Pages

Thursday, November 6, 2008

CỔ SỬ VIỆT NAM



Cảm tưởng về sách của BS Nguyễn Xuân Quang :Khai Quật Kho TàngCổ Sử Hừng Việt(Nhà Xuất Bản Y Học Thường Thức, Anaheim-California,1999, 617 trang)



Lê Mộng Nguyên


Nhan đề ‘’Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt’’ của Nguyễn Xuân Quang tạm dịch ra Pháp ngữ : L’exhumation du Trésor de l’Histoire Antique du Peuple Việt à l’aube de l’humanité để chúng ta được thông cảm ngay bây giờ với tác giả đã nghiên cứu và moi móc, phát kiến thư tịch xưa (exhumer de vieux documents) trong nhiều năm qua có liên can đến nguồn gốc xa xưa qua thượng cổ và cổ sử của nước mình và đưa đến kết luận như sau để lại cho đời và cho hai con Mai An và Á Mỹ :



Trong khi viết quyển sách này bố cảm thấy mình là một người Việt huy hoàng tràn đầy hạnh phúc, một thứ hạnh phúc rực rỡ, chói chang như mặt trời mọc tỏa sáng rạng ngời. Bố đã khám phá ra mình là một người Việt đầy ý nghĩa, một người Việt Hừng Rạng, một Người Việt Mặt trời thái dương (un Vietnamien du Soleil)... Bố đã tìm ra cái chìa khóa mở ra kho tàng cổ sử Hừng Việt, giờ trao lại cho những người đi sau trong đó có hai con... Ta lấy một tỉ dụ : trong phần thứ II về ‘’Cổ Sử Việt Nam’’, tác giả ‘’hãnh diện là Man Di của Hừng Việt’’ (tr. 139). Man (không phải là dã man hay man rợ) mà do chữ Mường có nghĩa là Người (Mạng, Mệnh): con ngƯỜi . Chữ Mường qua Anh hoặc Pháp ngữ là Hmong đọc là Hờ Mong, Hờ Mo, Homo = người (homme, huma, humas, humain, v.v.)... Man là đỏ (Mặt trời) : Mâng (mưng) đông là rạng đông, hừng sáng, hoặc theo qui luật chuyển hóa m = b (mồ hôi, bồ hôi; mày, bay), Man, mang = ban, bang, bàng (bàng đỏ như cây sởi, cây bàng). Kiểm chứng 1 lần nữa theo phương trình thức (équation) B= V, ta có mang = vang, đỏ (rượu vang, vin Bordeaux). DI biếm âm với GÌ có nghĩa là trỜi, theo biến âm gạch đứng (que) I = OI như Thì + Thời (giờ); DI + Dời, Trời... Sau những lý lẽ về khoa học ngôn ngữ rất xác đáng (vững vàng) như thế, tác giả đi dến xác nhận như sau : Hiểu như thế, Man Di là từ của chúng ta tự gọi mình. Man là Người Ánh Sáng. Di là Người Lửa, Người Trời. Man Di ngàn đời vẫn còn mang nghĩa là Người, Ngời, Người Ánh Sáng, Con Trời. Chúng ta hãy hãnh diện là trỜi , là MAN DI dù cho thiên hạ có nói gì mặc họ. Nếu cò người nào thấy xấu hổ không dám nhận thì tôi xin vỗ ngực mà nói rằng



‘’Tôi, Nguyễn Xuân Quang, hãnh diện là Man Di, con Trời...’’Cùng một quan niệm, cứ theo lý luận như thế và một nguồn cảm hứng bất tuyệt, BS Nguyễn Xuân Quang chứng minh cho ta biết - qua lịch sử thượng cổ [Haute Antiquité] đại tộc Việt (phần 1) và cổ sử Việt nam [ Histoire Antique du Vietnam (Phần 2) - rằng chúng ta, cũng như dân tộc văn minh Aztèque (cựu dân tộc Mễ Tây Cơ, Mexique), hoặc nền văn minh Maya trước khi Christophe Colomb đặt chân trên đất Trung Mỹ (Yucatan) [Civilisation précolombienne] hoặc Cổ Ai Cập, - ...là (tôi xin trích) Việt Mặt trời thái dương, Mặt trời hừng rạng, con cháu của Việt Mặt trời thái dương, Viêm Ðế, Ðế Minh... con cháu của Thái dương thần nữ Âu Cơ, của các Vua Hùng Hừng rạng.


Tất cả còn thấy rõ qua truyền thuyết, sử miệng ca dao, lịch sử, văn hóa của người Việt ngày nay và còn khắc ghi lại trong cổ sử đồng Ðông sơn.Về họ hỒng bÀng, tác giả viết (trang 351) : ... họ Hồng Bàng theo nghĩa tổng quát hàm nghĩa tộc họ theo Vũ trụ giáo, đạo Mặt trời của người Việt Mặt trời thái dương thì họ Hồng Bàng là họ Ðỏ, họ Hùng, họ Mặt trời, họ Việt, họ Mặt trời rạng ngời, họ Người Mặt trời, là Ðế Quốc Mặt trời, Liên bang Mặt trời, Liên hiệp quốc Mặt trời...Ðại Tộc Việt ngày xưa thuộc về Ðế Quộc Mặt Trời (Empire du Soleil).




Tác giả không những là một bác sĩ công chức của Tiểu Bang California, mà hơn nữa Ông phải là một bách khoa từ điển sống, một người thiên kinh vạn quyển (une encyclopédie vivante), một ngôn ngữ học gia (philologue) mới có thể đưa đến một kết cục vững vàng như thế, sau khi - như nhan đề sách đã cho biết - đào xới (khai quật thi thể theo nghĩa trí thức) cái kho tàng quí báu mà cổ sử nước ta để lại một cách tinh vi, với một óc não và tinh thần khoa học đáng trọng.Vì thật ra lịch sử cổ điển chỉ cho ta biết một cách tổng quát về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Theo tục truyền, vua Ðế Minh (cháu bốn đời của vua ThẦn NÔng) đi chơi phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng Tiên, hỏi làm vợ, sinh 1 con gọi là Lộc Tục. Ðế Minh truyền ngôi cho Ðế Nghi, trưởng nam làm vua phương Bắc, và phong cho Lộc Tục (con thứ) làm vua phương Nam tức KINH DƯƠNG VƯƠNG với quốc hiệu là Xích Quỉ bao bọc bờ cõi thời bấy giờ ở phía Bắc giáp Ðộng Ðình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Ðông giáp Nam Hải. Vua nước Xích Quỉ (bắt đầu khoảng năm 2879 TTL), lấy con gái Ð?ng Ðình Quân tên Long Nữ, sinh một con là SÙNG LÃM nối ngôi cha, xưng là L_C LONG QUÂN. Ðến lượt LLQ hỏi con gái vua Ðế Lai làm vợ tên là ÂU CƠ và sinh hạ được 100 con trai. LLQ (dòng dõi long quân) đem 50 đứa xuống bể Nam Hải, Âu Cơ 50 đứa lên núi. Có lẽ như thế về sau, nước Xích Quỉ chia ra những nước gọi là Bách Việt mà cũng vì thế mà ngày nay đất vùng Hồ Quảng (gồm ba tỉnh Hồ Nam, Quảng Ðông và Quảng Tây) còn tự xưng là Bách Việt. LLQ phong cho trưởng nam làm vua nước VĂN LANG với triều hiệu HÙNG VƯƠNG. Nước Văn Lang có 15 bộ (bộ thứ 14 gọi là ViỆt ThƯỜng : Quảng Bình, Quảng Trị). Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tướng văn là Lạc Hầu , tướng võ Lạc Tướng, con trai vua : Quan Lang, con gái : Mị Nương, các quan nhỏ : Bồ Chính.Sử Tàu bấy giờ chép vào năm 1109 TTL, dưới đời vua Thành Vương nhà Chu, có một nước gọi là Việt Thường nằm tại phía Nam xứ Giao Chỉ.




Câu hỏi của sử gia Trần Trọng Kim (tr. 13) :’’ Vậy đất Việt Thường và đất Giao Chỉ có phải là đất của Hùng Vương lúc bấy giờ không ? ’’. Họ Hồng Bàng trị vì được 18 đời (?) cho đến năm 257 TTL thì bị Thục Phán lấy mất nước và lên ngôi xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG, cải quốc hiệu là ÂU L_C, đóng đô ở Phong Khê (huyện Ðông Anh, tỉnh Phúc An bây giờ). Năm 255 TTL, Loa Thành (hình xoáy tròn ốc) được xây, nhưng vì sự phản bội của Mỵ Châu (vợ Trọng Thủy là con của Triệu Ðà), thần nỏ không còn hiệu nghiệm, nhà Thục vì thế bị mất nước.Sáp nhập Âu Lạc vào Nam Hải, Triệu Ðà lập nước Nam ViỆt, lên ngôi lấy triều hiệu VŨ VƯƠNG, đóng đô ở Phiên Ngung (gần Quảng Châu bây giờ).




Ta từ giả cổ sử để đi vào lịch sử VN, nhưng đó không phải là vấn đề lược luận hôm nay qua tác phẩm ‘’Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt’’ của BS Nguyễn Xuân Quang.Ðể chấm dứt ‘’Nhận Diện Chân Tướng Viêm Ðế’’, tác giả cho ta biết - sau khi trình bày ‘’Một Vài Chữ Viết Nòng Nọc’’phần lớn dựa trên hình ngữ mặt trời của người thái cổ (mặt trời Nòng hình đĩa tròn không tia sáng, mặt trời Nọc có tia sáng rạng ngời, mặt trời hừng rạng [có tia sáng nọc chiếu lên], mặt trời thiên đình [có tia sáng từ thiên đình chiếu xuống], mặt trời lặn, mặt trời ánh sáng (do lửa phát ra, biểu tượng 3 nọc tia sáng, 3 mũi tên tia sáng (hình ngữ cổ Ai Cập : mặt trời có 3 tia sáng (nắng) - rằng (tôi xin trích) : Thần Nông của chúng ta khác với Thần Nông của Trung Hoa như trăng với trời. Ðối với chúng ta Thần Nông và Viêm Ðế là hai vị nữ và Nam khác nhau. Việt là vọt, là Nọc, là vật nhọn, là Ðực, là tia sáng, là lửa, là mặt trời có tia sáng tỏa ra, vọt ra, bắn ra tức mặt trời tỏa rạng, thái dương. Việt Nam là Mặt trời hừng rạng ở phương Nam. Bộc là bọc là nang là Nòng, cái là mặt trời hình cái bọc tròn không có ánh sáng tỏa ra, là mặt trời lặn, tà dương, là mặt trời đĩa tròn. Chúng ta là con cháu Thần Nông Trứng vũ trụ gồm cả hai họ Nọc, họ Việt, họ Mặt trời có tia sáng rạng ngời thái dương và họ Nòng, họ Bọc, họ Bộc, họ Mặt trời đĩa tròn (tr. 49)....


Về ‘’Vật tổ ở cõi tạo hóa của chúng ta’’, tác giả cho biết rằng : ... gạt qua bên những vật tổ đội lốt Trứng vũ trụ, hai vật tổ tối cao thuần âm và thuần dương của hai họ Nòng và Nọc tức hai họ Bộc và Việt là con Rắn, Trăn Nước (anaconda), Trăn Bọc, Trăn Bộc và con chim cắt, chim Việt (Great Hornbill). Chúng ta là con Rồng Trăn nước và cháu Tiên (tiện, tiễn) Bổ cắt (tr. 73).Tác giả còn cho ta biết rằng tất ... cả sự cấu tạo vũ trụ nằm trong tên hai con chim bổ nông và bồ cắt (lửa, nước, khí, đá) :* Bổ cắt = I I = Lửa (hai nọc dùi ra lửa, thái dương)* Bồ nông = O O = Nước (hai nòng thái âm là nước)* Bổ nông = I O = Khí (nước dương hóa bay thành hơi, khí, gió)* Bồ cắt = O I = Ðá, đất (khối lửa âm hóa nguội đi rắn lại thành đá) , tr. 84. (Nông (chim) là Nòng : O. Theo sự phân sinh vô tính phái như một tế bào tách ra làm đôi ta có Nông O sinh ra O O, lúc này con Nông có tên là Bồ Nông = O O (Bồ là vật đựng hình bao, túi, dạ con, bồ biến âm với bầu, bào, bao nên viết là O) Theo sinh sản hữu tính phái nghĩa là có dương có âm I + O = I O lúc này con Nông có tên Bổ Nông. Bổ là búa, vật nhọn tức I. Bổ Nông = I O. (tr. 83). Cắt là vật nhọn, sắc là Nọc I (Cái cọc [nọc] đi rồi lỗ bỏ không - Hồ Xuân Hương). Tương tự theo phân sinh vô tính phái một tách ra làm hai, ta có Cắt trở thành Bổ Cắt : I I. Theo sinh sản hữu tính , Cắt trở thành Bồ Cắt : O I. Như thế Bổ Nông I O kết hợp với Bồ Cắt O I : I O x O I cho ra :I I (Bổ Cắt), O I (Bồ Cắt), O O (Bồ Nông), I O (Bổ Nông) tr. 84).‘


"’Ta đã biết Nữ Thần Nông Thần Nòng kết hợp với Nam Thần Nông Thần Nống Viêm Ðế sinh ra bốn vị thần con ở tầng Tứ hành có cốt ứng với Lửa, Ðá, Nước, Khí ở dạng nguyên khởi tức tứ hành, Bốn nguyên sinh động lực lớn, Tứ Trụ, Tứ Linh, Tứ Phương..., xem tr. 87’’. Trong Thượng Cổ VN, có 4 siêu linh bất tử : Thánh Dóng, Chử Ðồng Tử, Thần Tản Viên và Liễu Hạnh Công Chúa... Theo truyền thuyết 9 mặt trời của Mường Việt cổ theo phụ quyền thì ta có 5 mặt trời Việt rạng ngời tức Ngũ đế : Mặt trời Viêm Ðế, Mặt trời Viêm hay Mặt trời Lửa vũ trụ, Mặt trời Ðế hay Mặt trời Ðá vũ trụ, Mặt trời Thần hay Mặt trời Nước vũ trụ và Mặt trời Gíó vũ trụ’’, xem tr. 122.


Theo cổ sử, vua đầu tiên của Việt Nam là Lộc Tục hiệu KINH DƯƠNG VƯƠNG, con Ðế Minh và Vụ Tiên, đặt tên nước là XÍCH QUỉ... Lộc Tục có nghĩa là Con Hươu Nọc, Hươu Việt, thuộc họ Nọc Việt Mặt trời thái dương. KDV hiểu qua kinh = kỳ (đất tổ man tộc là Kinh Man cũng gọi là Kỳ Man). Kinh Dương = Kỳ Dương. Kỳ Dương là con của Ðá Man, từ kỳ coi như từ con của Man tức là : đỏ, mặt trời, đực, chỗ ở, người, chim, rắn, chó, hươu, ếch, cây cỏ quí giá, ruồi mòng... (tr. 149).


Nói theo chữ Kinh Dương, Kì Dương là Việt Mặt trời, KDV là vua Việt Mặt trời thái dương, với vật biểu Hươu Kẻ, Hươu Việt. KDV là Vua-Kẻ-Mặt-Trời (Kì có liên hệ với Kẻ là Người). Xích quỉ (không phải là con quỉ đỏ), vì quỉ phương âm từ chữ Kẻ là Người (theo qu = k như quẻ = kẻ), Xích Quỉ là Người Ðỏ, Người mặt trời, Việt Mặt trời; nước XQ là Nước Người Mặt trời rực lửa, Nước Việt Mặt trời đỏ lửa.Con của KDV, Sùng Lãm, lên nối vua cha lấy hiệu là LẠc Long QuÂn (LLQ). Vương hiệu LLQ ứng với Mặt trời nước tức Lửa Nước, tức con Sấu Lạc. Trống đồng Hòa Bình có 6 hình sấu Lạc mõm gạc.



Theo truyền thuyết (truyện con trâu vàng ở huyện Tiên Du, LLQ là Vua Mặt trời lặn nên Trâu-nước Sùng Lãm ở cõi âm là con Trâu-vàng, Kim ngưu, Con Rùa vàng Kim qui cũng là hình bóng của LLQ ở cõi nước âm. Cổ Ai Cập cũng có vua cai trị hai cõi âm dương là Orisis. LLQ của Aztèque là con Rắn-Lông-Chim (hay Rắn-Chim) mà cũng là một người già râu bạc phơ, v. v. Người Maya ở Trung Mỹ Châu thờ phụng Itzamma (Lézard trong ngôn ngữ Yukatec) thịnh hành ở phía Bắc Yucatan. Thằn lằn rất hợp với vật biểu Thằn lằn Non của chi Nòng LLQ. Âu CƠ có nghĩa từ Âu là Au là Lửa, là trời (aube, aurore) : AC là Mẹ mặt trời mọc, là mặt trời rạng đông, là Thái Dương Thần Nữ của chúng ta. Chúng ta hãy trở về tận gốc ngọn của cội nguồn mà hiểu con rỒng chÁu tiÊn lÀ con nÒng-vŨ trỤ chÁu nỌc-mẶt trỜi nếu nói theo linh vật thì là con của Rồng Bộc Trăn nước, cháu của Tiên Việt-Bổ cắt. Ta biết HÙNG VƯƠNG được LLQ phong cho làm vua nước VĂN LANG, như thể HV là vua Mặt Trời Mọc, là Thái Dương : Ðế Minh Ðá Man là Vua Mặt trời buổi sáng, KDV vua Mặt trời Ðỉnh núi (buổi trưa), LLQ Mặt trời lặn, Hùng Vương là vua Mặt trời Hừng Rạng, vua Mặt trời mọc và con số 9 là số Thần Kỳ của HV... vì Hùng Vương là Mặt trời thứ chín trong vòng tạo sinh vũ trụ con người tức là Mặt trời thứ 9 trong truyền thuyết 9 mặt trời của Mường Việt cổ, khác với Trung Hoa có 10 mặt trời cho đậu trên cây phù tang (tr. 257).



Ðọc xong ‘’Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt’’ (L’exhumation du Trésor de l’Histoire Antique du Peuple Việt à l’aube de sa création), nếu chấp nhận nghị đề của tác giả BS Nguyễn Xuân Quang thì đồng bào chúng ta sẽ phải rất hãnh diện đã thuộc vào những dân tộc đã từng văn minh ngay từ thời Thượng cổ sử như văn hóa Aztèque, Maya, cổ Ai Cập, v.v. nghĩa là các nước nằm trong Ðế Quốc Mặt Trời (Empire du Soleil) với Vũ trụ giáo làm phương châm. Sách này không thể đọc một mạch từ đầu đến cuối như một tiểu thuyết.


Ta có thể nói lại một lần nữa (để diễn tả lòng khâm phục của chúng ta đói với BS Nguyễn Xuân Quang rằng Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt là một Bách Khoa Từ Ðiển và tác giả là một người thiên kinh vạn quyển (une encyclopédie vivante). Vậy thì trước một công trình lớn lao như thế, ta phải đọc đi đọc lại nhiều lần để thấm nhuần và thấu hiểu sự lập luận xác đáng, vững vàng của tác giả đã bỏ những năm trường để dày công nghiên cứu và - mặc dầu là một sách khoa học - đã viết theo một lối văn lưu loát, dễ hiểu và nhiều lúc có đắm say vì tác giả muốn người đọc cảm thông với mình, chia xẻ lòng tin tưởng cực độ trong sứ mệnh của một dân tộc chúng ta là dân tộc... (xin trích lời tác giả, tr. 607) Mặt trời thái dương Viêm Ðế, Ðế Minh... con cháu của Thái dương thần nữ Âu Cơ, của các Vua Hùng Hừng rạng. Tất cả còn thấy rõ qua truyền thuyết, sử miệng ca dao, lịch sử, văn hóa của người Việt ngày nay và còn khắc ghi lại trong cổ sử Ðông sơn.

Lê Mộng Nguyên (Paris)

No comments:

Post a Comment