Pages

Wednesday, November 12, 2008

ĐỖ THÔNG MIMH * CÁCH VẬT TRÍ TRI

==


CÁCH VẬT TRÍ TRI
物格致知

===

Đỗ Thông Minh

Nhân lọai xuất hiện trên quả đất khoảng 500.000-700.000 năm trước, từ cái nôi Phi Châu rồi di dân đi khắp địa cầu. Những lớp người di dân ấy ngày càng văn minh lên, tìm được những nơi cư ngụ tốt đẹp hơn, trong khi “tổ tiên” của chúng ta ở lại giữ “đất tổ” vẫn đắm chìm trong tăm tối!!! Vì sao? Thử xét về “Cách Vật Trí Tri”.

Cách Vật Trí Tri:
1- Gọi tắt là Cách Trí tức “Tìm cứu cái nguyên lý của sự vật mà suy ra cái tri thức cùng cực”, ngày nay gọi các môn khoa học tự nhiên là cách trí (tự điển Đào Duy Anh).
2- Tìm tòi, nghiên cứu nguyên lý của sự vật mà tìm hiểu cái chân lý cùng cực (tự điển Nguyên Văn Khôn).
3- Nghiên cứu các vật để hiểu rõ lý lẽ (cách trí) (tự điển Hán-Việt Hiện Đại).
4- Ngày xưa người Nhật gọi môn Vật Lý là Cách Vật Học格物学 (tạp chí 明六 (Meiroku = Minh Lục) thời Minh Trị).
- - - - -
Ngôn dục chí ngô chi tri, tại tức vật, nhi cùng kỳ lý. (của Chu Hy, thời Nam Tống)
言欲至吾之知、在即物、而窮其理〔周煕〕
Lời nói, ý muốn cho tới hiểu biết của tôi, ở việc suy nghĩ về vật một cách cụ thể và hết lẽ.

Tiên trí kỳ tri, trí tri, tại cách vật. (sách Đại Học)
先致其知、致知、在格物〔大学〕
Trước hết để biết, biết tường tận là do biết nguyên lý sự vật.

Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí. (sách Lễ Ký)
人者其天地之徳、陰陽之交、鬼神之會、五行之秀氣〔礼記〕
Người là đức lớn của trời-đất, là giao điểm của âm-dương, là hội tụ của quỷ-thần, là nguyên khí của ngũ hành.

Thủ cách kỳ vật, nhi hậu tri trí. (của Nhan Nguyên, thời Thanh)
手格其物、而后知至〔顔元〕
Nắm vật bằng tay, và sau đó (quan sát để) biết đến nơi đến chốn.

Cách vật minh đức. (biểu ngữ trường đại học Hồng Kông)
格物明徳〔香港大学〕
Biết nguyên lý sự vật để làm sáng tỏ cái đức (hay đức của trời theo sách Đại Học).
- - - - -



Nói một cách giản dị hơn là:
“Tìm tòi cái nguyên lý sự vật để hiểu biết tường tận sự việc.”.
Tất nhiên, muốn biết, muốn tìm tòi cái lý thì trước hết phải học:
Nhân bất học bất tri lý.
人不学不知理
Cách Vật Trí Tri trong sách Đại Học là một tư tưởng có tính lý luận nhằm truy cầu khoa học hiếm hoi trong rừng tư tưởng vốn đặt nặng quan hệ nhân sinh của Nho Giáo. Nói nhiều về chữ Nhân (仁, chữ nhân với bộ nhân đứng イvà bộ nhị 二, có nghĩa là lòng nhân, nhân đức), chữ hiếu (孝, như trong Nhị Thập Tứ Hiếu), chữ văn (文, văn nhu dĩ giáo), trọng thi ca (詩歌), lễ nghĩa (礼義), Kinh Dịch (易経)…


Với một số khái niệm như:
- Thái cực (太極, khi trời đất chưa chia ra) –-> Lưỡng nghi (両儀, trời – đất) –-> Tứ tượng (四像, thái dương – thiếu dương – thái âm – thiếu âm) --> Bát quái (八卦, càn – khôn – khảm – ly – cấn - chấn – tốn – đoài) --> 64 Quẻ (卦) --> 384 Hào (爻).
- Tam tài (三才): Thiên – Địa – Nhân (天 - 地 - 人), trong quẻ có 3 vạch thì từ trên xuống dưới lần lượt là Thiên – Nhân – Địa, nhưng theo nguyên tắc của Dịch thì tính từ dưới lên trên là Địa – Nhân - Thiên.
- Nhân chi sơ tính bản thiện (人之始性本善) của Mạnh Tử, trong khi phái Pháp Gia cho rằng Nhân chi sơ tính bản ác (人之始性本悪).
- Nhân lễ nghĩa trí tín (仁礼義知信).
- Tiên học lễ hậu học văn (先学礼後学文).
- Tam tòng, tứ đức (三従四徳).
- Công dung ngôn hạnh (工容言行).
- Trung quân, ái quốc (忠君愛国).
- Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (民為貴、社稷次之、君為軽, Dân là quý nhất, cơ đồ là thứ hai, vua là điều coi nhẹ.).
- Học - vấn – tư - biện – hành (学答思弁行) là 5 bước rèn kuyện chính từ “học” đến “hành” theo Khổng Tử.



Chu Hy (朱熹, Chu Hui, 1130-1200), một triết gia nổi danh đời Tống đã giải thích “cách vật” là “xét đến cái lý của sự vật, muốn cho những chỗ nhỏ nhặt đến đâu cũng hiễu được thấu đáo.”, vậy “cách” là “đến”.
Nhưng Vương Dương Minh (王陽明, tên huý là Thủ Nhân, 1472-1529), một quan văn kiêm quan võ, đặc biệt là một triết gia lừng danh thời nhà Minh thế kỷ 15-16, nhìn “Cách Vật Trí Tri” theo cách khác. Khi khám phá ra nhận thức mới, ông đã kêu rú lên và nhẩy nhót như khi Archimède khám phá ra sức đẩy của nước trong khoa thủy tĩnh học. Ông cho rằng “cách” là làm cho cái sự, cái ý trở thành “chính đáng”, tức làm điều thiện tránh điều ác. Nói khác đi, đạo lý chỉ ở trong tâm người ta mà thôi, nếu tìm ở sự vật là sai lầm. Ông cho rằng tâm là ý thức, là tính, là lý, là vật khi nói: “Chủ thể của thân là tâm, phát động của tâm là ý, bản thể của ý là tri, sở tại của tri là vật.”. Ông chủ trương “Trí Lương Tri” (至良知, đạt nhân đức hay nhân đức lớn), mà hệ quả của nó là "Tri Hành Hợp Nhất" (知行合一).





Năm 1505, Vương Dương Minh đưa ra thuyết “Tri Hành Hợp Nhất”, và phát huy thêm “Vạn Vật Nhất Thể“ (万物一体) có từ thời Lão Tử (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái…) thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên và Chu Hy thế kỷ thứ 12 thời Nam Tống, tức là “Thiên địa vạn vật nhất thể”. Người ta thường hiểu “Tri Hành Hợp Nhất” là “biết và làm là hai vế đi đôi với nhau, hợp nhất với nhau”, nhưng thực ra theo ông: “Biết là Tri của Tâm, cảm xúc là Hành của Tâm, việc làm là thành tựu của Tri và Hành của Tâm.”. Tức Tri và Hành đều thuộc Tâm, hợp nhất trong Tâm, Tri và Hành là một, biết đã là làm rồi, vì biết sinh ra cảm xúc thì đó là làm. Ông nói rõ hơn qua thí dụ: “Mắt ta thấy sắc đẹp là thuộc về phần tri, bụng ta thích sắc đẹp là thuộc về phần hành. Phải biết ngay lúc trông thấy sắc đẹp, ta đã có ý thích rồi, không phải sau khi trông thấy rồi mới lập tâm để thích.”. Tóm lại:
Theo thông thường: Tri Hành
(nhị nguyên) knowledge work
Theo Vương Dương Minh: Tri+Hành Việc làm, Hành động
(tâm nhất nguyên) (thành tựu của Tri+Hành)
knowledge+work action, job in realty
(feel) in the mind




Ông cho rằng: "Bản thể của tâm là lẽ trời, sự nhận hiểu lẽ trời một cách sáng láng, linh diệu là lương tri." (Tâm chi bản thể tức thiên lí dã, thiên lí chi chiêu minh linh giác sở vị lương tri dã; Phụ lục). Ông là người soi sáng “Tâm Học” (心学), và tư tưởng của ông thành “Dương Minh Học” (阳明学).
Đồng thời đó, bên Âu Châu cũng có tư tưởng tương tự, tiếng Anh là Monistic theory bắt nguốn từ triết học Eleaticsim của Parmenides of Elea, một triết gia Hy Lạp khoảng thế ký thứ 5 trước Công Nguyên.)… tạo thành một cuộc cách mạng lớn sau quá trình 2.000 năm của Nho Giáo. Tư tưởng này đã giúp Nhật Bản duy tân cuối thế kỷ 19, đầu 20… Bốn câu cách ngôn về “Tâm” (心) của ông như sau:
Không thiện, không ác là cái thể của tâm.
Có thiện có ác là cái động của ý.
Biết thiện, biết ác là lương tri.
Làm thiện, bỏ ác lá cách vật.
Như vậy, “cách vật” tức đi tìm nguyên lý không chỉ đóng khung trong khoa học tự nhiên, mà cả bên khoa học nhân văn cũng có thể áp dụng.
Việc đi tìm một giải pháp nhằm giải quyết những vấn nạn trong văn hóa Việt như một số điều nhiều người đã nói tới và chúng tôi đã nêu ra trong loạt bài Tự Vấn, cũng đòi hỏi tinh thần triệt để trong quan sát, nhận thức, truy tìm ra quy luật chi phối. Khi đã nắm bắt quy luật, từ đó triển khai thành hướng đi và dùng giáo dục để phổ cập. Đó là động lực chính làm thay đổi tư duy, đưa dân trí và dân khí lên một tầm cao hơn, kịp với thời đại, đà tiến chung của nhân loại.





Trong phạm vi khoa học tự nhiên, phải chăng có lẽ nhờ cách vật trí tri mà người Trung Hoa đã khám phá ra Kinh Dịch và 5 phát minh lớn cho nhân loại là:
1- Kim chỉ nam (nam châm).
2- Thuốc súng.
3- Giấy.
4- Máy in.
5- Bàn tính…
Đông Phương từ xưa thực ra cũng đã có những quan niệm dân quyền: “Dân chi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý nhất, cơ đồ là thứ hai, vua là điều coi nhẹ.) của Mạnh Tử, “Ý dân là ý trời”, “Hội Nghị Diên Hồng” đời nhà Trần, “Phép vua thua lệ làng”... nhưng chưa được hệ thống hóa thành thể chế.
Có điều thật đáng tiếc vì rồi sau đó Nho Giáo đã bị chính trị lũng đoạn nên ngủ quên cả ngàn năm, đắm chìm trong từ chương, khoa cử, thi phú, bói toán…
Từ nam châm của Trung Quốc, Tây Phương khám phá ra từ trường, từ thông, từ ba, điện từ… áp dụng rộng rãi trong khoa học, kỹ thuật. Cũng như sau này người Hoa phải học lại từ Tây Phương kỹ thuật làm hỏa tiễn (vốn từ pháo thăng thiên của Trung Quốc), giấy, máy in, máy điện toán…
Trong khi đó, người Tây Phương vốn trọng “Chân - Thiện - Mỹ” (真・善・美), lại có thêm tinh thần “Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái” (自由・平等・博愛), qua thế kỷ 18 đã phát triển tư tưởng “Nhân quyền - Dân quyền” (人権・民権), lập thể chế “Dân Chủ - Cộng Hòa” (民主・共和).
Song song đó, với tinh thần duy lý, trọng khoa học, họ đã có những bước đi đôi hia bảy dặm, nhất là vào thời kỳ Khải Mông từ khoảng thế kỷ 16, 17 cũng như Cách Mạng Kỹ Nghệ thế kỷ 18, 19. Tuy không nói Cách Vật Trí Tri, nhưng tại sao người Tây Phương lại có tận dụng tinh thần ấy hơn cả người Á Đông?

