Monday, September 10, 2012

TS. THÁI VĂN KIỂM * NGUYỄN ANG CA

Hoài niệm ký giả Nguyễn Ang Ca


Thái Văn Kiểm


Tôi đã gặp Nguyễn Ang-Ca từ năm 1951, tính ra vừa đúng 40 năm, lúc tôi vào Sài-Gòn, để chuẩn bị cùng đi Âu-Châu với Luật-Sư Trần Văn Tuyên, cựu Tổng Trưởng Thông tin của Chính Phủ Quốc-Gia đầu tiên do Tướng Nguyễn Văn Xuân điều khiển. Chính là Thủ-Tướng Trần Văn Hữu đã ký Nghị định, hồi tháng 6 năm 1951, cử chúng tôi đi sang Paris tham dư. Lễ Kỷ-niệm 2.000 năm Thành Phố Ba-Lê (Bi-Millénaire de Paris) đã được thành lập từ năm 51 trước Tây Lịch / rồi sau đó cùng đi Londres để tham dư. Đại-Hội Luân-Đôn (Great Festival of London), cứ 100 năm cử hành một lần, với sự hướng dẫn rất chu đáo của ông Svvan, Lãnh Sự Anh-Quốc tại Sài-Gòn.


Trong cuộc gặp gỡ tại nhà ông Đinh Văn Khai - sáng lập nhật báo Tiếng Chuông -, ký-gia? Ang-Ca đã tỏ ra rất bạt thiệp và gây được nhiều cảm tình với tôi là người được Chánh Quyền trao trọng trách Thông Tin, Báo-Chí và Phát-Thanh tại miền Trung. Qua những buổi mạn đàm, chúng tôi đã kết thân trong tình huynh-đệ và cũng từ đó Ang-Ca gọi tôi là Anh Hai.
Hiền đê. Ang Ca sinh ngày 10 tháng 10 năm 1927 tại Bạc Liêu, Nam Việt. Tên thật là Kim Cang. Ang-Ca tâm sự với tôi rằng Thân-sinh rất mộ đạo Phật, nên mới đặt cho tên Kim Cang, cũng gọi là Kim Cương, chữ phạn (sanscrit) là Vajra, chữ Pháp dịch là Diamant, Foudre. Trong Nam gọi là Hột Xoàng. Chủ ý của Thân sinh là để con mình ghi nhớ trong tâm khảm Bộ Kinh 'Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Kinh' (Vajra Prajna Paramita Sutra), gọi tắt là Kim Cang Kinh. Đã gọi là Kim Cang thì không dao búa nào đập bể được cả. Với ý niệm đó, Kim Cang có bốn tính chất đặc-biệt mà không có một chất nào khác bì kịp:
1 - kiên cố, không bị/hủy hoại, không sức nào phá được,
2 - quí báu, khó kiếm,
3 - có công dụng tiện lợi vì thâu nhỏ tối đa, có sực tự tại và giá trị tinh-túy (valeur intrinsèque), đồng thời có sức công phá khi cần,
4 - có hình chất trong sạch nhất và ánh triệt (lumineux)
Còn lại chữ Prajna (Bát Nhã) có nghĩa là Trí huệ (Intelligence, Faculté de perception) và chữ Paramita (Ba-La Mật-Đa) là Đại hạnh (Vertu cardinale) khả dĩ đưa Người ta từ bến Mê qua tới bờ Giác.
Ang-Ca cũng cho tôi biết: vì hoàn cảnh sớm mồ côi cha mà bao nhiêu việc trong gia đình đã do từ mẫu đảm đang, nuôi dưỡng, hướng dẫn trên đường đời đầy chông gai và cạm bẫy, với sự giúp đỡ của thân bằng quyến thuộc. Và cũng do hoàn cảnh đặc biệt đó mà Ang-Ca đã sớm hun đúc tinh thần tự-túc, tự-lập, tự-do. Lại cũng nhờ bẩm sinh 'tiên thiên hữu dứ, với thân thể tráng kiện và tinh thần sáng suốt, và nhất là nhờ thấm nhuần đạo lý do song thân truyền lại, mà Ang-Ca đã tiến thân và thành công tốt đẹp trên đường nghề-nghiệp.
Trên đường sự nghiệp, Ang-Ca đã ký với nhiều bút hiệu: Nhu Thắng Cang, Ngọc Kỳ Lân, Ngọc Huyền Lan, v.v. kể từ khi bước vào Làng báo từ năm 1949. Ang-Ca đã cộng tác với nhiều tờ báo ấn hành tại Sài-Gòn, như: Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Sài-Gòn Mới của Bà Bút Trà, Lẽ Sống, Dân Quyền của Trần Tấn Quốc, Dân Ta của Nguyễn Vỹ, v.v.
Ang-Ca đã nổi danh qua những phóng sự thể thao, kịch trường, màn ảnh. Ngoài ra, kể từ năm 1957, Ang-Ca đã chủ trương 2 tuần báo Duy Tân, Tầm Nguyên. Và cứ mỗi năm, Ang-Ca xuất bản 1 số báo Xuân lấy tên 'Xuân Dân Tộc Hòa Bình'. Đầu năm 1964, Ang-Ca đứng ra làm Chủ nhiệm, kiêm Chủ bút báo Tin Sớm cho đến năm 1972 thì tự động đóng cửa để phản đối Luật Báo Chí 007, kiềm hảm công luận và tự do báo chí.
Ang-Ca là một ký giả xuất sắc với những phóng sự hấp dẫn, linh động được theo dõi nhiều nhất trong nước và hải ngoại trong Cộng Đồng Việt Kiều. Ang-Ca là ký gia? Việt Nam xuất ngoại nhiều nhất. Tôi còn nhớ, trong thời kỳ làm việc tại Bộ Ngoại Giao, đã ký chiếu-khán xuất-ngoại công-vụ cho các anh Đinh Văn Ngọc, Võ Văn Ứng và Nguyễn Ang Ca, đi tham dự các Thế-Vận-Hội và tranh giải Á-Châu Túc Cầu và Bóng Bàn.
Riêng ký gia? Nguyễn Ang-Ca đã tham dự bốn lần Thế-Vận-Hội (Jeux Olympiques) và năm 1968 đã đoạt huy chương vàng Thế-Vận-Hội về Báo Chí Bình-Luận. Đến năm 1969, ký gia? Ang Ca lại đoạt thêm huy chương vàng về giải phóng sư. Thể Thao, cũng tại Mexico, đem lại danh dự lớn cho quốc gia và giới báo chí Việt-Nam. Cùng năm này, Ang-Ca được bầu Phó Chủ Tịch Ủy-Ban Ký-Giả Thể-Thao Quốc-Tế (Vice-Président du Comité International des Grands Reporters Sportifs). Chính trong thời kỳ này, ký gia? Nguyễn Ang Ca đã có nhiều cơ hội kết-giao thân hữu với rất nhiều ký giả và nhân-sĩ ngoại quốc.
Ký-gia? Nguyễn Ang Ca còn kiêm thêm nghề soạn giả kịch tuồng (auteur dramatique) với bút hiệu Ngọc Huyền Lan. Cùng với soạn gia? Viễn Châu hợp soạn nhiều vở tuồng cho sân khấu miền Nam như: Yêu Nữ Thần, Người Yêu của Hoàng Thượng, Thiên Thần Trên Thiết Mã, Gió Cuốn Cành Hoa, Từ Sân Khấu đến Cuộc Đời, Viên Ngọc Trắng Thần, Con Gái Hoa Mộc Lan và nổi bật nhất là vở tuồng Hoa Mộc Lan, đã từng được diễn và thâu hút nhiều khán giả nhất trên sân khấu Thanh-Minh Thanh-Nga.
Chính ký gia? Ang-Ca đã cùng với ký giả lão thành Trần Tấn Quốc thành lập Giải Thanh Tâm. Rồi cũng hai bạn tri âm đó đã có sáng kiến thành lập Hội Bảo Trợ Học Sinh Nghèo, do Bà Vũ Bá Hùng làm Chủ Tịch và ký gia? Ang-Ca làm Phó Chủ Tịch. Trong mấy năm trời, Hội này đã hoạt động tích cực giúp đỡ những học sinh nghèo khó, mà có chí hiếu học, với những học bổng và phương tiện nâng đở cho tới khi tốt nghiệp và thành tài. Công tác tốt đẹp này đã bị chấm dứt bởi Cộng sản xâm chiếm miền Nam, hồi tháng tư đen năm 1975.
Trong mọi hoạt động và công tác tốt đẹp kể trên, ký gia? Ang-Ca đã được sự hổ trợ của bà vợ hiền lành và đảm đang là nữ ký-giả kiêm thi-sĩ Huyền Nhi, luôn luôn đem lại cho chồng những ý kiến xây dựng và một tình thương đằm thắm.
Trong thời kỳ cộng sản chiếm đóng miền Nam, ký gia? Nguyễn Ang-Ca và gia đình đã phải trãi qua những năm tháng cực nhọc và buồn thảm với vận nước điêu tàn, bất hạnh. Rốt cuộc, chịu không nổi, cả gia đình phải vượt biển vào cuối năm 1978. Nổi trôi bình bồng trên sóng đại dương mấy ngày đêm sóng gió hải hùng, tưởng chừng như sắp kết liễu cuộc đời với kình ngư cá mập, thì may thay! nhờ gió thuận mà cập được
bến Hòn Rắn (Poulo Bi-Dong) của Mã Lai, cho tới tháng hai 1979 mới định cư tại Belgique nhờ có con trai du học bảo lãnh. Nơi xứ lạ quê người, gia đình Ang-Ca bắt đầu 'trở lại hồn' rồi ổn định trong tình thế mới. Ang Ca và Huyền Nhi lần lần bắt liên lạc với các thân hữu và tổ chức quốc gia ở hải ngoại. Rồi anh đi làm cho Hồng Thập Tự và các Tổ chức Cứu Trợ Tị Nạn Đông Nam Á, lãnh đồng lương khiêm tốn, nhằm bảo đảm đời sống thanh đạm cho gia đình. Đồng thời, Ang Ca viết báo trở lại, cũng hăng say như thuở nào, vì trót 'đã mang cái nghiệp vào thân, thì đừng trách lẫn trời gần trời xa! như lời khuyên của thi-bá Nguyễn Du mấy trăm năm về trước.
Từ đó, ký gia? Ang-Ca cộng tác với rất nhiều báo chí Việt trên khắp thế giới, để bày tỏ quan điểm và lập trường quốc-gia chống cộng của mình. Thỉnh thoảng có đăng những hồi-ký thời quốc nội, rất hấp dẫn và thành thật, và đó cũng là đức tính của người quá cố thân thương. Lúc nào thiếu tài liệu, hoặc thắc mắc về điểm nào thì Ang-Ca biên thơ, hoặc điện thoại cho tôi. Chúng tôi cho nhau tin tức thường xuyên. Hồi
này, chúng ta thấy nhan nhản trên báo chí hải ngoại những bút hiệu rất mới là: Việt Hưng Quốc, Quách Tô Vương, Quách Tư Sinh và Hoàng Bích Vân. Việc Ang-Ca dùng nhiều bút hiệu khác nhau là một dấu hiệu khiêm tốn, thêm vào tánh tình hòa nhã, khiến cho sự giao tiếp trở nên bình dị và khả ái.
Trong lãnh vực nhân đạo và xã hội, ký gia? Ang-Ca, từ khi thoát ra hải ngoại, không ngớt tranh đấu cho người tị nạn, cho gia đình những ký-giả, những nhà thể thao, còn kẹt lại Việt-Nam. Được bầu làm Phó Chủ Tịch Văn-Bút Việt-Nam Hải-Ngoại tại Paris và tại Bruxelles, ký-giả Ang-Ca là một trong những sáng lập viên Chùa Linh Sơn ở Bruxelles, đồng thời là Tổng Thư Ký Hội Cao Trung Niên tại thủ đô nước Bỉ.
Tôi còn nhớ năm 1977, tôi sang Canada tham dư. Đại-Hội Văn-Học Pháp-ngữ của Đại-Học-Đường Sherbrooke. Lúc trở về ghé lại Montreal để thuyết trình đề tài 'Đàn Chim Việt' ở Đại-Học Kỷ-Thuật tỉnh Quebec, thì tình cờ gặp lại chủ-nhiệm Đinh Văn Khai và Ông Nguyễn Thành Lễ. Cả hai ông bạn đều nhắc đến ký gia? Nguyễn Ang Ca, tỏ tình thương nhớ và sự lo lắng cho số phận hiền-đê. Ang-Ca và Huyền-Nhi còn đang kẹt lại Sài-Gòn, không rõ sinh sống ra sao?
Ngày 23-4-1988, lần đầu tiên Ang-Ca viết thơ báo tin bị 'crise cardiaqué: 'từ ba năm nay em bị bịnh tim, nên BS cấm đánh máy và viết nhiều, nhưng anh chị nghĩ: kiếp tằm chỉ có chết mới hết nhã tơ! Thơ anh chị làm em cảm động vô cùng. Trong nghề nghiệp, em kính yêu nhất là anh Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Vỹ và ... Anh. Được tin Bà Năm Sađec <FONT face="Times New Roman, Times, serif">mới qua đời ở Sài-Gòn. Bà Năm là vợ anh Vương Hồng Sển. Anh có biết nhiều về mối tình của Anh V H Sển với người nữ nghệ sĩ tiền phong này không?
'Bà Lý Công Trinh với chúng em là chổ thân tình. Lời đề tựa của Anhđã giúp phần nào quyển 'Le Mirage de la Paix' được giải thưởng cao quí, làm hãnh diện Cộng Đồng Người Việt Tự Do.'
Cũng trong bức thơ này, nơi đoạn cuối, Ang Ca đã giới thiệu nữ-sĩ Huỳnh Dung ở Genève (Kershatz), để nhờ tôi đề tựa bản dịch Pháp-ngữ quyển truyện 'Thiên Đàn của Thý (Le Paradis de Thy) do Bác-sĩ Trần Quang Đệ đảm trách, một bản dịch trung-thành, văn hoa và lưu loát. Và tôi đã tìm được giáo-sư Bernard Le Calloch, Cố Vấn Văn-Hóa và Pháp-Luật cho Thượng-Nghị-Sĩ André Le Jarrot, để viết đề tựa cho quyển sách của nữ-sĩ Huỳnh Dung.
Ngày 20 tháng 1 năm 1989, Ang-Ca viết cho chúng tôi một lá thơ thương khóc nữ-sĩ Lý Thu Hồ, tác giả quyển 'Le Mirage de la Paix' (Ảo ảnh Hòa Bình), đã đoạt giải Nhất Văn Chương về Á-Đông 1987 của Hội Nhà Văn Pháp-Ngữ (Association des Ecrivains de Langue Francaise, ADELF). Lời trong thơ như sau:
'Thưa Anh Chị: Em rất xúc động khi hay tin Bà Lý Thu Hồ đã qui tiên. Bà bị bịnh gì? Đau lâu mau rồi? ông Lý Công Trinh, chồng của Bà, còn ở ngôi nhà cũ không?' 'Em định sẽ khóc nhớ Bà bằng một bài thương tiếc. Xin anh cho em chi tiết, những gì mà anh biết về Bà, tiểu sử, sự nghiệp. Cơ duyên nào mà Anh quen Bà và dịp nào Anh đã viết Tựa cho quyển 'Le Mirage de la Paix'? Anh cho em xin photocopies các thơ khen ngợi Bà của Thủ Tướng kiêm Đô trưởng Paris là ông Jacques chirac, của Quận Vương Đan-Mạch ở Copehhague (Henrik De Montpezat), của Hoàng-Hậu Fabiola của Vương-Quốc Bỉ, v.v.
Liền sau đó, tôi đã cung cấp đầy đủ tài liệu cho nghĩa-đê. Nguyễn Ang Ca, để viết về nữ-sĩ Lý Thu Hồ, qui tiên ngày 8 tháng Janvier 1989, hưởng thọ 73 tuổi. Sinh tiền Bà là người rất mến phục ký gia? Nguyễn Ang Ca. Nay cả hai người đều về bên kia thế giới, thoát xa trần tục, để lại người thương luống ngậm ngùi!!
Ngày 12 tháng 5, 1989, Ang-Ca viết thơ giới thiệu ông bạn Võ Phước Lộc, thi-sĩ Việt và Pháp, nguyên Chủ nhiệm nhà Xuất bản Lữa Thiêng ở Sài-Gòn, trước 1975. Đồng thời Ang-Ca cho biết mới về Rennes thăm Anh Cả Trần Văn Ân, bút hiệu Văn Lang, đã được Anh Cả truyền dạy thuyết vô cầu để tạo cho mình một nếp sống an vui với tình thương và đạo lý. Hồi đó Anh Cả đã 88 tuổi, năm nay đúng 90, mà vẫn còn minh mẫn, mặc dầu sức khỏe có phần suy giảm. Ang-Ca cũng cho biết ký giả lão thành Nguyễn Hưũ Lượng mới mất ở Sài-Gòn, cũng như Đại Tướng Nguyễn Văn Xuân, cựu Thủ Tướng Việt-Nam, đã qua đời ở Nice, hưởng thọ 97 tuổi, cùng mất một lượt với nữ-sĩ Lý Thu Hồ.
Trong thơ trả lời (1/6/89), tôi có cho Ang-Ca biết: Anh Cả Văn Lang cũng thường hay thơ từ qua lại với chúng tôi, kể từ khi ông ta còn làm Chủ nhiệm tập san Đời Mới ở Sài-Gòn, mà tôi cũng có cộng tác. Thuyết vô cầu của Văn Lang Tiên sinh rút từ cả hai đạo Lão và Phật, đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm thu gọn trong hai câu:
Lòng vô sự như trăng in nước,
Của thảng lai như gió thổi hoa!
Vào cuối năm ấy, trời Tây đang chuyển từ Thu sang Đông, lá vàng rơi rụng khắp đường phố Ba-Lê thì vừa nhận được lá thơ viết ngày 12/10/89 của Ang-Ca cho biết:
'Vợ chồng em vừa đi Marseille, đáp lời mời của anh chi. An Khê, để viếng Foire Internationale de Marseille. Qua Pháp hay tin anh Nguyễn Kiêng Giang qua đời, chúng em có vào Chùa Khánh Anh cầu siêu cho ảnh. Anh Võ Phước Lộc-tức Võ Đức Trung - có gởi cho em xem bức thơ của Anh, khích lệ ảnh. Đối với một người có tâm hồn và lý tưởng như Anh Lộc, bức thơ của anh quả là một món quà tinh thần... Theo em nghĩ, Anh Chị đã có một đứa em Văn Nghệ xứng đáng rồi vậy.'
Thế rồi, năm hết Tết tới, tuyết phủ đầy đồng, Ang-Ca lại viết thơ ngày 12/1/90, để báo tin người bạn quí Nguyễn Long, tư. Thanh Nam, mới qua đời bên Hoa Kỳ. Anh Nguyễn Long là chủ nhiệm 'Đuốc Từ Bí, cũng là lãnh tu. Phật Giáo Hòa Hảo, Đãng Dân Xã, có nhiều uy tín. Ang Ca viết: 'mỗi lần nghe hung tín, chứng bịnh đau tim của em lại hành hạ, dù cố nén không cho xúc động mạnh. Chẳng hay Anh Chị sức khoẻ tốt? Em lại vừa hay tin chi. Nguyễn Xuân Nhẫn từ trần. Anh chị có quen biết anh chi. Nhẫn hay không? Anh này cũng mê nghề viết, thích thơ văn lắm. ''Ảnh từng đoạt giải truyện ngắn ở báo Tiếng Chuông. Ở Anh Quốc, nữ nghệ sĩ Thanh Tùng, cô đào đẹp nhất của sân khấu Cải Lương 2 thập niên 1935-1955, không bệnh mà chết (bể ống tim). Anh có sáng tác bài nào dịp Xuân này, hay viết về Văn Hóa, thì gởi cho em xem với.'
Thơ của Ang-Ca khiến tôi nhớ lại thời kỳ, đáp lời mời của Chủ nhiệm Đinh Văn Khai, tôi đã tham dự nhiều lần Ban Chấm Thi Truyện Ngắn Tiếng Chuông, cùng với các nhà văn Thuần Phong Ngô Văn Phát, luật-sư Nguyễn Văn Lộc (sau này làm Thủ Tướng), thẩm phán kiêm văn-sĩ Tuần-Lý Huỳnh Khắc Dụng, v.v. Tôi còn nhớ hồi đó, không nhớ năm nào, nhà văn-thơ Hàm-Thạch Nguyễn Xuân Nhẫn (hiện ở Paris) đã đoạt Giải Truyện Ngắn Tiếng Chuông với một bài nói về Thân phận một Vú già, bị phú gia bọc lột!
Tôi cũng cho Ang Ca biết là chúng tôi quen thân cả hai ông bà Nguyễn Xuân Nhẫn và riêng tôi có viết thơ phê bình và khen ngợi Tập thơ 'Mặt Nước Hồ Xuân' của nữ sĩ Thanh Liên, người bạn đời của thi-sĩ Hàm Thạch.
Đầu tháng 2, ngày 5, 1990, Ang Ca lại viết thơ hỏi địa chỉ của ca-sĩ Họa Mi, mới ra đi tìm Tự Do nơi đất Pháp. Thấm thoát thoi đưa đã đến tháng 10, tôi lại nhận được thơ của Ang Ca, báo tin vui, 'đã bán được quyển sách cho Đại Nam bên Hoa Kỳ, tên ách là Giá Tự Do hay là Lệ Tràn Biển Đông, có được đủ số tiền mua 2 vé phi cơ khứ hồi, để đi Mỹ thăm bạn bè. Vì em bị đau tim, vợ em sợ em bị chết thình lình, nên có cơ hội, là đi thăm ... cứ nhận ngay.' 'Khi sách in xong, xin gởi đến Anh chị ngay. Nếu được Anh nhận dịch ra Pháp ngữ thì hân hạnh cho em vô cùng.'
'Nếu có thể, Anh cho em đôi hàng viết về 'con người của ký-gia? Nguyễn Ang Cá, để em được in ở bìa sau quyển sách, cùng với lão huynh Trần Văn Ân, cố văn-sĩ Bình Nguyên Lộc, anh Vũ Ký... 'Em lại mới được tin ông Lý Công Trinh đã qua đời. Buồn quá anh chị ơi!' Rất tiếc kỳ rồi, Anh sang Liège dư. Đại-Hội Thi-Ca Quốc-Tế mà tụi em không mời được Anh về nhà để hàn huyên, tâm sự...'
Giữa tháng 11, 1990, chúng tôi có sang nước Bỉ thăm vợ chồng Ang-Ca và Huyền Nhi, ở nhà số 32 Antoine Labarre, Bruxelles 1050, cùng với một số nhân sĩ từ Hoa Kỳ và Pháp sang họp Hội-Thảo Việt-Nam tại Đại-Học-Đường Tự-Do Bruxelles. Nhìn thấy Ang Ca vẫn tráng kiện và vui vẻ, chúng tôi an tâm, nhưng vẫn cầu nguyện thầm Trời Phật phò hộ cho Ang Ca tai qua nạn khỏi.
Về Paris ít lâu sau, thì tôi nhận được thơ viết ngày 11/1/91, Ang-Ca xin tài liệu về đảo Phú Quốc và cuộc vượt biển ngày xưa của Chúa Nguyễn Ánh. Tôi liền sưu tập khá nhiều tài liệu gởi sang Bỉ cho Ang-Ca tham khảo mà viết bài. Tôi không ro? Ang Ca đã viết chưa, và nếu đã viết thì đăng báo nào?
Đầu tháng 2, tôi nhận được lá thơ viết ngày 4/2/91, báo tin như sau: 'Kính Anh Chị Hai - Em bị crise tim, vào bệnh viện từ 24/1/91. Sau khi làm examen đủ thứ, có cả soi indoscopie, thọc tuyau vào ngực để thăm dò và làm échographie. Nhưng chưa biết sẽ bị opération hay không?
<FONT face="Times New Roman, Times, serif">'Anh Hai có bài, tài liệu gì về Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, xin gởi cho em xem, để em có tài liệu, thuyết trình sau khi mạnh. ....... Sau 8 giờ tối, nếu anh Hai có rảnh, phone vào viện cho em, số 764.0628. Nếu như em bị đổi phòng, anh hỏi Standard, Nguyễn Kim Cang nằm lit 628-B, đổi về phòng nào, lit số mấy?
'..... Xin anh Hai cho em hay tin sốt dẻo với nhe. Kính thăm Anh Chị Hai và quí quyến luôn an lành. Thân quý: Nguyễn Ang Ca, 4/2/1991'
Nhận được thơ này, tôi không ngờ là thơ cuối cùng, thơ vĩnh biệt của nghĩa đê. Nguyễn Ang Ca! Chiều theo ý muốn, tôi đã sắp xếp các tài liệu để gởi sang và tôi cũng đã điện đàm nhiều lần. Lần chót, trong đêm 25/3, tôi nghe tiếng nói Ang-Ca hơi yếu, thoi thóp như con chim bị đạn của Thầy Tăng Tử. Rồi Ang-Ca bảo tôi đọc lại hai câu thơ của Ôn Đình Quân mà sinh tiền Ang-Ca rất ưa thích:
Tam xuân nguyệt chiếu thiên sơn lộ,
Thập nhật khai hoa nhất dạ phong!
mà Vũ Tùng Chi đã khéo dịch:
Một đêm gió lộng hoa tơi tả,
Ba tiết trăng soi núi chập chùng!
Phải chăng đây là một cái điềm báo trước Ang-Ca sẽ ra đi vĩnh viễn?
Quả thế, trong đêm sau thì điện thoại nhà tôi reo. Tôi lấy máy nghe thì, than ôi! ông bạn Đỗ Việt báo tin không lành: Ký-gia? Nguyễn Ang Ca đã qua đời, lúc 3 giờ chiều ngày 26 tháng 3 năm 1991, nhằm ngày 11 tháng 2 âm lịch, Tân Mùi, tại Bruxelles, hưởng thọ 65 tuổi.
Thế là một người tài hoa của nước Việt, một hiền hữu trong Làng Văn, Làng Báo và Kịch Trường, một nghĩa đệ trong Gia-đình, đã vĩnh viễn ra đi nơi xứ lạ quê người, đem theo niềm thương tiếc vô biên của biết bao thân bằng quyến thuộc, của đồng bào mọi giới từ Hải Ngoại về tới Quê Hương.
Và cũng từ đây, hai chữ KIM CANG sáng chói, sẽ được ghi vào tâm khảm của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia:
Xác tục ngàn măm lưu Hải Ngoại,
Hồn thiêng vạn dặm gởi Quê Hương!
Paris (Chiêu Anh Các), 2 Mai 1991 Hương Giang Thái Văn Kiểm.

No comments: