Wednesday, November 9, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * VIÊT NAM HÔM NAY *

Saturday, June 28, 2014


NGUYỄN BÁ CHỔI * DÉP RÂU, NGÀY VỀ


DÉP RÂU, NGÀY VỀ
  Nguyễn Bá Chổi

 Thứ bảy, 28 Tháng 9 2013 13:03

Sau ngày 30-4-1975, hắn “được Cách Mạng khoan hồng nhân đạo tập trung để bảo vệ tính mạng cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”. Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 1975. Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù (thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân”.


Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận “nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là một “nhân dân” hoàn toàn xa lạ. Hắn sững sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau, nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế; khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.
Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm... cỏ tranh để cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói “Anh ăn cho đỡ đói. Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra..., và thương các anh quá”.
Không thấy “Nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “Thương các anh quá”, nhưng “Cách Mạng” vẫn nhất quyết tiếp tục “Bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền, những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”.
Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẫy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm đủ thứ công việc của người tù khổ sai. Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (Như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)... gọi chung là những thứ “Cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “Không có gì quý hơn Độc Lập Tự Do” phía trên hàng chữ “Trại Cải Tạo A30”. Mỗi lần như thế, hắn lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.



“Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn 2.500 cái “thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối.
Hắn đi lang thang để nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó. Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về về. Người thiếu nữ đầu tiên đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần đời hắn.
Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bỗng dưng hắn nhớ và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm.
Nhưng bỗng dưng hắn chưng hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách. Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:
-“Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này.”
Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái núm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến:


“Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc không còn thuốc trước 75.”

Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về trước. Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn. Không phải nợ cái gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những đôi dép Tháng Tư.


Nguyễn Bá Chổi

Sơ Lược ĐHCTCT Đà Lạt
Văn Phòng Liên Lạ

TRẦN ĐỖ CUNG * VƯỢT BIỂN

Những Chuyện Vượt Biển ĐôngTrần Đỗ Cung, C/N 2010/03

Sau biến cố thê thảm tháng 04/1975 dân chúng thấy rõ sự dã man độc ác của Việt Cộng. Những người không may mắn ở lại cố gắng thích ứng với tình thế trước cảnh chướng mắt của một lũ mán rừng kiêu căng đầu đội nón cối đi hôi của. Rồi những chỉ thị của ban quân quản Sài Gòn về đổi tiền, tem phiếu, đi kinh tế mới, trình diện cải tạo học tập đã làm cho nhiều gia đình tìm đường đào thoát. Có những người len lỏi đường bộ gian truân hướng về biên giới Cao Mên qua Thái Lan. Phần đông chọn đường bể chạy dài hàng ngàn cây số mà Việt Cộng chưa kiểm soát nổi.

Danh từ Thuyền Nhân chỉ hàng vạn người Việt Nam đã liều mình chạy trốn sự cai trị tàn ác của Việt Cộng trên những con thuyền bé nhỏ mỏng manh vượt biển và sóng gió, hy vọng tìm đến bờ bến tự do. Nhiều gia đình đã bỏ mạng trong khi các gia đình khác đến được các xứ Đông Nam Á để thấy là chỉ được tạm dung. Ngoài ra bọn Việt Cộng lợi dụng tình thế đặt ra vụ đi bán chính thức với mục đích trục xuất người Việt gốc Hoa, cướp tài sản của họ và thu vàng cho họ ra bể rồi để mặc cho sóng gió. Theo ước tính thì khoảng 50 % số người thoát ra khơi đã chết trên bể vì sóng gió. Bao nhiêu người chết thảm vì thuyền bị hải tặc Thái luân phiên cướp rồi dìm đắm. Nhiều phụ nữ và gái trẻ bị hãm hiếp xong rồi bị tụi hải tặc giết phi tang hay bị bán cho các ổ chứa điếm Thái Lan. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại và nhiều nước Âu Tây đã đón nhận hầu hết các thuyền nhân trong những năm 1975-1980 khi thảm cảnh thuyền nhân đã đánh thức lương tâm nhân loại. Từ 1975 đã có 840 ngàn người Việt đến được các nước Đông Nam Á và Hồng Kông, trong số đó hơn 755 ngàn đã định cư tại các nước Âu Mỹ.

Trong số các con thuyền định mệnh, cá nhân tôi được biết vài trường hợp đại bất hạnh. Ông Nguyễn Huy Minh là dược sĩ khá giả có công ty dược phát đạt và nhà là một biệt thự sang trọng trên đường Pasteur. Minh là bạn học tôi ở Lycée Khải Định và là em ruột giáo sư Triết nổi tiếng Nguyễn Huy Bảo của trường. Tôi đã gặp anh hai tuần trước khi Việt Cộng vào Sài Gòn lúc tôi đã cho được vợ con đi lậu đến Clark Field. Anh cho tôi biết đang đóng tầu sửa soạn hải hành và mời tôi nếu cần có thể cùng đi. Về sau tôi được biết thuyền anh đã bị đắm cả gia đình mất xác, có thể do sóng gió và cũng có thể vì tài sản anh đem theo.

Một trường hợp éo le khác là gia đình vợ chồng cháu Liên Châu con gái thứ nhì của Liên-Thuật. Vợ chồng cháu cùng hai cháu bé sửa soạn gọn nhẹ cho chuyến ra khơi với một nhóm khác. Lúc đến bãi thì vì động chiếc thuyền lớn vội rời bến. Anh chồng là Dược Sĩ Hoàn trên Đà Lạt vội nhẩy lên nắm kịp thang mạn thuyền trong khi cháu gái bé được một người bạn giúp tung lên sàn tầu. Liên Châu sợ hãi, tay bế con nhỏ lúng túng đã để rớt con xuống bãi nên vội vã bỏ tay tụt xuống túm lấy con. Trong khi ấy chiếc thuyền từ từ ra khơi nên hai mẹ con bị bỏ rơi lại nhìn theo chồng con đi lòng đau như cắt để vào tù Việt Cộng trong vài tháng.

Tôi phải kể trường hợp may mắn của Trần Huy Tuấn là cháu ruột của tôi, con nhỏ em thứ năm của tôi tên là Trần Đỗ Lộc. Cháu Tuấn 14 tuổi được cho xuống Rạch Giá đi theo một gia đình vượt biển năm 1978. Khi ra khơi cháu coi như một cuộc đi chơi kỳ thú và không có tý quan niệm về sự nguy hiểm sẽ xẩy đến. Đi được ít ngày thì có vấn đề, con thuyền mỏng manh bị nước tràn vào và vỡ tan. Huy Tuấn vớ được một tấm ván và cứ thế nổi trên mặt bể, vớt rong biển nhai cầm hơi. Bỗng nhiên chiếc tầu thám thính South Cross Mỹ nhìn thấy và vớt cháu lên kịp. Tuấn được đưa vào Singapore, ở khách sạn của Hải Quân và vì nhớ thuộc lòng địa chỉ của tôi nên đã liên lạc được với tôi cấp kỳ qua Navy Postal Office. Chúng tôi bảo đảm cháu về Monterey đi học và hiện tại cháu đã thành công với hãng Google.

Còn phải kể sự bất hạnh thật vô duyên của gia đình dược sĩ Quản Trọng Lạng. Sửa soạn kỹ lưỡng cho chuyến vượt biển, gia đình đã ra đi trót lọt ngoại trừ những lo âu phải có khi rời bến. Khi đến bờ Mã Lai Á và thuyền cập bến thả neo thì ông dược sĩ quá mừng vội nhẩy xuống nước. Chẳng may rơi vào một hũng sâu anh ta bị hụt cẳng chết đuối trước sự chứng kiến của vợ con.

Trong những trường hợp vượt bể thành công sau nhiều ngày hiểm nguy tính mạng phải kể đến gia đình anh Nguyễn Đình Cường một giáo sư trung học trên Đà Lạt. Tôi gặp anh Cường lần đầu tiên năm 2004 nhân đi dự buổi giỗ tổ thuộc giòng họ Nguyễn Đình của nhà tôi dưới Nam California. Mới biết anh Cường có vai vế trên trong họ và thành trưởng tộc Nguyễn Đình tại xứ Mỹ. Tuy anh còn trẻ nhưng là một người hoạt bát và năng động đa tài, ngâm thơ và văn nghệ đầy đủ. Tôi được biết thêm về chuyến vượt bể tìm tự do đầy gian khổ của gia đình anh. Câu chuyện được viết gọn theo lời kể của anh, một câu chuyện có thể tiêu biểu cho mọi chuyến vượt biển thành công đến đất này.

Anh nói : “chúng tôi phải dự nhiều lớp chính trị để bị nhồi nhét lý thuyết cộng sản và Mác-Xít. Mỗi kỳ nghỉ hè sau khi học xong trong bốn tuần lễ chúng tôi phải viết phúc trình về những điều chúng tôi đã học để được chấm điểm. Ngoài ra tình hình kinh tế mỗi ngày mỗi tồi tệ, trong hoàn cảnh như vậy đâu có khác gì sống trong địa ngục. Bởi vậy chúng tôi phải tìm đường thoát ra khi có cơ hội".

Anh Cường có một số bạn tại vùng Cao Nguyên Đà Lạt, cách xa Sài Gòn 300 cây số về hướng Bắc. Các bạn đang dự tính đào thoát chung nhau mua bí mật một chiếc thuyền đánh cá bỏ neo trên một nhánh sông Mékong. Nếu công việc bại lộ thì tất nhiên sẽ bị công an còng tay đưa vào xà lim. Tất cả nhóm là 16 người gồm 5 phụ nữ, 10 đàn ông và con nhỏ của anh mới 27 tháng. Đêm 27/06/1977 họ nhổ neo đi về hướng Đông Nam để đến Mã Lai.

"Con thuyền đánh cá nhỏ bé của chúng tôi chỉ dài có 9 thước và bề ngang có hai thước rưỡi. Trang bị một động cơ mười mã lực thì làm sao ra biển được ? Tuy nhiên người ngư phủ giúp chúng tôi sửa soạn hành trình nói rằng nếu thời tiết tốt và bể tương đối lặng thì có thể đến Mã Lai trong vòng mười ngày. Lúc ấy là thời điểm cuối của mùa tốt trời nên chúng tôi phải cấp tốc ra đi không còn chần chờ được".

Trước ngày định mệnh phải tìm cách bí mật chuyển dần xuống thuyền các bình nhựa chứa nước ngọt và một bao gạo đủ dùng. Khi thuyền ra đến bể thì đi về Đông Nam để sau sẽ chuyển hướng qua Tây Nam. Đi được một ngày yên lành thì đến sáng ngày 27 gặp ngay một trận bão khá mạnh, gió to sóng cả và bể trở nên dữ dằn. Không thể giữ vững hướng cho con thuyền bé bỏng nên bị thổi dạt về phương Bắc. "Mười giờ khuya cùng ngày chúng tôi phải tìm cách bỏ neo nhưng chẳng may giây thừng neo to gần bằng cổ tay vướng vào chong chóng làm cho động cơ chết. Sáng hôm sau dò trên bản đồ chúng tôi thấy ở gần đảo Phú Quý cách mũi Varella khoảng 150 cây số và như vậy thì thuyền trôi dạt trên biển Nam Hải".

Mọi người bất lực khi động cơ im bặt, cần chờ cho thời tiết khá lên để cắt giây thừng vướng máy. Thế nhưng trong mười ngày liền gió vẫn không giảm và chiều ngày mồng Năm tháng Bẩy thì cả thừng lẫn neo rơi luôn xuống đáy bể. Tình trạng hoàn toàn vô vọng, con thuyền trôi dạt không biết đi đâu. "Chúng tôi hoàn toàn mất hướng, không ai có tí chút kinh nghiệm điều khiển thuyền và cũng chẳng ai biết cách sửa chữa "

Số lương thực đem theo được dự trù cho hai mươi ngày công với 400 lít nước ngọt. Nhưng hầu hết đã bị nhiễm dầu cặn và nước bể khi dầu nhớt bị chẩy ra từ những bình chứa bằng nhựa. Sau một tuần lễ thì hết lương thực và số nước uống cũng chỉ còn tí chút vì nhiều bình chứa bị nứt. Sau 20 ngày lênh đênh chúng tôi không còn một chút đồ ăn nào hết. Chúng tôi sống cầm hơi bằng đôi chút nước dơ còn lại trong vài can và nhắm mắt uống để sống còn. Tôi đã để dành phòng hờ chút gạo sống cho cháu bé trong hai hộp thiếc nhỏ, Sáng rồi tối tôi nhá gạo và đút cho nó chừng hai thìa cầm hơi. Thêm mấy trận bão thổi đến với những ngọn sóng cao như nhà hai từng. Con thuyền bé bỏng nhô lên cao rồi bị thả xuống liên hồi trong ba tiếng đồng hồ. Rất may là nó còn vững chắc nên không tan ra thành mảnh vụn. Cánh đàn ông phải ra sức tát nước ra khỏi mạn thuyền chớ không thì đã làm mồi cho Hà Bá rồi.

Vợ tôi ôm chặt con và tôi ôm cả hai, chúng tôi hoàn toàn ướt sũng. Song phải cám ơn Thượng Đế đã ban cho các trận cuồng phong này để có nước sạch hứng bằng áo mưa. Chúng tôi trở nên yếu hơn và tôi nghĩ là nếu vợ con chết thì tôi sẽ tự vẫn chết theo. Người chúng tôi ghẻ lở kinh khiếp và tinh thần hoàn toàn suy nhược chỉ còn trông mong bàn tay cứu nạn của Đức Phật hay Thượng Đế. Chúng tôi trông mong thấy một chiếc tầu nào nhìn thấy cảnh vô vọng và dơ tay cứu độ. Có chừng ba mươi tầu đi qua nhưng chỉ có mỗi một chiếc dừng lại. Họ hỏi có vấn đề gì không, tôi cố cắt nghĩa tình hình tuyệt vọng của chúng tôi. Nhưng có lẽ viên thuyền trưởng không hiểu nên gần một giờ sau họ bỏ đi, chẳng cho chút gì cả. Quá thất vọng khi thấy rằng cái chết gần kề, chúng tôi chỉ còn chờ một Phép Lạ. Và Phép Lạ đã đến vào ngày thứ 27 của cuộc hải hành kinh hoàng. Ngày đó là 22/07.

Chiều 22/07, sau trận bão to thì thời tiết khá lên cho thấy rõ chân trời xa xa. Khoảng ba giờ chiều một chiếc tầu nhìn thấy chiếc cờ nhỏ SOS báo hiệu và tiến lại gần. Anh Cường gắng sức leo lên thang giây để trần tình với vị thuyền trưởng. Ông ta nhận thấy mọi người đều quá yếu và có thể chết nếu không được cứu giúp ngay. Lúc ấy đáy thuyền có khe nứt và nước bể bắt đầu rò vào. Cùng một lúc trời tối sầm lại và mưa bắt đầu rơi vì một trận bão khác đang tiến đến. Ông ta quyết định cho vớt. Tất cả 16 người leo lên tầu lúc 5 giờ rưỡi chiều của một ngày lịch sử trong đời. "Ngày 22/07/1977 chúng tôi đứng trên boong tầu cứu mạng nhìn xuống thấy chiếc thuyền bé nhỏ như chiếc lá tre trôi trên mặt nước, và chúng tôi đi theo đến Nam Dương. Lối 7 giờ tối vị thuyền trưởng mời tôi vào phòng và nói rằng ông vừa nhận điện tín thời tiết báo là một trận bão lớn đến từ Phi Luật Tân mà trung tâm ở ngay toạ độ ông vừa cứu chúng tôi. Anh Cường ôm chầm lấy ông và khóc rưng rức khi nói lời cám ơn đã giúp cả bọn khỏi chìm xuống đáy đại dương

Phải mất 16 ngày cho tầu Đại Hàn đến đảo Bangka để thuỷ thủ và lao công bản xứ chất những cây gỗ nặng đem về nước họ chế biến. Anh Cường ngồi thảo một lá thư cho Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ trình bầy hoàn cảnh của cả nhóm. Ngày thứ 16 Tiến Sĩ Samphat Kumar đến từ Kuala Lumpur và lên tầu phỏng vấn. Ông xếp loại cả bọn thuộc thành phần tỵ nạn chính trị. Chúng tôi từ giã chiếc tầu Đại Hàn mắt nhoà lệ và lên một chiếc ca-nô nhỏ đi đến đảo Bangka. Từ đó chúng tôi đáp phi cơ đến Jakarta. Tiến Sĩ Kumar chia tay chúng tôi vì ông đã làm xong nhiệm vụ sau khi chúng tôi được chuyển cho chính phủ Nam Dương sống trong trại tạm cư Bogor trong 6 tháng trước khi được vào Mỹ.

Một trường hợp thành công khác là của gia đình bạn Tôn Thất Uẩn tuy đã kéo suốt mấy năm trời để hoàn toàn đoàn tụ. Bạn Uẩn trước kia làm Giám Đốc Tài Ngân Điện Lực Việt Nam và là bạn học với tôi tại Lycée Khải Định. Đầu năm 1975 bạn thôi việc Điện Lực và vào làm cho Sovigaz (nôm na là hãng Gió Đá) là một công ty sản xuất dưỡng khí, hơi acetylene và các đũa hàn bán sỷ và lẻ. Nhà máy chính đặt tại Khánh Hội có 2 chi nhánh đặt tại Cần Thơ và Nha Trang. Tháng 04/1975 hãng cử Uẩn làm đại diện miền Tây Sovigaz ở Cần Thơ trong khi gia đình khá đông vợ con và cháu nội ngoại tất cả 17 mạng phải ở lại Sài Gòn. Trước biến cố 30/04, anh không làm cách nào lo cho gia đình di tản.

Vì Sovigaz là một bộ phận ở Viễn Đông của đại công ty Pháp Air Liquide nên Việt Cộng để yên không gọi đi học tập cải tạo. Chỉ một thời gian ngắn sau Sovigaz bị quốc hữu hoá và trở thành công ty Hoá Chất trực thuộc Cục Hoá Chất. Tuy nhiên cũng còn may khi họ cần đem một bộ máy sản xuất dưỡng khí tử Biên Hoà đi Cần Thơ và giao cho Uẩn phụ trách thiết kế. Trong suốt thời gian bà Uẩn vẫn tìm đường ra khỏi Sài Gòn. Trong bốn năm dài ấy tình hình gia đình hầu như khánh kiệt.

Cơ may xẩy đến khi Uẩn được một đại lý cho Sovigaz Cần Thơ ở tỉnh Bạc Liêu giới thiệu cho một chủ thuyền đang tổ chức vượt biển tại Hộ Phòng, Bạc Liêu. Nhóm này đều là người Việt gốc Hoa thuộc Triều Châu đã làm nghề đánh cá ở đây lâu đời, thạo nghề biển và giỏi đóng tầu cũng như đi biển. Họ tổ chức đi bán chính thức nghĩa là khi đi ra bể có cả ca-nô công an hộ tống cho đến khi đến hải phận quốc tế thì mạnh ai nấy lo cũng như các thuyền nhân khác. Uẩn giao họ làm giấy giả người Hoa cho mình và ba trai một bé gái vì chỉ còn đủ chút tiền chung đậu, số còn thiếu sẽ trả sau khi ra đến nước ngoài. Nhóm đi bán chính thức gồm tất cả 270 người chen chúc xuống chiếc thuyền to chiều giài 20 thước, ngang và sâu ba thước. Có nghĩa là ngồi bó gối dưới đáy, boong trên và mạn thuyền, không có chỗ ngả lưng.

Thực phẩm đều do chủ thuyền lo liệu hết tuy nhiên nếu không phải là người sống trên biển thì ai nấy đều ói mửa mật xanh mật vàng đâu còn thiết ăn. Gia đình chỉ đem theo ít gói mì và nước uống phòng hờ cho 3 hay 4 ngày dự trù đến Mã Lai. Ra đi ngày 05/06/1979 từ Hộ Phòng, Bạc Liêu, gặp hải tặc Thái nhưng thật ra chỉ là ngư phủ kiếm ăn dễ dàng, lột vàng bạc châu báu chớ không đánh đập hiếp đáp. Trong nhóm đi có đến 4, 5 chục trai tráng và hải tặc chỉ độ tám tên nhưng không ai dám tự vệ vì không có chỉ huy. Mà nếu có muốn cưỡng lại thì phải nhớ rằng thuyền hải tặc to lớn hơn nhiều và nếu chúng ủi lại thì chỉ mất cả người lẫn của thôi. Đến Cherating trên bờ phía Đông Mã Lai thì cảnh sát Mã Lai đưa lên bờ ăn ở một tháng chớ không phải một trại tạm cư như mong đợi bởi vậy ai nấy hết sức lo âu. Thực phẩm do UNHCR đem ra như đồ hộp và gạo, nấu nướng bằng nồi chảo chủ thuyền cho mượn. Tối ngủ thì đã có các lều bạt ni lông xanh căng lên dùng dài ngày. Tuy đảo này là nơi Club Méditerranéan chọn làm trại nghỉ mát vì cảnh trí đẹp nhưng ai nấy lo âu sợ hãi vì sao họ không đưa mình vào trại tỵ nạn ? Sau một tháng bị bỏ lên nhiều con thuyền cũ của nhóm đi trước rồi kéo ra biển trôi dạt không biết về đâu. May gặp tầu Ile de Lumière (tầu Ánh Sáng) của Médecins Sans Frontières (Y Sĩ Không Biên Giới) vớt về Singapore. Thật ra cũng không hiểu tại sao mà gặp tầu Tây ở đây, vì tình cờ hay là chính phủ Mã Lai đã thu xếp ?

Khi đến Pháp thì 5 cha con được đưa lên tỉnh kỹ nghệ Lille. Họ bắt tay ngay vào làm đủ thứ việc vất vả hầu mong dành chút ít lo cho những người thân bên nhà. Chính phủ Pháp chỉ giúp cho một tháng trợ cấp và phải tự túc từ tháng thứ nhì trở đi có nghĩa là phải đến Tết Congo mới giúp được 13 người thân còn kẹt lại. Bởi vậy khi được tin là Vương Quốc Anh sẽ giúp đỡ trong một thời gian và cấp cho nhà ở, gia đình anh đã được Ủy Ban Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cho sang London định cư cho đến nay. Anh Quốc không cần người bảo đảm phải chứng minh khả năng tài chính. Chỉ hai năm sau vợ cùng năm con và bẩy cháu nội ngoại đã xum họp đầy đủ tại xứ sương mù này để trở thành những công dân tự do và bác ái.

Chắc nhiều người đã biết quyển sách Thép Đen mà tác giả Đặng Chí Bình là điệp viên trẻ 22 tuổi đơn độc ra công tác tại Hà Nội. Sau khi xong nhiệm vụ ngắn hạn anh ta bị lộ và bắt vào nhà pha Hoả Lò rùng rợn trong sáu nắm trời khổ hạnh trần ai. Lúc ra toà anh bị xử thêm 12 năm tù cải tạo chuyển qua nhiều địa danh ác độc. Mãn hạn anh được tha về Sài Gòn với ba năm mất quyền công dân để tìm lại cha già đã lẩm cẩm và bà mẹ đã mù loà. Sống chật vật không hộ khẩu, sáng tối lo trình diện công an, ở tuổi gần 40 anh đã lập gia đình với một thiếu phụ trẻ và có hai con nhỏ. Thế rồi nhận thấy tương lai quá đen tối không lối thoát anh can đảm tìm đường vượt biển với sự đồng ý của vợ và khuyến khích của bố mẹ già. Lần đầu cô vợ chở bằng xe đạp đến điểm hẹn xe Lam đi Minh Hải, Bạc Liêu. Tối xuống thuyền sửa soạn ra khơi thì giữa đêm đen như mực công an có chó gọi cập bến khám xét. Bình liền bí mật chuồn xuống nước lặn tránh mũi đánh hơi của chó rồi mò qua lau sậy gai góc đến Hộ Phòng bán một miếng nhẫn vàng giấu trong đáy quần xà lỏn thuê xe Lam về Sài Gòn.

Lần thứ hai khi anh được giới thiệu làm thợ nề sửa sang Bệnh Viện Tâm Thần Biên Hoà anh đã cùng đi với vị Bác Sĩ điều trị trẻ tuổi trên chiếc thuyền nan trôi dần ra bể giữa đám lục bình dầy đặc. Thế mà anh trót lọt leo lên thuyền lớn đến Nam Dương sau nhiều ngày sôi nổi. Sống nhiều tháng tại trại tạm cư này, làm đủ việc cho trại rồi cuối cùng anh được phỏng vấn đi Mỹ định cư tại Boston để hằng ngày vào thư viện đại học UMA ngồi viết 1400 trang Thép Đen mong làm một ngọn nến thắp sáng cho các nạn nhân còn đau khổ trong ngục tù tối tăm của Việt Cộng. Anh đã bảo đảm cho vợ con qua Mỹ sinh sống trong khung cảnh ấm cúng nơi địa danh tôm hùm Maine nổi tiếng. Có lẽ tôi cần kể thêm câu chuyện của một nữ giai nhân đa tài đa sắc một thời. Đó là bạn học của tôi ở Lycée Khải Định năm 1939, Ngọc Trâm thuộc loại lá ngọc cành vàng của cố đô Huế xa xưa. Nàng kẹt lại Sài Gòn cùng mấy con nhỏ với Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước. Không sống nổi với bọn côn đồ Việt Cộng nàng tìm cách vượt biển tìm tự do. Khi Nhạc Sĩ Tước nhất định không chịu đi vì anh cho là người Việt Nam thì sống chết ở đây không đi đâu hết, Ngọc Trâm nhất định theo con đường của mình vì 2 con lớn Bửu Minh hiện ở bên Đức còn con gái Trang đang ở bên Pháp. Ngoài ra một con gái lấy Hà Thúc Cần buôn bán đồ cổ ở Singapore công thêm một con nhỏ theo chồng là một sĩ quan không quân định cư ở San Francisco.

Cùng 3 con nhỏ, Ngọc Trâm tức ca sĩ tài sắc một thời Minh Trang quyết định đi theo một nhóm vượt biển. Bốn mẹ con phải nộp cho chủ tầu mấy chục lượng vàng và đi bằng xe Lam đến Cà Mâu chờ trong một chiếc nhà sàn để được ghe nhỏ chở dần ra ghe lớn. Nói là ghe lớn nhưng hơn 150 mạng đi chỉ có đủ chỗ ngồi bó gối không cựa quậy gì được. Sau mấy ngày lênh đênh trên bể Nam Hải, say sóng ói mửa, thuyền bị hải tặc Thái cướp 2 lần, trấn lột, bắt há mồm cạy cả răng vàng nhưng may là không bị hiếp đáp gì cả. Lên bờ biển Liên Xinh, Thái Lan, đêm Giáng Sinh, ướt sũng chỉ còn bộ quần áo mong manh trên người, Ngọc Trâm điện thoại được cho con gái ở Singapore và ngay hôm sau nhận được tờ 100 Mỹ Kim quá đẹp. Bốn mẹ con bèn mua ngay một chiếc nhà chòi trên bãi bể để sống thoải mái trong 6 tháng trời chờ được giấy vào định cư tại Mỹ. Đêm đêm nghe sóng vỗ rì rào trên bãi cát vắt tay suy nghĩ trong chiếc nhà sàn mộng ảo không biết Minh Trang có nghe thoáng điệp khúc lãng mạn của Đêm Tàn Bến Ngự quyện vào giòng nước trong xanh của Blue Danube ?

Lại kể thêm tình tiết của một cặp vợ chồng chuyên gia tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng Pháp. Bà là Bác Sĩ Nguyễn Thị Đảnh phục vụ tại bộ Y Tế Sài Gòn còn ông Nguyễn Văn Thảo là một chuyên viên tài chính ngân hàng giữ chức thanh tra ngân hàng tại Ngân Hàng Quốc Gia. Hai ông bà không hề tham gia chính trị cũng như quân sự tại miền Nam. Khi lỡ chuyến ra khơi của tầu Việt Nam Thương Tín toàn gia bị kẹt lại Sài Gòn. Ông nói, "chắc chắn chính thể mới sẽ cần đến bàn tay của chúng ta để xây dựng lại xứ sở rách nát này". Nhưng thật sự trái ngược lại khi ông Thảo bị gọi trính diện học tập và đưa đi các trại khổ sai độc địa Bắc Thái. Bà BS Đảnh chứng kiến cảnh các cán bộ Hà Nội đến cơ quan y tế lấy từ các cục gôm, bút chì đến các tập vở chất đầy xe nhà binh chở về Bắc.

Bà Đảnh phải tìm cách đem con ra khỏi xứ. Khi đi thăm nuôi lang quân tại miền Bắc bà nhìn thấy cảnh Hà Nội nghèo nàn cùng cực nên đã quyết tâm cho chồng biết. Nhưng nói sao trước mặt lũ cán bộ ngồi chứng kiến ? Ông Đảnh sửng sốt khi nghe bà nói sẽ đưa các con đi vùng kinh tế mới làm lại cuộc đời và gặp lại các bà dì. Chợt hiểu là các bà dì đã định cư lâu ngày ở quốc ngoại ông yên tâm hơn và dặn dò, "em nhớ đừng để các con đi một mình vì chúng còn quá trẻ". Về Sài Gòn bà đã cùng các con vượt biển trên một chiếc thuyền nhỏ, lợi dụng khi chúng nó mải mê liên hoan trong ngày lễ 01/05. Bà may mắn gặp chiếc tầu chở dầu Na Uy vớt mẹ con đưa vào định cư tại xứ sở đẹp đẽ này. Về sau gia đình đã bảo trợ cho ông chồng qua Na Uy xum họp. Đến phi trường tuyết phủ trắng xoá ông đã tuyên bố với báo chí : "Tôi không còn cần gì nữa ; tôi có vợ con đầy đủ quanh tôi. Các con tôi được sống trong xứ sở đẹp đẽ này để trở thành những người tốt. Như vậy là tôi đã quá mãn nguyện rồi ".

Nói đến Vượt Biển phải nói đến tình trạng cùng cực của các anh em quân cán sống lao tù trong các trại khổ sai Việt Cộng. Phải chờ đến 1979 khi Tổng Thống Ronald Reagan cử Đặc Sứ John Vessey đến Hà Nội mới thấy hé mở tia hy vọng. Lúc ấy là cao điểm của phong trào Vượt Biển mà hằng chục vạn người đã bỏ xác dưới đáy Thái Bình Dương đánh động lương tri nhân loại. Các nước bắt đầu cho lệnh các tầu bè của mình phải tiếp cứu các nạn nhân. Rồi những tầu Ile de Lumière của Pháp, Aznavour của Đức, tầu Bịnh Viện của Mỹ, tầu chiến Hải Quân Hoa Kỳ, tầu South Cross cũng sẵn sàng ra tay cứu độ.

Hà Nội bằng lòng thoả thuận chương trình nhân đạo HO để cho Mỹ nhận các tù cải tạo vào định cư. Lũ lượt hằng loạt cựu tù qua Mỹ định cư với gia đình và được hưởng các sự giúp đỡ, tiền già, tiền tàn tật, tiền nhà, bảo trợ y tế ... Bây giờ danh từ HO được thay thế bằng danh xưng đẹp hơn Cựu Tù Nhân Chính Trị. Thế nhưng sau những chuyến bay dồn dập vượt đại dương đến các phi trường quốc tế Mỹ với sự đón tiếp cảm động của đồng bào bây giờ lại đến các chuyến cũng dồn dập không kém trở ngược lại Tân Sơn Nhất.

Trí nhớ quá ngắn của con người chăng ? Hay là lập luận nông cạn cho rằng Mỹ bỏ mình thì phải có bổn phận cưu mang mình, một lập luận ngây ngô do Việt Cộng mớm lời ? Các bạn hưởng được vài trăm mỗi tháng thêm tiền nhà tiền bảo hiểm y tế mà không đóng xu teng thuế nào hết ? Đừng nói đó là tiền của Mỹ mà phải nói là tiền của tất cả mọi người đóng thuế, bươn chải quanh năm để đến ngày 15/04 chạy đôn chạy đáo đến bưu điện bỏ chi phiếu vào thùng thơ cho đúng hạn kỳ

Không, các bạn biết lắm chớ và các bạn biết rõ là luật lệ chỉ cho các bạn đi du hý trong vòng 90 ngày để khỏi bị cắt tiền phúc lợi. Cho nên sau 90 ngày phè phỡn đủ thứ ôm ở Đại Sài Gòn, bạn lại trở về Tiểu Sài Gòn tích luỹ vốn liếng nhờ thêm con cái tiếp sức để xênh xang về bển trả thù mấy năm tù cải tạo trần ai mà bạn đã quên khuấy. Vừa thôi các bạn ơi, với thời buổi kinh tế suy thoái khó khăn, chúng tôi mong các bạn bình tâm suy nghĩ lại.
Trần Đỗ Cung, VanTuyenNet 2009/06/21

TIN TỨC NGA VÀ EU

 

EU ký hiệp ước với ba nước Liên Xô cũ

Cập nhật: 10:34 GMT - thứ sáu, 27 tháng 6, 2014

Tổng thống Ukraine (giữa) nói thỏa thuận là 'biểu tượng của lòng tin và ý chí không suy suyển'
Ukraine, Georgia, và Moldova đã ký thỏa thuận đối tác với Liên minh Châu Âu (EU), một động thái bị Nga phản đối dữ dội.
Thỏa thuận, vốn sẽ đưa các quốc gia này gần hơn với EU trên cả phương diện kinh tế và chính trị, là trung tâm của cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Moscow nói rằng dù việc ký kết hợp tác là quyền của mỗi nước, động thái này sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Lệnh ngừng bắn giữa nhóm nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine dự kiến sẽ chấm dứt vào thứ Sáu.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko gọi việc ký kết là ngày trọng đại nhất của đất nước kể từ khi độc lập vào năm 1991, miêu tả đó là “biểu tượng của lòng thành và ý chí không thể suy chuyển”.
Ông Poroshenko cũng cho rằng hiệp định là điểu khởi đầu cho sự chuẩn bị gia nhập EU.
“Ukraine nhấn mạnh lựa chọn chủ quyền của mình theo hướng làm thành viên của EU,” ông nói.
Trong khi đó Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman van Rompuy miêu tả hiệp định là “ngày tuyệt vời cho châu Âu”.
“EU đứng bên cạnh các bạn gần hơn bao giờ hết,” ông nói với lãnh đạo của ba nước ký kết, cho biết thêm rằng thỏa thuận không phương hại gì tới Nga.

‘Thỏa hiệp với phát xít’


Một nhà quan sát được phe nổi dậy thân Nga thả vào buổi sáng hôm 27/06
Nhưng thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin nói với hãng thông tấn Interfax rằng động thái trên sẽ tạo ra nhiều khó khăn.
“Việc ký kết của văn kiện quan trọng này chắc chắn là quyền hợp pháp của mỗi quốc gia,” ông Karasin nói.
"Việc ký kết của văn kiện quan trọng này chắc chắn là quyền hợp pháp của mỗi quốc gia... Nhưng hậu quả với Ukraine và Moldova, không nghi ngờ gì nữa, sẽ là rất nghiêm trọng."
Grigory Karasin, thứ trưởng ngoại giao Nga
“Nhưng hậu quả với Ukraine và Moldova, không nghi ngờ gì nữa, sẽ là rất nghiêm trọng.”
Trước đó, cố vấn cao cấp của Kremlin Sergei Glazyev miêu tả ông Poroshenko là “phát xít”, và nói chức vụ tổng thống của ông là không hợp pháp vì một phần lãnh thổ Ukraine đã không bỏ phiếu trong cuộc bầu cử hồi tháng Năm.
Ông Glazyev cũng nói rằng tổng thống Ukraine không có quyền hợp hiến để ký hiệp định, mà ông cho là có thể sẽ gây tổn hại đến kinh tế Ukraine.
Tuy vậy, phát ngôn nhân của tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, nói với truyền thông Nga rằng bình luận của ông Glazyev không phản ánh quan điểm chính thức của Kremlin.
Người tiền nhiệm của ông Poroshenko là ông Viktor Yanukovych đã từ chối ký kết hiệp ước trên dưới sức ép từ Nga, khiến biểu tình nổ ra và lật đổ ông này.
Sau đó Nga đã sát nhập Crimea từ Ukraine và các nhóm ly khai thân Nga ở miền đông quốc gia này tuyên bố độc lập, cho rằng phe cực đoan đã nắm quyền ở Kiev.

Chiến sự tiếp diễn


Thỏa thuận ngừng bắn đã hết hiệu lực hôm 27/06
Chiến sự được cho là đang tiếp diễn ở một vài khu vực tại miền đông, dù có lệnh ngừng bắn tạm thời trong tuần này.
Thảo luận về việc gia hạn lệnh ngừng bắn ở vùng Donetsk và Luhansk diễn ra vào thứ Sáu.
Trong một diễn biến khác, phe nổi dậy đã trả tự do cho bốn quan sát viên quốc tế bị bắt giữ hơn một tháng trước.
Alexander Borodai, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự phong, nói rằng thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) có trụ sở tại Vienna đã được thả để thể hiện ‘thiện chí’.
Hơn 420 người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa lực lượng nổi dậy thân Nga và quân chính phủ ở miền đông Ukraine diễn ra từ cuối tháng Tư, Liên hợp quốc ước đoán
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/06/140627_eu_signs_pacts_with_former_soviet_countries.shtml

Moldova và Gruzia vượt qua thách thức xích gần lại EU

Biểu tình phản đối sáp nhập Crimée vào Nga, tại Chisinau, Moldova, ngày 06/04/2014
Biểu tình phản đối sáp nhập Crimée vào Nga, tại Chisinau, Moldova, ngày 06/04/2014
REUTERS/Viktor Dimitrov

Anh Vũ
Báo Pháp ra hôm nay (26/6/2014) quan tâm nhiều đến sự kiện, ngày 27/6 tại kỳ họp Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu (EU), Moldova và Gruzia , hai nước cộng hoà tách ra từ Liên Xô cũ sẽ ký hiệp định liên kết với EU, một bước đi đầy thách thức nhất là trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina vẫn chưa có lối thoát.

Có thể hiểu được vì sao sự kiện này lại thu hút sự chú ý của báo giới. Đó là bởi chính cũng vì cái hiệp định ngả theo EU để thoát ra khỏi vòng kiềm toả của nước Nga mà Ukraina từ đầu năm nay đã bị rơi vào tình cảnh hỗn loạn chính trị, đất đai lãnh thổ bị mất, đất nước bị xé nát vì ly khai, nội chiến. Bài học nhỡn tiền này không ngăn cản Moldova, một nước cộng hoà nhỏ bé, láng của Ukraina, ký hiệp định liên kết với Eu, một việc làm có thể khiến nước Nga của ông Vladimir Putin nổi đoá .
Nhật báo Libération ghi nhận qua hàng tựa bài phóng sự : « Sự lựa chọn Châu Âu gây căng thẳng tại Moldova ». Libération dự báo, việc Moldova ký hiệp định liên kết với EU có thể làm dấy lên tình cảm thân Nga trong một bộ phận dân chúng và tạo đà cho xu hướng ly khai của vùng đất tự trị Transnistria đang được Matxcơva khuyến khích.
Tác giả bài phóng sự đã đến thủ đô Chisinau của Moldova trong những ngày qua và ghi nhận tại đất nước này đã bắt đầu xuất hiện các cuộc biểu tình chống lại việc ký kết hiệp định ngả theo Châu Âu. Những người chống đối đưa ra hàng loạt lý do như gia nhập EU thì nền nông nghiệp của Moldova sẽ bị bóp chết ... hay các nước Châu Âu sẽ ép người Moldova từ bỏ tôn giáo, đời sống sẽ trở nên đắt đỏ và rồi Moldova sẽ có chiến tranh với Nga... Nhưng có một điều mà phóng viên của Libération nhận thấy ở thủ đô của Moldova là bóng dáng nước Nga có mặt trong hầu khắp các cuộc tranh luận liên quan đến việc ký hiệp định liên kết với EU, một chủ đề đang chia rẽ dư luận trong nước.
Libération cho biết, theo một cuộc thăm dò dư luận mới đây 1/3 người dân Moldova ủng hộ việc gia nhập EU, 22% muốn Moldova gia nhập liên minh thuế quan với Nga, còn lại 1/3 thì lưỡng lự không có lựa chọn. Về việc gia nhập khối NATO, sự lựa chọn rõ ràng : Một nửa người dân nước này không muốn liên minh quân sự và chỉ có 20% ủng hộ.
Moldova là một quốc gia nhỏ bé nhưng cũng khá phức tạp về lịch sử, văn hoá. Bị Stalin sáp nhập vào Liên Xô năm 1940, Moldova mới tách ra độc lập từ đầu những năm 1990. Với 3,5 triệu dân trong đó 70% người nói tiếng Rumani, 30% nói tiếng Nga, nước cộng hoà Moldova nằm kẹp giữa Rumani và Ukraina và bên trong lãnh thổ lại có nhiều vùng đất nhỏ ly khai. Trước hết là vùng Transnistria, đã tuyên bố tự trị năm 1992. Tiếp đó còn có vùng Gagaouzia, một vùng đất nhỏ đa số dân là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếng Nga. Sau vụ Nga sáp nhập Crimée, hai vùng đất này cũng đã tổ chức trưng cầu dân ý đòi được sáp nhập vào Nga.
Nhà nghiên cứu chính trị của Moldova, Oazu Nantoi khẳng định : « Chính phủ Moldova càng muốn xích lại gần châu Âu thì Nga sẽ càng cố gây cản trở. Matxcơva đã « mất » các quốc gia Baltic, nay họ không muốn các nước cộng hoà của Liên Xô cũ đi theo liên hiệp châu Âu ».
Theo Libération, những động thái ngăn cản của Nga đã thấy rõ như gây xáo động trong các vùng đất tụ trị , truyền hình Nga phát qua lãnh thổ Moldova liên tục truyền đi những thông điệp chống EU, rồi đến các đòn kinh tế như việc cách đây ít tháng Nga đột ngột cắt nhập khẩu rượu vang của Moldova, một nguồn thu lớn của nước này.
Bất chấp có rất nhiều thách thức từ bên trong nước cũng như từ bên ngoài vào, ngày mai tại Bruxelles, Moldova phải có sự lựa chọn cam đảm : Hoặc liên kết với EU, hoặc gia nhập liên minh thuế quan do Nga bảo trợ. Trung lập hay lưỡng lự bây giờ không còn là có thể đối với quốc gia nhỏ bé nghèo nhất Châu Âu này. Đây sẽ là một sự lựa chọn không phải không có hệ lụy khi mà bài học Ukraina vẫn là một thực tế hiển hiện trước mắt.
Liệu có một Crimée thứ 2 ở Gruzia ?
Gần tương tự với Moldova, báo Le Monde đề cập đến trường hợp của Gruzia với bài « Gruzia trước cuộc hẹn Châu Âu ». Quốc gia trong khối Xô Viết đồng thời có nhiều hiềm khích với Nga này, ngày mai cũng sẽ đặt bút ký thoả thuận liên kết và tự do mậu dịch với EU. Những khó khăn của Gruzia trước quyết định lịch sử chọn hướng đi cho mình cũng không khác gì nhiều so với Moldova. Với tình hình chính trị bên trong không ổn định, Gruzia cũng gặp những vấn đề về lãnh thổ chia cắt bởi các vùng đất tự trị và nhất là cũng đứng trước nguy cơ bị Nga trả đũa. Theo Le Monde, ở Tbilissi, người ta đang lo ngại Matxcơva sẽ trừng phạt việc Gruzia ngả theo Châu Âu bằng việc sáp nhập vùng đất Nam Osetia vào Nga. Nhưng dù sao Tbilissi vẫn quyết tâm tìm con đường đi riêng cho mình.
Sau 40 năm Mỹ trở lại xuất khẩu dầu thô
Chuyển qua các trang báo kinh tế, Le Figaro cho biết một thông tin bất ngờ : Lần đầu tiên từ 40 năm nay, Hoa Kỳ sẽ là nước xuất khẩu dầu thô.
Tờ báo đánh giá nếu như Hoa Kỳ đang từ nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới trở thành nước xuất khẩu dầu thô thì điều này sẽ làm đảo lộn toàn bộ thị trường nhiên liệu hoá thạch.
Tờ báo dẫn nguồn từ nhật báo kinh tế Mỹ, Wall Street Journal cho biết : Hoa Kỳ mở đường xuất khẩu dầu thô qua việc cho phép hai công ty của Texas là Pioneer Natural Resources và Enterprise Products Partner, ngay từ tháng 8 tới đây xuất khẩu dầu thô.
Trên thực tế, từ năm 1973 chính phủ Mỹ đã cấm xuất khẩu dầu thô mà chỉ cho xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ đã qua lọc. Quyết định này khi đó đã dẫn đến cơn sốc dầu mỏ đầu tiên làm giá dầu bị đội lên gấp 4 lần.
Việc cho phép hai công ty Texas xuất khẩu dầu sơ chế, theo các chuyên gia, sẽ mở đường cho việc gỡ bỏ hẳn lệnh cấm này. Hiện chưa rõ số lượng xuất khẩu dầu của các công ty Mỹ là bao nhiêu nhưng các chuyên gia cũng dự tính từ nay đến năm 2015, mỗi ngày sẽ có khoảng 700 nghìn thùng dầu được đưa ra khỏi nước Mỹ.
Theo Le Figaro, một nguyên nhân góp phần vào quyết định cởi mở nói trên, đó do nước Mỹ gần đây đã rất thành công trong khai thác nguồn năng lượng từ khí đá phiến. Với việc khai thác các nguồn năng lượng mới, từ nay đến năm 2020, dự kiến Mỹ có thể tự đáp ứng nhu cầu năng lượng không còn lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ từ các nước OPEC.
Le Figaro cũng cho biết thêm là việc cho phép xuất khẩu dầu thô cũng là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong chính giới Mỹ. Các nghị sĩ Quốc hội thì cho rằng lệnh cấm xuất khẩu dầu thô phải được duy trì nhằm bảo đảm cho kinh tế Mỹ được hưởng giá năng lượng thấp. Trong khi Bộ Thương mại thì ủng hộ.
Dù gì thì các chuyên gia về năng lượng cũng nhận thấy quyết định của chính phủ Mỹ về việc xuất khẩu dầu thô có thể sẽ đem lại những thay đổi không nhỏ trên bản đồ năng lượng của thế giới.
Pháp : Cải cách từ đâu
Những vấn đề nội tình thời sự nước Pháp với các cải cách và đội tuyển bóng đá Pháp thi đấu tại Cúp thế giới vẫn là những chủ để được quan tâm nhiều nhất của các báo Pháp ra hôm nay.
La Croix đặt câu hỏi lớn trên trang nhất : « Làm thế nào cải cách nước Pháp trong vòng 10 năm » nhân việc một bản báo cáo phác thảo những hướng phát triển chiến lược về kinh tế, xã hội và chính trị cho nước Pháp trong vòng 10 năm tới vừa được trình lên Tổng thống François Hollande hôm qua. Cũng vẫn là một câu hỏi nhân sự kiện này, Le Monde chạy tựa trang nhất : Làm thế nào để Pháp có thể bật lên ? Câu trả lời thuộc về các nhà làm chính trị nhưng đã cho thấy nhu cầu cấp nước Pháp cần phải có những cuộc cải cách sâu rộng, nhưng bắt đầu từ đâu và thì còn là một đề tài tranh luận dài dài và cái khó nữa là làm cái gì cũng bị chống đối.
Brazil 2014 : Bóng đá Pháp, khoảng lặng sau lễ hội ồn ào
Phần cuối của mục điểm báo hôm nay xin được trở lại trận cầu tối qua của đội tuyển Pháp với Ecuador tại Cúp bóng đá thế giới,mà những bình luận tràn ngập các trang báo hôm nay.
Các cầu thủ áo Lam tối qua đã không thể hiện được gương mặt đẹp nhất của họ. Đang trên đà hứng khởi sau hai chiến thắng ròn rã liên tục của đội nhà, kết quả hoà 0-0 trước đội bóng nhỏ của Mỹ Latinh ít nhiều khiến dư luận bóng đá Pháp có phần thất vọng. Nhật báo Le Figaro chạy tựa một bài viết trên trang thể thao bằng giọng ngán ngẩm : « Dẫu sao cũng chán thật », chán là bởi vì trận đấu không tưng bừng như chiến thắng trước Thuỵ Sĩ hôm thứ Sáu tuần trước, chán là vì các gương mặt mới của đội tuyển đã không thể hiện được gì nhiều lắm, nhất là khi các cầu thủ Pháp có lợi thế chơi hơn người trong gần một hiệp đấu.
Nhật báo Libération thì nói đến một đội tuyển Pháp được « cải tổ mạnh mẽ và gây thất vọng ». Nhật báo L’Equipe thì bình luận, bị suy yếu do có những thay đổi, chơi không sáng tạo và thiếu chính xác, các cầu thủ áo Lam đã có một trận đấu quá thường trước Ecuador.... đúng là vẫn đứng đầu bảng và bất bại, như vậy đội Pháp đã đạt được mục tiêu chính đề ra, nhưng hai trận đầu ra quân trước Honduras và Thuỵ Sĩ đem lại hứa hẹn nhiều thì trận thứ ba không thắng được Ecuador lại mang lại cảm giác hẫng hụt .
Tuy nhiên l’Equipe cũng hướng về trận quyết định vào thứ Hai tới khi đội tuyển Pháp đối mặt với Nigeria. Theo tờ báo thì « một cuộc đua khác đang bắt đầu với các cầu thủ áo Lam ».
 
 Putin 'muốn bỏ can thiệp Ukraine'

Cập nhật: 15:18 GMT - thứ ba, 24 tháng 6, 2014

Ông Putin muốn làm dịu tình hình ở miền Đông Ukraine?
Tổng thống Nga yêu cầu quốc hội thu hồi quyền can thiệp quân sự vào Ukraine, nơi quân nổi dậy vẫn đang đối đầu với lực lượng chính phủ từ vài tháng qua.
Động thái của ông Vladimir Putin là muốn “bình thường hóa tình hình” ở vùng bị chia rẽ ở Đông Ukraine, theo thư ký báo chí của Tổng thống.
Nghị viện từng cho phép ông Putin dùng vũ lực ở Ukraine hôm 01/03.
Ukraine nói động thái mới nhất của ông Putin là “bước thực tế đầu tiên” hướng về phía giải quyết khủng hoảng ở vùng Đông.
Trong một thông cáo, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhấn mạnh rằng điều này xảy ra sau khi ông Putin chính thức ủng hộ kế hoạch hòa bình của Kiev, trong đó có thỏa thuận ngừng bắn.
Từ tháng Ba, Moscow đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.
Nga đạt được điều này một phần nhờ sự can thiệp của các nhóm lính không phù hiệu. Mặc dù ban đầu phủ nhận thông tin này, ông Putin sau thừa nhận đó là lực lượng quân sự của Nga.
Tuy nhiên, Moscow chối bỏ mọi cáo buộc của Kiev rằng các nhóm lính Nga giúp và trang bị vũ khí cho phe ly khai ở Donetsk và Luhansk, đông Ukraine.

'Kế hoạch quan trọng'




Phe ly khai nói sẽ tuân thủ thỏa thuận đình chiến cho tới sáng ngày 27/06
Hôm thứ Ba, phát ngôn viên của Tổng thống, ông Dmitry Peskov nói ông Putin đã gửi thư tới thượng viện, Hội đồng Liên Bang, yêu cầu thu hồi quyền can thiệp quân sự ở Ukraine.
Ông Peskov nói động thái trên liên quan tới cuộc đối thoại giữa Kiev với lãnh đạo phe ly khai ở miền Đông. Các đại diện từ Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu cũng tham gia cuộc gặp.
Phe ly khai cuối cùng nói họ sẽ tuân thủ thỏa thuận ngừng chiến cho tới sáng thứ Sáu 27/06, nhằm đáp lại quyết định đình chiến đơn phương từ Tổng thống Poroshenko.
Phóng viên Daniel Sandford của BBC ở Moscow cho biết, yêu cầu của ông Putin đối với nghị viện sẽ được bỏ phiếu sớm nhất là vào thứ Tư 25/06, theo các quan chức cấp cao của Nga.
Đây có thể là một kế hoạch rất quan trọng được dàn dựng nhằm đạt hòa bình ở vùng Đông Ukraine, phóng viên BBC nhận xét.
Có vẻ như tất cả mọi người cùng lùi bước hoặc ít nhất là cũng cố gắng làm như vậy, trước bờ vực thẳm, ông Sandford nói thêm.
Hàng trăm người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Đông Ukraine.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/06/140624_putin_scraps_military_intervention.shtml

EU đòi Nga kiềm chế dân quân

Cập nhật: 15:30 GMT - thứ hai, 23 tháng 6, 2014

Dân quân nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) nói sẵn sàng áp đặt các lệnh cấm vận mới với Nga nếu Moscow không hành động nhanh chóng để ngăn chặn vũ khí và lực lượng vũ trang tiến vào phía đông Ukraine.
Ngoại trưởng Anh William Hague cảnh báo rằng nếu Nga không hành động, EU “sẽ áp dụng thêm các biện pháp, lệnh trừng phạt mới”.
Ông Hague nói tuyên bố ủng hộ kế hoạch hòa bình cho Ukraine của Tổng thống Nga Vladimir Putin phải được “chuyển hóa thành hành động”.
Kiev nói lực lượng vũ trang thân Nga đang phớt lờ lệnh ngừng bắn đơn phương của Ukraine.
Vào thứ Sáu, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đưa ra kế hoạch hòa bình 15 điểm và tuyên bố đợt ngừng bắn đơn phương kéo dài một tuần lễ.
Ông Putin hoan nghênh động thái trên, nhưng nói Kiev phải thương thảo và nhượng bộ với phe nổi dậy thân Nga, vốn đang kiểm soát những tòa nhà chính phủ ở đông Ukraine.
Các ngoại trưởng EU đang thảo luận về khủng hoảng Ukraine ở Luxembourg với tân Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin.

‘Trừng phạt kinh tế Nga’

Khủng hoảng Ukraine cũng sẽ được bàn thảo tại hội nghị thượng đỉnh của EU ở Brussels vào thứ Sáu, nơi các lãnh đạo châu Âu có thể công bố thêm nhiều lệnh trừng phạt với Nga nếu họ cho rằng phản ứng của Moscow với kế hoạch hòa bình là chưa thích đáng.
Lãnh đạo phương Tây cáo buộc Nga trang bị vũ khí cho quân vũ trang chống Kiev ở Donetsk và Luhansk, nơi có truyền thống gần gũi với Moscow.
Cũng vào hôm thứ Sáu, thỏa thuận hợp tác liên kết EU-Ukraine, vốn châm ngòi cho cuộc khủng hoảng hiện tại, cũng sẽ được ký kết.
Cựu Tổng thống Viktor Yanukovych đã từ chối ký hiệp định vào tháng Mười một năm ngoái, trước sức ép lớn từ Nga. Điều này làm nổ ra những cuộc biểu tình thân EU rầm rộ, buộc ông Yanukovych phải chạy trốn.
Cho đến thời điểm này, EU và Mỹ đã áp đặt lệnh cấm thị thực và đóng băng tài sản của quan chức Nga bị cáo buộc là gây ra tình hình bất ổn ở Ukraine, bao gồm cả việc sáp nhập Crimea.
Nhưng cái gọi là cấm vận “giai đoạn ba” có thể bao gồm các biện pháp trừng phạt kinh tế sâu rộng hơn, ví dụ như không cho Nga tiếp cận một số loại công nghệ và khoản đầu tư nhất định.
“Các biện pháp này đã sẵn sàng được sử dụng,” ông Hague cảnh báo vào thứ Hai.
“Chúng tôi xem xét liệu Nga có hành động thực sự để ngăn chặn vũ khí luân chuyển qua biên giới vào đông Ukraine hay không, và vận động các nhóm vũ trang dừng các hoạt động phi pháp hay không.”

‘Đe dọa thương mại’

Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điện Carl Bildt nói rằng Nga đã tung ra “tất cả các kiểu đe dọa thương mại”nhằm vào Ukraine khi Kiev lên kế hoạch ký thỏa thuận với EU.
Ông Bildt cũng phàn nàn rằng Nga đang “thực hiện một cuộc chiến tranh tuyên truyền mức độ cao và không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ đóng cửa biên giới” để ngăn vũ khí và lực lượng quân sự tràn vào Ukraine.
Phần chính trị của thỏa thuận đã được ký vào tháng Ba, và EU lên kế hoạch đẩy nhanh ký kết các điều khoản thương mại để Ukraine có được đòn bẩy kinh tế cần thiết vào mùa thu năm nay.
Kế hoạch hòa bình của Tổng thống Poroshenko bao gồm phi tập trung hóa quyền lực, tổ chức bầu cử sớm, và tạo ra 10km vùng đệm ở vùng biên giới Ukraine-Nga.
Nhưng lãnh đạo phe nổi dậy nói họ sẽ không giải giáp vũ khí chừng nào quân chính phủ vẫn còn ở vùng đông Ukraine.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/06/140623_eu_ukraine_pressure.shtml



Thursday, June 26, 2014


LÝ HIỂN LONG * SỨC MẠNH KHÔNG LÀ CHÂN LÝ

Lý Hiể̀n Long: 'Không nên cứ mạnh đúng’

Cập nhật: 12:51 GMT - thứ năm, 26 tháng 6, 2014
Ông Lý Hiển Long thăm Hoa Kỳ và trả lời cử tọa tại một viện nghiên cứu quốc tế
Thủ tướng Singapore vừa phát biểu khi đến thăm Hoa Kỳ rằng tại Biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết “dựa trên luật quốc tế chứ không phải ý tưởng cứ mạnh là đúng”.
Trong cuộc đối thoại có cả sự tham gia của Phó Tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden hôm 25/6/2014 ở Washington DC, ông Lý Hiển Long đã trả lời câu hỏi về vai trò của Trung Quốc trong tranh chấp ở vùng biển Đông Nam Á.
Nói trước cử tọa tại cơ quan nghiên cứu Council on Foreign Policy ở Hoa Kỳ, ông Lý Hiển Long nói Singapore không liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước trong vùng về biển đảo.
Nhưng ông cho rằng Trung Quốc “sẽ làm tốt cho mình nếu đi theo ví dụ của Hoa Kỳ để được nhìn nhận như một quốc gia hùng mạnh nhưng tuân thủ quy tắc pháp quyền”, theo Bấm báo chí quốc tế tường thuật chuyện này.

‘Sức mạnh không là lẽ phải’

Ông cũng nói một số tuyên bố chủ quyền lịch sử Bắc Kinh đưa ra có từ trước khi Công ước Luật Biển được thông qua (1982) nên Trung Quốc phần nào có lý của họ.
"Trong tranh chấp Biển Đông, kết cục không thể được quyết định chỉ bằng ý tưởng cứ mạnh là có lý"
Thủ tướng Lý Hiển Long
Hãng AP trích lời ông Lý Hiển Long nói:
"Tôi không phải là luật sư nhưng tôi nghĩ có thể có điều khả dĩ nào đó trong tuyên bố [chủ quyền của Trung Quốc], nhưng nhìn từ góc độ một nước phải tồn tại trong hệ thống quốc tế có cả các nước lớn và các nước nhỏ, kết cục không thể được quyết định chỉ bằng ý tưởng cứ mạnh là có lý."
Điều này đã thu hút bình luận từ một số báo chí Trung Quốc trong ngày 26/6/2014.
Tuy nhiên, bài của Tân Hoa Xã mà trang Bấm Hoàn cầu Thời báo đăng lại đã không nhắc gì đến đoạn ông Lý Hiển Long bác bỏ quan điểm 'might is right' (mạnh là đúng) và rằng luật pháp quốc tế cần 'có trọng lượng lớn' trong giải quyết tranh chấp.
Dù thuộc ASEAN, Singapore không có tranh chấp gì ở vùng Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải nhưng bốn nước ASEAN khác: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Ngoài ra, Đài Loan đã chiếm đảo ở quần đảo Trường Sa và cũng tuyên bố chủ quyền ở cả vùng biển.
Cùng tham gia thảo luận với ông Lý Hiển Long có Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden và toàn bộ cuộc đàm thoại được cựu sứ Mỹ tại Singapore, Stapleton Roy chủ trì.
Sau đó, Toà Bạch Ốc cho ra thông báo nói về quan điểm của hai lãnh đạo Singapore và Mỹ:
“Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những lo ngại về mô thức gây hành vi bất ổn ở Biển Nam Trung Hoa và nhấn mạnh lại quyền lợi chung trong việc duy trì luật quốc tế, tự do hàng hải, và giải pháp hoà bình cho các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải."
Được biết đây là cuộc gặp thứ ba giữa hai ông Biden và Lý Hiển Long tính từ tháng 4/2013.
Hoa Kỳ và Singapore có đối tác chiến lược và quan hệ kinh tế sâu rộng.

VIỆT NAM & THẾ GIỚI


 Bài đăng : Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014

Việt Nam tố Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng chồng lấn cửa vịnh Bắc Bộ

Cửa vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều khu vực "chồng lấn" giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cửa vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều khu vực "chồng lấn" giữa Việt Nam và Trung Quốc.
fr.Wikipedia.org

Trọng Nghĩa
Thêm một hành vi khiêu khích trên biển mới của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam bị Hà Nội công khai tố cáo vào hôm qua, 26/06/2014. Giàn khoan Nam Hải số 9 mà Trung Quốc loan báo đưa xuống gần bờ biển Việt Nam, đã đến một vị trí ở cửa Vịnh Bắc Bộ và có tin là đã bắt đầu hoạt động khoan dò. Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đây là một hành động phi pháp, vì địa điểm thăm dò của giàn khoan Trung Quốc nằm trong một « vùng chồng lấn », chưa được phân định. 

Trong buổi họp báo quốc tế tại Hà Nội về tình hình biển Đông, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình xác định : « Khu vực mà giàn khoan Nam Hải 9 và tàu khảo sát thăm dò vật lý địa cầu Hai Yang Shi You 791 hoạt động, thuộc vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ chưa được phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc ».
Đối với phía Việt Nam, đây là một hành động phi pháp vì : « Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, không bên nào được đơn phương hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn chưa được phân định ».
Trên cơ sở đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tránh các hành động làm tình hình phức tạp thêm, tạo không khí thuận lợi cho tiến trình đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước.

