Pages

Thursday, November 27, 2008

NGUOI TRAN GIAN *THƯƠNG GIA ÁO VÀNG…



THƯƠNG GIA ÁO VÀNG…



"A Di Đà Phật, là một Phật tử, nếu nói láo, nói thêu dệt chẳng những có tội mà còn mang khẩu nghiệp, biết sai mà ngậm miệng bao che lại nặng tôi hơn. Lời nói phải không sợ khẩu nghiệp mà còn được phước vì có thiện ý cảnh tỉnh người mê muội"



Sự kiện Ông Trần văn Cảnh hay Tắt Phước hay Phước Huệ gì đó, mượn chiếc áo vàng, đội lớp thầy tu làm ô uế cưả thiền môn, hay lấy tiền chùa Quy Mã du hí với người yêu Diệu Đức hai tháng mỗi năm mới chỉ là một, còn nhiều lắm, nó chưa lộ ra vì các ông, các bà khác vẫn còn nồng ấm hương T… giữa thầy, giữa cô và các con trong lén lút…



Áo không phải là thầy tu, nhưng bá tánh cứ cúi đầu dâng hiến khiến Thầy phải nghĩ ra trăm phương ngàn kế để tiêu xài nó. Có tiền mua tiên cũng được. Vì thế, ông sư bà ni tha hồ xây lầu, tậu xe, du lịch, hành hương…Họ trở thành những thương gia của đạo Bụt.

Để vào đề, tôi mạn phép vòng vo một chút về cái Tánh phàm của mỗi con người.



Sơ luợt về cái nhân chi sơ…

Vừa lọt lòng mẹ, đứa bé chào đời bằng tiếng khóc, phải chăng để nói lên sự sợ hải khi sắp hội nhập cõi trần?

Rồi, bé sẽ biết vui trong vòng tay thân yêu trìu mến của mẹ cha và buồn khi thiếu nó. Từ đó bé bắt đầu huấn tập lục dục thất tình để rồi dần dần đánh mất cái nhân chi sơ của thuở lọt lòng.

Vào đời, con người bắt đầu làm sở hửu chủ một rồi nhiều thứ nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ nên cố tình tranh danh đoạt lợi để có nhiều hơn nữa và từ đó quên đi tất cả cái trong trắng thơ ngây của những ngày mới ra đời…



Một người đi tu cũng gần giống như vậy, cho dù tu vì chí nguyện, tu vì thất tình lục dục…lúc khởi thuỷ rất tinh tấn miên mật nhưng tâm càng tịnh thì caí động của đời xâm nhập càng dữ dội hơn. Không như những bậc hiền triết sống an nhàn ẩn dật nơi rừng cao núi thẳm, các nhà tu hành nhập thế ở thời mạt pháp nầy phải kề cận với khối người mang qúa nhiều ác nghiệp nên nét son tu hành trở thành sẩm nặng rồi từ từ mọi thói hư tật xấu bắt đầu nhen nhúm để thay chỗ cho chữ TU mà lúc xuống tóc đã hứa nguyện thề…

Đây, câu chuyện điển hình, tôi nghĩ rất nhiều người biết, nhất là các vị tu hành, các Phật tử. Hãy coi lại để minh tâm, diệt bớt tính tham vốn đã hiện hửu trong lòng:



Thầy RAM GOPAL, một thiền sư đắt đạo Ấn Độ, viện trưởng của một tu bệnh viện chửa trị mọi bệnh nan y, kể lại con đường tu hành của mình cho phái đoàn của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh đến vấn đạo ông hơn một thế kỹ trước: (Hành Trình Về Phương Đông của Nguyên Phong)

Một đệ tử quyết tâm cầu đạo, xin học với một đạo sư, sau thời gian học hành chăm chỉ, một hôm sư phụ có việc phải đi xa nên dặn học trò ở lại chăm lo tu hành. Nghe theo lời thầy, trò thiền định sớm hôm không hề bê trễ.



