Pages

Sunday, August 31, 2008

MỘT CHUYẾN ĐI TRỞ VỀ

Hàn Lâm NGUYỄN-PHÚ-THỨ



Thành phố Nantes, trước đây, gia đình tôi có đến cư ngụ tại 14, rue du ballet 44042 Nantes, do École Technique de la Salle (ETS) bảo trợ từ 15-10-1979 cho đến ngày 13-05-1980, rời Nantes về LYON sanh sống.

Trong chuyến trở về Nantes lần này, tôi đi bằng xe lửa TGV từ ga Part Dieu LYON để đến ga Nantes, vì đường sá xa xôi và phải mất nhiều thời giờ, cho nên tôi mang theo quyển sách Bài Ca Vọng Cổ của tác giả Tiểu Tử là : nhà giáo, kỷ sư và nhà văn nữa, nay tuổi đời trên đường 80 thượng thọ, để làm hành trang và đọc lại thêm lần thứ 4, càng đọc tác phẩm trân quý này, tôi càng thích thú cùng nghiền ngẫm cho cuộc đời, không những cốt truyện ngắn gọn, mà còn văn phong rặc miền Nam Việt Nam.



Hơn nữa, quý bà con đồng hương dọc bài Nội và bài Thằng Chó Đẻ Của Má, thì sẽ thấy cái tình thương của bà mẹ Việt Nam hết lòng dành cho các đứa con thật vô bờ bến, Đó là, tình mẫu tử, cho nên trong bài viết Kính Hiếu Cha Mẹ của tôi nhân dịp lễ Vu Lan hằng năm, đã được các báo và các trang nhà đăng để cho thế sau chúng ta biết công ơn sanh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, góp phần trả ơn Kính Hiếu Cha Mẹ vậy,

Trong chuyến trở về Nantes lần này, sau 28 năm xa cách, trên 1/4 thế kỷ, trước để tham dự Đại Hội Đại Hội Bắc Đẩu Bội Tinh Quốc Gia Société d’entraide des Membres de la Légion d’Honneur (SEMLH), năm nay được tổ chức tại Cité Internationale des Congrès - Nantes Métropole (France) 5, rue de Valmy – BP 24102 – 44041 Nantes Cedex, từ ngày 2 đến 4 tháng 6 năm 2008. Xin trích dẫn hình ảnh dưới đây :



Tác phẩm 4000 TỪ NGỮ THỰC HÀNH của

Giáo Sư & Nhà Văn NGUYỄN PHÚ THỨ được :


Tướng 5 sao Général d’Armée Jean-Pierre KELCHE, Grand Chancelier de la Légion D’Honneur, Président D’Honneur, giới thiệu tác phẩm 4000 Từ Ngữ Thực Hành (4000 Mots Pratiques) trước Đại Hội Quốc Gia Société d’entraide des Membres de la Légion d’Honneur (SEMLH) tại Cité Internationale des Congrès - Nantes Métropole (France) 5, rue de Valmy – BP 24102 – 44041 Nantes Cedex, vào sáng ngày 3 tháng 6 năm 2008 của Giáo Sư & nhà văn Hàn Lâm NGUYỄN-PHÚ-THỨ, huy chương Pháp : (Chevalier dans l’Ordre de la Légion D’Honneur et Chevalier dans l’Ordre des Palmes Académiques)









Sau đó, tôi đến tham dự Lễ Khánh Thành và Đại Lể Phật Đản 2552 Chùa Vạn Hạnh, để hy vọng gặp lại những kỷ niệm, những người đồng hội đồng thuyền trước kia. Nhưng, sự mong ước của tôi không được như ý, bởi vì, lúc đó số người Viêt Nam đến Nantes quá ít, nay có một số người đã chềt hoặc không còn ở đây nữa, ví như Bác trai Bùi Văn Tuệ, Cha Lê Văn Lang….

Riêng École Technique de la Salle (ETS) nay cũng thay đổi hoàn toàn, chính frère ANDRÉ BOUILLARD, người làm économe (viên quản thủ) ETS trước kia, nay hưu trí về cư ngụ tại : 3 rue Adrien Delavigne 44300 Nantes cùng đi trở về thăm trường với tôi cũng phải xa lạ, không khác mùa hè năm 2001 tôi dến thăm trường Trung học Nguyễn Trung Trực Rạch Giá (Kiên Giang) Việt Nam vậy.

Hoàn cảnh tôi trở về thăm trường và Nantes lần này giống như Ông Hạ Tri Chương ngày xưa, đã xa quê hương từ lúc còn ấu thơ khi Ông trở về thăm lại cố hương thì tóc đã bạc phơ, tuy giọng nói cùng quê hương, nhưng lũ trẻ gặp lại Ông thì rất lạnh lùng xem như người xa lạ và chúng hỏi Ông từ đâu tới? mặc dù Ông là người xưa trở về thăm lại cố hương.

Đó là, tâm sự của Ông Hạ-Tri-Chương đã viết lại bài thơ, xin trích dẫn như sau :


Hồi Hương Ngẫu Thi

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi,

Hương âm vô cải mấm mao thôi.

Nhi đồng tương kiến bất tương thức,

Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.




Trở về quê cũ ngẫu hứng làm thơ

Thuở nhỏ xa quê già trở lại,

Giọng nói còn đó tóc đã thay.

Trẻ thơ không biết nay xa lạ,

Cười hỏi ta như khách phương xa?


Nhưng may thay, chuyến đi lần này tôi được viếng thăm và gặp được bác Lê Văn Lào, người đồng hội đồng thuyền và chụp hình lưu niệm tại nhà, bởi vì, bác bịnh không thể đi Chùa được và Ông frère économe, người Cha đở đầu của gia đình tôi.

Bác Lào là người đi cùnng chuyến tàu KG 0228 vượt biên, đến đảo Paulo Bidong (Malysia) gần 4 giờ sáng 27 rạng ngày 28-02-1979, được phái đoàn Pháp nhận, để cùng rời đảo ngày 22-7-1979, đến tạm cư ngụ tại Centre de Brousse – 77, rue vitrure 75020 Paris và đến Nantes vào ngày 7-8-1979, ở tạm chung cư Nantes, để làm giấy tờ tùy thân cùng chờ sự bảo trợ cho từng gia dình một, gia đình tôi giáo chức, cho nên được École Technique de la Salle (ETS) bảo trợ từ 15-10-1979 cho đến ngày 13-05-1980, rời Nantes về LYON

Trở lại, những ngày tham dự sanh hoạt tại Chùa Vạn Hạnh, tôi được làm quen những người bạn trẻ đến Nantes sau này, cũng như các bà con Phật Tử xa gần Nantes và các nước trện thế giới, đặc biêt tôi có gặp được các Cụ Bà đã thượng thọ trên dưới 90 tuổi về tham dự, tóc bạc phơ, nhưng tinh thần vẫn còn minh mẫn lúc nào cũng hướng về Phật, Pháp, Tăng, giống như mẹ ruột mình hiện còn ở quê nhà, cho nên tôi xem các Cụ Bà như mẹ tôi vậy.



Viết đến đây, tôi nhớ lại các trang phụ, xen vào sau khi hết tiểu mục của các quyển sách của tôi, xin trích dẫn như sau :



Người xưa đã nói : "Ái Nhân như kỷ" (愛 人 如 己)

tức "Thương người như mình"

hoặc là :

"Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn" (己 所 不 欲 勿 施 于 人)

tức "Điều mình không muốn, chớ làm cho người"



Riêng tôi,

Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần và cũng đừng bao giờ làm những gì mình không thích cho mọi người, mà nên làm những gì mình thích cho mọi người. Có vậy mới chấm dứt sự đau khổ triền miên ở trần gian này nữa. Mong lắm thay !


(Trang 132 quyển Tử Vi & Địa Lý Thực Hành)



Riêng về quý vị chư tôn Hoà Thương, Thượng Toạ, Đại Đức,Tăng Ni các Chùa về tham dự, không những ở Âu Châu mà còn có Úc Châu, Mỹ Châu đến rất đông đảo, tôi đã gặp được Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Chủ tịch Điều Hành Giáo Hội Phât Giáo Việt Nam Thống Nhứt Âu Châu, trụ trì Chùa Khánh Anh Paris (chùa Khánh Anh mới cất xong, hiện nay lớn nhứt Âu Châu),Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt, trụ trì Chùa Thiện Minh Lyon, đã bị hỏa hoạn, nay đang tái thiết sắp hoàn thành chùa mới vào Hè này, Hoà Thượng Thích Trí Minh, trụ trì Chùa Khuông Việt, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí Pháp Âm Na Uy (tôi có dịp góp phần mọn bài viết)…

Đặc biệt, tôi được hội ngộ Thượng Tọa Phương Trượng Thích Như Điển Chùa Viên Giác (Đức), không những vị chân tu mà còn là nhà văn nữa, Ngài đã viết và chuyễn dịch gần 50 tác phẩm giá trị đắc dụng.

Bởi vì, kể từ quyển sách đầu tiên Tìm Hiểu Đời Sống Và Ngôn Ngữ Pháp (Comment Vivre en France et Connaître la Langue Française) của tôi, viết song ngữ Pháp Việt, cúng dường cho Chùa Viên Giác để in ấn phát hành năm 1994 để gây quỷ xây cất chùa đến nay, ít có dịp gặp nhau, tuy nhiên chỉ giao thiệp bằng thơ từ, hay gởi các bài viết góp phần cho mọn tạp chi Viên Giác mà thôi.

Sở dĩ, tôi kính trọng Ngài, là vì tôi còn nhớ : Trong ngày đại lễ khánh thành chùa Viên Giác, vào ngày 28-7-1991, Thương Toạ Thích Như Điển, trụ trì Chùa Viên Giác kiêm Chi Bộ Trưởng Phật Giáo Việt Nam tại Đức Quốc, đọc diễn văn dâng cúng ngôi chùa này cho Giáo Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhứt Âu Châu, làm mọi người lấy làm ngạc nhiên vô cùng, có ai ngờ đâu Ngài đã khổ công xây dựng ngôi chùa trị giá khoäng 3 triệu 125 ngàn mỹ kim, mà nay xem như của chung của Giáo Hội PGVNTN, chớ không làm của riêng. Vì Ngài đã thấy, đã hiểu và đã biết đâu là Chánh Pháp, đâu là An Vui, nên Ngài muốn lấy cái An Vui để chia sẻ cùng mọi người, thật là một vị chân tu đầy đạo hạnh, có kiến thức cao, biết đâu là An và đâu là bất An, để tiếp tục đi theo con đường của Đức Phật đã thực hành vạch ra. Nếu trước kia Đức Phật tiếp nối vua cha lên ngôi làm vua trị vì thiên hạ, thì chỉ được hưởng một đời của một vị vua mà thôi, rồi sẽ bị quên lảng theo thời gian. Trái lại, Đức Phật đã từ bỏ : ngai vàng ngôi báu, vợ đẹp con thơ…để rồi ngày nay trên khắp địa cầu, mọi nơi được tôn kinh và biết được Đức Phật, bằng chứng tại 3, rue du souvenir Français – 44800 Saint Herblain Nantes – Tél : (33) 2 40 85 04 59 (muốn đi đến chùa, khi đến nhà ga SNCF xe lửa Nantes, lấy Tramway số 1 hướng François Mitterrand, xuống trạm Mendès France Bellevue, rồi lấy xe Buýt số 91, hướng Couë để đền Chùa, xuống trạm Moulinets trước Chùa) trước kia không có ngôi Chùa, nay được Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc đã kiên trì và khổ công xây dựng, do anh Nguyễn Trọng Nghĩa kiến trúc sư vẽ thiết kế, từ một ngôi nhà cũ trên miếng đất của một nông trai, nay biến thành một ngôi chùa Già Lam Vạn Hạnh rất khang trang, đã mất 4 năm trường, nay được làm lễ khánh thành vào ngày thứ bảy, 7 tháng 6 năm 2008, các báo Pháp tại Nantes : Presse Ocean và Ouest France đăng tải, quả thật, công trình của Thượng Tọa Thích Nguyên Lộc xây dựng ngôi già lam Vạn Hạnh tại miền Tây nước Pháp này, là một kỳ công đáng ngưỡng mộ và kính phục, không khác «Chiến thắng không gian lao, thành công không rực rỡ» vậy.




Trước đây, tôi có viết bài chữ AN để góp phần mọn về sự sanh sống ở đời, bài này đã được các báo và các trang nhà khắp nơi thương đăng tải và tôi đã để vào quyển sách Tim Hiểu Việc Đời Đã Qua 1 của tôi, từ trang 60 đến trang 72.



Từ đó, tôi đã thấy, xin trich dẫn sau đây :



1.- Người ta thường ví: Cuộc đời giống như canh bạc, có kẻ thắng người thua. Nếu quả thật vậy, thì tâm của mình sẽ bất an, vì chỉ lo nghĩ đến sự thắng thua mà quên đi hưởng an-lạc cuộc đời. Do vậy, nếu muốn hưởng được an-lạc cuộc đời, thì người ta nên nhứt quyết không thèm lo nghĩ sự thắng thua của nó là quan-trọng nữa, bởi vì cuộc đời là vô thường không ai tránh! khỏi.

(Trang 282 quyển 4000 Từ Ngữ Thực Hành 2).



2.- Loài người sanh ra do vận hành của Trời Đất tạo thành, không khác hột kim cương, có đủ loại đủ cở. Vì thế, mỗi người có mỗi ý và có số mạng khác nhau, cho nên đã làm con người thì không bao giờ giống nhau hay toàn bích hơn ngườI khác hết được.Do vậy, chúng ta đừng bao giờ lẩm cẩm hay khờ dại bắt buộc người khác giống mình hoặc chỉ biết xét lỗi người mà quên lỗi mình, làm cho tâm mình bất an không lợi lộc cho bản thân mình, mà nên xét lỗi mình và nên có tấm lòng thường người như thể thương thân.

(Trang 71 quyển T ử Vi & Địa Lý Thực Hành)



3.- Khi còn trẻ, đứng dưới chân núi nhìn lên thấy núi cao lớn, nhưng khi leo lên đến ngọn núi, thì thấy ngọn núi kia nhỏ bé so với Trời cao, Biển rộng không khác sự hiểu biết khi đến tuổi đã già vậy, cho nên tôi thấy :

Bởi, biển học mênh mong vô tận, nhưng sức người hiểu biết rất hạn hẹp không thể thấu hiểu biết hết được.

(Trang 368 quyển Tử Vi & Địa Lý Thực Hành)



4.- Mọi người đều hiểu biết, cuộc Đời Vô Thường là số không. Vì thế,

Số Không là số trời ban,

Không ai tránh khỏi bước qua kiếp người.

Quả đúng vậy,

Số Không là số thần kỳ, vì nó là số bắt đầu tức Số Không Dương và số chấm đứt tức Số Không Âm.

Do vậy, chúng ta muốn đời sồng An Lạc, thì chúng ta nên nhớ rằng : Mọi người khi chết không mang theo hết những gì chúng ta có về Vật Chất, Tiền Tài, Danh Vọng…cho nên chúng ta đừng bao giờ tranh giành danh lợi ở trần gian, mà chúng ta nên có tấm lòng Từ Bi Hỉ Xả, cho nhau hết những tình thương và nụ cười cho mọi người. Từ đó, chúng ta không còn giận hờn, để sức khoẻ chúng ta tốt vui huởng trên đời. Mong lắm thay !



Trong chuyến trở về LYON, khi tham dự lễ tại Chùa Vạn Hạnh, tôi được Thượng Tọa Phương Trượng Thich Như Điển thương tặng tác phẩm chuyển dịch Tịnh Độ Tông Nhật Bản, nhờ vậy, lộ trình được thâu ngắn, bởi vì, tôi đọc ngay từ đầu trang cho đến trang chót sách. Nhân đây, xin cảm ơn Thượng Tọa Phương Trượng Thich Như Điển[1] đã tặng món quà tinh thần vô cùng quý báu, dành cho người con của Đức Phật học hỏi thêm.






--------------------------------------------------------------------------------

[1] Được biết, Thượng Tọa Phương Trượng Thích Như Điển được tấn phong lên ngôi vị Hoà Thượng vào trưa ngày 28-6-2008 tại Chùa Viên Giác (Đức Quốc), sau khi cử hành Đại Giới Đàn Pháp Chuyên của GHPGVNTN Âu Châu. Trân trọng kính cho mừng tân Hoà Thượng Thích Như Điển.



Vào Hạ 2008 Năm Mậu Tý Pháp Quốc

Hàn Lâm NGUYỄN-PHÚ-THỨ

No comments:

Post a Comment