 7 trường hợp “Cách Vật Trí Tri” của Tây Phương

1- Sức đẩy của nước do Archimède khám phá ra.
Trong môi trường nước cũng vậy, ngày xưa người ta hiểu lờ mờ rằng vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi, tất nhiên không lý giải được những sự kiện như tại sao cái tàu sắt nặng lại nổi...
Nhà toán học kiêm vật lý học người Hy Lạp là Archimède (287-212 trước Công Nguyên), khi khám phá ra sức đẩy của nước trong bồn tắm tức nguyên lý vật nổi, mừng quá, ông quên cả mặc quần áo má chạy ra đường la toáng lên. Ngày nay người ta dùng tên ông để đặt cho đơn vị sức đẩy của nước.
Nhân nói về nước, nếu chúng ta có một cái ly/cốc có dung lượng đúng 200 cc, vậy chúng ta có thể đổ bao nhiêu nước vào đó? Đổ được 200 cc chăng? Thực tế chúng ta có thể đổ 200 + vài cc nữa, lý do là nước có sức căng/trương (張力, trương lực), nên mặt nước có thế phồng lên tới một giới hạn nào đó trước khi nuớc trào ra.

2- Quả đất vuông  tròn
Theo quan niệm Đông Phương xưa thì mặt trời tròn và quả đất vuông. Còn Tây Phương thì có thuyết cho rằng quả đất là lưng con rùa và 4 chân rùa là 4 con voi bước đi trong không gian. Người đi tàu biển chắc chắn là thường xuyên thấy cảnh đường chân trời hơi cong, nhưng không thể ngờ là quả đất hình tròn. Vì nếu quả đất tròn thì người ta ở phần trên đứng suôi còn người ở phần dưới sẽ đứng ngược đầu sao? Sau này mới biết quả đất lớn và không gian vốn vô hướng nên người ta không có cảm giác ngược đầu. Có người còn sợ đi ra tới dìa thì có thể bị rơi xuống. Khi tàu thám hiểm Âu Châu tới vùng đất của người da đỏ thuộc Châu Mỹ đã đặt tên là India vì tưởng đã đến đất Ấn Độ thuộc Châu Á.
Quả đất quay quanh chính nó một vòng 24 giờ và quanh mặt trời một vòng hết 365,2564 ngày nên cứ 4 năm lại dư 1 ngày (năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày). Sau này khoa học mới biết quả đất tròn và thực ra hơi phình ở giữa, hơi dẹp hai đầu nên bán kính ở xích đạo là 6.378,245 km và ở cực là 6.356,863 km, trục nó nghiêng 66 độ 33’ 20’’ nên vùng ôn đới ở bắc và nam bán cầu mới có 4 mùa, rồi trọng lực, từ trường, từ quyển, vòng ozone (O3). Từ đó mới phân chia đường xích đạo, múi giờ, định giờ chuẩn từ đường kinh tuyến Grennwitch đi ngang nước Anh, đường kinh tuyến đổi ngày giữa Thái Bình Dương, chia múi giờ… Vì vậy, đi theo hướng đông hay tây thì cuối cùng cũng sẽ trở về đến đích, đó là câu chuyện thám hiểm “72 Ngày Vòng Quanh Thế Giới”.
Nhân đây, xin nhắc về chuyện thời Hùng Vương, khi Tiết Liệu dâng Vua Cha bánh dầy tròn tượng trưng cho trời, bánh trưng vuông tượng trưng cho đất. Về mặt thực tế, ông là người gần gũi với nông dân, là thành phần chiếm đa số trong xã hội, và về mặt triết lý, đã chứng tỏ ông chính là người (nhân) đã nắm được quy luật của trời-đất (thiên-địa), là con người ý thức quan hệ trọng yếu tam tài “thiên-địa-nhân (天・地・人)”, xứng đáng để được truyền ngôi vị Vua, chăn dắt trăm họ.

3- Thiên Động Thuyết  Địa Động Thuyết của Kopernik, Galilée
Hàng ngày con người nhìn lên trời, theo dõi sự chuyển động của mặt trời đều thấy mặt trời quay từ đông sang tây. Các nhân vật lừng danh như Triết Gia Aristote (384-322 trước Công Nguyên) người Hy Lạp, nhà Toán Học kiêm Thiên Văn Claude Ptolémée (85-165) người Ai Cập đều cho rằng quả đất là trung tâm không những của Thái Dương Hệ mà còn của cả vũ trụ nữa và nhân loại coi đó là chuyện đương nhiên khỏi cần bàn.
Thế mà sau này có nhà Thiên Văn Nicolaus Kopernik tức Copernicus (1473-1543) người Ba Lan không giống ai, nhận ra rằng không phải thế, đã chứng minh cụ thể bằng toán học rằng là mặt trời trung tâm, quả đất quay quanh mặt trời chứ không phải mặt trời quay quanh quả đất nhưng không ai tin.
Và ông Galilée tức Galileo Galilei (1564-1642), một nhà Thiên Văn người Ý lại quả quyết quả đất quay quanh mặt trời. Ông đã bị đả kích nặng nề, kể cả đưa ra tòa vì sự chứng minh rất khó khăn trước thực tế biểu kiến hiển nhiên ai cũng thấy. Như khi chúng ta ngồi xe điện, thấy những cột điện hai bên đường như chạy lùi, ai cũng biết không phải cột điện chạy mà xe điện chạy. Nhưng trong một quy mô nhỏ thì dễ nhận ra, còn quy mô lớn thì rất khó mà biết được. Sau này khoa học tiến bộ hơn, nhân loại mới dần dần chấp nhận một sự kiện coi như nghịch lý quá lớn như vậy.
Mặt trời cũng tự quay quanh chính nó 1 vòng mất 10 ngày, gọi là tuần (旬) nên mới có thượng, hạ, trung tuần, bình thường người Việt coi 1 tuần là 7 ngày. Cả Thái Dương Hệ lại quay quanh một ngân hà. Và hàng tỷ ngân hà lại quay quanh những trục nào đó… mà khoa học chưa xác định được. Vũ trụ từ đâu, một vụ nổ lớn (big bang)? Đi về đâu sau tiến trình dãn nở - co rút 4,5 tỷ năm, hình dáng như thế nào, nếu có hình dáng thì tất có biên giới, nếu có biên giới vậy ngoài biên giới đó là gì, có còn là vũ trụ không? Nếu còn thì biên giới vừa nói chưa phải là biên giới? Nếu không thì nơi đó là gì? Ngay cả cái vật chất nhỏ nhất như “hạt cơ bản” là cái gì, hình dáng ra sao…? Đó là những câu hỏi lớn của nhân loại mà khoa học vẫn chưa trả lời rõ ràng được.

4- Vạn vật hấp dẫn hay câu chuyện Newton nằm dưới gốc thấy quả táo rơi…
Trước đó, cả nhân loại vẫn nghĩ đơn giản mọi vật nặng tức có trọng lượng thì rơi xuống, tuy rằng có một số hiện tượng không giải thích được như bong bong bay thì cho là tại nó nhẹ, con chim tuy nặng nhưng có cánh nên bay được… Không ai tưởng tượng có một sức hút vô hình nào đó đang chi phối vạn vật, đó là sức hấp dẫn.
Nhà Thiên Văn Học, Toán Học Newton sir Isăc (1642-1727), một hôm nằm dưới gốc táo, thấy quả táo rơi, ông chợt khám ra ra sở dĩ quả táo rơi không phải vì nó nặng mà vì quả đất hút nó. Tất nhiên nó cũng hút quả đất, nhưng vì sức nó yếu nên bị kéo về phía quả đất.
Nếu chúng ta để 2 khối nam châm lớn nhỏ gần nhau, khối lớn sẽ hút khối nhỏ. Sau này người ta biết rằng mọi vật có trọng lương đều có sức hút, nhưng vật nhỏ có sức hút rất yếu nên chúng ta không thấy tác dụng của nó.




5- Hằng số bí ẩn Pi = 兀
Số Pi (兀) tiềng Hán là viên chu suất (円周率), là một con số toán học rất lạ lùng, đầy bí ẩn, một hằng số trong quan hệ giữa chu vi vòng tròn và đường kính. Pi = 1,14,159… Cứ lấy đường kính nhân với số Pi thì ra chu vi, vì thế được gọi là hằng số. Người Ai Cập tìm ra con số Pi đã tài tình rồi, làm sao biết chính xác là bao nhiêu, đo đạc như thế nào mà biết những số lẻ bất tận phía sau?
Thật vậy, Pi là một con số với hàng số lẻ không bao giờ chấm dứt, tức là “vô tận”.
Nhớ Hàng Số Pi!!!. Ở trường học thường viết gọn là 3,1416, nhưng thực ra là 3,14159265352230690612949... dài bất tận, không ai nhớ nổi. Máy điện toán ở Nhật đã tính ra được khoảng hàng số và tất nhiên còn nữa!
Người ta dùng gọn là 3,1416 vì không ai nhớ nổi những con số lẻ vô nghĩa ở phía sau. Thế mà trong tháng 7/2005, có người Nhật là ông Akira Haraguchi (Nguyên Khẩu Chứng, 59 tuổi, người tỉnh Chiba) tìm cách nhớ, thật là một chuyện đáng kinh ngạc, không tưởng tượng nổi. Ông trở thành người có khả năng nhớ nhiều hàng số Pi nhất thế giới (記憶術/円周率世界一), mặc dù thời đi học ông chỉ có thành tích rất tầm thường.
Bí quyết nhớ của ông là thay vì nhớ những con số vô hồn, ông đã đặt cho những con số những âm trong bảng 48 ký tự của Nhật, từ đó làm thành một bài thơ dài, với vần điệu và có ý nghĩa.
Thí dụ: Số 0 mang những âm: ra, ri, ru, re, o, on
Số 1 mang những âm: a, i, u, e, hi, an...
Các số lẻ đầu: 1415926535 sẽ thành câu "Anshin unto kuni moto satta, = Đã được an tâm rời đất nước,".




Các số lẻ kế tiếp: 2230690612949 sẽ thành câu "Fuyu sora nukeru mo utsukushiku. = Dù xuyên qua bầu trời mùa đông thì cũng đẹp.".
Ngày 25/9/2004, ông đã đọc thuộc lòng trong 8 giờ 40 phút đồng hồ hết 54.000 hàng số Pi!!! Trong thời gian đó, ông chỉ uống nước và ăn một miếng cơm nắm.
Qua tháng 7/2005, ông đã đọc thuộc lòng 83.431 hàng số, trong khi coi như trung bình nhân loại chỉ nhớ độ 5 hàng số!!!
Ông vốn là con cháu nhà sư, từng sống ở chùa, từ nhỏ ông đã có dịp làm quen với với các sách tôn giáo và triết học, làm cho ông cảm được sự thâm sâu và vĩnh viễn... Mười năm trước, khi làm việc tại một công ty chế tạo đồ điện, ông bắt đầu mê mải trong việc tìm cách nhớ số Pi mà ông cho là "Hợp với tính cách của mình" và ông đã dùng lối "liên tưởng" từ số ra âm để kết hợp thành thơ... Nói vậy chứ bây giờ ông đã chỉ cách nhớ rồi, liệu có ai nhớ được từng ấy câu thơ và khi đổi ra số mà không bị nhầm chăng?




6- Khám phá ra điện, điện là gì?
Điện hiện diện trong thiên nhiên, dưới hình thức sét, cọ sát hay tĩnh điện… Người xưa khi sờ vào một vật gì mà bị điện giật, chắc người ta cho là vật ấy có ma! Một ngày kia khoảng 600 năm trước Công Nguyên, người ta khám phá ra hiện tượng “điện” và rồi ông Benjamin Franklin (1706-1790), Alessandro Volta (1745-1827), André Ampère (1775-1836), Michael Farraday (1791-1867), William M. Furedy (sáng chế ra mô-tơ điện Hoa Kỳ)… khai sáng thêm, tự chế ra máy phát điện bằng mô-tơ, quạt gió, máy nổ, nhiệt điện, thủy điện, nguyên tử… cũng như pin, pin nhiệt điện, tế bào quang điện...
Và song song đó khoa học mới biết sở dĩ có hiện tượng điện là do sự di chuyển của điện tử nằm ở vòng ngoài các nguyên tử (điện tử có hướng), từ nguyên tử này sang nguyên tử kia, trong môi thể như dòng điện đã tạo ra dòng điện chạy ngược chiều. Và dòng điện quấn trong một lõi kim thuộc cũng có thể sinh ra từ trường… Ngày nay cụôc sống tươi sáng của 99,99% nhân lọai chính là nhờ vào điện, mà đơn giản là sự di chuyển của các điện tử trong dòng điện. Tốc độ điện tử truyền trong dây đồng khoảng 1.600 km/giây, nhưng điện tử quay quanh nhân với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng, tạo thành “lớp vỏ” quanh nhân.




7- Quan hệ giữa vật chất và năng lượng
Nhà Vật Lý Học Albert Einstein (1879-1955) người Thụy Sĩ gốc Đức, thiên tài khoa học của cả nhân loại, qua thuyết lượng tử ông đã viết ra công thức E = mC2.
E: năng lượng
m: vật chất
C: tốc độ ánh sáng.
Công thức thật thần tình này cho chúng ta thấy ông đã nhìn ra quan hệ giữa vật chất, năng lượng và ánh sáng. Chỉ một khối lượng vật chất nhỉ khi nhân với vận tốc ánh sáng 300.000 km/giây bình phương sẻ cho ra một nặng lượng rất lớn và điều này đã được chứng minh qua kết quả thử nghiệm bom nguyên tử.
Bom A, dùng nguyên liệu Uranium 235 hay Plutonium và áp dụng phản ứng phân liệt.
Bom H (Hydrogen), dùng nguyên liệu H2 và áp dụng phản ứng kết hợp tạo ra H3 (đồng vị) và nặng lượng lớn gấp hàng trăm lần bom A. Bom A mới chỉ là ngòi nổ của bom H…
- - - - -



Còn nhiều, rất nhiều những khám phá độc đáo như vậy. Chính sự cách vật trí tri trên và nhiều khám phá những quy luật thiên nhiên khác đã làm thay đổi cả văn minh của nhân lọai, đưa lên tầm mức ngày càng cao hơn.

Sự nhầm lẫn ngây thơ của nhân loại thời đại này!
Sự khôn ngoan của nhân loại tức chỉ chung trí khôn của loài người đã đưa nhân loại tới những xã hội văn minh hiện nay, nhưng trong quá trình tiến bộ đó, tuy nhiên còn nhiều điều chưa hiểu cặn kẽ và đôi khi cũng có một số sai lầm rất sơ đẳng.

1- Nhầm lẫn trong việc nhân bản hay sao chép người
Khi y học cho thấy có thể sản xuất hàng loạt con người trong phòng thí nghiệm qua phương pháp thụ tinh vô tính hay tế bào và trứng (cloning)… Một số giới khoa học đã vội vã cho là có thể sản xuất hàng loạt người hoàn toàn giống nhau gọi là “copy human”.
Thực tế cho thấy, các lạp tử là thành phần nhỏ nhất (hạt cơ bản) trong nguyên tử luôn luôn ở một trạng thái bất định giữa vật chất và năng lượng, biến đổi liên tục giữa hai trạng thái đó. Vị bất định nên tự nó không có trạng thái nhất định, và vì vật không có lạp tử thứ 2 nào giống nhau. Lạp tử còn không giống nhau, thì nguyên tử không giống nhau, do đó, không thể có hai tế bào hay sinh vật hoàn toàn giống nhau. Chưa kể mọi vật chất hay sinh vật trong vũ trụ, dù chỉ ra đời trước sau 1 sát na, 1 phần tỷ giây đi nữa thì yếu tố thời gian rất ngắn ngủi đó cũng đủ làm cho hai vật chất trở thành khác nhau. Còn sau này tồn tại với thời gian thì sẽ bị biết bao yếu tố khác thuộc môi trường làm cho thay đổi, như con người do dinh dưỡng mà cơ thể khác nhau, do học vấn mà nhận thức khác nhau…





2- Nhầm lẫn về sóng nước có đi tới hay không?
Khi nhìn sóng nước, chúng ta thấy sóng di động lên xuống và di chuyển ngang, nhưng có một số nhà khoa học cho rằng sóng nước chỉ nhấp nhô lên xuống chứ không di chuyển ngang tức không đi tới, đặc biệt là khi thí nghiệm tạo sóng với cố thể như một sợi dây hay lò xo... thì thấy rõ sợi dây và lò xo không hề đi tớị
Nhưng cuối cùng thì khoa học phải công nhận là với dịch thể hay nói rõ hơn là môi thể lỏng thì sóng có đi tới nên mới trôi dạt các thứ nổi trên mặt nước vào bờ, tuy rất chậm so với tốc độ của sóng. Khoa học tính ra tốc độ sóng bằng số chấn động nhân với chiều dài sóng: v = fλ và chu kỳ sóng: T = 1/f.
Thí dụ sóng của âm thoa hình chữ "Y" (dùng điều chỉnh âm thanh):
- Số chấn động: 400
- Chiều dài sóng: 70 cm
- Tốc độ sóng: 70 x 400 = 28.000 cm = 280 mét/1 giâỵ
Đặc biệt là với sóng từ, thì sóng cũng đi tới nên có thể ứng dụng tạo động cơ bằng điện từ. Cấu tạo động cơ điện từ gồm một đế hình vành trụ bằng thép có cơ năng đặc biệt tạo ra sóng từ xoay tròn trên mặt, bên trên để một hình vành trụ khác bằng thép có điện từ đồng cực với đế nên đẩy nhau làm cho trụ này được nâng bổng lên. Khi đế tạo ra sóng điện từ thì vành trụ thép bên trên xoay theo chiều sóng, đó là động cơ điện từ, đặc biệt là không bị ma sát, khác hẳn với động cơ nổ hay động cơ điện thường thấỵ
Thêm nữa, có chắc là mũi nhọn rẽ sóng nước tốt nhất chăng? Các tàu, nhất là tàu chiến đều làm mũi càng nhọn càng tốt để chạy được nhanh, nhưng sao nhiều tàu lớn như tàu dầu thường thấy có cục u tròn lớn ở mũỉ Người Nhật đã thí nghiệm và thấy rằng cục u tròn đó đã rẽ sóng tốt hơn và giúp cho tàu đi nhanh hơn là mũi nhọn thuần túy. Thế mới lạ!





3- Nhầm lẫn về ánh sáng truyền theo đường thẳng? Màu sắc có được là tự thân của vật?
Ai cũng biết ánh sáng mặt trời tức ánh sáng thiên nhiên hay ánh sáng trong suốt không màu (vô sắc) là một tổng hợp bao gồm 7 màu, từ màu tím đền màu đỏ tím. Mắt chúng ta thấy ánh sáng truyền theo đường thẳng tắp nhưng thực ra bằng dạng sóng hình sin (〜) cực nhỏ (trung gian giữa vật chất và năng lượng), với độ dài sóng λ trong khoảng 380-780 nm (nano mét = 1/1.000.000 mili mét), như thấy qua lăng kính khúc xạ hay ánh sáng cầu vồng. Trong đó có 3 loại ánh sáng chính là đỏ, xanh và vàng tức không bao gồm 2 màu ở biên như tím và đỏ tím…, như thường thấy trên ống phóng hình của TV hay thêm màu đen (không có trong 7 màu tạo ra ánh sáng thiên nhiên) như thường thấy trong việc phân hình màu thành 4 hay 5 màu riêng biệt và sau đó khi in chồng nhau tức tổng hợp lại trong ấn loát.




Độ Dài Sóng Của Ánh Sáng 光の波長
Độ dài sóng
波長
(nm) 10~
380 380~430 430~460 460~500 500~570 570~590 590~
610 610~780 780~ 1mm
Màu
色彩 Tia
tử
ngoại
紫外線 Tím
xanh
青紫 Xanh dương
青 Dương lục
青緑 Lục

緑 Vàng

黄 Cam
オレ
ンジ Đỏ

赤 Tia
hồng ngoại
赤外線

Màu tím tiếng Hán-Việt là “tử”, nên mới có từ “tử ngoại tuyến” (紫外線) tức “tia tử ngoại”, là loại tia có độ dài sóng ngắn 10-380 nm, và màu đỏ tiếng Hán-Việt là “xích”, hay “hồng” nên mới có từ “xích ngoại tuyến” (赤外線) hay “hồng ngoại tuyến” (紅外線) tức “tia hồng ngoại”, là loại tia có độ dài sóng dài 780 nm-1 mm mà mắt thường của người ta không thể thấy được, nhưng máy hình dạng số (digital camera) có thể chụp được.
Thí dụ chúng ta thấy một vật màu đỏ, nhưng nếu bỏ vật đó vào trong phòng tối thi không thấy gì nữa hết. Tại sai vậy? Tất nhiên tại vì không có ánh sáng. Bây giờ chiếu ánh sáng bình thường vào vật, nhưng nếu chúng ta lọc bỏ màu đỏ (độ dài sóng 610-780 nm) và các màu tương cận đi thuộc biên của tia tử ngoại hay tia hồng ngoại, thì vật đó sẽ không còn là màu đỏ nữa mà là màu rêu đậm, tức màu liên kết giữa màu xanh lá cây và vàng. Như vậy thực ra vật không mang màu hay phát ra màu mà mang cấu tạo bề mặt có độ phản xạ sóng khác nhau, màu thấy được là do phản xạ ánh sáng thiên nhiên mả ra.
Cũng xin lưu ý là cần phân biệt ánh sáng thiên nhiên là ánh sáng trong suốt không màu và ánh sáng màu trắng (như tuyết hay sữa). Ánh sáng không màu (vô sắc) trong suốt là kết hợp từ ánh sáng 7 màu khác như nói trên, nhưng sơn màu trắng (hữu sắc) không phải là kết hợp từ sơn 7 màu khác. Nếu chúng ta lấy sơn 7 màu trên trộn với nhau thì chúng ta sẽ có màu gì? Chúng ta sẽ không có màu vô sắc như ánh sáng thiên nhiên, nhưng cũng không có màu trắng tuyết hay sữa, mà có màu đà, tức màu tro, là màu vải các tu sĩ Phật Giào hay mặc. Trên thực tế, để thể hiện ánh sáng không màu (vô sắc) thuần tuý trong suốt, không thể dùng sơn màu hay vật liệu màu (hữu sắc) trong thiên nhiên để tạo ra. Chỉ có thể hội tụ 7 loại ánh sáng trên mới có thể tao ra ánh sáng vô sắc trong suốt.



Đặc biệt, âm thanh không phải tự chúng có thể truyền tới giác quan của chúng ta, mà truyền được là nhờ có một môi thể nào đó. Như trong hạ tầng không gian có không khí gồm oxygen (O) và nitrogen (N)…, ở trên thượng tầng không gian, coi như trống không, không có môi thể nào thì người ta sẽ không nói chuyện trực tiếp với nhau được. Có thể thử nghiệm bằng cách để một chiếc đồng hồ trong lồng kính, chúng ta nghe thất tiếng tích tắc, nhưng nếu hút hết không khí ra, chúng ta sẽ không còn nghe thấy gì nữa hết.
Như vậy, khi nói tới tốc độ truyền cũng còn tùy thuộc vào môi thể. Tốc độ sóng của âm thanh trong không khí là 340 mét/giây hay 1.224 km/giờ, trong nước là 1.500 mét/giây, trong thép là 6.000 mét/giây. Điện, tức điện tử truyền từ nguyên tử này sang nguyên tử kia, tạo ra dòng điện ngược chiều trong dây đồng rất nhanh, khoảng 1.600 km/giây, nhưng điện tử quay quanh nhân với vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng. Còn ánh sáng truyền trong không gian là nhanh nhất, lên tới khoảng 300.000 km/giây, nhanh gấp khoảng 200 lần điện.



4- Nhầm lẫn về thời gian khi bước qua thiên niên kỷ mới
Có lẽ khi nhân lọai bước qua thiên niên kỷ thứ 2 vào 1.000 năm trước cũng đã có sự nhầm lẫn như khi bước qua thiên niên kỷ thứ 3 mà tất cả người thời nay đều đã chứng kiến.
Đêm ngày 31/12/1999 bước qua ngày 1/1/2000, hầu như khắp nơi trên địa cầu, nhân loại đã hân hoan tổ chức lễ hội ăn mừng thiên niên kỷ mới, trịnh trọng đón chờ và coi giây phút bước qua ấy rất thiêng liêng... Trong khi đó, thực ra là vẫn còn ở thế kỷ 20.




Thực vậy, phải là đêm ngày 31/12/2000 bước qua ngày 1/1/2001, thì mới thực sự bước qua thế kỷ 21 và như vậy mới bước qua thiên niên kỷ mới, thiên niên kỷ thứ 3. Thế mà thời điểm này thì hầu hết nhân loại lại thờ ơ, nếu có tổ chức cũng chỉ là lễ hội nhỏ, một thứ “nhị hỷ” trong đám cưới thôi.



Cho tới nay mà nói ra điều ngày chắc hẳn là còn có rất nhiểu người vẫn chưa đồng ý, vẫn khăng khăng ngày 1/1/2000 là đã bước qua thiên niên kỷ thứ 3 rồi.
Để cho dễ hiểu, xin lấy thí dụ chúng ta có 21 tờ giấy 100 đồng.
- Khi chúng ta tiêu 1999 đồng rồi tiêu thêm đồng kế là đồng thứ 2000 thì mới chỉ dùng tờ tiền giấy thứ 20. Nếu nói về thời gian, thì là năm 2000, thế kỷ 20, thuộc thiên niên kỷ thứ 2.
- Khi chúng ta tiêu 2000 đồng rồi tiêu thêm đồng kế là đồng thứ 2001 thì mới dùng tới tờ tiền giấy thứ 21. Nếu nói về thời gian, thì là năm 2001, thế kỷ 21, thuộc thiên niên kỷ thứ 3.
Như vậy nhân lọai đã nhầm cả nguyên 1 năm. Thôi thì đã có “đồng hồ cơ thể”, thì đây là “đồng hồ nhân loại” với sai số 1/1.000 năm cũng nên coi là sai số nhỏ, có thể bỏ qua chăng? Nhân loại với hơn 6 tỷ người mà sai, nên hơn bao giờ hết tất cả cùng hùa với nhau bỏ qua cho vui vẻ “cả làng”, à quên “cả địa cầu”!




5- Người Việt, Hoa, Nhật nhầm lẫn về con giáp, và người Việt nhầm một số từ?
Âm lịch có 10 can và 12 chi, kết thành 1 chu kỳ 60 năm gồm Giáp Tý, Ất Sửu… gọi là một hội (chu kỳ Tây Lịch là 28 năm), là 5 lần Thổ Tinh (土星), 2 lần Mộc Tinh (土星) quay quanh Mặt Trời tức Thái Dương (太陽), cũng như 12 con giáp. Tại sao gọi là “hội”? Là vì đặc biệt vào đầu chu kỳ này thì 5 sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ tuy quay theo những quỹ đạo khác nhau nhưng đều dồn (hội) về một phía.
Rất nhiều người thường nghĩ năm Đinh Hợi (丁亥) 2007, thì "hợi" là con lợn/heo, thực ra "hợi" là chi (支) không phải con giáp (甲) và là giờ thứ 12 trong: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Còn trư (猪) hay đồn (豚, lợn/heo con) mới là lợn/heo như “Trư Bát Giới” trong Tây Du Ký. Trong vòng tròn 12 cung, 12 chi này cùng cung giác với 12 con giáp chứ không phải là 12 con giáp. So với bảng 12 con giáp thì "thìn" (辰) tương đương với con rồng chứ long (龍) mới thực là "con rồng", "tý" (子) tương đương với "con chuột" chứ thử (鼠) mới thực là "con chuột" hay "dần" (寅) tương đương với "con cọp", chứ "hổ" (虎) mới thực là "cọp..". Theo lối tính giờ của Trung Hoa và Việt Nam xưa thì một ngày có 12 giờ, giờ "tuất" tương đương với thời gian 7 đến 9 giờ tốị Chúng ta thường nghe câu: "Nửa đêm giờ tý canh ba". Giờ tý là 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng, giờ sửu là 1 đến 3 giờ sáng. Còn ngọ (午) là 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, chính ngọ (正午) là đúng 12 giờ trưa.

Đồ biểu 10 can, 12 chi, 5 hành và 12 con giáp

Người Hoa và Nhật cũng dùng 12 con giáp nhưng có 4 con khác với Việt Nam, do sự nhầm lẫn hay cố tình Việt Nam hóa đi cho nó gần gũi hơn:
Sửu cùng cung giác với Ngưu = Bò  Trâu (thực ra là Thủy ngưu)
Mão/Mẹo cùng cung giác với Thỏ/Thố  Mèo
Mùi cùng cung giác với Dương = Cừu  Dê
Hợi cùng cung giác với Trư = Heo rừng  Heo nhà


- - - - -



Xin nói thêm
Có điều chắc là hầu hết người Việt đã nhầm lẫn khi viết sai từ dịch chữ “The United States o America”:
Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (合衆国華旗) - Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (合種国華旗) (sai)
- Nghĩa là hợp các nước - Một liên bang, chứ tên một quốc gia không bao giờ nói tới yếu tố chủng tộc. Trường hợp này đọc là “Hiệp Chúng Quốc” cũng không hẳn là đúng vì đã có chữ hiệp (協).
- Các từ điển Hán-Việt và Việt-Hán đều viết đúng, nhưng các từ điển tiếng Việt mới tại Việt Nam như Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, hay Tự Điển Bách Khoa Việt Nam… hầu hết viết sai.
Vô hình trung (無形中) - Vô hình chung (sai)
Lãng mạn (浪漫) - Lãng mạng (sai)…


- - - - -
Trên đây chúng tôi chỉ nêu lên một vài sự kiện… như một gợi ý chung.
Mục đích là cùng nhau chia sẽ, quan tâm triệt để hơn tới những sự kiện chung quanh, tận lực làm việc theo chiều hướng thượng để cùng giúp nhau vươn lên.

- - - - -

Phụ Lục (trích Bách Khoa Toàn Thư VN):


VƯƠNG DƯƠNG MINH:
Vương Dưong Minh (王陽明, Wang Yangming); tên thật: Vương Thủ Nhân (王守仁, Wang Shouren); 1472-1528, nhà chính trị, một vị Tướng bách chiến bách thắng (nhưng nhất định từ chối không đem quân đánh An Nam) và là triết gia nổi tiếng đời Minh (明, Ming), Trung Quốc. Quê tỉnh Chiết Giang (浙江, Zhejiang). Từng dựng nhà ở động Dương Minh, gần Hàng Châu (杭州, Hangzhou) để dạy học, nên được gọi là Dương Minh tiên sinh. Về mặt triết học, Vương Dương Minh theo tâm học của Lục Cửu Uyên (陸九淵, Lu Jiuyuan, 1139-1192) coi tâm, đạo và trời là một, nếu hiểu rõ "tâm" (bản thể của tâm), thì cũng hiểu được đạo và trời (tâm tức đạo, đạo tức thiên, tri tâm tất tri đạo tri thiên). Vương Dương Minh là tập đại thành của tư tưởng duy tâm chủ quan ở Trung Quốc. Ứng dụng tâm học về mặt đạo đức, Vương Dương Minh chủ trương "trí lương tri" và "tri hành hợp nhất". "Trí lương tri" (thực hiện triệt để điều hiểu biết tốt lành), vì lương tri là điểm sáng của lòng người, đó cũng là lẽ trời (thiên lí): "Bản thể của tâm là lẽ trời, sự nhận hiểu lẽ trời một cách sáng láng linh diệu là lương tri" (Tâm chi bản thể tức thiên lí dã, thiên lí chi chiêu minh linh giác sở vị lương tri dã; Phụ lục).
Thuyết "trí lương tri" của Vương Dương Minh kế tục ý niệm "lương tri lương năng" của Mạnh Tử (Mengzi), nhấn mạnh "trí" (thực hiện triệt để). Hệ quả của "Chí lương tri" là "Tri hành hợp nhất". Vương Dương Minh bản thân không có trước tác, nhưng những điều giảng dạy của ông đã được học trò ghi lại thành sách với tên "Ngữ lục", "Văn lục", "Biệt lục", "Phụ lục"v.v..., gồm 38 quyển với tên "Vương Văn Thành Công toàn thư" (Văn Thành Công là tên do vua nhà Minh phong tặng). Học thuyết Vương Dương Minh đã có ảnh hưởng lớn ở khoảng giữa triều đại nhà Minh, về sau truyền sang Nhật Bản, đã tác động không nhỏ tới phong trào Duy Tân của nước này.

- - - - -


Trích bài “TÂM PHÂN BIỆT” (Diễn Đàn Phật Giáo)

Vấn đề là ở chỗ một khi đã có phân biệt rồI (tức là chuyện bắt buộc một khi đã xử dụng ý nghĩ) thì làm sao biết được đâu là đúng, đâu là sai, (tạm gọi là Thiện và Ác) để mà làm theo???
Cái đó trong PG gọi là Trí Tuệ Bát Nhã .

Về chuyện “phân biệt” này, không ai nói rõ và chính xác hơn Vương Dương Minh, một danh nho đời Minh:
Vô thiện vô ác thị tâm chi thể
Hữu thiện hữu ác thị ý chi động
Tri thiện tri ác thị lương tri
Vi thiện khử ác thị cách vật
Dịch:
Không Thiện không Ác là thể của Tâm
Có Thiện có Ác là sự động của Ý
Biết Thiện biết Ác là LƯƠNG TRI
Làm Thiện bỏ Ác là cách vật

Bản thể của Tâm thì tuyệt đối không có gì là Thiện Ác phân biệt ở trong đó (đây là vườn Địa Đàng của Đức Chúa Trời đó. Sự Thiện Ác chỉ có khi có sự khởi động của Ý (Adam và Eva ăn trái cây Phân Biệt. Tuy nhiên trong Tâm con người luôn luôn có một yếu tố mà VDM gọi là Lương Tri và PG gọi là Trí Tuệ Bát Nhã (Cơ Đốc Giáo gọi là Chúa Thánh Linh ?) luôn luôn biết đâu là đúng, đâu là sai trong mọi trường hợp để biết theo đó mà ứng xử.
Tất cả “nghệ thuật” là làm sao nhận biết ra cái Lương Tri này, VDM gọi là “Trí Lương Tri” (biết cái Lương Tri)
Mục tiêu của sự tu hành cũng là để thấy cái LT nàỵ
Vài trích đoạn trong Nho Giáo của Trần Trọng Kim, tr. 245:
“Có cái tâm học, thì cứ theo cái Chiêu Minh Linh Giác của tâm mà hành động, chứ không câu nệ gì cả. Dương Minh thường nói rằng: "Học là quí cái được ở tâm. Tìm ở tâm mà không phải, thì dẫu lời của Khổng Tử nói ra, không dám lấy làm phảị. Tìm ở tâm mà phải, thì dẫu lời của kẻ tầm thường nói ra, không dám lấy làm trái". Sự học đã chủ ở tâm như thế, thì rất là ung dung hoằng đại, không câu nệ điều gì, và không cố chấp học thuyết nào, hễ có điều phải là theo.”.
Có người hỏi rằng:
- Đạo Nho và đạo Phật khác nhau thế nào ?
Dương Minh nói rằng:
- Không nên tìm cái đồng cái dị của đạo Nho, đạo Phật, tìm CÁI PHẢI mà học là được vậy .
- Thế thì phải với trái biện biệt ra làm sao?
- Tìm ở Tâm MÀ YÊN là phải.
Tr. 253:



Dương Minh dẹp xong cái loạn Thần Hào rồi, lại bị những kẻ gian thần tìm đủ cách để làm hại, thế mà ông cứ điềm nhiên ở cái Lương Tri, không hề lo sợ chút gì cả. Sau khi việc ấy yên rồi, ông viết thư cho người ta, nói rằng: "Cận lai tìm được ba chữ "Trí Lương Tri", thật là Chánh Pháp Nhỡn Tàng của thánh môn. Mấy năm trước còn cái ngờ chưa hết, nay nhân có nhiều việc, chỉ có cái Lương Tri ấy mà không có cái gì là không đủ, ví như đi thuyền nắm được cái tay lái, đi qua chỗ phẳng, chỗ sóng, chỗ nông, chỗ sâu, không đâu là không vừa ý, tuy gặp sóng gió, nhưng nắm được tay lái, thì khỏi được cái lo phải chìm đắm vậy"...




==

No comments:

Post a Comment