Vì chỉ có một miếng khố che thân mà bị chuột cắn hoài nên rách nát hết, thầy phải đi xin một mảnh vải che thân khác, cứ thế, hết mãnh nầy tới mãnh khác. Dân làng thấy vậy, bèn biếu một con mèo để trừ lũ chuột. Có mèo, chuột không dám lộng hành nữa, nhưng tu sĩ phải lo thêm một phần ăn. Ngoài thực phẩm chay tịnh, tu sĩ phải xin sữa để nuôi mèo. Một tín đồ tốt bụng bèn tặng tu sĩ một con bò cái để có sữa cho mèo. Tu sĩ vui vẻ nhận con bò, nhưng rồi phải còng lưng cắt cỏ nuôi bò. Có mèo, có bò, tu sĩ phải bận tâm để lo cho nó. Dân làng thấy vậy, bèn hiến tu sĩ một mảnh đất và dụng cụ canh nông để tu sĩ trồng trọt. May cho tu sĩ, miếng đất quá màu mỡ nên lợi nhuận rất nhiều cộng với bò mèo đều sinh sôi nẩy nở, tu sĩ làm không xuể nên phải nhờ đến dân làng. Từ đó chốn thanh tu bổng chốc trở thành một đồn điền trù phú…



Tiền vào như nước, tu sĩ phá bỏ chùa cũ để xây một đền thờ to lớn đẹp đẻ, sơn son, ghép vàng, bá tánh tấp nập cúng dường để mua CÔNG ĐỨC? Qúa nhiều việc, nhiều tiền, tu sĩ hết tu và bù đầu vào những con số và kế hoạch kinh doanh thêm…Tu sĩ bắt đầu trở thành đại hào, đại phú, đại tư bản, chỉ trừ chiếc aó đang khoát bên ngoài…



Một hôm sư phụ trở về không thấy túp lều đơn sơ nữa mà chỉ thấy một ngôi đền tráng lệ, nô nức khách hành hương, ồn ào hơn chốn phồn hoa đô hội.

Thấy thầy về, trò vui mừng ra chào đón và bắt đầu phân trần cho những đổi thay ngoài ý muốn.

Sư phụ thở daì dạy rằng:

- Xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải thoát. Tu tập tín đồ thật đông thì ồn ào phức tạp, chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu. Vì một cái khố rách mà con đã đi thật xa, xa hẳn con đường mà ta chỉ dạy nhằm việc giải thoát. Con chỉ lầm lẫn một chút mà đã đi lệch lúc nào không hay, trói buộc các thứ đó, làm sao con có thể giải thoát được?

Ram Gopal yên lặng, như để ôn laị dĩ vãng, rồi chậm rãi nói: Người tu sĩ đó là tôi, tôi đã từ bỏ hết để theo thầy lên non học đạo, và nay tôi áp dụng nó (đoạn tuyệt tài sản) để chửa mọi bệnh nan y trong tu bệnh viện này…



Câu chuyện trên hầu hết các vị tu hành đều thấu triệt, nhưng vì đồng tiền, vì lợi đã làm mờ lương tri khi phải khoát lên chiếc áo vàng oan nghiệt…



Bước đầu hải ngoại:



Sau khi rời ghe đặt chân lên miền đất mới, nhìn chiếc áo nâu sòng, mọi người thoát chết đều kính trọng, cho đến lúc định cư khi thầy khoát lên chiếc áo vàng thì niềm kính trọng cũng vẫn còn nên thầy được ăn trên ngồi trước, được tín đồ cung phụng nên chẳng mẻ một móng tay hay phải rụng một lông chân trong khi mọi người phải đi cày, có khi hai, ba việc để có tiền dư cúng dường, mua phước…



Người Việt haỉ ngoại giàu một thì các thầy giàu gấp trăm ngàn lần, từ một căn phố nhỏ, rồi hai căn, ba căn và cuối cùng đập bỏ hết để xây thành một nơi nguy nga tráng lệ. Anh làm được, tôi làm được, thế rồi nhiều người khoát aó thầy tu. Rừng không hai cọp, thi đua lập chùa, nên chùa mọc nên như nấm mà Phật tử chỉ lèo tèo. Để trang trải cho những chi phí xa hoa vì lòng tham, các thầy quản cáo rầm rộ để dành giựt Phật tử, ngoài vấn đề tu học, họ thi nhau tổ chức đủ trò, nào đaị nhạc hội, nào du lịch, hành hương v.v…



Để có vây cánh, thâỳ thâu nhận đệ tử hay ủng hộ bạn đồng tu để lập thêm chùa chẳng những trong môt thành phố mà cả trên khắp thế giới để hòng vơ vét tiền bạc của đám Phật tử u tối, nghèo, giàu, sẵn sàng bỏ tiền mua công đức?..



Nhiều chùa trở thành chùa Bà Đanh nhưng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, để cho ta thấy rằng các ngài là những thầy tu tỉ phú thời đại.



Theo luật thì chùa nào cũng có ban trị sự để phục vụ để quản lý mọi chi tiêu, nhưng rồi vì tiền, vì nể thầy nên họ đều nhường bước đặt thầy trên đầu để qùy mọp xuống mà tuân theo mọi chỉ thị. Thầy bận rộn cả ngày vì ôm đủ thứ nên quên hẳn đường Tu để đổi lấy đường Tiền…



Trong chánh điện, trong Quan Âm Các, không chùa nào là không có hằng trăm, ngàn, tượng Phật nhỏ xung quanh, được bán với gía cắt cổ, tuỳ theo vị trí mà các thầy hô hào để mua CÔNG ĐỨC, caí gì cũng gọi là công đức, thùng phước sương to tướng cũng đề hai chữ công đức, ôi! công đức, công đức. Sao các thầy lạm dụng thế mà quên đi những gì dạy bảo của Lục Tổ Huệ Năng để lại, đã minh thị rất rõ trong Kinh Pháp Bảo Đàn (KPBĐ):

Quan Vi Thứ Sử đời Đường, được vua gửi đến để Vấn đạo Lục Tổ, Ngài hỏi LT rằng:

Đệ tử có nghe đức Đạt Ma, lúc ban sơ hóa độ Lương Võ Đế, Vua có hỏi rằng: "Trẩm trọn đời cất chùa độ tăng, đãi chay, làm phước, có CÔNG ĐỨC gì không? Đạt Ma nói thật không có công đức. Đệ tử chưa thấu hiểu lẽ ấy, xin hoà thượng giải cho".

Lục Tổ nói: THẬT KHÔNG CÓ CÔNG ĐỨC, chớ nghi lời nói của thánh nhân. Võ Đế mắc tà kiến, không biết CHÁNH PHÁP, cất chùa, độ tăng, đãi chay làm phước, ấy gọi là CẦU PHƯỚC, không thể lấy phước mà kể là công đức được. CÔNG ĐỨC Ở TRONG PHÁP THÂN, CHỚ CHẲNG PHẢI Ở CHỖ TU PHƯỚC.

Là một Phật tử sơ khai nhưng tôi đã thuộc nằm lòng những lời trên của Lục Tổ, sao qúy ông Sư bà Ni lại cố tình quên những lời lẽ dạy bảo rõ ràng trong sáng nầy.



Làm tiền trên xác chết:



Dù nghèo đến đâu ngươì con Phật vẫn phải chu toàn bổn phận thiêng liêng cho thân nhân của mình trong ngày qúa cố. Nếu bạn may mắn ở trong nhóm thiền thiện nguyện hay chỉ cần biết họ thì họ sẵn sàng giúp bạn để tụng kinh siêu độ không tốn một đồng xu cắt bạt, còn nếu bạn vì qúa hiếu thảo, có tư tưởng bịnh hoạn rằng các thầy mới có khả năng siêu độ người chết hơn ( như thầy Tắc Phước) thì bạn phải moi hầu bao ra trả chẳng những cho chùa mà rồi phải cúng dường cho từng thầy nữa. Mỗi chùa đều có gía trên trời dưới đất chứ không chùa nào free cả, khổ nhất là cái màng cúng dường cho từng thầy ngoài cái gía đó. Tụng kinh cho đám ma bây giờ nó trở thành một DỊCH VỤ nên nhiều nhà quàn đã bao thầu luôn và như vậy thân nhân người xấu số đỡ bớt đau khổ (phải cúng dường từng thầy) trong ngày khổ đau vì mất mác thân nhân…

Nếu thân nhân được mồ yên mả đẹp, thì cũng phải tốn bảy thất, rồi thất hằng năm. Hỏa táng cũng vậy, nhưng hủ tro không còn là tro nữa mà là chỗ đẻ ra tiền cho qúy chùa. Qua năm này tháng nọ, tro sẽ thành vàng, chi chit từng tầng bên mẹ Quán Âm, Ôi! mong thầy nên khuyên họ sớm bón phân cho cây cỏ hay làm màu mở cho sông ngòi biển cả, để người chết không còn vướn bận mà thánh thóat ra đi…Còn nữa, sau lưng chánh điện, là bản phong thần to tướng, trên đó được gắn hình người qúa cố cũng là một lợi tức ắc có của chùa. Mỗi tấm tùy theo vị trí đều có tiền dán bên trong, hết tiền, hết keo, hình người chết tức khắt bay vào cực lạc…



Nói nhiều, nói lắm, nếu lỡ noí qúa, nói trật, tôi sợ mang khẩu nghiệp nên tạm dừng nơi đây với ước mong rằng: Với qúy thầy: Hãy luôn ghi nhớ lời thề nguyện sau khi cạo đầu để khoác chiếc áo vàng mà tu cầu giải thoát như câu chuyện của chính thầy Ram Gopal nói trên. Việc quản lý chùa đã có ban trị sự, có bá tánh…


Với Ban Trị Sự: Mong rằng các ông là những Phật tử chân chính gương mẫu, xây đạo giúp đời, đừng a dua theo thầy mà bòn rút bá tánh để bỏ túi riêng, để phát triển chùa như môt thương nghiệp, nó chẳng ích gì cho việc tu hành mà là lòng tham, là đệ nhất độc thì con đường địa ngục của các ông ắt phải đến. Một đồng hai đồng đều phải có biên nhận, phải khai thuế…Hãy thượng tôn luật pháp và tự vấn lương tâm của một người con Phật mà hành xử nhiệm vụ của mình.



Với Phật tử: Phật tử vào chùa phần lớn đều nghĩ rằng cúng dường thật nhiều để mua công đức, mua sức khoẻ, mua giàu sang danh vọng…Không phải vậy đâu các vị Phật tử mê muội ơi, Lục tổ đã nói như trên: công đức, sức khoẻ giàu sang danh vọng nó ở trong chính pháp thân của qúy vị chứ chả mua được ở chùa, hãy nhớ kỹ…Cái SI của qúy vị chẳng mua được công đức như thầy dụ khị mà nó chính là con đường đầu tư vào địa ngục của cả thầy lẫn trò đó vậy.



Hiện tại có rất nhiều chùa, thầy trụ trì kiêm luôn tất cả nên tha hồ hoành hành, làm giàu cho chính mình, cho vợ con, giòng họ ở VN, lén lút gian díu đâu đó làm ô uế cửa thiền môn vì sự tiếp tay của đám Phật tử u mê này.



Nếu là một Phật tử chân chính, nếu là thầy tu, muốn thật tâm tu hành để đắt đạo, hãy noi theo gương thầy Ram Gopal và thực hành đúng theo KPBĐ của thầy Lục Tổ…



Người Trần Gian



No comments:

Post a Comment