Monday, October 17, 2016

THẾ LỮ - TẾT QUÝ TỊ

HOÀNG YÊN LƯU * THẾ LỮ

Vàng và Máu của Thế Lữ


Hoàng Yên Lưu
Trong nền tân-văn-học tiền bán thế kỷ XX, Thế Lữ nổi bật trên nhiều lãnh vực từ thi ca, kịch nghệ tới tiểu thuyết. Được đánh giá là một nhạc trưởng trong dàn giao hưởng Thơ Mới bên cạnh Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Phạm Huy Thông, Xuân Diệu, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Hoàng Chương, Chế Lan Viên, Bàng Bá Lân và Huy Cận... Thế Lữ còn được coi như người viết truyện kinh dị (chữ kinh dị mượn của Thế Lữ trong tuyển tập Ba hồi kinh dị) và trinh thám tiền phong trong văn học mới. Mặc dù truyện trinh thám của Thế Lữ như Gói thuốc lá, Lê Phong phóng viên, Mai Hương và Lê Phong ngày nay ít người tìm đọc vì chàng phóng viên Lê Phong cùng anh chàng Kỳ Phát trong các vụ án của Phạm Cao Củng, chỉ là nhân vật trong những tác phẩm khởi đầu của dòng trinh thám trong văn học ta. Loại này tình tiết còn quá đơn sơ, cấu trúc câu truyện còn nghèo nàn trong một thời kỳ phương pháp suy lý, điều tra hình sự và khoa học pháp y của ta còn phôi thai và nhà văn chữ Quốc ngữ khi ấy mới học nghề điều tra của Conan Doyle (1859-1930) (với nhân vật Sherlock Holmes) và Maurice Leblanc (1864-1941) (với tay kỳ tài Arsene Lupin) .
Ngược lại, tác phẩm thuộc loại kinh dị của Thế Lữ đến nay vẫn được ưa chuộng như Vàng và Máu, Ba hồi kinh dị, Trại Bồ tùng Linh, Bên đường Thiên lôi, Gió trăng ngàn...
Đặc biệt Vàng và Máu quá quen thuộc với nhiều thế hệ sau 1945. Trước 1975 ở Miền Nam, lớp trẻ ở bậc phổ thông đã được đọc những đoạn văn trích giảng đặc sắc từ Vàng và Máu như bài Núi Văn Dú. Núi Văn Dú đã gợi trong lòng thanh thiếu niên hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, bí ẩn, hoang dại, tạo nơi họ trí tưởng tượng và thúc đẩy nhiều tâm hồn trẻ ý hướng mạo hiểm phiêu lưu. Nó cũng là mẫu tả cảnh cho học trò luyện Việt Ngữ.
Ta hãy nghe Thế Lữ vẽ cảnh núi Văn Dú:
Kể từ châu Kao Lâm ở phía đông và Bản Slay ở phía tây mà đến, từ mạn Bản Pắc đi xuống, và từ Bản Hạ trở lên, cách non mười dặm chung quanh, chỉ có quả núi đá Văn Dú là cao lớn nhất.
Sừng sững giữa trời, bao quát đồi cây, gò đất, núi ấy trông đường bệ hách dịch như đứng làm chúa tể cho cả một vùng phong cảnh hoang vu. Dân Thổ ở các làng gần đó, ngày nào cũng trông thấy ngọn núi mù mù lam tím, nhô lên trên những hàng rừng xanh chi chít um tùm.
Những buổi hoàng hôn, bóng chiều soi riêng một phía cũng như những ngày ủ dột âm u, Văn Dú lại hiện ra một vẻ riêng oai linh và mầu nhiệm.
Đối với ngọn núi lớn, người Thổ không chỉ có tấm lòng kính cẩn phảng phất đối với mọi cảnh bát ngát cao cả, họ còn sợ hãi Văn Dú như một vật có tri giác, có quyền phép làm hại được người. Ở những miền quanh đó và trong thời bấy giờ, ai nói động tới Văn Dú là một sự gở lạ. Họ chỉ gọi tên quả núi trong những khi tức giận nhau mà chửi rủa hay những khi thề bồi...
Núi Văn Dú có một cái hang lớn. Đó là nơi chứa những tai họa ghê gớm cho giống người Thổ và là cái nguồn những sự khủng khiếp và những chuyện kinh hoàng. Người ta gọi hang ấy là hang Thần, vì đó là chỗ thần núi ở.
Thần núi Văn Dú linh thiêng lắm, lại rất độc ác và hay nghi ngờ. Người nào hoặc vô tình, hoặc cả gan đến gần núi là bị thần hang bắt vào giết đi. Cho nên từ Văn Dú trở ra chừng hai ba dặm chỉ toàn thấy rừng xác, đất hoang; người Thổ không dám đến khai phá và cày cấy...
Trong trí tưởng tượng của người Thổ thì cửa hang Thần trông như mồm một con yêu tinh hay con hổ quái gở. Cái mồm ấy phun ra những hơi độc làm thành dịch tễ, gió bão để phá hủy các làng. Trước cửa hang thần người thì bảo có nhiều đầu lâu, người thì bảo có đủ các thứ rắn rết... Những người già cả trong làng thì cho rằng hang Thần hóa thiêng vì trong đó chôn cất không biết bao nhiêu thây của quân giặc Khách. Bọn giặc này sang tàn phá nước Nam khi trước bị quan quân ta đuổi riết, túng thế ẩn vào Văn Dú rồi bị hãm chết đói trong hang. Đứa nào cũng mang theo rất nhiều vàng đã cướp được của dân chúng. Nay những của ấy hãy còn, nhưng chúng thành thần để giữ của”.
Thế Lữ khéo kể chuyện đường rừng. Mở đề Vàng và Máu, tác giả tả Văn Dú oai linh đầy đe dọa, nhất là phác họa truyền thuyết về Hang Thần ghê gớm đầy chết chóc như thế nào và hé lộ ra giả thuyết trong hang có vàng của bọn giặc Khách. Có “vàng” nên gợi lòng tham và có tham thì có “máu”.
Thế Lữ kể lại những cái chết kỳ bí ghê gớm của những kẻ muốn tìm vàng nên cả gan vào Hang Thần. Những cái chết tạo thêm bí ẩn cho nơi giấu của. Nhưng bí mật hang Thần và Kho tàng không được tác giả hé lộ ngay ở những chương đầu mà bằng nghệ thuật xây dựng truyện kinh dị khéo léo, ông đã lồng vào đấy một cái chết của một kẻ treo cổ trước cửa hang. Rồi cảnh hai người của châu Kao Lâm, một người là Nùng Khai, một tay mạo hiểm được phái đi tìm vàng. Nùng Khai nhặt được tờ giấy kỳ lạ của xác chết trước hang và mạo hiểm vào hang. Nhưng lão cũng mất mạng khi thoát ra cửa hang. Đồng bạn của lão nhờ nhát gan ở ngoài hang nên sống sót và có trong tay một họa đồ và những câu ghi chú vô nghĩa. Tấm giấy này nếu vào tay một kẻ bình thường thì vô giá trị vì chỉ tạo thêm mê tín và kinh hoàng. Nó cần một kẻ có trí óc khoa học để phân tích chứ không thể bị câu đố gây thêm nhiều hoang mang và lo sợ.
Thế Lữ kể lại Nùng Khai mạo hiểm vào hang rồi thoát ra và gục xuống trong tay còn khư khư giữ chặt mảnh giấy:
Trên giấy về phía tả, có vẽ một người quỳ, cầm một tờ giấy lớn giơ lên ngang mặt; ở phía hữu có vẽ một bó đuốc đang cháy; nét vẽ rất ngây dại. Ở giữa hai hình vẽ có mấy hàng chữ Hán nghĩa như sau:
Miệng có hai răng
Ba chân bốn tay
Mày vào trăm chân

Mày lên ba tay

Tên mày là đá

Đá sinh trứng đá

Trứng đá giữ của
Mày có sức mang
Mày giàu mày chết.
Trước cái chết kỳ lạ của Nùng Khai và thây người treo lơ lửng trước cửa hang đang bị đàn quạ rỉa rói, thổ dân càng sợ hãi trước uy lực vô biên của hang Thần. Những câu bốn chữ trở thành một thứ thần chú mà người ta hoang mang không biết nó giúp mở cửa hang thần hay nó dụ người ta vào địa ngục. Nhưng với ông Châu Nga Lộc (Châu tức tri châu, một chức quan coi sóc một châu miền thượng du thời Pháp thuộc) thì nó lại là ánh sáng chiếu vào vùng tăm tối nơi có của báu vô song.
Ông Châu Nga Lộc đã suy nghĩ nhiều đêm và nhờ sự tình cờ tìm ra bí mật của thần chú. Thì ra những câu bốn chữ trên là một chỉ dẫn vô cùng quý báu cho kẻ mạo hiểm, “Hang Văn Dú trông như cái mồm có hai răng. Ba thước nói là chân, bốn thước nói là tay. Mày đo từ cửa hang vào trăm chân, rồi mày đo trở lên ba tay, thì sẽ thấy tên của mày là Thạch. Đào từ chữ Thạch xuống sẽ thấy một cái hang nữa mang những hòn đá hình nhẵn như trứng. Đá này giữ kho của đó. Nhưng không được lấy sức mà mang vì mày tìm thấy vàng nhưng mày chết”.
Vào được hang nhưng sao Nùng Khai lại chết kể cả bọn sơn tặc của Mê sơn gồm Đô bá Kỳ, Tân Du, Điền nhị giang, Lý Thất và Lý Nhạc (xác của họ được tìm thấy trong hang)?
Nguyên nhân nào dẫn tới những cái chết của những kẻ tìm của? Ông Châu Nga Lộc cũng tìm ra bí mật sát nhân. Đó chính là những viên đá cuội tẩm độc sắc bén mà kẻ sơ ý đụng vào độc chất sẽ dẫn tới cái chết nhanh chóng.
Vàng và Máu bọc bên ngoài là tiểu thuyết kinh dị liên quan đến truyền thuyết người Tàu để của, nhưng bên trong giải quyết bí mật lại bằng lý luận khoa học. Nhờ đó nó thành công vì làm hài lòng độc giả tân tiến không thích chìm đắm trong không khí huyền bí mê tín của xã hội đương thời.
Những tảng đá giết người để nơi chứa vàng trong hang Thần thì ngay sau khi vận hết của về nhà, ông Châu sai đem bỏ loại đá sát nhân vào một cái hang sai xây thêm một lần đá bên ngoài lấp kín miệng hang ấy đi. Tuy vậy, ông vẫn giữ một tảng đá nhỏ nhất để làm kỷ niệm...
Một hôm nhân vui chuyện, ông cẩn trọng mang tảng đá đó ra, lấy dao cạo mạnh lên, thì thấy lở xuống, nhỏ và mỏng những mảnh cát to hạt (làm bằng mảnh sứ hoặc thủy tinh tán nhỏ). Đó là một thứ hạt sắc cạnh màu vàng trong lẫn màu nâu cháy, dính lại với nhau như luyện bằng keo. Ông nói:
- Đây, cái oai quyền của thần giữ của đây, cái linh thiêng của Văn Dú cũng cả đây, thực là ghê gớm mà khôn khéo. Bao nhiêu tai họa, bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu điều khiếp sợ của người ta trong mấy trăm năm trời đều do những vật vô tri giác này gây nên... Chung quanh tảng đá này có một sức mạnh giết người mau chóng hơn cả thần thánh nữa, đó là một thứ nhựa của một thứ cây độc tên là Mây nôm...”
Qua Vàng và Máu ta mới thấy sức tưởng tượng phong phú của Thế Lữ và tài kể chuyện của ông đáng bậc thầy. Núi Văn Dú chỉ là một ngọn núi tưởng tượng, có thể là bất cứ ngọn núi cao nào ở Lạng Sơn, nơi Thế Lữ trưởng thành (dù ông sinh ra ở phụ cận Hà Nội). Tác phẩm được viết ra khi tác giả bị bệnh phải an dưỡng ở Đồ Sơn và đi thăm chùa HangĐồ Sơn nên nảy ý viết Hang Thần. Cũng vì thế Vàng và Máu trước lấy tên là Hang Thần và đăng trên Ngọ báoHà Nội, sau mới đổi thành Vàng và Máu, và là một tác phẩm cùng với Một đêm trăng được Thế Lữ sáng tác trước khi về với nhóm Phong hóa. Tác phẩm sau này do nhà Đời nay của Tự lực văn đoàn xuất bản vào năm 1934.
 THỜI BÁO

Monday, February 11, 2013

VĂN NGHỆ BA NGÀY TẾT

 

Chương trình Táo Quân tại Việt Nam bị đặt dưới sự kiểm duyệt

Chương trình táo quân nhân dịp Tết Quý Tỵ (DR)
Chương trình táo quân nhân dịp Tết Quý Tỵ (DR)

Trọng Thành
Từ nhiều năm gần đây, tại Việt Nam, chương trình truyền hình Táo quân trước thời khắc Giao thừa thu hút được nhiều chú ý. Năm nay, lần đầu tiên chương trình hài hước mang tính châm biếm chính trị này gặp một số « sự cố » với cơ quan kiểm duyệt văn hóa, đặc biệt vì một số chi tiết trong kịch bản bị đánh giá là « phản cảm ».

Để chuyển đến thính giả một góc nhìn về chủ đề này, RFI đặt câu hỏi với nhà thơ Đỗ Trung Quân (Sài Gòn). Theo nhà thơ Đỗ Trung Quân, « nói tục giảng thanh » là một truyền thống văn hóa ở Việt Nam, kiểm duyệt không cần phải can thiệp. Tuy nhiên nhìn rộng ra, chương trình tấu hài mang lại những tràng cười sảng khoái vào dịp cuối năm này, thực chất vẫn luôn luôn được đặt dưới sự theo dõi của các cơ quan kiểm duyệt văn hóa.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân
09/02/2013
RFI : Xin chào nhà thơ Đỗ Trung Quân, xin anh cho biết nhận xét của anh về chương trình truyền hình Táo quân, một tiết mục được khá nhiều người Việt Nam hâm mộ.
Đỗ Trung Quân : Tôi nghĩ là Táo quân hàng năm là một điều quen thuộc của văn hóa dân gian, gần đây thì trên truyền hình trở thành một tiết mục biểu diễn. Tùy theo mức độ kịch bản, phía nam, ví dụ Sài Gòn thì có khuynh hướng hài hước, còn phía bắc thì có thể có sự châm biếm đối với một vài vấn đề.
Đây là một cái nét mà tôi cho rằng, người Việt mình quen rồi, nên không có thì chắc là người ta cũng thấy thiếu, còn tùy thuộc vào nội dung hàng năm thôi. Sài Gòn thì như tôi nói nghiêng về khuynh hướng châm biếm nhưng hài hước, còn ở phía bắc thì cũng hài hước, nhưng có thể châm biếm sâu cay hơn một chút. Năm nay thì tôi không biết phía bắc chọn cái gì và miền nam chọn cái nội dung gì.
Vừa rồi, thì có một vụ thổi còi, thì thú thật tôi cũng không được xem, nên cũng không biết là có đủ nội dung gọi là « dung tục hóa » để thổi còi hay không.
Thực ra Táo quân là cái gì ? Đó là tổng hợp các vấn đề chọn lựa trong năm, trong số những chuyện đã xảy ra. Ở Sài Gòn, lâu nay người rất nổi tiếng trong vai Ngọc Hoàng là nghệ sĩ Bảo Quốc, và một số nghệ sĩ khác, cũng có châm biếm, có hài hước, nhưng chủ yếu là nhẹ nhàng, để cho ngày Tết mà, quan niệm là để vui vẻ thôi.
Còn chuyện dung tục hay không thì là do đối đáp, nhưng mình không biết, vì không được xem kịch bản đó. Nhưng tôi chủ trương là như thế này : Ông bà mình có cái gọi là « Nói tục nhưng giảng thanh » chẳng hạn. Nếu đạt được yêu cầu đó thì hay, còn nếu không thì cùng lắm là làm cho nhăn mặt một tý, chẳng đến nỗi phải cấm.
RFI : Xin anh cho biết các phản ứng của công chúng nói chung.
Đỗ Trung Quân : Tôi thấy hàng năm người ta vẫn xem những tiết mục này như một cái giải trí cuối năm. Có thể vui một tí. Nó cũng như cái xả xú páp ấy. Tức là người ta cũng cho châm biếm một chút để người ta xả. Tôi cho là hình thức thôi. Nhiều khi châm chọc Nhà nước một tý để mà xả hơi. Nhưng nếu Nhà nước thấy mức độ mà làm quá, thì tôi thổi còi anh. Nhưng làm quá thế nào, thì năm nay mình chưa biết. Nhưng thấy được cho diễn, thì chắc là Nhà nước cũng ok.
RFI : Trong các chương trình Táo quân, riêng anh có thấy đọng lại những cái châm biếm hay hài hước nào không ?
Đỗ Trung Quân : Tôi thấy, công chúng bình dân, đa số công chúng của truyền hình nhiều miền thì chắc là họ thích. Nhưng nói thật là châm biếm như thế thì tôi châm biếm còn ghê hơn. Nhưng đứng về phía công chúng, thì tôi thấy đó là nhu cầu của họ. Thực ra là thế này : Tâm lý của người dân mình, cả năm vất vả rồi, thì cuối năm cần một tiếng cười, tôi gọi là xả van, xả xú páp. Nếu mà cái Táo quân mà châm biếm được cái ông Giao Thông, cái ông Cửa Quyền, châm biếm được ông Quan Liêu, ông Tham Nhũng, thì người ta cảm thấy có người nói thay cho mình, thì người ta thấy dễ chịu. Tất nhiên trên truyền hình, thì ở mức độ nào đấy thôi. Mức độ nào thì ok, còn ở mức độ nào thì họ không ok. Nhưng tôi cho rằng, cũng mỵ dân thôi.
RFI : Tức là theo anh, thì như thế nào là không « ok » ?
Đỗ Trung Quân : Ví dụ như, mức độ mà phê gay gắt quá thì không, phê lớt phớt thì ok. Tâm lý ấy tôi nghĩ không chỉ trong nước đâu, ngoài nước cũng thế. Kiều bào mình ở nước ngoài cũng thế thôi. Vấn đề mà cảm thấy có người nói cho mình, nói ra thì mình cũng thấy nhẹ nhàng.
RFI : Nhưng mà anh nói đến kiều bào ở nước ngoài, thì nhiều người dường như cũng rất muốn phê phán đến nơi ?
Đỗ Trung Quân : Đúng rồi. Nhưng khổ nỗi, giới hạn nào gọi là tới nơi và cái nào là không tới nơi, thì cái đó chúng ta lại phải bàn với nhau. Vì truyền hình họ quyết định cái đó, trong nước họ quyết định cái đó. Tôi xem (chương trình này) chỉ là để thỏa mãn tâm lý một chút, chứ tôi không xem những cái tiết mục đó là có một ảnh hưởng mà… Nhưng thực sự nếu Táo quân làm tới nơi tới chốn, thì nó sẽ có ảnh hưởng lớn đó. Chỉ có điều là, ở Việt Nam chắc là khó, vì về mặt kịch bản là khó.
RFI : Mới đầu, sự hấp dẫn của chương trình Táo quân là mở ra một con đường phê phán đến cấp cao nhất, tức là cấp Ngọc Hoàng.
Đỗ Trung Quân : Thực ra mà nói, vẫn là ẩn dụ và ước lệ thôi. Tâm lý người Việt mình là thỏa mãn khá là dễ dãi, hễ vấn đề đó được ai đặt ra, nó mắng cho một câu, hoặc phê phán một câu thì mình ok thôi, nhưng để đào sâu nó là cả một vấn đề. Không ai cho đào sâu đâu.
Táo quân ở Việt Nam là một vấn đề giải trí, thỏa mãn tâm lý ức chế một chút trong một năm trước các vấn đề của xã hội. Nếu có đặt vấn đề phê phán là để thỏa mãn cái đó một chút. Tức là nếu trong năm đó, có xảy ra cái này cái kia, thì Táo quân đặt ra vấn đề đó, phê phán nó một chút, để thỏa mãn một chút. Nhưng để giải quyết những cái đó thì là một vấn đề khác.
Năm nào cũng thế, cũng chỉ thỏa mãn một vài phút mà thôi. Còn các vấn đề xã hội cứ phải giải quyết mãi thôi.
Tôi thấy mình vẫn cần một chương trình Táo quân. Đa phần người bình dân của mình cần, để như tôi nói, là có chỗ, giống như người ta nói dùm, nói thay cho mình. Ông Táo thì nói thay cho mình, ông Ngọc Hoàng thì lắng nghe, có khi ông Ngọc Hoàng bị khều móc một chút, người dân cũng sung sướng, ví dụ vậy.
RFI : Cái điều anh nói, có lẽ được nhiều người chia sẻ. Nhưng dường như, đấy phải chăng là sự tự giới hạn, khi mà mình tự đặt ra theo một truyền thống, chỉ có một năm một lần là có một dịp này, mà không phải là thường xuyên, hàng tháng chẳng hạn. Liệu nếu có một câu chuyện hàng tháng xảy ra như vậy, thì có trở thành một dịp giải trí, xả hơi thoải mái như anh nói không ?
Đỗ Trung Quân : Tôi nghĩ là trong đời sống hàng ngày, cũng có những hình thái mà chúng ta lên tiếng, không phải đợi đến cuối năm, nhưng vì đến cuối năm nên mới có ông Táo. Nhưng bình thường, vẫn có những hình thái chúng ta châm biếm và bầy tỏ được, như (chương trình truyền hình) « Trong nhà ngoài phố », ví dụ vậy. Nếu « Trong nhà ngoài phố » tới nơi tới chốn…
RFI : Như anh nói, ở Việt Nam bình thường vẫn có những hình thức phê phán về văn hóa, văn nghệ về những vấn đề trong xã hội, nhưng nó chỉ đến lưng chừng thôi. Thế thì phải chăng, khi mình đặt cho mình một giới hạn là một năm chỉ có một lần được phê phán đến mức cao nhất, là tự mình giới hạn mình ?
Đỗ Trung Quân : Tôi đồng ý với nhận định này vô cùng. Vì Táo quân vừa là điều rất cần thiết cho cuối năm, nhưng đồng thời cũng giới hạn mình là phải đợi đến cuối năm mới. Còn bình thường thì có lẽ chúng ta có những hình thức khác, ví dụ như kịch, ví dụ như…Tất nhiên, không thể đòi hỏi xã hội chỉ có một việc là phê phán thôi. Nhưng mà trong một xã hội như Việt Nam chẳng hạn thì bao giờ họ cũng có một giới hạn nhất định là cho phép hay không cho phép. Cái văn hóa văn nghệ ở Việt Nam là ở trong một giới hạn, luôn luôn bị kiểm soát. Vấn đề là kiểm soát bao nhiêu phần trăm thì có thể chấp nhận được, quá bao nhiêu phần trăm thì không thể tin được.
RFI : Nhân nói chuyện năm mới, nói chuyện Táo quân, anh có suy nghĩ gì về câu chuyện xa xưa mà vẫn còn sống động này trong đời sống văn hóa Việt Nam ?
Đỗ Trung Quân : Về mặt dân gian, về mặt truyền thống, các thế hệ cũng nên biết ông Táo này ở đâu ra, chúng ta cũng được biết nhiều rồi, ví dụ như một bà, hai ông cũng là Táo trong cổ tích Việt Nam... Còn sử dụng hình thức Táo quân như thế nào có lẽ là từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng thể chế.
Tôi nói, nếu các anh, chị ở nước ngoài, ở trong một điều kiện xã hội cởi mở hơn, có khi Táo quân phê phán vui hơn, nặng hơn. Ở trong nước, thì chỉ có thể nói được thế đó thôi, ví dụ vậy. Nhưng nó lại là một vấn đề khác.
 RFI xin cảm ơn nhà thơ Đỗ Trung Quân.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130209-chuong-trinh-tao-quan-tai-viet-nam-bi-dat-duoi-su-kiem-duyet



 

TIN TỨC BA NGÀY TẾT


Tin tức / Hoa Kỳ

Tổng thống Obama chúc Tết Nguyên đán



Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gửi 'lời chúc nồng ấm nhất’ nhân dịp Tết Nguyên Đán Quý Tỵ.
CỠ CHỮ
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gửi lời chúc mừng năm mới tới dân chúng các nước đón Tết Nguyên đán trên khắp thế giới.

Theo thông cáo từ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Obama và Đệ nhất phu nhân Michelle đã gửi ‘lời chúc nồng ấm nhất’ nhân dịp Tết Nguyên Đán Quý Tỵ.

Ông Obama nói rằng theo truyền thống Trung Hoa, con rắn tượng trưng cho sự khôn ngoan, và cho cách tiếp cận khéo léo để ‘giải quyết các thách thức ở phía trước’.

Tổng thống Obama nói: ‘Các thách thức đối với chúng ta có thể lớn, nhưng sự đa dạng và các truyền thống vững mạnh sẽ giúp chúng ta có sức mạnh để đối mặt với những thách thức đó. Đối với tất cả người dân đón Tết Nguyên Đán, tôi xin chúc quý vị an khang, mạnh khỏe và thịnh vượng’.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear cũng gửi lời chúc mừng năm mới Quý Tỵ tới người dân Việt Nam.
​​Trong khi đó, từ Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear cũng gửi lời chúc mừng năm mới Quý Tỵ tới người dân Việt Nam.

Trong đoạn video được đăng tải trên Youtube, ông mở đầu bằng câu chào tiếng Việt: "Xin chào các bạn. Tôi là David Shear. Tôi là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam".

Nhà ngoại giao Mỹ chia sẻ rằng đây là cái Tết thứ hai của ông tại Việt Nam, và ông cùng với gia đình rất vui vì có cơ hội được ăn Tết cùng với các bạn bè tại Hà Nội.

Để chuẩn bị cho Tết, ông Shear cho hay, ông cùng vợ đã sắm sửa nhiều thứ để chào đón bạn bè tới thăm.

Đại sứ Shear nói rằng một trong những điều ông thích nhất khi Tết đến là hoa đào và quất xuất hiện khắp Hà Nội thế nên ông đã mua cả đào và quất để mang không khí tết vào nhà mình. Ông cũng mua bánh chưng và các loại mứt quả khô tại một ngôi chợ ở Hà Nội.

Và cuối cùng ông Shear chúc mọi người dân Việt Nam năm mới vui vẻ, mạnh khỏe và thịnh vượng.
Việt Nam cần lột xác trong năm con rắn Quý Tỵ’
CỠ CHỮ
VOA Tiếng Việt
Cũng giống như nhiều nước châu Á khác, người dân Việt Nam khắp nơi trên thế giới đang ăn Tết Quý Tỵ. Dù người dân ở trong nước năm nay được nghỉ Tết nguyên đán tới tận 9 ngày, không phải ai cũng có tâm trạng phấn khởi khi đón mừng năm mới.

Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh giải thích vì sao lại như vậy trong cuộc phỏng vấn đầu năm với VOA Việt Ngữ:

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Cái tết Quý Tỵ năm nay, là một cái tết đối với lại nhiều người lao động Việt Nam là khó khăn bởi vì khoảng độ 100 nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã phá sản hoặc đóng cửa. Những doanh nghiệp còn hoạt động thì cũng chỉ chạy với 30 -40% công suất. Doanh nghiệp nào giỏi lắm thì cũng chỉ chạy được 70% công suất thì cũng phải sa thải công nhân. Vì vậy cho nên số người không có công ăn việc làm rất lớn và phải chạy vào những hoạt động có tính chất phi hình thức.

Lương thưởng cũng rất là hạn chế. Ngay cả một số doanh nghiệp nhà nước cũng không phải là lương thưởng được như trước. Mọi người đều hy vọng rằng là năm 2013 với nỗ lực của chính phủ thì 6 tháng cuối năm có thể sẽ dần dần khá lên. Nhưng mức độ khá thế nào, thì nó còn tùy thuộc vào thì còn tùy thuộc vào việc thực hiện các nghị quyết mà chính phủ đã ban hành.

VOA:Vấn đề cần phải giải quyết trong năm tới sẽ là gì, thưa ông?
Năm Quý Tỵ là năm con rắn và con rắn muốn lớn lên thì nó phải lột xác. Nó phải từ bỏ xác cũ đã chật hẹp đối với nó, cản trở sự phát triển của nó. Nước Việt Nam trong năm con rắn này cũng sẽ phải lột xác và cái lột xác của nền kinh tế, của bộ máy nhà nước thì còn sâu sắc hơn nhiều so với việc một con rắn lột xác...
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang mắc vào nhiều bệnh và những bệnh đó thì có liên hệ với nhau và không phải là bệnh nhẹ. Bệnh nổi bật hiện nay tức là nợ xấu đã làm cho ngân hàng và doanh nghiệp không gặp được nhau. Nợ xấu rất lớn và doanh nghiệp lại không bán được hàng. Hàng tồn kho cao cho nên dẫn đến đóng băng tín dụng và bất kỳ nền kinh tế nào khi gặp đóng băng tín dụng thì cũng sẽ không thể tăng trưởng được.

Thứ hai, khối doanh nghiệp nhà nước hiện đang có tỷ lệ nợ nần rất cao. Chỉ riêng các tập đoàn và tổng công ty nhà nước đã nợ lên đến 1 triệu 330 nghìn tỷ đồng Việt Nam, và số đó tương đương với 60 tỷ đôla và khoảng độ 46 – 47% GDP của Việt Nam. Đấy không phải là một vấn đề đơn giản.

Vấn đề thứ ba nữa là vấn đề đóng băng bất động sản, và vấn đề đóng băng bất động sản này thì không thể giải quyết trong vòng một năm được. Cũng giống như nợ của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước thì không thể giải quyết trong một năm được mà phải có nỗ lực bền bỉ trong nhiều năm. Tức là không thể chạy 100 mét và tới đích mà phải chạy đường dài, chạy marathon để mà có thể tới đích được.

Vấn đề cuối cùng của nền kinh tế Việt Nam là mất niềm tin. Người dân hiện nay có rất nhiều tâm tư vì giá viện phí của các bệnh viện tăng lên. Chi phí giáo dục tăng lên trong khi thu nhập thì lại giảm đi. Doanh nghiệp cũng không tin ngân hàng và ngân hàng cũng không tin doanh nghiệp. Vì vậy cho nên ngân hàng cái gì cũng phải đòi thế chấp, và nếu tài sản được 100 thì ngân hàng chỉ cho vay tối đa là 50%. Nếu mà ít hơn thì cũng chỉ được 30 – 40% nếu là doanh nghiệp mà ngân hàng không tin lắm. Vì vậy chi phí về tiền bạc để kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam đang tăng lên, và muốn giải quyết vấn đề này thì chính phủ đã ra một số nghị quyết và đang muốn tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có vấn đề tái cấu trúc đầu tư công hiện nay tôi vẫn chưa thấy có dự án nào là được công bố công khai. Đấy là một vấn đề không phải dễ dàng để giải quyết vì hiện nay ước tính có tới 40 nghìn các dự án đầu tư công và sử dụng một số vốn khá lớn.

Vấn đề cuối cùng và rất quan trọng, và có lẽ đây là vấn đề quan trọng nhất đó là phải cải cách bộ máy nhà nước, cải cách các thể chế mà đang quản lý các doanh nghiệp nhà nước, đang ban hành các chính sách và thực thi các chính sách từ vấn đề luật đất đai, cho đến đầu tư công cho đến luật quản lý vốn ở trong các doanh nghiệp nhà nước. Đấy là các vấn đề không phải dễ dàng để có thể thực thi và ban hành ngay một lúc. Tôi hy vọng rằng vấn đề hiện nay đã chín muồi và nhà nước nhận thức được vấn đề thì sẽ tích cực cải cách và thực hiện các đổi mới cần thiết.

VOA: Thưa ông, bản thân ông có lời chúc nào cho người dân Việt Nam cũng như niềm mong mỏi nào cho người dân Việt Nam?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Trong năm 2013 này, thì ước mong lớn nhất của tôi là nước Việt Nam đủ quyết tâm và vững mạnh để bảo vệ được độc lập, chủ quyền biển đảo trước bất kỳ hành động xâm lăng và xâm phạm nào của nước ngoài.

Điều ước vọng thứ hai là nước Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách và khôi phục lại được niềm tin và không phục được lại uy tín trên thị trường quốc tế, nâng cao được năng lực cạnh tranh và điểm cuối cùng, tôi chúc cho tất cả mọi người Việt Nam ý thức được những cơ hội to lớn nếu như có cải cách và cần phải có nỗ lực, tự mình mình cũng phải thay đổi.

Năm Quý Tỵ là năm con rắn và con rắn muốn lớn lên thì nó phải lột xác. Nó phải từ bỏ xác cũ đã chật hẹp đối với nó, cản trở sự phát triển của nó. Nước Việt Nam trong năm con rắn này cũng sẽ phải lột xác và cái lột xác của nền kinh tế, của bộ máy nhà nước thì còn sâu sắc hơn nhiều so với việc một con rắn lột xác.

Người Việt Houston Đón Tết Quý Tỵ

2013-02-10
Không như những năm trước giá lạnh, Tết Quý Tỵ năm nay thời tiết Houston ấm áp dù vài nơi có mưa.
Photo by Hiền Vy/RFA
Lễ Giao Thừa Xuân Quý Tỵ tại một ngôi chùa ở Houston, Texas.
Những cành đào, cành mai nở hoa sớm cả tuần trước Tết, tưởng sẽ mang lại những ngày đầu năm thiếu vắng Hoa Xuân, làm cho ngày Tết bớt hương sắc. Nhưng không, mùng Một Tết năm nay đúng vào ngày Chủ nhật, nên người Việt Houston được "ăn Tết" nhộn nhịp rộn ràng.

Đi Chùa

Lễ Giao Thừa tại các ngôi chùa lớn trong thành phố có hàng ngàn người tham dự. Không ít người vẫn theo phong tục "hái lộc đầu năm", nhưng cũng có người lại không hái lộc vì không muốn cây cảnh quanh chùa tơi tả. Ngày mùng một Tết sân chùa đầy xác pháo và tấp nập người đi lễ Phật.
Mùng Một thì đi Chùa thắp nhang cúng Phật...
Bác Du
Bác Du cho biết là sau những ngày dài sửa soạn thực phẩm truyền thống cho gia đình đón Tết, bác đi Chùa cúng Phật ngày đầu năm:
“Mùng Một thì đi Chùa thắp nhang cúng Phật...”
Em Nhi cũng theo cha mẹ đến chùa như mọi năm, nhưng năm nay Nhi không nghĩ là sẽ được nhiều lì xì vì không còn nhỏ nữa:
“Tết thì đi Chùa với ba mẹ rồi được lì xì nhưng năm nay lớn rồi chắc phải lì xì lại cho mấy đứa nhỏ.”

Trong gia đình

don-tet-250.jpg
Các cháu tại hải ngoại đón Tết. RFA photo.
Còn Bác Nguyễn chia sẻ rằng bác phải ở nhà để cúng Giao Thừa :
“Tôi là người theo Phật Giáo nên tôi đi lễ Chùa. Giao Thừa thì tôi phải ở nhà đón ông bà tổ tiên thành ra sáng mùng Một tôi mới đi lễ Chùa.”
Không phải ai ai cũng đến chùa trong dịp Tết mà nhiều người đón năm mới Quý Tỵ trong gia đình mà thôi. Chị Jennifer cho biết; mứt bánh và bao lì xì đỏ, giúp các con của chị biết đến Tết Nguyên Đán, dù chị ở rất xa nơi có nhiều người Việt:
“Ở chung với gia đình nên ở nhà rồi lì xì cho các con để cho mấy đứa con ở đây biết ngày Tết của Việt Nam. Tụi nó sanh trưởng ở đây nhưng vẫn biết Tết Việt Nam, khi nó thấy bánh mứt và bao lì xì là nó biết Tết Việt Nam.”
Bác Vũ cũng đón Xuân với con cháu, dù bác ở ngay Houston:
“Thì cũng như mọi năm thôi! Đi thăm viếng bà con trong nhà thôi. Chờ các cháu đến chơi rồi chúng tôi đi thăm các cháu lại.”

Lễ Nhà Thờ

Vì mùng một Tết Năm nay rơi vào ngày Chủ Nhật nên người Thiên Chúa Giáo cũng đi Lễ Nhà Thờ ngày đầu năm. Em Jimmy Trần chia sẻ chương trình đón Tết của gia đình:
“Gia đình hai vợ chồng và các cháu thì về chúc Tết bên nội trước, ba má bên nhà cháu. Năm này Tết vào ngày Chủ Nhật nên thứ Bảy cháu về bên nội. Sáng Chủ nhật thì cháu đi lễ. Sáng Chủ nhật ngủ dậy thì cháu chúc Tết ba má với lại các em xong rồi gia đình cháu đi lễ. Đi lễ về thì ăn buổi trưa. Sau đó thì hai cháu và gia đình lại về chúc Tết bên ngoại, rồi ăn cơm bên đó để giữ niềm vui của Tết. Về bên nội và bên ngoại thì các cháu cũng được lì xì cho vui.”

Lễ thượng kỳ

houston-quy-ty-250.jpg
Đón Giao Thừa tại Houston, Texas. Photo by Hiền Vy/RFA.
Trong khi đó thì gia đình bà Thảo lại đến Trung Tâm Cộng Đồng NVQG tham dự lễ chào cờ đầu năm theo tinh thần "Tống Cựu Nghinh Tân" như trên thông báo của BĐD cộng đồng, sau khi đi lễ nhà thờ:
“Tôi rất là hạnh phúc khi cả nhà đi lễ xong thì đến trung tâm cộng đồng bởi vì trung tâm cộng đồng này đại diện cho cái cộng đồng hải ngoại chúng tôi đầu tiên. Trước đây hai năm cộng đồng không có nhà, thì bây giờ có một ngôi nhà chung để hãnh diện với người bản xứ và ngay với cả những cộng đồng khác thì chúng ta phải duy trì cái truyền thống đó. Đến để ăn tiệc với cộng đồng, rồi chúc Tết nhau, rồi nghe những đồng hương có tài năng lên ca hát. Chúng tôi rất là vui. Chúng tôi rủ con cháu bạn bè đi rất đông để ôn lại kỷ niệm xa xưa của quê nhà ...”
Buổi lễ chào cờ đầu năm theo truyền thống của dân tộc để mà chúc mừng năm mới, để mà nghĩ đến tổ tiên, nghĩ đến ông bà, bạn bè mà chúc cho nhau những lời tốt đầu năm.
Ông Hồ Sắc
Tại khu tượng đài chiến sĩ vùng Tây Nam Houston, cũng có lễ thượng kỳ vào ngày Mùng Một Tết. Ông Hồ Sắc, thay mặt ban tổ chức, chia sẻ:
“Ngày Chủ nhật là ngày đầu năm nên mọi người đều nghỉ việc để mà làm Lễ Chào Cờ đầu năm. Buổi lễ chào cờ này do các hội đoàn quân đội của các quân binh chủng hải lục không quân và cảnh sát quốc gia tại Houston tổ chức. Buổi lễ chào cờ đầu năm theo truyền thống của dân tộc để mà chúc mừng năm mới, để mà nghĩ đến tổ tiên, nghĩ đến ông bà, bạn bè mà chúc cho nhau những lời tốt đầu năm. Và cầu xin cho đất nước chúng ta sớm được bình an, sớm được dân chủ và hòa bình.”

Một ngày như mọi ngày

cho-tet-houston-250.jpg
Chợ Tết cộng đồng người Việt ở Houston, Texas. RFA file.
Tết Nguyên Đán năm nay, nhằm vào ngày Chủ nhật nên các sinh hoạt thương mại tại khu phố Việt Nam rất nhộn nhịp. Trong khi rất nhiều người được nghỉ làm để vui Tết, thì nhân viên các hàng quán, siêu thị lại phải làm việc nhiều hơn để phục vụ nhu cầu Tết của đồng hương. Chị Ba là một trong những người không được nghỉ Tết. Đối với chị, Tết tha hương cũng chỉ là "một ngày như mọi ngày" mà thôi:
“Đâu có được nghỉ, phải đi làm. Chợ cũng mở cửa luôn mà. Đâu có nghỉ ngày nào đâu. Ngày nào cũng như ngày nào thôi.”

Không quên Tết Mậu Thân

Nếu mùa Xuân đến thường mang niềm vui cho mọi nhà, thì đối với nhiều người, nhất là người gốc Huế, Tết luôn gợi nhớ thảm cảnh Tết Mậu Thân. Dù bao nhiêu năm tháng trôi qua, với họ, ngày Tết vẫn là ngày giỗ kỵ những người bị thảm sát trong Tết Mậu Thân 1968, như bác Nguyễn tâm sự:
“Tết đến thì bao giờ tôi cũng nhớ đến những người đã mất trong dịp Tết Mậu Thân ở Huế. Vì tôi là người Trung cho nên ngày đó là ngày chúng tôi giỗ kỵ.”
Đã 45 năm trôi qua kể từ biến cố Tết Mậu Thân nhưng nhiều người Việt tha hương vẫn tự hỏi, không biết đến bao giờ những người gốc Huế, như bác Nguyễn, mới có niềm vui trọn vẹn trong dịp Xuân về?




  Buôn bán Tết sôi nổi tại Little Saigon

2013-02-10
Hơn 10 giờ tối Thứ Sáu, 29 Tết, các chợ mở cửa khuya quanh vùng Little Saigon miền Nam California như Thuận Phát, Á Đông vẫn còn đông nghẹt người mua sắm Tết. Theo nhận xét của một số người buôn bán, tình hình ăn Tết của cộng đồng người Việt tại đây dường như sôi nổi và hào hứng hơn năm qua.


Photo by Ngọc Lan/RFA
Khu vực bán Hoa lan ở chợ Tết Cali.

Ông Bùi Thọ Khang, tổng giám đốc hệ thống 5 ngôi chợ Á Đông, Đà Lạt, Sài Gòn, Green Farm và Moms Super Market ở vùng Little Saigon, nhận xét:
“Sức mua của người Việt trong dịp Tết này rất đặc biệt. Năm nay thấy bà con đi mua sắm rất vui và phấn khởi. Đó là điều lạ làm cho các nhân viên ở đây cũng rất ngạc nhiên. Vì nghe nói là kinh tế xuống mà tại sao người Việt mình ăn Tết rất hào hứng.”
Sức mua của người Việt trong dịp Tết này rất đặc biệt. Năm nay thấy bà con đi mua sắm rất vui và phấn khởi.
Ô.Bùi Thọ Khang
Cô Mai Ly, chủ nhân tiệm vàng Mai Ly trong khu thương xá Phước Lộc Thọ, cũng nhận thấy năm nay người dân gốc Việt quanh vùng Little Saigon ăn Tết “nhiều hơn.”
“Năm nay thấy ăn nhiều chứ. Trong ba năm trở lại đây thì Mai Ly thấy mình bán đắt nhất trong mùa hè vì các nơi họ về. Mùa lễ Noel này mình cũng Ok lắm. Nhưng riêng cho cái Tết Việt Nam thì đa số họ đi bán vàng để ăn Tết, còn những người mua sắm hột xoàn thì họ vẫn mua.”
Chiều tối ngày 28 Tết, chị Hoàng Kim Loan, chủ nhân tiệm bánh Đông Hưng Viên vẫn còn ở lại tiệm để tiếp tục nấu sen làm mứt vì “số lượng bán nhiều quá, không nấu ngày mai lấy gì bán.”
Nói về tình hình mua bán trong mùa Tết Quý Tỵ này, chị Kim Loan cho biết:
“Nhiều quá, nhiều quá luôn. Tới tiệm mình giờ này còn thấy nấu sen. Ngày mai là giao thừa mà giờ này còn nấu sen chứng tỏ là đắt hàng lắm thì giờ này mới còn nấu chứ."

Bánh chưng, bánh tét, dưa mắm, bánh mứt
Bánh chưng, bánh tét, dưa mắm, bánh mứt cho ngày Tết được bày bán khắp chợ. Photo Ngoc Lan RFA 
Mứt hạt sen, mứt dừa, mứt gừng là những thứ mứt được người mua ưa chuộng nhất tại tiệm bánh Đông Hưng Viên. Theo lời chị Kim Loan, trong thời gian qua tiệm chị bán gần 10 ngàn pounds mứt hạt sen (tương đương 4500 ký).
"Sở dĩ bán được nhiều là vì mứt mình sản xuất ngay tại tiệm, mà tâm lý người mua bây giờ là dị ứng với hàng của Trung Quốc, hàng của Việt Nam. Do đó cái gì mà sản xuất làm tại chỗ thì thu hút được khách hàng.”
Mua sắm nhiều nhưng phần lớn những mặt hàng bình dân, giá cả vừa phải chiếm lĩnh thị trường Little Saigon trong mùa mua sắm Tết.
Theo lời ông Bùi Thọ Khang thì năm nay, người ta mua vật liệu về để tự gói bánh chưng bánh tét nhiều hơn là mua bánh bán sẵn:
“Bà con mua những vật liệu để nấu những món ăn thuần túy quê hương như bánh chưng, bánh dầy, giò thì thực sự năm nay chúng tôi bán những vật liệu đó rất nhiều. Đặc biệt là ở Little Saigon có những ngôi nhà thờ Công Giáo cũng gói bánh chưng rất là vui. Tóm lại là sức tiêu thụ không thể tưởng tượng.”
Đây cũng là nguyên nhân khiến một số người từng nhận gói bánh chưng bánh tét tại nhà dường như có phần thất thu hơn.
Tới tiệm mình giờ này còn thấy nấu sen. Ngày mai là giao thừa mà giờ này còn nấu sen chứng tỏ là đắt hàng lắm thì giờ này mới còn nấu chứ.
Chị Kim Loan
Chị Nhị ở thành phố Garden Grove, một người chuyên gói bánh chưng bán lẻ và bỏ mối cho các tiệm từ nhiều năm qua, chia sẻ tình hình mua bán của mình:
“Năm nay ít hơn, năm nay bánh lớn không bán được, chỉ được bánh nhỏ thôi, ít hơn nhiều lắm. Bánh nhỏ nhà em gói 3,000 cái. Mấy năm trước nhà em gói 6,000 cái hơn, bánh lớn gói khoảng 7-8 trăm cái. Năm nay bánh lớn là coi như không bán được luôn, để mốc meo luôn.”
Bên cạnh thực phẩm, hoa kiểng chưng ngày Tết như hoa đào, mai Nhật, mai Mỹ, cúc đại đóa, và đặc biệt là các loại hoa lan, cũng là mặt hàng thu hút số đông người mua.
Ông Bùi Thọ Khang cho rằng năm nay do “thời tiết rất là lạ, lạnh, và vì một lý do nào đó” khiến hoa năm nay rất đẹp, nên số lượng người mua hoa trong các ngôi chợ của ông “rất là nhiều, rất là đắt.”
Bà Phương Mai, chủ nhân gian hàng hoa lan lớn nhất trong khu chợ hoa Phước Lộc Thọ, cũng nhận xét, “Từ hôm bữa giờ bán được nhiều vì năm nay bán mặt hàng bình dân thành thử cũng nhiều người mua, mua nhiều hơn mọi năm. Thường thường giá bình dân $15, $20 người ta mua nhiều. Mắc nhất từ một trăm mấy trở lên thì ít khách lắm, khách không được nhiều như mọi năm.”

EcardTet-54-250.jpg
Hoa mai ngày Tết. Photo courtesy of ChaobacsyBlog.
Không mua sắm những món quá đắt tiền nên quầy Hoa Mai Việt của ông Nguyễn Hùng Văn lần đầu tiên xuất hiện tại hội chợ Hoa Phước Lộc Thọ dù được rất đông người đến xem, và trầm trồ vì để có được hoa mai Việt Nam nở trên vùng đất này không phải là điều đơn giản, nhưng số lượng người mua không nhiều do giá thành quá mắc, không cây mai nào dưới $100. Ông Văn tâm sự:
“Cộng đồng Việt Nam ở đây rất yêu mai, số phone họ gọi đến tôi cũng nghẹt thở luôn và họ đến thăm mai, rờ mai, coi mai giống như mai giả chứ họ không tin đó là mai thật. Nhưng đó là niềm hạnh phúc của tôi mang đến cho mọi người Việt Nam ở đây đã được thưởng thức những cành mai vàng tuyệt vời, đẹp rực rỡ trong mùa xuân.
Tôi sẽ cố gắng hạ giá thành xuống thật thấp cho vừa túi tiền của mọi người để sang năm mọi người có một cái Tết mà mai vàng rực rỡ trong mỗi nhà và chắc chắn là sẽ có nhiều người ủng hộ trong tương lai.”
Dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn do tình hình kinh tế chưa thật sự hồi phục, nhưng qua cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp, hối hả trong những ngày cuối cùng của năm cũ, người dân Little Saigon vẫn chứng tỏ được một cái nhìn rất lạc quan về cuộc sống. Và đó quả là một dấu hiệu vui cho cộng đồng người Việt nơi đây.

 

Chợ Tết của người Việt ở vùng thủ đô Washington

 Tết tại EDEN

Tết Quý Tỵ của người Việt ở San Jose, California

Phổ biến ngày 10.02.2013
Tết năm nay người Việt tại thành phố San Jose, California tổ chức tại hai địa điểm Fairground và Vietnam Town có sự tham dự của ngưởi dân địa phương, ông thị trưởng và thành viên Hội đồng Thành phố. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Thế Long đã chuyển cho VOA Việt ngữ một số ảnh tại hai nơi


VĂN NGHỆ XUÂN QUÝ TỊ






Saturday, February 9, 2013

TIN TỨC TẾT QUÝ TỴ

 Thầy Phước Lộc xem quẻ đầu năm “Kỳ Môn Độn Giác” cho Việt Nam
2013-02-09
Nhân những ngày Tết đầu năm Quý Tỵ, Thầy Phước Lộc nói về “quẻ bói đầu năm” cho vận số của Việt Nam qua cuộc chuyện trò với Hòa Ái.

Courtesy vectordep.com
Năm Quý Tỵ, 2013
Hòa Ái: Xin chào thầy Phước Lộc. Rất cảm ơn thầy Phước Lộc đã dành thời gian để xem một quẻ đầu năm với quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do.
Thầy Phước Lộc: Vâng. Trước hết thì tôi xin chào cô và chào tất cả mọi nhân sự trong Quý Đài, và kính chúc tất cả mọi người qua Năm Quý Tỵ được an khang thịnh vượng, gia đạo hạnh phúc.
Hòa Ái: Cảm ơn thầy Phước Lộc. Nhân dịp những ngày Tết Quý Tỵ này có lẽ quý thính giả của Đài muốn nhờ thầy Phước Lộc xem quẻ đầu năm. Chắc chắn là những thính giả ở lứa tuổi nam thanh nữ tú, lứa tuổi cặp kê, muốn gả chồng cưới vợ, vậy theo như thầy Phước Lộc thấy, trong năm Quý Tỵ này thì tuổi nào tốt cho việc dựng vợ gả chồng, cho việc lập gia đình?
Thầy Phước Lộc: Thường thường như người ta bảo “sau khi mưa trời lại sáng”, thí dụ tuổi Thìn, tuổi Tuất như năm vừa rồi là vào cái thế như con chim mắc trong lưới, làm cái gì cũng khó khăn, làm cái gì cũng trở ngại hết, thì năm nay họ lại vào cái thế, rơi vào kỷ nguyên mới thật tốt đẹp. Thí dụ như Thìn Tuất cũng đều tốt cả; rồi thêm nữa như Thân chẳng hạn, rồi Dần thì cũng OK, nó vào cái thế “đào hồng hỷ”, đó là có thể lập gia đình được. Khi trong tử vi người ta vào cái thế “đào hồng hỷ” hoặc “đào hồng song hỷ” là có thể tiến tới hôn nhân được.
Hòa Ái: Vậy xin thêm một câu hỏi hơi trái ngược một chút, đó là lỡ như có trường hợp con chim trong lồng muốn muốn bay ra khỏi tổ, khi cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc thì năm nay sẽ như thế nào?
Thầy Phước Lộc: Những cái năm mà tin phải ly dị thì bao giờ nó cũng phải có những cái sao như là Tang Môn Bạch Hổ, Thái Tuế Thiên Hình. Thái Tuế Thiên Hình là đưa nhau ra pháp lý, hay là có thêm sao Kình Dương mà Kình Dương Tí Ngọ Mão Dậu, người ta bảo “phi yếu triết nhi hình thương” không chết cũng bị thương, tức là nó căng thẳng lắm, nhất là Kình Dương gặp sao Phượng Các thì khùng điên luôn, thì chỉ có nước chia tay mà thôi, cô ạ.
Hòa Ái: Dạ. Đặc biệt trong năm Quý Tỵ này thường thì tâm lý người ta nói năm rắn chắc là người ta nghĩ mọi sự sẽ rất là xấu, thành ra theo như thầy xem ….
Thầy Phước Lộc: Thưa cô…
Hòa Ái: Dạ. Mời thầy Phước Lộc tiếp lời.

Lưới giăng bốn mặt

tau-nhat-trung-quoc-250.jpg
Tàu tuần duyên Nhật Bản chặn bắt một tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng lãnh hải Nhật Bản hồi tháng 7, 2012. AFP photo.
Thầy Phước Lộc: Cách đây vài hôm tôi thấy lòng tôi bồi hồi và tôi có nghĩ qua, không phải tôi là người yêu nước một cách quá độ, nhưng mà tôi có xem cái quẻ Kỳ Môn Độn Giáp để xem tình hình đất nước của ta, thì tôi được quẻ “Thiên Võng Tứ Chương”, đó là lưới giăng bốn mặt, lưới trời giăng bốn phía cho nên thương tổn nặng lắm, nhất là trên thì kỷ cương rối loạn, chắc chắn năm Quý Tỵ đa số đều phải vất vả lắm, vì trên dưới đều có sự chống đối lẫn nhau, nên nó mệt lắm cô ạ. Nói đó là nước Việt Nam, còn nói tình hình chung thì nó mệt lắm, vì tôi đã xin cái quẻ và tôi thấy vậy, làm tôi nhớ lại sấm cụ Trạng Trình có nói
“long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
xứ xứ can qua nạn đao binh”
thì bắt đầu cuối năm Thìn này có những chuyện có thể đi đến đánh nhau rồi, và đến đầu năm rắn thì mình thấy có thể biết được ngay. Xứ xứ tức là mọi chuyện đều thấy rằng nó sửa soạn để đi đến chỗ… nghĩa là chỉ cuộc chiến lớn lắm đấy.
... thì bắt đầu cuối năm Thìn này có những chuyện có thể đi đến đánh nhau rồi, và đến đầu năm rắn thì mình thấy có thể biết được ngay
Thầy Phước Lộc
Hòa Ái: Thưa thầy Phước Lộc, ở trong cái quẻ đầu năm mà thầy thấy có cuộc chiến tranh lớn đó thì quẻ có cho thấy gì sẽ xảy ra ở trên lãnh thổ của nước Việt Nam trong năm Quý Tỵ này không?
Thầy Phước Lộc: Không phải chỉ một nước mình mà cả khối Biển Đông đều như vậy rồi. Đây tôi không nói về chính trị mà đây chỉ bàn về cái cơ trời
“xứ xứ can qua nạn đao binh
mã đề dương cước anh hùng tận”.
Hồi xưa, chế độ của đất nước Việt Nam cai trị hiện tại đều xưng mình là anh hùng hết, cái gì cũng nước Việt Nam anh hùng, tất cả cái gì cũng anh hùng, anh hùng, thì “mã đề dương cước anh hùng tận”, thành ra nếu mà tất cả mọi việc biết mà quay đầu hối ngộ thì sẽ thoát được những cảnh rất là ghê gớm xảy đến trong vài năm tới, nhất là bắt đầu từ năm Tỵ trở đi đó cô.
Hòa Ái: Vậy không biết trong cái quẻ mà thầy xem đó, có vẻ như là chiến tranh có thể xảy ra ở vùng Biển Đông như thế nào mình không biết, nhưng nó liên quan nhiều nước thì ít nhiều gì chắc Việt Nam mình cũng bị ảnh hưởng.
Thầy Phước Lộc: Vâng.

Thượng bất chính hạ tắc loạn

dan-oan-duong-noi-250.jpg
Người dân Dương Nội cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họ.
Hòa Ái: Trong quẻ đó có phần nào nói Việt Nam mình sẽ bị ảnh hưởng rất là nhiều vì yếu thế hơn hay là sao không, thưa Thầy?
Thầy Phước Lộc: Vâng. Cái này thì tôi phải nói rằng trong có ấm thì ngoài mới êm, vì nếu mà “thượng bất chính” thì “hạ tắc loạn”, thì trong này cái kỷ cương nó rối loạn hết thành ra mình phải biết kết hợp với quần chúng để trước hết có lòng dân cái đã.
Dân có thể làm cho thuyền đi dễ dàng nhưng mà dân cũng có thể lật thuyền đi. Thành ra mình phải biết kết hợp với dân chúng, đừng để mất lòng dân mà đến lúc có loạn thì e rằng đỡ không kịp đấy. Nhất là có những người đang cầm quyền nếu mà không biết ứng dụng khéo léo thì đến lúc sợ rằng không những nguy hiểm cho bản thân mà rồi có một cuộc có thể nói rằng đi đến chỗ tắm máu.
Hòa Ái: Nghe có vẻ như quẻ Thầy xem đó thì thấy rất là nghiêm trọng, không biết ngoài cái phương diện bên ngoài liên quan tới các nước thì trong nội bộ của mỗi quốc gia, tình hình về “bình thiên hạ” trong quẻ thầy thấy có cái nào nói về đời sống của người dân, họ sẽ được bình an, họ được cuộc sống vui tươi hơn không?
Tôi nghĩ rằng năm Tỵ có nhiều biến động ghê gớm lắm, mà biến động từ trong lòng dân đổ ra, còn nội bộ thì kỷ cương rối loạn, trên dưới không đồng lòng với nhau, mà đã không đồng lòng thì làm sao cai trị được ai, mà làm sao nói được ai.
Thầy Phước Lộc
Thầy Phước Lộc: Tôi chưa thấy cái gì hết. Vì cái quẻ “Thiên Võng Tứ Chương” tức là lưới trời giăng bốn mặt thì càng ngày nó càng khó khăn hơn, càng bị siết chặt hơn, thành ra nếu mà mình không khéo thì nó sinh ra nhiều loạn lạc lắm. Mà càng đàn áp bao nhiêu thì nó càng bung bấy nhiêu, càng rối bấy nhiêu. Bây giờ thấy rằng tình hình kỷ cương nó rối loạn vô cùng, thành ra dân người ta cũng khổ quá, người ta đi vào đường cùng thì thế nào cũng phải biến thôi.
Hòa Ái: Thế nào cũng phải biến, nhưng mà quẻ chưa nói là khi nào phải không, thưa thầy?
Thầy Phước Lộc: Tôi nghĩ rằng năm Tỵ có nhiều biến động ghê gớm lắm, mà biến động từ trong lòng dân đổ ra, còn nội bộ thì kỷ cương rối loạn, trên dưới không đồng lòng với nhau, mà đã không đồng lòng thì làm sao cai trị được ai, mà làm sao nói được ai. Cái đó mới là cái khó đó cô.
Hòa Ái: Hòa Ái có ý định mời Thầy Phước Lộc xem một quẻ đầu năm với hy vọng mang đến niềm vui cho mọi người, nhưng qua cái quẻ “Kỳ Môn Độn Giáp” thầy Phước Lộc lại dẫn đến một điều tiên liệu về đất nước Việt Nam sẽ có biến động trong năm Quý Tỵ này.
Chắc rằng không một ai lại muốn quê hương có binh biến bởi vì lịch sử của Việt Nam luôn gắn liền với chiến tranh, với mất mát, với tổn hại, với nghèo khó, thì trong những giây phút ngày Tết đầu năm Quý Tỵ ,tất cả mọi người cũng có một niềm tin, một hy vọng là quê hương Việt Nam sẽ được thanh bình và hạnh phúc vẹn toàn trong một ngày không xa nữa?
Xin được cảm ơn thầy Phước Lộc

Miền Bắc lạnh, miền Nam nóng trong dịp Tết

Tin ghi nhận Hà Nội khá lạnh trong đêm nay Giao Thừa, nhiệt độ khoảng 12-13 độ C, trong khi, vùng Việt Bắc, Tam Đảo Sa Pa nhiều nơi giá lạnh chừng 8 độ C. Miền Trung từ Huế trở vào cũng có thời tiết mát mẻ nhiệt độ trung bình 15-16 độ C, trong khi Saigon và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

AFP photo
Trang trí mặt tiền nhà đón năm mới Quý Tỵ tại Hà Nội
Báo chí nhà nước đưa tin người Việt ở nước ngoài về quê ăn Tết rất đông, và một lượng lớn Việt Kiều đã về đúng ngay ngày cuối năm. Phi cảng Tân Sơn Nhất đông nghẹt người về và thân nhân ra đón. Tuy vậy chưa có tin là bao nhiêu người Việt Nam ở nước ngoài về nước đón Tết Quý Tỵ.
Điểm đáng ghi nhận trong mùa Xuân này, một tờ báo Nhà nước đã đưa tin giờ tốt, hướng tốt, để xuất hành đầu năm. Tiền Phong Online, cơ quan chính thức của Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản trích lời chuyên gia phong thủy Tống Thiều Quang cho rằng, ngày mồng 1 Tết Nguyên Đán là ngày Tân Xuân Đại Cát, giờ tốt là các giờ Tỵ từ 9g tới 11 giờ, giờ Ngọ từ 11 tới 13 giờ, giờ Mùi từ 13 tới 15 giờ và giờ Dậu 17 tới 19 giờ. Quan trọng nữa là xuất hành về hướng Tây vì phương vị thần tài nằm ở hướng ngày.

Người Việt khắp nơi rộn rã sắm Tết

Người Việt trong nước và hải ngoại cùng rộn rã mua sắm trong phiên chợ cuối cùng trước thềm năm mới Quý Tỵ.
Hôm nay 29 Tết là ngày kết thúc năm cũ vì Nhâm Thìn tháng 12 thiếu không có ngày 30. Theo thông lệ chợ búa, siêu thị  các chợ và điểm bán hoa Tết ở mọi nơi của Việt Nam sẽ đóng cửa từ 12 giờ trưa. Sau đó là thời gian dành cho công nhân vệ sinh dọn dẹp làm sạch đường phố, công tác bận rộn này có thể kéo dài tới tối.


Tại Thủ đô Việt Nam, những người dân Hà Nội sành điệu xếp hàng mua bánh chưng như thời bao cấp. Theo VnExpress, từ sáng ngày 28 Tết phố Hàng Bông rồng rắn hàng trăm người chờ đợi đến lượt mua bánh chưng giò chả của một cửa hàng nổi tiếng là Quốc Hương. Do quá đông khách hàng, mỗi người một lượt chỉ được mua 5 cái bánh chưng và 2 cây giò. Chủ cửa hàng cho biết mỗi ngày chỉ có khả năng bán ra 1.000 bánh chưng và 500 cây giò và sẽ bán luôn cả buổi chiều tối nay.
Hôm qua 28 âm lịch, báo Tuổi Trẻ Online ghi nhận hàng triệu người quê quán vùng đồng bằng sông Cửu Long đã rời Saigon về quê ăn Tết bằng xe gắn máy, khiến cho cửa ngõ phía Tây TP.HCM kẹt cứng

Trái với mọi năm, do ảnh hưởng kinh tế suy trầm sức tiêu thụ năm nay được mô tả là xuống thấp cho đến 4 ngày trước Tết. Tuy vậy Tờ báo mạng VnExpress ghi nhận  người dân bắt đầu sắm Tết đông nghẹt các chợ và siêu thị vào ngày 28 Tết, các chợ hoa cũng đông người hơn tuy nhiên giá hoa ở Saigon đã giảm 30%.
Tin ghi nhận, giá thực phẩm, thịt cá rau quả ở các chợ đã tăng khoảng  30%  so với ngày 27 Tết. Những người chần chừ không sắm Tết theo thông lệ, đã phải mua hàng với giá đắt hơn rất nhiều.
Trong khi đó người Việt Nam ở khắp nơi trên Thế giới, như Mỹ, Canada hoặc  Pháp, Anh cho tới Australia, New Zealand cũng rộn ràng mua sắm đón Tết Quý Tỵ.

Quận Cam ở Nam California Hoa Kỳ, được mệnh danh là thủ đô của người tỵ nạn được mô tả là có chợ Tết Phuớc Lộc Thọ lớn nhất hải ngoại với đầy đủ mai đào tắc quất, bánh mứt, bánh chưng bánh tét giò chả, dưa món dưa chua củ kiệu.
Thứ bảy 09 Tháng Hai 2013
Đôi dòng tản mạn đầu Xuân Quý Tỵ
Đức Bình
 
Đêm xuống trời hơi se lạnh, tôi trở dậy nhẹ nhàng kéo chiếc chăn mỏng đắp lên người, ánh đèn từ phòng bên vẫn le lói, hẳn tôi đã ngủ quên, nên không tắt đèn. Nhẹ nhàng nhoài người đến bên khung cửa sổ, mắt nhìn xuống phố, mưa rơi lất phất, đêm Paris thật yên bình và tĩnh lặng, nhất là trong khu đồi Montmartre, nơi tôi cư ngụ.

Những con phố nhỏ hẹp lát đá xanh từ thời vua Henri IV (cuối thế kỷ XVI), vẫn cứ bền bỉ ngoằn nghèo xen kẽ giữa những bậc thang đá đơn côi dẫn lên tới đỉnh đồi, nơi có ngôi nhà thờ Thánh Tâm trắng ngần (Sacré Cœur) tráng lệ tọa lạc.
Đếm từng hạt mưa rơi… Có lẽ đây là những đêm cuối cùng của mùa đông Paris còn sót lại. Nhưng ngày mai, chỉ ngày mai thôi, bên kia Thái Bình Dương, Việt Nam xa xôi, sẽ là một mùa xuân ấm áp.
Trái tim tôi bỗng rộn ràng một niềm vui khó tả. Tôi chợt lặng nhìn qua con phố vắng, để mặc cho gió đông thổi run run những cành cây khô. Tim tôi cảm nhận một khoảnh khắc giao mùa thiêng liêng kỳ diệu đang đến gần.

Xuân chạm ngõ thật rồi, dường như nó đang chực sẵn ở bên kia bờ đại dương. Sáng sớm thức dậy, tôi thấy những tia nắng ấm áp len lỏi qua từng nhánh lá, vậy là đông đã qua rồi sao? Đông tan nhẹ quá, rất nhẹ và thật êm trong đêm. Vậy là đông đã theo mưa tan vào cỏ, còn cỏ lại hân hoan nở từng nụ cười xinh cảm ơn mùa xuân đã đánh thức sau một giấc ngủ say.
Từng chồi non hé nở, những màu xanh cây lá với sắc xanh mơn mởn mà chỉ có ở mùa xuân, đang được hoà quyện với tiết trời ấm áp trong lành của thiên nhiên vạn vật. Đứng ngắm nhìn những chồi biếc đang nô đùa, tôi thấy lòng mình đột nhiên thanh thản kỳ lạ.


Khúc hát đón xuân "Lắng Nghe Mùa Xuân Về", một sáng tác của Dương Thụ, qua giọng ca của Bằng Kiều và Hồng Nhung thể hiện, chợt vang lên trong căn gác nhỏ. Ôi mùa xuân ! Mùa xuân tươi mới, rạng ngời là thế, nên xin đời bao dung, và cứ để vài kỷ niệm ngủ vùi, đừng nhắc lại. Thả hồn theo khúc tự tình, tôi khẽ cười, chào mùa xuân mới.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà bất cứ danh từ, tính từ nào đi kèm chữ xuân cũng tràn trề sự sống, sự hồi sinh, nào là : xuân thì, xuân tình, xuân nồng, xuân ngời... Và dẫu cho "mỗi năm một tuổi, cái tuổi đuổi xuân đi" thế nhưng con người vẫn luôn trân trọng và luyến tiếc mùa xuân. Mong đợi xuân đến rồi cũng ngậm ngùi tiễn xuân đi, khi thấy một cánh hoa vô tình rơi rụng, tâm hồn ta cũng cảm thấy nuối tiếc, chạnh lòng.


Đức Phật dạy rằng, tất thảy mọi sự xuất hiện trên thế gian này đều vô thường, đều nằm trong chu kỳ của Sinh, Trụ, Dị, Diệt, nôm na có nghĩa là xuất hiện và có mặt trong một khoảng thời gian, rồi thay đổi và biến mất. Bởi thế, cuộc sống luôn chứa ẩn nhiều điều bất trắc và chẳng có gì là vĩnh cửu, cứ luôn tuần hoàn, thay đổi. Ngay cả tình yêu cũng vậy, hôm nay thắm đượm, nhưng ngày mai ai dám chắc mình sẽ thuộc về nhau. Có chăng, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương thì luôn đau đáu trong tim người tha hương viễn xứ.
Mà quả thật, cuộc sống hôm nay dễ làm cho con người ta trở nên viễn xứ. Xa xứ vì phải đi lập nghiệp ở những vùng đất khác theo nhu cầu cuộc sống và cũng có thể xa xứ ngay khi đang sống trên mảnh đất của chính nơi mình sinh ra. Vì thế mà cần thiết biết bao phải có những ngày xuân để mọi người quay về với nguồn cội !


Mỗi mùa trong năm đều có một nét đẹp riêng, nhưng có thể khẳng định một điều rằng, Xuân là mùa dường như được đất trời dành cho nhiều ưu ái nhất. Xuân ẩn bên trong mình nó những khô cằn, gai góc, khẳng khiu của muôn loài cỏ cây hoa lá… Bên trong cái quặn thắt ấy, vẫn luôn chứa đựng sắc xuân, mênh mông, vô cùng, vô tận. Rồi chỉ sau một đêm ngủ dậy, cũng cành cây ấy mới hôm qua thôi, nhìn vào thấy toàn gai góc, quặn thắt, xót xa…, thì nay đã biến thành những chồi non, lộc biếc, sắc hoa rực rỡ, phơi phới nao lòng, ngạt ngào đưa hương xuân lan tỏa khắp đất trời…
Không biết từ Tết có tự bao giờ, mà mỗi khi nhắc đến làm con người ta bồi hồi, xao xuyến, rạo rực, xốn xang. Có thể nói, mùa Xuân gói Tết trong lòng, hay là Tết nở ra mùa Xuân? Tết và Xuân có ở trong nhau, bao bọc nhau, đẹp đẽ đến lạ kỳ, nhất là “Phút Giao Thừa”. Ôi.. ! Cái phút giây mà lòng người, tình người được trải ra, sâu lắng, mênh mông, chân thành nhất. Có thể nói, trong cả năm suốt ba trăm sáu mươi lăm ngày, không có phút giây nào đẹp hơn, vui hơn, trân trọng hơn phút giao thừa. Có lẽ vì thế mà người đời luôn mong mỏi, đợi chờ Xuân tới.


Ngày xưa, trong cảnh nghèo khó bao trùm, người ta chỉ mong đến Tết để được ba ngày nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống no say, thoải mái, và hết ba ngày Tết lại làm lụng quần quật, lại nắng mưa giãi dầu, khốn khó triền miên...Trong những lúc mệt nhọc, đói khổ, người ta lại nhớ đến mùa Xuân…mong đến Tết.
Xuân đến, Tết về. Trong tiết xuân sang, thoảng mùi hương của đất trời thiên nhiên rộng mở. Dẫu là người hờ hững đến đâu, nông nổi đến mấy cũng sẽ thấy lòng mình xao xuyến khi xuân về. Xuân sum họp, Tết đoàn viên. Có đi xa quê, chưa kịp trở về khi trời đất chuyển mùa, khi người người nô nức sắm tết mới hiểu được hết cái ‎nghĩa thiêng liêng của hai chữ sum họp - đoàn viên.

Cứ mong ngóng mãi đến ngày trở về, trở về đúng dịp Tết, để quây quần bên mâm cơm tất niên, để được đón cái giây phút giao hòa thiêng liêng huyền diệu của năm cũ và năm mới, để được thắp lên bàn thờ tổ tiên nén hương thành kính, bên mâm cơm ngày tết ấm áp nghĩa tình, nồng nàn tình thân khiến những món ăn thêm hương vị độc đáo, khiến men rượu ngày xuân thêm ngây ngất nồng say …
Thật hạnh phúc cho bất cứ ai cảm nhận đươc nhịp thở của mùa xuân. Vì mùa xuân như một cung đàn có thể gảy được tất cả những giai điệu yêu thương dành tặng cho cuộc đời. Năm nào xuân cũng đến và mỗi mùa xuân đều mang một dư vị riêng của yêu thương, của nồng ấm. Không mùa xuân nào giống mùa xuân nào, có chăng chỉ là sự giống nhau về bản chất, còn sự thật, xuân luôn khoác lên mình nhân sinh quan của thời thơ ấu, hay khi bạc mái đầu.

Đón xuân rồi tiễn xuân... Nhưng khúc nhạc tình đời, tình người do mùa xuân ban tặng luôn ngự trị trong tâm thức của mỗi người. Bởi mùa xuân là vị sứ giả không đòi bổng lộc, không đợi nhắc nhở, cứ đến mùa lại nghêu ngao đi khắp nơi ban tặng cho mọi người một bản nhạc xuân tình - xuân đời đầy yêu thương, ấm áp, tràn đầy sinh khí trong cõi nhân gian.

Mùa xuân đang về trên quê hương, tôi chạnh lòng nghĩ đến những mảnh đất đang loang lổ vì chiến tranh và thiên tai đại dịch, những bất công của bạo quyền, những gia đình vắng bóng người cha, người mẹ hay người con và bao kiếp người lưu lạc, bơ vơ không tìm được lối về. Làm sao họ có thể cảm nhận được vẻ đẹp và niềm hạnh phúc của đất trời vào xuân khi không gặp được mùa xuân của lòng mình ! Vẻ đẹp tinh khôi và tươi mới của đất trời, làm nên mùa xuân của vũ trụ. Tình yêu và sự gặp gỡ sẽ làm nên mùa xuân của cuộc sống, mùa xuân nơi tâm hồn mỗi chúng ta.
 http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130209-doi-dong-tan-man-xuan-quy-ty
 

KIÊNG KỴ TRONG BA NGÀY TẾT

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở 3 miền

image

Mỗi miền có một tục kiêng kỵ khác nhau: Miền Bắc kiêng treo tranh xui xẻo, miền Trung kiêng ăn tôm vì sợ việc làm ăn đi... giật lùi, riêng miền Nam cất chổi rất kỹ vì lo mất chổi sẽ bị trộm vét sạch của cải…

Miền Bắc
image

Kiêng quét nhà: Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa.
Kiêng đổ rác: Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.
Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.
Kiêng không treo những tranh "xui xẻo" như: đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé...

image
Kiêng cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió…
Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi".
Xông nhà: Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!".
Kiêng cho nước đầu năm: vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.
Kiêng làm vỡ bát đĩa: Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.
Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Miền Trung
image

Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới. Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.
Miền Nam
image
Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.

Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kỵp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.

Những kiêng kỵ ngày Tết chỉ có ở Việt Nam
Một số trong các tục kiêng dưới đây hiện đã mai một, nhưng nhiều tục lệ khác vẫn được người Việt đương đại tuân thủ rất nghiêm chỉnh chẳng kém ngày xưa.

Chúc Tết trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.
Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. 

Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.
Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.

Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
image 

Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.

Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
image 
Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.


Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2

image

Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.

Kiêng mở tủ vào mùng 1
image

Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.

Kiêng cúng quan đương niên trong nhà
image

Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.



Kiêng ăn đuôi cá

image

Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.

Kiêng trượt chân, vấp ngã
image

Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.

Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
image 

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
image


Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.

Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
image

Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.

Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác
image

Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.

Điềm lành ngày Tết
Sau giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó báo hiệu điềm may. Từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu trong nhà có hoa nở, đặc biệt nếu cây hoa nhà bạn bỗng xuất hiện bất ngờ một vài bông hoa 6 cánh, chắc chắn năm đó gia chủ sẽ phát tài.

image

Hoa mai: Sau giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó báo hiệu một điềm may. Mọi người ai cũng cầu mong điều này xảy ra trong nhà mình vì sách có câu “Hoa khai phú quý”. Vì lẽ này, từ sau giao thừa đến sáng mùng 1 Tết, nếu trong nhà có hoa nở, đó là điềm may trong năm mới. Và đặc biệt may mắn nếu cây hoa nhà bạn bỗng xuất hiện bất ngờ một vài bông hoa 6 cánh.
Chó lạ vào nhà: Tục ngữ có câu “mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”. Nếu sáng mồng 1, chó chạy vào nhà bạn thì hãy yên tâm năm đó gia đình bạn sẽ làm ăn suôn sẻ, thịnh vượng.

image

Cây đào: Nếu cây hoa có nhiều cánh kép 3 lớp trên đài hoa và bông hoa có hình dáng như bông hồng, chắc  chắn nhà bạn năm đó sẽ có nhiều phúc lộc.

image
Cây quất: Nếu cây có một hoặc nhiều hoa nở, hoặc chồi xanh mọc lên mơn mởn, năm đó sẽ có nhiều lộc.
Báo Mai

No comments: