Pages

Saturday, August 30, 2008

BẾN ĐỢI THƠ CỦA KIM THÀNH VÀ TÔN THẤT PHÚ SĨ

Bến Đợi thơ của đồng tác giả Kim Thành – Tôn Thất Phú Sĩ và Kim Vân Kiều 1 & 2 của Quách Vĩnh Thiện phổ thơ Nguyễn Du…

Nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên



Trong Chiều Sinh Hoạt Văn Hóa Nghệ Thuật do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris, tổ chức ngày 27 th.01-2008 tại Quán Đào Viên, đường Baudricourt, Quận 13, dưới chủ đề : « Hội luận về những Nét Đẹp trong Kim Vân Kiều của thi hào Nguyễn Du » và sau khi nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên « Nói về Ns Nghiêm Phú Phi và Lê Mộng Bảo » vừa vĩnh viễn ra đi, Ns Trịnh Hưng tưởng niệm Ns Châu Kỳ, và nhà văn Hồ Trường An nhắc nhở nữ danh ca Mộc Lan, nhà thơ chủ tịch và điều hợp Đỗ Bình giới thiệu hai khuôn mặt mới của Câu Lạc Bộ Văn Hóa VN - Paris : thi sĩ Tôn Thất Phú Sĩ và Ns Quách Vĩnh Thiện.


Tác giả (với Kim Thành) của tập thơ nổi tiếng BẾN ĐỢI đã trình làng thành công mỹ mãn tại Little Saigon, California - Hoa Kỳ ngày 28 tháng 10-2007, nhà thơ Tôn Thất Phú Si sinh ngày 01/10/1942 tại Đà Nẳng, là cựu học sinh trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, La San Pellerin Huế. « Từ bỏ những ngày êm ả trên ghế trường đại học y khoa năm 1964 anh chen vai thích cánh tranh đua cùng hàng ngàn sinh viên toàn quốc, Huế, Sài Gòn, Đà Nẳng, Nha Trang, Cần Thơ giành một chỗ học trong khóa 15 SQHQ tại trường sĩ quan hải quân Nha Trang » (Trần Văn Sơn, 28/10/2007). Sau 6 năm cải tạo trong nhiều trại tù, anh vượt biên năm 1981 và định cư tại Pháp. Có lẽ vì tôi là người đã sống trên đất Kinh thành Hoa Lệ từ hơn nửa thế kỷ nên lúc anh Đỗ Bình nói về bài thơ đắc ý nhất của tác giả « Bến Đợi », tôi nghĩ đến « Paris… Anh Tìm Em » :… Bờ sông Seine in dấu chân em bướcHồn anh theo từng ngọn cỏ em quaTiếng thở đau từ hư vô đọng lạiVẫn còn đây dấu vết thuở ban đầuKhải Hoàn Môn những con đường hội ngộTình của mình cũng nở rộ trong timEm ơi ! Cứ mỗi lần nghe sóng vỗLà mỗi lần anh tâm nguyện cầu xinNhưng em hiểuĐâu có phải lần nàoSóng cũng dịu dàng hôn bờ cát em điAnh tìm em giữa phố Paris.


Thật dịu dàng tinh khiết như Thảo Chi trong Nhẹ Bước Vào Thơ, êm ái nhưng buồn đau tương tự Tế Hanh : “…Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu / Ngàn đời không đủ sức đi mau / Có chi vương víu trong hơi máy / Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau…“ (Nghẹn Ngào), đúng như triết gia Doãn Quốc Sỹ đã viết : “Thơ của Tôn Thất Phú Sĩ mang nét dịu dàng, lời thơ trung thực, mượt mà…“


Ns Quách Vĩnh Thiện được anh điều hợp Đỗ Bình giới thiệu là tác giả mà cũng là người thực hiện một công trình vĩ đại và lâu dài, một thử thách chưa từng có : phổ thơ KIM VÂN KIỀU của đại thi hào Nguyễn Du, gồm cả thảy 3254 câu ! Chúng ta biết trước đó, với Kiều Ca (Songs of Kiều hay Le Roman de Kiều en chansons), THU HÀ và nhóm nghệ sĩ trong đoàn ca nhạc của nàng, đã làm (cách đây khoảng chín năm) 2 CD dài gần hai tiếng đồng hồ, ra mắt ngày 19 tháng 06-1999 trước đồng hương cư ngụ tại Hoa Kỳ (trên 1000 khán thính giả có mặt tại Trung Tâm Hội Nghị Santa Clara ở San Jose, California)



… Nhóm Thu Hà trình bày Truyện Kiều bằng cách trích từng đoạn này qua đoạn khác (với những lời dẫn giải mở đầu và nối tiếp rõ ràng do Diệu Tân và Vũ Quỳnh Hương, Vũ Hà diễn đọc) để làm sống lại một cách xác lý nỗi đoạn trường của Vương Thúy Kiều. « Kiều Ca » theo ý niệm này, gồm trước nhất một phần Ngâm qua những giọng ưu ái và linh động của Thu Hà, Thanh Hùng, Kiều Loan, và phần thứ hai bằng lời Ca (do Hải Hà phổ nhạc) của Thu Hà, Anh Dũng với phụ họa nữ, và hòa âm Hồ Đăng Tín… Khác hẳn với nữ Nghệ sĩ Bích Thuận trong CD « Kim Vân Kiều » đã ngâm hoàn toàn theo kiểu Tao Đàn mà thi sĩ Đinh Hùng phát khởi từ thập niên 60 để ngâm thơ mới, phần thơ trong Kiều Ca của Thu Hà, Thanh Hùng và Kiều Loan, được ngâm theo điệu cổ truyền gọi là Kiều Lẫy, nghĩa là lượm lặt những câu thơ trong Truyện Kiều từ nhiều đoạn khác nhau để thu ghép lại với nhau theo vần điệu, tương tự như mấy cụ nhà nho, nhà chùa ngâm Kiều ngày xưa… Đi đôi với Kiều Lẫy, nỗi đau khổ, gian truân của Thúy Kiều cũng được diễn tả qua điệu sa mạc, ru em hay chiêu hồn, làm cho đôi mắt thính giả nhiều lúc rướm lệ, thông cảm với thân phận long đong, bèo bọt của nhân vật chính trong « Đoạn Trường Tân Thanh » của Tố Như tiên sinh.



Trong Chiều Văn Hóa ngày 27 th.01-2008, trước một cử tọa có nhiều quan khách giáo sư học giả tiến sĩ hay bác sĩ như nhà thơ Nguyễn Bá Hậu đã nhắc lại :“ Tất cả chúng ta đều biết cụ Nguyễn Du, qua thi phẩm Kim Vân Kiều, đã được cơ quan quốc tế UNESCO liệt vào hạng danh nhân thế giới. Vì giá trị một tác phẩm được đánh giá theo hai phương diện, văn chương và tư tưởng cho nên chúng ta nên tìm hiểu những nét đẹp về hai phương diện đó trong Kim Vân Kiều. Cách đây hai tháng, trong buổi hội thảo do Câu Lạc Bộ chúng ta tổ chức, tôi đã có dịp trình bày một phần những nét đẹp về văn chuơng Nguyễn Du như tài mô tả một cách linh động , đầy màu sắc những cảnh đẹp thiên nhiên (phong hoa tuyết nguyệt) qua những câu thơ sau chẳng hạn :
Gương nga chênh chếch nhòm songVàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sânHải đường lả ngọn đông lânGiọt sương trĩu nặng cành xuân la đà…Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc, non phơi ánh vàng…Đòi phen gió tựa hoa kềNửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu…


Để tả hình dáng và tính nết con người, Nguyễn Du chỉ dùng vài vần thơ y như một họa sĩ dùng một vài nét chấm phá…”Nói như thế, Bs Hậu muốn sắp tác giả Truyện Kiều vào hạng những nhà thơ ấn tượng, mặc dầu khi Tố Như tiên sinh đi sâu vào nỗi đoạn trường của Vương Thúy Kiều, ông thuộc về phái văn chương biểu hiện. Cả hai phương pháp đã làm cho công trình phổ nhạc Kim Vân Kiều của Quách Vĩnh Thiện được thanh thoát hơn, vì vần điệu trong thể thơ lục bát rất giàu, chỉ có 4 câu thơ (28 chữ) mà chứa đựng tới 6 vần : “Trăm năm trong cõi người ta / Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau / Trải qua một cuộc bể dâu / Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”…



Trong hai CD KIM VÂN KIỀU 1 - Trăm Năm Trong Cõi Người Ta & 2 - Bên Tình Bên Hiếu, Quách Vĩnh Thiện giới thiệu tóm tắt nhà đại thi hào việt Nam (1766-1820) như sau : “Nguyễn Du biệt hiệu là Tố Như, ông trải qua nhiều khó khăn thời thơ ấu, mồ côi cha lúc 10 tuổi, 13 tuổi mẹ ông qua đời. Năm 1802, ông được làm quan với triều Nguyễn…” Tác giả hai CD này loan báo sẽ cho ra những Albums kế tiếp : KVK 3 - Quyến Gió Rủ Mây, KVK 4 – Tài Tử Giai Nhân, KVK 5 – Cá Chậu Chim Lòng, KVK 6 - Hại Nhân Nhân Hại, KVK 7 - Chữ Tài Chữ Mệnh : tất cả gồm 77 bài hát với 3254 câu thơ của Nguyễn Du. Và nói tiếp : “Truyện Kiều không chỉ là tiếng kêu thương đau cho thân phận một người con gái tài sắc, còn là lời tố cáo đanh thép những bất công tàn ác của một xã hội rối ren và mục nát vào thế kỷ 18 và 19. Nguyễn Du khóc cho thân phận Thúy Kiều là phản ảnh của tâm trạng mình. Truyện Kiều là một tác phẩm phong phú, độc đáo của dân tộc Việt Nam”. Kế đó, Ns Quách Vĩnh Thiện tâm tình với cử tọa chiều hôm ấy như sau :


“Tôi tập Thiền từ năm 1966 được cảm nhận là Thiền đem lại nhiều sức khỏe cho chính mình và nhìn thấy những tánh hư tật xấu của mình để sửa đổi và đi đến sự thanh tịnh cho nội tâm… Nhờ thế tôi làm được những bài hát Thiền do các Thiền sư làm ra mà các nhạc sĩ nổi tiếng như … Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Trần Trịnh vân vân… đã vấn thân để phổ nhạc Thiền mà tôi đã làm hơn 80 bài hát Thiền.Năm 2005 tình cờ tìm thấy một tập thơ Kim Vân Kiều mục nát rách tan tả, ngồi dáng lại tập thơ…kế tiếp luôn tiện đọc lại tập thơ KVK mà mình đã biết rất ít. Đọc đi đọc lại ba lần rồi cảm nhận được nội dung quá xuất sắc và rung động đến câu “Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người”Từ đó có ý định là phổ nhạc hết truyện Kiều.



Đây là một công việc đầy khó khăn về âm nhạc và tài chánh vì phải làm 7 CD và mỗi CD gồm có 11 bài tức là 77 bài hát phải tốn kém rất nhiều tài chánh và thời gian, hiện đã thực hiện 26 bài. Bắt đầu thực hiện vào năm 2005 và dự định hoàn tất vào cuối năm 2009 tức là 5 năm trường. Không có cơ quan nào hỗ trợ tài chánh cả, các CD được các bạn ủng hộ để tiến hành cho CD kế tiếp. Về lối phổ nhạc vì tôi sống thưở nhỏ ở Việt Nam và đi du học sang Pháp vào lúc 20 tuổi, hấp thụ hai nền văn hóa Á Âu và trở thành nhà kỷ Sư Tin Học nên nhạc của tôi không hẳn là lối nhạc Việt Nam mà cũng không hẳn là lối nhạc Châu Âu. Những bài phổ nhạc được trình bày do các ca sĩ trẻ ở Việt Nam, toàn là những ca sĩ đang lên và được hâm mộ tại Việt Nam như : Quỳnh Lan, Tố Hà, Hương Giang, Mỹ Dung, Mai Thảo, Xuân Phú, Thùy Long…” :
Dạy rằng : “ Mộng triệu cứ đâu, Bỗng không mua não chuốc sầu, nghĩ nao!”Vâng lời khuyên giải thấp cao, Chưa xong điều nghĩ, đã dào mạch Tương
Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng,Nách tường buông liễu bay sang láng giềng.Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng,Nỗi riêng, riêng trạnh tấc riêng một mình.Cho hay là giống hữu tình,Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong!Chàng Kim từ lại thư song,Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.Sầu đong càng khắc càng đầy,Ba thu dọn lại một ngày dài ghê !Mây tần khóa kín song theBụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao.Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng. Buồng văn hơi lạnh như đồng,Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan. Mành tương phơn phớt gió đàn,Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình :Vì chăng duyên nợ ba sinh,Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.Một vùng cỏ mọc xanh rì,Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu !Gió chiều như gợi cơn sầu,Vi-lô hiu hắt như màu khơi trêu.Nghề riêng nhớ ít, tưởng nhiều.Xăm xăm đè nẻo Lam-kiều lần sang.Thâm nghiêm, kín cổng, cao tường,Cạn dòng lá thắm, dút đường chim xanh. Lơ thơ tơ liễu buông mành, Con oanh học nói trên cành mỉa mai



(Bài ca thứ 7 “Mộng Triệu Mạch Tương 235 – 270, trích CD Kim Vân Kiều 1, Nhạc Quách Vĩnh Thiện, Thơ Nguyễn Du - Giọng nam ca sĩ Thùy Long).


Lê Mộng Nguyên (Paris)

No comments:

Post a Comment