Pages

Monday, September 29, 2008

LỜI NÓI ĐẦU

*







Đời Nguyễn thi văn nhân thường có thi tập và văn tập lưu lại. Các văn nhân đời sau, nhất là những nhà nghiên cứu như Phạm Quỳnh cũng có Thượng Chi Văn Tập, tập họp các bài báo ông đã viết trên Nam Phong.
Ở đây, chúng tôi cũng tập họp các bài đã đăng rải rác trên báo từ 1970 cho đến hiện nay, ngoại trừ một số bài nghiên cứu vốn được trích từ bộ Văn Học Sử Việt Nam. Nội dung có các phần:
-Văn học
-Sử học
-Chính trị
-Giáo dục
-tôn giáo và triết học

Ngày xưa, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn chỉ biết viết cho mình và cho bạn bè, không ai nghĩ đến bản quyền và xuất bản. Khi Pháp đến Việt Nam, sách báo ra đời thật nhiều so với trước. Văn thi sĩ đã có người sống được bằng cây bút dù là vất vả, và đắng cay như Tản Đà, Hàn Mặc Tử.

Từ năm 2000, qua thiên niên kỷ mới, hải ngoại không còn nhà xuất bản. Các văn thi sĩ phải tự lo lấy việc xuất bản và phát hành. Hơn một trăm năm sau, thi văn nhân trở lại đời sống và tâm trạng Nguyễn Du, Phan Huy Chú. Việc gì sẽ xảy đến cho “tam bách dư niên hậu”?

Thôi mặc thế sự thăng trầm, riêng người văn thi sĩ hôm nay phải làm tròn phận sự mình, và theo đuổi mục đích của mình. Chúng ta sáng tác, nghiên cứu và tập hợp các bản thảo để chờ một ngày thuận tiện cho việc ấn hành. Trong khi chờ đợi, chúqng ta tạm dùng kỹ thuật điện toán để bảo tồn và truyền bá văn học, nghệ thuật Việt Nam .

Ottawa tháng 1-2008
NGUYỄN THIÊN THỤ


===
















==

TÂM SỰ CỦA MỘT GIÁO SƯ DA ĐEN

==

Tâm sự của một giáo sư da đen
(trước sự thắng bại của Thượng nghị sĩ Barack Obama)




Lời giới thiệu: Sau đây là tâm sự của một giáo sư da đen, ông Randall Kennedy (1) trước sự tranh cử tổng thống của Thượng nghị sĩ Barack Obama. Phỏng dịch bài báo: “A Big ‘What If’” đăng tải trên tờ The Washington Post National Weekly Edition số Sept. 22-28, 2008.
Trần Bình Nam


==




Tôi là một người da đen sinh năm 1954 tại bang South Carolina, năm xẩy ra vụ án Brown versus Board of Education (2). Sợ hãi không khí kỳ thị bởi các luật lệ Jim Crow bố mẹ tôi dọn về Hoa Thịnh Đốn vào cuối thập niên đó, khi tôi vừa 5 hay 6 tuổi.
Trong gia đình tôi chuyện kỳ thị đen trắng và phản ứng chống đối của người da đen được nói đến hằng ngày. Cha tôi thuật lại cho chúng tôi nghe luật sư Thurgood Marshall đã cãi trước tòa như thế nào trong vụ kiện Rice versus Elmore để hủy bỏ luật chỉ cho phép cử tri da trắng đi bầu trong cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại South Carolina.



Hôm đại hội Dân chủ (cuối tháng 8/2008) khi thấy Thượng nghị sĩ Barack Obama nhận sự đề cử của đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ tôi không cầm được nước mắt khi nhớ lại chỉ mấy chục năm trước đây tôi đã đến một nhà quàn tại D.C. để tiễn đưa lần cuối ông Medgar Evers, chủ tịch chi nhánh NAACP (National Association for the Advancement of Colored People) bị một kẻ da trắng quá khích giết.


Chưa có một cuộc tranh cử nào làm tôi quan tâm và xúc động như cuộc tranh cử này. Chưa từng có một ứng cử viên nào đủ can đảm vượt qua bao nhiêu rào cản không cho người thiểu số, trong đó có người da đen, giành chức vụ tổng thống Hoa Kỳ, được hiểu ngầm chỉ dành cho một người Mỹ da trắng. Với sự thông minh, dũng cảm, hoạt bát Thượng nghị sĩ Obama đã lớn tiếng truyền rao thông điệp: một người da đen có thể trở thành tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.



Tôi phấn khởi ủng hộ Thượng nghị sĩ Obama, và trước khí thế như nước dâng tôi hồi hộp chờ ngày ông thắng cử. Tuy nhiên tôi đang cùng với sinh viên của tôi tìm hiểu cuộc bầu cử này nên tôi có cơ hội nhìn vào những khía cạnh tế nhị của vấn đề, và do đó tôi biết sự thắng cử của Thượng nghị sĩ Obama không phải là một chuyện đương nhiên như nhiều người tưởng. Mặc dù đảng Cộng hòa cầm quyền đã 8 năm, uy tín tổng thống Bush đang xuống rất thấp, Thượng nghị sĩ Obama vẫn có thể thất cử.
Nếu việc đó xẩy ra thì sao ? Tôi sẽ nghĩ thế nào ? Những người da đen khác sẽ nghĩ như thế nào ?



Nghĩ như thế nào còn tùy vào cách nhìn của mỗi người vào những yếu tố làm cho Thượng nghị sĩ Obama thất cử. Năm 1960 Thượng nghị sĩ John F. Kennedy, một người Mỹ theo đạo Công giáo La Mã ra tranh cử tổng thống và yếu tố tôn giáo là điều làm ông luôn luôn suy nghĩ. Trong một cuộc nói chuyện vận động phiếu của người Tin Lành tại Texas, Thượng nghị sĩ Kennedy nói: “Nếu tôi thất cử vì vấn đề lập trường tôi sẽ trở về nhiệm vụ của một Thượng nghị sĩ và tin rằng dân chúng Hoa Kỳ đã công bình với tôi. Tuy nhiên nếu tôi thất cử chỉ vì tôi là người theo đạo Công giáo La Mã thì tôi nghĩ quần chúng đã tước mất quyền có thể làm tổng thống của 40 triệu người Công giáo tại Hoa Kỳ khi họ mới sinh ra. Như vậy quốc gia chúng ta sẽ là kẻ thua thiệt … trước lịch sử và trước mắt của người dân.”



Nếu Thượng nghị sĩ Obama thất cử thì làm sao để biết ông ta thất cử vì lập trường hay vì ông ta là một người da đen? Sự việc sẽ tùy theo mầu sắc của cuộc tranh cử trong vài ba tuần lễ cuối cùng, và tùy theo sự phân tích phiếu bầu. Giả sử xem khối cử tri thường bầu cho ứng cử viên Dân chủ lần này có chạy trốn Thượng nghị sĩ Obama và dồn phiếu cho ông John McCain không.



Tôi nghĩ rằng nếu Thượng nghị sĩ Obama thất cử đa số người da đen sẽ cho rằng ông ta bị kỳ thị. Và họ sẽ tin như đinh đóng cột rằng nếu hai ứng của viên thay đổi mầu da – John McCain đen, Barack Obama trắng – thì Obama đã đắc cử dễ dàng.
Suy nghĩ này sẽ làm cho người da đen thất vọng và nổi giận. Nhớ lại trong những ngày đầu tranh cử, thăm dò dư luận cho thấy cử tri da đen ủng hộ bà Hillary Clinton hơn. Vì sao ? Vì cử tri người da đen không nghĩ ông Obama có hy vọng gì. Nhưng rồi ông ta thắng ở Iowa, và xuýt thắng tại New Hampshire đã thắp lên niềm hy vọng ông ta có thể thắng, và cử tri người da đen đã nhiệt tình ủng hộ ông.




Tuần lễ Thượng nghị sĩ Obama được chính thức đề cử cũng trùng với tuần lễ cách đây 45 năm mục sư Martin Luther King Jr. đọc bài diễn văn “Tôi có một ước mơ – I have a dream”. Ông Obama trở thành nguồn hy vọng nghìn năm một thuở của người Mỹ da đen. Một sinh viên trong lớp của tôi viết: “Bỗng chốc, có một người da đen mang đến một niềm hy vọng độc đáo có lẽ cho cả thế hệ của tôi, mà cha mẹ và ông bà nội ngoại tôi không bao giờ mơ ước có thể có được. Tôi đặt hết tin tưởng vào Thượng nghị sĩ Obama.” Bạn hãy tượng tượng người sinh viên này sẽ thất vọng như thế nào nếu Thượng nghị sĩ Obama thất bại?



Lẽ dĩ nhiên cũng có những người da đen nghĩ khác. Như nhà bình luận bảo thủ Thomas Sowell hay Ken Balckwell, nguyên bộ trưởng ngoại giao bang Ohio chắc hẵn muốn thấy ông Obama đắc cử vì khác biệt chính kiến. Cũng có nhiều người da đen bên cánh tả không thích ông Obama. Giáo sư Adolph Reed tại đại học Pennsylvania từng kêu gọi cử tri đừng bỏ phiếu cho ông Obama (và John McCain) vì cả hai đều thuộc thành phần bảo thủ trong cánh tả không khác gì ông Bill Clinton. Một thành phần không nhỏ sợ rằng ông Obama thắng làm cho mọi người nghĩ rằng không cần phải làm gì nữa để cải tiến quan hệ chủng tộc trong xã hội Hoa Kỳ. Còn nữa, một thành phần cho rằng Thượng nghị sĩ Obama chọn con đường chính trị trung tả chưa dứt khoát chọn chính sách đối lập hoàn toàn với đường lối bảo thủ của liên danh Cộng hòa, nên họ cũng không thương tiếc gì nếu ông Obama thất cử.



Ngoài ra cần phải nói rằng một số người da đen sẽ bình thản nếu ông Obama thất bại vì họ cho rằng ông Obama thắng cũng không làm cho đời sống khó khăn của họ thay đổi gì. Một số khác không muốn đặt nhiều hy vọng vào ông Obama vì sợ thất vọng khi ông thất cử. Mẹ tôi sẽ buồn nếu ông Obama thất cử nhưng Mẹ tôi sẽ không vì thế mà thất vọng. Mẹ tôi thường nói: “Người da trắng sẽ có trăm phương nghìn kế để làm cho ông Obama không thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ”. Quý vị đừng quên Mẹ tôi đã nuôi dưỡng thành công ba anh em chúng tôi trong xã hội kỳ thị Hoa Kỳ. Cả ba đều tốt nghiệp tại đại học Princeton, trở thành luật sư và một người là chánh án của tòa án liên bang. Mẹ tôi tuy từng bị kỳ thị nhưng cũng từng thấy các rào cản của người da đen dần dần được cất bỏ. Nhưng không vì thế bà để cho hiện tượng Obama làm cho bà mơ tưởng hảo huyền.



Nếu ông Obama thất cử tôi sẽ cảm thấy bị tổn thương và vô cùng thất vọng. Tôi sẽ kết luận rằng cơ may nghìn năm một thuở đã vuột khỏi tầm tay. Tôi sẽ cho rằng cử tri người Mỹ đã phạm một sai lầm to lớn vì còn tinh thần kỳ thị, một thứ kỳ thị lảng đảng không dữ tợn và bạo hành như biểu hiện kỳ thị của nửa thế kỷ trước, nhưng vẫn còn khả năng cản không cho họ vượt qua cái rào cản tâm lý cần thiết .
Nếu Thượng nghị sĩ Obama thất cử, trong thời gian đầu tôi sẽ hoảng hốt cảm thấy mình bị ruồng bỏ, tức giận và chán chường vì thế tất thắng của cuộc tranh cử rõ ràng ở trong tay của đảng Dân chủ, một cuộc tranh cử đảng Cộng hòa không thể thắng và vì Thượng nghị sĩ Obama chứng tỏ có khả năng trội hơn Thượng nghị sĩ McCain.
Tuy nhiên tôi cũng hy vọng rằng nổi buồn phiền của tôi không kéo dài lâu khi nghĩ đến những gì đã xẩy ra cũng đã là những diễn biến thuận lợi cho cuộc tranh đấu của người da đen: một đảng chính trị lớn đã đề cử một ứng cử viên da đen ra tranh cử chức vụ cao nhất nước Mỹ, và người ứng cử viên đó đã tỏ ra xứng đáng, thu phục được cảm tình của hằng triệu người Mỹ thuộc mọi chủng tôc.



Tôi hy vọng tôi sẽ chia sẽ sự lạc quan của hai người học trò của tôi. Một người viết: “Ông Obama thất cử dù là một việc đau lòng cũng là một báo hiệu bánh xe đã chuyển … sự thay đổi đã lên đường”. Người sinh viên thứ hai viết: “Để có sự thay đổi chúng ta phải tin vào sự thay đổi trước khi nó tới dù đang đối diện với sự thất bại.”
Cho nên nếu Thượng nghị sĩ Obama không thành công vào tháng 11 này, ông ta cũng đã hiến cho nhân dân Mỹ - kể cả những người thất vọng nhất - một món quà mang lại sự an tâm và sự tự hào. Ông Obama đã đạt đến đỉnh cao và chứng tỏ có thể đứng tại đó … nếu lần này không phải là ông thì lần khác sẽ là một người da đen nào đó.



Trần Bình Nam (phỏng dịch)
Sept. 29, 2008
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com



(1) Randall Kennedy là giáo sư luật học tại đại học Harvard.
(2) Vụ án do Oliver L. Brown kiện Hội đồng giáo dục Topeka, bang Kansas vi phạm Hiến Pháp vì phân biệt chủng tộc tại trường học. Oliver Brown thắng vụ kiện, và sự kiện này làm căn bản cho cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền của người da đen sau này.


==

Saturday, September 20, 2008

THỜI ĐAI CHUYÊN CHẾ MỚI

==

Lê Mạnh Hùng

===



Tuần này, trong một bài viết đăng trên nhật báo Financial Times, Christia Freeland, chủ bút ấn bản Hoa Kỳ của nhật báo này đã báo động rằng một “thời đại chuyên chế” (Age of Authoritarianism) đang mở ra cho thế giới.



Mở đầu bài báo với tựa đề “A New Age of Authoritarianism” Freeland nhắc lại bài tiểu luận “The End of History” mà học giả Francis Fukuyama đưa ra vào năm 1989 khi đế quốc Cộng Sản tại Liên Xô sụp đổ. Cơn ác mộng của nửa sau của thế kỷ 20, “Ðế Quốc Tội Ác” (The Evil Empire) và Trung Quốc đỏ đã bị đưa vào sọt rác của lịch sử bởi một cặp sức mạnh song sinh: tự do và phồn thi.nh. Loài người đã lựa chọn và người ta đã lựa chọn kinh tế tư bản và chính trị dân chủ.


Nhưng gần hai mươi năm đã qua kể từ ngày đó và khi nhìn vào tình hình thế giới hiện nay, Freeland đã thấy một biến chuyển khác. Theo Freeland tuy có thể rằng thời đại chuyên chính mới chưa tới, nhưng ít nhất ta cũng đã thấy những dấu hiệu ban đầu của nó, không phải chỉ ở những chế độ chuyên chính hạng nhì như Zimbabwe mà thôi, mà còn ở cả hai chế độ khổng lồ mà số phận người ta tưởng đã đi vào lịch sử từ năm 1989: Nga và Trung Quốc.


Trung Quốc đã biến Thế Vận Hội 2008 của họ thành một cuộc biểu dương sức mạnh và khả năng không phải chỉ riêng trong lãnh vực thể thao và nâng uy tín của họ với thế giới mà không cần phải làm gì để giảm nhẹ những nét chuyên chế cũng như cung cách họ đối xử đối với những dân tộc bị trị như Tây Tạng hoặc Hồi Hô.t. Từ màn trình diễn mở đầu hôm khai mạc với mười mấy ngàn người biểu diễn với những hành động đồng loạt như những người máy, qua sự “khấu đầu” của Ủy Ban Thế Vận quốc tế (IOC) đối với Trung Quốc cho đến một tình trạng quạnh vắng tại những nơi được coi như là “dành” cho những ai muốn phản đối, Thế Vận Hội Bắc Kinh này hoàn toàn vắng bóng những gì gọi là dân chủ.


Những lời chính quyền Trung Quốc hứa trước khi được chấp nhận đứng ra tổ chức Thế Vận Hội về việc tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế về cư xử văn minh, dân chủ và nhân quyền chỉ là những lời hứa suông. Một bài báo trên tờ New York Times cho thấy giá trị của những lời hứa này. Tuân hành đúng với lời hứa của chính phủ Trung Quốc với IOC, là dành một số nơi để những ai có gì bất mãn muốn phải đối có thể tới biểu tình nếu xin giấy phép trước, một công dân Bắc Kinh, ông Trương Vệ đã đến công an nộp đơn xin giấy phép biểu tình và đã bị bắt ngay đó về tội “phá rối trật tự trị an”. Và IOC cố nhiên là không có ý kiến gì hết.



Ngày mà Trung Quốc khai mạc Thế Vận Hội cũng là ngày mà Nga mở cuộc tấn công vào Georgia. Ðiều đáng chú ý nhất trong việc Nga “hạ nhục” Georgia không phải là sự dễ dàng trong việc quân đội Nga đánh bại Georgia hay sự liều lĩnh trong việc làm hành động thách đố này đối với Phương Tây mà là sự ủng hộ của hầu hết mọi tầng lớp dân chúng Nga đối với hành động này. Ngay cả những người được coi như là có tinh thần quốc tế nhất như Mikhail Gorbachov hoặc là Anatol Lieven cũng lên tiếng ủng hộ quyết định của chính phủ Nga.




Thành ra theo Freeland thì tuy rằng 1989 quả là một dấu chấm hết, kết thúc của bức tường Berlin của chế độ Xô Viết, nhưng nó cũng là một bước mở đầu. Và lịch sử không hề chấm dứt. Năm 1989 mở đầu cho một tình trạng căm phẫn âm ỷ bên trong xã hội nước Nga mà không ai cảm thấy những căm phẫn đó hơn là ông Vladimir Putin. Putin thấy những gì đất nước mà ông bỏ những năm son trẻ của mình ra phục vụ bị sụp đổ và tan rã. Ông thấy phải chịu đựng những lời dạy dỗ đầy tự mãn và khinh mạt của Phương Tây đối với nước Nga (Một chính khách Phương Tây đã nói “Không có bom nguyên tử thì Nga chỉ là một Congo tại Châu Âu”). Và ông phải nhìn mà không có cách gì phản ứng lại khi Hoa Kỳ “dụ dỗ” những nước láng giềng của mình ngả theo Mỹ; tấn công vào nước đồng minh Serbia của mình và nói chung theo cách nhìn của ông. lập một hàng rào bao vây để buộc nước Nga trở thành một chư hầu của Mỹ. Và cách nhìn này của ông Putin cũng là cách nhìn của đa số dân chúng Nga như phản ứng của người Nga với cuộc chiến này đã chứng tỏ.



Thucidides trong cuốn “Lịch sử cuộc chiến Peloponese” cách đây 2500 đã viết: “Người ta đi vào chiến tranh vì danh dự, vì e sợ hoặc vì quyền lợi”. Và đó là điều mà Mỹ cũng như các nước Phương Tây khác đã không tính toán tới khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Thay vì tìm cách giúp đỡ và đưa nước Nga hội nhập vào Châu Âu thì người ta lại tìm cách khai thác tình trạng suy yếu này.



Tại Trung Quốc, 1989 chính là năm mà tia lửa của tự do dân chủ được bừng sáng lên tại Thiên An Môn, nhưng sau đó bị dập tắt. Con đường mà hai nước đi qua trong những năm sau đó đầu tiên đã tách rời với Nga thử thách chế độ dân chủ dưới thời Yeltsin trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ chính sách chuyên chế tuy rằng có cởi mở về kinh tế. Và nay thì chế độ của cả hai nước đã hầu như hội tụ. Cả hai đều chấp nhận một mức độ cởi mở nào đó về kinh tế và xã hội với điều kiện rằng những cởi mở đó không đe dọa đến quyền uy của nhà nước. Và cả hai đều thấy rằng người ta có thể mua được một mức độ ổn định đáng kể bằng cách phối hợp lòng tự hào dân tộc với một mức độ nào đó cơ hội giúp người dân có thể cải thiện mức sống của mình. Và cả hai đều khám phá ra rằng trong thế giới tư bản này, không phải chỉ người dân thường, mà cả đối với các quốc gia nữa, nếu ta giầu có thì ta sẽ được người ta nể trọng.


Ðó chính là nan đề mà Hoa Kỳ và các nước đồng minh Phương Tây của Mỹ cần phải giải quyết. Mặc dầu cuộc chiến tại Georgia, không phải là một đe dọa về một cuộc chiến hạch nhân làm giới hạn những phản ứng của thế giới Phương Tây đối với sự vùng dậy của hai nước chuyên chế này. Phía Trung Quốc chẳng hạn đã vượt qua được giai đoạn hùng hổ đe dọa lúc trước mà thay thế bằng việc chuyển sang dùng sức mạnh đồng tiền của họ để dụ dỗ những lân bang. Phía Nga việc dùng võ lực tại Georgia chỉ là một ngoại lệ; cho đến nay vũ khí mà ông Putin vẫn ưa thích dùng không phải là súng đạn mà là dầu khí. Trong khi đó thì Hoa Kỳ đang bị sa lầy tại Iraq và Afghanistan, bị mất sự ủng hộ tại một phần quan trọng của thế giới và đang rơi vào một tình trạng khủng hoảng về kinh tế. Thành ra như Freeland kết luận “Lịch sử đã quay trở lại nhưng có thể không phải đứng về phía Phương Tây nữa”.

Lê Mạnh Hùng
(Fwd by vnnpost@gmail.com, 8/19/08, 8.35PM)


===

TÀI LIỆU TÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC CHO TÀU CỌNG

===

Saturday, August 23, 2008 8:29 PM

From: "Hong Hai"


Sent: Saturday, August 23, 2008 4:45 PM

Subject: TÀI LIỆU TÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC CHO TÀU CỌNG


http://thangtien.de/index.php?option=com_content&task=view&id=987&Itemid=323






Tài Liệu

19/11/2007
====

TÀI LIỆU TÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC CHO TÀU CỌNG


(Vài sự kiện dẫn đến bán nước của csvn)


Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy . Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:


1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài "mỹ nhân kế" lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái.


LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác.


Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.


2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất .


3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.



Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều cung tần mỹ nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan .



4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viếng thăm nước nầy.



Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang Thailand gặp Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bangkok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Việt Nam cắt 24,000 cs vuông vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.


5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc, Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoang mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen ĐCSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi đêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nồng Đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư ĐCSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc "đòi nợ cũ". Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh ...nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị "chích thuốc". Khải cúi đầu và run sợ, sau đó đòi về.


Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đãi như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh vì không nghe lời đàn anh .........


6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăng khăng đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt "Beibu Bay" đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã lâu đời là của Việt Nam .



Kết qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.


7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản Hiệp Ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư.


ĐCSTQ chỉ thị cho ĐCSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoản đãi ở Thành Bắc QTNN.


8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý.



Trần Đức Lương cám ơn ĐCSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hỗ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng.... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh ! Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.




9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ US Dollar.


Yahoo search:

http://www3.fmprc.gov.cn/eng/3808.html

General Secretary Le Kha Phieu Met with Foreign Minister Tang Jiaxuan

(31/12/1999)


On December 31, 1999, General Secretary of the Communist Party of Vietnam Le Kha Phieu met with Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan in Hanoi, during which Foreign Minster Tang conveyed the cordial greetings from President Jiang Zemin. He indicated that we had just experienced an important moment in the history of the Sino-Vietnamese relations.. The Treaty of Land Border between China and Vietnam had been officially signed at long last after 20-plus years of negotiations. This was a major event that merited celebration in the bilateral relations. He attributed the settlement of land border disputes, first and foremost, to the foresight and able guidance of the leaders of the two countries, the General Secretaries of the Communist Parties of the two countries in particular who pointed out the direction for and gave impetus to the negotiations. Your contributions were irreplaceable. The official signing of the Treaty of Land Border symbolized that we would bring peace, amity and stability along the land border between the two countries into the 21st century. This would not only benefit the two peoples and the coming generations, but also contribute to the advancement of the relations between the two countries and two parties, the bilateral cooperation in all dimensions and peace and stability of the region at large. The achievements of the land border negotiations had been hard-won. This would provide an example for the settlement of the questions left over from history between the two countries. At the same time, it also demonstrated to the world that China and Vietnam were capable of resolving all the outstanding questions left over from history through friendly consultations.


General Secretary Le Kha Phieu said that the signing of the Treaty of Land Border was of great significance to the friendly relations and cooperation of the two countries built on the basis of mutual-trust and was the result of the painstaking efforts of both sides. It marked a step forward in the good-neighborly, friendly relations of solidarity of the two countries and would exert positive impact to peace and stability of the region.


Foreign Minister Tang Jiaxuan said that the relations between the two countries and the two parties were enjoying sound momentum of development. Mutual trust was enhanced and solidarity stepped up through the frequent contacts of state and party leaders, which played a guiding role in the furtherance of the relations between the two countries and two parties. He went on to say that mankind would embark on a new millennium in some 10 hours' time. We should value all the more the peaceful environment, which did not come easily and treasure the traditional friendship between the two countries, the two parties and the two peoples. We had every confidence that the 21st century would see even better Sino-Vietnamese relations.


General Secretary Le Kha Phieu indicated that one of the highlights of Vietnam-China relations was that the leaders of the two countries reached an agreement on putting a complete end to the past and building a future featuring friendship and mutual trust. It was the consistent policy of Vietnam to develop good-neighborly and friendly cooperation with China. The friendship between Vietnam and China would enjoy further development and would be carried on generation after generation. The spirit of cooperation manifested during the land border negotiations was bound to give impetus to the development of bilateral relations in all the fields. Meanwhile, we would move up the settlement of other outstanding questions left over from history between the two countries by drawing on the experience of this round of negotiations.


The two sides also exchanged views on the current regional and international situations. General Secretary Le Kha Phieu thought highly of the independent foreign policy of peace pursued by China and expressed appreciation to China that attached importance to the development of good-neighborly and friendly relations with its surrounding countries. He maintained that Vietnam was not in favor of a uni-polar world, and the world should be characterized by variety.


General Secretary Le Kha Phieu asked Foreign Minister Tang Jiaxuan to convey his best wishes to General Secretary Jiang Zemin and other Chinese state and party leaders.


Prior to this, Foreign Minister Tang Jiaxuan met with President Tran Duc Luong of Vietnam. Tang conveyed the warm regards from President Jiang Zemin, to which President Tran Duc Luong expressed his gratitude. He also expressed his belief that the Chinese people would achieve greater success in the new century under the leadership of President Jiang Zemin.


Google

http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm


MSN.com
http://www3/.fmprc.gov.cn/eng/4470.html
http://www.chinaemb/assy-canada.org/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm
http://community.vietfun.com/showthread.php?s=2721afa3c031c944::4o4::041a906 7fb88e&p=2749175#post2749175

http://www.chinaembassy-canada.org/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm
http://community.vietfun.com/showthread.php?s=2721afa3c031c944::4o4::041a906 7fb88e&p=2749175#post2749175


===

GIÁO DÂN THÁI HÀ- HÀ NỘI ĐÒI ĐẤT

===

Nhã Trân, phóng viên đài RFA
2008-08-19


===
Hôm thứ Hai 11-8, Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội gửi đến Bề Trên của Dòng báo cáo mới về vụ tranh chấp tại giáo xứ Thái Hà, giữa Nhà Dòng với chính quyền địa phương.








HÌNH 1 (xin xem attachment)

Photo courtesy of Vietcatholic
Giáo dân tập trung cầu nguyện yêu cầu nhà cầm quyền trả lại khu đất của Nhà Dòng.



Trong ít năm trở lại đây một số Hội thánh ở Việt Nam lên tiếng rằng đất đai của nhà thờ bị chính quyền địa phương trưng dụng qua những hình thức khác nhau.

Một trong các hội thánh này là Dòng Chúa Cứu Thế tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, cho hay khu đất của Nhà Dòng đã bị Xí nghiệp Dệt Thảm Đống Đa tự ý bán cho Công ty Cổ phần May Chiến Thắng cách đây hơn 10 năm.


Nhà Dòng đã gửi đơn khiếu nại từ năm 1996.

Đến hôm thứ Hai 11 tháng 8, Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội gửi đến Bề Trên của Dòng báo cáo mới về diễn biến vụ này.


Nhã Trân phỏng vấn Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, người đang làm việc mục vụ và phụ trách về vấn đề đất đai của Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.
Giáo dân tập trung cầu nguyện


Nhã Trân: Thưa Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong (NNNP), lý do nào Dòng Chúa Cứu Thế tại giáo xứ Thái Hà có báo cáo mới về tình hình đất đai nơi này?


Linh mục NNNP: Sở dĩ chúng tôi phải có báo cáo là thứ nhất để cho Bề Trên chúng tôi được nắm vững tình hình để còn thông báo cho tất cả các cha, các thầy trong nhà dòng chũng như ở các tỉnh bạn biết để cầu nguyện cho công lý tại Thái Hà.

Vấn đề thứ hai quan trọng, đó là những ngày vừa qua báo chí của chính quyền, đặc biệt là các cơ quan truyền thông của thành phố Hà Nội đã thông tin sai sự thật, bóp méo sự thật, dựng lên những hiện trường giả, rồi thì họ cũng tạo nên công dân ảo và đặt vào miệng họ những lời kết án thiếu cơ sở, những lời kết án làm giảm uy tín của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng như làm giảm đến uy tín của Nhà Thờ Thái Hà.


Tờ Hà Nội Mới với những lời xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo. Chúng tôi đang tính đến việc khởi kiện báo chí truyền thông của Hà Nội vì những thông tin sai lạc đó.
LM Nguyễn Ngọc Nam Phong


Tờ Hà Nội Mới với những lời xuyên tạc, thí dụ như là treo biểu ngữ, kích động chế độ, nói xấu đồng bào nhân dân quanh khu vực, rồi thì phát loa một đến hai giờ sáng. Tất cả những điều đó là những điều hoàn toàn bịa đặt, vu cáo, và chúng tôi đang tính đến việc khởi kiện báo chí truyền thông của Hà Nội vì những thông tin sai lạc đó.

Nhã Trân: Xin linh mục cho biết diễn biến gần đây về vấn đề đất đai của nhà dòng?

Linh mục NNNP: Giáo dân vẫn đến khuôn viên nhà dòng cầu nguyện ôn hòa, và trong tinh thần tôn trọng luật pháp. Phía nhà nước giữ im lặng.

Nhã Trân: Linh mục có thể cho biết chi tiết báo cáo này?



Linh mục NNNP: Chúng tôi trình với Bề Trên rằng vụ việc vẫn không được chính quyền giải quyết. Đài truyền hình Hà Nội và tờ báo Hà Nội Mới thì đưa thông tin sai lạc, trái sự thật, nói rằng phía nhà dòng có những hành động vi phạm pháp luật.
Phản ứng của chính quyền

Nhã Trân: Phía chính quyền có phản ứng ra sao trước hành động của các cơ quan truyền thông này thưa linh mục?

Linh mục NNNP: Không có phản ứng gì.

Nhã Trân: Nhà dòng và giáo dân có gặp khó khăn gì từ công an không? Có bị gây khó dễ, áp lực gì không?

Linh mục NNNP: Không.





HINH 2: (xin xem attachment)
Công an được triển khai khắp nơi. Photo courtesy of Vietcatholic



Nhã Trân: Hôm 16 tháng Tám nhà dòng có buổi tụ họp đông đảo giáo dân, có phải vì lý do đặc biệt nào không thưa linh mục?

Linh mục NNNP: Đó là để kỷ niệm ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Giáo dân vẫn chỉ tụ họp cầu nguyện trong ôn hòa.


Nhã Trân : Thưa Linh Mục, như vậy là kể từ khi Xí Nghiệp Dệt Thảm Đống Đa bán khu đất của Nhà Dòng cho Công Ty Cổ Phần May Chiến Thắng, tức là 12 năm đã trôi qua. Nhà nước đã đáp ứng yêu cầu của bên phía giáo xứ?


Linh mục NNNP: Cái quá trình khiếu nại đất thì đấy, từ Năm 1996, Ngày 18 Tháng Tám-1996 thì Linh mục Vũ Ngọc Bích đã gửi đơn khiếu nại về việc Xí Nghiệp Dệt Thảm Len bán khu đất đó cho Công Ty Cổ Phần May Chiến Thắng. Về sau lá đơn đầu tiên đó thì chính quyền cũng không có bất cứ một cái động thái nào để gọi là giải quyết cái vấn đề khiếu nại mà Linh mục Vũ Ngọc Bích đã đề ra.


Cuối Năm 2006, đấu Năm 2007 thì phát hiện công ty đã bán khu đất đó cho một công ty khác. Nhà Thờ đã làm đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền. Hơn một năm trời thì việc khiếu nại đấy cũng không được giải quyết hoặc giải quyết môt cách thiếu trách nhiệm.

Đầu Năm 2008 vì Công Ty May Chiến Thắng vi phạm pháp luật cho nên công dân bức xúc, cho nên đã cầu nguyện tại khu vực đó. Trong khoảng thời gian 8 tháng, giáo dân đã kiên trì ở đó để mà trông giữ đất cũng như là để canh cho pháp luật được thực thi.


Sự kiện Thái Hà đang là vấn đề nóng hổi được sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như là của người Công Giáo Việt Nam ở Miền Bắc. Mọi người đều ủng hộ lắm. Tất cả đều hướng về Thái Hà và dành cho Thái Hà một tình cảm.
LM Nguyễn Ngọc Nam Phong



Thế thì sau sự kiện Ngày 5 Tháng 1 Năm 2008 cho đến bây giờ thì nhà nước thì cũng có lập đoàn thanh tra, vv. và v.v. để giải quyết. Nhưng mà hoàn toàn thì họ không có giải quyết dựa trên sự thật khách quan, không có giải quyết dựa trên cái chứng cớ pháp lý mà Nhà Dòng cung cấp.
Những bằng chứng không có thật?


Nhã Trân: Xin Linh mục cho biết đường hướng của giáo xứ Thái Hà về vụ đất đai này trong thời gian tới?

Linh mục NNNP: Giáo dân từ các nơi về đông lắm. Người xa quê ở các vùng nông thôn lên làm việc ở đây cho nên ở đây hiện nay là chúng tôi Chủ Nhật có 5 thánh lễ, hai thánh lễ Chủ Nhật vào Ngày Thứ Bảy nữa.
Rồi chúng tôi đang phải chuẩn bị mở thêm một thánh lễ vào 8 giờ tối Chủ Nhật để đáp ứng nhu cầu của dân, tại vì khuôn viên Nhà Thờ còn quá nhỏ đi, từ 60.000 mét ban đầu bây giờ nhà nước tiến chiếm nên chỉ cón 2.700 mét mà thôi. Với một số lượng đông đảo dân như thế thì quả thực là khu vực này không thể đáp ứng được yêu cầu.


Sự kiện Thái Hà đang là vấn đề nóng hổi được sự quan tâm của dư luận xã hội cũng như là của người Công Giáo Việt Nam ở Miền Bắc. Mọi người đều ủng hộ lắm. Tất cả đều hướng về Thái Hà và dành cho Thái Hà một tình cảm. Chuyện đất đai ở Giáo Xứ Thái Hà cho đến bây giờ thì Nhà Thờ Thái Hà chưa bao giờ bị mất quyền sở hữu.



Hiện nay nó xảy ra chuyện như thế này bởi vì đất đai của nhà thờ đây bị các cơ quan nhà nước đã chiếm đoạt một cách bất hợp pháp. Không có bất cứ một chứng từ nào cho thấy rằng Nhà Thờ đã bàn giao, đất của Nhà Thờ đã bị trưng thu, đất của Nhà Thờ đã bị trưng mua, mà hoàn toàn là người ta cứ dựng lên những cái chứng cớ mà nó không có thật.

Nhã Trân : Vâng. Thưa Linh Mục, Linh Mục khẳng định đây là những chứng cứ không có thật ạ?

Linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong : Vâng ạ. Việc nhà nước cho rằng Cha Vũ Ngọc Bích đã ký giấy bàn giao Ngày 24-11-1961, trong khi đó chúng tôi cũng có một quyết định giao đất của nhà nước thời đó giao cho Xí Nghiệp Thảm Len thì quyết định đó lại được ký Ngày 30-1-1961, tức là cách đó 10 tháng thì nhà nước đã bàn giao.

Thực tế thì Ngày 24-11-1961 thì ai cũng biết đó là ngày mà các cơ quan nhà nước, các tổ tôn giáo trên toàn quốc phải kê khai tài sản, bây giờ nhà nước cứ dựa vào cái giấy đó để mà nói rằng nhà nước đã ký bàn giao.

Chúng tôi cũng nhiều lần yêu cầu cung cấp cho chúng tôi những chứng cớ cho rằng cha Vũ Ngọc Bích đã bàn giao nhưng mà những người được chúng tôi đề nghị cung cấp thì họ đều nói rằng đây là tài liệu mật.

Nhã Trân: Xin cám ơn linh mục về cuộc phỏng vấn này.

Linh mục NNNP: Cám ơn chị và nhờ quí đài, nhờ các cơ quan truyền thông đưa tiếng nói của chúng tôi đến công luận.

===

CHÂN LÝ ( thơ)

==


THƠ DIÊN NGHỊ

==


Thuở xưa ...

Ngày xưa ...

.....

Bác học Bruno

Bước lên giàn hỏa thiêu

Hồn nhiên như dạo phố.

Quay mặt nói với lũ người cuồng nộ,

Quả đất vẫn tròn, sau trước niềm tin

Dù thân này – cát bụi tro than.



Lũ cuồng tín nhất định quả đất vuông

Ông thánh, ông thần phán dạy .

Kẻ nào nói khác đi – quân càn quấy

Tội đồ giữa hỏa thiêu



Ngàn năm sau

Trí tuệ con người, hào quang ngời reo

Bay lên tận mặt trăng

Nhìn xuống

Quả đất chúng ta tròn – bong bóng

Màu xanh thực vật, mát dịu dung nhan.



Thế kỷ Hai Mươi đang đếm bước cuối cùng

có những kẻ còn tôn thờ cuồng tín

truy chụp anh em -- người dị đồng ý kiến

gieo rắc hận thù giữa tai họa đau thương



Những thằng ngu – ba hoa chuyện văn chương

những bọn khùng điên, đòi làm lịch sử

kẻ thất học, mơ giấc mơ lãnh tụ

quân thần nằm chết

lớp bùn đen



Chân lý Bruno – chân lý người hiền

rừng rực hỏa thiêu

nghênh ngang sự thật

ngày nay

con người tung hô, xuyên tạc

trắng đổi đen, xanh đổi đỏ vàng...

nhục nhã thay, ôi kẻ loạn cuồng!



DIÊN NGHỊ







TRUTH


Once upon a time
There lived the Scientist Bruno

Who was forced to death on fire

Mounted a scaffold like he was taking an easy stroll

Facing his executioners, he said:

“The earth is round – It is a faith

I bet on it, by my fate

Over my life in danger.”



The blindly obstinate believers

Contended that the earth was square indeed

After the teaching of their Gods and Spirits

And whoever told the opposite

Would be subject to... fire

Would be burnt alive.



Times and times have passed

Human mind developed its full very fast

This splendor allowed Man to distant Moon

From high above, very soon

To look down and see that our Earth is round

Dressed in her evergreen freshness and velvet clouds



Our 20th Century’s drawing to the end

But still there remain that kind of men

Who charge and label their friends of different thinkings

Who keep on sowing terror, hatred and sufferings

The idiots that tell gossips on Literature

The crazy who want to change History

The uneducated who dream of being leaders

Who press down hard, defame their king and courtiers



Bruno’s truth, the truth of the Wise

Resplendent over fire

Irreversible after Sacrifices

The unwavering Pride

But in the meanwhile

Some guys try to loudly shout and distort

to make white black

blue to yellow to red

How pitiful for them – that kind of true mad.



English version by Y YEN





TRUTH




ON that old day – How could it be neglected?

The scientist Bruno went on to the pyre

As if he was taking a stroll, unaffected;

He re-affirmed to the frenzied abusers of fire:

“The Earth is round, in that Truth I trust

Although my body has to turn into dust!”



The fanatics determined the earth was square

As from their gods and saints they had learned;

Whoever came to say to the contrary to dare

Was consequently ordered to be alive burned!



Man’s intellect develops as life evolves;

The most revered halo he has come to gain:

By flying to the moon he now firmly resolves

The roundness of our Earth like a ball to reign

In the azure universe forever to remain.



Even the 20th century has ended its dominion,

There still are the furious with their choler,

To put labels on others for a different opinion;

Promote hatred; spread misfortune and dolor!



And the idiots about literature to talk hot air;

The fool, insane to fluctuate history’s fate;

The ignorant to dream of a leader’s chair;

All to sully and drown the pillars of the State!



Bruno’s Truth is the very Truth of the Sage,

The Sparkle of Fire, the Pride of Pure Fame,

Whereas today’s vulgar people disparage,

Misrepresent the Good as Bad – What shame!



Translation by THANH-THANH


===

NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI

==


VARDA ONE -DIỆU TỊNH dịch

==



Năm 18 tuổi, tôi đã thực hiện một chuyến đi chỉ với 50 đô-la. Tôi đi xe từ Los Angeles đến Berkeley. Niềm mơ ước được ngồi trong giảng đường của Berkeley đã trở thành hiện thực. Tôi đã trả tiền học phí cho một học kỳ và tiền trọ ở ký túc xá một tháng. Các khoản còn lại tôi phải lo tiếp. Ba mẹ rất nghèo nên không thể giúp tôi. Tôi đã biết sống tự lập từ khi mới 15 tuổi. Lúc đó, sau khi ra khỏi lớp học vào mỗi buổi trưa, tôi phải đi giữ trẻ cho đến nửa đêm. Trong suốt thời gian ở trung học và năm đầu đại học, những công việc phải làm thêm đã ngăn cản việc tham dự những hoạt động ngoại khóa mà tôi thường ước mong. Về trường Berkeley, tôi hy vọng nhận được học bổng để khỏi phải đi làm thêm.




Tuần lễ đầu, tôi nhận được công việc chạy bàn, giữ trẻ và rửa chén. Như vậy, tôi đỡ được một phần tiền trọ học. Cuối học kỳ, tôi được điểm B để có thể xin học bổng. Tôi chỉ cần lấy thêm một điểm B ở kỳ thi tới nữa là đủ.




Đối với tôi, đến Berkeley không phải để học những môn mà tôi không thích. Tôi muốn học được môn nào đó có giá trị. Tôi tin mình sẽ có ưu thế ở những môn khó. Kết quả là tôi chọn môn nghiên cứu về văn học.


Giáo sư Sears Jayne phụ trách môn này. Ông đi qua đi lại trên bục giảng của giảng đường rộng thênh thang, giảng bài cho cả ngàn sinh viên.


Tôi rất thích thú với những điều giáo sư giảng dạy. Đối với nhiều sinh viên, họ cảm thấy bị bắt buộc học môn này; nhưng mỗi buổi học đối với tôi giống như một bữa tiệc có nhiều món ăn ngon và những ý tưởng đặc biệt. Các bạn ở cùng ký túc xá cũng học lớp này, họ muốn tôi giúp đỡ. Chúng tôi lập một nhóm cùng học tập và tôi làm trưởng nhóm.


Bài thi đầu tiên của môn này có nhiều câu hỏi, tôi làm rất hay. Nhưng tôi nhận được số điểm không thể nào tin nổi, chỉ có 77 điểm và C cộng. Tôi rất kinh ngạc, vì tôi giỏi về môn văn học. Còn các bạn trong nhóm học là "học trò" của tôi đều được điểm B. Họ đã cám ơn tôi, nhờ tôi mà họ được kết quả tốt như thế! Chẳng những buồn mà tôi còn cảm thấy "xấu hổ" hơn.
Người trợ giảng đưa tôi đến gặp giáo sư Jayne. Ông nghe tôi cãi lý một cách hăng hái, nhưng vẫn không thay đổi quyết định.




Từ trước, tôi chưa bao giờ hỏi số điểm của mình. Bây giờ tôi hỏi không phải để xin xỏ cho học bổng. Tôi chỉ cần sự công bằng, không cần sự thương hại. Tôi luôn tin chắc rằng bài làm của tôi đáng được điểm cao.


Tôi nỗ lực làm việc nhiều hơn, dù tôi không biết làm như thế thì có ý nghĩa gì; vì từ trước đến nay tôi thấy bài ở trường quá dễ, không cần phải cố gắng gì cả. Tôi vẫn kiên nhẫn tìm việc làm thêm. Tôi đọc sách kỹ hơn. Nhưng tất cả cố gắng lần này của tôi cũng chỉ được ghi nhận bằng con số 77 và C "cộng" một lần nữa; còn B và A thì dành cho các bạn cùng nhóm. Họ lại cám ơn tôi!


Tôi tiếp tục tìm đến giáo sư Jayne và hỏi cho ra lẽ đâu là sự công bằng của ông khi chấm bài. Lần này, giáo sư vẫn lắng nghe tôi, thảo luận với tôi; nhưng kết cuộc thì điểm C vẫn như cũ. Ông tỏ vẻ thích thú nhận xét của tôi về quan điểm của ông trong bài giảng, nhưng giấc mơ của tôi về học bổng và hoạt động ngoại khóa dần dần tiêu tan.


Trước kỳ thi cuối, lại có một bài kiểm tra nữa; đó là cơ hội cho tôi "lấy lại uy tín". Nhưng biết đâu nó có thể lại là cái rào cản. Chúng tôi sẽ làm bài liên quan đến tác phẩm của T.S Eliot, The Wasteland. Quyển sách này chỉ có loại bìa cứng, nên quá đắt so với số tiền bé nhỏ mà tôi có.




Tôi mượn sách của thư viện. Dù sao tôi cũng cần một quyển của riêng mình để ghi chú vào đó. Năm 1951, chưa có máy photocopy. Vì thế, tôi phải dùng cái máy đánh chữ Royal xưa lắc, nhưng nó rất trung thành với tôi và tôi phải đánh máy đến 420 trang. Tôi phải vừa chạy bàn, rửa chén, đi học, giữ trẻ, vừa hướng dẫn nhóm học mà còn phải tìm cách đọc cho hết những trang sách đó.


Và tôi đã cố gắng gấp hai với bài kiểm tra lần thứ ba này. Lần đầu tiên tôi biết thế nào là ý nghĩa của hai chữ "hoàn hảo". Nhưng rồi mọi cố gắng của tôi dù hết mức đến đâu vẫn dẫn đến kết quả hoàn toàn không tốt. Tất cả vẫn như cũ, vẫn 77 điểm và C "cộng".


Tôi tức tốc đến phòng giáo sư Jayne, đưa tất cả bài làm trước của mình ra và gặng hỏi về số điểm. Nhìn thấy cuốn sách The Wasteland được đánh máy, giáo sư hỏi "Cái gì đó ?".


Chuyện đó không có gì lạ, tôi nhanh chóng đáp rằng : "Em không có tiền mua sách, nên em đã đánh máy". Tôi thấy nét mặt của giáo sư thay đổi. Ông im lặng hơi lâu. Sau đó chúng tôi lại bàn về đề tài lý thú là các nhà văn muốn nói gì trong các tác phẩm. Kết thúc câu chuyện, tôi ra về với số điểm y như cũ, 77 điểm, một con số xui xẻo cứ đeo theo tôi mãi, cùng với sự xấu hổ của một trưởng nhóm hướng dẫn các sinh viên học tập mà kết quả lại kém điểm họ.


Và kỳ thi chính cũng đã đến. Dù tôi cố gắng đến đâu chăng nữa thì ba con C "cộng" kia cũng không thể xóa bỏ được. Tôi nghĩ chắc đã đến lúc mình phải tạm biệt với việc xin học bổng. Chẳng được ích lợi gì cả, hai con mắt tôi muốn tét ra luôn mà vẫn đành chào thua con số 77.
Tôi không học bài nữa. Tôi đã thuộc các tác phẩm hơn bao giờ hết. Bởi lẽ tôi đã đọc những quyển sách đó rất nhiều lần và đã từng giải nghĩa cho các bạn tôi mà. Chính những câu, những chữ của The Wasteland vẫn còn vang dội trong đầu tôi đó thôi. Vì thế, trước ngày đi thi, tôi tự thưởng mình một chầu xi-nê.




Thong thả bước vào giảng đường, tôi nhất định làm cho kỳ thi này trở thành trò giải trí. Tôi nhốt các nhà văn mà tôi đã học trên một hòn đảo và tôi ghi lại cuộc tranh cãi tưởng tượng giữa họ với nhau về vị trí của mình. Tôi làm việc điên khùng này, vì tôi có gì đâu mà sợ mất chứ. Dòng chữ cứ thế mà tuôn ra và những điều mà tôi đã tranh luận với giáo sư Jayne đã giúp tôi viết được một cách dễ dàng.


Tuần lễ sau, đi ngang văn phòng, nhân tiện tôi vào lục xấp bài thi để tìm bài của tôi. Ồ, thật không thể nào tin được con mắt mình, trên bài thi bìa xanh của tôi có ghi điểm màu đỏ chói, tôi được điểm A !


Tôi chạy nhanh đến phòng giáo sư Jayne. Dường như ông đang chờ tôi, mà nào có hẹn trước đâu. Tôi tức giận phản đối ông. Tại sao ba lần tôi bị C "cộng" với những bài mà tôi đã tốn hết công sức học; còn bây giờ bài làm giỡn chơi thì lại được điểm A ?


"Nếu tôi cho em những điểm A trong khi em hoàn toàn xứng đáng được thì em sẽ không tiếp tục cố gắng hết mình nữa".


Tôi trố mắt nhìn giáo sư và hiểu ra rằng cái chiến lược của ông đúng hoàn toàn. Thực sự là tôi đã cố gắng đến nỗi sắp vỡ cả đầu, điều này trước đây tôi chưa bao giờ làm.


Giáo sư đứng lên và đến kệ sách rút ra một quyển sách và nói: "Của em !"


Đó là quyển The Wasteland bằng bìa cứng, ở trang trong có ghi chữ tặng tôi. Lần đầu tiên, đối với kẻ lắm lời như tôi, tôi không thể nói gì được.




Một lần nữa, tôi không nói nên lời khi số điểm của toàn khóa học của tôi được công bố là A "cộng". Tôi tin rằng con A "cộng" chính là con số trời cho.


Một năm sau, tôi đã được học bổng và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Rồi tôi viết và biểu diễn hát, múa trong vở kịch vui mà Hội Sinh viên dàn dựng. Tôi viết bài phê bình sâu khấu cho tờ báo ngày của sinh viên, tờ Daily Cat. Tôi viết kịch một màn, một trong những vở kịch đầu tiên của trường đại học. Tôi diễn những vở kịch của khoa kịch nghệ dàn dựng.


Những đốm lửa sáng tạo được gầy dựng từ những chồng chén đĩa mà tôi rửa, từ những đống tã mà tôi giặt giũ, từ vô số công việc vất vả... đã hừng cháy sáng lên. Tôi không nhớ nhiều những gì đã học ở trường vào năm tháng xa xưa ấy, nhưng niềm vui khi viết và diễn kịch thì tôi không bao giờ quên .


Và tôi ghi nhớ mãi bài học của giáo sư Jayne: Hãy nhớ rằng bạn chưa rút hết năng lực của bạn, bạn phải sử dụng chúng kể cả khi bạn có được chúng mà không cần cố gắng. Chính bạn mới xác định được cho mình thế nào là xuất sắc.



VARDA ONE -DIỆU TỊNH dịch


===

LÝ TỐNG, EM TÔI


==
THANH THANH LÊ XUÂN NHUẬN

==






ĐẾN cuối tháng 4 năm 1987 tôi mới biết tin về Lý Tống, em tôi.
Tống đã qua Mỹ, cũng như Xuân-Sơn, con trai của tôi. Thoát khỏi cõi địa-ngục này, ra với Thế-Giới Tự-Do là một may-mắn lớn nhất trong đời người dân Việt-Nam hiện nay.

LÝ Tống tên thật là Lê Văn Tống, sinh ngày mồng 1 tháng 9 năm 1945 tại Làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, Tỉnh Thừa-Thiên.



Ngày 23-8-1964, Ty Cảnh-Sát Quốc-Gia Tỉnh Quảng-Đức có tổ-chức một bữa tiệc. Vừa mới bắt đầu thì Lê Văn Tống được viên Trưởng Xe Tuần-Cảnh hướng-dẫn vào phòng. Quan-khách không cho Tống đi tắm rửa, mà bắt ngồi vào bàn liền.
Tống xác-nhận những điều đã viết trong thư gửi tôi trước đó không lâu, là em quyết-định nghỉ học, đi chơi một vòng từ Trung-Nguyên lên Cao-Nguyên, rồi vào Sài-Gòn xin gia-nhập Không-Quân, nên ghé thăm tôi.



Có lẽ đây là lần đầu tiên học-sinh Lê Văn Tống có dịp chuyện-trò thoải-mái một lần với nhiều viên-chức và sĩ-quan cao-cấp: đại-tá Tỉnh-Trưởng kiêm Tiểu-Khu-Trưởng, đốc-sự Phó Tỉnh-Trưởng Hành-Chánh, trung-tá Tiểu-Khu-Phó kiêm Phó Tỉnh-Trưởng Nội-An, các Trưởng-Ty, các trung-tá Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội và Tỉnh-Đoàn-Trưởng Bảo-An, các viên-chức và sĩ-quan cố-vấn Hoa-Kỳ, v.v... Chắc-chắn là Tống đã nghe nhiều điều bổ-ích liên-quan đến quân-ngũ và Chính-Quyền.
Sau khi quan-khách ra về, Tống tiếp-tục ngồi lại với các đợt thực-khách khác từ các Quận & Xã về dự tiệc, vì họ rất khoái nói chuyện với "em ông Trưởng-Ty" mãi cho đến khuya.
Sau bữa tiệc ấy, chắc hẳn là lần đầu tiên Lý Tống uống rượu, mà lại uống nhiều, em say liên-tiếp hai ngày, chỉ nằm và cười một mình. Các thuộc-viên của tôi chốc chốc lại vào thăm Tống và nói với nhau: "Anh ấy thật là hiền-lành!"
Ở chơi với tôi đến ngày 02-9-1964 thì Tống lên đường vào Sài-Gòn thực-hiện chí-hướng của mình.



Qua năm 1965, một hôm trung-tá Phan Quang Điều, Trưởng Ty An-Ninh Quân-Đội địa-phương, mang hồ-sơ của Tống đến, để tôi đọc, xác-nhận, và ký tên bảo-đảm về phương-diện an-ninh chính-trị cho Tống.
Thế là em đã trở thành quân-nhân.



THỜI-GIAN 1970-1973, tôi coi Ngành Đặc-Cảnh Vùng II, văn-phòng đặt tại Nha-Trang; Tống thường về thăm.
Có hai hình-ảnh về em đã in đậm nét trong trí nhớ tôi.
Thứ nhất, hầu như lần nào Tống cũng dẫn theo một cô bạn gái, mỗi lần một cô khác nhau, và cô nào trông cũng xinh. Đó là chưa kể những cô mà tôi cũng như người nhà không có dịp thấy. Trong nhà, ngoài đường, ai cũng khen em có số đào-hoa. Vợ tôi hỏi em: "Sao chú chưa lập gia-đình?" Tống cười: "Em đang còn bay nhảy mà!"
Thứ hai, Tống có thói quen lái xe thật nhanh. Xe của tôi thì có chiếc sơn màu xanh+trắng của Cảnh-Sát, có chiếc sơn màu trắng sữa và mang bảng số ẩn-tế của thường-dân, mà Tống cứ lái vụt vào phi-trường quân-sự Long Vân cũng như một số đơn-vị quân-sự khác, không ngừng lại tại các trạm kiểm-soát của Quân-Cảnh, khiến các sĩ-quan an-ninh thỉnh-thoảng lại gọi than phiền với tôi. Các con tôi hỏi: "Chú lái xe gì mà nhanh dữ thế?" Tống đáp: "Thì chú bay mà!"



MỘT hôm, không lâu trước ngày Quân-Khu I thất-thủ, trong thời-gian tôi làm Giám-Đốc Đặc-Cảnh Vùng này, Trung-Tâm Hành-Quân của Sư-Đoàn I Không-Quân gọi điện-thoại báo tin là Tống đang bay từ Bửu-Sơn ra Đà-Nẵng để đến thăm tôi. Tôi rất mừng, vì tôi đã ra Vùng I từ cuối năm 1973, đến nay mới có dịp gặp lại nhau. Tôi vội vào phi-trường đón em.



Gặp nhau tôi mới biết là Tống đang gặp phải một chuyện khó-khăn. Số là Tống được cấp trên tín-nhiệm giao thêm phần-vụ quản-lý Câu-Lạc-Bộ Không-Quân ở phi-trường Bửu-Sơn. Vốn tính bay-bướm, Tống tuyển một cô-gái vào phụ việc, hẳn-nhiên là đẹp, giao cho cô-ta cất giữ tiền-nong. Cô thủ-quỹ ấy ôm trọn số tiền mấy trăm ngàn đồng trốn đi. Tống được Cấp Trên hạn cho một thời-gian ngắn để kiếm đủ số bù vào. Biết tôi là một viên-chức liêm-khiết, mà nhà lại nghèo, khó giúp được em; nhưng vì là chỗ anh+em, vui/buồn có nhau, nên Tống ra đây tìm tôi.

Đó là lần cuối anh+em chúng tôi gặp nhau khi còn ở trên đất nước Việt-Nam.




TÔI bị Việt-Cộng bắt ngày 17-4-1975, và ra khỏi Trại "Cải-Tạo" (sau cùng là trại Tiên-Lãnh, thuộc huyện Tiên-Phước, tỉnh Quảng-Nam) ngày 20-4-1987. Hai ngày sau, về đến nhà ở Nha-Trang, tôi mới biết là Lý Tống còn sống, và đã đến chốn an-toàn.

Em tôi là phi-công cuối-cùng và duy-nhất của Không-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, lái phản-lực-cơ A-37 ném bom lên đầu Việt-Cộng để cản đường chúng tiến vào Miền Nam, rủi bị bắn gãy phi-cơ, nhảy dù xuống đất thì bị địch bắt, trên Quốc-Lộ số 1, Thị-Xã Cam-Ranh, ngày 05-4-1975. Tống bị tống-giam nhiều nơi, trong đó có trại A-30 của Tỉnh Phú+Khánh Việt-Cộng, vùng đất trước kia là Tỉnh Phú-Yên.

SAU một thời-gian thấy hơi yên-yên, các thuộc-viên cũ của tôi lần-lượt tìm đến thăm tôi. Những người đã từng ở trại A-30 trong cùng thời-gian Lý Tống bị giam ở đó, đã kể lại cho tôi nghe thái-độ bất-khuất của em trước mặt kẻ thù; nhất là có lần bị chúng bắt quỳ mà Tống quyết không chịu quỳ, bị chúng dí súng vào đầu và bắn xéo qua bên tai mà Tống vẫn cứ dõng-dạc quát lớn: "Bắn đi! Lý Tống này chết thì sẽ còn có trăm ngàn Lý Tống khác nữa!" Bản-lĩnh cao-cường cùng với câu nói lịch-sử đó đã được nhiều người, nhất là dân Phú-Yên và Khánh-Hòa, dù chỉ ở Trại A-30 sau ngày em đã trốn thoát nơi đây, hoặc ở ngoài đời mà chỉ được nghe người khác truyền miệng với nhau, kể lại với tôi với lòng cảm-phục vô-biên.




Trong giới Cảnh-Sát Quốc-Gia, có một nhân-vật nổi tiếng ngang-bướng; đó là trung-tá Nguyễn Văn Can, cựu Phó Giám-Đốc Cảnh-Sát Công-An Trung-Nguyên Trung-Phần, cựu Trưởng Ty CSQG Tỉnh Quảng-Ngãi. Can cũng bị giam ở trại A-30, và được mọi người kính phục, vì anh cũng đã công-khai chống lại Ban Giám-Thị và bọn cán-bộ quản-giáo; điển-hình là việc anh vẫn trước sau không chịu hát bài "Bác cùng chúng cháu hành-quân". Việt-Cộng hạch hỏi lý-do, anh đáp: "Tôi có cùng đi hành-quân với 'Bác' lần nào đâu?" Trong năm 1991, trên đường từ Huế trở vào Sài-Gòn, Can ghé thăm tôi ở Nha-Trang. Khi đề-cập đến Lý Tống, chính anh cũng không tiếc lời khen-phục em tôi.

Con-gái thứ ba của tôi, Xuân-Lộc, bị bắt về tội vượt biển, cũng có thời-gian bị đưa ra giam ở Trại A-30 nói trên. Cũng vì Lý Tống đã được mọi người trong Trại cũng như ngoài Trại biết đến, nên hầu như ngày nào cũng có nhiều tù-nhân lẫn với thường-dân tìm cách đến gần con tôi, để "xem mặt cháu của Lý Tống".



TẠI Nha-Trang, có một người con-gái đẹp, tên Thu-An. Cô là sinh-viên đại-học ở Hoa-Kỳ, về thăm nhà thì bị kẹt luôn vì vụ Việt-Cộng tiếm chiếm Miền Nam. Thân-phụ của cô là một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cũng bị tập-trung "cải-tạo" tại Trại A-30. Thu-An đến thăm+nuôi cha, để ý thấy Tống lần nào cũng đi chân trần, thản-nhiên giẫm lên gai nhọn, đá sắc, đất nóng, than hồng. Thấy hiện-tượng lạ, Thu-An tưởng Tống không có gì mang, bèn gửi biếu Tống một đôi dép cao-su.

Những lần đến Trại sau đó, cô thấy Tống luôn mang theo đôi dép nói trên, bằng cách buộc dây đeo trên vai mình, còn chân thì vẫn đi không.

Thu-An vượt biển, bị bắt, bị giam cùng Trại A-30.

Được nghe kể lại về những thành-tích hào-hùng của Tống, lại tận mắt thấy sức mạnh tinh-thần phi-thường của chàng thanh-niên, người đẹp Nha-thành đã dành hẳn cho em tôi một mối tình đẹp như mộng và thơ.

Sau khi vượt thoát được Trại A-30, Lý Tống đã ghé đến thăm Thu-An, để chào từ-biệt trước khi đi tiếp vào Sài-Gòn tìm cách vượt biên.

Tống đã ra đi theo chí tang-bồng, biết đến bao giờ mới gặp lại nhau!

SAU đó, Thu-An qua Đức, và lập gia-đình.

Cha+mẹ Thu-An với tôi là chỗ đồng-hương, cùng quê Hưng-Yên. Bà-mẹ thường đến thăm tôi.
Năm 1990, bà đi thăm con ở Tây-Đức về, cho tôi biết là Lý Tống có xuất-bản một cuốn sách, nhan đề "Ó Đen". Cuốn sách ấy đã đến tay Thu-An. Bà có đọc nó ở Đức, và nói với tôi: "Đáng lẽ Tống nên tránh nhắc và in ảnh của Thu-An trong sách, khi người con-gái đã lập gia-đình".
Năm 1991, Thu-An cùng chồng và hai con về Việt-Nam; tôi có gặp và mừng cho Thu-An có một người chồng đẹp trai, rất cưng yêu vợ, thật là xứng đôi.

NHỮNG người quen-biết cũ của anh+em chúng tôi cho tôi biết là Lý Tống đã xâm-nhập vào phi-trường Tân-Sơn-Nhất, nơi được Việt-Cộng canh gác kỹ-càng. Thế mà Tống leo lên được một chiếc phi-cơ, định đánh cắp nó, nhưng bị trục-trặc máy-móc nên không lái bay đi đuợc; song đã thoát ra an-toàn. Trong hành-động này, đã có một vài người thân, trong đó có cả người đẹp, đồng lòng tiếp sức với em.
Bà-con còn kể lại rằng, trong những ngày Tống trốn-tránh Công-An Việt-Cộng ở Sài-Gòn, vào năm 1980, có nhiều cô gái đã đến với Tống; thậm-chí họ còn ghen nhau, làm người chủ nhà hết hồn.




BẢY năm sau đó, được tin tôi mới từ Trại "Cải-Tạo" về nhà, một người con-gái tên Hạnh từ Sài-Gòn gửi thư ra Nha-Trang thăm tôi, cho biết địa-chỉ, và ngỏ lời mời, khi nào có dịp tôi vào Sài-Gòn thì ghé thăm cô, để cô được dịp làm quen, vì cô là một bạn cũ của em tôi. Nội-dung lá thư trang-nhã, nét chữ viết đẹp, lời-lẽ lễ-phép, thân-mật, nhưng tôi cảm thấy có ngụ trong đó một chút tự-tin và tự-hào. Tống đã từng có không biết bao nhiêu bạn gái, thuộc nhiều thành-phần... Bảy năm qua rồi, còn gì! Ý Hạnh muốn cho tôi thấy ở cô có một giá-trị nào đó; ít nhất thì cô cũng có nhà cửa đường-hoàng, vẫn còn nặng tình với Tống, còn muốn ra mắt bà-con...




Cuối năm 1991, nhân dịp tôi vào để lập thủ-tục xuất-cảnh tại thành-phố thủ-đô xưa, Hạnh đến thăm tôi. Qua cơn dâu bể, tôi chưa thấy có một cựu-nữ-sinh-viên Văn-Khoa Sài-Gòn nào còn ở lại với quê-hương khốn-khổ mà còn giữ được dáng-vóc yêu-kiều của một thời xa-xưa như Hạnh của em tôi.
Hạnh cho tôi biết nội-dung của cuốn "Ó Đen", mà Tống lén-lút gửi về từng phần, về cuộc vượt-biên vượt-biển lịch-sử của Lý Tống mà cả thế-giới đều đã ngợi-ca: trong sự-nghiệp đó, ở giai-đoạn đầu, tuy đánh cắp hụt phi-cơ, Hạnh đã đóng-góp một phần vô-giá cho Tống đột-nhập phi-trường.
Tôi hỏi Hạnh có muốn đi Mỹ không. Biết ý tôi hỏi có muốn qua với Tống không, Hạnh đáp: "Không". Tôi hỏi vì sao. Trả lời: "Vì nếu qua Mỹ thì phải làm lại tất cả". Tôi hiểu ý Hạnh, không phải nói về công-ăn việc-làm, mà nói về tình-cảm giữa hai người. Tôi hỏi: "Sao phải làm lại?" Hạnh đáp: "Làm lại về phía anh ấy, chứ về phía em thì có gián-đoạn gì đâu!" Tôi hỏi Hạnh về tương-lai, cô đáp: "Em sẽ ở vậy trọn đời!" Tôi lại hỏi thêm: "Tống có còn gì dành cho em không?" Hạnh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh ấy nếu không còn gì cho em, thì vẫn còn có một cái gì vô-cùng cao-đẹp hơn, cho mọi người!"
Tình yêu của Hạnh đã chuyển từ một vô-vọng vị-kỷ sang một kỳ-vọng vị-tha.




TỪ cách nửa vòng quả đất, Tống được tin tôi đã về nên gửi thư về thăm tôi. Và khi Tống đang chuẩn-bị luận-án tiến-sĩ thì em có gửi cho tôi hai bản lược-đồ, nội-dung chủ-đề "Integrative Elephantism and the Causes of War Initiation" và "The Bull's Eye of Integrative Elephantism". Vì không kèm theo bản văn nên tôi không thể hiểu được ý chính; chỉ thấy lờ-mờ:




Lược-đồ thứ nhất "Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?) và Những Nguyên-Nhân Khởi-Chiến", là một con voi đứng trên nền-tảng kỹ-thuật bằng hai chân sau (Năng-Lực Công-Nghiệp và Năng-Lực Quân-Sự), đưa cao hai chân trước lên (Năng-Lực Chính-Trị và Đặc-Tính Quốc-Dân), cho thấy cái bụng là Lĩnh-Thổ, cái lưng là Dân-Cư, cái đuôi vẫy lá cờ Mỹ, Chủ-Nghĩa Lý-Tưởng Đạo-Đức, cái cổ là An-Ninh Quốc-Gia, cái tai là Chủ-Nghĩa Hiện-Thực Chính-Trị, đầu đội chiếc mũ biểu-trưng USA, đôi mắt là Quyền-Lợi Quốc-Dân, cặp ngà là Tinh-Thần Phản-Cách-Mệnh; cái vòi quấn quanh và nâng lên cao một cô thiếu-nữ mặc quần-áo tắm (không rõ là để quật chết hay để tung hô) với cái nhãn-hiệu Chủ-Nghĩa Đế-Quốc (không rõ để chỉ cô gái hay chỉ cái vòi);
Lược-đồ thứ hai là "Trung-Tâm-Điểm (hoặc Yếu-Tố Thành-Công) của Học-Thuyết Đại-Tượng Nhất-Thống (?)" cho thấy 5 cấp-độ: giữa Hòa-Bình và Cạnh-Tranh 20%, từ Cạnh-Tranh đến Tranh-Chấp Nhẹ 40%, từ Tranh-Chấp Nhẹ đến Tranh-Chấp Nặng 60%, từ Tranh-Chấp Nặng đến Bờ-Vực Chiến-Tranh 80%, và từ đó đến Chiến-Tranh 100%, với nhiều phụ-chú chi-tiết linh-tinh.
Tôi chỉ hiểu được thế thôi, và lại tự hỏi chẳng lẽ Tống muốn nói về chính-đảng Cộng-Hòa của Mỹ mà biểu-tượng là Con Voi, hay muốn triết-lý về câu chuyện một số người mù "thấy" Voi của Việt-Nam? Chắc phải là một kết-luận cho một công-trình nghiên-cứu lớn về tình-hình toàn-cầu. Chung-quy tôi vẫn chưa hiểu Tống muốn nói gì. Chính-trị mà!




TỐNG tiến-hành nhiều dự-án cùng một lần. Thí-dụ em đã nhờ tôi hợp-tác soạn-thảo một tác-phẩm mệnh-danh "Tự-Điển Thi-Nhân"; nhưng đó chỉ là một cuốn sách gợi ý, gợi vần, tìm chữ cho người mới tập làm thơ, sắp xếp theo thứ-tự từ-điển: A thì "lắm a?", "thế a?", rồi đến "ba-ba", "thu-ba", "yên-ba", v.v... Tự-điển này gồm ba thứ tiếng Việt-Anh-Pháp: Tống muốn giúp cho cả những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp cũng có thể dùng nó để chọn chữ, gieo vần, làm thơ Việt-Nam!

*

LÒNG tôi nôn-nao đợi ngày lên đường.
Qua Mỹ với Tống tôi sẽ thấy rõ, chắc là toàn những việc làm động-địa kinh-thiên, của một anh-hùng hậu-chiến Việt-Nam!


LÊ XUÂN NHUẬN


===

ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT

===

Tùy bút của nhà văn CS Nguyễn Khải (1930-2008)

viết hơn một năm trước khi mất ở Sài Gòn

==


GIỚI THIỆU
Nguyễn Khải được xếp là hạng nhà văn trung thành với chế độ. Nhưng cũng như Chế Lan Viên, HỒ Dzếnh, đến ngày sắp từ giã thế giới loài người, ông mới tỏ ra "hối ngộ" vì đã theo cộng sản, tiếp tay cho bọn bán nước, hại dân. Truyện ngắn sau đây đã nói lên ý nghĩa đó. (Bài này nhận được từ Hội Nhân Quyền Việt Nam, Thụy Sĩ)
Sơn Trung


==


Tiểu sử và tác phẩm:

Nguyễn Khải (tên thật Nguyễn Mạnh Khải), sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930, tại Hà Nội, nguyên quán Nam Định. Sau tháng 4 năm 1975, vào định cư tại cố đô Miền Nam Việt Nam Tự Do (bị CS đổi tên TP HCM). Mất ngày 15 tháng giêng năm 2008 (nghe nói vì bao tử bị nhiễm độc sau khi mổ tim). Theo bộ đội CS năm 1946 làm báo ở quân khu 3. Đảng viên CS. Một trong những người sáng lập và biên tập tạp chí Quân đội (CS). Mang quân hàm đại tá về làm công tác trong Hội Nhà Văn VN (CS), từng nắm chức vụ phó tổng thư ký và ủy viên ban chấp hành Hội, đại biểu Quốc hội CS. Viết tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, kịch…Tiểu thuyết Xây dựng (1951), Xung đột (1959), Gặp gỡ cuối năm (1982); truyện ngắn Mùa lạc (1960), Một người Hà Nội (1989), Một thời gió bụi (1993; tự truyện Thượng đế thì cười (2003), v.v.

==




ĐI TÌM CÁI TÔI ĐÃ MẤT



Tùy bút của nhà văn CS Nguyễn Khải (1930-2008)




1.

Năm 70 tuổi tôi bắt đầu chán viết, người rã ra, đọc sách cũng nằm, đọc được mười lăm phút chữ nghĩa đã loè nhoè, chả rõ mình đang đọc cái gì. Rồi ngủ. Ngủ như chim, một chớp mắt đã tỉnh, tiếp tục đọc nốt cái nửa trang đọc dở vẫn cứ lờ mờ vì chả còn nhớ họ viết cái gì trong cái nửa trang vừa đọc. Cũng năm ấy tôi được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2. Mừng thì rất mừng nhưng tôi đã nhận ra ngay đây là tấm bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc. Thế là lại buồn, ra vào ngẩn ngơ cả tháng. Rồi quyết định ra chơi ngoài Bắc, trở lại quê ngoại là nơi tôi đăng ký tòng quân năm 1946, cũng là nơi tôi tập tọng viết những bài báo kháng chiến đầu tiên in litô vào năm 1949. Nó mở đầu cho nhiều chục năm tiếp theo, vừa là anh bộ đội vừa là nhà báo nhà văn.


Cái thị xã quạnh quẽ, tơi tớp, tối tăm, toàn một màu xanh và đen những năm nào, giờ đã biến hoá thành một quận của Hà Nội hay Sài Gòn hôm nay. Lại nhớ tới những dãy phố ngắn ngủi, nhà thấp, hè hẹp, rợp bóng nhãn, mặt người hiền lành, dáng đi thong thả, thị xã như cái làng lớn, đi một đoạn đường phải chào hỏi không biết bao nhiêu là người vì toàn người quen cả. Năm chục năm sau, trở lại cái thị xã của tuổi mới trưởng thành, mà là trở về lần thứ ba (hai lần trước cách đây đã hơn hai chục năm) , cái mảnh đất thân thuộc đã hoá ra xa lạ. Đạp xe cả ngày chả gặp người quen nào, hoặc có gặp nhưng đã là hai ông già ở tuổi bảy mươi làm sao nhớ lại gương mặt của nhau cái thời mới mười tám đôi mươi. Lần về thứ hai vẫn còn ba người quen cũ, một người là Thuận, đại tá về hưu, một người là Tùng, trung đội phó, một người là Mễ, tiểu đội trưởng là những cấp chỉ huy đầu tiên của tôi trong cuộc sống quân ngũ.



Lần này về gặp anh Thuận, cũng là ông chủ báo đầu tiên của tôi, anh hơn tôi vài tuổi. Còn hai người kia đều mới mất ở tuổi ngoài bảy mươi cả. Đường phố không quen, mặt người không quen, còn lại một ông bạn thân tối ngày đi họp, đủ các thứ hội hè để ông đến họp, vẫn là cái khát khao của người đã già, đã nghỉ hưu có dịp gặp lại bạn cũ, trò chuyện là chính, nhắc lại chuyện ngày xưa là chính, rồi than thở, đủ thứ than thở, chuyện nhà chuyện nước.



Cũng buồn nhỉ? Chuyện người già có vui bao giờ, người đã xong một việc có làm gì cũng không thể vui. Vì tôi là người có gốc địa phương nên tỉnh uỷ có gặp và mời ăn một lần cho phải phép. Nhưng nhìn những gương mặt quan chức của tỉnh hôm nay mà kinh ngạc. Mặt người nào cũng đầy những múi thịt, sần sùi, nói nhiều, cười to, lời lẽ nhạt nhẽo, dung tục, và không bao giờ nhìn thẳng vào mặt mình để nói, cứ như là đang nói với một ai khác ngồi cạnh mình hoặc ngồi sau mình. Bữa sắp về Hà Nội, bí thư tỉnh uỷ lại mời gặp, không phải là gặp chính thức mà là cùng ngồi ăn sáng với ông vì ông cũng đang bận.



Buổi gặp vừa hình thức vừa khó chịu vì chỉ có người lãnh đạo của tỉnh nói, nói như người rao hàng, mắt nhìn đâu đâu, bụng nghĩ đâu đâu. Tôi chỉ còn nhớ một chuyện, có một ông tướng, là danh tướng, người địa phương, có đem một giống hoa lạ từ Hà Nội về, tự tay ông trồng ở vườn hoa của tỉnh uỷ vì phải chọn đúng ngày, đúng giờ, cả đúng hướng nữa mới đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho dân trong tỉnh. Thật vậy sao?



Trong mấy ngày xuống xã vừa vui vừa buồn. Ai cũng giàu có hơn trước, nấu cơm bằng nồi cơm điện, tối xem tivi mầu, giờ rảnh thì xem phim bộ. Mỗi xóm đều có cửa hàng cho thuê băng vidéo, có gái điếm cho ngủ chịu đến mùa trả bằng thóc, có cờ bạc, có hút thuốc phiện và chích heroin, thành phố có gì ở làng quê đều có, cả hay lẫn dở, dở nhiều hơn hay.



Tôi về một xã, xã cho tôi ở nhà một anh bưu tá, lúc rảnh rỗi hỏi chuyện gì anh cũng bảo không biết. Ở xã ba ngày, đảng uỷ, uỷ ban không ai tiếp cả. Có một buổi tối có một anh chàng to béo đến chơi với gia đình, cả vợ lẫn chồng nhà chủ ăn nói thưa gửi, bộ điệu khúm núm. Anh ta ngồi ưỡn người trên ghế tựa, hai chân xoạc rộng, hai bàn tay đặt lên bụng, nói hỏi trống không, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn tôi nhưng không hỏi gì, chào cũng không, mắt nhìn cứ lừ lừ, mà hắn chỉ đáng tuổi con tuổi cháu. Tôi cứ nghĩ tay này hẳn là dân buôn bán ở tỉnh có họ hàng gì với anh chủ nhà, tạt qua chốc lát rồi đi. Nhưng anh bưu tá lại bảo đó là ông chủ tịch xã. Lại một ngạc nhiên nữa ! Mấy ngày sau lại về một xã thuộc phía Bắc tỉnh. Cách đây đã ba chục năm tôi đã đi đi về về xã đó khoảng một năm để viết về một anh chủ tịch xã chưa tới ba mươi tuổi trong cái thời có cao trào lập hợp tác xã nông nghiệp. Ngồi chơi ở phố huyện kề liền xã bất ngờ lại gặp người quen cũ của mấy chục năm trước. Hiện giờ ông ấy đã ngoài sáu chục tuổi, có cửa hiệu chụp ảnh ở ngay phố, to béo, rềnh ràng, chuyện gì cũng biết, lại biết cách thuật lại về mọi cái biết của mình một cách sống động, tươi rói, nghe chuyện mà tưởng như chính mình cũng được chứng kiến.




Nhà văn mà gặp được một người như thế là có thể nghĩ ngay một cuốn sách sẽ viết, viết cũng nhanh thôi, vì mọi vật liệu đã sẵn sàng. Bao nhiêu chuyện xui xẻo, buồn bã của chuyến đi bất thần được đền bù quá hậu hĩ nhân một lần gặp lại người quen cũ. Đang mừng khấp khởi liền bị mấy ông xã nhảy vô phá đám, đi một bước có trưởng công an xã theo một bước, vừa là người hướng dẫn vừa là người bảo vệ. Chỉ được trò chuyện với người đã được xã giới thiệu và ăn ngủ tại nhà ông bí thư xã. Nhưng tôi đâu có chịu thua hoàn toàn.


Xuống cái xã bị ghẻ lạnh thì tôi chơi với dân, viết về một ông nông dân bị giời hành, được bạn bè khen là rất khá. Về cái xã được chiều chuộng quá mức tôi viết được cái bút ký “Mất toi một cuốn sách”. Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người.



2.



Tôi là một đứa trẻ khi bước vào đời có nhiều điều thua thiệt nhưng tôi đã biết níu chặt lấy thời thế mà leo dần lên. Tôi nói thế chả phải vì cái thói cơ hội, thời này có mấy ai thích nói mình thành tài là nhờ cách mạng. Nhưng có nhiều người được cách mạng ôm hẳn vào lòng nâng niu, vỗ về mà vẫn không nên người thì sao? Là vì họ còn thiếu một yếu tố nữa, thiếu cái đó dầu họ có được bước trên thảm đỏ, kẻ nâng người dắt một đời vẫn không ra con người tử tế. Mà tôi thì có, có dư thừa. Ấy là cái tính hài hước bẩm sinh, trước hết là biết giễu mình, theo dõi từng bước đi, từng câu nói của chính mình bằng cái nhìn của người khác vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau mình đến người, tôi cũng hay nhìn ra cái khía cạnh buồn cười ở người khác dầu họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng đến thế nào.




Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.



Muốn có cái mình không thể có không chỉ là chuyện buồn cười mà còn là căn bệnh không thể cứu chữa của nhân loại. Các triết gia, giáo chủ cũng không thoát khỏi cái trò cười ấy. Họ muốn cho nhân loại cái họ không thể có, muốn cứu nhân loại bằng những phương tiện nhiều lắm chỉ đem lại mê say tự huyễn hoặc mà thôi. Học thuyết xã hội hay tôn giáo khôn ngoan phải là học thuyết mở, có thể là thế này mà cũng có thể là thế khác, luôn luôn biến hoá, lấy sự biến hoá của thời thế và con người làm mục tiêu tối thượng để tự điều chỉnh. Học thuyết là do con người làm ra, một trí tuệ sáng láng nhất vẫn cứ bị ràng buộc bởi nhiều vòng tự giác và không tự giác của thời thế, của cuộc đời.



Bởi vì họ không thể là Thượng Đế để biết hết vô vàn nguyên nhân những tác động qua lại, uốn éo, bất ngờ của nó đưa đẩy mọi sự vật tới những thay đổi rất nhỏ, không mấy ai chú ý, cuối cùng là những biến thiên cực lớn. Chả có học thuyết nào dự đoán đúng những gì sẽ xảy ra trong tương lai và cũng chẳng thể dự đoán được cái kết cuộc của nhiều sự việc đang xảy ra trong hiện tại. Mọi lời tiên tri đều có tính mê sảng, đồng cốt. Dành cả một thời thanh xuân để tin vào những lời tiên tri ấy, về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.



3.



Tính hài hước là cái thứ mà người cộng sản ghét nhất vì nó có thể biến mọi chuyện thiêng liêng thành trò cười. Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường.



Hình ảnh của Lenin và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. Bài hát về lãnh tụ trang nghiêm như thánh ca, người hát có dáng điệu sùng bái như tín đồ. Cái thế giới cá nhân của các công dân đã bị đốt cháy, đã thành tro bụi và tan biến trong hương khói của đền đài. Trong không khí ngùn ngụt lửa cháy cùng với tiếng sóng hoan hô khi gần khi xa không lúc nào dứt, vậy những người làm việc bằng trí tuệ sẽ tìm đâu ra một khoảng trời yên tĩnh và tự do để suy nghĩ về những công trình một đời của riêng mình. Người cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cách làm việc cá nhân, đơn độc, xa rời quần chúng, xa rời các phong trào cách mạng có tính địa phương của các nhà trí thức thấm đẫm “tư tưởng tư sản” ấy. Phải cải tạo họ bằng các chuyến đi thực tế, bằng các lớp học chính trị ngắn hoặc dài ngày, và bằng cả những lần được gặp gỡ thân mật với lãnh tụ để có thêm lòng tin vào những lý do phải tự phủ định, để khẳng định sự nghiệp vĩ đại của quần chúng.


Phải bỏ hẳn những tư tưởng triết học và thế giới quan phù hợp với cách nghĩ, cách nhìn, cách đánh giá của riêng mình, đã được chứng minh qua những trải nghiệp của bản thân để nhập vào dòng tư tưởng chính thống, cái triết học chính thống, cách nhìn nhận và đánh giá chính thống, xét cho cùng chả liên quan bao nhiêu tới cái tâm sự đang ấp ủ, tới những điều cần phải viết, và trên hết, máu thịt hơn hết là những phát hiện độc đáo của riêng mình trong lịch sử, trong văn hoá, trong nhân sinh. Mất những cái đó thì còn sống tiếp làm gì, còn viết tiếp làm gì nên một số đã phải đổi nghề, bỏ nghề sáng tạo sang nghề cạo giấy, làm một anh công chức hiền lành, mẫu mực, vừa có quyền vừa có lợi. Cái danh cái lợi cũng có sức quyến rũ người ta lắm, qua nhiều năm tháng nó đã trở thành ý nghĩa quan trọng nhất để sống, sống với vợ con, với bạn bè, với xóm làng, với xã hội. Còn một số nhỏ vì không làm nghề gì khác ngoài cái nghề văn chương nên đã đầu quân về các nhà xuất bản, tuần báo, tạp chí tiếp tục làm nghề nhưng phải viết trong khuôn phép đã quy định, cũng có đôi lúc đã tự buông thả theo những cảm xúc tự nhiên hoặc bất chợt bị mê hoặc bởi những hình tượng nghệ thuật quá đẹp đã trở thành những nạn nhân oan uổng của nhiều vụ án văn tự, nghĩ lại mà tiếc cho nhiều người, mộng mơ nhiều thì tài năng cũng nhiều đều bị thui chột ngay từ những năm còn trẻ.



4.



Trong suốt ba chục năm chiến tranh, mỗi người Việt Nam đã quên hẳn những nhu cầu vật chất và tinh thần của riêng mình để được cùng sống như mọi người, cùng cảm nghĩ như mọi người, sống cùng sống chết cùng chết. Học thuyết Mác và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản được tôn vinh đến tuyệt đối. Vì số phận cá nhân gắn liền với tập thể với dân tộc, trùng hợp khít khao với các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền và những tham vọng của người lãnh đạo. Nhưng cả mấy thế hệ cùng tham gia chiến tranh, sống trong một môi trường xã hội, chính trị của một đất nước đang có chiến tranh cũng là một tai hoạ khôn lường.




Trong chiến tranh tập thể gạt phắt cá thể sang một bên, có thể giẫm đạp lên nó cũng chả mất mát gì, vì chiến tranh đòi hỏi sự nhất trí, cần sự ra lệnh đúng lúc của nhiều cái đầu chứ không có thời gian bàn luận, sai đúng có sự tham gia của nhiều cái đầu. Vả lại nếu người lãnh đạo tính toán sai lập tức sẽ bị đối phương trừng phạt ngay, không sớm tỉnh ngộ thì cả sự nghiệp có thể bị đổ vỡ. Đến thời hoà bình thì chỉ còn dân chúng đối mặt với chính quyền, quyền lợi khác nhau, nguyện vọng khác nhau, có trăm ngàn thứ khác nhau trong một cộng đồng : dân tộc, tôn giáo, văn hoá, điều kiện sống… trong một thời gian dài tạm quên đi, tạm gác lại để lo việc lớn, lúc này nhất loạt trỗi dậy, đòi hỏi và mỗi cá nhân đều thấy cái mình đòi là quan trọng nhất, bức thiết nhất. Độc lập có rồi, tự do có rồi, vậy cái hạnh phúc của mỗi chúng tôi nhà nước định quên sao? Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả.




Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ? Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. Nhưng dân chúng vẫn có cách xả nỗi bất bình của họ bằng cách sáng tạo ra nhiều chuyện tiếu lâm chính trị. Trong cả nước không đâu có nhiều chuyện tiếu lâm bằng Hà Nội vì nó là thủ đô hành chính, mọi chuyện cung đình vừa thật vừa giả tràn gập các quán cà phê mỗi ngày.



Không ra được báo viết thì làm báo mồm vậy, lời nói bay đi lấy đâu làm bằng, tưởng như vô hại mà hại vô kể. Vì nó sẽ thành dư luận, không ai bắt giam được dư luận, giết được dư luận, cái dư luận hỗn tạp, vô sở cứ mở rộng mãi ra, bao trùm mọi việc mọi người trở thành mặt bằng mới để đặt ra các tiêu chuẩn sống cho một thời. Cái tiêu chuẩn mới có tên gọi là “ mặc kệ nó ”.


Nó là người khác, là nhà nước, là bất cứ ai, bất cứ việc gì không có quan hệ trực tiếp tới các lợi ích cá nhân mình. Cái cá thể sau một thời gian dài nhập vào cái tập thể đã tự tách ra khỏi nó để tìm lại mình. Nhưng cách tìm lại ấy thường thuộc về phía tiêu cực của con người, lấy lợi ích bản thân làm mục tiêu nên không tạo ra được sự thăng hoa, sự tự do chân chính, là môi trường cho mọi sáng tạo độc đáo, vừa thấm đẫm tính cá nhân vừa thấm đẫm tính thời đại ở yếu tố tiền phong của nó. Ở đây tôi muốn nói thêm, tự do được nuôi dưỡng tự nhiên trong môi trường dân chủ là tự do của cống hiến, còn tự do vừa thoát ách chuyên chế thường có tính phá hoại, trả thù, để bù lại những năm tháng bị tước đoạt.



Cứ so sánh về tự do của một xã hội dân chủ nhiều trăm năm như Hoa Kỳ và tự do vừa giành được của nước Nga Xô Viết là đủ rõ. Vì nó không được chuẩn bị, không được giáo dục, mọi bản năng của con người được xổng ra nhất loạt sẽ gây hỗn loạn cho cộng đồng, nhiều hơn là xây dựng. Dân chủ và tự do phải có thời gian để làm quen, để học cách sử dụng và bảo vệ, phân được ranh giới giữa cá nhân và cộng đồng. thành pháp luật, thành tập quán mới có thể đơm hoa kết trái được.



5.



Một đất nước bị xâm lược, rồi bị nô dịch, dân chúng thành nô lệ không được pháp luật che chở, làm người cũng khó nói gì tới ý thức cá nhân trong mỗi con người. Ý thức cá nhân là ý thức về cái riêng biệt của mình, về cái có thể cống hiến của mình cho cộng đồng không giống với một ai do có một cách cảm nhận riêng, một cách suy nghĩ riêng, từ đó… Những cái giá trị cá nhân chỉ được nhìn nhận, được tôn vinh ở những xã hội tương đối tự do, các mối quan hệ giữa người với người tương đối tốt đẹp.

Ở xã hội tư bản mà chúng ta vốn có thành kiến là rất xấu xa lại thường hay cho những tiếng kêu cứu, bảo vệ những giá trị truyền thống của cá nhân, vì đồng tiền đang làm mất phẩm giá của con người, phá vỡ nền tảng đạo đức, làm rối loạn các mối quan hệ xã hội. Con người được sống no đủ, trong tiện nghi mà vẫn đối địch với nó, muốn thoát ly khỏi nó vì không được thoả mãn những nhu cầu về tinh thần. Ta hay lấy những chuyện đó để làm chứng một cách hả hê cho sự tha hoá của con người sống dưới chế độ tư bản. Vậy các công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa thì sao? Chả có ai kêu ca gì.




Nhà văn là người có trách nhiệm chăm lo cuộc sống tinh thần của đồng loại cũng không kêu. Có một nhà văn Nga [Vladimir Dudinzev / Владимир Дудинцев - chú thích của Diễn Đàn] viết cuốn sách Người ta không chỉ sống bằng bánh mì [Не хлебом единым - chú thích của Diễn Đàn] bị cả giới văn nghệ Liên Xô phê phán. Ông đã viết sai vì các nước xã hội chủ nghĩa rất coi trọng cuộc sống tinh thần của các công dân. Họ đọc sách rất nhiều, trên xe điện, xe buýt, trong công viên, đứng xếp hàng từng dãy dài mua thực phẩm, mua vé xem vũ kịch, nghe âm nhạc họ đều mở sách đọc rất chăm chú, tưởng đâu như cuộc sống đích thực của họ là ở các trang sách.




Chỉ có những giây phút chìm đắm trong sự đọc họ mới có cơ hội ngẫm nghĩ về thân phận của mình, của đồng loại, tìm lại cái bản gốc cá nhận đang lưu lạc ở một góc khuất nào đó của riêng mình. Rời khỏi trang sách là rơi ngay vào vòng quay của trăm ngàn công việc chả có nghĩa lý gì ngoài sự mưu sinh để tồn tại. Những ngày nghỉ, những giờ tạm gọi là rảnh rỗi họ cũng không được ngồi một mình, ngẫm nghĩ một mình, có bao nhiêu buổi lễ kỷ niệm lớn nhỏ, những phong trao cam kết thi đua và vô vàn cuộc họp của ngành của giới đã choán hết phần thời gian còn sót lại…



Cuộc sống tập thể đã nhấn chìm cuộc sống cá nhân, cuộc sống trong chiến tranh đã xoá nhoà mọi thói quen của cuộc sống thời bình. Lúc nào cũng có kẻ thù rình rập đâu đó để tìm cớ lật đổ chế dộ bằng vũ trang, hay bằng diễn biến hoà bình. Lúc nào cũng được đồng chí trong chi bộ, bàn bè cơ quan giám sát mọi tư tưởng và hành vi để ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân của mỗi thành viên. Lúc nào cũng phải đề phòng, phải đề cao cảnh giác cách mạng, không tin cậy bất cứ ai, kể cả bạn bè. Chỉ có một điều lạ, là trong hoàn cảnh sống không có một tí tự do nào cho cá nhân mà chúng tôi vẫn sống được, lại còn viết văn làm thơ được!



6.



Suốt 80 năm sống dưới ách đô hộ của Pháp, chúng ta vẫn đặt được những viên gạch đầu tiên cho nền văn xuôi Việt Nam . Những truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút của thời ấy được in trên các tuần báo hoặc xuất bản thành sách nay đọc lại vẫn thích thú, vẫn làm ta cảm động. Nhiều truyện được đọc từ tuổi niên thiếu vẫn ám ảnh ta tới tận lúc tuổi già, và một loạt các nhà thơ, nhà phê bình văn học của cái thời gọi là thuộc địa đã trở thành những tên tuổi lớn tồn tại mãi mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Làm thân nô lệ mà vẫn trỗi lên thành những tài năng lớn là sao? Không chỉ trong văn chương mà còn cả trong mỹ thuật, trong kịch nghệ. Không chỉ trong văn nghệ mà trong cả khoa học, giáo dục, trong kinh doanh theo kiểu tư bản và trong nhiều nghề truyền thống.



Tất cả đều được bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ, được phát sáng, được bộc lộ mạnh mẽ các tài năng cá nhân và họ đã trở thành người khai sáng, người mở đường, thành tổ nghề, không chỉ có tài lớn mà còn có đức lớn, là những nhân cách kiểu mẫu cho con cháu, cho giống nòi, đều là chuyện có thật cả, không thể bóp méo hoặc bác bỏ. Mà giải thích về nó cũng rất đơn giản. Chế độ tư bản của Pháp và Châu Âu tiến bộ hơn, văn minh hơn chế độ phong kiến tập quyền của Châu Á tới vài thế kỷ, là khoảng cách giữa hai thời đại, nói như cụ Phan Chu Trinh.



Thời Pháp thuộc bọn thực dân chỉ cấm, bỏ tù, xử bắn những người dám chống đối nó, trước hết là những người cộng sản. Cuộc sống của dân chúng vẫn lầm than như thời xưa, như thời phong kiến, khổ nhất vẫn là nông dân, nhưng xã hội có thêm nhiều nghề mới do công cuộc khai thác tài nguyên ở thuộc địa, hình thành dần nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, có đô thị và các trung tâm buôn bán, có các đường lớn xuyên quốc gia và liên tỉnh, có cầu cống và đường sắt, có báo hàng ngày, có tuần báo và tạp chí. Tiếng nói của công chúng sau nhiều thế kỷ câm bặt đã được cất lên bày tỏ thân phận và nguyện vọng của mình, dẫu còn yếu ớt nhưng đã gây được tiếng vang trong cả nước. Dầu xã hội phát triển một cách nhem nhuốc, đau đớn nhưng vẫn hơn cái thời tù mù, tối tăm của thời phong kiến.


Thời thế là vị tư lệnh tối cao, không có học thuyết nào, một thiên tài chính trị nào dám chống lại những mệnh lệnh của nó. Dám chống lại nó học thuyết sẽ tiêu tan, các chính khách thì thân bại danh liệt. Chế độ thực dân tuy tàn bạo nhưng nó là sản phẩm của thời đại này nên nó vẫn có khả năng ươm cấy nhiều nhân tố tích cực, có giá trị bền vững cho những xứ sở nó đô hộ. Còn những vương triều phong kiến dẫu được cai trị bởi các bậc minh quân thánh trí vẫn là những xã hội hủ lậu và thuộc về quá khứ. Tài giỏi như Khang Hy, Càn Long nếu còn trị vì Trung Quốc tới cuối thế kỷ 19 mà không chịu thay đổi thể chế đã quá cũ kỹ thì vẫn cứ thua, có khi còn thảm bại hơn vì lòng kiêu hãnh bệnh tật của họ.




Cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa tới tận đâu cũng vẫn tạo được những môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng động. Lại lấy thêm một ví dụ về nước Nga trong non một thế kỷ qua. Dưới chế độ Xô Viết, người dân Nga được nhà nước chăm lo hoàn toàn từ khi sinh đến khi chết, nhưng họ vẫn không thích, vẫn thấy ngột ngạt vì đó là cuộc sống không phải lo nghĩ của một trại tập trung, con người bị đánh số, bị xếp theo khuôn, theo hàng, chỉ nhìn thấy đám đông chứ không thể nhìn ra từng con người riêng biệt, kể cả trong triết học và văn chương. Còn thời bây giờ là một xã hội mạnh ai nấy lo, người người lấn chen nhau, tranh cướp nhau vì những tham vọng không được kìm nén, kỷ cương cũ bị xoá bỏ, kỷ cương mới chưa kịp hình thành, mọi sự đều phải làm lại từ đầu từ quốc kỳ, quốc ca, quân kỳ… Nhưng xem ra chả có mấy ai than thở về hiện trạng hỗn loại, họ cảm thấy thoải mái, bằng lòng với cuộc sống đầy bất trắc của hiện tại vì lần đầu tiên họ được lựa chọn cách sống của mình, thắng thua tự mình gánh chịu, cũng là lần đầu họ biết nhận ra cái “ bản lai diện mục” của chính họ.



7.



Bất cứ nhà nước nào lấy học thuyết xã hội hoặc tôn giáo thay cho hiến pháp thì trước sau sẽ chuyển đổi thành nhà nước chuyên chế. Vì trong hàng triệu công dân sẽ có nhiều nhóm người không cùng lòng tin, không cùng tín ngưỡng với nhà cầm quyền. Họ trở thành những cộng đồng đáng ngờ, sẽ bị phân biệt đối xử, trước hết là mất quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản.


Đó là nói về tầng lớp trí thức. Còn những người làm các nghề khác, chả dính dáng gì đến sách vở cũng sẽ cảm thấy bị tước đoạt nhiều quyền tự do, như quyền tự do lựa chọn cách sống của riêng mình chẳng hạn. Đã độc quyền về tư tưởng tất nhiên sẽ độc quyền cả về cách sống, vì mỗi học thuyết đều có phần đạo lý của nó, nó cần tiêu chuẩn làm người đã được lý tưởng hoá của nó để làm khuôn mẫu cho tu sĩ và tín đồ. Tôi có một bà cô sống ở Hà Nội suốt thời Pháp tạm chiếm, là dân cũ của Hà Nội, sau này giải phóng được một năm, bà than thở với tôi, nghĩ rằng sống với cách mạng thì dễ mà hoá ra rất khó. Bà bảo chính phủ gì việc lớn không lo toàn lo việc vặt, từ cách ăn mặc, cách yêu đương, cách nuôi dạy con cái là những việc người dân tự biết cách lo, tự biết cách học, lo không nổi thì đã có dư luận xã hội lo giùm, từ cổ tới nay vẫn thế mà.


Lại nói về những tín đồ trung thành của chủ nghĩa Mác, những chiến sỹ theo cách mạng từ thuở mới lập nước là đám văn nghệ sỹ chúng tôi cũng “sống không dễ” trong sự viết lách. Viết đúng luật lệ thì chỉ có hai chủ đề: căm thù và hy sinh. Cũng chỉ có ba loại người được tôn vinh: công, nông, binh.



Cái thế giới mênh mông, nhiều màu sắc ngày một thu hẹp và chỉ có hai màu: đỏ là quân ta, đen là quân địch. Văn chương cách mạng thoạt đầu cũng lạ so với văn chương thời trước nên được bạn đọc trẻ hoan nghênh. Nhưng cứ phải đọc mãi một vài đề tài quen thuộc, một vài loại người quen thuộc và những tâm trạng rất quen thuộc ngay những bạn đọc trung thành cũng phải chán. Chính chúng tôi cũng tự chán mình. Tài đã kém lại bị bó chặt từ đầu tới chân, xoay tới xoay lui cũng chỉ có một vòng quay, ú ớ một cách nói, càng viết càng nhảm cũng là phải.


Một nền văn nghệ phải phục vụ chính trị (mà chính trị thì sớm nắng chiều mưa) là đã mất một nửa tự do rồi, lại phải phục chính trị theo nghĩa các chủ trương, chính sách của từng thời kỳ thì còn gì là tự do nữa. Ấy là chưa nói mỗi cấp cầm quyền lại có những yêu cầu riêng, những cách đối xử riêng, lúc nhu lúc cương, cái thằng nghệ sĩ chả còn biết lối nào mà lần. Văn chương đã đến nông nỗi ấy mà vẫn có giải thưởng quốc gia, nhưng những tác phẩm được giải thưởng Lenin, Stalin liệu có còn cuốn nào được người Nga hôm nay muốn đọc lại.



Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay chắc chả còn ai nhớ tới mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập thành giấy lộn cho con cháu bán cân. Buồn nhỉ? Nghĩ lại cũng chả có gì phải buồn, con người vốn sống trong những chiều kích hữu hạn lại mơ tưởng những gì do con người làm ra sẽ thuộc về vĩnh viễn, có hoạ rồ! Tất nhiên vẫn có nhiều công trình của trí tuệ thuộc về cõi bất tử nhưng là của các thiên tài. Với bộ não con sâu cái kiến, ngước nhìn những cái đầu khổng lồ ấy làm gì cho thêm buồn ra. Hãy viết những gì trong cái tầm nhìn tầm nghĩ của con sâu cái kiến vậy.


Một cách nghĩ thiếu “ tự hào dân tộc ” nhưng chắc chắn là một cách nghĩ đúng. Đã từng có những quốc gia từng nghĩ từng viết rất tự hào, rất kiêu hãnh rằng dân tộc họ đã sải bước trước nhân loại cả trăm năm, sắp chạm tay vào cánh cửa thiên đàng rồi! Mà rồi sao nhỉ? Là như mỗi chúng ta đều đã được chứng kiến trong suốt mấy chục năm nay đấy!



8.



Nhà văn Dư Hoa [Yu Hua, 余华, chú thích của DĐ], một cây bút đang nổi của văn đàn Trung Quốc, trong lời cuối sách của tiểu thuyết Huynh đệ (Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2006), ông có viết đại ý, trong lịch sử thế giới từ thời Trung Cổ đến thời hiện đại phải trải qua 400 năm. Còn ở Trung Quốc từ thời cách mạng văn hoá, cả đất nước chìm sâu trong bóng đêm trung cổ với thời bấy giờ với bao nhiên thay đổi đến chóng mặt để đất nước Trung Hoa nhanh chóng bước vào đội ngũ các đại gia của G8. Cái khoảng cách vời vợi giữa hai thời đại ấy đã được rút gọn trong có 40 năm. Rằng hay thì thật là hay nếu chỉ nhìn vào toàn cục, vào cả dân tộc. Nhưng nếu nhìn vào từng cá nhân, những cá nhân không được chuẩn bị từ căn cơ trong lịch sử, trong văn hoá, trong truyền thống và nhất là trong nhân cách làm người thì cái rút gọn trong mỗi cá nhân sẽ dẫn tới đâu? Theo ý tôi (N. K.) là các cá nhân ấy sẽ rất dễ bị GÃY khi gặp phải sóng to gió lớn. Vì cái lõi của nó chưa đủ cứng, chưa đủ bền, chưa đủ những tố chất về di truyền, về giáo dục (rất cần có thời gian) để ứng phó hữu hiệu với những thay đổi quá nhanh của môi trường sống. Các nhà cách mạng thường chỉ nghĩ tới mục tiêu và những con đường ngắn nhất nhanh nhất để đạt được mục tiêu, bất chấp các công dân của họ bằng lòng hay không bằng lòng. Và họ lại tin một cách ngây thơ, một cách tệ hại rằng cứ ép là được, cứ đẩy tới bằng các phong trào cách mạng của quần chúng là được, trước lạ sau sẽ quen dần. Nhưng các cá nhân cũng là lòng người không thuận thì mọi chủ trương dẫu hay đến mấy sớm muộn cũng bị đào thải, chả để lại một dấu vết tích cực nào. Và càng lạ hơn là những tổ chức kinh tế được xem là lạc hậu, là phản động của một thời vẫn có muôn vàn cơ hội để tái sinh và xem ra còn tồn tại rất lâu dài.



Trong những năm 90 của thế kỷ 20 nhiều vị lão thành cách mạng Việt Nam lấy làm kinh ngạc và đau đớn trước sự tiêu vong quá nhanh của một siêu cường mà chân móng của nó đã ăn sâu trong mảnh đất Nga non một thế kỷ. Thật ra toà lâu đài kiểu mẫu của tương lai ấy không hề có chân móng. Nó được xây trên cát. Mọi thay đổi lớn đều dựa vào phong trào quần chúng được hình thành, được vận động chỉ bằng có tuyên truyền chứ không từ nguồn lực tự thân. Tất cả đều phải ép buộc, đều phải dàn dựng, và phải có các diễn viên chuyên nghiệp trình diễn theo một kịch bản độc nhất. Có hai nhà văn lớn của Châu Âu đều được mời xem màn diễn về một xã hội lý tưởng do người cộng sản lãnh đạo.


Ông Romain Rolland thì khen không hết lời, còn ông André Gide thì chê từ đầu đến cuối. Vì một ông chỉ nhìn có cái mặt tiền, cái tổng thể, đến đâu cũng thấy dân chúng ca hát, nhảy múa và vẫy cờ, vẫy hoa. Còn một ông lại chỉ quan sát cái sân sau của chế độ và thân phận của nhiều cá nhân ông có dịp tiếp xúc. Đám đông thường cho ta cái cảm giác sai vì họ không thể giữ được tính độc lập trong tình cảm và phán xét. Còn cá nhân thì cái thân phận riêng tư của họ bao giờ cũng thuộc về nhân loại hôm nay và mai sau.



Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng. Các quốc gia cùng sống với nhau trong một liên bang, gọi nhau là anh em là đồng chí, nhìn ngoài thấy họ sống cũng yên ấm vui vẻ. Vậy mà khi họ chia tay nhau cũng dửng dưng. Và ngay lập tức họ nhận ra nhiều mối lợi trên đất nước mình đã bị người anh em ruột thịt chia sẻ trong một cuộc đổi chác không công bằng. Thế là bắt đầu những cuộc tranh chấp các đường biên giới, đã có lúc phải dùng đến xe tăng, đại bác để nói chuyện. Rồi tranh chấp đường ống dẫn dầu và các mỏ dầu, các căn cứ quân sự và các vùng biển có hạm đội.



Khi Mỹ và NATO muốn đặt căn cứ quân sự trên đất nước họ, nhân danh chống khủng bố họ gật đầu liền đâu biết Mỹ là đối thủ của nước Nga anh em. Yêu Mỹ là tất nhiên vì Mỹ sẽ rót tiền vào những cái két rỗng của họ. Ghét Nga cũng là lẽ đương nhiên vì xưa kia anh bắt nạt tôi, lấn át tôi, xem tôi như chư hầu, như thuộc địa, bây giờ chính là lúc tôi có quyền trả thù. Lúc giận nhau thì nghĩ nông cạn thế, còn bình tĩnh lại thì giữa các nước cộng hoà trong liên bang Xô Viết (cũ) vẫn có sự ràng buộc tự nhiên và máu thịt trong lịch sử vì họ đã là người một nhà non một thế kỷ, đã cùng nhau sống chết chống hiểm hoạ phát xít để bảo vệ sự tồn tại của Liên bang cũng như của các nước cộng hoà. Lại đã cùng nhau sinh con đẻ cái, đã pha trộn ngôn ngữ, văn hoá và kỷ niệm. Bây giờ mỗi quốc gia vừa được trở lại là chính mình, vừa có phần đóng góp thêm của các nền văn hoá lân cận, bạn bè, giàu có hơn trước, văn minh hơn trước. Rồi họ cũng sẽ sống với nhau như một cồng đồng của khu vực, nhưng lần này là tự nguyện, là do họ tự chọn một hình thức liên minh bình đẳng, dân chủ và hoàn toàn tự do. Bất cứ một thiết chế xã hội nào nhắm tới dân chủ và tự do, xây một xã hội mở, một liên minh mở sẽ có may mắn tồn tại được lâu dài với sự đồng thuận của mọi người và sự hài lòng của mỗi cá nhân.



9.



Gần đây tôi có được đọc hai cuốn sách hay. Một cuốn là Bàn về tự do của John Stuart Mill, một triết gia người Anh viết từ năm 1859, cách ta một thế kỷ rưỡi. Một cuốn là Tư duy tự do của Phan Huy Đường, một nhà nghiên cứu học thuyết Mác có tên tuổi ở Pháp viết vừa mới đây. Khoảng mươi năm nay tôi đọc tiểu thuyết không vào, cả của ta, của Tàu lẫn Tây, cả sách mới dịch, mới xuất bản, cả sách của các đại gia của những thế kỷ trước.


Năm còn trẻ đọc thấy hay, bây giờ già rồi nhìn trang sách cứ dửng dưng vì nó không chịu ăn nhập vào những trải nghiệm cá nhân của tôi, không mở ra trong tôi một cách tiếp cận mới với hiện thực, không làm bùng cháy một điều gì đang còn ẩn sâu trong đáy tiềm thức khiến tôi phải choàng thức chợt nhận ra một vỉa sáng tạo mới vừa thoáng xuất hiện. Hai cuốn sách trên, một cuốn do bạn cho mượn, một cuốn tình cờ mua được ở nhà sách vì cái tên của một tác giả tôi vốn quan tâm. Tôi đọc say mê cả hai cuốn như thời trẻ được đọc một cuốn tiểu thuyết hay, tất nhiên là khó đọc hơn tiểu thuyết nhưng đã thích lại có trải nghiệm bản thân hướng dẫn, không hiểu được đầy đủ thì cũng hiểu được cái đại thể. Nhiều ý của bài viết này là được cảm hứng từ hai tác giả đó.



Năm tôi 60 tuổi, khi viết về một bà cô đã ngoài tám chục mà còn rất minh mẫn trong cách đối nhân xử thế, bà vẫn giữ được tính cách riêng mà không làm mất lòng một ai, từ con cháu trong nhà đến các mối quan hệ ngoài xã hội. Tôi đã viết nếu bà cụ được trời cho chứng sống đến trăm tuổi mà vẫn còn sáng suốt ắt hẳn bà sẽ biết mọi bí mật của then máy tạo hoá. Thật ra là tôi nói về tôi đấy, có hơi bốc đồng nhưng tôi tin là tôi sẽ biết được con người nhiều hơn nếu tôi được sống lâu hơn, không cần trăm tuổi, chỉ cần 90 là đủ, miễn là vẫn giữ được một cái đầu bén nhạy như bây giờ, sẵn sàng tiếp nhận mọi sự khác lạ như bây giờ, kể cả sự phủ định chính mình. Năm ấy tôi đã hiểu ra mọi sự rút gọn ở đời đều trái tự nhiên, đều dẫn đến thất bại.



Các cuộc cách mạng xã hội ở nước ta trong suốt ba chục năm đều hỏng cả, đều phải làm lại từ đầu, tất nhiên là theo hướng khác, mà kết quả vẫn vừa chậm vừa dây dưa. Nguyên do là các nhà lãnh đạo muốn rút gọn những công việc của trăm năm thành chuyện chỉ làm trong mấy năm. Vì họ chưa hiểu đầy đủ con người Việt Nam trong cuộc sống đời thường, cái cuộc sống không có chiến tranh, không có cách mạng xen vô, cái cuộc sống trôi đi lặng lẽ của muôn đời. Nghĩ rằng người Việt Nam của hôm nay đã khác nhiều với người Việt Nam trước năm 1945 là một cách nghĩ rất thiển cận, tự gây cho mình nhiều ảo tưởng trong việc trù liệu những việc phải làm để kiến tạo một xã hội dân chủ và văn minh.


Mọi phong trào thi đua chả có ích lợi gì trong những việc cần nhiều chăm sóc nhẫn nại, bền bỉ, bắt đầu từ các cá nhân chứ không phải từ các đám đông với những khẩu hiệu, cờ quạt, kèn trống, diễn văn và đáp từ, vỗ tay và tặng hoa. Đám đông không thể đứng mãi dưới nắng để nghe lãnh tụ diễn thuyết. Họ luôn mong đợi được giải tán để về nhà. Con người ở nhà vẫn cũ kỹ nhưng là người thật chứ không phải là sự nhập đồng chốc lát khi đứng trong đám đông. Tôi thật lòng yêu mến, ngưỡng mộ Fidel, một nhà yêu nước kiên cường, một nhân vật đã thuộc về lịch sử của Cuba .


Ông là một trí thức lớn, bạn tâm giao của Marquez, nghe nói trong túi lúc nào cũng có một cuốn tiểu thuyết đang đọc dở. Bởi vậy tôi mới lấy làm lạ khi ông buộc dân chúng phải đứng hàng nửa ngày dưới nắng để nghe ông cao đàm khoát luận về đủ mọi vấn đề. Lúc cách mạng mới thành công nói dài thế vì người dân còn đang háo hức với cuộc sống mới và các ngôn từ cách mạng cũng rất mới. Như một cặp tình nhân đang yêu nhau, đang cần nhau, nói với nhau đủ thứ chuyện vớ vẩn nhưng chả ai thấy thời gian là dài. Còn đã thành vợ thành chồng thì chỉ cần nói ít thôi, chỉ nói những việc cần làm thôi, chứ cần gì những thuyết lý dông dài.



Mao Trạch Đông cũng thế, ông là một nhà chính trị thông kim bác cổ, quanh nơi ông làm việc và cả nơi ông nghỉ ngơi sách đang đọc xếp từng chồng, nhưng xem ra cũng chả hiểu đồng bào ông bao nhiêu. Người dân ở đâu cũng thế, đều muốn có một cuộc sống bình yên, được tính việc cá nhân và gia đình trong một khoảng thời gian dài, một trăm năm chẳng hạn, không có những thay đổi lớn trong lối sống, trong công ăn việc làm, trong các giá trị, đặt biệt là giá trị của đồng tiền. Chứ cứ phải sống mãi từ năm này qua năm khác trong các phong trào cách mạng, lúc chống tả lúc chống hữu, những hội nghị toàn quốc và địa phương nối nhau không dứt, những hô hào la hét từ trong nhà ra ngoài đường như một lũ hoá rồ, các quan hệ xã hội và các giá trị thay đổi soành soạch thì còn biết đằng nào mà sống.


Vả lại các cuộc cách mạng ấy chả đem lại bất cứ lợi lộc nào, cho bất cứ giai cấp nào. Chỉ có những mất mát thôi, người giàu thì mất cơ nghiệp được kiến tạo từ nhiều đời, người nghèo thì mất những chỗ dựa cạy, có thể mất cả công việc kiếm sống mỗi ngày để được làm chủ một cái rỗng không. Có thực mới vực được đạo, đã đói ăn thì ngay đến cái tư cách làm người cũng không thế có nói gì đến đạo. Thành thử cái chủ trương rất quyến rũ, rất “văn nghệ”, nhất là với giới tri thức, của chủ nghĩa Mác “cải tạo thế giới, cải tạo con người” hoá ra chuyện không đâu, nói cho vui, bây giờ người ta cũng hay nhắc đến để chế giễu một học thuyết xã hội chứa đầy những hoang tưởng.



10.



Do không hiểu con người cá nhân, hoặc chỉ hiểu theo những phân tích máy móc, nông cạn của chủ nghĩa duy vật cơ giới của thế kỷ 19, nên các nước xã hội chủ nghĩa mới dám đặt ra những mục tiêu huênh hoang nhằm cải tạo con người trong vài thập kỷ nếu môi trường xã hội thay đổi. Nên mới gọi nhà văn là “ kỹ sư tâm hồn ” ! Văn chương do con người làm ra để trao tặng cho con người một cách tự do nhất, ít bị ép buộc nhất. Chỉ có văn chương mới tôn trọng mọi giá trị của cá nhân, tôn trọng mọi lựa chọn của cá nhân kể cả những thành kiến phi lý của họ.



Họ có quyền yêu mình hoặc ghét mình , tôn vinh mình hoặc nguyền rủa mình, chả sao cả. Người viết cứ viết người ghét cứ ghét kể cả cái quyền ném sách vào lửa. Cái mục đích “ tải đạo ”, “ giáo dục ” của văn chương không bao giờ lộ liễu, lộ liễu là văn chương tồi. Vả lại chính người viết cũng không có ý định ấy, họ viết bằng tâm sự thành thật của mình, những trải nghiệm đau đớn của mình, họ viết cho họ trước rồi cho độc giả sau, có khi họ cũng chả nghĩ đến những người sẽ đọc họ, viết mà chơi thôi, viết để giải sầu rồi tự mình ngậm ngùi với mình, ứa lệ với riêng mình. Chả trách ai cả, chả giận ai cả, cũng chả lên án một ai.


Vì không có vật cản nào nảy sinh trong ta khi đọc nên chữ nghĩa của tác phẩm cứ mặc nhiên trôi vào tận những kẽ ngách trong cái tâm sự u uẩn, những khát vọng thầm kín của riêng ta, đọng lại trong ấy, rồi cứ thẩm thấu dần dần vào cái thế giới tinh thần của ta một cách vô thức, giúp ta nhận ra một vùng sáng mới lạ nào đó, gột rửa một vài thành kiến, thay đổi một vài quan niệm, và ta vẫn nghĩ một cách khoan khoái là chính tự ta đã chủ động thay đổi, tuyệt nhiên không theo lời chỉ bảo của một ai cả, của một học thuyết nào cả, hoặc nhập vào một cách bất chợt một phong trào thời thượng nào cả. Bất cứ cái gì xa lạ với bản tính của mình, với thói quen của mình, nói một câu, với những gì làm nên lai lịch của mình, chả sớm thì muộn đều bị đào thải để mình lại được trở về với cái nguyên gốc.



Tôi được biết có một cụ linh mục yêu nước và cấp tiến được cách mạng tín nhiệm mời lên khu làm việc cho kháng chiến thời đánh Pháp. Những khi ngồi một mình cụ vẫn rất buồn vì ở trong rừng không có nhà thờ để cụ đi lễ và làm lễ. Cụ nhớ Chúa, nhớ bày chiên và nhớ cả những lời nói của đấng chăn chiên với bày chiên trong công việc của mỗi ngày. Khi cụ sắp mất cụ thiết tha yêu cầu được một linh mục đang coi sóc một xứ đạo nào đó tới rửa tội và xức dầu Thánh cho cụ.



Lại một chuyện khác, khi tôi được tiếp xúc với một vị lãnh đạo cấp cao của Đảng khi ông đang còn làm việc, quả thật tôi đã từng nghĩ ông là con người kiểu mẫu của một xã hội tương lai, chả nói gì, nghĩ gì về mình, tất cả cho tổ quốc, cho sự nghiệp, cho nhân dân. Nhưng rồi ông bị mất chức vì không được bầu lại vào uỷ ban trung ương của Đảng, một chuyện rất bất ngờ với nhiều người. Khi đại hội công bố kết quả bầu cử, nghe nói ông đã oà khóc, rồi khóc thầm lén tới mấy năm, không đi đâu cả, không gặp ai cả vì tự cho mình đã bị sỉ nhục, đã mất hết danh dự. Lại là một con người khác, tầm thường hơn cái lúc còn đeo tấm bài ngà rất nhiều. Con người mặc nhiều lớp áo là con người giả, con người đã bị lột truồng mới là con người thật.



Con người đã bong một lớp sơn phủ kín chỉ còn trần lại cái lõi của nó mới là thật. Cái vỏ có thể luôn luôn thay đổi nhưng cái lõi muốn thay đổi phải mất có khi gần một đời người. Ấy là chỉ dám nói là có thể thay đổi chứ không dám nói chắc là sẽ thay đổi. Chỉ vì con người ta không chịu thay đổi theo những tiêu chuẩn đã được quy định hoặc theo mức tăng trưởng thu nhập tính theo đầu người. Sự phát triển của con người theo chiều hướng tích cực phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống tự do và dân chủ để tự nó khẳng định chính nó, tự nó đánh thức mọi tiềm năng sáng tạo đang nhen nhóm ở trong nó. Về cái thế giới tinh thần của mỗi cá nhân hãy để cho mỗi cá nhân tự lo liệu lấy, nó không thích người khác can thiệp bằng bất cứ cách nào. Nó sẽ biết cách tự điều chỉnh để thích ứng dần với mối quan hệ mới một cách có lợi nhất.



11.



Trong nửa thế kỷ sống dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo học thuyết Mác Lê, tôi luôn luôn được nhắc nhở phải tôn trọng quần chúng, sức mạnh của quần chúng có thể thay đổi dòng chảy của lịch sử và số phận của nhiều cá nhân. Nhưng cũng thật trớ trêu, không có một chế độ cộng hoà nào ở thế kỷ 20 lại dám coi thường quần chúng như tại các nước xã hội chủ nghĩa. Sống trong thể chế này suốt mấy mươi năm không có một cuộc biểu tình nào được tổ chức để phản đối một chính sách nào đó của nhà nước.



Như thời làm cải cách ruộng đất hay thời huy động nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp. Giám đốc xí nghiệp nhà nước tham ô, mức sống của công nhân giảm sút cũng không có đình công. Nông dân bị kẻ cường quyền đàn áp, làm nhiều việc trái pháp luật, vừa mới nhen nhóm bày tỏ sự bất bình liền bị giập tắt ngay. Vì người lãnh đạo đã nhận định rất đúng rằng, nhân dân ta rất tốt, rất dễ bảo, bỗng dưng họ dám nói xược, dám đòi hỏi này nọ là do có mấy thằng cán bộ về hưu bất mãn cầm đầu. Cứ nhắm mấy thằng đó mà đe, nếu cần thì bắt là đâu vào đấy ngay. Quả nhiên thế thật. Tức là người cầm quyền chả coi dân chúng vào đâu. Họ chỉ sợ các cá nhân hiểu nhiều biết rộng, rất khó bắt nạt, là hay bày trò xúi giục thôi.



Giống hệt cái thời còn vua còn Tây, kẻ cai trị rất sợ người cộng sản vì họ là kẻ hay gây rối. Đã là người cầm quyền với nước ta thì xưa là thế nay vẫn là thế, người dân vẫn sống dưới chế độ chuyên chế chứ chưa bao giờ được biết chế độ dân chủ là gì, đâu là dân chủ tư sản. Đã chuyên chế là chuyên chế làm gì có sự phân biệt chuyên chế tư bản với chuyên chế vô sản.



Người cộng sản rất kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, nhưng lại chính từ các nước xã hội chủ nghĩa mà cái tệ sùng bái cá nhân đã nảy sinh. Vì lãnh tụ của học thuyết cũng là lãnh tụ của quốc gia. Họ lên cầm quyền không do phiếu bầu mà do tín nhiệm sẵn có của các tín đồ với giáo chủ. Giáo chủ là nhân vật tối linh, thuộc về thiêng liêng nên những gì của thế gian không thể ràng buộc ông ta được. Ông ta cầm quyền không có niên hạn vì ông phải phục vụ nhân dân cho tới lúc chết. Ông không phải tự phê bình và cũng không ai dám phê bình ông vì ông là biểu tượng của quốc gia, của Đảng cầm quyền, đứng trên hiến pháp và mọi luật pháp.




Ông là người tự do hoàn toàn so với nguyên thủ các quốc gia dân chủ khác. Các cấp dưới từ trung ương tới địa phương cũng là những người có nhiều tự do nhất ở các ngành, các bộ và các địa phương họ cầm quyền. Là các lãnh chúa trong các lãnh địa của họ. Chả ai dám xâm phạm nếu còn muốn giữ cho mình một chút tự do cỏn con. Một xã hội có hàng triệu cá nhân không được đếm xỉa, không được tôn trọng nhưng một nhúm cá nhân lại được tôn vinh hết mức và được được hoàn toàn thoả mãn trong mọi nhu cầu là cái xã hội gì đây, là xã hội kiểu mẫu cho nhân loài tương lai ư?! Nói miệng mấy chuyện kỳ cục này đã khó nghe, lại còn viết thành văn mà các nhà văn không thấy ngượng sao? Ngượng thì vẫn ngượng nhưng chả lẻ lại gác bút, gác bút thì nuôi vợ con bằng gì? Nghĩ tới miếng ăn lại phải quên hết để sự bán mình cho quyền lực được hoàn toàn.




Năm đất nước mới thống nhất vào Sài Gòn được gặp gỡ các nhà văn nhà báo, các nghệ sỹ của chế độ cũ mà thèm. Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ, sợ gặp người thân vì chưa rõ họ có liên quan gì với Mỹ nguỵ? Nói cũng sợ vì nói thế là đúng hay sai? Đến vẻ mặt của mình cũng phải canh chừng, vui quá sợ mất cảnh giác, khen quá có thể đã ăn phải bả của nền kinh tế tư bản. Người lúc nào cũng căng cứng, nói năng gióng một nên bị bà con trong này chê là quê, nhà văn nhà báo gì mà “ quê một cục ”.



Giải thích chuyện này cũng chả khó, họ là sản phẩm của nền kinh tế công nghiệp tư bản, dẫu là thuộc địa cũng vẫn thuộc hệ thống tư bản, vẫn là những người đã được giải phóng khỏi nhiều ràng buộc từ quá khứ trong cách nghĩ, trong cách làm. Còn mình là sản phẩm của nền kinh tế nông nghiệp phong kiến, đâu đã được làm chủ nhân ông nhưng cũng chưa từng được hưởng cái mùi vị tự do và dân chủ là thế nào ! Cái khoảng cách ấy có tính thời đại không thể bỏ qua mà cũng không thể rẽ tắt. Mình cũng đã đi tắt suốt mấy chục năm, rất tiếc là lịch sử không công nhận cái lối đi ấy. Tôi còn sợ rồi sẽ có ngày lịch sử sẽ trừng phạt mình vì cái tội muốn khôn hơn lịch sử, muốn đánh lừa lịch sử!



12.



Các đảng cộng sản đều coi phê bình và tự phê bình là cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ hữu hiệu nhất. Sự vật vận động sẽ sinh mâu thuẫn, giải quyết được mâu thuẫn sự vật mới có cơ hội phát triển, tiến lên. Phủ định và phủ định của phủ định, nghe vừa khoa học vừa huyền bí, như câu thần chú : “Vừng ơi, mở cửa ra !”, cứ đọc to lên là cánh cửa vào tương lai sẽ mở toang. Các nước xã hội chủ nghĩa vẫn đọc to câu thần chú ấy trong nửa thế kỷ mà cánh cửa vào tương lai vẫn đóng chặt.




Mất thiêng rồi chăng? Quả là đã mất thiêng vì người hô không hề tin một chút nào vào cái khả năng kỳ diệu của nó. Nếu tin vào phê bình và tự phê bình thì Stalin đã không chế ra các vụ án chính trị man rợ để tiêu diệt các đối thủ vốn là tay trái tay phải của mình trong những năm đó. Nếu tin vào câu thần chú ấy thì Mao Trạch Đông đã không bày ra tấn tuồng “cách mạng văn hoá” để tiêu diệt mọi kẻ dám can ngăn những chủ trương đầy tính phiêu lưu của ông. Ấy là nói về những người nắm quyền lực cao nhất, còn những người nắm những cơ quan quyền lực thấp hơn cũng chả bao giờ họ tin vào cái phương pháp lãng mạn đó cả.


Trong các cấp uỷ họ vẫn tự phê bình và phê bình nhau một cách sốt sắng giả dối. Và ai nấy đều tự bằng lòng hơn sau những lễ xưng tội giải tội hết sức vui vẻ này. Và mọi thói xấu, kể cả tội ác nữa, vẫn nghiễm nhiên tồn tại như trước đây, vẫn là những vùng cấm chỉ những kẻ quá chán đời mới dám đơn độc xông vào. Bởi vậy khi ông tổng bí thư của Đảng mới được bầu, trong cơn phấn khích đổi mới sinh hoạt đảng, đã phát động một phong trào tự phê bình và phê bình rộng khắp toàn đảng, các đảng bộ trong cả nước đều nhiệt liệt hưởng ứng, đều nhắc lại với lòng nhiệt thành hiếm có trong các bài diễn văn có đảng tính cao của họ. Đó là một màn diễn khổng lồ, rất tốn kém, chả đem lại bất cứ kết quả nào. Vì chỉ là diễn thôi, người cũ kẻ mới đều vào vai rất thành thạo. Rút cuộc kẻ có tội vẫn ngày càng hung hãn, càng tự tin, còn người tố tội càng lúc càng dè dặt, hãi sợ. Kỳ quái nhỉ?



Các tín đồ của học thuyết Mác đều rất tin môi trường xã hội và hoàn cảnh cá nhân có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành tính cách con người. Một địa phương có nhiều phong trào cách mạng tích cực ắt phải sản sinh ra nhiều tập thể tốt, một tập thể tốt sẽ sinh ra nhiều cá nhân tốt. Con người là một thực thể vật chất nên không thể thoát ly những điều kiện vật chất đã cho phép nó tồn tại. Nhưng nó còn là một thực thể sinh học, một thực thể tinh thần, tâm linh, văn hoá bao gồm lịch sử cá nhân và dòng họ ở trong nó. Nó cũng không thể biết hết nó, không thể biết hết những phản ứng bất thần trong chính nó khi vấp phải những đối nghịch trong cuộc sống. Nên cái thế giới tinh thần, tâm lý của con người là rất đa dạng, phức tạp, có muôn vàn lối đi ngoắt ngoéo.



Từ thời con người có ngôn ngữ để giao tiếp, có chữ viết để lưu lại, có văn chương để bày tỏ những bí mật của riêng rình, nó vẫn không ngớt than thở là chả biết được bao nhiêu về mình và đồng loại. Con người vẫn nguyên vẹn là một bí mật mênh mông, sâu thẳm như từ thủa nguyên sơ vậy. Người cộng sản phải kiêu ngạo lắm mới dám bày cái trò chỉnh huấn phê bình để lãnh đạo một cách chuẩn xác cái phần khó nắm bắt nhất trong con người. Vì nó biến hoá, nó phù du như mây như gió vậy.



13.



Con người có 2 mắt đều hướng ra cái thế giới vật chất bên ngoài, không có con mắt nào hướng vào trong để ngắm nghía, kiểm soát cái thế giới tinh thần của nó nên nó bị mù một nửa, cũng như nó không có cái tai bên trong nên không thể nghe được những tiếng thì thầm rất nhỏ mỗi đêm trong chính mình. Hai cái khuyết tật bẩm sinh ấy đã làm con người thiếu hoàn chỉnh, là nguyên do mọi đổ vỡ của nhiều danh nhân dũng tướng vào những năm cuối đời. Nhưng cũng có một số ít người có khả năng nhìn được sự vận động cả trong lẫn ngoài, nghe được những tiếng động rất nhỏ cả ngoài lẫn trong.



Họ không có cấu tạo vật chất đặc biệt nào mà chỉ bằng cái năng lực tinh thần rất mạnh đã bù đắp được những khiếm khuyết bẩm sinh. Nhiều tập hồi ký của các danh nhân cả chính trị lẫn văn hoá đều thiếu cái phần còn nhày nhụa của họ, cái phần thú vật của con người nơi sản sinh ra những tội ác chưa hình thành, cái què quặt, cái buồn cười đã được kiềm chế đúng lúc, đã được giấu nhẹm, cái phần họ muốn quên đi và rất dễ trở thành lang sói với đồng loại nếu trong đồng chí, đồng nghiệp còn có người biết đến và nhớ tới. Cuộc chiến đấu lớn, có tính bi kịch giữa mình với mình bao giờ cũng hoành tráng, cũng đẹp, rực rỡ những màu sắc đối nghịch vì nó đã bộc lộ đầy đủ nhất cái phẩm chất




LÀM NGƯỜI trong mỗi CON NGƯỜI. Không phải bất cứ ai cũng tạo ra được trận chiến thần thánh ấy, vì chiến trường ở ngay trong lòng mình, mình vừa là kẻ thách đấu vừa là kẻ dám nhận đấu, dẫu thua cũng là cái thua của thần thánh. Một công việc trang trọng đến thế, hùng tráng đến thế mà lại dám nghĩ là công việc của số đông, của những người chưa hề chuẩn bị một cái nhìn bên trong, một cái nghe bên trong cho riêng mình, cả đời họ sống trong tự mãn, trong u mê, bất thần mời gọi hãy nhìn lại mình, hãy nhìn lại người để có được những phán xét và điều chỉnh chuẩn xác ! Ông tổng bí thư đã mở một cuộc chiến ảo nên ông cũng chỉ nhận được những kết quả ảo.



Một đảng, một thể chế chính trị lấy phê bình và tự phê bình làm vũ khí sắc bén để giải quyết mọi mâu thuẫn nội bộ, giả thử nó lại không còn dùng được nữa thì các mâu thuẫn sẽ được hoá giải bằng cách nào? Đảng đối lập không có, dư luận đối lập qua báo chí và các cuộc biểu tình quần chúng cũng không có, vậy làm cách nào để biết và điều chỉnh mọi sự rắc rối, thậm chí cả bạo loạn nữa nếu nó xảy ra? Vẫn có cách, là phải tạo ra một tình hình chính trị luôn căng thẳng (một cuộc chiến tranh có thể xảy ra, một cuộc bạo loạn có thể xảy ra) để buộc các công dân phải sống trong những quy chế nghiêm ngặt của thời chiến, ở các chế độ toàn trị chỉ có hai cơ quan mà quyền uy bao trùm cả xã hội. Đó là cơ quan tư tưởng, tuyên truyền và cơ quan công an.




Một để chặn, một để chống. Còn khi đã có chuyện bất thường xảy ra thì chỉ có một biện pháp : đàn áp, bắt giữ, lập toà án xét xử những kẻ cầm đầu. Cách giải quyết vừa nhanh gọn lại mau ổn định, không dây dưa, phiền toái vì có quá nhiều luật lệ, quá nhiều lý lẽ như ở các nước tư bản. Những rối loạn vặt vãnh thật ra là nước là không khí của các nhà cầm quyền độc tài. Họ đâu có sợ loạn. Họ còn bày ra những cuộc chiến cung đình như ở Liên Xô và các nước Đông Âu, hay một cuộc chiến giữa nhân dân với nhau như đã làm ở Trung Quốc. Không có mùi vị của thuốc súng, của máu người và những tiếng la hét cuồng nộ của đám đông thì người cầm quyền biết thở bằng gì !



14.



Tập thể không làm ra văn chương vì nó không có cảm nghĩ riêng, tâm sự riêng, tính cách riêng. Nó là vô danh. Một tâm sự mãn nguyện, những tiếng cười hoan lạc, một kiếp người quá đầy đủ cũng không thể có chỗ đứng trong văn chương. Vì văn chương bao giờ cũng thuộc về những tiêng kêu của con người để đòi lại những gì còn thiếu : thiếu tự do, thiếu công bằng, thiếu hạnh phúc… Đời người là bể khổ, những khao khát về tinh thần của con người là vô cùng nên mới cần có văn chương và nghệ thuật để bù lại. Còn mọi thứ đều được biết, đều đầy đủ, đều mãn nguyện thì tôn giáo không còn, triết học không còn, và tất nhiên văn chương cũng không thể còn. Nó sẽ chết vì bị ngạt, vì không còn những khoảng trống huyền bí để suy nghĩ, để mơ mộng và để thở.




Những gì mà chủ nghĩa cộng sản hứa sẽ thành hiện thực trong tương lai thì cái hiện thực ấy sẽ giết chết cả loài người. Vì thượng đế đâu cần những con dòi béo quay lúc nhúc dưới chân Ngài. Cũng may đó chỉ là những lời nói dối, tự dối mình và dối người của những con người đã phải sống nhiều trăm năm trong cùng khổ, trong tuyệt vọng. Còn hướng tới thiên đàng ư? Là thiên đàng trần gian hay thiên đàng thượng giới cũng không một ai có thể sống nổi. Sống không lo nghĩ, không mong muốn, không đấu tranh là kiếp sống con dòi rồi. Chả lẽ những con dòi cũng có thể cất cao những cái đầu múp míp của chúng để làm ra triết học và thơ ca !



Những điều viết trên đây không do tôi tưởng tượng ra mà do những trải nghiệm bản thân mà có. Những năm còn trẻ cả vợ lẫn chồng đều ăn lương quân đội, lại phải nuôi dưỡng những bốn đứa con, nhà ở ven bãi sông năm nào cũng phải chạy lụt, lại quá chật có 15 mét vuông. Ăn thì mì hai phần gạo một phần, gạo phải nhặt sạn cả buổi mới dám nấu thành cơm. Còn thức ăn ư? Chả nói nữa ai cũng ăn như thế, ăn dưa ăn mắm suốt mấy chục năm đã hoá quen. Cả nhà chỉ có hai cái giường, một cái bàn, hai cái ghế, tiếp khách ở đấy, mời cơm khách ở đấy, con học bài cũng ở đấy, và ông bố viết văn cũng chỉ có cái bàn ấy. Đêm đêm nằm cạnh hai thằng con trai lớn đạp ngang, quẫy dọc, rắm đánh thối um, vừa quạt cho hai thằng con ngủ tôi vừa mơ mộng đến một ngày nào đó, các con đã trưởng thành, tôi có được một phòng riêng để viết và tiếp bạn, mỗi bữa cơm đều có cá hoặc thịt, có cả chút rượu nữa càng hay.




Tôi không phải lo nuôi con, không phải lo cả trăm thứ vặt vãnh để tồn tại, chỉ có đọc sách, ngẫm nghĩ, đi chơi đây đó với bạn bè và viết, ắt hẳn tôi sẽ viết được một hai cuốn sách để đời. Bây giờ tôi đã ngoài bảy chục tuổi, đã có đầy đủ những gì tôi khao khát, có thể nói còn hơn cả khao khát. Tôi đã sống đầy đủ, sang trọng nữa, hơn nhiều nhà văn tôi được biết ở các nước Đông Âu. Và tôi đã nghĩ nếu chủ nghĩa cộng sản thành công ở Việt Nam thì cũng chỉ cho được tôi đến thế. Khốn nỗi, lúc này tôi đâu còn năng lực làm việc bằng trí tuệ nữa mà cũng chả có nhu cầu nào phải đòi hỏi. Cuộc sống được vỗ béo của một kẻ ăn không ngồi rồi đã giết chết mọi tư tưởng ở trong tôi, rồi giết luôn đến đội quân chữ nghĩa, chúng đã hoá ra rỗng tuếch, vô hồn. Nhà văn mà hết chữ thì chỉ là cái xác chết. Xác chết con người với xác chết con dòi có gì là khác mà phải phân biệt !



15.




Tôi có một tuổi thơ rất buồn, lại sống với những người có số phận buồn nên mới 14, 15 tuổi đã nhìn đời như một ông già. Tức là một cái nhìn không mấy lạc quan. Cái xã hội tôi đang sống không mấy hoàn hảo, những người tôi gặp cũng không được hoàn hảo. Tôi quen thuộc với những gì không hoàn hảo tới mức gặp những gì quá đẹp, quá chu toàn tôi đều ngờ, đều sợ. Người truyền cho tôi cái nỗi sợ bẩm sinh ấy là mẹ tôi. Bà đã qua một đời chồng rồi mới gặp được bố tôi. Đời chồng trước mọi sự đều tốt đẹp, ông ấy còn trẻ, có địa vị trong xã hội, nhà giàu, lấy nhau được một năm lại sinh con trai. Mà rồi chỉ ở với nhau được ba năm phải bỏ. Đời chồng sau thì dở, dở cả mọi đằng. Bố tôi cũng còn trẻ, làm tham biện ở phủ thống sứ, nhưng ông đã có vợ và hai con nên phải làm lẽ và lấy giấu. Mẹ tôi bảo thế là đúng số, là đã an phận, nhưng lại lo bố tôi sẽ bỏ khi cuộc ăn chơi này gây thêm phiền phức cho cái gia đình chính thức của ông. Hai anh em tôi là bản sao nguyên mẫu của bà.



Những gì nhận được từ tuổi thơ mãi mãi hằn dấu lên cho đến hết cuộc đời chúng tôi. Nhìn bên ngoài tôi có tướng con nhà phong lưu nhưng cái ruột của tôi lại thuộc về con cái của những gia đình nghèo, lại chả có thế thân gì nên rất biết phận, cho thì nhận, không cho cũng không đòi, chỉ cầu không có ai quấy nhiễu là mừng. Em trai kém tôi năm tuổi, lấy vợ muộn, về hưu sớm, lúc trẻ thì thay anh hầu hạ mẹ, về già thì đi chợ nấu cơm, giặt quần áo thay vợ chăm sóc các con. Cả đời chỉ biết cười, cái cười nhẫn nhục, bằng lòng với những gì mình có. Tôi thì khác, một cuộc sống bên ngoài ai cũng biết là khiêm tốn, nhẫn nại, ít làm phiền người khác và chả dám gây sự với một ai.




Nhưng cuộc sống bên trong cũng có nhiều tham vọng, làm quan hay làm anh nhà giàu thì không dám vì tôi không có bản lĩnh tiến thân bằng hoạn lộ hay kinh doanh. Tôi chỉ có một ao ước duy nhất là được viết văn cho đến già. Với cái tài tôi tự biết, tôi phải sống rất lâu và viết rất nhiều may ra mới được một hai cuốn sách hay, mà cũng chỉ hay trong cái thời của nó chứ không thể hay ở mọi thời. Tôi tự nhận tôi là người có một con mắt bên trong và một cái tai bên trong từ nhỏ. Để quan sát, nghe ngóng những người khác họ yêu mình hay ghét mình. Càng lớn tuổi cái khả năng tự xét mình của tôi càng sắc nhọn. Và tôi đã nhận ra cái lợi của phép giấu mình. Trang Tử đã nói : Con chim bay cao thì tránh được tên, được bẫy, con chuột đào hang sâu thì tránh được cái hoạ bị khói hun.




16.


Khi tôi nói, tôi sống và viết cũng thoái mải, vui vẻ trong một chế độ chuyên chế về tư tưởng cứ như là người nói dối, lại nói dối một cách trơ tráo, sống sượng. Nhưng đó là lời nói thật, không thật với nhiều người nhưng với tôi là thật. Tôi được thay đổi số phận từ cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chín năm đánh Pháp với nhiều người là rất dài, với tôi lại rất ngắn vì tôi được sống trong niềm vui, trong những cái khác thường và cả trong nhiều hi vọng.



Nhiều anh trong cơ quan tuyên huấn của quân khu đều xuất thân từ các gia đình viên chức nhỏ, địa chủ nhỏ, được ăn học đàng hoàng đến hết bậc cao đẳng tiểu học đã có những thói quen, những nền nếp của cuộc sống thị dân từ nhỏ. Họ rất thích quan sát những phản ứng của tôi khi phải đối mặt với mọi thiếu thốn của cuộc sống kháng chiến. Vì nhìn ngoài tôi như một thư sinh con nhà quý tộc chưa từng biết cái thiếu cái khổ là gì. Những việc làm rất tự nhiên của tôi đều được đánh giá phải có nhiều nghị lực, nhiều quyết tâm mới làm được thế.



Tôi vẫn sống như xưa kia, ngày xưa thì bị chê bị chửi, bây giờ lại được khen, được tuyên dương, người cứ lâng lâng như nhập đồng, còn biết cái thiếu là gì cái khổ là gì. Nếu so sánh thì trước kia tôi chỉ là con số không, còn bây giờ tôi đã có một cái tên ký dưới các bài báo, đã được nhiều ông anh trong cơ quan nhờ vả, đòi hỏi, bực tức hoặc khen ngợi. Tôi đã được tách ra khỏi đám đông để tự bằng lòng mình và có cả chút ít “ kế hoạch riêng ” cho mình nữa. Còn các anh hơn tôi dăm bảy tuổi thì đã có nhiều thứ để so sánh những cái “ đã có ” trước kia và cái “ đang có ” bây giờ. Cái “ đang có ” của dân tộc thì nhiều, còn cái “ đang có ” của cá nhân như chả còn được bao nhiêu.



Những kiến thức lịch sử và xã hội, triết học và văn chương xem ra phải bỏ đi quá nửa. Các quan hệ giao tiếp xã hội được dạy bảo từ thuở còn thơ nếu dùng lại cứ vênh váo, buồn cười thế nào trong hoàn cảnh kháng chiến. Sống tinh tế, tôn trọng người khác là cách sống của anh tiểu tư sản. Lòng thương người không đúng chỗ cũng được xem như biểu hiện của một tính cách nhu nhược, không đáng tin cậy. Còn những câu đùa thông minh, kín đáo ánh lên như một vệt sáng vui trong cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt của mỗi ngày lại dễ bị đồng đội hiểu lầm là một cách chế diễu của người có học với những anh em ít học.



Qua mỗi cuộc chỉnh huấn tầm vóc của mấy anh càng như nhỏ lại, mờ nhạt hơn, mất dần những vẻ riêng, cái phần độc đáo riêng để nhập vào cái dòng chảy chung, vào cách nghĩ cách sống của một tập thể bao bọc quanh mình. Đại để cái riêng của mỗi chúng tôi đã bị cái chung nuốt dần như thế. Tôi thì sao? Tôi đã có một may mắn lớn vì tôi thuộc về số đông, một quần thể vô danh tồn tại âm thầm trong nhiều thế kỷ dưới chế độ phong kiến. Cách mạng Tháng Tám đã nhất loạt giải phóng họ ra khỏi thân phận nô lệ, tạo cơ hội cho họ phát triển những tài năng riêng của mình, chủ yếu trong lĩnh vực quân sự để kịp thời phục vụ những nhu cầu của kháng chiến.



Số đông trong họ chỉ mới biết đọc biết viết từ ngày vào quân đội nhưng học rất nhanh cách xây dựng một quân đội hiện đại với những cơ quan phục vụ cho công việc tham mưu, tác chiến, hậu cần vì họ đã có được một ông thầy lý tưởng là quân đội hiện đại của đối phương với ông tướng lừng danh trong thế chiến 2 của nó. Trong chín năm đánh Pháp quân đội đã trở thành cái nôi đào tạo, nuôi dưỡng nhiều nhân tài quân sự của thời hiện đại, cả những tài năng văn nghệ phục vụ trong quân đội, nó là tổ chức tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20.




Trong chiến tranh người chỉ huy quân sự là hình tượng đẹp nhất, lãng mạn nhất vì họ là con người của hành động, của đảm bảo chiến thắng, luôn ở vị trí thứ nhất, còn con người của học thuyết chỉ ở vị trí đứng sau, trong nhiều trường hợp chỉ là cái anh bàn thêm, nói góp. Còn những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội thì con người lý luận có nhiệm vụ bảo vệ sự trong sáng của học thuyết chính thống ở hàng đầu được tôn trọng và có quyền quyết định sự sống chết của nhiều người. Chính là trong những năm này mới sinh ra nhiều vụ án chính trị và văn chương, nay nghĩ lại vừa vô nghĩa vừa buồn cười nhưng thời ấy nó đã chôn sống nhiều tài năng thực sự ở mọi lĩnh vực vì họ đã tỏ ra ngờ vực sự đúng đắn của tư tưởng chính thống.




Một nửa nước đã được độc lập nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu của họ đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành những người vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn giẫm vào vết chân của nhóm “ Nhân Văn Giai Phẩm ”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy!



Một xã hội tan nát, lòng người chĩu nặng những phiền muộn ưu tư, mà là những người đã hết lòng hết sức với kháng chiến bằng cách này hay cách khác. Vậy nhà văn phải viết như thế nào, phải viết cái gì để tạo được một hiện thực tràn đầy hy vọng như các nhà lãnh đạo cách mạng yêu cầu.





17.



Những năm 50, 60 của thế kỷ 20, với tôi là những năm tràn đầy niềm vui. Nhìn vào đâu tôi cũng thấy tôi được, dân tộc tôi được. Nhưng cũng những năm ấy với hàng triệu người dân thường lại là những năm đầy lo lắng, hãi sợ và tuyệt vọng. Tôi vui là chuyện có thật, những trang viết của tôi vào những năm ấy là rất thành thật. Nhưng nước mắt của người khác cũng là chuyện có thật, tôi có biết, có được chứng kiến. Tôi nên nghiêng ngòi bút của tôi về phía nào. Về già tôi mới nhận ra nhà văn phải nghe theo tiếng gọi của tình cảm, của trái tim, của cái phần thiện lương trong con người mình. Nó đã bảo sai là sai, không có thứ lý luận nào chống đỡ nổi. Vả lại văn chương bao giờ cũng đồng cảm với nỗi đau của con người, những bất hạnh của con người.



Chưa bao giờ vì sự mãn nguyện, sự thành công của con người mà cất lên tiếng hát ca ngợi cả. Ở các thể loại nghệ thuật ngôn từ con người phải chống chọi với mọi cảnh ngộ trái ngược chiếm gần hết các trang viết, các màn diễn, còn khi người nghèo đã thành giàu, người hèn được bước vào thế giới phú quý, trai gái phải chịu nhiều năm chia lìa tới lúc tái hợp là cuốn sách, vở diễn phải chấm hết ngay. Nó đã kết thúc cái phần nghệ thuật để bắt đầu sang phần tụng ca là cái thế giới của mãn nguyện của buồn chán, là cái phần phi nghệ thuật. Nhưng người lãnh đạo lại chỉ thích cái phần không phải là nghệ thuật, tặng giải thưởng, trao huân chương cho các tác giả chỉ để tưởng thưởng cái phần nhạt nhẽo vô vị ấy mà thôi. Cái cách cảm nhận hiện thực đầy tính lãng mạn ấy đã làm lệch lạc cách xem xét, cách ứng xử của nhiều thế hệ bạn đọc, nhất là bạn đọc ở tuổi mới trưởng thành, trước những biến hoá muôn mặt của cuộc sống. Họ chỉ có mỗi khả năng làm người phê bình văn học theo đường lối chính trị chính thống, tại sao cuộc sống đẹp như thế mà nhà văn lại miêu tả nó xấu đến thế. Làm sao dám cãi, hãy để cho những trải nghiệm của chính họ qua năm tháng sẽ âm thầm biện hộ giúp mình thôi.



18.


Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ. Câu mở đầu kinh thánh Cựu ước “ Thoạt Tiên Là Ngôn Ngữ…” (Au conmmencement était le Verbe). Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội. Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “ nói vậy mà không phải vậy ”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế. Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào. Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn. Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân. Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình. Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói. Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.

Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu.



19.


Trong cái bối cảnh xã hội, chính trị như thế, mỗi người đều ít nhiều đánh mất cái cá nhân của mình cũng là lẽ đương nhiên. Nhà văn là chuyên viên nghiên cứu mọi chuyện của cá nhân, những sắc thái tâm lý cùng với những biến hoá vô tận của nó trong những hoàn cảnh khác nhau, những thời thế khác nhau. Nhưng đọc hồi ký của các nhà văn cũng nhạt nhẽo lắm, họ chỉ phô diễn cái tôi trong các cuộc gặp những bậc đàn anh và bạn bè trong nghề, nói toàn chuyện tào lao, vụn vặt, chuyện sinh hoạt và chả đả động chút nào tới thời thế, tới những bức xúc về thời thế và cái nghề của mình trong thời thế.

Tính hiện thực và tính lịch sử của một thời rất mờ nhạt, đơn giản, thành thử cái ý nghĩa truyền đạt những giá trị đích thực của một thời tới các thế hệ đến sau hầu như không có. Đó là điều rất đáng tiếc, vì nếu các chứng nhân không nói gì cả thì lịch sử cũng không thể cất lên tiếng nói chân thực của nó, thời gian qua đi, bóng tối phủ lên, quên lãng phủ lên, cái thời mở nước, giữ nước chỉ còn lưu lại những cột mốc của các chiến công, còn cuộc chiến thầm lặng đã làm tan nát nhiều con người để con người được là chính mình, được là một thực thể thiêng liêng, đền đài lưu giữ muôn thuở cái tài sản tinh thần của một dân tộc, một dòng họ mãi mãi được vun xới, được phát triển tương ứng với sự phát triển của dân tộc, của thời đại thì chưa được văn thơ nói đến, triết học nói đến, các ngành khoa học nhân văn nói đến.




Dầu không nói đến, không được phép nói đến thì cái dòng chảy vĩnh cửu ấy vẫn được nhiều triệu người âm thầm khai thông, bồi đắp để các nhân tài Việt Nam không ngừng xuất hiện lúc ở lãnh vực này, lúc ở lãnh vực khác. Một đất nước không có những cá nhân kiệt xuất, tài ba làm chân dung đại diện trong cộng đồng nhân loại thì đó là một bất hạnh cho dân tộc, tạo ra một khoảng trống tiếp nối trong lịch sử sinh tồn của mỗi cá nhân. Rồi các thế hệ đến sau phải nối lại bằng cách nào vì vẫn phải bắt đầu từ môi trường chính trị, xã hội, từ một xã hội vừa truyền thống vừa văn minh, những mục tiêu nhắm tới vừa là phát triển cái riêng biệt, vừa là sự hòa nhập vào nền văn minh của khu vực và thế giới. Một nền văn minh riêng lẻ, với những mục tiêu hoang tưởng, một môi trường xã hội ngột ngạt vì cái bóng quyền lực phủ lên tất cả, quyết định tất cả thì số phận những cá nhân sẽ ra sao?



Hãy nhìn vào nước Nga những năm 90 của thế kỷ 20 là sẽ rõ. Họ vừa thoát khỏi cái bóng che của chủ nghĩa chuyên chế để được nhìn cái ánh sáng thật của dân chủ và tự do. Ai chả nghĩ họ đã có cơ hội sải những bước chân dài khi đã bung phá mọi sự trói buộc. Nước Nga mãi mãi là một siêu cường vì những thử thách lớn nhất của một dân tộc là chiến tranh và cách mạng nước Nga đều đã trải qua mà vẫn tồn tại vì đất đai mênh mông của mình và những tiềm lực vô hạn ẩn giấu trong đó cả vật chất lẫn tinh thần. Phải vài chục năm nữa nước Nga sẽ là như thế nhưng trước mắt thì không thể. Lý do rất đơn giản, kinh tế có thể phục hồi nhanh nhưng con người phải có thời gian dài hơn nhiều nó mới có thể lấy lại những gì đã mất. Tầm vóc cá nhân của người Nga trong non một thế kỷ dưới chế độ Xô Viết đã bị co hẹp lại rất nhiều dầu họ vẫn được sống, được học tập và lao động trong những điều kiện của một xã hội văn minh. Chỉ đáng tiếc cái văn minh của họ là một nền văn minh tự tạo tách khỏi nền văn minh nhân loại, dựa trên những tiêu chuẩn mà tâm hồn Nga không thể chấp nhận, không thể tiến hoá. Lại thêm trong non một thế kỷ người Nga đã mất dần thói quen suy nghĩ độc lập, quyết định độc lập, mất dần cả tính cách phản kháng và bảo vệ chân lý, con người quen sống trong đám đông, trong tập thể, trong bầy đàn, không có cơ hội và sự khích lệ của xã hội để tạo ra những chân dung riêng với những tư tưởng khác nhau, những triết lý khác nhau những cách sống khác nhau. Mọi cái khác với chính thống đều bị lên án, mọi cái giống nhau đều được tuyên dương. Vì những cái khác nhau rất khó tạo ra sự nhất trí, còn những cái giống nhau sẽ dễ nghe theo, làm theo mọi mệnh lệnh. Người cai trị sẽ rất dễ chịu, rất nhàn nhã nếu quốc gia mình cầm quyền được tổ chức giống như trại lính, ông ta sẽ có dư thời gian để làm thơ hoặc viết tiểu thuyết, vừa có cái bây giờ lại có cả cái sau này. Còn phải lãnh đạo một xã hội dân sự của các công dân tự do thì có hàng trăm công việc đòi hỏi phải được giải quyết mỗi ngày, mà cách thức giải quyết cũng rất phức tạp, nó yêu cầu phải đối thoại, phải được tranh luận bình đẳng, phải thương lượng, phải luôn luôn thay đổi những chủ trương mà dân chúng không bằng lòng. Và mọi việc làm đều phải tuân theo hiến pháp và được xã hội kiểm tra thông qua hệ thống thông tấn báo chí. Chẳng những người lãnh đạo phải bị kiểm tra những công việc thuộc về chức năng của họ mà còn bị theo dõi rất nghiêm ngặt mọi sinh hoạt thuộc về đời tư của họ để ngăn chặn kịp thời những vi phạm thuộc về đạo đức.



Ở những xã hội văn minh thì người cầm quyền bị rất nhiều luật lệ câu thúc, trói buộc, là người mất tự do nhiều nhất, còn dân chúng thì được pháp luật bảo vệ đủ mọi đàng, càng ít bị trói buộc càng tốt, càng có nhiều tự do càng tốt. Chỉ một xã hội được tổ chức như thế thì vị trí cá nhân mới được tôn trọng, người có giá trị là người có cái TÔI mạnh mẽ, đầy sức sống, đầy sáng tạo. Nên mỗi người đều có ý thức vun trồng những nét đặc sắc của riêng mình, cái vẻ đẹp của riêng mình và con của cháu thành những gia đình nổi tiếng, những dòng họ nổi tiếng làm cột chống cho một quốc gia. Một chế độ độc tài khi phải đối mặt với những biến động lớn thường rễ bị nứt rạn, từ nứt rạn đến tiêu vong, thời gian diễn ra rất nhanh vì nó chỉ có trụ đỡ là quyền lực của một phe đảng, không có trụ đỡ về tinh thần của cả dân tộc. Một chế độ chính trị tồn tại tới non một thế kỷ hay một nửa thế kỷ cũng là lâu lắm, đã tạo ra mấy thế hệ ăn chung ở chung với nó, sinh con đẻ cái với nó mà khi nó chết không ai nhỏ được một giọt nước mắt, có người còn nhẫn tâm đạp lên cái vừa chết đó rồi mới tiếp tục bước đi, đủ biết người ta đã xem nó như vật bất thường, là quái thai, là tai hoạ, thời thế đã bất thần xoá bỏ nó một cách êm dịu, không phải tốn đến máu cũng là một may mắn phi thường. Có thể kết luận, một chế độ chính trị được xem là văn minh hay lạc hậu, là sẽ tồn tại lâu dài hay chỉ có mặt trong khoảng khắc của lịch sử là tuỳ thuộc vào cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền có thật sự tôn trọng những quyền của con người hay không, các cá nhân với những khác biệt, những phản ứng, những bất tuân của nó có được đặt ở vị trí trang trọng trong hiến pháp hay không? Vì tiềm lực tinh thần của mọi cá nhân được vun xới, được phát triển trong tự do là nền tảng vững chắc nhất của mọi thiết chế chính trị. Vì còn nó ta có thể vững tin sẽ vượt qua mọi sóng gió bất thần của thời thế để mãi mãi tiến về phía trước.



NGUYỄN KHẢI

ngày 27 tháng 5 năm 2006


===