Đongdinh, là các đảo thuộc nội hải của Trung quốc.

3. Nếu không có sự cho phép của Chính phủ CHNDTH tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung quốc đều phải tuân thủ các luật lệ liên hệ của Chính phủ CHNDTH.

4. Điều 2 và điều 3 trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa và các quần đảo khác thuộc Trung quốc.”
*Nhận xét:
Trung quốc tuyên bố lãnh hải trên cơ sở một lãnh thổ tự nhận tự mở rộng bao gồm luôn các đảo và quần đảo của nước khác (như Tây Sa - Hoàng Sa và Nam Sa - Trường Sa của Việt Nam, Đông Sa - ... của Philippines...) hoặc còn đang tranh chấp (như Đài Loan - với Trung Hoa Dân Quốc...), là một hành động bành trướng lãnh thổ thô bạo, không có cơ sở và vi phạm mọi điều luật quốc tế.
Vì thế, tuyên bố hải phận 12 hải lý tính từ đường cơ sở của TQ dù có vẻ rất rõ ràng và phù hợp thông lệ quốc tế, lại trở thành lố bịch, chỉ để che đậy đường cơ sở mà Trung quốc vẽ ra trong tuyên bố ngày 4/9/1958 rất mập mờ, tham lam phủ chùm vào lãnh thổ lãnh hải các nước khác, nên tất nhiên không ai có thể chấp nhận.
Tóm lại, tuy gọi là tuyên bố lãnh hải, nhưng thực chất đó là tuyên chiếm lãnh thổ biển đảo nước khác của CHNDTH bằng đường cơ sở mập mờ mà nó vẽ ra, sau này đã hiện nguyên hình là đường lưỡi bò chin khúc.
Thế mà...
Công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 của VNDCCH
“Kính gửi: Đồng chí Chu Ân Lai

Tổng lý Quốc vụ viện nước CHNDTH

Kính thưa đồng chí Tổng lý,

Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể.

Phạm Văn Đồng

(đã ký và đóng dấu)

Thủ tường Chính phủ nước VNDCCH”
Công hàm trên được Đại sứ VNDCCH tại Bắc Kinh Nguyễn Khang trao cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao TQ - Cơ Bằng Phi ngày 21/9/1958.
*Nhận xét:
Chính phủ VNDCCH của HCM và PVĐ đã nhanh chóng, dường như ngay lập tức, bằng công văn ngoại giao cấp cao nhất (công hàm) qua con đường chính thức nhất (Đại sứ và đại sứ quán) chấp nhận Tuyên bố “lãnh hải” của TQ một cách trân trọng nhất: ghi nhận, tán thành và tôn trọng “quyết định về lãnh hải” của TQ. Ngày 14 và 21/9/1958 lại là hai ngày chủ nhật mà CSVN vẫn làm việc miệt mài thế - thể hiện tinh thần bán nước của họ say mê như thế nào! Không biết có nước nào có văn bản, công hàm công nhận Tuyên bố “tuyên chiếm lãnh thổ nước mình” của TQ nhanh nhảu và tận tụy như VNDCCH hay không nhỉ? Chắc là chỉ có Bắc TT, nếu có?
Chúng ta hãy để ý sự phối hợp rất nhịp nhàng tương xứng giữa Tuyên bố 04/9/1958 của TQ và công hàm phúc đáp 14/9/1958 của VN như một cặp tung hứng, cứ như chúng từ một người viết ra: TQ tuyên bố về lãnh hải để che đậy tuyên chiếm lãnh thổ các nước khác và công hàm VN ngay lập tức ghi nhận và tán thành tuyên bố về lãnh hải mà thực chất là xác nhận quyền lãnh thổ của TQ đối với hai quần đảo HS và TS của chính mình!
Cho đến nay, sự phối hợp ăn ý đó vẫn đang được tiếp tục trong việc hai bên đều dùng công hàm PVĐ để làm cơ sở tạo ra tranh chấp biển giữa hai nước trên vùng biển vốn không hề có tranh chấp trước đó! Tức là họ vẫn dùng công hàm PVĐ để biến không thành có.
CHXHCN Việt Nam “phủ định” hiệu lực pháp lý của Công hàm 1958
Hôm 23/5/2014, Chính phủ CHXHCN Việt Nam tuyên bố rằng công hàm của Chính phủ VNDCCH do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 14/9/1958 phúc đáp Tuyên bố của ngày 04/09/1958 Chính phủ CHNDTH trên là vô hiệu lực pháp lý, vì vào thời điểm đó Chính phủ VNDCCH không quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tây Sa và Nam Sa), mà là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH)! Tức là, “VNDCCH không thể cho CHNDTH cái mà mình không có, không quản lý; hay: Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không sở hữu”. Nhiều người cho rằng đó là lập luận thuyết phục!
Như vậy, CP CHXHCN VN cho rằng việc chính mình (CP VNDCCH trước đó) ngày 14/9/1958 đã công nhận chủ quyền của TQ đối với các quần đảo HS và TS là vô hiệu lực pháp lý.
Theo tôi, CP CHXNCH VN lập luận và tuyên bố như trên để coi Công hàm PVĐ vô hiệu lực là đánh tráo khái niệm một cách rất ấu trĩ và vì thế sai hoàn toàn. Bởi vì, người ta hoàn toàn có thể từ bỏ quyền sở hữu cái mà người ta không sở hữu bằng cách xác nhận cái đó thuộc quyền sở hữu của người khác. Và công hàm PVĐ đã làm điều đó. Công hàm PVĐ đã xác nhận (ghi nhận và tán thành) hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung quốc, bất kể lúc đó chúng đang do ai quản lý.
Kết quả tất nhiên là, Công hàm PVĐ trên của VNDCCH vẫn có hiệu lực cho đến nay: xác nhận quyền sở hữu của TQ đối với HS và TS, tức là phủ nhận quyền sở hữu của VN (hay bất cứ ai) đối với hai quần đảo và vùng biển đó.
Chính phủ VN có biết rằng việc họ phủ nhận công hàm PVĐ của họ như thế là hề và vô ích không? Tôi tin là họ biết, TQ càng biết rõ, vì thế họ mới để cho một cán bộ cấp thấp như thế nói ra điều đó. Còn nếu điều đó thực sự đúng và có hiệu quả, sẽ giúp VN đòi được HS, TS từ tay TQ thì mấy kẻ “tứ trụ” điếm, nhất là 3X, sẽ giành nói ngay nói lớn để ghi công lớn cho mình rồi. Một công lớn cỡ đó đủ để 3X ngồi ghế CTN và TBT như Tập hay Tổng thống như Putin trong 10 năm nữa chứ bỡn?
Biết vậy tại sao họ vẫn làm thế? Là để đóng kịch trước nhân dân Việt Nam rằng họ “vô can”. Tất cả là tại TQ tham lam và bành trướng mà thôi..., nhưng họ “sợ bát nước đổ đi không hót lại được” nên họ sẽ không kiện TQ ra tòa QT - mà chỉ “dọa TQ” thôi... để giữ “bát nước Tàu cho” mà húp chứ...!
Các quan điểm khác cho rằng công hàm PVĐ vô hiệu lực
Ngoài quan điểm và tuyên bố chính thức mới nhất trên về hiệu lực của Công hàm PVĐ dựa trên bối cảnh thực tế thời điểm VNDCCH ký công hàm, còn có vài quan điểm khác cũng cho rằng công hàm đó vô hiệu lực pháp lý do bối cảnh hay do hành văn ẩn ý, như:
1. Công hàm PVĐ chỉ nói đến lãnh hải 12 hải lý chứ có nói đến HS TS đâu? Đây là cách lừa dân thô thiển của CSVN khi họ nói đến công hàm PVĐ mà không đưa ra cho Tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ chính là nguyên nhân phải có công hàm đó. Có người còn nghi ngờ rằng công hàm VN và Tuyên bố TQ là do cùng một nhóm soạn thảo từ trước, PVĐ chỉ việc ký thôi.
(Có người còn đùa: Chủ nhật 14/9/58, Bác gọi chú Đồng sang Phủ Chủ tịch chơi rồi đưa công hàm Bác đã đánh máy sẵn để chú ký mang về VPCP bên cạnh để gửi ngay đi Bắc Kinh...)
2. Chữ ký của PVĐ không có hiệu lực vì PVĐ là thủ tướng lúc đó do đảng phân công, không đúng trình tự được qui định cho việc bổ nhiệm Thủ tướng trong Hiến pháp 1946 (đang “có hiệu lực” lúc đó) qui định Thủ tướng do Chủ tịch nước chọn từ Nội các rồi phải được Quốc hội phê chuẩn... Vì thế, người đứng đầu chính phủ VNDCCH lúc đó là HCM, không phải PVĐ.
3. Thủ tướng PVĐ không có quyền hạn tự ký công hàm về các vấn đề lãnh thổ mà phải được Quốc hội đồng ý và phê chuẩn quan điểm, nội dung trước đó. Có nghĩa là PVĐ đã ký công hàm 1958 vượt quyền hạn cho phép...
4. Công hàm PVĐ chỉ là thư công ngoại giao (diplomatic notes), không có hiệu lực pháp lý quốc tế....?
Trong các lập luận trên, chỉ có lập luận đầu tiên hay được nói đến là đáng bàn kỹ thêm, đó là, công hàm PVĐ vô hiệu lực vì hành văn ẩn ý của nó tránh nói đến HS và TS. Vậy nên hiểu thế nào về câu: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc.” Đây là câu phức hợp có hai mệnh đề tách nhau bởi dấu phẩy mà mệnh đề chính đi trước, mệnh đề sau là phụ.
Có người nói, đó là CPVN chỉ ghi nhận và tán thành phần quyết định về hải phận 12 hải lý của TQ mà thôi, để biện minh cho tính vô tội của công hàm PVĐ. Hiểu thế có đúng không? 
Mệnh đề chính nói đến Tuyên bố ngày 04/9/1958 của TQ và VN hoàn toàn tán thành 4 điểm chính của nó, và thế là hoàn toàn đủ ý trọn câu, có thể chấm hết câu ở đây: “Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH.” Nếu Tuyên bố của TQ đó có một số hiệu văn bản riêng và rõ ràng (như ngày nay mọi công ty con tý nhất khi ra bất kỳ văn bản nào đó cũng phải có số công văn bên cạnh ngày ra công văn để phân biệt và lưu trữ thông tin), thì câu trên chỉ cần ghi cả mã số của Tuyên bố của TQ đó là xong, không cần có mệnh đề phụ sau dấu phẩy để phân biệt với ác tuyên bố khác nếu có nữa.
Chính vì TQ đã không có số văn bản cho Tuyên bố ngày 04/9/1958 nên nếu trong ngày đó TQ phát ra nhiều hơn 2 tuyên bố gì đó thì trả lời ngày 14/9/1958 của VN (cũng lại không có mã số văn bản, dù là chỉ cho nhu cầu lưu trữ!) sẽ khó hiểu, vì không biết là cho Tuyên bố nào của TQ. Vì thế, công hàm của PVĐ ký trong câu đầu dù đã đủ trọn ý muốn nói là ghi nhận và tán thành hoàn toàn Tuyên bố ngày 4/9/58 của TQ, bao gồm cả việc Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ và lãnh hải của Trung quốc rồi, thì PVĐ vẫn phải có thêm mệnh đề phụ để nói rõ là mình ghi nhận và tán thành cái tuyên bố nào của TQ! Thế thôi… Có hay không có mệnh đề phụ ở câu đầu thì ý chính vẫn đã trọn như thế, và câu sau chỉ là “xin hứa” về cách triển khai thực hiện sự tôn trọng hải phận 12 hải lý của TQ để tạo cảm giác là công hàm chỉ nói đến hải phận 12 hải lý?! Nhưng tất cả đã được định đoạt trong một mệnh đề chính của câu đầu tiên của công hàm PVĐ rồi.
Còn nếu PVĐ (hay HCM) muốn nói tôi chỉ ghi nhận và tán thành phần về hải phận 12 hải lý trong tuyên bố ngày 04/9/1958 của TQ thì Chính phủ VN phải viết (bằng tiếng Việt) như sau: 
“Chính phủ nước VNDCCH ghi nhận và tán thành phần về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH. Riêng phần về lãnh thổ TQ bao gồm cả quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của VN chúng tôi) và Nam Sa (Trường Sa của VN chúng tôi) thì chúng tôi xin không đồng ý và đề nghị đồng chí Tổng lý xem lại trên tinh thần “môi hở răng lạnh” mà Mao Chủ tịch đã dạy bảo chúng ta...

Hẳn đồng chí Tổng lý còn nhớ cách đây 4 năm ở Hội nghị Geneve đồng chí đã khuyên tôi cắt phần đất và biển đảo VN sau Vĩ tuyến 17 về phía Nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho chính quyền ông Ngô Đình Diệm tạm thời quản lý, để sau này các đồng chí sẽ giúp chúng tôi xây dựng XHCN mạnh hơn rồi mới giúp chúng tôi lấy lại phần đất và biển đảo đó? 

Về phần biển phía Bắc Vĩ tuyến 17, Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể. ”
By the way, tiện thể, tôi rất ngạc nhiên khi thấy đến 1958 và ở cấp cao nhất (chính phủ) với các vấn đề quan trọng nhất (lãnh thổ, lãnh hải) mà chính phủ cả TQ và VN đều chưa áp dụng chế độ mã số công văn giao dịch nội ngoại để theo dõi, phân biệt, lưu trữ và bảo quản tài liệu, thông tin? Hay là chỉ có hai công văn (Tuyên bố 4/9/58 và công hàm 14/9/58) trên là ngoại lệ “ngoài luồng”, không do và không qua hệ thống văn thư của VPCP VN viết ra và lưu trữ? Việc này có thể kiểm tra khá dễ dàng nếu hai chính phủ muốn làm sáng tỏ?
Còn nhớ, có lần tôi đã hỏi ba tôi: Ba ơi, mấy ký mã hiệu trong góc giấy khai sinh của chị và con sao lại giống nhau dù chúng con được sinh ở hai thành phố khác nhau (HN và NĐ)? Ba tôi thú nhận: Hồi 1958, sau khi các con sinh ra, lúc đó ba là thư ký một nhà máy cơ khí ở HN và ba đã tự đánh máy giấy khai sinh của các con, tự cho số mã hiệu vào đó cho giống văn thư nhà nước, tự mua tem dán vào như là có công chứng… để các con có tiêu chuẩn làm sổ gạo cùng ba mẹ, không thì nhà ta đói to... Như thế có nghĩa là, năm 1958, ba tôi, một chiến sĩ quân giới tiểu đoàn 307, mới có tiểu học đã bỏ đi làm ở Ba Son, rồi đi bộ đội, còn biết cho mã số vào giấy khai sinh của chúng tôi cơ mà?...
Tại sao nói CPVN không thể phủ nhận hiệu lực pháp lý của công hàm PVĐ?
Trước khi trình bày quan điểm của mình cho rằng dù CP CHXHCN VN hiện nay có nói gì thì công hàm PVĐ vẫn có hiệu lực pháp lý, tôi xin nói rõ mong muốn của cá nhân tôi cũng như của đại đa số người Việt Nam thôi, rằng giá mà công hàm PVĐ vô hiệu lực, hoặc giá mà không hề tồn tại công hàm PVĐ thì tốt hơn cho dân tộc Việt Nam. Nhưng chúng ta vẫn cần phải đối diện sự thực để vượt qua nó.
Thứ nhất, công hàm PVĐ là một văn bản pháp lý quốc tế thể hiện quan điểm chính thức của Chính phủ VNDCCH, nay là CHXHCN VN mà PVĐ là Thủ tướng của cả hai chính phủ đó trong hơn 32 năm (1947-1975: VNDCCH, 1975-1979: CHXHCNVN) về một vấn đề quốc tế: về lãnh thổ và lãnh hải của TQ. Quan điểm đó tồn tại chừng nào chính phủ đó hay hậu duệ và/hoặc thừa kế của nó tồn tại mà không có công hàm pháp lý chính thức khác cấp cao hơn bác bỏ hay phủ nhận nó. 
Hiện nay, hậu duệ thừa kế của VNDCCH là CHXHCNVN chưa có văn bản pháp lý nào cấp cao hơn công hàm cấp Chính phủ do người đứng đầu CP ký như công hàm PVĐ ngày 14/9/1958 phủ nhận công hàm PVĐ thì công hàm PVĐ năm 1958 vẫn hoàn toàn còn hiệu lực.
Thứ hai, dù nội dung công hàm 1958 của PVĐ là xác nhận chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo HS và TS là nơi lúc đó không thuộc quyền quản lý của Chính phủ VNDCCH thì sự công nhận đó vẫn có hiệu lực pháp lý đối với chính phủ ra công hàm đó, bởi vì quan điểm là cam kết hoặc là niềm tin.
Ví dụ, khi Thủ tướng Cămpuchia tuyên bố xác nhận HS và TS là của TQ thì công hàm đó có hiệu lực pháp lý không? Có. Chính phủ Campuchia có thể nói: "Vì tôi không quản lý HS và TS nên những gì tôi nói về HS và TS là không có giá trị pháp lý!" Không? Không! CP Campuchia cam kết gì qua tuyên bố đó? Họ cam kết rằng khi cần hành động liên quan đến HS và TS họ sẽ tuân theo ý muốn của TQ mà họ coi là chủ của HS và TS. Như thế, tuyên bố đó vẫn có giá trị pháp lý và Chính phủ Campuchia phải chịu mọi trách nhiệm về tuyên bố đó của mình. Nếu họ giữ nó – quan hệ với VN sẽ sứt mẻ có hại cho Cămpuchia, nếu không giữ nó, quan hệ với TQ sẽ sứt mẻ, sẽ không có 20 tỷ đôla viện trợ của TQ nữa... cho đến khi họ chính thức thay đổi quan điểm đó.
Thứ ba, trong trường hợp công hàm PVĐ năm 1958 của VN, VN không chỉ là bên thứ ba thể hiện quan điểm về vấn đề/sự việc của các bên khác, mà VN (DCCH) luôn tự tuyên bố mình mới là “kẻ thừa kế chính thức” lãnh thổ của chính phủ VNCH – tức là CP VNDCCH là “kẻ có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”, lại càng không thể chạy trốn trách nhiệm và tuyên bố những gì mình nói là vô giá trị pháp lý.
Thứ tư, công hàm PVĐ là một công văn ngắn chỉ có hai câu và nội dung rất chung chung chỉ nhằm ghi nhận và tàn thành Tuyên bố ngày 4/9/1958 của TQ mà thôi, và bất kỳ chính phủ nào ký nó cũng phù hợp và cơ lợi cho TQ, và sự tán thành đó có thể có hiệu lực vượt thời gian. Ví dụ, nếu thay PVĐ và CPVN bằng Hunsen và CP CPC (hay Kim và CP Bắc TT...) thì ta có “công hàm” như:
“Kính gửi: đồng chí Chu Ân Lai

Tổng lý Quốc vụ viện nước CHNDTH

Kính thưa đồng chí Tổng lý,

Chính phủ nước Campuchia Dân chủ/CHNDTT ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính phủ nước CHNDTH, quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước CPC DC/CHNDTT tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước CHNDTH trên mặt bể.

Hunsen/Kim

(đã ký và đóng dấu)

Thủ tướng Chính phủ nước CPC DC/CHNDTT”
Tức là ai ký cũng được, chỉ cần có người ký. Tức là công hàm này có thể đã được ai đó viết sẵn cho PVĐ ký thôi. 
Đó là chưa kể, cách hành văn không phải của người Việt của hai câu văn duy nhất của công hàm PVĐ đều giống nhau đó là cấu trúc câu hai mệnh đề chính trước phụ sau (người Việt thích nói phụ trước chính sau) và tách biệt nhau cộc lốc bởi dấu phẩy (người Việt sẽ thích dùng liên từ để nối hai mệnh đề cho câu văn mềm dẻo đi như “với”, “về” (cho câu đầu) hay bỏ dấu phẩy nếu không cần thiết (cho câu sau).
Tất cả những điều trên chỉ ra rằng, không chỉ nói một công văn nòa đó vô hiệu lực là nó vô hiệu lực. Nếu TQ dựa trên công hàm 1958 của PVĐ để “chứng minh” cho chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước Tòa án quốc tế, và bên nguyên đơn là chính phủ CSVN chính là kẻ đã ra công hàm đó, thì cái lý, cái chính nghĩa tất nhiên không còn thuộc về VN nữa, vì đã là kẻ viết và ký công hàm 1958 tự bán nước đó rồi. 
Thế cho nến, vấn đề ở đây là không chỉ là kiện TQ mà còn phải là ai kiện TQ – Chính phủ CSVN hay chính phủ khác của nhân dân VN? Bởi vì, đã là kiến thì không kiện được khoai, phải là đá…
Ai có thể phủ nhận tính pháp lý của công hàm PVĐ 1958?
Câu trả lời khá đơn giản, đó là chính phủ thừa kế và là hậu duệ chính trị của chính phủ đã quản lý HS TS và phản đối TQ đến cùng (bằng hành động chiến đấu bảo vệ HS) - chính phủ VNCH. Có nghĩa là, đó sẽ không phải là chính phủ CSVN hiện nay hay các biến thể trá hình của nó nếu có sau này. Có nghĩa là, đó sẽ phải là một chính phủ hậu cộng sản, một chính phủ dân chủ.
Nhưng nếu đó sẽ là một chính phủ hậu cộng sản, một chính phủ dân chủ của VN sau này, thì để đòi lại HS TS họ có cần phủ nhận công hàm PVĐ nữa không? Không. Cùng với sự sụp đổ của chính phủ cộng sản, mọi cam kết, thỏa thuận hay quan điểm của chính phủ CSVN với TQ tự động trở nên vô hiệu lực pháp lý. Lúc đó, TQ (nếu còn) thì cũng không thể dùng các loại thỏa thuận kiểu công hàm 1958 hay cam kết thành đô 1990 của đảng CSVN để xâm chiếm biển đảo và lãnh thổ Việt Nam được nữa.
Mọi điều cuối cùng đều dẫn đến một điểm đầu tiên: để bảo vệ lãnh thổ đất nước và tương lai Việt Nam đầu tiên phải hạ bệ chính phủ CSVN trước hết và thay bằng chính phủ dân chủ chính danh do toàn dân hơn 90 triệu người Việt khắp năm châu bầu ra để đại diện họ thừa kế non sông đất nước, lãnh thổ quốc gia mà dân tộc Việt Nam đã để lại cho đời sau, thì 90 triệu người Việt mới có thể cùng nhau đòi lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa, và ải Nam Quan, thác Bản Giốc... từ tay Trung cộng mà CSVN đã cống nạp mới gần đây.
danlambaovn.blogspot.com

 

  “Công hàm Phạm Văn Đồng làm lung lay yêu sách chủ quyền của Việt Nam”

Dưới đây là toàn văn bài phân tích của Sam Bateman, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình An ninh Hàng hải, trực thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), về căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc xoay quanh giàn khoan dầu HD-981 và tranh chấp chủ quyền giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa.


Bạn đọc lưu ý khẳng định của tác giả: “Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay”, và “Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975”.


Quan điểm của người dịch: Nếu thực sự chìa khóa để giải quyết tình hình hiện nay là xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, thì mọi chuyện không đến nỗi vô vọng. Đã có nhiều bài phân tích, nghiên cứu bác bỏ Công hàm Phạm Văn Đồng 1958. Tuy nhiên, chìa khóa có lẽ nằm ở chỗ khác.

Bài viết đăng ngày 15/5/2014 trên Eurasia Review. Trong nguyên bản tiếng Anh, Biển Đông được gọi là South China Sea (biển Hoa Nam) và Hoàng Sa được gọi là Paracel.


* * *

AI CÓ CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA?
Sam Bateman

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam xoay quanh các vấn đề chủ quyền trên Biển Đông lại bùng lên vào ngày 2/5/2014 khi Trung Quốc đặt một giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam phản đối hành động này và gửi tàu đến để phá hoạt động của giàn khoan. Trung Quốc đáp lại bằng cách điều thêm tàu đến bảo vệ giàn khoan. Với số lượng tàu đụng độ nhau trong khu vực, bạo lực đã nổ ra như một tất yếu vào ngày 7/5, làm một số thủy thủ Việt Nam bị thương và một vài tàu Việt Nam bị hư hại.


Việt Nam tổ chức một chiến dịch ngoại giao và PR (public relations – quan hệ công chúng) mạnh mẽ để biện hộ cho lập trường của họ. Có vẻ như họ đang chiến thắng trong trận chiến PR, với việc có rất nhiều bình luận trong cộng đồng quốc tế ủng hộ yêu sách của Việt Nam rằng giàn khoan dầu kia là bất hợp pháp, và xem tình hình như một ví dụ mới nữa cho thấy sự hung hăng của Trung Quốc.


Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào thực tế, có thể thấy rằng Trung Quốc có lẽ đang thực hiện đúng quyền của mình khi triển khai giàn khoan. Dù vậy, chắc chắn là Trung Quốc đã có thể xử lý tình huống một cách ngoại giao hơn thay vì hành xử đơn phương theo cái cách tất yếu sẽ dẫn đến làm gia tăng xung đột.

Xác định vị trí giàn khoan

Giàn khoan nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý về phía đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 180 hải lý về phía nam. Đây là hai điểm gần nhất trên đất liền để từ đó có thể xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa một cách chắc chắn. Tuy nhiên, có một điều cũng quan trọng như thế, là giàn khoan nằm ở vị trí chỉ khoảng 14 hải lý tính từ một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền, và 80 hải lý tính từ đảo Phú Lâm (Woody Island, thuộc Hoàng Sa), một cấu trúc địa lý lớn, với diện tích khoảng 500 hecta, mà Trung Quốc đang chiếm hữu.


Phú Lâm là một hòn đảo mà, không còn tranh cãi gì nữa, đáp ứng quy chế về đảo như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định, và do đó, nó đầy đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bao quanh. Mặc dù cộng đồng quốc tế có bình luận này khác, nhưng một đường biên giới hàng hải đã được đàm phán trong khu vực này thì chắc chắn sẽ xác định rằng giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, ngay cả khi những lập luận của Trung Quốc khẳng định các đặc tính của đảo có kém sức thuyết phục đi chăng nữa.


Việt Nam tuyên bố rằng, do giàn khoan ở gần đất liền của họ hơn gần Trung Quốc và nằm hoàn toàn trong khoảng cách 200 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, cho nên nó rơi vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Nghe qua thì lập luận này có vẻ thuyết phục, nhưng gần gũi về địa lý không thôi thì không phải là một cơ sở rõ ràng cho việc ra yêu sách chủ quyền hay quyền chủ quyền. Trên thế giới, có rất nhiều ví dụ về những nước có chủ quyền đối với các cấu trúc địa lý nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, hoặc có những đường phân định vùng đặc quyền kinh tế được thiết lập gần một quốc gia nào đó hơn hẳn quốc gia khác.


Vấn đề chủ quyền
Vấn đề ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa là trọng tâm của tình hình hiện nay. Nếu Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thì chẳng còn gì phải tranh cãi. Tuy nhiên, mặc dù cộng đồng quốc tế có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có hồ sơ bảo vệ cho yêu sách chủ quyền của mình, nhưng những phân tích sâu hơn về lịch sử cuộc tranh chấp lại cho thấy một thực tế khác.

Yêu sách chủ quyền hiện nay của Việt Nam bị lung lay nghiêm trọng vì Bắc Việt đã công nhận chủ quyền của Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958, và sau đó cũng không có phản đối gì suốt từ năm 1958 đến năm 1975. Chính quyền một số nước, gồm cả Hoa Kỳ, đã thừa nhận – công khai hoặc ngấm ngầm – chủ quyền của Trung Quốc đối với một số hoặc toàn bộ các hòn đảo trong quần đảo này. Trung Quốc đã chiếm hữu đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa từ cuối Thế chiến II. (Nếu Bắc Việt chiếm được hòn đảo lớn này thì) Sự chiếm đóng của Bắc Việt có thể đã có tác động đáng kể đến các chiến dịch của quân Mỹ nhằm vào Bắc Việt trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.

Chính quyền Mỹ đã yêu cầu các bên có yêu sách chủ quyền phải quan tâm và kiềm chế trước tình hình. Tuy nhiên, lâu nay Mỹ vốn chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm, cho nên sẽ là rất đạo đức giả nếu giờ đây Washington ra một tuyên bố nào đó mạnh mẽ hơn và được coi như ủng hộ lập trường của Việt Nam.






Rồi sẽ đi đến đâu?

Các sự cố trước đây xoay quanh quần đảo Hoàng Sa chủ yếu liên quan đến vấn đề kiểm soát ngư trường và việc Trung Quốc bắt giữ các tàu cá Việt Nam hoạt động giữa hoặc gần các đảo thuộc Hoàng Sa. Chắc chắn là Việt Nam có thể tuyên bố mạnh mẽ rằng ngư dân của họ có truyền thống đánh bắt cá ở vùng biển này – cũng hoàn toàn giống như Trung Quốc lập luận ngư dân Trung Quốc có quyền đánh bắt cá truyền thống ở nơi nào đó khác trên Biển Đông.


Có lẽ sẽ tốt hơn cho Việt Nam nếu họ chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa; đổi lại, Trung Quốc nhân nhượng quyền đánh bắt cá truyền thống trong khu vực cho ngư dân Việt Nam và đồng ý khai thác chung nguồn lợi hải sản trong vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam. Tuy nhiên, không may là dường như cả hai nước đều đã đi đến cái điểm không thể quay trở lại được nữa để mà có thể thỏa thuận một sự dàn xếp. Việt Nam đang dốc sức cho một cơ hội mong manh, bằng việc cố gắng vận động quốc tế và khu vực ủng hộ lập trường của họ; nhưng trên thực tế, họ có thể kết thúc trắng tay.

Quan điểm cứng rắn của tất cả các bên trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đều là những quan điểm thiển cận và không tránh khỏi việc làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định khu vực. Cứ theo hướng này, sẽ có “kẻ bại trận”, trong khi lẽ ra tất cả đều có khả năng là “người chiến thắng” nếu các bên đều thừa nhận nhu cầu phải hợp tác phụ thuộc lẫn nhau trong việc quản lý biển và nguồn lợi từ biển. Về mặt địa lý, sự thực là ở một số vùng biển, sẽ không thể có được những đường biên giới hàng hải thẳng nét, và do đó độc quyền sở hữu nguồn lực ở đó là điều không thể.

Cái trớ trêu của tình hình hiện nay là, hợp tác phụ thuộc không chỉ là một việc tốt cần làm mà còn là một nghĩa vụ thực sự, theo Phần IX trong UNCLOS về các vùng biển nửa kín (bán nội hải, semi-enclosed waters) như Biển Đông. Nghĩa vụ đó đã bị quên lãng, trong khi các nước vẫn tiếp tục khẳng định yêu sách chủ quyền đơn phương của họ và có nguy cơ sẽ phải lãnh kết cục “người thắng-kẻ thua”.


Nguồn: http://www.eurasiareview.com/15052014-new-tensions-south-china-sea-whose-sovereignty-paracels-analysis/
Posted by Đoan Trang at 3:45 AM
http://www.phamdoantrang.com/2014/05/cong-ham-phamvan-ong-lam-lung-lay-yeu.html

Sự thật về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng

Giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời.

Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4/9/1958, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).

Sau đó, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

"Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Cần phải thấy rằng, các tuyên bố nói trên của Trung Quốc cũng như của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong bối cảnh có nhiều chuyển biến phức tạp và cấp bách đối với Trung Quốc về tình hình lãnh thổ trên biển theo luật pháp quốc tế cũng như diễn biến căng thẳng của vấn đề quân sự xung quanh eo biển Đài Loan.

Năm 1956, Liên Hợp Quốc bắt đầu tiến hành các hội nghị quốc tế bàn về Luật Biển, sau đó một số hiệp định được ký kết vào năm 1958, tuy nhiên vẫn chưa làm thỏa mãn yêu sách về lãnh hải của một số quốc gia.

Bối cảnh xuất hiện công hàm

Từ đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia đã bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ khoáng sản và tài nguyên biển, bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển. Trung Quốc, dù trong lịch sử ít quan tâm đến biển, cũng bắt đầu chú ý đến việc mở mang, kiếm tìm những đặc quyền trên biển. Mặc dù lúc đó chưa phải là thành viên của Liên Hợp Quốc, nhưng Trung Quốc cũng bắt đầu chú ý đến việc lên tiếng với cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề trên biển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Trong chiến lược cho tương lai, thì việc cạnh tranh trên biển, cũng như tìm kiếm những nguồn tài nguyên trên biển là một vấn đề được Trung Quốc đặt ra. Trên thực tế, cũng từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã hình thành ý định nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Rõ ràng, việc nhòm ngó các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ thế kỷ 20 đã nằm trong chiến lược "lấn sân” của Trung Quốc về tham vọng mở rộng biên giới quốc gia trên biển.

Ngày 26/5/1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã ra lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan, ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc nhắm vào các đảo trên eo biển Đài Loan. Với hành động này, Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan, mặc cho Trung Quốc kịch liệt lên án.

Để tỏ rõ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 3/9/1954, Trung Quốc đã tấn công trừng phạt đối với các hòn đảo ven biển như Kim Môn, Mã Tổ. Các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.

Ngày 11/8/1954, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tuyên bố sẽ "giải phóng” Đài Loan, và tăng cường pháo kích vào hai đảo Kim Môn và Mã Tổ.

Ngày 12/9/1954, Chủ tịch Hội đồng Liên quân Hoa Kỳ đưa ra dự tính tấn công Trung Quốc bằng vũ khí nguyên tử nhưng Tổng thống Eisenhower đã do dự sử dụng vũ khí nguyên tử cũng như sự liên can của quân đội Hoa Kỳ vào cuộc chiến này.

Năm 1958, tiếp tục xảy ra cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23/8/1958 Trung Quốc đột ngột tăng cường nã pháo vào đảo Kim Môn. Theo Hiệp định Phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ đến bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn và Mã Tổ.

Ngoài bối cảnh "phức tạp và cấp bách” đối với Trung Quốc như đã nêu trên, theo Thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc đó "vừa là đồng chí vừa là anh em”.

Năm 1949, bộ đội Việt Nam còn tấn công và chiếm vùng Trúc Sơn thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ tay các lực lượng khác rồi trao trả lại cho Quân giải phóng Trung Quốc. Năm 1957, Trung Quốc chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam từ tay một số lực lượng khác, rồi sau đó cũng trao trả cho Việt Nam.

Điều này cho thấy quan hệ đặc thù của hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Trung Quốc lúc bấy giờ. Do vậy, trong tình hình lãnh thổ Trung Quốc đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, việc Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc trong tình thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không quên mục đích "sâu xa” của họ trên Biển Đông nên đã "lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ và là một cử chỉ ngoại giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu những lời ủng hộ Trung Quốc trong hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa Trung Quốc.

Nội dung Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng được thể hiện rất thận trọng, đặc biệt là không hề có việc tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng: Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng tại hội nghị này, Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong phiên họp toàn thể mà không có bất kỳ sự phản đối hay ý kiến gì khác của tất cả các quốc gia tham dự. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế là vô hiệu. Hiệp định Genève 1954, mà Trung Quốc là một nước tham gia chính thức, cũng thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về người Việt Nam. Các điều khoản trong Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng chủ quyền độc lập, nền thống nhất quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Do vậy, phần tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc liên quan tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 4/9/1958 về cơ sở pháp lý quốc tế đương nhiên được xem là không có hiệu lực.

Trong Công hàm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó là không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế. Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đương nhiên chỉ tán thành những tuyên bố của Trung Quốc có nội dung hợp pháp được cộng đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế cho đến giai đoạn đó.

Một phần nội dung của bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời cũng vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà cộng đồng quốc tế đã thừa nhận cũng như đã nhiều lần tái thừa nhận một cách minh thị là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bối cảnh quan hệ hữu nghị rất đặc thù với Trung Quốc đã khẳng định lập trường ghi nhận, tán thành tuyên bố giới hạn 12 hải lý về lãnh hải của Trung Quốc, còn những nội dung cụ thể diễn giải vượt quá phạm vi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc theo các hiệp ước quốc tế đã không được đề cập tới như là một sự mặc nhiên thừa nhận sự vô hiệu của nó dưới ánh sáng của pháp luật quốc tế.

Trong khi đó, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974

Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên càng thấy rõ một sự thật hiển nhiên là Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đơn giản chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, không hề nhắc lại các nội dung mập mờ liên quan đến các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về thực chất, Công hàm 1958 thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Thực là phi lý, nếu cố tình suy diễn và xuyên tạc (như lập luận phía Trung Quốc), cho rằng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của dân tộc, lại ký văn bản từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông và cả dân tộc Việt Nam đã chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.

Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong Công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ đặc thù giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc bấy giờ, đồng thời cũng hàm chứa thái độ không bao giờ từ bỏ chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó cũng là quan điểm nhất quán của Việt Nam, bởi từ năm 1945 đến nay, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội Việt Nam Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và hiện nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng hoặc ra nghị quyết từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Về thuyết "estoppel”

Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không trực tiếp quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp.

Tuy nhiên, có tác giả đã cố tình nêu thuyết "estoppel” để suy diễn những lời tuyên bố đó có hiệu lực bó buộc đối với Việt Nam.

Theo luật quốc tế, không có một văn bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó buộc, ngoại trừ thuyết "estoppel”. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính:

(1) Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu và phải được phát biểu một cách minh bạch;
(2) Quốc gia nại "estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động;
(3) Quốc gia nại "estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó;
(4) Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và lâu dài. Thí dụ: bản án "Phân định biển trong vùng Vịnh Maine”, bản án "Những hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua”, bản án "Ngôi đền Preah Vihear”..

Áp dụng những nguyên tắc trên của estoppel vào những lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta thấy thiếu điều kiện 2 và 3 đã nêu ở trên. Năm 1956, năm 1958 và năm 1965, Trung Quốc đã không có thái độ nào, hoặc thay đổi thái độ vì dựa vào lời tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trung Quốc cũng không thể chứng minh được rằng mình bị thiệt hại gì do dựa vào những lời tuyên bố đó. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng không được hưởng lợi gì khi có những lời tuyên bố đó.

Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, Trung Quốc đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân Trung Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho Trung Quốc lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn” Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá tình hình”. Tag: Tranh chấp biển Đông
Theo ĐẠI ĐOÀN KẾT




unday, May 25, 2014


TÒA ĐẠI SỨ MỸ TẠI HÀ NỘI NHẬN ĐỊNH

Tòa Đại Sứ Mỹ Tại Hà Nội Đánh Giá Tình Hình Việt Nam


May 24, 2014
0 Bình Luận
Tài Liệu Đánh Giá Từ Hà-Nội


Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)… Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từCục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời quý độc giả cùng đọc, theo dõi và nhận xét.

Image
Embassy of United States Ha Noi
Toà Đại Sứ Mỹ Tại Hà Nội Đánh Giá Rất Chính Xác Tình Hình Thật Sự Tại Việt Nam Hiện Nay
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang:4, Nguồn: S(A.199)
Báo Cáo

Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế,xã hội Việt Nam và thái độ của Mỹ trong việc khai triển chiến lược “Diễn Biến Hòa Bình” đối với Việt Nam.


2014 MAY 22 US EMBASSY LOGO
I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN

Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy TQLC Hoa kỳ, từ 20.3.2012 đến nay.


II. NỘI DUNG TIN
Bà Claire Pierangelo 1. Thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay: Theo đánh giá của Claire Pierangelo: “Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang tồn đọng rất nhiều vấn đề và hao tốn rất nhiều thời gian để khắc phục. Vấn đề lớn nhất của Việt Nam chính là lợi ích phe nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và chính phủ Việt Nam hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…


“Ở Việt Nam hiện nay, danh từ “tái cơ cấu” được chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VC hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.

Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế Việt Nam phải vững vàng rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù chính phủ VC đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân Việt Nam ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Bọn lãnh đạo VC ai cũng rất giàu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giàu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại Việt Nam đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản”…


Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bất mãn và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VC thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội Việt Nam lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…

Nhiều nhà khoa học và học giả Việt Nam hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung cộng (TC) và cho rằng, Tc khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VC cũng đang gặp những vấn đề tương tự Tc, thậm chí còn tồi tệ hơn Tc, vì Chính phủ VC không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để Việt Nam “tự diễn biến” một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.


Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo sự bố trí, sắp xếp và điều khiển của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ) đã được cử sang để khảo sát tình hình Việt Nam và báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ.


Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam, những nhân viên này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục được chỉ thị ở lại để khảo sát tình hình và nắm bắt tin tức thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến tình hình Việt Nam đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau:
Thứ nhất, người dân Việt Nam hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ Việt Nam)… các vấn đề mà mọi người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề biển Đông và quan hệ Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách hành xử của Chính quyền.


Thứ hai, người dân Việt Nam hiện nay rất ghét Trung cộng (TC). Không chỉ vì Tc “chơi bẩn” trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ VC với Chính phủ Tc. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã không còn là vấn đề thời sự được người dân Việt Nam nhắc đến. Trong khi đó, Tc mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu và trực tiếp của Việt Nam. Người Mỹ có thể yên tâm rằng Việt Nam sẽ không bao giờ thân với người TC. Sự gần gũi của VC hiện nay đối với TC chỉ mang lại những hiệu ứng tiêu cực, càng làm cho người dân Việt Nam chán ghét và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.


Thứ ba, người dân Việt Nam hiện đang bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ đã có sự lan tỏa và phát triển sâu rộng trong toàn xã hội Việt Nam. Người dân Việt Nam hiện không còn căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện với Mỹ nhiều hơn. Người Việt Nam rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ thực sự là bạn. Đáng chú ý, rất nhiều người Việt Nam (kể cả giới viên chức) có tư tưởng bài TC thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho Việt Nam.

 Grek bộc lộ rằng: “Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách đến gần Việt Nam khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về Việt Nam vì họ chưa có dịp sang đây và tiếp xúc với người dân Việt. Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về Việt Nam. Đây là một chuyến đi rất thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về Việt Nam, hiện đã ở rất gần Mỹ”.


2. Một số hành động mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam thời gian tới: Claire Pierangelo cho rằng: “Vấn đề của Chính phủ VC hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà là vấn đề chính của VC gây ra. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính Việt Nam sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp…

Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào Việt Nam mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào Việt Nam, chỉ cần có những hành động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những hoàn cảnh nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở Việt Nam”.


Căn cứ để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã khác hẳn thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh giới giữa các thế hệ ở Việt Nam. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu của Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội: Ở Việt Nam hiện nay, những người từ 32 tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tư tưởng rất phóng khoáng, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một số giới trẻ Việt Nam hiện nay còn thuộc phim ảnh, âm nhạc và thời trang Mỹ nhiều hơn chính những người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ vào Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua.


Claire Pierangelo nói: “Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ càng ngày càng đến gần, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại Việt Nam. Tình trạng “Mỹ hóa” đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… “Điều mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đã đi xa khỏi vùng ảnh hưởng của văn hóa Tàu. Tư tưởng bài xích TC luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân Việt Nam, chính điều này lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa Việt Nam hơn…”Những ưu tiên của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới là:


- Thứ nhất, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào giới trẻ Việt Nam nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác tin tức từ cộng đồng dân chúng để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình Việt Nam để có những chính sách phù hợp. Đối với Mỹ, những tin tức có được qua quá trình tiếp xúc với dân chúng là rất giá trị,thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội Việt Nam, nó khác hẳn với những tin tức từ Chính phủ. Qua sự tìm hiểu, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác Việt Nam vừa qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở lại và tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ Mỹ tại Hà Nội trong một thời gian nữa để theo dõi sát về tình hình Việt Nam, nhất là những vấn đề liên quan đến biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung. 

Đây là nhiệm vụ bất ngờ vì Tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang có cho biết rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa VC và TC liên quan tới biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của Việt Nam về vấn đề này. Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc với các tầng lớp ở Việt Nam để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các vấn đề quan tâm của người dân Việt Nam hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo, Intermet, vấn đề biển Đông, quan hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới. Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên này ở Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với mọi thành phần trong xã hội Việt Nam.

- Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Việt cộng nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire Pierangelo bộc lộ: “Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại Việt Nam…

Thực tế cho thấy, có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn Việt Nam nhưng Chính phủ Mỹ không đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn nghiêm trọng hơn, nhưng Chính phủ Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều.Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này, còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ, Tòa đại sứ Mỹ sẽ gây sức ép với VC nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ”.

Claire Pierangelo khẳng định: “Với những gì đang diễn ra tại Việt Nam hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo Việt Nam sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.

III. NHẬN XÉT

Tin phản ảnh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và cách giao tiếp của Mỹ đối với Việt Nam trong thời gian tới. Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những rắc rối về kinh tế-xã hội Việt Nam, cùng sự xuất hiện những tư tưởng “gần Mỹ”, bài xích TC hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Đây chính là nền tảng để Việt Nam “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ tại các thời điểm, hoàn cảnh phù hợp thì chế độ Việt Nam sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội Việt Nam, khai thác, lôi kéo và chuyển hóa giới trẻ Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật đổ chính quyền Việt Nam trong 20 năm tới.

IV. TÀI LIỆU KÈM THEO: Không.

Cục trưởng Cán bộ hoạt động: Đại tá Nguyễn Tân Tiến
* Nơi nhận: – TT Lưu Đức Huy : 01 bản – Ban A : 01 bản
 http://www.vietthuc.org/toa-dai-su-my-tai-ha-noi-danh-gia-tinh-hinh-viet-nam/

VŨ BIỆN ĐIỀN * PHIÊN BẢN TÌNH YÊU



Phiên Bản Tình Yêu 

Có lẽ theo câu nói „ Tình yêu là quyển truyện tiểu thuyết còn hôn nhân là quyển sách lịch sử .Và thông thường lịch sử chán hơn tiểu thuyết „ nên Vũ Điện Biền tác giả „ Phiên Bản Tình Yêu „đã cho hai quyển tiểu thuyết và lịch sử đan xen kẻ nhau để kết nên tác phẩm có tầm vóc đồ sộ hơn 1.000 trang sách ,lồng câu chuyện tình yêu cuốn hút vào bối cảnh lịch sử ở giai đoạn rối rắm ,bi thương của dân tộc Việt Nam.

Cuộc đời nhân vật chính Lê Huy từ lúc là Sinh viên Khoa Luật tại Huế trong vai Đặc công biệt động thành,Đảng viên đảng CSVN ,bước qua vai Kỷ sư Canh nông ở Sàigòn và sau cùng là Tổng giám đốc Tổng Công ty Tổng Hợp Xuất nhập khẩu như những đoạn cầu nối kết các quãng đường lịch sử .


Với hành tung ẩn hiện ,một cái đầu đầy ấp kiến thức đông tây kim cổ ,say mê thi hành nhiệm vụ nhưng vẫn biết ăn chơi tài tử và luôn có những bóng hồng bên cạnh,Lê Huy đã khiến độc giả say mê chạy đuổi theo anh qua hơn 1.000 trang giấy như chạy theo dấu vết điệp viên James Bond 007.

Theo cách giàn dựng song hành hiện tại và quá khứ ,tác phẩm có 70 chương A cho tiểu thuyết trong khung cảnh hiện đại .Và 45 chương Z cho lịch sử với dòng thời gian quay ngược về quá khứ ,dĩ vãng . Do đó độc giả mê tiểu thuyết thật khó lòng đọc quyển truyện từ A đến Z mà dễ „ nhảy cóc“ từ A qua A .Hay ngược lại những người nóng lòng tìm câu trả lời trong dĩ vãng lịch sử sẽ chuyên tâm vào những trang Z .


Lối đọc tách biệt A và Z sẽ dẫn người đọc đi ra ngoài ý tác giả, mất đi cảm giác bị bất ngờ ,hụt hẳng khi đi từ khung cảnh dĩ vãng khó khăn với những mộng mơ tươi sáng đến đối diện một thực tế đầy toan tính lạnh lùng, phủ phàng đến tàn nhẩn .


Như vậy cần đọc tác phẩm từ trang đầu đến trang cuối để cùng nhân vật chính bước qua từng mối thất vọng não nề ,rơi vào vùng u uất ,chê chán trong khung cảnh giàu sang ăn chơi thừa mứa vô đạo đức và cay đắng khi nhớ về dĩ vãng.
Tác phẩm xuyên suốt khoảng thời gian lịch sử nóng bỏng của Việt Nam từ trước 1954 cho đến tận những năm gần đây .
Đứng trước không gian lịch sử thật rộng lớn, với nhiều diễn biến phức tạp tác giả đã thật khéo léo dàn dựng lớp lang như đạo diễn dựng vở Opera cho dân tộc.Một vở Opera với sân khấu là mảnh đất Việt Nam ,kịch bản là những diễn biến lịch sử quan trọng, được diễn và dẫn giải qua những mẩu đối thoại của nhiều nhân vật lần lượt xuất hiện theo dòng thời gian xuôi ngược.


Những ai khi đọc xong „ Bên thắng cuộc „ ( tác giả Huy Đức ) vẫn chưa thỏa mãn vì còn nhiều dấu hỏi cho diễn biến lịch sử phức tạp sau 1954 ,muốn biết bề trái xã hội Việt Nam hôm nay,
hãy tìm đọc „ Phiên bản TìnhYêu “ của Vũ Biện Điền.



Qua hơn 1.000 trang “ Phiên bản Tình Yêu “ thực sự là nổ lực tâm huyết của tác giả để người đọc thấy rõ Sự thật của „ Bên thắng cuộc „.

Vũ Biện Điền đã cho các nhân vật :Lê Huy ,Bửu Dương,Hồ Giáo sư,Cẩm Khuê,Phan thị Mơ..vv ..đứng lên nêu câu hỏi và đưa ra câu trả lời cho cả hai phía : Cộng Sản và Việt Nam Cộng hòa để bàn về lý tưởng „ Quốc -Cộng “,về ý nghĩa cuộc chiến tranh, chủ nghĩa Marx ,”Tư bản luận “,cải tạo ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp ,Phật Giáo,Công Giáo .Sự thật về „Thảm sát Mậu thân“,về „Một thời đã mất „ Thời „Kinh tế thị trường theo định hướngXHCN“, bọn „ rút ruột rừng“,bọn „ lái gỗ“.Những phe cánh vùng miền,những công ty ma,công trình cuội.

Đặc biệt về tư tưởng ,nếp suy nghĩ „ tiến nhanh,tiến vững chắc trên con đường sa đọa ,ăn chơi „ của „Bên thắng cuộc „ sau 1975 : bia ôm ,gái gọi,với những cách ăn chơi „chó má“,sa đọa, những „mệnh phụ phu nhân cách mạng“.

Những ai mê tiểu thuyết mộng mơ chạy đuổi theo mối tình cuốn hút trong truyện sẽ có thể bỏ qua những câu nói thú vị ở „người đại diện cho hôn nhân nói về lịch sử„, : cô vợ Phan thị Mơ .

Những câu nói lên „Sự thật phủ phàng „về diễn biến thời cuộc ,lịch sử,đặc biệt về lịch sử Đảng và chế độ xã hội hiện hành ,hiện tượng thoái hóa của đất nước :

„Hà nội ba mươi sáu phố phường như Thạch lam tô vẽ giờ bán buôn hổ lốn hổ láo,có còn phường nào đâu ?Hà nội ngàn năm văn hiến như bao sách sử đã ghi sao nhiều hàng thịt chó quá?Hà nội đa phong cách! Nhưng sao rặt màu cỏ úa kaki Bắc kinh từ đầu đến chân,nhìn xa tưởng chừng thành phố đang hành quân..“
(Phiên bản Tình Yêu –quyển 2- chương A39 – trang 9)


Trãi dài theo hơn 1.000 trang sách có rất nhiều nhận xét về „con người Hà nội mới“„nỗi thất vọng về Chùa Một Cột, di tích văn hóa bị bỏ phế,sự thật của „ chiến thắng Điện Biên Phủ“,sự thật „Nhà sàn bác Hồ“ và lăng của ông ta ,cùng về toàn bộ giới lảnh đạo :
„..Anh biết không,giờ này dân Hà nôi thấy rõ mồn một bộ mặt thật của bè lũ chuyên chính.Cũng như Kim Nhật Thành ở Bắc Hàn,ông Hồ là tay sai mạt hạng của Staline,ăn lương tháng của điện Kremlin,thi hành nhiệm vụ của quốc tế Cộng sản,chẳng có chút nào vì nước vì dân.Nhờ thủ đoạn ông ta chỉ giỏi đóng kịch và khéo lừa bịp.Đằng sau bộ mặt giả nhân giả nghĩa là con người tham lam ,tàn bạo, dâm loạn.Ngoài chức năng đề ra sách lược,bộ Chính trị còn là một lũ ma cô cung phụng gái cho ông ta rất bài bản..“..
( Phiên bản Tình Yêu –quyển 2- chương A40 – trang 94)


Và không chỉ riêng về Hồ Chí Minh,Phan Thị Mơ kể tuốt tuột thêm nhiều cái tên khác „nổi danh“ trong „thâm cung bí sử“ của đám „ công thần“ trong „triều đại Hồ Chí Minh“ với những hành vi sa đọa, vô đạo đức, hành vi bán nước

“Ăn xôi chùa ngọng miệng các cụ phó mặc cho gian thần lộng hành,mãi quốc cầu vinh và đẩy mạnh chiến tranh Nam Bắc!Năm 1958,Mao trạch Đông cho công bố bản đồ lãnh hải Trung Quốc vơ luôn cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta vào .Hồ Chí minh và toàn bộ Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam họp bàn rồi nhất trí giao cho thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm thừa nhận.Đầu năm 1974,Trung Quốc đánh bại hải quân Việt Nam Cộng Hòa,chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa,đích thân Phạm Văn Đồng còn đánh điện chúc mừng!“
( Phiên bản Tình Yêu –quyển 2- chương A40 – trang 95)


Cho thấy lịch sử cận đại của Việt Nam có thể được xem xét qua câu nói của nhà văn Balzac mà tác giả Vũ Điện Biền đã nêu lên :
Lịch sử rao giảng là lịch sử giả dối ,lịch sử đích thực là lịch sử trong bóng tối !
Để từ đó mọi người có những câu hỏi giống như Bảo Trọng Cư, người giới thiệu tác phẩm đã đưa ra:
“Treo bảng Cộng Hòa sao lại Vô Sản Chuyên Chính?
Treo bảng Độc Lập sao nhất nhất mỗi việc phải thông qua Nga, qua Tàu?
Treo bảng Tự Do sao độc đảng đơn nguyên?
Treo bảng Hạnh Phúc sao nhân dân đói rặt từ Nam chí Bắc?

Staline dựng chiêu bài giải phóng Đông Âu khỏi họa Phát Xít Đức rồi áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản, nay các quốc gia đó đã ngẩng cao đầu sau khi Liên Xô sụp đổ.
Hồ Chí Minh dựng chiêu bài độc lập kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp rồi áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản, nay Việt Nam vẫn còn trầm luân.
Liên Xô sụp đổ rồi, không nói nữa, nhưng đại Hán Trung Hoa còn đó, mất đất trên bộ mất đảo ngoài biển làm sao đây?
Phật Giáo Quốc Doanh đang lan tỏa và nuốt chửng Phật Giáo Thống Nhất, những Phật tử vì đạo pháp vì dân tộc nghĩ sao?
Và cả Công Giáo nữa, cuộc chiến chống Cộng Sản mang ý nghĩa gì?”
Những câu hỏi trên đã là câu trả lời cho những vấn nạn của toàn dân Việt Nam , cho tình trạng bi thương của đất nước hiện nay .

Một tình yêu si dại dành cho một chủ nghĩa bạo cuồng đã chết khi „người hùng cách mạng“ Lê Huy sau vai diễn trong tấm thảm kịch“giải phóng quê hương“ đã được „ sáng mắt sáng lòng“ khi nhận ra mình bị sử dụng theo cách „ vắt chanh bỏ vỏ“.Và não nề hơn khi phải đứng trước những hiện thực xã hội sau khi đất nước được„giải phóng“ ,để được „ đáo bỉ ngạn“ đến tận cuối con đường mình theo đuổi .

Để thật tủi nhục khi nghe câu hỏi „Sau anh không về kêu đòi cơm áo,dân chủ tự do cho nhân dân“?
Phải cay đắng thốt lên : Rõ ràng mấy năm nay tôi ngụy tín miệt mài phấn đấu liên tục,phấn đấu đến hộc máu ,tranh thủ bằng bất cứ giá nào cái mà anh em mình bắt đầu chối bỏ ,phỉ nhổ . (Phiên bản TY-Quyển 2-chương Z 32-Nỗi đau từ một giấc mơ tự do- trang 310)


Cuộc sống mới của Lê Huy Phong bắt đầu với những mánh khóe tranh giành quyền lợi thô bạo giữa những „ công thần“,“cán bộ“, phe phái ,công ty ,công đoàn, tạo lập bất công qua việc phân biệt lý lịch ,đập bể tan tành “ mơ ước hồng“, „ lý tưởng hiến thân“ Với những toan tính tranh quyền ,tranh chức,tham ô ,bóc hốt , ăn chơi sa đọa trong những bửa nhậu tràn lan bỏ phế cả những suy tư theo Tàu,theo Mỹ hay theo Nga. những “ cán bộ cách mạng”đã ra sức thu vén tíchcóp của cải và sau cùng là ý định„ hạ cánh an toàn“ với những toan tính đem tài sản ra nước ngoài.


Điểm nhấn đáng kể nơi„ Phiên Bản Tình Yêu „ là tác phẩm đã cho thấy sự tha hóa không chỉ ở những„ cha căng chú kiết „ nổi lên sau 30 .04.75 mà ở cả chính những người từng có lý tưởng chân chính“.Những con người với bầu nhiệt huyết tuổi trẻ sôi sục khi xưa đã nhanh chóng bị tha hóa ,bị cột chân vào bả danh lợi , đổi nhanh cách sống theo lối„ trên đội dưới đạp „qua hai gương mặt điển hình , hai nhân vật chính của tác phẩm :vợ chồng Lê Huy Phong và Phan thị Mơ.


Sau khi đọc hơn 1.000 trang giấy với vô số tình tiết lịch sử dẫn giải những hệ lụy đau thương ,cho thấy hiện tình bi đát của đất nước, độc giả „ Phiên bản Tình Yêu „ càng tăng thêm mối suy tư về tình hình diễn biếnViệt Nam với câu hỏi Việt Nam sẽ đi về đâu ?

Những hệ lụy máu xương chồng chất của người Việt liệu sẽ được giải tỏa để mở lối cho dân tộc bước vào một con đường tươi sáng ?
Phải chăng từ những suy tư này tác giả Vũ Biện Điền đã đưa ra hình ảnh „Tường Vi „ một loài hồng dại hoang sơ để đại diện cho một „ Phiên bản Tình Yêu“.


Qua bao sóng gió cuối cùng còn sót lại chỉ là Tình yêu sâu thẩm dành cho loài hoa dại đang vươn lên với vẽ đẹp kiêu sa được thừa hưởng từ „loài hoa hồng vương giả Việt Nam Cộng Hòa „: Cẩm Khuê.
Cô bé Tường Vi, mầm xanh đại diện thế hệ mới vươn lên với chí hướng quả quyết đi theo con đường kinh doanh, theo „chủ nghĩa Tư bản“ như câu trả lời lý thú cho nhân vật Lê Huy “người anh hùng của chủ nghĩa vô sản„, trả lời cho những năm tháng anh nghiền ngẫm „ Tư bản luận“ của Karl Max .


Và đây cũng là câu trả lời thật rõ ràng cho câu hỏi „Bên nào thắng cuộc „ ?
Hình ảnh cô bé Tường Vi phải chăng là biểu tượng mở đầu thời đại nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ước mơ: „Khai sáng kỷ nguyên tã trắng thắng cờ hồng!

Qua bao nhiêu năm tháng chiến tranh ,đấu tranh gian khổ ,con đường trước mặt của dân tộc Việt còn con đường nào khác hơn là con đường lo làm ăn để xây dựng cuộc sống no ấm cho chính mình mà không cần một chủ nghĩa hay một „Biện chứng học“ nào dẫn dắt.
Kết thúc tác phẩm “ Phiên bản Tình Yêu” có thể không là kết thúc đơn thuần một câu chuyện tình mà chất chứa ước mơ lớn dành cho Dân tộc,cho Quê hương :


Ước mơ về một “ Phiên bản Tình Yêu” tươi mới dành cho Việt Nam.
Dương Hoàng Dung
Munich
18.04.2013
Bài đọc thêm:
Trò chuyện với Uyên Thao về “Phiên Bản Tình Yêu”
http://url9.de/Bfb




Vũ Biện Điền là ai, người mà chúng ta có thể mới nghe tên lần đầu tiên trong làng văn, làng báo. Theo người viết lời giới thiệu ở đầu quyển sách, Vũ Biện Điền, bút danh mới của quyển “Phiên bản tình yêu”


Lê Dinh
Tình cờ tôi nhận được một món quà của một thân hữu bên Mỹ biếu, đó là quyển “Phiên bản tình yêu” (gồm hai quyển, quyển 1 và quyển 2 - tất cả 1240 trang) của một tác giả có bút danh lạ hoắc: Vũ Biện Điền.

Vũ Biện Điền là ai, người mà chúng ta có thể mới nghe tên lần đầu tiên trong làng văn, làng báo. Theo người viết lời giới thiệu ở đầu quyển sách, Vũ Biện Điền, bút danh mới của quyển “Phiên bản tình yêu”, là một cây viết cũ, được nhiều người biết với sáu, bảy quyển sách đã xuất bản trước đây. Nhưng tác giả không thể dùng bút hiệu trước được cho nên phải tạm lấy bút danh mới này, bởi một lý do rất dễ hiểu là ông còn ở trong nước. Vũ Biện Điền đã lột trần hết những sự ngu dốt, những việc xấu xa, đê tiện, những hành động dã man, những mánh lới gian manh và sức mạnh cường hào để trấn lột của cải dân chúng, những mưu mô thâm độc để giết hại dân lành của bọn chóp bu CS - hạng ngồi trên, ăn trước - trong quyển truyện này. Tác giả là một nhân chứng sống, là người trong cuộc, là người phụ trách một tổng công ty của nhà nước Cộng sản ở một thị xã miền Bắc, có nhân viên khoảng 1200 người. Những gì tác giả thuật lại trong tác phẩm “Phiên bản tình yêu” này là chuyện thật dưới mắt, trước mặt, không phải là chuyện tác giả tưởng tượng ra để bêu xấu Việt Cộng. Vậy chúng ta hãy tin tưởng Vũ Biện Điền.


Trong một tác phẩm dày 1240 trang, viết về chế độ mafia này thì cũng có ít nhất hàng trăm chuyện để kể. Nhưng, với cảm nghĩ của một nhạc sĩ, tôi thích nhất đoạn tác giả kể lại chuyện tác giả đi tìm người yêu nhỏ bé, trong trắng và ngây thơ của ông, bị đưa vào động và bị bọn ăn trên ngồi trước của tỉnh đưa vào phòng riêng VIP của một khách sạn để bày trò “orgy”, qua sự cấu kết của một bà chủ nhà hàng và một bà chủ quán Karaoke mê tiền. Thôi thì có mặt hầu hết các quan lớn trong tỉnh mà tác giả đều biết rõ mặt mày, biết rõ tên tuổi như Phó Chủ tịch thị xã, Chi Cục trưởng khu nghiệp, Giám đốc Sở Thể dục Thể thao, Trưởng Phòng Vật tư, Giám đốc Cầu Đường bộ, Trưởng Phòng Thuế vụ, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và một số phụ tá của những tai to mặt lớn này. Trò chơi cũng kỳ dị, lạ đời, với những tiếng hét “Dô! Dô! Ay da!”, “Houra, houra, hê! Houra, hê! – như Bạch Tuyết và bảy chú lùn, như Thủy thủ và các nàng tiên người cá hay sự sinh hoạt của một bộ lạc rừng rú nào đó bởi những tiếng “À um! À um” như cọp rống bên những thiếu nữ mơn mởn, hơ hớ, không một mảnh vải che thân, trong đó có người yêu trinh trắng của tác giả và nhìều cô gái khác. Thì ra bọn quỷ sa tăng này đang chia nhau uống rượu máu màng trinh đựng trong một cái bồn men trắng đặt ngay chính giữa phòng, để được cải lão hoàn đồng, sống lâu trăm tuổi, học theo sách vở quan thầy Tàu ô của chúng.

Nhưng điều chính yếu mà tôi muốn kể lại trong bài viết này là ngoài những tiếng hô, những tiếng la hét man di, như những tiếng gào thét lên đồng hay trần truồng, nhảy nhót điên cuồng như một bộ lạc bán khai ở rừng Amazone, là lúc mà một tay chơi bất ngờ nổi hứng, cất tiếng gào to lên bài hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” và được những tay khác đồng thanh ú ớ phụ họa theo. Tác giả sững sờ khi nghe “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng – Lời bác nay thành chiến thắng huy hoàng… Việt Nam! Hồ Chí Minh! Việt Nam! Hồ Chí Minh!” Họ hát để chi vậy? Tác giả suy đoán, họ hát để kích thích sự dâm loàn, họ dùng âm thanh bài hát này để tự kích dục, cũng như dùng tiếng kèn thúc quân nung lòng chiến sĩ khi xông pha trận mạc vậy.

Trời ơi! Một bài hát được một tác giả VC say sưa mừng đại thắng mùa Xuân, được viết vội trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau ngày CS cướp miền Nam, để tỏ lòng tôn thờ, đời đời nhớ ơn, đời đời đội ơn lãnh tụ, có ba chữ Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của họ trong đó, sao lại đem ra hát lên ở chỗ ăn chơi trụy lạc, lầu hoa nhơ nhớp này? Say máu, say tình hay là say dâm? Có tên còn hăng tiết, vừa chui qua háng của một cô đứng chàng hảng, không mảnh vải che từ trên xuống dưới, vừa hau háu nhìn lên chỗ kín của thiếu nữ, miệng oang oang bài hát chiến thắng “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!” cùng với sự phụ họa của các tên khác. Ngày vui đại thắng… Chiến thắng huy hoàng là đây à? Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông, để làm chi? Có phải để có được một đêm như đêm hôm nay? Thật không uổng bao nhiêu xương máu… của người khác.


Tôi nghĩ bài hát “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” là một bài hát ngắn, chỉ có mấy câu, dễ nhớ dễ thuộc, cho nên bọn uống máu màng trinh thiếu nữ này mới hát được. Rất may cho nhiều nhạc sĩ VC khác - mỗi người cũng có vài chục ca khúc ca tụng bác Hồ của họ vậy -nhưng vì bài hát của họ dài và khó nhớ, cho nên những tay chơi này không thể nhớ để mà hát ở đây, hôm nay.


Và tôi lại nghĩ thêm – không biết có phải vậy không – những kẻ này, những tên 45 hay 50 tuổi đảng này, những tên tai to mặt lớn dâm dật, trụy lạc, sa đà, trong thị xã này, trước những thiếu nữ lõa lồ, duyên dáng, quyến rũ và mời gọi như vậy, trong giờ phút đó họ coi vị lãnh tụ của họ như một mẫu thuốc lá hút dở mà họ quăng đi, hay một miếng giấy lau tay dính đầy máu trinh mà họ vứt trong thùng rác. Hồ Chí Minh - trước rượu, thuốc lá và gái - đối với họ, không có chút nghĩa lý gì cả.

Một chuyện khác mà tôi kể tiếp theo đây, quý thân hữu nghe xong cũng thấy buồn cười cho tình người tị nạn. Một ông nọ cư ngụ bên Mỹ, qua e-mail làm quen với tôi, vì biết tôi là người viết nhạc và tỏ ý cho tôi biết là ông ta thích nhạc của tôi, mến mộ tôi, thường hay sưu tầm những bài nhạc của tôi để làm tài liệu. Thư từ e-mail qua lại, tôi nhận thấy ông ta có tinh thần quốc gia và ngoài ra, ông ta còn là một cựu quân nhân. Có lẽ quý thân hữu cũng còn nhớ là trước đây khá lâu, tôi có viết một bài ngắn có tựa đề “Không viết không chịu được”. Mà thật vậy, cho đến bây giờ, nếu những điều mà tôi được biết cứ để mãi ấm ức trong lòng chắc tôi phải ray rứt cho đến nay.


Đó là lúc Nguyễn Cao Kỳ qua đời, và có vài điều tôi biết về ông Kỳ, cho nên tôi phải nói ra vì thời đó, khi NCK vừa qua đời, có nhiều bài viết ca tụng ông ta một cách thái quá đến trắng trợn. Ông ta là một cựu Phó Tổng thống mà lại trở cờ, sỉ nhục quân lực VNCH và có những lời nói khó nghe đối với những người Việt tị nạn CS. Mặc dù những kẻ bênh vực NCK đã rào trước đón sau rằng “nghĩa tử là nghĩa tận”, để không ai nói về người ấy nữa. Thế mà họ khen ông Kỳ thì được, còn ai có lời nói thật về ông này thì họ chống đối.


Trong bài viết của tôi, tôi kể rằng tôi được một người bạn thuở còn học Trung Học Le Myre de Vilers (Mỹ Tho) là Nguyễn Thanh Lịch, cùng học lái phi cơ ở Marrakech (Maroc) chung khóa với ông Kỳ và sau khi về nước, vì là đồng môn của ông Kỳ cho nên Joseph Lịch (tức Nguyễn Thanh Lịch) được ông Kỳ nâng đỡ, đưa qua Hàng Không VN lái phi cơ dân sự đi Hong Kong, Đài Bắc. Quen với Lịch cho nên một hôm tôi được Lịch rủ vào Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc để xem một màn biểu diễn có một không hai của một cô gái Đài Loan - dùng cái đó của phụ nữ để làm đủ thứ trò - do ông Kỳ mời từ Đài Bắc qua biểu diễn ở Câu Lạc Bộ Huỳnh Hữu Bạc duy nhất có một đêm và ngay sáng hôm sau, đàn em của ông Kỳ lái phi cơ quân đội đưa cô gái Đài Loan này trở về Đài Bắc. Thời kỳ đó (1964-1967), VC đã mở nhiều cuộc tấn công miền Nam chúng ta, chiến tranh đã lan rộng khắp nơi, cho nên tôi có ý nói lên sự việc đó, trong khi chiến sĩ VNCH phải lo lùng địch, diệt địch ở mọi nơi thì tại Saigon một ông Phó Tổng Thống lại bày trò ăn chơi đàng điếm, khả ố như vậy.

Bài viết của tôi được phổ biến chừng hai tuần, thì ông bạn quen biết qua Internet này của tôi nói rằng tôi không nên viết những bài như vậy. Những người viết bài loại này – lời ông ta nói - là những người chỉ muốn nổi danh mà thôi. Tôi không trả lời gì ông ta cả mà chỉ âm thầm đơn phương cắt đứt sự liên lạc vì đối với tôi, trắng cho ra trắng, đen cho ra đen. Tôi không bênh vực hay nói xấu ai cả, tôi chỉ nói ra sự thật, những điều tôi biết mà có nhiều người không được biết, nếu để trong lòng, tôi không chịu được, vậy thôi. Nếu một người làm chuyện xấu xa, khi chết rồi, không ai được đụng tới được hay sao? Vã lại tôi không nói gì quá đáng đối với thần tượng của ông bạn này, chỉ trách cứ ông NCK về việc ăn chơi hư đốn, trụy lạc không đúng lúc, đúng thời của ông ta mà thôi. Mất một người bạn hay mất mười người bạn như vậy, cũng chẳng làm sao.

Một cậu khác ở bên Úc, có vẻ còn trẻ tuổi, đã có gia đình, vợ hai con, cũng quen với tôi qua Internet. Anh này cũng tập tành viết nhạc và gửi nhạc nhờ tôi sửa chữa giùm. Và tôi đã ân cần chỉ bảo anh ta – không quản ngại mất thì giờ - từ kỹ thuật viết nhạc cho đến cách viết lời ca, trong một thời gian khá lâu.

Cho đến một hôm, khi tôi được đọc một bài thơ bằng tiếng Anh của cô Nguyễn P. Thúy trên Internet, tựa là “In the name of Peace”, nói lên lòng căm hận của dân Việt Nam trước sự hống hách, phách lối và ý đồ xâm lăng Việt Nam của Tàu cộng, và thấy bài thơ thích hợp với khí thế của người dân VN đang bừng bừng sôi sục, tuổi trẻ biểu tình chống Trung quốc khắp nơi, tôi mới viết nhạc với lời bài thơ này. Bài nhạc “In the name of Peace” được ca sĩ Tường Vi thu thanh. Sau khi đưa lên Youtube, tôi và cô Nguyễn P Thúy được không biết bao nhiêu người, ở hải ngoại cũng như ở trong nước, viết thư khen ngợi bài hát ra đời hợp với lòng dân chúng, đúng lúc, đúng thời.

Thế mà - chỉ có một người duy nhất lội dòng nước ngược - đó là người bạn ở Úc, người học trò trên Internet của tôi, không biết có phải là người Tàu mà tên Việt hay không, chẳng những không khen ngợi, khuyến khích ông thầy nhạc của mình thì thôi mà lại còn có những lời lẽ vô lễ, khiếm nhã. Ông bạn trẻ này nói tại sao tôi chửi người Tàu quá thậm tệ như vậy, suốt cả bài nhạc cứ lập đi lập lại China, China, nghe thấy ghét. Tôi bảo với anh ta đây là một bài thơ, không có nói gì tới người dân nước Tàu, chúng tôi gọi China, chứ có đá động gì đến người Chinese đâu? E-mail trả lời tôi, anh ta cho tôi biết rằng anh ta kêu gọi bạn bè anh ta cùng thử nghe bài nhạc này để cho ý kiến, tất cả cũng đều đồng ý với anh ta là bài nhạc nghe không vô, chửi China làm họ rất khó chịu và các người bạn này của anh ta không thèm nghe tiếp nữa.

Anh bạn ở Úc này cũng là người tị nạn như chúng ta mà lại phản đối một bài hát chống Tàu xâm lăng, kẻ thù của Việt Nam thì tôi không biết anh ta là người gì? Mất Hoàng Sa, Trường Sa, mất Bản Giốc, mất đất, mất rừng, mất biển, mất gần hết nước… anh ta không đau lòng sao? Vậy anh ta là ai? Anh ta là người Tàu, anh ta là VC, hay anh ta là Việt gian hoặc anh ta là con cháu của VC gửi qua Úc du học? Anh ta cũng có gia đình, đã có con, nghĩa là thuộc lớp người đứng tuổi mà thật sự hay giả đò không biết việc Tàu Cộng đang xâm lăng Việt Nam, rồi đi phản đối một bài nhạc chống Tàu. Thật tình tôi không hiểu nổi. Thôi thì giã từ anh học trò bướng bỉnh, khó thương và thiếu lịch sự này, cho đỡ phải nhức đầu.
Một trường hợp khác cũng khá buồn cười: Tôi có thằng cháu ở Toronto, tuy kêu nó bằng “thằng” nhưng nó cũng đã 57 tuổi rồi và còn độc thân. Tôi kêu nó bằng thằng vì nó là cháu của vợ tôi, kêu vợ tôi bằng dì. Bấy lâu nay, qua những câu chuyện trao đổi, tôi nhận thấy nó cũng là một người biết điều, biết chuyện nào phải, chuyện nào trái, biết thế nào là người quốc gia, thế nào là cộng sản, cái gì thơm, cái gì thúi. Vì cũng sợ VC và oán ghét VC như chúng ta cho nên nó mới bỏ xứ, đi tị nạn.


Chắc quý thân hữu cũng thấy trong việc giao thiệp bằng e-mail, có một số người gửi e-mail cho bạn bè, hoặc nói chuyện với bằng hữu mà lập lại những chữ mà báo chí và đài phát thanh VC thường xài từ ngày chúng cướp miền Nam tới nay. Có người nói không ngượng miệng, nói một cách rất ư là tự nhiên… “từ ngày giải phóng” tới giờ… tôi thấy thật là không gì vô ý thức bằng, giải phóng con khỉ gì mà gọi là giải phóng, giải phóng để đem lại sự cùng cực, khổ sở, đói nghèo, khốn nạn cho dân miền Nam, như vậy mà gọi là “giải phóng” được hay sao? Có cướp miền Nam thì có. Chiếm đoạt đất đai, chiếm cứ ruộng vườn, nhà cửa, tài sản của người dân miền Nam thì có. Nếu anh hay chị là một bác nhà quê ruộng đồng, ít học thì không nói làm chi. Đàng này, người nói ra hai tiếng đó là những người miền Nam có học, trước 1975, cũng làm việc, ăn lương của chính phủ VNCH, thế mà bây giờ ra hải ngoại lại thốt lên hai tiếng phản nghĩa đó. Nếu anh chị là người quốc gia, tại sao không nói rõ ràng là từ ngày VC cướp miền Nam, từ ngày Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam, từ ngày VC vô, từ ngày mất nước, từ ngày đổi đời…thiếu gì cách nói. Rồi còn những thứ tiếng khó nghe mà VC xài, họ cũng bắt chước nói theo như vậy, nghe rất chói tai, không chịu được.


Thằng cháu “dễ thương” này của tôi chuyển cho tôi một e-mail trong dịp Tết với nhiều hình ảnh chợ hoa ở đường Nguyễn Huệ ngày xưa (không biết ngày nay tên gì), nhưng tựa đề của bài báo VC là “Lễ hội hoa Xuân…” Tôi mới e-mail lại cho thằng cháu này, lưu ý nó trước nhất là đừng quảng cáo cho VC, thây kệ nó làm chợ hoa, chợ quả gì mặc xác nó, mình bỏ xứ đi rồi thì cần gì biết tới những cảnh chợ búa này. Hai là nó đừng xài hai chữ “lễ hội”, tiếng VC khó nghe lắm. Người ta nói Lễ Hai Bà Trưng, Lễ Hùng Vương, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… chứ sao lại phải Lễ hội Hai Bà Trưng, Lễ hội Hùng Vương, lễ hội này, lễ hội nọ. Tôi bảo với nó rằng tiếng VC để chúng nó xài với nhau, còn tiếng của mình, mình xài, thế thôi. Tưởng đâu thằng này là người biết phải trái như từ trước đến nay, chuyện gì không nên làm thì bảo nó đừng làm, chuyện gì nó không biết thì nói cho nó biết, thế mà bỗng dưng nó trả lời một cách hỗn xược: “Không có ‘từ’ nào là ‘từ’ của Cộng sản và cũng không có ‘từ’ nào là ‘từ’ của quốc gia cả, dượng Tám ơi. Chỉ có tiếng Việt Nam thôi”. Nghe nó phản ứng như vậy, tôi đành chịu thua và cúp máy, không liên lạc với nó nữa, chứ đứng đó mà lai nhai, lải nhải để giải thích với một đứa – không biết ăn cái bả gì của VC – mà ăn nói một cách hồ đồ, vô phép và không đúng chút nào, chỉ làm mất thì giờ vô ích thôi.


.Trốn CS, bỏ xứ ra đi từ ngày đó, chúng ta tưởng rằng tất cả những người tị nạn CS như chúng ta đều giống chúng ta hết. Thật sai bét! Cái ý nghĩ ngây thơ này có trong đầu tôi từ ngày tôi vượt biên. Nào ngờ, đi xa cả mấy chục ngàn cây số rồi, cho đến 39 năm sau, mùi hôi thúi của VC vẫn còn nặc nồng đâu đó, quanh đây. Người Việt tị nạn CS đi đâu, CS bu theo đó, như đá nam châm, như mật với ruồi

Đã bảo là trốn CS nhưng ra được hải ngọai rồi, được an cư lạc nghiệp rồi, anh lại quay về, nói là về thăm quê hương. Đúng, anh về thăm quê hương khi nào quê hương không còn bóng CS, nhưng anh lại về khi CS còn sờ sờ ra đó thì anh bảo về thăm quê hương là quá mâu thuẫn. Anh sợ bọn cướp giết anh khi bọn cướp vào chiếm đoạt của cải trong nhà anh, anh dẫn vợ con anh chạy trốn bên nhà hàng xóm để khỏi bị chúng nó giết, rồi anh lại mon men về, trong khi bọn cướp vẫn còn trong nhà anh mà anh nói về thăm nhà là nghĩa lý gì? Đã bảo là trốn CS, ra hải ngoại, anh vẫn làm những chuyện có lợi cho CS, có những hành động như luyến tiếc, nhớ nhung CS, làm đau lòng người tị nạn, anh có biết không? Nếu anh là CS trá hình, như mấy ông sư, mấy ông cha VC, nếu anh là Việt gian, hay anh là người quốc gia - mà vì một lý do khó nói gì đó - anh phải ”ăn cây nào rào cây nấy”, ơn đền nghĩ trả, thì chúng tôi cũng còn hiểu được đôi chút. Đằng này, anh dở dở ương ương, núp bóng quốc gia để làm lợi cho CS thì thà rằng anh trở về sống chung với CS còn hơn. Đừng làm ô nhiễm vùng đất êm ả này, trả lại không khí tươi mát, trong lành cho người tị nạn ở nơi đây.


Trên đời - suy đi nghĩ lại, chúng ta thấy không sai chút nào – chỉ có 3 thứ làm cho con người dễ dàng sa ngã: đó là danh - tiền - và gái. Chưa có thì bằng mọi cách làm cho có. Và khi có một thứ rồi, lại thấy chưa đủ. Phải hai thứ, ba thứ mới đầy tham vọng của họ. Có danh thì muốn có thêm tiền, có tiền rồi thì muốn có gái. Danh dự, nghĩa lý, đạo đức không còn nữa trước cái bả vinh hoa, tiền tài và gái đẹp của VC đưa ra để nhữ những kẻ háo danh, ham tiền và mê gái. VC hiểu tâm lý ấu trỉ này cho nên chúng đem ra áp dụng và áp dụng thành công đối với một số người lửng lơ, nói đó rồi quên đó, hành động không đi đôi với lời nói, lời nói không cánh mà bay. Không biết họ có thuộc thành phần “nhất trụ” (Nhất trụ, nhì tù, tam xanh, tứ kết) của VC hay không mà họ bám trụ dữ quá. Sống đục sao bằng thác trong, tội lắm các người ơi!

Danh mà chi, lợi mà chi
Mai kia mốt nọ, cũng thì sắc không.

Lê Dinh
(2014)

Vũ Biện Điền & phiên bản tình yêu


Bảo Trọng Cư (Danlambao) 
PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là một tác phẩm công phu, tâm huyết, nặng trí tuệ, có tính điển hình cao với một văn phong độc đáo, đa dạng, sắc bén, quyết liệt nhưng cũng đầy chất thơ.
Ắt hẳn vẫn có vài nhược điểm mà độc giả có thể nhìn thấy đâu đó, nhưng đây là một tác phẩm xứng tầm lịch sử – cho hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Tôi tin PHIÊN BẢN TÌNH YÊU sẽ cùng tồn tại với bi kịch lịch sử mang tên Việt Nam.
Tự do là cảm hứng vô biên cho mọi loài phát triển năng lực sinh tồn. Riêng về nhân loại – động vật linh trưởng thượng đẳng – tự do còn là thuộc tính vinh danh con người hướng tới chân thiện mỹ. Do đó, chiều hướng chính trị hiện đại của cả thế giới coi tự do không những là cội nguồn ủa dân chủ, mà còn là cốt lõi của nhân quyền. Nên chi, ngay sau khi Liên Hiệp Quốc được thành lập đã có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, minh định một số tự do cơ bản của con người ở khắp mọi miền trên trái đất.
Các nước văn minh tiến bộ, bước đầu soạn thảo hiến pháp đều xác lập thể chế Tam Quyền Phân Lập, cũng là cách tỏ rõ quyết tâm đảm bảo tự do. Riêng các quốc gia chậm phát triển, các nước độc tài, đặc biệt độc tài Cộng Sản, thì hằm bà lằng một mớ. Sự nhập nhằng luộm thuộm đó, một phần do ngu dốt hoặc do quán tính bầy đàn như kiểu bộ lạc, một phần do ý đồ chuyên quyền của một người, một phe nhóm hay một đảng phái.
Nhà văn, cũng như mọi người trên hành tinh, mong được sống an vui trong một đất nước thanh bình và thể hiện khả năng mình bằng công việc yêu thích, dùng ngôn ngữ chuyển tải tâm tình, sau đó gởi thành quả nghệ thuật đến xã hội. Đó là tương giao, là hòa hợp công bằng.
Vậy tại sao trước đây và mãi đến bây giờ trong những quốc gia độc tài, nhà văn hay đụng độ với chính quyền? Và rồi, vì tay không và đơn lẻ nhà văn phải bị đọa đày hay ngồi tù với tội danh hình sự chẳng khác côn đồ du đãng. Rất đơn giản, có độc tài nào mà không độc quyền, đã độc quyền thì độc lợi, đã độc lợi thì độc ác. Mặc dầu không tranh quyền đoạt lợi của ai, nhưng sự chẳng đằng đừng, nhà văn xây dựng tác phẩm bằng chất liệu cuộc sống – sự kiện lịch sử, hiện thực xã hội, biến động thời đại. Độc tài thì tham quyền vô tận âm mưu thu tóm lập pháp, hành pháp và tư pháp vào một tay mình, bạo ngược như thế làm sao không ở trong tầm ngắm của nhà văn. Chưa hết, độc tài thường lưu manh xảo trá và nuôi tham vọng bất tử, hành xử độc ác nhưng muốn lưu lại lương thiện trong sử sách.
Là con đẻ của Liên Bang Xô Viết đã sụp đổ, là con nuôi của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang xập xình, là huynh đệ với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Cu Ba đang đói rách, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hội đủ những di căn của độc tài quốc tế, từ thượng vàng đến hạ cám. Đã cùng duộc, Cộng Sản Việt Nam không có sách lược nào khác.
Sau năm 1954, làm chủ được nửa nước, chủ tịch Hồ Chí Minh vội vã thanh trừng trí thức và văn nghệ sĩ trên đất Bắc, biết bao nhà văn đã treo cổ tác phẩm của mình lên để xưng tội rồi sau đó lột xác làm bồi bút.
Sau năm 1975, làm chủ cả nước, với hứng khởi đó nhưng thâm hiểm hơn, bí thư thứ nhất Lê Duẩn hối hả đốt sạch văn hóa phẩm miền Nam, bắt đi tù cải tạo một số nhà văn, chỉ xuất bản và phát hành sách báo quốc doanh, gia tăng kiểm duyệt dưới dạng biên tập bản thảo. Hơn nửa thế kỷ qua, với sách lược đàn áp văn học nghệ thuật ấy, Cộng Sản Việt Nam đã làm nên những kỳ tích gì?
Đánh tráo văn học nghệ thuật bằng một thứ công cụ phục vụ chính trị đang đi vào ngõ cụt. Rất nhiều nhà xuất bản ăn lương nhà nước, thay vì gạn đục khơi trong tác phẩm lại làm cái việc chặt chém.
Có một đội ngũ hung thần gọi là công an văn hóa ăn lương nhân dân và sẵn sàng tiêu diệt văn hóa chân chính. Đã hình thành một đoàn quân bồi bút hùng hậu, cực kỳ dốt nát văn học nhưng nhanh nhạy tung hô lãnh tụ, ngợi ca chế độ. Lập một trường viết văn sản xuất bồi bút từng lứa như gà vịt đẻ. Cho ra một khối lượng lớn sách báo vô chất lượng và không mấy người đọc…
Xem ra khá chỉn chu, công phu, đồ sộ. Mặc dầu đã có tuyên huấn mỗi tỉnh mỗi huyện, mặc dầu rất tốn kém nuôi cơm hội Nhà Văn Việt Nam, và một số hội Văn Học Nghệ Thuật ở các tỉnh thành, nhưng Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn cảnh báo nội bộ, bóng gió đe dọa những người cầm bút tự do.
Vì sao? Dưới bàn tay sắt máu, Cộng Sản biết có những nhà văn chân chính coi sự nghiệp sáng tác như một thiên lương, như một sứ mệnh đối với nhân dân và lịch sử, không bao giờ khuất phục bạo quyền, không chịu bán mình bằng cách uốn cong ngòi bút.
Không ai rõ đội ngũ văn nghệ sĩ thầm lặng ấy có bao nhiêu người, nhưng quyết chắc họ sống đời cơ cực, thiếu thốn tiện nghi và đôi khi bị coi khinh. Tôi biết Vũ Biện Điền, bạn tôi, là một cây bút kiên cường trong số ấy. Vậy Vũ Biện Điền là ai mà thoáng nghe mới toanh trong làng văn?
Xin thưa đó chỉ là bút hiệu tạm thời.
Đáng ra với chức năng của người giới thiệu, tôi sẽ nói rõ chân tơ kẽ tóc tác giả với độc giả. Nhưng oái ăm thay, tôi không được phép và cũng không nên làm vậy.
Chỉ sơ lược thế này, Vũ Biện Điền là một người sinh ra và lớn lên trong cả hai cuộc chiến, mẹ bị Tây giết, chú và anh bị Cộng Sản giết, cha một thời miệt mài theo kháng chiến chống ngoại xâm. Sinh ra ở phố, ba năm sống ở ruộng đồng. Trước khi vào đời, anh đã tốt nghiệp hai trường đại học.
Một năm sau mùa xuân đại thắng 1975, anh xin thôi dạy học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Rồi vì cuộc sống, anh làm nhiều nghề không phải chuyên môn của mình, rất vất vả mới nuôi nổi vợ yếu con thơ.
Vũ Biện Điền viết văn từ hồi còn là sinh viên, trước và sau 1975 đều có tác phẩm gây tiếng vang. Gần mười năm làm việc và ăn lương của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, vì sự nghiệp sáng tác, anh bị ganh ghét vu cho là Việt Cộng. Khi Việt Cộng chiến thắng, cũng vì sự nghiệp sáng tác, báo đảng và cán bộ quy chụp anh là tay sai Mỹ Ngụy.
Tôi biết chế độ nào cũng muốn mua anh. Người ta thường phấn đấu vào đảng để tranh thủ chức quyền, tôi biết anh suốt 50 năm đã năm lần tinh tế phấn đấu để được ở ngoài các đảng phái, kể cả đảng Cộng Sản. Và khi gạ gẫm mà mua không được, người ta ghét anh như muốn đào mà đổ đi.
Lao đao quá, nhọc nhằn quá và nguy hiểm quá, có một thời gian dài anh im hơi lặng tiếng. Thấy anh khổ, một người bà con, nay đang định cư ở Mỹ, giúp anh vượt biên miễn phí, nhưng anh quyết không rời đất nước.
Quẫn quá, đôi lần không nơi thu giấu, không ai dám cất giùm, anh đã đốt một số sáng tác của mình. Trong chúng tôi, anh là người viết khá khỏe, có sáu bảy tập đã xuất bản – tiểu thuyết và truyện ngắn, ở trong và ngoài nước – và một số lượng lớn coi như tồn cảo. Như người ta, ở cái tuổi bảy mươi, lão giả an chi, thì đã bằng lòng, nhưng anh thì không. Bạn bè bảo anh có những truyện để đời rồi, nhưng anh cảm thấy mình chưa viết được gì!
Có lẽ vì thế mà sáu năm qua, khi các con đã tự lực mưu sinh, anh âm thầm ngồi viết PHIÊN BẢN TÌNH YÊU (*). Đó là một khoảng thời gian dài cô đơn và khổ hạnh trên một thị trấn miền cao heo hút, rót tinh lực cuối đời vào tác phẩm với mong muốn thể hiện những gì đã sống, đã trải qua với con tim tự do vui buồn và phẫn nộ trước hiện thực của đất nước đầy tai ương và bi kịch. Anh nói với tôi, quá trình sáng tác, rất nhiều đêm ngồi trước máy vi tính, anh đã khóc với nhân vật của mình.
Tác động chính trị rền rĩ xuyên suốt tác phẩm, cốt lõi PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là chuyện đời và chuyện tình của một nhân vật rất đặc biệt nhưng không cá biệt, nhiều tình tiết rất ly kỳ cũng rất hiện thực... Tác phẩm có cả trăm nhân vật thuộc nhiều thành phần xã hội của hai thời kỳ.
Ở Miền Nam trước 1975, có các nhân vật là sinh viên, học sinh, sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, giáo sư đại học, bác sĩ, vợ lính, những Việt Cộng nằm vùng, Việt Cộng ở núi, người dân vùng xôi đậu.
Và sau 1975, có đủ loại nhân vật liên quan đến guồng máy chế độ mới, chủ yếu là quan chức đảng, chính quyền, các ban ngành từ tỉnh đến cơ sở. Họ có nguồn gốc xuất thân khác nhau, từ đảng viên cải cách đến cán bộ tập kết, cán bộ chi viện, cán bộ nằm vùng, những kẻ ăn theo. Đặc biệt có vài nhân vật là gái điếm.
Chính vì thời gian của tác phẩm xuyên suốt từ 1954 đến tận hôm nay, với những nhân vật đặc trưng và dụng ý rõ rệt của tác giả, đây không phải chỉ là chuyện đời, chuyện tình của nhân vật chính và một số người liên quan mà gắn kết với những vấn đề lịch sử và chính trị hệ trọng của đất nước thông qua suy tư, tranh luận và hành vi của các nhân vật.
Nguồn gốc cuộc chiến tranh Việt Nam, nhận định và phê phán các nhân vật lịch sử cả hai miền Nam Bắc, sai lầm và tác hại của chủ nghĩa Cộng Sản, bản chất của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa… Những vấn đề này không được trình bày khô khan qua lý thuyết mà bằng những hình ảnh sống động của các nhân vật trong từng giai đoạn và sự cố.
Các nhân vật có quá trình và tính cách hoàn toàn khác nhau được mô tả một cách sắc sảo và chân xác, hình thành một bức tranh tổng thể, một vở kịch lịch sử bi tráng, phần nào lý giải sự thất bại của miền Nam dù có tự do dân chủ và mức sống cao hơn miền Bắc, trong cuộc chiến vừa qua.
Miền Nam là một chế độ dân chủ còn phôi thai, với những cấp lãnh đạo bất tài, một số đảng phái xôi thịt, nhưng lại có những con người trong sáng, nhân hậu, lý tưởng dù theo hay chống chính quyền. Ngoài thiếu sót phát huy chính nghĩa độc lập dân tộc, miền Nam chưa có người đáng mặt vì dân vì nước đứng lên lãnh đạo, lại thêm nhận thức lệch lạc của đồng minh Mỹ về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam.
Xốn xang làm sao, chính cái thiện, cái đẹp trong những con người thành tâm lại vô tình góp một phần vào nguyên nhân thất bại khi đối đầu với Cộng Sản lưu manh, xảo trá nhưng nhanh nhạy khai thác sơ hở của đối phương, kích động căm thù đấu tranh giai cấp giữa thôn quê và thành thị, sẵn sàng xử dụng bạo lực tối đa để khủng bố trấn áp, bỏ đói rồi bày trò hứa hẹn hão huyền…
Ngay sau chiến thắng, Cộng Sản mở trại tù khắp đất nước, đẩy dân thành phố lên vùng sâu vùng xa, tịch thu nhà cửa đất đai ruộng vườn, tận thu lương thực và thực phẩm, cải tạo công thương…
Càng thi hành chính sách bao nhiêu, nhân dân càng đói khổ bấy nhiêu, Cộng Sản vẫn to mồm tiếp tục huênh hoang. Trên đà say men chiến thắng, họ nào ngờ bây giờ không còn che giấu được ai nữa. Mỹ và những quốc gia đồng minh của Mỹ cấm vận Việt Nam. Liên Xô chiếm Cam Ranh để cấn nợ. Khmer Đỏ mở mặt trận quấy rối biên giới Tây Nam. Trung Quốc xua quân xâm chiếm sáu tỉnh phía Bắc. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bất hợp tác. Công Giáo âm thầm chống đối. Nhân dân bất mãn và một số đã quyết tử đứng dậy. Từ Bắc vô Nam, nông dân đồng loạt đấu tranh đòi lại đất đai. Những trò hề bầu bán giả hiệu dân chủ khiến người ta đã ngấy đến lợm mửa. Tham ô từ trung ương đến địa phương.
Quả thật đây là một “cú lừa lịch sử vĩ đại”, đầu nậu là Hồ Chí Minh, bài bản là của Mác–Mao... Nhưng canh bạc bịp nay đã lộ tẩy. Treo bảng Cộng Hòa sao lại Vô Sản Chuyên Chính? Treo bảng Độc Lập sao nhất nhất mỗi việc phải thông qua Nga, qua Tàu? Treo bảng Tự Do sao độc đảng đơn nguyên? Treo bảng Hạnh Phúc sao nhân dân đói rặt từ Nam chí Bắc?
Staline dựng chiêu bài giải phóng Đông Âu khỏi họa Phát Xít Đức rồi áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản, nay các quốc gia đó đã ngẩng cao đầu sau khi Liên Xô sụp đổ. Hồ Chí Minh dựng chiêu bài độc lập kêu gọi nhân dân chống thực dân Pháp rồi áp đặt chủ nghĩa Cộng Sản, nay Việt Nam vẫn còn trầm luân.
Tại sao? Đang nhờ Trung Quốc chống lưng. Có người bảo cái gì đã qua hãy cho qua đi. Nhưng theo tôi chưa qua được. Hãy cùng Vũ Biện Điền thảo luận một lần cho rốt ráo. Tháp Eiffel ngất nghểu, De Gaule trắng trợn phủi tay, được chưa? Người Mỹ không phải thực dân, đúng rồi, nhưng vì nể thực dân mà coi nhẹ độc lập của một dân tộc đang bị nô lệ dưới chiêu bài bảo hộ, liệu có đáng mặt lãnh đạo đồng minh chiến thắng trong thế chiến II? Liên Xô sụp đổ rồi, không nói nữa, nhưng đại Hán Trung Hoa còn đó, mất đất trên bộ mất đảo ngoài biển làm sao đây? Phật Giáo Quốc Doanh đang lan tỏa và nuốt chửng Phật Giáo Thống Nhất, những Phật tử vì đạo pháp vì dân tộc nghĩ sao? Và cả Công Giáo nữa, cuộc chiến chống Cộng Sản mang ý nghĩ gì?
Chúng ta cứ trung thực trao đổi, xé toạc bức màn vô minh như mây mù lưng lửng bao quanh mỗi cá nhân, mỗi phe phái…không cho chúng ta nhận ra nhau. Theo tôi, nếu can đảm, thẳng thắn, khách quan, bỏ qua định kiến cục bộ, vượt lên những tham vọng hèn hạ, chúng ta sẽ thấy được con đường Việt Nam... Riêng với người Cộng Sản, 70 năm qua, sức tàn lực tận rõ rồi, không cần biện bác nữa. Chỉ có điều muốn hỏi, năm 1975 tổng thống Dương Văn Minh và nội các của ông ta chịu gập mình vác cờ trắng để chấm dứt cái họa cốt nhục tương tàn, nay những người Cộng Sản đến bao giờ mới chịu chuyển giao – chí ít cũng đổi thay từ gốc rễ, cho Việt Nam ta vươn lên?
Tuy nhiên, trước và sau, PHIÊN BẢN TÌNH YÊU vẫn là một câu chuyện tình. Một chuyện tình xuyên thời gian, xuyên chế độ chính trị, xuyên thế hệ, xuyên hoàn cảnh, xuyên tuổi tác, vượt qua mọi ràng buộc luân lý, thói tục, quan điểm…nhưng cũng rất người, rất phải đạo, và cũng rất thánh thiện.
Mới nghe qua ai cũng nghĩ đây là cuộc gặp gỡ định mệnh, nhưng theo tôi, PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là dồn nén đau nhức của cả một dân tộc từ nửa thế kỷ vừa qua. Vì thế PHIÊN BẢN TÌNH YÊU có thể coi như một loại “quốc sử diễn ca” cho một giai đoạn.
Tác phẩm viết theo lối song tuyến đồng hiện. Quá khứ và hiện tại xen kẽ, từng bước làm hiện rõ cuộc đời và biến chuyển của từng nhân vật trước và sau dấu mốc lịch sử năm 1975. Việc đưa các vấn đề tư tưởng, chính trị vào suy tư và đối thoại của các nhân vật, hòa quyện với chuyện đời, chuyện tình ở đây là một thủ pháp nhà nghề để đạt tới một bức tranh hiện thực sinh động.
Thông qua hình tượng để phê phán, nhiều đoạn là những bài chính luận sắc bén. Thông qua những đôi co oái ăm, nhiều đoạn rất trào lộng nhưng mỉa mai cay độc. Thông qua những tình cảm chân thành, nhiều đoạn là những khúc tình ca não nuột…
Trong tác phẩm có nhiều chương đắng cay đến đau thắt, tưởng như tác giả bi lụy hóa. Nhưng rồi tôi nhìn quanh, ôn cố suốt nửa thế kỷ đau thương của dân tộc, nghiệm lại rất ư là hiện thực. Trong tác phẩm có rất nhiều chương đoạn rất ly kỳ tưởng như tác giả đã đi quá xa trong hư cấu. Nhưng rồi tôi nhìn vào tim tôi, ôn cố suốt một đời người, nghiệm lại rất ư là trung thực.
Trong tác phẩm có nhiều chương đoạn huyền ảo tưởng như tác giả đi quá xa trong hoang tưởng. Nhưng rồi tôi hướng về khát vọng, tra cứu sử sách, nghiệm lại rất xác thực.
Vũ Biện Điền nói với tôi, anh mất sáu năm, nhưng theo tôi, anh đã chung chi vào đó cả cuộc đời. Một nhà văn nữ, bạn anh, cũng có hân hạnh đọc bản thảo, đã đề nghị tác giả tự xuất bản, cô ta hứa sẽ bới cơm tù cho anh tới ngày mãn hạn. Nhưng anh không đồng thuận, không phải ngại lao tù mà muốn dành khoảng thời gian cuối đời tiếp tục sáng tác.
Tôi đã đọc PHIÊN BẢN TÌNH YÊU theo ba cách. – Đọc từ A01 đến A70 (chữ đứng) rồi từ Z01 đến Z45 (chữ nghiêng), cảm giác đi từ hiện tại lùi dần về quá khứ, mỗi bước một xót xa. – Đọc từ Z01 đến Z45 rồi từ A01 đến A70, cảm giác đi từ quá khứ dần về hiện tại. mỗi bước một uất hận. Hai cách này giúp ta nắm bắt cốt truyện và tình tiết dễ dàng. – Hay hơn cả, theo tôi, là đọc chương đoạn A và Z xen kẽ như đã trình bày, cảm giác cùng tác giả, cùng nhân vật sống chung một giai đoạn lịch sử. Nhưng đọc cách nào, tôi thấy tác phẩm vẫn không giảm sức cuốn hút. Được thế, không những do tình tiết ly kỳ, miêu tả chính xác sinh động, bút pháp sắc sảo, còn do đóng góp của hàng trăm chú thích tỉ mỉ, đầy thuyết phục. Một lối kết cấu tiểu thuyết độc đáo, khá lạ lùng!
Tóm tắt, PHIÊN BẢN TÌNH YÊU là một tác phẩm công phu, tâm huyết, nặng trí tuệ, có tính điển hình cao
với một văn phong độc đáo, đa dạng, sắc bén, quyết liệt nhưng cũng đầy chất thơ.
Ắt hẳn vẫn có vài nhược điểm mà độc giả có thể nhìn thấy đâu đó, nhưng đây là một tác phẩm xứng tầm lịch sử – cho hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Tôi tin PHIÊN BẢN TÌNH YÊU sẽ cùng tồn tại với bi kịch lịch sử mang tên Việt Nam. Đôi dòng giới thiệu trên không là gì cả đối với một trường thiên tiểu thuyết hơn bốn trăm ngàn từ. Đó là chưa lý tới hạn chế khi tôi đang trong tình trạng sức khỏe không được tốt và phải nhấp nhem đọc tác phẩm ngay trên máy vi tính. Nhưng dù gì, lời chào mời thô thiển này hy vọng cũng làm được nhịp cầu tri ngộ nho nhỏ giúp bạn đọc bước vào tác phẩm, chung chia với tác giả gánh đau thương của dân tộc đang nổi trôi trên non sông Việt Nam.
Trong tâm thái sáng tác, một mình một cõi, tác giả có được tự do múa bút. Nhưng khi công bố, tác giả không thể không đắn đo vì nội dung “khủng khiếp” của tác phẩm. Lại nữa, kinh cung chi điểu, tác giả đã từng no đòn vì “họa văn chương” trong chế độ độc tài.
Vì thế anh đã chọn cách dùng bút hiệu mới khi xuất bản tác phẩm. Tôi hân hạnh được đọc tác phẩm khi còn là bản thảo với đề nghị viết đôi lời giới thiệu để ghi nhớ 50 năm tình bạn sắt son, đầy ắp hoài bão sáng tác, cũng lấy một bút hiệu khác. Đây là một hạn chế không tránh khỏi nhưng hy vọng độc giả có thể cảm thông. Vấn đề là nội dung và giá trị tác phẩm. Dù là của bất cứ tác giả nào, dưới bút hiệu nào, tác phẩm có sức nặng và tỏa sáng hay không mới là điều đáng kể.

Ảnh bìa 2 tập sách
Việt Nam, tháng 8.2012
Bảo Trọng Cư (Danlambao)
danlambaovn.blogspot.com

____________________________

Chú thích:
(*) Quý độc giả yêu sách ở xa muốn có tác phẩm quý giá xin viết chi phiếu 25 MK cho (25 MK tiền sách + 5 MNK cước phí bưu điện) trả cho VLAC/TQH (Vietnamese Litterary & Artistic Club of Washington) và gửi về địa chỉ:

Mr Trần Phong Vũ, 4 Sand Pointe, Laguna Niguel, CA 92677. tphongvu@yahoo.com
ĐT: (949) 485 – 6078
Mua hai cuốn tập I và II cũng chỉ phải tra 5 MK cước phí.