Trong cuộc họp báo, một lãnh đạo lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam đã nói rõ về vị trí ổn định của giàn khoan Nam Hải-09 từ ngày 21/06/2014 là cách đảo Hải Nam khoảng 60 hải lý về phía Nam Tây Nam, cách phía Đông bờ biển Đà Nẵng khoảng 115 hải lý.
Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan này, nhưng không thấy tuyên bố gì về khả năng can thiệp như trong trường hợp giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, nước này vẫn bất chấp phản đối của Việt Nam và phê phán của quốc tế để đẩy mạnh các hành động đơn phương. Về giàn khoan Nam Hải số 9, trang web của Cục Hải sự Trung Quốc không ngần ngại thông báo là giàn khoan đã bắt đầu triển khai hoạt động khoan từ ngày 24/06. Theo dự kiến, Nam Hải số 9 sẽ kết thúc hoạt động khoan vào ngày 20/08.
Nhận định về việc Trung Quốc tung các giàn khoan xuống Biển Đông, giới phân tích đã nói đến « Chính sách Ngoại giao Giàn khoan » - đúng hơn là « Chiến pháp Giàn khoan » để áp đặt chủ quyền của họ.
tags: Việt Nam - Trung Quốc - Biển Đông - giàn khoan - Tranh chấp - Chủ quyền
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140627-viet-nam-to-cao-trung-quoc-dua-gian-khoan-vao-vung-chong-lan-o-cua-vinh-bac-bo

 

Lưỡng nan của người CSVN trong thế đối đầu với Trung Quốc

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) tiếp đón Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 18/6/2014.
AFP

Căng thẳng với Trung quốc đã lấn sang cả ngôn ngữ ngoại giao khi mới đây ông Dương Khiết Trì nói rằng chuyến đi của ông sang Việt Nam là để kéo đưa con hoang đàng trở về. Những người cộng sản Việt nam ngày càng ở trong một thế lưỡng nan giữa bảo về quyền lợi dân tộc và quyền lực của chính mình dưới danh nghĩa cộng sản.
Sau chuyến làm việc tại Việt nam, người phụ trách ngoại giao của Trung quốc là ông Dương Khiết Trì phát biểu với báo chí nước ông rằng chuyến đi của ông như một cố gắng kéo “đứa con hoang đàng’ là Việt nam về với Trung quốc. Phát biểu này của ông Dương được truyền thông quốc tế loan đi khắp nơi, và được nhiều người Việt ghi nhận với sự giận dữ.
Lời phát biểu này như là một cuộc phản kích lại tinh thần chống Trung quốc trong cuộc khủng hỏang hiện tại. Tinh thần này là kết quả sau lịch sử hàng ngàn năm xung đột của người Việt với nước láng giềng phương Bắc.
Không thấy có lời đáp nào từ phía chính phủ Việt nam về lời phát biểu trịch thượng của nhà ngoại giao họ Dương.
Cái khó của những nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam khi phải lên tiếng trong những trường hợp như thế này chính là cái nhãn hiệu cộng sản của họ, có cùng nhãn hiệu với những người cầm quyền bên Trung quốc.
Sau chuyến làm việc tại Việt nam, người phụ trách ngoại giao của Trung quốc là ông Dương Khiết Trì phát biểu với báo chí nước ông rằng chuyến đi của ông như một cố gắng kéo “đứa con hoang đàng’ là Việt nam về với TQ.
Những người cộng sản có tinh thần dân tộc!
Giới quan sát bên ngoài thường có một nhận xét rằng trong thực tế là có những người trong đảng cộng sản Việt nam chống lại sự lấn lướt của Trung quốc trong quan hệ với Việt nam. Và có những sự việc cho thấy rằng không phải ý thức hệ có thể quyết định mọi ứng xử của những người cầm quyền hiện nay trong những chuyện có liên quan đến Trung quốc.

Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang. AFP
Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang. AFP
Tác giả Robert Kaplan, từ Hoa kỳ trích lời một quan chức ngoại giao cao cấp Việt nam cách đây vài năm là ông Nguyễn Tâm Chiến, ông Chiến nói rằng Việt nam không phải là một tỉnh của Trung quốc.
Một chuyện khác là việc Học viện Khổng tử, một cơ quan của chính phủ Trung quốc dùng để khuếch trương ảnh hưởng của họ trên thế giới chỉ đạt được thỏa thuận hồi năm ngoái, nhưng rồi không nghe nói gì tới nữa. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người nghiên cứu về văn học Hán Nôm và có nhiều hiểu biết về Trung quốc nói với chúng tôi khi thỏa thuận thành lập học viện Khổng tử ra đời:
Cái sức đề kháng của người Việt trước sự xâm lấn về tư tưởng, về văn hóa của người Tàu là một cái gì đó đã trở thành máu. Cho nên hễ nghe cái đó (học viện Khổng tử) thì có một phản xạ chống đối ngay lập tức. Vì vậy cái việc chậm chạp tiến hành một học viện Khổng tử như thế này nó cũng chứng tỏ là chắc có những người cũng có quyền lực và cũng rất tỉnh táo đã lên tiếng về vấn đề này
GS Nguyễn Huệ Chi
Cái sức đề kháng của người Việt trước sự xâm lấn về tư tưởng, về văn hóa của người Tàu là một cái gì đó đã trở thành máu. Cho nên hễ nghe cái đó (học viện Khổng tử) thì có một phản xạ chống đối ngay lập tức. Vì vậy cái việc chậm chạp tiến hành một học viện Khổng tử như thế này nó cũng chứng tỏ là chắc có những người cũng có quyền lực và cũng rất tỉnh táo đã lên tiếng về vấn đề này. Mà đến bây giờ mà ký kết với nhau là thế chẳng đặng đừng.”
Những người có quyền lực ở đất nước này thì chắc chắn không ai khác là những người cộng sản.
Ông Robert Kaplan cũng dẫn lời ông Đặng Thành Tâm, có lúc là đại biểu quốc hội và là người đứng đầu một tập đoàn đầu tư lớn, ông Tâm nói rằng chủ nghĩa dân tộc Việt nam chỉ có một đối tượng, đó là Trung quốc.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cúi chào tại buổi lễ chào đón khi ông đến thăm Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 2013
Tinh thần dân tộc hay quyền lợi phe đảng?
Tuy nhiên có nhà quan sát, như Tiến sĩ Vũ Tường, chuyên quan sát chính trị và lịch sử Việt nam hiện đại từ đại học Oregon, Hoa kỳ cho rằng sự phản kháng bằng lời nói của các quan chức cộng sản trong các vụ xung đột với Trung quốc có phần là một sự phân công. Không xa quan điểm này là lời chỉ trích các phát biểu gần đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng đã có những lời nói rất mạnh mẽ trên các diễn đàn trong và ngoài nước về hành vi lấn lướt của Trung quốc. Nhưng nhiều người nói rằng ông nói thế thôi chứ không có hành động gì, rằng ông nói thế là để xoa dịu lòng dân, và đồng thời tấn công phe đối nghịch của ông trong bộ máy cầm quyền.
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến trong nước nói rằng không phải các nhà lãnh đạo cộng sản không nhìn thấy vấn đề là gì, mà họ đang ứng xử như thế để giữ lấy quyền lực.
Tôi nghĩ là ở cấp cao, những người có vai trò quyết định vận mệnh của đất nước thì họ không ngu tí nào, tất cả họ làm là chỉ vì quyền lợi của họ thôi.”Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Theo nhiều nhà nghiên cứu về Việt nam thì thực ra cái vỏ bọc ý thức hệ hiện nay cả ở Trung quốc lẫn Việt nam đều chỉ là cái vỏ bọc mà thôi.
Trong bối cảnh đó sự xung đột về quyền lợi dân tộc với Trung quốc càng làm cho những người cộng sản Việt nam khó xử. Một mặt để duy trì quyền lợi và sự lãnh đạo, họ cần sự ủng hộ của Trung quốc, một nhà nước không đem những vấn đề dân chủ nhân quyền ra để gây sức ép. Nhưng mặt khác nếu không bảo vệ quyền lợi dân tộc và giải tỏa chủ nghĩa dân tộc Việt nam thì họ cũng sẽ mất đi sự ủng hộ của dân chúng cho sự cầm quyền của mình.
Tôi nghĩ là ở cấp cao, những người có vai trò quyết định vận mệnh của đất nước thì họ không ngu tí nào, tất cả họ làm là chỉ vì quyền lợi của họ thôi
TS Hà Sĩ Phu
Trong cuộc khủng hoảng với Trung quốc hiện nay không những các nhà bất đồng chính kiến lên tiếng ủng hộ một liên minh với Hoa kỳ và phương tây để chống lại Trung quốc, cách đây vài năm ông Ngô Quang Xuân, một viên chức ngoại giao cao cấp cũng nói với tác giả Kaplan rằng sự hiện diện quân sự của Hoa kỳ trong vùng biển Đông là cần thiết để duy trì tự do hàng hải.
Trung quốc chưa bao giờ tán đồng sự hiện diện như thế.
Trong suốt lịch sử của mình, đảng cộng sản Việt nam đã sử dụng được chủ nghĩa dân tộc Việt nam trong các cuộc đấu tranh của họ để nắm lấy quyền lực, và như theo nhận định của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi mà chúng tôi đề cập ở trên thì trong số họ vẫn có những người cưỡng chống lại ảnh hưởng của Trung quốc. Song trước tình hình hiện nay, khi Trung quốc đã sử dụng đến những phương tiện bạo lực đồng thời với những lời lẽ trịch thượng trong ngoại giao thì những người cộng sản Việt nam lại gặp phải sự lưỡng nan trong việc duy trì quyền lực đồng thời phải thỏa mãn tinh thần dân tộc mà họ đã sử dụng trong quá khứ, như những nhận định của nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước.
 

Quốc hội Việt Nam có thực sự đại diện cho người dân?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-06-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Các đại biểu trong một kỳ họp quốc hội
Các đại biểu trong một kỳ họp quốc hội
AFP

Quốc hội Việt Nam hôm nay kết thúc kỳ họp thứ 7 mà không có một nghị quyết về vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc vẫn ngang nhiên hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Người dân nghĩ sao về điều đó và ý thức của họ đối với tình hình nguy biến của đất nước ra sao?
Nói về chủ quyền!
Truyền thông trong nước vào ngày 24 tháng 6 loan tin chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ bảy diễn ra hơn 1 tháng qua tại Hà Nội rằng ‘độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không bị đe dọa nghiêm trọng’.
Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng lặp lại những điều mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam từng lên tiếng nhiều lần đó là ‘hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phàn của Việt Nam, vi phạm luật quốc tế , trước hết là Công ước của Liên hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông-DOC, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giái quyết vấn đề trên Biển Đông, làm tổn hại sâu sắc đến tình hữu nghị, đoàn kết, láng giềng của nhân dân hai nước’
Tuy nhiên, Quốc hội lần này không ra một nghị quyết về tình hỉnh Biển Đông hiện nay như phát biểu của ông phó chủ tịch Uông Chu Lưu phát biểu vào chiều trước khi quốc hội bế mạc kỳ họp khóa 7.
Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết
Anh Đinh Quang Tuyến
Dân bất tín
Ngay tại Quốc hội, hồi ngày 19 tháng 6, một vị đại biểu từ thành phố Hồ Chí Minh là luật sư Trương Trọng Nghĩa lên tiếng là nếu lần này Quốc hội không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức nào về Biển Đông, thì theo ông người dân sẽ thất vọng và hoang mang.
Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc
Ông Đinh Quang Tuyến trước Bưu điện TPHCM và bảng khẩu hiệu: Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc (Source facebook)
Một người quan tâm đến tình hình đất nước và hôm ngày 22 tháng 6 vừa qua đã một mình ra trước Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh biểu tình, giăng biểu ngữ yêu cầu chính phủ phải kiện Trung Quốc về hành vi xâm lược tại Biển Đông, anh Đinh Quang Tuyến, bày tỏ ý kiến sau khi biết tin Quốc hội trong kỳ họp này không có nghị quyết về Biển Đông:
Nói thẳng ra, Quốc hội ( Việt Nam) không thực sự là quốc hội đâu; mặc dù lý thuyết là như vậy nhưng không phải lòng dân. Trong cơ chế này thì đó là sự ‘giàn xếp’ với nhau thôi. Quốc hội này không mang tính chính danh. Nhưng thôi thì, ‘sự đã rồi’ thì mình tạm thời chấp nhận. Chính danh hay không, thì cũng đã là quốc hội rồi thì phải thực thi nhiệm vụ tối thiếu. Khi nhận thức rõ ràng về chủ quyền, kể cả lãnh đạo cao nhất cũng thừa nhận rồi, thì dù với dân ( trong nước không chính danh), nhưng chính danh với thế giới thì hãy có trách nhiệm, nếu không làm thì tự biết là không xứng đáng.
Người dân Việt Nam không còn ngây thơ, đến đứa con nít 5 tuổi cũng không còn tin, trông cậy vào chính phủ nữa, đều biết chính phủ mất uy tín rồi. Không ai ở không mà tin cậy vào chính phủ. Có điều người ta bây giờ tập trung sức lực để chống lại Trung Quốc đã
Anh Đinh Quang Tuyến
Thực ra nếu quốc hội có thực quyền thì đã làm; nhưng quốc hội không có thực quyền vì lãnh đạo quốc hội và đa số thành viên đều là đảng viên. Mà đảng viên thì phải thề với đảng trước khi thề với đất nước nên các đại biểu quốc hội phải thực hiện lời thề của họ đối với đảng. Thế mới là cái tệ! Đảng chần chừ, không quyết thì quốc hội không quyết! Cấu trúc chính trị của Việt Nam trên thực tế là quốc hội dưới đảng.
Một vị trí thức tại Hà Nội là Kiến trúc sư Trần Thanh Vân cũng nói rõ sự bất tín nhiệm đối với Quốc hội Việt Nam hiện nay:
Tôi không tin quốc hội từ lâu rồi. Tôi xin lỗi và nghĩ rằng khi ‘đảng cử- dân bầu’, dân phải bầu theo đảng. Mà đảng là ai thì anh biết rồi, chuyện ấy ta không nên nói nhiều!
Ý thức người dân
Dù Quốc hội cũng như các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ chỉ mới đưa ra những tuyên bố như lập trường về chủ quyền của Việt Nam không thay đổi, hay Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng để kiện Trung Quốc… mà chưa có những động thái rõ ràng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước, trước hành động xâm lược của Trung Quốc, những người dân như anh Đinh Quang Tuyến và kiến trúc sư Trần Thanh Vân đều cho rằng họ có sẵn hành động riêng của bản thân chứ không thể trông chờ vào chính quyền, quốc hội hay đảng Cộng sản Việt Nam.
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Tàu Trung quốc ngang nhiên đâm chìm một tàu cá Việt Nam trước sự chứng kiến của nhiều ngư dân trên các tàu cá khác ngày 26 tháng 5, 2014.
Anh Đinh Quang Tuyến cho biết:
Người dân Việt Nam không còn ngây thơ, đến đứa con nít 5 tuổi cũng không còn tin, trông cậy vào chính phủ nữa, đều biết chính phủ mất uy tín rồi.  Không ai ở không mà tin cậy vào chính phủ. Có điều người ta bây giờ tập trung sức lực để chống lại Trung Quốc đã, cho nên người dân bằng cách này hay cách khác họ sẽ lên tiếng, chứ không buông xuôi. Như tôi từng phát biểu, kể cả khi chính phủ đầu hàng, đảng đầu hàng, dân tộc này không bao giờ đầu hàng, không thể nào đầu hàng. Điều đó là chân lý! Người dân trong nước bằng cách này hay cách khác rồi họ sẽ làm. Hãy theo dõi.
‘Cả tháng nay chưa thấy các vị lãnh đạo(Việt Nam) có chiến lược gì để giảm va chạm. Nhưng chẳng lẽ Việt Nam cứ chịu nhục hoài hay sao, chịu nhục đến bao giờ?’
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn
Kiến trúc sư cũng thông tin về điều mà bà biết được đang loan truyền giữa những người dân với nhau:
Vừa qua chúng tôi có cuộc hội đàm nho nhỏ do giáo sư Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt, tổ chức. Anh hùng quân đội Lê Mã Lương đến và có nói rằng hiện nay có 4 triệu cựu chiến binh sẵn sảng xông ra mặt trận bất cứ lúc nào, và quân đội sẽ theo họ chứ không theo ông Phùng Quang Thanh. Tôi nói rằng dân mạnh lắm. Trong nước nói thì nghe buồn cười, nhưng dân mạnh lắm, càng ngày càng mạnh. Nếu như 7 năm trước, cô Đoan Trang chỉ viết vài dòng đến Hoàng Sa, Trường Sa trên VietnamNet, bài bị gỡ xuống và VietnamNet bị phạt 30 triệu đồng. Hôm nay, người ta nói; vậy là bây giờ dân không nói nữa mà dân làm. Tôi rất tin. Tôi đã gặp anh hùng Lê Mã Lương. Anh ấy đã 64 tuổi và đã về hưu. Những vị tướng như thế trong quân đội rất nhiều và họ xông ra bất cứ doanh trại nào thì người ta theo và lính tráng sẵn sàng nghe họ, vì họ mới thực sự là anh em chỉ huy lính hiện nay.
‘Họ’ (Nhà nước) không dám hành động thì mình hành động. Bằng cách gì? Sẵn sàng, thế thôi.
Các tướng tá, các sĩ quan, cựu chiến binh sẵn sàng ba lô lên đường bất cứ lúc nào. Vì họ mới là lực lượng thực sự chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
Vừa qua, lính bị trói tay, trói chân lại để cho ‘họ’ ( Trung Quốc) giết, nhưng sẽ đến lúc ( có một vài vị cựu chiến binh tuyên bố) vùng lên không để bị chết nữa. Không có những trận Gạc Ma năm 88 tái diễn nữa đâu.
Các anh ở xa không làm được đã đành; chúng tôi ở gần biết chuyện và thông báo đến các anh.
Truyền thông trong nước trích dẫn tin từ Cục Kiểm Ngư của Việt Nam cho biết vào ngày 23 tháng 6, tàu Kiểm ngư KN-951 của Việt Nam bị hai tàu kéo Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm thẳng vào mạn phải và mạn trái.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, thuộc trường Đại học News South Wales, có bài viết nêu ra câu hỏi ‘Cả tháng nay chưa thấy các vị lãnh đạo ( Việt Nam) có chiến lược gì để giảm va chạm. Nhưng chẳng lẽ Việt Nam cứ chịu nhục hoài hay sao, chịu nhục đến bao giờ?’

Người Việt chống Trung Quốc khắp nơi

Hòa Ái, phóng viên RFA
2014-06-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
protest-at-china-embassy-305.jpg
Người Việt biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington DC hồi đầu tháng 6 năm 2014.
RFA


Sau cuộc gặp gỡ chính thức giữa đại diện lãnh đạo VN và Trung Quốc để giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN hôm 18/6, người Việt trong và ngoài nước bày tỏ sự thất vọng với Chính phủ Hà Nội cũng như đẩy mạnh các hành động tự phát để thể hiện tinh thần chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh ở biển Đông.

Thắng lợi ngoại giao?

Hai ngày sau cuộc gặp gỡ giữa đại diện cấp cao của VN và ông Dương Khiết Trì-Ủy viên Quốc Vụ viện Trung Quốc tại Hà Nội, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã VN rằng Trung Quốc đã đơn phương vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa 2 nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển cũng như vi phạm luật pháp quốc tế; nói thêm rằng Đảng, Nhà nước và nhân dân VN kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm.
Tuy nhiên, trong cùng ngày 20/6, truyền thông Trung Quốc mô tả chuyến đi của ông Dương Khiết Trì đến VN là một thắng lợi ngoại giao lẫn thắng lợi tinh thần. Tờ The Diplomat trích dẫn tờ Hoàn Cầu của Hoa Lục viết về cuộc gặp gỡ hôm 18/6 với câu chữ “Trung Quốc thúc giục ‘đứa con hoang đàng hãy trở về nhà’”. Thông điệp truyền thông Trung Quốc gửi đi là VN nên đáp ứng một cách đúng đắn với những đề nghị của Trung Quốc bằng cách chấm dứt quấy rối và phản kháng với giàn khoan HD 981.
Khi Trung Quốc xâm lược cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì nó sẽ nản chí thôi, tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống.
-Anh Tuyến
Trong khi không một đại diện nào của Chính phủ VN lên tiếng về giọng điệu của truyền thông Trung Quốc về cuộc hội đàm chính thức giữa đại diện 2 quốc gia thì người Việt trong và ngoài nước bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động “vừa ăn cướp vừa la làng’ của người hàng xóm xấu bụng nhưng là đồng chí “4 tốt-16 chữ vàng” của Đảng CSVN.
Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 hôm mùng 2/5 cho đến nay, người Việt trong và ngoài nước đã và đang lên tiếng mạnh mẽ để chống trả hành động ngang tàng của Trung Quốc ở biển Đông. Cộng đồng người Việt hải ngoại biểu tình khắp nơi ở các nước họ định cư. Nhiều người dân trong nước dù không được biểu tình ôn hòa sau cuộc bạo động ở Bình Dương và Hà Tĩnh, họ thể hiện tinh thần chống đối Bắc Kinh bằng cách ký tên vào các tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược lãnh thổ VN và yêu cầu Nhà nước VN kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Có người đã chọn cách biến mình thành ngọn đuốc như bà Lê Thị Tuyết Mai đã tự thiêu tại Sài Gòn hôm 23/5 và ông Hoàng Thu vừa tự thiêu hôm 20/6 tại Bang Florida, Hoa Kỳ.
Vào ngày 22/6, anh Đinh Quang Tuyến một mình cầm biểu ngữ “Chần chừ kiện Trung Quốc ra tòa là phản bội dân tộc” tại khu vực Nhà thờ Đức Bà. Anh Tuyến hô to “Đả đảo Trung Quốc Xâm lược” thì bị công an đến xiết cổ và bị đưa lên xe chở về tạm giữ ở phường Bến Nghé. Trao đổi với Hòa Ái, anh Tuyến cho biết động cơ khiến anh đơn độc biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc:


976260_DSC_0304-305.jpg

Hàng ngàn công nhân ở Đồng Nai xuống đường phản đối Trung Quốc hôm 13/5/2014.
“Đó là xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự thất vọng đối với Chính phủ. Bây giờ nhân dân làm và mình sẽ làm, 1 người cũng làm”.
Hành động đơn phương thể hiện tinh thần yêu nước của mình khiến anh Tuyến bị câu lưu hơn 5 giờ đồng hồ. Dù được công an giải thích hành động biểu tình ôn hòa của mình là gây rối trật tự nhưng anh Tuyến quả quyết sẽ có rất nhiều người trong số 90 triệu dân ở trong nước VN hành động giống như anh. Anh Tuyến lập luận tinh thần yêu nước của người Việt như anh hùng Nguyễn Trung Trực đã tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" thì chỉ khi nào Trung Quốc nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người VN chống Trung Quốc. Anh Tuyến nói:
“Trong cái rổ trứng ấp thì có 1 con nở ra, thấy có 1 con thôi nhưng phải hiểu rằng là có rất nhiều con sắp nở. Dĩ nhiên gà mẹ có ấp thì trứng sẽ nở thôi. Cái trứng này nở trước, cái trứng kia nở sau, rồi tất cả các con gà con đều sẽ nở và sẽ lên tiếng gáy. Khi Trung Quốc xâm lược cảm nhận được đúng tinh thần bất khuất của người Việt thì nó sẽ nản chí thôi, tức là đến hơi thở cuối cùng thì người Việt vẫn cứ chống”.

Gây tiếng vang cho thế giới

Có phải những hành động tự phát thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm phương Bắc trong suốt chiều dài lịch sử 4.000 năm qua như của bà Lê Thị Tuyết Mai, của ông Hoàng Thu hay của anh Tuyến là đơn độc hay thực sự lan tỏa đến tâm hồn của mỗi người con đất Việt? Từ Úc, cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một trong những người phát động chiến dịch "Selfie for Vietnam" qua hình thức chụp hình mỗi gương mặt với biển hiệu “ChinagetoutofVietnam”, cho biết tất cả các bức hình khắp năm châu gửi về được đăng tải qua trang mạng xã hội như Facebook, Youtube để gây một tiếng vang cho thế giới về tinh thần đoàn kết chống Trung Quốc của người VN. Cô Thanh Nhàn chia sẻ:
Hành động chụp hình này chỉ là một trong những phương thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây nên tiếng vang tất cả người VN đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc.
-Cô Thanh Nhàn
“Tôi nghĩ những hình ảnh này chắc chắn không thể nào đem giàn khoan ra khỏi bờ biển của VN được nhưng quan trọng một trong những mục đích chính là thúc đẩy sự đoàn kết của những người trẻ ở khắp năm châu, ai cũng có thể tham gia được hết. Đó là tinh thần đoàn kết mà những người Cộng Sản VN và Trung Quốc, họ đều sợ sự đoàn kết của tất cả người Việt ở năm châu. Hành động chụp hình này chỉ là một trong những phương thức thúc đẩy sự đoàn kết của mọi người và gây nên tiếng vang tất cả người VN đều đoàn kết trong việc chống Trung Quốc qua xâm lược VN”.
Ở trong nước, lên tiếng với báo giới, Anh hùng quân đội Nhân dân VN, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng lâu lắm mới thấy được lòng dân thể hiện tình yêu đối với biển đảo quê hương như thế. Thiếu tướng họ Lê khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục kiên trì con đường đấu tranh hòa bình, không bao giờ chủ động tấn công Trung Quốc trước. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh bản thân ông cùng với 4 triệu cựu chiến binh sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước một khi Trung Quốc gây hấn bằng võ lực. Kiến trúc sư Trần Thanh Vân ở Hà Nội kể lại ghi nhận này với đài RFA sau khi tham dự cuộc hội đàm về tình hình biển Đông do Trung tâm Minh Triết Việt tổ chức, có sự tham dự của Thiếu tướng Lê Mã Lương:
“Thiếu tướng- Anh hùng quân đội Lê Mã Lương đến và có nói rằng hiện nay có 4 triệu cựu chiến binh sẵn sàng xông ra mặt trận bất cứ lúc nào, và quân đội sẽ theo họ chứ không theo ông Phùng Quang Thanh. Dân mạnh lắm”.
Qua những hành động thực tiễn của mỗi cá nhân hay một tập thể ở trong và ngoài nước cho thấy người Việt sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc. Và câu hỏi đặt ra liệu Chính phủ VN có đứng cùng chiến tuyến với người Việt hay chăng?

Mỹ lại tố cáo Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (T) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc họp báo ngày 26/07/2013.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden (T) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc họp báo ngày 26/07/2013.
REUTERS/Tim Chong

Trọng Nghĩa
Các hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục bị giới lãnh đạo Mỹ lên án. Vào hôm qua, 25/06/2014, trong hai sự kiện riêng biệt, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á –Thái Bình Dương Daniel Russel lại tố cáo những hành vi có nguy cơ gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực.

Theo hãng tin Pháp AFP, trong cuộc hội đàm với khách mời là Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đề cập đến điều được ông gọi là « hành vi gây bất ổn » của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho biết là « hai lãnh đạo đã thảo luận về những mối quan ngại chung liên quan tới kiểu hành vi gây bất ổn tại Biển Đông và nhắc lại quan tâm chung của hai nước đến (việc tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền tự do hàng hải và giải pháp hòa bình cho những vụ tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ».
Hãng tin Pháp nhắc lại : Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả tại vùng biển gần bờ biển các nước láng giềng. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh càng lúc càng quyết đoán hơn trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền của ho.
Trước tình hình đó, Washington cho biết là họ không thiên vị bên nào trong vấn đề tranh chấp, nhưng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh phải tuân thủ « luật đi dường » và thảo luận vấn đề này trong các diễn đàn khu vực với các đồng minh của Mỹ. Yêu cầu này của Mỹ đã khiến Trung Quốc bực tức.
Cho dù vậy, vào hôm qua, tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel đã không ngần ngại tố cáo những « cố gắng mang tính cưỡng bức của Trung Quốc nhằm áp đặt và xác lập các yêu sách chủ quyền của họ tại các vùng biển tranh chấp ».
Theo ông Russel, các hành động đơn phương này vừa làm gia tăng căng thẳng, vừa phá hoại vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Bắc Kinh chỉ trích Manila và Tokyo tăng cường hợp tác an ninh

Thủ tướng Nhật Shinzo Abé (P) tiếp Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Tokyo, 24/06/2014
Thủ tướng Nhật Shinzo Abé (P) tiếp Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Tokyo, 24/06/2014
REUTERS/Yuya Shino

Trọng Nghĩa
Trong phản ứng chính thức đầu tiên sau khi Tổng thống Philippines và Thủ tướng Nhật Bản nhất trí tăng cường hợp tác an ninh, vào hôm qua, 25/06/2014, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích sự liên minh giữa hai láng giềng. Theo Bắc Kinh, Manila và Tokyo không nên làm tình hình khu vực căng thẳng thêm. Tuyên bố trên đây được đưa ra vào lúc mọi nhà quan sát đều cho rằng chính Trung Quốc là nước khuấy động sự ổn định trên cả Biển Đông lẫn biển Hoa Đông.  Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Philippines và Nhật Bản rằng không nên làm tình hình khu vực « phức tạp » thêm bằng hành động hợp tác với nhau.

Phát ngôn viên này không ngần ngại khẳng định rằng Philippines và Nhật Bản « cần tỏ lòng thành thật và đi theo cùng hướng với Trung Quốc, thay vì cố tình khuấy động căng thẳng và tạo thêm các nhân tố làm tình hình khu vực phức tạp ». Hướng đi của Trung Quốc, theo bà Hoa Xuân Oánh là « giải quyết tranh chấp… với các nước có liên quan một cách trực tiếp thông qua đàm phán song phương, trên cơ sở tôn trọng chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế ».
Tuyên bố trên đây là phản ứng chính thức của Bắc Kinh sau cuộc hội đàm tại Tokyo hôm 24/06, giữa Tổng thống Philippines Aquino và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong đó hai lãnh đạo đã đồng ý « tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ».
Phản ứng của Bắc Kinh lại càng gay gắt hơn khi Tổng thống Aquino bày tỏ thái độ ủng hộ động thái của Thủ tướng Abe muốn sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản để cho phép quân đội nước này giúp Philippines và các đồng minh khác trong tranh chấp ở nước ngoài.
Theo giới quan sát, Trung Quốc luôn đổ lỗi cho các láng giềng là cố tình gây căng thẳng, vi phạm luật lệ quốc tế trong lúc chính những hành động quyết đoán của Bắc Kinh trong việc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền đã gây nên căng thẳng với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, và với Philippines cũng như Việt Nam trên Biển Đông.
CHỦ QUYỀN - BIỂN ĐÔNG - 
Bài đăng : Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 27 Tháng Sáu 2014

Biển Đông : Philippines mạnh dạn hơn trong đối sách chống Trung Quốc

Chuẩn đô đốc Philippines Jaime Bernardino Philippine(t) với chuẩn đô đốc Mỹ Stuart Munsch, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Task Force 74, trong nghi thức khai mạc tập trận CARAT, vịnh Subic, 26/06/2014.
Chuẩn đô đốc Philippines Jaime Bernardino Philippine(t) với chuẩn đô đốc Mỹ Stuart Munsch, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Task Force 74, trong nghi thức khai mạc tập trận CARAT, vịnh Subic, 26/06/2014.
REUTERS/Erik De Castro

Trọng Nghĩa
Tham gia tập trận hải quân với Mỹ gần vùng bãi cạn bị Trung Quốc cưỡng chiếm, tăng cường quan hệ an ninh với các đối thủ của Bắc Kinh như Việt Nam hay Nhật Bản, thúc đẩy liên kết giữa các nước ASEAN cùng có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông… Trong thời gian gần đây, Manila đã thể hiện một thái độ tự tin và mạnh dạn hơn trong việc tìm phương cách chống lại các động thái lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông.

Yếu tố gần đây nhất thể hiện thái độ mạnh dạn hẳn lên của Philippines trong đối sách chống Trung Quốc là cuộc tập trận thường niên CARAT với đồng minh Mỹ, được khởi động từ hôm qua, 26/06/2014.
Mỹ và Philippines vẫn liên tục tập trận chung với nhau, nhưng hiếm khi mà hai bên lại tập trận hải quân gần khu vực đang tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh, cụ thể là gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng bị Trung Quốc mặc nhiên chiếm lấy từ tháng Tư năm 2012.
Việc tàu chiến, tàu quân sự Mỹ Phi hoạt động gần nơi có các tàu Trung Quốc túc trực quả là mang một ý nghĩa không nhỏ.
Theo một nguồn tin từ phía Mỹ vào hôm qua, các bài tập đổ bộ, tấn công… được thực hiện trong khuôn khổ cuộc tập trận, không nhắm vào một nước cụ thể nào. Tuy nhiên trước đó ngày 20/06, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines không ngần ngại cho rằng cuộc tập trận có nguyên nhân từ những yêu sách của Trung Quốc đối với các nước láng giềng ngày càng quá đáng, khiến tình hình vùng Biển Đông càng thêm căng thẳng.
Thái độ mạnh dạn tự tin của Philippines còn thể hiện trong lãnh vực tìm kiếm đồng minh trong khu vực. Trong chuyến công du chớp nhoáng qua Nhật Bản hôm 24/06, Tổng thống Philippines Aquino đã xuất hiện bên cạnh Thủ tướng Nhật Bản để yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Lẽ dĩ nhiên, Trung Quốc không bị nêu đích danh, nhưng nếu căn cứ vào những lời chỉ trích Bắc Kinh coi thường luật quốc tế để tìm cách buộc các nước khác công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, thì đối tượng của lời kêu gọi không ai khác hơn là Trung Quốc.
Thậm chí Tổng thống Philippines còn thách thức Bắc Kinh khi công khai lên tiếng tán đồng một ý định của Thủ tướng Shinzo Abe thường xuyên bị Trung Quốc lớn tiếng tố cáo. Đó là ý muốn sửa đổi Hiến pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Nhật can thiệp ở nước ngoài hay giúp đỡ đồng minh khi cần thiết.
Bên cạnh đó, lãnh đạo quân đội Philippines cũng ghé Việt Nam để bàn việc tăng cường hợp tác quân sự, nhất là hợp tác trên biển, một lãnh vực rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc vốn đang dùng sức mạnh hải quân của họ lấn lướt các láng giềng Đông Nam Á.
Trong phạm vi khu vực, Philippines cũng đang thúc đẩy một cuộc họp giữa bốn nước ASEAN đòi chủ quyền trên Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) để tìm lập trường chung chống lại các đòi hỏi thái quá của Trung Quốc.
Đây là một giải pháp nhằm đối phó với chiến lược chia để trị của Bắc Kinh nhắm vào ASEAN từng được Trung Quốc thực hiện khá thành công trong thời gian qua, khiến cho Hiệp hội Đông Nam Á bất lực trong việc thống nhất lập trường trước các hành động hung hăng của Trung Quốc.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140627-bien-dong-philippines-manh-dan-hon-trong-doi-sach-chong-trung-quoc
 
Thứ năm 26 Tháng Sáu 2014
Kế hoạch chiếm Biển Đông đã được Bắc Kinh tiến hành từ 60 năm nay
Đường lưỡi bò Trung Quốc (đỏ) và đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Đường lưỡi bò Trung Quốc (đỏ) và đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.
Source : US defense department
Tú Anh / Lưu Tường Quang
 
Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng tại Biển Đông : Phát hành bản đồ « đường 10 đoạn » nuốt gọn 80% biển Đông Nam Á, đưa thêm 4 giàn khoan dầu vào khu vực, sử dụng hàng trăm tàu thuộc lực lượng tuần duyên trấn áp cảnh sát biển Việt Nam. Bắc Kinh thật sự tính toán gì ?
Qua diễn văn đọc tại Thượng Hải hồi đầu tháng 5, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình không che dấu mục tiêu chiến lược đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực.

Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang thì chiến lược xuyên suốt này đã được đảng Cộng sản Trung Quốc, từng bước tiến hành từ thập niên 1950 đến nay và khai thác từng cơ hội như qua hòa đàm Genève 1954, chiến tranh Việt Nam, Mỹ triệt thoái năm 1973.
Nhưng vì sao Bắc Kinh lại chọn thời điểm 2014 này để khiêu khích Nhật ở Hoa Đông và lấn sâu vào vùng biển Việt Nam, triển khai lực lượng theo chiến thuật "quả cầu tuyết" càng ngày càng hùng hậu ?
Một công đôi việc, Trung Quốc đặt Nhật Bản vào thế phải tái võ trang hầu làm rạn nứt quan hệ Hàn-Nhật trong trục Washington-Tokyo-Seoul ở Châu Á.

Phải chăng Bắc Kinh khai thác thời cơ Mỹ thiếu lãnh đạo cứng rắn và quyết đoán để phá vỡ nguyên trạng tại Biển Đông trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới vào năm 2016?
Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này đâu là giải pháp khả thi cho Việt Nam ? Yếu hơn Trung Quốc nhưng Việt Nam dường như không thiếu lá chủ bài. Vấn đề là phải khai thác như thế nào ?
Từ Sydney, nhà phân tích Lưu Tường Quang tìm cách trả lời các câu hỏi này.
« Ngoài mục đích bình thường hóa những hoạt động để xác quyết chủ quyền, Bắc Kinh còn có ý đồ sâu xa hơn là thách đố Hoa Kỳ để xem Hoa Kỳ có chứng minh lời nói có đi theo cùng chiều với việc làm hay không. Nếu Hoa Kỳ không có hành động theo lời nói thì sẽ đánh mất lòng tin các nước nhỏ ở Châu Á và như thế sẽ khó thực hiện thành công chính sách định vị.
Trung Quốc lợi dụng thời cơ Hoa Kỳ gặp vấn đề tại Châu Âu và Trung Đông cũng như Tổng thống Obama gặp khó khăn tại quốc nội. Trung Quốc ra tay trước theo một chiến lược đã có từ 60 năm.
Từ nay đến 2016, trước khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới, có lẽ Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách hung hăng này….. »
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140626-ke-hoach-chiem-bien-dong-da-duoc-bac-kinh-tien-hanh-tu-60-nam-nay
 

 Biển Đông : Giàn khoan mới của Trung Quốc tránh vùng biển của Việt Nam ? 

Một giàn khoan nổi khổng lồ của Trung Quốc
Một giàn khoan nổi khổng lồ của Trung Quốc
(DR)

Trọng Nghĩa
Theo các nguồn tin chính thức của Việt Nam, được báo chí trong nước vào hôm nay 22/06/2014 loan tải, giàn khoan Nam Hải số 9 mà Bắc Kinh loan báo sẽ cắm gần bờ biển Việt Nam, thực ra đã được hạ đặt trong thềm lục địa của Trung Quốc. Trước đó, giới chuyên gia hàng hải được báo Mỹ Wall Street Journal trích dẫn đã cho rằng sự chuyển dịch của bốn giàn khoan mới tại Biển Đông chính quyền Trung Quốc vừa xác nhận không đáng lo ngại.

Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc hôm thứ Tư, 18/06 vừa qua thì một giàn khoan nửa chìm nửa nổi thứ hai – mang tên Nam Hải số 9 – sẽ được kéo xuống hạ đặt gần bờ biển Việt Nam vào khoảng ngày thứ Sáu 20/06. Tuy nhiên, theo báo chí Việt Nam, trích dẫn Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư thì hiện thời vị trí của giàn khoan đó « cách đảo Lý Sơn hơn 120 hải lý, Cồn Cỏ 130 hải lý, cách Trung Quốc 56 hải lý, vẫn thuộc vùng biển của Trung Quốc ».
Bản tin Thời sự đài truyền hình Việt Nam VTV vào hôm qua 21/6, cũng trích dẫn Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết là giàn khoan Nam Hải số 9 mà Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông đang ở tọa độ 17°37’38’’Bắc và 110°12’16’’Đông.
Các thông tin trên trùng hợp với nhận định của nhật báo Mỹ Wall Street Journal số ra ngày hôm qua khi báo này cho rằng sự chuyển dịch của ít nhất bốn giàn khoan của Trung Quốc ở Biển Đông trong những ngày qua không nhất thiết là đáng báo động nếu căn cứ vào tần suất di chuyển của các giàn khoan trong khu vực trong quá khứ.
Nhật báo này đã phân tích thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc về sự di chuyển của 4 giàn khoan Nam Hải số 2, số 4, số 5 và số 9 để cho rằng vị trí mới của các giàn khoan đó không hề nằm trong các vùng biển có tranh chấp. Trung Quốc cũng không cho tàu đi theo bảo vệ các giàn khoan đó như trong trường hợp của giàn khoan HD-981 mà Bắc Kinh đã cho kéo sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm dấy lên tình trạng căng thẳng hiện nay.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140622-bien-dong-gian-khoan-moi-cua-trung-quoc-tranh-vung-bien-cua-viet-nam
 
TRUNG QUỐC - VIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG - 
Bài đăng : Thứ sáu 16 Tháng Năm 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 11 Tháng Sáu 2014

Đưa giàn khoan xuống Hoàng Sa, Trung Quốc tìm cách điểm vào yếu huyệt của Việt Nam

Giàn khoan dầu HD 981 trong vòng bảo vệ dày đặc của các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông.  Ảnh chụp ngày 14/05/2014.
Giàn khoan dầu HD 981 trong vòng bảo vệ dày đặc của các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.
REUTERS/Nguyen Ha Minh

Trọng Nghĩa
Ngày 03/05/2014, Trung Quốc đã cho giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động tại vùng biển nằm giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển miền Trung Việt Nam, một khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Trung Quốc tranh chấp. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI hôm 11/05/2014, Giáo sư Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc – Đại học New South Wales) đã nêu bật tính chất phi pháp và khiêu khích trong hành động của Bắc Kinh, được ông xem là nhắm ngay vào một chỗ yếu của Việt Nam.

Vấn đề trung tâm của sự cố « Giàn khoan Hải Dương 981 » là vùng biển nơi Trung Quốc cắm giàn khoan lại nằm trên thềm lục địa và ngay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, thuộc lô dầu khí 142-143 mà Việt Nam từng thử thăm dò từ năm 1972. Địa điểm này cũng cách ‘đảo’ Tri Tôn ở cực tây nam quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền sau khi bị Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1974.
Bắc Kinh ngược lại đã nhân danh lịch sử để khẳng định chủ quyền trên 80% khu vực Biển Đông, với một tấm bản đồ hình lưỡi bò ăn vào vùng lãnh hải của hầu như mọi nước quanh Biển Đông. Riêng Hoàng Sa là vùng lãnh thổ đã bị Bắc Kinh chiếm trọn từ tay Việt Nam cách nay 40 năm và từ đó đến nay không ngừng xây thêm cơ sở để khẳng định quyền chiếm ngụ.
Sau đây, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn mà giáo sư Thayer dành cho RFI, với nhận xét chung đầu tiên : Động thái cắm giàn khoan tại Biển Đông của Trung Quốc vừa bất ngờ, vừa khiêu khích, vừa phi pháp.


Thayer : …Bất ngờ vì quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đang ở trong một tiến trình tốt đẹp kể ngày Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam vào năm ngoái. Mặt khác, cũng không có một lời tuyên truyền cảnh báo nào từ phía Bắc Kinh theo đó Hà Nội đã vi phạm lợi ích của Trung Quốc, điều mà trong một chừng mực nào đó, có thể giải thích cho một phản ứng từ phía Bắc Kinh.
Động thái của Trung Quốc mang tính khiêu khích vì giàn khoan dầu đã được khoảng 80 chiếc tàu đi theo hộ tống, trong đó có 7 chiến hạm. Hành động này đã gây căng thẳng trong khu vực.
Sau cùng, động thái này bất hợp pháp ở chỗ Trung Quốc đã nói một cách sai lạc rằng lô 143 (nơi họ cắm giàn khoan) nằm trong "vùng lãnh hải" của họ. Thế nhưng không hề có thực thể lãnh thổ Trung Quốc nào trong vòng mười hai hải lý, nơi giàn khoan dầu đang hoạt động.
RFI : Phải chăng Trung Quốc chỉ muốn thử phản ứng của Việt Nam, ASEAN và Mỹ, hay là họ thực sự muốn chiếm hữu và khai thác vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ?
Thayer : Dụng ý của Trung Quốc không rõ ràng. Về hình thức thì giàn khoan dầu HD-981 sẽ thăm dò cho đến ngày 15 tháng 8. Còn nếu để thử phản ứng thì Trung Quốc có lẽ đã phải ngạc nhiên trước phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam.
Nếu muốn thăm dò phản ứng của ASEAN, thì hành động của Trung Quốc đã phản tác dụng. Các Ngoại trưởng ASEAN đã có động thái bất thường là đưa ra một tuyên bố chung riêng biệt về tình hình Biển Đông.


Khó thể có hành động cụ thể từ Mỹ để đuổi Trung Quốc
Nếu hành động của Trung Quốc là để nắn gân Hoa Kỳ, thì tại sao họ lại chọn việc gây ra một sự cố với Việt Nam, một nước không phải là đồng minh của Mỹ.
Thế nhưng, hành động của Trung Quốc đã mặc nhiên thách thức lời bảo đảm gần đây của Tổng thống Mỹ Obama khi ông ghé khu vực, rằng Washington chống lại mọi nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng cách ép buộc và đe dọa.
Có vẻ như là Mỹ khó có thể có hành động cụ thể để đuổi giàn khoan và tàu hộ tống của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mỹ không có lợi ích trực tiếp khi làm như vậy.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc phô trương sức mạnh sẽ không làm Việt Nam hoặc các quốc gia ven biển khác trong khu vực khuất phục.
Việt Nam trong thế yếu trong tranh chấp Hoàng Sa
RFI : Trong một bài phỏng vấn, Giáo sư từng nhận định rằng khi đặt giàn khoan vào khu vực lô 143, ở giữa Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam, Trung Quốc đã đánh vào chỗ mà Việt Nam dễ bị tổn thương nhất. Xin Giáo sư giải thích rõ hơn.
Thayer : Nhiều nước ASEAN xem tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đã chọn một lô thăm dò dầu khí mà Việt Nam đã không tìm cách khai thác. Không có công ty dầu hỏa ngoại quốc nào hoạt động trong khu vực này và do đó hành động của Trung Quốc không đe dọa lợi ích của nước khác.
Trung Quốc cũng đã mang vào khu vực một lực lượng áp đảo - ít nhất là tám mươi tàu, trong đó có bảy tàu chiến. Việt Nam phải điều hòa phản ứng của mình để khỏi kích động bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc và bị cáo buộc là có hành động khiêu khích.
RFI : Giáo sư nhận định sao về phản ứng của chính quyền Việt Nam ?
Thayer : Phản ứng của Việt Nam trong việc gửi khoảng hai mươi chín tàu đến khu vực có lô 143 là một phản ứng tương xứng để bảo vệ thẩm quyền pháp lý đối với vùng EEZ của Việt Nam. Thực tế theo đó một số tàu ngoại quốc thách thức sự hiện diện của Việt Nam sẽ củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam. Việt Nam hứa sẽ tiếp tục phát huy quyền lực của mình trong khu vực.
Việt Nam cũng lao vào một cuộc "chiến tranh thông tin", không chỉ tổ chức một cuộc họp báo được quảng bá rầm rộ, mà còn cho các phương tiện truyền thông loan tin rộng rãi về sự cố giàn khoan dầu.
Các điều đó sẽ kích thích lòng phẫn nộ yêu nước chống lại Trung Quốc và sẽ nhấn mạnh đến quyết tâm đấu tranh trên biển của Việt Nam chống lại giàn khoan dầu của Trung Quốc.
Một phong trào biểu tình của quần chúng cũng nhấn mạnh đến sự tồn tại của một tâm lý tức giận trên bình diện rộng trước các hành động của Trung Quốc.
Việt Nam sẽ tiếp tục đứng lên chống lại Trung Quốc trừ phi cuộc "chiến tranh thông tin" của mình và thái độ khoan dung trước các cuộc biểu tình bị phản tác dụng và dẫn đến những lời tố cáo chính quyền thiếu kiên quyết trong việc đối đầu với Trung Quốc.
Không thể loại trừ xung đột võ trang do tính toán sai lầm
RFI : Căng thẳng hiện rất cao, nhưng liệu có xẩy ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không ?
Thayer : Một vụ đụng độ vũ trang không thể loại trừ và nếu xảy ra, thì có nhiều khả năng nguyên do đến từ một tính toán sai lầm. Cho đến nay, Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam và dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam. Các hành động này dự kiến sẽ còn tiếp tục xẩy ra​​. Nhưng có khả năng là cả hai bên sẽ nỗ lực làm việc để quản lý tình hình sao cho khỏi leo thang.
RFI : Việt Nam có cơ sở pháp lý để chống lại giàn khoan dầu của Trung Quốc hay không ?
Thayer : Trung Quốc đã chỉ đưa ra những lập luận chung chung về quyền lợi hợp pháp của họ. Nhưng nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng Trung Quốc có hai căn cứ để đòi chủ quyền tại khu vực lô 143.
Trước hết lô này nằm trong vùng EEZ của tỉnh Hải Nam. Thứ hai, lô này cũng thuộc vùng EEZ của quần đảo Hoàng Sa, tính từ đường cơ sở của nó hoặc từ đảo Tri Tôn. Hai lập luận đó it ra cũng đặt lô 143 vào vòng tranh chấp. Thế nhưng, Trung Quốc lại không đưa ra lập luận này.
Luật pháp quốc tế yêu cầu các bên tranh chấp có biện pháp tạm thời, tránh làm thay đổi hiện trạng, và không sử dụng việc đe dọa dùng vũ lực hoặc chính vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Khả năng kiện Bắc Kinh ra trước trọng tài Liên Hiệp Quốc rất khó
RFI : Giáo sư có nghĩ rằng Việt Nam bây giờ phải đưa vụ việc ra tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc hay không ?
Thayer : Tòa án Trọng tài không thể giải quyết tranh chấp chủ quyền, chẳng hạn như phán quyết xem bên nào sở hữu quần đảo Hoàng Sa. Tòa án chỉ có thể giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trên biển.
Để thụ lý vụ kiện, Tòa án Trọng tài trước tiên phải quyết định xem Việt Nam có đủ cơ sở căn cứ vào luật pháp quốc tế hay không, và tòa án có thẩm quyền xem xét vấn đề được nêu ra hay không. Việt Nam có khả năng không vượt qua được trở ngại đầu tiên này bởi vì Trung Quốc đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
RFI : Giáo sư nhận định thế nào về phản ứng của Hoa Kỳ ?
Thayer : Ngay từ đầu, Mỹ đã có tuyên bố ngắn gọn, đánh giá là việc triển khai giàn khoan dầu là một hành vi khiêu khích. Mỹ không trực tiếp dính líu vào vụ này và phải cẩn thận không để thế trận của mình bị sơ hở. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích là tuyên bố của Mỹ không có cơ sở.
Chúng ta sẽ rõ hơn về quan điểm của Mỹ sau báo cáo của Trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel trở về từ Hà Nội, và sau khi Mỹ tham khảo ý kiến các đồng minh và các quốc gia khác cùng quan điểm.
tags: Biển Đông - Châu Á - Chủ quyền - Chuyên mục trên mạng - Theo dòng thời sự - Tranh chấp - Trung Quốc - Việt Nam
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140516-dua-gian-khoan-xuong-hoang-sa-trung-quoc-tim-cach-diem-vao-yeu-huyet-cua-viet-nam
 

Thursday, June 26, 2014


NGUYỄN NGỌC THẠCH * TRỐN TRẠI

TRỐN TRẠI

NGUYỄN NGỌC THẠCH


Xin gởi đến quý độc giả bài viết "Trốn Trại" thật cam go, may mắn và cảm động của anh Nguyễn Ngọc Thạch, K20 hiện sống ở Minnesota.


Sau khi ở tù cải tạo đuợc 5 năm, khi tôi đang ở trại Suối Máu Biên Hòa, thì có một số tù đuợc đua lên trại Tống Lê Chân gần An Lộc Bình Long. Tôi mừng thầm là nếu đưa tôi lên Tống Lê Chân thì tôi có rất nhiều hy vọng để trốn trại, vì tôi biết rất rõ vùng đất này. Đon vị đầu tiên khi tôi mới ra truờng là Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 5 Bộ Binh đóng gần sân bay An Lộc Bình Long. Và trong suốt thời gian phục vụ từ cấp Trung đội lên đến cấp Trung đoàn tôi vẫn ở trong vùng rừng xanh đất đỏ này.
Giữa tháng 5 năm 1980, họ chuyển tôi từ trại Suối Máu Biên Hòa lên trại Tống Lê Chân. Đây là một trại tù ở giữa rừng, gồm các dãy nhà tranh với mấy lớp hàng rào kẻm gai bên ngoài và một lớp hàng rào tre bao bọc bên trong che kín, không nhìn thấy đuợc bên ngoài. Ở bốn góc và ngay cổng ra vào là các chòi canh đuợc trí súng đại liên. Sau khi lên đến trại Tống Lê Chân, chúng tôi liền nghiên cứu ngay kế hoạch để trốn, vì phải trốn càng sớm càng tốt.
Khi ở trại Suối Máu Biên Hòa tôi có luợm được một cục nam châm hình trụ to bằng đầu ngón tay. Theo nguyên tắc của địa bàn thì khi một thanh nam châm đuợc treo trên sợi chỉ, đuợc quay tự do thì một đầu luôn luôn chỉ về huớng Bắc, còn đầu kia là huớng Nam. Vì hai đầu giống nhau nên tôi phải dùng dầu hắc nhựa đuờng để làm dấu đầu huớng Bắc.
Trong thời gian ở tù chung nhau qua các trại, tôi có quen thân và hay tâm sự với Thu, một nguời cùng thuộc Sư đoàn 5 Bộ Binh truớc đây và có cùng chung một quyết tâm là sẽ cùng nhau trốn trại khi có dịp. Thu cũng cho biết là có thêm một nguời bạn nữa cũng muốn nhập bọn đó là Bình. Bình là một nguời rất tháo vát, lanh lợi và đã từng đổ đầu khóa học “Rừng Núi Sình Lầy” ở trường Biệt Động Quân Dục Mỹ, Nha Trang. Bình đã làm đuợc một cái kềm để cắt kẻm gai. Kềm này làm bằng hai quai xách của cuộn kẻm gai concertina, hai quai xách này bằng thép rất cứng. Khi một đầu đuợc đập dẹp, mủi mài nhọn và đục lổ, thì trông giống nhu luởi dao. Nhưng khi hai cái luởi dao ghép chập vào nhau và dùng một cây đinh làm trục xỏ xuyên qua hai lổ, thì biến thành một cái kềm để cắt kẽm gai.
Để chuẩn bị cho việc trốn trại, mỗi nguời may một túi vải nhỏ bằng loại vải ngụy trang để đựng đồ mang theo như lon guigoz, mì gói, gạo muối v.v…Mỗi nguời mang theo một bộ đồ thật tốt, quần tây áo sơ mi bỏ trong bọc nylon thật kín cho khỏi uớt, để bên trong áo truớc ngực, mặc đồ trận áo lính cũ bên ngoài. Ngoài ra tôi còn may thêm một cái túi vải nhỏ để cất giữ cái địa bàn, có dây choàng qua cổ để khỏi rớt mất. 
Mỗi lần đo là tôi rút một sợi chỉ từ lai áo trận và nhờ tôi có làm dấu đầu huớng Bắc bằng dầu hắc nhựa đuờng nên tôi sờ vào là biết để đi cả ban đêm. Chúng tôi phải kiểm soát lẫn nhau cho thật kỹ, quần áo mặc, túi vải, đồ đạc mang theo tất cả đều phải đuợc ngụy trang cho tiệp với màu cây lá trong rừng và không được gây ra tiếng động chạm nào. Ngoài ra chúng tôi còn sắp đặt những gì sẽ bỏ lại, thật ít đồ bỏ lại, cố ý ngụy tạo như là có ý định sẽ đi xa, tức là sẽ đi về huớng Bắc để qua biên giới Kampuchia.


Buổi chiều hôm đó tôi và Thu cùng ăn chung nhau, đem tất cả những gì ngon đem ra ăn, ngốn cho thật đầy bụng để lấy sức tối đi. Tất cả đồ còn lại đem cho hết hoặc chôn dấu. Thu đem cả túi balô quần áo cho bạn bè. Tôi có cho một nguời bạn cùng khóa là Lương Văn Thìn mấy gói mì, mà bạn tôi không hiểu tại sao, tuyệt nhiên tôi không có đá động gì tới chuyện trốn trại.


Suốt trong ba tuần lể liền, Thu đã phải theo dỏi thật kỹ các toán tuần tra canh gác, giờ nào đi tuần, giờ nào đổi gác v.v…Sau cùng chúng tôi đã đi đến quyết định giờ xuất phát là 9 giờ tối, khi máy phát điện vừa tắt thì bắt đầu chui ra. Ở đây mỗi tối có máy phát điện cho công an coi truyền hình, đến 9 giờ thì tắt. Sau đó họ về sửa soạn độ 15 phút sau là bắt đầu đi tuần. Và theo như chúng tôi dự tính là phải mất 10 phút để cắt kẻm gai và 5 phút chót phải bò thật nhanh qua con đuờng tuần tra là khoảng đất trống bên ngoài. Địa điểm thuận lợi nhứt để chui ra là khoảng giữa hai chòi canh phía sau trại. Ban đêm họ đứng gác trên chòi canh cao nên không thể thấy rõ ở duới đất đuợc, theo đúng nguyên tắc canh gác ban đêm là phải ở duới thấp. Còn ngày đi thì chúng tôi chọn vào cuối tuần trăng, để khi chui ra thì trời còn tối, đến nửa đem trăng lên dễ thấy đuờng để đi. Chúng tôi chọn đêm 22 ta, âm lịch, vì tin dị đoan sợ đêm 23 ta là không tốt.


Đúng 8 giờ ruởi tối đêm 22 tháng 4 âm lịch tức là ngày 3 tháng 6 năm 1980, chúng tôi bắt đầu theo đúng kế hoạch ra ngồi ngoài cầu tiêu, để chuẩn bị cắt dây lạt của lớp hàng rào tre truớc, để đến đúng 9 giờ khi máy phát điện vừa tắt là chui ngay. Nhưng không ngờ khi đó chúng tôi thấy ở ngoài suối có ánh đèn của công an đang đi bắt cá ở duới suối, nên chúng tôi phải ngưng lại ngay và trở vô ngủ như thuờng lệ.


Qua đêm hôm sau bắt buộc là phải đi chớ không thể nào chần chờ được nữa, vì sợ nếu để lâu dể bị bại lộ. Lần này cũng đúng 8 giờ ruởi là ra cầu tiêu, vì cầu tiêu là chổ tốt nhứt để tới sát hàng rào mà không ai để ý. Bình bắt đầu cắt dây lạt của lớp hàng rào tre và cố vạch ra một lỗ để sẳn sàng chui ra. Lớp hàng rào tre này đuợc chôn sâu duới đất và sát khít nhau bằng hai lớp tre đan chéo vào nhau dầy đặc. Vì vậy rất khó gở ra, phải đào sâu xuống đất mới vạch ra một lỗ vừa chui và phải làm thật chậm thật kỹ vì sợ ở chòi canh nó có thể thấy lúc lắc ở đầu ngọn tre. Khi máy phát điện vừa tắt bầu trời chụp tối đen là lúc chúng tôi bắt đầu chui, thì bất ngờ có hai nguời đợi chui trốn theo. Thật hết sức bất ngờ và không thể nào từ chối đuợc nên chúng tôi đành phải lo bảo bọc nhau cùng trốn. Bình chui ra truớc là để cắt kẻm gai rồi đến tôi chui kế, tiếp theo là hai nguời trốn chui theo và Thu là nguời chui sau cùng.


Sau khi chui ra khỏi lớp hàng rào tre thì gặp lớp hàng rào kẻm gai thứ nhứt. Nhưng phía duới lớp hàng rào kẻm gai này là rãnh thoát nuớc với đất bùn xình hôi thúi, nên chui lòn qua đuợc mà khỏi phải cắt. Đến lớp hàng rào kẻm gai thứ hai thì Bình bắt đầu cắt. Hàng rào kẻm gai của VC rào thì họ có quá nhiều kinh nghiệm cho nên họ cho rào rất kỹ. Họ bắt phải đào một cái rảnh sâu xuống đất rồi mới trồng cột sắt lên và rào kẻm gai ngay từ phía duới rào lên, rồi lấp đất lại, nên không có cách nào vén lên để chui lòn qua đuợc, mà chỉ có cách duy nhứt là phải cắt thì mới chui ra đuợc.

Mà cái kềm cắt kẻm gai của Bình biến chế nên không cắt dễ dàng nhanh chóng đuợc. Khi đang nằm chờ trong đám cỏ tranh giữa mấy lớp hàng rào với quần áo đầy bùn xìn hôi thúi, tôi nhìn lên bầu trời đầy sao, cảm thấy như bình tâm chấp nhận những gì đến sẽ đến, vì không còn cách nào hơn để lựa chọn đuợc nữa.


Bình cắt xong hàng rào này cũng mất 5 phút mới qua đuợc và còn một lớp sau cùng cũng mất 5 phút nữa. Và cuối cùng chúng tôi chui qua đuợc hết và phải bò thật nhanh, chỉ dùng cùi chỏ và đầu gối bò thật sát mặt đất như bò hỏa lực, vuợt thật nhanh qua khoảng đất trống, rồi truờn mình xuống suối. Lúc đó tôi có cảm giác như tim tôi đập quá mạnh như muốn vỡ lồng ngực. Tiếng thở dồn dập hổn hển mà tôi nghe rất rõ, và gợn lên sóng nuớc khi ngâm mình trong nước để lội qua suối.





Qua bên kia bờ suối chúng tôi phải bám theo rể cây để leo lên vì lòng suối sâu hẩm. Lên khỏi suối là băng mình qua đám rừng tre, rồi băng qua con đuờng mòn. Con đuờng mòn này đi ra chuồng bò nên chúng tôi phải tránh xa nơi đây gấp vì sợ có nguời lui tới. Bất ngờ Thu bị lọt xuống một hố sâu có lẽ là hố rác, tụi tôi phụ nhau kéo Thu lên. Vừa lên xong là đâm đầu chạy vô phía rừng rậm.


Không bao lâu sau, bỗng nghe tiếng súng đại liên từ các chòi canh nỗ ran trời và sau đó là những tiếng quát tháo hò hét của đám công an chạy túa ra về phía chúng tôi, càng lúc nghe càng gần. Tiếng lên đạn súng AK47 nghe rớp rớp, tiếng hò hét vang động khắp nơi, tiếng chửi rủa hăm dọa “địt mẹ ra đi không tao bắn chết mẹ hết bây giờ”, nghe rất gần ở ngoài con đuờng mòn mà chúng tôi vừa mới chạy qua. Vì vậy chúng tôi hết đuờng chạy, sợ chạy sẽ gây ra tiếng động dễ bị lộ, nên 5 đứa tụi tôi đành phải chui vô một bụi rậm, nằm rút trong đó. Sau này được biết là sau khi chúng tôi chui ra khỏi hàng rào, thì lại có nguời chui trốn theo, nên bị phát giác bị bắt và bị đánh chết tại hàng rào và họ liền truy đuỗi theo để bắt chúng tôi.


Chúng tôi cố nằm yên không động đậy. Một lúc sau nghe tiếng máy điện chạy trở lại và nghe tiếng lào xào ở trong trại, chắc là VC đang ra lệnh tập hợp điểm danh. Một hồi lâu sau thấy yên tịnh, không hiểu là họ vẫn còn lục soát hay ngồi núp rình đâu đó hay là đã đi chổ khác. Nhưng trong lúc đó chúng tôi quyết định là phải bò đi vì không thể chần chờ ở đây lâu đuợc.


Chúng tôi 5 đứa bắt đầu bò đi thật chậm, hai tay rồi lại hai chân, đưa lên đặt xuống thật nhẹ nhàng, nếu lở có một tiếng động nhỏ như tiếng lá cây kêu sột soạt hay một tiếng cành cây gãy là ngưng lại ngay nghe ngóng rồi mới bò tiếp. Bò đuợc một lúc lâu chừng một tiếng đồng hồ, tôi nghi là chưa đi đuợc bao nhiêu, chân tôi bị đứt ngang ở ống quyển máu ra ướt xuống tới vớ, tôi rờ thấy ướt mới biết, nhưng cũng chẳng thấy đau đớn gì. Sau đó chúng tôi bắt đầu đứng dậy để đi cho nhanh ra khỏi chổ này, nhưng vẫn đi hết sức thật cẩn thận, buớc đi thật nhẹ nhàng im lặng. Tôi lấy thẳng huớng Nam mà đi, đi ngược với huớng Bắc là hướng qua biên giới. Chúng tôi giữ đúng hướng, không đi theo đuờng mòn hay chổ trống, bất kể là băng qua các đám ôrô duới suối hay bụi lùm gai góc. Và càng lúc nghe tiếng máy điện ở phía sau lưng càng nhỏ dần.


Khi đó nghe có tiếng xe molotova, loại xe chở quân của VC, chạy đổ ra tứ phía. Chúng tôi phải đi chậm lại, sửa soạn đồ đạc cho thật gọn gàng, tuyệt đối không đuợc gây tiếng động và phải quan sát cho thật kỹ. Mỗi nguời nhìn một huớng, khi đến chổ trống hay gặp đuờng mòn là dừng lại lủi ngay vô bụi rậm gần nhứt rồi từ từ quan sát sau. Có nhiều lúc gặp họ đang đi bằng xe đạp, chạy ngang qua rất gần mà họ không thấy. Mỗi khi muốn băng qua đường mòn hay trảng trống, chúng tôi dừng lại nghe ngóng quan sát rất kỹ rồi mới chạy nhanh qua từng nguời một. Bỗng đâu có một tốp nguời Thuợng, vợ chồng con cái vừa đi vừa nói chuyện lào xào, nên chúng tôi lủi tránh kịp thời.


Lúc trời sáng hẳn chúng tôi đổi huớng đi về phía Đông tức là huớng ra quốc lộ 13. Đi trong rừng hoang vắng nhưng thỉnh thoảng nghe có tiếng đốn cây chặt củi, chúng tôi phải tránh xa ra. Đi tới chiều thì gặp con đường lộ đá đỏ, đó là đường vô Minh Thạnh. Chúng tôi chuẫn bị kỹ rồi băng qua đường cho thật nhanh và lủi vô sâu trong rừng một khoảng xa rồi dừng lại nghỉ. Chúng tôi lựa chổ kín đáo để dừng lại nghỉ, bởi vì từ đêm tới giờ gần một ngày tròn đã đem hết sức lực để cố vuợt thoát xa vùng nguy hiểm, nên bây giờ thấy thấm mệt, nhứt là vấn đề nước uống rất là khan hiếm.

Tôi mang theo lon guigoz đựng nuớc uống nhưng đã bị đỗ mất hết vì nắp đậy của lon guigoz không kín chắc, giờ thấy khát rát cỗ họng. May sao Bình tìm đuợc một giếng nuớc bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, nhìn xuống giếng tối om không thấy nuớc, nhung khi thòng lon guigoz xuống, múc lên đuợc những lon nuớc thật trong veo, uống thật ngon thật đã, nhờ đó chúng tôi ăn mì gói với nuớc lạnh. Xong rồi lấy thêm đầy nuớc rồi đi ngay, tiếp tục lấy hướng Đông để ra Quốc lộ 13.


Trời bắt đầu tối, nhưng khi tiếp tục đi thì nghe có nhiều tiếng súng trong rừng, chắc có lẻ là họ đi săn, mà cũng có thể là bọn công an, vì vậy chúng tôi phải dừng lại để tìm cách lẫn tránh. Chúng tôi ra giữa đám trảng tranh lớn cao quá ngang đầu, vạch đuờng ra ở giữa đám tranh, trải một tấm nylon để nằm nghỉ lưng và canh chừng mọi động tĩnh chung quanh. Nếu có nguời đi tới thì chúng tôi sẽ thấy dễ dàng để tìm đường lẫn tránh, nhưng nguợc lại họ sẽ không thấy chúng tôi đuợc vì tranh cao quá khỏi đầu. Khi đó hỏi chuyện nhau mới biết tên hai nguời đi chui theo, đó là Tuờng phi công phản lực A37 và một nguời nữa tên là Thạch, hình như là nguời Việt gốc Hoa, tôi không biết đơn vị, cả hai anh đều mang dép nên rất khó đi.


Sáng sớm hôm sau chúng tôi tiếp tục lên đuờng sau khi xóa mọi dấu vết. Khi đi thỉnh thoảng gặp các bẩy của nguời Thuợng rất là nguy hiểm, như bẩy cò ke, nếu vuớng chân vào thì cần bật sẽ bung lên rất là mạnh, có thể làm bị thương, hay bẩy bắn tên khi đụng vào cần bật thì bao nhiêu mủi tên tẫm thuốc độc sẽ bắn xuống. Vì vậy khi thấy khả nghi là phải dừng lại xem xét cho thật kỹ rồi tránh xa ra. Chúng tôi rất khát nuớc vì đi cả ngày mồ hôi ra nhiều mà không có miếng nuớc uống nên khát dữ lắm. Gặp một cây nói là trái gấm, Bình leo lên hái xuống ăn thử, vừa ngứa miệng, vừa khát nước thêm. Có lần gặp được nước đọng trong các lằn bánh xe bò và trên những lá cây khô còn đọng nuớc của những trận mưa truớc, chúng tôi góp nhặt lại hớp những giọt nước đó cho đở khát.


Đến chiều thì trong lúc đang đi bất chợt gặp một em bé trai độ 11, 12 tuổi đang lang thang trong rừng. Chúng tôi giả dạng như là cán bộ đi khảo sát địa chất và hỏi em bé ở đâu có suối, thì em bé đó chỉ về huớng truớc mặt, đi thêm vài chục thuớc là thấy suối, một con suối rất lớn. Nhìn ở phía xa kia là một khu rừng đã đuợc phát quang và có các cây to bị đốt cháy nám đen, một đám nguời đang cuốc đất làm rẩy, chắc là dân vùng kinh tế mới. Chúng tôi lội xuống suối uống một bụng nước thật no nê. Sau đó chúng tôi tìm chổ bụi lùm kín đáo để nấu cơm, nấu bằng lon guigoz, hai đứa thay phiên nhau quạt để khói đừng bốc lên cao. Chúng tôi ăn bửa cơm này thật là ngon, ăn cơm nóng với bột ngọt trong gói mì.


Sau khi ăn xong, trời đã xế chiều, chúng tôi thấy đoàn nguời làm rẩy đi về nhà đi theo hướng Đông, như vậy là ra Quốc lộ 13, nên chúng tôi đợi cho họ đi hết rồi mới men theo con đuờng mòn đó để đi cho nhanh. Đi độ chừng một tiếng đồng hồ thì ra tới ấp, tôi đoán chừng là vùng Tân Khai hay Tàu Ô, nằm cạnh Quốc lộ 13. Thấp thoáng nhìn từ xa thì thấy có lớp hàng rào tre bao bọc, và hình như có cổng ra vào, giống nhu một trại tập trung, nên chúng tôi không dám đến gần và cũng không muốn vô đó làm gì.


Sau khi trời xụp tối thì chúng tôi tiếp tục đi, chúng tôi dự định đi trong bìa rừng theo đuờng rầy xe lửa Sài Gòn - Lộc Ninh nằm song song với Quốc lộ 13 để đi, dự định sẽ đi qua khỏi quận Chơn Thành, rồi mới ra đuờng đón xe. Riêng hai nguời trốn theo là Tuờng và Thạch thì không dám đi nữa, mà họ có cho địa chỉ nếu ai về đuợc đến Sài Gòn thì nhắn dùm gia đinh họ lên đón. Chúng tôi ba đứa đi lần mò trong đêm và vì trời tối quá nên không đi đuợc bao xa, mà đành phải dừng lại nghỉ qua đêm.


Sáng sớm hôm sau lên đuờng đi tiếp, đi cho đến trưa thì dừng lại nghỉ bên cạnh một cái ao nhỏ xung quanh có cây cối um tùm, dễ ẩn náo để nấu cơm ăn. Xong rồi lại đi tiếp, đến chiều chạng vạng tối thì đến một cái ấp khác, một xóm nhà lô nhô ngoài gần quốc lộ, chúng tôi ở bìa rừng trốn trong hầm hố cũ đuợc che phủ bỡi những lùm tre rất kín đáo. Buổi chiều dân trong làng đi lao động về, họ đi ngang qua khá gần chổ chúng tôi đang trốn, tiếng chó sủa dữ dội nhưng họ không để ý mà chỉ lo đi cho mau về nhà.


Chiều hôm đó nằm nghe tiếng chó sủa, tiếng trẻ con đùa giởn trên đuờng, nhìn khói lam chiều từ một mái nhà tranh quyện bay lên không trung mà lòng tôi cảm thấy buồn vô hạn. Chạnh lòng nhớ đến vợ con, thầm nghĩ đến một mái ấm gia đình bên vợ hiền con thơ mà tôi uớc mơ đuợc như họ. Được sống đầm ấm trong một căn nhà tranh vách đất ở một miền thôn quê rừng núi nào đó. Nhưng nghĩ lại thân phận tôi là một người tù trốn trại, tương lai rất mờ mịt, không biết ngày mai sẽ ra sao. Một uớc muốn tầm thuờng, đuợc làm một nguời dân bình thuờng để sống mà lo cho gia đinh nuôi vợ nuôi con cũng không đuợc. Tôi buồn cho thân phận bơ vơ lạc lõng của tôi trong cái xã hội mới này. Hoàn cảnh của tôi thật đúng với câu “nước mất nhà tan, gia đình ly tán”.

Đêm đó chúng tôi khát nước vô cùng, cồn cào lên cổ họng. Bình với ý định lẻn vô nhà dân để xin nuớc uống, nhưng tôi với Thu cản lại, vì bao công trình giờ rủi ro vô gặp phải nhà của công an thì nguy khốn, đành chịu nhịn khát qua đêm. Nhưng không ngờ đến khoảng nửa đêm thì trời đỗ xuống một trận mưa thật lớn. Chúng tôi mừng quá lấy tấm nylon ra căng để hứng nuớc uống. Uống no bụng xong rồi, đỗ đầy vô lon guigoz mà trời vẫn tiếp tục mưa càng lúc càng lớn.

Chúng tôi bị lạnh quá phải ôm lấy nhau trên đầu phủ tấm nylon và mỗi đứa phải lo ôm thật chặt bộ quần áo tốt ở trong bọc nylon, ôm kỹ ở truớc ngực để giử cho khô. Trận mua này thật lớn thật lâu sau cùng rồi cũng dứt hẳn. Vì không thể đi tiếp trong rừng cho đến quân Chơn Thành, vì đuờng còn xa mà đường rầy xe lửa thì không còn nguyên như truớc nữa, mà chỉ còn là những đám rừng tre che phủ um tùm rất là khó đi, chỉ có thể chui lòn duới đám tre gai, cho nên chúng tôi quyết định là sẽ chia tay nhau ở đây, phân tán ra mỗi nguời tự tìm cách để đi về Sài Gòn rồi sẽ gặp lại nhau sau.


Trời hừng sáng chúng tôi thay bộ đồ thật tốt thật tươm tất, đồ đạc còn lại đem chôn dấu trong bụi, xong chờ cho đến khi nghe có tiếng xe chạy là lần luợt ra đuờng, lựa khoảng trống giửa hai nhà mà ra đón xe. Bình lên đuờng trước tiên, một lúc sau thì đến Thu, và tôi là nguời ra đuờng sau cùng. Khi buớc ra quốc lộ 13 tôi lấy bình tỉnh đi men theo bên đường chờ đón xe.

Tôi không thấy Bình đâu hết mà chỉ thấy Thu đang đi phía truớc tôi một khoảng xa. Có chiếc xe Lam (xe ba bánh chở hành khách hiệu Lambretta) chạy trờ tới tôi liền đón để đi, vì xe đã đầy nguời nên tôi phải đeo theo xe đứng ở phía sau. Thu cũng lên đuợc chiếc xe đi truớc tôi. Xe chạy qua cầu Tàu Ô và như vậy là đêm qua chúng tôi đã ngủ ở giửa khoảng Tàu Ô - Tân Khai. Trước kia, đây là đoạn đuờng nguy hiểm nhứt của quốc lộ máu mang số 13 và cũng chính nơi đây đã xảy ra những trận chiến vô cùng ác liệt, mà dấu vết các hầm hố còn lại rất nhiều, dọc theo bìa rừng trông ra quốc lộ.


Khi xe vô quận lỵ Chơn Thành tôi xuống xe ở đầu ấp Chơn Thành 2 để đi bộ vô, vì sợ vô tới bến xe sẽ gặp công an. Đi bộ dọc theo con đuờng vào quận lỵ, tôi nhớ lại các nơi mà ngày xua quen biết như Trại cưa Lê Quang, Trại cưa Mai Chấn Hung, Lò than ông Năm Thãnh, sau này ông Năm Thãnh cũng lập thêm trại cưa. Đi gần đến chợ là đến bến xe và tại ngả tư đường đi Đồng Xoài có một đồn cảnh sát hồi xưa, bây giờ là đồn công an Việt Cộng. Tôi dự định đi bộ ra khỏi quận lỵ rồi mới đón xe để đi Bình Dương. Tôi đi ngang qua dãy phố chợ mà ngày xua có các tiệm ăn như Nghĩa Thành, Bạch Tuyết, nổi tiếng với món canh chua cá lóc, cá kho tộ. Đi ngang qua ngôi chùa, qua cây cầu là gần đến đầu quận lỵ. Tôi nhìn thấy Thu đang đi phía truớc bỗng dưng đổi huớng qua trái tấp vô một quán nước.

Tôi nhìn kỹ về phía truớc phía bên phải thì thấy có một trạm kiểm soát nên tôi cũng đổi hướng qua trái tấp vô một quán nuớc. Tôi nhớ mài mại hình nhu đây là quán của bà Năm Chích, có cô con gái ra tiếp. Tôi kêu một ly cà phê, ngồi uống để quan sát coi trạm kiểm soát đó nó hoạt động như thế nào. Tôi thấy rõ hai thằng công an coi tù ở trong trại ra đây chận xét xe để nhìn mặt bắt chúng tôi, hai tên này đứng bên cạnh trạm kiểm soát tài nguyên. Mỗi khi xe đến đó, tài xế vô trình giấy tờ cho trạm kiểm soát tài nguyên ở bên trong, thì hai tên công an đứng bên ngoài đi ra lục soát xe.


Tôi đoán chắc là nó sẽ bố trí chận xét ở đây để bắt tù trốn trại, vì đây là quân lỵ gần nhất, mà muốn ra khỏi quận thì phải đi ngang qua trạm kiểm soát này. Nếu đi bằng xe đạp, xe thồ, mặc đồ như nguời đi làm cây làm củi trong rừng thì mới lọt qua đuợc. Còn nếu bây giờ băng vô trong rừng để đi bọc qua thì cũng sợ gặp phải nguời lạ mặt họ dể nghi ngờ, vì mình mặc đồ sạch sẽ tươm tất quá. Tôi còn đang phân vân không biết phải làm cách nào để qua khỏi trạm kiểm soát này, thì thấy Thu đi nguợc trở lại, ngang qua chổ tôi. Thu trở lại bến xe để đón xe đi, còn Bình thì không còn thấy tâm dạng đâu hết, chắc là đã đi thoát rồi.


Tôi ngồi chờ một hồi thì thấy chiếc xe lô chạy trờ tới, tôi nhìn thấy Thu ngồi ở băng sau cùng. Xe tới trạm kiểm soát thì ngừng lại, trong khi nguời tài xế vô trình giấy tờ thì một tên công an đi ra nhìn vào xe, một lúc sau thì tài xế trở ra và nó cho xe chạy đi. Tôi mừng cho Thu đã thoát nạn, giờ đây chỉ còn lại một mình tôi, tôi không còn biết cách nào khác hơn là trở lại bến xe để đón xe đi. Đây là chổ nguy hiểm nhứt mà tôi cố tránh nhưng không đuợc nên đành phải liều mạng.


Khi vô bến xe thì thấy có một chiếc xe lô, loại xe nhỏ để chở khách, tôi thấy xe trống trơn chưa có ai, tôi lên ngồi băng sau cùng. Ngồi một lúc lâu thấy nóng ruột nên mới hỏi bác tài là xe chừng nào chạy, ông ta nói chờ khách lên đầy thì đi, mà thuờng là khách ở trong Minh Thạnh ra nhiều. Tôi hơi lo vì khách ở trong Minh Thạnh ra có thể là công an trong trại ra đi phép. Ngồi một hồi lâu thì chợt có một tốp người đi buôn than họ lên gần đầy. Bỗng tôi thấy có hai đứa nhỏ độ hơn muời tuổi tay cầm một con gà, tay xách một giỏ đồ, tôi liền nhanh miệng kêu hai em bé đó vô ngồi gần bên tôi và tôi phụ xách dùm đồ, làm như vậy thấy đở trống trải vì có hai em nhỏ che đở phần nào.


Khi xe chạy tới trạm kiểm soát thì dừng lại, bác tài vào trình giấy tờ trong trại kiểm soát tài nguyên. Tôi thấy một thằng công an, đứng bên cạnh trạm kiểm soát, buớc ra để nhìn mặt nguời trên xe. Nó nhìn vào băng truớc, trên đó có hai nguời ngồi, tôi nghe tiếng quát tháo của tên công an là hai nguời ngồi đằng truớc là “tại sao đầu tóc để dài bù sù nhu cao bồi du đảng, đâu đưa giấy tờ coi”. Sau khi coi xong giấy tờ hai người phía truớc là nó liệng vô xe rồi ra lệnh cho đi một cách thật oai quyền. Cũng vừa lúc bác tài đã trở ra xe, bác tài liền rồ ga cho xe chạy đi, mà lòng tôi vui mừng khắp khởi vì vừa thoát được một trạm kiểm soát thật là vô cùng nguy hiểm.


Xe chạy qua khỏi Tham Rớt, Bầu Bàn, Bầu Lòng rồi đến quận Bến Cát, ở đây cũng có trạm kiểm soát nhưng là trạm kiểm soát tài nguyên nên không có gì trở ngại. Xe chạy về tới Chánh Hiệp Bình Dương, một trạm kiểm soát rất lớn, nơi cửa ngỏ vô thành phố nên xe đậu nối đuôi nhau rất dài. Chiếc xe tôi đi là xe nhỏ chở than lậu nên tài xế đã biết cách vô trình giấy tờ và nộp tiền mải lộ là xong ngay. Xe đi tiếp vô thành phố vào đậu ở bến xe, tôi xuống xe cũng vẫn còn nắm tay hai em bé vô mua giấy xe để về Sài Gòn, vì hai em bé đó cũng về Sài Gòn. Tôi thấy người ta sắp thành hàng dài để chờ mua vé xe, tôi cũng sắp vô hàng chờ đợi.

Nhưng khi tôi nhìn kỹ lại thì thấy mỗi nguời khi mua vé xe đều phải trình ra một thứ giấy tờ gì đó, hình như là giấy phép đi đuờng hay là giấy căn cuớc, mà trong mình tôi thì không có thứ giấy tờ nào nên tôi hơi sợ, nên mới nói với hai em nhỏ là cứ sắp hàng để mua vé về Sài Gòn truớc đi còn tôi thì sẽ đi sau. Tôi bỏ ra ngoài tìm đường khác để đi, chớ khi mua vé họ hỏi đến giấy tờ là mình không biết trả lời ra sao, vì trong mình tôi không có thứ giấy tờ nào hết. Tôi vào quán nước kêu ly nuớc đá chanh vừa uống vừa quan sát để tính kế. Bỗng chợt thấy xe Honda ôm, tôi liền nghĩ ra phương cách hay nhứt để đi về Sài Gòn là bằng xe ôm. Tôi dự định là sẽ về nhà của chị Đồ ở Phú Thọ. Trong những lần đi thăm nuôi, vợ tôi thường đi chung với chị Đồ nên hai gia đinh rất thân nhau và trước khi trốn trại tôi có dọ hỏi anh Đồ địa chỉ nhà cho thật kỷ, thật đầy đủ chi tiết đuờng đi nước buớc, làm sao vô nhà, đi vô ngỏ hẻm nào v.v….Tôi chỉ hỏi chơi chơi chứ không cho anh biết ý định trốn trại của tôi.


Anh lái xe ôm ra giá đi Sài Gòn là 50 đồng, tôi không có đủ tiền nhưng tôi nói với anh là đưa tôi về đến nhà tôi lấy tiền rồi trả sau. Sau khi bằng lòng giá cả anh ta mới đi đổ xăng và trở lại đón tôi. Trên đuờng đi tôi cũng nói thêm với anh là tôi vừa ở vùng kinh tế mới về, bị mất hết giấy tờ nên nhờ anh chạy làm sao để tránh các trạm kiểm soát. Anh ta nói là tụi công an nó chỉ xét coi có buôn đồ lậu, chứ như ông đi mình không, thì không có gì để xét thì đừng có lo. Tôi nghe mừng trong bụng và trong lúc đi đuờng tôi có hỏi chuyện thì anh có cho biết hồi truớc anh là lính của Sư đoàn 5 Bộ Binh. Nghe biết vậy thôi chứ tôi cũng không có hỏi thêm gì về chuyện ngày trước. Xe chạy qua các trạm kiểm soát Búng, Lái Thiêu rồi Bình Triệu. Thấy xe kẹt đậu dài dài để chờ xét, còn xe Honda ôm này chạy qua hết mà không bị hỏi han gì và sau cùng vô Sài Gòn qua ngả cầu cư xá Thanh Đa rồi qua cầu Phan Thanh Giản và chạy trên đường Phan Thanh Giản để về Phú Thọ.


Nhìn quang cảnh thành phố Sài Gòn sau 5 năm trở lại, tôi cảm thấy như bơ vơ lạc lỏng, như lạc vào một thế giới nào xa lạ lắm. Đây không phải là thủ đô Sài Gòn năm xua, một thời đã từng đuợc mệnh danh là một “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Nay tôi thấy trên đuờng toàn là xe đạp, mà nguời nguời trông lam lũ tả tơi, không cuời không nói, với dáng vẻ buồn thiu ảm đạm, thật đúng với câu “nguời buồn mà cảnh có vui đâu bao giờ”.


Khi đến Phú Thọ, xe Honda chạy vào con hẻm nhỏ, một số con nít chạy theo. Khi xe vô đúng số nhà mà tôi đã học thuộc lòng, tôi gỏ cửa và chị Đồ ra mở cửa. Khi thấy tôi chị buột miệng la lên: “Ủa anh Thạch mới đuợc thả về, còn ông Đồ của tôi đâu”. Tôi lật đật nói nhanh là tôi mới đuợc thả về và xin muợn chị 50 đồng để trả tiền xe.

Chị vô lấy tiền cho mượn ngay để trả tiền xe. Khi xe đi rồi và đám con nít đa tản đi hết rồi thì tôi mới nói thiệt với chị là tôi trốn trại và nhờ chị về báo tin cho vợ tôi hay. Chị hốt hoảng cho biết là mới vừa tuần truớc đây thằng em trai của chị vừa mới vuợt biên đã đi thoát được. Nhà chị đang bị công an phường khóm điều tra theo dỏi, cho nên chị không dám chứa tôi trong nhà, mà bảo tôi ra ngoài đuờng đón xe autobus để ra bến xe Xa Cảng miền Tây, ở Phú Lâm, rồi sẽ tính sau. Truớc khi đi tôi còn hỏi muợn chị đôi giày, vì đôi giày tôi đang đi là loại giày đi rừng nên đi trong thành phố coi không tiện. Chị cho tôi muợn đôi giày sandal và còn đôi giày đi rừng của tôi thì chị nói là chị sẽ đem lên cho anh Đồ trong lần thăm nuôi tới.


Tôi ra khỏi hẻm ra ngoài đuờng thì thấy có một quán hủ tiếu, tôi liền tấp vô ăn một tô hủ tiếu, uống một ly cà phê sửa, rồi mới ra đón xe autobus để đi ra Xa Cảng miền Tây. Khi ra đến bến xe Xa Cảng miền Tây, tôi thấy cả một rừng nguời hỗn độn la liệt khắp nơi. Họ trải chiếu, trải tấm nylon hay kê tấm ván tùm lum tứ tung không theo một lề lối nào cả. Hỏi ra mới biết đây là những nguời bỏ vùng kinh tế mới trở về, nhà cửa bị tịch thu không nơi nương tựa đành phải sống lang thang đầu đuờng xó chợ bến xe. Sau khi thấy cảnh hổn độn này tôi nghĩ thầm là mình có thể trà trộn để ngủ tạm qua đêm ở đây.


Trong khi đó thì chị Đồ đạp xe đạp từ Phú Thọ vô Gia Định để báo tin cho vợ tôi biết. Sau này gia đinh kể lại là khi chị Đồ vào nhà, chị rất lo sợ có nguời theo dõi, nên chị kéo vợ tôi ra phía sau nhà, không cho mấy đứa con tôi lại gần, rồi chị mới nói cho vợ tôi hay là tôi đã trốn trại. Tôi đang ngồi uống nuớc đá chanh ở xe nuớc đá và định chổ ngủ qua đêm, thì bỗng thấy chị Đồ đạp xe đạp ra tới. Chị đưa cho tôi 50 đồng và một giấy cử tri của vợ tôi gởi và căn dặn tôi sáng mai ra mua vé xe đò để về Mỷ Tho.


Sáng sớm hôm sau trước khi ra bến xe tôi đi tìm nhà của Thạch, là một trong hai nguời trốn chui theo. Thạch và Tường thì còn ở lại trong rừng và có dặn là nếu ai có thoát về đuợc Sài Gòn thì báo tin cho gia đình họ biết tin, để tìm cách lên đón. Địa chỉ của Thạch thì tôi nhớ lờ mờ là ở gần Phú Lâm nên tôi sẳn dịp ghé qua báo tin. Lúc đó trời còn lờ mờ chưa sáng hẳn, đuờng vắng vẻ. Khi đi ngang qua trạm xe chửa lửa có vài tên công an đang đứng nói chuyện ở phía truớc, tôi cố giử bình tỉnh khi đi ngang qua. Sau cùng tôi tìm đuợc nhà của Thạch, tôi gỏ cửa một hồi thì có nguời ra mở cửa nhưng với dáng vẻ bực bội vì tôi đánh thức họ quá sớm. Tôi hỏi có phải là nhà của Thạch không, thì họ không trả lời mà đóng ập cửa lại làm tôi ngần ngừ một lúc, vì tiếc là không báo tin cho gia đinh Thạch được. Tôi cũng không biết là có đúng nhà không, hay là họ sợ không dám tiếp tôi. Cho đến sau này tôi cũng không biết tin tức gì về hai nguời trốn chui theo, có thoát đuợc không và bây giờ ra sao.


Tôi trở ra bến xe ngồi xếp hàng chờ để mua vé xe về Mỷ Tho, trong túi có 50 đồng và thẻ cử tri nên thấy hơi yên tâm. Một hàng rất dài ngồi chờ mua vé xe rồi từ từ nhích lần lên. Tôi ngồi chòm hỏm hai tay bó gối gục đầu rồi thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng đâu có nguời vỗ vai kêu tên tôi, tôi giật mình nhìn lên thì thấy chị Đồ, chị bảo tôi vô quán nước ở bên kia đuờng để gặp bà xã tôi. Vừa mừng vừa lo, chỉ sợ công an theo dõi vợ tôi để đón bắt tôi nên tôi hơi luỡng lự. Chị Đồ vô đứng thế chổ tôi để mua vé xe.


Tôi vô quán để gặp bà xã tôi, vợ tôi đã kêu đủ thứ đồ ăn nào hủ tiếu, bánh bao, xiếu mại v.v…. Bà xã tôi kêu tôi ăn đi ăn đi. Tôi hỏi coi có ai biết hay theo dõi gì không, thì thấy không có dấu hiệu gì. Ba đứa con tôi đang ở nhà chưa hay biết gì về chuyện này. Sau này kể lại mới biết là chúng nó đói khổ lắm, đâu có được ăn hủ tiếu bánh bao như thế này. Từ ngày tôi đi tù tới giờ gia đình suy sụp, có bao giờ dám ăn các món cao lương mỹ vị này đâu và tôi cũng quên hỏi mời vợ tôi cùng ăn, bà xã tôi cứ kêu tôi ăn đi ăn đi. Phần thì lo sợ công an nó theo dõi, phần thì không biết là về Mỷ Tho rồi sẽ làm gì, nên tôi cố nhét cho đầy bụng rồi đi liền. Tôi dặn vợ tôi là đừng có xuống Mỷ Tho, mà nên ở nhà lo cho mấy đứa con còn nhỏ dại, đừng để bị nguy hiểm cho cả hai, rồi không ai lo cho các con.


Tôi trở ra chổ mua vé xe thì chị Đồ đã mua vé xong xuôi và chị còn cẫn thận mua cho tôi tờ báo Nhân dân, chị bảo lên xe đọc báo này nguời ta tưởng là cán bộ. Tôi lên xe ngồi gần băng phía sau. Xe chạy qua hết các trạm kiểm soát một cách dễ dàng vì ở mỗi trạm bác tài đều biết thủ tục đầu tiên, là tiền đâu. Qua Bình Chánh, Bến Lức, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương rồi vô thành phố Mỹ Tho.

Xe vô đến bến, tôi xuống xe và vô tìm đứa em gái tôi. Vợ tôi có cho biết là em gái tôi bây giờ làm ở tổ hợp may mặc phuờng 4 ở bến xe này. Mới vừa vô gặp mặt em tôi, nó mừng rỡ rồi la lớn “Ủa anh Tư mới đuợc thả về”. Tôi hơi bối rối vì sát bên cạnh tiệm may là đồn công an phường 4, có một số công an đang đứng gần đó sợ nó nghe được. Tôi giả bộ như thiệt nói một hơi là anh mới đuợc thả về bây giờ em có rảnh ra quán uống nuớc. Em tôi lật đật xin phép bà hội truởng hợp tác xã rồi đi liền. Ra tới quán nuớc tôi mới nói thiệt với em tôi là tôi trốn trại. Em tôi giật mình mặt tái xanh vì quá bất ngờ. Tôi dặn dò em tôi về nhà cho má hay và coi chung quanh có ai không rồi cho anh biết để anh về nhà. Em tôi đạp xe đạp chạy về báo tin xong trở lại làm việc, còn tôi một mình đi bộ về nhà. Má tôi đã biết truớc nên đã mở cửa sẳn chờ. Khi vô nhà tôi đi thật nhanh và đi thẳng ra phía sau nhà vì sợ lối xóm nhìn thấy.


Sau đó em tôi đi làm về có mua cho tôi một dĩa cơm suờn và hôm sau là cơm tấm bì chả và mua hủ tiếu bánh bao v.v…. toàn là các món ăn ngon đắt tiền mà tôi cũng quên hỏi là em tôi đi may lương tháng bao nhiêu. Má tôi thì già yếu không có làm gì ra tiền. Hồi truớc Má tôi đi may đồ quần áo ở trong nhà thương Mỷ Tho, nhưng đã nghỉ lâu rồi. Sau này mới biết là ở nhà không có đủ tiền để mua gạo, đôi khi còn phải bán máu để đổi lấy mấy bát cơm, thì nói gì đến thức ăn sang trọng. Thì ra em tôi chạy qua Chợ Củ để xin Cô tôi. Cô Ba tôi có mở tiệm ăn, Cô rất thương tôi, vì vậy khi hay tin tôi về, cô tôi liền gởi cơm và đồ ăn rất ngon qua cho tôi.


Ở đây đuợc mấy ngày thì vợ tôi xuống thăm tôi làm cho tôi càng thêm lo sợ, vì sợ công an theo dõi. Tôi mới tính tìm đuờng vuợt biên chớ ở đây lâu thế nào cũng bị bại lộ. Mà tìm đuờng dây để vượt biên không phải là chuyện dễ dàng. Phần thì không có tiền, phần thì không dám đi lại nên cũng không biết cách nào để vuợt biên, mà tội vuợt biên lúc đó bị coi như là tội phản quốc, chạy theo đế quốc, bọn công an biên phòng bắt đuợc là chỉ có chết. Hồi đó đã có xảy ra những cảnh vuợt biên bị đổ bể, bị công an tàn sát như ở cầu Chữ Y Sài Gòn, như ở bãi biển Vũng Tàu, nhu ở kinh Chợ Gạo hay ở cửa biển Gò Công v.v…. Họ tàn sát không nương tay, mặc cho tiếng khóc trẻ thơ, hay những lời van xin lạy lục, của những nguời khốn khổ cùng đuờng. Tôi dự định nếu không tìm được đuờng đi bằng ghe tàu, thì như đã hẹn với Thu và Bình, là sau một tháng chúng tôi sẽ gặp lại nhau, để bàn tính để đi bằng đuờng bộ.


Vợ tôi lại xuống một lần nữa và lần này có cả đứa con gái đầu lòng của tôi. Coi như vậy là tôi ở đây đuợc một tuần lể và vợ tôi đem tiền xuống lần này là để mua vé xe cho tôi đi Cà Mau vào sáng sớm mai, vì hy vọng ở Cà Mau dễ kiếm đuờng vượt biên hơn. Bất ngờ ngay buổi chiều hôm đó vào khoảng 7 giờ, thì có một người anh bà con cô cậu, đi cùng với một nguời bạn, xuống thăm để từ giã Má tôi, để sáng sớm mai họ lên đường đi Kampuchia, và từ đó sẽ tìm đuờng vuợt biên, và anh muốn xin địa chỉ của em tôi, hiện đang sống ở Mỹ, để anh liên lạc khi cần. Thật là một điều quá may mắn cho tôi vì sau khi anh biết tôi vừa mới trốn về nên anh kéo tôi đi theo luôn.


Thế là phải trở về Sài Gòn ngay trong đêm nay để sáng sớm mai lên đuờng đi Kampuchia. Tôi từ giã Má tôi và để đứa con gái đầu lòng ở lại với Bà Nội. Tôi và vợ tôi đi theo Long và Nghĩa ra đón xe để về Sài Gòn. Tôi ra đi mà lòng buồn vô hạn, rồi không biết sẽ đi tới đâu trên buớc đuờng bôn ba vô định này. Ở lại Mỷ Tho thì không được, mà đi qua Kampuchia thì cũng không biết ra sao, thật là đau lòng truớc cảnh chia tay, rồi đây không biết có còn được gặp lại nhau. Trong đêm đó hai bà cháu đã tụng niệm suốt đêm để cầu nguyện cho chuyến đi của tôi được bình an. Trời đã tối lúc đó khoảng 9 giờ đêm nên không còn xe chạy về Sài Gòn. Chúng tôi đón chiếc xe lôi đạp để đi vô ngã ba Trung Lương, hy vọng ở đó sẽ có nhiều xe miền Tây lên, dể đón hơn. Ông xe lôi, đạp không muốn nổi, vì trên xe có tới 4 nguời, nên chúng tôi phải thay phiên nhau nhảy xuống để đẩy phụ, nhứt là khi lên dốc cầu Trung An, thì phải nhảy xuống hết rồi qua cầu mới nhảy lên lại.


Vô tới ngã ba Trung Lương là trời đã tối, nên không còn thấy xe miền Tây nào hết, mà chỉ thấy có một chiếc xe hàng bị hư máy và nguời tài xế đang sửa chửa. Chúng tôi mon men lại gần tìm cách làm quen rồi dọ hỏi xin quá giang về Sài Gòn, nhưng ông tài xế nhìn chúng tôi như nghi kỵ điều gì nên lắc đầu trả lời một cách sẳn giọng là xe đang hư mà làm sao cho quá giang đuợc, vì vậy chúng tôi lại lủi thủi đi tiếp. Ở đây có một trạm công an khá lớn để xét xe từ miền Tây lên, nên có nhiều công an ở đồn bót này, nên trong đêm tối mà đi lang thang ở đây cũng nguy hiểm lắm. Tình cờ có một chiếc xe lô chạy từ Mỷ Tho lên huớng về Sài Gòn, chúng tôi mừng quá đón ngoắc lại nhưng xe không ngừng mà chạy luôn một khoảng, rồi bỗng đâu xe dừng lại và lùi lại cho chúng tôi quá giang. Bác tài chỉ cho đi quá giang một quãng đuờng lên đến Tân Hương để đón xe khác mà đi, vì xe này đi về nhà để nghỉ nên không có đi Sài Gòn.


Trong khi xe đang chạy và qua tài giao thiệp của anh Long, cũng là lơ xe, nên anh biết nhiều nguời trong nghề xe đo nên câu chuyện dần dần trở nên thân mật và bác tài dần dần có cảm tình với chúng tôi. Và sẳn đó anh Long đề nghị bao xe đi Phú Lâm rồi bận về anh sẽ phụ giúp tìm khách cho chuyến trở về. Vợ tôi móc trong túi ra đếm còn 200 đồng nên đề nghị bao xe 200 đồng và nhờ anh Long nói thêm vô, nên sau cùng bác tài chịu đi Phú Lâm với giá 200 đồng. Thật là hết sức may mắn, chớ nếu tới Tân Hương chưa chắc gì có xe để đi, mà nếu không lên kịp Sài Gòn trong đêm nay thì ngày mai xe sẽ đi sớm rồi, sẽ mất đi một dịp may hiếm có ngàn vàng.


Khi xe chạy qua khỏi trạm công an Tân Huong một quảng, thì gặp một tốp công an ra chận đuờng. Tôi thấy nguy vì trên xe không có ai khác, chỉ có gia đinh tôi, nên rất khó xoay sở trà trộn. Tôi có ý dò hỏi bác tài coi tính sao, nhung bác tài cho biết là xe không có ngừng đâu vì tụi này là tụi chuyên chận xe dọc đuờng để ăn cuớp, bác tài rất rành về bọn này. Tôi nghe thế cũng thấy mừng thêm, vì thà là chạy luôn nó có bắn theo cũng khó trúng. Bác tài cho xe giảm tốc độ rồi khi đến gần bọn chúng thì tống hết ga vuợt nhanh qua, nên chúng trở tay không kịp, nên xe chạy vuợt qua một cách êm xuôi. Nhưng tôi lại lo cho trạm kiểm soát kế tiếp sợ tụi nó gọi máy báo lên chận bắt xe lại thì còn nguy hiểm hơn. Tôi hỏi ý bác tài thì bác tài nói là tụi nó đâu có máy móc gì đâu mà báo đừng có lo, nên tôi càng yên tâm tin tuởng bác tài muôn phần. Xe qua khỏi Tân An, Bến Lức, Bình Chánh rồi vào Phú Lâm một cách êm xuôi.


Sau khi trả tiền xe xong xuôi là chúng tôi chạy đi ngay vì trời đã tối rồi mà còn phải chạy lo kiếm mượn tiền để đi. Chúng tôi về nhà của Nghĩa cũng ở gần đó, vợ chồng tôi muợn chiếc xe đạp để đạp vô Phú Thọ. Vô tới nhà chị Đồ là đúng nửa đêm, giờ giới nghiêm. Chị Đồ không có sẳn vàng chị rút chiếc nhẩn đang đeo trên tay 2 chỉ vàng đưa cho tôi mượn đở. Tôi đạp xe đạp chở vợ tôi trở về nhà của Nghĩa trong lúc đã quá giờ nghiêm nên cũng sợ bị hỏi giấy tờ hay bị bắt lại thì trể chuyến xe sáng sớm mai đi. Tôi đạp xe lên dốc cầu Minh Phụng không nỗi, vợ tôi phải xuống xe đẩy phụ qua cầu, nguời của tôi lúc đó rất là ốm yếu xanh xao.


Về tới nhà Nghĩa, là chúng tôi phải đi ngay đến chổ đậu xe, để kịp chui vô trong xe sắp xếp truớc khi trời sáng. Đây là chiếc xe hàng dân sự bị VC trưng dụng để chở chiếu qua Nam Vang tiếp tế cho bộ đội VC bên Kampuchia. Long là lơ xe của chiếc xe này nên mới dấu Nghĩa và tôi vô trong đống chiếu mà tài xế không hay biết gì. Sau khi sắp lại đống chiếu, vạch ra một lổ vừa đủ để hai đứa tôi chui vô, xong rồi Long mới gát hai cây gỗ đà ngang trên đầu rồi sắp chiếu phủ kín lên như cũ rất là kín đáo. Chúng tôi đem theo một bình nước và hai ổ bánh mì với một gói muối.

Ngoài hai chỉ vàng của chị Đồ cho muợn, vợ tôi đưa luôn chiếc nhẫn cuới đang đeo ở tay đưa cho tôi, như vậy tôi mang luôn hai chiếc nhẫn cuới. Lúc đó cũng khoảng 3,4 giờ sáng, vợ tôi và má của Nghĩa cũng vẫn còn ngồi đâu đó để chờ sáng ra xe chạy. Long ngồi ở ngoài nên có cho tụi tôi biết là vợ tôi và má của Nghĩa khóc nhiều lắm, vì không biết chúng tôi đi làm sao, vì không ai có tiền hay có vàng đem theo, không biết rồi sẽ đi đến đâu. Riêng tôi thì tôi quyết ra đi mặc dầu không biết ra sao, nhưng vẫn còn tốt hơn là ở lại Việt Nam.


Sáng sớm hôm sau xe rời bến để đi Nam Vang, nhìn qua khe ván ở sàn xe trời còn lờ mờ nghe tiếng nguời nói lao xao mới biết là vừa qua khỏi Ngã Tư Bảy Hiền. Khi đến trạm kiểm soát biên giới thì họ chỉ xét qua loa vì đây là chuyến xe công tác chở đồ cho bộ đội VC. Xe chạy càng nhanh đống chiếu trên đầu càng đe nặng, vì cây gỗ chận trên đầu không còn ở nguyên vị trí củ, mà vì sự lúc lắc của chiếc xe đa làm lệch đi và hai đứa tôi phải đưa lưng chống đở sức nặng bên trên đè xuống. Tệ hại hơn nữa là dọc đuờng VC đón xe đi quá giang nên họ ngồi trên đầu chúng tôi. Nghe tiếng họ nói chuyện với nhau thì biết là VC đang ngồi ở ngay trên đầu mình. Chúng tôi phải rán đưa lưng ra chịu đựng, vì chỉ sợ nó sụp xuống thì bị lộ ngay, rất là nguy hiểm. Khi tiểu tiện thì phải đợi lúc xe chạy nhanh rồi mới dám tiểu qua khe hở của ván sàn xe mà phải tiểu từ từ để bên ngoài không thấy không biết.


Đến chiều thì xe tới nơi đậu vào một chổ nào đó mà tôi nghe có tiếng nhạc của những bản nhạc ngày xua. Tôi mừng thầm vì được nghe lại những tiếng hát quen thuộc đầm ấm nồng nàn tràn đầy kỷ niệm của ngày truớc. Tiếng nhạc hòa lẫn tiếng nguời nói chuyện lao xao gần bên cạnh xe. Chúng tôi vẫn nằm im trong xe chờ khi nào có hiệu lệnh của Long thì mới ra đuợc. Một hồi lâu sau khi bên ngoài hoàn toàn im vắng và khi nghe ba tiếng hiệu lệnh của Long thì chúng tôi chui ra. Khi nhảy xuống xe, tôi không thể đứng được vì bị ngồi lâu trong thế co ro nên chân bị tê cứng, mà Long thì thúc hối phải đi khỏi nơi đây ngay vì sợ tài xế và an ninh đoàn xe họ biết, nên tôi và Nghĩa phải cố lết đi ra khỏi xe thật xa.


Nhìn chung quanh, đây là một bồn binh khá lớn ở cuối đại lộ, bên cạnh một sân vận động, xe đậu một đoàn dài chừng vài chục chiếc, tài xế và lơ xe khá đông, có nhiều xe họ mang theo cả gia đinh vợ con với đồ đoàn nồi niêu soong chảo, nên tôi thấy cũng dễ trà trộn ẩn thân. Tối đó tôi và Nghĩa ngủ ở một đám cỏ bên cạnh đường khoảng giữa đoàn xe và không dám gần xe nào cả vì sợ họ báo với an ninh đoàn xe.

Ngay tối hôm sau, tôi bán chiếc nhẩn cuới đuợc 75 đồng Riel, tiền Kampuchia, và nhờ Long môi giới mời một số tài xế lơ xe ra quán nuớc uống cà phê nghe nhạc, để tìm cách lân la làm quen gây cảm tình với họ. Tôi và Nghĩa đóng vai lơ xe, bạn với Long. Vì Nghĩa cũng là lơ xe nên nói chuyện dễ dàng, còn tôi thì cảm thấy hoàn toàn xa lạ, nên trong các câu giao tiếp tôi thuờng cuời nhiều hon là nói vì sợ bị bại lộ tông tích.

Ban ngày thì ra chợ Nam Vang, bữa đầu thì đi bằng xe lôi cho mọi nguời thấy, và vì không biết đường, mấy lần sau thì đi bộ. Đi ngang qua mấy con đuờng rất đẹp với hai hàng cây phủ mát bên đuờng, với những ngôi biệt thự sang trọng kiến trúc theo kiểu villa của Pháp, giống nhu khu đường Duy Tân, Yên Đổ ở bên xứ mình. Mấy ngôi nhà sang trọng đó bây giờ là dinh của VC, treo cờ đỏ sao vàng và có lính canh truớc cổng. Mỗi khi đi ngang qua thấy hơi chùng chân vì sợ nó hỏi giấy tờ bất tử.


Uống nuớc phong tên ở gần đó, ăn cơm thì mua của mấy gánh bán hàng rong, cơm một dĩa 10 đồng Riel. Ra ngoài chợ thì đi lòng vòng coi nhìn cái này cái nọ cho hết thì giờ, thỉnh thoảng công an chạy ruợt đuổi bắt người ở trong chợ, làm mình cũng sợ giật mình. Tôi thì có ý định tìm mua một quyển sách địa lý để coi bản đồ vùng Battambang, Siem Rệp, vùng biên giới Thái Lan. Họ bày bán sách cũ rất nhiều nhưng đều là tiếng Miên. Tôi lựa xem mấy cuốn sách có hình bản đồ rồi mua một quyển. Nhưng vì tôi không biết tiếng Miên mà mua sách Miên trong đó có hình bản đồ địa lý, nên họ có ý nghi ngờ. Mua xong tôi lật đật đi bộ về chổ đậu xe vì sợ họ báo với công an chợ. Sau khi nghiên cứu bản đồ để biết địa thế, đường đi nuớc buớc, cũng như khoảng cách bao xa. Tôi cố học thuộc lòng vùng Battambang, Siem Rep, vùng gần biên giới Thái Lan, rồi xé bỏ quyển sách đó ngay.


Lúc bấy giờ bên Miên hoàn toàn do VC kiểm soát, thỉnh thoảng có mấy tên lính Miên trẻ mặt còn non choẹt, mang khẩu AK dài đụng tới đất. Ở đây họ mắc loa phóng thanh cứ sáng sớm và chiều tối là nghe tiếng nhạc Miên, một âm điệu đều đều nghe buồn não ruột, nghe nhớ nhà, nhớ vợ nhớ con, nhớ quê hương mình vô cùng. Cuộc đời tôi cũng không ngờ lại lưu lạc đến noi đây, xứ lạ quê nguời, rồi cũng không biết ngày mai sẽ ra sao. Nghĩ lại thân phận mình, lêu bêu bình bồng, mà cảm thấy buồn vô hạn.


Tôi lân la mấy quán nuớc làm quen hỏi chuyện để tìm đuờng đi, thì đuợc biết là xe lửa chạy từ Nam Vang lên Battambang đã bị giật mìn không còn chạy nữa, bây giờ chỉ còn đuờng xe, nhưng VC đặt rất nhiều nút chận kiểm soát để chận bắt đào binh, nên rất khó mà lọt qua đuợc. Tôi ra phía đầu thành phố đường đi về huớng Battambang để xem trạm kiểm soát họ xét ra sao. Tôi thấy rất ít xe đi về phía đó và họ kiểm soát rất kỹ. Xe thì không thấy loại xe đò chở khách, mà toàn là xe chở hàng hay xe quân sự. Vả lại tôi không biết tiếng Miên nên rất ít hy vọng thoát qua đuợc, giá mà còn xe lửa thì tốt hơn.





Ở đây đuợc ba ngày thì nghe tin đoàn xe được lệnh đi xuống hải cảng Kompong Som tức là Sihanoukville. Tôi không biết hải cảng này ra sao, nhưng nghe nói ở đó có tàu ngoại quốc ra vào. Trước đó tôi có dọ hỏi đuờng lên Battambang, thì họ nói là phải có nguời dẫn đuờng và phải trả bằng vàng, ít nhứt là hai lượng. Trong mình tôi chỉ đuợc hai chỉ vàng thì làm sao mà đi và hơn nữa chúng tôi không biết tiếng Miên nên rất khó khăn, thành ra tôi đã bỏ ý định đi lên Battambang. Bây giờ nghe tin đi xuống hải cảng Kampong Som thì tôi thấy cứ đi đại xuống đó rồi sẽ tính sau, dầu sao ở hải cảng cũng còn có hy vọng hơn.


Buổi trua hôm đó tôi và Nghĩa ra chợ mua một nải chuối, lên chùa Năm Tháp gần đó để cúng Phật, để cầu xin Đức Phật Từ Bi độ trì đưa đuờng dẫn lối cho chúng tôi thoát ra đuợc khỏi nạn cộng sản. Sau khi quỳ lạy cầu nguyện Đức Phật xong, khi đứng lên là không còn thấy nải chuối đâu hết, mà trong lúc chúng tôi quỳ lạy thì có nguời tới chớp nải chuối đi mất thật là nhanh.


Đêm đó suy tính cách theo xe để đi, vì Long bảo phải tìm xe khác mà đi, chứ không được đi theo xe cũ vì sợ tài xế biết. Trong thời gian mấy ngày ở đó tôi cũng đã quen biết nhiều nên họ nhận cho tôi đi theo. Đoàn xe đi đến trạm kiểm soát thì ngừng lại để xét truớc khi ra khỏi thành phố, nhưng vì đoàn xe này có sự vụ lệnh đi công tác xuống hải cảng để chở hàng cho bộ đội VC nên không bị lục soát hay hỏi han gì và qua trạm kiểm soát này một cách dễ dàng.

Trên đuờng đi VC đóng đồn dọc theo đường, thỉnh thoảng đón xe quá giang, nhưng tôi ngồi phía trước chung với tài xế và lơ xe, nên rất là yên tâm. Trên xe bác tài có khoe một khẩu súng AK47 đuợc phát cho mỗi xe, nhưng chưa chắc là bác tài đã biết sử dụng. Tôi nhớ bữa đó trời mua tầm tả và xe bị hư máy phải dừng lại để sửa chữa, nhưng bác tài rất rành nghề chỉ sửa một chút là xong ngay, nhưng phải câu một bình xăng phụ ở bên ngoài. Đến chiều thì xe đến hải cảng Kampong Som, xe dừng trước cổng trên con đường lộ đá dẫn vào hải cảng. Khi xe vừa đến nơi thì tài xế và lơ xe đi vô cổng một cách tự nhiên mà không bị hỏi giấy tờ gì hết, nên tôi, Long và Nghĩa cũng đi theo vô trong hải cảng một cách dễ dàng.


Hải cảng này ở xa khu dân cư, có mấy lớp hàng rào kẻm gai bao bọc chung quanh, và một trạm kiểm soát tại cổng chính ra vào, với một số công an biên phòng VC canh gác. Đóng trên một ngọn đồi gần đó là một đồn công an biên phòng. Bên trong hải cảng là một bến đá, xây bằng đá tảng, để tàu cặp bến. Tôi cố nhìn thật kỹ quanh bến tàu để tìm xem có chiếc tàu nào của nuớc tự do, nhưng tôi chỉ thấy toàn cờ đỏ búa lìềm, toàn cờ cộng sản, thật là thất vọng vô cùng. Gần bến tàu là hai nhà kho rất lớn bằng sắt cất theo kiểu tiền chế của Mỹ. Có một đuờng rầy xe lửa, và ở phía trong xó góc có vài toa xe lửa bỏ không, không thấy nguời lai vãng, gần đó có một phong tên nuớc. Ở phía ngoài cổng bên cạnh con đuờng lộ đá là một cái ao khá lớn, mà thỉnh thoảng thấy có công an đến câu cá. Chiều tối đó tôi trở ra xe để ngủ qua đêm.


Sáng sớm hôm sau xe vô đậu truớc nhà kho lớn để chất hàng lên. Họ chất lên những bao bắp hột do nhân đạo quốc tế viện trợ để cứu đói cho dân Kampuchia, nay thực phẩm đó đuợc dùng để nuôi ăn cho bộ đội VC. Tôi chỉ còn bửa nay để đi lại thong thả trong hải cảng này, đến sáng mai khi đoàn xe đi rồi thì tôi không còn chuờng mặt ra đây đuợc nữa, vì bọn công an thấy sẽ biết ngay.


Chúng tôi đang lân la trong hải cảng thì bỗng có một chiếc tàu tuần của công an biên phòng VC vào cặp bến để lấy nước ngọt ở cái phong tên nuớc. Khi đó họ có hỏi tụi tôi, có muốn mua mấy món đồ lậu như ruợu, thuốc lá, đồng hồ, máy radio cassette v.v….Chúng tôi làm bộ nhận chịu, nhưng hẹn với họ ngày mai sẽ gom tiền cho nhiều để mua một lần cho tiện. Họ nghe nói thế tuởng là trúng mối to. Sau khi lấy nuớc xong là họ đi, truớc khi rời bến họ rủ chúng tôi lên tàu. Long nhanh chân nhảy lên truớc, tôi còn đang luỡng lự ngần ngừ, vì không biết họ đi đâu và đi làm cái gì, họ không nói gì cả, chỉ rủ lên tàu để đi thế thôi. Long đã ở trên tàu rồi nên thúc hối tôi lên tàu. Khi tàu mở dây cột tàu sắp chạy và vì sự thúc hối của Long nên tôi cũng nhảy lên theo, còn Nghĩa thì không đi.


Tàu chạy ra ngoài, nghe họ kể về những chuyện đi bắt ghe tàu vuợt biên. Họ đã bắt rất nhiều ghe tàu vuợt biên và lên giọng rất là sắt máu. Nguyền rủa những nguời vuợt biên là bọn phản quốc, chạy ra nuớc ngoài, bám chân đế quốc để ăn bơ thừa sữa cặn v.v… Tôi thầm nghĩ đến những chiếc ghe tàu vuợt biên nếu bị chiếc tàu tuần này bắt, thì coi như là thân tàn ma dại. Có những chuyến ghe tàu vuợt biên bị công an VC xả súng tàn sát mặc dầu họ biết đa số là đàn bà con trẻ.


Họ dẫn chúng tôi xuống hầm tàu để quảng cáo mấy món hàng mà chúng tôi hứa sẽ mua. Tàu chạy một lúc rồi cặp bến vô đậu trong căn cứ hải quân của chúng, rồi bảo chúng tôi lên bờ. Tôi cứ tuởng là tàu trở lại bến cũ cho mình lên, ai dè lại vô căn cứ VC nên cũng hơi ngại ngại. Hai đứa tôi đi ra cổng và đi theo con đuờng lộ đá dẫn vô bờ. Căn cứ này nằm xa bờ chừng vài chục thuớc, có con đuờng lộ đá làm bằng những tảng đá núi mà xe loại lớn có thể chạy đuợc.


Vô tới bờ đi bộ nguợc trở về hải cảng, dọc theo bờ biển thấy có một xóm chài, có một số tàu đánh cá, hai đứa tôi vô hỏi thăm. Lên một chiếc tàu thì gặp một nguời có mang một khẩu súng AK47, lỡ rồi nên tôi làm bộ hỏi để mua cá. Anh này nguời Miên gốc Việt nên nói được tiếng Việt. Anh ta ngó tới ngó lui rồi hỏi tụi tôi có muốn vuợt biên không.

Chắc có lẽ họ thấy bộ dạng mình vô đây là định tìm đuờng vuợt biên nên mới hỏi thẳng như vậy. Thấy anh ta có súng thì hơi sợ, nhưng trong bụng thì muốn tìm cơ hội để đi, nên tôi cũng trả lời lưng chừng là bây giờ mà tính chuyện vuợt biên đâu phải dễ, tụi tôi ở đoàn xe vận tải đang đi công tác ở hải cảng. Ông ta tiếp thêm là nếu muốn vuợt biên thì ba ngày nữa trở lại đây rồi họ sẽ đưa ra hải đảo, ở đó họ sẽ chuyển qua tàu đánh cá Thái Lan, mỗi nguời hai lượng vàng, ba ngày nữa tàu sẽ ra khơi, nếu muốn đi thì lại đây. Nói xong ông ta cho một con cá to và hối tụi tôi đi ngay, vì ở đây lâu không tiện dễ bị nghi ngờ.


Tôi và Long trở về hải cảng, trên đuờng đi thỉnh thoảng gặp các toán tuần tiểu của công an biên phòng, họ đi tuần tra dọc theo bờ biển. Chúng tôi giả vờ mò cua bắt cá trong các hóc kẻ đá, khi họ đi qua khỏi rồi thì tiếp tục đi. Đi bộ một đoạn đường khá xa chừng vài cây số. Khi về đến chỗ đậu xe thì thấy có gánh bán cơm, tôi đổi cho họ con cá để lấy hai dĩa cơm. Sau khi ăn xong, tôi bàn với Long và Nghĩa là tối nay phải vô ngủ ở trong hải cảng, vì sáng sớm đoàn xe sẽ chạy trở về Nam Vang, khi đó thì mình không còn có chỗ ẩn thân ở bên ngoài đuợc.

 Long và Nghĩa thì có ý định trở lại Nam Vang, rồi trở về Việt Nam kiếm thêm tiền, vàng rồi trở qua đây, để đi theo mấy ghe tàu đánh cá. Riêng tôi thì tôi quyết tâm ở lại, kiếm chỗ ẩn náu quanh đây, may ra có dịp tìm đường đi, chớ quay trở lại Việt Nam thì không thể đuợc. Tôi quyết tâm là sẽ đi tới mãi chớ không quay lui. Riêng Long và Nghĩa đều là lơ xe nên chuyện đi hay trở về đều không có gì là nguy hiểm cả. Sau khi bàn tính một lúc thì Long và Nghĩa đồng ý ở lại vì thấy tôi quá quyết tâm. Chúng tôi mua ba ỗ bánh mì và lấy theo một bình nuớc rồi vô trong hải cảng ngay, truớc khi trời tối.


Tôi đã để ý từ truớc thấy có mấy goong xe lửa bỏ không ở một xó góc không có nguời lui tới. Vì vậy chúng tôi đợi đến khi trời tối, kín đáo lẻn vô trong toa xe đó và trốn luôn trong đó. Ngồi trong goong xe nhìn qua khe ván thấy đồn công an canh gác ở cổng cũng không xa lắm, vì vậy chúng tôi phải giữ gìn thật hết sức im lặng, đề phòng thật kỹ luỡng. Trong những lúc nguy hiểm tôi thuờng cảnh giác thức suốt đêm, quan sát nghe ngóng mọi động tịnh bên ngoài. Sợ khi ngủ hết, lỡ mà có nguời nào ngủ mớ la hoảng hay phát ra tiếng ngáy thì nguy hiểm lắm.


Khi trời sáng hẳn, tiếng đoàn xe rời hải cảng để trở về Nam Vang. Lúc bấy giờ bên ngoài không còn nguời lui tới, không còn thấy bóng dáng tài xế hay lơ xe nữa, vì vậy chúng tôi phải ẩn mình cho thật kỹ. Chúng tôi nằm im trong toa xe lửa đó, buổi trưa trời nóng như thiêu, chúng tôi cởi trần, nhờ khe ván hở nên cũng không đến đỗi nào. Tôi chỉ sợ nếu có nguời muốn sử dụng goong xe này, họ đến kéo đi thì rất là nguy, chúng tôi sẽ bị phát giác ngay.

Cho đến chiều thì may quá có một đoàn xe khác xuống cùng vào đậu ở phía cổng như truớc. Tôi mừng quá vì lại có dịp ra ngoài trà trộn với đám tài xế lơ xe mà không ai để ý. Và cũng vào khoảng 4 , 5 giờ chiều hôm đó, bỗng đâu xuất hiện một chấm đen từ ngoài biển khơi đang tiến dần vô bờ, càng lúc càng lớn dần và sau cùng hiện rõ ra một chiếc tàu đang huớng vô hải cảng, rồi từ từ cặp vào bến đá. Một chiếc thương thuyền quá lớn mang tên PEP STAR, đặc biệt là lá cờ trên tàu không phải là cờ đỏ búa liềm, chắc chắn không phải là tàu cộng sản. Hơn nữa chữ PEP STAR có vẻ là tiếng Anh hơn là tiếng Nga.





Sau khi tàu cặp bến xong xuôi, thấy có nhiều nguời đi lại gần chiếc tàu, khi đó tài xế và lơ xe ra vô tấp nập. Trời đã tối chúng tôi chui ra khỏi chỗ trốn và tìm cách lại gần chiếc tàu. Lúc đó có nhiều công nhân nguời Miên đang lên tàu, tôi liền hỏi nguời thủy thủ trên tàu họ cho biết là tàu của nuớc Đan Mạch, mà Đan Mạch là một nuớc ở Âu Châu, nên tôi yên trí chắc chắn không phải là một nuớc cộng sản, tôi mừng quá vì có thể xin tị nạn đuợc.

Trong bóng tối chúng tôi ngồi ở xa xa nhìn lên chiếc tàu thấy công nhân nguời Miên lên xuống theo chiếc cầu sắt cặp sát bên hông tàu. Ở trên tàu ngay chỗ đầu cầu lên xuống có hai tên công an đang đứng canh gác kiểm soát mọi nguời lên xuống rất là kỹ lưỡng. Tôi tập trung quan sát mọi hoạt động trên tàu để tìm cách lẻn trốn lên tàu, nhưng rất là khó khăn vì hai tên công an đang canh gác quá kỹ. Nếu lở lên tàu mà chúng bắt tại trận thì hết đuờng chối cãi chỉ có nuớc vô tù, mà riêng tôi thêm tội trốn trại nữa thì chắc chúng sẽ không tha.

Kể từ khi chui ra khỏi hàng rào ở trại tù Tống Lê Chân cho đến bây giờ là tôi đã vuợt đuợc một quảng đuờng khá xa, đã ra khỏi nuớc và ra đến biển và con đuờng duy nhất là phải lên cho bằng đuợc chiếc tàu này. Nhìn lên trên tàu mà thèm thuồng uớc gì mình đuợc trốn vô nằm trong chiếc thuyền cấp cứu đang treo lủng lẳng đong đưa trên đó thì quá kín đáo. Tôi cứ nhìn hoài, tàu này chở những chiếc xe truck, chỉ có phần đầu máy với cái suờn phía sau. Đây là những chiếc xe viện trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc. Cần trục trên tàu đang hoạt động liên tục đang bốc hàng xuống, mỗi lần một chiếc xe, cho nên rất là nhanh. Theo tôi nghĩ thì trong đêm nay sẽ bốc hàng xong và ngày mai tàu sẽ đi, mà tàu của các nuớc Âu Châu thì hiếm khi vào hải cảng của nuớc cộng sản này.


Trời tối dần mà Long và Nghia thì cứ hối thúc hoài, định leo đại theo dây cột tàu mà ra tàu. Nhưng đèn pha chiếu sáng khắp tứ phía thì làm sao mà leo ra đuợc, mà làm sao thoát hết đuợc ba đứa. Rồi Long lại tính đuờng nhảy xuống nuớc bơi qua bên kia thành tàu rồi tìm cách leo lên tàu. Tàu thì cao sừng sững đâu có dễ gì leo lên được, mà chung quanh đèn chiếu sáng choang, vừa nhảy xuống nuớc là bị bắn liền chứ đừng nói gì tới bơi ra tàu.


Tôi cứ chờ đợi dịp thuận tiện, mắt tôi cứ dán sát vào hai tên công an đang đứng gác trên tàu, một tên mang súng AK47, còn một tên mang K54 có lẽ là cán bộ. Quan sát theo dõi họ thật kỹ để mong tìm một chút sơ hở, nhưng mỗi lần có ai lên tàu là nó chận lại xét hỏi rất kỹ càng. Với lại mình không biết tiếng Miên, không giống nguời Miên, nên khó qua mặt đuợc nó.


Bỗng dưng trời xui đất khiến hai tên công an này đồng lúc rời bỏ vị trí buớc vô trong cabin tàu. Tôi vụt chạy lên tàu tức khắc kéo theo Long và Nghĩa. Khi lên đuợc trên tàu chúng tôi chạy băng qua bên kia thành tàu và tìm chỗ ẩn trốn, thì khi đó hai tên công an lại trở ra canh gác như cũ, nhưng chúng chỉ nhìn về phía cầu thang lên xuống, chứ không để ý gì về phía chúng tôi. Tôi nhìn quanh quất không thấy có chỗ nào để ẩn thân, không thể chui vô đống dây luột hay đống cây gỗ bên cạnh đó, vì dấu đầu lòi đuôi không thể che dấu hết ba nguời. Nhìn xuống hầm tàu thì thấy nhân công Miên đang làm ở duới đó và không thể lẫn quẫn ở đây lâu đuợc vì thủy thủ hay công nhân Miên bất chợt họ thấy họ sẽ nghi.


Ở trên tàu có hai cần trục một cần trục ở phía bên kia đang hoạt động liên tục, còn một cần trục phía gần bên tôi thì không hoạt động. Ở phía trên là phòng điều khiển bằng kiến, ở bên duới là phòng máy, có một lỗ tròn vừa nguời chun vô, tôi liền thử chui vô rồi kéo Long và Nghia vô theo. Tôi cố ép sát nguời vô trong để vừa đủ chỗ cho ba đứa ẩn mình. Lần lần tôi dọn dẹp các lon dầu, đồ đạt dụng cụ để chui sâu vào trong. Nếu có ai bất chợt đi ngang qua thì sẽ không thấy chúng tôi đuợc, nhưng nếu ló đầu vô trong thì sẽ thấy ngay. Hơi yên tâm một chút, lúc đó chắc cũng vào khoảng 11, 12 giờ đêm.

Cần trục bên kia vẫn còn đang tiếp tục hoạt động, độ một giờ sau thì chấm dứt. Sau đó công nhân lần luợt rời khỏi tàu, duy chỉ còn hai tên công an vẫn đi tới đi lui canh gác bên kia thành tàu. Sau đó nắp hầm tàu đuợc đóng lại, nắp hầm tàu làm bằng những lá sách bằng sắt nó chạy từ trong ra ngoài nghe rền vang. Sau khi nắp hầm tàu đậy xong, bây giờ chúng tôi có thể chui vô sâu thêm nằm truờn mình trên nóc hầm tàu và mọi sự trở lại vắng lặng hoàn toàn.


Tôi suy nghĩ, truớc khi tàu rời bến chắc chắn công an biên phòng và quan thuế sẽ kiểm soát rất kỹ, cho nên tôi phải tìm chỗ trốn khác kín đáo hơn, chớ không thể trốn ở đây đuợc. Lúc còn ở duới nhìn kỹ mọi hoạt động trên tàu, tôi thấy thỉnh thoảng có thủy thủ lên xuống ở phía truớc mủi tàu, như vậy phải có cầu thang lên xuống ở mũi tàu.

Đợi đêm thật khuya vắng lặng, tôi dặn dò Long và Nghĩa từng nguời một lần luợt chui ra và phải chờ khi nào công an quay lưng lại thì mới cho chui ra. Bò theo thành tàu, bò ra phía truớc mũi tàu để tìm cầu thang đi xuống hầm tàu. Trên tàu rất trống trải mà đèn thì sáng choang, do đó phải bò thật thấp để không thấy lộ hình lên trên nền trời. Sau cùng tôi đợi khi tên công an vừa xây lưng lại là tôi chui ra sau cùng, bò dọc núp duới thành tàu đến gần mủi tàu thì thấy có một cửa nhỏ, tôi mở chốt cửa rồi chui vào trong, có một cầu thang bằng sắt hình khu ốc, tôi lần theo xuống.


Xuống đến hầm tàu thì tôi thấy Long và Nghĩa nằm dài ở đó. Đây là khoang tàu nơi chứa hàng, sau khi hàng bốc đi rồi thì trống trơn không có chỗ nào để ẩn thân, mấy cây cột bằng sắt cũng không lớn đủ để che thân. Tôi thấy trốn ở đây không đuợc vì sẽ bị lộ ngay. Tôi lần theo cầu thang khu ốc để đi xuống nữa, thì khi xuống duới đáy hầm tàu, tôi thấy có một đống cây gỗ ở ngay mũi tàu, tôi mừng quá vì tìm đuợc chỗ trốn tốt. Tôi sắp lại đống cây gỗ để chừa ra một lỗ trống, đủ chỗ để cho ba đứa chui vào, xong rồi kéo thanh gỗ đậy lại, trông giống như cũ, không có dấu vết gì khả nghi. Lúc đó chắc khoảng 3, 4 giờ sáng, tôi nằm im trong đó, không dám ngủ và dặn kỹ Long và Nghĩa phải giữ thật im lặng, không được thở mạnh hay ho hen.


Độ khoảng 6 giờ sáng, tôi nghe tiếng lộp cộp đi xuống cầu thang, họ quét đèn lên trên đống cây, nhưng không thấy gì khả nghi, họ bỏ đi trở lên. Một lúc sau nữa tôi nghe tiếng còi tàu hụ lên ba tiếng, tôi mừng quá vì “tàu souffler ba là tàu ra cửa biển”. Một hồi sau tôi nghe tiếng sóng nước rào rào ở mủi tàu, tôi chợt biết là tàu đã chạy. Vì đang ở mủi tàu nên tôi không nghe tiếng máy tàu, mà chỉ nghe tiếng sóng nước đập vào thân tàu nghe rào rào và càng lúc càng mạnh. Đến một hồi nữa nghe ầm ầm, tôi biết là tàu đang chạy nhanh, đang rẽ sóng ra khơi. Một hồi sau chúng tôi chui ra khỏi đống cây gỗ.


Tôi định chờ một ngày một đêm rồi mới lên trình diện vì sợ nếu còn trong hải phận Kampuchia hay Việt Nam, thì họ có thể kêu tàu tuần đến bắt chúng tôi. Nhưng đến chiều thì Long bị ói mửa vì say sóng, càng lúc càng nặng, mặc dù trong bụng không còn thức ăn, chỉ ói ra nuớc, ói ra mật xanh. Sau cùng Long năn nỉ tôi phải lên trình diện, nếu không sẽ chết. Lúc đó tôi nghĩ là tàu đã chạy đuợc khoảng 8, 9 tiếng đồng hồ, chưa được xa lắm, chắc là còn trong hải phận Việt Nam, nhưng vì Long năn nỉ quá, nên sau cùng tôi đành phải lên trình diện.

Một mình tôi lên truớc, theo cầu thang khu ốc để lên và khi vừa chui ra khỏi cửa ở mủi tàu nhìn lên phía phòng lái bằng kính, tôi thấy nguời hoa tiêu đang nhìn xuống phía chỗ tôi, chỗ mũi tàu. Tôi tức tốc tìm cách đi thật nhanh lên đó ngay, vì sợ họ kêu tàu tuần đến bắt. Tôi đi thật nhanh, leo lên cầu thang lên tầng trên cùng và đi thẳng vô phòng lái.


Thấy tôi vừa buớc vô phòng hoa tiêu, ông ta nỗi giận dậm chân đùng đùng, bấm còi báo động. Ông hỏi tôi là ai, làm gì vô đây. Tôi liền trả lời tôi là sĩ quan Việt Nam trốn từ trại tù ở Việt Nam sang Kampuchia và trốn xuống tàu hồi đêm qua, tôi xin được tị nạn. Nhờ tôi nói bằng tiếng Anh, mặc dù không được trôi chảy, nhưng cũng hiểu đuợc phần nào. Lúc đó quần áo mặt mày tôi lem luốt dính đầy dầu nhớt, mạt cưa trông không giống ai. Tôi nói tiếp tên họ số quân của tôi và tôi đã học khóa Bộ Binh Cao Cấp tại truờng Fort Benning, tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ và xin ông vui lòng liên lạc với tòa đại sứ Mỹ nào gần đây thì sẽ xác đinh đuợc lý lịch của tôi. Tôi xin ông một điều là nếu ông không nhận cho tôi tị nạn, thì xin ông bỏ tôi xuống biển, chớ đừng gọi tàu tuần đến bắt tôi, vì họ sẽ giết tôi.


Sau khi nghe tôi trình bày sự việc, tình hình bắt đầu lắng dịu, tôi liền nói thêm là hiện còn có hai nguời nữa còn đang trốn duới hầm tàu. Ông ta lại nỗi giận lên, kêu nguời đi xuống dẫn Long và Nghĩa lên. Long và Nghĩa đuợc dẫn lên ngồi trong góc, trông rất thãm não, mặt mày xanh xao, quần áo lem luốc bẩn thỉu. Xong rồi ông Thuyền truởng gọi báo về công ty, một lúc sau thì công ty chấp nhận cho chúng tôi tị nạn. Tôi mừng quá đỗi, coi như được sống lại và tôi có hỏi ông là hiện giờ tàu đang ở đâu, có còn trong hải phận Việt Nam không, thì ông chỉ cho tôi thấy một hòn đảo trông mờ mờ từ xa đó là đảo Thổ Chu của Việt Nam và ông cũng nói thêm rằng là kể từ bây giờ không ai có quyền lên tàu này để bắt chúng tôi lại, vì đây là tàu của Đan Mạch là đất nuớc Đan Mạch.


Một số thủy thủ đứng chung quanh, nghe thấy, dần dần họ có cảm tình với chúng tôi, họ đưa cho quần áo giày dép rồi dẫn chúng tôi đi tắm. Cho chúng tôi vô ở trong một căn phòng, đây là phòng của một ông kỹ sư đã đi phép. Trên giường nệm có hai tấm nệm tôi lấy một tấm đặt xuống sàn nằm ngã lưng xuống một cách thoải mái tuyệt trần. Một lúc sau chúng tôi được dẫn đi ăn, một bửa ăn thật tuyệt diệu trong đời, trong đó có cơm chiên dương châu và mấy khúc cá thu hấp rất thơm ngon chưa từng có. Đây là một bửa ăn tuyệt diệu nhất, tự do nhất, thoải mái nhất, mà tôi cảm thấy như đuợc sống lại sau bao nhiêu ngày trốn tránh lang thang vất vả căng thẳng tột cùng, có đôi khi gần nhu tuyệt vọng.


Sau khi ăn xong bửa cơm tuyệt diệu đó, chúng tôi đuợc dẫn đi thăm viếng tàu. Truớc hết đến phòng ông thuyền truởng, ông rót ruợu uống mừng cho chúng tôi đã thoát nạn cộng sản và chụp hình lưu niệm. Sau đó đi tiếp qua các phòng và được biết trên chiếc tàu này có nhiều nguời thuộc quốc tịch khác nhau như Hòa Lan, Đan Mạch, Ba Tây, Phi Luật Tân v.v….Các thủy thủ trên tàu cho chúng tôi xem hình ảnh gia đình của họ và chuyện trò rất là thân mật, thật là hết sức lịch sự và đầy tình nhân ái. Nghĩa có mang theo một số tiền Việt Nam không còn xài được nữa, nên mới đưa cho các thủy thủ. Họ rất tốt bụng đã cho lại chúng tôi mỗi nguời 20 US dollars và chọn cho chúng tôi mỗi đứa một bộ đồ vừa vặn đẹp đẽ để mặc khi lên bờ.


Chúng tôi được cho lên phòng hoa tiêu để ngắm nhìn hoàng hôn trong buổi chiều tàn, nhìn mặt trời lặn trong cảnh nuớc trời bao la, thật là tuyệt đẹp, mà tuởng chừng như trên chốn bồng lai tiên cảnh nào vậy, trong khi con tàu đang luớt sóng thật êm đềm. Đây là một chiếc thương thuyền rất lớn nên chạy thật là êm ái, khác xa với cảnh tuợng của những chiếc ghe vuợt biên bé nhỏ, chở đầy nguời, bập bềnh trên biển cả mênh mông, sóng gió hãi hùng, và còn phải lo sợ bị hải tặc hảm hiếp, cuớp của giết nguời thật là ghê rợn.


Buổi tối hôm sau tàu tiến vô một hải cảng với muôn ngàn ánh đèn rực rỡ, trong một vùng vịnh bao la, với vô số thương thuyền tàu bè đủ loại, trông thật hùng vĩ huy hoàng tráng lệ. Đó là hải cảng Singapore. Theo thủ tục của luật di trú thì chúng tôi phải vô trong phòng và thuyền truởng sẽ khóa cửa lại, để giử chúng tôi trong đó. Tuy nhiên nếu có cần gì thì cứ gọi, thỉnh thoảng có nguời đến thăm chừng, thật là hết sức lịch sự tử tế và chu đáo vô cùng.


Chừng vài tiếng đồng hồ sau thì có hai nhân viên của sở di trú Singapore đi xuồng máy ra lên tàu và mở khóa cửa phòng, thẫm vấn chúng tôi và làm thủ tục giấy tờ, xong rồi họ đi ngay. Sau đó thì có một phái đoàn của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, UNHCR, xuống phỏng vấn và làm thủ tục. Tôi trình bày bằng tiếng Anh, nhưng bất ngờ nguời đó trả lời bằng tiếng Việt và bảo tôi cứ nói bằng tiếng Việt Nam đuợc rồi. Tôi mừng quá vì đuợc gặp nguời đồng hương, sau này tôi đuợc biết đó là cô Bích làm việc trong văn phòng Cao Ủy Tị Nạn ở Singapore. Khi làm thủ tục giấy tờ, và trong nguyện vọng xin đi định cư nuớc nào, thì tôi xin đuợc đi Mỹ, vì hiện tôi có một đứa em đang ở Mỹ, và tôi cũng đã từng du học ở Mỹ, nên nghĩ rằng sẽ đuợc cứu xét dễ dàng hơn. Chúng tôi ngủ thêm một đêm trên tàu và sáng hôm sau thì có nguời của Cao Ủy Tị Nạn ra đón ba đứa tôi lên bờ, tôi còn nhớ đó là cô Robin, nguời nuớc New Zealand.

Sau một thời gian 22 ngày đêm vuợt thoát từ trại tù Tống Lê Chân, nay tôi được đặt chân lên một đất nuớc tự do là nuớc Singapore vào ngày 27 tháng 6 năm 1980. Chúng tôi đuợc đưa về tạm trú ở khách sạn YMCA. Ở đây hiện có chừng muời nguời Việt Nam tị nạn cũng mới đến chừng vài ngày truớc và họ giao nhiệm vụ cho tôi làm thông dịch viên. Điều đầu tiên là tôi ra Bưu điện để đánh điện tín về Việt Nam cho gia đình tôi biết tin. Vì có tiền 20 dollars nên tôi gọi taxi ra Bưu điện và gởi điện tín về cho vợ tôi với nội dung nhu sau: “Đã giải phẩu xong bình an” , đó là câu mật hiệu để cho vợ tôi biết là tôi đã thoát nạn và đã đến nơi an toàn. Điện tín này đã đến nhà tôi vào ngày 30 tháng 6 năm 1980. Vợ tôi hết sức vui mừng khi nhận đuợc điện tín này, phân vân không biết Singapore là nước nào ở đâu. Vợ tôi liền đi xuống Mỹ Tho để báo tin mừng và vô Trung Lương, nơi đất hương quả mồ mã tổ tiên để cúng tạ.


Chúng tôi ở khách sạn YMCA vài ba ngày để làm thủ tục. Buổi chiều rỗi rảnh chúng tôi dắt nhau ra chợ Tàu. Đi bộ chừng 15 phút là đến, một dãy kios quán ăn rất là đông vui và ngon miệng. Long biết nói tiếng Tàu nên rất dễ giao tiếp. Ở Singapore 80% là người Hoa, còn lại là nguời Ấn và người Mã Lai.


Sau đó chúng tôi đuợc đưa vào Trại Tị nạn Sambewang, còn gọi là trại Hawkins. Khi vừa buớc vô văn phòng trại tị nạn, tôi chợt thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn treo trên tường mà lòng hân hoan vui mừng quá độ. Tôi và nhóm nguời mới tới đều vui mừng sung suớng đến rơi nuớc mắt, đuợc hôn lên Lá Cờ Quốc Gia Dân Tộc và biết chắc rằng mình đã thật sự thoát khỏi ngục tù cộng sản và đã đến đuợc bến bờ tự do.


Chúng tôi đuợc lãnh tiền trợ cấp mỗi nguời 2.50 đồng một ngày, một đồng Singapore lúc đó trị giá vào khoảng 0.8 dollar Mỹ. Ngoài ra còn đuợc phát mỗi nguời một chiếc chiếu, và cứ 6 nguời thì đuợc phát một cái lò nấu ăn. Đây là một trại lính với nhiều tòa nhà có hai tầng khang trang, trại viên trải chiếu trên sàn gạch rất mát mẻ sạch sẽ, không có ruồi muỗi. Phía ngoài là sân cỏ, đuợc giử gìn chăm sóc cắt xén rất đẹp như một tấm thảm xanh.


Cuộc sống ở trại tị nạn này rất là thoải mái, có khu chợ nhỏ ngay trong trại, đa số là nguời Ấn độ, bán đủ loại thực phẩm, rau cải, trái cây, đặc biệt là trái sầu riêng ở đây có rất nhiều. Ở ngoài vòng rào và cách trại chừng vài trăm thuớc, có một con rạch rất lớn, có nhiều cá, nhứt là cá rô Phi. Có nguời chui rào ra, luới đuợc rất nhiều cá, đem về bán chui qua các nhà.


Những nguời đuợc đưa về trại này thuờng là chỉ đuợc tạm trú ở đây khoảng 3 tháng, để làm thủ tục đi định cu, hoặc là những nguời từ trại đảo Galang đưa đến chờ máy bay để đi định cư. Hàng ngày công việc của trại là theo dỏi tin tức phát thanh trên loa, để biết khi nào đuợc gặp phái đoàn để đuợc phỏng vấn và khám sức khỏe.

Khi mới đến trại khai hồ sơ lý lịch, vì tôi đã từng du học bên Mỹ nên được Ban Chỉ huy trại giao nhiệm vụ làm Thông dịch viên. Công việc thường ngày của tôi là giúp thông dịch nếu có phái đoàn vô trại. Còn không thì phải đưa người đi ra các toà Đại Sứ Anh, Mỹ, Úc v.v…Hoặc đưa người đi bệnh viện, để khám sức khỏe để đi định cư. Ở trong trại cũng có bệnh xá để điều trị các bệnh nhẹ thông thường như ho, đau bụng, nhức đầu, nóng lạnh v.v…Lúc đó có Bác sĩ Rạng trách nhiệm bệnh xá, ông cũng là người tị nạn và trước kia ông từng là bác sĩ của Bệnh viện 3 Dã chiến ở Phú lợi Bình Dương.

Ở trong trại tôi thấy có nhiều hoàn cảnh rất là thương tâm. Có nhiều nguời mất vợ mất con mất cha mất chồng trên đường vượt biển. Như có một ông bác sĩ, tôi nhớ mang máng tên là Phùng, Bác sĩ Phùng, ông bị khủng hoảng tinh thần gần như điên loạn, vì cả gia đinh vợ con đều bị chết. Tôi thấy ông cứ đi lang thang nói nhảm suốt cả ngày. Vì ông mắc bệnh tâm thần như vậy nên không được phái đoàn nào phỏng vấn, rồi không biết sau này ra sao.

Sau khi đến trại đuợc một tuần, tôi liền gởi gói quà nhỏ đầu tiên về cho gia đình, trong đó có vài thước vải đen, chai dầu xanh và kẹo bánh. Ba tháng sau vào tháng 10 năm 1980 thì tôi được đi định cư qua Mỹ. Long và Nghĩa thì được định cư ở Đan Mạch.

Với lòng tri ơn sâu xa, tôi xin ghi lòng tạc dạ công ơn cứu tử của thuyền trưởng và toàn thể thủy thủ đoàn trên chiếc thương thuyền Pep Star, thuộc công ty hàng hải của nước Đan Mạch, đã cứu vớt tôi và giúp cho tôi thoát khỏi ngục tù cộng sản và cho tôi đến được bến bờ tự do. Đây quả là một công ơn quá lớn lao mà suốt đời tôi không bao giờ quên đuợc.

Tôi cũng không bao giờ quên nghĩa cử cao đẹp, đầy lòng nhân đạo của Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc UN/HCR và dân tộc các nuớc trên thế giới, đã mở rộng vòng tay cứu vớt, trợ giúp và cưu mang chúng tôi, những người tị nạn trốn chạy khỏi chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân bản.


Sau khi đến Hoa Kỳ được một năm thì tôi đuợc vào quy chế thường trú, năm năm thì đuợc vào quốc tịch. Ngay khi đến Hoa Kỳ, tôi lo ngay việc nạp đon xin bảo lãnh gia đình qua chương trình ODP và 9 năm sau thì vợ tôi và ba đứa con đã đến được Hoa Kỳ. Sau hơn 14 năm xa cách kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản, nay gia đinh tôi đuợc đoàn tụ lại như xưa, đã thoát khỏi gông cùm cộng sản và được sống trên quê hương mới đầy lòng nhân ái bao dung.
Đây quả như là một phép lạ do Ơn Trên ban phuớc cho./.

Nguyễn Ngọc Thạch, K20

Wednesday, June 25, 2014


CỔ TICH VIỆT NAM

 



Đồng hồ Việt Nam

NỘI DUNG
1/. Đồng hồ trăm tuổi độc nhất của Việt Nam
2./ Những chiếc đồng hồ cổ xưa nhất Việt Nam

1/. Đồng hồ trăm tuổi độc nhất của  Việt Nam

***


Những chiếc đồng hồ chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời đã xuất hiện từ thời kỳ của các nền văn minh cổ đại. Điều lý thú là ở chỗ, chiếc đồng hồ Thái dương ở Bạc Liêu có thiết kế không giống với bất kỳ chiếc "đồng hồ mặt trời" nào khác từng được biết đến trên thế giới.




Trong khuôn viên Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có một di tích lịch sử đặc biệt, đó là chiếc đồng hồ kỳ lạ chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời, có tuổi đời trên dưới 100 năm.




Được gọi là đồng hồ Thái dương, chiếc đồng hồ này được dựng phía trước dinh tỉnh trưởng Bạc Liêu thời thuộc Pháp. "Cha đẻ" của đồng hồ là nhà nhà bác vật Lưu Văn Lang (1880 - 1969), một nhà khoa học nổi danh của vùng đất Nam Bộ đầu thế kỷ 20.




Đồng hồ có cấu trúc khá thô sơ, với mặt chính của hướng về phía Đông, cao khoảng 0,7 m, rộng 1m, chất liệu là gạch và xi măng. Đồng hồ gồm phần mặt có tiết diện nghiêng với một khối chữ nhật thẳng đứng nhô ra ở chính giữa.




Mặt đồng hồ khắc 12 con số La Mã, từ 1 đến 12 để chỉ giờ. Khoảng giữa các con số được chia thành 12 khía để chỉ phút.



Nguyên lý hoạt của đồng hồ Thái dương rất đơn giản. Ánh nắng chiếu xuống phần chữ nhật lồi ra sẽ tạo nên một vệt bóng trên mặt đồng hồ. Số giờ được xác định dựa vào vệt này.




Bóng nắng trên đồng hồ Thái dương xoay cùng chiều với kim đồng hồ thông thường nên trong ảnh này, số giờ là 10.




"Kim phút" đang nằm ở khoảng giữa vạch số 8 và số 9 trong 12 vạch chỉ phút của giờ thứ 10. Mỗi vạch chỉ phút tương ứng 5 phút nên số phút ở đây sẽ là 8,5 X 5 = 42,5 phút. Thực tế khi bức ảnh được chụp, đồng hồ của máy ảnh ghi lại thời gian là 10h39 phút. Như vậy sai số của đồng hồ Thái dương trong trường hợp này là khoảng 3 phút.




Đối với một chiếc đồng hồ hết sức thô sơ, độ chính xác như vậy là rất đáng nể.




Hạn chế lớn nhất của đồng hồ Thái dương là do "hoạt động" bằng ánh nắng, nên đồng hồ sẽ "chết" khi trời tối hoặc âm u.



Những chiếc đồng hồ chỉ giờ bằng ánh sáng mặt trời đã xuất hiện từ thời kỳ của các nền văn minh cổ đại. Điều lý thú là ở chỗ, chiếc đồng hồ Thái dương ở Bạc Liêu có thiết kế không giống với bất kỳ chiếc "đồng hồ mặt trời" nào khác từng được biết đến trên thế giới.

Theo KIẾN THỨC

2./ Những chiếc đồng hồ cổ xưa nhất  Việt Nam


***

Khởi thủy, người xưa nghĩ ra những cái hồ đựng nước bằng đồng. Với hồ phía trên được tạo lỗ nhỏ để nước rỉ xuống. Hồ bên dưới có khắc nhiều đường vạch, gọi “giọt đồng hồ”, nói đủ là “giọt nước đồng hồ”, hay “lậu hồ”.

1. Cách nay hàng mấy nghìn năm người xưa đã biết đo tính thời gian bằng đồng hồ. Theo đà tiến hóa, qua nhiều thời đại, trong sinh hoạt đời sống, do những yêu cầu nhất định của từng lĩnh vực chuyên ngành, người ta đã chế tạo ra muôn ngàn dạng kiểu đồng hồ bằng nhiều phương thức, kỹ thuật công nghệ cả về vật liệu cấu trúc và năng lượng khác nhau.

Có thể nói hầu hết đều chính xác, giá trị, trong khi giá thành lại rất hạ, có loại rẻ đến mức ngang bằng hoặc thấp hơn những món đồ chơi thông thường của trẻ con, nên ai cũng có thể mua sắm được một cách dễ dàng.

Thành ra chuyện “người người có đồng hồ, nhà nhà có đồng hồ” đã đành, mà còn hơn thế nữa, những nơi công cộng như nhà lồng chợ, bến xe, bến tàu, những ngã rẽ trên các trục lộ giao thông… đều có đặt những chiếc đồng hồ vừa to vừa đẹp giúp mọi người có thể nhờ vào đó mà biết được giờ khắc, rất tiện ích cho sinh hoạt đời sống nhân dân.

Nay thì vậy, còn xưa? Tất nhiên buổi sơ thời kiểu dáng và cấu trúc đồng hồ rất đơn giản, cồng kềnh.
Với loại “giọt đồng hồ”, cứ nhìn mực nước trong hồ tại một thời điểm, người ta biết được giờ lúc ấy trong ngày. Khi cạn nước ở hồ trên, người ta trút hết nước hồ dưới lên, cứ thế. Đại thể là như vậy. Dần về sau "lậu hồ" được cải tiến, có thêm nhiều vạch nhỏ, gọi khắc, nên nay thường nói tiếng đôi là “giờ khắc”. Tùy từng triều đại mà “khắc” có thay đổi mỗi ngày đêm, khi thì 100, khi thì 96 hoặc 108.



Minh họa mặt đồng hồ toàn chữ trong sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn
Theo sách Sơ học ký của Từ Kiên đời Đường, việc làm ra lậu khắc có từ thời Hoàng đế truyền đến đời Hạ, đời Thương…

Cái lậu khắc ấy dùng để xem giờ, có 3 tầng tròn, đường kính đều 1 thước, để trên cái thùng hứng nước vuông, có con rùa vàng, miệng phun nước vào thùng, nước chảy ngang dọc, lại chảy xuống đồ chứa nước để ngang ở dưới (“cái cừ”) có đặt hình nhân gọi là “quan tư thần” đúc bằng vàng, mặc áo đội mũ, hai tay cầm hai cái tên. Ấy là cái lậu khắc của Ân Quỳ chế ra…

Nếu đồng hồ nước “âm thầm” thì đồng hồ cát, gọi “sa lậu” của phương Tây lại biết “lên tiếng” báo giờ! Còn nhớ, giữa năm 1627, khi cuộc chiến tranh Trịnh ­ Nguyễn sắp bùng nổ, Trịnh Tráng (1623 ­ 1657) đem quân vào đánh xứ Nam, tới An Vực (Thanh Hóa), nhân cho nghỉ quân ít ngày, ông truyền đem chiếc đồng hồ cát do giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhôdes) biếu, để xem thực hư thế nào. Lúc cát chảy hết thì đồng hồ tự động gõ chuông báo giờ. Chúa rất ngạc nhiên, thán phục và xem đó là lễ vật đặc biệt.

Ở Đàng Trong, cuối tháng giêng năm 1642, khi trở lại xứ Nam lần thứ 3, Đắc Lộ cố tìm cách lấy lòng chúa Nguyễn, nên cũng đã tặng mấy chiếc đồng hồ mặt vẽ số La Mã, và chữ Hán. Chúa Phúc Lan (1635 ­ 1648) lấy làm hài lòng.





Mặt đồng hồ vẽ trong sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn vừa có chữ vừa có số.

Sách Việt sử giai thoại của Đào Trinh Nhất ghi, khi chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần, 1648 - ­ 1687) nhận chiếc đồng hồ báo thức do thừa sai Bénigne Vachet tặng, chúa rất quý. Nhưng chỉ mấy tháng sau, người thợ bạc trong vương phủ ngồi táy máy, tháo tung đồng hồ ra xem, làm gãy mất một răng cưa bánh xe thành thử đồng hồ không chạy được nữa. Chúa Hiền sai người bảo với Vachet rằng chiếc đồng hồ ấy đã hư mất rồi. Vachet đem chiếc đồng hồ ra nhà trọ của một người theo đạo để cùng mở ra xem. Chủ nhà trọ là anh thợ bạc phát hiện 1 bánh xe đồng hồ bị gãy răng cưa, bèn nói:

Tưởng là hỏng thế nào, chứ có thế này thôi thì con chữa được ngay.
Anh chữa thế nào được? ­ Ông Vachet hỏi.

Thưa cha, chỉ cần làm một bánh xe răng cưa mới, giống hệt cái đã gãy thì được chứ có khó gì! ­ Anh thợ bạc trả lời.

Hừ! Chuyện máy móc tưởng như trò chơi? Ở bên Tây người ta có máy đúc, máy cưa, máy bào, máy tiện… bao nhiêu công phu người ta mới làm nên được cái bánh xe thế này. Anh tưởng dễ? Đừng hòng!

Cứ để con làm thử cho cha xem ­ Anh thợ bạc nói quả quyết.
Về việc này, thừa sai Vachet viết: “Tôi mất công giảng giải vì những lẽ gì hắn không thể nào làm được, nhưng hắn chẳng nghe. Thật sự, tôi không tin rằng một người thuở nay chưa nghe nói máy móc đồng hồ bao giờ mà lại làm được chiếc bánh xe răng cưa! Bảo rằng làm thành công thì chưa thật là đúng bởi vì, chẳng những hắn làm được chiếc bánh xe ấy thôi, lại chế tạo một đồng hồ nguyên vẹn nữa, mới kỳ!

Độ 23 hay 24 hôm sau, hắn đặt vào tay tôi hai chiếc đồng hồ giống nhau làm sao, đến nỗi mắt nhìn không thể phân biệt cái cũ với cái mới. Giá như không phải chính mắt trông thấy, thì tôi tưởng chừng như mình nằm mộng, không khi nào tin được. Hai đồng hồ lại chạy đúng như nhau.

Đó là chiếc đồng hồ “made in Việt Nam” đầu tiên ­ bắt chước đồng hồ Tây dương. Hình dạng và cấu trúc, lược ghi theo sách đã dẫn: Bề cao 1 thước 5 tấc, rộng 1 thước, trên có hình ông tiên cưỡi voi, hai bên cạnh là 2 con rồng chầu, 4 chân đồng hồ là 4 chân con voi, làm toàn bằng đồng và chạm trỗ rất khéo.

Khoảng giữa đằng trước khoét tròn, mặt đồng hồ cũng tròn và tráng men. Vành ngoài khắc chữ Tây, từ 5 phút, 10 phút, 15 phút, cho đến 60 phút. Vành trong khắc số hiệu 12 giờ: Tý Ngọ cùng đứng một chỗ ở trên; Quý Đinh cùng ở một chỗ khắc số 1, Sửu Mùi số 2…, Bính Nhâm số 11, rồi lại trở về Tý Ngọ. Kim đồng hồ thì có cây dài chỉ phút, cây ngắn chỉ giờ. Hễ khi kim ngắn chỉ số 1 thì tự động gõ lên 1 tiếng… chỉ số 12 thì gõ 12 tiếng.



Ngoài mặt đồng hồ có tấm kính thủy tinh che đậy, bên cạnh có khuy để tiện mở đóng. Trong ruột đồng hồ treo tấm đồng tròn, trong ngoài 3 từng, cùng đóng làm một, có 2 bánh xe lớn, 10 bánh xe nhỏ, cùng mắc vào trục nhỏ đâm ngang và đều có răng cưa. Gần cạnh cái trục kim giờ, kim phút, có dùi một lỗ để cắm chìa khóa vào lên dây thiều cho đồng hồ được chạy đều luôn. Sự tài khéo thật khó kể hết!



Trên mặt đồng hồ ta chế tạo chia làm 24 giờ theo cách riêng. Từ Đinh đế Tý 12 giờ rồi từ Quý ngược lên đến Ngọ cũng 12 giờ. Giờ nọ cách giờ kia có 4 vạch nhỏ tức là 4 khắc
Nhận thấy đồng hồ mang đến nhiều ích dụng, chúa Nguyễn nghĩ đến việc sáng tạo ra thêm nhưng hình thức thì do ông phác hoạ, có dáng như “Phật đình” (cái khánh thờ tượng Phật hình vuông, trên nóc có mái che hình lá sen, dưới có giá đỡ) cao độ 1 thước, mặt trước là một phiến đồng hình tròn, trên ấy có phân khắc 12 giờ. Giờ Ngọ ở trên, Tý ở dưới, Mão ở chính Đông, Dậu ở chính Tây.
Trong khoảng thời gian 12 giờ được chia làm phương vị 8 Can và 4 Duy. Bắt đầu từ Đinh là số 1… đến Tý là số 12. Rồi từ Quý ngược lên đến Ngọ cũng 12 giờ; giờ nọ cách giờ kia có 4 vạch nhỏ (khắc). Ở tâm có 2 kim bằng vàng, kim lớn ngắn chỉ giờ, kim nhỏ dài chỉ khắc (có 96 khắc tất cả). Bên trong là bộ máy gồm nhiều bánh xe có răng cưa, quay nhanh chậm khớp nhau có chừng mực. Khi kim chạy đến đúng giờ Đinh thì chuông tự động đánh một tiếng, đúng giờ Mùi đánh 2 tiếng…, gọi “tự minh chung”.


Việc chế tạo đồng hồ này, trước tiên chúa giao cho một viên làm việc trong nội viện tòa Thiên văn là Từ Tâm Bá, người Tây dương, ngụ ở phường Phú Xuân (trong kinh thành Phú Xuân), đã giúp việc chúa 30 năm, nhưng ông này cứ để dây dưa mãi đến mấy năm mà làm không xong. Đến tháng 5 năm Bính Thân (1776) chúa Nguyễn nghe nói có người khách (Tàu) quê ở Mã Cao tên là Tài Phó “có hiểu biết nghề làm đồng hồ”. Đến khi cho người kêu đến, hỏi thì y lại nói: “Nay tuổi đã già nua, nên không thể làm được nữa”.

Rồi sau đó, do nghe có người khen ngợi Nguyễn Văn Gịu con trai viên Thủ hợp là Chiêu Tài, nguyên làm thợ kính, thợ gương cho nhà Nguyễn trước kia rất giỏi về nghề làm đồng hồ. Chúa Nguyễn khiến người gọi đến và bảo hãy y theo cách thức đã phác thảo mà làm, thì ông làm chỉ trong 10 ngày là xong.

Đồng hồ của Văn Gịu làm không đúng như mẫu thức mà còn có thêm cái “cửa sổ”, hễ đến ngày nào thì cửa sổ ấy có hiện rõ chữ ghi đúng ngày ấy ­ tựa như đồng hồ tự động có ngày, thứ hiện ta đang dùng vậy!

Vẫn theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Nguyễn Văn Gịu người quê ở xã Đại Hào, huyện Đăng Xương. Lúc thiếu thời có sang nước Hòa Lan lưu học 2 năm thì làm được các loại đồng hồ “tự minh chung”. Ông còn làm “thiên lý kính” (ống dòm) “nhìn xa nghìn dặm”, rất tinh xảo. Đến năm ông 74 tuổi mà nhãn lực vẫn y như hồi còn trẻ tuổi. Em là Nguyễn Văn Thi, con là Nguyễn Văn Duy, cùng con rể là Lương Văn Dũng, cả nhà đều biết làm đồng hồ!

Sách sử cho biết, Văn Gịu sáng chế được nhiều kiểu đồng hồ với nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, nhưng không nói rõ là ông đã “sản xuất” được bao nhiêu đồng hồ các loại. Tuy nhiên với cách ghi biên niên như: “Tháng 5 năm Tân Mão (1711) cho đặt đồng hồ ở châu Bố Chính để định chiều dài đường đi”; và “Tháng giêng năm Quý Sửu (1733) lại đặt đồng hồ ở các đinh (12 đinh) và các đồn canh ven bể”, ta biết, tuy những chiếc đồng hồ ấy được chế tạo tỉ mẫn bằng phương pháp thủ công, nhưng chỉ với những chỗ mà chúa đã cho “đặt” ấy ta hình dung ít lắm cũng có đến mấy mươi chiếc!


2. Trở lên là chuyện kể về những chiếc đồng hồ máy, chạy bằng dây thiều. Dưới đây là một kiểu đồng hồ “made in Việt Nam” nữa, khá độc đáo, vì nó “chạy” bằng… ánh sáng mặt trời, gọi “nhật quy thời” (đồng hồ mặt trời), dân gian quen gọi “đồng hồ đá”, kỳ thật được xây bằng xi măng lót gạch tàu, do kỹ sư Lưu Văn Lang (người Sa Đéc) sáng tạo năm 1916, đặt cố định tại thị xã Bạc Liêu, đến nay vẫn (và mãi mãi) phát huy tác dụng ­ tất nhiên trong điều kiện được bảo quản tốt và nhất là phải có ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào.


Nó được thiết kế cực kỳ đơn giản: nền là một mặt phẳng nằm ngang hình chữ nhật có kích thước phủ bì là 1,5m x 1,2m, cao 0,2m. Cạnh dài phía trong là một bức tường cao độ 0,7m nhưng không thẳng góc với nền mà nghiêng ra sau tạo thành góc lồi 1300, được chắn ở giữa bởi một “con lươn” hình trụ dẹp, cao 0,7m dày 0,2m, thẳng đứng nằm trên trục Bắc Nam, chia nền và vách làm hai phần bằng nhau.


Một nửa phía Đông có phân vạch và vẽ số La Mã cho 6 giờ buổi sáng; một nửa phía Tây cũng phân vạch cho 6 giờ buổi chiều, tức từ 12 giờ 1 phút đến 18 giờ. Từ khoảng của các vạch dài ấy có kẽ 2 vạch ngắn, giữa các vạch ngắn ấy lại có những vạch ngắn hơn, tất cả được phân rất đều nhau. Sáng, khi ánh mặt trời rọi vào, nhìn bóng của “con lươn” in trên mặt đồng hồ ta biết được giờ cụ thể tại thời điểm ấy.

Rõ ràng là quá đơn giản nhưng phải đâu ai cũng bắt chước được! Bằng chứng là từ ấy đến nay trên cả nước không hề có một chiếc “đồng hồ mặt trời” thứ hai nào ­ dù vẫn biết đó chỉ là cách vận dụng phép trồng nêu để đo bóng, và sau đó là phép thụ thời để tính giờ. Sách Vân đài loại ngữ của Lê Qúi Đôn ghi lại chuyện cách nay đã trên 1.500 năm:
Năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Nguyên Gia thứ 19 (442 sau CN), nhà Tống sai sứ sang Giao Châu đo bóng mặt trời thì thấy: ngày Hạ chí bóng cây nêu về phía Nam dài 3 tấc 3 phân.
Khoảng niên hiệu Nguyên Gia (424 ­ 454) nhà Tống đi đánh nước Lâm Ấp (Chiêm Thành); ngày tháng 5 dựng cây nêu thì thấy mặt trời ở về phía Bắc cây nêu; ở Giao Châu thì thấy mặt trời ở về phía Nam cây nêu 3 tấc.
Năm Khải Nguyên thứ 12 (724 đời Đường Huyền Tông), đo bóng mặt trời ở Giao Châu (tức là Thăng Long ­ Hà Nội ngày nay) vào ngày Hạ chí, thì thấy bóng ở phía Nam cây nêu 3 tấc 3 phân ­ so với sự đo năm Nguyên Gia nói trên giống nhau.



Lại lấy bản đồ xét và so sánh, tại Việt Nam lúc mặt trời ở trên đỉnh trời về phía Bắc 2 độ 4 phân. Chỗ cực cao 20 độ 4 phân; vào tiết Đông chí bóng dài 7 thước 9 tấc 4 phân; nhất định như thế. Tiết Xuân phân và Thu phân là 2 thước 9 tấc 3 phân; tiết Hạ chí bóng cây nêu về phía Nam 3 tấc 4 phân.
Qua đó người xưa kết luận bóng mặt trời ở mỗi vùng có chênh lệch ít nhiều. Đó là vị trí cụ thể của từng nơi. Ta biết, trái đất hình tròn, và bề mặt không phải phẳng lỳ, nếu là đồng bằng nó cũng cong mô, ánh sáng mặt trời rọi vào tất nhiên không thẳng góc mà phải lớn hơn 900, thành thử khi thiết kế đồng hồ mặt trời, nhà khoa học không thể không quan tâm đến yếu tố ấy, tức phải tính toán, tạo một mặt nghiêng theo vùng vĩ tuyến và kinh tuyến tại địa điểm xây dựng.


Tác giả Nguyễn Minh Mẫn trong một bài viết khảo về vấn đề này (Tc. Xưa và Nay số 136, tháng 3/2003) cũng nêu: Tỉnh Bạc Liêu ở vị trí 9 độ 32 đến 9 độ 38 vĩ độ Bắc, và 105 độ 51 phút 54 giây kinh độ Đông, bác vật Lang dùng công thức lượng giác để tính ra độ lồi của mặt nghiêng đó là 130 độ.

Chiếc đồng hồ đá “made in Việt Nam” ấy đến nay không chỉ vẫn còn nguyên vẹn, mà còn cho thấy là rất bền (chỉ tôn tạo cho đẹp thêm hơn chứ không việc gì phải chỉnh sửa). Chế ra nó, ông bác vật Lang đã thể hiện như là một “tài năng sáng tạo độc đáo”. Chiêm ngưỡng, ta có cảm giác thú vị “như được trở về một thời kỳ dĩ vãng xa xưa”.
Vậy thì, người Việt Nam đã biết sáng tạo đồng hồ tự minh chung dạng cơ tự động cách nay những 230 năm, được công nhận là tinh xảo, khéo léo, chính xác ­ “chuông gõ đúng giờ, không bao giờ sai cả”. Điều chẳng may là lúc bấy giờ đất nước bắt đầu lâm vào cảnh tương tàn “nồi da xáo thịt” giữa hai họ Trịnh ­ Nguyễn! Đàng Trong và Đàng Ngoài đều tập trung toàn lực để đánh giết lẫn nhau cả mấy trăm năm, khiến nhân dân phải chịu cảnh điêu linh đồ thán, kinh tế xã hội không phát triển. Chính quyền tất nhiên không rãnh tay thúc đẩy sản xuất, thành ra công nghệ đồng hồ phải bị đình đốn. Thật đáng tiếc!

Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, nhờ hấp thụ được những tính lý của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến phương Tây, cộng cùng trí thông minh vốn có, kỹ sư Lưu Văn Lang đã vận dụng phép thụ thời đã có tự ngàn xưa của phương Đông, sáng tạo được chiếc đồng hồ mặt trời “không tiền khoáng hậu”, đến nay đã ngót trăm năm mà vẫn (và mãi mãi) phát huy tác dụng ­ một công trình khoa học liên thế kỷ!
Đặc biệt, về tên gọi dụng cụ đo tính thời gian, ta biết, nó được “định danh” từ mấy nghìn năm trước, và trong suốt tiến trình lịch sử, cả hình dáng, cấu trúc, dù đã qua biết bao lần thay đổi đến mức “thiên biến vạn hóa”, vậy mà đến nay, tuy không còn chút dấu vết nào của đồng, của hồ, như nguyên thủy, dân gian vẫn gọi đúng y cái tên khai sinh của nó: đồng hồ! Rõ là Việt Nam ta đã tỏ ra rất có ý thức trong việc bảo tồn tiếng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”.

Theo Nguyễn Hữu Hiệp (Dân Việt)



Những cây cầu ngói đẹp ở Việt Nam


***

Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.






Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An, xuất hiện trên tờ 20.000 đồng. Đây là công trình do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Việt Nam xây dựng vào thế kỷ 17.
Cầu dài khoảng 18 m, vắt qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn.





Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ. Ở gian chính giữa có tượng Bắc Đế Trấn Vũ - thần chuyên trấn trị lũ lụt.






Ở làng Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) có cây cầu 5 gian lợp ngói bắc qua ao đình.





Trên cầu, hai bên là dãy bục gỗ để cho khách bộ hành nghỉ chân.






Cầu ngói ở xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng vào thế kỷ 16.





Cầu có 9 gian uốn cong được dựng trên 18 cột trụ đá vững chắc, có phần hành lang hai bên để cho khách bộ hành nghỉ chân.





Ở khu vực chùa Thầy (Hà Nội) có hai cây cầu ngói do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602.





Cầu Nhật Tiên dẫn vào đảo giữa hồ, trên có đền Tam Phủ.





Cầu Nguyệt Tiên nối với con đường lên núi.





Cùng với nhà thờ Đá, cầu ngói Phát Diệm cũng là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc ở vùng Kim Sơn (Ninh Bình).






Cầu dài 36 m, rộng 3 m với 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.






Cầu ngói Thanh Toàn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7-8 km. Thân cầu được làm bằng gỗ, phía trên lợp mái ngói ống tráng men.





Cầu dài khoảng 17 m, rộng 4 m và được chia làm 7 gian với gian giữa là nơi thờ bà Trần Thị Đạo, người góp tiền xây cầu cho dân làng tiện đường qua lại vào thế kỷ 18.
Lê Bích - KTS Nguyễn Phú Đức







Nhà thờ 80 năm tuổi ở Nha Trang


Nằm trên mỏm núi Bông, Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang sừng sững giữa ngã sáu đông đúc với phong cách kiến trúc cổ kính của Pháp.






Nằm trên mỏm núi đá cao hơn mặt đường 12 m, Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang (Khánh Hòa) nổi bật giữa khu phố đông đúc của thành phố. Bởi vậy, người dân còn gọi đây là nhà thờ Núi. Nhìn từ xa, bạn đã có thể thấy được cây thánh giá trên đỉnh tháp chuông cao 38 m.






Công trình được cha Louis Vallet khởi công xây dựng năm 1928 và hoàn thành vào năm 1933. Mộ của cha nằm dưới chân núi Bông. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi, khi xây dựng người ta phải dùng khoảng 500 quả mìn.






Nhà thờ được xây dựng bằng bê tông đúc đá sạn và gạch táp-lô, một loại gạch được đúc bằng xi măng và đá vụn. Nhìn từ xa, nhiều người lầm tưởng công trình làm bằng đá nên nhà thờ cũng hay được gọi là Nhà thờ Đá.






Phần bên cạnh với những mái vòm công phu, hành lang rộng tạo nên sự uy nghi, bề thế.





Phía trong nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, rất thanh tịnh, trang nghiêm.





Tranh kính mang hình ảnh thờ phụng tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho không gian cổ kính, trầm mặc.















Hệ vòm và cột lớn gợi nhớ tới các công trình ở châu Âu cũng như nhiều nhà thờ được xây thời Pháp ở Nam Định, Ninh Bình.





Gác đàn với hình ảnh Đức Chúa.





Đã 80 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng nhưng nhà thờ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa.





Vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ được làm thành nơi thờ của những người theo Đạo.
 
 Chợ Bến Thành 100 tuổi
27/04/2014 07:36 (GMT + 7)

TT - Lễ kỷ niệm chợ Bến Thành tròn 100 tuổi vừa diễn ra đêm 26-4 do UBND quận 1, TP.HCM tổ chức như một dấu mốc để người dân Sài Gòn và du khách ôn lại hành trình trăm năm của ngôi chợ đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn -

Công trường Diễn Hồng trước cổng chính chợ Bến Thành trước năm 1975, nay là
công trường Quách Thị Trang Ảnh sưu tầm của Phạm Công Luận

 
Chợ Bến Thành 1921 Chợ Bến Thành đã có trước khi người Pháp chiếm Gia Định nằm bên bờ sông Bến Nghé 
Chợ Bến Thành năm 1860
Chợ Bến Thành thập niên 1920 có thêm bùng binh Cuniac (là tên luật sư có công nhất trong việc phát triển đô thị Sài Gòn)  Nguồn: Công an TP.HCM - Ảnh: Nguyễn Đình


 
Công trường Diễn Hồng trước cổng chính chợ Bến Thành trước năm 1975, nay là công trường Quách Thị Trang Ảnh sưu tầm của Phạm Công Luận


Chợ Bến Thành 1921 Đẳng cấp sang cả
Thông tin “chợ Bến Thành kỷ niệm 100 năm” đem lại cho ông Nguyễn Anh Kiệt (Q.1, TP.HCM) một chút trầm mặc. Với ông, hay đúng hơn là với dòng họ ông, ngôi chợ này có một phần “dính dáng” không nhỏ. Năm nay tròn 60 tuổi, ông Kiệt vẫn phải dẫn lời những bậc cha ông trong dòng họ để nhắc lại khu vực chợ Bến Thành ngày nay lúc trước là ruộng rau muống, mà ông cố ngoại nhà ông có phần lớn trong đó. “Cho nên khi thành lập chợ, gia đình ông ngoại tôi được ưu tiên có rất nhiều sạp trong chợ Bến Thành. Mấy chị em bà ngoại tôi buôn bán ở đây từ năm 1914. Bán cho đến năm 1944 khi Nhật bỏ bom chợ Bến Thành thì mọi người sợ quá, nhà ngoại tôi đi tản cư hai hướng, về Phú Nhuận và về tận Bến Tre”.
Trong ký ức của ông Kiệt và theo lời kể của những người trong họ, chợ Bến Thành khi xưa tập trung bán đồ cao cấp, là nguồn thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn của người Ấn, người Pháp. “Bán được lắm, bà ngoại tôi một năm chỉ bán sáu tháng nắng, nghỉ sáu tháng mưa, vậy mà bán từ năm 1914 đến năm 1923 đã đủ làm giàu, tích lũy được nhiều vàng. Thời đó, tính riêng thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng cà ri Ấn Độ, mỗi ngày bà ngoại tôi bán hàng thiên (nghìn trái) dừa khô, bí đỏ chất trong nhà vài tấn là chuyện thường” - ông Kiệt kể. Và cũng theo ông, từ thời bà ngoại của ông còn bán ở chợ Bến Thành thì khách của nơi này đã là khách hạng sang: “Dân mình lúc đó còn nghèo, mua cây trái rau củ thường mua hàng dạt, chứ người bình dân mấy ai vào chợ Bến Thành mua thực phẩm hằng ngày”.


Các phù điêu bằng gốm gắn trên bốn cổng Đông-Tây -Nam -Bắc biểu tượng cho các mặt hàng  bán ở chợ do nhà giáo, nhà điêu khắc Lê Văn Mậu (người đeo kính bên trái) thiết kế năm ???? Tư liệu của Nguyễn Minh Anh - Ảnh: Nguyễn Đình
Chợ Bến Thành ngày nay  Nguồn: Công an TP.HCM - Ảnh: Nguyễn Đình


Chợ Bến Thành sau khi khánh thành 4 năm (1918) 
 
Tranh bút sắt của Phạm Công Tâm vẽ theo ảnh chợ Bến Thành thời kỳ trước năm 1952 Chứng nhân và bước ngoặt
Tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm thành lập chợ Bến Thành, ban quản lý chợ cho biết sẽ thành lập website mang tên chợ Bến Thành và lắp WiFi cho toàn khu chợ. Đây xem như là nét mới nhất của ngôi chợ này trong thời hội nhập, khi hoạt động giao thương được khai thác cả kênh trực tuyến. Thật ra, giao thương quốc tế vốn là lợi thế của Bến Thành từ những ngày đầu, là nơi nổi bật trong cả nước với khả năng thu hút một lượng lớn khách “nhiều màu da, đa quốc tịch” đến mỗi ngày.
Và những công dân cố cựu của Sài Gòn vẫn nhớ ngôi chợ này từng là chứng nhân cho nhiều sự kiện lịch sử. Từ những cuộc xuống đường với tinh thần nữ sinh Quách Thị Trang đến nay đã là biểu tượng gắn liền với hình ảnh ngôi chợ, đến những tháng ngày khi đất nước thống nhất, Bến Thành là nơi tập trung hàng hóa cho khách mua đem về Bắc làm kỷ niệm. Một nhà sưu tập tại Sài Gòn nhớ lại những ngày tháng 5, tháng 6-1975, rất nhiều bộ đội trước khi về quê đã ghé chợ Bến Thành mua cau khô, vải quần tây, võng, và một chiếc đồng hồ để làm quà miền Nam trong không khí tưng bừng mừng đất nước thống nhất. Cũng theo ông Nguyễn Anh Kiệt, chính sự ra đời của chợ Bến Thành đã đặt dấu chấm hết cho tình trạng nông thôn ở khu vực này, bởi trước đó nơi đây vẫn còn ruộng, người dân mỗi khi trời mưa còn xách cần đi câu cá. Hồi đó không mấy người dùng cụm từ “đô thị hóa”, nhưng nhà nghiên cứu Lý Lược Tam cho rằng ngôi chợ Bến Thành ghi dấu quan trọng cho bước ngoặt đô thị hóa để nơi này trở thành trung tâm của trung tâm TP.HCM hiện đại hôm nay.
LAM ĐIỀN
* KTS NGUYỄN MINH TIẾN:
Từ năm 1912-1914, thị trưởng Eugène Cuniac cho lấp ao Boresse và xây lên chợ Mới Sài Gòn. Hai bên hông chợ cho đến năm 1940 còn là bến xe miền Đông và miền Tây. Từ năm 1985 có sự sửa chữa lớn, tuy nhiên cấu trúc cũ vẫn giữ nguyên. Nó được xem như một biểu tượng về mặt văn hóa và kinh tế thương mại không chỉ của Sài Gòn mà của cả miền Nam qua sự kết hợp với các tuyến kênh rạch Tàu Hủ, Lò Gốm kề bên với vựa tôm cá, lúa gạo miền Tây ngày xưa. Ưu điểm của chợ là một kiến trúc mở rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới, là một bài học tiêu biểu về mặt kết cấu bêtông cốt thép nhịp lớn.
Dù hiện tại đã bị “đóng” bớt bởi các kiôt mặt tiền, nhưng cho đến nay chợ Bến Thành không chỉ được xem là một di sản kiến trúc không thể thay thế về mặt vật chất với các hoạt động buôn bán sầm uất mà còn có giá trị văn hóa, tinh thần rất lớn. Khách du lịch có thể không thích thú với các cao ốc thương mại có máy điều hòa không khí nhưng sẽ thích đến đây mua vài món đồ kỷ niệm, khám phá tìm hiểu một đời sống rất thực của người dân Sài Gòn. Có thể nói, giá trị về mặt văn hóa, nhân văn cũng như ấn tượng của ngôi chợ lưu lại trong mỗi người con xa xứ hay khách du lịch là không thể thay thế và hơn lúc nào hết nó rất cần được gìn giữ, bảo tồn.
* PHẠM HỮU MINH (hướng dẫn viên Công ty du lịch Thế Hệ Trẻ):
Có lẽ không chỉ tôi mà bất cứ người làm du lịch nào cũng muốn đưa du khách nước ngoài đến chợ Bến Thành chứ không phải một ngôi chợ nào khác, bởi đây là ngôi chợ gắn liền với hình ảnh Sài Gòn xưa. Với khách du lịch, đó còn là một ngôi chợ dân dã, truyền thống nổi bật ở tính phân bổ các ngành hàng, buôn có bạn bán có phường và mang tính giao tiếp bản địa sống động. Không lạ khi rất nhiều du khách đều tỏ ra thích thú với khu vực cửa bắc, bởi ở đó vẫn lưu giữ hình ảnh các quầy hàng thô sơ bày bán cá tươi sống hay đánh giá cao khả năng trưng bày sản phẩm trái cây, hoa tươi...
HOÀI TRANG ghi

Wednesday, June 25, 2014


TS NGUYỄN THANH GIANG * PHÙNG QUANG THANH



PHẢI CHĂNG BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG LÀ “NỘI ỨNG” & CHỐNG LẠI THỦ TƯỚNG? (*)(Với góp ý của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN)

TS NGUYỄN THANH GIANG


Góp ý của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN: Qũy thời gian đã sắp hết đối với VN để chống lại tham vọng bá quyền của Hán Cộng. Nhất thiết là Hán Cộng sẽ dùng thế áp đảo quân sự để thống trị Biển Đông và đẩy mạnh “HẢI DƯƠNG NAM TIẾN”, vượt “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” tiến ra Thái Bình Dương ganh đua vị trí bá chủ thế giới với Mỹ. Những tên đê hèn bạc nhược như TRỌNG LÚ và 15 tên trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN chắc chắn là sẽ làm VN mất nước, và mất ngay trước mắt bây giờ chứ không lâu! Hễ mất Biển Đông là VN sẽ khó tồn tại và sẽ làm mồi cho giặc Tàu.
Không còn một hy vọng nào hết đối với hàng ngũ lãnh đạo CS, trừ tên NTD đã dám tuyên bố tại Phi Luật Tân sau tuần lễ dự Hội Nghị Cấp Cao ASEAN tại thủ đô Miến Điện vào tháng 5-2014:



Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.


Phong Trào Hiến Chương 2000 không có niềm tin vào con người NTD như TS NGUYỄN THANH GIANG trong bài viết dưới đây; nhưng Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN cho đăng bài của TS NTG cùng với một bài chống lại NTD của DAVID THIÊN NGỌC trong số này, với một hy vọng nhỏ nhoi rằng trong cái chết cận kề của đất nước thì những con người “thất phu” nhất cũng có thể thức tỉnh, đứng lên làm những hành động ngoạn mục. 


NẾU (chữ “nếu” này rất quan trọng) NTD thức tỉnh và chấp nhận hy sinh để cứu nước đang tới HỐ DIỆT VONG, thì NTD phải dám đứng lên LOẠI BỎ TRỌNG LÚ & BỘ CHÍNH TRỊ (những người chống lại Dũng) và đứng vào hàng ngũ những PHẠM CHÍ DŨNG, TRẦN PHƯƠNG, NGUYỄN VĂN AN, ĐẶNG XƯƠNG HÙNG, NGUYỄN ĐẮC DIÊN, Tướng HÀ THANH CHÂU v.v., chấm dứt đàn áp những người yêu nước, áp dụng tự do báo chí, lập hội, tôn giáo và biểu tình, đồng thời kết hợp với 20 hội đoàn xã hội dân sự; thành lập nên một TRẬN TUYẾN RỘNG LỚN gồm đủ các thành phần dân tộc và cả người CS tiến bộ; chuyển đất nước sang một chương mới, và NTD có thể trở nên ứng viên Tổng Thống Dân Cử của một ĐẢNG MỚI thoát thai từ Đảng CS, nhưng thực hành TỰ DO DÂN CHỦ và TAM QUYỀN PHÂN LẬP, tuyên bố trước thế giới: “KHÔNG CHẤP NHẬN CÁC MẬT ƯỚC VÀ HIỆP ƯỚC BẤT BÌNH ĐẲNG, BÁN NƯỚC, KÝ KẾT GIỮA ĐẢNG CSVN VÀ ĐẢNG CSTH TRƯỚC ĐÂY, CÓ TÁC DỤNG ĐẶT VN VÀO VÒNG BẮC THUỘC”.


Chỉ bằng cách đó, VN thoát khỏi vòng Bắc Thuộc và gia nhập vào hàng ngũ “LIÊN MINH PHÒNG THỦ BẮC THÁI BÌNH DƯƠNG” do Nhật, Úc, Mỹ hình thành (xem thêm bài của GS TS NGUYỄN PHÚC LIÊN trong số này), gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, và sẽ được bảo vệ. Việc TC biến Đảo đá ngầm GẠC MA (cưỡng chiếm của VN năm 1988) và Bãi đá CHỮ THẬP thành các đảo nhân tạo với PHI TRƯỜNG QUÂN SỰ và CẢNG BIỂN chuẩn bị khống chế TOÀN BỘ BIỂN ĐÔNG và đặt các lực lượng CSVN tại Trường Sa vào thế PHẢI ĐẦU HÀNG, TC sẽ chiếm TOÀN BỘ TRƯỜNG SA và trơ tráo tuyên bố trước thế giới là THU HỒI BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐCÏ (chúng sẽ dẫn chứng Công Hàm BÁN NƯỚC PHẠM VĂN ĐỒNG và các văn kiện BÁN NƯỚC khác của CSVN cũng như sách giáo khoa VC công nhận Trường Sa là của TC để trân tráo, lì lợm chiếm hết cụm Trường Sa của VN, thế là VN mất hết Biển Đông, và CHẾT THÔI!, vì mất Biển Đông VN cũng không thể tồn tại).


Bởi vậy đừng quá câu nệ là một tên y tá quèn mà không làm gì được, và chúng ta đơn giản là chỉ còn bám víu vào một tia hy vọng cuối cùng, là NTD dám BỨC PHÁ và LIỀU MẠNG HY SINH để cứu nước, như YELTSIN đã làm; vì trước thập niên 90 thế kỷ 20, đâu có ai tin là Yeltsin sẽ làm được? Biết đâu do tính “LIỀU MẠNG” (uống thuốc liều!) mà một kẻ thất phu như NTD dám làm hơn các vị giáo sư tiến sĩ (như Tiến Sĩ Nguyễn Phú Trọng, tên nói ra nghe muốn mữa! Sao mà nhân dân VN khinh y đến thế!). Đây là cơ hội cuối cùng, hãy nghiên cứu bài viết của TS Nguyễn Thanh Giang xem có ý gì hay hơn.

Đây cũng không phải là Hòa Hợp Hòa Giải với VC vì lúc đó NTD đã đứng lên dẹp Trọng Lú và đứng vào hàng ngũ nhân dân cũng như các vị BỎ ĐẢNG và CHỐNG LẠI ĐẢNG như PHẠM CHÍ DŨNG, TRẦN PHƯƠNG, NGUYỄN VĂN AN, ĐẶNG XƯƠNG HÙNG, NGUYỄN ĐẮC DIÊN, Tướng HÀ THANH CHÂU v.v.



Chúng tôi cho đăng cả hai bài ỦNG HỘ và CHỐNG NGUYỄN TẤN DŨNG của TS NGUYỄN THANH GIANG và DAVID THIÊN NGỌC trong số báo kỳ này để đồng bào, chiến hữu và các lực lượng tranh đấu rộng đường dư luận. Qũy thời gian để VN còn tồn tại trước khi bị con hổ dữ HÁN CỘNG xé thịt chỉ còn tính bằng THÁNG chứ không phải bằng NĂM nữa! [xin xem thêm bài của TS NGUYỄN BÁ LONG: “Muốn cứu Việt Nam...” và bài của TS PHẠM CHÍ DŨNG (Phỏng vấn của RFI), về các nội dung liên hệ đến các vấn đề trên, nơi trang nhất số báo Đối Lực #153 kỳ này, sẽ được lên lưới].

Xin ơn trên phù hộ và cứu Dân Tộc VN!
Hải Ngoại ngày 15 tháng 6 năm 2014
T/M Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN


TS Nguyễn Bá Long
Chủ Nhiệm



* * *


Từ ngày Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD 981 trong hải phận Việt Nam lương tri nhân loại bị xúc phạm mạnh. Hàng loạt học giả, chính khách, nhà lãnh đạo … ở nhiều nước đều lên án Trung Quốc, bênh vực Việt Nam:


Tại hội nghị “Đối thoại Shangri-La 13”, sau khi chỉ trích gay gắt: “Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và đe dọa trong những tranh chấp chủ quyền là hành động không thể biện hộ. Không thể dựa vào bạo lực vào áp bức mà phải dùng những biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột”, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chính thức tuyên bố: “Nhật Bản không ngần ngại và luôn sẵn sàng hỗ trợ, viện trợ các nước ASEAN bao gồm Việt Nam và Philipin trong những nỗ lực nhằm bảo đảm an toàn và tự do hàng hải, hàng không”.


Mở đầu bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Chuck Hagel cũng chỉ mặt, lên án Trung Quốc: “Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đơn phương tiến hành xâm chiếm lãnh hải trên Biển Đông, làm mất ổn định khu vực”. Ông cảnh báo rằng, Washington sẽ không ngồi yên khi trật tự thế giới bị đe dọa và khi có bất kỳ quốc gia nào phớt lờ luật pháp quốc tế.


Ngay trong ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng ba nước gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Australia David Johnston và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã sốt sắng tiến hành ngay một cuộc hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-La.


Hội đàm đã ra một tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hoạt động làm căng thẳng gia tăng và yêu cầu làm rõ các đòi hỏi chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS).


Tuyên bố nhấn mạnh lợi ích chung của việc duy trì tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời phản đối mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trên vùng biển khu vực.


Không khí nồng ấm đang hết sức có lợi cho ta, thì bất ngờ, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, như hắt bát nước lạnh vào mặt mọi người khi ông nói:


“Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.


Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi mà họ đã giết của ta 75 người ở Hoàng Sa, năm 1974, 64 người ở Trường Sa, năm 1988, 6 vạn người vừa chết vừa bị thương khi họ sang “dạy cho Việt Nam một bài học”, năm 1979. (Nỗi đau, nỗi nhục này lớn bội phần so với nỗi đau thương do ta tự giết nhau trong trận chiến Nam - Bắc vì đây là chuyện người Trung Quốc sang giết chiến sỹ và đồng bào ta rất dã man, tàn bạo).


Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi họ đang đâm chìm và phá hỏng của VN hơn 30 tầu thuyền, giết và làm bị thương hàng loạt người của ta trong vùng hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981.
Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi núp dưới chiêu bài làm kinh tế họ đang xây dựng hàng loạt “căn cứ địa” ở Tây Nguyên, Vũng Áng, Nghĩa Hưng … Họ đưa lao động phổ thông sang sinh con đẻ cái, lập “Làng Tàu”, “Phố Tầu” để xây dựng “đội quân thứ năm”.

Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp …” khi Chủ tịch TLĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng phải cảnh báo giữa Quốc hội về con số nhập siêu từ Trung Quốc năm 2013 lên đến hơn 23 tỷ USD, đồng thời nêu lên nghi vấn: “Tôi không hiểu sao 90% dự án nguồn điện, 80% dự án giao thông, các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Trúng thầu, sau đó để xảy ra tình trạng tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo, làm tăng giá thành, và đặc biệt là không sử dụng nhân công Việt Nam”.


Làm sao có thể nói “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp…” khi hết bọn “thương gia” Trung Quốc này đến bọn khác sang Việt Nam phá hoại sản xuất, hủy hoại môi trường thông qua các thủ đoạn thu mua rễ sim, rễ hồi, ốc bươu vàng, đỉa …
Nguyễn Phú Trọng bị lên án là vô cảm, vô lương, vô trách nhiệm với Tổ quốc, đồng bào khi đang tâm ngoảnh mặt làm thinh trước đại họa của đất nước. Phùng Quang Thanh được đưa lên diễn đàn thì lại ăn nói lăng nhăng, nhảm nhí.


Không biết dư luận bảo anh này là nội ứng của Trung Quốc có đúng không nhưng không thể không nghi ngờ khi anh ta đứng trước diễn đàn quốc tế tố cáo VN “tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông” với Trung Quốc nên VN đã gây nên “những va chạm căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”.
Anh ta còn chạy tội xâm lăng, xóa nhòa tội ác cho bọn dã thú Đại Hán khi tuyên bố xanh rờn: “các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.


Sao Thanh lại bảo là ta tranh chấp với chúng ??? Ta không hề tranh chấp gì với chúng. Chúng xông vào nhà ta đập phá tài sản, cướp của (đánh bắt trộm thủy hải sản, khoan trộm dầu khí), giết người. Chúng là lũ giặc bất lương, vô liêm sỷ. Đối với chúng, ta đành nín nhịn để giữ hòa khí chứ không thể xem là bạn được. Bất cứ ai còn nói bọn này là bạn “4 tốt” đều phải bị coi là lú lẫn, ngu xuẩn.
Trong gần hai trăm nước trên thế giới, thử đếm đầu ngón tay xem có mấy nước chuyên đi tranh giành xâm lấn bờ cõi với tất cả các nước xung quanh như bọn này? Tham tàn như lũ Đại Hán chỉ là hy hữu, là quái dị chứ sao Thanh lại cho “là điều khó tránh khỏi”!.
Trên Đài Tiếng nói Việt Nam sáng 6 tháng 6 người ta còn nghe Thanh lu loa rằng phải cảnh giác trước thủ đoạn xúc xiểm từ bên ngoài. Ai xúc xiểm? Xúc xiểm những gì?


Trong nhà thờ cố TBT Lê Duẩn ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, nghe nói có tấm hoành phi ghi câu nói bất hủ sau đây: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Câu này rất đúng. Ta vì dại dột mà bị Liên Xô, Trung Quốc xúc xiểm xông vào đánh Mỹ. Ăn miếng trả miếng, bây giờ tại sao ta không “học tập” họ mà làm cho được việc này: Xúc xiểm Hoa Kỳ, Nhật Bản … vì Việt Nam mà đánh Trung Quốc. Việc này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực nếu ta có đường lối đối ngoại sáng suốt, có những lãnh đạo thực sự tài ba. Hoa Kỳ, Nhật Bản rất có thể sẵn sàng xông vào đánh Trung Quốc vừa để lôi kéo Việt Nam, vừa để bảo vệ quyền lợi giao thương của họ trên Biển Đông, đồng thời ngăn chặn ý đồ bá quyền Đại Hán uy hiếp vị trí siêu cường số một của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu về chính sách ngoại giao tại buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point ngày 28.5, ông Obama cho biết quân đội Mỹ sẵn sàng tham chiến. Ông nói: “Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”.


Có người bảo diễn văn của Phùng Quang Thanh đã được Bộ Chính trị duyệt từng câu từng chữ. Tôi rất không tin. Trong 16 con người ấy dù có những kẻ Lú thì cũng còn phải có Người khôn chứ.
Đóan rằng, trước khi đi, đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương chỉ thỉnh thị ý kiến ông Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Cho nên cái văn khi ở đây mới ám phải mùi tử khí khăm khẳm đến thế!
Phùng Quang Thanh sai rồi! Anh đến Shangri-La trong tư thế Bộ trưởng Quốc phòng, thành viên Chính phủ, thì anh phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và phải mang tinh thần của Chính phủ chứ.
Những người của Chính phủ như Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Đại sứ nước ta tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy, Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình … đều rất đường hoàng, cương nghị chứ có đâu dúm dó tồi tệ như Phùng Quang Thanh.


Ngay cả Chủ tịch TLĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, trước Quốc hội, cũng tranh thủ nhắc lại ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: nhân dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình hữu nghị, nhưng nhất định không chấp nhận một thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó, đồng thời ông nghiêm khắc nhắn nhủ bọn Lú: “Đây là bài học cho những ai còn mơ hồ về 16 chữ vàng, về 4 tốt”.


Hơn thế nữa, tại Hội thảo Quốc tế về Tương lai Châu Á lần thứ 20 do hãng tin Nikkei tổ chức, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thủ tướng Shinzo Abe đã “đồng ý tăng cường hợp tác nhằm bảo đảm an ninh biển giữa lúc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các vùng biển lân cận”, nhờ vậy, nguồn tin từ bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, nước này sẽ điều một tàu vận tải đổ bộ có bãi đáp cho tám trực thăng chuyển quân và chống tàu ngầm thuộc Lực lượng Phòng vệ vùng biển đến Biển Đông chở theo 140 binh lính Mỹ và Úc tham gia diễn tập cứu hộ với Việt Nam, Cam Bốt và Philippines…


Theo tinh thần ấy, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình trong cuộc họp báo ngày 5/6 vừa qua cũng khẩn khoản: “...Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn cũng như có thêm hành động thực tế hơn nữa góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền trong vùng theo đúng luật quốc tế...”


Những người của Chính phủ khẩn trương như thế, cộng đồng nhân loại sốt sắng đến thế, vậy mà!, cái anh chàng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại gạt hết đi để khăng khăng tuyên bố: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương …”.


Thật không còn gì khờ dại hơn! Giặc xông vào nhà cướp của, giết người; chưa đủ sức đem gậy gộc gươm súng ra tống cổ chúng đi thì ít nhất cũng phải la làng cho thiên hạ kéo đến. Khoanh tay lại chỉ cãi cọ “song phương” tức là tự nộp mạng cho chúng. Phải chăng Thanh đang thực hiện ý đồ Trung Quốc ép Việt Nam tự cô lập để làm miếng mồi ngon cho bọn Đại Hán dã man?.


Vì quá bức xúc lo âu cho vận mệnh quốc gia, tôi đã nặng lời, xin độc giả lượng thứ.


Tôi nghĩ rằng nếu chưa nỡ đưa Phùng Quang Thanh ra tòa về tội phản quốc, bao che cho giặc thì cũng phải đem ông ta ra kiểm điểm trước Hội đồng Chính phủ về tội chống lại Thủ tướng.


Tại Hội nghị Shangri-La 12 Nguyễn Tấn Dũng đã từng xác định mức độ cần thiết của sự tham dự của Hoa Kỳ vào chính sự Đông Nam Á: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất (tôi xin nhấn mạnh là lớn nhất) đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như của cả khu vực và thế giới... Chúng ta trông đợi và ủng hộ Hoa Kỳ và Trung Quốc khi mà các chiến lược, các việc làm của hai cường quốc này tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền của các quốc gia, vừa đem lại lợi ích cho chính mình, đồng thời đóng góp thiết thực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung”.

Sau cuộc họp với Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 21 tháng 5 năm 2014, Nguyễn Tấn Dũng đã công bố rằng: “ Lãnh đạo hai nước đã đồng thuận trong việc Trung Quốc nên bị cộng đồng quốc tế lên án về vụ giàn khoan và rất nhiều các hành động trái phép khác trên biển.”


Một số người căn cứ vào câu trả lời phỏng vấn sau đây của Nguyễn Tấn Dũng để dè bỉu: “Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai về điều này rất nhiều lần với thế giới".


Nói thế là đúng. Chính tôi cũng chủ trương như vậy, cũng từng nói như vậy, nhưng đầy đủ hơn, trong một câu được chọn làm đầu đề của một bài công bố trên các trang mạng ngày 11 tháng 5 vừa rồi: “Không liên minh với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc, nhưng cần/phải liên minh với Hoa Kỳ để giữ Biển Đông”.


Tôi tin, khi cần, NTD cũng sẽ nói đầy đủ cả hai mệnh đề như thế.


Một số người chê trách Thủ tướng nói một đàng, làm một nẻo hoặc nói mà không làm. Thực tế cho thấy ông đã muốn thật, đã nói thật nhưng chưa thể làm nổi. Còn đường lối “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Đảng còn đứng trên luật pháp, báo chí còn bị ngáng miệng … thì có mời Lý Quang Diệu sang làm thủ tướng cũng không thể chống được tham nhũng. Tội của Vinashin, Vinaline … chủ yếu là do chủ trương “Kinh tế quốc doanh làm chủ đạo”. Đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên là do cái hớ hênh của Nông Đức Mạnh, Thủ tướng không thể làm trái quyết định của Tổng Bí thư. Bắt ai, thả ai không hoàn toàn do Thủ tướng…


Giữa trạng huống đau buồn hiện nay, chỉ riêng câu nói sau đây hoàn toàn đáng được hưởng ứng:

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.


Thật là hào sảng, thật là oanh liệt, thật là chí lý.


Trong không gian của những lãnh đạo câm lặng, của những tướng lĩnh ú ớ, của những đại biểu Quốc hội nhăng cuội (như Nguyễn Bắc Việt, ĐBQH Ninh Thuận, phát biểu tại nghị trường hôm 2.6.2014), câu nói trên của NTD tướng như cứu vớt ta thóat khỏi được nỗi u hoài bi quan thê thảm để đón nhận chút ánh sáng của niềm tin.


Hãy biết trân quý tinh thần sáng suốt và sự dũng cảm ấy. Sống dưới trướng của một TBT Lú, bên cạnh một ông tướng tồi cùng với bao nhiêu thuộc hạ của họ, hẳn là NTD bị đặt trong tình huống “tứ bề thọ địch”. Hãy sát cánh cùng y, hãy bảo vệ và khích lệ Thủ tướng. Tôi kêu gọi.


Tôi không hề nịnh Nguyễn Tấn Dũng. Tôi không quen biết, không thuộc phe cánh mà cũng không cần gì ở Nguyễn Tấn Dũng (Tôi đã già, gần 80. Chỉ còn đêm dài trăn trở đôi khi ứa nước mắt. Không còn ăn được nhiều. Quần áo con cháu thỉnh thoảng lại mua tặng nhưng không biết mặc để làm gì. Không dám nhận bất cứ chức tước nào nữa vì đã hơi tàn lực kiệt), nhưng tôi hiểu rằng đứng sau lưng một lãnh đạo dám làm thật trong tình thế này là mệnh lệnh trái tim, là nghe theo tiếng kêu cứu thậm nguy của Tổ quốc. (Vấn đề là có thật NTD dám làm hay không? - LTS Đối Lực)


Không thể lưỡng lự được nữa để bọn thần phục Bắc Kinh đang ngày một ấn sâu thêm cái cổ dân tộc này vào tròng đô hộ Đại Hán. Tuy nhiên, chưa thể lật đổ ĐCSVN được đâu. Chưa thể xóa tan “xứ mù” thì đành phải biết gạn đục khơi trong để suy tôn ngay cả người chột. Huống chi đôi mắt NTD tương đối sáng đấy chứ. Đừng nệ bằng cấp. Loại giáo sư-tiến sỹ kia thì sao sánh được với chàng y tá nọ.

Lại nữa, còn đấy nhân dân ta với đầy đủ tư chất trác việt, với hùng khí ngàn xưa đang tạm thời bị dồn nén (Vừa qua chỉ một kích động nhỏ, không biết từ Chính phủ, từ gián điệp Tàu hay từ Việt Tân mà sức quật cường đã bùng phát kinh hoàng đến thế).


Còn đấy những Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Phạm Chí Dũng, Ngô Bảo Châu, Đỗ thị Minh Hạnh, Lê Quốc Quân, Phạm Hồng Sơn … Cho nên hy vọng rằng, chỉ cần có tiếng sấm, triệu triệu mầm biếc nhất định sẽ bật lên óng ánh sắc trời, xua tan ám khí nội phản ngoại tặc.


Hà Nội 10 tháng 6 năm 2014
Nguyễn Thanh GiangSố nhà 6 – ngõ 235 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165
Website: www.nguyenthanhgiang.com

(*) Đầu đề và một vài chi tiết của bài này đã được hiệu đính bởi Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN

TUYÊN CÁO CỦA CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP


Announcement of Free Viet Labor Federation

The Free Viet Labor Federation decides to promote this announcement to bring to attention the existence of the Free Viet Labor (FVL) as one among the civil society community in Vietnam which is meant to protect the legitimate rights of Vietnamese workers--rights which up to now are being neglected.
June 9, 2014
The Socialist Republic of Vietnam (SRV) proclaims itself to be a state built on a worker-peasant coalition but in reality it has betrayed the interests of these two largest groups in the population of Vietnam. 
This can be witnessed in the millions of victims of land injustice that one sees roaming the country and the Vietnamese workers throughout history have also never been as exploited as they are at the present time, showing a huge gap of income between the rich and the poor throughout Vietnam.
Because the Vietnamese General Confederation of Labor (VGCL), which is supposed to represent the interests of the working class, is in actuality an instrument of the Communist Party of Vietnam (CPV), it is unable to protect these interests. This is why:
1/ Since 20 October 2006, an Independent Vietnamese Trade Union has been born.
2/ The United Worker-Farmer Association of Vietnam was also established on 30 December 2006 in Vietnam.
3/ The Vietnamese Labor Movement was also formed on 29 October 2008 in Vietnam.
Despite their leaders being harshly repressed (through the imprisonment of Attorney Le Thi Cong Nhan of the Independent Vietnamese Trade Union, the whole leadership of the United Worker-Farmer Association of Vietnam, and three main players in the Vietnamese Labor Movement, to wit Doan Huy Chuong, Nguyen Hoang Quoc Hung and Do Thi Minh Hanh), these three organizations have come together into one coalition with the Committee to Protect Vietnamese Workers, founded on 29 October 2006 in Warsaw, Poland, to form the Free Viet Labor Federation, abbreviated to Free Viet Labor (FVL), at its first Convention held in Bangkok, Thailand, on 17 January 2014.
The creation and operation of the above organizations is based on Articles 53 and 69 of the 1992 Vietnamese Constitution as well as on Articles 25 and 28, Chapter 2, of the 2013 Constitution of the SRV, the basic law of the land. This is also in accordance with ILO's Convention n. 87 concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organise (July 9th, 1948) and Convention n. 98 concerning the Right to Organise and Collective Bargaining (July 1st, 1949).
The long process of creating the FVL which has been taking place in the last eight years is also in tune with the democratization trend happening in Vietnam, it is also a sine qua non condition spelled out by ITUC and AFL-CIO among others as Vietnam is seeking entry into the Trans-Pacific Partnership (TPP).
Today, therefore, the Free Viet Labor Federation decides to promote this announcement to bring into the open the existence of the Free Viet Labor (FVL) as one among the civil society community in Vietnam which is meant to protect the legitimate rights of Vietnamese workers--rights which up to now are being neglected.
On this occasion Free Viet Labor demands that the Vietnamese authorities release at once and unconditionally the labor activists currently in jail in Vietnam, specifically Doan Huy Chuong, Nguyen Hoang Quoc Hung and Do Thi Minh Hanh--prisoners of conscience who have been adopted by many human rights NGOs in the world (Amnesty International, Human rights Watch, Freedom Now, Defending the Defenders...) and even U.S. members of Congress.
Representing FREE VIET LABOR:
Tran Ngoc Thanh, Chairman
Le Thi Cong Nhan, Vice Chair
Doan Huy, Spokesman.
Email: congnhanbinhduong05@gmail.com

(Posted by: Tran Nam Binh : Nuoc_VIET, 6/14/2014, 2.15AM)


ÔNG HOÀNG THU VỊ QUỐC THIÊU THÂN

Một người Việt ở Mỹ tự thiêu phản đối giàn khoan của TQ ở Biển Đông 

Ông Hoàng Thu, người tự thiêu tại Tampa, Florida vào sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu, 2014, với tâm thư để lại "Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử.” 


CỠ CHỮ
Một người đàn ông gốc Việt ở bang Florida (Hoa Kỳ) tự thiêu để lại bút tích kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi hải phận Việt Nam ở Biển Đông. 

Truyền thông địa phương cho hay ông Thu Hoàng, 71 tuổi, sinh sống trong vùng Silver Lakes đã tưới xăng lên mình và nổi lửa tự thiêu lúc 11:15 phút sáng ngày 20/6 ở quận Manatee.

Người đi đường và cảnh sát đã nỗ lực dập lửa và đưa ông tới bệnh viện. Hiện nạn nhân trong tình trạng hết sức nguy kịch.

Cảnh sát xác nhận đây là một hành động tự sát.

Trong số 3 bút tích của ông Hoàng người ta tìm thấy được có 1 mẩu giấy bằng tiếng Anh và 2 mẫu còn lại bằng tiếng Việt. Một tờ trong số này được báo chí đăng tải ghi dòng chữ “Hai Yang 981 phải rời khỏi hải phận Việt Nam. Anh hùng tử-Chí hùng nào tử”, ký tên Thu Hoàng.

Cách đây một tháng, một phụ nữ ở Sài Gòn đã tự thiêu trước cổng chính Dinh Độc Lập cũng để phản đối giàn khoan Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, 67 tuổi, cư dân quận Bình Thạnh đã tử vong sau hành động tự thiêu sáng ngày 23/5.

Nguồn: Bradenton.com, Herald Tribune

 http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-my-tu-thieu-phan-doi-gian-khoan-trung-quoc-o-bien-dong/1942987.html

 

 Lời cuối với vợ trước khi tự thiêu: 'Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe'

Hoa tưởng niệm ông Hoàng Thu được đặt tại nơi ông tự thiêu để thể hiện sự phản kháng của mình. (Hình: Kenny Diệp)
Ngọc Lan (Người Việt) -WESTMINSTER (NV) - “Ba tôi mất vào lúc 1 giờ 45 phút sáng nay, Thứ Hai, 23 Tháng 6, 2014, tại bệnh viện Tampa General Hospital vì vết bỏng quá nặng.” Chị Hoàng Thục Oanh, con gái của ông Hoàng Thu, người đàn ông tự thiêu tại Florida vào sáng Thứ Sáu vừa qua, nói với phóng viên Người Việt qua điện thoại.
Trong tiếng khóc nức nở, con gái của người đàn ông vừa thực hiện một hành động quả cảm bằng cách tự thiêu để phản đối hành vi xâm lấn của Trung Quốc, cho biết, “Không ai trong nhà biết gì hết về chuyện ba làm như vậy. Ba tôi rất bình thường, không có một biểu hiện gì khác thường hết, ba rất khỏe mạnh, không có bệnh đau gì hết.”

Oanh kể, chị cùng chồng con về Việt Nam từ tối ngày Thứ Hai, 16 Tháng Sáu, và theo dự liệu thì đến 18 Tháng Bảy, “khi chồng tôi trở lại Mỹ trông nhà trông tiệm thì ba má sẽ bay về Việt Nam.”
Thế nhưng khi vừa về Sài Gòn được 2 ngày thì chị Oanh nhận được điện thoại của người bạn cùng xóm gọi báo tin “Ba Oanh tự thiêu.” Lúc đó khoảng hơn 11 giờ sáng Thứ Sáu, 20 Tháng Sáu.
“Tôi không tin, tôi nhờ bạn tôi cho nói chuyện trực tiếp với cảnh sát và họ xác nhận tin đó. Tôi mua vé để cả nhà trở về Mỹ ngay lập tức.” Con gái người quá cố nghẹn ngào.
Chị Thục Oanh trở lại Tampa, Florida vào lúc khoảng 7 giờ tối Chủ Nhật, “chạy liền vào bệnh viện thì thấy ba cháy hết rồi. Người ta trùm lại hết, chỉ còn đưa mặt ra cũng cháy đen hết.”
“Tôi hỏi 'sao ba bỏ con đi.' Ba không còn nói gì được, tôi chỉ thấy hình như ba chảy nước mắt. Ba đợi thêm một lát, chồng tôi vào hỏi thêm ba được vài câu thì ba tắt thở. Lúc đó là 1 giờ 45 phút sáng Thứ Hai, 23 Tháng Sáu.” Chị Oanh khóc òa.
Người đàn ông quả cảm Hoàng Thu cùng vợ, bà Lê Thị Huế. (Hình: Gia đình cung cấp) 
Người đàn ông tên là Hoàng Thu, sinh ngày 16 Tháng 11, 1942 tại Huế, từng là “lính pháo binh biệt động quan, liên đoàn 9” trong quân đội VNCH. Sau năm 1975, ông Thu cùng gia đình từ Huế trốn vô Sài Gòn, bị bắt đi kinh tế mới ở Đồng Xoài. Từ kinh tế mới trở về, ông Thu chỉ có thể đi làm công việc chân tay, “ai kêu gì làm đó, chứ không thể nào xin được một việc làm ổn định.”
Ông Thu được chị Oanh bảo lãnh sang Mỹ năm 2008. Ông sống cùng vợ và gia đình chị Oanh ở, Silver Lake, Tampa, Florida.
“Ba tôi thích coi tin tức, cũng hay nói những suy nghĩ của ông về tình hình chính trị. Nhưng tôi và má tôi không quan tâm nhiều đến điều này. Ba tôi thường nói nếu mà ba ở California thì ba sẽ làm được nhiều chuyện, tham gia nhiều chuyện, còn ở đây thì không làm gì được hết.” Chị Oanh cho biết.
Tất cả những gì mà gia đình nhận được trước khi ông Thu tự thiêu là “khoảng 15 phút đến 30 phút trước khi tự thiêu, ba tôi gọi điện thoại cho má tôi, khi đó má đang ở ngoài tiệm nail, nói 'Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe.'” Chị Oanh kể.
“Má tôi thấy lạ có hỏi ông đi đâu? Muốn đi đâu thì phải chờ tụi nó về. Thì ba nói 'tụi nó về thì tôi không đi được.' Rồi ba tắt phone. Má tôi gọi lại nhiều lần nhưng ba không nghe. Cho đến khi cảnh sát báo tin cho má tôi biết.” Chị khóc.
Chị Oanh xác nhận tờ giấy có viết dòng chữ “Hai Yang 981 phải rời khỏi V-N hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử” là chữ viết của ông Hoàng Thu. “Ba tôi viết chữ đẹp lắm!” Con gái người đàn ông có ý chí kiên cường này nức nở. "Tôi cứ ngỡ như ba tôi ở trên lầu thôi. Tôi không nghĩ là ba tôi chết rồi." Chị Oanh đau đớn.
Hoa tưởng niệm ông Hoàng Thu được đặt tại nơi ông tự thiêu 
để thể hiện sự phản kháng của mình. (Hình: Kenny Diệp)
Theo lời chị Oanh, vì gia đình quá đơn chiếc, không có nhiều bạn bè, người thân nên chị sẽ không tổ chức đám tang cho ba chị, vì làm ra không có ai hết nên “chỉ thiêu rồi mang lên chùa thôi.”
“Ngày mai nhà quàn sẽ đến nói chuyện và chờ 2-3 ngày nữa khi bệnh viện trả xác ba tôi về thì sẽ đưa đi thiêu ngay.” Chị Oanh cho biết.
Ông Hoàng Thu có vợ là bà Lê Thị Huế và hai con, người con gái đầu là chị Hoàng Thục Oanh, người con trai tên Hoàng Huy Quốc hiện còn ở Việt Nam.
 Ngọc Lan
  

 

Tuesday, June 24, 2014


QUYNH ANH * TRUNG QUỐC YẾU THẾ TRƯỚC LHQ

Vu cáo trước Liên hợp quốc, TQ lộ điểm yếu

Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao TQ đã bộc lộ vấn đề hình ảnh của nước này trong khu vực và TQ đang thua trên mặt trận công luận, một bài báo trên The Diplomat phân tích.

>>TQ trỗi dậy và chiến lược hai trục của Mỹ
>> Vì sao Mỹ ngày càng cứng rắn với TQ?
>> TQ đang gây hấn với không chỉ Việt Nam
>> "Kịch bản" giàn khoan từng được TQ sử dụng nhiều

Luận điểm vu cáo của TQ
Dẫn nguồn từ AP, tờ Washington Postđưa tin, ngày 9/6, Trung Quốc đã gửi văn bản cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng đến hoạt động khoan dầu hợp pháp (?) của một công ty Trung Quốc ở Biển Đông.
Như vậy, hơn một tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu ở vùng đặc quyền kinh tế của VN gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phát hành văn bản nêu rõ quan điểm chính thức của Trung Quốc về vấn đề này. Tuyên cáo có nhan đề "Hoạt động của giàn khoan HYSY 981: Sự khiêu khích của Việt Nam và quan điểm của Trung Quốc" (!).
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh vu cáo Việt Nam đã tung tin đồn chống lại nước này, và trong tình huống như vậy, Trung Quốc cảm thấy cần thiết phải "nói cho cộng đồng quốc tế biết sự thật".
Bản tuyên cáo bắt đầu bằng việc bao biện rằng, giàn khoan dầu tọa lạc "bên trong vùng tiếp giáp của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc" (thực tế là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - ND). Giàn khoan dầu đã khảo sát một vị trí và đang trong quá trình khảo sát vị trí thứ hai. Cả 2 địa điểm này, theo tuyên cáo, "đều cách đảo Zhongjian thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (thực tế là đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - ND) và ranh giới vùng lãnh hải của cái gọi là quần đảo Tây Sa 17 hải lý, nhưng cách bờ biển trên đất liền của Việt Nam xấp xỉ 133 - 156 hải lý" và quả quyết khu vực hạ đặt giàn khoan cần phải được coi là thuộc lãnh hải của Trung Quốc.


Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền
Chú thích ảnh: Ông Vương Dân, phó trưởng phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Ảnh: Xinhua
Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tiếp tục một số chi tiết về phản ứng của Việt Nam đối với giàn khoan dầu, mà theo Bắc Kinh là "những vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền thực thi pháp lý của Trung Quốc". Bản tuyên cáo bịa đặt Việt Nam đã điều một lượng lớn tàu để phá hoại hoạt động của giàn khoan dầu cũng như cố tình đâm va Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần. Ngoài ra, tuyên cáo còn đổ lỗi Việt Nam đã "dung thứ cho các cuộc biểu tình chống Trung Quốc", còn Trung Quốc quả quyết vẫn "kiềm chế rất lớn" (?).


Cuối cùng, bản tuyên cáo tiếp tục bằng tóm tắt sơ lược toàn diện nhất tới nay về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc ngụy biện, họ "là nước đầu tiên khám phá, phát triển, khai thác và thực thi quyền pháp lý" đối với quần đảo này, nhưng đã không sử dụng tuyên bố đó làm căn cứ đối với chủ quyền hiện thời của mình. Theo bản mô tả lịch sử tóm tắt, Trung Quốc khăng khăng cho rằng nước này đã 2 lần đẩy lui "các quân đội xâm chiếm" khỏi quần đảo Hoàng Sa: năm 1945 với sự đầu hàng của quân Nhật và năm 1974 khi Trung Quốc đụng độ với các lực lượng miền Nam Việt Nam.
Trung Quốc cũng đưa ra nhiều tài liệu mà họ quy kết là sự thừa nhận của Việt Nam đối với việc kiểm soát quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc, kể cả các thông cáo ngoại giao từ những năm 1950 - 1960.  Trung Quốc ngụy biện, bằng cách đưa ra tuyên bố chủ quyền trong hiện tại, Việt Nam đã "vi phạm thô bạo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, kể cả nguyên tắc cấm phủ nhận điều đã tuyên bố trước đó".
TQ đang "cố khiêu khích"
Theo lập luận bài viết của tác giả Shannon Tiezzi đăng trên tờ The Diplomat hôm 10/6, việc thu thập bằng chứng lịch sử để ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa là đáng chú ý, nhưng nó dường như không mang lại lợi ích nhiều lắm cho Trung Quốc. Bắc Kinh từng nêu rõ rằng, họ không có ý định tham gia vào quá trình phân xử của trọng tài quốc tế đối với vấn đề này. Do đó, việc vạch ra căn cứ cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ có thể nhằm lay chuyển ý kiến của công luận toàn cầu.
Và nếu đó là mục đích chính của bản tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (như lời phát biểu của bà Hoa Xuân Oánh dường như ám chỉ), thời gian đưa ra tuyên cáo rất khó lí giải. Tại sao Trung Quốc phải chờ đợi gần 1 tháng sau khi xác đặt vị trí giàn khoan dầu mới đưa ra tuyên cáo? Chính phủ Việt Nam đã dành thời gian đó để đưa ra các lập luận của mình. Ở giai đoạn muộn màng này, Trung Quốc sẽ gần như không thể đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong cuộc chiến "chống PR" của mình.
Shannon Tiezzi phân tích, tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bộc lộ vấn đề hình ảnh của nước này trong khu vực. Trong các sự cố ở khu vực, từ việc thành lập Vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi tháng 11 năm ngoái đến cuộc khủng hoảng giàn khoan đang tiếp diễn, Trung Quốc đã rơi vào vị thế bất thường: Trung Quốc làm khởi phát các sự cố, nhưng ngay lập tức mất kiểm soát với diễn biến, đẩy các quan chức nước này rơi vào vị trí phòng thủ khi phản bác sự chỉ trích từ nước ngoài.
Cũng theo bài viết, một trong những nguyên nhân có thể đưa ra để lý giải là, Bắc Kinh biết các hành động của họ sẽ gây ra phản ứng như thế nào và hoàn toàn không quan tâm. Thực tế, Bắc Kinh đang cố ý khiêu khích nhằm tiến xa hơn nữa các tuyên bố chủ quyền ở những vùng tranh chấp, bằng cách cho thấy sự bất lực trong phản ứng của các nước khác trong khu vực. Chiến lược này thường được biết đến với tên gọi "chiến lược lát cắt salami". 
Tác giả Shannon Tiezzi lập luận, Trung Quốc đang thua trên mặt trận công luận. Có lẽ, Bắc Kinh đã quyết định, hình ảnh tiêu cực là phản ứng phụ không thể tránh khỏi của chiến lược "lát cắt salami". Dẫu vậy, bản thân việc ban hành bản tuyên cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng chứng tỏ, Bắc Kinh cũng không vui vẻ gì với tình hình hiện tại.
Quỳnh Anh (tổng hợp)
 http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/180835/vu-cao-truoc-lien-hop-quoc--tq-lo-diem-yeu.html

THƯ GỬI NGUYỄN BÁ CHỔI



Thư của “quân Giải Phóng” gửi “Ngụy Quân”


- Nguyễn Bá Chổi vừa nhận được lá thư dưới đây của của một cựu bộ đội cụ Hồ. Nhận thấy nội dung liên quan đến “đại thắng mùa xuân” mà “đảng ta” đang chuẩn bị ăn mừng ngày kỷ niệm lần thứ 39,
Chổi xin cho đăng lại nơi đây sau khi được sự đồng ý của tác giả bức thư với điều kiện dấu tên. Tiện thể, người nhận xin gửi nơi đây lời cám ơn đến anh cựu “giải phóng quân” Kách Mạng đã chia sẻ tâm sự phản tỉnh với cựu thù.



Anh Chổi,

Trước hết tôi xin thú thật, nhờ đọc những bài viết của anh suốt mấy năm nay, tôi biết được anh từng là một người lính trong Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước 30 tháng Tư 1975, và tuổi anh với tôi cũng xêm xêm nhau. Tôi viết “xêm xêm” theo kiểu nói người Miền Nam các anh hay dùng để anh hay rằng tôi, một bộ đội cụ Hồ thập thành trước kia nay đã tự giác tự nguyện tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc trên con đường Ngụy-quân hóa và Mỹ-cút hóa.

Ngụy quân hóa vì cái gì của Ngụy tôi cũng thích, như nhạc Ngụy, sách Ngụy, nói chung là thượng vàng hạ cám gì của Ngụy đều... hiện đại.

Mỹ- cút hóa là con cháu tôi bây giờ học tiếng Mỹ thay vì tiếng Nga, như đảng đã bái bai Kinh Tế Tập Trung đói meo chạy theo Kinh Tế Thị Trường béo bở, bỏ đồng Rúp ông Liên Xô để úp mặt vào đồng Đô “đế quốc” Mỹ; còn đồng Hồ thì khỏi nói, như anh thấy tướng Phạm Quý Ngọ vừa rồi nhận hối lộ do Dương Chí Dũng giao nạp tới 1 triệu 510 ngàn đồng Đô, chứ đồng Hồ thì phải vận dụng cơ man nào là bao bố.
Mỹ-cút hóa vì con gái rượu của Thủ tướng Dũng thiếu gì con trai của các nhà lão thành Cách Mạng gạ gẩm cưa kéo mà cứ một hai “em chả, em chả”, cứ nằng nặc đòi lấy bằng được thằng con Ngụy đã cút theo Mỹ ngày Mỹ cút;

Mỹ- cút hóa đến nỗi mấy đứa cháu tôi bây giờ mừng sinh nhật cũng hát bài Hép Pi Bớt Đê (Happy Birth Day), hể mở miệng là Ô Kê Ô Gà! Ra phố thì cứ đòi uống Cô Ca, ăn thì Mạc Đá Nồ (McDonald), Bơ Gơ Kinh (Burger King), Ken Tơ Ky Phờ Rai chích Cần (Kentucky Fried Chicken)... con quan CS chỉ toàn muốn du học Mỹ Tư Bản... đó Anh.
Chả dấu gì Anh, sau khi thống nhất đất nước, tôi khoái Miền Nam của anh quá xá rồi xin chọn nơi này làm quê hương luôn đó anh.

Xin anh đừng buồn hay thấy bị xúc phạm khi tôi dùng chữ “Ngụy” trong thư này, lý do giản đơn là, một phần do quen mồm quen mép, một phần khác quan trọng hơn là, nhờ ở lại Miền Nam, sống giữa đồng bào Miền Nam mà tôi đã chuyển biến từ sai lầm đáng tiếc căm thù khinh bỉ Ngụy thành khoái Ngụy, bái phục văn hóa “đồi trụy” Ngụy, và nhất là Quân đội Miền Nam các anh có anh hùng Ngụy Văn Thà, trong khi Thủ tướng Miền Bắc của chúng tôi tự cho mình là chân chính lại ký công hàm bán nước, dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Tàu cộng, mà bây giờ nhờ đọc qua loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” của Đặng Chí Hùng kèm theo những hình ảnh tư liệu dẫn chứng, tôi mới biết được thực sự ai ngụy ai ngay, nhưng đây không phải là nội dung tôi muốn đề cập đến trong thư này.
Thưa anh Chổi, điều tôi muốn đề cập với anh hôm nay là cám ơn các anh đã... thua cuộc chiến tranh mà trước kia chúng tôi hăm hở gọi là “giải phóng Miền Nam”.

Thực tế cho thấy đó là “giải phóng Miền Bắc”. Nói thế nghe ra là ”phản động”, nhưng thực chất là vậy. Nếu bác Hồ từng nói “Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” - cứ cho bác Hồ nói đúng đi, mặc dầu theo sách giáo khoa Cách mạng dạy thì Việt Nam ta không chỉ có một mà có tới 53 dân tộc (trong Nam các anh gọi là 53 sắc tộc, xem ra đúng hơn), thì ta cũng có thể nói, nhờ chiếm được Miền Nam mà Miền Bắc được giải phóng, sông có thể cạn núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy nay đã hiển nhiên không thể chối cãi.
Thực tế đó là gì? Cũng giản đơn và dễ dàng như tòa án Hải Phòng xử phạt tù anh em Đoàn Văn Vươn là nạn nhân, và phạt tù treo đám thủ phạm tép riu, còn đám đầu sỏ chủ mưu thì hoàn toàn vô can, trong vụ cưỡng chế tài sản nhân dân mà chính Thủ tướng kết luận “hoàn toàn trái pháp luật”.

Nếu các anh không thua cuộc chiến thì bộ đội cụ Hồ chúng tôi đâu có thu được hàng tỷ khối chiến lợi phẩm mang về làm náo nức nhân dân Miền Bắc, trong đó có cậu bé 13 tuổi quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh sau này là nhà báo Huy Đức ghi lại:
“Những gì được đưa ra từ những chiếc xe đò Phi Long thoạt đầu thật giản đơn: Mấy chiếc xe đạp bóng lộn xếp trên nóc xe; Cặp nhẫn vàng chóe trên ngón tay một người làng tập kết vừa về Nam thăm quê ra; Con búp bê nhựa - biết nhắm mắt khi nằm ngửa và có thể khóc oe oe - buộc trên ba lô của một anh bộ đội phục viên may mắn.

Những cuốn sách của Mai Thảo, Duyên Anh... được các anh bộ đội giấu dưới đáy ba lô đã giúp bọn trẻ chúng tôi biết một thế giới văn chương gần gũi hơn Rừng Thẳm Tuyết Dày [1], Thép Đã Tôi Thế Đấy [2]... Những chiếc máy Akai, radio cassettes, được những người hàng xóm tập kết mang ra, giúp chúng tôi biết những người lính xa nhà, đêm tiền đồn còn nhớ mẹ, nhớ em, chứ không chỉ có “đêm Trường Sơn nhớ Bác”.

Có một miền Nam không giống như miền Nam trong sách giáo khoa của chúng tôi.” (Bên Thắng Cuộc).
Còn chính bộ đội cụ Hồ như chiến sĩ gái Dương Thu Hương háo hức bao nhiêu trên đường giải phóng Miền Nam thì sau 30/4/75, khi vào đến Sài Gòn đã... Ta thử đọc trích đoạn cuộc trao đổi giữa cô với nhà báo Đinh Quang Anh Thái (*)
- Đinh Quang Anh Thái: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà trầm trồ trước sự trù phú vật chất của miền Nam thì bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc đó?

- Dương Thu Hương: (thở dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cà mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc.

Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette.

Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn.
Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải. ”

Rồi chuyện ông bác sĩ bộ đội cụ Hồ mà anh gặp tại nhà người bạn chiến hữu của anh ở Tân Định ngay sau khi mới giải phóng Sài Gòn trông như người ngoài hành tinh mới đến, cứ ngơ ngơ ngáo ngáo, bảo “có vào đây mới biết đồng bào Miền Bắc ngoài đó quá khốn khổ.

Anh Chổi ơi, vài mẩu chuyện trên đây là của vài ba cá nhân lẻ tẻ nhưng là đại diện cho tâm trạng chung của tuyệt đại bộ phận đoàn quân “đại thắng mùa xuân” ngay sau khi mèo mù vớ được cá rán Miền Nam đó anh. Bây giờ xin tạm thôi những mẩu chuyện cá nhân để nhìn vào tổng thể sờ sờ trước mắt.

Giá như ngày đó Mỹ không chịu cút, Ngụy không chịu nhào và các anh cứ tiếp tục giữ vững Miền Nam với chế độ Tư Bản một mình thì chúng tôi, tức Miền Bắc, cứ vẫn xếp hàng cả ngày và chỉ được tiêu chuẩn “mỗi năm ba tấc vải thô, lấy gì che kín cụ Hồ em ơi”,
Ba Ếch cứ tiếp tục trốn chui trốn nhủi trong rừng tràm U Minh, đêm du kích ngày chích mông, chứ làm gì có nhà thờ họ hoành tráng lừng lựng giữa Rạch Giá như bây giờ.
Nói chung không nhờ Miền Nam các anh thua thì làm gì chúng tôi được nếm mùi bã Tư bản để được như ngày nay. Không nhờ các anh bỏ của chạy lấy người thì của đâu cho Cách Mạng lấy làm giàu như bây giờ. Không nhờ các anh thua cuộc thì ngày nay chắc chắn Miền Bắc chúng tôi còn tệ hơn nước anh em XHCN Bắc Triều Tiên của cậu Giun Kim Ủn bây giờ.

Nói túm lại, kỷ niệm ngày 30 tháng Tư 75 là để mừng cho Miền Bắc chúng tôi được giải phóng, chứ Miền Nam các anh thì bị một vố phỏng giai... nhớ đời này qua đời khác.
ở đời này, anh còn lạ gì, khốn nạn của người này có khi là hạnh phúc của người kia. Thôi thì Miền Nam các anh đã hưởng lâu rồi, nhiều rồi, nhường cho đồng bào Miền Bắc chúng tôi được giải phóng một ti, cho công bằng.
Cảm ơn anh đã đọc hết thư này của một người cựu thù cùng máu đỏ da vàng, cùng quê hương “ông bác” mà ngày nay mỗi lần nghe nhắc đến là tôi muốn độn thổ vì xấu hổ.

Trân trọng chào Anh,
Một cựu bộ đội cụ Hồ trong đoàn “giải phóng quân” 1975.
TB. Tôi bị “Ngụy hóa” đến nỗi văn phong của tôi cũng bị... Chổi hóa luôn!
Sài Gòn năm thứ 39 ngày Giải phóng Miền Bắc.
 http://danlambaovn.blogspot.ca/2014/04/thu-cua-quan-giai-phong-gui-nguy-quan.html

ALEXANDER SOLZHENITSYN * ĐỪNG DỐI TRÁ

24-06-2014


Đừng sống bằng sự dối trá

CHIA SẺ BÀI VIẾT NÀY:
 Alexander Solzhenitsyn
  Sau đây là toàn văn của bài tiểu luận của Alexander Solzhenitsyn “Đừng sống bằng dối trá” có lẽ là cái cuối cùng ông viết trên đất quê hương mình – trước khi Liên Xô sụp đổ – đã và lưu hành trong giới trí thức của Moscow tại thời điểm đó. Bài tiểu luận ghi ngày 12 Tháng Hai, cái ngày mà mật vụ đột nhập vào căn hộ để bắt ông. Ngày hôm sau, ông bị lưu đày sang Tây Đức.
Đã có thời thậm chí rỉ tai nhau chúng ta cũng không dám! Bây giờ thì chúng ta viết và đọc sách báo chui, và thỉnh thoảng có tới Viện Khoa Học hút thuốc gặp nhau thì cũng thành thật mà phàn nàn với nhau rằng: Chúng đang giở trò gì đây? Chúng còn xỏ mũi ta tới đâu nữa?

Quê hương vừa nghèo vừa điêu tàn mà chúng cứ huyênh hoang khoe nhau những thành tựu trên vũ trụ. Chúng ôm mấy cái chế độ cai trị lạc hậu và dã man, rồi thổi cho lửa nội chiến bùng lên. Chúng rút ruột để nuôi Mao Trạch Đông một cách vô tội vạ – rồi tống cổ chúng ta ra chiến trường đánh nhau với hắn, mà chúng ta phải đi. Trốn sao cho thoát? Chúng thích đưa ai ra tòa thì đưa, chúng nhốt người tỉnh táo vào nhà thương điên – chúng nó luôn giở những trò đó, còn chúng ta thì bất lực.
Mọi thứ sắp rớt xuống đáy cùng. Tinh thần chúng ta đã chết hết, còn thân xác chúng ta và cả con cái chúng ta nữa, cũng sắp bị ném vào lửa cháy rụi. Thế mà chúng ta vẫn bình chân như vại, cứ nhếch mép cười một cách tiểu nhân, và lưỡi không bị ngọng mà vẫn lúng búng trong miệng. Nhưng chúng ta biết làm gì mà ngăn nó cho được? Hay là chúng ta không đủ sức?
Chúng ta bị tước đoạt nhân tính một cách tàn bạo tới mức chỉ vì miếng cơm manh áo qua ngày thôi mà chúng ta sẵn sàng vứt bỏ mọi nguyên tắc và linh hồn của mình, mọi nỗ lực của tiền nhân và mọi cơ hội của hậu thế – miễn sao đừng đụng tới sự tồn tại mong manh của mình là được. Chúng ta không có khí phách, không có tự trọng, không có nhiệt tình. Vũ khí hạch tâm, thế chiến thứ ba chúng ta không sợ. Chúng ta đã nấp kĩ trong hang rồi. Chúng ta chỉ sợ làm người công dân có dũng khí.
Chúng ta chỉ sợ tụt lại phía sau đàn và phải bước đi một mình và đột nhiên thấy mình không có bánh mì ăn, không có lò sưởi ấm và không có một đăng ký hộ khẩu Moscow. Chúng ta đã được tuyên truyền trong các khóa học chính trị, và theo cùng một cách giống hệt nhau, đã được bồi dưỡng các ý tưởng sống yên thân, và mọi thứ sẽ tốt đẹp trong phần còn lại của cuộc đời. Bạn không thể thoát khỏi môi trường và điều kiện xã hội. Cuộc sống hàng ngày định hình ý thức. Cái đó có liên quan gì với chúng ta? Chúng ta có thể làm gì với nó?
Được chứ, được tất cả là đàng khác. Nhưng chúng ta dối lòng mình để an thân. Đừng trách bọn chúng, có trách thì trách chúng ta đi. Có người vặn hỏi: Thì ông muốn nghĩ gì mà chẳng được. Chúng đã dém miệng chúng ta. Có ai chịu nghe chúng ta, có ai thèm đoái hoài chúng ta. Làm sao mà bắt chúng nghe chúng ta nói được? Không thể nào thay đổi được não trạng của chúng.
Tất nhiên là có thể đầu phiếu để loại bọn chúng, nhưng mà đất nước này làm gì có tuyển cử. Ở phương Tây người ta có bãi công và biểu tình phản đối, còn chúng ta thì bị đàn áp thẳng tay, có những cảnh mới nghĩ tới đã thấy rùng mình: Ai dám thình lình bỏ việc mà xuống đường? Song le, những con đường chết chóc mà dân tộc Nga đã mò mẫm trong đau khổ suốt thế kỉ qua không phải dành cho chúng ta, mà quả thật chúng ta không cần đi lại những con đường như vậy.
Bây giờ cái rìu đã làm xong việc, hạt giống gieo xuống đã nảy mầm, chúng ta có thể thấy là những kẻ còn trẻ tuổi mà cuồng vọng, cho là có thể dùng khủng bố, cách mạng đẫm máu và nội chiến để mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho đất nước chúng ta, chính họ là những kẻ lạc lối. Thế đủ rồi, xin cảm ơn các vị giác ngộ cách mạng tiên phong! Bây giờ chúng ta mới biết phương pháp xú uế tất sinh kết quả xú uế. Hãy để cho tay của chú

Cái vòng trói buộc này đã đóng chặt rồi sao? Không còn lối thoát? Và chúng ta chỉ còn một đường duy nhất thôi, là khoanh tay đợi? Đợi cho tới khi có biến? Chừng nào mỗi ngày chúng ta đều thừa nhận, ca ngợi, và nuôi dưỡng – chứ không tự mình chém phăng đi một điều không ai không thấy, là sự dối trá – thì đừng mong có chuyện gì xảy ra.
Bạo động len lỏi vào cuộc sống an bình, cái mặt nó toát ra vẻ ngạo mạn, y như đang khoác một ngọn cờ và hô to: “Bạo động đây. Tránh ra, nhường đường cho tao, không tao nghiến nát tụi bay.” Nhưng mà bạo động mau già. Rồi nó mất hết tự tín, và để giữ cho cái mặt ra vẻ khả kính nó rước thằng dối tra về làm đồng minh – vì không phải ngày nào nó cũng thò bàn tay thô bạo của nó ra được, mà thò ra được cũng bất tất chụp hết mọi người. Nó chỉ cần chúng ta ngoan ngoãn phục tùng dối trá và hàng ngày thực hành dối trá – đây chính là yếu huyệt của mọi sự trung thành. Cái chìa khóa đơn giản nhất và dễ làm nhất mở ra cánh cửa tự do, tự do mà bấy lâu nay chúng ta lãng quên, là: Mỗi người cùng tẩy chay dối trá. Mặc dù dối trá che giấu tất cả, mặc dù dối trá phủ lấy tất cả, nhưng tôi tuyệt không nhúng tay.
Làm vậy tức là mở một lối thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn hoang tưởng do chúng ta khoanh tay đứng nhìn mà ra. Cách đó vừa dễ làm nhất vừa tiêu diệt dối trá mau nhất. Vì rũ bỏ dối trá, tức là cắt đứt đường sống của nó. Dối trá giống như bệnh dịch, chỉ có thể sống bám vào một sinh vật.

Chúng ta không cần phải ám thị mình. Chúng ta chưa đủ già dặn để tiến vào các quảng trường mà gào lên sự thật hay biểu hiện tư tưởng của mình. Chưa tới lúc phải làm thế. Nguy hiểm nữa. Chỉ cần điều gì mình không nghĩ thì chúng ta từ chối đừng nói là được.
Đó là con đường của chúng ta, con đường dễ nhất ai cũng làm được, con đường đã chiếu cố sự hèn nhát thâm căn cố đế của chúng ta. Nó dễ hơn phương pháp công dân bất phục tùng của Gandhi xiển dương – dễ tới mức viết những lời này còn nguy hiểm hơn.
Con đường của chúng ta là tránh xa chỗ thối nát. Nếu chúng ta đừng ghép đống xương tàn và lớp vảy khô của ý thức hệ lại với nhau, nếu chúng ta đừng mất công vá lại mớ giẻ rách, thì chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy là sự dối trá sẽ hóa ra bất lực và tiêu ma nhanh chóng. Lúc đó, cái gì cần lột trần mới thực phơi ra trước cả và thiên hạ.
Vì thế, dù có dè dặt, mỗi chúng ta hãy lựa cho mình: hoặc là, cam tâm làm nô lệ cho hư ngụy – tất nhiên chúng ta nuôi dưỡng con cái mình trong tinh thần dối trá không phải vì đó là bản tính của chúng ta, mà chẳng qua là để kiếm ăn nuôi gia đình – hoặc là rũ sạch mọi sự dối trá làm một người lương thiện xứng đáng được con cái và người đồng thời kính trọng.
Con đường của chúng ta là không tự nguyện ủng hộ bất kì sự dối trá nào. Khi chúng ta đã biết bản chất của hư ngụy ở đâu, thì chúng ta mỗi người sẽ biết cách nhìn ra đâu là dối, đâu là thật.
Và từ đó trở đi chúng ta sẽ:
  • Bằng mọi cách không viết, kí, hay in một lời nào chúng ta cho là bóp méo sự thật;
  • Không nói những lời như thế, dù là nói chuyện riêng hay nói trước đông người, tự ý mình hay theo ý người khác, dù làm công tác cỗ vũ, dạy học, giáo dục hay đóng trò trên sân khấu;
  • Không mô tả, cổ vũ, hay truyền đi một ý tưởng nào chúng ta thấy rõ ràng là sai hay bóp méo sự thật, dù bằng hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, khoa học kỹ thuật hay âm nhạc;
  • Không trích lời người khác nói hoặc viết mà không đặt lời trích vào ngữ cảnh, để lấy lòng ai đó, hay để lót đường cho mình, hay để thành công trong công việc nếu mình không hoàn toàn đồng ý với ý tưởng trích dẫn, hoặc nếu ý trích dẫn đó không phản ánh chân thực bản chất vấn đề;
  •  
  • Không để cho mình bị ép phải dự những cuộc biểu dương hay hội họp nào trái với sở thích hay ý nguyện mình, không cầm hoặc giương lên những tiêu ngữ hay biểu ngữ nào mình không hoàn toàn chấp nhận;
  • Không giơ tay biểu đồng tình cho một đề xuất mà ta không thành thật tán đồng, không bầu cho người mình cho không xứng đáng hay đáng ngờ về tài năng, dù bầu công khai hay bí mật;
  • Không để cho mình bị lôi tới những cuộc họp mà mình đoán người ta sẽ bức mình thảo luận hoặc bóp méo một vấn đề;
  • Lập tức bước ra khỏi những cuộc họp, hội nghị, thuyết trình, biểu diễn, chiếu phim nếu nghe thấy diễn giả nói láo, rêu rao những rác rưởi ý thức hệ, hoặc những lời tuyên truyền lố bịch;
  • Không đóng góp hoặc mua những báo chí bóp méo thông tin hoặc giấu giếm những sự thật hiển nhiên.
  •  Tất nhiên là chúng ta chưa liệt kê hết mọi biến thái hư ngụy cần phải liệt kê. Nhưng người nào thanh luyện mình sẽ nhờ lương tâm trong sạch mà phân biệt được chân ngụy.
Những người chọn con đường này ban đầu cuộc sống sẽ rất thay đổi. Có người bị mất việc. Những người trẻ muốn sống chân thật, thì những việc như thế này sẽ làm cho đời thanh xuân của họ ra phức tạp, vì khóa học bắt buộc nào cũng nhét toàn dối trá, không thể không chọn lọc.
Nhưng không có lối đi nào dễ dãi hơn cho người muốn làm người lương thiện. Ngày nào chúng ta cũng có người phải đối diện ít nhất là một trong những tình huống trên, cho dù là trong những ngành khoa học kĩ thuật vô thưởng vô phạt dễ tìm được chỗ nương náu nhất. Hoặc là chân thật, hoặc là hư ngụy: một đường đi tới tự do tinh thần, một đường đi tới nô lệ tinh thần.
Còn những kẻ không đủ dũng khí bảo vệ linh hồn mình– các người chớ vin vào mấy quan điểm ‘tiến bộ’ của mình mà kiêu ngạo, chớ huyênh hoang mình là hàn lâm học sĩ, là nghệ sĩ nhân dân, là yếu nhân có nhiều công trạng, hay là đại tướng – các người hãy tự nói với mình: Mình thà ở lại đàn làm một thằng hèn. Sao cũng được, miễn no bụng ấm lưng thì thôi.
Lối phản kháng này tuy nhu nhược nhất trong mọi lối phản kháng cũng không phải là dễ. Tất nhiên là dễ hơn tự thiêu hay tuyệt thực: lửa sẽ không dìm thân anh, mắt anh không bị nung cho nổ ra, và gia đình anh sẽ không lúc nào thiếu cơm ăn nước uống.
Một dân tộc vĩ đại ở châu Âu, dân Tiệp Khắc, họ bị chúng ta phản bội và lừa dối, chẳng là họ đã cho chúng ta thấy nếu trong lồng ngực có một trái tim cao thượng thì tấm ngực mỏng manh kia có thể đứng lên chống lại xe thiết giáp đấy sao?
Anh bảo làm thế không dễ? Nhưng trong mọi cách thì cách đó là dễ nhất. Cách đó có thể nguy tới tánh mạng, nhưng muốn cứu linh hồn thì không còn cách nào khác. Phải, con đường đó không phải là con đường dễ đi. Nhưng mà có nhiều người, rất nhiều nữa là khác, năm này qua năm nọ đã theo đuổi lí tưởng ấy, chỉ vì họ lấy chân thật làm lẽ sống.
Cho nên anh không phải là người đầu tiên chọn đi đường này, anh chỉ gia nhập dòng người đã dấn thân vào đó. Nếu chúng ta nâng đỡ nhau và sát cánh nhau thì con đường này sẽ dễ đi và ngắn bớt lại. Nếu chúng ta đông tới hàng ngàn người thì bọn chúng sẽ không làm gì được chúng ta. Nếu chúng ta lên tới hàng vạn người thì đất nước này sẽ khoác bộ mặt mới đến mức chúng ta không còn nhận ra nữa. Nếu chúng ta khiếp nhược quá, thì đừng trách người ta đàn áp mình mãi.
Chính chúng ta đang tự mình đàn áp mình đấy. Lúc đó thì hãy khom lưng xuống nữa, hãy rên xiết nữa, và đợi tới ngày những người anh em của chúng ta, các nhà sinh học, tìm ra cách đọc được tư tưởng của chúng ta, một thứ tư tưởng vô giá trị và tuyệt vọng.

Và nếu thậm chí đã chọn con đường yên thân mà chúng ta vẫn rơi vào chỗ cùng khốn, thì chúng ta đúng là đồ bỏ đi, không còn cách gì cứu vớt được. Lúc đó, chúng ta đáng dành cho những lời khinh bỉ này của Pushkin:
“Đồ súc sinh thì làm gì có tự do. Muôn đời di sản của nó chỉ là ách nặng và roi vọt.” http://bolapquechoa.blogspot.ca/2014/06/ung-song-bang-su-doi-tra.html#more

TRỌNG NGHĨA PHỎNG VẤN BÀ VALERIE NIQUET

Căng thẳng ở Biển Đông thể hiện sự mong manh của chế độ Trung Quốc

Trọng Nghĩa
Theo RFI 
Ảnh bên:Tàu tuần dương Trung Quốc (màu trắng) cản mũi tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam (ảnh chụp ngày 14/05/2014)
REUTERS
Trung Quốc trong thời gian gần đây đã gây căng thẳng với hầu hết các láng giềng, từ Nhật Bản cho đến Việt Nam, Philippines. 

Trả lời nhật báo Công giáo La Croix ngày 16/06/2014, chuyên gia Pháp Valérie Niquet, đứng đầu bộ phận châu Á của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược FRS (Fondation pour la Recherche stratégique) nhận định : Chế độ Bắc Kinh - bị suy yếu từ bên trong - đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc và tham vọng bá quyền trên biển để lấy lại tính chính đáng. Chiến lược này, theo bà, không phải là không có rủi ro.
Sau đây là toàn văn bài phỏng vấn :
La Croix : Yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông có chính đáng hay không ?
Valérie Niquet : Vấn đề chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông hay biển Hoa Đông đã được không chỉ các nước láng giềng của Bắc Kinh (Việt Nam, Philippines,Nhật Bản) mà cả cộng đồng quốc tế nêu lên bởi vì Trung Quốc chỉ đơn thuần giải thích các tuyên bố chủ quyền của họ bằng nguyên nhân lịch sử.
Lập luận của Trung Quốc là gì ? Là kể từ thời Hán - hơn hai thế kỷ trước Công nguyên - các thủy thủ Trung Quốc đã nhận biết khu vực này, và trên cơ sở đó Bắc Kinh đòi chủ quyền trên toàn bộ biển bao quanh Trung Quốc. Nếu như vậy, thì Hy Lạp cũng có thể đòi chủ quyền trên toàn bộ biển Địa Trung Hải...
Vấn đề thứ hai là những tuyên bố chủ quyền khá mới mẻ đó lại không được Trung Quốc xác định rõ ràng như Philippines và Việt Nam đã yêu cầu. Ngày nay, Bắc Kinh dựa trên một đường chín đoạn đã được chính quyền Trung Hoa vẽ ra một cách thô thiển và nhanh chóng vào năm 1948, để đòi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. 
Nhưng người ta không biết là Trung Quốc đòi chủ quyền trên các đảo với các khu vực đặc quyền kinh tế và lãnh hải xung quanh hay là họ muốn toàn bộ Biển Đông mà không dựa vào một vùng lãnh thổ cụ thể nào.
La Croix : Các hành động của Trung Quốc - sự hiện diện của các tàu tuần duyên, việc cắm các giàn khoan dầu... - có thể gây nên hay không một cuộc chiến tranh cục bộ hay rộng lớn hơn, lôi kéo Nhật Bản và Hoa Kỳ nhập cuộc ?
Valérie Niquet : Kể từ cuối những năm 2000 và cuộc khủng hoảng kinh tế, Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược trên Biển Đông và quyết định thử sức phản ứng và quyết tâm đáp trả của các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Mục tiêu của Trung Quốc là tạo ra một tình huống để phân tích quan hệ quyền lực trong khu vực chứ không phải là một cộng đồng quốc tế được tổ chức hài hòa.
Phải đối mặt với chiến lược thử sức đó, các nền dân chủ như Nhật Bản hay Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc đi quá xa, nhưng cũng không sẵn sàng lao vào một cuộc xung đột trực diện Bắc Kinh. Nhưng nguy cơ sự cố đáng tiếc xảy ra không phải là không có : Từ đầu năm đến nay, tại Biển Hoa Đông, Nhật Bản đã cho phi cơ cất cánh hơn 400 lần do các sự cố với Trung Quốc.
Tại Biển Đông, tình hình khác hơn, và có thể xấu đi một cách nhanh chóng. Ở đó, Bắc Kinh đang phải đối mặt với các quốc gia kém dân chủ hơn, chẳng hạn như Việt Nam. Khi Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan dầu ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, chúng ta không nên quên là nhiều cuộc biểu tình bạo động nhắm vào các cơ sở của Trung Quốc hay Đài Loan đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam vào tháng trước.
Trung Quốc hiện nay như đang cho rằng họ ở một thế mạnh và có thể đẩy quân cờ của mình về phía trước. Ta hoàn toàn có thể lo ngại rằng đó là một tính toán sai lầm và cuối cùng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Việt Nam, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.
La Croix : Giới hạn mà Trung Quốc không được vượt quá là gì ?
Valérie Niquet : Tại vùng Biển Đông, rất khó mà xác định điều này. Trung Quốc từ lâu đã hiện diện trên quần đảo Hoàng Sa. Và Hoa Kỳ, dù đã tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực với Philippines, Malaysia và Việt Nam, nhưng chưa sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh để bảo vệ hai hoặc ba hòn đảo do Manila và Hà Nội tuyên bố chủ quyền. 
Một trong những lằn ranh mà Mỹ đã đề cập đến trong vấn đề Biển Đông là việc Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không như họ đã làm tại vùng Biển Hoa Đông.
Ngược lại, ở trên Biển Hoa Đông, Bắc Kinh sẽ vượt quá giới hạn nếu dùng võ lực chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý. Điều đó sẽ dẫn đến một phản ứng từ phía Hoa Kỳ. Chỉ mới gần đây thôi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn tuyên bố rằng quần đảo đó được che chở bằng thỏa thuận quân sự giữa Washington với Tokyo.
La Croix : Những mối căng thẳng đó liệu có cơ may giảm bớt hay không ?
Valérie Niquet : Tình hình chỉ có thể thay đổi với sự chuyển biến của chính quyền Trung Quốc. Thật vậy, chế độ Bắc Kinh dù mở cửa về kinh tế, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ về chính trị. Và ngày nay nó xây dựng tính chính đáng trên nền tảng chủ nghĩa đân tộc, điều được gọi là thực hiện giấc mơ về một nước Trung Quốc được phục hưng.
Những tham vọng về một nước lớn đó dùng để bảo vệ tính chính đáng của Đảng Cộng sản giải thích tại sao Trung Quốc rất hung hăng với các láng giềng sát cạnh mình, để cố gắng áp đặt mình vào vị trí một cường quốc không thể tranh cãi và lãnh đạo châu Á.
Các vấn đề tài nguyên, lãnh thổ, năng lượng và thủy sản chỉ là cái cớ. Chúng ta đang phải đối mặt với một cường quốc bị suy yếu từ bên trong và dựa trên chủ nghĩa dân tộc và tham vọng bành trướng để tìm lại tính chính đáng của mình.

VĂN HÓA THẾ GIỚI

1883 : Nguồn gốc khai sinh dòng nhạc bolero
Các đôi nhảy cặp nhân một buổi khiêu vũ ngoài trời tại Pháp - Reuters
Các đôi nhảy cặp nhân một buổi khiêu vũ ngoài trời tại Pháp - Reuters
Tuấn Thảo
 
Chương trình RFI hôm nay được dành để nói về thể điệu bolero. Ngoài hai liên khúc mà RFI hoà âm lại gồm các bản nhạc nổi tiếng nhất, còn có Tristezas, nguyên là bản bolero đầu tiên được viết vào năm 1883. Trong vòng nhiều thập niên, đã có một sự nhầm lẫn về nguồn gốc bolero. Tuy có cùng một tên gọi, nhưng chữ bolero lại thể hiện hai điều khác hẳn nhau.
Chữ bolero là một vũ điệu truyền thống của Tây Ban Nha, khai sinh vào cuối thế kỷ XVIII. Còn tại Cuba, bolero là một trường phái âm nhạc ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Phạm trù và ngữ cảnh giúp cho ta phân biệt một bên là vũ điệu của vương triều Tây Ban Nha, còn bên kia là điệu nhạc dân gian đến từ Cuba. Tại Tây Ban Nha, người đầu tiên định hình bolero như một điệu vũ hàn lâm là vũ sư Sebastián Lorenzo Cerezo.

Nhờ ông Sebastián Lorenzo Cerezo mà vũ điệu bolero trở nên thịnh hành dưới triều vua Charles đệ tam (trị vì từ năm 1759 đến 1788). Theo các nhà nghiên cứu, về mặt ngữ vựng, bolero có lẽ xuất phát từ chữ volero, biệt danh của vũ sư Tây Ban Nha do mỗi lần biểu diễn các điệu nhảy, ông thường lã lướt tung bay như thể gót chân tha thướt nhẹ nhàng không bao giờ chạm đất.
Tuy cách viết khác biệt, nhưng trong tiếng Tây Ban Nha hai chữ b và v đều có lối phát âm y hệt như nhau. Và khi đem ra so sánh với thể điệu khiêu vũ bolero mà ta thường thấy bây giờ, thì vũ điệu hàn lâm theo nghi thức truyền thống của Tây Ban Nha ít có liên quan gì với điệu nhảy cặp (khiêu vũ xã hội).
Chữ bolero xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1794 trong quyển sách biên khảo về nghệ thuật bolero trong vương triều Tây Ban Nha ‘’La Bolerologia … en la corte de España’’ của tác giả Juan Jasinto Rodríguez de Calderón. Năm năm sau (1799), đến phiên nhà nghiên cứu Juan Antonio Iza Zamácola phát hành một quyển sách khác nói về vũ điệu hàn lâm bolero. Cả hai tác giả đều đồng ý trên một điểm, bolero biến hóa từ vũ điệu seguidilla (tiếng Pháp gọi là séguédille hoặc séquidille), nguyên là một điệu nhảy truyền thống có từ thế kỷ XVII của vùng Andalucia.

Bất cứ điệu vũ nào cũng cần có tiếng nhạc và người đầu tiên sáng tác nhạc cho vũ điệu bolero là nghệ sĩ tây ban cầm cổ điển Fernando Ferandiere (1740-1816), mở đường sau này cho tác giả Manuel de Falla (1876-1946), một trong bốn gương mặt Tứ Quý của làng nhạc Tây Ban Nha. Lối sáng tác này gợi hứng sau đó cho nhiều nhà soạn nhạc cổ điển, điển hình là Frederic Chopin (1810-1849) hay Maurice Ravel (1875-1937), cho dù các tác phẩm của họ dù mang tên là ‘’bolero’’ nhưng cũng chẳng ăn nhập gì với điệu nhạc bolero mà ta thường nghe thời nay.
Nói như vậy thì điệu nhạc bolero mà ta thường nghe xuất phát nơi đâu và từ bao giờ ? Nếu xét đơn thuần về thể loại âm nhạc, thì trường phái bolero nẩy sinh từ Cuba vào cuối thế kỷ XIX và hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nó có cùng một cội nguồn với điệu nhạc trova, một thể loại ‘‘du ca’’ của Tây Ban Nha. Cha đẻ của dòng nhạc bolero cubano là nhạc sĩ đàn ghi ta José Sánchez (1856 – 1918), mà nhiều người gọi một cách thân mật là Pepe Sánchez.

Sinh trưởng tại Santiago de Cuba, José Pepe Sánchez xuất thân từ một gia đình nghèo, không được cho ăn học tới nơi tới chốn, cho nên ông chọn học nghề thợ may. Nhờ có năng khiếu âm nhạc và lỗ tai rất thính, ông tự học nhạc bằng cách mò mẫm chơi đàn, ông sáng tác rất nhiều ca khúc nhưng tất cả đều là chơi thuộc lòng, chứ không có bài nào được ghi chép một cách bài bản. Chính cũng vì vậy mà sau ngày ông qua đời, có rất nhiều bài hát bị lãng quên, do không được lưu trữ qua dàn bè văn bản.

Theo nhà nghiên cứu Luis Antonio trong quyển sách nói về lịch sử của dòng nhạc bolero tại Cuba (Historia del bolero cubano), bản nhạc bolero đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1883 do chính José Pepe Sánchez sáng tác mang tựa đề ‘’Me Entristeces, Mujer’’ mà sau này người ta thường hay gọi một cách ngắn gọn là ‘’Tristeza’’ (Nỗi Buồn). Bản nhạc này được diễn lần đầu tiên vào giữa thập niên 1880 trong ban nhạc Santiagueros Trovadores Quintet, gồm tổng cộng là 5 thành viên, ngoài nhà sáng lập José Pepe Sánchez còn có tay đàn Emiliano Blez, Pepe Figarola và hai anh em nhạc sĩ Ferrer và Luis Felipe Bernabe Portes. Nhưng mãi đến gần nửa thế kỷ sau bài hát mới được ghi âm trên đĩa nhựa.
Khai sinh từ Cuba, dòng nhạc bolero sau đó đã nhanh chóng lan tỏa và bén rễ sang các quốc gia Nam Mỹ và ở vùng biển Caribê, tiêu biểu nhất là Puerto Rico. Riêng tại Mêhicô, dòng nhạc bolero chính thức ra đời vào đầu những năm 1920, thời mà các tác giả Trung Mỹ lao vào phong trào sáng tác theo thể điệu này. Bản nhạc bolero đầu tiên nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ là bài Lágrimas Negras do nhạc sĩ Miguel Matamoros sáng tác vào năm 1929. Bản thứ nhì là bài El Manisero, ghi âm vào năm 1930, cả hai bài này phá kỷ lục số bán với hơn một triệu bản.

Còn trên toàn thế giới bài bolero nổi tiếng đầu tiên nhờ các phiên bản chuyển dịch là nhạc phẩm Quiéreme Mucho của Gonzalo Roig sáng tác vào năm 1931, tức là một thập niên trước Besame Mucho của Consuelo Velázquez. Trước Besame Mucho cũng có nhạc phẩm Perfidia viết vào năm 1939, mà theo các nhà phê bình đánh dấu một bước ngoặt trong cách soạn nhạc bolero, từ lối soạn cấu trúc cho đến cách đặt ca từ.

Sức hấp dẫn của bolero không chỉ nằm trong giai điệu tình tứ ngọt ngào mà còn nằm trong nhịp điệu du dương lãng mạn, có thể hoà quyện nuôi dưỡng nhiều dòng nhạc khác để cho ra đời latin jazz, bolero són, bolero salsero, bolero ranchero … Một khi lên ngôi nhờ các bài hát như Besame Mucho (1941) và Historia de un Amor (1955) mỗi bài đều có hàng ngàn phiên bản ghi âm, dòng nhạc bolero trải qua một thời kỳ huy hoàng trong nhiều thập niên liền.
Cho dù dòng nhạc bolero sau đó có phần thoái trào tùy theo thị hiếu của khán thính giả, nhưng điệu nhạc bolero của người La Tinh vẫn tiếp tục làm cho bao tâm hồn nhức nhối suy ngẫm, bao trái tim thổn thức say đắm, bất kể những thăng trầm của dòng đời tháng năm.
 Pháp : Hơn 5000 buổi trình diễn mừng Lễ hội âm nhạc 
 Tính tổng cộng sẽ có hơn 5.000 buổi trình diễn, hòa nhạc miễn phí nhân Lễ hội âm nhạc (Fête de la Musique) tại Pháp - AFP / FRANK PERRY

Tính tổng cộng sẽ có hơn 5.000 buổi trình diễn, hòa nhạc miễn phí nhân Lễ hội âm nhạc (Fête de la Musique) tại Pháp - AFP / FRANK PERRY

Thanh Hà
Lễ hội âm nhạc, Fête de la Musique lần thứ 33 diễn ra đêm nay 21/06/2014 với hơn 5000 buổi trình diễn, hòa nhạc miễn phí. Chủ đề năm nay là « Urban Music ». Đề chào mừng ngày đầu tiên bước sang mùa hè, các sàn nhạc lớn, nhỏ mở ra trên khắp mọi nẻo đường với đủ mọi thể loại, từ dòng nhạc rock đến cổ điển, từ jazz đến human beatbox.

Tại thủ đô Paris chẳng hạn tối nay, khuôn viên cung điện Palais Royal ở quận 1 tối nay là điểm hẹn của giới yêu chuộng Urban Music từ rap đến hip hop. Quảng trường Denfert-Rochereau quận 14 trong vài giờ hóa thành bệ phóng cho những tài năng trẻ như ban nhạc rock Griefjoy, hay tốp ca rap Odezenne.
Còn nếu muốn được hưởng không khí ấm áp của dòng nhạc Brazil thì giới hâm mộ nhất định phải đổ về hướng quận 11, gần quảng trường Bastille, nơi nhiều quán cà phê lên chương trình La Tinh với chủ đề chính là dòng nhạc bossa nova.
Trong khi đó, ngôi làng Bercy ở quận 12 là điểm hẹn của giới mộ điệu đã khám phá được dòng nhạc Mali qua tiếng hát của cặp song ca Amadou và Mariam. Từ năm 2005, cặp bài trùng này đã nổi tiếng trên thế giới với đĩa hát Dimanche à Bamako – Chủ Nhật ở Bamako.
Ngoài Paris, các thành phố khác từ Lille đến Bordeaux, từ Nantes đến Strasbourg đều thức trắng đêm nay để chia sẻ với giới mộ điệu một ngôn ngữ phổ quát bất kể màu da hay tuổi tác. Điều thú vị là lễ hội âm nhạc không chỉ dành riêng cho các nhạc sĩ thực thụ mà đây là dịp để mọi người cùng chia sẻ một thú đam mê.


Hai nghệ sĩ Việt Nam sẽ tham dự Lễ hội Quốc tế Vải sợi Độc đáo tại Pháp

Nguyễn Hữu Trâm Kha làm việc tại trường Trung học Marie Laurencin, ở Riom từ 02 đến 18/04/2014
Nguyễn Hữu Trâm Kha làm việc tại trường Trung học Marie Laurencin, ở Riom từ 02 đến 18/04/2014
DR

Thanh Phương
Lễ hội Quốc tế Vải sợi Độc đáo (FITE) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 28/09/2014 tại thành phố Clermont-Ferrand. Trong khuôn khổ năm Việt Nam tại Pháp 2014, liên hoan FITE sẽ đón tiếp hai nghệ sĩ Việt Nam, đó là Nguyễn Hữu Trâm Kha và Nguyễn Văn Hoàng.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội FITE, các tác phẩm của nghệ sĩ Nguyễn Hữu Trâm Kha sẽ được giới thiệu cho công chúng Clermont-Ferrand tại nhà triển lãm Espace Victoire. Đó là những tác phẩm mà Nguyễn Hữu Trâm Kha sẽ thực hiện tại trường trung học Marie Laurecin ở Riom, vùng Auvergne, cùng với các học sinh của trường này, với sự hỗ trợ của Viện Pháp (Institut Français) trong khuôn khổ năm Pháp tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Pháp.
Nguyễn Hữu Trâm Kha là một nghệ sĩ tốt nghiệp cử nhân Đại học Mỹ Thuật Huế và Thạc sĩ tại Đại học Mahasarakham, Thái Lan. Hiện cô sống, giảng dạy và thực hành nghệ thuật ở Đà Nẵng.
Còn trong thời gian từ 20 đến 28/09, tại vườn Lecoq, công chúng ở Clermont-Ferrand sẽ có dịp khám phá những con diều bằng tre do nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng (Huế) thực hiện ở Công viên Prafrance (nơi có trồng rất nhiều tre). Nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng cũng sẽ giới thiệu những tác phẩm khác làm bằng tre và lụa. Khách đến xem cũng sẽ được nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng chỉ dẫn cách làm diều. Chương trình hợp tác này cũng só sự hỗ trợ của Viện Pháp.
Trước đây, lễ hội FITE tại Clermont-Ferrand đã từng đón tiếp nhà thiết kế Minh Hạnh mang đến đây các mẫu trang phục đặc biệt, toàn bộ làm bằng loại vải dệt tay của người dân tộc và được Minh Hạnh thiết kế thành những kiểu áo thời trang hiện đại.
Năm ngoái, Lễ hội Quốc tế Vải sợi Độc đáo cũng đã được tổ chức tại Huế và các tác phẩm vải sợi được giới thiệu tại Clermont-Ferrand chính là sự tiếp nối của những gì được thực hiện tại Huế.
 Liệu truyện tranh VN có lên ngôi?
Marianne Brown
Viết cho BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 15:40 GMT - thứ hai, 23 tháng 6, 2014
Ảnh bìa truyện tranh Long Thành Tướng
Long Thần Tướng kể về chuyện đánh thắng quân Nguyên Mông

Một cậu bé bị nhốt trong gông gỗ đang quắc mắt nhìn về phía trước. Phía sau là người phụ nữ đang phe phẩy quạt trên võng.
Hình ảnh gây chú ý này là trang bìa của cuốn truyện tranh mới ở Việt Nam với tên Long Thần Tướng.
Cuốn truyện sẽ chẳng phải là điều gì khác thường ở châu Âu hay châu Mỹ nhưng tại Việt Nam, nơi ngành truyện tranh còn đang trong trứng nước, đây là điều lạ thường.
Chuyện kể về một vị tướng đã đanh thắng quân Nguyên Mông hồi Thế kỷ 13.
Một trong các tác giả, ông Nguyễn Thanh Phong, 28 tuổi, nói ông muốn mang lại cho độc giả một phần cuộc sống trong bối cảnh lịch sử thay vì cốt truyện giả tưởng hay hành động thường thấy dành cho trẻ em.
"Chúng tôi muốn có thứ liên quan tới cuộc sống của chúng tôi," ông nói.

'Thách thức khốc liệt'

Nhiều nghệ sỹ như ông Phong đang tham gia viết truyện tranh nội địa.
Nhưng đây là một thách thức ở nơi mà truyện tranh Nhật Bản thống lĩnh và người đọc chủ yếu vẫn là trẻ em.
Ở Đông Nam Á, "đa số lớn lên với những truyện tranh như Archie, Asterix, Tin Tin và Lão Phu Tử nhưng phần lớn không đọc truyện tranh sau giai đoạn đó," nghệ sỹ truyện tranh từng được giải thưởng đang sống ở Singapore Sonny Liew, tổng biên tập của Liquid City, hợp tuyển nghệ thuật truyện tranh Đông Nam Á.
"Người ta có xu hướng xem chuyện tranh thuộc diện các siêu anh hùng và truyện tranh cho trẻ nhỏ chứ không phải là thứ cho người lớn," ông Liew nói.
Hầu hết các truyện tranh được sản xuất trong vùng, bao gồm cả Việt Nam, có chất lượng thấp hơn truyện nhập khẩu vốn có thể dễ dàng bị sao chép và bán với giá rẻ.
Ông Nguyễn Thanh Phong từng lên truyền thông quốc tế do sách của ông bị cấm
Ông Phong muốn mang lai cho độc giả một phần cuộc sống trong bối cảnh lịch sử
Ông tin rằng các độc giả ở độ tuổi của ông sẵn sàng đón đọc truyện tranh cho người lớn tuổi hơn
"Một phần của vấn đề là cơ sở hạ tầng; thiếu sự hỗ trợ về nội dung hay là xưởng vẽ nơi các tác giả có thể học nghề," ông Liew nói.
"Nếu so với Nhật Bản thì họ có những biên tập viên và tác giả có kinh nghiệm để hướng dẫn những người trẻ hơn."
Hơn nữa các nghệ sỹ truyện tranh Việt Nam thường vẫn phải đối mặt với những "thách thức khốc liệt" trong đó có sự thiếu thốn do chiến tranh gây ra và sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản, theo cây viết John A Lent, tác giả của cuốn Southeast Asian Cartoon Art: History, Trends and Problems (Nghệ thuật Hoạt họa Đông Nam Á: Lịch sử, Xu hướng và Vấn đề).
Mặc dù truyện tranh nở rộ ở miền nam Việt Nam trong những năm 1960, kiểm duyệt trở nên chặt chẽ hơn sau khi đất nước thống nhất dưới quyền của Đảng Cộng sản hồi năm 1975.
Việt Nam cũng vô cùng nghèo khó.
"Một vài trong số họ [nghệ sỹ truyện tranh] tiếp tục [sáng tác] sau chiến tranh nhưng không có thị trường," theo ông Đỗ Hữu Chí, nghệ sỹ minh họa và người đã viết về lịch sử truyện tranh Việt Nam.
"Ai cũng lo đến chuyện ăn gì, sống ở đâu nên không còn thời giờ để tiêu khiển nữa."

'Thế hệ Manga'

Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi ở Việt Nam từ cuối thập niên 1980 với sự mở cửa của Việt Nam thông qua hàng loạt cải cách kinh tế.
Nhưng một số truyện tranh Việt Nam đã nhanh chóng bị loạt truyện Doraemon qua mặt khi xuất hiện vào năm 1992.
Cả ông Chí và ông Phong đều thuộc "thế hệ manga" vốn lớn lên với Doraemon, theo lời ông Phong.
Ông Chí, vốn xuất bản với bút danh Bút Chì, đang chuẩn bị cho ra mắt bộ truyện tranh ở Hoa Kỳ và sau đó sẽ xuất bản ở Việt Nam.
"Tôi không cho rằng người Việt Nam chưa sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sách gốc," ông nói. Nhưng ông cho rằng dự án của ông Phong sẽ góp phần mang lại thay đổi.


Manga của Nhật Bản phổ biến ở Đông Nam Á và các nơi khác
Ông Phong và bạn học Nguyễn Khánh Dương xuất bản Long Thần Tướng lần đầu trên một tạp chí hồi năm 2004 nhưng tạp chí này đã ngưng loạt truyện tranh vì vấn đề tài chính.
Lần này ông Phong nhắm vào các độc giả khác. Ông tin rằng những người lớn lên với truyện tranh như ông đã sẵn sàng đọc những gì chín chắn hơn.
"Mười năm trước chúng tôi viết cho độc giả tuổi từ 13, 14 trở lên nhưng không già hơn 20," ông nói.
"Giờ chúng tôi muốn nhắm tới độc giả già hơn."

Ông Chí chuẩn bị ra mắt truyện tranh ở Hoa Kỳ

Nhưng kiểm duyệt vẫn là vấn đề không phải lạ lùng gì với ông. Hồi năm 2011 ông Phong được truyền thông quốc tế nhắc tới khi truyện tranh 'Sát thủ đầu mưng mủ' của ông bị cấm vì dùng ngôn ngữ "phản cảm".
Quyên tiền qua gọi vốn qua mạng sẽ tránh được việc phải xin phép - và do vậy [tránh được] các vấn đề với những người kiểm duyệt - nhưng ông Phong nói nhóm của ông vẫn có thể cần tới nhà xuất bản để phân phối sách.
Khó có khả năng truyện tranh về nhân vật anh hùng khả kính trong lịch sử sẽ là vấn đề với chính quyền nhưng điều đó còn phụ thuộc và chuyện ông và nhóm sáng tác sẽ viết chuyện thế nào.
Uy tín của ông cũng đồng nghĩa với việc [độc giả] đặt nhiều mong đợi.
"Tôi nghĩ rằng dự án gọi vốn qua mạng sẽ là bước khởi đầu rất tốt cho một kỷ nguyên mới. Không chỉ cho truyện tranh mà còn cả sách minh họa, sách tranh và các loại nghệ thuật hài hước khác," nghệ sỹ Đỗ Hữu Chí nói.
"Chúng tôi có những nghệ sỹ giỏi và họ sẽ xuất bản trong nhiều năm tới, ngay cả trong năm nay. Chúng tôi sẽ có khu vườn mùa xuân và hoa mới vừa nở."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140623_vietnam_comic.shtml 



VĂN HÓA & XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY

 

  Quán ăn hai ngàn đồng : Lòng nhân ái vẫn như mạch nước ngầm

Ông John Kelly, tình nguyện viên người Mỹ nguyên là giám đốc bưu điện, đang phục vụ tại một quán Nụ Cười ở Saigon.
Ông John Kelly, tình nguyện viên người Mỹ nguyên là giám đốc bưu điện, đang phục vụ tại một quán Nụ Cười ở Saigon.
DR
Thụy My
Trong xã hội vẫn còn những tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người...Những hôm Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, mình bán bún bò, hủ tiếu, phở… một ngàn đồng một tô. Có những gia đình bà vợ lượm ve chai, ông chồng chạy xe ôm chở hai đứa con lại, đem theo 8 ngàn đồng mua 8 tô phở, họ nói là trong đời chưa bao giờ cả gia đình đi ăn phở...
Hai ngàn đồng Việt Nam, món tiền lẻ nhiều khi không đủ để gởi xe, nhưng cũng đủ cho một bữa cơm tươm tất, sạch sẽ nơi các quán mang tên Nụ Cười ở Saigon. Với số tiền nhỏ bé này, người nghèo khi bước vào các quán cơm từ thiện trên được phục vụ cơm trưa có ba món đầy đủ chất dinh dưỡng cùng với món tráng miệng.


Giá trị thật của bữa ăn là từ 15 đến 20 ngàn đồng, nhưng được bán với giá hai ngàn đồng thay vì cho không để tôn trọng những người nghèo khổ nhưng giàu lòng tự trọng : họ bỏ tiền ra mua, chứ không phải đi xin. Bên cạnh đó cứ mỗi tuần vào ngày thứ Năm lại có bán những món nước như bún bò, phở…là những món xa xỉ đối với nhiều người lao động, chỉ với giá một ngàn đồng.
Bà Quỳnh Đông, nguyên là thành viên hội đồng biên tập báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, hiện là người phụ trách quán Nụ Cười 2 giải thích về ý tưởng ban đầu của nhà báo Nam Đồng, người sáng lập hệ thống các quán Nụ Cười :
Thật ra anh Năm (Nam Đồng) có cái ý tưởng này lâu lắm rồi, vì thời xưa thời còn là sinh viên hồi trước giải phóng, anh cũng đã từng ăn những quán cơm như vậy. Vì vậy cho nên sau giải phóng, anh cùng với một số người như ông Mười Thôn, giám đốc Sở Tư pháp có ý định là sau này về hưu thì sẽ mở - không chỉ tính chuyện quán cơm, mà còn nghĩ đến việc mở phòng khám miễn phí, giống như nhà thương thí hồi xưa.

Nhưng khả năng huy động để mở ra được một nhà thương miễn phí như vậy thì quá trời tiền, to tát quá nên chưa được. Vì vậy cho nên mới có ý định mở quán cơm từ thiện, hai ngàn đồng thôi.
Khi nói ý tưởng đó với anh Chính bên công ty Sơn Ca, cũng là người rất quan tâm tới công tác xã hội, tới người nghèo, anh đã hưởng ứng rất tích cực. Anh Chính có một công ty truyền thông, anh em làm ngoài giờ để dành được 400 triệu, lấy số tiền đó để mở ra hoạt động lúc đầu, trong khi anh Năm vẫn tiếp tục đi xin giấy phép hoạt động. Anh xin bạn bè, rồi nhiều người khác ủng hộ…chắc cũng may là anh sống cũng liêm khiết, có uy tín nên người ta hỗ trợ tích cực.
Số tiền mà công ty Sơn Ca định nếu không vận động được tốt thì họ sẽ yểm trợ tạm thời để sống qua ngày. Nhưng từ đó tới bây giờ không phải đụng đến số tiền đó, mà từ một quán thành lập vào tháng 8/2012, đã có được năm quán rồi.


Nhà báo Nam Đồng, nguyên là Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ rồi Tổng biên tập báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết thêm cụ thể :
Giá thành (mỗi phần ăn) là 15 ngàn, đó là không tính công lao động, vì tất cả đều làm không lương, bán 2 ngàn thì bù lỗ13 ngàn. Hiện giờ ở thành phố này có năm quán, ở Quảng Ngãi có một quán nữa là sáu quán, mà mỗi ngày có quán bán 400, có quán bán 500 phần. Nhân số tiền bù lỗ lên thì ít nhất mỗi tháng hệ thống năm quán ở Saigon này phải khoảng nửa tỉ.
Thế số tiền nửa tỉ ở đâu ra ? Ban đầu một số anh em đóng góp lại trong Quỹ từ thiện Tình Thương để làm vốn khởi đầu nộp cho Nhà nước. Muốn làm một quỹ từ thiện NGO ở đây, trước đây là phải có nửa tỉ, bây giờ tỉ rưỡi, hai tỉ, đó là tiền ký quỹ. Tất nhiên Nhà nước không có lấy, nhưng mà Nhà nước bắt đóng, theo luật lệ thì mỗi năm phải tiêu hết số tiền ấy. 


Ban đầu lấy tiền đó ra, nhưng sau khi quán hình thành rồi thì mọi người góp lại cho, người cho gạo, cho rau, cho gia vị, người đưa tiền. Đúng là lòng nhân ái, từ thiện của người dân rất rộng lớn, rất là mạnh mẽ. Cho nên tháng 10 năm nay là được hai năm kể từ khi quán số 1 ra đời, hình như chưa bao giờ phải thiếu hụt cả, mà vấn đề là phải lo lâu dài. Có quán hông đủ, nhưng mà bù qua sớt lại thì đủ.
Lâu nay người ta chỉ biết đến các quán Nụ Cười ở Saigon, nay lại mở thêm ở miền Trung ?
Khai trương vào ngày 20 tháng Ba năm 2014, lấy tên là Nụ Cười Sông Trà - Sông Trà là Trà Khúc đó.


Quán ở Quảng Ngãi xa xôi, liệu có được nhiều mạnh thường quân như ở Saigon không thưa ông ?
Ôi chao ôi, mấy « đại gia » Quảng Ngãi nhiều lắm, hoặc là người Quảng Ngãi làm ăn ở nơi khác, hoặc là nhân dân ở đó đóng góp : tiểu thương, người lao động…Người nghèo thì góp ít, mà mình chủ trương là không đi xin ai, tự động người ta nghe người ta tới góp. Mà hay lắm, sự đóng góp là của mọi người đủ thành phần hết.
Thưa ông, các quán Nụ Cười tồn tại được hai năm rồi, có lẽ là rất nhiều chuyện vui buồn ?
Gần hai năm hình thành, biết bao nhiêu chuyện. Chuyện buồn nói chung là ít, nhưng mà chuyện vui thì nhiều. Ví dụ có đứa bé cỡ 11 tuổi đến xin làm tình nguyện viên. Tôi hỏi cháu biết làm gì, rửa chén được hông, nó nói được ; lau bàn, bưng bê thức ăn cho khách được hông, trả lời được. Tôi hỏi bà mẹ, cháu có làm được không chị, chị có đồng ý cho làm không. Bà nói đó là một cách để tôi dạy cho nó hiểu biết về cuộc sống. Tôi thử biểu lau bàn, trời ơi cháu lau rất kỹ, lau hết chân bàn, chân ghế…
Một bà đi làm « ô-sin » theo giờ, đem lại góp một chai nước tương. Tôi hỏi sao chị có chai nước tương mà đem lại. Trả lời tôi đi làm ô-sin buổi sáng từ 6 giờ rưỡi cho tới 11 giờ, tới đây ăn thấy bà con như vậy tôi muốn góp một chút, góp chai nước tương 23 ngàn. Rất là dễ thương.


Rồi có bà bán vé số đi xe lăn, ăn rồi nói tôi không có gì để góp hết, thôi cho tôi góp hai tờ vé số, coi như tôi đóng cho quán. Thế mà hai tờ vé số đó chiều xổ trúng mỗi tờ 100 ngàn đồng, hai tờ 200 ngàn, trúng an ủi. Ghi lên mạng là người bán vé số ủng hộ hai vé, giờ đã trúng, đưa vô quỹ.
Có những hôm thứ Năm, gọi là Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, mình bán bún bò, hủ tiếu, phở… một ngàn đồng một tô. Có những gia đình bà vợ lượm ve chai, ông chồng chạy xe ôm chở hai đứa con lại, đem theo 8 ngàn đồng. Bốn người ngồi một góc, đem ra 8 tô phở, họ nói là trong đời chưa bao giờ cả gia đình đi ăn phở. Cần nhớ là phở mình bán 1 ngàn đồng là phở ngon bằng 30 ngàn ở ngoài.
Còn nhiều, nhiều lắm…Người nước ngoài đến, rồi mình đem tới cho những người khuyết tật, ốm đau, già cả…Có ông Mỹ đi tới đây, về Mỹ rồi một thời gian trở qua lại. Ban đầu là du lịch, nhưng thấy hay lại bị thuyết phục ở lại tham gia hai tháng xong rồi về Mỹ, lại trở qua hai tháng nữa và bây giờ về viết thư nói là Tết này ổng sẽ qua. Ông đó tên là John Kelly, ở San Jose, Cali.


Khách thường xuyên có lẽ đa số là người lao động ?
À, có thống kê, có đi tìm hiều - một cách xác suất nhưng tỉ lệ, cơ cấu này không thay đổi lắm, chỉ thay đổi vài phần trăm ở quán này, quán kia thôi. Đa số khoảng 25% là bán vé số, 30% là ve chai, 20% là xe ôm, 20% là những người mua bán linh tinh – có những người ở miền Trung vô, đeo một cái khung gỗ to mỗi bề cỡ thước, thước rưỡi, trên đó treo móc khóa, chìa khóa, bông ráy tai v.v…Rồi học sinh sinh viên, có nơi vào khoảng 20% nữa.


Có một vấn đề mà người ta hay e ngại, đó là sự lợi dụng. Tức là những người trung lưu trở lên, họ lại ăn. Tại vì ăn ở đây tuyệt đối sạch sẽ, nguyên liệu đều có nguồn gốc hết, và chỗ ngồi cũng bật quạt mát mẻ, ly uống nước dùng một lần rồi vứt ; cho nên có người nghĩ vậy thì sẽ bị lợi dụng chăng.
Ban đầu tôi cũng lo vậy, nhưng thực tế số đó có tuy nhiên rất ít, chưa tới 5%. Làm sao tôi biết được con số đó ? Có rất nhiều bữa tôi đếm thử số người, xem những ai đi giày và ăn mặc tươm tất, thì đếm được mỗi bữa chưa tới bảy, tám người, nghĩa là chưa tới 5%. Nhưng mà trong số đó có người đi ăn vì tò mò, họ muốn coi thử có thật như báo đăng không. Và ăn xong rồi họ ra đóng gấp mấy trăm lần số tiền hai ngàn đồng một bữa. Có người đóng một triệu, 500 ngàn, vài triệu v.v…


Nhưng cũng có vài trường hợp – mà đây là số rất ít và bây giờ đã chấm dứt rồi, như ở quán số 6 dưới Thủ Đức. Có một cơ sở sản xuất bìa kẹp giấy để làm sơ-mi, họ thuê công nhân bao ăn trưa. Nhưng từ khi quán mình mở ra gần đó, họ đưa hết công nhân tới đó ăn. Sau hai tuần tôi phát hiện ra, lại nói với ông giám đốc, sau đó thì chấm dứt. Nếu nói chuyện buồn thì chỉ có một chuyện duy nhất đó thôi, còn chuyện vui nhiều lắm và chuyện xúc động cũng nhiều lắm.


Như ông có nói, thỉnh thoảng cũng có những tình nguyện viên là người nước ngoài ?
Có những người khách nước ngoài đi du lịch để làm thiện nguyện, thế là họ đăng ký với một công ty ở Thái Lan, công ty này móc ráp với chúng tôi. Họ đưa người tới để làm thiện nguyện, mỗi bữa bốn năm người hoặc năm sáu người, đủ quốc tịch hết, thường là lớp trẻ. Người ta tới Nụ Cười 1, 2 hay 3,4, tháng nào cũng có. Rồi có những người đi du lịch tới đây thấy vậy nhảy vào làm, tất cả mình đều nhận hết.


Mà những người đó có đặc tính như thế này : làm việc hết sức nghiêm túc, lúc nào cũng tới đúng giờ, làm rất chăm chỉ và đặc biệt lúc nào cũng vui tươi, nở nụ cười.
Ông John Kelly là một ví dụ, có một chuyện xúc động về ông. Vô đó là phải đeo khẩu trang hết và phải mặc đồng phục. Một hôm ông hỏi tôi là cho ông cởi khẩu trang ra được không. Tôi hỏi tại nóng quá hay sao, ông nói không phải. Tại vì mấy người ăn ở đây họ cười với ổng, cho nên ông muốn cởi khẩu trang ra để cười lại với người ta.
Còn tình nguyện viên người Việt thì sao ?
Tình nguyện viên 70% là sinh viên các trường đại học, 30% còn lại gồm đủ thành phần : công chức, các bà nội trợ, những người làm ngành y…nhưng phần lớn là nội trợ. Họ làm việc, nói chung là về tình nguyện viên tôi chưa phải chê ai hết. 


Có lẽ là do họ làm việc vì tự giác chứ không vì động cơ nào khác ngoài động cơ mong muốn phục vụ người nghèo, cho nên thái độ phục vụ rất tốt. Có những người làm việc cả năm rồi nhưng ngày nào cũng tới đúng giờ. Không có lương bổng gì hết, chỉ có điều ai tình nguyện thì 10 giờ rưỡi ăn cơm trưa tại chỗ, vậy thôi.
Hồi trước năm 1975 có quán cơm xã hội bán giá rẻ cho người nghèo. Các « quán cơm hai ngàn đồng » mới xuất hiện một hai năm gần đây nhưng cũng đã được ủng hộ, có lẽ cũng khiến người ta còn có được một ít hy vọng vào xã hội hiện nay – mà lâu nay vẫn bị phê phán về tính thực dụng, vô cảm…


Trước năm 1975 có những quán cơm xã hội, hồi đó bán 5 đồng hay 10 đồng tôi không nhớ rõ nhưng rất rẻ. Có điều là chính quyền Saigon cũ « tàn ác, bóc lột » bằng cách là cung cấp gạo ! Gạo thì Bộ Xã hội thời đó cho không, còn những người hảo tâm đứng ra tổ chức thì họ lấy rau, mắm muối, củ cải…từ các chợ, tiểu thương cho chẳng hạn. Còn bây giờ rất là « ưu việt », nghĩa là tôi đi xin cái giấy phép để mở quán ba tháng mà chưa xong. Hiện nay có mấy quán đương thương thảo thuế.
Tôi nói với cô, tình hình không đến nỗi bi quan. Tất nhiên có một số đối tượng phần nào đó họ vô cảm, không quan tâm đến người nghèo, không có lòng nhân ái. Nhưng đa số vẫn còn tấm lòng, thậm chí như mạch nước ngầm. Nếu mình khai đúng mạch thì sẽ tuôn chảy, thành thác, thành sông. Cho nên cô thấy gần hai năm rồi, mà quán tôi vẫn còn và sắp sửa mở mấy quán nữa, thành thử có được niềm tin vào lòng nhân ái của con người.


Có một điều lạ như thế này : tôi định mở ở Hà Nội nhưng không được – hồi đó đã tính hết rồi. Có ba nguyên nhân, tôi không phân biệt Bắc Nam theo nghĩa cực đoan đâu, nhưng do quá trình lịch sử xã hội hình thành nên như thế này. Tức là lòng nhân ái và ý thức công tác xã hội ở miền Bắc hiếm hơn, ít hơn miền Nam nhiều, bởi vì ba lý do.
Rất nhiều năm trong cái xã hội gọi là « xã hội chủ nghĩa » đó, mọi thứ người ta đều quan niệm là Nhà nước bao cấp lo hết. Tất cả những chuyện đó không phải chuyện của dân, cho nên họ không có thói quen làm. Thứ hai là niềm tin của họ đối với các tổ chức làm công tác xã hội không có. Họ nói, góp cái gì cho nó là nó ăn hết !


Còn ở miền Nam từ lịch sử, quá trình xây dựng xã hội Nam bộ - nói chung từ những lưu dân, họ phải câu kết lại với nhau, giúp đỡ lẫn nhau từ hồi xưa khi mới hình thành. Rồi qua nhiều năm tháng, ý thức về lòng nhân ái, quan tâm tới người khác, giúp đỡ, đã thành thói quen tự nhiên. Thêm nữa, người Nam bộ là người bộc trực, thẳng thắn, thấy chuyện gì phải thì làm ngay.
Cho nên thấy rõ nhất là mỗi lần bão lụt ở miền Trung – tôi đã đi làm công tác này nhiều năm, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Tây Nguyên…Mỗi lần thiên tai như thế là ùn ùn hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe mang biển số miền Nam hết. Từ đoàn Phật tử, đoàn tiểu thương chợ An Đông, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, đoàn công tác xã hội của Thiên Chúa giáo…đủ hết, nhưng nhìn cái bảng số xe thì biết, không có bảng số xe nào của miền Bắc chở vô hết.


Điều đó, tôi đã suy nghĩ vì cái gì ? Thì những cái hồi nãy tôi nói đó. Cho nên niềm tin vào con người, sự quan tâm, lòng nhân ái… thì không nên thất vọng. Riêng tôi thì tôi rất tin, qua thực tiễn đã gần hai năm rồi và sắp tới còn làm nữa đây.
Nhưng nói với cô điều ấy, tôi cũng hơi ngại ngùng một chút. Bởi vì nếu mà cô đăng báo cô nên viết sao đó, chứ không thôi người ta nói dư quá rồi, hổng giúp đỡ nữa, thì quán phải đóng cửa !
Nhưng thưa ông, ngược lại nhiều người vẫn sợ rằng những quán cơm từ thiện không duy trì được bao lâu…

Thì ráng thôi, nhưng mà duy trì tốt. Cô biết, mỗi ngày như thế một quán ít nhất mất cũng hơn 5 triệu, nếu tính đủ vô thì 6 triệu mỗi quán. Mỗi một người khách vô ăn là coi như quán mất 13 ngàn đồng. Còn riêng Ngày Thứ Năm Hạnh Phúc, thì mất khoảng 17 ngàn, vì ngày đó là ngày « hạnh phúc », tức là ngày phở, bún, mì quảng, hủ tiếu…giá đều 1 ngàn đồng.
Nói chung hễ có khách bước vào là thấy « lỗ lã » ngay phải không ạ ?


Tất nhiên. Mục đích của mình mở ra là để « lỗ » mà. Thành ra theo thói quen người ta hỏi, sao, bữa nay quán đông khách không, mình cười, « mừng » là ít khách, nhiều khách thì càng tốn tiền.
Nói thì nói vậy, nhưng bây giờ chỉ có quán Nụ Cười 6 ở Thủ Đức, không ai giúp đỡ gì thì đáng lo thôi, nhưng cũng san sẻ qua lại được. Do một là ở trong hẻm ít người biết, hai là khu vực đó là khu xóm lao động, ba nữa là truyền thông ít ai nói tới, tìm cũng khó.

Dù số tiền tiết kiệm được khi ăn trưa ở các quán Nụ Cười không lớn, nhưng đối với người nghèo chạy ăn từng bữa, có lẽ cũng giúp được phần nào cho họ ?
Một bà bán ve chai thường xuyên ăn ở đó cả năm rồi, có bữa tôi hỏi, mấy bữa bình thường không có quán này chị ăn ở đâu. Bả nói ăn ở ngoài, cơm bình dân rẻ nhất là 15 ngàn, nhưng mà hổng ngon, hổng sạch sẽ bằng ở đây. Rồi dư ra tôi bỏ ống hết, mỗi ngày tôi bỏ 13 ngàn. Ông chồng tôi cũng ăn ở đây, cũng bỏ vô (bà đó quê ở Phú Yên). Trong vòng sáu tháng qua, toàn bộ học phí của con tôi học đại học từ tiền tiết kiệm được ở quán ăn này mà ra.


Rồi một bà khác ở Đồng Tháp nói phải vay nóng người ta, cứ kéo dây dưa và phải trả lãi, trả chậm lãi lại chồng lên. Bây giờ từ hồi ăn ở đây là bả trả được hết nợ, cứ hàng tuần bà để ra trả góp, nên hết được nợ.
Xin chân thành cảm ơn các nhà báo Nam Đồng và Quỳnh Đông ở Saigon đã vui lòng tham gia tạp chí xã hội hôm nay của RFI Việt ngữ.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140625-quan-an-hai-ngan-dong-long-nhan-ai-van-nhu-mach-nuoc-ngam

  Hà Nội mùa vắng những cơn mưa

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-05-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội.
Thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội.
Photos courtesy laodong online


“Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” cũng là tên một ca khúc của nhạc sĩ Trương Quí Hải viết về vẻ đẹp Hà Nội theo những mảnh rời ký ức, hoài niệm và thực tại trong mối giao thoa của không gian, thời gian của phố và người Hà Nội. Trong những ngày gần đây, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng đã khiến cho người Hà Nội thèm một cơn mưa đúng điệu của mưa Hà Nội. Đặc biệt, không khí đang nóng lên trong bối cảnh nước Nga đứng về phía Trung Quốc và bênh vực cho Trung Quốc về vấn đề xâm chiếm biển Đông, đặc biệt, bài báo mới nhất: “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” của tác giả Dmitri Kosyrev đăng trên trang nhất của hãng tin RIA Novosti càng làm cho Hà Nội trở nên nóng bức, ngột ngạt bởi sự phản kháng và thất vọng của nhân dân.
Hà Nội nóng bức, ngột ngạt
Một nhà văn ở phố Khâm Thiên, Hà Nội, chia sẻ: “Căng lắm! Mới đây có cái bài của thằng Dmitri Kosyrev sinh năm 1955 của báo Novosti ấy, nó viết rất bậy về Việt Nam. Nó nói Việt Nam như là Crimea, Ukraine của Nga vậy, bố láo, làm gì có chuyện đó! Một là nó bẻ cong, hai là nó có một vấn đề là sau khi Nga bị Mỹ và Châu Âu cấm vận thì Nga quay lưng lại Châu Âu đã chuyển sang Trung Quốc, có thể hiểu là Nga đã đổi gió. Nga và Tàu khựa mà cấu kết lại với nhau là đã được tính trước. Quá nguy hiểm khi mà tất cả những bí mật quân sự của mình, khí tài của mình đều do Nga cung cấp hết.”
Theo nhà văn này, thành phố Hà Nội mấy ngày gần đây trở nên nóng bức và ngột ngạt không thể tả. Sự ngột ngạt này ngoài nguyên nhân thời tiết còn do yếu tố tâm lý gây nên. Phần đông những người trí thức, người có hiểu biết và chịu suy nghĩ về hiện tình đất nước trước nạn ngoại xâm đều thấy lo âu, buồn bã và hoang mang.
Vấn đề là sau khi Nga bị Mỹ và Châu Âu cấm vận thì Nga quay lưng lại Châu Âu đã chuyển sang Trung Quốc, có thể hiểu là Nga đã đổi gió. Nga và Tàu khựa mà cấu kết lại với nhau là đã được tính trước. Quá nguy hiểm khi mà tất cả những bí mật quân sự của mình, khí tài của mình đều do Nga cung cấp hết
Một nhà văn ở phố Khâm Thiên
Bởi dù sao chăng nữa, thời thơ ấu của ông và thế hệ ông ở Hà Nội cũng gắn liền với tờ báo RIA Novosti lúc đó, người ta thường gọi là báo Liên Xô, in bằng giấy bóng, có hình màu và cách thiết kế, trình bày rất đẹp mắt. Tờ báo đó cùng những hình ảnh của nó khiến cho ông luôn tin vào thiên đường xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô xa xôi và ao ước khi lớn lên sẽ được một lần ghé chân đến nước Liên Xô đàn anh xã hội chủ nghĩa, thiên đường Cộng sản của thế giới.
Thế rồi càng lớn lên, ông càng nhận ra Liên Xô cũng chẳng có gì là một thiên đường, tờ báo Liên Xô lúc tuổi thơ chỉ là một kỉ niệm đẹp ông dùng để bao vở, gói sách. Mỗi khi nhìn thấy nó, một khoảng trời tuổi thơ lại hiện về với tiếng tàu diện leng keng, phố cở nghèo nàn và thiên đường gói gọn trong tờ báo giấy láng. Mãi cho đến vài ngày trước đây, cái tên tờ báo này lại hiện ra với một bài viết hết sức bất ngờ, làm ông đi từ thất vọng sang tuyệt vọng.
Bài báo của RIA Novosti bị lên án mạnh mẽ. (baodatviet.vn)
Bài báo của RIA Novosti bị lên án mạnh mẽ. (baodatviet.vn)
Ông thất vọng về cái gọi là đàn anh Liên Xô một thuở và ông tuyệt vọng khi nhìn thấy Trung Cộng xâm lăng Việt Nam trong khi đó, Liên Xô lại bắt tay với Trung Cộng và đưa ra luận điệu Việt Nam là một Ukraine của Trung Quốc. Bài báo vừa mang tính bành trướng đại Hán, vừa phủi sạch tình anh em Việt Nam – Liên Xô lại vừa kích động chủ nghĩa bành trướng Á Đông.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế này, Việt Nam vốn không có bất kỳ nước nào là liên minh quân sự, phe trục, chỉ dựa vào Nga và Trung Quốc, bây giờ Trung Quốc xâm chiếm, Nga đứng vỗ tay và đồng tình với sự xâm chiếm của Trung Quốc thì Việt Nam chẳng khác nào một trái bóng ném trong tay của họ. Ông cảm thấy quá buồn và tuyệt vọng cho tương lai con em Việt Nam.
Và điều này cũng nói lên rằng khối Cộng sản chưa bao giờ tôn trọng những khế ước của nó. Tất cả những mỹ từ như ‘Cộng sản Quốc tế’ hay ‘Quốc tế Cộng sản’ đều cho thấy chỉ là kiểu nói đẩy đưa để qui mọi thứ tài nguyên của thế giới về một mối, trong đó có tài nguyên sức người và tài nguyên thiên nhiên. Những đàn anh Cộng sản, suy cho cùng cũng chỉ là những tên buôn lợn có số má và đầy mưu mô, xảo quyệt. Họ có thể đạp lên danh dự và lương tri con người để đạt mục đích.
Chỉ vì mới bị Mỹ và các nước Châu Âu ly khai, Nga đã nghĩ ngay đến thị trường hơn một tỉ rưỡi người ở Trung Quốc và sẵn sàng chà đạp lên mối quan hệ quốc tế mấy chục năm nay với đàn em Việt Nam. Và cách hành xử của Nga cho thấy Nga vẫn còn chìm đắm trong thứ tư duy Cộng sản độc tài và bá quyền, vừa xâm chiếm Ukraine lại vừa cổ vũ cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam. Không còn gì đáng sợ hơn những loại tư tưởng tàn nhẫn này.
Trung Quốc hung hăng không những với Việt Nam, khu vực mà cả trên thế giới nữa, lâu nay, đặc biệt là những năm trở lại đây, cái bài báo đó kích động cực cao và nguy hiểm. Hình ảnh Trung Quốc lâu nay đang nằm trong phạm vi hình ảnh của chủ nghĩa bành trướng, ác tặc như muốn biến thế giới thành nô lệ của mình
Một nhà giáo
Chủ nghĩa bành trướng bệnh hoạn
Một nhà giáo ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, chia sẻ: “Thật là rối loạn, tức là kích động chiến tranh. Nó làm cho con người nhất là những người đang có thể có gì đó hung hăng, những người Trung Quốc hung hăng không những với Việt Nam, khu vực mà cả trên thế giới nữa, lâu nay, đặc biệt là những năm trở lại đây, cái bài báo đó kích động cực cao và nguy hiểm. Hình ảnh Trung Quốc lâu nay đang nằm trong phạm vi hình ảnh của chủ nghĩa bành trướng, ác tặc như muốn biến thế giới thành nô lệ của mình. Chủ nghĩa bành trướng và sự tàn bạo.”
Theo vị nhà giáo này, ông cảm thấy mình đang sống trong một thế giới bệnh hoạn mà căn bệnh này đã di căn trên toàn cơ thể của nó, khó có cơ may cứu vãn. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy căn bệnh này khó mà cứu vãn là sự sủng bái thái quá những thần tượng vốn là lãnh tụ Cộng sản, từ Lê nin cho đến Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh và Fidelcastro… Tất cả những lãnh tụ này đều được thánh hóa và biến thành lá bùa hộ mệnh của chế độ.
Mà sự nguy hiểm tột cùng trong cuộc sống lại nằm ở điểm này, nghĩa là khi các thần tượng này lên ngôi và chính thức được thánh hóa, họ nghiễm nhiên trở thành mẫu mực, chuẩn mực chung, những hành động nhỏ nhất của họ cũng được phù phép thành vĩ đại và lấy làm tấm gương cho mọi thế hệ. Chính vì thế, sự lựa chọn tư tưởng của họ dẫu có độc tài vẫn là chuẩn mực của quốc gia, dân tộc. Và những gì liên quan đến họ đều có tính tiên phong, lãnh đạo, vô tiền khoáng hậu.
Bởi vì quá sai lầm và bệnh hoạn trong lựa chọn hệ thống mà những lãnh tụ Cộng sản các nước đàn anh tiếp tục nghĩ ra khái niệm Quốc tế Cộng sản nhằm thu về một mối. Đương nhiên là những lãnh tụ của các nước đàn anh này phải có máu bành trướng và ôm mộng hoàng đế dưới lớp vỏ lãnh tụ quốc tế, chuyên chính vô sản. Sự tan vỡ của khối Cộng sản Đông Âu là một bước tiến của lịch sử, tuy nhiên, những mầm mống độc tài và ôm mộng hoàng đế thế giới vẫn còn âm ỉ cháy trong các con cháu của họ.
Mãi cho đến khi Liên Xô đã là nước giải trừ chủ nghĩa Cộng sản thì một tổng thống Nga với tiền nhân là bộ sậu Trung ương Cộng sản đã ngang nhiên sáp nhập Ukraine vào lãnh thổ Nga mặc dù người dân nước này không muốn thế. Và chưa dừng ở đó, những người Nga nuôi mộng bành trướng thế giới tiếp tục vỗ tay cổ động cho một nước bành trướng khác là Trung Quốc với luận điệu trước đây 2000 năm, Việt Nam vốn là của Trung Quốc.
Với vị thầy giáo này, chưa bao giờ Hà Nội trở nên nóng bức, ngột ngạt như thời điểm hiện nay, bởi vì Hà Nội là trung tâm của chuyên chính vô sản hiện đại và là một thủ đô có diện tích cũng như thân phận chính trị quá nhỏ nhoi trong khối Cộng sản hiện đại. Không có gì đáng sợ hơn nếu như suy nghĩ bệnh hoạn của một tay nhà báo Nga lại trở thành hiện thực, Việt Nam trở thành thuộc địa của Trung Quốc. Điều đó chẳng khác nào nhốt tù thập thể quốc dân Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, Hà Nội cần một cơn mưa làm mát lòng người, cơn mưa của dân chủ và tiến bộ!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 

Những chuyến phà, tàu cao tốc miệt Tây Nam Bộ

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-04-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trên những chuyến phà Cát Lái thường xảy ra tình trạng ùn ứ (ảnh minh họa)
Trên những chuyến phà Cát Lái thường xảy ra tình trạng ùn ứ (ảnh minh họa)
tuoitre.vn
Nghe bài này Với người dân Tây Nam Bộ, trong điều kiện sông nước chằng chịt, nhiều nơi chưa có đường bộ dành cho xe hơi, phương tiện duy nhất để họ đi lại chỉ có những chuyến xuồng ba lá hoặc tàu cao tốc, những chuyến tàu này đóng vai trò thay thế xe bus cho cư dân ở đây. Và, ở một số nơi chưa xây được cầu, những chuyến phà đóng vai trò huyết mạch, phà đưa cả người và xe máy, xe hơi, xe tải sang sông. Và dường như tàu cao tốc hay phà, tất cả đều tiềm ẩn một mối nguy hiểm mà có vẻ như người quản lý nó rất chủ quan, không hay biết hoặc cố ý bỏ qua.

Tàu cao tốc trang bị cứu hộ hình thức
Một người dân Năm Căn, Cà Mau, tên Huy, chia sẻ: “Khi mà xuống phà xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc lắm, như phà buông dây, rồi xe nó chở nặng quá nó thắng đứt thắng, khi cái phà mình xuống đông quá nên nó va chạm lung tung hết trơn a. Nói chung là đủ điều kiện xảy ra nhưng mà cái chỗ qua phà nó không nghiêm khắc lắm! Bây giờ mình nói cũng không được, mình thấy cũng nguy hiểm thật đó nhưng mình khó nói để nó khắc phục sữa chữa. Khách thì mười người dễ gì còn một người để ý, họ xuống thì họ đi lẹ, có đủ thứ công chuyện.”
Theo anh Huy, việc đi lại bằng tàu cao tốc là quá an toàn so với những phương tiện khác trên sông nước miền Tây. Tuy nhiên, chính vì sự an toàn này mà các tài công lái tàu có vẻ rất chủ quan, không hề có động thái nào để phòng bị khi sự cố chìm tàu, cháy tàu xãy ra, hầu như mọi thứ hỗ trợ từ phao cứu sinh cho đến bình chữa cháy đều chỉ mang tính hình thức, gọi là để cho có mà thôi.
Những chuyến tàu cao tốc di chuyển từ Cà Mau đi Năm Căn, Đầm Dơi… hầu như tàu nào cũng trang bị áo phao nhưng lại chưa bao giờ bóc nó ra khỏi bọc và treo lên đúng hướng dẫn, thậm chí có nhiều tàu bày biện áo phao ngay trên đầu hành khách nhưng lại dùng băng keo quấn nhiều lớp rất kĩ, để mở được các lớp băng keo này ra, có lẽ tốn ít nhất cũng hơn năm phút. Mà trong sự số, người ta chỉ có thể tính được từng giây hoặc nửa giây đối với mạng sống chứ không có tai nạn nào chờ đủ năm phút, bảy phút cho người ta mở xong áo phao rồi mới nhấn chìm tàu.
Khi mà xuống phà xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc lắm, như phà buông dây, rồi xe nó chở nặng quá nó thắng đứt thắng, khi cái phà mình xuống đông quá nên nó va chạm lung tung hết trơn
Một người dân Năm Căn
Đó là chưa kể đến tình trạng nhét hành khách chật cứng giống y hệt xe bus trên bộ. Nhưng một khi tàu dưới nước chở quá tải thì mức độ nguy hiểm gấp cả ngàn lần xe bus trên bộ. Vì trọng tải của tàu đã có chừng, nếu chở quá tải, có thể trong điều kiện sóng gió bình thường thì tàu vẫn có thể gắng gượng mà chạy. Nhưng một khi sóng to gió lớn hoặc gặp những chiếc xà lan chạy ngược chiều tạo ra hàng loạt con sóng lớn, nguy cơ chìm tàu có thể diễn ra trong tích tắc.
Trong khi đó, tàu cao tốc vốn thiết kế theo hệ kín nhằm mục đích tránh bị nước tạt vào tàu trong lúc vận hành tốc độ cao. Mà với con tàu kín bưng như vậy, cộng thêm số lượng người quá đông, ngồi chen lấn với nhau nữa thì khi gặp sự cố sẽ trở nên rối rắm, lộn xộn và tự đám đông hành khách lộn xộn, hốt hoảng này sẽ xô đạp, giẫm lên nhau hoặc bấu viu vào nhau để chết chìm.
Chính vì thế, đối với ông Huy, việc đi lại trên các con kênh, con rạch bằng tàu cao tốc thật sự hấp dẫn bởi tốc độ của nó cũng như quang cảnh hai bên bờ sông, rừng đước, rừng sú, vẹt… Tuy nhiên, nếu như để ý và suy nghẫm một chút về sự an toàn của nó, e rằng khó mà yên tâm khi ngồi trên tàu.

Những chiếc phà thường chở quá tải. (newstogo.vn)
Những chiếc phà thường chở quá tải. (newstogo.vn)
Ông Huy nói thêm rằng không hiểu lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy người ta làm việc gì và chức năng của họ là gì mà nhiều chuyến đi, ông chỉ thấy họ đứng cầm gậy chỉ chỏ ở một trạm gác trên bờ, thỉnh thoảng chủ tàu dừng lại chạy vào nhét thứ gì đó vào túi của họ và lại tiếp tục đi chứ ông không hề thấy họ đến kiểm tra thử các tàu đã đủ an toàn, đã đạt tiêu chuẩn cứu hộ, chữa cháy khi di chuyển, lưu thông hay không. Chính vì sự làm việc rất qua loa của cảnh sát giao thông và cách ngành liên đới đã khiến cho các chuyến tàu cao tốc ở đây rất chủ quan và hình như là không quan tâm gì đến vấn đề an toàn của khách.
Đó là chưa kể đến tình trạng nhét hành khách chật cứng giống y hệt xe bus trên bộ. Nhưng một khi tàu dưới nước chở quá tải thì mức độ nguy hiểm gấp cả ngàn lần xe bus trên bộ.
Những chuyến phà nhồi nhét người
Một người chạy xe lôi ở Long Xuyên, An Giang, chia sẻ: “Mấy xe khách đa số bây giờ là khách không xuống xe luôn, nó đậu trên đó luôn, xe hợp đồng, xe máy nó qua phà là khách họ không xuống xe, ngồi trên đó luôn, nên khi sự cố xảy ra thì bó tay, làm sao chạy cho kịp, thành ra rất nguy hiểm.”
Theo ông này, những chuyến phà từ Đồng Tháp sang thành phố Long Xuyên, còn gọi là bắc An Hòa trong thời gian gần đây quá nguy hiểm. Nhất là khi dòng chảy của con sông ở đây càng lúc càng trở nên dữ dằng nhưng hầu như không có qui định nào để đảm bảo khi gặp sự cố, hành khách không gặp nguy hiểm.
Thường thì một chuyến phà được thiết kế hai tầng, tầng trệt dành cho xe hơi và xe gắn máy, tầng lầu dành cho người đi bộ. Đương nhiên là các chiếc phà được trang bị bình chữa cháy khá đầy đủ nhưng các bình này còn hoạt động hay không thì không ai đảm bảo chuyện đó. Đặc biệt, mỗi chuyến phà chở ít nhất hai trăm người và sáu chiếc xe tải cùng hàng loạt xe gắn máy, số lượng hành khách rất đông nhưng nhìn mỏi mắt vẫn không tìm ra vị trí áo phao cứu sinh.
những chuyến xe chở đến 40, 50 khách, khi di chuyển lên phà vẫn để nguyên khách ngồi trong xe...các chiếc xe này được sắp nằm sát đầu, sát hông với nhau...Chuyện mở cửa để bước ra ngoài là hoàn toàn không thể vì xe đậu quá khít. Và đây là mối nguy hiểm lớn nhất nếu gặp sự cố, hành khách sẽ bị nhốt cứng trong xe
Chuyện này vẫn chưa đáng sợ bằng những hành khách ngồi trên xe, có những chuyến xe chở đến bốn chục, năm chục khách, khi di chuyển lên phà vẫn để nguyên khách ngồi trong xe, có người ngủ gà ngủ gật. Và theo sắp xếp của các tài công lái phà, các chiếc xe này được sắp nằm sát đầu, sát hông với nhau, chỉ khi nào chiếc xe đậu trước chuyển bánh thì xe sau mới nhích lên được một chút. Chuyện mở cửa để bước ra ngoài là hoàn toàn không thể vì xe đậu quá khít.
Và đây là mối nguy hiểm lớn nhất nếu gặp sự cố, hành khách sẽ bị nhốt cứng trong xe, không có đường để thoát thân, thậm chí có người đang ngủ, không hay biết chuyện gì để xử lý. Giả sử như có một chuyến phà bị sự cố giữa sông như trục trặc máy, không chạy được nữa chẳng hạn, thì hành khách trên các xe hơi giường nằm buộc phải đập gương xe và len lỏi, trèo qua trần xe khác để ra ngoài. Trường hợp nằm giường dưới thì phải đợi cho giường trên thoát ra xong mình mới mượn chỗ phía trên để thoát theo chứ phía dưới đã kẹp sát hông xe khác, không có cách gì để ra ngoài được.
Thử nghĩ trong tình trạng có sự cố, hành khách có đủ bình tĩnh để xử lý tình huống theo trình tự vừa nói? Và có bao nhiêu hành khách biết bơi, có bao nhiêu trẻ em, người già cần cứu giúp? Hầu như bế tắc nếu gặp sự cố và điều này không riêng gì một hay vài chuyến phà, chuyến tàu cao tốc mà tỉ lệ không an toàn của nó rất cao.
Miền Tây sông nước, mọi vận chuyển, lưu thông đều dựa vào sông nước là chủ yếu, nếu như nhà cầm quyền không có chính sách bảo đảm an toàn cho hành khách thì một khi sự cố xãy ra, mức độ nguy hiểm sẽ khó mà lường trước được!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Vui buồn nghề nuôi bệnh thuê ở Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-06-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
benh-vien-305.jpg
Một phòng bệnh ở Bệnh Viện Ung Bứu TPHCM (ảnh minh họa).
RFA


Ở các bệnh viện lớn trong thành phố, dường như bất kỳ ngày nào, bệnh nhân cũng có thể gặp những người chuyên nuôi bệnh thuê đến hỏi thăm, thậm chí gạ gẫm để được chăm sóc thuê và đưa ra mức chi phí vừa phải để người nhà bệnh nhân chấp nhận cho họ chăm sóc người thân. Nghề nuôi bệnh thuê là một nhóm nghề có thu nhập tương đối khá so với các nhóm lao động khác nhưng bù vào đó, những người chuyên nuôi bệnh thuê có cuộc sống và số phận hết sức trắc ẩn và tủi buồn.

Nghề nhiều nước mắt

Một người tên Loan, trôi dạt từ xứ Quảng vào Sài Gòn suốt mười bảy năm với nghề bán mì quảng để rồi trong một cơn bạo bệnh, bà phải bán sạch vốn liếng để điều trị, sau khi lành bệnh, không còn gì để sống, bà chuyển sang nghề nuôi bệnh thuê và sống với nó suốt tám năm nay, chia sẻ: “Mình thấy rứa mình cũng xót, vì mình thay gia đình họ chăm sóc mà, mỗi khi họ lên cơn đau mình thấy mình xót lắm, điên cái ruột ấy chứ! Mình không có tâm thì sao mình chăm họ được, mình phải thương họ như cha mẹ mình ấy chứ! Ở bệnh viện có nhiều cảnh đau thương lắm, mình đã nghèo mà họ còn nghèo hơn mình nữa, họ nằm viện mà bệnh không hết, họ không có tiền trả tiền thuốc bệnh viện nên nửa đêm họ lén họ về, cơm họ còn không có để ăn lấy gì họ trả tiền bệnh viện.”
Mình không có tâm thì sao mình chăm họ được, mình phải thương họ như cha mẹ mình ấy chứ! Ở bệnh viện có nhiều cảnh đau thương lắm, mình đã nghèo mà họ còn nghèo hơn mình nữa.
-Bà Loan
Theo Bà Loan, nghề nuôi bệnh thuê là cái nghề hết sức ngẫu nhiên và buồn nhiều hơn vui. Cũng có thể nói thêm rằng đây là cái nghề mà người ta có thể chiêm nghiệm sâu sắc về thân phận con người cũng như sự sống nhỏ nhoi, heo hút của kiếp người nơi bệnh viện. Chính vì thế, bất kỳ một người nào có đời sống nội tâm phong phú, họ sẽ làm công việc nuôi bệnh thuê với tấm lòng chan chứa yêu thương và luôn xem mình là con cháu của Hải Thượng Lãn Ông mặc dù họ không có chuyên môn về y học.
Bà Loan nói rằng sở dĩ những người nuôi bệnh thuê xem mình là con cháu của Hải Thượng Lãn Ông bởi vì đức độ của Hải Thượng Lãn Ông cao vời, Người đã cống hiến cuộc đời của mình để nghiên cứu, chữa chạy cho người bệnh. Nếu như các bác sĩ giỏi thừa kế được phần tài năng của ngài Hải Thượng để chữa bệnh, điều trị cho người bệnh thì những người nuôi bệnh thuê phải thừa kế được phần đức của ngài trong vấn đề chăm sóc, biết đau cùng cái đau của người bệnh và nâng niu, ân cần với người bệnh.
Bà Loan nói thêm rằng đương nhiên, trong xã hội hiện tại, không thiếu những kẻ tuy làm nghề nuôi bệnh thuê nhưng tâm ý chỉ nghĩ đến đồng tiền và không cần biết người bệnh đau đớn, cô đơn đến mức độ nào. Chuyện đau đớn đối với người bệnh thì dễ hiểu, nhưng chuyện một người bệnh thiếu vắng người thân chăm sóc, phải nhờ đến người nuôi bệnh thuê, đó là nỗi đau ẩn khuất mà nếu người nuôi thuê không khéo léo sẽ khiến cho người bệnh thêm nặng và nguy cơ tử vong là trong tầm tay.
benh-vien-250.jpg
Khu khám bệnh ở Bệnh Viện Ung Bứu TPHCM (ảnh minh họa). RFA PHOTO.
Vốn là người trôi dạt, không còn đồng xu dính túi và sống dựa vào những bữa cơm tình thương ở bệnh viện để lây lất qua ngày, tồn tại cho đến lúc khỏe mạnh và ra trước tượng Hải Thượng Lãn Ông, vái lạy xin ngài ban cho sức mạnh để làm một người nuôi bệnh thuê, nghề nuôi bệnh thuê của bà Loan bắt đầu từ đó. Có nhiều trường hợp, bà nuôi với mức phí từ 200 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng cho 24 giờ, cũng có trường hợp bà chỉ nhận 100 ngàn đồng mỗi 24 giờ, và cũng không thiếu những trường hợp bà chỉ nuôi miễn phí bởi cuộc đời và số phận của họ làm bà rơi nước mắt, cám cảnh đến những ngày lây lất nơi bệnh viện của mình.
Trong quãng đời nuôi bệnh thuê gần mười năm của bà Loan, có hai lần bà rơi nước mắt và không thể nén tiếng khóc, đó là lần một bệnh nhân nghèo vốn là gái đứng đường lúc mạt vận, không xu dính túi, không người thân đã liều lĩnh nhờ bà chăm sóc vì không còn lựa chọn nào khác khi mổ ruột thừa. Đến ngày chị này tỉnh dậy, bệnh viện đòi viện phí, chị này đã quì lạy và tình nguyện ở đợ cho bà hai tháng để trừ tiền công. Nghe cảnh ngộ của chị ta, bà không thể kiềm nén xúc động, tuyên bố miễn phí và tặng thêm một ít tiền để chị ra về. Và một lần người mẹ đã nhờ bà chăm sóc đứa con để ra đứng đường kiếm tiền chạy chữa cho con. Lần đó bà cũng chăm sóc miễn phí và cũng là lần mà bà cảm nhận ra cái nghèo và sự sống nó thổn thức, đau thương đến mức độ nào.

Tràn lan dịch vụ nuôi bệnh thuê

Trường hợp của bà Loan là một trong những trường hợp hiếm hoi, có lương tâm và có tôn chỉ, mục đích trong công việc nuôi bệnh thuê. Cũng không thiếu những trường hợp bịp bợm và xã hội luôn tràn lan những kẻ vô cảm làm nghề này. Một bệnh nhân tên Trung, ở Gò Vấp, Sài Gòn, chia sẻ: “Nuôi bệnh thuê mỗi ngày đôi khi một trăm có, hai trăm có, ba trăm có, tùy theo mỗi dịch vụ, thí dụ như họ lo đầy đủ, chăm sóc, giặt đồ… thì ba trăm, chỉ tới chăm sóc mà không giặt giũ thì hai trăm, đôi khi một trăm họ cũng tới, ngồi đó, chỉ gì làm đó thì một trăm. Cái giá tiền khác nhau, như chuyển người qua giường thì họ cũng rành lắm, làm như y tá. Nhưng cái nghề này cũng như osin thôi chứ có gì đâu, cũng vì tiền đi giúp việc.”
Nuôi bệnh thuê mỗi ngày đôi khi một trăm có, hai trăm có, ba trăm có, tùy theo mỗi dịch vụ, thí dụ như họ lo đầy đủ, chăm sóc, giặt đồ… thì ba trăm, chỉ tới chăm sóc mà không giặt giũ thì hai trăm.
-AnhTrung
Theo ông Trung, chuyện nuôi bệnh thuê và nghề nuôi bệnh thuê hiện nay đã tràn lan khắp các bệnh viện thành phố. Người nuôi bệnh có đạo đức thì hiếm hoi nhưng kẻ lợi dụng thì nhiều vô kể. Sở dĩ có chuyện như thế bởi vì ngành y tế Việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng đạo đức trầm trọng, ngay cả các bác sĩ, y tá được đào tạo bài bản, có tri thức mà vẫn còn mè nheo, vòi vĩnh tiền của bệnh nhân thì huống gì những người nuôi bệnh thuê được chăng hay chớ.
Như trường hợp ông gặp là một ví dụ đau lòng, ông bị viêm túi mật, phải đi phẫu thuật ở bệnh viện nhân dân Gia Định, trong lúc các con và vợ ông đang đi du lịch ở Mỹ. Không có người nhà, ông phải thuê một cô nuôi thuê. Cô này lúc đầu thì hiền hòa, dễ mến. Nhưng khi chính thức bắt tay vào công việc, cô đòi hỏi đủ thứ, ngoài khoản tiền 300 ngàn đồng mỗi ngày, cô yêu cầu ông đóng thuế cho các hộ lý thông qua cô và chính cô cũng là người gợi ý ông bỏ phong bì cho các bác sĩ, y tá có liên quan đến ca mổ của ông.
Vì không có người thân, tâm trạng lại buồn bã sau khi mất đi một phần trong cơ thể, sức lực yếu hẳn ra, cộng thêm sự vô cảm của người chăm sóc khiến ông nhiều lần chẳng còn tha thiết sống. Nhưng nghĩ đến vợ và các con ở xa, ông quyết cắn răng chịu đựng để sống cho đến ngày ra viện.
Ông Trung nói rằng người nuôi bệnh thuê rất đông nhưng ông chấp nhận cắn răng chịu đựng bởi vì nếu ngưng hợp đồng với cô này để thuê một cô khác, sẽ rất khó khăn cho ông bởi họ cùng hội cùng thuyền với nhau cả, có thể người nuôi sau sẽ gây khó khăn cho ông nhiều hơn cả người nuôi trước để bỏ ghét. Như vậy chẳng khác nào tiền mất mà tật mang. Cuối cùng, ông quyết định cắn răng chịu đựng.
Xã hội đang ngày càng đông đúc, mọi thứ trở nên phì đại và con người trở nên lẻ loi, cô đơn trước thế giới mình hiện hữu, nhất là khi đối diện vợi bệnh tật, đối diện với các thiết bị y tế cùng với âm thanh của nó cũng như đối diện với bức tường trắng và khoản sân côi cút của bệnh viện… Hơn bao giờ hết, con người cảm nhận ra mình nhỏ nhoi và bất an, và cũng hơn bao giờ hết, người bệnh cần sự chia sẻ, chăm sóc tận tình, ân cần của đồng loại. Thế nhưng, câu chuyện của người nuôi bệnh thuê luôn là một đề tài trắc ẩn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 
 Mùa hè và những bệnh nhân nghèo cao tuổi
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-06-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Bệnh nhân 2 người 1 giường còn thì phải trải chiếu nằm dưới sàn
Bệnh nhân 2 người 1 giường còn thì phải trải chiếu nằm dưới sàn
(nguồn Đại Đoàn Kết)
Mùa hè, không khí oi ả, nóng nực, ẩm độ lại cao vào ban đêm, đây cũng là môi trường tốt nhất để các loại dịch bệnh phát triển. Đối với những người cao tuổi, sống trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, con bệnh lại càng dễ kéo đến hoành hành cơ thể họ. Đối với các bệnh nhân nghèo cao tuổi, không có gì đáng sợ hơn mùa hè phải nằm trong bệnh viện chật chội, ngột ngạt, nằm chồng chất hai, ba người trên một giường, mọi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn bởi do nghèo khó.
Một bác sĩ tên Sơn, thuộc bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, chia sẻ:”Tại vì mình thường thường hay có chuyện nể nang, rồi người dân mình hay chịu đựng quen rồi nên bên y tá, trực… họ hay… Nhưng mà sắp tới đây sẽ không có nữa, bây giờ người ta cũng đang hướng đến là không nói miệng nữa, sẽ quy định ra rõ ràng, nhất là công việc làm bây giờ cũng căng lắm nên người ta phải giữ nồi cơm của mình nữa. Tất cả đều ra kinh tế nên bây giờ phải như thế, tất cả bây giờ không còn đức trị mà phải pháp trị. Thật ra ai mà muốn cán bộ y tế như thế nhưng bây giờ phải như thế.. Bên trong nó tự biết việc hành xử với người bệnh hay hành xử trái y đức thì họ biết chứ nhưng không ai chỉnh sửa nó nên họ không sợ, chỉ cần có ai chỉ toạt mặt ra thì họ rất sợ, vậy nên xã hội cũng cần có những đối kháng những tiếng nói mạnh mẽ để họ hết vô cảm, họ sẽ sợ.”
Tất cả đều ra kinh tế nên bây giờ phải như thế, tất cả bây giờ không còn đức trị mà phải pháp trị. Thật ra ai mà muốn cán bộ y tế như thế nhưng bây giờ phải như thế
Theo bác sĩ Sơn, hiện tại, tất cả mọi bệnh viên trên toàn quốc đã có chính sách ưu đãi cho người già neo đơn, nghèo khổ và đã thực hiện một cách triệt để. Tuy nhiên hai chữ triệt để này cần hiểu theo nghĩa của Việt Nam thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa. Bởi vì mọi thứ triệt để thời bây giờ đều có tính nửa vời và hàm chứa quá nhiều tiêu cực, trong đó có cả bệnh thành tích và bệnh vô cảm.
Riêng về bệnh thành tích thì hầu như mọi bệnh viện, mọi cơ quan bảo hiểm y tế đều mắc phải bởi chỉ tiêu thi đua ngành và chỉ tiêu của các quan chức đứng đầu cơ quan nhằm chạy đua huân chương lao động, chiếm phần tài trợ nhà nước và nâng cấp cơ sở hạ tầng để chấm mút… Có cả ngàn lẻ một loại bệnh thành tích.
Một cụ già không còn tiền nằm viện nên phải về nhà tự lo liệu
Một cụ già không còn tiền nằm viện nên phải về nhà tự lo liệu
Và một khi bị bệnh thành tích, người ta sẽ làm qua loa, bỏ sót nhiều đối tượng cần giúp đỡ, bỏ qua nhiều tiếng kêu của người đói khổ thật sự mà dành phần ưu tiên cho con cháu cán bộ cùng ngành hoặc cùng chi bộ đảng để lấy lòng nhau, chờ thời cơ lấy tiếng nói ủng hộ. Cũng vì bệnh thành tích mà hằng năm, có hàng triệu bệnh nhân phải chật vật đấu tranh với bệnh tật, cái đói, phải ăn xin từng bữa, trông chờ vào bữa cơm từ thiện để cầm hơi. Trong khi đó, ngành y tế lúc nào cũng giơ cao bảng thành tích trước khi nói về chuyên môn.
Cũng theo bác sĩ Sơn, căn bệnh thành tích tuy đáng sợ nhưng vẫn không đáng sợ bằng căn bệnh vô cảm, căn bệnh này chi phối rất nặng ở ngành y tế và ngành bảo hiểm cũng như một số cơ quan thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội. Bởi vô cảm, không còn biết suy tư về thân phận, số phận của đồng loại mà một số quan chức, cán bộ của ngành lao động, thương binh và xã hội sẵn sàng đạp lên lương tri, bỏ qua những người nghèo cần chiếu cố, giúp đỡ của xã hội để tham nhũng, tư túi hoặc trao những suất giúp đỡ đến người thân, bà con không đến nỗi nghèo khó, chưa phải là người cần giúp đỡ.
Cũng vì bệnh thành tích mà hằng năm, có hàng triệu bệnh nhân phải chật vật đấu tranh với bệnh tật, cái đói, phải ăn xin từng bữa, trông chờ vào bữa cơm từ thiện để cầm hơi. Trong khi đó, ngành y tế lúc nào cũng giơ cao bảng thành tích trước khi nói về chuyên môn
Đặc biệt, ngành bảo hiểm y tế ở Việt Nam quá đặt nặng vào chuyện lãi suất và cũng là ngành có nạn tham nhũng thuộc hàng nặng nề nên vấn đề giả mạo những con số trong dược liệu, thuốc men, đặt ra những bệnh án ma để nhận bảo hiểm và nhiều trò mèo khác đã đẩy những người nghèo đến đường cùng. Khi người nghèo mắc bệnh, một số nơi, người ta phải đi mượn thẻ bảo hiểm của hàng xóm hoặc bà con, người thân để đến bệnh viện. Và để hợp thức hóa sự gian dối đầy trắc ẩn này, bệnh nhân nghèo chấp nhận đổi tên, khai man tên tuổi của mình đúng với tên tuổi của người trong bảo hiểm, thậm chí có người phải lột thẻ chứng minh, dán hình của họ lên đó để qua mặt bệnh viện.
Đó là chuyện của ngành bảo hiểm và các ban ngành lao động, thương binh và xã hội. Còn chuyện vô cảm trong ngành y tế lại đáng buồn hơn rất nhiều.
Nhân viên y tế trở thành cái máy chém
Một bác sĩ khác, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:”Qua truyền hình, thông tin, báo chí, bên đại chúng hoặc trực tuyến thì lương tâm bác sĩ không ai bỏ rơi người già nhưng trên thực tế đến bệnh viện thì nhìn người già sẽ thấy bác sĩ không phải ai cũng quan tâm đến người già, cái lương tâm đó trong mười bác sĩ cũng chỉ có một bác sĩ thôi. Chẳng hạn như bệnh người ta là ốm yếu, họ già họ có bệnh nhưng bác sĩ không tận tình, họ nghĩ già nên… họ sẽ hỏi cái tuổi…như thế là không tốt, nhưng mình chỉ biết thế thôi chứ mình, mình không thể nói được, nhiều khi mình nói chuyện nhỏ nó sẽ ra chuyện lớn. Nói chung là có những cái không đồng đều. Như bây giờ nhà nước yêu cầu người dân phải mua bảo hiểm y tế 100%, đã mua hết bảo hiểm y tế 100% thì lực lượng của bác sĩ, nhân viên y tế của tất cả các bệnh viện trên cả nước này có phục vụ được tốt như bảo hiểm 100% không, còn mang tính chất đó không, còn nhiêu khê không, cái đó mới quan trọng.”
Người già chỉ nhận được vài viên thuốc
Người già chỉ nhận được vài viên thuốc


Theo vị bác sĩ này, tình trạng tiêu cực trong ngành y tế hiện tại không thể nào kiểm soát nổi và nó đã trở thành đại dịch của quốc gia. Trong đó, mỗi bệnh viện là một cái ổ dịch tiêu cực và mỗi bác sĩ, nhân viên y tế là một con bệnh vô cảm và tiêu cực. Đặc biệt là với một số bác sĩ có năng lực yếu, chuyên môn kém, một số y tá có bằng giả, chuyên môn duy nhất của họ là chích thuốc, truyền đạm và băng bó vết thương thì tính tiêu cực ở họ có thể cao gấp nhiều lần so với những nhân viên y tế có năng lực.
Giải thích thêm vấn đề, vị bác sĩ này nói rằng những bác sĩ có năng lực sẽ có uy tín và dễ dàng mở phòng mạch tư, ở phòng mạch, họ có thể chặt chém khách hàng nhưng đa phần là khách hàng có tiền và mức độ chặt chém cũng không đến nỗi nặng nề nhằm giữ khách lâu dài. Riêng các phòng mạch, cung cách phục vụ luôn rất tốt nhằm thu hút khách hàng, khác với ở các bệnh viện.
Tình trạng tiêu cực trong ngành y tế hiện tại không thể nào kiểm soát nổi và nó đã trở thành đại dịch của quốc gia. Trong đó, mỗi bệnh viện là một cái ổ dịch tiêu cực và mỗi bác sĩ, nhân viên y tế là một con bệnh vô cảm và tiêu cực
Với các bệnh nhân nghèo cao tuổi, một phần vì nghèo khổ, túng thiếu, phần khác vì neo đơn, không nơi nương tựa, họ phải đối diện với vô vàn khó khăn, tủi nhục nơi bệnh viện bởi thái độ lạnh nhạt của các nhân viên y tế. Nguyên nhân của thái độ lạnh nhạt này nằm ở chỗ họ không có tiền để bỏ phong bì lót tay cho y tá, bác sĩ. Mặc dù đã có lệnh cấm nhận phong bì, cấm nhận đút  lót nhưng việc này vẫn diễn ra như đi chợ ở các bệnh viện. Chính vì thế, các bệnh nhân nghèo, cao tuổi, nếu bị bệnh nặng một chút có thể dẫn đến tử vong vì thiếu sự chăm sóc đúng mực và mặc cảm, buồn bả, trì trệ tâm lý, khó phục hồi sức khỏe.
Theo vị bác sĩ này nhận định thì nguyên nhân tiên cực ở các bệnh viện và đẩy các bệnh viện thành những cái ổ dịch vô cảm, tiêu cực lại nằm ở giai đoạn giáo dục và xin việc sau khi tốt nghiệp. Ngay trong ngành giáo dục, ở các đại học y khoa chưa bao giờ có một triết lý giáo dục đúng nghĩa để đào tạo ra được những bác sĩ tâm đức. Đó là chưa muốn nói đến có quá nhiều tiêu cực, mờ ám trong bằng cấp, đào tạo của ngành này. Sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ trẻ lại phải đút lót một số tiền không nhỏ để kiếm chỗ làm. Và đương nhiên, khi kiếm được chỗ làm, họ phải lấy lại những gì đã bỏ ra. Dần dần thành thói quen và bản chất, nạn chặt chém và coi thường bệnh nhân cũng hình thành từ đó.
Mùa hè đã vào giai đoạn nắng nóng, ngột ngạt nặng nề nhất, bệnh nhân cao tuổi nhà nghèo ở các bệnh viện ngày càng đông, các giường bệnh càng thêm chật chội. Cầu mong sao cái nghèo và sự cô đơn cũng như cái nhìn kỳ thị giàu nghèo nơi các bệnh viện không làm các bệnh nhân tội nghiệp này thấy tủi khổ và mất ý chí vượt qua bệnh tật, đánh mất nỗ lực sinh tồn!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 

  Người nông dân trồng vải tìm đường thoát thân

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-06-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Điểm tập kết vải ở thị xã Chí Linh (huyện Chí Linh) và huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), cảnh mua bán khá đìu hiu, người bán nhiều hơn người mua.
Điểm tập kết vải ở thị xã Chí Linh (huyện Chí Linh) và huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), cảnh mua bán khá đìu hiu, người bán nhiều hơn người mua.
Nguồn: 24h.com.vn
Kể từ ngày giàn khoan HD 981 của Trung Quốc cắm vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, hàng ngàn câu chuyện không tốt lành ập xuống nhân dân Việt Nam, trong đó, đáng kể nhất vẫn là những người nông dân chân lấm tay bùn quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời lại chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi cái gián khoan này. Những nông dân trồng vải ở Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc phải dở khóc dở cười ra sao với cái giàn khoan này?
Trái vải bị bỏ rơi…
Một nông dân tên Tuất, ở Lục Ngạn, chia sẻ: “Nói chung là giá vải năm nay không cao như năm ngoái, năm ngoái giá vải nó cao hơn thì thu hoạch được nhiều hơn, năm nay thì không được mấy. Năm nay giá vải nó rẻ hơn, năm nay tình hình như thế này thì mình không xuất cho nó – Trung Quốc, mà nó cũng không lấy của mình. Nhưng mà năm nay giá không được tốt, đầu mùa thì giá khoảng 20 ngàn một ký, còn giờ thì chỉ có gần mười ngàn một ký thôi!”
Theo ông Tuất, mùa vải năm nay trái sung mãn, phải nói là bội thu về sản phẩm, những trái vải tròn, căng mẩy và không có sâu bọ đã khiến ông nhiều lần nhìn vườn vải thiều mà khấp khởi hy vọng rằng năm nay sẽ khấm khá hơn mọi năm, chuyện sắm sửa trong nhà cũng như cho con cái tiền ăn học sẽ rộng tay hơn một chút. Thế nhưng đến ngày thu hoạch, mọi chuyện lại hoàn toàn khác!
Kế hoạch trồng trọt đều tùy thuộc vào chỉ định của thương nhân TQ. Chính vì thế, khi thương lái Trung Quốc bỏ thị trường Việt Nam thì người nông dân chỉ còn biết chép miệng và loay hoay tìm hướng để tự cứu mình
Nếu như năm ngoái, vải đầu mùa được thương lái mua với giá hai mươi ngàn đồng trên mỗi kí lô, nhưng năm nay, vải đầu mùa chỉ bán được cao nhất là mười lăm ngàn đồng trên một kí lô trong khi đó, chất lượng vải năm nay đạt hơn rất nhiều so với năm ngoái. Và cũng khác với không khí mua bán tấp nập mọi năm, mùa vải năm nay việc mua bán diễn ra chậm chạp, nhiều vườn vải rơi vào tình trạng chín bói, chuyển sang trạng thái lên men và gây thối… Và năm ngoái, vải giữa mùa bán được từ bảy đến mười hai ngàn đồng trên một ký thì hiện tại, chỉ cần bán được với giá năm ngàn đồng một ký là chủ vườn đã mừng khấp khởi. Vì nguồn vải thiều bị khủng hoảng thừa trong khi đầu ra không có bởi thương lái Trung Quốc đã bỏ hẳn thị trường vải thiều Việt Nam. Trong khi đó, mọi kế hoạch nông nghiệp ở các tỉnh Tây Bắc đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp ở đây từ cam, quýt, nhãn lồng, vải thiều… đều nhắm đến Trung Quốc, kế hoạch trồng trọt đều tùy thuộc vào chỉ định của thương nhân Trung Quốc. Chính vì thế, khi thương lái Trung Quốc bỏ thị trường Việt Nam thì người nông dân chỉ còn biết chép miệng và loay hoay tìm hướng để tự cứu mình.

Được mùa nhưng nông dân không phấn khởi lắm
Được mùa nhưng nông dân không phấn khởi lắm. Ảnh tinngan.vn
Và hướng tự cứu của nhà nông Tây Bắc nói riêng cũng như các tỉnh miền Bắc nói chung trong mùa vải thiều này chính là thị trường miền Nam. Mặc dù không dần dập và chộn rộn như thị trường Trung Quốc, nhưng thị trường miền Nam lại mang đến cho nông dân miền Bắc một niềm tin mới.
Miền Nam hứa hẹn
Nếu như trong những năm 1980, khi miền Bắc rơi vào nạn đói do nền kinh tế tập trung bao cấp, nhiều gia đình miền Bắc không còn gì để sống, phải dắt díu nhau vào miền Nam tìm đất hứa và miền Nam đã mở rộng vòng tay hào hiệp để đón những người Bắc xa xứ bằng nhiều hướng khác nhau, trong đó có người làm ăn thành đạt, cũng có người xin ăn lây lất qua ngày… Thì hiện tại, thị trường miền Nam một lần nữa làm mảnh đất hứa cho trái vải thiều miền Bắc.
Vì miền Nam ít trồng được cây vải mà người miền Nam lại rất thích trái vải, chính vì thế, việc tiêu thụ trái vải ở miền Nam trở nên dễ dàng, thuận lợi. Hơn nữa, người miền Nam rộng lượng và chi tiền không bị ki bo, keo kiệt
Một người chuyên bỏ mối vải thiều ở miền Trung và miền Nam, tên Hóa, chia sẻ: “Hai bốn ký bỏ tại trên này thì ba trăm lẻ năm nghìn, sáng xuất ra là ba trăm mốt, nhưng bỏ sỉ thì ba trăm lẻ năm nghìn, bảo đảm hàng đẹp chứ không phải vải hư vải thối. Có hai loại là vải đai xanh với đai đỏ, là vải thiều chứ không phải vải u, vải này hạt nhỏ. Năm nay được mùa vải nên giá mới rẻ thứ chứ, mọi năm đâu có rẻ thế này, mọi năm tầm này phải bán hai lăm ba mươi nghìn một ký chứ giờ có hai mươi, mười tám nghìn một ký chứ mấy. Rẻ hơn nhiều, rẻ hơn năm bảy giá, do nó không sang Trung Quốc được, mọi năm Trung Quốc nó thu mua nhiều thì hàng mình mới đắt.”
Theo ông Hóa, ban đầu, cứ ngỡ rằng Trung Quốc không mua vải của người Việt, nông dân sẽ chết đói vì không tiêu thụ được vải và một viễn cảnh những gốc vải bị chặt tả tơi để trồng cây khác hiện dần trước mắt. Thế nhưng khi những nhà buôn miền Bắc quyết định đổ xô vào miền Nam thì câu chuyện đã hoàn toàn khác.
Vì miền Nam ít trồng được cây vải mà người miền Nam lại rất thích trái vải, chính vì thế, việc tiêu thụ trái vải ở miền Nam trở nên dễ dàng, thuận lợi. Hơn nữa, người miền Nam rộng lượng và chi tiền không bị ki bo, keo kiệt, chính vì thế việc mua bán ít có chuyện “cò kè bớt một thêm hai”, việc trả chác chua ngoa hiếm xãy ra, chỉ cần phải giá là mua, không phải giá thì đi, chuyện mua bán đối với người miền Nam vừa dễ thương vừa hào sảng, phóng khoáng.
Và có lẽ chính vì thế mà một số nhà buôn miền Bắc đã bỏ hẳn ý định nối lại thị trường với Trung Quốc, đào sâu vào thị trường miền Nam. Chính thị trường miền Nam đã cứu cây vải thiều xứ Bắc. Với giá thành hiện tại, có những ngày nhà vườn mang vải ra chợ đầu mối quá nhiều, mỗi kí lô vải sụt xuống còn ba ngàn đồng, nghĩa là một kí vải mua chưa được nửa ổ bánh mì thịt. Nhưng tại các chợ miền Nam, giá mỗi kí vải vẫn dao động từ hai mươi đến hai mươi lăm ngàn đồng, vẫn bán rất chạy và không khí chợ miền Nam luôn làm cho nhà buôn miền Bắc lần đầu đưa vải vào miền Nam lâng lâng hy vọng.
Khác với việc buôn bán với nhà buôn Trung Quốc, bắt nhà buôn Việt Nam phải hầu hạ, chầu chực và đôi khi gài thế để ứ hàng, cuối cùng phải bán đổ bán tháo… Các nhà buôn miền Nam luôn nói thẳng và cảm thấy không vừa giá thì tuyên bố không mua, nếu đúng giá thì vui vẻ nhận hàng. Hầu như làm việc với nhà buôn miền Nam luôn tạo cảm giác gần gũi, dễ sống gấp triệu lần so với việc phải chơi với nhà buôn Trung Quốc.
Chính vì thế, theo ông Hóa, thị trường miền Nam sẽ thay thế cho thị trường Trung Quốc trong nhiều năm tới và ông lấy làm hối tiếc tại sao không nghĩ sớm đến việc đưa nông sản vào miền Nam mà bán để dễ dàng và thuận tiện nhiều thứ mà lại dây dưa với người Trung Quốc quá lâu dài để rồi hàng trăm thứ hệ lụy không đáng có đã ập lên đầu người dân Việt Nam.
Câu chuyện trái vải thời giàn khoan Trung Quốc xâm lược Việt Nam là một câu chuyện dài, bởi nó liên quan đến người nông dân và nó phản ánh tâm tư của nhà nông Việt Nam trước bối cảnh lịch sử hết sức rối ren của đất nước mà trong đó, phần lỗi lại thuộc về một thứ gì đó thuộc cấp độ vĩ mô.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/lyche-grower-loo-way-out-06232014065414.html

Phong trào chơi súng tự chế ở Tây Nguyên

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-06-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
sung-tu-che-305.jpg
Một khẩu súng tự chế làm bằng ống nhựa PVC và chai nhựa.
RFA


Giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt là các huyện miền núi thuộc các tỉnh Tây Nguyên đang say sưa với loại súng tự chế từ những chiếc ống nhựa PVC và chai đựng nước suối.

Ảnh hưởng an ninh xã hội

Có thể nói rằng tuy cây súng chỉ chế tác thủ công rất đơn giản nhưng nó được ứng dụng từ những tiêu chuẩn rất cao của ống và chai nhựa, chính vì thế, mức độ sát thương và tầm ảnh hưởng của nó đối với an ninh xã hội không phải là nhỏ.
Những cây súng tự chế đang dần được cải tiến. Một bạn trẻ ở huyện Chư Sê, Gia Lai, chia sẻ: “Làm súng thì làm cho vui vậy thôi chứ bắn giết gì ai. Chẳng qua là mình thấy không an toàn thì mình làm, đã làm thì phải có câu lạc bộ chứ đâu phải tự nhiên mà làm. Đương nhiên là nhà nước nào mà cho mình làm, nhà nước mình thì không cho mình làm rồi, nhưng mà mình tự làm, bức quá bị bắt nộp phạt thì mình nộp phạt. Chứ xã hội mà tụi bắt trộm chó cũng có súng để bắn thì mình cũng phải có để bảo vệ mình chứ, vậy thôi!”
Làm súng thì làm cho vui vậy thôi chứ bắn giết gì ai. Chẳng qua là mình thấy không an toàn thì mình làm, đã làm thì phải có câu lạc bộ chứ đâu phải tự nhiên mà làm.
-Một bạn trẻ
Bạn trẻ này nói chuyện một cách dí dỏm rằng biết chế súng và sử dụng súng tự chế một cách thuần thục, điệu nghệ là có công lớn đối với đất nước. Vì ít nhất bạn cũng có cái để tự bảo vệ khu vườn cà phê của gia đình mình trên các rẫy, sườn núi và nếu kẻ xâm lăng Tàu Cộng xuất hiện, dù gì đi nữa, bạn cũng có cây súng để làm mấy phát cho hả cái dạ của con dân một nước bị coi là nhược tiểu, hèn kém.
Kể thêm, bạn trẻ này nói rằng kĩ thuật làm súng bằng nhựa PVC rất đơn giản, chỉ cần một vỏ chai nước suối bằng nhựa dẻo, một chiếc bơm xe đạp, một ống nhựa làm nòng súng, một con ruồi xe máy và vài miếng ruột xe, coi như vật liệu để chế súng đã tạm đầy đủ. Việc tiếp theo là cưa ống nhựa dài từ 80cm đến 1,2 mét, tùy yêu cầu viên đạn đi xa hay gần mà cưa độ dài của ống nhựa tỉ lệ.
Nếu như ống nhựa ngắn, viên đạn sẽ đi gần, ống nhự dài thì viên đạn đi xa hơn. Nhưng độ nén của bầu hơi cũng quan trọng không kém, nếu chỉ là chai nước suối đơn giản thì không thể chế được súng có tầm đạn xa, muốn có tầm đạn xa và sức công phá lớn, cần phải có một bình chứa khí nén tương đối dày bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng kim loại thì sức công phá của viên đạn có thể xuyên tường một cách rất bình thường.

sung-tu-che-250.jpg
Một khẩu súng tự chế bằng hơi cồn. RFA PHOTO.
Một bạn trẻ khác ở Đắc Lắc, tên Hùng, biệt danh là Hùng Cá Mập, cho chúng tôi biết thêm là ngoài các loại súng dùng bình nén bằng nhựa, súng nén hơi cồn cũng đã ra đời và sức xuyên phá của viên đạn có thể đạt ở tầm của súng trường AK, ví dụ như bắn xuyên mái tôn, bắn xuyên tường dày 10cm. Và với loại súng này, việc hạ sát một con khỉ, một con trâu hoặc một con người là quá dễ dàng. Vấn đề còn lại chỉ là chuyện bắn chính xác hay không mà thôi.
Và để có một cây súng tự chế bắn chính xác theo ý muốn, giới thanh niên Tây Nguyên đã thành lập nhiều câu lạc bộ những người yêu thích súng tự chế nhằm trao đổi kinh nghiệm chế tác, truyền đạt những kỹ thuật chế tác mới được tìm tòi nhằm bổ sung cho nhau, tạo ra những cây súng có công năng chẳng kém gì súng chiến đấu.
Theo Hùng nói, có lẽ sắp tới đây, có một nhóm trong câu lạc bộ của Hùng tuyên bố sẽ chế ra cây súng bằng nhựa có thể bắn chết voi rừng, hổ, cọp và có thể nhắm bắn vào ban đêm. Đương nhiên là cây súng này có giá thành cao hơn nhiều so giá thành dao động từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng ở những cây súng đang sử dụng.

Nhà nước cấm nhưng dân vẫn làm

Nhà nước cấm nhưng câu lạc bộ vẫn cứ hoạt động mạnh Một người là thành viên câu lạc bộ yêu thích súng tự chế ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, tên Nam Hải, chia sẻ: “Về nguyên lý là một là nó dùng lò xo, hai là nó dùng hơi nén tức là đi qua một hệ thống làm cho áp lực tăng lên đó, thì nó sẽ bắn đi thôi, nó phải dùng dòng điện nên mang lỉnh kỉnh lắm. Ví dụ như vừa rồi nó bắt trộm chó nó bắn chết 3 người đó, thì nó dùng xung điện. Nó bắn ra thì cái đầu đinh nó được nối với một đầu dây bằng thép nên nó thu hồi lại được mà. Khi nó bắn ra thì nó nối cái mạch điện lại nên người ta bị giật tê, chết. Mấy cây súng tự chế khác cũng vậy, nó phải theo nguyên lý, một là dùng hơi, hai là dùng lò xo, để nó bung cây kim hỏa ra, bung cây kim hỏa ra với lực mạnh thì nó đập vô ngòi nổ, lúc đó viên đạn nó tống ra thôi.”
Đương nhiên là nhà nước nào mà cho mình làm, nhà nước mình thì không cho mình làm rồi, nhưng mà mình tự làm, bức quá bị bắt nộp phạt thì mình nộp phạt.
-Một bạn trẻ
Theo Nam Hải, mỗi câu lạc bộ yêu thích súng tự chế có một nguyên tắc, tôn chỉ và mục tiêu riêng, và mỗi câu lạc bộ phân ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm lại có mục tiêu theo đuổi riêng trong vấn đề chế tác cũng như sản phẩm. Thậm chí mẫu súng cũng được các câu lạc bộ tự thiết kế một dáng vẻ, mẫu mã riêng để tạo dấu ấn của họ.
Ví dụ như câu lạc bộ của Nam Hải thiên về súng hơi cồn, loại súng này tốn kém hơn so với súng dùng bình nhựa chứa nước suối nhưng lại có công năng dị biệt so với phong trào súng tự chế. Và như vậy, trừ những các nhân lẻ tẻ tự chế súng thì không xếp vào hàng ngũ nào, chứ những câu lạc bộ khác cũng có đặc trưng và mẫu mã của họ, nếu câu lạc bộ nào chế tác súng hơi cồn, muốn cho thành công tốt đẹp thì phải cần đến sự tư vấn của câu lạc bộ mà Nam Hải đang sinh hoạt. Bởi ở đây, khỏi phải mày mò gì nhiều cũng có thể lấy được những công thức chế tác khiến cho sức công phá và độ chính xác của nó đạt ở thang số rất cao.
Ngược lại, nếu như các câu lạc bộ khác muốn chế tác súng hơi cồn mà không cần đến câu lạc bộ của Nam Hải để tư vấn, điều đó cũng đồng nghĩa là họ đang tuyên chiến kỹ thuật với câu lạc bộ. Một khi đã tuyên chiến, họ buộc lòng phải chế tác được những cây súng có hiệu dụng cao hơn, có tính năng hiện đại hơn những cây súng do câu lạc bộ mà Nam Hải đang hoạt động. Nếu không làm được vậy, họ phải tự động rút bỏ kế hoạch chế tác. Đây là luật chơi bất di bất dịch của những nhóm chế tác súng.
Và, hiện tại, hầu như trẻ em cũng có thể tự chế cho mình một cây súng mà chỉ tốn không tới 100 ngàn đồng và có thể chơi đùa, nhắm bắn trên các ngọn cây, chim chóc một cách vô tư, không hề nghĩ đến hậu quả cũng như những nguy hiểm do súng đạn gây ra. Còn các nhóm chế tác súng ở Tây Nguyên, tuy đã bị bắt và nộp phạt nhiều lần nhưng họ vẫn chưa hề ngưng hoạt động.
Sở dĩ có chuyện như vậy, theo một giáo sư ở đại học Tây Nguyên nhận xét là do nhu cầu tự vệ của tuổi trẻ quá cao mà an ninh tâm lý của họ lại quá thấp, họ không có niềm tin vào nền trị an của quốc gia trong bối cảnh hiện tại. Chính vì thế, khi có điều kiện để phát triển những gì liên quan đến bạo lực và sát thương, họ sẽ ngay lập tức biến thành trò chơi nhằm thỏa mãn sự bất an vốn sâu thẳm bên trong tâm hồn họ.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/self-made-guns-in-west-highland-06272014121906.html

Bán phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc : Thêm một báo động


DR

Trọng Thành
Hãng thông tấn AFP, ngày 25/06/2014 có bài tố cáo tệ nạn buôn phụ nữ vùng biên giới phía bắc Việt Nam sang Trung Quốc, một thực trạng nhiều năm nay liên tục được báo chí và giới bảo vệ nhân quyền báo động. Đường biên giới dài hơn 1.300 km giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như nhiều nước láng giềng Đông Nam Á, là nơi hoành hành của các đường dây « buôn người ». Nạn buôn người qua biên giới dường như vượt khỏi khả năng kiểm soát của chính quyền Việt Nam, dù trong thời gian gần đây thực trạng nhức nhối này được chú ý nhiều hơn.

Theo một con số thống kê của chính quyền Việt Nam, được Unicef dẫn lại, trong 10 năm gần đây, có đến 22.000 phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của các đường dây « buôn người » sang Trung Quốc, do bị lừa đảo hay cưỡng ép, để ép buộc làm vợ, đưa vào nhà chứa hay vì các mục tiêu khác. Một bộ phận lớn nạn nhân là người các dân tộc thiểu số. Một nghiên cứu năm 2011 của Child Exploitation and Online Protection Center, phối hợp với đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho thấy, trong khoảng thời gian từ 2005 đến 2009, tới 60% số người bị bán ra nước ngoài là sang Trung Quốc. Báo cáo về thực trạng buôn người 2014 mới công bố của chính phủ Hoa Kỳ, ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Việt Nam, nhưng tiếp tục khẳng định hiện tượng "Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục – đặc biệt là Trung Quốc, Cam-pu-chia, Malaysia, và Nga".
Nhiều nhà quan sát cho rằng khó biết được chính xác con số thực tế phụ nữ bị đưa bất hợp pháp sang Trung Quốc là bao nhiêu, vì tại nhiều vùng nghèo khó, xa xôi, nhiều trường hợp bị bắt cóc hay bị lừa sang Trung Quốc không được ghi nhận.
Theo giới chuyên gia và hoạt động nhân quyền, không chỉ Việt Nam, mà các phụ nữ Lào, Cam Bốt, Miến Điện hay Bắc Triều Tiên cũng là các nạn nhân của những đường dây buôn người đưa sang Trung Quốc, quốc gia đang ở trong tình trạng mất cân bằng dân số nghiêm trọng. Chính sách ép buộc mỗi gia đình chỉ được có một con và hủ tục trọng nam khinh nữ, khiến hàng triệu đàn ông Trung Quốc hiện nay không tìm được vợ, là hai trong số những nguyên nhân chính của tệ nạn này.
Ông Michael Brosowki, người sáng lập và chủ tịch Quỹ trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children's Fondation), một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam, các phụ nữ Việt Nam thường bị bán sang Trung Quốc để làm vợ hay vào các động mại dâm, với khoản tiền lên tới 5.000 euro. Kể từ năm 2007, Hiệp hội Rồng Xanh đã giải cứu 71 phụ nữ, là nạn nhân « buôn người ». Một nỗ lực lớn nhưng ắt hẳn còn rất nhỏ so với số lượng nạn nhân.
Trong một thời gian dài, nạn buôn phụ nữ và trẻ em sang Trung Quốc không được chú ý thích đáng tại Việt Nam, trong khi đó, theo ông Phil Robertson, Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch : “Chính quyền Trung Quốc đã dìm vấn đề này trong im lặng”. Theo ghi nhận của một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, chính quyền Trung Quốc rất ít hợp tác trong việc hỗ trợ tìm kiếm những người « bị bán » sang Trung Quốc.
Nghèo đói, bần cùng và sự lừa dối của người thân
Những lời kể của các nạn nhân được giải cứu trở về Việt Nam cho thấy, phụ nữ đặc biệt tại các vùng hẻo lánh thường là nạn nhân của các đường dây đưa người qua biên giới, bởi họ « thiếu thông tin » về hiểm họa đáng sợ này. Theo các nhà hoạt động xã hội, những kẻ mang lại tai họa cho các thiếu nữ rất thường khi là thân nhân hay bạn bè của chính nạn nhân.
AFP đã tiếp xúc với một số nạn nhân, trong đó có Kiab, một thiếu nữ H’mông, người vừa trở về Việt Nam, sau khi trải qua một tháng tại nhà « chồng », cho biết chính người anh trai đã lừa cô sang Trung Quốc để bán.
Hiện tại, rất nhiều gia đình các khu vực miền núi phía bắc Việt Nam nơm nớp sống trong nỗi lo sợ con gái, cháu gái trong gia đình bị bắt sang Trung Quốc.
Theo AFP, chính quyền Việt Nam cho biết đã tiến hành nhiều chương trình giáo dục tại các vùng nông thôn gần biên giới, để cảnh giác các em gái không nên tin vào những người lạ. Nhiều nhà hoạt động xã hội chống nạn buôn người tại Việt Nam ghi nhận, trong hiện tại, cảnh sát và chính quyền Việt Nam đã nhìn nhận « một cách rất nghiêm túc » về vấn đề này.
Ông Nguyễn Tường Long, Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lào Cai, cho biết cuộc sống bần cùng, tình trạng thiếu đói là hoàn cảnh của hơn mười em gái các dân tộc thiểu số, vừa được giải cứu từ Trung Quốc, hiện đang được chăm sóc tại một trung tâm hỗ trợ của tỉnh. 
Một số nhóm xã hội chống nạn buôn người tại Việt Nam cho rằng, thật khó mà báo động được các thiếu nữ về các nguy cơ rình rập họ, khi như chính thân nhân và bạn bè lại thường là những kẻ cố tình « bán » đứng con em mình hay tiếp tay cho các đường dây buôn người. Nhiều người cho rằng cần có các trừng phạt nặng hơn đối với thủ phạm các đường dây buôn người, thậm chí cần truy tố và xét xử ngay tại địa phương, để nâng cao ý thức của cộng đồng.
Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em  rất trầm trọng tại Việt Nam, nhất là sang Trung Quốc, cần đến những phối hợp từ nhiều phía để có thể được ngăn chặn và đẩy lùi, đặc biệt những nỗ lực để nhận thức sâu hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn về thực trạng này.
Đưa người sang các ổ mãi dâm và các luồng nhập cư khác sang Trung Quốc. Ảnh UINIAP (United Nations Inter-Agency Project on Human Trafficking's)
 



HẠ MAI * VẠCH TRẦN ÂM MƯU NGUYỄN TẤN DŨNG

THỦ TƯỚNG CÓ THỰC SỰ KHÔNG MÀNG

 “HỮU NGHỊ VIỂN VÔNG”?
Hạ Mai (Viet-Studies) - Ngày 2-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (HYSY-981) vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình biển Đông nóng lên từng giờ, ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo của người dân Việt Nam dâng ngùn ngụt. Nhân dân khắp nơi sôi sục, mong đợi giới lãnh đạo cấp cao tỏ rõ thái độ, có những bước đi cương quyết, kịp thời, song mặt nước vẫn lặng như tờ. Sự im lặng khó hiểu từ phía những người có trách nhiệm không chỉ làm tích tụ thêm những bức xúc của người dân, mà còn khiến những bực bội bấy lâu kìm nén có nguy cơ bùng phát.


1- Dàn dựng

Ngày 8-5-2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khai mạc, TBT Nguyễn Phú Trọng – với chức trách của mình, đọc lời mở màn Hội nghị. Cả nước nín thở trông chờ, hy vọng sẽ được nghe những tuyên bố xứng tầm, hoặc chí ít thì cũng có những động thái nào đó về vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, giọng nói có phần rề rà, vẻ bình chân như vại của Tổng Bí thư và chủ đề “lãng nhách” bàn về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trở nên phản cảm trên nền vấn đề Biển Đông đang nóng rẫy (cho dù chắc chắn, Nguyễn Phú Trọng không động chạm đến biển Đông vì Vua tập thể” (BCT) đã quyết định như vậy!). Những hy vọng, trông đợi nhanh chóng chuyển thành ê chề, chán chường và tức giận, kết quả là Nguyễn Phú Trọng hứng đủ mọi rủa xả, thóa mạ.

Trong lúc thái độ, phản ứng của các tầng lớp nhân dân căng như dây đàn, ngày 11-5-2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar, có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của các nhà lãnh đạo ASEAN. Chưa nguôi nỗi thất vọng vì Nguyễn Phú Trọng, chẳng mấy ai trông đợi ở bài phát biểu của Thủ tướng, song Thủ tướng đã có cú “lật cánh” ngoạn mục khi nhắc đến các cụm từ “biển Đông”, “ngang nhiên”, “hung hăng”, “vi phạm đặc biệt nghiêm trọng”….Trước khung thành không có thủ môn, Thủ tướng chỉ việc co chân và… sút!

Dù đã có một vài cụm từ có vẻ cương quyết, nhưng nếu phân tích kỹ toàn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đặt trong bối cảnh nguy cơ, hiểm họa từ giàn khoan HYSY-981, sẽ chẳng thấy có nhiều điều đặc biệt: Giọng điệu vừa phải, lời lẽ uyển chuyển, nhẹ nhàng, không động chạm, tránh né, không dám gọi đúng tên sự việc… Sau hơn 10 ngày im lặng, những gì mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Myanmar là chưa đủ, là điều ít nhất có thể làm. Chính kiến, thái độ của Thủ tướng là nhỏ bé trong so sánh với những gì mà Bắc Kinh đang làm. Bất kỳ Nguyên thủ quốc gia bình thường nào cũng có thể phát biểu mạnh mẽ, thuyết phục, cứng rắn hơn thế; nhưng, bài phát biểu đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt – nó đã đánh trúng tâm lý bức bối của người dân. Nó được tung hô hơn giá trị đích thực, nhất là bởi bộ máy báo chí “định hướng XHCN” và đội quân Dư luận viên (DLV) đông đảo.

Tiếp dòng sự kiện, chiều ngày 14-5 -2014, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 bế mạc. Dù đã một lần thất vọng, người dân vẫn mong manh trông đợi những thông điệp mới từ Tổng Bí thư, nhất là khi đã có một trong bốn tứ trụ khai bước, mở đường. Nhưng, như Trần Hữu Dũng đúc kết thì “diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng có 7 đề tài chính. Hai đề tài đầu tiên (và dài nhất) là: 1- Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam; 2- Tích cực đấu tranh với những biểu hiện lai căng. Đề tài thứ 4 là ngắn nhất, nói về quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Không có bất cứ một chữ “Trung Quốc” nào và chỉ có duy nhất một chữ “biển Đông” (còn từ “văn hóa” thì được nói đến hơn 30 lần)”.

Một lần nữa người dân Việt Nam lại ngã ngửa! “Ấn tượng” Myanmar, vì thế, càng khắc đậm dấu ấn. Mưa đá, bão đá tiếp tục trút ào ào về phía Nguyễn Phú Trọng, nhất là khi trước đó (ngày 13-5-2014), thông tin về việc người anh “bốn tốt” khước từ gặp gỡ Nguyễn Phú Trọng đã lan tràn trên thế giới mạng (dù việc đề nghị gặp Tập Cận Bình, coi đó là một kênh để giải quyết vấn đề cũng là lẽ thường).
Khi Nguyễn Phú Trọng (cùng với một loạt nhân vật khác) đã “chết lâm sàng” và mười ngày sau sự kiện Myanmar – thời gian vừa đủ để “ấn tượng Myanmar” bắt đầu nhàn nhạt (trong khi biển Đông ngày càng căng thẳng); đồng thời, sau khi đã thỏa thuê ném đá, nhân dân cần tiếp một cú chích “vitamin liều cao”, thì Manila và Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á 2014 là một cơ hội thích hợp.


Quả thật, Thủ tướng đã làm một động tác kích đẩy nhẹ nhàng chỉ với cụm từ “hữu nghị viển vông” và đã đạt hiệu suất ngoài mong đợi, trong phút chốc “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”, trở thành “anh hùng dân tộc” - thần tượng của một đất nước luôn khát khao thần tượng. Biển Đông đã nóng, những lời ca tụng Thủ tướng bằng những mỹ từ chói sáng nhất, vang vọng nhất, ngời ngợi nhất… còn nóng hơn gấp ngàn lần: “Phát biểu của Thủ tướng hội tụ khí phách Việt Nam”; “Thủ tướng nói lời non sông đất nước”; “phát ngôn của Thủ tướng mang sức hiệu triệu”; “tiếng nói dũng cảm của ông Thủ tướng cự tuyệt thứ "hòa bình hữu nghị viển vông" có giá trị như một lời hô thoát Hán”…

Chỉ nghe Thủ tướng nói, chưa cần xem Thủ tướng làm, một bộ phận đông đảo người Việt, trong đó có cả tầng lớp tinh hoa, đã vội vàng “dịch” lờiThủ tướng thành bốn cơ hội/khả năng sau: 1- Thoát Hán; 2- Tổ quốc trên hết!; 3- “Xoay trục” sang phương Tây; 4- Dân chủ. Bốn cơ hội “tự phiên” đã thắp lên niềm tin, hy vọng về một Việt Nam chuẩn bị cất cánh và thậm chí đã nghĩ đến cơ hội được bày tỏ lòng yêu nước, khi chính giới lãnh đạo khẩn thiết “kêu gọi” nhân dân biểu tình…. Và ngần ấy cơ hội cũng thừa để ve vuốt tinh thần, khát khao, ý chí của người Việt trong nhiều ngày qua – điều mà Thủ tướng đã nhếch môi cười mỉm biết trước. Quả thật, để “ghi điểm”, Thủ tướng không tốn nhiều công sức. Chỉ bằng một con tính lớp một và vài ba thao tác kỹ thuật đơn giản, Thủ tướng đã kịp điều chỉnh, định hướng dư luận theo cách có lợi nhất cho các mục tiêu, tính toán của mình.

2- Đằng sau dòng sự kiện
Song, niềm tin và hy vọng chỉ có thể trở thành hiện thực khi được xây trên nền tảng vững chắc là tính khả thi và mong muốn thực thi của chính trị gia, chứ không phải là các thủ thuật hoặc tiểu xảo chính trị. Xếp đặt, sàng lọc, lắng đọng và móc nối các sự kiện, phần chìm của tảng băng dần lộ diện:
Ngày 5-5-2014, vài ngày sau khi HYSY-981 được ông bạn “16 chữ vàng” đặt phịch vào sân nhà hàng xóm, Blogger AnhBaSam Nguyễn Hữu Vinh – chủ một trang điểm thông tin với tinh thần nhà báo phải nói đúng sự thật bị bắt khẩn cấp. Chủ trang mạng “từ khi khởi đầu đến nay đều ưu tiên cho những thông tin về Trung – Việt, cảnh báo và phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc”[1]; đồng thời, dám đăng những bài điểm trúng huyệt đạo[2] bị “tống kho” đã ngầm phản ánh “quyết tâm” chống Trung Quốc của Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu và ý định “đốn phạt” những người có thông tin, có khả năng bình luận sắc sảo, “đi guốc vào trong bụng”.

Ngày 11-5-2014 (cũng là ngày Thủ tướng tới Myanmar và có bài phát biểu trông đợi) – lần đầu tiên người dân Việt Nam được “bật đèn xanh” biểu tình thể hiện lòng yêu nước (dù có hai loại “biểu tình nhân dân” và “biểu tình quốc doanh”). Hai sự việc đặt cạnh nhau, khiến người Việt phần nào quên điAnhBaSam, bắt đầu tin tưởng ở sự thay đổi của Chính phủ (người Việt Nam vốn cả tin, nhẹ dạ).

Tuy nhiên, sự kiện bạo loạn Bình Dương (12-5), Vũng Áng, Hà Tĩnh (14-5)… đã mang đến những dự cảm chẳng lành. Phóng sự “Đi giữa dòng bạo động” của nhạc sĩ Tuấn Khanh đã giúp giải đáp nhiều nghi vấn. Quả thật, sự lặng thinh và vắng mặt của các lực lượng an ninh theo kiểu thả nổi đám đông, cũng như cách thức tổ chức, kích động biểu tình rất chuyên nghiệp đã chỉ báo về một âm mưu, kế hoạch được sắp đặt tỉ mỉ, tính toán chu đáo “từ trong ruột”. Việc đồn đoán “công an bất ngờ, trở tay không kịp” để bạo động xảy ra đã bị đánh đổ, bị phủ định hoàn toàn bởi “lịch sử hào hùng, vẻ vang” của lực lượng công an từng phá những vụ án hình sự nổi tiếng, từng đánh sập, bóp nghẹt từ trong trứng nước mọi “âm mưu bạo loạn” dù mong manh nhất.

Thêm vào đó, sau nhiều ngày điều tra, bộ máy an ninh tinh nhuệ, khổng lồ, nghiệp vụ cứng đã kết luận Việt Tân là thủ phạm – một kết luận ngô nghê, non nớt, vụng về đối lập với “tài năng” phá án và cùng với kết quả điều tra người cầm đầu gây rối chủ yếu là các băng giang hồ, Bộ Công an đã tự tố cáo. Tư duy “lùn” của bộ máy an ninh đứng dưới “bóng mát” chiếc lọng vàng của Thủ tướng đã không chệch nguyên tắc “chủ nào, tớ ấy” khi phù phép, biến Việt Tân thành “vật tế thần”.

Tuy nhiên, nếu chỉ đổ tội cho Việt Tân thôi thì có vẻ hổng hểnh. Sự đập phá có lựa chọn, mang tính chủ đích “chỉ có 2 doanh nghiệp của Trung Quốc bị đốt cháy” trong số “700 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp bị đe dọa và “trên 460 doanh nghiệp bị đập phá” đã kịp thời lấp đầy lỗ hổng, bẻ quặt một bộ phận dư luận tin rằng có bàn tay của Trung Nam Hải – đó cũng là cách đẩy nghi vấn sang phe Cung vua.

Ngày 17-5-2014 (một ngày trước khi cuộc xuống đường toàn dân được dự kiến), các dòng tin nhắn “Thủ tướng chỉ thị…”; “Thủ tướng yêu cầu…”; “Thủ tướng đề nghị…”, như cơn lũ ập vào hơn 120 triệu thuê bao di động. Việc các nhà mạng (không hiểu vô tình hay hữu ý) “thi nhau sỉ nhục Thủ tướng” (như Huỳnh Ngọc Chênh giễu cợt) đã chính thức phát đi tín hiệu đau thương cho ngày toàn dân xuống đường. Thực vậy, ngày 18-5-2014, câu chuyện biểu tình trở về vạch xuất phát ban đầu. Dưới sự chỉ đạo “xuất sắc” của Thủ tướng, nhân danh tái lập trật tự, an toàn xã hội, người biểu tình bị sách nhiều, bị giam giữ, bị lôi, kéo, khênh vứt lên xe, thậm chí bị đánh đập…

Sau ngày 18-5 đến thời điểm hiện tại, không khí biểu tình xẹp lép. Bình Dương, Vũng Áng đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử! Đến hết năm 2015 (không loại trừ còn lâu hơn nữa), Luật Biểu tình vẫn cứ là giấc mơ của nhân dân Việt Nam. Xin mời Trung Quốc tiếp tục nghênh ngang xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã bị dán băng keo vào mồm theo một cách hết sức “hợp pháp”. Cuối cùng, người dân Việt Nam không chỉ mất sạch cơ hội bày tỏ lòng yêu nước, phải bịt mồm, bịt chính kiến, mà việcbắt bớ và theo dõi “bọn phản động” có tư tưởng dân chủ, tư tưởng chống Trung Quốc cũng trở nên dễ dàng hơn.

Sự kiện ngày 18-5 đẩy sự bức bối vốn có lên một mức mới, nhưng chỉ ba ngày sau, những bức xúc có chiều hướng gia tốc đã bị đè bẹp một cách đĩnh đạc, thuyết phục bởi cụm từ “hữu nghị viển vông” (21-5-2014). Tiếp nối những lời phát biểu được mệnh danh là “mang hồn thiêng sông núi”, Thủ tướng “bồi” thêm vào niềm hy vọng của người Việt bằng một “chưởng” kha khá: “Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”[3].
Sau một loạt những mánh lới chính trị, đã đến thời điểm lên tiếng của các DLV. Hàng loạt bài báo chỉ trích phe Cung vua hèn kém, cam tâm nô lệ, bán nước cho Tàu, đứng sau các vụ bạo loạn…và tung hô “thần tượng mới”, gọi đó là “hiểm họa đối với Trung quốc trước mắt và lâu dài”…đã dẫn dắt dư luận theo hướng Tuyên bố “hữu nghị viển vông” định sẵn.

Trong hành động “hậu diễn văn”:
Thứ nhất, Thủ tướng lập tức gửi thông điệp trấn an đối phương: 1- "Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác”[4] (Thủ tướng thật khéo “đánh lận con đen”- câu hỏi không hề nói đến “liên minh quân sự để chống lại một quốc gia khác”); 2- “Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ”[5].

Tuyên bố của Thủ tướng có thể được hiểu như sau: 1- Trung Quốc hoàn toàn yên tâm, Việt Nam sẽ không “xoay trục”, Mỹ và Nhật có muốn cũng không cản được Trung Quốc ở biển Đông; 2- Trung Quốc bình tĩnh đặt giàn khoan, cứ “nuốt” dần biển Đông, miễn là không nổ súng.

Thứ hai, đối với việc kiện Trung Quốc, Thủ tướng tìm kế hoãn binh: “Về giải pháp đấu tranh pháp lý (…), chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định”[6]. Tóm lại, không kiện là do Bộ Chính trị đấy chứ, không phải do tớ - điều Thủ tướng muốn nói là như vậy. Đổ thừa cho Bộ Chính trị cũng có nghĩa là phe Cung vua hứng tiếp mũi dùi dư luận.

Vài ngày sau, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhũn nhặn “phun châu, nhả ngọc” tại Hội nghị Shangri La (31-5-2014) khiến người dân Việt Nam phừng phừng nổi giận, cho dù những gì rơi ra từ miệng Đại tướng đều là ý tứ Bộ Chính trị (trong đó có Thủ tướng), đã được “Vua tập thể” nâng lên, đặt xuống đến bấy bớt. Phát biểu của Phùng Đại tướng không chỉ trấn an các “đồng chí Bốn tốt”, mà còn làm bệ phóng cho Tuyên bố “hữu nghị viển vông” bay cao, bay xa. Nằm trong guồng vận hành của thể chế, khoác áo quan võ, tơi tả trước búa rừu dư luận, Phùng Quang Thanh buộc phải trở thành con tốt thí trên bàn cờ của Thủ tướng.

Như vậy, ngoài những lời tuyên bố, cho đến nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chẳng hề có bất cứ hành động thực tế mạnh mẽ nào trong khi Trung Quốc ngày càng lộng hành trên biển Ðông. Hơn nữa, tuyên bố hay trả lời phỏng vấn cho dù đanh thép và khí phách đến đâu cũng không thể thay thế Tuyên bố chính thức của Chính phủ gửi đến đối phương tuyên ngôn về quan điểm của một Nhà nước có chủ quyền – điều Thủ tướng có thể làm, song vẫn chưa làm và sẽ không làm (nên nhớ, hành động của Trung Quốc, cũng như thái độ, sự ủng hộ hoặc quay lưng của quốc tế phụ thuộc vào phản ứng thực tế của Việt Nam!). Ngay cả đến việc đúng phép ngoại giao và thông lệ quốc tế là triệu Đại sứ Trung Quốc đến để tỏ thái độ, Chính phủ của Thủ tướng cũng không dám làm (trong khi báo chí, ti vi chỉ vừa đưa tin hàng hóa Trung Quốc độc hại, kém chất lượng, Đại sứ Việt Nam đã lập tức bị triệu hồi vào lúc nửa đêm để nghe huấn thị[7]). Việc Thủ tướng “đùn” cho Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn về biển Đông chính là dấu chấm cuối cùng trong Tuyên bố đậm tính viển vông.

3- Khi đã là bản chất…

Đến đây, bản thân dòng sự kiện đã là sự trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi: Thủ tướng có thực sự không màng “hữu nghị viển vông”? Tuy nhiên, sau những “phát biểu xứng tầm nguyên thủ quốc gia”, “hợp ý nguyện lòng dân”, “gây xúc động hàng triệu con tim Việt”… của Thủ tướng trước họa phương Bắc, rất có thể có một câu hỏi vẫn được đặt ra: Phải chăng, Thủ tướng đã thức tỉnh tinh thần dân tộc?
Nhưng, tinh thần dân tộc chỉ có thể thức dậy nếu nó có, dẫu chỉ là đôi chút. Người ta không thể tin Thủ tướng có tinh thần dân tộc, bởi lẽ, một trong những căn cứ tối thiểu, cơ bản nhất là dù ở bất cứ vị trí nào (chưa nói đến vị trí Thủ tướng) cũng phải có ý thức làm lợi cho dân, cho nước, hoặc chí ít là không làm hại, “làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”[8]. Còn Thủ tướng? Những “phát ngôn đanh thép” (?!) thời gian qua thực chất là những tiểu xảo chính trị. Thủ tướng luôn biết chọn vấn đề, thời điểm “ra đòn”, tung hỏa mù, làm nhiễu… để gây uy tín, “ghi điểm”, nhằm củng cố địa vị hoặc bành trướng ảnh hưởng.

Còn nhớ, ngồi vào ngôi vị Thủ tướng nhiệm kỳ đầu, biết rằng tham nhũng đang trở thành bức bối xã hội, Nguyễn Tấn Dũng đã nắm lấy điểm yếu huyệt, lập tức tuyên bố trong Diễn văn nhậm chức: “Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi bằng được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí”[9]. Thực tế thì gần hết hai nhiệm kỳ Thủ tướng, tình hình tham nhũng trầm trọng thêm với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp. Năm 2013, theo chỉ số tham nhũng, Việt Nam xếp thứ 116/176 quốc gia được khảo sát. Các vụ đại án tham nhũng đều có bóng dáng của quan chức cấp cao, các nhóm lợi ích đặc quyền, nhóm thân hữu. Tham nhũng tiền bạc, đất đai, tham nhũng quyền lực, chính sách là hiện tượng phổ biến, thường ngày. Những tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước làm ăn lỗ với những con số “khủng” là kết quả xâu xé của tham nhũng[10]. Làn sóng “tái cấu trúc” hệ thống Ngân hàng (Eximbank, Techcombank, Phương Nam, Bản Việt, Vietinbank, BIDV, Bắc Á…) hoặc để thôn tính, hoặc để trốn nợ xấu cũng là dưới bàn tay “phù phép” của các nhóm thân hữu.

Tháng 2-2010, khi vụ việc Đoàn Văn Vươn đang gây nên một làn sóng phản đối lan rộng, bức bối vì thiếu dân chủ dâng cao, Thủ tướng ra tay đúng lúc, kết luận một cách “minh quân”: Chính quyền Tiên Lãng ngụy biện, sai lầm, vô cảm... “quanh co khi phải đối diện với sự thật”. Thế là Thủ tướng trở thành “người hùng”, người dân Tiên Lãng, người dân cả nước đặt hy vọng, tin tưởng vào Thủ tướng”. Nhưng cuối cùng thì…Vươn vẫn hoàn Vươn - người dân vào tù, sai nha thăng Tướng!

Năm 2013, biển Đông tiếp tục nóng lên trước những hung hăng gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc[11]; đồng thời, sự kiện 17-2 đang đến gần, lòng dân sôi sục, Thủ tướng – “kịch nghệ” mở màn vở diễn mới. Ngày 30-12-2013, trong cuộc làm việc với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Thủ tướng tuyên bố hùng hồn: Hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam đang lên kế hoạch tưởng niệm 40 năm sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1-1974) và 35 năm sự kiện Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (2-1979). Nhân dân hồ hởi, báo chí hào hứng đợi chờ…. Thế rồi, mọi việc lại rơi tõm vào thinh không và khi dịp kỷ niệm đã qua đi, ngày 19-2-2014, Thủ tướng vớt vát: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên cuộc Chiến tranh biên giới phía Bắc, cũng không bao giờ quên công lao của những đồng chí, đồng bào mình chiến đấu hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược ngày 17-2-1979”[12]. Hãy xem Thủ tướng giải thích về cái sự “không quên” và “quan tâm”: “Tất cả chiến sĩ hy sinh đều nằm ở nghĩa trang, được nhang khói”[13] (?!).

Cái sự “phát biểu lấy được”, “phát biểu để đó” và “làm ngược lại” của Thủ tướng được phản ánh bằng kết quả trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Việt Nam từ khi Thủ tướng nhậm chức đến nay:
Về chính trị, đây là thời kỳ tự do ngôn luận bị xiết chặt nhất trong các đời Thủ tướng. Trong hai nhiệm kỳ tại vị, Thủ tướng đã ký hàng loạt Nghị định, Quyết định, Công văn[14]… giáng mạnh vào quyền tự do ngôn luận, đàn áp khốc liệt những người “dám” phản biện, chất vấn hoạt động, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, 1.000 website bị tấn công trong năm 2009 (tăng lên gấp 10 lần so với năm 2008[15]); 300 trang web và blog "không phù hợp" đã bị đánh sập năm 2010[16]. Mặc dù Việt Nam trúng cử với số phiếu cao vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, nhưng năm 2013, tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại “xấu đi nghiêm trọng”, một chiến dịch đàn áp khắc nghiệt đối với các ký giả, blogger được tăng cường. Việt Nam đứng thứ năm trong danh sách top 10 quốc gia cầm tù ký giả tệ hại nhất trên thế giới, là nhà tù lớn thứ hai ở châu Á sau Trung Quốc[17]. Thủ tướng đã “thành công” đưa Việt Nam vào trong danh sách Kẻ thù của mạng Internet, xếp ở vị trí thứ 174/180 nước trong bảng danh sách tự do báo chí[18].

Dưới “tài” chấp chính của Thủ tướng, nông dân bị cưỡng chế, đàn áp, bị thu hồi đất; đặc biệt, đằng sau nhiều vụ cướp đất có bàn tay dính lứu của những nhóm đặc quyền dưới ô dù của Thủ tướng với danh sách tên đất, tên làng dài theo thời gian: Văn Giang, Dương Nội, Bắc Giang, Mễ Trì, Mỹ Đức, Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh), Vũng Áng, Đắc Nông, Ninh Thuận…. Về tự do tôn giáo, Việt Nam là “nước vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới”[19].

Về tình hình nhân quyền Việt Nam, đại diện HRW John Sifton nhận xét: “Một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa bình, trấn áp những người dám thách thức chính quyền hay dám kêu gọi dân chủ”[20]. John Sifton cảnh báo: Đừng kỳ vọng “việc đưa ra đối thoại chiến lược quân sự và đàm phán tự do thương mại với Việt Nam có thể khuyến khích đất nước này thay đổi”[21]. Ông nhấn mạnh: “Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thả lỏng nắm đấm của họ”[22].

Về kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam hết sức bất ổn, chứa đựng nguy cơ rủi ro, suy thoái; tăng trưởng GDP giảm mạnh (năm 2007: 8,46%[23], năm 2011: 5,89%[24]; 2013: 5,4%[25]). Nợ công của Việt Nam đã ở mức trên 81,885 tỷ USD, bình quân nợ công theo đầu người là 905,18USD, chiếm 47,7% GDP, tăng 10,9% so với năm 2013 (tính đến ngày 13-6-2014)[26]. Việt Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn nhất trên thế giới[27], người dân Việt Nam có gánh nặng thuế và chi phí cao bậc nhất khu vực[28], tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số/năm 2011 (16,1 triệu người/)[29]. Mọi yếu kém trên đây của nền kinh tế đã được Thủ tướng thừa nhận, nhận trách nhiệm và xin lỗi trong kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII (10-2012)[30].

Về văn hoá- xã hội, xã hội Việt Nam ngột ngạt, tù túng, bế tắc, các giá trị đảo lộn, văn hoá – giáo dục tụt dốc, đạo đức suy đồi, bệnh hình thức, thành tích và giả dối tràn lan, len lách trong mọi ngóc ngách xã hội. Phần lớn lớp trẻ bị chủ nghĩa vật chất chế ngự, giành giật, xâu xé quyền lợi, chìm nghỉm trong ham muốn quyền lực, vùng vẫy trong bãi sình lầy của “văn hóa đấm đá". Cơ chế tuyển dụng, sử dụng cán bộ không minh bạch hình thành nên một lớp“thái tử đỏ”, “thế tử Đảng” bất tài, vô dụng, tham lam, “ăn trên ngồi chốc”, thụ hưởng các đặc quyền, đặc lợi.
Tóm lại, Chính phủ của Thủ tướng đã hoàn thành “xuất sắc” nhiệm vụ đàn áp con người về mặt đạo đức, ý thức chính trị, giết dần phẩm giá và nô dịch tư tưởng, dung túng cho cái phi nhân, khiến người dân hoặc thờ ơ, phó thác, bàng quan, vô cảm trước vận mệnh, tương lai đất nước, hoặc mắc “bệnh sợ hãi chính trị” mãn tính, triền miên.

Về quan hệ với Trung Quốc, dưới hai nhiệm kỳ lãnh đạo của Thủ tướng, Việt Nam lún sâu vào quỹ đạo của người láng giềng phương Bắc:
Thứ nhất, chống Trung Quốc xâm lược là chống Chính phủ
Những lời nói, bài viết, quan điểm về Trung Quốc gây hấn, về chủ quyền biển đảo Việt Nam, về đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa… đều bị cấm đoán, đều bị quy là tội phạm chính trị.
Mọi hành vi, thái độ lên án Trung Quốc đối với Chiến tranh biên giới 1979, cắt cáp tàu Việt Nam trên biển, xâm hại ngư dân Việt Nam…. bị cấm kỵ, bị theo dõi, rình rập, dọa nạt, quy là phản động… Chính phủ của Thủ tướng ngăn cấm, bắt bớ những người yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc… Đó là những hành động tiếp tay cho Trung Quốc, chà đạp lên lợi ích quốc gia, dân tộc. Chống Trung Quốc là chống Chính phủ - như thế, Chính phủ đã đồng nhất mình với Trung Quốc.

Thứ hai, kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, tỷ lệ nhập siêu tăng mạnh qua từng năm: 4,4 tỉ năm 2006; 11,5 tỉ năm 2009; 12,7 tỉ USD năm 2011; 16,4 tỉ USD năm 2012; và 23,7 tỉ USD năm 2013[31]. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 50% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam; đồng thời, 60-70% diện tích lúa nông nghiệp gieo trồng giống lúa lai Trung Quốc[32]. Với việc nhập khẩu tràn lan, hàng kém chất lượng, chứa chất độc hại tràn ngập đất nước, đồng Nhân dân tệ khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam.

Trung Quốc trúng thầu tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của các dự án kinh tế Việt Nam trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia và an ninh năng lượng. Các chủ đầu tư đều là trụ cột kinh tế như Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép, Tổng công ty Hóa chất[33]….

- Thứ ba, an ninh – quốc phòng bị đe dọa
Với 90% các công trình trúng thầu, tại các địa bàn xung yếu về quốc phòng – an ninh (Quảng Ninh, Vũng Áng, Cửa Việt, Tây Nguyên…), người lao động Trung Quốc sang Việt Nam lập làng, thâm nhập sâu, thậm chí lấy vợ, sinh con, đồng hóa dân tộc.
Đến năm 2013, các công ty Trung Quốc được cấp 19 dự án trồng rừng ở 18 tỉnh với diện tích trên 398.374ha[34] - đây đều là các dự án liên quan tới rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn hoặc ở những vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, nơi có nhiều khoáng sản và kim loại quý[35].

Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam – Trung Quốc sửa đổi ngày 11-10-2011 đã mở rộng phạm vi di chuyển, hoạt động các phương tiện vận tải giữa hai nước, cho phép phương tiện vận tải Trung Quốc qua lại 7 cặp cửa khẩu, hoạt động trên 26 tuyến vận tải hành khách và hàng hóa (gồm 17 tuyến giáp biên giới và 9 tuyến vào sâu nội địa)[36]. Từ tháng 8-2012, các tuyến lần lượt được khai thông, có điều, mang tiếng là vận tải hai chiều, song trên thực tế, do Trung Quốc đưa ra quá nhiều quy định khắt khe, nên các doanh nghiệp Việt Nam đành “bó tay”. Cuối cùng, chỉ có các doanh nghiệp Trung Quốc vận tải được hành khách, hàng hóa vào sâu trong lãnh thổ của Việt Nam, biến tuyến vận tải hai chiều thành tuyến một chiều.

Tựu chung lại, mới chỉ điểm qua vài nét khái quát, viện dẫn vài ba con số đã thấy bức tranh chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng Việt Nam hiện tại thật đáng lo ngại, ở mức nguy hiểm. Nó đồng thời cũng cho phép đặt câu hỏi nghi ngờ về các mối liên hệ chặt chẽ của Chính phủ với Trung Quốc. Và quả thật, tình “hữu nghị” mà Thủ tướng nói đến thực không hề “viển vông”.

4-Thực chất đằng sau những tuyên bố…

Đối với đại bộ phận quan chức cấp cao Việt Nam hiện nay, nhất là những quan chức đảm nhiệm vị trí quan trọng, then chốt trong bộ máy Đảng, Nhà nước, mục đích và nhu cầu cấp thiết nhất là kéo dài thời gian tại vị, hoặc nếu không thể kéo dài, thì phải đảm bảo “hạ cánh an toàn”.
Kéo dài thời gian tại vị cũng đồng nghĩa với việc làm phình to thêm khối tài sản cá nhân kếch sù bằng nhiều con đường bất minh khác nhau; đồng thời, tranh thủ thời cơ, gài con, gài cháu, sắp xếp thân tộc vào những vị trí béo bở.

“Hạ cánh an toàn” là sau một quá trình trục lợi bằng quyền lực, rời khỏi chính trường, khối tài sản to lớn phải được bảo toàn và khi không còn chức quyền theo nghĩa chính thống, thì vẫn có thể đứng vào vị trí “cố vấn”- “Thái Thượng Hoàng”.
Trên hai điểm quy chiếu nói trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một hiện thân đầy đủ nhất và câu chuyện “hữu nghị viển vông” cũng nằm trong toan tính ấy, khi thời điểm Đại hội XII Đảng CSVN đang đến gần.

Nhìn tổng thể chính trường Việt Nam hiện nay có hai phe phái chính trị, thường được gọi dưới cái tên “Cung Vua” - “Phủ Chúa”. Hội nghị Trung ương 6 (10-2012) được coi là trận dàn quân đấu đá chính trị trong Đảng CSVN căng thẳng, quyết liệt và nổi bật nhất thời kỳ đổi mới. Kết cục là phe Cung Vua tuy giữ thế thượng phong, nhưng đến phút cuối Phủ Chúa thoát hiểm ngoạn mục. Sau cú suýt đại bại trong gang tấc, Phủ Chúa chẳng những không yếu đi, mà ngày càng mạnh lên, tuy nhiên, để giành phần thắng tuyệt đối tại Đại hội XII, vẫn rất cần hạ bệ, làm mất uy tín phe Cung Vua. Bên cạnh đó, mỗi bước đi chính trị, không thể không tính đến phản ứng của nhân dân và quốc tế. Đúng lúc, trùng hợp, giàn khoan HYSY-981 là một cơ may thích hợp.


Với ngần ấy toan tính, chi li trong hành động, trên thực tế, Thủ tướng đã thành công: TBT Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bạc nhược, hoàn toàn mất điểm và rating của Thủ tướng tăng cao bất ngờ.
Không chỉ có vậy, giàn khoan HYSY-981 và “tinh thần dân tộc” của Thủ tướng đã khiến những bức xúc, đè nén về dân quyền tạm nguôi lắng. Khi cả nước đang mê trong giấc mơ “thoát Hán”, thì những người dân mất đất, những blogger, những nhà hoạt động dân chủ bị giam cầm…. dường như cô đơn hơn với nỗi đau của mình.

Cuối cùng, một kết cục nhìn thấy trước:
1-Ngày 15-8, tới đây, Trung Quốc rút trước mùa bão năm như đã định, Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố thắng lợi.
2- Năm 2016, tại Đại hội XII, một tam giác quyền lực mạnh nhất mọi triều đại được hình thành: TBT Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh (hoặc nếu Nguyễn Tấn Dũng không trở thành TBT, thì với hai “quả đấm sắt” Hoàng Trung Hải, Nguyễn Chí Vịnh, Thủ tướng nghiễm nhiên ở ngôi “Thái Thượng Hoàng” buông rèm cùng nhiếp chính).

5- Vĩ thanh

Hơn một tháng rưỡi trôi qua kể từ ngày Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cọ xát và va đập phũ phàng với hiện thực khắc nghiệt, đa phần người Việt đã qua cơn ảo vọng “thoát Trung”, “xoay trục”.
vì muốn “thoát Trung”, thì phải có dân chủ, mà dân chủ thì đối lập với độc tài – liệu có lãnh đạo nào vì dân tộc, có đủ can đảm dẹp lợi ích cá nhân, phe nhóm, bỏ qua những đặc quyền, đặc lợi khổng lồ thụ hưởng từ thể chế? Câu trả lời đã có sẵn. 
Trong cuộc chạy đua quyền lực, Thủ tướng có thể vượt vũ môn; tuy nhiên, nếu tiếp tục cai trị đất nước theo kiểu “hèn với giặc, ác với dân”, xây nên một Việt Nam nghèo đói, cô đơn, chia rẽ, Thủ tướng liệu có đi xa?
Cần nhớ rằng, lịch sử công bằng và khách quan, non sông, xã tắc sẽ phán xét! Nếu không muốn trở thành tội đồ của lịch sử, nếu không muốn nợ tương lai, Nguyên thủ chỉ có con đường đứng cùng dân tộc.
Ngày 22-6-2014.
*
[1] Nguyễn Trọng Tạo: Nghĩ về anh Ba Sàm khi anh Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, Boxitvn, 08-05-2014.
[2] Trang Basam đã từng đăng: “Ngay từ khi Thủ tướng nhậm chức, cho tới nay, không ít lần ông thể hiện là mình không thân Tàu, mà hướng Tây nhiều hơn, dù đằng sau đó là cái gì, có mấy ai tin hay không?” (Nguồn: Dẫn theo Song Chi: Bộ mặt thật của Thủ tướng, Người Việt Online, 14-9-2012).
[3] Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, VGP News, 22-5-2014.
[4] Như trên.
[5] Như trên.
[6] Bộ Chính trị sẽ quyết định thời điểm kiện Trung Quốc, VnEconomy, 29-5-2014.
[7] Trung Quốc, Việt Nam căng thẳng về chất lượng hàng, BBC Vietnamese ,29-8-2007.
[8] Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng, BBC Vietnamese, 9-1-2013.
[9] Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII phát biểu nhậm chức, Thutuongchinhphu.vn, 18-8-2007.
[10] Năm 2010, Vinashin lỗ 4,5 tỉ USD, năm 2011, EVN lỗ 3.500 tỷ đồng, năm 2012, các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước lỗ khoảng 2.253 tỷ đồng… Tính chung hai năm 2011- 2012, tổng số doanh nghiệp rời khỏi thị trường bằng 20 năm trước đó; trong số gần 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao (Nguồn: Chi phí vốn của doanh nghiệp Việt cao gấp 10 lần công ty đa quốc gia, Cafef.vn, 24-11-2012).
[11] Trung Quốc tuyên bố cho khách du lịch đến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam hồi đầu năm. Tháng 5-2013, Trung Quốc gửi 30 tàu cá lớn từ đảo Hải Nam đến khu vực quần đảo Trường Sa để đánh bắt cá trong vòng 40 ngày. Tàu hải giám của Trung Quốc liên tục thực hiện các chuyến tuần tra trên biển Đông suốt năm. Trung Quốc cho lập vùng nhận dạng phòng không dù không trực tiếp trên biển Đông nhưng có ảnh hưởng khá lớn; đồng thời đã thực hiện một số cuộc diễn tập trên biển Đông.
[12] Thủ tướng: “Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới 1979”, VnExpress.net, 19-2-2014.
[13] Như trên.
[14] Đó là: Nghị định số 136/2006/NĐ-CP (14-11-2006, cấm khiếu nại tập thể); Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg (24-7-2009, không cho phép các nhóm tư nhân nghiên cứu đánh giá về chính sách của Nhà nước); Nghị định02/2011/NÐ-CP (06-01-2011); Công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC (12-09-2012, cấm không sử dụng, loan truyền và phổ biến các thông tin đăng tải trên “các mạng phản động”, trong đó có trang Web biển Ðông); Nghị định72/2013/NĐ-CP (31-7-2013, hạn chế việc sử dụng blog và các phương tiện truyền thông xã hội, tạo điều kiện trấn áp bất đồng chính kiến); Nghị định 174/2013/NĐ-CP (13- 11 -2013, quy định các khoản xử phạt mới đối với cư dân mạng đã phổ biến nội dung “tuyên truyền chống Nhà nước”, hoặc “tư tưởng phản động” trên phương tiện truyền thông xã hội).
[15] Như trên.
[16] RSF gọi Việt Nam là "kẻ thù của Internet", BBC Vietnamese, 13-3-2011.
[17] 2013: Năm đàn áp khốc liệt đối với ký giả, blogger tại Việt Nam, Voatiengviet.com, 21-06-2014. Trong danh sách này, Việt Nam xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Trung Quốc và Eritrea với 34 netizen đang bị giam cầm, chỉ sau con số 70 của Trung Quốc.
[18] Như trên.
[19] Việt Nam bị chỉ trích mạnh về nhân quyền, BBC Vietnamese, 5-6-2013.
[20] Như trên.
[21] Như trên.
[22] Như trên.
[23]Tổng cục Thống kê: Kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, www.gso.gov.vn.
[25] GDP năm 2013 tăng hơn 5,4%, VnExpress.net, 23-12-203.
[26] Nợ công ở ngưỡng nguy hiểm: Công bố các khoản nợ để xã hội giám sát,nhanh.net.vn, 16-6-2014. Theo cách tính của Phạm Chí Dũng thì “khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỷ đồng; nợ công quốc gia có thể lên đến 95-106% GDP -theo tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc (Nguồn: Phạm Chí Dũng: Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam? Tạp chí Thời đại mới, số 28/tháng 8-2013).
[27] Kinh tế Việt Nam, Wikipedia.
[28] Việt Nam nhiều dân nghèo gần nhất khu vực, BBC Vietnamese, 7-9-2012.
[29] Như trên.
[30] Thủ tướng phát biểu như sau: “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước” (Nguồn:Sáng nay khai mạc kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII, VnExpress.net, 22-10-2012).
[31] Giật mình cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc: Nhập siêu tăng 100 lần trong 10 năm, Dân trí, 21-6-2014.
[32] Mỗi năm, Việt Nam chi khoảng 40 triệu USD để nhập khẩu 13.000-15.000 tấn lúa giống từ Trung Quốc, tương đương với xuất khẩu 100.000 tấn gạo cao cấp (5% tấm) (Nguồn: Giật mình cán cân thương mại…, Dân trí, 21-6-2014).
[33] Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam, Vieetnam Economic Forum, 32-7-2010.
[34] Đang hoàn thiện quy hoạch đất quốc phòng an ninh, Đất Việt, 11-6-2014
[35] Đó là các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Kon Tum, Khánh Hòa, Quảng Nam và Bình Dương, cụ thể là: Quảng Ninh 100.000ha, Nghệ An 70.000ha, Kon Tum 65.000ha, Lạng Sơn 36.000ha, Quảng Nam 30.000ha và Thanh Hóa 21.000ha -tổng cộng là 349.000ha. Trung Quốc họn thuê đất chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, đặc biệt ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên. Đặc biệt, ở các tỉnh có khoáng sản với các tạo quặng trên mặt đất rất cạn, có thể khai thác dễ dàng bằng đào bới.
[36] Bị "ép", doanh nghiệp Việt Nam gặp khó, Báo Giao thông vận tải, 6-3-2014.

HẢI CHÂU * CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG

"Công thư 1958" qua đánh giá của các học giả quốc tế

Hải Châu
GS Carl Thayer phát biểu tại cuộc hội thảo (Ảnh: HC)
Nhiều học giả, nhà nghiên cứu có tên tuổi trên thế giới dự hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” tại Đà Nẵng đã phản bác luận điệu của Trung Quốc liên quan đến “Công thư Phạm Văn Đồng 1958” 
Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc


Theo GS Carl Thayer (nguyên GS Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á), Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) không chấp nhận yêu sách lịch sử hay sự biện minh lịch sử như là yếu tố quyết định trong việc xác định chủ quyền đối với các cấu trúc biển và các vùng biển. 
 Luật pháp quốc tế hiện đại cũng không chấp nhận sự phát hiện mang tính lịch sử đối với các đảo, tính gần gũi của các cấu trúc biển với đất liền, hay việc bao gồm các cấu trúc biển đó trong những tấm bản đồ do quốc gia phát hành, coi đó là bằng chứng đầy đủ để hỗ trợ cho một yêu sách chủ quyền.
“Luật pháp quốc tế đòi hỏi một quốc gia yêu sách chủ quyền phải chứng minh việc chiếm hữu và quản lý liên tục” - GS Carl Thayer nhấn mạnh. Từ đó, ông cùng nhiều học giả dự hội thảo đã khẳng định, nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền hoà bình, liên tục đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17 - 18. Dưới thời thực dân, Pháp đã nhân danh Việt Nam thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này và khi rút khỏi Việt Nam thì Pháp đã bàn giao lại quyền quản lý cho Việt Nam 
Trong khi đó, diễn giả Leszek Buszynski đến từ Trường An ninh quốc gia, Đại học Quốc gia Úc nêu rõ: “Theo các quan điểm hiện đại trên thế giới, Biển Đông chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là một khu vực ở rất xa lục địa và thực sự không phải là một phần của đế chế Trung Quốc”. 
“Việt Nam đã chiếm hữu hiệu quả, lâu dài và thực thi chủ quyền hoà bình, liên tục đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Trung Quốc không có bất cứ bằng chứng thuyết phục nào chứng minh họ chiếm hữu hai quần đảo này trước khi dùng vũ lực đánh chiếm phi pháp Hoàng Sa năm 1974 và một số bãi ngầm thuộc Trường Sa năm 1988” – GS Carl Thayer nhấn mạnh.
Nhà nghiên cứu Jean-Pierre Ferrier (Đại học Paris 2, Pháp) cũng khẳng định: “Nghiên cứu về lịch sử chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa cho thấy dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế, Trung Quốc chưa hề thực hiện “chiếm đóng hiệu quả, liên tục và bình thường” cho tới sau cuộc tấn công và chiếm đóng trái phép năm 1974. Việc chiếm đóng và triển khai quân sự của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế (sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp), không thể hợp lý hóa việc Trung Quốc thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.
“Nghị định thư cấp Tỉnh” năm 1921 hoàn toàn vô giá trị!
Jean-Pierre Ferrier chỉ rõ: “Mặc dù chiếm đóng kéo dài đã 40 năm nhưng cơ sở của việc chiếm đóng vẫn không có gì thay đổi và không có gì khác để hỗ trợ, tăng cường hoặc thiết lập bất kỳ giả định nào về chủ quyền của Trung Quốc!”. Bên cạnh đó, ông cũng nêu rõ: “Chiếm đóng quân sự là chưa đủ để hợp thức hóa chủ quyền. Vẫn còn thiếu ít nhất một yếu tố thứ hai trong việc xác minh chủ quyền bằng lịch sử và đó là sự nhận thức của công chúng”. 
Từ góc nhìn này, Jean-Pierre Ferrier xác quyết: “Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện bất kỳ hành động chính thức nào đáp ứng theo quan điểm của luật pháp quốc tế. “Nghị định thư cấp Tỉnh” năm 1921 là không đủ, bởi tác giả không phải là chủ thể luật quốc tế; và nghị định này hoàn toàn mang mục tiêu kinh tế (cấp phép khai thác phế thải chim biển, nguồn phốt pho trên quần đảo – PV)!”.
Nhà nghiên cứu Jean-Pierre Ferrier (trái) trả lời báo chí trong khuôn khổ cuộc hội thảo
Theo ông Jean-Pierre Ferrier, ngày 2/4/1921, Thống đốc Quân sự Quảng Đông ra tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa khi ban hành nghị định về vấn đề này trong Tạp chí chính thức của tỉnh. Ông cho rằng: “Nhà cầm quyền chỉ định việc thiết lập chủ quyền của một hòn đảo cần có đủ thẩm quyền để làm việc đó, và sau đó thì chủ quyền mới được thực thi”.
Từ đó Jean-Pierre Ferrier đặt vấn đề: “Vì sao chúng ta không loại bỏ hoàn toàn tuyên bố chủ quyền của Thống đốc Quân sự Quảng Đông khi ông ta ban hành nghị định về vấn đề này trong Tạp chí chính thức của Tỉnh ngày 2/4/1921?”. 
Nhà nghiên cứu đến từ Đại học Paris 2 giải thích: “Ông ta tuyên bố việc sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào đảo Hải Nam mà không có một cơ sở mang tính hiệu lực nào (không có sự chiếm hữu của một “nhà đương cục” Tỉnh, mặc dù có thể những ngư dân đảo Hải Nam, như ngư dân từ các nơi khác, đã đôi lúc tạt vào vài giờ đồng hồ); hay cơ sở quốc tế nào (thể hiện qua việc Quảng Đông không tồn tại trên bình diện quốc tế)!”.
Về “Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958” 
Theo ông Jean-Pierre Ferrier, “đã không có một lời phản đối hay ủng hộ nào từ cộng đồng quốc tế đối với Nghị định thư cấp Tỉnh 1921 của Thống đốc Quân sự Quảng Đông, mà cho dù có thật sự diễn ra thì hành động đó có lẽ cũng không tồn tại mục tiêu nhất định hay thu hút sự quan tâm rộng rãi!”.
Từ sự phân tích đó, trước những luận điệu bám vào “Công thư Phạm Văn Đồng 1958” để bịa ra việc Việt Nam bỏ Hoàng Sa và thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, Jean-Pierre Ferrier nói: “Vào thời điểm đó và cho tới thời điểm thống nhất Việt Nam năm 1975, ông Phạm Văn Đồng không có quyền tài phán nào đối với quần đảo Hoàng Sa, mà lúc đó trực thuộc Đà Nẵng của Việt Nam Cộng hòa (VHCH).
GS Erik Franckx trả lời phỏng vấn Infonet khi xem triển lãm "Hoàng Sa – Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”
GS Erik Franckx (Đại học Tự do Brussel - Bỉ; thành viên Tòa trọng tài thường trực) tiếp tục nêu quan điểm về các "bằng chứng lịch sử": “Bản đồ rất quan trọng nhưng không có giá trị pháp lý cuối cùng và duy nhất nếu nó không được đính kèm với những tài liệu ký kết giữa hai nước, các quốc gia và các tổ chức quốc tế có liên quan. Nghĩa là một văn bản luật. Còn nếu bản đồ chỉ đứng một mình, ví dụ như bản đồ do NXB này xuất bản năm đó, năm kia cũng là những tư liệu, chứng cứ quan trọng nhưng không phải có giá trị pháp lý cuối cùng”.
Tuy nhiên khi PV Infonet đặt tiếp câu hỏi: “Vậy ông nhận định thế nào về “Công thư Phạm Văn Đồng 1958”? thì GS Erik Franckx trả lời: “Cần tìm hiểu và đọc công thư này một cách hết sức cẩn thận. Vì nội dung chính của nó thực ra là nói về lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chứ không phải là nói về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó chúng ta nên diễn giải vấn đề theo tinh thần đó”.
Vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Trong khi đó, GS Carl Thayer khẳng định "Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc không đề cập tới Hoàng Sa hay Trường Sa, cũng như không hề thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) vẫn hy vọng thống nhất Việt Nam theo các điều khoản chính trị của Hiệp định Geneva 1954, còn VNCH duy trì sự hiện diện liên tục ở nhóm Nguyệt Thiềm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) từ năm 1956 tới tháng 1/1974”.
Ông nhắc lại "sự phản đối của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (PRG) ngay sau khi Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và sau đó (ngày 26/1 và 14/2/1974), PRG không những là một bên ký Hiệp định hòa bình Paris mà trước khi Việt Nam chính thức thống nhất năm 1975 thì PRG là người đứng đơn cùng với VNDCCH tham gia và trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Sau khi thống nhất, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở thành quốc gia kế thừa và tiếp tục chính sách của PRG liên quan đến biển Đông”.

BẢNG ĐỎ ** HỒ CHÍ MINH NHÀ BÁO GIÀU SỤ

Hồ Chí Minh: Bồi bút giàu nhất trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam

Bảng Đỏ (Danlambao) - Trong loạt bài tuyên truyền nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam kết hợp với việc đánh bóng tên tuổi Hồ Chí Minh, trang báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiết lộ thông tin đáng chú ý: Năm 1967, ông Hồ đã tặng số tiền tương đương 60 lượng vàng cho bộ đội phòng không Ba Đình để mua... nước ngọt.
Về nguồn gốc số tiền này, tác giả Thanh Hoa của Infornet giải thích rõ: “Đây không phải là lương, vì lương Chủ tịch nước của Bác chỉ vừa đủ tiêu. Số tiền này là nhuận bút mà các báo trả cho Bác”.
Nếu thông tin bài báo là đúng sự thật, nhiều khả năng ông Hồ sẽ xác lập thêm một kỷ lục mới, chính thức trở thành bồi bút kiếm được nhiều tiền nhất trong lịch sử  báo chí cách mạng Việt Nam. 
Theo thư ký riêng của Hồ Chí Minh là ông Vũ Kỳ, sinh thời "bác" viết tổng cộng 1205 bài báo, hầu hết đăng trên báo Nhân Dân. Làm một phép tính nho nhỏ, 60 lượng vàng tương đương với số tiền hiện nay là  2 tỷ 220 triệu đồng. Như vậy, trung bình mỗi bài báo ông Hồ sẽ nhận được số tiền nhuận bút là 1,84 triệu đồng (90 đô-la Mĩ).
Trong điều kiện kinh tế miền Bắc đói kém, mức nhuận bút mà báo Nhân dân phải trả cho mỗi bài viết của ông Hồ là một số tiền rất lớn. Trong khi trình độ viết lách của "nhà báo" Hồ Chí Minh chỉ ở mức dưới trung bình, nếu không nói là rất dở.
Quả nhiên là báo chí cách mạng, đã nghèo mà lại chơi sang, "nhà báo" Hồ Chí Minh thiệt là giàu. Chẳng bù với ông Trưởng Thôn nhà mình, lập Danlambao gần 4 năm nhưng chưa có một đồng nhuận bút. Nghe bà con trong thôn kể, đến nay ông Trưởng Thôn vẫn thuộc thành phần 'trên răng dưới... dép'. 
Nhân nói về sự nghiệp báo chí cách mạng của ông Hồ Chí Minh, nhân đây xin tiết lộ với bà con một phát hiện mới: Tổ nghiệp của "nghề" bồi bút và dư luận viên không ai khác chính là ông Hồ.

"Tổ nghiệp" Hồ Chí Minh hiện vẫn đang giữ kỷ lục là người có nhiều bút danh nhất Việt Nam. Không ai nhớ hết trong cuộc đời Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên. Theo các tài liệu chính thức của ĐCSVN thì C.B. cũng là một trong nhiều bút danh của ông Hồ.

Qua bút danh C.B., ông Hồ đã viết ra bài báo "Địa chủ ác ghê" nhằm đấu tố bà bà Nguyễn Thị Năm trên báo Nhân dân ngày 21-7-1953. Bà bà Nguyễn Thị Năm - tức bà Cát Hanh Long là một ân nhân của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản. Tuy nhiên, sau bài đấu tố của C.B. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Năm liền bị xử bắn đầu tiên trong cái gọi là "cải cách ruộng đất".

Không biết báo Nhân dân đã trả bao nhiêu tiền nhuận bút cho bài báo trên của "nhà báo" C.B. Hồ?
Ngoài bà Nguyễn Thị Năm, còn bao nhiêu nạn nhân khác trong "sự nghiệp viết báo" của C.B. Hồ?
Việc ông Hồ cho bộ đội phòng Ba Đình 60 lượng vàng để mua... nước ngọt có lẽ chỉ là chỉ là câu chuyện tuyên truyền, bởi kẻ cướp đâu dễ cho ai bao giờ.


Bảng Đỏ
danlambaovn.blogspot.com

TRẦN TRUNG ĐẠO ** CỘNG SẢN VIỆT GIAN BÁN NƯỚC

Từ Nguyễn Bắc Việt đến Nguyễn Khoa Điềm, bàn về con người và cơ chế CS

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nhận bài thơ Đất nước những năm thật buồn dưới đây khá lâu. Đọc xong và tính viết một bài nhận xét nhưng bận quá quên đi. Mãi cho đến mới đây, nhờ Nguyễn Bắc Việt, Thường vụ Tỉnh ủy, Đại biểu Quốc hội đơn vị Bình Thuận với câu nói để đời về vụ giàn khoan HD981 “phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế”, tôi mới sực nhớ đến bài thơ đó. 
Nhắc lại hôm đọc xong bài phát biểu của Nguyễn Bắc Việt trước Quốc hội CSVN, tôi phải google cho ra tấm hình để xem y dáng dấp ra sao. Tôi sẽ thông cảm nếu đương sự là cụ già còn sót lại từ thế hệ Tân Trào hay Pác bó. Không. Nguyễn Bắc Việt còn khá trẻ, sinh năm 1961, trình độ học vấn thạc sĩ nhưng khi phát biểu lại giống như sinh năm 1930, trình độ học vấn mù chữ.
Hôm nay trên quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên để lại, Trung Cộng đã xây dựng sân bay, khách sạn, thư viện, đường phố, bưu điện và mới đây còn tiến hành xây trường học để phục vụ việc học hành cho gần hai ngàn dân cư trên đảo mà Nguyễn Bắc Việt không biết nhục, không biết lo lại lo “Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?”. 
Nếu không sống trong thời đại google, youtube, không chính tai nghe Nguyễn Bắc Việt nói thật khó mà tin. Với một não trạng bị cơ chế hóa trầm trọng như thế, không dễ làm cho anh ta thức tỉnh. Áp dụng kinh nghiệm Liên Xô như Yuri Alexandrovich Bezmenov phát biểu trước đây, dù có mang anh Nguyễn Bắc Việt này “tới tận Liên Xô và chỉ cho anh ta thấy trại tập trung, anh ta cũng không tin... cho đến lúc anh ta bị đá ngay vào đít, khi giày đinh đạp lên anh, rồi anh ta mới hiểu. Nhưng không phải trước đó. Đó là thảm kịch của trình trạng bị băng hoại về đạo đức trong con người.” 
Trở lại với bài thơ Đất nước những năm thật buồn. Bài thơ chuyên chở một nội dung rất bi quan về tương lai đất nước. Rất buồn. Từng câu, từng chữ đều nói lên tâm trạng gần như chán chường của tác giả trong một không gian cũng vô cùng quạnh hiu “yên vắng”. 
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác

Sao mình thức?
Sao mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?

Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có còn bay trong đêm
Sớm mai còn giữ được màu đỏ?
Bây giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong gặp một con cá hanh khác?
Bao giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm áp ly cà phê sớm
Các bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn hở tập thể dục
Bao giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước mắt, tin yêu mọi người

Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong không gian đầy sợ hãi?
Những cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời đời an ủi
Cho người đã khuất và người sống hôm nay…
Nửa đêm thức dậy thắp điếu thuốc, đọc tin tức mong sao có một tin vui. Nhưng không. Chung quanh tác giả chỉ là những tin buồn, tin xấu. Đất nước cũng như tác giả chẳng khác gì một “kẻ khát nước qua sa mạc”, đang lê bước giữa gió cát mênh mông, cô đơn, trống trải và hơn bao giờ hết đang quá cần một giọt nước để hồi sinh. Dường như không ai, dù kẻ nghèo hay người giàu, mang nặng lo âu và khát vọng sâu thẳm về đât nước như tác giả. Nhà thơ viết như thét lên với bóng đêm “Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta. Trong không gian đầy sợ hãi?". Chữ “Ai” trong bài thơ chứa đầy phẫn uất của những oan hồn vọng lại giữa đêm khuya. Và “sợ hãi”, một danh từ đồng nghĩa với bóng đen, xiềng xích, ngục tù, một loại vi khuẩn mà ai sống dưới chế độ CS cũng bị cấy trong người. 
Tác giả của bài thơ chứa đựng niềm u uất đó là ai?
Một trí sĩ ẩn cư như “cây thông trên núi Ngự Bình” âm thầm dùng ngòi bút để diễn tả tâm trạng mình trước vận nước ngả nghiêng? Một nhà cách mạng đang can đảm vượt qua nỗi sợ để đi về phía sự thật? Một nhà thơ có trái tim nhân bản đang đau cùng nỗi đau đất nước? 
Không phải. Tất cả đều sai. Tác giả bài thơ đó là Nguyễn Khoa Điềm. Không xa lạ gì. Không chỉ người dân Huế mà cả nước đều biết tên tuổi ông ta. Chỉ vài năm trước đó tác giả là ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, rồi Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt mười năm, tác giả kiểm soát mạch sống tinh thần của toàn xã hội Việt Nam.
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN trong nội quy của đảng CS là “Cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng.” 
Tuyên truyền cùng với khủng bố tạo thành xương sống của mọi chế độ độc tài. Nếu Hitler không có bộ máy tuyên truyền của Joseph Goebbels chế độ Đệ Tam Quốc Xã Đức không thể giết 6 triệu dân Do Thái và 50 triệu người châu Âu trong thế chiến thứ hai. Trước Goebbels, trong cách mạng CS Nga 1917, công việc đầu tiên Lenin phải làm ngay là thành lập cơ quan tuyên truyền và trong giai đoạn đầu còn do chính y đích thân lãnh đạo. Tại Trung Cộng cũng vậy, trong đại hội đảng CS Trung Quốc lần đầu vào năm 1921 chỉ bầu ra vỏn vẹn ba ủy viên trung ương nhưng một trong ba ủy viên đó chịu trách nhiệm tuyên truyền. 
Hệ thống tuyên truyền CS tại Việt Nam kế thừa hai hệ thống tuyên truyền Trung Cộng và Liên Xô tinh vi và độc hại. Chức vụ của Nguyễn Khoa Điềm tương đương với chức vụ Bộ trưởng Tuyên truyền của Joseph Goebbels trong thời Đức Quốc Xã, chức Giám đốc cơ quan Agitatsiya của R. Katanian do Lenin thành lập vào tháng Tám năm 1920 hay chức Trưởng ban Tuyên truyền thuộc trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc của Lý Đạt vào tháng Bảy năm 1921. Về tài năng Nguyễn Khoa Điềm, dĩ nhiên, không thể so sánh với “Thiên tài đen” Joseph Goebbels hay R. Katanian người tin cẩn của Lenin nhưng chức năng của Bộ Tuyên truyền Đức Quốc Xã và nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN không khác gì nhau lắm. 
Làm thế nào một người trước đó không lâu lãnh đạo một ban ngành có chức năng đầu độc, tẩy não cả một thế hệ Việt Nam, ngăn chận mọi tự do sáng tạo, cố giữ đất nước trong tận cùng lạc hậu và cô lập từ thế giới văn minh bên ngoài lại nhanh chóng trở thành một người mang ước vọng vươn lên cao, vượt ra biển rộng như diễn tả trong bài thơ Đất nước những năm thật buồn?
Làm thế nào một người trước đó không lâu áp đặt một tư tưởng chính trị lạc hậu lên cả nước, một nền giáo dục ngu dân chỉ đào tạo ra những con vẹt như Nguyễn Bắc Việt lại nhanh chóng trở thành một kẻ có tâm hồn khắc khoải trước thời thế, khóc thương cho vận nước nổi trôi trong bài thơ Đất nước những năm thật buồn?
Có hai Nguyễn Khoa Điềm? Có hai nhân cách Nguyễn Khoa Điềm trong cùng một con người theo kiểu bịnh tâm lý đa nhân cách (Multi Personality Disorder)? Một Nguyễn Khoa Điềm nhưng đã lột xác, phản tỉnh? Một Nguyễn Khoa Điềm sống thật và một Nguyễn Khoa Điềm sống giả? 
Không. Chỉ một Nguyễn Khoa Điềm, không lột xác, không phản tỉnh, không đa nhân cách, không giả hay thật nhưng chỉ sống trong hai thời điểm khác nhau, khi còn trong bộ máy toàn trị và khi ở ngoài bộ máy cai trị. Đó chính là sự khác nhau giữa con người và cơ chế CS. 
Nguyễn Khoa Điềm thừa nhận điều này: “Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ. Thơ thì phải nói thật lòng mình, không thể giấu mình, không thể nói dối... Việt Nam chúng ta lại quan niệm văn học là đạo lý, trách nhiệm... nên gò bó sự sáng tạo cũng như hạn chế sự thổ lộ. Trong khi văn chương phải thể hiện cái đẹp nội tâm của con người. Gần đây ý thức như vậy đã có, nhưng chưa đủ. Vì vậy tôi đã nghỉ hưu, nhưng nhiều người lãnh đạo mong tôi phải thế này thế kia, phải làm thơ ngợi ca, phải hô hào tiến lên... Vừa rồi khi tôi công bố một số bài thơ trên báo sau khi về Huế, có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí có người chê trách tôi “đổi giọng”, nhưng tôi không quan tâm.
Trong năm 2011, Nguyễn Khoa Điềm còn đi xa hơn khi phê bình Quốc Hội CSVN về chủ trương chống nhân dân biểu tình trong bài thơ Nhân Dân: 
“…Nhưng trên diễn đàn cao nhất nước
Có người nói nhân dân chưa đủ trí tuệ
Để hưởng luật biểu tình!
Tôi nghĩ mãi
Ai đã bầu ra ông nghị này nhỉ?
Sao lại sợ nhân dân biểu tình?
Không!
Sự sợ hãi không cứu được chúng ta
Mà chính là sự can đảm
Đi tới dân chủ…”
Thế nhưng, khi còn là Trưởng Ban Văn Hóa Tư tưởng Trung ương Đảng Nguyễn Khoa Điềm lại là người chủ trương trấn áp những tiếng nói biện hộ cho quyền tự do, dân chủ. Nhà thơ Đỗ Hoàng viết trong blog của ông, Nguyễn Khoa Điềm đã “trù úm Hoàng Minh Chính, bắt nhà văn Dương Thu Hương, bôi nhọ Trần Độ, loại bỏ nhiều nhà bất đồng chính kiến, đàn áp những người đòi tự do dân chủ, cấm mạng , cấm internet, đốt thành tro bụi nhưng tập sách như Học phí trả bằng máu của Nguyễn Khắc Phục, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chúa trời ngù gật của Nguyễn Dậu, Tâm sự người lính của Đỗ Hoàng...” 
Ngoài ra, nhà báo Trần Dũng Tiến trong bài “Chất Vấn Các Ông Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Hồng Vinh” viết nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Nhà Báo Việt Nam: “Thật là đáng nghi ngờ và đáng hổ thẹn cho những người cầm đầu Văn hóa Tư tưởng của Đảng ta ! Đảng ta luôn nói vì nước vì dân và tôn trọng tự do báo chí nhưng các ông Điềm, Vinh lại làm ngược lại. Từ ngày 2 ông lên chức cầm đầu Ban VHTT/TƯ các ông đã gây bao nhiêu cảnh rối loạn trong xã hội từ việc bắt giam cựu chiến binh Vũ Cao Quận đến việc quản chế nhà văn Bùi Minh Quốc chỉ vì nhà văn đi thực tế ở mấy tỉnh biên giới mà họ sợ anh sẽ viết về nỗi nhục nhượng đất đai tổ quốc của những người lãnh đạo vừa qua. Từ vụ quản chế Hà Sĩ Phu, Trần Khuê, bỏ tù các trí thức trẻ như Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn... đến việc cắt điện thoại vừa trái luật pháp vừa trái đạo lý đến nỗi cắt mà không dám công khai tuyên bố điên thoại của Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến, Hoàng Tiến, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình...”
Không chỉ nhận xét của nhà thơ Đỗ Hoàng và nhà báo Trần Dũng Tiến mà chính Nguyễn Khoa Điềm qua vô số bài phát biểu trong các hội nghị văn hóa tư tưởng, các buổi học tập v.v. đều không khác tham luận của Nguyễn Việt Bắc đọc trước Quốc Hội bao nhiêu. Một đoạn tường thuật từ Hội nghị công tác tư tưởng văn hoá toàn quốc 2005, trong đó Nguyễn Khoa Điềm phát biểu: “Xuất phát từ tình hình trên, công tác tư tưởng văn hoá năm 2005 có trách nhiệm rất quan trọng và nặng nề đòi hỏi sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng trong toàn Đảng, phát huy tính năng động, cổ vũ những điển hình tiên tiến, những nhân tố tích cực của toàn xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác tư tưởng văn hoá phải đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, trong xã hội, đấu tranh chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”
Một cô gái vì hoàn cảnh phải bán thân nuôi miệng nhưng không làm hại nhiều người. Nguyễn Khoa Điềm bán lương tâm, nhân cách, sĩ khí để nuôi miệng nhưng di hại đến nhiều thế hệ. Khác với hoàn cảnh của cô gái bán thân, hành vi của Nguyễn Khoa Điềm không chỉ có tính cách cá nhân mà còn mang trách nhiệm xã hội. 
Trách nhiệm xã hội là gì? 
Trách nhiệm xã hội là nguyên tắc mà một người hay một tổ chức phải hành xử lợi ích riêng tư trong sự tôn trọng phúc lợi, an nguy chung của cộng đồng xã hội. Nhà kinh tế Richard Whately phát biểu “Một kẻ bị xem như là ích kỷ không phải vì y chỉ biết lo cho quyền lợi của cá nhân mình nhưng bởi vì y bỏ qua quyền lợi của những người chung quanh”. 
Nhân loại đang chạy đua phát minh khoa học kỹ thuật trong một thế giới mỗi ngày càng nhỏ hẹp dần. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được xem là cách mạng hai, ba chục năm trước nay đã lỗi thời. Kỹ thuật hóa được phát triển song song với toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, các đổi mới kinh tế chính trị cũng diễn ra nhanh không kém. Nhìn về hướng Đông Âu, các dân tộc đã hồi sinh sau 70 năm dài nô lệ trong ý thức hệ CS. 
Ba Lan là một bằng chứng hùng hồn về phát triển kinh tế. Cộng Hòa Ba Lan, quốc gia bị cắt từng mảnh nhỏ trong mật ước Molotov-Ribbentrop Pact giữa Đức và Liên Xô, quốc gia đầu tiên chịu đựng gót giày xâm lược của Đức Quốc Xã trong thế chiến thứ hai, tuy nhiên, Ba Lan cũng là một nước có nền kinh tế mạnh nhờ liên kết chặt chẽ với Đức hiện nay. Các lãnh đạo Ba Lan học quá khứ nhưng không ai sống trong quá khứ như các lãnh đạo CSVN. 
Trong lúc “bóng ma chủ nghĩa cộng sản” mà Karl Marx dùng để thách thức quyền lực của các nhà nước tư sản giữa thế kỷ 19 trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, đã chìm vào quá khứ và đại đa số nhân loại đang hăng say tiến bước trên con đường dân chủ hóa, tại Việt Nam bịnh sùng bái cá nhân, tôn thờ lãnh tụ vẫn còn đang chế ngự trong hầu hết các lãnh vực của đời sống văn hóa và tinh thần đất nước. Không một giáo án, giáo trình, diễn văn, tham luận, tuyên ngôn, tuyên cáo nào mà không trích dẫn vài câu nói của các lãnh tụ CS. Sự nô lệ tri thức như là một loại vi trùng sinh sôi và lan rộng trong từng con người, qua nhiều thế hệ, xói mòn và tàn phá tính khai phóng, làm thui chột tính sáng tạo trong con người. 
Trong lúc ở một phần lớn thế giới, những tác phẩm của Marx, Engels chỉ còn trong thư viện nghiên cứu, hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn phải học thuộc một cách từ chương mỗi ngày những khái niệm, những định nghĩa sai lầm và lỗi thời. Phương tiện internet đã giúp cho một số người Việt có điều kiện đọc các nguồn tin mới nhưng con số những người may mắn đó vẫn còn quá nhỏ so với 90 triệu dân Việt Nam. Đất nước tuy không còn những đại lộ kinh hoàng, những cánh đồng nhuộm máu nhưng đã mọc lên thêm rất nhiều nhà tù, nơi đó, hàng trăm, hàng ngàn người Việt Nam yêu nước vẫn còn bị giam cầm chỉ vì nói lên khát vọng tự do dân chủ, chỉ vì tranh đấu cho chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Suốt 10 năm từ 1996 đến 2006, Nguyễn Khoa Điềm là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho sự băng hoại tri thức của cả một thế hệ trẻ Việt Nam, biến nhiều trong số họ thành những kẻ bị tàn tật tâm thần, sống trong hoang tưởng, mê muội như trường hợp Nguyễn Bắc Việt. 
Trước một chủ nghĩa bành trướng Đại Hán quá mạnh, quá đông, quá giàu, quá hung bạo, quá lưu manh không những có khả năng đánh Việt Nam từ trên đầu, từ ngoài biển, từ trên không, lẽ ra Việt Nam phải mở tung mọi cánh cửa, chạy đua với thời gian để học hỏi, thu thập mọi cái hay cái đẹp của nhân loại làm vốn liếng cho mình. Nhưng không, suốt 10 năm, thời gian nguy kịch của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm lại tìm cách che đậy, đóng kín mọi nguồn thông tin, giết chết những cố gắng vươn xa của thế hệ trẻ, nhồi nhét vào nhận thức của các em một thứ ý thức hệ CS mà phần lớn nhân loại đã ném vào sọt rác.
Trong lúc phần đông những người thuộc thế hệ “nhảy núi” ở Huế bị lãng quên và ngay cả có người bị bạc đãi như trường hợp Trần Vàng Sao, Nguyễn Khoa Điềm may mắn được thăng quan tiến chức. Nhiều nguồn tin cho rằng sau khi bị loại ra khỏi bộ máy quyền lực và danh lợi sớm hơn tuổi về hưu, ông ta phẩn uất làm thơ “dân chủ” như một cách khiêu khích, châm chọc vào điểm khó chịu của giới cầm quyền. Có lẽ ngoại trừ ông Trần Xuân Bách, hầu hết các lãnh đạo CS chỉ nói đến dân chủ tự do sau khi bị cho về vườn. 
Những lời tố cáo, mỉa mai, châm biếm ông có thể đúng hay sai. Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Khoa Điềm nếu bình tâm suy nghĩ, sẽ biết những bài thơ ông mới viết dù ca ngợi tự do dân chủ thật sự cũng chẳng làm cho giới lãnh đạo CS quan tâm, chẳng đánh tan được sự nghi ngờ, oán trách từ những người vốn là nạn nhân của ông, chẳng nối lại tình bạn từ những người ông tránh né họ trước đây và nhất là không thể xóa hết tội lỗi vì đã góp phần hủy diệt, tàn phá đời sống tinh thần bao nhiêu triệu thanh niên trong suốt 10 năm ông lãnh đạo ngành tẩy não. 
Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng “Cầu nguyện không thay đổi được nghiệp mà chỉ hành động mới làm thay đổi nghiệp”. Dĩ nhiên hành động trong ý ngài không phải là bỏ tù, trấn áp, bịt miệng, khóa tay người khác nhưng là làm việc thiện, gieo mầm nhân lên một đất nước đã quá nhiều chịu đựng. Trong tinh thần đó, mong rằng, ít nhất một lần trong đời thay vì chỉ làm thơ , ông Nguyễn Khoa Điềm hãy chứng minh bằng hành động lời ông nói “Sự sợ hãi không cứu được chúng ta. Mà chính là sự can đảm. Đi tới dân chủ…”. Can đảm lên để đi tới dân chủ. Mong lắm thay. 

THỦ TƯỚNG CANADA TẤN CÔNG CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

Ý thức hệ độc hại: Thủ tướng Canada tấn công chủ nghĩa cộng sản.

Colin Perker | Trà Mi lược dịch

mauthanStephen Harper mở cuộc tấn công toàn diện vào chủ nghĩa cộng sản tại cuộc gây quỹ ở Toronto.
Thủ tướng Stephen Harper trong bữa tiệc gây quỹ xây đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Toronto, Ont., May 30, 2014.) Nguồn: THE CANADIAN PRESS/Darren Calabrese
Thủ tướng Stephen Harper trong bữa tiệc gây quỹ xây đài tưởng niệm nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản (Toronto, Ont., May 30, 2014.) Nguồn: THE CANADIAN PRESS/Darren Calabrese
Hôm thứ Sáu 30 tháng 5, năm 2014, tại Toronto, Thủ tướng Canada Stephen Harper đã nói chuyện với quan khách trong bữa tiệc gây quỹ dựng đài tưởng niệm nạn nhân chủ nghĩa cộng sản.
TORONTO – Thủ tướng Stephen Harper đã mở cuộc tấn công toàn diện tội ác của chủ nghĩa cộng sản tại một buổi quyên góp hôm thứ Sáu đẻ xây đài tưởng niệm nạn nhân cộng sản.
Trong một bài phát biểu dài trước bữa ăn tối, Thủ tướng Harper đã nhắm vào Tổng thống Nga Vladimir Putin và những tín đồ cũ của chủ nghĩa cộng sản.
“Trong thế kỷ 20, ý thức hệ độc hại và sự thực hành tàn nhẫn của chủ nghĩa cộng sản đã từ từ gây nhiễm độc khắp nơi trên thế giới, trên hầu hết các châu lục,” Harper nói.
“Kết quả là một thảm họa. Hơn 100 triệu người bị thảm sát – một con số gần như không thể hiểu nổi.”
Mục tiêu của buổi tiệc nhằm giúp gây quỹ cho tổ chức “Tribute to Liberty” để dựng một đài tưởng niệm vĩnh viễn tại Ottawa, thủ đô Canada, để tưởng nhớ “hàng trăm triệu” linh hồn nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản.
Trong năm 2010 , chính phủ của đảng Bảo thủ cho biết sẽ hỗ trợ chương trình dựng đài tưởng niệm này.
Các thế hệ công dân tương lai của Canada, Thủ tướng Harper nói, phải được nhắc nhở rằng họ có được đời sống hòa bình đã nhờ những cuộc đấu tranh và sự hy sinh của người trước.
Với ngôn nhữ giống như ở thời còn Chiến tranh Lạnh, Harper chỉ trích chủ nghĩa cộng sản là một ý thức hệ áp bức, thậm chí giết người.
“Tội ác xuất hiện dưới nhiều hình thức và chúng có thể tái sinh,” ông nói.
“Nhưng dù ở bất cứ hình dạng, nhãn hiệu nào – chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Mác-Lênin, (tư tưởng Hồ Chí Minh? – TM) hay ngày hôm nay là chủ nghĩa khủng bố – tất cả đều có một điểm chung: sự hủy diệt, chấm dứt tự do của con người.”
“Chúng ta cảm nhận sâu sắc nỗi đau này vì gần như một phần tư người dân Canada hay cha mẹ của họ, đã một thời mắc phải xích xiềng của cộng sản và họ chắc chắn hiểu được sự hủy hoại của chủ nghĩa cộng sản.”
Thủ tướng Harper lặp lại việc ông ủng hộ Ukraine, và một lần nữa đả kích Putin, nói rằng tổng thống Nga đã “quen dần với những cuộc đối đầu” và “chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa quân phiệt” của Nga đang đe dọa an ninh toàn cầu.
Canada, ông cho biết, đã là nơi ẩn náu cho những chạy trốn sự đàn áp (của cộng sản).
“Thay vì định mệnh nghiệt ngã trong chủ nghĩa cộng sản, họ tìm thấy cơ hội Canada.”
Harper cho biết Canada và phương Tây đóng vai trò ủng hộ tự do trong Chiến tranh Lạnh, và ông đã nhắc đến cựu Thủ tướng Brian Mulroney cùng với cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.
Thủ tướng đã bày tỏ “sự hối tiếc lớn” rằng Canada đã không luôn luôn ứng xử xứng đáng với khát vọng cao cả của mình.
Một ban giám khảo sẽ lựa chọn mẫu thiết kế tượng đài hạng nhất trong vòng vài tháng tới.
© 2014 DCVOnline

No comments: